15
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Số: /SNN&PTNT-CCKL Thanh Hoá, ngày tháng năm 2021 V/v thống nhất vị trí, chủng loại, kích thước cây trồng; dự kiến Chương trình và dự thảo bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự, chỉ đạo tại lễ phát động Tết trồng cây, năm 2021. Kính gửi: - Văn phòng Tỉnh ủy; - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Tân Sửu năm 2021; Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, huyện Ngọc Lặc và huyện Thiệu Hóa; thống nhất xác định vị trí, chủng loại, kích thước cây trồng; dự kiến chương trình và dự thảo bài phát biểu của lãnh đạo tỉnh dự, chỉ đạo Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Tân Sửu năm 2021, cụ thể như sau: 1. Về vị trí tổ chức Lễ phát động, chủng loại, kích thước cây trồng 1.1. Thành phố Thanh Hóa - Địa điểm tổ chức Lễ phát động: Phía Bắc đại lộ Nguyễn Hoàng (trước cổng chính Trung tâm Hành chính thành phố Thanh Hóa), phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa. - Vị trí trồng cây: Dải phân cách 2 bên Đại lộ Nguyễn Hoàng. - Chủng loại cây trồng: Cây hoa Ban Tây Bắc. - Số lượng cây tại buổi lễ phát động: Trồng 500 cây Ban Tây Bắc do tỉnh Điện Biên tặng; 1.2. Thị xã Nghi Sơn - Địa điểm tổ chức lễ phát động và trồng cây: Sân vận động xã Các Sơn. - Loài cây: Sao đen. - Tiêu chuẩn cây Dg = 5 - 7cm; Hvn = 3 - 4m. - Số lượng trồng tại điểm phát động: 120 cây 1.3. Huyện Ngọc Lặc - Địa điểm Tổ chức Lễ phát động: tại khu thể thao thôn Vải, xã Mỹ Tân 2 Tổ chức trồng cây: Tại tuyến đường huyện từ Ngã ba thôn Vải đến khu thể thao thôn Vải, xã Mỹ Tân.

Chi cục Kiểm Lâm - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH THANH HOÁ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Số: /SNN&PTNT-CCKL

Thanh Hoá, ngày tháng năm 2021

V/v thống nhất vị trí, chủng loại, kích

thước cây trồng; dự kiến Chương

trình và dự thảo bài phát biểu của các

đồng chí lãnh đạo tỉnh dự, chỉ đạo tại

lễ phát động Tết trồng cây, năm

2021.

Kính gửi:

- Văn phòng Tỉnh ủy;

- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Thực hiện Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh

Thanh Hoá về việc Tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Tân Sửu

năm 2021; Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa,

thị xã Nghi Sơn, huyện Ngọc Lặc và huyện Thiệu Hóa; thống nhất xác định vị trí,

chủng loại, kích thước cây trồng; dự kiến chương trình và dự thảo bài phát biểu của

lãnh đạo tỉnh dự, chỉ đạo Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân

Tân Sửu năm 2021, cụ thể như sau:

1. Về vị trí tổ chức Lễ phát động, chủng loại, kích thước cây trồng

1.1. Thành phố Thanh Hóa

- Địa điểm tổ chức Lễ phát động: Phía Bắc đại lộ Nguyễn Hoàng (trước cổng

chính Trung tâm Hành chính thành phố Thanh Hóa), phường Đông Hải, thành phố

Thanh Hóa.

- Vị trí trồng cây: Dải phân cách 2 bên Đại lộ Nguyễn Hoàng.

- Chủng loại cây trồng: Cây hoa Ban Tây Bắc.

- Số lượng cây tại buổi lễ phát động: Trồng 500 cây Ban Tây Bắc do tỉnh

Điện Biên tặng;

1.2. Thị xã Nghi Sơn

- Địa điểm tổ chức lễ phát động và trồng cây: Sân vận động xã Các Sơn.

- Loài cây: Sao đen.

- Tiêu chuẩn cây Dg = 5 - 7cm; Hvn = 3 - 4m.

