16
Chương trình thời schuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dthi LHPTTQ ln thXII năm 2016 $1- Chđạo thc hin: Nguyn T$1- Tác giả: Lê Tuấn $1- MC: Thanh Tun- Thế Tho $1- Kthut: Minh Hu $1- Thời lượng: 30 phút $1- Đơn vị: Đài Phát thanh & Truyền hình Sóc trăng Duyệt BGĐ ( Giám đốc đã ký) Nguyễn Văn Bốn MC Ni dung Tiếng động Nhc hiu thi schuyên đề. MC Kính chào quý vị và các bạn đang nghe chương trình thời schuyên đề “ Nông nghiệp nông thôn” của Đài phát thanh truyền hình Sóc trăng. Chương trình được phát trực tiếp lúc 17h30’ mỗi ngày trên sóng FM tần s100.4 MHz, quý vị và các bạn nghe trc tuyến hoc nghe lại chương trình này trên website thst.vn. MC Thưa quý vị và các bạn! Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng dồi dào với bbin chạy dài 72 km, chiếm 2,21% chiều dài bờ bin cnước, vi 3 cửa sông chính là cửa Định An, ca Trần Đề thuộc sông Hậu và cửa MThanh thuộc sông Mỹ Thanh . Nhc Lng MC Nói đến sóc trăng, không chỉ nói đến nghnuôi tôm vi diện tích trên 68.500 ha, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thy sn, hi sn đạt gn 220.200 tấn và giá trxut khu Thy sản 2015 đạt 518 triu USD nhiều người còn biết đến Sóc trăng là Vựa Lúa bi 11 huyn thị, TP đều trồng cây lương thực này với diện tích gần 200.000 ha và sản lượng đạt 2,3 triu tn/ năm. Khoảng 80 % người dân sống nhnông nghiệp, ngoài cây lúa trồng t2 đến 3 v/ năm tùy theo vùng, điều kin thnhưỡng thì huyn Kế Sách từ bao đời nay được xem là thủ phtrồng cây ăn trái ca tnh.

Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn”

Dự thi LHPTTQ lần thứ XII năm 2016

$1- Chỉ đạo thực hiện: Nguyễn Tứ

$1- Tác giả: Lê Tuấn

$1- MC: Thanh Tuấn- Thế Thảo

$1- Kỹ thuật: Minh Hữu

$1- Thời lượng: 30 phút

$1- Đơn vị: Đài Phát thanh & Truyền hình Sóc trăng

Duyệt BGĐ

( Giám đốc đã ký)

Nguyễn Văn Bốn

MC Nội dung Tiếng động

Nhạc hiệu thời sự chuyên đề.

MC Kính chào quý vị và các bạn đang nghe chương

trình thời sự chuyên đề “ Nông nghiệp nông thôn” của

Đài phát thanh truyền hình Sóc trăng. Chương trình được

phát trực tiếp lúc 17h30’ mỗi ngày trên sóng FM tần số

100.4 MHz, quý vị và các bạn nghe trực tuyến hoặc

nghe lại chương trình này trên website thst.vn.

MC Thưa quý vị và các bạn! Sóc Trăng là tỉnh có tiềm

năng dồi dào với bờ biển chạy dài 72 km, chiếm 2,21%

chiều dài bờ biển cả nước, với 3 cửa sông chính là cửa

Định An, cửa Trần Đề thuộc sông Hậu và cửa Mỹ

Thanh thuộc sông Mỹ Thanh .

Nhạc Lồng

MC Nói đến sóc trăng, không chỉ nói đến nghề nuôi tôm

với diện tích trên 68.500 ha, tổng sản lượng khai thác và

nuôi trồng thủy sản, hải sản đạt gần 220.200 tấn và giá

trị xuất khẩu Thủy sản 2015 đạt 518 triệu

USD mà nhiều người còn biết đến Sóc trăng là Vựa Lúa

bởi ở 11 huyện thị, TP đều trồng cây lương thực này với

diện tích gần 200.000 ha và sản lượng đạt 2,3 triệu tấn/

năm. Khoảng 80 % người dân sống nhờ nông nghiệp,

ngoài cây lúa trồng từ 2 đến 3 vụ / năm tùy theo vùng,

điều kiện thổ nhưỡng thì huyện Kế Sách từ bao đời nay

được xem là thủ phủ trồng cây ăn trái của tỉnh.

Page 2: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

MC Hạt lúa- Con Tôm - Trái ngọt từ bao đời nay không

chỉ giúp nâng tầm vị thế của Sóc trăng so với các tỉnh

bạn trong khu vực. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân

hàng năm của tỉnh hiện nay là đạt 7,53% , thu nhập bình

quân đầu người đạt gần 37 triệu đồng/ người/năm …

Ông cha ta thường nói: “Nhất nước, nhì phân, tam cần,

tứ giống”. Biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, khái

niệm về mùa vụ, thời tiết cũng như lượng mưa, nhiệt độ,

khô hạn, mưa bão, nước biển dâng… đã thay đổi rất

nhiều, không còn tuân theo quy luật và ảnh hưởng rất

lớn đến sản xuất nông nghiệp.

MC Vụ Đông Xuân 2015-2016 này, ở Sóc trăng đã có

khoảng 11.000ha đất trồng lúa bị thiệt hại và có nhiều

diện tích bị mất trắng. Nhiều vườn cây ăn trái ngọt

lành nhiều năm tuổi của người dân ở Kế Sách - nơi mà

từ trước tới nay tình trạng xâm nhập chưa bao giờ xảy

ra, cũng bó tay trước vị mặn từ biển lấn sâu vào tới

Kênh Số Một huyện Kế Sách, cách biển trên 50 km.

Ranh giới xâm nhập mặn cao nhất trung bình nhiều

năm ở mức 4‰

MC Hàng năm, mặn thường xuất hiện ở Sóc trăng từ

khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, với

đỉnh điểm là cuối tháng 4 và đầu tháng 5, thế nhưng

năm nay mặn xâm nhập sớm hơn, khiến cho người

trồng lúa thiếu thông tin để chủ động phòng chống

hạn, mặn.

MC Người dân nói gì về hạn hán, xâm nhập mặn.

Chúng ta cùng nghe chia sẻ của những nông dân tại

các vùng bị mặn xâm nhập.

1.Phát biểu người dân Huyện Trần Đề

NDPB: Trà lúa thì mười mấy ngày trước nó không có

ảnh hưởng gì hết, sau 1 trận gió thì thấy nó quắn cái

đầu nhưng mình không biết là nó bị cái gì. Kinh

nghiệm mình làm lâu năm mình nói là nó bị phèn.

2.Phát biểu người dân Huyện Châu Thành

NDPB: Sau sạ lúa 1 tuần lễ đầu thì nó cũng phát triển

tốt.Từ từ thì nó lụn từ từ nó bị cháy lá hay là phàn mặn

Vox Pop

Page 3: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

gì thì mình cũng không biết làm sao mà cũng xịt thuốc

mà không có kết quả.

3.Phát biểu người dân Huyện Long Phú

NDPB: Vấn đề bây giờ khó dữ lắm, bây giờ nước sông

đâu cho vô được. sài cây nước nó tốn hao ữ lắm, một tháng tốn năm trăm mấy sáu trăm.

4.Phát biểu người dân Huyện Mỹ Xuyên

NDPB: Đất làm như nhiễm mặn quá nhiều, mưa ít,

người ta sạ xuống thì chết liền đi thì đỡ tiền công, còn

như tui, tui mắc dặm lúa, dãi rãi phân tới tới hoài tì nó trổ lên rồi bông nó trắng luôn hà.

5.Phát biểu người dân Huyện Kế Sách

NDPB: Tui làm 30 chục công mặn xâm nhập vô mất

trăng 70, 80 phần trăm. Mình làm ruộng giờ ruộng

mất trăng bây giờ không biết có tiền đâu mà trả tiền phân nửa.

6.Phát biểu người dân Thị Xã Ngã năm

NDPB: Tui mần ruộng là 26 côngtầm lớn, mần sạ

trong vòng 1 tháng thì lúa tui vẫn tốt đàng hoàng, giờ mặn tui bơm nước lên, ruộng tui giờ chết 100%.

7.Phát biểu người dân Trần Đề

NDPB: Nước mặn là bơm ở dưới lêntoàn bộ chết đều

hết.Vàng ..vàng, khu vực này chết 100% luôn, thì bây

giờ cứu đường nào được đường nấy, chòm nào sống

chòm nấy, mà chắc nó chết hết trơn, sống không được

nửa.

8.Phát biểu người dân Trần Đề

NDPB: Mong là các ngành các cấp chính quyền địa

phươnggiải quyết cho dân tui, không thôi là nhân dân

tui sống không nổi, nhờ cái ruộng này, không còn

ruộng tui không biết cái gì sống nửa.

Page 4: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

MC Thưa quý vị và các bạn! vừa rồi là những chia sẻ

của người dân trước sự việc đã rồi. Chuyện mặn xâm

nhập sâu vào nội đồng, đến những nơi mà xưa nay

chưa từng xảy ra khiến lúa giai đoạn đồng, trổ chết

hàng loạt trong vụ Đông Xuân này, người làm nông

nghiệp hoang mang, lo lắng. Ở một số địa phương của

tỉnh, đã có một số diện tích bà con nông dân tự phát

xuống giống vụ Lúa Xuân – Hè và nguy cơ mất trắng

là điều khó tránh khỏi.

MC Trước thực trạng này, sau khi khảo sát sơ bộ và

vào cuộc của ngành chức năng, ngày 22 tháng 02 năm

2016, UBND tỉnh Sóc trăng ra quyết định số 353 về

việc công bố thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn trên

địa bàn tỉnh Sóc trăng gây ảnh hưởng và thiệt hại vụ

Lúa Đông Xuân 2015-2016 và vụ Lúa Hè Thu sớm

năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Theo đó yêu cầu chủ tịch

UBND các huyện thị xã thành phố có trách nhiệm chỉ

đạo các xã phường , thị trấn rà soát thống kê thiệt hại

về cây trồng do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ khắc

phục thiệt hại, đồng thời, thống kê đánh giá thiệt hại

do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh đề nghị Bộ tài

chính, Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ

hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương.

MC Thưa quý vị và các bạn!

Sáng nay ngày 23/02/2016, đồng chí Nguyễn

Văn Thể - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

Sóc Trăng cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành

của tỉnh đã đi kiểm tra , đánh giá mức độ thiệt hại lúa

đông xuân, lúa xuân hè tại các địa phương trên địa bàn

tỉnh và vùng cây ăn trái huyện Kế Sách. Cùng đoàn

khảo sát của tỉnh đến những vùng bị mặn xâm nhập

phóng viên thời sự chuyên đề sẽ cung cấp đến quý vị

và các bạn những thông tin mới nhất về tình hình thiên

tai do hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Sóc

trăng cũng như những thiệt hại trên lúa và cây ăn trái.

Hiện chúng tôi đã nối được điện thoại với PV chương

trình.

Xin chào Anh Trung Dũng

PV Xin Chào anh Thanh Tuấn

Page 5: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

MC Hiện cá nhân tôi cũng như thính giả nghe đài đang rất

muốn biết, trong chuyến khảo sát hôm nay với Đoàn

khảo sát của tỉnh, Anh đã ghi nhận được điều gì về tình

hình thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn

tỉnh Sóc trăng ạ?

PV

Trung

Dũng

Xin Chào qý thính giả!

Theo báo cáo tổng hợp thì hiện nay thì lúa bị thiệt

hại do nhiễm mặn toàn tỉnh Sóc Trăng là hơn gần

11.000ha, trong đó có 2.400 ha bị thiệt hại từ 30 đến

70% và trên 600 ha bị thiệt hại hoàn toàn. Ở Trần Đề

bị thiệt hại 1.050ha, ở các vùng cuối nguồn nước ngọt

thuộc xã Lịch Hội Thượng, Trung Bình. Riêng địa bàn

Long Phú bị thiệt hại hoàn toàn 121 ha lúa xuân hè,

diện tích còn lại gần 500 ha cũng đang đứng trước

nguy cơ thiếu nước bơm tưới. Huyện Kế Sách và Châu

Thành bị thiệt hại khá nặng do độ mặn tăng đột ngột

và trong con nước triều cường vừa qua, người dân chủ

quan , không kiểm tra các cống đập, không kiểm tra

độ mặn nên gây thiệt hại cho lúa xuân hè, riêng huyện

Châu Thành thiệt hại 650ha từ 30 đến 70%.

Hiện tại các huyện Trần Đề, Long Phú và Cù

Lao Dung sẽ không còn khả năng đưa nước ngọt vào

cứu lúa, trong khi hệ thống kênh mương đều nhiễm

mặn từ 3 – 4 ‰ và khả năng cạn kiệt nước tưới chỉ

trong nay mai. Những trà lúa xuân hè ở giai đoạn từ

60 đến 70 ngày tuổi ở Long Phú có khả năng thiệt hại

toàn bộ gần 600ha.

Năm nay, cao điểm mặn lên cao nhất tại thị trấn

Ngã Năm, thị trấn Kế Sách là là trên 8‰ khiến cho lúa

xuân hè ở Kế Sách, Châu Thành bị thiệt hại từ 30 đến

70% là 650ha; vườn cây ăn trái ở Kế Sách bị thiệt hại

1,9ha.

Đó là những thông tin sơ bộ về chuyến khảo sát

của lãnh đạo tỉnh mà chúng tôi ghi nhận được.

Điện thoại tại

hiện trường

khảo sát

MC Còn những giải pháp cấp bách cũng như lâu dài của

ngành chức năng giúp nông dân ứng phó với thiên tai,

mặn xâm nhập thì sao ạ?

Page 6: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

PV

Trung

Dũng

Chiều nay, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Thể sẽ có cuộc

họp với lãnh đạo Huyện ủy, UBND các huyện, thị xã

về biện pháp phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ xâm

nhập mặn trong đợt triều cường sắp tới. Chi tiết thiệt

hại cũng như những giải pháp cấp bách cũng như lâu

dài của ngành chức năng giúp nông dân ứng phó với

thiên tai, mặn xâm nhập, chúng tôi sẽ thông tin đến

quý vị và các bạn trong các chương trình sau.

MC Vâng, xin cám ơn PV Trung Dũng với những thông

tin vừa rồi.

Thưa quý vị và các bạn! Trước diễn biến phức tạp

cũng như những tác hại lớn lao của tình hình thiên tai

do hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Sóc trăng,

PV chương trình cũng mời ngành chuyên môn đến

phòng thu có những nhận định về diễn biến của thiên

tai do hạn hán cũng như xâm nhập mặn trên địa bàn

tỉnh, qua đó có những khuyến cáo trước mắt, giúp bà

con nông dân chủ động hơn trước những khó khăn

này. Xin mời BTV Ngọc Khuê.

BTV

Ngọc

Khuê

PV: Kính thưa ông Huỳnh Ngọc Vân- Phó Giám

đốc Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng. Tình hình nước

mặn đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của

Bà con, ông có đánh giá như thế nào đối với tình

hình này trong năm nay so với năm rồi, thưa ông?

Trả lời: Ông HUỲNH NGỌC VÂN- Phó Giám

đốc Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng

NDPB: Kính thưa bà con, các bạn thì năm nay, tình

hình hiện tượng Elnino tương đối rất là trầm trọng,

vào đầu vụHè Thu thì mưa muộn và hiện nay thì theo

dự báo của TTBDKT thủy văn thì hiện tượng này còn

kéo dài đến tháng 4 hoặc hết tháng 5 cho nên tình hình

xâm nhập mặn hiện nay rất là dữ. Theo ghi nhận của

chúng tôi thì hiện nay nước mặn đi vào sâu hơn 60 cây

số- cách bờ biển. và tương lai theo dự báo thì chúng

tôi nghĩ là vào khoảng tháng 4, tháng 5, sẽ ảnh hưởng

mặn tới TX Ngã Năm đối lúá Hè Thu 2016. Đối với

tình hình khó khăn như vậy ngành nông nghiệp chúng

tôi tích cực chỉ đạo là khoanh lại những vùng bị ảnh

hưởng và trong tương lai chúng tôi cũng tiến hành quy

Page 7: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

hoạch lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây

trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu. BTV

Ngọc

Khuê

PV: Vâng, thưa ông Hà Tấn Việt - Chi Cục trưởng

Chi Cục Thủy Lợi Sóc Trăng, được biết hiện nay độ

mặn trên các cử sông chính như là cửa sông Tần Đề,

sông Đại Ngãi thì đã vượt ngưỡng cho phép, trong

khi đó một số cánh ruộng ở sâu trong nội đồng thì

đang thiếu nước ngọt. Trong thời gian này thì chi

cục thủy lợi đã điều phối các cống ngăn mặn như thế

nào để hạn chế thấp nhất việc nước mặn ảnh hưởng

tới trà lúa Đông Xuân của Bà con, thưa ông?

Trả lời: Ông HÀ TẤN VIỆT- Chi Cục trưởng

Chi Cục Thủy Lợi Sóc Trăng.

NDPB: Thưa chị, theo dự báo của Đài khí tượng thủy

văn Nam Bộ, cuối năm 2015, đầu 2016 hiện tượng

Elnino kéo dài có thể cuối tháng 3 hoặc đến giữa

tháng 4 mới có khả năng dứt cái hiện tượng Elnino.

Do đó chi cục có tham mưu cho sở xin ý kiến bắt đầu

triển khai đo độ mặn từ tháng 12/2015. Tình hình mặn

năm nay diễn biến sớm phức tạp và cao hơn mọi năm

từ 5 đến 80%. Khoảng 7 tây tháng 1 /2016 lấy được 1

đợt nước khoảng 5 ngày như vậy là đã tiếp nước được

cho Trần Đề. Kéo dài được chứng 2 tuần sau đó triều

cường biển đông lên nửa, đợt 2 này không lấy được

nước ngọt do đó cái sản xuất của Trần đề bị ảnh

hưởng. Còn theo thông tin mới nhận được thì độ mặn

tại cống Bà Xẩm đang xuồng khả năng ngày mai lấy

được ngọt được tại vì theo thông báo khẩn của Viện

Khoa học thủy lợi Miền Nam thì từ nay đến 25 tây

tháng 2 độ mặn sẽ giảm mạnh là do lũ thượng nguồn

cao hơn, đang đổ về do đó có thể lấn được tyriều

cường biển đông. Từ đó về sau là đỉnh điểm của mùa

khô, hạn thì mặn sẽ lấn sâu hơn. Lúc đó thì mình không

còn cơ hội để lấy ngọt nữa.

BTV

Ngọc

Khuê

PV: Vâng thưa ông Quách Phước Châu- Chi Cục

Phó Chi Cục Trồng Trọt Bảo Vệ Thực Vật Sóc

Trăng, theo thông tin Ông Hà Tấn Việt vừa cho biết

thì tình hình nước mặn diễn biến hết sức phức tạp

vậy thì ngành nông nghiệp có khuyến cáo như thế

nào để giúp bà con nông dân bảo vệ tốt năng suất và

chất lượng lúa Đông Xuân trong gia đoạn cuối vụ

Page 8: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

cũng như những trà lúa Xuân Hè đang ở giai đoạn

đầu vụ, thưa ông?

Trả lời: KS QUÁCH PHƯỚC CHÂU- Chi Cục

Phó Chi Cục Trồng Trọt Bảo Vệ Thực Vật Sóc

Trăng

NDPB: Kính thưa bà con nông dân để bảo vệ tốt trà

lúa hiện nay thì đối với trà lúa mùa thì cơ bản đã

xong, Trà lúa đông xuân thì diện tích còn lại khoảng

80.000ha . Những diện tích nào đã bị nhiễm mặn

không có điều kiện lấy nước nước thì chung ta tăng

cường phân bón lá có gốc Lân để lúa chống chịu

được điều kiện bất lợi, ra rễ mới, khi chúng ta lấy nước

được thì chúng ta chăm sóc bình thường để bảo vệ năng suất trà Lúa Đông Xuân của mình

Còn Trà lúa Xuân Hè thì Bà Con không nên tiếp tục

xuống giống, với trà lúa xuân hè đã xuống giống rồi

thì Bà con nên áp dụng gói kỹ thuật 1 phải- 5 giảm

làm sao tăng cường cái phân bón trong đó là phân

trung vi lượng để cây chống chịu với điều kiện bất lợi

để cây phát triển và ra rễ mới. Một điều nữa là hiện

nay một số diện tích cũng đã bị nhiệm mặn, phèn rồi

thì bà con nên theo dõi thông báo, khi có nước thì bà

con lấy nước trữ ngọt để bảo vệ lùa Đông Xuân. Vùng

mà bị nhiễm mặn thì chúng ta tháo nước rửa mặn ở các trà lúa đang bị nhiễm mặn

Về cây ăn trái thì hiện nay mặn đã xâm nhập sâu tới

Xã An Lạc Thôn huyện Kế Sách. Nhà vườn bà con

mình nên vét lại kênh mương nội đồng của khu vườn

mình và theo dõi độ mặn ở các cửa cống vì qua tháng

3 là mùa khô và đỉnh điểm là mặn sẽ cao do đó vấn đề

nước ngọt sẽ ít đi, thành ra lưu ý nhà vườn mình trong

khoảng này để chúng ta tích trữ ngọt cho vườn mình BTV

Ngọc

Khuê

Vâng, xin cám ơn ông Huỳnh Ngọc Vân, ông Hà

Tấn Việt và ông Quách Phước Châu về cuộc trao đổi

hôm nay.

MC Xin cám ơn các vị khách mời đã dành thời gian cung

cấp những thông tin thật ý nghĩa đối với nông dân

vùng bị thiên tai do hạn hán cũng như xâm nhập mặn.

Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ thiết thực giúp bà

Page 9: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

con nông dân chủ động hơn để ứng phó với hạn, mặn

cũng như chủ động hơn trong các vụ sản xuất tiếp theo.

Cũng xin cảm ơn BTV Ngọc Khuê.

MC Thưa quý vị và các bạn!

Những hoang mang lo lắng của nông dân thì đã rõ,

ngành chuyên môn đã vào cuộc, UBND tỉnh Sóc trăng

cũng đã ra quyết định công bố thiên tai do hạn hán,

xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Sóc trăng…chính

quyền cơ sở phải có những bước đi như thề nào để

giúp nông dân tháo gỡ khó khăn trước mắt cũng hướng

lâu dài cho nông dân yên tâm sản xuất.

MC Thưa quý vị và các bạn! Trước chuyến khảo sát, kiểm

tra , đánh giá mức độ thiệt hại lúa đông xuân, lúa xuân

hè tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và vùng cây ăn

trái huyện Kế Sách do hạn hán và mặn xâm nhập, qua

báo cáo sơ bộ của ngành chức năng trong tỉnh, Ông

Nguyễn Văn Thể -UVBCH TW Đảng- Bí thư Tỉnh ủy

Sóc Trăng có ý kiến chỉ đạo.

PB: Đ/c NGUYỄN VĂN THỂ- UVBCH TW Đảng-

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng.

NDPB: Nhiệm vụ trước mắt đầu tiên tôi đề nghị là

UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp, bí thư, chủ tịch và

trưởng phòng nông nghiệp các huyện nghiên cứu một

cách nghiêm túc thấu đáo toàn toàn các giải pháp nêu

ra trong dự án đề án này. Cái nào bức xúc các đồng

chí phải ưu tiên cho năm 2016, cái nào chưa bức xúc lắm thì năm 2017 dài dài về sau

Về cấp bách thứ 2 là cái vấn đề thiệt hại của dân.

Bây giờ Thủ tướng chính phủ đã có chủ trương rồi

thiệt hại trên 70% thì được hỗ trợ 2.000.000/ha lúa;

rồi dưới 70% từ 30% trở lên gì đó được hỗ trợ 1 triệu

đồng. Đối với những chỗ chưa ảnh hưởng đến tôi đề

nghị các đồng chí phải phân công ngành nông nghiệp,

phân công cán bộ chi cục thủy lợi, chi cục BVTV hay

các đơn vị nằm trên địa bàn. Địa phương phải phân

công cấp ủy chính quyền, đảng viên ,cán bộ…chúng

ta phải tập trung phân công một cánh đồng một khu

vực để làm sao chúng ta bảo vệ được diện tích cây ăn

trái cũng như sản xuất của bà con hiện nay. Hiện nay

mặc dù ngân sách của chúng ta rất hạn chế tôi yêu cầu

Page 10: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

ngành nông nghiệp phối hợp với địa phương kiểm tra

lại các cửa cống, các loại cống, các đồng chí kịp thời

tham mưu với UBND các cấp và UBND tỉnh nếu

trường hợp đó là trách nhiệm của UBND tỉnh …xuất

ngay kinh phí để chúng ta kịp thời sửa chữa những khuyết điểm này

Về lâu dài, sắp tới QH sẽ bố trí vốn trung hạn cho

chúng ta và sử dụng đồng vốn này phải hiệu quả nhất,

mà hiệu quả nhất là gì, những công trình nào được bố

trí vốn là ta triển khai ngay, tập trung ưu tiên số 1 cho

lĩnh vực nạo vét kênh mương để phục vụ sản xuất cho

người dân. Nhạc cắt

MC Quý vị và các bạn đang nghe chương trình thời sự

chuyên đề “ Nông nghiệp nông thôn” của Đài phát

thanh truyền hình Sóc trăng. Chương trình được phát

trực tiếp lúc 11h30’ mỗi ngày trên sóng FM tần số

100.4 MHz, quý vị và các bạn nghe trực tuyến hoặc

nghe lại chương trình này trên website thst.vn.

MC Thưa quý vị và các bạn!

Những ý kiến chỉ đạo của Ông Nguyễn Văn Thể - Bí

thư Tỉnh ủy Sóc Trăng là cơ sở để chính quyền các

cấp trong tỉnh chủ động hơn ứng phó với thiên tai do

hạn hán, xâm nhập mặn. Về những tháo gỡ khó khăn

trước mắt cũng hướng lâu dài cho nông dân sản xuất,

chương trình giới thiệu một số giải pháp đã được thực

nghiệm của nông dân cũng như của các nhà khoa học

trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Trước hết là

Hệ thống tưới nhỏ giọt - giải pháp tưới tiết kiệm nước

trên rau - màu

MC Ghi nhận: Hệ thống tưới nhỏ giọt- giải pháp tưới

tiết kiệm nước

Vụ xuân hè vừa qua, diện tích trồng màu ở Thành

phố Sóc Trăng chỉ khoảng 57 ha, giảm trên 50% diện

tích so với các vụ khác trong năm. Do vào mùa khô

mặn xâm nhập, thiếu nguồn nước tưới nên nhiều hộ

phải bỏ đất trống. Ông Nguyễn Văn Đức – nông dân

trồng màu ở Khóm 6, phường 4, Thành phố Sóc Trăng

chia sẻ:

Page 11: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

PB: Ông NGUYỄN VĂN ĐỨC, Khóm 6, phường

4, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng

NDPB: Sản xuất ở mùa khô thì ảnh hưởng đến năng

suất của rau màu lí do do đa số bà con vận dụng vào

nước mưa, nước trời mùa mưa, nước ngọt mà cái mùa

này nước ở dưới sông mặn, nước đìa trước đây đã cạn

kiệt do đó năng suất cho hoa màu không đảm bảo.

Trước thực trạng này, Phòng kinh tế thành phố

Sóc Trăng và Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học

& công nghệ tỉnh đã lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tại

hộ ông Nguyễn Văn Đức. Mô hình này được xem là

giải pháp tối ưu trong điều kiện thiếu nguồn nước tưới

như hiện nay.Bởi giảm công lao động và tiết kiệm

được từ 30-60% lượng nước so với phương pháp tưới

truyền thống. Ông Ong Tài Thuận- Giám đốc Trung

tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng nói)

PB: Ông ONG TÀI THUẬN- Giám đốc Trung tâm

ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng

NDPB: Đối với mô hình tưới tiết kiệm nước triển khai

thực hiện được đánh giá rất là cao. Mô hình này hạn

chế sâu bệnh khả năng sinh trưởng paht1 triển rất tốt,

bu7o71v đầu cho thấy hiệu quả từ mô hình này, được

bà con nông dân đánh giá rất khả quan.

MC Thưa quý vị và các bạn! Thực tế sản xuất tại hộ ông

Nguyễn Văn Đức cho thấy, Hệ thống tưới nhỏ giọt có

thể áp dụng tốt cho nông hộ canh tác Hoa- Màu trước

tác động của thời tiết khô hạn để chủ động sản xuất.

MC Thưa quý vị và các bạn!

Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng phối hợp Viện

Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL

Trường ĐH Cần Thơ đã SX thử nghiệm một số giống

lúa mới trên vùng đất nhiễm mặn, bước đầu đạt kết

quả khả quan. Đã thanh lọc được các giống cổ truyền

và giống cao sản ngắn ngày. Có giống lúa chống chịu

mặn trung bình và cho năng suất cao. Trước tình mặn

xâm nhập như hiện nay, việc có giống Lúa chịu mặn

để sản xuất có thể là một giải pháp hữu hiệu để bà con

chủ động trong sản xuất Vụ Đông Xuân tới. Để hiểu

Page 12: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

rõ hơn về những vấn đề vừa nêu, Ông Nguyễn Thành

Phước – Giám Đốc Trung tâm giống cây trồng Sóc

trăng sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn những thông

tin sau đây

PV:

Thanh

Tòng

PB: Ông Nguyễn Thành Phước - Giám Đốc Trung

tâm giống cây trồng Sóc trăng

NDPB: Nhiều năm qua chúng tôi cùng với các viện

trường để tổ chức nghiên bộ giống của các nơi như

viện và trường để chúng ta về thử nghiệm trên vùng

đất Sóc trăng, phù hợp với điều kiễn sinh thái của tỉnh

Sóc trăng , Từ năm 2009, chúng tôi bố trí thí nghiệm

chính quy để thực nghiệm các điểm ở Cù Lao Dung,

Trần Đề, Mỹ Xuyên và Long Phú để thực hiện công

tác chọn những giống phù hợp với điều kiện sinh thái

và xâm nhập mặn thì chúng tôi đã chọn rất nhiều

giống đã được phát triển sản xuất hiện nay như: OM

6976; OM 4900; M 5451; phổ biến những giống như

là OM 8017 OM 9577; những giống lúa thơm như là:

4900; 6162; 7347 cũng đã được phát triển trong địa bàn tỉnh Sóc trăng

Từ năm 2014 đến nay những giống mới cũng

được đưa vào sản xuất như OM 8017; OM 8915; OM

9921, đặc biệt là một số giống ngắn ngày hiện nay

chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra sản xuất để cho phù

hợp với điều kiện sản xuất cả 3 vụ. Dóng chưa đặt tên

như là LP5 hoặc là OM 380..vv.. những giống này có

khả năng chịu được độ mặn từ 1- 2,5 %o. Ngoài còn

có những giống chịu mặn cao từ 3- khoảng 4 %o. Thì

những giống được đưa ra trước đây thì hiện nay chúng

tôi tính khôi phục lại như giống Tép Hành Đột Biến;

OM677, OM 5629 đó là những giống có khả năng chịu

mặn khá cao và nó có khả năng là phục hồi để làm sao

làm nguồn lai tạo làm nguồn sản xuất cho những năm tiếp theo.

Đối với những giống chịu mặn thì đồi với những

vùng như Trần Đề, Mỹ Xuyên lại chuiu5 mặn và ảnh

hưởng bởi Phèn. Vùng Long Phú trong hệ thống kinh

Tiếp Nhựt trước đây làm 2-3 vụ thì hiện nay chun g1

ta chọn những giống và làm 2 vụ. Còn những vùng

bị mặn xâm nhập vụ Đông Xuân 2015-2016 như 1

Page 13: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

phần của Long Phú Và Kế Sách thì những giống ngắn

ngày từ 85- 95 ngày thích hợp cho vùng 3 vụ. Đăc biệt

là những giống này có chất lượng và đảm bảo là tốt

trong điều kiện sản xuất hiện nay.

MC Thưa quý vị và các bạn! việc nghiên cứu tạo ra giống

lúa phù hợp đất nhiễm mặn, ngập trong điều kiện biến

đổi khái hậu như hiện nay là rất cần thiết, sẽ tạo điều

kiện nâng cao đời sống cho người dân. Với ngành

Nông nghiệp Sóc trăng đã có những giải pháp gì về

trước mắt và lâu dài trước tình hình hạn hán và Mặn

xâm nhập như hiện nay. Ông Lương Minh Quyết –

Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

Sóc trăng cho biết.

PV:

Văn

Hòa

PB: Ông Lương Minh Quyết – Giám đốc Sở nông

nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc trăng.

NDPB: Về giải pháp trước mắt gồm có 2 biện pháp

Một là biện pháp phi công trình và biện pháp công

trình

Biện pháp Phi công trình là chúng tôi kết hợp với cơ

quan Báo - Đài địa phương tăng cường công tác

truyên truyền cho bà con hiểu biết về tình hình tác hại

và diễn biến phức tạp của hạn, mặn trong thời gian

tới. Về sản xuất chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu mùa

vụ. Những nơi không có điều kiện trước đây chúng ta

làm 3 vụ thì bây giờ chung ta làm 2 vụ thôi, những nơi

làm 2 vụ thì bây giờ làm 1 vụ, những nơi làm 1 vụ ăn

chắc thì chúng ta kiên quyết thực hiện. Theo tôi khi

chúng ta không làm lúa vụ 3 thậm chí chúng ta chỉ làm

1 vụ thôi chúng ta có nước nhưng NguồnTruyền hình

Thông tấn xã Việt Nam nước rất ít không đảm bảo

phục vụ cho cây lúa thì chúng ta chuyển sản trống màu

thôi. Đưa màu xuống chân ruộng, cây mà nó cũng cần

nước nhưng là lượng nước ít hơn cây lúa thì đây cũng

là 1 cách. Hoặc chúng ta trồng cỏ, trồng bắp để chúng

ta lấy trái, còn thân chúng ta nuôi Bò thì đây cũng là

1 giải pháp. Phải tìm giải pháp Cây màu nào mà ngắn

ngày mà lại tít cần nước lại phù hợp với thiếu nước.

Tôi nói dù cho làm mô hình nào, chăn nuôi, cây trồng

Band

Page 14: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

nào nữa thì dự trữ nước và tiết kiệm nước là mục tiêu

lâu dài

Bên cạnh đó ngành nông nghiệp cũng chỉ đạo trung

tâm giống cây trồng phải chuẩn bị những giống nào

ngắn hạn, chịu mặn. mặn lên cở 3%o nó vẫn sống

được. Chọn lựa một số cây trồng cạn ít cần nước

để đưa vào thay thế cơ cấu mùa vụ. Bên cạnh đó

chúng tôi chăm lo vấn đế nước phục vụ chăn nuôi cho

gia súc, gia cầm, cho sinh hoạt thì đó gọi là một số biện pháp phi công trình

Còn biện pháp công trình là sao? Bây giờ trên đồng

đất Sóc trăng thì kênh mương thủy lợi rất là nhiều.

Trước đây chúng ta thi công nạo vét công trình chúng

ta làm đơn giản, gỉa sử trước đây âm độ xuống khoảng

1m2 thì bây giờ âm độ xuống khoang 1m8 để mục đích

ở đây là trữ nước. Trữ nước ở những con kênh tạo

nguồn, kênh cấp 2, 3 rồi kênh nội đồng trữ nước bằng mọi cách.

Trước mắt cái không cần xin chủ trương của trung

ương là ao của bà con ở khu trồng màu, trồng lúa,

trước đây thay vì chúng ta để vườn tạp, ao, đìa lạn hết

bây giờ khuyến khích bà con đào lên … thì như vậy

cùng với nước mưa, nước MêKông về thì chúng ta bơm

tiếp dự trữ. Thì tui nghĩ bằng nhiều NguồnTruyền hình

Thông tấn xã Việt Nam lực nào là khép kín, sửa cống

bọng, nạo vét kênh mương… cộng với những cái ao

này nửa thì tui hy vọng trong năm 2016 cũng như

những năm tiếp theo mình sẽ có nhiểu giải pháp hữu

hiệu là mình sẽ chuyển đúng mục đích của mình. Do

đó chúng ta phải biết thích ứng, khắc phục bằng nhiều

giải pháp, công tác này tuy khó khan, phức tạp, lâu

dài nhưng chúng ta sẽ khắc phục được nó. Làm sao

đảm bảo đời sống cho bà con mình an tâm trong sản

xuất nông nghiệp cũng như trong sinh hoạt đời sống.

MC Thưa quý vị và các bạn!

Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Nguyên Viện trưởng

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam thì: Đồng bằng

sông Cửu Long có vai trò vô cùng quan trọng đối với

an ninh lương thực quốc gia. Dân số và kinh tế cùng

Page 15: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

ven biển ĐBSCL lại chiếm một vị trí trọng yếu cho

quá trình phát triển của cả đồng bằng này. Do vậy, bất

kỳ một tác động bất lợi nào làm mất ổn định cho vùng

này, mà điển hình hơn cả là xâm nhập mặn ngày càng

sâu, sẽ phải được xem xét và kiểm soát.

MC Sóc trăng là một trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu

Long, đứng hàng thứ 3 về sản xuất Lúa gạo, góp phần

đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trước tình hình

thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn, trong khi chờ đợi

những biện pháp khả thi nhất của các nhà khoa học và

ngành chức năng, Bà con nông dân hãy biết cách sống

chung với điều kiện thời tiết bất lợi, trước biến đổi khí

hậu toàn cầu như Bà con vùng Lũ sống chung với Lũ.

Và tất nhiên quý vị và các bạn đừng quên những giải

pháp mà ngành chức năng và nhà khoa học Sóc trăng

khuyến cáo mà chương trình vừa thông tin.

Như thường lệ kết thúc Chương trình thời sự chuyên

đề nông nghiệp nông thôn hôm nay là thông tin khí

tượng thủy văn và dự báo thời tiết tại các địa phương

tỉnh.

MC Đọc :Bản tin khí tượng thủy văn

Vào ngày 22/02, độ mặn cao nhất trên

sông Hậu tại Trần Đề tiếp tục tăng cao

lên mức 21,7‰, tại Long Phú 17,

7‰, Đại Ngãi 7,6‰ và An Lạc Tây là

1,1‰. Trên sông Mỹ Thanh và sông Dù

Tho tại Tham Đôn và Thạnh Phú độ

mặn lần lượt là 10,9‰ và 6,8‰. Tại

TPST độ mặn cao nhất 5,5‰ và Ngã

Năm giáp ranh Bạc Liêu là 0,2‰.

Tại các cửa cống, độ mặn thấp nhất là

ở cống Cái Oanh 2,8‰ và cao nhất ở

cống Cái Xe 5,2‰, các cống đều được

đóng ngăn mặn.

Văn bản

MC Dự báo thời tiết đêm 22 ngày 23/02/2016 Văn bản

MC Chương trình thời sự chuyên đề nông nghiệp nông

thôn của Đài PTTH Sóc trăng đến đây là kết thúc.

Chào hết

Page 16: Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” · Chương trình thời sự chuyên đề “Nông Nghiệp Nông Thôn” Dự thi LHPTTQ lần thứ

-Chỉ đạo thực hiện: Nguyễn Tứ

-Tổ chức thực hiện: Trung Dũng - Lê Tuấn

- Nhóm PV: Văn Hòa- Ngọc Khuê - Đoan Trang –

Thanh Tòng và Hải An

-Dẫn chương trình: Thanh Tuấn – Thế Thảo

- Kỹ Thuật phòng thu và truyền dẫn: Minh Hữu –

Quốc Thắng

Cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Kính

chào tạm biệt và hẹn gặp lại vào 17h30 chiều mai./.