190
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO TẤN HUY CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO TẤN HUY

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI:

NGHIÊN CỨU VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019

Page 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO TẤN HUY

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI:

NGHIÊN CỨU VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGÔ TUẤN NGHĨA

2. TS TRẦN ĐỨC THẮNG

HÀ NỘI - 2019

Page 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do

chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ

theo quy định.

Tác giả

Cao Tấn Huy

Page 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC

TIẾP NƯỚC NGOÀI ......................................................................... 13

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................... 13

1.2. Đánh giá khái quát những công trình liên quan đến luận án và những

khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC

ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VÙNG

KINH TẾ CỦA QUỐC GIA .............................................................. 27

2.1. Khái niệm và vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng

kinh tế của một quốc gia ................................................................................ 27

2.2. Một số lý thuyết và các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào vùng kinh tế .......................................................................... 39

2.3. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò của các yếu tố

tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế .............. 57

Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN THU HÚT

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ

ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2013-2018 ......................................... 64

3.1. Khái quát và phân tích Swot về thu hút đầu tư trực tiếp vùng kinh tế

Đông Nam Bộ giai đoạn 2013 - 2018 ............................................................ 64

3.2. Đánh giá tác động của các yếu tố đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ .......................................................... 79

3.3. Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò các yếu

tố tác động đến thu hút fdi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ ....................... 105

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC NHẰM

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN 2025 ...... 117

Page 5: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

iii

4.1. Bối cảnh yêu cầu mới thu hút đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế

Đông Nam Bộ .............................................................................................. 117

4.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát huy yếu tố tác động nhằm đẩy mạnh

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hài hòa quan hệ lợi ích trong

vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến năm 2025 ................................................. 126

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................... 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 150

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 161

Page 6: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CFA : Confirmatory Factor Analysis

DN : Doanh nghiệp

ĐT : Đầu tư

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

EFA : Exploratory Factor Analysis

FDI : Foreign Direct Investment

GDP : Gross Domestic Product

GRDP : Gross Regional Domestic Product

KCHT : Kết cấu hạ tầng

KCN : Khu công nghiệp

KTTĐ : Kinh tế trọng điểm

KT-XH : Kinh tế - xã hội

ML : Maximum Likehood

OLS : Ordinary least squares

UBND : Ủy ban Nhân dân

Page 7: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .......................... 89

Bảng 3.2: Kết quả EFA của các yếu tố tác động đến thu hút FDI .................. 93

Bảng 3.3: Phân tích EFA với yếu tố quyết định đầu tư .................................. 95

Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan Pearson ................................................. 96

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình ..................................... 98

Bảng 3.6: Kết quả kiểm định ANOVA ........................................................... 98

Bảng 3.7: Kết quả mô hình hồi quy ................................................................ 99

Bảng 3.8: Vốn FDI đăng ký và số dự án còn hiệu lực giai đoạn 2013 - 2018 .. 107

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa ................................................. 101

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tần số của phần dư............................................................ 102

Biểu đồ 3.3: Tổng vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai

đoạn 2013-2018 ............................................................................. 108

Biểu đồ 3.4: Tổng vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ

giai đoạn 2013-2018 ...................................................................... 109

Biểu đồ 3.5: Tổng dự án đầu tư nước ngoài tại các tỉnh thành vùng kinh tế

Đông Nam Bộ 2013-2018 ............................................................. 110

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến thu hút FDI

vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ ..................................................... 8

Hình 1.2: Các phương pháp chọn mẫu ............................................................ 10

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI cho

vùng Đông Nam Bộ ...................................................................... 79

Page 8: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Thu hút đầu tư (ĐT) trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm góp phần bổ sung

vào nguồn lực phát triển còn nhiều hạn chế của Việt Nam là một hoạt động mang

tính tất yếu khách quan. Thực tế cho thấy hơn 30 năm qua, kể từ 1987, khi luật

đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành ở Việt Nam thì hoạt động thu hút đầu

tư đã đạt nhiều thành tựu đặc biệt quan trọng trong kích thích kinh tế phát triển,

kiềm chế lạm phát, giải quyết việc làm... Xét về quy mô, dòng vốn FDI đăng ký

vào Việt Nam đã gia tăng một cách ngoạn mục từ 341,7 triệu USD năm 1988

[50] lên 340.159,445 triệu USD vào cuối năm 2018 (tăng hơn 200 lần) [18]. Kết

quả này đã góp phần đưa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trở

thành một bộ phận rất quan trọng với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội (KT-

XH) của Việt Nam hiện nay.

Cùng với xu hướng phát triển chung của Việt Nam thì thu hút dòng vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ cũng đạt được nhiều

thành tựu đáng kể. So với nhiều vùng kinh tế của Việt Nam, trong 03 thập kỷ

vừa qua, vùng kinh tế Đông Nam Bộ là một điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Tính đến hết năm 2018, thì lũy kế dòng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã đạt mức 143,288.31 triệu USD chiếm

42,12% của cả nước [18]. Nguồn lực vốn, kỹ thuật, công nghệ từ đầu tư trực tiếp

nước ngoài đã và đang đóng góp rất quan trọng vào quy mô tăng trưởng cũng

như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Có được những thành công vượt bậc phải kể đến việc phát huy vai trò của

các yếu tố thuộc về tiềm năng, lợi thế, môi trường đầu tư của toàn vùng. Tuy

nhiên, bên những kết quả quan trọng nêu trên, xét về xu hướng trong một số năm

gần đây, dòng vốn FDI vào khu vực Đông Nam Bộ có dấu hiệu chững lại. Có

nhiều nguyên nhân tác động đến chiều hướng của dòng vốn FDI vào vùng Đông

Nam Bộ, vấn đề đặt ra là liệu có phải dư địa của việc phát huy vai trò của các

Page 9: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2

yếu tố tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế

Đông Nam Bộ có chiều hướng thu hẹp dần? Ngoài các yếu tố truyền thống như

lợi thế về kết cấu hạ tầng (KCHT), nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ công, chi

phí đầu vào cạnh tranh, môi trường sống và làm việc, cơ chế thu hút đầu tư tác

động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ,

liệu còn có những yếu tố nào nữa đang tác động và có thể là rào cản hay thúc đẩy

thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới? Đây

là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu làm rõ đối với thu hút vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Về mặt lý luận, nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt

Nam nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài nói riêng là chủ đề hấp dẫn đối với nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều

cán bộ lãnh đạo các cấp tại Việt Nam. Trên thế giới và kể cả ở Việt Nam đã có

rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, kết quả cho thấy: các nhà khoa

học trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu về thu hút dòng vốn FDI chủ yếu là

sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua sử dụng bộ dữ liệu thứ

cấp [25]; [26]; [49]; [62]; [72]; [78] hoặc sử dụng dữ liệu sơ cấp [23]; [29] để xác

định và lượng hóa các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI. Tuy nhiên, các nghiên

cứu chủ yếu tập trung vào việc thu hút dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia [23];

[25]; [26]; [49]; [62]; [72] hoặc một tỉnh cụ thể [29]; [78] mà chưa có nghiên cứu

xem xét về thu hút dòng vốn FDI ở cấp độ vùng, nhất là vai trò và tác động của

yếu tố liên kết (liên kết giữa các tỉnh) trong việc thu hút dòng vốn FDI cần được

làm rõ song chưa được đề cập đủ mức ở các công trình nghiên cứu.

Về mặt thực tiễn, đối với vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong nhiều biện

pháp thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng gần đây, có nhiều

yếu tố tác động đã được phân tích. Song vấn đề rất cấp thiết đang được đặt ra là

phải tìm kiếm, phát hiện những yếu tố mới đang là rào cản, kìm hãm hoặc có

tiềm năng để tiếp tục tạo động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng

kinh tế Đông Nam Bộ từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của toàn vùng

Page 10: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

3

và nhất là đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong vùng với các nhà

đầu tư nước ngoài. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Các yếu tố

tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế

Đông Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của luận án này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm phân tích và làm rõ hơn cơ sở

lý thuyết và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của một quốc gia. Trên cơ sở đó, thực hiện

phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh

tế Đông Nam Bộ. Hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích

cực để tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế

Đông Nam Bộ đến năm 2025.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Một là, hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về

các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của

quốc gia. Trong đó, các yếu tố nội tại của vùng, các yếu tố bên ngoài vùng, yếu

tố liên kết vùng ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế.

Hai là, phân tích làm rõ vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút vốn

FDI và tác động của FDI ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ từ năm 2013 đến 2018.

Đề xuất kiến nghị và giải pháp phát huy các yếu tố tích cực để tiếp tục thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong giai đoạn

hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố tác động đến thu hút

vốn FDI và vùng kinh tế. Trong đó, có mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và

ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của

quốc gia.

Page 11: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

Phạm vi về mặt nội dung: Do việc tiếp cận về các yếu tố tác động đến thu

hút đầu tư vào vùng kinh tế của một quốc gia có thể được triển khai với nhiều

góc độ khác nhau, cho nên, trong luận án này, tiếp cận dưới góc độ chuyên

ngành kinh tế chính trị, luận án chỉ tập trung trọng tâm vào hai nhóm yếu tố:

* Nhóm thứ nhất: nhóm các yếu tố bên ngoài vùng kinh tế (bao hàm: tình

hình thế giới; chiến lược của nhà đầu tư; tiềm lực tài chính của nhà đầu tư; trình

độ công nghệ của các dự án; áp lực cạnh tranh giữa các vùng kinh tế).

* Nhóm thứ hai: nhóm các yếu tố bên trong vùng kinh tế (bao hàm: sự ổn

định KT-XH; môi trường chính trị an ninh của vùng; điều kiện tự nhiên của

vùng; quy hoạch và chính sách phát triển của vùng; công tác quản lý, hỗ trợ của

chính quyền các địa phương; KCHT; chất lượng dịch vụ công; thương hiệu của

địa phương trong vùng; môi trường sống và làm việc và đặc biệt là sự liên kết

giữa các địa phương trong vùng).

Tuy vậy khi thực hiện phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến thu

hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, luận án chỉ tập trung vào bảy yếu tố

cơ bản gồm:

Một là, yếu tố KCHT.

Hai là, yếu tố cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.

Ba là, yếu tố liên kết vùng.

Bốn là, yếu tố nguồn nhân lực.

Năm là, yếu tố chất lượng dịch vụ công trong vùng.

Sáu là, yếu tố môi trường sống và làm việc.

Bảy là, yếu tố thương hiệu địa phương.

Phạm vi về mặt không gian: Luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu thực

tiễn và đề xuất giải pháp thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Sở dĩ

là vì do nguồn số liệu và khả năng dữ liệu có hạn và phù hợp với thực tế địa

phương và có thể kiểm chứng được nguồn số liệu tin cậy.

Page 12: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

5

Phạm vi về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu phân tích đánh giá thực

trạng từ năm 2013 đến năm 2018 (6 năm). Đây là thời gian mà các dư địa phát

huy tác dụng của các yếu tố tác động cũ đã và đang bộc lộ rõ.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án

4.1. Về cơ sở lý luận của luận án

Luận án được thực hiện nghiên cứu dựa vào những luận điểm cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trương của

Đảng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các văn kiện của Đảng;

Chiến lược phát triển KT-XH; chính sách thu hút vốn FDI của vùng kinh tế trọng

điểm (KTTĐ) phía Nam, vùng kinh tế Đông Nam Bộ; đồng thời tham khảo một

số lý thuyết kinh tế, những nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong nước và

quốc tế về FDI và tác động của các yếu tố đến thu hút FDI, về vấn đề quy hoạch

phát triển vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Tác giả dựa trên các giả định là sẵn có các nhà đầu tư nước ngoài mong

muốn đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Do ở Việt Nam không có

chính quyền cấp vùng, cũng không có trung tâm điều phối chính sách vùng đủ

mạnh vì vậy chính quyền các địa phương trong vùng phải có chính sách thích

hợp nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và tạo điều kiện cho họ hoạt động

hiệu quả trong Vùng. Chính vì vậy, hướng tiếp cận trong luận án chú trọng vai

trò của chính quyền địa phương trong tổng thể vùng kinh tế Đông Nam Bộ cùng

đặt trong khung khổ chính sách quốc gia và lợi ích vùng để xem xét.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

* Phương pháp luận và tiếp cận

Dựa trên hệ nhận thức đã có, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy

vật lịch sử được tác giả sử dụng đồng thời tiếp cận kết hợp giữa nghiên cứu định

tính (thông qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung với các đối

tượng khảo sát) để điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm

nghiên cứu và nghiên cứu định lượng (thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối

tượng khảo sát) để thực hiện kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

liên quan đến chủ đề của luận án.

Page 13: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

Phương pháp nghiên cứu truyền thống được sử dụng bao gồm: trừu tượng

hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê dữ liệu được sử dụng trong

các chương 1, chương 2 và chương 3 của luận án khi phân tích và đánh giá tổng

quan các công trình nghiên cứu; hệ thống hóa vai trò của vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài; hệ thống hóa các lý thuyết về các yếu tố tác động tới thu hút FDI

vào vùng kinh tế; phân tích các yếu tố tác động và kinh nghiệm phát huy vai trò

của các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế trong chương 2 và

chương 3 của luận án.

Luận án này cũng sử dụng phương pháp SWOT khi nghiên cứu thực trạng

tại chương 3 và phương pháp dự báo khi nghiên cứu nội dung chương 4 trong đó có

nội dung về bối cảnh tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các Niên giám thống kê của

Tổng cục thống kê qua về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm 2018;

2017, 2016, 2015, 2014, 2013 xét riêng đối với vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua thảo luận nhóm tập

trung và điều tra khảo sát. Cụ thể:

- Thảo luận nhóm: Tác giả thực hiện thảo luận nhóm tập trung cùng các

đối tượng khảo sát là các chuyên gia để xác định lại các yếu tố tác động đến hài

lòng của nhà đầu tư, vai trò của liên kết vùng trong thu hút đầu tư; và điều chỉnh

các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu (có danh sách

chuyên gia tại Phụ lục 1).

- Điều tra khảo sát: Tác giả thực hiện điều tra khảo sát bằng phương pháp

lấy mẫu phân tầng thuận tiện, trải qua hai bước:

Bước 1: Tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết bằng

phương pháp phỏng vấn trực tiếp 100 đáp viên để điều chỉnh cấu trúc thang đo.

Bước 2: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 300 đáp viên là các đối

tượng khảo sát (diễn giải chi tiết ở mục 3.3 của luận án) để tiến hành phân tích

dữ liệu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Page 14: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

7

- Công cụ xử lý thông tin: Sau khi thu thập dữ liệu từ các bảng khảo sát,

tác giả tiến hành phân loại và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Sau đó dữ

liệu được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0.

- Công cụ phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu:

Tác giả sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông

qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratary

Factor Analysis).

Tác giả sử dụng hồi quy tuyến tính (OLS - Ordinary least squares) được

sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

* Về quy trình nghiên cứu

Trước tiên, tác giả sẽ thực hiện lược khảo lý thuyết (bao gồm: hai nội

dung nghiên cứu cơ bản: (i) nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài và (ii) thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên

quan) để thiết kế dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cùng các đối

tượng khảo sát nhằm điều chỉnh mô hình và điều chỉnh các biến quan sát dùng

để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Kế tiếp, thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ trên cỡ mẫu là 100 đáp

viên là các đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua

bảng câu hỏi chi tiết. Tác giả phân tích độ tin cậy của dữ liệu thông qua hệ số

Cronbach’Alpha, sau đó phân tích các nhân tố khám phá bằng phương pháp EFA

nhằm sàng lọc thang đo và xác định cấu trúc thang đo dùng cho nghiên cứu

chính thức.

Cuối cùng, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức để tiến hành đánh giá

thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu chính

thức được thực hiện thông qua điều tra khảo sát 300 doanh nghiệp (DN) theo

phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết.

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, tác giả sử

dụng hồi quy tuyến tính (OLS - ordinary least squares) để kiểm định mô hình và

giả thuyết nghiên cứu. Các bước trong quy trình nghiên cứu được tác giả trình

bày như hình 1.1.

Page 15: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

8

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào

vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Nguồn: Xây dựng của tác giả

Mẫu nghiên cứu

Tác giả Hair và cộng sự (2006) cho rằng nếu nghiên cứu sử dụng phương

pháp ước lượng Maximum Likelihood (ML) thì kích thước mẫu được xác định

dựa vào một trong hai cách sau: (i) mức tối thiểu và (ii) số lượng biến đưa vào

phân tích trong mô hình.

(i) Mức tối thiểu Min = 50.

(ii) Tỷ lệ mẫu so với một biến phân tích k là 5/1 hoặc 10/1.

Page 16: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

9

Nếu N < mức tối thiểu thì sẽ chọn mức tối thiểu. Trường hợp mô hình có

m thang đo và Pj là số biến quan sát thứ j thì kích thước mẫu tối thiểu được xác

định như sau:

m

j

jkPN1

Trong nghiên cứu của mình, tác giả dự kiến có 05 biến quan sát để đo

lường khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và 36 biến quan sát dùng để

đo lường 7 yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy,

kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu theo tác giả Hair và cộng sự (2006) phải là:

N = (05 + 36) * 5 = 205.

Do vậy, tác giả phải thực hiện khảo sát ít nhất là 205 doanh nghiệp. Nhằm

đảm bảo độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát 400

doanh nghiệp.

Phương pháp lấy mẫu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu được sử dụng cho các đề tài nghiên cứu

khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, và có thể được chia ra làm 02

nhóm chính:

(i) Phương pháp chọn mẫu theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà

các nhà nghiên cứu biết được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử;

(ii) Phương pháp chọn mẫu không theo xác suất: là phương pháp chọn

mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo

quy luật ngẫu nhiên. Tổng hợp các phương pháp chọn mẫu được trình bày trong

hình 1.2.

Page 17: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

10

Hình 1.2: Các phương pháp chọn mẫu

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang [40]

Việc sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên

trong quá trình kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thì kết quả kiểm

định chỉ mang ý nghĩa là với dữ liệu hiện có, chúng ta chấp nhận hay từ chối mô

hình và các giả thuyết nghiên cứu này chứ không khẳng định được là chúng

đúng hay sai. Tất nhiên, nếu mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm

định theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thì tính tổng quát của kết quả sẽ

cao hơn nhưng thời gian và chi phí cũng tăng theo.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và ngân sách khi thực hiện đề tài

nghiên cứu nên tác giả thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông

qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức.

Về kỹ thuật xử lý dữ liệu

Dữ liệu thu thập từ các đối tượng khảo sát được đánh giá bằng phương

pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân

tích EFA, phương pháp phân tích CFA và hồi quy OLS được sử dụng để kiểm

định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1. Về ý nghĩa lý luận

Một là, đề tài xác định và lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến thu

hút đầu tư (theo cách tiếp cận theo góc độ về hành vi của nhà đầu tư) và tìm ra

Page 18: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

11

được một điểm mới so với các nghiên cứu trước là đó là yếu tố liên kết vùng có

tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với các công trình đã công

bố, tiếp cận các yếu tố tác động đến thu hút FDI thường các tác giả mới tập trung

vào phân tích định tính tác động tích cực, tiêu cực mà ít được kiểm định và

lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó tới thu hút FDI vào vùng kinh tế.

Luận án này sẽ phân tích trên cơ sở lượng hóa các mức độ và mối quan hệ giữa

các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế. Mặt khác, trong hầu hết

các công trình nghiên cứu đã công bố, tác động của các yếu tố liên kết vùng chưa

được đề cập. Trong nghiên cứu của luận án này, tác giả xem xét tới sự ảnh

hưởng của yếu tố liên kết vùng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế.

Hai là, luận án phát triển thang đo thu hút đầu tư và các yếu tố tác động

đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế.

Ba là, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về các yếu tố tác động

tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia trong bối

cảnh dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đang diễn ra nhanh trên thế giới, đóng

góp thêm thông tin và tri thức vào lĩnh vực nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài, chỉ ra những tiêu chí để đánh giá về các yếu tố tác động đến thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế.

5.2. Về ý nghĩa thực tiễn

Về mặt thực tiễn, luận án đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát huy

yếu tố tích cực để tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ trong

thời gian tới dựa trên các kết quả phân tích mức độ tác động của các yếu tố đã

được chỉ ra.

Luận án cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những gợi ý nhằm

nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Cụ thể:

Một là, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các nhà hoạch định

chính sách nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế

Đông Nam Bộ - Việt Nam để từ đó có được tư duy và cách thức mới nhằm giải

quyết các vấn đề đặt ra đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Page 19: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

12

Hai là, kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo về FDI, về thu

hút FDI vào vùng kinh tế cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, những

người quan tâm tới chủ đề.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác

động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút

đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế của quốc gia

Chương 3. Phân tích tác động của các yếu tố đến thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào vùng kinh tế đông nam bộ giai đoạn 2013-2018

Chương 4. Giải pháp phát huy các yếu tố tích cực nhằm tiếp tục đẩy mạnh

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng kinh tế đông nam bộ đến 2025.

Page 20: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

13

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN 1.1.

ĐỀ TÀI

Nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói

chung và nghiên cứu làm rõ các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài nói riêng là chủ đề có tính hấp dẫn đối với nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều

cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu

về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tác giả trong và ngoài nước. Trong

đó, có thể nêu ra những nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

1.1.1. Nhóm các công trình của tác giả quốc tế tiêu biểu

* Nhóm các nghiên cứu bàn về sự xuất hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài

Lý thuyết về xuất khẩu tư bản của V.I. Lênin cho rằng: “Điểm điển hình

của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó là sự tự do cạnh tranh hoàn toàn thống trị, là

việc xuất khẩu hàng hóa. Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới, trong đó các

tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản” [61, tr.402]. Xuất khẩu tư

bản mà Lênin nghiên cứu vào đầu thế kỷ XX với mục đích là lợi nhuận. Xuất

khẩu tư bản và đầu tư nước ngoài hiện nay cũng có điểm khác nhau: xuất khẩu

tư bản để giải quyết vấn đề dư thừa tương đối tư bản.

Xuất phát từ việc xem xét chu kỳ sản phẩm, Akamatsu Kaname trong bài:

“A Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries” (Một mẫu

lịch sử của tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển) [67] đã cho rằng, sản

phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó được xuất

khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới

làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang

sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách thu hút vốn, kỹ thuật của

nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước

Page 21: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

14

bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và

do đó dẫn đến sự hình thành FDI [67].

Cũng cùng quan điểm này, Raymond Vernon trong công trình

“International Investment and International Trade in the Product Cycle” (Đầu tư

quốc tế và thương mại quốc tế trong các chu kỳ sản phẩm) [100] cho rằng, khi

sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của

mình, cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai

đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn

tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất.

Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước

cho phép chi phí sản xuất thấp hơn [100].

Với quan điểm chiết trung, Dunning trong nghiên cứu “Trade, location of

economic activity and the MNE: a search for an eclectic approach” (Thương

mại, vị trí của hoạt động kinh tế và các doanh nghiệp đa quốc: tìm kiếm một

phương pháp chiết trung) [73] và bài nghiên cứu “Why Do Companies Invest

Overseas” (tại sao các công ty đầu tư ra nước ngoài) [74], cho rằng dòng vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng cả hai yếu tố: yếu tố đẩy từ nước đầu tư

và yếu tố kéo từ nước thu hút đầu tư. Một số yếu tố như thị trường trong nước bị

hạn chế, chi phí các yếu tố đầu vào và lao động, áp lực cạnh tranh cao... của

nước đầu tư sẽ là động lực để thúc đẩy hành vi đầu tư ra nước ngoài. Ngược lại,

thị trường lớn và phát triển ổn định, chi phí các yếu tố đầu vào và lao động rẻ,

chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý... sẽ thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài [73]; [74].

Bắt nguồn từ lý thuyết thương mại quốc tế của Heckscher trong bài “The

effect of foreign trade on the distribution of income” (Tác động của ngoại thương

đến phân phối thu nhập) [77] và Ohlin-Ho trong tác phẩm “Interregional and

International Trade” (Thương mại liên khu vực và quốc tế) [92], giải thích hiện

tượng đầu tư quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tư (vốn, lao

động) giữa các nước, đa phần là giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Page 22: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

15

M.Kemp đề xuất mô hình di chuyển vốn quốc tế [82]. Quan điểm của

McDougall - Kemp phát triển từ lý thuyết của Mac. Dougall [89], cho rằng các

nước dư thừa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận

biên của vốn ở những nước thiếu vốn. Do đó, xuất hiện dòng lưu chuyển giữa 2

nhóm nước [89]. Tuy nhiên, mô hình này không giải thích được hiện tượng cùng

một nước nhưng có cả hai dòng vốn chảy vào và chảy ra. Do đó, lý thuyết lợi

nhuận cận biên chỉ có thể là bước khởi đầu nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài.

Nghiên cứu của Charles Kindleberger và Stephen Hymer; hay Dunning,

Krugman A. A. đều cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù

(bí mật về công nghệ và lợi thế về thông tin vượt trội…) giúp các công ty vượt

có lợi thế về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

nhằm mở rộng thị trường sản phẩm [73]; [79]; [84]; [85].

Nhóm các công trình giải thích sự lựa chọn nước thu hút đầu tư của nước

đầu tư, bao gồm:

Romer và Lucas cho rằng các yếu tố sau tác động đến hành vi đầu tư: ý

định đầu tư; sự ổn định về môi trường đầu tư; sự phát triển của hệ thống tài

chính; chính sách lãi suất; chính sách đầu tư công; chất lượng nguồn nhân lực;

sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc các dự án trong cùng

ngành có mối liên kết; khả năng tiếp thu và vận dụng và phát triển công nghệ;

khả năng hỗ trợ và chính sách hỗ trợ đầu tư của nước thu hút đầu tư (thị trường,

luật lệ, thủ tục, công nghệ) [87]; [96].

Tổng hợp phân tích hành vi đầu tư của doanh nghiệp từ nhiều nghiên cứu

(mô hình đầu tư theo lý thuyết tân cổ điển của Solow; mô hình hành vi đầu tư

của doanh nghiệp tiếp cận theo mô hình tăng trưởng nội sinh của Barro; mô hình

ngoại tác của Romer và Lucas cho thấy các yếu tố có thể tác động tới hành vi

đầu tư: (1) ý định đầu tư (sự thay đổi nhu cầu); (2) sự ổn định về môi trường đầu

tư; (3) các chính sách hỗ trợ đầu tư (quy định pháp luật, quy trình, thủ tục); (4)

chính sách lãi suất; (5) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (6) chính sách

Page 23: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

16

đầu tư công; (7) chất lượng nguồn nhân lực; (8) sự phát triển của các ngành công

nghiệp phụ trợ và các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành

có mối liên kết; (9) khả năng tiếp thu và vận dụng và phát triển công nghệ; (10)

mức độ đầy đủ và minh bạch về thông tin, kể cả thông tin về thị trường, luật lệ,

thủ tục, về các tiến bộ công nghệ [71]; [87]; [96]; [97].

Môi trường đầu tư tại nơi thu hút đầu tư là yếu tố quyết định để thu hút

đầu tư vào địa phương đó đồng thời là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh giữa

các địa phương. Parasuraman trong bài nghiên cứu “A conceptual model of

service quality and its implications for future research” (Một mô hình khái niệm

về chất lượng dịch vụ và ý nghĩa của nó đối với nghiên cứu trong tương lai) [93]

đã đưa ra mô hình SERVQUAL nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ với năm

thành phần đánh giá, bao gồm: (1) yếu tố tin cậy; (2) yếu tố khả năng đáp ứng;

(3) yếu tố năng lực phục vụ; (4) yếu tố đồng cảm; (5) yếu tố phương tiện hữu

hình. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy chất lượng dịch vụ

và sự thỏa mãn khách hàng là hai khái niệm khác nhau. Tác giả Oliver cho rằng

sự thỏa mãn của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng

khi được đáp ứng mong muốn sau khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm hay

dịch vụ [40, tr.123]. Sự thỏa mãn khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên

sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ, đó là sự khác biệt giữa kết quả

nhận được so với kỳ vọng. Trong khi đó, Zeithml và Bitner cho rằng chất lượng

dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ [40, tr.124].

* Nhóm công trình về những yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài

Nghiên cứu của Asiedu trong bài “On the determinants of foreign direct

investment to developing countries: is Africa different” (bằng chứng thực nghiệm

về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia

đang phát triển: Châu Phi có sự khác biệt không?) [69], nghiên cứu này tìm hiểu

xem liệu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước

đang phát triển có ảnh hưởng đến các quốc gia ở châu Phi cận Sahara (SSA)

Page 24: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

17

khác nhau hay không. Bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS),

kết quả cho thấy: (1) lợi tức đầu tư cao hơn và KCHT tốt hơn có tác động tích

cực đến FDI đối với các nước không thuộc SSA, nhưng không có tác động đáng

kể đến FDI đối với SSA; (2) độ mở thương mại tác động tích cực đến việc thu

hút vốn FDI đến các quốc gia SSA và không thuộc SSA; tuy nhiên, lợi ích cận

biên từ sự độ mở thương mại gia tăng ít hơn đối với SSA. Những kết quả này

hàm ý rằng Châu Phi có sự khác biệt vì thế các chính sách thành công ở các khu

vực khác có thể không thành công khi áp dụng ở Châu Phi.

Cùng tác giả, Asiedu trong: “Foreign direct investment in Africa: The

role of natural resources, market size, government policy, institutions and

political instability” (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại châu Phi: Vai trò của tài

nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, chính sách của chính phủ, các tổ chức và

bất ổn chính trị) [70], bằng khảo sát dữ liệu từ một số nhà đầu tư, đã cho rằng, sự

bất ổn kinh tế vĩ mô, hạn chế đầu tư, tham nhũng và bất ổn chính trị có tác động

tiêu cực đến FDI vào châu Phi. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 22 quốc gia

trong giai đoạn 1984-2000 để xem xét và đi đến kết luận các nguồn tài nguyên

thiên nhiên, quy mô thị trường, các chính sách của chính phủ, bất ổn chính trị và

chất lượng của các tổ chức của nước chủ nhà vào FDI có tác động nhiều chiều

luồng FDI.

Shapiro trong cuốn “Foundations of Multinational Financial

Management” (nền tảng của quản trị tài chính đa quốc gia) [63] cho rằng: Quy

mô và nhu cầu thị trường là một trong những động lực lớn đối với FDI. Quy mô

thị trường của một khu vực càng lớn, thì càng thu hút nhiều FDI hơn, với các

điều kiện khác không thay đổi. Chi phí lao động cao đã được lập luận có ảnh

hưởng tiêu cực đến thu hút vốn FDI. Chất lượng lao động: ảnh hưởng đến thu

hút vốn, khi các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ quyết định khu vực

dựa trên chi phí lương mà còn tìm kiếm chất lượng lao động có thể ở mức giá

cao hơn. KCHT: là một yếu tố quyết định quan trọng tại mức độ thu hút FDI khu

vực. Điều này cho thấy đầu tư vào nền kinh tế có KCHT phát triển thì hấp dẫn

Page 25: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

18

hơn, KCHT như một yếu tố quyết định FDI nó bị ảnh hưởng vị trí của địa

phương. Dịch vụ hỗ trợ đề cập đến sự tập trung các hoạt động kinh tế, dẫn đến

ngoại tác tích cực và quy mô kinh tế. Độ mở thương mại có mối quan hệ tích cực

với kết quả thu hút FDI. Ưu đãi vốn FDI: như thỏa thuận ưu đãi về thuế, sử dụng

đất, điện đặc biệt dùng trong khu kinh tế đặc biệt, tất cả những ưu đãi được tạo ra

để thu hút vốn FDI cao hơn.

Nghiên cứu của Moreira trong bài “The determinants of foreign direct

investment: what is the evidence for Africa” (các yếu tố quyết định đầu tư trực

tiếp nước ngoài: bằng chứng từ Châu Phi) [90], tác giả cho rằng quy mô thị

trường và tốc độ tăng trưởng là một trong những yếu tố quyết định quan trọng

nhất của FDI. Ngoài ra các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp

nước ngoài gồm: Tài nguyên thiên nhiên có sẵn, lao động giá rẻ và chất lượng

của lực lượng lao động, KCHT chất lượng, độ mở của nền kinh tế, sự bất ổn về

chính trị và kinh tế, chất lượng dịch vụ công của chính quyền địa phương, những

quy định về thu hút FDI, thu hồi vốn, chính sách ưu đãi.

Nhóm tác giả Khachoo và Khan trong bài nghiên cứu chung

“Determinants of FDI inflows to developing countries: a panel data analysis”

(các yếu tố ảnh hưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang

phát triển: Phân tích bảng dữ liệu) [83], nhóm tác giả sử dụng mẫu của 32 nước

đang phát triển nhằm nghiên cứu tác động của quy mô thị trường, tổng trữ lượng,

KCHT, chi phí lao động và độ mở của thị trường đến dòng vốn FDI của các

nước chủ nhà. Sử dụng dữ liệu từ 1982 đến 2008, tác giả sử dụng hồi quy dữ liệu

bảng, kết quả cho thấy quy mô thị trường, tổng trữ lượng, KCHT và chi phí lao

động là những yếu tố quyết định chính của dòng vốn FDI vào các nước đang

phát triển.

Abdul và cộng sự trong nghiên cứu “Factors affecting foreign direct

investment in Pakistan” (các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào Pakistan) [62], nhóm tác giả cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu ảnh

hưởng trực tiếp bởi 06 yếu tố, bao gồm: (1) Tổng thu nhập quốc dân; (2) Xuất

Page 26: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

19

khẩu; (3) Nhập khẩu; (4) Nợ nước ngoài; (5) Chi tiêu cho quân sự; (6) Tích lũy

tài sản. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua

dữ liệu thu thập dòng vốn FDI, vốn cổ phần, tổng thu nhập quốc dân, số liệu xuất

khẩu, số liệu nhập khẩu, chi tiêu cho quân sự, nợ nước ngoài của Pakistan từ

năm 1988 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các yếu

tố như: tích lũy tài sản, xuất khẩu, tổng thu nhập quốc dân có ảnh hưởng tích cực

đến thu hút FDI vào Pakistan.

Nhóm tác giả Boateng trong công trình “Examining the determinants of

inward FDI: Evidence from Norway” (các yếu tố tác động đến dòng chảy FDI

vào Na Uy) [72], nhóm tác giả cho rằng dòng FDI chảy vào Na Uy chịu tác động

trực tiếp bởi 07 nhóm yếu tố bao gồm: GDP, lạm phát, tỷ giá, dòng tiền, tỷ lệ

thất nghiệp, lãi suất, độ mở thương mại. Bằng phương pháp nghiên cứu định

lượng thông qua bộ dữ liệu của UNCTAD về dòng FDI chảy vào Na Uy từ năm

1986 đến 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài

chịu tác động bởi các nhóm yếu tố sau: GDP, lạm phát, tỷ giá, dòng tiền, tỷ lệ

thất nghiệp, lãi suất, độ mở thương mại.

1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước

“Giáo trình Kinh tế phát triển” của Nguyễn Trọng Hoài [22] nghiên cứu

các yếu tố “cơ sở hạ tầng mềm” tác động đến việc thu hút vốn đầu tư địa phương

cho thấy, tập hợp những yếu tố đặc thù của môi trường đầu tư bao gồm chính

sách của địa phương, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch và tiếp

cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước (kết

cấu hạ tầng mềm) và các yếu tố khác liên quan đến quy mô thị trường và ưu thế

địa lý (kết cấu hạ tầng cứng) sẽ ảnh hưởng đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư,

mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu

tư. Trên cơ sở của ba vấn đề này, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc và xem xét ý định,

cơ hội và động lực đầu tư đến một địa phương nào đó.

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhuận trong bài “Các yếu tố tác động đến

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng” [33].

Page 27: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

20

Tác giả Nguyễn Đức Nhuận cho rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

vùng kinh tế Sông Hồng chịu tác động bởi các yếu tố sau: Kết cấu hạ tầng đầu

tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống

và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa

phương. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo

sát 330 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách

đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc,

chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương ảnh

hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đồng bằng Sông

Hồng [33].

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự trong bài

“Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Đồng

Nai” [3]. Nhóm tác giả cho rằng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác

động bởi 08 yếu tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất

lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu

vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương. Bằng phương

pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 365 nhà đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 08 yếu tố tác động

đến quyết định của nhà đầu tư thì yếu tố KCHT và nguồn nhân lực là các yếu tố

tác động nhiều nhất. Điều này có nghĩa là, KCHT và nguồn nhân lực là 02 yếu tố

mà các nhà đầu tư xem xét nhiều nhất trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vì vậy,

để các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN (KCN) trên địa bàn tỉnh, lãnh

đạo địa phương cần quan tâm nhiều đến 02 yếu tố này. Đây sẽ làm cơ sở để thu

hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Bá Huyền trong công bố “Các yếu tố

tác động đến dòng FDI chảy vào tỉnh Thanh Hóa” [78]. Tác giả cho rằng, dòng

vốn FDI chịu tác động bởi 06 yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố về chính sách, chính

phủ; nhóm yếu tố về văn hóa - xã hội, nhóm yếu tố về kinh tế và thị trường;

Page 28: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

21

nhóm yếu tố về tài chính, nhóm yếu tố về nguồn lực và nhóm yếu tố về KCHT

đầu tư. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc

thu thập dữ liệu thứ cấp của 41 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ

năm 2001 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: dòng vốn FDI chịu tác

động bởi 02 nhóm yếu tố là: (i) yếu tố về kinh tế và thị trường và (ii) nhóm yếu

tố KCHT đầu tư.

Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Quốc Hương trong bài nghiên cứu “Các

yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy

vào Việt Nam” [26]. Tác giả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác

động trực tiếp bởi 04 nhóm yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách;

nhóm yếu tố kinh tế; nhóm yếu tố chất lượng thể chế; và nhóm yếu tố về thông

tin quá khứ về vốn FDI thu hút được. Tác giả đã sử dụng phương pháp ước

lượng Moment tổng quát sai phân (DGMM) để kiểm định mô hình và các giả

thuyết nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng dữ liệu biến phụ thuộc FDI được thu thập

từ số liệu thống kê của tổ chức UNCTAD trong giai đoạn 2000-2012. Tác giả sử

dụng các yếu tố khung chính sách, kinh tế và chất lượng thể chế làm biến đại diện

cho các biến độc lập. Các biến này đều được tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu

thống kê của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2000-2012. Kết quả nghiên cứu

cho thấy rằng: 3 trong 6 giả thuyết không đủ cơ sở để bác bỏ tại mức ý nghĩa 10%,

bao gồm tác động nhóm yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và

động cơ tìm kiếm tài nguyên đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Minh Tiến trong bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa FDI

với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” [49], tác giả Nguyễn Minh Tiến cho rằng

dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động của 07 yếu tố: Quy mô thị

trường, nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, KCHT, lao động có kỹ năng, chính

sách kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp

thu thập từ 43 tỉnh thành của Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2012. Thông qua

phương pháp ước lượng Moment tổng quát (hồi quy GMM Arellano-Bond) với

bộ dữ dữ liệu bảng và dựa trên ước lượng PMG. Tác giả đã nghiên cứu tác động

Page 29: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

22

của FDI và các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế của 6 vùng kinh tế của Việt Nam

trong giai đoạn 1997-2012. Kết quả cho thấy giữa các vùng có những đặc tính

hội tụ và đặc trưng đối với các tác động của các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế,

mức độ hội tụ và đặc trưng giữa các vùng có sự khác biệt.

Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương trong bài nghiên cứu

“Nghiên cứu các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc

gia đang phát triển” [25] cho rằng dòng vốn FDI chạy vào các nước phụ thuộc

vào các nhóm yếu tố sau: (1) Quy mô thị trường, (2) tổng dự trữ ngoại hối, (3)

KCHT đầu tư, (3) chi phí lao động, (5) độ mở thương mại của một quốc gia.

Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với bộ dữ liệu

bảng của 30 nước trong khoảng thời gian 13 năm (từ 2000 - 2012). Kết quả

nghiên cứu cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi các

yếu tố như: Quy mô thị trường, tổng dự trữ, yếu tố cơ sở vật chất được đại diện

bởi biến tiêu thụ điện có tương quan cùng chiều với FDI.

