13
Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG CAO (Áp dụng từ khoá 2017-2021) TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ Học kỳ Giảng viên biên soạn ĐCCT Tóm tắt nội dung học phần & điều kiện đăng ký học phần 1 2130013 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (History of World Civilizations) 2 I TS. Nguyễn Minh Phương Học phần Lịch sử văn minh thế giới là học phần kiến thức đại cương được giảng dạy cho một số chuyên ngành thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn. Trong cấu tạo chương trình, học phần này là học phần tự chọn, hay bắt buộc tùy theo từng ngành học, được giảng dạy cho sinh viên năm 1, 2. Với học phần này, sinh viên được cung cấp những thành tựu cơ bản của sự phát triển văn minh nhân loại từ nền văn minh đầu tiên đến nay, đồng thời hình thành ở người học kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, thành tựu văn minh và các kỹ năng học tập khác tương ứng. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không 2 4163072 KỸ NĂNG MỀM (Soft skills) 2 ThS. Trần Thị Diệu Anh Học phần Kỹ năng mềm gồm 4 chương với các nội dung liên quan đến nhận biết và rèn luyện các kỹ năng mềm. - Kỹ năng tự nhận thức bản thân (Awarness Before Change): Khám phá sức mạnh bản thân: điểm mạnh-điểm yếu; Xác định mục tiêu bản thân; lộ trình thay đổi từ nội tâm hướng ra bên ngoài; Quy trình 7 bước để thay đổi - Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork Skill): nguyên nhân con người thích làm việc một mình; sự cần thiết phải làm việc theo nhóm; Các giai đoạn phát triển nhóm; Đặc trưng nhóm hiệu quả; Các nguyên tắc làm việc nhóm - Kỹ năng thuyết trình (Presentation Skill): Thuyết trình là gì? Các nguyên nhân gây trở ngại khả năng thuyết trình? Phương pháp rèn luyện để khắc phục các trở ngại (làm gì trong giai đoạn chuẩn bị? Nghệ thuật tạo sự thu hút trong 2phút đầu tiên? Phương pháp vượt qua sự hồi hộp?) - Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện (Planning and Implement): Khái niệm hoạch định kế hoạch; Phương pháp lập kế hoạch 5W1H; phương pháp giám sát đánh giá và xử lý rủi ro; Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG CAO

(Áp dụng từ khoá 2017-2021)

TT Mã HP Tên học phần Số tín chỉ

Học kỳ

Giảng viên biên soạn

ĐCCT

Tóm tắt nội dung học phần & điều kiện đăng ký học phần

1 2130013 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (History of World Civilizations)

2 I TS. Nguyễn Minh Phương

Học phần Lịch sử văn minh thế giới là học phần kiến thức đại cương được giảng dạy cho một số chuyên ngành thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn. Trong cấu tạo chương trình, học phần này là học phần tự chọn, hay bắt buộc tùy theo từng ngành học, được giảng dạy cho sinh viên năm 1, 2. Với học phần này, sinh viên được cung cấp những thành tựu cơ bản của sự phát triển văn minh nhân loại từ nền văn minh đầu tiên đến nay, đồng thời hình thành ở người học kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, thành tựu văn minh và các kỹ năng học tập khác tương ứng. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

2 4163072 KỸ NĂNG MỀM (Soft skills)

2 ThS. Trần Thị Diệu Anh

Học phần Kỹ năng mềm gồm 4 chương với các nội dung liên quan đến nhận biết và rèn luyện các kỹ năng mềm. - Kỹ năng tự nhận thức bản thân (Awarness Before Change): Khám phá sức mạnh bản thân: điểm mạnh-điểm yếu; Xác định mục tiêu bản thân; lộ trình thay đổi từ nội tâm hướng ra bên ngoài; Quy trình 7 bước để thay đổi - Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork Skill): nguyên nhân con người thích làm việc một mình; sự cần thiết phải làm việc theo nhóm; Các giai đoạn phát triển nhóm; Đặc trưng nhóm hiệu quả; Các nguyên tắc làm việc nhóm - Kỹ năng thuyết trình (Presentation Skill): Thuyết trình là gì? Các nguyên nhân gây trở ngại khả năng thuyết trình? Phương pháp rèn luyện để khắc phục các trở ngại (làm gì trong giai đoạn chuẩn bị? Nghệ thuật tạo sự thu hút trong 2phút đầu tiên? Phương pháp vượt qua sự hồi hộp?) - Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện (Planning and Implement): Khái niệm hoạch định kế hoạch; Phương pháp lập kế hoạch 5W1H; phương pháp giám sát đánh giá và xử lý rủi ro; Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 3 4160093 XÃ HỘI HỌC ĐẠI

