16
1 Cách cu to ca ChHán ( ChNho ) - Lục Thư (六書 )[sa | sa mã ngun] Cũng như các chữ viết khác trên thế gii, chHán được hình thành tcác nét vmiêu tcác svt hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ Hán đã chọn mt cách phát trin không ging các chviết khác trên thế gii. Vi các chviết khác trên thế gii, khi xã hi phát triển, con người đã đơn giản các nét vvà dùng các nét đó để thhin cho mt âm tiết nào đó trong tiếng nói ca các dân tộc đó. Còn với chHán, nó vn gilại ý nghĩa tượng hình ban đầu ca ch. Và dùng các phép to chkhác để to nên các chcó ý nghĩa trừu tượng (xem thêm dưới). Chính vì thế, chtượng hình mc dù chiếm mt phn không ln trong chHán, nhưng lại có tm quan trng rt ln trong hthng chHán. ChHán được hình thành theo các cách chính: ChTượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng ca svt mà hình thành chviết. Các chnày rt dnhn biết và đơn giản. ChChS(指事文字) hay chBiu Ý (表意文字): Cùng vi sphát trin ca con người, chHán đã được phát trin lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cu din tnhng sviệc đó là chữ ChS. Ví dụ, để to nên chBn (), din đạt nghĩa "gốc rca cây" (根), thì người ta dùng chMc () và thêm gch ngang din tý nghĩa "ở đây là gốc r" và chBn () được hình thành. ChThượng (), chH() và chThiên () cũng là những chChSđược hình thành theo cách tương tự. "ChSự" có nghĩa là chỉ định mt svt và biu din bng ch. ChHi Ý (Hi Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiu chmới có ý nghĩa mới. Ví d, chLâm (,

Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

1

Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Chữ Nho )

- Lục Thư (六書 )[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ

miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ

Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới. Với

các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét

vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các

dân tộc đó. Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ.

Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng (xem

thêm ở dưới). Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn

trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.

Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:

Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng

của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.

Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của

con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu

cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn

đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch

ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ

Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình

thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn

bằng chữ.

Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người

ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林,

Page 2: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

2

rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm

bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森,

rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn

chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim)

bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách

chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được

tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý"

có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.

Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội

Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán

được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字

). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ

bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biểu diễn ý nghĩa chính mà đã được

dùng từ lâu đời, và phần thanh (聲) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của

từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có

các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị

(味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy,

khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là

"trong suốt" hoặc "trong xanh".

Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương

pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được

sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (藥), có

nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng

phấn khởi nên chữ Nhạc (樂) cũng có âm là Lạc nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥)

được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂

Page 3: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

3

). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注

文字).

Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng

cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).

Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo

chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).

Các bộ chữ trong chữ Hán - Bộ thủ (部首)[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc có đến hàng ngàn chữ nhưng được phân loại thành 214 bộ chữ, mỗi bộ

chữ được đại diện bằng một thành phần cấu tạo chung gọi là bộ thủ. dựa theo số

nét, các bộ thủ bao gồm:

一 丨 丶 丿 乙 亅

二 亠 人 儿 入 八 冂 冖 冫 几 凵 刀 力 勹 匕 匚 匸 十 卜 卩 厂 厶 又

口 囗 土 士 夂 夊 夕 大 女 子 宀 寸 小 尢 尸 屮 山 巛 工 己 巾 干 幺 广 廴 廾

弋 弓 彐 彡 彳

心 戈 戶 手 支 攴 文 斗 斤 方 无 日 曰 月 木 欠 止 歹 殳 毋 比 毛 氏 气 水 火

爪 父 爻 爿 片 牙 牛 犬

玄 玉 瓜 瓦 甘 生 用 田 疋 疒 癶 白 皮 皿 目 矛 矢 石 示 禸 禾 穴 立

Page 4: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

4

竹 米 糸 缶 网 羊 羽 老 而 耒 耳 聿 肉 臣 自 至 臼 舌 舛 舟 艮 色 艸 虍 虫 血

行 衣 襾

見 角 言 谷 豆 豕 豸 貝 赤 走 足 身 車 辛 辰 辵 邑 酉 釆 里

金 長 門 阜 隶 隹 雨 青 非

面 革 韋 韭 音 頁 風 飛 食 首 香

馬 骨 高 髟 鬥 鬯 鬲 鬼

魚 鳥 鹵 鹿 麥 麻

黄 黍 黑 黹

黽 鼎 鼓 鼠

鼻 齊

龍 龜

[12]

Tuy nhiên số bộ thủ không phải bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian.

