24
1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation Australia Sách Hướng Dẫn Hỗ Trợ Liên Lục Địa, Liên Văn Hóa

Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

1

Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation Australia

Sách Hướng Dẫn Hỗ Trợ Liên Lục Địa, Liên Văn Hóa

Page 2: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

2

Nội Dung Hướng Dẫn Hỗ Trợ của TFA

1. Định nghĩa về Việc Cố Vấn

2. Tầm nhìn, Mục đích và Mục tiêu của TFA đối với Chương trình Cố Vấn

3. Khung Cố Vấn – Các giai đoạn của Mối Quan Hệ Cố Vấn và những cấu phần quan trọng

4. Vai trò và Trách nhiệm của Người Cố Vấn và Người Được Cố Vấn

5. Những điều cần lưu ý đối với Chương Trình Cố Vấn Liên Văn Hóa

6. Những điều cần lưu ý đối các Mối Quan Hệ Công Việc với Phiên Dịch Viên

7. Việc triển khai Chương Trình Cố Vấn

8. Các công cụ để Hỗ trợ Mối Quan Hệ Cố Vấn

9. Phân Tích, Đánh Giá và Phê Bình

10. Các Bài đọc thêm

11. Tham khảo

Page 3: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

3

1. Định nghĩa về Cố vấn

Cố vấn là một mối quan hệ học tập cộng tác giữa các cá nhân, những người mà cùng chia sẻ bổn phận

và trách nhiệm trong việc giúp người được cố vấn làm việc hướng đến sự hoàn thành những mục tiêu

học tập đã được xác định rõ ràng và thống nhất. Việc cố vấn được dùng để hỗ trợ các cá nhân trong

những giai đoạn cụ thể của quá trình phát triển hoặc chuyển tiếp và kéo dài liên tục trong một giai đoạn

thời gian xác định. Mối quan hệ cố vấn cung cấp cơ hội phát triển cho cả hai bên và có thể do đó là vì lợi

ích chung (Zachary, 2002, p.28)

Sách Hướng dẫn về việc Cố vấn của tổ chức Âm ngữ Trị liệu Úc (2015) sử dụng định nghĩa đã được điều

chỉnh phù hợp như sau, trích nguồn từ Murray (1991), để mô tả về việc cố vấn có thể được nhìn nhận

như thế nào từ gốc nhìn của một Chuyên viên Âm ngữ trị liệu, và cách nó được thực hiện trong ngành

nghề:

Tạo ra các mối quan hệ cố vấn hiệu quả, hướng dẫn thay đổi hành vi như mong muốn cho những cá

nhân liên quan, và đánh giá các kết quả cho những người nhận sự cố vấn, người cố vấn, và ngành nghề

với mục đích chính về việc phát triển các kỹ năng một cách hệ thống và khả năng lãnh đạo cho những

thành viên trong ngành ít kinh nghiệm hơn.

Hiệp Hội Lời nói-Ngôn ngữ-Nghe Hoa Kỳ định nghĩa việc cố vấn như là một sự cộng tác phát triển mà

thông qua đó một người chia sẻ kiến thức, kỹ năng, thông tin, và gốc nhìn để tạo điều kiện tốt cho sự

phát triển về mặt cá nhân và chuyên môn của một người khác (“What is Mentoring?” (Cố vấn là

gì?),n.d.).

Theo như tổ chức Âm ngữ Trị liệu Úc, việc cố vấn trong ngành Âm ngữ Trị liệu nhằm hướng đến tạo điều

kiện thuận lợi cho:

Hỗ trợ Lâm sàng

Hỗ trợ Chuyên môn, và

Hỗ trợ Cá nhân

Với những khái niệm này trong tâm trí, TFA đã phát triển nên một sách hướng dẫn về cố vấn để hỗ trợ

người Úc, và những Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu quốc tế khác trong việc tình nguyện như là những nhà

cố vấn cho các Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu người Việt đã được qua chứng nhận, những người mà có

mong muốn tiếp cận sự hỗ trợ này.

Page 4: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

4

2. Tầm nhìn, Mục đích và Mục tiêu của TFA đối với Chương trình Cố vấn

Trinh Foundation Australia vận hành nhằm hỗ trợ người dân Việt Nam kiến lập Âm ngữ Trị Liệu như là

một ngành nghề tại đất nước họ. Chúng tôi cộng tác với những đối tác Việt Nam để tạo ra các chương

trình huấn luyện tại trường đại học. Chúng tôi làm việc để giúp cho người dân Việt Nam đạt được năng

lực trình độ về Âm ngữ trị liệu tự thân họ, để có thể hỗ trợ những người gặp các rối loạn về nuốt và giao

tiếp trong cộng đồng của họ. Việc phát triển và triển khai thực hiện chương trình cố vấn sẽ cho phép TFA

tiếp tục hỗ trợ việc học tập cá nhân và những nhu cầu phát triển của các sinh viên đã tốt nghiệp các

Khóa học Âm ngữ Trị liệu nhằm cung cấp các dịch vụ âm ngữ trị liệu chất lượng cao tại các cộng đồng

trên khắp Việt Nam.

Đích nhắm của Chương trình Cố vấn TFA là để cung cấp và đẩy mạnh một khuôn khổ, cấu trúc và bộ các

công cụ cho các nhà lâm sàng cố vấn tình nguyện, những người sẽ có liên quan đến những mối quan hệ

cố vấn chính thức cùng với những Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu ít kinh nghiệm hơn tại Việt Nam, để cung

cấp các buổi cố vấn hỗ trợ chất lượng cao và miễn phí.

Các mục tiêu của chương trình là để hỗ trợ Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam – những người nhận

sự cố vấn – trong việc:

Tham gia vào văn hóa học tập suốt đời

Tham gia vào các cơ hội phát triển các mục tiêu phát triển cá nhân, chuyên môn và lâm sàng và sau đó triển

khai những điều này với sự hỗ trợ và động viên.

Cải thiện khả năng tham gia vào những hoạt động phản ánh

Phát triển hơn nữa về kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực cụ thể và thực hành lâm sàng trong khi tăng

cường kỹ năng và hiệu suất công việc trong những lĩnh vực này

Phát triển thêm các kỹ năng giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực thực hành

Làm tăng động lực để tiếp tục tham gia vào các cơ hội phát triển chuyên môn

Xây dựng sự tự tin trong việc lên kế hoạch và thực hành lâm sàng (thường là cho cả cố vấn viên và người được

cố vấn)

Giữ vững và tiến bộ trong công việc

Đưa ra những quyết định độc lập (về lâm sàng, chuyên môn và cá nhân) cho tương lai

Có thể thúc đẩy những thay đổi trong đời sống chuyên môn của họ

Trở nên tự ý thức và kiên cường hơn thông qua việc cam kết với việc tự phản ánh thường xuyên

Trở thành những người đi đầu ngành ở Việt Nam thông qua việc đảm nhận thêm những trọng trách cho sự

phát triển chuyên môn liên tục của bản thân và thông qua việc hỗ trợ và tạo động lực cho những đồng môn

cũng làm tương tự

Những Khác biệt giữa Giám sát và Cố vấn:

Điều quan trọng là cần phải nhận biết, mặc dù giám sát và cố vấn là cả hai đều là hình thức hình thức hộ

trợ chuyên môn, có một số điểm khác biệt giữa hai cơ chế này. Tất cả những người tham gia chương

trình Cố vấn Xuyên Biên giới đều cần hiểu những điểm khác biệt này để hiểu và hoàn thiện thành công

vai trò của họ trong chương trình, dù là người được cố vấn, cố vấn viên hay là phiên dịch viên cũng như

hiểu được vai trò của những đối tác trong nhóm của họ. Những điểm trọng yếu cần cân nhắc được liệt

kê dưới đây:

Giám sát thường tập trung vào trách nhiệm giải trình và đảm bảo năng lực chuyên môn và lâm

sàng tại nơi làm việc và đánh giá hiệu suất của một người (đối với các tiêu chuẩn chuyên môn

Page 5: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

5

của Ngôn ngữ Trị liệu), trong khi việc cố vấn tập trung vào sự tăng trưởng và phát triển của

người được cố vấn

Giám sát thường đưa ra một trọng tâm ngắn hạn cho nhà NNTL trong vai trò hiện tại của họ

trong tổ chức hiện tại của họ, trong khi việc cố vấn có trọng tâm rộng hơn, dài hạn hơn cho

người được cố vấn để tăng cường tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề của họ

Các giám sát viên thường sử dụng cách tiếp cận hướng dẫn dựa trên thông tin và kỹ năng, trong

khi các cố vấn viên nhắm đến việc sử dụng phong cách hợp tác và xác nhận để hỗ trợ người

được cố vấn của họ

Các giám sát viên nên cung cấp hỗ trợ cho các giám sát viên để giúp họ phát triển và duy trì các

tiêu chuẩn lâm sàng và biện minh cho các mức cung cấp dịch vụ phù hợp và đầy đủ cho khách

hàng của họ.

Page 6: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

6

3. Khung Cố Vấn

Những cấu phần quan trọng

Sự hợp tác cố vấn được phát triển thành những cơ cấu hỗ trợ ngắn hạn, với mục tiêu là người được cố

vấn trở nên có năng lực và tự tin thực hiện công việc mà không cần có sự hỗ trợ từ người cố vấn.

Các quan hệ hợp tác cố vấn theo Phương pháp thực hành tốt nhất có đặc điểm gồm những thành tố

then chốt sau đây:

Sự liên minh dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng, nơi mà tính linh hoạt được trân trọng và mối quan

hệ hợp tác có bản chất năng động và toàn diện

Những điều quan trọng được nhấn mạnh là việc xác định và thương lượng trao đổi về những mục

tiêu cụ thể và những kết quả mà người được cố vấn dự định đạt được

Hướng dẫn được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển chuyên môn theo định hướng cá nhân

Có những cơ hội để suy ngẫm và khám phá ra những động thái khả dĩ thông qua sự hợp tác và trao

đổi qua lại

Sự suy ngẫm mang tính phản biện được thực hiện, nơi mà thái độ và các giá trị sẽ được khám phá ra

Quy trình bao gồm kiểm chứng những hành động và xem xét lại tiến trình

Cùng nhau làm việc trong những thời gian giới hạn

(Sách Hướng Dẫn Cố Vấn, 2015).

Các Giai đoạn của Mối quan hệ Cố vấn

Khoa Nhân Sự của Đại học Melbourne đã mô tả những giai đoạn sẽ diễn ra trong một mối quan hệ cố

vấn trong tờ thông tin của họ “What are the phases in a mentoring relationship?” (Có những giai đoạn

nào trong một mối quan hệ cố vấn?) (2012).

1. Khởi đầu

Giai đoạn này bao gồm sự tiếp xúc và quan sát ban đầu như là những cộng sự tìm hiểu về nhau và quyết

định liệu đôi bên muốn thiết lập một mối quan hệ cộng tác cố vấn cùng nhau hay không. Vào giai đoạn

này, những điều quan trọng là:

Xây dựng quan hệ (hãy cởi mở, chân thật và lắng nghe nhau)

Nắm rõ những mong muốn

Thương lượng trao đổi về các giới hạn và phạm vi của mối quan hệ, bao gồm vai trò và trách nhiệm

của các bên

Xác định các mục tiêu chung và các mục tiêu học tập

Thống nhất về các công tác hậu cần cho các buổi làm việc

Cam kết với mối quan hệ

Các công cụ hữu ích cho phần này có thể được tìm thấy trong các phụ lục 3,4,5,7,10,11 trong Bộ công cụ.

2. Phát triển

Học tập và phát triển, cho cả người cố vấn và người được cố vấn là quan trọng trong giai đoạn này và có

thể tạo nên sự thỏa mãn, làm tăng sự tự tin vào bản thân và năng lực cho cả hai bên.

Page 7: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

7

Trong suốt giai đoạn này, việc chăm sóc mối quan hệ phải được thực hiện để tránh sự phụ thuộc quá

mức. Người nhận được sự cố vấn cần có khả năng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về những hành

động của họ. Trong suốt giai đoạn này, điều quan trọng cần làm là:

Xác định và tìm hiểu cặn kẽ những mục tiêu và các vấn đề của người được cố vấn ở mức sâu hơn

thông qua việc đặt câu hỏi mang tính suy ngẫm

Hỗ trợ những người được cố vấn nhằm phát triển và cam kết với kế hoạch hành động với khung thời

gian kèm theo để đạt được những mục tiêu đã đề ra và cùng nhau tìm hiểu kỹ càng các chiến lược

Khuyến khích người được cố vấn triển khai kế hoạch của họ

Tạo điều kiện thuận lợi cho người được cố vấn giải quyết vấn đề thông qua các thử thách phát sinh

Hỗ trợ người được cố vấn nhìn ra và phát triển các thế mạnh của họ xuyên suốt quá trình tự phản

ánh

Cùng nhau suy ngẫm và xem xét lại các kết quả của các hành động đã thực hiện

Động viên và xác nhận với người được cố vấn, tôn vinh những thành quả họ đạt được

Giám sát tiến độ và sự phát triển chuyên môn và phát triển về mặt cá nhân

Đánh giá mối quan hệ cố vấn

Các công cụ hữu ích cho phần này có thể được tìm thấy trong các phụ lục 6,7,8,9,12 trong Bộ công cụ.

Một mối quan hệ cố vấn bao gồm sự học tập và phát triển liên tục. Các cuộc đối thoại mang tính cố vấn

là một quá trình tiếp diễn để tìm về hiểu bốn câu hỏi:

1. Bây giờ bạn đang ở đâu? (suy ngẫm)

2. Bạn muốn bạn ở đâu? (những quyết định đã được cho biết)

3. Bạn có thể đến được có bằng cách nào? (hành động)

4. Bạn đang thực hiện như thế nào? (kinh nghiệm/đánh giá)

Hình ảnh được trích nguồn từ: https://www.slideshare.net/MentoringWorks/the-mentoring-

conversation Tháng Bảy 2017.

3. Phân tách

Giai đoạn này diễn ra khi người được cố vấn đã đạt được phần lớn những mục tiêu của họ hoặc đã xây

dựng được sự tự tin để bắt đầu lập kế hoạch làm cách nào để tiếp tục hành trình của họ một độc lập.

Nếu việc cộng tác cố vấn đã đạt được những mục tiêu của nó, có thể tán dương việc kết thúc và sự đóng

Page 8: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

8

góp của người cố vấn cũng như thành tựu của người nhận sự cố vấn được công nhận. Giai đoạn là sự kết

hợp của những hoạt động sau đây:

Xác định và thống nhất về thời điểm kết thúc mối quan hệ cố vấn

Cả hai đều bắt đầu lập kế hoạch cho việc phân tách, hoàn thành các mục tiêu

Suy ngẫm và xem xét lại các kết quả

Tôn vinh những thành tựu đạt được

Đánh giá chương trình

Để lại cơ hội cho một mối quan hệ trong tương lai khi phù hợp

Các công cụ hữu ích cho phần này là các phụ lục 13 & 14 trong Bộ công cụ.

Page 9: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

9

4. Vai trò và Những Trách Nhiệm của Người cố vấn và Người được cố vấn

Người cố vấn sẽ:

Là một người Úc hoặc một Nhà Âm Ngữ đã qua huấn luyện quốc tế với một bằng cấp tối thiểu là

Bằng Đại học về Bệnh Học Lời Nói và ít nhất 3 năm kinh nghiệm lâm sàng

Là một tình nguyện viên nhiệt tình với hứng thú trong việc hỗ trợ tầm nhìn cho của TFA và tạo ra

sự khác biệt tích cực đối với sự phát triển các kỹ năng chuyên môn và lâm sàng của một Chuyên

viên Âm ngữ Trị liệu Việt Nam

Là một nhà chuyên môn có kinh nghiệm, người có kỹ năng để hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích,

chia sẻ, cộng tác, thử thách, lắng nghe và có mối quan tâm đến những người làm chuyên môn ít

kinh nghiệm hơn để thiết lập và theo đuổi những mục tiêu cá nhân của những người nhận sự cố

vấn và chạm đến tiềm năng của họ

Duy trì bản ghi chép về những mục tiêu, những hoạt động và thành công của người được cố vấn

Người được cố vấn sẽ:

Là một Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu người Việt Nam đã được chứng nhận bởi TFA

Là người có động lực tham gia vào một mối quan hệ cố vấn với một nhà Âm ngữ Trị liệu quốc tế,

để xây dựng những kỹ năng mới và sự tin tin trong các lĩnh vực về lâm sàng, sự phát triển cá

nhân và chuyên môn, những khía cạnh quan trọng với họ

Là người cởi mở để tham gia vào việc tự phản ánh với cố vấn viên của họ để khám phá những

điểm mạnh và điểm yếu của họ và dựa vào đó mà phát triển

Là người có động lực để làm việc chủ động trong việc cộng tác với người cố vấn để làm việc

hướng đến tiềm năng của họ

Đặt ra những mục tiêu phát triển chuyên môn cụ thể cho các buổi cố vấn với sự hỗ trợ của

người cố vấn

Là người cởi mở và có động lực để học tập, lớn lên và phát triển xuyên suốt trải nghiệm về quá

trình cố vấn

Là người sẵn lòng đón nhận cả những phản hồi tích cực lẫn phản hồi mang tính xây dựng mà

không bực mình

Là người chủ động trong mối quan hệ, cụ thể là khi mối quan hệ cố vấn đang tiến triển

Chuẩn bị một lịch trình làm việc trước buổi làm việc với cố vấn và cho người cố vấn có thời gian

đưa ra phản hồi và chuẩn bị cho buổi làm việc

Giữ những ghi chép về các mục tiêu, hoạt động và những thành công

Nhận trách nhiệm tiếp tục theo dõi tình hình của các vấn đề và những khuyến nghị mà người cố

vấn đã đưa ra

Trách nhiệm chung của cả người cố vẫn và người được cố vấn là:

Giữ vững sự chuyên nghiệp xuyên suốt mối quan hệ cố vấn, cụ thể là duy trì những ranh giới

phù hợp của mối quan hệ, tôn trọng tính bảo mật của những buổi làm việc với cố vấn, tôn trọng

thời gian của đối tác bằng cách giữ đúng thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành như đã thống

Page 10: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

10

nhất và tương tự với lịch trình làm việc đã được thông qua, chuẩn bị cho các buổi gặp mặt với cố

vấn theo như trách nhiệm của từng cá nhân

Đảm bảo rằng các công việc trong lịch nằm trong phạm vi của chương trình, ví dụ, tư vấn việc về

những chuyện đau buồn hay giám sát những vấn đề cụ thể trong công không phải là vai trò của

một cố vấn viên

Thông báo đến điều phối viên chương trình của TFA ([email protected] ) hoặc trợ

lý điều phối viên chương trình ([email protected]) về bất cứ vấn đề hay quan tâm liên

quan đến chương trình hoặc mối quan hệ cố vấn

Quyết định khi nào và bằng cách nào việc cộng tác sẽ kết thúc vào lúc ban đầu để cả hai bên đều

biết rõ về những mong muốn của phía còn lại. Nhận ra khi nào mối quan hệ cố vấn là không còn

cần thiết nữa hay không còn đáp ứng được những nhu cầu của người được cố vấn, và kết thúc

mối quan hệ một cách tôn trọng

Tham gia vào việc đánh giá chương trình

(“Mentoring Training Toolkit” (Bộ công cụ Tập huấn Cố vấn), 2017; “Mentoring Guide” (Hướng Dẫn Cố

Vấn), 2015; và “A Mentoring Framework for Queensland Continence Clinicians and those with a special

interest in continence“ ((Khung Cố Vấn cho Các Nhà Lâm Sàng Trinh Bạch Queensland và những cá nhân

nào có mối quan tâm đặc biệt về sự trinh bạch), 2011).

Page 11: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

11

5. Những Điều Cần Lưu Ý về vấn đề Cố vấn Liên Văn Hóa, Liên Lục Địa

Khi cung cấp điều kiện cố vấn liên văn hóa, cơ hội cho những hiểu lầm hoặc những khác biệt về các

mong đợi về mặt văn hóa tăng lên đáng kể. Vai trò của người cố vấn là để đảm bảo rằng người được cố

vấn có thể điều trị hiệu quả nhất cho quần thể bệnh nhân tại đó và một khía cạnh của điều này là việc

thừa nhận rằng một hướng dẫn điều trị không gắn kết với những bắt buộc về văn hóa của quần thể bệnh

nhân thì có thể ít được tuân thủ hơn một điều trị mà có thể ít hiệu quả hơn nhưng gắn liền nhiều hơn

với tính chất xã hội, những truyền thống và giá trị văn hóa của quần thể nhóm bệnh nhân đó.

Người được cố vấn có thể dễ dàng bị đặt vào vị trí bấp bênh nếu người cố vấn không nhạy cảm với

những mong đợi về mặt văn hóa của con người tại đó. Người được cố vấn có thể có một bộ các công cụ

điều trị hiệu quả nhưng một nhóm quần thể bệnh nhân sẽ kháng cự lại việc áp dụng những công cụ đó.

Để tạo ra một bầu không khí đầy hứa hẹn cho sự cố vấn mang tính cạnh tranh về mặt văn hóa, điều

quan trọng là phát triển một nhận thức ban đầu về khả năng về những khác biệt văn hóa. Điều này có

thể được thực hiện bằng cách sử dụng một cuộc thảo luận mở về những thực tế mà người được cố vấn

là một chuyên gia trong nền văn hóa của chính mình và một nghĩa vụ của người được cố vấn là chủ động

thông báo đến người cố vấn về những phương diện lời khuyên về những điều có thể không được chấp

nhận trong quần thể bệnh nhân mà họ làm việc. Chia sẻ một giai thoại cá nhân về một nhầm lẫn về mặt

văn hóa có thể là một cách hiệu quả để tác động đến cảm giác qua lại về mặt trải nghiệm và tăng sự an

ủi dành cho người được cố vấn.

Theo đuổi việc tạo ra một nỗ lực hợp tác chia sẻ hướng sự việc thấu hiểu về vai trò của văn hóa trong sự

tự nguyện của bệnh nhân để tuân theo một hướng dẫn điều trị, một vòng phản hồi năm bước nên được

tuân theo như sau:

1. Một cách định kỳ, hỏi về việc liệu rằng một hướng dẫn điều trị được chỉ định là phù hợp hay

không về mặt văn hóa đối với người bệnh (hoặc quần thể dân số) đang được bàn đến.

a) Sử dụng những câu hỏi mở chẳng hạn như “Anh/Chị nghĩ bệnh nhân sẽ phản ứng như

thế nào khi Anh/Chị đề nghị phương án điều trị này?” hoặc “Anh/Chị có thể nói cho tôi

biết điều này khác với những điều mà bệnh nhân của Anh/Chị thường nghe như thế

nào, và họ có thể nghĩ gì về điều này?” có thể giúp bạn nhận thức rõ liệu rằng một

hướng dẫn điều trị được đưa ra có thể mang những hàm ý văn hóa trong đó.

2. Thảo luận liệu rằng việc hướng dẫn bệnh nhân có thể có hiệu quả giúp làm tăng sự chấp nhận

hướng dẫn điều trị.

3. Nếu lựa chọn hướng dẫn bệnh nhân được cân nhắc là không thể làm tăng sự chấp thuận:

a) Hỏi rằng cụ thể bước nào trong hướng dẫn điều trị có thể đang làm bệnh nhân băn

khoăn.

b) Đối với mỗi bước, thảo luận mục đích của bước đó trong mô hình hướng dẫn điều trị và

hỏi những người được cố vấn nếu có một cách khác để đạt được mục đích này trong khi

vẫn đảm bảo rằng những băn khoăn của bệnh nhân được làm nhẹ bớt.

c) Nếu người được cố vấn không thể nghĩ ra bất cứ khả năng nào khác, đưa ra một số ý

tưởng của chính bạn.

d) Cùng nhau hợp tác phân tích bằng cách nào sự cải biến này có thể tác động đến hiệu

quả của hướng dẫn điều trị, bao gồm liệu rằng điều trị có thể bị sửa đổi bằng bất cứ

cách nào mà không làm tổn hại nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị.

Page 12: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

12

4. Nếu hướng dẫn điều trị đang xem xét được tìm thấy là không thể được điều chỉnh hiệu quả lẫn

không thể được triển khai mà không kèm theo điều chỉnh, thảo luận khả năng về một phương

án điều trị thay thế.

5. Sau khi người được cố vấn đã triển khai hướng dẫn điều trị, dù là phiên bản đã điều chỉnh hay

không kèm điều chỉnh, thảo luận về phản ứng của bệnh nhân và những bước thêm vào có thể

được thực hiện để làm tăng hiệu quả điều trị và sự đồng thuận của bệnh nhân.

Vấn đề thứ hai nên được nêu lên là vấn đề khác biệt về mặt văn hóa giữa người cố vấn và người được cố

vấn và những khả năng kéo theo về những mong đợi khác nhau về sự giao tiếp. Sự miễng cưỡng của

người được cố vấn trong việc đưa ra một phản hồi mang tính phản biện có thể là vì một sự không sẵn

lòng trong việc trao đổi ý tưởng với giáo viên hay người được xem như có một vị trí quyền lực. Những

người được cố vấn vốn đã hoàn thành việc học thông qua khóa học của Trinh Foundation được mong

đợi nhiều hơn về việc tham gia chủ động trong quá trình cộng tác này, nhưng điều này không có nghĩa là

họ sẽ luôn luôn cảm thấy thoải mái với những bất đồng hoặc với việc đặt câu hỏi hay nói về những băn

khoăn.

Như là một người cố vấn, bạn có thể làm tăng khả năng cam kết của người được cố vấn trong quá trình

hợp tác bằng cách tuân theo một quy trình về phân tích buổi làm việc gồm có những câu hỏi sau đâuy:

1. Tôi có đang nói quá nhiều so với người được cố vấn trong suốt cuộc thảo luận?

2. Người được có vấn có đang nhận tất cả những lời khuyên mà không có bất kỳ điều kiện hạn chế

nào?

3. Tôi có đang đưa ra cùng một lời khuyên nhất quán trong nhiều hoàn cảnh tình huống khác nhau

và cảm giác rằng nó đang không được thực hiện thậm chí khi người được cố vấn đón nhận nhiệt

tình lời khuyên đó?

Nếu câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào bên trên là ‘có’, đó là thời điểm tốt để phân tích liệu rằng có một

khác biệt nào về văn hóa giao tiếp.

Điều quan trọng cần nhìn ra là cả người cố vấn và người được cố vấn đều chia sẻ trách nhiệm với mối

quan hệ này và người được cố vấn nên có một quy trình tự phân tích tương tự gồm những câu hỏi sau

đây:

1. Khi tôi nghe các ý tưởng hay lời khuyên mà tôi nghĩ rằng bệnh nhân của tôi hay tôi sẽ không

thoải mái với điều đó, tôi có giữ những cảm nghĩ đó cho riêng mình không?

2. Tôi có đang đồng ý với những hướng dẫn điều trị mà không đặt mình vào vị trí của bệnh nhân và

không tự hỏi rằng tôi sẽ nghĩ gì nếu được đề nghị tuân theo một hướng dẫn điều trị cụ thể nào

đó?

3. Tôi có bao giờ đồng ý với một hướng dẫn điều trị nhưng khi đến lúc trình bày nó với bệnh nhân,

tôi cảm thấy không thoải mái làm thế, hoặc bệnh nhân họ có trở nên phản đối không?

Một lần nữa, những câu trả lời ‘có’ cho người được cố vấn biết rằng có thể có một khác biệt văn hóa

đang ảnh hưởng đến mối quan hệ, và do đó, ảnh hưởng đến khả năng phụ vụ bệnh nhân tốt nhất.

Nếu một trong hai phía cảm thấy có thể có một rào cản giao tiếp, một vài lời khuyên nhằm giúp vượt

qua rào cản này có thể bao gồm:

Page 13: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

13

1. Hỏi những câu hỏi mở. Thường nếu một người cố vấn sử dụng các câu hỏi mở, họ có thể học tập

nhiều hơn và nó có thể cho họ cơ hội hỏi tiếp những câu hỏi kéo theo.

2. Sử dụng các cách nói “tôi cảm thấy” và “tôi nghĩ”. Thỉnh thoảng người được cố vấn thấy không

thoải mái khi đưa ra những phát biểu mang tính dứt khoát và thông qua việc có thể nói “tôi cảm

thấy điều này có thể không hiệu quả với bệnh nhân của tôi.” Điều này có thể nhẹ nhàng mở ra

những cơ hội bàn bạc thêm về lý do tại sao.

Cả việc cố vấn cũng như việc có được sự cố vấn đều là những cơ hội học tập tuyệt vời, và cơ hội đó có

thể được nhận thức rõ phần nào thông qua việc phát triển một sự hiểu biết lành mạnh về những điểm

khác biệt về văn hóa và tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự giao tiếp liên văn hóa dựa trên sự tôn

trọng, thấu hiểu, và một mục tiêu chung hướng đến việc cung cấp sự chăm sóc tốt nhất có thể dành cho

bệnh nhân.

Page 14: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

14

6. Những điều cần lưu ý đối với Các Mối Quan Hệ Làm Việc với Phiên Dịch Viên

Làm việc cùng với các phiên dịch viên có thể là một trải nghiệm vừa mang tính thử thách vừa đáng giá.

Mỗi phiên dịch viên có những sở thích, thế mạnh và điểm yếu của riêng họ và việc phát triển một mối

quan hệ công việc vững chắc là thiết yếu để tạo nên một môi trường liên kết giao tiếp cho tất cả những

người tham gia. Các phiên dịch viên nên được đối xử bình đẳng như những cộng sự trong suốt quá trình

và những nhu cầu của họ nên được đặt ưu tiên ngang bằng như đối với người cố vấn và người được cố

vấn.

Làm việc cùng các phiên dịch có thể là một trải nghiệm mang tính thử thách, và trải nghiệm này có thể

thậm chí còn khó khăn hơn khi tương tác trong một hệ thống hội nghị truyền hình. Âm thanh và video

có thể bị chậm hoặc không đồng bộ, các phần có thể bị lộn xộn, và, thường thì, các gợi ý giao tiếp không

lời ít được tiếp nhận hiệu quả so với tương tác giao tiếp trực tiếp. Điều này tạo nên một nhu cầu rằng

tất cả các phía cần nhận thức về nó, và sẵn lòng với những giới hạn công nghệ.

Một số điều then chốt để có được trải nghiệm giao tiếp thành công với các phiên dịch trên hệ thống hội

nghị truyền hình bao gồm:

1. Có được buổi gặp trước với phiên dịch viên để biết về phong cách và sở thích riêng của họ về

việc phiên dịch. Cuộc gặp này không cần phải kéo dài, mà nên tạo cho phiên dịch viên một cơ

hội để được lắng nghe và cho người cố vấn và người được cố vấn biết về những hướng dẫn về

việc làm cách nào để sử dụng dịch phụ của phiên dịch viên được tốt nhất. Hãy nắm rõ rằng đây

là cuộc gặp của phiên dịch viên và ưu tiên nên được dành cho phiên dịch viên xác định rõ những

cách cụ thể mà người cố vấn và người được cố vấn có thể sử dụng tốt nhất các dịch vụ phiên

dịch.

2. Có một bộ những gợi ý nhất quán mà phiên dịch viên có thể cung cấp cho người cố vấn và/hoặc

người được cố vấn để giúp chỉ dẫn về tốc độ nói và độ dài lời nói. Một số phiên dịch viên ưu ái

việc chờ đợi và phiên dịch lại toàn bộ ý trong khi những người khác chuộng việc dịch từng câu

hơn.

3. Có một tấm bảng trắng hay một tài liệu mà tất cả các bên có thể nhìn thấy để nếu như có bất cứ

sự mơ hồ rối rắm nào xuất hiện trong suốt cuộc thảo luận bằng nghe – nói, các gợi ý bằng hình

ảnh và chữ viết có thể được chia sẻ.

4. Có sự chuẩn bị trong việc làm rõ các thuật ngữ hay mặt khác là đơn giản hóa ngôn ngữ được sử

dụng nếu phiên dịch viên đang gặp bất cứ khó khăn nào trong việc theo kịp ý. Hãy nhớ trong đầu

rằng trong khi các Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu thường có nhiều năm kinh nghiệm với những

thuật ngữ này, chúng không những không có trong tiếng bản địa đối với phiên dịch viên, mà

chúng còn thường là những thuật ngữ mới hoặc vừa được ghi nhớ gần đây hoặc không được

phiên dịch viên sử dụng thường xuyên.

5. Một cách định kỳ, ‘kiểm tra’ với phiên dịch viên để đảm bảo rằng tốc độ và độ dài lời nói của bạn

là phù hợp với mong muốn của họ. Rất khó để duy trì ở nhịp độ và độ dài lời nói mà bản thân

Page 15: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

15

một người không quen thuộc, vì vậy, một điều quan trọng là lưu ý đến chiều hướng của những

đoặn tăng không báo trước của một trong hai hay cả hai thông số này.

6. Hãy nhớ trong đầu rằng các phiên dịch viên có thể là người Việt Nam, và có thể có sự lưỡng lự

về mặt văn hóa khi ngắt lời những người được cho là đang ở vị thế cao hơn hay có chức vụ uy

quyền.

Các phiên dịch viên thỉnh thoảng băn khoăn về khả năng của họ và việc đưa ra lời khen và sự cảm kích

đối với một công việc khó khăn có thể góp phần vào việc làm tăng khả năng để tham gia một cách tự tin

vào quá trình giao tiếp. Cảm giác của phiên dịch viên về việc đang ở trong một môi trường được đánh

giá đúng, được hỗ trợ là hết sức quan trọng đối với khả năng cung cấp dịch vụ một cách thành công,

điều mà sẽ khiến cho sự hợp tác giữa người cố vấn và người được cố vấn trở nên khả dĩ.

Page 16: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

16

7. Triển Khai Chương Trình Cố Vấn

Chương trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới tuân theo một quá trình rõ ràng trong việc xác định và kết nối

những người nhận sự cố vấn với những người cố vấn.

Việc tham gia vào chương trình đối với cả những người nhận sự cố vấn và các cố vấn là hoàn toàn tự

nguyện, tuy nhiên, cả những người được cố vấn và người cố vấn phải tuân theo những mong đợi về mặt

hành vi được vạch ra trong thỏa thuận cố vấn mà hai bên sẽ ký kết. Các cố vấn viên người Úc cũng phải

tuân theo Bộ Quy tắc Đạo đức của SPA, và cả người cố vấn và người nhận sự cố vấn nên cho thấy sự

hăng hái về chương trình và sự cam kết với chương trình và mối quan hệ cố vấn.

Các sinh viên đã tốt nghiệp Âm ngữ Trị liệu người Việt Nam sẽ bắt đầu tìm kiếm một người cố vấn cho

mình bằng cách hoàn thành mẫu EOI Chương Trình Cố Vấn dành cho Người được cố vấn (Phụ lục 1 của

Bộ Công cụ) và gửi nó đến những người quản trị chương trình của TFA tại địa chỉ

[email protected][email protected]

Những Nhà Âm ngữ Trị Liệu có kinh nghiệm có thể tình nguyện như là những nhà cố vấn bằng cách hoàn

thành mẫu EOI chương trình cố vấn dành cho Người cố vấn (Phụ lục 2 của Bộ Công cụ) và gửi về các

quản trị viên chương trình của TFA tại địa chỉ [email protected]

[email protected]

Những người được cố vấn sẽ được ghép với cô vấn viên phù hợp dựa trên các EOI được gửi, mà bao

gồm lĩnh vực thực hành lâm sàng và môi trường làm việc hiện tại của họ.

Cả hai mô hình cố vấn nhóm lẫn cá nhân đều sẽ được sử dụng, tùy thuộc vào nhu cầu cả người/những

người nhận sự cố vấn, những kỹ năng và kinh nghiệm của các cố vấn viên, tiềm lực và nguồn cung cấp cố

vấn viên tham gia vào chương trình và nguồn lực phiên dịch viên. TFA sẽ ưu tiên kết hợp các nhóm nhỏ

những người được cố vấn với một cố vấn viên trong năm 2019. Cấu trúc này sẽ cho phép nhiều người

được tham gia chương trình hơn và khuyến khích phát triển các nhóm hỗ trợ đồng môn, mà TFA hy vọng

sẽ dẫn đến các cấu trúc cố vấn đồng môn bền vững trong tương lai.

Khi những ghép nối cố vấn phù hợp được thực hiện, những người tham gia sẽ được giới thiệu với nhau

qua thư điện tử.

Tất cả những người tham gia sẽ được cung cấp một bản Sách Hướng Dẫn về Chương Trình Cố Vấn Xuyên

Biên Giới. Sách hướng dẫn này sẽ cung cấp những hướng dẫn, hỗ trợ và các công cụ liên quan để hỗ trợ

họ tham gia vào chương trình.

Một phiên dịch viên Anh – Việt sẽ được sắp xếp cho các bên cộng tác khi mà mọi người không nói cùng

một ngôn ngữ đủ nhiều để có thể tham gia vào các cuộc đối thoại cố vấn. Các phiên dịch viên của TFA

trước đó đã tham gia vào tập huấn chuyên biệt để giúp họ hiểu được các thuật ngữ chuyên môn âm ngữ

trị liệu.

Mối quan hệ cố vấn sẽ được thiết lập vào buổi làm việc ban đầu, và một thỏa thuận (xem Phụ Lục Cố vấn

số 3 của Bộ Công cụ) được tạo ra giữa người cố vấn và người được cố vấn vạch ra những mục tiêu,

những công việc chỉ định, các khoảng liên lạc và độ dài của mối quan hệ. Một bản sao của Bản Thỏa

Thuận Cố vấn hoàn chỉnh sẽ được chuyển đến cho các quản trị viên chương trình cố vấn của TFA bởi

những người cố vấn tại địa chỉ [email protected][email protected].

Page 17: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

17

TFA sẽ tài trợ cho các biên dịch viên để cung cấp 10 giờ phiên dịch trực tuyến trong các buổi cố vấn.

Những giờ này có thể được sử dụng tuy nhiên những người được cố vấn / nhóm người được cố vấn và

cố vấn viên quyết định, miễn là người được cố vấn và cố vấn viên gặp nhau tối thiểu sáu buổi cố vấn

trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2019. Không có công thức nào cho người được cố

vấn và cố vấn viên nên giao tiếp như thế nào. Việc đánh giá thường xuyên về mối quan hệ này sẽ giúp

tìm ra phương hướng cho quá trình này. Quá trình xem xét đánh giá sẽ được thảo luận kỹ hơn trong

phần 9. TFA khuyến nghị người tham gia sử dụng ít nhất 1,5-2 giờ cho buổi đầu tiên của họ - nơi những

người tham gia đang tìm hiểu nhau và đặt mục tiêu cố vấn. TFA cũng sẽ tài trợ cho các phiên dịch viên

để hoàn thành tổng cộng 4 giờ dịch thuật để hoàn thành bản dịch của:

• email giữa các buổi làm việc, ví dụ: xác nhận thời gian, chia sẻ kế hoạch chương trình, chia sẻ phản ánh

• mục tiêu cố vấn

• phản hồi bằng văn bản

• thông tin sơ lược về trường hợp ca nghiên cứu

• các tài liệu tiếng Anh ngắn sẽ hỗ trợ người được cố vấn đạt được mục tiêu của họ.

Vì chi phí cho việc cộng tác với chương trình, nếu một cá nhân được cố vấn bỏ lỡ hai buổi làm việc mà

không thông báo trước hay không có lý do hợp lý, cá nhân đó sẽ không còn đủ tư cách tham gia chương

trình nữa. Cố vấn viên được yêu cầu theo dõi với điều phối viên chương trình TFA (carla.mangion.mira

@ gmail) trong những trường hợp này.

Page 18: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

18

8. Các công cụ để Hỗ trợ Mối quan hệ Cố vấn

Để hỗ trợ cho sự thành công của mối quan hệ cố vấn, một bộ công cụ của các tài liệu cũng đã được phát

triển để người tham gia sử dụng trong suốt hành trình cố vấn của họ. Người được cố vấn và cố vấn viên

có thể chọn sử dụng bất kỳ công cụ nào họ muốn, không bắt buộc tất cả các quan hệ đối tác phải sử

dụng tất cả các tài liệu được cung cấp.

Sự Thỏa Thuận về vấn đề Cố Vấn

Vào cuộc gặp mặt ban đầu giữa cố vấn viên và người được cố vấn, điều quan trọng là đạt được sự thống

nhất về các nguyên tắc cơ bản và mục đích của mối quan hệ. Sự trình bày rõ ràng về những mong đợi

của cả hai bên và những mục tiêu cần đạt được sẽ hỗ trợ mối quan hệ để tạo ra những kết quả như

mong đợi và giúp ích cho việc xem xét lại và đánh giá mối quan hệ. Bản thỏa thuận sẽ phác thảo những

cam kết về thời gian, các mục tiêu, và những cam kết về những nguyên tắc chung về mặt hành vi bao

gồm các tham số về sự bảo mật được cả hai bên nắm rõ (“A Mentoring Framework for Queensland

Continence Clinicians and those with a special interest in continence“ (Khung Cố Vấn cho Các Nhà Lâm

Sàng Trinh Bạch Queensland và những cá nhân nào có mối quan tâm đặc biệt về sự trinh bạch), 2011).

Một mẫu Thỏa thuận Cố vấn nằm trong phụ lục 3 của Bộ Công cụ. Tất cả các nhóm cố vấn được yêu cầu

hoàn thành mẫu này trong buổi cố vấn đầu tiên của họ và gửi cho Điều phối viên Chương trình của TFA

([email protected]) để xem xét.

Sự Phát Triển Các Mục Tiêu cho Mối Quan Hệ Cố Vấn

Việc đặt ra mục tiêu là nền tảng của mỗi mối quan hệ cố vấn thành công. Một vài người được cố vấn có

thể đã có sẵn kết hoạch phát triển chuyên môn/phát triển và học tập (PDP), nhưng người cố vấn có thể

đóng một vai trò đáng kể là hỗ trợ người được họ cố vấn xem xét lại kế hoạch đó, tinh chỉnh các hoạt

động và phát triển thêm kế hoạch này, cũng như đánh giá những thành tựu trong tương lai. Các mục

tiêu cố vấn có thể khác một chút với những mục tiêu phát triển và học tập của người được cố vấn, tuy

nhiên, những người cố vấn có thể sử dụng PDP để hỗ trợ người được cố vấn để phát triển các mục tiêu

cho các buổi làm việc có cố vấn. Những người được cố vấn thường sẽ trông cậy vào các cố vấn viên để

giúp họ làm sáng rõ và trọn vẹn những mục tiêu của họ.

Phụ lục 4 phác thảo tầm quan trọng của việc phát triển các mục tiêu SMART cho mối quan hệ cố vấn.

Phụ lục 5 đưa ra những ý tưởng để hỗ trợ việc phân tích nhu cầu và các quy trình thiết lập mục tiêu.

Phụ lục 6 bàn về những lời khuyên để đạt được và theo sát các mục tiêu.

Phụ lục 7 là mẫu có thể được người được cố vấn và cố vấn viên sử dụng để ghi lại và theo dõi các mục

tiêu cố vấn của người được cố vấn, hành động cần thực hiện và sự tiến bộ hướng đến việc đạt được mục

tiêu.

Phụ lục 8 bao gồm một công cụ có thể được dùng để xem xét lại các mục tiêu cố vấn.

Ngân Hàng Câu Hỏi Dành Cho Suy Ngẫm

Những người cố vấn thành công sẽ có những kỹ năng về giao tiếp, thương thảo, và những kỹ năng về

mặt con người (Sách Hướng Dẫn Cố Vấn, 2015). Những kỹ năng này sẽ cho phép họ hỗ trợ hình thành

một mối quan hệ cố vấn hiệu quả. Những người cố vấn có thể sử dụng một dãy nhiều loại câu hỏi để

khuyến khích người được cố vấn giải quyết vấn đề thông qua những tình huống khó khăn và triển khai

một kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu phát triển và học tập của họ. Phụ lục 8 cung cấp

Page 19: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

19

cho người cố vấn một ngân hàng những loại câu hỏi khác nhau, kèm theo ví dụ, để sử dụng trong các

buổi cố vấn để đạt được các mục tiêu cố vấn.

Nếu bạn là một thành viên của Âm Ngữ Trị Liệu Úc, bạn có thể truy cập vào Hướng Dẫn Cố Vấn Âm Ngữ

Trị Liệu Úc để có thêm nhiều ví vụ về những câu hỏi mang tính hỗ trợ và xây dựng. Hướng dẫn Cố vấn

không còn có sẵn để tải xuống trên trang web của SPA, tuy nhiên, bạn có thể liên hệ riêng với SPA để

yêu cầu một bản sao. Vui lòng xem phần Cố vấn của trang web SPA để biết thêm chi

tiết:http://www.speechpathologyaustralia.org.au/SPAweb/Members/Mentoring/SPAweb/Members/Me

ntoring/Mentoring.aspx?hkey=8c0b9e93-e6c5-4cc4-87c0-9ed8d8851b7d

Những người được cố vấn và các cố vấn được khuyến khích theo dõi hội thảo trên web về Chương trình

Cố vấn được phát triển bởi TFA hợp tác với Hội Âm ngữ Trị liệu Úc. Một đường dẫn tới hội thảo trên

web sẽ được cung cấp khi bạn xác nhận tham gia chương trình.

Những công cụ khác

Chuẩn bị cho Cuộc Gặp Đầu Tiên của Bạn (phụ lục 9)

10 Bước đến Giao Tiếp Tích Cực (Phụ lục 10)

Truy cập các Tài liệu của Trinh Foundation đã được dịch trước đây

Trong quá trình tham gia các buổi cố vấn, các cố vấn viên có thể xác định sự cần thiết của người được cố

vấn của họ để truy cập vào một nguồn tài liệu lâm sàng hoặc phi lâm sàng cụ thể. Do sự khác biệt về

ngôn ngữ, các tài liệu bằng tiếng Anh không thể dễ dàng được chia sẻ với những người được cố vấn Việt

Nam và việc dịch thuật thường mất nhiều thời gian. TFA nắm giữ một lượng lớn các tài liệu được dịch

trong hệ thống lưu trữ điện tử của họ (ví dụ: các bảng kiểm, các khung, tài liệu phát tay, các lượng giá

không chính thức, v.v.). Cố vấn viên được hoan nghênh liên hệ với Điều phối viên chương trình để yêu

cầu quyền truy cập vào một tài liệu cụ thể hoặc thảo luận với Điều phối viên chương trình những tài liệu

có liên quan có sẵn cho một nhu cầu cụ thể. Cố vấn viên được khuyến khích tuân theo quy trình này

trước khi yêu cầu phiên dịch viên của họ dành thời gian dịch tài liệu. Trong trường hợp không có tài liệu

dịch có liên quan, có phạm vi trong chương trình để phiên dịch dịch các tài liệu cụ thể và có liên quan

giữa các buổi làm việc. Cố vấn viên phải chịu trách nhiệm về việc ưu tiên các nhiệm vụ dịch thuật để

đảm bảo tổng số giờ được phân bổ cho dịch thuật không bị vượt quá.

Page 20: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

20

9. Phân tích, Đánh giá và Xem xét lại

Trong bối cảnh của sự cố vấn, việc xem xét lại những mục tiêu ban đầu hay những mục tiêu cùng với đối

tác cố vấn để đạt đến sự tiến bộ. Nó còn cung cấp một cơ hội cho cả hai bên trong mối quan hệ để đánh

giá được bằng cách nào để khiến cho mối quan hệ ‘có giá trị’ hơn và để khẳng định lại sự cam kết của họ

đối với quá trình cố vấn.

Phân tích

Như là một phần của sự chuẩn bị và lập kế hoạch cố vấn, những nhu cầu, mối quan tâm, những boăn

khoăn và những mong đợi của người được cố vấn cần được tìm hiểu rõ. Sự Phân Tích Những nhu cầu,

Mối Quan Tâm, Băn Khoăn và Những Mong Đợi (NICE) được cung cấp trong Phụ lục 5 là một ví dụ về

một công cụ có thể được sử dụng để hướng dẫn và hỗ trợ trong những cuộc thảo luận này (“A

Mentoring Framework for Queensland Continence Clinicians and those with a special interest in

continence” (Khung Cố Vấn cho Các Nhà Lâm Sàng Trinh Bạch Queensland và những cá nhân nào có mối

quan tâm đặc biệt về sự trinh bạch), 2011; “Mentoring Guide” (Sách Hướng Dẫn Cố Vấn), 2015). Cung

cấp những phân tích NICE cho những người được cố vấn trước cuộc gặp là hữu ích để họ có thời gian

suy nghĩ và chuẩn bị các câu trả lời cho những câu hỏi.

Đánh giá và Xem xét lại

Sự đáng giá về mối quan hệ cố vấn là được khuyến nghị để hỗ trợ các cố vấn viên và những người được

cố vấn đưa ra các quyết định về:

Mối quan hệ đang diễn ra tốt như thế nào

Những điều gì đã đạt được

Những thay đổi nào cần được thực hiện

Khi nào là thời điểm kết thúc mối quan hệ cố vấn và

Những yêu cầu về huấn luyện và học tập trong tương lai.

(“A Mentoring Framework for Queensland Continence Clinicians and those with a special interest in

continence“ (Khung Cố Vấn cho Các Nhà Lâm Sàng Trinh Bạch Queensland và những cá nhân nào có mối

quan tâm đặc biệt về sự trinh bạch), 2011).

Việc sử dụng các công cụ được dẫn ra thành tài liệu chẳng hạn như mẫu Xem Xét Quy Trình/Quan Hệ Cố

Vấn (Phụ lục 11) sẽ là hữu ích trong việc có được một cuộc đối thoại về sự phát triển và thành công của

mối quan hệ và quy trình cố vấn. Thực hiện một sự xem xét về mối quan hệ ở đâu đó giữa mốc ba và sáu

tháng là được khuyến nghị, cũng như tại thời điểm thỏa thuận cố vấn sẵn sàng cho việc xem xét. Theo

thời gian, bản chất của mối quan hệ cố vấn có thể biến đổi và hỗ trợ các nhu cầu có thể thay đổi. Do đó,

sẽ là có rất có giá trị nếu người cố vấn và người được cố vấn, cùng nhau, xem xét lại quy trình mối quan

hệ tại những thời điểm thích hợp và thực hiện bất cứ sự điều chỉnh nào cần thiết đối với cách họ làm

việc cùng nhau và loại hỗ trợ được cung cấp (Caddick, 2009).

Mối quan hệ cố vấn tồn tại vì sự phát triển và sự thỏa mãn của những người tham gia. Những mối quan

hệ cố vấn là thành công và thỏa mãn cho tất cả các bên khi mối quan hệ có thể tiến triển trong một thể

thức có cấu trúc, nhưng linh hoạt tận dụng những thế mạnh của cả hai người cố vấn và cả người được

cố vấn. Một khi mối quan hệ cố vấn cụ thể đi đến hồi kết thúc, mỗi người tham gia được khuyến khích

suy ngẫm về sự liên quan của mình và tiếp tục học tập về bản thân mình (Caddick, 2009). Hướng dẫn này

Page 21: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

21

bao gồm một mẫu Tự Đánh Giá Sau cùng của Người tham gia trong phụ lục 12, một mẫu mà những

người tham gia có thể muốn sử dụng để hỗ trợ thực hành suy ngẫm cho cá nhân họ.

Sự đánh giá về mối quan hệ cố vấn là quan trọng không chỉ đối với những người được cố vấn và người

cố vấn mà còn đối với TFA để nhận được những phản hồi về tính hiệu quả của chương trình để cho phép

tổ chức đo lường liệu rằng những mục tiêu của chương trình đã đạt được hay chưa. TFA yêu cầu tất cả

những người tham gia việc cố vấn hoàn thành một mẫu phản hồi và đánh giá (Phụ lục 13) về những trải

nghiệm của họ sau khi tham gia Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới. TFA sẽ sử dụng phản hồi từ

những người tham gia để cải thiện chương trình cho những người tham gia trong tương lai và cho sự

thành công trong quan hệ cố vấn.

Page 22: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

22

10. Đọc thêm

Atherton, M., Davidson, B., McAllister, L. (2017). Exploring the emerging profession of speech-language

pathology in Vietnam through pioneering eyes (Khám phá ngành mới nổi về Bệnh học ngôn ngữ - lời nói

ở Việt Nam qua những đôi mắt tiên phong). International Journal of Speech-Language Pathology (Tạp

chí Quốc tế về Bệnh học Lời Nói – Ngôn ngữ), 19(2), 109-120.

Barrett, H. (2016). Applying theories of cultural competence to speech-language pathology practice in

East Africa (Áp dụng các lý thuyết về khả năng văn hóa đối với việc thực hành bện học ngôn ngữ - lời nói

tại Đông Phi). Journal of Clinical Practice in Speech-Language Pathology (Tạp chí Quốc tế về Bệnh học Lời

Nói – Ngôn ngữ), 18(3), 139-144.

Carlin et al., (2012). Promising practices in e-supervision: Exploring graduate speech-language pathology

intern’s perceptions (Những phương pháp thực hành mang tính hứa hẹn trong giám sát điện tử: Khám

phá về nhận thức của những thực tập sinh trị liệu ngôn ngữ - lời nói). International Journal of

Telerehabilitation (Tạp chí quốc tế về Phụ Hồi Chức Năng Từ Xa, 4 (2), 25-38.

Carlin et al., (2013). The use of e-supervision to support speech –language pathology graduate students

during teaching practica (Việc sử dụng giám sát điện tử để hỗ trợ các sinh viên ngành bệnh học ngôn

ngữ - lời nói trong suốt quá trình giảng dạy thực hành). International Journal of Telerehabilitation (Tạp

chí quốc tế về Phụ Hồi Chức Năng Từ Xa), 5 (2), 21-31.

Leadbeater, C., & Litosetti, L. (2014). The importance of cultural competence for speech and language

therapists (Tầm quan trọng của năng lực văn hóa của các chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu). Journal of

Interactional Research in Communication Disorders (Tạp chí về Nghiên cứu Tương tác trong Những Rối

Loạn Giao tiếp), 5(1), 1-26.

McAllister, L., Woodward, S., & Nagarajan, S. (2016). Professional and personal benefits of volunteering.

(Những lợi ích cá nhân và chuyên môn của việc tình nguyện) Journal of Clinical Practice in Speech-

Language Pathology (Tạp chí về Thực Hành Lâm Sàng Bệnh học Ngôn ngữ - Lời nói), 18(3), 121-125.

Nagarajan, S., McAllister, L., McFarlane, L., Hall, M., Schmitz, C., Roots, R., Drynan, D., Avery, L., Murphy,

S., Lam, M. (2016). Telesupervision Benefits for Placements: Allied Health Students' and Supervisors'

Perceptions (Những Lợi Ích của Giám Sát Từ xa đối với Việc Thực Tập: Nhận thức của Những Giám Sát

Viên và Các Sinh Viên Liên Minh Sức Khỏe). International Journal of Practice-based Learning in Health

and Social Care (Tạp Chí Quốc tế về Học Tập dựa trên Thực Hành trong Chăm Sóc Xã hội và Sức Khỏe),

4(1), 16-27.

Nisbet, G., McAllister, L., Heydon, M. (2014). A Peer Group Mentoring Framework for the Development

of Student Supervisors.(Khung Cố Vấn Nhóm Đồng Môn dành cho Sự Phát Triển của Giám Sát Viên Sinh

Viên)

Speech Pathology Australia, (2009). Working in a Culturally and Linguistically Diverse Society.

Melbourne, Australia (Làm việc trong một Xã Hội Đa Dạng Ngôn Ngữ và Văn Hóa). The Speech Pathology

Association of Australia Ltd. (Công ty TNHH Hiệp Hội Bệnh học Lời Nói của Úc)

Page 23: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

23

Speech Pathology Association of Australia (Hiệp Hội Bệnh Học Lời Nói của Úc). (2010). Code of Ethics (Bộ

quy tắc đạo đức). Melbourne, Úc. The Speech Pathology Association of Australia Ltd. (Công ty TNHH

Hiệp Hội Bệnh học Lời Nói của Úc)

Speech Pathology Australia (tổ chức Bệnh Học Lời Nói Úc), (2015). Volunteering in Speech Pathology

(Tình nguyện trong Bệnh học Lời nói). Melbourne, Úc. The Speech Pathology Association of Australia Ltd.

(Công ty TNHH Hiệp Hội Bệnh học Lời Nói của Úc)

Volunteering Australia (Việc Tình Nguyện Úc), (2005). Model Code of Practice for Organisations Involving

Volunteer Staff (Mẫu quy tắc Thực Hành dành cho Những tổ chức Liên quan đến Nhân viên Tình

Nguyện). Truy cập: http://volunteeringaustralia.org/wp-content/uploads/VA-Model-Code-June-

2005.pdf

Wylie, K., Amponsah, C., Bampoe, J.O., & Owusu, N.A. (2016). Sustainable partnerships for

communication disability rehabilitation in majority world countries (Sự Cộng Tác Bền Vững đối với phục

hồi chức năng khuyến tật giao tiếp ở phần lớn những quốc gia trên thế giới). Journal of Clinical Practice

in Speech-Language Pathology (Tạp Chí về Thực Hành Lâm Sàng trong Bệnh học Ngôn Ngữ - Lời Nói),

18(3), 116-120.

Page 24: Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh …trinhfoundation.org/wp-content/uploads/2019/05/Mentoring...1 Chương Trình Cố Vấn Xuyên Biên Giới Trinh Foundation

24

11. Tham Khảo

Australian Youth Mentoring Network (Mạng lưới Cố vấn Thanh Niên Úc). (2017). Mentoring training

toolkit (Bộ công cụ huấn luyện cố vấn). [Hướng Dẫn Thông Tin]. Truy cập lại từ

http://charitylabs.org.au/aymn/wp-content/uploads/sites/2/AYMN_mentor_training_toolkit11.pdf

American Speech-Language-Hearing Association (Hiệp Hội Lời Nói – Ngôn Ngữ - Nghe Hoa Kỳ). (2017).

What is mentoring? (Cố Vấn Là Gì?), được xem vào ngày 14 tháng Bảy 2017, Truy cập lại từ

http://www.asha.org/Students/mentoring/what-is-mentoring/

Caddick, P. (2009). Building effective mentoring partnerships (Xây dựng các cộng tác cố vấn hiệu quả),

được xem vào ngày 17, tháng Bảy 2017, truy cập lại từ http://www.pcaddick.com/

Murray, M. (1991). Beyond the myths and magic of mentoring (Vượt ra ngoài những chuyện thần thoại

và phép màu về cố vấn). California: Jossey-Bass Inc.

Queensland Health Home and Community Care/Medical Aids Subsidy Scheme (HACC/MASS) Continence

Project (Dịch vụ Chăm Sóc Cộng Đồng và Sức Khỏe Tại Nhà Queensland/ Kế Hoạch Trợ Cấp Hỗ trợ Y tế

(HACC/MASS) Dự Án Trinh Bạch). (2011). A mentoring framework for queensland continence clinicians

and those with a special interest in continence (Khung cố vấn dành cho những nhà lâm sàng trinh bạch

Queensland và những người có mối quan tâm đặc biệt đến sự trinh bạch). (2nd ed.). [Hướng dẫn thông

tin]. Truy cập lại từ

https://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0039/438699/mentorframework.pdf

Slideshare. (2012). The mentoring conversation (Đối thoại Cố Vấn). Truy cập lại từ

https://www.slideshare.net/MentoringWorks/the-mentoring-conversation

Speech Pathology Australia (Ngôn ngữ Trị liệu Úc). (2015). Mentoring guide (Hướng dẫn cố vấn) (5th

ed.). [Hướng dẫn thông tin]. Truy cập lại từ

https://www.speechpathologyaustralia.org.au/SPAweb/Members/Mentoring/SPAweb/Members/Ment

oring/Mentoring.aspx?hkey=8c0b9e93-e6c5-4cc4-87c0-9ed8d8851b7d

Hội Ngôn ngữ Trị liệu Úc. (2014). The Role and Value of Professional Support (Vai trò và Giá trị của sự Hỗ

trợ Chuyên môn). Melbourne, Australia. The Speech Pathology Association of Australia Ltd.

Đại học Melbourne. (2012). Mentoring: What are the phases of a mentoring relationship? (Sự Cố Vấn:

mối quan hệ cố vấn gồm những giai đoạn nào?) [Tờ thông tin]. Truy cập lại từ

https://hr.unimelb.edu.au/data/assets/pdf_file/0007/583180/Mentoring-Phases.pdf

Zachary, L. J. (2002). The role of teacher as mentor (Vai trò của giáo viên như là một cố vấn). New

Directions for Adult and Continuing Education (Hướng Dẫn Mới cho Người Trưởng Thành và Giáo Dục

Thường Xuyên), 93.