83
Archive for the ‘00. Lời tựa BT CĐCMAĐ’ Category 00. L i t a BT CĐCMAĐ Posted in 00. Lời tựa BT CĐCMAĐ on 15/10/2011 | Leave a Comment » (ghi chú: Cuốn “Bước Tiếp Trên Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi” (Further Along the Road Less Traveled) mà quí bạn sắp đọc dưới đây là phần tiếp theo của cuốn “Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi” (The Road Less Traveled). LỜI TỰA - – - Hẳn bạn còn nhớ câu mở đầu quyển Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi: “Cuộc đời đầy gai góc”. Ở đây tôi muốn bổ sung vào chân lý vĩ đại ấy một diễn dịch khác: Cuộc đời đầy phức tạp. Mỗi người trong chúng ta phải tự mở cho mình lối đi riêng trong cuộc đời. Không có thủ bản chỉ nam, không có công thức tiền chế, không có bất cứ câu trả lời dễ dàng nào. Con đường đúng đắn cho người này có thể là con đường sai lạc cho người kia. Trong quyển sách này bạn sẽ không bao giờ tìm thấy những lời khuyên như: “Hãy theo lối này!”, hoặc “Hãy quẹo phải ở đây, quẹo trái ở kia!” … Hành trình cuộc sống không được trải nhựa êm ru, không được thắp đèn chiếu sáng, cũng không có biển báo giao thông. Nó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số điều mà tôi đã học hỏi được trong 10 năm qua – và là những điều đã giúp ích nhiều cho bước chân tôi trong cuộc hành trình dò dẫm qua sa mạc đời mình. Nhưng nếu tôi nói với bạn rằng những khi lạc lối, tôi đã tìm lại được con đường của mình bằng cách theo dấu rêu bám ở má phía bắc các gốc cây, thì tôi thấy không thể không nhắc bạn rằng trong các khu rừng già, nhiều gốc cây cả tứ phía xung quanh đều có rêu bám kín! Tưởng cũng cần cảnh giác bạn đừng hiểu từ “Bước Tiếp” nơi đề tựa sách hay bất cứ nơi đâu trong sách này như là nhằm nói rằng con đường ở đây là một con đường thẳng tắp một mạch rành rành xác định trong đó bạn có thể bước lần lượt hết bước này đến bước khác trong một tiến trình trơn tru đi thẳng tới. Khi nghe tôi nói “Bước Tiếp”, bạn dễ có cảm tưởng rằng “À, chỗ ấy Scott Peck đã từng bước qua, và bây giờ thì Scott Peck đang ở chỗ này. Vậy nếu bây giờ mình ở đây, thì năm tới

tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Archive for the ‘00. Lời tựa BT CĐCMAĐ’ Category00. L ờ i t ự a BT   CĐCMAĐ

Posted in 00. Lời tựa BT CĐCMAĐ on 15/10/2011 | Leave a Comment »

(ghi chú:  Cuốn “Bước Tiếp Trên Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi” (Further Along the Road Less Traveled) mà quí bạn

sắp đọc dưới đây là phần tiếp theo của cuốn “Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi” (The Road Less Traveled).LỜI TỰA

- – -

Hẳn bạn còn nhớ câu mở đầu quyển Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi:

“Cuộc đời đầy gai góc”. Ở đây tôi muốn bổ sung vào chân lý vĩ đại ấy một diễn dịch khác: Cuộc đời đầy phức tạp.

Mỗi người trong chúng ta phải tự mở cho mình lối đi riêng trong cuộc đời. Không có thủ bản chỉ nam, không có công

thức tiền chế, không có bất cứ câu trả lời dễ dàng nào. Con đường đúng đắn cho người này có thể là con đường sai

lạc cho người kia. Trong quyển sách này bạn sẽ không bao giờ tìm thấy những lời khuyên như: “Hãy theo lối này!”,

hoặc “Hãy quẹo phải ở đây, quẹo trái ở kia!” … Hành trình cuộc sống không được trải nhựa êm ru, không được thắp

đèn chiếu sáng, cũng không có biển báo giao thông. Nó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu.

Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số điều mà tôi đã học hỏi được trong 10 năm qua – và là những điều

đã giúp ích nhiều cho bước chân tôi trong cuộc hành trình dò dẫm qua sa mạc đời mình. Nhưng nếu tôi nói với bạn

rằng những khi lạc lối, tôi đã tìm lại được con đường của mình bằng cách theo dấu rêu bám ở má phía bắc các gốc

cây, thì tôi thấy không thể không nhắc bạn rằng trong các khu rừng già, nhiều gốc cây cả tứ phía xung quanh đều

có rêu bám kín!

Tưởng cũng cần cảnh giác bạn đừng hiểu từ “Bước Tiếp” nơi đề tựa sách hay bất cứ nơi đâu trong sách này như là

nhằm nói rằng con đường ở đây là một con đường thẳng tắp một mạch rành rành xác định trong đó bạn có thể bước

lần lượt hết bước này đến bước khác trong một tiến trình trơn tru đi thẳng tới. Khi nghe tôi nói “Bước Tiếp”, bạn dễ

có cảm tưởng rằng “À, chỗ ấy Scott Peck đã từng bước qua, và bây giờ thì Scott Peck đang ở chỗ này. Vậy nếu bây

giờ mình ở đây, thì năm tới chắc hẳn mình sẽ ở chỗ đó, chỗ đó … như ông ấy vậy!” Không đâu, tôi không hề muốn

nói như thế đâu! Bởi vì con đường của chúng ta không phải như vậy. Đúng hơn, nó là trập trùng những vòng tròn

đồng tâm, tỏa ra từ tâm điểm, và trên con đường này chẳng có chi là giản dị cũng chẳng có gì là suôn sẻ cả.

Page 2: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Chúng ta không phải làm chuyến hành trình này hoàn toàn chỉ một mình. Chúng ta có thể yêu cầu sự giúp đỡ nơi

sức mạnh lớn hơn mình nhưng ở trong chính cuộc đời mình. Mỗi người chúng ta nhìn sức mạnh ấy mỗi khác, song có

điều chắc chắn là ai trong chúng ta cũng ý thức về sự hiện diện của sức mạnh này. Và khi mỗi chúng ta tự mở

đường cho mình, chúng ta cũng có thể đồng thời giúp nhau nữa.

Nếu quyển sách này có thể giúp ích gì cho bạn, thì tôi hy vọng rằng đó là, trước hết, nó sẽ giúp bạn biết suy nghĩ

một cách ít đơn giản hóa hơn. Tôi hy vọng bạn sẽ vứt bỏ cố tật đơn giản hóa mọi sự, bạn sẽ chấm dứt xu hướng

muốn tìm kiếm những công thức tiền chế và những câu trả lời dễ dàng, để bắt đầu suy nghĩ một cách đa chiều kích

hơn, để đĩnh đạc đứng trong huyền nhiệm các nghịch lý của cuộc sống, để không thất đảm do vô số các nguyên

nhân và các kết quả gắn chặt nơi mỗi kinh nghiệm, và để trân trọng sự thực rằng: Cuộc đời đầy phức tạp!

Quyển sách này là một tuyển tập chuyển thể từ các bài thuyết trình của tôi. Có hai cách để chuyển thể những bài

nói chuyện thành văn bản trên giấy trắng mực đen: cách dễ và cách khó.

Cách dễ là chỉ đơn thuần ghi lại nguyên xi băng ghi âm, hiệu chỉnh ngữ pháp, rồi in ra, mặc cho kết quả có thể là

một mớ hổ lốn các chủ đề rời rã như cơm nguội. Cách khó là cố gắng tổng hợp các chủ đề tạp chủng ấy, kết dệt

chúng bằng một chất kết dính mới, tạo thành một toàn thể thống nhất, đầy sáng tạo và dễ đọc.

Nhà xuất bản Simon & Schuster và tôi đã nhất trí chọn cách thứ hai. Và tôi đã bỏ ra vô số giờ làm việc với các biên

tập viên của tôi để bố cục lại và điều hợp các bài nói chuyện của mình, bổ sung những chất liệu mới và trả lời những

vấn nạn mà chúng đặt ra để lấp đầy mọi kẽ hở. Tôi cũng đã đầu tư rất nhiều công sức cho việc hiệu đính bản thảo

sau khi biên tập – để ướp vào đó hương vị suy tư của mình. Quyển sách này là một đứa con tinh thần đúng nghĩa

của tôi, và tôi có thể hài lòng về nó.

Nhưng đây cũng là một công trình tập thể – và rất có thể quyển sách không được khai sinh nếu không có sự cộng

tác quan trọng của nhà Simon & Schuster. Tôi đã bỏ ra hàng mấy trăm giờ cho dự án này; và con số ấy còn được

nhân lên gấp ba lần bởi ban biên tập của nhà Simon & Schuster, trong đó có nhiều thư ký đánh máy, nhiều biên tập

viên sửa bản và nhiều chuyên viên kiểm tra dữ liệu. Tôi chân thành tri ân tất cả.

Nhưng tôi cần đặc biệt nêu danh tánh ba người ở đây. Một là Ursula Obst, người chịu trách nhiệm nhiều hơn bất cứ

ai khác trong nhiều tháng ròng rã làm công việc đầy tính sáng tạo nghệ thuật là đan kết một khối lượng lớn các bài

thuyết trình hỗn hợp thành một quyển sách mạch lạc hẳn hoi.

Tôi cũng muốn ghi ơn cách riêng Burton Beals, người đã duyệt lại kết quả công việc của Ursula để chuẩn bị cho

khâu hiệu đính của chính tôi. Qua nỗ lực làm việc cần mẫn của anh và qua rất nhiều cuộc thảo luận giữa anh với tôi,

chúng tôi đã đúc kết được một quyển sách có thể dám nói là rất dễ đọc.

Page 3: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Cuối cùng, tôi muốn nói lên lời cám ơn chân thành đối với Fred Hills, biên tập viên làm việc sát cánh với tôi tại nhà

Simon & Schuster. Quyển sách này bắt nguồn đầu tiên từ ý nghĩ của anh; chính anh phát kiến ra nó và anh đã kiên

trì chăm sóc nó trong hai năm, từ bắt đầu tới hoàn tất. Anh không những là người ‘phát minh’ ra quyển sách, mà

còn là người trực tiếp cộng tác thực hiện nó và là nhà bảo trợ cho nó nữa. Quyển sách này không thể được hoàn

thành nếu không có anh.

M. Scott Peck, M.D.

đến chương 01 >>* * *

nội dung sách:- – -

 

00. LỜI TỰA:

01. Ý THỨC VÀ VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ:

- Lớn lên trong đau khổ.  – Đau khổ giúp lớn lên.  – Ý thức và sự chữa lành.  – Những ốc đảo trong sa mạc.

02. PHIỀN TRÁCH VÀ THA THỨ:

- Phiền trách và xét đoán.  – Cái khổ của tình trạng không biết.  – Chân lý và ý chí.  – Trò phiền trách.  – Thực tại sự

dữ.  – Tha thứ kiểu ‘rẻ tiền’.  – Sự phiền trách và chứng khoái khổ.  – Cần thiết phải tha thứ.

03. SỰ CHẾT:

- Nỗi sợ chết.  – Chọn khi nào để chết.  – Những sự chữa trị ‘thần diệu’.  – Các rối loạn thể lý và tâm thể.  – Nhận

hiểu sự chết.  – Những bước chết và những bước trưởng thành.  – Học chết. – Nỗi sợ chết và chứng tự yêu.

04. CẢM NẾM HUYỀN NHIỆM:

- Tâm lý học như thuật giả kim.  – Tò mò và lãnh đạm.  – Huyền nhiệm và hành trình tâm linh.

05. YÊU MÌNH HAY TỰ TÔN MÌNH:

- Những lợi điểm của mặc cảm tội lỗi.  – Những khoảnh khắc tan nát.  – Hành lý quí báu.  – Công việc chuẩn bị.

06. THẦN THOẠI VÀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI:

- Các truyền thuyết.  – Thần thoại và những câu chuyện thần tiên.  – Thần thoại và trách nhiệm.  – Thần thoại về

toàn năng.  – Các thần thoại trong Thánh Kinh.  – Thần thoại về sự thiện và sự dữ.  – Thần thoại về anh hùng.  –

Chọn lựa cách diễn dịch.

Page 4: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

07. TÂM LINH VÀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI:

- Bản năng và bản tính con người.  – Các chặng đường trưởng thành tâm linh.  – Sự phản kháng và đức tin.  – Vẻ bên

ngoài có thể đánh lừa.  – Phát triển nhân bản và trưởng thành tâm linh.  – Hãy kiểm tra hầm tối của bạn.

08. NGHIỆN: MỘT BỆNH THÁNH THIÊNG!: 

- Jung và hiệp hội A.A.  – Một chương trình hoán cải.  – Một chương trình cho lãnh vực tâm lý.  – Tâm lý trị liệu phổ

thông.  – Một chương trình cộng đồng.  – Nghiện rượu, một ân phúc!.  – Đối mặt sớm với những khủng hoảng.

09. VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG SỰ TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH:

- Tính độc đáo của mỗi cá nhân.  – Con đường tôi tới với Thiên Chúa.  – Thực tại Đức Giêsu.  – Thiên năng của Đức

Giêsu.  – Phép Rửa: như là chết đi!.  – Tội lỗi của Giáo Hội.  – Bên kia cái chết.  – Thiên Chúa, một chuyên gia về hiệu

năng.  – Thiên đàng.  – Bản hợp đồng bất thành văn.  – Cái hại của việc phân ngăn.  – Điều gì bị bỏ sót ?.  – Sự phân

ngăn trong tâm thần học.  – Trầm cảm và hoang tưởng.

10. TÍNH DỤC VÀ TÂM LINH:

- Khoái lạc tột đỉnh, một kinh nghiệm thần bí.  – Ảo tưởng về tình yêu lãng mạn.  – Tính gợi tình của tâm linh.  – Vấn

đề phổ quát.

11. LỜI BẠT:

- Tâm thần học sẽ về đâu?

chương 01:

Ý Thức & Vấn Đề Đau Khổ—————————–

Suốt cả đời tôi, tôi thường tự hỏi mình sẽ trở thành gì khi mình lớn lên. Rồi, cách đây khoảng bảy năm, tôi nhận ra rằng mình chẳng bao giờ sắp sửa lớn lên cả, bởi vì lớn lên là một quá trình diễn ra không ngừng. Vì thế, tôi tự hỏi: “Này, Scotty, cho tới nay thì mày đã trở thành cái gì rồi?” Vừa khi tự đặt cho mình câu hỏi đó, tôi hết sức hãi hùng nhận ra: mình đã trở thành một người rao tin mừng. Một người rao tin mừng, đó là điểm nhắm cuối cùng của tôi trên trần đời này. Và có lẽ trên trần đời này, người rao tin mừng cũng chính là cái cuối cùng mà bạn muốn hạnh ngộ.Cụm từ “người rao tin mừng” có thể mang những hàm nghĩa rất tồi tệ. Nó có thể làm bạn nghĩ đến một nhà giảng đạo oai nghi trong bộ com-lê trị giá 2000 đô la, với những ngón tay đeo nhẫn vàng sáng rực, ôm một quyển Thánh Kinh to tướng bọc da, gào hết cỡ ‘vô-luym’ rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin cứu độ con!” Bạn đừng sợ. Tôi không có ý nói rằng tôi đã trở thành loại ‘người rao tin mừng’ ấy đâu! Tôi đang sử dụng cụm từ ‘người rao tin mừng’ theo nghĩa nguyên sơ nhất của nó – đó là người mang tin mừng (evangelist). Song xin cảnh giác bạn rằng tôi cũng là người mang tin buồn nữa. Tôi là một kẻ rao cả tin mừng lẫn tin buồn.Nếu bạn là người biết trì hoãn khoái cảm (1) một mức nào đó, thì khi được hỏi: “Anh thích tin nào trước, tin mừng hay tin buồn?”, chắc bạn sẽ trả lời: “À, cho tôi tin buồn trước “. Thì đây, tin buồn đầu tiên mà tôi đem đến cho bạn: Thưa bạn, tôi chẳng hiểu biết mô tê gì!

Page 5: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Xem ra thật kỳ quái việc một người mang tin mừng – một người mang sự thật – lại sẵn sàng thú nhận rằng mình không biết gì cả. Nhưng sự thật là chính bạn cũng không biết gì cả. Chẳng ai trong chúng ta biết gì cả. Chúng ta đang sống trong một vũ trụ ngập tràn huyền nhiệm kia mà.

Những người rao tin mừng thường được kỳ vọng là những người mang đến cho người ta “niềm vui và sự dễ chịu”. Thì đây, một tin không vui khác cho bạn: tôi đang nói chuyện về hành trình cuộc sống, và khi nói chuyện về hành trình cuộc sống, tôi không thể không đề cập đến các nỗi đau. Đau khổ là một phần của phận người, và đau khổ đã gắn liền với phận người ngay từ thuở con người còn ở trong Vườn Ê-đen.Câu chuyện Vườn Ê-đen ấy là một thần thoại, dĩ nhiên. Nhưng cũng như các thần thoại khác, nó cưu mang trong mình nó sự thực. Và giữa rất nhiều những sự thực mà câu chuyện Ê-đen có thể kể cho chúng ta, đáng kể nhất ở đây là sự thực về cách mà con người đã tiến lên tới cấp độ ý thức.

Khi chúng ta ăn trái táo từ Cây Biết Lành Biết Dữ, chúng ta bỗng ý thức, và vì chúng ta ý thức nên chúng ta cũng ý thức về chính mình. Thiên Chúa dựa vào đâu để nhận ra rằng chúng ta đã ăn quả táo ấy, bạn biết không? Đó là: chúng ta bất ngờ trở nên thẹn thùng, xấu hổ! Như vậy, một trong những điều mà thần thoại này muốn nói với ta là: Xấu hổ là một phần của bản tính con người.

Trong nghề nghiệp của mình với tư cách là một bác sĩ tâm thần và, gần đây hơn, với tư cách là một tác giả và một diễn giả, tôi đã có những cơ hội gặp gỡ rất nhiều người tuyệt vời, những người suy tư sâu sắc, và tôi chưa bao giờ gặp một ai trong số họ lại không biết xấu hổ. Vài người trong họ không tự nghĩ mình có tính xấu hổ, nhưng khi trao đổi với tôi về đề tài này, những người ấy rốt cục đều nhận ra rằng họ cũng xấu hổ như bất cứ ai. Tôi cũng có gặp một số ít – rất ít – người không xấu hổ, và đó là những người đã bị thương tổn cách này hay cách khác: Họ đã bị mất đi một phần nhân tính nơi mình!

Xấu hổ là bản tính tự nhiên của con người, và chúng ta đã xấu hổ trong Vườn Ê-đen khi chúng ta bắt đầu ý thức về chính mình. Chúng ta ý thức về chính mình như là những hữu thể tách biệt. Chúng ta mất cảm thức thống nhất với tự nhiên, với vũ trụ. Gắn liền với sự mất mát cảm thức thống nhất này với thế giới tạo vật là sự kiện chúng ta bị trục xuất khỏi Địa Đàng.

LỚN LÊN TRONG ĐAU KHỔ

Khi chúng ta bị đuổi ra khỏi Vườn Ê-đen, chúng ta bị đuổi mãi mãi. Chúng ta không bao giờ có thể trở lại Ê-đen. Chuyện kể rằng cổng vườn bị chặn lại bởi các kê-ru-bim và một thanh gươm lửa.

Chúng ta không thể quay về. Chúng ta chỉ có thể đi về phía trước mà thôi.

Quay về Ê-đen cũng giống như cố gắng quay về với cung lòng mẹ, về với thuở còn là em bé, còn là bào thai. Không thể quay về như vậy, chúng ta chỉ còn có một cách là lớn lên. Chúng ta chỉ có thể đi về phía trước, xuyên qua sa mạc cuộc đời, tự mở lối cho mình trong khổ đau, đi qua những dặm đường khô cằn nứt nẻ để đạt tới những cấp độ ý thức ngày càng sâu hơn.

Đây là một sự thật vô cùng quan trọng, vì rất nhiều tâm bệnh của con người, kể cả chứng lạm dụng ma túy, đều xuất phát từ cố gắng muốn trở về Ê-đen. Tại các bữa tiệc rượu, chúng ta thường có khuynh hướng cần ít nhất một ly để giúp làm giảm bớt cái ý thức về mình của chúng ta, giúp xua đi bớt sự xấu hổ nơi ta. Ly rượu ấy thường hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó, phải không? Về rượu, bia, cô ca hoặc một hỗn hợp nào đó tương tự, nếu chúng ta dùng đúng lượng phù hợp, chúng ta có thể tạm thời lấy lại được cảm thức thống nhất với tự nhiên mà mình đã đánh mất. Chúng ta có thể cảm thấy thoải mái, tự nhiên: một cảm giác ấm áp, ngất ngây, bềnh bồng…

Dĩ nhiên, cảm giác ấy không bao giờ kéo dài lâu, và cái giá mà người ta phải trả cho nó thường quá đắt. Vì thế, thần thoại kia quả đúng thực. Chúng ta thực sự không thể trở lại Ê-đen. Chúng ta phải tiến về phía trước xuyên qua sa mạc. Và đây là một hành trình đầy gai góc, bởi vì ý thức thường gắn liền với nỗi đau. Đa số người ta ngưng cuộc

Page 6: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

hành trình sớm hết sức có thể. Họ tìm thấy một nơi chốn nào đó có vẻ an toàn, một cái hang được moi trong cát, và họ dừng lại đó thay vì tiếp bước xuyên qua sa mạc khổ đau, sa mạc của những chông gai và sỏi đá.

Ngay cả dù phần đông chúng ta đều đã từng cảm nghiệm được rằng “những gì gây đau đớn cho mình đều giúp dạy khôn mình” (2), thì bài học của sa mạc cuộc đời vẫn đầy đắng cay đến nỗi chúng ta muốn chôn chân lại thay vì bước tới.Già nua không phải chỉ đơn thuần là một rối loạn sinh học. Nó cũng có thể là biểu hiện của thái độ từ chối lớn lên. Sự từ chối này là một rối loạn tâm lý có thể đề phòng được bởi bất cứ ai dấn bước vào cuộc hành trình trưởng thành tâm lý và tâm linh không ngừng suốt cuộc sống. Những ai ngừng học hỏi, ngừng lớn lên, ngừng thay đổi và trở thành chai cứng … thường sa vào cái đôi khi được gọi là “tình trạng trẻ con lần thứ hai” của họ. Họ ích kỷ, họ vùng vằng đòi hỏi. Kỳ thực đấy không phải vì họ đã đi vào “tình trạng trẻ con lần thứ hai”; đúng hơn, đấy bởi vì họ chưa bao giờ bước ra khỏi tình trạng trẻ con lần thứ nhất của họ. Họ chỉ có cái ‘mã’ người lớn, còn thực chất họ chỉ là một đứa con nít không hơn không kém.Đó là một thực tế mà giới bác sĩ tâm thần chúng tôi thường xuyên gặp thấy. Song nói thế không có nghĩa rằng những người đến với chúng tôi thì ấu trĩ hơn bao người khác. Trái lại, những người đến với tâm lý trị liệu với ý hướng chân thực muốn lớn lên là thuộc số tương đối ít những người được mời gọi bứt ra khỏi tình trạng ấu trĩ. Họ là những người không còn chịu đựng được tình trạng ấu trĩ của mình, mặc dù có thể họ chưa nhìn thấy được đâu là ngõ thoát. Số đông còn lại của chúng ta không bao giờ lớn lên được trọn vẹn, và có lẽ chính vì lý do này mà người ta rất ghét bàn về việc lớn lên.Tháng giêng 1980, vừa sau khi tôi viết Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, một quyển sách xoáy vào chủ đề lớn lên, tôi được nhiều đài phát thanh và truyền hình ở Washington, D.C. mời tới trong khuôn khổ một đợt giới thiệu sách. Một tài xế taxi đưa tôi đi. Sau khi ghé lại vài đài như thế, anh tài xế hỏi tôi: “Bác đang làm gì thế hở?” Tôi cho anh biết là tôi đang giới thiệu một quyển sách. Anh hỏi: “Sách nói về cái gì vậy?”

Tôi bắt đầu loay hoay giải thích cho anh rằng quyển sách nói về sự hòa hợp giữa tâm thần học và tín ngưỡng. Anh gật gật đầu, rồi nói tỉnh queo: “Chà, quyển sách của bác nghe như có vẻ bàn chuyện hốt cứt.”

Anh chàng tài xế ấy quả có tài biện phân. Vì thế, tại cuộc nói chuyện trên tivi tiếp sau đó, tôi gợi ý kể lại câu chuyện ấy cho khán giả. Những người phụ trách ở đài truyền hình không đồng ý. Tôi đề nghị đổi ‘cứt’ thành ‘đồ thối’, nghĩ rằng tiếng ‘cứt’ nghe hơi nhớp nhúa, dễ khiến người ta dị ứng. Nhưng họ vẫn bác bỏ đề nghị của tôi.

Thế đấy, người ta không muốn nói chuyện về sự trưởng thành đích thực. Vì đó là điều gây quá nhiều đớn đau cho họ.

ĐAU KHỔ GIÚP LỚN LÊNNếu tôi thích nói chuyện về các nỗi đau, thì đấy không phải bởi vì tôi là một kẻ mắc chứng khoái khổ (masochism). Trái lại, tôi hoàn toàn chẳng thấy gì hay ho trong những nỗi khổ không có giá trị xây dựng. Giả tỷ tôi bị nhức đầu, việc đầu tiên tôi sẽ làm là mở tủ thuốc, lấy và uống hai viên Tylenol – loại viên trần cực mạnh. Bởi tôi không thấy gì hay ho trong một cơn nhức đầu thông thường.Nhưng, có những nỗi khổ có tính xây dựng. Và để đương đầu với những nỗi đau gắn liền với việc lớn lên, một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta phải học là nhận ra sự khác biệt  giữa những nỗi khổ có tính xây dựng và những nỗi khổ không có tính xây dựng.Những nỗi khổ không có tính xây dựng, chẳng hạn những cơn nhức đầu, là cái mà bạn phải thanh toán dứt điểm. Còn những nỗi khổ có tính xây dựng thì bạn cần biết gánh lấy và đi qua nó.Ứng với hai loại nỗi khổ trên, tôi thích dùng hai thuật ngữ “nỗi khổ thần kinh loạn” và “nỗi khổ tự nhiên” – và chính đây là ví dụ để minh họa cho sự phân biệt ấy của tôi. Hẳn bạn không quên rằng cách đây khoảng 40 năm, khi các lý thuyết của Freud lần đầu tiên được truyền bá trong giới trí thức và thường bị diễn dịch sai lạc, thì có rất nhiều bậc phụ huynh do nghe nói rằng mặc cảm tội lỗi có liên quan cách nào đó với các chứng thần kinh loạn, đã rắp tâm nuôi dạy con em mình sao cho chúng trở thành những đứa trẻ hoàn toàn không có chút mặc cảm nào về tội lỗi. Thật là một điều tai hại không thể lường được cho đứa trẻ!

Page 7: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Các nhà tù của chúng ta đầy kín những con người sở dĩ phải ở đó chỉ bởi vì họ không có – hay không có đủ – mặc cảm tội lỗi. Chúng ta cần có mặc cảm tội lỗi một mức nào đó thì mới có thể tồn tại trong xã hội được. Tôi gọi đó là mặc cảm tội lỗi tự nhiên.

Tuy nhiên, tôi thấy cần phải nhấn mạnh ngay ở đây rằng việc có qua nhiều mặc cảm tội lỗi sẽ làm tắt nghẽn cuộc sống chúng ta thay vì bồi dưỡng cho nó. Và đó là mặc cảm tội lỗi thần kinh loạn. Thử hình dung bạn đi vòng quanh một sân gôn, mang trong bao túi của mình tám chục chiếc gậy thay vì mười bốn (con số gậy cần thiết để chơi các môn đánh gôn tùy ý)! Nghĩa là, bạn là người đi đường mang quá nhiều hành lý! Bạn phải giải quyết số hành lý quá tải của bạn càng nhanh bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Và nếu như điều đó có nghĩa rằng bạn cần tiến hành nhận sự trị liệu tâm lý, thì bạn đừng nên chần chừ gì cả. Cảm thức tội lỗi thần kinh loạn là cái không cần thiết – và nó chỉ gây ách tắc hành trình qua sa mạc cuộc đời của bạn mà thôi.

Điều này không chỉ đúng với mặc cảm tội lỗi mà còn đúng với các dạng khổ đau tâm cảm khác nữa. Chẳng hạn, sự phiền não cũng vừa có thể là chuyện bình thường vừa có thể là thần kinh loạn. Và điều quan trọng là phải biết biện phân chính xác đôi đàng.

Có một qui tắc rất giản dị song cũng rất sắc bén để xử lý những nỗi đau tâm cảm trong cuộc đời. Qui tắc ấy bao gồm một tiến trình ba bước.

Đầu tiên, bất cứ khi nào bạn khổ đau trong tâm cảm, bạn hãy tự vấn mình: “Nỗi đau này – hay mối phiền não này hay mặc cảm tội lỗi này – là tự nhiên hay làthần kinh loạn?” Ước chừng 10% các trường hợp, bạn sẽ không thể trả lời được câu hỏi đó. Còn đối với 90% các trường hợp còn lại, nếu bạn suy nghĩ và tự hỏi như vậy, thì câu trả lời sẽ rất sáng tỏ. Chẳng hạn, nếu bạn lo lắng về việc khai thuế thu nhập của mình cho kịp thời, bởi vì bạn đã có lần bị phạt nặng do trễ hạn, thì tôi đoan chắc với bạn rằng nỗi lo lắng ấy là tự nhiên. Nó đúng đắn. Bạn hãy chung sống với nó và cố gắng tiến hành khai thuế cho kịp thời đi. Đàng khác, nếu bạn xác định rằng nỗi khổ mà bạn đang trải qua là thần kinh loạn và đang làm bế tắc cuộc sống của mình, thì bạn hãy thực hiện bước thứ hai bằng cách tự vấn: “Tôi sẽ ứng xử thế nào nếu như tôi không đang có nỗi lo lắng này hay mặc cảm tội lỗi này?”Bước thứ ba là trả lời câu hỏi ấy và thực hiện y như điều mình trả lời. Như châm ngôn của hiệp hội AA (3): “ Hãy làm như thật!“, hoặc “Hãy giả bộ như thế để trở thành thực sự như thế!”

Lần đầu tiên tôi học được qui tắc này là khi tôi giải quyết nỗi xấu hổ của chính mình. Đành rằng xấu hổ là điều tự nhiên của con người, nhưng chúng ta có thể giải quyết nó bằng những cách thế hoặc tự nhiên hoặc thần kinh loạn. Những lần ngồi giữa một cử tọa đông đúc, lắng nghe các diễn giả tên tuổi thuyết trình, đôi khi tôi cảm thấy có một thắc mắc mà mình nên nêu ra – về một thông tin nào đó mà tôi muốn biết hay một nhận định nào đó mà tôi muốn bày tỏ công khai (hay thậm chí một cách riêng tư giữa mình với diễn giả sau bài nói chuyện). Nhưng rồi tôi kiềm chế, ‘ngậm tăm’ luôn, vì tôi quá xấu hổ và sợ bị bài bác hay sợ trở thành trò cười cho mọi người.

Sau một thời gian như vậy, cuối cùng tôi tự hỏi: ”Cách xử lý này đối với sự xấu hổ của mình – tức kiềm chế không nêu thắc mắc của mình ra – sẽ bồi dưỡng cho cuộc sống mình hay sẽ làm nghèo nàn nó?” Vừa khi tự hỏi như thế, tôi thấy câu trả lời thật rõ ràng: Cách xử lý ấy đang hạn chế chứ không bồi dưỡng cho cuộc sống của tôi. Và tôi tự nhủ: “Này Scotty, mày sẽ hành động thế nào nếu mày không xấu hổ đến vậy? Mày sẽ hành động thế nào nếu mày là nữ hoàng Anh hoặc là tổng thống Mỹ?” Câu trả lời rõ ràng là: Tôi sẽ mạnh dạn đứng lên, bước tới chỗ vị diễn giả, và nói lên điều mình muốn nói. Thế là tôi tự thúc giục mình: “Nào, đứng lên, bước tới và làm y như thế. Hãy làm như thể mình không xấu hổ.”

Tôi công nhận rằng đó là một điều kinh khủng, nhưng đây chính là lúc mà lòng can đảm nhập cuộc. Có một điều khiến tôi luôn luôn ngạc nhiên là tại sao chỉ có tương đối ít người hiểu được thế nào là can đảm. Phần đông người ta nghĩ rằng can đảm là không sợ hãi. Không đúng, vì không sợ hãi đâu phải là can đảm. Không sợ hãi là một dạng thương tổn trong não bộ. Còn can đảm là khả năng tiến tới, bất chấp sự sợ hãi hay bất chấp nỗi đau nơi mình. Khi bạn làm thế, bạn sẽ thấy rằng việc vượt qua nỗi sợ sẽ không chỉ làm cho bạn mạnh mẽ hơn mà còn là một bước quyết định đưa bạn tiến lên trên bậc thang trưởng thành.

Page 8: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Nhưng thế nào là trưởng thành? Khi tôi viết Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, dù tôi đã mô tả rất nhiều người ấu trĩ, song tôi đã không bao giờ đưa ra một định nghĩa về sự trưởng thành. Tôi cho rằng điều dường như đặc trưng cho những người ấu trĩ là họ cứ chôn chân một chỗ, thở vắn than dài rằng cuộc sống không đáp ứng những đòi hỏi của họ. Như Richard Bach đã viết trong quyển Ảo Ảnh (Illusions) của ông: “Hãy bào chữa cho các hạn chế của bạn, và luôn luôn ghi nhớ rằng những hạn chế ấy là của bạn”. Nhưng đối với số tương đối ít người trưởng thành đầy đủ thì việc đáp ứng các yêu cầu trong cuộc sống là trách nhiệm của chính bản thân mình, thậm chí đó là một cơ hội cho mình.Ý THỨC VÀ SỰ CHỮA LÀNHĐể tiến xa trong hành trình sa mạc cuộc đời, bạn phải sẵn sàng đối mặt với những nỗi khổ đau cần thiết và vượt qua nó. Và để làm được điều đó, bạn cần phải – cách này hay cách khác – thay đổi thái độ của mình đối với những nỗi khổ đau. Và đây, tin mừng cho bạn: Cách nhanh nhất để thay đổi thái độ của bạn đối với đau khổ là chấp nhận sự thật rằng mọi sự xảy ra cho chúng ta đều đã được hoạch định để giúp chúng ta lớn lên về mặt tinh thần.Donald Nichol, tác giả quyển Thánh Thiện (Holiness), đã qui chiếu đến điều đó trong lời dẫn nhập vào quyển sách. Ông nói nếu bạn bị bắt gặp đang cầm một quyển sách nói về sự thánh thiện và người ta hỏi bạn đang làm gì với nó, bạn có thể bảo họ: “À, tôi đang rất thú vị với những gì mà các chuyên gia về sự thánh thiện nói về chủ đề này.” Nichol nhấn mạnh rằng quả thực không có lý do gì để bạn mua hay mượn – càng không có lý do gì để bạn cầm – một quyển sách nói về sự thánh thiện trừ phi bạn thực sự muốn nên thánh. Và vì thế ông gọi quyển sách đó là một sách chỉ nam, một quyển sách chỉ cách cho người ta trở nên thánh thiện. Ở một trang khoảng 2/3 quyển sách ấy, có một câu nói tuyệt vời của Nichol: “Chúng ta không thể thất bại một khi mà chúng ta nhận ra rằng mọi sự xảy ra cho mình đều đã được hoạch định để dạy mình nên thánh.”

Có thể có tin mừng nào mừng hơn tin mừng này không: Chúng ta không thể thất bại, chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng? Vòng nguyệt quế dành cho chúng ta đã được bảo đảm trước, chỉ cần chúng ta nhận hiểu rằng mọi sự xảy đến cho ta đều đã được hoạch định để dạy cho ta những điều ta cần biết trên hành trình của mình.

Tuy nhiên, sự nhận hiểu ấy đòi hỏi một chuyển biến hoàn toàn trong thái độ của chúng ta đối với đau khổ (tôi nghĩ – cả trong thái độ của chúng ta đối với ý thức nữa). Hãy nhớ rằng trong câu chuyện Vườn Ê-đen, chúng ta bắt đầu ý thức khi chúng ta ăn quả táo từ cây Biết Lành Biết Dữ. Như vậy, đối với chúng ta, ý thức vừa là nguyên nhân của đau khổ vừa là nguyên nhân của sự cứu độ (hay nói cách khác: sự chữa lành!).

Ý thức là nguyên nhân của đau khổ bởi vì – dĩ nhiên – nếu chúng ta không ý thức thì chúng ta cũng chẳng cảm thấy đau khổ. Một trong những điều mà chúng tôi làm để giúp người ta tránh những nỗi đau không có tính xây dựng, những nỗi đau không cần thiết – tức những nỗi đau thể lý – đó là cho họ một liều thuốc mê, để họ mất ý thức và không cảm thấy đau đớn.Nhưng nếu ý thức là toàn bộ nguyên nhân của các nỗi đau thì nó cũng là toàn bộ nguyên nhân của sự cứu độ của chúng ta – bởi vì sự cứu độ hệ tại ở một tiến trình ý thức ngày càng hơn. Càng ý thức hơn, chúng ta càng tiến xa hơn trong sa mạc – thay vì vùi mình trong một cái hố, như những người chọn dừng lại và từ chối lớn lên. Và, khi chúng ta đi tới, chúng ta càng gánh lấy nhiều nỗi đau hơn – cũng do bởi chính sự tăng trưởng trong ý thức của mình.Như tôi đã nói trên kia, từ “cứu độ” có nghĩa là “chữa lành”. Salvation có gốc ởsalve, thứ mà bạn bôi lên da để chữa cho một vùng da khỏi ngứa hay khỏi nhiễm trùng. Cứu độ (salvation) là tiến trình chữa lành và đồng thời là tiến trình trở nên trọn vẹn. Và sự khỏe mạnh, sự thánh thiện, sự trọn vẹn đều được rút ra từ một gốc chung. Chung qui, tất cả hầu như có cùng một nghĩa.Ngay cả bậc lão bối vô thần như Sigmund Freud cũng đã nhận ra mối quan hệ giữa sự chữa lành và ý thức khi ông nói rằng mục đích của tâm lý trị liệu – tức sự chữa lành tâm thần – là biến cái vô thức thành ý thức, nghĩa là làm gia tăng ý thức. Carl Jung càng giúp chúng ta hiểu hơn về vô thức khi qui gán là sự dữ việc chúng ta từ chối giáp mặt với bóng tối của mình – tức việc chúng ta từ chối giáp mặt với  phần nhân cách của mình mà mình muốn phủ nhận, muốn lãng tránh không nghĩ đến, muốn không ý thức đến. Đó là phần nhân cách mà chúng ta không ngừng cố che đậy dưới tấm thảm của ý thức, cố đè nén vào trong vô thức.Cần ghi nhận rằng theo Jung, sự dữ của con người không phải là chính phần nhân cách “bóng tối” ấy, mà là việc con người từ chối giáp mặt với phần nhân cách ấy. Sự từ chối ở đây thể hiện một cách rất chủ động. Người dữ không chỉ

Page 9: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

đơn thuần là người vô ý thức hay ngu dốt một cách thụ động, họ còn tích cực làm mọi cách – kể cả giết người hay phát động chiến tranh – để cố thủ trong sự ngu dốt và trong tình trạng vô ý thức của họ.Dĩ nhiên, tôi nhìn nhận rằng sự dữ – cũng như Tình Yêu, hay Thiên Chúa hay Chân Lý – thực quá mênh mông không thể nhốt vào trong một định nghĩa giản dị được. Nhưng nếu cần nêu một định nghĩa ngắn gọn, thì tôi sẽ định nghĩa sự dữ là “sự cố chấp trong ngu dốt” – hay “sự cố chấp trong tình trạng vô ý thức”.

Tôi cho cuộc Chiến Tranh Việt Nam là một trong những ví dụ tốt nhất về sự cố chấp trong tình trạng ngu dốt ở qui mô lớn. Khi các chứng cứ đầu tiên bắt đầu được thu thập vào năm 1963 hay 1964 cho thấy rằng các chính sách của chúng ta ở Đông Dương không phát huy tác dụng, thái độ đầu tiên của chúng ta là phủ nhận mọi sự trục trặc, cho rằng tất cả đều đang ổn. Chúng ta nói rằng mình chỉ cần bỏ ra thêm vài triệu đô la và bổ sung một ít lực lượng tinh nhuệ hơn. Nhưng rồi các chứng cứ vẫn tiếp tục cho thấy rằng chính sách của chúng ta bị sa lầy! Và điều gì đã xảy ra? Chúng ta gửi thêm quân đội. Con số binh sĩ tử vong tăng lên. Những vụ giết người tàn khốc ngày càng trở thành chuyện ‘cơm bữa’ hơn. Đó là thời của biến cố Mỹ Lai. Rồi chứng cứ vẫn tiếp tục chất chồng rành rành, nhưng chúng ta cứ tiếp tục phớt lờ. Chúng ta ném bom Cam-bốt và mở các cuộc hòa đàm trong danh dự!

Ngay cả hôm nay, bất kể những gì chúng ta đã biết, một số người Mỹ vẫn còn tiếp tục nghĩ rằng chúng ta đã thành công trong việc mặc cả con đường rút ra khỏi Việt Nam. Kỳ thực chúng ta không hề mặc cả con đường rút ra khỏi Việt Nam gì cả; bởi thực tế là chúng ta đã bị đánh bại. Nhưng, một cách nào đó, nhiều người vẫn từ chối nhìn nhận điều này.

NHỮNG ỐC ĐẢO TRONG SA MẠC

Ý thức đem lại nhiều đớn đau, nhưng nó cũng đem lại nhiều niềm vui hơn cho đời. Vì khi bạn tiến đủ xa một mức nào đó trong sa mạc cuộc đời, bạn sẽ bắt đầu khám phá ra những đám cỏ xanh, những ốc đảo mà trước đây bạn chưa bao giờ nhìn thấy. Và nếu đi xa hơn nữa, bạn thậm chí có thể khám phá ra một vài mạch nước mát âm thầm chảy len dưới cát. Đi thêm nữa, bạn có thể sẽ hoàn thành được định mệnh cuối cùng của mình.

Nếu ngờ vực những gì tôi vừa nói, bạn hãy xem xét ví dụ về một con người đã đi qua hành trình sa mạc cuộc đời. Người ấy là nhà thơ T.S. Eliot. Ông nổi tiếng khá sớm trong sự nghiệp của mình với những bài thơ mang đậm dấu vết của khô cằn và buồn nản. Chúng ta đọc thấy trong bài thơ đầu tiên của ông, mang tựa đề Bản Tình Ca Của J. Alfred Prufrock, xuất bản năm 1917, lúc ông 29 tuổi:I grow old … I grow old …I shall wear the bottoms of my trousers rolled.Shall I part my hair behind? Do I dare to eat a peach?I shall wear white flannel trousers, and walk upon the beach.I have heard the mermaids singing, each to each.I do not think that they will sing to me.Cần ghi nhớ rằng J. Alfred Prufrock – theo T.S. Eliot – đã sống trong một thế giới thượng lưu, một thế giới văn minh bậc nhất, nhưng đó cũng là một mảnh đất khô cằn về tinh thần. Không lạ gì khi năm năm sau, Eliot xuất bản một bài thơ khác mang tên Mảnh Đất Khô Cằn (The Waste Land). Và trong tác phẩm này, ông thật sự hướng chỉ về sa mạc. Đó cũng là một bài thơ nặng trĩu nỗi thất vọng – song ở đây, lần đầu tiên trong thi ca của Eliot người ta nhận ra một ít dấu vết ám tàng đây đó về màu xanh của cỏ cây, về những mạch nước và những bóng mát ẩn đằng sau các ghềnh đá.Đến những năm cuối của tuổi bốn mươi và những năm đầu của tuổi năm mươi thì những bài thơ của Eliot – như bài Tứ Tấu (Four Quartets) – bắt đầu mở ra những hình ảnh rộn ràng nhí nhảnh: một vườn hồng, tiếng chim hót thánh thót, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và đây là thời gian ông viết những vần thơ thần bí phong phú nhất và tươi trẻ nhất của cả đời ông. Quả thực, Eliot đã kết thúc đời mình trong niềm vui dạt dào.Nhìn cuộc đời Eliot, chúng ta có thể rút ra cho mình nhiều niềm an ủi trong khi phấn đấu bước đi trên hành trình sỏi đá và đớn đau của mình. Ai trong chúng ta cũng cần một cảm giác khuây khỏa dễ chịu nào đó trên đường mình đi,

Page 10: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

nhưng chúng ta không cần sự ổn thỏa ngay tức thời. Tôi đã gặp những kẻ giết nhau bằng những sự ổn thỏa ngay tức thời, và họ đã làm thế nhân danh sự chữa trị.

Họ đưa ra những lý do rất vị kỷ. Chẳng hạn, thử hình dung Rick là bạn tôi và anh ta đang gặp một nỗi đau. Vì anh ta là bạn tôi nên sự kiện anh ta đau cũng khiến tôi đau. Nhưng tôi không thích cảm thấy đau. Thế là tôi muốn chữa lành cho Rick nhanh hết sức có thể – để giải quyết cho xong nỗi đau nơi mình. Tôi thích cho anh ta những câu an ủi dễ dãi đại loại như : “Ồ, mình rất tiếc vì bà cụ thân mẫu bạn qua đời. Nhưng bạn đừng quá sầu thảm. Bà cụ chắc chắn đã về thiên đàng với Chúa.” Hoặc giả, tôi nói: “À, mình cũng đã từng trải qua hoàn cảnh của bạn. Bạn hãy chạy thể dục đi, sẽ khuây khỏa nhiều lắm!”

Nhưng, rất thường, điều có sức chữa trị nhất mà chúng ta có thể làm đối với một người đang bị đau chính là sẵn sàng ngồi lại đó và chia sẻ với họ, chứ không phải là cố tìm cách tống khứ nỗi đau ấy. Chúng ta phải học cách lắng nghe và đảm nhận nỗi đau của người khác. Nghĩa là, chúng ta phải nâng cao ý thức ngày càng hơn. Càng ý thức hơn, chúng ta càng hiểu rõ hơn cuộc chơi mà kẻ khác đang chơi, nhận hiểu rõ hơn tội lỗi và các mánh lới của họ, đồng thời chúng ta cũng thấy rõ hơn các gánh nặng và các nỗi buồn nơi họ.

Càng lớn lên hơn trong tinh thần, chúng ta càng có khả năng hơn để đảm nhận các nỗi khổ đau của người khác – và rồi điều kỳ diệu nhất sẽ xảy ra. Đảm nhận nhiều nỗi đau hơn, bạn sẽ càng bắt đầu cảm nghiệm nhiều niềm vui hơn. Và đây thật là tin mừng, tin mừng về cái làm cho cuộc hành trình của chúng ta cuối cùng trở nên thật đáng giá.

—————-

(1) Một trong bốn điểm của Qui Phạm, đã được tác giả trình bày trong phần Một, quyền Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi.

(2) Theo kiểu nói của Benjamen Franklin

(3) Alcoholics Anonymous = Những Người Nghiện Rượu Vô Danhđến chương 02 >>

Chương 02:

Phiền Trách & Tha Thứ—————————

Một phần quan trọng của tiến trình lớn lên là học biết tha thứ. Chúng ta đi qua cuộc đời với những phiền trách kẻ khác về các nỗi đau của mình. Và phiền trách luôn luôn phát xuất từ giận dữ.

Giận dữ là một trạng thái tâm cảm rất mạnh mẽ bắt nguồn trong bộ não. Trong bộ não con người có những cụm tế bào thần kinh gọi là các trung tâm thần kinh. Và trong vùng não mà chúng ta gọi là thần kinh trung ương, các trung tâm này phụ trách việc điều hành và sản xuất ra các trạng thái tâm cảm. Thực ra các bác sĩ giải phẫu thần kinh đã định vị được những trung tâm này. Đặt một người nằm trên bàn giải phẫu và gây mê cục bộ cho người ấy, đưa các điện cực – bằng những mũi kim rất nhỏ – vào trong não, rồi kích một dòng điện 1 milivolt vào đầu kim.

Lấy ví dụ, chúng ta có một trung tâm ngây ngất – và nếu các bác sĩ giải phẫu thần kinh cắm một mũi kim vào đó và kích một dòng điện 1 milivolt vào đầu kim, bệnh nhân nằm trên bàn sẽ nói: “Ối dào! Tuyệt quá. Các anh bác sĩ ở đây thật tuyệt vời. Bệnh viện này là số dách. Nữa đi! Thưa bác sĩ.” Cảm giác ngây ngất này rất mãnh liệt, và sở dĩ một số ma túy như heroin rất dễ gây nghiện bởi vì chúng có một tác dụng kích thích đối với trung tâm ngây ngất của chúng ta.

Người ta đã thực hiện một số các nghiên cứu trên chuột. Các bác sĩ giải phẫu thần kinh đưa một điện cực vào trung tâm ngây ngất của con chuột và cho phép nó tự kích động bằng cách nhấn lên một đòn bẩy có đặc tính nối và ngắt dòng điện. Kết quả là con chuột sẽ mải mê nhấn lên cái đòn bẩy kia đến nỗi không còn thiết gì đến chuyện ăn uống, và cuối cùng chết vì đói. Con chuột hưởng thụ niềm khoái cảm cho đến chết!

