156
PHÇN A: C¢U HáI Sö DôNG ATLAT Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và kiến thức đã học: a. Hãy xác định vị trí địa lí của nước ta, trên đất liền và trên biển nước ta giáp với những quốc gia nào? b. Cho biết tọa độ địa lí của nước ta? Bài 6 & 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy đọc tên các dãy núi, hướng núi, hướng nghiêng sơn nguyên, cao nguyên đá vôi ở các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trườpng Sơn Nam. Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Ngoài dầu, khí tài nguyên khoáng sản biển của Việt Nam có những loại gì, được phân bố ở đâu? Bài 11 & 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên nước ta (địa chất, khí hậu, địa hình, khoáng sản, tài nguyên khác…, khó khăn) Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ: Câu 1: Sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư? 1

CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

  • Upload
    others

  • View
    17

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

PHÇN A: C¢U HáI Sö DôNG ATLAT

Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔCâu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và kiến thức đã học:

a. Hãy xác định vị trí địa lí của nước ta, trên đất liền và trên biển nước ta giáp với những quốc gia nào?

b. Cho biết tọa độ địa lí của nước ta?Bài 6 & 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚICâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy đọc tên các dãy núi, hướng núi, hướng nghiêng sơn nguyên, cao nguyên đá vôi ở các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trườpng Sơn Nam.Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN:Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Ngoài dầu, khí tài nguyên khoáng sản biển của Việt Nam có những loại gì, được phân bố ở đâu?Bài 11 & 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNGCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên nước ta (địa chất, khí hậu, địa hình, khoáng sản, tài nguyên khác…, khó khăn)Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ:Câu 1: Sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư?Câu 2: Dựa vào hình 16.2 SGK Địa lí 12 (hình 21.2 SGK Địa lí 12 Nâng cao) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Giải thích nguyên nhân.

b. Vì sao nước ta phải thực hiện lại phân bố dân cư trên phạm vi cả nước?Bài 18: ĐÔ THỊ HÓACâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100.000 người trở lên ở nước ta và giải thích nguyên nhân.

b. Kể tên 5 thành phố trực thuộc Trung ương, tên có đô thị có quy mô dân số từ 100.000 đến 200.000 người trở lên.

1

Page 2: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Bài 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆPCâu 1: Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam để:

a. Nhận xét sự phân bố sản xuất nông nghiệp.b. Phân tích số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông

nghiệp.Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta. Nêu một số sản phẩm chính của các vùng nông nghiệp nước ta?Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆPCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về tình hình sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm cho sản lượng lúa của nước ta tăng nhanh.Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày thực trạng phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều) ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Kể tên một số cây công nghiệp hàng năm của nước ta.b. Trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp hàng năm

ở nước ta.Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nêu vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

b. Phân tích sự thay đổi cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi trong những năm qua.

c. Cho biết các tỉnh có số lượng trâu, bò lớn.Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta.Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta theo bảng sau:

Thuận lợi Khó khăna. Điều kiện tự nhiên- Vùng biển rộng lớn, trữ lượng hải sản

2

Page 3: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

phong phú- Bờ biển- Các ngư trường- Diện tích mặt nước- Khí hậub. Điều kiện kinh tế - xã hội- Lao động- Thị trường- Chính sáchCâu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày thực trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta

+ Tình hình phát triển chung.+ Tình hình khai thác thủy sản.+ Tình hình nuôi trồng thủy sản.

b. Vì sao trong những năm gần đây giá trị sản xuất thủy sản nuôi trồng tăng nhanh?Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nhận xét về sự biến động về diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng của nước ta giai đoạn 2000-2007.

b. Nhận xét về sự phân hóa giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh thành phố nước ta.Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆPCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trình bày một số đặc điểm chủ yếu: điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆPCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở khu vực Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, khu vực Nam Bộ.

b. Giải thích tại sao hai khu vực này có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét:

a. Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta.

3

Page 4: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

b. Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến.c. Sự phân bố một số ngành công nghiệp chế biến: lương thực,

chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều, rượu, bia, nước giải khát, đường, sữa, bánh kẹo, thủy hải sản, sản phẩm chăn nuôi.Bài 27: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Nêu cơ cấu ngành công nghiệp ở các trung tâm công nghiệp: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

b. Giải thích vì sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠCCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang giao thông) hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Bắc - Nam. Giải thích vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta?Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Nêu các tuyến vận tải ven bờ.b. Nêu các cảng biển và cụm cảng quan trọng của nước ta.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy nêu một số tuyến đường bay và sân bay quốc tế của nước ta.Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCHCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Kể tên các trung tâm du lịch quốc gia ở Việt Nam.b. Nhận xét tình hình gia tăng khách du lịch và doanh thu từ du

lịch giai đoạn 1995-2009. c. Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế

giới ở nước ta.Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘCâu 1: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thể hiện sự phân bố khoáng sản đang khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.Khoáng sản đang khai thác Phân bố

ThanSắt

Thiếc

4

Page 5: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

ĐồngBô xitApatít

b. Nhận xét về tài nguyên khoáng sản của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nêu những khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng.Câu 2: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện những điều kiện phát triển và hiện trạng khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thế mạnh Điều kiện phát triển Thực trạng phát triểnKhai thác và chế biến khoáng sản, thủy điệnTrồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đớiChăn nuôi gia súcKinh tế biểnCâu 3: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các trung tâm công nghiệp (từ lớn đến nhỏ) của Trung du miền núi Bắc Bộ, tên ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng.Bài 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGCâu 1: Căn cứ vào hình 33.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thấy được quy mô, cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng

Tên trung tâm công nghiệp

Quy mô Các ngành công nghiệp

b. Vì sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng?

5

Page 6: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Bài 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘCâu 1: Căn cứ hình 35.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Điền các nội dung về khoáng sản của vùng Bắc Trung Bộ vào bảng theo mẫu dưới đây:

Loại khoáng sản Tên mỏ Thuộc tỉnhVí dụ: Sắt Thạch Khê Hà Tĩnh

b. Hãy kể tên:- Các trung tâm công nghiệp của vùng và các ngành công

nghiệp của mỗi trung tâm.- Các cảng biển của vùng.- Các cửa khẩu của vùng trên biên giới Việt - Lào.- Các tuyến quốc lộ xuyên vùng.- Các tuyến đường sang Lào (điểm đầu ở Việt Nam và điểm

cuối ở biên giới Việt - Lào)Bài 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘCâu 1: Căn cứ hình 36 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện về công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trung tâmcông nghiệp

Quy mô Các ngànhcông nghiệp

b. Nhận xét cơ cấu công nghiệp và sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ.

c. Kể tên các mỏ khoáng sản hiện có trong vùng.d. Nêu các tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) có trong vùng.e. Kể tên 5 bãi biển của vùng theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.g. Kể tên các nhà máy thủy điện hiện có trong vùng.

6

Page 7: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊNCâu 1: Dựa vào hình 37.1 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau để thấy rõ thế mạnh về phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:Điều kiện Tình hình phát triển và

phân bố cây công nghiệpBiện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp

Câu 2: Dựa vào hình 37.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tên sôngNhà máy thủy điện Ý nghĩa của

việc phát triển thủy điện ở Tây NguyênĐang hoạt động Đang xây dựng

Xê XanXre PôkĐồng NaiCâu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:

a. Tại sao hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn?

b. Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?Bài 38: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘCâu 1: Sử dụng hình 39 SGK Địa lí 12 và Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Kể tên (ở vùng Đông Nam Bộ)+ Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.+ Các vườn quốc gia, khu vực dự trữ sinh quyển.+ Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản.+ Các cửa khẩu quốc gia, quốc tế.+ Các tuyến giao thông huyết mạch.

b. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:Trung tâm công nghiệp Quy mô Các ngành công nghiệp

7

Page 8: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Bài 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢOCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) có biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền tiếp nội dung vào bảng theo mẫu dưới đây:

Trung tâm du lịch biển Tài nguyên du lịch của trung tâm

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên một số cảng biển của các vùng dưới đây:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.+ Đồng bằng sông Hồng.+ Bắc Trung Bộ.+ Duyên hải Nam Trung Bộ.+ Đông Nam Bộ.+ Đồng bằng sông Cửu Long.

8

Page 9: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

PHÇN b: bµi tËp vÏ biÓu ®å vµ nhËn xÐt

Bài 1. Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ NƠI CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)

Địa điểm Nhiệt độ trung bìnhTháng I Tháng VII Cả năm

Lạng Sơn 13,3 27,0 22,1Hà Nội 16,4 28,9 23,5Huế 19,7 29,4 25,1Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8Tp Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1

a. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.b. Giải thích vì sao có sự thay đổi như vậy?

Bài 2: Cho bảng số liệu về lượng mưa và nhiệt độ trung bình các tháng năm 2009 tại Hà Nội và Huế:Địa

điểmChỉ số

ThángI II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hà Nội

Nhiệt độ

(0C)16,0 22,5 21,0 24,7 27,1 30,3 29,6 29,9 29,1 26,8 21,9 19,9

Mưa (mm) 4,9 8,0 49,1 74,3 229,0 242,4 550,5 215,7 154,6 78,8 1,2 3,6

Huế

Nhiệt độ

(0C)18,5 23,1 24,3 25,5 26,7 29,2 28,6 28,3 26,9 25,6 22,6 21,2

Mưa (mm) 257,0 24,1 86,8 149,0 220,3 106,0 78,5 99 1288,6 833,8 334,5 334,5

Hãy vẽ các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và Huế, từ đó rút ra nhận xét gì?Bài 3: Cho bảng số liệu:

SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM

Năm Tổng diện tích rừng (triệu ha)

Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)

Diện tích rừng trồng (triệu ha)

Độ che phủ (%)

1943 14,3 14,3 0 43,01983 7,2 6,8 0,4 22,0

9

Page 10: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

2009 13,2 10,3 2,9 39,1a. Vẽ biểu đồ kết hợp biểu hiện các nội dung của bảng số liệu.b. Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích rừng ở nước

ta giai đoạn 1943-2009.Bài 4: Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH RỪNG BỊ CHÁY VÀ CHẶT PHÁ CỦA NƯỚC TA GIAI

ĐOẠN 2000-2009 (Đơn vị: ha)Diện tích rừng 2000 2003 2004 2005 2009Bị cháy 1045 5510,6 4787,0 6829,3 1549Bị chặt phá 3542,6 2040,9 2254,0 3347,3 3172Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét.Bài 5: Dựa vào bảng số liệu sau:

TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1979-2009 (Đơn vị %)

Năm 1979 1989 1999 2009Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,7

a. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên qua các năm.b. Nhận xét về sự thay đổi tỉ suất sinh, tử và tỉ suất gia tăng dân

số tự nhiên của nước ta. Giải thích.Bài 6: Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊNỞ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1970-2009

Năm Số dân (triệu người) TS gia tăng tự nhiên (%)1970 41,0 3,21979 52,5 2,51989 64,4 2,11999 76,3 1,42005 83,1 1,32009 85,8 1,2

a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số dân và tỉ suất gia tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1970-2009

b. Nêu nhận xét cần thiết.c. Giải thích vì sao hiện nay gia tăng dân số tự nhiên đã giảm

nhưng dân số nước ta vẫn tăng?

10

Page 11: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Bài 7: Dựa vào bảng số liệu sau:CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA QUA

MỘT SỐ NĂM (Đơn vị %)Năm Nhóm tuổi (%)

0 - 14 15 - 59 Từ 60 trở lên1979 41,7 51,3 7,01989 38,7 54,1 7,21999 33,5 58,4 8,12009 25 66,0 9,0

a. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 1979-2009?

b. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta?Bài 8: Cho bảng số liệu sau:SỐ LAO ĐỘNG ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC

KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn người)

Năm Tổng sốChia ra

Nông-Lâm-Ngư

Công nghiệp- xây dựng

Dịch vụ

1999 35874343 24806361 5126170 59148212009 47682334 25731627 9668662 12282045

a. Tính cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong hai năm 1999, 2009.

b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế theo số liệu đã tính.

c. Nhận xét và giải thích.Bài 9: Dựa vào bảng số liệu sau:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2009 (Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế 2000 2002 2003 2005 2009Nhà nước 9,3 9,5 10,0 9,5 9,6Ngoài nhà nước 89,7 89,0 88,1 87,8 87,0Có vốn đầu tư nước ngoài 1,0 1,5 1,9 2,7 3,4

a. Vẽ biểu đồ thể hiện.

11

Page 12: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

b. Nêu nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2009Bài 10: Dựa vào bảng số liệu sau:LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996-2009Năm Số LĐ đang làm

việc (triệu người)Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (%)

Thời gian thiếu việc làm ở nông thông (%)

1996 33,8 5,9 27,71998 35,2 6,9 28,92000 37,6 6,4 25,82002 39,6 6,0 24,52009 42,7 5,3 19,4

a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta giai đoạn 1996-2009.

b. Nêu nhận xét và giải thích?Bài 11: Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1979-2009

Năm Số dân thành thị(nghìn người)

Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)

1979 10 094 19,21989 12 463 19,41999 18 077 23,72009 25 374 29,6

a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số giai đoạn 1979-2009.

b. Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn trên.Bài 12: Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng.

PHÂN BỐ ĐÔ THỊ VÀ SỐ DÂN ĐÔ THỊ GIỮA CÁC VÙNG NĂM 2009

VùngSố

lượng đô thị

Trong đó Số dân (nghìn người)

TP trực thuộc tỉnh

Thị xã

Thị trấn

Cả nước 708 44 47 617 24673,7

12

Page 13: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Trung du & miền núi Bắc Bộ 154 9 9 136 1751,1Đồng bằng sông Hồng 139 11 6 122 5584,4Bắc Trung Bộ 98 5 7 86 1557,1Duyên hải Nam Trung Bộ 74 8 2 64 2875,3Tây Nguyên 56 3 6 47 1389,9Đông Nam Bộ 49 2 5 42 7826,2Đồng bằng sông Cửu Long 138 6 12 120 3689,7Bài 13: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: So sánh tỉ lệ dân đô thị và sự thay đổi dân đô thị giữa các vùng của nước ta.

TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ GIỮA CÁC VÙNG (Đơn vị: %)

Vùng Năm 1999

Năm 2009

Cả nước 23,7 29,6Trung du & miền núi Bắc Bộ 13,8 16,8Đồng bằng sông Hồng 21,0 29,2Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 19,1 24,1Tây Nguyên 27,2 27,8Đông Nam Bộ 55,1 57,1Đồng bằng sông Cửu Long 17,2 22,8Bài 14: Dựa vào bảng số liệu sau:

THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

VÀ THEO VÙNG (Đon vị: nghìn đồng)Vùng Năm

1999Năm 2004

Năm 2009

Cả nước 295 484 9951. Phân theo thành thị- nông thôn- Thành thị 517 815 1605- Nông thôn 225 378 7622. Phân theo vùngTrung du & miền núi Bắc Bộ 199 327 657Đồng bằng sông Hồng 282 498 1065Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

229 361 728

Tây Nguyên 345 390 795

13

Page 14: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Đông Nam Bộ 571 893 1773Đồng bằng sông Cửu Long 342 471 940

a. Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/ tháng của cả nước và các vùng nước ta, năm 2009.

b. Từ biểu đồ và bảng số liệu so sánh về thu nhập bình quân đầu người/ tháng và sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu người/ tháng giữa các vùng của nước ta.Bài 15: Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2009 (Đơn vị: %)

Khu vực kinh tế Năm 1990 Năm 2000 Năm 2009Nông- Lâm- Ngư nghiệp 38,7 24,5 22,2Công nghiệp - Xây dựng 22,7 36,7 39,8Dịch vụ 38,6 38,8 38,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2009

b. Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn trên.Bài 16: Cho bảng số liệu sau:TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP THEO GIÁ TRỊ THỰC

TẾ) PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 1995 VÀ 2009 (Đơn vị: tỉ đồng)

Thành phần kinh tế Năm 1995 Năm 2009Tổng số 228892 1485038Kinh tế Nhà nước 91977 527732Kinh tế ngoài Nhà nước 122487 683654Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14428 273652

a. Tính cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và năm 2009.

b. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2009.

c. Dựa vào biểu đồ nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và 2009. Cho biết nguyên nhân của sự thay đổi.Bài 17: Cho bảng số liệu sau:

14

Page 15: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG (Đơn vị: tỉ đồng)

Ngành Năm 1999 Năm 2009Tổng số 128416,2 377238,6Trồng trọt 101648,0 269337,6Chăn nuôi 23773,2 102200,9Dịch vụ nông nghiệp 2995,0 5700,1

a. Tính cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động năm 1999 và 2009

b. Hãy cho biết cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm các phân ngành nào?

c. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành hoạt động trong 2 năm 1999 và 2009. Nguyên nhân?Bài 18: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (Đơn vị: %)Loại cây Năm 1990 Năm 2009

Cây lương thực 67,1 56,8Cây rau đậu 7,0 8,6Cây công nghiệp 13,5 25,6Cây ăn quả 10,0 7,6Cây khác 2,3 1,4

a. Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và 2009.

b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt qua các năm 1990 và 2009. Nguyên nhân.Bài 19: Cho bảng số liệu sau:DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ (Đơn vị: Nghìn ha)

Năm Tổng cộng Chia raLúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa

1990 6043 2074 1216 27532009 7400 3013 2368 2018

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ cả nước ta năm 1990 và 2009.

15

Page 16: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 2009 so với năm 1990. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi trên.Bài 20: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA GIAI ĐOẠN 1990-2009Năm 1990 1999 2003 2009

Diện tích (nghìn ha) 6042 7653 7452 7400Sản lượng (nghìn tấn) 19225 31393 34568 38729

a. Tính năng suất lúa của các năm trên.b. Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa giai đoạn 1999-2009.c. Nhận xét tình hình năng suất lúa giai đoạn 1990-2009, giải

thích nguyên nhân.Bài 21: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC NƯỚC TAGIAI ĐOẠN 1995-2009

Năm 1995 1999 2003 2009Số dân (nghìn người) 71995 76596 80468 85122Sản lượng lương thực (nghìn tấn)

26142 33150 37706 43305

a. Tính bình quân lương thực đầu người nước ta giai đoạn 1995-2009.

b. Nhận xét mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực nước ta trong giai đoạn 1995-2009.Bài 22: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 1975-2009 (Đơn vị: nghìn ha)

Năm 1975 1985 1990 2000 2009Cây công nghiệp

hằng năm210,1 600,7 542,0 778,1 806,1

Cây công nghiệp lâu năm

172,8 470,3 657,3 1451,3 1885,8

a. Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm ở nước ta giai đoạn 1975-2009.

b. Nhận xét sự biến động diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm ở nước ta giai đoạn 1975-2009. Giải thích nguyên nhân.

16

Page 17: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Bài 23: Cho bảng số liệu sau:GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN

NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2009Năm 1990 1995 2000 2006 2009

Sản lượng (nghìn tấn)

890 1584 2250 3720 4602

Giá trị sản xuất(tỉ đồng)

8135 13524 21777 42035 50081

a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 1990-2009.

b. Nhận xét tình hình sản xuất ngành thủy sản nước ta giai đoạn 1990-2009.Bài 24: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG LÃNH THỔ (Đơn vị: %)

Vùng 2000 2009Cả nước 100,0 100,0Đồng bằng sông Hồng 17,2 21,9Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,7 5,8Bắc Trung Bộ 2,5 2,2Duyên hải Nam trung Bộ 4,8 4,3Tây Nguyên 0,9 0,8Đông Nam Bộ 54,8 52,4Đồng bằng sông Cửu Long 10,5 9,8Không xác định 4,6 2,8

a. Xếp thứ tự từ cao đến thấp về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ trong các năm 2000, 2009.

b. Nhận xét sự thay đổi thứ bậc về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng.

c. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta năm 2000 và 2009Bài 25: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Đơn vị: %)Thành phần kinh tế 1999 2009

Nhà nước 39,9 18,5

17

Page 18: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Ngoài Nhà nước 22,0 37,1Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 38,1 44,4

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta 1999 và 2009.

b. Nêu nhận xét và giải thích nguyên nhânBài 26: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995-2009

Năm 1995 2000 2005 2009Điện (tỉ kWh) 14,7 26,7 52,1 70,9Than (triệu tấn) 8,4 116, 34,1 39,7

a. Tính sự gia tăng sản lượng điện và than của nước ta giai đoạn 1995-2009.

b. Nhận xét sự gia tăng sản lượng điện và than ở nước ta trong giai đoạn 1995-2009. Cho biết nguyên nhân.Bài 27: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU VẬN TẢI HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA NĂM 2009 (Đơn vị %)Loại đường Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển

Đường sắt 1,3 2,4Đường bộ 69,8 16,3Đường sông 20,4 14,4Đường biển 8,5 66,9

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa của nước ta năm 2009.

b. Nhận xét về khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2009.

c. Giải thích vì sao ở nước ta ngành vận tải đường bộ có tỉ trọng khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn nhất. Ngành vận tải đường biển có tỉ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa cao nhất trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta.Bài 28: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1999 - 2009 (Đơn vị: triệu USD)

1999 2003 2005 2007 2009Giá trị xuất khẩu 11541,4 20149,3 32447,1 48561,4 62685,1Giá trị nhập khẩu 11742,1 25255,8 36761,1 62764,7 80713,8

18

Page 19: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Tổng số 23283,5 45405,1 69208,2 111326,1 143398,9a. Tính cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 1999 -

2009.b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của

nước ta giai đoạn 1999 - 2009.Bài 29: Cho bảng số liệu sau:CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM

HÀNG NĂM 1999 - 2009 (Đơn vị %)1999 2009

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 31,3 37,0Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 36,7 39,8Hàng nông sản, lâm sản, thủy sản 32,2 23,2Tổng số 100,0 100,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu phân theo nhóm hàng ở nước ta 1999-2009

b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2009Bài 30: Cho bảng số liệu sau:

SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 1995 - 2009 (Đơn vị: nghìn lượt người)Năm 1995 1999 2002 2005 2009

Tổng số khách du lịch 1351,3 1781,8 2628,2 3477,5 4235,8a. Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt

Nam, giai đoạn 1995 - 2009.b. Nhận xét về tình hình gia tăng số lượng khách du lịch quốc tế

đến Việt Nam giai đoạn trên. Nguyên nhân.Bài 31: Cho bảng số liệu sau:GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI

BẮC BỘ (GIÁ SO SÁNH 1994) (Đơn vị: tỉ đồng)Vùng 1995 2000 2009

Đông Bắc 4167,6 6868,9 20696,1Tây Bắc 320,5 541,2 1994,1Nhận xét sự khác nhau về công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây

Bắc. Giải thích vì sao.Bài 32: Cho bảng số liệu sau:

SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CẢ NƯỚC,

19

Page 20: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Đơn vị: %)Trâu

(nghìn con)Bò

(nghìn con)Lợn

(triệu con)2000 2008 2000 2008 2000 2009

Cả nước 2897,2 2897,7 4127,9 6337,7 20193,8 26701,6TD và miền núi Bắc Bộ

1562,0 1624,4 651,1 1058,9 4088,1 5927,4

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số lượng trâu, bò, lợn của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2009.

b. Nhận xét về vai trò của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn của cả nước.

c. Giải thích vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ nuôi được nhiều các loại gia súc trên.Bài 33: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU KINH TẾ PHÂN THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Đơn vị: %)

NămTổng

sốChia ra

Nông-lâm-thủy sản

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

1990 100,0 45,6 22,7 31,72005 100,0 25,1 29,9 45,0Dự kiến 2015 100,0 20,0 34,0 46,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong 3 năm 1990, 2005 và 2015.

b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.Bài 34: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VÀ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

NămTiêu chí

1995 2000 2004 2009

Dân số (nghìn người) 16137 17039 17836 18545Diện tích giao trồng cây LT có hạt (nghìn ha)

1336 1360 1230 1252

Sản lượng lương thực có 5463 7057 7289 7220

20

Page 21: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

hạt (nghìn tấn)Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg)

320 391 386 371

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ số có trong bảng, giai đoạn 1995 - 2009.

b. Nêu nhận xét về tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên. Giải thích.Bài 35: Cho bảng số liệu sau:

Diện tích(nghìn ha)

Sản lượng(nghìn tấn)

Năng suất (tạ/ha)

2000 2008 2000 2008 2000 2009Cả nước 7666,3 7400,2 32529,5 38729,8 42,4 52,3

Đồng bằng sông Hồng

1212,6 1153,2 6586,6 6790,2 54,3 58,9

Nhận xét về tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng.Bài 36: Cho bảng số liệu sau:

HIỆN TRẠNG RỪNG CỦA CẢ NƯỚC VÀ BẮC TRUNG BỘ NĂM 2003, 2009 (Đơn vị: nghìn ha)

Năm 2003 Năm 2009Tổng diện tích

Chia ra Tổng diện tích

Chia raRừng tự

nhiênRừng trồng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Cả nước 11974,6 9873,3 2100,9 13258,7 10338,9 2919,8Bắc Trung Bộ 2308,0 1895,8 412,2 2764,8 2110,1 654,7

Nhận xét về hiện trạng rừng Bắc Trung Bộ và giải thích.Bài 37: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG Ở BẮC TRUNG BỘ (Đơn vị: tấn)

Tiêu chí 1995 2009Khai thác 93 109 219 583Nuôi trồng 15 601 89 728Tổng cộng 108 710 309 311

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng năm 1995 và 2009.

21

Page 22: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

b. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển, sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ.Bài 38: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA BẮC TRUNG BỘ (Đơn vị: nghìn m3)

Tỉnh 1995 2002 2009Thanh Hóa 65,0 32,5 51,6Nghệ An 125,0 85,0 102,5Hà Tĩnh 32,0 28,4 64,4Quảng Bình 43,0 29,2 45,0Quảng Trị 32,9 24,7 66,0Thừa Thiên Huế 34,5 27,0 61,1Tổng cộng 323,4 226,8 390,6

Nhận xét về tình hình khai thác gỗ ở Bắc Trung Bộ.Bài 39: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Đơn vị: nghìn tấn)Tiêu chí Năm 1995 Năm 2009Khai thác 216,8 610,7Nuôi trồng 6,8 65,6Tổng cộng 223,6 676,3

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng năm 1995 và 2009.

b. Nhận xét và giải thích tình hình, sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ.Bài 40: Cho bảng số liệu sau:

HIỆN TRẠNG RỪNG CỦA CẢ NƯỚC VÀ TÂY NGUYÊN 2003, 2009 (Đơn vị: nghìn ha)

Năm 2003 Năm 2009Tổng diện tích

Chia ra Tổng diện tích

Chia raRừng tự

nhiênRừng trồng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Cả nước 11974,6 9873,7 2100,9 13258,7 10338,9 2919,8Tây Nguyên 2982,8 2884,9 97,9 2925,2 2715,7 209,5

22

Page 23: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Trình bày tiềm năng thực trạng, vấn đề đặt ra và biện pháp giải quyết đối với việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.Bài 41: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2009 (Đơn vị: nghìn ha)

Năm 1990 1995 2000 2005 2009Cả nước 221,5 278,4 413,8 482,7 631,5Đông Nam Bộ 72,0 213,2 272,5 306,4 395,0

a. Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển cây cao su của cả nước.

b. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cây cao su?

PHÇN c: kiÕn thøc ®Þa lÝCHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔCâu hỏi và bài tậpCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh

tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng ở nước ta.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước taa) Vị trí địa lí:- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm

của khu vực Đông Nam Á.- Vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và

thông ra Thái Bình Dương.- Nằm gần các con đường giao thông quốc tế quan trọng.- Hệ tọa độ:

Điểm cực

Tọa độ Địa giới hành chính

Bắc 23023’B Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà GiangNam 8034’B Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà MauTây 102009’Đ Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Đông 109024’Đ Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

23

Page 24: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và chế độ gió mùa châu Á.

- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7, thuận lợi cho thống nhất quản lí đất nước, thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.

b) Phạm vi lãnh thổ:- Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.+ Vùng đất: là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. Có đường

biên giới chung với Trung Quốc (hơn 1400km); Lào (gần 2100km); Campuchia (hơn 1100km).

+ Vùng biển: Các nước tiếp giáp. Có diện tích trên 1 triệu km2

thuộc Biển Đông, bao gồm:* Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường

cơ sở.* Lãnh hải là vùng thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều

đường cơ sở 12 hải lí.* Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm

bảo cho việc thực hiện chủ quyền của các nước ven biển rộng 12 hải lí.

* Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay của nước ngoài vẫn đi lại theo công ước quốc tế. Vùng này có chiều rộng 200 hải lí.

* Thềm lục địa là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn nữa Nhà nước ta có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

+ Vùng trời: là khoảng không gian giới hạn về độ cao bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam; trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài lãnh hải và không gian của các đảo.

Câu 2: Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nama) Thuận lợi:

24

Page 25: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Ý nghĩa tự nhiên+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta

mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.* Do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền

nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

* Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tươi, rất giàu sức sống.

* Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

* Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.

* Vị trí và hình thế nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo.

* Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các biện pháp phòng chống tích cực.

- Ý nghĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng.+ Về kinh tế:* Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc

tế. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, các đường hàng hải, hàng không nối liền giữa các quốc gia. Vì thế, Việt Nam có thể dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

* Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, cho khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.

* Vị trí địa lí thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

+ Về văn hóa - xã hội:* Vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa -

xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta

25

Page 26: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.

+ Về an ninh, quốc phòng: * Nước ta có một vị trí quân sự đặc biệt quan trọng ở vùng Đông

Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

b) Khó khăn:- Vị trí cũng làm cho nước ta rất lắm thiên tai (bão, lụt, hạn hán,

sâu bệnh,…) thường xuyên xảy ra gây tổn thất đến sản xuất và đời sống.

- Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa Biển Đông chung với nhiều nước nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng.

NỘI DUNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊNĐẶC ĐIỂM 1: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu hỏi và bài tậpCâu 1: Cho biết sự khác biệt về địa hình của vùng núi Đông Bắc

với vùng núi Tây Bắc.Câu 2: Cho biết sự khác biệt về địa hình của vùng núi Trường Sơn

Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam.Câu 3: So sánh sự giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng

và động bằng sông Cứu Long.Câu 4: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khu vực đồi

núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Sự khác biệt giữa địa hình vùng Đông Bắc và Tây Bắc.Đặc điểm Đông Bắc Tây BắcPhạm vi Nằm ở phía đông

sông HồngNằm ở giữa sông Hồng và sông Cả

Độ cao Phần lớn là đồi núi thấp

Cao nhất cả nước

Hướng địa hình

Cánh cung lớn, gồm: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc

Tây bắc - đông nam gồm 3 dải:- Phía Đông: dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ, có đỉnh

26

Page 27: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Sơn, Đông Triều và các thung lũng sông.