- Số lượng trồng tại điểm phát động: 120 cây

1.3. Huyện Ngọc Lặc

- Địa điểm

Tổ chức Lễ phát động: tại khu thể thao thôn Vải, xã Mỹ Tân 2

Tổ chức trồng cây: Tại tuyến đường huyện từ Ngã ba thôn Vải đến khu thể

thao thôn Vải, xã Mỹ Tân.

- Tổng số cây trồng tại buổi Lễ phát động: 250 cây

- Loài cây trồng: Lát Hoa; sao đen

- Tiêu chuẩn cây giống:

Lát Hoa, Hvn: 1,5m – 2m, Dg: 3cm - 5cm

Sao đen, Hvn: 2 m – 3m, Dg: 5cm - 7cm

1.4. Huyện Thiệu Hóa

- Địa điểm tổ chức: Đường vào nhà thờ họ Vương (nơi thành lập Chi bộ Đảng

đầu tiên của huyện Thiệu Hóa), thôn Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa.

- Vị trí trồng cây: Bên trái đường vào nhà thờ họ Vương.

- Loài cây: Sấu

- Tiêu chuẩn cây: đường kính gốc 8 - 10cm; chiều cao cây 2,5 - 3m.

- Số lượng trồng tại điểm phát động: 120 cây

2. Dự kiến chương trình và bài phát biểu của Lãnh đạo tỉnh dự, chỉ đạo

tại Lễ phát động:

Trên cơ sở thống nhất với UBND thành phố Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn,

huyện Ngọc Lặc và huyện Thiệu Hóa, nội dung chương trình lễ phát động như sau:

(Có dự kiến chương trình Lễ phát động và dự thảo bài phát biểu kèm theo)

Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo, đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng

UBND tỉnh báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND,

Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, CCKL.

GIÁM ĐỐC

Cao Văn Cường

DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH

Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ"

Xuân Tân Sửu năm 2021

- Tổ chức tại thành phố Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, huyện Thiệu Hóa và

huyện Ngọc Lặc

- Thời gian: Vào lúc 8 giờ 00, ngày 18 tháng 02 năm 2021 (tức ngày 07, tháng

Giêng, năm Tân Sửu).

STT Thời gian Nội dung Người thực hiện

1 7 h30 - 8h00 Đón tiếp đại biểu Ban tổ chức

2 8h00 - 8h30 Chương trình văn nghệ chào

mừng

Ban tổ chức

3 8h30 - 8h40 Tuyên bố lý do, giới thiệu

đại biểu Ban tổ chức

4 8h40 - 9h00 Diễn văn phát động Tết trồng

cây Xuân Tân Sửu 2021

Đ/c Bí thư hoặc Chủ tịch UBND cấp

huyện

5 9h00 - 9h30 Diễn văn hưởng ứng tết

trồng cây Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

6 9h30-9h40 Đánh trống phát động Tết

trồng cây

Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ,

HĐND, Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh

tham dự và chỉ đạo Lễ phát động

7 9h40-11h30 Tổ chức trồng cây tại hiện

trường

Toàn thể thành phần tham gia lễ phát

động, các tầng lớp nhân dân tham gia

trồng cây

BÀI PHÁT BIỂU

Của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh

tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

xuân Tân Sửu 2021

1. Thành phố Thanh Hóa

Bài phát biểu của đồng chí Đ/c Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch

HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Kính thưa các quý vị đại biểu khách quý!

Kính thưa toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh!.

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của cả nước mừng Xuân Tân Sửu năm

2021; mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thành công tốt đẹp, mừng Đất

nước đổi mới, Tôi rất vui được về dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn

Bác Hồ" do UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND,

UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thân ái gửi tới các quý vị đại biểu khách quý,

toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh những tình cảm thân

thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất!

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm

cho đất nước càng ngày càng xuân”. Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở

thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo

vệ rừng, trồng cây gây rừng hằng năm của các ngành, các cấp và nhân dân ta, góp

phần quan trọng, thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển bền vững đất nước.

Những năm qua, phong trào trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng của tỉnh

Thanh Hoá đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Đã hoàn thành các mục tiêu,

nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, giai đoạn

2016 - 2020; diện tích trồng mới, khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc và bảo vệ rừng

hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra và năm sau cao hơn năm trước; đưa độ che phủ

lên 53,46% năm 2020, cao hơn bình quân toàn quốc 11,4%; chất lượng rừng được

nâng lên; rừng được bảo vệ ngày một tốt hơn, góp phần quan trọng bảo vệ môi

trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học

của rừng, phát huy tác dụng phòng hộ, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra. Phong

trào trồng cây, gây rừng tốt đã cơ bản đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp

chế biến lâm sản trong tỉnh; tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống cho

hàng ngàn hộ gia đình, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo và giữ

vững an ninh - quốc phòng của tỉnh.

Kính thưa các đồng chí đại biểu, các vị khách quý!

Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của

tỉnh Thanh Hóa, là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích và dân số lớn

nhất Việt Nam. TP Thanh Hóa là một trong 3 đô thị lớn nhất Bắc Trung Bộ, đồng thời

là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quốc gia đi qua, có nhiều lợi thế để phát triển các

ngành kinh tế, du lịch, thương mại.

Thành phố Thanh Hóa là nơi có vị trí địa lý đẹp, có nhiều tiềm năng để phát triển

kinh tế xã hội, nhưng cũng là nơi có nhiều điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt như:

nắng nóng, gió bão, sương mù, sương muối …, là nơi có mật độ dân số đông, nhiều khu

công nghiệp, do đó cần có những tác giải pháp động tích cực đến việc xây dựng và quản

lý hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố làm tăng vẻ đẹp và trong sạch môi

trường cho trung tâm văn hóa – xã hội của tỉnh.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Hôm nay, chúng ta hội tụ về đây thay mặt cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh,

hưởng ứng lễ phát động tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu diễn ra vào

thời điểm rất có ý nghĩa, thời điểm cả nước ta đang bước vào t năm mới mừng Đảng,

mừng Xuân, hăng hái ra sức thi đua lập thành tích mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XIII thành công tốt đẹp. Vì vậy để góp phần thực hiện tốt mục tiêu kinh tế, xã hội nói

chung, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến

đổi khí hậu nói riêng, Tôi đề nghị các ngành, các cấp, các đơn vị liên quan và toàn thể

nhân dân trong tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính

phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về kế hoạch trồng cây xanh, trồng rừng và công tác

phòng cháy, chữa cháy, quản lý, bảo vệ rừng năm 2021, tập trung triển khai thực hiện

tốt các nội dung sau:

Một là: Các địa phương trong tỉnh nói chung và TP Thanh Hóa nói riêng tiếp

tục phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân về vai trò, tác dụng to lớn,

lợi ích toàn diện và giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng, tạo phong trào:

“Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, toàn dân trồng cây, trồng rừng” và

gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hai là: Các địa phương, đơn vị phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện

trường, cây giống, nhân lực, kinh phí,...để thực hiện tốt Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày

31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu trong dịp tổ chức “Tết trồng cây”

toàn tỉnh trồng khoảng 1,5 triệu cây trở lên và cả năm trồng khoảng 4 triệu cây trở

lên, cao hơn 1,5 lần so với năm 2020; đảm bảo đưa kế hoạch thành phong trào thi

đua của mọi cấp, mọi ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia của mọi người

dân; tập trung ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư tập trung,

khu văn hóa – lịch sử, khu tưởng niệm, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ

trong khu canh tác nông nghiệp,...