CƯƠNG (Introduction to Sociology)

2 ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và khái quát có hệ thống về tri thức xã hội học. Sau khi học xong chương trình, sinh viên có thể đi sâu nghiên cứu những chuyên ngành cụ thể, vận dụng tri thức xã hội học vào các lĩnh vực khoa học khác và hoạt động thực tiễn. Đồng thời, sinh viên có thể tự phân tích, đánh giá các hiện tượng, quy luật vận động, phát triển của xã hội từ đó tự đưa ra được những dự báo phù hợp. Sinh viên có thể sử dụng các phương pháp khảo sát, nghiên cứu đã học trong chương trình để tiến hành khảo sát trong các lĩnh vực chuyên ngành khác. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

4 4163103 VĂN BẢN HÀNH

CHÍNH (Administrative Documents)

2 II TS. Nguyễn Minh Phương

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về văn bản quản lý Nhà nước, quy trình soạn thảo chung và quy trình soạn thảo cụ thể cho các văn bản hành chính thông thường trong hoạt động quản lý của các cơ quan. Ngoài ra, học phần giới thiệu cho sinh viên các kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý Nhà nước và tạo điều kiện để sinh viên thực hành soạn thảo các văn bản hành chính thông thường. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

5 4160133 ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM (Overview of Vietnam history)

2 ThS. Nguyễn Mạnh Hồng

Học phần gồm 3 chương: Chương 1: Thời nguyên thủy và thời phong kiến ở Việt Nam (từ nguồn gốc đến năm 1858) Chương 2: Thời kỳ Việt Nam bị Pháp đô hộ và các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc (từ năm 1858 đến năm 1945) Chương 3: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của nhân dân Việt Nam (1945-1975) và công cuộc xây dựng đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa từ 1975 đến nay. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

6 4163133 KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG (Economics Foundation)

2 TS. Lê Bảo Học phần, Kinh tế học đại cương cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về kinh tế học. Bao gồm: Giới thiệu khái quát về kinh tế học; Cung, cầu và giá cả thị trường; Lý thuyết lựa chọn tiêu dùng; Lý thuyết sản xuất – chi phí; Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo; Tổng sản phẩm và tăng trưởng kinh tế; Tiền tệ và chính sách tiền tệ; Thất nghiệp và lạm phát; Tổng cung - tổng cầu; Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở. Học phần tiên quyết: Không

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng Học phần học trước: Không

7 4160143 THỐNG KÊ XÃ HỘI

HỌC (Social Statistics)

2 III TS. Phạm Quang Tín

Học phần bao gồm 9 chương cung cấp cho người học các phương pháp hệ thống chỉ tiêu đo lường các vấn đề kinh tế xã hội: Thống kê bảo hiểm và bảo trợ xã hội; thống kê hôn nhân và gia đình; thống kê giáo dục và đào tạo; thống kê văn hóa nghệ thuật; thống kê bảo vệ sức khỏe nhân dân; thống kê tiêu cực và tội phạm xã hội; thống kê mức sống vật chất của dân cư; thống kê dư luận xã hội. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

8 4160103 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Research Method)

2 PGS. TS. Lưu Qúy Khương

Học phần cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản liên quan đến khoa học và nghiên cứu khoa học, các thao tác logic trong nghiên cứu khoa học làm tiền đề để xây dựng đề cương nghiên cứu, một công đoạn quan trọng trong quá trình phát triển 1 đề tài NCKH. Học phần cũng trang bị cho người học những kiến thức cần thiết để tiến hành một NCKH bao gồm việc xây dựng khung lý thuyết, viết tổng quan nghiên cứu, thiết kế các công cụ để thu thập dữ liệu, các bước tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả, cuối cùng là thuyết trình để bảo về đề tài trước hội đồng nghiệm thu các cấp. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

