56
HỢP TÁC PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, VÙNG THỦ ĐÔ 2016 NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG …hpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117187-12. Kinh te... · biển, tuyến cửa khẩu

  • Upload
    dodan

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỢP TÁC PHÁT TRIỂNVÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ,

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG,VÙNG THỦ ĐÔ 2016

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

MỤC LỤC

▶ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ .......................................... 5

▶ Vùng đồng bằng sông Hồng ................................................12

▶ Vùng Thủ đô .................................................................................17

▶ Hà Nội ..............................................................................................24

▶ Bắc Giang ......................................................................................27

▶ Bắc Ninh ..........................................................................................29

▶ Hà Nam ...........................................................................................31

▶ Hải Dương .....................................................................................33

▶ Hải Phòng ......................................................................................35

▶ Hòa Bình ........................................................................................37

▶ Hưng Yên ........................................................................................39

▶ Nam Định .......................................................................................41

▶ Ninh Bình .......................................................................................43

▶ Phú Thọ ...........................................................................................45

▶ Quảng Ninh ..................................................................................47

▶ Thái Bình .......................................................................................49

▶ Thái Nguyên .................................................................................51

▶ Vĩnh Phúc .......................................................................................53

2 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

3Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

BẢN ĐỒ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ VÙNG THỦ ĐÔ

Vùng Thủ đôVùng Đồng bằng sông HồngVùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

4 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

DANH SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ VÙNG THỦ ĐÔ

STTVung kinh tê

trong điêm Băc BôVung đông băng

sông HôngVung Thu đô

1 Ha Nôi Ha Nôi Ha Nôi

2 Hai Phong Hai Phong

3 Quang Ninh Quang Ninh

4 Hai Dương Hai Dương Hai Dương

5 Hưng Yên Hưng Yên Hưng Yên

6 Vinh Phuc Vinh Phuc Vinh Phuc

7 Băc Ninh Băc Ninh Băc Ninh

8 Nam Đinh

9 Thái Bình

10 Ninh Bình

11 Ha Nam Ha Nam

12 Phu Tho

13 Thái Nguyên

14 Băc Giang

15 Hoa Bình

5Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

I. Căn cứ pháp lý- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg

ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

II. Vi trí, vai troVùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

(bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) là vùng tập trung các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của quốc gia... Vùng có tiềm năng lớn về du lịch với hệ thống trung tâm y tế chuyên sâu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trình độ cao,

giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

III. Quan điêm phát triên - Phát triển kinh tế - xã hội nhanh

và bền vững, phù hợp với Chiến lược phát triển đất nước và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020; tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo sức lan tỏa, tác động tích cực tới sự phát triển các vùng lân cận và cả nước.

- Giữ vững vai trò là đầu tàu kinh tế của khu vực miền Bắc và cả nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nền kinh tế tri thức đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp xanh, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Phát huy vai trò dẫn đầu cả nước trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất và quản lý; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu

p Sân golf tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Flamingo Đại Lải Resort, Vĩnh Phúc

"Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế."

6 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

cho các ngành, lĩnh vực chủ lực của vùng trong quá trình hội nhập.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đồng thời đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển.

IV. Đinh hướng phát triên các nganh, linh vực

1. Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch

- Tập trung phát triển du lịch văn hóa gắn với nền văn minh sông Hồng; du lịch lễ hội, tâm linh; du lịch biển - đảo, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng (MICE), sinh thái nông nghiệp nông thôn và vui chơi giải trí cao cấp; phát triển dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo, ngân hàng - tài chính, các dịch vụ có sức cạnh tranh cao trong cộng đồng ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.

- Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ, tăng cường đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại; phát triển tốt các hệ thống kho bãi theo chuẩn quốc tế, gắn liền với các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển, tuyến cửa khẩu.

- Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển các dịch vụ văn hóa, giáo dục y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm .v.v. theo cơ chế thị trường.

- Mở rộng mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị ở các đô thị, các chợ đầu mối nông sản, thủy sản tại các vùng sản xuất tập trung. Hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử và hệ thống thông tin giao dịch thương mại đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

- Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa các tổ chức và dịch vụ; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng có uy tín và đạt đẳng cấp quốc tế.

- Đầu tư xây dựng một số khu du lịch trọng điểm quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hoàn thành việc lập phê duyệt quy hoạch và triển khai xây dựng các khu du lịch quốc gia và các điểm du lịch quốc gia nhằm định hướng thu hút đầu tư đồng bộ và bền vững.

2. Về phát triển công nghiệp- Tập trung phát triển các ngành

công nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh, có giá trị nội địa hóa cao, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, phát thải thấp và thân thiện với môi trường, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao, tạo bước nhảy vọt về chất lượng, nâng cao năng suất lao động, có khả năng cạnh tranh và hiệu quả cao trong chuỗi giá trị.

- Phát triển công nghiệp ở nông thôn gắn với sự phát triển nông nghiệp, với quá trình đô thị hóa theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường, tạo nguồn việc làm cho người lao động.

- Ưu tiên phát triển theo chiều sâu công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng. Mở rộng qui mô công nghiệp dược, công nghiệp chế biến thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu.

- Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành hỗ trợ như sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu sản phẩm để chuyển dần từ gia công sang sản xuất nội địa hóa sản phẩm vào năm 2020.

- Tập trung huy động, thu hút nhà đầu tư phát triển các khu kinh tế, các

"Bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa

vật thể, văn hóa phi vật thể, nghệ thuật

truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian."

7Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

khu - cụm công nghiệp hiện có. Ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít thâm dụng lao động, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

3. Khoa học và công nghệ- Nâng cao tiềm lực khoa học và

công nghệ nhằm phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu dẫn dắt phát triển khoa học công nghệ của vùng. Ưu tiên công nghệ sạch, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu mới, đẩy nhanh đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển.

- Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý và phát triển khoa học - công nghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Tăng cường đầu tư cho các viện nghiên cứu đầu ngành, trung tâm khoa học và công nghệ, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ... Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành thành phố khoa học công nghệ tầm cỡ quốc gia, nghiên cứu xây dựng thêm một số khu công nghệ cao tại các địa bàn có điều kiện.

4. Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Về giáo dục và đào tạo: Phát triển đồng bộ giáo dục và đào tạo ở các bậc học, ngành học gắn với giáo dục nhân cách và lòng tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, nâng cao chất lượng dạy và học. Ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của vùng. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Quy hoạch củng cố và xây dựng hệ thống cơ sở y tế đồng bộ và đạt chuẩn từ tuyến Trung ương tới các địa phương trong vùng. Khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến Trung ương. Củng cố, nâng cấp và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của hệ thống bệnh viện đa khoa khu vực, tuyến tỉnh, tuyến huyện và các cơ sở y tế dự phòng. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe; bảo đảm mọi người dân tiếp cận được với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe; đa dạng các loại hình khám chữa bệnh. Ưu tiên nâng cấp các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và các viện nghiên cứu về y tế trọng điểm trên địa bàn vùng.

Khu biệt thự Vinhome Riverside

"Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phù hợp với Chiến lược phát triển đất nước và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020"

8 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

- Văn hóa và thể dục thể thao: Bảo tồn và phát triển các loại hình văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian. Xây dựng các công trình văn hóa, thể thao tầm cỡ quốc gia và châu lục mang đậm nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam, đủ điều kiện tổ chức các giải thi đấu cấp khu vực, châu lục và quốc tế.

- Giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội: Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, an sinh xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em, người có công. Chú trọng tạo việc làm gắn với nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống người lao động. Thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt ở các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp.

5. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng

a) Giao thông vận tải:- Đường bộ: Hoàn thành xây dựng

đúng tiến độ các tuyến đường bộ cao tốc nhằm liên kết các trung tâm kinh tế trong vùng với cả nước và quốc tế, các trục liên kết vùng, các tuyến đường ven biển gắn với đê biển, cảng biển. Đầu tư cơ bản vào cấp theo quy mô được duyệt các tuyến quốc lộ trong vùng, các trục giao thông hướng tâm, tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; các nút giao thông tại các điểm giao nhau, các tuyến tránh đô thị và các đường vành đai. Củng cố đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn bảo đảm giao thông thông suốt.

- Hàng không: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài: Sau năm 2020, xây dựng thêm nhà ga hành khách T3 (hoặc T3 và T4) để nâng công suất cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên 50 triệu hành khách/năm và 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Hoàn thiện cảng hàng không quốc tế Cát Bi dự phòng cho Nội Bài, nâng cấp cảng hàng không Gia Lâm và nghiên cứu xây dựng cảng hàng không tại tỉnh Quảng Ninh.

- Vận tải thủy: Xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế với trung tâm là cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh; tập trung phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) đáp ứng nhu cầu vận tải biển khu vực và quốc tế; nâng cấp và xây dựng một số cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách trên tuyến sông Hồng, sông Thái Bình và các tuyến đường thủy nội địa khác phục vụ giao thông đường thủy nội địa phù hợp với các quy hoạch ngành đã được phê duyệt.

- Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống tuyến đường sắt hiện có để nâng cao năng lực phục vụ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân và ưu tiên triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đúng quy hoạch và tiến độ, bảo đảm an toàn, hiệu quả và mỹ quan đô thị. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội tỏa đi các vùng và các địa phương trong vùng. Phấn đấu đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15 - 20% số lượng hành khách công cộng.

b) Cơ sở hạ tầng cung cấp điện và bưu chính viễn thông:

- Tập trung triển khai xây dựng và hoàn thành các nhà máy điện, mạng lưới phân phối điện đồng bộ, phù hợp với tổng sơ đồ phát triển điện lực VII và tiến độ vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu áp dụng lưới điện thông minh, công nghệ hiện đại trong việc kết nối và điều tiết, hòa mạng đồng bộ với hệ thống lưới điện quốc gia và khu vực.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông đồng bộ và hiện đại, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn, các đô thị trong vùng. Phát triển bưu chính viễn thông đạt trình độ hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, ứng dụng rộng rãi và hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, các

"Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tiếp tục phát huy

vai trò dẫn đầu cả nước trong việc ứng dụng khoa

học - công nghệ hiện đại vào sản xuất và quản lý;

tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao"

9Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tăng cường đa dạng hóa dịch vụ bưu chính viễn thông, mở rộng phạm vi và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

c) Về thủy lợi và cấp, thoát nước:- Củng cố và nâng cấp, bảo đảm

đồng bộ và hiệu quả vận hành của hệ thống các công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng và thiết bị vận hành đáp ứng nhu cầu cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất và điều tiết lũ. Củng cố và nâng cấp hệ thống thủy lợi trọng điểm Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Bắc sông Đuống... bảo đảm tưới, tiêu và cung cấp nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sản xuất và nhu cầu đời sống.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp nước đảm bảo đáp ứng đủ nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân đô thị và nông thôn theo tiêu chuẩn và quy chuẩn. Áp dụng công nghệ tiên tiến và xây dựng các mô hình cấp nước hợp vệ sinh cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, khu vực biên giới và hải đảo, nơi khan hiếm và khó khăn về nguồn nước ngọt.

- Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các công trình ngăn

mặn, tiêu úng và thoát lũ nhằm ngăn ngừa sạt lở, xâm thực và bảo vệ đất, thích ứng với biến đổi khí hậu. Có phương án bảo đảm an toàn về tài sản quốc gia và tính mạng của người dân trong vùng quy hoạch dự phòng xả lũ các hồ chứa thủy điện khi cần thiết để bảo đảm an toàn cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng.

6. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh

- Quy hoạch xây dựng các dự án phát triển kinh tế, các khu kinh tế quốc phòng cần kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; sẵn sàng ứng phó, phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả đối với những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch.

- Chủ động nắm chắc tình hình và ứng phó kịp thời trong mọi tình huống; tích cực phòng, chống tệ nạn xã hội và các loại tội phạm ma túy, buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định với nước láng giềng.

Phát triển nghành công nghiệp lắp ráp ô tô

10 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

STT TÊN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁNI Hạ tầng giao thông1 Đường bô

- Đường cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Thái Nguyên; Hải Phòng - Hạ Long; Hạ Long - Móng Cái;

- Hệ thống đường vành đai 3 (Hà Nội); đầu tư một số đoạn trên tuyến vành đai 4 (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) và vành đai 5 (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương);

- Đầu tư, nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A lên 4 làn xe;- Xây dựng tuyến đường ven biển gắn với đê biển (Hải Phòng, Quảng Ninh); nghiên cứu xây dựng tuyến cao tốc

ven biển kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Nam đồng bằng sông Hồng;- Xây dựng các trục hướng tâm Hà Nội: quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 18, quốc lộ 32.

2 Hang không- Xây dựng cảng hàng không quốc tế nhà ga T2 Nội Bài;- Cảng hàng không quốc tế Cát Bi;- Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không tại Quảng Ninh;- Nâng cấp và xây dựng cảng hàng không Gia Lâm.

3 Cang biênXây dựng cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng.

4 Đường thuy nôi điaNâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách.

5 Đường săt- Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân;- Nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I;- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng;- Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội; đường sắt Hải Phòng - Lạch Huyện.