Phanxipăng 3143m cao nhất cả nước.- Phía Tây là các dãy núi cao trung bình chạy dọc biên giới Việt - Lào.- Ở giữa thấp hon là các dãy núi lẫn sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. Nối tiếp là vùng đồi núi đá vôi Ninh Bình, Thanh Hóa nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng

Độ nghiêng Tây bắc- Đông nam Tây bắc - Đông namCâu 2: Sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc

với vùng núi Trường Sơn Nam.Đặc điểm Trường Sơn Bắc Trường Sơn NamPhạm vi Từ phía Nam sông

Cả đến dãy Bạch Mã

Phía Nam dãy Bạch Mã

Độ cao - Thấp, hẹp ngang.- Cao ở hai đầu, thấp ở giữa

- Phía đông là các khối núi cao, đồ sộ với những đỉnh trên 2000m; phía tây là các cao nguyên badan cao 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.

Hướng địa hình

Các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

Bắc - nam, cùng với Trường Sơn Bắc tạo thành vòng cung lớn.

Độ nghiêng

Tây - đông Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông Tây. Sườn Đông dốc dựng bên dải đồng bằng ven biển. Sườn Tây tương đối bằng phẳng

Câu 3: So sánh sự giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

a) Giống nhau:- Đều là các đồng bằng châu thổ lớn của nước ta.

27

Page 28: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng.

- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho hoạt động sản xuất.- Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.b) Khác nhau:

Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu LongDiện tích Khoảng 15.000km2 Khoảng 40.000km2

Nguồn gốc phát sinh

Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ.

Do phù sa của hệ thống sông Mê Kông bồi tụ.

Địa hình - Được con người khai thác từ lâu và làm biến đổi mạnh.- Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.- Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.- Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.

- Thấp và bằng phẳng hơn.- Không có đê nhưng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.- Có các vùng trũng lớn chua được bồi đắp xong: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.

Đất đai - Vùng trong để không còn được bồi tụ phù sa, đất bạc màu hoặc ngập nước.- Vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

- Mùa lũ: nước sông dâng cao, bồi tụ phù sa.- Mùa cạn: nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích là đất mặn, đất phèn.

Câu 4: Thế mạnh và hạn chế thiên nhiên khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

a) Khu vực đồi núi- Thế mạnh+ Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có

nguồn gốc nội sinh và các khoáng sản ngoại sinh. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới.

* Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

28

Page 29: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

* Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.

* Ở vùng cao có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đối.

* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+ Nguồn thủy năng: các con sông có tiềm năng thủy điện lớn.+ Tiềm năng du lịch: miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các

loại hình du lịch như thăm quan, nghỉ dưỡng,… nhất là du lịch sinh thải.

- Các mặt hạn chế+ Nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm

vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, trượt lở đất,…)

+ Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại…

thường xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư.b) Khu vực đồng bằng:- Các thế mạnh:+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các

loại nông sản, thủy sản.+ Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công

nghiệp, các trung tâm thương mại.- Các hạn chế:Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lụt, hạn hán gây

thiệt hại lớn về người và tài sản.ĐẶC ĐIỂM 2: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC

CỦA BIỂNCâu hỏi và bài tậpCâu 1: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên Việt

Nam.Câu 2: Cho biết những vấn đề cần đặt ra trong chiến lược khai

thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.

29

Page 30: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nama) Đến khí hậu:- Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa

đã làm tăng độ ẩm của các khối di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái ven biển- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: Các bờ biển mài mòn,

các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát bằng phẳng, các cồn cát, đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô…

- Các hệ sinh thái vùng ven biển giàu có và đa dạng.Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh vật cao, đặc biệt là

sinh vật nước lợ.Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn,… và hệ sinh thái rừng

trên đảo cũng rất phong phú và đa dạng.c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí.+ Hai bể dầu lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long hiện đang

được khai thác.+ Các bề dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và sông Hồng tuy diện tích

nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể.+ Ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu khí khác hiện đang

được thăm dò.+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu

quý cho công nghiệp.+ Vùng ven biển nước ta cho thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là

ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một vài sông nhỏ đổ ra biển.

+ Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý để sản xuất pha lê.

- Tài nguyên hải sản.

30

Page 31: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ.

- Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 1000 loài tôm, khoảng vài chục mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.

- Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

- Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta.

d) Thiên tai:- Bão: mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão qua Biển Đông trực

tiếp đổ vào nước ta và là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với dân cư vùng ven biển nước ta.

- Sạt lở bờ biển: hiện tượng sạt lở bờ biển, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai ở ven biển miền Trung.

Câu 2: Những vấn đề đặt ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta

- Sử dụng hợp lí nguồn thiên nhiên biển.- Phòng chống ô nhiễm môi trường biển.- Phòng chống thiên tai trên Biển Đông.ĐẶC ĐIỂM 3: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA.Câu hỏi và bài tậpCâu 1: Trình bày những biểu hiện cụ thể và nguyên nhân dẫn đến

tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.Câu 2: Trình bày hoạt động của gió mùa và hệ quả của nó.Câu 3: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng như thế nào

đến địa hình nước ta.Câu 4: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện qua sông

ngòi nước ta như thế nào? Nguyên nhân. Câu 5: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở đất và sinh

vật nước ta như thế nào?

31

Page 32: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Câu 6: Cho bảng liệu sau:NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I(0C)

Nhiệt độ trung bình tháng VI (0C)

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2Hà Nội 16,4 28,9 23,5Huế 19,7 29,4 25,1Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7TP.Hồ Chí Minh

25,8 27,1 27,1

Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Câu 7: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuát và đời sống.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Nguyên nhân và biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm của

khí hậu nước taĐặc điểm

Biểu hiện cụ thể Nguyên nhân

Tính chất nhiệt đới

- Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 giờ đến 3000 giờ/năm.

- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn do góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Lượng mưa, độ ẩm

- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 - 2000mm.- Ở những sườn đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 - 4000mm.- Độ ẩm không khí cao, trên

- Biển Đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.

32

Page 33: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

80%, cân bằng ẩm luôn dương.Câu 2: Hoạt động của gió mùa và hệ quả của nó

Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạNguồn gốc

Là các khối khí lạnh phương Bắc, từ áp cao Xibia di chuyển xuống.

Là các khối khí nóng ẩm từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương (đầu mùa) hoặc từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam (giữa hoặc cuối mùa) lên.

Thời gian hoạt động

Từ tháng XI - tháng IV năm sau.

Từ tháng V - tháng X.

Hướng gió

Đông Bắc. Tây Nam (Nam Bộ, Tây Nguyên), Đông Nam (Bắc Bộ)

Phạm vi hoạt động

Ở miền Bắc, hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.

Trên toàn quốc.

Hệ quả Tạo nên một mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc. Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. Vùng ven biển Trung Bộ có mưa lớn.

Miền Bắc nóng ẩm, mưa nhiều. Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa mưa. Vùng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc ít mưa, đầu mùa có gió Lào khô nóng.

Câu 3: Ảnh hưởng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến địa hình nước ta.

a) Xâm thực mạnh ở miền đồi núi- Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt

xẻ, đất bóc mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.- Khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.- Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động

ngầm, suối cạn, thung lũng khô.- Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi

thấp xen thung lũng rộng.b) Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu- Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa

hình ở miền đồi núi; sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.

33

Page 34: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Rìa phía Đông Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

Câu 4: Nguyên nhân và biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi.Đặc trưng Biểu hiện cụ thể Nguyên

nhânMạng lưới sông ngòi dày đặc

- Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì trên toàn lãnh thổ có 2360 sông.- Dọc bờ biển cứ 20 km lại có một cửa sông.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã thúc đẩy quá trình đào xẻ địa hình, boc mòn, rửa trôi và sự phân mùa của khí hậu.

Sông ngoài nhiều nước, giàu phù sa

- Sông ngòi nước ta chứa một lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/ năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực ở bên ngoài lãnh thổ).- Tổng lượng phù sa hằng năm do sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng 200 triệu tấn.

Chế độ nước theo mùa

Nước sông lên xuống theo mùa.

Câu 5: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thê rhiện ở đất và sinh vật.

a) Đất- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu

nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày.

- Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm cho đất chua đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng.

- Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở miền đồi núi thấp trên đá mẹ axit, vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.

b) Sinh vật:- Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu

nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

34

Page 35: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, mà phổ biến là rừng thứ sinh và các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau:

+ Rừng gió mùa thường xanh.+ Rừng gió mùa nửa rụng lá.+ Rừng thưa khô rụng lá.+ Xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.- Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit

là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta.

Câu 6: Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ ở nước ta. Nguyên nhân của sự thay đổi

a) Sự thay đổi nhiệt độ ở nước ta:- Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm

từ Bắc xuống Nam có chiều hướng tăng dần. Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ nhất là tháng I, Lạng Sơn 13,3oC, TP. Hồ Chí Minh 25,8oC, chênh nhau tới 12,5oC.

- Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch hơn TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình thấp hơn cả Hà Nội, Huế và Đà Nẵng.

b) Nguyên nhân của sự thay đổi- Do càng vào Nam, nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn vì có

góc nhập xạ lớn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.- TP. Hồ Chí Minh nhiệt độ trung bình tháng VII thấp là do có

mưa lớn.- Vào mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) miền Bắc

nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh, nên nhiệt độ thấp.

- Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X), gió Tây Nam thổi vào nước ta, khối không khí ấm và ẩm, nên nhiệt độ từ Bắc xuống Nam gần như đồng nhất.

Câu 7: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

a) Đối với sản xuất nông nghiệp- Thuận lợi:

35

Page 36: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Với nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa cho phép phát triển, nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

+ Ở miền Bắc và những vùng núi cao trong cả nước có một mùa đông lạnh nên có thể trồng các loại cây cận nhiệt đới và ôn đới, làm phong phú thêm tập đoàn cây trồng (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).

- Khó khăn:+ Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu cũng làm

cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Công tác phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh,… rất quan trọng.

b) Đối với ngành sản xuất khác:Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa cũng tạo thuận lợi cho các hoạt

động kinh tế khác như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch,… nhưng cũng gây rất nhiều khó khăn như sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng tới giao thông, du lịch, xây dựng,… độ ẩm cao, thiên tai nhiều, sự bất thường của thời tiết đều là trở ngại cho các hoạt động sản xuất.

ĐẶC ĐIỂM 4: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNGCâu hỏi và bài tậpCâu 1: Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều

Bắc- Nam. Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.Câu 2: Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ

cao? Trình bày đặc điểm cơ bản của thiên nhiên ở đại nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt gió mùa trên núi.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm cơ bản của ba miền tự nhiên ở nước ta: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam.

Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.a) Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam.- Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra), thiên nhiên ở

đây đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Có mùa đông lạnh với 2 - 3

tháng nhiệt độ < 180C.+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

36

Page 37: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Thành phần nhiệt đới chiếm ưu thế.

+ Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa nóng, lạnh.- Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào), thiên nhiên

mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.+ Thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình

năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.+ Khí hậu phân chia hai mùa mưa và khô rõ rệt, đặc biệt từ vĩ độ

140B trở vào.+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích

đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Thành phần loài chủ yếu thuộc xích đạo và nhiệt đới.

+ Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa khô.b) Nguyên nhân:- Hình thể lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam khoảng 150

vĩ tuyến.- Do tác động của các khối khí di chuyển vào nước ta.- Do lượng bức xạ mặt trời và cấu trúc địa hình của các vùng lãnh

thổ.Câu 2: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ

cao. Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên ở đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

a) Nguyên nhân:Do sự thay đổi của khí hậu khi lên cao.b) Đặc điểm tự nhiên:- Đai nhiệt đới gió mùa+ Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới

600 - 700m. Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao 900 - 1000m.

+ Khí hậu nhiệt đới biểu hiện ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô hạn đến ẩm ướt.

+ Đất đai trong này gồm:

37

Page 38: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Đất đồng bằng chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, gồm đất phù sa ngọt, đát phèn, đất mặn, đất cát,… Có diện tích lớn nhất và tốt nhất là đất phù sa.

Đất vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên của cả nước, phần lớn là đất feralit, đất feralit nâu đỏ trên đá mẹ badan và đá vôi là đất tốt nhất.

+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:* Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở

vùng núi thấp mưa nhiều, cấu trúc nhiều tầng và giới động vật nhiệt đới phong phú, đa dạng.

* Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô, rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tràm…

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núiỞ miền Bắc: đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600 -

700m đến 2600m. Ở miền Nam: đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 900 - 1000m đến 2600m.

+ Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào có nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

+ Đất và sinh vật:* Ở độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m khí hậu mát mẻ, độ ẩm

tăng đã tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn, trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo.

* Ở độ cao trên 1600 - 1700m, nhiệt độ thấp, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp, nhỏ, đơn giản về thành phần loài, trong rừng có các loại cây ôn đới và các laòi chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

Câu 3:Đặc điểm

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc

Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung

Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Địa hình

- Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng

- Địa hình cao, núi chiếm ưu thế, là miền duy nhất

- Cấu trúc phức tạp.- Có sự tương phản

38

Page 39: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

cung.- Các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.- Địa hình bờ biển đa dạng.

có núi cao với đủ 3 đai cao. Hướng Tây Bắc - Đông Nam.- Dải đồng bằng hẹp.- Ven biển: nhiều cồn cát, đầm phá.

giữa 2 sườn Đông - Tây Trường Sơn.- Đồng bằng Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, trong khi đồng bằng Nam Bộ rộng lớn.- Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu.

Khí hậu

Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh.

Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút tính nhiệt đới tăng.

Khí hậu xích đạo gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Thực vật

Xuất hiện nhiều lài ở phương Bắc. Cảnh quan thay đổi theo mùa nóng lạnh.

Xuất hiện các thành phần thực vật phương Nam.

Phát triển các rừng cây họ Dầu và rừng ngập mặn.

Tài nguyên

Giàu khoáng sản các loại.- Giàu tiềm năng du lịch.

- Rừng tương đối nhiều.- Tài nguyên biển phong phú.

- Nhiều bô xít, dầu khí.- Nguồn hải sản phong phú.

Trở ngại

Sự thất thường của nhịp điệu mùa, tính không ổn định của thời tiết.

Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

Ngập lụt trên diện rộng vào mùa mưa và thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

39

Page 40: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

40

Page 41: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

NỘI DUNG 3: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊNCâu hỏi và bài tậpCâu 1: Trình bày sự biến động tài nguyên rừng và các biện pháp bảo vệ

rừng.Câu 2: Trình bày sự đa dạng sinh học ở nước ta và các biện pháp đã

được thực hiện để bảo vệ sự đa dạng sinh học.Câu 3: Trình bày thời gian hoạt động, hậu quả của bão ở Việt Nam và

các biện pháp phòng chống bão.Câu 4: Cho bảng số liệu sau:DIỆN TÍCH RỪNG Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Năm 1943 1995 2003 2009Tổng diện tích rừng 14,3 9,3 12,1 13,1

Tính độ che phủ rừng của nước ta trong các năm nêu trên (lấy diện tích nước ta làm tròn là 33 triệu ha). Nhận xét về sự biến động độ che phủ của nước ta trong thời gian nêu trên.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Biến động tài nguyên rừng và các biện pháp bảo vệ rừnga) Biến động tài nguyên rừng- Về số lượng:+ Tổng diện tích rừng giảm từ 14,3 triệu ha năm 1943 còn 7,2 triệu ha

năm 1983, sau đó tăng lên 12,7 triệu ha năm 2005.+ Diện tích rừng tự nhiên giảm từ 14 triệu ha năm 1943 xuống 6,8 triệu

ha năm 1983, sau đó tăng lên 10,2 triệu ha năm 2005.+ Diện tích rừng trồng năm từ 0,4 triệu ha năm 1983, sau đó tăng lên 2,5

triệu ha năm 2008.+ Tỉ lệ che phủ rừng giảm từ 43% năm 1843 còn 22% năm 1983, sau đó

tăng lên 38,0% năm 2005.+ Nguyên nhân do khai thác bừa bãi và diện tích trồng rừng không nhiều

nên diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng giảm sút. Từ năm 1983, nhờ các biện pháp bảo vệ rừng và đẩy mạnh công tác trồng rừng nên diện tích rừng và tỉ lệ độ che phủ đã tăng lên nhanh chóng.

