121
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ************ PHẠM THỊ VƯỢNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO - TRƯỜNG HỢP VỚI PHẬT GIÁO TỪ NĂM 1981 ĐẾN NĂM 2008 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch Sử Đảng Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn: GS. TS Đỗ Quang Hưng Hà nội, 2010

CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

************

PHẠM THỊ VƯỢNG

CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN

GIÁO - TRƯỜNG HỢP VỚI PHẬT GIÁO TỪ NĂM 1981

ĐẾN NĂM 2008

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch Sử Đảng

Mã số: 60 22 56

Người hướng dẫn: GS. TS Đỗ Quang Hưng

Hà nội, 2010

1

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu …………………………………………………………….. 3

Chương 1: Tổng quan chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn

giáo từ năm 1981 đến năm 2008 ………………………………......

9

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo ……....... 9

1.1.1 Khái niệm mácxít về tôn giáo …………………………... 9

1.1.2 Về nguồn gốc của tôn giáo ……………………………… 12

1.1.3 Thái độ của đảng mácxít với tôn giáo …………………... 15

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

………………………….

18

1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung ………….. 18

1.2.2 Hồ Chí Minh và Phật giáo ………………………………. 26

1.3 Vài nét về tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay …………… 30

1.4 Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo

…………...

35

1.4.1 Giai đoạn trước năm 1990 ………………………………. 35

1.4.2 Giai đoạn sau năm 1990 ………………………………… 40

Chương 2: Chính sách của Đảng và nhà nước với Phật giáo từ khi

giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1981 đến năm 2008

……..

49

2.1 Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam …………………………. 49

2.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Phật giáo trước năm

1981 ………………………………………………………………….

53

2.2.1 Ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa

……………………………

53

2.2.2 Với Phật giáo ở miền Nam ………………..…………….. 58

2.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Phật giáo từ năm

2

1981 đến năm 2008 ………………………………………………… 62

2.3.1 Về vấn đề Giáo hội ……………………………………… 62

2.3.2 Về đường hướng và hành đạo của Phật giáo ……………. 70

Chương 3: Giáo hội Phật giáo Việt Nam với chính sách của Đảng

và Nhà nước

………………………………………………………..

77

3.1 Xây dựng thống nhất tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam

từ Trung ương đến địa phương

………………………………………..

77

3.2 Thúc đẩy đường hướng đúng đắn của Giáo hội và tôn thể

phật tử, tu sĩ ……………………………………………………….

82

3.2.1 Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc Việt

Nam ………………………………………………………………..

82

3.2.2 Thực hiện đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội

chủ nghĩa” trong thực tiễn …………………………………………

87

3.3 Đấu tranh chống mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối

đại đoàn kết dân tộc ………………………………………………..

91

Kết luận …………………………………………………………… 99

Tài liệu tham khảo ………………………………………………… 104

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là nhu cầu tinh thần của một bộ

phận nhân loại, gắn liền với sự vận động và phát triển của lịch sử loài người.

Tuy vậy, tôn giáo cũng là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm. Nó ảnh

hưởng trực tiếp đến chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia.

Song không vì thế mà chúng ta “lờ đi”, lảng tránh hoặc không giải quyết triệt

để vấn đề tôn giáo. Ngược lại, nếu làm tốt công tác tôn giáo sẽ là một động

lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được những nhân tố tích cực,

tranh thủ được bộ phận có tín ngưỡng góp phần sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp

chung của cách mạng.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Để thực hiện “đại đoàn kết dân

tộc”, củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo, Đảng, Nhà nước

ta cần phải xây dựng và hoàn thiện chính sách tôn giáo. Pháp luật hoạt động

tôn giáo là công cụ quan trọng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự

do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đồng thời là cơ sở pháp lý để

đấu tranh chống lại mọi âm mưu, hoạt động của thế lực thù địch lợi dụng tôn

giáo xâm phạm đến độc lập chủ quyền của đất nước.

Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất chú trọng

đến việc hoàn thiện chính sách về hoạt động tôn giáo. Pháp luật về tôn giáo

trong những năm qua không ngừng được bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện

cho phù hợp với tình hình nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Khẳng

định sự trưởng thành của Đảng, Nhà nước trong lý luận và trong thực tiễn về

4

công tác tôn giáo. Điều đó đem đến cho đời sống các tôn giáo một hơi thở

mới, một luồng sinh khí mới.

Phật giáo là một tôn giáo có mặt ở Việt Nam gần 20 thế kỷ, hoà mình

cùng dân tộc và trở thành tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử dựng

nước và giữ nước đến nay, Phật giáo bao giờ cũng là một thành viên trong

khối đại đoàn kết dân tộc, đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng đất

nước. Phật giáo ở Việt Nam không chỉ thuộc lĩnh vực của thể giới tâm linh,

mà còn ăn sâu trong tiềm thức người Việt, trở thành một đặc trưng văn hoá,

một nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân tộc ta.

Hơn nữa, tín đồ Phật giáo chiếm số lượng đông đảo nhất ở Việt Nam và trở

thành một tôn giáo không thể thiếu trong đời sống văn hoá tâm linh của người Việt.

Đặc biệt với sự kiện thống nhất Phật giáo Việt Nam trong cả nước, ra

đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam (năm 1981) có ý nghĩa quan trọng trong lịch

sử Phật giáo nước nhà, thực hiện sứ mệnh tiếp nối truyền thống vẻ vang của

Đức Phật trên nước ta, nhất là tổ chức lãnh đạo tinh thần tăng ni, phật tử trong

cả nước phát huy khả năng, trí tuệ của mình đóng góp tích cực vào sự nghiệp

đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới.

Tuy nhiên, cũng không vì thê mà chúng ta nghĩ rằng mối quan hệ của

Đảng và Nhà nước với Phật giáo là luôn thuận lợi, đơn giản, xuôi chiều,

không có những xung đột, không có mâu thuẫn.

Phật giáo cũng như các tôn giáo (Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà

Hảo…) tồn tại ở Việt Nam đều mang bản chất, về phương diện xã hội học,

chính trị học, là “mọi tổ chức tôn giáo, giáo hội đều có thể là các đoàn thể áp

lực”[34, tr. 454]. Cho nên tổ chức Giáo hội Phật giáo nói riêng dù không phải

là một tổ chức chính trị nhưng nó cũng không đứng ngoài đời sống chính trị

và công quyền. Ngược lại, áp lực của nó là rất mạnh khi sử dụng vào mục

đích chính trị. Hơn thế nữa, ở nước ta, “cũng như hầu hết các tôn giáo khác,

Phật giáo cũng không thể an bình “đứng ngoài” sự can thiệp, lợi dụng của các

thể lực đế quốc, thực dân và bọn tay sai” [34, tr. 454.].

Do vậy, yêu cầu đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta là cần phải hoàn thiện

chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo, cụ thể là đối

5

với Phật giáo, nhằm phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp sẵn có

trong mối quan hệ giữa Phật giáo và Đảng Cộng Sản Việt Nam, thúc đẩy sự

gắn bó hơn nữa giữa tôn giáo Phật giáo nói riêng trong khối đại đoàn kết dân

tộc.

Với tất cả những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Chính sách của

Đảng và Nhà nước về tôn giáo - Trường hợp với Phật giáo từ năm 1981

đến năm 2008” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tình hình tôn giáo Việt Nam tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và tiềm

ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định chính trị xã hội. Xây dựng chính sách tôn

giáo và thực hiện chính sách tôn giáo là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở

nước ta. Khi Nghị quyết 24 ra đời, việc đi vào nghiên cứu tôn giáo, đề ra chủ

trương, chính sách tôn giáo ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

Vì vậy, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu mảng đề tài này. Tiêu

biểu như :

- “Tình hình và xu thế tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt

ra cho công tác quản lý và lãnh đạo” năm 2002 do GS. TS Lê Hữu Nghĩa làm

chủ nhiệm đề tài. Công trình đã nêu nên thực trạng và xu hướng biến động

của tôn giáo thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời phân tích

công tác lãnh đạo và quản lý đối với vấn đề tôn giáo ở ta. Từ đó, công trình đề

xuất một số kiến nghị và phương hướng cho công tác quản lý và lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

- “Đổi mới chính sách tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo hiện

nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể” năm 2002 do TS

Nguyễn Đức Lữ làm chủ nhiệm. Đề tài đã khái quát được quan điểm, chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo trong quá trình

cách mạng. Đề tài đã phân tích quá trình lãnh đạo và quản lý của Đảng trong

6

thời gian qua. Công trình đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách

tôn giáo của Đảng.

- GS Đặng Nghiêm Vạn: “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở

Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Đây là kết quả kế

thừa đề tài khoa học cấp nhà nước “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn

giáo ở Việt Nam”. Cuốn sách trang bị cho chúng ta những kiến thức cơ bản

nhất về tôn giáo. Trình bày đặc điểm và tình hình tôn giáo ở Việt Nam cũng

như những đặc trưng, vai trò cụ thể của những tôn giáo lớn. Ngoài ra, cuốn

sách cũng đã phân tích và làm rõ một số vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí

Minh vào việc xây dựng chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

- GS Đỗ Quang Hưng: “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam. Lý

luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007

(tái bản lần 2, lần đầu in năm 2005). Đây là một công trình tổng hợp, đã khái

quát được các nội dung cơ bản liên quan đến lĩnh vực tôn giáo. Trước hết, tác

giả khái quát bối cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, phân tích dưới

góc độ triết học quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về vấn đề tôn giáo cũng như bước đầu nhận thức của Đảng Cộng Sản về vấn

đề tôn giáo. Điểm đáng lưu ý, tác giả còn hệ thống hoá quan điểm, đường lối

của Đảng với vấn đề tôn giáo; đưa ra những kinh nghiệm ứng xử của Đảng và

Nhà nước ta đối với mỗi tôn giáo cụ thể; từ đó tác giả đề cập đến vấn đề hoàn

thiện luật pháp tôn giáo. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu công phu,

chứa đựng nhiều tâm huyết của tác giả, có giá trị lý luận và thực tiễn rất cao.

Cụ thể về Phật giáo, cũng có rất nhiều cuốn sách, bài viết, cũng như các

tạp chí nghiên cứu về Phật giáo. Tuy nhiên, nội dung tập trung chủ yếu vào

trình bày quá trình du nhập và phát triển của đạo Phật ở Việt Nam, ảnh hưởng

của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần, giới thiệu nội dung của giáo lý

nhà phật, v.v. Năm 1988, cuốn sách “Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà

nước đối với đạo Thiên Chúa Giáo” của Nguyễn Văn Đông, do nhà xuất bản

Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. Song chưa có một công trình chuyên khảo nào

nghiên cứu về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Phật giáo - một tôn

giáo chính và có ảnh hưởng lớn đến văn hoá Việt Nam. Chính sách của Đảng

7

với Phật giáo nói riêng, đều được đề cập trong các công trình kể trên nhưng chỉ

là một phần nội dung nhỏ, mà các tác giả nghiên cứu cùng với các tôn giáo khác.

Vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu vào đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu chính sách của

Đảng và Nhà nước với riêng tôn giáo Phật giáo từ năm 1981 đến năm 2008.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn muốn làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

- Tìm hiểu chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, để thấy được sự

tiến bộ trong việc dần hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo hiện nay.

- Tìm hiểu cụ thể chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với

Phật giáo, đặc biệt là từ năm 1981.

- Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà

nước đối với Phật giáo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ

Trên cơ sở nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, làm rõ đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước với Phật giáo.

Có cái nhìn khái quát về quá trình đồng hành của Phật giáo với dân tộc

ta từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1981 đến nay. Vai trò, ý

nghĩa của Giáo hội với phát triển của Phật giáo ở nước ta.

Rút ra những nhận xét, cũng như bài học kinh nghiệm.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Những chủ trương, đường lối và chính sách tôn giáo, cụ thể là chính

sách tôn giáo của Đảng đối với Phật giáo,

Quá trình thực hiện sự chỉ đạo của Đảng về chính sách tôn giáo đối với

Phật giáo

Kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

8

Công tác tôn giáo gồm nhiều mặt, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời

sống xã hội. Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tôn giáo Phật giáo, về

thời gian từ năm 1981 đến năm 2008.

Điều kiện lịch sử ảnh hưởng, có tác động đến chủ trương, đường lối

chính sách của Đảng về công tác tôn giáo nói chung, về chính sách với Phật

giáo nói riêng.

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về với Phật giáo.

Kết quả của việc tổ chức thực hiện chính sách đối với Phật giáo từ năm

1981 đến năm 2008.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng về tôn giáo

như một cơ sở lý luận quan trọng. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu các chỉ thị,

nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật, các văn bản hưỡng dẫn áp dụng

pháp luật về hoạt động tôn giáo, hoạt động của Phật giáo.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong khi triển khai luận văn có sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp lôgíc: nhằm mô tả, làm

rõ vấn đề mang tính quy luật, tất yếu cần hoàn thiện chính sách về hoạt động

tôn giáo, cần thiết nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà nước và vấn đề tôn

giáo, cụ thể trong luận văn là chính sách tôn giáo của nhà nước với Phật giáo.

- Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so

sánh, tổng hợp để đánh giá, nhận xét, rút ra ưu điểm, hạn chế trong quá trình

thực hiện chính sách.

6. Đóng góp của luận văn

Có cái nhìn khái quát, hệ thống quan điểm mácxít và tư tưởng Hồ Chí

Minh về tôn giáo nói chung, về tôn giáo Phật giáo nói riêng.

Tìm hiểu về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được đề cập

nhiều trong các cuốn sách, công trình nghiên cứu, bài viết, v.v. Song đây là

9

một đề tài chuyên sâu nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Đảng với tôn

giáo Phật giáo. Nó có những ý nghĩa nhất định.

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, đóng góp một

phần nhỏ bé cho công tác nghiên cứu xây dựng chính sách tôn giáo Phật giáo.

Ngoài ra, luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo

cho nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy.

7. Bố cục của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,

nội dung chính được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo từ

năm 1981 đến năm 2008.

Chương 2: Chính sách của Đảng và Nhà nước với Phật giáo từ khi Giáo

hội Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1981 đến năm 2008.

Chương 3: Giáo hội Phật giáo Việt Nam với chính sách của Đảng và

Nhà nước.

10

Chương 1

TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ

TÔN GIÁO TỪ NĂM 1981 ĐẾN NĂM 2008

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo

1.1.1. Khái niệm mácxít về tôn giáo

Ngày từ buổi bình minh của xã hội loài người, tôn giáo đã bắt đầu xuất

hiện. Nó vận động, phát triển cùng với các hình thái kinh tế xã hội và tham

gia vào mọi mặt của đời sống. Để hiểu rõ bản chất, các nhà khoa học, các nhà

hoạt động chính trị luôn mong muốn tìm ra một khái niệm chung nhất về tôn

giáo. Song cho đến nay, khái niệm tôn giáo vẫn đang là vẫn đề tranh luận

trong giới xã hội học tôn giáo.

Các nhà duy vật trước C.Mác và Ph.Ăngghen đều coi tôn giáo là sự lừa

bịp, giả dối, là kết quả của sự ngu dốt. Cụ thể như, Phơbách thì cho rằng: tôn

giáo là sự phản ánh sự tồn tại của chính bản thân con người, con người suy

nghĩ, suy tâm thế nào thì thượng đế của họ là đúng như vậy; ý thức về chúa là

ý thức con người rút ra về chính bản thân nó.

Trong tác phẩm Góp phần phê phán chủ nghĩa pháp quyền của Hêghen,

C. Mác khẳng định: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con

người, chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần

nữa nhưng con người không phải là sinh vật trìu tượng, ẩn náu đâu đó ngoài

thế giới. Con người là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước

ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thân

chúng là thế giới lộn ngược” [58, tr. 569 - 570]. Hay “Tôn giáo là tiếng thở

dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng

như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc

phiện của nhân dân” [58, tr. 570]. Ph. Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo sinh ra từ

thời đại hết sức nguyên thủy… Do đó, những khái niệm tôn giáo ban đầu ấy

thường là chung cho một tập đoàn dân cư, cùng dòng máu, sau lại phân chia

ra, phát triển một cách riêng biệt ở mỗi dân tộc” [59, tr. 443]. Ph. Ăngghen

11

cũng đưa ra quan điểm của mình: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự

phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng ở bên

ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó

những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”

[60, tr. 437]. Nó được coi là định nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn

giáo.

Từ những quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen cho thấy, tôn giáo là

một hình thái ý thức xã hội, phản ánh những tâm tư nguyện vọng, những ước

mơ của người dân lao động về một cuộc sống hạnh phúc, không có bất bình

đẳng, không có điều ác. Qua tôn giáo, mọi người đều có một cuộc sống ấm

no, tràn đầy tình yêu thương giữa con người với con người, được giải thoát

khỏi áp bức, bất công. Song những ước mơ đó lại không phải do người lao

động đấu tranh mà có được, mà do một đấng siêu nhiên ban cho nên nó chỉ là

một thế giới hạnh phúc tưởng tượng; đúng như C. Mác nói: “Tôn giáo là hạnh

phúc hư ảo của nhân dân”, là những “bông hoa giả” nhưng lại được quần

chúng tiếp nhận một cách hồ hởi, nhiệt tâm và đầy thỏa mãn. Đây chính là

chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo.

Như vậy có thể thấy, các nhà chủ nghĩa Mác - Lênin đã tập trung đi sâu

làm sáng tỏ bản chất của tôn giáo, coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội,

thuộc kiến trúc thượng tầng; cho rằng tôn giáo “ru ngủ” quần chúng, làm nhụt

ý chí đấu tranh và biến những người lao động thành kẻ thụ động cam chịu áp

bức, nó giam cầm con người trong các quan niệm duy tâm, thần học - hướng

họ về các lực lượng siêu nhiên mà họ hoàn toàn quy phục, nó hạn chế tính

tích cực của xã hội. Tuy nhiên, theo Mác - Lênin, niền tin tôn giáo còn là “sự

phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy”; tôn giáo là biểu lộ thái độ

không chấp nhận, không bằng lòng với cuộc sống thực tại - dù sự phản kháng

yếu đuối, tiêu cực, không phải từ những đấu tranh để giành lại.

Không dừng lại ở quan điểm đó, cùng với thời gian, khái niệm tôn giáo

được các nhà khoa học, những người hoạt động chính trị, kể cả những học giả

vẫn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp cận ở nhiều khía cạnh,

12

góc độ khác nhau, rất khó để thống nhất và đưa ra một khái niệm chung về

tôn giáo. Tuy nhiên, theo GS.TS Đỗ Quang Hưng có thể tiếp nhận các luận

điểm của Mác, Ăngghen thành ba loại:

“Loại thứ nhất, lấy thể nghiệm cá nhân của chủ thể tín ngưỡng làm

tiền đề tiên quyết cho bản chất và định nghĩa tôn giáo (…)

Loại thứ hai, lấy chức năng xã hội của tôn giáo làm hạt nhân định nghĩa

và khẳng định bản chất của tôn giáo (…)

Loại thứ ba, từ góc độ “bản thể luận” của tôn giáo mà định nghĩa (…).

Theo đó, cho dù có hơn 150 định nghĩa về tôn giáo, nhưng nhìn chung người

ta vẫn cho rằng tôn giáo là tương quan giữa con người với sự linh thiêng

(Sacred), với quyền năng (Power), đấng siêu việt (Transcendent), cái tuyệt đối

(Absolute), thực tại tối cao (Supreme reality)…” [34, tr.130].

