29
Chương I Câu 1 : Tác động của con người đến môi trường 1.Khai thác tài nguyên thiên nhiên Khai thác tài nguyên đi đôi với nhu cầu sử dụng và tốc độ gia tăng dân số. Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên xảy ra nhiều nơi trên TĐ ảnh hưởng đến đời sống của thế hệ mai sau. Đồng thời quá trình khai thác cũng gây ô nhiễm môi trường và làm đảo lộn nhiều hệ sinh thái TĐ gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cấu trúc môi trường bị thay đổi. 2.Sử dụng hóa chất _Nông nghiệp : phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật…_Chiến tranh : bom hóa học, bom hạt nhân… _Công nghiệp : sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau ảnh hưởng đến môi trường đang sống. 3.Sử dụng nhiên liệu Trong sinh hoạt, giao thông, công nghiệp và rất nhiều lĩnh vực khác con người cần phải đốt cháy nhiên liệu như than, củi, dầu, khí đốt… Hậu quả của việc đốt nhiên liệu : +Làm nóng bầu khí quyển trái đất. +Làm biến đổi môi trường sống theo hướng không có lợi, thiên tai nhiều hơn. 4.Đô thị hóa Các loại hình thương mai, dịch vụ và công nghiệp đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng đi đôi với nó là quá trình lấn chiếm đất nông nghiệp, đất rừng để xây các công trình nhà cửa. Trong đô thị còn xuất hiện nhiều nhà máy với các ông khói cao chọc trời, nhiều mạng lưới giao thông chằng chịt gây ô nhiễm bụi, ồn, khói làm suy giảm môi trường sống. 5.Công nghệ nhân tạo Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo cho con người khả năng khai thác thiên nhiên với tốc độ lớn. Con người ứng dụng những thành tựu khoa học mình trong trồng trọt, chăn nuôi… làm tăng nhanh chu trình vật chất dẫn đến việc phá hủy cấu trúc tự nhiên của chu trình đó. Câu 2, câu 4, câu 6: Thế nào là môi trường? Trình bày cấu trúc/ chức năng của môi trường. (Vì sao việc bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách? nêu 4 chức năng sau đó chốt: bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống chúng ta) Khái niệm về môi trường:

Chương I Câu 1 1.Khai thác tài nguyên thiên nhiên

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chương I

Câu 1 : Tác động của con người đến môi trường

1.Khai thác tài nguyên thiên nhiên

Khai thác tài nguyên đi đôi với nhu cầu sử dụng và tốc độ gia tăng dân số. Nguy cơ

cạn kiệt tài nguyên xảy ra nhiều nơi trên TĐ ảnh hưởng đến đời sống của thế hệ

mai sau. Đồng thời quá trình khai thác cũng gây ô nhiễm môi trường và làm đảo

lộn nhiều hệ sinh thái TĐ gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cấu trúc môi trường

bị thay đổi.

2.Sử dụng hóa chất

_Nông nghiệp : phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật…_Chiến tranh : bom hóa

học, bom hạt nhân…

_Công nghiệp : sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau ảnh hưởng đến môi trường

đang sống.

3.Sử dụng nhiên liệu

Trong sinh hoạt, giao thông, công nghiệp và rất nhiều lĩnh vực khác con người cần

phải đốt cháy nhiên liệu như than, củi, dầu, khí đốt…

Hậu quả của việc đốt nhiên liệu : +Làm nóng bầu khí quyển trái đất.

+Làm biến đổi môi trường sống theo hướng không có lợi, thiên tai nhiều hơn.

4.Đô thị hóa

Các loại hình thương mai, dịch vụ và công nghiệp đem lại nhiều lợi ích kinh tế

nhưng đi đôi với nó là quá trình lấn chiếm đất nông nghiệp, đất rừng để xây các

công trình nhà cửa. Trong đô thị còn xuất hiện nhiều nhà máy với các ông khói cao

chọc trời, nhiều mạng lưới giao thông chằng chịt gây ô nhiễm bụi, ồn, khói làm suy

giảm môi trường sống.

5.Công nghệ nhân tạo

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo cho con người khả năng khai thác thiên nhiên với

tốc độ lớn. Con người ứng dụng những thành tựu khoa học mình trong trồng trọt,

chăn nuôi… làm tăng nhanh chu trình vật chất dẫn đến việc phá hủy cấu trúc tự

nhiên của chu trình đó.

Câu 2, câu 4, câu 6: Thế nào là môi trường? Trình bày cấu trúc/ chức năng

của môi trường. (Vì sao việc bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp

bách? – nêu 4 chức năng sau đó chốt: bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống

chúng ta)

Khái niệm về môi trường:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật

thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn

tại và phát triển của con người và thiên nhiên.

Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật ly, hóa học, sinh học,

xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng

đồng con người. Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la. Trong đó có

hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất.

Cấu trúc của môi trường:

Về mặt vật lý Trái Đất được chia làm 3 quyển vô sinh: khí quyển, thủy quyển và

địa quyển; chúng được cấu thành bởi các nguyên tố vật chất và chứa đựng năng

lượng dưới các dạng khác nhau: quang năng, thế năng, cơ năng, điện năng, hóa

năng…

a/Thạch quyển

Là lớp vỏ Trái Đất có độ dày 60-70km trên phần lục địa và 2-8km dưới đáy đại

dương. Tính chất vật lý và thành phần hóa học của thạch quyển tương đối ổn

dịnh, có ảnh hưởng to lớn đến sự sống Trái Đất.

b/Thủy quyển

Là phần nước của TĐ bao gồ đại dương, sông, hồ, ao, suối, nước ngầm, băng tuyết

và hơi nước… Tổng lượng nước 1.454,7x106 km3 bao gồm nước mặn, nước ngọt

và nươc lợ.

Nước là một yếu tố không thể thiếu được của sự sống và được con người sử dụng

vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nước mặt và nước ngầm đang

bị nhiễm bẩn bởi các loại thuốc trừ sâu, phân bón có trong nước thải vùng sản xuất

nông nghiệp, các loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Các bệnh tật được mang

theo nước thải sinh hoạt đã từng gây tử vong hàng triệu người.

c/Khí quyển

Là lớp không khí bao quanh TĐ. Khí quyển đóng vai trò cực kì quan trọng trong

việc duy trì sự sống và quyết định tính chất khí hậu thời tiết trên TĐ.

d/Sinh quyển:

Sinh quyển là thành phần môi trường có tồn tại sự sống. Sinh quyển gồm các

thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh có quan hệ chặt chẽ, tương tác với

nhau. Khác với các quyển vật lý vô sinh, sinh quyển ngoài vật chất và năng lượng

còn chứa cac thông tin sinh học với tác dụng duy trì cấu và cơ chế tồn tại, phát

triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp và cao nhất là trí tuệ con người có

tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của TĐ.

Các chức năng cơ bản của môi trường:

MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật

Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động

sống như:

nhà ở, nơi nghĩ, đất để sản xuất nông nghiệp,... Mỗi người mỗi ngày cần trung

bình 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương

thực, thực phẩm tương ứng 2000-2500 calo. Tuy nhiên, hiện nay không gian này

ngày càng bị thu hẹp.

MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất

của con người

- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu

của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.

- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi và các

nguồn thủy hải sản.

- Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.

- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây

cối ra hoa và kết trái.

- Các loại quặng, dầu mở: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động

sản xuất nông nghiệp,…

MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và

hoạt động sản xuất của mình.

Trong xã hội công nghiệp hóa, mật độ dân số cao, lượng phế thải thường rất lớn,

không đủ sức chứa đựng, quá trình phân hủy tự nhiên không đủ sức để xử lí. Nhiều

chất phế thải không thể phân hủy tự nhiên hoặc có độc tính rất cao với một lượng

nhỏ. Vấn đề chưa đựng và xử lí phế thải trở thành vấn đề căng thẳng của môi

trường.

MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật

trên Trái đất.

Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt

độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,…Thủy quyển thực

hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động

có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật. Thạch quyển liên tục cung cấp

năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiệu cực của

thiên tai tới con người và sinh vật.

MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh

vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. Cung cấp các chỉ thị

không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa.

Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen.

3.Trình bày đặc điểm tài nguyên đất, rừng

Tài nguyên đất là tài nguyên vật liệu có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với con

người. Đất là cơ sở của chỗ ở, là địa bàn khai thác các tài nguyên nông, lâm, ngư

nghiệp, là nơi xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và các cơ sở hạ tầng xã

hội.