Số bộ thủ nói trên là dạng chữ phồn thể, dựa theo Khang Hi tự điển (1716) và các

từ điển thông dụng sau này như Trung Hoa đại tự điển (1915), Từ hải (1936).[13]

Trước đó, trong Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (thời Đông Hán) có 9350 chữ

phân làm 540 bộ thủ. Tự lâm của Lã Thầm (đời Tấn) và Loại biên của Vương Chu

Page 5: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

5

và Tư Mã Quang (đời Tống) cũng có 540 bộ thủ. Ngọc thiên của Cố Dã Vương đời

Lương có 542 bộ thủ. Với việc giản thể hóa chữ Hán, vì phải thêm các bộ thủ giản

thể nên số bộ thủ tăng lên thành 227 bộ. Tuy nhiên, một số cách ghép bộ thủ đã

làm giảm số bộ thủ, chẳng hạn Tân Hoa tự điển có 189 bộ thủ, Hiện đại Hán ngữ từ

điển có 188 bộ thủ, Hán ngữ đại từ điển có 200 bộ thủ. Riêng cuốn Từ nguyên xuất

bản năm 1979 có tới 243 bộ thủ.

----------------------------------------------------------------------------------

------------------------

Tình thương người và giá trị nhân văn bị đánh mất

trong chữ Hán hiện đại

Liệu bạn có thể yêu mà không có trái tim? (Ảnh: weknowyourdreams.com)

Yêu mà không có trái tim, lắng nghe mà không biết liêm sỉ, người thân mà lại

chẳng muốn nhìn mặt nhau – Đó chỉ là một phần nhỏ trong những giá trị bị

lãng quên ở Trung Quốc ngày nay. Và như một sự trùng hợp kỳ lạ, sự thật

đáng buồn này cũng được thể hiện ngay trong chữ Hán hiện đại! Điều đó

khiến người ta không khỏi suy ngẫm kỹ hơn về câu nói: “Chữ viết là hiện thân

của tinh hoa văn hóa dân tộc“.

Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Đối với nhân loại thì nhân tố tinh thần này cũng

quan trọng không kém các nhân tố vật chất như giống nòi và đất đai. Sự phát triển

văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn

hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó. Những dân tộc cổ xưa

Page 6: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

6

sáng tạo ra các nền văn minh huy hoàng bị coi như đã biến mất khi nền văn hóa

của họ biến mất, mặc dù người của các dân tộc đó có thể vẫn tồn tại.

Chữ viết là hiện thân của tinh hoa văn hóa dân tộc. Điều này càng thể hiện rõ ràng

hơn ở các loại chữ viết tượng hình trong những nền văn minh cổ xưa. Đơn cử như

trong chữ Nôm, từ “hảo” (好) nghĩa là điều tốt lành. Nó bao gồm bên trái là bộ

“nữ” nghĩa là phụ nữ, người mẹ, bên phải là chữ “tử“, nghĩa là đứa con, trẻ con.

Mẹ đứng cạnh con được hiểu là mẹ tròn con vuông, đó chính là điều tốt lành nhất.

Đó chính là hàm nghĩa bên trong của từ “hảo“.

Tuy nhiên, khi nhìn lại chữ Hán giản thể hiện đại ngày nay, người ta mới giật mình

nhận ra sự biến mất của những hàm nghĩa sâu sắc đó:

Ví dụ chữ Thân (親) phồn thể truyền thống gồm bộ tân (辛) bên trái, và chữ kiến (

見) bên phải. Hàm nghĩa của bộ tân này (辛) tức là vị cay, tượng trưng cho sự gian

khổ, kiến (見) tức là gặp mặt, nhìn thấy nhau. Nghĩa của từ này chính là cho dù

trong lúc khó khăn nhất, những người thân vẫn có thể luôn ở bên cạnh và tương trợ

lẫn nhau, vẫn luôn thăm viếng và giữ được tình cảm khăng khít. Tuy nhiên trong

chữ giản thể đã bỏ mất đi chữ kiến (見) chỉ còn lại bộ tân (辛), nghĩa là anh em, vợ

chồng,cha con vì bước đường mưu sinh gian khổ đã không còn nhìn mặt nhau nữa.

Sự biến đổi của từ “Thân” trong chữ giản thể và chữ phồn thể

Một vài ví dụ khác mà chúng ta có thể đề cập tới như chữ Sỉ (恥) (liêm sỉ, xấu hổ)

gồm bộ nhĩ (耳) (tai) và chữ tâm (心) (con tim). Người ta phải hướng nội, lắng

nghe tiếng nói của lương tri, liêm sỉ bên trong mình để biết hổ thẹn khi làm việc

xấu xa. Chữ giản thể lại thay đổi thành (耻) gồm bộ nhĩ (耳) (tai) và chữ (止)

(dừng lại), người ta chỉ biết nghe rồi để đó, chứ không tự suy xét chính lương tâm

của mình.

Page 7: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

7

Chữ Ưu (優) với ý nghĩa ưu tú, gồm bộ nhân (人) bên trái chỉ người và chữ ưu (憂)

ở bên phải với ý nghĩa ưu tư, nghĩa là người xuất chúng ưu tú là người phải biết lo

trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Trong chữ giản thể, chữ ưu (

憂) đã bị đổi thành chữ vưu (尤) tức sự kỳ lạ, khác thường, nổi bật; tức là người

thời nay có chút ít tài năng liền huênh hoang bộc lộ để thỏa mãn cá tính của mình

chứ không còn chú ý đến việc phụng sự quốc gia, dân tộc.

Chữ Ái(愛)ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm (心) (con tim) và chữ thụ (受) (chịu

đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Tuy nhiên

trong chữ giản thể ngày nay, chữ Ái này đã bị mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành

tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.

Sự biến đổi của từ “Ái” trong chữ giản thể và chữ phồn thể

Trên thực tế trong quá trình chuyển giao sang thời kỳ hiện đại, Trung Quốc đã xảy

ra một biến hóa lớn. Sau Cách mạng văn hóa, các giá trị truyền thống của nền văn

minh Trung Hoa 5.000 năm đã bị bóp méo và thay thế một cách không thương tiếc.

Điều đó cũng thể hiện ngay trong chính chữ Hán giản thể. Loại chữ hiện đại này đã

làm mất đi các yếu tố tượng hình, ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền

lại. Trong khi chữ Hán phồn thể bao hàm tư tưởng và văn hóa truyền thống của

Trung Hoa thì chữ giản thể lại không làm được như thế.

Cũng có người lý giải rằng, chữ Hán phồn thể khó học, khó viết, nên đáng bị thay

thế. Tuy nhiên cách lý giải này không đúng. Một số học giả và chuyên gia văn hóa

đã giải thích vấn đề này một cách cặn kẽ như sau:

Page 8: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

8

1. Sử dụng chữ giản thể không hề khiến tỷ lệ mù chữ ở Trung Quốc giảm xuống

bởi ở Đài Loan và Hồng Kông – nơi mà không hề sử dụng chữ giản thể, tỷ lệ

người biết chữ cao hơn hẳn Trung Quốc Đại lục.

2. Chữ Hán giản thể làm mất đi tính nhân văn và giá trị đạo đức mà người xưa

muốn lưu lại cho các thế hệ sau. Điều đó khiến cho đạo đức người Trung

Quốc tụt dốc nhanh chóng và gây ra rất nhiều vấn đề xã hội ngày nay, khiến

người Trung Quốc “nổi tiếng” về “sự xấu xí” trên thế giới.

3. Chữ Hán giản thể khiến người Trung Quốc không còn có khả năng tự tìm

hiểu về văn hóa và lịch sử của chính mình thông qua các cổ thư. Họ bị lệ

thuộc vào các tài liệu chỉnh sửa ít ỏi và không đầy đủ được biên tập lại sang

chữ giản thể.

4. Ngày nay do người dùng máy tính rất nhiều, nên việc học và viết chữ phồn

thể không phải là vấn đề khó khăn. Hơn nữa, bản thân các chữ phồn thể cũng

vẫn được dùng phổ biến trong các dịp lễ tết trang trọng.

Một chuyên gia về văn học cổ điển Trung Hoa tại Newyork, ông Tạ Tuyển Tuấn

cũng bày tỏ sự ủng hộ việc phục hồi chữ Hán truyền thống. Ông Tạ chỉ ra rằng chữ

giản thể đã phá hoại ngầm hàm nghĩa và cấu trúc của Hoa ngữ.