Đối với thành phố Thanh Hóa, ngoài lựa chọn các loài cây trồng phù hợp với điều

kiện khí hậu, thổ nhưỡng, trong khu vực đô thị cần tập trung nghiên cứu, lựa chọn các

loài cây đặc trưng, trong đó mỗi tuyến đường cần lựa chọn từ 1 đến 2 loài cây đặc trưng

phù hợp, vừa tạo cảnh quan, môi trường sinh thái vừa tăng vẻ đẹp, nét đặc trưng gắn với

phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Ba là: Các địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn

với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững năm

2021 và cả giai đoạn 2021 - 2025; chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo hoàn thành

và hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển lâm nghiệp năm 2021. Toàn tỉnh phấn

đấu trồng mới khoảng 10.300 ha; chú trọng phát triển rừng thâm canh gỗ lớn, nâng

cao năng suất, hiệu quả rừng trồng; tập trung phát triển 02 sản phẩm chủ lực trong

lâm nghiệp: gỗ và sản phẩm từ gỗ; tre, luồng và sản phẩm từ tre, luồng. Đẩy mạnh

thực hiện tích tụ đất đai trong lâm nghiệp thông qua liên kết giữa người trồng rừng

và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững

và cấp chứng chỉ rừng FSC.

Bốn là: Tập trung bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, thực hiện đồng bộ các giải pháp

phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật, nhất là trong mùa

khô 2020 - 2021; kiểm soát chặt chẽ chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích

khác, tiếp tục đóng cửa rừng tự nhiên; kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm

theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường

hơn nữa việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm

nghiệp. Tập trung khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí dịch vụ môi trường

rừng và xuất khẩu Các bon để tái đầu tư phát triển lâm nghiệp.

Năm là: Thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, phân công trách nhiệm

quản lý cụ thể để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt; quản lý suốt quá trình trồng,

chăm sóc, bảo vệ, đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Tổ chức kiểm tra

đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân

điển hình tốt.

Cuối cùng, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

xin kính chúc đồng bào, đồng chí, các quý vị đại biểu năm mới dồi dào sức khỏe,

hạnh phúc và giành nhiều thắng lợi mới./.

Xin trân trọng cảm ơn!

2. Thị xã Nghi Sơn

Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Minh Tuấn –

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Kính thưa các đồng chí đại biểu và toàn thể nhân dân!

Hôm nay, trong không khi vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới

Xuân Tân Sửu năm 2021; mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thành công

tốt đẹp, mừng Đất nước đổi mới, Tôi rất vui được về dự Lễ phát động "Tết trồng

cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" do UBND Thị xã Nghi Sơn tổ chức. Thay mặt Tỉnh ủy,

HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thân ái gửi tới đồng bào, đồng chí

và chiến sĩ trong tỉnh; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn

Thị xã, các vị đại biểu khách quý, các cụ, các bác, các anh, các chị và các cháu có

mặt tại đây những tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp

nhất!

Mùa xuân năm 1960, với tầm nhìn xa, trông rộng, quan tâm đến môi trường

thiên nhiên và ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của việc trồng cây, trồng rừng Bác Hồ

kính yêu đã khởi xướng phong trào toàn dân tham gia “Tết trồng cây”; Người nói:

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Thực hiện lời dạy của Người, hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, nhân dân

các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lại hăng hái ra quân trồng cây, trồng rừng; đến nay đã

trở thành truyền thống văn hoá tốt đẹp, được duy trì thường niên với sự tham gia

tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Những năm qua,

phong trào trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng của tỉnh Thanh Hoá đã đạt được

nhiều kết quả quan trọng: Đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình

mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016 - 2020; diện tích trồng

mới, khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc và bảo vệ rừng hàng năm đều vượt kế hoạch

đề ra và năm sau cao hơn năm trước; đưa độ che phủ lên 53,46% năm 2020, cao

hơn bình quân toàn quốc 11,57%; chất lượng rừng được nâng lên; rừng được bảo

vệ ngày một tốt hơn, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn

nước, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của rừng, phát huy tác dụng phòng

hộ, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra. Phong trào trồng cây, gây rừng tốt đã cơ

bản đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản trong tỉnh; tạo

việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống cho hàng ngàn hộ gia đình, góp phần

thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo và giữ vững an ninh - quốc phòng của

tỉnh.

Kính thưa các đồng chí đại biểu!