Nhóm tác giả Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết trong bài nghiên cứu

“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước

ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại thành phố Đà Nẵng” [29] cho rằng

sự thỏa mãn của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động trực tiếp bởi 08

yếu tố: nhóm yếu tố về quy mô thị trường; nhóm yếu tố về chất lượng nguồn

nhân lực; nhóm yếu tố về chi phí; nhóm yếu tố về KCHT; nhóm yếu tố về sự

hình thành cụm ngành; nhóm yếu tố về công tác quản lý và hỗ trợ của chính

quyền địa phương; nhóm yếu tố về chính sách ưu đãi đầu tư; nhóm yếu tố về vị

trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng

thông qua khảo sát 150 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại thành phố Đà

Nẵng thông qua bảng câu hỏi chi tiết bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện vào

tháng 5/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thỏa mãn của nhà đầu tư

chịu tác động trực tiếp bởi 05 nhóm yếu tố lần lượt là: (1) nhóm yếu tố về công

tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; (2) nhóm yếu tố về chính

sách về ưu đãi đầu tư của địa phương; (3) nhóm yếu tố về chất lượng nguồn

Page 30: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

23

nhân lực; (4) nhóm yếu tố về KCHT; (5) nhóm yếu tố về sự hình thành và phát

triển cụm ngành.

Tác giả Đinh Phi Hổ trong bài nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút

đầu tư vào các khu công nghiệp” [23] đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tại Bình Phước. Tác

giả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào các KCN chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu

tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công,

nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế

ngành đầu tư, thương hiệu địa phương. Bằng phương pháp nghiên cứu định

lượng để thực hiện nghiên cứu thông qua khảo sát 226 doanh nghiệp đang hoạt

động tại các KCN tại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng biến hài lòng của nhà đầu tư

để thể hiện yếu tố thu hút đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng

của doanh nghiệp chịu tác động bởi 08 yếu tố: Chi phí cạnh tranh, chính sách

đầu tư, KCHT, nguồn nhân lực, môi trường sống, lợi thế đầu tư, lợi thế về lao

động địa phương, năng lực lãnh đạo địa phương.

Nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang trong bài

nghiên cứu “Thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp” [40] đã

thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư vào tỉnh Tiền Giang.

Nhóm tác giả cho rằng doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đối với một địa phương

sẽ đầu tư vốn vào địa phương đó. Nhóm tác giả cho rằng sự hài lòng của nhà đầu

tư chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố, bao gồm: hạ tầng cơ bản, mặt bằng, lao

động, hỗ trợ chính quyền, dịch vụ kinh doanh, ưu đãi đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ

năng, môi trường sống. Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát 402 doanh nghiệp

đang thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo phương pháp lấy mẫu

định mức với 02 thuộc tính kiểm soát là hình thức sở hữu và ngành nghề kinh

doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của các nhà đầu tư chịu tác

động trực tiếp bởi 04 yếu tố: sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ưu đãi đầu

tư, đào tạo kỹ năng và môi trường sống.

Page 31: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

24

Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương và những nghiên cứu trước đây cho

thấy những yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành ba

nhóm chính, đó là: (1) Kết cấu hạ tầng đầu tư: một địa phương cần phải duy trì

và phát triển một KCHT cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên (điện,

nước, thoát nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải); (2) chế độ, chính sách

đầu tư: Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng cho nhu cầu

kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa

phương, các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết

cho quá trình đầu tư và kinh doanh) và (3) môi trường làm việc và sinh sống:

Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi trường tự nhiên,

hệ thống trường học, đào tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt).

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN 1.2.

LUẬN ÁN VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đánh giá khái quát những công trình liên quan đến luận án

Những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trên nhiều khía cạnh khác

nhau, ở nhiều địa phương khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau.

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã được tác giả lược khảo, có thể thấy một

số kết quả mà các công trình nghiên cứu đã đạt được:

Thứ nhất, các công trình đã làm rõ một số vấn đề về lý luận như: Đầu tư

trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động của đầu tư

trực tiếp nước ngoài đến phát triển KT-XH, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài... Kết quả nghiên cứu của các công trình là một

nguồn tài liệu tham khảo quý giá để tác giả kế thừa trong việc hình thành khung

lý thuyết của luận án.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đã đạt được nhiều kết quả lý luận và

thực tiễn. Trong đó, các công trình cơ bản đều thống nhất cho rằng có 07 yếu tố

tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: (i) Kết cấu hạ tầng đầu tư; (ii)

Page 32: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

25

chính sách đầu tư; (iii) môi trường sống và làm việc; (iv) lợi thế ngành đầu tư;

(v) chất lượng dịch vụ công; (vi) thương hiệu địa phương; (vii) nguồn nhân lực;

(viii) chi phí đầu vào cạnh tranh. Kết quả này được đánh giá khá rõ và có nhiều

luận cứ minh chứng.

Thứ ba, các công trình đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài đều tập trung vào các yếu tố như: KCHT đầu tư, chính

sách đầu tư, môi trường sống và làm việc, lợi thế ngành đầu tư, chất lượng dịch

vụ công, chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ của chính quyền địa phương, liên kết

vùng... là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó công tác

hỗ trợ của chính quyền địa phương, và vấn đề liên kết vùng cần phải được tập

trung nghiên cứu.

1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án

Sau khi tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài

nước đã được thực hiện nghiên cứu liên quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, kết

quả cho thấy:

Một là, các nghiên cứu chủ yếu là sử dụng phương pháp định lượng thông

qua sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp để xác định và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng

đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài song chưa làm rõ các nguyên tắc hay

tiêu chí đánh giá về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào vùng kinh tế.

Hai là, nghiên cứu của các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu dòng vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào một quốc gia hoặc tại một tỉnh cụ thể mà

chưa nghiên cứu tổng thể trên phạm vi vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Ba là, đã có một số công trình bàn về các yếu tố tác động tới thu hút đầu

tư nước ngoài, song chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét tác động của yếu

tố liên kết vùng giữa các tỉnh trong vùng. Trong khi tồn tại thực tế yếu tố liên kết

vùng dựa trên sự phân công lao động, lợi thế so sánh của từng địa phương trong

vùng. Bên cạnh đó, cơ chế liên kết vùng, phương thức thực hiện lợi ích giữa các

địa phương trong vùng khi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế,

Page 33: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

26

xét riêng với vùng kinh tế Đông Nam Bộ, làm thế nào để hài hòa hóa các quan

hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế cũng chưa

được các công trình đã công bố làm sáng rõ.

Mặc dù có nhiều khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tuy nhiên trong luận

án này tác giả tập trung giải quyết các khía cạnh cụ thể gồm:

Một là, làm rõ hơn các khung lý thuyết về các yếu tố tác động đến thu hút

FDI vào vùng kinh tế, xây dựng hệ thống thang đo để đánh giá mối liên hệ giữa

các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế và đặc biệt phân tích yếu tố

liên kết vùng là yếu tố mới tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông

Nam Bộ.

Hai là, phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng

kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013-2018. Đánh giá và chỉ rõ những vấn đề đặt

ra trong việc phát huy tác động tích cực của các yếu tố tới thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Ba là, làm rõ hơn các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực tác

động đến thu hút FDI để đẩy mạnh thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Page 34: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

27

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

VÀO VÙNG KINH TẾ CỦA QUỐC GIA

2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ CỦA MỘT QUỐC GIA

2.1.1. Khái niệm vùng kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào vùng kinh tế

* Khái niệm vùng kinh tế

Vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc

dân, có thể có chuyên môn hóa những chức năng kinh tế cơ bản; đồng thời có

mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng,

coi vùng như một lãnh thổ toàn vẹn, đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh

thổ nền kinh tế quốc dân [1].

- Về bản chất, theo Fridmann, Boudeville, Krugman, Porter, Vùng là một

hệ thống bao gồm các mối liên hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành với các

mối quan hệ địa lý, liên hệ kỹ thuật, liên hệ kinh tế, liên hệ xã hội trong một hệ

thống [81]; [85]; [94]; [95].

Thông thường, do cùng vị trí địa lý nên các địa phương trong một vùng sẽ

có những đặc điểm chung về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, các đặc điểm tự

nhiên, văn hóa, phong tục tập quán… vì vậy các địa phương này sẽ có những điểm

tương đồng về kinh tế, xã hội từ đó hình thành không gian chung về kinh tế của

vùng. Mỗi vùng này sẽ có những ưu thế riêng tùy vào đặc điểm tự nhiên vì thế để

khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế của những vùng này cần phải có quy

hoạch phù hợp với từng khu vực địa lý, phù hợp với điều kiện sản xuất của một số

sản phẩm, dịch vụ của từng vùng, chính vì vậy cần phải có phân vùng kinh tế.

Tóm lại, vùng kinh tế là một phần lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế gắn với

các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chung và được ghi nhận trong quy hoạch

phân bổ không gian phát triển của quốc gia.

Page 35: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

28

- Về mặt lý thuyết, nội dung chủ yếu phát triển vùng kinh tế bao gồm:

Hình thành những vùng trung tâm đô thị, đảm bảo tương đối sự cân bằng

về điều kiện sống, thích nghi với các địa điểm trung tâm.

Quy hoạch không gian trong vùng là một trong yếu tố tác động quan trọng

đối với chính sách phát triển vùng. Quá trình quy hoạch không gian bao gồm các

nội dung: (i) Chính sách kinh tế vùng và chính sách cơ cấu, (ii) Chính sách quy

hoạch giao thông; (iii) Quy hoạch các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công như cấp

thoát nước, điện, chính phủ điện tử; (iii) Chính sách KCHT, đặc biệt liên quan

đến quy hoạch các trường học, đại học, bệnh viện; (iv) Quy hoạch cảnh quan và

chính sách nông nghiệp.

Trong vùng kinh tế bao gồm các địa phương, giữa các địa phương có thể

hình thành sự liên kết vùng. Liên kết vùng là tất yếu của quá trình phát triển kinh

tế xuất phát từ các lý do sau:

(1) Sự biến động dân số: sự di dân về trung tâm đô thị sẽ làm tăng chi phí

KCHT ở các địa phương trong vùng.

(2) Sự hạn chế nguồn lực tài chính: đòi hỏi sử dụng nguồn lực có hiệu quả

và mở rộng nguồn lực của các địa phương trong vùng và toàn quốc.

(3) Sự gia tăng cạnh tranh: thông qua đổi mới công nghệ, hoàn thiện

KCHT thuộc vùng và toàn quốc.

(4) Hình thành các nhiệm vụ mang tính tổng thể: bảo vệ môi trường, khí

hậu, tiết kiệm năng lượng trên phạm vi toàn vùng.

(5) Thực hiện tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng: khai thác lợi thế so

sánh, mở rộng quy mô, dịch vụ liên kết, công nghiệp hỗ trợ trong vùng.

* Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì đầu tư trực tiếp nước

ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư ở nước chủ đầu tư có một tài sản ở nước thu hút

đầu tư và có quyền quản lý tài sản đó. Phương thức quản lý là cơ sở để phân biệt

FDI với các công cụ tài chính khác [101].

Page 36: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

29

Theo Luật Đầu tư Việt Nam, cho rằng:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước

ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia khác để

có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể

kinh tế tại quốc gia này, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình [34].

Có thể tổng kết lại, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu

tư ở một nước khác bằng tiền hoặc tài sản từ các nhà đầu tư ở một quốc gia khác,

đồng thời có quyền sở hữu, quản lý và quyền kiểm soát tài sản ở quốc gia đó.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là hệ thống các biện pháp mà chính

quyền của một quốc gia hoặc địa phương thực hiện để hấp dẫn các nhà đầu tư từ

nước ngoài đem nguồn vốn và công nghệ vào quốc gia hoặc địa phương để tổ

chức thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận hoặc lợi ích lớn hơn so với đầu tư

tại quốc gia xuất phát của họ.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế là hoạt động của

vùng hoặc của các địa phương trong vùng cùng phối hợp thực hiện để có được

nhiều hơn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng (hoặc các địa phương

trong vùng).

2.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế

Cũng như ở phạm vi một quốc gia, các hình thức đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào vùng kinh tế, về mặt chung nhất, có thể có các hình thức bao gồm:

* Phân theo bản chất đầu tư

Đầu tư phương tiện hoạt động: khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành

đầu tư, mua sắm tài sản, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh và thiết lập công

thức kinh doanh mới tại các nước sở tại hoặc tại các địa phương trong vùng.

Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (M&A) trong

vùng: Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As, các nhà

đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở các

nước (địa phương) nhận đầu tư, hình thức này không nhất thiết làm tăng khối

lượng đầu tư vào.

Page 37: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

30

* Phân theo tính chất dòng vốn

Vốn mua cổ phần doanh nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia

quản lý các doanh nghiệp, công ty thông qua hình thức mua cổ phần hoặc trái

phiếu doanh nghiệp do công ty ở trong nước phát hành ở một mức đủ lớn. Để từ

đó điều hành doanh nghiệp trong vùng.

Vốn tái đầu tư: Khi các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn đầu tư trực

tiếp tại các nước đầu tư có thể sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong

quá khứ để tái đầu tư.

* Phân loại theo động cơ của nhà đầu tư

Đầu tư để tìm kiếm tài nguyên: Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sử

dụng nguồn vốn này nhằm khai thác các nguồn tài nguyên giá rẻ và dồi dào ở

các nước tiếp nhận, đồng thời khai thác nguồn lao động giá rẻ. Ngoài ra, nguồn

vốn loại này còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận, thậm chí

còn tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược ở các nước tiếp nhận đầu tư

nhằm chiếm lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh.

Đầu tư tìm kiếm hiệu quả: hình thức này nhằm tận dụng nguồn lực giá rẻ

ở nước tiếp nhận như: nguyên vật liệu giá rẻ, nhân công giá rẻ, chi phí của các

yếu tố sản xuất như điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng

kinh doanh sản xuất rẻ, thuế suất ưu đãi lớn,...

Đầu tư tìm kiếm thị trường: Các nhà đầu tư đầu tư vào các nước tiếp nhận

đầu tư nhằm mở rộng thị trường và giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh

Thông thường, hình thức đầu tư này nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế

giữa các nước tiếp nhận với các nước khác, lấy nước tiếp nhận làm cơ sở để

thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

* Phân theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Doanh nghiệp liên doanh

Liên doanh là một mối quan hệ đối tác trong đó có hai hoặc nhiều chủ thể

cùng nhau đóng góp nguồn lực: nguồn vốn, tài sản… để cùng nhau thực hiện

mục tiêu đặt ra và cùng nhau chia sẻ các khoản lợi nhuận, cũng như cùng nhau

Page 38: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

31

gánh chịu rủi ro. Định nghĩa này đề cập đến việc đóng góp các nguồn lực để

thành lập Liên doanh và việc chia sẻ trách nhiệm, thỏa thuận giữa các bên là yếu

tố quan trọng cho hình thức Liên doanh. Như vậy, Liên doanh không phải là một

mối quan hệ hợp đồng đơn giản mà còn là mối quan hệ lợi ích giữa các đối tác

khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau trong một thời gian dài.

Có rất nhiều cách thực hiện liên doanh, mỗi cách thức lại nhấn mạnh đến

một khía cạnh khác nhau của liên doanh. Có thể là cả hoạt động sản xuất kinh

doanh, có thể là cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu

triển khai; Nền tảng pháp lý cho sự tồn tại của liên doanh là hợp đồng liên doanh

được ký kết giữa các chủ thể và hệ thống luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư.

- Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài

Đầu tư 100% vốn để lập doanh nghiệp tại địa bàn tiếp nhận đầu tư là một

hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mục đích ban đầu của hình

thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là thăm dò thị trường của nước tiếp

nhận đầu tư nhằm tìm kiếm cơ hội, sau đó đã trở thành một biện pháp có tính

chiến lược của các nhà đầu tư.

Người đại diện cho loại hình doanh nghiệp này là Tổng giám đốc, nếu

Tổng giám đốc không thường trú tại nước (địa phương) tiếp nhận đầu tư thì phải

ủy quyền cho người thường trú tại nước tiếp nhận đầu tư đảm nhiệm. Các doanh

nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được quyền tự quyết trong mọi vấn đề, ít

chịu sự chi phối của các bên có liên quan, ngoại trừ phải tuân thủ quy định pháp

luật của nước sở tại vì vậy các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức

này nếu có điều kiện.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

mà trong đó nhà đầu tư nước ngoài và chủ thể tại nước (địa bàn) nhận đầu tư

cùng nhau ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai bên. Trong thời gian

thực hiện hợp đồng các bên phải xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ

của mỗi mình mà không tạo ra một pháp nhân mới.

Page 39: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

32

Ưu điểm của hình thức đầu tư này là giúp các địa phương tiếp nhận đầu tư

giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm

được quyền điều hành dự án của nước tiếp nhận đầu tư, lợi nhuận ổn định. Ngoài

ra, đây là hình thức đơn giản nhất về thủ tục pháp lý nên thường được lựa chọn

trong các giai đoạn đầu thu hút FDI của các nước (địa phương) tiếp nhận đầu tư.

Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là nước tiếp nhận đầu tư không tiếp thu

được kinh nghiệm quản lý; công nghệ có thể lạc hậu. Ngoài ra hình thức hợp

đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới và mọi hoạt động của

hình thức này phải dựa vào pháp nhân của nước tiếp nhận đầu tư, vì vậy các nhà

đầu tư rất khó kiểm soát hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc loại

hình này.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được thực hiện với nhiều hình thức

cụ thể như: BOT, BT, BO…

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện vai trò trong một số điểm

chính sau:

Một là, giúp cho các địa phương trong vùng kinh tế bổ sung nguồn vốn

cho phát triển kinh tế và xã hội. Trong các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của

các địa phương, yếu tố nguồn vốn luôn có vai trò quan trọng. Muốn tăng trưởng

nhanh, phải có nhiều vốn. Nếu nguồn vốn trong nước không đáp ứng đủ, cần

phải thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, trong đó có nguồn vốn FDI vào vùng

hay các địa phương trong vùng.

Hai là, giúp các địa phương trong vùng có thể tiếp thu công nghệ hiện đại

và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp. Thu hút nguồn vốn FDI từ các nước tiên tiến

giúp các địa phương trong vùng có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến và kinh

nghiệm quản lý kinh doanh chuyên nghiệp từ các nhà đầu tư.

Ba là, giúp cho các địa phương trong vùng có thể tham gia được vào

mạng lưới sản xuất chung của toàn cầu. Thu hút vốn đầu tư FDI giúp cho các

doanh nghiệp khác trong vùng có mối quan hệ hợp tác kinh tế với doanh nghiệp

nước ngoài, do đó cũng có thể tham gia vào quá trình phân công lao động trong

khu vực và toàn cầu.

Page 40: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

33

Bốn là, giúp các địa phương trong vùng tạo được việc làm và đào tạo nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp FDI muốn tận dụng lợi thế về

nhân công giá rẻ tại các địa bàn tiếp nhận đầu tư để giảm chi phí sản xuất, đồng

thời trong quá trình lao động tại các doanh nghiệp FDI người lao động của địa

phương sẽ được đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, tác phong lao động chuyên

nghiệp... Chính vì vậy, sẽ góp phần tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng, tri

thức cho địa phương tiếp nhận nguồn vốn FDI.

Năm là, giúp các địa phương và toàn vùng tăng ngân sách bằng nguồn thu

từ các doanh nghiệp FDI. Nguồn thu từ các doanh nghiệp FDI chủ yếu là nguồn

thu từ thuế, đây là nguồn thu ngân sách quan trọng đối với nhiều nước đang phát

triển, hoặc đối với nhiều địa phương.

Với có lợi thế về nguồn lao động dồi dào và nguyên liệu đầu vào giá rẻ,

Nhà nước phải có những chính sách hợp lý trong chiến lược phát triển của mình

nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

vào Việt Nam góp phần vào mục tiêu phát triển KT-XH.

2.1.3. Vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quan hệ

lợi ích của vùng kinh tế

Thu hút FDI theo vùng kinh tế mang lại những lợi ích sau đây:

Thu hút FDI chung của vùng kinh tế sẽ tạo điều kiện để các tỉnh tham gia

vào phân công chuyên môn hóa, qua đó thu được lợi ích tổng thể lớn hơn cho

dân cư trong vùng kinh tế, cho quốc gia, làm tăng vị thế đàm phán, thỏa thuận

của chính quyền cấp tỉnh với nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế cạnh tranh bất lợi

giữa các tỉnh.

Chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thống nhất theo

vùng kinh tế tạo điều kiện tập trung nguồn lực kết nối hệ thống KCHT, phân

công trách nhiệm của mỗi tỉnh trong vùng nhằm tạo môi trường có tổ chức, có

sức cạnh tranh, có thị trường lớn, qua đó phát huy lợi thế của vùng kinh tế, hấp

dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Page 41: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

34

Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng

kinh tế có thể mang lại tác động xấu đến việc phát triển kinh tế của vùng nói

chung và của từng địa phương nói riêng. Cụ thể là:

Chính sách chung của vùng kinh tế có thể giảm độ hấp dẫn của từng tỉnh

khiến nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào vùng.

Sự phối hợp các tỉnh trong vùng kinh tế nếu thiếu chặt chẽ cũng làm giảm

tính tích cực của nhà đầu tư nước ngoài vào vùng. Nhà đầu tư nước ngoài thường

"ái ngại" về tính bền vững của các hợp tác không được bảo đảm nên họ sẽ không

tin tưởng ĐT theo chính sách chung của vùng kinh tế.

Để phát triển kinh tế xã hội trong vùng đòi hỏi phải có vốn. Thiếu vốn,

mọi hoạt động KT-XH sẽ bị ngưng trệ. Những lĩnh vực cần nhiều ưu tiên của các

địa phương không được đáp ứng đầy đủ. Nguồn vốn đầu tư cho đến hiện nay vẫn

là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng. Vốn đầu tư bao gồm vốn đầu

tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Các nước đang phát triển có khả năng

tích lũy thấp, thị trường vốn trong nước còn yếu kém và gặp nhiều khó khăn khi

tiếp cận với thị trường vốn bên ngoài. Nên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH. Thu hút nguồn

vốn FDI sẽ giúp tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển, bổ sung vào lượng

vốn đang bị thiếu hụt mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện chính trị do các

nước đầu tư đưa ra và tránh được tình trạng nợ nần. Mặt khác, khi xảy ra rủi ro,

nguồn vốn FDI ít ảnh hưởng đến tài chính vì phần lớn các thiệt hại khi xảy ra rủi

ro đều do các nhà đầu tư nước ngoài gánh chịu. Hiện nay, có nhiều nước phát

triển nắm giữ một vốn khổng lồ muốn đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi

nhuận, đây chính là cơ hội của các nước đang thiếu vốn để có thể tranh thủ thu

hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên thực tế, các nước đang phát

triển, trong đó có Việt Nam đã thu hút một lượng lớn nguồn vốn FDI và đã giải

quyết được phần nào những khó khăn về vốn trong quá trình phát triển KT-XH.

Bên cạnh vai trò là biện pháp để có nguồn vốn bổ sung quan trọng, việc thu

hút FDI còn có tác động tích cực đến việc huy động các nguồn vốn khác của địa

Page 42: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

35

phương. Các ngân hàng thương mại, chính phủ của các nước đầu tư và các tổ chức

tài chính quốc tế khác luôn tin tưởng vào các nước tiếp nhận được nhiều nguồn

vốn đầu tư, do đó họ sẽ tiếp tục cung cấp nhiều nguồn vốn cho các nước này.

Thu hút FDI thành công sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

của các địa phương trong vùng. Mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư nước

ngoài là lợi nhuận, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh

doanh nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất để mang lại hiệu quả cao nhất thì hoạt

động sản xuất kinh doanh cần được tập trung tối ưu hóa. Như vậy, bên cạnh việc

tối đa hóa lợi ích cho các chủ đầu tư, nguồn vốn FDI còn tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm... và chịu

sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì vậy đòi

hỏi các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển thì phải thay đổi, học

hỏi và nâng cao trình độ quản lý, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, nguồn

vốn... nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, mở rộng thị trường nội địa và

có thể xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho người lao động và gia tăng lợi nhuận

cho các doanh nghiệp.

Khi thu hút FDI, nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công

nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp trong vùng kinh tế thu hút thành công. Đầu tư nguồn vốn FDI vào vùng

tiếp nhận đầu tư không chỉ diễn ra thông qua hình thức chuyển vào nơi tiếp nhận

đầu tư một lượng vốn bằng tiền mà còn bằng cả nguồn vốn là tài sản hữu hình

như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…và nguồn vốn là tài sản vô hình như:

công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng quản lý lao động, tác

phong làm việc công nghiệp... Thêm vào đó khi chuyển giao công nghệ không

chỉ đơn thuần là nhập khẩu công nghệ, mà còn chuyển giao các nguyên lý hoạt

động vận hành, sửa chữa, bảo hành, mô phỏng và phát triển các công nghệ đó.

Với trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu, việc vùng kinh tế

của các nước đang phát triển tự nghiên cứu để phát triển công nghiệp là một việc

làm mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Vì vậy, để theo kịp trình độ công nghệ

Page 43: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

36

hiện đại của thế giới, con đường nhanh nhất đối với các nước đang phát triển

trong đó có các vùng kinh tế là chuyển giao công nghệ và thu hút nguồn vốn

FDI. Đây là phương thức nhanh nhất và tốt nhất để các địa phương đang phát

triển tiếp thu được công nghệ có trình độ cao hơn. Ngoài việc chuyển giao công

nghệ, đi kèm với nó là chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao kỹ năng quản lý.

Thu hút nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa

phương trong vùng. Để thúc đẩy tăng trưởng KT-XH các nước đang phát triển

phải nhanh chóng tranh thủ thu hút nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài

thông qua hoạt động đầu tư FDI. Chính vì vậy thông qua thu hút FDI có thêm

tiền đề để các nước tiếp nhận đầu tư khai thác các nguồn lực sẵn có trong nước

hướng đến mục tiêu phát triển KT-XH. Ngoài ra, mức tăng vốn đầu tư không

những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế mà các tác động đến các yếu tố

khác như số lượng lao động, năng suất lao động... cũng tăng lên.

Thông qua thu hút nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

kinh tế của các địa phương trong vùng. Để hội nhập kinh tế và tham gia tích cực

vào quá trình liên kết kinh tế thế giới đòi hỏi các nước (địa phương) tiếp nhận

đầu tư phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia gần với trình độ phát triển chung của thế

giới sẽ là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu hút nguồn vốn FDI và ngược

lại, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong mối quan hệ lợi ích giữa nhà đầu tư và người dân trong các địa

phương của vùng, nguồn vốn FDI tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

trong vùng. Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tiến hành đầu tư vào nước (địa

phương) tiếp nhận đầu tư thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh tại nơi

đó, và để khai thác lợi thế so sánh của địa phương tiếp nhận đầu tư đó là sử dụng

nguồn nhân lực tại chỗ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác,

tăng hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, hoạt động FDI đã tạo ra nhiều việc làm mới,

thu hút một lượng lớn lao động, nhân công làm việc tại các doanh nghiệp có vốn

Page 44: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

37

đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các địa phương đang phát triển có nguồn nhân lực

dồi dào, giá rẻ tuy nhiên trình độ lao động thấp và có địa phương có nguồn tài

nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên do thiếu vốn, thiếu công nghệ nên các

địa phương không thể khai thác hết tiềm năng của vùng và hoạt động FDI giúp

các vùng giải quyết được bài toán thất nghiệp, khai thác được tiềm năng của

nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và tình trạng thiếu vốn.

Nguồn vốn FDI giúp người dân ở các địa phương tăng cường mở rộng

quan hệ kinh tế quốc tế. Hoạt động FDI là một hình thức hợp tác quốc tế thông

qua các hình thức đầu tư trực tiếp thông qua các công ty xuyên quốc gia và đa

quốc gia. Giữa các quốc gia có mối quan hệ kinh tế đối ngoại tốt, bền vững thì

càng thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động FDI. Thêm vào đó, hoạt động FDI còn có tác

dụng tích cực trong việc tăng thu ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế,

cho thuê quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cơ sở công nghiệp và dịch vụ từ

các doanh nghiệp FDI, tăng thêm nguồn viện trợ không hoàn lại và thúc đẩy các

hoạt động phụ trợ khác. Thông qua đó, người dân có được tư duy mới, có khả

năng tham gia hội nhập quốc tế.

Mặc dù vậy, xét trong quan hệ lợi ích vùng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước

ngoài cũng đưa tới nhiều hệ lụy cần được nêu ra để các địa phương nhận thức

một cách toàn diện gồm:

Thứ nhất, về kinh tế, hoạt động đầu tư FDI không phải bất cứ lúc nào và

bất cứ ở đâu cũng phát huy tác dụng tích cực của nó đối với KT-XH của địa

phương tiếp nhận đầu tư, mà còn phụ thuộc vào môi trường đầu tư ổn định, hoàn

thiện và vai trò của quản lý của nhà nước. Ngoài những giá trị tích cực mang lại

cho địa phương tiếp nhận đầu tư, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể

đem lại những tiêu cực sau:

- Hoạt động FDI làm tăng sự lệ thuộc của quốc gia hay địa phương vào

nước ngoài về vốn, kỹ thuật và mạng lưới thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trình độ

công nghệ lạc hậu và trình độ lao động thấp là đặc điểm thường thấy ở các địa

phương tiếp nhận đầu tư. Như vậy khi muốn tiến hành đầu tư vào nước sở tại các

Page 45: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

38

nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang cả công nghệ hiện đại - tiên tiến để tiến

hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng

cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đạt lợi nhuận lớn nên hầu hết công nghệ

sản xuất, tư liệu lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước phải

nhập khẩu kể cả vốn sản xuất. Ngoài ra, các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài

cũng nắm giữ thị trường tiêu thụ sản phẩm như vậy hàng hóa được sản xuất ra

được bán trên thị trường nội địa và xuất khẩu sang những thị trường mà chủ đầu

tư trực tiếp nước chiếm lĩnh hoặc có thể ở thị trường mới.

- Địa phương tiếp nhận đầu tư không hoàn toàn chủ động trong việc bố trí

đầu tư theo chiến lược phát triển của mình. Địa phương tiếp nhận đầu tư thu hút

được nguồn vốn FDI, tuy nhiên các chủ đầu tư lại là người quản lý trực tiếp các

hoạt động sản xuất và sử dụng theo những mục tiêu riêng họ, mặc dù hoạt động

sản xuất của doanh nghiệp FDI vẫn trong khuôn khổ pháp luật của nước sở tại.

Thông thường, các nhà đầu tư ít quan tâm đến việc đầu tư sản xuất kinh doanh

vào những ngành nghề tạo ra lợi nhuận thấp hoặc những nơi vùng sâu, vùng xa

có điều kiện KT-XH khó khăn... Vì vậy làm cho cơ cấu kinh tế theo ngành, theo

lãnh thổ bị mất cân đối, thậm chí hoạt động của các doanh nghiệp FDI có thể làm

phá sản những ngành nghề truyền thống của nước tiếp nhận đầu tư, chính vì vậy

việc quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương tiếp nhận đầu tư có thể bị phá

vỡ hoặc thay đổi theo hướng bất lợi cho địa phương.

- Thứ hai, về khía cạnh luật pháp và môi trường, nhà đầu tư trực tiếp nước

ngoài lợi dụng kẽ hở trong pháp luật và trong quản lý, các nhà đầu tư nước ngoài

lợi dụng để chuyển giá trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường và tổn hại đến lợi ích

của địa phương tiếp nhận đầu tư. Ở các địa phương trong vùng tiếp nhận đầu tư

pháp luật thường chưa đồng bộ và hoàn thiện, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế

và với năng lực quản lý yếu kém bộ máy quản lý nhà nước đã tạo ra những kẽ hở

trong hoạt động FDI để các nhà đầu tư nước ngoài lách luật. Công tác đánh giá,

thanh tra, kiểm tra và thẩm định tác động của hoạt động FDI đến môi trường

sống xung quanh của một số dự án chưa chặt chẽ, một số dự án không phù hợp

Page 46: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

39

với văn hóa của nước tiếp nhận đầu tư, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn

kiệt làm tổn hại đến môi trường sinh thái.

- Địa phương tiếp nhận đầu tư có nguy cơ trở thành nơi tiếp nhận những

công nghệ cũ, lạc hậu của nước ngoài. Trình độ yếu kém của địa phương tiếp

nhận đầu tư vì vậy khi tiếp nhận công nghệ từ các nhà đầu tư thường được đánh

giá cao hơn mức bình thường. Mặc dù có thể những thiết bị, công nghệ đó chỉ là

những công nghệ hạng 2, hạng 3 của các nước đầu tư nhưng vẫn còn hiện đại

hơn so với thiết bị, công nghệ đang sử dụng ở địa phương tiếp nhận đầu tư

nhưng nguy cơ trở thành bãi rác thải của các nước công nghiệp phát triển là điều

hết sức nguy hiểm.

- Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lợi dụng hoạt động FDI để can thiệp

bất lợi vào quan hệ chính trị của địa phương tiếp nhận đầu tư, hoạt động tình

báo, gây rối an ninh chính trị. Ngoài mục tiêu đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm

lợi nhuận, còn có không ít một số cá nhân, tổ chức tiến hành đầu tư ra nước

ngoài với mục tiêu chính trị. Trong thế giới đa cực và sự phát triển mạnh mẽ của

cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ các hoạt động tình báo diễn ra

ngày càng nhiều và tinh vi đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận đầu tư luôn phải tỉnh

táo trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ

2.2.1. Một số lý thuyết về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế

Cho đến nay các nhà kinh tế học trên thế giới đã nghiên cứu, đúc kết được

nhiều lý thuyết giải thích về các yếu tố thu hút đầu tư, cũng như việc dịch

chuyển đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế,

đầu tư luôn được nhìn nhận như là một quá trình phát triển phức tạp phụ thuộc

vào nhiều yếu tố có thể thay đổi theo từng thời kỳ nhất định. Chưa có lý thuyết

nào giải quyết được tất cả các khía cạnh của quá trình đầu tư, mỗi lý thuyết đều

có những điểm mạnh và những hạn chế riêng. Các lý thuyết về thu hút FDI có

thể tiếp cận theo các khía cạnh sau:

Page 47: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

40

* Lý thuyết về xuất khẩu tư bản của V.I. Lênin

Theo V.I. Lênin, lợi ích của việc xuất khẩu tư bản là tìm kiếm nơi đầu tư

có lợi nhất, hiện tượng thừa tương đối tư bản đã thôi thúc các nhà tư bản tìm

cách đưa tư bản ra nước ngoài. Ở nước ngoài, các tập đoàn tư bản khai thác được

những điều kiện thuận lợi về tài nguyên phong phú, nhân công giá rẻ, thị trường

tiêu thụ mới… từ đó mà thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với việc đầu tư tại

chính quốc. Trong mối quan hệ lợi ích đó, tất nhiên địa phương hay quốc gia tiếp

nhận đầu tư (tư bản xuất khẩu) cũng phát huy được những lợi thế của mình [61].

Như vậy, theo quan điểm của V.I. Lênin, yếu tố căn cốt nhất tác động tới

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia (hay địa phương) đó là, lợi

ích của việc đầu tư tại chính quốc hay không? khi lợi ích tại (địa phương) nhận

đầu tư lớn hơn lợi ích thu được so với đầu tư tại chính quốc thì lượng tư bản thừa

tương đối sẽ được đem đến để đầu tư tại đó thay vì đầu tư tại chính quốc [61].

Lý luận này của V.I. Lênin vạch ra bản chất sâu xa nhất của việc thu hút đầu tư

và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

* Lý thuyết về lợi nhuận cận biên tác động đến thu hút FDI

Dougall cho rằng dòng chảy vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước có lãi suất thấp

sang nước có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai

nước bằng nhau) [89].

Kết quả của hoạt động đầu tư là cả hai nước đều thu được lợi nhuận và

làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với trước lúc đầu tư. Sự phù

hợp của lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận trong những năm 1950

nhưng khi tình hình kinh tế trở nên thiếu ổn định, tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư ra

nước ngoài của Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ suất lợi nhuận đầu tư trong

nước, nhưng hoạt động FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục. Tuy nhiên,

mô hình lý thuyết này không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng

thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra. Chính vì vậy, mô hình lý thuyết

lợi nhuận cận biên chỉ có thể được coi là bước khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu

các hoạt động FDI.

Page 48: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

41

* Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm

Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm do nhà kinh tế học Vernon đề xuất

vào năm 1966 [100]. Theo Vernon bất kỳ một sản phẩm mới nào đều phát triển

qua 4 giai đoạn:

(1) Giai đoạn được phát minh và giới thiệu;

(2) Giai đoạn phát triển và đi tới hoàn thiện;

(3) Giai đoạn hoàn thiện hay được tiêu chuẩn hóa;

(4) Giai đoạn suy thoái của sản phẩm.

Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm giải thích sự tập trung phát triển

công nghiệp hóa ở các nước phát triển, đưa ra một quan điểm về việc hợp nhất

thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế nhằm lý giải sự gia tăng xuất khẩu hàng

công nghiệp ở các nước công nghiệp hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ còn quan

trọng đối với việc giải thích các công ty FDI có quy mô nhỏ vào các nước đang

phát triển.

* Lý thuyết thị trường độc quyền

Lý thuyết thị trường độc quyền được xây dựng bởi Hymer và

Kindleberger [79]; [84]. Theo lý thuyết này, sự phát triển và thành công của hình

thức đầu tư liên kết theo chiều dọc phụ thuộc vào 3 yếu tố:

(1) Quá trình liên kết theo chiều dọc của các giai đoạn khác nhau trong

hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm bớt chi phí sản xuất;

(2) Việc sản xuất và khai thác kỹ thuật mới;

(3) Cơ hội mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài có thể tiến hành được

do những tiến bộ trong ngành giao thông và thông tin liên lạc.

Cách tiếp cận của Hymer đã được các nhà kinh tế Graham và Krugman

vận dụng để giải thích cho sự gia tăng của hoạt động FDI vào nước Mỹ [85]. Lý

thuyết thị trường độc quyền được đánh giá là giả thuyết chưa hoàn chỉnh về hoạt

động FDI. Lý thuyết này vẫn không trả lời được vì sao công ty trong nước lại sử

dụng hình thức FDI chứ không phải là hình thức sản xuất trong nước rồi xuất

khẩu sản phẩm hoặc hình thức cấp giấy phép hoặc chuyển nhượng những bí

quyết đặc biệt của mình cho các công ty ở nước tiếp nhận đầu tư.

Page 49: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

42

* Lý thuyết “đàn nhạn bay”

Lý thuyết “đàn nhạn bay” của Akamatsu [67] chia quá trình phát triển sản

phẩm thành 3 giai đoạn:

(1) Giai đoạn sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho

nhu cầu trong nước;

(2) Giai đoạn tăng cường sản xuất trong nước để thay thế cho nhập khẩu;

(3) Giai đoạn sản xuất để xuất khẩu.

Hoạt động FDI được triển khai thực hiện ở giai đoạn (2) và (3) để đối mặt

với sự thay đổi về lợi thế tương đối. Ozawa cho rằng các nước đang phát triển có

lợi thế tương đối về lao động giá rẻ, sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào để khai thác

lợi thế này [67]. Tuy nhiên, chi phí nhân công của ngành sau đó sẽ dần lên do

nguồn tài nguyên lao động của địa phương đã khai thác hết và sức hút FDI vào

sẽ giảm dần. Khi đó các công ty trong nước sẽ đầu tư ra nước ngoài để khai thác

lợi thế tương đối của nước này, nơi có lao động rẻ hơn, đó là quá trình liên tục

của hoạt động FDI. Mô hình “đàn nhạn bay” đã chỉ ra rằng khi một nước đang

phát triển đuổi kịp ở giai đoạn cuối cùng của một ngành công nghiệp từ kinh tế

thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào, điều này có

nghĩa là một quốc gia đứng đầu trong đàn nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ

trở nên lạc hậu và bị một nước khác thay thế vị trí đó. Mô hình “đàn nhạn bay”

đã đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so sánh tương đối giữa các nước

dẫn đến sự khác nhau về dòng chảy của FDI [67]. Tuy nhiên, mô hình này cũng

không giải thích được vì sao FDI lại diễn ra giữa các nước tương tự về các yếu tố

và lợi thế tương đối, vì sao FDI lại diễn ra từ khu vực kinh tế này sang khu vực

kinh tế khác và vấn đề quan trọng hơn là mô hình này bỏ qua vai trò của yếu tố

cơ cấu kinh tế và thể chế.