Page 11: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Không xa trung tâm ngây ngất có một trung tâm phụ trách một trạng thái tâm cảm hoàn toàn khác – đó là trung tâm trầm cảm. Nếu các bác sĩ giải phẫu thần kinh đưa một điện cực vào trung tâm này và kích vào đó một dòng điện 1 milivolt, bệnh nhân nằm trên bàn sẽ kêu lên: “Chúa ơi, buồn thảm quá. Mọi sự khủng khiếp và tồi tệ quá. Xin dừng lại, xin làm ơn dừng lại!” Tương tự, có một trung tâm giận dữ, và nếu bạn muốn kích động trung tâm này thì tốt hơn bạn nên … trói chặt bệnh nhân lại trên bàn trước đã!

Những trung tâm này đã được tạo nên trong não bộ con người qua hàng triệu năm tiến hóa. Và chúng ở đó để phục vụ cho một mục đích. Chẳng hạn, nếu bằng cách nào đó bạn cắt bỏ trung tâm giận dữ trong não của một đứa trẻ, nó sẽ không thể giận dữ được nữa, bạn sẽ có một đứa trẻ rất thụ động. Nhưng bạn biết điều gì sẽ xảy ra cho một đứa trẻ thụ động như thế khi nó ở nhà trẻ hay vào lớp một hoặc lớp hai không? Nó sẽ bị giẫm bẹp, thậm chí nó có thể chết ngoẻo! Sự giận dữ phục vụ cho một mục đích; chúng ta cần nó để có thể sống còn. Tự thân, sự giận dữ không có gì xấu.

Trung tâm giận dữ nơi con người làm việc y hệt như cách nó làm việc nơi mọi sinh vật khác. Nó chủ yếu là một cơ cấu có tính khu vực, nó báo động khi bất cứ một sinh vật nào khác bén mảng đến khu vực của nó. Chúng ta không khác gì một con chó vùng lên chiến đấu với một con chó khác lân la vào trong lãnh giới của mình. Chỉ có điều vì chúng ta là những con người nên các định nghĩa của chúng ta về lãnh giới phức tạp hơn rất nhiều. Không chỉ vì chúng ta có một lãnh giới địa lý và chúng ta nổi giận khi có ai đó không mời mà đến vùng đất của mình và bắt đầu bẻ cành ngắt hoa của chúng ta; nhưng chúng ta còn có một lãnh giới tâm lý nữa, và chúng ta nổi giận bất cứ khi nào có người phê phán mình. Về thần học và về ý thức hệ, chúng ta cũng có một lãnh giới, và chúng ta thường nổi giận khi có ai đó phê phán niềm tin hay phỉ báng các quan niệm của chúng ta.

Vì lãnh giới của con người quá phức tạp nên trung tâm giận dữ của chúng ta thường xuyên báo động và phản ứng. Những báo động và phản ứng này rất thường không thích đáng. Nhiều khi chúng ta ‘sửng cồ’ cả với những người mà chính chúng ta mời bước vào trong lãnh giới của mình!

Cách đây chừng hai mươi năm, khi tôi bắt đầu một cuộc phân tâm, tôi vốn dành rất nhiều quan tâm đến mối tương quan giữa tâm lý và tâm linh, và vì biết rằng Carl Jung đã nhấn mạnh đến mối tương quan này nên tôi cố tìm cho ra một nhà trị liệu thuộc trường phái Jung. Nhưng thật công dã tràng! Anh ta làm việc với tôi như thể một nhà trị liệu thuộc trường phái Freud chính cống. Có điều, về sau tôi mới nhận ra rằng phương pháp trị liệu của anh ta lại đúng là phương pháp mình cần.

Sau khi chào hỏi và giới thiệu ban đầu, trong suốt bảy buổi gặp trị liệu đầu tiên nhà trị liệu này không nói với tôi một lời nào. Anh ta gợi cho một mình tôi nói huyên thiên hết chuyện này đến chuyện khác, và tôi bắt đầu ngày càng bực bội anh ta hơn. Cần nhắc đến ở đây là tôi phải chi trả cho anh ta 25 đô la/ một giờ, một món tiền không nhỏ theo thời giá lúc đó – thế mà xem chừng anh ta chẳng làm hay nói gì để đáng nhận món tiền thù lao kia. Cuối cùng, vào buổi gặp thứ chín, khi tôi đang trình bày cảm nghĩ của mình đối với một vấn đề cụ thể thì anh ta lên tiếng. Anh ta nói: “Ồ, tôi thấy cách suy nghĩ của bạn trong vấn đề này hơi kỳ cục.” Tôi độp lại anh ta: “Gì hử? Tôi nghĩ vậy mà kỳ cục hả?” Lần đầu tiên anh ta thách đố lãnh giới tâm lý của tôi, và tôi đã ‘sửng cồ’ với anh ta, dù tôi chi trả cho anh ta là để anh ta làm công việc đó, việc mà tôi mời anh ta làm.

Đừng quên, chúng ta là những con người, trung tâm giận dữ của chúng ta hầu như bị kích động thường xuyên, và thường một cách không thích đáng. Vì thế chúng ta phải học nhiều cách khác nhau để xử lý cơn giận dữ của mình. Đôi khi chúng ta phải suy nghĩ, như tôi đã làm trong câu chuyện giữa tôi và nhà trị liệu của mình: “Cơn giận của mình thật ngớ ngẩn và ấu trĩ. Đó là lỗi của mình.“ Hay đôi khi chúng ta phải kết luận: “Anh chàng này đã xâm phạm đến lãnh giới của mình. Nhưng đó chỉ là vô tình. Mình không có lý do gì để nổi nóng lên về điều đó.” Hoặc: “Chà, hắn ta có vẻ hơi xâm nhập vào lãnh giới của mình. Nhưng thật ra không đáng kể và không đáng để làm ầm lên.”

Đàng khác, cũng có trường hợp sau khi đã suy nghĩ kỹ, chúng ta có thể thấy rõ rằng có kẻ đã xúc phạm nghiêm trọng đến lãnh giới của chúng ta. Bấy giờ, có thể cần phải đến gặp người đó và nói: “Này, giữa tôi và anh có vấn đề cần phải làm rõ đây.” Và đôi khi thậm chí chúng ta cần phải nổi giận và trấn áp người đó ngay lập tức.

Page 12: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Như vậy, có ít nhất là năm cách để phản ứng khi trung tâm giận dữ của chúng ta cựa quậy. Chúng ta không những cần biết các cách phản ứng khác nhau ấy mà còn cần phải biết cách nào là thích đáng trong một trường hợp cụ thể. Đây là một công việc vô cùng phức tạp – và không lạ gì khi có rất ít người biết cách xử lý tốt cơn giận của họ trước khi họ bước vào tuổi 30 hay 40. Cũng có những người cả đời không bao giờ biết cách xử lý cơn giận của mình.

PHIỀN TRÁCH VÀ XÉT ĐOÁN

Khi chúng ta nổi giận và phiền trách một ai đó đã làm chúng ta giận, chúng ta cũng đồng thời đang đưa ra một phán xét về người ấy – chúng ta cho rằng cách này hay cách khác người ấy đã xúc phạm đến chúng ta.

Hồi tôi 16 tuổi, tôi thắng trong cuộc thi đầu tiên và duy nhất của tôi về môn thuyết trình – chủ đề là: “Đừng xét đoán, để bạn khỏi bị xét đoán”. Đăm đăm bám sát vào lời Chúa Giêsu, tôi trình bày rằng chúng ta không nên xét đoán người khác, và tôi đã đoạt giải thưởng là một hộp banh tennis.

Bây giờ thì tôi không còn tin rằng người ta có thể đi qua cuộc đời mà không hề xét đoán gì về người khác. Chúng ta phải xét đoán về người mà chúng ta lấy làm chồng hay làm vợ mình. Chúng ta phải xét đoán lúc nào là lúc thích hợp để can thiệp vào đời sống của con cái chúng ta và lúc nào là lúc không thích hợp. Chúng ta phải xét đoán về người mà chúng ta tuyển dụng hay sa thải. Thật vậy, chất lượng của cuộc đời chúng ta được xác định chính xác bởi chất lượng khả năng phán đoán nơi chúng ta.

Bạn đừng tưởng rằng ở đây tôi đang mâu thuẫn với Đức Giêsu. Trước hết, lời của Đức Giêsu thường bị diễn dịch sai lạc. Đức Giêsu nói: “Đừng xét đoán, và bạn sẽ không bị xét đoán”. Nhưng mỗi khi bạn xét đoán, thì bạn hãy sẵn sàng để xét đoán chính bản thân mình. Và thứ hai, Ngài lập tức nói tiếp: “Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ cái rác trong mắt người anh em ngươi.” Nói cách khác, Đức Giêsu nói rằng bạn phải xét đoán chính bản thân mình trước khi xét đoán bất cứ ai khác.

Cũng vậy, khi gặp một đám đông cuồng nộ sắp sửa ném đá một người phụ nữ ngoại tình, Đức Giêsu nói: “Ai vô tội thì hãy ném viên đá đầu tiên đi.” Vì tất cả chúng ta đều là những tội nhân, phải chăng điều đó có nghĩa rằng chúng ta không nên ném đá bất cứ ai? Phải chăng chúng ta không nên phiền trách hay xét đoán bất cứ ai? Quả thực, không có ai ném viên đá nào vào người phụ nữ ấy. Và Đức Giêsu nói với chị: “Không ai xử tội chị sao? Tôi cũng không xử tội chị.” Lần nữa, ở đây Đức Giêsu bảo chúng ta xét đoán chính mình trước khi xét đoán người khác.

Nhưng, cho dẫu tất cả chúng ta đều là những tội nhân, có những lúc chúng ta cũng cần phải ném một viên đá. Chẳng hạn, đó là trường hợp bạn nói với một công nhân của mình: “Đây là năm thứ tư liên tiếp anh không hoàn thành chỉ tiêu; và đây là lần thứ sáu tôi bắt gặp anh nói dối. Tôi e rằng tôi phải sa thải anh.”

Sa thải một người, đó quả là một quyết định vô cùng đau đớn và khốc liệt. Làm sao bạn biết bạn đang đưa ra một xét đoán vừa đúng vừa hợp thời? Làm sao bạn biết bạn đang đúng khi phiền trách người ấy? Bạn không thể nào chắc chắn được. Nhưng bạn phải luôn luôn nhìn lại chính mình trước đã. Ngay cả khi bạn nhận thấy rằng mình không còn sự chọn lựa nào khác ngoài việc sa thải người ấy, bạn vẫn có thể nhận thấy có nhiều điều mình đáng lẽ đã làm nhưng thực tế mình đã không làm; và nếu mình đã làm thì giờ đây chắc hẳn mình không phải đưa ra quyết định này.

Bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Tôi có đã quan tâm đến con người này và các vấn đề của anh ta không? Tôi có đã vạch rõ cho anh ta thấy khi tôi phát hiện anh ta nói dối lần đầu tiên không? Hay là việc nói thẳng với anh ta thật khó đối với tôi và tôi đã nhắm mắt cho qua cho đến khi tình hình không thể chịu đựng được nữa?” Nếu bạn thành thực trả lời những câu hỏi như thế, bạn có thể thấy rằng bạn sẽ đối xử với các công nhân khác một cách khác hẳn, và có lẽ bạn khỏi phải lại đưa ra một xét đoán như thế trong tương lai.

CÁI KHỔ CỦA TÌNH TRẠNG KHÔNG HIỂU BIẾT

Nhưng làm thế nào chúng ta biết chính xác lúc nào là lúc phù hợp để đưa ra một sự phiền trách hay xét đoán thay vì là tự phê phán chính mình? Khi lần đầu tiên nói trước công chúng, tôi không biết việc diễn thuyết ấy của mình có

Page 13: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

phải là việc thích đáng hay không. Phải chăng thực sự Thiên Chúa muốn tôi làm điều đó? Hay đó chỉ là do tính háo danh của tôi, do tôi ham thích sự tán thưởng của đám đông? Tôi phân vân không xác định được và tôi đã khổ sở tìm kiếm câu trả lời. Cuối cùng, tôi có được sự giúp đỡ – và điều này khích lệ tôi rằng mọi sự xảy ra trong cuộc sống đều nhằm giúp phát triển tinh thần của chúng ta, và rằng chúng ta rất cần nhau trong phương diện này. Tôi đã chia sẻ nỗi khổ sở của mình với người bảo trợ cho cuộc diễn thuyết thứ hai của tôi. Và khoảng một tháng sau đó, chị ấy gửi cho tôi một bài thơ do chính chị sáng tác. Khi viết bài thơ, chị không liên tưởng gì đến tôi, nhưng những giòng cuối cùng của bài thơ ấy quả đúng là cái tôi cần nghe vào thời điểm bấy giờ:

The Truth is that I want itand the price I must payis to ask the question again and again and again.

Đọc bài thơ, tôi chợt nhận ra rằng mình đã mải kiếm tìm một sự mạc khải, một công thức định sẵn nào đó từ Thiên Chúa, kiểu như: “Ừ, Scotty, ngươi cứ việc bước lên diễn đàn”, hay: “Ồ đừng, đừng phát biểu dù chỉ một lời!” Nhưng không hề có một công thức định sẵn nào. Không hề có một câu trả lời dễ dãi nào, và tôi biết rằng điều mà tôi sẽ phải làm mỗi khi tôi được mời diễn thuyết – mỗi khi tôi thảo luận lại lịch thuyết trình hằng năm của mình – đó là lại tiếp tục tự đặt ra cho mình câu hỏi kia: “Kìa, lạy Chúa, có phải Chúa muốn con làm việc này không?” Khi đối diện với một vấn đề khó khăn, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tự đặt ra cho mình câu hỏi ấy – và uống lấy nỗi khổ do câu hỏi ấy. Chẳng hạn, bạn là cha hay mẹ của một đứa con gái muời sáu tuổi đang xin phép bạn cho nó đi chơi một buổi tối cuối tuần đến 2 giờ sáng. Bạn sẽ làm gì? Có ba cách mà các bậc cha mẹ có thể chọn. Một là trả lời: “Không. Dứt khoát không được, con ạ. Con có nhớ là con không được đi chơi quá 10 giờ tối không?” Hay cách khác, bạn nói: “Ồ, được chứ, con gái yêu. Con cứ đi tùy thích!” Hai cách phản ứng trên có thể được gọi là hữu khuynh và tả khuynh. Chúng rành rành đối lập nhau, nhưng chúng vẫn có một điểm chung. Chúng là những câu trả lời theo khuôn rập sẵn. Hai cách phản ứng ấy không đòi cha mẹ phải tốn công sức chút nào cả!

Theo quan điểm của tôi, điều mà các bậc cha mẹ nên làm là tự hỏi chính mình: “Tối nay mình có nên cho con gái mình đi chơi đến hai giờ sáng không nhỉ?” Và họ có lẽ sẽ trả lời: “Thật khó xử. Quả là thường tình nó không đi đâu quá 10 giờ tối, nhưng mình ấn định giới hạn đó khi nó mười bốn tuổi. Bây giờ thì một giới hạn như thế không còn cần thiết nữa. Đàng khác, tại bữa liên hoan tối nay của con bé chắc chắn sẽ có rượu, và như vậy là hơi rắc rối đây. Nhưng mà, con bé được điểm tốt ở trường, nó làm bài tập ở nhà rất đàng hoàng. Rõ ràng nó có tinh thần trách nhiệm. Có lẽ mình nên tin tưởng vào ý thức trách nhiệm của con gái mình. Mà này, tay bạn trai mà con gái mình sắp gặp tại buổi liên hoan trông có vẻ như một tay ba trợn. Mình nên hay không nên cho phép đây nhỉ? Nên nhượng bộ để cho phép nó đi chơi? Đó có phải là một nhượng bộ đúng không? Thật là khó xử! Nên cho nó đi chơi tới nửa đêm? Hay tới mười một giờ? Hay một giờ sáng? Quả là khó quyết định!”

Rốt cục, các bậc cha mẹ như thế đi đến quyết định nào, cái đó không quan trọng lắm. Bởi vì ngay cả dù con gái họ không vui vẻ lắm với quyết định cuối cùng của họ, nó cũng biết rằng nó được cha mẹ trân trọng quan tâm, vấn đề của nó đã được cha mẹ cân nhắc kỹ lưỡng. Và nó biết rằng nó được yêu thương, nó có đủ giá trị để cho cha mẹ nó phải chịu khổ sở trong thế lưỡng nan bất quyết của họ.

Chính vì thế, khi người ta hỏi tôi: “Thưa Bác sĩ Peck, xin vui lòng cho tôi một qui tắc để tôi biết khi nào là đúng lúc để phiền trách và khi nào là không đúng lúc”, tôi trả lời: “Tôi không thể đưa ra cho bạn một công thức tiền chế nào như thế.” Mỗi trường hợp mỗi khác, mỗi trường hợp đều cá biệt. Vì thế, trong mỗi trường hợp như vậy, nếu bạn muốn kiếm tìm sự thật, bạn phải tự đặt cho mình câu hỏi trên kia, và rồi bạn sẽ có cơ may đi đến quyết định chính xác, nhưng bạn cũng phải chịu đựng nỗi đau của tình trạng không biết chắc hành động của mình là đúng hay sai.

CHÂN LÝ VÀ Ý CHÍ

Tôi vừa mới đề cập đến cả chân lý lẫn Thiên Chúa. Sự gần gũi ở đây không phải là một cái gì ngẫu nhiên, bởi vì khi chúng ta nói về chân lý, chúng ta đang nói về một cái gì đó cao hơn chính mình. Chúng ta đang nói về việc tìm kiếm và qui phục một “Sức Mạnh Siêu Vượt”.

Page 14: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Để bạn khỏi bị cám dỗ gạt bỏ điều đó như gạt bỏ một ý niệm sơ khai về tôn giáo, tôi muốn chỉ ra rằng khoa học là thái độ qui phục chân lý. Phương pháp khoa học không phải gì khác hơn là một loạt những qui ước và thủ tục mà chúng ta đã phát triển qua hàng bao thế kỷ trong mối quan tâm tìm kiếm sự thật, để chống lại xu hướng muốn tự đánh lừa chính mình nơi con người chúng ta. Và vì thế, khoa học qui phục một trọng tài cao hơn, một sức mạnh cao hơn, tức chân lý.

Mahatma Gandhi nói: “Sự thật là Thiên Chúa và Thiên Chúa là sự thật”. Tôi tin rằng Thiên Chúa là ánh sáng và tình yêu, nhưng chắc chắn Thiên Chúa cũng là chân lý nữa. Như vậy, tôi cho rằng cuộc săn đuổi kiến thức khoa học – dù nó không giải đáp được hết mọi câu hỏi – nó vẫn là một thái độ đầy sùng ngưỡng, đầy ‘ngoan đạo’, nó qui phục một sức mạnh cao hơn.

Khi người ta có một ý chí mạnh mẽ nhưng lại thiếu sự qui phục một sức mạnh cao hơn, đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn người ta tới những phiền trách không thích đáng. Ý chí mạnh mẽ, tôi cho đó là một tài sản tốt nhất mà một con người có thể chiếm hữu – không phải vì nó bảo đảm cho thành công, nhưng bởi vì một ý chí yếu ớt thì xem ra luôn gắn liền với thất bại. Những người có ý chí mạnh mẽ là những người tiến triển tốt trong cuộc trị liệu tâm lý. Họ là những người tha thiết lớn lên. Và vì thế, ý chí mạnh mẽ là một tài sản vĩ đại và một hồng ân lớn lao. Nhưng hồng ân nào cũng tiềm tàng nơi chính nó lời nguyền rủa. Cái gì cũng có hiệu ứng phụ. Và hiệu ứng phụ tồi tệ nhất của một ý chí mạnh mẽ là một tính khí dễ phẫn nộ.

Tôi thường giải thích điều này cho các thân chủ của tôi bằng cách bảo họ rằng việc bạn có một ý chí bạc nhược cũng giống như bạn có một con lừa bé nhỏ trong vườn sau nhà bạn. Nó không thể gây sự cố gì đáng kể cho bạn – cùng lắm nó chỉ kê mõm gặm mấy khóm hoa tu-líp của bạn. Nhưng, nó cũng chẳng giúp ích gì mấy cho bạn. Còn nếu bạn có một ý chí mạnh, thì đấy tương tự như bạn có một bầy ngựa chiến sau nhà. Những con ngựa chiến rất cao lớn và mạnh mẽ. Nếu chúng không được huấn luyện tốt, không được uốn nắn tốt và không được thắng dây cương, chúng sẽ lồng lộn lên húc đổ sập nhà bạn như chơi. Ngược lại, nếu chúng được huấn luyện tốt, được uốn nắn tốt và được thắng dây cương, chúng sẽ giúp đưa bạn lên tới tận các đỉnh núi cao chót vót.

Nhưng lấy gì để đóng dây cương cho ý chí? Bạn không thể đóng dây cương cho ý chí mình bằng … chính ý chí mình – vì nếu vậy, kể như là nó chưa được đóng dây cương gì cả! Ý chí của bạn phải được khống chế bởi một sức mạnh cao hơn chính bạn.

Sự khác biệt giữa một ý chí được khống chế và một ý chí không được khống chế đã được Gerald May minh họa rất hay trong quyển Ý Chí và Tinh Thần (Will and Spirit) của ông. Chương đầu tiên của quyển sách có tựa đề là Sốt Sắng và Ngang Ngạnh (Willingness and Willfulness). Ngang ngạnh tượng trưng cho ý chí không được khống chế của con người; còn sốt sắng chính là ý chí mạnh mẽ của một con người sẵn sàng đi đến nơi mà mình được gọi hay dẫn tới bởi một sức mạnh cao hơn.

Sự phân biệt ấy cũng được mô tả một cách đầy chất thơ trong vở kịch rất ấn tượng mang tên Equus (4). Vở kịch nói về một cậu bé làm đui mắt sáu con ngựa, và vị bác sĩ tâm thần chữa trị cho cậu là Martin Dysart, người đang trải qua một cơn khủng hoảng tinh thần của lứa tuổi trung niên. Ở hồi cuối của vở kịch, để giải thích bằng cách nào ông đã vượt qua được cơn khủng hoảng ấy của mình, Dysart nói:

“Tôi không dám đi quá xa để gọi đó là một sự kiện được thánh hiến bởi Thiên Chúa. Tuy nhiên, tôi phải cung kính cúi đầu trước sự kiện ấy. Giờ đây và mãi mãi tôi vẫn còn sững sờ kinh ngạc…”

TRÒ PHIỀN TRÁCH

Không phải ngẫu nhiên mà những người vướng vào các tội ác ghê gớm nhất thế giới này là những người không nhận ra một sức mạnh nào cao hơn chính họ. Người ác là người có ý chí rất mạnh. Và đồng thời bởi vì họ là những kẻ tự yêu (narcissistic), những kẻ vị kỷ tột bực, nên họ là những người dễ dính vào những phiền trách không thích đáng và đầy tai hại. Họ không thể “lấy cái xà ra khỏi mắt mình”.

Page 15: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Đối với phần đông trong chúng ta, nếu có chứng cứ chung quanh cho thấy tội lỗi và sự trục trặc của chúng ta và nếu chứng cứ ấy dồn chúng ta vào chân tường, chúng ta thường nhận ra rằng có gì đó đang bất ổn nơi mình và mình cần tự điều chỉnh. Còn những người không nhận ra và không chấp nhận tự điều chỉnh như vậy, tôi gọi họ là “những con người dối trá” (5) – bởi vì một trong những đặc điểm nổi bật của họ là khả năng dối gạt chính mình – cũng như dối gạt kẻ khác. Họ khư khư phớt lờ các tội lỗi và sai trái của họ. Cho dù có chứng cứ gì đi nữa vạch rõ những trục trặc của họ, họ vẫn cố sao để luôn luôn cảm thấy thoải mái bằng mọi giá. Thay vì dùng các chứng cứ ấy để thực hiện một cuộc thay đổi chính mình, họ lại dốc hết sức để lấp liếm hay bác bỏ các chứng cứ ấy. Họ sẽ dùng mọi khả năng trong tầm tay họ để áp đặt ý chí của họ lên người khác, nhằm bảo vệ bản ngã bệnh hoạn của chính họ. Và thế là họ vướng vào hết điều dữ này đến tội ác khác – do sự lấp liếm hay sự phiền trách không thích đáng ấy.

Thật cần thiết phải ghi nhận rằng sự phiền trách có đem lại thích thú. Cơn giận đem lại thích thú. Oán ghét đem lại thích thú. Và cũng giống như mọi hành động đem lại khoan khoái cho người ta, sự phiền trách trở thành một thói quen. Bạn sẽ nghiện nó. Khi đọc một vài bản văn về quỉ ám, tôi đã nhận ra điều nói trên có tính xảo quyệt biết bao. Chẳng hạn, người ta mô tả về một kẻ được coi là bị quỉ ám đang ngồi trong xó nhà, gập lưng xuống gặm nhấm mắt cá chân mình. Điều này nhắc tôi nhớ lại một bức họa thời Trung Cổ mô tả hỏa ngục, trong đó bạn có thể trông thấy một hình ảnh tương tự: một kẻ bị nguyền rủa đang gặm nhấm mắt cá chân của hắn! Thật là một điều kỳ dị và khó chịu. Tôi chẳng quan tâm gì đến điều ấy cho đến khi tôi đọc một quyển sách nhỏ của Frederick Buechner mang tựa đề Wishful Thinking: A Theological ABC (Mơ Tưởng: Điển Ngữ Thần Học). Ngay ở đầu quyển sách, dưới mục ‘A’, Buechner ghi “Anger” (sự giận dữ) và so sánh nó với việc gặm nhấm một khúc xương. Đã gặm xương thì gặm hoài cũng không hết, vì bao giờ cũng còn một chút gân, một chút tủy còn dính đâu đó để cho bạn gặm. Chỉ có điều là – như Buechner nói – khúc xương mà bạn đang gặm nhấm đó chính là bạn!

Sự phiền trách người khác trở thành một thói quen. Và bạn sẽ lại gặm nhấm khúc xương ấy, hết lần này đến lần khác, khi bạn dằn vặt về sự kiện ai đó đã xử tệ với mình. Chính vì vậy mà có lẽ Trò Phiền Trách là trò phổ biến nhất trong mọi trò chơi tâm lý. Thuật ngữ “trò chơi tâm lý” được phát minh bởi cố bác sĩ tâm thần danh tiếng Eric Berne trong quyển Những Trò Chơi Của Con Người (Games People Play) của ông. Berne không nói về những trò đùa có tính giỡn chơi, mặc dù có thể có một số loại suy, vì các trò chơi tâm lý chắc chắn cũng đem lại thích thú một cách nào đó. Đúng hơn, Berne định nghĩa một trò chơi tâm lý là một “tương tác lặp đi lặp lại” giữa hai người hay hai nhóm người, và cả hai bên đều “nín thinh không nói ra ý đồ của mình”. Khi nói “một tương tác lặp đi lặp lại”, ông nhằm nói đến một cái gì đó không chỉ có tính thói quen mà còn chán phè, ươn thối nữa, như một vòng bánh xe cứ quay hoài một cách đơn điệu và buồn tẻ. Khi nói “nín thinh không nói ra”, ông có ý chỉ một cái gì đó ngầm ẩn, ám tàng, thậm chí một cái gì đó rất lý thú của các trò chơi tâm lý.

Trò Phiền Trách cũng có thể được gọi là trò “Đấy Chỉ Bởi Vì Anh Ta …” Phần đông trong chúng ta đều chơi trò này. Và đây là dạng thông thường nhất của mọi trò chơi trong hôn nhân. Chẳng hạn, Mary nói: “À, tôi biết mình hay đay nghiến. Nhưng bởi vì John cứ lầm lì, nên tôi phải đay nghiến để hiểu được anh ấy. Nếu John không lầm lì thì tôi đâu có đay nghiến.” Còn John thì nói: “À, tôi biết mình lầm lì. Nhưng đấy chỉ bởi vì Mary hay đay nghiến. Tôi phải lầm lì để tự bảo vệ mình khỏi sự đay nghiến của Mary. Nếu Mary không đay nghiến thì tôi sẽ chẳng lầm lì.”

Thế là có một vòng rượt đuổi vòng vo khó mà chặn đứng lại. Và để giải thích bằng cách nào dừng một trò chơi tâm lý, Berne nhắc đến hai sự thật – đây cũng là hai sự thật duy nhất mà tôi thấy là không nghịch lý. Ông nói rằng “Cách duy nhất để ngừng một trò chơi là … ngừng nó lại.” Nghe thật đơn giản, nhưng thực tế thì cực kỳ khó khăn. Làm sao để ngừng được đây?

Nó cũng giống như bạn đang ngồi trên chiếu bạc, đánh sát phạt tay đôi với một con bạc khác. Bạn thầm nghĩ trong lòng: “Chà, đây là một trò điên khùng. Mình đã chơi suốt bốn tiếng đồng hồ rồi đấy. Lẽ ra mình đã có thể làm bao nhiêu chuyện cần làm khác.” Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng rồi bạn vẫn … đặt tiền ra và chia những lá bài!

Dù bạn áy náy bao nhiêu đi nữa, bao lâu bạn vẫn còn đặt tiền và chia bài, thì bấy lâu canh bạc vẫn tiếp tục. Canh bạc sẽ tiếp tục mãi mãi cho đến khi một trong hai người đứng dậy và nói: “Tôi không chơi nữa!”

Page 16: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Người kia có thể kèo nài: “Nhưng Joe, cậu vừa thắng mà. Chơi vài ván nữa đi!”

“Không. Tôi không chơi nữa.”

“Nhưng Joe, vài ván nữa thôi mà!”

“Ông không nghe tôi nói gì à? Tôi không chơi nữa.”

Cách duy nhất để ngừng một trò chơi là … ngừng chơi. Thế thôi.

Để ngừng trò phiền trách, chúng ta cần biết thứ tha. Ý nghĩa đích thực của thứ tha là như thế. Thứ tha là ngừng lại, là chấm dứt trò phiền trách.

Và dĩ nhiên, điều này không dễ dàng.

THỰC TẠI SỰ DỮ

Ngày nay rất nhiều người cuốn vào trào lưu tôn giáo Thời Đại Mới (New Age). Và cách này hay cách khác, họ bị lôi cuốn vào niềm tin rằng tha thứ là điều rất dễ dàng. Sự tha thứ chỉ dễ dàng khi người ta xác tín rằng thực sự không có tồn tại cái gọi là sự dữ. Mà điều đó thì hoàn toàn sai lầm.

Xác tín sai lạc ấy có thể dẫn người ta tới một số cái bẫy. Một ví dụ của những cái bẫy này có thể được nhận ra trong quyển Yêu Là Xua Tan Nỗi Sợ (Love is Letting Go of Fear), một quyển sách rất nổi tiếng của phong trào Thời Đại Mới, do bác sĩ tâm thần Gerald Jampolsky viết. Quyển sách nói về sự tha thứ, một đề tài hết sức quan trọng; nhưng tôi có cảm tưởng rằng Jampolsky đã làm cho vấn đề trở thành đơn giản quá. Ông nói rằng thay vì xét đoán người khác, chúng ta nên tìm cách nhận ra điều tốt đẹp nơi họ, chúng ta nên tìm kiếm Thiên Chúa trong họ và chấp nhận họ.

Tôi luôn luôn nghi ngờ những kết luận quá dễ dãi kiểu đó, vì chúng có chiều hướng đơn giản hóa mọi sự và đưa người ta vào chỗ rắc rối. Tôi nhớ lại lời của một đạo sư Hồi giáo ngày xưa: “Khi tôi bảo anh khóc, tôi không có ý muốn anh ở đâu và lúc nào cũng khóc. Khi tôi bảo anh đừng khóc, tôi không có ý muốn anh trở thành một tên hề cười toe toét mãi.” Nhưng thật rất tiếc, nhiều người trong phong trào Thời Đại Mới dường như tin rằng “chấp nhận có nghĩa là luôn luôn chấp nhận”. Tôi đồng ý rằng trong 90% các trường hợp, thì chấp nhận người khác là điều đáng khuyến khích, nhưng trong 10% các trường hợp khác – khi bạn đứng trước một con người như Hitler – thì chấp nhận sẽ trở thành điều tệ hại nhất mà bạn có thể làm.

Đừng nhập nhằng lẫn lộn ở đây. Tha thứ và chấp nhận là hai điều hoàn toàn khác nhau. Chấp nhận chỉ là một cách để tránh nhìn vào sự dữ. Chẳng hạn, bạn nói: “À vâng, bố dượng tôi quấy nhiễu tình dục tôi khi tôi còn nhỏ, nhưng đó chỉ là khuyết điểm thường tình của con người, chỉ vì chính ông ta đã trải qua một tuổi thơ bị tổn thương.” Đàng khác, sự tha thứ đòi hỏi người ta nhìn thẳng vào sự dữ. Chẳng hạn, bạn nói với bố dượng: “Điều ông đã làm là không đúng, dù ông bào chữa bằng lý lẽ gì đi nữa. Ông đã xúc phạm đến tôi. Tôi biết rõ điều đó. Nhưng tôi vẫn tha thứ cho ông.”

Nói gì thì nói, đó là điều thật không dễ. Sự tha thứ đích thực là một tiến trình rất gay go, gai góc; nhưng đó là một tiến trình vô cùng cần thiết nếu bạn muốn bảo đảm sự lành mạnh tâm thần của mình.

THA THỨ KIỂU RẺ TIỀN

Nhiều người bị phiền toái bởi vấn đề mà tôi gọi là “sự tha thứ rẻ tiền”. Họ đến gặp nhà trị liệu buổi đầu tiên và nói: “À, tôi biết rằng tôi đã không có một thời thơ ấu tốt đẹp gì, nhưng cha mẹ tôi đã làm tất cả những gì tốt đẹp mà các ngài có thể làm cho tôi. Và tôi không phiền trách gì họ.” Tuy nhiên, khi nhà trị liệu nắm hiểu được thân chủ mình, ông ta nhận thấy rằng thân chủ chẳng tha thứ cho cha mẹ chút nào cả. Thân chủ chỉ lầm tưởng rằng mình đã tha thứ cho cha mẹ mà thôi.

Page 17: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Với những người như thế, bước đầu tiên của tiến trình trị liệu là khảo sát cha mẹ của thân chủ. Điều này bao hàm nhiều công việc. Nó đòi phải có những bản cáo trạng, những luận chứng bào chữa, những kháng cáo và những phản kháng cáo … cho đến khi có được một phán xét chung kết. Tiến trình ấy đòi phải làm việc nhiều, nên đa số người ta chọn sự tha thứ rẻ tiền. Nhưng, bao lâu chưa có một bản án – chẳng hạn: “Không, cha mẹ tôi đã không làm điều tốt nhất mà họ có thể làm cho tôi. Họ lẽ ra đã làm điều tốt hơn. Họ có lỗi với tôi” – thì bấy lâu vẫn chưa có sự tha thứ đích thực.

Bạn không thể tha thứ cho một người nào đó về một tội mà người ấy đã không phạm. Vậy, để có một sự tha thứ, cần phải có một bản cáo trạng trước đã.

SỰ PHIỀN TRÁCH VÀ CHỨNG KHOÁI KHỔ

Nhiều người đến với trị liệu tâm lý do mắc chứng khoái khổ (masochism). Nói “khoái khổ”, tôi không có ý nói rằng họ đạt được khoái lạc tình dục của họ qua sự đau đớn thể lý, nhưng tôi chỉ có ý nói rằng, bằng một cách kỳ dị, họ liên tục hủy hoại chính mình. Một ví dụ điển hình là câu chuyện một người đàn ông nọ rất thông minh và có nhiều tài năng, tiến thân nhanh chóng trong lãnh vực của mình, nhưng rồi ở tuổi hai mươi sáu, khi anh ta sắp sửa trở thành phó chủ tịch trẻ nhất của công ty, anh đã làm một chuyện gì đó hết sức điên khùng, và bị sa thải. Vì anh quá thông minh, ngay lập tức anh được một công ty khác tuyển dụng. Anh lại tiến lên nhanh, và rồi ở tuổi hai mươi tám, khi sắp sửa được thăng cấp, anh lại ‘quậy’, và bị đuổi. Sự việc tương tự lại diễn ra lần thứ ba, và anh bắt đầu nhận ra rằng mình đang theo một con đường tự hủy diệt mình, một con đường in đậm dấu vết của chứng khoái khổ.

Một ví dụ khác liên quan đến một phụ nữ xinh đẹp, thông minh, duyên dáng và có tài năng. Cô bắt bồ và hẹn hò với hết chàng này đến chàng khác, chẳng bền được với ai! Và sự việc cứ thế lặp đi lặp lại …

Những người liên tục bộc lộ tính cách tự hủy diệt như vậy thường cũng là nạn nhân của sự tha thứ rẻ tiền. Họ nói với bạn: “Ồ, tôi đã không có một thời thơ ấu tốt đẹp nhất đâu, nhưng cha mẹ tôi đã làm hết mọi điều tốt trong khả năng họ cho tôi.”

Để giải thích tại sao sự tha thứ rẻ tiền sẽ không đem lại kết quả gì hay ho, và tại sao cần phải tránh những cái bẫy tự hủy diệt như nói trên mới có được sự tha thứ đích thực, tôi xin đề cập một chút về cái nằm ẩn bên trong chứng khoái khổ này. Tôi cho rằng cách tốt nhất để giải thích là cứ xem xét các động lực tâm lý nơi trẻ em – vì những gì được xem là tâm bệnh, là suy nhược tâm thần nơi người lớn đều thường là chuyện rất bình thường nơi trẻ em. Hãy hình dung cậu bé Johnny đang lân la trong phòng khách, tay cầm viên phấn, chuẩn bị chơi trò viết nguệch ngoạc lên bàn ghế. Bà mẹ cậu bé la:

“Không được, Johnny! Con không được làm thế.”

Johnny phụng phịu: “Được mà, con viết được mà!”

Mẹ nó dứt khoát:

“Không. Con không được phép viết bậy lên bàn.”

Thế là Johnny giãy đành đạch, chạy lên cầu thang, vô phòng ngủ, đóng rầm cửa lại và bắt đầu khóc nức nở. Năm phút sau, cậu bé nín khóc, nhưng vẫn ở lì trong phòng. Rồi nửa giờ sau, mẹ nó nghĩ rằng mình nên làm một cái gì đó để dỗ thằng nhóc. Johnny khoái nhất món kem sô-cô-la; vì thế, bà làm một ly kem sô-cô-la, mang lên cầu thang. Bà nhìn thấy Johnny vẫn còn đang sụt sịt trong góc phòng.

“Này, Johnny. Má làm kem sô-cô-la cho con đây.”

Bà đưa ly kem cho Johnny, nhưng nó lắc đầu, thét ré lên và hất đổ ly kem khỏi tay mẹ nó.

Page 18: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Đó là chứng khoái khổ. Johnny được cho cái mà nó yêu quí nhất, nhưng nó lại quăng phứt đi. Vì sao? Rõ ràng bởi vì vào thời điểm nhất định ấy, Johnny đang quá bận tâm đến việc oán ghét mẹ hơn là việc yêu thích món kem sô-cô-la. Khoái khổ là thế. Nó luôn luôn là chứng kích khổ (sadism) trá hình, lòng căm thù trá hình, cơn giận dữ trá hình.

Những người tự hủy diệt này là những người đang chơi Trò Phiền Trách. Trong vô thức, họ đang nói: “Hãy xem cha mẹ tôi xử tệ với tôi biết bao!” – (thực vậy, những đối tượng thường được nhắm tới nhất là các cha mẹ).

SỰ CẦN THIẾT PHẢI THA THỨ

Một bệnh nhân của tôi, bị cha mẹ “bỏ vào hỏa ngục” hồi còn bé và đang cố gắng vượt qua các hệ lụy của tuổi thơ tệ hại ấy, đã phân bua với tôi: “Bác sĩ biết đó, tôi sẽ tha thứ cho cha mẹ tôi nếu tôi có thể đến gặp họ, vạch cho họ thấy những thương tổn mà họ đã gây ra cho tôi – và họ sẽ xin lỗi tôi. Ngay cả dù cha mẹ tôi không lên tiếng xin lỗi đi nữa, chỉ cần họ lắng nghe tôi thôi, thì tôi cũng có thể mãn nguyện và tha thứ cho họ. Nhưng thưa bác sĩ, việc gặp và phân giải mọi sự với cha mẹ tôi thật khó vô cùng. Cha mẹ tôi sẽ phớt lơ, sẽ trách rằng tôi khơi lại chuyện cũ, sẽ từ chối cả việc nhớ lại những gì họ đã làm. Thế đó, tôi là người đã hứng chịu mọi nỗi đau. Họ đã gây mọi nỗi đau cho tôi. Họ không đau chút nào. Vậy mà tôi phải tha thứ cho họ sao?”

“Đúng vậy!” – Tôi trả lời thân chủ.

Bởi vì nếu không tha thứ thì không thể có được sự chữa lành. Phải tha thứ, dù gay go đến mấy đi nữa. Tôi phải giải thích cho những bệnh nhân như thế rằng họ sẽ vẫn còn nặng nề khúc mắc trong lòng cho đến khi họ tha thứ cho cha mẹ họ – dù cha mẹ họ có xin lỗi hay ngay cả có lắng nghe họ hay không.

Có một số trường hợp có tính đặc trưng mà tôi thường gặp thấy nơi các thân chủ của mình. Đây là những thân chủ đề kháng lại sự cần thiết của việc thứ tha đích thực. Một thân chủ hỏi tôi: “Tại sao chúng ta cứ phải nói chuyện về những điều tệ hại ấy, những điều xấu mà cha mẹ tôi đã làm. Tôi thấy như vậy thật không công bằng với cha mẹ tôi. Bác sĩ biết đó, cha mẹ tôi cũng đã làm biết bao điều tốt nữa chứ!”

Và tôi đáp: “Hẳn nhiên là ông bà thân sinh bạn đã làm một số điều tốt. Chẳng hạn, ngay trong sự kiện rằng bạn đang còn sống! Vì bạn không thể còn sống nếu như cha mẹ bạn đã không tốt một mức nào đó. Nhưng sở dĩ chúng ta phải tập chú đến những chuyện tệ hại là vì qui luật Sutton.”

Thân chủ nhìn tôi, ngạc nhiên: “Qui luật Sutton! Đó là gì nhỉ?”

Tôi trả lời: “Vâng, đó là một qui luật được gọi tên theo Willie Sutton, một tay cướp nhà băng nổi tiếng. Khi một phóng viên hỏi Sutton tại sao anh ta cướp nhà băng, anh ta trả lời rằng vì ở đó có tiền!”

Các bác sĩ tâm thần tập trung chú ý đến những chuyện tệ hại bởi vì chiếc chìa khóa khai thông nằm ở chỗ đó, bởi vì các vết thương và các vết thẹo nằm ở đó và bởi vì đó là vùng cần được chữa lành.

Có những bệnh nhân lần đầu tiên đến với tâm lý trị liệu còn “đơn sơ” hơn nữa khi hỏi: “Tại sao chúng ta phải lặn xuống quá khứ và vét lên tất cả những điều tệ hại đã bị chôn vùi ấy? Tại sao chúng ta không quên phứt nó đi cho rảnh?”

Đây là câu trả lời: Chúng ta không thể quên bất cứ gì. Chúng ta không thể thực sự quên. Chúng ta chỉ có thể tha thứ – cho dù để tránh công việc tha thứ quá gay go, chúng ta thường cố xua đuổi những tổn thương ra khỏi đầu óc mình.

Xuyên qua sự ức chế về mặt tâm lý, chúng ta có thể đẩy một ký ức (về điều gì đó đã xảy ra với mình) ra khỏi ý thức mình. Trong ý thức, chúng ta không nhớ nó, nhưng nó không hề biến mất. Thật vậy, nó trở thành một bóng ma luôn ám ảnh chúng ta và làm cho tình hình càng tệ hại hơn so với khi chúng ta nhớ nó.

Chẳng hạn, có những phụ nữ từng bị quấy rối tình dục thường xuyên hết tuần này đến tuần khác trong hai, ba năm ròng rã bởi cha ruột hay bố dượng mình, song trong thực tế các phụ nữ này vẫn có thể quên chuyện đó, thậm chí họ

Page 19: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

không nhớ rằng đã từng xảy ra chuyện đó – vì họ đã ức chế nó. Nhưng cuối cùng, những phụ nữ này phải nhận sự trị liệu tâm lý, thường bởi vì các mối quan hệ mà họ cố gắng xây dựng với những người đàn ông trong đời họ cứ đổ vỡ mãi. Thì ra, kinh nghiệm ban đầu ấy, mà họ không thể nhớ, vẫn tiếp tục ám ảnh họ.

Vì thế, tôi nói với các thân chủ tôi rằng chúng ta không thể quên bất cứ điều gì. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là đương đầu với vấn đề của mình, trong mức độ mà mình có thể nhớ về nó mà không đớn đau. Do đó, bước đầu tiên trong giao ước trị liệu là nhớ lại những vụ phạm tội mà mình là nạn nhân. Bước thứ hai là giận dữ. Sự giận dữ tất nhiên phải đến thôi, cũng như vụ án phải được xử và tội phạm phải được gọi đích danh. Nhưng điều này cũng phải có một hạn mức nào đó, vì bạn càng nằm lâu tại cơn giận này của mình thì bạn sẽ càng tiếp tục làm tổn thương chính mình mà thôi.

Có thể nói rằng tiến trình tha thứ là một tiến trình có tính vị kỷ. Thật vậy, chúng ta tha thứ cho người khác chủ yếu là vì mình chứ không phải chủ yếu là vì họ. Có thể họ không hề biết rằng họ cần được tha thứ. Có thể họ không nhớ gì về các điều tệ hại họ đã làm. Có thể họ nói tỉnh queo: “Ối dào! Bạn chỉ vẽ chuyện.” Và cũng rất có thể họ đã xuống mồ từ đời nào. Lý do để chúng ta tha thứ là vì chính chúng ta, vì sự lành mạnh của chúng ta. Bởi vì, nếu chúng ta không tha thứ, nghĩa là cố chấp và khư khư níu bám lấy sự giận dữ , thì chúng ta sẽ ngừng lớn lên và tâm hồn chúng ta sẽ bắt đầu héo rũ.

———–

(4) Từ La ngữ, có nghĩa “Con ngựa”.

(5) “People of the Lie”, đây cũng là tựa đề của một tác phẩm của cùng tác giả.

đến chương 03 >>Chương 03:

Sự Chết————————

Tôi đang đi chuyến tàu nhanh, một chuyến tàu loại ‘xịn’.Mười lăm toa tàu mang cả ngàn hành khách,xình xịch lao qua thảo nguyên, lướt vào sương mù, băng ngang bóng tối….(Rồi đây, những toa tàu này sẽ rệu rã.Và những hành khách này sẽ tiêu ma.)Tôi hỏi anh chàng ngồi bên: “Bạn đi về đâu?”Anh ta trả lời: “Omaha.”

Carl Sandburg đã viết những giòng như thế trong bài thơ mang tên “Hữu Hạn” (Limited). Rõ ràng ông đang nói rất cô đọng về sự chết, một đề tài mà người ta thường hay lãng tránh. Nhưng riêng phần mình, tôi đã say mê sự chết từ rất lâu rồi. Có thể nói rằng tôi bị ám ảnh bởi sự chết ngay từ khi còn là một thiếu niên, nhưng dĩ nhiên tôi không phải là một kẻ có khuynh hướng tự tử đâu! Đúng hơn, sự trằn trọc này nơi tôi là một phản ứng lại đối với môi trường mà tôi đã lớn lên. Ngôi nhà tôi trải qua thời niên thiếu là một nơi mà những cái nông cạn, hời hợt bên ngoài – chẳng hạn, ăn món này bằng cái nĩa nào – lại được xem là chuyện rất quan trọng!

Cách đây ít năm, có xuất hiện một ‘mốt’: người ta tặng quà ngồ ngộ cho nhau nhân dịp Lễ Giáng Sinh. Tôi đã mua tặng nhà tôi một chiếc tạp dề có hình con vịt trời to tướng, phía trên in giòng chữ lớn: BEFORE TRUTH THE RIGHT FORK (6). Tuổi thơ của tôi cũng y như thế. “Aùo quần làm ra con người”, bố mẹ tôi thường xuyên nhắc nhở tôi điều đó. Nhưng ảo tưởng ấy làm sao bền được? Vì chẳng chóng thì chầy, tôi cũng sẽ gặp một tay nào đó vừa rất đần độn vừa ăn mặc rất ‘kẻng’!

Vì thế, ngay từ thuở nhỏ, có lẽ xuất phát từ tinh thần phản loạn, tôi đã tự nhủ mình: “Hãy dẹp phứt những thứ rác rưởi ấy đi. Có gì thật sự quan trọng trong đó đâu!” Tôi bắt đầu phát triển một thói quen nhìn xuyên qua bề mặt của

Page 20: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

sự vật, nhìn thấu vào bên trong mọi sự. Thói quen này đã trở nên rất hữu ích cho tôi từ đó. Và khi tôi tự hỏi điều gì là quan trọng nhất liên quan đến cuộc hiện sinh con người, câu trả lời đầu tiên đến với đầu óc tôi là: Cuộc sống con người là một cái gì rất hữu hạn, tất cả chúng ta đều đang đi đến cái chết. Thế là tôi ‘bén duyên’ với sự chết kể từ đó.

Lớn lên, tôi mới sực hiểu ra rằng sự chết không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống con người – mà có lẽ nó là điều quan trọng thứ hai. Và một phần của tiến trình lớn lên là nhìn nhận rằng tất cả chúng ta đều sẽ chết, tất cả chúng ta đều “sẽ rệu rã”, đều “sẽ tiêu ma”!