9 4160073 LUẬT QUỐC TẾ

(International Law) 3 IV ThS. Trần Thị

Ngọc Sương Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về Luật pháp quốc tế với hai ngành luật cơ bản là Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế; từ đó đi sâu phân tích một số ngành luật cơ bản theo các nội dung như sau: (1) Công pháp quốc tế: Khái niệm, những đặc điểm cơ bản, quá trình hình thành và phát triển, nguồn, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, mối quan hệ giữa Luật pháp quốc tế và Luật pháp quốc gia, Khái niệm và phân loại chủ thể Luật quốc tế, vấn đề công nhận trong Luật quốc tế, Luật Điều ước quốc tế, Biên giới và lãnh thổ quốc gia, Luật biển quốc tế, Dân cư và Nhân quyền trong Luật quốc tế và Luật Ngoại giao – Lãnh sự; (2) Phần 2: Tư pháp quốc tế: Khái niệm chung về Tư pháp quốc tế, Xung đột pháp luật, Quyền sở hữu (tài sản hữu hình và tài sản SHTT), Quyền thừa kế, Hợp đồng ;Hôn nhân và gia đình. Học phần tiên quyết: Pháp luật đại cương Học phần học trước: Không

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 10 4163172 KHU VỰC HỌC

ĐẠI CƯƠNG (Introduction to Area Studies)

2 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Khu vực học là một bộ môn khoa học liên ngành nghiên cứu các vùng lãnh thổ bên ngoài biên giới quốc gia trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị và văn hoa trong quan hệ với hoàn cảnh không gian địa lý, nhằm tăng cường nhận thức của con người về tính đa dạng của thế giới, thúc dẩy hợp tác quốc tế vì lợi ích quốc gia. Học phần Khu vực học đại cương cung cấp các kiến thức nền tảng về mặt phương pháp luận của Khu vực học, từ đó vận dụng để đi vào phân tích các đặc điểm chính trị xã hội của các khu vực quan trọng trên thế giới bao gồm Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Âu, Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

11 4160083 KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ (International economics)

2 TS. Lê Bảo Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về kinh tế học quốc tế nhằm giúp người học hiểu được nội dung và bản chất của kinh tế học quốc tế. Bao gồm: Quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới và Những vấn đề có tính chất toàn cầu; Lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế; Các lý thuyết mới về kinh tế quốc tế; Thuế quan và các công cụ của chính sách thương mại quốc tế; Những xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế và đàm phán thương mại đa phương; Di chuyển quốc tế các nguồn lực; Hệ thống tiền tệ quốc tế; Nợ nước ngoài của các nước trên thế giới; Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối; Cán cân thanh toán quốc tế; Liên kết kinh tế quốc tế; Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

12 4163203 LỊCH SỬ QUAN HỆ

QUỐC TẾ (History Of International Relations)

4 V ThS. Trần Thị Thu

Học phần, gồm 16 chương, sẽ cung cấp cho người học: -Những nét cơ bản về quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ chính trị, giữa các quốc gia từ sau Cách mạng tư sản Anh (1640s) cho đến đương đại cũng như những biến động lớn/diễn biến quan trọng trong quan hệ quốc tế thời kỳ này. -Hệ thống tiến trình, nguyên nhân và kết quả của các sự kiện và vấn đề lớn trong đời sống chính trị quốc tế thời kỳ 1640 – đương đại, cũng như xem xét vai trò của những chủ thể chính trong đời sống chính trị giai đoạn này. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 13 4160413 THỂ CHẾ CHÍNH

TRỊ THẾ GIỚI (World Political Institutions)

2 ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về cấu trúc, bản chất và một số loại hình thể chế chính trị trên thế giới. Học phần cũng cung cấp cho sinh viên kiến thức về chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp cũng như việc xây dựng luật và một số hệ thống đảng phái chính trị hiện nay. Qua đó, sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng để tiếp tục nghiên cứu các môn học khác cũng như có nhận thức và liên hệ với đời sống chính trị trong nước và trên thế giới. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

14 4163232 BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CƯƠNG (Introduction to Journalism and Communication)

2 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Học phần Báo chí truyền thông đại cương cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về truyền thông và quy trình truyền thông; về các phương tiện, hình thức hoạt động và lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Họcphần cũng bao gồm các nội dung về những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, các loại hình báo chí, chắc năng, hiệu quả, mối quan hệ giữa đạo đức báo chí và pháp luật, tính sáng tạo của lao động báo chí để làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí – truyền thông. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