* Lý thuyết chiết trung (Mô hình OLI)

Một công ty có lợi thế tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có lợi thế

về sở hữu, địa điểm và nội hóa. Mô hình OLI được Dunning [73] xây dựng và kế

thừa những ưu điểm của các lý thuyết khác về đầu tư trực tiếp nước ngoài, và đề

Page 50: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

43

xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có động cơ tiến hành đầu

tư trực tiếp:

(1) Lợi thế về sở hữu (O - Ownership Advantages) của một doanh nghiệp

có thể là một sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất có ưu thế hơn hẳn các doanh

nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp khác không thể tiếp cận, đó có thể là bằng

sáng chế, kế hoạch hành động, công nghệ và thông tin, kỹ năng quản lý,

marketing, hệ thống tổ chức và khả năng tiếp cận các thị trường hàng tiêu dùng

cuối cùng hoặc các hàng hóa trung gian hoặc nguồn nguyên liệu thô, hoặc khả

năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp…

(2) Lợi thế về địa điểm (L - Location Advantage) ngoài các yếu tố về

nguồn lực, tài nguyên của đất nước còn có các yếu tố về kinh tế xã hội như qui

mô thị trường và sự tăng trưởng và phát triển của thị trường, sự phát triển của cơ

sở hạ tầng, văn hóa, pháp luật, thể chế và chính sách của Chính phủ.

(3) Lợi thế về nội hóa (I - Internalisation Advantages) bao gồm: giảm chi

phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng.

Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thỏa

mãn đối với các nước thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trước khi có

FDI. Lý thuyết cho rằng: những yếu tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế sở hữu và lợi

thế nội hóa, còn lợi thế địa điểm tạo ra yếu tố “kéo” đối với FDI.

* Lý thuyết về các bước phát triển của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo quan điểm của lý thuyết này, quá trình phát triển của các nước được

chia ra thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: khi lợi thế về địa điểm của một nước (địa phương) kém hấp

dẫn, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ vào không nhiều do những hạn

chế của thị trường trong nước như: quy mô thị trường yếu, cơ sở hạ tầng đầu tư

kém, giáo dục yếu kém, lao động không có kỹ năng,… và hiếm khi thấy luồng ra

của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Giai đoạn 2: Nguồn vốn FDI vào địa phương bắt đầu tăng do lợi thế về địa

điểm đã thu hút các nhà đầu tư: KCHT đầu tư đã được cải thiện, sức mua trong

Page 51: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

44

nước bắt đầu tăng … nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bước này chủ

yếu là đầu tư vào sản xuất nhằm thay thế nhập khẩu, những ngành khai thác tài

nguyên thiên nhiên, sản xuất ra nguyên vật liệu, sản phẩm sơ chế và luồng ra của

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này còn hạn chế.

Giai đoạn 3: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bắt đầu giảm và

luồng ra của nguồn vốn này lại bắt đầu tăng. Kỹ thuật sản xuất của nước thu hút

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tiến tới sản xuất sản phẩm được tiêu

chuẩn hóa. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài chủ yếu tập trung vào những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu có

hiệu quả.

Giai đoạn 4: lợi thế sở hữu của các công ty trong nước tăng lên. Những

công nghệ lạc hậu sử dụng nhiều lao động dần dần được thay thế bởi công nghệ

tiên tiến có chi phí cao. Tuy nhiên các chi phí vốn sẽ trở nên rẻ hơn so với chi

phí lao động. Kết quả là, lợi thế địa điểm của nước sở tại sẽ chuyển sang các tài

sản. Do vậy, luồng vào và luồng ra của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

vẫn tăng, nhưng luồng ra sẽ nhanh hơn.

Giai đoạn 5: luồng ra và luồng vào của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tiếp tục tăng và khối lượng tương tự nhau.

* Lý thuyết về môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định

hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc

làm và mở rộng sản xuất. Dựa trên cơ sở về chi phí cơ hội, rủi ro và những rào

cản cạnh tranh trong đầu tư các nhà đầu tư tìm hiểu những cơ hội và động lực để

đầu tư đến một địa phương nào đó. Các nghiên cứu gần đây đã tiến hành xác

định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế địa phương, kết

quả cho thấy có sự khác biệt lớn về môi trường kinh doanh và chênh lệch về mức

độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, giữa các tỉnh và khu vực khác

nhau trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa các địa phương

trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chính quyền và môi trường pháp

lý của từng địa phương.

Page 52: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

45

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà

đầu tư nước ngoài, tuy nhiên có thể phân thành 2 loại như sau: (1) KCHT cứng

(hạ tầng, cảng biển, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực), đây là những

yếu tố cần phải có thời gian và nguồn tài chính để cải thiện; (2) cơ sở hạ tầng

mềm (năng lực của chính quyền, chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư…) đây là

nhóm yếu tố liên quan đến triết lý lãnh đạo của các nhà quản lý địa phương.

* Lý thuyết tiếp thị địa phương

Các nhà đầu tư đầu tư vào địa phương nào đó có hiệu quả có nghĩa là họ

thỏa mãn với địa phương đó. Khi đầu tư vào một địa phương nào đó mang lại

hiệu quả và đạt được mục tiêu thì họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của

mình cũng như giới thiệu cho các công ty khác đầu tư tại địa phương.

Có rất nhiều yếu tố về môi trường đầu tư có khả năng tác động vào sự

thỏa mãn của khách hàng đầu tư tại một địa phương và có thể chia thành ba

nhóm chính, đó là: (1) Kết cấu hạ tầng đầu tư; (2) chế độ, chính sách đầu tư và

(3) môi trường làm việc và sinh sống.

* Lý thuyết về cạnh tranh địa phương

Theo Michael Porter [94], để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp

phải đáp ứng được 4 tiêu chí sau: (1) Dựa vào hiệu suất lao động và vốn tạo ra

hiệu suất lớn hơn, chi phí thấp hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động; (2) Nâng

cao chất lượng, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá trị cao cho khách hàng;

(3) Đổi mới tạo ra sự khác biệt của công ty (của địa phương) với các đối thủ và

đòi hỏi một mức giá tăng thêm cho sản phẩm của nó hoặc giảm chi phí đáng kể

so với đối thủ; (4) Tạo ra sự thỏa mãn cho khách hàng trong việc nhận biết và

đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN được xác định, bao

gồm: chiến lược cạnh tranh của DN; quy mô sản xuất của DN; trình độ tổ chức,

quản lý; nguồn lực; trình độ công nghệ; hoạt động nghiên cứu phát triển; năng

lực cạnh tranh của sản phẩm; thị phần; năng suất sản xuất, kinh doanh; hiệu quả

kinh doanh; thương hiệu của DN.

Page 53: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

46

* Lý thuyết về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của địa phương, của

vùng nhận đầu tư

Môi trường đầu tư tại nước sở tại hay tại địa phương thuộc một vùng kinh

tế muốn đầu tư là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được xem xét khi muốn đầu tư

vào địa phương đó vì vậy đây được xem là yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh giữa

các địa phương. Khi nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, mà cụ thể trong nghiên

cứu này là chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi địa phương thu hút đầu tư. Mỗi

nhà đầu tư thường cảm nhận khác nhau về chất lượng dịch vụ vì vậy việc khách

hàng tham gia phát triển và đánh giá chất lượng dịch vụ là rất quan trọng.

Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau kế thừa mô hình 05 thành phần chất

lượng dịch vụ của Parasuraman trong nhiều lĩnh vực và thị trường khác nhau và

cho thấy rằng chất lượng dịch vụ giữa các ngành là khác nhau. Mô hình 05 thành

phần chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) do Parasuraman nhằm đánh giá chất

lượng dịch vụ cho rằng yếu tố tin cậy, yếu tố khả năng đáp ứng, yếu tố năng lực

phục vụ, yếu tố đồng cảm và yếu tố phương tiện hữu hình là những thành phần

nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ [93]. Cụ thể:

- Yếu tố tin cậy: được thể hiện khi dịch vụ được thực hiện đúng như lời

hứa một cách chính xác và đúng thời hạn thông qua khả năng thực hiện dịch vụ

của nhân viên.

- Yếu tố khả năng đáp ứng: được thể hiện qua việc nhân viên sẵn sàng

cung cấp các yêu cầu, dịch vụ kịp thời khi khách hàng yêu cầu.

- Yếu tố năng lực phục vụ: thông qua trình độ chuyên môn, phong cách

tác phong của nhân viên, khách hàng sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp cũng

như năng lực của nhân viên.

- Yếu tố sự đồng cảm: được thể hiện thông qua sự quan tâm, hỗ trợ và

chăm sóc của nhân viên đến từng khách hàng.

- Yếu tố phương tiện hữu hình: khách hàng sẽ cảm nhận được chất lượng

dịch vụ thông các những tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ nhằm phục

vụ khách hàng.

Page 54: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

47

Những lý thuyết nêu trên là cơ sở để tác giả luận án xây dựng những yếu

tố ảnh hưởng đến thu hút nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia.

2.2.2. Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

vùng kinh tế của quốc gia

Từ những lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp

và các nghiên cứu trước, tác giả tổng hợp và phân loại thành nhóm yếu tố bên

ngoài của vùng kinh tế và nhóm yếu tố bên trong vùng kinh tế.

2.2.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài của vùng kinh tế của quốc gia

Yếu tố bên ngoài vùng kinh tế ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài là những yếu tố ảnh hưởng vào hoạt động thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài mà không liên quan đến chính sách, điều kiện tự nhiên,

KCHT… của vùng tiếp nhận đầu tư. Cụ thể:

* Tình hình kinh tế và xu hướng đầu tư trên thế giới

Yếu tố đầu tiên phải kể đến là tình hình kinh tế thế giới, tình hình kinh tế

thế giới có biến động tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu

hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi tình hình kinh tế thế giới giảm

sút, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn sẽ làm giảm lượng đầu tư FDI và

các dự án FDI cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

* Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư của nhà đầu tư

Các nhà đầu tư chỉ quyết định đầu tư ra nước ngoài nếu thấy việc đầu tư ở

nước ngoài mang lại hiệu quả từ việc đầu tư, đem lại lợi nhuận cao hơn so với

việc đầu tư trong nước. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm riêng của mỗi thị trường mà

nhà đầu tư nước ngoài lại có những chiến lược và định hướng đầu tư khác nhau,

căn cứ vào các điều kiện về môi trường đầu tư của nước thu hút đầu tư. Mục

đích đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có thể được phân chia thành các loại như

sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường, Đầu tư trực

tiếp nước ngoài với mục tiêu khai thác tài nguyên thiên nhiên, Đầu tư trực tiếp

nước ngoài với mục tiêu khai thác hiệu quả. Trong ba loại đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên đây, loại đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu khai thác tài nguyên

Page 55: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

48

thiên nhiên thường được thực hiện đối với các quốc gia đang phát triển, mà ở đó

nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng nguồn nguyên liệu thô, lao động phổ

thông giá rẻ. Với loại đầu tư này, nước tiếp nhận đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng

bị khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu khoa học, ảnh hưởng rất lớn

đến yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất trong dài hạn, ảnh hưởng đến sự phát

triển bền vững.

* Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư

Tiềm lực tài chính của nước đầu tư không những có tác động mạnh đến

việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sự thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước tiếp nhận đầu tư.

Thông thường, các quốc gia (địa phương) có hoạt động đầu tư ra nước

ngoài là những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức tích lũy nội bộ trong

nước cao, có mức dự trữ ngoại tệ lớn. Do đó, họ tìm cách đầu tư ra nước ngoài

với mục đích nhằm khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn dư thừa này. Nhà

đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng triển khai hoạt

động đầu tư một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tránh hiện tượng trì hoãn, rút

vốn hoặc đi vay vốn để tiến hành đầu tư. Ngoài ra, với tiềm lực tài chính mạnh,

các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có điều kiện hơn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị,

công nghệ hiện đại cho dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng

và mang tính cạnh tranh cao. Đây chính là yếu tố đảm bảo tính bền vững trong

hoạt động FDI.

* Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đi đầu tư

Thông qua hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận

đầu tư sẽ được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển.

Một quốc gia có trình độ công nghệ cao thường làm chủ các công nghệ nguồn và

nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, rút ngắn thời

gian sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất

thải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của nước sở tại. Do vậy,

để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo tính bền vững, nước tiếp nhận

Page 56: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

49

đầu tư nên có chính sách thu hút những dự án FDI với trình độ công nghệ tiên

tiến, hiện đại.

* Sự cạnh tranh của các vùng khác trong quốc gia và chính sách của quốc

gia về thu hút FDI

Mỗi quốc gia và mỗi vùng kinh tế đều có những lợi thế về vị trí, đặc điểm

tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau vì thế các địa phương này sẽ có những lợi

thế cạnh tranh nhất định. Nếu sức cạnh tranh của các vùng khác mạnh hơn vùng

kinh tế nghiên cứu thì sẽ khó thu hút FDI vào vùng.

Chính sách thu hút FDI của quốc gia cũng là yếu tố tác động tới thu hút

FDI vào vùng kinh tế. Chính sách cởi mở, thông thoáng tạo điều kiện để các địa

phương của vùng kinh tế có thể khai thác được lợi thế, tiềm năng của mình.

Ngược lại, chính sách có nhiều rào cản tất sẽ kìm hãm khả năng thu hút FDI vào

vùng kinh tế của quốc gia.

2.2.2.2. Nhóm yếu tố bên trong vùng kinh tế của quốc gia

Các yếu tố bên trong của vùng kinh tế là những yếu tố về tài nguyên thiên

nhiên, chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực… của từng vùng. Mỗi vùng kinh tế

sẽ có đặc điểm riêng mà mức độ tác động của từng yếu tố này đến việc thu hút

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau.

* Ổn định kinh tế trong vùng

Đây là điều kiện tiên quyết đối với các nhà đầu tư, điều này đặc biệt quan

trọng đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thông

thường các nhà đầu tư sẽ chọn những địa phương có sự ổn định về kinh tế, đây

phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh

lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn ở đây chính là môi trường vĩ mô ổn định và

được đánh giá qua tiêu chí chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Thông thường các

dự án FDI ưu tiên đầu tư ở những nền kinh tế mang tính ổn định, nhất quán để

đảm bảo hiệu quả và ổn định của dòng FDI.

* Môi trường chính trị, an ninh trong vùng kinh tế

Khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả

năng kiểm soát mọi hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài vì thế các hoạt

Page 57: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

50

động đầu tư sẽ không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của

nước tiếp nhận đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI. Với tình

hình chính trị, xã hội bất ổn có nhiều khả năng sẽ không thu hút được các nhà

đầu tư nước ngoài vào địa phương vì lúc này rủi ro đối với các nhà đầu tư nước

ngoài là rất cao.

* Điều kiện tự nhiên của vùng kinh tế

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng mà có thể tác động vào động cơ

của nhà đầu tư nước ngoài trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ở

những địa phương thu hút FDI nếu có sẵn các lợi thế về vị trí địa lý, đặc biệt là

KCHT thuận tiện, có hệ thống vận tải, cảng biển… sẽ là những lợi thế so sánh ảnh

hưởng rất lớn đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

* Quy hoạch phát triển và cơ chế phát triển của các địa phương trong vùng

Nếu quy hoạch và chính sách phát triển vùng kinh tế của chính phủ cùng

hướng với động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài thì khả năng sẽ thu hút được

nhiều nguồn vốn FDI hơn và ngược lại.

* Công tác quản lý, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong vùng kinh tế

Hoạt động đầu tư nước ngoài vào các nước thu hút đầu tư có liên quan rất

nhiều đến các tổ chức, các cá nhân của nước tiếp nhận đầu tư, trong một khoảng

thời gian dài. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài rất cần có các cam kết về pháp

lý của chính quyền địa phương để họ có thể yên tâm làm ăn lâu dài.

Các nước tiếp nhận đầu tư cần có một hệ thống chính sách, quy định rõ

ràng và minh bạch, tiếp cận với thông lệ quốc tế. Cần có những ưu đãi về chính

sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đất đai, chính sách thuế phù hợp

và tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề đầu tư mà có các ưu đãi đặc biệt về thuế.

Đồng thời, xây dựng các quy định pháp luật nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,

công nghệ sản xuất kinh doanh…

* Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội của vùng

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nước tiếp nhận đầu tư là một trong những

yếu tố cơ bản để thu hút nguồn vốn FDI và cũng là yếu tố thúc đẩy hoạt động

Page 58: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

51

FDI phát triển, các yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất

kinh doanh.

Khi tiến hành đầu tư vào các dự án, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung

vào hoạt động sản xuất kinh doanh với KCHT đầu tư tốt thời gian thực hiện các

dự án sẽ được rút ngắn, bên cạnh đó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, chi phí

thông tin liên lạc cho các khâu và sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư. Một địa phương

có KCHT tốt, hệ thống đường sá, bến cảng, sân bay, thông tin liên lạc tốt sẽ giúp

cho các doanh nghiệp đầu tư thuận tiện trong việc vận chuyển, xây dựng các hệ

thống sản xuất hiện đại đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật, tối ưu hóa chi phí sản xuất,

giảm giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả cao. Do đó, để thu hút các nguồn

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại phải đảm bảo cho hoạt động của các

nhà đầu tư nước ngoài được thuận lợi thông qua việc ưu tiên phát triển đường sá,

nhà ga, sân bay, bến cảng, hệ thống điện, nước, hệ thống thông tin, liên lạc trước

khi tiếp nhận đầu tư.

* Chất lượng nguồn nhân lực của vùng kinh tế

Khi thực hiện các dự án FDI nhu cầu đối với nhân lực ở nước sở tại là tất

yếu. Để tối đa hóa lợi nhuận vốn, các nhà đầu tư nước ngoài thường nhằm vào

lợi thế của nước đầu tư với đầu vào của yếu tố rẻ hơn (so với nước đi đầu tư

hoặc nước sở tại khác). Chi phí lao động thường được coi là yếu tố quan trọng,

đặc biệt là trong lao động sản xuất. Thật vậy, Trung Quốc cung cấp lao động dồi

dào và chi phí thấp trong so sánh với quốc gia Châu Á nên dòng chảy FDI vào

Trung Quốc rất đáng kể. Do đó, nguồn nhân lực giá rẻ cũng chính là yếu tố quan

trọng thể hiện lợi thế cạnh tranh của địa phương đến việc thu hút đầu tư với các

nhà đầu tư nước ngoài.

Chất lượng lao động là yếu tố quyết định cho việc thu hút vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, yếu

tố lao động đông và giá nhân công rẻ có thể vẫn còn là lợi thế trong việc thu hút

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, song để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

thì nhất thiết phải có đội ngũ lao động chất lượng với trình độ tay nghề cao, tác

phong làm việc chuyên nghiệp và có thể lực tốt.

Page 59: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

52

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, họ được coi là hạt nhân của hoạt động

quản lý, có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý về đầu tư. Vì vậy, đội ngũ

cán bộ quản lý cần được đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và

phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển đất nước.

* Chất lượng dịch vụ công trong vùng kinh tế

Các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư

bao gồm hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư;

hỗ trợ trong việc lập hồ sơ dự án và xin phép đầu tư; hỗ trợ trong quá trình triển

khai dự án; hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động của dự án và hỗ trợ khi dự án

làm thủ tục để chuẩn bị chấm dứt hoạt động… Với cơ chế một cửa, nhiều quốc

gia đã hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài về mọi mặt trong suốt quá trình từ khi

bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi chấm dứt hoạt động đầu tư giúp cho

các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí.

* Thương hiệu địa phương trong vùng kinh tế

Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương nhiều khi

phụ thuộc rất lớn vào tư duy nhận thức, quan điểm của các nhà lãnh đạo của địa

phương. Nếu các nhà lãnh đạo địa phương xác định rằng việc thu hút FDI vào

địa phương là nhằm mục tiêu tối thượng là phát triển KT-XH của địa phương, vì

lợi ích của toàn thể dân và cộng đồng, thì khi đó các chính sách, biện pháp thu

hút FDI sẽ được đưa ra và thực hiện một cách bài bản, khoa học, bao gồm cả

việc xin ý kiến, mở rộng, tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và

người dân khi đó mọi mâu thuẫn, phát sinh đều được điều chỉnh và giải quyết

kịp thời. Trái lại, nếu các nhà lãnh đạo của địa phương chỉ nhằm vào phong trào,

thành tích, thậm chí đề cao lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, tham nhũng… thì đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương nhiều khi chỉ đạt được mục tiêu kinh tế,

tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, nhưng các vấn đề xã hội

khác và môi trường bị tổn hại nghiêm trọng, khó có thể khắc phục…

Các nghiên cứu của các tác giả ở nhiều nước cho thấy tham nhũng ở nước

nhận tiếp đầu tư sẽ ảnh hưởng xấu đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Page 60: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

53

nước ngoài. Chính vì vậy, khi thấy một nước có nạn tham nhũng nặng nề, các

nhà đầu tư nước ngoài sẽ không đầu tư vào nước đó nữa.

Với quy trình, thủ tục hành chính rườm rà mà các nhà đầu tư ngại tìm

kiếm các cơ hội đầu tư ở các nước tiếp nhận đầu tư, cũng có khi do mất quá

nhiều thời gian cho thủ tục pháp lý theo đúng qui định của nước tiếp nhận đầu tư

thì cơ hội đầu tư cũng đã qua mất.

* Môi trường sống và làm việc cho các nhà đầu tư ở trong vùng

Khi tiến hành đầu tư vào các địa phương thu hút đầu tư, các nhà đầu tư

nước ngoài rất quan tâm đến môi trường sống và làm việc ở nước sở tại vì hoạt

động FDI là một hoạt động lâu dài và các nhà đầu tư thường phải sống và làm

việc tại nơi này, thậm chí mang cả gia đình đến nơi đầu tư để sinh sống. Vì vậy,

các dịch vụ, tiện ích xã hội của nước nhận đầu tư cần được xem xét kỹ lưỡng có

đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ hay không.

Môi trường sống và làm việc thể hiện qua các yếu tố về văn hóa, giáo dục,

y tế. Chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hòa hợp và chi phí hợp

lý thể hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người

lao động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương.

* Liên kết vùng

Hiện nay có rất nhiều kiểu liên kết vùng, bao gồm các hình thức liên kết

tự nhiên của quá trình phát triển, trong đó nổi bật nhất là kiểu liên kết mang tính

lan tỏa, dạng liên kết này diễn ra một cách tự nhiên, khách quan trong quá trình

phát triển. Chủ thể chính của loại hình liên kết này là các doanh nghiệp, các đơn

vị sự nghiệp, gia đình và cá nhân. Đây là loại liên kết giữa các chủ thể đóng trên

địa bàn của các vùng khác nhau với nhau (liên kết theo chiều ngang) và mang

nặng tính thị trường, gồm các giao dịch mua bán, các loại hợp đồng, cổ phần

công ty…

Bên cạnh đó, liên kết theo quan hệ phân cấp giữa chính quyền Trung ương

và địa phương (liên kết dọc giữa cơ quan quản lý vùng lớn với vùng nhỏ), cách

này thường mang nặng tính mệnh lệnh hành chính. Ngoài ra còn có liên kết theo

Page 61: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

54

chiều ngang, đây là liên kết giữa các cơ quan quản lý cấp địa phương với nhau

và mang tính hành chính tự nguyện.

Vì nhiều lý do về thể chế, cho đến nay các liên kết vùng theo chiều dọc

(TW và địa phương) vẫn là loại liên kết chủ yếu, thậm chí trong một số trường

hợp còn lấn át các loại liên kết ngang. Điều này đã gây ra một số vấn đề nổi cộm

trong nền kinh tế: đó là tình trạng thiếu thống nhất về những thông tin kinh tế cơ

bản, khiến cho việc tìm hiểu môi trường kinh doanh trở lên khó khăn, thậm chí

gia tăng chi phí tìm hiểu và gia nhập thị trường. Đây là vấn đề tồn đọng từ lâu và

vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, khiến cho sức cạnh tranh của môi trường

kinh doanh chậm được cải thiện. Thêm vào đó, cuộc chạy đua xây dựng các

công trình KCHT (bến cảng, sân bay…), khu đô thị, KCN và một số loại sản

phẩm với cơ cấu kinh tế tương tự như nhau giữa các tỉnh, khiến cho trong một số

lĩnh vực, không sử dụng hết công suất, xuất hiện tình trạng dư cung, dẫn đến

lãng phí nguồn lực.

Việc xuất hiện tình trạng tranh chấp tài nguyên theo kiểu “tranh giành” và

xử lý ô nhiễm môi trường kiểu “đùn đẩy”. Không hiếm những ví dụ về các cơ sở

sản xuất quy hoạch KCN ở tình trạng gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại kinh

tế, sức khỏe con người… nhưng chưa có cơ chế xử lý thỏa đáng. Gần đây còn

xuất hiện hiện tượng các tỉnh, thành gia tăng hoạt động xúc tiến đầu tư riêng rẽ,

tuy thể hiện được tinh thần năng động, tích cực… nhưng ở góc độ của các nhà

đầu tư thì đây lại là một cách làm “lợi bất cập hại” thiếu tính tổ chức và thống

nhất về chính sách, đường hướng và thông tin.

Trong những năm tới nếu không có các giải pháp đột phá trong việc thu

hút đầu tư từ khu vực tư nhân và FDI thì tốc độ tăng trưởng sẽ không tăng lên

được. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp hiện có, trên phạm vi vùng, việc tăng

cường liên kết kêu gọi đầu tư phát triển trở thành nhu cầu khẩn thiết. Bên cạnh

đó, thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng

nhằm hình thành một mô hình tăng trưởng kinh tế mới có cơ cấu kinh tế hợp lý

hơn và dựa nhiều hơn vào yếu tố khoa học công nghệ để tiết kiệm hơn các chi

phí đầu vào, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Page 62: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

55

Trên thực tế, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ giống

như một giai đoạn mới của công cuộc đổi mới, bao gồm cả những thay đổi về thể

chế lẫn công nghệ, các quan hệ thị trường và cách thức quản lý của Nhà nước

đối với nền kinh tế. Vì vậy, liên kết vùng để thu hút đầu tư theo tư tưởng của tái

cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là một nhiệm vụ mới, đòi hỏi

phải có định hướng mới trong phân công và hợp tác giữa các địa phương cũng

như sự quan tâm nhiều hơn đến yếu tố khoa học - công nghệ của sản xuất và sự

lựa chọn các đối tác cũng như dự án đầu tư.

2.2.3. Các tiêu chí đánh giá về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế

Căn cứ vào các lý thuyết về các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng

kinh tế như đã chỉ ra, các tiêu chí đánh giá về các yếu tố tác động đến thu hút

FDI vào vùng kinh tế như sau:

* Nhóm các tiêu chí đánh giá tác động tích cực của các yếu tố đến thu hút

FDI vào vùng kinh tế

Các tác động tích cực của các yếu tố bên ngoài vùng và bên trong vùng

thể hiện trên nhiều khía cạnh, có thể nêu ra những tác động tích cực mang tính

định tính như sau:

Thứ nhất, việc phát huy vai trò của các yếu tố ngoài vùng và trong vùng

đưa đến sự gia tăng về chất lượng, số lượng các dự án đầu tư.

Số lượng các dự án đầu tư thu hút được vào vùng gia tăng phản ánh tác

động tích cực của không chỉ bản thân các yếu tố trong vùng như hạ tầng, môi

trường, thương hiệu địa phương… được phát huy tích cực. Việc cải thiện môi

trường đầu tư thông qua tác động tích cực của các yếu tố trong vùng được xem là

cơ sở cho việc đánh giá về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào vùng.

Không chỉ dừng lại ở số lượng, tác động tích cực, mức độ tác động sâu

sắc hay không của các yếu tố ngoài vùng, trong vùng còn được phản ánh qua

chất lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng thu hút được.

Page 63: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

56

Chất lượng các dự án FDI thể hiện ở các nhóm chỉ tiêu như: quy mô của

dự án, trình độ công nghệ, sự gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu, tính chất phức

tạp hay giản đơn của quá trình sản xuất, khả năng thị trường…

Chất lượng các dự án đầu tư còn được phản ánh qua khả năng lan tỏa, liên

kết giữa hoạt động của khu vực FDI với sự phát triển KT-XH của vùng kinh tế

và cả quốc gia nhận đầu tư.

Thứ hai, việc phát huy vai trò tích cực của các yếu tố tác động đến thu hút

FDI vào vùng đến tăng khả năng liên kết và hội nhập của vùng với cả nước, giữa

quốc gia tiếp nhận với thị trường khu vực, toàn cầu.

Mức độ tích cực thể hiện ở tính chất liên kết, hội nhập giữa vùng với cả nước

thông qua phát huy tính chất lợi thế của vùng so với các vùng khác trong cả nước.

Ngoài ra việc gắn kết giữa vùng với khu vực và thế giới cũng là tiêu chí

đánh giá về các tác động tích cực của các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào

vùng kinh tế. Mức độ tác động sâu sắc của cả yếu tố ngoài vùng và trong vùng

kinh tế càng phản ánh tính chất ảnh hưởng chặt chẽ giữa các yếu tố đó tới thu hút

FDI vào vùng kinh tế.

* Nhóm tiêu chí đánh giá các yếu tố tác động mang tính rào cản đối với

thu hút FDI vào vùng kinh tế

Quan sát ở một khía cạnh khác, các yếu tố tác động cũng có thể trở thành

rào cản đối với việc thu hút FDI vào vùng kinh tế. Thuộc mặt này, các yếu tố

mang tính chủ quan trong vùng như cơ chế, môi trường dịch vụ công, trình độ

hoàn thiện KCHT… thường sẽ trở thành rào cản đối với thu hút FDI vào vùng

kinh tế nếu không thông thoáng hoặc kém hoàn thiện.

Chỉ tiêu phản ánh tác động mang tính rào cản của các yếu tố tác động đến

thu hút FDI vào vùng kinh tế có thể được liệt kê gồm:

- Xu hướng giảm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng.

- Xu hướng giảm quy mô sản xuất của các dự án.

- Xu hướng thoái lui vốn, công nghệ của các dự án FDI vào vùng.

- Xu hướng giảm quy mô vào thị trường quốc tế, giảm mức độ liên kết

giữa các dự án với các địa phương.

Page 64: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

57

- Tính chất tăng nặng của ô nhiễm môi trường, ô nhiễm xã hội trong thực

hiện FDI vào vùng.

Nguyên nhân hình thành các hiện tượng rào cản trên có thể xuất hiện từ

các yếu tố ngoài vùng hoặc yếu tố trong vùng. Trong đó các yếu tố trong vùng

nếu không được phát huy vai trò tích cực, chúng sẽ trở thành các yếu tố kìm hãm

thu hút FDI vào vùng kinh tế.

Ngoài ra, về mặt định lượng, các tiêu chí đánh giá về các yếu tố tác động

đến thu hút FDI còn được xác định ở mức độ ảnh hưởng mạnh, sâu sắc hay yếu,

kém sâu sắc. Giữa các yếu tố sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến thu hút

FDI. Trên cơ sở các mức độ ảnh hưởng mà giúp cho việc ra quyết định và cải

thiện môi trường đầu tư được vững chắc hơn.

2.3. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT HUY VAI

TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ

2.3.1. Kinh nghiệm phát huy vai trò các yếu tố tác động đến thu hút

đầu tư của một số vùng kinh tế trong nước

* Kinh nghiệm từ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Được thành lập năm 2008, nằm ở vị trí trung bộ của đất nước, gồm 5 tỉnh,

thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định,

với diện tích tự nhiên là 27.881 km2 chiếm 8,45% diện tích cả nước; dân số

khoảng 6,5 triệu người, chiếm trên 7% dân số cả nước, có điều kiện thuận lợi hình

thành một hành lang kinh tế, thương mại quan trọng kết nối Bắc - Nam và là cửa

ngõ ra biển của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, nối Myama, Lào, Campuchia

với đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông và Thái Bình Dương [19].

Với 4 khu kinh tế ven biển gồm Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế),

Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nhơn Hội (Bình Định) và

19 KCN được Thủ tướng cho phép thành lập, Vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung chiếm 5,8% số KCN được cấp phép của cả nước và khoảng 45,2% số

KCN của 14 tỉnh miền Trung [19].

Page 65: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

58

Tính đến cuối năm 2018 Vùng đã thu hút được hơn 1.280 dự án, với tổng

vốn đăng ký hơn 500 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện hơn 210 nghìn tỷ đồng

(chiếm 42% tổng vốn đầu tư đăng ký), thu ngân sách khoảng 36- 40 nghìn tỷ

đồng. Trong đó, đầu tư vào các khu kinh tế có 420 dự án (chiếm 32,8%), vốn

đầu tư đăng ký hơn 380 nghìn tỷ đồng (chiếm 76%), thu ngân sách khoảng 30

nghìn tỷ đồng (chiếm 70-75%) [19]. Có thể nói, các khu kinh tế và KCN trong

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc

giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy phát triển KT-XH

của các địa phương trong Vùng. Có được những kết quả bước đầu quan trọng đó,

giữa các địa phương trong vùng đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều biện pháp

để thu hút đầu tư, phát huy tác động tích cực của các yếu tố nội vùng như điều

kiện tự nhiên, cải thiện các cơ chế, thuận lợi hóa môi trường thu hút đầu tư,

chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng KT-XH để tăng độ hấp dẫn các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, thời gian qua giữa các khu kinh tế và KCN trong Vùng còn thiếu sự

gắn kết, hợp tác lẫn nhau, tính cục bộ, địa phương trong quy hoạch và phát triển

còn khá phổ biến. Yêu cầu liên kết vùng, liên kết ngành, khắc phục trùng lặp,

chồng chéo dù đã được đặt ra nhưng sự hợp tác, phối hợp giữa các địa phương

cũng như giữa các Ban quản lý Vùng còn chưa chặt chẽ. Các KCN có chức năng

tương tự như nhau, nhưng lại không phát triển được các ngành công nghiệp hỗ

trợ, do đó đã không khai thác được các tiềm năng, tạo được sự hỗ trợ và bổ sung

cần thiết cho nhau mà trở thành cạnh tranh lẫn nhau vì nguồn lực có hạn.

Bên cạnh đó, gần đây xuất hiện hiện tượng các tỉnh, thành gia tăng hoạt

động xúc tiến đầu tư một cách riêng rẽ, tuy thể hiện được tinh thần năng động,

tích cực; nhưng ở góc độ của các nhà đầu tư thì lại thấy một đối tác thiếu tính tổ

chức và thống nhất về đường hướng, chính sách và thông tin….Ngoài ra, những

tồn tại trong liên kết của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là sự thiếu vắng

một cơ quan quản lý điều chỉnh liên kết vùng ở Vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung. Cơ quan này phải có đủ tư cách pháp nhân, cơ chế và nguồn lực để thực

hiện vai trò chức năng của mình trong quá trình phát triển các khu kinh tế và

Page 66: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

59

KCN. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, cơ chế

phân bổ ngân sách và nguồn lực hiện nay như một rào cản gắn kết các địa

phương trong liên kết với nhau.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí rất quan trọng đối với định

hướng phát triển KT-XH của cả nước. Sau 10 năm thành lập, với một loạt các

khu kinh tế, khu đô thị hình thành đã tạo nên một diện mạo, không gian kinh tế

năng động. Cần phải tạo cơ chế tập trung và tăng cường sự liên kết giữa các địa

phương là vấn đề trọng tâm đặt ra để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung trong thời gian tới.

* Kinh nghiệm từ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Vùng KTTĐ Bắc bộ gồm có 7 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc

Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hưng Yên), với tổng diện tích tự

nhiên toàn vùng là 15.593 km2, bằng 4,7% diện tích cả nước, dân số trung bình

năm 2010 là 14,46 triệu người, bằng 16,6% so cả nước. Nằm giữa hai bộ phận

lãnh thổ là đồng bằng sông Hồng và vùng núi Đông Bắc với 3 cực phát triển là

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Vùng có vị trí thuận lợi, với nhiều lợi thế so

sánh mang ý nghĩa quốc gia và khu vực, cũng như đảm nhận vị trí quan trọng

trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng. Thực tế thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc

bộ chưa xứng với tiềm năng Vùng KTTĐ Bắc bộ có thủ đô Hà Nội là trung tâm

chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, có hệ thống KCHT

giao thông vận tải khá đầy đủ và đang tiếp tục được đầu tư phát triển [31].

Hiện nay, toàn Vùng đã có 2 sân bay quốc tế là Nội Bài và Cát Bi và đang

hoàn thiện dự án sân bay quốc tế Vân Đồn ở Quảng Ninh. Hệ thống cụm cảng

Hải Phòng - Cái Lân là cửa mở ra vào toàn vùng Bắc bộ và là một trong những

cụm cảng nước sâu hàng đầu cả nước. Các tuyến Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18 là 2

trục xương sống cho cả Bắc bộ ngoài ra còn có Quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp

Vân - Ninh Bình, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đường cao tốc Thăng Long -

Nội Bài và tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc

Hà Nội - Quảng Ninh và đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường

Page 67: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

60

cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình. Thu hút vốn FDI của Bắc bộ so với các vùng

khác. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến

năm 2018, cả nước đã có 24,697 dự án với tổng vốn đăng ký 315,044 triệu USD

trong đó vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đứng thứ 2 so với các vùng trong cả

nước với 7,457 dự án và tổng số vốn đăng ký 80,347 triệu USD [18].

Với tiềm năng, lợi thế nhiều thuận lợi, các tỉnh trong vùng đã thực hiện

nhiều biện pháp chủ động, phối hợp giữa các địa phương trong thực hiện thu hút

đầu tư cũng như phát huy vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư. Trong

quy hoạch dự án, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành là những ưu tiên hàng đầu. Quy

hoạch các dự án FDI theo hướng hình thành các KCN tập trung, các cụm công

nghiệp, dịch vụ, các làng nghề, tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, đầu tư đồng

bộ, xử lý ô nhiễm môi trường sinh thái. Xây dựng, nâng cấp hệ thống vận tải hiện

đại, xây dựng các trường học, bệnh viện hiện đại, chất lượng, xây dựng các trung

tâm văn hóa, khu vui chơi giải trí, các công trình văn hóa du lịch, các khu dân cư,

khu đô thị... được ưu tiên đầu tư. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại

ngữ, năng lực hoạch định chính sách, điều hành doanh nghiệp, đạo đức nghề

nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, kỹ năng giao tiếp... cho đội ngũ

cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và đội ngũ lao động

làm việc trực tiếp ở các doanh nghiệp FDI là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

* Kinh nghiệm từ Vùng kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long

Về đầu tư FDI, tính đến năm 2018, ĐBSCL thu hút 1.528 dự án với tổng

vốn 21,437 tỷ USD, chỉ chiếm 6% của cả nước, một con số khiêm tốn. Số doanh

nghiệp ĐBSCL đến nay là 53.161 DN. Trong 6 tháng đầu năm 2018, việc thu

hút FDI vào ĐBSCL vẫn chưa có sự đột phá nào. Long An thu hút vốn mới và

tăng vốn đạt 349 triệu USD, Cần Thơ 171 triệu USD, Hậu Giang 50 triệu USD,

Vĩnh Long 24 triệu USD... Tính đến nay, Long An là địa phương có số vốn FDI

còn hiệu lực cao nhất với trên 6,3 tỷ USD, tiếp đó là Kiên Giang trên 2,9 tỷ

USD, Hậu Giang 1,4 tỷ USD, Cần Thơ trên 1 tỷ USD… Theo đánh giá của các

chuyên gia, FDI vào ĐBSCL không có những ngành nổi bật, chủ yếu là gia

Page 68: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

61

công, chế biến, thiếu ngành dẫn dắt, chỉ giải quyết được lao động việc làm, trong

khi kỳ vọng của FDI là chuyển giao công nghệ và hỗ trợ DN địa phương tham

gia chuỗi giá trị toàn cầu hầu như không có [32].

Bên cạnh thành tựu đã đạt được, thực trạng KT-XH vùng ĐBSCL vẫn còn

nhiều hạn chế, yếu kém và đang đứng trước những nguy cơ, thách thức mới, nhất

là trong quá trình hội nhập quốc tế. Tăng trưởng kinh tế thiếu vững chắc, tiềm

năng, lợi thế chưa được đầu tư khai thác đúng tầm, hệ thống KCHT còn hạn chế

và thiếu đồng bộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đội ngũ có trình chuyên

môn kỹ thuật cao, đặc biệt các ngành khoa học công nghệ còn nhiều bất cập;

công tác quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực còn chậm, tính khả thi chưa cao, đặc

biệt là chưa có định hướng, kế hoạch cụ thể để chủ động hội nhập quốc tế và

phát triển theo hướng chất lượng, bền vững.