“Chữ giản thể thực chất rất xấu xí. Bạn không cảm nhận được điều đó ở mỗi từ

riêng lẻ. Nhưng khi bạn in ra một bài viết, so sánh nó với chữ chính thống, chữ

giản thể trông như một nhóm những người ăn xin và người tàn tật bị mất tay hoặc

chân tụ hợp lại. Chúng trông xấu xí vì chúng thiếu tính logic về nhiều khía cạnh.

Có 6 quyển sách trong bộ ‘Thuyết văn giải tự’ giải thích về cấu trúc của tiếng Hoa,

bao gồm 6 quy tắc tạo chữ. Tuy nhiên, chữ giản thể đã huỷ hoại hết các điều này“,

ông Tạ cho biết.

Khi nền văn hóa đánh mất các giá trị cốt lõi của nó, thì đạo đức con người cũng dễ

dàng bị trượt dốc theo. Người Trung Quốc hiện nay không hề được thế giới ưa

thích, nhưng nếu quay ngược dòng thời gian, thì những triều đại hoàng kim thịnh

thế của Trung Hoa cổ xưa thậm chí đã từng là điểm đến của các học giả tới từ

phương Tây, Trung Đông và châu Á. Vậy thì câu hỏi đặt ra là: nền văn minh huy

hoàng đó đã đi về đâu?

Page 9: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

9

Đoàn nghệ thuật Shen Yun tái hiện lại vẻ đẹp của văn hóa Trung Hoa truyền thống

(Ảnh: Shen Yun Performing Arts)

Khôi phục lại nền văn hóa Trung Hoa truyền thống chắc chắn sẽ mang đến sự thịnh

vượng không chỉ cho Trung Quốc mà là cho toàn thế giới. Nó sẽ mang tới cho các

quốc gia khác một nước láng giềng hữu hảo, một nền kinh tế minh bạch và lành

mạnh, những nhà sản xuất hàng hóa an toàn và có lương tâm, những con người ôn

hòa nhưng sâu sắc. Tất nhiên, khôi phục lại chữ viết chỉ là một phần nhỏ trong quá

trình làm hồi sinh nền văn hóa Trung Hoa truyền thống.

Quang Minh tổng hợp

Lạm bàn thêm của người chuyển Bài

“ Theo sự hướng dẫn của Triết gia Kim Định, chúng tôi có mấy ý kiến về chữ Hán

và Hán Nho như sau:

I.- Nguồn gốc của Nho

Nho: 儒

Chữ Nho gồm chữ Nhân đứng (人 = 亻) bên Trái tức là Người, và chữ Nhu ( 需)

bên Phải tức là cần dùng cần thiết, đó là nhu yếu thâm sâu của con Người, đó là

“ Thực, Sắc, Diện “. Nho là nền Văn hóa của Phương Nam tức là của chủng Việt

( Tàu ở phương Bắc ) mà Đức Khổng Tữ đã Tổ Thuật từ Nghiêu Thuấn ( Nghiêu

Thuấn là Nhân vật Văn hoá nông nghiệp chứ không là dân Du mục như Thuỷ Tổ

Page 10: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

10

Hiên Viên Hoàng đế của Tàu ) Đức Khổng định nghĩa Nho: Khoan nhu dĩ giáo,

bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã quân tử cư chi: Nho lấy điều khoan

hoà nhu thuận để dạy bảo nhau, không báo thù người vô đạo, Văn hoá của người

phương Nam là Hùng Dũng, người quân tử nên sống theo nếp sống đó “. Do đó

Nho không phải là của Tàu, mặc dầu người Tàu nhân Nghiêu Thuấn là Tổ tiên của

họ, nhưng Nghiêu Thuấn là nhân vật Văn hóa Nông nghiệp, đó chỉ là vấn đề tiếm

đoạt, Nghiêu Thuấn không là Dân Du mục như Hoàng Đế của Tàu.

II.-Cách cấu tạo của Chữ Nho ( Chữ Hán ? )

- Lục Thư (六書 )[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ

miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ

Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới. Với

các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các

nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của

các dân tộc đó. Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của

chữ. Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng

(xem thêm ở dưới). Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không

lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.

Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:

Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng

của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.

Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của

con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu

cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn

đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch

ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ

Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình

thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn

bằng chữ.

Page 11: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

11

Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người

ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林,

rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm

bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森,

rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn

chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim)

bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng

cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ

được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字).

"Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.

Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý,

có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán

được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những

chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biểu diễn ý nghĩa chính mà đã

được dùng từ lâu đời, và phần thanh (聲) là phần biểu diễn cách phát âm chính

xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (

未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên

chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước

chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có

nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".

Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương

pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được

sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (藥), có

nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng

phấn khởi nên chữ Nhạc (樂) cũng có âm là Lạc nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥)

được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂

). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注

文字).

Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng

cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).

Page 12: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

12

Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo

chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).

Các bộ chữ trong chữ Hán - Bộ thủ (部首)[ 1 ]

Trung Quốc có đến hàng ngàn chữ nhưng được phân loại thành 214 bộ chữ, mỗi

bộ chữ được đại diện bằng một thành phần cấu tạo chung gọi là bộ thủ. dựa theo

số nét, các bộ thủ bao gồm:

一 丨 丶 丿 乙 亅

二 亠 人 儿 入 八 冂 冖 冫 几 凵 刀 力 勹 匕 匚 匸 十 卜 卩 厂 厶 又

口 囗 土 士 夂 夊 夕 大 女 子 宀 寸 小 尢 尸 屮 山 巛 工 己 巾 干 幺 广 廴 廾

弋 弓 彐 彡 彳

心 戈 戶 手 支 攴 文 斗 斤 方 无 日 曰 月 木 欠 止 歹 殳 毋 比 毛 氏 气 水 火

爪 父 爻 爿 片 牙 牛 犬

玄 玉 瓜 瓦 甘 生 用 田 疋 疒 癶 白 皮 皿 目 矛 矢 石 示 禸 禾 穴 立

竹 米 糸 缶 网 羊 羽 老 而 耒 耳 聿 肉 臣 自 至 臼 舌 舛 舟 艮 色 艸 虍 虫 血

行 衣 襾

見 角 言 谷 豆 豕 豸 貝 赤 走 足 身 車 辛 辰 辵 邑 酉 釆 里

金 長 門 阜 隶 隹 雨 青 非

面 革 韋 韭 音 頁 風 飛 食 首 香

馬 骨 高 髟 鬥 鬯 鬲 鬼

魚 鳥 鹵 鹿 麥 麻

黄 黍 黑 黹

黽 鼎 鼓 鼠

鼻 齊

Page 13: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

13

龍 龜

Tuy nhiên số bộ thủ không phải bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian.

Số bộ thủ nói trên là dạng chữ phồn thể, dựa theo Khang Hi tự điển (1716) và các

từ điển thông dụng sau này như Trung Hoa đại tự điển (1915), Từ hải (1936).[13]

Trước đó, trong Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (thời Đông Hán) có 9350 chữ

phân làm 540 bộ thủ. Tự lâm của Lã Thầm (đời Tấn) và Loại biên của Vương Chu

và Tư Mã Quang (đời Tống) cũng có 540 bộ thủ. Ngọc thiên của Cố Dã Vương đời

Lương có 542 bộ thủ. Với việc giản thể hóa chữ Hán, vì phải thêm các bộ thủ giản

thể nên số bộ thủ tăng lên thành 227 bộ. Tuy nhiên, một số cách ghép bộ thủ đã

làm giảm số bộ thủ, chẳng hạn Tân Hoa tự điển có 189 bộ thủ, Hiện đại Hán ngữ

từ điển có 188 bộ thủ, Hán ngữ đại từ điển có 200 bộ thủ. Riêng cuốn Từ nguyên

xuất bản năm 1979 có tới 243 bộ thủ.”

[ 1] Nguồn internet

III.- Chữ Nho là Linh tự, Linh ngữ

“ Chữ kỳ : 示 = 礻( cách viết đơn giản )

Kỳ là Linh thiêng. Chữ Kỳ gồm 2 nét ngang ở trên và 3 nét dọc ở dưới. Chữ Kỳ là

biểu tượng cho Cơ cấu của nền Văn hoá Đông ( Mộc: 3 ) Nam ( Hỏa: 2 ) của Việt

tộc. 礻: Chữ kỳ viết theo cách đơn giản này làm biến mất Bộ số Huyền niệm của

Văn hoá Việt tộc.

Số 2 tượng trưng cho cặp đối cực Âm Dương của Dịch.

Số 3 là Tam tài Thiên, Địa, Nhân. 3 tượng trưng cho con Người Nhân chủ:

Con NGười không Duy Tâm , Duy Vật mà là Tâm Vật Hài hòa, nên là con người tự

Chủ, tự lực, tự Cường

Số 5 ( = 2+3 ) là số độ của hành Thổ thuộc lãnh vực Tâm linh ( Vô ) là

nguồn Sống và nguồn Sáng: Nguồn Sống là Vật chất nguồn Sáng là Tinh thần :

Nhân, Trí, Hùng – Dũng.

Page 14: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

14

神: Chữ Thần: Thần linh ( vì bên trái cho chữ Kỳ là linh thiêng ): Lúc nào và ở

nơi đâu Thần cũng hiển hiện được.

禪 : Chữ Thiền là phương cách ngồi bất động và yên tĩnh để tìm về nguồn Tâm

linh.

明: Chữ Minh gồm chữ Nhật ( mặt Trời ) bên trái và chữ Nguyệt ( mặt Trăng ) bên

phải, đó là hai nguồn ánh sáng, nên Minh có nghĩa là làm sáng tỏ, làm rõ. Chữ

Minh cũng mang theo cơ cấu của Dịch, Nhật là Dương, Nguyệt là Âm. Chữ Minh

gồm cả Âm /Dương.

易: Chữ Dịch cũng là chữ Minh, nhưng lại được viết theo kiểu thức khác gồm:

chữ Nhật ở trên và chữ Nguyệt (chữ Nguyệt được viết theo kiểu thức khác ) ở dưới.

Dịch : Âm ( Nguyệt ) / Dương ( Nhật ): Thái cực.

哲: Chữ Triết gồm chữ Chiết ở trên, chữ Khẩu ở dưới. Chữ Chiết là bẻ gãy, chữ

Khẩu là cái miệng nói ra những lời giúp bẻ gãy Lý luận của người khác, đó là ý

nghĩa của chữ Triết.

Triết còn có định nghĩa : Triết: triệt dã: 哲: 撇也. Triết là phải suy luận làm sao

cho đạt tới cùng triệt của mọi vấn đề. Theo thuyết Tam tài, con Người là Tinh hoa

của Trời Đất : Trời trên, Đất dưới, con Người ở giữa. Con người muốn hiểu rõ

mọi sự phải đi lên tận Trời cao, gọi là “ Cao minh phối Thiên: 高 明 配 天, và

phải đi ngược lại xuống chiều sâu của Đất gọi là : Bác hậu phối Địa: 博 厚 配 地”. Có lên Trời cao rộng, và xuống Đất dày sâu mới thấy rõ mọi sự. Khi làm sao

cho đối cực Trời Đất giao thoa thành Lưỡng nhất ( 雨一: dual unit ) để làm

sáng rõ mọi sự (đối nghịch nhau mà đạt hài hòa ) thì mới gọi là Minh Triết .

Khi đó thì Nho gọi là Âm Dương hòa: 隂 陽 和 .

Trên đây là vài ví dụ đơn giản .

Vì vậy, Người ta bảo Chữ Nho là một Linh tự, Linh ngữ, vì loại Chữ này giúp

hướng dẫn người ta đi vào nguồn Tâm linh. cũng như mỗi chữ có mang ý

nghĩa về Văn hoá, Triết lý Nhân sinh.

IV.- Vài vụ Đại Hán đánh tráo Văn hóa trong Văn tự

Hoàng Đế là Thuỷ Tổ của Chính quyền Tàu, tên là Hữu Hùng, lãnh tụ của Du

mục, đánh bại Si Vưu , lãnh tụ của Nông nghiệp thuộc đại chủng Việt, lên ngôi là

Hoàng Đế, đúng lẽ phải viết chữ Hoàng đế theo cách này : 皇 =白+王. Chữ

Page 15: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

15

Hoàng gồm hai chữ Bạch và chữ Vương, tức là ông Vua thuộc nòi Da trắng, thuộc

Văn hoá Du mục , từ Tây Bắc tràn qua thâu tóm Đại chủng Việt mà cai trị Bách

Việt. Nhưng chữ Hoàng Đế lại viết theo chữ Hoàng gồm chữ Điền và chữ Cộng (

異 = 田+共 ), ( chữ này thuộc Văn hoá Nông nghiệp ). Đây là sự đánh tráo về Văn

hoá của Đại Hán.