II Hạ tầng cung cấp điện- Hoàn thành xây dựng các nhà máy điện theo Tổng sơ đồ phát triển điện lực VII;- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống lưới điện quốc gia; phát

triển hệ thống lưới điện thông minh tại các đô thị lớn thuộc Hà Nội, Hải Phòng.III Hạ tầng nganh nông nghiệp va phát triên nông thôn

- Tiếp tục củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê sông đảm bảo chủ động phòng, chống lụt, bão, nước biển dâng và phòng ngừa biến đổi khí hậu; kết hợp hệ thống đê với đường giao thông;

- Nâng cấp, hiện đại hóa và nâng cao năng lực vận hành hệ thống thủy lợi trọng điểm Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Bắc sông Đuống và hệ thống kênh mương, các công trình thủy lợi đầu mối;

- Chương trình nâng cấp các hồ, đập chứa nước;- Các dự án hạ tầng thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tại các địa phương giáp biển trong Vùng.

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020(Ban hành kèm theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

11Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

IV Văn hóa va giáo dục - đao tạo- Xây dựng một số trường đại học chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế tại Hà Nội. Di dời một số trường đại học,

cao đẳng từ nội thành thành phố Hà Nội đến các đô thị vệ tinh, các tỉnh trong Vùng;- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo quy hoạch; ưu tiên, tập trung đầu tư cho 11 trường dạy nghề chất

lượng cao với các nghề trọng điểm cấp độ khu vực, quốc tế.V Y tê, thê dục thê thao

- Chương trình phát triển hệ thống cơ sở y tế dự phòng; nâng cấp hệ thống bệnh viện cấp tỉnh; phát triển trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội;

- Xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn, hiện đại tại Hà Nội và một số thành phố lớn của Vùng.

VI Khoa hoc công nghệ va bao vệ môi trường- Xây dựng Khu công nghệ thông tin trọng điểm Quốc gia;- Chương trình Chính phủ điện tử tại các tỉnh, thành phố trong Vùng;- Xây dựng khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (Hà Nội) giai đoạn II và khu xử lý chất thải rắn tại Hoành Bồ

(Quảng Ninh);- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các đô thị;- Chương trình cấp nước cho thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, hành lang kinh tế Hà Nội - Hải

Dương, Hà Nội - Chí Linh - Phả Lại và khu vực ven biển;- Xây dựng Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II đạt 600.000 m3/ngày đêm;- Chương trình thoát nước thải và xử lý nước thải cho các đô thị;- Chương trình tiêu, thoát nước phòng chống ngập úng cho các đô thị.

VII Về phát triên các nganh, linh vực khác - Chương trình phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng nhà

máy sản xuất thép liên hợp, thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp phụ trợ ở Hải Phòng, Quảng Ninh;

- Chương trình phát triển logistics;- Hoàn thành việc xây dựng các khu du lịch trọng điểm của Vùng;- Xây dựng nhà ở xã hội ở Hà Nội và các đô thị lớn trong Vùng;- Chương trình phát triển kinh tế biển, đảo;- Chương trình nghiên cứu khai thác than nâu;- Khu kinh tế quốc phòng cụm đảo Đông Bắc (Quảng Ninh).

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ.

12 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I. Căn cứ pháp lýQuyết định số 795/QĐ-TTg ngày

23/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020.

II. Vi trí, vai troVùng đồng bằng sông Hồng

(ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh; là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Vùng ĐBSH có dân cư đông đúc, có lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, vùng có Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh...; là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn và các trung tâm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của quốc gia, vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước.

III. Quan điêm phát triên- Phát triển kinh tế - xã hội vùng

phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực của cả nước theo hướng mở, có khả năng hội nhập quốc tế sâu, rộng, gắn kết chặt chẽ với các vùng trong cả nước.

- Tận dụng tốt các lợi thế của vùng để nâng cao tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, gắn với phát triển bền vững. Ưu tiên phát triển có trọng tâm

đối với một số ngành mũi nhọn có khả năng tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển, tạo được thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm của vùng.

- Là vùng đi đầu của cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xanh hóa, phát thải thấp và phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Phát triển nhanh các ngành kinh tế, nâng cao rõ rệt thu nhập của lao động và chất lượng cuộc sống dân cư; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền của Tổ quốc.

- Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản thiên nhiên, các nhu cầu an sinh và trật tự an toàn xã hội.

IV. Đinh hướng phát triên các nganh, linh vực

1. Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch Khu đô thị Ecopark

13Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

- Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực vận tải, tư vấn, thiết kế, phát minh - sáng chế, tài chính - ngân hàng, viễn thông, giáo dục - đào tạo, y tế chữa bệnh chất lượng cao, thương mại, du lịch và khoa học công nghệ.

- Phát triển các hệ thống kho bãi theo chuẩn quốc tế, gắn liền với các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển, tuyến cửa khẩu và hệ thống cảng để hình thành mạng lưới dịch vụ bến bãi, thúc đẩy giao thương quốc tế.

- Phát triển hạ tầng viễn thông hiện đại, mở rộng diện phủ sóng có băng thông lớn và chất lượng cao trên diện rộng.

- Mở rộng mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị ở các đô thị trong vùng, đầu tư, nâng cấp hạ tầng các chợ đầu mối nông sản, thủy sản tại các vùng sản xuất tập trung, các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm ở các đô thị có quy mô lớn. Hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử và hệ thống thông tin giao dịch thương mại đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

- Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng lành mạnh, theo hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa các tổ chức và loại hình dịch vụ. Phát triển Hà Nội trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng có uy tín trong khu vực.

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Đầu tư xây dựng một số khu du lịch trọng điểm quốc gia có tầm vóc quốc tế.

2. Về phát triển công nghiệp- Tập trung phát triển các ngành

công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, có giá trị nội địa hóa cao, có khả năng tham gia sâu được vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Ưu tiên phát triển theo chiều sâu công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo máy và sửa chữa - đóng tàu thủy và phương tiện hàng hải, sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng. Mở rộng quy mô

công nghiệp dược, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm gắn với các vùng nguyên liệu.

- Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành hỗ trợ như sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu sản phẩm để chuyển dần từ gia công sang sản xuất nội địa hóa sản phẩm vào năm 2020.

- Ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít thâm dụng lao động, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

- Tập trung huy động, thu hút nhà đầu tư để phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện có; phát triển các khu, cụm công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu biển; các phương tiện hàng hải đáp ứng nhu cầu trong nước ở Hải Phòng, Quảng Ninh và Nam Định.

3. Về phát triển nông nghiệp - nông thôn

- Tập trung phát triển ngành với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có năng suất cao, có giá trị lớn và có khả năng xuất khẩu; đồng thời ổn định quỹ đất phục vụ cho mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.

- Tập trung sản xuất thâm canh lúa đặc sản, rau, hoa và cây trồng vụ đông; phát triển nuôi lợn, gia cầm với quy mô công nghiệp; nuôi thủy sản nước lợ, nước ngọt và nuôi hải sản trên biển. Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm nâng giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đạt trên 100 triệu đồng vào năm 2020.

- Đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

4. Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Giáo dục - đào tạo: Đầu tư xây

"Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á."

14 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

dựng một số trường đại học chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế tại Hà Nội; tập trung đào tạo mới và đào tạo lại trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, chế tạo máy, điện, sản xuất vật liệu, ngân hàng, du lịch, viễn thông, các ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện tuyến Trung ương, phát triển hệ thống cơ sở y tế dự phòng.

- Văn hóa và thể dục thể thao: Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng hoàn thành một số công trình văn hóa, thể thao có tầm cỡ quốc gia và châu lục mang đặc trưng văn hóa vùng, đảm bảo điều kiện tổ chức các giải thi đấu cấp châu lục và quốc tế.

- Giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội: Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng cao thu nhập cho người lao động. Phát triển hệ thống an sinh xã hội, đa dạng hóa các loại hình trợ giúp và cứu trợ xã hội.

5. Phát triển kết cấu hạ tầngPhát triển đồng bộ hệ thống kết cấu

hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Kết hợp chặt chẽ đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi với giao thông, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn.

a) Về phát triển giao thông:- Đường bộ: Hoàn thành việc xây

dựng hệ thống các trục đường cao tốc nhằm liên kết các trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ trong vùng với cả nước; các trục liên kết vùng, đường kết nối giữa các tỉnh, các tuyến đường ven biển gắn với đê biển, cảng biển.

- Hàng không: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, phấn đấu công suất đạt 50 triệu lượt khách/năm và 2 triệu tấn hàng/năm vào năm 2020. Nâng cấp và phát triển cảng hàng không Cát Bi và Gia Lâm.

- Cảng biển: Xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ, hướng tới hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải biển quốc tế và khu vực.

- Đường sắt: Ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống tuyến đường sắt hiện có; phát triển đường sắt trên cao tại Thủ đô Hà Nội.

- Đường thủy: Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách trên tuyến sông Hồng, sông Thái Bình, các tuyến đường thủy nội địa khác trong vùng; đồng thời nâng cấp các cảng phục vụ tuyến giao thông thủy nội địa.

b) Về hạ tầng cung cấp điện: Đầu tư xây dựng các công trình nguồn và mạng lưới cung cấp điện phù hợp với Tổng sơ đồ phát triển điện lực VII.

c) Về hạ tầng cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Từng bước đầu tư bảo đảm việc cấp nước cho các đô thị và công nghiệp của toàn vùng. Phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ cấp nước đối với các đô thị loại IV trở lên đạt 90%, các đô thị loại V đạt 70%;

- Đầu tư xây dựng một số cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại cho toàn vùng và tại các địa phương. Xây dựng cơ sở phân loại và xử lý rác thải ở các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp, các làng nghề.

- Khắc phục tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại lI trở lên, phấn đấu thu gom và xử lý khoảng 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị vào năm 2020.

d) Về hạ tầng thủy lợi:- Củng cố và tu bổ hệ thống đê biển,

đê sông... Tập trung đầu tư nâng cấp một số hệ thống thủy lợi trọng điểm.

6. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh

- Quy hoạch và xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh.

"Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng

đi đầu của cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng xanh hóa, phát thải thấp và phù hợp với điều kiện biến đổi khí

hậu và nước biển dâng."

15Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2020(Ban hành kèm theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ)

STT TÊN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁNI Hạ tầng giao thông1 Đường bô

Đường cao tốc:+ Hà Nội - Hải Phòng;+ Hà Nội - Lào Cai;+ Hà Nội - Lạng Sơn;+ Hà Nội - Thái Nguyên;+ Hòa Lạc - Hòa Bình;+ Nội Bài - Hạ Long;+ Hải Phòng - Hạ Long;+ Hạ Long - Móng Cái;+ Ninh Bình - Hải Phòng;+ Ninh Bình - Thanh Hóa;- Đường kết nối 3 tỉnh Thái Bình - Nam Định - Hà Nam;- Hệ thống đường vành đai 3 (Hà Nội); vành đai 4 (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) và vành đai 5 (Hà Nội, Bắc

Ninh, Hưng Yên, Hải Dương).- Đầu tư, nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A lên 4 làn xe.- Xây dựng tuyến đường ven biển gắn với đê biển (Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình).- Xây dựng các trục hướng tâm Hà Nội: quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 18, quốc lộ 32.

2 Hang không- Xây dựng cảng hàng không quốc tế nhà ga T2 Nội Bài;- Xây dựng sân bay Cát Bi.

3Cang biên - Xây dựng cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng.

4 Đường thuy nôi đia: - Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách.

5

Đường săt- Nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I;- Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng tốc độ cao;- Cải tạo, nâng cấp đường sắt đô thị Hà Nội; đường sắt Hải Phòng - Lạch Huyện

II Hạ tầng cung cấp điện- Hoàn thành xây dựng các nhà máy điện có công suất từ 1.000 MW trở lên theo Tổng sơ đồ phát triển

điện lực VII.- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống lưới điện quốc gia;- Phát triển hệ thống lưới điện thông minh tại các đô thị lớn của Vùng (Hà Nội, Hải Phòng).

16 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

III Hạ tầng thuy lợi - Tiếp tục triển khai chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê sông có tính tới biến đổi khí

hậu đảm bảo chủ động phòng, chống lụt, bão, nước biển dâng; kết hợp hệ thống đê với đường giao thông.- Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trọng điểm Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Bắc Nam Hà, Bắc sông Đuống;

hiện đại hóa các công trình thủy lợi đầu mối, kênh mương, thiết bị vận hành nâng cao năng lực phục vụ.- Chương trình nâng cấp các hồ, đập chứa nước.

IV Các linh vực khác- Xây dựng Khu công nghệ thông tin trọng điểm Quốc gia.- Chương trình phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp hỗ trợ (xây dựng khu

công nghiệp phụ trợ Hải Phòng, Hà Nam; xây dựng nhà máy sản xuất thép liên hợp, thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp phụ trợ ở Hải Phòng, Quảng Ninh).

- Xây dựng trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi cấp quốc gia.- Xây dựng 02 khu xử lý chất thải rắn (Nam Sơn, Sóc Sơn thuộc Hà Nội quy mô 140-160 ha và Sơn Dương,

Hoành Bồ thuộc Quảng Ninh quy mô 100ha).- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các đô thị.- Chương trình cấp nước cho thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, hành lang kinh tế Hà Nội - Hải

Dương, Hà Nội - Chí Linh - Phả Lại và khu vực ven biển.- Xây dựng Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II đạt 600.000 m3/ngđ.- Chương trình thoát nước thải và xử lý nước thải cho các đô thị.- Chương trình tiêu, thoát nước phòng chống ngập úng cho các đô thị.- Chương trình phát triển logistics.- Phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo quy hoạch và xây dựng một

số trường đại học chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế. Di dời một số trường đại học, cao đẳng từ nội thành thành phố Hà Nội đến các khu theo quy hoạch và về các đô thị vệ tinh, các tỉnh trong Vùng Thủ đô.