Nguyên nhân là do chưa có chính sách đặc thù riêng cho vùng ĐBSCL,

nhất là liên kết vùng. Nhiều năm qua, ĐBSCL còn bị vướng bởi sự hợp tác liên

kết trong quá trình đầu tư sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Chưa

có sự quy hoạch đồng bộ nguồn nguyên liệu tập trung tại một số địa phương,

thiếu sự phân bổ cho các tỉnh tập trung sản xuất công nghiệp chế biến, một số địa

phương có lợi thế cho giao dịch thương mại, hậu cần (logistics) chưa được phát

huy do chưa có mối liên kết cụ thể thông qua những chính sách từ Chính phủ.

Điều này dẫn đến 13 tỉnh ĐBSCL đều giống nhau và thậm chí cạnh tranh nhau.

Những tồn tại này cần phải giải quyết để việc thu hút đầu tư vào ĐBSCL được

thuận lợi, nhanh chóng. Ngoài ra, một số địa phương cũng cho rằng cần thực

hiện cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nông

nghiệp, trong đó quan tâm đến các chính sách cho các DN đầu tàu, ngành, sản

phẩm chủ lực tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò của các yếu tố

tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Từ phân tích kinh nghiệm phát huy vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới

thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số vùng kinh tế, có thể

rút ra một số bài học sau cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ như sau:

Page 69: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

62

Một là, nhận thức đúng về vai trò, vị trí của FDI để có cơ chế phối hợp để

phát huy các yếu tố tác động đến thu hút hiệu quả. Kinh nghiệm từ các vùng cho

thấy, để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng

kinh tế điều cần thiết là phải xây dựng trước hệ thống KCHT thuận tiện, đồng bộ

đặc biệt là ở những khu kinh tế tập trung như KCN, đặc khu kinh tế. Bên cạnh

đó việc nhận thức đúng về vai trò của từng yếu tố tác động đến thu hút FDI là

hết sức quan trọng.

Hai là, để đạt được những thành công về thu hút dòng vốn đầu tư nước

ngoài vào vùng kinh tế theo mong muốn, các địa phương, vùng rất coi trọng

công tác quy hoạch phát triển, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư chung. Xây

dựng định hướng đúng về phát triển vùng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế

trong vùng kinh tế, cũng như định hướng thu hút nguồn vốn đầu tư vào các vùng,

các ngành ưu tiên như vậy các nhà đầu tư nước ngoài sẽ biết rõ hướng phát triển

của vùng kinh tế để họ có những quyết định lựa chọn đầu tư thích hợp.

Mặt khác, từ kinh nghiệm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài của vùng

Bắc Bộ, vùng Duyên Hải Miền Trung cho thấy việc thu hút nguồn vốn đầu tư

nước ngoài chỉ dựa trên mục tiêu phát triển và thẩm quyền của các đơn vị hành

chính cấp tỉnh, thành phố mà chưa có mối liên kết trách nhiệm nào đối với việc

triển khai quy hoạch phát triển vùng kinh tế sẽ dẫn đến giảm hiệu quả chung.

Đặc biệt, các vùng kinh tế này chưa có sự phối hợp đồng bộ về cơ chế, về chính

sách và quy hoạch tổng thể về ngành nghề, chưa có sự phân công hợp lý giữa các

địa phương trong vùng nên tác động lan tỏa của hoạt động FDI không như mong

muốn và sự hợp tác giữa các địa phương trong Vùng chưa mang lại hiệu quả cao,

đôi khi còn mang nặng tính hình thức.

Ba là, các chính sách miễn giảm thuế, ưu đãi đất đai, nguồn nhân lực, tài

nguyên môi trường cho phù hợp là quan trọng. Ưu tiên các dự án công nghệ cao,

dây chuyền sản xuất hiện đại vào các vùng kinh tế với các chính sách miễn giảm

thuế, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất … nhằm cải thiện và thay thế các công nghệ

cũ lạc hậu của quốc gia, tăng năng suất. Ngoài ra, các vùng cũng có những cơ

Page 70: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

63

chế, chính sách nhằm kiểm soát đối với các dự án đầu tư của các nhà đầu tư

nước ngoài liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia đặc biệt là môi trường sinh

thái, cũng như cân nhắc khi cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh

vực giữ vị trí quan trọng trong từng vùng kinh tế và trong cả nước.

Bốn là, cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài. Các

hình thức đầu tư nước ngoài phải nhằm vào phục vụ mục tiêu chuyển từ thu hút

đầu tư theo kiểu "lôi kéo" các ngành, lĩnh vực kinh tế sang thu hút kỹ thuật, quản

lý, nhân tài, chú trọng nhập khẩu công nghệ, nâng cao năng lực tự chủ sáng tạo

trong sử dụng đầu tư nước ngoài. Cần phải thận trọng, cân nhắc đối với các dự

án FDI có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Năm là, ngoài chính sách ưu đãi chung của cả nước, sự năng động của

chính quyền địa phương trong vùng đóng vai trò quan trọng trong thành công về

phát huy vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút FDI. Các tỉnh trong vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung luôn đi đầu về

sáng kiến tranh thủ sự ủng hộ của nước đầu tư trong cải cách hành chính nhằm

giảm chi phí cho nhà đầu tư nước ngoài trong xây dựng các KCN tập

trung…Chính vì thế, mặc dù các tỉnh trong vùng không có nhiều ưu thế về điều

kiện tự nhiên, song quy mô thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn

tăng trong những năm gần đây.

Sáu là, cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm

Miền Trung còn chưa có chính sách phối hợp nội vùng chặt chẽ. Trong vùng, các

tỉnh mới phát huy tính cạnh tranh theo lợi thế, mà chưa đạt tới sự phối hợp trong

phân bổ hợp lý các dự án FDI. Vì thế, cơ cấu đầu tư vào các KCN ở các tỉnh còn

khá giống nhau, chưa thể hiện sự liên kết sản xuất theo chuỗi.

Page 71: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

64

Chương 3

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ

ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀO VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2013-2018

3.1. KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH SWOT VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC

TIẾP VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2013 - 2018

3.1.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ ảnh

hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vai trò và định hướng phát triển Vùng kinh tế Đông Nam Bộ được xác

định trong nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và đảm

bảo quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Theo Quyết định số 943/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/7/2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển KT-XH vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 xác định:

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa -

Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng kinh

tế Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng

trưởng kinh tế cao, bền vững, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ mà hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh là trung

tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du

lịch, giao lưu quốc tế.

Là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn

nhân lực chất lượng cao; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng

dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến

năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

cả nước; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; là trung

tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực.

Page 72: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

65

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng theo hướng nâng cao hiệu quả và

sức cạnh tranh, tập trung ưu tiên đầu tư các ngành có tiềm năng, gắn

liền với việc đẩy mạnh liên kết giữa các ngành, thành phần kinh tế và

giữa các địa phương. Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo

với cơ cấu ngành nghề và trình độ hợp lý theo nhiều hình thức.

Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết có

hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần của nhân dân và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức

sống giữa các địa phương trong vùng, nhất là đồng bào nghèo, dân tộc

thiểu số, dân cư vùng giáp biên giới với Campuchia.

Phát triển bền vững, hài hòa giữa các mục tiêu về phát triển kinh tế,

phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái; từng bước kiểm

soát có hiệu quả vấn đề di dân tự do tới các tỉnh trong Vùng cùng với

việc bảo vệ và phát triển rừng; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ

môi trường đô thị, nguồn nước và không khí [44].

* Đặc điểm của vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Diện tích tự nhiên toàn vùng trên 30 ngàn km2, chiếm 9,2% diện tích cả

nước. Dân số toàn vùng chiếm khoảng 17% dân số cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của

vùng đạt 48%, bằng 1,8 lần trung bình của cả nước. Đặc biệt sản xuất đóng góp

hơn 45% GDP của cả nước và chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của cả nước,

đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Đáng chú ý, GDP tính theo đầu người

của vùng Đông Nam Bộ cao gấp 2.5 lần mức bình quân của cả nước [44]. Như

vậy, Đông Nam Bộ rõ ràng là một khu vực đang thực sự vượt trội về năng suất

và tăng trưởng so với các vùng còn lại trong cả nước.

Đông Nam Bộ là khu vực có tỷ suất nhập cư cao nhất cả nước, đồng thời

thu hút được đầu tư tư nhân (cả trong nước và FDI) nhiều nhất nước. Sự gia tăng

liên tục hai yếu tố đầu vào này đã giúp Đông Nam Bộ duy trì được tốc độ tăng

trưởng GRDP cao hơn mặt bằng chung của cả nước, do vậy đóng góp rất lớn vào

kết quả kinh tế chung của cả nước.

Page 73: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

66

* Chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng

kinh tế Đông Nam Bộ

Để hỗ trợ thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ, các cấp quản lý Trung

ương đã ban hành nhiều chính sách như: Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính

trị về phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam Bộ

và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020; Theo quyết định số 943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

20/7/2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Đông

Nam Bộ đến năm 2020 trong đó yêu cầu: rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện quy

hoạch ngành, lĩnh vực của toàn vùng theo hướng khai thác tối đa mọi tiềm năng,

thế mạnh của từng tỉnh nói riêng và của cả vùng nói chung [44].

Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7/4/2009 của Thủ tướng về định hướng,

giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI trong thời gian tới. Đồng thời, Quyết định

số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 về Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch

tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm

2050 và Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tướng về tăng cường

thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý FDI trong thời gian tới, Nghị quyết số

103/NQ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu

hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới.

Nhìn chung, chỉ đạo phát triển kinh tế vùng được Chính phủ quan tâm hơn

trong thời gian gần đây thể hiện qua tần suất dày đặc các văn bản pháp luật chế

định các hoạt động kinh tế ở vùng này. Đặc biệt, sự ra đời của Luật Đầu tư nước

ngoài năm 2005, trên cơ sở đó, các tỉnh vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã ban hành

nhiều chính sách chủ động thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu

quả. Cụ thể:

Thành phố Hồ Chí Minh: thành phố luôn đi đầu trong công tác thu hút

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quá trình phát triển KT-XH. Thông

qua nhiều biện pháp tổ chức thực hiện để mời gọi các nhà đầu tư vào thành phố,

các cấp bộ Đảng, chính quyền và ban ngành kế hoạch đầu tư đã dựa vào tình

Page 74: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

67

hình thực tế và theo chủ trương, chính sách của Đảng đã làm tốt công tác thu hút

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố

Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều kế hoạch để tăng cường công tác thu hút vốn

FDI như: Kế hoạch số 03/2006/QĐ-UBND về chỉ đạo, điều hành phát triển KT-

XH thành phố năm 2006, Chỉ thị số 23/2006/CT-UBND về kế hoạch phát triển

KT-XH năm 2007, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Chương trình Hội

nhập kinh tế quốc tế của thành phố giai đoạn 2007-2010. Bằng những chính sách

đúng đắn, cởi mở, trong năm 2018, thành phố đã thu hút được hơn 7 tỷ USD,

tăng 15% tổng vốn đầu tư so với năm 2017, nâng tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới

và tăng vốn còn hiệu lực trên địa bàn thành phố lên thành 44,94 tỷ USD với 8.112

dự án; tiếp tục khẳng định vai trò dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI của thành

phố [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]. Bên cạnh những kết quả như trên, vẫn còn

một số tồn tại, hạn chế, đó là: tác động lan tỏa từ doanh nghiệp nước ngoài sang

các doanh nghiệp trong nước còn thấp; việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ từ

các doanh nghiệp nước ngoài đã đặt ra từ nhiều năm nay nhưng kết quả rất hạn

chế; lũy kế giải ngân vốn đầu tư nước ngoài còn thấp, chỉ đạt khoảng 46% tổng

vốn đăng ký; trong cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài vẫn ưu tiên đầu tư

lĩnh vực bất động sản, chiếm 29% tổng nguồn vốn đăng ký; một số doanh nghiệp

chưa nghiêm túc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường, những công nghệ rác,

công nghệ lạc hậu vẫn thâm nhập, len lỏi vào thành phố để lại những hậu quả

khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển bền vững,…

Tỉnh Đồng Nai: tỉnh Đồng Nai có chủ trương không thu hút vốn đầu tư

nước ngoài bằng mọi giá mà ưu tiên những dự án có chọn lọc, kết quả việc thu

hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Đồng Nai vẫn đang đạt kết quả cao, đặc

biệt trong lĩnh vực công nghiệp, các KCN. Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án

tăng vốn năm 2018 tính đến ngày 31/12/2018 là 1.915,53 triệu USD, đạt 104%

so với cùng kỳ năm 2017 (1.839,12 triệu USD), đạt 191% kế hoạch năm. Trong

đó cấp mới 131 dự án với tổng vốn 1.045 triệu USD; 107 dự án điều chỉnh vốn

Page 75: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

68

với tổng vốn tăng thêm 870 triệu USD. Lũy kế đến ngày 31/12/2018 trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai có 1.883 dự án với tổng vốn đầu tư 33,78 tỷ USD. Các dự án mới

của nhà đầu tư chủ yếu thuộc các quốc gia châu Á, phần lớn vẫn là các dự án của

Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Trong đó 55 dự án đầu tư Hàn Quốc có tổng

vốn đầu tư đăng ký là 305,2 triệu USD (chiếm 42% tổng số dự án và chiếm

29,2% tổng vốn đầu tư của các dự án FDI thu hút mới); 18 dự án Nhật Bản có

tổng vốn đầu tư đăng ký là 113,7 triệu USD (chiếm 13,74% tổng số dự án và

chiếm 11% tổng vốn đầu tư của các dự án FDI cấp mới); 10 dự án Đài Loan có

tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,2 triệu USD (chiếm 7,63% tổng số dự án và chiếm

5,57% tổng vốn đầu tư của các dự án FDI cấp mới) [13]; [14]; [15]; [16]; [17];

[18]. Để trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu

tư FDI, bên cạnh những tiềm năng, thuận lợi tỉnh Đồng Nai ưu tiên các nguồn

lực để đầu tư phát triển đồng bộ KCHT (công ty hạ tầng tên tuổi như Sonadezi,

Sonadezi Long Bình, Tín Nghĩa, Long Đức) và các KCN nổi tiếng (Biên Hòa 1,

Biên Hòa 2, Long Thành, Amata, các KCN Nhơn Trạch...), giá trị thương hiệu

của về hạ tầng và các KCN là lợi thế quan trọng, tạo sức hút đối với các doanh

nghiệp FDI. Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện chính sách cải cách thủ

tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần cải cách hành

chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ

nhà đầu tư, tiến đến chính quyền điện tử. Đồng thời, tỉnh Đồng Nai thường

xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp FDI trên

địa bàn để giải quyết các vướng mắc của Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất

kinh doanh….

Tỉnh Bình Dương: trong năm 2018, tỉnh Bình Dương đứng thứ 4 cả nước

về thu hút vốn FDI với hơn 2,2 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, vượt 57% so với kế

hoạch năm, vốn đăng ký đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại

tỉnh hơn 1,7 tỷ USD; vốn đăng ký đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh đạt hơn

1,66 tỷ USD, đồng thời có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình

Dương, đứng đầu là lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) với tổng vốn đầu tư đăng

Page 76: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

69

ký 338 triệu USD, tiếp theo là Hàn Quốc với 302 triệu USD [13]; [14]; [15];

[16]; [17]; [18]. Nổi bật có một số dự án FDI lớn, như Dự án cung cấp dịch vụ

internet do Tập đoàn NTT (Nhật Bản), 2 dự án kinh doanh dịch vụ logistics, bất

động sản công nghiệp do Tập đoàn Tài chính Warburg Pincus liên doanh với

Becamex IDC đầu tư tại KCN Bàu Bàng và KCN Mỹ Phước 3... để thu hút nhiều

dự án FDI tỉnh Bình Dương đã xây dựng chiến lược rất cụ thể với nhiều chủ

trương, chính sách và cách làm sáng tạo nhằm mang lại thuận lợi tốt nhất cho

các nhà đầu tư như: KCHT hiện đại, được kết nối đồng bộ. Thủ tục hành chính

thường xuyên được rà soát và đơn giản hóa, góp phần tạo lập hệ thống hỗ trợ

kinh doanh. Cụ thể: tỉnh xác lập ba đầu mối tiếp nhận hồ sơ: trong KCN, thuộc

thẩm quyền xét duyệt của Ban quản lý các KCN, Ban quản lý VSIP; bên ngoài

KCN, thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch-Đầu tư. Thời gian cấp phép đầu tư và

trả lời kết quả dự án đã được rút xuống còn 1/3 so với quy định của Trung ương.

Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên lựa chọn Bình Dương còn vì lý do

chính sách thu hút đầu tư của tỉnh luôn ổn định, rành mạch và dễ dự báo cũng

như tình hình an ninh, trật tự luôn ổn định. Đây là một trong những tiêu chí ưu

tiên lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn kinh tế lớn và uy tín trên thế giới.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: ngoài điều kiện tự nhiên về cảng biển nước sâu,

danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên phong phú, Bà Rịa - Vũng Tàu với

hạ tầng giao thông thuận lợi, gần trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là

một trong những lợi thế quan trọng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào địa

phương nhằm phát triển KT-XH. Trong năm 2018, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp

mới cho 44 dự án và điều chỉnh tăng vốn 14 dự án có vốn đầu tư nước ngoài,

tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1,952 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư cấp mới là

1,782 tỷ USD và vốn tăng thêm khoảng 170 triệu USD. Một số dự án có quy mô

vốn đầu tư lớn đã hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư để triển khai dự án trong 06

tháng đầu năm 2018 như: Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho chứa khí

hóa lỏng (LPG) tại KCN Cái Mép - Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc (1,2 tỷ USD),

Nhà máy sản xuất giấy Marubeni tại KCN Phú Mỹ 3 (211 triệu USD); Nhà máy

Page 77: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

70

sản xuất gạch ốp lát gốm sứ granite tại KCN Mỹ Xuân B1-Conac (1.100 tỷ

đồng), Kho tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và tái hóa khí thiên nhiên

Hải Linh Vũng Tàu - Công ty TNHH Hải Linh quy mô 220.000 m3 (4.971 tỷ

đồng), Dự án Cảng tổng hợp Cái Mép - Công ty TNHH Cảng Tổng hợp Cái Mép

(2.000 tỷ đồng)… [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]. Để thu hút đầu tư có hiệu

quả và phát huy những lợi thế có được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện công

tác quy hoạch theo ngành, lĩnh vực và địa bàn bảo đảm yêu cầu phát triển bền

vững. Với cơ chế “một cửa, tại chỗ, liên thông” đã hỗ trợ, giảm thiểu thời gian

và chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện các thủ tục đầu tư.

Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, các diễn đàn đối thoại lãnh đạo tỉnh đã

kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh

của doanh nghiệp, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tỉnh Bình Phước: với vị trí địa kinh tế rất quan trọng khi nằm tiếp giáp

hai trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Bình

Dương, Đồng Nai, có vị trí “yết hầu” giữa Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí

Minh và đặc biệt có 240 km đường biên giới, là một trong những cửa ngõ quan

trọng kết nối với nước bạn Campuhia và cả khu vực Đông Nam Á, tỉnh đã ưu

tiên lựa chọn hạng mục cấp thiết, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và

mang lại hiệu quả thu ngân sách. Trong năm 2018 thu hút đầu tư của tỉnh đạt kết

quả khả quan về số lượng và chất lượng, cụ thể: Đối với thu hút đầu tư trong

nước, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn đăng

ký là 2,382 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 14% về số dự án, tăng 22%

về số vốn đăng ký đầu tư [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]. Trong đó, Đài Loan

đứng đầu cả về dự án và vốn đăng ký, tiếp theo là Hàn Quốc và các nhà đầu tư

đến từ Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Các lĩnh vực thu hút vốn

đầu tư chính là chế biến gỗ, may mặc, da giày, dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm,

cơ khí điện máy và điện năng lượng mặt trời, tập trung tại các địa bàn trọng

điểm, như: Đồng Phú, Chơn Thành và thành phố Đồng Xoài. Để đạt được những

kết quả khả quan đó, UBND tỉnh đã triển khai các nghị định của chính phủ nhằm

Page 78: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

71

hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư, đồng thời tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách cải

cách, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả chất

lượng phục vụ nhà đầu tư, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, các diễn đàn

đối thoại nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh

nghiệp đầu tư.

Tỉnh Tây Ninh: với vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh Tây Ninh sẽ là điểm trung

chuyển, tiếp vận, tập kết và phân phối hàng hóa của cả khu vực ASEAN và

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xác định được lợi thế này, UBND tỉnh đã

tiến hành các chương trình xúc tiến đầu tư với quy mô lớn để tìm kiếm nguồn

vốn đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng;

đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN để thu hút nhiều nhà đầu tư. Năm 2018, tỉnh

Tây Ninh đã thu hút được 294 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có 271 dự án

thuộc lĩnh vực công nghiệp, chiếm tỷ lệ 96,17% trên tổng số dự án với tổng số

vốn thu hút đầu tư từ nước ngoài khoảng 6 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là quốc

gia có vốn đầu tư cao nhất, tiếp đến là Hàn Quốc [13]; [14]; [15]; [16]; [17];

[18]. Cùng với việc thu hút các dự án FDI cấp mới, giai đoạn từ 2016 đến 2018,

nhờ tập trung thu hút đầu tư theo hướng "tại chỗ" - tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai và hoạt động của dự án; kịp thời tháo

gỡ khó khăn; đồng hành xuyên suốt cùng doanh nghiệp... mà nhiều nhà đầu tư

đang hoạt động đã mạnh dạn tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh. Để tiếp tục thu hút các nguồn vốn vào địa bàn, nhất là vốn đầu tư nước

ngoài, thời gian tới tỉnh Tây Ninh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cải

cách thủ tục hành chính đồng thời triệt để phát huy nội lực và lợi thế so sánh của

mình vào những lĩnh vực có thế mạnh như chế biến nông lâm sản, thực phẩm và

du lịch.

* Thực trạng xây dựng KCHT trong vùng Đông Nam Bộ

Hệ thống KCHT trong toàn vùng kinh tế Đông Nam Bộ đang được đầu tư

ngày càng hoàn thiện, các địa phương trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ đang

từng bước tiến hành nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa toàn bộ hệ thống KCHT

Page 79: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

72

trong Vùng. Giai đoạn 2011 - 2016 hệ thống KCHT giao thông vùng đã được ưu

tiên đầu tư mở rộng, nâng cấp theo hướng hiện đại, nhiều công trình, dự án trọng

điểm đã và đang được triển khai thực hiện.

Lĩnh vực đường bộ: Tính đến thời điểm hiện tại đã có 91 km đường cao

tốc được đưa vào khai thác gồm: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (40

km), Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (51 km); đang triển khai

thi công 109 km gồm: Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận; đã xác

định nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn Tân

Vạn - Nhơn Trạch; Đang kêu gọi và cơ bản xác định nguồn vốn đầu tư các tuyến

cao tốc gồm: Biên Hòa - Phú Mỹ, Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Nha

Trang, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Dầu Giây - Liên Khương. Bên cạnh đó đã hoàn

thành đầu tư vào cấp các tuyến quốc lộ (1, 51, 55, 56, 22, 60, đường Hồ Chí

Minh qua Bình Phước…) để dần tạo nên bộ khung hạ tầng đường bộ với chất

lượng cao, đáp ứng nhu cầu vận tải vùng.

Lĩnh vực đường sắt: Đang triển khai các dự án nâng cấp cải tạo cầu yếu và

thông tin tín hiệu trên hành lang Bắc - Nam. Các tuyến đường sắt xây dựng mới

đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư như: đường sắt Bắc - Nam khu

vực Thành phố Hồ Chí Minh đoạn Trảng Bom - Hòa Hưng, Biên Hòa - Vũng

Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ, Dĩ An - Lộc Ninh. Các dự án

đường sắt vùng Đông Nam Bộ nhìn chung triển khai chậm. Đường sắt đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh đang thi công tuyến số 1, đang điều chỉnh dự án tuyến

số 2, chuẩn bị đầu tư tuyến số 5.

Lĩnh vực đường biển: Các cảng biển đang được triển khai theo quy hoạch:

Đã hoàn thành khu bến Cái Mép (cảng Vũng Tàu). Một số các cảng (SP-PSA,

SIPD, SPCT, VICT) đã đầu tư cho tàu 80.000 DWT ra vào. Cảng Thành phố Hồ

Chí Minh: khu bến Hiệp Phước (giai đoạn 1) và khu bến Cát Lái đã đưa vào khai

thác và tiếp nhận tàu 30.000 DWT; khu bến trên sông Đồng Nai đang hoạt động.

Bên cạnh đó, luồng vào cảng Thành phố Hồ Chí Minh theo sông Soài Rạp đã

Page 80: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

73

hoàn thành cải tạo nâng cấp giai đoạn 2 (độ sâu 9,5 m) cho tàu 30.000 DWT đến

Phú Mỹ, tàu trên 100.000 DWT đến khu Cái Mép.

Lĩnh vực đường thủy nội địa: đã hoàn thành nâng cấp các tuyến Sài Gòn -

Kiên Lương (Qua kênh Sa Đéc - Lấp Vò), Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau

(qua kênh Xà No). Tuyến kênh Chợ Gạo đã hoàn thành giai đoạn 1 năm 2015,

đang triển khai đầu tư giai đoạn 2.

Lĩnh vực hàng không: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã sửa chữa

và đưa đường hạ cất cánh 25R/07L vào khai thác trở lại, đã nâng cấp nhà ga hành

khách nội địa; Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được Quốc Hội thông

qua chủ trương đầu tư, Bộ GTVT đang chỉ đạo lập dự án đầu tư giai đoạn 1, dự

kiến trình Thủ tướng Chính phủ để Chính phủ trình Quốc Hội thông qua vào năm

2018; triển khai đầu tư giai đoạn 1 để phấn đấu đưa vào khai thác năm 2025.

Như vậy, có thể nói trong những năm qua các tuyến trục giao thông chính

kết nối các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ đã và đang được đầu tư, kết

hợp tăng cường quản lý, bảo trì nên năng lực thông qua đã được cải thiện rõ rệt,

phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trong điều kiện hội nhập kinh tế.

* Thực trạng xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở vùng Đông Nam Bộ

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ được Nhà nước hỗ trợ về mặt chính sách cho

các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên các phương diện:

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao

công nghệ hiện đại, tiên tiến, công nghệ mang hàm lượng chất lượng cao thân

thiện với môi trường vào Việt Nam nhằm tạo ra những sản phẩm mới, nâng cao

năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn

tài nguyên, nguyên liệu và đảm bảo thân thiện với môi trường sống. Nhà nước

đảm bảo các dự án đầu tư tại Việt Nam về quyền lợi hợp pháp theo pháp luật về

chuyển giao công nghệ.

Hỗ trợ đào tạo và khuyến khích phát triển các dịch vụ đầu tư: Bằng nguồn

ngân sách nhà nước Nhà nước phát triển các dịch vụ nhằm cung cấp minh bạch

Page 81: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

74

thông tin về thị trường, chính sách đầu tư, khoa học và công nghệ…, thêm vào

đó Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đào tạo,

diễn đàn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý. Hỗ trợ các doanh nghiệp

bằng nguồn ngân sách nhà nước trong việc đào tạo nguồn lao động trong nước,

góp vốn và tài trợ cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực.

Ưu đãi thị thực xuất cảnh, nhập cảnh: Nhà nước hỗ trợ, cung cấp thị thực

cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài và gia đình của họ

được nhập cảnh, xuất cảnh nhiều lần và thời hạn thị thực tối đa là 5 năm cho một

lần cấp.

Hoạt động xúc tiến đầu tư: Với nguồn hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến đầu

tư từ nguồn ngân sách nhà nước các cơ quan nhà nước đẩy mạnh công tác quảng

bá giới thiệu, xúc tiến nhằm thu hút vốn ĐT từ các thành phần kinh tế; sử dụng

và tranh thủ tối đa các nguồn vốn để ĐT phát triển KCHT KT-XH có quy mô

lớn, đồng bộ và hiện đại.

3.1.2. Phân tích SWOT về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Lợi thế

- Có vị trí địa lý thuận lợi

- Nhiều tài nguyên quý giá (dầu khí)

- Hệ thống KCHT phát triển hiện đại

- Có nguồn nhân lực chất lượng cao

- Có lợi thế phát triển một số ngành

công nghệ cao, logistics, dịch vụ, tài

chính…

- Có lợi thế về phát triển du lịch sinh

thái, bãi biển, di tích lịch sử, văn hóa…

Bất lợi

- Hệ thống chính sách chưa hoàn thiện

- KCHT chưa đáp ứng tương xứng với

tốc độ phát triển

- Phân bổ không gian công nghiệp

chưa hợp lý, còn chồng chéo gây lãng

phí

- Ngân sách dành cho hoạt động đào

tạo nghề còn khá hạn chế

- Ô nhiễm môi trường, nguồn nước ảnh

hưởng đến môi trường sống

- Liên kết vùng chưa chặt chẽ

Page 82: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

75

Cơ hội

- Là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện và

lợi thế nổi trội để thu hút các dự án có

hàm lượng chất lượng cao.

- Trong bối cảnh cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam đi tắt,

đón đầu, bắt kịp với các nước phát

triển, trong đó có vùng Kinh tế Đông

Nam Bộ.

- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

có thể là cơ hội rất tốt cho Việt Nam

nói chung và vùng kinh tế Đông Nam

Bộ nói riêng trong việc thu hút FDI.

Thách thức

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của

các quốc gia

- Công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi

trường, chuyển giá, trốn thuế

- Việc khai thác tài nguyên; thị trường

các yếu tố đầu vào cho sản xuất vận

hành chưa hiệu quả

- Hạn chế về hạ tầng, nguồn nhân lực,

năng suất lao động

- Tổ chức bộ máy yếu kém, nạn tham

nhũng, lãng phí, gây thất thoát vẫn còn.

* Những lợi thế của vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong việc thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào vùng

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tài nguyên

quý giá (dầu, khí…), hệ thống KCHT phát triển nhất cả nước, có nguồn nhân lực

chất lượng cao đồng thời là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, là địa bàn có vai

trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên,

chủ động hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các

nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là vùng đi đầu phát triển trong một số ngành

sản xuất và dịch vụ tiên tiến, nhất là các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản

xuất phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch

góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực

cho quá trình phát triển KT-XH của cả nước.

Page 83: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

76

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế du lịch

với tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng. Ngoài ra còn có rất nhiều bãi biển, danh

thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa… tạo khả năng phát triển du lịch đặc sắc,

hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân

lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các Vùng lân cận và cả nước,

đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu

của cả nước.

* Những bất lợi của vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong việc thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào vùng

Hệ thống chính sách hỗ trợ đầu tư chưa phản ánh đầy đủ và cụ thể về các

đặc thù của vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Còn thiếu những chính sách quy định rõ

những lĩnh vực được khuyến khích phát triển và những lĩnh vực hạn chế đầu tư

trong vùng; các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; chính sách ưu đãi về thuế,

về giá thuê mặt bằng…

Mặc dù là vùng có hệ thống KCHT hiện đại song do nhu cầu đầu tư hạ

tầng giao thông quá lớn, KCHT giao thông vận tải vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu phát triển của toàn vùng, chưa hình thành được các trung tâm logistics, cảng

cạn quy mô lớn có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức của vùng. Các

tuyến liên vùng, hướng tâm, vành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không

và các cửa khẩu quốc tế chưa hoàn chỉnh.

Sự phân bố không gian phát triển công nghiệp trong vùng vẫn còn nhiều

bất cập, tình trạng đầu tư chồng chéo vẫn còn diễn ra, đặc biệt có những ngành

được đầu tư ở cả những khu vực không có lợi thế. Đầu tư và kêu gọi đầu tư thiếu

sự đồng bộ, thiếu sự gắn kết ngay trong nội bộ vùng. Sự hợp tác và liên kết giữa

các vùng kinh tế còn lỏng lẻo từ quy hoạch đến thu hút đầu tư và phân bổ nguồn

lực. Tình trạng trùng lắp về cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư giữa các địa phương

trong nội bộ vùng vẫn xảy ra gây lãng phí nguồn lực và triệt tiêu các lợi thế của

các địa phương trong nội bộ vùng.

Page 84: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

77

Mặc dù vùng kinh tế Đông Nam Bộ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao tuy nhiên nguồn ngân sách dành cho các hoạt động đào tạo vẫn

ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng về số lượng

nguồn lao động. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực của vùng sẽ là rào cản lớn

trong việc thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, những ngành công

nghiệp mũi nhọn.

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ tập trung nhiều dự án FDI trong lĩnh vực

công nghiệp vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước do

chất thải công nghiệp và do quá trình đô thị hóa đã gây ra nhiều thiệt hại đối với

môi trường sống xung quanh.

* Những cơ hội và thách thức của vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong việc

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện và lợi thế

nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là phát triển công nghệ

cao, điện tử - tin học, dầu khí, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu ứng

dụng và triển khai khoa học - công nghệ.

Đồng thời, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế thế

giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới

sáng tạo, thì đây được xem là cơ hội để Việt Nam đi tắt, đón đầu, bắt kịp với các

nước phát triển. Là một vùng kinh tế năng động, có những lợi thế cạnh tranh

như: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, chi phí sản

xuất cạnh tranh, thị trường tiêu thụ tăng trưởng tốt, chính sách thu hút đầu tư hấp

dẫn, môi trường đầu tư liên tục được cải thiện…là những yếu tố rất hấp dẫn, thu

hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Vùng.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến xu hướng dòng chảy FDI

thành làn sóng “tháo chạy” một chiều, không chỉ đối với các nhà đầu tư nước

ngoài ở Trung Quốc, mà cả với các nhà đầu tư Trung Quốc. Khi đó, Việt Nam sẽ

là một địa chỉ thay thế được chú ý, đó có thể là cơ hội rất tốt cho Việt Nam nói

chung và vùng kinh tế Đông Nam Bộ nói riêng.

Page 85: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

78

Tuy vậy, những xung đột về thương mại, đầu tư giữa các quốc gia, những

biến động thương mại khó lường trên thế giới cũng đặt ra thách thức không nhỏ

cho Việt Nam nói chung và vùng kinh tế Đông Nam Bộ nói riêng. Cụ thể:

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức

biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen

rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình

quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc

tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu

đối với các nền kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác

giữa các nước càng trở thành phổ biến. Nền kinh tế tri thức đang trở thành xu thế

phát triển mới, do đó, con người và tri thức trở thành yếu tố quyết định sự phát

triển của mỗi quốc gia.

Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và trong khu vực

sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc đã và

đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư nhằm cạnh tranh thu hút đầu tư nước

ngoài từ các nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển

kinh tế. Điều này tạo nên thách thức lớn đối với Việt Nam.

Nhiều dự án FDI vào Việt Nam chủ yếu để tận dụng lao động giá rẻ, có

công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, chuyển giá, trốn thuế.... cũng là một

trong những thách thức lớn đối với vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong giai đoạn

hiện nay

Việc khai thác tài nguyên; thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất vận

hành chưa hiệu quả, gây nhiều khó khăn trong việc định vị Việt Nam là điểm

đến cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

Môi trường đầu tư, kinh doanh dù liên tục được cải thiện, nhưng vẫn còn

khoảng cách nhất định so với các nước trong khu vực, như hạn chế về hạ tầng,

nguồn nhân lực, năng suất lao động. Xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng cho

trong nước và phát triển công nghiệp phụ trợ tiếp tục là những thức của Việt

Nam trong giai đoạn tới.

Page 86: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

79

Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế. Tổ chức

thực hiện còn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải

quyết có hiệu quả những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức

xúc. Nạn tham nhũng, lãng phí còn là những vấn đề nghiêm trọng, chưa được

đẩy lùi.

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ

3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết mà tác giả đã tổng hợp cũng như chọn lọc các

yếu tố phù hợp với thực tế nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất mô hình nghiên

cứu như sau:

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI

cho vùng Đông Nam Bộ

Trong quá trình toàn cầu hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

nước ngoài thay đổi, các yếu tố truyền thống như vị trí địa lý, tài nguyên sẵn có

giảm tầm quan trọng, trong khi chất lượng KCHT, nguồn lực chất lượng cao

ngày càng quan trọng. Do đó các yếu tố và đo lường các yếu tố trong mô hình

được thiết kế dựa trên sự kế thừa có chọn lọc giữa các yếu tố truyền thống và cập

nhật các yếu tố mới từ các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm gần

đây, đặc biệt là các nghiên cứu ở nền kinh tế chuyển đổi phù hợp với đặc thù

Kết cấu hạ tầng đầu tư

Chính sách đầu tư

Môi trường sống và làm việc

Chất lượng dịch vụ công

Thương hiệu địa phương

Liên kết vùng

Nguồn nhân lực

QUYẾT

ĐỊNH ĐẦU

H1

H2

H3

H4

H5

H6

H7

Page 87: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

80

nghiên cứu này. Từ đó, tác giả đề xuất 7 yếu tố tác động đến thu hút đầu tư nước

ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ gồm: (1) KCHT đầu tư; (2) Chính sách

đầu tư; (3) Liên kết vùng; (4) Nguồn nhân lực; (5) Môi trường sống và làm việc;

(6) Chất lượng dịch vụ công; (7) Thương hiệu địa phương. Tùy theo mỗi nghiên

cứu mà mức độ quan trọng của từng yếu tố có thể khác nhau, một số tiêu chí có

vai trò quyết định trong việc lựa chọn đầu tư ở nước này có thể không là những

tiêu chí quan trọng ở các nước khác. Vấn đề này có thể được giải thích là do sự

khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật, giữa các nước.

Căn cứ vào việc tổng hợp các mô hình nghiên cứu trước, có thể thấy yếu

tố KCHT đầu tư được các nhà đầu tư đánh giá là có sự ảnh hưởng nhiều nhất và

phổ biến nhất trong hầu hết các nghiên cứu. Trên thực tế nghiên cứu của đề tài,

đối với việc quyết định đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, để các nhà đầu tư

có thể tin tưởng khi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ thì yếu tố KCHT đầu

tư là yếu tố đầu tiên các nhà đầu tư cân nhắc để ra quyết định.

Kết cấu hạ tầng đầu tư: đây là yếu tố cơ bản và cần thiết cho việc SXKD

của bất kỳ công ty nào. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về hạ tầng cơ bản

như điện, nước, giao thông, mặt bằng và các yếu tố hạ tầng kỹ thuật như thông

tin liên lạc, hệ thống ngân hàng.

Giả thuyết H1: Yếu tố KCHT đầu tư có tác động cùng chiều đến quyết

định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Chính sách đầu tư: chính sách của chính quyền địa phương về ưu đãi đối

với đầu tư; tính năng động của chính quyền trong hỗ trợ DN đầu tư về thủ tục

hành chính, pháp lý, thuế; các văn bản, chính sách rõ ràng, minh bạch và được

triển khai nhanh đến DN để cán bộ công quyền không thể trục lợi hay nhũng

nhiễu DN.

Giả thuyết H2: Yếu tố chính sách đầu tư có tác động cùng chiều đến quyết

định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Liên kết vùng: Liên kết vùng để thu hút đầu tư là một nhiệm vụ mới, đòi

hỏi phải có định hướng mới trong phân công và hợp tác giữa các địa phương

Page 88: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

81

cũng như sự quan tâm nhiều hơn đến yếu tố khoa học - công nghệ của sản xuất

và sự lựa chọn các đối tác cũng như dự án đầu tư.

Giả thuyết H3: Yếu tố liên kết vùng có tác động cùng chiều đến quyết định

đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là yếu tố hấp dẫn để thu

hút các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao và thâm dụng lao động;

lao động có kỹ năng và có kỷ luật thích hợp cho những dây chuyền sản xuất

công nghiệp; và đặc biệt là lao động quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ ngoại

ngữ làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Giả thuyết H4: Yếu tố nguồn nhân lực có tác động cùng chiều đến quyết

định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc thể hiện qua

các yếu tố về văn hoá, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh

hoạt, sự hoà hợp và chi phí hợp lý thể hiện một môi trường sống chất lượng và

phù hợp với nhà đầu tư và người lao động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn

bó lâu dài với địa phương.

Giả thuyết H5: Yếu tố môi trường sống và làm việc có tác động cùng chiều

đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông

Nam Bộ.