Thị xã Nghi Sơn, nơi được coi là một trong 4 trung tâm kinh tế động lực (Tứ

Sơn) của tỉnh Thanh Hóa, làm nhiệm vụ đầu tàu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong những năm gần đây với hệ thống hạ tầng, kỹ thuật được đầu tư tương đối

đồng bộ, hiện đại, nơi đây mở ra nhiều cơ hội thuận lợi, tạo sức hút cho các nhà đầu

tư trong và ngoài nước. Với tiềm lực sẵn có cùng với truyền thống cách mạng, tinh

thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ và

nhân dân đã khẳng định tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên mạnh mẽ của Thị xã Nghi

Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Hôm nay, chúng ta hội tụ về đây thay mặt cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh,

hưởng ứng lễ phát động tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu diễn ra

vào thời điểm rất có ý nghĩa, thời điểm cả nước ta đang bước vào một năm mới

mừng Đảng, mừng Xuân, hăng hái ra sức thi đua lập thành tích mừng Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ XIII thành công tốt đẹp. Vì vậy để góp phần thực hiện tốt mục

tiêu kinh tế, xã hội nói chung, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần giảm nhẹ thiên

tai và thích ứng với biến đổi khí hậu nói riêng, Tôi đề nghị các ngành, các cấp, các

đơn vị liên quan và toàn thể nhân dân trong tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện

tốt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về kế hoạch trồng

cây xanh, trồng rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý, bảo vệ rừng năm

2021, tập trung triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là: Các địa phương trong tỉnh nói chung và Thị xã Nghi Sơn nói riêng tiếp

tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân về vai trò, tác dụng to lớn, lợi

ích toàn diện và giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng, tạo phong trào:

“Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, toàn dân trồng cây, trồng rừng” và

gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu trong

dịp Tết trồng cây Xuân Tân Sửu toàn tỉnh trồng được 1,5 triệu cây xanh.

Hai là: Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng

Chính phủ, các địa phương, đơn vị chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện

trường, cây giống đảm bảo chất lượng, vật tư, nhân lực, kinh phí để tổ chức thực

hiện tốt kế hoạch trồng trên 20 triệu cây xanh trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2021-

2025; đảm bảo đưa kế hoạch thành phong trào thi đua của mọi cấp, mọi ngành, trong

từng khu dân cư với sự tham gia của mọi người dân; tập trung ở địa bàn đô thị, khu

công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư tập trung, khu văn hóa – lịch sử, khu tưởng

niệm, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp,...

Đối với Thị xã Nghi Sơn, ngoài lựa chọn các loài cây trồng phù hợp với điều

kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt trong khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn cần tập

trung nghiên cứu, lựa chọn một số loài cây đặc trưng, phù hợp, vừa tạo cảnh quan,

môi trường sinh thái vừa tăng vẻ đẹp, đồng thời gắn với phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn.

Ba là: Các địa phương trong tỉnh cần chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo hoàn

thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển lâm nghiệp năm 2021. Toàn tỉnh

phấn đấu trồng mới khoảng 10.300 ha, 4 triệu cây phân tán, bảo vệ tốt vốn rừng

hiện có, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên, đảm bảo an ninh rừng, hạn chế thấp nhất

các vụ cháy rừng xảy ra..; chú trọng phát triển rừng thâm canh gỗ lớn, nâng cao

năng suất, hiệu quả rừng trồng; tập trung phát triển 02 sản phẩm chủ lực trong lâm

nghiệp: gỗ và sản phẩm từ gỗ; tre, luồng và sản phẩm từ tre, luồng. Đẩy mạnh thực

hiện tích tụ đất đai trong lâm nghiệp thông qua liên kết giữa người trồng rừng và

các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững và

cấp chứng chỉ rừng FSC.

Cuối cùng, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

xin kính chúc đồng bào, đồng chí, các quý vị đại biểu năm mới dồi dào sức khỏe,

hạnh phúc và giành nhiều thắng lợi mới./.

Xin trân trọng cảm ơn!

3. Huyện Thiệu Hóa

Bài phát biểu của đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy

Kính thưa các đồng chí đại biểu và toàn thể nhân dân!

Hôm nay, trong không khi vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới

Tân Sửu năm 2021; mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thành công tốt đẹp,

mừng Đất nước đổi mới, Tôi rất vui mừng được về dự Lễ phát động “Tết trồng cây

đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại huyện Thiệu Hóa - một vùng đất giàu truyền thống lịch

sử, nơi sinh dưỡng nhiều anh hùng hào kiệt và các bậc khai quốc công thần, nơi có

truyền thống văn hoá đặc sắc, truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tôi thân ái

gửi tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thiệu Hóa, các vị đại biểu khách

quý, các cụ, các bác, các anh, các chị và các cháu có mặt tại đây những tình cảm

thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất!

Thưa đồng bào, đồng chí!

Mùa xuân năm 1960, với tầm nhìn xa, trông rộng, quan tâm đến môi trường

thiên nhiên và ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của việc trồng cây, trồng rừng, Bác Hồ

kính yêu đã khởi xướng phong trào toàn dân tham gia “Tết trồng cây”; Người nói:

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu và chủ trương của Đảng, chỉ đạo của

Chính phủ với mong muốn đem lại một môi trường sống xanh - sạch - đẹp cho người

dân, hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa

lại hăng hái ra quân trồng cây, trồng rừng; đến nay đã trở thành truyền thống tốt

đẹp, được duy trì thường niên với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và

nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Những năm qua, phong trào trồng cây, trồng rừng

và bảo vệ rừng của tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Diện tích

trồng mới, khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc và bảo vệ rừng hàng năm đều vượt kế

hoạch đề ra và năm sau cao hơn năm trước; đưa độ che phủ lên 53,46% năm 2020,

cao hơn bình quân toàn quốc 11,46%; chất lượng rừng được nâng lên; rừng được

bảo vệ ngày một tốt hơn, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ

nguồn nước, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học, phát huy tác dụng phòng

hộ, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra. Phong trào trồng cây, gây rừng tốt đã cơ

bản đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản trong tỉnh; tạo

việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống cho hàng ngàn hộ gia đình, góp phần

thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và giữ vững an

ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Tân Sửu năm 2021

diễn ra vào thời điểm rất có ý nghĩa, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang hăng

hái thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

thành công tốt đẹp. Để tổ chức thực hiện hiệu quả “Tết trồng cây” Xuân Tân Sửu

năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và cụ thể hóa sáng kiến “trồng một tỷ cây

xanh trong 5 năm tới” của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu

phát triển kinh tế, xã hội nói chung, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai

và thích ứng với biến đổi khí hậu nói riêng, Tôi đề nghị các ban, ngành và địa

phương cần quan tâm, tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là: Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân về vai trò,

tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện và giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng;

phát động, triển khai phong trào “Tết trồng cây” ngay từ những ngày đầu năm 2021,

gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái để đây trở thành

phong trào thi đua của mọi cấp, mọi ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia

của mọi người dân. Phấn đấu trong dịp Tết trồng cây Xuân Tân Sửu toàn tỉnh trồng

được 1,5 triệu cây xanh, trong đó huyện Thiệu Hóa phấn đấu trồng đạt và vượt chỉ

tiêu UBND tỉnh giao là 45.000 cây xanh.

Hai là: Các ban, ngành, địa phương cần chuẩn bị tốt hiện trường, cây giống

chất lượng cao, cùng với các vật tư, nhân lực, kinh phí để tổ chức thực hiện hoàn

thành kế hoạch trồng 20 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Đối với huyện Thiệu Hóa, ngoài lựa chọn các loài cây trồng phù hợp với điều

kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cần tập trung nghiên cứu, lựa chọn các loài cây đặc trưng,

phù hợp, vừa tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, vừa tăng vẻ đẹp, gắn với phát

triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; cần ưu tiên lựa chọn, trồng cây gỗ lớn để

bảo vệ môi trường sinh thái một cách hiệu quả và lâu dài; tập trung trồng cây ở khu

vực đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu tưởng niệm, văn hóa - lịch

sử, hành lang giao thông và kết hợp phòng hộ trong các khu vực canh tác nông

nghiệp.