- Về chất lượng rừng: vẫn chưa thể phục hồi.b) Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:Chủ trương của Nhà nước là nâng độ che phủ từ gần 40% lên đến 45 -

50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 - 80%.Biện pháp:- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng

rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc.

41

Page 42: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

Câu 2: Sự đa dạng sinh học ở nước ta và các biện pháp đã được thực hiện để bảo vệ sự đa dạng sinh học

a) Sự đa dạng sinh học ở nước ta.- Suy giảm đa dạng sinh học:+ Trong 14.500 loài thực vật có 500 loài đang bị mất dần, trong đó có

100 loài có nguy cơ tuyệt chủng.+ Trong 300 loài thú có 96 loài đang bị mất dần, trong đó có 62 loài có

nguy cơ tuyệt chủng.+ Trong 830 loài chim có 57 loài đang bị mất dần, trong đó có 29 loài đã

bị tuyệt chủng.+ Trong 400 loài bò sát lưỡng cư có 62 loài đang bị mất dần.+ Trong 2.550 loài cá có 90 loài đang bị mất dần.- Nguyên nhân:+ Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời

còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái.+ Hậu quả của việc khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường

nước, nhất là vùng ven sông, cửa biển dẫn đến nguồn tài nguyên dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản bị giảm sút rõ rệt.

b) Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên

nhiên.- Ban hành Sách đỏ Việt Nam với số lượng các loài động, thực vật quý

hiếm được quy định bảo vệ.- Quy định việc khai thác gỗ, động vật, thủy sản.Câu 3: Trình bày hoạt động, hậu quả của bão ở Việt Nam và các

biện pháp phòng chống bão.a) Hoạt động của bão:- Thời gian bão nước ta từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI.- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.- Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng IX, sau đó đến các tháng X và

VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% tổng số cơn bão trong toàn mùa.

- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Trung bình mỗi năm có từ 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta. Năm bão nhiều có 8 - 10 cơn bão, năm bão ít chỉ có 1 - 2 cơn bão.

42

Page 43: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.b) Hậu quả:- Bão kèm theo gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận thường

đạt từ 300 - 400mm, có khi lên tới 500 - 600mm.- Trên biển bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể lật úp tàu thuyền.- Gió bão là mực nước biển dâng cao 1,5 - 2m gây ngập úng vùng ven

biển.- Khi bão đổ bộ vào đất liền, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả các công

trình vững chắc.- Nước dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn đổ về

lam ngập trên diện rộng.c) Biện pháp phòng tránh:- Dự báo chính xác về quá trình và hướng di chuyển của cơn bão.- Khi báo chuẩn bị có bão, các tàu thuyền trên biển phải gấp rút tránh xa

trung tâm bão hoặc trở về đất liền.- Vùng ven biển phải củng cố công trình đê biển.- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.- Chống bão phải kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống xói

mòn ở miền núi.Câu 4: Tính độ che phủ rừng và nhận xét về sự biến động độ che

phủ rừng của nước ta.a) Tính độ che phủ rừng:

ĐỘ CHE PHỦ RỪNG NƯỚC TA QUA CÁC NĂMNăm 1943 1995 2003 2009

Độ che phủ rừng 43,3 28,2 36,7 39,8b) Nhận xét:Độ che phủ rừng nước ta có sự biến động qua các năm:+ Từ năm 1943 đến năm 1995 độ che phủ rừng nước ta giảm mạnh từ

43,3% xuốn còn 28,2%.Nguyên nhân: do khai thác bừa bãi và diện tích rừng trồng không nhiều

nên độ che phủ rừng giảm sút.+ Từ năm 1995 đến năm 2009 độ che phủ đã tăng lên nhanh chóng từ

28,2% lên 39,8%.Nguyên nhân: nhờ các biện pháp bảo vệ rừng và đẩy mạnh công tác

trồng rừng nên diện tích rừng được tái sinh và diện tích rừng trồng tăng mạnh, vì vậy độ che phủ rừng tăng, tuy nhiên độ che phủ chưa bằng độ che phủ rừng năm 1943.

43

Page 44: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

***

44

Page 45: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯNỘI DUNG 1: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯCâu hỏi và bài tậpCâu 1: Chứng minh rằng nước ta có dân số đông, gia tăng dân số

còn nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Nêu hậu quả và giải pháp giải quyết sự gia tăng dân số nhanh.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:DÂN SỐ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1901 - 2009

(Đơn vị: triệu người)Năm Số dân Năm Số dân1901 13,0 1970 41,01921 15,5 1979 52,71936 18,8 1989 64,81956 27,5 1999 76,61960 30,2 2008 86,2

Vẽ đường biểu diễn tình hình tăng dân số của nước ta giai đoạn 1901 - 2009 và rút ra nhận xét.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hoặc hình 16.2 SGK và kiến thức đã học để trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Nguyên nhân, gậu quả và phưonưg hướng giải quyết sự phân bố dân cư không hợp lí hiện nay.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Nước ta có dân số đông, gia tăng dân số còn nhanh, cơ

cấu dân số trẻ. Nêu hậu quả và giải pháp giải quyết sự gia tăng dân số nhanh.

a) Nước ta có dân số đông, gia tăng dân số còn nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

- Đông dân:+ Theo số liệu thống kê năm 2009, số dân nước ta là 86256 nghìn

người.+ So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì số dân nước ta

đứng thứ ba (sau Inđônêxia và Philippin), đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

+ Thuận lợi:* Nguồn lao động dồi dào.* Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

45

Page 46: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Khó khăn: số dân đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Gia tăng dân số nhanh:+ Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX,

đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau.

+ Nhịp điệu tăng dân số giữa các thời kì không đều:* Thời kì 1943 - 1951 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 0,5%.* Thời kì 1954 - 1960 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 3,93%.* Thời kì 2002 - 2009 tỉ lệ tăng dân số trung bình là 1,32%.+ Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa

gia đình nên mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

- Cơ cấu dân số trẻ.+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ và đang có sự biến đổi nhanh

chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.Độ tuổi Năm 1999 Năm 2009

Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27,0Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0

+ Nguồn lao động chiếm 64% dân số, hằng năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.

+ Vì vậy, việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng là sức ép rất lớn đối với đất nước.

b) Hậu quả và giải pháp giải quyết sự gia tăng dân số nhanh- Hậu quả:+ Đối với phát triển kinh tế:* Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.* Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế phải

đạt 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện nền kinh

46

Page 47: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

tế nước ta còn chậm phát triển, dân số đông thì mức tăng dân số như hiện nay vẫn là cao.

* Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.* Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy, tạo

nên mâu thuẫn giữa cung và cầu.+ Đối với việc phát triển xã hội:* Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.* GDP bình quân đầu người thấp.* Các vấn đề y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.+ Đối với tài nguyên môi trường:* Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.* Ô nhiễm môi trường.* Không gian cư trú chật hẹp.- Giải pháp:+ Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình.+ Kết hợp các giải pháp nhằm giảm tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất

sinh.* Giải pháp về giáo dục dân số, truyền thống dân số.* Giải pháp kinh tế.* Giải pháp hành chính.* Giải pháp kĩ thuật (y tế) và các giải pháp khác.+ Tập trung vào các vùng lãnh thổ, các bộ phân dân cư hiện đang

có mức tăng dân số cao: vùng núi, nông thôn, ngư dân.Câu 2: Vẽ biểu đồ và nhận xéta) Vẽ biểu đồ:Yêu cầu: + Biểu đồ đường.+ Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp.+ Ghi đủ, tên biểu đồ, số liệu, đơn vị của các trục, chú giải.b) Nhận xét:+ Dân số nước ta tăng khá nhanh: trong hơn thập kỉ dân số nước ta

tăng thêm 71,2 triệu người.+ Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.* Giai đoạn 1921 - 1960: dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm.* Giai doạn 1960 - 1989: dân số tăng hơn hai lần trong vòng 29

năm.

47

Page 48: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Nửa đầu thế kỉ (1901 - 1956) dân số nước ta chỉ tăng có 14,5 triệu người, nửa sau của thế kỉ (1956 - 2009) dân số nước ta đã tăng thêm 58,7 triệu người.

Câu 3: Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết sự phân bố dân cư không hợp lí hiện nay.

a) Đặc điểm phân bố dân cư- Dân cư nước ta phân bố không đều:+ 75% dân số tập trung ở đồng bằng với mật độ rất cao (Đồng

bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2, năm 2009).+ Trung du và miền núi thưa dân hơn nhiều (Tây Nguyên mật độ

là 89 người/km2, Tây Bắc là 70 người/km2, năm 2009).+ Không đều giữa thành thị và nông thôn (tỉ lệ dân số thành thị là

26,9%, nông thôn là 73,1%, năm 2009).b) Nguyên nhân:Do sự khác biệt về:- Điều kiện tự nhiên- Lịch sử khai thác lãnh thổ- Các điều kiện kinh tế - xã hội.c) Hậu quả:Gây khó khăn trong việc sử dụng lao động và khai thác có hiệu

quả nguồn tài nguyên hiện có của mỗi vùng.d) Các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề phân bố dân

cư chưa hợp lí hiện nay ở nước ta.- Phân bố lại dân cư trên địa bàn cả nước trên cơ sở phát động các

phong trào từ thanh niên, các chính sách của Nhà nước.- Ngăn chặn di dân tự do.- Các giải pháp về kinh tế nhằm nâng cao mức sống của dân cư, từ

đó sẽ dẫn tới giảm mức sinh.NỘI DUNG 2: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Câu hỏi và bài tậpCâu 1: Trình bày những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước

ta.Câu 2: Chứng minh rằng cơ cấu lao động của nước ta đang có sự

chuyển biến.Câu 3: Tại sao nói việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta

hiện nay? Để giải quyết vấn đề này cần có những biện pháp gì?

48

Page 49: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Câu 4: Cho bảng số liệu sau đây:TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2009

(Đơn vị: %)Các vùng Tỉ lệ thất nghiệp

ở thành thịThời gian thiếu việc

làm ở nông thônCả nước 5,3 19,3Đồng bằng sông Hồng 5,6 21,2Đông Bắc 5,1 19,7Tây Bắc 4,9 21,6Bắc Trung Bộ 5,0 23,5Duyên hải Nam Trung Bộ 5,5 22,2Tây Nguyên 4,2 19,4Đông Nam Bộ 5,6 17,1Đồng bằng sông Cửu Long 4,9 20,0

a) Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta năm 2009.

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Trình bày những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.

a) Mặt mạnh+ Nguồn lao động dồi dào (năm 2009, số lao động hoạt động kinh tế là

43,53 triệu người). Mỗi năm nước ta có thêm khoảng hơn một triệu lao động.

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên

môn kĩ thuật chiếm 25% tổng số lao động.b) Hạn chế:+ So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ vẫn còn

mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

+ Năm 2009 lao động chưa qua đào tạo còn chiếm 75%, chỉ có 5,3% tổng số lao động có trình độ cao đẳng và đại học.

Câu 2: Cơ cấu lao động nước ta đang có sự chuyển biến:a) Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.- Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và

đang có xu hướng giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 57,3% năm 2009.

49

Page 50: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ lệ thấp và đang có xu hướng tăng.

+ Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2009.

+ Lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 21,8% năm 2000 lên 24,5% năm 2009.

- Cơ cấu lao động có chuyển biến theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng chuyển biến còn chậm.

b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế- Đại bộ phận lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Cơ cấu lao động có sự chuyển biến nhưng còn chậm.c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn- Tỉ trọng lao động nông thôn giảm từ 79,9% năm 1996 xuống 75% năm

2009.- Tỉ trọng lao động thành thị tăng từ 20,1% năm 1996 lên 25% năm

2009.- Sự thay đổi này là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta.

Năng suất lao động ngày càng tăng song vẫn thấp hơn so với thế giới. phần lớn lao động có thu nhập thấp, làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. Mặt khác quỹ thời gian lao động nông nghiệp, nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh vẫn chưa được sử dụng triệt để.

Câu 3: Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay. Những biện pháp giải quyết việc làm.

a) Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.- Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ tạo

ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới.- Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.+ Năm 2009, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu

việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.- Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ

thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.b) Những biện pháp giải quyết:- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng

sản xuất hàng xuất khẩu.- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng

cao chất lượng lao động.- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

50

Page 51: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Câu 4: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích.a) Vẽ biểu đồ:Yêu cầu:- Biểu đồ thanh ngang.- Vẽ đủ các vùng, chính xác, đẹp. Ghi tên biểu đồ, số liệu, đơn vị; có chú

giải.b) Nhận xét và giải thích:- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng

đều giữa các vùng.+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình là vùng Đông

Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, vì ở đây có các đô thị đông dân, sức ép của lao động từ các vùng khác tới.

+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; ít nhất là vùng Tây Nguyên (4,2%). Bởi vì tỉ lệ dân sống ở đô thị chưa cao, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa nhanh, vẫn còn liên quan tới hoạt động của nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đồng đều giữa các vùng là do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế nên thời gian nông nhàn khu vực nông thôn khá cao.

+ Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao là Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; cao nhất là Bắc Trung Bộ (23,5%), vì đây là vùng còn nhiều gia đình thuần nông, cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển biến.

+ Vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ, vì vùng này đô thị hóa ở nông thôn phát triển hơn.

NỘI DUNG 3: ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAMCâu hỏi và bài tậpCâu 1: Phân tích đặc điểm đô thị hóa của nước ta.Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG TỔNG SỐ DÂN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2009

Năm 1990 1995 2000 2009Số dân thành thị (triệu người) 12,9 14,9 18,8 24,2Tỉ lệ dân thành thị (%) 19,5 20,8 24,2 28,0

51

Page 52: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990 - 2009.

Câu 3: Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước taa) Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị

hóa thấp.Thời gian Đặc điểm

Thời phong kiến - Đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc.- Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long.- Từ thế kỉ XVIII xuất hiện các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến,...

Thời Pháp thuộc - Các đô thị quy mô nhỏ, chức năng hành chính và quân sự.- Những năm 30 của thế kỉ XX một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn,...

8/1945-1954 Không thay đổi nhiềuMiền Nam thời Mĩ - Ngụy

Đô thị hóa phát triển nhằm phục vụ Chính quyền Sài Gòn.

Hòa bình ở miền Bắc

- Đô thị gắn với công nghiệp hóa.- Từ năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.

Từ 1975 đến nay - Có sự chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị vẫn còn ở mức độ thấp.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng- Năm 1990 số dân thành thị khoảng 12,9 triệu người chiếm 19,5% dân

số cả nước.- Năm 2009 dân số thành thị khoảng 22,3 triệu người (chiếm 26,9% số

dân cả nước).c) Phân bố đô thị giữa các vùng không đồng đều- Về số lượng đô thị:+ Năm 2006 cả nước có 689 đô thị.+ Số lượng các đô thị tập trung nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc

Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.+ Ít nhất là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.- Về tỉ lệ dân số thành thị trong các vùng:

52

Page 53: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Đông Nam Bộ có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao nhất, chiếm khoảng trên 30% trong tổng số dân sống ở thành thị trong cả nước.

+ Tây Nguyên có tỉ lệ dân số sống ở thành thị ít nhất, chiếm khoảng trên 6% trong tổng số dân sống ở thành thị trong cả nước.

Câu 2: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990 - 2009.

- Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1990 - 2009 đều tăng, số dân thành thị tăng gấp 1,8 lần, tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân tăng 1,43 lân.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng chậm phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm.

Câu 3: Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Năm 2009, khu vực đô thị đóng góp 70,4%GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là:+ Các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.+ Nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ

thuật.+ Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong

nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội.

53

Page 54: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾNỘI DUNG 1: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Câu hỏi và bài tậpCâu 1: Chứng minh rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta

đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

(Đơn vị: %)Ngành 1990 2009

Trồng trọt 79,3 71,5Chăn nuôi 17,9 27Dịch vụ nông nghiệp 2,8 1,5

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp các năm 1990 và 2009.

b) Nhận xét và nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta đang theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa.a) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:- Chuyển dịch cơ cấu trong các ngành kinh tế+ Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển

dịch theo hướng:* Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) từ 22,7%

năm 1990 lên 41% năm 2009.* Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ 38,7%

năm 1990 còn 21% năm 2009.* Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với

trước thời kì Đổi mới là chuyển biến tích cực.+ Xu hướng trên là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.

- Chuyển dịch trong nội bộ của từng ngành:+ Khu vực I:* Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

54

Page 55: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

* Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 còn 73,5% năm 2009, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 17,9% năm 1990 lên 24,7% năm 2009.

* Trong trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.

+ Khu vực II:* Công nghiệp có xu hướng thay đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa

dạng hóa sản phẩm.* Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp

khai khoáng.* Cơ cấu sản phẩm công nghiệp trong từng ngành cũng có sự thay

đổi: tăng tỉ trọng của các sản phẩm có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh về giá cả, giảm tỉ trọng các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

b) Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế:- Khu vực kinh tế Nhà nước, tuy tỉ trọng có xu hướng giảm nhưng

vẫn giữ vai trò chủ đạo.- Khu vực kinh tế tư nhân tỉ trọng có xu hướng giảm.- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng

nhanh. Điều đó cho thấy vai trò của khu vực này trong giai đoạn mới của đất nước.

- Sự chuyển biến trên là hoàn toàn tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

c) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:- Trong phạm vi cả nước hình thành các vùng động lực, vùng

chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế đã dẫn tới những chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước:

+ Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 55,6% cả nước (năm 2009).

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 40,7% cả nước.

55

Page 56: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Trong phạm vi cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 2: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp các năm 1990 và 2009. Nhận xét và nêu nguyên nhân sự chuyển dịch trên.

a) Vẽ biểu đồ:- Yêu cầu:+ Biểu đồ hình tròn, bán kính hình tròn năm 1990 nhỏ hơn bán

kính hình tròn năm 2009.+ Vẽ đủ các ngành, chính xác, đẹp. Ghi đủ: tên biểu đồ, số liệu,

chú giải.b) Nhận xét:- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi theo chiều

hướng giảm dần tỉ trọng của trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi, tuy còn chậm.

- Tỉ trọng trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 xuống 71,5% năm 2009, tỉ trọng chăn nuôi tương ứng (17,9% lên 27%).

c) Nguyên nhân:- Do những thành tựu của ngành trồng trọt đã tạo thức ăn để phát

triển ngành chăn nuôi.- Do chất lượng cuộc sống tăng, nhu cầu thực phẩm tăng.- Do các chính sách mới của Nhà nước nhằm góp phần phát triển

nông nghiệp toàn diện, giải quyết vấn đề thực phẩm trong nước và xuất khẩu.

NỘI DUNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

I. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TACâu hỏi và bài tậpCâu 1: Cho biết những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp

nhiệt đới.Câu 2: Phân biệt nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp

hàng hóa ở nước ta.Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT

56

Page 57: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

(Đơn vị: %)Cây trồng Năm 1990 Năm 2009

Cây lương thực 67,1 57,2Cây rau đậu 7,0 8,6Cây công nghiệp 13,5 25,1Cây ăn quả 10,1 7,4Cây khác 2,3 1,7

Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta qua các năm 1990 và 2009 và giải thích nguyên nhân thay đổi.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp

nhiệt đới.a) Thuận lợi:- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc-

Nam và theo chiều cao của địa hình, có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

+ Chế độ nhiệt đới ẩm dồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, xen canh, tăng vụ.

+ Sự phân hóa mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế mà có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.

- Mùa đông lạnh còn cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới trên các vùng núi.

- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

+ Trung du và miền núi có thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

+ Đồng bằng có thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.

b) Khó khăn:- Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.- Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra.- Các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi.

57

Page 58: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Câu 2: Phân biệt nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta.

a) Đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền:+ Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cấp tự túc.+ Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng

suất lao động thấp.+ Còn rất phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ nước ta.+ Phần lớn nông dân nghèo, thiếu vốn, ít có điều kiện tiếp thu

công nghệ tiên tiến.b) Đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa:+ Mục đích sản xuất không chỉ là tạo ra nhiều nông sản, mà quan

trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận.+ Sản xuất theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất thâm canh,

chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

+ Ngày càng phát triển, đặc biệt ở những nơi có điều kiện thuận lợi như ở các vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, các vùng gần các trục giao thông, các thành phố lớn.

Câu 3: Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta qua các năm 1990 và 2009.

- Về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu.Cây trồng Cơ cấu (thứ tự xếp

theo năm 2009)Thay đổi cơ cấu

Cây lương thực 1 Giảm 9,9%Cây công nghiệp 2 Tăng 11,6%Cây rau đậu 3 Tăng 1,6%Cây ăn quả 4 Giảm 2,7%Cây khác 5 Giảm 0,6%

Nguyên nhân:- Thành tựu trong sản xuất lương thực đã đáp ứng đủ nhu cầu ăn

cho người.- Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Nhà nước nhằm

mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

- Chất lượng cuộc sống nhu cầu xuất khẩu.

58

Page 59: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆPCâu hỏi và bài tậpCâu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy:a) Trình bày vai trò của sản xuất lương thực.b) Điều kiện sản xuất cây lương thực.c) Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm nước

ta.Câu 2: Cho bảng số liệu sau

SẢN LƯỢNG LÚA Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980 - 2009(Đơn vi: triệu tấn)

Năm 1980 1985 1989 1995 1997 2000 2003 2009Sản lượng 11,6 15,9 19,0 25,0 27,5 32,6 34,6 38,7

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1980-2009.

b) Nhận xét và cho biết nguyên nhân dẫn dến những thành tựu trong sản xuất lúa ở nước ta.

Câu 3: Nước ta có những điều kiện nào thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp?

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi của nước ta.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Vai trò của sản xuất lương thực, điều kiện sản xuất cây

lương thực, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm nước ta.

a) Vai trò của sản xuất lương thực:- Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại

và phát triển xã hội.- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.- Tạo nguồn hàng xuất khẩu.- Việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa sản

xuất nông nghiệp.b) Điều kiện sản xuất cây lương thực:- Thuận lợi: điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất nước, khí hậu của

nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

59

Page 60: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Khó khăn: thiên tai (bão lụt, hạn hán,…) sâu bệnh vẫn xảy ra thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.

c) Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm nước ta.

- Cây lương thực:+ Tình hình sản xuất cây lương thực:* Diện tích gieo trồng tăng mạnh từ 5,6 triệu ha năm 1980 lên 7,3

triệu ha năm 2009.* Năng suất lúa tăng mạnh từ 42 tạ/ha năm 1980 đến nay đã đạt

48,9 tạ/ha năm.* Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn năm 1980 đến nay đạt

36 triệu tấn.* Bình quân lương thực có hạt trên đầu người đạt 470 kg/người.* Lượng gạo xuất khẩu đạt 3 - 4 triệu tấn.+ Phân bố* Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất

nước ta, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước.* Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lớn thứ hai và là vùng có

năng suất lúa cao nhất.Câu 2: Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản lượng lúa ở nước ta

giai đoạn 1980-2009. Nhận xét và cho biết nguyên nhân dẫn dến những thành tựu trong sản xuất lúa ở nước ta.

a) Vẽ biểu đồ:- Yêu cầu:+ Biểu đồ hình cột.+ Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp. Ghi đủ: tên biểu đồ, số liệu, chú

giải.b) Nhận xét:- Sản lượng lúa nước ta tăng khá nhanh trong giai đoạn 1980 -

2009 (tăng 3,3 lần).- Tốc độ tăng không đều:+ Giai đoạn 1980 - 1985, 2003 - 2009 tăng chậm.+ Giai đoạn 1989 - 2000 tăng nhanh.c) Nguyên nhân:- Đường lối chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp:+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

60

Page 61: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Chương trình sản xuất lương thực là một trong ba chương trình trọng điểm.

+ Chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới).- Đầu tư mới có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái vào

sản xuất.- Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực: Đồng

bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.- Nhu cầu tăng:+ Thị trường trong nước (đông dân).+ Thị trường ngoài nước: (nhu cầu lớn).Câu 3: Điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Tình

hình sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả nước ta.a) Điều kiện thuận lợi:- Khí hậu nóng ẩm.- Nhiều loại đất thích hợp có thể phát triển nhiều loại cây công

nghiệp và phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung.- Nguồn lao động dồi dào.- Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công

nghiệp.b) Tình hình sản xuất cây công nghiệp nước ta:- Diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2009 khoảng 2,5 triệu

ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (chiếm 65%).

- Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Cây công nghiệp hàng năm của nước ta chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

- Phân bố cây công nghiệp:+ Cây công nghiệp lâu năm

Cây công nghiệp

Phân bố

Cà phê Trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên. Ngoài ra còn có ở Đông Nam Bộ và một vài địa phương khác.

Cao su Trồng chủ yếu trên đất badan, đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây Nguyên, một số tỉnh ở Duyên hải miền Trung.

61

Page 62: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Hồ tiêu Tập trung trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.Điều Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.Dừa Tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long.Chè Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.+ Cây công nghiệp hàng năm:

Cây công nghiệp

Phân bố

Đay Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Long An,…)

Cói Ven biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa. Gần đây phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Dâu tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng)Bông Trồng phổ biến ở Đắc Lắc, Đồng Nai, Phú Yên, Khánh

Hòa, Bình Thuận.Mía Tập trung 75% diện tích, 80% sản lượng ở Đồng bằng

sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.Đậu

tươngTrung du và miền núi Bắc Bộ (40% diện tích cả nước), Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, Nghệ An.

Lạc Tây Ninh, Bình Dương, Nghệ An.Thuốc lá Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, trung du và miền

núi Bắc Bộ.Câu 4: Tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi của

nước ta:a) Chăn nuôi lợn:- Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu (cung cấp 3/4 sản lượng thịt các

loại).- Năm 2009 đàn lợn cả nước đạt 30 triệu con.- Phân bố khắp nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông

Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.b) Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:- Đàn trâu ổn định ở mức 2,9 triệu con và được nuôi nhiều nhất ở

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.- Đàn bò tăng mạnh, đến năm 2009 đạt 5,5 triệu con. Bò được

nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây

62

Page 63: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Nguyên. Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,…

c) Chăn nuôi gia cầm:- Phát triển nhanh với tổng đàn đạt 250 triệu con vào năm 2003,

nhưng do dịch bệnh nên năm 2009 tổng đàn gia cầm còn 220 triệu con.

- Phân bố khắp nơi, ở các thành phố lớn chăn nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp.

III. PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆPCâu hỏi và bài tậpCâu 1. Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó

khăn đối với sự phát triển ngành thủy sản ở nước ta theo mẫu sau:

Điều kiện Thuận lợi Khó khănNguồn lợi và điều kiện đánh bắtDân cư và nguồn lao độngCơ sở vật chất kĩ thuậtĐường lối chính sáchThị trường

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

Câu 3. Cho bảng số liệu sauSẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO VÙNG

(Đơn vị: %)Các vùng Năm 2000 Năm 2009

Cả nước 100 100Trung du và miền núi Bắc Bộ 2,4 2,9Đồng bằng sông Hồng 8,6 10,8Bắc Trung Bộ 7,3 7,1Duyên hải Nam Trung Bộ 13,4 12,0Tây Nguyên 0,5 0,4Đông Nam Bộ 14,9 15,0Đồng bằng sông Cửu Long 51,9 53,2

a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng nước ta năm 2000 và 2009.

63

Page 64: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

b) Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng.

Câu 4. Trình bày vai trò, hiện trạng phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát

triển ngành thủy sản ở nước taĐiều kiện Thuận lợi Khó khăn

Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

- Đường bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.- Tổng trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn.- Phong phú về thành phần loài, trong đó có nhiều loài có giá trị cao như cá chim, cá thu, cá nụ, cá đé, tôm hùm…- Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận, Hoàng Sa - Trường Sa, Cà Mau - Kiên Giang.- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.- Có nhiều sông, suối, kênh rạch, ao hồ ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá nước ngọt.

Biển Đông lắm thiên tai: bão, áp thấp, gió mùa Đông Bắc.

Dân cư và nguồn lao động

Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Chưa quen sử dụng các thiết bị hiện đại.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày

Còn nhiều hạn chế: phương tiện còn hạn

64

Page 65: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

càng tốt hơn. chế, công nghiệp chế biến còn lạc hậu, cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu, môi trường bị suy thoái.

Đường lối chính sách

Những chính sách mới của Nhà nước đã tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản.

Thị trường - Trong nước với dân số đông và mức sống ngày càng được nâng cao.- Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.

Thế giới nhiều biến động, đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao.

Câu 2. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

- Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển mới.

+ Sản lượng thủy sản năm 2009 đạt hơn 3,5 triệu tấn.+ Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người hiện nay khoảng

42 kh/người/năm.+ Nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu

sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.- Khai thác thủy sản+ Sản lượng khai thác thủy sản năm 2009 đạt 1791 nghìn tấn.+ Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt 200 nghìn tấn.+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng

nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

+ Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.

- Nuôi trồng thủy sản+ Nhiều loại thủy sản đã được nuôi trồng nhưng quan trọng hơn cả

là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh.

65

Page 66: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Kĩ thuật nuôi tôm chuyển từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông

Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.Câu 3. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy

sản phân theo vùng nước ta năm 2000 và 2009. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng.

a) Vẽ biểu đồ- Yêu cầu:+ Biểu đồ hình tròn.+ Vẽ đủ các vùng, biểu đồ hình tròn năm 2000 có bán kính nhỏ

hơn biểu đồ năm 2009. Ghi đủ: tên biểu đồ, số liệu, chú giải.b) Nhận xét:- Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta có sự phân hóa.+ Đồng bằng sông Cứu Long là vùng có tỉ trọng sản lượng thủy

sản cao nhất cả nước luôn chiếm trên 50% sản lượng thủy sản cả nước.

Nguyên nhân: đây là vùng có điều kiện thuận lợi (ngư trường đánh bắt rộng, khí hậu ổn định, người dân có kinh nghiệm đánh bắt…)

+ Tiếp sau là các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Đây là các vùng có bờ biển dài lại nằm gần các ngư trường trọng điểm nên có sản lượng khai thác cao.

- Cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta có sự thay đổi giữa các vùng:

Các vùng Thay đổi tỉ trọng (%)Trung du và miền núi Bắc Bộ + 0,5Đồng bằng sông Hồng - 0,8Bắc Trung Bộ - 0,2Duyên hải Nam Trung Bộ - 1,4Tây Nguyên - 0,1Đông Nam Bộ + 0,1Đồng bằng sông Cửu Long + 1,3

Câu 4. Vai trò, hiện trạng phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

66

Page 67: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

a) Vai trò về mặt kinh tế và sinh thái- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn

ven biển. Do đó ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt ở hầu hết các vùng lãnh thổ.

- Cung cấp gỗ, lâm sản, các dược liệu.- Điều hòa dòng chảy, giữ nước ngầm, làm giảm lượng nước bốc

hơi và làm tăng độ ẩm cho đất.- Điều hòa khí hậu.- Ngăn cản các quá trình xói mòn đất, nhất là các sườn dốc.- Bảo vệ các nguồn gen quý giá.- Môi trường sống cho các động vật.b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đang bị suy

thoái.- Hiện trạng tài nguyên rừng.+ Tổng diện tích rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ đạt

43,8%, đến năm 1983 diện tích rừng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ còn 22%. Năm 2005 nhờ đẩy mạnh công tác trồng rừng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng tăng lên 12,7 triệu ha, độ che phủ đạt 38%.

+ Mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

+ Nguyên nhân:* Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất

khẩu.* Chặt phá rừng lấy củi đốt.* Du canh, du cư, mở rộng diện tích đất canh tác.* Cháy rừng.* Chiến tranh, nhất là thời kì chống Mĩ cứu nước.* Công nghệ khai thác lạc hậu dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất

cao và gây lãng phí tài nguyên rừng.* Việc trồng rừng không bù đắp được diện tích rừng bị phá.* Những nguyên nhân khác.- Phân loại tài nguyên rừng:+ Rừng phòng hộ có gần 7 triệu ha có ý nghĩa quan trọng đối với

môi sinh, điều hòa nguồn nước, chống lũ, chống xói mòn.+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên,

các khu bảo tồn văn hóa - lịch sử và môi trường.

67

Page 68: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Rừng sản xuất có 5,4 triệu ha, phục vụ cho nhu cầu sản xuất.c) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.- Trồng rừng:Cả nước có 2,8 triệu ha rừng trồng tập trung. Chủ yếu là rừng

nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông lấy nhựa,… Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá.

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:Mỗi năm nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu tấn m3 gỗ. Các sản

phẩm quan trọng là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, gỗ lạng và gỗ dán. Công nghiệp bột giấy phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ).

IV. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆPCâu hỏi và bài tậpDựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày sự thay đổi trong tổ chức

lãnh thổ nông nghiệp ở nước taHƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Sự thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước taa) Thay đổi về hướng sản xuất- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng

chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở các vùng giàu tiềm năng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn nhằm:

+ Khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội.+ Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.+ Giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động.+ Tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.b) Thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.- Ngoài các sản phẩm truyền thống và chuyên môn hóa, các vùng

đã có hướng đa dạng hóa sản phẩm:+ Tây Nguyên trồng cà phê là chủ yếu, hiện đang tăng diện tích

trồng cao su, chè búp và đậu tương.+ Đông Nam Bộ trồng cao su là chủ yếu, hiện đang phát triển

mạnh cây điều và cà phê.+ Nuôi trồng thủy sản phát triển ở 5/7 vùng trong cả nước.

68

Page 69: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Tây Bắc đang mở rộng trồng cà phê chè.c) Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại- Đây là bước tiến quan trọng đưa sản xuất nông - lâm - thủy sản

phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.- Số lượng trang trại không ngừng ăng lên trong những năm gần

đây với cơ cấu sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng.NỘI DUNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ

CÔNG NGHIỆPI. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi và bài tậpCâu 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương

đối da dạng và đang có sự chuyển biếnCâu 2. Dựa vào hình 26.2 SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, chứng

minh rằng ngành công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG LÃNH

THỔ (%)Các vùng Năm 2002 Năm 2009

Cả nước 100 100Đồng bằng sông Hồng 20,3 21,9Đông Bắc 5,4 5,3Tây Bắc 0,3 0,3Bắc Trung Bộ 3,6 3,8Duyên hải Nam Trung Bộ 4,9 5,3Tây Nguyên 1,0 0,8Đông Nam Bộ 50,2 48,5Đồng bằng sông Cửu Long 9,3 9,1Không phân theo vùng 5,0 5,0

a) Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các vùng ở nước ta trong hai năm 2002 và 2009. Nhận xét.

b) Tại sao Đông Nam Bộ lại là vùng có tỉ trọng công nghiệp nhất nước ta?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

tương đối da dạng và đang có sự chuyển biến.

69

Page 70: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

a) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:- Theo cách phân loại hiện nay, nước ta có 29 ngành công nghiệp,

được chia làm 3 nhóm:+ Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành).+ Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành).+ Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).- Trong cơ cấu ngành hiện nay đang nổi lên một số ngành công

nghiệp trọng điểm như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp vật liệu xây dựng,…

b) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng 2 nhóm ngành còn lại, nhằm thích nghi với tình hình mới để có cơ hội hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Câu 2. Dựa vào hình 26.2 SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó.

a) Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:- Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông

Hồng và vùng phụ cận, Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ

tập trung công nghiệp cao nhất nước ta, từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau đã tỏa ra các hướng theo các tuyến giao thông huyết mạch:

* Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).

* Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học).* Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).* Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hóa chất, phân bón, giấy).* Hòa Bình - Sơn La (thủy điện).* Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt may, điện, vật liệu xây

dựng).+ Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các

trung tâm công nghiệp hàng đầu như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng tàu, Thủ Dầu Một.

70

Page 71: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Khu vực Duyên hải miền Trung, nổi lên một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Những khu vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp là Tây Nguyên, Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.

b) Nguyên nhân của sự phân hóa:- Những khu vực tập trung công nghiệp là những nơi có nhiều

thuận lợi:+ Vị trí địa lí.+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.+ Nguồn lao động có tay nghề.+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.+ Kết cấu hạ tầng tốt.- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển

vì thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt giao thông vận tải còn kém phát triển.

Câu 3. Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các vùng ở nước ta trong hai năm 2002 và 2009. Nhận xét và giải thích.

a) Vẽ biểu đồYêu cầu:- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn.- Bán kính hình tròn năm 2002 nhỏ hơn năm 2009.- Có chú giải và tên biểu đồ.- Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.b) Nhận xét- Cơ cấu công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2002 - 2009 có sự

phân hóa rõ rệt và thay đổi.+ Đông Nam Bộ luôn có tỉ trọng công nghiệp cao nhất, sau đó là

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. các vùng còn lại tỉ trọng công nghiệp thấp, thấp nhất là Tây Bắc.

+ Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đồng bằng sông Hồng tăng từ 20,3% lên 21,9%, Duyên hải Nam trung Bộ tăng từ 4,9% lên 5,3%, Bắc Trung Bộ tăng từ 3,6% lên 3,8%.

+ Các vùng còn lại có tỉ trọng giảm: Đông Nam Bộ giảm từ 50,2% còn 48,5%; Đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 9,3% còn 9,1%; Tây Nguyên giảm từ 1,0% còn 0,8%; Đông Bắc giảm từ 5,4% còn 5,3%.

71

Page 72: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

c) Giải thích:- Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng cao nhất nước ta hiện nay vì:+ Có vị trí thuận lợi:* Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương

thực, thực phẩm của cả nước.* Giáp Tây Nguyên, vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản khác, vùng

chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước và giàu tiềm năng thủy điện.

* Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng có tiềm năng thủy sản lớn.* Giáp biển thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế biển.+ Nguồn nhân lực có kĩ thuật đông đảo nhất nước ta, tập trung

nhiều nhà doanh nghiệp giỏi của cả nước. Do sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên người lao động ở đây rất năng động và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất nước ta. Có sân bay Tân Sơn Nhất và cảng biển Sài Gòn là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

+ Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào sẵn có trong vùng (dầu khí, nguyên liệu cây công nghiệp).

+ Cơ chế chính sách công nghiệp hóa năng động.+ Nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong các vùng của cả

nước.+ Tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, có TP. Hồ Chí Minh là

trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.+ Tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng.

II. PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

Câu hỏi và bài tậpCâu 1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành khai

thác nguyên, nhiên liệu.Câu 2. Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực,

thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1a) Công nghiệp khai thác than

72

Page 73: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Than đá (Antraxit) trữ lượng hơn 3 tỉ tấn tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.

- Than nâu phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tình hình khai thác: trong những năm gần đây sản lượng khai thác liên tục tăng, năm 2009 đạt 34,5 triệu tấn.

b) Công nghiệp khai thác dầu khí:- Phân bố tập trung ở bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ lượng

hàng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bề trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng là bể Của Long và bể Nam Côn Sơn.

- Tình hình khai thác:+ Năm 1986 bắt đầu khai thác.+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, đến năm 2005 khai

thác được 18,5 triệu tấn, năm 2009 đạt 19,5 triệu tấn.+ Ngành công nghiệp lọc - hóa dầu vừa mới ra đời với nhà máy

lọc dầu Dung Quốc (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm.+ Khí tự nhiên cũng đang được khai thác, đặc biệt là dự án Nam

Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mĩ và dự án điện ở Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất phân đạm (Phú Mĩ, Cà Mau).

Câu 2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm vì:

a) Có thế mạnh lâu dài- Có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ

ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…

- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.- Cớ sở vật chất - kĩ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế

biến, các nhà máy…b) Đem lại hiệu quả kinh tế cao- Về mặt kinh tế.

73

Page 74: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.

- Về mặt xã hội.+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.+ Tạo điều kiện công nghiệp hóa nông thôn.c) Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công ngiệp,

chăn nuôi gia súc lớn.+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng

tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hóa chất, cơ khí, thúc đẩy hoạt động thương mại.

III. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPCâu hỏi và ôn tậpCâu 1. Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Trình bày những

đặc điểm chủ yếu của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.

Câu 2. Tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được coi là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

HƯỚNG DẪN ÔN TẬPCâu 1. Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đặc điểm chủ

yếu của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.a) Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệpTổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá

trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi truờng.

b) Đặc điểm chủ yếu của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.

- Điểm công nghiệp+ Đặc điểm:* Chỉ bao gồm 1 - 2 xí nghiệp đơn lẻ.

74

Page 75: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

* Các xí nghiệp được phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc các trung tâm tiêu thụ.

* Giữa các điểm công nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.+ Phân bố: các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các

tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên.- Khu công nghiệp+ Đặc điểm:* Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành

ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay.* Do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác dịnh,

chuyên sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.* Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp còn có khu chế xuất và khu

công nghệ cao.+ Phân bố: các khu vực tập trung phân bố không đều theo lãnh

thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, sau đó đến Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế.

- Trung tâm công nghiệp+ Đặc điểm:* Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. Đó là

khu công nghiệp tập trung gắn liền với đô thị lớn.* Mỗi trung tâm công nghiệp thường có các ngành chuyên môn

hóa với vai trò hạt nhân để tạo nên trung tâm. Xoay quanh trung tâm này là các ngành bổ trợ và phục vụ.

+ Phân loại.* Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp có:• Trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm có TP. Hồ Chí Minh và Hà

Nội.• Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần

Thơ…• Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên,

Vinh, Nha Trang…* Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp• Rất lớn (TP. Hồ Chí Minh).• Lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu,…)• Trung bình (Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,…)

75

Page 76: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Vùng công nghiệp+ Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (nhưng ranh giới

chỉ mang tính quy ước).+ Có một số ngành chuyên môn hóa thể hiện bộ mặt công nghiệp

của vùng.+ Sự chỉ đạo của các địa phương thông qua các Bộ chủ quản và

các địa phương.+ Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2011), cả nước được

phân thành 6 vùng công nghiệp.* Vùng 1: các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.* Vùng 2: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh,

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.* Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.* Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.* Vùng 5: các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.* Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.Câu 2. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được coi là hai trung tâm

công nghiệp lớn vì:- Gần với hai đô thị lớn ở nước ta.- Tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó, nổi lên các ngành

công nghiệp chuyên môn hóa. Cho ví dụ:- Có tỉ trọng công nghiệp cao.- Có ý nghĩa rất lớn đối với vùng và cả nước.

NỘI DUNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

Câu hỏi và bài tậpCâu 1. Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận

tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt nước ta.Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau:

SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI VÀ SỐ MÁY ĐIỆN THOẠI BÌNH QUÂN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1991 - 2009

Năm Số thuê bao điện thoại (nghìn máy)

Số máy điện thoại bình quân (máy/100 dân)

1991 126,4 0,2

76

Page 77: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

1995 746,5 1,02000 3286,3 4,32003 7339,1 9,02009 15845,0 19

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số thuê bao điện thoại và số máy điện thoại bình quân ở nước ta, giai đoạn 1991 - 2009.

b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt nước ta.

a) Đường bộ (đường ô tô)- Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng

và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng.- Hai trục đường xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí

Minh (đang xây dựng). Quốc lộ 1 chạy xuyên suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của nước ta. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước.

- Hệ thống đường bộ nước ta cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.

b) Đường sắt:- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km, tuyến đường sắt

quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1726 km và chạy theo hướng Bắc - Nam.

- Các tuyến đường khác là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng, Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.

Câu 2. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số thuê bao điện thoại và số máy điện thoại bình quân ở nước ta, giai đoạn 1991 - 2009 và rút ra những nhận xét.

a) Vẽ biểu đồ:Yêu cầu:- Biểu đồ kết hợp đường và cột. Số thuê bao thể hiện bằng cột, số

máy điện thoại bình quân thể hiện bằng đường.- Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp. Ghi đủ tên biểu đồ, số liệu, đơn

vị của các trục, chú giải.

77

Page 78: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

b) Nhận xét:Từ năm 1991 đến năm 2009 số thuê bao điện thoại và số máy bình

quân đều tăng nhanh:+ Số thuê bao điện thoại tăng từ 126,4 nghìn máy lên 15.845 nghìn

máy, gấp 13 lần. Giai đoạn tăng nhanh nhất là từ năm 1991 đến năm 2000 (tăng gấp 26 lần).

+ Số máy điện thoại bình quân trên 100 dân tăng rất nhanh, từ 0,2 máy lên 19 máy/100 dân, gấp 95 lần.

II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MAI, DU LỊCHCâu hỏi và bài tậpCâu 1. Trình bày sự chuyển biến về các hoạt động xuất nhập khẩu

của nước ta trong thời gian gần đây.Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị %)Nhóm hàng 1995 1999 2000 2001 2009

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

29,3 31,3 37,2 34,9 36,2

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

28,5 36,8 33,8 35,7 41,2

Hàng nông, lâm, thủy sản 46,2 31,9 29,0 29,4 22,6a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị

xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng.b) Rút ra những nhận xét cần thiết.Câu 3. Hãy chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương

đối phong phú và đa dạng.Câu 4. Cho bảng số liệu sau:

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2009

Năm Khách du lịch (nghìn lượt) Doanh thu (tỉ đồng)1990 1250 651995 6858 80002000 13430 174002005 19577 300002009 3963.2 22280.1

78

Page 79: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển du lịch ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2009.

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Trình bày sự chuyển biến về các hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian gần đây.

- Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, kim ngạch nhập khẩu tăng 13,1 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5 lần. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu.

- Cán cân xuất nhập khẩu có sự thay đổi.+ Từ năm 1990 - 1992 cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối.

Năm 1992, lần đầu tiên chúng ta xuất siêu.+ Sau năm 1992 đến nay tiếp tục nhập siêu do nhập nhiều tư liệu

sản xuất phục vụ cho công cuộc Đổi mới đất nước, tuy nhiên cán cân giảm dần tới mức cân bằng.

- Xuất khẩu:+ Nhờ việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kim ngạch xuất

khẩu của nước ta liên tục tăng.+ Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, bao gồm hàng

công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản.

+ Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu cũng có nhiều hạn chế. Trong số các mặt hàng chế biến, tỉ trọng hàng gia công còn nhiều (90 - 95% hàng dệt may) hoặc phải nhập nguyên liệu (60% đối với giày dép).

+ Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc.

- Nhập khẩu:+ Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng lên khá nhanh. Điều đó phản

ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cũng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

79

Page 80: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

Câu 2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng và rút ra những nhận xét cần thiết.

a) Vẽ biểu đồYêu cầu:- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.- Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp. Ghi đủ tên biểu đồ, số liệu, đơn

vị của các trục chú giải.b) Nhận xét- Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng có sự

chuyển dịch.+ Năm 1995, hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất, lên

tới 46,2%, nhưng tới năm 2009 giảm xuống còn 22,6%.+ Tỉ trọng của hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ

23,5% (năm 1995) lên 36,2% (2009).+ Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng

nhanh nhất từ 28,5% (năm 1995) lên 41,2 % (năm 20089).- Sự chuyển dịch trên là phù hợp với đường lối công nghiệp hóa,

hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta.- Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu dựa vào các thế

mạnh tự nhiên, về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới và về nguồn lao động đông và rẻ. Những sản phẩm chứa hàm lượng khoa học kĩ thuật cao còn ít.

Câu 3. Hãy chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

a) Tài nguyên du lịch tự nhiênTài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta tương đối phong phú, đa

dạng.- Về mặt địa hình: đa dạng gồm cả đồi núi, đồng bằng và hải đảo

tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Cả nước có hơn 200 hang động caxtơ, tiêu biểu là Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và “Hạ Long cạn” ở Ninh Bình.

80

Page 81: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có những bãi dài tới 15 - 18 km, tiêu biểu là Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng, làm cho thiên nhiên xanh tốt quanh năm và phân hóa giữa các vùng tạo thuận lợi thu hút du khách.

- Tài nguyên nước phong phú; nhiều vùng sông nước như hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể,…) và hồ nhân tạo (Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,…) đã trở thành các điểm thăm quan du lịch. Ngoài ra còn có vài trăm nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức thu hút cao đối với du khách.

- Nước ta hiện nay có hơn 30 vườn quốc gia và hàng trăm loài động vật hoang dã, thủy hải sản.

b) Tài nguyên du lịch nhân văn- Di tích văn hóa - lịch sử: Cả nước có 4 vạn di tích, trong đó 2,6

nghìn di tích được xếp hạng, tiêu biểu là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.

- Các lễ hội diễn ra khắp nơi, suốt cả năm, trong đó tập trung nhất là sau tết cổ truyền. Tiêu biểu là lễ hội Chùa Hương, Đền Hùng,…

- Ngoài ra còn có các làng nghề, bản sắc riêng của các dân tộc, các loại hình văn hóa dân gian, ẩm thực…

Câu 4. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển du lịch ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2009. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.

a) Vẽ biểu đồYêu cầu:- Biểu đồ kết hợp cột với đường. Số khách du lịch thể hiện bằng

cột, doanh thu thể hiện bằng đường.- Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp. Ghi đủ tên biểu đồ, số liệu, đơn

vị của các trục, chú giải.b) Nhận xét và giải thích- Nhận xét+ Lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ở nước ta tăng nhanh

chóng trong thời gian 1990 - 2009.• Khách du lịch tăng 31,8 lần.• Doanh thu du lịch tăng 342,7 lần.

- Giải thích

81

Page 82: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Du lịch phát triển mạnh mẽ đặc biệt từ năm 1990 nhờ chính sách Đổi mới, mở cửa của Nhà nước.

+ Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ.

+ Nhu cầu du lịch tăng mạnh, do mức sống ngày càng cao.

CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾNỘI DUNG 1: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG

DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘCâu hỏi và bài tậpCâu 1. Hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc

Bộ và cho biết thuận lợi về vị trí địa lí của vùng?.Câu 2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc khai

thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 3. Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau, thể hiện những điều kiện phát triển và hiện trạng khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thế mạnh Điều kiện phát triển Thực trạng phát triểnTrồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nghiệt và ôn đớiChăn nuôi gia súcKinh tế biển

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1. a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có 15 tỉnh: Điện Biên,

Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (thuộc Tây Bắc); Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc).

b) Thuận lợi của vị trí địa lí:

82

Page 83: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Phía bắc giáp Trung Quốc, dễ dàng giao lưu qua các cửa khẩu.+ Phía tây giáp Thượng Lào, vùng có nhiều tiềm năng lâm nghiệp

lớn nhất của Lào.+ Liền kề với Đồng bằng sông Hồng, vùng có tiềm năng lương

thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và tiềm năng lao động lớn nhất cả nước. Giao thông vận tải dễ dàng giao lưu với vùng bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.

+ Phía đông là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh có nhiều tiềm năng du lịch, giao thông và ngư nghiệp.

Câu 2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản.

a) Thuận lợi- Là nơi tập trung hầu hết các loại khoáng sản ở nước ta. Các loại

khoáng sản chính của vùng là than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatít, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa…

+ Khu Đông Bắc:• Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng

than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/ năm.

• Mỏ kim loại như: sắt ở Yên Bái, thiếc và bôxit ở Cao Bằng, kẽm- chì ở Chợ Điền (Bắc Kạn), đồng - vàng (Lào Cai), thiếc ở Tĩnh Túc (cao Bằng).

• Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

+ Khu Tây Bắc: có một số mỏ khá lớn như mỏ đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

b) Khó khăn:Đa số các mỏ quặng nằm ở nơi giao thông vận tải chưa phát triển,

các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao.

Câu 3. Hoàn thành bảng sau, thể hiện những điều kiện phát triển và hiện trạng khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thế mạnh Điều kiện phát triển Thực trạng phát triểnTrồng và chế biến cây công

a) Thuận lợi- Phần lớn là đất feralit

a) Cây công nghiệp- Phổ biến nhất là cây

83

Page 84: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nghiệt và ôn đới

trên đá vôi, đá phiến và các đá mẹ khác.- Đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ …- Do ảnh hưởng của địa hình cao (Tây Bắc) và gió mùa mùa đông (Đông Bắc) nên Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất (nhất là khu Đông Bắc).- Điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp để trồng nhiều loại cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây ăn quả còn rất lớn.b) Khó khăn:- Rét đậm, rét hại, sương muối.- Thiếu nước vào mùa khô.- Mạng lưới cơ sở chế biến nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.- Nạn du canh, du cư còn phố biến

chè (là vùng chè lớn nhất cả nước).- Nổi tiếng với các vùng chè: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.b) Cây dược liệu- Các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn và trên dãy núi cao Hoàng Liên Sơn điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, dương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả,…)c) Rau quả- Mận, đào, lê… trồng nhiều ở các tỉnh biên giới phía Bắc.- Sa Pa là nơi trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

Chăn nuôi gia súc

- Vùng có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao

- Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu.

84

Page 85: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

nguyên ở độ cao 600-700 m, có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và các gia súc khác như ngựa, dê.- Khí hậu thích hợp với việc chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, ngựa…- Có nhiều nguồn thức ăn cho gia súc như rau, hoa màu …

- Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.- Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn 1/2 đàn trâu cả nước.- Bò sữa được nuôi chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La).- Đàn bò có 900 nghìn con, chiếm 16% đàn bò cả nước (năm 2005).- Đàn lợn có hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước.

Kinh tế biển Vùng biển Quảng Ninh là một vùng biển giao thông giàu tiềm năng

- Phát triển mạnh đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản.- Phát triển du lịch biển-đảo.- Cảng Cái Lân đang được xây dựng và nâng cấp.

NỘI DUNG 2: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Câu hỏi và bài tậpCâu 1: Hãy kể tên các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở

Đồng bằng sông Hồng.Câu 2: Dựa vào hình 33.1 SGK và kiến thức đã học, hãy phân tích

các thế mạnh và hạn chế chủ yếu về tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:CƠ CẤU KINH TẾ PHÂN THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

(Đơn vị %)Ngành 1990 1995 2000 2009

85

Page 86: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Nông, lâm, ngư nghiệp 45,6 32,6 23,4 16,8Công nghiệp, xây dựng 22,7 25,4 32,7 39,3Dịch vụ 31,7 42,0 43,9 43,9

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

b) Rút ra những nhận xét cần thiết.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Kể tên các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng sông Hồng.

Gồm 10 tỉnh và thành phố: TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

Câu 2: Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu về tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.

a) Thế mạnh:- Vị trí địa lí:+ Nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái

Bình, nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất lương thực.+ Liền kề với Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng giàu tiềm năng

khoáng sản và thủy điện nhất nước ta.+ Giáp vùng biển giàu tiềm năng.+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có thủ đô Hà

Nội- trung tâm chính trị của cả nước, trung tâm kinh tế, văn hóa lớn.+ Cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Biển Đông.+ Việc giao lưu với các vùng khác trong nước và quốc tế thuận

lợi.- Tài nguyên thiên nhiên:+ Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó

70% là đất phù sa màu mỡ, có độ phì cao.+ Tài nguyên nước phong phú nhờ sự có mặt của hệ thống sông

Hồng và sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nước dưới đất tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.

+ Tài nguyên biển: Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài, thuận lợi để làm muối và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, vùng còn có khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.

86

Page 87: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

+ Về khoáng sản: giá trị hơn cả là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra, trong vùng còn có than nâu và tiềm năng về khí tự nhiên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:+ Dân cư - lao động: có nguồn lao động dồi dào với truyền thống

và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung ở các đô thị.

+ Cơ sở hạ tầng ở Đồng bằng sông Hồng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thủy, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế tương đối tốt. Đó là các nhà máy, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi …

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.b) Hạn chế:- Dân số đông, mật dộ dân số lên tới 1225 người/km2, đây là một

khó khăn lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của

những tai biến thiên nhiên như bão, lụt, hạn hán …- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú nhưng sử dụng

chưa hợp lí, do việc khai thác quá mức nên một số loại tài nguyên bị xuống cấp.

- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ vùng khác đến.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.Câu 3: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở

Đồng bằng sông Hồng và rút ra những nhận xét cần thiết.a) Vẽ biểu đồYêu cầu- Biểu đồ thích hơp nhất là biểu dồ miền.- Vẽ đủ các năm, chính xác, đẹp. Ghi đủ tên biểu đồ, số liệu, đơn

vị của các trục, chú giải.b) Nhận xétSự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng đang diễn

ra theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên sự chuyển biến này còn tương đối chậm.

87

Page 88: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Giảm tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp từ 45,6% năm 1990 xuống còn 16,8% năm 2009.

- Tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhưng còn chậm từ 22,7% năm 1990 lên 39,3% năm 2009.

- Tỉ trọng của dịch vụ có xu hướng tăng nhanh từ 31,7% năm 1990 lên 43,9% năm 2009.

NỘI DUNG 3: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ

Câu hỏi và bài tậpCâu 1: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc

vào Nam và thế mạnh của vị trí địa lí của vùng?Câu 2: Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về thế mạnh

nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ.Thế mạnh Điều kiện Hiện tượng phát triển

Lâm nghiệpNông nghiệpNgư nghiệp

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Tthanh Hóa, Nghệ An,

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.a) Thế mạnh của vị trí địa lí:+ Cầu nối giữa vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc với Duyên

hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.+ Cửa ngõ ra biển của vùng Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.+ Có vùng biển rộng lớn, có khả năng phát triển du lịch, giao

thông vận tải biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.Câu 2: Hoàn thành bảng theo mẫu sau về thế mạnh nông - lâm

- ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ.Thế mạnh Điều kiện Hiện tượng phát triển

Lâm nghiệp - Diện tích rừng 2,4 triệu ha, chiếm 20% diện tích rừng cả nước.- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim thú có giá trị.

- Hiện nay rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng giáp biên giới Việt - Lào.- Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện tích, 50% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.

88

Page 89: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Nông nghiệp - Diện tích vùng đồi gò khá lớn, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc và phát triển kinh tế vườn rừng, - Diện tích đất đỏ badan tuy ít nhưng khá màu mỡ, có thể hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.- Ở các đồng bằng phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hằng năm nhưng không thuận lợi cho cây lúa.

- Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn trâu cả nước).- Đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm 1/5 đàn bò cả nước).- Hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm:+ Cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị.+ Cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị.+ Chè ở Tây Nghệ An.- Phát triển các loại cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía, thuốc lá …- Hình thành các vùng lúa thâm canh, bình quân lương thực đầu người đã tăng khá đạt khoảng 348 kg/người.

Ngư nghiệp - Nhiều bãi cá, bãi tôm, nhiều loại hải sản có giá trị cao.- Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Nghề cá phát triển mạnh: Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ.- Tuy nhiên, do phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt.- Việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh.

NỘI DUNG 4: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Câu hỏi và bài tập

89

Page 90: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Câu 1: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cho biết vị trí địa lí của vùng có những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế- xã hội của vùng?

Câu 2: Trình bày vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm: thành phố Đà Nẵng,

các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Thuận lợi- Vị trí địa lí:+ Cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên, của Lào, Đông Bắc Thái Lan.+ Phía đông là vùng Biển Đông giàu tiềm năng kinh tế biển.+ Phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới với Bắc Trung Bộ.+ Phía nam là Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả

nước.Câu 2: Trình bày vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng

Duyên hải Nam Trung Bộ.a) Nghề cá- Các bãi cá, tôm lớn tập trung ở biển cực Nam Trung Bộ.- Sản lượng thủy sản năm 2005 là 624 nghìn tấn,2009 đạt 750 nghìn tấn.- Nuôi tôm hùm đang phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.- Chế biến hải sản ngày càng phát triển.- Tương lai ngành thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng trong việc

giải quyết thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.b) Du lịch biển- Địa hình ven biển với các bãi biển đẹp, nước trong xanh, không khí

trong lành như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định),… Đây là khu vực có tiềm năng hàng đầu về du lịch của cả nước. Nha Trang, Đà Nẵng là trung tâm du lịch lớn ở nước ta.

- Hình thức phong phú: du lịch biển đảo, an dưỡng, thể thao,…c) Dịch vụ hàng hải- Địa hình khúc khuỷu có điều kiện xây dựng các cảng biển nước sâu.- Các cảng tổng hợp do Trung ương quản lý như: Đà Nẵng, Quy Nhơn,

Nha Trang,…d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối- Khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý (Bình Thuận).- Vùng sản xuất muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).NỘI DUNG 5: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY

NGUYÊN90

Page 91: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Câu hỏi và bài tậpCâu 1: Kể tên các tỉnh và cho biết vị trí địa lí Tây Nguyên có

thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?.Câu 2: Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở

Tây Nguyên.Câu 3: Dựa vào hình 37.1, Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã

học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Câu 4: Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2009

(Đơn vị: %)Vùng Cà

phêChè Cao

suCác cây

khácTrung du và miền núi Bắc Bộ 3,6 87,9 0,0 8,5Tây Nguyên 70,2 4,3 17,2 8,3

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2009.

b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Kể tên các tỉnh và cho biết vị trí địa lí Tây Nguyên có

thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?a) Các tỉnh của Tây Nguyên: Kom-Tum, Gia-Lai, Đăk-Lăk, Đăk-

Rông và Lâm Đồngb) Thuận lợi:- Vị trí địa lí:+ Có vị trí quan trọng về quốc phòng và phát triển kinh tế.+ Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng có tiềm năng lớn về thủy

sản và giao thông biển.+ Giáp Đông Nam Bộ, vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta.+ Giáp Hạ Lào và Campuchia thuận lợi cho giao lưu kinh tế.c) Khó khăn:

91

Page 92: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Vị trí không giáp biển làm hạn chế cho việc phát triển kinh tế biển như những vùng khác.

Câu 2: Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

a) Thuận lợi:- Đất đai:+ Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn.+ Đất badan ở đây có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng,

lại phân bố thành những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu:+ Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài

thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm.+ Trên các cao nguyên cao 400-500m, khí hậu khá nóng có thể

trồng các cây nhiệt đới (cao su, cà phê,…).+ Trên các cao nguyên có độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ có

thể trồng được các cây cận nhiệt (chè,…).b) Khó khăn:- Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn cho việc

làm thủy lợi.- Đất badan có tính chất vụn bở nên dễ bị xói mòn vào mùa mưa.Câu 3: Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công

nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.a) Cà phê:- Là cây quan trọng số một của Tây Nguyên.- Diện tích 450 nghìn ha (năm 2006) chiếm 4/5 diện tích cà phê cả

nước.Năm 2009 là 550 nghìn ha.- Đắc Lắc là tỉnh trồng nhiều cà phê nhất.- Cà phê chè được trồng nhiều trên các cao nguyên tương đối cao,

khí hậu mát hơn, phân bố ở Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng.- Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu là Đắc

Lắc.b) Chè:Trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng, một

phần Gia Lai.c) Cao su:

92

Page 93: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đác Lắc.

Câu 4: Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng vì:

a) Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên- Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước. Rừng có độ che

phủ 60% diện tích lãnh thổ. Rừng Tây Nguyên chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác.

- Rừng Tây Nguyên có nhiều loài gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến,… và nhiều động vật quý hiếm như voi, bò tót, gấu,…

- Rừng Tây Nguyên còn có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói mòn cho cả vùng đồng bằng.

b) Tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, gây nhiều hậu quả.

- Sản lượng gỗ khai thác giảm từ 600 - 700 nghìn m3 gỗ/năm (thập kỉ 80) xuống còn 200 - 300 nghìn m3 gỗ/năm (hiện nay).

- Lớp phủ thực vật giảm sút nhanh, trữ lượng các loại gỗ quý ít dần, đe dọa môi trường sống của các loài động vật quý hiếm. Mực nước ngầm bị hạ thấp vào mùa khô, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân trrong vùng.

Câu 5: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005. Nhận xét và giải thích.

a) Vẽ biểu đồ:Yêu cầu:- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ hình tròn.- Vẽ chính xác, đẹp. Ghi đủ tên biểu đồ, số liệu, đơn vị của các

trục, chú giải.b) Nhận xét:- Cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên đa dạng hơn Trung du và

miền núi Bắc Bộ.- Cây công nghiệp ở Tây Nguyên chủ yếu là cây nhiệt đới (cà phê,

cao su) chiếm tới 87,4% trong tổng số cây công nghiệp lâu năm của vùng. Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây cận nhiệt đới (chè) cũng chiếm tới 87,9%.

93

Page 94: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

c) Giải thích:- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ

phì không cao, địa hình bị cắt xẻ, thích hợp với việc trồng chè.- Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng,

đất đỏ ba dan có độ phì cao, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su. Các cao nguyên cao có thể trồng chè.

NỘI DUNG 6: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

Câu hỏi và bài tậpCâu 1: Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển

nhất nước ta hiện nay.Câu 2: Hãy trình bày một số phương hướng chính trong vấn đề

khai thác lãnh thổ theo chiều sâu về công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1: Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất

nước ta hiện nay vì:a) Vị trí địa lí:- Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long là vùng lương thực, thực

phẩm lớn nhất của cả nước.- Giáp Tây Nguyên là vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản.- Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng nguyên liệu thủy sản và

cây công nghiệp.Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực

phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Bộ.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.- Đất trồng:+ Vùng đất badan màu mỡ, chiếm 40% diện tích đất của vùng.+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn

nhưng thoát nước tốt.- Khí hậu: cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi phát

triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn. Trở ngại lớn nhất là mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.

94

Page 95: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai có giá trị nhiều mặt (thủy điện, giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt).

- Sinh vật: tài nguyên rừng tuy không lớn nhưng đó là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi và nguyên liệu giấy, bên cạnh đó còn có ý nghĩa về mặt môi sinh và du lịch (rừng Cát Tiên và rừng ngập mặn Cần Giờ).

- Biển: các ngư trường lớn liền kề có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành thủy sản.

- Khoáng sản: nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa, ngoài ra còn có sét cho công nghiệp xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội:- Dân cư và lao động:+ Dân số đông, khoảng 14 triệu người (năm 2010).+ Tập trung nhiều lao động tay nghề cao, có chuyên môn kĩ thuật.- Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước.- Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và

thông tin liên lạc.- Là địa bàn thu hút sự đầu tư trong nước và nước ngoài.Câu 2: Trình bày một số phương hướng chính trong vấn đề

khai thác lãnh thổ theo chiều sâu về công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.

a) Trong công nghiệp:- Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng.+ Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ,

nhu cầu năng lượng ngày càng lớn.+ Cơ sở năng lượng của các vùng đã được giải quyết từ các nguồn

thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, thủy điện Thác Mơ và nhà máy thủy điện Cần Đơn trên sông Bé, nhiệt điện tuộc-bin khí Phú Mĩ …

- Tăng cường cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc).b) Trong dịch vụ:- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.- Đa dạng các hoạt động dịch vụ, thương mại, ngân hàng, du lịch.c) Trong nông, lâm nghiệp:

95

Page 96: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng, vừa cung cấp nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô, vừa tiêu nước cho các vùng thấp ven sông Đồng Nai, La Ngà.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng.+ Đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản

xuất.+ Mở rộng diện tích cây cọ dầu, điều, cà phê, hồ tiêu …- Quản lí tốt vốn rừng (rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển).NỘI DUNG 7: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO

THIÊN NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGCâu hỏi và bài tậpCâu 1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và

ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào. Tại sao?

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Đơn vị: nghìn tấn)Phân ngành 1995 2000 2009

Tổng số 822,2 1169,0 1622,1Đánh bắt 552,2 803,9 848,4Nuôi trồng 270,0 365,1 773,3

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.

b) Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản.HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

a) Thế mạnh:- Là đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta với diện tích hơn 40

nghìn km2.

96

Page 97: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Đất phù sa ngọt có 1,2 triệu ha, chiếm 30% diện tích đất của đồng bằng, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt thuận lợi cho việc trồng lúa.

- Khí hậu cận xích đạo, lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn. Tổng số giờ nắng đạt 2200 - 2700 giờ. Nhiệt độ trung bình 25 - 270C. Lượng mưa đạt 1300 - 2000 mm/năm.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.

- Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng tràm.- Tài nguyên biển phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn

nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.- Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, đá vôi. Ngoài ra còn có dầu khí

ở thềm lụa địa bước đầu được khai thác.b) Hạn chế:- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa khô kéo dài đã tăng

cường sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong đất liền. Tính chất nóng ẩm cũng phát sinh nhiều dịch bệnh, côn trùng phá hoại mùa màng.

- Diện tích đất bị nhiễm mặn và nhiễm phèn quá lớn, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

- Khoáng sản hạn chế, không thuận lợi cho phát triển công nghiệp.Câu 2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông

Cửu Long.Các vấn đề cần phải giải quyết để sự dụng hợp lí và cải tạo tự

nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là:a) Thủy lợi là giải pháp hàng đầu để giải quyết vấn đề nước:- Vùng thượng châu thổ thường bị ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc

phèn trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi, để thoát lũ, thau chua, rửa mặn. Tiến tới là phải tìm giống lúa thích hợp chịu được phèn, mặn.

- Vùng hạ châu thổ thường xuyên chịu tác động của biển, đất phèn, đất mặn, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô, thiếu nước ngọt. Vì vậy cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp.

b) Duy trì và bảo vệ rừng:

97

Page 98: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Vì rừng là nhân tố quan trọng đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác. Rừng ở đây đang bị suy giảm nghiêm trọng do sự tác động của nhiều nguyên nhân như: nhu cầu mở rộng diện tích đất nông nghiệp, phát triển nuôi tôm, cháy rừng … Giải pháp chủ yếu là bảo vệ rừng, kết hợp trồng rừng với nuôi tôm để đạt hiệu quả kinh tế cao.

c) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

d) Đẩy mạnh khai thác ra vùng biển, vì biển ở đây rất giàu tiềm năng.

e) Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại.

Câu 3. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản.

a) Xử lí số liệuCƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Đơn vị: %)Năm

Hoạt động 1995 2000 2009

Tổng số 100 100 100Đánh bắt 63,5 68,8 52,3Nuôi trồng 36,5 31,2 47,7

b) Vẽ biểu đồ:Yêu cầu:- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.- Chính xác về khoảng cách năm.- Có chú giải và tên biểu đồ.- Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.c) Nhận xét:- Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành diễn ra

tương đối mạnh.- Sự thay đổi theo xu hướng giảm nhanh tỉ trọng sản lượng đánh

bắt và tăng nhanh sản lượng thủy sản nuôi trồng.

98

Page 99: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

d) Giải thích:- Sự thay đổi mạnh về cơ cấu sản lượng thủy sản ở Đồng bằng

sông Cửu Long là do thủy sản, nhất là thủy sản nuôi trồng với tư cách là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã thâm nhập được vào nhiều thị trường thế giới (như Mĩ, EU, …).

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh do đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội nên dẫn đến việc giảm tỉ trọng của thủy sản đánh bắt.

NỘI DUNG 8: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢOCâu hỏi và bài tậpCâu 1. Chứng minh rằng vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài

nguyên.Câu 2. Trình bày hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa

của chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1. Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên.1. Nước ta có vùng biển rộng lớn:- Diện tích vùng biển nước ta khoảng 1 triệu km2 thuộc Biển Đông.- Chiều dài đường bờ biển là 3260 km.- Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc

quyền kinh tế, thềm lục địa.2. Tiềm năng to lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.a) Nguồn lợi sinh vật biển:- Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ là

các vùng biển nông.- Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ muối

trung bình 30-33%.- Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị

kihn tế cao như cá, tôm, cua biển,… Trên các đảo ven bờ còn có tổ yến có giá trị xuất khẩu.

- Nước ta có nhiều ngư trường trọng điểm.b) Tài nguyên khoáng sản:- Biển nước ta là nguồn muối vô tận, hằng năm các cánh đồng muối

cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối.- Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp

như: oxxit titan ở ven biển Duyên hải miền Trung, cát trắng ở các đảo 99

Page 100: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Quảng Ninh, Khánh Hòa, là nguyên liệu quý cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

- Vùng thềm lục địa tích tụ nhiều dầu khí.c) Giao thông vận tải biển:- Nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương

qua Ấn Độ Dương.- Dọc bờ biển có nhiều vịnh, vũng kín thuận lợi cho việc xây dựng

cảng nước sâu.- Có nhiều cửa sông lớn thuận lợi cho xây dựng cảng.d) Du lịch biển - đảo:- Nhiều bãi tắm đẹp, nước trong xanh, khí hậu trong lành thuận lợi

cho du lịch an dưỡng, hoạt động thể thao dưới nước.Câu 2. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa của

chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển.

1. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta:a) Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.- Có những vùng đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú

Quý, Phú Quốc.- Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cát Bà,

quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.b) Đến năm 2006, nước ta có các huyện đảo:- Vân Đồn và Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).- Cát Hải và Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).- Cồn Cỏ (Quảng Trị).- Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)- Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)- Trường Sa (Khánh Hòa).- Phú Quý (Bình Thuận).- Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng tàu)- Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).2. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo:a) Về kinh tế - xã hội- Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm,

mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…

- Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…- Giao thông vận tải biển.

100

Page 101: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

- Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch.- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện

đảo.b) Về an ninh quốc phòng:- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục

địa.- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.

NỘI DUNG 9: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂMCâu hỏi và bài tậpCâu 1. Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm? Nêu các đặc trưng của

vùng kinh tế trọng điểm.Câu 2. Lập bảng so sánh ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1. Khái niệm về đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm:1. Khái niệm:Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện

phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước.2. Đặc trưng:- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể

thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.Câu 2: Lập bảng so sánh ba vùng kinh tế trọng điểm ở

nước taTiêu chí Vùng kinh tế trọng điểm

Phía Bắc Miền Trung Phía Nam-Diện tích- % so với cả nước

- 15,3 nghìn km2.- 4,6%

- 15,3 nghìn km2.- 8,5%

- 15,3 nghìn km2.- hơn 9,2%

- Dân số- % so với cả nước

- 13,7 triệu người- 16,3%

- 6,3 triệu người- 7%

- 15,2 triệu người- 18,1%

Phạm vi Hà Nội, Hưng Yên, Thừa Thiên - Huế, Tp Hồ Chí Minh,

101

Page 102: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An.

Tiềm năng - Vị trí thủ đô Hà Nội.- Quốc lộ 5 và 18 là tuyến giao thông gắn kết cả Bắc Bộ và cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.- lao động dồi dào, chất lượng cao.- Có nền văn minh lúa nước lâu đời.- Nhiều ngành công nghiệp truyền thống.- Dịch vụ, du lịch đang phát triển mạnh.

- Vị trí chuyển tiếp Bắc - Nam.- Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất, sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai.- Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.- Thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông- lâm- thủy sản.

- Bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.- Tiềm năng dầu khí lớn nhất cả nước.- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.- Tập trung nhiều lao động kĩ thuật cao.- Chiếm tỉ trọng lớn nhất về công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu cả nước.- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kĩ thuật phát triển mạnh.- Tập trung vốn đầu tư nước ngoài.

Phương hướng phát triển

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.- Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.- Phát triển các khu công nghiệp tập trung.- Chú trọng phát triển thương mại và du lịch.- Chuyển dịch cơ

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.- Sản xuất hàng nông nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ du lịch.

- Công nghiệp sẽ là động lực của vùng trong những năm tới.- Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.- Hình thành các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.- Đẩy mạnh thương

102

Page 103: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

cấu nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao.

mại và dịch vụ.

MỤC LỤCTrang

PHẦN A: Câu hỏi sử dụng Atlat................................................................1PHẦN B: Bài tập vẽ biểu đồ và nhận xét...................................................9PHẦN C: Kiến thức địa lí.........................................................................23

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN.............................................................23Nội dung 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.........................................23Nội dung 2: Đặc điểm chung của tự nhiên........................................26Nội dung 3: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên................................40

CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ................................................................43Nội dung 1: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư..............................43Nội dung 2: Lao động và việc làm.....................................................46Nội dung 3: Đô thị hóa ở Việt Nam...................................................49

CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ.......................................52Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........................................52Nội dung 2: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.................................................................................54Nội dung 3. Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp.........67Nội dung 4: Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ74

CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ..........................................80Nội dung 1: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.......................................................................................................80Nội dung 2: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.................................................................................83Nội dung 3: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ........86Nội dung 4: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ............................................................................................87Nội dung 5: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên....................88Nội dung 6: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.......................................................................................................92Nội dung 7: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long..........................................................................94

103

Page 104: CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ · Web view+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất

Nội dung 8: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo.................................................................97Nội dung 9: Các vùng kinh tế trọng điểm..........................................99

************************

104