Nhận ra tính hữu hạn của đời sống, nhiều người trong chúng ta hóa nên trăn trở với một cảm thức về sự vô nghĩa. Tất cả chúng ta đều sẽ đến lúc bị luỡi hái định mệnh cắt phăng đi không thương tiếc. Vậy liệu cuộc sống ngắn ngủi này có ý nghĩa gì? Cứ cho là trong vài thế hệ tới, ít là một số con cháu cũng còn chút ký ức nào đó về chúng ta; nhưng liệu một trăm năm, hai trăm năm nữa, có còn ai nhớ đến chúng ta không?

Bạn có biết bài thơ nổi tiếng mang tựa đề Ozymandias của Shelley không? Trong bài thơ này, ông mô tả vết tích còn lại của một pho tượng trong sa mạc. Trên mặt đế tượng, người ta đọc thấy giòng chữ: Tôi là Ozymandias, Vua của các vua. Hỡi Đấng Toàn Năng, hãy chiêm ngắm các công trình của tôi, và hãy ghen tị!

Thế nhưng, tất cả những gì còn sót lại của pho tượng ấy chỉ là … cái đế tượng: Hai khúc chân cụt to đùng bằng đá, đứng trơ vơ; còn cái đầu thì đã vỡ tan tành tự đời nào, chỉ còn một mảnh lấp vùi trong cát. Chẳng ai biết Ozymandias là ai!

Vậy đó, ngay cả dù bạn thuộc số ít vĩ nhân để lại dấu ấn của mình trong lịch sử nhân loại, thì khi các thế kỷ qua đi, những dấu ấn ấy cũng sẽ nhạt nhòa, tan biến mất.

“Cuộc đời là một bóng tối đang lê bước. Nó là một câu chuyện được kể lại bởi một gã khù khờ, đầy âm thanh và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa gì.” Nhân vật Macbeth của Shakespeare đã chua xót thốt lên như thế.

NỖI SỢ CHẾT

Cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì – và cho dù nó có ý nghĩa gì, thì chính cái chết sẽ quét sạch mọi ý nghĩa của nó! Thật vậy chăng? Có thật cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa?

Tôi không tin như thế. Sự chết không phải là cái gì bi thảm như ta nghĩ. Sự chết không tước đoạt ý nghĩa mà trái lại còn trao ban ý nghĩa.

Hơn bất cứ gì khác, ‘duyên nợ’ của tôi với sự chết đã giúp tôi có một cảm thức về ý nghĩa của cuộc sống này. Sự chết là một người tình kiều diễm. Nếu bạn bị giày vò bởi một cảm thức vô nghĩa hay chán chường thì tôi không thể khuyên bạn điều gì tốt hơn là hãy bắt đầu đi vào trong một cảm thức nghiêm túc với hồi kết thúc cuộc hiện sinh này của bạn. Như bất cứ cuộc tình tuyệt diệu nào, sự chết mang đầy huyền nhiệm và đó là nơi bắt nguồn rất nhiều niềm nôn nao rạo rực của chúng ta. Vì khi bạn vật lộn với mầu nhiệm sự chết của mình, bạn sẽ khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống mà mình đang sống.

Dĩ nhiên phần đông người ta không mặn mấy với chuyện thao thức về sự chết của mình. Thậm chí họ không muốn nghĩ về điều đó. Họ muốn đào thải nó ra khỏi ý thức của họ. Vì vậy, tựa đề “Hữu Hạn” của Sandburg không chỉ nói về chuyến tàu kia mà còn mang ý nghĩa rộng hơn nhiều. Cuộc đời người ta bị giới hạn; và kẻ nói rằng mình sắp đi Omaha cũng bị giới hạn trong nhận thức về bến đỗ thực sự của anh ta là sự chết.

Một số người không bị giới hạn đến như vậy – như rất nhiều nhà văn và nhà tư tưởng lớn – chẳng bao lâu sẽ trở thành thích thú với sự chết. Albert Schweitzer viết:

“Tất cả chúng ta, nếu muốn trở nên những con người tốt đích thực, đều phải làm quen với ý tưởng về sự chết. Đành rằng chúng ta không cần trăn trở về nó hằng ngày hay hằng giờ. Nhưng khi cuộc sống đưa bạn tới một cơ hội thích hợp nào đó – lúc mà khung cảnh chung quanh bạn nhạt nhòa đi và bạn chiêm nghiệm chính viễn ảnh cuối cùng, thì

Page 21: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

bạn đừng nhắm mắt vô tình bỏ qua. Bạn hãy dừng lại chốc lát, nhìn viễn ảnh ấy, rồi tiếp tục sống. Nghĩ về sự chết theo cách này sẽ đem lại cho chúng ta tình yêu đối với sự sống. Khi chúng ta quen thuộc với sự chết, chúng ta sẽ đón nhận mỗi tuần, mỗi ngày của cuộc sống mình như một hồng ân. Chỉ khi nào chúng ta có khả năng đón nhận đời sống như vậy, thì đời sống mới trở thành một cái gì quí giá đối với mình.”

Thông thường, người ta không ‘quen’ được với sự chết như vậy. Trong nghề nghiệp trị liệu tâm lý của tôi, tôi đã phải đẩy ít nhất một nửa số thân chủ của mình tới đối diện với thực tại sự chết của họ. Thực vậy, chính sự ngần ngại của người ta trong việc này xem ra là một phần của bệnh trạng nơi họ. Họ cảm thấy đời sống mình thật chán chường và khủng khiếp. Họ lảng tránh không thăm viếng bạn bè trong bệnh viện, họ lật nhanh qua các trang cáo phó trong tờ báo, họ ‘quên’ viết thư phân ưu … Và ban đêm, họ thường bất chợt thức dậy, mồ hôi ướt đẫm, mơ thấy mình chới với chết đuối …

Nếu tôi không giúp họ phá vỡ những giới hạn mà mà họ tự áp đặt cho ý thức mình như vậy, thì không thể có sự chữa lành hoàn toàn. Chúng ta không thể sống với đầy can đảm và tự tin trừ phi chúng ta có một mối quan hệ với sự chết của chính mình. Thật vậy, chúng ta không thể sống trọn vẹn nếu không có một cái gì đó để chúng ta sẵn sàng chết cho nó.

Những giới hạn này trong ý thức con người đôi khi có thể làm cho con người trở nên rất khiếp nhược. Hồi tôi mới hành nghề trị liệu, một thân chủ đến gặp tôi trong trạng thái hốt hoảng cao độ – số là trước đó ba ngày, người anh vợ của anh ta đã tự sát bằng một phát súng bắn vào đầu. Anh ta kinh hãi đến độ không thể đi đến văn phòng tôi một mình. Vợ anh phải cầm tay anh dẫn đi. Anh ngồi xuống và bắt đầu nói trong hơi thở hổn hển: “Thưa bác sĩ… Anh vợ tôi… Anh ấy bắn vào đầu… Anh ấy có khẩu súng ngắn… Ôi, ghê quá! Chỉ một phát đạn thôi… Anh ấy đã chết. Ôi, nếu tôi có một khẩu súng… Ồ không, tôi không có… Nhưng nếu tôi có súng và muốn tự sát, thì cũng chỉ đơn giản vậy thôi… Chỉ cần đặt ngón tay, nhấn cò … và gục xuống …!”

Tôi lắng nghe anh ta, và nhận ra rằng cái đã làm anh ta hốt hoảng không phải là nỗi thương tiếc về cái chết của người anh vợ, mà đúng hơn bởi vì biến cố này đã đẩy anh tới đối mặt với chính sự chết của mình. Và tôi đã giải thích cho anh ta điều đó.

Ngay lập tức, thân chủ của tôi phản đối: “Không. Tôi không sợ chết!”

Chính lúc ấy, vợ anh xen vào. Chị nói: “Này, anh yêu! Có lẽ anh nên kể cho bác sĩ nghe về chuyện anh ngại gặp các xe tang và các nhà táng đi.”

Thế là anh ta bắt đầu giải thích cho tôi rằng anh có một nỗi ám ảnh về các xe tang, nhà táng và tất cả những gì liên quan đến chết chóc. Thực vậy, được biết nỗi ám ảnh ấy lớn đến nỗi mỗi buổi sáng khi đi bộ đến chỗ làm và mỗi chiều khi trở về nhà từ sở, anh phải đi vòng một lối khác xa hơn ba khối phố – nghĩa là anh phải đi thêm sáu khối phố mỗi ngày – chỉ để tránh đi qua một cơ sở dịch vụ mai táng. Cũng vậy, bất cứ khi nào trông thấy một xe tang từ đằng xa, anh liền tức khắc tránh đi, chẳng hạn, anh lủi nhanh vào một nhà hay một cửa hiệu nào đó!

“Bạn thực sự có một nỗi sợ chết”, tôi nói với anh ta. Nhưng anh ta tiếp tục chối bai bải: “Không, không, không. Tôi không sợ chết. Đấy chỉ vì những xe tang và những nhà táng ấy tởm gớm làm tôi khó chịu.”

Xét về khía cạnh động lực tâm lý, các nỗi ám ảnh thường bắt nguồn từ một cơ chế gọi là chuyển đổi (displacement). Người đàn ông này sợ chết đến nỗi anh ta thậm chí không thể đối mặt với chính nỗi sợ ấy của mình – và do đó anh ta chuyển đổi nỗi sợ ấy thành những chiếc xe tang và những cơ sở nhà táng.

Việc tôi thường dùng các bệnh nhân tâm thần của tôi làm ví dụ dễ khiến bạn tưởng rằng họ nhút nhát và khiếp sợ hơn đa số chúng ta. Nhưng không phải vậy đâu. Những người đến với tâm lý trị liệu là những người khôn ngoan và can đảm nhất trong tất cả chúng ta đó. Mọi người chúng ta đều có vấn đề, nhưng chúng ta thường cố giả vờ như các vấn đề đó không tồn tại, hoặc cách này hay cách khác chúng ta quay lưng lại và phớt lơ các vấn đề ấy. Chỉ những

Page 22: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

người có đủ khôn ngoan và dũng cảm mới sẵn lòng dấn mình vào trong tiến trình khó khăn của việc khảo sát chính mình – loại tiến trình diễn ra trong văn phòng của các bác sĩ tâm thần.

Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta sống trong một nền văn hóa nhút nhát, phủ nhận sự chết. Một nữ đồng nghiệp tôi đã nói với tôi rằng lần nọ trong thị trấn của chị, sau khi một học sinh trung học chết vì bệnh bạch cầu và một học sinh khác chết vì tai nạn xe hơi, thì người ta ở đó – cả trẻ lẫn già – đã kiến nghị vị hiệu trưởng đưa vào chương trình giảng dạy một khóa học đặc biệt, không có tín chỉ, nói về sự chết và tình trạng hấp hối. Một mục sư thậm chí xung phong bảo trợ khóa ấy và tìm giáo viên giảng dạy miễn phí; như vậy, khóa học sẽ không đòi bất cứ ai trả bất cứ đồng nào.

Nhưng mọi khóa mới trong trường đều phải được phê duyệt bởi hội đồng nhà trường. Hội đồng này đã biểu quyết 9/10 chống lại việc mở khóa học này, giải thích rằng nó có vẻ không lành mạnh. Khoảng ba mươi hay bốn mươi người đã viết thư gửi cho báo chí để phản kháng sự phủ quyết của hội đồng trường, và một biên tập viên của một tờ báo đã viết bài xã luận về vấn đề này. Đã có đủ cơ sở và áp lực dư luận để yêu cầu nhà trường xem xét lại quyết định của họ. Hội đồng nhà trường lại nhóm họp và – một lần nữa – đi đến biểu quyết 9/10 phiếu chống lại việc mở khóa học.

Theo tôi, không phải là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên – như đồng nghiệp tôi ghi nhận – rằng những người viết thư cho tờ báo, người biên tập viên viết bài xã luận kia và người thành viên duy nhất trong hội đồng trường ủng hộ khóa học đều là những người hoặc đang hay đã từng nhận sự trị liệu tâm lý. Như tôi xác nhận trên kia, các bệnh nhân tâm thần không hề nhút nhát hơn số đông người còn lại. Trái lại, có thể nói họ can đảm hơn rất nhiều người khác.

CHỌN KHI NÀO ĐỂ CHẾT

Trong nền văn hóa phi bác sự chết của chúng ta, sự chết được xem như một tai nạn, như một cái gì ập tới húc vào chúng ta mà không hề có một lý do gì, cũng không hề chịu sự kiểm soát nào của chúng ta. Sự chết là một cái gì thê thảm, nó như một cái vòng luẩn quẩn tóm lấy chúng ta. Cũng vì quá sợ chết, chúng ta không dám đến gần sát nó để nhận ra rằng nó chẳng đáng sợ đến mức như mình tưởng.

Nền văn hóa của chúng ta nhìn cái chết như một tai nạn phi lý. Và đây là cái nhìn hoàn toàn sai lầm. Thực vậy, đa số trong chúng ta đều muốn chọn thời điểm, chọn nơi chốn và chọn cách thế để chết. Điều đó thoạt nghe có vẻ ‘sốc’, nhưng thực sự là thế. Phần đông chúng ta – mức nào đó – đều muốn thực hiện sự chọn lựa này. Ở đây tôi không có ý nói về những vụ tự tử. Tôi không có ý nói đến những tay nghiện ngập tiếp tục nghiện ngập cho đến chết. Tôi cũng không có ý nói đến tất cả những tình trạng thần kinh loạn thông thường mà mọi người đều biết. Ở đây tôi nhằm nói đến những rối loạn y học như các chứng bệnh về tim và ung thư, và có chứng cứ khoa học hậu thuẫn cho quan điểm của tôi.

Cách đây khoảng ba chục năm, mỗi khi có ca phẫu thuật tim mở ngỏ (7) – dĩ nhiên hồi đó nguy hiểm hơn bây giờ nhiều – mọi người đều hồi hộp và xôn xao bàn tán không biết bệnh nhân sẽ sống hay chết. Và đây là thực tế được ghi nhận: Những người tiên đoán giỏi nhất về kết quả của các ca mổ tim mở ngỏ không phải là chính các bác sĩ phẫu thuật, cũng không phải là các chuyên gia tim mạch, mà lại là các bác sĩ tâm thần! Đã xảy ra một cuộc nghiên cứu – trong đó các bác sĩ tâm thần phỏng vấn các bệnh nhân sắp sửa được mổ tim. Dựa vào các câu trả lời của họ, các bác sĩ tâm thần phân họ thành ba nhóm khác nhau: nhóm nguy hiểm cao, nhóm nguy hiểm vừa, và nhóm nguy hiểm thấp. Nhóm nguy hiểm thấp bao gồm những người khi được yêu cầu nói về cuộc giải phẫu của mình, đã trả lời đại loại như: “À, ông biết đó, ca mổ được dự kiến sẽ diễn ra vào thứ sáu tới, và tôi thực sự lo sợ. Nhưng, đã tám năm rồi, bệnh trạng của tôi không cho phép tôi làm được việc gì cả. Chơi đánh gôn cũng chẳng được! Lại thường xuyên khó thở! Bác sĩ của tôi cho tôi biết rằng nếu sống được qua ca mổ và qua được giai đoạn hậu phẫu, thì chỉ cần sáu tuần là tôi có thể trở lại sân gôn! Chà, như vậy đó sẽ là ngày 1 tháng 9 tới! Tôi đã lên chương trình cho mình rồi đấy. Nào, tôi sẽ có mặt ở sân vào đúng tám giờ sáng, lúc ấy cỏ vẫn còn đẫm hơi sương. Tôi sẽ …., tôi sẽ …”

Page 23: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Còn nhóm nguy hiểm cao sẽ trả lời tương tự như câu trả lời sau đây của một phụ nữ: “Hở, cuộc phẫu thuật thì sao hở?” Vị bác sĩ tâm thần nhắc lại câu hỏi, rõ ràng hơn: “Xin cho biết tại sao chị nhận phẫu thuật? Tại sao chị cần điều đó?” Người phụ nữ đáp: “Bác sĩ của tôi bảo với tôi như vậy.”

“Chị có kỳ vọng sẽ làm được gì sau khi được giải phẫu không?”

“Tôi chưa tính đến chuyện đó.”

“Chị rất khó thở và chị đã không thể đi mua sắm trong tám năm nay. Chị có mong mình sẽ có thể đi mua sắm trở lại không?

“Ồ, tôi không hề mong điều đó. Tôi rất khiếp sợ việc lái xe từ nhiều năm nay rồi.”

Nếu tôi nhớ không lầm thì cuộc nghiên cứu trên cho thấy rằng 40% số bệnh nhân thuộc nhóm nguy hiểm cao đã chết, con số tương ứng phía nhóm nguy hiểm thấp là 2%. Cùng một chứng bệnh tim, cùng những nhà phẫu thuật tim, cùng những ca mổ như nhau, nhưng tỉ lệ tử vong thì chênh lệch nhau đến hai mươi lần – và sự chênh lệch này, có thể nói, đã được dự báo ngay trước khi tiến hành phẫu thuật!

Một nghiên cứu với những kết quả gây sửng sốt đã được tiến hành bởi David Siegel, một bác sĩ tâm thần tại Standford University. Siegel đã nghiên cứu hai nhóm phụ nữ bị ung thư di căn. Nhóm thứ nhất được cung ứng sự săn sóc y khoa đúng qui cách; nhóm thứ hai cũng được săn sóc đúng qui cách, song thêm vào đó còn được yêu cầu trải qua tâm lý trị liệu. Không mấy ngạc nhiên khi kết quả là nhóm thứ hai ít phàn nàn hơn, ít trầm uất hơn và ít đau đớn hơn – nhưng điều lạ lùng là chỉ có ba trong số các phụ nữ này đã chết. Và Siegel nhận ra rằng những người nhận trị liệu tâm lý đã sống lâu gấp đôi so với những người thuộc nhóm kia.

NHỮNG SỰ CHỮA TRỊ “THẦN DIỆU”

Đã hàng bao thế kỷ nay, các bác sĩ biết rằng rất họa hiếm chuyện hồi phục đột xuất từ bệnh ung thư. Song bạn vẫn có thể nghe nói đến những trường hợp trong đó các bác sĩ mổ một bệnh nhân và nói: “Chúng tôi đã mổ anh ta, và chúng tôi … bó tay! Chẳng còn có thể cứu vãn gì được nữa. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là khâu vết mổ lại. Anh ta may lắm thì sống được sáu tháng nữa.” Nhưng rồi, năm, mười năm sau, bệnh nhân ấy vẫn còn sống phây phây mà không hề có dấu vết gì của ung thư cả.

Bạn có thể nghĩ rằng các y sĩ sẽ hết sức ngạc nhiên với những trường hợp hi hữu này, và chắc hẳn đã tiến hành điều tra nghiên cứu tường tận sự việc. Không có như vậy đâu. Trong rất nhiều năm, các bác sĩ vẫn khư khư rằng một điều như thế không thể xảy ra được. Chỉ mới mười lăm năm trở lại đây, các nghiên cứu mới được chính thức tiến hành. Còn quá sớm để có được toàn bộ con số thống kê – nghĩa là, những con số hoàn toàn dựa theo các tiêu chuẩn khoa học – nhưng có những bằng chứng cho thấy một trong những điểm chung của các trường hợp hiếm hoi ấy là các bệnh nhân đều tỏ ra có những thay đổi rất sâu xa trong cuộc sống của họ. Một khi được báo cho biết họ chỉ còn sống được một năm nữa, họ tự nhủ: “Chà, chỉ còn có một năm nữa! Vậy tội gì mà mình phải tiếp tục ngày hai buổi đến làm cho công ty IBM ấy. Tốt hơn là mình nên sửa chữa và sắp xếp lại đồ đạc trong nhà – đó là điều bấy lâu nay mình vẫn muốân làm mà rồi cứ khất lần khất lữa mãi.” Hoặc: “Ồ, nếu mình chỉ còn có một năm để sống, thật là điên khùng nếu mình cứ tiếp tục sống với anh chồng vũ phu ấy của mình.” Rồi, sau khi họ quyết định thực hiện những thay đổi như vậy, căn bệnh ung thư của họ biến đi mất!

Hiện tượng này gây ngạc nhiên cho một số nhà nghiên cứu ở UCLA. Người ta quyết định điều tra phải chăng một cuộc đổi đời có thể là một liệu pháp. Nhưng vấn đề khó khăn là phải tìm được những bệnh nhân sẵn lòng thử cách này. Thường thì một bác sĩ tâm thần sẽ đến gặp một ai đó được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư không thể chữa, và nói: “Chúng tôi có lý do để tin rằng nếu bạn sẵn sàng nhận tâm lý trị liệu và khảo sát lại đời sống của bạn để làm một số thay đổi căn bản, thì bạn sẽ có thể kéo dài đời sống của bạn lâu hơn.”

Ngay lập tức, bệnh nhân sẽ nhảy cẫng lên: “Ồ, thưa bác sĩ, ngài là người đầu tiên đem lại cho tôi chút hy vọng.”

Page 24: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Vị bác sĩ tâm thần đề nghị: “Một số bệnh nhân giống như bạn sẽ làm việc với chúng tôi tại phòng 4, sáng ngày mai vào lúc 10 giờ. Bạn có muốn đến và trao đổi về điều này không?”

“Ồ,vâng. Thưa bác sĩ, chắc chắn tôi sẽ đến.”

Nhưng sáng hôm sau, lúc 10 giờ, chẳng thấy anh bệnh nhân ấy đến. Vị bác sĩ trở lại gặp anh ta để tìm hiểu lý do; anh ta nói:

“Ồ, xin lỗi, tôi quên mất tiêu.”

“Bạn vẫn còn muốn điều đó chứ?”

“Thưa còn ạ.”

“Chúng tôi sắp có một cuộc làm việc nữa cũng tại phòng 4, lúc 3 giờ chiều mai. Bạn không vướng bận gì lúc đó chứ?”

“Ồ, nhất định tôi sẽ đến ạ.”

Nhưng rồi, anh ta lại không đến. Vị bác sĩ tâm thần thử lại một lần nữa, và cuối cùng đành chào thua: “Có lẽ anh không nồng nhiệt lắm với loại trị liệu này.”

Rốt cục, anh bệnh nhân thú nhận: “Thưa bác sĩ, tôi có nghĩ đến chuyện đó. Và tôi nhận thấy mình đã đến tuổi chẳng còn thay đổi gì được nữa!”

Điều này không phải luôn luôn đáng trách. Chúng ta thường thấy mình đã đến tuổi quá già chẳng còn thay đổi gì được. Các bác sĩ cũng thường nghĩ như thế thôi. Tôi đã gặp rất nhiều y sĩ đầy tài năng song lại tin rằng bệnh nào cũng chỉ có một nguyên nhân: hoặc thể lý hoặc tâm lý. Họ không thể hình dung một bệnh – cũng tựa như một thân cây – có hai gốc rễ đồng thời, hay thậm chí có nhiều hơn hai gốc rễ.

Sự thực thì hầu như mọi bệnh đều một trật có liên quan đến tâm lý, thể lý, tinh thần và xã hội. Dĩ nhiên, cũng có những ngoại lệ, như những rối loạn bẩm sinh hay những chứng liệt não chẳng hạn. Nhưng ngay cả trong những trường hợp ấy, ý chí muốn sống của người ta vẫn có thể kéo dài đáng kể và cải thiện rất nhiều cuộc sống của họ.

Đáng tiếc là điều ngược lại cũng đúng. Khi tôi phục vụ ở Okinawa, trong quân đội, tôi được yêu cầu chữa trị một thiếu phụ 19 tuổi mắc chứng hyperemesis gravidarum (8). Tôi tìm hiểu và biết rằng người phụ nữ Mỹ này đã lớn lên ở miền duyên hải phía Đông, và cô có một mối quyến luyến có tính bệnh lý với mẹ mình. Năm mười bảy tuổi, cô đã được gửi sang miền Tây để sống với một ông cậu, và lúc ấy cô bắt đầu bị chứng nôn mửa. Hồi ấy cô không mang thai. Cô nôn mửa quá nhiều đến nỗi phải được gửi trả lại miền Đông, nơi cô sống vui vẻ mạnh khỏe bình thường cho đến khi kết hôn với một quân nhân, mang thai và theo chồng sang Okinawa. Vừa khi bước chân xuống khỏi máy bay, cô bắt đầu nôn thốc tháo, và sau vài ngày cô phải được đưa vào bệnh viện.

Nếu bệnh trạng của bệnh nhân ở mức đủ nghiêm trọng, tôi có quyền gửi họ về điều trị ở Mỹ. Và tôi biết rằng nếu tôi cho chuyển người phụ nữ này về Mỹ, chứng nôn mửa của cô sẽ ngừng ngay lập tức. Tôi cũng biết rằng có lẽ khó hy vọng đề phòng chứng nôn mửa này nơi cô ta mỗi khi tách cô ta xa khỏi mẹ mình.

Trong quyền hạn của tôi lúc đó, tôi đã quyết định không gửi cô ta về nhà ở Mỹ. Tôi bảo cô: “Bạn phải lớn lên và phải học cách sống tách biệt khỏi mẹ mình.” Và cô đã thuyên giảm đủ để xuất viện. Nhưng rồi bệnh lại tái phát và cô phải trở vào bệnh viện. Cô lại nôn mửa, và tôi lại nói với cô rằng tôi sẽ không gửi cô về Mỹ. Và một lần nữa, cô thuyên giảm và được xuất viện. Tuy nhiên, hai ngày sau, trong căn hộ của cô, cô bất thần ngã xuống và chết. Cô đang ở tuổi 19 và đang mang thai 4 tháng. Người ta tiến hành khám nghiệm tử thi và đã không phát hiện được vì sao cô chết. Dĩ nhiên, tôi vô cùng ân hận về quyết định của mình. Nhưng tôi tin rằng vì một lý do nào đó đã có một lúc trong đời mình, cô đã quyết định làm một em bé. Tôi không cho phép cô làm một em bé. Tôi muốn cô biết nhận trách nhiệm, và cô đã chết!

Page 25: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

CÁC RỐI LOẠN THỂ LÝ VÀ TÂM THỂ

Hồi tôi còn theo học trường y, chúng tôi xếp chung vào một loại rối loạn ‘chức năng’ những tình trạng như tâm thần phân liệt, chứng hưng trầm cảm, và chứng nghiện rượu. Với từ “chức năng”, chúng tôi có ý đi nước đôi và cho rằng có lẽ một ngày kia các nhà nghiên cứu sẽ khám phá ra một khiếm khuyết rất tế nhị nào đó trong cơ cấu thần kinh hoặc một loại vấn đề sinh học nào đó. Nhưng chúng tôi thực sự tin rằng những rối loạn này đều thuộc lãnh vực tâm lý. Và trong tư cách là một bác sĩ tâm thần, chúng tôi đã vạch ra mọi cơ chế tâm lý của chúng.

Tuy nhiên, trong ba mươi năm trở lại đây, chúng ta đã biết rằng có những gốc rễ rất sâu thuộc lãnh vực sinh học đối với mọi rối loạn tâm thần này, và chúng ta còn biết nhiều hơn thế nữa. Thật vậy, một trong những vấn đề mà chúng ta đương đầu ngày nay đó là các bác sĩ tâm thần đã trở nên quá si mê sinh hóa học đến nỗi họ có nguy cơ quên hết tất cả những sự khôn ngoan của tâm lý học cũ, một số những sự khôn ngoan ấy vẫn còn đúng đắn hôm nay. Những tình trạng như tâm thần phân liệt không chỉ đơn thuần là các rối loạn thể lý. Chúng cũng là những rối loạn tâm lý, tinh thần và xã hội nữa. Và điều tương tự cũng đúng đối với các căn bệnh như ung thư. Tất cả đều có những nguyên nhân đa diện – vừa thể lý vừa tâm thể.

Thành tố tâm thể lý trong nỗi khổ của con người đã được nhận ra trong ngôn ngữ của chúng ta từ bao thế kỷ nay. Kho thành ngữ của chúng ta chứa đầy những kiểu nói như tê tái lòng; thúi ruột; sốt ruột; tím gan; đắng họng; lạnh gáy, vv… để mô tả những cảm xúc tâm lý, song không phải là không có liên quan đến thể lý – vì thế các bác sĩ tâm thần gọi đó là loại ‘ngôn ngữ bộ phận’ (vì có liên quan đến bộ phận nào đó nơi thân thể chúng ta). Biết bao người đến phòng cấp cứu vào ban đêm với cơn đau nơi ngực – dù có hay không có bệnh tim – ngay sau khi họ trải qua một cuộc tình tan vỡ! (9)

Những rối loạn cột sống là những rối loạn về sự can đảm. Và một lần nữa, điều này được phản ảnh trong ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta nói: “Anh chàng ấy đúng là không có xương sống”, hay “Cô ta quả thực có một xương sống vững vàng”. Bản thân tôi đã chịu đựng nhiều chứng đau lưng trong phần lớn cuộc đời tôi, nhất là một tình trạng gọi là spondylosis (có đốt sống) đặc biệt nghiêm trọng trong cổ tôi. Nhìn một phim X-quang chụp phần cổ tôi, bạn sẽ nghĩ rằng tôi đã già 200 tuổi! Khi tôi lần đầu tiên được chẩn đoán mắc chứng này, tôi hỏi các bác sĩ phẫu thuật thần kinh và các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình: “Điều gì làm cho cổ tôi trông già đến thế?” Và họ trả lời: “À, có lẽ hồi còn bé, anh đã có lần bị gãy cổ”.

Tôi chưa bao giờ bị gãy cổ. Nhưng khi tôi cho họ biết điều đó, họ chỉ nói: “Nếu vậy, chúng tôi thực sự không biết cái gì đã gây ra tình trạng có đốt sống của anh.” Tôi rất mừng nhận được một câu trả lời như thế, bởi vì rất ít bác sĩ sẵn sàng nhìn nhận đơn giản rằng ‘tôi không biết’.

Thực ra, tôi biết rất rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng có đốt sống của tôi. Tôi phát hiện ra cách đây khoảng 13 năm khi cơn đau ấy hành hạ tôi cực độ, đồng thời làm tê bại một cánh tay tôi. Tôi nhận một cuộc phẫu thuật thần kinh kéo dài và căng thẳng. Lúc ấy, tôi tự nhủ mình: “Này Scotty, mày biết đó, quả là phiền phức việc trải qua cuộc phẫu thuật đắt tiền và đầy nguy hiểm này cứ vài năm một lần. Nhưng mày thử xét xem mày có vai trò nào trong chứng rối loạn này không?”

Vừa khi tôi sẵn sàng đặt ra câu hỏi ấy, tôi lập tức nhận thấy là có. Trong phần lớn cuộc đời nghề nghiệp của mình, tôi đã luôn luôn có được tên tuổi và uy tín hơn các đồng nghiệp mình, và tôi vẫn thường xuyên lo ngại việc sinh ra đụng chạm. Thực tế tôi có gặp một số đụng chạm, dù không nhiều như tôi dự đoán, song như vậy cũng cho thấy nỗi sợ của tôi có cơ sở. Nói gì thì nói, tôi đã đi qua cuộc đời mình với cái đầu và cái cổ cúi gằm về phía trước, như một cầu thủ bóng đá sắp sửa lao tới đánh đầu quả bóng tầm thấp vào khung thành đối phương. Bạn hãy thử giữ đầu và cổ bạn kiểu đó trong ba mươi năm, và bạn sẽ biết thế nào là chứng có đốt sống (spondylosis)!

Dĩ nhiên, mọi chuyện không đơn giản ở đây. Có vô số nguyên nhân đối với hầu hết các chứng bệnh. Mặc dù không đến mức độ như trường hợp của tôi, song cha tôi, mẹ tôi, anh trai tôi đều đã phải chịu đựng chứng có đốt sống trong cổ một cách khác thường, ngay cả dù họ không bao giờ nổi tiếng là những người chuyên ‘nhướn cổ ra’! Vì thế, có

Page 26: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

một nhân tố sinh học – có tính di truyền – trong tình trạng của tôi. Bạn đừng quên, tôi quả quyết rằng hầu như mọi sự rối loạn đều không chỉ có liên quan đến tâm thể mà còn có liên quan đến tinh thần và xã hội nữa.

Ở đây tôi không đang xướng xuất một điều chi mới mẻ đâu. Rất nhiều người đã viết về mối quan hệ giữa thân thể và tâm trí. Một số người ngày nay cảm thấy có tội khi họ bị bệnh; nhân tố tâm thể của tình trạng này đã được rất nhiều người nhận ra. Dĩ nhiên, không cần thiết phải tự dằn vặt mỗi khi bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm. Nhưng nếu bạn bị một chứng bệnh nghiêm trọng hay một chứng bệnh kinh niên, thì quả bạn có bổn phận phải kiểm tra chính mình và tự hỏi phải chăng mình đang đóng một vai trò trong chứng bệnh ấy của mình.

Nhưng nếu bạn làm thế, vì Chúa, thì bạn cũng phải biết ‘nương tay’ với chính mình. Một cách nào đó, có thể nói rằng đời sống vốn gây ra căng thẳng, và nó làm cho chúng ta mệt nhoài. Xin đừng quên sớm hay muộn tất cả chúng ta đều phải chết bởi một chứng rối loạn tâm thể nào đó.

Một lần nữa, tôi không có ý nói rằng mọi chứng ung thư giai đoạn cuối đều có tính tâm thể. Tôi không có ý nói rằng một phòng điều trị ung thư trẻ em – trong đó một bé bốn tuổi đang hấp hối với chứng adrenal carcinoma (ung thư thượng thận), một em khác sáu tuổi đang hấp hối do một chứng medulloblastoma, và một bé khác nữa đang hấp hối do một bướu Wilms – thì phòng điều trị đó chỉ là một chỗ tự sát của trẻ em không hơn không kém. Tôi cũng không có ý nói rằng các nạn nhân của một vụ rơi máy bay đã cố ý tập trung lại tại phi trường để thực hiện một cuộc tự sát tập thể – hay sáu triệu người Do Thái kia tự nguyện bước tới cái chết hồi thời Hitler. Nhưng khi chúng ta xem xét cái chết đơn thuần như một tai nạn, thì chúng ta cũng đang phớt lờ rất nhiều trường hợp chết thực tế khác và phớt lờ cả huyền nhiệm của sự chết nữa.

NHẬN HIỂU SỰ CHẾT

Một bước đột phá trong nhận thức của chúng ta về bản chất đích thực của sự chết là sự kiện xuất bản quyển Chết Và Hấp Hối (On Death and Dying) của Elisabeth Kubler-Ross, M.D. Cho tới lúc bấy giờ, sự chết vẫn là lĩnh vực độc quyền của các linh mục. Các bác sĩ thì quan tâm đến sự sống, và sự sống nhằm phục vụ cho người sống. Còn sự chết được bỏ lại cho mấy cơ sở mai táng. Nhưng Kubler-Ross đã dám chuyện trò với những người đang hấp hối và dám hỏi xem họ đang nghĩ gì, đang cảm nhận gì về cái chết cập kề họ. Bà đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự. Chỉ một thập niên sau đó, đã có những khóa học về cái chết và về tình trạng hấp hối trên khắp nước Mỹ. Và nhà ‘vĩnh biệt’, một nơi mà người ta có thể đến để chết, đã được phát minh hoặc được tái lập. Dường như nữ tác giả này đã gây ra một cuộc cách mạng.

Tác phẩm của bà đã mở đường cho những quyển sách về cùng chủ đề, trong số đó có quyển Đời Này Sang Đời Khác (Life after Life) của Raymond Moody và Phút Lâm Chung (At the Hour of Death) của Karlis Osis và Erlendur Haraldsson, người đã viết về chính khoảnh khắc chết và những kinh nghiệm của người đang tiến gần sát cái chết. Có một sự giống nhau lạ kỳ giữa những gì họ khám phá ra. Raymond Moody, một nhà khoa học và đồng thời là bác sĩ tâm thần, đã cho biết rằng phần đông những ai nhớ lại kinh nghiệm gần chết của họ đều liên hệ đến một sự biến đổi luân chuyển. Trước hết, có vẻ như từ trần nhà, họ nhìn thấy chính thân xác họ đang nằm trên giường, và họ thấy rất chính xác tất cả những gì các y tá và bác sĩ đang làm cho họ. Điều xảy ra kế tiếp – phần đáng kinh sợ duy nhất của kinh nghiệm này – là họ như đi xuyên qua một con đường hầm tối mịt. Họ vụt qua đó một cách nhanh chóng, rồi họ đối diện với ánh sáng, ánh sáng này được hiểu là Thiên Chúa hay đôi khi được hiểu là Chúa Giêsu. Và trong ánh sáng này, họ được yêu cầu nhìn lại đời sống của họ. Nhìn lại, họ thấy đời sống mình thật lộn xộn, nhưng thực thể ánh sáng ấy thì vô cùng yêu thương và tha thứ. Rồi ánh sáng ấy dẫn họ quay trở lại. Họ quay trở về một cách miễn cưỡng, nhưng trong tinh thần vâng phục ánh sáng ấy.

Thường những người có kinh nghiệm như thế, theo Moody, không có nhiều khuynh hướng tâm linh trước đó, nhưng trở thành rất có khuynh hướng tâm linh sau đó. Và nói chung, họ trở nên tin tưởng vào sự sống sau khi chết – và nỗi sợ chết nơi họ giảm đi rất nhiều.

Page 27: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Khi chúng ta tiến tới đủ gần sát cái chết, chúng ta thấy rằng cái chết không đáng sợ đến mức như mình vẫn nghĩ – điều đó thật là thú vị! Song nó không đem lại cho bạn sự thoải mái đâu. Bạn đứng trước những dấu hỏi như: “Nó có liên quan gì với cuộc sống này không? Cuộc hiện sinh tạm bợ này của chúng ta có thể có ý nghĩa gì?”

Nếu bạn tự hỏi như thế, tôi tưởng rằng đấy chính vì bạn đã nhận thức được rằng cuộc sống của mình thật hữu hạn, và bạn đang kiếm tìm ý nghĩa của nó. Nhưng hãy giả sử tự thân việc kiếm tìm ý nghĩa này đã là một việc đầy ý nghĩa. Hãy giả sử đó là một phần của cuộc chơi, một phần của lý do hiện hữu của chúng ta. Rất có thể chúng ta đang có mặt đây để kiếm tìm một cái gì đó chứ, phải không? Nếu câu trả lời là “Vâng!”, thì sự chết sẽ thúc bách việc kiếm tìm ấy.

Khi tôi trằn trọc với huyền nhiệm sự chết của mình, khi tôi kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống này, tôi đã gặp thấy điều mình tìm kiếm. Điều ấy thật đơn giản: Chúng ta đang có mặt trong cuộc đời này để học. Mọi sự xảy đến với chúng ta để giúp chúng ta học. Và không có gì giúp chúng ta học tốt hơn là cái chết.

Tôi đã đi tới kết luận rằng chúng ta được trao ban một môi trường học tập lý tưởng. Tôi dám thách bạn, trong khả năng tưởng tượng của bạn, hãy nghĩ ra một môi trường lý tưởng hơn cuộc sống này để phục vụ cho việc học hỏi của con người. Trong những khoảnh khắc ảm đạm của mình, dường như tôi thấy nó là một loại trại huấn luyện cho người ta vào thiên đàng, đầy những bài tập vượt chướng ngại được phác họa cho việc học của chúng ta. Và tôi nghĩ chướng ngại được phác họa ‘ác’ nhất là giới tính. Trong thực tế, sự chết là một hệ quả của tính dục chúng ta.

Các sinh vật hữu cơ ở đáy bậc thang tiến hóa không truyền sinh qua con đường tính dục. Chúng sinh sản một cách hoàn toàn vô tính. Chúng tự nhân giống (chẳng hạn nảy chồi), và chất liệu di truyền của chúng tiếp tục và tiếp tục mãi. Rõ ràng chúng không bao giờ chết, trừ phi có ai đó đến và tiêu diệt chúng. Chúng không kinh nghiệm sự già lão hay sự chết tự nhiên. Chỉ ở bậc cao nào đó trên thang tiến hóa, sinh vật mới truyền sinh qua con đường tính dục, và cũng chỉ ở đây mới bắt đầu có hiện tượng già nua và sự chết tự nhiên. Cái gì cũng có giá của nó!

Chúng ta học tốt nhất khi chúng ta có một hạn mức. Từ ‘deadline’trong Anh Ngữ là một từ ngữ tuyệt vời! (10) Trong nghề trị liệu tâm lý của tôi, tôi thường sử dụng một kỹ thuật rất có tiềm năng, nhất là khi làm việc với các nhóm. Khi các thành viên của một nhóm hành động như thể họ sẽ ‘còn sống muôn đời muôn kiếp trên trần đời này’, tôi sẽ đến với họ một lúc nào đó và nói: “Này, nhóm của các bạn chỉ còn làm việc sáu tháng nữa thôi. Tôi sẽ giải thể nhóm này trong sáu tháng nữa.” Thật là thú vị! Những người vốn rề rà uể oải nhất nay bỗng dưng linh hoạt hẳn lên, khi mà họ được trao cho một hạn mức!

Trong trị liệu cá nhân cũng thế. Một hạn mức thường có tiềm năng tác động rất lớn. Việc chấm dứt một mối quan hệ thân tình giữa một bệnh nhân và một nhà trị liệu đôi khi có thể được sử dụng để tượng trưng cho toàn thể vấn đề sự chết, đồng thời để trao cho bệnh nhân một cơ hội nhận hiểu sự chết.

NHỮNG BƯỚC CHẾT VÀ NHỮNG BƯỚC TRƯỞNG THÀNH

Elizabeth Kubler nhận thấy rằng những người hấp hối đi qua một tiến trình theo thứ tự sau đây:

- phủ nhận    – giận dữ    – mặc cả   – suy sụp   – chấp nhận

Giai đoạn thứ nhất là phủ nhận. Họ từ chối sự chết. Họ nói: “Phòng xét nghiệm chắc hẳn lẫn lộn kết quả xét nghiệm của tôi với một ai đó khác. Đó không phải là tình trạng của tôi. Tôi không thể chết.” Nhưng sự phủ nhận này không thể kéo dài. Thế là họ giận dữ. Họ giận các bác sĩ, họ oán các y tá, họ trách bệnh viện, họ phàn nàn những người thân của họ, và họ giận cả Thiên Chúa.

Khi cơn giận cũng chẳng đem lại gì tốt hơn cho họ, họ bắt đầu mặc cả. Họ nói: “Có lẽ nếu tôi trở lại với nhà thờ và bắt đầu cầu nguyện trở lại, căn bệnh ung thư của tôi sẽ biến mất”, hoặc: “Có lẽ nếu tôi vui vẻ hơn với con cái để thay đổi bầu khí trong nhà, thì hai quả thận của tôi sẽ khá hơn.” Nhưng khi điều này cũng không đem lại kết quả gì, họ bắt đầu nhận ra rằng thế là xong, vô phương! Họ trở nên suy sụp.

Page 28: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Nếu họ có thể cầm cự ở giai đoạn này và làm điều mà các nhà trị liệu chúng tôi gọi là ‘vượt qua suy sụp’ thì họ có thể sống còn qua cơn suy sụp để bước vào giai đoạn thứ năm: chấp nhận! Đây là giai đoạn an tĩnh tâm hồn và thanh thản, thậm chí là một giai đoạn của ánh sáng. Những người đã chấp nhận sự chết sẽ có được ánh sáng trong mình. Như thể họ đã chết rồi và đã được phục sinh trong một cảm thức tâm linh nào đó. Đây là một sự việc rất kỳ diệu.

Tuy nhiên, điều nói trên không xảy ra thông thường lắm. Phần đông người ta không chết trong giai đoạn thứ năm tuyệt vời này. Người ta thường chết khi vẫn còn phủ nhận, vẫn còn giận dữ, vẫn còn mặc cả, hay vẫn còn suy sụp. Lý do là vì công việc ‘vượt qua suy sụp’ đớn đau và khó khăn đến nỗi khi họ chạm vào nó, họ thường thối lui lại tình trạng phủ nhận hay giận dữ hay mặc cả. Có một điều rất thú vị mà Kubler-Ross đã không nhận ra – đó là chúng ta cũng đi qua đúng những giai đoạn đó và trong cùng một thứ tự đó bất cứ khi nào chúng ta thực hiện được một bước có ý nghĩa trong hành trình phát triển tâm lý và tâm linh của chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta sải một bước dài tiến lên phía trước trong hành trình sa mạc cuộc đời, bất cứ khi nào chúng ta có một sự cải thiện đầy ý nghĩa nơi chính mình, thì chúng ta đều đi qua tiến trình phủ nhận, giận dữ, mặc cả, suy sụp và chấp nhận.

Chẳng hạn, thử hình dung có một khiếm khuyết nghiêm trọng trong nhân cách của tôi – và các bạn tôi bắt đầu phê phán tôi về những biểu hiện của khiếm khuyết ấy. Phản ứng đầu tiên của tôi sẽ là gì? Tôi nói: “Cô ấy chắc hẳn nhìn gà hóa cút!”, hoặc: “Anh ta chắc hẳn bị vợ cằn nhằn sáng nay. Tôi không dính dáng gì!” Thế đấy, tôi phủ nhận.

Nếu họ tiếp tục chỉ trích tôi, tôi sẽ nói: “Ai cho các anh cái quyền chỏ mũi vào chuyện của tôi? Các anh không hiểu gì cả về hoàn cảnh của tôi. Tại sao các anh không lo lấy chuyện riêng của các anh?” Nghĩa là, tôi giận dữ.

Song nếu người ta vẫn còn thương tôi đủ để tiếp tục chỉ trích tôi, tôi sẽ bắt đầu nghĩ: “Chà, gần đây mình đã không có lời nào khen tặng anh ta về những gì anh ta đã làm.” Thế là tôi tìm cách ‘nịnh’ anh ta, mỉm cười với anh ta, hy vọng như vậy sẽ khóa được cái mồm lộn xộn của anh ta. Mặc cả!

Thế nhưng nếu bạn tôi vẫn không chịu ngừng chỉ trích tôi, tôi sẽ bắt đầu tự nhủ: “Có thể anh ta đúng? Có thể có một cái gì đó không ổn với Scott Peck vĩ đại này?” Và nếu câu trả lời là “Vâng”, thì tôi bắt đầu chán nản, suy sụp. Trong trường hợp tôi có thể cầm cự với sự suy sụp này và bắt đầu tự hỏi cái trục trặc nơi mình là cái gì, rồi suy ngẫm kỹ về nó và phân tích nó, tách bạch nó, nhận diện nó, thì tôi có thể bước vào tiến trình tiêu trừ nó và giải phóng chính mình khỏi nó. Một khi hoàn tất việc ‘vượt qua suy sụp’ này, tôi sẽ nhận ra mình biến đổi trở thành một con người mới, một con người được phục sinh, một con người tốt hơn con người cũ của mình.

HỌC CHẾT

Những điều tôi vừa đề cập thực sự không có gì mới mẻ. Trong Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, tôi đã trích dẫn câu nói của Seneca – xấp xỉ 200 năm rồi: “Trong suốt cuộc sống, người ta phải không ngừng học sống. Và một điều sẽ làm bạn ngạc nhiên đây, trong suốt cuộc sống, người ta phải không ngừng học chết nữa.” Học sống và học chết là hai việc không rời nhau. Để học sống, chúng ta phải quan tâm và giải quyết vấn đề sự chết của chúng ta – vì sự chết nhắc cho chúng ta nhớ giới hạn của cuộc hiện sinh này. Chúng ta cần ý thức về sự ngắn ngủi của cuộc sống này, nhờ đó ta có thể tận dụng triệt để thời gian của mình.

Don Juan, vị guru già của thổ dân ở Mexico trong các tác phẩm của Carlos Castaneda, đã xem sự chết như một đồng minh. Trong lối nói của Don Juan, các đồng minh là những quyền lực đáng sợ mà người ta phải chiến đấu với chúng trước khi chúng được thuần hóa. Sự chết cũng y như thế. Chúng ta phải vật lộn với sự chết, chiến đấu với huyền nhiệm sự chết trước khi chúng ta có thể nắm được nó và vác nó lên vai, như Don Juan đã làm. Và bấy giờ, ngày này qua ngày khác, chúng ta có thể không ngừng thu nhận bao ích lợi từ những nhắc nhở đầy khôn ngoan mà sự chết trao ban cho mình.

“Đồng minh” trước hết có nghĩa là một người bạn. Nhưng ít nhất trong văn hóa tây phương, chúng ta không quen nhìn sự chết như một người bạn. Trong các nền văn hóa đông phương, trong các tôn giáo như Phật giáo và Aán giáo, sự chết được người ta niềm nở đón nhận hơn so với chúng ta. Thực vậy, trong thuyết hóa kiếp luân hồi – là

Page 29: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

thuyết có mặt trong cả hai tôn giáo nói trên – thì phần thưởng trọn vẹn, điểm nhắm cuối cùng là sự chết. Theo quan niệm này, chúng ta tiếp tục được tái sinh – hết kiếp này đến kiếp khác – cho tới khi chúng ta đã học hết tất cả những gì cần phải học trên dương thế này. Khi ấy và chỉ khi ấy, chúng ta mới có thể thoát ra khỏi bánh xe luân hồi và cuối cùng đạt giác ngộ.

Dù bạn có nhìn nhận lý thuyết ấy hay không, bạn cũng có thể nhận thấy rằng trong thuyết luân hồi, mục đích của cuộc sống cũng là để học. Thực ra, không có chứng cứ nào cho thấy các tín đồ Aán giáo và Phật giáo ít sợ chết hơn số còn lại trong chúng ta. Sợ chết, đó là chuyện bình thường thôi. Chết là đi tới chỗ vô minh, mù mịt – và xét một mức nào đó, nỗi sợ đối với việc bước vào chỗ vô minh là điều hoàn toàn lành mạnh thôi. Chỉ không lành mạnh khi chúng ta cố phớt lờ nó.

Một trong những phê phán thường xuyên mà tôi nghe từ các bạn vô thần, đó là tôn giáo là một cây nạng để giúp chống đỡ người già khi họ đối mặt với huyền nhiệm sự chết, với nỗi sợ chết. Tôi nghĩ họ đúng khi cho rằng một tôn giáo trưởng thành bắt đầu từ một cuộc chiến đấu với huyền nhiệm sự chết. Nhưng có lẽ họ sai khi bảo tôn giáo là một cây nạng, làm như thể người ta sẽ dũng cảm hơn khi đối mặt với cuộc sống này nếu cuộc sống này không có ý nghĩa gì và nếu không hề có đời sau. Tôi nghĩ như thế bởi vì những con người tín ngưỡng – một khi nhận ra và đối mặt với tầm quan trọng của sự chết – thường chứng tỏ rằng họ là những con người can đảm hơn. Người vô thần, theo tôi, có khuynh hướng phủ nhận tầm quan trọng của sự chết; họ tuyên bố rằng sự chết chẳng có ý nghĩa gì hơn việc ngừng đập của một trái tim, rồi họ lập tức chuyển sang nói chuyện khác. Đó là một loại tránh né. Họ không muốn tiến tới đủ gần sự chết để nhận hiểu nó còn hàm chứa những gì.

Bạn cần lưu ý rằng so với những người vô thần, đa số những người chuyên chăm đi nhà thờ cùng không nồng nhiệt đối với việc chiến đấu với huyền nhiệm sự chết của mình hơn bao nhiêu. Phần đông các tín đồ siêng năng đi nhà thờ cũng chỉ bộc lộ một lòng sùng ngưỡng mê tín, gia truyền – như những bộ y phục được truyền từ đời cha sang đời con – những bộ y phục có thể vẫn giữ cho họ được ấm, song vẫn chỉ là những cái bẫy. Đó là lý do tại sao có câu nói: “Thiên Chúa không có cháu!” (God has no grandchildren). Chúng ta không thể liên hệ với Thiên Chúa xuyên qua cha mẹ chúng ta . Chúng ta phải thiết lập một mối tương quan trực tiếp với Thiên Chúa. Chúng ta không thể nhờ một ai đó khác – linh mục, cha mẹ, vv… – chiến đấu với huyền nhiệm sự chết của chính chúng ta. Trong cuộc hành trình tâm linh đi qua cuộc sống, có những việc chúng ta phải tự làm lấy một mình, và một trong những việc đó là chiến đấu với huyền nhiệm sự chết. Bạn không thể đùn đẩy cho bất cứ ai đảm nhận thay bạn cuộc chiến đấu này.

Thế nhưng, có nhiều tín hữu siêng năng đi nhà thờ nhưng lại tránh né vấn đề sự chết như tránh dịch tả. Đa số người mang danh nghĩa là Kitôhữu thậm chí đã gỡ Đức Giêsu ra khỏi thập giá. Nếu bạn hỏi tại sao, họ sẽ trả lời rằng họ muốn nhấn mạnh sự Phục Sinh của Chúa hơn là cuộc khổ nạn thập giá. Nhưng đôi khi tôi không thể không tự hỏi phải chăng chỉ vì họ không muốn nhìn tất cả những máu me, thương tích và thực tại chết ấy ngay trước mắt họ để nhắc nhớ họ về sự chết của chính bản thân mình.

NỖI SỢ CHẾT VÀ CHỨNG TỰ YÊU

Nhưng tại sao chúng ta thường sợ chết quá mức như thế?

Đấy chủ yếu bởi vì chứng tự yêu (narcissism) của chúng ta. Tự yêu là một hiện tượng không bình thường và rất phức tạp. Xét một mức nào đó, tự yêu là điều cần thiết trên phương diện tâm lý đối với bản năng sinh tồn của chúng ta, nhưng phần lớn thì chứng tự yêu còn tồn đọng từ tuổi ấu thời và có tính tự hủy diệt. Khi chứng này bị thả lỏng, thì đó là sự mở đường cho những tình trạng bệnh hoạn về tâm lý và tinh thần. Cuộc sống tinh thần lành mạnh hệ tại ở cuộc vượt thoát không ngừng ra khỏi tính tự yêu. Nhưng thực tế thường người ta không thoát ra được khỏi nó, và đây là điều vô cùng tai hại.

Khi các bác sĩ tâm thần nói về các thương tổn để tự hào, thì đó là các thương tổn của chứng tự yêu. Trên bậc thang các thương tổn tự yêu của tôi, tôi xếp sự chết ở chóp đỉnh. Chúng ta luôn luôn ở trong tình trạng bị thương tổn do chứng tự yêu, dù với mức độ rất nhỏ: một người bạn cùng lớp gọi tôi là điên khùng, chẳng hạn; hoặc vì tôi là người cuối cùng được chọn vào đội bóng chuyền của trường; hoặc các đồng nghiệp chế giễu tôi; hoặc tôi bị sa thải; hoặc

Page 30: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

con cái tôi phản kháng tôi, vv… Khi những thương tổn ấy của chứng tự yêu xảy ra, hoặc là tôi trở thành bực dọc cay đắng, hoặc là tôi lớn lên. Nhưng cái chết thì có tầm mức rộng hơn nhiều. Không có gì đe dọa mối ràng buộc giữa tính tự phụ của chúng ta và chứng tự yêu nơi chúng ta hơn là cái chết đang treo lơ lửng trên đầu mình. Vì thế, sự kiện chúng ta sợ chết là điều vô cùng tự nhiên.

Có hai cách để xử lý nỗi sợ ấy: cách thông thường và cách khôn ngoan. Cách thông thường là xua đuổi nỗi sợ ấy ra khỏi tâm trí mình, hạn định ý thức của mình về nó, cố gắng không nghĩ về nó. Cách này xem ra hữu hiệu khi chúng ta còn trẻ. Nhưng chúng ta càng xua đuổi nó, nó càng sấn tới sát gần chúng ta hơn. Và đến một lúc nào đó, mọi sự dường như đều bắt ta nghĩ đến cái chết: đứa con mình tốt nghiệp, bạn mình bị bệnh, cái khớp xương mình kêu răng rắc … Nói chung, cách thông thường xem ra không khôn ngoan lắm. Thật vậy, chúng ta càng quay mặt lẩn tránh sự chết của mình thì tuổi già của chúng ta càng trở nên đầy đe dọa hơn cho mình.

Cách khôn ngoan hơn là đối diện với sự chết càng sớm càng tốt. Và khi làm thế, chúng ta có thể nhận ra một cái gì đó thực sự rất đơn giản. Nghĩa là, ngần nào chúng ta có thể vượt qua chứng tự yêu của mình thì ngần ấy chúng ta có thể vượt qua được nỗi sợ chết.

Đối với những người thành công trong việc này, thì viễn ảnh sự chết sẽ trở thành một động lực thúc đẩy sự trưởng thành tâm lý và tâm linh của họ. Họ nghĩ: “Dù sao tôi cũng sẽ chết, nên chẳng nghĩa lý gì việc cố bám víu vào cái tôi ngốc nghếch của mình.” Bấy giờ, họ tiến lên trong một cuộc hành trình giũ bỏ sự vị kỷ.

Đó không phải là một cuộc hành trình dễ dàng và dễ chịu. Những ‘cái vòi’của chứng tự yêu nơi chúng ta rất nhạy cảm và sắc bén; chúng phải được chặt đứt từ ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác. Bốn mươi năm sau khi tôi lần đầu tiên nhìn nhận chứng tự yêu nơi mình, tôi vẫn còn phải tiếp tục làm công việc chặt đứt những ‘cái vòi’ của nó!

Hành trình này quả là không dễ, nhưng rõ ràng nó thật đáng giá. Bởi vì khi chúng ta tiến xa hơn trong việc loại trừ chứng tự yêu nơi mình, loại trừ xu hướng qui ngã của mình, thì chúng ta càng nhận ra rằng mình không chỉ ít sợ chết hơn mà còn trở nên ít sợ sống hơn nữa! Tấm lòng chúng ta sẽ rộng mở hơn. Chúng ta không còn bị áp lực phải bảo vệ chính mình nữa. Chúng ta có thể ngước mắt lên, thôi nhìn mình, để thật sự nhận ra người khác. Và chúng ta bắt đầu cảm nghiệm một niềm hạnh phúc sâu xa mà trước kia mình chưa bao giờ cảm nghiệm được. Vì bấy giờ chúng ta ngày càng quên mình hơn nên chúng ta có khả năng nhớ đến Thiên Chúa hơn.

Đây là sứ điệp cốt lõi trong mọi tôn giáo lớn: Hãy học chết! Các tôn giáo nhắc đi nhắc lại với chúng ta rằng con đường ra khỏi chứng tự yêu chính là con đường tiến đến ý nghĩa. Các tín đồ Phật giáo và Aán giáo nói về điều này trong hai tiếng ‘vô ngã’; đối với họ, ngay cả ý niệm về bản ngã cũng là một ảo tuởng. Đức Giêsu cũng nói tương tự: “Ai muốn cứu mạng sống mình (nghĩa là ai cố bám lấy chứng tự yêu nơi mình) thì sẽ mất nó. Và ai dám liều mạng sống mình vì Ta, thì sẽ tìm được nó.”

—————-

(6) Tạm dịch: ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT LÀ CHỌN CHO ĐÚNG CÁI NĨA.

(7) open-heart = mổ tim trong khi máu được tuần hoàn.

(8) chứng nôn mửa quá nhiều khi mang thai

(9) heartbreak trong Anh ngữ, có gốc ở heart (= trái tim)

(10) vì deadline có nghĩa là hạn mức, và bản thân từ này có gốc dead = chết.

đến chương 04 >>Read Full Post »Chương 04:

Page 31: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Cảm Nếm Huyền Nhiệm—————————

Tôi có một vị thầy rất đắc lực trong nhiều năm nay. Tôi chưa bao giờ gặp ông, vì ông đến với tôi trong … một câu chuyện rất dễ thương. Ông là một rabbi sống tại một thị trấn nhỏ ở Nga hồi đầu thế kỷ trước. Và sau hai mươi năm trầm tư suy nghĩ về những vấn nạn tôn giáo sâu xa nhất, những vấn đề thuộc chiều kích tâm linh trong cuộc sống, ông cuối cùng đi đến kết luận rằng ông thực sự chẳng biết gì.

Lần nọ, ít lâu sau khi đạt tới kết luận ấy, ông rảo bước qua quảng trường thị trấn để đi đến hội đường cho buổi cầu nguyện thường lệ. Trên đường đi, ông gặp anh chàng công an khu vực. Anh công an này hôm ấy hình như có chuyện bực mình, muốn ‘xả xú bắp’ cho ông: “Ê, rabbi! Đi đâu vậy?”

“Tôi không biết.” Rabbi trả lời.

“Ông không biết ông đang đi đâu! Thế nghĩa là thế nào?” – Người công an cáu lên. Hắn tiếp tục hò hét: “Ngày nào ông cũng đi ngang qua đây lúc 11 giờ để đến hội đường cầu nguyện; bây giờ là 11 giờ, và ông vẫn đang đi ngang qua đây như mọi bữa! Thế mà ông nói với tôi rằng ông không biết ông đang đi đâu! Ông dám xem thường tôi và giỡn mặt tôi? Được, tôi sẽ dạy cho ông biết lễ độ.”

Thế là người công an tóm lấy rabbi, lôi rabbi đến trại giam địa phương. Đến cửa xà lim, rabbi quay lại nhìn anh công an và điềm nhiên nói: “Anh thấy đó, chính anh cũng không biết; chẳng riêng gì tôi!”

Thế đấy, tôi không biết. Không ai biết. Chúng ta đang sống trong một vũ trụ vô cùng huyền nhiệm. Nói theo cách nói của Thomas Edison: “Chúng ta thậm chí không hiểu một phần trăm về chín mươi chín phần trăm của bất cứ sự việc gì” (We don’t even begin to understand 1 percent about ninety-nine percent of anything).

Thật không may, rất ít người nhận ra điều đó. Đa số trong chúng ta đều nghĩ rằng mình biết nhiều thứ. Chúng ta biết địa chỉ của mình, số điện thoại của mình, số căn cước của mình. Chúng ta biết đường để lái xe đến sở, chúng ta biết đường về nhà sau khi tan sở. Chúng ta biết rằng trong xe của chúng ta có một cái gì đó gọi là máy nổ – làm cho chiếc xe vận hành. Và chúng ta biết rằng khi mình mở khóa khởi động thì cái máy ấy sẽ bắt đầu làm việc. Chúng ta biết mặt trời đã mọc lên hồi sáng nay và sẽ lặn xuống chiều nay – và nó sẽ mọc lại vào sáng ngày mai. Vậy thì, có chi là quá huyền nhiệm đâu?

Tôi cũng vốn thường cảm thấy như thế. Hồi tôi còn học ở trường y, tôi thường tiếc rẻ rằng chẳng còn có biên giới nào nữa trong y học. Tất cả các bệnh lớn đều đã được khám phá và được nắm rõ; dường như rõ ràng là tôi sẽ chẳng bao giờ trở thành một Jonas Salk để miệt mài làm việc đến quên ăn quên ngủ nhằm thực hiện những khám phá vĩ đại phục vụ cho nhân loại.

Ơ kìa, có vài chuyện mà chúng tôi nhận thấy rằng mình không biết đấy chứ! Vào học năm thứ nhất được vài tháng, bọn sinh viên chúng tôi tham dự một buổi thực hành do vị chủ tịch khoa thần kinh phụ trách. Sử dụng một người đàn ông gần như trần truồng làm vật mẫu trong giảng đường chen chúc sinh viên, vị chủ tịch khoa giới thiệu rành mạch cho chúng tôi thấy người đàn ông ấy đã chịu đựng một thương tổn trong tiểu não, một thương tổn khác ở mút trên cột sống, và một thương tổn khác nữa ở mút dưới. Thật hết sức ấn tượng! Nhưng khi kết thúc buổi học, một trong các bạn tôi đã giơ tay xin phát biểu và nói: “Thưa thầy, tại sao người đàn ông này phải bị những thương tổn như vậy? Có gì không ổn ở ông ta?” Vị chủ tịch khoa thần kinh khẽ nhíu trán, tuyên bố: “Bệnh nhân này bị idiopathic neuropathy.” Tất cả chúng tôi trở về phòng, lật sách giáo khoa để tra lại thuật ngữ ấy và thấy rằng idiopathic có nghĩa: “có nguyên nhân không được rõ”. Vậy, idiopathic neuropathy không có nghĩa gì hơn là một căn bệnh thuộc hệ thần kinh mà nguyên nhân của nó chưa được khám phá!

Vì thế, chúng tôi bắt đầu nhìn nhận rằng vẫn còn có những bệnh thần kinh và nhiều bệnh khác có tính idiopathic – chúng ta chưa nắm rõ – đấy chứ! Nhưng tất cả những vấn đề lớn thì đều đã được biết! Suốt những năm ở trường y,

Page 32: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

tôi thường có những thắc mắc, nhưng các giáo sư của tôi đã giải đáp tuốt tuồn tuột! Tôi không bao giờ nghe một vị giáo sư nào trong trường y nói “Tôi không biết!” Không phải lúc nào tôi cũng hiểu các câu trả lời của họ, nhưng tôi cho rằng đấy là do lỗi của mình – và một điều chắc chắn rằng với đầu óc bé nhỏ của mình, tôi sẽ chẳng bao giờ thực hiện được một khám phá y học nào đáng kể.

Nhưng khoảng 10 năm sau khi rời trường y, tôi đã có một khám phá y học đáng kể. Tôi khám phá ra rằng: Chúng ta xem ra chẳng biết gì mấy về y khoa. Tôi khám phá điều đó bởi vì tôi không còn hỏi “chúng ta biết gì?”; thay vào đó, tôi hỏi “chúng ta không biết gì?” Vừa khi đặt câu hỏi “chúng ta không biết gì?”, tôi chợt thấy tất cả những biên giới mà mình vốn tưởng đã đóng kín lại mở ra. Và tôi nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới của những biên giới.

Tôi xin dẫn ra đây một ví dụ. Một trong những chứng bệnh được ‘nắm’ rất rõ là bệnh viêm màng não (meningococcal meningitis), một thứ bệnh không phổ biến lắm song rất hay được nhắc đến. Mỗi mùa đông, cứ 50 ngàn người thì có một người nhiễm chứng bệnh này. Nếu bạn hỏi bất cứ y sĩ nào về nguyên nhân của chứng bệnh này, y sĩ sẽ trả lời bạn: “Nguyên nhân hả? Dĩ nhiên do khuẩn màng não.” Xét trên một bình diện nào đó thì câu trả lời ấy hoàn toàn đúng, vì nếu bạn khám nghiệm tử thi những người chết do căn bệnh ghê gớm này – (số tử vong là 50%, trong khi 25% bị thương tật vĩnh viễn!) – và mở hộp sọ của họ ra, bạn sẽ thấy các màng nhầy bao bọc não bị phủ đầy những mủ. Rồi, nếu bạn xem xét những mủ ấy qua ống kính hiển vi, bạn sẽ nhìn thấy hàng tỉ tỉ con giòi đang bơi lội dày đặc. Bây giờ nếu bạn trích chúng ra, bạn sẽ thấy gì? Khuẩn màng não, dĩ nhiên!

Chỉ có một điều lấn cấn. Nếu mùa đông rồi tôi xét nghiệm cuống họng các cư dân tại thị trấn New Preston nhỏ bé của tôi ở Connecticut – hay cư dân của bất cứ một thành phố nào đó phía bắc – tôi sẽ khám phá thấy những con giòi này nơi khoảng 85% số các cuống họng mà tôi khảo sát. Tuy nhiên, không ai ở Preston đã nhiễm bệnh, càng không ai đã chết do bệnh viêm màng hồi mùa đông rồi. Bao thế hệ trước đây cũng vậy, và những thế hệ sau này chắc hẳn cũng vậy!

Bằng cách nào và tại sao loại vi trùng này – hầu như có mặt khắp mọi nơi chốn – có thể tồn tại nơi 49.999 người mà không gây sự cố gì, mà chỉ có thể đi vào trong não của một người (thường là trẻ khỏe trước đó) để gây tử vong cho người đó?

Câu trả lời là: Chúng ta không biết!

Điều tương tự cũng đúng với hầu như mọi thứ bệnh khác trên đời này. Chúng ta hãy lấy ví dụ về một căn bệnh nổi tiếng khác phổ biến hơn nhiều so với bệnh viêm màng não nói trên, đó là bệnh ung thư phổi. Tất cả chúng ta đều biết rằng việc hút thuốc lá gây ra bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên có một số người không bao giờ đụng đến một điếu thuốc nhưng vẫn bị ung thư phổi và chết vì căn bệnh này. Và có một số người – như ông nội tôi – đã hút thuốc rất nhiều và hút gần như suốt cả cuộc đời 92 tuổi của cụ, nhưng cụ đã không bao giờ bị ung thư phổi. Thật rõ ràng, có một cái gì đó nữa ngoài việc hút thuốc lá có liên quan đến nguyên nhân của căn bệnh ung thư phổi. Và đó là cái gì? Một lần nữa, câu trả lời là: Chúng ta thường không biết!

Điều này xảy ra không chỉ cho hầu như mọi chứng bệnh mà còn cho cả việc điều trị các chứng bệnh nữa. Thỉnh thoảng các thân chủ mà tôi đã kê toa trị liệu hỏi tôi: “Thưa Bác Sĩ Peck, những thuốc ấy sẽ tác dụng như thế nào?” Tôi sẽ bảo họ rằng nó điều hợp sự quân bình catecholamine trong hệ limbic của não họ. Và câu trả lời ấy sẽ làm cho họ ngẩn tò te, ngậm tăm luôn! Nhưng, một cách chính xác, bằng cách nào một hóa chất nào đó có thể thay thế cho sự cân bằng catecholamine trong hệ limbic của não để làm cho một người bị suy sụp cảm thấy hưng phấn hơn, hay làm cho một người bị tâm thần phân liệt có thể suy nghĩ cách mạch lạc rõ ràng hơn? Câu trả lời là: Chúng ta không biết!

Bạn có thể ghi nhận rằng đã có thời các bác sĩ không biết gì nhiều lắm. Nhưng những người khác thì biết nhiều, phải không? Tôi có ý nói rằng y khoa có thể là một cái gì đó thuộc nghệ thuật, nhưng các khoa học chặt chẽ – chẳng hạn vật lý học – đã có tất cả các qui luật nghiêm ngặt của nó.

Page 33: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Vật lý học hiện đại có thể nói đã bắt đầu với Isaac Newton; và khi quả táo ấy rơi trên đầu ông, ông không chỉ khám phá trọng lực mà thực tế ông còn phát triển một công thức toán học cho nó. Vì thế, bây giờ mọi người đều biết rằng hai vật thể hút nhau với một lực tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Qui luật ấy xem ra thật hiển nhiên.

Nhưng tại sao? Tại sao hai vật thể hút nhau? Tại sao lại có cái lực đó? Lực đó bao gồm những gì? Và câu trả lời là: Chúng ta không biết. Công thức toán học của Newton chỉ mô tả hiện tượng, nhưng tại sao lại có hiện tượng ấy và hiện tượng ấy vận hành như thế nào? Chúng ta không biết. Trong thời đại kỹ thuật tân kỳ của chúng ta, chúng ta vẫn thậm chí không hiểu cái gì đang giữ đôi bàn chân chúng ta trên mặt đất. Vì thế, cả đối với các khoa học chặt chẽ, chúng ta cũng chưa nắm biết gì nhiều lắm.

Nhưng chắc chắn một ai đó phải biết một cái gì đó. Tôi đã nói rằng toán học rất có tính chắc chắn hiển nhiên. Các nhà toán học phải biết được sự thật. Hồi ở trường, tất cả chúng ta đều học chân lý vĩ đại rằng hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. Nhưng rồi, đến khi tôi học năm thứ tư đại học, ngày nọ đang rảo bước xuống sân, tôi chợt nghe một ai đó đề cập một cái gì đó về hình học Riemann. Sau đó tôi tra cứu và phát hiện ra rằng Bernhard là một nhà toán học người Đức, hồi giữa thế kỷ 19 ông đã tự hỏi: “Nhưng nếu hai đường thẳng song song gặp nhau thì sao?” Dựa theo giả thiết rằng hai đường thẳng song song gặp nhau, và một số giả định khác mà ông tạo ra trong các định đề Euclid, ông đã phát triển một khoa hình học hoàn toàn mới. Điều đó có thể chỉ là một hoạt động thuần túy tri thức hay một hình thức chơi đùa, một loại tính toán kiểu như tính thử có thể có bao nhiêu thiên thần nhảy múa trên đầu một cây kim, nếu như nó không phục vụ cho thực tế như nhiều tính toán của Albert Einstein (chẳng hạn sự tính toán đã dẫn đến việc chế tạo ra bom nguyên tử). Tất cả chúng ta đều biết rằng bom nguyên tử đặt cơ sở không phải trên hình học Euclid nhưng là trên hình học Riemann.

Các bạn hữu nghiên cứu về toán học đã cho tôi biết rằng con số khoa hình học có khả năng phát triển được là vô hạn. Kể từ thời Riemann, chúng ta đã phát triển thêm 6 khoa hình học ứng dụng, như vậy chúng ta hiện nay có tất cả 8 khoa hình học ứng dụng khác nhau. Đâu là khoa hình học đích thực? Chúng ta không biết.

TÂM LÝ HỌC NHƯ THUẬT GIẢ KIM

Không đi quá xa với các khoa học tự nhiên chặt chẽ, tôi xin trở lại với khoa tâm lý học của mình, một khoa học mềm dẻo hơn. Một số người đã so sánh tâm lý học với thuật giả kim. Ngược về thời của thuật giả kim, thời mà các nhà khoa học cố gắng biến các kim loại thành vàng, tất cả những gì được biết về thế giới chung qui là rằng thế giới gồm bốn yếu tố: đất, khí, lửa và nước. Kể từ đó chúng ta đã khám phá ra bảng tuần hoàn của các nguyên tố (Hydro, Oxy, Carbon, vv…) Nhưng tâm lý học thì dường như vẫn còn ở trong thời tăm tối của thuật giả kim!

Chẳng hạn, phong trào giải phóng phụ nữ dựa nền tảng trên một số giả định về những dị biệt hay những tương đồng phi thể lý giữa phụ nữ và nam giới. Những dị biệt hay những tương đồng phi thể lý đó là gì? Bao nhiêu trong số chúng thuộc lãnh vực văn hóa hay xã hội? Bao nhiêu thuộc lãnh vực sinh học? Chúng ta không biết. Giờ đây ở cuối thế kỷ 20, chúng ta biết cách đưa mình bay lên khỏi mặt đất, nhưng chúng ta không nắm rõ mấy về tính dục.

Hay thử xét đến khuynh hướng tò mò của con người, có liên hệ rất nhiều đến chủ đề về huyền nhiệm. Phải chăng tất cả mọi người đều được sinh ra với bản tính tò mò như nhau? Hay người ta sinh ra với những mức độ tò mò khác nhau? Phải chăng tò mò là một cái gì đó đến với chúng ta theo đường di truyền? Hay nó là cái mà chúng ta đã tập làm quen khi lớn lên trong nền văn hóa của chúng ta? Nó là một cái gì đó được tọng vào cho chúng ta hay được moi ra từ chúng ta? Chúng ta không biết. Một lần nữa, ánh sáng tri thức của một ngành khoa học về khuynh hướng quan trọng bậc nhất này của con người vẫn chưa ló dạng cho chúng ta.

Hiểu biết ít ỏi như thế, vậy thì tại sao con người chúng ta vẫn nghĩ rằng mình đã biết rất nhiều? Có hai lý do: Vì chúng ta hoảng sợ và vì chúng ta lười biếng.

Page 34: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Chúng ta hoảng sợ không dám nghĩ rằng thật sự mình không biết mình đang làm gì hay đang đi đâu, rằng chúng ta là những đứa trẻ có lý trí đang dò dẫm trong bóng tối. Do đó, thật là thoải mái hơn khi sống trong một ảo tưởng rằng mình hiểu biết nhiều hơn những gì mình thực tế hiểu biết.

Chúng ta cũng sống trong ảo tưởng bởi vì chúng ta lười biếng. Nếu chúng ta ý thức về sự ngu dốt của mình, chúng ta sẽ hoặc phải nghĩ rằng mình vô cùng ngu ngốc hoặc phải dấn mình vào cuộc học tập không ngừng suốt cả đời. Vì đa số chúng ta không thích nghĩ mình ngu ngốc, cũng không thích dấn mình vào cuộc học tập suốt cả đời, nên để được thoải mái hơn, chúng ta sống trong ảo tưởng thú vị rằng mình hiểu biết nhiều hơn những gì mình thực tế hiểu biết.

Khổ nỗi, đấy chỉ là ảo tưởng. Nó không thực. Bạn có thể nhớ lại trong Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, tôi đã định nghĩa sự lành mạnh tâm thần là một tiến trình không ngừng dấn thân cho thực tại bằng mọi giá. Và “bằng mọi giá” nghĩa là dù thực tại có làm ta khó chịu đến mấy đi nữa.

Hiện nay, trong nền văn hóa tránh né đau khổ của chúng ta, sự lành mạnh tâm thần không luôn luôn được khuyến khích. Khi một người nào đó bị một hụt hẫng về tâm cảm, chúng ta nói: “Ồ, anh chàng Joe tội nghiệp. Anh ta bị vỡ mộng rồi!” Đáng lẽ ra chúng ta nên nói: “Ồ, anh chàng Joe may mắn. Anh ta được vỡ mộng rồi.” Vỡ mộng là nhìn thấy mọi sự như thực tế của nó, vậy mà đáng tiếc ư? Té ra ý thức được thực tại là một điều tệ hại? Cũng thế, trong tâm lý trị liệu, khi người ta mổ xẻ sự kiện họ bị quấy rối tình dục hay bị bỏ bê hồi nhỏ, chúng ta không thể nói: “Ồ, đáng thương quá!” – bởi vì nỗi đau mà họ từng trải ấy cuối cùng đang đem lại sự lành mạnh tâm thần cho họ.

Dĩ nhiên qui luật nào cũng có những ngoại lệ. Và tôi là một nhà vô địch vĩ đại về cái mà các nhà tâm lý gọi là những “ảo tưởng lành mạnh”. Chẳng hạn, một y sĩ bị một chứng đau tim, được đưa vào khoa săn sóc đặc biệt, có lẽ có nguy cơ chết gấp hai lần so với một người không phải là y sĩ. Lý do là vì ông ấy biết tất cả những gì có thể trục trặc, trong khi một người khác sẽ nói đơn giản: “Ồ, tôi chỉ bị đau tim.” Vì thế, đôi khi ảo tưởng lại giúp cho người ta lành mạnh.

Tuy nhiên, nói chung, tôi cho rằng thật tốt cho chúng ta nếu chúng ta được xóa tan ảo tưởng. Chúng ta càng thích nghi với thực tại thì cuộc sống của chúng ta càng vận hành tốt hơn. Nhưng chúng ta chỉ có thể sống trong một thế giới thực tại khi biết cảm nếm huyền nhiệm. Vì thực tại lồ lộ nhất là: kiến thức của ta chỉ như một giọt nước giữa biển cả vô minh mênh mông, giữa đại dương của huyền nhiệm. Và sẽ rất không may khi ta sống giữa ‘biển’ mà không thích ‘nước’! Cách duy nhất để có cơ may là phải yêu mến ‘nước’, yêu mến huyền nhiệm, phải thích ngụp lặn trong nóù và bơi lội trong nó, uống nó và cảm nếm nó …

TÒ MÒ VÀ LÃNH ĐẠM

Một trong những dấu chỉ đặc trưng cho những người kém sức khỏe tâm thần nhất, những người ít trưởng thành nhất giữa chúng ta – đó là họ thiếu một cảm thức về huyền nhiệm, hay họ không có đủ tính tò mò. Điều quấy rầy tôi nhất khi tôi ghé vào một bệnh viện tâm thần không phải là sự điên khùng của các bệnh nhân, cũng không phải là sự hung dữ hay sự sợ hãi của họ, nhưng là sự lãnh đạm. Đôi khi lãnh đạm có nguyên nhân từ ma túy, nhưng một tính cách lãnh đạm khủng khiếp thường là đặc điểm cho thấy một người bị rối loạn tâm thần.

Điều gì xảy ra với những người lành mạnh khi trời bắt đầu đổ tuyết? Họ bước lại chỗ cửa sổ, nhìn ra bên ngoài và trầm trồ: “Tuyết rơi nhiều thật!”, hay: “Ồ, trời đang bão tuyết!” Nhưng trong một bệnh viện tâm thần, khi ai đó trầm trồ “Chà, tuyết bắt đầu rơi!”, thì các bệnh nhân sẽ: “Ê, đừng làm cản trở cuộc chơi bài của chúng tôi.” Thế đấy, hoàn toàn lãnh đạm!

Một hình thức khác của bệnh tâm thần là khi người ta không thể chịu đựng được huyền nhiệm thì họ tạo ra những giải thích cho những gì vốn không giải thích được. Chẳng hạn, cách đây ít năm, tôi nhận được một bức thư 8 trang rất buồn, trang đầu được viết rất rõ ràng mạch lạc, nhưng nội dung đề cập rằng người viết có một đứa con trai bị chứng ung thư lá lách. Vì vậy khi bức thư tiếp tục, chữ viết và câu cú của anh ta trở nên rối rắm hơn rất nhiều. Anh ta viết: “Bác sĩ Peck, chắc hẳn bác sĩ biết điều mà ông bà chúng ta ngày xưa đã từng biết – đó là tất cả chúng ta

Page 35: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

đều có một hồn ma đi theo không rời chúng ta, và có một yếu tố ion hóa tồn tại giữa thể xác chúng ta và hồn ma ấy – và bệnh của chúng ta là kết quả của yếu tố ion hóa này…”

Tôi không hề biết chuyện đó. Đó là một giả thuyết ly kỳ thỉnh thoảng có người nêu lên. Nhưng một giả thuyết như thế chẳng có được tí cơ sở nào. Vì thế, theo một nghĩa nào đó, người đàn ông kia đã tìm thấy một sự giải thích cho chứng ung thư lá lách của con trai mình. Có lẽ điều đó đem lại cho ông một sự dễ chịu, tháo gỡ ông ra khỏi huyền nhiệm của sự việc. Nhưng sự chắc chắn ấy của ông là một ảo tưởng không hơn không kém.

Trái lại, một trong những đặc điểm của người lành mạnh tâm thần là cảm thức bén nhạy về huyền nhiệm và sự tò mò sâu sắc. Họ ngạc nhiên về mọi sự: về các thiên hà xa xôi, về tia laser, về những con bọ ngựa, vv… Điều gì cũng khích động suy nghĩ của họ. Tuy nhiên đa số trong chúng ta rơi vào giữa hai tình trạng trên: tình trạng lành mạnh tâm thần và tình trạng điên rồ. Đối với phần đông trong chúng ta, cảm thức huyền nhiệm vẫn còn ngủ vùi.

Trong khi hành nghề của mình, tôi vốn thường nói với các thân chủ tôi rằng họ đang thuê tôi làm một hướng dẫn viên dẫn họ đi qua sa mạc vô thức. Họ đang thuê tôi không phải vì tôi đã đi qua vô thức của họ trước đây, nhưng chỉ vì tôi biết một cái gì đó về qui luật để khám phá vô thức. Trong thực hành tâm lý trị liệu, vô thức của mỗi người mỗi khác nhau. Và mỗi lúc, cuộc hành trình trở nên mỗi khác. Đó là điều thú vị cho tôi.

Để thám hiểm vô thức, người ta phải là một nhà thám hiểm. Và để trở thành một nhà thám hiểm, người ta phải có một cảm thức huyền nhiệm. Đối với Lewis và Clark, đó là huyền nhiệm của những gì nằm ở phía bên kia Appalachians. Đối với các nhà du hành vũ trụ thì đó là huyền nhiệm của không gian bên ngoài trái đất. Đối với các bệnh nhân trong tâm lý trị liệu thì đó chủ yếu là huyền nhiệm bên trong chính con người họ. Nếu trong quá trình trị liệu, tính hiếu kỳ của bệnh nhân về huyền nhiệm từ thuở bé được đánh thức dậy, và nếu bệnh nhân bắt đầu khám phá ra những ký ức bị lãng quên và khám phá ra ảnh hưởng của một số kinh nghiệm và biến cố trên cuộc đời họ, khám phá ra huyền nhiệm của các gien di truyền và tính tình của mình, di sản của mình, văn hóa của mình, các giấc mơ của mình và những ý nghĩa có thể tiềm ẩn trong các giấc mơ ấy … thì cuộc trị liệu sẽ có khả năng tiến xa. Đàng khác, nếu trong tiến trình trị liệu, những cảm thức huyền nhiệm ấy không được đánh thức, thì hành trình thám hiểm của đương sự không có cách nào tiến xa được.

Tôi sử dụng từ ‘đánh thức’ cảm thức huyền nhiệm của bệnh nhân bởi vì tôi tin – dù chúng ta chưa có ngành khoa học nào làm cơ sở cho điều này – rằng cảm thức huyền nhiệm là một cái gì đó có thể được phát triển, ít nhất nơi một số người. Có thể ví như người ta phát triển khiếu thưởng thức whiskey vậy. Đây là một cảm thức có thể được phát triển vô hạn, bởi vì bạn càng lặn ngụp trong huyền nhiệm thì huyền nhiệm càng mở ra thênh thang hơn. Bạn muốn uống huyền nhiệm bao nhiêu tùy thích. Nó hoàn toàn không gây chán ngán và hoàn toàn miễn phí, không có thuế sản xuất cũng không có thuế tiêu thụ. ‘Nghiện’ huyền nhiệm là sự nghiện ngập duy nhất mà tôi có thể nồng nhiệt khuyến khích bạn.

HUYỀN NHIỆM VÀ HÀNH TRÌNH TÂM LINH

Sống trong thế giới thực tại – đó không chỉ là mục tiêu của sự lành mạnh tâm thần. Đó cũng là mục tiêu của hành trình tâm linh nữa. Nhưng nói cho cùng, hành trình tâm linh cũng chính là hành trình tìm kiếm ý nghĩa thực của đời sống! Một hành trình tìm kiếm Thiên Chúa đích thực!

Một trong những điều nhập nhằng về tôn giáo, đó là người ta bước vào tôn giáo vì những lý do khác nhau. Một số người được lôi cuốn vào tôn giáo để tiếp cận huyền nhiệm, trong khi cũng có những người bước vào tôn giáo để trốn thoát khỏi huyền nhiệm. Ở đây, tôi không có ý ‘gõ’ vào những người dùng tôn giáo để tránh né huyền nhiệm. Vì có những người – ở vào một điểm quặt trong cuộc phát triển tâm lý và tinh thần của mình (chẳng hạn, những người nghiện rượu bắt đầu bỏ ruợu, những người gây tội ác bắt đầu một cuộc sống lương thiện) – họ cần những niềm tin rõ ràng, họ cần những nguyên tắc để sống … Tuy nhiên, tôi muốn nhắc bạn rằng con người trưởng thành tinh thần đầy đủ thì không quá níu bám vào giáo thuyết như kiểu các nhà khoa học níu bám vào các nguyên tắc khoa học, và rằng không có cái gọi là đức tin trọn vẹn. Thực tại, giống như Thiên Chúa, là một cái gì đó chúng ta chỉ có thể tiến gần tới mà thôi (chứ không đạt tới được).

Page 36: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Trong khát vọng muốn hiểu thực tại, chúng ta – một cách nào đó – cũng giống như một người cố nắm hiểu cơ chế vận hành của một chiếc đồng hồ. Người ấy nhìn thấy mặt đồng hồ, thấy các kim đồng hồ đang chuyển động, thậm chí nghe cả tiếng tích tắc, nhưng người ấy không biết cách mở chiếc đồng hồ ra. Nếu anh ta có trí óc sắc sảo, anh ta có thể hình dung một hình ảnh nào đó về bộ máy vận hành để đưa tới những gì mà anh nhìn thấy được, nhưng anh ta không bao giờ dám chắc chắn rằng sự hình dung của mình là khả năng duy nhất giải thích tất cả. Anh ta sẽ không bao giờ có thể so sánh hình ảnh do mình tưởng tượng với bộ máy thực của đồng hồ – và anh ta thậm chí không thể tưởng tượng được ý nghĩa của một sự so sánh như thế.

Tác giả của những lời ấy là Albert Einstein, một người mà đa số trong chúng ta đều không ngần ngại nhìn nhận là người hiểu biết nhiều hơn bất cứ ai khác trên trái đất này – thật vậy, tên của ông đã trở thành từ đồng nghĩa với hai tiếng “thiên tài”! Thế nhưng ông đã viết rằng chúng ta có thể quan sát và nêu giả thuyết, nhưng chúng ta không bao giờ có thể biết. Thực tại là một cái gì đó chúng ta có thể tiếp cận mà không thực sự đạt đến được.

Một trong những xì căng đan mà một số người mộ đạo vướng vào, đó là họ nghĩ rằng họ có Thiên Chúa trong túi họ. Nhưng những người trưởng thành đầy đủ sẽ không nghĩ thế. Thực tại, cũng như Thiên Chúa, không phải là một cái gì chúng ta có thể sở hữu dứt khoát. Thực tại không thuộc về ta để ta chiếm hữu; trái lại, nó chiếm hữu chúng ta.

Cuộc hành trình tâm linh là một cuộc hành trình tìm kiếm sự thật – không khác chi khoa học cũng là một cuộc hành trình tìm kiếm sự thật. Con người trưởng thành đầy đủ phải là một con người kiếm tìm chân lý không thua kém một nhà khoa học kiếm tìm chân lý, thậm chí còn hơn thế nữa. Và cũng như có một số người đi vào tôn giáo để trốn tránh huyền nhiệm, cũng có một số người đi vào khoa học nhằm để chạy trốn khỏi huyền nhiệm.

Tất cả chúng ta đều biết hay đều nghe về những nhà khoa học bỏ ra cả đời để nghiên cứu về sự ô-xy hóa tế bào trong mô tuyến tiền liệt của bồ câu ở pH 3,7 đến pH 3,9 – và đó là lãnh vực quan tâm của họ trong vũ trụ. Họ đã khoanh một phạm vi nhỏ cho chính mình, và đã đọc nhiều tư liệu về chủ đề ấy hơn bất cứ ai khác, vì thế kiến thức của họ về lãnh vực mà họ quan tâm thật rất đáng tin cậy, và họ cảm thấy an tâm. Nhưng để thực sự tìm kiếm sự thật, người ta không thể moi một cái hang an toàn và nấp vào trong đó. Người ta phải dò dẫm bước ra, đi vào những lãnh giới mình không biết, đi vào huyền nhiệm.

Trong nghề nghiệp của tôi, đôi khi tôi nghe các bệnh nhân nói: “Này Bác Sĩ Peck, tôi rất lúng túng.” Và tôi đáp: “Thế là tuyệt đấy.” Họ sẽ nói: “Tuyệt cái nỗi gì? Thật là tệ hại!” Tôi trả lời: “Không, không! Không tệ hại đâu. Bạn có phúc đấy.” Họ cãi: “Gì, ông nói gì hử? Thật khủng khiếp như vậy mà ông bảo là có phúc?”

Tôi sẽ giải thích: “Bạn biết đó, khi Đức Giêsu giảng bài giảng ‘để đời’ của Ngài, những tiếng đầu tiên Ngài đã thốt lên là: ‘Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó!’” Có nhiều cách để diễn dịch cụm từ ‘tinh thần nghèo khó’, nhưng trên bình diện tri thức, bản dịch tốt nhất là: “lúng túng”! Vâng, phúc cho ai bị lúng túng. Nếu bạn hỏi tại sao Đức Giêsu có thể đã có ý nói như thế, tôi sẽ chỉ ra cho bạn rằng sự lúng túng thúc đẩy người ta tìm kiếm điều sáng tỏ, và cuộc tìm kiếm ấy sẽ giúp người ta học hỏi nhiều.

Chẳng hạn, những người của thế kỷ 15 đã đi ngủ vào một buổi tối nọ năm 1492, nghĩ rằng trái đất dẹt, để rồi sáng hôm sau thức dậy họ nhận ra nó tròn. Để cho một ý tưởng chết đi và một ý tưởng mới, tốt hơn, thay chỗ, chúng ta cũng phải đi qua những giai đoạn lúng túng như thế.

Thật là không dễ chịu, đôi khi rất khổ sở khi phải ở trong những giai đoạn đó. Tuy nhiên, đó là tình trạng có phúc bởi vì khi chúng ta ở trong đó, chúng ta đang kiếm tìm những cách thế mới và tốt hơn. Chúng ta cởi mở đón nhận điều mới mẻ, chúng ta kiếm tìm, chúng ta lớn lên. Vì thế, Đức Giêsu nói: “Phúc cho những ai lúng túng.” Hầu như tất cả mọi sự dữ trên thế giới này đều được gây ra do bởi những người chắc chắn tuyệt đối rằng họ biết điều mình đang làm. Sự dữ không được gây ra do bởi những người biết mình lúng túng, những người nghèo khó trong tinh thần.

Trong Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, tôi đã nói rằng con đường nên thánh nằêm ở việc chất vấn mọi sự. Hãy tìm kiếm, và bạn sẽ tìm thấy đủ sự thật để có thể bắt đầu điều hợp chúng với nhau. Bạn sẽ không bao giờ kết thúc được

Page 37: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

câu đố. Nhưng bạn sẽ có thể kết hợp lại đủ các yếu tố để bắt đầu có được cái nhìn thoáng toàn bộ bức tranh lớn và nhận ra rằng quả thực bức tranh ấy rất xinh đẹp.

Nếu tất cả cuộc sống chúng ta được bao trùm trong huyền nhiệm và chúng ta thực sự không biết mình đang đi về đâu – nếu chúng ta là những đứa trẻ có lý trí đang đi vật vờ trong bóng tối – thì bằng cách nào chúng ta sống còn? Tôi thấy chỉ có hai cách để trả lời câu hỏi ấy. Một là kết luận rằng Scott Peck và Albert Einstein sai lầm, và rằng chúng ta hiểu biết nhiều hơn ta tưởng. Còn cách thứ hai là kết luận rằng chúng ta được bảo vệ một cách nào đó. Và đó chính là điều mà tôi muốn kết luận ở đây. Vậy, nhân danh Chúa, sự bảo vệ ấy làm việc như thế nào? Tôi không biết. Tôi chỉ biết rằng sự bảo vệ ấy vận hành nhân danh Chúa.

Trong văn phòng của tôi, tôi có hình ảnh của bảy thiên thần khác nhau, trong đủ mọi tư thế. Tôi treo ảnh các thiên thần không phải bởi vì tôi đã từng thấy một ‘người’ có cánh. Nhưng khi tôi suy ngẫm về cơ chế của sự bảo vệ này, cơ chế của ân sủng – (bằng cách nào Thiên Chúa có thể dường như đếm từng sợi tóc trên đầu chúng ta?) – tôi chỉ có thể hình dung Ngài có những đạo binh thiên thần đông đúc phục vụ theo mệnh lệnh Ngài.

Tôi tin rằng một số trong những thiên thần này thực sự xuất hiện trong hình dạng con người. Phyllis Theroux đã viết một tuyển tập rất hay, mang tựa đề: “Đèn Ngủ: Những Câu Chuyện Kể Đêm Khuya Cho Các Phụ Huynh”. Một trong những bài ấy, nữ tác giả kể lại chuyện lần kia chị tham gia một cuộc thi công chức. Có bốn hay năm câu hỏi rõ ràng được soạn ra để loại trừ những kẻ điên khùng hay hoang tưởng, trong đó chị chỉ nhớ được một câu, đó là: “Bạn có nghĩ bạn là một nhân viên đặc biệt của Thiên Chúa không?”

“Tôi chợt cảm thấy lính quýnh trước câu hỏi ấy” – chị kể – “nhưng rồi tôi nghĩ đến mục đích thực tiễn của mình là nhắm đậu kỳ thi này, nghĩa là tôi phải trả lời sao để được chấm ‘đậu’, dù câu trả lời có trái với ý nghĩ của mình, thế nên cuối cùng tôi chụp lấy bút chì, và viết: ‘Không!’”

Kỳ thực, tôi cũng chia sẻ với Phyllis Theroux trong niềm tin rằng có một số nhân viên đặc biệt ở đó ở đây, bảo vệ chúng ta khi chúng ta dò dẫm bước đi trong cuộc hành trình đầy bóng tối và đầy huyền nhiệm của mình. Cách riêng, tôi thích nghĩ về điều này vào thời gian xung quanh Lễ Halloween, một lễ có tính huyền nhiệm bậc nhất trong những cử hành của Kitô giáo và tiền Kitô giáo.

đến chương 05 >>Chương 05:

Yêu Mình hay Tự Tôn Mình—————————–

Khiêm tốn là hiểu biết về mình như sự thực của mình.

Đó là một diễn giải được trích từ một quyển sách có tựa đề Đám Mây Vô Tri, do một thầy tu vô danh viết hồi thế kỷ 14. Một định nghĩa thật sâu sắc và một kim chỉ nam cần phải nắm vững cho bất cứ ai đang trong cuộc tìm kiếm nhận biết mình!

Chẳng hạn, nếu tôi nói với bạn rằng tôi là một cây viết hạng bét, thì đó không phải là khiêm tốn. Đành rằng tôi không phải là cây viết vĩ đại nhất, nhưng cứ chiếu theo thực tế thì tôi là một cây viết tương đối khá. Vì thế, nói mình hạng bét là khiêm tốn giả tạo. Đàng khác, nếu tôi nói với bạn rằng tôi là một tay đánh gôn cừ, thì đấy là cực kỳ ngạo mạn. Vì về môn đánh gôn, tôi rất xoàng. Sự khiêm tốn đích thực thì luôn luôn đúng với thực tiễn.

Phải thực tiễn! Đó là điều vô cùng quan trọng để hiểu biết sự thực vềâ mình và để có thể nhận ra cả những khía cạnh tốt lẫn những khía cạnh xấu nơi mình. Hơn nữa, theo tôi nghĩ, có một sự phân biệt giữa yêu mình và tự tôn mình. Và sự khác nhau giữa yêu mình (mà tôi cho là điều tốt) và tôn mình (mà tôi cho là một vấn đề còn có trục trặc) thì thường không rõ ràng lắm – vì chúng ta thực sự không có những từ ngữ chính xác cho hiện tượng mà tôi sắp thảo luận ở đây. Tôi hy vọng rằng cuối cùng vấn đề sẽ được giải quyết, chẳng hạn, bằng cách phát triển các từ ngữ mới, song trong hiện tại thì chúng ta còn bị kẹt với những từ ngữ cũ của chúng ta.

Page 38: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Trước hết, tôi có ý nói gì qua hai tiếng ‘yêu mình’? (11)

Hồi tôi còn làm việc trong quân đội với tư cách là một bác sĩ tâm thần, ngành quân sự rất quan tâm đến những gì đã giúp cho những người thành công đạt được các thành tích ngoạn mục của họ. Nhiều người thành công như vậy đã được tập trung lại để nghiên cứu. Họ là những đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi trên dưới 40, và tất cả đều được nhìn nhận là rất thành công. Họ được thăng cấp trước các bạn đồng lứa của mình, họ cũng rất được người xung quanh yêu thích … Những người có gia đình dường như có một đời sống gia đình hạnh phúc; con cái họ học giỏi, ngoan ngoãn, tháo vát… Dường như họ có ‘trời đất phù trợ’!

Họ được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau, đôi khi theo nhóm, đôi khi riêng từng cá nhân. Có một phần trong cuộc nghiên cứu này bao gồm việc yêu cầu từng người trong họ viết ra trên một mảnh giấy ba điều quan trọng nhất trong đời mình, theo thứ tự ưu tiên. Dĩ nhiên họ không có cơ hội để tham vấn nhau về vấn đề này.

Có hai hiện tượng rất đáng ghi nhận về cách mà nhóm làm công việc ấy. Một là tính nghiêm túc khi họ trả lời. Người đầu tiên nộp giấy trả lời sau hơn 40 phút, và nhiều người trong họ mất hơn một giờ để hoàn thành phần trả lời của mình (dù những người này biết rằng đa số trong nhóm đã nộp bài xong xuôi rồi). Điều đáng ghi nhận thứ hai là trong khi các điều quan trọng thứ nhì và thứ ba trong câu trả lời của họ khác biệt nhau rất rộng rãi, thì tất cả 12 người ấy đều trả lời hoàn toàn giống nhau về điều quan trọng thứ nhất : “Chính tôi!” Vâng, họ không cho tình yêu là quan trọng nhất, họ không cho Thiên Chúa là quan trọng nhất, họ cũng không nghĩ gia đình là quan trọng nhất! Mỗi người trong họ đều nghĩ điều quan trọng hạng nhất là chính mình.

Tôi cho đó là một biểu hiện của thái độ yêu mình cách trưởng thành. Yêu mình là săn sóc, kính trọng, và có tinh thần trách nhiệm đối với việc nhận biết chính mình. Không yêu mình thì chẳng thể yêu người khác được. Nhưng bạn đừng lẫn lộn yêu mình với thái độ qui ngã. Những con người nam cũng như nữ thành công này là những người vợ / chồng, những cha / mẹ, và những thượng cấp đầy tấm lòng yêu thương.

Vậy thì, tôn mình có nghĩa là gì?

Khoảng tám hay chín năm sau cuộc nghiên cứu ấy trong quân đội, tôi có dịp gần gũi với một người thuộc nhóm ‘dối trá’. Hẳn bạn còn nhớ, tôi định nghĩa người dối trá chủ yếu là người ác. Thật khó gần gũi với những người như thế, nhưng tôi đã tiếp cận được một người như vậy và hỏi anh ta: “Điều quan trọng nhất trong đời anh là gì?”

Bạn đoán xem anh ta đã trả lời ra sao! Anh ta nói: “Lòng tự trọng của tôi!”

Hãy lưu ý hai câu trả lời gần nhau biết bao. Muời hai người thành công trên kia đã viết: “Chính tôi!” Còn người đàn ông này nói: “Lòng tự trọng của tôi!’

Tôi tin rằng câu trả lời của anh ta là đúng xét theo cách mà những người thuộc ‘nhóm dối trá’ trả lời. Lòng tự trọng của họ là điều quan trọng nhất trong đời họ. Họ sẽ làm bất cứ gì để giữ vững lòng tự trọng của họ mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi giá. Nếu có bất cứ gì đe dọa lòng tự trọng của họ, nếu chung quanh họ có bằng chứng nào cho thấy sự khiếm khuyết nơi họ hay nếu có một cái gì đó có thể khiến họ cảm thấy mình dở tệ, thì thay vì dùng chứng cứ ấy và những cảm nghĩ ấy để thực hiện một sự điều chỉnh nào đó, họ sẽ cố xoay xở để tiêu trừ chính chứng cứ! Và đây là chỗ mà những cung cách xử sự tệ hại của họ bộc lộ ra. Vì họ cần giữ vững lòng tự trọng bằng mọi giá. (12)

Có một sự khác biệt giữa việc kiên thủ nhìn nhận chính mình là quan trọng ( tức thái độ biết yêu mình) và việc cố sao cho mình luôn luôn cảm thấy mình tuyệt vời (tức luôn luôn bảo vệ lòng tự tôn nơi mình).

Hiểu và biện phân được sự khác biệt ấy là điều rất quan trọng để chúng ta nhận biết chính mình. Để trở thành người tốt, người lành mạnh, chúng ta phải trả cái giá gạt qua một bên thái độ tôn mình nơi chúng ta lúc này lúc khác – nghĩa là chúng ta không luôn luôn cảm thấy thỏa mãn với chính mình. Nhưng, chúng ta phải biết luôn luôn yêu mình và trân trọng mình, ngay cả dù không tự tôn mình.

NHỮNG LỢI ĐIỂM CỦA MẶC CẢM TỘI LỖI

Page 39: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Khí cụ giúp chúng ta không thỏa mãn về chính mình (khi cần phải có một sự tự điều chỉnh) gọi là sự dằn vặt cần thiết. Chúng ta cần biết dằn vặt một mức nào đó, cần biết ray rức một mức nào đó, để tồn tại. Không biết dằn vặt, chúng ta sẽ thiếu một động lực cần thiết để tự điều chỉnh. Nếu chúng ta cứ nghĩ rằng mình lúc nào cũng ổn, thì dĩ nhiên chúng ta không thể điều chỉnh những phần không ổn nơi mình.

Nhiều người biết quyển sách của Thomas Harris: Tôi Ổn, Anh Ổn (I’m Okay, You’re Okay). Đó là một quyển sách rất hay, nhưng tôi thực không thích cái tựa đề ấy lắm. Bởi vì điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không ‘Okay’? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thức giấc mỗi đêm lúc hai giờ sáng, ướt đẫm mồ hôi vì cơn ác mộng chết đuối, và rồi bạn khiếp sợ đến nỗi không thể ngủ lại cho đến sáu giờ – và sự việc không chỉ diễn ra đêm này qua đêm khác mà còn tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác? Như vậy bạn có còn ung dung nghĩ rằng mình ổn?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể đi đến một cửa hàng mà không có một cơn hốt hoảng cực độ? Phải chăng như vậy bạn vẫn không có vấn đề gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang đẩy con cái vào ma túy hay vào những rắc rối lớn và bạn thậm chí không ý thức về điều đó? Phải chăng như vậy bạn cũng vẫn đang ‘rất ổn’?

Tôi tin rằng những người trong Hiệp Hội AA có một cách nói tốt hơn nhiều để diễn tả điều đó. Họ có câu nói trào lộng: “Tôi không ổn, anh không ổn, nhưng như vậy là ổn!”

Quả thực, khi tôi hành nghề trị liệu tâm lý, tôi thường nghĩ rằng mình đang ‘làm ăn’ với những người tự nghĩ mình không ổn. Bởi vì những kẻ tự nghĩ mình không có vấn đề sẽ không đến với tâm lý trị liệu. Chỉ những người nghĩ mình không ổn mới tìm đến, họ có đủ khiêm tốn để chấp nhận tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm giúp họ tiến lên trong hành trình nhận biết chính mình.

Tôi xin lấy chính bản thân mình làm ví dụ. Khoảng một năm trước khi tôi thực sự đi vào ngành tâm lý trị liệu, tôi đã quyết định rằng đó sẽ là ngành tốt cho tôi dấn thân vào. Lúc đó tôi là một bác sĩ tâm thần trong quân đội và tôi biết một nhà trị liệu đang làm việc tại bệnh viện của tôi. Ông ta có vẻ vui vẻ, nhiệt thành và hầu chắc sẽ nhận lời trị liệu miễn phí cho tôi. Nhưng khi tôi trình bày nguyện vọng của mình cho ông, ông hỏi tại sao tôi muốn nhận trị liệu tâm lý. Tôi trả lời ông: “À, tôi hơi lo lắng về chuyện này chuyện khác. Việc nhận trị liệu sẽ là một kinh nghiệm nghề nghiệp hữu ích cho tôi.” Ông ta nói: “Vậy thì anh chưa sẵn sàng.” Và ông từ chối chữa trị cho tôi.

Tôi quay lưng bước ra khỏi văn phòng ông, hậm hực. Nhưng dĩ nhiên, ông hoàn toàn đúng. Tôi đã không đủ sẵn sàng. Tôi cứ nghĩ rằng tôi không có vấn đề gì. Nhưng khoảng một năm sau, tới một ngày nọ, thì tôi đủ sẵn sàng.

Tôi sẽ kể cho bạn chính xác điều gì đã xảy ra vào ngày hôm ấy. Nhưng trước hết tôi xin nói rõ rằng dù tới lúc đó tôi đã không nhận ra, song thực sự tôi vốn có một vấn đề về quyền bính. Số là, suốt thời gian hai mươi năm trước đó, dù tôi làm việc hay học tập ở đâu, luôn luôn có một ‘tay hắc ám’phụ trách tôi, một tay màø tôi ghét cay ghét đắng. Đó luôn luôn là một người đàn ông lớn tuổi hơn tôi. Mỗi nơi tôi gặp một người khác nhau, nhưng ở đâu cũng có một người như thế. Và tôi nghĩ rằng vấn đề của tôi luôn luôn là do lỗi của người ấy, chứ tôi không có lỗi gì.

Vào thời điểm ấy, ‘ngáo ộp’ của tôi là vị tướng giám đốc của bệnh viện, một người đàn ông mà tôi sẽ gọi là Smith. Tôi ghét cốt cách của Smith. Và có lẽ vì tôi ghét ông, nên ông cũng chẳng tỏ ra tử tế mấy đối với tôi. Chắc hẳn ông cũng cảm nhận được mối ‘căng thẳng’ ấy.

Ngày tôi nhận sự trị liệu tâm lý bắt đầu với một buổi hội thảo chuyên môn lâm sàng, trong đó tôi phải cho chạy lại một băng cát-sét ghi buổi phỏng vấn của tôi với một bệnh nhân. Các đồng nghiệp của tôi và một trong những vị thượng cấp lắng nghe cuốn băng. Khi cuộn băng kết thúc, họ bắt đầu hạch sách tôi vì cái cách vụng về, ấu trĩ mà tôi đã thể hiện trong cuộc phỏng vấn. Thế là ngày hôm ấy tôi đã bắt đầu một cách không vui vẻ gì. Nhưng tôi vẫn có thể bảo vệ lòng tự tôn của mình bằng cách tự nhủ rằng đấy chỉ là một sự phê bình thường tình mà giới bác sĩ nội trú tâm thần và bất cứ sinh viên nào theo học ngành tâm lý trị liệu đều phải trải qua. Người ta luôn luôn ‘bới lông tìm vết’, và thực ra điều đó không có nghĩa rằng mình có trục trặc ở mặt nào đó. Song, nói gì thì nói, tình hình diễn ra như thế cũng không lấy gì làm thú vị lắm.

Page 40: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Rồi, tôi có được chút thời gian rảnh, và tôi chợt nghĩ mình sẽ dùng khoảng thời gian ấy để đi hớt tóc. Thực ra tôi không nghĩ mình cần hớt tóc, nhưng bạn đừng quên rằng lúc ấy tôi đang ở trong quân đội – và tôi biết rằng Tướng Smith có lẽ đang nghĩ tóc tôi đã đủ dài để nên được hớt đi. Thế là, sau khi bị chỉ trích bởi đồng nghiệp và thượng cấp, tôi đi đến tiệm hớt tóc – một việc mà mình không muốn.

Trên đường tới tiệm hớt tóc, tôi đi ngang qua bưu điện – và tôi quyết định ghé vào kiểm tra hộp thư của mình, xem thử có thư tín gì không. Quả thật hôm ấy tôi có thư. Thật là ‘đại hạn’! Khi mở hộp thư ra, tôi bắt gặp một … phiếu phạt giao thông. Số là hai tháng trước đó, tôi đã có lần lái xe vượt đèn đỏ trên đường tới sân tennis để chơi tennis với vị chỉ huy bưu điện theo hẹn trước – ông này là một đại tá mà tôi sẽ gọi là Connor, một người mà tôi có nhiều cảm tình. Bạn biết đó, khi bạn nhận một vé phạt từ bên Kiểm Soát Quân Sự gửi qua bưu điện, thì bao giờ một bản sao của nó cũng được gửi cho cấp chỉ huy trực tiếp của bạn – trong trường hợp của tôi, thì cấp chỉ huy đó là Tướng Smith.

Tôi vốn nằm trong ‘sổ đen’ của Tướng Smith, nên tôi không thích thú gì về chuyện ông ấy nhận thêm một cái gì đó nữa không tốt về tôi. Vì thế, khi cuối cùng tới sân tennis, gặp Đại Tá Connor, tôi đã mánh khóe bịa chuyện với ông: “Xin lỗi Đại Tá, tôi hơi trễ giờ. Nhưng tôi bị rầy rà bởi một trong những anh lính Kiểm Soát Quân Sự của ông khi tôi vượt đèn đỏ trên đường – chỉ tại cố đến đây kịp giờ!” Connor ra chiều thông cảm và nói: “Ồ, đừng lo, để tôi sẽ thu xếp cho cậu.” Quả vậy, sáng hôm sau, vị sĩ quan chỉ huy bưu điện đã gọi tôi và cho biết: “Bác Sĩ Peck, hôm qua ông có chuyện lôi thôi về giao thông phải không? Tôi xin báo cho ông rằng phiếu phạt đã ‘thất lạc’ trong mớ thư từ rồi. Từ nay xin ông lái xe cẩn thận hơn nhé!” Và tôi nói: “Cám ơn nhiều, thưa ông.”

Nhưng khoảng sáu tuần sau, viên chỉ huy bưu điện bất ngờ được lệnh chuyển giao công việc gấp rút – và ông ta không có đủ thời giờ để thanh lý bàn giấy của mình. Khi người ta tiếp quản và dọn dẹp lại các giấy tờ sổ sách trong văn phòng của ông, họ tìm thấy một lô phiếu phạt, và họ đã cho gửi các phiếu phạt tồn đọng ấy tới các người nhận! Thế là, ngày hôm ấy, bắt đầu với sự chỉ trích của các đồng nghiệp và thượng cấp của mình, sau đó tôi đi làm một công việc mà mình không thực sự muốn trong thời điểm đó: đi hớt tóc! Rồi tiếp theo, tôi nhận một phiếu phạt mà mình nghĩ là đã được ‘giải quyết’ rồi nhưng thực sự lại chưa được ‘giải quyết’! Rõ ràng là một ngày toàn chuyện lôi thôi. Tôi tiếp tục đi tới tiệm hớt tóc.

Tôi ngồi vào ghế, và người thợ bắt đầu hớt tóc cho tôi. Công việc tiến hành đã được ba phần tư chặng đường thì có một người khách bước vào hớt tóc. Bạn đoán thử đó là ai? Tướng Smith! Và cho dẫu ông ta có gấp rút đến đâu, ông ta cũng phải ngồi xuống chờ tới phiên mình. Bạn biết đó, dù là một đại tướng cũng không thể đuổi bất cứ ai ra khỏi ghế hớt tóc khi mà người ta đang được hớt nửa chừng. Phần tôi, tôi bắt đầu lúng ta lúng túng. Tôi phân vân không biết nên lên tiếng chào ông ấy hay là không. Và tôi phân vân mãi như thế. Tôi thấy mình kẹt cứng.

Đôi khi có người hỏi tôi: “Khi nào là lúc cần nhận sự trị liệu tâm lý?” Tôi trả lời: “Khi bạn bị kẹt.” Thì đây, trong trường hợp của mình lúc ấy, tôi đang bị kẹt.

Cuối cùng, tôi quyết định ‘ngậm tăm’luôn. Khi người thợ hoàn tất công việc hớt tóc cho tôi, tôi bước ra khỏi ghế, đi ngang qua Tướng Smith, tôi chào: “Good morning, General Smith!” – rồi bước luôn ra khỏi tiệm. Ngay lập tức, người thợ hớt tóc chạy ra, đuổi theo tôi và nói: “Thưa Bác Sĩ, ông chưa trả tiền ạ!” Thế là, tôi phải quay trở vào tiệm, và bạn biết không, khi móc tiền ra, tôi lúng túng đến độ đánh rơi tất cả tiền lẻ của mình xuống sàn nhà, ngay dưới chân Tuớng Smith. Và một hình ảnh thật kỳ cục đã xảy ra: tôi quì xuống trước mặt ông ta, ông ta ngồi chễm chệ phía trên tôi, cười khúc khích về tình huống dở khóc dở cười của tôi.

Cuối cùng, khi bước ra khỏi tiệm, tôi thấy mình run lên bần bật, và tôi tự nhủ: “Này Peck, mày rất không ổn rồi. Mày cần tìm sự giúp đỡ.”

NHỮNG KHOẢNH KHẮC TAN NÁT

Page 41: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Đó là một khoảnh khắc vô cùng đau đớn – tôi gọi đó là một khoảnh khắc ‘tan nát’. Khi những khoảnh khắc tan nát qua đi, người ta nghe khá nhẹ nhõm, và trường hợp của tôi đã diễn ra như thế. Tôi cho rằng Chúa biết tôi không thể chịu nổi nhiều đau đớn.

Nhưng ngay cả dù đó là một khoảnh khắc rất đau đớn, đó cũng là một khoảnh khắc tuyệt diệu nhất. Bởi vì chưa tới một giờ sau, những ngón tay run rẩy của tôi vẫn còn tiếp tục run khi dò qua quyển Những Trang Vàng để tìm địa chỉ một nhà tâm lý trị liệu, với một thái độ hoàn toàn sẵn sàng để xử lý tình trạng của mình. Và dù đau đớn, đó cũng là một bước vô cùng quyết định cho hành trình lớn lên của tôi, một bước dài tiến về phía trước, xuyên qua sa mạc để tiến tới sự cứu độ, tiến tới sự chữa trị cho mình.

Sự tan nát như thế được biểu hiệu trong các Thánh Lễ của các nhà thờ Kitô giáo, khi ở giữa nghi thức Thánh Lễ, vị linh mục đưa tấm bánh lên và bẻ nó ra. Một khoảnh khắc của tan nát! Và một trong những điều mà người ta muốn diễn tả khi thực hiện nghi thức ấy – dù họ có ý thức hay không (thường là không) – đó là họ muốn sẵn sàng bị bẻ chính mình ra. Điều này quả thực đã làm cho Kitô giáo trở thành một tôn giáo rất lạ lùng – một tôn giáo của những người sẵn sàng bị bẻ chính mình ra. Để làm gì? Để qua những tan nát này, người ta mở rộng mình ra, và thực hiện những bước quyết định tiến về phía trước.

Chúng ta cần những khoảnh khắc tan nát khi chúng ta bắt đầu nhận ra rằng mình không ổn, rằng mình có vấn đề, rằng mình không hoàn hảo, rằng mình không hoàn toàn vô tội. Những khoảnh khắc dằn vặt, những khoảnh khắc ray rức, những khoảnh khắc mà chúng ta xót xa đối mặt với cái tôi tệ hại của mình … là những khoảnh khắc vô cùng cần thiết cho sự trưởng thành của chúng ta.

Nhưng ngay cả trong những khoảnh khắc này, chúng ta cũng cần biết yêu chính mình và trân trọng chính mình. Yêu chính mình và nhìn nhận mình khiếm khuyết, đó không chỉ là điều có thể làm mà còn là điều có thể làm đồng thời nữa. Thật vậy. thường thì việc yêu chính mình có bao hàm việc nhìn nhận rằng có gì đó trục trặc nơi mình mà mình cần giải quyết.

HÀNH LÝ QUÍ BÁU

Cách đây khoảng sáu năm, tôi có một thân chủ: một chàng trai mười bảy tuổi đã từng sống một mình cho đến tuổi 14. Anh ta có cha mẹ, nhưng họ là những bậc cha mẹ rất tệ hại. Trong một buổi gặp, tôi đã nói với anh ta: “Jack, vấn đề lớn nhất của anh là anh không yêu chính bản thân anh, anh không trân trọng chính mình.”

Cũng buổi tối hôm ấy, tôi phải lái xe từ Connecticut đi New York giữa một cơn mưa bão dữ dội. Cơn mưa trùm phủ xối xả trên xa lộ và hầu như tôi không còn nhìn thấy gì – không thấy được lề đường cũng chẳng thấy được lằn vôi. Tôi phải dán chặt mắt vào mặt đường để lái xe, dù rất mệt mỏi. Nếu tôi lơi lỏng sự tập trung, dù chỉ một tích tắc, tôi sẽ lạc tay lái và văng ra ngoài lề dễ như chơi! Và cách duy nhất để tôi vượt qua 90 dặm hành trình trong mưa bão đó là liên tục tự nhủ mình: “Này, chiếc Volkswagen bé nhỏ này đang chở một hành lý cực kỳ giá trị. Hành lý quí báu đó phải được đem đến New York một cách an toàn.” Và quả chuyến đi buổi tối hôm ấy đã kết thúc an toàn.

Ba ngày sau, trở về Connecticut, tôi gặp chàng thân chủ trẻ của tôi và được biết rằng trong cùng cơn mưa bão tối hôm ấy, anh ta cũng đã lái xe đi một quãng đường ngắn hơn tôi nhiều, và anh không mệt mỏi bằng tôi, song anh đã lạc tay lái và văng trật ra ngoài lề! May là anh ta không bị thương tích gì nghiêm trọng lắm. Chàng trai này đã làm thế không phải vì anh ta có một xung năng tự tử – (mặc dù khi người ta không biết yêu mình, họ có thể đi đến chỗ tự tử) – nhưng chỉ vì anh ta không thể tự nhủ rằng chiếc Volkswagen bé nhỏ của anh ta đang chở một hành lý vô cùng giá trị.

Tôi xin dẫn một ví dụ khác. Ít lâu sau khi Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi được xuất bản, tôi bắt đầu công việc trị liệu cho một phụ nữ phải đi từ New Jersey tới chỗ tôi cư trú, mỗi lượt mất ba giờ di chuyển. Người nữ thân chủ này đến gặp tôi bởi vì chị đã đọc quyển Con Đường … và rất thích nó. Đó là một phụ nữ trải qua cả đời trong ‘nhà thờ’. Chị được nuôi dạy và lớn lên trong nhà thờ và thậm chí đã kết hôn với một giáo sĩ. Trong năm đầu tiên, chúng tôi làm việc với nhau mỗi tuần một lần, và chẳng có kết quả gì! Mọi sự vẫn dậm chân tại chỗ! Rồi một hôm chị bước vào

Page 42: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

văn phòng tôi cho buổi gặp thường lệ, chị nói: “Ông biết không, sáng nay khi lái xe đến đây, tôi bất chợt nhận ra rằng điều quan trọng nhất là phải phát triển linh hồn của chính mình.” Tôi phá lên cười vì cuối cùng chị đã thấy ra được điều đó, nhưng đó cũng là một tiếng cười trào lộng, vì tôi vốn giả định rằng người phụ nữ này – đã đến gặp tôi vì thích quyển Con Đường … và bấy lâu nay vẫn sẵn sàng lái xe sáu tiếng đồng hồ mỗi tuần để đến làm việc với tôi, và chị đã trải qua trọn cả đời trong nhà thờ – chắc hẳn đã biết rằng điều quan trọng nhất là sự phát triển linh hồn của chính mình chứ! Nhưng chị vốn đã không biết điều đó, và tôi nghi rằng phần lớn các tín đồ Kitô giáo cũng không biết điều đó. Nhưng, một khi chị nhận ra được như vậy, thì sự tiến bộ trong cuộc trị liệu chị sẽ xảy ra.

CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ

Vì thế, điều quan trọng là chúng ta phải yêu chính mình. Thật vậy, đó là điều quan trọng đến nỗi tôi thậm chí muốn xem đó là một mạc khải thánh! Cách đây ít năm, tôi đang hướng dẫn một cuộc tĩnh tâm ở Chicago, trong một cơ sở Công Giáo lớn. Cuộc tĩnh tâm được dự kiến sẽ kết thúc vào chiều Chúa Nhật, với một Thánh Lễ trọng thể trong nhà thờ được trang trí lộng lẫy. Trước khi cuộc tĩnh tâm bắt đầu, vị tu sĩ tổ chức nó đã mời tôi phụ trách bài giảng trong Thánh Lễ ấy. Và trong một khoảnh khắc ‘bộp chộp và rồ dại’, tôi đã trả lời: “Ồ, được chứ.” Tôi quên mất rằng trong Giáo Hội Công Giáo, bạn không thể giảng về bất cứ đề tài gì tùy thích. Bạn phải giảng theo những đề tài riêng, hoặc theo những bài đọc được chỉ định sẵn cho ngày hôm ấy, và thường là theo bài đọc Tin Mừng được ấn định trước hẳn hoi.

Rồi, trong một lúc thinh lặng, khi những người tĩnh tâm đang sinh hoạt trong những nhóm nhỏ, tôi cầm quyển Thánh Kinh lên, và tìm thấy bài đọc Tin Mừng cho Chúa Nhật hôm ấy. Đó là bài dụ ngôn nói về năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô khờ dại. Tôi hoảng. Tôi chưa bao giờ thích bài dụ ngôn này. Tôi thậm chí chưa bao giờ hiểu nó.

Dụ ngôn kể về cách mà mười cô trinh nữ đón chờ Chàng Rể – là Đức Kitô hay Thiên Chúa – xuất hiện. Vì có khả năng Chàng Rể sẽ xuất hiện vào giữa đêm, nên họ có thể phải đi ra ngoài trời tối để đón gặp chàng. Năm cô trong họ đem theo đèn với dầu đầy đủ. Còn năm cô kia thì không. Và, vào nửa đêm ấy, có tiếng gõ cửa, và gia nhân kêu lên: “Kìa Chàng Rể đã đến. Hãy ra đón Chàng Rể!”

Năm cô khôn ngoan lập tức thắp đèn và bước ra, trong khi nghe năm cô khờ dại nói với mình: “Các chị cho chúng em ít dầu. Chúng em cũng muốn đón Chàng Rể. Xin các chị chia sẻ một tí thôi.” Nhưng năm cô khôn ngoan từ chối và đi thẳng ra ngoài cửa.

Khi họ gặp Chàng Rể, tôi tưởng tượng chắc hẳn Chàng Rể sẽ nói với họ rằng: “Hỡi các cô gái ích kỷ, bủn xỉn, khốn nạn, ác đức! Tại sao các cô không chia sẻ một chút dầu của mình cho các bạn tội nghiệp, kém may mắn của mình?” Nhưng Chàng Rể đã không nói thế. Thay vào đó, chàng nói: “Kìa các cô gái khôn ngoan. Các cô thật tuyệt vời! Tôi yêu mến các cô. Chúng ta hãy vào hưởng niềm vui vĩnh cửu. Còn những cô gái khờ dại kia sẽ phải nghiến rằng trong Hỏa ngục mãi mãi.”

Dụ ngôn ấy thật bất ngờ đối với tôi trong tư cách là một người hoàn toàn không phải Kitôhữu. Kitô giáo dạy điều gì trên đời này nhỉ, nếu không phải là dạy người ta biết chia sẻ? Nhưng tôi phải đưa ra một bài giảng về dụ ngôn này, do vậy tôi phải suy nghĩ về nó. Đôi khi rất đáng ghi nhận điều có thể xảy ra khi chúng ta suy nghĩ. Tôi không phải mất nhiều thời giờ để nhận ra rằng dầu trong câu chuyện dụ ngôn này tượng trưng cho sự sửa soạn, và rằng Đức Giêsu muốn nói với chúng ta – (Ngài vốn thực tiễn) – rằng chúng ta không thể chia sẻ sự sửa soạn của mình. Bạn không thể làm giúp bài tập về nhà của kẻ khác. Hoặc nếu bạn làm bài tập về nhà của họ, thì bạn cũng không thể lãnh bằng thay cho họ (bằng cấp là biểu hiệu cho sự sửa soạn!). Vì thế, chúng ta không thể tặng người khác sự sửa soạn của chúng ta. Điều duy nhất chúng ta có thể làm – và thường rất khó – là cố gắng hết sức để truyền đạt cho người khác một động lực để họ biết tự sửa soạn. Và tôi nghĩ không có cách nào để làm việc đó ngoại trừ cố gắng dạy cho họ biết họ quan trọng đến mức nào, họ dễ thương và đẹp đẽ đến mức nào trước mặt Thiên Chúa.

Không có gì ngáng trở chúng ta tiến tới sự lành mạnh tâm thần, tiến tới sự lành mạnh xã hội, tiến tới Thiên Chúa … cho bằng cảm nghĩ rằng mình không quan trọng, mình không đáng yêu, mình là ‘đồ bỏ’! Tôi thường rất ngạc nhiên khi nhận thấy người ta đánh giá mình quá thấp. Cách đây 10 năm, tôi có tham dự một bữa tiệc nọ. Trong bữa tiệc,

Page 43: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

các thực khách khác đang bàn tán về một nhà sản xuất phim nổi tiếng và về những dấu ấn mà ông để lại trong lịch sử. Bất chợt, tôi buột miệng thốt lên: “Tất cả chúng ta đều để lại dấu ấn trong lịch sử!” Và câu nói ấy đã làm cho cả bàn ăn lặng thinh, như thể tôi đã nói một điều gì đó hết sức trật chìa, bá láp!

Dường như chúng ta không thích nghĩ rằng mình rất quan trọng. Vì nghĩ như vậy là tự đặt lên vai mình trách nhiệm về mình. Chúng ta thích nghĩ rằng những người đang ngồi trong Điện Cremlin mới là những nhân vật quan trọng, những nghị sĩ và thành viên quốc hội ở Washington mới là những nhân vật quan trọng. Và nếu chúng ta nghĩ rằng mình tầm thường và không quan trọng, thì chúng ta không thể chịu trách nhiệm về lịch sử, phải không? Dù muốn hay không, chúng ta vẫn quan trọng và dù ý thức hay không, chúng ta vẫn để lại dấu ấn (tốt hoặc xấu) trong lịch sử. Như có câu nói rằng: “Nếu không là bạn, thì là ai? Và nếu không bây giờ, thì bao giờ?”

Tất cả chúng ta đều dường như có cái hoang tưởng rằng mình không quan trọng, mình không đáng yêu, mình tầm thường. Cách đây sáu năm, tôi có lần đi Dallas để nói chuyện tại một hội nghị khoa học. Vừa khi tôi nhận chìa khóa tại phòng tiếp tân ở khách sạn, trên đường đi tới phòng mình, một chàng trai bước sát bên tôi và nói: “Ông là Bác Sĩ Peck phải không? Anh bạn cùng phòng của tôi muốn đến dự cuộc hội nghị này, nhưng anh ta không đến được. Anh ta nhắn nếu tôi gặp ông thì nói với ông rằng xin Chúa thứ tha cho ông!”

Thật là kỳ cục hết sức! Tôi chẳng hiểu gì. Nhưng khi đã vào phòng mình, tôi nghĩ lan man về chuyện vừa xảy ra, và nhận ra rằng có một phần nơi tôi vẫn chừng như cho thấy tôi chỉ là một cậu bé 15 tuổi, đầy mụn nhọt, ngơ ngơ ngáo ngáo và chắc chắn chẳng là ‘gờ-ram’ gì để đáng cho hội nghị khoa học nào đó lắng nghe mình. Nhưng phần đó của tôi không phải là biểu hiện của sự khiêm tốn chân thành. Nó không lành mạnh và không thực tiễn. Nó cần được chữa trị, được giải quyết, được tha thứ, được thanh tẩy.

Vì thế, tôi xin nhắc lại với bạn rằng không có gì ngáng trở chúng ta tiến tới sự lành mạnh tâm thần, tiến tới sự lành mạnh xã hội, tiến tới Thiên Chúa … cho bằng cảm nghĩ rằng mình không quan trọng, mình không đáng yêu, mình là ‘đồ bỏ’! Thiên Chúa là Chàng Rể, và Ngài đang nói với chúng ta: “Hãy vào với Ta, vào giường hợp cẩn.”

Nhưng chúng ta dường như muốn thưa: “Ồ không, không! Con mập quá.”

Và khi Chúa nói: “Con không hiểu. Ta yêu con, Ta cần con. Con xinh đẹp lắm. Hãy vào với Ta”, chúng ta vẫn tiếp tục nhún vai, lắc đầu, viện cớ rằng chúng ta quá già hay quá trẻ, quá tầm thường hay quá xấu xí, và không xứng đáng với Ngài.

Chúng ta hãy biết tự sửa soạn. Và chúng ta hãy làm thế bằng cách học đi học lại cho biết rằng mình thật rất quan trọng, mình xinh đẹp lắm, mình đáng yêu lắm, chứ không như mình vốn lầm tưởng. Và trong khả năng có thể của mình, chúng ta hãy bước ra giữa đời, nói lên cho mọi người biết rằng họ thật rất quan trọng, họ rất xinh đẹp, rất đáng yêu, chứ không như họ vốn lầm tưởng.

—————

(11)  tác giả dùng từ “yêu mình” (self-love) với nghĩa tích cực, phân biệt hẳn với chứng “tự yêu” (narcissisme) là một từ mang ý nghĩa tiêu cực.

(12) từ ngữ “lòng tự trọng” – cũng như lòng “tự tôn” – trong văn mạch chương này dùng để dịch self-esteem của nguyên bản, với nghĩa tiêu cực.

đến chương 06 >>Chương 06:

Thần Thoại và Bản Tính Con Người——————————

Page 44: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Phần đông người ta nghĩ rằng thần thoại là một cái gì đó không thật. Nhưng một trong những bước tiến bộ mà chúng ta đã làm được trong tâm thần học và tâm lý học trong 60 năm qua – nhờ ở công trình của Carl Jung và, gần đây hơn, nhờ những người như Joseph Campbell – đó là chúng ta đã khám phá ra rằng một thần thoại chỉ là một thần thoại chính bởi vì nó thật!

Thần thoại là những câu chuyện được tìm thấy trong mọi nền văn hóa. Thường chúng được chế tác hơi khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Nhưng sở dĩ bạn tìm thấy cùng những thần thoại giống nhau từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác, từ thời đại này sang thời đại khác, chính bởi vì nó chất chứa sự thật vĩ đại nào đó về bản tính con người. Và bởi vì các thần thoại có nhiều điều để dạy chúng ta về bản tính con người, nên chúng có thể rất hữu ích trong việc giúp chúng ta nhận hiểu chính mình.

CÁC TRUYỀN THUYẾT

Nhiều nhà khảo cổ vĩ đại, vào thời ban đầu của họ, đã bị coi là điên khùng vì họ tin vào những truyền thuyết hay những truyện xưa mà đa số người ta cho là không thật.

Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp của Heinrich Schliemann. Hồi còn là một thiếu niên, lớn lên vào những năm 1830, Heinrich học việc trong một cửa hiệu tạp hóa. Một người đàn ông cao tuổi thường đến ăn trưa ở đó, và khi đã uống vài ly, ông già bắt đầu ngâm nga từng đoạn trong câu chuyện Iliad của Homer. Lắng nghe ông già, chàng trai trẻ Heinrich trở nên hoàn toàn bị lôi cuốn bởi câu chuyện thành Troy. Và chàng quyết tâm rằng sau này lớn lên, chàng sẽ đi tìm thành Troy.

Khi Heinrich nói về ý định của mình cho người ta, họ bảo: “Ồ, đừng ngớ ngẩn. Iliad của Homer chỉ là một thần thoại. Không có một nơi nào trên đời này là thành Troy cả. Đó là một địa danh tưởng tượng.” Tuy nhiên, Heinrich tin rằng thành Troy có thực, và chàng cố làm việc để dành dụm đủ tiền chi phí cho cuộc tìm kiếm của chàng. Năm 36 tuổi, Heinrich trở thành một người đàn ông rất giàu có. Và anh từ bỏ công việc làm ăn, bắt đầu lên đường tìm kiếm thành Troy. Với lòng tin tưởng, sau 10 năm, anh đã tìm thấy nơi mình cần tìm kiếm – nó nằm trên duyên hải phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Phát hiện ấy của Heinrich và nhiều phát hiện khác sau này đã chứng minh rằng các câu chuyện được kể trong Iliad không thuần túy là những thần thoại, mà chúng có một cơ sở trong thực tế nữa.

Nhà khảo cổ Edward Thompson là một ví dụ khác. Vào đầu thế kỷ trước, Thompson nghe một truyền thuyết Maya cổ về một cái giếng được sử dụng để nhận nước các cô trinh nữ – các cô này được thả xuống giếng với những món trang điểm bằng vàng hầu làm cho các cô mau chìm xuống. Người ta làm tất cả những việc này để cúng thần mưa (thần mưa được tin là sống dưới đáy giếng). Và Thompson quyết định đi tìm cái giếng này, dù người ta nói với anh: “Đó là một chuyện hoang đường, ngớ ngẩn. Không hề có một cái giếng như thế. Nó không bao giờ tồn tại.”

Thompson đi Mexico, ở đó anh nghe nói về một thành phố Maya lớn đã bị hủy diệt, ở sâu trong rừng rậm Yucatan, gọi là Chichén Itzá – nghĩa là ‘Miệng Giếng’! Anh mua một đồn điền gần chỗ tàn tích của thành phố ấy và chẳng bao lâu khám phá ra rằng đã từng có hai cái giếng lớn (cenotes) trong khu vực ấy. Sau khi phân tích các dấu vết, anh đoán rằng cái giếng lớn hơn, đường kính khoảng hơn 50 mét, có thể chính là mục tiêu bấy lâu nay mình tìm kiếm. Thế là, anh quay trở về quê nhà Boston của mình, huy động tiền của tất cả các bạn hữu, mua sắm thiết bị đào vét và các bộ đồ lặn đáy biển; thậm chí chính anh cũng học lặn.

Những cố gắng khai quật của anh dường như chỉ là công cốc. Năm này qua năm khác, tất cả những gì mà anh và các người làm của anh đào bới lên được chỉ là bùn đất và bùn đất, không thấy vàng cũng chẳng thấy xương cốt đâu cả! Vì cạn tiền sau quãng 5 năm cố gắng; một cách vô vọng, anh quyết định đích thân mình lặn xuống – và anh đã tìm thấy những chiếc xương đầu tiên. Quả thực, Thompson đã khám phá ra cả một kho tàng các di chỉ khảo cổ học, bao gồm nhiều món nữ trang bằng vàng. Anh lấy lại được số tiền bạc đã đầu tư vào công cuộc này, và lấy lại được niềm tự tin nơi mình nữa. Anh đã chứng tỏ rằng câu chuyện truyền khẩu về các trinh nữ được cho đeo đầy những món nữ trang và được ném xuống giếng quả là một câu chuyện có thực hoàn toàn.

Page 45: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Chính tôi đã từng không tin câu chuyện Atlantis, một nền văn minh đảo được nói là đã chìm xuống đáy biển. Rồi, vào năm 1978, bố mẹ tôi, vợ chồng tôi, 3 con tôi, vợ chồng anh trai tôi và 3 đứa con của họ cùng đi nghỉ hè ở Hy lạp. Trong kỳ nghỉ đó, chúng tôi thuê một chiếc thuyền và chèo quanh một chòm đảo Hy lạp có tên là Cyclades. Hòn đảo cực nam của chòm đảo này có hai tên: Thera, là tên gốc Hy lạp, và Santorini, tên bằng tiếng Ý (bởi vì người Ý đã chiếm chòm đảo này hồi thế kỷ 13). Khi chúng tôi chèo thuyền trực chỉ đảo Santorini (hay Thera), bố tôi đọc thấy trong một sách hướng dẫn rằng đã có một số người nghĩ rất có thể hòn đảo này là Atlantis!

Tôi cười ồ. Nhưng tôi bắt đầu cảm thấy bị ‘quê’ vì tiếng cười của mình khi chúng tôi đi qua một vùng giống như một cái vịnh giữa hai đảo, và ngay lập tức nhận thấy rằng nãy giờ chúng tôi đã chèo thuyền đúng vào giữa miệng của một núi lửa vĩ đại có đường kính khoảng 20 dặm. Sau đó, khi chúng tôi ‘thám hiểm’ một phần nữa ở xa hơn của vòng đảo ấy, chúng tôi được biết rằng ở đó – vào một buổi tối năm 1967 – một người nông dân đang cày mảnh ruộng của mình trong khi vợ và các con anh cùng với một người hàng xóm đang đứng nói chuyện ở mé bờ ruộng. Bất thình lình, người nông dân biến mất. Họ không biết chuyện gì đã xảy ra cho anh ta. Họ chạy đến chỗ mà họ vừa mới nhìn thấy anh ta lúc nãy và họ nghe văng vẳng tiếng kêu thất thanh của anh. Có một cái lỗ to dưới đất! Và họ hiểu ra rằng anh ta đã rơi tõm vào cái lỗ ấy. Không chỉ là một cái lỗ đâu, thưa bạn! Người nông dân ấy đã rơi vào một thành phố. Đó là thành phố Arkrotiri, bị chôn vùi dưới tro núi lửa. Khi thành phố ấy bắt đầu được khai quật lên, các nhà khảo cổ gặp thấy cả một nền văn minh khác hẳn với bất cứ nền văn minh nào đã được khám phá trước đó. Nền văn mình này bắt nguồn từ thời đại đồ đồng – và là một pha trộn của các nền văn hóa Hy lạp và Phi châu. Đó là nơi xưa nhất trên thế giới có những cửa sổ trang trí bằng tranh ảnh. Các khám phá ở đó thú vị đến nỗi cho tới lúc chúng tôi thăm Hy lạp 10 năm sau, thì cả một dãy nhà mới đã được bổ sung vào viện bảo tàng ở Athen để chứa những tác phẩm nghệ thuật và các vật khác được tìm thấy về Arkrotiri.

Vì thế tôi đã trở thành một người tin vào câu chuyện Atlantis. Chính tôi đã ‘có mặt’ ở Atlantis đấy chứ!

THẦN THOẠI VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN THẦN TIÊN

Có một sự phân biệt giữa một truyền thuyết và một thần thoại. Truyền thuyết là những câu chuyện xưa có thể có thực hay không có thực. Truyền thuyết thành Troy có thực, truyền thuyết về Giếng Thánh ở Chichén Itzá là có thực. Và tôi nghĩ truyền thuyết Atlantis là có thực. Dù có thực hay không, nơi tự thân chúng, các truyền thuyết như truyền thuyết về cái giếng ở Chichén Itzá không nhất thiết phải có nhiều điều để dạy chúng ta hiểu biết về chính bản thân mình. Nhưng Iliad của Homer thì không chỉ là một truyền thuyết có thực; nó còn là một thần thoại nữa. Được đan kết trong câu chuyện này về thành Troy là đủ mọi loại ý nghĩa về bản tính con người, và đó là điều phân biệt giữa một thần thoại với một truyền thuyết đơn thuần.

Cũng có sự khác biệt giữa một câu chuyện thần tiên với một thần thoại. Ông già Nô-en (Santa Claus) chỉ là một câu chuyện thần tiên, một hình ảnh tưởng tượng chỉ mới xuật hiện vài trăm năm nay, và chỉ được biết đến bởi chừng một phần năm số người trên địa cầu. Những con rồng, đàng khác, là một thần thoại. Từ rất xa xưa trước khi ông già Nô-en được thêu dệt ra, các tu sĩ Kitô giáo đã điểm xuyết những con rồng trên các lề của các thủ bản mà họ sao chép một cách cần cù trong các tu viện ở châu Âu. Và cũng thế, các pháp sư Lão giáo ở Trung Quốc, các nhà sư Phật giáo ở Nhật Bản, các tu sĩ Ấn giáo ở Ấn Độ, Hồi giáo ở Ả-rập … đều biết đến và sử dụng biểu tượng con rồng.

Tại sao lại là những con rồng? Tại sao những con vật thần thoại này lại có tính quốc tế và có tính đại kết (ecumenical) phi thường đến vậy?

Câu trả lời là: Vì chúng là những biểu tượng của con người.

Rồng là rắn có cánh. Rồng là sâu biết bay. Và đó là chúng ta. Thế đấy, giống như loài bò sát, chúng ta chân đạp đất, lấm bê bết bùn của những xu hướng tội lụy và những thành kiến nông cạn nơi mình. Nhưng giống như chim – hay thiên thần – chúng ta có khả năng bay vút lên trời và vượt qua những gì tội lụy và thấp hèn nơi chúng ta.

Tôi cho rằng sở dĩ con rồng trở thành phổ biến như thế bởi vì chúng là những thần thoại đơn giản nhất. Nhưng dù vậy, chúng cũng không hề đơn giản quá đến độ nghèo nàn. Chúng là những con vật đa chiều kích, những con vật

Page 46: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

hai mặt, tượng trưng cho một nghịch lý. Và đây là một trong những lý do tồn tại của các thần thoại: để nắm bắt những phương diện đa chiều kích và thường là có tính nghịch lý của bản tính con người.

Vì thần thoại có tính nghịch lý và đa chiều kích, nên bạn không thể gặp rắc rối khi bạn tin vào chúng. Trong khi đó, những câu chuyện thần tiên thông thường thường chỉ có tính đơn nghĩa. Và bạn có thể gặp rắc rối nếu tin vào những câu chuyện đơn nghĩa ấy – cũng như khi chúng ta suy nghĩ quá đơn giản về bất cứ điều gì trong cuộc sống thì chúng ta có thể gặp rắc rối. Suy nghĩ một cách quá đơn giản, đó là mối cám dỗ đối với tất cả chúng ta. Chúng ta muốn sự vật được xác định rạch ròi, trắng ra trắng, đen ra đen. Chúng ta muốn xác định rõ cái này, cái khác; và hễ là cái này thì không thể là cái khác. Nhưng trong thực tế, mọi khía cạnh của đời sống chúng ta đều ít nhất có hai phương diện đồng thời, đôi khi có thể có cả chục phương diện nữa kia!

Chẳng hạn, khi tôi thuyết trình, một số tín đồ Kitô giáo trong cử tọa thỉnh thoảng hỏi tôi: “Này, Bác sĩ Peck, những người đồng tính luyến ái có nên được truyền chức linh mục không?” Họ đặt câu hỏi ấy ra như thể đồng tính luyến ái là một cái gì đó hết sức rõ rệt rồi. Thế nhưng, theo kinh nghiệm giới hạn của tôi trong tư cách là một bác sĩ tâm thần, thì có một số người trở thành đồng tính luyến ái do bởi lớn lên trong một gia đình hết sức hỗn loạn, (và do đó xét về nguyên tắc thì có thể chữa trị được, dĩ nhiên với nhiều khó khăn), bên cạnh đó, có những người đồng tính luyến ái do di truyền – họ được Chúa tạo ra có tính đồng tính luyến ái. Và như vậy, có tồn tại hàng lố loại đồng tính luyến ái ở giữa hai dạng trên – tức những người đồng tính luyến ái do cả yếu tố sinh học lẫn yếu tố tâm lý. Vì thế, khi chúng ta xem đồng tính luyến ái như một cái gì hết sức rõ ràng sáng tỏ, thì đấy là chúng ta đang cưỡng bức tính tế nhị và phức tạp nơi công trình tạo dựng của Thiên Chúa. “Những người đồng tính luyến ái có nên được truyền chức linh mục không?” Câu trả lời cho câu hỏi ấy cũng sẽ không khác gì câu trả lời cho câu hỏi: “Những người không đồng tính luyến ái có nên được truyền chức linh mục không?” Vấn đề tùy thuộc vào con người cụ thể …

THẦN THOẠI VỀ TRÁCH NHIỆM

Các thần thoại là một nguồn tuyệt vời để chúng ta tìm hiểu về những khía cạnh nghịch lý, phức tạp, đa chiều kích của bản tính con người. Bạn có thể nhớ lại rằng trong Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, tôi có nhắc đến thần thoại Orestes, con trai của Agamemnon. Theo Homer, Clytemnestra dan díu với người tình, và cả hai cùng sát hại Agamemnon. Điều này đặt Orestes vào một tình thế cực kỳ nan giải. Bổn phận lớn nhất của một người con trai Hy lạp là trả thù kẻ giết cha mình. Nhưng kẻ giết cha anh ở đây lại chính là mẹ anh. Và điều xấu xa nhất của một người con trai Hy lạp là giết mẹ mình.

Orestes giết mẹ và người tình của mẹ, để báo thù về cái chết của cha anh. Nhưng anh phải trả giá. Anh bị chư thần nguyền rủa và tru phạt. Ba Nữ Thần Trừng Phạt đầu người mình thú ngày đêm vây bọc lấy anh, mè nheo riết trong tai anh, bắt anh nhìn thấy những ảo ảnh khủng khiếp, xúi anh điên khùng… Nhiều năm trời như thế, Orestes đi lang thang khắp cùng thế giới, dằn vặt về những gì anh đã làm. Các Nữ Thần Trừng Phạt bám riết lấy anh. Cuối cùng, anh xin chư thần tha phạt cho anh. Một phiên tòa được tổ chức. Tại phiên tòa, thần Apollo, trạng sư bào chữa cho Orestes, đã lập luận rằng toàn bộ tấn bi kịch đẫm máu đó là do lỗi của chư thần – bởi vì Orestes thực sự không có sự chọn lựa nào trong tình huống của anh, nên không thể qui trách cho anh về những gì anh đã làm.

Lúc ấy, Orestes đứng dậy và cãi lại Apollo: “Chính tôi, chứ không phải chư thần, đã giết mẹ tôi. Chính tôi đã làm điều đó.”

Chưa từng có một con người nào dám nhận hoàn toàn trách nhiệm như thế về hành vi của mình, khi mà đương sự có thể qui trách cho chư thần. Nghe Orestes nói lên điều đó, chư thần hội ý và quyết định cất bỏ lời nguyền rủa khỏi Orestes. Các Thần Trừng Phạt được chuyển thành những Phúc Thần – nghĩa là những ‘Thần Ban Ơn Phúc’. Thay vì rúc rỉa, quấy nhiễu, hù dọa, vv… bây giờ các thần trở thành những tiếng nói khôn ngoan.

Thần thoại này tượng trưng cho sự chuyển hóa tâm bệnh thành sự lành mạnh phi thường. Và giá phải trả để có một sự chuyển hóa kỳ diệu như thế là sự nhận lãnh trách nhiệm đối với chính mình và đối với những hành vi của mình.

THẦN THOẠI VỀ TOÀN NĂNG

Page 47: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Một thần thoại súc tích khác mà tôi đã nhắc đến trong quyển The Different Drum là thần thoại Icarus. Icarus và cha mình tìm cách trốn thoát khỏi nhà tù bằng cách chế tạo cho mình đôi cánh lông kết dính bằng sáp. Khi Icarus bay lên, anh muốn bay lên mãi cho tới mặt trời. Nhưng dĩ nhiên, vừa khi anh bay gần tới mặt trời, sức nóng đã làm tan chảy đôi cánh tự chế của anh, và anh rơi bịch xuống, toi mạng.

Một trong những ý nghĩa của thần thoại này là sự điên rồ của việc cố gắng đạt tới quyền lực của Thiên Chúa. Mặt trời thường là một biểu tượng cho Thiên Chúa. Vì thế, theo tôi, một ý nghĩa khác của thần thoại này là chúng ta không thể đạt tới Thiên Chúa bằng chính khả năng của mình. Chúng ta chỉ có thể đến với Thiên Chúa khi Ngài kéo chúng ta lên. Còn nếu chúng ta nghĩ cách khác, chúng ta sẽ vương vào rắc rối, sẽ rớt bịch và toi mạng.

Đây là một trong những vấn đề mà người ta đương đầu khi họ khám phá ra “sự trưởng thành tâm linh” và khi lần đầu tiên họ nhận ra đầy đủ rằng mình đang ở trong một cuộc hành trình tâm linh. Họ bắt đầu nghĩ rằng họ có thể làm chủ hành trình ấy. Họ nghĩ rằng nếu họ đi tới một tu viện để tĩnh tâm cuối tuần, hoặc theo vài khóa thiền, hoặc tập ít bài vũ Sufi, hoặc tham dự một cuộc thực nghiệm thần giao cách cảm, …thì họ sẽ đạt đến Niết Bàn! Không may cho họ, vì vấn đề không phải như thế. Chỉ khi Thiên Chúa làm chủ và điều khiển cuộc hành trình của họ thì họ mới có thể mong chờ một cái gì tuyệt vời xảy ra. Người ta sẽ vơng vào rắc rối – như Icarus – nếu họ nghĩ rằng họ có thể xoay xở lấy một mình.

Nếu bạn nghĩ bạn có thể lập kế hoạch trưởng thành tâm linh của bạn, thì sự trưởng thành ấy sẽ không xảy ra. Tôi không có ý giảm giá những cuộc thực nghiệm hay những hình thức nội quan khác; chúng có thể có nhiều giá trị. Hãy làm điều bạn cảm thấy mình được mời gọi làm, nhưng cũng phải sẵn sàng để chấp nhận rằng bạn không nhất thiết biết mình sẽ học được điều gì. Hãy sẵn sàng để ngạc nhiên và sửng sốt trước những lực ở ngoài tầm kiểm soát của bạn. Và hãy nhận ra rằng trong cuộc hành trình ấy, một điều cốt yếu để bạn học hỏi chính là nghệ thuật đầu hàng!

CÁC THẦN THOẠI TRONG THÁNH KINH

Thánh Kinh là gì? Phải chăng Thánh Kinh là sự thật theo nghĩa đen (nghĩa mặt chữ)? Hay Thánh Kinh là một sưu tập những thần thoại? Thánh Kinh chỉ là một số nguyên tắc đã lỗi thời? Nó là gì? Và nó liên hệ thế nào với đời sống chúng ta?

Tôi bỗng nhớ một người phụ nữ nọ lần kia nói với tôi: “Tôi vô cùng rối rắm về Thánh Kinh bao lâu tôi còn nghĩ rằng Thánh Kinh là một quyển sách chính thống (orthodoxy). Nhưng rồi một hôm tôi chợt nhận ra rằng đó là một quyển sách về nghịch lý, và kể từ đó tôi vô cùng yêu mến Thánh Kinh.”

Quả thực Thánh Kinh là một sưu tập các câu chuyện nghịch lý; và trong tư cách là một sưu tập những nghịch lý, nó không phải là một cái gì đơn nghĩa, không phải là một cái gì đó. Nó là một pha trộn các truyền thuyết, một số có thực, một số không có thực. Nó là một pha trộn của lịch sử chính xác và lịch sử không chính xác lắm. Nó là một pha trộn của những nguyên tắc đã lỗi thời và những nguyên tắc khác không lỗi thời chút nào. Nó là một pha trộn của thần thoại và ẩn dụ.

Chúng ta diễn dịch Thánh Kinh như thế nào? Những người theo phái cơ yếu (fundamentalism) (13) tuy gán tầm quan trọng rất lớn cho Thánh Kinh, nhưng tôi thấy họ sử dụng Thánh Kinh một cách sai lầm đến kỳ cục. Thực ra, dùng từ “cơ yếu” (fundamentalist) để mệnh danh họ có vẻ không hợp lắm. Lẽ ra nên dùng từ ‘bất khả ngộ’ (inerrantist) sẽ đúng hơn – bởi họ tin rằng Thánh Kinh không chỉ là lời Thiên Chúa được linh hứng nhưng còn là lời nói thực và không thể thay thế của Thiên Chúa, và rằng Thánh Kinh chỉ chấp nhận một cách diễn dịch theo sát chữ (là cách diễn dịch của phái này). Nghĩ như vậy, theo tôi, chỉ làm nghèo nàn Thánh Kinh đi mà thôi.

Có lần tôi nghe Wayne Oates, một trong hai nhà sáng lập phong trào tư vấn mục vụ, nói về vấn đề này bằng cách kể chuyện một thanh niên nọ đã móc một trong hai con mắt của mình vì Đức Giêsu nói: “Nếu mắt ngươi gây vấp phạm cho ngươi, hãy móc mắt đi.” Và Wayne nói: “Bạn biết đó, tôi là một cậu bé thuộc phái Báp-tít miền Nam, và tôi rất yêu quí Chúa Giêsu, nhưng tôi ước chi giá Ngài đã không bao giờ nói như thế.”

Page 48: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Vấn đề không nằm ở chỗ điều Đức Giêsu đã nói. Vấn đề nằm ở chỗ cách hiểu sát mặt chữ của người thanh niên này về điều Đức Giêsu đã nói. Rõ ràng là Đức Giêsu đang nói một cách ẩn dụ. Ngài không có ý bảo bạn chặt tay chặt chân hay móc mắt. Điều Ngài muốn nói là nếu có gì ngáng trở trên đường đi của bạn, một cái gì gây ách tắc cho bạn tiến tới chỗ lành mạnh tâm thần và trưởng thành tâm linh, thì bạn nên thanh toán nó đi. Đừng ngồi ì đó mà than vắn thở dài về nó.

Vì thế, Thánh Kinh không phải bao giờ cũng kỳ vọng chúng ta hiểu theo sát mặt chữ. Rất nhiều điều trong Thánh Kinh có tính ẩn dụ và thần thoại – cần phải được diễn dịch một cách rất phức tạp và thường là một cách nghịch lý.

THẦN THOẠI VỀ SỰ THIỆN VÀ SỰ DỮ

Trong số những điều phức tạp và đa chiều kích nhất của Thánh Kinh là chương 3 Sách Sáng Thế: thần thoại về A-đam và E-va trong Vườn Ê-đen. Các thần thoại, cũng như các giấc mơ, có thể làm việc bởi cái mà Freud gọi là dồn nén. Một giấc mơ có thể dồn nén trong nó không chỉ một mà có thể hai hay ba ý nghĩa khác nhau. Điều này có thể áp dụng cho thần thoại về Vườn Ê-đen. Đó là một câu chuyện lạ thường, chất chứa không chỉ một chân lý thâm sâu, không phải hai, không phải ba, mà là hơn một tá chân lý thâm sâu để dạy chúng ta về bản tính con người.

Mặc dù những người thuộc phái cơ yếu không dễ chấp nhận điều này, song một trong những điều mà thần thoại Ê-đen dạy chúng ta là sự tiến hóa. Nói vậy không có nghĩa Thiên Chúa không liên can gì đến sự tiến hóa; trái lại. Tôi cho rằng Ngài can dự vào rất nhiều. Một cách đặc biệt, chương 3 Sáng Thế là một thần thoại về cách mà con người đã tiến hóa đến cấp độ ý thức. Tôi đã đề cập ở chương 1 về một số kết quả của bước tiến hóa này, những kết quả được phản ảnh rất rõ nét trong câu chuyện lừng danh về Vườn Ê-đen: sự xấu hổ của chúng ta, khả năng ý thức về chính mình của chúng ta, cảm thức tách biệt khỏi thiên nhiên nơi chúng ta và nhu cầu tiếp tục tiến hóa không ngừng tới trình độ ý thức cao hơn của chúng ta. Ở đây tôi xin ghi nhận rằng cùng với ý thức, chúng ta cũng bắt đầu nhận thức điều thiện và điều dữ.

Vì thế, có một điều khác nữa mà câu chuyện rất phong phú này dạy chúng ta, đó là khả năng chọn lựa. Cho tới khi chúng ta ăn quả táo từ cây Biết Lành Biết Dữ, chúng ta đã không thực sự có sự chọn lựa. Chúng ta đã không có ý chí tự do cho đến cái khoảnh khắc được mô tả trong chương 3 Sách Sáng Thế, khoảnh khắc mà chúng ta bắt đầu ý thức, và khi đã có ý thức, chúng ta đứng trước sự chọn lựa hoặc đi theo sự thật hoặc đi theo sự dối trá. Như vậy câu chuyện Vườn Ê-đen cũng liên hệ rất nhiều với toàn bộ khởi nguyên của sự thiện và sự dữ. Bạn không thể có sự dữ cho đến khi bạn có sự chọn lựa. Khi Thiên Chúa cho chúng ta ý chí tự do, tất nhiên Ngài cho phép sự dữ đi vào thế giới.

Chương 1 Sáng Thế là một thần thoại xa xưa hơn nữa, cũng có liên quan đến sự tiến hóa cũng như liên quan đến sự thiện và sự dữ. Bản văn ấy nói về cách mà Thiên Chúa tạo ra bầu trời trước hết, rồi đến đất và nước, rồi đến thảo mộc và động vật. Đó cũng chính là trình tự được khoa địa chất và khoa cổ sinh vật học đề cập đến. Trong mức độ mà khoa học có thể xác định, đó là trình tự của tiến hóa, ngay cả dù chúng ta không thể nói rằng tất cả đã xảy ra trong bảy ngày.

Một ý nghĩa hoàn toàn mới tiềm tàng trong chương 1 Sáng Thế đã xảy đến với tôi khi tôi nhớ lại rằng đầu tiên Thiên Chúa đã tạo nên ánh sáng, và Ngài nhìn nó và thấy nó tốt đẹp. Rồi Ngài tạo ra đất và thấy tốt đẹp. Và rồi Ngài phân rẽ đất và nước, và cũng thấy điều đó tốt đẹp. Rồi Ngài tiếp tục tạo ra thảo mộc và động vật, và khi Ngài nhìn thấy chúng, chúng cũng tốt đẹp. Thế rồi Ngài tạo nên con người. Như vậy tôi cho rằng động lực làm điều tốt có một cái gì đó liên quan đến mục tiêu của cuộc sáng tạo.

Tương tự, động lực làm điều dữ thì có sức hủy diệt chứ không sáng tạo. Sự chọn lựa giữa tốt và xấu, sáng tạo và hủy diệt, là sự chọn lựa của chúng ta. Và, cuối cùng, chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm và đón nhận những hệ quả của trách nhiệm ấy.

THẦN THOẠI VỀ ANH HÙNG

Page 49: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Joseph Campbell đã có công rất nhiều trong việc dạy chúng ta về chân lý chất chứa trong các thần thoại. Một trong những thần thoại lớn của thế giới mà Campbell đã giải thích một cách đặc biệt ấn tượng, đó là “thần thoại về sự khai sinh của anh hùng”, trong quyển sách của ông mang tựa đề Tra Vấn Anh Hùng (The Quest of The Hero). Như là đặc trưng cho các thần thoại, thần thoại này có vẻ hơi khác biệt ít nhiều giữa các nền văn hóa khác nhau, nhưng cốt lõi của nó thì vẫn là một. Luôn luôn có một thần mặt trời sánh duyên với nữ thần mặt trăng, sinh ra một đứa con – bao giờ cũng là con trai (nhưng có lẽ với thời gian, chúng ta có thể thay đổi chi tiết này của câu chuyện, nghĩa là cho phép đứa con ấy là con gái, chẳng hạn). Khi lớn lên, cậu con trai đi qua một giai đoạn đấu tranh căng thẳng, khủng hoảng và đau khổ – rồi chàng trai trở thành một anh hùng.

Thần thoại này có nghĩa gì? Trước hết tôi xin giải thích anh hùng là gì. Một anh hùng được định nghĩa như một con người có thể giải quyết một vấn đề hay những vấn đề mà những người khác không thể giải quyết được. Thử hình dung có một ông vua cai quản một đất nước xinh đẹp tuyệt vời, bỗng đất nước bị tàn phá và dân tình khốn đốn vì có một yêu quái hung ác quậy phá. Vì thế nhà vua quyết định rằng ai giết được yêu quái sẽ trở thành phò mã, được vua gả con gái mình là công chúa Esmerelda xinh đẹp. Tiếng đồn lan ra trên toàn cõi đất nước, và các chàng hiệp sĩ thông minh, dũng cảm lần lượt đến tỉ thí với yêu quái, nhưng tất cả đều bị yêu quái ăn thịt. Tình hình trở nên thật khốc liệt và xem chừng tuyệt vọng, bỗng một chàng trai quê mùa vô danh nọ xuất hiện. Anh ta có nhiều tài năng và rất thông minh. Anh nghĩ ra cách giết con yêu quái và cuối cùng anh thành công. Vị vua không sốt sắng lắm với việc có một con rể xuất thân từ tầng lớp dân đen, nhưng vì anh đã đáp ứng đúng tiêu chuẩn, nên anh cưới công chúa Esmerelda xinh đẹp – và họ sống hạnh phúc với nhau trong một đất nước thái bình thịnh vượng.

Chàng trai trong câu chuyện ấy là một anh hùng – vì anh ta đã giải quyết được vấn đề mà những người khác không giải quyết được; vấn đề ấy, trong câu chuyện này, là cách giết con yêu quái. Nhưng bằng cách nào anh ta khéo léo đến vậy? Bạn đừng quên rằng anh hùng đích thực, theo thần thoại, phải là con của thần mặt trời và nữ thần mặt trăng. Nghĩa là, thần thoại này cũng nói về nam tính và nữ tính. Bởi vì, một cách biểu tượng, thần mặt trời và thần mặt trăng tượng trưng cho nam và nữ.

Đã rất lâu rồi, trong truyền thuyết và trong đời sống, chúng ta bị ám ảnh bởi sự nhị phân nam / nữ. Chẳng hạn, một lãnh vực nghiên cứu rất quen thuộc ngày nay là mối tương quan giữa não phải và não trái với những loại suy tưởng khác nhau. Khi điều đó áp dụng cho “thần thoại về cuộc đời của anh hùng”, thì thần mặt trời tượng trưng cho nam tính – vì ánh sáng, lý trí và tri thức khoa học duy lý được phụ trách bởi não trái. Còn nữ thần mặt trăng tượng trưng cho nữ tính, cho bóng đêm, cho cảm xúc và trực giác – nghĩa là, loại hoạt động của não phải. Phối hợp với nhau, hai bên sinh ra một đứa con có cả thần mặt trời và thần mặt trăng trong mình nó. Như vậy, đây là một thần thoại về cái mà chúng ta gọi là lưỡng tính.

Từ đó, có thể rút ra kết luận rõ ràng rằng chúng ta chỉ có thể trở thành anh hùng khi chúng ta học biết cách sử dụng cả nam tính lẫn nữ tính của chúng ta – cả não trái lẫn não phải của chúng ta. Đây là một điều mà rất ít người học được. Thay vào đó, phần đông chúng ta, khi lớn lên, lại học cách độc tôn nam tính của mình đến độ thí bỏ nữ tính nơi mình, hay ngược lại. Hoặc giả chúng ta học cách giải quyết một số vấn đề nào đó chỉ bằng cung cách của nam tính, của não trái mà thôi, và giải quyết một số vấn đề khác chỉ bằng cung cách của nữ tính, của não phải. Nhưng rất ít khi chúng ta học biết cách xử lý cùng một vấn đề bằng cả não trái lẫn não phải của mình.

Sự hòa hợp này của nam tính và nữ tính nơi chúng ta là một sự hòa hợp mà chúng ta phải nhọc nhằn lắm mới đạt đến được. Đây chính là cuộc chiến đấu mà đứa trẻ trong thần thoại phải trải qua để tiến tới trên con đường trưởng thành. Nhưng nếu chúng ta có thể đi qua cuộc chiến đấu này và biết cách tiếp cận cùng một vấn đề với cả não trái và não phải của mình, cả nam tính và nữ tính, thì chúng ta cũng có thể trở thành anh hùng. Chúng ta cũng sẽ cỏ khả năng giải quyết các vấn đề mà thế giới chưa giải quyết được – một thế giới đang rất cần có những anh hùng và những giải pháp!

CHỌN LỰA CÁCH DIỄN DỊCH

Page 50: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Tôi xin trở lại với Thánh Kinh và minh họa về sự thật rằng chúng ta rất thường đứng trước sự chọn lựa cách diễn dịch những câu chuyện của Thánh Kinh. Nhiều người luôn luôn cố diễn dịch Thánh Kinh theo nghĩa mặt chữ! Chẳng hạn, hãy xem lại câu chuyện về ông Lót, cũng trong Sách Sáng Thế. Khi Thiên Chúa tiêu diệt hai thành phố tội lỗi là Sô-đô-ma và Gô-mô-ra, Ngài cho phép ông Lót và vợ ông trốn thoát khỏi cơn đại nạn, với điều kiện là họ đừng ngoái cổ nhìn lại. Nhưng vợ ông Lót đã nhìn lại, và ngay lập tức bà bị hóa thành một cột muối. Cứ hiểu theo mặt chữ, thì đây chỉ là câu chuyện về loại hình phạt mà chúng ta sẽ nhận, và về điều sẽ xảy ra với chúng ta nếu chúng ta không vâng phục Thiên Chúa.

Trong 100 năm qua, đã có xuất hiện một trường phái mới diễn dịch Thánh Kinh theo “khoa học”. Trường phái này đề ra những giải thích “thuần lý” đối với các biến cố kỳ diệu được mô tả trong Thánh Kinh – chẳng hạn, đối với biến cố nước Biển Đỏ rẽ ra hai bên, họ cho rằng có những nơi lòng Biển Đỏ rất cạn, và khi có sự đột biến trong thủy triều, đúng chu kỳ 100 năm một lần, thì lòng biển chỗ đó đủ cạn để người ta có thể bơi lội qua. Trường phái này cũng có cách giải thích của họ về câu chuyện vợ ông Lót. Trong quyển Kinh Thánh New Oxford, câu chuyện này được cước chú với lời chú giải rằng đó là “một truyền thống xưa để giải thích những sự hình thành muối kỳ lạ trong khu vực này, như ta có thể trông thấy ngày nay ở Jebel Usdun.”

Nhưng cách giải thích có vẻ khoa học ấy xem ra không làm tôi “cảm động” chút nào. Vì thế tôi suy nghĩ nhiều hơn về câu chuyện và tự hỏi tại sao Thiên Chúa đã không muốn ông Lót và vợ ông ngoái lại. Có gì không ổn với việc ngoái lại? Rồi tôi liên tưởng đến những người bỏ ra phần lớn thời gian trong cuộc đời họ để ngoái lại – trong tiếc nuối – và tôi nghĩ đến những gì xảy ra cho người ta khi họ trở thành bị chìm đắm trong quá khứ của mình. Tôi chợt nhận ra rằng những người như thế tất nhiên trở nên ì ra! Họ dường như là những cột muối. Với cách diễn dịch có tính ẩn dụ ấy, tôi bắt đầu nhận ra trong câu chuyện vợ ông Lót ý nghĩa thâm sâu về bản tính con người.

Đôi khi tôi kể với người ta rằng một trong những phúc ân lớn của tôi là dường như đời tôi hoàn toàn vắng bóng sự giáo dục tôn giáo, nghĩa là tôi chẳng có gì để vượt qua! Tôi nói “dường như” vì thật ra tôi có đi đến lớp giáo lý ngày Chúa Nhật đúng một lần. Số là, hồi tôi 8 tổi và anh tôi 12 tuổi, tôi không nhớ vì sao bố mẹ tôi quyết định rằng chúng tôi cần một sự giáo dục về tôn giáo. Thế là bố mẹ đưa chúng tôi đến lớp giáo lý ngày Chúa Nhật. Tôi nhớ rất rõ, ngày hôm đó tôi đã phải tô màu cho một bức tranh vẽ Abraham sát tế Isaac. Có lẽ hồi đó tôi đã bộc lộ thiên hướng của một bác sĩ tâm thần, vì tôi nhanh chóng kết luận rằng Thiên Chúa chắc hẳn điên rồ khi muốn Abraham giết con trai ông, và Abraham chắc hẳn điên rồ vì ông cũng dám nghĩ đến hành động đó. Nhất là, tôi nghĩ Isaac phải rất điên rồ vì đành chịu nằm đó trong quyển sách tô màu của tôi với khuôn mặt rạng rỡ, sẵn sàng chờ bị phanh thây.

Sau ngày đầu tiên đó, anh tôi từ chối trở lại lớp giáo lý, và với khả năng của một thiếu niên 12 tuổi, anh đã có thể giành được quyền ‘tự quyết’ này. Vì thế, tôi cũng theo đuôi anh giã từ lớp giáo lý ngày Chúa Nhật. Tất cả vốn liếng giáo dục tôn giáo mà tôi đã nhận được chỉ vỏn vẹn có một ngày như vậy. Cho tới bây giờ tôi vẫn không nghĩ rằng câu chuyện Abraham sát tế Isaac là phù hợp cho lứa trẻ em tám tuổi, bởi vì nếu bạn không bác bỏ các giai đoạn phát triển tâm thần của Jean Piaget thì bạn sẽ không quên rằng ở lứa tuổi ấy, trẻ em suy nghĩ một cách cụ thể, đơn nghĩa, chứ các em chưa phát triển khả năng diễn dịch. Nhưng, nếu câu chuyện ấy không phù hợp cho lứa tuổi này thì nó lại rất phù hợp cho lứa tuổi khác…

Bây giờ tôi đã bước sang cuối tuổi trung niên, câu chuyện Abraham sát tế Isaac lại trở thành có ý nghĩa rất sâu sắc đối với tôi. Tôi tin đây là một câu chuyện quan trọng nhất mà tất cả những ai làm cha mẹ đều cần nhớ. Được diễn dịch một cách ẩn dụ, câu chuyện tuyệt vời này – hay thần thoại này – dạy chúng ta biết rằng sẽ đến lúc chúng ta phải bỏ con mình. Vâng, con cái là quà tặng cho chúng ta và con cái được trao cho chúng ta giữ gìn – nhưng không phải giữ mãi mãi. Nếu cha mẹ cố khư khư giữ lấy con cái quá một mức nào đó, thì họ sẽ gây ra một sự hủy diệt kinh khủng đối với con cái họ, và cả đối với chính họ nữa. Chúng ta cần học biết trả lại món quà mà mình đã nhận lấy, và biết ký thác con cái mình cho Thiên Chúa. Con cái chúng ta không còn thuộc về chúng ta nữa. Bởi vì, tiên vàn chúng là con cái của Thiên Chúa.

———————

Page 51: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

(13)  Trường phái hiểu Thánh Kinh theo mặt chữ.

đến chương 07 >>Chương 07:

Tâm Linh và Bản Tính Con Người——————————

Đôi khi người ta hỏi tôi những câu hỏi ‘trời ơi’ như: “Bác sĩ Peck, xin ông cho biết bản tính con người là gì?” Và vì vốn có tính sốt sắng, nên tôi cố xoay xở cho ra những câu trả lời cho các câu hỏi xương xẩu ấy – và câu trả lời đầu tiên của tôi là: “Bản tính con người, đó là mặc quần đi vào phòng tắm!” (14)

Thật vậy, lúc ban đầu mỗi người chúng ta đều làm mọi việc một cách hoàn toàn tự nhiên và thoải mái: thích gì làm nấy! Nhưng rồi, thử hình dung, khi chúng ta tới độ tuổi lên hai, mẹ chúng ta – hoặc cũng có thể là cha – nói với chúng ta: “Này, con là một đứa con ngoan. Con đáng yêu lắm. Nhưng nếu con biết tự dọn vệ sinh sau mỗi khi con phóng uế thì sẽ tốt hơn biết bao!”

Ban đầu, một yêu cầu như thế sẽ không có nghĩa lý gì đối với đứa trẻ. Làm tất cả mọi chuyện xảy đến một cách hoàn toàn tự nhiên – như đái hoặc thậm chí đại tiện ra quần – đó mới là nghĩa lý! Hơn nữa, kết quả sẽ luôn luôn thú vị, và … mỗi lần mỗi khác. Đôi khi, thằng bé có thể ‘xả vòi’, vẽ loăng quăng lên tường, và đôi khi nó có thể xây những ‘ngọn tháp vàng bốc hơi nghi ngút’ trên sàn nhà! Nhưng sẽ là điều hoàn toàn vô nghĩa nếu làm những gì rất ư không tự nhiên, chẳng hạn cố ‘nín’ để đi kịp vô toa-lét và xem cái ‘sản phẩm’ của mình tuôn ra một chỗ – một cách thật phung phí, vì chẳng hề được vận dụng vào một mục đích nào cả!

Tuy nhiên, nếu có một mối quan hệ tốt giữa đứa trẻ và mẹ nó, và nếu mẹ nó có đủ kiên nhẫn để không quá đòi hỏi hay quá kiểm soát nó, thì đứa trẻ sẽ tự nhủ: “À, mẹ mình thật tốt đối với mình trong những năm này. Mình cần làm một cái gì đó để đáp lại mẹ. Mình muốn tặng mẹ một loại quà nào đó cho thấy mình trân trọng mẹ. Nhưng mình chỉ là một đứa trẻ, một đứa trẻ hai tuổi bất lực, vì thế cái mình có thể tặng mẹ – và cũng là cái mẹ muốn – sẽ chẳng là gì khác ngoại trừ cái công việc kỳ cục kia (tức cố ‘nín’ để đi kịp vô toa-lét và giải quyết mọi sự trong đó).

Thế là đứa trẻ, vì muốn tặng quà cho mẹ, bắt đầu biết cố ‘nín’ và đi vào toa-lét. Nhưng bạn hãy xem điều gì xảy ra ở đây sau vài năm. Một cái gì đó rất tuyệt vời. Cho tới khi mà đứa trẻ được bốn hay năm tuổi, nếu có một lúc nào đó bị ‘căng’ hay mệt và nó quên mất, để ‘tai nạn’ xảy ra trong quần, nó sẽ cảm thấy thật không tự nhiên về sự ‘lộn xộn’ ấy. Bởi vì lúc này, việc đi vào toa-lét đối với nó đã trở thành hết sức tự nhiên. Trong giai đoạn ngắn ngủi này, để làm một món quà yêu thương cho mẹ, đứa trẻ đã thay đổi bản tính của nó.

BẢN NĂNG VÀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI

Vì thế, khi người ta hỏi bản tính con người là gì, câu trả lời khác mà tôi thường dùng hơn, đó là nói rằng không có một cái gì gọi là bản tính con người cả. Và nếu buộc phải kể ra những gì gì đó, thì trước hết phải kể đó là niềm vinh dự của chúng ta trong tư cách là con người.

Điều phân biệt con người chúng ta với các sinh vật khác không phải là ngón tay cái của chúng ta, không phải là thanh quản độc đáo giúp chúng ta nói được, cũng không phải là vỏ não to lớn của chúng ta, nhưng đó là sự kiện chúng ta thiếu các bản năng hay các khuôn thức ứng xử có tính di truyền và chế định sẵn – là yếu tố vốn trao cho các sinh vật khác một bản tính rõ ràng hơn nhiều so với chúng ta.

Tôi sống ở Connecticut trên một vùng bờ hồ, và trên hồ ấy, khi băng tan vào mỗi độ cuối tháng ba, một đàn mòng biển bay về; rồi mỗi tháng 12, khi mặt hồ đóng băng trở lại, đàn mòng biển ấy lại bay đi, có lẽ về các vùng ở miền Nam. Tôi chẳng bao giờ biết chúng đi đâu, nhưng một vài người bạn vừa mới cho tôi biết rằng nơi mà chúng đến là Florence, ở Alabama.

Page 52: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Dù có những con mòng biển di trú hay không, các nhà khoa học nghiên cứu các loài chim di trú đã nhận ra rằng chúng thực sự có khả năng di chuyển bằng các vì sao trên trời. Qua di truyền, chúng đã xây dựng nơi chúng những mẫu phức tạp của sự di trú theo các yếu tố trên bầu trời, giúp chúng luôn luôn hạ cánh chính xác ở Florence, Alabama. Điều phải lưu ý ở đây là chúng không hề có tự do để làm điều đó. Những con mòng biển kia không thể nói: “Tôi nghĩ tôi thích trải qua mùa đông này ở Bermuda hay Bahamas hoặc Barbados.” Chúng chỉ có thể đến hoặc Florence, Alabama hoặc không gì cả!

Đàng khác, điều đặc trưng cho con người chúng ta là sự tự do phi thường và khả năng ứng xử vô cùng đa dạng. Trong trường hợp của những con mòng biển trên, chúng ta có thể đi Bahamas hay Bermuda hay Barbados tùy mình thích. Hoặc chúng ta có thể làm một cái gì đó hoàn toàn không tự nhiên, chẳng hạn, giữa mùa đông lạnh thấu xương, chúng ta bay lên phía bắc, đến Stowe, Vermont hay đến vùng núi Colorado! Sự tự do phi thường này – cho phép chúng ta làm những điều khác hẳn và thường xem ra không tự nhiên – là nét nổi bật nhất của bản tính con người chúng ta.

Không đâu khác trình bày điều nói trên tốt hơn quyển Thanh Gươm Trong Đá (The Sword in the Stone) của T.H. White. Tôi xin lược tóm câu chuyện của quyển sách này. Đó là vào thuở rất xa xưa, khi tất cả các sinh vật trên trái đất vẫn còn ở dạng phôi. Buổi chiều nọ, Thiên Chúa tập trung tất cả các phôi nhỏ bé ấy lại và nói: “Ta sẽ cho mỗi đứa trong các ngươi ước ba điều – bất cứ ba điều gì các ngươi muốn. Nào, hãy bước tới đây, lần lượt, và nói lên ba điều ước để Ta ban cho.”

Thế là phôi bé bỏng đầu tiên bước tới và nói: “Lạy Chúa, con muốn có tay và chân, giống như những cái xẻng, để con có thể tự đào hang làm một chỗ ở an toàn cho con dưới đất; con thích có bộ lông dày để giữ con ấm suốt mùa đông, và con thích có một số răng nhọn phía trước để con có thể gặm cỏ.”

Và Chúa nói: “Tốt, hãy đi và trở thành một con chuột chũi.”

Phôi thứ hai bước tới, thưa: ”Lạy Chúa, con thích nước. Con thích có một tấm thân mềm dẻo để con có thể bơi trong nước. Con cũng muốn thở dưới nước với một loại ‘mang’ nào đó. Và con muốn một hệ thống giữ cho con ấm bất kể nhiệt độ của nước nóng lạnh thế nào.”

Chúa phán: “Tốt, hãy đi và làm một con cá.”

Thiên Chúa đáp ứng thỏa mãn mọi điều ước của các phôi nhỏ bé, cho đến khi chỉ còn một phôi cuối cùng, trông có vẻ rất khép nép – có lẽ vì lý do mà tôi đã nhắc đến trước đây: nó quá xấu hổ, đến nỗi Thiên Chúa phải động viên nó và hỏi: “Nè, hỡi phôi bé nhỏ cuối cùng, ba điều ước của ngươi là gì?” Nó rụt rè thưa: “Dạ, con không muốn tự tiện định đoạt gì. Không phải vì con không muốn hàm ơn. Bởi thực sự con muốn. Nhưng … nhưng con tự hỏi nếu Chúa vui lòng, thì con xin cứ vẫn là con như cũ – là một phôi bé bỏng. Có lẽ một lúc nào đó con sẽ đủ khôn ngoan để biết đâu là ba điều mà Chúa nghĩ rằng cần thiết cho con.”

Và Chúa mỉm cười nói: “A! Ngươi là con người. Và vì ngươi đã chọn vẫn tiếp tục làm một phôi, ta sẽ trao cho ngươi quyền thống trị trên mọi sinh vật khác.”

Thực tế, đa số trong chúng ta ném bỏ tình trạng phôi của mình. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta trở thành cứng lì trong những cung cách của mình, những bản tính của mình. Hồi tôi còn nhỏ, quan sát cha mẹ mình và những người khác khi các ngài bước vào tuổi 50 hay 60, tôi thấy dường như các ngài ít quan tâm đến các điều mới mẻ; các ngài ngày càng xác tín về sự đúng đắn của những quan niệm và thế giới quan của các ngài.

Quả thật tôi cũng thấy đó là điều tất nhiên, cho đến khi tôi lên hai mươi tuổi. Mùa hè năm đó, tôi đến sống với tác giả nổi tiếng John Marquand, bấy giờ đã 65 tuổi, và ông đã làm tôi thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của mình. Tôi nhận ra rằng ông già 65 tuổi này thích thú với mọi sự, kể cả với tôi. Và tôi chưa từng gặp một người nào 65 tuổi trước đó đã từng quan tâm nghiêm túc đến tên oắt con 20 tuổi vô danh tiểu tốt này như thế. Tối nào ông cụ và tôi cũng chuyện trò, tranh luận tới khuya lơ, và rất nhiều lần ông nhìn nhận rằng tôi có lý, rất nhiều lần ông phải thay đổi

Page 53: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

quan điểm này hay lập trường nọ. Tôi nhận ra rằng người đàn ông này, thay vì già cỗi về tâm thần, lại tỏ ra ngày càng trẻ trung hơn, ngày càng cởi mở, mềm dẻo hơn đa số các thanh thiếu niên.

Chính lúc ấy, lần đầu tiên, tôi hiểu rằng người ta có thể không già đi về tâm thần. Về thể lý, dĩ nhiên chúng ta phải ngày càng già đi. Tất cả chúng ta cuối cùng đều phải già khọm và chết, nhưng về tâm thần thì không thế. Nhiều khi chúng ta chẳng lưu ý đến điều này. Nhưng kỳ thực chính khả năng thay đổi không ngừng này là nét nổi bật nhất của bản tính con người chúng ta.

CÁC CHẶNG ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH

Khả năng thay đổi, một khả năng độc đáo của con người chúng ta, được phản ảnh nơi tâm linh con người. Xuyên qua các thời đại, những con người suy tư sâu sắc biết xem xét chính mình đã nhận ra rằng tất cả chúng ta không ở cùng một cấp độ về tâm linh hay tín ngưỡng. Đời sống tâm linh hay tín ngưỡng có những chặng đường khác nhau. Viết về vấn đề này, người nổi danh nhất hiện nay là giáo sư James Fowler ở Trường Thần Học Candler, Đại Học Emory. Ông là tác giả của nhiều sách, trong đó có cuốn Những Chặng Đường Đức Tin (Stages of Faith).

Fowler mô tả sáu chặng đường trưởng thành tâm linh, mà tôi toát lược thành bốn, song những điều cốt yếu vẫn không khác. Tác phẩm của Fowler có tính học thuật hơn những trình bày của tôi nhiều, trong đó đầy những tham chiếu chuyên môn đến các tác phẩm của các lý thuyết gia khác như Piaget. Erikson, Kohlberg… Còn phần mình, tôi nhận hiểu những chặng đường này không phải do đọc từ sách vở nhưng là qua kinh nghiệm, cách riêng, một số trong các kinh nghiệm ấy được tôi gọi là những kinh nghiệm ‘bất ngờ’. Kinh nghiệm đầu tiên trong số đó xảy ra hồi tôi 15 tuổi, khi tôi quyết định ghé thăm một số nhà thờ Kitô giáo ở vùng của mình. Một phần, tôi muốn xem thử Kitô giáo nơi nhà thờ bao gồm những sự gì, nhưng chủ yếu là tôi nhằm muốn ngắm … các cô gái!

Ngôi nhà thờ đầu tiên mà tôi quyết định ghé thăm chỉ cách có vài khối phố. Nhà thờ này có một vị giảng thuyết lừng danh nhất thời ấy. Các bài giảng Chúa Nhật của ông được truyền đi khắp nước qua các làn sóng phát thanh. Ở tuổi 15, tôi chẳng có một chút bận tâm gì khi phát hiện ra ông ta không hay ho như thiên hạ tưởng. Tuy nhiên, tôi cũng tiếp tục chuyến du lãm, đến một nhà thờ khác, cũng có một nhà giảng thuyết tên tuổi – dù có vẻ không danh tiếng bằng vị trên kia. Tên của nhà giảng thuyết thứ hai này là George Buttrick; và ở tuổi 15, tôi cũng hoàn toàn không có chút quan tâm gì khi nhận ra ông là một con người rất thánh thiện, một con người đích thực của Chúa!

Cái đầu óc tội nghiệp của một thiếu niên 15 tuổi như tôi quả quá chật hẹp. Ở đây là nhà giảng đạo Kitô giáo thời danh nhất, và theo sự nhận xét của tôi lúc ấy, tôi đã tiến xa hơn ông trên các chặng đường trưởng thành tâm linh. Nhưng rồi, cũng trong một nhà thờ Kitô giáo, có một vị giảng thuyết khác rõ ràng bỏ xa trước tôi đến nhiều …năm ánh sáng! Điều đó đối với tôi xem chừng chẳng có ý nghĩa gì, và đó là một trong những lý do tôi quay lưng lại với nhà thờ Kitô giáo suốt gần 25 năm sau đó.

Một trong những kinh nghiệm bất ngờ khác đã xảy ra từ từ về sau này trong đời tôi. Sau khi tôi hành nghề trị liệu tâm lý được một số năm, tôi ghi nhận một ‘qui luật’ kỳ lạ: Nếu những con người sùng ngưỡng đến gặp tôi vì họ đang gặp đau khổ và rắc rối, và họ thực sự dấn mình vào cuộc trị liệu, thì rất thường, họ sẽ kết thúc cuộc trị liệu trong tư cách là những người chất vấn, hồ nghi, thậm chí vô thần! Đàng khác, nếu những con người vô thần hay hồ nghi đến gặp tôi trong đau khổ, rắc rối, và nghiêm túc nhận sự trị liệu, thì rất thường, họ kết thúc cuộc trị liệu trở thành những con người sùng ngưỡng sâu sắc và có thiên hướng mãnh liệt về tâm linh.

‘Qui luật’ ấy thật là vô lý! Cùng một nhà trị liệu, cùng một liệu pháp và cùng thành công, nhưng lại có những kết quả cuối cùng trái ngược nhau. Tôi đã không thể hiểu ra, cho đến khi sự việc bắt đầu từ từ sáng tỏ trong tôi rằng: Tất cả chúng ta không đang ở cùng một cấp độ trên các chặng đường tâm linh. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn những chặng đường ấy một cách cẩn trọng và một cách linh động, vì đôi khi Thiên Chúa có những cách thức độc đáo của Ngài để can dự vào các phạm trù của tôi, và không phải bao giờ người ta cũng rơi vào đúng y một chỗ nào đó trong sơ đồ tâm lý và tâm linh như tôi phác họa sau đây.

Page 54: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Đầu tiên, ở cấp độ thấp nhất là Chặng I, mà tôi mệnh danh là chặng “hỗn loạn”. Giai đoạn này có lẽ bao gồm khoảng 20% người ta, trong đó có bao hàm những người mà tôi gọi là ‘những người man trá’. Nói chung, đây là một giai đoạn hoàn toàn thô lậu, và người ta ở giai đoạn này hết sức bừa bãi, vô nguyên tắc. Họ không có cơ chế nào để nắm giữ họ, ngoại trừ ý chí của chính họ. Vì ý chí bất kham có thể nay thế này mai thế khác, nên con người họ rất hỗn loạn. Kết quả là những con người trong chặng này thường xuyên rơi vào tù tội, bệnh viện, hoặc văng ra lang thang trên đường phố. Tuy nhiên, một số trong họ có thể thực có kỷ luật lúc này hay lúc khác, để phục vụ cho tham vọng của họ, và họ có thể tiến lên những chức vụ có uy tín và có quyền lực đáng kể. Họ thậm chí có thể trở thành tổng thống hay những nhà truyền đạo nổi tiếng.

Những người ở Chặng I có thể đôi khi đụng phải những sự lộn xộn do chính họ gây ra. Và khi họ gặp như vậy, đó có lẽ là kinh nghiệm đau đớn nhất mà một con người có thể có. Nói chung, họ nhắm mắt để quên; nhưng nếu kinh nghiệm này vẫn tiếp tục, họ có thể tự tử – và tôi nghĩ rằng một số vụ tự tử không thể giải thích được có thể nằm trong trường hợp này. Hoặc đôi khi họ có thể chuyển sang Chặng II. Những sự chuyển biến như thế thường rất bất ngờ và đầy kịch tính (tôi nói ‘thường’ vì luôn có những ngoại lệ). Dường như chính Thiên Chúa đưa tay ra và nắm lấy linh hồn ấy để lôi nó lên trong một bước đột phá. Một cái gì đó rất kỳ diệu xảy ra với đương sự và thường là một cách vô thức. Nếu điều đó trở thành ý thức, tôi nghĩ dường như đương sự có thể tự nhủ mình như sau: “Tôi sẵn sàng làm bất cứ gì – vâng, bất cứ gì – để giải phóng chính mình ra khỏi mớ hỗn loạn này, ngay cả việc tự đặt mình vào một khuôn khổ.”

Vì thế, tôi gọi Chặng II này là chặng “khuôn khổ” hay “kiểu thức”. Gọi như vậy bởi vì những người trong chặng này phụ thuộc vào một cơ chế để giám quản mình. Đối với một số người, cơ chế ở đây có thể là một nhà tù. Theo kinh nghiệm của tôi, trong những nơi như thế, luôn luôn có một người tù mà – khi có vị bác sĩ tâm thần mới chuyển đến làm việc trong trại tù – sẽ tập trung một nhóm bạn tù lại để cùng nhau tiến hành một buổi trị liệu nhóm. Người ấy sẽ là trợ thủ đắc lực của cai tù; nhưng – một cách nào đó – người ấy có thể không bao giờ gặp rắc rối với các bạn mình. Anh ta là một anh tù mẫu mực và là một công dân mẫu mực. Bởi vì anh ta thích nghi rất tốt với cơ chế, anh ta luôn luôn được ân xá sớm hơn mọi người khác. Thế nhưng, ra tù, anh ta lập tức trở thành một kẻ … ba trợn! Và nội trong một tuần, anh ta bị tóm trở lại, được tống trở vào phía sau các song sắt. Ở đó, một lần nữa, anh ta trở thành một công dân mẫu mực, với những bức tường cơ chế vây quanh anh để qui định con người anh.

Đối với những người khác, cơ chế có thể là quân đội. Đây là một vai trò rất tích cực mà các tổ chức quân đội đảm trách trong các xã hội của chúng ta. Có hàng vạn người rất có thể sẽ sống những cuộc sống hỗn loạn nếu như không có đời sống quân sự làm cơ cấu giám quản họ.

Đối với nhiều người khác, cơ chế cũng có thể là một công ty kinh doanh được tổ chức chặt chẽ. Nhưng đối với phần lớn người ta thì cơ chế ở đây là nhà thờ, là Giáo Hội. Thật vậy, phần đông những người đi nhà thờ là những người của Chặng II này, chặng ‘khuôn khổ’. Mặc dù có những khác biệt giữa họ, nhưng có thể rút ra một số khuynh hướng chung của nhóm người này. Như chúng ta đã đề cập, họ phụ thuộc vào cơ chế Giáo Hội để cai quản họ. Và tôi gọi tình trạng của họ là “kiểu thức”, bởi vì họ rất gắn chặt với những hình thức của tôn giáo.

Những người ở Chặng II sẽ trở nên rất bối rối nếu có ai đó bắt đầu thay đổi các hình thức nghi lễ, thay đổi phụng vụ của họ hoặc giới thiệu những bài thánh ca mới. Chẳng hạn, trong Giáo Hội Giám Chế (Episcopal), vào giữa thập niên 1970, người ta quyết định rằng có thể thay đổi các bản văn phụng vụ một cách linh động qua mỗi Chúa Nhật, thế là nhiều người đã phản kháng dữ dội đến nỗi đã dẫn tới một vụ ly khai hoàn toàn. Một ví dụ khác, vào thập niên 1960, Công Đồng Vatican II của Giáo Hội Công Giáo Rôma đã mở ra những thay đổi căn bản trong Giáo Hội, và 30 năm sau, Giáo chủ Gioan Phaolô II vẫn xem ra đang cố hủy bỏ những thay đổi ấy (15). Và đây không là chuyện riêng của Giáo Hội Episcopal hay Giáo Hội Công Giáo mà thôi. Loại khủng hoảng này thường xuyên diễn ra trong mọi cảnh vực tôn giáo trên thế giới. Và chúng ta không lạ gì khi những người ở Chặng II này trở nên quá bối rối khi các hình thức của tôn giáo họ bị thay đổi, bởi vì chính đấy là những hình thức mà họ lệ thuộc vào để giữ mình khỏi lộn xộn.

Một điểm nữa có tính đặc trưng cho thái độ tôn giáo của người ta trong chặng này, đó là họ có một nhãn quan hoàn toàn ‘ngoại tại’ (external) về Thiên Chúa. Họ không hiểu mấy về một nửa của Thiên Chúa vốn ở ngay bên trong mỗi

Page 55: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

người chúng ta – điều mà các nhà thần học gọi là ‘nội tại’. Họ dường như thuần túy nghĩ về Thiên Chúa như ở trên đó, ở ngoài kia … Nói chung, họ mường tượng Thiên Chúa theo mẫu nam tính, và trong khi họ tin Ngài là một hữu thể yêu thương, họ cũng đồng thời qui gán cho Ngài một loại quyền trừng phạt nào đó mà Ngài không ngại dùng trong những trường hợp thích đáng. Trong nhãn giới đó, người ta nhìn Thiên Chúa như một ông cảnh sát tốt bụng trên trời. Và về nhiều phương diện, đấy chính là loại thiên chúa mà những người ở Chặng II cần.

Chúng ta thử hình dung hai người trong Chặng II này gặp nhau, cưới nhau và sinh con đẻ cái. Họ nuôi con trong một mái gia đình ổn định, bởi vì sự ổn định là một giá trị lớn của những người trong giai đoạn này. Họ trân trọng phẩm giá và tầm quan trọng của con cái họ, bởi vì Giáo Hội dạy rằng con cái họ rất quan trọng và rằng phẩm giá của chúng phải được tôn trọng. Và trong khi tình yêu của họ có thể có những lúc hơi cứng ngắt, không có tính sáng tạo, thì họ vẫn đầy tình yêu – bởi vì Giáo Hội dạy họ yêu thương và đồng thời dạy họ một số điều về cách bày tỏ tình yêu thương.

Điều gì xảy ra với một đứa con lớn lên trong một mái nhà với tình yêu thương và sự ổn định như thế, được tôn trọng phẩm giá như thế? Đứa con ấy sẽ hấp thụ những nguyên tắc tôn giáo của cha mẹ nó – sẽ là Kitôhữu, là tín đồ Phật giáo, Hồi giáo hay Aán giáo – như nó bú sữa mẹ vậy. Cho đến khi đứa con đến tuổi thanh niên, những nguyên tắc này đã trở thành hầu như được khắc sâu trong tâm hồn nó, được nó ‘nội tâm hóa’ – nói theo ngôn ngữ tâm thần học. Nhưng một khi điều này xảy ra, đương sự đã trở thành một con người có nguyên tắc, biết tự quản, một con người không còn cần phụ thuộc vào một cơ chế để cai quản mình nữa. Chính lúc này, những người con như thế bắt đầu nói lên rằng: “Chúng tôi không cần những thần thoại và những mê tín ngớ ngẩn ấy, chúng tôi không cần đến cái cơ chế cũ rích ấy.” Thế là chúngï bắt đầu rơi ra khỏi Giáo Hội, trở thành những con người nghi ngờ, hay bất khả tri, hay vô thần – và điều này thường làm cho các cha mẹ hoảng sợ phiền muộn một cách không cần thiết. Đây là lúc mà những người con ấy bắt đầu chuyển sang Chặng III, mà tôi gọi là chặng “hồ nghi”.

Một lần nữa, nói chung, những người ở Chặng III tiến xa hơn những người ở Chặng II trong đời sống tâm linh, mặc dù họ không ‘ngoan đạo’ theo nghĩa thông thường của từ ngữ. Họ thường can dự sâu sắc vào xã hội. Họ là loại người có xu hướng đặt nền móng cho những tổ chức như Hiệp Hội Các Y Sĩ Thiện Nguyện hay Phong Trào Bảo Vệ Sinh Thái. Họ là những người cha người mẹ đầy yêu thương và quan tâm. Thường họ là những nhà khoa học, và chắc chắn là họ suy nghĩ rất nặng đầu óc khoa học. Họ tìm kiếm chân lý đến nơi đến chốn. Và nếu họ tìm kiếm tới mức đủ sâu đủ rộng, họ sẽ bắt đầu gặp thấy điều mà họ tìm kiếm. Họ tổng hợp đủ những mảng sự thật để có được những cái nhìn thoáng qua bức tranh lớn và thấy rằng nó không chỉ rất xinh đẹp, mà còn rất giống với nhiều thần thoại cổ sơ và những sự mê tín mà ông bà cha mẹ họ đã tin vào. Và ở đây, họ bắt đầu chuyển sang Chặng IV, chặng “thần bí”.

Tôi dùng từ “thần bí” để mô tả chặng này ngay cả dù đó là từ ngữ rất khó định nghĩa và là từ ngữ vốn được gán cho một liên tưởng không tốt lắm trong nền văn hóa của chúng ta. Các nhà thần bí là những người đã nhận ra một loại nối kết bên dưới bề mặt của các sự vật. Qua các thời đại, các nhà thần bí đã nhìn thấy các mối nối kết giữa đàn ông và phụ nữ, giữa người và vật, giữa người đang đi lại trên mặt đất với những người không đang còn sống trên mặt đất này. Nhìn thấy loại nối kết dưới bề mặt ấy, các nhà thần bí của mọi nền văn hóa và tôn giáo đã nói về mọi sự trong nhãn giới hiệp nhất và cộng đồng. Họ cũng luôn luôn nói về sự nghịch lý.

‘Thần bí‘ (mystical) có gốc nơi từ ‘huyền nhiệm’ (mystery). Nhà thần bí là người yêu các huyền nhiệm. Họ thích giải mã các huyền nhiệm, nhưng đồng thời họ biết rằng mình càng giải mã, mình càng đối mặt với huyền nhiệm nhiều hơn. Họ rất thung dung sống trong một thế giới huyền nhiệm, trong khi những người ở Chặng II sẽ rất không thoải mái khi sự vật không sáng sủa rõ ràng.

Những nguyên tắc này xác thực không chỉ cho Kitô giáo và không chỉ cho Hoa Kỳ mà còn cho mọi dân tộc, mọi nền văn hóa, mọi tôn giáo. Thật vậy, một trong những đặc điểm của mọi tôn giáo lớn trên thế giới chính là các tôn giáo ấy đều có khả năng để – cùng một trật – nói với những người ở cả Chặng II lẫn Chặng IV, chừng như chính bản thân các giáo huấn của một tôn giáo đều có hai cách diễn dịch khác nhau. Hãy lấy ví dụ từ Do Thái giáo, Thánh Vịnh 111 kết thúc với câu “Kính sợ Chúa là bắt đầu khôn ngoan”. Ở Chặng II, câu ấy được diễn dịch thành: “Khi bạn bắt đầu

Page 56: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

sợ ‘ông cảnh sát bự ‘ ở trên trời ấy, thì bạn thực sự khôn ngoan.” Điều đó đúng. Ở Chặng IV, câu trên được diễn dịch thành: “Lòng kính sợ Chúa sẽ cho bạn thấy con đường giác ngộ.” Và điều này cũng đúng.

“Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ tôi”, đó là một câu nói rất quen thuộc giữa các Kitôhữu. Đối với những người ở Chặng II, câu nói ấy thường được diễn dịch rằng Đức Giêsu là một loại bà tiên nào đó có thể cứu tôi bất cứ khi nào tôi lâm vào rắc rối miễn là tôi nhớ kêu cầu Danh Ngài. Điều đó đúng. Ngài sẽ làm đúng y như vậy. Trong khi đó, ở Chặng IV, qua câu đó người ta hiểu rằng Đức Giêsu – nhờ cái chết và cuộc Phục Sinh của Ngài – đã dạy tôi con đường mà chính tôi phải theo để nhận lãnh ơn cứu độ. Và điều này cũng đúng.

Như tôi đã lưu ý, loại diễn dịch ‘hai mặt’ này không chỉ có trong Kitô giáo và Do Thái giáo, mà còn có mặt trong cả Lão giáo, Phật giáo, Aán giáo … Thực vậy, tôi nghĩ đó là cái làm cho các tôn giáo ấy trở thành những tôn giáo lớn. Các tôn giáo ấy có chỗ cho các tín đồ ở cả hai chặng II và IV.

SỰ PHẢN KHÁNG VÀ ĐỨC TIN

Vấn đề lớn nhất của những chặng này – và lý do lớn nhất cần phải hiểu chúng – đó là có tồn tại một cảm thức đe dọa nơi những người thuộc các mốc điểm khác nhau trên hành trình tâm linh.

Một mức nào đó, tất cả chúng ta đều có thể bị đe dọa bởi những người vẫn còn ở trong chặng mà chúng ta đã đi qua, bởi vì chúng ta vẫn chưa chắc hay chưa an tâm trong căn tính mới của mình. Nhưng cách chung, mối đe dọa ấy bộc lộ ở hướng khác, và chúng ta đặc biệt có khuynh hướng bị đe dọa bởi những người thuộc các chặng ở phía trước mình.

Những người ở Chặng I thường có vẻ như những con mèo lãnh đạm, xem ra không có gì quấy rầy họ lắm. Nhưng nếu bạn có thể xuyên thủng cái vẻ mặt bên ngoài ấy, bạn sẽ thấy rằng họ sợ hãi hầu như mọi sự.

Những người ở Chặng II không bị đe dọa cách riêng bởi những người ở Chặng I: những người tội lỗi! Họ yêu người tội lỗi. Họ nhìn thấy những người tội lỗi là mảnh đất tốt cho mình ‘dụng võ’. Nhưng họ thường bị đe dọa hơn bởi những người “hồ nghi” ở Chặng III, và nhất là bởi những người ở Chặng IV – tức những người dường như tin cùng những điều họ tin, song lại tin với một thứ tự do mà họ thấy là hết sức khủng khiếp.

Những người ở Chặng III, những người “hồ nghi”, không bị đe dọa nhiều lắm bởi những người vô nguyên tắc của Chặng I hay bởi những người thuộc Chặng II – là những người mà họ cho là khù khờ nông cạn. Nhưng họ dễ bị đe dọa bởi những người thuộc Chặng IV – là những người cũng có đầu óc khoa học như họ song đó cũng là những người vẫn tin vào Thiên Chúa một cách lạ lùng. Và nếu bạn đề cập đến hai tiếng “cải hóa” với những người ở Chặng III, họ sẽ cho rằng bạn đang muốn dụ dỗ họ, và họ sẽ trề môi bỏ đi.

Tôi đã dùng từ ‘cải hóa’ khá thoải mái để mô tả sự thay đổi từ chặng này sang chặng khác trong hành trình tâm linh. Tuy nhiên, mỗi trường hợp là một kinh nghiệm khác nhau. Những cuộc ‘cải hóa’ từ Chặng I sang Chặng II thường rất bất ngờ và có nhiều kịch tính. Trong khi đó, những cuộc ‘cải hóa’ từ Chặng II đến Chặng IV thường diễn ra từ từ. Chẳng hạn, bản thân tôi chia sẻ cùng một kinh nghiệm với Paul Vitz, tác giả cuốn Tâm Lý Học và Tôn Giáo; khi được hỏi ông đã trở thành một Kitôhữu khi nào, ông gãi đầu và nói: “Chà, chuyện đó xảy ra vào lúc nào đó giữa năm 1972 và 1976.” Hãy đối chiếu điều đó với những người ở Chặng II khi họ nói: “Đó là lúc 8 giờ tối ngày 17 tháng 8.” Rõ ràng có một sự khác biệt bộc lộ ở đây.

Tôi đã mô tả những người ở Chặng III – những kẻ hồ nghi – như là những người có bước trưởng thành tâm linh cao hơn đại đa số những con chiên siêng năng đi nhà thờ thuộc Chặng II. Những người này cũng đã trải qua một ‘chuyển biến’ để tiến tới tình trạng hồ nghi của họ – cuộc cải hóa này là một cái gì tương ứng với điều mà Thánh Kinh gọi là ‘cắt bì trong tâm hồn’. Họ đang đi trước những người ở Chặng II – tức những người nhận ra Đức Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Độ của mình vào đúng 8 giờ tối ngày 17 tháng 8 song có lẽ chưa trải qua một cải hóa để tiến tới hòa bình và công lý. Cải hóa không phải là một cái gì của một thời điểm mà thôi. Như bất cứ loại phát triển tinh thần nào, nó là một tiến trình liên tục. Tôi vuốt ve hy vọng rằng mình sẽ tiếp tục được cải hóa cho đến ngày mình lìa đời.

Page 57: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

VẺ BÊN NGOÀI CÓ THỂ ĐÁNH LỪA

Tôi thấy cần phải đề cập ở đây về cách mà Thiên Chúa có thể can thiệp vào những phạm trù của tôi, và về lý do tại sao chúng ta cần cẩn trọng và linh động khi đưa ra chẩn đoán về mức độ trưởng thành tinh thần nơi người khác – và cả cho chính chúng ta. Có rất nhiều người trông có vẻ như đang ở chặng này, song thực sự họ lại đang ở một chặng khác. Chẳng hạn, có những người đi nhà thờ và trông có vẻ như đang ở Chặng II, nhưng thực sự họ đang bất mãn với tôn giáo của họ, đã trở thành nghi ngờ về tôn giáo ấy và đã bắt đầu suy nghĩ đậm tính khoa học. Tình hình này phổ biến đến nỗi có rất nhiều cộng đoàn đã được lập ra với rất ít sắc thái sùng ngưỡng. Nhiều mục sư của phái Methodist và Trưởng Lão tại những cộng đoàn đô thị giàu có, vào các sáng Chúa Nhật, đã bắt đầu nói với cộng đoàn của mình không phải về Thiên Chúa nhưng là về … tâm lý! Thiên Chúa cấm họ nói về Thiên Chúa. Trong khi đó, có những người nói về Thiên Chúa nhưng lại chẳng có chút thiên hướng tâm linh hay tín ngưỡng. Đó là những người có vẻ đạt tới Chặng IV, mang lốt Chặng IV, giống như một số thủ lãnh các giáo phái, song thật sự họ đang là những tội phạm ở Chặng I!

Cũng vậy, không phải mọi nhà khoa học đều ở Chặng III. Họ là chuyên gia trong lãnh vực chật hẹp của họ, nhưng họ an tâm phớt lơ mọi huyền nhiệm của thế giới. Những nhà khoa học như thế trong thực tế là những người thuộc Chặng II.

Cũng có những người mà các bác sĩ tâm thần gọi là những nhân cách phi giới tuyến. Một trong những đặc điểm của họ là dường như họ có một chân ở Chặng I, một chân ở Chặng II, một tay ở Chặng III và một ngón tay ở Chặng IV! Họ có mặt ở hết mọi chặng. Họ thiếu tính nhất quán, và xét một nghĩa nào đó thì đấy là lý do tại sao chúng ta gọi họ là ‘phi giới tuyến’: Họ không có những đường ranh hay những vành đai rõ ràng.

Thêm nữa, có những người xem ra đã bắt đầu bước vào một chặng cao hơn, song rồi lại tụt lùi. Trong thực tế, chúng ta có một tên để gọi những người thụt lùi từ Chặng II trở lại Chặng I: họ là những ‘kẻ tái phạm’. Dẫn một hình ảnh đặc trưng, đó có thể là một anh chàng lè nhè uống ruợu, đánh bạc, mê gái, và sống một cuộc sống phóng đãng, cho tới một ngày anh ta bất chợt gặp một ‘nhà truyền đạo’ nào đó nói chuyện với anh ta và anh ta được cứu. Trong vài năm tiếp đó, anh ta sống đàng hoàng, điều độ, biết kính sợ Chúa. Và rồi một ngày nọ, anh ta biến mất, và không ai biết anh ta ở đâu. Cho đến sáu tháng sau, người ta lại khám phá ra anh ta trong một đám du côn hay một sòng bạc nào đó. Những người bạn ngoan đạo của anh khuyên giải anh, anh được cứu lần nữa và lại sống rất đàng hoàng trong vài năm … cho đến khi anh tụt lui một lần nữa!

Cũng có những người trồi sụt giữa hai Chặng II và III. Bạn thử hình dung một người siêng năng đi nhà thờ. Anh ta nói: “Dĩ nhiên tôi vẫn tin vào Chúa. Tôi muốn nói đến thiên nhiên tuyệt vời biết bao: Những ngọn đồi xanh ngát một màu, những đám mây trắng bềnh bồng trôi trên kia, và muôn loài hoa khoe sắc … Dĩ nhiên không một con người nào có thể tạo ra được vẻ đẹp như thế, vì vậy phải có một trí khôn thần linh sắp đặt tất cả hàng triệu triệu năm cách đây. Nhưng, tôi cũng cảm thấy rằng vẻ đẹp của sân gôn cũng chẳng khác nào vẻ đẹp trong nhà thờ vào sáng Chủ Nhật. Tôi tin rằng mình hoàn toàn có thể thờ phượng Chúa ở trên sân gôn!”

Như vậy, anh chàng nói trên đã chọn sân gôn ưu tiên hơn nhà thờ. Và mọi thứ đều ổn, cho tới khi công việc làm ăn của anh ta gặp một hoạn nạn, và anh ta nói: “Ồ, lạy Chúa! con đã biếng trễ việc đi nhà thờ. Con đã lơ là việc cầu nguyện.” Thế là anh trở lại nhà thờ và bắt đầu cầu nguyện miệt mài, cho đến khi – vài năm sau – kinh tế của anh lại cất cánh (chắc hẳn nhờ ở đời sống cầu nguyện của anh). Và anh bắt đầu thụt lùi trở về sân gôn của mình ở Chặng III.

Rồi, cũng có những người đong đưa giữa Chặng III và Chặng IV. Tôi có một người bạn như thế tên là Theodore. Vào ban ngày, Theodore có một đầu óc thuần túy khoa học, với khả năng suy lý sắc bén. Nhưng vào buổi tối, khi Theodore uống một hai ly và hút một ‘điếu’, anh ta bất chợt nói về ý nghĩa sự sống, sự chết, vinh quang, … Anh trở thành một con người tâm linh sâu sắc đến nỗi tôi rất có thể ngồi dưới chân anh ta và say sưa lắng nghe. Nhưng sáng hôm sau, anh sẽ đến gặp tôi và nói: “Mình không biết tối qua quỉ thần nào bắt mình nói thế. Mình đã nói toàn chuyện tầm phào. Chắc từ nay mình phải chừa rượu và chừa hút thôi!” Tôi không có ý ủng hộ việc sử dụng ma túy ở

Page 58: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

đây, nhưng tôi chỉ muốn vạch ra rằng trong trường hợp cụ thể này, ma túy dường như giúp anh ta thư giãn đủ để trôi trên chiều hướng mà anh được gọi – nhưng rồi từ chiều hướng đó, trong ánh sáng lạnh lùng của ban ngày, anh lại sợ hãi tháo lui về tính duy lý quen thuộc của Chặng III.

PHÁT TRIỂN NHÂN BẢN &ø TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH

Khi chúng ta chưa bám rễ chặt vào một chặng thì chúng ta hoàn toàn có thể tụt lùi về chặng trước; trong khi đó, chúng ta không thể ‘nhảy cóc’ để bỏ qua bất cứ chặng nào phía trước mình và tiến lên chặng cao hơn trong hành trình phát triển tâm linh – cũng như nói chung người ta không thể bỏ qua bất cứ chặng nào để tiến lên chặng cao hơn trong cuộc phát triển tự nhiên của tâm lý con người. Thật vậy, hai mô hình phát triển này theo cùng một bậc thang tiến bộ như nhau. Chẳng hạn, trẻ em cho đến tuổi lên 5 là những điển hình rất rõ của Chặng I. Chúng chưa nội tâm hóa sự khác biệt giữa đúng và sai, chúng sẽ nói dối, gian lận, ăn cắp, … Đành rằng nhiều đứa trong chúng lớn lên thành những người lớn dối trá, lừa đảo, trộm cướp, song có một thực tế khó hiểu là tại sao rất nhiều đứa trong chúng lớn lên lại có thể trở thành những người lương thiện, đứng đắn, đàng hoàng.

Từ khoảng 5 đến 12 tuổi, trẻ em có khuynh hướng đặc trưng cho Chặng II. Chúng có thể nghịch ngợm, láu lỉnh, nhưng chúng không phản loạn quá quắt. Một cách căn bản, chúng nghĩ rằng cách mà cha mẹ chúng nghĩ về mọi sự là cách đúng đắn. Chúng là những kẻ bắt chước rất giỏi. Nhưng với tuổi thanh niên, tất cả hỏa ngục đều vỡ tung. Mọi điều cha mẹ nói – trước đây vốn được xem như lời của Chúa – thì bây giờ bị các cô cậu thẳng tay bác bỏ. Đây là chặng chất vấn và hồ nghi. Và Chặng IV chỉ có thể bắt đầu khi đương sự vượt qua được tình trạng này của tuổi thanh niên.

Để tiến lên trong lộ trình này, không một chặng nào có thể bị bỏ qua. Nhưng sự chuyển biến từ chặng này qua chặng khác có thể khá nhanh đối với một số người và khá chậm đối với một số người khác. Chẳng hạn, tôi có một người bạn lớn lên trong một gia đình Công Giáo Ai-len thuộc Chặng II. Khi anh 15 tuổi, vừa khi anh bước vào giai đoạn phản loạn của tuổi thanh niên, công ty của bố anh chuyển gia đình anh tới Amsterdam. Ở đó, bạn tôi được gửi vào một trường Dòng Tên của Hà Lan. Các tu sĩ Dòng Tên Hà Lan là những người rất thâm trầm sâu sắc. Anh bạn tôi rơi vào tay của các tu sĩ Dòng Tên rất sâu sắc và phóng khoáng này. Sự nghi ngờ nơi anh được khuyến khích. Anh được dẫn dắt bước đi trong sự nghi ngờ của anh. Khi anh từ Amsterdam trở về, năm 19 tuổi, anh đã bắt đầu bước vào Chặng IV rồi.

Trái lại, có người có thể mắc kẹt lâu dài trong một chặng nào đó. Cách đây nhiều năm, khi tôi là một nhà tư vấn cho một tu viện, tôi đã phỏng vấn các thỉnh sinh của tu viện ấy trước khi họ được mặc tu phục để trở thành tập sinh – tức bắt đầu chính thức trở thành tu sĩ của tu viện ấy. Tôi đặc biệt nhớ một trong các thỉnh sinh ấy. Đó là một phụ nữ ở tuổi trên 40. Tôi được yêu cầu phỏng vấn chị vì người giám tập quan tâm đặc biệt về chị. Chị đã tỏ ra là một thỉnh sinh lý tưởng, nhưng các thỉnh sinh và tập sinh khác … không thích chị lắm!

Nói chuyện với người phụ nữ này, tôi bỗng có cảm tưởng như trước mặt mình không phải là một phụ nữ 45 tuổi. Dáng vẻ và cung cách của chị xem ra giống với một … bé gái 8 tuổi hơn. Khi tôi hỏi về đời sống tâm linh của chị, những gì chị trả lời chẳng nghe có vẻ độc đáo và cá vị chút nào. Tôi cảm thấy như mình đang nghe một bé gái ngoan ngoãn đọc lại bài giáo lý mà bé đã học thuộc lòng trong sách. Dĩ nhiên, là một bác sĩ tâm thần, tôi không thể không liên tưởng đến thuở ấu thời của con người này. “Hãy kể cho tôi sơ lược về thời thơ ấu của chị!” – Tôi nói.

Và chị kể: “Ồ, tôi có một thời thơ ấu rất là tuyệt vời và hạnh phúc.” Câu trả lời ấy tự nhiên làm cho tôi nghi ngờ ngay lập tức, bởi vì chẳng có ai có một thời thơ ấu tuyệt vời, hạnh phúc cả! Vì thế, tôi nói: “Nào, chị hãy nói về những điều tuyệt vời trong tuổi thơ của chị.” Người phụ nữ bắt đầu kể rằng chị có một người chị gái, lớn hơn chị một tuổi, hai chị em chơi thân với nhau và ít khi không có mặt bên nhau. Cô chị đã phát minh ra một con ma tên là Oogle, và có lần hai chị em đang tắm chung trong bồn tắm, cô chị thét lên: “Kìa, Oogle hiện ra kìa!” Thế là cô em ngụp đầu xuống nước để trốn Oogle, sau đó bị mẹ đánh đòn. Tôi hỏi tại sao bị mẹ đánh đòn, chị nói: “Vì tôi làm ướt mái tóc của mình.”

Page 59: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Rồi tôi được biết rằng mẹ của chị mắc chứng xơ cứng màng tế bào khi chị 12 tuổi, và đã chết khi chị 18 tuổi. Làm thế nào bạn có thể có một tính cách phản kháng của tuổi thanh niên đối với mẹ mình, là người mẹ không chỉ đánh đòn bạn vì bạn làm ướt tóc mà còn bị bệnh nguy tử vào thời gian bạn bắt đầu bước vào tuổi thanh niên, và rồi người mẹ ấy chết trước khi bạn đủ lớn để phân định sự việc? Nếu bạn không thể có một tính cách phản kháng của tuổi thanh niên, thì dường như bạn sẽ dính chặt vào Chặng II. Và đó là điều đã xảy ra cho người phụ nữ này.

HÃY KIỂM TRA HẦM TỐI CỦA BẠN

Có một điều quan trọng khác nữa về các chặng trưởng thành tâm linh – đó là dù chúng ta phát triển xa đến mức nào đi nữa, tất cả chúng ta đều vẫn lưu giữ những vết tích của các chặng trước, cũng như chúng ta lưu giữ cuống ruột thừa trong bụng mình vậy. Có một phần Chặng I giấu ẩn trong hầm tối của nhân cách tôi – Scott Peck, tên tội phạm! – mặc dù tôi không có ý muốn cho hắn chường mặt ra. Thật vậy, chính vì tôi nhận ra sự hiện hữu của hắn mà tôi có thể bổ sung một cục than cho phòng riêng của hắn đều đặn mỗi tuần hay dăm sáu ngày. Dù sao, đó là một buồng riêng rất dễ chịu. Nó được trải thảm kín sàn nhà, có một tivi màu. Đôi khi vào buổi tối, tôi có thể đi xuống hầm tối đó và nói chuyện với hắn.

Cũng vậy, có một phần Chặng II trong nhân cách của tôi – anh chàng Scott Peck có những lúc căng thẳng cũng muốn có một người anh hay người cha vĩ đại để cho mình những lời khuyên dạy rõ ràng, cụ thể trước những khó khăn và các tình thế nan giải của cuộc sống, người anh hay người cha đó sẽ nhận lãnh trách nhiệm của mình bằng cách cung cấp cho mình những công thức tiền chế, bảo mình phải làm gì, làm gì.

Và cũng vậy, có một Scott Peck của Chặng III, anh chàng Scott Peck này có những lúc căng thẳng có xu hướng thoái lui và bị cám dỗ dựa vào phương diện khoa học của mình để chống lại phương diện tâm linh nơi mình. Tôi vốn thường nói với người ta rằng nếu tôi được mời nói chuyện với Hiệp Hội Các Bác Sĩ Tâm Thần Mỹ – một cơ hội vô cùng khó xảy ra! – có lẽ tôi sẽ nói về những nghiên cứu thuần túy khoa học và sẽ không nói bất cứ gì về chủ đề tinh thần vốn không thể đo lường được này. Nhưng sự thực là tôi đã được mời nói chuyện với Hiệp Hội Các Bác Sĩ Tâm Thần Mỹ, và nói chung tôi đã ném được anh chàng Scott Peck Chặng III vào đúng cái hầm tối cùng với tên Scott Peck của Chặng I.

Bạn đừng quên: Tất cả chúng ta, dù phát triển xa đến đâu đi nữa, cũng đều lưu giữ trong chúng ta những vết tích của các chặng trước trong hành trình tâm linh của mình. Vì thế, nếu lúc này bạn đang cảm thấy mình “ngon lành” vì xác tín rằng mình đang bước đi an toàn trên con đường đúng đắn ở Chặng IV, thì bạn hãy kiểm tra cái hầm tối của bạn. Bằng trái lại, nếu bạn đang thấy mình tự tôn hoặc tự ti, thì sẽ hữu ích việc bạn nhận hiểu rằng tất cả chúng ta đều mang trong mình những dấu vết – những thoáng tiềm năng – của những chặng cao hơn phía trước. Như Oscar Wilde có lần nói: “Thánh nhân nào cũng có một quá khứ, và tội nhân nào cũng có một tương lai.”

Có một lý do khác nữa cho sự khiêm tốn nào đó trong vấn đề này. Lần đầu tiên tôi nói chuyện về những chặng này là tại một cuộc hội thảo với Paul Vitz, người mà tôi đã đề cập đến như một trong những người có thẩm quyền tại đất nước này về sự hòa hợp giữa tâm lý học và tôn giáo. Sau khi tôi phát biểu, Paul nói: “Tôi rất thích thú khi nghe Bác Sĩ Peck trình bày về các chặng đường tâm linh. Tôi nghĩ rằng chính tôi sẽ vận dụng các chặng ấy vào việc thực hành trị liệu tâm lý. Nhưng tôi muốn tất cả quí vị ghi nhớ rằng cái mà Scotty gọi là Chặng IV đó chỉ mới là bước khởi đầu mà thôi.”

————————

(14) Tác giả muốn nói rằng làm những điều không tự nhiên cũng là một phần thuộc bản tính con người.

(15) Nhận định này của tác giả có thể gây “sốc” cho nhiều bạn đọc, nhất là ở Việt Nam; nhưng dù sao, qua đó chúng ta cũng có một hình dung rõ hơn về tính “rộng đường dư luận ở Âu Mỹ. Theo chúng tôi, với Tông thư Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba và nhiều văn kiện khác gần đây của Đức Gioan Phaolô II, ngài đã chứng tỏ là một trong những người ủng hộ Công đồng Vatican II mạnh mẽ nhất.

Page 60: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

đến chương 08 >>Chương 08:

Nghiện: Một Bệnh Thánh Thiêng!———————————

Tôi phải thú nhận rằng tôi là một con nghiện. Nói rõ ra, tôi dường như nghiện ni-cô-tin đến mức không hy vọng cưú vãn. Tôi viết và thuyết trình rất nhiều về ý thức kỷ luật bản thân; tuy nhiên chính tôi không có đủ ý thức ấy để từ bỏ thuốc lá.

Tôi nhìn nhận như thế. Bây giờ tôi xin chỉ ra rằng việc lạm dụng ma túy và rượu là những vấn đề đa diện, đa chiều kích. Ở đây tôi chỉ xem xét những phương diện tâm lý và tâm linh của tình trạng nghiện, nhưng tôi cũng ý thức rằng nó còn có những gốc rễ thâm sâu về sinh học và xã hội học nữa. Nghiện rượu là một tình trạng rối loạn có tính di truyền. Hiện nay chúng ta đã biết điều đó. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng vì bạn có một gien nghiện rượu nên bạn tất nhiên sẽ trở thành một con sâu nghiện, hay là rằng một khi bạn đã trở thành một con sâu nghiện thì bạn phải tiếp tục nốc rượu li bì. Điều nói trên chỉ có nghĩa rằng có những gốc rễ sinh học liên can đến sự rối loạn này.

Cũng vậy, dù chưa được nghiên cứu tường tận, tôi vẫn cho rằng có những dấu hiệu sinh học rõ ràng liên can đến loại ma túy mà người ta ưa chuộng, và trở thành nghiện. Chẳng hạn, dù không hẳn là nghiện, tôi đôi khi dính bén đến rượu và những loại ma túy có tính an thần khác, tất cả chúng đều được gọi là các tác nhân xoa dịu hệ thần kinh trung ương. Nói cách khác, tôi thích những chất có tác dụng xoa dịu, giảm đau; tôi không chuộng những loại thuốc gây hưng phấn. Nhưng tôi biết có những người có thể giết người để có thuốc hưng phấn, và không quan tâm chút nào đến những loại thuốc xoa dịu. Cũng có những dấu chỉ xã hội học liên can đến tình trạng nghiện. Việc lạm dụng ma túy sẽ nghiêm trọng nhất ở những nơi mà không có gì để hy vọng về xã hội, những nơi mà người ta không còn cách nào tốt hơn để cảm thấy thoải mái ngoại trừ ‘phi’ một điếu và ‘lên mây’!

Một cách để khảo sát tình trạng nghiện là nhìn nó như những dạng sùng bái ngẫu tượng. Đối với người nghiện rượu, chai rượu trở thành một ngẫu tượng. Sự sùng bái ngẫu tượng xảy ra trong nhiều hình thức, một số hình thức này rất quen thuộc đối với chúng ta. Nghĩa là, có những chứng nghiện không liên quan gì đến ma túy, chẳng hạn nghiện cờ bạc hay nghiện khoái cảm tình dục. Tiền bạc cũng là một ngẫu tượng. Và ngẫu tượng cũng có thể xảy ra trong nhiều hình thức khác nữa mà chúng ta ít nhận ra. Chẳng hạn, gia đình cũng có thể là ngẫu tượng. Bất cứ khi nào việc nói hay làm điều chi đó để giữ cho gia đình (phụ hệ hay mẫu hệ) được hạnh phúc lại quan trọng hơn việc nói hay làm điều Thiên Chúa muốn chúng ta nói hay làm, thì bấy giờ chúng ta đã làm mồi cho ngẫu tượng gia đình! Sự đoàn tụ gia đình đã trở thành một ngẫu tượng, và thường là một ngẫu tượng có sức gây áp lực nhất.

Vì thế, để nhìn mọi sự đúng trong viễn tượng của nó, cần phải nhớ rằng có vô số loại ngẫu tượng hay chứng nghiện – nhiều loại trong đó có thể nguy hiểm hơn tình trạng nghiện ma túy rất nhiều. Nghiện quyền lực, nghiện sự yên ổn, … chẳng hạn. Xét một số phương diện, tình trạng nghiện ma túy hay nghiện rượu có thể thuộc vào số những chứng nghiện ít tai hại nhất – trong tham chiếu đến cái giá toàn diện của chúng đặt ra cho xã hội.

Từ cái nhìn khái lược như vậy, bây giờ chúng ta hãy giới hạn sự khảo sát của mình trong lãnh vực nghiện ma túy mà thôi. Tôi nghĩ rằng những người trở thành nô lệ cho rượu và các thứ ma túy khác là những người muốn, tha thiết muốn, trở về Vườn Ê-đen. Họ muốn đạt tới thiên đàng, đạt tới trời, về đến nhà … hơn so với đa số người khác. Họ cố lấy lại cảm giác nên một với phần còn lại của thiên nhiên, một cảm giác chất ngất sung sướng mà chúng ta vẫn có hồi còn ở trong Vườn Ê-đen (cf. chương 1 Sáng Thế). Chẳng thế mà Mark, con trai của Kurt Vonnegut, khi viết về sự suy nhược tâm thần và sự lạm dụng ma túy của chính mình, đã đặt tựa đề cho quyển sách là Chuyến Tàu Tốc Hành Về Ê-đen (The Eden Express). Nhưng dĩ nhiên, người ta không thể quay trở lại Ê-đen. Người ta chỉ có thể đi tới, tiến về phía trước xuyên qua sa mạc đầy gian truân. Con đường duy nhất để về nhà là con đường đau khổ. Nhưng những người nghiện, những người có lòng khao khát mãnh liệt muốn về nhà, đang đi con đường sai lạc – họ đang quay lui thay vì tiến tới.

Page 61: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Có hai cách để nhìn nỗi khao khát cháy bỏng muốn về nhà này. Một là nhìn nó như một loại hiện tượng thoái hóa, một lòng khao khát không chỉ trở về nhà mà còn muốn bò trở lui vào bụng mẹ. Cách thứ hai là nhìn nó như một loại hiện tượng có tiềm năng tiến bộ: trong nỗi khao khát về nhà này, những người nghiện là những người có tiếng gọi mãnh liệt hơn phần đông chúng ta để hướng về tinh thần, về Thiên Chúa – chỉ có điều là họ làm lộn xộn các phương hướng của cuộc hành trình.

JUNG VÀ HIỆP HỘI AA (16)

Ít người biết rằng Carl Jung – người góp phần lớn hơn bất cứ ai khác trong cố gắng kết duyên giữa tâm lý và tâm linh – quả thực đã đóng một vai trò gián tiếp trong việc sáng lập ra Hiệp Hội AA. Jung có một bệnh nhân vào thập niên 1920, một người đàn ông nghiện rượu, sau một năm theo đuổi sự trị liệu tâm lý, vẫn không thấy có dấu hiệu tiến bộ nào. Cuối cùng, Jung xoa tay và nói: “Này, anh đang phung phí tiền để chi trả cho tôi. Tôi không biết cách nào để giúp anh. Tôi không thể giúp anh được.” Và người đàn ông nói: “Nghĩa là không còn có hy vọng gì cho tôi à? Bác sĩ không còn một đề nghị nào sao?” Jung đáp: “Điều duy nhất tôi có thể đề nghị là bạn nên có một cuộc hoán cải về tôn giáo. Tôi đã nghe nói về một vài người trải qua sự hoán cải ấy và đã ngừng việc uống rượu. Và tôi rất chú ý đến sự kiện đó.”

Người đàn ông ấy ghi nhận những lời nói của Jung, và bắt đầu tìm kiếm một cuộc hoán cải về tôn giáo. Hãy tìm thì sẽ gặp? Vâng, anh ta đã gặp. Sau đó khoảng sáu năm, anh ta trải qua một cuộc hoán cải và ngừng luôn việc uống rượu.

Ít lâu sau khi sự việc ấy xảy ra, anh ta tình cờ gặp lại một tay bạn nhậu cũ, tên là Ebby. Và Ebby nói: “Chà, làm một ly đi chứ!” Nhưng anh đáp: “Không, mình không còn uống rượu nữa.” Ebby ngạc nhiên: “Cậu muốn nói gì vậy? Cậu bỏ rượu rồi à? Cậu là một con sâu rượu, y như mình vậy mà?” Thế là anh chàng thân chủ của Jung kể cho bạn mình nghe về lời khuyên của vị bác sĩ ấy, và rằng nhờ đó anh ta đã chừa được tật nghiện rượu.

Ebby nghĩ đó là một ý kiến hay. Thế là đến lượt anh ta đi tìm một sự hoán cải về tôn giáo. Anh ta đã mất hai năm. Và cuối cùng thì Ebby bỏ được rượu.

Sau đó, một tối nọ, Ebby ghé thăm một người bạn cũ khác tên là Bill W. Anh chàng Bill W. này cũng rủ Ebby làm một ‘chầu’, và cũng bị Ebby từ chối. Đến lượt Bill W. sửng sốt, vì anh ta biết rằng Ebby vốn là một tay nghiện rượu không kém anh ta. Thế là Ebby thuật lại sự việc mình gặp thân chủ của Jung như thế nào, mình bắt chước tìm kiếm một cuộc hoán cải tôn giáo ra sao và kết quả gì đã xảy ra liên quan đến chứng nghiện rượu của mình.

Bill W. nghĩ đó là một ý kiến hay. Vì thế cả anh ta nữa, cũng khởi sự tìm kiếm một cuộc hoán cải tôn giáo. Anh mất có vài tuần, và không lâu sau đó anh đã bắt đầu buổi họp mặt AA đầu tiên tại Akron, Ohio.

Khoảng hai mươi năm sau, khi AA đã thật sự thành hình là một tổ chức được mọi người biết đến, Bill W. đã viết cho Jung và kể cho vị bác sĩ này về vai trò mà vị bác sĩ ấy đã đóng một cách vô tình trong việc thành lập AA. Jung hồi âm cho Bill W. bằng một lá thư hết sức ấn tượng. Ông nói rằng ông vô cùng sung sướng vì Bill W. đã viết cho ông, ông vui mừng biết rằng thân chủ của mình trước kia đã thành công, ông mừng nhận ra vai trò mà ông đã đóng một cách tình cờ kia. Nhưng ông nói ông đặc biệt mừng vì – trong khi không có nhiều người sẵn sàng nghe ông trao đổi về những chuyện như thế – thì điều đã xảy ra cho ông là té ra không phải tình cờ việc xưa nay chúng ta vẫn gọi các thứ rượu là ‘tinh thần’* (Anh ngữ: spirits) – và hầu như những người nghiện rượu là những người khao khát cháy bỏng về tinh thần hơn những người khác, và rằng có lẽ chứng nghiện rượu là một rối loạn tâm linh, hay có thể nói, một tình trạng tâm linh!

Như vậy, có hai cách để nhìn nỗi ‘khao khát về nhà’ nơi những người nghiện, và cả hai cách đều đúng. Sẽ sai lầm nếu hoàn toàn gạt bỏ khía cạnh thoái hóa của chứng nghiện; tuy nhiên, khi làm việc với người ta, tôi đã nhận ra rằng kết quả ngoạn mục nhất thường xảy đến khi nhấn mạnh đến các phương diện tích cực. Vì thế, đối với những người nghiện, kết quả ngoạn mục nhất đến từ việc nhấn mạnh không phải những khía cạnh thoái hóa của chứng rối

Page 62: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

loạn đó mà đúng hơn là từ việc nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực – tức nỗi khát khao tinh thần, nỗi khát khao Thiên Chúa.

MỘT CHƯƠNG TRÌNH HOÁN CẢI

Cách đây khoảng ba chục năm, khi tôi đang theo học ngành tâm thần, các bác sĩ tâm thần đã biết rằng khi làm việc với các con nghiện, Hiệp Hội AA có một thành tích tốt hơn nhiều so với giới bác sĩ tâm thần chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã xem thường AA, coi nó như không phải gì hơn là một dạng bù trừ cho những quán rượu mà các ‘con sâu’ hay lui tới. Chúng tôi tin rằng những người nghiện rượu có cái mà chúng tôi gọi là “những rối loạn nhân cách về miệng”, và rằng thay vì mở miệng để nốc rượu, họ tụ tập lại tại cuộc gặp gỡ AA và khua miệng tán phét, uống nhiều cà phê và hút nhiều thuốc lá – và bằng cách đó, họ thỏa mãn những “nhu cầu về miệng” của họ. Giới bác sĩ tâm thần chúng tôi cao ngạo cho rằng đó là lý do mà AA có tác dụng.

Tôi rất xấu hổ để cho bạn biết rằng đa số các bác sĩ tâm thần – gồm cả những người hiện nay đang được đào tạo – vẫn tiếp tục tin rằng lý do AA tỏ ra hiệu quả là ở chỗ vì nó là một ‘dạng nghiện bù trừ ‘. Tôi không có ý khẳng quyết rằng không hề có yếu tố nào về chuyện bù trừ. Nhưng ‘dạng nghiện bù trừ’ có lẽ chỉ là một yếu tố vô cùng nhỏ trong toàn bộ lý do. AA có hiệu quả rất tốt. Và lý do thực giải thích tính hiệu quả đó là ở chỗ nó có ‘một chương trình’. Và có ít nhất ba lý do giải thích vì sao chương trình ấy có tác dụng.

Lý do thứ nhất: Chương trình 12 bước của AA là chương trình duy nhất đang tồn tại để hướng đến sự hoán cải về tôn giáo, mặc dù các hội viên AA gọi đó là sự hoán cải ‘tâm linh’, bởi vì họ không muốn hàm ý một cách nào đó rằng AA là một tôn giáo có cơ cấu. Vì sự thật AA không hề là một tôn giáo. Tuy nhiên, cốt lõi của chương trình 12 bước ấy là ý niệm về quyền lực cao hơn, và chương trình này thực tế dạy cho người ta biết tại sao họ phải tiến về phía trước xuyên qua sa mạc – nghĩa là, tiến về với Thiên Chúa, “như chúng ta hiểu về Ngài”.

Vì đó là chương trình duy nhất cho việc hoán cải, nên AA có thể được xem như ‘giáo hội’ thành công nhất tại đất nước này hiện nay. Bất cứ giáo phái nào khác cũng sẽ ghen tị với sự phát triển có tính hiện tượng phi thường của nó. Các thành viên AA khôn ngoan một cách không ngờ. Họ khôn đến nỗi họ thậm chí không bận tâm đến tiền bạc, nhà cửa. Thật vậy, họ dùng chính những ngôi nhà thờ có sẵn cho các cuộc gặp gỡ của họ. Đây là một trong những vai trò tích cực mà Giáo Hội cơ chế đảm nhận ngày nay: làm nơi tổ chức các cuộc họp của AA!

Cách đây khoảng một năm, tôi có dịp nói chuyện trong một nhà thờ nho nhỏ tại một thị trấn của Connecticut. Trong những phút giải lao, tôi nhìn vào bảng thông báo và nhận ra rằng nhà thờ đó tổ chức khoảng 14 buổi gặp AA mỗi tuần, ngoài ra còn có 4 cuộc gặp gỡ của nhóm Những Người Nghiện Rượu Vô Danh và 2 buổi gặp của nhóm Những Người Ăn Thái Quá nữa.

Như vậy, trong khi những người AA sử dụng các nhà thờ cho các cuộc gặp gỡ của họ, thì đồng thời họ vẫn không tháp nhập vào tôn giáo cơ cấu. Họ cũng sẽ giảm nhẹ ngay cả khía cạnh ‘tâm linh’ của chương trình để thu hút những thành viên mới vốn dị ứng với khía cạnh ấy. Người ta không muốn được cải hóa nhiều lắm. Người ta đề kháng sự cải hóa. Vì thế, AA là chương trình rất dai dẳng.

Câu chuyện sau đây sẽ cho bạn một ý niệm về mức độ dai dẳng của AA. Một tay nghiện rượu đến gặp tôi cách đây quãng hơn 10 năm, vì “AA không có tác dụng”. Anh ta có ý nói rằng trong sáu tháng qua anh đã tham dự những buổi gặp gỡ do AA tổ chức cách đêm một lần, và vào những đêm còn lại, anh vẫn … tiếp tục uống rượu li bì. Anh nói anh không biết tại sao AA không có tác dụng, bởi vì anh đã nắm hiểu rất rõ 12 bước của chương trình này.

Khi anh kể với tôi điều đó, tôi nói với sự ngạc nhiên: “Này bạn, trong mức độ mà tôi hiểu về 12 bước đó, thì đó là một sự khôn ngoan tâm linh rất thâm sâu, thường người ta phải mất ba năm để thậm chí chỉ bắt đầu hiểu các bước ấy.”

Lúc ấy anh ta nhận ra rằng có lẽ tôi đang muốn anh hiểu ra điều gì đó – vì rõ ràng anh chưa hiểu gì về cái gọi là sức mạnh cao hơn. Nhưng anh ta vẫn khẳng quyết rằng anh hiểu ít nhất là bước đầu tiên của 12 bước ấy.

Page 63: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

“Anh hiểu thế nào về bước đầu tiên?” – Tôi hỏi.

“Bước đầu tiên là nhìn nhận rằng tôi bất lực đối với rượu.” Anh trả lời.

“Anh nói vậy nghĩa là gì?” – Tôi ‘kích’ cho anh nói tiếp.

“Nghĩa là tôi bị một khiếm khuyết sinh hóa trong não, bất cứ khi nào tôi uống một ly, rượu sẽ ngấm vào và tôi mất hết sức mạnh ý chí. Vì thế tôi không được phép uống ly đầu tiên.”

“Vậy sao anh vẫn cứ uống?”

Anh ta im lặng, có vẻ rất lúng túng. Tôi nói: “Anh biết đó, có lẽ bước đầu tiên không chỉ có nghĩa rằng anh bất lực đối với rượu sau khi đã uống ly đầu tiên, nhưng còn có nghĩa rằng anh bất lực đối với rượu ngay cả trước khi uống ly đầu tiên nữa kia!”

Anh lắc đầu, giãy nảy: “Không. Không phải vậy. Chính tôi quyết định có nên uống ly đầu tiên hay không.”

“Đó là anh nói thế. Còn thực tế thì không đơn giản, phải không?”

Anh ta vẫn quyết liệt: “Không, chính tôi quyết định tất cả.”

Bấy giờ, tôi vỗ vai anh: “Tốt, anh hãy cứ vậy mà thực hiện.”

Thì ra, anh chàng nói trên đã chưa trải qua sự đầu hàng cần thiết của bước đầu tiên trong 12 bước. Anh ta càng chưa đầu hàng đối với 11 bước còn lại!

MỘT CHƯƠNG TRÌNH CHO LÃNH VỰC TÂM LÝLý do thứ hai giải thích hiệu quả ngoạn mục của AA là rằng đó là một chương trình thuộc lãnh vực tâm lý. Nó không chỉ dạy cho người ta biết vì sao phải tiến lên phía trước xuyên qua sa mạc để đến với Thiên Chúa, mà nó còn dạy nhiều cách thế để làm công việc tiến về phía trước ấy. Nó dạy bằng hai cách chủ yếu.

Một là qua việc sử dụng các câu châm ngôn và ngạn ngữ. Tôi đã từng nhắc đến một số câu như thế: “Hãy làm như thật!”, và “Tôi không ổn, anh không ổn, nhưng như thế là ổn!” Còn có rất nhiều câu khác nữa – tất cả đều là những ‘viên ngọc quí’: “Người duy nhất bạn có thể thay đổi là chính bạn”, hoặc “Đắc nhất nhật, quá nhất nhật”.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện riêng về lý do tại sao tôi rất xác tín tầm quan trọng của những câu ngạn ngữ ấy. Tôi có một ông nội rất tuyệt vời. Ông cụ không phải là một người đàn ông giỏi giang đặc biệt. Và lời nói của ông cụ thường chỉ kết dệt bằng những câu nói rập khuôn sẵn. Ông nói với tôi: “Đừng qua cầu khi cháu chưa đi tới cầu!”, hoặc “Đừng đặt tất cả số trứng của cháu vào chỉ một chiếc giỏ!” Không phải tất cả đều là những câu răn bảo. Một số câu nói của ông rất có tính an ủi, chẳng hạn: “Làm một con cá lớn trong ao nhỏ hơn là làm một con cá nhỏ trong ao lớn”, hay “Cố xác làm việc và không chơi đùa, Jack hóa thành thằng ngố”.

Tuy nhiên, ông nội tôi có ‘tật’ lặp đi lặp lại nhiều lần điều ông đã nói. Nếu tôi nghe ông nói “Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng”, thì hầu chắc câu đó ông đã nói với tôi cả ngàn lần rồi! Ông nội rất yêu tôi, và kể từ khi tôi lên tám hay chín tuổi cho đến năm tôi mười ba tuổi, tháng nào tôi cũng đi ngang qua Manhattan Island để trải qua một kỳ nghỉ cuối tuần với ông bà nội. Mọi sự diễn ra trong dịp cuối tuần ấy trước sau vẫn vậy: Tôi đến đó vào sáng thứ bảy, kịp giờ ăn trưa với ông bà nội. Rồi, sau cơm trưa, (hồi ấy chưa có TV), ông nội tôi đưa tôi tới một rạp chiếu bóng và cùng xem chiếu bóng với tôi. Rồi ông đưa tôi về nhà ăn tối. Sau cơm tối, ông lại đưa tôi tới một rạp chiếu bóng thứ hai. Vào các sáng Chúa Nhật, các rạp chiếu bóng đóng cửa. Nhưng chiều Chúa Nhật, ông lại đưa tôi đến rạp chiếu bóng thứ ba, trước khi gửi tôi về lại nhà. Và đó là tình yêu!

Chính trong những khi sóng bước bên ông nội, từ nhà đến rạp hát và từ rạp hát về nhà, mà tôi đã có thể không chỉ nghe nhưng còn tiêu hóa và thấm nhuần các câu ngạn ngữ của ông. Những lẽ khôn ngoan hàm súc trong các câu

Page 64: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

ngạn ngữ ấy đã hữu ích cho cả đời tôi. Như chính ông nội tôi đã nói: “Một muỗng đường giúp uống trôi chén thuốc đắng!”

Nhiều năm sau, khi tôi đang hành nghề bác sĩ tâm thần, một cậu bé 15 tuổi đến gặp tôi, nhà trường của cậu yêu cầu tôi giúp đỡ về chuyện thành tích học tập của cậu bé quá tệ. Khi tôi nói chuyện với cậu, tôi cũng có ấn tượng ngay rằng đây là một cậu bé hơi đần độn. Có lẽ đó là lý do chính khiến cậu bé bị điểm kém ở trường. Các bác sĩ tâm thần có một cách trắc nghiệm trí thông minh – như là một phần của cái gọi là ‘khảo sát tình trạng tâm thần’ (mental status exam). Phương pháp trắc nghiệm đó là yêu cầu người ta diễn dịch các câu ngạn ngữ. Vì thế, tôi hỏi cậu bé: “Tại sao người ta nói ‘Ở trong nhà bằng kính thì đừng ném đá’?”

Cậu bé lập tức trả lời: “Dạ, ở trong nhà bằng kính mà ném đá thì nhà sẽ bị vỡ”.

“Nhưng phần đông người ta không thực sự sống trong những nhà bằng kính. Vậy cháu áp dụng lời nói ấy như thế nào vào mối tương quan giữa con người với nhau?”

“Dạ, cháu không biết ạ!”

Tôi thử lần nữa: “Tại sao người ta nói ‘Đừng tiếc xót chỗ sữa tràn’?”

Cậu bé đáp: “Nếu cháu làm vung đổ vài giọt sữa, cháu sẽ gọi con mèo đến liếm đi.”

Câu trả lời ấy cho thấy phần nào khả năng tưởng tượng, nhưng đã không giải thích gì về nội dung mà người ta gửi gắm trong câu nói kia. Cuối cùng, vì trí thông minh là một vấn đề quan trọng, tôi đã giới thiệu cậu bé đến một nhà tâm lý để được kiểm tra chính xác hơn. Nhà tâm lý ấy là một phụ nữ đứng tuổi, rất nổi tiếng trong lãnh vực trắc nghiệm. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nhận bản kết quả trắc nghiệm của cậu bé. Chỉ số IQ của cậu bé là 105! Đó là một chỉ số không lớn lắm, và thấp đối với nhà trường mà cậu bé đang theo học – có lẽ giải thích được tại sao cậu bị điểm kém. Nhưng đây cũng là một chỉ số trên trung bình. Tôi vẫn đoán chừng chỉ số IQ của cậu ở mức khoảng 85 thôi. Và vì có sự khác biệt như vậy, tôi đã gọi cho nữ chuyên gia kia và nói rằng tôi không thể tin chỉ số IQ của cậu bé là 105; tôi nói chắc chắn chỉ số thực phải thấp hơn nhiều – vì cậu bé quá kém trong việc hiểu các câu ngạn ngữ. Nữ chuyên gia ấy trả lời: “Ồ, điều đó chẳng có gì lạ đối với chúng tôi. Ngày nay chẳng còn cô cậu nào ở lứa tuổi ấy hiểu biết ất giáp gì về các câu ngạn ngữ truyền thống nữa.”

Tôi thường nghĩ rằng sẽ rất ích lợi nếu chúng ta có thể triển khai một chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần nào đó trong các trường học của chúng ta. Nhưng tôi biết nhiều người sẽ phản đối một chương trình như thế. Có một phong trào chống lại việc săn sóc sức khỏe tâm thần tại đất nước này, phong trào ấy được tham gia bởi những người sợ hãi những ảnh hưởng của tinh thần nhân bản thế tục và của các phong trào tâm lý trong cuộc sống chúng ta. Họ sợ rằng có người sẽ nghĩ là tốt việc trẻ em chất vấn lại cha mẹ chúng; họ cho rằng cách nghĩ như vậy là do quỉ xúi quẩy! Nhưng chắc hẳn họ không thể phản đối một chương trình dạy các câu ngạn ngữ trong các trường học chúng ta, phải không? Tôi hy vọng một ai đó sẽ bắt đầu một chương trình như thế. Và tôi hy vọng điều đó sẽ sớm được thực hiện. Vì, như ông nội tôi nói: “Khâu kịp thời một mũi, tránh khỏi phải khâu chín mũi”.

TÂM LÝ TRỊ LIỆU PHỔ THÔNG

AA sử dụng các câu ngạn ngữ một cách rất công hiệu. Song hiệp hội này cũng có một cơ chế khác nữa, đó là một hệ thống bảo trợ. Khi bạn tham gia AA hay chương trình 12 bước nào khác, sau một thời gian bạn sẽ có thể chọn một người bảo trợ; người ấy sẽ thực sự là một nhà trị liệu tâm lý phổ thông của bạn.

Nếu bạn cảm thấy cần sự trị liệu tâm lý, nhưng bạn không đủ khả năng tài chánh, thì bạn có một cách để làm, đó là giả vờ đóng vai một tay nghiện rượu, đến với AA, và nhận một nhà bảo trợ. Thực tế có một số người đã làm như vậy. Tôi không ủng hộ chuyện mánh lới, vì vậy đó không phải là điều mà tôi thực sự muốn đề xuất với bạn. Thay vào đó, tôi đề nghị rằng bạn giả vờ mình có một người thân nghiện rượu, và bạn tới với AA để nhận một người bảo trợ. Kỳ thực, chuyện này thì bạn không phải giả vờ. Vì hầu chắc trong gia đình bạn, có một người thân nào đó đang mắc chứng nghiện.

Page 65: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Dĩ nhiên, không phải mọi người bảo trợ trong các chương trình 12 bước đều có khả năng chuyên môn như những nhà tâm lý trị liệu chuyên nghiệp. Về nhiều phương diện, họ không giỏi bằng. Đã từng có nhiều thân chủ đến gặp tôi sau nhiều năm tham gia chương trình AA; các thân chủ này cảm thấy rằng có lẽ tôi – trong tư cách là một bác sĩ tâm thần – có một cái gì đó có thể bổ sung vào cho họ, và cái đó họ không thể nhận được từ những người bảo trợ của họ. Trong tiến trình cố gắng trao cho họ yếu tố bổ sung kia, tôi học hỏi được rất nhiều từ họ.

Trong các chương trình 12 bước, việc ‘vượt qua’ người bảo trợ của bạn là chuyện hết sức bình thường. Và, trong phương diện này, hệ thống bảo trợ tiến bộ hơn lề lối trị liệu tâm lý theo truyền thống. Sẽ là chuyện bình thường nếu bạn đi tới gặp người bảo trợ của bạn và nói: “Này, tôi hết sức biết ơn về những gì ông đã làm để giúp tôi trong ba năm qua, nhưng tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên tìm một vị bảo trợ khác sâu sắc và phóng khoáng hơn.” Và bạn sẽ nghe vị bảo trợ của mình đáp: “Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Tôi vui mừng vì tôi đã giúp được anh cho đến nay, và anh đã tiến đến mức như hiện nay.” Không có nhiều bác sĩ tâm thần có thái độ phóng khoáng và thoải mái đến như vậy khi có một thân chủ ‘vượt qua’ mình.

MỘT CHƯƠNG TRÌNH CỘNG ĐỒNGNhư vậy, AA có tác dụng bởi vì nó là một chương trình cải hóa tâm linh, dạy cho người ta biết tại sao họ phải tiến lên trong sa mạc – nghĩa là, tiến về phía Thiên Chúa. Nó cũng có tác dụng bởi vì nó là một chương trình tâm lý, dạy cho người ta rất nhiều về cách thế để tiến về phía trước qua sa mạc. Nó làm công việc đó qua các câu châm ngôn, ngạn ngữ và qua các người bảo trợ. Còn một lý do thứ ba nữa: AA có tác dụng bởi vì nó dạy người ta rằng họ không phải một mình tiến lên phía trước qua sa mạc. AA là một chương trình hành động có tính cộng đồng!

Trong vài năm nay, từ khi tôi không còn hành nghề bác sĩ tâm thần, tôi làm việc với những người khác trong công cuộc triển khai tổ chức Foundation for Community Encouragement (Tổ Chức Vận Động Cộng Đồng). Quyển sách The Different Drum của tôi là nằm trong nỗ lực đó. Trong quyển sách, tôi vạch ra rằng tính cộng đồng chỉ phát triển một cách tự nhiên trong các tình huống đối mặt với các cơn khủng hoảng. Những người xa lạ cùng ngồi trong phòng đợi của một Phòng Cấp Cứu Đặc Biệt sẽ nhanh chóng chia sẻ với nhau những nỗi lo sợ của mình, bởi vì những người thân của họ đang nằm trong phòng săn sóc đặc biệt kia, đang trải qua những phút giây hệ trọng nhất. Hay chỉ vài giờ sau khi xảy ra một trận động đất, như hồi 1985 ở Mexico City, hơn 4000 người bị chết … thì những thanh niên quí tộc giàu có vốn thường nặng tinh thần cá nhân, ích kỷ cũng làm việc sát cánh suốt ngày suốt đêm với những người lao động nghèo trong nỗ lực cứu trợ khẩn cấp.

Vấn đề duy nhất là vừa khi cơn khủng hoảng qua đi thì tinh thần cộng đồng cũng … chẳng còn. Kết quả là: có hàng triệu người than khóc vì những cơn khủng hoảng của họ không còn nữa. Tôi có thể đảm bảo rằng tối thứ bảy này, nếu không phải tối thứ năm này, hàng chục ngàn ông già ở VFW và các câu lạc bộ cựu quân nhân Mỹ sẽ uống say túy lúy với nhau, tiếc nuối những ngày Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ II. Họ nhớ những ngày ấy với tình cảm dạt dào, bởi vì dù thuở ấy họ lạnh giá, ướt đẫm và thường xuyên bị cái chết rình rập nhưng đó là thời gian mà họ đã kinh nghiệm được một tính tập thể rất sâu sắc trong cuộc đời họ – kinh nghiệm mà kể từ đó họ chưa bao giờ gặp lại được trong cuộc đời mình.

NGHIỆN RƯỢU, MỘT ÂN PHÚC !

Những người nghiện rượu trong Hiệp Hội AA có một ân phúc lớn và một khả năng ‘trời cho’.

Ân phúc là ân phúc của chính bản thân chứng nghiện này. Nó là một ân phúc bởi vì nó là một bệnh làm đổ vỡ con người cách rõ ràng. Những kẻ nghiện rượu không đổ vỡ nhiều hơn so với những người không nghiện rượu. Tất cả chúng ta đều có mớ thống khổ và âu lo của mình. Có thể chúng ta không ý thức về chúng, nhưng tất cả chúng ta đều có chúng. Tất cả chúng ta đều là những con người đổ vỡ. Có điều, những người nghiện rượu không che giấu được sự đổ vỡ này, trong khi đó số còn lại trong chúng ta thì có thể che giấu nó đằng sau những mặt nạ ‘tỉnh như không’ của mình. Chúng ta không thể nói chuyện với nhau về những gì quan trọng nhất đối với chúng ta, về những gì cốt yếu đang làm cho trái tim chúng ta đổ vỡ. Vì thế, ân phúc lớn nhất của chứng nghiện rượu là chính bản thân

Page 66: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

của chứng nghiện ấy. Nó đặt người ta vào cơn khủng hoảng rõ ràng. Và kết quả là họ đi vào một tập thể: một nhóm AA.

Điều tuyệt vời nơi những người nghiện rượu trong AA đó là họ xem mình như những con nghiện đang hồi phục. Họ không xem mình như đã hồi phục, như là ‘những người trước đây vốn nghiện’, mà là những người nghiện đang hồi phục. Và khi sử dụng ý niệm ‘đang hồi phục’, họ không ngừng tự nhắc nhở mình rằng tiến trình hồi phục đang diễn ra, cơn khủng hoảng của họ đang diễn ra. Và, vì cơn khủng hoảng đang diễn ra, nên tính cộng đồng cũng đang tồn tại.

Một trong những khó khăn lớn nhất mà tôi gặp phải khi làm việc với Foundation for Community Encouragement (Tổ Chức Vận Động Cộng Đồng) là cố gắng giải thích cho người ta về mục đích của nó. Chỉ những người đang ở trong các chương trình 12 bước mới hiểu ngay được mục đích của tổ chức này – bởi vì tôi có thể nói với họ rằng Foundation for Community Encouragement cố gắng giúp người ta biết cách đi vào một tập thể mà không cần phải là một con nghiện, không cần phải có một cuộc khủng hoảng trước. Hay có thể nói, nó cố gắng dạy cho người ta thấy rằng họ vốn đang ở trong khủng hoảng – chúng ta vốn đang ở trong khủng hoảng.

ĐỐI MẶT SỚM VỚI NHỮNG KHỦNG HOẢNG

Trong nền văn hóa tránh khổ của chúng ta, chúng ta có một thái độ rất kỳ cục đối với sức khỏe tâm thần. Người Mỹ chúng ta dường như nghĩ rằng đặc trưng của sự lành mạnh tâm thần là sự vắng mặt của khủng hoảng. Sai bét! Đó không phải là đặc trưng của sự lành mạnh tâm thần. Chính khả năng đối mặt sớm với những khủng hoảng của mình mới là dấu cho thấy chúng ta lành mạnh tâm thần.

Hai tiếng ‘khủng hoảng’ đã trở thành rất thời thượng ngày nay. Chẳng hạn, thiên hạ đang bàn tán sôi nổi về sự khủng hoảng của tuổi trung niên. Nhưng rất lâu trước khi chúng ta tạo ra từ ngữ đó, chúng ta đã có nói đến khủng hoảng tuổi trung niên nơi phụ nữ. Đó là giai đoạn mãn kinh. Nhiều phụ nữ, khi đến độ tuổi 50 và chu kỳ kinh nguyệt của họ chấm dứt, có xu hướng xuống tinh thần trầm trọng. Nhưng thật lạ là điều đó không xảy ra với hết mọi phụ nữ – và tôi sẽ giải thích tại sao.

Một người phụ nữ lành mạnh tâm thần sẽ không gặp một khủng hoảng lớn nào ở tuổi mãn kinh khi chị 56 tuổi – bởi vì chị đã giải quyết rất nhiều cơn khủng hoảng nho nhỏ suốt thời gian dài trước đó. Ở tuổi 26, chẳng hạn, chị thức dậy một buổi sáng, soi gương và nhận thấy rằng mình bắt đầu có những nếp nhăn trên khóe mắt. Đó là khi chị tự nhủ: “Chà, thế là mất nhiều cơ hội được tuyển vào Hollywood rồi!” Và mười năm sau, khi chị 36 tuổi, và đứa con út của chị đi nhà trẻ, chị nghĩ: “Mình phải làm một cái chi đó cho cuộc sống mình, chứ không thể chỉ tập trung cho con cái mà thôi!” Khi một phụ nữ như thế bước vào độ tuổi 50 và chấm dứt hành kinh, chị sẽ bước qua cột mốc này khá dễ dàng. Chị sẽ hoàn toàn không bị cú sốc nào, vì xét về mặt tâm lý, chị đã đối mặt với hiện tượng mãn kinh của mình trước đó hai mươi năm rồi!

Đàng khác, những phụ nữ gặp rắc rối là những người cố mơ mộng ‘xâm nhập Hollywood’(dù đã bắt đầu phát hiện những vết nhăn trên khóe mắt mình), và là người không phát triển một mối quan tâm nào khác ngoài gia đình. Khi đến tuổi 50, thời gian mãn kinh, thời gian mà bao nhiêu mỹ phẩm cũng không che giấu được các vết nhăn nữa, cũng là thời gian mà con cái rời khỏi mái nhà – để chị lại với không chỉ một ngôi nhà trống rỗng mà còn là một cuộc sống trống rỗng nữa. Chị xuống tinh thần là điều đương nhiên thôi.

Tôi không muốn đóng khung dù là phụ nữ hay là tình trạng mãn kinh ở đây, bởi vì tôi biết rằng sự khủng hoảng trung niên cũng phổ biến và nghiêm trọng không kém nơi đàn ông. Cách đây không lâu, tôi trải qua cơn khủng hoảng trung niên lần thứ ba của mình. Lúc đó tôi suy sụp hơn bất cứ lúc nào trước đây kể từ khi tôi 15 tuổi, và thật là khổ sở. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng điều đặc trưng cho sự lành mạnh tâm thần nơi cả đàn ông lẫn phụ nữ không được đo lường bởi khả năng chúng ta tránh khủng hoảng, nhưng là bằng mức độ mau mắn mà chúng ta đối mặt với một cơn khủng hoảng và có thể tiếp bước đi tới một cơn khủng hoảng khác – và có lẽ cả bởi số lượng bao nhiêu cơn khủng hoảng mà chúng ta có thể vượt qua trong đời mình.

Page 67: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Có một dạng rối loạn tâm lý hiếm hoi nhưng đầy sức tàn phá, gây khốn khổ cho khoảng 1% số người ta – sự rối loạn này đòi họ sống một đời sống thường xuyên phải ở trong tình trạng kích động và hưng phấn. Nhưng còn có sự rối loạn tâm lý tàn phá gấp nhiều lần hơn – ảnh hưởng đến ít nhất 95% người Mỹ chúng ta – đó là chúng ta không sống đời sống mình với một cảm thức kịch tính đủ, và không tỉnh ngộ được về bản chất quan trọng của cuộc sống chúng ta mỗi ngày.

Ở đây ta nhận ra một trong những phẩm chất phải có để làm một con người ‘tín ngưỡng’. Những người khác chỉ có những đợt ‘lên lên xuống xuống’ trong cuộc sống của họ, trong khi chúng ta – những con người ‘tín ngưỡng’ – phải có những ‘cơn khủng hoảng tâm linh’. Bị một khủng hoảng tâm linh thì tốt hơn là bị một vố suy sụp tinh thần chứ, phải không?. Thật vậy, bạn hoàn toàn có thể vượt qua cơn suy sụp của bạn nhanh chóng hơn nếu bạn nhận ra nó là một cơn khủng hoảng tâm linh – mà thường nó đúng là thế. Tôi xác tín sâu sắc rằng trong nền văn hóa của mình, chúng ta cần bắt đầu đề cao các cơn khủng hoảng – gồm cả một số loại suy sụp và tất cả những nỗi khổ đau cần thiết. Chúng ta chỉ có thể lớn lên xuyên qua những nỗi khổ và những cơn khủng hoảng như thế.

Các thành viên AA, vì họ luôn luôn ở trong tình trạng đang hồi phục, nên họ sống với sự khủng hoảng kéo dài. Và họ đương đầu được với khủng hoảng kéo dài bởi vì họ giúp nhau. Đó là ý nghĩa của tính cộng đồng.

Tôi có thể nói cho bạn biết cộng đồng là gì, nhưng tôi không thể cảm nghiệm cộng đồng thay cho bạn được. Đức Giêsu đã gặp một khó khăn tương tự. Ngài đã nắm được cái mà Ngài gọi là Nước Trời, và Ngài vô cùng tâm đắc với nó. Nhưng khi Ngài cố mô tả nó cho người ta, thì mí mắt họ nặng trĩu và họ ngáp. Vì thế, Ngài tạo ra những dụ ngôn để giải thích rõ hơn. Ngài nói: “Nước Trời giống như người kia bắt được viên ngọc quí …”, hoặc “Nước Trời giống như người kia có một vườn nho và cần một số người làm vườn nho …”, hay “Nước Trời giống như người kia có một đứa con hoang đàng, trác táng …” Rốt cục, người ta vẫn không hiểu điều Ngài đang nói với họ.

Hai ngàn năm sau, dù các dụ ngôn của Ngài đã thành nổi tiếng trong văn chương, người ta vẫn không hiểu Ngài đang nói gì. Đa số các Kitô hữu vẫn không thực sự hiểu Đức Giêsu muốn nói gì khi nói “Nước Trời”. Tôi tưởng không hề ngẫu nhiên sự việc khi nói về Nước Trời, Đức Giêsu đã gặp cùng loại khó khăn mà chúng ta gặp khi chúng ta nói về cộng đồng. Bởi vì Nước Trời, theo tôi nghĩ, là loại suy gần nhất đối với cộng đồng.

Bạn đã từng nghe trích dẫn lời của Đức Giêsu rằng “Nước Trời ở bên trong anh em”, nhưng thực ra Đức Giêsu đã không hề nói như thế. Đức Giêsu nói tiếng Aram, và các Sách Tin Mừng được viết bằng tiếng Hy lạp, rồi lại được dịch ra mọi ngôn ngữ khác. Vì thế, không thể tránh những nhầm lẫn, và đã có hàng ngàn quyển sách được viết ra nhằm cố gắng đạt được những bản dịch chính xác và những lời thực của Đức Giêsu.

Một trong những cách mà các học giả dùng để trắc nghiệm sự chính xác của một bản văn Phúc Âm, đó là xem thử có thể dịch bản văn Hy lạp ấy ngược lại tiếng Aram hay không. Đa số các học giả ngày nay đồng ý rằng Đức Giêsu đã không nói: “Nước Trời ở bên trong anh em”, nhưng là nói: “Nước Trời ở giữa anh em”. Và tôi tin rằng chỗ tốt nhất để tìm ra Nước Trời là tìm nó ở giữa chúng ta, trong cộng đồng!

Trong quyển Hương Vị Tình Yêu (The Scent of Love) của mình, Keith Miller viết về điều này khi nhắc đến cộng đồng các Kitô hữu đầu tiên. Người ta nói rằng các Kitô hữu đầu tiên là những người loan báo Tin Mừng thành công một cách rất ngoạn mục bởi vì Chúa Thánh Thần xuống và ban cho họ những ân sủng khác nhau – các ơn đặc sủng và các ơn ngôn ngữ – để họ có thể nói mọi ngôn ngữ, và nhờ đó Kitô giáo lan rộng nhanh chóng. Nhưng Miller cho rằng đó không phải là lý do chủ yếu.

Điều thực sự xảy ra là qua Đức Giêsu, các môn đệ và các tín hữu đầu tiên đã khám phá ra bí mật về cộng đoàn. Một người nào đó rảo bước xuống một con hẻm nhỏ ở Ê-phê-sô hay Cô-rin-tô và thấy người ta đang ngồi xúm xít nói chuyện về những điều rất lạ, rất vô nghĩa: có một người đã bị hành hình trên một cây gỗ, và rồi người ấy đã hiện ra chỗ này chỗ kia …! Nhưng có một chất lượng đặc biệt trong cách mà những người này nói chuyện với nhau, than khóc với nhau, cười với nhau, đụng chạm nhau, giao tiếp với nhau … Chất lượng ấy có sức thu hút mãnh liệt đến nỗi những người xa lạ đi qua đều không thể không quan tâm và ghé lại. Chất lượng ấy chính là hương vị tình yêu tỏa lan

Page 68: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

bàng bạc, hấp dẫn người ta như những bông hoa lôi cuốn đàn ong vậy. Và người ta bắt đầu nói: “Tôi chưa hiểu, nhưng tôi muốn vào.”

Chúng ta đã có những cuộc hội thảo về việc xây dựng cộng đoàn được tổ chức trong những hội trường khách sạn sang trọng bậc nhất, và những người bồi phòng hay bồi bàn bước đến và nói: “Tôi không biết các vị đang bàn về chuyện gì ở đây, nhưng tôi xong việc lúc 3 giờ, vậy tôi có thể tham gia với các vị được không ạ?”

Thế là tôi hiểu rằng cuộc hội thảo ấy đã có tác dụng.

Vì thế, tôi nghĩ biến cố tích cực nhất của thế kỷ 20 đã xảy ra tại Akron, Ohio vào ngày 10 tháng 6 năm 1935, khi Bill W. và Bác sĩ Bob triệu tập cuộc gặp gỡ AA đầu tiên. Đó không chỉ là biến cố đánh dấu sự bắt đầu của phong trào tự giúp mình và sự bắt đầu cuộc ‘hôn phối’ giữa khoa học và tâm linh, nhưng đó còn là sự bắt đầu của phong trào cộng đoàn.

Đó là lý do khác nữa giải thích tại sao tôi nghĩ về bệnh nghiện rượu như là một chứng bệnh thánh thiêng. Trong các cuộc gặp gỡ giữa tôi và các bạn AA, chúng tôi thường có cảm tưởng rằng có lẽ Thiên Chúa cố ý muốn tạo ra sự rối loạn về nghiện rượu để tạo ra những người nghiện rượu – để những người nghiện rượu này có thể tạo ra AA, và qua đó họ làm thành mũi xung kích của phong trào cộng đoàn, phong trào trở thành phương tiện cứu độ không chỉ của những người nghiện rượu hay ma túy, mà còn là của tất cả chúng ta.

—————————

(16) Hội Những Người Nghiện Rượu Vô Danh

đến chương 09 >>Chương 10:

Tính Dục Và  Tâm Linh_ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Ý nghĩ rằng có một mối quan hệ giữa tính dục và tâm linh có thể gây ‘sốc’ đối với một số người – ít là đối với những ai chưa bao giờ đọc Bài Ca của Sa-lô-môn trong Thánh Kinh – bài ca bắt đầu bằng:  “Ước gì chàng hôn ta những nụ hôn đắm đuối của môi miệng chàng…”.  Khúc Diễm Tình Ca này – như tên gọi đầy đủ hơn của nó – là một cuộc thoại rất sâu sắc và rất gợi tình giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Thế nhưng, có một nếp nghĩ nào đó lại đồng hóa giới tính và tính dục với ma quỉ – cho rằng ma quỉ cám dỗ chúng ta thèm khát những khoái cảm tội lỗi của xác thịt. Trong bối cảnh ấy, mối quan hệ giữa tính dục và tâm linh chỉ có thể là một mối quan hệ chiến tranh, trong đó bên này phải thắng dẹp bên kia. Nhưng tôi cho rằng nếu có xung đột giữa tâm linh và tính dục thì phải hiểu sự xung đột ấy kiểu như sự cãi cọ giữa hai người yêu nhau hay như cuộc tranh chấp nào đó giữa hai chị em ruột – tức những loại xung đột có thể được vượt qua xét một mức nào đó.

Nếu bắt đầu bằng cách đặt vấn nạn tính dục là gì, thì ngay lập tức chúng ta húc phải bức tường đá của khoa học. Là những con người ở cuối thế kỷ 20, chúng ta biết cách bay lên khỏi mặt đất để đi vào không gian, nhưng xét trên quan điểm khoa học thì chúng ta chưa biết mô tê gì về cái gọi là những khác biệt hay những tương đồng phi thể lý (nonanatomical) giữa người nam và người nữ. Tôi có cảm tưởng rằng ở đây, một lần nữa, thần thoại có thể là thầy dạy tuyệt vời cho chúng ta – tuyệt vời hơn nhiều so với khoa học.

Một trong những chủ đề căn bản của thần thoại là sự kiện chư thần lo sợ con người trở nên giống như chư thần, và huyền nhiệm về tính dục có liên quan đến chủ đề này. Thần thoại này bảo chúng ta rằng ban đầu con người vốn là những sinh vật lưỡng tính, thống nhất. Nhưng rồi, nhờ đặc tính đó, con người đã nhanh chóng đạt được sức mạnh và đe dọa lấn lướt chư thần. Vì thế chư thần tách con người ra làm đôi – nam và nữ. Từ đó, con người – chỉ là một nửa – không còn có khả năng cạnh tranh với chư thần. Cũng từ đó, con người cảm thấy bất túc, cảm thấy khao khát sự trọn vẹn mà mình đã bị tước mất. Con người mãi mãi kiếm tìm ‘nửa kia’ của mình, hy vọng rằng trong khoảnh khắc

Page 69: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

hiệp nhất với nửa kia, mình sẽ kinh nghiệm lại được niềm vui sướng mà mình đã đánh mất, niềm vui sướng của tình trạng trọn vẹn gần giống như chư thần.

Như vậy, ít nhất là theo thần thoại này, tính dục của chúng ta phát nguyên từ một cảm thức bất toàn, và nó được biểu hiện bởi khát vọng được nên trọn vẹn, khát vọng trở nên thần thánh. Thế nhưng tâm linh của chúng ta là gì nếu không phải cũng là cảm thức bất toàn và cũng là khát vọng nên trọn vẹn, nên thần thánh?

Dĩ nhiên, tính dục và tâm linh rõ ràng không phải là cùng một thực tại. Chúng không phải là hai anh em sinh đôi giống hệt nhau, nhưng chúng là những anh em họ gắn bó với nhau. Và chúng bật ra từ cùng một gốc – không phải chỉ từ thần thoại mà còn từ kinh nghiệm thực tế của con người nữa.

Thực tế cho thấy kinh nghiệm giới tính là kinh nghiệm gần gũi nhất với tâm linh. Chính vì trong kinh nghiệm giới tính có sắc thái tâm linh mà rất nhiều người cố săn đuổi nó, dù bao phen trầy trật. Dù người ta có ý thức hay không, thì những cuộc săn đuổi đó cũng thường là những cuộc săn đuổi chính Thiên Chúa. Chẳng có gì lạ khi ngay cả những người vô thần hay những người bất khả tri, trong khoảnh khắc của khoái lạc tột đỉnh, vẫn thốt lên được rằng “Ôi, lạy Chúa!”

KHOÁI LẠC TỘT ĐỈNH – MỘT KINH NGHIỆM THẦN BÍ

Nhà tâm lý lừng danh Abraham Maslow có lần quyết định thay vì nghiên cứu những người bệnh, ông sẽ nghiên cứu những người đặc biệt lành mạnh – người đặc biệt lành mạnh là người có một đời sống dường như hoàn toàn nhất quán, dường như phát huy trọn vẹn các tiềm năng của mình và trở thành con người hết sức sung mãn. Hình như trong khoảng mười ngàn người thì mới tìm được một người như thế. Maslow gọi họ là “những người đã tự hiện thực được mình” (22). (Tôi thấy nên sửa lại là “những người đã góp phần hiện thực được mình” (23) thì đúng hơn). Nghiên cứu những người ấy, Maslow tổng hợp được khoảng 13 đặc điểm chung. Một trong những điểm ấy là rằng họ thường kinh nghiệm khoái lạc tột đỉnh như một sự kiện tâm linh, thậm chí một sự kiện thần bí.

Một lần nữa, từ “thần bí” nói trên không chỉ là một loại suy. Đã bao đời nay, các nhà thần bí đã nói về một sự chết đi chính mình như điều kiện thiết yếu cho cuộc hành trình tâm linh thần nhiệm, hay thậm chí như mục tiêu, như cứu cánh của chính hành trình thần nhiệm ấy. Và hẳn bạn cũng biết rằng tiếng Pháp thường nói “la petite mort” – (cái chết nhỏ) – để qui chiếu đến khoái lạc tột đỉnh.

Chất lượng chủ quan của kinh nghiệm khoái lạc tột đỉnh dĩ nhiên phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của mối quan hệ giữa hai người trong cuộc. Vì thế, nếu bạn muốn kinh nghiệm được khoái lạc tột đỉnh tối đa, thì tốt nhất là bạn nên tìm kiếm nó với người mà bạn yêu sâu sắc. Nhưng, trong khi một mối quan hệ yêu thương nồng nàn là yếu tố cần để đem chúng ta tới đỉnh cao thần nhiệm của kinh nghiệm khoái lạc tột đỉnh, thì chính lúc đạt tới đỉnh cao đó, chúng ta thực sự mất hẳn ý thức về người kia. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi của cái chết nhỏ ấy, chúng ta quên mất mình là ai và mình đang ở đâu. Tôi cho rằng đấy bởi vì chúng ta đã thực sự rời khỏi mặt đất này và đã bước vào thế giới của Thiên Chúa.

Như Ananda Coomaraswami nói: “Trong phút giây đưa nhau đạt tới đỉnh cực lạc ấy, người này không còn có ý nghĩa gì cho người kia hơn là cánh cổng Thiên Đàng để người kia bước vào.” Hay như Joseph Campbell diễn tả: “Khi người ta lạc mất chính mình trong cái đê mê ngây ngất của tình yêu, thì người kia trở thành chỉ là một cánh cổng đền thờ để mình bước qua và đi đến tận bàn thờ.”

Vì thế, trong kinh nghiệm tính dục có tiềm mặc kinh nghiệm tôn giáo. Vậy thì phải chăng trong kinh nghiệm tôn giáo cũng có sắc thái tính dục? Tôi không nghĩ là ngẫu nhiên sự kiện rằng trong lịch sử, đa số những khúc thơ gợi tình nhất đều được viết bởi các thầy dòng và các nữ tu. Bài thơ Đêm Tối rất nổi tiếng của Thánh Gioan Thánh Giá là một ví dụ:

1. One dark night,fired with love’s urgent longings

Page 70: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

- ah, the sheer grace! –I went out unseen,

my house being now all stilled.2. In darkness and secure,

by the secret ladder, disguised,- ah, the sheer grace! -

in darkness and concealment,my house being now all stilled.

3. On that glad night,in secret, for no one saw me,

nor did I look at anything,with no other light or guide

than the one that burned in my heart.4. This guided me

more surely than the light of noonto where he was waiting for me,

- him I know so well –there in a place where no one appeared.

Hãy chú ý sự hòa quyện giới tính trong các khổ thơ sau đây:

5. O guiding night!O night more lovely than the dawn!

O night that has unitedthe Lover with his beloved,

transforming the beloved in her Lover.6. Upon my flowering breast

which I kept wholly for him alone,there he lay sleeping,and I caressing him

there in a breeze from the fanning cedars.7. When the breeze blew from the turret,

as I parted his hair,it wounded my neckwith its gentle hand,

suspending all my senses.8. I abandoned and forgot myself,

laying my face on my Beloved;all things ceased; I went out from myself,

leaving my caresforgotten among the lilies.

Tôi cho rằng đoạn cuối cùng của bài thơ trên – mô tả sự hiệp nhất thần nhiệm có thể có giữa con người và Thiên Chúa – cũng rất tuyệt vời nếu được dùng để mô tả kinh nghiệm khoái lạc tột đỉnh của con người: “Tôi bỏ mất mình, tôi quên mất mình … tất cả đều ngừng lại … Tôi ra khỏi con người tôi …”

Qua gặp gỡ với các tu sĩ, tôi nhận thấy rằng những tu sĩ tuyệt vời nhất chính là những tu sĩ yêu Thiên Chúa nồng nàn nhất. Và để yêu Thiên Chúa cách nồng nàn, bạn phải là một con người nồng nhiệt, đam mê. Vậy thì tại sao những con người như thế lại chọn sống đời khiết tịnh hay độc thân?

Page 71: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Có hai lý do. Thứ nhất, bởi vì ‘sex’ có thể làm kẹt các mối quan hệ. Khi chúng ta xem kẻ khác chỉ như một đối tượng tình dục, thì chúng ta có khuynh hướng sâu xa muốn sử dụng kẻ ấy. Mặc dù những kiểu thức sử dụng như thế nơi nam giới và nữ giới không giống nhau, nhưng mỗi chúng ta đều có một khuynh hướng sử dụng đối tượng tình dục trong cuộc đời mình theo những cách ám tàng (nếu không lộ liễu), giảo hoạt và vị kỷ.

Đã có những thí nghiệm về việc xây dựng các dòng tu không độc thân, nhưng cho đến nay tất cả đều thất bại. Vì thế, những ai quyết tâm quan hệ với tha nhân một cách bảo đảm và một cách có sức chữa trị thì thường quyết định rằng một tính dục tiết chế cao, chẳng hạn cuộc sống độc thân hay khiết tịnh, là cái giá mà mình phải trả. Và thường họ sẽ nhận thấy rằng cái giá ấy thật rất đáng trả.

ẢO TƯỞNG VỀ TÌNH YÊU LÃNG MẠN

Trong Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, tôi phân biệt rõ giữa tình yêu (mà tôi định nghĩa là việc quan tâm đến sự trưởng thành tinh thần của người khác) và tình yêu lãng mạn (mà tôi cho rằng chính là một dạng tự yêu). Tất cả lý tưởng tình yêu lãng mạn của người Mỹ thời nay chủ trương rằng một cách nào đó Cinderella cần phải cuốn gói ra đi với hoàng tử của nàng, đến tận chân trời của những đỉnh khoái lạc bất tận. Đó là một ảo tưởng. Tình yêu lãng mạn được người ta ưa chuộng hơn nhiều so với tiền thân của nó trong lịch sử là những cuộc hôn nhân được dàn xếp. Tuy nhiên bất cứ ai tin rằng mình có khả năng lãng mạn mãi mãi trong một mối quan hệ thì sẽ phải tức tưởi vỡ mộng. Thật vậy, tôi cho chính việc tìm kiếm Thiên Chúa trong những mối quan hệ lãng mạn của con người là một trong những vấn đề lớn nhất của chúng ta hiện nay, trong nền văn hóa này, cũng như trong các nền văn hóa khác.

Chúng ta nhìn chồng (hay vợ) hay người tình của chúng ta như một ‘thiên chúa’ đối với chúng ta. Chúng ta kỳ vọng vợ/chồng hay người tình mình đáp ứng tất cả những nhu cầu của mình, lấp đầy mình, đưa mình đến một thiên đàng trường cửu trên mặt đất này. Và điều đó bất thành. Một trong những lý do điều đó bất thành – dù ta có ý thức hay không – đó là vì chúng ta đang vi phạm Điều Răn Thứ Nhất: ‘Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ngươi sẽ không có bất cứ một thần nào khác trước mặt Ta.”

Tuy nhiên, cũng là điều rất tự nhiên việc chúng ta làm thế. Thật là tự nhiên việc muốn có một thiên chúa khả giác, một thiên chúa mà chúng ta không chỉ có thể nhìn thấy, đụng chạm, mà còn có thể giữ lấy, ôm ghì lấy, ngủ với, và thậm chí chiếm hữu lấy nữa. Thế là, chúng ta tiếp tục nhìn người bạn đời hay người tình mình như một thiên chúa đối với mình – và trong tiến trình đó, chúng ta quên mất về Thiên Chúa thực.

Vì thế, một lý do khác nữa làm cho các tu sĩ chọn sống đời độc thân – đó là vì họ không muốn tình yêu của họ đối với Thiên Chúa bị chi phối. Họ không muốn làm mồi cho ngẫu tượng là tình yêu lãng mạn của con người. Họ biết rằng – như Thánh Augustinô nói: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, và chúng con vẫn còn khắc khoải bao lâu chưa được nghỉ yên trong Chúa.” Và điều đó là có thể được, nếu mối quan hệ số một của họ là quan hệ với Thiên Chúa – đến nỗi họ không cần tìm kiếm quan hệ nào khác nữa.

TÍNH GỢI TÌNH CỦA TÂM LINH

Tôi không có ý thổi phồng lên rằng đời sống độc thân là điều kiện cần thiết cho sự trưởng thành tâm linh. Trái lại, tôi nhiệt liệt hoan nghênh không chỉ tính dục mà cả tình dục nữa. Tôi thích tình dục và tôi thích người ta có tình dục.

Cách đây hơn chục năm, sau nhiều tháng làm việc với một phụ nữ khô khan, lãnh cảm ở độ tuổi 34 hay 35, tôi có cơ hội chứng kiến chị trải qua một cuộc cải hóa Kitô giáo rất bất ngờ và sâu sắc. Và nội trong ba tuần sau biến cố thay đổi ấy, chị bắt đầu đạt được khoái cảm tột đỉnh lần đầu tiên trong đời chị. Đó có phải là một trùng hợp ngẫu nhiên không? Tôi tin chắc là không. Như một người bạn tôi có lần nói: “Phần giới tính và phần tâm linh trong nhân cách chúng ta nằm sát gần nhau đến nỗi hầu như không thể kích động phần này mà không kích động phần kia.” Tôi không nghĩ là chuyện ngẫu nhiên việc người phụ nữ ấy có khả năng dấn mình trọn vẹn cho Thiên Chúa và ngay sau đó chị có khả năng dấn mình trọn vẹn cho chồng chị. Tạ ơn Chúa!Tôi có một người bạn khác, một linh mục, đã thực tế dùng hiện tượng này như một thước đo lòng hoán cải của người ta. Linh mục ấy nói với tôi rằng nếu một cuộc hoán cải xảy ra nơi một cá nhân vốn bị ức chế tình dục – và sau đó

Page 72: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

không có kèm theo một sự ‘thức dậy’ nào đó trong tình dục của đương sự, thì chúng ta có lý do để nghi ngờ chiều sâu hoán cải của anh ta (hay cô ta).

Cũng vậy, hẳn bạn nghe những câu chuyện về các vị mục tử trở nên ‘dính bén’ với các nữ tín đồ. Các mục tử và những người khác nếu ở trên cùng một cấp độ tâm linh rất dễ ‘dính chuyện’, một khi những đam mê ấy được kích động. Phần tôi, tôi thú nhận rằng trong nghề trị liệu tâm lý của mình, bất cứ khi nào tôi nhận ra mình đang đồng cảm sâu sắc về tâm linh với một nữ thân chủ không già quá 90 tuổi, thì tôi phải bắt đầu phải tự nhắc chừng mình rằng phải cẩn thận …!

VẤN ĐỀ PHỔ QUÁT

Tình dục là một vấn đề của mọi người. Tình dục là một vấn đề của trẻ con, của thiếu niên, của thanh niên, của người trung niên, của người lão thành. Tình dục là một vấn đề của người độc thân, của người kết hôn, của người đồng tính luyến ái và của người không đồng tính luyến ái. Tình dục là một vấn đề của thợ nề, của thợ sửa ống nước, của nha sĩ, của luật sư, của bác sĩ giải phẫu, của nhà trị liệu tâm lý, của bác sĩ tâm thần. Và tình dục là một vấn đề của Scott Peck.

Trong nhãn quan của tôi về thế giới này xét như một trại huấn luyện cho Nước Trời – một thế giới đầy những chướng ngại vật hầu như được đặt ra để giúp chúng ta học, thì chướng ngại vật mà Thiên Chúa đặt ra cách hiểm hóc nhất là tình dục. Thiên Chúa đặt vào trong chúng ta một cảm nghĩ rằng chúng ta có thể giải quyết vấn đề tình dục và rồi mãi mãi được thỏa mãn, rằng chúng ta có thể vượt qua cái vật cản này. Thật vậy, trong vài tuần hay vài tháng hay trong vài năm – nếu chúng ta may mắn – chúng ta có thể có cảm tưởng rằng mình đã giải quyết được vấn đề tình dục. Nhưng rồi, chúng ta thay đổi, hoặc người bạn tình của chúng ta thay đổi, hay cả hai đều thay đổi, và một lần nữa chúng ta lại phải cố gắng bò qua chướng ngại vật ấy với cảm nghĩ rằng mình có thể vượt qua – nhưng thực tế thì chúng ta không bao giờ có thể.

Tuy nhiên, trong tiến trình cố gắng vượt qua nó, chúng ta học biết rất nhiều về tính tế nhị và sâu sắc của tình yêu cũng như học biết cách cắt tỉa bớt tính tự yêu nơi mình. Một số trong chúng ta thậm chí có thể tốt nghiệp được trường huấn luyện này. Và nếu bạn liên hệ đến Thiên Chúa trong tiến trình ấy, cơ hội thành công sẽ càng được cải thiện hơn, và người ta có thể liên hệ đến Thiên Chúa mà không cần phải trở thành một nữ tu hay một thầy dòng.

——————————–

(22) self-actualized people

(23) co-actualized people

đến chương 11, chương cuối >>LỜI BẠT:

TÂM THẦN HỌC SẼ VỀ ĐÂU?- – -

 

 

Tất cả chúng ta đều là những tác nhân của lịch sử. Chúng ta đảm nhận vai trò của mình trong lịch sử – xoay chuyển hoặc không xoay chuyển được xu thế của lịch sử. Và tại thời điểm này của chúng ta, nhiều người cảm thấy nhu cầu phải có một chuyển biến trong tâm thần học Hoa Kỳ. Trong 25 năm qua, tâm thần học của chúng ta đã vận hành một cách ngày càng bám sát vào ‘mẫu thức y khoa’- nghĩa là một mẫu thức đổ dồn sự nhấn mạnh vào những phương diện sinh học và duy vật của các bệnh tâm thần và không chú ý đủ đến các phương diện khác. Tôi không hề có ý phủ nhận những tiến bộ ngoạn mục của sinh học hơn 40 năm qua trong việc nhận hiểu và điều trị các chứng

Page 73: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

suy nhược tâm thần, tôi cũng không muốn thọc gậy bánh xe để kìm hãm những tiến bộ khác nữa trong tương lai thuộc lãnh vực này. Tuy nhiên, tôi rất ưu tư rằng tâm thần học, với chiều hướng quá nặng tính sinh hóa (biochemistry) của nó như hiện nay, có thể có nguy cơ đánh mất tất cả những tinh túy khôn ngoan của nó về tâm lý và xã hội, cũng như có thể thất bại trong việc khai phá những chân trời mới trong các địa hạt này.

Mối ưu tư của tôi không hề vu vơ. Năm 1987, tôi và một đồng nghiệp có lần giám định thực tế một ứng viên đang chuẩn bị nhận văn bằng của Hội Đồng Tâm Thần Học và Thần Kinh Học Hoa Kỳ. Đó là một anh chàng rất thông minh, gần 40 tuổi, chiếm khá nhiều cảm tình của ban giám khảo. Tuy nhiên, khi được đồng nghiệp tôi yêu cầu đưa ra phân tích động lực tâm lý của một trường hợp lâm sàng cụ thể đang xem xét, anh thản nhiên đáp: “Tôi không học về các động lực tâm lý.”Thế đó! Đã tới lúc chúng ta cần thực hiện một sự điều chỉnh căn bản.

Các khía cạnh động lực tâm lý và xã hội của các chứng suy nhược tâm thần, mặc dù gần đây xem ra bị đánh giá không đúng mức, nhưng nói chung vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử tâm thần học Hoa Kỳ. Còn các khía cạnh tâm linh thì chưa bao giờ giành được sự trân trọng đáng kể. Tâm thần học cho tới nay đã không chỉ thờ ơ mà còn cố ý gạt bỏ vấn đề tâm linh con người.

Thêm vào đó, có hiện tượng diễn dịch sai lạc chủ đề tâm linh. Một phần do bởi sự nghèo nàn trong ngôn ngữ của chúng ta. Trên khắp thế giới, có một sự nhập nhằng giữa mấy tiếng ‘tâm linh’, ‘tôn giáo’ và ‘tín ngưỡng’. Nhiều người đồng hóa ‘tôn giáo’ với những tôn giáo cơ chế, có một hệ thống tín lý và những qui chế mà từ đó họ thường nhận được nhiều kinh nghiệm không tốt lắm. Thật là một từ ngữ dễ sinh chuyện! Lại còn có sự bất đồng về ý nghĩa của từ Latinh ‘religio’, vốn được người ta dịch bằng đủ cách: restrain (kiềm chế), reliance (tín nhiệm), hay connection (nối kết) … Ôi, chẳng biết đâu mà lần!

Hồi đầu thế kỷ 20, tác phẩm kinh điển của nhà tâm lý lừng danh người Mỹ William James ‘Tính Đa Dạng Của Kinh Nghiệm Tôn Giáo’ là giáo trình bắt buộc đối với các sinh viên thần học năm thứ nhất, song lại không được các sinh viên của khoa tâm thần sờ đến. Trong tác phẩm ấy, James định nghĩa tôn giáo là “nỗ lực hòa điệu với một trật tự vô hình của sự vật”. Ông dùng từ ‘tôn giáo’ theo nghĩa ‘nối kết’ của nó. Cái “nỗ lực hòa điệu với một trật tự vô hình của sự vật” ấy không hề hàm nghĩa một sự thiên vị đối với bất cứ một giáo thuyết nào, cũng không ngụ ý rằng người ta cần phải gia nhập một tổ chức nào đó.

Riêng tôi, tôi tin rằng có một trật tự vô hình của sự vật ẩn ngay đằng sau bức màn duy vật. Và không chỉ con người cố gắng hòa điệu với trật tự ấy, mà chính trật tự ấy cũng tích cực tìm cách hòa điệu với con người nữa. Từ đó, tôi tin rằng ai cũng có một đời sống tâm linh, cũng như ai cũng có một vô thức vậy – dù họ thích hay không thích điều đó. Sự kiện có nhiều người phớt lờ, thậm chí phủ nhận hay tìm mọi cách lẩn tránh trật tự vô hình ấy không hề có nghĩa rằng họ không phải là những hữu thể có tâm linh; nó chỉ có nghĩa rằng họ đang cố gắng trốn tránh thực tế. Nhiều người khác có thể tự cho rằng mình vô thần và phi bác sự hiện hữu của Thiên Chúa, thế nhưng họ tin một cách mãnh liệt rằng những điều như chân lý, cái đẹp, sự công bằng xã hội … là một phần của một trật tự vô hình – và họ dấn thân cho trật tự vô hình đó với lòng hăng say cao độ hơn nhiều so với những người thường xuyên đi chùa, đi nhà thờ … Thế đó, tất cả chúng ta đềâu là những hữu thể thuộc linh (spiritual), và tôi tin rằng một khoa tâm thần không đánh giá đúng mức chiều kích tâm linh của con người sẽ chắc chắn có nguy cơ “ lỡ tàu”!

Thảo luận về đề tài tâm linh, tôi hy vọng rằng tôi không tước mất sức mạnh và tính thi vị của nó. Đối với một số chúng ta – trong đó có tôi – yếu tính của trật tự vô hình nói trên là Thiên Chúa, và chúng ta cần biết nghiêm túc với Thiên Chúa. Tôi nhớ Erich Fromm có kể câu chuyện rằng anh chàng Mordecai, một tín đồ Do Thái, cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con biết tên thật của Chúa, như các thiên thần biết vậy!” Thiên Chúa nghe lời nguyện ấy và nhận lời, cho phép Mordecai được biết tên thật của Ngài. Thế nhưng sau đó, người ta nhìn thấy Mordecai bò trườn dưới giường, tru lên đầy sợ hãi: “Lạy Chúa, xin cho con được quên đi tên thật của Ngài!” Thiên Chúa nghe lời cầu nguyện ấy, và Ngài lại nhận lời anh ta…! Chúng ta ghi nhận một điều gì đó tương tự nơi Tông Đồ Phao-lô, khi ngài nói: “Thật là khủng khiếp việc rơi vào đôi bàn tay của Thiên Chúa hằng sống.”

Page 74: tamlyvanbang2k04.files.wordpress.com · Web viewNó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số

Tôi không có ý làm như mình biết tên thật của Thiên Chúa. Tôi thấy câu châm ngôn của AA, Bước 3, là một câu tuyệt vời: “Hãy quyết định trao trọn ý chí và cuộc sống của chúng ta cho bàn tay Thiên Chúa như chúng ta hiểu về Ngài.”Với tất cả sự sáng suốt mà mình có được, tôi muốn khẳng quyết rằng chúng ta đang sống trên đất thánh!

Tâm thần học có sức mạnh của riêng nó. Chẳng hạn, hồi tôi còn là sinh viên – khoảng giữa thập niên 1960, khi tâm thần học có nền móng xã hội và tâm sinh lý rộng hơn ngày nay – chúng tôi được dạy một nguyên tắc vô cùng quan trọng: “Tất cả các triệu chứng đều bị xác định chắc quá.” Đó là một nguyên tắc mà nhiều người khác – các y sĩ, các thần học gia, các học giả, và phần đông đại chúng – đều rất cần phải biết. Chung qui, tôi tin rằng sự thất bại của tâm thần học Mỹ trong việc giải quyết vấn đề tâm linh tự nó là một triệu chứng bị xác định chắc quá, bắt rễ từ vô số áp lực lịch sử và từ rất nhiều yếu tố khác nữa.

(hết)

- – – -

BƯỚC TIẾP TRÊN CON ĐƯỜNG CHẲNG MẤY AI ĐI

Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác Further Along the Road Less Traveled

của M. Scott Peck do nhà Simon & Schuster xuất bản, New York

nguồn: http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2009/06/11/buoc-tiep-tren-con-duong-chang-may-ai-di-11/Read Full Post »