Ba là: Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực hợp pháp đầu tư trồng rừng, đổi mới

mạnh mẽ khoa học công nghệ trong chọn, tạo giống, thâm canh và quản lý rừng bền

vững, hiệu quả cao, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Chủ động nguồn gỗ nguyên

liệu phục vụ chế biến đảm bảo có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước

và quốc tế; trồng rừng gắn liền với phát triển chế biến và mở rộng thị trường trong

nước và xuất khẩu.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Thưa đồng bào, đồng chí!

Nhằm phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, tôi kêu gọi các ban,

ngành, địa phương và toàn thể nhân dân thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời

đời nhớ ơn Bác Hồ” do Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa phát động, góp phần

hoàn thành các mục tiêu trồng rừng, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ và tôn tạo

các phong cảnh hữu tình nổi tiếng mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Thanh Hóa

chúng ta.

Với khí thế và quyết tâm mới, tôi tin tưởng chắc chắn rằng “Tết trồng cây đời

đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Tân Sửu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ đạt

được nhiều kết quả tốt đẹp.

Một lần nữa, nhân dịp đầu xuân năm mới, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND,

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xin kính chúc đồng bào, đồng chí, các quý vị đại biểu

dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, năm mới với nhiều thắng lợi mới.

Xin trân trọng cảm ơn!

4. Huyện Ngọc Lặc

Bài phát biểu của đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực

Tỉnh ủy

Kính thưa các đồng chí đại biểu và toàn thể nhân dân!

Hôm nay, trong không khi vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới

Xuân Tân Sửu năm 2021; mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thành công

tốt đẹp, mừng Đất nước đổi mới, Tôi rất vui mừng được về dự Lễ phát động "Tết

trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" do UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức. Thay mặt

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thân ái gửi tới đồng bào,

đồng chí và chiến sĩ trong tỉnh; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh

Thanh Hóa, các vị đại biểu khách quý, các cụ, các bác, các anh, các chị và các cháu

có mặt tại đây những tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt

đẹp nhất!

Mùa xuân năm 1960, với tầm nhìn xa, trông rộng, quan tâm đến môi trường thiên

nhiên và ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của việc trồng cây, trồng rừng Bác Hồ kính

yêu đã khởi xướng phong trào toàn dân tham gia “Tết trồng cây”; Người nói:

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu và chủ trương của Đảng, chỉ đạo của

Chính phủ, hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh

Hóa lại hăng hái ra quân trồng cây, trồng rừng; đến nay đã trở thành truyền thống

văn hoá tốt đẹp, được duy trì thường niên với sự tham gia tích cực của các cấp, các

ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Những năm qua, phong trào trồng cây,

trồng rừng và bảo vệ rừng của tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:

Đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu phát triển Lâm

nghiệp bền vững, giai đoạn 2016 - 2020; diện tích trồng mới, khoanh nuôi tái sinh,

chăm sóc và bảo vệ rừng hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra và năm sau cao hơn

năm trước; đưa độ che phủ lên 53,46% năm 2020, cao hơn bình quân toàn quốc

11,4%; chất lượng rừng được nâng lên; rừng được bảo vệ ngày một tốt hơn, góp

phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn nguồn

gen và tính đa dạng sinh học của rừng, phát huy tác dụng phòng hộ, giảm thiểu tác

hại do thiên tai gây ra. Phong trào trồng cây, gây rừng tốt đã cơ bản đảm bảo nguồn