- Chương trình phát triển hệ thống cơ sở y tế dự phòng đồng bộ; nâng cấp hệ thống bệnh viện, y học cổ truyền và phát triển các trường y, dược trọng điểm (Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội).

- Xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn, hiện đại tại Hà Nội và một số thành phố lớn của Vùng.

- Chương trình Chính phủ điện tử tại các tỉnh, thành phố trong Vùng.- Hoàn thành việc xây dựng các khu du lịch trọng điểm của Vùng.- Chương trình xây dựng nhà ở xã hội ở Hà Nội và các đô thị lớn trong Vùng.

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ.

17Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

VÙNG THỦ ĐÔI. Căn cứ pháp lý- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày

05/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

II. Phạm vi, quy môPhạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm

toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 03 tỉnh được mở rộng so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 05/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng diện tích toàn vùng khoảng 24.314,7 km2.

III. Vi trí, vai tro- Là vùng phát triển kinh tế tổng

hợp, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Là vùng có môi trường sống và môi trường cảnh quan phong phú, giàu tính văn hóa - xã hội, mang đậm bản sắc dân tộc với xu hướng phát triển hiện đại.

- Là vùng đầu mối tập trung hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật quốc gia; có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng.

IV. Đinh hướng phát triên không gian vung

1. Định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong Vùng

Trên cơ sở vị trí, vai trò, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các tỉnh trong Vùng tạo thành các mối liên kết với những đặc trưng và lợi thế riêng, chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển để khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng, động lực của các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và toàn Vùng.

- Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh là các địa phương có tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa cao; có vị trí trung tâm của toàn Vùng trên cơ sở vị thế của Thủ đô Hà Nội với vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của quốc gia, trong đó nổi bật là các thế mạnh về công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực và các điều kiện hạ tầng; các chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tăng cường thông qua việc thiết lập nhiều trung tâm tài chính

p Đại lộ Võ Nguyên Giáp và Cầu Nhật Tân

18 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

- thương mại, nghiên cứu - phát minh khoa học, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, không gian di sản và du lịch quốc tế...

- Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam là các tỉnh thuộc Đông Nam đồng bằng sông Hồng. Phát huy các lợi thế tiếp cận cửa ngõ và hệ thống giao thông hướng biển (hành lang Hà Nội - Phố Nối - Hải Dương - Hải Phòng), tam giác kinh tế phía Nam Hà Nội (Hưng Yên - Đồng Văn - Phủ Lý); phát triển các dịch vụ công nghiệp - đô thị kết nối trung tâm Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa ngõ kinh tế biển; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistics, trung tâm thương mại, y tế, đào tạo, thể dục thể thao, chế biến nông phẩm cấp vùng.

- Các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là các tỉnh trung du miền núi. Đây là vùng cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Thủ đô Hà Nội với vùng trung du và miền núi phía Bắc. Phát triển các vùng du lịch văn hóa di sản, du lịch sinh thái, dịch vụ thương mại cửa ngõ phía Tây Bắc của Vùng.

2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết

hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (khu vực nông nghiệp, làng xóm, di tích văn hóa - lịch sử, bảo tồn thiên nhiên...).

- Hệ thống đô thị các tỉnh vùng đồng bằng: Khai thác, chia sẻ và liên kết các chức năng lợi thế riêng của từng đô thị, đặc biệt là các đô thị trung tâm nhằm phát huy thế mạnh của đô thị. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đô thị. Cấu trúc đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên (núi, sông, suối, hồ...), ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh nông, lâm nghiệp. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế phát triển theo mô hình đô thị lan tỏa. Hình thành hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại và các công trình hạ tầng cấp Vùng.

- Tập trung phát triển các đô thị tỉnh lỵ và các đô thị chuyên ngành có vai trò tạo động lực trong Vùng trên cơ sở tăng cường sự liên kết và khai thác hiệu quả hệ thống đường vành đai (vành đai 4, vành đai 5); các trục, hành lang kinh tế (Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Hà Nam; Hà Nội - Thái Nguyên).

3. Định hướng phát triển nông thôn- Tập trung nguồn lực để xây dựng

nông thôn mới; xây dựng nông thôn

"Là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm

chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về

văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ,

kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; có

ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á -

Thái Bình Dương."

Lễ động thổ Công viên Kim Quy

19Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

- Hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ truyền thống với vị trí thuận tiện nhưng không ảnh hưởng tới giao thông, đảm bảo điều kiện vệ sinh.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm: Vùng đồng bằng (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam) phát triển các vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, rau quả sạch, hoa, cây ăn quả đặc sản; vùng trung du, miền núi (Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang) phát triển các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản...

- Kết hợp không gian văn hóa truyền thống với thiết chế văn hóa làng xã tạo đời sống văn minh. Bảo tồn và phát triển các khu vực làng nghề, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Các điểm dân cư nằm trong hành lang du lịch kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, trồng cây đặc sản.

- Cải tạo, xây dựng kiến trúc nhà ở và cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với điều kiện sống của dân cư theo đặc trưng từng vùng, không phá vỡ cảnh quan sinh thái nông thôn; đối với các điểm dân cư mới phát triển phải có quy hoạch, kiến trúc cảnh quan phù hợp với truyền thống và đáp ứng điều kiện sống mới.

4. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đối với các khu công nghiệp: Hình thành một số khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ đóng góp trong chuỗi liên kết sản xuất và các ngành công nghiệp ưu tiên mang tính đột phá dọc các hành lang kinh tế kết nối với các cảng biển, sân bay và cửa khẩu; tập trung lấp đầy và rà soát lựa chọn các loại hình công nghiệp thích hợp đối với các khu công nghiệp đã xây dựng; đẩy

nhanh di dời, chuyển đổi chức năng các cơ sở công nghiệp cũ tại một số khu vực như: Nội thành thành phố Hà Nội, thành phố Việt Trì, thành phố Bắc Ninh...; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn giao thông.

- Đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Phát triển theo quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến dựa trên các đặc trưng và thế mạnh của từng địa phương trong Vùng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống kết hợp phát triển du lịch. Cân bằng giữa phát triển tiểu thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường.

5. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hình thành trung tâm hội chợ tại Hà Nội (khu vực phía bắc sông Hồng); hình thành các trung tâm triển lãm tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cùng với Hà Nội tạo thành một tổ hợp triển lãm cấp quốc gia, quốc tế; khuyến khích hình thành và phát triển các cụm hoặc khu vực hội chợ triển lãm, các trung tâm xúc tiến quảng bá, giao lưu quốc tế đóng vai trò kết nối nội vùng và giữa Vùng Thủ đô Hà Nội với các vùng khác.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu: Phát triển các khu vực trung chuyển đầu mối, cảng cạn/trung tâm logistics tại các điểm giao thoa của 02 hành lang kinh tế và các tuyến thương mại liên vùng.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn; kết cấu gồm: trung tâm giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối, tổng kho đầu mối.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Gắn với các đô thị tỉnh lỵ trong vùng, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại: siêu thị, trung tâm thương mại...

6. Định hướng phát triển du lịchVùng Thủ đô Hà Nội là vùng du lịch

trung tâm của miền Bắc với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù; kết nối với du lịch núi, biển đảo của các vùng lân cận.

"Vùng Thủ đô có môi trường sống và môi trường cảnh quan phong phú, giàu tính văn hóa - xã hội, mang đậm bản sắc dân tộc với xu hướng phát triển hiện đại."

20 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

TT Danh mục Tổ chức thực hiện Dự kiên nguôn vốn

1Cụm bệnh viện tại

thành phố Phủ Lý, Hà NamBộ Xây dựng; Bộ Y tế; UBND tỉnh Hà Nam; doanh nghiệp

Vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, xã hội hóa

2Cụm bệnh viện tại

thành phố Việt Trì, Phú ThọBộ Xây dựng; Bộ Y tế; UBND tỉnh Phú Thọ; doanh nghiệp

Vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, xã hội hóa

3Khu đô thị đại học kết hợp cải

tạo, nâng cấp các trường đại học và khu dịch vụ công cộng Thái Nguyên

Bộ Xây dựng; Bộ GD&ĐT; UBND tỉnh Thái Nguyên;

doanh nghiệp

Vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, xã hội hóa

4 Khu đô thị đại học Nam Hà NộiBộ Xây dựng; Bộ GD&ĐT;

UBND tỉnh Hà Nam; doanh nghiệpVốn ngân sách, vốn doanh

nghiệp, xã hội hóa

5 Khu đô thị đại học Vĩnh PhúcBộ Xây dựng; Bộ GD&ĐT;

UBND tỉnh Vĩnh Phúc; doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh đầu tư

6 03 khu đại học số 1,2,3 Bắc NinhBộ Xây dựng; Bộ GD&ĐT;

UBND tỉnh Bắc Ninh; doanh nghiệpNguồn vốn trái phiếu Chính phủ;

vốn doanh nghiệp

TT Danh mục Đia điêm Tổ chức thực hiện Dự kiên nguôn vốn

1Trung tâm hành

chính, thương mại, văn hóa Tây Hồ Tây

Tây Hồ Tây, Hà Nội Bộ Xây dựng; UBND thành phố Hà Nội; doanh nghiệp

Vốn doanh nghiệp phát triển bất động sản cho các khu vực

thương mại, nhà ở...; vốn ngân sách cho phát triển các trụ sở

cơ quan hành chính

2Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học

Quốc giaHòa Lạc, Hà Nội Bộ KH&CN; Bộ Xây dựng;

Bộ GD&ĐT; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước ưu tiên cho phát triển hạ tầng

khung; vốn các doanh nghiệp phát triển các hạng mục

trong khu vực

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050(Ban hành kèm theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ)

1. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CẤP VÙNG VỀ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

2. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM VỀ THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, DU LỊCH, VĂN HÓA - THỂ DỤC THỂ THAO

21Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

3. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM VỀ NÔNG NGHIỆP

3Trung tâm hội chợ

triển lãm Quốc gia - Quốc tế

Khu vực phía Bắc, sông Hồng, Hà Nội

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Xây dựng;

UBND thành phố Hà Nội; doanh nghiệp

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp

4

TOD ga Hà Nội, khu vực sân bay quốc tế

Nội Bài, ga Bắc Hồng và khu vực giao quốc

lộ 2 và quốc lộ 18

Hoàn Kiếm, Đông Anh, Sóc Sơn -

Hà Nội

Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; UBND thành phố

Hà Nội; doanh nghiệp

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn từ ODA

5

Vùng du lịch Tam Đảo - Tây Thiên, Tam Đảo II, hồ Đại Lải, hồ Sáu

Vó, hồ Vân Trục

Huyện Tam Đảo, đô thị Phúc Yên,

thành phố Vĩnh Yên

UBND tỉnh Vĩnh Phúc; doanh nghiệp Vốn doanh nghiệp

6 Khu du lịch Đền Hùng, Xuân Sơn Tỉnh Phú Thọ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND tỉnh Phú Thọ;

doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp

7 Trung tâm thương mại cấp vùng

Thành phố Vĩnh Yên

UBND tỉnh Vĩnh Phúc; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ODA

8

Trung tâm dịch vụ tiếp vận logistics kết

hợp công nghiệp Bình Xuyên

Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

UBND tỉnh Vĩnh Phúc; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp

9 Trung tâm logistics tại thành phố Phủ Lý Thành phố Phủ Lý

Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; UBND tỉnh Hà Nam;

doanh nghiệp

Vốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước

10 Trung tâm logistics tại thành phố Việt Trì Thành phố Việt Trì

Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; UBND tỉnh Phú Thọ;

doanh nghiệp

Vốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước

TT Danh mục Đia điêm Nôi dung đầu tư Tổ chức thực hiện Dự kiên nguôn vốn

1Xây dựng các trung

tâm hỗ trợ nông nghiệp cấp Vùng

Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình,

Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang

Trung tâm dịch vụ, hỗ trợ, phân phối, điều tiết thị trường

nông sản. Quy mô 8 - 10 ha/1 trung tâm

Bộ Nông nghiệp & PTNT; UBND các tỉnh; doanh nghiệp

Vốn ngân sách và doanh nghiệp

2 Vùng chuyên canh rau sạch

Huyện Lý Nhân, Hà Nam

Bộ Nông nghiệp & PTNT; UBND tỉnh Hà Nam; doanh nghiệp

Vốn doanh nghiệp

22 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

4. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM VỀ GIAO THÔNG

TT Danh mục Nôi dung đầu tư Tổ chức thực hiện Dự kiên nguôn vốn

A Đường bô

1 Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn

Nâng cấp, xây dựng mới đoạn Bắc Ninh - Bắc Giang, quy mô 6 làn xe

Bộ GTVT; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ODA..

2 Đường vành đai 4 Xây dựng mới quy mô 6 làn xe3 Đường vành đai 5 Xây dựng mới quy mô 4 làn xe

4 Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình Xây dựng mới quy mô 4-6 làn xe

5 Cao tốc Hà Nội - Thái Bình Xây dựng mới quy mô 4-6 làn xe

B Đường săt

1 Đường sắt quốc gia

Đưa vào cấp kỹ thuật, điện khí hóa các tuyến: Hà Nội - Hà Nam; Hà Nội - Bắc Giang; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Hải Phòng

Bộ GTVT; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ODA...

2 Đường sắt nội vùng

Sử dụng đường sắt quốc gia chạy tàu nội vùng trên các tuyến:

Hà Nội - Bắc Ninh; Hà Nội - Vĩnh Phúc

Bộ GTVT; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ODA...