15 4160033 CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ (International Organizations)

2 ThS. Lê Thị Phương Loan

Học phần, gồm 9 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát và chuyên sâu về một số tổ chức quốc tế đương đại: Các khái niệm, nguyên nhân ra đời, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, và vai trò của nó trong đời sống chính trị - xã hội quốc tế đương đại. Đồng thời nêu những nét chính về quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, qua đó tìm ra những giải pháp để tiếp tục phát triển mối quan hệ này lên tiến trình hội nhập khu vực và hợp tác quốc tế. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

15 4163243 CHÍNH SÁCH ĐỐI

NGOẠI VIỆT NAM (Vietnam’s Foreign Policy)

3 VI ThS. Trần Thị Thu

Học phần, gồm 5 chương, cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết phân tích chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối ngoại Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở lý thuyết, sinh viên sẽ vận dụng vào việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Việt Nam qua các giai đoạn cụ thể từ năm 1945 đến nay, cụ thể là: Vấn đề thoả hiệp và lợi dụng mâu thuẫn trong hoạt động đối ngoại của VNDCCH trong giai đoạn 1945 – 1946; Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp; Mặt trận đối ngoại trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; Chính sách đối ngoại thời kỳ tiền đổi mới; và Chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới (với trọng

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tâm nghiên cứu xuyên suốt và có hệ thống là quá trình hình thành và phát triển đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, những thành tựu trong hội nhập quốc tế, những bài học kinh nghiệm và triển vọng). Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Đại cương lịch sử Việt Nam, Lịch sử QHQT

16 4163253 NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ (Introduction to International Relations)

2 ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về lĩnh vực QHQT cũng như một số khái niệm cơ bản trong QHQT. Học phần sẽ giới thiệu cho sinh viên hệ thống lý thuyết cơ bản và quan điểm tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu QHQT nhằm giúp sinh viên hiểu được tính phức tạp của nền chính trị thế giới. Hệ thống lý thuyết và các khái niệm cơ bản được đề cập bao gồm Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa Marx về QHQT, Chủ nghĩa Kiến tạo, quyền lực và vai trò của quyền lực, các cấp độ phân tích, chiến tranh và xung đột, chủ thể trong QHQT. Học phần cũng cung cấp những phương pháp chính sử dụng phổ biến trong nghiên cứu QHQT. Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng giải thích và phân tích một số vấn đề cụ thể trong QHQT đương đại cũng như xây dựng và phát triển đề cương nghiên cứu cá nhân. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Lịch sử QHQT

17 4163293 LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ CHÂU Á (History, Culture, and Politics of Asia)

3 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Lịch sử văn hóa châu Á là một học phần có phạm vi kiến thức vô cùng rộng lớn. Với thời lượng 30 tiết cho 02 tín chỉ, học phần chỉ tập trung tìm hiểu các vấn đề mang tính tổng quan của khu vực châu Á, tìm hiểu cụ thể trong 03 tiểu khu vực là Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á. Học phần gồm 3 chương. Chương 1 trình bày các vấn đề tổng quan về: khái niệm châu Á và những vấn đề trong nghiên cứu Châu Á học; đặc điểm tự nhiên và cư dân; đặc trưng văn hóa; và quá trình giao thoa lan tỏa văn hóa tại châu Á. Những kiến thức tổng quan này là nền tảng để tiếp thu các kiến thức trong các chương tiếp theo. Chương 2 tìm hiểu về các vấn đề văn hóa xã hội tại châu Á gồm: ngôn ngữ và chữ viết; tôn giáo và tư tưởng triết học; nghệ thuật; các vấn đề xã hội. Các vấn đề này được phân tích thông qua các nghiên cứu trường hợp ở một số quốc gia cụ thể tại Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á. Chương 3 nghiên cứu bối cảnh, cơ sở và quá trình hình thành các quốc gia châu Á hiện đại, sự trỗi dậy của châu Á trong thế kỷ 21 cùng thách thức từ những vấn đề đương đại. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 18 4163263 NGOẠI GIAO VĂN

HÓA (Cultural Diplomacy)

