64
Nguyên lý truyền hình mầu là nguyên lý có bản nhất cho tất cả các dạng truyền dẫn hình ảnh mầu đa sắc được áp dụng không chỉ ở trên tivi mầu mà còn áp dụng trên hầu hết các thiết bị điện tử khác... 1 - Tổng quát về kỹ thuật truyền hình màu Truyền hình màu ra đời khi truyền hình đen trắng đã trưởng thành và vẫn còn đang được sử dụng rộng dãi, vì vậy khi xây dựng truyền hình màu thì toàn bộ hệ thống truyền hình đen trắng vẫn được giữa nguyên và người ta chỉ truyền thêm các tín hiệu màu. Các tín hiệu FM tiếng, tín hiệu đồng bộ dòng và đồng bộ mành không thay đổi, riêng tín hiệu Video nay được đổi thành hai tín hiệu là Y và C, Y là tín hiệu chói mang thông tin về hình ảnh đen trắng và C là sóng mang phụ mang thông tin về tín hiệu màu. Như vậy trong tín hiệu truyền hình màu thì tín hiệu Video tổng hợp bao gồm : Tín hiệu chói ký hiệu là Y - mang thông tin về hình ảnh đen trắng, đây chính là tín hiệu Video được giữ lại khi phát triển truyền hình màu, nhằm tương thích với các máy thu hình đen trắng. Tín hiệu C là sóng mang phụ, mang thông tin về màu sắc Tín hiệu FM là sóng mang điều tần của tín hiệu tiếng Xung H.syn là xung đồng bộ dòng (ngang). Xung V.syn là xung đồng bộ mành (dọc).

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng đúng cách

Embed Size (px)

DESCRIPTION

trẻ con suy dinh dưỡng thường gặp các vấn đề trong sự phát triển thể chất như thấp lùn, trẻ thường chậm phát triển tinh thần và trí não. Đặc biệt, sức khỏe của trẻ bị đe dọa do hệ miễn nhiễm của trẻ suy giảm khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi. bởi thế các bậc bác mẹ cần chăm nom các bé kỹ hơn. Dưới đây là 6 lưu ý khi chăm nom trẻ bị suy dinh dưỡng đúng cách, hãy cùng mecuti.vn tham khảo để có thêm kinh nghiệm nhé! phòng khám nhi Vệ sinh ăn uống bảo đảm cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn ngay sau khi nấu. Nếu thức ăn để ngoài không khí quá 3 giờ, nên đun sôi lại rồi mới cho con dùng. Tập lề thói cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn. Các phương tiện cần được rửa sạch trước khi chế biến thức ăn. Vệ sinh cá nhân chủ nghĩa Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ 1 ngày 2 lần, nhất là vào mùa nóng, giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh. Là ủi xống áo cho con trước khi mặc để tránh bị ẩm mốc bám lên da. Tập cho con nếp đánh răng mỗi ngày vào sáng,

Citation preview

Nguyên lý truyền hình mầu là nguyên lý có bản nhất cho tất cả các dạng truyền dẫn hình ảnh mầu đa sắc được áp dụng không chỉ ở trên tivi mầu mà còn áp dụng trên hầu hết các thiết bị điện tử khác...

1 - Tổng quát về kỹ thuật truyền hình màuTruyền hình màu ra đời khi truyền hình đen trắng đã trưởng thành và vẫn còn đang được sử dụng rộng dãi, vì vậy khi xây dựng truyền hình màu thì toàn bộ hệ thống truyền hình đen trắng vẫn được giữa nguyên và người ta chỉ truyền thêm các tín hiệu màu. Các tín hiệu FM tiếng, tín hiệu đồng bộ dòng và đồng bộ mành không thay đổi, riêng tín hiệu Video nay được đổi thành hai tín hiệu là Y và C, Y là tín hiệu chói mang thông tin về hình ảnh đen trắng và C là sóng mang phụ mang thông tin về tín hiệu màu.

Như vậy trong tín hiệu truyền hình màu thì tín hiệu Video tổng hợp bao gồm :

Tín hiệu chói ký hiệu là Y - mang thông tin về hình ảnh đen trắng, đây chính là tín hiệu Video được giữ lại khi phát triển truyền hình màu, nhằm tương thích với các máy thu hình đen trắng.

Tín hiệu C là sóng mang phụ, mang thông tin về màu sắc Tín hiệu FM là sóng mang điều tần của tín hiệu tiếng Xung H.syn là xung đồng bộ dòng (ngang). Xung V.syn là xung đồng bộ mành (dọc).

So với truyền hình đen trắng thì tín hiệu Y là tín hiệu thị tần, xung H.syn, xung V.syn, và tín hiệu FM là không thay đổi, như vậy truyền hình màu thực chất là truyền hình đen trắng có thêm tín hiệu sóng mang màu C , điều này có nghĩa là tất cả các kiến thức về truyền hình đen trắng đều được tận dụng lại, vì vậy hiểu được truyền hình đen trắng sẽ giúp bạn hiểu truyền hình màu dễ dàng hơn.

2 - Nguyên tắc truyền hình ảnh màuTất cả các nguyên tắc của truyền hình đen trắng đều được tận dụng ở truyền hình màu, nói khác

đi truyền hình màu trước hết phải làm lại các công việc đã có của truyền hình đen trắng. Điểm khác biệt giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu chỉ ở chỗ: Thay vì chỉ truyền đi cường độ sáng của từng điểm ảnh thì bây giờ truyền hình màu phải truyền đi cả tính chất về màu sắc của từng điểm ảnh đó.

* Phân tích ảnh màu thành ba hình ảnh đơn sắcMột bức ảnh màu gồm hàng nghìn màu sắc khác nhau, nhưng truyền hình màu không truyền đi tất cả các màu sắc đó mà chỉ truyền đi ba màu cơ bản của mỗi điểm ảnh.Mỗi hình ảnh màu đầy đủ được hệ thống lọc màu phân tích thành ba hình ảnh đơn sắc mang ba màu cơ bản như sau:

Sau khi phân tích thành 3 bức ảnh, các bức ảnh được đổi thành tín hiệu điện thông qua nguyên lý quét, bức ảnh được tia điện tử quét từ trái qua phải, từ trên xuống dưới với vận tốc 15625 dòng/giây, tín hiệu điện lấy ra từ lớp phim là tín hiệu Video mang thông tin về độ chói của màu sắc ảnh, bức ảnh màu đỏ cho ta tín hiệu Video đỏ gọi là tín hiệu R, bức ảnh màu xanh lá cho ta tín hiệu G, bức ảnh màu xanh lơ cho ta tín hiệu B.

* Quá trình điều chế tín hiệu màu R - G - B thành tín hiệu Video tổng hợpBa tín hiệu R, G, B là các tín hiệu màu có cả thành phần chói, nếu truyền trực tiếp các tín hiệu này sang máy thu thì các máy thu đen trắng sẽ không nhận được tín hiệu như mong muốn, vì vậy để tương thích với các máy thu hình đen trắng vốn vẫn còn được sử dụng rộng rãi, người ta phải tách thành phần tín hiệu chói (Y) ra khỏi các tín hiệu màu thông qua mạch Matrix, sau khi tách tín hiệu, các tín hiệu màu trở thành tín hiệu thiếu chói và có ký hiệu là R-Y , G-Y , B-Y, các tín hiệu này tiếp tục được điều chế vào sóng mang phụ f.osc để tạo thành tín hiệu C (Choma - sóng mang màu) cuối cùng tín hiệu C lại được trộn với tín hiệu chói thông qua mạch trộn tín hiệu Mixer để tạo ra tín hiệu Video tổng hợp.

Mạch ma trận tách tín hiệu chói ra khỏi các tín hiệu màu, tín hiệu chói luôn luôn có các tín hiệu xung đồng bộ đi cùng và ta có tín hiệu Y + H.syn + V.syn đi theo một nhánh. Các tín hiệu màu sau khi tách thành phần chói , tín hiệu thu được là tín hiệu màu thiếu chói R-Y , G-Y , B-Y.

Ba tín hiệu R-Y , G-Y , B-Y được gói vào trong một tín hiệu duy nhất thông qua mạch điều chế ở tần số 3,58MHz (điều chế hệ NTSC) hoặc 4,43MHz (điều chế hệ PAL) để tạo thành sóng mang C (Choma)

Mạch Mixer trộn tín hiệu sóng mang C vừa được điều chế vào tín hiệu Y để tạo thành tín hiệu Video tổng hợp .

Ngõ ra của tín hiệu Video tổng hợp có 4 thành phần tín hiệu là tín hiệu chói Y, sóng mang màu C, xung đồng bộ dòng H.syn, xung đồng bộ mành V.syn, đây là tín hiệu ngõ ra của Camera, tín hiệu này có thể truyền truyền trực tiếp đến máy thu hình thông qua đường AV hoặc có thể gửi tới đài phát tiếp tục điều chế vào sóng mang và phát thành sóng điện từ truyền đi xa trong không gian.

* Quá trình giải mã tín hiệu màu ở máy thu hìnhGiả sử ta cắm trực tiếp tín hiệu Video tổng hơp sang máy thu theo đường AV, quá trình giải mã và tổng hợp tín hiệu để khôi phục lại hình ảnh gốc được minh hoạ như hình ảnh dưới đây:

Tín hiệu Video đi vào máy thu hình được khuếch đại đệm qua mạch Damper sau đó tín hiệu tách làm hai đường, tín hiệu Y đi tới mạch xử lý Y, tín hiệu C đi tới mạch giải mã.

Mạch xử lý chói: khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi độ tương phản và độ sáng của ảnh sau đó cung cấp tín hiệu Y cho mạch ma trận.

Mạch giải mã: Giải mã tín hiệu sóng mang C để tái tạo lại ba tín hiệu màu thiếu chói là R-Y, G-Y và B-Y.

Mạch ma trận: trộn tín hiệu màu thiếu chói với tín hiệu chói => để tái tạo lại tín hiệu màu đầy đủ R, G, B cung cấp cho đèn hình màu.

Đèn hình mầu là thiết bị vừa làm nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh, vừa tổng hợp ba bức ảnh đơn sắc thành bức ảnh mầu đầy đủ mầu sắc màu đầu, đèn hình có ba katốt là KR, KG, KB phát xạ ra ba dòng tia điện tử mang thông tin về ba bức ảnh mầu, ba tia điện tử quét trên cùng một màn hình => tạo thành ba bức ảnh mầu chồng khít lên nhau => hình ảnh tổng hợp từ ba bức ảnh đơn sắc cho ta bức ảnh màu.