Thực trạng:

Tổng diện tích đất trên TĐ là 14.777 triệu ha, có 1.527 triệu ha bị băng bao phủ và

13.250 triệu ha có mặt đất. Trong đó đất canh tác 24%, đất rừng là 32%, đất cư trú

và đầm lầy ngập mặn hoặc ngập ngọt là 32%.

Tài nguyên đất ở nước ta: tổng diện tích là 32.924.700 ha, đứng thứ 58 so với các

nước trên thế giới. Đất tự nhiên/đầu người thấp chỉ khoảng 0.51ha/người. Đất nông

nghiệp/đầu người 0.1ha ( thế giới 1.2ha)

+Đất nông nghiệp:28.5% …….+ Đất lâm nghiệp: 35.81%.....+Đất chuyên dùng:

4.76%.....+Đất ở: 1.36%

+Đất chưa sử dụng: 29.47%

+ Đất nông nghiệp giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng +Đất bị bạc màu, nhiễm

bẩn và mất khả năng canh tác do phương thức canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật, phân bón hóa học.

+Đất bị rửa trôi, nghĩa là chất hữu cơ và chất dinh dưỡng mất đi dẫn đến sự thoái

hóa.

Tài nguyên rừng:

Ý nghĩa:

+Bộ máy tái tạo khí oxi, duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên

hành tinh.

+Rừng điều hòa khi hậu, điều tiết dòng chảy chống xói mòn, bảo vệ đất, ngăn chặn

lũ, gió bão.

+Nơi cư trú của ĐV-TV và tang trữ nguồn gen quý hiếm.

+Cung cấp gỗ quý, củi.

+Khu vực tham quan, du lịch sinh thái.

Hiện trạng:

Tài nguyên rừng của thế giới: đầu tk 20 diện tích rừng TG là 6 tỉ ha, năm 1958 là

4,2 tỉ ha, 1973 là 3,8 tỉ ha, năm 1995 là 2,9 tỉ ha, từ 2000-2010: mất 13 triệu/4 tỉ ha

rừng.

TN rừng của Việt Nam:

- Năm 1943: diện tích rừng là 14 triệu ha tỉ lệ che phủ 43%. - Năm 1976 S rừng 11

triệu ha, tỉ lệ che phủ 34%.

- Năm 1985: S rừng là 9,5 triệu ha, tỉ lệ che phủ là 30%. - 1995: S rừng là 8 triệu

ha, che phủ 28%

- Đến nay: 19 triệu ha, che phủ 35,8%

VN: chỉ tiêu rừng vào loại thấp, đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha/người trong khi

mức bảo quản của thế giới là 0,97ha/người.

Nguyên nhân:

- Lấn chiếm đất rừng xây dựng công trình.

- Khai thác, quản lý rừng không hợp lý

- Nạn lâm tặc phá rừng, cháy rừng

- Ảnh hưởng do bom đạn, chất hóa học.

Biện pháp

Câu 5.Khái niệm và phân loại tài nguyên

Tài nguyên là của cải, nghĩa là tất cả những gì có thể dùng vào mục đích hành

động nào đó. Trong khoa học môi trường tài nguyên là tất cả những gì có trong

thiên nhiên và trong xã hội có thể phục vụ cuộc sống, sản xuất và các hoạt động

khác của con người. Hay nói một cách khác tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn

vật liệu, năng lượng, thong tin có trên TĐ và trong không gian vũ trụ mà con người

có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình

Phân loại tài nguyên :

Tài nguyên có thể phân làm 2 loại chính:

- Tài nguyên thiên nhiên: là những tài nguyên có sẵn trong tự nhiên, do thiên nhiên

hình thành nên, con người có thể khai thác, gia công chế biển để sử dụng vào

những mục đích nhất định. Đất, nước, rừng, biển, khoáng sản…là những tài

nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên lại có thể phân thành tài nguyên vật

liệu, tài nguyên năng lượng và tài nguyên thông tin.

- Tài nguyên con người là sức lao động chân tay, tri thức, tổ chức, thể chế xã hội,

tập quán, tín ngưỡng đem lại cho xã hội sức mạnh và khả năng hành động có hiệu

quả hơn. Đội ngũ công nhân, cán bộ, người quản lý, pháp luật, cơ quan quản lý

kinh tế, đoàn thể xã hội, tôn giáo là những tài nguyên con người

Theo khả năng tái tạo, tài nguyên có thể phân thành:

- Tài nguyên tái tạo được: tài nguyên có thể tự duy trì hoặc được bổ sung một cách

liên tục, có thể phục hồi sau một thời gian với điều kiện phù hợp. VD: năng lượng

mặt trời, cây trồng, vật nuôi, nguồn nước…

- Tài nguyên không tái tạo được: tài nguyên có hạn, mất đi hoặc hoàn toàn biến

đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng như khoáng sản,

dầu mỏ,… các thông tin di truyền cho đời sau bị mai một.

Theo sự tồn tại, người ta chia thành:

- Tài nguyên dễ mất có thể phục hồi hoặc không phục hồi được. Tài nguyên phục

hồi được là tài nguyên có thể được thay thế hoặc phục hồi sau một thời gian với

điều kiện phù hợp, ví dụ như cây trồng, vật nuôi, nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Tài nguyên không bị mất bao gồm tài nguyên vũ trụ( bức xạ mặt trời, năng lượng

thủy triều…), tài nguyên khí hậu(nhiệt, ẩm của khí quyển, năng lượng của gió…)

và tài nguyên nước.

Chương II

Câu 1 và câu 2. Khái niệm và cấu trúc hệ sinh thái/ Khái niệm và phân loại hệ

sinh thái :

Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường với các mối quan hệ

và tương tác, tại đó thường xuyên diễn ra các chu trình tuần hoàn vật chất, dòng

năng lượng và dòng thông tin. Hay nói một cách khác hệ sinh thái là hệ thống bao

gồm quần xã và sinh cản của nó.

Cơ cấu thành phần của hệ sinh thái

a/Nhóm thành phần vô sinh gồm:

- Các chất vô cơ: C, N, P, Co2, H2O, O2… tham gia vào các chu trình tuần hoàn

vật chất.

- Các chất hữu cơ: protein, gluxit, lipit, mùn…

- Chế độ khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang và yếu tố vật lý khác có ảnh hưởng rất

lớn tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

b/Nhóm thành phần hữu sinh:

- Sinh vật sản xuất ( sv tự dưỡng) bao gồm các vi khuẩn có khả năng tổng hợp và

cây xanh. Đó là những sinh vật có khả năng tổng hợp được các chất hữu cơ từ

những chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng mặt trời để xây dựng cơ thể của mình.

- Sinh vật tiêu thụ (sv dị dưỡng): bao gồm các động vật, chúng tổng hợp dinh

dưỡng bằng cách lấy chất hữu cơ trực tiếp hoặc gián tiếp từ sinh vật sản xuất.

- Sinh vật hoại sinh (sv phân giải): bao gồm các loại vi khuẩn và nấm, phân giải

các chất hữu cơ để sống, đồng thời giải phóng ra các chất vô cơ cho chác sinh vật

sản xuất.

Phân loại hệ sinh thái:

a/Hệ sinh thái trên cạn:

Hst này đặc trưng bởi quần thể thực vật, vì trong các hệ này thảm thực vật chiếm

một sinh khối rất lớn và gắn liền với khí hậu địa phương.

- Savan hay rừng cỏ đới nóng ở vùng nhiệt đới nóng, ít mưa nên thường thiếu nước

và khô hạn.

- Hoang mạc ở miền nhiệt đới và ôn đới, đặc điểm rất ít mưa và biên độ nhiệt ngày

đêm lớn. Giới sinh vật ốc đảo là đặc trưng ở đây.

- Thảo nguyên chủ yếu ở miền ôn đới ít mưa vơi cỏ chiếm ưu thế.

- Rừng lá rộng ôn đới ở miền ôn đới có lượng mưa vừa phải với rừng lá rộng, rụng

lá theo mùa.

- Đài nguyên ở vùng cực băng tuyết quanh năm, chủ yếu là rêu mọc.

b/Hệ sinh thái dưới nước

Hệ sinh thái nước mặn

Biển và đại dương chiếm 70% bề mặt trái đất có độ sâu tới 11.000m. Thực vật

sống ở nước mặn rất nghèo, ngược lại giới động vật lại rất phong phú và có ở hầu

hết các nhóm đặc trưng cho động vật trên trái đất.

Dựa vào phương thức vận chuyển có thể phân thành các hệ sinh thái nước mặn

theo chiều thẳng đứng:

- Hệ sinh thái nền đáy.

- Hệ sinh vật nổi.

- Hệ sinh thái tầng giữa.