3 Tổ hợp ga đầu mối Ngọc Hồi

Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật nhà ga đường sắt, bến xe

buýt, công trình công cộng dịch vụ phục vụ trung chuyển hành khách từ tàu quốc gia, tàu nội vùng sang

tàu nội đô

Bộ GTVT; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp

4 Tổ hợp ga đầu mối Bắc Hồng

C Đường thuy

1Tuyến Quảng Ninh -

Hà Nội (qua sông Đuống)

Cải tạo luồng tuyến trên sông Kinh Thầy, sông Đuống,

sông Thái Bình, sông Hồng

Bộ GTVT; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, ODA

2Tuyến Quảng Ninh -

Hà Nội (qua sông Luộc)

Cải tạo luồng tuyến trên sông Thái Bình, sông Luộc, sông Hồng

3

Các cảng tổng hợp chính: Cảng Hà Nội,

Khuyến Lương, Phù Đổng, Việt Trì,

Đa Phúc

Bộ GTVT; doanh nghiệp

Vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp

D Cang hang không, sân bay

1Cảng hàng không,

sân bay quốc tế Nội Bài

Hoàn thành xây dựng nhà ga T2. Xây dựng đường băng số 3 và nhà ga T3 đáp ứng công suất tối đa 50

triệu hành khách/năm

Bộ GTVT; doanh nghiệp Vốn ngân sách nhà nước, ODA

23Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

5. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

TT Danh mục Đia điêm Nôi dung đầu tư Tổ chức thực hiện Dự kiên nguôn vốn

1 Dự án Thủy lợi Tắc Giang giai đoạn II Hà Nam Cải tạo, nâng cấp Bộ Nông nghiệp &

PTNT Ngân sách nhà nước

2Dự án phòng chống

lũ và đê điều hệ thống sông Đáy

Hà Nội, Hà Nam Cải tạo, nâng cấp Bộ Nông nghiệp &

PTNT Ngân sách nhà nước

3Nâng công suất Nhà

máy nước sông Đà lên 600.000 m3/ngày đêm

Lương Sơn, Hòa Bình Cải tạo, nâng cấp Bộ Xây dựng;

doanh nghiệpNgân sách nhà nước;

doanh nghiệp

4Nhà máy nước sông Đuống 300.000 m3/

ngày đêm

Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

Xây mới Bộ Xây dựng; doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước; doanh nghiệp

5 Trạm biến áp 500 KV Quốc Oai 1x900 MVA Hà Nội

Xây mới trạm biến áp 500 KV

có nối cấp

Bộ Công thương; doanh nghiệp Doanh nghiệp; vốn vay6 Trạm biến áp 500 KV

Việt Trì 2x450 MVA Việt TrìXây mới trạm

biến áp 500 KV có nối cấp

7 Trạm biến áp 500 KV Phố Nối 2x900 MVA Hưng Yên

Xây mới trạm biến áp 500 KV

có nối cấp

8 Mở rộng khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn Hà Nội

Bộ Xây dựng; UBND thành phố

Hà NộiNhà nước + ODA

9 Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội Bộ Xây dựng Nhà nước

10 Nghĩa trang Quốc gia Yên Trung Hà Nội Bộ Xây dựng Nhà nước

24 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

I. Giới thiệu chungHà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú, Hà Nội có được vị thế thuận lợi để trở thành nơi giao lưu thương mại trong nước và quốc tế.

1. Vị trí địa lý Thành phố Hà Nội tiếp giáp với các

tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía đông và Hòa Bình - Phú Thọ ở phía tây.

2. Diện tích: 3.359,01km2

3. Dân số: 7.468,8 nghìn người (Niêm giám thống kê Hà Nội 2015)

4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội

• HÀ NỘI

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015:

- Tăng trưởng GRDP: 9,23%.- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ:

53,9%; Công nghiệp - xây dựng: 41,7%; Nông nghiệp: 4,4%.

- Tổng huy động vốn đấu tư xã hội: 1.421,66 nghìn tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020:

- Tăng trưởng GRDP: 8,5 - 9,0%.- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ: 67

- 67,5%; Công nghiệp - xây dựng: 30 - 30,5%; Nông nghiệp: 2,5 - 3,0%.

- Tổng huy động vốn đấu tư xã hội: 2.500 - 2.600 nghìn tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên 1. Định hướng chung- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã

25Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trong đó khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô là nhân tố quyết định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng, quản lý đô thị với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo; y tế, văn hóa, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế là nhiệm vụ nền tảng và liên tục, xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm và phát triển xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm cho phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực); đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Thành phố có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao… để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Thực hiện phát triển bền vững; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2. Định hướng các ngành, lĩnh vựca. Định hướng phát triển hệ thống đô

thịThủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt,

phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc

gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (khu vực nông nghiệp, làng xóm, di tích văn hóa - lịch sử, bảo tồn thiên nhiên...).

b. Định hướng phát triển nông thôn- Tập trung nguồn lực để xây dựng

nông thôn mới; xây dựng nông thôn theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Kết hợp không gian văn hóa truyền thống (đình, đền,...) với thiết chế văn hóa làng xã tạo đời sống văn minh. Bảo tồn và phát triển các khu vực làng nghề, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Các điểm dân cư nằm trong hành lang du lịch kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, trồng cây đặc sản.

c. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đối với các khu công nghiệp: Hình thành một số khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ đóng góp trong chuỗi liên kết sản xuất và các ngành công nghiệp ưu tiên mang tính đột phá dọc các hành lang kinh tế kết nối với các cảng biển, sân bay và cửa khẩu; đẩy nhanh việc di dời, chuyển đổi chức năng các cơ sở công nghiệp cũ tại nội thành Hà Nội; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn giao thông.

- Đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến dựa trên các đặc trưng và thế mạnh của địa phương, hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống kết hợp phát triển du lịch. Cân bằng giữa phát triển tiểu thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường.

d. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hình thành trung tâm hội chợ tại Hà Nội (khu vực phía bắc sông Hồng);

"Nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú, Hà Nội có được vị thế thuận lợi để trở thành nơi giao lưu thương mại trong nước và quốc tế."

26 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

hình thành các trung tâm triển lãm tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cùng với Hà Nội tạo thành một tổ hợp triển lãm cấp quốc gia, quốc tế; khuyến khích hình thành và phát triển các cụm hoặc khu vực hội chợ triển lãm, các trung tâm xúc tiến quảng bá, giao lưu quốc tế đóng vai trò kết nối nội vùng và giữa Vùng Thủ đô Hà Nội với các vùng khác.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu: Phát triển 03 trung tâm logistics (Bắc Hà Nội, Nam Hà Nội và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài).

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại,... Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750ha trong đó Hà Nội 400ha.

e. Định hướng phát triển du lịch- Phát triển các vùng du lịch, khu du

lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng...; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của Hà Nội.

g. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

- Nhà ở: Đảm bảo nhu cầu nhà ở đô thị và nông thôn, tuân thủ theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đa dạng hóa các loại hình nhà ở phù hợp với các địa phương và nhu cầu thị trường. Hình thành thị trường nhà ở năng động, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.

- Giáo dục - đào tạo: Ưu tiên đào tạo đại học và sau đại học ở các ngành khoa

học cơ bản. Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Xây dựng các trường đại học có các ngành trọng điểm cho vùng và cả nước. Khuyến khích đầu tư xây dựng các trường đại học tầm cỡ quốc tế. Nhanh chóng di dời các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không còn phù hợp ra khỏi nội thành Hà Nội.

- Y tế: Phát huy vai trò là trung tâm y tế lớn của cả nước. Đầu tư xây dựng các tổ hợp công trình y tế chất lượng cao tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Thực hiện di dời các cơ sở khám chữa bệnh có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi các khu vực đông dân cư.

- Văn hóa - thể dục thể thao:+ Hình thành hệ thống công trình

văn hóa hiện đại, phong phú, hấp dẫn và hiệu quả dựa trên các vùng văn hóa đặc trưng (Vùng văn hóa Thăng Long tại trung tâm Thủ đô), nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa từng vùng kết hợp với giáo dục và du lịch.

+ Xây mới, cải tạo chỉnh trang các công trình văn hóa cấp quốc gia tại Thủ đô Hà Nội.

+ Phát triển trung tâm nghiên cứu và học tập, trung tâm giao lưu, hợp tác với các nền văn hóa trên thế giới và trong khu vực.

h. Định hướng phát triển hệ thống giao thông

Tận dụng năng lực cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, phát huy tối đa về lợi thế địa lý của vùng, tập trung cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới mạng lưới giao thông hiện đại, đồng bộ; phát triển đa dạng các loại hình vận tải, kết nối liên thông giữa các phương thức vận tải (đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không); phát triển các loại hình giao thông mới, hiện đại; phát triển hệ thống giao thông công cộng đa dạng phù hợp với các đô thị.

"Hà Nội kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế,

xây dựng, quản lý đô thị với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo;

y tế, văn hóa, gắn với thực hiện tiến bộ,

công bằng xã hội và bảo vệ môi trường."

p Cột cờ Hà Nội

27Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• BẮC GIANG

I. Giới thiệu chung1. Vị trí địa lý Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng

đông bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương.

2. Diện tích: 3.895,48km²3. Dân số: 1641,2 nghìn người4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015:- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm

trên địa bàn tỉnh đạt 9,5%/năm.- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp -

xây dựng chiếm 41,6%; Dịch vụ chiếm 34,8%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,6%.

- Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 108 nghìn tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt từ 10-11%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng: 42 - 43%; Dịch vụ: 38-39%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 18-20%.

- Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 230 nghìn tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên1. Định hướng chungBắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu,

trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), phát triển du lịch (Tây Yên Tử, Hồ Khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn...), sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng cao tại các huyện phía đông của tỉnh; là đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của vùng với các tỉnh Đông Bắc của vùng trung du và miền núi phía bắc; đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40 - 45%.

2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Khuyến khích phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng gắn kết chặt chẽ, thuận lợi giữa đô thị trung tâm với các đô thị trong tỉnh và

28 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

liên tỉnh, làm cơ sở phát triển các vùng nông, lâm nghiệp.

- Thành phố Bắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn); đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của vùng với các tỉnh Đông Bắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

3. Định hướng phát triển nông thôn- Tập trung nguồn lực để xây dựng

nông thôn mới; xây dựng nông thôn theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ.

- Phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm: phát triển các vùng rau quả đặc sản; các vùng cây công nghiệp...

- Kết hợp không gian văn hóa truyền thống (đình, đền,...) với thiết chế văn hóa làng xã tạo đời sống văn minh. Bảo tồn và phát triển các khu vực làng nghề, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Các điểm dân cư nằm trong hành lang du lịch kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, trồng cây đặc sản.

- Cải tạo, xây dựng kiến trúc nhà ở và cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với điều kiện sống của dân cư theo đặc trưng từng vùng, không phá vỡ cảnh quan sinh thái nông thôn.

4. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Phát triển không gian công nghiệp

gắn với đô thị hóa dọc theo tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản - thực phẩm, hàng tiêu dùng...

- Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ dựa trên các đặc trưng và thế mạnh của từng địa phương trong vùng. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, đóng gói nông lâm thủy sản, thực phẩm chất lượng cao với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2030 khoảng 41.100ha trong đó Bắc Giang là 2.000ha.

5. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Gắn với các đô thị tỉnh lỵ trong vùng, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại...

Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750ha trong đó Bắc Giang là 100ha.

6. Định hướng phát triển du lịch- Phát triển các vùng, khu, điểm du

lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.

- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng lân cận khác.

"Thành phố Bắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu,

trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của

Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

(Lạng Sơn); đầu mối kinh doanh - thương mại quan

trọng của vùng với các tỉnh Đông Bắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc."

Lễ khánh thành cầu Tân Phong trên quốc lộ 218 tỉnh Bắc Giang

29Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• BẮC NINH

I. Giới thiệu chung1. Vị trí địa lýTỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp

với các tỉnh: Bắc Giang ở phía bắc, Hải Dương ở phía đông nam, Hưng Yên ở phía nam và Thủ đô Hà Nội ở phía tây.

2. Diện tích: 823km2.3. Dân số: khoảng 1.154.660 người

(năm 2015)4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giai

đoạn 2011-2015:- Tăng trưởng GRDP: 15,7%/năm+ Công nghiệp và xây dựng: 22,2%+ Dịch vụ: 8,5%+ Nông nghiệp: 1,3%- Cơ cấu ngành kinh tế năm 2015:+ Công nghiệp: 74,3%+ Dịch vụ: 20,5%+ Nông nghiệp: 5,2%- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã

hội năm giai đoạn 2011-2015 là 212.716 tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020:

- Tăng trưởng GRDP phấn đấu đạt 10,5 -11,5%.

+ Công nghiệp và xây dựng: 11,3 - 12,6%.

+ Dịch vụ: 9,0 - 9,1%+ Nông nghiệp: 0,8%- Cơ cấu ngành kinh tế phấn đấu đến

năm 2020: Nông nghiệp: 2,6%; Công nghiệp - dịch vụ: 75,3%; Dịch vụ: 22,1%.

- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn 2016-2020 là 363.450 tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triênPhát triển kinh tế tổng hợp về dịch

vụ, du lịch văn hóa, công nghiệp, tập trung vào kinh tế tri thức (giáo dục - đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ), trung tâm y tế - nghỉ dưỡng của vùng; tăng cường phát triển các chức năng về thương mại (trung tâm thương mại Bắc Ninh, logistics cấp vùng...), du lịch văn hóa - lịch sử (thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, chùa Phật Tích, núi Dạm, hành lang sông Cầu...), đào tạo công nghệ cao (Yên Phong)...; đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 55 - 60%.

1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đô thị. Cấu trúc đô thị hài hòa

30 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

với cảnh quan tự nhiên (núi, sông, suối, hồ...), ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh nông, lâm nghiệp. Hình thành hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại và các công trình hạ tầng cấp vùng.

- Tập trung phát triển các đô thị tỉnh lỵ và các đô thị chuyên ngành có vai trò tạo động lực, trong đó Bắc Ninh là trung tâm cấp vùng về thương mại, du lịch văn hóa - lịch sử.

2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đối với các khu công nghiệp: Hình thành một số khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ đóng góp trong chuỗi liên kết sản xuất; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn giao thông.

+ Hành lang cao tốc quốc lộ 1A (qua Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn): Chủ yếu phát triển các ngành chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất lắp ráp máy nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử - tin học, sản xuất bao bì, nhựa; phát triển trục không gian công nghiệp - đô thị theo hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn.

+ Tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông; tiếp tục phát triển các ngành lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng cao cấp...; phát triển không gian công nghiệp gắn với đô thị hóa tại các khu vực đô thị thuộc huyện Yên Phong.

- Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến dựa trên các đặc trưng và thế mạnh của từng địa phương trong vùng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Giữ gìn

và phát triển các nghề thủ công truyền thống kết hợp phát triển du lịch.

Theo quy hoạch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tổng diện tích công nghiệp tập trung theo quy hoạch là 5.743,6ha.

3. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu: Phát triển các khu vực trung chuyển đầu mối, cảng cạn/trung tâm logistics tại các điểm giao thoa của 02 hành lang kinh tế và các tuyến thương mại liên vùng. Hình thành các trung tâm logistics cấp vùng quy mô từ 100 ha đến 500 ha tại Bắc Ninh.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Gắn với các đô thị tỉnh lỵ trong vùng, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750 ha trong đó Bắc Ninh 200 ha.

4. Định hướng phát triển du lịch- Phát triển các vùng du lịch, khu du

lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng...; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng, khu, điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.

- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

"Bắc Ninh là một tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong

tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội -

Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía đông bắc

của Thủ đô Hà Nội"

Làng tranh Đông Hồ, Bắc Ninh

31Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• HÀ NAM

I. Giới thiệu chung Hà Nam nằm ở phía tây nam châu

thổ sông Hồng, trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 58km. Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, là điều kiện tốt để giao lưu hợp tác kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

1. Vị trí địa lýHà Nam là một tỉnh phía bắc tiếp

giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.

2. Diện tích: 84.952ha.3. Dân số: 798.572 người (năm 2014)4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015:- Tăng trưởng GRDP: 13%/năm- Cơ cấu ngành kinh tế:+ Dịch vụ: 29,1%+ Công nghiệp - xây dựng: 58,3%

+ Nông nghiệp: 12,6%.- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội

tăng 14%/năm.* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2016-2020:- Tăng trưởng GRDP: 10%/năm- Cơ cấu ngành kinh tế:+ Dịch vụ: 31,6%+ Công nghiệp - xây dựng: 59,3%+ Nông nghiệp: 9,1%- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội:

tăng 15,4%/năm.II. Đinh hướng phát triên- Phát huy các lợi thế tiếp cận cửa

ngõ và hệ thống giao thông hướng tam giác kinh tế phía nam Hà Nội (Hưng Yên - Đồng Văn - Phủ Lý); phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistics, trung tâm thương mại, chế biến nông phẩm...

- Định hướng phát triển về y tế và giáo dục đào tạo (khu đô thị đại học Nam Hà Nội), khu du lịch quốc gia (Tam Chúc - Ba Sao, Kim Bảng...), dịch vụ trung chuyển hàng hóa (logistics tại Đồng Văn); có vai trò là cửa ngõ quan trọng của vùng đối với các tỉnh phía nam của đồng bằng sông Hồng.

32 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Khai thác, chia sẻ và liên kết các chức năng lợi thế riêng của từng đô thị; cấu trúc đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên, ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh nông, lâm nghiệp. Hình thành hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại và các công trình hạ tầng cấp vùng.

- Tập trung phát triển các đô thị có vai trò tạo động lực trong vùng trên cơ sở tăng cường khai thác hiệu quả hệ thống đường vành đai (vành đai 4, vành đai 5); các trục, hành lang kinh tế, trong đó thành phố Phủ Lý là trung tâm cấp vùng về y tế và giáo dục đào tạo của các tỉnh nam đồng bằng sông Hồng.

2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đối với các khu công nghiệp: hình thành một số khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao dọc các hành lang kinh tế kết nối với các cảng biển, sân bay và cửa khẩu; lựa chọn các loại hình công nghiệp thích hợp đối với các khu công nghiệp đã xây dựng...

- Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến; hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Cân bằng giữa phát triển tiểu thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, đóng gói nông lâm thủy sản, thực phẩm chất lượng cao với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu hàng hóa.

3. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu: Xây dựng các khu vực trung chuyển đầu mối, cảng cạn/trung tâm logistics và các tuyến thương mại liên vùng; hình thành các trung tâm logistics cấp vùng quy mô từ 100ha đến 500ha tại Hà Nam.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn; kết cấu gồm: Trung tâm giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối, tổng kho đầu mối.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Gắn với các đô thị tỉnh lỵ trong vùng, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750ha trong đó Hà Nam 150ha.

4. Định hướng phát triển du lịch- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống

hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nói chung, khu du lịch Tam Chúc nói riêng đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng...; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng, khu điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.

- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sơ kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

"Hà Nam nằm ở tây nam châu thổ sông Hồng,

trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa

ngõ của Thủ đô Hà Nội; có thành phố Phủ Lý là

trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh,

cách Hà Nội 58 km, tương lai không xa sẽ trở

thành phố vệ tinh của Hà Nội"

Thành phố Phủ Lý, Hà Nam

33Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

I. Giới thiệu chung1. Vị trí địa lýHải Dương là một trong 7 tỉnh, thành

thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, tiếp giáp với các vùng sau: Phía đông giáp thành phố Hải Phòng; phía tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía nam giáp tỉnh Thái Bình; phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

2. Diện tích: 1662km2

3. Dân số tính đến hết năm 2015: 1.774.480 người.

4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015- Tăng trưởng GRDP bình quân

8,2%/năm (theo giá năm 2010), 7,7% (theo giá năm 1994).

- Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng -Dịch vụ lần lượt là16,1% - 52,8% - 31,1%.

- Tổng vốn đầu tư xã hội thu hút 5 năm 2011 - 2015: trên 135.000 tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020:

- Tăng trưởng GRDP bình quân 8 - 8,5%/năm.

- Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 11%; Công nghiệp - xây dựng 56%; Dịch vụ 33%.

- Tổng vốn đầu tư xã hội thu hút 5 năm 2016 - 2020 khoảng 32% GRDP, tương đương 191.000 tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên Phát huy các lợi thế tiếp cận cửa ngõ

và hệ thống giao thông hướng biển (hành lang Hà Nội - Phố Nối - Hải Dương - Hải Phòng), tam giác kinh tế phía nam Hà Nội (Hưng Yên - Đồng Văn - Phủ Lý); phát triển các dịch vụ công nghiệp - đô thị kết nối các thành phố với cửa ngõ kinh tế biển; phát triển các khu công nghiệp, thương mại, y tế...

1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Khai thác, chia sẻ và liên kết các chức năng lợi thế riêng của từng đô thị, đặc biệt là các đô thị trung tâm. Cấu trúc đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên (núi, sông, suối, hồ...), ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh nông, lâm nghiệp. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Hình thành hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại và các công trình hạ tầng cấp vùng.

- Tập trung phát triển các đô thị tỉnh lỵ và các đô thị chuyên ngành; tăng cường sự liên kết và khai thác hiệu quả hệ thống đường vành đai (vành đai 4, vành đai 5); hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong đó thành phố Hải Dương là trung tâm cấp vùng về y tế và giáo dục đào tạo; trung tâm cung cấp các dịch vụ đô thị và công nghiệp (nguồn nhân lực, dịch vụ tiếp vận, hậu cần cảng...) cho tỉnh Hải Dương và các khu vực lân cận.

2. Định hướng phát triển nông thôn- Tập trung nguồn lực để xây dựng

nông thôn mới; phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

- Hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ truyền thống với vị trí thuận tiện, đảm bảo điều kiện vệ sinh.

• HẢI DƯƠNG

34 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm: phát triển các vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, rau quả sạch, hoa, cây ăn quả đặc sản.

3. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đối với các khu công nghiệp: Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ đóng góp trong chuỗi liên kết sản xuất và các ngành công nghiệp ưu tiên mang tính đột phá dọc các hành lang kinh tế kết nối với các cảng biển, sân bay và cửa khẩu; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn giao thông.

+ Hành lang quốc lộ 18 (qua Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh): Chủ yếu phát triển các ngành sản xuất kính, khí công nghiệp, vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí, hóa chất, phân bón, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp năng lượng (Nhiệt điện Phả Lại); phát triển trục không gian công nghiệp - đô thị theo hành lang kinh tế Côn Minh - Hạ Long nối ra khu vực cảng Quảng Ninh.

+ Hành lang quốc lộ 5 và cao tốc quốc lộ 5B hướng cảng Hải Phòng (qua Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng): Chủ yếu phát triển các ngành điện tử, may mặc, lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến lương thực, thực phẩm...; phát triển gắn với tuyến trục đô thị hóa mạnh của vùng về phía đông hướng cảng Hải Phòng.

- Đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm thủ công truyền thống. Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống kết hợp

phát triển du lịch. Cân bằng giữa phát triển tiểu thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2030 khoảng 41.100ha trong đó Hải Dương là 5.000ha.

4. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu: Phát triển các khu vực trung chuyển đầu mối, cảng cạn/trung tâm logistics tại các điểm giao thoa của 02 hành lang kinh tế và các tuyến thương mại liên vùng.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn; kết cấu gồm: trung tâm giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối, tổng kho đầu mối.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Gắn với các đô thị tỉnh lỵ, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại,..).

Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750ha trong đó Hải Dương là 200ha.

5. Định hướng phát triển du lịch- Phát triển các vùng du lịch gắn với

việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hoàn thiện các trung tâm dịch vụ kết nối với các vùng, khu, điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.

- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

Một góc sân golf Chí Linh, Hải Dương

"Hải Dương sẽ phát huy các lợi thế tiếp cận cửa ngõ

và hệ thống giao thông hướng biển, tam giác kinh tế

phía nam Hà Nội; phát triển các dịch vụ công nghiệp -

đô thị kết nối các thành phố với cửa ngõ kinh tế biển;

phát triển các khu công nghiệp, thương mại, y tế..."

35Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• HẢI PHÒNG

I. Giới thiệu chungHải Phòng là thành phố duyên hải

nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng. Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); là trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

1. Vị trí địa lýHải Phòng phía bắc và đông bắc

giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía tây nam giáp tỉnh Thái Bình và phía đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa

sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình.

2. Diện tích: 156.175ha 3. Dân số: 1,96 triệu người4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015:- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân

giai đoạn 2011-2015 đạt 9,07%/năm.- Cơ cấu GDP theo giá hiện hành:

Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 5,85%; Công nghiệp và xây dựng: 62,66%; Dịch vụ: 31,49%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 180.701,4 tỷ đồng; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 16,45% so cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành: 60.113,5 tỷ đồng, tăng 13,26% so cùng kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu: 4,23 tỷ USD, tăng 18,17% so cùng kỳ.

- Kim ngạch nhập khẩu: 4,32 tỷ USD, tăng 20,89% so cùng kỳ.

- Số lượng khách du lịch đạt 4,84 triệu lượt, tăng 5,1% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 696,7 nghìn lượt, tăng 2,15% so cùng kỳ.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020

36 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

- Tăng trưởng GRDP: 10,5%/năm- Cơ cấu kinh tế theo GRDP vào năm

2020: Nông, lâm, thủy, sản: 5,3%; Công nghiệp, xây dựng: 37,7%; Dịch vụ: 57%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 440.000 tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên 1. Định hướng phát triển ngành

dịch vụ- Xác định dịch vụ biển, du lịch,

thương mại là các ngành dịch vụ chủ lực, phát triển với tốc độ cao.

- Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành “thành phố thông minh”, trung tâm dịch vụ logistics của vùng duyên hải Bắc Bộ, trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm thương mại, giao dịch ngoại thương, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước và khu vực; trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ; trung tâm giao dịch thông tin, bưu chính viễn thông và hội nghị quốc tế lớn thứ ba của Việt Nam; trung tâm tài chính quốc gia và hướng tới trở thành một trung tâm tài chính quốc tế sau năm 2020.

2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

- Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng cao và hiệu quả.

- Nâng dần vị thế của công nghiệp Hải Phòng trong công nghiệp của vùng Bắc Bộ và của ngành công nghiệp cả nước; phấn đấu đến sau năm 2015, một số phân ngành, sản phẩm công nghiệp của Hải Phòng có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và thế giới. Chú trọng hợp tác với các địa phương trong nước và với quốc tế trong quá trình phát triển;

- Ưu tiên các nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực như đóng và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp cơ khí, điện tử, hàng tiêu dùng cao cấp, hoá chất, vật liệu xây dựng;

- Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng nhanh nhóm ngành chủ đạo, có lợi thế truyền thống; hình thành các ngành, sản phẩm công nghiệp mới; tăng nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, đặc biệt cho xuất khẩu; tăng thoả đáng các ngành công nghiệp phụ trợ; tăng tỷ trọng công nghiệp tư nhân, đặc biệt tỷ trọng đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp chủ lực; chuyển

công nghiệp cần nhiều lao động về khu vực nông thôn;

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển hệ thống đô thị, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, tăng cường đầu tư hiện đại hoá và đổi mới thiết bị, công nghệ;

- Huy động có hiệu quả các nguồn lực trong nước; thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là từ các công ty xuyên quốc gia; mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích đầu tư vào các phân ngành công nghiệp;

- Khôi phục các làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả, kết hợp kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật hiện đại. Hình thành các cụm, điểm công nghiệp nông thôn gắn với dịch vụ tại các thị trấn, thị tứ, đầu mối giao thông làm vệ tinh cho các khu công nghiệp, khu kinh tế.

3. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

- Đường bộ: Hoàn thành xây dựng đúng tiến độ các tuyến đường bộ cao tốc nhằm liên kết Hải Phòng với cả nước và quốc tế, các trục liên kết vùng, các tuyến đường ven biển gắn với đê biển, cảng biển. Đầu tư cơ bản vào cấp theo quy mô được duyệt các tuyến quốc lộ trong vùng, các trục giao thông hướng tâm, tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; các nút giao thông tại các điểm giao nhau, các tuyến tránh đô thị và các đường vành đai. Củng cố đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn bảo đảm giao thông thông suốt.

- Hàng không: Hoàn thiện cảng hàng không quốc tế Cát Bi dự phòng cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

- Vận tải thủy: Đầu tư, tạo bước chuyển mạnh mẽ về hạ tầng đường thủy nội địa. Xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế với trung tâm là cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh; tập trung phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) đáp ứng nhu cầu vận tải biển khu vực và quốc tế.

- Đường sắt: Nâng cấp tuyến đường sắt hiện có thành đường sắt tốc độ cao kết nối Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Phát triển các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa kết nối với khu vực cảng biển Hải Phòng.

Cảng Hải Phòng

"Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển

lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông

quan trọng trong hệ thống giao thông thuỷ, bộ,

đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế"

37Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• HÒA BÌNH

I. Giới thiệu chungTỉnh Hòa Bình tiếp giáp với Thủ đô

Hà Nội, nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô. Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có các lợi thế về giao thông, văn hóa, du lịch...

1. Vị trí địa lýCũng giống như Ninh Bình và Thanh

Hóa, tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: tây bắc, đông bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam; phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía đông và đông bắc giáp với Thủ đô Hà Nội, phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.

2. Diện tích: 4.600km2

3. Dân số: 808.200 người (năm 2013)4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015:- Tăng trưởng GRDP: 9,1%.- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 19,5%;

Công nghiệp - Xây dựng 54%; Dịch vụ 26,5%.

- Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 32.300 tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020:

- Tăng trưởng GRDP: 8,5-9,0%- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 15,8%;

Công nghiệp - Xây dựng 57,8%; Dịch vụ 26,4%.

- Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 76.200 tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên1. Định hướng chungHòa Bình là tỉnh trung du miền núi,

vùng cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Thủ đô với vùng trung du và miền núi phía bắc. Hòa Bình đóng vai trò là vùng sinh thái, bảo vệ môi trường, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước...); bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (văn hóa Mường, Thái, Dao...); phát triển các trung tâm du lịch - đô thị dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng (hồ Hoà Bình, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi...); đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 43 - 48%.

2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng gắn kết chặt chẽ, thuận lợi giữa đô thị

Cảng Hải Phòng

38 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

trung tâm với các đô thị trong tỉnh và liên tỉnh, làm cơ sở phát triển các vùng nông, lâm nghiệp.

- Có vai trò quan trọng về hạ tầng kỹ thuật vùng về cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ đầu nguồn lưu vực sông Đà và bảo tồn di sản thiên nhiên; trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội cấp vùng về y tế, văn hóa, du lịch chất lượng cao phía tây nam của Vùng Thủ đô Hà Nội.

3. Định hướng phát triển nông thôn- Tập trung nguồn lực để xây dựng

nông thôn mới theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

- Hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ truyền thống với vị trí thuận tiện nhưng không ảnh hưởng tới giao thông, đảm bảo điều kiện vệ sinh.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm; phát triển các vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, rau quả sạch, hoa, cây ăn quả đặc sản; vùng trung du, miền núi; phát triển các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản...

- Cải tạo, xây dựng kiến trúc nhà ở và cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với điều kiện sống của dân cư theo đặc trưng từng vùng, không phá vỡ cảnh quan sinh thái nông thôn; đối với các điểm dân cư mới phát triển phải có quy hoạch, kiến trúc cảnh quan phù hợp với truyền thống và đáp ứng điều kiện sống mới.

4. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản - thực phẩm, hàng tiêu dùng, giấy, vật liệu xây dựng; công nghiệp năng lượng...

- Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, đóng gói nông lâm thủy sản, thực phẩm chất lượng cao với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu hàng hóa.

5. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn; kết cấu gồm: Trung tâm giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối, tổng kho đầu mối.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Gắn với các đô thị tỉnh lỵ trong vùng, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại...).

6. Định hướng phát triển du lịch- Phát triển các vùng du lịch, khu du

lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng...; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng, khu, điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.

- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

p Thủy điện Hòa Bình

"Tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô

Hà Nội là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, có các lợi thế về

giao thông, có tiềm năng về lịch sử, văn hóa,

du lịch..."

39Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• HƯNG YÊNI. Giới thiệu chungHưng Yên là vùng đất có bề dày

truyền thống văn hoá và lịch sử, xưa kia Hưng Yên vốn là một thương cảng sầm uất, chỉ đứng sau đất kinh kỳ Thăng Long với câu nói nổi tiếng do dân gian truyền tụng: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Nơi đây còn là một vùng đất có truyền thống hiếu học mà biểu tượng Văn miếu Xích Đằng là niềm tự hào của người dân trấn Sơn Nam xưa và của người Hưng Yên ngày nay.

Với lợi thế về trị trí địa lý tiếp giáp thủ đô Hà Nội và các trung tâm công nghiệp lớn, có kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng lực lượng lao động trẻ, Hưng Yên đang từng bước khẳng định vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

1. Vị trí địa lýHưng Yên là tỉnh thuộc đồng bằng

sông Hồng, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía đông của Hà Nội, có quốc lộ 5A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với tuyến cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua; có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5A qua thành phố Hưng Yên đến quốc lộ 1A.

2. Diện tích: 930,22km2 3. Dân số: khoảng 1,2 triệu người4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015:- Tăng trưởng GRDP bình quân:

7,85%;- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ

37,47%; Công nghiệp - xây dựng 48,98%; Nông nghiệp 13,54%;

- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội: trên 100.000 tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020:

- Tăng trưởng GRDP bình quân: 7,5 - 8%;

- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ 37%; Công nghiệp - xây dựng 55%; Nông nghiệp 8%;

- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội: trên 150.000 tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên- Phát huy các lợi thế tiếp cận cửa ngõ

và hệ thống giao thông hướng biển (hành lang Hà Nội - Phố Nối - Hải Dương - Hải Phòng), tam giác kinh tế phía nam Hà Nội (Hưng Yên - Đồng Văn - Phủ Lý); phát triển các dịch vụ công nghiệp - đô thị kết nối trung tâm Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa ngõ kinh tế biển; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistics, trung tâm thương mại, y tế, đào tạo, thể dục thể thao, chế biến nông phẩm cấp vùng.

- Chú trọng phát triển về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm cấp vùng về giáo dục đào tạo (khu đô thị đại học Phố Hiến), dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp (Phù Cừ, Tiên Lữ, Yên Mỹ...) và dịch vụ trung chuyển

40 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

hàng hóa (Lạc Đạo, Bô Thời - Dân Tiến); đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 50 - 55%.

1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Khai thác lợi thế riêng của từng đô thị, đặc biệt là các đô thị trung tâm; tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đô thị. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế phát triển theo mô hình đô thị lan tỏa.

- Tập trung phát triển các đô thị tỉnh lỵ và các đô thị chuyên ngành nhằm khai thác hiệu quả hệ thống đường vành đai (vành đai 4, vành đai 5); các trục, hành lang kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Thái Nguyên). Trong đó Hưng Yên là trung tâm cấp vùng về giáo dục đào tạo và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp phía đông nam của Vùng Thủ đô.

2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Hình thành một số khu công nghiệp trọng điểm mang tính đột phá; tập trung lấp đầy và rà soát lựa chọn các loại hình phát triển thích hợp đối với các khu công nghiệp đã xây dựng; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn và đảm bảo an toàn giao thông. Chủ yếu phát triển các ngành điện tử, may mặc, lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến lương thực, thực phẩm...; phát triển gắn với tuyến trục đô thị hóa mạnh của vùng về phía đông hướng cảng Hải Phòng.

- Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ dựa trên các đặc trưng của từng địa phương trong

vùng. Cân bằng giữa phát triển tiểu thủ công nghiệp với bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm thủ công truyền thống.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2020 của Hưng Yên là 4.882ha.

3. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Phát triển các khu vực trung chuyển đầu mối, cảng cạn/trung tâm logistics tại các điểm giao thoa của 02 hành lang kinh tế và các tuyến thương mại liên vùng. Hình thành các trung tâm logistics cấp vùng quy mô từ 100ha đến 500ha tại Hưng Yên.

- Tập trung phát triển hạ tầng bán buôn tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn, đồng thời đẩy mạnh hạ tầng bán lẻ gắn với các đô thị tỉnh lỵ.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750ha trong đó Hưng Yên là 150ha.

4. Định hướng phát triển du lịch- Phát triển các khu du lịch, điểm du

lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống; đẩy mạnh loại hình du lịch văn hóa tâm linh gắn với Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng...

"Hưng Yên là vùng đất có bề dày truyền thống

văn hoá và lịch sử. Xưa kia, Hưng Yên từng là một

trong những trung tâm kinh tế lớn với thương

cảng sầm uất nhất vùng, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu kinh tế

phong phú, đa dạng với khách buôn trong và

ngoài nước"

Một góc thành phố Hưng Yên

41Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

I. Giới thiệu chungNam Định là một tỉnh nằm ở phía

nam đồng bằng Bắc Bộ. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía nam của đồng bằng sông Hồng.

1. Vị trí địa lýNam Định tiếp giáp với tỉnh Thái

Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông.

2. Diện tích: 1.668,5km².3. Dân số: 1.850.610 người (số liệu

năm 2015)4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu

kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015- Tăng trưởng GRDP: 12,5%/năm

(giá so sánh năm 1994) - Cơ cấu ngành kinh tế năm 2015:+ Dịch vụ: 35%+ Công nghiệp - xây dựng: 41%+ Nông nghiệp: 24%- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội:

tăng 18,6%/năm.* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2016-2020

- Tăng trưởng GRDP: 7,5-8%/năm (giá so sánh năm 2010)

- Cơ cấu ngành kinh tế:+ Dịch vụ: 35%+ Công nghiệp - xây dựng: 47%+ Nông nghiệp: 18%- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội:

tăng 15-16%/năm.II. Đinh hướng phát triên 1. Định hướng phát triển nông

nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản- Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy

sản theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, bền vững. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nông sản.

- Nông nghiệp: Ổn định diện tích canh tác lúa khoảng 75 nghìn ha; hình thành các vùng sản xuất rau màu tập trung; có giải pháp dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện cho người dân phát triển, kinh tế trang trại; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh.

Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại tập trung gắn với chế biến tạo ra các sản

• NAM ĐỊNH

42 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

phẩm chất lượng cao đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Thủy sản: Quản lý và thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản; hình thành các vùng nuôi tập trung theo phương thức bán thâm canh và thâm canh, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến cho năng suất cao và an toàn.

2. Định hướng phát triển công nghiệp

- Tập trung đầu tư hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa phương có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động; tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới trang bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ.

- Phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ bền vững, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch; phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12,2%/năm cho cả giai đoạn.

- Thương mại: Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ thương mại theo hướng kết hợp giữa khu vực đô thị với thị trường nông thôn; hình thành các cụm thương mại - dịch vụ kết nối với vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung hoặc gắn với các khu, cụm công nghiệp.

- Du lịch: Đổi mới chính sách nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nâng cấp hạ tầng du lịch; phát triển du lịch theo loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, tâm linh...

4. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Phát triển hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, đồng bộ; kết hợp phát triển giao thông nội tỉnh với giao thông liên tỉnh của vùng và quốc gia.

- Đường bộ: Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 38B, quốc lộ 37B, quốc lộ 10, quốc lộ 21; nghiên cứu nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ phù hợp với quy hoạch và khả năng cân đối nguồn lực trong từng giai đoạn; chú trọng phát triển giao thông nông thôn. Liên kết với các địa phương trong vùng để xây dựng tuyến đường ven biển từ Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Đường thủy: Đầu tư, nâng cấp luồng trên sông Đào, sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ; chỉnh trị, nạo vét luồng lạch các cửa sông nhằm đảm bảo vận tải thông suốt.

p Biển Hải Thịnh, Nam Định

"Thành phố Nam Định từng là một trong những

trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm

thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía nam của

đồng bằng sông Hồng."

43Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

I. Giới thiệu chungNinh Bình là một tỉnh nằm ở cực

nam đồng bằng Bắc Bộ. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng tây bắc - đông nam tạo nên ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.

1. Vị trí địa lýNinh Bình là một tỉnh ở phía đông và

đông bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía nam là biển Đông.