3 - Quá trình điều chế tín hiệu phát của đài truyền hình

Hình ảnh được thu vào và được đổi thành tín hiệu Video tổng hợp thông qua Camera, tín hiệu Video tổng hợp gồm bốn tín hiệu là :Y (tín hiệu chói), C (sóng mang màu) , H.syn (xung đồng bộ dòng) và V.syn (xung đồng bộ mành)

Cũng như truyền hình đen trắng, truyền hình màu phải truyền đi tín hiệu tiếng, tín hiệu âm tần được điều vào sóng FM ở tần số 6,5MHz theo kiểu điều tần, sau đó sóng FM được trộn với tín hiệu Video tổng hợp tạo thành tín hiệu có 5 thành phần là Y, C, FM, H.syn và V.syn

Để truyền đi xa, toàn bộ 5 tín hiệu này được điều chế vào sóng siêu cao tần ở dải VHF họăc dải UHF theo phương pháp điều biên => tạo thành sóng mang, sau đó sóng mang được khuếch đại ở công xuất lớn rồi đưa ra an ten phát xạ thành sóng điện từ truyền đi trong không gian với vận tốc ánh sáng.

Phổ của toàn bộ tín hiệu Video tổng hợp là từ 0 đến 6,5MHz, do đó khi điều chế vào sóng mang thì sóng mang cũng chiếm một dải tần rộng 6,5MHz và toàn bộ dải tần này được gọi là một kênh sóng.

Sóng điện từ của đài phát sẽ truyền theo đường thẳng và cũng có một số tính chất phản xạ, khúc xạ tương tự ánh sáng.

Kênh sóng là gì? Mỗi kênh sóng truyền hình là một giải tần có độ rộng khoảng 8MHz nằm trong khoảng tần số siêu cao tần và được chia làm hai dải: dải VHF có tần số từ 45 MHz đến 230 MHz, còn dải UHF có tần số từ khoảng 420 MHz đến 880 MHz .Vì mỗi kênh truyền hình chiếm một giải tần khá rộng vì vậy số lượng kênh truyền hình là có hạn.

Sóng truyền hình do quốc tế quản lý, vì vậy các Đài truyền hình khi muốn phát ở một kênh nào đó phải tuân thủ theo các quy định chung của quốc tế.Khi đài truyền hình phát sóng, các sóng điện từ bức xạ từ Anten đài phát đi thẳng theo phương nằm ngang mặt đất, sóng truyền hình có hạn chế hơn sóng phát thanh là không truyền được đi xa, chỉ giới hạn khoảng vài trăm Km theo đường chim bay, vì vậy các điểm ở xa đài phát do trái đất cong hoặc do địa hình khuất núi sẽ không thu được tín hiệu.

Bài 2 - Sơ Đồ Khối Tivi Màu

1 - Sơ đồ khối tổng quát của Ti vi màu

Về mặt chức năng có thể chia làm hai nhóm chính như sau:

Nhóm thứ nhất - Có chức năng tạo ánh sáng trên màn ảnh: Bao gồm khối nguồn nuôi, khối quét dòng và khối quét mành (quét dọc), nhóm này hoạt động trước.

Nhóm thứ 2 - Có chức năng thu và xử lý tín hiệu hình ảnh và âm thanh, bao gồm: Bộ kênh & trung tần, khối chuyển mạch AV, khối xử lý tín hiệu chói, khối giải mã màu, khối khuếch đại công suất sắc và khối đường tiếng, các khối trong nhóm này hoạt động sau.

2. Phân tích nhiệm vụ của các khối trong Tivi màu

Khối nguồn: Có nhiệm vụ cung cấp hai điện áp một chiều ổn định là điện áp B1 = 110V cho mạch cao áp, và áp B2 = 12VDC cho mạch dao động dòng và giảm xuống 5VDC cho mạch vi xử lý, điện áp đầu vào của khối nguồn là điện xoay chiều AC 50Hz có thể thay đổi trong phạm vi rất rộng từ 90V đến 280V.=> Máy bị hỏng nguồn, không vào điện, đèn báo nguồn không sáng.

Khối quét dòng (khối quét ngang): Nhiệm vụ của khối quét dòng là điều khiển biến thế cao áp hoạt động để tạo ra các mức điện áp cao cung cấp cho đèn hình như điện áp HV (Height Vol) cung cấp cho cực Anôt khoảng 15KV, điện áp Focus cung cấp cho lưới G3 khoảng 5000V, điện áp Screen cung cấp cho lưới G2 khoảng 400V, điện áp Heater 4,5V hoặc 6,3V cung cấp cho sợi đốt, xung quét dòng cung cấp cho cuộn lái dòng.Ngoài ra biến thế cao áp Tivi màu còn cung cấp các mức điện áp cho các khối xử lý tín hiệu như: Cung cấp áp B3 = 180V cho mạch KĐ công xuất sắc, cung cấp áp B4 = 24V cho tầng công xuất mành, cung cấp áp B5 = 12V cho các khối Kênh, trung tần, xử lý chói, giải mã màu và khối đường tiếng.=> Máy có đèn báo nguồn nhưng không lên màn sáng là do khối quét dòng không hoạt động.

Khối quét mành (khối quét dọc): Nhiệm vụ của khối quét mành là cung cấp xung mành cho cuộn lái tia, lái tia điện tử quét theo chiều dọc.

=> Máy còn một vạch sáng ngang do khối quét mành không hoạt động

Bộ kênh và trung tần: Nhiệm vụ của bộ kênh là thu tín hiệu sóng mang từ đài phát thông qua

Anten, sau đó đổi tần về tín hiệu chung IF để dễ dàng khuếch đại .Nhiệm vụ của mạch KĐ trung tần là khuếch đại tín hiệu IF lên biên độ đủ lớn sau đó tách sóng để lấy ra tín hiệu Video tổng hợp.

=> Máy chỉ có nhiễu không thu được tín hiệu do hỏng bộ kênh

Chuyển mạch AV: Nhiệm vụ của chuyển mạch AV là tiếp nhận thêm tín hiệu Video từ bên ngoài như tín hiệu của đầu VCD.

Mạch xử lý tín hiệu chói: Nhiệm vụ của mạch xử lý tín hiệu chói là khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi biên độ và điện áp thềm (thành phần một chiều) của tín hiệu Y => chức năng chỉnh tương phản và chỉnh độ sáng của ảnh, khi mạch chói không hoạt động sẽ sinh hiện tượng mất hình, mất nhiễu.

=> Màn ảnh không hình, không nhiễu do hỏng mạch xử lý tín hiệu chói.

Mạch giải mã màu: Nhiệm vụ của mạch giải mã màu là giải mã tín hiệu sóng mang C (Choma) để lấy ra 3 tín hiệu màu thiếu chói R-Y, G-Y, B-Y, cung cấp cho mạch ma trận để khôi phục lại ba tín hiệu màu đưa vào đèn hình, nếu hỏng khối giả mã thì chỉ có tín hiệu Y (đen trắng) đi vào đèn hình.

=> Hình ảnh bị mất màu do hỏng mạch giải mã.

Mạch ma trận và KĐ công suất sắc: thông thường mạch ma trận kiêm luôn KĐ công suất sắc, ma trận là mạch trộn tín hiệu chói Y vào các tín hiệu màu R-Y, G-Y, B-Y là các tín hiệu màu thiếu chói để tạo ra tín hiệu màu đầy đủ là R, G, B.Mạch khuếch đại công suất sắc, khuếch đại ba tín hiệu R, G, B lên biên độ đủ lớn cung cấp cho đèn hình, trong quá trình khuếch đại tín hiệu sắc, mạch KĐ công suất sắc kiêm luôn việc xoá tia quét ngược.

=> Màn ảnh không có hình, không nhiễu, có tia quét ngược do hỏng mạch khuếch đại công suất sắc

Khối đường tiếng: Nhiệm vụ của khối đường tiếng là tách tín hiệu FM ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp, sau đó khuếch đại trung tần tiếng và tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần, tiếp tục khuếch đại tín hiệu âm tần qua mạch công suất rồi đưa ra loa.=> Khi hỏng khối tiếng thường sinh hiện tượng máy có hình nhưng không có tiếng hoặc tiếng bị rồ, bị nghẹt.

Mạch vi xử lý: Nhiệm vụ của mạch Vi xử lý là tạo ra các điện áp điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy như: Điều khiển tắt mở nguồn từ xa, điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản, màu sắc của ảnh, điều khiển quá trình dò kênh và nhớ kênh v v...=> Khi hỏng vi xử lý thường làm cho máy không hoạt động nhưng có đèn báo nguồn, một số trường hợp máy vẫn có màn sáng nhưng không có hình, điều chỉnh các phím đều vô tác dụng.

Đèn hình màu: Là linh kiện chiếm tới 50% giá thành của Tivi, đèn hình màu có nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh và tổng hợp màu sắc để trả lại hình ảnh ban đầu.=> Khi hỏng đèn hình có thể gây hiện tượng không có màn sáng (nếu đèn bị cháy) hoặc ảnh bị mờ (nếu đèn hình bị già) hoặc ảnh bị sai màu, mất một màu (nếu đèn bị lệch tia).

3 - Mạch cấp nguồn cho các khốiKhi sửa chữa một bệnh bất kỳ, ta thường quan tâm đến nguồn nuôi và tín hiệu. Nếu như ta nắm chắc được đường đi của điện áp, giá trị các mức điện áp, hiểu được bản chất của tín hiệu và đường đi của tín hiệu, chúng ta sẽ dễ dàng trong việc kiểm tra sửa chữa.

Đường đi và giá trị của điện áp cấp cho các khối:

Trong Tivi màu thông thường khối nguồn không cung cấp điện áp cho toàn bộ máy mà chỉ cung cấp cho Vi xử lý và khối quét dòng, sau khi cao áp hoạt động, cao áp sẽ cung cấp nguồn nuôi cho

các khối còn lại.

* Các khối sử dụng điện áp được cung cấp từ bộ nguồn

IC vi xử lý được cung cấp 5V , điện áp này đựơc cung cấp từ nguồn 12V lấy từ bộ nguồn và được ổn áp xuống 5V thông qua IC ổn áp LA7805

Mạch dao động dòng được cung cấp điện áp 9V , điện áp này được lấy từ nguồn 12V sau khi giảm qua IC ổn áp LA7809

Tầng kích dòng và Cao áp được cung cấp nguồn từ 95V đến 130V tuỳ theo loại máy, điện áp này xuất phát từ bộ nguồn.

* Các mức điện áp từ khối cao áp cung cấp cho đèn hình và các khối còn lại

Điện áp HV cung cấp cho Anôt đèn hình, điện áp này khoảng 15KV Điện áp Focus khoảng 5KV cung cấp cho lưới G3 Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới G2 Điện áp 180V DC cung cấp cho mạch khuếch đại công suất sắc Điện áp 24V DC cung cấp cho IC công xuất mành Điện áp 16V sau ổn áp xuống 12V cung cấp cho các mạch Kênh, trung tần, Xử lý tín hiệu

chói, Giải mã mầu, đường tiếng và mạch dao động mành

* Quá trình phân chia tín hiệu video trong tivi màu:

Tivi thu sóng thông qua bộ kênh, khuếch đại qua mạch trung tần và tách sóng => lấy ra tín hiệu Y đi tới mạch xử lý chói và tín hiệu C đi tới mạch giải mã màu lấy ra 3 tín hiệu R-Y, G-Y, B-Y sau đó nhập các tín hiệu này lại với tín hiệu chói Y thông qua mạch ma trận để tạo lại 3 tín hiệu màu đơn sắc R, G, B và đưa đến đèn hình.

Bài 3 - Khối nguồn xung của TiVi CRT

Phân tích sơ đồ tổng quát và phân tích nguyên lý hoạt động của nguồn xung trên các máy Tivi, hiểu được nguồn xung của Tivi CRT bạn sẽ hiểu được nguyên lý chung của các khối nguồn trên các thiết bị điện tử khác...

1 - Tổng quát về khối nguồn

Khối nguồn có thể chia làm hai phần chính:Phần mạch đầu vào: Hầu hết các bộ nguồn xung đều có mạch đầu vào giống nhau, mạch có nhiệm vụ cung cấp nguồn một chiều DC phẳng và sạch cho nguồn xung, phẳng là không còn gợn xoay chiều, sạch là không có can nhiễu, mạch đầu vào bao gồm các mạch:

Mạch lọc nhiễu: Lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây không cho lọt vào nguồn xung.

Mạch chỉnh lưu và lọc: Đổi điện áp xoay chiều AC 50Hz thành điện áp một chiều DC phẳng, điện áp DC thu được bằg 1,4AC, khi ta cắm 220V AC ta thu được điện áp khoảng 300V DC. Một số máy có mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động khi ta cắm điện AC 110V ta vẫn thu được 300V DC.

Mạch khử từ: Khử từ dư trên đèn hình thông qua cuộn dây khử từ (mạch này không có liên quan đến sự hoạt động của nguồn).

Phần nguồn xung: Phần nguồn xung có nhiều loại khác nhau nhưng về cơ bản chúng có 3 mạch chính:

Mạch tạo dao động: Có nhiệm vụ tạo xung dao động để điều khiển đèn công suất đóng mở, tạo thành điện áp xoay chiều đưa vào biến áp xung.

Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra: Mạch dao động chỉ tạo ra điện áp ra nhưng điện áp ra không cố định. Mạch hồi tiếp có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không đổi khi điện áp vào thay đổi hoặc dòng tiêu thu thay đổi.

Mạch bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ đèn công suất nguồn khi phụ tải bị chập hoặc điện áp đầu vào tăng cao, và bảo vệ các mạch phía sau khi khối nguồn ra điện áp quá mạnh.

Đèn công suất (transistor): Có nhiệm vụ ngắt mở để tạo thành dòng điện xoay chiều tần số cao chạy qua biến áp xung. Đèn công suất đồng thời tham gia tạo dao động nếu nguồn sử dụng kiểu dao động nghẹt, không tham gia dao động nếu nguồn sử dụng dao động đa hài.

2 - Khối nguồn xung* Mạch đầu vào của bộ nguồn:

SW là công tắc tắt mở chính, Fuse là cầu chì C1, T1, C2 là mạch lọc nhiễu cao tần. TH (Themmistor) là điện trở khử từ, Degauss là cuộn dây khử từ gắn vòng quanh đèn

hình. R1 là điện trở sứ hạn dòng hạn chế dòng nạp vào tụ (tạo khởi động mềm cho mạch), D1 -

D4 là mạch chỉnh lưu cầu, C3 là tụ lọc nguồn chính.

* Mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động:Nếu ta dùng 2 tụ lọc có điện dung bằng nhau đấu nối tiếp, khi ta đấu điểm giữa của hai tụ lọc vào một đầu của nguồn xoay chiều AC (trước cầu diode) thì ta sẽ thu được điện áp DC đầu ra tăng gấp 2 lần.

Nguyên lý hoạt động của mạch nhân 2 tự động:

Khi cắm điện AC 220 thì mạch chỉnh lưu bình thường. Khi cắm điện AC 130V trở xuống thì mạch tự động nhân 2.

Để thực hiện chức năng trên người ta phải lắp một mạch dò áp để phát hiện điện áp thấp và mạch công tắc nối từ điểm giữa hai tụ với một đầu điện áp AC, khi áp AC vào < 130V thì mạch dò áp xuất hiện áp điều khiển đưa tới đóng mạch công tắc, mạch công tắc trong thực tế thường sử dụng

Thiristor có điều khiển.

Bất kể nguồn xung nào cũng có 3 mạch điện cơ bản sau đây:

Mạch tạo dao động Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra Mạch bảo vệ

3 - Mạch tạo dao độngNhiệm vụ của mạch tạo dao động là tạo ra xung điện để điều khiển đèn công xuất ngắt mở liện tục => tạo ra dòng điện xoay chiều tần số cao chạy qua biến áp => cho ra điện áp thứ cấp.Nếu không có mạch dao động <=> đồng nghĩa với đèn công xuất không hoạt động <=> đồng nghĩa với không có điện áp ra trên các cuộn thứ cấp.

Nguồn sử dụng mạch dao động nghẹt:

Các linh kiện không thể thiếu của mạch dao động nghẹt là :

Điện trở mồi R1: có giá trị lớn khoảng 470KOhm, có nhiệm vụ mồi cho đèn Q1 dẫn. Tụ hồi tiếp C1: đưa điện áp từ cuộn hồi tiếp về để chuyển trạng thái đèn Q1 từ đang dẫn

=> sang ngắt. Điện trở hồi tiếp R2: hạn chế dòng hồi tiếp đi qua tụ C1. Đèn công suất Q1 : Tạo dòng điện ngắt mở đi qua cuộn sơ cấp biến áp, dòng điện ngắt

mở này tạo thành từ trường cảm ứng tạo ra điện áp hồi tiếp trên cuộn hồi tiếp duy trì dao động, đồng thời cảm ứng lên cuộn thứ cấp để tạo thành điện áp đầu ra.

Trong nguồn sử dụng dao động nghẹt, Đèn công suất Q1 vừa tham gia dao động vừa đóng vai trò như một công tắc ngắt mở, đèn công suất của nguồn dao động nghẹt là đèn BCE.

Nguồn sử dụng mạch dao động đa hài (IC dao động):Dao động đa hài là mạch dao động không có sự tham gia của cuộn dây, mạch dao động đa hài thường sử dụng IC kết hợp với điện trở, tụ điện để tạo thành dao động, đèn công suất trong nguồn dao động đa hài không tham gia dao động và sử dụng đèn Mosfet để ngắt mở.

R1 là điện trở mồi nhưng có nhiệm vụ cấp nguồn cho IC tạo dao động, R1 có giá trị từ 47K đến 68K.

Đèn công suất của mạch nguồn dao động đa hài là đèn Mosfet DSG, không tham gia tạo ra dao động.

Mạch hồi tiếp về IC là để giữ cho điện áp ra ổn định, không có nhiệm vụ trong việc tạo dao động.

4. Mạch hồi tiếp để giữ ổn định điện áp raĐiện áp ra thường thay đổi tỷ lệ thuận với điện áp vào và thay đổi tỷ lệ nghịch với dòng điện tiêu thụ, nghĩa là khi điện áp vào giảm hoặc dòng tiêu thị tăng thì điện áp ra có xu hướng giảm xuống.Để giữ cho điện áp ra cố định thì khi điện áp vào tăng / giảm, người ta phải điều chỉnh cho dòng điện qua đèn công xuất giảm / tăng (với mạch dao động nghẹt) hoặc thời gian mở của đèn giảm / tăng (với mạch dao động dùng IC).Để điều khiển đèn công xuất một cách tự động, người ta sử dụng mạch hồi tiếp, có hai loại mạch hồi tiếp là hồi tiếp trực tiếp và hồi tiếp so quang (ghép quang).

* Mạch hồi tiếp trực tiếp:Mạch hồi tiếp trực tiếp (phần mạch màu xanh) có tác dụng giữ cho điện áp ra cố định khi áp vào thay đổi, mạch này vẫn bị sụt áp khi mạch cao áp chạy (mạch cao áp tiêu thụ dòng lớn bên thứ cấp, gây sụt áp).

D1, C3 tạo ra điện áp hồi tiếp một chiều, áp hồi tiếp này tỷ lệ thuận với điện áp vào. R3, R4 là cầu phân áp tạo ra điện áp lấu mẫu ULM từ áp hồi tiếp, do đó khi áp hồi tiếp

tăng thì áp lấy mẫu cũng tăng. Q2 là đèn sửa sai, nếu Q2 dẫn mạnh sẽ làm biên độ dao động đi vào chân B đèn Q1 giảm

=> dòng qua đèn Q1 sẽ giảm.

Nguyên lý hoạt động của mạch như sau: Giả sử khi điện áp vào tăng => điện áp ra và điện áp hồi tiếp tăng => điện áp lấy mẫu tăng => đèn Q2 dẫn tăng => dòng qua đèn Q1 giảm => điện áp ra giảm xuống chống lại sự tăng áp lúc đầu, quá trình này điều chỉnh rất nhanh và không làm ảnh hưởng tới điện áp đầu ra. Trong trường hợp ngược lại ta phân tích tương tự.

Ưu điểm và nhược điểm của mạch hồi tiếp trên:- Mạch trên có ưu điểm là đơn giản, dễ cân chỉnh.- Nhược điểm của mạch trên là điện áp ra vẫn bị sụt áp khi cao áp hoạt động, bởi vì cuộn thứ cấp và cuộn hồi tiếp là hai cuộn dây khác nhau nên có sự sụt áp khác nhau.Để khắc phục nhược điểm trên người ta phải sử dụng đường hồi tiếp từ cao áp về chân B đèn công suất nguồn, khi đó điện áp ra được giữ cố định khi dòng tiêu thụ thay đổi, mạch hồi tiếp trên gọi là mạch hồi tiếp ổn định dòng.

* Mạch hồi tiếp so quang (ghép quang):Mạch hồi tiếp so quang giữ cho điện áp ra cố định trong cả hai trường hợp: điện áp vào thay đổi

và khi cao áp chạỵ.

Cầu phân áp R4, R5 tạo ra điện áp lấy mẫu đưa vào IC tạo áp dò sai KA431 KA431 là IC tạo áp dò sai. IC so quang (ghép quang, opto) truyền điện áp dò sai về bên sơ cấp Q2 là đèn sửa sai D1 và C3 là mạch chỉnh lưu tạo điện áp DC đưa vào mạch so quang.

Nguyên lý hoạt động của mạch:Mạch trên giữ được điện áp ra cố định trong cả hai trường hợp: điện áp đầu vào thay đổi và khi cao áp chạy (dòng tiêu thu thay đổi).Giả sử khi điện áp đầu vào giảm hoặc khi cao áp hoạt động (dòng tiêu thụ tăng cao) khi đó điện áp ra (110V) có xu hướng giảm => điện áp lấy mẫu giảm => dòng điện qua KA431 giảm => dòng qua LED so quang giảm => dòng qua Photo Diot so quang giảm => điện áp đưa về chân B đèn Q2 giảm => đèn Q2 dẫn yếu đi => đèn Q1 dẫn tăng lên => điện áp ra tăng lên bù lại sự giảm áp lúc đầu .Trong trường hợp ngược lại ta phân tích tương tự.Quá trình điều chỉnh trên diễn ra rất nhanh và không làm ảnh hưởng đến điện áp đầu ra.

5. Các mạch bảo vệNhiệm vụ của mạch bảo vệ là bảo về đèn công suất nguồn không bị hỏng khi phụ tải bị chập.

Khi phụ tải bị chập, dòng điện qua đèn công xuất tăng cao và làm đèn bị hỏng.Từ chân E đèn công suất người ta đấu thêm điện trở Re để lấy ra sụt áp Ubv, sụt áp này được đưa vào chân B đèn bảo vệ Q3, chân C đấu vào chân B đèn công suất Q1, chân E nối mass.=> Khi phụ tải của nguồn bị chập => dòng qua đèn công suất Q1 tăng => Ubv tăng, khi Ubv >= 0,6V thì đèn Q3 dẫn làm mất dao động đưa vào chân B Q1 => Q1 tạm thời ngưng dẫn.=> Khi Q1 ngưng dẫn => áp bảo vệ không còn và Q1 lại dao động trở lại => sau đó lại bị ngắt bởi mạch bảo vệ => quá trình lặp đi lặp lại trở thành tự kích => đèn báo nguồn chớp chớp liên tục.

Bài 3 / Chuyên Sâu - Phân tích khối nguồn TiVi National TC-485XR

1 - Sơ đồ khối nguồn TiVi National TC - 485 XR

Nhiệm vụ của các mạch như sau:

o Mạch lọc nhiễu, loại bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện.o Mạch chỉnh lưu x2 tự động, ở điện áp 220V AC vào thì mạch chỉnh lưu

bình thường, khi cắm nguồn 110V mạch chỉnh lưu x2 để đảm bảo điện áp cung cấp cho nguồn xung vẫn đủ 300V.

o Nguồn cấp trước: có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5V nuôi IC Vi xử lý, nguồn này hoạt động liên tục trong quá trình cắm điện.

o Nguồn chính: chỉ hoạt động khi có lệnh Power từ IC Vi xử lý đưa tới, nguồn chính cung cấp 115V cho mạch cao áp, 16V cung cấp cho mạch dao động dòng (sau khi ổn áp xuống 9V) và cung cấp cho các mạch xử lý tín hiệu (sau khi ổn áp xuống 12V).

o Điều khiển từ xa thực hiện chức năng tắt mở nguồn chính thông qua lện Power từ vi xử lý.

2 - Mạch chỉnh lưu nhân 2 tự động của nguồn National TC 485XR

Nhiệm vụ các linh kiện ở sơ đồ trên:

o Mạch điện có màu đỏ là mạch chỉnh lưu và lọc bao gồm D807 là Diode chỉnh lưu cầu, tụ C810, C811, C812, C813 là các tụ lọc nhiễu, điện trở R802 và R802 là trở hạn dòng.

o Các linh kiện mầu xanh da trời là mạch nhân 2 tự động bao gồm các linh kiện xung quanh 2 đèn Q807 và Q809, đèn Q804 đóng vai trò như một công tắc để đóng mở nối tắt một đầu AC vào điểm giữa hai tụ lọc nguồn.

o Các linh kiện mầu tím là mạch bảo vệ.

Nguyên lý hoạt động của mạch chỉnh lưu nhân 2 tự động như sau:

o Khi cắm điện 110V AC: điện áp đi qua cầu phân áp R805 thấp => làm D802 tắt => đèn Q809 tắt => điện áp đi qua R807 tiếp tục đi qua D803 => làm Q807 dẫn cấp nguồn âm vào chân G của Thiristor là Thiristor Q804

dẫn => điện áp AC từ nguồn được nối thông với điểm giữa hai tụ lọc nguồn chính C806 và C809 => khi đó điện áp DC thu được tăng gấp 2 => như vậy ta vẫn thu được 300V DC.

o Tương tự như vậy, khi cắm nguồn 220V AC, điện áp qua R805 => làm D802 dẫn => Q809 dẫn => D803 tắt => Q807 tắt => Q804 tắt, khi đó mạch chỉnh lưu như lúc bình thường và điện áp đầu ra vẫn là 300V DC

o Nếu các linh kiện trong mạch dò áp này bị hỏng hay lỏng chân sẽ rất nguy hiểm cho bộ nguồn vì chúng có thể báo sai => làm cho mạch chỉnh lưu nhân 2 trong cả trường hợp cắm 220VAC làm điện áp tăng cao thành 600VDC => làm hỏng đèn công suất nguồn.

Tốt nhất là tháo bỏ đèn Q804 ra khỏi mạch trước khi sửa sữa mạch nguồn để đảm bảo an toàn.

Nguyên lý hoạt động của mạch bảo vệ:Nếu điện áp sau mạch chỉnh lưu tăng quá cao >>300V, trong các trường hợp mạch x2 bị hỏng làm x2 cả trường hợp cắm nguồn 220V khi đó điện áp DC thu được sẽ là 600V DC, điện áp này sẽ làm hỏng đèn công suất nguồn, vì vậy => nếu điện áp ra 400V DC => sẽ có dòng đi qua D805 vào chân G Thiristor Q805 làm Thiristor Q805 dẫn => khi đó điện áp AC đầu vào bị đánh chập xuống mass thông qua Q805 => làm nổ cầu chì.

3 - Nguyên lý mạch nguồn cấp trước trong bộ nguồn National TC485XR

Mạch tạo dao động (các linh kiện màu đỏ):

o R802 là điện trở mồi 330K định áp cho Q881 dẫn.o R884 là điện trở hồi tiếp180ohm hạn chế dòng hồi tiếp qua tụ C886.o C886 là tụ hồi tiếp 33nF, hồi tiếp để tạo sự ngắt mở của đèn công suất

Q881 => tạo thành dao động.o Đèn công suất Q881 tham gia dao động và làm nhiệm vụ ngắt mở tạo ra

dòng điện biến thiên chạy qua cuộn sơ cấp biến áp.

Mạch hồi tiếp ổn định áp ra (các linh kiện màu xanh lơ):

o D802 và C885 tạo ra điện áp lấy mẫu âm.o D883 để gim điện áp chân B đèn công suất, có chênh lệch với điện áp âm

lấy mẫu một lượng không đổi.

Nguyên lý ổn áp: Nếu nguồn ra tăng => điện áp lấy mẫu trên tụ C885 càng âm => thông qua D883 làm điện áp ở chân B đèn công suất Q881 giảm => dòng qua Q881 giảm => làm điện áp ra giảm xuống.Trường hợp nguồn ra giảm thì mạch ổn áp theo hướng ngược lại.

Mạch bảo vệ (mạch màu tím):Trong trường hợp điện áp ra bị chập => đèn công suất sẽ hoạt động mạnh => dòng qua R885 tăng => áp trên R885 tăng => làm đèn Q882 dẫn => đấu tắt chân B đèn Q881 xuống mass => đèn Q881 tắt sau đó lại hoạt động trở lại => tạo thành tự kích nhưng đèn công suất không bị hỏng.

Mạch thứ cấp:Điện áp đầu ra thứ cấp được chỉnh lưu qua D885 và lọc trên C888 thành áp một chiều 16V sau đó được ổn áp qua IC LA7805 xuống 5V đi tới cung cấp cho mạch Vi xử lý.

4 - Nguyên lý hoạt động của nguồn chính trong bộ nguồn National TC 485XR

o Các linh kiện màu đỏ là mạch tạo và duy trì dao động.o Các linh kiện màu xanh là mạch hồi tiếp để giữ cố định áp ra.o Các linh kiện màu tím là mạch bảo vệ.

Nguyên lý của mạch tạo dao động:

o Điện áp vào đi qua các điện trở mồi R813, R817, R819 vào chân B đèn công suất định áp cho đèn công suất dẫn => tạo ra dòng điện chạy qua sơ cấp biến áp => cảm ứng lên cuộn hồi tiếp => điện áp hồi tiếp nạp qua tụ hồi tiếp C817 về để chuyển đèn Q801 sang trạng thái ngắt mở tạo thành dao động.

o Nếu một trong các linh kiện tham gia dao động mà hỏng thì nguồn sẽ mất dao đông => điện áp ra = 0 V.

Nguyên lý của mạch ổn định áp ra:

o Khi điện áp ra tăng do điện áp vào tăng hoặc do dòng tiêu thụ giảm, điện áp đưa về chân IC tạo áp dò sai IC801 tăng => dòng qua IC so quang tăng => hồi tiếp về làm đèn sửa sai Q803 dẫn tăng => đèn Q806 dẫn tăng => làm điện áp dao động tại B đèn Q801 giảm => đèn Q801 hoạt động giảm => làm điện áp ra giảm về giá trị cũ.

o Nếu điện áp ra bị giảm => thì mạch điều chỉnh theo hướng ngược lại. Mạch hồi tiếp trên điều chỉnh rất nhanh cỡ vài phần nghìn giây và không làm ảnh hưởng đến điện áp đầu ra.

o Nếu các linh kiện trong mạch hồi tiếp so quang bị hỏng => mất điện áp hồi tiếp => điện áp ra sẽ bị sai, nếu hỏng ở mức độ nặng hơn thì điện áp ra sẽ bị tự kích đèn báo nguồn chớp chớp hoặc xuất hiện rồi mất.

Bài 3 / Chuyên Sâu - Phân tích khối nguồn TiVi SONY KV1485

Mạch tạo và duy trì dao động: Màu đỏ Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra: Màu xanh lơ

Nhiệm vụ của các linh kiện trong bộ nguồn: Bộ nguồn có thể chia làm 3 mạch chính là mạch tạo dao động, mạch hồi tiếp để ổn định áp ra và mạch bảo vệ.

* Mạch tạo dao động (có nhiệm vụ tạo và duy trì dao động, nếu hỏng một trong các linh kiện này, nguồn sẽ mất dao động, điện áp ra = 0):

R602 và R617 là các điện trở mồi mắc nối tiếp để định thiên cho đèn công suất hoat động => tạo dao động.

Điện trở R603 và tụ C607 dẫn điện áp hồi tiếp về để tạo sự ngắt mở của đèn công suất duy trì dao động.

R615 định thiên cho đèn tiền khuếch đại vì vậy nếu đứt R này nguồn cũng mất dao động.

Ghi nhớ: Khi hỏng một trong các linh kiện của mạch tạo dao động => Nguồn sẽ mất dao động => Điện áp ra = 0V, mất đèn báo nguồn.

* Mạch hồi tiếp để ổn định điện áp đầu ra (có nhiêm vụ hồi tiếp để giữ cho điện áp ra không đổi trong cả hai trường hợp điện áp vào thay đổi và dòng tiêu thụ thay đổi):

IC602 tạo điện áp dò sai, khi điện áp đầu ra tăng thì dòng đi qua IC từ chân 2 sang chân 3 tăng => dòng qua diode so quang => hồi tiếp về sơ cấp tăng.

IC603 là IC so quang truyền sự thay đổi điện áp về bên sơ cấp và cách ly điện áp giữa hai bên, khi dòng qua diode so quang tăng => ánh sáng chiếu vào đèn so quang tăng => đèn so quang dẫn tăng lên.

Q603 và Q601 là hai đèn sửa sai, khuếch đại điện áp hồi tiếp để đưa về chân 8 và 9 điều khiển giữ cho điện áp ra cố định.

Khi hỏng một trong các linh kiện của mạch hồi tiếp này => nguồn sẽ bị tự kích hoặc điện áp ra bị sai.Ghi nhớ: Khi hỏng các linh kiện trong mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra => Áp hồi tiếp về bị sai => Điện áp ra bị sai hoặc bị tự kích đèn báo nguồn chớp chớp, hoặc điện áp ra rồi mất ngay, nếu hồi tiếp bị mất thì có thể gây hỏng IC công suất.

Bài 3 / Chuyên Sâu - Phân tích khối nguồn TiVi JVC 1490 M

Mạch tạo và duy trì dao động - Màu đỏ Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra - Màu xanh lơ

Nguyên lý hoạt đông:

Mạch dao động: Khi có điện áp 300V đi vào mạch nguồn, ban đầu điện áp đi qua điện trở mồi R905, nạp qua tụ C913 vào chân B đèn công suất thông qua chân 2 IC => làm đèn công suất dẫn => có dòng đi qua cuộn sơ cấp => cảm ứng sang cuộn hồi tiếp => nạp qua C916 và R907 hồi tiếp về chân 2 => duy trì dao động.

Mạch ổn định áp ra: Điện áp hồi tiếp được chỉnh lưu qua D902 lọc trên C914 lấy ra điện áp âm để đưa về chân 1 IC có tác dụng giữ cho áp ra cố định khi áp vào thay đổi, mạch này không giữ được áp ra cố định khi cao áp chạy.

Chú ý: Các máy JVC có một điểm đặc biệt đó là - Điện trở mồi của nguồn JVC có thể bị giảm trị số (trường hợp này chỉ xảy ra ở nguồn JVC) => Làm hỏng IC công suất, ta nên lưu ý trường hợp này.

Phương pháp sửa nguồn các máy JVC khi bị chập IC công suất:

Tháo bỏ Thiristor (D944) của mạch chỉnh lưu x2 ra ngoài (để loại trừ nguyên nhân hỏng mạch chỉnh lưu x2 => làm điện áp DC vào tăng gấp 2)

Thay điện trở mồi R905 bằng một điện trở khác 180K (loại trừ nguyên nhân trở mồi giảm trị số)

Thay hai đèn bảo vệ Q901 và Q902 và hai đèn này sẽ hỏng khi IC bị chập. Thay IC công suất mới sau khi đã làm các việc trên.

Bài 3 / Chuyên Sâu - Phân tích khối nguồn TiVi Samsung Vina CS 2040, CS 5085, CS386

Mạch tạo dao động: Sử dụng IC MIS0169 để tạo dao động, mạch không có R, C hồi tiếp vì vậy đây là mạch dao động đa hài, dao động tạo ra được đưa sang IC công suất SMR40000 để thực hiện ngắt mở dòng điện chạy qua sơ cấp biến áp.Mạch nguồn không có hồi tiếp so quang và không có hồi tiếp cao áp vì vậy nguồn này có nhược điểm là điện áp đầu ra thay đổi khoảng 20% giữa chế độ chờ và khi cao áp hoạt động => Vì vậy

nguồn này thường gây hỏng sò dòng và Diode bảo vệ đầu ra.

Hư hỏng thường gặp của nguồn Samsung Savina CS2040, CS5085:

Bị chập IC công suất nguồn và nổ cầu chì. Nguồn có tiếng kêu e e, bên sơ cấp không chập, nhưng chập sò dòng hoặc Diode ổn áp,

sau khi thay sò dòng và diode ổn áp được một thời gian lại bị chập.

Nguyên nhân:Nguyên nhân của cả hai bệnh trên đều do lỗi của cặp IC SMR40000 và MIS0169, trong các trường hợp hỏng đi hỏng lại sò công suất dòng => ta cần phải thay một cặp IC công suất và IC dao động mới mặc dù hai IC này có thể chưa hỏng nhưng chúng lại là nguyên nhân gây ra hỏng sò dòng và diode bảo vệ.

Bài 3 / Chuyên Sâu - Phân tích khối nguồn TiVi Deawoo 50N

Bộ nguồn Deawoo thiết kế kiểu chung mass với bên máy, điện áp 300V đi qua biến áp xung => đi qua IC công suất rồi ra thẳng điện áp 103V ở chân 4 cung cấp cho mạch cao áp.

Bộ nguồn cũng có các mạch cơ bản như sau:

Mạch tạo dao động: Bao gồm điện trở mồi R806, tụ hồi tiếp C826, trở hồi tiếp R802, các linh kiện này kết hợp với đèn công suất trong IC để tạo dao động. Mạch có dao động thì mới có điện áp ra ở chân 4 IC

Mạch hồi tiếp trực tiếp: Mạch này thực hiện ở trong IC có nhiệm vụ giữ cố điịnh điện áp ra khi điện áp vào thay đổi, mạch này không giữ được điện áp ra khi cao áp chạy.

Mạch hồi tiếp cao áp: Có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không bị sụt áp khi cao áp chạy, mạch này bao gồm các linh kiện C830, R804, D808.

Mạch bảo vệ: Do chân E đèn công suất được đấu với điện áp ra vì vậy loại nguồn này không có mạch bảo về nguồn mà chỉ có Diode Zener bảo vệ đèn hình trong trường hợp điện áp ra của nguồn tăng cao.

Do nguồn không có bảo vệ nên khi nguồn bị chập phụ tải => sẽ hỏng theo IC nguồn.

Hư hỏng thường gặp của bộ nguồn Deawoo 50N:

1. Máy không có đèn báo nguồn: Khi kiểm tra sơ cấp và thứ cấp thấy không bị chập.Nguyên nhân của hiện tượng trên thường do đứt trở mồi R806 hoặc lỏng chân R, C hồi tiếp là R802 hoặc C826 hoặc hỏng IC.

Khắc phục:

Hàn lại chân IC và các linh kiện khu vực nguồn. Kiểm tra và thay điện trở mồi nếu hỏng. Thay IC công suất mới.

2. Máy không có đèn báo nguồn: kiểm tra thấy nổ cầu chì, chập cả sơ cấp và thứ cấp của nguồn.Nguyên nhân của hiện tượng này thường do chập lái tia => dẫn đến chập sò dòng => dẫn đến chết IC công suất nguồn => dẫn đến chập Diode bảo vệ đầu ra => kéo theo nổ cầu chì và có thể chập cầu Diode chỉnh lưuChú ý: (các máy có nguồn không cách ly thì khi hỏng sò dòng thường kéo theo hỏng nguồn và ngược lại)

Khắc phục:

Tháo sò dòng và Diode bảo vệ trên đường 103V ra khỏi máy, tam thời để hở tải đường này.

Tháo IC công suất nguồn ra khỏi máy. Kiểm tra các Diode xung quanh IC xem có bị chập không ? Kiểm tra và thay các Diode trong mạch chỉnh lưu cầu (nếu hỏng). Thay cầu chì mới.

Lắp IC công suất nguồn mới vào máy. Chuẩn bị sẵn tư thế đo điện áp 103V ở đầu ra của nguồn. Cấp điện và xem đồng hồ nếu ra đúng 103V là nguồn đã hoạt động tốt. Tháo cuộn lái tia ra kiểm tra xem có bị cháy một số vòng dây không nếu thấy

cháy cần thay lái tia trước. Lắp Diode bảo vệ và sò dòng vào máy và cho máy chạy.

3. Màn sáng bị co hai bên, khung sáng co dãn khi độ sáng màn hình thay đổi, nguồn có tiếng rít.Hiện tượng trên là do nguồn bị mất hồi tiếp từ cao áp về nguồn (thường do khô tụ C830) => làm cho điện áp đầu ra bị sụt áp xuống còn khoảng 70V khi cao áp chạy, và điện áp này thay đổi khi dòng tiêu thụ thay đổi.

Khắc phục: Thay tụ hoá C830 trên đường dẫn xung dòng từ chân cao áp về khu vực nguồn, nếu thay tụ vẫn chưa hết thì cần kiểm tra mạch in trên đường dẫn xung hồi tiếp trên từ cao áp về nguồn.  Bài 4 - Đèn hình màu CRT

1 - Cấu tạo của đèn hình màu và các điện áp phân cực

Cấu tạo của màn hình:

Màn hình màu được cấu tạo bới các điểm Phosphor có khả năng phát sáng ra các màu đỏ, xanh lá, xanh lơ khi có tia điện tử bắn vào, các điểm màu này được xếp sen kẽ để tạo thành các điểm tam RGB gọi là điểm ảnh (Pixels), một điểm màu thì chỉ phát ra một màu có cường độ sáng thay đổi, nhưng một điểm ảnh thì cho vô số màu thông qua nguyên lý trộn màu, tuy các điểm màu chỉ đứng cạnh nhau nhưng do điểm màu quá nhỏ và khoảng cách giữa chúng quá ngắn, mắt thường không phân biệt được hai điểm riêng biệt và có cảm giác là một màu tổng hợp.

Số điểm ảnh của màn hình màu là khoảng 500.000 điểm, và số điểm màu sẽ là 500.000 x 3 = 1.500.000 điểm, vì vậy một điểm màu có kích thước rất nhỏ, để nhìn thấy rõ ba điểm màu, ta dùng kính lúp soi vào màn hình, khi đó ta sẽ nhìn thấy các điểm màu chỉ đứng gần nhau mà thôi.

3 Katôt: KR, KG, KB

Là nơi phát xạ ra 3 dòng tia điện tử đi song song bay về phía màn hình, dòng phát xạ từ KR chỉ bắn vào các điểm R, từ KG chỉ bắn vào các điểm G, từ KB chỉ bắn vào các điểm B, ở chế độ tĩnh (không có hình - màn sáng có nhiễu trắng ) điện áp 3 Katôt được phân cực khoảng 100 đến 150V DC, để các Katot phát xạ được chúng phải được nung nóng nhờ sợi đốt.

Độ phát xạ của các Katôt sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng, khi đó hình ảnh sẽ mờ dần và thiếu độ chi tiết và ta thường gọi là đèn hình già, nếu các Katốt có độ phát xạ không cân bằng, thì hình ảnh sẽ bị sai màu và ta gọi là đèn hình bị lệch tia, trong các trường hợp trên người ta thường tăng điện áp sợi đốt lên 1 đến 2V để cho độ phát xạ tăng theo => quá trình đó gọi là kích đèn hình.

Sợi đốt Heater:Có nhiệm vụ nung nóng giúp cho 3 Katot phát xạ ra tia điện tử, sợi đốt được cung cấp 4,5V nếu đèn cổ nhỏ hoặc 6,3V nếu là đèn cổ trung, 3 Katốt có 3 sợi đốt đấu song song, trong trường hợp đèn hình bị mất hẳn một tia thì thường do bị đứt sợi đốt => đứt sợi đốt thì ta chỉ có thể thay đèn hình.

Lưới G1:Còn gọi là lưới khiển có nhiệm vụ điều khiển dòng phát xạ, tuy nhiện trong Ti vi màu thì G1 lại không sử dụng và đem đấu xuống mass.

Lưới G2: Lưới gia tốc Gọi là lưới gia tốc vì nó có nhiệm vụ tăng tốc tia điện tử bay về màn hình, lưới G2 được cung cấp điện áp khoảng 400V lấy từ chiết áp Screen trên thân cuộn cao áp, khi chỉnh núm Screen điện áp G2 thay đổi => độ sáng màn hình thay đổi, G2 thường được điều chỉnh ở khoảng 60% giá trị núm Screen, nếu để G2 quá cao => màn ảnh sẽ quá sáng và mờ kèm theo tia quét ngược, nếu để G2 quá thấp => ảnh bị tối hoặc có thể mất ánh sáng.

Lưới G3: Lưới hội tụ Gọi là lưới hội tụ vì nó giúp cho ba tia điện tử phát xạ từ 3 Katôt hội tụ lại đúng trên màn hình => giúp cho hình ảnh có độ sắc nét cao nhất, điện áp G3 chỉ có một giá trị đúng cho mỗi đèn hình, giá trị G3 khoảng 5000V và còn tuỳ theo kích thước đèn hình, điện áp này lấy từ chiết áp

Focus trên thân cuộn cao áp do đó có thể điều chỉnh được, nếu ta chỉnh sai áp Focus => hình ảnh sẽ bị nhoè, các chi tiết không rõ, vì điện áp Focus là khá cao do đó về mùa ẩm ướt, điện áp Focus thường bị dò rỉ làm hỏng đế nhựa sau đuôi đèn => Sinh hiện tượng ảnh bị nhoè, bật máy sau một thời gian mới rõ dần.

Các chi tiết bên ngoài:

Cuộn lái tia: Cuộn lái tia được gắn vào cổ đèn hình có nhiệm vụ lái tia điện tử quét từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. có hai cuộn lái tia là cuộn lái dòng và cuộn lái mành, cuộn lái dòng được cung cấp xung dòng từ chân C đèn công xuất dòng, cuộn lái mành được cung cấp xung mành từ IC công xuất mành, nếu mất xung đi tới cuộn lái dòng thì màn hình chỉ có cột sáng dọc, nếu mất xung mành đi tới cuộn lái mành thì màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang.

Nam châm Puryty: Nam châm Puryty là các vòng tròn gắn quanh cổ đèn hình ngay sau cuộn lái tia, Nam châm Puryty có nhiệm vụ hướng cho ba tia điện tử phát xạ từ 3 Katốt bắn đúng vào điểm màu tương ứng (thợ không chỉnh) nếu ta chỉnh sai => ảnh sẽ có viền màu, khi đó ta phải theo vết sơn đánh dấu của nhà sản xuất để chỉnh trả lại vị trí cũ.

Cuộn dây khử từ - Degauss: là các vòng dây quấn xung quanh đèn hình, cuộn khử từ có nhiệm vụ khử từ dư trên đèn hình do từ trường trái đất nhiễm vào để khắc phục hiện tượng nhiễm từ, nhiễm từ là hiện tượng màn hình bị loang màu, sai màu thành từng vùng, cuộn khử từ chỉ hoạt động trong khoảng 2 đến 3 giây đầu khi mới bật máy, dòng điện qua cuộn khử từ rất mạnh khoảng 1,5 đến 2Ampe, cuộn khử từ được điều khiển từ một điện trở khử từ nằm trên bộ nguồn trước cầu Diode chỉnh lưu.

2 - Điều kiện để màn hình sáng lênKhi ta sửa chữa bệnh mất ánh sáng trên màn hình, mặc dù máy đã có đèn báo nguồn, khi đó ta cần phải dựa vào các điều kiện cần thiết để cho màn hình sáng sau:

Có điện áp HV cung cấp cho Anôt. Có điện áp G2 cung cấp cho lưới G2. Có điện áp Heater cung cấp cho sợi đốt. Điện áp trên 3 Katôt < 150V , nếu áp trên 3 katôt > 150V thì phải tăng cao G2. =>

các điều kiện trên gắn liền với sự hoạt động của cao áp vì vậy đa số hiện tượng mất ánh sáng là do cao áp không hoạt động.

Nếu như các yếu tố trên đã thoả mãn mà màn hình vẫn không sáng thì kết luận => Hỏng đèn hình.

3. Phương pháp kiểm tra chất lượng đèn hình

* Hư hỏng thường gặp của đèn hình:

Đèn hình bị lọt khí : Nguyên nhân thường do đèn hình bị va chạm mạnh, hoặc khi tháo vỉ đuôi đèn quá mạnh làm gẫy núm hút chân không, biểu hiện của đèn lọt khí là lớp Phosphor bên trong bị ố loang thành từng đám.

Đèn hình bị đánh lửa: Nguyên nhân thường do điện áp cao áp quá mạnh, ta nhìn thấy tia lửa xanh trong chuôi đèn hình ở ngay đế cắm .

Đèn hình bị già: Đèn hình già là đèn đã hết tuổi thọ sử dụng, đèn già tức là độ phát xạ của 3 Katôt bị giảm so với lúc mới, độ phát xạ của katot tỷ lệ với độ sáng của màn hình, vì vậy làm hình bị tối và mờ.

Đèn hình bị lệch tia: Đèn lệch tia là đèn có một hoặc 2 trong sô 3 Katot có độ phát xạ giảm hoặc không phát xạ, trong khi Katot còn lại tương đối tốt, đèn lệch tia thường sinh ra hiện tượng bị sai màu và mất một màu.

* Kiểm tra đánh giá chất lượng của đèn hình:

a) Cảm nhận bằng mắt thường về chất lượng của đèn hình .

Ví dụ 1: Hình ảnh sau đây là hiện tượng của Tivi màu bị lệch tia, hỏng KG => màn ảnh ngả về màu tím:

Ví dụ 2: Hình ảnh bị tối và mờ, nguyên nhân do đèn hình bị già, độ phát xạ của cả 3 tia bị giảm.

Các hiện tượng trên, ngoài nguyên nhân do đèn lệch tia và đèn bị già còn có nguyên nhân do máy, vì vậy để kết luận chính xác có phải do đèn hay không thì ngoài việc đánh giá bằng mắt, ta cần phải đo độ phát xạ của đèn hình.

b) Phương pháp đo độ phát xạ của đèn hình

Đo phát xạ đèn hình cổ nhỏ:

Đèn hình cổ nhỏ có 7 chân tín theo chiều kim đồng hồ là các chân KB - G1 - HT - GND - KR - G2 - KG

Cách đo:

Dùng một biến áp cấp nguồn ~4,5V vào hai chân HT và GND (cấp nguồn cho sợi đốt)

Xoay đồng hồ về thang x1KOhm, que đen để vào G1, que đỏ lần lượt đặt vào KG, KR, KB => và quan sát kết quả.

Nếu trở kháng giữa G1 với 3 Katot bằng nhau => nghĩa là độ phát xạ của 3 tia bằng nhau, nếu trở kháng khác nhau thì độ phát xạ của 3 tia bị lệch.

Trở kháng giữa G1 với Katot nào thấp hơn thì độ phát xạ của Katot đó tốt hơn. Thông thường với đèn 14" thì trở kháng này < 10K, nếu trở kháng quá cao > 30K

là Katot bị hỏng.

Đo phát xạ đèn hình cổ trung:

Đèn hình cổ trung có 9 chân tín theo chiều kim đồng hồ là các chân G1 - KG - G2 - KR - GND - HT - KB, chân đầu tiên và chân cuối cùng bỏ trống.

Cách đo tương tự như đo kiểm tra đèn cổ nhỏ, nhưng điện áp cấp cho sợi đốt với đèn cổ trung là ~6,3V.

4 - Các bệnh liên quan đến sự phân cực của đèn hình

* Mất điện áp HV cung cấp cho đèn hình

Nguyên nhân của trường hợp này thường do cao áp không hoạt động Biểu hiện là màn ảnh không sáng trong khi đèn báo nguồn vẫn còn và không có

tiếng. Để sửa chữa hiện tượng trên ta cần kiểm tra khối quét dòng và cao áp.

* Mất điện áp sợi đốt

Nguyên nhân thông thường là lỏng chân đế đèn hình, lỏng chân điện trở cung cấp điện áp nuôi sợi đốt.

Biểu hiện: máy không có màn sáng nhưng vẫn có tiếng, vẫn có tiếng là chứng tỏ cao áp vẫn đang hoạt động.

Sửa chữa: kiểm tra điện áp cấp cho sợi đốt (Heater) bằng thang xoay chiều, với đèn hình cổ nhỏ phải có 4,5V, với đèn hình cổ trung phải có 6,3V.

* Mất điện áp trên 3 Katôt đèn hình

Nguyên nhân: Thường do mất điện áp 180V cung cấp cho tầng khuếch đại công suất sắc nằm trên vỉ đuôi đèn hình.

Biểu hiện: màn ảnh sáng trắng và có tia quét ngược, không có hình. Sửa chữa: Kiểm tra điện áp trên 3 Katôt, nếu bình thường thì 3 Katôt có khoảng

100 - 150V, nếu áp trên 3 Katôt giảm thấp => cần kiểm tra điện áp 180V cấp cho vỉ đuôi đèn hình, điện áp này xuất phát từ cao áp, đo điện áp này trên tụ lọc 250V trên vỉ đuôi đèn.

Trường hợp áp trên 3 Katốt vẫn có đủ thì giảm điện áp G2 bằng cách chỉnh núm Screen trên thân cuộn cao áp.

* Điện áp cấp cho lưới G2 tăng cao

Nguyên nhân: Nếu là không phải do ta chỉnh thì nguyên nhân là do hỏng chiết áp Screen trên thân cuộn cao áp.

Biểu hiện: Màn ảnh sáng trắng có tia quét ngược, có hình mờ hoặc không có hình như trường hợp mất áp trên 3 Katôt.

Khắc phục: Kiểm tra lại điện áp tren 3 Ka tôt trước, Chỉnh chiết áp Screen cấp cho G2, Nếu không được thì tháo cao áp ra đi thay chiết áp G2 (mang đến thợ chuyên làm cao áp để sửa)

* Điện áp cấp cho G2 bị thấp

Nguyên nhân: Do điều chỉnh sai chiết áp Screen hoặc bị hỏng chiết áp Screen. Biểu hiện: Hình ảnh tối hoặc mất ánh sáng, có tiếng bình thường. Khắc phục: chỉnh lại chiết áp Screen, nếu chỉnh không có tác dụng là hỏng chiết

áp, nếu có tác dụng nhưng ảnh vẫn bị tối là do đèn hình hoặc mất điện áp lệnh điều chỉnh độ sáng.

* Điện áp cấp cho lưới Focus bị sai, cao quá hoặc thấp quá

Nguyên nhân: Do chỉnh sai chiết áp Focus hoặc hỏng chiết áp Focus hoặc hỏng đế đèn hình (nguyên nhân này hay gặp nhất)

Biểu hiện: Hình ảnh bị nhoè, nhìn các chi tiết không rõ.

Khắc phục: Chỉnh lại chiết áp Focus trên thân cuộn cao áp, Thay đế đèn hình trên vỉ đuôi đèn hình, Nếu vẫn không hết thì cần tháo cao áp đi thay chiết áp Focus.

Vỉ đuôi và đế đèn hình màu trắng:

 

Bài 5 - Khối quét dòng và cao ápKhối quét dòng và cao áp có chức năng cung cấp điện áp điều khiển đèn hình và điều khiển cuộn lái tia quét dòng...

1 - Chức năng của khối quét dòngKhối quét dòng của Ti vi mầu có các nhiệm vụ sau :* Tạo các điện áp cao cung cấp cho đèn hình hoạt động bao gồm:

Điện áp HV khoảng 15KV cung cấp cho cực Anot Điện áp Focus khoảng 5KV cung cấp cho lưới hội tụ G3 Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới G2

* Tạo xung dòng cung cấp cho cuộn lái tia quét dòng để quét tia điện tử theo chiều ngang.* Cung cấp các nguồn điện cho các khối khác của máy hoạt động bao gồm:

Nguồn (B3) 180V DC cung cấp cho Khuếch đại công suất sắc Nguồn (B4) 24V DC cung cấp cho tầng công suất mành (dọc).

Nguồn (B5) 16V DCsau giảm xuống 12V cung cấp cho toàn bộ các mạch xử lý tín hiệu hình và tiếng.

Nguồn 4,5V ~ 6,3V AC cung cấp cho sợi đốt đèn hình.

2 - Sơ đồ tổng quát của khối quát dòng

Nguyên lý hoạt động của khối quét dòng:

Thông thường, khối nguồn hoạt động tạo ra hai mức điện áp khoảng 110V và 12V, điện áp 110V cung cấp cho mạch cao áp và tầng kích dòng, điện áp 12V đi qua công tắc điện tử để đến nuôi mạch dao động dòng, và giảm xuống 5V cung cấp cho vi xử lý.

Nếu Vi xử đang ở chế độ Power on (đang có lệnh Power điều khiển đóng công tắc) => khi đó mạch H.OSC được cấp nguồn và tạo ra dao động xung răng cưa => xung dao động được đưa tới đèn kích và biến áp kích để khuếch đại về cường độ sau đó được đưa tới chân B sò dòng.

Khi có xung dòng với cường độ khá mạnh đưa vào chân B => sò dòng sẽ đóng mở ở mức bão hoà tạo ra dòng điện khá mạnh và có tần số cao chạy qua cuộn sơ cấp cao áp => tạo ra từ trường mạnh trong lõi ferit và cảm ứng lên các cuộn thứ cấp => cho ta các điện áp ra.

Diode nhụt đấu song song với cực CE của đèn công suất (thường tích hợp trong con sò dòng luôn) nhằm thoát các xung ngược do cuộn dây phóng ra khi đèn chuyển sang trạng thái ngắt đột ngột, tụ nhụt đấu song song với CE đèn công suất bên ngoài có tác dụng xén phần xung nhọn có điện áp cao, Cả hai linh kiện trên đều có nhiệm vụ bảo vệ sò dòng không bị đánh thủng do điện áp quá lớn.

3 - Sơ đồ khối quét dòng và mạch lái tia

Các mức điện áp chuẩn đo được:Trong quá trình sửa chữa, ta thường kiểm tra điện áp và so sánh với giá trị điện áp khi máy đang chạy, thông thường điện áp đo được như sau:

Vcc cho mạch dao động (tích hợp trong ic tổng hợp) khoảng 9V. Dao động H.OSC ra khỏi IC khoảng 2V - 2,5V bằng thang DC. Điện áp đo tại B đèn kích dòng Q402 khoảng 0,6VDC.

Điện áp đo tại chân C đèn kích dòng Q402 khoảng 70% điện áp cung cấp cho tầng kích (~110V), nếu điện áp này bằng điện áp cung cấp là đèn không hoạt động.

Điện áp dao động đo tại chân B sò dòng Q401 khoảng 0,6VAC (nếu có đèn ở trong máy) hoặc khoảng 1,5V AC nếu không có đèn - để hở chân.

Lưu ý: Khi máy đang chạy ta tránh đo các vị trí sau:

Tránh đo trực tiếp vào chân thạch anh tạo dao động => vì nếu đo vào => dao động sẽ bị sai gây nguy hiểm cho đèn hình và đèn công suất dòng.

Tránh đo trực tiếp vào chân C sò dòng khi máy đang chạy vì điện áp rất cao có thể làm hỏng đồng hồ.

Khối quét dòng trên vỉ máy:

4 - Bệnh đặc trưng của khối quét dòng

a) Khi khối quét dòng không hoạt động => sẽ mất điện áp cung cấp cho đèn hình và hầu hết các khối tín hiệu trong máy => do đó màn hình sẽ mất ánh sáng, nhưng vì khối nguồn vẫn hoạt động vì vậy đèn báo nguồn vẫn có.

b) Trong một số trường hợp máy bị chập cao áp hoặc chập cuộn lái tia => dẫn đến sò dòng bị chập => dẫn đến nguồn bị chập phụ tải, nếu là nguồn không cách ly thì kéo theo bị chập IC công suất nguồn, nếu là nguồn cách ly thì làm cho nguồn bị tự kích => đèn báo nguồn chớp sáng liên tục và không có màn sáng.  

Bài 5 / Chuyên Sâu - Khối quét dòng TiVi National TC-485XR

1 - Phương pháp đọc sơ đồ khối quét dòng NationalTừ sơ đồ nguyên lý của máy, bạn hãy tách ra lấy sơ đồ khối quét dòng như trên, phương pháp như sau:

Bắt đầu từ cao áp T501 => dò ngược đến sò dòng Q501 => đến biến áp kích T502 => đến đèn kích Q502 => tiếp tục dò về chân ra của IC dao động (39) - (mạch dao động dòng luôn luôn nằm trên IC tổng)

Gần chân dao động ra sẽ có thạch anh tạo dao động X503 chân (37) Chân Vcc cho mạch dao động cũng ở gần chân dao động ra và thường ký hiệu là H.Vcc

(chân 40)

Đặc điểm của khối quét dòng Ti vi National TC485XR

Khi nguồn chính của máy hoạt động thì đồng thời cao áp cũng hoạt động.

Máy không có mạch công tắc đóng mở nguồn cho IC dao động như các máy khác mà lệnh Power đưa lên điều khiển cho nguồn chính hoạt động, khi nguồn chính hoạt động thì cao áp hoạt động , khi nguồn chính tắt thì cao áp tắt.

Cao áp các máy National.không tạo ra các điện áp thấp mà chỉ tạo ra các điện áp cao cung cấp cho đèn hình , các điện áp thấp như 12V cho các IC tín hiệu và 24Vcho công suất mành được cung cấp từ bộ nguồn chính.

Khối quét dòng National thường có các mạch bảo vệ => cắt dao động trong các trường hợp điện áp cao áp ra tăng hoặc cao áp bị chập, mạch bảo vệ là đường hồi tiếp về chân 52 (X-RAY) của IC tổng, khi điện áp chân này tăng sẽ cắt dao động dòng.

2 - Bệnh thường gặp của khối quét dòng National và phương pháp sửa chữa

Bệnh: Máy có đèn báo nguồn không lên màn sáng, hoặc mới bật công tắc nghe có tiếng rít của cao áp chạy rồi mất ngay.

Nguyên nhân:

Chỉ có nguồn cấp trước hoạt động, nguồn chính không hoạt động Lỏng chân IC tổng khu vực tạo dao động, lỏng chân thạch anh dao động dòng Mất điện áp cung cấp vào một trong các tầng của khối quét dòng Điện áp nguồn ra tăng => khiến mạch bảo vệ dòng ngắt dao động Hỏng IC công suất mành => khiến cho mạch bảo vệ ngắt dao động dòng.

Kiểm tra: Trước khi kiểm tra bạn cần lưu ý => Các máy National là các máy có hệ thồng mạch bảo vệ rất chặt chẽ và rất phức tạp, các bạn mới vào nghề thường bị bó tay trước các bệnh liên quan đến mạch bảo vệ này.

Ví dụ: khối quét dòng máy này có một mạch bảo vệ như sau

Nguyên tắc bảo vệ như sau:

Nếu cao áp không chạy sau 5 giây => sẽ cắt dao động dòng Nếu cao áp có điện áp ra tăng quá 10% sẽ cắt dao động dòng Chập IC công suất mành cũng dẫn đến ngắt dao động dòng

Chân 52 của IC tổng là chân bảo vệ, khi điện áp chân này xuất hiện >1V mạch bảo vệ sẽ cắt dao động dòng.=> Nếu cap áp không chạy hoặc cap áp bị chập => điện áp ra chân Heater giảm => không có dòng điện đi qua D524 để khống chế đèn Q503 vì vậy Q503 dẫn => có dòng điện đi qua R507 về chân 52 IC tổng để cắt dao động.=> Nếu cao áp ra điện áp tăng cao => có dòng điện đi qua D522 về chân 52 IC tổng để cắt dao động.=> Nếu IC công suất mành bị hỏng => xuất hiện dòng điện đi qua R411 về chân 52 IC tổng cắt dao động.

Các bước kiểm tra:Tạm thời hút rỗng chân (52) IC tổng ra để loại trừ các nguyên nhân do mạch bảo vệ khoá, sau đó thử lại.=> Nếu màn sáng lên và bị co còn một vạch sáng ngang thì do hỏng IC công suất mành.=> Nếu vẫn không có màn sáng thì cần kiểm tra điện áp cung cấp cho tầng kích dòng và tầng công suất dòng.

Bài 5 / Chuyên Sâu - Khối quét dòng TiVi Sony 1484/1485

Điện áp 115V từ khối nguồn cung cấp cho cả ba tầng của khối quét dòng, nguồn 115V đi qua R815 và R814 vào cấp nguồn cho mạch dao động dòng thông qua chân 25 IC tổng.Điện áp 115V đi qua R806 và R803 cấp nguồn cho tầng kích dòng.Điện áp 115V đi thẳng vào chân số 2 cao áp.

Mạch tắt mở thông qua lệnh Stanby từ vi xử lý đưa tới điều khiển tầng kích dòng:

Khi lệnh Stanby ở mức cao => đèn Q004 dẫn, điện áp 5V đi qua đèn Q004 qua R057 vào chân B đèn Q802 làm Q802 dẫn bão hoà => mất dao động đi tới chân B đèn công suất dòng => cao áp tắt

Khi lệnh Stanby ở mức thấp => đèn Q004 tắt, đèn kích dòng Q802 hoạt động bình thường => cao áp chạy.

Bệnh thường gặp của khối quét dòng các máy TiVi Sony và phương pháp kiểm tra sửa chữa

Bệnh 1. Máy có đèn báo nguồn không lên màn sáng

Hiện tượng này do các nguyên nhân sau:

Mất điện áp 115V đi vào chân 2 cao áp. Mất điện áp ở chân C đèn kích dòng (bình thường có khoảng 70V). Mất điện áp chân Vcc (9,1V) cho mạch dao động dòng (chân 25 IC tổng).

Lỏng chân thạch anh dao động dòng. Hỏng đường lệnh Stanby tắt mở cao áp thông qua đèn Q004. Chân 22 (là chân bảo vệ khối quét dòng) có điện áp đưa về làm mất dao động dòng.

Phương pháp kiểm tra - sửa chữa: (Bạn hãy kiểm tra theo trình tự sau)

Hàn lại IC tổng và thạch anh tạo dao động dòng. Đo kiểm tra điện áp chân 2 cao áp (phải có 115V) Đo kiểm tra điện áp chân C đèn kích dòng phải có > = 60V, nếu điện áp này không có

hãy tạm tháo R507 ra và thử lại. Đo kiểm tra chân 25 IC tổng xem có 9V không? Đo xem có khoảng 2V DC ra ở chân 27 IC tổng không ? nếu chân 27 ra điện áp >5V là

lỏng chân thạch anh dao động, nếu chân 27 không có điện áp là hỏng mạch dao động (phải thay cả IC tổng).

Đo điện áp xoay chiều tại chân B đèn kích dòng Q802 và quan sát: Nếu điện áp này có rồi mất ngay sau khi bật công tắc nguồn là => do chân bảo vệ (chân 22 IC tổng) đã xuất hiện điện áp để khoá dao động => bạn hãy tạm thời hút rỗng chân này ra hoặc đấu tắt xuống mass.

Bệnh 2. Máy không có đèn báo nguồn, có tiếng kêu nhỏ ở nguồn, khi kiểm tra thấy chập đường 115V

Nguyên nhân chập đường 115V ở máy Sony1485 thường do:

Đánh lửa cao áp dẫn đến hỏng sò dòng (Cao áp Sony thường hay bị đánh lửa ở đầu dây HV trên thân cao áp, khi đánh lửa nếu không xử lý ngay sẽ làm hỏng sò dòng)

Chập tụ gốm đấu song song với cực CE của sò công suất dòng.

Phương pháp kiểm tra - sửa chữa:

Tạm tháo sò dòng bị chập ra ngoài. Kiểm tra Diode bảo vệ trên đường 115V D608. Kiểm tra kỹ tụ gốm đấu ngay chân C sò dòng, nếu bị chập ta cần phải thay tụ khác có

cùng trị số điện dung và điện áp. Tạm thời chưa lắp sò dòng, cấp nguồn và kiểm tra xem điện áp 115V đã có chưa, nếu

chưa có cần kiểm tra khối nguồn. Nếu đã có 115V thì lắp sò dòng mới và cho máy chạy. Nếu nghe vẫn còn tiếng đánh lửa trên cao áp cần tháo cao áp ra mang đến thợ chuyên làm

cao áp để sửa lại.

Bài 5 / Chuyên Sâu - Khối quét dòng TiVi Deawoo 50N

Một số đặc điểm của khối quét dòng Deawoo 50N

Điện áp cấp cho mạch dao động là 9,1V và được điều khiển bởi mạch công tắc điện tử Q421, Q422.

Khi lệnh Power = 0V => Q421 tắt => Q422 dẫn => cấp nguồn vào chân 40 của IC dao động => cao áp hoạt động .

Tương tự khi lệnh Power = 5V => cao áp không hoạt động.

Lái tia của các máy Deawoo có tỷ lệ hỏng cao => Lái tia thường hỏng ở dạng chập một số vòng dây cuộn lái dòng => dẫn đến chập sò dòng => kéo theo chết IC nguồn và chập Diode bảo vệ đương 103V, vì vậy khi có hiện tượng chập sò dòng ở các máy Deawoo cần kiểm tra cuộn lái tia.

Để kiểm tra cuộn lái tia, ta cần phải nới lỏng ốc vít và nhẹ nhàng rút chúng ra khỏi cổ đèn hình để quan sát bên trong.  

Cùng chuyên mục:

[Học Sửa TiVi CRT] Bài 3/Chuyên Sâu - Phân... [Học Sửa TiVi CRT] Bài 3 - Khối nguồn xung của... [Học Sửa TiVi CRT] Bài 5/Chuyên Sâu - Khối... [Học Sửa TiVi CRT] Bài 5/Chuyên Sâu - Khối... [Tổng hợp] Sửa chữa Tivi theo kinh nghiệm thực...

Bài 5 / Chuyên Sâu - Khối quét dòng TiVi Samsung Vina CS2040, CS5085

Đặc điểm : Với máy Tivi Samsung CS2040 và CS5085 thì mạch ổn áp cấp nguồn

cho Vi xử lý và mạch công tắc cấp nguồn cho mạch tạo dao động dòng lại sử dụng IC 802 thay thế cho các mạch rời.

Từ các sơ đồ trên, bạn hãy đối chiếu với các sơ đồ nguyên lý của toàn máy để tự rút ra cho mình phương pháp đọc sơ đồ của các khối nói chung và phương pháp đọc sơ đồ khối quét dòng .

Các điểm mốc để ta đọc sơ đồ khối quét dòng là : Cao áp và chân lệnh Power từ Vi xử lý . từ hai vị trí này ta sẽ xác định được toàn bộ khối quét dòng một cách dễ dàng.

 

Bài 6 - Khối quét mành (khối quét dọc)Nguyên lý hoạt động của khối quét mành, phân tích các hư hỏng của khối quét mành...

1 - Nhiệm vụ của khối quét mànhNhiệm vụ chính của khối quét mành là tạo ra xung mành điều khiển cuộn lái mành quét tia điện tử dãn theo chiều dọc.Nếu khối quét mành không hoạt động thì màn ảnh chỉ còn một vạch sáng ngang màn hình.

Cuộn lái tia gắn trên cổ đèn hình có nhiệm vụ lái tia điện tử quét theo chiều dọc (lái mành) và quét theo chiều ngang (lái dòng)

2 - Sơ đồ tổng quát của khối quét mành

Khối quét mành gồm hai mạch chính là mạch tạo dao động và mạch khuếch đại công suấtMạch tạo dao động mành:

Nằm trên IC tổng, mạch không tự dao động mà lấy xung dòng chia ra thông qua bộ chia. Lệnh chuyển hệ System tác động vào bộ chia để thay đổi tỷ lệ chia sao cho ở hệ Pal ta thu được 50Hz, ở hệ NTSC ta thu được 60Hz.

Xung đồng bộ V.syn đi vào mạch dao động để ổn định tần số quét mành. Mạch dao động mành có nguồn nuôi 12V cung cấp từ cao áp.

Mạch KĐ công suất mành:Sử dụng một IC công suất khuếch đại xung mành lên biên độ đủ lớn cung cấp cho lái tia , có 2 loại IC công suất thường được sử dụng, đó là IC công suất mành sử dụng nguồn đơn 24V và IC công suất nguồn sử dụng nguồn đôi 12V.(chưa viết xong)