Chất lượng dịch vụ công: chất lượng dịch vụ công thể hiện trong việc giải

quyết các thủ tục hành chính cần thiết trong hoạt động đầu tư và SXKD cũng

như hưởng lợi từ những hỗ trợ của Nhà nước ở những khu vực mà nhà nước có

lợi thế và doanh nghiệp khó có khả năng tự tiếp cận.

Giả thuyết H6: Yếu tố chất lượng dịch vụ công có tác động cùng chiều đến

quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Thương hiệu địa phương: Một doanh nghiệp có thể coi là hoạt động hiệu

quả khi các mục tiêu mà nó đề ra đạt được như ý muốn. Các nhà đầu tư thường

tìm đến những địa phương có thương hiệu để đầu tư vì họ có thể tiết kiệm được

chi phí tìm hiểu môi trường đầu tư và tránh được rủi ro.

Page 89: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

82

Giả thuyết H7: Yếu tố thương hiệu địa phương có tác động cùng chiều đến

quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Sự thỏa mãn của nhà đầu tư: Hiệu quả trong hoạt động đầu tư cũng thể

hiện được mức độ thoả mãn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư thoả mãn với địa phương

thường có xu hướng quyết định tiếp tục đầu tư SXKD lâu dài ở địa phương cũng

như giới thiệu địa phương cho các nhà đầu tư khác.

3.2.2. Thực hiện nghiên cứu

3.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Quy trình nghiên cứu sơ bộ gồm hai bước như sau:

Bước 1: Thảo luận nhóm với các chuyên gia trong các lĩnh vực về FDI

Công cụ: Dàn bài phỏng vấn cá nhân được chuẩn bị trước.

Đối tượng: Những chuyên gia, nghiên cứu viên trong các lĩnh vực về FDI

đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ (Danh sách các

chuyên gia ở Phụ lục 1).

Nội dung thảo luận: Trao đổi về các yếu tố, thành phần ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Các biến

quan sát cho từng thang đo thành phần (Bảng câu hỏi phỏng vấn xem ở Phụ lục 3).

Mục đích: Thông qua bước thảo luận nhóm này nhằm bổ sung và điều

chỉnh thêm các biến quan sát, đồng thời dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia

giúp tác giả khám phá ra các yếu tố mới bổ sung vào các biến quan sát dùng để

đo lường các khái niệm trong mô hình.

Bước 2: Phỏng vấn thử nghiệm

- Công cụ: Bảng câu hỏi thô xây dựng từ mô hình nghiên cứu và những

thông tin được hiệu chỉnh trong cuộc thảo luận nhóm chuyên gia.

- Đối tượng: Lựa chọn ngẫu nhiên 100 đối tượng ngẫu nhiên, là những cán

bộ quản lý tại các doanh nghiệp FDI tại các KCN của vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

- Mục đích:

+ Đánh giá nội dung bảng câu hỏi (rõ ràng, phù hợp chưa, có chỗ nào khó

hiểu hoặc gây nhầm lẫn hay không)

Page 90: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

83

+ Điều chỉnh nội dung các câu hỏi để hoàn tất bảng câu hỏi chính thức.

Kết quả hiệu chỉnh và mã hóa thang đo

Thang đo các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư tại vùng kinh tế Đông

Nam Bộ như sau:

- Thang đo KCHT đầu tư:

Cơ sở hạ tầng 1: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng

có giao thông thuận lợi (thời gian và chi phí).

Cơ sở hạ tầng 2: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng

có hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu cho SX-KD.

Cơ sở hạ tầng 3: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng

có hệ thống cấp nước, thoát nước đầy đủ đáp ứng được yêu cầu cho SX-KD.

Cơ sở hạ tầng 4: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng

có hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện (điện thoại, internet,…).

Cơ sở hạ tầng 5: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng

có mặt bằng đáp ứng được yêu cầu cho SX-KD.

Cơ sở hạ tầng 6: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng

có hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu.

- Thang đo chính sách đầu tư:

Chính sách đầu tư 1: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn.

Chính sách đầu tư 2: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi).

Chính sách đầu tư 3: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có văn bản về luật pháp được triển khai nhanh đến công ty.

Chính sách đầu tư 4: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ DN.

Chính sách đầu tư 5: Tôi chọn vẫn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

nếu địa phương không có những chính sách hấp dẫn.

Page 91: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

84

- Thang đo liên kết vùng:

Liên kết vùng 1: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có các ngành công nghiệp phụ trợ đặt tại các tỉnh/thành phố trong vùng.

Liên kết vùng 2: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có sự phối hợp giữa các tỉnh/thành phố trong xúc tiến thương mại.

Liên kết vùng 3: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có chuỗi ngành hàng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

Liên kết vùng 4: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có hoạt động phối hợp tổ chức sản xuất giữa các tỉnh trong vùng.

- Thang đo nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực 1: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có các trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN.

Nguồn nhân lực 2: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động không có kỹ năng).

Nguồn nhân lực 3: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có lao động có kỷ luật cao.

Nguồn nhân lực 4: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt.

Nguồn nhân lực 5: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây các công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ.

Nguồn nhân lực 6: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương.

- Thang đo môi trường sống và làm việc:

Môi trường sống và làm việc 1: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì tại đây các bất đồng giữa công nhân và DN được giải quyết thỏa đáng.

Môi trường sống và làm việc 2: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông

Nam Bộ vì tại đây hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu.

Môi trường sống và làm việc 3: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông

Nam Bộ vì tại đây hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu.

Page 92: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

85

Môi trường sống và làm việc 4: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông

Nam Bộ vì tại đây môi trường không bị ô nhiễm.

Môi trường sống và làm việc 5: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông

Nam Bộ vì tại đây điểm vui chơi giải trí hấp dẫn.

Môi trường sống và làm việc 6: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông

Nam Bộ vì tại đây người dân thân thiện.

Môi trường sống và làm việc 7: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông

Nam Bộ vì tại đây chi phí sinh hoạt hợp lý.

- Thang đo chất lượng dịch vụ công:

Chất lượng dịch vụ công 1: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì tại đây thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng.

Chất lượng dịch vụ công 2: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì tại đây chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi doanh nghiệp cần.

Chất lượng dịch vụ công 3: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì tại đây thủ tục hải quan nhanh gọn.

Chất lượng dịch vụ công 4: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì tại đây các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ trợ tốt cho DN.

- Thang đo thương hiệu địa phương:

Thương hiệu địa phương 1: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì muốn đầu tư vào tỉnh X ở vùng.

Thương hiệu địa phương 2: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì đã có nhiều người đầu tư thành công tại tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ.

Thương hiệu địa phương 3: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì Tỉnh X ở vùng Đông Nam Bộ là một tỉnh có thương hiệu ấn tượng.

Thương hiệu địa phương 4: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam

Bộ vì tỉnh X ở vùng đang là điểm đến của các nhà đầu tư.

- Thang đo quyết định đầu tư:

Quyết định đầu tư 1: Tôi nghĩ lợi nhuận của công ty sẽ đạt như ý muốn.

Quyết định đầu tư 2: Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ là

một quyết định đúng đắn.

Page 93: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

86

Quyết định đầu tư 3: Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài

hạn ở vùng Đồng Nam Bộ.

Quyết định đầu tư 4: Tôi sẽ giới thiệu vùng Đông Nam Bộ cho các công

ty khác.

Quyết định đầu tư 5: Công ty chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tư tại

vùng Đông Nam Bộ.

3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức

Sau khi đã điều chỉnh thang đo sơ bộ từ nghiên cứu định tính, thang đo

này sẽ được sử dụng chính thức trong nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định

lượng được dùng để kiểm định thang đo, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ và mức độ quan trọng của

từng yếu tố.

Bảng khảo sát được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nhà quản

lý các doanh nghiệp FDI tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ, thời gian khảo sát từ

tháng 11/2017 đến tháng 05/2018. Khi đến các doanh nghiệp, phỏng vấn viên sẽ

trực tiếp gặp các nhà quản lý của công ty để xin phỏng vấn các nhà quản lý.

Trong thời gian trên mà mẫu khảo sát tối thiểu vẫn chưa đảm bảo, tác giả sẽ tiến

hành phỏng vấn qua điện thoại, email đối với các nhà quản lý của các doanh

nghiệp FDI đang hoạt động tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

3.2.2.3. Kỹ thuật phân tích số liệu

* Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Sau khi đã có thang đo sơ bộ ban đầu từ nghiên cứu định tính, luận án

đánh giá độ tin cậy và giá trị của nó. Thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s

Alpha cho các thang đo để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp trong thang

đo vì hệ số Cronbach’s Alpha thể hiện mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát

trong thang đo tương quan với nhau.

Trên cơ sở đó, các biến có hệ số tương quan với tổng (item-total

correlation) thấp hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là khi nó

đảm bảo độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên.

Page 94: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

87

* Phân tích nhân tố khám phá EFA

Việc phân tích nhân tố EFA trong đề tài này được thực hiện bằng phương

pháp trích Principal Component Analysic với phép xoay vuông góc Varimax để

có thể trích được nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần

nhỏ nhất.

Điều kiện để phân tích EFA được thực hiện qua 2 kiểm định: kiểm định

Bartlett xem xét giả thuyết H0: các biến không có tương quan với nhau trong

tổng thể. Nếu phép kiểm định Bartlett có p < 5% nghĩa là chúng ta từ chối giả

thuyết H0, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau; thứ hai là kiểm định KMO

(Kaise - Meyer - Olkin), để sử dụng được EFA, KMO phải lớn hơn 0.

Tiêu chí chọn số lượng nhân tố: dựa trên tiêu chí Eigenvalue: với tiêu chí

này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố (dừng ở nhân tố) có Eigenvalue

tối thiểu bằng 1 và tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained) được

phải bằng hoặc lớn hơn 50%.

Tiêu chí chọn biến: Trong ma trận xoay nhân tố các biến quan sát nào có

trọng số nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại vì biến này đã không đo

lường được khái niệm chúng ta cần đo lường.

* Phân tích hồi quy tuyến tính

Trước tiên là phân tích tương quan. Phân tích tương quan giúp tính toán

mức độ tuyến tính giữa 2 biến. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các

biến độc lập lớn chứng tỏ chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến

tính có thể phù hợp.

Tiếp theo, phân tích hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương

nhỏ nhất OLS được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập

đến biến phụ thuộc cũng như kiểm định các giả thuyết mô hình.

Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến

vào cùng 1 luợt (phương pháp Enter), sau đó tác giả kiểm định sự phù hợp của

mô hình hồi quy thông qua hệ số Adjusted R Square và kiểm định F.

Page 95: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

88

- Kiểm định t để xem xét giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng

0, nhằm mục đích xác định các biến độc lập nào thực sự có tác động đến biến

phụ thuộc.

- Hệ số Beta cho biết mức độ tác động và chiều tác động của các biến độc

lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (mức độ hài lòng).

- Cuối cùng, để đảm bảo mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp, tin cậy

cần thực hiện dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính như

giả định liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư không đổi, phân phối chuẩn

của phần dư, tính độc lập của phần dư, hiện tượng đa cộng tuyến.

3.2.3. Kết quả nghiên cứu

3.2.3.1. Mẫu nghiên cứu

Căn cứ vào mẫu nghiên cứu tối thiểu là 205 quan sát, tác giả tiến hành

phát ra 400 phiếu khảo sát để phỏng vấn các nhà đầu tư nước ngoài tại vùng kinh

tế Đông Nam Bộ để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, từ tháng 11/2017 đến tháng

05/2018. Đối tượng khảo sát là những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các

KCN trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ gồm: KCN Hiệp Phước, KCN Vĩnh Lộc,

KCN Tân Tạo; KCN Amata, KCN Biên Hòa 2 (Đồng Nai); KCN Mỹ Phước 2,

KCN VSIP 2 (Bình Dương); KCN Becamex - Bình Phước, KCN Minh Hưng

(Bình Phước); KCN Mỹ Xuân A, KCN Cái Mép (Vũng Tàu); KCN Trảng Bàng,

KCN Chế xuất Linh Trung III (Tây Ninh);

Số phiếu phát ra: 400 phiếu

Số phiếu thu về: 390 phiếu đạt 97.5%

Số phiếu hợp lệ: 379 phiếu đạt 94.75%

Phiếu khảo sát hợp lệ là phiếu khảo sát đầy đủ thông tin và trả lời một

cách khách quan, không có trường hợp chỉ lựa chọn 1 mức độ cho tất cả câu hỏi

(hoặc 1, 2, 3, 4, 5). Các phiếu khảo sát hợp lệ được nhập liệu vào phần mềm

SPSS 22.0 để tiến hành phân tích dữ liệu và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Page 96: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

89

3.2.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha

Các thang đo trong nghiên cứu này được đánh giá bằng công cụ hệ số tin

cậy Cronbach’s Alpha. Những thành phần nào không đạt yêu cầu về độ tin cậy

(Cronbach’s Alpha < 0.7 đối với nghiên cứu điển hình hoặc 0.6 đối với những

nghiên cứu mới và hệ số tương quan biến tổng <0.3) sẽ bị loại.

Bảng 3.1: Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Mã Phát biểu

Tương

quan biến-

tổng

CRA

nếu loại

biến

Yếu tố KCHT đầu tư: Cronbach’s Alpha = 0.801

CSHT1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có giao thông thuận lợi (thời gian và chi phí). 0.581 0.766

CSHT2

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu cho

SX-KD.

0.536 0.776

CSHT3

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có hệ thống cấp nước, thoát nước đầy đủ đáp

ứng được yêu cầu cho SX-KD.

0.563 0.773

CSHT4

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện (điện

thoại, internet,…).

0.599 0.762

CSHT5 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có mặt bằng đáp ứng được yêu cầu cho SX-KD. 0.529 0.777

CSHT6 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu. 0.566 0.771

Yếu tố chính sách đầu tư: Cronbach’s Alpha = 0.827

CSDT1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. 0.594 0.804

Page 97: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

90

CSDT2

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi

dụng để trục lợi).

0.713 0.768

CSDT3

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có văn bản về luật pháp được triển khai nhanh

đến công ty.

0.646 0.792

CSDT4

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

vùng có lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ

DN

0.61 0.796

CSDT5 Tôi chọn vẫn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

nếu địa phương không có những chính sách hấp dẫn 0.618 0.796

Yếu tố liên kết vùng: Cronbach’s Alpha = 0.813

LKV1

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có các ngành công nghiệp phụ trợ đặt tại các

tỉnh/thành phố trong vùng.

0.636 0.764

LKV2

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có sự phối hợp giữa các tỉnh/thành phố trong xúc

tiến thương mại

0.632 0.767

LKV3

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có chuỗi ngành hàng phù hợp với hoạt động của

doanh nghiệp

0.597 0.782

LKV4

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có hoạt động phối hợp tổ chức sản xuất giữa các

tỉnh trong vùng.

0.67 0.747

Yếu tố nguồn nhân lực: Cronbach’s Alpha = 0.805

NNL1

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có các trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu

của DN.

0.528 0.783

Page 98: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

91

NNL2

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động

không có kỹ năng).

0.575 0.772

NNL3 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có lao động có kỷ luật cao. 0.536 0.781

NNL4

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây có khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của

lao động tốt.

0.559 0.775

NNL5 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây các công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ. 0.528 0.784

NNL6

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa

phương.

0.656 0.753

Yếu tố môi trường sống và làm việc: Cronbach’s Alpha = 0.842

MTSLV1

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây các bất đồng giữa công nhân và DN được giải

quyết thỏa đáng.

0.588 0.824

MTSLV2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu. 0.595 0.821

MTSLV3 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu. 0.588 0.823

MTSLV4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây môi trường không bị ô nhiễm. 0.623 0.818

MTSLV5 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây điểm vui chơi giải trí hấp dẫn. 0.641 0.814

MTSLV6 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây người dân thân thiện. 0.585 0.823

MTSLV7 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây chi phí sinh hoạt hợp lý. 0.585 0.823

Page 99: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

92

Yếu tố chất lượng dịch vụ công: Cronbach’s Alpha = 0.749

CLDVC1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng. 0.602 0.64

CLDVC2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi DN cần. 0.577 0.694

CLDVC4

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại

đây các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ

trợ tốt cho DN.

0.587 0.667

Yếu tố thương hiệu địa phương: Cronbach’s Alpha = 0.824

THDP1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

muốn đầu tư vào tỉnh X ở vùng. 0.665 0.772

THDP2

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì đã

có nhiều người đầu tư thành công tại tỉnh X ở vùng

Đồng Nam Bộ.

0.645 0.78

THDP3

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

Tỉnh X ở vùng Đông Nam Bộ là một tỉnh có thương

hiệu ấn tượng.

0.655 0.777

THDP4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì

tỉnh X ở vùng đang là điểm đến của các nhà đầu tư. 0.635 0.785

Yếu tố quyết định đầu tư: Cronbach’s Alpha = 0.82

QDDT1 Tôi nghĩ lợi nhuận của công ty đã/ sẽ đạt như ý muốn. 0.65 0.775

QDDT2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ là

một quyết định đúng đắn 0.621 0.782

QDDT3 Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài

hạn ở vùng Đồng Nam Bộ 0.568 0.801

QDDT4 Tôi sẽ giới thiệu vùng Đông Nam Bộ cho các công ty

khác 0.656 0.771

QDDT5 Công ty chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tư tại vùng

Đông Nam Bộ. 0.6 0.792

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu điều tra

Page 100: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

93

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đều

0.7 và hệ số tương quan biến tổng 0.3 nên các yếu tố này chấp nhận được và tiếp

tục đưa vào phân tích tiếp, bao gồm các yếu tố: KCHT đầu tư (0.801); chính sách

đầu tư (0.827); Liên kết vùng (0.813); Nguồn nhân lực (0.805); Môi trường sống

và làm việc (0.842); Thương hiệu địa phương (0.824); Riêng yếu tố: Chất lượng

dịch vụ công có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.716 tuy nhiên giá trị của cột

Cronbach's Alpha nếu xóa biến CLDVC3 là 0.749, hệ số này lớn hơn hệ số

Cronbach Alpha nên loại biến quan sát CLDVC3 để tăng độ tin cậy của thang đo.

Kết quả kiểm định thang đo yếu tố quyết định đầu tư của các doanh

nghiệp FDI trên vùng kinh tế Đông Nam Bộ cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là

0.82 0.7 và tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 vì vậy yếu tố hài lòng đảm

bảo độ tin cậy của thang đo và tiếp tục đưa vào nghiên cứu.

3.2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phép trích (Extraction

Method) là Principal components với phép xoay (Rotation) Varimax.

Bảng 3.2: Kết quả EFA của các yếu tố tác động đến thu hút FDI

HỆ SỐ TẢI NHÂN TỐ

1 2 3 4 5 6 7

MTSLV5 0.749

MTSLV4 0.732

MTSLV1 0.72

MTSLV3 0.715

MTSLV6 0.706

MTSLV7 0.706

MTSLV2 0.702

NNL6 0.786

NNL2 0.708

NNL4 0.706

Page 101: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

94

NNL5 0.703

NNL3 0.676

NNL1 0.657

CSDT2 0.845

CSDT3 0.783

CSDT4 0.745

CSDT5 0.732

CSDT1 0.728

CSHT4 0.744

CSHT6 0.722

CSHT1 0.721

CSHT3 0.706

CSHT2 0.686

CSHT5 0.682

THDP1 0.824

THDP3 0.805

THDP2 0.801

THDP4 0.783

LKV4 0.83

LKV1 0.798

LKV2 0.785

LKV3 0.77

CLDVC1 0.826

CLDVC4 0.818

CLDVC2 0.795

Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 22 (Phụ lục 4)

Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 35 biến quan sát của 7 thang đo

thành phần được đưa vào phân tích yếu tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích

Page 102: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

95

yếu tố khám phá (EFA) cho thấy hệ số KMO = 0,775 cho thấy dữ liệu phù hợp

để thực hiện phân tích yếu tố (0,5 < KMO < 1) và có hệ số Eigenvalue = 1.959

lớn hơn 1, tổng phương sai trích 58.369 % lớn hơn 50% vì vậy các hệ số kiểm

định đều đạt yêu cầu (Phụ lục 2).

Bảng 3.3: Phân tích EFA với yếu tố quyết định đầu tư

BIẾN QUAN SÁT HỆ SỐ TẢI NHÂN TỐ

QDDT4 0.796

QDDT1 0.793

QDDT2 0.770

QDDT5 0.749

QDDT3 0.725

Eigenvalue 2.941

Phương sai tích lũy 58.827

KMO 0.848

Kiểm định Bartlett’s Sig = 0.000

Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 22 (Phụ lục 4)

Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) cho thấy hệ số KMO = 0,848

cho thấy dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích yếu tố (0,5 < KMO < 1) và hệ số

Eigenvalue = 2.941 lớn hơn 1, tổng phương sai trích 58.8 % lớn hơn 50% vì vậy

các hệ số kiểm định đều đạt yêu cầu (Bảng 3.4, Phụ lục 2).

Xem xét ma trận xoay nhân tố: các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố

lớn hơn 0.5 cho thấy các biến quan sát đều đủ điều kiện để phân tích các bước

tiếp theo.

Như vậy, so với mô hình lý thuyết thì sau khi phân tích nhân tố khám phá

EFA, các biến quan sát đều hội tụ thành các nhóm yếu tố như mô hình ban đầu,

do đó kết quả khảo sát của tác giả hoàn toàn đáng tin cậy để đưa vào phân tích

hồi quy tuyến tính.

3.2.3.4. Ma trận tương quan Pearson

Page 103: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

96

Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan Pearson

CSHT CSDT LKV NNL CLDVC MTSLV THDP QDDT

CSHT

Pearson

Correlation 1

Sig. (2-tailed)

CSDT

Pearson

Correlation -.032

1

Sig. (2-tailed) .532

LKV

Pearson

Correlation .054 -.107

*

1

Sig. (2-tailed) .298 .037

NNL

Pearson

Correlation -.001 -.174

** -.040

1

Sig. (2-tailed) .979 .001 .432

CLDVC

Pearson

Correlation .100 .125

* .031 .005

1

Sig. (2-tailed) .052 .015 .553 .919

MTSLV

Pearson

Correlation .024 -.067 .082 .018 .026

1

Sig. (2-tailed) .637 .190 .110 .730 .613

THDP

Pearson

Correlation .005 -.054 -.039 .105

* .054 .070

1

Sig. (2-tailed) .918 .295 .447 .042 .298 .174

QDDT

Pearson

Correlation .487

** .084 .163

** .410

** .350

** .158

** .263

**

1

Sig. (2-tailed) .000 .101 .001 .000 .000 .002 .000

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (Phụ lục 4)

Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập

với nhau và các biến độc lập với biến phụ thuộc (Bảng 3.4), kết quả cho thấy rằng:

Page 104: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

97

Giá trị sig. của các biến CSHT, THDP, LKV, MTSLV lớn hơn 0.05 chứng

tỏ các biến này không có mối tương quan với nhau. Tuy nhiên hệ số tương quan

của CSDT với NNL, CLDVC có sig nhỏ hơn 0.05 nhưng hệ số tương quan khá

nhỏ do đó có nhiều khả năng các biến độc lập không có tương quan với nhau tức

là sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Giá trị sig. của các biến độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.05 vì

vậy có thể thấy các biến độc lập này có mối tương quan với biến phụ thuộc.

Riêng biến CSDT có sig lớn hơn 0.05 chưa đủ cơ sở để kết luận có mối quan hệ

giữa biến độc lập này với biến phụ thuộc, cần có kết quả của phân tích hồi quy

tuyến tính bội để khẳng định điều này.

Mô hình nghiên cứu:

QDDT = β0 + β1CSHT + β2CSDT + β3LKV + β4NNL + β5CLDVC +

β6MTSLV + β7THDP + ε

Trong đó: QDDT: Quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào

vùng kinh tế Đông Nam Bộ; CSHT: KCHT đầu tư; CSDT: Cơ chế chính sách đầu

tư; LKV: Liên kết vùng; NNL: Nguồn nhân lực; CLDVC: Chất lượng dịch vụ công;

MTSLV: Môi trường sống và làm việc; THDP: Thương hiệu địa phương.

3.2.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính

Tác giả thực hiện kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương

pháp thực hiện cùng lúc (Enter), tức là các biến được đưa cùng lúc vào quá trình

phân tích để cho ra kết quả cuối cùng

* Độ phù hợp của mô hình

Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy bằng lệnh Enter, cho thấy R2 điều chỉnh

(Adjusted R square) = 0.594, như vậy mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu

nghiên cứu ở mức 59.4%. Ta thấy R2 điều chỉnh (0.594) nhỏ hơn R2 (0.601) do

đó dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu sẽ an toàn hơn, vì nó

không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.

Page 105: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

98

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate Durbin-Watson

1 .775a .601 .594 .28467 2.014

a. Predictors: (Constant), CSDT, CSHT, THDP, MTSLV, LKV, CLDVC, NNL

b. Dependent Variable: QDDT

Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 22 (Phụ lục 4)

Kết quả Phân tích ANOVA cho thấy mức ý nghĩa sig < 0.05 vì vậy có thể

kết luận rằng mô hình nghiên cứu là phù hợp (Bảng 3.5).

Bảng 3.6: Kết quả kiểm định ANOVA

ANOVAa

Mô hình Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 45.315 7 6.474 79.887 .000b

Residual 30.064 371 .081

Total 75.379 378

a. Dependent Variable: QDDT

b. Predictors: (Constant), CSDT, CSHT, THDP, MTSLV, LKV, CLDVC, NNL

Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 22 (Phụ lục 4)

Kết quả phân tích ANOVA (Bảng 3-7) cho thấy, giá trị thống kê F =

79.887 được tính từ giá trị R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị sig. = 0.000 cho

thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0: là tập hợp các biến độc lập không có

mối liên hệ với biến phụ thuộc (ngoại trừ hằng số), đồng thời điều này có nghĩa

là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu thị trường về tổng thể.

* Các hệ số của mô hình hồi quy

Phương trình hồi quy tuyến tính được ước lượng cho thấy các yếu tố độc

lập có tác động tỷ lệ thuận với quyết định của khách hàng (đồng biến). Các yếu

tố đều có ý nghĩa thống kê và độ tin cậy cao (sig. = < 0.05), riêng yếu tố NV là

không có ý nghĩa thống kê do giá trị sig. lớn hơn 0.05.

Page 106: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

99

Bảng 3.7: Kết quả mô hình hồi quy

Mô hình

Hệ số không

chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn

hóa

Giá trị

t

Mức

ý

nghĩa

Đa cộng

tuyến

(VIF) B Sai số Beta

1

Hằng số -1.98 0.261

-7.594 0.00

CSHT 0.413 0.03 0.454 13.757 0.00 1.015

MTSLV 0.104 0.03 0.116 3.519 0.00 1.016

CLDVC 0.249 0.032 0.261 7.821 0.00 1.034

THDP 0.168 0.026 0.21 6.346 0.00 1.022

NNL 0.399 0.032 0.423 12.61 0.00 1.045

LKV 0.131 0.026 0.165 4.963 0.00 1.028

CSDT 0.147 0.028 0.177 5.208 0.00 1.071

a. Biến phụ thuộc: QDDT

Nguồn: Tác giả tính toán bằng SPSS 22 (Phụ lục 4)

Dựa vào kết quả này cho phép kết luận:

Một là, các giả thuyết đo lường H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 được đề xuất

trong mô hình lý thuyết ban đầu được chấp thuận do giá trị sig < 0.05. Kết quả

kiểm định cho thấy 7 nhóm yếu tố đều được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%, độ tin

cậy 95%. Quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài được tác động bởi 07

yếu tố theo mức độ tác động sau: (1) KCHT đầu tư; (2) Nguồn nhân lực; (3)

Chất lượng dịch vụ công; (4) Thương hiệu địa phương; (5) Cơ chế chính sách

đầu tư; (6) Liên kết vùng; (7) Môi trường sống và làm việc.

Đồng thời, mô hình hồi quy về quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước

ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ sau khi chuẩn hóa được trình bày như sau:

QDDT = -1.98 + 0.413 * CSHT + 0.147 * CSDT +0.104 * MTSLV + 0.249 *

CLDVC + 0.168 * THDP + 0.399 * NNL + 0.131* LKV + ε

Hai là, mức độ ảnh hưởng (quan trọng) của các yếu tố đến quyết định đầu tư

vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ của nhà đầu tư nước ngoài được xác định như sau:

Page 107: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

100

- Kết cấu hạ tầng đầu tư: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết

định của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi mức độ ảnh hưởng của KCHT

đầu tư tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư nước ngoài sẽ

tăng/giảm 0.413 đơn vị.

- Nguồn nhân lực: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến quyết định

của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi yếu tố nguồn nhân lực tăng/giảm 01

đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư sẽ tăng/giảm 0.399 đơn vị.

- Chất lượng dịch vụ công: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến quyết

định của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi yếu tố chất lượng dịch vụ công

tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư sẽ tăng/giảm 0.249 đơn vị.

- Thương hiệu địa phương: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ tư đến quyết

định của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi yếu tố thương hiệu địa phương

tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư sẽ tăng/giảm 0.168 đơn vị.

- Cơ chế chính sách đầu tư: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ năm đến quyết

định của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi yếu tố cơ chế chính sách đầu tư

tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư sẽ tăng/giảm 0.147 đơn vị.

- Liên kết vùng: là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ sáu đến quyết định của

nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi yếu tố liên kết vùng tăng/giảm 01 đơn vị

thì quyết định của nhà đầu tư sẽ tăng/giảm 0.131 đơn vị.

- Môi trường sống và làm việc: là yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của

nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là, khi yếu tố môi trường sống và làm việc

tăng/giảm 01 đơn vị thì quyết định của nhà đầu tư sẽ tăng/giảm 0.104 đơn vị.

* Kiểm tra sự vi phạm của các giả thuyết thống kê

- Kiểm định về hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư

Kết quả kiểm định giá trị Durbin - Watson thông qua phân tích hồi quy

cho thấy giá trị Durbin - Watson đạt 2.014 (Bảng 3.5) nằm trong khoảng chấp

nhận 1<d<3, do đó ta có thể kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa

các sai số ngẫu nhiên.

Page 108: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

101

- Kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Đa cộng tuyến là hiện tượng trong đó các biến độc lập có quan hệ với

nhau. Công cụ chuẩn đoán giúp ta phát hiện sự tồn tại của đa cộng tuyến trong

dữ liệu là hệ số phóng đại phương sai (VIF), quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó

là dấu hiệu của Đa cộng tuyến.

Kết quả đánh giá mức độ đa cộng tuyến thông qua phân tích hồi quy

(Bảng 3.7) cho thấy hệ số VIF của các yếu tố đều nhỏ hơn 10, do đó ta có thể kết

luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

- Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư

Quan sát biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram cho thấy, giá trị

trung bình của các quan sát Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.989 (xấp xỉ

=1). Vì thế, cho phép kết luận giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi

phạm. Quan sát biểu đồ tần số cho thấy, các điểm quan sát thực tế không phân

tán quá xa đường thẳng kỳ vọng (đường chéo), vì thế cũng cho kết luận tương tự.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Page 109: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

102

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tần số của phần dư

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

3.2.3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các yếu tố chính ảnh

hưởng đến quyết định đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ của các nhà đầu tư

nước ngoài, từ đó đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu đặt cơ sở

cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài.

Đối chiếu với kết quả của các nghiên cứu trước cho thấy, các yếu tố kể trên

có phần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đinh Phi Hổ [23], Nguyễn Viết

Bằng và cộng sự [3], Nguyễn Đức Nhuận [33], Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết

[29], Boateng et el [72]; Abdul et el [62]. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu được thực hiện

ở từng điều kiện và đối tượng nghiên cứu khác nhau, do đó kết quả nghiên cứu và

sự ảnh hưởng của các yếu tố cũng theo đó mà có sự tác động khác nhau đến quyết

định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn địa phương để đầu tư. Vì thế, có

cơ sở để khẳng định kết quả của nghiên cứu này là đáng tin cậy.

Về mặt thực tiễn, thảo luận kết quả nghiên cứu này với các thành viên đã

tham gia thảo luận nhóm tập trung trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, các ý kiến

Page 110: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

103

đều thống nhất quyết định lựa chọn quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước

ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố theo thứ tự cao

xuống thấp bao gồm: (1) Kết cấu hạ tầng đầu tư; (2) Nguồn nhân lực; (3) Chất

lượng dịch vụ công; (4) Thương hiệu địa phương; (5) Cơ chế chính sách đầu tư;

(6) Liên kết vùng; (7) Môi trường sống và làm việc.

Đầu tiên, phải kể đến sự tác động của yếu tố KCHT đầu tư ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài là điều hoàn toàn hợp lý trong

trường hợp nghiên cứu tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Kết cấu hạ tầng là yếu tố

cơ bản và cần thiết cho việc SXKD của bất kỳ công ty nào. Các yếu tố này bao

gồm các yếu tố về hạ tầng cơ bản như điện, nước, giao thông, mặt bằng và các

yếu tố hạ tầng kỹ thuật như thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng. Vì vậy. Kết

cấu hạ tầng có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn của các nhà đầu tư.

Thứ hai, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mà một DN phải cân nhắc

khi quyết định có đầu tư vào địa phương hay không. Nguồn nhân lực dồi dào, giá

rẻ là yếu tố hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không

cao và thâm dụng lao động; lao động có kỹ năng và có kỷ luật thích hợp cho

những dây chuyền sản xuất công nghiệp; và đặc biệt là lao động quản lý, lao

động kỹ thuật có trình độ ngoại ngữ làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài. Một địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng luôn là yếu tố hấp

dẫn các doanh nghiệp đầu tư, vì vậy ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực đến

quyết định đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ là hoàn toàn hợp lý.

Bên cạnh yếu tố KCHT đầu tư, nguồn nhân lực thì chất lượng dịch vụ

công là yếu tố quan trọng thứ 3 ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư

nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, chất lượng dịch vụ công thể hiện

trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết trong hoạt động đầu tư và

SXKD cũng như hưởng lợi từ những hỗ trợ của Nhà nước ở những khu vực mà

nhà nước có lợi thế và DN khó có khả năng tự tiếp cận.

Thương hiệu địa phương: Một doanh nghiệp có thể coi là hoạt động hiệu

quả khi các mục tiêu mà nó đề ra đạt được như ý muốn. Các nhà đầu tư thường

Page 111: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

104

tìm đến những địa phương có thương hiệu để đầu tư vì họ có thể tiết kiệm được

chi phí tìm hiểu môi trường đầu tư và tránh được rủi ro.

Chính sách đầu tư: chính sách của chính quyền địa phương về ưu đãi đối

với đầu tư; tính năng động của chính quyền trong hỗ trợ DN đầu tư về thủ tục

hành chính, pháp lý, thuế; các văn bản, chính sách rõ ràng, minh bạch và được

triển khai nhanh đến DN để cán bộ công quyền không thể trục lợi hay nhũng

nhiễu DN.

Liên kết vùng: Liên kết vùng để thu hút đầu tư theo tư tưởng của tái cơ cấu

kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là một nhiệm vụ mới, đòi hỏi phải có

định hướng mới trong phân công và hợp tác giữa các địa phương cũng như sự

quan tâm nhiều hơn đến yếu tố khoa học - công nghệ của sản xuất và sự lựa chọn

các đối tác cũng như dự án đầu tư.

Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc thể hiện qua các

yếu tố về văn hóa, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt,

sự hòa hợp và chi phí hợp lý thể hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp

với nhà đầu tư và người lao động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố mới “liên kết vùng” trong các yếu

tố tác động đến thu hút đầu tư FDI vào vùng kinh tế là yếu tố đặc biệt quan trọng

trong việc phát triển kinh tế vùng. Có thể nhận thấy ở đây, liên kết vùng là liên

kết về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Để liên kết vùng được triển khai có hiệu

quả vấn đề kết nối hệ thống hạ tầng giao thông và phát triển đô thị vùng là hai

vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam nói chung và vùng kinh tế Đông Nam Bộ nói riêng.

Thực tế cho thấy, điều kiện về KCHT kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông

bất cập so với nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả của vùng kinh tế

Đông Nam Bộ. Giao thông nối kết nội vùng, nhất là mạng lưới giao thông nối

kết giữa hệ thống cụm cảng biển số 5 với các KCN và khu dân cư trên địa bàn

vừa yếu kém, vừa thiếu đồng bộ. Việc đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông trên

địa bàn này chưa được chú ý tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế và vị trí

Page 112: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

105

vai trò của Vùng. Đồng thời, việc quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông

kết nối các KCN nhằm tạo sự liên kết kinh tế giữa các KCN với nhau, giảm chi

phí vận chuyển cho doanh nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ nguyên nhân do

thiếu cơ chế điều phối chung, nên các vấn đề phát sinh chưa được giải quyết

mang tính toàn cục.

Phần lớn các địa phương trong Vùng, khi quy hoạch phát triển các KCN

và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã không gắn liền với chương trình và

kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng với

yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, trên thực tế có đến 70% - 80% lao

động làm việc trong các KCN, khu chế xuất là lao động nhập cư từ các địa

phương khác; còn bản thân lao động trong nông nghiệp trên địa bàn này chưa

được tổ chức đào tạo, chuẩn bị nghề nghiệp tương thích với yêu cầu phát triển

các KCN và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang ngành phi nông

nghiệp. Đây là khó khăn đặt ra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong vùng,

nhất là các doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hàm

lượng khoa học - kỹ thuật trong cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Với

tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vùng kinh tế Đông Nam Bộ đang đối diện với

nguy cơ tổn hại đến môi trường tự nhiên của toàn vùng, ô nhiễm môi trường

không còn là nguy cơ, mà đã là hiện thực.

Từ kết quả nghiên cứu tại chương 3, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp

trong chương tiếp theo nhằm gia tăng hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI đối với

từng địa phương trong vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cho cả vùng kinh tế

Đông Nam Bộ nói chung để trong bối cảnh kinh tế phẳng toàn cầu vẫn là tâm

điểm thu hút vốn đầu tư và nguồn vốn đó có khả năng được hấp thụ tương xứng

với tốc độ tăng trưởng KT-XH của toàn Vùng.

3.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT

HUY VAI TRÒ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO VÙNG KINH

TẾ ĐÔNG NAM BỘ

Trên cơ sở kết quả phân tích định lượng, ở đây luận án tiếp tục phân tích

định tính để thấy rõ hơn tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào vùng kinh

Page 113: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

106

tế Đông Nam Bộ. Những kết quả hay thành tựu và hạn chế trong thu hút FDI

cũng thể hiện, biểu hiện tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào vùng kinh

tế Đông Nam Bộ cụ thể là:

3.3.1. Kết quả đạt được

* Hoàn chỉnh thể chế

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho các nước sở tại buộc phải

thay đổi về chính sách, thủ tục hành chính, tăng cao tính minh bạch của môi

trường đầu tư. Để có thể hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, nhà nước thường

xuyên tổ chức các diễn đàn đối thoại về chính sách với sự tham gia của các cơ

quan, tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách

từ các ý tưởng, kinh nghiệm quốc tế đến kỹ thuật xây dựng văn bản.

Tác động từ hoạt động FDI lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của

vùng. Sự tác động này có thể theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp trong

ngành hoặc theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp khác trong các ngành khác

nhau. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trong nước

buộc phải thay đổi thích ứng với hoàn cảnh mới, cải thiện công tác quản lý, sản

xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI

trong cùng ngành.

* Về quy mô và chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tính đến hết tháng 12/2018, toàn vùng Đông Nam Bộ đã thu hút được

14.099 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn ĐT đăng ký đạt hơn 143 tỷ USD

[18]. Tình trạng thiếu vốn đầu tư đã được khắc phục phần nào nhờ nguồn vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn này đã góp phần cải thiện hệ thống

thống KCHT để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong toàn Vùng.

Page 114: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

107

Bảng 3.8. Vốn FDI đăng ký và số dự án còn hiệu lực giai đoạn 2013 - 2018

Đơn vị tính: Dự án, triệu USD

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013

Số dự

án

Tổng vốn

đầu tư

đăng ký

Số dự

án

Tổng

vốn đầu

tư đăng

Số dự

án

Tổng

vốn đầu

tư đăng

Số dự

án

Tổng

vốn đầu

tư đăng

Số

dự

án

Tổng

vốn đầu

tư đăng

Số

dự

án

Tổng vốn

đầu tư

đăng ký

Đông Nam Bộ 14,089 143,288 12,899 135,398 11,909 129,768 10,686 122,544 9,596 109,662 8,962 102,973

Hồ Chí Minh 8,092 45,070 7,301 44,009 6,737 44,817 5,886 42,367 4,191 37,982 4,809 34,852

Tây Ninh 294 5,800 269 5,044 256 4,204 237 3,146 224 2,443 214 2,007

Đồng Nai 1,555 28,638 1,469 27,342 1,359 25,770 1,350 24,026 1,241 21,597 1,162 19,336

Bình Phước 229 2,382 202 1,949 180 1,420 160 1,213 129 957 113 787

Bình Dương 3,508 31,721 3,295 30,187 3,035 26,697 2,731 24,026 2,508 19,961 2,370 19,488

Bà Rịa - Vũng Tàu 411 29,677 363 26,867 342 26,860 322 27,766 303 26,721 294 26,503

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]

Page 115: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

108

Tỷ trọng thu hút FDI của vùng Đông Nam Bộ giữ ổn định ở mức trên

40% từ năm 2013 đến năm 2018 so với lượng thu hút FDI chung của cả nước

cùng thời kỳ với nhiều dự án lớn.

Bảng 3.8 phản ánh kết quả thực tế thu hút FDI giai đoạn 2013-2018 của

vùng và từng tỉnh. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu thu hút lượng vốn FDI với

số dự án năm 2013 là 4,809 và tổng mức đầu tư là 34,852 triệu USD, đến năm

2018 số dự án là 8,092 tăng 1,5 lần so với năm 2013 và mức vốn đầu tư 45,070

triệu USD tăng 29% so với năm 2013. Thấp nhất là tỉnh Bình Phước có 229 dự

án với tổng số vốn đầu tư trong năm 2018 là 2,382 Triệu USD.

Biểu đồ 3.1 cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực Đông Nam Bộ

tăng dần đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng tổng số vốn đầu tư vào Đông Nam

Bộ có xu hướng ổn định (43% đến 45%) so với cả nước.

Đơn vị tính:Triệu USD

Biểu đồ 3.3: Tổng vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai

đoạn 2013-2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cục đầu tư nước ngoài [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013

Đông Nam Bộ 143,288 135,398 129,768 122,544 109,662 102,973

Cả nước 337390.7535 315,954.00 290,446.00 279,099.00 247,899.00 231,333.00

-

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

400,000

Đông Nam Bộ Cả nước

Page 116: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

109

Đơn vị tính: Triệu USD

Biểu đồ 3.4: Tổng vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ

giai đoạn 2013-2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cục đầu tư nước ngoài [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]

Tính lũy kế đến tháng 12/2018, các tỉnh thành phố trong khu vực Đông

Nam bộ đã thu hút được 14,089 dự án với tổng vốn đăng ký là 143,288 triệu

USD, chiếm 51% tổng số dự án và 42% tổng vốn đăng ký của cả nước.

Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với 8,092 dự án và 45,070

triệu USD vốn đăng ký (chiếm 57% tổng số dự án và 31% tổng vốn đăng ký của

toàn khu vực Đông Nam Bộ). Có nhiều điều kiện thuận lợi vượt trội so với các

tỉnh, thành phố trong cả nước, chính điều này, trong nhiều năm Thành phố Hồ

Chí Minh luôn là địa phương thu hút được nhiều nguồn vốn FDI nhất.

Bình Dương đứng thứ hai với 3,508 dự án và 31,721 triệu USD vốn đăng

ký (chiếm 24% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký của toàn khu vực Đông

Nam bộ). Đồng Nai đứng thứ ba với 1,555 dự án và 28,638 triệu USD vốn đăng

ký (chiếm 11% tổng số dự án và 20% tổng vốn đăng ký của toàn khu vực Đông

Nam bộ).

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013

Bình Phước 2,382 1,949 1,420 1,213 957 787

Tây Ninh 5,800 5,044 4,204 3,146 2,443 2,007

Bà Rịa - Vũng Tàu 29,677 26,867 26,860 27,766 26,721 26,503

Đồng Nai 28,638 27,342 25,770 24,026 21,597 19,336

Bình Dương 31,721 30,187 26,697 24,026 19,961 19,488

TP. Hồ Chí Minh 45,070 44,009 44,817 42,367 37,982 34,852

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

45,000

50,000

Page 117: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

110

Đơn vị tính: Dự án

Biểu đồ 3.5: Tổng dự án đầu tư nước ngoài tại các tỉnh thành vùng kinh tế

Đông Nam Bộ 2013-2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cục đầu tư nước ngoài [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]

Kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế Đông Nam Bộ khá đồng bộ và hoàn

thiện, hệ thống đường bộ đường phát triển khá mạnh, các cơ sở phục vụ đào tạo,

nghiên cứu khoa học được tập trung mạnh mẽ nhằm đào tạo nguồn nhân lực dồi

dào và có kỹ thuật cao và đây chính là lợi thế lớn nhất của Vùng kinh tế Đông

Nam Bộ so với các vùng khác. Ngoài ra, các trung tâm y tế, trung tâm thương

mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là trung tâm của dịch vụ du lịch, dịch vụ

tài chính, ngân hàng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ logistic, cảng biển… ngày càng

được khẳng định vị thế trong nước và quốc tế.

- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ngay từ những năm đầu tiên của công cuộc đổi mới, đầu tư nước ngoài đã

nhanh chóng tập trung vào Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ,

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013

Bình Phước 229 202 180 160 129 113

Tây Ninh 294 269 256 237 224 214

Bà Rịa - Vũng Tàu 411 363 342 322 303 294

Đồng Nai 1,555 1469 1359 1350 1241 1162

Bình Dương 3,508 3295 3035 2731 2508 2370

TP. Hồ Chí Minh 8,092 7301 6737 5886 5191 4809

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

8,000

9,000

Bình Phước Tây Ninh Bà Rịa - Vũng Tàu Đồng Nai Bình Dương TP. Hồ Chí Minh

Page 118: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

111

góp phần vào sự phát triển bứt phá của cả vùng. Cho đến nay, kim ngạch xuất

khẩu của vùng chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tính theo độ

mở cửa kinh tế, đo bằng tỷ trọng xuất khẩu trên GDP, vùng có chỉ số mở cửa đạt

gần 110% trong khi chỉ số cả nước chỉ khoảng 70%. Các dự án đầu tư nước

ngoài đã đi tiên phong trong hầu hết các ngành, lĩnh vực ưu thế của vùng.

Khu vực kinh tế Đông Nam bộ hiện đóng góp khoảng 43% GDP, khoảng

50% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, và ngân sách

cả nước. Như vậy, Đông Nam bộ rõ ràng là một khu vực đang thực sự vượt trội

về năng suất và tăng trưởng so với các vùng còn lại trong cả nước.

- Tình hình liên kết vùng của Vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Hầu như mọi yếu tố liên kết trong nội vùng phát huy theo dạng liên kết

mang tính lan tỏa, lôi kéo giữa trung tâm và ngoại vi, đô thị và nông thôn. Tâm

điểm hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đặc

biệt trực thuộc Trung ương, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam

Bộ và Miền Tây Nam Bộ; là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch

vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất của cả

nước; theo đường QL51, QL14, QL22 có điều kiện thuận lợi để phát triển công

nghiệp, có trục đường xuyên Á chạy qua. Quá trình phát triển mạnh mẽ của

Thành phố Hồ Chí Minh đã thúc đẩy, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh cùng

tăng trưởng theo dạng lôi kéo giữa trung tâm và ngoại vi trong nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, sự thuận lợi về mặt tiếp giáp, khoảng cách thu hẹp đã giúp

cho nhiều hình thức liên kết hàng ngang cũng có điều kiện thuận lợi hơn như:

Đồng Nai ký kết thỏa thuận hợp tác với các trường đại học trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh về hợp tác phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai

đến năm 2020; các Sở trong khu vực cũng đã có trao đổi, tham khảo, học tập

kinh nghiệm của nhau về quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực hoạt động khoa

học và công nghệ... Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm cung

ứng sản phẩm công nghiệp, công nghiệp điện tử, công nghệ cao và các mặt hàng

Page 119: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

112

công nghiệp khác và cũng là nơi tiêu thụ lớn các sản phẩm về nông nghiệp, thủy

sản, may mặc… như vậy, giữa các tỉnh trong vùng kinh tế đã tự nhiên hình thành

mối liên kết hàng ngang, theo hình thức tự nguyện, tự phát.

Hiện nay, vấn đề về liên kết giao thông đang gặp nhiều khó khăn giữa các

địa phương trong vùng Kinh tế Đông Nam Bộ. Đặc biệt là hệ thống hạ tầng từ

Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh trong vùng thường xuyên gặp tình trạng quá

tải, tắc nghẽn. Cụ thể như: Cảng Cát Lái, cửa ngõ đi Đồng Nai, Bình Dương, Bà

Rịa - Vũng Tàu… nguyên nhân được cho là sự phát triển hạ tầng không tương

xứng với tốc độ phát triển của các địa phương trong vùng, thiếu quy hoạch hệ

thống giao thông kết nối giữa các KCN, giữa các địa phương trong vùng.

Vấn đề về xử lý ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi

trường sống … cũng đang rất cần có cơ chế cụ thể theo dạng liên kết dọc để điều

phối. Đây là vấn đề cấp thiết nhưng đến nay vẫn chưa có cơ chế cụ thể để giải

quyết triệt để vấn đề này, ví dụ như: Sông Sài Gòn bắt nguồn từ Bình Dương với

chiều dài 200km, trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh là 80 km có mức độ ô

nhiễm vi sinh vượt 220 lần. Đồng Nai có hệ thống sông lớn thứ 3 của cả nước,

Sông Đồng Nai hàng năm cung cấp khoảng 15 tỷ m3 cho Thành phố Hồ Chí

Minh. Đây là những nguồn thủy năng cho phép phát triển mạnh mẽ công nghiệp

điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và cả nước. Như

vậy đây là vấn đề chung của cả vùng cần có giải pháp quy hoạch, điều phối quản

lý, xử lý vi phạm... một cách hiệu quả thống nhất không thể phân khu theo địa

giới hành chính cấp tỉnh như hiện nay dẫn đến ô nhiễm và nguy hại.

Liên kết về phát triển du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng

Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của quy hoạch

là phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng động lực hàng đầu để

phát triển du lịch Việt Nam, với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có

thương hiệu và sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Theo đó tập trung

đầu tư phát triển 4 khu du lịch quốc gia gồm: Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí

Minh), Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Núi Bà Đen (Tây Ninh) và

Page 120: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

113

Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); 5 điểm du lịch quốc gia, gồm: Củ Chi (Thành

phố Hồ Chí Minh), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Hồ Trị An - Mã Đà

(Đồng Nai), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) và Tà Thiết (Bình

Phước). Tuy nhiên, trách nhiệm vai trò của từng khu du lịch, điểm du lịch quốc

gia ra sao, gắn kết thế nào để mang lại lợi ích cung của vùng một cách tối ưu,

hiệu quả lâu dài thì chưa được phân định, các khu điểm thuộc địa phương nào,

địa phương đó phát triển, thiếu tính ưu tiên đột phá trong đầu tư (tuần tự trước

sau khi ngân sách hạn hẹp). Vì thế trách nhiệm của mỗi địa phương vẫn rời rạc

không thể trở thành một chỉnh thể hài hòa nhằm đáp ứng tích cực trong đầu tư và

phát triển bền vững.

3.3.2. Những vấn đề đặt ra của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2013-2018

FDI đóng góp vào phát triển KT-XH của vùng chưa tương xứng với tiềm

năng đặc biệt phần giá trị tăng thêm khi đầu tư một đồng vốn của FDI thấp hơn

giá trị tăng thêm khi đầu tư thêm một đồng vốn ngoài khu vực FDI.

FDI trong thời gian dài chưa làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động trong

vùng, trình độ lao động chưa được cải thiện.

Môi trường vẫn còn còn chịu nhiều tác động tiêu cực từ các doanh nghiệp

FDI Không ít doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường, thiếu đóng góp hữu hiệu

vào hệ thống xử lý ô nhiễm hiệu quả cũng như tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

Nguyên nhân của những hạn chế trong phát huy vai trò của các yếu tố tác

động tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Nhận thức về tầm quan trọng của các yếu tố tác động chưa sâu sắc. Do

chưa có một cơ sở vững chắc về mức độ tác động của các yếu tố đến thu hút FDI

vào vùng.

Về mặt lý luận chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống để

cung cấp cho các nhà quản lý có được cơ sở khoa học xác đáng để ra các quyết

định thống nhất trong thu hút FDI vào vùng.

Page 121: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

114

- Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập.

Trong thời gian qua mặc dù hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy

đã được sửa đổi, bổ sung từ Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 cho đến Luật đầu

tư 2005 và 2014 được áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài tạo

ra môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp FDI; phù hợp với thông lệ

quốc tế và khu vực tạo tính hấp dẫn cao của môi trường đầu tư vùng Đông Nam

Bộ. Tuy nhiên, cho đến nay thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, kém hiệu suất

làm cho môi trường đầu tư xấu đi. Đồng thời, các ưu đãi về thuế đất và thuế thu

nhập doanh nghiệp thiếu thống nhất trong 6 địa phương của vùng dễ bị nhà đầu

tư nước ngoài lợi dụng.

- Quản lí nhà nước về FDI còn yếu kém.

Hệ thống pháp luật thiếu hoàn thiện không chỉ gây khó khăn cho các

doanh nghiệp mà còn gây ra tình trạng cho cơ quan quản lí nhà nước áp dụng

một cách tùy tiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu.

Hệ thống chính sách liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp FDI chưa

thực sự khuyến khích và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp FDI. Mặt khác việc ban hành chính sách còn chậm thậm chí sơ hở gây

thiệt hại đáng kể cho bên Việt Nam. Công tác quy hoạch chưa tốt trong thời gian

dài chưa xây dựng được chiến lược quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng

FDI cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Công tác vận động xúc tiến đầu tư

còn hạn chế, thực thi pháp luật chính sách về đầu tư còn chưa nghiêm túc

phương thức xử lý các vấn đề liên quan đến FDI còn lúng túng thiếu nhất quán,

công tác kiểm tra giám sát FDI theo pháp luật còn lỏng lẻo, vấn đề xử lý các vi

phạm pháp luật chưa được coi trọng. Các loại công cụ để hỗ trợ thi hành kiểm tra

giám sát việc chấp hành pháp luật chưa được vận dụng tốt gây ra tình trạng thất

thoát thuế từ khu vực FDI.

Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ quản lí kinh tế trong lĩnh

vực FDI và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

không theo kịp tình hình phát của FDI tạo ra sự hụt hẫng quá lớn, gây thiệt hại

cho phía Việt Nam.

Page 122: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

115

- Chất lượng KCHT còn yếu kém.

Sự yếu kém của KCHT không phù hợp với doanh nghiệp là yếu tố quan

trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Hệ thống KCHT ở các khu mới

được thành lập phát triển chậm so với nhu cầu đầu tư phát triển các dự án FDI,

cản trở việc triển khai giải ngân dự án lớn trong các khu kinh tế này.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực tay nghề cao ngày càng rõ rệt, không

chỉ ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp

lớn. Tình trạng thiếu hụt này đã tồn tại từ thời gian trước nhưng trong các năm

đây khi có nhiều dự án đầu tư được triển khai, các dự án lớn đi vào hoạt động thì

tình trạng này càng trở nên trầm trọng.

- Thiếu cơ chế phối hợp hoạt động giữa các tỉnh trong vùng.

Mặc dù Nhà nước có chủ trương phân cấp quản lý đối với lĩnh vực đầu tư

nước ngoài, tuy nhiên khi hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, ổn định và đội ngũ

cán bộ còn hạn chế về mặt năng lực quản lý, đặc biệt là trình độ quản lý của một

số cán bộ địa phương còn rất yếu và thiếu vì vậy việc tạo nên một môi trường

đầu tư minh bạch, đồng bộ, có liên kết và thống nhất trong toàn vùng là rất khó

khăn. Một số địa phương chạy đua về việc thu hút các dự án đầu tư có quy mô

lớn mà không thẩm định kỹ về năng lực nhà đầu tư hoặc không có khả năng

thẩm định năng lực của nhà đầu tư. Do vậy, khả năng triển khai các dự án này

khó hoàn thành theo cam kết. Tình trạng thu hút FDI có chất lượng thấp, thiếu

tính bền vững không phù hợp với quy hoạch vùng và khả năng của địa phương

gây thiệt hại đáng kể cho cả hai bên.

- Xuất phát từ mục tiêu của nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư tập trung lớn vào dự án khai thác tài nguyên, gia công

hàng xuất khẩu, là các dự án FDI báo lỗ trong nhiều năm để trốn thuế và chuyển

giá, gây ô nhiễm môi trường trong vùng, cơ cấu xuất khẩu ít có sự chuyển biến.

Lợi ích đang quá chênh lệch về phía nhà đầu tư nước ngoài. Thu hút đầu tư nước

ngoài tạo nền tảng tăng trưởng kinh tế cao, nhưng phải gắn chặt với phát triển

bền vững về xã hội và môi trường.

Page 123: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

116

- Tư duy nhận thức của các nhà lãnh đạo của các địa phương trong

vùng trong những năm qua còn nhiều bất cập.

Việc thu hút FDI vào các địa phương trong vùng trong những năm qua,

bên cạnh những kết quả và ưu điểm đã được, còn tồn tại không ít bất cập. Điều

đó là do nhiều nguyên nhân, một trong số nguyên nhân chủ yếu đó là do tư duy

nhận thực của các nhà lãnh đạo ở các địa phương trong vùng. Điều đó được thể

hiện ở chỗ việc thu hút FDI vào địa phương và vùng chỉ chú ý về mặt số lượng,

đề cao tính thành tích, coi nhẹ mặt chất lượng và hiệu quả của FDI, cũng như sự

phát triển bền vững của các địa phương và vùng. Thêm vào đó, sự liên kết, hợp

tác giữa các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ còn yếu, thậm chí rất lỏng

lẻo. Tình trạng này đã đưa đến hệ lụy là chính FDI vào phát triển Vùng Đông

Nam Bộ đã nổi lên không ít tồn tại, bất cập như đã nêu trên.

Page 124: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

117

Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC NHẰM TIẾP TỤC

ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÙNG

KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN 2025

4.1. BỐI CẢNH YÊU CẦU MỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO

VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ

4.1.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam

Tình hình kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi giai đoạn khủng hoảng năm

2008, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng. Dòng vốn

FDI toàn cầu được đánh giá là đã vượt qua đáy của sự suy giảm và đang từng

bước lấy lại đà tăng trưởng. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang

nổi tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Sự kém hấp dẫn do công suất của nền kinh tế đã vượt quá nhu cầu bởi hậu

quả của việc đầu tư “nóng” và chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc đã

khiến cho luồng vốn FDI trên thế giới có xu hướng chuyển hướng sang các nước

ASEAN láng giềng. Đặc biệt, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ -

Trung, có thể là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nói chung và vùng kinh tế

Đông Nam Bộ nói riêng đón nhận dòng vốn FDI của thế giới.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi sâu sắc các lĩnh vực đầu tư

trên thế giới và hướng mạnh vào phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ cao,

đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Việt Nam tuy còn

nhiều bất cập trong cả trong chính sách điều hành lẫn thực thi, nhưng vài năm trở

lại đây đã bắt đầu có nhiều thay đổi nhằm thu hút các tập đoàn công nghệ cao

vào đầu tư. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong việc

thu hút đầu tư vào lĩnh vực này do vùng được đánh giá là có nhiều lợi thế nhằm

thu hút các dự án đầu tư mang hàm lượng cao.

Đồng thời, sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu

Page 125: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

118

và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Xét về mặt tích cực, Việt

Nam là nước nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất

thế giới, những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong

thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong bối cảnh dòng vốn FDI vào các

nước bị Mỹ đánh thuế cao sẽ có xu hướng chững lại.

Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước đã quán triệt chủ trương

xuyên suốt, đó là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tiến bộ, công bằng xã

hội và bảo vệ môi trường; Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện

môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên

nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học; Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong

quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh

nghiệp và nhân dân. FDI vẫn tiếp tục được xác định là kênh đầu tư quan trọng để

Việt Nam xây dựng nền kinh tế xanh, giúp Việt Nam hiện thực hóa nhanh các

định hướng phát triển, nhưng không phải là duy nhất và không bắt buộc. Do đó,

thu hút FDI phải có lựa chọn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả KT-XH;

các dự án FDI phải được xem xét toàn diện trên cơ sở lợi ích nhà nước, nhà đầu

tư, người lao động, lợi ích của địa phương và ảnh hưởng của nó đến xã hội và

môi trường. Mặt khác, khi xem xét, thẩm định cấp phép đầu tư FDI cần quan tâm

đến các vấn đề khác như: Phù hợp với quy hoạch không gian phát triển KT-XH

của vùng; trình độ công nghệ; hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ

thuật cao và mang lại lợi ích KT-XH cho địa phương; có ảnh hưởng tiêu cực đến

trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và cuộc sống của cộng đồng, dân cư hay

không; tác động, làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Dự án FDI không đạt các

tiêu chí trên thì kiên quyết không cấp phép đầu tư.

4.1.2. Bối cảnh phát triển vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các điều kiện và lợi thế nổi trội

để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ

cao, điện tử - tin học, dầu khí, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu ứng

Page 126: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

119

dụng và triển khai khoa học - công nghệ, đi đầu trong công cuộc công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ còn có lợi thế về nguồn

lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao hơn so với các vùng khác, có khả

năng nắm bắt và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, được

đào tạo và nâng cao tay nghề trong quá trình phát triển các KCN, là vùng duy

nhất hội tụ đủ điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Với những mục tiêu

tổng quát như sau:

Phát triển vùng kinh tế Đông Nam Bộ trở thành trung tâm thương mại, tài

chính, nghiên cứu khoa học, dịch vụ, công nghiệp, văn hóa, giáo dục và đào tạo,

khoa học công nghệ và y tế chất lượng cao. Phát triển không gian vùng theo

hướng cân bằng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, Liên kết vùng với

khung hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

* Mục tiêu phát triển của vùng kinh tế Đông Nam Bộ

- Về phát triển kinh tế:

Quy mô GDP vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến năm 2020 tăng gấp 2,7 lần

so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2025 đạt

9,5 - 10%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng khoảng 10%/năm và giai

đoạn 2016 - 2025 khoảng 9,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

chiếm 97 - 98% trong tổng GDP của Vùng năm 2025, trong đó dịch vụ chiếm

trên 44%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước [44].

Phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt tương đương 4.600

USD và năm 2025 đạt 6.400 USD; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt

4.200 USD vào năm 2020 và 7.800 USD năm 2025. Giữ mức đóng góp cho ngân

sách nhà nước khoảng 50 - 55% trong cả thời kỳ 2011 - 2020. Tốc độ đổi mới

công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên

90% vào năm 2025 [44].

- Về phát triển xã hội:

Đến năm 2025 ổn định số dân trong Vùng khoảng 18 triệu người; tỷ lệ

đô thị hóa đạt 75%; giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 29 - 30 vạn lao

Page 127: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

120

động; tỷ lệ lao động không có việc làm ở mức 4%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị

dưới 5% [44].

- Về bảo vệ môi trường:

Đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, sử

dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên vật liệu. Tăng tỷ

lệ che phủ rừng trên trên 45% vào năm 2025.

Đến năm 2025, các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường,

các khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chất thải rắn, chất thải nguy

hại được thu gom và xử lý 100% [44].

- Về an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội:

Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội tại cơ sở,

phòng, chống các tệ nạn xã hội; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

quốc, tiến tới xây dựng các địa bàn trong vùng trở thành địa bàn văn minh, lịch

sự, có đời sống văn hóa xã hội lành mạnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng chấp hành

nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi tai nạn giao thông.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Vùng Đông Nam bộ đến năm 2020

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày

20/7/2012), theo đó một số mục tiêu đến năm 2020 của Vùng đã đề ra là: Tổng

sản phẩm trong Vùng ít nhất tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010; khu vực công

nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 96-97% tổng GDP; Tăng trưởng kinh

tế theo GDP của thời kỳ 2016-2020 tăng bình quân khoảng 8,4%; GDP bình

quân đầu người đến năm 2020 khoảng 175 triệu đồng, tương đương 6.200 USD;

mức đóng góp cho ngân sách của cả nước luôn giữ từ 50-55% trong cả thời kỳ

2011-2020; tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm; tỷ lệ lao

động qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt trên 75% [44].

Ngày 13/02/2014 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 252/QĐ-

TTg về việc Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Kinh tế trọng điểm phía

Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể:

Page 128: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

121

* Mục tiêu đến năm 2020

- Mục tiêu tổng quát: Phát triển vùng kinh tế Đông Nam Bộ là trung tâm

về kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng

cao của cả nước và khu vực. Là vùng có cơ cấu kinh tế và không gian phát triển

hài hòa; có hệ thống đô thị tổng hợp tầm quốc gia và khu vực.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Về phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,0 - 8,5%/năm và giai

đoạn 2016 - 2020 khoảng 8,5 - 9,0%/năm. GDP bình quân đầu người đến năm

2015 đạt 3.900 - 4.000 USD; đến năm 2020 đạt trên 5.000 USD [47].

+ Về phát triển xã hội:

Đến 2020 ổn định số dân khoảng 21 - 22 triệu người; tỷ lệ đô thị hóa đạt

65%. Giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 34 - 35 vạn lao động; tỷ lệ lao động

thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. Phấn đấu đạt 400 sinh viên có trình độ cao/1

vạn dân vào năm 2015 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020 [47].

+ Về bảo vệ môi trường:

Tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt trên 45% đến năm 2020. Tỷ lệ dân

số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96% năm 2015 và 98% năm 2020;

thành thị đạt 97% năm 2015 và 99% năm 2020 [47].

+ Về an ninh, quốc phòng:

Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội tại cơ sở,

phòng, chống các tệ nạn xã hội; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

quốc, tiến tới xây dựng các địa bàn trong vùng trở thành địa bàn văn minh, lịch

sự, có đời sống văn hóa xã hội lành mạnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng chấp hành

nghiêm chỉnh Luật pháp của Nhà nước nhằm hạn chế, đẩy lùi tai nạn giao thông.

* Định hướng đến năm 2030

- Tầm nhìn tổng quát:

Đến năm 2030, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục là vùng kinh tế

phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và điển hình về phát triển bền

Page 129: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

122

vững, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức; là vùng kinh tế động lực đầu tàu của cả

nước, trung tâm kinh tế của khu vực và châu Á; là trung tâm thương mại tài chính,

dịch vụ tầm quốc tế, trong đó trọng tâm phát triển Vũng Tàu trở thành Đô thị du

lịch; trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng

thời là trung tâm văn hóa - đào tạo - y tế chất lượng cao, là vùng có cảnh quan và

môi trường tốt. Có cơ cấu kinh tế hiện đại và cơ cấu không gian hợp lý, là chùm đô

thị lớn với chức năng đô thị tổng hợp cấp quốc gia, trong đó Thành phố Hồ Chí

Minh là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống KCHT kỹ thuật hiện

đại, đồng bộ; có hệ thống các cơ sở văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công

nghệ, y tế và thể dục thể thao ở trình độ cao so với khu vực và cả nước.

- Các lĩnh vực cụ thể:

+ Về kinh tế: Tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 8,0 - 8,5%/năm thời kỳ

2021 - 2030. GDP năm 2030 gấp khoảng 2,2 lần so với năm 2020. GDP bình

quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 12.200 USD [47].

+ Về phát triển các lĩnh vực xã hội:

Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 25 triệu người. Tỷ lệ đô thị hóa

khoảng 75 - 80%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 90%. Sức khỏe của nhân

dân trong vùng được nâng cao và cải thiện đáng kể cả thể trạng, tầm vóc được

cải thiện, tuổi thọ trung bình đạt 78 - 80 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo khoảng 2%, có trên

70% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội [47].

+ Về KCHT đô thị:

Xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ giữa các địa phương trong toàn

vùng. Hệ thống logistic đảm bảo nhanh chóng và an toàn, vận tải hành khách công

cộng đa dạng, văn minh và an toàn giữa các địa phương trong toàn vùng.

Hệ thống lưới điện được hiện đại hóa, đảm bảo vận hành hiệu quả, an

toàn; có 100% hệ thống cáp điện, cáp thông tin ở các thành phố, thị xã được

ngầm hóa; hệ thống chiếu sáng tại các đô thị được xây dựng theo tiêu chuẩn.

Trên 70% dân số sử dụng Internet. 100% hộ dân cư được cung cấp nước sạch

sinh hoạt. Tình trạng ngập úng ở khu vực đô thị cơ bản được giải quyết.

Page 130: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

123

+ Về môi trường: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý rác thải, chất thải,

nước thải đạt chuẩn môi trường.

* Định hướng phát triển vùng kinh tế

Các quy định mang tính pháp lý về liên kết, phối hợp cả chiều dọc lẫn

chiều ngang trên một số lĩnh vực quản lý vĩ mô đã được nhà nước ban hành.

Hầu như trong các văn bản pháp lý, phần nói về giải pháp và/hoặc tổ chức thực

hiện, đều có đề cập đến vấn đề phối hợp giữa các ngành, các địa phương. Đặc

biệt, riêng trong lĩnh vực liên kết, phối hợp vùng, Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg về Qui chế phối hợp giữa các Bộ,

ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm. Như vậy, đối với cơ

quan quản lý Nhà nước cần phải phối hợp, xây dựng quy hoạch phát triển tổng

thể về KT-XH trong toàn vùng kinh tế, đồng thời cần phải có quy hoạch phát

triển kinh tế từng địa phương trong vùng phù hợp với đặc điểm, lợi thế kinh tế

của từng địa phương và phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của toàn

vùng. Cần phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong toàn vùng về quy

hoạch phát triển KCHT, quy hoạch phát triển sản phẩm, phát triển đào tạo về

nguồn nhân lực, về các cơ chế chính sách đầu tư, hệ thống thông tin liên kết

giữa các địa phương trong toàn vùng nhằm tránh sự chồng chéo và trùng lắp

giữa các địa phương trong vùng. Thêm vào đó các ban chỉ đạo vùng phối hợp

thực hiện với các cơ quan thuộc Bộ, ngành, địa phương nhằm nghiên cứu và

điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi địa phương trong

vùng. Trong khuôn khổ các vùng đô thị như vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Thành

phố Hồ Chí Minh, cũng có Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng,

thực hiện công tác hoạt động điều phối, liên kết vùng có nhiều các sáng kiến

liên kết, hợp tác của các địa phương.

Tuy vậy, bên cạnh một số kết quả nhất định, việc thực hiện sự phân công,

hợp tác và liên kết giữa các vùng và các địa phương trong nội vùng vẫn còn hình

thức và khá nhiều hạn chế.

Page 131: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

124

4.1.3. Yêu cầu mới đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Nguồn vốn FDI không chỉ dừng lại ở việc bổ sung nguồn vốn phát triển,

tạo việc làm cho người lao động mà còn góp phần đem lại những công nghệ mới,

phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, nguồn vốn FDI từ lâu đã được thừa nhận là

một trong những nguồn vốn có đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của

vùng Đông Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung. Thực tế cho thấy, trong

những năm qua vùng Đông Nam Bộ và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh,

Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là một trong những

địa phương năng động, đổi mới, đóng góp 45% ngân sách quốc gia và là một

trong những điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Với vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI, vùng Đông Nam Bộ tiếp tục

định hướng thu hút nguồn vốn này một cách hiệu quả. Cụ thể, từ năm 2017 trở đi,

vùng Đông Nam Bộ đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai

định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ

cao, có hàm lượng tri thức cao, công nghiệp phụ trợ cùng với các ngành nông

nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học với mục tiêu là phát triển kinh tế

nhanh, bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri

thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh.

Xuất phát từ bối cảnh mới, yêu cầu mới đối với thu hút FDI vào vùng

Đông Nam Bộ cụ thể là:

Định hướng thu hút đầu tư của vùng Đông Nam Bộ sẽ tập trung vào các

lĩnh vực là thế mạnh của từng địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh cần ưu tiên phát triển 4 ngành công nghiệp trọng

yếu (Ngành chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất - cao su, cơ khí và điện tử -

công nghệ thông tin) và 9 ngành dịch vụ chủ lực (tài chính - ngân hàng - bảo

hiểm; thương mại; du lịch; vận tải, cảng và kho bãi; bưu chính, viễn thông, thông

tin và truyền thông; kinh doanh tài sản bất động sản; tư vấn; khoa học công

nghệ, y tế; giáo dục và đào tạo); trong đó, có lĩnh vực nông nghiệp công nghệ

Page 132: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

125

cao và công nghiệp phụ trợ. Thành phố Hồ Chí Minh cũng định hướng thị

trường trọng điểm thu hút đầu là Mỹ, Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật

Bản và Australia.

Tỉnh Đồng Nai phải tiếp tục thực hiện chủ trương thu hút đầu tư có chọn

lọc, ưu tiên chọn dự án công nghệ cao, lao động có tay nghề, dự án sản xuất công

nghiệp hỗ trợ, dự án thân thiện môi trường... Các dự án đầu tư điều chỉnh có nội

dung đa dạng như điều chỉnh nhà đầu tư, bổ sung mục tiêu hoạt động, mở rộng

quy mô dự án, chuyển địa điểm thực hiện dự án, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự

án, tăng vốn đầu tư và vốn góp...Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Đồng Nai

chủ yếu thuộc các quốc gia Châu Á, phần lớn vẫn là các dự án của Hàn Quốc,

Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc... Ngoài ra còn có các quốc gia, vùng lãnh thổ

có nhiều dự án với tổng vốn đầu tư lớn như: British Virgin Islands, Đức,…

Bình Dương cần ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào tỉnh

hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và những lĩnh vực có giá trị gia tăng

cao. Các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí,

dược phẩm, hóa chất và thương mại, dịch vụ. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư từ các

nước phát triển của khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore ngày

càng gia tăng vào Bình Dương.

Bà Rịa - Vũng Tàu với ưu thế là cảng biển tỉnh cần tập trung kêu gọi đầu

tư vào 2 lĩnh vực chính là logistics và công nghiệp phụ trợ, để phát huy hết công

năng của hệ thống cảng biển, tạo ra sản phẩm công nghiệp để tái cơ cấu kinh tế

của địa phương theo hướng công nghiệp hóa một cách thực sự, phát huy nội lực

của địa phương, tài nguyên và con người địa phương.

Bình Phước định hướng tập trung thu hút những dự án nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; các dự án chế biến

nông, lâm sản thuộc thế mạnh của địa phương như chế biến sản phẩm từ cao su,

điều, tiêu, cây ăn trái; chế biến thực phẩm từ gia súc, gia cầm; các dự án công

nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ làm nguyên liệu đầu vào cho các dự án

đầu tư tại các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Page 133: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

126

Tây Ninh cũng là địa phương có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, phát

triển kinh tế khi là cầu nối giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với

Campuchia. Tỉnh Tây Ninh nên tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu

chung nhưng xác định không phát triển bằng mọi giá mà theo hướng hiện đại,

hiệu quả và bền vững. Với định hướng này, trong thời gian tới ngoài việc thu hút

đầu tư vào các KCN - cụm công nghiệp, tỉnh tập trung phát triển thương mại -

dịch vụ và du lịch tương xứng với tiềm năng lợi thế sẵn có, đưa du lịch trở thành

ngành kinh tế quan trọng. Phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch theo hướng

gắn kết và phát huy thế mạnh của địa phương với Vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam. Thực hiện tốt việc cơ cấu lại ngành du lịch, đầu tư phát triển nhanh và

đồng bộ khu du lịch núi Bà Đen; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp của tỉnh đầu tư, hợp tác, mở rộng hoạt động thương mại - dịch vụ

sang thị trường ASEAN.

Xu hướng chọn lọc dự án công nghệ cao là hướng đi mà nhiều địa phương

đang hướng đến, trong đó có vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Các địa phương Đông

Nam Bộ luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để kêu gọi thu hút các

nhà đầu tư trong và ngoài nước; tập trung phát triển, ưu tiên thu hút các nhà đầu

tư sử dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng lao động tại chỗ, các dự án nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, dự án liên kết chuỗi, phát triển

công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM

HÀI HÒA QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN

NĂM 2025

Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế

Đông Nam Bộ và đối chiếu với những vấn đề đặt ra trong thu hút FDI vào vùng

kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013- 2018 luận án đề xuất một số giải pháp

thúc đẩy thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến năm 2025 như sau:

Dựa trên mục tiêu phát triển KT-XH và định hướng thu hút FDI vào khu

vực Đông Nam Bộ nói riêng, và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung

Page 134: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

127

đến năm 2020, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiếp tục phát huy thế mạnh

nhằm thu hút dòng vốn này, các địa phương vùng Đông Nam Bộ cần phải đưa ra

hệ thống giải pháp cho phù hợp trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân đang

tồn tại.

Các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và giải pháp riêng đối với từng địa phương

trong vùng Đông Nam Bộ để trong bối cảnh kinh tế phẳng toàn cầu vẫn là tâm

điểm thu hút vốn đầu tư và nguồn vốn đó có khả năng được hấp thụ tương xứng

với tốc độ tăng trưởng KT-XH của toàn Vùng.

4.2.1. Giải pháp về cải thiện môi trường thể chế để phát huy mặt tích

cực của các yếu tố tác động

* Với chính phủ và các cơ quan ngoài vùng

Với các cơ quan trung ương, kiến nghị với Nhà nước, đặc biệt là Quốc

Hội cần xem xét và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chỉnh

sửa những nội dung không đồng bộ, bổ sung các quy định mới nhằm tạo một hệ

thống pháp luật dần hoàn thiện với thông lệ quốc tế.

Chính phủ cần theo dõi, giám sát việc thực thi pháp luật về đầu tư và

thường xuyên theo dõi các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các

vướng mắc phát sinh. Ngoài ra, chính phủ cần ưu tiên các công trình phúc lợi

phục vụ nhu cầu xã hội như bệnh viện, trường học, nhà ở... đặc biệt, ở trong các

KCN, các khu chế xuất để người lao động, nhà đầu tư yên tâm làm việc. Kiến

nghị chính phủ chỉ đạo xem xét tạo điều kiện dễ dàng trong việc cấp phép lao

động nước ngoài thuộc diện chuyên gia; giảm thuế cho lĩnh vực sản xuất xe

buýt, xe tải, xe máy, có hướng dẫn cụ thể hơn về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất

việc, trợ cấp thất nghiệp, và các vấn đề liên quan đến quy định của trung ương

như: thuế, hải quan, đánh giá tác động môi trường...

Bộ Tài chính, cần xem xét và điều chỉnh cơ chế, chính sách tạo nguồn thu

để lại cho các địa phương thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Trong đó, cần

nghiên cứu tỷ lệ điều tiết hợp lý cho ngân sách địa phương bảo đảm tương ứng

với vai trò đóng góp ngân sách của từng tỉnh, thành phố trong vùng đối với ngân

Page 135: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

128

sách trung ương, tạo nguồn lực cho các địa phương trong vùng tăng cường đầu

tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đồng thời, xem xét, quyết định cho các

địa phương sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để giải phóng mặt

bằng xây dựng các khu đô thị ven biển theo đúng quy định pháp luật về ngân

sách nhà nước.

Bộ Giao thông Vận tải, cần tập trung nguồn lực của Nhà nước để đầu tư,

đồng bộ hóa hạ tầng KT-XH, nhất là KCHT giao thông trọng điểm, có tác dụng

lan tỏa, tạo ra liên kết vùng; phối hợp với các địa phương kêu gọi các nhà đầu tư

quan tâm đầu tư theo hình thức PPP, tranh thủ nguồn vốn ODA và các nguồn

vốn hợp pháp khác để phát triển KCHT; kết hợp đầu tư hạ tầng giao thông với

phát triển đô thị bảo đảm công khai, minh bạch để tăng tính hấp dẫn với các nhà

đầu tư.