2 ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về ngoại giao văn hóa cũng như một số khái niệm cơ bản của ngoại giao văn hóa. Học phần sẽ tập trung phân tích những quan điểm lý thuyết chủ yếu về phương thức triển khai ngoại giao văn hóa. Học phần cũng thảo luận và phân tích ngoại giao văn hóa từ góc độ là công cụ xây dựng và phát triển hình ảnh quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế, nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản lợi ích quốc gia. Một số nội dung chính được cung cấp cho sinh viên sẽ bao gồm những phương thức thực hiện ngoại giao văn hóa, một số vấn đề còn hạn chế, và một số trường hợp cụ thể các quốc gia đã thực hiện ngoại giao văn hóa thành công trên quốc tế cũng như khu vực. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

19 4163273 NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI (Foreign Affairs Operation Skills)

2 ThS. Nguyễn Thị Thùy Hoa

Học phần, gồm 4 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; kiến thức tổng quan về lễ tân ngoại giao – một bộ phận cấu thành quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đối ngoại của một Nhà nước và xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước đó. Người học cũng sẽ được giới thiệu về các nội dung nghiệp vụ đối ngoại chuyên môn, tìm hiểu cụ thể các công tác chuyên môn của hoạt động đối ngoại. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

20 4163373 NHẬP MÔN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ (Introduction to International Development Studies)

2 ThS. Trần Thị Ngọc Hoa

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức và khái niệm chung về phát triển và nghiên cứu phát triển quốc tế. Học phần tập trung so sánh một số lý thuyết và quan điểm về phát triển; phân tích tầm quan trọng của phát triển và các vấn đề đương đại trong phát triển. Học phần cũng nghiên cứu các chính sách phát triển của Việt Nam, tìm hiểu về một số tổ chức phát triển quốc tế cũng như hoạt động của một số tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

21 4163383 KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN (Development economics)

3 TS. Lê Bảo Học phần, gồm 9 chương, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Kinh tế Phát triển. Bao gồm: Phát triển kinh tế hiện đại và các nước đang phát triển; các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển và phúc lợi; các nguồn lực cơ bản cho phát triển gắn với điều kiện của các nước đang phát triển. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 22 4160383 LUẬT BIỂN QUỐC

TẾ (International Law of the Sea)

2 Trần Thị Ngọc Sương

Tập trung vào nhiều vấn đề pháp lý khác nhau của Luật biển quốc tế: - Quá trình hình thành và phát triển của luật biển quốc tế. - Quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Quốc gia: Nội thuỷ, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa. - Quy chế pháp lý của các vùng biển dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế: Biển cả và đáy đại dương. - Các quy định quốc tế về đảo, quốc gia quần đảo. - Cơ chế giải quyết tranh chấp về biển, về phân định biển và thực tiễn phân định biển và giải quyết tranh chấp biển của Việt Nam với các nước/các bên liên quan. - Các khía cạnh pháp lý của vụ kiện Philippines – Trung Quốc và phán quyết của Tòa PCA và các phương thức pháp lý áp dụng đối với yêu sách/hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông. - Các quy định, chính sách của Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng và hợp tác trong các vùng biển của mình. Học phần tiên quyết: Pháp luật đại cương Học phần học trước: Luật quốc tế

23 4160493 CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU (Global issues)

2 ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung

Học phần Các vấn đề toàn cầu giới thiệu lĩnh vực mới nổi trong ngành Quan hệ quốc tế và phạm vi chương trình nghị sự của nó. Học phần tập trung vào những vấn đề chính đang được thế giới quan tâm, ví dụ như khủng bố, tội phạm quốc tế, đói nghèo, và môi trường…Học phần sẽ sử dụng những vấn đề trên để vẽ lên mạng lưới hợp tác quốc tế được phát triển nhằm giải quyết những vấn đề đó, bao gồm các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, và các quốc gia có liên quan. Trong quá trình học, sinh viên sẽ tích luỹ được những kiến thức cơ bản về những vấn đề toàn cầu hiện nay, cùng với các tác nhân đóng vai trò quan trọng xung quanh chúng, đồng thời sinh viên sẽ có thể giải thích được các vấn đề toàn cầu nổi trội hiện nay dưới nhiều góc độ khác nhau. Học phần tiên quyết: Pháp luật đại cương Học phần học trước: Luật quốc tế

24 4161833 LỊCH SỬ, VĂN

HÓA VÀ CHÍNH TRỊ HOA KỲ (American Culture, History And Politics)

3 VII ThS. Trần Thị Thu ThS. Lê Thị Phương Loan

Học phần, gồm 10 chương, tập trung nghiên cứu: lịch sử hình thành Nhà nước Liên bang Hoa Kỳ cũng như các giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt của Liên bang; sự hình thành của nền văn hoá “đa dạng trong thống nhất”, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền thông, các phong tục tập quán, lễ hội, nền giáo dục và một số đặc điểm văn hóa – xã hội tiêu biểu của nước Mỹ. Đồng thời, học phần giới thiệu các tiếp cận nghiên cứu về ý tưởng “giấc mơ Mỹ” trong quá trình chuyển đổi

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng của nước Mỹ, từ thời kỳ thuộc địa đến khi trở thành siêu cường số một thế giới. Ngoài ra, học phần cũng giới thiệu những nét khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng, quyền hạn và cơ chế hoạt động của nhà nước liên bang cùng với các tổ chức chính trị - xã hội Hoa Kỳ. Tác động của các nhân tố này đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là một nội dung quan trọng của học phần. Ngoài ra, nội dung của học phần cũng bao hàm những kiến thức có hệ thống và cập nhật về quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ thời lập quốc đến hiện tại. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

25 4163293 LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ CHÂU Á (History, Culture, and Politics of Asia)

3 ThS. Lê Nguyễn Hải Vân

Lịch sử văn hóa châu Á là một học phần có phạm vi kiến thức vô cùng rộng lớn. Với thời lượng 30 tiết cho 02 tín chỉ, học phần chỉ tập trung tìm hiểu các vấn đề mang tính tổng quan của khu vực châu Á, tìm hiểu cụ thể trong 03 tiểu khu vực là Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á. Học phần gồm 3 chương. Chương 1 trình bày các vấn đề tổng quan về: khái niệm châu Á và những vấn đề trong nghiên cứu Châu Á học; đặc điểm tự nhiên và cư dân; đặc trưng văn hóa; và quá trình giao thoa lan tỏa văn hóa tại châu Á. Những kiến thức tổng quan này là nền tảng để tiếp thu các kiến thức trong các chương tiếp theo. Chương 2 tìm hiểu về các vấn đề văn hóa xã hội tại châu Á gồm: ngôn ngữ và chữ viết; tôn giáo và tư tưởng triết học; nghệ thuật; các vấn đề xã hội. Các vấn đề này được phân tích thông qua các nghiên cứu trường hợp ở một số quốc gia cụ thể tại Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á. Chương 3 nghiên cứu bối cảnh, cơ sở và quá trình hình thành các quốc gia châu Á hiện đại, sự trỗi dậy của châu Á trong thế kỷ 21 cùng thách thức từ những vấn đề đương đại. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

26 4160303 LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ (Theories In International Relations)

2 ThS. Trần Thị Thu

Học phần, gồm 8 chương, sẽ giới thiệu cho người học bốn lý thuyết cơ bản nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, bao gồm: Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa Marx về QHQT, Chủ nghĩa Kiến tạo. Trên cơ sở lý thuyết đó, người học sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề quan trọng của quan hệ quốc tế như: chủ thể quan hệ quốc tế, quyền lực trong quan hệ quốc tế, công cụ trong quan hệ quốc tế, hệ thống quốc tế, xung đột quốc tế và chiến tranh, hợp tác và hội nhập quốc tế. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Lịch sử QHQT

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 27 4163312 THỰC TẾ

(Field Trip) 2 ThS. Lê

Nguyễn Hải Vân

Học phần này cung cấp cho người học cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động thực địa theo lịch trình được xây dựng trước. Trước chuyến đi, người học tham dự 06 giờ lý thuyết tại lớp để được hướng dẫn về quy trình đi thực tế, phân chia nhóm, làm việc với giảng viên hướng dẫn về các nội dung được phân công. Trong hành trình thực tế, người học tham quan một số di tích, danh thắng vào giao lưu học thuật với hai cơ sở giáo dục đại học theo lịch trình (01 tuần). Mỗi nhóm thuyết minh về một di tích, di sản đã được phân công để các nhóm khác đánh giá. Sau chuyến đi, người học hoàn thiện và nộp các báo cáo nhóm, báo cáo cá nhân và tham gia một buổi tổng kết chuyến đi. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

28 4160483 QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (Public Relations)

2 ThS. Trần Thị Diệu Anh

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về sự ra đời của ngành quan hệ công chúng, khái niệm hoạt động quan hệ công chúng và những khác biệt giữa hoạt đông quan hệ công chúng với hoạt động quảng cáo, tiếp thị, dân vận, tuyên truyền. Sinh viện được giới thiệu thực tế và thủ thuật của việc ứng dụng các hoạt động quan hệ công chúng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, phát triển cộng đồng; các kỹ năng cần có để có thể triển khai các hoạt động quan hệ công chúng được hiệu quả; các quy định pháp lý đối với hoạt động này. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng kiến thức để lập kế hoạch tổ chức các hoạt động PR và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực PR. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

29 4160343 QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (International Relations in Asia – Pacific)

2 ThS. Lê Thị Phương Loan

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực năng động nhất trong nền chính trị thế giới đương đại, nhằm giúp họ hiểu được bản chất và những xu hướng vận động chủ yếu của quan hệ quốc tế ở khu vực này, tập trung vào giai đoạn cận đại và hiện đại. Sinh viên sẽ được giới thiệu cơ bản về các tiếp cận nghiên cứu về quan hệ quốc tế của khu vực qua các giai đoạn phát triển lịch sử. Ngoài ra, học phần cũng giới thiệu những nét khái quát về vai trò và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn đối với khu vực, và chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Việt Nam trên cơ sở phân tích những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 30 4162333 MỘT SỐ VẤN ĐỀ

VỀ TÔN GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI (Contemparary Religion Issues)

2 PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chinh

Học phần Một số vấn đề về tôn giáo đương đại cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về các vấn đề tôn giáo đương đại: sự hình thành, phát triển và vai trò của các tôn giáo đương đại của các dân tộc; Cung cấp cho người học sự thành công nổi bật của tôn giáo ít trí tuệ nhất và nhiều xúc cảm nhất ở thế kỷ XX; tính đa nguyên và ngày càng dựa trên sự lựa chọn của tôn giáo hiện đại; những trận chiến tôn giáo mới; và mối quan hệ yêu ghét lẫn lộn giữa tôn giáo và tính hiện đại. Từ đó nhấn mạnh vai trò của các tôn giáo đương đại tại các quốc gia trên trong cuộc sống, chính trị, văn hóa, đặc biệt vai trò của tôn giáo trong các cuộc xung đột sắc tộc. Học phần tiên quyết: Lịch sử văn minh thế giới Học phần học trước: Không

31 4163393 HỖ TRỢ QUỐC TẾ (International Assisstance)

3 ThS. Trần Thị Ngọc Hoa

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về các vấn đề chính của hỗ trợ phát triển và hỗ trợ quốc tế, như sự tác động lẫn nhau giữa viện trợ và phát triển, giúp người học phân tích vai trò và tác động của chính trị quốc tế và quốc gia liên quan đến việc cung cấp viện trợ không chỉ từ quan điểm của các nhà tài trợ nước ngoài mà còn từ quan điểm của nước nhận; đánh giá hiệu quả của sự tiếp nhận viện trợ. Các trường hợp nghiên cứu bao gồm một số nước ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh và Trung Đông. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

32 4163403 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Sustainable Development)

3 ThS. Trần Thị Ngọc Hoa

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức chung về khái niệm phát triển bền vững, các nguyên tắc và chỉ số phát triển bền vững. Học phần cũng tập trung nghiên cứu khung khổ và thực thi phát triển bền vững của Liên hợp quốc, kinh nghiệm thực hiện phát triển bền vững ở một số quốc gia cũng như thực tế và định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam. Ngoài ra, học phần cũng nghiên cứu các vấn đề hợp tác quốc tế về phát triển bền vững. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

33 4163413 LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ (International Humanitarian Law)

2 ThS. Lê Đình Quang Phúc

Học phần, gồm 4 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về công pháp quốc tế nói chung và chế định luật nhân đạo quốc tế nói riêng, nhằm giúp người học hiểu được hành vi của các bên tham chiến trong các cuộc xung đột vũ trang cũng như các biện pháp thực thi pháp luật nhân đạo quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Người học sẽ được giới thiệu các quy định của pháp luật quốc tế hiện hành về bảo hộ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang, các quy định về tiến hành chiến sự cũng như các biện pháp thực hiện pháp luật nhân đạo quốc tế. Ngoài ra, học phần cũng giới thiệu thực trạng tình hình thực thi pháp luật nhân đạo quốc tế

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng hiện nay thông qua các sự kiện cụ thể và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Pháp luật đại cương

34 4163423 QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (Development Project Management)

2 ThS. Trần Thị Ngọc Hoa

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức và khái niệm chung về dự án, dự án phát triển và quản lý dự án phát triển cũng như các nội dung về quản lý chu trình dự án. Học phần tập trung trình bày các nội dung liên quan đến hoạch định và lập kế hoạch dự án, quản lý phạm vi, tiến độ và nguồn lực của dự án. Học phần cũng hướng dẫn người học cách sử dụng khung tiếp cận logic (LFA-Logical Framework Aproach) trong lập kế hoạch dự án, đánh giá đề xuất và đánh giá kết quả dự án. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

35 4163332 THỰC TẬP TỐT

NGHIỆP (Internship)

2 VIII ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung

Học phần này cung cấp cho người học cơ hội thực hành các kỹ năng cũng như áp dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế thông qua hoạt động thực tập tại các cơ quan, công ty, tổ chức có chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành mà người học đã được đào tạo. Trước khi đi thực tập, người học tham dự 02 giờ lý thuyết tại lớp để được hướng dẫn về quy trình đi thực tập, phân nhóm trưởng, làm việc với giảng viên hướng dẫn về các nội dung cần chú ý trong quá trình thực tập. Trong thời gian thực tập tại đơn vị thực tập, người học phải tham gia vào làm việc thực tế tại đơn vị dưới sự hướng dẫn và quản lý của đơn vị thực tập và gửi báo cáo định kì hai tuần/lần cho giáo viên hướng dẫn. Sau khi kết thúc thời gian thực tập, người học hoàn thiện hồ sơ và nộp báo cáo thực tập tập tốt nghiệp kèm theo nhận xét, đánh giá của đơn vị thực tập về cho giáo viên hướng dẫn. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

36 4163433 TIẾP XÚC VĂN

HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

4 PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chinh

Học phần Tiếp xúc văn hóa phương Đông và phương Tây bao gồm 5 chương cung cấp cho người học kiến thức tổng quát về các vấn đề: sự tiếp xúc và tiếp biến của phương Đông và phương trên những bình diện chính trị, kinh tế, xã hội đặc biệt là văn hóa của các dân tộc phương Tây với văn hóa các dân tộc phương Đông. Sự tiếp xúc đó mang lại sự thay đổi về vật chất, tinh thần, lối sống, tư duy, … giữa các dân tộc Đông phương và Tây phương, và ở Việt Nam. Sự tiếp biến đã mang lại sự đổi thay ít nhiều trong văn hóa phương Đông và phương Tây làm cho phương Đông xích gần hơn phương Tây và ngược lại, nhất là trong thời đại internet toàn

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC …

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng cầu. Do đó, khoa học kỹ thuật của loài người đã có bước tiến bộ vũ bão, mối bang giao giữa các dân tộc gần lại hơn bao giờ hết, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển giữa các châu lục, giữa các dân tộc. Đồng thời vấn đề toàn cầu hóa cũng nảy sinh những vấn đề nhạy cảm liên quan tới quyền lợi chính trị kinh tế giữa các nước trong thời đại “thế giới phẳng”, trong đó có sự đa văn hóa Đông Tây cho chiến lược giáo dục tương lai của Việt Nam. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Không

37 CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI (Contemporary International Politics)

4 VIII ThS. Lê Thị Phương Loan

Học phần, gồm 5 chương, cung cấp cho người học kiến thức tổng quát và chuyên sâu về quy luật vận động chính của chính trị quốc tế; các học thuyết nghiên cứu quan hệ quốc tế, chủ yếu là quan hệ chính trị; toàn cầu hóa; an ninh và xung đột quốc tế. Học phần cũng giới thiệu những nét khái quát về thực tiễn quan hệ chính trị giữa các cường quốc, các nước phát triển, đang phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các công ty xuyên quốc gia. Ngoài ra, những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với Việt Nam, và đường lối đối ngoại của Việt Nam cũng được giới thiệu chi tiết trong học phần này. Học phần tiên quyết: Không Học phần học trước: Nhập môn QHQT, Lý luận QHQT