V.- Cách viết Chữ Nho theo lối Tả nhậm của chủng Việt ( Tứ Di Tả nhậm )

Cách viết từng chữ: Nếu một chữ có hai vế gồm bộ thủ ( radical ) ở bên trái và

phần tượng Hình, hình Thanh, tượng Ý … ở bên phải. Bắt đầu viết phần bộ thủ

bên Trái, rồi tới phần bên Phải. Mỗi phần được viết từ trên xuống dưới. Đấy là

lối Viết theo Tả nhậm của Nông nghiệp.

Còn cách viết trên trang giấy thì bắt đầu viết từ góc trên bên phải tờ giấy, các chữ

được viết theo giòng thẳng đứng từ trên xuống dưới, các giòng cứ được tiếp tục từ

Phải qua Trái cho đến hết trang.

Cách viết từng chữ cũng như viết các giòng trên trang sách đều theo lối từ Phải

qua Trái tức là lối Tả nhậm ( Tứ Di Tả nhậm ) . Tả nhậm là thói quen của Việt

Tộc, quen đi về phía bên Tả là phía của quả Tim, cũng theo chiều của Đại Hùng

Tinh quay ngược chiều đồng hồ theo sao Bắc đẩu. Đó là lối sống trọng Tình hơn

Lý tức là lối sống Thuận Thiên ( Lý ).

Còn các nhà Chính quyền Tàu thuộc Văn hoá Du mục thì có thói quen Hữu nhậm

tức là thói quen đi về tay Phải, nên trọng bạo lực, tức đi theo đi theo Chiều Kim

Đồng hồ, theo Văn hoá Việt thì đó là lối sống Nghịch Thiên. Do đó mà ta có thể

bảo Chữ Nho không phải là của Tàu, cũng như của nhà Hán, nên chữ Nho không

thể gọi là chữ Hán .

Theo Văn hóa Du mục của Tàu thì cách viết chữ Hán nếu có, thì phải viết ngược

lại theo chiều Hữu nhậm.

Cùng một lý do như vậy khi đi sâu vào Hán Nho thì chúng ta sẽ nhận ra rằng phần

Tinh hoa ( vương đạo ) trong Hán Nho là thuộc về Văn hoá Nông nghiệp của

chủng Việt, còn phần Bạo động gây chiến tranh cướp bóc và bành trướng là Hán

Nho bá đạo của Đại Hán.”

VI.- Hán Nho đánh mất “ Vi Ngôn Đại Nghĩa )

Cũng vì những lý do cắt xén, sửa đổi, xuyên tạc như thế để “ Dịch Chủ vi Nô “ ,

mà Hán Nho đã đánh mất “ Vi Ngôn Đại Nghĩa “:

Page 16: Cách cấu tạo của Chữ Hán ( Ch Nho ) · các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị

16

Vi ngôn là lời nói vi diệu về Minh Triết qua cách giải thích làm sao cho “ Dịch :

Nghịch số chi Lý “ đạt tới Lưỡng nhất gọi là Âm Dương hòa. ( Tàu không có

gốc Dịch, Tàu chỉ co Rồng nên Độc Dương bất sinh, nên không có đủ Âm Dương

để biến hoá theo Dịch )

Đại Nghĩa là lẽ sống Công bằng Xã hội.”, vì vậy mà suốt dòng Lịch sử 4712 của

Trung Hoa kể từ Hiên Viên Hoàng đế, các Chính quyền Trung Hoa chuyên gây

Chiến tranh, Cướp bóc và Bành trướng, cứ đọc Lịch sử Tàu và Việt thì rõ. “.

VII.- Lý do đổi chữ Phồn thể ra Giản thể

Sở dĩ Trung Cộng đổi chữ Phồn thể ra chữ Giản thể, vì hai L ý do:

Về mặt Hình thức là làm cho chữ Đơn giản hơn, giúp cho Bần Cố nông dễ học dễ

viết hơn, lối chữ phức tạp của Phồn thể chỉ thích hợp cho thành phần Văn gia,

của Địa chủ .

Về mặt Nội dung. Cộng sản là những người Vô thần, nên ph ải bỏ những chữ có

mang vết tích Tâm linh ( như chữ Tâm, chữ Kỳ, chữ Thần . . . ) cũng như chữ có

mang tính chất Văn hoá Vương đạo của Việt Nho, họ cho là mê tín dị đoan, nên

họ bỏ đi.

Lý do quan trọng khác, vì không là Chủ nhân của Nho, nên họ không thể hiểu

được những gì Tinh hoa của Nho .

Việt Nhân

www.vietnamvanhien.net