Theo chiều ngang, có thể phân thành:

- Hệ sinh thái vùng ven bờ: với ưu thế sinh vật sống cố định và số loài khá đa dạng

và hơn hẳn vùng khơi.

- Hệ sinh thái vùng khơi: với ưu thế của các sinh vật nổi và chỉ có số ít loài đặc

trưng sinh sống.

Hệ sinh thái nước ngọt:

- Hệ sinh thái nước đứng: ruộng, ao, đầm, hồ…

- Hệ sinh thái dòng chảy: sông, suối, kênh, mương

Câu 3.Tác động của con người đến hệ sinh thái:

a/ Tác động đến các yếu tố sinh học:

- Gây ra sự cạnh tranh

- Làm tăng hoặc giảm số loài ăn thịt: Một số loài vật ăn thịt như gấu, cọp, cáo, sói,

chim… vừa cạnh tranh với con người về nguồn thức ăn vừa trở thành nguồn thực

phẩm của con người.

- Đem các cả thể mang mầm bệnh đến: đem các cá thể mang mầm bệnh đến các

môi trường khác vốn chưa có kiểm soát tự nhiên về mầm bệnh đó.Tại nơi mới này

mầm bệnh phát triển nhanh chóng và gây ra tác hại nghiêm trọng.

b/Tác động đến các yếu tố vô sinh:

- Gây ô nhiễm: ô nhiễm nước và môi trường không khí tạo ra môi trường bất lợi

cho các vi sinh vật phát triển.

+ Chlorine, thuốc trừ sâu đôc hại nhiễm vào nước làm chết cá và các sinh vật khác.

+ Việc sử dụng CFC làm mỏng tầng ozon của khí quyển khiến con người ta mắc

bệnh ung thư hơn.

+ Việc rò rỉ dầu trong quá trình vận chuyển, khai thác làm chết cá và các thủy sinh

vật.

+ Việc sự dụng các nhiên liệu thông thường làm tăng nồng độ CO2 lên rõ rệt, tăng

hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu trên trái đất,

- Làm hỏng các nguồn tài nguyên: Nguồn nước ngầm sử dụng một cách vô tổ chức

có thể bị cạn kiệt, ô nhiễm cũng như gây sụt lún và không thể nào khôi phục được.

Các mỏ dầu khí, kim loại…cho sự phát triển của công nghiệp cũng đang bị khai

thác triệt để.

- Làm đơn giản hóa hệ sinh thái: phục vụ nhu cầu của mình mà con người đã làm

giảm sự đa dạng sinh học, gây ra sự mất cân bằng và làm hỏng hệ sinh thái đó.

Câu 4. Vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái:

a/Vòng tuần hoàn vật chất:

Trong hệ sinh thái thường xuyên có vòng tuần hoàn vật chất đi từ môi trường ngoài

vào trong cở thể các sinh vật, từ sinh vật này qua sinh vật khác, rồi từ sinh vật đi ra

môi trường ngoài. Vòng tuần hoàn như vậy được gọi là vòng tuần hoàn sinh – địa –

hóa hay còn gọi là vòng dinh dưỡng.

Có thể chia vòng tuần hoàn làm 2 loại:

- Vòng tuần hoàn vật chất hoàn toàn: khi lượng chất này chứa trong thành phần vô

sinh rất lớn và được sử dụng trở lại một cách liên tục theo chu trình kín. Ví dụ như

vòng tuần hoàn vật chất của C, N, O2…

- Vòng tuần hoàn vật chất không hoàn toàn: điển hình là vòng tuần hoàn của P, do

có một lượng P tồn đọng ở dạng trầm tích dưới đáy đại dương và không được sử

dụng lại.

-> Các vòng tuàn hoàn vật chất hoạt động không tách rời nhau và có quan hệ rất

chặt chẽ với nhau.

Trong một vòng tuần hoàn có hai giai đoạn:

- Giai đoạn môi trường: tại đó chất dinh dưỡng tồn tại trong đất, nước hoặc không

khí.

- Giai đoạn cơ thể: tại đó chất dinh dưỡng là thành phần mô của sinh vật sản xuất

hoặc sinh vật tiêu thụ.

Sự nhiễu loạn của một giai đoạn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn kia.

b/Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:

Dòng năng lượng xảy ra đồng thời với vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.

Năng lượng cung cấp cho tất cả các hệ sinh thái trên TĐ là nguồn năng lượng mặt

trời.

Sự biến đổi của NLMT thành hóa năng trong quá trình quang hợp là điểm khởi đầu

của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

Thực vật hấp thụ qua quá trình quang hợp 1 tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 1-2% tổng năng

lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và từ đó xây dựng nên toàn bộ cuộc sống trên

trái đất.

Năng lượng chứa trong sinh khối sản xuất sơ cấp một phần được dùng làm thức ăn

cho sinh vật tiêu thụ bậc 1, một phần cung cấp cho sinh vật phân giải sử dụng. Các

chất bài tiết và xác chết của sinh vật tiêu thụ bậc 1 cũng được sinh vật phân giải sử

dụng. Khác với vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng không được sử dụng lại mà

phát tán, mất đi dưới dạng nhiệt. Vòng tuần hoàn của vật chất là vòng kín. Dòng

năng lượng là vòng hở.

Câu 5. Vẽ và giải thích sơ đồ tổng hợp dòng năng lượng và vật chất trong hệ

sinh thái:

- Dòng năng lượng xảy ra đồng thời với vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.

- Sự biển đổi của NLMT thành hóa năng trong quá trình quan hợp là điểm khởi đầu

của dòng năng lượng trong hệ sinh thái. - Thực vật hấp thụ khoảng 1-2% tổng

NLMT.

- Khác với vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng không được sử dụng lại mà phát

tán, mất đi dưới dạng nhiệt. Dòng năng lượng là vòng hở, dòng tuần hoàn vật chất

là dòng kín.

- Dòng vật chất đi từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sinh vật, và từ sinh vật này

qua sinh vật khác, rồi từ sinh vật trở lại môi trường.

Câu 6.Hãy nêu 5 khả năng đặc thù giúp sinh vật thích nghi với môi trường

sống xung quanh. Khả năng nào quan trọng nhất, vì sao?

Sinh vật hay vật thể sống có một số tính chất đặc thù phân biệt một cách rõ rệt với

vật không sống, các tính chất đó là:

1. Khả năng trao đổi chất: tức khả năng tiêp nhận vật chất từ môi trường vào mình,

phân giải và tổng hợp những vật chất này để đem lại cho mình vật chất và năng

lượng cần thiết cho cuộc sống và phát triển.

2. Khả năng lớn lên: tức khả năng phát triển về quy mô, cấu trúc của bản thân theo

thời gian.

3. Khả năng tái sinh sản: tức khả năng sinh đẻ ra vật cùng loài với mình.

4. Khả năng bị kích thích: tức khả năng tiếp nhận các thông tin dưới dạng tin hiệu

vật lý, hóa học và phản ứng lại với các thông tin này.

5. Khả năng thích nghi: tức khả năng thay đổi bản thân cho phù hợp với môi

trường.

Trong 5 tính chất nói trên thì khả năng thích nghi là quan trọng nhất.

Tính kích thích hay nói cách khác là khả năng tiếp nhận thông tin từ môi trường và

phản ứng đáp lại đã giúp cho sinh vật duy trì cuộc sống của mình. Sinh vật đơn bào

nguyên thủy nếu không có tính bị kích thích sẽ không biết tìm về nguồn thức ăn và

sẽ chết. Con người trong thế giới hiện đại nếu như không nhận được các thông tin

cần thiết từ môi trường sẽ có số phận tương tự.

Sau khi nhận được tín hiệu kích thích từ môi trường, sinh vật phản ứng bằng cách

biến đổi cơ thể mình hoặc biến đổi môi trường để đạt tơi sự phù hợp nhất giữa cơ

thể và môi trường để tồn tại.

Chương III:

1. Phân tích các nguồn ô nhiêm môi trường không khí do tự nhiên và ảnh

hưởng của nó đến môi trường

- Gió thổi sẽ tung bụi đất đá từ bề mặt đất vào không khí, hiện tượng này thường

xảy ra ở những vùng đất trống không có cây cối che phủ, đặc biệt là sa mạc, chúng

có thể mang chất ô nhiễm đi rất xa, gây ô nhiễm cho nhiều khu vực.

- Núi lửa hoạt động đã mang theo nhiều nham thạch và hơi khí độc từ long đất vào

trong môi trường, đặc biệt là các khí SO2, CH4, H2S.

- Sự phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ, các xác chết động thực vật sẽ tạo ra nhiều

mùi hôi và khí độc đối với sức khỏe con người. Sản phầm phân hủy thường sinh ra

là H2S, NH3, CO2, CH4 và sunfua.

- Sự phát tán phấn hoa, bụi muối biển, bụi phóng xạ trong tự nhiên… đều là những

tác nhân không có lợi trong cuộc sống của con người và các sinh vật.

-> Tổng khối lượng chất thải do thiên nhiên sinh ra là rất lớn nhưng nó phân bố

đều trong không gian bao la nên nồng độ không cao, con người đã thich nghi với

môi trường ở đó. Tuy nhiên các hoạt động của con người làm gia tăng thêm chất ô

nhiễm vào môi trường sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.Phân tích các nguồn ô nhiễm môi trường không khí do con người và ảnh

hưởng của nó:

a/Do công nghiệp: câu 3

b/Nguồn thải do sinh hoạt:

Hằng ngày con người sử dụng khối lượng lớn các nguyên liệu đốt như than, củi,

dầu, khí đốt để đun nấu và phục vụ cho các quá trình khác. Trong quá trình đấy tạo

ra nhiều khói bụi, khí CO, CO2…

Ngoài ra hoạt động sinh hoạt của con người tạo ra nhiều rác thải, thức ăn hoa quả

thừa là môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển, chúng có thể phân tán vào

môi trường theo đường gió và vào cơ thể con người theo đường hô hấp.

c/Nguồn giao thông:

Xe cộ chạy bằng xăng dầu nên sinh ra nhiều khói, các khí CO, CO2, NO và

HC…sự ảnh hưởng này chủ yếu vào chất lượng xe cộ lưu thông trên đường.

Khi xe lưu thông trên đường sẽ tung bụi đất đá từ bề mặt đường vào môi trường

không khí, ảnh hưởng đến khu vực dân cư ở hai bên đường phố, vì vậy cần có giải

pháp trồng cây xanh để ngăn bớt các chất ô nhiễm phát tán.

3. Phân tích các nguồn ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất

công nghiệp và ảnh hưởng của nó:

- Nhà máy nhiệt điện: dùng than và dầu làm nguyên liệu chính nên sinh ra nhiều

khí độc và tạo ra một lượng tro ụi lớn(khoảng 10-30mg/m3). Các bãi than, các băng

tải của nhà máy đều là nguồn ô nhiễm nặng. Nhà máy nhiệt điện có ống khói thải

cao (80-250m) nên sự phát tán của chất ô nhiễm có thể đi xa đến 15km.

- Nhà máy hóa chất: Thường sinh ra nhiều loại chất độc hại ở thể khí và rắn. Các

chất này khi phát tán có thể hóa hợp với nhau tạo thành chất thứ cấp rất nguy hại

với môi trường. Nhà máy ít khi có ống thải khói cao ( dưới 50m) nên sự ô nhiễm

tập trung ở những vùng lân cận nhà máy.

- Nhà máy luyện kim: Các chất ô nhiễm sinh ra gồm rất nhiều khí độc (COx, NOx,

SO2, H2S, HF,…) và bụi kích cỡ khác nhau do quá trình tuyển quặng, sàng lọc,

đập nghiền,… Nhiệt độ khí thải cao, đồng thời ống khí thải cao(80-200m) tạo điều

kiện cho chất ô nhiễm khuếch tán đi xa.

- Nhà máy vật liệu xây dựng: thường sinh ra khói, bụi đất đá và các khí CO, SO2,

NOx,…

4. Trình bày nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khác phục

hiệu ứng nhà kính:

a/Nguyên nhân

Do việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sự hô hấp của con người và động vật đã thải

vào khí quyển một lượng lớn CO2, ngoài ra lượng CO2 còn được bổ sung do núi

lửa. Một nửa CO2 sinh ra được thực vật và nước biển hấp thụ. Lượng CO2 còn lại

lưu tổn trong khí quyển, thực vật hút CO2 để tồn tại và phát triển nhưng khi nồng

độ CO2 quá cao sẽ gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

- Hiện tượng này là do trong khí quyển có chứa nhiều CO2: 55%, CH4: 15%,

N2O: 6%, CFC: 20% và O3: 4%. Do bức xạ mặt trời có bước sóng ngắn dễ dàng đi

qua lớp không khí chứa hỗn hợp các khí trên để xuống với TĐ, tuy nhiên những

chất này lại hấp thu rất mạnh các tia song dài phản xạ từ bề mặt Trái Đất(tia hồng

ngoại), chính vì thể TĐ chỉ nhận nhiệt MT mà không thoát được nhiệt nên làm

nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính CO2 và một số khí kể trên có tác dụng như một

lớp kính ngăn cản tia phản xạ nhiệt từ trái đất.

Ảnh hưởng:

+ Làm tan băng ở cực Bắc, nâng cao mực nước biển, làm trũng ngập các vùng đất

liền ven bờ.

+ Nhiệt độ tăng làm tăng các trận mưa, bão, lụt, úng ngập gây rât nhiều thiệt hại

cho con người.

+ Tác động làm thay đổi điều kiện sinh trưởng tự nhiên của rừng, các loài động vật

và cây trồng.

+ Nhiều bệnh tật xuất hiện khi thời tiết biến đổi: dịch tả, cúm, viên cuống phổi,

nhức đầu..

Biện pháp khắc phục:

+ Để hạn chế hiệu ứng nhà kính đòi hỏi mọi quốc gia phải có biện pháp hạn chế

thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2.

5. Nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục hiện tượng

Khói quang hóa:

Nguyên nhân:

Trong giao thông và công nghiệp thường xuất hiện nhiều khí NO, nó sẽ phản ứng

với các nhiên liệu không cháy hết, dưới tác dụng của Mặt Trời sẽ tạo ra các chất ô

nhiễm thứ cấp gọi là “khói quang hóa”.

Theo phản ứng dây chuyền như vậy sẽ hình thành ra một loạt các chất mới, sản

phẩm cuối cùng: NO2 lại sinh ra, NO mất đi, O3 được tích lũy, andehit,

fomandehit,... xuất hiện. Tất cả các chất đó tập hợp lại tạo thành khói quang hóa.

Ảnh hưởng:

Khói quang hóa thường gây cay, nhức mắt, đau đầu, rát cổ họng và khó thở. Ngoài

ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật, làm cho lá cây chuyển từ màu

xanh sang màu đỏ, xảy ra hiện tượng rụng lá hàng loạt, cây bị khô và chết. Khói

quang hóa còn ảnh hưởng xấu đến hoa quả và cây lương thực, gây nhiều bệnh tật

cho gia súc, gia cầm; các mặt hàng cao su bị lão hóa rất nhanh, các công trình kiến

trúc nhanh chóng bị phá hủy,...

Khắc phục:

Kiểm soát NOx:

- Phương pháp khử không xúc tác có chọn lọc: pháp này urê được phun vào ống

khí ở nhiệt độ 1600-21000F với sự có mặt của O2, urê phân huỷ, tạo ra NH2. Sau đó

xảy ra phản ứng:

NH2 + NO -> N2 + H2O

Phản ứng này làm giảm sự phát thải NO.

- Phương pháp khử sử dụng xúc tác có chọn lọc - Phương pháp khử bằng xúc tác

- Phương pháp đốt cháy hoàn toàn: quá trình làm giảm sự phát thải NOx từ khí thải

công nghiệp

- Các khối bê tông làm sạch không khí.

6. Nguyên nhân hình thành, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục hiện tượng

Mưa acid:

Nguyên nhân:

Sở dĩ có mưa acid là vì trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mình, con

người đã đốt nhiều than đá và dầu mỏ, trong khói thải có chứa sunfua dioxit SO2 và

nito oxit Nox. Hai loại khí này khi gặp nước mưa hoặc hơi ẩm trong không khí sẽ

tương tác với nước để tạo thành acid và gây mưa acid:

SO2, NO2,... + H2O -> H2SO4, HNO3,...

Ảnh hưởng

Làm tăng tính axit của đất, hủy diệt rừng và mùa màng, gây nguy hại cho con

người và động vật, hủy diệt sự sống của hệ thủy sinh, làm han gỉ nhà cửa, hư hỏng

công trình.

Khắc phục:

Cắt giảm lượng khí thải SO2 ( giải pháp toàn cầu)

7. Khí COx:

Nguyên nhân hình thành:

COx là chất khí không màu, không mùi và không vị. Sinh ra do quá trình cháy

không hoàn toàn các nguyên liệu có chứa cácbon (than, củi, dầu): C + O2 -> COx

Ảnh hưởng:

- Khi CO thâm nhấp vào cơ thể con người theo đường hô hấp sẽ tác dụng thuận

nghịch với hemoglobin (HbO2) tách oxy ra khỏi máu làm mất khả năng vận

chuyển oxy của máu gây ngạt.

HbO2 + CO -> HbCO + O2

+ Triệu chứng của con người khi nhiễm độc CO là nhức đầu, ù tai, chóng mặt,

buồn nôn, mệt mỏi. Nặng sẽ bị hôn mê, co giật, mặt xanh tím, chân tay mềm nhũn,

phù phổi cấp. Nồng độ 250ppm sẽ gây tử vong.

+ 100-10000ppm làm xoắn lá cây, chết mầm non, rụng lá và kìm hãm sự sinh

trưởng của cây cối.

- Với CO2: có lợi cho quá trình quang hợp cây cối phát triển nhưng lại là nguyên

nhân gây nên hiệu ứng nhà kính làm nóng bầu khí quyển của TĐ.

Khắc phục:

Trồng cây xanh, dùng sản phẩm tái chế, năng lượng mặt trời, hạn chế đốt nhiên

liệu,...

8. Khí NOx:

Nguyên nhân hình thành:

Chủ yếu là NO, NO2 xuất hiện nhiều trong giao thông và công nghiệp. Trong

không khí nito và oxy có thể tương tác với nhau khi có nguồn nhiệt cao > 11000C

và làm lạnh nhanh để tránh phân hủy:

N2 + xO2 2NOx ( t>= 1100*C, làm lạnh nhanh)

Ảnh hưởng:

- NO2 là nguyên nhân gây mưa axit, hiện tượng khói quang hóa.

- NOx làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm cứng vải tơ, ni long và gây han rỉ kim

loại.

- Tùy theo nồng độ NO2 mà gây ra các ảnh hưởng khác nhau:

+ Khoảng 0.06ppm có thể gây ra bệnh phôi cho người nếu tiếp xúc lâu dài

+ Khoảng 0.35ppm ảnh hưởng thực vật trong 1 tháng

+ Khoảng 1ppm thực vật bị ảnh hưởng trong 1 ngày

+ Khoảng 5ppm gây tác hại tới cơ quan hô hấp sau vài phút tiếp xúc

+ Khoảng 15-50ppm gây ảnh hưởng đến tim, phổi, gan sau vài giờ tiếp xúc

+ Khoảng 100ppm có thể gây chết người và động vật sau vài phút tiếp xúc

Khắc phục:

Hạn chế tối đa các nguồn nhiệt cao trong môi trường sống.

9. Khí SOx:

Nguyên nhân hình thành:

Chúng được sinh ra do quá trình đốt cháu nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, đặc biệt là

trong công nghiệp có nhiều lò luyện gang, lò rèn, lò gia công nóng.

S + O2 -> SO2

Ảnh hưởng:

SO2 sẽ kích thích tới cơ quan hô hấp của người và động vật, nó có thể gây ra tức

ngực, đau đầu, nếu nồng độ cao có thể gây bệnh tật và tử vong. Thực vật tiếp xúc

SO2 bị vàng lá, rụng lá, giảm khả năng sinh trưởng và có thể bị chết.

Trong không khí SO2 gặp nước mưa dễ chuyển thành Axit sulfuric H2SO4. Chúng

sẽ làm thay đổi tính năng vật liệu, thay đổi màu sắc công trình, ăn mòn kim loại,

giảm độ bền sản phẩm đồ d

10. Khí NH3, H2S:

Nguyên nhân hình thành:

-H2S sinh ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, các xác chết động vật, đặc biệt

là các bãi rác, khu chợ, cống rãnh thoát nước, sống hồ ô nhiễm và hầm lò khai thác

than.

-NH3 sinh ra do quá trình bài tiết của cơ thể, quá trình phân hủy chất hữu cơ, trong

một số công nghệ lạnh sử dụng môi chất NH3, tại các nhà máy sản xuất phân đạm,

sản xuất axit nitric,...

Ảnh hưởng:

-H2S: + H2S làm rụng lá cây, thối hoa quả và làm giảm năng suất cây trồng.

+ 5ppm: con người sẽ cảm thấy khó chịu, nhức đầu, buồn nôn và mệt mỏi.

tiếp xúc lâu sẽ làm mất khả năng nhận biết của khứu giác. Ngoài ra nó còn kích

thích tim đập nhanh, huyết áp cao.

+ 150ppm sẽ gây tổn thương đến hô hấp.

+ 500ppm sẽ gây tiêu chảy và viêm cuống phổi sau 15-20 phút tiếp xúc

+ 700-900ppm có thể xuyên qua màng túi phổi, gây hôn mê và tử vong.

-NH3: Tác hại chủ yếu là làm viêm da và đường hô hấp. Ở nồng độ 150-200ppm

gây khó chịu và cay mắt. 400-700ppm gây viêm mắt, mũi, tai và họng một cách

nghiêm trọng. Nồng độ >= 2000ppm da bị cháy bỏng, ngạt thở và tử vong trong

vài phút. Ngoài ra, amoniac ở nồng độ cao sẽ làm lá cây trắng bạch, làm đốm lá và

hoa, làm giảm rễ cây, làm cây thấp đi, làm quả bị thâm tím và làm giảm tỷ lệ hạt

giống nảy mầm.

11. Bầu khí quyển hiện nay đang nóng dần lên, vì sao? Biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân:

-Hiệu ứng nhà kính: Hiện tượng này là do trong khí quyển có chứa nhiều CO2:

55%, CH4: 15%, N2O: 6%, CFC: 20% và O3: 4%. Do bức xạ mặt trời có bước

sóng ngắn dễ dàng đi qua lớp không khí chứa hỗn hợp các khí trên để xuống với

TĐ, tuy nhiên những chất này lại hấp thu rất mạnh các tia song dài phản xạ từ bề

mặt Trái Đất (tia hồng ngoại), chính vì thể TĐ chỉ nhận nhiệt MT mà không thoát

được nhiệt nên làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính CO2 và một số khí kể trên có

tác dụng như một lớp kính ngăn cản tia phản xạ nhiệt từ trái đất.

-Đô thị hóa: thải nhiều CO2 (xe cộ, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp,...)

-Suy giảm diện tích rừng: không thể hấp thụ CO2 do mất cây xanh, sinh ra ít O2

-Thủng tầng Ozon: tia cực tím Mặt trời chiếu xuống TĐ, khí CFC là 1 trong những

khí gây hiệu ứng nhà kính.

-Đốt nhiên liệu: thải nhiều CO2 (than đá, dầu, củi,...)

Khắc phục:

-Cắt giảm khí nhà kính

-Tăng cường di chuyển bằng phương tiện không khí thải như đi bộ, xe đạp,..., giữ

gìn vệ sinh môi trường sống -Không chặt cây, cấm phá rừng, trồng nhiều cây

xanh

-Hoàn thiện công nghệ sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ

sản xuất kín, giảm các khâu sản xuất thủ công, áp dụng cơ giới hóa và tự động hóa

trong dây chuyền sản xuất.

-Sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường như năng lượng MT, gió,..

12. Trình bày các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí:

-Giải pháp qui hoạch:

Nghiên cứu các điều kiện khí tượng, địa hình, thủy văn để bố trí công trình cho

hợp lý. Ví dụ: khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đặt ở cuối hướng gió chủ đạo so

với khu dân cư.

Phải tính đến sự phát triển của đô thị trong tương lai nhằm tránh hiện tượng

khu công nghiệp, nhà máy lọt vào trung tâm đô thị trong mai sau.

-Giải pháp cách li vệ sinh:

Phải có khoảng cách phù hợp giữa các công trích để đảm bảo sự thông thoáng,

bởi vì ô nhiễm càng giảm khi khoảng cách càng xa.

Ví dụ: + Trường học phải xa bến xe, ga tàu, chợ búa. Bệnh viện phải xa các nhà

máy hóa chất.

Tính toán bề rộng dãi cách li sao cho nồng độ độc hại ở khu dân cư không vượt

quá giới hạn cho phép.

-Giải pháp công nghệ kỹ thuật:

Tu bổ, sửa chữa, cải tiến thiết bị, máy móc lạc hậu nhằm giảm bớt sự phát thải

chất ô nhiễm ra môi trường.

Thay thế các nhiên liệu đốt: than, củi, dầu, khí đốt... gay nhiều ô nhiễm bằng

các dạng năng lượng ít ô nhiễm hơn như năng lượng mặt trời, gió, dòng chảy...

Sử dụng các khí thải để tái sản xuất, dần tiến tới công nghệ sản xuất không có

chất thải, tức là phế thải của nhà máy này là nguyên liệu cho nhà máy kia

Thay thế chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc

hại hơn.

-Giải pháp xử lí chất thải ngay tại nguồn:

_Các biện pháp xử lí bụi

+Sử dụng lưới lọc bụi +Túi lọc bụi +Lọc bụi bằng

phương pháp tĩnh điện

+Buồng lắng bụi: a/buồng đơn giản b/buồng phân tầng

+Cyclon tách bụi +Lọc bụi kiểu ướt

_Các biện pháp xử lí khí

+Phương pháp hấp thụ: Lợi dụng các phản ứng hóa học giữa chất khí cần xử lý với

các chất lỏng để loại bỏ các chất khí ra khỏi khí thải. Chất lỏng thường dùng là

Ca(OH)2, NaOH...

+Phương pháp hấp phụ: Dùng các chất có khả năng hút bám mạnh như than hoạt

tính, silicagen, zeolit,... để hút và tách các chất ô nhiễm ra khỏi khí thải.

+Phương pháp thiêu đốt: Áp dụng với các chất khí dễ cháy và có thể tận dụng

nguồn nhiệt phục vụ cho các mục đích khác. Yêu cầu với chất khí có thể áp dụng

phương pháp này:

-Khi cháy ít gây ra ô nhiễm thứ cấp

-Có thiết bị cung cấp đầy đủ oxy

-Nhiên liệu phụ trợ có hàm lượng S càng ít càng tốt

+Phương pháp vi sinh: Khí thải một số nguồn có chất dinh dưỡng cho vi sinh hoạt

động như: khí thải lò mổ gia súc, nhà máy phân bón tổng hợp, lò thiêu xác... Dựa

vào quá trình đồng hóa các chất hữu cơ và vô cơ do vi sinh vật để tạo ra các chất

khí không đọc như nitơ và hydrocacbon.

Chương IV:

Câu 1. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nước:

_Các chỉ tiêu vật lý: nhiệt độ, độ đục, độ trong, độ màu, mùi, vị... đánh giá mặt

định tính độ nhiễm bẩn nước.

_Các chỉ tiêu hóa học:

+Hàm lượng cặn lơ lừng và hàm lượng cặn khô +Các chỉ tiêu hàm lượng chất

hữu cơ ( chỉ tiêu BOD)

+Chỉ tiêu oxy hòa tan +Các chỉ tiêu nitơ +Các chỉ tiêu tổng lượng muối

+Các chỉ tiêu dầu mỡ, hàm lượng các muối kim loại nặng, các chất phóng xạ...

_Các chỉ tiêu sinh vật:

+Tổng số vi trùng hiếu khí +Tổng số vi trùng kỵ khí +Chỉ số Coli

Câu 2. Trình bày các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:

- Sinh hoạt của con người:

a) Nguồn gốc: được tạo ra quá trình sinh hoạt của con người từ các khu dân cư, các

công trình công cộng

b)Lưu lượng: -Trang thiết bị vệ sinh dùng nước.-Tiêu chuẩn cấp nước.điều kiện

khí hậu,phong tục tập quán.

c) Đặc điểm: - Chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (BOD

cao) các chất dinh dưỡng N,P,K chất rắn lo lững(SS) là mt thuận lợi cho vi trùng

gây bệnh phát triển.

- Hàm lượng tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào điều kiện sống,và lượng nước sử

dụng,vị trí địa lý.

- Nước thải CN:

a)Nguồn gốc: từ các nhà máy,xí nghiệp, xưởng sản xuất khu CN…

b) Lưu lượng: phụ thuộc vào đặc điểm nhà máy, dây chuyền công nghệ bao gồm

nước thải từ quá trình công nghệ, từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị.

c) Đặc điểm: Khá phức tạp,phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất.(2 loại)

-Nước thải quy ước sạch: làm nguội máy móc,thiết bị,có t0 cao,nồng độ chất bẩn

thấp lưu lượng lớn chiếm khoảng 80-85% tổng lượng nước cấp cho sản xuất.

-Nước thải bẩn: từ quá trình sản xuất sản phẩm.+ thành phần đa dạng,phức tạp,phụ

thuộc vào loại hình sản xuất,dây chuyền CN,thành phần nguyên liệu sử dụng

+Chứa các loại căn lơ lửng,chất hữu cơ,chất độc,các chât gây mùi,muối khoáng và

1 số đồng vị phóng xạ.

- Hoạt động nông nghiệp:

a) Nguồn gốc: từ các hoạt động trồng trọt trong công nghiệp trang trại chăn nuôi…

b) Đặc điểm: + Quá trình bốc hơi nhanh,tuần hoàn lại ít.+Trong nông nghiệp sử

dụng nhiều phân bón,thuốc BVTV…-> nguồn gây ô nhiễm cho lưu vực tiếp

xúc.+Trong chăn nuôi nước thải chứa lượng lớn các chất rắn,dinh dưỡng N,P và

các vi sinh vật gây bệnh.

-Nước chảy tràn:

a) Nguồn gốc: nước mưa chảy tràn,rửa đường xá,nước từ hệ thống kênh mương

tười tiêu,đòng ruộng…

b)Đặc điểm: -Nước mưa: nồng độ chất bẩn phụ thuộc cường độ mưa thời

gian,không gian, độ nhiễm bẩn không khí,điều kiện vệ sinh,độ che phủ. – Nước

chảy tràn do thoát nước từ đồng ruộng cuốn theo chất rắn,thuốc BVTV,phân bón.

-Hoạt động tàu thuyền:

a)Nguồn gốc: Hoạt động tàu thuyền trên sông,biển gây ô nhiễm dần do rò rỉ,súc

rửa tàu,do sự cố tai nạn tràn dầu do nạp và tháo nước dắn tàu.- Sinh hoạt của con

người trên tàu thuyền.

b)Đặc điểm:-Nước đáy tàu có BOD,COD chất rắn hòa tan,dầu và các hóa chất ở

mức cao.

-Dầu có tác đôngi nguy hiểm đối với môi trường nước,làm thay đổi tính chất hóa lý

của dòng nước,nước có mùi,cản trở trao đổi oxi,nhiệt.

3. Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã học:

- Các hợp chất hữu cơ: 2 loại

- Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học cacbohidrat,protein,chất béo…

+Nguồn gốc: nước thải từ các khu dân cư,nhà máy chế biến thực phẩm..

+Tác hại: làm giảm oxi hòa tan trong nước,dẫn đến suy thoái tài nguyên,giảm chất

lượng nước cấp cho sinh hoạt.

-Các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học hidrocacbon vòng thơm,hợp chất đa vòng

ngưng tụ,các chất HCơ

+Tác hại: có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường và trong cơ thể sinh vật,có

độc tính cao,gây tác hại lâu dài-> đời sống con người và động vật.

-Các chất dinh dưỡng:N,P,K,Na,S,Fe

-Nguồn gốc: +Nguồn thải từ hệ thống cống rãnh trong các khu thi trấn,thành

phố,khu CN.

+Sử dụng phân bón trong nông nghiệp,phần dư bị rửa trôi ra ngoài môi trường.

+Khu chăn thả gia súc: phân súc vật và các sản phẩm thối rữa,xói mòn.

-Tác hại: +Dùng nước có nhiều nitrat có thể gây ung thư, gây xanh xao vàng vọt ở

tre sơ sinh

+Nồng độ N,P,K cao --> sự phú dưỡng.Phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng N,P

trong nước gây sự tăng trưởng của các loài thực vật bậc thấp.

-Các kim loại nặng: xuất hiện nhiều trong nước thải CN

+Chì(Pb): độc tính đối với não,có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng.Chì có

khả nưng tích lũy lâu dài trong cơ thể.

+Thủy ngân(Hg): gây rối loạn thần kinh,giảm trí nhớ,viêm răng lợi,rối loạn tiêu

hóa.Đối với nữ gây rối loạn kinh nguyệt,dễ bị sẩy thai.

+Asen(As): rất độc,dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống,hô hấp,qua da. As có

khả năng gây ung thư da,phổi,xương,sai lệch NST..+ các kim loại khác: độc tính

cao Ca,Cr,Ni..gây hại ở nồng độ thấp.

-Chất rắn:

+Nguồn gốc: do xói mòn, phong hóa địa chất nước chảy tràn từ đồng ruộng,nước

thải sinh hoạt và CN.

+Tác hại: Gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt.

-Màu:

+Nguồn gốc: nước thải có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào tài nguyên trong

nước thải

+Tác hại: giảm khả năng xuyên qua nước của ánh sáng Mặt trời do ảnh hưởng đến

hệ sinh thái.

-Mùi vị:

+Nguồn gốc: Do sản phẩm phân hủy các chất hữu cơ trong nước

+Tác hại: Nước có mùi làm giảm giá trị sử dụng của nước và việc xử lý rất tốn

kém.

-Các tác nhân gây bệnh:

+Nguồn gốc: thường là các nhóm sinh vật có nguồn gốc phân người,phân gia

súc,gia cầm,đặc biệt là người bệnh.

+Tác hại: Gây bệnh cho người và động vật: tả,thương hàn

4. Trình bày khái quát các biện pháp kĩ thuật bảo vệ nguồn nước:

-Điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn nước:

Tiêu chuẩn chất lượng nguồn sử dụng thường được đặc trưng bằng nồng độ giới

hạn cho phép (NGC) của các chất bẩn và độc hại trong đó. NGC được hiểu là nồng

độ lớn nhất của các chất bẩn và độc hại trong môi trường, trong quá trình tác động

lâu dài không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy hệ sinh thái

nguồn nước.

-Tổ chức giám sát chất lượng nước nguồn:

- Ñaùnh giaù taùc ñoäng do hoaït ñoäng con ngöôøi ñoái vôùi chaát löôïng nöôùc vaø khaû

naêng söû duïng nöôùc cho caùc muïc ñích khaùc nhau.

- Xaùc ñònh chaát löôïng nöôùc töï nhieân.

- Giaùm saùt nguoàn goác vaø ñöôøng di chuyeån cuûa caùc chaát baån vaø ñoäc haïi.

- Xaùc ñònh xu höôùng thay ñoåi chaát löôïng nöôùc ôû phaïm vi vó moâ.

-Các biện pháp kỹ thuật xử lí nước thải:

a/Phương pháp cơ học:

-Mục đích: Loại các chất ô nhiễm ra khỏi nước bằng cách gạn, lắng, lọc.

-Phạm vi sử dụng: áp dụng cho giai đoạn xử lý ban đầu trước khi áp dụng các công

đoạn xử lý khác.

-Phương án:

+Song chắn rác: thu vớt rác và các tạp chất rắn lớn

+Bể lắng cát: tách các tạp chất vô cơ lớn như cát, xỉ, tạo điều kiện cho các công

trình xử lý tiếp theo và xử lý bùn cặn làm việc ổn định

+Bể lắng: tách các tạp chất không hòa tan ( phần lớn là cặn hữu cơ), đảm bảo cho

các quá trình sinh học phía sau diễn ra ổn định.

b/Phương pháp sinh học:

-Mục đích: sử dụng các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong nước.

-Phạm vi áp dụng: dùng để xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ không bền

vững.

c/Phương pháp hóa lý:

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý đạt hiệu quả cao khi xử lý nước thải

công nghiệp có chứa các chất vô cơ độc hại hoặc các chất hữu cơ bền vững, khử

màu, khử mùi và khử trùng...

+Keo tụ và lắng

+Trung hòa

+Hấp phụ

+Oxy hóa khử

+Tuyển nổi

+Clo hóa

+ Trích ly cốc chiết

- Sử dụng hợp lý nguồn nước

Chương V:

Câu 1. Trình bày khái niệm, nguồn gốc và tác hại của chất thải rắn:

Khái niệm: CTR là vật chất ở dạng rắn mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đó.Lúc

này,chất thải được xã hội nhìn nhận như 1 dạng vật thể mà con người có trách

nhiệm thu gom và xử lý.

Nguồn gốc phát sinh:

Chất thải được xuất hiện nhiều trong sinh hoạt, công-thương nghiệp, nông nghiệp,

xây dựng, bệnh viện,... Có thể phân thành 1 số loại cơ bản như sau:

+Tự nhiên: núi lửa,ngập úng,đất bị mặn do xâm nhập thủy triều,đất bị vùi lấp do

cát bay.

+Nhân tạo: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt,chất thải CN giao thông, hoạt động nông

nghiệp…

a)Các hoạt động nông nghiệp

+Đốt phá rừng +Xói mòn +Tưới tiêu không hợp lý +Phân bón hóa học +Thuốc trừ

sâu,diệt cỏ.

b)Hoạt động công nghiệp

+Chất thải CN +Hoạt động khai khoáng +Hoạt động xây dựng

c)Sinh hoạt:

+Các CTR sinh hoạt, +Nước rò rỉ các bãi rác

-Tác hại:

+Môi trường bị xứ uế --> mất vẻ đẹp cảnh quan đô thị

+Ảnh hưởng đến sức khỏe-- >hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh +Nếp sống

kém văn minh

+Môi trường dịch bệnh +Ùn tắc giao thông--> Tác động xấu đến ngành văn hóa

và du lịch.

Câu 2 và câu 3:Trình bày khái niệm, các phương pháp xử lý CTR/ Khái niệm

nguồn gốc phát sinh CTR

-Khái niệm:

CTR là vật chất ở dạng rắn mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đó.Lúc này,chất thải

được xã hội nhìn nhận như 1 dạng vật thể mà con người có trách nhiệm thu gom và

xử lý.

-Nguồn gốc

+Rác thải dễ phân hủy: khu dân cư, nhà máy chế biến thực phẩm, khu ở gia đình.

Gồm các thức ăn hoa quả thừa trong quá trình chế biến thức ăn.

+Rác dễ cháy: bao gồm các chất thải ở các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương

mai… Các chất thải cháy như giấy, bìa, platic, da, gỗ, củi, rơm rạ…

+Rác khó cháy: thủy tinh, vỏ hộp kim loại, chất thải xây dựng do các nhà đổ vỡ,

sửa chữa nhà cửa như gạch, đá, vôi vữa… Chất thải từ các hệ thống xử lý nước,

cống rãnh, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.

+Chất thải nguy hiểm: kim độc, hóa chất dễ cháy, dễ mang tính phóng xạ…

+Rác có kích thước lớn: x hiện ở các nước p triển. Xác oto, xe máy, tủ lạnh, và các

thiết bị máy móc khác

-PP xử lý chất thải:

a)Đốt rác:

+Áp dụng cho CTR dễ cháy,trong quá trình cháy phát sinh ra khí độc hại,sau khi

cháy thể tích giảm đáng kể.

Nhược điểm: Khi cháy thường sinh ra khí bụi và các khí ô nhiễm -- >cần có lò đốt

CN tiên tiến->ít tạo ra khói và khí độc.

b)Chôn,ủ rác tạo khí sinh học:

+Áp dụng rác dễ phân hủy, người ta có thể ủ rác để tạo ra khí CH4 làm khí đốt.

Nhược điểm: dễ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm->cần có công nghệ chôn rác hợp

lý,nơi chôn rác phải xa nguồn nước cấp cho con người.

c)Làm phân bón tổng hợp:

Các loại rác có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,được qua các công đoạn chế biến

xử lý làm phân bón cho thực vật.

d) Tái sử dụng:

-Sắp,thép,đòng,nhôm,thủy tinh,giấy,nhựa thu hôi quay trở lại làm nguồn đầu vào

cho quá trình sản xuất.Cần có biện pháp thu gom để tái sử dụng.PP này vừa mang

lại lợi ích kinh tế vừa tiết kiệm TNTN.

Câu 4:Thế nào là ô nhiễm đất? Trình bày các nguồn ô nhiễm,tác hại và biện

pháp khắc phục: -KN: Là quá trình làm biến đổi của rác thải vào đất,các chất ô nhiễm làm thay đổi

tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi,mất khả năng đáp ứng

cho các nhu cầu sống cho con người.

-Nguồn gốc: +Tự nhiên: núi lửa,ngập úng,đất bị mặn do xâm nhập thủy triều,đất bị vùi lấp do

cát bay.

+Nhân tạo: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt,chất thải CN giao thông, hoạt động nông

nghiệp…

a)Các hoạt động nông nghiệp

+Đốt phá rừng +Xói mòn +Tưới tiêu không hợp lý +Phân bón hóa học +Thuốc trừ

sâu,diệt cỏ.

b)Hoạt động công nghiệp +Chất thải CN +Hoạt động khai khoáng +Hoạt

động xây dựng

c)Sinh hoạt: +Các CTR sinh hoạt, +Nước rò rỉ các bãi rác

-Tác hại:

+Do kim loại nặng: thông qua chuỗi thức ăn các kim loại nặng trong đất xâm nhập

vào cơ thể con người gây bệnh. +Do sử dụng phân bón hóa học,thuốc

BVTV:50% rơi xuống đáy

+Do chất phóng xạ: theo đường thức ăn thâm nhập vào con người -> thay đổi cấu

trúc tế bào gây bệnh di truyền. +Do tác nhân sinh học: gây bệnh ở người

như tả,thương hàn…

-BP khắc phục:

-Thu gom,xử lý triệt để CTR

-Bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm,áp dụng pp kỹ thuật để xử lý khí thải.

-Xử lý triệt để nước thải trước khi thải ra môi trường -Hạn chế sử dụng phân bón

hóa học và thuốc BVTV

-Tích cực chống xói mòn

Câu 5. Khái niệm tiếng ồn? Trình bày các nguồn phát sinh, tác hại và biện

pháp khắc phục:

Khái niệm:

-KN: Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau,sắp

xếp không có trật tự cho người nghe,ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ

ngơi của con người.

Nguồn gây ồn:

-Tiếng ồn giao thông: Chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố lớn, tập hợp nhiều

xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau.

-Tiếng ồn trong xây dựng: Do tiếng ồn của các phương tiện cơ giới.

-Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất: Do sử dụng rất nhiều máy móc, khi hoạt

động sẽ gây ra tiếng ồn đáng kể, thường xuyên có sự va chạm giữa các vật thể rắn

với nhau, sự chuyển động hỗn loạn giữa các dòng khí và hơi.

-Tiếng ồn trong sinh hoạt: Do sử dụng nhiều thiết bị thu phát âm thanh, nơi tập

trung đông người, hoạt động sửa chữa nhà cửa,…

Tác hại:

-Ảnh hưởng:

-Ảnh hưởng tới giấc ngủ: giấc ngủ thường bị đánh thức bởi tiếng động bất ngờ gây

nên không ngủ ngon giấc.trong môi trường có tiếng ồn quấy nhiễu thường xuyên

ảnh hưởng đến sức khỏe,năng suất của ngày hôm sau.

-Ảnh hưởng đến sức khỏe: ảnh hưởng đến thính giác,giảm khả năng nghe,gây bệnh

tim mạch,huyết áp…

-Ảnh hưởng năng suất công việc: gây mất tập trung,sai sot,hiệu quả giảm…

-Ảnh hưởng trao đổi thông tin: tiếp nhận và xử lý thông tin kém,độ chính xác cao,

không đáng tin cậy…

-Biện pháp:

-Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn làm tốt ngay từ khâu thiết kế,chế

tạo…->khâu vận hành,bảo dưỡng máy móc

-Cách âm và cách chấn động:giảm đường lan truyền -Trồng cây xanh:dày đặc 10-

15m-> giảm 15-18dB

-Giữ khoảng cách thích hợp -Phương tiện bảo hộ lao động: nút tai.

-Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng-> nhận biết tác hại,có trách nhiệm vấn

đề gây ồn do mình gây ra.

Câu 6. Thế nào là ô nhiễm nhiệt? Trình bày các nguồn phát sinh, tác hại và

biện pháp khắc phục:

Khái niệm:

Ô nhiễm nhiệt là nhiệt độ trung bình của Trái Đất ngày càng tăng, thiên tai xuất

hiện mạnh kể cả tần suất và mức độ khốc liệt, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của

con người, tài nguyên và hệ sinh thái.

Nguồn phát sinh:

-Thiên nhiên: TĐ nóng lên do sự nung nóng của MT, núi lửa phun trào, cháy rừng

tự nhiên... nhưng các nguồn này đã tự cân bằng nhiệt cho môi trường, nếu con

người tham gia thải nhiệt vào môi trường, gây hiệu ứng nhà kính thì đó mới là

nguyên nhân làm mất cân bằng nhiệt.

-Các hoạt động đốt nhiên liệu của con người: Trong sinh hoạt, công nghiệp, giao

thông và nhiều hoạt động khác con người đã sử dụng nhiều nhiên liệu khác nhau

như than, củi, xăng, dầu và khí đốt. Quá trình đốt sẽ nung nóng bầu khí quyển nơi

con người sinh sống, sinh ra oxit cacbon (CO, CO2), CO2 là tác nhân gây hiệu ứng

nhà kính, làm tăng nhiệt độ bầu khí quyển gây ô nhiễm nhiệt.

-Quá trình đô thị hóa: Quá trình này làm giảm diện tích cây xanh và sông hồ,

thay vào đó là nhà cao tầng, mạng lưới giao thông, khu công nghiệp với ống khói

chọc trời; tất cả công trình đó là những bề mặt bê tông, xi măng,... gây bức xạ mặt

trời rất lớn.

-Đối với các công trình nhà ở: Các công trình nhà cửa chưa có biện pháp thông

thoáng hợp lý, không hướng được luồng gió tốt cho công trình, trong sản xuất còn

sử dụng nhiều công nghệ sinh nhiệt nên nhiệt thải ra trực tiếp nơi sinh hoạt và làm

việc, vượt nhiều lần trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể với môi trường.

Tác hại:

*Đối với môi trường:

-Hệ sinh thái mất cân bằng, giảm khả năng sinh trưởng

-Băng tan làm dâng cao mực nước biển, thu hẹp diện tích lục địa

-Làm tăng chu trình hạn hán, lụt lội ở nhiều nơi

-Nhiệt độ nước tăng làm tăng phản ứng hóa học trong nước, tăng tỷ lệ muối hòa

tan vào nước, làm kim loại han rỉ mạnh hơn, các loại vi khuẩn, vi trùng, mầm bệnh

phát triển nhanh.

*Đối với con người:

-Trong sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, số lượng phế

phẩm hàng hóa tăng cao, tuổi thọ của các công trình và sản phẩm giảm xuống, chi

phí phục hồi bảo dưỡng tăng cao.

-Với nhà cửa, nhiệt độ không thích hợp ảnh hưởng sức khỏe, làm giảm năng suất

lao động đáng kể.

-Khi nóng quá, con người có cảm giác bỏng da, khó thở, đánh trống ngực, khát

nước, khô cổ, nhức đầu và chóng mặt.

-Ảnh hưởng đáng kể đến chăn nuôi.

Khắc phục:

-Hạn chế sử dụng các nhiên liệu đốt thải nhiều khí CO2, phải có hệ thống xử lý

trước khi thải khí ra môi trường, thay thế nhiên liệu có chứa cacbon bằng các dạng

năng lượng sạch.

-Trồng cây xanh, bảo vệ rừng

-Tăng diện tích ao hồ trong các khu đô thị và dân cư

-Có biện pháp thông thoáng hợp lý, chọn được hướng gió tốt hoặc làm mát nhân

tạo cho công trình nhà ở và sản xuất

-Cải tiến máy móc trong nhà máy để hạn chế lượng nhiệt thải ra

-Có biện pháp khử nhiệt trước khi thải nhiệt trong quá trình sản xuất hoặc thu hồi

tận dụng nhiệt cho mục đích khác

Chương 6:

1. Thế nào là phát triển bền vững? Đặc điểm cơ bản của cuộc sống hiện tại?

-KN: Là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không

gây ra những nguy hại-> các thế hệ mai sau trong công việc thỏa mãn nhu cầu

riêng trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ.

Đặc điểm cơ bản của cuộc sống hiện tại:

-Có sự phân cực về mức sống giữa các quốc gia và giữa các tầng lớp dân cư trong

từng quốc gia

-Còn tồn tại cuộc sống nghèo đói và suy dinh dưỡng

-Lãng phí trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh

-Tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường

Câu 2: Thế nào là bền vững?trình bày các tiêu chí đánh giá;

-KN: Là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không

gây ra những nguy hại-> các thế hệ mai sau trong công việc thỏa mãn nhu cầu

riêng trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ.

-Tiêu chí đánh giá:

+Chỉ số về sự phát triển con người (HDI)

+Chỉ số về sự tự do của con người

+Chỉ số tiêu thụ NL tinh theo đầu người so với tỉ lệ tăng dân số

3. Các vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam:

-Nguy cơ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên đã xảy ra nhiều vùng và đe dọa cả nước

-Sự suy giảm nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người,

việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn

-Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển bị suy giảm, môi trường biển

bắt đầu bị ô nhiễm

-Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái

đang sử dụng không hợp lý dẫn đến sự cạn kiệt và nghèo đi của tài nguyên thiên

nhiên

-Việc ô nhiễm môi trường và trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã

xuất hiện nhiều nơi, nhiều lúc đã đến lúc trầm trọng

-Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hóa chất độc đã và đang gây những hậu

quả nghiêm trọng về mặt môi trường đối với thiên nhiên và con người VN

-Việc gia tăng dân số cả nước, việc phân bố không đồng đều và không hợp lý lực

lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề

phức tạp nhất trong quan hệ dân số - môi trường

-VN đang thiếu nhiều cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ luật pháp để giải quyết các

vấn đề về môi trường trong khi nhu cầu về môi trường và tài nguyên không ngừng

tăng cao, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một

lớn và phức tạp.