2. Diện tích: 1.386,79km2

3. Dân số: 944.431 người.4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011 - 2015- Tăng trưởng GRDP: 11,71%- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ:

40%; Công nghiệp - Xây dựng: 48%; Nông nghiệp: 12%.

- Tổng vốn đầu tư xã hội: 21.184,52 tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020:

- Tăng trưởng GRDP: Trên 8%- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ:

42%; Công nghiệp - Xây dựng: 48%; Nông nghiệp: 10%.

- Tổng vốn đầu tư xã hội: 22.000 tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên 1. Định hướng phát triển ngành

công nghiệpa. Công nghiệp khai thác và chế biến

khoáng sản: Phát triển theo đúng quy hoạch vùng nguyên liệu đã được cấp, không gây trở ngại cho phát triển các ngành kinh tế khác; sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến khoáng sản nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, làm tốt công tác hoàn trả môi trường sau khai thác.

b. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống: Chú trọng các chương trình sản xuất sạch và phát triển các sản phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao; chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn có nhiều lợi thế.

c. Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy: Đầu tư phát triển rừng sản xuất với các loại cây có ưu thế, tạo các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

Nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho sản xuất trên địa bàn cần chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ các quy định quốc tế, giá và

• NINH BÌNH

44 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

nguồn gốc xuất xứ, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản tham gia trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương.

d. Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở tài nguyên sẵn có tại địa phương; khuyến khích phát triển vật liệu xây dựng mới và một số sản phẩm giá thành thấp phục vụ phát triển nông thôn.

e. Quy hoạch phát triển công nghiệp hóa chất, nhựa, phân bón: Khai thác hiệu quả công suất của các nhà máy sản xuất hiện có và mở rộng quy mô sản xuất phù hợp; phát triển đa dạng các sản phẩm; phát triển ngành hóa dược công nghệ cao gắn với vùng nguyên liệu.

g. Quy hoạch phát triển công nghiệp dệt may - da giày theo định hướng xuất khẩu. Từng bước gắn công nghiệp dệt với công nghiệp may để nâng cao hiệu quả của từng ngành; đầu tư sản xuất các loại nguyên phụ liệu cho may mặc xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa.

h. Quy hoạch phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo máy, sản xuất kim loại, thiết bị điện, điện tử: Nâng cao năng lực cơ khí chế tạo, sửa chữa và sản xuất phụ tùng thay thế; phát triển các cụm cơ khí theo địa bàn các huyện, thị để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

i. Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: Cải tạo, nâng cấp mạng lưới phân phối điện để cấp điện ổn định và an toàn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.

2. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông

- Đường bộ: Cải tạo và nâng cấp các tuyến quốc lộ 1A, 10, 12B, 45 đạt tiêu chuẩn cấp (I÷III); đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Bãi Vọt; xây dựng mới một số tuyến giao thông theo quy hoạch, nối liền hệ thống các đô thị cũ và mới đảm bảo phát triển đồng đều giữa các khu vực, các miền trên địa bàn toàn tỉnh...

- Đường sắt: Cải tạo, xây dựng, nâng cấp hoàn thiện tuyến đường sắt Bắc - Nam.

- Đường thủy: Tập trung khai thác hiệu quả tuyến đường thủy hiện có; phát triển các bến phà, bến đò tại các huyện có tuyến vận tải thủy nội địa đi qua phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa.

- Đường hàng không: Quy hoạch vị trí sân bay tại khu vực xã Sơn Lai, huyện Nho Quan để khai thác dịch vụ bay taxi và đảm bảo an ninh quốc phòng.

3. Định hướng phát triển thương mại - Định hướng phát triển xuất nhập

khẩu hàng hóa:+ Chú trọng nhập khẩu thiết bị, máy

móc và nguyên vật liệu ở những thị trường có triển vọng; lựa chọn phương thức, hình thức nhập khẩu phù hợp với điều kiện và năng lực của tỉnh.

+ Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm xuất khẩu, phân bón các loại...; ngoài ra ưu tiên phát triển các mặt hàng xuất khẩu tại chỗ để phục vụ khách du lịch; đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn.

- Định hướng phát triển thương mại điện tử:

+ Tăng cường khai thác Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020; hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện diện trên môi trường internet; phủ sóng internet không dây (wifi) tại các khu du lịch...

+ Nâng cao năng lực đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3), nhất là các dịch vụ liên quan đến thương mại như cấp giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập thành lập doanh nghiệp, văn phòng đại diện, cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (eC/O), thủ tục hải quan...

- Định hướng phát triển thương mại gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh:

+ Đầu tư phát triển các loại hình hạ tầng thương mại trong đó chú trọng phục vụ khách du lịch như chợ văn hóa, chợ du lịch...; nâng cấp, mở rộng hệ thống khách sạn, nhà hàng.

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại theo từng chuyên đề, ngành hàng. Tăng cường tổ chức các hoạt động hội chợ thương mại gắn với các sự kiện du lịch trên địa bàn. Quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren, đan lát, đá mỹ nghệ,...) kết hợp trưng bày, giới thiệu cho khách du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm.

"Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng

Bắc Bộ. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng tây bắc - đông nam tạo nên ranh

giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá"

Lễ hội Tràng An, Ninh Bình

45Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• PHÚ THỌI. Giới thiệu chung1. Vị trí địa lý Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông

bắc Việt Nam; phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình.

2. Diện tích: 3.532km²3. Dân số: 1.369.700 người (năm

2015).4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011 - 2015:- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP):

5,87 %/năm.- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ:

38,0%; Công nghiệp - Xây dựng: 36,5%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 25,5%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 69,06 nghìn tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020:

- Tăng trưởng GRDP: 7,5%/năm.- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ

38,5%; Công nghiệp - xây dựng 41,5%, Nông lâm nghiệp và thủy sản 20%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt trên 95 nghìn tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên 1. Định hướng chungPhú Thọ phát triển các vùng du lịch

văn hóa di sản, du lịch sinh thái (Đền Hùng, Xuân Sơn...), dịch vụ thương mại cửa ngõ phía tây bắc của vùng (trung tâm logistics tại thành phố Việt Trì)...; đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 48 - 53%.

2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Khuyến khích phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng gắn kết chặt chẽ, thuận lợi giữa đô thị trung tâm với các đô thị trong tỉnh và liên tỉnh, làm cơ sở phát triển các vùng nông, lâm nghiệp.

- Tập trung phát triển các đô thị tỉnh lỵ và các đô thị chuyên ngành có vai trò tạo động lực trong vùng trên cơ sở tăng cường sự liên kết và khai thác hiệu quả hệ thống đường vành đai; trong đó thành phố Việt Trì là thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam; trung tâm du lịch, di sản, lễ hội cấp quốc gia, quốc tế, đầu mối giao lưu, đô thị cửa ngõ quan trọng, dịch vụ thương mại phía tây bắc của Vùng Thủ đô Hà Nội.

3. Định hướng phát triển nông thôn- Tập trung nguồn lực để xây dựng

nông thôn mới theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

- Hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ truyền thống với vị trí thuận

46 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

tiện nhưng không ảnh hưởng tới giao thông, đảm bảo điều kiện vệ sinh.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm; phát triển các vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, rau quả sạch, hoa, cây ăn quả đặc sản; vùng trung du, miền núi phát triển các vùng cây công nghiệp, cây đặc sản...

- Cải tạo, xây dựng kiến trúc nhà ở và cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với điều kiện sống của dân cư từng vùng, không phá vỡ cảnh quan sinh thái nông thôn.

4. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Hình thành một số khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ đóng góp trong chuỗi liên kết sản xuất; tập trung lấp đầy và rà soát lựa chọn các loại hình công nghiệp thích hợp đối với các khu công nghiệp đã xây dựng; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn giao thông; tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản - thực phẩm, hàng tiêu dùng, giấy, vật liệu xây dựng... tại khu vực trung du, miền núi.

- Đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, đóng gói nông lâm thủy sản, thực phẩm chất lượng cao với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu hàng hóa. Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2030 khoảng 41.100ha trong đó Phú Thọ là 3.000ha.

5. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu: Phát triển các khu vực trung chuyển đầu mối, cảng cạn/trung tâm logistics tại các điểm giao thoa của 02 hành lang kinh tế và các tuyến thương mại liên vùng.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn; kết cấu gồm: Trung tâm giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối, tổng kho đầu mối.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ gắn với các đô thị tỉnh lỵ trong vùng, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750ha trong đó Phú Thọ là 100ha.

6. Định hướng phát triển du lịch- Phát triển các vùng du lịch, khu du

lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng...; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng, khu, điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.

- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

p Lễ hội đền Hùng, Phú Thọ

"Phú Thọ tập trung phát triển các vùng du lịch

văn hóa di sản, du lịch sinh thái, dịch vụ thương mại cửa ngõ phía tây bắc của vùng; đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị

hóa 48 - 53%"

47Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• QUẢNG NINH

I. Giới thiệu chungTỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông

Bắc Bộ. Phía bắc giáp Trung Quốc với 118,8km đường biên giới; phía đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp thành phố Hải Phòng. Tỉnh có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt-Trung; hợp tác liên vùng vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN-Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore….

1. Vị trí địa lýTỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp

với các tỉnh: Bắc Giang ở phía bắc, Hải Dương ở phía đông nam, Hưng Yên ở phía nam và Thủ đô Hà Nội ở phía tây.

2. Diện tích: Có tổng diện tích trên 12.200km2, trong đó có trên 6.100km2 diện tích đất liền và trên 6.100km2 diện tích mặt nước biển.

3. Dân số: khoảng 1,185 triệu người4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015- Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng

bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9,3%

(cả nước là 5,88%); GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.931 USD, tăng 77% so với năm 2010 và tăng 76% so với bình quân cả nước (2.228 USD).

- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ: Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 39,3% năm 2010 lên 43,4% năm 2015, trong khi công nghiệp giảm từ 53,4% năm 2010 xuống 50,6% năm 2015; nông nghiệp giảm từ 7,3% năm 2010 xuống còn 6% năm 2015.

- Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 51.341 tỷ đồng, tăng 12,5% cùng kỳ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 15.156 tỷ đồng, chiếm 29,5%, tăng 8,6% cùng kỳ.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11-12%/năm;

- Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 7.000 - 8.000 USD;

- Cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2020: Dịch vụ 48 - 49%; Công nghiệp - xây dựng 47 - 48%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 3- 5%;

+ Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội: bình quân tăng trên 10%/năm.

48 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

II. Đinh hướng phát triên- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, điều

kiện kinh tế - xã hội, hệ thống các điểm đô thị và dân cư nông thôn để phát huy các lợi thế, tiềm năng và tăng khả năng liên kết, thúc đẩy phát triển cân bằng các vùng trong tỉnh; đồng thời tăng cường liên kết với các khu vực xung quanh để phát triển kinh tế hạ tầng, đảm bảo sự bền vững, hài hòa với môi trường.

- Bám sát và cụ thể hóa định hướng “Một tâm, đa tuyến, hai chiều, hai mũi đột phá”, “Kết nối vùng ở cấp quốc gia và kết nối khu vực ở cấp quốc tế”; thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược gắn với mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững và chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu; đồng thời phải đảm bảo tính “Toàn diện, cân bằng, bền vững, sáng tạo và an toàn”.

- Điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng theo định hướng xanh, sử dụng công nghệ hiện đại nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

1. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

- Trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 quy hoạch 14 khu công nghiệp và 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất khoảng 14.700ha trong đó ưu tiên phát triển 9.200ha và dự trữ phát triển 5.500ha.

- Trọng điểm phát triển thu hút đầu tư là khu đô thị công nghiệp thông minh Quảng Yên, các khu công nghiệp Phương Nam, Đàm Nhà Mạc, Tiền Phong, Cái Lân... Từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp phải di dời do ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng đô thị.

2. Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ

- Xây dựng 01 trung tâm dịch vụ thương mại cấp quốc gia và hướng tới đẳng cấp quốc tế tại khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái với tổng diện tích khoảng 500ha.

- Xây dựng các khu thương mại, dịch vụ du lịch cấp tỉnh tại 5 khu vực: Hạ Long (khoảng 65ha), Vân Đồn (khoảng 50ha), Hải Hà (khoảng 100ha), Bình Liêu (khoảng 50ha), Quảng Yên (khoảng 65ha).

- Xây dựng khu thương mại bán các mặt hàng thương hiệu, chất lượng cao, giá cả tốt (outlet mall) có quy mô 35 - 65ha

tại khu vực gần nút giao với đường cao tốc trên địa bàn huyện Đông Triều, Tiên Yên (sau khi đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long được xây dựng).

- Xây dựng các khu thương mại, dịch vụ cấp khu vực (quy mô 10 - 40ha) tại các địa phương: Cẩm Phả, Hoành Bồ, Cô Tô, Đầm Hà, Ba Chẽ, Uông Bí.

3. Định hướng phát triển du lịch- Xây dựng, phát triển các khu du lịch,

dịch vụ trong đô thị: ở Móng Cái hình thành khu phố ẩm thực, mua sắm để phát huy lợi thế của khu biên giới và mậu dịch với Trung Quốc; xây dựng khu nghỉ dưỡng phức hợp tại Vân Đồn; xây dựng các công viên chủ đề, trung tâm vui chơi giải trí… tại khu vực hoàn nguyên các mỏ than của Hạ Long, Cẩm Phả.

- Phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa trải nghiệm gắn với các vùng nông nghiệp nông thôn; các khu du lịch văn hóa địa phương...

- Phát triển du lịch biển đảo tại Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Vạn Cảnh, Phượng Hoàng, Cô Tô...; xây dựng bến du thuyền, thuyền buồm, các khu vui chơi lướt ván, ca nô, lặn, câu cá...

- Tăng số lượng khách sạn từ 3 - 5 sao, xây dựng các công trình lưu trú đa dạng; hoàn thiện hạ tầng giao thông đường bộ, xây dựng tuyến đường sắt 1 ray, sân bay trực thăng tại các khu vực và các đảo lớn có hoạt động du lịch.

4. Định hướng mô hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị

- Xây dựng phát triển các đô thị biên giới tại khu vực cửa khẩu như Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn...; thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Xây dựng đô thị ngoài hải đảo để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại các khu vực như Cô Tô, Vân Đồn...

- Xây dựng phát triển các đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường tại các khu vực rừng núi phía bắc kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với khu vực xung quanh, lân cận; định hướng phát triển tại các khu vực Đông Triều, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Vân Đồn.

- Phát triển các khu đô thị, thành phố thông minh gắn với các khu công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường tại Uông Bí, Quảng Yên.

"Tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược về

chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác kinh tế

Việt-Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ

mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, hành lang

kinh tế Nam Ninh- Singapore…"

Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

49Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

I. Giới thiệu chungThái Bình là tỉnh ven biển thuộc

đồng bằng sông Hồng, cách Thủ đô Hà nội 110km, trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

1. Vị trí địa lýThái Bình là một tỉnh ven biển nằm

ở phía nam đồng bằng sông Hồng; tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

2. Diện tích: 1.586,32km2.3. Dân số: 1.789,2 nghìn người.4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015- Tăng trưởng GRDP bình quân

8,05%/năm.- Cơ cấu ngành kinh tế (năm 2015):

Nông nghiệp: 34,32%; Công nghiệp và xây dựng: 31,64%; Dịch vụ: 34,04%.

- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn: 106.392 tỷ đồng.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020

- Tăng trưởng GRDP bình quân 8,6%/năm trở lên.

- Cơ cấu ngành kinh tế (năm 2020): Nông nghiệp: 25%; Công nghiệp và xây dựng: 40%; Dịch vụ: 35%.

- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn: 166.500 tỷ đồng.

II. Đinh hướng phát triên1. Định hướng phát triển nông

nghiệp- Phát triển nông nghiệp toàn diện,

bền vững cả trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh liên kết sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; từng bước xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sạch. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại.

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; thực hiện nhất quán và triệt để phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn theo nguyên tắc dân chủ và tự nguyện

• THÁI BÌNH

50 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

quyết định kế hoạch, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện và giám sát xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới ở từng thôn, làng, khu dân cư.

2. Định hướng phát triển công nghiệp

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, đóng góp lớn cho ngân sách và ít gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Xây dựng, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất các khu, cụm công nghiệp.

- Củng cố, mở rộng các làng nghề truyền thống và phát triển nghề, làng nghề mới, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

3. Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển thương mại nội địa và xuất, nhập khẩu, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối.

- Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ ở đô thị và nông thôn, ưu tiên chợ đầu mối; khuyến khích phát triển các cơ sở kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại.

- Khuyến khích phát triển các dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Hiện đại hoá và mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch

vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác.

- Khai thác tiềm năng du lịch về sinh thái biển và di tích lịch sử, văn hoá.

- Phát triển dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, dịch vụ khoa học và công nghệ, văn hoá, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm.

4. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển

- Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư, trong đó quan tâm lựa chọn hợp lý hình thức đối tác công tư (PPP).

- Tập trung ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm như: hạ tầng giao thông kết nối giữa các trục giao thông đầu mối trong tỉnh và kết nối với các trung tâm kinh tế vùng của quốc gia; hạ tầng thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, phòng chống lụt, bão và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hạ tầng y tế, giáo dục; hạ tầng ngành điện bảo đảm cung cấp đủ điện và an toàn cho sản xuất và sinh hoạt; hạ tầng đô thị và nước sạch phục vụ đời sống nhân dân.

- Thực hiện quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cảng biển, đô thị thuộc địa bàn huyện Tiền Hải và Thái Thụy; hướng tới xây dựng khu vực kinh tế ven biển thành khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Có cơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển.

p Cầu Thái Bình (cửa ngõ phía bắc Thành phố)

"Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc

đồng bằng sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội 110km,

trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác

tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh."

51Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

• THÁI NGUYÊNI. Giới thiệu chungThái Nguyên là một trung tâm kinh

tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía bắc.

1. Vị trí địa lýThái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc

Việt Nam, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội.

2. Diện tích: 3536,4km²3. Dân số: 1.238.785 người (năm

2015)4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011 - 2015:- Tăng trưởng GRDP: 13,6%;- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ:

37,4%, Công nghiệp - xây dựng: 50%, Nông - lâm - ngư nghiệp: 16,9%

- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội so với GRDP: 60%

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020:

- Tăng trưởng GRDP: 10%- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ:

37,5%, Công nghiệp - xây dựng: 51%, Nông - lâm - ngư nghiệp: 12,5%

- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội so với GRDP: 40%

II. Đinh hướng phát triên 1. Định hướng chungPhát triển về y tế, giáo dục đào tạo

chất lượng cao cho Vùng Thủ đô Hà Nội và toàn quốc; đầu tư xây dựng, nâng cấp khu du lịch quốc gia (hồ Núi Cốc, ATK...), khu công nghiệp công nghệ cao tại khu vực phía nam của tỉnh, sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng cao tại các huyện phía bắc của tỉnh; là trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế... của vùng trung du và miền núi phía bắc; đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45 - 50%.

2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Khuyến khích phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng gắn kết chặt chẽ, thuận lợi giữa đô thị trung tâm với các đô thị trong tỉnh và liên tỉnh, làm cơ sở phát triển các vùng nông, lâm nghiệp.

- Tập trung phát triển các đô thị tỉnh lỵ và các đô thị chuyên ngành trên cơ sở tăng cường khai thác hệ thống hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên; trong đó thành phố Thái Nguyên là trung tâm y tế, giáo dục đào tạo cấp vùng, cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo cho Vùng Thủ đô Hà Nội và toàn quốc.

3. Định hướng phát triển nông thôn- Tập trung nguồn lực để xây dựng

nông thôn mới; phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

52 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

- Hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ truyền thống với vị trí thuận tiện nhưng không ảnh hưởng tới giao thông, đảm bảo điều kiện vệ sinh.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến sản phẩm, phát triển các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản...

- Kết hợp không gian văn hóa truyền thống (đình, đền...) với thiết chế văn hóa làng xã tạo đời sống văn minh. Bảo tồn và phát triển các khu vực làng nghề, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại.

- Cải tạo, xây dựng kiến trúc nhà ở và cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với điều kiện sống của dân cư theo đặc trưng từng vùng, không phá vỡ cảnh quan sinh thái nông thôn.

4. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đối với các khu công nghiệp: Hình thành một số khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn; phát triển không gian công nghiệp gắn với đô thị hóa tại các khu vực đô thị; tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản - thực phẩm, hàng tiêu dùng, giấy, vật liệu xây dựng... tại khu vực trung du, miền núi.

- Đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống quy

mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến dựa trên các đặc trưng và thế mạnh của từng địa phương trong vùng.

Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, đóng gói nông lâm thủy sản, thực phẩm chất lượng cao với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2030 khoảng 41.100ha trong đó Thái Nguyên là 2.000ha.

5. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Gắn với các đô thị tỉnh lỵ trong vùng, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại...

Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750ha trong đó Thái Nguyên là 150ha.

6. Định hướng phát triển du lịch- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng

trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

- Đầu tư đồng bộ hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng...; phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.

"Thái Nguyên là tỉnh nằm trong quy hoạch Vùng Thủ

đô Hà Nội; là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của

khu vực đông bắc hay cả vùng trung du và miền núi

phía Bắc"

p Đồi chè Thái Nguyên

53Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

I. Giới thiệu chungVĩnh Phúc là cái nôi của người Việt

cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997.

1. Vị trí địa lýVĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng

sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô, phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía tây giáp Phú Thọ, phía đông và phía nam giáp Thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội

Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân.

Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía bắc Việt Nam.

2. Diện tích: 1.237,52km2 .3. Dân số: khoảng 1.041.936 người

(năm 2015).4. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2015:- Tăng trưởng GRDP (giá so sánh

2010): 106,36%/năm- Cơ cấu ngành kinh tế: Dịch vụ:

21,2%; Công nghiệp - xây dựng: 50,4%; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: 8,4%.

- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội: 88.384%.

* Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020

- Tăng trưởng GRDP: 107%/năm- Tổng huy động vốn đầu tư xã hội

chiếm khoảng 25-30% GRDP (theo giá hiện hành).

II. Đinh hướng phát triênTỉnh Vĩnh Phúc là địa phương có tốc

độ và tỷ lệ đô thị hóa cao; có thế mạnh về công nghiệp, đào tạo, nguồn nhân lực và các điều kiện hạ tầng; các chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tăng cường thông qua việc thiết lập các trung tâm tài chính - thương mại, nghiên cứu - phát minh khoa học, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, không gian di sản và du lịch quốc tế...

Vĩnh Phúc định hướng phát triển kinh tế tổng hợp về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái gắn với các đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước; tăng cường phát triển các chức năng về thương mại, trung chuyển hàng hóa (logistics tại Bình Xuyên, Tân Tiến - Vĩnh Tường...), du lịch sinh thái nghỉ dưỡng (Tam Đảo - Tây Thiên, Tam Đảo 2, Đại Lải, Đầm Vạc, hồ Sáu Vó, Vân Trục...), y tế và đào tạo chất lượng cao (khu đô thị đại học Vĩnh Phúc)...; đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 63 - 68%.

• VĨNH PHÚC

54 Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị

- Khai thác lợi thế riêng của từng đô thị, đặc biệt là các đô thị trung tâm nhằm phát huy thế mạnh của đô thị. Cấu trúc đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên (núi, sông, suối, hồ...), ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh nông, lâm nghiệp.

- Tập trung phát triển các đô thị chuyên ngành trên cơ sở tăng cường sự liên kết và khai thác hiệu quả hệ thống đường vành đai, các hành lang kinh tế (Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Thái Nguyên); trong đó đô thị Vĩnh Phúc là trung tâm cấp vùng về thương mại, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, y tế và đào tạo chất lượng cao của Vùng Thủ đô Hà Nội.

2. Định hướng phát triển nông thôn- Tập trung xây dựng nông thôn theo

hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ.

- Phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm dịch vụ, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn.

- Hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ truyền thống với vị trí thuận tiện nhưng không ảnh hưởng tới giao thông, đảm bảo điều kiện vệ sinh; phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

3. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đối với các khu công nghiệp: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mang tính đột phá dọc các hành lang kinh tế kết nối với các cảng biển, sân bay và cửa khẩu; sắp xếp bố trí hợp lý các khu công nghiệp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn giao thông.

Tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông; lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng cao cấp...; phát triển không gian công nghiệp gắn với đô thị hóa tại các khu vực đô thị thuộc Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô.

- Đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

+ Phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến dựa trên các đặc trưng và thế mạnh của từng địa phương trong vùng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công truyền thống kết hợp phát triển du lịch.

+ Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm thủ công.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm 2030 khoảng 41.100ha trong đó Vĩnh Phúc là 7.000ha.

4. Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ

- Hệ thống kết cấu hạ tầng xuất - nhập khẩu: Phát triển các khu vực trung chuyển đầu mối, cảng cạn/trung tâm logistics tại các điểm giao thoa của 02 hành lang kinh tế và các tuyến thương mại liên vùng. Hình thành các trung tâm logistics cấp vùng quy mô từ 100ha đến 500ha tại thành phố Vĩnh Yên.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán buôn: Tập trung phát triển tại các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có quy mô - sản lượng lớn; kết cấu gồm: trung tâm giao dịch hàng hóa, trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối, tổng kho đầu mối.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng bán lẻ: Gắn với các đô thị tỉnh lỵ trong vùng, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại.

Dự kiến diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối đến năm 2030 khoảng 1.750ha trong đó Vĩnh Phúc là 200ha.

5. Định hướng phát triển du lịch- Phát triển các vùng du lịch, khu du

lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng, khu, điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.

- Thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa.

"Vĩnh Phúc định hướng phát triển kinh tế tổng hợp

về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái gắn

với các đầu mối giao thông quan trọng của khu vực

phía bắc và cả nước"

Đường lên khu du lịch Tam Đảo

55Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô 2016

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘISố 4 phố Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 043.8252916; Fax: 043.9289148; Website: nxbhanoi.com.vn

HỢP TÁC PHÁT TRIỂNVÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ,

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG,VÙNG THỦ ĐÔ 2016

Chịu trách nhiệm biên soạn nội dung:

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Tổng Giám đốc

LÊ TIẾN DŨNG

In 370 cuốn, khổ 20,5 x 28,5 cm, tại Công ty TNHH In và DVTM Phú Thịnh. Địa chỉ: Lô B2-2-5 khu CN Nam Thăng Long, Từ Liêm, Hà Nội. Quyết định xuất bản số: 653/QĐ-HN ngày 23 tháng 11 năm 2016. Giấy xác nhận đăng ký xuất bản số: 4073-2016/CXBIPH/08-197/HN. In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2016.

Biên tập: Thiết kế:

Sửa bản in: Nguồn ảnh:

PHẠM THỊ THU TRANG NGUYÊN DƯƠNGMẠNH TUẤNTHÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM