26
Chăn nuôi lợn tạo hội tăng thu nhập Cng cchui giá trngành hàng ln vi mc tiêu to thu nhp và qun lý môi trường ti Vit Nam Charlotte Ørnemark, Trưởng nhóm Nguyn Ngc Lý,Chuyên gia tư vn Thanh Thy, Nghiên cu và thu thp dliu Ricardo Fernandez, Điu phi, chnh sa và thiết kế Báo cáo cui cùng, Tháng 7 năm 2013 Đánh giá gia kChương trình chăn nuôi ln ti tnh Yên Bái, Vit Nam Đơn vthc hin: CODESPA

Chăn nuôi lợn tạo cơ hội tăng thu nhập · hông qua ội ngũ chuyên viên làm việc ở văn phòng AECID t ph nông nghiệp Hạ Hòa ... Dự án bắt đầu tại

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chăn nuôi lợn tạo cơ hội tăng thu nhập Củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn với mục tiêu tạo thu nhập và

quản lý môi trường tại Việt Nam

Charlotte Ørnemark, Trưởng nhóm Nguyễn Ngọc Lý,Chuyên gia tư vấn

Thanh Thủy, Nghiên cứu và thu thập dữ liệu Ricardo Fernandez, Điều phối, chỉnh sửa và thiết kế

Báo cáo cuối cùng, Tháng 7 năm 2013 Đánh giá giữa kỳ

Chương trình chăn nuôi lợn tại tỉnh Yên Bái, Việt Nam

Đơn vị thực hiện: CODESPA

2

Mục lục

Danh sách các từ viết tắt .......................................................................................................................... 3 Sơ đồ các nhân tố và đơn vị tham gia..................................................................................... .......... .......3 Bản đồ hành chính Việt Nam ................................................................................................................... 5 Các kết quả đánh giá: Dự án củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn ......................................................... 6

1 Miêu tả khái quát về dự án lợn ......................................................................................................... 6 2 Những phát hiện đánh giá chính ..................................................................................................... 13 3 Tóm tắt bài học rút ra và các kiến nghị .......................................... Error! Bookmark not defined.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

3

Danh sách các từ viết tắt

AECID Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha

TKN Trạm khuyến nông cấp huyện

TTKN Trung tâm khuyến nông cấp tỉnh

TTY Trạm thú y cấp huyện

CECR Trung tâm nghiên cứu Môi trường & Cộng đồng

CSO Tổ chức xã hội dân sự

EUR Đồng êuro

GIS Hệ thống thông tin địa lý

HVS Hợp vệ sinh

t/c PCP QT Tổ chức phi chính phủ quốc tế

TTKNQG Trung tâm khuyến nông quốc gia

NCG Tập đoàn tư vấn Nordic

NGO Tổ chức phi chính phủ

PALD Dự án giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi

UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

USD Đồng Đô-la mỹ

VND Đồng Việt nam

HPN Hội phụ nữ

NCNL Nhóm chăn nuôi lợn

Sơ đồ các nhân tố và bên tham gia Lãnh đạo chương trình – Tổ chức CODESPA CODESPA là tổ chức phi lợi nhuận với trên 27 năm hoạt động trong lĩnh vực Hợp tác- Phát triển quốc tế. Hướng tiếp cận của tổ chức là hỗ trợ để các cộng đồng có thu nhập thấp tại những quốc gia đang phát triển tham gia trọn vẹn vào các hoạt động kinh tế, để người nghèo có thể làm kinh tế cũng như phát triển năng lực cá nhân và tiềm năng con người từ chính bàn tay và khối óc của mình. Nhờ hướng tiếp cận độc đáo, CODESPA đã được ghi nhận là một tổ chức PCP hoạt động hiệu quả cao và có chuyên môn trong lĩnh vực phát triển kinh tế thông qua việc tạo dựng thị trường, phát triển

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July

năng lực và tài chính vi mô, coi đó là công c27 năm kinh nghiệm, CODESPA đã triển khai hơn 730 dĐông, Châu Phi và Châu Á, mang đến nhữĐặc biệt, ở lĩnh vực phát triển thị trường, CODESPA có nhiphổ biến những sản phẩm giá cả phải chăng nhtrên diện rộng. Bí quyết (know-how)mà CODESPA đang ntác động tích cức mà nó mang đến, đã đượdụ: kinh nghiệm phát triển thị trường vệ sinh, phân viên dúi sâuáp dViệt Nam, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tre Trung Mỹ, hầm nhỏ dùng để ủ hạt ở Angola hay b Đơn vị tài trợ Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban NhaĐược thành lập năm 1988, Cơ quan Hợp tác phát tri(AECID) hiện có 1.300 chuyên viên làm viđói nghèo tại những quốc gia khó khăn nhnhiều chương trình hợp tác và dự án phát triyếu cũng như công nghệ - kỹ thuật, tài chính, tín dchuyên môn. AECID đã và đang tài trợ cho hcung cấp nhiều hỗ trợ kỹ thuật thông qua đNội.www.aecid.es

Đối tác địa phương Hợp tác xã tư vấn và hỗ trợ phát triển(HADEVA) là tổ chức phi chính phủ địa phtác xã năm 2003. Mục tiêu hoạt động của HaDevA lvà hỗ trợ của mình để cải thiện thu nhập vlà các vùng nghèo đói và dân trí thấp, góp phần vhội. Gần đây do yêu cầu phát triển các hoạt động, HaDevA chuyển satrường và biến đổi khí hậu

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lquyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và đHội Liên hiệp Phụ nữ có 13 triệu hội viên sinh homạng lưới chân rết phủ kín khắp cả nước. Htrung ương, cấp tỉnh, thành, cấp quận/huywww.hoilhpn.org.vn

Cơ quan đối tác Trạm Thú Y huyện là đơn vị trực thuộc vụ chính của Trạm Thú y huyện là quản lý, phnhằm bảo vệ và phát triển chăn nuôi trên đcũng có nhiệm vụ tập huấn nghiệp vụ chuygiết mổ và quản lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.

July 2013

c và tài chính vi mô, coi đó là công cụ then chốt trong cuộc chiến chống lại đói nghèo. Qua hơn n khai hơn 730 dự án ở 20 quốc gia tại Mỹ- La-tinh, Trung ững cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho hơn 3 triệu ngư

ng, CODESPA có nhiều kinh nghiệm thực tế sâu rộng trong vii chăng nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của các hộ

how)mà CODESPA đang nắm giữ nổi bật vì tính bền vững và nhợc công nhận từ một số kinh nghiệm thực tế trên toàn csinh, phân viên dúi sâuáp dụng cho canh tác lúa ở miề

ngành hàng tre ở tỉnh Hòa Bình, các hệ thống tưới nhỏ giọt giá rAngola hay bếp đun cải tiến ở Công-gô. www.codespa.org

ợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha(gọi tắt là AECID) p tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha

n có 1.300 chuyên viên làm việc trong lĩnh vực phát triển chống c gia khó khăn nhất trên thế giới. AECID triển khai

án phát triển, cung cấp cho các quốc gia đối tác nhiều dịch vụt, tài chính, tín dụng vi mô, đào tạo, tập huấn nâng cao trình

cho hầu hết các dự án của CODESPA tại Việt Nam, đồng tht thông qua đội ngũ chuyên viên làm việc ở văn phòng AECID t

ỗ trợ phát triển nông nghiệp Hạ Hòa – Phú Thọ ổ chức phi chính phủ địa phương hoạt động theo khuôn khổ luật Hợp

ạt động của HaDevA là thông qua các hoạt động tư vấn ể cải thiện thu nhập và đời sống của các cộng đồng dân cư, nhất

ấp, góp phần vào sự nghiệp giảm nghèo của toàn xã ển các hoạt động, HaDevA chuyển sang lĩnh vực môi

c thành lập năm 1930 với sứ mệnh bảo vệ và đấu tranh chống bất bình đẳng giới. Hiện tại,

i viên sinh hoạt tại 10.472 Hội phụ nữ các cấp với c. Hội Phụ nữ được tổ chức theo 5 cấp: cấp

n/huyện và cấp phường/xã và cấp thôn bản.

ị trực thuộc chi cục Thú Y – Sở NN&PTNT. Nhiệm ản lý, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm,

ên địa bàn toàn huyện. Bên cạnh đó, trạm ệm vụ tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các hộ chăn nuôi, kiểm soát ản lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.www.cucthuy.gov.vn

i đói nghèo. Qua hơn tinh, Trung u người.

ng trong việc nghèo

ng và những trên toàn cầu, ví

ền bắc t giá rẻ ở

ụ thiết n nâng cao trình độ

ng thời òng AECID tại Hà

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

Bản đồ hành chính Việt Nam

Địa phương triển khai dự án: Tỉnh Yên Bái.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

Các kết quả đánh giá 1 Tổng quan hoạt động

1.1 Các mục tiêu chính Mục tiêu chính của chương trình là “giảm nghèo nông thôn và hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động chăn nuôi lợn tới môi trường, thông qua cải thiện kỹ năng chăn nuôi của người dân và củng cố các mối liên kết giữa nhà cung cấp, nông dân và thương lái trong ngành hàng lợn”.

Mục tiêu này đã được thực hiện nhờ cải thiện chuỗi giá trị chăn nuôi lợn, bao gồm các hoạt động nâng cao tay nghề nuôi lợn và các mối giao thương giữa các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào, người chăn nuôi lợn và thương lái. Dự án bắt đầu tại 12 xã và đến tháng 1 năm 2012 đã nhân rộng ra tới 22 xã thuộc huyện Văn Chấn. Mặc dù mục tiêu ban đầu chỉ là tác động tới 3.000 hộ (trong đó có 500 hộ cực nghèo), nâng cao thu nhập (thêm 1.900.000đ/năm) và giảm tác động môi trường do các hoạt động chăn nuôi lợn gây ra. Khi triển khai chương trình, mục tiêu đã được điều chỉnh từ 3.000 lên 7.500 hộ chăn nuôi lợn sẽ được tác động khi dự án kết thúc vào năm 2014, trong số đó có 1.500 hộ cực nghèo.

1.2 Các mục tiêu chính (i) Đào tạo nhóm các hộ có sở thích chăn nuôi lợn liên quan đến hỗ trợ về kỹ thuật cho nông dân chăn nuôi về phương pháp cho ăn, phương pháp phối giống, cách quản lý chuồng trại, các công nghệ phù hợp với điều kiện nông thôn như bếp đun cải tiến, hệ thống biogas cũng như cách xử lý phân chuồng, các dịch vụ thú y, v.v..

(ii) Cải thiện chất lượng các giống lợn thông qua hỗ trợ các trại giống cũng như giảm tỉ lệ lợn ốm hoặc chết nhờ cung cấp các dịch vụ thú y kịp thời và tại chỗ, kết hợp với các dịch vụ chăm sóc gia súc từ phía nhà nước.

(iii) Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh cho các nhà cung ứng địa phương (người kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thợ xây…), kết nối họ với các nhóm hộ chăn nuôi lợn.

(iv) Giá trị kinh tế của lợn giống được nâng cao, đảm bảo cho các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ có lãi, kết nối các hộ chăn nuôi với thương lái, nhờ đó cho phép người nông dân bán lợn với giá cao hơn, với các điều khoản thỏa thuận có lợi hơn, còn đối với thương lái, họ mua được sản phẩm có chấtlượng thịt lợn tốt hơn.

Liên hệ với nhưng mục tiêu trên, cần chú ý rằng khi mới bắt đầu dự án, rất nhiều hộ chăn nuôi lợn bị lỗ vì không tính toán kĩ chi phí đầu vào.

1.3 Vùng triển khai dự án 22 xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái .

Tổng số hộ chăn nuôi lợn tại Văn Chấn: Vùng thấp: 24.000 hộ nuôi lợn tại 20 xã1 Vùng cao: 6.000 hộ nuôi lợn tại 11 xã2 Các hộ được dự án tác động:Tại pha I, 3.056 hộ, trong đó có 804 hộ vùng cao, 1Báo cáo Nghiên cứu ngành hàng lợn, huyện văn chấn, tỉnh Yên Bái, do IDE thực hiện, tháng 6 năm 2010 dành cho CODESPA 2Như trên.

Bản đồ huyện Văn Chấn, Yên Bái. Nguồn: www.yenbai.gov.vn)

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

7

tương đương 13,4% số hộ nuôi lợn vùng cao và 9,4% tổng số hộ nuôi lợn vùng thấp trong huyện3. Khi dự án mở rộng ra 22 xã tại pha 2 thì số hộ tác động lên tới 30.000 hộ, tức là 83% tổng dân cư trong huyện (30.000 hộ trên tổng số 36.000 hộ toàn huyện).

1.4 Các đối tác tham gia dự án chuỗi giá trị ngành hàng lợn

Đơn vị đối tác Vai trò trong dự án Hợp tác xã hỗ trợ và tư vấn phát triển nông nghiệp Hạ Hòa (gọi tắt là tổ chức Hadeva)

Đối tác của CODESPA, chịu trách nhiệm triển khai và quản lý các hoạt động của dự án, phối hợp với các cơ quan đối tác khác.

Hội Phụ nữ cấp huyện, xã Tuyên truyền viên vận động các hộ tham gia nhóm chăn nuôi lợn, hỗ trợ các hoạt động tiếp cận cộng đồng.

Trung tâm thú y cấp huyện, Trạm thú y cấp xã

Cộng tác viên xây dựng mạng lưới thú y và quản lý chất lượng thịt lợn.

Trạm khuyến nông cấp huyện, xã Tổ chức đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề chăn nuôi lợn cho các hộ

Ủy ban nhân dân cấp xã Quản lý triển khai các hoạt động và quản lý thị trường cấp xã.

Nhóm chăn nuôi lợn (NCNL) Các thành viên trong nhóm cùng nhau cải thiện các cơ hội tăng thu nhập bằng cách cải thiện kỹ thuật và kỹ năng thị trường.

1.5 Chiến lược tác động và đóng góp của CODESPA Nhờ có điều kiện làm việc tại thực địa, ngay trong vùng tác động, HADEVA , một tổ chức PCP địa phương (văn phòng chính tại tỉnh Phú Thọ), đã được CODESPA lựa chọn và trở thành đối tác triển khai dự án.

Phương pháp của CODESPA nhằm cải thiện chuỗi giá trị ngành hàng lợn bao gồm 4 hợp phần chính: (i) tiếp thị nông thôn, (ii) đào tạo và tập huấn, (iii) phát triển chuỗi cung ứng, và (iv) kết nối thị trường đầu ra. Khi mới xây dựng dự án, các chuỗi cung ứng và chuỗi đầu ra đã được phân tích kỹ càng. Các kết quả nghiên cứu sau đó được sử dụng làm cơ sở để sửa đổi các hoạt động của dự án sao cho phù hợp với người dân, và tìm ra khoảng trống ngăn cách đơn vị cung ứng, nông dân và thương lái.Một khi đã thu thập đầy đủ thông tin về các dịch vụ hoặc loại sản phẩm nhất định mà hộ nông dân đang tìm kiếm và lý do họ có nhu cầu (dịch vụ thú y, thức ăn chăn nuôi, lợn giống, chuồng lợn cải tiến, vốn vay, v.v..), dự án bắt đầu chương trình thành lập các nhóm hộ chung sở thích chăn nuôi lợn (NCNL). Tại mỗi xã dự án ởpha I, CODESPA cùng với HADEVA và chính quyềncấp xã đã hỗ trợ thành lập các nhóm nuôi lợn, xây dựng quy chế nhóm để đảm bảo rằng việc phân chia công việc và lợi nhuận được trình bày đầy đủ và cụ thể.

Song song với công tác đào tạo cho đối tác và các NCNL, CODESPA còn thực hiện các hoạt động sau để phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lợn:

• Tiếp thị nông thôn: CODESPA thiết kế và thích ứng một chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm lợn sao cho phù hợp với các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ lẻ, bao gồm cả các hộ chăn nuôi là người dân tộc thiểu số (DTTS). Mục tiêu của các tài liệu tiếp thị là kích thích nhu cầu của nông dân đối với các dịch vụ và nguyên liệu đầu vào giá rẻ. Thông qua công tác tiếp thị quần chúng nông thôn, người nông dân đã biết đến lợi ích của các sản phẩm và dịch vụ này.

• Đào tạo kỹ thuật cho hộ chăn nuôi: Dự án hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi lợn, để đảm bảo các hộ có khả năng quản lý tốt hơn và sử dụng đúng mức các nguyên liệu đầu vào

3Rút ra từ hệ thống theo dõi và đánh giá dự án, cơ sở dữ liệu được HADEVA cập nhật tháng 12 năm 2012.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

8

đã được tuyên truyền qua các chiến dịch tiếp thị nông thôn. Các hoạt động đào tạo tập huấn được kết hợp giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới thông qua các hoạt động thử nghiệm, trình diễn. Thúc đẩy phát triển thị trường thông qua hộ tiên và sử dụng các đối tượng này để tuyên truyền, tập huấn và một trong những kinh nghiệm hay của CODESPA, và đã được áp dụng trong dự án này.

• Xây dựng năng lực cho mảng tư nhân và phát triển chuỗi cung ứng. Một khi nhu cầu về các dịch vụ và sản phẩm của nông dân ngày càng tăng cao, cần phải phát triển và/hoặc củng cố mạng lưới cung ứng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ này; nếu không thì dự án sẽ không thể bền vững. Nỗ lực ban đầu được tập trung vào việc lựa chọn và lôi kéo các đơn vị cung cấp dịch vụ có sẵn để họ tham gia vào chuỗi cung ứng, và sau đó, kết nối họ với các hộ nuôi lợn. Dự án hỗ trợ các đơn vị kinh doanh nhỏ, các thương nhân mới khởi nghiệp giúp họ xây dựng kế hoạch kinh doanh và khuyến khích họ tham gia chuỗi cung ứng bằng cách mời họ tham gia các hoạt động tuyên truyền của dự án để hiểu thêm về các kỹ thuật chăn nuôi lợn mới và tìm hiểu về tiềm năng kinh doanh của ngành hàng lợn. Khi các đơn vị kinh doanh nhỏ tham gia mạng lưới, dự án sẽ hướng dẫn họ kỹ thuật chăn nuôi lợn để họ có thể đưa ra lời khuyên cho các hộ chăn nuôi. Ba đơn vị cung ứng dưới đây được coi là nhóm mục tiêu đặc biệt trong chiến lược phát triển chuỗi cung ứng:

o Đơn vị cung ứng thức ăn chăn nuôi tư nhân: Dự án thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy mạng lưới cung ứng thức ăn chăn nuôi để có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của các hộ chăn nuôi.Dự án đã làm việc với các đơn vị kinh doanh này để xây dựng các điều khoản cho vay có lợi hơn cho các hộ chăn nuôi lợn. Nhờ đó các nhà cung cấp này cũng đã được hỗ trợ để tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng để giải quyết vấn đề thiếu vốn.

o Các trại giống cung cấp lợn nái giống, lợn nái, lợn đực và lợn con: Dự án làm việc với các cơ sở sản xuất lợn có kinh nghiệm lâu năm về chăn nuôi lợn nái có chất lượng để xây dựng một mạng lưới các trại giống quy mô nhỏ đã qua đào tạo ở địa phương và sau đó kết nối các trại này với các hộ chăn nuôi lợn.

o Dịch vụ thú y: Dự án củng cố mạng lưới thú y viên có trình độ, làm việc tại các thôn bản (mỗi NCNL có một thú y viên), để có thể cung cấp dịch vụ phù hợp và giá rẻ đến cho các hộ chăn nuôi cũng như các trại giống. Gói dịch vụ thú y hoàn chỉnh đã được thử nghiệm, giới thiệu và quảng bá trên tất cả các xãdự án can thiệp.

• Kết nối thị trường đầu ra: nhằm kết nối giữa các hộ chăn nuôi lợn và các thị trường đầu ra với chất lượng và giá thành đảm bảo: thông tin về thị trường được chuyển tới cho các NCNL như một phần của các hoạt động đào tạo/quảng bá; đồng thời thông tin về số lợn có thể xuất chuồng và chất lượng thịt lợn của các hộ tham gia nhóm chăn nuôi cũng được cung cấp ngược lại cho các thương lái.

Dự án đã thiết kế một chiến lược can thiệp có thể đảm bảo khả năng duy trì tài chính của toàn bộ mô hình. Do bản chất mang tính thị trường của mô hình, trong tương lai, sẽ không cần nguồn vốn đầu tư để duy trì tính bền vững về lâu về dài sau khi dự án kết thúc. Nếu các NCNL sẵn lòng muốn đầu tư vào các dịch vụ và nguyên liệu đầu vào cho hoạt động chăn nuôi lợn, họ sẽ thu được lợi nhuận (giả thiết thương lái cũng có cùng mong muốn kết nối sâu hơn vào chuỗi giá trị), và từ đó thị trường tự tìm đường ra cho mình. Nếu điều này trở thành hiện thực, các nguồn trợ cấp cũng như hỗ trợ từ bên ngoài sẽ không còn cần thiết nữa. Các kết quả khả quan ban đầu thu được sau khi thử nghiệm mô hình này là cơ sở để mở rộng triển khai dự án ra các xã còn lại trong vùng.

Các giả thiết chính mà mô hình của CODESPA đặt ra liên tục được xác nhận nhờ có phương pháp tiếp cận dựa trên số liệu thực tế, thu được từ công tác theo dõi và thu thập dữ liệu. Chính các hộ chăn nuôi lợn cũng ghi lại số liệu về khoản lợi nhuận thặng dư và các NCNL cũng phân tích tình trạng của nhóm để tìm cách tăng tối đa nguồn thu nhập từ chăn nuôi lợn.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

9

Đóng góp của CODESPA

CODESPA đã tận dụng các bài học và kinh nghiệm thu được từ nhiều chương trình thử nghiệm mang tính cách mạng trong công tác giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi (ví dụ như chương trình PALD4, phát triển chuỗi giá trị trong ngành hàng lợn tại Quảng Nam5, và dự án Dialogues do HADEVA triển khai ở Phú Thọ6. Như trong các dự án khác, CODESPA đã thiết lập một mạng lưới liên kết các nhân tố tham gia dự án, bao gồm các nhân tố địa phương và các cơ quan triển khai dự án, trong đó HADEVA trực tiếp triển khai các hoạt động tại các xã, Hội Phụ nữ xã tham gia tiếp cận và vận động quần chúng. HADEVA cũng nhận được hỗ trợ đào tạo về kỹ năng phát triển thị trường trong suốt quá trình triển khai dự án và đã phối hợp chặt chẽ (qua ký kết một Biên bản ghi nhớ) với Trung tâmthú y huyện (TTTY) để đảm bảo rằng các thú y viên (và thú y viên không chuyên trong dự án ngành hàng lợn) nhận được chứng chỉ của chính quyền địa phương, xác nhận kỹ năng của thú y viên để họ được tham gia vào các hoạt động trong ngành thú y.

Trong tất các các dự án nói chung và dự án lợn nói riêng, CODESPA đảm nhiệm cùng một lúc ba nhiệm vụ bao gồm (i) Hỗ trợ kỹ thuật, (ii) triển khai trực tiếp và (iii) giám sát và đảm bảo chất lượng của dự án (xem bảng dưới đây để biết thêm thông tin). Các hoạt động của CODESPA xoay quanh bốn mục tiêu của dự án. Tổ chức không chỉ tập trung xây dựng hệ thống áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi lợn cải tiến tại địa phương (bao gồm cả thúc đẩy nhu cầu dịch vụ thú y) mà còn cung cấp các tiến bộ kỹ thuật và các dịch vụ thú y. Dự án cũng đã tìm kiếm được đầu ra tiềm năng để cung cấp sản phẩm lợn có chất lượng tốt (như các lò mổ địa phương, các nhà sản xuất chế phẩm từ thịt lợn). CODESPA có cung cấp các dịch vụ về tư vấn kỹ thuật, giám sát và đảm bảo chất lượng các hoạt động dự án.

Ba vai trò chính của CODESPA trong dự án chăn nuôi lợn

1. Cung cấp hỗ trợ kĩ thuật: - Thiết kế mô hình thị trường (xác định những điểm thiếu hụt trong chuỗi cung ứng, đề xuất chiến lược cải thiện mối liên kết giữa các nhân tố thị trường và các mắt xích quan trọng để cải thiện trong kinh doanh tư nhân) - Thiết kế nghiên cứu nhận thức về sản phẩm và nghiên cứu tâm lý khách hàng. - Thiết kế và sản xuất các công cụ tiếp thị sau khi phân tích các dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra, nghiên cứu. -Thích ứng và chỉnh sửa các sổ tay hướng dẫn triển khai dành cho tuyên truyền viên và cán bộ dự án tại địa phương - Thiết kế cơ chế thông tin thị trường. - Thiết kế hệ thống theo dõi nhằm đánh giá xu hướng thị trường và sự ảnh hưởng của dự án - Đưa ra hướng dẫn đánh giá dành cho từng hoạt động (đào tạo, tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, kết nối với các tác nhân đầu ra, v,,v) - Thiết kế một mô hình nhằm mang đến những dịch vụ phát triển kinh doanh, nhằm lồng ghép các hoạt động trong khuôn khổ dự án lợn và dự án vệ sinh thông qua việc thiết lập mô hình kinh doanh vi mô dành cho đối tượng thợ xây tại địa phương. 2. Triển khai trực tiếp - Tác động chính sách tới chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện (UBND, TTKN và SNN) - Quá trình xây dựng năng lực cho HaDevA với vai trò là đối tác chính tại thực địa. 3. Theo dõi giám sát - Thiết kế cơ sở dữ liệu và hệ thống TD&ĐG, phối hợp với các đối tác trong công tác ghi chép dữ liệu - Rà soát thường kỳ và điều chỉnh theo hệ thống TD&ĐG sao cho phù hợp với nhu cầu thông tin của các nhân tố khác nhau - Đảm bảo chất lượng trong quản lý dự án và lập kế hoạch tiến trình dự án. 4Chương trình Thú y không biên giới 5Do tổ chức phi chính phủ chuyên về hướng tiếp cận thị trường là IDE thực hiện.http://ide-vietnam.org/ 6Dự án dưới sự tài trợ của tổ chức GREThttp://www.gret.org.vn/

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

10

1.6 Xác định vấn đề Chăn nuôi lợn đóng là một phần quan trọng đối với nền kinh tế nông thôn tại Việt Nam và thịt lợn chiếm hơn 70% tổng sản lượng thịt được sản xuất trong nước. Thịt lợn cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong bữa cơm gia đình người Việt và tất cả các gia đình ở Việt Nam đều tiêu thụ thịt lợn. Trong bối cảnh đó, ngành hàng lợn của đất nước những năm vừa quá đã trải nghiệm một quá trình thương mại hóa vô cùng năng động, ở đó, những trang trại chăn nuôi lợn của nhà nước với quy mô sản xuất lớn đã được thiết lập tại những vùng gần với các thị trường tiêu thụ rộng lớn như khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, ngày càng có nhiều giống lợn ngoại được nhập vào Việt Nam với giá thành thấp hơn giá lợn nội địa.

Những hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ có nguy cơ bị nằm ngoài thị trường nội địa đang phát triển mạnh. Xu hướng nhập khẩu thịt lợn với giá thành cạnh tranh khiến cho những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ đang phải đối mặt với nguy cơ nằm bị bỏ ngoài thị trường ngành hàng này, mặc dù họ cũng có khả năng đáp ứng thị trường đang lớn mạnh và nhu cầu thịt lợn ngày càng gia tăng. Như một phần của chính sách phát triển chăn nuôi, chính phủ Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp để tăng quy mô của các đơn vị chăn nuôi lợn7. Điều này có thể sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển các trang trại chuyên chăn nuôi lợn để giải quyết vấn đề sản xuất quy mô nhỏ8. Nhưng rất ít các trang trại chăn nuôi kiểu này được đặt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, đa phần đều tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, gần những thành phố lớn. Kể từ khi nhu cầu đối với lợn thịt nhìn chung đã vượt nguồn cung, hay nói cách khác, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu thịt lợn, thì nhu cầu cải thiện hiệu quả của ngành hàng lợn cũng đã được đề cập. Điều này đã đặt ra một số áp lực kinh tế vào ngành hàng lợn nội địa, và ước tính rằng Việt Nam cần tăng hiệu quả kinh tế của ngành hàng này hơn nữa để ngăn chặn nguy cơ cạnh tranh từ nước ngoài9.

Chăn nuôi lợn quy mô nhỏ lẻ chiếm hơn 64% đàn lợn của cả nước, trong đó, mỗi hộ nuôi từ 1 đến 10 con mỗi năm. Trong thập kỷ vừa qua10, tỷ lệ lợn được nuôi theo hình thức này đã giảm một cách tương ứng từ 80% đàn lợn cả nước xuống còn 64%, hầu hết là lợn bản địa và lợn lai. Hoạt động chăn nuôi lợn quy mô vừa11 đã tăng từ 10 lên 20%, nhưng vẫn còn thấp ở quy mô cả nước. Sản xuất lợn quy mô vừa và lớn đang gia tăng, chủ yếu tập trung vào các giống lợn ngoại12.

Điều này cho thấy số lượng các hộ chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ lẻ, đối tượng can thiệp và tác động của CODESPA –mà chăn nuôi lợn là một trong những hình thức phổ biến để tăng thu nhập gia đình– đang bị giảm đi, vì họ không thể theo kịp nhu cầu trên thị trường và bị nằm ngoài thị trường, trong khi đó, những hộ có khả năng điều chỉnh và mở rộng quy mô chăn nuôi vẫn có thể có cơ hội tham gia vào thị trường và thu được được lợi nhuận kinh tế, thực tế cho thấy con số này lại đang tăng lên. Tuy nhiên, thị trường trên cả nước đang chuyển mình sang hình thức sản xuất quy mô vừa và lớn, nuôi các giống lợn ngoại và nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các giống lợn địa phương mà nhiều hộ gia đình đang nuôi để tự tiêu thụ sẽ không đồng nghĩa với việc đóng góp một cách bền vững vào thu nhập của hộ trong tương lai, trong khi đó, người nông dân chăn nuôi thực sự cần những cơ chế để được cung cấp một tiêu chuẩn về chất lượng lợn có thể thu hút được các mối thương lái lớn.

Một khía cạnh cố hữu về giới Cũng có một khía cạnh cố hữu về giới trong việc xác định các hộ chăn nuôi lợn để nâng cao chất lượng và kết nối họ với các chuỗi giá trị địa phương. Theo Điều tra dân số nông nghiệm Việt Nam (Vietnam’s Agro-Census13), phần lớn các hộ dân (khoảng 80%) có ít hơn 6 con lợn, và các hộ chăn

7Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2007 8Tisdell, C., Các xu hướng trong cung ứng thịt lợn và đặc điểm cấu trúc ngành hàng lợn ở Việt Nam, tháng năm, 2009, Đại học Queensland. 9Như trên. 10So sánh bối cảnh năm 2007 với 1999. 11Quy mô từ 5-10 lợn nái, hay 30-100 lợn thịt. 12Fisher H, Gordon J, 2008. Phối giống và thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam: đánh giá về xây dựng năng lực và cập nhật tác động. Loạt Đánh giá tác động ACIAR, số 52 13Thống kê năm 2001, 2006

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July

nuôi lợn quy mô nhỏ vẫn chiếm ưu thế ngành hàng lvề loại hình, từ chăn nuôi để gia đình tự tiêu thnuôi hoàn toàn là để kinh doanh. Chăn nuôi lvới mục đích là để đa dạng thêm nguồn thu nh

Phân biệt các giống lợn và sở thích của ngư

Giống lợn ngoại: là giống lợn có lợn bố và lnày vẫn được sản xuất để bán, gọi là lợn trường đang có nhiều nhu cầu đối với sản phhàng này. Tuy nhiên, lợn ngoại thường nhạnhững kĩ thuật chăn nuôi lợn cải tiến và phù hchăn nuôi lợn quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đây là lotừ chăn nuôi lợn. Giống lợn lai: Là các giống lợn lai địa phương, đưThông thường, chất lượng thịt của lợn lai kém hoặc lợn trắng. Thuật ngữ để chỉ giống lợnội địa). Thông thường, trong các vùng dnhiều hộ gia đình chăn nuôi, vừa để tự tiêu thlái quy mô cỡ vừa thường có ít nhu cầu đốphía khách hàng ít hơn. Giống lợn bản địa: Hay còn được gọi là “miền núi phía bắc. Chúng thường được nuôi đtrường” cho loại lợn này ở các thành phố lhộ dân thường nuôi lợn trong thời gian rất dài, lưmục đích thương mại. Phần lớn lợn từ các nhà sản xuất quy mô nh(F1), nếu đem lợn đực ngoại phối với một con cái đlai. Giống lợn đời F2 có chỉ số chuyển đổthường được thương lái ưa chuộng. Tuy nhiên, nhicác điều kiện địa phương, một số giống lợcảm hơn trong việc chống chọi với dịch bệ Như đã đề cập ở trên, các giống lợn bản đchậm hơn. Ở những khu vực miền núi, nơi các nhóm DTTS sinh schúng được coi là nguồn cung cấp thịt lợn cho các gia đkhăn trong việc tham gia vào nền kinh tế chungsống ở vùng núi cao, khó tiếp cận. Các chương trnhập của cộng đồng các DTTS vào công cukhiêm tốn, điều này đã được công nhận bđồng DTTS cũng thường phụ thuộc vào các nguhội tạo thu nhập và thực hiện các hoạt động s Sinh sống tại vùng cao cũng đồng nghĩa vvà họ ít có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trđược bán nhiều hơn như một loại đặc sản đưnhiên, với điều kiện địa hình cách trở, ngu

14Một con lợn F1 có ½ tỷ lệ huyết thống từ lợn ngongoại. 15Một thước đo hiệu quả chăn nuôi gia súc trong vi16Một con lợn F2 có ¾ huyết thống ngoại, vì đư

July 2013

ngành hàng lợn. Những đơn vị chăn nuôi lợn cũng rất đa dtiêu thụ, chăn nuôi kiểu bán thương mại, tới các đơn vị

kinh doanh. Chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình thường là một hoạt động bên ln thu nhập của gia đình, thường được đảm nhiệm bởi phụ n

a người tiêu dùng

và lợn mẹ đều là giống ngoại nhập. Từ trước đến nay, lon trắng. Lợn ngoại thường ít mỡ, tỷ lệ nạc cao, và trên th

n phẩm nên các thương lái quy mô lớn thường tìm kiếm nguạy cảm hơn và dễ mắc các bệnh dịch địa phương, và đ

phù hợp hơn, nếu muốn mang lại hiệu quả kinh tế cho các hđây là loại lợn có tiềm năng kinh tế lớn nhất để tăng thu nh

a phương, được phối giữa con đực ngoại và con cái nộn lai kém ngon hơn, tỷ lệ nạc thấp hơn. Lợn lai có thể là lợ

ợn này là F1 (con lai đời đầu giữa một con lợn ngoại và ltrong các vùng dự án của CODESPA, đây là giống lợn phổ biến nhất đư

tiêu thụ, vừa để bán tại địa phương. Tuy nhiên, những thương ối với loại lợn này, vì nó có tỷ lệ mỡ cao hơn và nhu c

i là “lợn đen”, giống lợn này được nuôi thả rông ở các khu vc nuôi để gia đình tự tiêu thụ, nhưng gần đây có một “nhánh th

lớn. Tuy nhiên, lợn bản địa hiếm khi được bán để lấy tit dài, lượng thịt ít, khiến chúng ít có khả năng được nuôi

t quy mô nhỏ là giống lợn lai giữa lợn địa phương và giống lợn ngot con cái đời F1, ta sẽ có đời F2 là giống lợn có 75% ngoổi thức ăn15 cao hơn và thịt thường nạc hơn, do đó lợn F2

ng. Tuy nhiên, nhiều giống lợn ngoại chưa thực sự thích ứng đượợn cho thấy chất lượng di truyền thấp và chúng thường nhệnh.

n địa thường nhỏ hơn, tỷ lệ mỡ cao hơn và chu kỳ chăn nuôi n núi, nơi các nhóm DTTS sinh sống, loại lợn này rất phổ bi

n cho các gia đình. Các nhóm DTTS thường gặp rất nhichung, cả vì những rào cản về lịch sử, ngôn ngữ, và bởi vì

. Các chương trình đặc biệt của chính phủ nhằm tăng cường scông cuộc phát triển kinh tế vừa chỉ mang đến những kế

n bởi các các t.c PCP và cả các cơ quan nhà nước. Các cc vào các nguồn trợ cấp từ phía chính phủ, vì họ không có nhi

ng sản xuất.

ĩa với việc các cộng đồng DTTS nằm ở xa thị trường tiềm năng i giá trị ngành hàng lợn. Lợn đen hay lợn bản địa đang ngày càng

n được tiêu thụ trong các nhà hàng ở các thành phố lớ, nguồn cung ứng không ổn định cùng với thiếu hụt các kĩ năng

n ngoại, vì được phối giữa một con cái địa phương và một con đ

chăn nuôi gia súc trong việc chuyển đổi khối lượng thức ăn sang trọng lượng cơ thđược phối giữa 1 con lợn cái F1 và 1 con lợn đực ngoại.

t đa dạng i các đơn vị chăn

ng bên lề và nữ.

n nay, loại lợn c cao, và trên thị

m nguồn a phương, và đòi hỏi

cho các hộ tăng thu nhập

ội địa. ợn đen

i và lợn t được

ng thương cao hơn và nhu cầu từ

các khu vực t “nhánh thị

y tiền, vì c nuôi vì

n ngoại14 n có 75% ngoại

n F216 ợc với

ng nhạy

chăn nuôi biến, và

t nhiều có i vì họ

ng sự hội ết quả

c. Các cộng không có nhiều cơ

m năng a đang ngày càng

ớn, tuy ĩ năng

t con đực

ng cơ thể.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

12

kinh doanh, hiểu biết về giá cả, rất khó để người chăn nuôi tại các cộng đồng các nhóm DTTS có thể gặt hái được nhiều lợi ích từ nhánh thị trường này.

Những đặc điểm của thị trường tại huyện Văn Chấn Trong vùng dự án can thiệp tại huyện Văn Chấn, chăn nuôi lợn là một trong những hoạt động nông nghiệp quan trọng nhất đối với nông dân, khoảng 85% - 90% số hộ gia đình trong khu vực chăn nuôi lợn, và hoạt động này chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của hộ gia đình17. Chăn nuôi lợn chủ yếu là trên quy mô rất nhỏ và nhỏ, đa phần nằm trong khuôn khổ hộ gia đình, và được đặc tính hóa ở vị trí địa lý, dân tộc, giống lợn nuôi, kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi lợn, và mức độ phát triển thị trường.

Ở Văn Chấn, rất nhiều hộ sinh sống ở vùng thấp, được tiếp cận nhiều hơn với thị trường và mạng lưới đường bộ - thường chăn nuôi lợn F1 để bán, một số hộ cũng đã da dạng hóa sản phẩm với giống lợn F2, vốn thu hút được nhiều thương lái hơn. Những hộ dân chăn nuôi thường nuôi từ 6 đến 8 con lợn trong năm để sau đó xuất chuồng, với lợi nhuận từ 250.000 – 300.000 đồng một con lợn, tương đương tổng lợi nhuận khoảng 2.160.000 đồng/ năm. Tuy nhiên, đây là lợi nhuận tổng, cần phải trừ đi các chi phí đầu vào để đánh giá biên độ lợi nhuận thuần. Do đó, như đã đề cập ở phần trên, nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ có thể đang chăn nuôi thua lỗ, trên thực tế họ không kiếm được bất kỳ đồng lợi nhuận nào khi trừ đi các chi phí đầu tư. Hơn nữa, nhiều hộ thường không được trang bị kĩ năng lựa chọn lợn giống chất lượng tốt từ các trang trại lợn giống hoặc thiếu kiến thức về việc cho lợn ăn, chăm sóc lợn đúng cách, dẫn đến sản lượng vô cùng thấp so với chi phí đầu vào.

Mặt khác, chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh lương thực. Ước tính các hộ chăn nuôi lợn ở các xã vùng caotiêu thụ khoảng 70% sản lượng lợn đã chăn nuôi, với thịt lợn và nguồn thịt chính để hoàn thiện chế độ dinh dưỡng bữa ăn gia đình. Theo như dữ liệu đầu vào của CODESPA18, các hộ chăn nuôi lợn ở các xã vùng cao, nếu có, chỉ bán từ 1-2 con lợn/ năm, và thu được khoảng 650,000 VND trước khi khấu trừ các chi phí đầu vào trên mỗi con lợn được bán. Sự khuyến khích về mặt lợi nhuận để tham gia vào việc chăn nuôi bán thương mại hoặc thương mại ở những vùng này do đó còn thấp hơn nhiều.

17Báo cáo nghiên cứu tiểu ngành chăn nuôi lợn, huyện Văn Chấn, Yên Bái, thực hiện bởi iDE, tháng 6 năm 2010 (dành cho CODESPA) 18Rút ra từ khảo sát thực địa đầu vào, thực hiện bởi iDE

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

Ảnh trái: Giờ đây, với bếp đun cải tiến, người dân chỉ cần dùng củi vụn, trấu để đun, thay vì thân cây. Ảnh phải: Phụ nữ tại xã Suối Bu vừa mới xây bếp cải tiến. Điều này đã giảm thiểu gánh nặng công việc kiếm củi xuống tới 80% cho phụ nữ và bé gái .

2 Những đánh giá chính

2.1 Tính phù hợp Nhìn chung, nhóm đánh giá cho rằng can thiệp của dự án rất phù hợp trong việc xác định vấn đề khi dự án tập trung vào đối tượng các hộ chăn nuôi quy mô rất nhỏ và nhỏ, ở những vùng xa xôi và ngoài lề thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi hoạt động chăn nuôi lợn vừa cần thiết cho an ninh lương thực của hộ dân, vừa tạo thêm thu nhập cho gia đình. Vì thị trường đang trải qua một sự chuyển đổi hướng tới thương mại hóa, công nghiệp hóa, việc nhập khẩu thịt lợn có xu hướng ngày càng tăng, hơn là khai thác hiệu quả thị trường trong nước, những nông dân chăn nuôi này đối mặt với nguy cơ bị nằm ngoài chuỗi giá trị địa phương nếu họ không nâng cấp hoặc thích ứng với sự thay đổi về nhu cầu trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này, cần có một chiến lược từ hai phía, làm việc cả ở mức độ cấp cơ sở gần với hộ dân nhất và ở cấp chính sách nhằm tác động đến những điều kiện cấu trúc của thị trường dành cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. CODESPA đã làm việc ở cả hai phía, thông qua một loạt nhân tố tham gia vào việc triển khai dự án, mặc dù cũng cần nhấn mạnh là dự án chủ yếu làm việc ở cấp cơ sở.

Tính phù hợp đối với thành viên các nhóm chăn nuôi lợn (NCNL) Dự án triển khai hoạt động đầu tiên là thành lập các nhóm các hộ dân chăn nuôi lợn tại các cộng đồng mục tiêu, HPN xã, thôn ban đầu tiếp cận với các hộ chăn nuôi để mời gọi các hộ tham gia vào dự án. Các NCNL đã thành lập dưới dạng hội dân lập, nhưng sở hữu điều lệ nhóm riêng trong đó quy định quyền và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, bầu ra ba thành viên ban quản lý nhóm (trưởng nhóm, phó nhóm, thủ quỹ) và một thú y viên. Một trách nhiệm chính của nhóm là thương lượng với thương lái để dành quyền lợi cho các thành viên. Các thành viên tham gia nhóm cũng đóng góp 1% lợn nhuận tăng thêm (nhờ bán được giá tốt hơn) để gây vốn cho nhóm và lập một quỹ nội bộ.

Tất tả các thành viên thuộc NCNL khi được phỏng vấn nhìn chung đều thể hiện sự hài lòng ở mức độ cao đối với quyết định tham gia vào sáng kiến này. Không ai bị thúc ép phải tham gia nhóm, và thành viên trong nhóm vẫn dần tăng về số lượng. Một số nông dân chăn nuôi ban đầu đã từng băn khoăn có nên tham gia nhóm hay không do thực tế là nếu tham gia thì cần phải đóng phí (tính theo số lượng lợn nuôi). Phí tham gia đối với thành viên là 25,000 đồng/ con lợn, trong đó 20,000 đồng dành để tiêm vắc xin và thuốc chống giun, và 5,000 đồng còn lại là để chi trả công cung cấp các dịch vụ thú y cho thú y viên. Đối với những người nằm ở nhóm nghèo nhất hoặc những ai không thường xuyên tiêm phòng

cho lợn, đây được coi là rào cản đầu tiên để tham gia nhóm. Tuy nhiên, một số nhóm đã cho các thành viên không đủ khả năng chi trả những chi phí ban đầu vay một khoản tiền ứng trước, sau đó họ có thể hoàn trả số tiền này vào thời điểm lợn xuất chuồng.

Hầu như tất cả những người được phỏng vấn đều đề cập đến việc kĩ thuật chăn nuôi của họ đã được cải thiện nhiều, coi đây là một nhân tố khuyến khích họ tham gia vào sáng kiến nhóm chăn

nuôi. Những khóa tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi, cụ thể có kĩ thuật cho lợn ăn, chuẩn bị thức ăn, quản lý chuồng trại, tiêm phòng và

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

quản lý chất thải trong chăn nuôi đã cho thấy chúng rất phù hợp với nông dân chăn nuôi lợn. Dự án cũng tuyên truyền và thiết lập chuỗi cung ứng đối với một số công nghệ mà trước đây các thành viên NCNL chưa được tiếp cận như: Biogas giá rẻ hay bếp lò cải tiến. Một số nông dân nuôi lợn cho hay, tham gia NCNL đã giúp họ có thể tiếp cận và xây dựng hệ thống Biogas. Vào thời điểm đánh giá, có 20 đơn vị cung ứng Biogas (loại hình Biogas giá rẻ được CODESPA giới thiệu), với hơn 100 hệ thống đã được lắp đặt. Cũng có 26 đơn vị cung ứng bầu bếp lò cải tiến (với 325 bầu bếp đã được bán). Các thành viên NCNL sau khi lắp đặt bếp lò cải tiến đã nói rằng công nghệ này đã giúp họ rất nhiều trong việc giảm thiểu số lượng củi sử dụng trong đun nấu cám cho lợn (xem bên dưới).

Sản phẩm Biogas được coi là một công nghệ vô cùng sáng tạo và hữu ích đối với các hộ dân - đặc biệt liên quan đến việc giảm thiểu gánh nặng công việc cho phụ nữ (nhờ có Biogas để đun nấu, họ ít phải vào vừng kiếm củi đun hơn), giảm chi phí đầu vào và công nghệ này đã làm cuộc sống của họ trở nên chất lượng hơn, người dân có nước nóng để dùng.

Hướng tiếp cận của dự án với việc thành lập các nhóm chăn nuôi đã dẫn dắt các nhóm đến việc cùng thương lượng để có thể mua cám hay các sản phẩm khác (như bếp lò cải tiến, biogas, chế phẩm EM để xử lý chất thải) với giá rẻ hơn. Đồng thời, tham gia nhóm cũng khiến các hộ chăn nuôi có thói quen theo dõi chi phí đầu tư trong quá trình nuôi lợn thông qua một cuốn sổ ghi chép, vì vậy họ có thể dễ dàng tính toán lợi nhuận thực tế của hoạt động chăn nuôi. Một số thành viên tham gia NCNL đã rất cảm kích mô hình này vì nó khiến cho họ cảm

thấy chính họ là người “phải chịu trách nhiệm19” với quá trình chăn nuôi lợn và tham gia nhóm cũng giúp họ có thể tiếp cận liên tục với thông tin từ các thành viên khác trong nhóm đối với những vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và khả năng bán lợn.

Hướng tiếp cận cũng được nhìn nhận là phù hợp với phụ nữ, những người thường phải đảm đương công việc quản lý và chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình. Thông qua việc lôi kéo sự tham gia của Hội phụ nữ vào công tác vận động quần chúng, họ đã tiếp cận tới những người phụ nữ chăn nuôi lợn, và những cán bộ địa phương khác đã tiếp cận tới những đơn vị cung ứng và thương lái phù hợp. Trong đa số các trường hợp, phụ nữ tới các cuộc họp nhóm với tư cách là đại diện cho gia đình hoặc đi cùng chồng.

Dựa vào thực tế trên, có thể kết luận rằng hướng tiếp cận thông qua việc thành lập hệ thống các nhóm tự quản ở địa phương mang tính phù hợp cao đối với các thành viên nhóm chăn nuôi, và đồng thời mang lại thêm thu nhập cho những thú y viên đã qua đào tạo. Chương trình đòi hỏi sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ trong các khóa tập huấn và các buổi cung cấp thông tin. Do người chồng và vợ không thể cùng tham gia vào các cuộc tập huấn, họ đã được khuyến khích để thay phiên nhau tham gia. Phương pháp này có vẻ đã mang lại hiệu quả trong việc đảm bảo rằng nữ giới cũng tham gia vào các cuộc tập huấn, vì trên thực tế người phụ nữ thường chăm sóc đàn lợn nhiều nhất. Tuy nhiên, cũng cần phải kêu gọi nam giới tham gia công tác này và khuyến khích hộ gia đình đưa các chi phí đầu vào và lợi nhuận thu được từ hoạt động chăn nuôi lợn vào trong chi phí chung của hộ gia đình.

Tính phù hợp đối với các nhà cung cấp và các kênh phân phối các công nghệ cải tiến tại địa phương

19 Trích dẫn từ một trong các cuộc phỏng vấn một hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ..

Bé gái đi lấy củi để đun nấu phục vụ chăn nuôi ở xã Suối Bu, Văn Chấn

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

15

Thương lái và chủ lò mổ địa phương khi được phỏng vấn đã nhắc đến những lợi ích thu được kể từ khi được tiếp cận đến nguồn lợn khỏe mạnh hơn, nạc hơn, nhờ có mô hình NCNL, đã dần nâng cao tỉ lệ sử dụng các dịch vụ thú y và tỉ lệ áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi cải tiến, kết hợp với việc có nhiều nông dân đang chuyển đổi cơ cấu giống lợn từ bản địa sang giống lợn lai hoặc giống lợn ngoại (xem thêm phần 2.3 “Tính hiệu quả”). Đồng thời một số NCNL đã bắt đầu biết mua nguyên liệu đầu vào theo số lượng lớn (như cám lợn, bầu bếp và hệ thống biogas), điều này cũng tạo ra cơ hội làm ăn cho các nhà phân phối địa phương.

Có một hiện tượng thường thấy trong các buổi đi thăm cộng đồng và được các giám sát viên chú ý, mặc dù không có sẵn trong thiết kế chương trình, là các tuyên truyền viên địa phương trong HPN đã tự mình kinh doanh phân phối các sản phẩm cám, men vi sinh trộn vào cám và bếp đun cải tiến. Theo các cán bộ dự án địa phương, điều này không phải là lạ, và chương trình cũng không có ý kiến gì phản đối miễn là hoạt động này tạo điều kiện cho các hộ nuôi lợn tiếp cận với công nghệ ở mức nhanh nhất có thể. Các thành viên HPN kinh doanh theo cách này, được coi là đã hoàn thành vai trò vận động xã hội của mình trong dự án, đồng thời còn hưởng lợi từ công việc kinh doanh trong lĩnh vực phân phối công nghệ mới. Điều này càng thúc đẩy người cán bộ bám sát hoạt động và tình hình phát triển của NCNL. Tuy nhiên, hộ nuôi lợn trong NCNL được phỏng vấn cũng thiết lập các kênh phân phối địa phương để hỗ trợ cho ngành hàng lợn bằng cách trở thành nhà phân phối một vài sản phẩm tại địa phương, ví dụ như thức ăn chăn nuôi (xem thêm Câu chuyện về sự thay đổi của chị Lan Anh, trang 22).

Trong khuôn khổ dự án, mỗi nhóm có một quỹ chung để chi trả cho các dịch vụ thú y tư như tiêm phòng vắc-xin, tùy theo mức phí thu từ cách thành viên trong nhóm. Mỗi NCNL chọn ra một thành viên để dự án đào tạo các kỹ năng thú y căn bản trên lợn. Các thú y viên bán chuyên sau đó sẽ được kết nối với các Chi cục thú y cấp tỉnh và mạng lưới thú y viên được tiếp cận với nguồn vắc-xin do nhà nước phân phối cấp huyện. Điều này có nghĩa là các hộ trong NCNL có thể yêu cầu thú y viên của nhóm tiêm vắc xin bất cứ khi nào cần tiêm cho lợn con mới, chứ không bị giới hạn tiêm phòng 2 lần/năm do nhà nước tổ chức. Bằng cách kết nối các thú y viên với các nhóm tại thôn bản địa phương, các thú y viên có thêm thu nhập từ các thành viên trong nhóm. Để khuyến khích các hộ tham gia NCNL, chi phí dịch vụ thú y đã được tính vào trong chi phí tham gia NCNL, vì dịch vụ thú y dành cho các hộ ngoài nhóm sẽ bị tính cao hơn. Ngoài ra, người dân cũng thấy dễ liên lạc với thú y viên hơn vì là người địa phương và làm việc với NCNL. Một số nông dân được phỏng vấn cho biết điều này khuyến khích họ sử dụng các dịch vụ thú y nhiều hơn, vì trước đây họ không biết tìm đến ai để tiêm vắc-xin hoặc chữa lợn ốm.

Từ góc độ bình đằng giới mà nói, điều đáng ghi nhận mà dự án đã làm được là đã trở thành dự án đầu tiên trong vùng đào tạo và đưa nữ thú y viên vào tham gia thị trường và vào đội ngũ cán bộ nhà nước. Trong lĩnh vực này, con số 30% số thú y của các NCNL là nữ có thể được coi là một con số đáng kinh ngạc, kể cả khi vẫn còn rất nhiều trở ngại phía trước để các dịch vụ do nữ thú y viên cung cấp được xã hội hoàn toàn chấp nhận. Thường thì các thành viên trong NCNL sẽ chọn ra thú y viên của nhóm. Khi các nữ thú y viên được hỏi họ nghĩ tại sao họ được chọn, các chị cho rằng đó là vì cộng đồng dân cư đã biết kĩ năng nuôi lợn của họ và đàn lợn nhà họ “chưa bao giờ ốm cả”. Một nữ thú y viên còn cho hay chị đã được mọi người công nhận là có kiến thức chuyên môn kể từ khi được chọn làm thú y viên cho NCNL, nhưng các hộ chăn nuôi lợn ngoài nhóm vẫn chủ yếu thuê dịch vụ của các thú y viên nam giới. Chị cám ơn chương trình đã cho chị cơ hội được thể hiện khả năng của bản thân qua các hội thi địa phương và được cộng đồng ghi nhận vì được làm việc với các trạm thú y.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

16

2.2 Quy mô và tầm ảnh hưởng Từ các kết quả khả quan thu được từ các thành viên trong nhóm, các NCNL mới đã được thành lập trong 7 trên 12 xã tác động trong năm 2012, tất cả đều là các xã vùng thấp. Hiện tượng này đã cho thấy sự những lợi ích về chất lượng lợn và khả năng tăng thu nhập, cũng như tỉ lệ lợn ốm chết giảm xuống khi tham gia nhóm đã được truyền tai nhau trong cộng đồng dân cư. Văn hóa quen nhận bao cấp, tỉ lệ nghèo cao, và loại hình lợn nuôi (lợn bản địa, chủ yếu nuôi để thịt) là các lý do chính giải thích vì sao số lượng NCNL không đổi tại các xã vùng cao.

Bảng dưới đây thể hiện mức độ phát triển của quy mô và tầm ảnh hưởng của dự án.

Quy mô dự án CODESPA 2011: Dự án làm việc trên 11 xã ( 8 xã vùng thấp và 3 xã vùng cao). 80 NCNL được thành lập tại các xã vùng thấp và 20 nhóm tại các xã vùng cao. Hoàn thành mục tiêu tác động lên 2.500 hộ vùng thấp và 500 hộ vùng cao.

2012: Dự án làm việc trên 12 xã. Kết quả thu được: tổng cộng có 83 NCNL được thành lập, với 3.056 hộ thành viên. 83 thú y viên (mỗi nhóm một người) đã hoàn thành đào tạo của dự án.

2013 (tính đến tháng 5):CODESPA tiếp tục làm việc tại 12 xã của năm trước và mở rộng can thiệp trên 10 xã mới, nâng tổng số xã vùng thấp lên con số 18 và 4 xã vùng cao. Trong đó có 80 thôn của 10 xã mới và 40 thôn trong 12 xã cũ.

Tổng số người hưởng lợi của dự án dự kiến cuối năm 2013 là 3.056 hộ trong các vùng được tác động và khoảng 4.500 hộ tại các điểm mới tham gia, với tổng cộng khoảng 33.000 người tham gia và hưởng lợi.

Cho đến cuối năm 2013, dự kiến có khoảng 4.500 hộ sẽ được dự án tác động. So với con số 30.000 hộ nuôi lợn trong huyện, số hộ trong các NCNL chiếm khoảng 15%. Con số này có thể coi là tương đối bền vững vì hiện tại các hệ thống cung cấp nguyên liệu cải tiến đã hoạt động ổn định để hỗ trợ các

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

17

NCNL, và có thể đem lại lợi ích cho các hộ chăn nuôi nằm ngoài nhóm, nếu như các chiến dịch tiếp thị và tiếp cận xã hội vẫn được tiếp tục. Các nhà phân phối địa phương vẫn sẽ có động lực để tiếp tục phân phối cho các thành viên của NCNL nhưng cũng đồng thời sẽ có nhu cầu muốn mở rộng thị trường ra các hộ khác trong thôn. Tuy nhiên đây mới chỉ là giả thuyết và cần xác nhận qua một bản đánh giá tác động. Nếu được kết hợp với vận động chính sách cho một khuôn khổ chính sách có lợi hơn cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Việt Nam thì dự án sẽ dễ tạo ra tác động lâu dài với cả các hộ nằm ngoài diện tác động. Tuy nhiên để đạt được điều này thì dự án cũng cần mở rộng hoạt động tiếp thị ra ngoài quy mô NCNL nhằm đảm bảo tính đa dạng của các kênh phân phối và đồng thời các hộ ngoài NCNL cũng được hưởng lợi từ sự phát triển nguồn cung lợn trong thị trường địa phương với chất lượng đáp ứng được nhu cầu trong nước đang ngày càng tăng như hiện nay.

2.3 Tính hiệu quả của chương trình Nhìn chung, dự án nhằm củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn thông qua cải thiện kỹ thuật chăn nuôi lợn và kết nối kinh doanh giữa nhà cung ứng, hộ chăn nuôi và lái buôn đã đem lại các tác động tích cực cho tất cả các nhân tố tham gia.

Nguồn thu nhập gia tăng đáng kể Tất cả các nhân tố tham gia đều ghi nhận đã tăng thu nhập lên đáng kể. Ở cấp độ hộ chăn nuôi, nguồn thu nhập từ chăn nuôi lợn đã được cải thiện nhiều sau khi hộ tham gia vào NCNL, vượt mục tiêu ban đầu dự án đặt ra là tăng từ 1.890.000 VNĐ/năm lên trung bình 3.024.000VNĐ/năm. Các hộ trong nhóm đều được hưởng lợi như nhau, kể cả hộ nghèo. Tất cả các nhóm được phỏng vấn đều có các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các thành viên nghèo hơn trong nhóm bằng cách thương lượng giá với thương lái và nhà cung ứng đầu vào khi mua bán với số lượng lớn, tạo điều kiện cho các hộ dễ tiếp cận hơn đến nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Các NCNL cũng có thể thỏa thuận với lái buôn để các thành viên trong nhóm có chỗ bán lợn ổn định mỗi khi hết kỳ chăn nuôi. Nguồn thu nhập của thú y viên cũng tăng thêm khoảng 4 triệu đồng mỗi năm tính cho đến giữa năm 2013. Cũng cần phải nói thêm rằng một số thú y được dự án đào tạo trước đây không có bất kỳ nguồn thu nhập nào cả. Dưới đây là bảng thống kê kết quả mà dự án đã đạt được so với mục tiêu đề ra.

11.0

30.0

5.0

100.0

22.0

15.0

18.9

32.4

62.0

22.0

30.6

12.2

83.0

24.0

25.0

30.2

40.2

67.5

Các xã tác động

Số hộ thành viên NCNL (x100)

Sô hộ nghèo trong NCNL (x100)

Số thú y viên được đào tạo

Số thợ xây được đào tạo

Tỉ lệ lợn chết giảm (%)

Thu nhập thêm mỗi hộ (x100.000vnđ/năm)

Thu nhập thêm cho thú y viên (x100.000vnđ/năm)

Thu nhập thêm cho nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào

Hiệu quả tại thị trường lợn Yên BáiKẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 2011 - 7/2013 KẾT QUẢ DỰ KIẾN 2011 - 2014

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

18

Tăng thu nhập từ chăn nuôi lợn: trước và sau khi dự án triển khai Một thú y không chuyên khi được phỏng vấn cho biết, trong các tháng “cao điểm” tiêm phòng vắc-xin, anh có thể kiếm được khoảng 500.000 – 700.000 đồng chỉ từ việc tiêm vắc xin và các dịch vụ thú y khác. Với anh, nguồn thu nhập phụ thêm này thực sự là một sự thay đổi lớn, vì đây là lần đầu tiên anh có một công việc cụ thể thay vì là lao động tự do. Sản lượng và chất lượng thịt lợn của đàn lợn nhà anh được cải thiện nhờ tham gia vào dự án cũng góp phần tăng thêm thu nhập cho nhà anh. Cần phải nói thêm rằng thú y viên này là người dân tộc thiểu số, và anh là người đầu tiên trong gia đình nhận được chứng chỉ công nhận anh là thành viên của mạng lưới thú y của Chi cục Thú y. Không chỉ có thêm thu nhập, anh còn nói rằng công việc này còn đem lại sự ghi nhận từ cộng đồng cho anh và gia đình. Thay đổi nguồn cung và kết nối các nhân tố thị trường Từ góc nhìn của thương lái, một kết quả của dự án là giống lợn lai F2), vốn được thị trường ưa thích, đã tăng mạnh về số lượng tại các xã vùng thấp. Các chủ lò mổ được phỏng vấn cũng nhấn mạnh rằng nguồn cung lợn trong vùng nhìn chung cũng đã được cải thiện. Một chủ lò mổ nhận thấy với nhu cầu như hiện nay, ông có thể mổ tới 10 con một ngày thay vì chỉ 1 – 2 con như trước, nhưng lại thiếu cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ tín dụng để mở rộng quy mô kinh doanh để theo kịp số lượng lợn có chất lượng đang tăng trên thị trường. Sự tăng này trong việc cung ứng lợn tại địa phương đã được những người tham gia NCNL khẳng định. Một số hộ chặn nuôi lợn thành cong đã quản lý để tăng việc sản xuất từ việc bán 1-2 con lợn mỗi chu kỳ 6 tháng thành xuất chuồng 3 lứa lợn/1 năm, mỗi lần từ 3-5 con, thường thông qua viêjc tăng số lượng lợn lai chất lượng cao (F1 và đặc biệt là F2). Những hộ này, với quy mô chăn nuôi lớn hơn, cũng đã tìm kiếm thương lái ngoài phạm vi xã, với ví dụ là những lò mổ ở những thị trấn gần đó thu mua lợn đều đặn. Những ví dụ cũng đã chỉ ra rằng một số thương lái được đảm bảo với mức giá tối thiểu một khi họ đã xây dựng mối quan hệ tốt với những hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ.

Câu chuyện về sự thay đổi: Đáp ứng nhu cầu thị trường – một chuyển đổi trong mô hình sản xuất địa phương

Chăn nuôi lợn là một hoạt động đã có truyền thống lâu đời tại Văn Chấn, đem lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, trong khi người dân chủ yếu chú trọng vào chăn nuôi lợn bản địa và lợn lai F1, thì các thương lái, do nhu cầu thị trường, muốn tìm mua loại lợn nhiều nạc hơn và giống lợn lai chất lượng cao, hay còn gọi là F2. Anh Vũ Văn Ngọc, người dân tộc Thái, sống tại bản Chao, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Anh vốn là người làm nghề giết mổ lợn, đã có kinh nghiệm thu mua và giết mổ nhiều năm. Hiện nay trên thị trường, nhu cầu lợn F2 là rất lớn, cả ở thị trường nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Hàng ngày, anh mổ được khoảng 400 kg thịt lợn để cung cấp cho thị trường địa phương (thị xã Nghĩa Lộ) và bán khoảng từ 6-7 tấn lợn hơi cho các thương lái ở Sơn La và Hà Giang. Tuy nhiên, các giống lợn địa phương đa phần đều là giống lợn lai F1, chưa đáp ứng được kì vọng trên thị trường về tỷ lệ thịt nạc. Do đó, công việc kinh doanh của anh đã gặp nhiều trở ngại vì khi thu tìm mua tại nhiều hộ chăn nuôi tại địa phương, anh đã không thể tìm thấy hộ nào cung cấp thịt lợn F2. Năm 2011, anh Ngọc đã biết đến dự án “Củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn ở Văn Chấn”, được triển khai trên địa bàn huyện. Anh cũng nghe và tìm hiểu về các nhóm chăn nuôi được dự án thành lập tại các thôn bản để dành cho những hộ có chung sở thích nuôi lợn, và rằng một số các hộ tham gia dự án đã bắt đầu nuôi giống lợn F2. Thông qua dự án, tổ chức CODESPA phối hợp với đơn vị đối tác địa phương là tổ chức HaDevA, đã cung cấp cho anh thông tin của các trưởng nhóm chăn nuôi, sau đó anh Ngọc đã liên hệ với các trưởng nhóm này và đề xuất họ thu gom lợn F2 giúp mình.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

Tại các xã thí điểm vùng cao, giống lợn nuôi chủ yếu là lợn bản địa. Cùng với vị trí địa lý hẻo lánh xa xôi, đây là 2 lý do chính khiến cho tác động của nhu cầu đang tăng không mấy rõ rệt. Trong một buổi thảo luận nhóm mục tiêu, có một sự khác biệt rõ ràng giữa các hộ có nhiều lợn (18-20 con) vì mục đích bán thương mại so với các hộ chỉ có tối đa 5 con, chủ yếu để tự tiêu thụ và bán khi ”nhà cần thêm tiền”. Các hộ có đàn lợn đông hơn đã nhanh chóng thấy được giá trị của dịch vụ tiêm phòng vắc-xin cho NCNL và thậm chí còn chuyển sang chăn nuôi nhiều lợn ngoại lai hơn (F2). Những hộ chăn nuôi này thường không phải là người dân tộc thiểu số, và sống gần đường xá hơn tại các xã vùng cao. Thiết kế của dự án cũng như cơ chế giám sát và hỗ trợ kỹ thuật hiện nay giúp các NCNL và thương lái xây dựng các “hợp đồng mua lợn” để tăng giá bán lợn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ không tìm được người bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đối với các thương lái, họ có được nguồn hàng đều đặn, được NCNL giúp tập trung lợn từ các xã vùng sâu vùng xa đến một điểm thu mua nhất định, nên tiết kiệm được chi phí hậu cần và vận chuyển. Khảo sát tại các xã vùng cao cho thấy, người dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các cán bộ dự án (CODESPA thông qua HADEVA) với vai trò trung gian kết nối các hộ chăn nuôi lợn ở các thôn bản hẻo lánh đến các lái buôn tiềm năng. Người dân cũng phụ thuộc vào các cán bộ HPN để họ phân phối nguyên liệu đầu vào như cám lợn giá rẻ (mặc dù đây không phải là vai trò của HPN trong dự án).

Áp dụng có hiệu quả công nghệ và kỹ năng mới

Trên phương diện áp dụng công nghệ mới, các hộ, nhóm được phỏng vấn đã áp dụng ít nhất một vài công nghệ họ học được từ các lớp đào tạo của dự án, không kể điều kiện thu nhập hay vị trí địa lý của hộ. Một số thành viên của NCNL bao gồm cả một số hộ vùng cao cũng đã lắp đặt bếp đun cải tiến (xem phần trên). Tất cả các hộ thành viên NCNL nuôi cả lợn F1 và F2 để bán khi được phỏng vấn cho biết họ đã thay đổi phương pháp cho lợn ăn, chuyển sang các phương pháp ủ chua thức ăn cho lợn. Nhiều hộ cũng nhắc đến các kỹ năng giữ vệ sinh chuồng trại. Tất cả các hộ được phỏng vấn mà nuôi trên 5 con lợn đều đã đầu tư xây dựng hệ thống biogas, và sử dụng chế phẩm vi sinh (EM) để ủ phân. Một số hộ còn chia sẻ cách nhận biết lợn bệnh, cách chọn lợn con khỏe mạnh. Dự án cũng hỗ trợ các hộ trong NCNL tiếp cận được các nguồn cung cấp lợn nái và lợn giống có chất lượng tốt, rồi nuôi chúng để tăng số lượng lợn trong vùng. Một số hộ cũng kể rằng họ đã học hỏi được thêm nhiều kiến thức về kỹ năng phối giống và các duy trì chất lượng đàn lợn giống của mình.

Anh Ngọc cũng đã bắt đầu tiến hành ý tưởng cung cấp lợn giống F2 cho một số hộ, từ đó đảm bảo sau một thời gian, anh sẽ có nguồn lợn thịt chất lượng cao, ổn định để bán ra thị trường. Nhiều hộ dân nhận được lợn giống có thể trả tiền gốc cho anh vào thời điểm xuất chuồng. Anh đã chia sẻ rằng: “Điều quan trọng đối với tôi là có lợn chất lượng tốt để bán ra thị trường. Tôi rất vui được cung cấp lợn giống theo hình thức tín dụng nếu điều đó giúp tôi đảm bảo nguồn cung ổn định cho khách hàng của mình”.

“Trước đây khi tôi mua lợn giống, tôi biết rằng ít nhất một vài con trong đàn sẽ chết – nhưng tôi không biết tại sao. Bây giờ, đàn lợn của tôi lớn khỏe mạnh, và tôi biết

làm thế nào để chăm sóc và cho lợn ăn đúng cách” (Hộ được phỏng vấn)

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

20

Hỗ trợ các hộ nuôi lợn giống góp phần đảm bảo nguồn cung lợn con, đặc biệt nguồn lợn F2 trong vùng. Cùng với tỷ lệ tiêm vắc xin ngày càng tăng nhờ có các thú y viên trong nhóm, các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đã giảm được đáng kể tỉ lệ lợn chết. Một vài hộ được phỏng vấn cho biết nhờ áp dụng các kỹ thuật cải tiến, biết cách phân biệt lợn con có chất lượng với lợn ốm, số lợn con chết trong đàn đã giảm hẳn. Điều này được xác nhận từ các dữ liệu theo dõi của dự án, trong đó chỉ ra rằng tỷ lệ tử vọng trên lợn đã giảm từ 17% xuống còn 4% kể từ thời điểm bắt đầu dự án (xem bản đồ bên dưới)

Các kết quả khả quan về tỉ lệ lợn chết tại vùng triển khai dự án một phần là nhờ các thú y viên kịp thời can thiệp và tiêm vắc-xin cho lợn con theo nhu cầu của các hộ, và không chỉ dừng lại ở 2 lần tiêm cố định một năm như nhà nước thực hiện. Dự án đã thiết lập một mạng lưới thú viên địa phương cấp xã, bao gồm các thú y viên làm việc ở các thôn trong xã. Các thú y viên cùng dùng chung một tủ lạnh để bảo quản lượng thuốc vắc-xin nhà nước cung cấp. Họ cũng mua chung thuốc cho cả nhóm vì nếu chỉ một thú y viên sử dụng thì thuốc sẽ hết hạn trước khi hết thuốc. Các mạng lưới thú y viên này được dự án hỗ trợ tổ chức một cuộc họp hàng tháng để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về các bệnh trên lợn, dấu hiệu bệnh và cách chữa trị. Một số thú y viên cho biết họ đã học hỏi được rất nhiều từ các thú y viên khác trong xã. Vì tất cả đều sống trong cùng một xã, họ có thể dễ dàng họp mặt và có thể tiếp tục làm việc kể cả khi HADEVA không còn hỗ trợ họ nữa.

Như đã nhắc đến ở trên (xem phần “Tính phù hợp của dự án”), phương pháp tiếp cận thông qua đào tạo và xây dựng mạng lưới thú y viên địa phương đã được cả thú y viên và các thành viên NCNL hưởng ứng rộng rãi. Dự án đã tổ chức nhiều hoạt động tiếp cận cộng đồng để không ngừng tuyên truyền cho người dân tại các xã về thú y viên và các dịch vụ thú y, và để các thú y từ các thôn bản khác nhau trong xã có thể chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với nhau. Các sự kiện như hội thi kỹ năng là nơi để người dân tham gia và học hỏi kiến thức, kỹ năng của các thí sinh. Dự án cũng có các áp-phích và phát thanh tại chỗ để phổ biến các lợi ích của dịch vụ thú y.

Tại một số xã vùng cao nơi nhóm đánh giá đến thăm, các thú y viên gặp khá nhiều khó khăn để có vắc xin do nhà nước cấp vì địa điểm thôn bản nơi họ làm việc khá hẻo lánh. Một số thú y viên cho biết, sau khi phải đi một chặng đường rất xa, họ đến trung tâm thú y thì lượng vắc-xin trong kho đã hết, và họ lại phải quay về tay không. Các thú y viên này cũng nói rằng hiếm khi họ được người dân nhờ tiêm vắc xin cho lợn bản địa nuôi thả rông, do vậy thị trường dịch vụ thú y ở đây khá là nhỏ so với thị trường cho số ít các hộ nuôi lợn bán thương mại trong xã. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập tiềm năng của thú y viên tại các xã vùng cao. Theo cơ sở dữ liệu của CODESPA, gần 200 hộ nuôi lợn thuần hóa tại vùng cao cũng đã tăng thu nhập thêm một ít sau khi tham gia các khóa đào tạo của dự án.

2.4 Hiệu suất dự án

Nhìn chung, các kết quả đã đạt được trong việc đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan có thể được coi là có hiệu quả cao, so với tổng chi phí dự án là 170.000€ chia đều cho thời gian triển khai dự án. Tổng chi phí điều hành hàng năm của CODESPA ở Việt Nam là vào 16.000€, bao gồm giám đốc dự án (15%), quản lý dự án (25%), cán bộ kĩ thuật (20%) và kế toán (20%); ngoài ra còn có một điều phối viên cấp vùng (3%) và chuyên gia theo dõi và đánh giá (5%). Khoản tiền này còn bao gồm các chi phí cho văn phòng tại Hà Nội, chi phí đi lại theo dõi dự án và chi phí chuẩn bị tài liệu cho dự án.

Đơn vị triển khai dự án HADEVA cho biết rằng ngân sách cho cán bộ CODESPA để đi lại, theo dõi cũng như hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp tài liệu rất hạn chế. Mặc dù tổ chức này rất hưởng ứng các nỗ lực giảm thiểu chi phí quản lý để tập trung tối đa cho các hoạt động triển khai dự án, HADEVA chỉ ra rằng nếu như CODESPA đầu tư nhiều hơn thì họ có thể nâng cao vai trò của mình, đảm bảo rằng các bài học được ghi chép cẩn thận và được đưa vào các cơ chế chính sách và các buổi thảo luận cấp quốc gia (thậm chí bằng cách tiếp cận đến các phương tiện truyền thông).

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

21

Theo biên bản ghi nhớ giữa CODESPA với HADEVA, HPN, TKN và TYT là đủ để tránh lãng phí ngân sách cho các cán bộ làm việc tại trung tâm, những người sẽ không tiếp tục phát triển thị trường lợn sau khi dự án kết thúc. Mặc dù phương pháp này rõ ràng tiết kiệm được chi phí và cần được tiếp tục áp dụng bằng cách để các cán bộ dự án địa phương đi đầu trong công tác vận động và cung cấp tư liệu, các đối tác trong liên kết địa phương lại không mấy mặn mà với việc lấy thành quả lao động của họ để “đem vào” hệ thống để gây tác động nhằm có được khuôn khổ chính sách có lợi hơn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại các vùng hẻo lánh. Do vậy, CODESPA nên chú ý hơn đến các nhu cầu của các đối tác đặc biệt trong việc xây dựng các sản phẩm truyền thông cho cả bên trong và bên ngoài dự án trong nửa sau của dự án, kể cả khi điều này đồng nghĩa là tổ chức sẽ phải tăng chi phí cho khâu hỗ trợ thay vì đầu tư triển khai các hoạt động.

Cùng với HADEVA, CODESPA đã xây dựng một hệ thống theo dõi mới, bằng cách để cho các NCNL trực tiếp quản lý lợi nhuận của họ và ghi chép vào một cuốn sổ theo dõi sự tiến bộ của từng thành viên. Đây là một công cụ tiên tiến và có khả năng kích thích tính tự chủ của người dân, giúp các thành viên trong nhóm có khả năng phân tích, nắm rõ mối liên kết giữa các chi phí sản xuất, biết cách ghi chép sổ sách, biết lưu ý hiệu quả thu được từ việc cho ăn cám ủ men và giảm lượng củi đun nhờ sử dụng bếp đun cải tiến hoặc biogas.

Giám sát hiệu quả chi phí và tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra

Dự án áp dụng một hệ thống theo dõi chi tiết (SISE) bao gồm một bảng cơ sở dữ liệu, sơ đồ tiến trình dự án, các chỉ số chính và số liệu theo dõi, cũng như bảng ghi chép khuyến nghị nhằm cải thiện dự án. Cơ sở dữ liệu này được Hadeva cập nhật và duy trì dựa vào các số liệu thu thập trực tiếp từ các hộ chăn nuôi. Quá trình thu thập dữ liệu khá phức tạp. Mỗi NCNL ghi chép lại thông tin từ các thành viên nhóm trong cuốn sổ tay theo dõi chăn nuôi. Các số liệu này được HPN xã thu thập, theo dõi và sau đó, gửi cho cán bộ của HADEVA để nhập liệu vào bảng cơ sở dữ liệu. Điều này cũng phản hồi lại cho CODESPA để tổng hợp chung và phân tích, đưa ra phản hồi gửi tới các cán bộ triển khai cũng như các hộ dân thông qua việc điều chỉnh, thích ứng các hoạt động.

Từ góc độ chung mà nói, công tác giám sát kỹ càng giúp cho cả CODESPA và các cán bộ dự án có thể theo dõi sát sao tiến độ hoàn thành các mục tiêu và phản hồi lại cho thành viên các NCNL về các biện pháp thực hành có hiệu quả nhất. Điểm mấu chốt là công tác này phải được thực hiện thường xuyên, và các hộ gia đình phải tham gia thu thập dữ liệu, để họ có thể nắm được các phản hồi trên. Công tác còn gián tiếp cung cấp thông tin về hiệu quả chi phí vì các hoạt động thường được chuyển sang triển khai ở các khu vực bị chậm tiến độ. Tuy nhiên các dữ liệu cụ thể hơn về phân tích chi phí có liên quan đến một số kết quả nhất định (ví dụ như chi phí hỗ trợ NCNL, chi phí vận động ban đầu, chi phí đào tạo đặc biệt để khắc phục các kết quả thu được do có thay đổi về biện pháp thực hiện).

HADEVA cũng nhận thấy rằng chất lượng của công tác cập nhật sổ sách không đồng đều giữa các NCNL và điều này cần phải được theo dõi và đảm bảo chất lượng hơn để tất cả các dữ liệu khi nhập vào cơ sở dữ liệu mang tính chính xác cao. Vì rất nhiều thành viên NCNL không biết đọc, biết viết, trưởng nhóm có trách nhiệm cập nhật sổ sách mỗi khi nhóm họp mặt, đôi khi với sự hỗ trợ của một cán bộ HPN.Tuy nhiên, một số nhóm trưởng (trong đó có một phụ nữ) cho biết việc ghi chép số liệu, đặc biệt là ghi chép chi phí đầu vào để so sánh với lợi nhuận thực tế thu được rất hữu ích. Các nhóm còn ghi lại giống lợn nuôi, chi phí và loại nguyên liệu đầu vào.

Để theo dõi chương trình, HADEVA chọn ra 4 – 5 hộ mỗi nhóm và so sánh các hộ này với các hộ ngoài nhóm. Bằng cách đưa thêm nhóm đối chứng vào trong hệ thống theo dõi, hệ thống có thể liên tục so sánh các khả năng biến đổi xảy ra trên thị trường và chỉnh sửa những sai lệch so với dữ liệu gốc. Ví dụ tỉ lệ lợn chết giảm từ 17% xuống còn 4% phản ánh thực trạng giữa các hộ trong NCNL và các

” Trước đây, tôi không có bất cứ khoản thu nhập thêm nào ngoài chan nuôi lợn. Kể từ khi trở thành cán bộ thú y, tôi có thể kiếm được từ 500.000 – 700.000 đồng từ việc tiêm phòng trong tháng cao điểm. Tôi là người đầu tiên trong gia đình có một công việc có lương hàng tháng, nhận được chứng chỉ của chi cục thú y, và điều này làm tôi tự hào” (nông dân chăn nuôi lợn, dân tộc Thái, huyện Văn Chấn)

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

22

hộ ngoài nhóm, vì tỉ lệ lợn chết nói chung có thể thay đổi rất nhiều tùy theo từng mùa và nhất là khi có dịch trong vùng. Nhờ đó, các cán bộ nhìn ra đâu là những biến đổi do dự án gây ra và đâu là những biến đổi do các xu hướng phát triển thị trường chung gây ra.

2.5 Tính bền vững và tác động mới

Tính bền vững và tác động của các NCNL Liên quan đến hệ thống theo dõi và việc sử dụng nhóm đối chứng được nhắc tới ở trên, việc so sánh các hộ trong NCNL với hộ nằm ngoài nhóm, có thể không phù hợp lắm vì các điều kiện thị trường địa phương được cải thiện (thông qua các nỗ lực vận động đòi hỏi có một khuôn khổ chính sách có lợi hơn cho người dân) sẽ được nhân rộng theo thời gian. Điều này có nghĩa là, càng về sau, các lợi ích mà NCNL có được sẽ cần được phổ biến ra ngoài khuôn khổ nhóm, khi mà các thú y viên được dự án đào tạo bắt đầu cung cấp các dịch vụ cho một số lượng lớn hơn các hộ chăn nuôi địa phương, và số lượng các điểm bán lẻ nguyên liệu đầu vào cũng tăng lên theo mức độ gia tăng các nỗ lực tiếp thị nông thôn tại địa phương. Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tác động này là số lượng các hộ tham gia NCNL ngày càng tăng.

Theo các thành viên NCNL và thú y viên được phỏng vấn, các nhóm đã dần dần tăng lên về số lượng thành viên cũng như lợi nhuận. Họ cũng nhận thấy các cơ chế thiết lập tính bền vững bên trong thiết kế của dự án vì thị trường dịch vụ thú y và nguyên liệu đầu vào tại địa phương giờ đã hoàn thiện và có thể tự mình hoạt động. Điều này cũng đã được nhóm đánh giá xác nhận. Phương pháp tiếp cận này đã giúp người nông dân tập hợp lại với nhau và tiếp cận cùng nhau đến các nguyện vật liệu đầu vào giá rẻ, do đó tăng thêm thu nhập cho họ và sau đó tiếp tục đầu tư để mở rộng sản xuất. Cũng có dấu hiệu cho thấy trung gian giữa các lái buôn đã tiếp cận được đến số lượng lợn chất lượng cao đang gia tăng tại địa phương, mặc dù một số chủ lò mổ địa phương vẫn chưa thể theo kịp nguồn cung lợn chất lượng tốt hoặc vẫn chưa tìm được cơ sở sản xuất thịt lớn trên tỉnh.

Triển vọng của tác động bền vững lên các hộ chăn nuôi ngoài nhóm Mặc dù các kết quả tích cực với các hộ thành viên NCNL là rất rõ rệt, các tác động của một thị trường địa phương phát triển lên các hộ không tham gia NCNL và/hoặc sống tại các xã khác cùng huyện vẫn chưa thực sự rõ ràng. Số liệu từ các nhóm đối chứng khi theo dõi định kỳ chỉ cung cấp nền tảng hạn chế để hiểu về thị trường diễn ra như thế nào ở ngoài NCNL. Điều này có thể thú vị đối với dự án để xem xét và đầu tư trong những pha tiếp theo, kết hợp với một chiến lược tác động chính sách trọng điểm hơn. Câu chuyện về sự thay đổi: Từ người phụ nữ nuôi lợn để tiết kiệm đến việc trở thành một hộ kinh doanh thành đạt

Gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh sinh sống tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, gia đình chị có 4 khẩu, gồm hai vợ chồng và hai con nhỏ đang tuổi đến trường. Cuộc sống thường ngày trôi qua bình lặng, họ dựng một sạp hàng tạp hóa nhỏ để bán cho người dân trong thôn, xã. Vào năm 2011, khi tổ chức CODESPA, bắt đầu triển khai dự án “Củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn ở huyện Văn Chấn” tại xã Cát Thịnh, chị quyết định tham gia vào nhóm các hộ có sở thích chăn nuôi lợn do dự án thành lập.

Trước khi tham gia vào nhóm, gia đình chị nuôi một đàn lợn năm con. Chị chia sẻ rằng“Nuôi lợn

Các tác động chính về củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn

►Gần 3.600 hộ tăng thu nhập thêm 2.700.000đ mỗi năm. ►Đào tạo được 109 thú y viên địa phương và nhờ đó đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ thú y (nâng cao nhận thức, tiêm vắc-xin, khám và trị bệnh) ► 44 thợ xây địa phương được đào tạo và cung cấp các công nghệ mới (chuồng lợn cải tiến, bếp đun, biogas và nhà tiêu) Nguồn: CODESPA

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

23

chính là khoản tiết kiệm của tôi”. Chị Lan Anh không muốn nuôi nhiều hơn năm con lợn cùng một lúc, chị lý giải “Nuôi nhiều hơn năm con thì e rằng sức tôi không làm được, vì sẽ tốn rất nhiều thời gian để nấu cám, lau rửa chuồng lợn và chăm sóc khi đàn lợn ốm, mà cả gia đình chỉ có mình tôi chăm lo việc chăn nuôi”. Chị Lan Anh cũng bày tỏ tâm trạng lo lắng nếu đàn lợn ốm và bị chết vì bệnh dịch nào đó, trong khi chị lại không tiêm phòng cho lợn đầy đủ.

Tham gia nhóm sở thích chăn nuôi lợn với tâm lý ham học hỏi, muốn tìm hiểu về những kĩ thuật chăn nuôi mới nhất, chị Lan Anh đã tham gia đầy đủ vào các hoạt động của nhóm, như các hội thảo, các khóa tập huấn kĩ thuật về lựa chọn giống, phương pháp cho ăn, quản lý chuồng trại và tìm hiểu cách chăm sóc và phòng tránh bệnh trên lợn thông qua việc áp dụng vắc-xin. Sau khi được học những kiến thức trên, chị nộp đơn tới Ngân hàng chính sách xã hội đề nghị được vay vốn để đầu tư vào chăn nuôi, sau đó, ngân hàng đã chấp thuận cho chị vay một khoản tín dụng 50 triệu đồng.

Với số tiền đó trong tay, chị Lan Anh đã đầu tư nâng cấp chuồng trại, lắp đặt một hệ thống Biogas quy mô hộ gia đình, và mua 30 con lợn giống. Áp dụng tất cả những kiến thức mới đã từng được học, đến nay, mỗi năm nhà chị cho xuất chuồng đều 3 lứa, mỗi lứa từ 30-35 con lợn, với mức lãi trung bình khoảng gần 600 ngàn đồng/ con lợn. Chị cũng đã tìm được đầu ra ổn định, liên kết với thương lái ở ngoài xã, do đó, chị cảm thấy việc đầu tư chăn nuôi rất an toàn. Hiện nay, gia đình chị có khoảng 100 con lợn và đây nguồn thu nhập chính cũng như công việc ưu tiên của chị. “Tôi yêu công việc này, lúc nào tôi cũng cố gắng chăm lo cho đàn lợn thật sạch sẽ và khỏe mạnh”, chị nói.

Dự án lợn đã mang lại cho gia đình chị nhiều lợi ích, vừa cung cấp kiến thức, đồng thời tạo điều kiện cho các dịch vụ thú y tại địa phương. Bất cứ lúc nào, khi tiêm phòng hay khi lợn ốm, thú y viên thôn bản đều có mặt kịp thời. Do đó, đàn lợn nhà chị luôn khỏe mạnh mặc dù có thời điểm bệnh dịch trên lợn đã từng bùng phát tại huyện. Chị chia sẻ:“Bây giờ, tôi thấy nuôi lợn rất an toàn. Chúng tôi không phải lo lắng vấn đề lợn chết nữa”.

Điều kiện sống trong gia đình chị đã cải thiện đáng kể. Chị có điều kiện đến gửi hai con đi học ở trường ở trung tâm huyện. Ngoài ra, thu nhập gia đình chị lên đến hơn 50 triệu đồng/năm. Gia đình chị đã mua một chiếc xe tải để cung cấp các dịch vụ vận chuyển trong xã. Giấc mơ của chị bây giờ là có đủ vốn để mở rộng trang trại lợn với quy mô lớn hơn nữa.“Thị trường ngành hàng lợn rộng rất lớn và có thể sinh lãi, hiện nay tôi chỉ cần thêm vốn để mở rộng kinh doanh”, chị nói

Trong số các hộ nằm ngoài NCNL tại các điểm HPN đã triển khai tiếp cận cộng đồng, hai phụ nữ cho biết họ không thể tham gia vì phải chăm sóc con cái ở nhà. Họ là những phụ nữ dân tộc thiểu số và rất thiếu tự tin. Một trong những phụ nữ được phỏng vấn cho biết chị mới tham gia Hội Phụ nữ nhưng chị vẫn còn rất ngại khi phải đi họp. Điều này trên thực tế không phải là một lý do chính đáng để không tham gia NCNL, vì có rất nhiều phụ nữ tham gia NCNL mặc dù vẫn phải chăm sóc con nhỏ. Các cán bộ HPN làm công tác vận động do đó sẽ cần phải ghi chép cụ thể có hệ thống hơn lý do vì sao và những thành phần nào trong cộng đồng không thể tham gia NCNL. Từ các dữ liệu thu thập thường xuyên như hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể rút ra kết luận xem các tác động bền vững đã được phân bố đều giữa các dân tộc thiểu số hoặc giữa các nhóm dân số khác nhau về các điều kiện phi kinh tế hay chưa.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

24

Theo đó, cũng cần chú ý rằng mặc dù các NCNL đã thu được rất nhiều thành công nhưng từ năm 2013 CODESPA đã thay đổi chiến lược và không tạo thêm NCNL mới nào nữa. Thay vào đó, các Trạm Khuyến nông (TKN) trở thành đơn vị đào tạo chính và các kỹ thuật mới sẽ được tích hợp vào trong công tác tiếp cận đené tất cả các hộ chăn nuôi lợn có nhu cầu học tập. Đây là một phương pháp tiếp cận mở rộng quy mô mà sẽ tạo điều kiện cho thị trường tự mình hoạt động ngoài khuôn khổ chương trình. Đồng thời chiến lược này cũng hướng đến số lượng lớn các hộ vốn không cảm thấy thoải mái khi tham gia NCNL vì hoàn cảnh nghèo khó. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải chuyển giao được các kỹ năng và cơ chế theo dõi từ HADEVA như một đơn vị triển khai dự án tạm thời trong quá trình đến cho một trong những cơ quan thường trực như TKN. Công tác này phải được đặt lên hàng đầu để có thể xây dựng được các hệ thống thị trường thực sự bền vững ngoài khuôn khổ các NCNL và đảm bảo rằng trọng tâm hướng đến các hộ nghèo của môi trường vẫn được đảm bảo sau khi HADEVA và CODESPA hoàn thành công việc trong dự án.

Tính bền vững đối với các cơ quan liên quan HADEVA đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhân tố địa phương và điều phối các hoạt động ban đầu, và đôi khi còn có vai trò trung gian phân phối nguyên liệu đầu vào trong chăn nuôi. Vai trò của họ sẽ dần dần rút xuống và chuyển giao trách nhiệm cho các cơ quan chức trách địa phương. Công tác vận động chính sách do dự án thực hiện hướng đến các cơ quan quan trọng như (TKN, Trạm thú y) đã tham gia triển khai dự án. Ở tầm cao hơn, các kết quả và bài học rút ra từ dự án cũng rất quan trọng để vận động xây dựng một khuôn khổ chính sách có lợi hơn cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trên cơ sở xu hướng phát triển thị trường tại Việt Nam gần đây (xem phần “Xác định vấn đề”)

Mô hình liên kết các nhân tố, như đã được giải thích phía trên (xem phần “Các nhân tố tham gia thị trường”), bao gồm cả các TKN và TTY trong đào tạo kỹ thuật. Các cơ quan này được khuyến khích áp dụng các công nghệ mới và đưa thêm thông tin về các công nghệ này (thức ăn cho lợn, bếp nấu, biogas,v.v..) trong các buổi tập huấn cho các hộ chăn nuôi trên toàn huyện. Dự án sẽ tăng cường theo dõi các cơ quan này trong năm 2013 và cho đến khi hết dự án để đảm bảo các tác động tích cực sẽ được mở rộng ra cả huyện. Bản đánh giá nhận thấy vai trò nhân tố của các cơ quan này ngay từ đầu dự án đã giúp họ hiểu và cam kết tham gia hoạt động, đảm bảo cho tính bền vững về lâu về dài của mô hình.

Các cán bộ triển khai dự án địa phương nói chung, và HADEVA nói riêng, chỉ ra rằng lĩnh vực chăn nuôi lợn có tiềm năng giúp giảm nghèo, và tạo ra các chuỗi giá trị bền vững tại địa phương để phục vụ nhu cầu thịt lợn đang tăng trên toàn quốc. Các cán bộ này nhận thấy đây là một lĩnh vực có thể thay đổi đáng kể thu nhập của hộ gia đình mà không tốn nhiều tiền đầu tư. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều sự quan tâm đến các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ lẻ trong các chính sách của nhà nước. Ngành sản xuất chè và gạo có các nhà sản xuất quy mô lớn và các thương hiệu nổi tiếng, nhưng ngành hàng lợn vẫn là một thị trường còn bỏ ngỏ. Chính sách 30A đáng ra phải đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, cần nỗ lực thêm nữa để đưa họ vào các chuỗi giá trị và các thị trường địa phương thay vì chú trọng vào hỗ trợ bao cấp phát chẩn trong các chương trình xóa đói giảm nghèo.

Vấn đề về chính sách rõ ràng đã vượt quá tầm ảnh hưởng của riêng CODESPA, nhưng CODESPA có thể giúp hỗ trợ các đối tác để xây dựng các tài liệu truyền thông, sắp xếp các thông điệp vận động chính sách và kêu gọi giới truyền thông công bố vấn đề này. Văn Chấn sẽ là một địa điểm thích hợp để nghiên cứu sâu thêm về tác động tác động tổng hợp của các dự án vệ sinh, dự án phân viên nén dúi sâu và củng cố chuỗi giá trị ngành hàng lợn của CODESPA. Nếu có thể đưa các tác động tổng hợp này lên bàn thảo luận chính sách cấp cao hơn, thì các đối tác có thể cải thiện được vị thế của mình và góp phần giúp các đối tác và các cơ quan khác xác định được phương thức hoạt động “tốt nhất”.

3. Tổng kết các bài học và kiến nghị Nhìn chung, chương trình đã có các tác động tích cực lên đời sống của các hộ chăn nuôi lợn tham gia dự án, đồng thời cũng là một dự án đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Dự án còn có tác động tốt đến môi trường khi các hộ chăn nuôi áp dụng các công nghệ và kỹ năng cải tiến đã được tuyên truyền. Mặc dù ngân sách hạn chế, dự án đã cố gắng tìm ra các giải pháp chi phí thấp và tiến bộ để phát triển chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đến mức mà một số nông hộ đã có thể phát triển tối đa quy mô

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

25

kinh doanh của mình – từ sản xuất không có lãi đi lên thành một doanh nghiệp nhỏ và bắt đầu tham gia vào chuỗi giá trị địa phương. Về vấn đề chuyển đổi cơ cấu ở quy mô lớn hơn và vận động chính sách mới, rõ ràng là vẫn còn nhiều hạn chế vì đây là một dự án nhỏ thực hiện tại một huyện miền núi phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, việc CODESPA làm việc với các cơ quan nhà nước quan trọng cũng góp phần giúp cho các đối tác kết nối các vấn đề và xây dựng các chương trình vận động chính sách, đặc biệt là nếu ngành chăn nuôi lợn được nhìn nhận ở quy mô rộng hơn, với các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người nghèo và tiềm năng phát triển của họ. Các kiến nghị cho giai đoạn còn lại của dự án được trình bày dưới đây:

• Cung cấp kịp thời và hiệu quả các dịch vụ thú y được rõ ràng đã gia tăng lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi lợn địa phương. Hình ảnh lần đầu tiên người phụ nữ làm thú y, và còn là thú y tay nghề cao đã dần thay đổi quan điểm người dân về khả năng của người phụ nữ có thể nắm giữ các vị trí đáng được tôn trọng trong xã hội. Các nữ thú y viên nhận thấy họ có thể truyền cảm hứng cho các phụ nữ khác cùng tham gia, hướng dẫn họ một số kỹ năng để họ có thể phát biểu nhiều hơn trong các buổi họp nhóm. Đây là một kết quả về giới khả quan mà sẽ cần được hỗ trợ hơn nữa trong giai đoạn theo dõi. Không chỉ vậy, dự án cần tiếp tục vận động các nữ thợ xây học cách xây chuồng lợn, nhà tiêu, hệ thống biogas trong nhà và bếp đun cải tiến.

• Trong giai đoạn đầu, công tác tập huấn chỉ được giới hạn cho thành viên của các Nhóm chăn nuôi lợn (NCNL) để khuyến khích các hộ chăn nuôi tham gia vào dự án khi mà dự án đang vận động thành lập các NCNL. Khi các lợi ích của NCNL lan rộng, CODESPA thay đổi chiến lược để ngừng thành lập thêm các nhóm mới. Các khóa tập huấn các phương pháp chăn nuôi tốt nhất thay vào đó sẽ do các cơ quan nhà nước triển khai, ví dụ như các Trạm khuyến nông (TKN). CODESPA sẽ tiếp tục làm việc sát sao với TKN để mở rộng các lợi ích này ra ngoài các NCNL để đa số các hộ chăn nuôi lợn đều có thể sản xuất thịt lợn chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu thị trường, để từ đó thu hút các lái buôn như các nhà sản xuất thị quy mô vừa đến địa phương để thu mua thịt.

• Cho giai đoạn tiếp theo, vấn đề cốt yếu là xây dựng kỹ năng và công cụ cho các cán bộ TKN để họ có thể đảm nhận công tác theo dõi chi tiết mà trước đó do HADEVA thực hiện và sau đó tập hợp số liệu để phân tích. Vì các vai trò chính được chuyển giao từ tổ chức phi chính phủ triển khai dự án là HADEVA sang các cơ quan khuyến nông nhà nước, dự án cần tiếp tục theo dõi các tác động của việc chuyển đổi này đối với kết cấu các NCNL có sẵn để đảm bảo các nhóm này vẫn có thể tự hoạt động được. Để đảm bảo được tính bền vững và khả năng nhân rộng quy mô kinh doanh, cần chú ý và theo dõi các lý do vì sao các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ không tham gia NCNL hoặc không phản hồi lại các nỗ lực truyền thông xã hội hướng đến xây dựng các chuỗi giá trị ngành hàng lợn địa phương có độ bao phủ rộng hơn.

Để dự án có tác động lâu dài, CODESPA nên chú ý các điểm sau:

• Các cán bộ triển khai dự án tin rằng chỉ với một khoản đầu tư tương đối nhỏ, các phương pháp chăn nuôi lợn quy mô nhỏ đã được cải tiến và sửa đổi có tiềm năng rất lớn để có thể góp phần giảm thiểu đói nghèo và kết nối các hộ chăn nuôi vào trong chuỗi giá trị. CODESPA có thể giúp hỗ trợ các đối tác thiết kế các tài liệu truyền thông, xây dựng các thông điệp vận động chính sách và phổ biến chúng qua các phương tiện truyền thông.

• Cần thực hiện một bản nghiên cứu tác động (định lượng và định tính) sâu rộng hơn để có thể đánh giá các tác động tổng hợp của cơ hội được tiếp cận đến vệ sinh, tăng năng suất lúa nhờ áp dụng phân viên nén dúi sâu và tăng thu nhập từ chăn nuôi lợn lên người dân tại Văn Chấn. Bản nghiên cứu này sẽ giúp minh họa những nỗ lực phối hợp từ đầu dự án tới thời điểm hiện tại, hoặc tiềm năng kết hợp cả ba dự án để thay đổi mạnh mẽ chất lượng cuộc sống và thu nhập của cộng đồng dân cư nơi triển khai dự án. Các tác động tổng hợp đến môi trường cũng cần phải được đánh giá thêm trong một bản đánh giá khác với nguồn tài trợ nằm ngoài ngân sách của dự án này.

CODESPA Vietnam Mid-Term Evaluation, July 2013

26

Bếp đun cải tiến tại xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn