141
11 Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID

Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

11

Chương I

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID

Page 2: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

12

ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID

Page 3: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

13

1. Định nghĩa.

Đã từ lâu các nhà khoa học đã tìm thấy trong cây cỏ có nhiều hợp chất tự nhiên, những hợp chất này thường là những acid hoặc những chất trung tính. Đến năm 1806, dược sĩ Friedrich Wilhelm Sertuner phân lập được một chất từ nhựa thuốc phiện có tính kiềm và gây ngủ mạnh, Ông đã đặt tên là ''morphin''. Năm 1810, Gomes chiết được chất kết tinh từ vỏ cây canhkina và đặt tên là ''cinchonino''. Sau đó P.J.Pelletier và J.B.Caventou lại chiết được 2 chất có tính kiềm từ hạt một loài Strychnos đặt tên là strychnin và brucin. Đến năm 1819, dược sĩ Wilhelm Meissner đề nghị xếp các chất có tính kiềm lấy từ thực vật ra thành một nhóm riêng và Ông đề nghị gọi tên là alcaloid. Do đó, người ta ghi nhận Meissner là người đầu tiên đưa ra khái niệm về alcaloid và có định nghĩa: alcaloid là những hợp chất hữu cơ, có chứa nitơ, có phản ứng kiềm và lấy từ thực vật ra.

Sau này, người ta đã tìm thấy alcaloid không những có trong thực vật mà còn có trong động vật như: samandarin, samanin lấy từ tuyến da con salamandra maculosa và S.altra.

Samandarin Samanin Serotonin

Bufotenin Bufotenidin

Bufotenin, seretonin, bufotenidin, dehydrobufotenin là những chất độc lấy từ các loài cóc Bufobatrachotoxin, trong tuyến da loài ếch độc Phyllobates aurotaenia.

Ngoài tính kiềm, alcaloid còn có những đặc tính khác như: có hoạt tính sinh học mạnh, có tác dụng với một số thuốc thử chung của alcaloid.

Sau này, Polonopski đã định nghĩa: ''Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có dược lực tính rất mạnh và cho những phản ứng hoá học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid''.

Page 4: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

14

Tuy nhiên cũng có một số chất được xếp vào alcaloid nhưng nitơ không ở dị

vòng mà ở mạch nhánh như:

Ephedrin trong ma hoàng (Ephedra sinica Stapf).

Capsaicin trong ớt (Capsicum annuum L.).

Hordenin trong mầm mạch nha (Hordenum sativum Jess).

Colchicin trong hạt cây tỏi độc (Colchicum autumnale L.).

Một số alcaloid không có phản ứng kiềm như: colchicin lấy từ hạt tỏi độc,

ricinin lấy từ hạt thầu dầu (Ricinus communis L.), theobromin trong ca cao

(Theobroma cacao L.) và có alcaloid có phản ứng acid yếu như: arecaidin và

guvacin trong hạt cau (areca catechu L.).

2. Danh pháp.

Các alcaloid trong dược liệu có cấu tạo phức tạp nên người ta không gọi tên theo danh pháp hoá học mà thường gọi chúng theo tên riêng. Tên của alcaloid luôn luôn có đuôi in và xuất phát từ:

+ Tên chi hoặc tên loài của cây + in.

Ví dụ:

Papaverin từ Papaver somniferum.

Palmatin từ Jatrorshiza palmata.

Cocain từ Erythrocylum coca.

+ Đôi khi dựa vào tác dụng của alcaloid đó:

Ví dụ:

Emetin do từ emetos (gây nôn).

Morphin do từ morpheus (gây ngủ).

+ Có thể từ tên người + in.

Ví dụ:

Pelletierin do tên Pelletier (thầy của Tan - ret).

Nicotin do tên J.Nicot.

+ Các alcaloid phụ tìm ra sau thường được gọi tên bằng cách thêm các tiếp đầu

ngữ hoặc biến đổi vị ngữ của alcaloid chính (biến đổi in → idin, anin → alin).

Ví dụ:

Quinin thành quinidin.

+ Tiếp đầu ngữ nor diễn tả một dẫn chất mất một nhóm metyl:

Ví dụ: Ephedrin (C10H15ON) → Norephedrin (C9H13ON).

Ephedrin: R1 = H; R2 = CH3

Norephedrin: R2 = R1 = H

Page 5: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

15

+ Các đồng phân thường có tiếp đầu ngữ: pseudo,iso, neo, epi, allo...

3. Phân bố trong thiên nhiên.

Alcaloid có phổ biến trong thực vật, ngày nay biết khoảng trên 6000 alcaloid

từ hơn 5000 loài. Hầu hết ở thực vật bậc cao chiếm khoảng 15 - 20% tổng số loài

cây, tập trung ở một số họ: Apocynaceae (họ Trúc đào): 800 alcaloid; Papaveraceae

(họ Thuốc phiện): 400 alcaloid; Fabaceae (họ Đậu): 350 alcaloid; Rutaceae (họ

Cam): 300 alcaloid; Liliaceae (họ Hành): 250 alcaloid ; Solanaceae (họ Cà): 200

alcaloid; Amaryllidaceae (họ Thuỷ tiên): 178 alcaloid; Menispermaceae: 172

alcaloid; Rubiaceae (họ Cafe): 156 alcaloid; Loganiaceae (họ Mã tiền): 150

alcaloid; Bruxaceae (họ Hoàng dương): 131 alcaloid; Asteraceae (họ Cúc): 130

alcaloid; Euphorbiaceae (họ Thầu dầu): 120 alcaloid.

Ở nấm có nấm cựa khoả mạch (Claviceps purpurca), nấm Amanita

phalloides.

Có những họ có tới trên 50 loài cây có chứa alcaloid như: Ranumculaceae,

Berberidaceae, Papaveraceae, Bruxaceae, Cactaceae ...

Ở động vật: alcaloid samandarin, samandaridin, samarin có trong tuyến da

của loài kỳ nhông Salamandra maculosa và Salaniadra altra.

Bufotenin, bufotenidin, dehydrobufotenin lấy từ nhựa cóc.

+ Trong cây, alcaloid thường tập trung ở một số bộ phận:

Ví dụ:

Alcaloid tập trung ở hạt: mã tiền, cafe, tỏi độc...

Alcaloid tập trung ở quả: ớt, hồ tiêu, thuốc phiện...

Alcaloid tập trung ở lá: belladon, thuốc lá, chè, coca...

Alcaloid tập trung ở hoa: cà độc dược...

Alcaloid tập trung ở thân: ma hoàng...

Alcaloid tập trung ở vỏ thân: canhkina, mức hoa trắng...

Alcaloid tập trung ở rễ: ba gạc, lựu...

Alcaloid tập trung ở củ: bình vôi, ô đầu, bách bộ...

+ Rất ít trường hợp trong cây chỉ có một alcaloid mà thường có hỗn hợp

nhiều alcaloid. Trong đó alcaloid có hàm lượng cao nhất là alcaloid chính, còn

những alcaloid khác là alcaloid phụ. Những alcaloid trong cùng một cây thường

có cấu tạo tương tự nhau, có nghĩa là có cùng nhân cơ bản.

Ví dụ: trong vỏ lựu có isopelletierin và methyl isopelletierin có nhân piperidin.

Trong lá belladon có tropin, hyoscyamin, atropin có nhân tropan.

Những alcaloid ở trong cùng họ thực vật thường có cấu tạo rất gần giống

nhau:

Ví dụ: ở một số cây họ cà: Atropa belladonna L., Hyoscyamus niger L., Datura

metel L., D. Stramonium L., D. tatula L. đều có chung nhân tropan.

Page 6: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

16

Nhưng cũng có trường hợp, cùng một họ thực vật mà chứa những alcaloid

hoàn toàn khác nhau về cấu tạo hoá học.

Ví dụ: ở họ Cafe (Rubiaceae): trong cây cafe có cafein (nhân purin), ipeca có

emetin (nhân isoquinonin), canhkina có quinin (nhân quinolin).

Cũng có alcaloid có thể gặp ở nhiều cây thuộc những họ khác nhau như:

ephedrin có trong ma hoàng (họ Ma hoàng); cây thanh tùng (họ Kim giao); cây

ké đồng tiền (họ Bông); berberin có trong họ Hoàng liên, họ Cam, họ Tiết dê.

+ Hàm lượng alcaloid trong cây thường rất thấp, trừ một số trường hợp như:

cây canhkina đạt 6 - 10%, nhựa thuốc phiện 20 - 30%. Một dược liệu chứa từ 1 - 3%

alcaloid có thể coi là có hàm lượng alcaloid khá cao.

Hàm lượng alcaloid phụ thuộc vào khí hậu, ánh sáng, chất đất, phân bón,

giống cây, bộ phận thu hái và thời kỳ thu hái...

Trong cây alcaloid ít khi ở trạng thái tự do (dạng base) mà thường ở dạng

muối của các acid hữu cơ như citrat, tartrat, malat, oxalat, acetat... đôi khi có ở

dạng muối vô cơ tan trong dịch tế bào. Ở một số cây alcaloid kết hợp với tanin

hoặc một số acid meconic trong thuốc phiện, acid tropic (họ Cà), acid aconitic

(ô đầu)... Có một số ít kết hợp với đường thành glycoalcaloid như solasonin,

solamargin.

4. Sự tạo thành alcaloid trong cây.

+ Trước đây quan niệm cho rằng: nhân cơ bản của alcaloid là chất đường hay

thuộc chất đường kết hợp với amoniac để có nitrogen mà sinh ra.

+ Ngày nay, bằng phương pháp dùng các nguyên tử đánh dấu (đồng vị phóng

xạ) người ta đã chứng minh được alcaloid tạo ra từ các acid amin. Người ta đã

dùng các acid amin có chứa C14 và N15 đưa vào môi trường nuôi cấy hoặc vun

bón, hoặc vảy lên lá cây (coi đó là tiền chất). Alcaloid tạo ra được chiết xuất,

phân lập và thấy chúng có tính chất phóng xạ. Làm phản ứng phân hủy để tìm

xem phần nào của alcaloid có nguyên tố phóng xạ. Qua thực nghiệm đã chứng

minh được nguyên tử nitrogen và hầu như mọi trường hợp nguyên tử carbon của

acid amin đều nằm trong cấu trúc nhân cơ bản của alcaloid. Ngoài ra, trong cấu

trúc alcaloid còn có những hợp chất khác như gốc acetat, hemi, monoterpen.

Những công trình nghiên cứu về sinh tổng hợp các alcaloid đi từ tiền chất là acid

amin rất phong phú.

+ Sinh tổng hợp alcaloid (theo K. Mothes):

Qua định lượng alcaloid ở các bộ phận của cây, người ta thấy nơi tạo ra

alcaloid không phải là nơi tích tụ. Nhiều alcaloid được tạo ra ở rễ lại vận chuyển

lên phần trên mặt đất, sau khi thực hiện những biến đổi thứ cấp chúng được tích

lũy ở lá, quả, hạt.

Page 7: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

17

Ví dụ: cây belladol có L- hyoscyamin được tạo ra từ rễ, sau đó chuyển lên;

khi cây 1 tuổi, thân cây chứa nhiều alcaloid hơn lá; khi cây 2 tuổi, thân cây hoá

gỗ, hàm lượng alcaloid giảm xuống; lượng alcaloid ở ngọn đạt mức tối đa vào lúc

cây ra hoa và giảm khi quả chín.

Thuốc lá cũng tạo alcaloid ở rễ sau tập trung ở lá.

Page 8: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

18

4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

+ ''Alcaloid thật'':

- Đòi hỏi có sự ngưng tụ dây nối C - N dị vòng.

- Pseudo alcaloid không phải alcaloid có dị vòng có thể từ terpen ngưng tụ

với dị vòng.

- Nitrogen mạch thẳng.

+ Những loại phản ứng tạo thành gồm:

- Sự tạo thành hợp chất amid:

Để hoạt hoá carboxyl thường dùng đến ATP.

CH3 - COOH + ATP → CH + CO AMP + PP

CH3CO AMP + CoA → CH3 - CO - CoA + AMP

Từ acetylcoenzym A ngưng tụ với amin bậc 1 hoặc bậc 2 tạo ra amid:

R - CO - X + H2N - R1 → R - CO - NH - R1 + HX

- Sự tạo thành azomethin:

Tạo ra từ hợp chất amin với aldehyd:

R - C - H + H2N - R1 → R - CH = N - R1 + H2O

O

R1 R1

R - C - H + HN → R - CH = N+

O R2 R2

(Nitơ bậc 4)

- Sự ngưng tụ Mannich:

Là phản ứng giữa hợp chất có nhóm carboxyl (aldehyt, ceton) với 1 amin

trong môi trường acid:

N - H+ + − C = O N − C − OH -H2O N+ =. C

Page 9: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

19

N −.C − C − +H+ N − C − + H − C −

(Mannich)

Không những xảy ra ở mạch thẳng mà còn xảy ra ở mạch vòng.

Ngưng tụ amin + hệ thống quinoid:

ornithin Pyrolidein Pyrolidin Cocain

Cadaverin Piperidein Piperidin Lysin

Page 10: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

20

mmm 4.2. Một số ví dụ sinh tổng hợp alcaloid:

+ Sự đóng vòng của ornithin và lysin:

2 acid amin có thể là tiền chất sinh tổng hợp vòng có N. Trong đó ornithin

tạo ra vòng 5 cạnh (phần lớn là pyrolidin). Lysin tạo ra vòng 6 cạnh (phần lớn là

piperidin).

+ Gồm có 2 con đường:

- Sinh tổng hợp nicotin alcaloid:

Nicotin và nornicotin có nhiều trong thuốc lá, còn anabazin có nhiều trong

thuốc lào.

Đầu tiên tạo ra acid nicotinic theo 2 con đường tiền chất là acid quinolic.

Ở động vật và nấm sử dụng tryptophan.

Ở vi sinh vật và cây sử dụng acid asparatic, glycerin.

ĐỘNG VẬT VÀ NẤM VI KHUẨN VÀ CÂY

Tryptophan a. asparatic a. quinolic a. nicotinic

Page 11: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

21

- Sinh tổng hợp tropan - alcaloid:

Ornithin Acetat Phenylalanin

Pyrolidein

Hyoscyamin

5. Chiết xuất - tinh chế - phân lập.

5.1. Chiết xuất:

Việc chiết xuất alcaloid dựa vào tính chất chung sau đây: alcaloid nói chung là những kiềm yếu, thường tồn tại trong cây dưới dạng muối của acid hữu cơ hay vô cơ, đôi khi kết hợp với tannin, do đó phải tán nhỏ dược liệu để dễ thấm với dịch chiết và giải phóng alcaloid khỏi muối của chúng bằng kiềm trung bình hoặc mạnh.

Page 12: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

22

Hầu hết alcaloid base không tan trong nước nhưng lại dễ tan trong dung môi hữu cơ ít phân cực (ether, benzen, cloroform...).

Trái lại các muối alcaloid tan trong nước, cồn và không tan trong dung môi kém phân cực.

Một số alcaloid bay hơi được như: conin, nicotin, spartein chỉ cần chuyển thành dạng base rồi cất kéo bằng hơi nước, hứng dịch cất vào một dung dịch acid và từ đó thu được muối alcaloid.

+ Chiết xuất bằng dung môi hữu cơ:

Tán nhỏ dược liệu, tẩm dược liệu với dung dịch kiềm trong nước (NH4OH,

Na2CO3); vôi, NaOH chỉ dùng để đẩy những alcaloid có tính base mạnh, đặc biệt

đối với các alcaloid tồn tại dưới dạng kết hợp với tannin, cũng được dùng để biến

các alcaloid có nhóm chứa phenol thành phenat tan trong nước, không tan trong

dung môi hữu cơ (ví dụ: lấy riêng morphin trong phương pháp định lượng

morphin của nhựa quả thuốc phiện).

Sau khi kiềm hóa dược liệu, chiết xuất bằng dung môi hữu cơ ít phân cực

thích hợp, dung môi này hoà tan các alcaloid base vừa giải phóng. Trong phòng

thí nghiệm thường dùng benzen, cloroform, ether hoặc hỗn hợp ether, cloroform;

trong sản xuất công nghiệp dùng những dung môi rẻ tiền, ít độc, khó cháy.

Dụng cụ chiết thường là bình ngấm kiệt hoặc soxhlet. Tập hợp các dịch chiết,

cô đặc thu hồi dung môi dưới áp lực giảm. Lắc dịch chiết với dung dịch acid

loãng 2 - 5% (HCl; H2SO4; CH3COOH hoặc HCOOH), các alcaloid muối sẽ

chuyển vào nước, còn lại trong dung môi hữu cơ là dầu, mỡ, các sắc tố và sterol.

Kiềm hóa dung dịch alcaloid muối, rồi lắc với dung môi hữu cơ nhiều lần để

lấy kiệt alcaloid base. Lọc dung môi có alcaloid base qua muối Na2SO4 khan để

loại nước đi theo, bốc hơi dịch lọc sẽ thu được cặn alcaloid base thô.

+ Chiết bằng alcol hoặc bằng nước đã acid hóa:

Khi chiết bằng các dung dịch đã acid hóa, các alcaloid đã chuyển sang dạng

muối và tan trong dung dịch.

Bốc hơi dịch chiết, cô đặc dưới áp lực giảm, dùng ether rửa sạch dịch chiết để

lấy đi các tạp chất (dầu mỡ, sắc tố...) kiềm hóa dung dịch acid, rồi lắc với dung môi

hữu cơ thích hợp, dung môi này không được trộn lẫn với dung dịch chiết ban đầu.

Bốc hơi dung môi hữu cơ sẽ thu được cặn alcaloid thô.

Phương pháp này gọi là phươg pháp STAT - OTTO.

Trên đây là những nét chung nhất về phương pháp chiết xuất.

Ngoại lệ còn một số alcaloid base lại tan nhiều trong nước (như ephedrin,

colchicin), một số alcaloid dạng muối lại ít tan trong nước (như berberin

hydroclorid, berberin nitrat...), tan nhiều trong dung môi hữu cơ (như reserpin

hydroclorid tan trong cloroform) cho nên cần thăm dò thí nghiệm trước để chọn

lọc dung môi chiết xuất cho thích hợp.

Page 13: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

23

5.2. Tinh chế và phân lập alcaloid:

Sau khi chiết xuất xong thường thu được một alcaloid thô hoặc hỗn hợp

alcaloid thô.

Nếu chỉ có một loại alcaloid thô thì có thể tinh chế bằng cách chuyển đi

chuyển lại nhiều lần qua dung môi hữu cơ (khi trạng thái base), rồi qua dung dịch

nước (khi trạng thái muối alcaloid). Cuối cùng bốc hơi dung môi sẽ thu được

alcaloid tinh khiết.

Nếu là hỗn hợp nhiều alcaloid thô, người ta thường dùng một số phương pháp sau:

+ Kết tinh phân đoạn:

Ở nồng độ khác nhau do có độ tan khác nhau nên alcaloid ít tan sẽ kết tinh trước.

+ Phân đoạn bằng dung môi khác nhau:

Do alcaloid tan nhiều trong dung môi này nhưng lại ít tan trong dung môi kia, nếu cho thêm dung môi ít tan vào thì alcaloid sẽ kết tủa.

+ Phương pháp phân bố ngược dòng (phương pháp Craig):

Là phương pháp chiết nhiều giai đoạn, trong đó hai tướng lỏng chuyển động ngược dòng và thường xuyên dẫn tới sự cân bằng, có nghĩa là phần chất hòa tan trong dung môi, chuyển sang dung môi khác không đồng tan khi tiếp xúc và phần chiết ra lại tiếp xúc với dung môi mới.

+ Phương pháp trao đổi ion:

Nguyên tắc chung: alcaloid muối tan trong nước tạo ra cation lớn:

B . HCl [BH]+ + Cl-

Dùng cationit kết hợp với alcaloid (hấp phụ):

Cat- [BH]+ + [BH]+Cl- Cat [BH]+ + H+ + Cl-

Phản hấp phụ bằng dung dịch kiềm hoặc NH4OH tạo ra:

Cat- [BH]+ + [NH4]+ OH- Cat- (NH4)+ + B + H2O

Alcaloid base không tan trong nước bị giữ lại trong cột và dùng dung môi thích hợp chiết ra.

+ Phương pháp sắc ký cột:

Mỗi alcaloid có độ hấp phụ khác nhau trên chất hấp phụ đã nạp trên cột. Chất hấp phụ: silicagel, bột cellulose. Al2O3... khi dịch chiết hỗn hợp alcaloid qua cột, các alcaloid sẽ phân bố lần lượt trong cột. Trên đỉnh cột là chất bị hấp phụ mạnh nhất, ở đáy cột là chất bị hấp phụ yếu nhất, tiếp đó dùng dung môi hoặc một hệ dung môi chạy qua cột để dần dần chiết chúng ra qua máy đếm giọt.

+ Phương pháp sắc ký lớp điều chế:

Nguyên tắc cũng dựa theo sắc ký cột, nhưng ở đây được thực hiện trên những tấm sắc ký có lớp hấp phụ dày 0,5mm, dịch chiết alcaloid được chấm vào thành vạch dài ở đáy, sau khi chạy trong dung môi thích hợp các alcaloid khác nhau có độ hấp phụ khác nhau, có tốc độ di chuyển khác nhau nên đã tách ra ở nhiều vị

Page 14: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

24

trí. Phun thuốc hiện màu ở một dọc bên cạnh, hoặc soi phát quang để phát hiện các vết alcaloid, cạo riêng phần chất hấp phụ chứa alcaloid, sau đó chiết ra bằng dung môi thích hợp.

6. Nghiên cứu cấu tạo hóa học của alcaloid mới.

Các hợp chất tự nhiên nói chung, muốn đưa vào nghiên cứu cấu tạo đều phải ở trạng thái tinh khiết, thuần nhất và đơn chất. Nhìn chung sự nghiên cứu phát hiện xác định cấu trúc một alcaloid cũng như các hợp chất tự nhiên là một công việc phức tạp khó khăn. Tuy nhiên do những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều máy móc hiện đại, nhiều phương pháp mới để xác định chất. Có một số nguyên tắc chính sau đây để nghiên cứu cấu tạo alcaloid mới:

+ Một số đặc điểm bên ngoài: hình thái, trạng thái, màu, mùi vị, độ tan, điểm chảy.

+ Phân tích nguyên tố: tìm tỉ lệ C, H, O, N, S, P...

+ Phổ tử ngoại (U.V): còn gọi là quang phổ hấp phụ điện tử của phân tử. Nhờ phổ tử ngoại người ta có thể biết được cấu trúc điện tử của phân tử, nhân mang màu (chromophor) của phân tử, biết được bộ khung (nhân của phân tử).

+ Phổ hồng ngoại (I.R): còn gọi là quang phổ hấp phụ dao động của phân tử, lượng thông tin cho biết cấu trúc dao động, biết nhóm chức của chất mới.

Ví dụ:

Nhóm carbonyl: C = O có đỉnh là: 1415 cm-1

Nhóm nhân thơm (aromatic): 1600, 1580, 1500, 1450 cm-1.

Người ta coi I.R là dấu điểm chỉ của hợp chất (finger print).

+ Phổ cộng hưởng từ proton (N,M,R - Nuclear magnetic resonnance): còn gọi là cộng hưởng từ proton H+ và C13:

Lượng thông tin cho biết: số lượng vị trí H, C trong phân tử.

Ví dụ: có thể xác định vị trí 2 nhóm -OCH3 của palmatin ở vị trí 2 và 3 còn

berberin xuất hiện nhóm methylendioxy.

+ Phổ khối (M.S = mass - spectrometry): cho biết được trọng lượng phân tử, biết được công thức thô C.H.O.N., biết được công thức khai triển trong không gian, lượng chất dùng cho nghiên cứu phổ khối chỉ cần một vài miligam.

Trên đây là những bước khảo sát phổ biến hiện nay, ngoài ra do những tiến

bộ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại, lại có thêm những máy móc và phương pháp cao hơn để xác định cấu trúc được nhanh hơn và chính xác hơn (sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp hoặc sắc ký kết hợp khí khối phổ ký).

Hiện nay ở nước ta chưa có đủ các phương tiện phân tích nói trên nên cần chú ý phương pháp so sánh với mẫu chuẩn như sau:

- So sánh điểm chảy: đo riêng từng chất, đo chung một hỗn hợp đồng nhất

của 2 chất trộn lại, thấy kết quả không có sự khác biệt.

- So sánh trên sắc ký: đo Rf riêng từng chất, đo chung hỗn hợp đồng nhất trong dung dịch hòa tan. Đo bằng nhiều hệ dung môi khác nhau.

Page 15: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

25

- Phân tích nguyên tố: các số liệu đem thử phải đồng nhất.

- Phổ tử ngoại: phải cho các đỉnh trùng nhau.

- Phổ hồng ngoại: các đỉnh đặc trưng phải trùng nhau, nói cách khác 2 phổ trùng khít lên nhau tạo thành 1 phổ duy nhất.

Nếu khi so sánh trong thí nghiệm các số liệu phù hợp với nhau thì chất mới

có thể là trùng với chất mẫu chuẩn cần tìm.

7. Kiểm nghiệm alcaloid.

7.1. Định tính:

Muốn định tính các alcaloid phải chiết xuất alcaloid ra, loại các chất trở ngại cho phản ứng, sau đó làm các phản ứng tạo tủa, tạo màu bằng thuốc thử chung alcaloid.

+ Phản ứng tạo tủa:

- Thuốc thử Mayer (K2HgI4 = Kali tetra iodo mercurat): cho tủa trắng, vàng nhạt.

- Thuốc thử Bouchardat (Ido - iodua): cho tủa nâu.

- Thuốc thử Dragendorff (KBiI4): cho tủa màu vàng da cam đến đỏ gạch.

- Thuốc thử Bertrand (acid silicotungstic): cho màu vàng hay trắng.

- Thuốc thử muối Reinecket {NH4Cr(CNS)4 (NH3)2} =

Ammoni tetra sulfocyanur diamin cromat III.

- Thuốc thử acid picric bão hòa: cho tinh thể picrat alcaloid.

Ngoài ra còn thuốc thử AuCl3; PtCl3; picrolonic...

+ Phản ứng tạo màu:

Một số alcaloid kết hợp với thuốc thử tạo màu riêng biệt dễ nhận biết:

Tên H2SO4 HNO3 TT. Mandelin (Sulfovanidic)

TT. Frot (Sulfomolipdic)

Atropin

Schychnin

Bruxin

Berberin

Morphin

0

0

0

vàng

0

0

vàng

đỏ máu - vàng

đỏ nâu

vàng cam

0

xanh → đỏ

vàng da cam

màu đỏ

tím

0

0

vàng cam

màu xanh

tím đỏ

Trong định tính còn dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng, phân tách các alcaloid riêng ra, dùng thuốc hiện màu là Dragendorff và có đối chiếu với alcaloid chuẩn.

7.2. Định lượng:

Thường được dùng một trong 3 phương pháp sau:

+ Phương pháp cân:

Phải chiết alcaloid dưới dạng tinh khiết, sấy khô tới trọng lượng không đổi rồi đem cân: phương pháp này ứng dụng cho những alcaloid có tính base yếu, vì

Page 16: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

26

điểm tương ứng trên điểm cong chuẩn độ theo phương acid base có pH < 4 sẽ không có chỉ thị màu thích hợp với vùng chuyển màu của nó.

Ví dụ: (colchicin, cafein).

Nếu hàm lượng alcaloid quá thấp, người ta còn dùng thuốc thử tạo tủa với alcaloid.

Ví dụ: kết tủa với acid silicowolframic, rửa tủa sấy khô, cân, sau đó nung tủa thành tro, cân. Bertrand đã lập công thức:

12WO3SiO2 . 2H2O 4M. alcaloid

+ Phương pháp trung hòa:

Chiết alcaloid dưới dạng tinh khiết, loại bỏ chất mầu. Dùng acid hydrocloric hoặc acid sulfuric 0,01- 0,1N để chuẩn độ, chỉ thị màu trong chuẩn độ thường là methyl đỏ, vì theo lý thuyết cũng như thực tế pH hầu hết các alcaloid đều có vùng chuyển màu ở pH 4,2 - 6,3. Có thể coi alcaloid là dẫn xuất của NH3, nếu dung dịch NH4OH 0,1N tác dụng với một lượng HCl sẽ có NH4Cl và pH tương ứng sẽ là 4,62 (K phân ly NH4OH = 4,75).

Phương trình thủy phân như sau:

H = BOH

OH

K

K 2

Cmuối

10

104,75

14

= 10 = 10-4,62

Nếu dùng HCl 0,1N thì sẽ có pH = 5,12. Ngoài phương pháp dùng acid trên,

người ta còn dùng phương pháp định lượng alcaloid trong môi trường khan.

+ Phương pháp so màu:

Chiết xuất alcaloid ra khỏi dược liệu dưới dạng tinh khiết, dùng phản ứng tạo

màu tùy theo từng loại alcaloid với thuốc thử thích hợp đem so màu trên máy, kết

quả được so sánh với đường cong mẫu: ví dụ: alcaloid cựa lõa mạch tạo màu

xanh lơ với paradimethylamino - benzaldehyd, trong môi trường H2SO4 đặc, có

tác dụng của nước H2O2.

Alcaloid của quinquina + Reinecke → tủa đỏ, hòa tủa vào aceton, đo quang

phổ ở 525nm.

8. Ý nghĩa và tầm quan trọng của alcaloid trong dược liệu.

8.1. Được sử dụng làm thuốc:

+ Ức chế thần kinh trung ương: morphin, codein, scopolamin, reserpin, tetrahydro

palmatin, canadin (tetra hydro berberin).

+ Kích thích thần kinh trung ương: strychnin, cafein, lobelin.

+ Tăng thần kinh giao cảm: ephedrin, hordenin.

+ Liệt giao cảm: ergotamin, yohimbin.

+ Kích thích phó giao cảm: pilocarpin, eserin.

+ Liệt phó giao cảm: hyoscyamin, atropin.

Page 17: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

27

+ Gây tê: cocain.

+ Giãn cơ vân: d- tubocurarin.

+ Giãn cơ trơn, chống co thắt: papaverin.

+ Tăng huyết áp: hydrastin, ephedrin.

+ Giảm huyết áp: alcaloid của rauwolfia... (reserpin).

+ Diệt ký sinh trùng: quinin, emetin, conessin.

8.2. Tiếp tục tìm những alcaloid mới trong các dược liệu:

Nhất là những cây thuốc trong y học dân gian cổ truyền để chứng minh tác

dụng, chứng minh những cấu trúc mới của alcaloid:

Ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á, Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Á,

Đông Nam Á nói chung đang phát triển mạnh vấn đề nghiên cứu này.

8.3. Tìm tác dụng mới của alcaloid đã biết từ lâu:

Ví dụ: vincablastin trong dừa cạn (Catharanthus roseus) chữa ung thư. 8.4. Bán tổng hợp các alcaloid, để được thuốc mới có tác dụng mạnh hơn, ít

độc hơn hoặc chuyển sang tác dụng khác:

Ví dụ: Morphin Các muối morphin.

Codein.

Berberin Các loại muối berberin.

Canadin.

Solasodin Cortison, prednisolon...

Từ một alcaloid trong tự nhiên, sau khi nghiên cứu được cấu trúc, người ta tổng hợp các alcaloid theo qui mô công nghiệp: ephedrin, cafein, theobromin, theophyllin, atropin. Tuy nhiên còn rất nhiều alcaloid chưa tổng hợp được, hoặc quá trình tổng hợp quá tốn kém, nên vẫn phải lấy từ dược liệu như morphin, reserpin, quinin, eserin, ergotamin, strychnin, spartein...

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN

PYRIDIN, PIPERIDIN

Page 18: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

28

Pyridin Piperidin

1. Cây lobelia.

+ Loài Lobelia pyramidalis Wall., Lobeliaceae: còn gọi là cây bã thuốc, sang

dinh (mèo), có ở Sa Pa, Mù Căng Chải, Lào Cai. Lá, thân cây chứa lobelin.

Lobelin dùng làm thuốc kích thích hô hấp, chữa hen dưới dạng thuốc tiêm,

thuốc bột. Ở Viện Dược liệu (1971), Nguyễn Văn Bàn đã nghiên cứu cây bã thuốc, chiết

được lobelin.

+ Cây Lobelia inflata (di thực) ở châu Âu có lobelin:

- Sắc ký lớp mỏng: SiO2 G, sấy 1100C/1 giờ.

- Hệ dung môi: cloroform: methanol: amonihydroxyd (50/9/1).

- Hiện màu: dragendorff.

- Lobelin: Rf = 0,90

2. Cây cau.

+ Tên khoa học: Areca catechu L., (palmae) - Arecaceae.

+ Cây cau có các alcaloid: arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacolin, arecolidrin, isoguvacin.

Arecolin

Dung dịch 1% arecolin hydrobromid làm co nhỏ đồng tử lại (giống pilocarpin) làm giảm nhãn áp trong glaucom, làm tê liệt sán (cần phối hợp với hạt bí, rễ lựu để tăng tác dụng tẩy sán).

3. Cây thuốc lá.

+ Tên khoa học: Nicotiana tabacum L., Solanaceae.

+ Trong thuốc lá có 5 - 10% nicotin. Nicotin là chất rất độc, nhưng từ nicotin có thể bán tổng hợp các thuốc rất quí: coramin là thuốc phục hồi trợ tim mạch, hô hấp, kích thích thần kinh trung ương.

Page 19: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

29

Nicotin Acid nicotinic Vitamin PP Coramin

(Amid) (Nikethamid)

Bộ môn Hóa Dược trường đại học Dược khoa đã sản xuất được coramin, vitamin PP từ nicotin thuốc lá Việt Nam.

4. Cây lựu.

+ Tên khoa học: Punica granatum L., Punicaceae

+ Bộ phận dùng: vỏ rễ, vỏ thân hoặc vỏ quả.

+ Thành phần hóa học: tannin loại gallic 22 - 25%, có 4 alcaloid chính.

Pellentierin Isopelletierin

2 alcaloid N bậc II không bị NaHCO3 đẩy vì N+2 có tính kiềm tương đối mạnh.

Methyl isopelletierin Pseudo pelletierin

2 alcaloid có N+3 bị NaHCO3 đẩy.

+ Công dụng: làm tê liệt giun sán, sau đó tẩy bằng 1 liều thuốc tẩy đông y có đơn:

Vỏ rễ lựu 40g

Hạt cau 4g

Đại hoàng 4g

Nước 750ml

Đem sắc còn lại 250ml uống làm nhiều lần, nằm nghỉ, khi đi ngoài nhúng vào nước ấm.

Page 20: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

30

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID NHÂN TROPAN

Nhân tropan

1. Cây beladon.

+ Tên khoa học: Atropa belladonna L., Solanaceae.

+ Có nhiều ở châu Âu, Anh, Mỹ, Liên Xô (cũ).

+ Lá chứa khoảng 1% alcaloid (chủ yếu là hyoscyamin), racemic hoá thành atropin (di - hyoscyamin).

L - hyoscyamin, atropin (DL - hyoscyamin)

Scopolamin = Hyoscin

Ngoài atropin còn có scopolamin, atropamin, cuscohygrin. Trước đây nước ta di thực từ Liên Xô (cũ) tới, song chưa có kết quả rõ rệt, trong khi đó nhu cầu về belladon của nước ta rất lớn, belladon của ta hiện nay còn đang nhập ngoại.

+ Sử dụng: dạng cồn belladon, thuốc tiêm atropin.

+ Tác dụng: chống co thắt, liều cao dùng trong chống độc hóa học.

2. Cây cà độc dược.

+ Tên khoa học: Datura metel L., Solanaceae.

Page 21: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

31

+ Cây mọc hoang phổ biến ở Việt Nam.

Ngô Văn Thu (Trường đại học Dược - Hà Nội), chiết xuất ở lá được 0,1% alcaloid toàn phần, sơ bộ xác định có atropin (làm giãn đồng tử, giảm tiết, giảm co thắt cơ trơn).

Trong kháng chiến chống Pháp (năm 1949) Xưởng quân dược đã sản xuất cao, cồn thuốc datura chữa đau dạ dày, ho, hen.

Xưởng quân dược liên khu 3 và 4 chế cao datura.

Năm 1975, bộ Y tế yêu cầu Viện Dược liệu, xí nghiệp Dược phẩm nghiên cứu lá cà độc dược để chữa đau dạ dày, ho, hen.

Năm 1976, Nguyễn Văn Đàn (Viện dược liệu) đã phân tích trên sắc ký lớp mỏng có 2 vết scopolamin và atropin.

Năm 1976, Nguyễn Văn Bàn, Ngô Ngọc Khuyến, đã định lượng thấy:

Ở lá có 0,08% scopolamin và 0,04% atropin.

Ở hoa có 0,28% scopolamin và 0,08% atropin.

Ở vỏ quả có 0,19% scopolamin và 0,04% atropin.

Ở thân có 0,07% scopolamin và 0,04% atropin.

Ở rễ có 0,03% scopolamin và 0,17% atropin.

Như vậy ta có thể sử dụng rễ Datura metel chiết atropin (lá belladon có từ 0,2 - 1%).

Năm 1978, trường đại học Dược - Hà Nội đã chiết riêng scopolamin làm thuốc giảm đau dạ dày và viên chống nôn.

Năm1979, Viện Dược liệu bán tổng hợp thành thuốc buscopan (scopolamin + n - butyl bromid).

Chưa có tài liệu so sánh alcaloid ở 3 loại cây:

- Datura metel L. forma violacea: cây có hoa đốm tím, cành thân tím.

- Datura metel L. forma alba: cây có hoa đốm trắng, cành xanh, thân xanh.

- Datura fastuosa L. mới di thực từ Lào, có hàm lượng alcaloid 2,5%, lượng atropin lớn hơn scopolamin.

Ngoài 3 loại trên còn có ở châu Âu: có loại Datura stramonium L. chủ yếu hyoscyamin có vết scopolamin.

2.1. Chiết xuất:

Chiết xuất scopolamin.

Kiềm hóa bằng dung dịch natricarbonat 10%, chiết bằng dung môi hữu cơ (ether), bốc hơi ether thu được cặn như dầu, đó là scopolamin thô.

Có thể chiết bằng cách ngấm kiệt dược liệu với acid tartric 1 - 2%, bốc hơi còn lại thể tích nhỏ, lắc với cloroform bốc hơi được scopolamin thô dạng dầu, sau đó đem tinh chế.

Hoà cặn vào dung dịch CH3COOH 5%.

Kiềm hóa bằng natricarbonat.

Lắc với ether, bốc hơi được cặn dầu.

Page 22: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

32

Hòa cặn dầu vào cồn tuyệt đối cùng trọng lượng

Thêm dung dịch cồn 50% acid hydrobromic tới pH hơi acid, thêm aceton tới khi dung dịch hơi đục. Để lạnh kết tinh scopolamin hydrobromid.

2.2. Kiểm nghiệm:

- Thuốc thử Mandelin (sulfovanadic): cho màu đỏ (phản ứng của scopolamin).

- Phản ứng Vitali: lấy khoảng 3g dược liệu, cho vào bình nón, kiềm hóa bằng NH4OH, ngâm chiết bằng dung dịch ether cloroform (3:1) trong 30 phút, gạn lọc, bốc hơi cách thủy cho tới cặn. Nhỏ vào cặn 1 - 2 giọt acid nitric đậm đặc, rồi đun nóng đến khô. Thêm 3 - 5 giọt aceton và vài giọt dung dịch kali hydroxyd 10% trong cồn, sẽ có màu tím chuyển nhanh sang đỏ thắm.

Kiểm nghiệm bằng sắc ký lớp mỏng:

Hệ dung môi: cloroform: methanol: amonihydroxid (50:9:1).

Dịch chiết: cồn rễ, lá cà độc dược 1/10.

Chất chuẩn: atropin, scopolamin.

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff.

Kết quả: cồn rễ cà độc dược có hai vết.

Rf: 0,80 atropin

0,65 scopolamin

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN QUINOLIN

Nhân quinolin

Cây canhkina:

Có trên 40 loài khác nhau, nhưng có 4 loại chính thường dùng là:

+ Cinchona succirubra pavon (đỏ).

+ Cinchona calisaya Weddell (vàng).

+ Cinchona offisinalis (xám).

+ Cinchona ledgeriana mocns, họ Rubiaceae.

Nguồn gốc ở Nam Mỹ (Pêru, Bolivi, Columbia, Equadorr) (quinquina = vỏ).

Cinchona (tên vợ một phó Thủ tướng Pêru được chữa khỏi bệnh năm 1638 là Del

Chinchon).

Ở nước ta, Pháp đưa giống cây trồng từ năm 1885, nhưng không đạt kết quả.

Năm 1918, Yersin trồng lại ở núi Hòn Bà (Quảng Nam), sau chuyển lên núi Di

Page 23: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

33

Linh, Năm 1927, lập trại trồng ở Trung Bộ, đến năm 1938 thu hoạch được 30 tấn vỏ,

tỷ lệ 7,42% đã chiết được 1793 kg quinin sulfat. Năm 1939, trồng ở cao nguyên

400m ở núi Ba Vì (đồn điền Thủ Pháp), năm 1938 trồng 2500 cây ở Suối Rút.

Hiện nay đang khôi phục ở Ba Vì (từ năm 1972 đến nay).

Ủy ban nông nghiệp Hà Tây, Viện dược liệu, đã phân tích, chiết xuất, định

lượng vỏ cây tái sinh ở Thủ Pháp như sau: vỏ rễ 9,28% alcaloid, vỏ cây 8,31%

alcaloid toàn phần, trong đó quinin chiếm trên 50%. Những cây nhỏ lá (cây um

tùm), có lượng quinin lớn hơn những cây lá lớn. Do đó hiện nay trại Ba Vì đang

xúc tiến trồng cây loại lá nhỏ.

Năm 1984, trại canhkina ở Ba Vì có khoảng 8000 đến 1 vạn cây đã xuất vỏ

cho Bộ Y tế.

Năm 1979, Lê Quang Toàn, Hoàng Minh Châu, chiết quinin từ cây canhkina,

trồng ở Lâm Đồng, Phú Khánh (đúng hơn là những trại thí nghiệm của Pháp còn

mọc sót lại ở Bu Prăng và Bù Gia Mập ở Sông Bé).

1. Hoạt chất trong cây canhkina.

Có khoảng 25 loại alcaloid khác nhau chia làm 2 nhóm: khung ruban và

nhóm khung indol:

+ Khung ruban: (quinin, quinidin, chinchonin).

(epiquinin, epiquinin, cuprein).

+ Khung .indol: (cinchonamin, alcaloid phụ).

Quinin Cinchonamin

2. Tác dụng.

Tác dụng chủ yếu của quinquina là quinin.

- Quinin có tác dụng độc với nguyên sinh chất, tác dụng độc đối với enzym,

diệt ký sinh trùng sốt rét (dạng vô tính, dạng non, ít tác dụng với dạng gamet).

- Tác dụng giải nhiệt, an thần nhẹ, chậm nhịp tim, tăng co bóp tử cung; với

liều cao có thể ù tai, chóng mặt, hoa mắt. Vỏ cây quinquina còn được dùng làm

thuốc bổ đắng.

Page 24: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

34

Năm 1980, Trường đại học Dược - Hà Nội đã bán tổng hợp được euquinin

(ethyl carbonat + quinin trong môi trường benzen).

Euquinin tên khác là quinin carbonat

Viết tắt: OC2H5

CO

OC20H23N2O

3. Các dẫn xuất của alcaloid quinin đã được sử dụng.

- Quinin base. - Quinin gluconat.

- Quinin acetyl salicylat. - Quinin glycerophosphat.

- Quinin arsenat. - Quinin hydroiodit.

- Quinin ascorbat. - Quinin hydrobromid.

- Quinin benzoat. - Quinin hydroclorid.

- Quinin bisalicylosalicylat. - Quinin lactat.

- Quinin bisulfat. - Quinin phosphat.

- Quinin sulfat. - Quinin phenol sulfonat.

- Quinin carbonat. - Quinin obat.

- Quinin dihydroiodat. - Quinin salicylat.

- Quinin dihydrobromid. - Quinin tannat.

- Quinin dihydro chlohydrat. - Quinin ureahydroclorid.

- Quinin etylcarbonat. - Quinin format.

- Quinin etyl sulfat. - Quinin valerianat.

4. Chiết xuất quinin từ vỏ canhkina.

Cho bột canhkina (100g) vào bát sứ, sau rót sữa vôi (hòa 20g trong 20ml

nước) và dung dịch NaOH 30% (24ml) vào trộn kỹ. Đun trên nồi cách thủy cho

đến khô, làm tơi các cục vón, chuyển sang bình cầu rộng miệng, ngâm với 200ml

C6H6 (benzen) trong 12 giờ, gạn lọc, ngâm tiếp benzen mới từ 3 - 4 giờ, thỉnh

thoảng lắc. Gạn lọc, gộp 2 dịch chiết, lọc vào bình lắng gạn, lắc với dung dịch

acid sulfuric 5%: lần đầu 50ml, lần sau 25ml tiếp tục cho tới khi hết huỳnh quang

xanh. Gộp dịch chiết lại trung hòa bằng NH4OH (ammoni hydroxyd) cho bay hơi

dịch chiết trong bát sứ tới khi thấy bắt đầu kết tinh và để ở tủ lạnh cho tủa hoàn

toàn quinin sulfat. Lọc hút chân không, kết tinh lại bằng nước.

Page 25: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

35

5. Kiểm nghiệm.

+ Định tính:

- Phản ứng Grahe: đun nóng bột quiquina sẽ có màu nâu đỏ bốc lên, ngưng tụ

thành giọt màu đỏ.

- Dịch chiết bột bằng H2SO4: cho tủa Mayer.

- Phản ứng huỳnh quang: dung dịch muối quinin, quinidin tác dụng với oxy

acid cho huỳnh quang xanh, huỳnh quang sẽ mất khi thêm nước Cl hoặc Br.

- Phản ứng thalleoquinin: làm mất huỳnh quang như phản ứng trên, thêm

NH4OH (ammoni hydroxyd) thừa sẽ cho mầu xanh lục.

- Phản ứng erythroquinin: dung dịch muối quinin sau khi tác dụng với

halogen, cho thêm NH4OH (ammoni hydroxyd) và một ít kali fericyanur sẽ cho

tủa màu đỏ.

+ Định lượng:

Theo Dược điển Việt Nam: sau khi chiết alcaloid từ bột, chuẩn độ bằng

phương pháp acid - base. 1ml acid hydrocloric 0,1N tiêu thụ = 0,03094g alcaloid

toàn phần (theo quinin, cinchonin). Dược điển Việt Nam qui định bột canhkina ít

nhất có 6%.

6. Sắc ký lớp mỏng.

Silicagel G, sấy 1100C/1 giờ.

Hệ dung môi: benzen: methanol (8:2).

Cloroform: methanol: ammonihydrxyd (50:9:1).

Hiện màu: dragendorff.

Kết quả: quinin Rf = 0,70.

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN ISOQUINOLIN

Nhân isoquinolin

1. Cây ipeca.

+ Tên khoa học: Cephaelis ipecacuanha A. Rich, Rubiaceae.

+ Có ở Brasil, alcaloid toàn phần từ 2 - 6%.

+ Thành phần chính: emetin, cephelin.

Page 26: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

36

2. Cây thuốc phiện.

+ Tên khoa học: Papaver somniferum L., Papaveraceae.

+ Mặc dù có nhiều loại thuốc tổng hợp mới khác nhau nhưng alcaloid thuốc phiện (loại thuốc cổ điển nhất) vẫn được sử dụng rộng rãi do tác dụng rất hiệu quả, chưa thuốc nào thay thế được. Ngoài làm thuốc giảm đau, an thần, giảm ho, chống co thắt, trên thị trường Quốc tế nạn buôn bán nghiện ma túy chế từ thuốc phiện ra cũng rất phát triển (heroin). Ở nước ta, thuốc phiện được trồng ở Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Nghệ Tĩnh, cây chủ yếu: Papaver somniferum var.album, DC.

2.1. Thành phần hóa học:

Chứa khoảng 40 alcaloid khác nhau, chia làm 4 nhóm:

- Nhóm morphinan: codein, thebain, morphin.

- Nhóm benzylisoquinolin: papaverin, laudanin.

- Nhóm ptalit isoquinolin: narcotin, nacein.

- Nhóm protopin: crytopin, protopin.

Papaverin

Morphin: R1 = R2 = H

Codein : R1 = CH3; R2 = H

Heroin . : R1 = R2 = CH3CO - 2.2. Chiết xuất:

Thu hoạch nhựa opi: dùng dụng cụ có 3 - 5 răng rạch quả xanh đang chuyển

sang vàng, rạch sáng, chiều cạo lấy nhựa: mỗi quả cho 0,02g nhựa, sản lượng

thay đổi 5 - 20 kg/ha.

Năng suất ở nước ta 10 - 15 kg/ha, từ nhựa chiết ra được khoảng 12% morphin.

- Phương pháp chiết từ vỏ quả: việc chiết bằng tay, cạo mủ, tốn kém, từ năm

1927, Kobay Janos (dược sĩ Hungari) đã nghiên cứu chiết alcaloid từ vỏ quả, việc

thu hoạch khi hạt đã đủ già chín, hạt ép dầu ăn được.

Năng suất đạt 300 - 500 kg vỏ quả/1ha, 300 - 500 kg hạt/1ha, khi chiết cũng

thu được 2 - 4 kg morphin.

- Phương pháp chiết từ vỏ (tham khảo): dùng dung dịch 0,5% NaHSO3 làm

dung môi chiết, cô đặc dịch chiết còn 1/4 so với dược liệu. Điều chỉnh pH = 5 - 6,5,

cô chân không ở 700C, chiết cao đặc bằng cồn 800 3 lần.

Page 27: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

37

Bốc hơi hết cồn được cao đặc sánh như siro, morphin sẽ kết tinh trong nước, còn

lại có codein, một ít morphin và một số dẫn xuất khác. Ở nước ta đã chiết morphin

từ nhựa opi (1962); Viện Dược liệu chiết narcotin từ bã nhựa opi; trường đại học

Dược khoa chế morphin → terpin + codein, viên narcotin làm thuốc ho. Tại các

vùng cao biên giới Lai Châu, Sơn La (huyện Mù Căng Chải) việc trồng cây thuốc

phiện còn gặp nhiều khó khăn nên chưa phát triển; ngày nay cây thuốc phiện không

trồng nữa.

Ở Việt Nam đã di thực loại cây thuốc phiện của Liên Xô (cây anh túc) nhưng

chưa hoàn toàn phù hợp với khí hậu Việt Nam, hiện đã bị bỏ.

2.3. Kiểm nghiệm:

+ Định tính: xác định acid meconic, lọc nước ngâm thuốc phiện 1/10 acid hóa

bằng HCl, chiết bằng ether ethylic, thêm 2ml nước có pha 1 giọt dung dịch FeCl3

(sắt 3 clorid) lắc, để yên, lớp nước sẽ xuất hiện màu đỏ.

Xác định alcaloid, lắc 0,2g thuốc phiện với 5ml CHCl3 (cloroform) và 2 giọt

NH4OH (ammonihydroxyd) trong 10 phút để bốc hơi tự nhiên CHCl3 (cloroform)

trên mặt kính đồng hồ sẽ có tủa tinh thể màu xám nhạt thêm 2 giọt thuốc thử

sulfo - formol sẽ có màu đỏ sẫm (morphin).

Phản ứng Huseman: chiết bột thuốc phiện bằng CHCl3 (cloroform) có

NH4OH (ammonihydroxyd). Bốc hơi dịch chiết, cho vào cặn 0,5 - 1ml H2SO4

đặc đun trên bếp cách thủy sôi 30 phút. Nếu có morphin thì dung dịch sẽ có màu

đỏ vang, khi nguội thêm 1 giọt HNO3 (acid nitric) đặc sẽ có màu xanh tới tím đỏ

và màu này mất dần (do morphin chuyển thành apomorphin).

Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp thụ: SiO2 G, sấy 1100C/1giờ.

Hệ dung môi: CHCl3: MeOH: NH4OH (50:9:1).

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff.

Kết quả: tách được 7 alcaloid khác nhau thứ tự từ dưới lên, vết 1 bằng morphin,

vết 4 bằng codein, vết 7 = papaverin + thebain. + Định lượng morphin:

- Định lượng morphin từ nhựa thuốc phiện: (theo Dược điển Việt Nam).

- Định lượng morphin từ vỏ quả.

Nguyên tắc: chiết bột vỏ quả bằng propanol trong môi trường HCl 0,1N. Ở soxhlet 3 - 4 giờ, bốc hơi hết propanol. Cặn khô hòa vào HCl 0,1N để nguội, lắc với CHCl3 nhiều lần để loại tạp chất.

Lấy một thể tích dịch acid có morphin, cô cách thủy đến khô (cặn khô) hoà tan trong NaOH để chuyển sang Namorphinat tan trong nước, lắc nhiều lần với CHCl3 để loại alcaloid phụ.

Trung tính dịch chiết bằng HCl 1N tới pH = 5 rồi lắc với dung môi CHCl3 isopropanol 3/1, sau đó kiềm hóa bằng NaHCO3 4% tới pH = 9 và lắc tiếp với CHCl3 isopropanol. Gộp dịch chiết CHCl3 isopropanol lại lọc qua Na2SO4 khan.

Page 28: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

38

Bốc hơi dung môi, cặn morphin base hòa tan trong HCl 0,1N dư, chuẩn độ acid thừa bằng NaOH 0,1N chỉ thị màu là đỏ methyl.

1ml HCl 0,1N: 28,53 ml morphin base khan.

- Định lượng bằng phương pháp cân (theo Pfeifer):

Cho morphin tác dụng với dinitrofluobenzen sẽ tạo tủa morphin dinitrophenylete, lấy tủa, sấy khô rồi cân.

3 - 5 dinitro Morphin Morphin dinitro

fluobenzen phenylether

- Định lượng bằng phương pháp so màu (theo Kleischmidt và Mothes): chuyển

morphin thành 2 - nitroso morphin, chất này sẽ cho màu đỏ đậm ở pH kiềm.

Morphin 2-nitrosomorphin

3. Cây bình vôi.

+ Tên khoa học: Stephania glabra Miers., Menispermaceae.

+ Cây bình vôi mọc tương đối phổ biến ở nước ta, nhất là những vùng núi đá

Hòa Bình, Hà Tuyên, Hà Nam Ninh, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Thanh

Hóa... có nơi gọi là củ gà ấp. Năm 1981, Viện dược liệu đã thu nhập các mẫu cây

và xác định có 9 loại stephania khác nhau:

- S. glabra Miers.

- S. cambodia Gagnep.

- S. peirei Diels.

Page 29: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

39

- S. sinica Diels.

- S. hainanensis HSL.

- S. cepharantha Hayata.

- S. diclaiana Hn.

- S. ecceintsica Lo.

- S. branchyandra Diels.

Năm 1941, Bùi Đình Sang chiết được alcaloid gọi là rotundin. Kondo. Matsuno

(1944) đã xác định công thức:

H3CO

H3CO

Trong kháng chiến, Xưởng quân dược đã chiết rotundin làm thuốc an thần,

thuốc ngủ.

Năm 1962, Ngô Văn Thu, Trường đại học Dược khoa chiết được 1 alcaloid

có tác dụng gây tê và năm 1971, mới xác định được công thức của nó như sau:

Roemerin

Năm 1964, Phan Quốc Kinh chiết được 3 alcaloid A, B, C; và tác giả đã thấy

rằng: rotundin là L - tetrahydropalmatin.

Rotundin

Page 30: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

40

Kondo đã cải chính công thức rotundin trên và thừa nhận công thức mới: tetra hydropalmatin, cũng chính là hyndarin và rotundin.

+ Cây ngủ Lào: Stephania Sp., Menispermaceae.

Năm 1972, Học viện Quân y đã xác định ở Viêng Xay - Sầm Nưa (Bắc Lào) một loại củ gây ngủ gọi là củ ngủ Lào, đó cũng là một loại bình vôi. Viện nghiên cứu y học quân sự, nghiên cứu thấy có hơn 1 vết alcaloid so với củ bình vôi ở Việt Nam.

+ Chiết xuất rotundin (tetrahydropalmatin): từ củ bình vôi Stephania rotunda Lour., Menispermaceae.

- Chiết xuất thô: củ bình vôi gọt bỏ vỏ ngoài, sát nhỏ hoặc giã nhỏ, gói vào vải gạc, ép lấy nước, thêm nước vào bã xăm xắp rồi lại ép làm như vậy 3 - 4 lần tới khi hết vị đắng hoặc nước ép không cho tủa với thuốc thử Mayer thì thôi. Tập trung nước ép lại (nếu còn lẫn bã, cặn thì lọc qua bông cho trong).

Dùng nước vôi trong để kiềm hóa đến pH = 9 - 10, rotundin thô sẽ tủa xuống, gạn bỏ nước trong ở trên. Lấy tủa đem hong gió rồi sấy nhẹ đến thật khô.

- Tinh chế: chiết rotundin thô bằng cồn 900 trong bình Zaixenko hay Soxhlet trong khoảng 2 giờ (đến hết phản ứng alcaloid), acid hóa dịch chiết bằng HCl đặc tới pH = 4, để nguội cho vào tủ lạnh, rotundin HCl kết tinh, có thể kết tinh lại 1 - 2 lần. Lọc lấy tinh thể, rửa bằng ether, sấy nhẹ cho khô.

Trong công nghiệp người ta có thể chiết rotundin thô nhiều lần với dầu hỏa nóng đựng trong bình có 2 vỏ.

Dầu hỏa được đun nóng bằng hơi nước nóng chạy trong giữa 1 lần vỏ của bình. Tiếp đó tháo dầu hỏa nóng vào một bình khác rồi cho dung dịch acid loãng vào để tạo muối alcaloid, sau đó kết tinh lại được rotundin tinh khiết.

- Kiểm nghiệm: nhỏ 1 giọt đến 2 giọt dung dịch dimethylamino benzaldehyd (dung dịch 20% trong H2SO4 đặc) lên ít bột dược liệu, đun nhẹ sẽ xuất hiện màu đỏ máu, để sau 2 - 3 giờ chuyển sang màu da cam. Khi thêm nước màu biến mất và lại xuất hiện màu khi cho bốc hơi hết nước.

Chiết rotundin ra dạng muối HCl hòa tan trong nước đem soi đèn tử ngoại có huỳnh quang vàng xanh.

Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2G, sấy 1100C/1h.

Hệ dung môi: CHCl3: toluen: aceton (5: 4: 1).

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff. Chất chuẩn: tetrahydropalmatin.

Chất chấm: cồn củ bình vôi.

Kết quả: chất chuẩn có Rf = 0,8.

Củ bình vôi có vết Rf = 0,8.

4. Cây hoàng đằng.

+ Tên khoa học:

Fibraurea tinctoria Lour. , Menispermaceae.

Page 31: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

41

+ Có 2 loại:

F. tinctoria Lour. (F. choloroleuca).

F. recisa.

Có tác giả nói chúng cùng là 1 loài.

Năm 1962, Phạm Đình Sửu chiết được palmatin từ hoàng đằng. Năm 1966, F. Schwarz (Đức) chiết hoàng đằng mọc ở Lạng Sơn thấy có palmatin, jatrorrhizin, columbamin theo tỉ lệ 4/1/0,1.

Năm 1972, Đỗ Tất Lợi chiết palmatin clorid và đưa vào sử dụng chống ỉa chảy, lị amip dưới dạng viên panma. Năm 1972, Xí nghiệp dược phẩm II, bán tổng hợp thành tetrahydro palmatin (gọi là viên TEPA) làm thuốc an thần. Năm 1975, Phạm Gia Khôi dùng phương pháp điện hóa palmatin trong dung dịch H2SO4 1%. Năm 1982, Droefschri ft (Hà Lan) đã nghiên cứu thành phần hóa học cây F. tinctoria Lour, thấy có 8 alcaloid: palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin, pseudo Jatrorrhizin, columbamin, pseudocolumbamin, palmatrubrin, dehydro corydalmin. Palmatin có thể bán tổng hợp thành dehydrocorydalin làm thuốc chống viêm mạnh.

Dehydrocorydalin 4.1. Chiết xuất palmatin từ cây hoàng đằng (Fibraurea tinctoria, Lour.,

Menispermaceae):

Hoàng đằng có 8 alcaloid đã biết tên, trong đó palmatin là chủ yếu.

Bột hoàng đằng, thân, rễ 1000g

Dung dịch acid acetic 1% 6000g

Page 32: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

42

Khuấy kỹ, ngâm 1 đêm, gạn, lọc, làm 2 lần nữa như trên với lượng nước

giảm một nửa. Gộp 3 nước chiết trên lại đun bốc hơi còn khoảng 3 lít, thêm HCl

tùy theo lượng nước trên cho vừa đủ 3% đun sôi 5 phút dịch lọc trong suốt (pH

= 3).

Cho muối vào bão hòa (khoảng 10% dung dịch muối) sẽ đẩy palmatin, để

trong tủ lạnh 1 đêm, lọc lấy tinh thể, sấy 60 - 800C, kết tinh thu được 35 - 40g

(3,5%).

Tinh chế lại: hòa một phần tinh thể, thêm 8 phần cồn 900 đun nóng hồi lưu cho

tan hoàn toàn; lọc, để nguội lạnh, palmatin HCl sẽ kết tinh, hiệu suất 2,5 - 3%.

4.2. Kiểm nghiệm:

+ Bột dược liệu 0,1g (hoặc một vài tinh thể) trộn lắc vào dung dịch nước 3ml,

lọc, thêm vào dịch lọc 1ml H2SO4 đậm đặc, nhỏ từng giọt nước clo giữa 2 lớp

tiếp xúc sẽ thành vòng đỏ.

+ Bột dược liệu 0,2g, ngâm trong cồn 2ml, lọc lấy 2 giọt dịch chiết lên phiến

kính, nhỏ một giọt HNO3 30%, sau một lúc soi kính hiển vi sẽ thấy tinh thể hình

kim to màu vàng.

+ Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2G sấy 1100/1h.

Dung môi: NaOH: NH4OH: H2O (8:1:1).

Dung dịch chuẩn: cồn palmatin, cồn hoàng đằng.

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff.

+ Kết quả: dịch chiết hoàng đằng có vết Rf = 0,5 trùng với palmatin.

Công dụng: palmatin làm thuốc chữa đi lỏng lỵ.

Dùng dưới dạng viên 0,2g, người lớn dùng 5 - 10 viên/ngày. Trẻ em dùng

viên 0,005g uống 2 - 4 viên/ngày, dùng làm nguyên liệu chế tetrahydropalmatin.

Định lượng: cân chính xác khoảng 10g bột hoàng đằng, chiết bằng cồn 900

trong Soxhlet cho đến khi hết màu vàng.

Cất thu hồi cồn, hòa cặn vào 20ml cồn nóng để lạnh cho tủa nhựa, lọc; thêm

vào dịch lọc acid hydroclorid, đến pH = 1 - 2, để lạnh trong tủ lạnh 2 giờ, lọc tủa

màu vàng.

Hoà tan tủa trong 20 ml cồn nóng, lọc vào 1 đĩa cốc để cân bì làm bốc hơi

cồn, sấy khô tới lượng không đổi rồi cân.

Dược điển Việt Nam I quy định dược liệu phải có 1% alcaloid tính theo

palmatin clorid.

Hydro hóa palmatin thành tetrahydropalmatin (tham khảo).

Palmatin clorid 60g

Page 33: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

43

Bột Zn 60g

H2SO4 50ml

H2O 500ml

Trộn đều trong bình cầu có ống sinh hàn, đun cách thủy 4 - 5 giờ thỉnh

thoảng lắc (thường 1 - 2 giờ thì palmatin tan hết, tiếp tục đun 2 - 3 giờ nữa, tới

mất màu hoàn toàn, phản ứng hydro hóa kết thúc.

Lọc, nước lọc để nguội sẽ có tinh thể tetrahydro palmatin sulfat, lọc lấy tinh

thể, rửa phục hồi trạng thái base.

Dùng 30ml NH4OH với 30ml H2O trộn đều hút tới khô, tinh chế dùng dung

môi etanol/benzen (10/1).

Trộn một phần tetrahydro palmatin sulfat với 4 phần dung môi quấy đều để

lạnh, hiệu suất được 36 - 37g/60g palmatin, mp = 148 - 1490C.

Palmatin Tetrahydro palmatin

Kiểm nghiệm tetrahydro palmatin (như bài củ bình vôi).

Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2 G, 1100C/1h.

Dung môi: CHCl3: toluen: aceton (5:4:1).

Chất chuẩn: tetrahydropalmatin.

Chất chấm: dịch chiết palmatin đã hydro hóa.

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff.

Kết quả: Rf = 0,8 trùng với chất chuẩn.

5. Cây vàng đắng.

+ Tên khoa học: Coscinium usitatum Pierre, Menispermaceae.

+ Phân bố:

Có nhiều ở miền Nam nước ta, từ vĩ tuyến 16 (đèo Hải Vân) trở vào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Pierre (nhà thực vật cố đạo người Pháp) đã thu thập tiêu bản 3/1883 ở núi Lu - Biên Hòa, mang số 1312 được lưu trữ tại phòng lưu trữ tiêu bản thực vật, phân viện Khoa học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Page 34: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

44

Tiêu bản này còn được lưu trữ tại Leningrat, London, Newyork... Trong kháng chiến (1964 - 1973), các đơn vị quân y Quân khu, đều sử dụng coi như một loại hoàng đằng, cây tờ rơn. Năm 1969, Quân khu 5 chiết được hoạt chất gọi là palmatin; năm 1974, Nguyễn Liêm và bác sĩ quân y B2 đã nghiên cứu thấy cây này không phải hoàng đằng mà phát hiện thấy có nhiều berberin (3%).

Đặc điểm là mặt dưới lá có mầu trắng, hoa rất nhỏ, quả từng chùm như quả sung.

Năm 1975, tại Học viện Quân y đã xác định có 7 vết alcaloid trên sắc ký lớp mỏng. Đã xác định được 3 alcaloid là: berberin, palmatin, jatrorrhizin.

Năm 1976, các cơ sở y tế Sài Gòn, quân khu 5, xí nghiệp dược phẩm Hà Nội, Học viện Quân y nghiên cứu chiết xuất berberin hiệu quả thu được: đã chiết được hàng chục tấn berberin clorid tinh khiết. Để sản xuất ra hàng loạt viên berberin có hàm lượng 0,05g thì 1 tấn berberin có thể sản xuất ra khoảng 20 triệu viên.

+ Năm 1982, Proefschrift (Hà Lan) nghiên cứu cây Coscinium fenestratum ở Indonexia. Theo tác giả so sánh cây này thấy đồng tên với cây Coscinium usitatum pierre ở Đông Dương của Pierre tiêu bản số 1312 lưu trữ tại Leningrat, Newyork. Nghiên cứu xác định hóa học của vàng đắng thấy có 6 alcaloid: berberin, jatrorrhizin, palmatin, berberubin, magnoflorin, thalifendin. Từ alcaloid berberin có thể bán tổng hợp thành những muối khác nhau của berberin và những cộng hợp đồng phân tử (berberin sulfamid...).

Hydro hóa tạo canadin: làm thuốc an thần, oxy hóa tạo oxy - berberin tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn, gắn thêm nhóm chức 13 - metyl berberin, berberin thiophosphamid, làm thuốc chống ung thư...

5.1. Chiết berberin từ cây vàng đắng (coscinium usitatum Pierre, Menispermaceae):

Vàng đắng có 7 alcaloid, 6 alcaloid đã biết tên: berberin, jatrorrhizin, palmatin, magnoflorin, thalifendin, berberubin. Bột vàng đắng được ngấm kiệt bằng dung dịch acid loãng (CH3COOH 1%, hoặc H2SO4 1,5%).

Một phần dược liệu sẽ thu 10 phần nước chiết.

Dùng vôi bột cho dần từng ít, quấy mạnh đến pH = 9 - 10, để lắng qua đêm, loại bỏ keo nhựa.

Gạn lấy dịch trong, tiếp tục chế: lấy 9 phần dịch chiết và một phần dung dịch NaCl 30% quấy đều để lắng qua đêm sẽ có tủa tinh thể berberin clorid thô.

Gạn bớt dịch trong còn lại, thêm từng ít HCl đặc quấy đều tủa sẽ cho màu vàng đậm hơn.

Lọc hút khô, rửa tủa bằng nước có thêm nước đá (giảm độ tan), sấy khô, hiệu suất 1,5 - 2,5%.

5.2. Kiểm nghiệm:

+ Định tính:

Page 35: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

45

Bẻ một mẩu dược liệu đem soi đèn tử ngoại có huỳnh quang màu vàng chói.

- Chiết dược liệu bằng EtOH, lấy dịch chiết 1 - 2 giọt đặt trên phiến kính, sau thêm 1 giọt HNO3 sẽ có tinh thể hình kim màu vàng, đun nóng tinh thể màu vàng mất đi và có màu hồng.

- Lấy 0,1g dược liệu ngâm 12 giờ với 10ml H2O, lấy 2ml nước chiết thêm 1

giọt H2SO4, thêm dần từng ít nước Cl (hoặc brom) sẽ có vòng đỏ (dung dịch

berberin 1/250.000 vẫn còn xuất hiện phản ứng đó).

Sắc ký lớp mỏng: SiO2 G sấy 1100C/1 giờ.

Hệ dung môi: MeOH: NH4OH: H2O (8:1:1).

Chất chuẩn: dung dịch berberin/cồn.

Chất chấm: cồn vàng đắng.

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff.

Kết quả: vàng đắng có 1 vết.

Rf = 0,53 trùng với berberin chuẩn.

+ Định lượng: (xem dược liệu học, năm 1962, trang 103 - 104).

Sắc ký lớp mỏng 1 chiều.

Chất hấp phụ: SiO2G 1100C/1h.

Hệ dung môi: BuOH: CH3COOH: H2O (7/1/2).

Chất chấm: cồn vàng đắng.

Chất chuẩn: cồn berberin, palmatin.

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff.

Kết quả: cồn vàng đắng xuất hiện 5 vết.

1 vết có Rf = 0,60 trùng với Rf berberin.

1 vết có Rf = 0,50 trùng với Rf palmatin.

Nếu phun dung dịch KOH 10% kiềm hóa bản mỏng, sau đó phun thuốc thử

Dragendorff thì vết berberin chuẩn và vết Rf = 0,60 chuyển màu xám tro.

Sắc ký lớp mỏng 2 chiều:

Chất hấp phụ: SiO2G, 1100C/1h.

Hệ dung môi: Chiều 1: BuOH : CH3COOH : H2O (7:1:2).

Chiều 2: CHCl3 : MeOH : NH4OH (50:9:1).

Hiện màu: Dragendorff.

Chất chấm: dịch chiết cồn vàng đắng.

Kết quả: xuất hiện 7 vết alcaloid, vết to nhất là berberin.

Page 36: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

46

6. Cây hoàng liên chân gà.

+ Tên khoa học: Coptis teeta Wall; Ranunculaceae.

+ Cây hoàng liên chân gà là cây điển hình về alcaloid protberberin ở Việt

Nam. Cây mọc ở Lào Cai, Sa Pa nhưng khai thác quá nhiều nên nguồn dược liệu

ngày cạn dần, alcaloid chủ yếu là berberin có tới 9 - 10%.

+ Tác dụng của berberin: tác dụng rộng rãi trên các vi khuẩn gram (-) và (+),

tả, lỵ, trực khuẩn, thương hàn, dịch hạch, coli, shiga, tụ cầu. Berberin được coi

như một kháng sinh thực vật, có khả năng điều trị sốt, ung thư, nhuận gan, mật.

Mối liên quan giữa các cấu trúc với tác dụng: trong alcaloid protoberberin nếu:

N+ bậc 3 có tác dụng an thần.

N+ bậc 4 có tác dụng chống vi khuẩn.

7. Cây thổ hoàng liên.

+ Tên khoa học: Thalictrum foliosum D.C, Ranunculaceae.

+ Năm 1963, trường đại học Dược khoa định lượng berberin đạt 2 - 3%; năm 1964, Trịnh Gia Ân chiết được 0,6% berberin.

8. Cây hoàng bá.

+ Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr, Rutaceae.

+ Di thực từ Trung Quốc tới trồng ở Sa Pa, cây dễ trồng mau lớn, sau 3 - 5 năm khai thác hết vỏ. Viện kiểm nghiệm đã chiết được 2,2% berberin.

9. Cây hoàng liên gai.

+ Tên khoa học: Berberis wallichiana D. C; Berberidaceae.

+ Năm 1970, Phan Quốc Kinh - trường đại học Dược khoa, đã chiết được 1,7 - 2% berberin, cây có nhiều ở Yên Bái, Lào Cai, cây mọc thành bụi có gai (3 gai) còn gọi là hoàng liên 3 gai.

10. Cây hoàng liên ô rô.

+ Tên khoa học: Mahonia bealit Carr, Berberidaceae.

+ Có ở Bát Sát (Lào Cai); ở Đồng Nai có Mahonia annamiica gagnep chứa 0,5% - 2,5% berberin.

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN INDOL

1. Cây ba gạc Việt Nam.

+ Tên khoa học: Rauwolfia verticilata Baill, Apocynaceae.

+ Có ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai...

Page 37: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

47

+ Nguyễn Văn Đàn (năm 1962) nghiên cứu thấy cây này có chứa 0,6 - 3% alcaloid toàn phần trong đó reserpin 7,5%, ajmalicin 30%, serpentin 9% và một số alcaloid chưa xác định.

+ Tác dụng: reserpin thuốc hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Ajmalicin có tác dụng làm giảm sức cản ở các động mạch nhỏ nên tăng cường lượng máu cung cấp cho các mô.

Dùng viên ba gạc Việt Nam, mỗi viên 0,002 mg 4viên/ ngày. Ngoài cây ba gạc trên còn có một số loài khác ở châu Âu, đã được phát hiện ở Việt Nam:

Năm 1983, Đỗ Huy Bích (Viện dược liệu) phát hiện loại ba gạc bốn lá, hiện

nay ở nước ta có 6 loài: .

Rauwolfia vomitoria (có ở Vĩnh Phú còn gọi là ba gạc bốn lá).

Rauwolfia serpentina (ba gạc Ấn Độ).

Rauwolfia cambodiana pierre (ba gạc lá to).

Rauwolfia canescens(ba gạc Cu Ba).

Rauwolfia littoralis (ba gạc lá nhỏ).

Rauwolfia sp (Lâm Đồng).

Reserpin

N H

H

H H3C − OOC

OCH3

Sắc ký lớp mỏng.

Chất hấp phụ: SiO2 G, 1100C/1h.

Hệ dung môi: cloroform: methanol: amoniac (50 : 9 : 1).

Chất chấm: dịch chiết cồn rauwolfia vomitoria.

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff.

Kết quả: xuất hiện 6 alcaloid.

Vết 1 = Serpentin.

Vết 5 = Ajmalin.

Vết 6 = Reserpin.

2. Cựa khỏa mạch.

+ Tên khoa học: Claviceps purpura Tulasne, Hypocreaceae.

+ Loại nấm này ở nước ta hiện nay chưa di thực được, Viện dược liệu mới

cấy tế bào cựa khỏa mạch trong môi trường nhân tạo ở phòng thí nghiệm thấy: có

H3CO N

OR

Page 38: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

48

ergotoxin, ergotamin; tuy nhiên lượng còn ít chưa chiết được mặc dù hoạt chất

này cần để làm thuốc.

3. Cây lá ngón.

+ Tên khoa học: Gelsemium elegans Benth, Loganiaceae.

+ Có ở Sa Pa, Hoà Bình. Năm 1973, Hoàng Như Tố đã phân tích thấy 15

alcaloid, đã chiết được 2 chất gelsemin và cumin.

Năm 1953, Janat xác định lá ngón Việt Nam lấy ở Trung Bộ có chứa gelsemin

và cumin.

Gelsemin

4. Cây dừa cạn.

+ Tên khoa học: Catharanthus roseus G. Don, Apocynaceae.

+ Tên khác: trường hoa xuân.

Cây chứa trên 60 alcaloid nhân indol (chủ yếu), indolin và kết hợp giữa indol

và indolin.

Trước đây thường dùng để chữa cao huyết áp. Vì các alcaloid giống như

alcaloid có trong ba gạc: reserpin, ajmalin, alstonin, vindolin, vindolithin, về sau

người ta phát hiện thêm nhiều alcaloid và có alcaloid chữa ung thư, kìm hãm

mạnh các khối u ác tính: đó là viincablastin, vincacristin, lượng alcaloid này rất

nhỏ: 5 phần/10 vạn (5 g/ 100 kg lá).

5. Cây mã tiền.

+ Tên khoa học: Strychnos nux - vomica L., Loganiaceae

+ Có phổ biến ở Trung Bộ: Tây Nguyên (loài chính thức). Tại Bắc Thái có

loại strychnos chưa xác định tên (cây strychnos sp.).

Ở miền Bắc - Việt Nam có chủ yếu là các loại mã tiền (hoàng nàn, strychnos

sp), alcaloid toàn phần 2 - 5%.

Hoạt chất chính là strychonin 50% còn lại là brucin, - colubrin, -

colubrin, vomicin, novaxin).

Page 39: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

49

Strychnin: R1 = R2 = H

Brucin : R1 = R2 = OCH3

Ở Ba Vì, Lai Châu, Thanh Hóa: còn một loài hoàng nàn (vỏ doãn) = Strychnos

wallichiana stend (strychnos gaulthierana Pierre).

Hàm lượng alcaloid có 5,23%, khoảng 1/2 là strychnin và 1/2 là brucin. Cần

chú ý hoàng nàn hiện bán ở các cửa hiệu thuốc và thị trường là do nhiều loại

strychnos khác nhau. 5.1. Chiết xuất strychnin từ strychnos sp.:

+ Có nhiều phương pháp chiết xuất strychnin từ các loài Strychnos dựa theo

nguyên tắc chung: strychnin base tan trong dung môi hữu cơ, strychnin dạng

muối tan nhiều trong nước.

+ Phương pháp chiết xuất bằng nước sôi (1000C):

Dược liệu bột thô được đun sôi nhiều lần bằng nước, lọc, dịch chiết được bốc

hơi đến đậm đặc như siro. Thêm vôi bột (tính theo 125g vôi bột cho 1 kg dược

liệu). Tủa strychnin base lắng theo vôi bột, gạn lấy tủa, rửa, sấy khô và chiết

bằng cồn 850. Dịch chiết cồn, bốc hơi bằng phương pháp cách thủy, để lắng sẽ có

tủa strychnin thô.

Tinh chế lại 1 - 2 lần như trên ta sẽ được strychnin tinh khiết.

5.2. Kiểm nghiệm:

Định tính: lấy 0,1g bột dược liệu, làm ẩm bằng 2 giọt NH4OH 6N, lắc với

10ml CHCl3/15', lọc. Bốc hơi dịch lọc tới khô. Hoà cặn trong 2ml HCl 3N.

Trộn 3g dịch chiết với hỗn hợp 2ml anhydrid acetic và 1 giọt hỗn hợp (10 ml

H2SO4 + 1 giọt HNO3 2N). Nếu có brucin thì sẽ xuất hiện mầu hồng rồi chuyển

sang vàng.

Trộn dịch chiết trên với 5ml H2O và 2ml NaOH 6N trong 1 ống nghiệm rồi

lắc với 5ml benzen, gạn lấy benzen lọc qua bông đun cách thủy tới khô. Cặn hòa

với 10 giọt H2SO4 đặc rồi trộn với 0,02g MnO2 nếu có mặt strychnin sẽ xuất hiện

màu xanh chuyển sang tím rồi tới đỏ.

Sắc ký lớp mỏng.

Chất hấp phụ: SiO2 G, 1100C/1h.

Hệ dung môi: benzen: ethyl axetat: diethylamin (7:2:1).

Hiện màu: thuốc thử Dragendorff .

Chất chuẩn: strychnin, brucin/cồn.

Chất chấm: cồn mã tiền.

Kết quả: Rf strychnin = 0,28.

Page 40: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

50

Rf brucin . = 0,18.

6. Cây lạc tiên.

+ Tên khoa học:

Passiflora foetida L., Passifloraceae.

+ Có nhiều loài: P. incarnata L.

P. edulis Sims.

Mọc hoang khắp nơi: Hà Tây, Bắc Thái, Thanh Hóa...

+ Thành phần hóa học: có flavonoid, alcaloid, nhân indol: serotonin (hydroxyindol

alkyl - amin), có khả năng bảo vệ phóng xạ.

Alcaloid trong loài P. incarnata có harman, harmol...

Serotonin Harman

(Mexamin là thuốc chống phóng xạ, bảo vệ được 90% chuột với liều chiếu xạ

700R, mexamin là metyl - serotomin).

Mexamin

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN STEROID

1. Cây mức hoa trắng.

+ Tên khoa học: Holarrhena antidysenterica Wall, Apocynaceae.

Còn gọi là thừng mực lá to, cây sừng trâu, mức hoa trắng, mọc hoang ở Hà Bắc, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây...

+ Thành phần hóa học:

Từ vỏ cây và hạt đã chiết được 9 alcaloid: conessin, conessinin, Isoconessinin, conimin...

Page 41: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

51

Conessin

Viện dược liệu đã chiết từ vỏ được 0,5% conecin.

Xí nghiệp Dược phẩm II đã sản xuất viên alcaloid toàn phần gọi là holamin

trong đó có conessin 30%.

Bột vỏ uống 10g, bột hạt 3 - 6g.

+ Tác dụng:

Trị lỵ amip mạnh và có hiệu lực như emetin và ít độc hơn (trị cả kén và

amip).

Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2 G, sấy 1100C/1h.

Hệ dung môi: 60ml ether hòa với 40ml NH4OH gạn lấy lớp trên làm dung môi (trong bình sắc ký để thêm 1 cốc NH4OH nữa để bão hòa hơi NH3).

Hiện màu: bằng hơi iode, hoặc thuốc thử Dragendorff.

Kết quả:

Vết Rf = 0,55 - 0,6 trùng với conessin chuẩn.

2. Cây cà lá xẻ.

+ Tên khoa học: Solanum laniciatum Ait, Solanaceae.

Còn gọi là cà Úc, nguồn gốc ở châu Úc, Tây Lan di thực trồng đại trà ở Trung Quốc, Xrilanca, Liên Xô (cũ) và Việt Nam.

+ Thành phần hóa học:

Toàn cây chứa 2 glycoalcaloid là: Solasonin và solamargin, khi thủy phân cho cùng 1 aglycon là solasodin.

Solasodin dùng để bán tổng hợp thành cortison.

Hàm lượng solasodin từ 2,5 đến 3,8%.

Ở nước ta đang di thực trồng thí nghiệm tại miền Nam. Ngoài cây trên ở nước ta còn có 1 số cây họ cà và cũng cho solasonin và diosgenin, nhưng hàm lượng rất thấp.

Solanum nigrum (lu lu đực) có 0,3% solasonin

Solanum hainense (cà dây leo) có 1%.

3. Cây cà chua.

+ Tên khoa học: Lycopersicum esculentum Mill., Họ Solanaceae.

Từ lá cà chua chiết được tomatin, đem thủy phân được tomatidin, 2 phân tử D - glucose 1 phân tử D - galactose và 1 phân tử D. cylose. Tomatin có tác dụng chống một số bệnh viêm nhiễm và được dùng làm thuốc chữa 1 số nấm ngoài da, còn dùng để bán tổng hợp thành hormon steroid.

Page 42: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

52

Tomatidin

Nước ta ở vùng nhiệt đới, những họ, những loài thực vật chứa alcaloid tương đối phong phú, chúng ta còn sẽ gặp nhiều cây chứa alcaloid nữa: như phụ tử, cây vông nem, nọc sởi, bách bộ, bưởi bung, ích mẫu, tỏi độc, dạ cẩm...

Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt chúng ta chú ý nghiên cứu những alcaloid cần cho công tác chữa bệnh, cho công tác nghiên cứu và chú ý dùng các phương pháp khoa học hiện đại để khai thác tiềm năng cây có alcaloid ở nước ta.

Chương II

DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID

Page 43: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

53

Page 44: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

54

ĐẠI CƯƠNG VỀ GLYCOSID

1. Định nghĩa.

Glycosid là những hợp chất hữu cơ tạo thành do sự ngưng tụ giữa một phần đường (ose) và một phần không phải đường (genin hay aglycon). Glycosid là những ether đặc biệt dưới tác dụng của nước và enzim, glycosid sẽ phân ly ra đường và chất không phải đường (trong cấu tạo chỉ có 1 nhóm OH của đường ở C1 tức nhóm aldehyd tham gia cấu tạo glycosid). Vì đầu tiên người ta nghiên cứu các chất đó có chứa glucose nên gọi là glucosid, về sau thấy có nhiều chất khác cũng thuộc đường nên gọi là heterosid hay glycosid.

Để phân biệt với alcaloid xu hướng hiện nay người ta dùng đuôi từ (osid) thay chữ (in) để gọi tên các glycosid: rutin (rutosid), một số vẫn còn giữ đuôi (in): uabain, digitalin tên của aglycon có đuôi idin, ein, genin...

2. Phân loại:

+ Dược liệu chứa glycosid tim (cardenolid).

+ Dược liệu chứa saponin (saponosid).

+ Dược liệu chứa anthraquinon (antharglycosid).

+ Dược liệu chứa flavon (flavonoid).

+ Dược liệu chứa coumarin.

+ Dược liệu chứa tannin (tanninoid).

DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM

1. Định nghĩa.

Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng làm cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim, ở liều cao (quá liều): gây nôn, làm ỉa chảy, sùi bọt mép, mắt mờ, yếu các cơ, loạn nhịp tim,

Page 45: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

55

làm giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở kỳ tâm thu trên ếch và kỳ tâm trương trên động vật máu nóng.

2. Phân bố trong thực vật.

Glycosid tim có trong các họ: Apocynaceae, Asclepiadaceae, Celastraceae (họ Dây gối), Cruciferae, Euphorbiaceae, Leguminosae, Liliaceae, Meliaceae, Moraceae, Ranunculaceae, Scrophulariaceae, Sterculiaceae (họ Trôm), Tiliaceae (họ Đay).

3. Cấu trúc hóa học.

Glycosid tim cũng như các glycosid khác, cấu trúc hóa học có 2 phần: aglycon và đường.

+ Phần aglycon: phần aglycon có thể chia làm 2 phần: phần hydrocarbon

steroid và phần mạch nhánh vòng lacton.

- Nhân hydrocarbonper hydrophenanthren: đính vào nhân này còn có các

nhóm chức có oxy.

Nhân Steroid

(Phía trước mặt)

C3 có nhóm OH, hướng .

C14 có nhóm OH, hướng

Sự oxy hóa có thể xảy ra thêm ở các vị trí 1, 11, 12, 16, 19... Xét về sự nối các

vòng của khung hydrocarbon, phần lớn có 2 vòng A, B cis, B và C trans, C và D

cis.

Digitoxigenin

Page 46: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

56

- Vòng lacton (ether nội) dính vào vị trí C17 của khung coi đó là mạch

nhánh, vòng lacton hướng bêta có tác dụng sinh vật. Có 2 loại vòng: vòng 5 cạnh

(4 carbon) và vòng 6 cạnh (5 carbon).

Cardenolit (có 23C) Bufadiennolit (có 24C)

Các glycosid tim thường gặp loại cardenolit, có 1 số ít thuộc bufadienolit như scillaren A của hành biển (Scilla maritima).

+ Phần đường: phần đường nối vào OH của C3 của aglycon có khoảng 40 loại đường khác nhau. Ngoài những đường thông thường như D-glucose, L - ramnose, D-fucose, D-xylose, D-xylose, còn gặp những đường đặc biệt có trong glycosid tim, đáng chú ý là loại đường 2,6 desoxy.

D-digitosose D-boivinose

Page 47: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

57

D-cymarose L-oleandroes D-sarmentose D-diginose

Những đường này có đặc tính: dễ bị thủy phân và cho màu với thuốc thử Kele - Kiliani, thuốc thử xanthydrol. Mạch đường có thể là monoshacarid hoặc oligosacarid. Ví dụ: gitoxin - xelobinosid trong digital có mạch đường với 5 đơn vị đường đơn.

Gitoxin xelobinocid = gitoxigenin + (digitoxase) + glucose người ta nhận thấy: glucose bao giờ cũng ở cuối mạch.

+ Sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng:

- Phần quyết định tác dụng lên tim là phần aglycon, bao gồm cả nhân steroid và vòng lacton 5 cạnh chưa bão hòa, nếu giữ vòng lacton thay steroid bằng benzen, naphtalen thì mất tác dụng.

- Nếu giữ steroid mà thay đổi vòng lacton bằng vòng lactam bão hòa dây nối đôi thì không tác dụng hoặc giảm rất nhiều. Vòng lacton không vững bền ở pH kiềm, nó bị biến đổi dây nối alpha thành bêta và tạo dẫn chất vòng epoxy tức isoaglycon:

- Hợp chất epoxy không tác dụng: vòng lacton đính ở vị trí C17, dưới tác dụng

của enzym hoặc các tác nhân hóa học, nó có thể chuyển dạng C17 (sẽ mất hoạt

tính sinh học).

Enzym

Page 48: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

58

Dạng cis kém tác dụng

Các nhóm OH ở phần aglycon ảnh hưởng tới độ hòa tan giúp sự hấp thu tốt,

nhóm -OH ở C14 rất quan trọng, không có nó, tác dụng sẽ giảm đi.

Cách nối vòng cũng rất ảnh hưởng, vòng C/D nối vòng cis có tác dụng quyết

định trên tim, vòng A/B nối vòng trans giảm tác dụng 10 lần.

4. Tính chất, định tính, định lượng.

4.1. Tính chất:

Glycosid tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suất quay

cực, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether. Những glycocid tim có

đường 2 - desoxy thì rất dễ bị thủy phân khi đun với acid vô cơ 0,05N trong

MeOH/ 30 phút. Nếu tác dụng với kiềm thì các cardenolid dễ chuyển thành dẫn

chất epoxy (iso) glycosid dễ bị thủy phân bởi enzym, tạo glycosid thứ cấp (bớt)

phần glucose ở cuối. 4.2. Định tính:

+ Thuốc thử tác dụng lên phần glucid 2 - desoxy: thuốc thử xanthydrol (10mg xanthydrol/ 99ml CH3COOH + 1ml HCl đặc, trộn đều dùng trong 1 - 2 ngày).

Cho màu đỏ mận rõ với glycosid có đường 2 - desoxy.

+ Thuốc thử H3PO4 đặc cho màu vàng, đo được ở quang phổ kế ở = 474nm.

+ Thuốc thử Kelle - Kiliani: thuốc thử gồm 2 dung dịch, dung dịch 1 gồm 100ml CH3COOH + 1ml dung dịch FeCl3 5%, dung dịch 2 gồm 100ml H2SO4 đậm đặc, trộn với 1ml FeCl3 5%. Cho dung dịch H2SO4 xuống trước, dung dịch CH3COOH sau, 1 giọt dung dịch glycocid sẽ có màu đỏ nâu ở lớp ngăn cách; màu lan xuống phần dưới H2SO4 có màu đỏ mận, màu lan lên phần trên CH3COOH có màu xanh.

+ Thuốc thử tác dụng lên phần aglycon:

Lên nhân steroid:

- Thuốc thử Libermann - Buchard cho chất thử vào ống nghiệm cô nhẹ cạn khô, thêm vài giọt CH3COOH sau đó thêm vài ml hỗn hợp (50 phần anhydrid

acetic, 1 phần H2SO4) trộn đều, màu thay đổi từ hồng → xanh lá cây.

- Thuốc thử Tattje gồm H3PO4 85%: 62g; H2SO4: 37,5g và 0,05g FeCl3; 6 H2O; thuốc thử cho màu đỏ đậm.

+ Lên vòng lacton butenolic:

- Thuốc thử Baljet: các aglycon có vòng lacton tác dụng với dẫn chất nitro thơm ở pH kiềm tạo nên sản phẩm màu đỏ chuyển tím, màu này bền vững có thể dùng định tính cũng như định lượng.

- Thuốc thử trước khi dùng mới pha: 0,1g acid picric/25ml EtOH 900. Thêm cho đủ 50ml bằng 1 dung dịch gồm 5g NaOH 15% + 75ml H2O trộn đều.

Page 49: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

59

- Thuốc thử Kede: là dung dịch 2% 3,5 dinitro benzoic acid trong cồn, phản ứng cho màu đỏ tía. Nếu định lượng thì đọc ở bước sóng 540nm.

- Thuốc thử Raymon - Martou: là dung dịch 1% dinitro benzen trong cồn tuyệt đối, được thực hiện phản ứng trong pH kiềm, có màu tím không bền.

- Thuốc thử Legan: chất thử được hòa vào pyridin, thêm dung dịch natri nitroprussiat 0,3 - 0,5%, thêm NaOH 10 - 15% đảm bảo pH kiềm, sẽ xuất hiện màu đỏ.

Chú ý: các thuốc thử trên chỉ dương tính với butenolid và âm tính với nhóm bufadienolid (pentadienolid). Nhóm này có thể dùng thuốc thử SbCl3/CHCl3 khi đun nóng sẽ được màu tím.

- Sắc ký lớp mỏng:

. Chất hấp phụ: SiO2G, sấy 1100C/1h.

. Hệ dung môi: toluen - BuOH 1/1 hoặc etylactat - MeOH,

H2O (80:5:5) hoặc CHCl3 - MeOH (92:8).

. Hiện màu: thuốc thử Kedde(đỏ), Raymon (tím).

- Phổ U.V: thuốc thử H3PO4 phát huỳnh quang mạnh dưới đèn U.V.

250 300

Page 50: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

60

a = Phổ UV: cardenolid

b = Phổ UV: bufadienolid Nhóm cardenolid có max: 215 - 218 nm và loge khoảng 3,7.

- Phương pháp kiểm nghiệm đánh giá bằng sinh vật: trong một số trường hợp định lượng hóa học không ăn khớp với liều tác dụng nên Dược điển có qui định thêm đánh giá hiệu lực glycocid tim bằng phương pháp sinh vật.

Động vật hay dùng là mèo, ếch, bồ câu, chuột lang.

ĐVE là liều tối thiểu của glycosid làm cho đa số ếch ngừng tim.

ĐVM là liều tối thiểu của glycosid làm cho tim mèo ngừng đập, tính theo trọng lượng cơ thể mèo (kg).

(Chi tiết về đánh giá hiệu lực và định lượng glycosid tim xem ở Dược điển Việt Nam I).

5. Các dược liệu chứa glycozid tim.

5.1. Lá cây trúc đào:

+ Cây có tên khoa học là: Nerium oleander L., họ Trúc đào (Apocynaceae).

+ Thành phần hóa học:

Lá chứa 17 glycosid tim khác nhau: glycosid toàn phần 0,5%, glycosid chính là neriolin (oleandrosid, folinerin).

Tinh thể hình kim không màu, vị rất đắng, tan trong cồn 950 và CHCl3, khó

tan trong nước, không tan trong ether, benzen, mp = 249 - 2500C, hoạt tính sinh

vật 40.000 ĐVE/1g.

Oleandrin Desacetyl oleandrin

Page 51: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

61

Neriantin Adynerin

Desacetyl alcandrin có hoạt tính sinh vật 6.000 ĐVE/1g. Neriantin, adynerin, ít

có ý nghĩa trong thực tế lâm sàng.

+ Chiết xuất oleandrin: có 4 giai đoạn (Trường đại học Dược khoa, 1960):

- Bột dược liệu 5 kg ngâm với 60 lít cồn 250/24 giờ, gạn lọc ép thu được 45 lít

dịch chiết.

- Thêm vào dịch lọc 1/2 lít Pb(CH3COO)2 30% để loại hết tạp chất, thử lại

bằng cách lấy một ít dịch lọc, thêm vài giọt Pb(CH3COO)2 không còn tủa nữa là

được. Để yên 1 đêm, lắng gạn, lọc bỏ tủa, rửa tủa. Dịch chiết lọc thêm 2 lít

Na2SO4 15% để loại Pb(CH3COO)2 thừa, lắng gạn, bỏ tủa.

- Bốc hơi thu hồi cồn, còn lại 1/6 thể tích ban đầu (cô dưới áp lực giảm) còn

khoảng 8 lít. Để nguội, glycosid thô sẽ đọng ở đáy bình (khoảng 48 - 50g).

- Tinh thể: cho glycosid thô vào bình, thêm 200ml cồn 700, cách thủy cho tan

hết, để tủ lạnh vài ngày, lọc lấy tinh thể, kết tinh lại 1 vài lần, thu được 5 - 6g

oleandrin tinh khiết.

Bào chế:

Dung dịch 1/5000 (oleandrin 0,2, cồn etylic 700 vừa đủ 1000ml).

Dạng viên có 0,0001 - 0,0002g oleandrin.

+ Công dụng: làm chậm nhịp tim, kéo dài kỳ tâm trương, điều trị tốt cho suy

tim do hẹp van 2 lá. Ngày uống 0,0002 g/1 lần 0,0004 g/24 giờ.

+ Kiểm nghiệm lá trúc đào bằng sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2G, sấy 1100C/1h.

Hệ dung môi: methyl: ethyl ceton, toluen, H2O, CH3COOH (40:5:3:1:2,5).

Chất chấm: dịch chiết lá trúc đào bằng cồn, tủa tạp bằng Pb(CH3COO)2.

Hiện màu: thuốc thử Lilbermann (mới pha).

Các nhân sterol cho màu lơ tím.

5.2. Hạt thông thiên:

Dược liệu là hạt cây Thevetia paruviana Perr, Thevetia niri Ifolia Juss, thuộc

họ Apocynaceae. Cây được trồng làm cảnh.

+ Thành phần hóa học:

Page 52: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

62

Hạt chứa dầu 50%, chủ yếu là acyl glycerol của acid oleic, hoạt chất là các

glucolsid tim:

Thevetin A = Canogenin + L. thevetose + glucose + glucose

Peruvosid = Canogenin + L. thevetose

Theveneriin = Canogenol + L. thevetose

Thevetin B = Digitoxigenxin + L. Thevetose + glucose + glucose

Acetyl peruvosid

Acetyl thevetin B

Thevebiosid

Neriifolin

Acetyl neriifolin

Thevefolin

Perusitin

Thevetin là hỗn hợp 2 chất thevetin A và B. Điểm nóng chảy (mp) gần như

nhau: 190 - 1950C đồng kết tinh.

+ Chiết xuất: hạt được tán nhỏ, loại mỡ bằng ether dầu, chiết bằng NaOH

nóng bốc hơi dung môi, cặn còn lại được hòa tan vào BuOH. Thevetin (A và B)

là những thành phần phân cực nhiều hơn sẽ tan trong nước, bốc hơi nước,

thevetin sẽ kết tinh, tinh chế lại 1 vài lần, hiệu suất khoảng 1%.

+ Công dụng:

- Thevetin có tác dụng cường tim như các glycosid, digitalic khác.

- Độ độc thevetin kém hơn uabain và digitalin.

- Bào chế: cồn thevetin 1%o.

+ Sắc ký lớp mỏng:

- Chất hấp phụ: SiO2G, 1100C/1h.

- Dung môi: CHCl3 : MeOH 90:10.

- Hiện màu: trên 3 sắc phổ, bằng 3 loại thuốc thử khác nhau:

TT. Libermann: nhân sterol (cho màu xanh lơ).

Raymond: lacton (tím lơ).

Xanthydrol: đường desoxy cho màu hồng.

- Chất chấm: cồn hạt thông thiên được chiết như lá trúc đào.

5.3. Các cây strophanthus:

+ Có khoảng 40 loài trên Thế giới người ta quen biết nhiều tới 3 loài ở châu Phi: S. kombe Oliver họ Apocynaceae.

S. gratus Franchet họ Apocynaceae.

S. hispidus D.C họ Apocynaceae.

Page 53: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

63

+ Bộ phận dùng là hạt.

+ Thành phần hóa học:

Hạt có chứa 30% chất dầu, trừ hạt S. gratus: người ta chiết được glycozid tim gọi là G.strophantin với hàm lượng từ 3 - 7%, về sau Hardi và Galoa (Pháp) xác định chất này đồng nhất với chất mà Arno chiết từ cây Acocanthera ouabaio, vì thế có tên là uabain.

Uabain kết tinh không màu, hơi đắng, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và cồn, không tan trong ether, CHCl3.

Ouabain

Chiết xuất glycosid trong hạt bằng hexan hoặc ether dầu, rồi chiết bằng cồn 700.

Làm đậm đặc sau đó hòa tan bằng nước nóng để nguội uabain sẽ kết tinh, tinh chế lại 1 vài lần trong nước.

Từ hạt strophantus kombe: đã phân lập chiết được 13 glycosid tim (3 - 8%) chủ yếu là K.strophantin.

Từ hạt strophantin hispidus phân lập được 9 glycosid tim, chủ yếu là periplocymarin, cymarin, cymarol..

+ Kiểm nghiệm: dương tính với thuốc thử Baljet, kedde, Raymon, Martull.

+ Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2G, 1100C/1h.

Dung môi: CHCl3, MeOH (90: 10).

Hiện màu: Libermann, Raymond, Xanthydrol.

Chất chấm: cồn hạt Strophantus candatus.

+ Định lượng:

- Phương pháp so màu: dùng thuốc thử Balgiet hoặc Kedde và đối chiếu với chất chuẩn uabain hoặc K.strophantin.

- Phương pháp cân: đối với hạt S.gratus, chiết bằng cồn tuyệt đối, kết tủa bằng ether dầu, lấy tủa hòa lại trong nước nóng, loại tạp bằng muối chì rồi cô đặc tinh chế uabain, lọc, cân, hàm lượng = 4%.

Page 54: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

64

- Tác dụng: chế viên 1/10mg, dùng làm thuốc tiêm với dung dịch 0,025%.

- Các loài strophantus ở Việt Nam:

Cây sừng dê hoa vàng: S. trophantus divaricatus Lour.

Cây sừng dê hoa đỏ: (sừng trâu) S.candena, rocon, Apocynaceae. Trong sừng dê hoa vàng có 37% chất béo, thành phần chính glycosid tim: 9 - 10%, trong đó divaricosid, sinosid, caudosid, samutosid...

Divaricosid Divostrosid Sinosid

Năm 1963, Viện dược liệu - Bộ Y tế đã chiết từ hạt strophantus ở Việt Nam

(loài hoa vàng) thu được bột kết tinh trắng gồm 3 chất chủ yếu là divaricosid đặt

tên là D.strophantin.

Năm 1967, Viện dược liệu đã nghiên cứu tác dụng dược lý thấy D. strophantin

cơ bản có tác dụng giống G. strophantin và các hoạt lực xấp xỉ bằng 2/3

G. strophantin. 5.4. Các cây digitalis (digital).

Có khoảng 28 loài và 100 dẫn chất cardenolit, trong thành phần của hạt và lá. Có 2 loài quan trọng được dùng phổ biến là digital tía (digitalis purpurea L) và digital lông (Digitalis lanata Ehrh), họ Mõm sói (Scrophulariaceae). Cả 2 loài được trồng và mọc hoang ở châu Âu, Pháp, Anh, Đức, Liên Xô, trồng ở Bắc Capcase, đang di thực ở Sa Pa nhưng chưa thành công.

+ Thành phần hóa học:

- Loài purpurea: có aglycon là digitoxigenin:

. Purpura glycosid A = Digitoxigenin+(digitoxose)3

. Digitoxin = Digitoxigenin + (digitoxoza)3.

. Odorosid = Digitoxigenin + (digitolose).

. Digiprosid = Digitoxigenin + (fucose).

Page 55: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

65

Digitoxigenin (R=H)

(Nếu R là các đường glucid khác nhau thì sẽ có glycosid khác nhau).

- Có aglycon là gitoxigenin: R = là phần glucid khác nhau.

. Purpurea glycosid B = aglycon + (gigitoxose)3 + glucose.

. Gitoxin = aglycon + (digitoxose)3.

. Digitalinum verum = aglycon + digitalose + glucose.

. Strospesid = aglycon + digitalose.

. Oirotozit = aglycon + glucose.

- Có aglycon là gitaloxigenin:

. Glucogitaloxin = glucose + (digitoxose)3.

. Gilatoxin = (digitoxose).

. Verodexin = digilalose.

+ Công dụng:

Cồn 1/10 chế từ bột lá, tối đa dùng 1ml - 1,5ml/ lần và 6ml trong 24 giờ.

Điều trị: loạn nhịp, suy tim do bệnh hở van tim.

Loài lanata có hàm lượng glycosid gấp 3 - 4 lần loài purpurea và có nhiều

loại glycosid khác nhau.

Page 56: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

66

Digoxigenin Diginatigenin

Lanatosid A, B,C, E với phần đường, phần aglycon khác nhau.

Digitan lamata độc hơn purpurea 4 lần do hàm lượng glycozid gấp 4 lần. Tác

dụng nhanh hơn digitoxin, thời gian tác dụng coi như giữa digitoxin và uabain.

5.5. Hạt cây đay:

+ Dược liệu là hạt đay, nước ta có 3 loài:

- Đay quả dài: Corchorus olitorius L., Tiliaceae (họ Đay).

- Đay quả tròn: C. capsularis L., họ Tiliaceae.

- Đay dài: C. acutangulus Lamke, họ đay Tiliaceae.

Chỉ có hạt đay quả dài dùng chiết glucosid, loại đay này được trồng ở vùng

chuyên canh để lấy sợi.

+ Thành phần hóa học:

Có nhiều glucosid, nhưng đáng chú ý là olitorisd, coccorosid.

Olitorisid = Strophantidin + boivinose + glucose.

Coccorosid A = Strophantidin + boivinose + glucose.

Eryzimosid . = Strophantidin + digitoxose + glucose.

Henvetiosid = Strophantidin + biovinose + glucose.

Corolosid = Digitoxigenin + boivinose + glucose.

Olitorin = Strophantidol + boivinose.

+ Chiết xuất:

Hạt đay loại chất béo bằng ether dầu (hoặc dung môi khác).

Bốc hơi dung môi, nguyên liệu được chiết bằng cồn 800 (đến 6 - 7 lần) ngâm

ở nhiệt độ thường (1 lần ngâm từ 3 - 4 giờ).

Bốc hơi dưới áp lực giảm tới đặc sánh (1000 gam hạt thu được 1660ml).

Thêm 2 lần thể tích aceton, một khối lượng kết tủa gạn lấy dịch trên, thêm ít cồn

vào tủa, gạn, lọc lấy dịch, hợp nhất dịch lọc. Bốc hơi bớt cồn rồi pha loãng bằng

nước (100 ml dịch thêm 160ml H2O) thêm dịch Pb(CH3COO)2 30% để tủa tạp

chất. Lọc tủa loại Pb++ thừa bằng Na2SO4 15%, lọc bỏ tủa. Bốc hơi dịch lọc tới

đậm đặc rồi để kết tinh ở tủ lạnh. Tinh chế lại: hòa tan tinh thể trong một thể tích

cồn, thêm ether gấp 10 lần thể tích cồn để yên 5 - 6 giờ. Olitorisid kết tinh, sấy

khô trong bình hút ẩm, nhiệt độ nóng chảy (mp.) 202 - 2040C.

+ Tác dụng:

Olitorisid tác dụng giống K. strophantin.

1g = 60.000 ĐVE.

Dung dịch 0,04%, ống 1ml tiêm tĩnh mạch, tiêm trong đợt điều trị 10 - 15 ngày.

Page 57: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

67

Ở nước ta, Trường đại học Dược khoa, Viện dược liệu đã chiết được

olitorisid và đã áp dụng vào lâm sàng.

- Kiểm nghiệm hạt đay bằng sắc ký lớp mỏng.

Chất hấp phụ: SiO2G, sấy 1100C trong 1 giờ.

Dung môi: Ethylacetat: MeOH: H2O (19:1:1).

Hoặc: CHCl3: MeOH (9/1).

Hiện màu: Liebermann, Raymond, Xanthydrol.

5.6. Cây hành biển:

+ Bộ phận dùng: lá hành của cây hành biển hoa trắng.

+ Tên khoa học: Scilla maritima L., Liliaceae

+ Thành phần hoá học: có chứa các glycosid thuộc nhóm bufadienolit (có

vòng lacton 6 cạnh) hoạt chất chủ yếu là scilaren A, thủy phân ra cho phần

aglycol là proscilaridin A và phần đường: glucose và rhamnose.

5.7. Cây lá hen (cây bồng bồng):

Tên khoa học: Calotropis giganteae, Họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

Glycosid chính chữa tim: calotropin và calactin.

DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN

1. Đại cương.

Saponin còn gọi là saponosid (do chữ La Tinh: sapo là xà phòng).

+ Đặc tính chung:

- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt, tẩy sạch, làm vỡ hồng cầu ngay ở nồng

độ loãng.

- Độc đối với cá; với cơ thể máu nóng: gây hắt hơi, long đờm, lợi tiểu, nôn mửa.

+ Saponin thường có vị đắng, nồng, vô định hình, khó tinh chế, tan trong

nước, cồn, ít tan trong aceton, ether và benzen.

Page 58: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

68

1.1 Cấu tạo hoá học:

Có 2 loại: saponin triterpenoid và saponin steroid.

+ Saponin triterpenoid (thường gặp trong cây 2 lá mầm Araliaceae,

Rutaceae).

Olean Amyrin

R1 = R2 = R3 = R4 = R5 = CH3

Loại 5 vòng gồm có các nhóm olean, ursan, lupan, hopan, chúng khác nhau

do một số nhóm thế.

+ Saponin steroid: thường gặp trong cây 1 lá mầm, họ Dioscoraceae,

Liliaceae.

Tigogenin Diosgenin

1.2. Các phương pháp xác định đánh giá saponin:

+ Tính tạo bọt: dựa trên hiện tượng gây bọt ở pH kiềm và acid để sơ bộ xác định phân biệt saponin steroid, saponin triterpenoid (lấy 1g bột nguyên liệu + 5ml cồn, đun sôi cách thủy 15 phút. Lấy ống nghiệm bằng nhau: cho vào ống I: 5ml dung dịch HCl 0,1N (pH = 1), ống II: 5ml NaOH 0,1N (pH = 13), thêm vào mỗi ống 2 - 3 giọt dịch chiết cồn có saponin, bịt ống nghiệm, lắc mạnh ở cả 2 ống trong 15 giây để yên: nếu bọt ở cả 2 ống ngang nhau và bền như nhau: dược liệu có saponin triterpenoid.

Nếu ống kiềm có bọt cao hơn ống kia nhiều: dược liệu có saponin steroid.

+ Chỉ số bọt: là số ml nước để hòa tan saponin trong 1g nguyên liệu cho một cột bọt cao 1cm sau khi lắc và đọc (tiến hành trong điều kiện qui định).

Page 59: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

69

Cách tiến hành (theo Dược điển Việt Nam I).

+ Chỉ số phá huyết: là số ml dung dịch đệm cần thiết để hoà tan saponin có trong 1g nguyên liệu gây ra phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một thứ máu đã chọn.

Cách tiến hành (theo Dược điển Việt Nam I).

+ Các phản ứng màu:

- Dung dịch vanillin 1% trong HCl: saponin triterpennoid cho màu tím hoa cà (phản ứng Rozentale).

- Dung dịch:

SbCl3/CHCl3 kết tinh soi đèn U.V ở 354nm - 365nm.

Saponin triterpenoid: cho huỳnh quang xanh.

Saponin steroid: cho huỳnh quang vàng.

- Thuốc thử:

Liebermann - Buchard.

Saponin triterpenoid: cho màu đỏ.

Saponin steroid: cho màu xanh lá cây.

+ Sắc ký lớp mỏng:

Chiết saponin để chấm sắc ký: bột dược liệu chiết với ether dầu, loại mỡ, chiết bằng MeOH/H2O (4:1). Bốc hơi, cặn hòa với nước để có dung dịch 10%, lắc với BuOH, bốc hơi BuOH, hòa .cặn vào MeOH để có dung dịch chấm sắc ký.

Hệ dung môi: có thể dùng 1 trong các hệ dung môi sau:

CHCl3 - MeOH - H2O (65:35:10).

Ethyl acetat, CH3COOH, H2O (8:2:1).

BuOH - EtOH (10:2).

CHCl3 - MeOH (8:2).

+ Hiện màu:

Phun thuốc hiện màu dưới đây, sau đó đem sấy 1100C/10 phút quan sát dưới ánh sáng thường và U.V (365nm).

- Thuốc thử Carreprice (SbCl3 bão hoà trong CHCl3).

- Thuốc thử Liebermann (1ml H2SO4 + 20ml anhydrid acetic + 50ml CHCl3).

- Thuốc thử Salskowski (dung dịch H2SO4 10 - 50% trong nước hoặc EtOH.

- Thuốc thử Phosphomolypdic, thuốc thử Vanillin sulfuric...

+ Xác định bằng quang phổ tử ngoại:

- Các saponin triterpenoid trong H2SO4 có đỉnh hấp phụ vùng tử ngoại ở 310nm, pic này không có ở sapogenin steroid.

- Phổ hồng ngoại: các sapogenin steroid có 4 pic đặc trưng: 850 - 857cm-1, 860 - 866cm-1, 915 - 923cm-1, 980cm-1.

+ Định lượng: có thể dùng phương pháp cân, phương pháp đo quang (theo Dược điển Việt Nam I).

Page 60: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

70

+ Chiết xuất: chiết xuất theo qui trình tiến hành ở phần sắc ký lớp mỏng, tiếp đó là tinh chế với một số phương pháp sau:

- Thẩm tích: dùng MgO hoặc bột polyamid: saponin hòa vào nước trộn với bột MgO, cách thủy tạo thành 1 khối nhão, sau đó chiết saponin từ khối nhão bằng EtOH 80% lọc bốc hơi.

- Dùng Sephadex G - 25, G50, G75: trên cột, saponin có phân tử lượng lớn sẽ ra trước, phân tử lượng nhỏ ra sau.

Để tinh chế saponin steroid có thể dùng phương pháp kết hợp với cholesterol: 1g saponin hòa trong 800ml EtOH đun nóng, tủa phức. Lọc tủa sấy khô, phá phức bằng cách hòa trong pyridin, đem tủa saponin bằng ether để loại hết cholesterol, tủa lọc hòa trong MeOH, rồi lại tủa bằng ether.

Để tinh chế tủa saponin loại glucoalcaloid: hòa vào BuOH cho chạy qua cột Al2O3 đẩy ra bằng nước bão hòa BuOH.

+ Công dụng của saponin:

Chữa ho: cam thảo, cát cánh, viễn chí.

Thông tiểu: rau má, râu mèo, mạch môn.

Thuốc bổ: tam thất, nhân sâm.

Ngoài ra một số saponin có tác dụng chống viêm, kháng virus, nấm trên thực nghiệm.

2. Các dược liệu chứa saponin.

2.1. Cây cam thảo:

+ Vị thuốc là rễ của 2 loài:

Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher. Họ Đậu (Fabaceae).

+ Được trồng ở Liên Xô, Mông Cổ, Hungari, Việt Nam có di thực từ năm 1960.

+ Thành phần hóa học:

Glycyrrhizin là hoạt chất chính (10 - 14%), có vị ngọt gấp 60 lần saccharose, muối Mg và Ca của acid glycyrrhizin (còn gọi là acid glycyrrhizinic).

Acid glycyrrhizic

Acid glycyrrhizic khi thủy phân cắt phần acid glucuronic thì cho aglycon là

glycyrrhetic.

Ngoài ra còn có các flavonoid là liquiritin, quercetin, các dẫn xuất steroid,

các coumarin, umbeliferon, herniarin.

Page 61: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

71

+ Tác dụng: chống loét dạ dày, chống co thắt, do có flavonoid.

Long đờm, trị ho do có saponin.

Chống viêm giống cortisol.

2.2. Cam thảo dây:

+ Tên khoa học: Abrus precatorius L., Fabaceae.

+ Dây cườm cườm, dây chi chi.

+ Đặc điểm là 1 cây leo, lá kép lông chim, quả loại đậu, hạt màu đỏ sẫm, có 1

điểm đen chiếm 1/3 diện tích hạt.

+ Rễ và hạt chứa chất ngọt giống cam thảo.

Hạt chứa chất abrin, có tính độc.

+ Công dụng: lá và rễ được dùng thay vị cam thảo.

2.3. Cây cam thảo nam:

+ Tên khoa học: Scoparia dulcis L., họ Hoa mõm chó (Scophulariaceae).

Là cây thảo có thân vững chắc, lá mọc vòng 3 cái một hay mọc đối, mép lá

có răng cưa.

Rễ của nó có vị ngọt như cam thảo nhưng không ngọt bằng, không có hoạt

chất của cam thảo.

+ Dùng trong phạm vi kinh nghiệm dân gian thay vị cam thảo trong toa căn

bản.

2.4. Cây bồ kết:

+ Tên khoa học: Gleditschia australis Hems, Caesalpiniaceae.

Có 10% gleditsaponin triterpenoid, thủy phân cho sapogenin và glucose, chỉ

số tan máu của chất này 75.000, ngoài ra còn có các flavonoid.

+ Công dụng: dùng trong phạm vi nhân dân. Tác dụng: tiêu đờm, chữa ho, lợi

tiểu.

- Gai bồ kết: chữa tràng nhạc, nhọt độc.

Thông khiếu (đốt khói để ngửi).

Thông trung tiện, bí đại tiện (một ít bồ kết nướng tán nhỏ thành bột, thụt).

Có tác dụng chống amip đường ruột và trùng roi âm đạo.

2.5. Cây rau má:

+ Tên khoa học: Centella asiatica Urb.

Họ Hoa tán (Umbelliferae = Apiaceae).

Hoạt chất chính là asiaticosid, khi thủy phân thì cho phần aglycon: acid asiatic

và glucid có 1 rhamnose và 2 glucose.

Page 62: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

72

R = H: acid asiatic

R = OH: acid brahmu

mp: 238 - 242oC

() = 530 (pyridin)

Acid asiatic

Ngoài ra còn có: madecasosid, brahmosid, brahminosid, thankunisid, isothankunisid.

Các flavonoid: camperol, quercetin.

+ Công dụng:

Theo kinh nghiệm, rau má có tác dụng giải nhiệt, giảm độc, thông tiểu, chữa sốt, rôm sẩy, các bệnh về gan (nước ép tươi, thêm đường để uống).

Năm 1956, Soito, Ratrimamanga dùng asiaticosid chữa hủi, lao, biệt dược là madecasol, dùng chữa loét, chóng lên sẹo, chống được sẹo lồi, dạng thuốc bột hoặc tiêm dưới da.

2.6. Cây nhân sâm:

+ Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey, Araliaceae. (panax do chữ Hy Lạp: panaceae = chữa được tất cả các bệnh, ginseng: nhân sâm).

+ Được trồng hoặc mọc hoang ở phương bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, trồng 5 - 6 năm mới thu hoạch.

Chế biến: củ hồng sâm có trọng lượng trên 37gam, rửa sạch, đồ 9 giờ, phơi khô, có màu nâu trong suốt.

Bạch sâm: củ nhỏ, nhúng nước sôi vài phút, tẩm đường.

Ngoài ra còn chế: sinh sái sâm, đại lục sâm, tu sâm (chất lượng kém hơn).

+ Thành phần hóa học:

Có saponin loại triterpenoid, tetracyelic gọi chung ginsenozid, khi thủy phân các glycosid bằng acid thu được 2 aglycon chính: panaxadiol, panaxatriol.

Gần đây, người ta nghiên cứu thấy đó là 2 aglycon không thật và bằng cách giáng hóa chứng minh dưới tác dụng của acid aglycon thật đã đóng vòng lại.

Protopanaxadiol: R = H Panaxadiol

Page 63: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

73

Protopanaxatriol: R = OH Panaxatriol Từ phần aglycon gắn với các phần đường khác nhau các tác giả (Nhật) đã

nghiên cứu được trên 10 chất ginsenosid khác nhau.

Ginsenosid Rb1, Rb2, Rb3, Rf, Re, Rg1, Rg2, F1, F2, F3, Ro.

Ngoài ra còn có tinh dầu 0,05 - 0,25%, vitamin B1, B2, có phytosterol 0,029%, glucid (glucose, pectin, tinh bột).

+ Xác định:

- Định tính: nhỏ lên bột dược liệu 1 giọt acid H2SO4 đậm đặc, sau 1 - 2 phút sẽ xuất hiện màu đỏ gạch, tím đỏ rồi tím.

Nhỏ 3 - 4 giọt nước sắc dược liệu vào ống nghiệm, cách thủy để ống nghiệm đến khô, nhỏ lên cặn 0,2 - 0,4ml benzidin 0,01% trong H2SO4 đậm đặc, sẽ có màu đỏ gạch sang tím đỏ.

- Sắc ký lớp mỏng:

Dịch chiết: lấy 1g bột nhân sâm chiết bằng MeOH + H2O (8/2), bốc hơi đến

khô. Cặn hòa vào 50ml H2O lắc với BuOH (25ml 3 lần), bốc hơi BuOH hòa cặn trong 1ml MeOH dùng chấm sắc ký.

Hấp phụ: Silicagen G, sấy 1100C/1 giờ.

Dùng 1 trong hệ dung môi sau:

Ethyl acetat, HCOOH, H2O (80: 16:24).

CHCl3, MeOH, H2O (65:35:10).

BuOH, EtOH (10:2).

Hiện màu: SbCl3/CHCl3 bão hòa, hoặc dung dịch H2SO4 10%.

+ Công dụng: nhân sâm được dùng lâu đời ở các nước Á Đông, nhân dân cho rằng dùng nhân sâm sẽ trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ. Nhân sâm được dùng trong trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, ốm yếu, mệt, dùng lâu không có tác dụng phụ. Ngày dùng 2 - 6g, dùng quá liều gây đi lỏng.

4.7. Cây tam thất:

+ Tên khoa học: Panax pseudoginseng Wall., Araliaceae.

- Đặc điểm thực vật: cây cao khoảng 0,5m, lá kép hình chân vịt, cuống lá dài, có 5 -7 lá chét mép có răng cưa nhỏ, rải rác có lông cứng thành gai, cụm hoa tác đơn màu xanh nhạt. Quả màu đỏ, hạt hình cầu.

Ở Việt Nam cây đã được trồng ở vùng mát có độ cao trên 1.000m ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang.

- Chế biến: cây trồng được 4 - 6 năm, đào củ lúc trước khi ra hoa (tháng 7, 8), cắt bỏ rễ con, đem phơi nắng cho héo, rồi đem lăn cho tiết nước ra, rồi lại phơi, làm nhiều lần phơi đến khô hẳn (độ ẩm còn 12%). Sau đó cho vào bình thêm miếng sáp lắc cho củ bóng lên, cả mặt ngoài sẽ đen sẫm bóng hình con quay.

+ Thành phần hóa học: rễ củ tam thất có nhiều saponin nhóm damaran và nhóm olean ginsenosit Ro, chikusetsusaponin, ginsenosit Rb.

- Kiểm tra định tính: 1 - 2 giọt H2SO4 trên bột dược liệu sẽ có màu hồng thẫm dần lại.

- Sắc ký lớp mỏng (giống phần nhân sâm).

Page 64: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

74

+ Công dụng: Y học cổ truyền coi tam thất là vị thuốc cầm máu (chữa thổ huyết, khái huyết, niệu huyết...)

Được dùng như vị thuốc bổ nhân sâm, 4 - 8g dưới dạng thuốc sắc.

+ Phụ chú:

- Ngoài 2 loài panax trên, ở Trung Quốc còn dùng các loài Panax notoginseng (Burk), Panax japonicum C.A.Mey, Panax biponnatifidus Seem, P.naios (Burkll).

- Ở nước ta: vùng Quảng Nam (có sâm Ngọc Linh, sâm khu 5). Lúc đầu xác định là Panax japonicus C.Q.Mey (V.V. Chuyên - Đại học Dược khoa - 1977), về sau Liên Xô mới xác định lại: Panax Vietnamensia (1980).

Thành phần chủ yếu:

Saponin triterpenoid pentacyclic.

Chikusetsusaponin I (Ia, Ib).

Chikuset susaponin II, III, IV, V.

- Người ta phân biệt về mặt hình thái và hóa học.

Nhóm rễ củ mọc thẳng đứng và rễ mọc khúc khuỷu, nhóm I có cấu trúc Saponin triterpenoid tetracylic và nhóm 2 có pentacylic. Nhóm I có tác dụng tốt hơn.

Tam thất về hình thái thuộc nhóm I, về thuốc thuộc nhóm II.

- Ở Liên Xô nghiên cứu một số cây có tác dụng giống nhân sâm Elcutherococcus senticosus Maxim = Acanthopanax senticesus, Aralia mandshurica Rupr., Echinopenax elatum Nakai. Ở nước ta cũng có ngũ gia bình hương (gia bì gai) acanthapanax aculeatum ở Lào Cai, Lạng Sơn được dùng làm thuốc bổ.

- Những cây nhân sâm khác cần chú ý phân biệt:

. Đẳng sâm: Codonoptis tangshen, họ Campanulaceae.

. Đan sâm: Calria miltioziza, Labiaceae. Cây di thực, đan sâm có tác dụng chống đông máu phối hợp với xuyên khung, chữa phòng tắc ngẽn mạch.

. Huyền sâm: Serophularia buegeeiana, Serophulariaceae.

. Thổ cao ly sâm: Thalinum crassifolium, họ Bertulacaceae (Rau sam)

. Sa sâm: Glehnia littoralis, Umbelliferae, mọc ở bãi cát ven biển, dùng chữa ho.

. Khổ sâm cho lá: Croton tonkinensis, Euphorbiaceae, chữa lỵ

. Khổ sâm cho quả (nha đạm tử): Brucea javania họ Thanh thất (Simarusaceae) dùng điều trị lỵ và chữa sốt rét.

. Sâm đại hành: Elcuthernie sabaphylla, Iridaceae.

. Sâm bố chính: Hibicus sagittifolius, Malvaceae.

. Tam thất gừng: Stahlianthus thorelit (họ Gừng), Gingiberaceae.

2.8. Cây Tỳ giải:

+ Tên khoa học: Dioscorea tokoro Makino, Dioscoraceae.

Page 65: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

75

Có ở Quảng Đông, Vân Nam Trung Quốc, ở nước ta cũng khai thác tỳ giải nhưng chưa xác định được tên khoa học chắc chắn.

+ Thành phần hóa học: có diosgenin (phát hiện 1936 do Tsukano, Nhật) ngoài ra còn có các saponin khác yonogenin, tokorogenin, kogagenin.

+ Sắc ký lớp mỏng: SiO2 G, dung môi là CHCl3 - Aceton, CHCOOH (80 : 20 : 5) hoặc benzen ethylacetat (8 : 2).

Hiện màu:

- Phun dung dịch aldehyd cinamic 1%/EtOH.

- Hoặc dung dịch SbCl3/CHCl3 sấy nóng 1150C/5 phút.

Các steroit có màu vàng đến đỏ da cam: có thể dùng hơi iode sẽ cho màu nâu.

+ Chiết xuất diosgenen: nghiền củ thành bột khô tán nhỏ, chiết bằng nước

nóng hay cồn được dung dịch saponosid, đem thủy phân bằng HCl hoặc

H2SO4..15N, sapogenin kết tủa thu lại và tinh chế bằng dung môi thích hợp,

thường thì acetyl hóa dễ tinh chế hơn.

Để nâng cao hàm lượng diosgenin trong nguyên liệu, người ta dùng phương

pháp ủ nguyên liệu tươi có nước và có thêm các chất kích thích sinh trưởng như

indol - 3 acetic 2,4D, acid giberelic, thường tăng được 3 - 5% hoặc 10 - 35%.

Người ta đã nghiên cứu bán tổng hợp từ diosgenin preanolon

oestrogen và androgen.

Hiện nay Thế giới sản xuất hàng năm là 1.000 tấn diosgenin, nước Mehicô

sản xuất nhiều nhất (500 tấn), Ấn Độ (30 tấn), Trung Quốc (80 tấn).

- Chi dioscorea có đến 600 loài khác nhau loại có hàm lượng 0,1% diosgenin

chiếm 30% số loài ở nhiệt đới. Các loài khác có 4 - 5%, riêng loài D.Spiculiflora

ở Mehicô có hàm lượng tới 15%.

Tại Sa Pa (1986) đang di thực 1 loài Dioscorea deltoria (củ nêm) hàm lượng

diosgenin từ 3 - 5%.

2.9. Cây thùa:

+ Tên khoa học: Agave sp. Liliaceae (Huệ tây).

Ở Việt Nam có loài thùa lá to, có lá dài 1,2 - 1,5 mét nặng 1kg, dùng để làm

cảnh, bờ rào, khai thác sợi.

Từ loài thùa Việt Nam, bộ môn Dược - trường đại học Dược khoa đã chiết

được hecogenin (0,03% theo lá tươi). Nó cũng làm nguyên liệu bán tổng hợp

thuốc ateroid.

Hecogenin

Page 66: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

76

+ Sắc ký lớp mỏng:

Chiết bằng CHCl3, MeOH.

SiO2 G, 1200C/1h.

Dung môi: CHCl3/aceton (9:1) hoặc CHCl3 - MeOH (19:1).

Hiện màu: H2SO4 hoặc SbCl3.

Sau đó soi U.V: hecogenin, diosgenin có màu xanh lơ.

DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRAGLYCOSID

1. Đại cương:

+ Anthraglycosid là những glycosid khi thủy phân sẽ cho phần đường và

phần aglycon là những dẫn xuất của 9, 10 diceton của anthraxen (9, 10

anthraquinon).

Anthraquinon

Có 2 nhóm:

- Nhóm phẩm nhuộm: alizarin, purpurin.

- Nhóm nhuận tẩy: chryrophanol, rhein...

Nhóm nhuận tẩy: những dẫn xuất nhóm này có các nhóm - OH ở vị trí 1, 8, vị trí 3 thường có nhóm -CH3 hoặc -CH2OH; -COOH.

Khung hóa học của nhóm oxy methyl - anthraquinon:

R R'

Chrysophanol CH3 H

Aloe emodin CH2OH H

Rhein COOH H

Emodin CH3 OH

Phyxion CH3 OCH3

Những anthaquinon có thể ở dạng tự do hay kết hợp với phần đường (heterosid).

Nếu khử hóa 1 trong 2 nhóm chứa ceton sẽ cho anthron hoặc đồng phân hỗ biến của nó là anthranol (dạng enol).

Khử hóa tiếp - thu được dihydroanthranol.

Page 67: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

77

Anthraquinon Anthron Anthranol Dihydroanthran

Dạng khử có tác dụng tẩy mạnh, nhưng hay gây đau bụng, vì vậy một số dược liệu có anthraglycosid, sau khi thu hái phải để sau 1 năm mới dùng (để chuyển thành dạng oxy hóa).

+ Định tính:

Vi thăng hoa: có thể soi thấy tinh thể hình kim màu vàng.

Phản ứng Borntraeger

Dẫn chất 1,8 hydroxyanthraquinon khi có mặt kiềm tạo nên các ion phenolat

có màu đỏ và dưới UV 356nm - phát quang tím hoặc nâu đỏ, các dẫn chất ở dạng

khử phải chuyển thành dạng oxy hóa thì phản ứng mới lên màu.

Trên ống nghiệm: 1 ít bột dược liệu, thủy phân bằng H2SO4 25% có khi phải

thêm 1 ít H2O2 hoặc FeCl3 để chuyển hoàn toàn thành dẫn chất oxy hóa, để

nguội, lắc với ether, gạn lấy lớp ether, thêm một ít dung dịch NaOH 10%, lớp

kiềm sẽ đỏ, sau đó kiểm tra trên vi phẫu bằng cách cho tiếp xúc với NH3 rồi soi

kính.

- Phản ứng huỳnh quang: phát hiện những dẫn xuất anthranol: đun dược liệu

với Na borat sau đó pha loãng bằng H2O, sẽ có dung dịch huỳnh quang xanh.

- Với hỗn hợp pyridin - MeOH: các dẫn xuất chất khử cho màu tím, các dẫn

chất oxy hóa cho màu vàng cam.

- Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2 G, sấy 1100C/1h.

Hệ dung môi: benzen, EtOAc hoặc 75/24/1 hoặc 75/20/5.

Hiện màu: dung dịch KOH 1% trong cồn.

Chất chấm: dịch chiết thảo quyết minh bằng benzen.

Chất chuẩn: acid chrysophanic, emodin.

- Phổ UV: các dẫn chất oxy methyl anthraquinon có 4 đỉnh ở vùng 200 - 300nm

và 1 đỉnh ở vùng 430 - 440nm.

+ Định lượng: (theo Dược điển Việt Nam I, năm 1975).

+ Chiết xuất: muốn chiết xuất các dẫn chất oxy methyl anthraquinon dựa theo

nguyên tắc: sau khi thủy phân, phần aglycon tan trong các dung môi hữu cơ

(thường dùng là benzen, CHCl3), khi chuyển sang dạng kiềm thì sẽ tan trong

Page 68: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

78

nước. Muốn tách riêng từng thành phần thì dùng sắc ký cột MgCO3, dung môi

bằng benzen - cồn tỉ lệ 1/1.

+ Tác dụng: liều nhỏ làm tăng tiêu hóa dễ dàng, do tăng nhu động ruột, liều

vừa có tác dụng nhuận tràng. Liều cao có tác dụng tẩy, tác dụng lên cơ trơn tử

cung, bài tiết qua tuyến sữa, cần chú ý khi sử dụng. Tác dụng chống nấm: acid

chrysophanic điều trị hắc lào.

2. Các dược liệu chứa anthranoid.

2.2. Cây muồng trâu:

+ Tên khoa học: Cassia alata L., Caesalpiniaceae.

Cây nhỡ cao 1,5 - 3m, lá kép lông chim có 8 - 14 đôi, quả loại đậu, mọc

hoang, hoặc trồng ở trung du.

+ Thành phần hóa học:

Trong lá, quả, rễ đều chứa dẫn chất là anthraquinon là chrysophanol, aloe

emodin, emodin, rhein. Theo tác giả Rai (1972): lá có 3 - 4%, quả 1,3% ngoài ra

còn có camferol (flavonoid) và sitosterol.

+ Công dụng:

Tác dụng nhuận tẩy của lá đã được xác định bằng thí nghiệm trên súc vật (có

thể dùng quả). Lá còn dùng để giã nát, sát vào nơi bị nấm, hắc lào.

2.2. Cây ô môi:

Dùng quả cơm của cây Cassia grandis L., họ Vang (Caesalpiniaceae).

Cây gỗ cao to 10 - 12 m lá kép lông chim có 8 - 20 đôi lá chét.

Nguồn gốc ở Brasil, ở Việt Nam được trồng ở Hải Hưng, Hà Tây, miền

Nam.

+ Thành phần hóa học (theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Đàn - 1974):

Trong lá có anthraglycosid 1,8%, flavonoid và tannin.

+ Công dụng:

Kinh nghiệm của nhân dân: quả ô môi ăn được, pha rượu thuốc có màu đỏ

đẹp, kích thích tiêu hóa, chữa đau lưng, nhức xương, lá dùng chữa hắc lào.

2.3. Thảo quyết minh:

+ Là hạt phơi khô của cây Cassia tora L., họ Vang (Caesalpiniaceae).

Cây nhỏ, cao 30 - 90cm, lá kép lông chim có 2 - 4 đôi lá chét. Ở nước ta cây

mọc hoang ở nhiều nơi, còn có ở Campuchia, Lào, Trung Quốc.

+ Thành phần hóa học:

Năm 1956, Faruc xác định hạt có chrysophanol.

Page 69: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

79

Năm 1968, Puetker (Cộng hòa dân chủ Đức) đã nghiên cứu hạt thảo quyết

minh ở Việt Nam thấy có: chrysophanol, phyxion, rhein, emodin, aloe emodin và

rhein. Ngoài ra còn có ở lá: camferol (flavonoid).

+ Công dụng: trong đông y hạt thảo quyết minh dùng để uống, chữa đau mắt

đỏ, mắt mờ. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc giã đắp, sao qua rồi

pha như chè uống nước.

2.4. Cốt khí củ:

+ Tên khoa học: Polygonum cuspidatum Sieb, Polygonaceae.

+ Thành phần hóa học:

Trong rễ củ có các anthraglycosid ở dạng tự do và dạng kết hợp, hàm lượng

0,1 - 0,5%.

Đã xác định có: chrysophanol, emodin, phyxion, emodin, có polydantin,

tannin. Trong lá có một ít anthraquinon, có flavonoid quercetin.

+ Công dụng: chữa tê thấp, đau nhức xương, bị chấn thương, trị mụn nhọt, lở

ngứa, thông tiểu, ngày dùng 6 - 20g dạng thuốc sắc. 2.5. Hà thủ ô đỏ:

+ Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb, họ Polygonaceae.

Là loài dây leo sống dai, có rễ phình thành củ, thân quấn mọc xoắn vào nhau,

màu xanh tía, có nhiều ở Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...

+ Thành phần hóa học:

Có acid chrysophanic, emodin, phyxion, anthron, raponticosid.

+ Công dụng:

Y học cổ truyền dùng làm thuốc bổ gan, thận, bổ máu, bổ cho những người

râu tóc bạc sớm, lưng, gối, đau mỏi, di tinh, thần kinh suy nhược. Ngày uống 12 -

20g dạng thuốc sắc.

+ Chú ý:

- Cần phân biệt với cây hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr, họ

Aselepiadaceae), hoạt chất không có anthraquinon, cũng được dùng làm thuốc bổ

như hà thủ ô đỏ.

- Cũng cần phân biệt với dây càng cua (Cryptolopis buchanani, họ

Aselepiadaceae), cây có chất độc, dây càng cua có màu đỏ nâu, ít hoặc không có

lông, dây hà thủ ô trắng có màu xanh nhạt, có lông trắng.

2.6. Chút chít:

+ Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn., Polygonaceae.

Ở nước ta cây mọc hoang ở các bờ ruộng, khắp nơi.

+ Bộ phận dùng là rễ

+ Thành phần hóa học:

Page 70: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

80

Năm 1973, Xiulây đã nghiên cứu rễ R. Wallichii thấy hàm lượng

anthraquinon là 2,05%.

Năm 1972, Rese Mutadi nghiên cứu 19 loài Rumex thấy tất cả đều có

chrysophanol, emodin, phyxion.

+ Công dụng:

Sắc uống 1-3g có tác dụng nhuận tràng.

Lá dùng để sát vào chỗ hắc lào, nước sắc đặc bôi chữa các mụn ghẻ.

DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID

1. Đại cương:

1.1. Định nghĩa:

Flavonoid là nhóm hợp chất tự nhiên, gặp trong thực vật thường có màu sắc,

phần lớn là màu vàng nên gọi là flavon (flavus = vàng). Tuy nhiên một số chất có

màu xanh, đỏ, tím hoặc không màu cũng được xếp vào nhóm flavonoid vì về mặt

cấu tạo cũng có chung một khung là khung flavonoid.

Flavon Isoflavon

* Sinh nguyên của flavonoid:

Dựa vào kết quả theo dõi bằng chất đồng vị phóng xạ C14, người ta xem cấu

trúc flavonoid thành 2 phần:

+ C6 - C3 (tức là vòng B + 3C). Phần này xuất phát từ acid shikimic để tạo

các dẫn chất phenylpropan.

COOH COOH O .P COOH

Page 71: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

81

ATP + H2 C = C - COOH

Phosphoenol

HO OH O OH Pyruvic acid O O

OH . P OH P C = CH2

. COOH

Acid shikimic 5-phospho shikimic 3-enol pyruvic shikimat 5-phosphat

H

HOOC CH2-CO-COOH CH2-C-COOH CH=CH-COOH

+H2O -CO2 NH2 -NH3

- H3PO4 +NH3

OH OH OH

Acid prefenic Tyrosin Acid paracoumaric

+ C6 hay là C2 + C2 + C2 (vòng A) xuất phát từ 3 đơn vị acetat để tạo acid

triacetic.

H3C-COOH + HCH2-COOH CH3-CO-CH2-COOH

CH3-CO-CH2-COOH + HCH2 -COOH CH3-CO-CH2-CO-CH2-COOH

Acid triacetic

Sau đó từ 2 phần trên ghép lại thu được:

Dẫn chất trung gian Chalcon

OH OH

Page 72: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

82

Khung flavonoid xuất phát từ các nhóm sau:

Dihydropyran Pyron Chroman Chromon

1.2. Phân loại flavonoid:

Do mức độ oxy hóa của mạch 3 cacbon (C2, C3, C4), cho nên flavonoid là nhóm có tính oxy hóa cao nhất, catechin là nhóm mức độ oxy hóa thấp nhất.

Thay thế vào các vị trí carbon ở C2, C3, C4 sẽ được các hợp chất có tính chất hoá học rất khác nhau. Có thể kể sơ lược sự sắp xếp theo chỉ số oxy hoá tăng lên đó bằng tỷ số:

Số lượng các nguyên tử oxy

Số lượng các nguyên tử hydro của dị vòng

Flavan Flavanol catechin anthocyanidin

Chalcon Flavanonol Flavon Flavonol

Page 73: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

83

Hiện nay người ta đã biết trên 680 flavon và flavonol.

Tên Flavonoid Vị trí - OH Vị trí - OCH3

Chrysin

Baicalein

Orexylin

Wogonin

Camphenol

Quercetin

Ramnetin

Myricetin

5,7

5,6,7

5,7

5,7

3,5,7,4

3,5,73,4

3,5,3,4

3,5,7,3,4,5

6

8

7

+ Các nhóm thế có khi là dị vòng có nitơ, đó là flavonoid alcaloid.

Ví dụ: ficin và isoficin.

Ficin Isoficin

+ Flavanon: flavanon khác flavon ở chỗ không có nối đôi ở vị trí 2 - 3

(di hydro flavon).

Vòng C thường kém bền vững,

dễ bị mở để tạo thành chalcon

Flavanon Chalcon

Page 74: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

84

Sự chuyển qua lại giữa 2 nhóm này: thường pH acid tạo flavanon, pH kiềm

tạo chalcon, có khi cả 2 chất này cùng gặp ở một cây như cam thảo.

Liquiritin và isoliquiritin.

+ Flavanonol - 3 rất kém bền vững, khó phát hiện, dễ bị oxy hóa thành

flavonol tương ứng.

+ Anthocyanidin: nguồn gốc: năm1835, Macca gọi anthocyanin để chỉ sắc tố

màu xanh của hoa Ventaura cyanus.

Anthcyanidin

(Anthos = hoa; Kyanos = xanh)

Về sau từ được dùng chỉ sắc tố cùng loại có thể là xanh, đỏ, tím (màu đỏ hoa dâm bụt, màu tím ở đỗ đen là loại này).

+ Leuco anthocyanindin (Flavon 3, 4 diol).

Là dẫn chất được chuyển thành anthocyanidin khi đun sôi với H2O và HCl (leuco - là tiền tố của chất sẽ chuyển thành cyanidin).

Leucocyanidin - cyanidin

Leuco deleogonidin - delacgonidin.

+ Catechin: catechin chính danh (3,5,7,3',4' penta hydroxy flavan).

Chất catechin rất hay gặp trong thực vật, khi tác dụng với acid, các chất

catechin dễ chuyển thành sản phẩm trùng hợp (phlobaphen). Trong cây, catechin

cũng có thể gặp ở dạng tannin, có tính thuộc da (xem phần tannin). Catechin có

Page 75: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

85

2C bất đối (C2 và C3), như vậy có 4 đồng phân đối quang và 2 đồng phân

raxemic.

(+) Catechin (-) Epicatechin (-) Catechin (+) Epicatechin

+ Chalcon: có cấu trúc 2 vòng A, B nối với nhau bởi một mạch 3 cacbon hở, không có dị vòng C.

Chalcon đun với HCl chuyển thành đồng phân flavanon. Dẫn chất thường có trong cam thảo (Isoliquiridin), hồng hoa (cantamin).

+ Isoflavonnoid: chia 2 nhóm:

- Isoflavon: ví dụ: daizein trong sắn dây, irigenin trong xạ can.

- Isoflavanon: chất patmacastein trong loài prunus.

Chalcon Isoflsvon Isoflavanon

+ Tính chất: Các flavon kết tinh không màu đến vàng nhạt.

Flavonol vàng nhạt → đến vàng.

Chalcon vàng → đỏ cam.

Flavanon, isoflavanon, flavononol, leucoanthocyanidin, catechin, kết tinh không màu.

Page 76: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

86

Anthocyanidin có màu thay đổi tùy theo môi trường pH acid tạo muối oxonium màu đỏ, pH kiềm tạo muối anion quinoid có màu xanh (nếu 4' có OH).

Ion oxonium Dạng phân tử Dạng anion

(màu đỏ) trung tính (màu tím) (màu xạnh)

1.3. Định tính:

+ Tác dụng với acid vô cơ: H2SO4 đậm đặc.

Flavon, flavonol: màu vàng đậm đến da cam.

Isoflavon, Isoflavanon: vàng.

Catechin, flavanon, leucoanthocyanidin, chalcon → đỏ.

+ Tác dụng với NaOH: flavon, leucoanthocyanidin, isoflavon, isoflavanol có

màu vàng, flavonol màu vàng da cam, oxy hóa của không khí tạo màu nâu.

Chalcon: da cam → đỏ.

Chalcon: da cam → xanh.

+ Tác dụng với NaOH đặc và đun nóng: flavonoid bị phá vỡ tạo thành một

dẫn chất phenol và 1 acid thơm có thể định tính bằng sắc ký lớp mỏng.

Ví dụ: chrysin → phloroglucinol + benzoic + acetic.

Chrysin

+ Tác dụng với FeCl3: tùy theo nhóm flavonoid, tùy số lượng vị trí nhóm -

OH cho các màu lục, xanh, nâu.

Flavonoid có 3 nhóm -OH ở vị trí 3',4',5' (B) - xanh đậm, đen.

+ Phản ứng cyanidin:

Khử các flavonoid bằng Mg + HCl trong môi trường EtOH, các flavonol,

flavanon, flavanonol → màu hồng → đỏ, các dẫn chất flavon → vàng → da

cam.

Page 77: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

87

Quercetin Cyanidin clorid (đỏ)

+ Phản ứng ghép đôi với muối diazoni:

Các flavonoid có -OH ở vị trí 5,7 dễ tạo màu azoic với muối diazoni (màu đỏ) thuốc thử có thể là paranitroanilin.

Sắc ký lớp mỏng: SiO2G, sấy 1000C/1h.

Dung môi: benzen, pyridin, acid formic (36: 9: 5).

Hiện màu: hơi NH3 1%; AlCl3 1%.

Quang phổ U.V.

Có 2 đỉnh: 1 từ 240 - 270nm.

2 từ 320 - 350nm.

1.4. Định lượng: (theo các chuyên luận, Dược điển Việt Nam I).

1.5. Tác dụng:

+ Thông tiểu: như quercetin ở trong cây diếp cá.

+ Kháng khuẩn: như avicularin: chữa loét dạ dày: flavonoid trong cam thảo,

một số flavonoid như genisterin có tác dụng như oestrogen, quan trọng hơn hết

là: hoạt tính vitamin P của một số flavonoid làm bền vững mao mạch, làm giảm

tính thấm của mao mạch, các chất có hoạt tính như vitamin P có thể thuộc trong

các nhóm flavon, flavonol, flavanol, catechin, anthocyanidin. Người ta đã thí

nghiệm thấy có hoạt tính vitamin P là do chúng kéo dài tác dụng co mạch của

adrenalin bằng cách làm mất hoạt tính của o - metyl transferase.

Các flavonoid còn được dùng để chữa các bệnh xơ cứng động mạch, những

tổ chức ung thư mới phát triển và các bệnh về gan mật.

2. Các dược liệu chứa flavonoid.

2.1. Hoa hoè:

+ Tên khoa học: Sophora japonica L., Papilionaceae.

Dược liệu là nụ hoa hoè, cây được trồng nhiều nhất ở vùng Bắc Thái, Thái

Bình.

+ Thành phần hóa học:

Hoa hoè có rutin còn gọi là rutosid với hàm lượng rất cao 10 - 28%, chiết

xuất rutin dễ dàng, chiết bằng cồn hoặc nước nóng, để lạnh rutin tách ra.

Page 78: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

88

Tinh chế lại bằng cách hoà tan rutin trong cồn hoặc nước nóng. Ngoài ra

trong hoa hoè còn có betulin, sophoricosid, sophorabiosid.

Rutin Sophoricosid

+ Định lượng, định tính: (theo Dược điển Việt Nam I).

+ Công dụng:

Rutin có hoạt tính vitamin P, chữa xơ mỡ động mạch, điều trị các trường hợp

xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết.

Dùng dạng viên 0,02g có phối hợp với thuốc khác như vitamin C, cholin,

khelin.

+ Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2G, 1100C/ 1h.

Dung môi: ethylacetat, HCOOH, H2O (80:10:10).

Chất chuẩn: cồn hoa hoè (MeOH).

Hiện màu: dung dịch oxalo - boric.

Phun xong sấy nóng 1000C/5 phút.

Soi đèn U.V, bước sóng 360nm, rutin phát quang màu vàng nâu.

2.2. Rau nghể:

+ Tên khoa học: Polygonum hydropiper L., Polygonaceae.

Mọc hoang ở các bờ ruộng, bờ ao ở miền Bắc Việt Nam. + Thành phần hóa học:

Có nhiều dẫn xuất flavonoid:

- Quercitrin: quercetin + 3 - rhamnosid.

- Hyperrin : quercetin + 3 - galactosid.

- Rutin : quercetin + 3 - rutosid.

- Ngoài ra còn có vitamin K, tannin 3 - 4%.

+ Công dụng:

Dùng dạng cao lỏng làm thuốc co tử cung tương tự như chế phẩm của nấm cựa gà (ergot de seigle) nhưng nhẹ hơn.

Thuốc đã được ghi vào Dược điển Liên Xô. Liên Xô còn sản xuất chế phẩm "hydropiperin" chứa hỗn hợp các glycosid flavonoid của rau nghể.

Page 79: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

89

Rau nghể còn được dùng làm thuốc thông tiểu, hạ huyết áp.

2.3. Cây núc nác:

+ Tên khoa học: Oroxylun indicum Verb, họ Núc nác (Bignoniaceae).

Cây to cao 10m, có khắp rừng miền Bắc nước ta, cây gỗ bộp xốp, đun nhiều khói.

+ Thành phần hóa học: có nhiều flavonoid là oroxylin, baicalin, chrysid (1976) Viện Dược liệu đã nghiên cứu được 2 chất orxylin và baicalein.

Baicalein Oroxylin

Tác dụng: chế phẩm ''nunaxin'' điều trị bệnh mề đay, dị ứng, hen, vảy nến; y học cổ truyền: chữa ho, đau gan, dạ dày, ngày sắc uống 2 - 3g.

2.4. Kim ngân hoa:

Tên khoa học: Linocera japonica Thunb, họ Kim ngân (Caprifoliaceae).

Là dây leo, được trồng ở rừng núi hoặc mọc hoang ở Cao Bằng, Hoà Bình, Thanh Hoá, Lào Cai.

+ Thành phần hóa học:

Lonicerin

Có flavonoid là lonicerin (scolymosid). Ngoài ra còn có carotin.

+ Công dụng: chữa dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa, ngày uống 9 - 12g hoặc có thể đến 100g.

2.5. Ích mẫu:

Tên khoa học: Leonurus heterophyllus Sweet, Labiatae (Hoa môi).

Có rutin, ngoài ra còn có steroid, tannin, tinh dầu.

2.6. Cây táo ta:

Tên khoa học: Zizyphus jujuba, Lamk, Rhamnaceae.

Lá chứa 1,5% rutin theo trọng lượng khô và alcaloid là leonurin.

2.7. Cây mạch ba góc:

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum, Polygonaceae.

Có ở vùng núi cao Hoà Bình, Cao Bằng.

Page 80: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

90

Lá chứa 2 - 3% rutin, có loài tới 6 - 8% rutin.

DƯỢC LIỆU CHỨA TANNINOID

1. Đại cương:

1.1. Khái niệm chung về tannin:

Tannin là những chất rất phổ biến trong thực vật, có vị chát, có tính chất thuộc da, nghĩa là kết hợp với da làm cho da không thối, không thấm nước và bền về mặt cấu tạo hóa học. Tannin có cấu trúc phức tạp, M = 600 - 2000, tannin là những chất đa phenol khi nung chảy với kiềm thu được các chất sau.

Pyro catechin Acid protocatechic Pyrogallol

A. gallic Phloroglucin

1.2. Phân loại:

Chia làm 2 loại chính:

+ Tannin thủy phân được (tannin pyrogalic):

Có 5 đặc điểm: khi thủy phân bằng acid (hoặc enzymtanasa) thì giải phóng đường (glucose), phần genin (các acid = acid galic) nối với nhau theo dây nối

depsid (acid phenol) để tạo → digalic, trigalic, ngoài ra còn gặp acid ellagic.

Page 81: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

91

A. digalic A. ellagic

- Phần đường và genin nối với nhau theo kiểu este (không phải C1 acetal) nên gọi tannin loại này là những pseudoglycosid.

- Khi cất khô tannin 180 - 2000C thu được pyrogaleol.

- Tủa xanh đen với FeCl3.

- Dễ tan trong nước: một số tannin loại này có ở ngũ bội tử...

+ Tannin không thủy phân được (tannin pyrocatechic):

Có 5 đặc điểm sau:

- Không thủy phân bằng acid, trái lại dễ bị trùng hợp hóa thành tannin đỏ (phlobaphen).

- Tannin này là những trùng hiệp từ catechin hoặc từ leuco anthocyanidin hoặc từ những chất trùng hiệp thuộc cả 2 loại. Giữa các đơn vị flavonoid này nối với nhau theo dây C - C ở vị trí 8 - 6.

Theo Freudenberg thì cấu tạo loại tannin này như sau:

Khi cất khô cho pyrocatechin.

- Tủa xanh với FeCl3.

Page 82: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

92

- Khó tan trong nước hơn loại tannin galic. Tannin thuộc loại này gồm tannin

trong cafe, quinquina, bạch đàn. Tuy chia 2 loại pyrogallic và pyrocatechic,

nhưng nhiều nguyên liệu thực vật chứa cả 2 loại trên.

1.3. Tính chất, định tính:

+ Nói chung tannin tan được trong nước, cồn, aceton, không tan trong dung

môi hữu cơ kém phân cực (ether, benzen, cloroform).

+ Tannin kết hợp với protein tạo chất không tan trong nước, không tan trong

dung môi hữu cơ, nhưng có thể chiết ra bằng dung dịch kiềm. Tannin cho tủa

bông trắng với dung dịch gelatin 1%, dựa vào tính chất này để định tính tannin.

+ Tannin cho tủa với alcaloid, với kim loại nặng như Pb++, Mg++, Zn++, Fe++.

Dựa vào tủa màu với muối FeCl3 để phân loại (xanh đen, xanh da trời), hoặc để

định tính trên vi phẫu: có thể dùng dung dịch kali bicromat 10% cho màu nâu

sẫm trên các tế bào có tannin.

1.4. Phân biệt 2 loại tannin:

Dùng phản ứng Stiasny:

Lấy 50ml dung dịch tannin, đun với 10ml HCHO và 5ml HCl, tannin galic

không tủa, với tannin catechic sẽ tủa. Nếu có hỗn hợp cả 2 loại thì ta lọc loại tủa

tannin catechin, thêm vào dịch lọc Na(CH3COO)2 thừa rồi thêm FeCl3, tannin

galic sẽ tủa xanh đen.

+ Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ: SiO2G, sấy 110oC/1h.

Dung môi: BuOH, CH3COOH, H2O (4:1:5).

Hoặc CHCl3, ethyl acetat HCOOH (50:40:10).

Hiện màu: FeCl3/MeOH (0,5ml TT/20ml MeOH).

(dịch chiết để chấm sắc ký MeOH, H2O, ethyl acetat để loại bớt đường, muối).

1.5. Định lượng:

Có nhiều phương pháp:

+ Phương pháp bột da:

Nguyên tắc: chiết dược liệu bằng nước cất nhiều lần tới âm tính với FeCl3, chia 2 phần.

Một mẫu đem sấy, bốc hơi, khô, cân. Một mẫu cho thêm bột da quấy, lọc, dịch lọc đem bốc hơi, cân, sự chênh lệch dịch lọc 2 lần cho phép ta tính được hàm lượng tannin.

+ Phương pháp oxy hóa:

Chiết kiệt tannin từ dược liệu theo phương pháp trên. Pha loãng rồi chuẩn độ

bằng KMnO4 0,1N chỉ thị màu là sulfoindigo, 1ml KMnO4 0,1N 4,157 mg ở

tannin (theo Dược điển Việt Nam I).

Page 83: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

93

+ Phương pháp tạo tủa Cu(CH3COO)2, thêm dung dịch đồng acetat 15%, lọc

tủa, sấy, cân.

Nung tủa ta được CuO. Lấy hiệu số giữa Cu-tannat và CuO rồi qui về %.

Có thể kết hợp phương pháp tạo tủa trên với phương pháp đo iod: chiết dược

liệu bằng nước, nếu có pectin thì tủa bằng cồn, sau đó thêm 1 lượng Cu - acetat

xác định (đã biết độ chuẩn).

Lọc đồng acetat, dịch lọc thêm H2SO4 10% và KI, Cu - acetat thừa sẽ tác

dụng lên KI trong pH acid để giải phóng iod.

2Cu(CH3COO)2 + 4KI → 4KCH2COO + Cu2I2 + 2I

Chuẩn độ iod thừa bằng natri thiosulfat rồi tính theo công thức:

E = D - C C = (A - B) 1,2517

E = lượng tannin đem định lượng.

D = luợng Cu - acetat xác định phương pháp cân.

C = lượng CuO kết hợp với tannin.

A = lượng Cu cho vào dung dịch lúc đầu.

B = lượng Cu thừa trong dung dịch đầu khi lọc loại bỏ.

Đồng tannin, xác định bằng cách đo iode: 1ml NaS2O3 0,1N = 0,00635g Cu.

1,2517 là hệ số CuO/Cu.

+ Phương pháp đo màu bằng thuốc thử Folin:

Thuốc thử là dung dịch acid phosphovolframic (10g Na-volframat). Đun 3

giờ với 8ml H3PO4 85% + 15ml H2O, lọc lấy dung dịch. Dịch chiết tannin cho tác

dụng với thuốc thử trên trong pH kiềm Na2CO3, sau đó xác định mật độ quang

của dung dịch màu xanh tạo thành sau 120 giây.

(Cần làm một mẫu trắng với 1 dung dịch đã loại tannin bằng bột da).

Chiết bằng nước, tủa bằng (NH4)2SO4, lọc, sấy tủa hòa trong aceton cất thu hồi aceton, rửa bằng ether.

+ Vai trò, phân bố của tannin:

- Tannin tham gia trong quá trình trao đổi chất, quá trình oxy hóa khử của thực vật.

Do có những nhóm chứa phenol, tannin có tác dụng kháng khuẩn, có vai trò bảo vệ cho cây.

- Phân bố trong thực vật bậc cao: họ sim, bàng, vang. 1.6. Tác dụng và công dụng:

Dung dịch tannin cho tủa với protein, tạo một màng trên niêm mạc, do đó

được ứng dụng làm thuốc săn da.

Tannin có tác dụng kháng khuẩn cho nên được dùng làm thuốc súc miệng,

họng bị viêm loét và dùng chữa bỏng.

Page 84: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

94

Tannin có tác dụng làm đông máu: dùng làm thuốc cầm máu, chữa trĩ... Dùng

tannin để chữa các bệnh viêm ruột cấp (cấp tính và mãn tính), chữa đi lỏng.

Tannin kết tủa với alcaloid và các kim loại nặng, nên dùng để uống khi bị ngộ

độc các thứ trên.

Người ta có thể dùng tannin pha thành các dung dịch nước glycerin 1-2%,

thuốc bột, mỡ 10 - 20%.

Thông thường dùng dạng tanat albumin (tanalbin). Chế tạo: 10g albumin pha

vào 90ml H2O, thêm vừa đủ dung dịch tannin 6% kết tủa với albumin, đun nhẹ

500C làm vón, lọc rửa với một ít nước, sấy khô ở 400C, tán nhỏ.

Tanalbin có màu vàng nhạt, không mùi, không vị, chứa 50% tannin, không

tan trong nước, cồn, không bị dịch vị phá hủy. Khi uống gặp pH kiềm thì tannin

mới giải phóng cho nên tránh được tác dụng tannin lên niêm mạc dạ dày (gây

chán ăn, rối loạn tiêu hóa). Người lớn uống 2 - 10g một ngày.

1.7. Các dạng bào chế khác:

Glutannol = gluten + tannin: làm săn da niêm mạc chống đi lỏng.

Tannabirin = hontin, tanalbunin.

Tanaphtol = benzonaphtol + tanalburin.

Tanigen = acetyltannin = tannin + anhydrid acetic.

Tanoforin = tannin + aldehyd formic.

Gelotanin = tannin + gelatin.

Tanobromin = gelatin + tannin + brom.

Tanopine = tannin + hexametylen tetronine (urotropin).

Tanothymol = tannin + thymol + HCHO.

Taphosote = tanophosphat de creosote.

Các loại tannat: muối, tanat Fe, Cu, Pb, Mn...

2. Các dược liệu chứa tanin.

2.1. Ngũ bội tử:

+ Tên khoa học: Galla chinensis.

Là tổ phơi khô của loài sâu: Schlechtenitalia chinensis, dựa trên các loài cây

thuộc chi Rhus, họ Anacardiaceae như: Rhus potanin, R. punjabensis...

Ở nước ta có loài Rhus chinensis = R. Sonialata mọc ở Hà Quảng, Cao Bằng,

Lào Cai (gọi là cây muối). Khi búp non hoặc cuống lá bị loài sâu đục thì cây này

sùi lên thành hình một túi rỗng gọi là vị thuốc ngũ bội tử. + Thành phần hóa học:

Tannin thuộc loại pyrogalic, tỉ lệ rất cao 50 - 80%.

+ Công thức:

Page 85: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

95

R = Acid gallic

Trigallic

Năm 1966, Britton đưa ra công thức.

1, 3, 2, 6 tetragaloyl D/glucose và 1trigaloyl

Theo Buziasvili (Liên Xô) có 7 gốc acid: 1 trigaloyl, 1 di và 2 monogaloyl.

Penta galloyl glucose

+ Công dụng:

Tanin tinh khiết dùng trong công nghiệp da, mực viết, y học cổ truyền dùng chữa cam mồm trẻ em (bạch phàn cho vào ngũ bội tử, đem nướng → nghiền thành bột dùng để bôi).

2.2. Cây ổi:

+ Tên khoa học: Psidium guyava L., Myrtaceae (họ Sim).

Lá non chứa tannin 8 - 9%, trong lá còn có quercetin, leucocyanidin, 2 flavon khác là avicularin, guajaverin, có acid crataegolic (những flavon này có tác dụng kháng tụ cầu).

Acid crataegolic

Avicularin : R = L- arabinose + furamnose.

Guajaverin: R = L- arabino pyranose.

+ Công dụng:

Búp ổi, vỏ ổi được chế dưới dạng cao, dùng chữa đi lỏng. Có thể dùng nước

sắc đặc của vỏ cây để rửa, đắp vết thương, vết loét.

Page 86: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

96

2.3. Một số loại cây khác có chứa tannin:

Sim: Rhodomyrtus tomentosa; Myrtaceae (họ Sim).

Măng cụt: Garcininmangostana; Guttiferae (họ Măng cụt).

Bàng: Terminalia catappa, họ Combretaceae (họ Bàng).

Chiêu liêu: Terminalia chebula, Combretaceae.

DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa và cấu tạo:

+ Coumarin là dẫn chất benzo - pyron (nhắc lại dẫn chất benzo - pyron

đã học phần flavonoid).

- pyron Benzo - pyron

Benzo - pyron là chất đơn giản nhất tồn tại trong cây có tên là coumarin,

đầu tiên được chiết từ cây Coumarouna odorata.

Chất benzo - pyron có mùi thơm dịu dùng làm thơm thuốc lá và một số

nước giải khát.

+ Trong kỹ nghệ benzo - pyron được tổng hợp từ aldehyd salicylic

NaCH3COO và aldehyd acetic.

Benzo - pyron

Người ta có thể coi benzo - pyron là 1 lacton (este) của acid hydroxycinnamic,

vì khi cho tác dụng với HCl sẽ đóng vòng, ngược lại sẽ mở vòng khi cho tác dụng

với kiềm (sự đóng mở vòng có tính chất thuận nghịch):

Page 87: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

97

+ Một số dẫn chất benzo - pyron:

R: H - umbelifiron

R: OH - edculetin

R: OCH3 - scopoletin

- Thêm vòng furan có furanocoumarin (furocoumarin):

6,7 furancoumarin (psoralen), 7,8 furanocoumarin (angelicin).

- Thêm vòng pyran → có loại pyranocoumarin:

- Nếu đổi dị tố oxy với C = O trong benzo - pyron ta có isocoumarin:

Hydragenol

- Trong tự nhiên, các dẫn chất coumarin ở dạng tự do hoặc kết hợp glycosid, hầu hết kết hợp với - OH ở vị trí C7.

Page 88: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

98

1.2. Tính chất:

Coumarin là những chất kết tinh có màu trắng, một số lớn dễ thăng hoa, có

mùi thơm. Ở dạng glycosid dễ tan trong nước, dạng aglycon dễ tan trong dung

môi hữu cơ.

1.3. Định tính (chủ yếu cho loại benzo - pyron):

+ Vi thăng hoa coumarin: cho tác dụng với KI tạo thành tinh thể nâu hoặc tím.

Dựa vào độ tan khác nhau khi mở và đóng vòng lacton:

- Dùng 2 ống nghiệm cho vào 1 - 2ml dịch chiết cồn dược liệu, dung dịch

Na2CO3 2% đun cách thủy để nguội, thêm 2 - 3 giọt thuốc thử diazo của

paranitroanilin thì có màu hồng, đỏ, tím.

- Dùng hai ống nghiệm cho vào 1 - 2ml dịch chiết cồn dược liệu, ống I thêm

0,5ml NaOH 10%, rồi đun cách thủy cả hai ống (ống có coumarin thường có màu

vàng xuất hiện). Thêm vào mỗi ống 4ml H2O, nếu ống I trong hơn ống II, nhưng

sau đó acid hoá mà đục như ống II thì sơ bộ xác định có coumarin.

+ Phản ứng diazo: cho vào ống nghiệm 1 - 2ml dịch chiết dược liệu trong

cồn, dung dịch Na2CO3 2% đun cách thủy để nguội thêm 2 - 3 giọt thuốc thử

diazo tủa paranitroanidin, có màu hồng, đỏ, tím.

+ Dựa vào huỳnh quang tăng lên ở pH kiềm khi soi dưới đèn U.V: nguyên

nhân là do sau khi mở vòng lacton bằng kiềm, coumarin tạo thành dẫn chất

hydroxycinnamic ở dạng cis (acid coumarinic), dưới đèn U.V chất này chuyển

thành dạng trans (acid coumaric) có huỳnh quang sáng hơn.

Cách làm:

- Nhỏ một giọt dung dịch có coumarin lên giấy thấm, nhỏ tiếp 1 giọt dung

dịch NaOH 5% sấy nhẹ.

- Che một nửa vết bằng đồng xu rồi soi đèn U.V trong vài phút sau đó cất

đồng xu đi, sẽ thấy một nửa vòng không che sáng hơn một nửa vòng kia. Nếu

tiếp tục chiếu nữa thì vòng kia sẽ sáng dần lên.

+ Sắc ký lớp mỏng:

Dịch chiết coumarin bằng MeOH.

Chất hấp phụ: SiO2G, sấy 1100C/1h.

Dung môi: dùng 1 trong các hệ dung môi sau:

Toluen, ethyl format, HCOOH (50:40:10).

Benzen, aceton (9:1).

Page 89: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

99

Hiện màu: dung dịch iod - KI (iode 0,2g; KI 0,4; H2O 100ml).

Bảng phân tích sắc ký lớp mỏng (theo M. Lukner).

Chất coumarin Hệ dung môi Hiện màu

(Rf x 100) I II III U.V KI

Aesculetin

Nordanbergin

Umbelliferon

Xanthotoxol

Psoralen

Bergapten

Coumarin

Osthol

46

58

59

63

69

68

71

78

0

0

24

22

75

75

78

82

0

0

9

6

47

42

53

60

Lục xỉn

Xanh ô liu

Xanh sáng

Lục xỉn

Xanh xám

Xanh nhạt

Vàng lục

Tím sáng

Nâu

Nâu nhạt

Lục nhạt

Xanh đậm

Tím, đỏ

Gạch tím

Vàng nhạt

Da cam đậm

1.4. Định lượng:

+ Dựa vào màu hồng theo phản ứng diaso.

+ Dựa vào phản ứng oxy hóa 2 KMnO4 0,1N để định lượng.

+ Dựa vào phản ứng U.V.

1.5. Chiết xuất:

Spat đã dựa vào sự đóng vòng và mở vòng lacton, để chiết xuất 1 số coumarin. Giai đoạn đầu là chiết coumarin, bằng dung môi hữu cơ, lắc dung môi hữu cơ đó với NaOH 10%, tách riêng lớp kiềm rồi lại acid hóa, chiết lại bằng dung môi hữu cơ, bốc hơi dung môi hữu cơ, rồi tinh chế, bằng phương pháp thăng hoa dưới áp xuất giảm hoặc bằng sắc ký.

1.6. Công dụng:

+ Một số coumarin có tác dụng chống đông máu, tính chất này chỉ có với các chất có nhóm thể - OH ở vị trí 4.

Nếu methyl hóa, acetyl hóa nhóm - OH ở vị trí 4 sẽ mất tác dụng chống đông.

Ví dụ: dicoumarol có ở cây trifolinin repena.

Một số coumarin có tác dụng hoạt tính như vitamin P.

Ví dụ: bergapten, esculin, fracin. + Một số có tác dụng làm giãn mạch vành và mạch ngoại vi: angelicin,

visnadin, dùng để chống co thắt.

+ Còn dùng điều trị bạch biến, vẩy nến như các dẫn xuất furanocoumarin, psoralen, angelicin.

Page 90: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

100

+ Một số khác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, loét, điều trị ung thư (ví dụ: peucedanin).

2. Các dược liệu chứa coumarin.

2.1. Bạch chỉ:

+ Tên khoa học: dược liệu là rễ cây Angelia dahurica Benth., (Umbellifereae). Angelia anomala Lall.

+ Đặc điểm thực vật:

Cây thuộc thảo, thân rỗng, phần dưới của thân nhẵn, phần trên gần cụm hoa có lông ngắn. Cây có thể cao tới 2 mét, lá 2 - 3 xẻ lông chim, cụm hoa tán kép.

Trồng trọt: gieo hạt vào tháng mười, tháng mười một. Tưới nước (vì loại cây này ưa ẩm), làm cỏ, bón phân khi lá chưa phủ hết mặt luống.

+ Chế biến:

Rễ củ thu hoạch khi trời khô ráo, rửa sạch, ráo nước cho vào lò xông diêm sinh một ngày, một đêm, sau đem phơi. Khi khô, xông diêm sinh lần nữa, dược liệu có hình chùy, đầu trên to rồi nhỏ dần, dược liệu có màu trắng, ít xơ, mùi thơm, vị đắng là tốt.

+ Thành phần hóa học:

Bạch chỉ có tinh dầu và các dẫn xuất coumarin.

+ Công dụng:

Liều nhỏ làm tăng huyết áp, mạch chậm, hơi thở kéo dài, liều cao gây co giật, tê liệt toàn thân. Bạch chỉ có tác dụng chống vi khuẩn: colli, lỵ, thương hàn, tả và cả với vi khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa). Y học cổ truyền dùng chữa sốt, nhức đầu, đau răng, thường dùng dạng viên hoặc bột khung chỉ.

Khung R1 R2 Tên coumarin

- OCH3

CH3

-O-CH-CH-OH

CH3

OH .OH

Byak-ange-licin

- OCH3

CH3

-O-CH2-CH-C

O CH3

Byak-ange-licol

CH3

-OCH2-CH-C

O CH3

H

Oxy peuso danin

-H CH3

-OCH2 - CH = C

CH3

Imporato-rin

CH3

-OCH2 -CH=C

CH3

- H

Isoimpera-torin

- OCH3

CH3

-OCH2 - C - OH

Isobyak-angelicol

Page 91: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

101

O CH3

- OCH3

CH3

-OCH2 - CH = C

OH CH3

Neobyak-angelicol

2.2. Sài đất:

+ Tên khoa học: Wedeliae calendulacea Less, Asteraceae.

+ Đặc điểm:

Là loại cỏ sống dai, mọc bò, thân lan tới đâu, dễ mọc tới đó, thân và lá có

lông ráp. Lá gần như không cuống, bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, có lông cứng

cả 2 mặt, mép có răng cưa to và nông: cây này dễ nhầm với cây lá lưỡi: (Lippia

nodiflora - Verbenaceae và cây sài lan: Tridax precumbens L., Asteraceae).

+ Thành phần hóa học:

Cây chứa một ít tinh dầu, nhiều muối vô cơ có vị mặn (độ tro toàn phần 20%).

- Một dẫn chất thuộc nhóm coumarono - coumarin là wedelolacton.

Vedelolacton

+ Định tính:

Dịch chiết cồn 1/1 đem thử: 1ml dịch chiết, 3 giọt HCl + ZnO - đun sôi, dung

dịch màu xanh chuyển sang đỏ da cam.

1ml dịch chiết + 1 - 2ml Na2CO3 10% + 3 - 4ml H2O.

Đun sôi để nguội, thêm 3 giọt thuốc thử diazo sẽ xuất hiện màu đỏ thắm, đem

kiềm hóa bằng 1 giọt NaOH 10% màu sẽ chuyển sang vàng.

Có thể dựa vào sự hòa tan khác nhau khi đóng mở vòng lacton để định tính.

+ Công dụng:

Chữa các bệnh viêm nhiễm: viêm tuyến sữa, viêm bàng quang, viêm tai - mũi - họng,

lở loét, rôm sẩy.

Page 92: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

102

Chương III

DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU

Page 93: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

103

Page 94: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

104

ĐẠI CƯƠNG VỀ TINH DẦU

1. Định nghĩa.

Tinh dầu thường là những chất thơm, dễ bay hơi, thường có trong thực vật,

chiết xuất được bằng cách chưng cất. Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều thành

phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ,

bay hơi được ở nhiệt độ thường và có thể điều chế được từ thảo mộc bằng

phương pháp cất kéo hơi nước.

2. Thành phần hóa học.

+ Tinh dầu gồm nhiều thành phần không đồng nhất: terpen mạch hở, vòng có

oxy (alcol, este, ether, các chất thơm, acid hữu cơ ...)

Tecpen được cấu tạo bởi 2 phân tử isopren C5H8:

H2C = C - CH = CH2 (isopren) = C5H8 (còn gọi metyl butadien).

+ Trong cây isopren không tồn tại dạng tự do mà ở dạng ngưng tụ hay nhiều

isopren và được gọi là terpen.

Ví dụ: Ngưng tụ hai isopren ta có monoterpen. C10H16

Ngưng tụ ba isopren ta có sesquiterpen. C15H24

Nếu ngưng tụ hai phân tử terpen ta lại có diterpen. C20H32

Nếu ngưng tụ ba phân tử terpen ta có triterpen. C30H48.

+ Loại terpenic phổ biến như: limonen, pinen, camphen.

- Carbur no: heptan, paraffin.

- Rượu: CH3OH, CH3CH2OH, cinnamic, citronellol, geraniol, linalol,

borneol, cineol.

- Phenol và ether phenolic: anethol, eugenol, thymol, saprol.

- Aldehyd: benzaldehyd, citral, citronellal.

- Ceton, menton, camphor

- Acid hữu cơ: (dạng este) acetic, butylic, valerianic, benzoic, cinamic.

+ Ngoài ra còn có các hợp chất chứa S, nitrogen và halogen.

3. Phân loại theo thành phần hóa học.

+ Tinh dầu chứa chủ yếu thuộc chất chuỗi thẳng: như tinh dầu cam, chanh,

sả, màng tang, thiên niên kiện, mùi, thảo quả.

Page 95: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

105

+ Tinh dầu chứa chủ yếu terpen một vòng, hai vòng, sesquiterpen, bạc hà, hồi,

thông, long não, gừng, nghệ, tía tô, nhân trần, tràm, bạch đàn, ngải cứu, dầu giun.

+ Tinh dầu chứa chủ yếu các nhân thơm: quế, hồi, đinh hương, hương nhu,

đương qui, kinh giới.

+ Tinh dầu chưa biết rõ thành phần: lá lốt, bạch truật.

4. Sinh nguyên của terpen.

+ Quan niệm trước đây:

- Giả thiết 1: cho rằng terpen là sản phẩm thuỷ phân của protid gồm: acid

- aminocaproic và acid - aminobutyric:

COOH CH3

| |

H2N −.C − H CH-NH2

| |

CH2 CH2

| |

CH COOH

H3C CH3

Hydro hoá

P. Cymen + 2NH3 + 2H2O

(tinh dầu giun)

- Giả thiết 2: cho rằng terpen là sản phẩm thủy phân của đường:

Acetaldehyt + Aceton → Aldehyt metylcrotonic.

H CH3 O

CH3- C + CH3 - C -CH3 → C = CH - C

O CH3 H

O

Hydro hoá

CH3 H

C - CH2 - C

Geraniol

CH3 OH O

Hoặc thành alcol: H3C

CH - C - CH2OH

Page 96: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

106

H3C OH

Tạo ra isopren Limonen

+ Quan niệm hiện nay:

Từ acid acetic qua 3 giai đoạn:

GĐI CH3 - COOH Acid mevalonic

GĐII

Isopenthenylpyrophosphat

GĐIII

Farnesylpyrophosphat Geranyl pyrophosphat

Sesquiur Squalen Diterpen Geraniol (monoterpen)

Triter Sterol

Cụ thể: (Acetyl CoA) (Acetoacetyl CoA)

CH3-COOH CH3-CO-S-CoA CH3-CO-CH2-CO-SCoA

CH2-COOH

. H3C-C-CH2-CO-SCoA (3 metyl-3 oxy-glutaryl-CoA) GĐI OH

CH2-COOH (Acid mevalonic: H3C-C-CH2-CH2OH a. 3,5 dioxy 3metyl pentanonic)

.OH

CH2 - COOH

(Acid phospho mevalonic) H3C-C-CH2-CH2-O-P-OH

OH .O

Este hóa với acid phosphoric

COOH

Page 97: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

107

CH2 OH OH (Acid diphospho mevalonic)

H3C-C-CH2-CH2-O-P-O-.P-OH GĐII OH .O O

CH2 CH3

C Isopentenyl pyrophosphat

CH2

CH2-OP2O6H3

Đồng phân hoá

H3C

C=CH-CH2-O-P2O6H3 (Dimetyl alylpyrophosphat)

H3C

GĐIII X2 phân tử

H3C (Geranylpyrophosphat)

C=CH-CH2-CH2-C=CH-CH2-O-P2O6H3 + H4P2O7

H3C .CH3 Loại phosphat

Geraniol (monoterpen)

Geranyl pyrophosphat

Isocream

Farnesyl pyrophosphat

Diterpen Squalen Sesquiterpen

(C20) (C15)

Triterpen (C30) Steroid

5. Sinh nguyên hợp chất có nhân thơm.

Nhiều tinh dầu chứa các hợp chất có nhân thơm là dẫn chất của phenylpropan.

Sinh nguyên: sinh nguyên của các chất này khác với sinh nguyên của terpen.

Do kết hợp với acid pyruvic, acid shikimic tạo ra acid prephenic là tiền chất

của phenylalamin, tyrosin và các hợp chất C6-C3 (dẫn chất của phenylpropan).

Như vậy ta có nhiều hợp chất thiên nhiên:

Page 98: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

108

+ Một số chất có liên kết ethylen ở mạch ngang: dẫn chất của acid cinnamic,

aldehyt cinamic.

+ Một số chất có nhóm OH hoặc OCH3 ở nhân thơm.

+ Một số chất có cấu trúc C6-C1 cũng là dẫn chất của dãy phenyl propan do

sự thoái hoá của chuỗi C3.

CH2-CO-COOH CH2-CH-COOH

NH2

a.Phenylpyruvic Phenilalamin

COOH HOOC CH2-CO-COOH

a.pyruvic

CH3-CO-COOH

a. Shikimic a. Prephenic

CH2-CO-COOH CH2-CH-

COOH

NH2

a.p. OH phenyl pyruvic Tyrosin

Aldehytcinamic (Quế)

Aldehyt anisic (hồi)

6. Trạng thái thiên nhiên.

Tinh dầu có hầu hết trong các họ thực vật nhất là thực vật có hoa. Nấm cũng

có tinh dầu, còn động vật rất ít loài như (sạ, cà cuống). Trong 60 họ thực vật có

tinh dầu thì quan trọng nhất là họ labiatae, rutaceae, rosaceae, umbelliferae,

lauraceae, compositol, magnoliaceae, mytaceae, zingiberaceae. Trong cây cỏ có

nhiều bộ phận chứa tinh dầu: hoa, quả, vỏ, lá, thân, rễ.

Page 99: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

109

Trong cùng một cây các bộ phận khác nhau lại có thể chứa những tinh dầu

khác nhau: vỏ chanh, hoa chanh. Vỏ quế chứa nhiều aldehyd cinnamic, lá quế có

thêm eugenol, rễ lại thêm camphor.

7. Định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Nguyên tắc định lượng: dựa vào phản ứng dùng hơi nước cất kéo tinh dầu

trong cây bằng một dụng cụ thích hợp. Hứng tinh dầu và nước vào trong một ống

chia độ, lớp tinh dầu và nước tách ra, đọc thể tích và tỉ lệ phần trăm.

8. Chế tinh dầu.

+ Phương pháp cất kéo bằng hơi nước:

Nguyên tắc: cất một hỗn hợp các chất lỏng: nước và tinh dầu, khi áp suất của hơi nước cộng với áp suất của tinh dầu bằng áp suất của không khí thì hỗn hợp sôi và tinh dầu được cất cùng với hơi nước.

Ví dụ: điểm sôi có thể để nguyên, cất hoặc nghiền nhỏ là tùy theo nguyên liệu.

Trong khi cất có thể đưa nước no trở lại nồi cất, thu hồi tinh dầu trong nước no bằng than hoạt hoặc đẩy bằng NaCl.

Phương pháp cất kéo hơi nước là phương pháp rẻ tiền, nhanh chóng, tuy nhiên không phù hợp với tinh dầu không chịu được nhiệt.

+ Phương pháp cơ học: đối với tinh dầu tập trung ở vỏ ngoài (cam, chanh) thường dùng các phương pháp ép, chà sát, hoặc bóp vắt.

+ Phương pháp chiết bằng dung môi:

Thích ứng cho việc chiết các tinh dầu hoa hồng, nhài.

Dung môi: các dung môi dễ bay hơi: ether, carbon sulfur, các dung môi không bay hơi: mỡ, dầu béo.

(Dùng dung môi bay hơi được gọi là phương pháp chiết).

(Dùng dung môi không bay hơi được ta gọi là phương pháp ngâm, ướp).

Tinh dầu sẽ chuyển vào dung môi sau đó cất dung môi bay hơi ở nhiệt độ thấp thu được tinh dầu. Nếu dùng mỡ sẽ chiết tinh dầu từ mỡ bằng cồn, bốc hơi cồn thu được tinh dầu.

+ Phương pháp lên men:

Phương pháp này được ứng dụng cho các dược liệu có tinh dầu ở trạng thái kết hợp (glycosid). Để phân lập tinh dầu phải xử lý bằng cách lên men hoặc dùng enzym sau đó mới chưng cất riêng.

+ Kiểm nghiệm tinh dầu (theo các chuyên luận về tinh dầu):

- Xác định tinh dầu trong cây:

Nhuộm các tiêu bản thực vật mới cắt bằng thuốc nhuộm.

Dung dịch Sudan III trong cloral hydrat, sau khi nhuộm, các mô trong tiêu bản có sẽ chứa màu đỏ tươi.

Dung dịch cloral hydrat chỉ hòa tan tinh dầu, không hòa tan chất béo.

Page 100: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

110

- Kiểm nghiệm tinh dầu bằng cảm quan: màu, độ, trong, mùi, vị đặc biệt.

- Bằng vật lý: tỉ trọng, năng suất quay cực, chỉ số khúc xạ, độ tan trong các dung môi.

+ Các chỉ số hóa học:

- Chỉ số acid: là số mg KOH cần để trung hòa các acid tự do trong 1g tinh dầu.

- Chỉ số ester là số mg KOH cần thiết để xà phòng hóa các ester chứa trong 1g tinh dầu.

- Chỉ số acetyl hóa: là số mg KOH cần thiết để trung hòa acid acetic được giải phóng khi xà phòng hóa 1g tinh dầu đã được acetyl hóa.

+ Xác định được nhóm chức trong tinh dầu (aldehyd, ceton):

Lấy dược liệu nghiền nhỏ, trộn thêm một ít nước trong ống nghiệm, đun nóng, lấy vài giọt dịch chiết đặt lên phiến kính đã nhỏ thêm giọt dung dịch paradinitrophenylhydrazin, semicarbazid, hydrazin sulfat trong acid acetic 15 - 20%, nếu có andehyd, ceton, thu được tinh thể có thể nhận biết được qua kính hiển vi.

Dung dịch FeCl3 có thể tạo màu xanh xẫm với các tinh dầu có hợp chất phenol (eugenol).

Trên sắc ký lớp mỏng: silicagel G, hệ dung môi benzen, cloroform, thuốc hiện màu vanillin - sulfuric.

Những phương pháp kiểm nghiệm khác cũng được đề cập tới: phương pháp cực phổ, phương pháp sắc ký khí (không những định tính mà còn cả định lượng).

+ Định lượng các thành phần trong tinh dầu:

Người ta có thể định lượng một thành phần trong tinh dầu, ví dụ (ascaridol trong tinh dầu giun), định lượng nhiều thành phần có cùng một nhóm chức (eugenol toàn phần, geraniol toàn phần).

Mỗi thành phần dược liệu định lượng theo chuyên luận Dược điển. Phương pháp cân: định lượng eugenol. Ascasidol được định lượng bằng dung dịch iod. Phương pháp dùng bình Cassia như định lượng cineol. Ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như sắc ký khí.

+ Tìm chất giả mạo:

- Tìm nước:

Cho CaCl2 khan vào tinh dầu, nếu có nước, CaCl2 sẽ bị chảy nước. Dùng nửa ml tinh dầu + 10ml benzen nếu đục là nước.

- Tìm dầu mỡ:

Cho bốc hơi 1 giọt tinh dầu trên giấy thấm, nếu có mỡ giấy để lại vết mờ. Hòa tinh dầu vào cồn tuyệt đối: nếu có mỡ sẽ nổi lên.

- Tìm alcol:

Lắc tinh dầu dưới nước, nếu có alcol thể tích sẽ giảm. Cho một hạt tinh thể fuschin vào một tube bông, nút ống nghiệm chứa tinh dầu.

Đun sôi nhẹ, nếu có nước thì tube bông sẽ bị nhuộm đỏ.

- Tìm tinh dầu thông:

Page 101: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

111

Lắc tinh dầu với cồn cao độ, thể tích cồn gấp 3 - 4 lần tinh dầu, ta được 2 lớp, cất lớp trên xác định tinh dầu thông bằng mùi, độ sôi và năng suất quay cực.

+ Tác dụng của tinh dầu:

Cây thuốc có tinh dầu và tinh dầu đóng vai trò quan trọng trong y học, công nghiệp và đời sống (dùng chữa bệnh, làm gia vị, làm hương liệu). Sau đây là một số tác dụng của tinh dầu:

- Tác dụng sát trùng đường hô hấp:

Dùng xông, xoa trong các bệnh cảm cúm, ho, chống cả nhiễm lạnh đường hô hấp (bạch đàn, quế, gừng, hồi, bạc hà). Các nồi xông của y học dân gian: lá tre, bưởi, chanh, bạc hà, húng.... tác dụng tốt trên các bệnh như ho, cảm cúm, kết hợp sức nóng ấm, hơi nước nóng của nồi xông, làm giãn mạch, tăng lượng tuần hoàn (một số đơn vị đã chế ra một loại hỗn hợp tinh dầu xông cảm cúm bằng 1 - 2 giọt). Phối hợp với đơn thuốc làm thơm và tăng tính sát khuẩn.

Thuốc chữa bỏng: tăng tính sát khuẩn, giảm viêm và kích thích tổ chức bị tổn

thương chóng hồi phục.

Ví dụ: tràm, bạch đàn, long não.

- Trị ký sinh trùng và côn trùng: tinh dầu giun, tinh dầu chè đồng có tác dụng

trị giun; tinh dầu sả, màng tang có tác dụng trị côn trùng, xua ruồi.

- Làm gia vị: kích thích tiêu hóa: gừng, hồ tiêu, ớt.

- Tinh dầu làm nguyên liệu để chiết xuất ra và bán tổng hợp thành nhiều thuốc

khác: terpin, camphor, borneol, anethol, sibestrol, eugenol, methyl eugenol.

- Nhiều nhất là dùng trong công nghiệp hương liệu, thực phẩm, xà phòng

thơm, nước hoa, bánh kẹo và công nghiệp sơn.

DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU

CÓ HYDRO CARBUR MẠCH THẲNG

1. Các loại tinh dầu có hydrocarbur mạch thẳng.

Có 2 loại:

+ Loại carbur terpen mạch thẳng (monoterpen):

Page 102: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

112

. Ocimen Citral . Geraniol Linalol

(chanh) (sả) (sả) (quả mùi)

.. Citronelol . Citronelal Nerol . Geranial

(Hoa hồng sả) .(sả, Màng tang) (Đồng phân với Citral) + Loại carbur sesquiterpen (3 isopren):

. Farnesol . Farnesol Nerolidol

(Tinh dầu sả) (Hoa chanh)

2. Một số cây điển hình có terpen mạch thẳng.

2.1. Sả, tinh dầu sả:

+ Tinh dầu được cất từ các bộ phận trên mặt đất của nhiều loài sả:

Cymbopogon sp., họ Poaceae (họ Lúa) có 2 nhóm sả:

- Sả chanh cho citral: Cymbopogon citratus DC.

Cymbopogon flexuosus Stapf.

- Sả thường cho geraniol: Cymbopogon nardus Rendle (sả Srilanca).

.Cymbopogon Winteriamus Jowitt (sả Java).

Cymbopogon martinii Stapf.

Miền Bắc nước ta trồng loại sả thường, miền Nam trồng loại sả chanh, trồng

ở đất đồi. Thu hoạch từ tháng 3 đến tháng11, bốn mươi ngày thu hoạch một lần,

năm thứ 2 cho lượng tinh dầu cao (8,9%), năm thứ 3 (7,12%) sản lượng 15 - 18

tấn tươi trong năm.

+ Thành phần hóa học:

Page 103: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

113

- Tinh dầu sả chanh là chất lỏng màu vàng nhạt đến vàng cam, mùi chanh,

chứa: caryophylen, cadinen, humulen, limonen, xitronellal, methyl heptenon

1,5%, neral 24,8%, geraniol 56% và linalol.

- Tinh dầu sả thường (theo tiêu chuẩn ngoại thương) phải chứa 35%

citronellal và 85% geraniol, ngoài ra còn chứa limonen, pinen, camphen,

geraniol, linalol, citronellal, citral.

- Trên thị trường quốc tế: sả Giava (Cymbopogon winterianus) chứa 8%

geraniol, quí hơn sả của Srilanca (Cymbopogon nardus) chứa 50 - 60% geraniol.

+ Công dụng: dùng làm thuốc chữa cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt, dùng

phối hợp với vị thuốc khác dưới dạng thuốc xông, uống cho mát, giúp tiêu hóa.

- Củ sả: có tác dụng thông tiện, ra mồ hôi, còn làm gia vị, xua đuổi côn trùng.

- Tinh dầu sả thường là nguồn cung cấp geraniol, có mùi thơm hoa hồng nên

được dùng trong nước hoa, xà phòng thơm. Tinh dầu sả chanh cung cấp citral. 2.2. Cây màng tang:

+ Tinh dầu được cất từ quả chín màng tang.

+ Cây có tên khoa học là: Litsea cubeba, họ Lauraceae.

+ Cây màng tang mọc hoang ở vùng rừng núi Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Tuyên, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Vĩnh Phú.

+ Công dụng:

Quả và rễ là các vị thuốc chữa đau bụng không tiêu, do cảm lạnh, chữa đau dạ dày, nhức đầu, dùng quả: 4g, rễ 60g, dạng thuốc sắc. Quả là nguyên liệu cất tinh dầu cho citral và dùng xua đuổi côn trùng.

2.3. Tinh dầu mùi:

+ Tinh dầu lấy từ quả mùi.

Coriandrum Sativun L., Apiaceae (họ Hoa tán).

Ở Việt Nam được trồng ở khắp nơi, bộ phận dùng là quả chín phơi khô, tinh dầu cất từ quả, hiệu suất 0,7 - 1,5%.

+ Thành phần hóa học:

Tinh dầu có d - linalol 40 - 60% và các chất geraniol, borneol, cymen, pinen, lá và thân chứa 1% tinh dầu.

+ Công dụng:

- Tinh dầu mùi là thuốc kích thích ăn uống, làm thơm thuốc và làm nguyên liệu chất thơm.

- Quả mùi là vị thuốc tiêu thực, chữa cảm hàn, ho, sốt, nhức đầu, đau dạ dày. Quả còn dùng làm chè thuốc, chữa trĩ, lợi mật và trong công nghiệp làm bánh kẹo.

2.4. Tinh dầu thiên niên kiện:

+ Tinh dầu lấy từ thân rễ cây Homalomena aromatica Schott. Họ Ráy (Araceae).

Page 104: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

114

Cây mọc ở các vùng ven suối, rừng ẩm thấp ở các tỉnh miền núi (Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh...).

+ Thành phần hóa học:

Có linalol 56,4%, terpineol, acetaldehyd, aldehyd, propionio, butyric và sabinen...

Thân rễ chứa 0,8 - 1% tinh dầu, tinh dầu có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu.

Linalol là alcol + CH3COOH/H2SO4 → acetat linalyl (có mùi thơm dịu).

+ Công dụng:

Chữa phong thấp, tay, chân và các khớp xưng nhức mỏi, co quắp tê đau. Dùng 6 - 12g dược liệu dưới dạng thuốc sắc. Tinh dầu dùng để chế cao xoa, linalol dùng chế tạo nước hoa.

2.5. Thảo quả:

+ Dược liệu là hạt chín phơi khô của cây thảo quả.

Cây có tên khoa học là: Amomum aromaticum Roxb., Zingiberaceae.

Trồng hoặc mọc hoang nhiều ở vùng núi khí hậu mát, độ ẩm cao, ở các tỉnh Hà Tuyên, Lai Châu, Lào Cai (tập trung ở huyện Bát Sát).

Hạt khô có màu xám vân dọc sần sùi, có mùi thơm hắc nhẹ, khi đập có mùi thơm đặc biệt vị cay tê.

+ Thành phần hóa học:

Có alcaloid, tinh dầu 1,3%, tinh dầu mới cất là chất lỏng màu vàng nhạt có mùi đặc biệt mạnh và hắc, vị cay, gây bỏng rát trên da và niêm mạc. Ngoài ra còn

có - pinen, - pinen và caren.

+ Công dụng:

Giúp cho tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, lách to, hôi miệng, chống viêm, xoa bóp do ngã sưng đau.

DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ

TERPENOID MẠCH VÒNG

1. Các loại tinh dầu terpenoid mạch vòng.

+ Một vòng:

Page 105: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

115

Limonen - Terpineol Menthol Zingiberen

+ Hai vòng:

Camphen - Cadinen - Santalol Cineol

Camphor Borneol Fenchan - Pinen

+ Có nhân thơm:

Cymen Thymol Ald cinnamic Eugenol Anethol

2. Một số cây điển hình có terpen mạch vòng.

2.1. Cây bạc hà:

+ Tên khoa học: Mentha arvensis L., Labiatae (họ Hoa môi).

Nước ta có nhiều loài bạc hà châu Á mọc hoang dại: dạng thân xanh, thân

tím. Ta có có di thực 1 số cây bạc hà châu Á nữa: dạng hoa trắng, dạng hoa phớt

tím có ở Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và được phát hiện năm 1972. Hiện nay các

cơ sở trồng là loại bạc hà châu Á di thực ở Liên Xô, loài này có năng suất cao và

chịu được hạn, chịu rét và chịu sâu bệnh, đó là chủng 974, 976.

Bạc hà châu Âu: Mentha piperita L., mọc khoẻ, mùi thơm dễ chịu hơn, chưa

thấy mọc ở nước ta.

+ Thành phần hóa học:

- Lá bạc hà chứa 0,8% tinh dầu. Tinh dầu bạc hà là chất lỏng trong, không

màu hay vàng nhạt, có mùi đặc biệt của bạc hà, vị cay sau mát.

Page 106: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

116

- Tinh dầu chứa: pinen, limonen, phenanthren, menthol (tự do hay dạng este

của acid acetic, valeric), menton, mentofuran.

Phân lập menthol bằng nhiệt độ lạnh 150C thu được 70.

Theo Dược điển Việt Nam tinh dầu phải chứa trên 48% menthol toàn phần và

3,9% ở dạng este biểu thị bằng menthol, acetat, menthol tự nhiên tả tuyền

menthol tổng hợp các thể hữu tuyền hay racemic (dl-).

Trong tinh dầu bạc hà: có nhiều menthol làm tinh dầu có vị đắng (ở lá non).

Có mentofuran làm mùi thơm dễ chịu nếu nhiều quá chuyển dạng peroxid,

tinh dầu sẽ hóa nhựa.

Có dimethyd sulfur làm tinh dầu kém thơm.

Chủng bạc hà 974 cho tỉ lệ tinh dầu 0,5 - 0,7% trong đó menthol 75 - 85%,

năng suất 90 - 100 lít/ha.

Chủng 975 tỉ lệ tinh dầu 0,4 - 0,6%, menthol 65 - 75% năng suất 50 - 130 lít/ha.

Với các chủng này ta có thể lấy menthol 1 phần, tinh dầu còn lại vẫn đạt tiêu

chuẩn của Dược điển qui định.

Bạc hà châu Âu chứa 1,08 - 2,7% tinh dầu, menthol 5 - 70% sản lượng sản xuất trên Thế giới hàng nghìn tấn tinh dầu bạc hà châu Âu, hai đến ba nghìn tấn tinh dầu bạc hà châu Á hàng năm.

+ Kiểm nghiệm tinh dầu bạc hà:

Chiết xuất: cất kéo bằng hơi nước (có vỉ ngăn cách) ở lá có 0,8% tinh dầu trong đó menthol phải có 48%. Tách ra bằng nhiệt độ lạnh 14 - 70C.

+ Định tính: sau khi thêm cùng thể tích HNO3 và một giọt acid acetic bằng tinh dầu sẽ có cho màu đỏ tía và huỳnh quang xanh lơ (mentofuran).

+ Sắc ký lớp mỏng: SiO2G, sấy 1100C/1h.

Dung môi: Benzen, ethylacetat (95/5).

Benzen, CHCl3 (25/75).

Hiện màu: vanilin/H2SO4.

Mentolfuran: vết hồng.

Menthol: lơ sáng.

Menton: ve.

Thuốc thử 2,4 DNPH: các ceton cho màu da cam.

Thuốc thử phosphotmolybdic 20%/cồn 900.

.Menthol: vết lơ trên nền vàng.

+ Định lượng: phương pháp hóa học:

- Định lượng menthol este hóa: xà phòng tinh dầu bạc hà bằng một lượng KOH thừa trên nồi cách thủy và chuẩn độ dung dịch KOH thừa bằng HCl, từ đó suy ra hàm lượng menthol este hóa trong tinh dầu.

Page 107: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

117

- Định lượng menthol toàn phần: acetyl hóa tinh dầu bằng alhydrid acetic, xà phòng hóa tinh dầu đã được acetyl hóa bằng một lượng KOH có thừa, chuẩn độ KOH thừa bằng dung dịch HCl, từ đó suy ra hàm lượng menthol toàn phần.

- Phương pháp so màu:

Định lượng menthol: oxy hóa menthol thành menton, rồi tạo ra nitro phenylhydrazin có màu đỏ. Có thể dựa vào sự tạo màu đỏ của menthol với thuốc thử: paradimetylaminol benzaldehyd ở môi trường H2SO4.

Người ta còn có thể định lượng mentofuran bằng so màu: dùng dung dịch acid tricloracetic trong CHCl3 tạo ra với mentofuran màu đỏ.

- Phương pháp sắc ký khí: đã được ứng dụng hơn 20 năm nay.

+ Công dụng:

- Trị cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ngạt mũi, viêm họng, đau bụng đi ngoài.

- Dược liệu dùng 3 - 6g dạng thuốc sắc, tinh dầu và menthol: có tác dụng sát khuẩn mạnh, gây tê tại chỗ, làm dịu viêm thần kinh, trị các bệnh về tai, mũi họng, xoa bóp nơi xưng đau (dầu cao xoa).

Tinh dầu bạc hà không dùng cho trẻ nhỏ, gây ức chế ngừng thở, ngừng tim.

Ở nước ta, còn có loại húng (rau húng) có 0,3 - 0,5% tinh dầu trong đó hàm lượng carvon 55 - 60%.

2.2. Cây tía tô:

+ Tên khoa học: Perilla ocymoides., Lamiceae.

Mọc hoang dại, hoặc được trồng làm thuốc gia đình và rau ăn.

+ Thành phần hóa học:

Lá chứa 0,2% tinh dầu, tinh dầu chứa perillaldehyd, periaceton, pipariton,

benzaldehyd, carvon, cimen, limonen, camphor, myrcen, methyl eugenol, linalol,

terpineol, geraniol....

+ Công dụng: lá tía tô làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm đau, chữa ho, giúp

tiêu hóa, chữa đau bụng do ăn cua, cá...

2.3. Tinh dầu thông:

+ Tên khoa học: Pinus sp., Pinaceae (họ Thông).

Ở Việt Nam có nhiều loài thông:

Thông Đà Lạt (5 lá) : Pinus falatensia Torre

Thông 3 lá : Pinus insulatis Endl

Thông nhựa 2 lá : Pinus merkusii Jungh

Thông đuôi ngựa : Pinus massoniana Lamb

Thông lá dẹt : Pinus kremfii H.Lec.

Hiện được trồng nhiều ở Hà Bắc, Hà Tây, Nghệ Tĩnh, Hà Tuyên, Lai Châu.

+ Các bộ phận dùng:

Nhựa dầu : resine.

Page 108: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

118

Tinh dầu : essence terebenthin.

Tùng hương : colophan, cặn sau cất tinh dầu.

Tùng tiết : mắt thông, đoạn gù lên trên cây thông.

+ Thành phần hóa học:

Tinh dầu có 60 - 65%, - pinen, 6 - 8% - pinen, terpen khác, lá thông cũng

có tinh dầu có: bornyl acetat 11%, pinen 40%.

+ Tác dụng khác:

- Tinh dầu có tính sát khuẩn, gây kích ứng hô hấp, làm tăng tiết dịch đường

hô hấp.

- Tinh dầu là thuốc giải độc phosphor, tiêm dưới da tạo abces khu trú.

- Tinh dầu làm nguyên liệu chế: camphor, terpin, terpincol, borneol và làm

dung môi hòa tan celluloid.

- Tùng hương dùng chế cao dán nhọt.

2.4. Cây long não (dạ hương):

+ Tên khoa học: Cinnamonum camphora (L) Sieb., Lauraceae.

Cây được trồng khắp nơi: Hà Tuyên, Hà Tây, Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà

Bắc, Huế, Hậu Giang.

+ Bộ phận dùng:

Tinh dầu và camphor, hàm lượng thay đổi tùy theo bộ phận:

Lá Cành Thân Gốc Rễ

Camphor 1% 0,3% 0,8% 1,3% 0,8%

Tinh dầu LN 0,3% 0,6% 1,4% 1,8% 2.5%

Gỗ già chứa nhiều camphor và ít tinh dầu, ngược lại lá và cành non chứa

nhiều tinh dầu và ít camphor.

Một cây long não già 30 tuổi, thu hoạch 1.000kg nguyên liệu, gỗ thân: 60%,

cành: 23%, rễ: 10%, lá: 6%.

+ Thành phần hóa học:

Camphor thiên nhiên là những tinh thể trắng, có mùi đặc biệt, vị cay, dạng

hữu truyền (camphor tổng hợp từ tinh dầu thông dạng dl - racemic). Đem cất

phân đoạn tinh dầu long não ta được:

- Đoạn tinh dầu trắng: chiếm 20% (160 - 1650C) có camphor safrol eugenol.

- Đoạn tinh dầu đỏ chứa: 24% (210 - 2500C) có camphor, safrol, eugenol.

- Đoạn tinh dầu xanh: chứa 1% (sôi 250 - 3000C) có cadinen, bisabolen,

camphoren và azulen.

Theo qui định Dược điển Việt Nam: long não chứa 35 - 45% camphor.

+ Tác dụng: Camphor là thuốc hồi sinh, trợ tim, thuốc sát khuẩn đường hô

hấp, dùng dưới dạng dầu camphor, dạng dung dịch trong nước: Na -

Page 109: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

119

camphosulfonat. Camphor làm giảm nhu động ruột nên được phối hợp trong cồn

kép opizoic (cầm ỉa chảy).

Dùng làm thuốc xoa bóp, cao xoa.

Tinh dầu long não có tác dụng chữa bỏng, sát khuẩn và xua đuổi côn trùng,

tẩy uế.

Ngày nay người ta tổng hợp camphor từ tinh dầu thông (từ pinen).

Pinen Camphor

+ Chế tạo camphor sulfonat:

Camphor + H2SO4 + Anhydrid acetic

Camphor sulfonat

2.5. Cây nhân trần:

+ Tên khoa học: Adenosma sp; Serophulariceae (họ Mõm sói).

Ở Việt Nam dùng 2 loại:

Nhân trần xanh: Adenosma caeruleum R.Br.

Nhân trần bồ bồ: Adenosma capitatum Benth.

+ Thành phần hóa học:

Lá có 0,7% tinh dầu, trong tinh dầu có 35,5% fenchon, 22,6% limonen,

11,6% humulen, 5,9% cineol, fenchol, piperitenon oxyd.

+ Công dụng: chữa viêm gan, tắc mật, hoàng đản, dùng cho phụ nữ sau khi

sinh nở, giúp tiêu hóa ăn ngon.

2.6. Cây tràm:

+ Tên khoa học: Melaleuca leucadendron L., Myrtaceae.

Tên khác: khuynh diệp, chè đồng, chè cay.

+ Cây tràm mọc lẫn với sim, mua trên đồi trọc (Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Bắc

Thái, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh).

Mọc thành rừng ở Bình Trị Thiên tới Minh Hải, Đồng Tháp, tinh dầu cất từ

lá: cho 0,2 - 0,3%.

Page 110: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

120

Tinh dầu có nhiều aldehyd gây kích ứng, cần phải loại bỏ bằng cách tinh chế:

đun cách thủy nhiều giờ với hỗn hợp PbO hòa trong NaOH, sau khi cất kéo bằng

hơi nước.

+ Thành phần hóa học:

Tinh dầu tràm chứa cineol (eucalyptol, cajeputol), terpineol, pinen; nếu chưa

tinh chế thì có chứa aldehyd butyric, valeric. Tinh dầu tràm phải chứa 60 -70%

cineol (Dược điển Việt Nam). Cineol là chất lỏng mùi đặc biệt gần như camphor,

điểm sôi 176 - 1770C.

+ Kiểm nghiệm tinh dầu tràm:

- Chiết xuất: phương pháp cất kéo hơi nước, có vỉ ngăn cách, tỉ lệ ở lá: 0,2 -

0,5%. Tinh dầu cất xong còn nhiều tạp chất aldehyd gây kích ứng, để tinh chế

người ta đun cách thủy nhiều giờ với hỗn hợp PbO hòa tan trong NaOH, sau đó

cất kéo lại.

- Định tính:

. Cho vào bát thủy tinh 10g tinh dầu, sau đó cho dần H3PO4 (3g) lắc (tránh

bốc nóng), ta đã được khối đặc, lúc đầu màu trắng, sau vàng rồi đỏ, cuối cùng

thành tinh thể cineol PO4-.

. Cho một ít iode vào một ít tinh dầu giữ nhiệt độ 500C, sau khi để nguội ta sẽ

có tinh thể.

. Cho iod vào vài giọt tinh dầu tràm ta được hợp chất cộng.

- Sắc ký lớp mỏng:

Chất hấp phụ SiO2G, sấy 1100C/1h.

Hệ dung môi: benzen : ethyl acetat (9/1).

Hiện màu: thuốc thử vanilin/H2SO4: tinh dầu tràm cho 8 vết trong đó vết

xanh to nhất ứng với Rf = 0,71 là cineol.

- Định lượng cineol (theo Dược điển Việt Nam): nguyên tắc chung của

phương pháp này là: resorcin tạo với cineol thành hợp chất đặc, tan trong nước.

Dụng cụ là bình Cassia có dung tích 100ml, ở cổ có khắc ngấn 6ml và chia

vạch 0,1ml.

Cho vào bình 3ml tinh dầu và 75ml dung dịch resorcin 50% lắc 15 phút, sau

khi phân thành 2 lớp, thêm dung dịch resorcin để đưa tinh dầu lên cổ bình trong

khoảng khắc ngấn ở cổ. Sau 1 giờ đọc thể tích tinh dầu còn lại: hàm lượng cineol

tính theo công thức:

(3 - a) 100

3

Page 111: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

121

a: là thể tích tinh dầu không kết hợp tính theo ml.

+ Công dụng:

- Lá tràm pha chè thay nước uống tiêu hóa, chữa cảm cúm, nước sắc dùng để

rửa, đắp vết thương.

- Tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, dùng để chữa bỏng, làm

nhanh liền sẹo, không dính bông gạc, dùng để sát khuẩn tay phẫu thuật viên trước

khi mổ (trong thời chiến).

- Chế thành cao xoa: xoa bóp đau nhức, cảm cúm, ho.

2.7. Tinh dầu giun:

Tinh dầu giun cất từ cành, lá cây dầu giun.

+ Tên khoa học: Chenopodium amprosioides L., Chenopodiaceae (họ Rau

muối).

Cây mọc hoang ở cả 2 miền Nam, Bắc, ở đất phù sa, đất cát ven sông Hồng,

sông Đáy, sông Thái Bình, sông Luộc.

+ Thành phần hóa học:

Tinh dầu giun là chất lỏng trong, màu vàng nhạt, mùi đặc biệt khó ngửi. Tinh

dầu chứa ascaridol 60 - 70%, cymen 25%, terpinen, linonen, borneol, cineol.

Dược điển Việt Nam qui định: tinh dầu giun phải có 60% ascaridol. Nếu cất

tinh dầu hàm lượng ascaridol thấp cần tinh chế bằng cách cất dưới áp lực giảm.

Ascaridol là peroxyd bị phân hủy ở nhiệt độ 1300C.

Kiểm nghiệm (theo chuyên luận Dược điển).

+ Tác dụng:

Ascaridol có tác dụng trị giun đũa, giun móc câu, không tác dụng với giun

tóc và giun kim. Ascaridol độc, có thể gây hạ huyết áp suy tim, nôn mửa, ù tai.

Viên nang chứa 0,33ml tinh dầu giun, cách dùng: sáng nhịn ăn, uống, cách 1 giờ

1 nang tất cả là 3 nang, sau cùng uống một liều tẩy magnesi sulfat hoặc Na2SO4.

Ascaridol là thuốc chế từ ascaridol + thioure để uống, nhưng độc hơn ascaridol,

được tổng hợp 1944 = .terpinen + O2 + clorophyll có ánh sáng xúc tác.

2.8. Cây nghệ vàng:

+ Tên khoa học: Curcuma longa L., Zingiberaceae.

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, thân rễ phơi khô.

+ Thành phần hóa học:

Trong nghệ có nhựa, curcumin 1%, dược liệu chứa 1,5% tinh dầu, curcumin

I, II, III. Sự khác nhau curcumin I, II, III là do gốc R1, R2 thay bằng - OCH3 và H.

Page 112: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

122

Curcumin tan trong cồn, acid acetic, dung dịch kiềm, CHCl3, không tan

trong nước.

Tinh dầu có - phenanthren, sabilen, cineol, borneol, turmeron, zingiberen...

+ Tác dụng:

Curcumin có tác dụng sát khuẩn mạnh.

Tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, đồng thời có tác dụng giúp tiêu hóa, thông

mật, chữa loét dạ dày, chữa bỏng, chữa các vết thương, trị lao. Ở miền Nam có

loài nghệ chứa curcumin 5%.

MMM

DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ NHÂN THƠM

1. Các tinh dầu có nhân thơm.

Safrol Cymen Thymol Anethol

Page 113: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

123

Ald cinnamic Eugenol Carvacrol Coumarin

2. Một số cây điển hình có tinh dầu mang nhân thơm.

2.1. Cây đinh hương:

+ Tên khoa học: Eugenia caryophylla Thunb., Myrtaceae.

Cây di thực, tinh dầu nhập nội, hàng năm nhu cầu Thế giới khoảng 2000 tấn.

+ Thành phần hóa học: tinh dầu là chất lỏng không màu hay vàng nhạt, mùi đặc biệt của đinh hương. Để lâu tinh dầu hóa nhựa (do bị oxy hóa).

- Tinh dầu chứa eugenol 78 - 85%, acetyl eugenol, alcol benzylic, caryophyllen, methyl salicylat, methyl benzoat, vanilin.

- Qui định của Dược điển Việt Nam I: tinh dầu có trong dược liệu đạt 15% và eugenol phải có 80 - 96% trong tinh dầu.

+ Công dụng:

- Chữa đau bụng, kích thích tiêu hóa, tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, dùng chế cao xoa.

- Eugenol là nguyên liệu để tổng hợp vanillin dùng trong công nghiệp bánh kẹo, methyl eugenol là loại thuốc nhử ruồi vàng, isoeugenol dùng trong hương liệu.

2.2. Cây hương nhu trắng:

+ Tên khoa học: Ocimum gratissimum L., Lamiaceae (họ Hoa môi).

Mọc hoang dại phổ biến ở nước ta, hiện nay một số địa phương trồng nhiều để chiết tinh dầu.

+ Thành phần hoá học:

- Tinh dầu màu vàng nhạt chứa từ 45 - 70% eugenol, ether methylic của eugenol, carvacrol, ocimen, camphen và limonen.

- Điều chế: phương pháp cất kéo bằng hơi nước, có vỉ đặt dược liệu ở trên.

- Kiểm nghiệm định tính (giống tinh dầu hương nhu):

. Dược liệu:

Nhỏ giọt dung dịch FeCl3 vào một ít bột dược liệu, xuất hiện màu xanh lam xẫm.

Lấy 0,5g bột dược liệu, ngâm vào 2 - 3ml CHCl3/ 5 phút.

Lấy ra 2 giọt lên phiến kính, thêm 1 giọt dung dịch NaCl bão hòa trong NaOH 3%, soi kính thấy tinh thể Na eugenat.

. Tinh dầu:

Cho 2 giọt tinh dầu trong 5ml cồn + 2 giọt FeCl3 xuất hiện màu xanh ngọc bích.

Lắc 1ml tinh dầu với 20ml H2O. Lọc trên giấy lọc đã thấm nước cho thêm vào dịch lọc 2 giọt FeCl3 - dịch lọc chuyển màu xanh lục.

. Sắc ký lớp mỏng: SiO2 G, sấy 1100C/1h.

Page 114: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

124

Benzen: ethylacetat (9/1).

Vanilin H2SO4: eugenol có màu đỏ nâu, Rf: 0,53.

- Định lượng eugenol: dựa vào độ hòa tan của các phenol tự do trong dung dịch kiềm (NaOH, KOH) ở nhiệt độ sôi acetyl cũng bị xà phòng hóa.

Dụng cụ: dùng bình Cassia trong đó người ta đo thể tích tinh dầu không tham gia phản ứng, suy ra hàm lượng eugenol toàn phần.

- Đo chính xác 10ml dầu, một nửa dung dịch NaOH 30%, lắc/ 5 phút tiếp tục thêm NaOH vào, để yên đọc thể tích. Tinh dầu còn lại, tính % theo công thức sau:

Eugenol% = (10 - a)10 a: tinh dầu không tham gia phản ứng

Eugenol

2.3. Cây đại hồi:

+ Tên khoa học: Illicium verum HooK.f (họ Hồi), Illiciaceae.

Tên khác: hương hồi, bát giác hồi hương.

Ở nước ta hồi chỉ mọc ở một số tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh. Năm 1894, Việt Nam đã xuất cảng hồi, ngày nay hàng năm xuất cảng khoảng 3000 tấn.

+ Thành phần hóa học:

- Hoa hồi chứa 5% tinh dầu, là chất lỏng màu vàng vị ngọt. Tỉ lệ anethol trong tinh dầu có khoảng 60% (có thể 80 - 95%). Ngoài ra còn chứa pinen, caren, phelandren, cymen sofrol linalol, terpineol, anisaldehyd, camphen, limonen. Tinh dầu hồi Việt Nam chứa anethol 55 - 70% và các thành phần trên.

Theo qui định của Dược điển Việt Nam, tinh dầu hồi phải có điểm đông đặc trên 150C (ứng với hàm lượng 85 - 95%).

- Anethol có 2 dạng đồng phân: cis và trans, đồng phân cis độc gấp 20 lần trans, tuy nhiên hàm lượng cis có trong tinh dầu không đáng kể 0,04 - 0,07%.

+ Công dụng:

Hồi là vị thuốc giúp tiêu hóa, chữa đi lỏng (do ngăn cản sự lên men ở ruột), trị nôn mửa, tay chân nhức mỏi, còn dùng làm gia vị.

+ Một số điểm cần lưu ý:

- Không nên nhầm với hồi núi (Illicium griffithii Hook et Thomas) có chất độc.

- Hồi núi, các đại cong như cái liềm (đại hồi: các đại cong như cái thuyền) vị ít thơm, tính độc.

Page 115: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

125

- Thành phần:

Tinh dầu chứa 1% trong có sikimitoxin, sikimin, hananorin, simipicrin, ether của safrol, cineol, sikimen.

- Cây tiểu hồi (tiểu hồi hương) họ Hoa tán.

Foeniculum vulgare F. Miller, Apiaceae, có anethol 50 - 60%, fenchon, methyl charvicol.

- Nguyên tắc tổng hợp Hexestrol (N.Hoán, Bửu Hội: 1949):

. Dùng anethol đem halogen hóa.

. Dùng phản ứng Wurtz - Grignard để tạo thành oestrogen:

Dihydrodiethyl

sibesterol

Anethol + HBr

Diethyl sibestrol

RX + MgO R - R + Mg

RX + NaO R - R + Nax

RX + FeO R - R + Fex

- Chế aldehyd anisic:

NaCrO4

Anethol + = Aldehyd anisic

H2SO4 2.4. Cây quế:

+ Tên khoa học:

Cinnamomum sp. Lauraceae.

Trên thị trường có nhiều loại quế dùng làm thuốc.

- Quế thanh:

Cinamonum obtusifolium Neévar, Loureirii Perrot et Eberh.

Cinamonum loureirii Nees.

Còn gọi là quế quan (tiến cho vua quan) quế Quỳ (huyện Quỳ Châu, Nghệ An).

Page 116: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

126

- Quế Trung Quốc: Cinnamonum cassia BI (còn gọi quế đơn, quế bì). (Trung Quốc, Việt Nam, Srilanca, Indonesia). Cinnamonum zeylanicum Nees (Srilanca, Ấn Độ, Việt Nam, Miến Điện).

Tại Việt Nam quế mọc nhiều ở vùng rừng núi dãy Trường Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Lào Cai có nhiều rừng quế; đông y quí trọng quế Thanh.

Hàng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 12.000 tấn quế, Việt Nam xuất cảng hàng năm 1.000 - 2.000 tấn quế.

+ Bộ phận dùng:

Vỏ quế và tinh dầu.

- Nhục quế: vỏ thân:

. Quế hạ cách đất 0,20 - 1,2m.

. Quế trung từ 1,2m đến phần cành.

. Quế thượng bóc ở cành to.

- Quế chi: bóc ở cành nhỏ, quế chi tiêu, ngọn cành non.

- Quế tâm: lõi gỗ quế (kém, không bằng quế chi).

- Quế thông: bóc ở cây non 6 - 7 tuổi, mùi vị kém.

- Lão quế: vỏ quế từ cây quế mọc mọc hàng 100 năm rất quí.

+ Thành phần hóa học:

Tinh dầu 2 - 5% ở quế Thanh, 1 - 2% ở quế Trung Quốc. Tinh dầu là chất

lỏng màu vàng, vị nóng ngọt, có mùi thơm đặc biệt, tinh dầu có chứa aldehyd

cinamic (65 - 95%), alcol cinnamic, cymen, linalol, eugenol, cinnamyl acetat,

acid cinnamic, propylphenyl acetat, aldehyd cetocoumaric. Tinh dầu cất từ lá:

lỏng, màu vàng sẫm, vị nóng thơm, nhưng có mùi hăng của lá: 50 - 80% eugenol,

aldehyd cinnamic, alcol cinnamic, benzyl benzoat.

Qui định Dược điển Việt Nam I, tinh dầu quế phải chứa 80 - 95% aldehyd

cinnamic.

+ Công dụng:

- Quế là vị thuốc quí trong y học: y học cổ truyền coi là vị thuốc bổ, trị đau

bụng, đi lỏng.

- Quế và tinh dầu có tác dụng tăng cường hoạt động tuần hoàn, hô hấp, bài

tiết, co bóp tử cung, tăng nhu động ruột

- Tinh dầu: sát khuẩn và trị giun, chế cao xoa - còn dùng trong công nghiệp

hương liệu và thực phẩm.

Tổng hợp aldehyd cinnamic:

CO - CH3 CH = CH - CHO

+ O KOH

Page 117: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

127

CO - CH3

Benzaldehyd Anhydrid acetic Ald cinnamic

2.5. Cây kinh giới:

+ Tên khoa học: Elsholtzia cristata Willd., họ Lamiateae.

Được trồng ở nhiều nơi, làm rau ăn, thuốc nam trong gia đình.

+ Thành phần hóa học:

Có elsholtziaceton là chủ yếu.

CH3

CH3

CO - CH2 - CH

CH3

+ Công dụng: chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng.

2.6. Cây xương bồ (thạch xương bồ):

+ Tên khoa học: Acorus gramineus Soland, Araceae.

Mọc hoang dại ở các bờ suối, khe đá có nước chảy ở miền núi.

+ Thành phần hóa học:

Tinh dầu thạch xương bồ có - asaron (Cis) 60 - 80%, safrol, eugenol,

methyl eugenol, chevibetol, pinen, camphen, cineol, cymen, linalol camphor,

terpineol, borneol, humulen, calamenen.

Người ta còn dùng thủy xương bồ, giống thạch xương bồ nhưng cây to cao

hơn.

+ Công dụng:

Trị hen xuyễn, thuốc bổ giúp tiêu hóa, trị phong thấp nhức xương.

2.7. Cây đương qui:

+ Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv), Diels (họ Hoa tán) Apiaceae.

Có ở Trung Quốc, di thực vào Việt Nam.

+ Thành phần hóa học:

Rễ chứa acid folinic, biotin, saponin, vitamin B12 (0,25mg - 0,4mg trong

100g) có 0,3% tinh dầu.

Tinh dầu chứa: N - butiliden phtalit.

Page 118: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

128

Acid velero phenon 0 - cacboxylic.

Aldehyd dihydrophtalic.

Butylidenphtalit Valerophenon carboxylic acid

Alhydrid dihydrophtalic

+ Công dụng:

Chữa đau bụng thống kinh, thuốc bổ máu, trong trường hợp chân tay đau

nhức, lạnh, là vị thuốc hoạt huyết trong đông y.

Page 119: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

129

Chương IV

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

DƯỢC LIỆU TRONG QUÂN ĐỘI

Page 120: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

130

Trong quân đội, việc nghiên cứu các dược liệu dùng làm thuốc được tiến

hành rất sớm, từ thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1947).

Trong quân đội có tổ chức nha quân dược bao gồm có các xưởng bào chế thuốc, xưởng dược liệu, xưởng dụng cụ. Để bảo đảm một phần nhu cầu thuốc cho quân đội, các xưởng dược đã tìm kiếm các nguồn dược liệu trong nước và đã tự sản xuất được một số các loại thuốc sau: caroten từ quả gấc, chiết mocphin, rượu opi từ thuốc phiện, tinh dầu tràm từ lá tràm chè đồng, tinh dầu sả từ cây sả, cafein từ chè, strychnin từ mã tiền, rotundin từ củ bình vôi, bột bó từ thạch cao... Do yêu cầu của quân đội, suốt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước cho đến nay, những cây thuốc vẫn được tiếp tục nghiên cứu áp dụng để chữa một số bệnh quan trọng như: cây thuốc chữa vết thương chiến tranh, vết bỏng, chữa sốt rét, chữa bệnh ngoài da, gần đây có nghiên cứu thêm các dược liệu có tác dụng thải xạ và bảo vệ phóng xạ. Yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu dược liệu rất rộng, nhưng do về hoàn cảnh chung trong chiến tranh, trang thiết bị thiếu thốn, cán bộ thiếu và trình độ có hạn... cho nên các kết quả nghiên cứu cũng mới đạt được ở mức sưu tầm thừa

Page 121: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

131

kế ứng dụng rộng rãi có nâng cao và có phân tích đánh giá bước đầu. Sau đây là kết quả của một số cây thuốc được nghiên cứu.

NHỮNG .CÂY .THUỐC .CHỮA VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH

1. Cây lân-tơ-uyn:

+ Tên khoa học: Raphidophora decursiva Schott.

Còn gọi là cây lân-tơ-uyn, dây sống rắn, cây đuôi phượng, họ Ráy (Araceae).

+ Đặc điểm, phân bố: dây leo mọc bám trên các cây cổ thụ, dọc theo các suối nước ở rừng già, nơi ẩm thấp. Cây có phổ biến ở khắp nơi từ Bắc đến Nam. Người ta dùng thân và lá tươi làm thuốc.

+ Thành phần hóa học: lá lân-tơ-uyn có glycosid, saponosid, một ít tannin, dịch chiết lá có pH acid (Đặng Hanh Khôi và cộng sự: 1968).

+ Tác dụng dược lý:

Thân và lá có tác dụng kháng một số vi khuẩn: Staphyllococcus aureus, streptococcus pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subilis.

Bác sĩ Lê Khắc Lập (Quân y Quân giải phóng Quân khu V) đã theo dõi kết quả trên 357 trường hợp đi tới những kết luận sau:

- Chỉ định điều trị:

. Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng, nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải rạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân-tơ-uyn.

. Các vết bỏng độ II, III.

- Phản chỉ định: các vết thương chột, miệng nhỏ, ở sâu còn dị vật thì không

nên dùng lân-tơ-uyn vì sẽ làm liền miệng, đọng mủ ở bên trong.

- Trên lâm sàng: lân-tơ-uyn có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, có thể thay

sulfamid và penicilin. Ở những vết thương phần mềm không có sốt nhiễm trùng

thì chỉ dùng lân-tơ-uyn đắp là đủ, không cần dùng thuốc kháng sinh.

Dùng lân-tơ-uyn đắp lên 2 - 3 lần, vết thương sẽ sạch mủ, tổ chức hạt vết

thương đỏ tươi sạch đẹp, chóng liền sẹo. Dùng lân-tơ-uyn tiết kiệm nhiều thuốc,

bông băng, gạc (y học thực hành 193 - 1967 trang 25 - 29).

Dựa vào kinh nghiệm của đồng bào Kon-Tum khi làm nương rẫy bị thương

do dao chém, gốc cây đâm... dùng lân tơ uyn đắp.

- Cách dùng như sau: dùng 1kg lân-tơ-uyn bỏ lá, băm nhỏ cho vào 5 lít nước

đun sôi 3 giờ, lọc, cô lại còn 700ml dung dịch. Nước sắc lân-tơ-uyn ở đậm độ

Page 122: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

132

này, khi đắp vết thương, thương binh chỉ thấy xót thoảng qua, cách 2 - 3 ngày

thay băng 1 lần.

2. Cây mỏ quạ.

+ Tên khoa học: Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., họ Dâu tằm (Moraceae).

Còn gọi là vàng lồ, hoàng lồ, xuyên phá thạch.

+ Đặc điểm phân bố:

Mọc hoang, trồng làm hàng rào ở đồi hoặc đất vườn, có phổ biến ở Bắc Bộ,

Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, thường dùng lá tươi.

+ Thành phần hóa học: mới biết có các hợp chất flavonoid.

+ Công dụng:

Lá mỏ quạ tươi gần đây mới được dùng để chữa vết thương phần mềm theo

kinh nghiệm cụ Lang Long (Hải Dương - 1965). Viện Quân y 7 đã ứng dụng điều

trị 104 vết thương phần mềm, kết quả khỏi 86% (BS. Phạm Ngọc Quỳnh: 1966).

Học viện Quân y đã áp dụng điều trị khỏi 21/23 thương binh, đồng thời cũng thí

nghiệm nước sắc mỏ quạ 10/1 thấy có tác dụng trên một số vi khuẩn như

Pseudononas aeruginosa, Proteus, Aoerobacter... (DS. Bùi Đình Sang, BS. Thái

Văn Dy, BS. Nguyễn Văn Long: 1968).

3. Cây sắn thuyền (còn gọi cây sắn xàm thuyền).

+ Tên khoa học: Syzygium resinosum (Gagnep Merr et Perry (Eugenia

resinosa Gagnep), họ Sim (Myrtaceae).

+ Phân bố: mọc phổ biến ở các tỉnh miền Bắc - Việt Nam.

+ Thành phần hóa học:

Có tinh dầu, nhựa, chất nhầy và tannin (chưa thấy tài liệu nghiên cứu kỹ).

+ Tác dụng dược lý: Đỗ Phú Đông, Bùi Như Ngọc (bệnh viện Việt-Tiệp) đã

nghiên cứu thực nghiệm thấy:

Lá sắn thuyền giã nhỏ thêm nước có tác dụng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như: Staphyllococcus aureus, Pyogenes và Bacillus proteus. Lá sắn thuyền đắp lên vết thương có tác dụng làm se khô, chống nhiễm trùng, tổ chức hạt ở vết thương mọc nhanh, đắp lá sắn thuyền cũng có tác dụng tốt bệnh viện Không Quân dùng cao lỏng 50% điều trị viêm xoang, ngoài ra còn dùng bột lá sắn thuyền trộn đều với bột rau má (tỉ lệ 1/1) đem phết lên một loại băng đắp vết thương.

+ Công dụng:

Lá sắn thuyền tươi giã nát đắp vết thương chảy mủ dai dẳng, vết bỏng, vết mổ nhiễm trùng, gãy xương, hoại tử da...

4. Lá sòi.

+ Tên khoa học: Sapium sebiferum L., Roxb.

Còn gọi là ô cữu, ô du, ô thụ quả.

Page 123: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

133

(Croton sebiferum L., Stillingia sebifera Michx), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây Sòi có phổ biến trong toàn quốc, nhưng ở miền Bắc hay miền Trung được trồng để nhuộm đen lụa hay sa tanh.

+ Thành phần hóa học:

Trong vỏ rễ sòi có chất pholoracetophenol 2 - 4 dimethyl ether, có tác dụng sát khuẩn ruột, lá sòi chưa thấy có tài liệu nghiên cứu nhiều về hóa học.

+ Tác dụng dược lý:

Năm1968, Lưu Đắc Trung và cộng sự (Học viện Quân y) đã thực nghiệm thấy lá sòi ức chế được Pseudomonas aerucinosa. Khoa bỏng - Bệnh viện 103 đã ứng dụng điều trị một số vết thương, vết bỏng nhiễm khuẩn mủ xanh, kết quả thấy: các vết bỏng nhiễm mủ xanh, sau khi đắp 2 - 3 lần nước sắc lá sòi, mủ xanh biến dần thành nâu và dần hết mủ xanh. Tổ chức hạt phát triển tốt và thuận lợi cho việc ghép da.

Ghi chú:

Nước ta có 1 loài sòi tía (hay gọi sòi đỏ, sòi tẻ) thường mọc ở đồi núi, tên khoa học là Sapium discolor, họ Euphorbiaceae. Lá sòi tía đem sắc đắp dùng rửa đắp vết thương, có thể phối hợp thêm lá ổi, lá bàng. Hoạt chất của lá sòi tía có tannin, dẫn chất polyphenol.

+ Công dụng: dùng như lá sòi trắng.

5. Cây lá móng.

+ Tên khoa học:

Lawsonia alba L., Lawsonia inermis L.

Thuộc họ Tử vi (Lythraceae).

Cây mọc hoang và được trồng khắp Việt Nam, hiện nay trồng ít hơn vì ít sử dụng.

+ Thành phần hóa học:

Hoa có một ít tinh dầu 0,02% lá là chất quinon gọi là lawsone có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Ngoài ra trước đây người ta còn nghiên cứu thấy trong lá có tannin 8%, chất béo 6%, tinh dầu 1,02%, chất nhựa 2 - 3%, chất màu 2%, chất màu này khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng sẽ cho màu đỏ.

Hydroxyl 2-naphtoquinon 1-4

Lawsone

Page 124: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

134

+ Tác dụng dược lý:

Năm 1961, Viện nghiên cứu đông y Trung ương đã nghiên cứu tác dụng

kháng khuẩn của lá móng thấy ức chế được các vi khuẩn: Staphyllococcus

aureus, Typhi, Flexner, Shiga, Sonnci, Subtilis và các coli gây bệnh.

Năm 1971, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện Quân y) đã nghiên cứu tiếp

về tác dụng kháng khuẩn của lá móng, dùng nước sắc lá móng 3/1 để điều trị các

vết bỏng nhiễm khuẩn mủ xanh, kết quả: chỉ 3 - 4 lần thay băng bằng nước sắc lá

móng, mủ xanh trên vết thương đã hết.

+ Công dụng: dùng lá tươi đắp vết thương, vết loét, còn dùng chữa nấm ngoài

da như hắc lào, nhuộm tóc, nhuộm móng tay đỏ.

6. Cây dung sạn.

+ Tên khoa học: Symplocos laurina Wall., họ Dung (Symplocaceae).

Cây mọc phổ biến ở rừng núi Vĩnh Phú, Bắc Thái.

+ Thành phần hóa học: năm 1972, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện Quân

y) sơ bộ nghiên cứu thấy có saponin, chỉ số bọt 1/A = 500, các chất khác chưa rõ.

+ Tác dụng dược lý: có tác dụng kháng khuẩn với một số chủng thường gặp

trên vết thương, kể cả trực khuẩn mủ xanh (Lưu Đắc Trung và cộng sự: 1972 -

(Học viện Quân y). Dùng nước sắc 3/1 lá dung sạn, có pH = 5 để điều trị vết

thương nhiễm khuẩn mủ xanh, thấy có kết quả tốt, tuy nhiên thuốc có gây xót.

7. Cây kháo nhậm.

+ Tên khoa học: Machilus odoratisoima Nees, họ Long não (Lauraceae).

Cây mọc nhiều ở miền Bắc Việt Nam, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoà Bình, Tây

Nguyên và nhiều nơi khác.

+ Thành phần hóa học: năm 1977, Đặng Hanh Khôi và cộng sự (Viện nghiên

cứu Y học Quân sự) đã nghiên cứu thấy: vỏ kháo nhậm có alcaloid 0,03%,

saponin 4,16%, tannin 6,62%, ngoài ra còn có saponin tinh dầu, flavonoid, acid

hữu cơ, tannin thuộc loại catechic, acid hữu cơ là guaiaretic và

dehydroguaiaretic.

+ Tác dụng kháng khuẩn:

Dịch chiết từ vỏ, lá, nụ, quả đều có tác dụng kháng sinh đối với: tụ cầu vàng,

trực khuẩn mủ xanh, E.coli, shigae, sonnie, smbigua, flexner.

Liều độc LD100 = 225g dược liệu khô trên 1kg thể trọng.

+ Công dụng:

Kháo nhậm được Cục quân giới phát hiện (N.S.Hạp 1973) dùng chữa vết

thương, dùng nước sắc 5/1 với vỏ, 15/1 với lá, dùng bôi các vết thương vết bỏng,

mụn nhọt, chữa viêm tai, điều trị đi lỏng, lỵ, viêm đại tràng. Liều dùng: 10 - 20g

vỏ dạng nước sắc đặc.

Page 125: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

135

8. Cây bấn trắng.

+ Tên khoa học: Clerodendron fragrans Vent., họ Cỏ voi (Verbenaceae).

Tên khác: bạch đồng nữ, vậy trắng, mõ trắng.

Cây mọc hoang trong nước ta, ở rừng núi cũng như ở đồng bằng, hoa nở vào tháng 7, tháng 8, quả chín tháng 9, 10.

+ Thành phần hóa học: chưa có tài liệu nghiên cứu, sơ bộ mới thấy có alcaloid, nhiều ion Ca++.

+ Tác dụng dược lý:

Năm 1968, Bộ môn dược liệu, phòng nghiên cứu thực nghiệm Viện đông y đã nghiên cứu thấy lá bấn trắng có tác dụng hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi, tác dụng lợi tiểu và có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm do phenol gây ra trên tai thỏ. Năm 1981, Cầm Kiên, Cầm Cường (Sơn La) đã giới thiệu kinh nghiệm gia truyền cho Học viện Quân y để dùng lá bấn trắng chữa vết thương vết bỏng. Năm 1971, Viện quân y 203 (QK III) đầu tiên dùng nước sắc lá bấn trắng 1/10 nhỏ giọt liên tục lên 79 vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (kể cả cắt cụt), thấy vết thương nhanh sạch mủ, tổ chức hạt phát triển tốt, miệng vết thương thu hẹp và chóng liền sẹo (nếu dùng lá khô tỉ lệ nước sắc là 1/20). Năm 1980, Bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng) đã nghiên cứu áp dụng trên 562 vết thương ngoại khoa, thấy kết quả tốt.

9. Cây vàng đắng.

+ Tên khoa học: Coscinium usitatum Pierre, họ Tiết dê (Menispermaceae).

Tên khác: dây vàng giang, hoàng đằng lá trắng.

Cây mọc phổ biến ở miền Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào, có cả ở vùng trung Lào và Campuchia.

+ Đặc điểm thực vật nổi bật dễ nhận biết là:

Lá vàng đắng ở mặt dưới có lông trắng mịn tạo thành một màu trắng bạc

(khác hẳn với lá hoàng đằng, hai mặt trên dưới đều màu xanh).

+ Thành phần hóa học:

Năm 1974, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện Quân y) đã nghiên cứu phát hiện thấy có berberin, palmatin, jatrorrhizin và một số vết alcaloid khác; định lượng thấy berberin có 3%, jatrorrhizin 0,8%, palmatin 0,3%. Năm 1881, Proeschif - Swenden (Hà Lan) nghiên cứu cây Coscinium fenestratum ở Indonesia, đã xác định rằng cây này trùng hợp với cây Coscinium usitatum Pierre ở Việt Nam và mẫu cây mang số tiêu bản 1312 do Pierre hái tại núi Lu (Biên Hòa); tháng 3 - 1887 được lưu trữ tại 5 bảo tàng thực vật thế giới là Kew - Bristis, Paris, London, New York, Leningrat. Phân tích hoạt chất cây này có 6 alcaloid là: berberubin, jatrorrhizin, thaliphendin và magnoflorin. Năm 1982, ở Học viện Quân y, Nguyễn Liêm và cộng sự ở Học viện Quân y, đã bán tổng hợp được thêm một số các dẫn xuất mới của berberin: berberin sulfat, berberin

Page 126: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

136

hydroclorid, berberin benzoat, berberin salicylat (chống nấm), berberin tannat, canadin, 13 methyl - berberin (có tác dụng chống phân bào ung thư).

Palmatin Berberin

Jatrorrhizin Thalifendin

Maguoflorin Berberubin

+ Công dụng:

Theo kinh nghiệm của nhân dân miền Nam dùng để chữa lỏng lỵ, rửa vết thương, giống như vị hoàng đằng và cũng gọi tên là hoàng đằng, đằng giang, dây vàng. Sau khi phát hiện có berberin cây này trở thành nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra berberin ở trong nước ta. Năm 1981, Lương Quang Thiều và cộng sự Học viện Quân y đã dùng nước sắc vàng đắng điều trị vết thương tại mặt trận biên giới Tây Nam.

10. Cây hoàng đằng.

+ Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Luor., Menispermaceae.

Tên khác: nam hoàng liên.

Cây mọc phổ biến ở Bắc Việt Nam, còn có ở miền Nam nhưng ít.

+ Thành phần hóa học:

Chủ yếu có palmatin 3%, ngoài ra còn có một ít jatrorrhizin và columbamin.

Page 127: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

137

+ Tác dụng dược lý:

Viện dược liệu (1962) đã nghiên cứu có tác dụng kháng khuẩn với một số chủng vi khuẩn: tụ cầu, phế cầu, lỵ, thương hàn. Tuy nhiên tác dụng đó yếu hơn các kháng sinh thông thường.

LD50 của palmatin là 1260mg/1kg thể trọng chuột.

+ Công dụng:

Dùng nhuộm vải vàng. Nhân dân từ xưa đã dùng hoàng đằng làm thuốc chữa đau mắt, lỵ, ỉa chảy. Hiện nay một số đơn vị xí nghiệp đã chiết palmatin để làm thuốc điều trị đau mắt, lỵ và bán tổng hợp thành tetrahydropalmatin làm thuốc an thần, (gọi là viên TEPA), tetrahydropalmatin cũng là một loại hoạt chất có trong củ bình vôi stephania sp. Các đơn vị quân y dùng nước sắc hoàng đằng 3/1 để đắp vết thương có tác dụng tốt.

Tetrahydropalmatin.

11. Cây nghệ.

+ Tên khoa học: Curcuma longa Linn., Zingiberaceae.

Tên khác: uất kim, khương hoàng.

Cây có phổ biến ở nước ta và trên Thế giới.

+ Thành phần hóa học:

Có chất màu curcumin 0,3%, tinh dầu nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ether, cloroform. Hàm lượng tinh dầu 1 - 5%, trong tinh dầu có curcumen 5% paratolyl methyl carbinol và 1% camphor.

+ Tác dụng dược lý:

Guy Laroche (1933) và H.Leclac (1935) đã chứng minh tính kích thích sự bài tiết mật tế bào gan của paratolyl methyl carbinol và tính thông mật của curcumin.

- Tinh dầu có tính diệt nấm, kháng sinh với một số vi khuẩn thông thường. Năm 1975, Viện nghiên cứu Y học Quân sự, Đại học Dược khoa, Bệnh viện TWQĐ 108, Bệnh viện 103... đã nghiên cứu nước ép nghệ trên vết thương thấy: nghệ và curcumin ngăn được các tia tử ngoại, có tác dụng kháng sinh mạnh, làm sạch mủ và giúp tổ chức hạt vết thương phát triển nhanh chóng.

12. Cây mã đề.

+ Tên khoa học: Plantago asiatica L., (Plantogo major L.),

Plantaginaceae. (họ Mã đề).

Tên khác: xa tiền thảo.

Cây mọc phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. + Thành phần hóa học:

Page 128: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

138

Có glucosid aucubin, chất nhầy, chất đắng, caroten, vitamin C, K. Trong hạt chứa nhiều chất nhầy, acid plantenolic, adenin và cholin.

+ Tác dụng dược lý:

Tác dụng lợi tiểu, chống viêm, kháng sinh. Năm 1962, bệnh viện Ninh Giang (Hải Dương) dùng mỡ mã đề chữa vết thương, vết bỏng. Năm 1978, Học viện Quân y, Bệnh viện 103, nghiên cứu dùng mỡ mã đề chữa bỏng thấy: mỡ mã đề làm rụng hoại tử bỏng tốt, tổ chức sẹo phát triển bình thường (nếu so với mỡ rau má có pha thêm nghệ, thì không tốt bằng). Đồng thời cũng thấy mỡ mã đề có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt với các chủng vi khuẩn thường gặp trên vết thương.

13. Xuyên tâm liên.

Còn gọi là cây công cộng, roi des amers (vua đắng).

+ Tên khoa học:

Andrographis paniculata (Burm. j). Nees. thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).

Cây mọc hoang dại và được trồng để làm thuốc ở nước ta, có ở châu Á và trên Thế giới.

+ Thành phần hóa học:

Có glycosid đắng là androgaphiolide (Sen Cupta - 1949). Năm 1952, Keeipool còn tìm được chất glycosid khác nữa là neo - andrographiolide.

Năm 1080, dược sỹ Tùng Hỷ (Học viện Quân y) nghiên cứu thấy glucosid có 3% và giảm nhanh chóng xuống 1% sau 3 tháng bảo quản xấu (ẩm, mốc). Thân và rễ không có glycosid.

+ Tác dụng dược lý:

Có tác dụng kháng sinh với tụ cầu, coli. Năm 1974, Hà Như Tung (Viện Quân y 115) đã điều trị 28 vết thương mỏm cụt bằng nước sắc xuyên tâm liên 3/1, thấy kết quả tốt, số ngày điều trị được rút ngắn hơn, các Viện Quân y 175, 105, Viện Quân y 4 và Học viện Quân y cũng áp dụng nghiên cứu cây này. Ngoài tác dụng chữa vết thương, xuyên tâm liên còn được dùng chữa lỏng lỵ, viêm đại tràng.

14. Dây đòn gánh.

+ Tên khoa học: Gouania leptostachya D.C. Họ Táo ta (Rhamnaceae).

Tên khác: dây đòn kẻ trộm, dây gân.

Cây mọc ở miền Bắc nước ta, vùng Tây bắc, Hoà Bình.

+ Thành phần hóa học:

Chưa có tài liệu nghiên cứu, sơ bộ mới thấy có nhiều saponin và flavon (Nguyễn Liêm và cộng sự - Học viện Quân y, 1979).

+ Tác dụng dược lý:

Có tác dụng kháng khuẩn với một số chủng vi khuẩn thường gặp ở vết thương, ít tác dụng với trực khuẩn mủ xanh (Lưu Đắc Trung: 1979 - Học viện Quân y).

Bệnh viện 103 áp dụng nghiên cứu dây đòn gánh (do cụ lang Sòi giới thiệu) chữa bỏng vết thương nhiễm khuẩn mủ xanh thấy nước sắc đòn gánh 3/1 có tác dụng sạch mủ, làm bong giả mạc, tạo điều kiện tổ chức hạt phát triển tốt.

Ngoài tác dụng chữa vết thương, còn dùng để xoa bóp chỗ sưng đau do bị ngã, bị đánh thâm tím.

Page 129: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

139

15. Đu đủ, dứa, ráy dại.

+ Đu đủ:

Tên khoa học: Carica papaya L., Papayaceae.

Hoạt chất có enzym tiêu đạm là papain (ở quả xanh).

+ Dứa (trái thơm):

Tên khoa học: Ananas sativa L., họ Bromeliaceae.

Hoạt chất có enzym tiêu đạm là bromelin 3 - 5% (ở vỏ quả xanh, nõn và

cuống quả).

+ Ráy dại:

Tên khoa học: Alocasia odora Schott., Araceae.

- Hoạt chất: dùng củ nhưng chưa thấy có tài liệu nghiên cứu chỉ mới biết

trong củ có tinh bột, chất ngứa.

- Tác dụng:

Các đơn vị Viện Quân y 4 và Bệnh viện 103, một số đơn vị quân y khác đã

dùng riêng từng loại để chữa mụn nhọt, viêm tấy.

Dùng riêng hoặc dùng phối hợp cả 3 thứ trên vào một đơn thuốc chế sắc dùng

để đắp vết thương nhiễm khuẩn: cả 3 loại trên đều có tác dụng tiêu giả mạc, rụng

hoại tử, diệt các vi khuẩn tạo thuận lợi cho các tổ chức hạt phát triển tốt.

mmm

MỘT SỐ CÂY THUỐC CHỮA BỎNG

1. Cây xoan trà.

+ Tên khoa học:

Choerospondias axillaris Hill et Burtt., Anacardiaceae (họ Đào lộn hột).

Tên khác: xoan nhừ, lát xoan.

+ Cây mọc nhiều ở miền Bắc: vùng rừng núi Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, có cả ở miền Nam.

+ Thành phần hóa học:

Năm 1973, Nguyễn Liêm và Cộng sự (Học viện Quân y) đã nghiên cứu thấy có: tannin catechic 32%, flavonoid 5%, quinon 0,5%, gôm nhựa 14%, chất béo 1%. Năm 1983, các tác giả Trung Quốc đã chiết được 2 flavon đặt tên là choerospondin và naringenin.

+ Tác dụng dược lý:

Page 130: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

140

Năm 1967, Tô Thủ (Bệnh viện Thái Nguyên) đầu tiên đã ứng dụng kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dùng cao vỏ nhừ chữa 20 bệnh nhân bỏng nông đạt kết quả tốt.

Năm 1973, Học viện Quân y, khoa Bỏng - Bệnh viện 103 đã áp dụng nghiên cứu tiếp thấy:

- Cây xoan trà có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nhẹ.

- LD50: 3,27g cao vỏ 10/1/1 kg thỏ.

- Cao xoan trà có tác dụng kháng một số chủng vi khuẩn thường gặp trên vết thương.

- Trên lâm sàng đã điều trị trên 150 người bỏng độ II, III với diện tích khoảng 30%, 18 người bỏng sâu với diện tích bỏng 40%, thấy cao xoan trà tạo được màng thuốc che phủ (rất điển hình) bám chặt vào vết thương, vết bỏng, làm se khô, ngừng rỉ huyết tương, hết mùi hôi. Thời gian khỏi bong màng 10 - 19 ngày.

- Đã nghiên cứu bôi thuốc ở 226 vùng lấy da để vá, đều khỏi an toàn, không cần băng, liền da thuận lợi.

- Dạng bột từ cao xoan trà được sử dụng tốt hơn, tiện lợi về mặt bảo quản, đóng gói.

- Thực chất tác dụng chữa bỏng cao xoan trà chủ yếu do tannin catechic.

2. Cây hu đay.

+ Tên khoa học: Trema angustifolia - họ Du (Ulmaceae).

Tên khác: mậy hu (mậy là cây).

+ Cây mọc nhiều ở Hòa Bình, các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.

+ Thành phần hóa học:

Năm 1979, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện Quân y) đã nghiên cứu thấy có tannin catechic 33,1%, bêta sitosterol và gôm nhựa.

+ Tác dụng:

Năm 1975, lương y Sòi giới thiệu cây thuốc cho Học viện Quân y để chữa bỏng. Kết quả nghiên cứu thấy cao hu đay có tác dụng kháng sinh với một số loại vi khuẩn thông thường. Thuốc tạo màng tốt trên vết bỏng, không cần băng. Thời gian bong màng khỏi là 18 - 21 ngày.

Chú ý dạng bào chế: dùng vỏ tươi nấu cao 8/1, không dùng vỏ khô vì vỏ khô không nấu được cao, có thể tannin catechic bị oxy hóa ngưng tụ tạo thành phlobaphen không tan trong nước.

3. Cây săng lẻ:

+ Tên khoa học: Lagerstroemia calyculata Kurz., họ Tử vi (Lythraceae).

Tên khác: bằng lăng, bàng lăng.

+ Cây mọc phổ biến ở Trường Sơn và miền Nam Việt Nam, còn có ở Nghệ Tĩnh.

+ Thành phần hóa học:

Page 131: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

141

Vỏ cây săng lẻ có 31,5% tannin, thuộc 2 loại pyrocatechic và pyrogalic, có 1 ít saponin (Viện nghiên cứu Y học Quân sự: 1979).

+ Tác dụng dược lý:

LD50 = 60g vỏ khô/1kg thể trọng. Cao săng lẻ có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn.

- Bệnh viện 13 (Quân khu 5), Bệnh viện 103, Bệnh viện 4 (Quân khu 4) và nhiều đơn vị quân y khác đã dùng cao vỏ săng lẻ chữa vết thương, vết bỏng. Thuốc tạo màng tốt, không cần băng, thời gian bong màng từ 18 - 21 ngày.

- Ngoài công dụng chữa bỏng, vết thương, người ta còn dùng chữa nấm ngoài da như hắc lào, dùng uống trong chữa lỏng lỵ.

4. Cây kháo vàng.

+ Tên khoa học: Machilus bonii H.Lec., Lauraceae.

+ Cây mọc phổ biến ở rừng thứ sinh miền Bắc Việt Nam.

+ Thành phần hóa học:

Năm 1980, Hoàng Như Mai và cộng sự (Viện nghiên cứu Y học Quân sự) nghiên cứu thấy lá kháo vàng có tannin pyrocatechic 3.06%, chất nhầy 15%, flavonoid 1%, 2 acid hữu cơ là guaiaretic và dihydroguaiaretic (giống như trong kháo nhậm).

+ Tác dụng dược lý:

Nước sắc lá kháo vàng 8/1 có tác dụng kháng sinh trên tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, B.subtilis, các loại Shigella shigae, Flexneri, Sonnei, Preteus vulgaris, Salmonella typhi...

LD50 trên chuột nhắt trắng là 45g dược liệu khô trên 1kg thể trọng.

Đã thực nghiệm chữa vết thương, vết bỏng nhiễm trùng trên thỏ, thấy thuốc tạo màng tốt.

Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện 103 đã nghiên cứu ứng dụng nước sắc kháo vàng 8/1 trên 100 bệnh nhân bỏng nhiễm khuẩn, kết quả đều thống nhất nhận xét: thuốc tạo màng tốt, không xuất tiết, không tái nhiễm khuẩn, thời gian khỏi bệnh giống các thuốc tạo màng khác. Thuốc không gây dị ứng, không độc. Dùng thuốc không cần băng (Đoàn Thế Lũy - Bệnh viện 103 - 1979, Phan Bá Vượng - Bệnh viện Saint Paul - 1980).

5. Cây sim.

+ Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa., Myrtaceae.

+ Cây mọc nhiều ở vùng trung du, đồi trọc

+ Thành phần hóa học:

Năm 1981 - Học viện Quân y đã nghiên cứu lá sim thấy có nhiều tannin ở lá, ở quả xanh: 15 - 20% tannin thuộc loại pyrocatechic.

+ Công dụng:

Từ xưa đã dùng búp sim, búp ổi để chữa lỏng lỵ. Năm 1965, Bệnh viện Quảng Ninh dùng cao lá sim để chữa bỏng có hiệu quả. Năm 1975, Bệnh viện

Page 132: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

142

103 cũng nghiên cứu thêm về cao lá sim thấy: cao lá sim có tác dụng kháng khuẩn tạo màng chữa bỏng tốt, giống như cao xoan trà.

6. Cây lá bỏng.

+ Tên khoa học: Bryophyllum calycinum., Kalanchoe pinata.

Thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae).

Tên khác: lá bỏng, sống đời.

+ Cây mọc phổ biến ở nước ta. + Thành phần hóa học:

Tác giả Ấn Độ đã chiết được chất bryophyllin, có tác dụng kháng khuẩn, có thể chữa được 1 số bệnh đường ruột.

Năm 1979, Học viện Quân y, Viện Quân y 268, E50 (Quân khu 3) đã áp dụng nghiên cứu về dược lý thấy tăng sức lao động trong điều kiện nóng, hạ huyết áp, có tác dụng kháng khuẩn, dùng dịch ép tươi 50% đắp vết thương bỏng, nhiễm khuẩn. Thuốc hơi xót, nhưng làm sạch mủ, tổ chức hạt phát triển tốt. Còn dùng nước ép lá tươi pha thuốc nhỏ mắt.

7. Những cây thuốc có tannin.

Năm 1981, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện Quân y) đã nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học, định lượng tannin cả 2 loại pyrogallic và pyrocatechic, thử tác dụng kháng khuẩn, thử tác dụng tạo màng trên phiến kính của 50 loại dược liệu chữa bỏng theo kinh nghiệm dân gian, thấy có 14 dược liệu có thể dùng chế thuốc bỏng được: xoan trà, sim, kháo nhậm, săng lẻ...

NHỮNG CÂY THUỐC THẢI XẠ VÀ BẢO VỆ PHÓNG XẠ Bệnh phóng xạ là một bệnh toàn thân, tổn thương do bức xạ ion hóa lên cơ

thể (bức xạ gồm , , , ).

+ Loại cấp: do bức xạ xuyên do bức xạ neutron.

+ Loại mãn: do nghề nghiệp X quang hoặc tiếp xúc với uranium.

+ Bức xạ xuyên: gây hiện tượng ion hóa vật chất, kích thích các phân tử.

- Trực tiếp: nhân tế bào (như là tấm ''bia'') bị bắn phá do bức xạ (nếu không trúng nhân thì gây di chuyển năng lượng).

- Gián tiếp: gây ion hóa nước:

H2O - e → H2O+ + H2O-

Tạo ra: H-, OH-, HO2, H2O2, H2O4, các gốc tự do này có tính oxy hóa khử rất mạnh, tác dụng đến các men -SH và gây rối loạn chuyển hóa sự sống cơ thể, rối loạn tổng hợp ADN...

- Ảnh hưởng tới nội tiết, máu và thần kinh... gọi chung là bệnh lý của phóng xạ.

Page 133: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

143

Chất bảo vệ phóng xạ (BVPX) được dùng trước chiếu xạ, ngăn chặn bệnh phóng xạ phát triển hoặc giảm nhẹ quá trình bệnh lý hoặc thúc đẩy quá trình phục hồi.

Trên Thế giới việc nghiên cứu chất bảo vệ phóng xạ bắt đầu khoảng năm 1940, đến nay có hàng trăm công trình được công bố và đã tìm thấy nhiều chất có hiệu lực như cysteamin, cystamin, A.E.T, A.T.P... Cơ chế tác dụng của chất BVPX rất phức tạp, tuy nhiên người ta cũng đã biết được một số cơ chế chính: thuyết lý hóa, oxy hóa khử, hiệu ứng oxy, sốc hóa sinh, giả thuyết sulfydril nội sinh, gần đây là thuyết "phông nội sinh" sinh thích nghi và thuyết "vùng bảo vệ" tại thần kinh trung ương.

Để đánh giá tác dụng chất BVPX trong thực nghiệm thường dùng tỷ số giảm liều (TSGL) tính theo công thức:

LD50/30 bảo vệ

TSGL = 1 LD50/30 chứng

Đó là sự so sánh liều chiếu xạ LD50/30 của lô có thuốc BVPX với liều chiếu xạ LD50/30 của lô chứng. Tỷ số này phải ít nhất từ 1,2 trở lên có giá trị. Ví dụ: A.E.T = 1,3, cystein = 1,7, cystamin = 1,7. Ngoài TSGL còn có các chỉ tiêu đánh giá khác: tỷ số % sống sót 30 ngày, chỉ số bảo vệ IP và các chỉ số tiêu hóa, huyết học khác. Ở nước ta, việc nghiên cứu chất BVPX, đang tiến hành tại một số cơ sở khoa học, chủ yếu trong quân y, đặc biệt là tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước có tác dụng BVPX là một việc có ý nghĩa thiết thực và bước đầu đã thu được một số kết quả.

1. Rong mơ.

+ Tên khoa học: Sargassum pallidum (Sargassaceae).

+ Có nhiều ở vùng biển nước ta, ngoài những thành phần hóa học khác, rong mơ có nhiều acid alginic, đó là một polysaccharid có công dụng hồ vải, in hoa, làm thuốc cầm máu, khuôn răng và thải xạ.

Năm 1977, Trần Văn Ân và cộng sự chiết được acid alginic từ rong mơ và chiết dưới dạng muối Na alginat (phân tử lượng khoảng 20.000) dùng trong y học và thải xạ. Năm 1979, Lâm Xuân Hải và cộng sự (Học viện Quân y) thực hiện trên các lô thỏ cho uống stronti 85 với hoạt xạ 50 micro curi trong 2,5ml dung dịch NaCl 0,9%. Sau đó uống Na alginat 1g/kg thỏ. Lấy mẫu, đo xạ ở chất thải theo từng thời gian qui định. Hủy động vật và đo xạ tồn lưu ở gan, lách, cơ xương. Kết quả: lô uống Na alginat thải được 58% hoạt xạ stronti 85, lô chứng chỉ thải được 35%.

2. Cây xoan trà.

Xoan trà (Choerospondias axillaris Hill et Burtt, Anacardiaceae). Mọc nhiều ở trung du rừng núi Bắc Việt Nam. Năm 1973, Nguyễn Liêm và Triệu Duy Điệt (Học viện Quân y) nghiên cứu thấy cao xoan trà có beta sitosterol, flavonoid, quinon, tannin pyrocatechic. Hàm lượng tannin catechic khoảng 30%, trong đó 1/3 là hỗn hợp flavon và catechin có phân tử lượng thấp, có tính khử mạnh. Cao xoan trà chủ yếu nghiên cứu làm thuốc chữa bỏng B76. Năm 1979, Lâm Xuân

Page 134: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

144

Hải và cộng sự (Học viện Quân y) đã thực hiện thải xạ trên thỏ với phương pháp như đã nêu trên, liều uống 1g/kg. Kết quả: lô uống cao xoan trà thải được 71%, lô chứng thải được 35%.

3. Cây chè.

+ Tên khoa học: Camellia sinensis., Theaceae.

+ Cây mọc nhiều ở trung du miền núi Việt Nam.

+ Trong lá chè có tannin 20%, cafein 1,5 - 5%, vitamin B1, B2, C. Tannin của chè thuộc loại tannin catechic, trong đó hỗn hợp những nhóm chất có phân tử lượng nhỏ, flavon catechin có hoạt tính vitamin P làm tăng độ bền mao mạch, hạn chế được xuất huyết trong tổn thương phóng xạ. Catechin có hoạt tính kháng oxy mạnh, có thể được coi như chất ''dập tắt'' phóng xạ trong cơ thể sinh vật. Người ta đã nghiên cứu chất catechin của chè có khả năng hấp thụ stronti 90 ''nếu cho động vật uống cùng một lúc stronti 90 và nước chè, nhận thấy catechin của chè tác động nhanh đến mức stronti 90 không kịp vào xương''. Năm 1980, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Phách (Học viện Quân y) nghiên cứu tác dụng BVPX của chè đen Việt Nam với các thuốc mẫu chuẩn A.E.T, cystamin, theo đường tiêm màng bụng. Kết quả: chè đen Việt Nam có hiệu lực BVPX rõ rệt không kém A.E.T và cystamin.

4. Hoàng kỳ.

+ Tên khoa học: Astragalus menbranaceus Bunge, Fabaceae.

+ Cây di thực.

+ Rễ hoàng kỳ trong đông y dùng làm thuốc ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, chữa mọi bệnh trẻ em, phụ nữ ác huyết, đàn ông hư tổn. Năm 1967, Vũ Tá Cúc, Nguyễn Đát và cộng sự (Học viện Quân y) đã nghiên cứu tác dụng BVPX của hoàng kỳ thấy có tác dụng BVPX ở mức độ nhẹ, TSGL của hoàng kỳ là 1,278.

5. Hà thủ ô đỏ.

Rễ của cây Polygonum multiflorum, Polygonaceae, có nhiều ở vùng Bắc Việt Nam. Đông y dùng làm vị thuốc bổ máu, trị suy nhược cơ thể, làm râu tóc bạc có thể đen lại, ích huyết, bổ gân cốt. Ngoài thành phần hóa học đã biết, năm 1986 Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện Quân y) thấy trong hà thủ ô đỏ có thêm tannin pyrocatechic 6.8%, acid amin và phytosterol, năm 1986 Nguyễn Xuân Phách và cộng sự (Học viện Quân y) nghiên cứu tác dụng BVPX của hà thủ ô đỏ thấy: có tác dụng BVPX trên chuột nhắt bằng đường uống với liều 1g/kg chuột; TSGL của hà thủ ô đỏ là 1.41 (cao hơn A.E.T), tỷ số chuột được bảo vệ 40 - 50% sau 30 ngày với liều chiếu 700rad.

6. Bèo hoa dâu.

+ Tên khoa học: Azolla pinata., Azollaceae.

+ Là thể cộng sinh giữa dương xỉ và tảo lam đặc hiệu, nước ta gọi là bèo tía La Vân. Bèo dâu Việt Nam được đưa lên vũ trụ 6 ngày để nghiên cứu về sinh thái. Sau chuyến bay, bèo được trồng lại vẫn mọc phát triển bình thường trên mặt đất.

Page 135: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

145

+ Thành phần hóa học (theo Viện khoa học Việt Nam và Nguyễn Thanh Dương - Trung tâm bèo dâu):

Trong bèo dâu có protid 18 - 20%, lipid 4,3%, glucid 4,2%, 1 số acid amin tự do. Năm 1984, Trần Văn Hanh và cộng sự (Học viện Quân y) đã nghiên cứu tác dụng BVPX của bèo hoa dâu trên chuột nhắt trắng cái thuần chủng C57 BL 65. Cho uống cao lỏng bèo dâu tỷ lệ 1/1 liều 1g/kg thể trọng trước và sau khi chiếu 3 ngày. Kết quả: với liều chiếu 600 - 700 rad số chuột sống sót sau 30 ngày là 78,6%, lô chứng sống sót 28%, chênh lệch 50%. Năm 1985 - 1986, tác giả đã nghiên cứu trên chuột nhắt trắng ảnh hưởng của bèo dâu đến biến đổi siêu cấu trúc, chức năng của các cơ quan lympho sau khi chiếu xạ liều 700 rad thấy bèo dâu có tác dụng BVPX rõ rệt.

7. Đậu xanh.

+ Tên khoa học: Phaseolus aureus Roxb, Fabaceae.

+ Được trồng nhiều ở nước ta, y học cổ truyền dùng hạt đậu xanh trị sốt, giải nắng, nhiệt tả, phù thũng, uống sống giải độc. Ngoài những thành phần hóa học đã biết, năm 1986 Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện Quân y) thấy có beta sitosterol, 2 flavonoid, 4 chất đường, 6 acid amin, 4 vitamin tan trong nước (B1, B2, C, PP).

Năm 1979 - 1984, Cung Bỉnh Trung và cộng sự (Học viện Quân y) thấy đậu xanh làm giảm tần số đột biến nhiễm sắc thể cả về lượng lẫn hình thái cấu trúc khi bị nhiễm chất 2, 4, 5 T ở động vật thực nghiệm và có hiệu lực bảo vệ chống đột biến trên bạch cầu máu ngoại vi của người với chất độc gây đột biến là thiophosphamid.

Năm 1984 - 1985, Trần Văn Hanh và cộng sự thấy đậu xanh có tác dụng BVPX trên chuột, làm tăng số sống sót sau 30 ngày, tỷ lệ chuột được bảo vệ là 65%, so với lô chứng 28% (chênh lệnh 37%) với liều 700 rad và có tác dụng tốt trong quá trình phục hồi tế bào lympho giúp cho hệ thống miễn dịch chống lại tác hại xấu của các tia phóng xạ.

8. Đậu đen.

+ Tên khoa học:Vigna cylindrica Skeels., Fabaceae.

+ Thành phần hóa học: trong đậu đen có: anthocyamin, protid 24%, lipid 1,7%, glucid 53%, nhiều nguyên tố vi lượng như: P: 354 mg %, Ca: 56 mg %, Fe... , caroten 0,51mg, vitamin B1, B2, C, PP và có các acid amin cần thiết.

9. Hoa hòe.

+ Tên khoa học: Sophora japonica L., Fabaceae.

+ Thành phần hoạt chất: có 10% rutin, cho thỏ uống với liều 50mg/3 lần, 1 ngày, liều chiếu xạ: 350 rad, lô thỏ có uống rutin chết 3/25, lô chứng chết 16/25.

10. Dẫn xuất catechin.

Có phổ biến trong nhiều loài dược liệu.

Hoạt chất chung nhóm này bao gồm: catechin và các flavonoid có tính chất chung của vitamin P. Ở trong lá chè chúng ở dạng đơn phân của loại tanin pyrocatechic.

Page 136: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

146

Tác dụng bảo vệ phóng xạ của chúng còn mạnh hơn rutin.

11. Thảo quyết minh.

+ Tên khoa học: Cassia occidentalis L., Caesalpiniaceae.

+ Thành phần hóa học:

Có emodin, tannin 5%, nhầy 36%. Enodin là một anthraglycosid dùng hạt tươi giã đắp rắn cắn, ngâm cồn trị hắc lào. Dùng hạt đã rang kỹ cho cháy đen: chất độc toxalbunin bị bay hơi sau đó đem sắc nước uống như càphê có tác dụng sáng mắt (10 - 20g).

- Thí nghiệm trên thỏ, chuột: cho uống thảo quyết minh sao cháy thấy tăng nhóm - SH trong cơ thể 1 lượng lớn làm tăng tính giải độc cho cơ thể.

12. Tannin pyrogallic.

Có phổ biến trong nhiều loài dược liệu (ngũ bội tử): thí nghiệm trên chuột

cho uống tannin gallic (acid tannic), ngày uống 5mg 14 ngày. Sau đó chiếu liều 600 rad, lô uống thuốc, sống sót 33%, lô chứng chết 100%.

NHỮNG CÂY THUỐC CHỮA BỆNH NGOÀI DA

1. Hạt máu chó:

+ Tên khoa học: Knema corticosa Lour, họ Máu chó (Myristicaceae).

+ Cây mọc hoang ở rừng núi cả miền Bắc và Nam Việt Nam.

+ Thành phần hóa học:

Hạt có 24 - 28% dầu béo, 8% protein, ngoài ra còn có glucid (glucose, tinh

bột), chất khác chưa rõ.

+ Công dụng:

Hạt ép lấy dầu hoặc hạt đem phơi khô, tán nhỏ nấu với dầu lạc, để xoa chữa

ghẻ (các loại như ghẻ ruồi, ghẻ nước). Dầu bôi có mùi khét khó chịu, nhưng rất

công hiệu. Ngay từ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, ngành Quân y đã thừa kế

kinh nghiệm dân gian về môn thuốc này.

2. Cây thàn mát:

+ Tên khoa học: Millettia ichthyochtona Drake, Fabaceae.

Tên khác: hột nát, duốc cá, mắc bát, mắc phạt.

+ Cây mọc hoang ở rừng núi Bắc của Việt Nam.

+ Thành phần hóa học:

Hạt chứa dầu 30%, có chất độc như rotenon, sapotoxin.

+ Công dụng:

Page 137: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

147

Theo kinh nghiệm dân gian thì không thấy dùng làm thuốc, chỉ dùng để diệt

sâu bọ hại hoa màu, duốc cá. Các đơn vị quân y ở Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn

đã dùng phối hợp hạt thàn mát với hạt máu chó, cùng ép thành dầu để trị ghẻ.

Có nơi cũng dùng riêng hạt thàn mát trị ghẻ, kết quả số khỏi bệnh trên 95%. Có

thể dùng bôi dung dịch nước sắc thàn mát, có thêm phèn chua, trị ghẻ cũng có

tác dụng.

3. Cặn dầu tràm.

+ Tên khoa học: Melaleuca leucadendron., Myrtaceae (họ Sim).

+ Cây tràm mọc phổ biến ở Bắc Cạn, Thái Nguyên và miền Nam Việt Nam.

+ Lá tràm có tinh dầu 2,4%, trong tinh dầu chủ yếu là cineol, orthocrosel,

terpineol, pinen và các aldehyd valeric, butylic, benzylic. Khi tinh chế tinh dầu

tràm bằng chưng cất lấy được cineol, phần còn lại là cặn tinh dầu tràm có chứa

chủ yếu các aldehyd.

+ Quân y Quân khu 5 và các đơn vị quân y ở miền Nam đã dùng cặn dầu

tràm trị ghẻ có hiệu quả tốt. Thường dùng riêng, hoặc cặn dầu tràm có phối hợp

thêm berberin tỉ lệ 1% để chữa ghẻ nhiễm khuẩn có mủ.

4. Cây vàng trầm.

+ Tên khoa học: Rhamnus crenatus Sieb và Zucc, Rhamnaceae (họ Táo ta).

Tên khác: táo rừng, bút mèo, mận rừng.

+ Cây mọc phổ biến miền Bắc của Việt Nam.

+ Thành phần hóa học:

Rễ, thân, lá có chrysarobin, chrysophanol; quả có emodin.

+ Công dụng:

Quân y Quân khu 3 dùng cồn vỏ rễ vàng trầm điều trị hắc lào có kết quả. Vỏ

rễ có nhiều hoạt chất tác dụng hơn ở lá.

5. Cây bạch hạc.

+ Tên khoa học: Rhinacathus nasuta (Linn) Kurz, Acanthaceae (họ Ô rô).

Tên khác: nam y linh tiên, kiến cò.

+ Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

+ Thành phần hóa học: có anthraglycosid như acid chrysophanic 1,87%.

+ Các đơn vị quân y Quân khu 3, Quân khu 4 và một số đơn vị quân y khác

đã dùng cồn vỏ rễ bạch hạc để chữa hắc lào. Có thể dùng lá, tuy nhiên ở lá ít hoạt

chất hơn.

6. Cây chút chít.

+ Tên khoa học: Rumex wallichii Meisn., Polygonaceae (họ Rau răm).

Page 138: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

148

Tên khác: cây lưỡi bò, dương đề thảo.

+ Cây mọc phổ biến khắp nơi, trên những ruộng hoang, bãi sông.

+ Thành phần hóa học:

Trong rễ và lá có anthraglycosid 3 - 3,4%. Ngoài ra còn có 1 ít tanin và nhựa.

+ Công dụng:

Dùng để nhuận tràng 1 - 3g rễ.

Năm 1960, Học viện Quân y đã nghiên cứu thấy rễ chút chít làm tăng co bóp

ruột. Dùng điều trị hắc lào, bôi ghẻ, trứng cá (người ta đem rễ ngâm rượu với tỷ

lệ 1/5 dùng ngoài da).

7. Cây muồng trâu.

+ Tên khoa học: Cassia alata Linn, Caesalpiniaceae (họ Vang).

+ Cây mọc hoang và được trồng từ khu 4 trở vào Nam.

+ Thành phần hóa học: có anthraglycosid (ở quả 2,2%, lá 3 - 4%), chữa hắc

lào: lá tươi giã nát lấy nước bôi hoặc lá ngâm rượu rồi bôi.

+ Các đơn vị quân y Quân khu 4, Quân khu 5 đã dùng lá muồng trâu điều trị

hắc lào, lang ben đều có kết quả.

8. Cây bạch hoa xà.

+ Tên khoa học: Plumbago zeylanica L, họ Đuôi công (Plumbaginaceae).

Tên khác: đuôi công hoa trắng, nhài rừng.

+ Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

+ Thành phần hóa học:

Có chất plumbagin gây rộp da, sung huyết và viêm da.

+ Dùng theo kinh nghiệm nhân dân:

- Chữa mụn nhọt: lá giã nát đắp qua lần giấy bản cho khỏi kích ứng. Đắp khoảng 1/2 giờ đến 3 - 4 giờ (tùy theo chỗ da dày hay mỏng) thì bỏ ra, đắp quá lâu dễ bị rộp da.

- Chữa hắc lào: dùng rễ ngâm rượu bôi.

Hiện nay đã có nhiều đơn vị quân y: Quân khu 4, Quân khu 2 và Học viện Quân y nghiên cứu chữa viêm tấy, viêm họng. Kiêng dùng uống cho phụ nữ có thai.

9. Cây phá cố chỉ.

+ Tên khoa học: Psoralea corylifolia l., Facaceae.

Tên khác: đậu miêu, hắc cố chỉ.

+ Nguồn gốc Ấn Độ được di thực vào Việt Nam và hiện được trồng ở nhiều nơi.

+ Thành phần hóa học: trong hạt có 20% dầu trong tinh dầu có psoralen, isopsoralen, alcaloid, glycosid và 9,2% chất nhựa.

Page 139: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

149

+ Công dụng: chữa bạch biến, vẩy nến.

Bệnh viện TWQĐ 108, kết hợp với Viện Vật lý nghiên cứu thấy có tác dụng ngăn tia tử ngoại.

- Viện Nghiên cứu y học quân sự, kết hợp với Bệnh viện TWQĐ 108 chiết xuất hỗn hợp psolaren và isopsolaren đặt tên là phacochin dùng điều trị bệnh vẩy nến có kết quả tốt.

10. Cây lá lột.

+ Tên khoa học: Piper bochmeriaefolium Wall, họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Tên khác: tiêu gai, trầu cỏ, tiêu lá gai.

+ Cây mọc phổ biến ở vùng núi Hòa Bình.

+ Thành phần hóa học:

Chưa có tài liệu nghiên cứu. Năm 1985, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện Quân y) sơ bộ thấy có enzym peroxydase, protease.

+ Tác dụng:

Quân y F 565 (tại thủy điện sông Đà) đã sưu tầm kinh nghiệm của đồng bào Mường (xóm Mỵ, xã Yên Mông, Kỳ Sơn) dùng lá tươi vò nát chấm vào các vết hắc lào, sau 2 - 3 ngày lớp da bị bong lột đi màng theo cả các sợi nấm gây bệnh. Hiện các đơn vị quân y đã nghiên cứu dùng lá tươi giã nát, ngâm cồn 700 với tỷ lệ 1/2 cứ cách 2 ngày bôi một lần. Sau 2 lần bôi khỏi được 80 - 90% số còn lại chưa khỏi cần phối hợp với mỡ benzosali 3%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội:

Bài giảng dược liệu: Tập I, tập II.

NXB Y học, 1980.

2. Võ Văn Chi:

Từ điển cây thuốc Việt Nam.

NXB Y học, 1997.

3. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu:

Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc.

NXB Y học, 1988.

4. Đỗ Tất Lợi:

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

NXB Khoa học và kỹ thuật, 1991.

5. Phạm Hoàng Hộ:

Cây cỏ Việt Nam.

NXB Montreal, 1991.

Page 140: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

150

6. Phạm Thanh Kỳ:

Bài giảng dược liệu, tập I.

Thư viện Đại học Dược Hà Nội.

7. Ngô Văn Thu:

Bài giảng dược liệu, tập I.

Thư viện Đại học Dược Hà Nội.

8. Ngô Văn Thu:

Hoá học saponin.

Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

9. Viện dược liệu:

Tài nguyên cây thuốc Việt Nam.

NXB Khoa học, 1993.

10. R.H.F. Manske - H.L. Holmes:

The Alkaloids (Chemisty and physiology).

Academi press inc. Publishers. New York.

11. Jurnal of Medicinal Plant Research:

Planta medica.

Geory Thieme verlag stuttgart, New York.

Thieme medical Publicher, inc, New York.

O - (acid glucuronic)2 Palmatin Jatrorrhizin Columbamin

R' R 3 6

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

Page 141: Chương I DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOIDcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Duoc-lieu_636712417432297882.pdf · 18 4.1. Những phản ứng chung trong quá trình tạo ra alcaloid:

151

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− CH3 + CHO − CH3 + CHO − CH3 + CHO

− H3 − H3 − H3 − H3 − H3 − H3 − H3 − H3 − H3 − H3 − H3

CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3

Pyruvic acid Aldehyd cinnamic

6,7. Pyranocoumarin 7,8. Pyranocoumarin

6,7. Pyranocoumarin 7,8. Pyranocoumarin

6,7. Pyranocoumarin 7,8. Pyranocoumarin