Bộ Công thương ưu tiên phát triển mạng lưới trung tâm logistics vùng

kinh tế Đông Nam Bộ là nơi có lợi thế về vị trí địa lý, gần nguồn cung cấp hàng

hóa như KCN, hệ thống cảng, gần khách hàng tiêu thụ. Bộ Khoa học và Công

nghệ cần tập trung hỗ trợ xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo

doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học, doanh nghiệp, KCN

trên địa bàn tỉnh, thành phố trong vùng để từ đó là hạt nhân của hoạt động ứng

dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mở rộng thẩm quyền, phân cấp cho các địa

phương một số quyền như: được toàn quyền quyết định việc cấp mới hoặc điều

chỉnh giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư nếu sau thời gian quy định

mà cơ quan được gửi văn bản lấy ý kiến thẩm tra không trả lời; hoạch định các

chính sách, kế hoạch khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù

hợp với lợi thế so sánh của vùng, với định hướng phát triển KT-XH và khả năng

của vùng ngoài các chính sách của Trung ương…

Về chính sách, cơ chế, cần có chính sách ưu tiên hợp lý các dự án FDI vào

những địa bàn trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ đặc biệt là Thành phố Hồ

Chí Minh để làm động lực thúc đẩy và liên kết các tỉnh nằm trong vùng kinh tế

Page 136: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

129

trọng điểm phía Nam, nhằm khai thác thế mạnh và tiềm năng vốn có của các địa

phương này. Ưu đãi đặc biệt cho những dự án FDI vào các địa phương có điều

kiện KT-XH khó khăn như Bình Phước, Tây Ninh.

Xây dựng cơ chế huy động vốn hiệu quả để đầu tư vào KCHT các KCN,

khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đồng thời, sửa đổi các quy định như thời gian

thuê đất không nhất thiết là 50 năm, mà tùy theo ngành nghề có thể quy định thời

gian thuê đất ngắn hơn, cho phép các dự án được trả tiền thuê đất thành nhiều lần

hoặc hàng năm để giảm bớt đầu tư ban đầu, đỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Giảm các khoản phí, lệ phí như phí thuê đất, cảng biển. Có sự đồng nhất

trong việc ưu đãi đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp để tạo cho các doanh

nghiệp có niềm tin vào chính sách thu hút FDI của vùng. Giảm thuế nhập khẩu

đối với các nguyên vật liệu Việt Nam chưa sản xuất được từ 3% xuống 0%. Đối

với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng hạ thuế xuất khẩu xuống 0% để các

doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thêm nhiều việc

làm. Tiếp tục cho phép các doanh nghiệp FDI vay vốn nước ngoài theo cơ chế tự

vay tự trả trên cơ sở có năng lực trả nợ từ nguồn thu của dự án, đặc biệt là các dự

án trực tiếp tạo ra nguồn thu bằng ngoại tệ đủ để trả nợ nước ngoài. Chính sách

ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn do tác

động từ thị trường để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chính sách ưu đãi

phải sát với điều kiện thực tế và phải chọn lọc, thận trọng khi vận dụng. Các ưu

đãi phải được công khai, công bằng, các điều kiện phải rõ ràng, đơn giản, dễ

dàng, nhanh chóng.

Chính sách tín dụng ưu đãi, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần

kinh tế đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều được sử dụng nguồn vốn

một cách bình đẳng. Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi tín dụng, nhưng chỉ áp

dụng đối với các đối tượng yếu thế trên thị trường, gặp khó khăn khi tiếp cận với

nguồn tín dụng chính thức như các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hộ kinh doanh cá

thể; hộ nông dân; cho các dự án thử nghiệm công nghệ mới; các dự án xây dựng

hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn

Page 137: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

130

dài... Thời gian áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng cũng được quy định cụ thể,

tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể mà cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết

định thời hiệu và mức độ ưu đãi. Chính sách ưu đãi của Nhà nước chỉ là cái phao

cứu trợ lúc đơn vị gặp khó khăn để đơn vị có điều kiện vươn lên, nhưng không vì

thế mà ỷ lại, trông chờ, lợi dụng sự ưu đãi của Nhà nước.

Thực hiện chính sách kiểm soát các chiến lược chuyển giá nhằm trốn thuế

chẳng hạn hoàn chỉnh các phương pháp định giá chuyển giao trong các doanh

nghiệp FDI kiểm soát các chính sách về định giá chuyển giao trong nội bộ các

Công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn dựa theo tiêu chuẩn giá thị trường,

kiểm soát và giám sát các khoản về chi phí lãi tiền vay, tiền bản quyền, quản lý,

quảng cáo, tiền lương cho người nước ngoài. Đây là những chi phí dễ thực hiện

hoạt động chuyển giá. Nếu phát hiện doanh nghiệp có hoạt động chuyển giá, Sở

Kế hoạch và Đầu tư có quyền rút giấy phép kinh doanh.

* Với các địa phương vùng Đông Nam Bộ

Một là, cải thiện môi trường đầu tư. Một trong những điều quan trọng cần

làm là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tỉnh về doanh nghiệp, mọi công việc có

liên quan đều phải dựa vào hệ thống thông tin này để xử lý. Thông tin về doanh

nghiệp phải được cập nhật liên tục và phải chia sẻ giữa các địa phương trong

vùng, các cơ quan ban ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã và thành phố. Tất cả các

thông tin về kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ đầy đủ và cập nhật tại

hệ thống cơ sở dữ liệu vùng.

Kết cấu hạ tầng kĩ thuật cần được tập trung đẩy mạnh và hoàn thiện; tranh

thủ tối đa các nguồn lực đầu tư cho phát triển KCHT vật chất kĩ thuật. Bên cạnh

đầu tư của nhà nước nên tăng cường thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài và công

khai các quy hoạch về KCHT, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư

dưới nhiều hình thức (như BOT, BTO, BT); với những dự án đầu tư về cấp thoát

nước, vệ sinh, bảo vệ môi trường, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống dịch vụ

công ích… cần phải có nhiều chính sách ưu tiên hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho

các dự án này được nhanh chóng triển khai thực hiện.

Page 138: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

131

Các địa phương cần nhanh chóng hoàn thành thống kê đánh giá, phân loại

đất đai trên địa bàn để lập quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh cho các lĩnh vực sử

dụng; thực hiện chính sách phân cấp quản lí, quyền hạn giao đất cho các đối

tượng đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ

triển khai hoạt động các dự án. Đặc biệt quan tâm theo dõi, quản lí các hoạt động

của các nhà đầu tư sau cấp phép về tình hình triển khai thực hiện dự án. Chú ý,

trong quá trình xúc tiến thu hút đầu tư và triển khai các dự án, cần có sự hợp tác

với các tỉnh thành lân cận, dựa trên lợi thế của mỗi tỉnh mà đưa ra những lĩnh vực

phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch giống nhau để rồi từ đó tìm cách lôi kéo, tranh

giành nhà đầu tư. Để thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nêu trên,

các địa phương cần thực hiện một số chính sách và giải pháp chủ yếu như:

- Kịp thời ban hành các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp

với điều kiện thực tế của địa phương theo hướng sát với giá thị trường và có lợi

hơn cho người bị thu hồi đất, đời sống khu tái định cư mới tốt hơn nơi ở cũ.

- Xây dựng chính sách bồi thường thỏa đáng, sát với thị trường để đảm

bảo việc thu hồi đất nhanh, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.

- Trên cơ sở thực hiện Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Luật

Đất đai đề nghị các địa phương ban hành quy định thống nhất về phương pháp

tính giá bồi hoàn khi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, tránh tình trạng điều

chỉnh giá nhiều lần.

4.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thu hút đầu tư trên cơ sở phát huy vai

trò các yếu tố tác động trong vùng

4.2.2.1. Nâng cao nhận thức của người dân và cập nhật quy hoạch đầu

tư FDI

- Chú trọng công tác tuyên truyền đến người dân, nhằm nâng cao nhận thức,

giúp người dân hiểu tầm quan trọng phát triển KCN là biện pháp đi lên CNH -

HĐH, từ đó người dân có ý thức chấp hành tốt chủ trương của địa phương.

- Tập trung vốn để thực hiện nhanh, giải quyết dứt điểm công tác đền bù,

giải phóng mặt bằng. Tránh tình trạng kéo dài việc thực hiện đền bù giải tỏa

Page 139: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

132

hoặc khi đã xây dựng xong KCHT người dân gây áp lực tăng giá bồi hoàn gây

khó khăn trong vấn đề cho thuê đất sau này.

- Tiến hành cập nhật, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã, huyện,

quận đến năm 2020, đồng thời đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với

việc sử dụng đất tại các địa bàn dự kiến thành lập các KCN tập trung.

- Đổi mới chính sách. Dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng địa

phương trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, chính quyền địa phương cần có kế

hoạch quy hoạch phát triển theo từng lĩnh vực kinh tế và theo từng nhóm ngành

cụ thể để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài. Cụ thể:

+ Hình thành, phát triển hệ thống sản phẩm chủ lực, nâng cao năng lực

cạnh tranh dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và hiệu ứng tổng hợp từ các mối

liên kết sản xuất, kinh doanh.

+ Phát triển sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao như: Phần mềm,

điện tử công nghiệp và dân dụng; các sản phẩm hóa dầu; vật liệu xây dựng cao

cấp; cơ khí chế tạo, thiết bị, phụ tùng và sửa chữa.

+ Phát triển các loại dịch vụ chất lượng cao, tạo giá trị gia tăng lớn như

dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải; chuyển giao công

nghệ; du lịch; thị trường bất động sản, thị trường vốn...

4.2.2.2. Định hướng rõ ý tưởng phát triển trong thu hút FDI vào vùng

Ưu tiên phát triển các dự án trọng điểm cấp quốc tế, quốc gia và vùng tại

tiểu vùng đô thị trung tâm, làm động lực chính phát triển lan tỏa các tiểu vùng

khác trong vùng. Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát

triển KT-XH cho vùng và các tỉnh trong vùng theo từng lĩnh vực cụ thể:

- Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống KCHT KT-

XH theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ và đi trước một bước. Ưu tiên

hoàn thành các trục kết nối liên tỉnh, liên vùng, hệ thống đường cao tốc, đường

bộ, sân bay và cảng biển theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm kết nối giữa các

khu vực và giữa các phương thức vận tải. Tập trung giải quyết tốt vấn đề tắc

nghẽn giao thông, ngập úng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 140: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

133

- Về hạ tầng xã hội: Đầu tư các dự án trọng điểm đầu tư các trung tâm y tế,

giáo dục và đào tạo, văn hóa - thể dục thể thao cấp vùng tại khu vực ngoại thành

Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng (Bình Dương, Đồng Nai,

Long An...) để giảm tải cho khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về thương mại - dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch: Ưu tiên đầu tư

các dự án lớn tại tiểu vùng đô thị trung tâm và các cực tăng trưởng trọng điểm,

gắn với các đầu mối giao thông quan trọng.

- Về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Ưu tiên đầu tư khu nông

nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi ứng dụng công

nghệ cao. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn cây công nghiệp dài

ngày, vùng lúa chất lượng cao, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Các địa phương vùng Đông Nam

Bộ cần đơn giản và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước

ngoài, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp và nhà đầu

tư về các thủ tục đầu tư, thủ tục cấp phép, luật kinh doanh ở Việt Nam. Hơn thế

nữa, nhân lực, vật lực, trí lực cần được đầu tư và thực hiện có hiệu quả chính

sách cải tiến việc đăng kí kinh doanh. Đó là chính sách một cửa nhằm giảm

nhanh và rút ngắn các thủ tục hành chính. Để làm được điều đó cần có chính

sách hợp lý về ngân sách và thời gian nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

cho đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhằm đảm bảo thực

hiện nhiệm vụ; và ngăn chặn kịp thời những hành vi nhũng nhiễu gây khó khăn

cho doanh nghiệp của một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức.

4.2.2.3. Tăng cường liên kết và phối hợp giữa các địa phương trong vùng

Tăng cường trong công tác quản lý về mọi mặt đối với KCN và các doanh

nghiệp trong KCN, thực hiện tốt công tác phối hợp với tinh thần chủ động, bảo

đảm phục vụ tốt công tác thu hút vốn đầu tư.

Hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh được

thuận lợi. Cung cấp thông tin, phổ biến quy trình xử lý từ nhắc nhở đến xử phạt

hành chính, đảm bảo doanh nghiệp biết đầy đủ và chính xác các quy định, thủ

tục và biện pháp chế tài của Nhà nước về từng lĩnh vực để thực hiện đúng.

Page 141: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

134

Tiếp tục nghiên cứu cải tiến, hợp lý hóa quy trình xử lý công việc nội bộ

Ban Quản lý các KCN để nâng cao hơn nữa về chất lượng và rút ngắn thời gian

giải quyết hồ sơ doanh nghiệp. Ngoài ra, các thủ tục khai báo thuế nên có bộ

phận dịch vụ hỗ trợ riêng cho các nhà đầu tư này để có thể giảm bớt sai sót và

thời gian của doanh nghiệp này.

Các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ cần minh bạch các thông tin về

các chủ trương, chính sách, ưu đãi cũng là một trong những biện pháp quan

trọng để làm môi trường đầu tư được lành mạnh. Việc minh bạch, công khai hóa

các thông tin này không chỉ dừng lại ở chỗ cung cấp các nội dung mà còn phải

công bố đúng lúc, kịp thời, công khai trên nhiều phương tiện truyền thông, phải

niêm yết tại Ban Quản lý các KCN và trên website của các địa phương.

Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, tiêu cực, cửa

quyền và vô trách nhiệm của các cơ quan công quyền, nhất là tại Ban Quản lý

các KCN tỉnh. Đổi mới phương thức điều hành từ thủ công sang tiên tiến, hiện

đại hóa công sở, đảm bảo trang thiết bị làm việc, bảo đảm xử lý các công đoạn

hành chính được nhanh chóng, kịp thời, thông suốt và tiện lợi.

Đẩy mạnh liên kết, tạo lập không gian kinh tế thống nhất trên toàn vùng,

tăng cường sự phối hợp và hỗ trợ giữa các địa phương; tiếp tục thực hiện có hiệu

quả công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp.

Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Khi một thị trường

thu hút đầu tư được tạo nên thì việc tiếp theo các nhà đầu tư xem xét đó là công

tác dịch vụ hỗ trợ cho việc đầu tư đó. Do vậy, tỉnh cần có những dịch vụ hỗ trợ

cũng như hướng dẫn các thủ tục cho các nhà đầu tư để việc đầu tư được thuận lợi

hơn, các địa phương cần phải có những giải pháp nâng cao các công tác dịch vụ

hỗ trợ đầu tư. Cần tăng cường công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư, để công

tác thẩm định dự án đầu tư đạt kết quả cao nhất trong giai đoạn tới, cần sử dụng

một số biện pháp sau: Chọn những cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất chính

trị để giao việc. Địa phương phải đảm bảo việc thẩm định dự án phải đúng quy

trình đã được xây dựng để lựa chọn những phương án đầu tư tốt nhất, đạt được

Page 142: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

135

hiệu quả kinh tế xã hội. Cần chú trọng sử dụng hợp lý nguồn lực và thúc đẩy

nhịp độ tăng trưởng kinh tế để đạt mục tiêu đề ra. Cần thành lập bộ phận tư vấn

đầu tư để hướng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn những ngành nghề đầu tư có

triển vọng trong tương lai nhưng đồng thời phải theo đúng quy định hướng dẫn

đã đề ra và đúng quy hoạch phát triển của tỉnh trong từng thời kỳ.

Kế tiếp cần tăng cường công tác phối hợp quản lý sau dự án: Theo xu

hướng chung thế giới, Việt Nam đang chuyển sang quản lý theo phương thức

hậu kiểm, thủ tục cấp phép ban đầu đơn giản nhưng khâu quản lý sau giấy phép

(sau dự án) thì chặt chẽ, hợp lý. Quản lý sau giấy phép nên chia thành 3 giai

đoạn: một là từ sau khi cấp phép đến khi bắt đầu triển khai xây dựng; hai là từ

khi xây dựng đến khi đi vào hoạt động chính thức; ba là từ khi chính thức hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Đối với các dự án chưa triển khai nhưng xét thấy có khả năng thúc đẩy

đầu tư thì tỉnh cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ như: Cần giải quyết các vướng

mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu, quy mô hoạt động của dự án. Cần thu hồi

giấy phép đầu tư đối với các dự án không có triển vọng, dành địa điểm cho các

nhà đầu tư khác có năng lực về tài chính và chuyên ngành.

Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư. Các đối tượng ưu tiên cho

các chính sách thu hút FDI cần phải xác định rõ ràng để từ đó nghiên cứu ban

hành các giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao. Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ sẽ

tiếp tục đẩy mạnh thông qua việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ trong quá trình

thực hiện thủ tục đầu tư và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao

chất lượng công tác xúc tiến đầu từ rất cần thiết, vì nếu không hoàn thiện, nâng

cao công tác xúc tiến đầu tư thì sẽ không mang được các thông tin đến các nhà

đầu tư ảnh hưởng xấu đến việc thu hút các nhà đầu tư, một số việc cần thực hiện:

- Trên các website này cần đăng tải thông tin đầy đủ, thống nhất số liệu,

minh bạch các thông tin cho nhà đầu tư bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt,

tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật… đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin

Page 143: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

136

về cơ chế, chính sách chuyên ngành có liên quan đến hoạt động đầu tư nhằm

cung cấp thông tin kịp thời đến nhà đầu tư.

- Rà soát danh mục dự án mời gọi đầu tư của tỉnh: Các dự án mời gọi đầu

tư cần bổ sung những thông tin chi tiết đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin

cho nhà đầu tư như: vị trí quy hoạch dự án, các hỗ trợ ưu đãi cụ thể, tính toán

hiệu quả đầu tư, quỹ đất sạch… và đề xuất có chính sách ưu tiên giải quyết thủ

tục hành chính nhanh, xác định cụ thể địa điểm đầu tư và tạo đất sạch; đồng thời

cho tiến hành nghiên cứu tiền khả thi để việc thu hút đầu tư được thuận lợi hơn.

- Liên kết website xúc tiến đầu tư của tỉnh với website của Trung tâm Xúc

tiến Đầu tư phía Nam, Cục đầu tư nước ngoài, các tổ chức xúc tiến đầu tư trong và

ngoài nước để tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng và cơ hội đầu tư của vùng.

- Ngoài ra, gửi các tài liệu ấn phẩm xúc tiến đầu tư của địa phương thông

qua đại diện ngoại giao và Bộ Kế hoạch và đầu tư tại các Đại sứ quán của Việt

Nam ở nước ngoài để tuyên truyền, quảng bá và mời gọi đầu tư. Xây dựng kế

hoạch và cơ chế riêng để tiếp cận một số tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài

nước, các nhà đầu tư tiềm năng; các đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các

công ty, tập đoàn lớn có thực lực về tài chính - công nghệ cao để xúc tiến các dự

án trọng điểm.

- Phương thức thực hiện lập danh sách các hạng mục, cũng như các dự án

mà tỉnh kêu gọi đầu tư có thể sử dụng các kênh truyền hình để quảng bá và kiêu

gọi đầu tư. Tạo một môi trường đầu tư thật hấp dẫn, các địa phương nên có

những giới thiệu về cơ sở vật chất cũng như các công tác quản lý của KCN.

- Đặc biệt phải quan tâm đến các nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra một đội

ngũ chuyên viên chuyên tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu điều tra

xem họ cần những gì tỉnh có thể đáp ứng được hay không để đưa ra giải pháp

phát triển.

- Cần tổ chức các cuộc tiếp xúc định kỳ hàng năm (quý) đối với các doanh

nghiệp đầu tư trong KCN để lắng nghe những ý kiến đề xuất, tạo cơ sở cho việc

cải thiện môi trường đầu tư sát thực, có hiệu quả cao; đồng thời còn là hình thức

Page 144: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

137

nâng cao uy tín của các địa phương trước các nhà đầu tư. Ngoài ra Ban Quản lý

các KCN cần có trách nhiệm tham dự các cuộc họp của các Hiệp hội doanh

nghiệp tại địa bàn để hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những khó khăn mới phát sinh.

Tăng cường liên kết vùng để phát triển. Trong điều kiện các chính sách

tạo động lực cho phát triển kinh tế từ thời kỳ đầu đổi mới đến nay đã phát huy

hết tác dụng, cần có các giải pháp đột phá mạnh mẽ về thể chế nhằm tạo động

lực và thu hút các nguồn lực cho sự phát triển trở thành nhu cầu bắt buộc. Vì

vậy, nhu cầu liên kết, phân công và phối hợp trên quy mô vùng cả trong đột phá

về thể chế, đột phá về phát triển nhân lực và đột phá về phát triển KCHT để tạo

ra sức hấp dẫn mới thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển là rất cấp thiết. Thực

tế hiện nay mỗi địa phương của Vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã và đang xây dựng

chương trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đều chú trọng đến vấn đề chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh; phát triển nguồn nhân lực; triển khai

các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong khuôn khổ WTO cho phép. Tuy nhiên,

những nỗ lực của từng địa phương chỉ có thể mang lại hiệu quả, khi có cơ chế

phối hợp phát triển chung của toàn Vùng nhằm phát huy lợi thế chung của cả địa

bàn trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. Thực tiễn đang đặt ra các vấn đề lớn

sau đây, cần có cơ chế điều phối phát triển chung, nhằm phát huy lợi thế của cả

Vùng, bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập.

Thứ nhất: Về cơ chế chính sách, hoàn thiện cả về cơ chế chiều dọc và cơ

chế chiều ngang trong liên kết (bao gồm cả liên kết vùng kinh tế và liên kết trong

thể chế bộ máy tổ chức).

Đối với liên kết theo chiều dọc, xác định rõ chủ thể, cấp bậc, trên dưới,

quy định rõ chức năng nhiệm vụ và các hoạt động chế tài đi kèm một cách rõ

ràng minh bạch, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và không đùn đẩy trách nhiệm

trong quá trình thực thi các văn bản pháp luật. Xem xét lại cơ chế phân cấp giữa

Trung ương và địa phương và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương

(giảm nhiệm vụ về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngân sách...;

tăng nhiệm vụ bảo đảm môi trường kinh doanh, dịch vụ công...), gắn phân cấp

Page 145: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

138

cho địa phương với đảm bảo nguồn lực thực hiện. Đây là biện pháp có tính cơ

bản, lâu dài, liên quan đến sửa đổi một số văn bản Luật hiện hành.

Đối với liên kết ngang (mang tính tự nguyện) cũng cần có khung văn bản

điều chỉnh về lợi ích, cơ chế hợp tác làm cơ sở để điều chỉnh và thực hiện phân

định rõ ràng khi tham gia vào các hoạt động liên kết này. Từ đó các quy ước,

thỏa thuận mới được thực thi một cách tự giác và đều đặn thường xuyên mang

tính ổn định lâu dài và bền vững cả trong phát triển kinh tế, xã hội và trong đạo

đức lối sống, môi trường văn hóa xã hội …Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương, mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trước hết, phải chủ động

phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong vùng, tập trung

kinh phí đầu tư cho nghiên cứu, khảo sát để lập quy hoạch không gian phát triển

KT-XH của vùng một cách khách quan, khoa học, phù hợp với điều kiện, tiềm

năng nguồn lực và mục tiêu phát triển KT-XH của vùng KTTĐ Phía Nam giai

đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 và dự báo đến 2050. Đồng thời các địa phương

hay vùng phải nghiêm túc thực hiện quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt và coi đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để phối hợp giữa các địa

phương trong vùng.

Cần có một cơ chế thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một cực

tăng trưởng đảm bảo tính lan tỏa cho các địa phương trong vùng. Hiện nay

Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù giữ vai trò đầu tàu về thu hút nguồn vốn FDI

nhưng vẫn chủ yếu tuân thủ theo quản lý chung là một thành phố như các thành

phố khác. Như vậy cần phải thực hiện quy hoạch vùng kinh tế Đông Nam Bộ và

đảm bảo một thể chế đặc thù nhằm tạo các điều kiện cơ bản cho Thành phố Hồ

Chí Minh trong thực hiện liên kết vùng: (1) Thành phố Hồ Chí Minh phải giữ vai

trò chủ đạo trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ và đóng vai trò tiên phong trong liên

kết vùng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và đảm bảo tính lan tỏa các thế

mạnh về tri thức, chuyển giao công nghệ, đào tạo cho các địa phương khác; (2)

Thành phố Hồ Chí Minh phải được quy hoạch theo hướng quản trị đô thị mở

thông qua hình thành các đô thị vệ tinh của Thành phố và kết nối với các đô thị

Page 146: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

139

khác của các địa phương thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ; (3) Nguồn ngân sách

phân bổ cho Thành phố Hồ Chí Minh và cơ chế linh hoạt huy động xã hội hóa đủ

để phát triển các đô thị vệ tinh kết nối với các tỉnh lân cận thuộc vùng.

Thứ hai: Cần có sự phối hợp và ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ KCHT

khung của Vùng. Cùng với việc quy hoạch xây dựng Vùng đô thị Thành phố Hồ

Chí Minh (hiện nay Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng chủ trì), cần có sự phối

hợp và ưu tiên đầu tư xây dựng KCHT giao thông mang tính chất hạ tầng khung

của cả vùng, cụ thể là:

- Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, trước hết ưu tiên đầu tư các tuyến trục

và các tuyến vành đai nhằm củng cố mối liên kết giữa trung tâm với vùng ngoại

vi và giải tỏa ách tắc; mở các tuyến cao tốc mới; nối kết hệ thống giao thông với

cụm cảng số 5 gồm các cảng Cát Lái, Hiệp Phước, Thị Vải, Cái Mép...; nâng cấp

cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, xây dựng cảng hàng không quốc tế

Long Thành.

- Đối với Vùng, tập trung nâng cấp các quốc lộ 50, 20, 20b, tuyến N2...

nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng đồng bằng sông Cửu Long và

vùng Tây Nguyên; nâng cấp và mở rộng quốc lộ 50 nối Thành phố Hồ Chí Minh

với Gò Công, tạo bước đột phá trong việc phát triển phần phía Nam của tỉnh

Tiền Giang và Đông Nam của tỉnh Long An, trong đó khai thác lợi thế của kinh

tế biển.

- Hoàn thành các tuyến đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần

Thơ, Long Thành, Dầu Dây và đi Vũng Tàu nhằm giảm bớt mật độ vận chuyển

trên tuyến quốc lộ 51 và tránh giao thông xuyên tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt từ Thành phố Hồ Chí

Minh đi Vũng Tàu, xây dựng hệ thống đường sắt nối kết hệ thống cảng biển với

các KCN trên hành lang đường 51, Thành phố Hồ Chí Minh đi đồng bằng sông

Cửu Long và Tây Nguyên theo quy hoạch của ngành.

Thứ ba: Cần quy hoạch xây dựng một hành lang công nghiệp của Vùng

kinh tế Đông Nam Bộ gắn với trung tâm dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh. Cần

Page 147: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

140

phải xác định lại ngành công nghiệp mũi nhọn, sản phẩm mũi nhọn và sản phẩm

chủ lực của vùng, sản phẩm phù hợp với đặc điểm từng địa phương trong vùng,

các nguồn cung ứng hỗ trợ (phụ trợ).

Hướng phát triển chung của Vùng là ưu tiên tập trung vào các sản phẩm

có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh lớn, có hàm lượng khoa học - kỹ thuật

cao, phục vụ xuất khẩu như: sản phẩm phần mềm, điện tử - viễn thông; dầu khí

và các sản phẩm hóa dầu; thép, vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí chế tạo, thiết

bị, phụ tùng và sửa chữa; chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may, da giày...,

trong đó công nghiệp điện tử - viễn thông - tin học trở thành ngành mũi nhọn;

phát triển đồng bộ cả phần cứng lẫn phần mềm, đưa Vùng kinh tế Đông Nam Bộ

trở thành một trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm

của Đông - Nam Á. Do đó, cần điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên

địa bàn toàn vùng, trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên và dư địa của các tỉnh

chưa phát triển (có mật độ sản xuất công nghiệp chưa tập trung cao, môi trường

thiên nhiên chưa bị hủy hoại), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực sản xuất

công nghiệp về hướng điều chỉnh bố trí công nghiệp:

Tạo một hành lang công nghiệp qua một phần các tỉnh, thành: Tây Ninh -

Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Phước - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa -Vũng

Tàu. Đây là hành lang có nhiều ưu thế và còn dư địa rất lớn để phát triển công

nghiệp và sẽ kích thích sự hình thành và phát triển các đô thị có bán kính từ 30

km đến 50 km so với Thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên các đô thị công nghiệp

của Vùng.

Về các ngành công nghiệp nền tảng: Những ngành công nghiệp có tính

chất cần thiết, quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của quốc gia, là nền tảng

của công nghiệp hóa. Đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên

cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và có cơ chế ưu đãi, đó là các ngành: công nghiệp

năng lượng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp tự động. Cần tập trung vào vùng

kinh tế có thế mạnh công nghiệp tiên phong, có khả năng dẫn dắt tạo bước đột

phá và hỗ trợ các vùng khác về lĩnh vực này.

Page 148: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

141

Thứ tư: quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực

chất lượng cao phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của vùng. Hiện

nay, nguồn nhân lực của Vùng chưa được chuẩn bị tương xứng với yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành giáo dục chưa chủ động gắn kết quy hoạch phát

triển giữa Thành phố Hồ Chí Minh với cả vùng kinh tế Đông Nam Bộ; chưa dự

báo được yêu cầu nhân lực cho từng ngành kinh tế trong chiến lược phát triển

KT-XH của cả Vùng trong dài hạn. Do đó, trong thời gian tới, việc quy hoạch,

điều chỉnh hệ thống mạng lưới giáo dục gắn liền với quy hoạch KT-XH của toàn

vùng và từng địa phương là hết sức cần thiết. Thế mạnh của Vùng kinh tế Đông

Nam Bộ là có Đại học quốc gia trên địa bàn, nhưng thời gian qua, việc hợp tác

giữa các nhà khoa học của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với các địa

phương thường mang tính tự phát, chủ yếu dựa trên quan hệ cá nhân; thiếu một

đầu mối thật sự đóng vai trò định hướng và liên kết hoạt động khoa học - công

nghệ cho cả hai phía. Các tỉnh chưa chủ động "đặt hàng" cho các trường đại học

và viện nghiên cứu. Mặt khác, ít nhà khoa học chịu khó tìm hiểu nhu cầu thực tế

của địa phương. Hợp tác giữa nhà khoa học với các cơ quan quản lý địa phương

chưa chặt chẽ, nhiều công trình sau nghiệm thu không được phổ biến, ứng dụng,

công tác quảng bá ứng dụng kết quả của các công trình nghiên cứu chưa được

xem trọng v.v...

Thứ năm: các quy hoạch về thu hút đầu tư phải đồng bộ, thống nhất giữa

các địa phương với quy hoạch của vùng Đông Nam Bộ, tránh chồng chéo, lãng

phí. Trong đó, cần tập trung phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển

hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội; giữa sản xuất với khai thác tài nguyên thiên

nhiên, lao động việc làm và các nguồn lực khác; giữa phát triển kinh tế với mở

rộng thị trường; giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và giữa phát triển

KT-XH với môi trường sinh thái. Đồng thời phải phối hợp thực hiện quy hoạch

và thực hiện tiến độ đầu tư của các dự án.

Cần phải có quy hoạch liên kết trong sản xuất, kinh doanh cần rà soát lại

hướng khuyến khích đầu tư trong các KCN, KKT (ven biển, cửa khẩu), khu du

Page 149: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

142

lịch... giữa các địa phương để tránh chồng chéo, trùng lặp; dần hình thành nên

các cụm công nghiệp một cách hiệu quả.

Thứ sáu: cần phải liên kết trong xúc tiến đầu tư vùng. Trong khi chờ đợi

một cơ chế liên kết phối hợp chung, thống nhất từ trung ương, các địa phương

nên chủ động tổ chức liên kết các hoạt động xúc tiến đầu tư vùng. Trên cơ sở thế

mạnh của từng địa phương, các tỉnh nên phối hợp cùng tổ chức các cuộc họp để

phân công và phối hợp trong phát triển các ngành nghề, khu vực và kêu gọi đầu

tư trên quy mô vùng. Đẩy mạnh sự phối hợp gắn kết giữa các địa phương trong

và ngoài vùng trong quá trình xúc tiến đầu tư, huy động và phân bổ nguồn lực,

xây dựng KCHT KT-XH; đào tạo, thu hút và tạo việc làm; nghiên cứu khoa học

và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh,

liên vùng; cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu KT-XH cho vùng phục vụ

cho công tác dự báo và phối hợp phát triển bảo vệ môi trường, ứng phó với biến

đổi khí hậu.

Thành lập Quỹ phát triển Vùng kinh tế Đông Nam Bộ nhằm có nguồn lực

triển khai đồng bộ các dự án quy mô lớn, mang tính chất liên tỉnh, liên vùng. Quỹ

hình thành từ các nguồn như: đóng góp từ ngân sách Trung ương; đóng góp từ

ngân sách các tỉnh, thành phố trong Vùng; vay, tài trợ của các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước….Quỹ này sẽ được sử dụng chủ yếu để đầu tư trực tiếp vào

các dự án hỗ trợ kỹ thuật, dự án xây dựng KCHT, các trung tâm công nghệ, đào

tạo nhân lực có tác động chung đến sự phát triển của Vùng kinh tế Đông Nam Bộ,

Ngoài ra, Quỹ có thể sự dụng vào mục đích tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học

phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh chung của toàn Vùng.

Thứ bảy: cần phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong vấn đề bảo

vệ môi trường. Sự phát triển công nghiệp của các địa phương trong Vùng kinh tế

Đông Nam Bộ, bên cạnh mặt tích cực của sự tăng trưởng công nghiệp, thì hệ quả

về môi trường đang đặt ra khá nghiêm trọng. Do đó, xác định các nội dung và dự

án cần phối hợp chặt chẽ trên quy mô từng vùng để xử lý tổng thể về môi trường,

bao gồm cả vấn đề cấp nước và thoát nước gắn liền với các sông chính của vùng

Page 150: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

143

(sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông). Để thực hiện mục tiêu tăng

trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, cần tăng cường khung thể chế và các nguồn

lực cho công tác giám sát, cưỡng chế. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý

rác thải nguy hại, đặc biệt là các đối tượng gây ra ô nhiễm, các đơn vị xử lý rác.

Phát triển hệ thống thu phí theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền",

khuyến khích các đơn vị kinh tế giảm tỷ lệ rác thải nguy hại. Cần có sự phối hợp

chặt chẽ giữa các tỉnh, thành trong khu vực khi xem xét các dự án đầu tư lớn, có

tác động đến môi trường chung của khu vực.

Các giải pháp nêu trên sẽ có tác động rất quan trọng đối với vấn đề khai

thác lợi thế của Vùng kinh tế Đông Nam Bộ và tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp trên địa bàn giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt sẽ

đóng góp vào vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các dòng

đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu. Vùng kinh tế Đông Nam Bộ

phát huy cao nhất những lợi thế vốn có của mình; đi trước so với cả nước trong

mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên nhiều lĩnh vực; nhưng thách thức

đang đặt ra đối với Nhà nước và đối với doanh nghiệp trên địa bàn cũng rất lớn.

Do đó, để đạt được mục tiêu của Vùng kinh tế Đông Nam Bộ phụ thuộc rất

nhiều vào sự nỗ lực chung của Nhà nước và doanh nghiệp; đặc biệt là cơ chế

phối hợp chung của chính quyền các địa phương trong Vùng trong chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nhằm hỗ trợ doanh

nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

4.2.2.4. Phối hợp giữa các địa phương trong nâng cao chất lượng nhân

lực cho khu vực FDI

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước những định hướng phát triển

của vùng với các ngành kĩ thuật cao, nhưng nguồn nhân lực kĩ thuật cao lại đang

thiếu. Các địa phương vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh

cần phải tăng cường sự kết hợp giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để tạo

nguồn lao động phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng cải cách

hệ thống giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp, đổi mới nội dung phương pháp đào

Page 151: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

144

tạo; gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo theo đơn đặt

hàng của các doanh nghiệp trong KCN. Quan tâm đào tạo chuyên sâu những

ngành nghề có tính chất thế mạnh của các doanh nghiệp như: kỹ thuật điện, điện

tử, cơ khí, đóng tàu, lắp máy,… Ban Quản lý các KCN cần phát huy vai trò là

đầu mối liên kết các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo để nâng

cao kỹ thuật thực hành cho người lao động nhằm tiếp cận ngay các công việc tại

các doanh nghiệp.

Hoàn thành và sớm triển khai quy hoạch phát triển nhân lực các địa

phương, gắn định hướng phát triển nhân lực với phương hướng phát triển KT-

XH và nhu cầu thị trường lao động.

Thúc đẩy, nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công

nghệ: Xây dựng các nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với mục tiêu phát triển

KT-XH, trước mắt cần tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực khoa học công

nghệ có khả năng làm chủ các công nghệ mới để ứng dụng vào thực tiễn, đồng

thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài để ứng dụng khoa học

và phát triển công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh đó cũng tăng cường thu hút nhân tài trong và ngoài nước để

phục vụ cho việc phát triển khoa học công nghệ. Đặc biệt, cần đầu tư nâng cấp

hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực, phát triển thêm

các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhằm cung

cấp cho thị trường nguồn lao động đảm bảo chất lượng.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp cần quan tâm đầu tư

KCHT, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu học tập,

vui chơi, giải trí cho công nhân lao động.

Liên đoàn lao động các địa phương cần chỉ đạo tổ chức công đoàn cơ sở

phát huy vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động gắn với hài hòa lợi

ích của doanh nghiệp.

Page 152: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

145

Ban Quản lý các KCN tỉnh cần chủ động phối hợp với các đơn vị có liên

quan tổ chức đào tạo và tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu của doanh

nghiệp trong từng giai đoạn nhất định. Điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động

theo ngành, theo hướng hợp lý; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt đối với

người nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, mở các lớp đào tạo nghề

cho người lao động tại địa phương và các vùng lân cận để tạo nguồn lao động có

trình độ tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu lao động trong KCN.

Cán bộ quản lý Nhà nước: Hầu hết cán bộ quản lý Nhà nước liên quan đến

phát triển công nghiệp nói chung và KCN nói riêng đều mới, trình độ, kinh

nghiệm quản lý cơ bản chỉ mới đáp ứng, giải quyết công việc. Do đó, cần phải

xây dựng kế hoạch cho công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ có

triển vọng và đạo đức tốt, am hiểu luật pháp, thông lệ quốc tế.

Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng cán bộ quản lý Nhà nước liên quan đến

phát triển công nghiệp, lãnh đạo tỉnh cần xây dựng và ban hành quy chế riêng về

tuyển chọn và bố trí cán bộ, quy định rõ các tiêu chuẩn tuyển chọn, cũng như

trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ làm việc tại các đơn vị đó. Minh

bạch thông tin tuyển dụng, thực hiện môi trường làm việc lành mạnh đảm bảo

mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng, có cơ hội phát triển như nhau để thúc đẩy

sự nỗ lực của từng cá nhân hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn và phổ biến quan điểm quản

lý của Nhà nước trong phát triển công nghiệp đối với từng lĩnh vực. Đặc biệt bồi

dưỡng nhận thức, đạo đức người thi hành công vụ phải chí công, vô tư, trung

thành, trung thực.

Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại các cơ quan quản

lý Nhà nước liên quan đến phát triển công nghiệp như: Ban Quản lý các KCN

tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và đầu tư thông qua: chế độ tiền lương, thu

nhập, ưu đãi về nhà ở và phương tiện làm việc, bố trí cán bộ đúng nơi, đúng lúc

và đúng công việc. Tránh trường hợp, sau khi nhận công tác được vài tháng lại

xin nghỉ vì các lý do trên, nó vừa tốn thời gian đào tạo vừa lãng phí nhân tài, dẫn

đến tình trạng công việc thường xuyên trễ và hiệu quả công việc không có.

Page 153: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

146

Tổ chức các cuộc hội nghị cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến phát

triển công nghiệp để đánh giá hoạt động vừa qua, đồng thời lắng nghe ý kiến

đóng góp của mọi người để chỉnh đốn các sai phạm, phát huy các ưu điểm trong

thời gian tới.

Cần có những chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ quản lý

đáp ứng được những yêu cầu về quản lý, kỹ năng, tác phong công nghiệp phục

vụ cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các địa phương cần

quan tâm và chỉ đạo sâu sát, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển

trong các KCN:

- Trang bị những kiến thức cần thiết và kỹ năng sử dụng các công cụ hiện

đại liên quan đến quá trình tổ chức và điều hành hoạt động doanh nghiệp cho cán

bộ quản trị doanh nghiệp.

- Hỗ trợ tuyển chọn và đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn

để thay thế số cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn trong các doanh nghiệp hiện có.

Và thường xuyên tổ chức hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ, khảo sát kinh nghiệm

của các doanh nghiệp tiên tiến.

Page 154: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

147

KẾT LUẬN

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là một trong những vùng kinh tế lớn của cả

nước, hội tụ đầy đủ những tiềm năng và lợi thế trong thu hút FDI. Trong những

năm qua, vùng Kinh tế Đông Nam Bộ thu hút được nhiều dự án FDI nhất so với

cả nước. Tác động tích cực của hoạt động FDI đến tăng trưởng kinh tế được thể

hiện ngày càng rõ, tuy nhiên những hệ lụy từ việc phát triển quá mức hoạt động

FDI cũng mang lại những ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, xã hội và đặc biệt là

môi trường.

Nguyên nhân của những hạn chế trên đây là do: Hệ thống luật pháp và các

chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chồng chéo, thiếu tính

đồng bộ và nhất quán; Công tác qui hoạch của vùng còn nhiều hạn chế, chưa xây

dựng được chiến lược thu hút FDI hiệu quả; Công tác quản lý Nhà nước về FDI

còn bất cập; Chất lượng nguồn nhân lực của vùng còn hạn chế; KCHT còn nhiều

yếu kém;

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém và nhằm giảm thiểu những tác

động tiêu cực của FDI đối với vùng kinh tế Đông Nam Bộ, cần phải thực hiện

đồng bộ và hiệu quả nhiều giải pháp cụ thể, bao gồm:

Từ phía Nhà nước trung ương: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp

luật và chính sách liên quan đến hoạt động FDI; Xây dựng chiến lược FDI và qui

hoạch thu hút FDI cho cả nước và vùng; Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý

nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đối với chính quyền địa phương vùng kinh tế Đông Nam Bộ: Nâng cao

chất lượng quy hoạch không gian phát triển kinh tế vùng; Thu hút FDI vào vùng

kinh tế Đông Nam Bộ chất lượng, hiệu quả cao; Phối hợp giữa các bộ, ngành với

các địa phương trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ; Tăng cường quản lý các

doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ; Nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực vùng; Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng,

nâng cấp KCHT KT-XH theo hướng hiện đại, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư

nước ngoài.

Page 155: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

148

Các giải pháp trên đây đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt, nhịp nhàng

trong hoạt động quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tuy

nhiên, trong xu hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động đầu tư như hiện

nay, cần hết sức chú trọng đến việc tăng cường phối hợp và nâng cao năng lực

quản lý ở các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh.

Page 156: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Cao Tấn Huy (2018), “Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng

đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ”, Tạp chí Nghiên

cứu Khoa học Kiểm toán, (134), tr.54-62.

2. Cao Tấn Huy (2018), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ”, Tạp

chí Kinh tế, (39), tr.26-30.

Page 157: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

1. Alaev (1983), Từ điển thuật ngữ về địa lý kinh tế - xã hội, Nxb Matxcơva,

Moscow.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Kết luận 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của

Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW đẩy mạnh phát

triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam

Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020;

3. Nguyễn Viết Bằng, Lê Quốc Nghi, Lê Cát Vi (2016), “Các yếu tố tác động

đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, (Quý 2),

tr.5-18.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị

khóa IX đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng -

an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến

năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ Công Thương (2016), “Giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp và thương

mại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp với quá trình tái cơ cấu

kinh tế giai đoạn 2016-2020”, Hội thảo: Cơ chế, chính sách phát triển

kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo Trình Kinh Tế chính trị Mác - Lênin,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Giao thông Vận tải (2016), “Định hướng và cơ chế chính sách phát triển

giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Hội thảo: Cơ

chế, chính sách phát triển kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,

Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), “Vai trò và định hướng phát triển vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam”, Hội thảo: Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 158: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

151

9. Bộ Tài chính (2016), “Cơ chế chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam”, Hội thảo: Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế Vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Bộ Tài nguyên Môi trường (2016), “Cơ chế chính sách phát triển vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam”, Hội thảo: Cơ chế, chính sách phát triển kinh

tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7/4/2009 về định hướng,

giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI trong thời gian tới, Hà Nội.

12. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 định hướng

nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới,

Hà Nội.

13. Cục đầu tư nước ngoài (2013), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm

2013, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/2032/Tinh-hinh-

dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2013, [Truy cập ngày 25/01/2019].

14. Cục đầu tư nước ngoài (2014), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm

2014, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/3206/Tinh-hinh-

dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2014, [Truy cập ngày 25/01/2019].

15. Cục đầu tư nước ngoài (2015), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm

2015, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/4220/Tinh-hinh-

dau-tu-nuoc-ngoai-12-thang-nam-2015, [Truy cập ngày 25/01/2019].

16. Cục đầu tư nước ngoài (2016), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm

2016, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/4925/Tinh-hinh-

thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2016, [Truy cập ngày 25/01/2019].

17. Cục đầu tư nước ngoài (2017), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm

2017, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/5443/Tinh-hinh-

thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2017, [Truy cập ngày 25/01/2019].

18. Cục đầu tư nước ngoài (2018), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm

2018, tại trang https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6110/Tinh-hinh-

thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2018, [Truy cập ngày 25/01/2019].

Page 159: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

152

19. Văn Dinh (2019), “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Miền Trung cần tự lực,

tự chủ vươn lên”, Hội nghị giao ban Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung, Thừa Thiên Huế.

20. Thôi Công Hào, Ngụy Thanh Tuyền, Trần Tôn Hưng (2002), Phân tích vùng

và quy hoạch vùng, Nxb Đại học Trung Quốc, Trung Quốc.

21. Đào Văn Hiệp (2012), “Tác động của FDI tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (404), tr.21-25.

22. Nguyễn Trọng Hoài (2007), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động,

Hà Nội.

23. Đinh Phi Hổ (2011), Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công

nghiệp, trong sách Phương pháp nghiên cứu định lượng và những

nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp, Nxb

Phương Đông, Cà Mau.

24. Lê Thị Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn,

Nxb Lao động, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Liên Hoa, Bùi Thị Bích Phương (2014), “Nghiên cứu các yếu tố

tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát

triển”, Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, (14(24), tr.40-46.

26. Phan Thị Quốc Hương (2015), Các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường

Đại học Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Thường Lạng (2011), “Nâng cao chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (171), tr.41-47.

28. Nguyễn Thường Lạng (2013), “Một số vấn đề đặt ra trong phân cấp quản lý

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo,

(541), tr.25-29.

29. Lê Tuấn Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài

lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên

cứu điển hình tại thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Phát Triển và Hội

Nhập, (11(21), tr.73-78.

Page 160: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

153

30. Ngô Thắng Lợi (2011), “Những khía cạnh thiếu bền vững trong phát triển

vùng Kinh tế trọng điểm ở Việt Nam và một số khuyến cáo chính

sách”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (43), tr.16-28.

31. Phạm Đức Minh (2013), Thu hút FDI vào Bắc bộ trong tương quan với các

vùng kinh tế trọng điểm khác, tại trang http://tapchitaichinh.vn/nghien-

cuu-trao-doi/thu-hut-fdi-vao-bac-bo-trong-tuong-quan-voi-cac-vung-

kinh-te-trong-diem-khac-58559.html, [Truy cập ngày 25/6/2018].

32. Đăng Nguyên (2016), Đồng bằng sông Cửu Long: Trăn trở thu hút đầu tư,

phát triển bền vững, tại trang http://doanhnhan.net/dong-bang-song-

cuu-long-tran-tro-thu-hut-dau-tu-phat-trien-ben-vung-109577.html,

[Truy cập ngày 25/12/2018].

33. Nguyễn Đức Nhuận (2017), “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Công

Thương, (8), tr.30-34.

34. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Ricardo, D. (2002), Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Phan Hữu Thắng (2012), “25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Góc

nhìn từ quản lý nhà nước”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (531), tr.17-19.

37. Phan Hữu Thắng (2012), “Lợi thế và thách thức của môi trường đầu tư Việt

Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế và Dự

báo, (517), tr.12-14.

38. Ngô Công Thành (2005), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại Vịêt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

39. Phạm Quang Thịnh (2008), “Đầu tư nước ngoài tại các vùng kinh tế trọng

điểm: nhìn từ góc độ quản lý nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9),

tr.52-58.

Page 161: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

154

40. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Thuộc tính địa phương và

sự hài lòng của doanh nghiệp, trong sách Nghiên cứu khoa học trong

quản trị kinh doanh, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

41. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu khoa học

Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nxb Đại học

quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006

ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện

Nghị quyết 53-NQ/TW năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo

đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

44. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông

Nam Bộ đến năm 2020, Hà Nội.

45. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2013 phê

duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị

Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.

46. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt điều

chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương

đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, Hà Nội.

47. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030, Hà Nội.

48. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 18/2/2014 kế

hoạch thực hiện Kết luận 27-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 53-

NQ/TW đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng,

an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến

năm 2020, Hà Nội.

Page 162: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

155

49. Nguyễn Minh Tiến (2015), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh

tế ở các vùng của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học

Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

50. Tổng Cục Thống kê (2012), Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy

phép, tại trang https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=

392&idmid=3&ItemID=13100, [Truy cập ngày 25/01/2019].

51. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Quyết định 933/QĐ-

UBND ngày 4/3/2015 kế hoạch thực hiện Kết luận 213-KL/TU về đẩy

mạnh thực hiện Kết luận 27-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 53-

NQ/TW đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng,

an ninh Vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,

Thành phố Hồ Chí Minh.

52. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), “Phát huy vai trò đầu tàu

của Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển vùng Kinh tế trọng điểm

phía Nam - Thực trạng và cơ chế chính sách”, Hội thảo: Cơ chế, chính

sách phát triển kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố

Hồ Chí Minh.

53. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2016), “Phát triển hệ thống cảng

biển và dịch vụ Logictigs tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mối quan hệ

tổng thể phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam”, Hội thảo: Cơ chế,

chính sách phát triển kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành

phố Hồ Chí Minh.

54. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2016), “Bảo vệ môi trường trong phát

triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Thực trạng và giải

pháp”, Hội thảo: Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế Vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

55. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2017), Quyết định số 1084/QĐ-UBND

ngày 3/5/2017 kế hoạch triển khai thực hiện chương trình số 34-CTR/TU

ngày 15/12/2016 của tỉnh ủy về về đổi mới thu hút đầu tư trong giai đoạn

2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Bình Dương.

Page 163: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

156

56. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (1999), Quyết định số 247/1999/QĐ-

UBND ngày 11/11/1999 quy định và chính sách thu hút đầu tư trong và

ngoài nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Bình Phước.

57. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (2006), Quyết định 103/2006/QĐ-UBND

ngày 16/10/2006 chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị

quyết 53-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng,

an ninh của tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và định hướng đến năm

2020, Bình Phước.

58. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (2016), “Phát triển kinh tế tỉnh Bình

Phước trong mối quan hệ phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam”, Hội thảo: Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế Vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

59. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), “Liên kết vùng trong quá trình tái cơ

cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam”, Hội thảo: Cơ chế,

chính sách phát triển kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành

phố Hồ Chí Minh.

60. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2016), “Phát triển thương mại biên giới tỉnh

Tây Ninh trong mối quan hệ phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam”, Hội thảo: Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế Vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

61. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

TIẾNG ANH:

62. Abdul, G. A., Waqas, A., Pervaiz, S., Jahanzeb, H. (2014), “Factors affecting

foreign direct investment in Pakistan”, International Journal of

Business and Management Review, 2(4), pp.21-35.

63. Shapiro AC (1988), Foundations of multinational financial management, 3rd

ed, Englewood Cliffs: Prentice-Hall.

Page 164: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

157

64. Agosin, M. R., Maver, R. (2000), “Foreign Investment in Developing

Countries: Does it crowd in Domestic Investment”, UNCTAD

Discussion Paper, (146), pp.149-162.

65. Agrawal, P. (2000), Savings, Investment and Growth in South Asia, Indira

Gandhi Institute of Development Research, India.

66. Aizenman, J and Noy, I. (2006), “FDI and Trade - Two-way Linkages”,

Quarterly Review of Economics and Finance, (46), pp.317-337.

67. Akamatsu (1962), “A historical pattern of economic growth in developing

countries”, The Developing Economies, (1), pp.3-25.

68. Amiti, M. and Wakelin, K. (2003), “Investment Liberalization and International

Trade”, Journal of International Economics, (61), pp.101-126.

69. Asiedu, E. (2002),” On the determinants of foreign direct investment to

developing countries: is Africa different?”, World development, (30(1),

pp.107-119.

70. Asiedu, E. (2006), “Foreign direct investment in Africa: The role of natural

resources, market size, government policy, institutions and political

instability”, World economy, (29(1), pp.63-77.

71. Barro, R. J. (1990), “Government spending in a simple model of

endogeneous growth”, Journal of political economy, (98(5, Part 2),

pp.103-125.

72. Boateng, A., Hua, X., Nisar, S, Wu. J., (2015), “Examining the determinants

of inward FDI: Evidence from Norway”, Economic Modelling, (47),

pp.118-127.

73. Dunning, J. H., (1977), “Trade, location of economic activity and the MNE:

A search for an eclectic appraoch. In: B. Ohlin et al. (eds.)”, The

International Allocation of Economic Activity, pp.395-418.

74. Dunning, John (2014), Why Do Companies Invest Overseas?, at the page

http://www.globalization101.org/why-do-companies-invest-overseas/,

[accessed 25/11/2018].

Page 165: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

158

75. Freenstra, R. C., Hanson, G. H. (1995), "Foreign Direct Investment and

Relative Wages: Evidence from Mexico's Maquiladoras", Journal of

International Economics, (42), pp.371-394.

76. Fukao, K., Ishido, H., andIto, K. (2003), "Vertical Intra-industry Trade and

Foreign Direct Investment in East Asia", Journal of Japanese and

International Economies, (17), pp.468-506.

77. Heckscher, E. (1919), “The effect of foreign trade on the distribution of

income”, Ekonomisk Tidskriff, pp.497-512.

78. Lê Hoàng Bá Huyền (2015), “Determinant of the factors affecting Foreign

Direct Investment (FDI) flow to Thanh Hoa province in Vietnam”,

Procedia - Social and Behavioral Sciences, (172(2015), pp.26-33.

79. Hymer, Stephen H (1960), The International Operations of Foreign Firms:

A Study of Direct Foreign Invesment, Ph.D. thesis, Cambridge, Mass.:

MIT Press.

80. International Monetary Fund (2010), Balance of Payments Manual,

International Monetary Fund.

81. Friedmann J. (1966), Regional development policy: A case study of

Venezuela, Cambridee - Mass: MIT Press.

82. Kemp, M. C. (1964), The Pure Theory of International Trade, Prentice-Hall,

Englewood Cliffs.

83. Khachoo, A. Q., Khan, M. I. (2012), Determinants of FDI inflows to

developing countries: a panel data analysis, MPRA Paper 37278,

University Library of Munich, Germany.

84. Kindleberger, C. P. (1969), “American business abroad”, The International

Executive, (11(2), pp.11-12.

85. Krugman, P.R. (1979), “Increasing Returns, Monopolistic Competition, and

International Trade”, Journal of International Economics, (9(4),

pp.469-479.

Page 166: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

159

86. Lam, S.Y., Shankar, V., Erramili, m.K., Murthy, B. (2004), “Customer

value, satisfaction, loyalty, and switching costs: An illustration from a

business to business service context”, Journal of Academy of Marketing

Science, (32(3), pp.293-311.

87. Lucas, R.E. (1988), “On the Mechanics of Economic Development”, Journal

of Monetary Economics, (22(1), pp.3-42.

88. Lucia, R.E (1988), “On the Mechanics of Economic Development”, Journal

of Monetary Economics, (22(1), pp.3-42.

89. MacDougall, G. D. A. (1960), “The Benefits And Costs Of Private Investment

From Abroad: A Theoretical Approach 1”, Bulletin of the Oxford

University Institute of Economics and Statistics, (22(3), pp.189-211.

90. Moreira, S. B. (2008), The determinants of foreign direct investment: what is

the evidence for Africa? África e suas diásporas: olhares

interdisciplinares, 1 ed. São Leopoldo‐RS: Nova Harmonia.

91. Nunnally, J.C, Burnstein, I.H (1994), Psychometric Theory, 3rded,

NewYork: McGraw - Hill.

92. Ohlin, B., (1966), Interregional and International Trade, Cambridge, Mass.:

Harvard University Press.

93. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., Berry, L. L. (1985), “A conceptual model

of service quality and its implications for future research”, Journal of

marketing, (49(4), pp.41-50.

94. Porter, M. E. (1980), Competitive Strategy: Techniques for Analyzing

Industries and Competitors, New York: Simon and Schuster.

95. Boudeville J.R. (1974), Problem of regional Economic planning, Edinburgh

University Press, England.

96. Romer, P.M (1986), Dynamic Competitive Equilibria with Externalities,

Increasing Returns and Unbounded Growth, Phd Dissertation,

University of Chicago, America.

Page 167: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

160

97. Solow, R. M. (1956), “A contribution to the theory of economic

growth”, The quarterly journal of economics, (70(1), pp.65-94.

98. Stelzer, L., Chungang, M., Banthin, J. (1992), “Gauging investor

satisfaction”, The China Business Review, (19(6), pp.54-56.

99. Ulaga, W.S and Krish, R. (2002), “Plant location and place marketing:

Understand the process from the business customer’s perpective”,

Industrial Marketing Management, (21), pp.393-401.

100. Raymond Vernon (1966), "International Investment and International Trade

in the Product Cycle", Quarterly ournal Economics, Vol. 80, (2),

pp.190-207.

101. World Trade Organization (1996), Trade and Foreign Direct Investment, at

the page http://www.wto.org, [accessed 9/10/2018].

Page 168: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

161

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN

STT HỌ TÊN CHỨC VỤ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

1 Lê Thanh Liêm Phó chủ tịch Văn phòng UBND Thành phố Hồ

Chí Minh

2 Sử Ngọc Anh Giám đốc Sở KH - ĐT Thành phố Hồ Chí

Minh

3 Nguyễn Hoàng Năng Trưởng Ban Ban quản lý các KCX và CN

Thành phố Hồ Chí Minh

4 Trần Việt Hà Trưởng phòng Ban quản lý các KCX và CN

Thành phố Hồ Chí Minh

5 Phạm Thị Hải Trưởng phòng Ban quản lý các KCX và CN

Thành phố Hồ Chí Minh

6 Nguyễn Võ Minh Thư Trưởng phòng Ban quản lý các KCX và CN

Thành phố Hồ Chí Minh

7 Trần Công Khanh Trưởng phòng Ban quản lý các KCX và CN

Thành phố Hồ Chí Minh

8 Lê Thị Lan Chi Trưởng phòng Ban quản lý các KCX và CN

Thành phố Hồ Chí Minh

9 Phạm Thanh Trực Trưởng phòng Ban quản lý các KCX và CN

Thành phố Hồ Chí Minh

10 Nguyễn Thanh Trúc Giám đốc Sở KH - ĐT tỉnh Bình Dương

11 Hoàng Thanh Trưởng phòng Ban quản lý các KCN Bình Dương

12 Đỗ Hoài Nam Trưởng phòng Ban quản lý các KCN Bình Dương

13 Cao Tiến Sỹ Trưởng Ban Ban quản lý các KCN Đồng Nai

14 Dương Thị Hạt Trưởng phòng Ban quản lý các KCN Đồng Nai

Page 169: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

162

15 Trần Kinh Quốc Trưởng phòng Ban quản lý các KCN Đồng Nai

16 Võ Ngọc Châu Trưởng văn phòng

Đại diện

Ban Quản lý tại các KCN Biên

Hòa

17 Dương Thị Thu Trang Trưởng văn phòng

Đại diện

Ban Quản lý tại các KCN Long

Thành

18 Nguyễn Hải Phượng Trưởng văn phòng

Đại diện

Ban Quản lý tại các KCN Nhơn

Trạch

19 PGS. TS Trần Hoàng Ngân Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ

Chí Minh

20 TS. Phạm Quốc Việt Viện trưởng Viện

đào tạo SĐH Đại học Tài chính - Marketing

Page 170: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

163

Phụ lục 2

BẢNG KHẢO SÁT SƠ BỘ DÙNG TRONG THẢO LUẬN NHÓM

Xin chào các Anh/chị.

Hiện nay Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tác động đến

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ”.

Trong quá trình thực hiện đề tài Tôi cần thu thập thông tin từ các Anh/chị về các

vấn đề liên quan đề tài, những ý kiến trao đổi của Anh/ Chị rất hữu ích và góp

phần cho Tôi hoàn thiện nghiên cứu của mình.

Mong Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời bảng câu hỏi này. Mọi thông

tin Anh/chị cung cấp dưới đây chỉ đơn thuần nhằm mục đích nghiên cứu, không

nhằm mục đích nào khác. Xin lưu ý Anh/chị là không có quan điểm nào đúng

hay sai, tất cả quan điểm của Anh/chị thể hiện qua việc trả lời bảng khảo sát đều

giúp ích cho nghiên cứu của Tôi.

PHẦN 1. TỔNG QUÁT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU VÙNG KINH TẾ

ĐÔNG NAM BỘ

1. Anh/chị vui lòng cho biết thời gian công tác/ nghiên cứu lĩnh vực FDI?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

2. Khi nghiên cứu/công tác trong lĩnh vực FDI theo Anh/Chị yếu tố nào

ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ nhất?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

3. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố sau đây

tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

(đánh số từ 1 đến 10):

Kết cấu hạ tầng Chính sách đầu tư

Môi trường sống và làm việc Lợi thế ngành đầu tư

Chất lượng dịch vụ công Thương hiệu địa phương

Page 171: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

164

Liên kết vùng Nguồn nhân lực

Chi phí đầu vào cạnh tranh Thỏa mãn của nhà đầu

PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

Sau đây là các phát biểu đối với các yếu tố mà Anh/ Chị lựa chọn để đánh

giá tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Anh/ Chị vui lòng

cho biết đánh giá của các Anh/chị về các phát biểu theo những nội dung sau:

1. Anh/chị có hiểu rõ những phát biểu, từ ngữ được sử dụng không? Nếu

không, Anh/chị vui lòng cho biết các vướng mắc, ý kiến của Anh/ Chị?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

2. Theo các Anh/chị phát biểu này muốn nói lên điều gì?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

3. Anh/chị có đề xuất các phát biểu mới hoặc điều chỉnh nội dung phát

biểu cho dễ hiểu hơn, hợp lý hơn?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

I. Phát biểu về yếu tố KCHT

- Giao thông thuận lợi (thời gian và chi phí).

- Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu

- Hệ thống cấp nước, thoát nước đầy đủ

- Thông tin liên lạc thuận tiện (điện thoại, internet,…)

- Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu

- Hệ thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu.

II. Phát biểu về yếu tố Chính sách đầu tư

- Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn

- Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi)

- Văn bản về luật pháp được triển khai nhanh đến công ty

- Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ DN

Page 172: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

165

- DN sẽ vẫn đầu tư nếu địa phương không có những chính sách hấp dẫn

III. Phát biểu về yếu tố Môi trường sống và làm việc

- Các bất đồng giữa công nhân và DN được giải quyết thỏa đáng.

- Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu

- Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu

- Môi trường không bị ô nhiễm

- Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn

- Người dân thân thiện

- Chi phí sinh hoạt hợp lý

IV. Phát biểu về yếu tố Lợi thế ngành đầu tư

- Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất

- Thuận tiện thị trường tiêu thụ chính

- Gần các DN bạn hàng (phân phối hay cung ứng chính)

- Cạnh tranh thị trường với các đối thủ cạnh tranh chính

V. Phát biểu về yếu tố Chất lượng dịch vụ công

- Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng

- Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi DN cần

- Thủ tục hải quan nhanh gọn

- Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ trợ tốt cho DN

VI. Phát biểu về yếu tố Thương hiệu địa phương

- Tôi muốn đầu tư vào tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ

- Có nhiều người đầu tư thành công tại tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ

- Tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ là một thương hiệu ấn tượng

- Tôi nghĩ tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ đang là điểm đến của các nhà đầu tư

VII. Phát biểu về yếu tố Liên kết vùng

- Tôi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có các ngành công

nghiệp phụ trợ đặt tại các tỉnh/thành phố trong vùng

- Tôi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có sự phối hợp giữa

các tỉnh trong xúc tiến thương mại

Page 173: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

166

- Tôi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có chuỗi ngành

hàng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp

- Tôi đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có hoạt động phối

hợp tổ chức sản xuất giữa các tỉnh trong vùng

VIII. Phát biểu về yếu tố Nguồn nhân lực

- Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN

- Nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động không có kỹ năng)

- Lao động có kỷ luật cao

- Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt

- Công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ

- Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương

IX. Phát biểu về yếu tố Chi phí đầu vào cạnh tranh

- Giá thuê đất thấp

- Chi phí lao động rẻ

- Giá điện, giá nước, cước vận tải hợp lý

- Giá dịch vụ thông tin liên lạc cạnh tranh

X. Phát biểu về yếu tố ý định của nhà đầu tư

- Tôi nghĩ doanh thu của Công ty có/sẽ tăng trưởng theo mong muốn

- Tôi nghĩ lợi nhuận của công ty đã/ sẽ đạt như ý muốn

- Tôi nghĩ Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài hạn ở vùng

Đồng Nam Bộ

- Tôi sẽ giới thiệu vùng Đồng Nam Bộ cho các công ty khác

- Nhìn chung tôi nghĩ công ty chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tư tại

vùng Đồng Nam Bộ

Page 174: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

167

Phụ lục 3

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

Xin chào các Anh/chị.

Hiện nay Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố tác động đến

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ”.

Trong quá trình thực hiện đề tài Tôi cần thu thập thông tin từ các Anh/chị về các

vấn đề liên quan đề tài, những ý kiến trao đổi của Anh/chị rất hữu ích và góp

phần cho Tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Mong Anh/chị dành chút thời gian để trả lời bảng câu hỏi này. Mọi thông

tin Anh/chị cung cấp dưới đây chỉ đơn thuần nhằm mục đích nghiên cứu, không

nhằm mục đích nào khác.

I. NỘI DUNG PHỎNG VẤN:

Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý về các ý kiến dưới đây trong

việc đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: nghiên

cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó:

1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Không có ý kiến;

4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý.

Lưu ý: Vui lòng chỉ chọn một điểm duy nhất cho từng phát biểu.

MÃ PHÁT BIỂU MỨC ĐỘ

Yếu tố KCHT đầu tư 1 2 3 4 5

CSHT1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có

giao thông thuận lợi (thời gian và chi phí). 1 2 3 4 5

CSHT2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có hệ

thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu cho SX-KD. 1 2 3 4 5

CSHT3

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có hệ

thống cấp nước, thoát nước đầy đủ đáp ứng được yêu cầu cho

SX-KD.

1 2 3 4 5

CSHT4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có hệ

thống thông tin liên lạc thuận tiện (điện thoại, internet,…) 1 2 3 4 5

Page 175: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

168

CSHT5 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có

mặt bằng đáp ứng được yêu cầu cho SX-KD. 1 2 3 4 5

CSHT6 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có hệ

thống ngân hàng đáp ứng được yêu cầu. 1 2 3 4 5

Yếu tố chính sách đầu tư 1 2 3 4 5

CSDT1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có

chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. 1 2 3 4 5

CSDT2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có hệ

thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi). 1 2 3 4 5

CSDT3 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có

văn bản về luật pháp được triển khai nhanh đến công ty. 1 2 3 4 5

CSDT4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì vùng có

lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ DN 1 2 3 4 5

CSDT5 Tôi chọn vẫn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ nếu địa

phương không có những chính sách hấp dẫn 1 2 3 4 5

Yếu tố liên kết vùng 1 2 3 4 5

LKV1

Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

các ngành công nghiệp phụ trợ đặt tại các tỉnh/thành phố trong

vùng.

1 2 3 4 5

LKV2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

sự phối hợp giữa các tỉnh/thành phố trong xúc tiến thương mại 1 2 3 4 5

LKV3 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

chuỗi ngành hàng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp 1 2 3 4 5

LKV4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

hoạt động phối hợp tổ chức sản xuất giữa các tỉnh trong vùng. 1 2 3 4 5

Yếu tố nguồn nhân lực 1 2 3 4 5

NNL1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

các trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN. 1 2 3 4 5

NNL2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động không có kỹ năng). 1 2 3 4 5

NNL3 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

lao động có kỷ luật cao. 1 2 3 4 5

Page 176: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

169

NNL4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây có

khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt. 1 2 3 4 5

NNL5 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây các

công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ. 1 2 3 4 5

NNL6 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây dễ

dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương. 1 2 3 4 5

Yếu tố môi trường sống và làm việc 1 2 3 4 5

MTSLV1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây các

bất đồng giữa công nhân và DN được giải quyết thỏa đáng. 1 2 3 4 5

MTSLV2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây hệ

thống trường học đáp ứng được nhu cầu. 1 2 3 4 5

MTSLV3 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây hệ

thống y tế đáp ứng được nhu cầu. 1 2 3 4 5

MTSLV4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây

môi trường không bị ô nhiễm. 1 2 3 4 5

MTSLV5 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây

điểm vui chơi giải trí hấp dẫn. 1 2 3 4 5

MTSLV6 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây

người dân thân thiện. 1 2 3 4 5

MTSLV7 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây chi

phí sinh hoạt hợp lý. 1 2 3 4 5

Yếu tố chất lượng dịch vụ công 1 2 3 4 5

CLDVC1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây thủ

tục hành chính đơn giản, nhanh chóng. 1 2 3 4 5

CLDVC2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây

chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi DN cần. 1 2 3 4 5

CLDVC4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tại đây các

trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ trợ tốt cho DN. 1 2 3 4 5

Yếu tố thương hiệu địa phương 1 2 3 4 5

THDP1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì muốn đầu

tư vào tỉnh X ở vùng. 1 2 3 4 5

THDP2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì đã có nhiều

người đầu tư thành công tại tỉnh X ở vùng Đồng Nam Bộ. 1 2 3 4 5

Page 177: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

170

CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ ANH/CHỊ

THDP3 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì Tỉnh X ở

vùng Đông Nam Bộ là một tỉnh có thương hiệu ấn tượng. 1 2 3 4 5

THDP4 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vì tỉnh X ở

vùng đang là điểm đến của các nhà đầu tư. 1 2 3 4 5

Yếu tố quyết định đầu tư 1 2 3 4 5

QDDT1 Tôi nghĩ lợi nhuận của công ty đã/ sẽ đạt như ý muốn. 1 2 3 4 5

QDDT2 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ là một quyết

định đúng đắn 1 2 3 4 5

QDDT3 Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài hạn ở

vùng Đồng Nam Bộ 1 2 3 4 5

QDDT4 Tôi sẽ giới thiệu vùng Đông Nam Bộ cho các công ty khác 1 2 3 4 5

QDDT5 Công ty chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tư tại vùng Đông

Nam Bộ. 1 2 3 4 5

II. THÔNG TIN CÔNG TY

- Lĩnh vực kinh doanh: ................................................................................

- Vốn đăng ký kinh doanh: ..........................................................................

- Quy mô lao động: ......................................................................................

Page 178: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

171

Phụ lục 4

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA

1. Yếu tố KCHT

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.801 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CSHT1 17.9842 5.952 .581 .766

CSHT2 18.1636 6.428 .536 .776

CSHT3 18.1214 6.752 .563 .773

CSHT4 18.1662 6.303 .599 .762

CSHT5 18.0317 6.438 .529 .777

CSHT6 18.0422 5.824 .566 .771

2. Yếu tố cơ chế chính sách đầu tư

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.827 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CSDT1 13.9156 5.331 .594 .804

CSDT2 14.4723 3.954 .713 .768

CSDT3 14.0158 5.222 .646 .792

CSDT4 13.9208 4.936 .610 .796

CSDT5 13.9340 4.469 .618 .796

Page 179: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

172

3. Yếu tố liên kết vùng

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.813 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

LKV1 10.8628 2.912 .636 .764

LKV2 10.8945 3.163 .632 .767

LKV3 10.8417 3.245 .597 .782

LKV4 10.6992 2.851 .670 .747

4. Yếu tố nguồn nhân lực

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.805 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

NL1 18.4644 6.133 .528 .783

NL2 18.2084 5.689 .575 .772

NL3 18.0792 6.004 .536 .781

NL4 18.2005 5.822 .559 .775

NL5 18.1979 5.678 .528 .784

NL6 18.1768 5.469 .656 .753

Page 180: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

173

5. Yếu tố chất lượng dịch vụ công

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.716 4

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

CLDV1 9.4222 2.123 .581 .609

CLDV2 9.2533 1.777 .557 .625

CLDV3 9.3720 2.488 .329 .749

CLDV4 9.2744 2.210 .589 .612

Cronbach's Alpha sau khi loại biến CLDV3

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.749 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

CLDV1 6.3536 1.309 .602 .640

CLDV2 6.1847 1.019 .577 .694

CLDV4 6.2058 1.407 .587 .667

6. Yếu tố môi trường sống và làm việc

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.842 7

Page 181: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

174

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

MTS1 18.5805 9.768 .588 .824

MTS2 18.7599 8.987 .595 .821

MTS3 18.8391 9.606 .588 .823

MTS4 18.8311 8.501 .623 .818

MTS5 18.6675 8.953 .641 .814

MTS6 18.6649 9.239 .585 .823

MTS7 18.7863 9.190 .585 .823

7. Yếu tố thương hiệu địa phương

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.824 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

THDP1 10.0132 2.796 .665 .772

THDP2 9.8945 3.005 .645 .780

THDP3 9.7388 3.130 .655 .777

THDP4 9.9156 2.977 .635 .785

8. Quyết định của nhà đầu tư

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.820 5

Page 182: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

175

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

QDDT1 14.5172 3.388 .650 .775

QDDT2 14.4670 3.244 .621 .782

QDDT3 14.2454 3.789 .568 .801

QDDT4 14.3720 3.134 .656 .771

QDDT5 14.6517 3.116 .600 .792

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)

1. Phân tích EFA với biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 75

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4686.779

df 595

Sig. .000

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7

MTS5 .749

MTS4 .732

MTS1 .720

MTS3 .715

MTS6 .706

MTS7 .706

MTS2 .702

NNL6 .786

Page 183: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

176

NNL2 .708

NNL4 .706

NNL5 .703

NNL3 .676

NNL1 .657

CSDT2 .845

CSDT3 .783

CSDT4 .745

CSDT5 .732

CSDT1 .728

CSHT4 .744

CSHT6 .722

CSHT1 .721

CSHT3 .706

CSHT2 .686

CSHT5 .682

THDP1 .824

THDP3 .805

THDP2 .801

THDP4 .783

LKV4 .830

LKV1 .798

LKV2 .785

LKV3 .770

CLDV1 .826

CLDV4 .818

CLDV2 .795

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

Page 184: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

177

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 4.056 11.589 11.589 4.056 11.589 11.589 3.664 10.469 10.469

2 3.499 9.997 21.586 3.499 9.997 21.586 3.127 8.933 19.402

3 3.168 9.053 30.638 3.168 9.053 30.638 3.094 8.841 28.243

4 2.934 8.384 39.022 2.934 8.384 39.022 3.094 8.841 37.083

5 2.470 7.056 46.078 2.470 7.056 46.078 2.719 7.769 44.853

6 2.343 6.695 52.773 2.343 6.695 52.773 2.625 7.500 52.352

7 1.959 5.596 58.369 1.959 5.596 58.369 2.106 6.017 58.369

8 .921 2.631 61.000

9 .865 2.471 63.471

10 .799 2.283 65.754

11 .765 2.186 67.940

12 .709 2.025 69.965

13 .700 2.001 71.966

14 .663 1.896 73.861

15 .655 1.871 75.732

16 .627 1.790 77.522

17 .615 1.756 79.279

18 .596 1.704 80.983

19 .551 1.573 82.556

20 .522 1.491 84.046

21 .506 1.445 85.491

22 .487 1.390 86.881

23 .474 1.355 88.237

24 .422 1.207 89.443

25 .414 1.184 90.627

26 .404 1.153 91.781

27 .378 1.080 92.861

28 .373 1.067 93.928

29 .359 1.026 94.953

30 .334 .953 95.907

31 .327 .933 96.840

32 .305 .871 97.711

Page 185: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

178

33 .299 .853 98.564

34 .269 .769 99.333

35 .234 .667 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

2. Phân tích EFA với biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .848

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 604.869

df 10

Sig. .000

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 2.941 58.827 58.827 2.941 58.827 58.827

2 .594 11.876 70.703

3 .560 11.210 81.913

4 .473 9.466 91.379

5 .431 8.621 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1

QDDT4 .796

QDDT1 .793

QDDT2 .770

QDDT5 .749

QDDT3 .725

Extractio Method: Principal

Component Analysis.

a. 1 components extracted.

Page 186: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

179

MA TRẬN TƯƠNG QUAN

Correlations

CSHT CSDT LKV NNL CLDVC MTSLV THDP QDDT

CSHT Pearson

Correlation 1 -.032 .054 -.001 .100 .024 .005 .487**

Sig. (2-tailed) .532 .298 .979 .052 .637 .918 .000

N 379 379 379 379 379 379 379 379

CSDT Pearson

Correlation -.032 1 -.107* -.174** .125* -.067 -.054 .084

Sig. (2-tailed) .532 .037 .001 .015 .190 .295 .101

N 379 379 379 379 379 379 379 379

LKV Pearson

Correlation .054 -.107* 1 -.040 .031 .082 -.039 .163**

Sig. (2-tailed) .298 .037 .432 .553 .110 .447 .001

N 379 379 379 379 379 379 379 379

NNL Pearson

Correlation -.001 -.174** -.040 1 .005 .018 .105* .410**

Sig. (2-tailed) .979 .001 .432 .919 .730 .042 .000

N 379 379 379 379 379 379 379 379

CLDVC Pearson

Correlation .100 .125* .031 .005 1 .026 .054 .350**

Sig. (2-tailed) .052 .015 .553 .919 .613 .298 .000

N 379 379 379 379 379 379 379 379

MTSLV Pearson

Correlation .024 -.067 .082 .018 .026 1 .070 .158**

Sig. (2-tailed) .637 .190 .110 .730 .613 .174 .002

N 379 379 379 379 379 379 379 379

THDP Pearson

Correlation .005 -.054 -.039 .105* .054 .070 1 .263**

Sig. (2-tailed) .918 .295 .447 .042 .298 .174 .000

N 379 379 379 379 379 379 379 379

QDDT Pearson

Correlation .487** .084 .163** .410** .350** .158** .263** 1

Sig. (2-tailed) .000 .101 .001 .000 .000 .002 .000

N 379 379 379 379 379 379 379 379

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Page 187: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

180

KẾT QUẢ HỒI QUY

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-

Watson

1 .775a .601 .594 .28467 2.014

a. Predictors: (Constant), CSDT, CSHT, THDP, MTSLV, LKV, CLDVC, NNL

b. Dependent Variable: QDDT

ANOVAa

Model Sum of

Squares df

Mean

Square F Sig.

1 Regression 45.315 7 6.474 79.887 .000b

Residual 30.064 371 .081

Total 75.379 378

a. Dependent Variable: QDDT

b. Predictors: (Constant), CSDT, CSHT, THDP, MTSLV, LKV,

CLDVC, NNL

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -1.980 .261 -7.594 .000

CSHT .413 .030 .454 13.757 .000 .986 1.015

MTSLV .104 .030 .116 3.519 .000 .984 1.016

CLDVC .249 .032 .261 7.821 .000 .967 1.034

THDP .168 .026 .210 6.346 .000 .978 1.022

NNL .399 .032 .423 12.610 .000 .957 1.045

LKV .131 .026 .165 4.963 .000 .973 1.028

CSDT .147 .028 .177 5.208 .000 .933 1.071

a. Dependent Variable: QDDT

Page 188: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

181

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

B Std. Error Beta

1 (Constant) -1.980 .261 -7.594 .000

CSHT .413 .030 .454 13.757 .000

MTSLV .104 .030 .116 3.519 .000

CLDVC .249 .032 .261 7.821 .000

THDP .168 .026 .210 6.346 .000

NNL .399 .032 .423 12.610 .000

LKV .131 .026 .165 4.963 .000

CSDT .147 .028 .177 5.208 .000

a. Dependent Variable: QDDT

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std.

Deviation N

Predicted Value 2.6722 4.6159 3.6127 .34624 379

Residual -.78864 .86708 .00000 .28202 379

Std. Predicted Value -2.716 2.898 .000 1.000 379

Std. Residual -2.770 3.046 .000 .991 379

a. Dependent Variable: QDDT

Page 189: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

182

Page 190: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ …...1am nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

183