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản trong tỉnh; tạo việc làm, tăng thêm

thu nhập, ổn định đời sống cho hàng ngàn hộ gia đình, góp phần thực hiện chủ

trương xoá đói giảm nghèo và giữ vững an ninh - quốc phòng của tỉnh.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Huyện Ngọc Lặc là cửa ngõ, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực phía

tây tỉnh Thanh Hóa, là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế xã hội

của tỉnh, là nơi giao thông thuận lợi, có nhiều lợi thế để phát triển các ngành nông

nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Mục tiêu phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội

gắn với bảo vệ môi trường; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn,

theo hướng khang trang, hiện đại; đưa Ngọc Lặc trở thành Đô thị loại 4.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Hôm nay, chúng ta hội tụ về đây thay mặt cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh,

hưởng ứng lễ phát động tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu diễn ra

vào thời điểm rất có ý nghĩa, thời điểm cả nước ta đang bước vào một năm mới

mừng Đảng, mừng Xuân, hăng hái ra sức thi đua lập thành tích mừng Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ XIII thành công tốt đẹp.

Để tổ chức thực hiện hiệu quả “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân

Tân Sửu 2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm cụ thể hóa sáng kiến “trồng một

tỷ cây xanh trong 5 năm tới” của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện tốt mục

tiêu kinh tế, xã hội nói chung, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai và

thích ứng với biến đổi khí hậu nói riêng, Tôi đề nghị các ngành, các cấp, các đơn vị

liên quan và toàn thể nhân dân trong tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện tốt các

chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về kế hoạch trồng cây

xanh, trồng rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý, bảo vệ rừng năm

2021, tập trung triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là: Các địa phương trong tỉnh nói chung và huyện Ngọc Lặc nói riêng tiếp

tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân về vai trò, tác dụng to lớn, lợi

ích toàn diện và giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng, tạo phong trào:

“Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, toàn dân trồng cây, trồng rừng” và

gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu trong

dịp Tết trồng cây Xuân Tân Sửu toàn tỉnh trồng được 1,5 triệu cây xanh, trong đó

huyện Ngọc Lặc phấn đấu trồng đạt và vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao (67.500 cây

xanh).

Hai là: Thực hiện tốt Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng

Chính phủ, các địa phương, đơn vị chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện

trường, cây giống đảm bảo chất lượng, vật tư, nhân lực, kinh phí để tổ chức thực

hiện tốt kế hoạch trồng trên 20 triệu cây xanh trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2021-

2025; đảm bảo đưa kế hoạch thành phong trào thi đua của mọi cấp, mọi ngành, trong

từng khu dân cư với sự tham gia của mọi người dân; tập trung ở địa bàn đô thị, khu

công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư tập trung, khu văn hóa – lịch sử, khu tưởng

niệm, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp,...

Đối với huyện Ngọc Lặc, ngoài lựa chọn các loài cây trồng phù hợp với điều kiện

khí hậu, thổ nhưỡng, trong khu vực thị trấn, khu dân cư cần tập trung nghiên cứu, lựa

chọn các loài cây đặc trưng, trong đó mỗi tuyến đường cần lựa chọn từ 1 đến 2 loài cây

đặc trưng phù hợp, vừa tạo cảnh quan, môi trường sinh thái vừa tăng vẻ đẹp, nét đặc

trưng cho huyện đồng thời gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Ba là: Các địa phương trong tỉnh cần chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo hoàn

thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển lâm nghiệp năm 2021. Toàn tỉnh

phấn đấu trồng mới khoảng 10.300 ha, 4 triệu cây phân tán, bảo vệ tốt vốn rừng

hiện có, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên, đảm bảo an ninh rừng,..; chú trọng phát

triển rừng thâm canh gỗ lớn, nâng cao năng suất, hiệu quả rừng trồng; tập trung phát

triển 02 sản phẩm chủ lực trong lâm nghiệp: gỗ và sản phẩm từ gỗ; tre, luồng và sản

phẩm từ tre, luồng. Đẩy mạnh thực hiện tích tụ đất đai trong lâm nghiệp thông qua

liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp

gắn với quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC.

Cuối cùng, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

xin kính chúc đồng bào, đồng chí, các quý vị đại biểu năm mới dồi dào sức khỏe,

hạnh phúc và giành nhiều thắng lợi mới./.

Xin trân trọng cảm ơn!