Tôn giáo còn được M. Bertrand tiếp cận như một lực lượng xã hội:

“Một tôn giáo không chỉ là tập hợp những biểu tượng, những niềm tin, mà

còn là những thực hành có tính nghi thức và văn hóa. Nó cũng còn là một thể

chế xã hội, một tổ chức có tính chất của một cộng đồng” [34, tr. 130]. Một

học giả người Trung Quốc, tên Lữ Đại Cát, đưa ra định nghĩa: “Tôn giáo là sự

phản ánh hư ảo lực lượng chi phối cuộc sống hàng ngày của con người thành

một ý thức xã hội về lực lượng siêu trần thế, là một chỉnh thể văn hóa xã hội

tổng hợp những loại ý thức và hành vi này và làm cho nó quy phạm hóa” [34, tr.

131].

Đã có rất nhiều sách báo giải thích các luận điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin về tôn giáo, nhiều học giả đã nhận thức được đúng thực chất, cốt lõi

của luận điểm Mác - Lênin về tôn giáo nhưng có những quan điểm thậm chí

giải thích sai lệch, áp đặt, mang nặng tư tưởng “tả” khuynh, coi tôn giáo như

là một hiện tượng hoàn toàn tiêu cực, có khi còn nâng tôn giáo mang tính

phản động. Thực tế đã cho thấy, những luận điểm giải thích trên đã bị bác bỏ.

Quan điểm nhất quán của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với tôn giáo, khắc phục

những mặt tiêu cực, hạn chế trong tôn giáo là yêu cầu khách quan của sự

nghiệp giải phóng con người, đấu tranh chống các thế lực xuyên tạc, lợi dụng

tôn giáo, đấu tranh thủ tiêu chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới.

13

Nhưng điều đó không có nghĩa là gạt bỏ hoàn toàn tôn giáo, không kế thừa

những giá trị nhân bản tốt đẹp trong nó. Theo các ông, muốn thay đổi ý thức

xã hội phải thay đổi tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng ở con người phải

xóa bỏ nguồn gốc làm nảy sinh nhu cầu cần có ảo tưởng; muốn đẩy lùi về ước

mơ thiên đường bên kia, phải kiến tạo được thiên đường ở thế giới hiện hữu.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện

rất rõ trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (tháng 6 năm 2004) của nước

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 3 như sau:

1. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng

niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng

thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân

gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

2. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng

đồng, bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương

tự khác.

3. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống

giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà

nước công nhận.

4. Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo ban đầu

bao gồm ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của đạo

Công giáo, chi hội của đạo Tin Lành, họ đạo của đạo Cao Đài, ban trị sự xã,

phường, thị trấn của Phật giáo Hòa Hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo

khác.

5. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ

nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.

6. Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập

ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo.

7. Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt

động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo

được Nhà nước công nhận.

8. Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.

14

9. Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống

riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo.

10. Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.

1.1.2. Về nguồn gốc của tôn giáo

Các nhà lý luận theo trường phái duy tâm thường cho rằng tôn giáo là cái

tự có, thần thánh là cái hữu hiệu ngoài thế giới vật chất hoặc cho rằng tôn giáo

“là thuộc tính vốn có trong ý thức con người mà không lệ thuộc vào hiện thực

khách quan; hay nói cách khác tôn giáo là sản phẩm mang tính nội sinh của ý

thức con người” [104, tr. 6 - 7].

Theo thuyết duy vật mácxít, thì những gì nằm trong ý thức con người,

kể cả tôn giáo, đều là sự phản ánh của thế giới vật chất. Tôn giáo là sự phản

ánh thế giới vật chất vào ý thức con người một cách đặc biệt song cũng không

nằm ngoài quy luật phát triển mang tính lịch sử, một hiện tượng thuộc kiến

trúc thượng tầng. Căn nguyên sự tồn tại của tôn giáo “là sự bất hợp lý trong

mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người,

khiến cho các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành một lực lượng có tính

“siêu tự nhiên”, kỳ thị và mù quáng đối với con người” [34, tr. 133]. Lấy chủ

nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng để lý giải nguồn gốc ra đời, quá trình hình

thành của tôn giáo.

Về nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo, trong xã hội nguyên thủy,

do trình độ sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước

thiên nhiên rộng lớn và huyền bí. Vì vậy, họ gán cho tự nhiên sức mạnh và

quyền lực to lớn, thần thánh hóa sức mạnh đó. Đồng thời với sự phụ thuộc

vào thiên nhiên, con người còn gặp phải sự tác động của xã hội như chiến

tranh giữa các bộ lạc,… càng làm gia tăng tâm lý sợ hãi cái chết. Đó là hình

thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo. Theo C. Mác, hiện tượng tôn giáo nguyên

thủy là sản phẩm của nhận thức con người khi con người còn “tối tăm” về bản

thân mình và về thế giới tự nhiên.

Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu

đuối trước sức mạnh thiên nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những

15

sức mạnh tự phát của xã hội. Không giải thích được nguồn gốc sự phân hóa

giai cấp và xã hội, của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, con người lại ảo

tưởng vào “thế giới bên kia”. Sự bần cùng về kinh tế, áp lực về chính trị, nỗi

thất vọng, bất lực trước những bất công xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

Về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, khả năng nhận thức có giới hạn

của con người về nguyên nhân phát sinh các hiện tượng tự nhiên và bất bình

đẳng xã hội đã dẫn tới sự thừa nhận tồn tại của linh hồn sau khi chết. Cũng

bằng cách hoàn toàn giống như thế, sự nhân cách hóa các lực lượng tự nhiên

làm nảy sinh vị thần linh đầu tiên. Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận

thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình là có giới hạn. Khoa

học có nhiệm vụ khám phá những điều chưa biết. Song khoảng cách giữa

những điều chưa biết và biết luôn luôn tồn tại. Điều gì khoa học chưa giải

thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế.

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức

của con người. Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế

giới khách quan, khái quát hóa thành các khái niệm, quy luật. Nhưng càng

khái quát hóa, trìu tượng hóa, thì sự vật hiện tượng được con người nhận thức

càng có khả năng xa rời hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hóa, cường điệu

hóa của chủ thể nhận thức sẽ dẫn tới thiếu khách quan, mất dần cở sở hiện

thực để trở thành siêu nhân thần thánh. Khi bàn về nguồn gốc của tôn giáo, C.

Mác viết: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con

người” [58, tr.569 - 570].

Nguồn gốc nhận thức về tâm lý, chính “sự sợ hãi sinh ra thần thánh”,

con người luôn sợ hãi trước sức mạnh huyền bí của tự nhiên và những biến cố

của xã hội đã đẩy họ vào xuống vực thẳm. Khi đã rơi vào trạng thái tuyệt

vọng, thậm chí tiêu cực con người tìm giải thoát ở tôn giáo, tin tưởng có một

lực lượng nào đó quyết định vận mệnh của mình.

Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội, những

tình cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, yêu thương trong quan hệ con người

với tự nhiên, con người với con người được thể hiện qua tín ngưỡng tôn giáo.

Tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhân dân, góp phần

16

bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi

vỗ về, xoa dịu lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế mà tôn giáo dù chỉ là hạnh phúc hư ảo,

song người ta vẫn cần đến nó trong cuộc sống.

Như vậy, nguồn gốc của tôn giáo, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, không

phải là thuộc tính vốn có trong ý thức con người, không phải là cái tự có, tồn

tại bên ngoài thế giới vật chất. Ngược lại, tôn giáo nằm trong thế giới vật chất,

nằm ngoài ý thức con người. Tôn giáo là hiện tượng xã hội xuất hiện bởi

nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. Vì vậy, tôn giáo sẽ mất đi khi

những tồn tại làm cơ sở nảy sinh ra nó không còn nữa, đặc biệt là cơ sở kinh

tế - xã hội. Theo Mác, tôn giáo sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp và áp

bức giai cấp, không còn bất bình đẳng, không còn tồn tại sự bóc lột giữa

người với người; khi mà con người không cần phải “trốn chạy” hiện thực để

tìm nguồn an ủi ở thế giới tâm linh, mà hài lòng với thế giới hiện hữu. Nói

cách khác, tôn giáo chỉ mất đi khi cơ sở kinh tế - xã hội của nó không còn.

Thủ tiêu chế độ bóc lột và xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, đó cũng là

nhiệm vụ của cách mạng.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, cơ sở kinh tế - xã hội không phải là điều

kiện duy nhất làm tiêu vong tôn giáo. Một số học giả cho rằng, đấy là sự hạn

chế lịch sử ở Mác, tiêu biểu như M. Bertrand: “Những người mácxít tin rằng

nhận thức ngày càng phát triển về các quan hệ xã hội, về nhân cách và một

cuộc thay đổi cách mạng về xã hội, có tác động trong đời sống thực tiễn của

con người và lâu dài sẽ thay đổi các trạng thái tinh thần nhưng bằng cách nào

và trong những giới hạn nào thì không thể nói chắc chắn một cách khách

quan” [34, tr. 134 - 135].

1.1.3. Thái độ của đảng mácxít với tôn giáo

Bàn về mối quan hệ giữa đảng mácxít với tôn giáo, cũng như thái độ và

chính sách của chính Đảng đối với tôn giáo là một nội dung được C. Mác, Ph.

Ăngghen và V. Lênin rất quan tâm.

17

Mác và Ăngghen khẳng định cần tách tôn giáo ra khỏi chính quyền để

tránh sự thao túng về quyền lực của các tổ chức tôn giáo “Tách giáo hội ra

khỏi nhà nước và tước đoạt tài sản của tất cả những giáo hội nào là những tập

đoàn hữu sản” [61, tr. 350], phê phán nghiêm khắc chủ trương cấm đoán tôn

giáo, thực hiện quyền tự do tôn giáo cho công dân. Lênin cũng đưa ra quan

điểm của mình: “Tôn giáo phải được tuyên bố là một việc tư nhân, đó là câu

nói mà người ta thường dùng để chỉ thái độ của những người chủ nghĩa xã hội

đối với tôn giáo”. “Nhà nước không dính dáng đến tôn giáo, các đoàn thể tôn

giáo không được dính đến chính quyền nhà nước. Bất kỳ ai cũng được hoàn

toàn tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào”.

“Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tín ngưỡng tôn giáo

khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được” [49, tr. 169]

Trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, Lênin phê phán nghiêm khắc ý

định của những nhà chủ nghĩa xã hội cực đoan muốn xóa bỏ tôn giáo bằng sắc

lệnh, bằng sự cấm đoán. Lênin từng phê phán hai khuynh hướng giải quyết

vấn đề tôn giáo: khuynh hướng dùng tuyên truyền thuần túy đấu tranh với tôn

giáo và khuynh hướng tả khuynh vô chính phủ muốn đưa cuộc đấu tranh

chống tôn giáo lên trên cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp. Lênin cho

rằng: “Đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo thì phải cực kỳ thận trọng;

trong cuộc chiến đấu này, ai làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo, người đó

sẽ gây thiệt hại lớn. Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng giáo dục.

Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm cho quần chúng tức giận; hành động

như vậy sẽ càng gây thêm chia rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà

sức mạnh của ta là ở sự đoàn kết” [50, tr. 221]. Vì vậy, đấu tranh với tôn giáo

không có nghĩa là trực tiếp “tấn công” vào thần thánh, “truy kích” thượng đế,

mà đấu tranh với cái thế giới niềm vui tinh thần là tôn giáo, “chỉ đơn giản là

việc thức tỉnh sự tự giác”.

Người cũng chỉ rõ: cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị thắng lợi sẽ tạo

điều kiện cần thiết cho cuộc “cách mạng ý thức” để thủ tiêu toàn bộ tôn giáo.

Sự khác nhau giữa chủ nghĩa cộng sản và Thiên đường mà các tôn giáo hứa

18

hẹn là ở chỗ, tôn giáo hướng con người đến một thế giới trong tưởng tượng

còn những người cộng sản chủ trương xây dựng “thiên đường” ngay trong xã

hội hiện thực và do chính con người tạo ra. Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn tôn

trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, không xúc phạm, không

mưu toan ngăn cản, cấm đoán, không nhằm thủ tiêu quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo: “Cách mạng vô sản nhất định sẽ đạt đến mục đích làm cho tôn giáo

thực sự trở thành một việc tư nhân đối với nhà nước”[49, tr. 175].

Tiếp cận vấn đề tôn giáo trên quan điểm mácxít, các nhà kinh điển của

chủ nghĩa Mác - Lênin có một cái nhìn biện chứng về tôn giáo, khắc phục

được những cái nhìn duy tâm thần học về tôn giáo hay duy vật vô thần của

Phơ - bách trước đó. Đó là những đóng góp to lớn, vĩ đại cho lịch sử nhân

loại. Từ đó, tôn giáo được tiếp cận dưới nhiều góc độ, trên mọi bình diện,

đúng như GS. Đỗ Quang Hưng nhận xét: “Công lao lớn của Mác và Ăngghen

là các ông đã đâm thủng tấm bình phong “tôn giáo” để thực sự có một cái

nhìn duy vật biện chứng, đó là việc chuyển phê bình thuần túy tôn giáo thành

việc phê bình thực tại dưới mặt đất, coi đó không phải là chuyện thuần học

trên trời và luận đề con người sáng tạo ra tôn giáo phải trở thành nguyên tắc

tiên quyết cho phương pháp luận mácxít về tôn giáo” [34, tr. 518]. Tôn giáo -

điều khó hiểu nhất trong những điều khó hiểu của con người, dần được chủ

nghĩa Mác chiếu ánh sáng vào tận góc cạnh của mọi vấn đề:

- Trước hết, nhìn thẳng và chỉ rõ bản chất, nguồn gốc nảy sinh nhu cầu

tôn giáo, đó là sự nghèo nàn, thiếu hiểu biết, sự bất lực không làm chủ được

tự nhiên và xã hội của con người. Do đó, cuộc cách mạng sẽ “làm cho tôn

giáo thực sự trở thành một việc tư nhân đối với nhà nước”[49, tr. 175] và việc

giải quyết vần đề tôn giáo mang ý nghĩa giải phóng con người.

- Sau nữa, chủ nghĩa mácxít cũng khẳng định, phải thấy tôn giáo là một

nhu cầu của một bộ phận nhân loại, như những thực tại xã hội, là một hình

thái ý thức xã hội, không phải là một khái niệm trìu tượng, nằm ngoài khả

năng nhận thức của con người.

19

Song để lý giải cho đầy đủ, biện chứng và khoa học quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, ngoài những ưu điểm kể trên, xuất hiện không

ít những luận điểm giải thích sai lệch, khuynh hướng áp đặt, “tả” khuynh

trong nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo, đó là:

- Nhìn tôn giáo chỉ như một hiện tượng hoàn toàn tiêu cực, “ru ngủ”

quần chúng, làm nhụt ý chí đấu tranh và thậm chí nhìn nhận tôn giáo với tính

chất phản động.

- Từ đó, gắn tôn giáo với chính trị, gắn đấu tranh chính trị với đấu tranh

tôn giáo, đấu tranh giai cấp; làm tổn thương đến các tín đồ tôn giáo và càng

đẩy xa các tín đồ tôn giáo với cuộc cách mạng.

Cùng với thời gian, theo quan điểm của mácxít, tôn giáo dần được

khẳng định: “Là một hình thái ý thức, một thực tại xã hội có nguồn gốc lịch

sử và còn tồn tại lâu dài với xã hội loài người. Tôn giáo, tín ngưỡng là một

nhu cầu (chính đáng) trong hệ thống nhu cầu đời sống của một bộ phận dân

cư mỗi cộng đồng, dân tộc. Tôn giáo là một sự kiện xã hội và văn hóa có tính

phổ biến và đặc thù” [34, tr. 518]. Đối với công tác tôn giáo, các nhà kinh

điển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng tôn giáo và không tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, người

cộng sản không tuyên chiến với tôn giáo; khắc phục những hạn chế của tôn

giáo là nhiệm vụ của cuộc cách mạng, là quá trình gắn liền với quá trình cải

tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; phân biệt giữa nhu cầu tín ngưỡng tôn

giáo chính đáng của quần chúng nhân dân với những hành vi lợi dụng tín

ngưỡng tôn giáo cho mục đính chính trị.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung

Ở Người có lĩnh hội đầy đủ và sâu sắc cốt lõi quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin về tôn giáo, đồng thời cũng tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các

tôn giáo. Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa và kỳ diệu mặt tốt đẹp nhất của

con người “trần thế” với các giá trị tư tưởng nhân bản của tôn giáo: “Hình ảnh

20

của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật,

lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình

cảm của một người chủ gia tộc” [24, tr. 19].

Chúng ta dễ dàng nhận ra những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ

Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là: đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, tôn

trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đó cũng chính là tư tưởng xuyên suốt và chủ

đạo của Người về vấn đề tôn giáo thuở sinh thời.

Chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng chủ trương ái mộ

Công giáo, nhằm mục đích khoét sâu mối bất hòa của đồng bào các tôn giáo,

phân biệt giữa bộ phận Kitô giáo và không Kitô giáo. Chống lại âm mưu thâm

độc của thực dân, Chính phủ ta, mà điển hình là Hồ Chí Minh kiên quyết vạch

rõ bộ mặt phản động, lợi dụng tôn giáo của thực dân Pháp. Mặt khác, “Hồ Chí

Minh luôn gắn vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng với độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội. Quan trọng hơn, Người luôn đặt nó trong và dưới vấn đề đại đoàn kết

dân tộc, phục vụ mục tiêu cứu nước, giành độc lập dân tộc và cũng là điều

kiện tiên quyết cho quyền tự do tôn giáo” [34, tr. 177].

Với tinh thần đoàn kết Lương Giáo, hòa hợp dân tộc, Hồ Chí Minh đã

tập hợp được đông đảo quần chúng, kể cả đồng bào tôn giáo, các tín đồ, chức

sắc tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Người hiểu rằng, sự nghiệp cách

mạng chỉ giành được thắng lợi trọn vẹn khi tập hợp được sức mạnh của cả

dân tộc, của tất cả tín đồ tôn giáo khác nhau, trên cơ sở “đoàn kết, đoàn kết,

đại đoàn kết”. Người cũng khẳng định khi nào đất nước được độc lập thì các

tín đồ mới được tự do tín ngưỡng: “Toàn thể đồng bào ta, không chia rẽ lương

giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để gìn giữ non sông Tổ quốc

và cũng để gìn giữ tín ngưỡng tự do” [64, tr. 325].

Đóng góp đầu tiên của Hồ Chí Minh sau cách mạng Tháng Tám là việc

khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân và Chính phủ

đảm bảo thực hiện quyền tự do ấy. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, ngày 3

tháng 9 năm 1945, trong phiên họp Chính phủ, Hồ Chủ Tịch đã đề ra Những

21

nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có

đề cập đến vấn đề tôn giáo: “Vấn đề thứ sáu: thực dân phong kiến thực hiện

chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để dễ bề thống trị; Tôi đề

nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết” [63, tr.

9].

Tiếp đến, Chính cương của Mặt trận Liên Việt tại điểm thứ 7, Điều 1:

“Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của mọi người”. Điều này

được ghi trong Tám điều mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa: “Điều 4. Bảo vệ đền chùa, nhà thờ, trường học, nhà thương và các cơ

quan văn hóa khác… Chính quyền, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tín

ngưỡng, phong tục, tập quán của đồng bào”9[65, tr. 152]. Trong lễ công khai

ra mắt Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng

tuyên bố: “Chúng tôi xin nói thêm hai điểm, nói rõ để tránh mọi sự có thể

hiểu lầm: Một là, vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn

trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người”[65, tr. 183]. Kế đến là Sắc lệnh

197 - SL do Hồ Chí Minh ký, ngày 19 tháng 12 năm 1953, với những quy

định rất rõ ràng về phần tài sản thuộc quyền sở hữu của các tổ chức tôn giáo,

khẳng định Chính phủ không chỉ tôn trọng mà còn đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Vào thời điểm năm 1954, các thế lực thù địch và tay sai ra sức dụ dỗ

cưỡng ép đồng bào Công giáo di cư từ Bắc và Nam. Nhiều đồng bào do bị

địch lừa phỉnh và do không hiểu rõ đường lối chính sách tôn giáo của Chính

phủ cách mạng, nên đã nghe theo địch. Trước tình hình đó, Hồ Chủ Tịch đã

viết nhiều bài báo nói rõ quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo. Trong Thư

chúc mừng đồng bào Công giáo trong dịp Noen (1954), Người một lần nữa

khẳng định: “Tôi xin nhắc lại cho đồng bào rõ: Chính phủ ta thật thà tôn trọng

tín ngưỡng tự do. Đối với những giáo hữu đã nhầm di cư vào Nam, Chính phủ

đã ra lệnh cho địa phương giữ gìn cẩn thận ruộng vườn, tài sản của những

đồng bào ấy và sẽ giao trả lại cho những người trở về” [103, tr. 38].

22

Thêm một bước tiến, ngày 14 tháng 6 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã ký Sắc lệnh 234/SL về vấn đề tôn giáo. Điều 1 của Sắc lệnh khẳng định:

“Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân.

Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có

quyền tự do theo một tôn giáo nào hoặc không theo một tôn giáo nào”. Đồng

thời chỉ rõ: “Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo cho tín

đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền

nhân dân và pháp luật Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Sắc lệnh 234/SL ra đời có một ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện rõ quan

điểm của chế độ ta đối với vấn đề tôn giáo. Nhất là đối với đồng bào có tôn

giáo càng thêm vững tâm đi theo cách mạng, tránh tâm lý hoài nghi, lo sợ

cách mạng sẽ thủ tiêu tôn giáo. Ngược lại, Chính phủ cách mạng còn bảo hộ

cho tôn giáo được hoạt động một cách bình đẳng.

Người luôn tôn trọng niềm tin tôn giáo ở mỗi tín đồ, bản thân Người có

sự dung hòa tuyệt vời giữa các thành phần tôn giáo và lý tưởng, không hề có

xung đột, mâu thuẫn hay “kẻ thù cá nhân”. Qua thư từ gửi cho đồng bào các

tôn giáo, cũng như thư từ trao đổi với các chức sắc. Người tập trung khơi dậy

tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của mỗi cá nhân; thức tỉnh ý thức tự tôn

dân tộc trong mỗi con người Việt Nam, dù có đức tin khác nhau. Vì vậy,

Đồng bào tôn giáo vẫn dành tình cảm đặc biệt đối với Hồ Chí Minh, không

đơn thuần là tình cảm dành cho một vị lãnh tụ, mà hơn thế, đó là sự kính

trọng, yêu quý dành cho một con người cả đời đấu tranh vì độc lập cho dân

tộc và vì quyền tự do cho con người, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo tín

ngưỡng. Hồ Chí Minh vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng bào các tôn giáo

và thu hút được các thành phần ủng hộ cách mạng, cụ thể có thể kể đến những

người như: Nguyễn Mạnh Hà, Ngô Tử Hạ, Vũ Đình Tụng, Phạm Bá Trực.

Đặc biệt hai Giám mục Hồ Ngọc Cẩn và Lê Hữu Từ còn được Chủ Tịch Hồ

Chí Minh mời làm cố vấn trong Chính phủ. Hay người của Phật giáo Hòa Hảo

như Huỳnh Văn Trí, người đạo Cao Đài như Cao Triều Phát, với những người

Nho giáo như Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Tố,

người Tây học như Phan Anh, Hồ Đắc Điểm. Về thái độ của Hồ Chí Minh với

23

đồng bào tôn giáo, ngay đến Xanh Tơni, một đại diện của Chính phủ Pháp ở

Việt Nam thời kỳ năm 1945 đến năm 1947 cũng phải thừa nhận: “Về phần

tôi, phải nói rằng chưa bao giờ tôi có cớ để nhận thấy nơi các chương trình

của Cụ Hồ một dấu vết nào, dù rất nhỏ, của sự công kích, đa nghi hoặc chế

giễu một tôn giáo bất kỳ nào” [13, tr. 13].

Vượt lên trên sự kỳ thị tôn giáo, Hồ Chí Minh thấy ở các ý thức hệ và

tôn giáo khác nhau có nhiều điểm tương đồng: “Học thuyết của Khổng Tử có

ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm

của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương

pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính

sách của nó phù hợp với nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng

có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người,

mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp

lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như

những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị

ấy”[83, tr. 45]. Điều này thể hiện rất rõ quan điểm tôn trọng sự khác biệt, đề

cao tính tương đồng. Người luôn tìm thấy mẫu số chung làm nền tảng cho tư

tưởng đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo là độc lập dân tộc, xây dựng một

nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, mọi người đều có cuộc sống ấm no,

hạnh phúc, vừa kính Chúa vừa yêu nước, phụng sự Tổ quốc và phục sự nhân

dân. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, một người dân Việt Nam có thể vừa

là một người dân Việt Nam yêu nước, đồng thời cũng là một tín đồ chân

chính. Đối với một người có tôn giáo thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nước

không hề mâu thuẫn với nhau. “Đức Phật đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn,

muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải đấu tranh diệt lũ ác ma.

Nay đồng bào ta đoàn kết hi sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng

để đánh tan bọn thực dân phản động, để cứu dân ra khỏi khổ nạn, để giữ

quyền thống nhất và độc lập Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại

bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô

lệ”[64, tr. 197]. Còn “Chúa Cơ Đốc hi sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ

và đưa loài người về hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, tự do. Chúng ta kháng

24

chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm

cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là việc của Chính phủ và

nhân dân ta làm đều hợp với tinh thần Phúc Âm”[64, tr. 197]

Hồ Chí Minh tìm cách kéo đồng bào tôn giáo đứng về phía dân tộc, để

các tín đồ hiểu rằng dù thuộc các tôn giáo khác nhau nhưng trước hết họ đều

là con Lạc, cháu Rồng. Người luôn tin tưởng: “Tôi cũng không bao giờ nghi

ngờ rằng đồng bào Công giáo chống Việt Minh, vì hơn ai hết, đồng bào Công

giáo càng mong cho Tổ quốc độc lập, cho tôn giáo hoàn toàn tự do; và tôi

chắc ai cũng tuân theo khẩu hiệu: Phụng sự Thượng đế và Tổ quốc” [81, tr.

72]; Đồng thời lý giải cho đồng bào hiểu tôn giáo không đối lập với Tổ quốc,

không đối lập với lý tưởng Cộng sản, trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ

ngày 2 tháng 3 năm 1947, Người viết: “Đường lối của Chính phủ gồm ba mục

tiêu sau đây:

1. Giải phóng nhân dân khỏi đói rét (khổ sở) và khỏi dốt

2. Đem lại cho nhân dân tự do, tự do sống và tự do tín ngưỡng.

3. Bảo vệ nền độc lập Tổ quốc.

Nếu Cộng sản thực hiện những việc trên đây thì tôi tin chắc rằng mọi

người sẽ chấp nhận thứ Cộng sản đó”[86, tr. 75]. Người khẳng định: Làm

cách mạng để cứu nước, cũng là để cứu mình, để được tự do thờ phụng, cúng

lễ, cầu nguyện, xây dựng cuộc sống thanh bình ấm no hạnh phúc cũng là làm

theo mong muốn của Đức Chúa, Đức Phật. Và chỉ có cách mạng mới đem lại

cơm no áo ấm cho đồng bào, mới đảm bảo cho đồng bào tự do sinh hoạt tín

ngưỡng tôn giáo. Nước được độc lập thì tôn giáo mới được tự do, nước có

vinh thì đạo mới sáng. Chính tấm gương sáng ngời của Hồ Chí Minh, từ lời

nói, thái độ đến việc làm trong thực tiễn của Người, đã làm cho các tín đồ,

chức sắc tôn giáo tin tưởng vào Chính phủ cách mạng, giải tỏa tâm lý băn

khoăn, mặc cảm của đồng bào tôn giáo, đồng thời đập tan luận điệu xuyên tạc

của kẻ thù.

Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục

cán bộ làm công tác tôn giáo. Trong Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ

về công tác Mặt trận, Người dặn dò: “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào

25

lương và đồng bào tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no,

xây dựng Tổ quốc. Phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín

ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo” [67, tr. 606]. Và Người yêu cầu “Toàn thể

đồng bào, trước hết là đảng viên Đảng lao động Việt Nam và Hội Liên Việt

cần: hiểu rõ và làm đúng chính sách của Mặt trận và Chính phủ về vấn đề tôn

giáo; ra sức giải thích cho đồng bào tôn giáo hiểu chính sách để Lương - Giáo

đoàn kết chặt chẽ, cùng nhau kháng chiến, kiến quốc, thực hiện tư do tín

ngưỡng” [77, tr. 426 - 427] . Bởi theo Người: “Ta quan tâm đến quần chúng

thì quần chúng cũng theo ta. Ta được lòng dân thì không sợ gì cả… Nếu giáo

dục tốt thì giáo dân có thể đấu tranh… sống theo Đảng, chết theo Chúa” ”[68,

tr. 118]. Người biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, tín đồ thực

hiện tốt công tác tôn giáo; đồng thời cũng nghiêm khắc phê bình những “Cán

bộ ta kém, có những hành động lố lăng, phạm đến tín ngưỡng và quyền lợi

của đồng bào tôn giáo” [65, tr. 46]. “Nhiều cán bộ hễ nói đến cha cố, không

phân biệt tốt xấu, cứ gọi là thằng, làm cho nông dân Công giáo khó chịu” [86,

tr. 73]. Phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng hiểu lầm của đồng bào Công

giáo, Người thẳng thắn chỉ ra: là do cán bộ tôn giáo của Chính phủ đã có

những lời nói, hành động phạm đến đức tin của đồng bào và do đồng bào

chưa nắm rõ chủ trương đường lối của Đảng nên bị kẻ thù lợi dụng, lôi kéo đi

ngược lại với lợi ích của Dân tộc. Với thái độ rất chân thành, cởi mở, Hồ Chí

Minh trao đổi với Giám mục Lê Hữu Từ “Một đằng, chúng ta cần giải thích

thêm cho đồng bào Công giáo hiểu rõ chủ trương chính sách của Chính phủ,

như Đức Cha đã làm. Đằng khác cần giáo dục cán bộ của Chính phủ, như bản

thân tôi cũng đang làm. Như vậy thì bọn gây rối sẽ không còn chia rẽ chúng ta

và sự đoàn kết của toàn dân sẽ được thực hiện” [103, tr. 33]. Đáp lại tình cảm

của Hồ Chủ Tịch, trong thư chung gửi các linh mục, Giám mục Lê Hữu Từ đã

kêu gọi: “Hơn bao giờ hết, toàn dân phải một lòng đoàn kết chiến đấu chống lại

bọn xâm lược. Hãy để vấn đề các đảng phái sang một bên, đừng bận tâm tới”

[86, tr. 75 - 76].

Luôn tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng song Hồ Chí

Minh cũng kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi lợi dụng tôn giáo của các

26

thể lực thù địch. Để chia rẽ khối đại đoàn kết, chống phá cách mạng, chúng

tuyên truyền “Cộng sản là vô thần sẽ tiêu diệt tôn giáo”, “Thà mất nước còn

hơn mất Chúa”,… Người thẳng thắn vạch rõ: “Đạo Thiên Chúa ở nước ta có

rất nhiều giám mục người Pháp và người Châu Âu, mà rất ít giám mục người

Việt Nam. Cách đối đãi với linh mục và bà phước ở Châu Âu hơn hẳn với

linh mục và bà phước người Việt Nam. Như thế có phải là không phân biệt

giống nòi không? Bọn đế quốc phản động dùng mọi cách để chia rẽ dân tộc

ta, gây mối thù hằn giữa Lương và Giáo. Chúng lừa phỉnh và bắt buộc đồng

bào Công giáo làm mật thám cho chúng, đi lính cho chúng, chống lại đồng

bào lương. Chúng cấm đồng bào Công giáo tham gia những đoàn thể yêu

nước. Chúng ép đồng bào Công giáo tham gia những tổ chức phản động. Như

thế có phải là không làm chính trị không? Trong mấy năm nay, chúng đã phá

bao nhiêu nhà thờ, cướp bóc bao nhiêu làng Công giáo, giết hại bao nhiêu

đồng bào Công giáo, hãm hiếp bao nhiêu phụ nữ Công giáo, bắt bớ và giết hại

bao nhiêu cha cố Việt Nam. Như thế có phải là kính trọng tôn giáo không?”

[81, tr. 207 - 208]. Năm 1952, Hồ Chủ Tịch viết bài Giặc Pháp và bù nhìn

khinh Chúa, phá đạo nêu những tội ác, những hành động tàn sát dã man của

bọn thực dân và tay sai đối với đồng bào theo đạo ở Phú Thọ như đập phá nhà

thờ, phá tượng, sách thánh, cưỡng bức giáo dân. Chúng không chỉ là Việt gian

mà còn là giáo gian và chính bọn chúng mới thực sự là những kẻ phản chúa.

Đặc biệt là vào thời điểm giữa năm 1945 đến nửa đầu năm 1955 là thời kỳ

biến động nhất đối với hàng triệu giáo dân. Hàng vạn người di cư vào Nam

theo lời phỉnh nịnh và cưỡng bức của Mỹ - Diệm, làm cho hàng trăm ngàn

đồng bào Công giáo rơi vào tình cảnh khổ sở, đói kém. Chính quyền Mỹ -

Diệm đã lợi dụng đồng bào Kitô để phá hoại sự nghiệp đấu tranh thống nhất

nước nhà, khối đại đoàn kết dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng. Tại Hội nghị

những người Công giáo yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu hòa bình (8/3/1955),

Người nói: “Chính phủ sẽ nghiêm trị những kẻ lừa bịp cưỡng bức đồng bào

27

phải lìa bỏ quê hương, sa vào một đời sống tối tăm về phần xác cũng như

phần hồn” [81, tr. 280].

Có thái độ đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ dùng tôn giáo

vào mục đích chính trị, xâm phạm đến khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời

Người cũng phân biệt rất rõ ràng đối với đồng bào có nhu cầu tôn giáo, tín

ngưỡng chân chính. Hồ Chí Minh luôn tách vấn đề tôn giáo ra khỏi chính trị,

không đánh đồng tất cả các tín đồ có nhu cầu tôn giáo chân chính với những

kẻ lợi dụng tôn giáo. Tại Báo cáo Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3,

Người chỉ rõ: “Phần đông đồng bào tôn giáo, nhất là các tầng lớp lao động

đều yêu nước, kháng chiến,… Một phần vì bị địch lợi dụng như ngụy quân

Cao Đài, Hòa Hảo, Công giáo Nam Bộ. Một số đồng bào Công giáo tuy bản

chất thì tốt, nhưng bị bọn cầm đầu phản động lung lạc, nên họ hoài nghi chính

sách của Đảng và Chính phủ” [64, tr. 561]. Người khẳng định: “Trừ một bọn

rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước. Tuy có một số đồng

bào lầm lạc, qua một thời gian, những người ấy dần dần giác ngộ và quay về

với Tổ quốc” [30, tr. 71]. Người tin tưởng sâu sắc rằng: “Tôi tin vào lòng yêu

nồng nàn yêu nước của đồng bào. Tôi mong rằng mỗi người đều cố gắng làm

tròn nhiệm vụ để đến ngày Tổ quốc thống nhất và độc lập thực sự, mỗi người

đều có thể tự hào rằng: Tôi đã góp một phần vào thắng lợi chung” [30, tr. 72].

Đúc kết những nhân tố đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thử

thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác thì nhân tố xây dựng và củng cố

đại đoàn kết dân tộc giữ vai trò rất quan trọng. Để khối đại đoàn kết được

vững bền, sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công tạo dựng và chăm lo.

Người đã đề ra chiến lược đoàn kết tôn giáo, thực hiện tự do tín ngưỡng.

Đồng bào tôn giáo luôn là bộ phận hữu cơ của khối đại đoàn kết. Vượt lên

những định kiến về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong thời điểm đầu thế kỷ

XX, khi mà nhiều người Cộng sản chống tôn giáo, hoặc không chấp nhận tôn

giáo; khi mà tư tưởng cực đoan vô thần đang thịnh hành ở các nhà nước xã

hội chủ nghĩa, chúng ta mới thấy tầm trí tuệ và tính sáng tạo của Người. Bằng

lời nói và hành động cụ thể, Hồ Chí Minh đã giải quyết được vấn đề tôn giáo

28

trong cách mạng vô sản. Bằng sự chân thành, tôn trọng đức tin của mỗi cá

nhân, Hồ Chí Minh giành được tình cảm của đồng bào tôn giáo, cũng như các

vị chức sắc, một lòng nguyện cùng với nhân dân đấu tranh vì mục độc lập dân

tộc và tự do tôn giáo. Tư tưởng đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo của Chủ

Tịch Hồ Chí Minh không phải là sách lược tạm, mà đã trở thành vấn đề chiến

lược lâu dài của Đảng ta.

1.2.2. Hồ Chí Minh và Phật giáo

Hồ Chí Minh và Phật giáo có những sợi dây liên hệ rất chặt chẽ. Tư

tưởng “Từ bi hỷ xả” của Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm đến nhân cách Hồ Chí

Minh. Ở Người mang dáng dấp Đức Phật, những giá trị nhân văn và những

nét tinh túy của đạo Phật tồn tại trong con người Hồ Chí Minh một cách tự

nhiên, như nó vốn có.

Không khó để chúng ta nhận ra sự gần gũi, gặp nhau về tư tưởng ở Hồ

Chí Minh và Phật giáo. Cũng giống như Đức Phật Thích Ca, vì thương xót

(Bi) quần chúng nhân dân lao động, muốn giải thoát (cứu khổ, cứu nạn) cho

nhân dân khỏi khiếp lầm than (Từ), Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu

nước, bôn ba nơi xứ người. Gặp nhau ở lý tưởng, Đức Phật Thích Ca từng

nói: “Cũng như nước đại dương chỉ có một vị mặn, học thuyết của ta chỉ có

một vị là cứu vớt” [48, tr 108], Hồ Chủ Tịch khẳng định: “Tôi chỉ có một ham

muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân ta được

hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học

hành”[9, tr. 4]. Khát vọng công bằng xã hội, khát vọng vươn đến hạnh phúc

cho loài người, cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật dạy rằng: “Không có đẳng

cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng

mặn. Mỗi người khi mới sanh không phải có sẵn dấu tin-ca (tilca) trên trán,

không đeo sẵn dây chuyền trên cổ”[9, tr. 4]. Còn với Hồ Chí Minh thì “Tất cả

mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền không ai có

thể xâm phạm, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và

quyền mưu cầu hạnh phúc… Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh bình

đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [9,

29

tr. 4]. Hồ Chí Minh, theo như Thích Nghiệp Đức nhận xét, là “một biểu tượng

nhân bản Việt Nam, trong đạo Phật Việt Nam” [21, tr30]. Người nhận thấy

Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể

thương thân; tinh thần bình đẳng, dân chủ; khuyên mọi người gạt bỏ tham

lam, thù hận, u mê (Tham - Sân - Si); để cho tâm hồn yên tĩnh, trí tuệ sáng

suốt, hành vi chân chính ngay thẳng. Vì vậy, sinh thời Người thường bày tỏ

tấm lòng kính mộ sâu sắc đối với Đức Phật, cũng như trân trọng giá trị của

Phật giáo.

Trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng, mặc dù bộn bề nhưng Người

vẫn luôn dành thời gian và sự quan tâm đối với tăng ni, phật tử. Sinh thời, Hồ

Chí Minh vẫn thường xuyên gặp gỡ trực tiếp, thăm hỏi động viên các tăng ni,

phật tử và tín đồ Phật giáo, thăm viếng chùa chiền. Sau khi cách mạng tháng

Tám thành công, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến thăm chùa Quán Sứ, chùa Bà

Đá, nói chuyện với các tăng ni, tín đồ phật tử ở đây: “Nhà nước chúng tôi

luôn luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, Phật giáo Việt Nam với dân tộc như

hình với bóng, tuy hai mà một. Tôi mong các Hòa thượng, Tăng ni và Phật tử

hãy tích cực thực hiện tinh thần Từ bi, Vô ngã, Vị tha trong sự nghiệp cứu

nước, giữ nước và giữ đạo để cùng toàn dân sống trong Độc lập, Tự do, Hạnh

phúc” [9, tr. 5]. Khi đến thăm chùa Hương, Người đã chỉ thị cho chính quyền

địa phương sửa sang lại thuyền, bắc thêm cầu phao và làm thêm đường mới

để tăng ni, phật tử đi lại dễ dàng và an toàn.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, Người có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với

các đại biểu Phật giáo. Trong “Biên niên sự kiện về Hồ Chí Minh” đã ghi lại

nhiều cuộc gặp gỡ của Người với các đại biểu Phật giáo, các cuộc thăm viếng

của Người tới các chùa. Trong những dịp gặp gỡ đó, Hồ Chí Minh luôn để lại

ấn tượng sâu đậm, tình cảm tốt đẹp trong lòng các hòa thượng, tăng ni, phật tử.

Ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách kỳ thị

tôn giáo, cấm treo cờ Phật giáo, đốt phá chùa chiền, đàn áp phong trào đấu

tranh yêu nước mang màu sắc tôn giáo, Người kêu gọi: “Hãy ra sức giúp đỡ

cán bộ, hăng hái thực hiện mọi công tác của Chính phủ, chấp hành đúng chính

sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, ngăn chặn âm mưu của Mỹ - Diệm và bọn

30

tay sai chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, hãy ra sức đấu tranh giành thống nhất”

[9, tr. 6] và ra Lời tuyên bố, nghiêm khắc lên án chính quyền Ngô Đình Diệm

đàn áp dã man Tăng ni, phật tử, khủng bố đồng bào miền Nam: “Bọn Ngô

Đình Diệm đốt phá chùa chiền, khủng bố sư sãi và đồng bào theo đạo Phật…

Tội ác của chúng, nhân dân ta đều căm giận. Cả thế giới đều lên tiếng phản

đối, nhân dân tiến bộ Mỹ cũng tỏ lòng bất bình”[9, tr. 6]. Người thường

xuyên theo dõi cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, đặc biệt là tới phong

trào Phật giáo. Trước hành động tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức,

năm 1963, nhằm phản đối chính quyền phát xít Ngô Đình Diệm, Người rất

xúc động trước tấm gương hi sinh anh dũng và đã viết bài đăng báo tố cáo tội

ác của Mỹ - Ngụy, ca ngợi tinh thần “Phụng đạo - yêu nước” của Hòa thượng

Thích Quảng Đức: “Mỹ - Diệm càng hung ác, các vị sư sãi và đồng bào theo

đạo Phật càng kiên quyết đấu tranh. Ngọn lửa tự đốt mình của Hòa thượng

Thích Quảng Đức đang góp phần vào đám lửa đốt cháy cơ đồ phát xít của Mỹ

- Diệm. Miền Nam, khắp cả nước và khắp thế giới đều khâm phục sự hi sinh

cao vì nước, vì đạo của Hòa thượng Thích Quảng Đức” [74, tr. 25].

Hồ Chí Minh luôn ghi nhận và trân trọng những đóng góp của Phật

giáo đối với dân tộc: “Trong cuộc khánh chiến cứu nước, đồng bào Phật giáo

đã làm được nhiều, tôi cảm ơn đồng bào và mong đồng bào cố gắng thêm, cố

gắng mãi cho đến ngày trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” [74, tr.

23]. Vào dịp Lễ Phật Đản, các kỳ Đại hội Phật giáo, Người thường viết thư

thăm hỏi, chúc mừng. Tại Đại hội Phật giáo lần thứ III, ngày 28 tháng 9 năm

1964, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng, trong thư viết: “Các vị

tăng ni, tín đồ phật tử trước đây có công với kháng chiến, nay thì đang góp

sức cùng toàn dân xây dựng miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống

nhất nước nhà” [91, tr. 5]. Hay Lễ Phật Đản, Người cũng gửi thư “Nhân dịp lễ

Đức Phật Thích Ca thành đạo, tôi thân ái gửi tới các vị tăng ni, và đồng bào

tín đồ lời chào đại hào hợp” [74, tr. 25].

Đánh giá đúng vai trò của Phật giáo trong lịch sử cũng như trong quá

trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh chủ trương giúp đỡ tôn giáo

thành lập các tổ chức yêu nước, ngày 15 tháng 3 năm 1946, Hồ Chủ Tịch đã

31

ký sắc lệnh thành lập Việt Nam Phật giáo Hội tại trụ sở 73 Quán Sứ. Năm

1951, tổ chức Phật giáo cứu quốc ra đời trong Mặt trận Việt Minh. Hồ Chí

Minh cũng chủ trương đưa thành phần Phật giáo yêu nước tham gia vào Mặt

trận Liên - Việt và sau là Mặt trận Tổ quốc. Một số tín đồ phật tử được bầu

làm đại biểu Quốc hội. Điều này đã làm tăng sức mạnh của Phật giáo.

Từ đó cho thấy, Hồ Chí Minh gắn bó sâu sắc với Phật giáo. Ở Người

hội đủ những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Luôn đề cao những lý tưởng cao đẹp

của đạo Phật, khẳng định những lý tưởng đó phù hợp với mục tiêu đấu tranh

của nhân dân, cũng tức là: “Hồ Chí Minh coi giới Phật giáo là lực lượng to

lớn và tích cực của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân

chủ và trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong toàn bộ sự nghiệp đấu

tranh vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu

mạnh như Người hằng mong ước”[74, tr. 32]. Thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn

trọng tự do tín ngưỡng đạo Phật nói riêng, Hồ Chủ Tịch đã kết nối được tinh

thần của đạo Phật trong tinh thần của dân tộc, kết nối được một bộ phận đông

đảo Tăng ni, phật tử và quần chúng tín đồ Phật giáo trong khối đại đoàn kết

dân tộc, chung sức trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước

nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, mà điển hình là trong mối quan hệ

của Người với Phật giáo, thể hiện sự sáng tạo và tầm trí tuệ trong nhận thức

tôn giáo mácxít. Người có công đầu đặt nền móng, hình thành tư duy nhận

thức tôn giáo mácxít trong Đảng Cộng Sản Việt Nam và cũng chính Người

mở đầu cho mô hình Nhà nước thế tục đầu tiên ở Việt Nam qua Sắc lệnh 234

năm 1955. Người đã “Vượt qua lối nhìn tả khuynh phổ biến trong phong trào

cộng sản và công nhân quốc tế lúc đó” [34, tr. 521], vượt lên những cái nhìn

định kiến về tôn giáo trong thời điểm đầu thế kỷ XX, để dung hòa mối quan

hệ giữa tôn giáo và dân tộc. Nhờ tìm được mẫu số chung đó, Hồ Chí Minh đã

tập hợp được lực lượng đông đảo quần chúng có tín ngưỡng cùng tham gia

vào cuộc đấu tranh cách mạng. Người đã khắc phục được tư tưởng “tả

khuynh” sai lầm mà một số Đảng đã mắc phải và có những định hướng đúng

đắn trong nhận thức và trong thực tiễn cho Đảng ta trong quá trình lãnh đạo

32

cách mạng. Cùng với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Hồ

Chí Minh đã ghi lại dấu ấn sâu đậm trong đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, cho đến ngày nay. Nó trở thành sợi chỉ đỏ

xuyên suốt cho Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý tôn giáo.

1.3 Vài nét về tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay

Ngoài tín ngưỡng truyền thống, có rất nhiều các tôn giáo hiện đang

cùng tồn tại và phát triển. Không kể đến Phật giáo, những tôn giáo chính ở

Việt Nam hiện nay tiểu biểu như:

Công giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Việt Nam với 5,5 triệu tín đồ, chỉ

đứng sau Phật giáo, được du nhập và tồn tại gần 5 thế kỷ, đến nay đã trở

thành một trong những tôn giáo chính ở Việt Nam. Công giáo đã có mặt ở hầu

hết lãnh thổ Việt Nam và tìm được vị trí đáng kể trong đời sống tâm linh người

Việt.

Nhìn lại lịch sử Công giáo, có những thời điểm mối quan hệ giữa Công

giáo và Dân tộc trở nên rất khó khăn, nhạy cảm. Khi mà một bộ phận chức

sắc và tín đồ Công giáo do không hiểu rõ chính sách tự do tín ngưỡng, tôn

giáo của Đảng và Nhà nước; bị kẻ thù lợi dụng, lôi kéo, đã đi ngược lại với

quyền lợi của dân tộc. Nhất là thời kỳ các giám mục ra Thư chung ngày 9

tháng 11 năm 1951. Vô hình chung, Thư chung ấy đã đẩy đồng bào Công

giáo đứng ở phía bên kia chiến tuyến với dân tộc. Nó đặt tín đồ và chức sắc

yêu nước muốn tham gia vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước hai sự

lựa chọn nan giải: hoặc là đi với dân tộc thì phải bỏ Chúa, hoặc là đi với Chúa

thì phải quay lưng với cách mạng giải phóng dân tộc, trong khi đó hầu hết tín

đồ Công giáo đều mong muốn cả hai: vừa kính Chúa, vừa yêu nước.

Song với những cố gắng không mệt mỏi của Đảng và Nhà nước, điển

hình Hồ Chủ Tịch, đồng bào Công giáo đã dần hiểu và nắm rõ chính sách tự

do tín ngưỡng, tôn giáo của Chính phủ cách mạng. Cộng sản không nhằm

33

mục đích tiêu diệt Công giáo, mà làm cho đức tin của đồng bào Công giáo

được hiện thực hóa. Đồng bào vừa có thể kính Chúa, vừa có thể yêu nước.

Đặc biệt là từ tháng 5 năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam ra Thư

chung với đường hướng “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”, “Gắn bó với dân

tộc và đất nước”, “Gắn bó với vận mệnh quê hương, noi theo truyền thống dân

tộc, hòa mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước”[57, tr. 32], đã mở ra thời kỳ

mới cho tổ chức và phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam. Từ

đó, Giáo hội Công giáo thể hiện quyết tâm mạnh mẽ “đồng hành cùng dân

tộc”, để chung tay xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh và phát triển.

Tuy nhiên đi ngược lại với xu thế chung, vẫn còn một số kẻ đội lốt tôn

giáo cố tình khơi lại “vết thương cũ” về mối quan hệ Công giáo và Dân tộc

trong lịch sử, gây ra không ít khó khăn cho Đảng và Nhà nước ta trong việc

củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Tiếp đến là đạo Tin Lành, có mặt ở Việt Nam muộn hơn so với các tôn

giáo khác, khoảng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổ chức Hội truyền

giáo CMA truyền vào. Năm 1911 được coi là mốc xác nhận việc truyền đạo

Tin Lành vào Việt Nam. Đến nay có khoảng trên 1 triệu tín đồ.

Năm 1958, những giáo sĩ và tín đồ ở miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội

riêng, lấy tên là Tổng hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), gọi tắt là

Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc). Đại hội đồng quyết định xúc tiến

soạn thảo điều lệ riêng và đến năm 1962, Điều lệ chính thức của Hội thánh

Tin Lành miền Bắc được thông qua, với đường hướng hoạt động là Kính

Chúa và Yêu Nước. Hội thánh cũng đã được Chính phủ nước Việt Nam Dân

chủ cộng hòa cho phép hoạt động. Còn ở miền Nam, trong những năm 1954 –

1975 được sự hỗ trợ của MCA giúp Tổng liên hội Hội thánh Tin Lành Việt

Nam (miền Nam), còn được gọi là Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam),

xây dựng hệ thống tổ chức, mở rộng các cơ sở tôn giáo, kinh tế, văn hóa.

Thời kỳ những năm 1954 - 1975, ngoài Hội thánh Tin Lành Việt Nam

(miền Nam) đã có từ trước ở miền Nam, xuất hiện rất nhiều các tổ chức hệ

phái Tin Lành khác hoặc tách ra từ Hội thánh Tin Lành miền Nam hoặc du

nhập từ bên ngoài vào như: Men-nô-nai, Hội Truyền giáo Cơ đốc, Báp-tít,

34

Môn đệ đấng Christ, Chứng nhân Giê-hô-va, Hoàn cầu Khải tượng, Cơ đốc

Phục lâm, Giáo hội Ngũ tuần,… Sau ngày miền Nam giải phóng, các cơ sở

của Hội thánh Tin Lành miền Nam, Cơ đốc Phục lâm, Truyền giáo Cơ đốc, Báp-

tít và một số hệ phái Tin Lành khác vẫn duy trì sinh hoạt tôn giáo bình thường.

Tháng 1 năm 2001, Đại hội đồng Tổng liên hội Hội thánh Tin Lành

Việt Nam (miền Nam) được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và đã thông

qua Hiến chương mới (gọi là Hiến chương năm 2001), xác định đường hướng

hoạt động của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam): “Sống Phúc âm,

phụng sự Thiên Chúa, phục sự Tổ quốc và Dân tộc” [2, tr. 30].

Hiện nay, cộng đồng Tin Lành ở Việt Nam phát triển khá phức tạp, với

nhiều hệ phái, mà phần lớn là có nguồn gốc từ Âu - Mỹ và có sự khác nhau

giữa các tổ chức hệ phái, giữa các vùng miền. Nhất là bộ phận Tin Lành ở

Tây Nguyên có quan hệ với tổ chức phản động Furlo lưu vong, đòi thành lập

“Nhà nước Đềga tự trị”, “Tin Lành Đềga” trong thời gian vừa qua. Song với

nhận thức của Đảng và Nhà nước, dù đây là “nhóm đặc biệt” trong gia đình

Kitô giáo, rất đa nguyên về tổ chức và nặng về “tính cá thể” trong đức tin, tôn

giáo này không dễ dàng hội nhập với văn hóa dân tộc, một mặt vẫn tôn trọng

nhu cầu tín ngưỡng thuần túy của đồng bào, tạo điều kiện để các Chi bộ được

phát triển bình đẳng với các tôn giáo khác; mặt khác hướng dẫn tổ chức các

tôn giáo hoạt động trong phạm vị pháp luật của Nhà nước, từng bước hợp

pháp hóa hoạt động của cộng đồng Tin Lành ở nước ta. Đặc biệt là với Chỉ

thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 4 tháng 2 năm 2005, của Thủ tướng Chính phủ

Về một số công tác đồi với đạo Tin Lành thể hiện sự đổi mới quan điểm, thái

độ và chính sách của Đảng, Nhà nước với tôn giáo Tin Lành.

Là một trong hai tôn giáo có nguồn gốc nội sinh, đạo Cao Đài chính

thức thành lập năm 1926, do tầng lớp trí thức công chức, các chủ điền sản

đứng ra tổ chức. Khi mới ra đời, Cao Đài là một tổ chức thống nhất với cơ

quan đầu não ở Tây Ninh. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn bắt đầu chia

thành các hệ phái, đặc biệt là từ năm 1934, khi ông Lê Văn Trung quyền giáo

35

tông qua đời, sự phân hóa diễn ra gay gắt, có thời điểm lên tới hơn 30 hệ phái.

Trong đó, phái Tây Ninh là phái lớn nhất của Cao Đài.

Về thái độ chính trị, nhìn chung đạo Cao Đài gắn hoạt động tôn giáo với

hoạt động chính trị. Tuy nhiên các hệ phái có sự phân hóa sâu sắc, thậm chí

đối lập nhau: tham gia cách mạng hoặc chống lại cách mạng, tùy thuộc vào

người cầm đầu. Có một số bộ phận tích cực tham gia kháng chiến như Minh

Chơn đạo, Ban Chỉnh đạo, Tiên Thiên… Nhưng cũng có một số bộ phận chủ

trương thân Pháp, thân Mỹ và chống cách mạng rất quyết liệt, gây ra cho

Chính phủ cách mạng không ít khó khăn.

Sau khi đất nước thống nhất, các tổ chức chính trị trước đây của đạo

không còn tồn tại, đạo chuyển sang hoạt động thuần túy tôn giáo. Với đường

hướng hành đạo “Nước sáng, Đạo vinh”, gắn bó hơn với dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, Cao Đài chứng tỏ sự đồng hành của mình cùng vận mệnh dân tộc,

đoàn kết thống nhất để phát triển đạo, không để kẻ thù lợi dụng lôi kéo vào

mục đích chính trị. Hiện nay, 11 tổ chức, hệ phái của đạo đã được Nhà nước

công nhận tư cách pháp nhân. Tổng số tín đồ trên 2 triệu người, có 1.257

thánh thất, cơ sở hành đạo thuộc 37 tỉnh, thành phố[93, tr 29].

Cùng với đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo được ra đời năm 1939, tại

làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang), sau phát triển rộng ra

đồng bằng sông Cửu Long, do Huỳnh Phú Sổ là người sáng lập, trên cơ sở

thừa kế truyền thống của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Minh Huyên sáng

lập và Tứ ân hiếu nghĩa của Ngô Văn Lợi. Hiện nay, Phật giáo Hòa Hảo có trên

1,2 triệu tín đồ.

Ra đời muộn nhưng Phật giáo Hòa Hảo lại gắn với hoạt động chính trị rất

sớm và nhận được sự hậu thuẫn của thế lực thù địch. Với vấn đề Phật giáo

Hòa Hảo, Trung ương đặc biệt coi trọng công tác “Hòa Hảo vận”, giúp đỡ cho

Huỳnh Văn Trí tổ chức “Đại hội những người Hòa Hảo yêu nước”. Tác động

của Đại hội đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo yêu nước là rất lớn, đã vận động

tín đồ ủng hộ chính phủ cách mạng, không theo địch chống đối cách mạng.

Kết quả là ngày càng nhiều cơ sở cách mạng hình thành ngay trong các làng

xã Hòa Hảo, binh lính phục vụ trong lực lượng vũ trang Phật giáo Hòa Hảo

36

quay về ngày một đông. Trong những ngày Tổng tiến công và nổi dậy mùa

xuân năm 1975, tín đồ Hòa Hảo đã vận động bảo an quân Hòa Hảo buông

súng trở về với gia đình, góp phần xây dựng đất nước.

Tháng 5 năm 1999, Phật giáo Hòa Hảo tiến hành Đại hội lần thứ nhất

(1999 - 2004), thông qua Quy chế, Chương trình Đạo sự, Tâm thư và Lời kêu

gọi. Phật giáo Hỏa Hảo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Sau

kỳ Đại hội lần thứ hai (2004 - 2009), nhất là với bản Hiến chương 2004 khẳng

định đường hướng hành đạo “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”, Phật giáo Hòa Hảo

đang sánh bước cùng dân tộc.

Sau nữa là Đạo Hồi, được du nhập vào Việt Nam chủ yếu bằng con

đường “hòa bình” qua các thương nhân Ả rập, Ấn Độ, Ba Tư. Chính sự du

nhập và phát triển bằng con đường “hòa bình”, lại từ nguồn Hồi giáo ở Ấn

Độ, nên Hồi giáo ở Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, thường bị

pha trộn với tín ngưỡng, phong tục địa phương và vay mượn từ tôn giáo khác

và ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng cực đoan như Hồi giáo ở khu vực khác.

Người Chăm biết đến đạo Hồi từ cuối thế kỷ thứ X đầu thế kỷ XI, nhưng

phải đến thế kỷ XV sau sự kiện Chà Bàn (Bình Định) thất thủ năm 1470 dẫn

đến nước Chiêm Thành suy vong, đạo Hồi trong người Chăm mới biểu hiện

rõ nét. Từ đó, hình thành hai khối người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam: Hồi

giáo Chăm Bàni (Hồi giáo cũ) chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, là kết quả

của sự dung hợp giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn với tín ngưỡng dân gian của

dân tộc Chăm. Hồi giáo Bàni là tôn giáo độc đáo chỉ có ở Việt Nam, gắn chặt

với dân tộc Chăm, là bản sắc văn hóa của người Chăm; và Chăm Islam (Hồi

giáo mới) tập trung chủ yếu ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh,

Đồng Nai. Chăm Islam tuân thủ đầy đủ luật lệ, nghi lễ của đạo Hồi, vẫn hành

hương sang Mếc-ca, thi xướng kinh Cô-ran hàng năm, cử người đi học... Họ

không còn dựa trên cơ sở hình thức gia đình mẫu hệ như người Chăm Bàni,

mà theo hình thức gia đình phụ hệ.

Năm 1991, những người theo đạo Hồi ở thành phố Hồ Chí Minh lập ra

Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo và đã trải qua ba nhiệm kỳ. Năm 2004, Đạo

Hồi ở An Giang cũng đã thành lập được Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo

37

tỉnh An Giang. Đến nay, tín đồ Hồi giáo là trên 64 nghìn người. Về cơ bản,

cộng đồng người Chăm là một cộng đồng tôn giáo yêu nước. Họ luôn ý thức

trách nhiệm với dân tộc và là một thành viên không thể thiếu trong đại gia

đình các dân tộc Việt Nam.

Song do những nguyên nhân lịch sử để lại, thế lực thù địch vẫn lợi dụng

vấn đề dân tộc và tôn giáo để gây chia rẽ cộng đồng người Chăm và dân tộc

Việt Nam. Cố tình gây ra những bất hòa, mâu thuẫn, kích động thực hiện “chủ

nghĩa lãnh thổ”, “chủ nghĩa ly khai” nhằm phá hoại chính sách tôn giáo và

chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng ta. Đây cũng là một khó khăn cho Đảng

và Nhà nước ta trong vấn đề đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc.

1.4. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo

1.4.1. Giai đoạn trước năm 1990

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, đặc biệt là

kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh “Tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết”,

thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất

quán với chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Chính sách tôn giáo đó được thể hiện xuyên suốt từ khi Đảng lãnh đạo, đến

nay nó càng được củng cố và hoàn thiện hơn.

Giai đoạn 1945 - 1955: Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã chú ý đến vấn đề

tôn giáo, điều này được thể hiện trong Cương lĩnh của Mặt trận Việt Minh

(1941): “Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân: Tự do ngôn luận, tự

do xuất bản, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước, tự do

xuất dương”. Bài thơ Mười chính sách của Việt Minh viết:

“Hội hè, tín ngưỡng, báo chương

Hội họp đi lại có quyền tự do” [69, tr. 17].

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khai sinh, vấn đề tự do tín

ngưỡng luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và đặt nó nằm trong khuôn

khổ vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Trong Những vấn đề cấp bách của Chính

phủ lâm thời thì vấn đề thứ 6 đề cập cụ thể đến quan điểm, chính sách của

Đảng và Nhà nước về tôn giáo: “Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín

38

ngưỡng tự do và Lương – Giáo đoàn kết” [63, tr. 9]. Chính sách tự do tín

ngưỡng còn được thể chế hóa ở Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa. Suốt những năm tiếp theo, hàng loạt những Sắc lệnh,

Nghị định, v.v. được ban hành, có thể kể đến:

- Sắc lệnh số 35/SL ngày 20-9-1945, về quyền tự do tín ngưỡng, do Bộ

trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký, quy định tại Điều 1: Đền chùa,

lăng tẩm, nhà thờ, tất cả những nơi có tính cách tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào,

nhân dân đều phải tôn trọng, không được xâm phạm.

- Sắc lệnh số 65/SL về việc bản tồn các di tích lịch sử, tôn giáo, do Chủ

Tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23-11-1945: Cấm phá hủy những đền, đình, chùa,

miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách của làng

chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy bia ký, đồ vật, văn bằng, chiếu sắc, giấy má

sách vở có tính chất tôn giáo hay là không nhưng có lợi ích cho lịch sử mà

chưa được bảo tồn. (Điều 4)

- Sắc lệnh số 22/SL, ngày 18-12-1946, do Hồ Chủ Tịch ký, ấn định

những ngày tết, ngày kỷ niệm lịch sử và tôn giáo. Theo Sắc lệnh này đối với

Phật giáo có ba ngày lễ được nghỉ: lễ sinh nhật Đức Phật Thích Ca (8 - 4 âm

lịch), lễ Trung nguyên (15 - 7 âm lịch), lễ Đức Phật thành đạo (8 - 12 âm

lịch). Đối với Công giáo có ba ngày nghỉ: lễ Phục sinh (tháng 4 dương lịch),

lễ các Thánh (1-11 dương lịch), lễ Thiên Chúa giáng sinh (25 - 12 dương

lịch). Ngày kỷ niệm lịch sử Hai Bà Trưng (5 - 12 âm lịch); ngày giổ tổ Hùng

Vương (10 - 2 âm lịch); ngày Trần Hưng Đạo (20 - 8 âm lịch), ngày Lao động

quốc tế (1 - 5 dương lịch) và ngày Quốc khánh (2 - 9 dương lịch).

- Sắc lệnh về việc miễn thuế đất và hoa màu cho các tổ chức tôn giáo

năm 1949 có ghi những tha ma, nghĩa địa, đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ đạo

Giatô, Cao Đài, các nhà cửa thuộc các đoàn thể Công giáo, Phật giáo, v.v.

được miễn thuế vĩnh viễn.

- Sắc lệnh số 133/SL ngày 20-1-1953 Về việc trừng trị các loại Việt gian,

phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc, quy định: Kẻ nào

vì mục đích phản quốc gây hiềm khích để phá hoại sự đoàn kết của các dân

39

tộc các tôn giáo, các đảng phái, các đoàn thể trong nước và chia rẽ Việt Nam

với các nước bạn, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống. Nếu tội nặng phạt tù từ

10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình. (Điều 12)

- Nghị định số 315-TTg về chính sách của Chính phủ đối với tôn giáo,

ngày 4-10-1953, do Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký. Nghị định

gồm hai phần: phần 1, vạch rõ âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây chia

rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của kẻ địch “Chúng xuyên tạc đường lối, chính

sách của Chính phủ ta, gây thù hằn giữa lương và giáo, mê hoặc, xúi giục

đồng bào ta theo đạo chống khánh chiến, chống Chính phủ” [82, tr. 60]; phần

2, khẳng định chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Mọi

công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, không ai được

xâm phạm đến quyền tự do đó… Mọi người đều phải tôn trọng việc thờ cúng

của các tôn giáo” [82, tr. 61].

- Sắc lệnh số 197/SL ngày 19-12-1953 ban bố Luật cải cách ruộng đất có

ghi cụ thể như sau: Ruộng đất của tôn giáo (nhà chung, nhà thờ, thánh thất, tu

viện… ) thì trưng thu, trưng mua. Trường hợp có mua chính đáng thì trưng

mua (Điều 10); Nhà chung, nhà chùa, từ đường họ và các cơ quan tôn giáo

khác được để lại một phần ruộng đất dùng vào việc thờ cúng. Những người

làm nghề tôn giáo, nếu không đủ sống, có sức cày cấy và yêu cầu, thì được

chia một phần ruộng đất ở nơi họ hoạt động hoặc quê quán họ (Điều 25).

- Đặc biệt là Sắc lệnh số 234/SL Về vấn đề tôn giáo, ngày 14-6-1955, do

Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, gồm 5 chương: chương 1,

Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng; chương 2, Đối với những hoạt động kinh

tế, văn hóa, xã hội của các tôn giáo; chương 3, Về vấn đề ruộng đất của các

tôn giáo; chương 4, Quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tôn giáo;

chương 5, Điều khoản thi hành. Sắc lệnh quy định rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết

và có tính hệ thống cao.

Đây được coi như một bước tiến quan trọng, phản ánh thái độ, quan điểm

của Đảng và Nhà nước ta về chính sách tự do tín ngưỡng: Không chỉ tôn

trọng quyền tự do tín ngưỡng của mỗi công dân, mà Chính phủ còn đảm bảo

40

cho quyền ấy được thực hiện. “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và

tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy.

Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo

một tôn giáo nào” (Điều 1), “Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn

giáo” (Điều 13); Nhà nước tạo mọi điều kiện cho hoạt động tôn giáo được

phát triển “Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo”

(Điều1), “Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người hoạt động tôn

giáo của mình” (Điều 5); Đồng thời cũng nghiêm khắc trừng trị những kẻ

mượn danh nghĩa tôn giáo nhằm mục đích “phá hoại hòa bình, thống nhất,

độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ

làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng” (Điều 7); Về ruộng

đất của các tôn giáo “thì sẽ để lại cho nhà thờ, nhà chung, thánh thất một số

ruộng đất đủ cho việc thờ cúng và cho những nhà tu hành có điều kiện sinh

sống để làm việc tôn giáo” (Điều 10); Và Sắc lệnh cũng quy định tính hợp

pháp của các tổ chức tôn giáo chỉ khi “đã xin phép chính quyền và được chính

quyền chuẩn y chương trình, điều lệ. Những tổ chức ấy đều coi như những tổ

chức tư nhân và được pháp luật bảo hộ” (Điều 8).

Giai đoạn (1955-1990): Đất nước tạm thời chia làm hai miền Nam - Bắc

(1955 - 1975) và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh khó khăn,

từng bước thoát khỏi khủng hoảng (1976-1990). Trong bối cảnh đất nước như

vậy, tình hình tôn giáo ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Ở miền Bắc, về cơ

bản, các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, tích

cực tham gia kháng chiến và xây dựng xã hội mới. Còn ở miền Nam, một số

tôn giáo như Tin Lành, Công giáo bị thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo, quay

lưng với dân tộc, gây ra không ít khó khăn cho Chính phủ.

Với chính sách tôn giáo, Đại hội lần thứ III (9 - 1960) nhấn mạnh vừa

đảm bảo tự do tôn giáo cho nhân dân, vừa kiên trì chống địch lợi dụng tôn

giáo. Đảng ta tiếp tục khẳng định, tại Đại hội lần thứ IV (1976): “chính sách

của Đảng về vấn đề tôn giáo từ trước tới nay là tôn trọng tự do tín ngưỡng của

nhân dân, tôn trọng quyền theo đạo và không theo đạo của mọi công dân; đối

41

xử bình đẳng về mặt pháp luật với các tôn giáo, đoàn kết tất cả những người

yêu nước, tiến bộ trong các tôn giáo để cùng xây dựng và bảo vệ đất nước,

chống những hoạt động lợi dụng tôn giáo để làm hại đến lợi ích của Tổ quốc,

của nhân dân, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [82, tr. 71].

Trên tinh thần của Sắc lệnh 234/SL, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục bổ

sung đầy đủ, từng bước hoàn thiện và làm rõ hơn chính sách tự do tín ngưỡng

trong giai đoạn cách mạng mới. Ngoài Hiến pháp năm 1959 và 1980, Nhà

nước đã ban hành nhiều Sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị,

Thông tư, v.v. để điều chỉnh hoạt động tôn giáo của các tổ chức, cá nhân. Nếu

như nội dung hoạt động tôn giáo ở giai đoạn trước chưa thực sự rõ ràng, còn

nhiều thiếu xót thì đến giai đoạn này đã cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn. Chính

sách về tôn giáo còn được mở rộng hơn với những quy định: về việc phong

tấn, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc; quy định về việc cấp đất; các hoạt

động xuất bản; hoạt động giáo dục; hoạt động văn hóa - xã hội của tôn giáo;

về quyền và nghĩa vụ của các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ trong các hoạt

động tôn giáo; quan hệ giữa chính quyền với tổ chức tôn giáo; quan hệ với cá

nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài…

Trong giai đoạn này, đáng chủ ý nhất là Nghị quyết 297-CP ngày 11-11-

1977 Về một số chính sách đối với tôn giáo của Hội đồng Bộ trưởng. Nghị

quyết đã đề cập khá chi tiết, cụ thể về công tác quản lý tôn giáo. Nhiều nội

dung mà những văn bản trước đó chưa nhắc tới hoặc nếu có nhưng không đầy

đủ, thì ở Nghị quyết 297 này đã được đưa vào, như: vấn đề hoạt động tôn

giáo; vấn đề đào tạo, tu bổ, thuyên chuyển những người hoạt động tôn giáo;

các tài liệu, đồ dùng về đạo; các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội của

các tôn giáo và vấn đề quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước.

Đồng thời Nghị quyết cũng đưa ra chủ trương có tính nguyên tắc cho các hoạt

động tôn giáo, đó là: các tôn giáo phải tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và

chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động của mình, nghiêm

trị những kẻ lợi dụng tôn giáo.

Từ Sắc lệnh 234/SL đến Nghị quyết 297 - CP thể hiện những bước tiến

rõ rệt. Chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta dần hoàn thiện

42

và có hệ thống hơn, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông

đảo quần chúng nhân dân. Đó là:

Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo một tôn giáo hoặc

không theo một tôn giáo nào của công dân. Các tôn giáo đều được Nhà nước

bảo hộ và tạo điều kiện phát triển một cách hợp pháp. Các tôn giáo, cũng như

mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Nhà nước kiên quyết xử lý những kẻ lợi dụng tôn giáo gây mất đoàn kết

dân tộc, phá hoại hòa bình, thống nhất, dân chủ, cản trở tín đồ làm nghĩa vụ

công dân, có hành vi vi phạm pháp luật…

Nhà nước cho phép nhà tu hành được giảng đạo, được truyền bá tôn giáo.

Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được xuất bản kinh sách và đồ

dùng phục vụ sinh hoạt tôn giáo theo Sắc lệnh số 003-SLT năm 1957; mở

trường lớp đào tạo đào tạo những người hoạt động tôn giáo tại Thông tư 593-

TTg năm 1957; được hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội sau khi đã được sự

cho phép của Chính quyền; được hành lễ tại nơi thờ cúng mà không phải xin

phép; Các cơ sở tôn giáo đều được bảo hộ.

Đối với ruộng đất tôn giáo được Nhà nước trưng thu, trưng mua sẽ để lại

một số diện tích đảm bảo cho việc thờ cúng và sinh sống của nhà tu hành và

có qui định cụ thể đối với mức thuế nông nghiệp cho những phần ruộng đất

mà nhà thờ, nhà chùa, thánh thất sử dụng. Điều này có quy định cụ thể Nghị

định số 559-TTg năm 1955 của Chính phủ về qui định mức thuế nông nghiệp

cho những phần ruộng đất mà nhà thờ, nhà chùa, thánh thất được sử dụng từ

sau cải cách ruộng đất.

Nhà nước không can thiệp vào các công việc nội bộ của các tôn giáo.

Chính phủ cho phép các cá nhân, tổ chức tôn giáo trong nước quan hệ với cá

nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài. Các nhà tu hành nước ngoài cũng được

phép giảng đạo tại Việt Nam nhưng phải được sự đồng ý của Chính phủ Việt

Nam và tuân theo pháp luật nước Việt Nam.

1.4.2. Giai đoạn sau năm 1990

Đánh dấu bước đột phá quan trọng về sự đổi mới chính sách tôn giáo của

Đảng và Nhà nước ta được ghi nhận ở Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày

43

16/10/1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Khóa IV Về tăng

cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Lần đầu tiên, Đảng ta đã nhìn

nhận tôn giáo không chỉ có những yếu tố tiêu cực hạn chế, bị lợi dụng mà còn

có những yếu tố tích cực, công nhận trong tôn giáo có những giá trị đạo đức

phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội hiện nay: “Tôn giáo là một vấn đề

còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận

nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp trong công cuộc xây dựng

xã hội mới”. Tôn giáo được thừa nhận là một hiện tượng còn tồn tại lâu dài, là

nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thừa nhận những giá trị đạo đức

tốt đẹp của tôn giáo đang góp phần không nhỏ xây dựng con người mới xã hội

chủ nghĩa. Sự đổi mới đó được coi “là một bước ngoặt trong lịch sử nhận thức

của Đảng Cộng Sản” đúng như nhận xét của GS. Đỗ Quang Hưng: “Thấu

hiểu vấn đề nhu cầu tôn giáo như một đòi hỏi chính đáng trong hệ thống nhu

cầu của quần chúng nói chung, của tín đồ tôn giáo nói riêng và sau cùng, đã

vượt qua cái nhìn chính trị - tôn giáo quen thuộc để có cái nhìn mới về tôn

giáo trên cả ba phương diện: tôn giáo là một sự kiện lịch sử, tôn giáo là một

sự kiện xã hội và tôn giáo là một sự kiện văn hóa” [34, tr. 341 - 342]. Nghị

quyết 24 đã mở đầu cho cả một quá trình đổi mới từ tư duy nhận thức đến

hành động thực tiễn của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới.

Sau Nghị quyết 24, Văn kiện của các Đại hội, Đại hội toàn quốc lần thứ

VII (6/1991), Đại hội toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đại hội toàn quốc lần thứ

IX (2001), đều tiếp tục khẳng định các quan điểm của Nghị quyết 24: “Tín

ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và

Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân

dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương - giáo và các tôn giáo khác. Khắc

phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo,

chống lại những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm

và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân

tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân” [14,

tr. 78]. Gần đây nhất, tại Đại hội toàn quốc lần thứ X (2006) làm rõ hơn:

44

“Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.

Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,

theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình

thường theo pháp luật” [15, tr. 122] và nói đến “Các tôn giáo hợp pháp”, việc

được pháp luật bảo hộ khi các tổ chức tôn giáo ấy “hoạt động theo pháp luật”.

Chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân lần lượt được Hiến

pháp - pháp luật cao nhất của nước Việt Nam thừa nhận, bổ sung và hoàn

thiện, từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, qua các năm 1959, 1980 và đến

bản Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước

pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo

hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.” (Điều 70)

Từ năm 1990 trở lại đây, các văn bản không chỉ tăng về số lượng, mà nội

dung đề cập cũng phong phú hơn, có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn.

Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hay được điều

chỉnh, bổ sung và sửa đổi để đáp ứng với thực tiễn cách mạng, tạo thuận lợi

cho công tác tôn giáo và không khí vui mừng, phần khởi của số đông tín đồ,

giáo sĩ, chức sắc.

Nghị định số 69/HĐBT ngày 21 tháng 3 năm 1991 về các hoạt động tôn

giáo của Hội đồng Bộ trưởng, đã đề cập tương đối đầy đủ các lĩnh vực hoạt

động tôn giáo kể từ sau Sắc lệnh 234. Một mặt kế thừa những nội dung được

ban hành trước đó, mặt khác Nghị định còn chỉnh sửa, bổ sung một số nội

dung mới như: Có những điều khoản cụ thể hơn về các hoạt động tôn giáo

“được đảm bảo và khuyến khích” và những hoạt động “bị loại trừ” (Điều 4 và

Điều 5); Vạch rõ sự khác biệt giữa các hoạt động “không phải xin phép” và

“phải xin phép” (Điều 8 và Điều 9); Nghị định cũng có những quy định rõ

hơn về các hoạt động quốc tế của các tôn giáo (Điều 25).

Từ kết quả thực hiện Nghị định 69 và theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị

37 (2/7/1998), ngày 19 tháng 4 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định

45

số 26/NĐ - CP về các hoạt động tôn giáo thay thế Nghị định 69. Nghị định

26/CP khẳng định: Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và

quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo; mọi công dân đều bình đẳng trước

pháp luật về quyền và nghĩa vụ dù theo hay không theo tôn giáo nào; Các hoạt

động tôn giáo phải tuân thủ theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam; Những hoạt động tôn giáo chính đáng, hợp pháp của tín đồ được

Nhà nước bảo đảm, những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của tổ quốc và nhân

dân được Nhà nước khuyến khích; Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước, ngăn

cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm

hại đến nền văn hóa dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo

pháp luật.

Nghị định 26/CP dần đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho công tác

tôn giáo, nhất là đối với việc công nhận và cho phép hoạt động của các tổ

chức tôn giáo, các giáo hội, tại khoản 1 Điều 8 qui định: “Tổ chức tôn giáo có

tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp

luật và được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được pháp luật bảo

hộ”. Kết quả là đã có nhiều tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cho

phép hoạt động. Giá trị thực tiễn của nó là không thể phủ nhận.

Từ Nghị quyết Đại hội IX và đặc biệt là Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12

tháng 3 năm 2003 của Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa IX về công tác tôn giáo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được bắt tay

vào công tác soạn thảo và được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm

2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sự ra đời của Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo tạo ra bước tiến quan trọng, đánh dấu việc thể chế

hóa chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,

tự do tôn giáo của công dân. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị

định 22/2005/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín

ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg Về một số công tác đối với

46

đạo Tin Lành và nhiều văn bản có liên quan nhằm đưa Pháp lệnh vào cuộc

sống.

Pháp lệnh gồm 6 chương, 41 điều, đã xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ

của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.

Đồng thời Chính phủ Việt Nam cam kết tôn trọng và đảm bảo cho quyền tự

do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế khi

Việt Nam gia nhập hoặc ký kết có quy định đó khác với quy định của Pháp

lệnh. Pháp lệnh không chỉ điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, mà còn điều

chỉnh hoạt động tín ngưỡng. Không chỉ công dân Việt Nam được tự do bày tỏ

đức tin, thực hành nghi lễ, các hình thức sinh hoạt tôn giáo mà người nước

ngoài đến Việt Nam cũng được sinh hoạt tôn giáo như tín đồ Việt Nam. Các

nhà tu hành nước ngoài cũng được phép giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt

Nam sau khi đã được Chính phủ chấp thuận. Đây là một trong những quy

định thể hiện sự đổi mới trong chính sách tôn giáo đối với các hoạt động tôn

giáo của chức sắc, nhà tu hành. Bổ sung những quy định về tổ chức tôn giáo

và hoạt động của tổ chức tôn giáo từ Nghị định 26/Chính phủ, Pháp lệnh đặt

ra 5 quy định cụ thể tạo điều kiện cho một số “tôn giáo mới” được hoạt động

hợp pháp, được công nhân tư cách pháp nhân. Đối với việc phong chức, phong

phẩm, thuyên chuyển, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, Pháp lệnh đã khắc phục “cơ

chế xin-cho” của Nghị định 26/CP, coi đây là công việc nội bộ của các tổ chức

tôn giáo, tạo ra cơ chế thông thoáng, đơn giản. Các tổ chức, cá nhân được tạo

điều kiện thực hiện quan hệ, giao lưu quốc tế. Pháp lệnh ra đời chứng tỏ và một

lần nữa khẳng định nguyên tắc nhất quán xuyên suốt chính sách của Đảng, Nhà

nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Từ Sắc lệnh 234/SL năm 1955 đến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm

2004 khẳng định bước tiến dài và sự trưởng thành vượt bậc về nhận thức đến

hiện thực hóa chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Kết quả của những nỗ lực trong suốt thời gian qua là:

Về đăng ký hoạt động và công nhân tư cách pháp nhân của tổ chức tôn

giáo: Cho đến nay, theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, trên phạm vi

47

cả nước có 22 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức.

Trong 22 tổ chức tôn giáo được công nhận hoạt động có 1 tổ chức Phật giáo,

1 tổ chức thuộc Công giáo, 11 tổ chức thuộc đạo Cao Đài, 4 tổ chức thuộc đạo

Tin Lành, 3 tổ chức thuộc Islam giáo, 1 tổ chức của Tịnh Độ cư sĩ Phật hội, 1

tổ chức thuộc Phật giáo Hòa Hảo. Chỉ tính riêng năm 2008, có 3 tổ chức tôn

giáo được công nhận về mặt tổ chức: Cộng đồng tôn giáo Baha,i Việt Nam,

Giáo hội Phật Đường Nam tông Minh Sư đạo, Minh Lý đạo Tam Tông Miếu

và 4 Hệ phái Tin Lành: Tổng hội Báptít Việt Nam (Ân điển - Nam Phương),

Hội thánh Báptít Việt Nam (Nam Phương), Hội thánh Trưởng Lão Việt Nam

và Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam. Hội thánh Menonite đang hoàn

chỉnh hồ sơ để được công nhận về mặt tổ chức. Ngoài ra, Chính phủ đã cấp

giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 13 dòng tu, hội đoàn Công

giáo, đang nghiên cứu xem xét hồ sơ của một số tổ chức, cá nhân tôn giáo xin

đăng ký hoạt động và công nhận về mặt tổ chức [93, tr 28].

Chỉ thị 01/2005/CT-TTg Về công tác đối với đạo Tin Lành thực sự đã đi

vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo tín đồ Tin Lành.

Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến năm 2008, các tỉnh miền

núi phía Bắc có 122 điểm nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt, 30 nhóm khác

chuẩn bị được xem xét; khu vực Tây Nguyên và Bình Phước có 134 Chi hội

được công nhận, 1.165 điểm nhóm thuộc Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành

(miền Nam) đăng ký sinh hoạt tôn giáo, cùng khoảng 230 điểm nhóm của Hệ

phái Tin Lành khác đang hoạt động bình thường [93, tr 28].

Về sinh hoạt tôn giáo được diễn ra trong không khí trang trọng, quy mô

lớn và thu hút được đông đảo tín đồ tham dự, đặc biệt là vào những ngày lễ

lớn. Sinh hoạt tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng được đông

đảo mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tiêu biểu như: Lễ Phật Đản, Lễ La

Vang của Phật giáo, Lễ Nôel của Công giáo và Tin Lành, kỷ niệm ngày khai

đạo của Cao Đài, Hòa Hảo, tháng ăn chay của đạo Islam hay các lễ hội phục

vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, v.v. đều trở thành lễ hội chung của toàn

dân tộc, trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

48

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chức sắc của các tôn giáo được Nhà

nước ta rất quan tâm. Đến năm 2008, cả nước có 56.125 chức sắc, nhà tu

hành, chưa kể hàng vạn người hoạt động bán chuyên nghiệp, trong đó Phật

giáo có 33.066 tăng ni; Thiên chúa giáo có 42 giám mục, 2.700 linh mục và

11.282 tu sĩ; Tin Lành có 492 mục sư, giảng sư và truyền đạo; Cao Đài có

8.340 chức sắc, chức việc; Phật giáo Hòa Hảo có 982 chức việc và Hồi giáo

có 699 chức sắc [93, tr 28]. Số lượng các trường đạo tạo chức sắc ngày càng

tăng. Phật giáo: có 4 Học viện Phật học, 8 Trường Cao đẳng Phật học, 31

Trường Trung cấp và 37 Trường Sơ cấp; Công giáo: có 7 Đại chủng viện với

trên 1.000 chủng sinh; Tin Lành có Viện Thánh kinh thần học tại thành phố

Hồ Chí Minh đã đào tạo và bồi dưỡng được 267 mục sư truyền đạo; Phật giáo

Hòa Hảo đã đào tạo và bồi dưỡng giáo lý, giáo lý hạnh đường cho trên 1.200

chức việc; đạo Cao Đài cho gần 1.300 chức sắc [93, tr 28]; Các tín đồ Hồi

giáo được tạo điều kiện đi hành hương tại thánh địa Mecca và thi đọc kinh

Côran.

Việc in ấn kinh sách và xuất bản phẩm ngày càng được tăng cường. Sau

khi Nhà xuất bản tôn giáo thành lập, rất nhiều kinh sách được xuất bản. Nhà

xuất bản tôn giáo đã cấp giấy phép xuất bản 915 đầu sách và ấn phẩm liên

quan đến tôn giáo, trong đó 613 đầu sách, 251 đĩa VCD - CD và 51 đầu lịch

[93, tr 28]. Các tôn giáo lớn đều có báo, tạp chí ra định kỳ: Tạp chí Nghiên

cứu Phật học, báo Giác ngộ, Tập san Hiệp thông, Báo Người Công giáo Việt

Nam, báo Công giáo và dân tộc, Tạp văn Hương Sen, Bản tin Mục vụ và

Thông công...

Năm 2008, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, có 1.828 người

được phong chức, 464 người được bổ nhiệm và 406 người được thuyên

chuyển. Đối với việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các cơ sở thờ tự được

chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi, có 491 cơ sở thờ tự được xây mới,

270 cơ sở thờ tự được cải tạo, nâng cấp [93, tr 28] và đã có nhiều cơ sở thờ tự

được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về quan hệ quốc tế và hoạt động đối ngoại tôn giáo ngày càng được tăng

cường và mở rộng như tín đồ ra nước ngoài học tập, dự hội nghị, hội thảo, các

49

cuộc viếng thăm, v.v. Số lượng chức sắc tôn giáo đi nước ngoài hàng năm

liên tục tăng. Việt Nam đã đón tiếp và làm việc với hàng trăm tổ chức tôn

giáo nước ngoài đến Việt Nam để thăm, tìm hiểu và trao đổi tình hình tôn

giáo nước ta. Nhiều đoàn đi tham dự hội nghị, hội thảo đối thoại về tín

ngưỡng, tôn giáo và hoạt động tôn giáo quốc tế. Tiêu biểu như trong năm qua,

Việt Nam đã cử đoàn đại diện chức sắc các tôn giáo tham dự “Đối thoại hợp

tác liên tôn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, “Đối thoại tín ngưỡng Á -

Âu”, dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo lần thứ V tại Nhật Bản, v.v.

Những thành quả trên là minh chứng rõ ràng nhất việc thực hiện chính

sách tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Trong suốt

thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng nỗ lực, đổi mới về đường

lối đến đổi mới chính sách tôn giáo, nhằm bổ sung, hoàn thiện và đáp ứng xu

thế phát triển của thời đại. Từ đó, đã tạo ra bầu không khí sinh hoạt tôn giáo

ổn định, bình đẳng và thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc. Về cơ bản, chính

sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn

giáo chính đáng và hợp pháp của các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ, cũng

như hoạt động của các tổ chức tôn giáo; đồng thời cũng tạo ra tâm lý yên tâm,

phấn khởi, tin tưởng vào chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia phong

trào yêu nước, xây dựng cuộc sống “Tốt đời, đẹp đạo”, đồng hành cùng dân

tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh như

đường hướng các tôn giáo đã nêu: Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc (Công

giáo), Phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc (Tin Lành), Đạo pháp, dân tộc

và Chủ nghĩa xã hội (Phật giáo), Nước vinh - Đạo sáng (Cao Đài), Vì Đạo

pháp, vì Dân tộc (Phật giáo Hòa Hảo).

Tiểu kết

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về vấn đề tôn giáo, trước sau như một, Đảng và Nhà nước Việt Nam

luôn nhất quán với chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo. Nhìn lại lịch sử trong nhận thức tư tưởng tự do tín ngưỡng, đoàn kết

các đồng bào tôn giáo đã sớm trở thành tư tưởng chủ đạo ở mô hình Nhà nước

50

dân chủ, biểu hiện điển hình nhất qua nhân vật Hồ Chí Minh. Từ đó, Đảng và

Nhà nước ta đã sớm tiếp nhận và coi đó như một nguyên tắc trong việc giải

quyết vấn đề tôn giáo, nhằm hướng tới Nhà nước thế tục trong Sắc lệnh

234/SL do Hồ Chủ Tịch ký năm 1955. Cùng với Nghị quyết 24/NQ-TW năm

1990 và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2004, quan điểm, chính

sách của Nhà nước pháp quyền hiện nay đối với tôn giáo được xác định rất rõ:

- Khẳng định tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần của

một bộ phận nhân dân, thừa nhận những giá trị văn hóa tinh thần trong tôn

giáo phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.

- Mọi công dân có quyền theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn

giáo nào. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân,

không ai được xâm phạm.

- Các tôn giáo, cũng như mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

về quyền và nghĩa vụ. Các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp đều được

Nhà nước bảo hộ.

- Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động và phát triển

như: được công nhận tư cách pháp nhân khi có đủ điều kiện, mở trường lớp

đào tạo chức sắc, được truyền bá tôn giáo, được sinh hoạt tôn giáo, được mở

rộng giao lưu quan hệ quốc tế, v.v.

- Nghiêm cấm những hành vi lợi dụng tôn giáo làm những hoạt động vi

phạm pháp luật, cấm sự phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo, v.v.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta rất linh hoạt trong ứng xử với từng

tôn giáo ở Việt Nam: Về vấn đề Công giáo, quan điểm của Đảng và Nhà nước

ta luôn nêu cao ý thức dân tộc của tín đồ Công giáo, xóa bỏ những thành kiến

hẹp hòi làm tổn hại đến đoàn kết dân tộc. Với Phật giáo, tiếp tục ủng hộ

đường hướng đúng đắn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm củng cố hơn

nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa Phật giáo và dân tộc. Với đạo Cao Đài, Hòa

Hảo, Nhà nước ta chủ trương duy trì những thành quả đạt được trong công tác

Cao Đài vận, Hòa Hảo vận ở hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,

thắt chặt hơn nữa sự gắn bó của đạo Cao Đài và Hòa Hảo với dân tộc. Về vấn

51

đề Tin Lành - một tôn giáo phát triển khá phức tạp trong những năm gần đây,

nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trên cơ sở tôn trọng

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân, đầu

năm 2001, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Tin

Lành Việt Nam (miền Nam) và sự ra đời của Chỉ thị 01/2005/CT-TTg Về một

số công tác với đạo Tin Lành của Thủ tướng chính phủ, tháng 2 năm 2005,

làm cho đời sống tôn giáo của tín đồ Tin Lành dần đi vào ổn định.

Tuy nhiên, trước những diễn biến hết sức phức tạp của tôn giáo, “hiện

tượng tôn giáo mới”, vấn đề Tin Lành, Hồi giáo… đang trở thành một thách

thức lớn mà Đảng, Nhà nước ta phải đối mặt và có những biện pháp tích cực

phù hợp. Bên cạnh tư tưởng “tử khuynh” còn rơi rớt, đồng nhất tôn giáo với

chính trị, luôn đặt tôn giáo trong tình trạng “nhạy cảm”. Thì vấn đề pháp luật

tôn giáo vẫn là một “bài toán” chưa có lời giải. Điều này là một trở ngại lớn

cho công tác hoạt động, quản lý tôn giáo ở nước ta.

52

Chương 2

CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỚI PHẬT GIÁO

TỪ KHI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1981

ĐẾN NĂM 2008

2.1. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam

Trong lịch sử phát triển tư tưởng của Việt Nam thì Phật giáo là một bộ

phận quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của hệ tư tưởng dân

tộc. Lịch sử 2000 năm Phật giáo là lịch sử của những người Phật giáo yêu

nước, luôn gắn liền với lịch sử dân tộc. Tôn giáo Phật ở Việt Nam không chỉ

thuộc lĩnh vực thế giới tâm linh, siêu lý tính mà còn là đặc trưng văn hóa,

mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Thật khó để tách bạch rạch ròi giữa văn hóa

tín ngưỡng dân gian và văn hóa Phật học.

Là tôn giáo có nguồn gốc từ nước ngoài, song giáo lý của Đức Phật có

nhiều điểm tương đồng với văn hóa người Việt. Là tôn giáo hòa bình, Phật

giáo du nhập vào Việt Nam bằng con đường thương mại hòa bình; chủ động

dung hợp với tín ngưỡng truyền thống của người Việt như: thờ cúng tổ tiên,

thờ Thần, thờ Mẫu; sẵn sàng dung hợp với Nho giáo và Lão giáo để trở thành

“Tam giáo đồng nguyên”; thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo và đời, thể hiện

tinh thần nhập thế.

Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, những năm đầu Công

nguyên. Thành Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) được sử sách ghi

lại là trung tâm Phật giáo khá phồn thịnh. Thời kỳ đầu, Phật giáo được truyền

vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ chứ không phải từ Trung Quốc

truyền sang, theo Nguyễn Duy Hinh: “Phật giáo Việt Nam thuộc Nam truyền,

trực tiếp với ấn Độ qua đường hàng hải quốc tế Tây - Đông, sau đó ngược lên

Giang Nam hội ngộ với dòng Bắc truyền” [29, tr. 312]. Từ thế kỷ thứ V đến

thế kỷ X, do hoàn cảnh lịch sử, Phật giáo Việt Nam dần chịu ảnh hưởng của

Phật giáo Trung quốc. Sang thế kỷ X đến thế kỷ XV, sau khi đất nước giành

53

được độc lập tự chủ, Phật giáo có những bước phát triển mới, đặc biệt là thời

Lý - Trần. Phật giáo được nâng lên một tầm mới, hòa nhập với dân tộc, trở

thành yếu tố tinh thần của chủ đạo của xã hội. Còn phật giáo Nam tông truyền

vào phía Nam của Việt Nam, từ thế kỷ thứ IV sau Công nguyên. Tín đồ Phật

giáo Nam tông chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer, do vậy còn gọi là Phật

giáo Nam tông Khmer. Việt Nam cũng là nước tồn tại cả hai hệ phái lớn Đại

thừa và Tiểu thừa, không kể một bộ phận nhỏ thuộc Khất Sĩ.

Luôn chuyển mình theo vận mệnh của dân tộc, đầu thế kỷ XX, ở Việt

Nam đã diễn ra phong trào Chấn hưng Phật giáo rất sôi nổi, mà ý nghĩa của

nó vượt ra khỏi khuôn khổ ý nghĩa tôn giáo, còn có ý nghĩa chính trị - xã hội

tích cực, gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Phong trào diễn ra đầu

tiên ở Sài Gòn năm 1920 do thiền sư Khánh Hòa ở chùa Tiên Linh Bến Tre và

các đồng chí khởi xướng. Sau rất nhiều những cố gắng, đến năm 1930 hội

Nam kỳ nghiên cứu phật học ra đời, lấy chùa Linh Sơn làm trụ sở. Phong trào

dần lan ra miền Trung, thiền sư Giác Tiên cùng các đồng chí thành lập hội An

Nam phật học năm 1932, đặt trụ sở tại chùa Trúc Lâm. ở miền Bắc, hội Phật

giáo Bắc kỳ cũng được thành lập năm 1943, chùa Quán Sứ làm trụ sở.

Ngoài ra còn có nhiều tổ chức Phật giáo ra đời, tiêu biểu phải kể đến: Hội

Tăng già Nam Việt (1951), Hội Tăng già Trung Việt (1949) và Hội Tăng già

Bắc Việt (1950), tiền thân là Hội Chỉnh lý Tăng ni Bắc Việt thành lập năm

1949, v.v. Sau khi đã có đủ các tập đoàn tăng sĩ và cư sĩ ở cả ba miền, năm

1951, 6 tập đoàn Phật giáo, gồm: Nam kỳ nghiên cứu phật học, An Nam phật

học, Phật giáo Bắc kỳ, Hội Tăng già Nam Việt, Hội Tăng già Trung Việt và

Hội Tăng già Bắc Việt, đã họp hội đồng tại Huế và thành lập một tổ chức Phật

giáo thống nhất lấy tên là Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, trụ sở đặt tại Thuận

Hóa (Huế). Tuy vậy, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam mới chỉ thống nhất được 6

tổ chức Phật giáo, chủ yếu của người Việt, chưa thống nhất trọn vẹn trong

phạm vi quốc gia, vì thiếu sự tham gia của Phật giáo Khmer, Phật giáo người

Hoa, phái Khất sĩ và Phật giáo Nam tông người Việt. Nhưng đây vẫn được coi

là tổ chức Phật giáo thống nhất đầu tiên, có ý nghĩa là bước chuẩn bị, tạo điều

54

kiện cho sự nghiệp thống nhất Phật giáo trong phạm vi toàn quốc vào năm

1981.

Ngày 7 tháng 9 năm 1952, các đoàn thể Tăng già Bắc Trung Nam triệu

tập tại chùa Quán Sứ thành lập Hội Tăng già toàn quốc. Tuyệt đại bộ phận

tăng ni, phật tử đều có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, tích cực

tham gia kháng chiến. Nhiều tăng ni, phật tử tham gia tổ chức: Phật giáo cứu

quốc, Tăng già cứu quốc, Thiếu niên tiền phong, Thanh niên tiền phong; tham

gia Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt. Trong thời gian này, các tổ

chức Phật giáo cứu quốc vẫn tiếp tục được duy trì, tỉnh nào cũng có một Ủy

ban Phật giáo cứu quốc.

Sau năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt, đã tác động rất lớn đến tình

hình Phật giáo Việt Nam. Phật giáo hai miền có sự phân hóa sâu sắc:

Ở miền Bắc, sau một thời gian vận động, tháng 3 năm 1958, tại Đại hội

Đại biểu Phật giáo miền Bắc đã nhất trí thành lập Hội Phật giáo thống nhất

Việt Nam do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm hội trưởng, với mục đích: Hoằng

dương phật pháp, lợi lạc quần sinh, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình. Hội

Phật giáo thống nhất Việt Nam có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp

chung của dân tộc. Ghi nhận và biểu dương những đóng góp đó, tại Đại hội

Phật giáo thống nhất Việt Nam lần thứ IV, tháng 4 năm 1972, Chủ Tịch Tôn

Đức Thắng viết: “Các vị tăng ni và tín đồ phật tử từ trước tới nay vẫn luôn

luôn gắn bó với dân tộc và trong thời gian qua đã cùng toàn dân góp phần

xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chế độ mới. Hội

Phật giáo thống nhất Việt Nam đã phát huy tác dụng tốt trong việc đoàn kết

tăng ni tín đồ hoạt động yêu nước” [91, tr. 5].

Ở miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, đã ra đời hàng chục tổ chức

Phật giáo như: Tăng già Nguyên thủy, Khất sĩ, Thiên Thai giáo Quán tông,

Hội phật học Nam Việt… Trên cơ sở thống nhất một số tổ chức, hệ phái, năm

1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất được thành lập, lực lượng

nòng cốt là Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Sau một thời gian hoạt động, Giáo

hội Phật giáo Việt Nam thống nhất dần bị chi phối bởi thế lực thù địch, bắt

đầu có sự chia rẽ nội bộ rất sâu sắc. Chỉ trong một thời gian từ năm 1964 đến

55

trước năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất bị phân hóa làm hai

lần (năm 1966 và năm 1972). Cho đến trước năm 1975, Phật giáo miền Nam

có tới trên 20 tổ chức hệ phái khác nhau. Song nhìn chung đại đa số các tín

đồ, tăng ni, phật tử ở miền Nam đều một lòng hướng về dân tộc, vì sự nghiệp

giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các tín đồ tăng ni,

phật tử luôn đồng hành cùng dân tộc. Nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo trở

thành căn cứ che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng, tiêu biểu như chùa Tam

Bảo - trở thành nơi cất giấu vũ khí, nuôi giấu cán bộ cách mạng. Nhiều nhà sư

đã “Cởi áo cà sa khoác áo chiến trường”, trực tiếp cầm súng chiến đấu, trực

tiếp tham gia cách mạng, tiêu biểu có cố Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, cố

Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, cố Hòa thượng Thích Thiện Hào… Đó là

những minh chứng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc của

Phật giáo Việt Nam.

Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất trọn vẹn, giang sơn thu về một

mối, đông đảo các tín đồ tăng ni, phật tử đều có chung tâm nguyện: thống

nhất các tổ chức Phật giáo trên phạm vi toàn toàn quốc, nhằm phát huy sức

mạnh của tinh thần đoàn kết Phật giáo, cùng dân tộc vượt qua mọi thăng trầm

của lịch sử. Bởi trên thực tế, do điều kiện hoàn cảnh lịch sử, tồn tại nhiều tổ

chức, hệ phái với những tôn chỉ, mục đích hoạt động khác nhau. Điều này làm

giảm đi sức mạnh đoàn kết của Phật giáo Việt Nam và cản trở sự phát triển

của Phật giáo.

Thực tế thì tư tưởng thống nhất Phật giáo, hợp nhất các tổ chức, hệ phái

trong phạm vi cả nước được khởi xướng từ rất sớm, không phải chỉ bắt đầu

sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Trước đó, giới tăng ni, phật tử Việt

Nam đã tiến hành một số cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam:

Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1951, Cuộc vận động thống nhất

Phật giáo năm 1960, và Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1964. Song

do hoàn cảnh đất nước bị chiến tranh chia cắt, chưa hội đủ những cơ duyên

56

cần thiết cho một sự thống nhất trọn vẹn, về cả tư tưởng và tổ chức, nên các

cuộc vận động thống nhất này đều không thành công.

Đất nước thống nhất, Nam Bắc sum họp một nhà, cũng là thời điểm hội

tụ đầy đủ những cơ duyên thực hiện nguyện vọng thống nhất Phật giáo. Nắm

bắt thời cơ, năm 1980, Ban vận động thống nhất Phật giáo được thành lập,

trên nguyên tắc thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ

chức, do cố Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch. Kết quả là tháng 11 năm

1981, Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán Sứ -

Hà Nội, với sự tham dự của 165 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức,

hệ phái trong cả nước.

Hội nghị đã nhất trí thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua

Hiến chương và đường hướng hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ

nghĩa”. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị thống nhất Phật giáo năm 1981,

Hòa thượng Thích Trí Thủ - Viện trưởng Viện Hóa đạo của Giáo hội Phật

giáo Việt Nam thống nhất khẳng định: “Lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm

Phật giáo Việt Nam, chúng ta có được một hội nghị gồm đầy đủ các đại biểu

tổ chức, giáo hội hệ phái Phật giáo trong cả nước: Bắc tông, Nam tông, Khất

sĩ, Phật giáo Khmer, Tăng ni và nam nữ cư sĩ, già và trẻ, từ mọi miền trên đất

nước đã vân tập về đây, trong hội trường trang nghiêm và rực rỡ này, với một

quyết tâm sắt đá: xây dựng hoàn thành ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt

Nam”.

Như vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất đại

diện cho tăng ni, phật tử Việt Nam trong cả nước và nước ngoài. Giáo hội

Phật giáo Việt Nam đã đoàn kết chặt chẽ các tín đồ, tăng ni, phật tử, các tổ

chức hệ phái: Bắc Tông, Nam tông, Khất sĩ, Khmer, Hoa Tông; đoàn kết hữu

nghị với các tôn giáo bạn; đoàn kết với các đoàn thể, tổ chức trong Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam; đoàn kết và hợp tác hữu nghị với Phật giáo thế giới. Với

sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các tăng ni, phật tử thêm vững

lòng phát huy truyền thống yêu nước “hộ trì Hoằng dương Phật pháp, phục vụ

57

Tổ quốc Việt Nam, góp phần đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới”, khẳng

định vị trí của Phật giáo trong lòng dân tộc.

2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Phật giáo trước năm

1981

2.2.1. Ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa

Nhìn từ góc độ lịch sử, Phật giáo Việt Nam có nhiều điểm thuận trong

mối quan hệ với dân tộc, như “Sữa hòa với nước”. Tuy vậy, ở mỗi giai đoạn

lịch sử với những biến cố khác nhau, Phật giáo cũng đứng trước những khó

khăn, thách thức lớn. Nhất là khi đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền

Nam - Bắc, cục diện Phật giáo cũng bị phân hóa sâu sắc, nhiều hệ phái tổ

chức Phật giáo ra đời, gây ra tình trạng mất đoàn kết, thậm chí đối đầu lẫn

nhau trong nội bộ Phật giáoViệt Nam. Có một số tổ chức, hệ phái còn đi

ngược với pháp chánh của Đức Phật, đi ngược với lợi ích của dân tộc. Vì vậy,

vấn đề đặt ra là cần phải thống nhất Phật giáo trong cả nước, chung ý chí và

hành động, để hướng các tín đồ tăng ni, phật tử “Hoằng dương Phật pháp,

phục vụ Tổ quốc Việt Nam”.

Cũng giống như tất cả các tôn giáo khác, Phật giáo luôn được Đảng và

Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tự do tín ngưỡng, tự do bày

tỏ đức tin, theo tinh thần của dân tộc. Ngoài những chính sách tôn giáo chung

cho tất cả các tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta còn có những chính sách riêng

với từng tôn giáo. Cụ thể với Phật giáo, đã ban hành một số Nghị quyết, Chỉ thị,

Thông tư… thể hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, tiêu biểu như:

- Chỉ thị số 217/CT/TW về “Công tác đối với Phật giáo”, ngày 9 tháng

7 năm 1960.

- Thông tư số 180 - TT/TW về “Việc chấp hành chính sách tôn giáo đối

với đạo Phật”, ngày 16 tháng 5 năm 1966.

- Chỉ thị số 88 - TTg, ngày 26 tháng 4 năm 1973, về “Việc chấp hành

chính sách đối với việc bảo vệ các chùa thờ Phật và đối với tăng ni” của Thủ

tướng Chính phủ.

58

Đánh giá về vai trò của tín đồ, tăng ni phật tử Việt Nam, Chỉ thị số

217/CT/TW chỉ rõ: “Nếu làm tốt công tác đối với Phật giáo, không những

tranh thủ được giới phật tử ở miền Bắc mà còn có lợi cho công tác vận động

Thiên Chúa giáo, có lợi cho việc tranh thủ Phật giáo miền Nam và tranh thủ

dư luận Phật giáo thế giới” [34, tr. 455] và trong Thông tư số 180 - TT/TW

cũng ghi nhận: “Trước cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến cũng như

trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ, cứu nước hiện nay,

nhiều tăng ni đã tỏ ra có tinh thần yêu nước, hăng hái ủng hộ cách mạng, tích

cực tham gia các công tác xã hội và thực hiện tốt các chính sách của Đảng và

Nhà nước” [34, tr. 454].

Sau khi miền Bắc được giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội, Nhà nước có

điều kiện chăm lo đến đời sống tôn giáo của các phật tử. Đồng thời, Đảng

cũng thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm, thiếu xót và những sai phạm của

một số địa phương trong thời gian qua: phá bỏ chùa chiền, xâm phạm tài sản

của nhà chùa, tùy tiện sử dụng nơi thờ cúng, không quan tâm đến đời sống

của các tăng ni… gây ra cho giới tăng ni, phật tử những bức xúc đáng kể.

Khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên, Thông tư số 180 - TT/TW đã đề

ra những đường lối chỉ đạo rất cụ thể: Những chùa đang thờ Phật dù không có

tăng ni ở, nhưng nhân dân vẫn lễ bái thì không được dùng nơi thờ Phật, nơi lễ

bái vào việc có thể xúc phạm đến tín ngưỡng, tình cảm của quần chúng;

Những tài sản thuộc quyền sở hữu của chùa, nếu hợp tác xã muốn mượn thì

phải được sự thỏa thuận của tăng ni, tuyệt đối không sử dụng mệnh lệnh gò

ép; Chính quyền, mặt trận cần giúp đỡ, hướng dẫn nhà chùa sửa chữa, tu bổ,

tránh lãng phí, tốn kém; Đối với tăng ni già yếu, mất sức lao động, địa

phương cần quan tâm giúp đỡ; Tạo điều kiện cho tăng ni, phật tử được sinh

hoạt tôn giáo bình thường.

Tiếp đến là Chỉ thị số 88 - TTg của Thủ tướng chính phủ, năm 1973. Chỉ

thị đã nêu rõ 8 nội dung cơ bản mà các cấp chính quyền, đoàn thể và các

ngành có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành, nhằm đảm bảo thực hiện

đúng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với

Phật giáo. Chỉ thị 88 - TTg có ý nghĩa rất lớn đối với giới Phật tử và nhu cầu

59

tín ngưỡng của quần chúng. Nhà nước có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ

cơ sở thờ tự, đảm bảo quyền lợi cho các tăng ni. Thể hiện tình cảm, sự quan

tâm của Đảng và Nhà nước ta dành cho Phật giáo. Chỉ thị ra đời đã đem lại

cho đời sống tôn giáo của đạo Phật một tinh thần mới, một khí thế mới.

Không dừng lại ở việc chăm lo đến đời sống, quyền lợi của tăng ni, các

hoạt động tôn giáo của phật tử, bảo vệ chùa chiền, ruộng đất của Phật giáo.

Giai đoạn trước năm 1981, Đảng và Nhà nước còn đặc biệt quan tâm đến vấn

đề thống nhất Phật giáo trong cả nước, thực hiện tâm nguyện của đông đảo

tăng ni, phật tử và tín đồ. Để Giáo hội Phật giáo được thống nhất như ngày

hôm nay phải trải qua cả một quá trình chuẩn bị lâu dài, những nỗ lực to lớn

của giới tăng ni, phật tử cũng như của Đảng và Nhà nước ta.

Đầu tiên là Sắc lệnh, ngày 15 tháng 3 năm 1946 về việc thành lập Việt

Nam Phật giáo hội. Tiếp đến, ngày 23 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội

vụ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký Quyết định số 158 NV- CP cho

phép thành lập lại Hội Phật giáo lấy tên là Hội Việt Nam Phật giáo, mục đích,

tôn chỉ không có gì thay đổi. Chùa Quán Sứ vẫn là trụ sở của Hội.

Năm 1951, sau khi Tổng Hội Phật giáo Việt Nam được thành lập tại Huế,

tuy nhiên do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, phải đến năm 1953 chính

quyền mới chính thức cho phép và công nhận Tổng Hội Phật giáo Việt Nam

hoạt động bằng Nghị định số 45MI/DĐP ngày 8 tháng 7 năm 1953.

Ngày 20 tháng 11 năm 1957, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Ban Bí thư

Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 60 - CT - TW Về việc thành lập tổ chức

Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam. Chỉ thị đã kiểm điểm lại hoạt động của

Hội Phật giáo cứu quốc (ra đời trước cách mạng tháng Tám), nêu nguyện

vọng của tăng ni, phật tử muốn thành lập Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam,

nhằm “Đoàn kết tăng ni, cư sĩ tiến bộ phụng sự Tổ quốc theo cương lĩnh của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Chỉ thị đề ra những nguyên tắc cụ thể:

“Hội này là tổ chức của tăng ni, không kết nạp tín đồ, nhưng có thể kết

nạp một số cư sĩ…

Hội không có tổ chức ở cấp xã, huyện và khu mà chỉ tổ chức ở Trung

ương và một số tỉnh, thành phố có nhiều sư” [6, tr. 3].

60

Tháng 3 năm 1958, tại Hà Nội, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ra

đời, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Hội đã tập hợp được các tông phái

Bắc tông, Nam tông, Hoa tông, Phật giáo Khmer Nam Bộ, đồng lòng thống

nhất, hòa hợp các tăng ni, cư sĩ, các nhà nghiên cứu phật học để “Hoằng

dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”. Đây

là tổ chức Phật giáo lâu bền nhất trong cả ba miền đất nước tới trước năm

1975 và cũng là tổ chức đoàn kết được các tông phái ở miền Bắc, không bị

chia rẽ nội bộ như ở miền Nam.

Thành tựu lớn nhất trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta với Phật

giáo trong giai đoạn này là những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng với tăng ni

phật tử để thống nhất các tổ chức Phật giáo trên phạm vi toàn quốc. Sau

những thất bại của các cuộc Vận động thống nhất Phật giáo vào năm 1951,

năm 1960 và năm 1964, không nản trí, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn sát

cánh cùng với tăng ni phật tử cả nước, kiên trì chờ đợi thời cơ chín muồi để

thực hiện thống nhất Phật giáo trong cả nước.

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, tiếp tục sự nghiệp thống nhất

Phật giáo, Đảng và Nhà nước ta quyết định thành lập Ban Vận động thống

nhất Phật giáo Việt Nam năm 1980, do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm

Trưởng ban. Tiếp đến, ngày 30 tháng 9 năm 1981, Ban bí thư Trung ương

Đảng đã có Thông báo số 136/TT - TW “Về chủ trương thống nhất các tổ

chức Phật giáo để thành lập tổ chức Phật giáo chung cả nước”. Kết quả là,

Đại hội thống nhất Phật giáo đã diễn ra tại chùa Quán Sứ (từ ngày 4 đến ngày

7 - 11 - 1981). Giáo hội Phật giáo Việt Nam - tổ chức duy nhất đại diện cho

Phật giáo Việt Nam trong mọi hoạt động đối nội và đối ngoại ra đời, trên tinh

thần thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, nhằm

mục đích chung là duy trì chính pháp, đề cao chính tín, góp phần tích cực

cùng toàn dân xây dựng đất nước.

Một trong những chính sách quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước ta

đối với Phật giáo phải kể đến, đó là: Quyết định số 83/BT “Về việc cho phép

thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam” của Bộ Trưởng Tổng thư ký Hội

đồng Bộ Trưởng, ngày 29 tháng 12 năm 1981. Quyết định đã cho phép thành

61

lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thừa nhận là tổ chức duy nhất đại diện

cho Phật giáo Việt Nam. Đồng thời phê chuẩn Hiến chương (Điều lệ về tổ

chức và hoạt động) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Quyết định số 83/BT có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền Phật

giáo nước nhà. Từ đây, Phật giáo Việt Nam đã được thống nhất trong một mái

nhà chung, phấn đấu vì một nền phật pháp phục vục dân tộc, phục vục đất

nước. Quyết định số 83/BT cũng có ý nghĩa khẳng định tính hợp pháp, công

nhận tư cách pháp nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và được Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Bên cạnh những văn bản pháp lý đã ban hành, trong giai đoạn này, Đảng

và Nhà nước còn chỉ đạo cho các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ với nhà

chùa tiến hành tu sửa lại hoặc xây mới chùa chiền bị phá hoại, hư hỏng. Hàng

trăm ngôi chùa đã được tu sửa, nâng cấp. Đời sống của tăng ni, phật tử được

quan tâm. Cùng với sự kiện thống nhất Phật giáo năm 1981, tình hình Phật

giáo miền Bắc nói riêng, cả nước nói chung, thực sự được khởi sắc. Đó là

những kết quả đáng được ghi nhận từ phía Đảng và Nhà nước ta trong những

nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tín đồ tăng ni phật tử thực hiện

quyền tự do tín ngưỡng.

2.2.2. Với Phật giáo ở miền Nam

Sau năm 1954, do đặc điểm đất nước bị chia cắt, miền Bắc thì hoàn toàn

giải phóng, còn miền Nam tạm thời đặt dưới sự cai trị của Mỹ - Ngụy. Tình

hình phát triển của Phật giáo ở hai miền Nam - Bắc có nhiều điểm khác biệt.

Phật giáo ở miền Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của chế độ Ngụy quyền Sài

Gòn.

Ở miền Nam, bọn Mỹ - Ngụy tìm cách chia rẽ, kích động các tôn giáo để

phục vụ cho âm mưu xâm lược chia cắt đất nước. Đế quốc Mỹ muốn sử dụng

tôn giáo làm hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là

dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Phật giáo bị đàn áp, khủng bố rất dã

man. Cho nên, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn

lịch sử đặc biệt này là: Một mặt, ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp

62

tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của

công dân. Mặt khác, cùng với tăng ni phật tử ở miền Nam đấu tranh chống lại

chính sách đàn áp, khủng bố Phật giáo của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn.

Trong khi quyền tự do tín ngưỡng ở miền Bắc luôn được Đảng và Nhà

nước đảm bảo. Thì ở miền Nam, đặc biệt là dưới thời Ngô Đình Diệm, đồng

bào tăng ni phật tử đang chịu cảnh “nồi da, nấu thịt” do chính sách phân biệt

đối xử, kỳ thị tôn giáo của Diệm gây ra. Ngô Đình Diệm lấy Công giáo làm

bệ đỡ, còn những tôn giáo khác đều bị đặt ngoài vòng pháp luật, đặc biệt với

Phật giáo. Tình cảnh của tín đồ Phật giáo dưới chế độ Ngụy quyền ở miền

Nam rất cực khổ. Quần chúng không chỉ bị phân biệt đối xử trong phạm vi

sinh hoạt tôn giáo, mà họ còn bị chèn ép trong trong đời sống, trong các hoạt

động kinh tế, văn hóa - xã hội. Trên thực tế, Phật giáo miền Nam đang phải

đối mặt với chính sách “Thiên chúa giáo hóa” của Ngô Đình Diệm, mục tiêu

chủ yếu mà Ngụy quyền công kích vào là Phật giáo. Điều này gây ra sự bất

mãn cho các tăng ni, phật tử và tín đồ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến

hàng hoạt các cuộc đấu tranh của giới tăng ni phật tử, tạo nên một phong trào

sôi nổi, đỉnh cao là phong trào Phật giáo năm 1963 (từ tháng 5 đến tháng 11).

Phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam, năm 1963, bắt đầu bằng

sự kiện Ngô Đình Diệm bắt hạ cờ Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản và gây ra

vụ thảm sát đẫm máu với giới tăng ni, phật tử. Trước hành động đó, một phái

đoàn gồm tăng ni phật tử Huế và Sài Gòn, được sự hướng dẫn của Tổng Hội

Phật giáo, đã đến gặp Diệm để đưa yêu sách năm điểm, nội dung gồm:

1. Yêu cầu Chính phủ miền Nam Cộng hòa thu hồi vĩnh viễn công điện

triệt hạ giáo kỳ của Phật giáo

2. Yêu cầu Phật giáo cũng được hưởng chế độ như các hội truyền giáo

Thiên Chúa được ghi trong Đạo dụ số 10

3. Yêu cầu Chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ khủng bố tín đồ Phật giáo

4. Yêu cầu tăng ni và tín đồ phật giáo cũng được từ do truyền đạo và

hành đạo và hành đạo

63

5. Yêu cầu Chính phủ bồi thường cho những người bị giết hại và nghiêm

trị những kẻ chủ mưu.

Năm 1960, sau phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam, Mặt trận

Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Được sự chỉ đạo của Ban

chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng

ra Lời tuyên bố ủng hộ yêu sách năm điểm của Phật giáo, đồng thời cũng gửi

điện cho Ban thư ký thường trực Hội Phật giáo thế giới tố cáo nhà cầm quyền

đàn áp phật tử trong ngày lễ Phật Đản và kêu gọi Phật giáo thế giới lên tiếng

đòi Mỹ - Diệm phải chấm dứt ngay tội ác của chúng.

Bất chấp dư luận, Diệm không những không thực hiện năm yêu sách, mà

còn tăng cường đàn áp hơn nữa đối với giới tăng ni, phật tử.

Trước những hành động thảm sát của chính quyền Ngô Đình Diệm với

Phật giáo miền Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tỏ rõ thái độ

kịch liệt lên án và phản đối Ngụy quyền Sài Gòn, đồng thời kêu gọi chấm dứt

các hành động khủng bố phật tử và thực thi chính sách tự do tín ngưỡng.

Ngày 6 tháng 6 năm 1963, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi điện khẩn cho

Chủ tịch Ủy ban quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ R. Gubordhun: “Vụ đàn áp dã

man đối với học sinh và thanh niên hôm 3/6/1963 xảy ra tiếp theo sau vụ

khủng bố đẫm máu đối với các tín đồ Phật giáo hôm 8/5/1963 cũng tại thành

phố Huế, sau khi giới Phật giáo miền Nam Việt Nam đưa ra 5 yêu cầu rất

chính đáng mà chưa được giải quyết, chứng tỏ rằng chính quyền Ngô Đình

Diệm vẫn ngoan cố thực hiện chính sách chia rẽ các tôn giáo và phân biệt đối

xử, đi đến dùng quân đội đàn áp giới Phật giáo… Bộ Tổng tư lệnh quân đội

nhân dân Việt Nam nghiêm khắc lên án và cực lực phản đối những hành động

dã man trên đây của chính quyền Ngô Đình Diệm, chà đạp mọi quyền tự do

dân chủ và tự do tín ngưỡng của nhân dân miền nam Việt Nam” [10, tr. 43-

44]; Đồng thời yêu cầu Ủy ban quốc tế xem xét và đòi hỏi chính quyền Ngô

Đình Diệm:

“1. Chấm dứt ngay mọi hành động đàn áp khủng bố thanh niên, sinh viên

và nhân dân Huế, trả lại tự do cho các sinh viên và thanh niên bị bắt ngày 3/6

64

vừa qua, chữa chạy cho những người bị thương và bồi thường thiệt hại cho

họ.

2. Thực hiện 5 điểm yêu cầu của giới Phật giáo ở miền Nam Việt Nam,

những yêu cầu chính đáng được đoàn thể nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam

triệt để ủng hộ và dư luận tiến bộ thế giới đồng tình.

3. Chấm dứt các chính sách chia rẽ tôn giáo, đàn áp Phật giáo, đảm bảo

mọi quyền tự do dân chủ cũng như mọi tự do tín ngưỡng của nhân dân miền

Nam Việt Nam” [10, tr. 44].

Sau khi Mỹ - Diệm ban bố Lệnh thiết quân luật, Ủy ban trung ương Mặt

trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã thẳng thắn chỉ ra: “Tình hình hiện nay

xác nhận một lần nữa rằng, mọi tầng lớp, mọi tôn giáo ở miền Nam hoàn toàn

không thể có chút ảo tưởng đối với cái gọi là thiện chí của Mỹ - Diệm. Những

yêu cầu nguyện vọng dù nhỏ đến đâu, trong cái chế độ thực dân gia đình trị

đó, cũng chỉ có thể giành được bằng việc phấn đấu kiên cường, cao độ nhất,

bằng sức mạnh và bằng cả sự hi sinh xương máu” [7, tr. 218] và kêu gọi tăng

ni, phật tử miền Nam giữ vững tinh thần, ý chí chiến đấu.

Tiếp đến, ngày 28 tháng 8 năm 1963, Hồ Chủ Tịch ra Lời tuyên bố lên án

hành động vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của Ngụy quyền Sài Gòn: “Gần

đây, ở miền Nam Việt Nam lại xảy thêm một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng

và đau thương. Bọn Ngô Đình Diệm đốt phá chùa chiền, khủng bố sư sãi và

đồng bào theo đạo Phật. Chúng đóng cửa các nhà trường, bắt bớ hàng loạt các

giáo sư, sinh viên, học sinh. Tội ác dã man của chúng, trời đất không thể dung

tha. Hành động hung tàn của chúng nhân dân ta đều căm giận. Cả thế giới đều

lên tiếng phản đối, nhân dân tiến bộ Mỹ cũng tỏ lòng bất bình… Trước tình

hình ấy, đồng bào miền Nam ta đoàn kết, nhất trí không phân biệt sĩ nông

công thương, không phân biệt chính kiến tôn giáo, kiên quyết đấu tranh để

giành lại tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng” [10, tr. 46].

Tại Hội nghị Phật giáo Châu Á, họp tại Bắc Kinh, phái đoàn của Ủy ban

trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã tố cáo mạnh mẽ trước

dư luận quốc tế tội ác của Mỹ - Diệm đàn áp dã man tăng ni phật tử miền

Nam vì họ đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng.

65

Phong trào Phật giáo miền Nam về hình thức mang màu sắc tôn giáo

nhưng thực chất là cuộc đấu tranh chính trị nhằm phản đối Ngụy quyền Sài

Gòn, phản đối chính sách lệ thuộc ngoại bang của Ngô Đình Diệm, đi ngược

lại với lợi ích dân tộc. Trong suốt thời kỳ đấu tranh của Phật giáo miền Nam

với chế độ Ngụy quyền, luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Trung ương

Đảng, mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải

phóng miền Nam. Đây là một trong những nhân tố góp phần thắng lợi của

phong trào Phật giáo miền Nam.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, ngày 31 tháng 12 năm 1963

các đoàn thể Phật giáo, trong đó có Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, khai mạc

Đại hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại chùa Xá Lợi. Đại hội đã đi đến

quyết định thống nhất Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam

thống nhất (1964). Thiền sư Tịnh khiết được suy tôn đứng đầu Viện Tăng

Thống, thiền sư Tâm Châu được bầu làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo. Trụ sở

của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đặt tại chùa Ấn Quang.

Khác với chính sách kỳ thị Phật giáo thời Ngô Đình Diệm nắm quyền,

các đời tổng thống sau của miền Nam Cộng hòa thực hiện chính sách mềm

dẻo hơn, nhằm lôi kéo tín đồ rồi gây chia rẽ nội bộ, phá hoại sự đoàn kết của

giới tăng ni, phật tử miền Nam. Chúng đưa ra một số sách lược nhằm tranh

thủ sự ủng hộ của Phật giáo. Từ đó, nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

thống nhất có sự chia rẽ, mâu thuẫn gay gắt. Cho đến thời điểm trước năm

1975, Phật giáo miền Nam có tới trên 20 hệ phái.

Trong khi tình hình Phật giáo ở miền Nam đang có những diễn biến phức

tạp, Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh. Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải

phóng miền Nam đã kêu gọi đồng bào phật tử tiếp tục phát huy truyền thống

cách mạng, tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ. Nhiều ngôi chùa đã trở

thành cơ sở cách mạng, nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ, nơi cất giữ vũ khí.

Đông đảo tăng ni, phật tử trực tiếp tham gia chiến đấu.

Năm 1969, khi hay tin Hồ Chủ Tịch qua đời, dù bị chính quyền Sài Gòn

ra sức bưng bít, ngăn cấm. Song đồng bào tăng ni phật tử miền Nam vẫn tiến

hành tổ chức lễ cầu siêu, truy điệu Người một cách trọng thể.

66

Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng

miền Nam, từ phong trào yêu nước của tăng ni phật tử, Mặt trận nhân dân

cứu đói ra đời, do sư Hiển Pháp làm Chủ tịch, Ni sư Huỳnh Liên làm Phó chủ

tịch. Phong trào yêu nước của đồng bào phật tử luôn diễn ra rất sôi nổi như

các phong trào đấu tranh đòi thả thù chính trị, đòi cải thiện chế độ lao tù, đấu

đòi Mỹ cút về nước, đòi hòa bình, thống nhất đất nước, đòi tự do tín ngưỡng,

v.v.

Như vậy là trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, các

phong trào yêu nước, đấu tranh chính trị của đồng bào tăng ni, phật tử miền

Nam luôn diễn ra rất sôi nổi. Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng

miền Nam đã tập hợp được lực lượng đông đảo phật tử miền Nam tham gia

kháng chiến, xuống đường đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất

nước nhà và vì mục tiêu tự do tín ngưỡng.

2.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Phật giáo từ năm 1981

đến năm 2008

2.3.1. Về vấn đề Giáo hội

Về mối quan hệ của Nhà nước và các Giáo hội tôn giáo nói chung là mối

quan hệ phức tạp. Nếu Nhà nước phong kiến trước đây, vua và triều đình có

quyền lực trong việc công nhận, cân nhắc các nhà tu hành. Tức là Nhà nước

đứng trên các tôn giáo, nhà nước can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của

các tổ chức tôn giáo. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chính

sách tự do tôn giáo được công bố, quan hệ giữa Nhà nước và tổ chức tôn giáo

được xác lập, cơ bản trên tinh thần thế tục. Mặc dù trên thực tế, theo Đặng

Nghiêm Vạn, “Chưa có một văn bản nào nêu rõ ba điều: tôn giáo không dính

líu vào công việc của Nhà nước, vào việc giáo dục và tôn giáo là việc riêng

tư” [102, tr.5]. Nhưng với Sắc lệnh 234/SL do Hồ Chủ Tịch ký năm 1955, rõ

ràng đã khẳng định một bước tiến vượt bậc so với các chế độ xã hội trước

đây, nhà nước đứng trên các tôn giáo, thì dưới chế độ xã hội mới, mối quan hệ

giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo về cơ bản là trên tinh thần thế tục.

67

Trước hết làm rõ nội hàm về khái niệm Giáo hội. Cuốn Từ điển bách

khoa, tập 2, định nghĩa Giáo hội là “Tổ chức tôn giáo dựa trên cơ sở cùng

chung tín ngưỡng, nghi lễ thờ cúng và giáo luật, bao gồm các tín đồ và các

chức sắc (giáo sĩ, tăng lữ) có thứ bậc trên dưới” [96, tr. 127].

Theo GS. Đỗ Quang Hưng: “Khi nói đến các cộng đoàn của các tôn giáo

cụ thể người ta thường dùng từ giáo hội. Chẳng hạn, hoàn toàn có thể nói:

Giáo hội Công giáo, Giáo hội Phật giáo, Giáo hội chính thống giáo… Nghĩa

là nói cách khác, giáo hội như một tổ chức cộng đoàn (chức sắc và tín đồ)

cùng ba yếu tố: Giáo chủ sáng lập, giáo lý và hệ thống nghi lễ, tạo nên tôn

giáo.

Nhưng đấy là nghĩa rộng của từ giáo hội. Có khi giáo hội được hiểu theo

nghĩa hẹp, chỉ những người cộng đoàn trong một tổ chức của các nhóm phái,

các giáo phái mà thôi” [39, tr. 3]. Được hiểu với nhiều cách khác nhau, dù về

bản chất, giáo hội đều là tổ chức của các tôn giáo. Nhưng cũng có những tổ

chức tôn giáo không được gọi là giáo hội, không có tính cách giáo hội.

Bên cạnh khái niệm “Giáo hội”, luôn tồn tại khái niệm “Giáo phái” “Là

sự cáo chung với mối liên hệ giáo hội”[39, tr. 3]. Giáo phái, theo như Weher

và Troeltsch lý giải, được hiểu là do đám người giao kèo, có tính thỏa ước,

được cố kết bằng một thứ triệt để luận, có tính cách dấn thân, không tuyệt đối

về tư tưởng, người cầm đầu có tính thần bí như là “Chúa chọn”. Mỗi tôn giáo

thường tồn tại dưới hai hình thức là giáo hội và giáo phái. Do đó, khi đề cập

đến vấn đề Giáo hội hay Giáo phái, cần phải xem xét với từng tôn giáo cụ

thể.

Đối với Phật giáo, GS. Đỗ Quang Hưng đưa ra quan điểm, rất ít khi đề

cập đến Giáo hội, thường chỉ nhắc đến các Tông phái. Chỉ đến thế kỷ XX,

khái niệm “Giáo hội Phật giáo” mới xuất hiện, mới thấy có: Hội nghị Tăng

già Thế giới, Hội nghị Phật giáo Thế giới, Tổ chức Phật giáo Thế giới, Hội

Tăng già Phật giáo Thế giới, Hội nghị Phật giáo Châu Á, Hội đồng Tăng già

Quốc tế. Ở Việt Nam, năm 1951 chỉ lập được Tổng Hội Phật giáo Việt Nam,

có tuyên ngôn, cơ cấu, tổ chức quy củ. Nhưng phải đến năm 1981, Giáo hội

68

Phật giáo Việt Nam được thành lập, mới có sự thống nhất toàn quốc. GS. Đỗ

Quang Hưng cũng cho rằng “Có thể đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

thế giới có sự thống nhất như vậy”. [32, tr 10]

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam với vấn đề giáo hội, đã

được khẳng định rõ trong Sắc lệnh 234/SL năm 1955: Chính quyền không can

thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo (Điều 13); Các tôn giáo được mở

trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình (Điều 5);

Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tu thục đó phải dạy

chương trình giáo dục của Chính phủ (Điều 9); Các tôn giáo được xuất bản

và phát hành những kinh bổn, sách báo có tính chất tôn giáo (Điều 4). Đặc

biệt Điều 13 của Sắc lệnh còn quy định “Chính quyền không can thiệp vào

nội bộ các tôn giáo” và “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là một quyền

lợi của nhân dân” (Điều 15). Đồng thời cũng quy định rõ: Pháp luật sẽ trừng

trị những kẻ nào mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất

độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn tín đồ làm

nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng của nhân dân. Đây thực

sự là văn bản pháp lý đầu tiên sớm khẳng định tinh thần Nhà nước thế tục của

Việt Nam. Từ đó tới nay, Nhà nước luôn duy trì mối quan hệ rất tốt với các

tổ chức tôn giáo. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 ra đời càng củng

cố hơn mối quan hệ đó. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, về phần tổ

chức tôn giáo có viết: “Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp

luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt chương trình phát triển kinh tế -

xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo. Tăng

cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh

ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn

giáo làm phương hại đến lợi ích của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo

của nhân dân”. [10, tr. 89]

Trong mối quan hệ với Phật giáo, Chỉ thị số 88 - TTg, ngày 26/4/1973,

của Thủ tướng Chính phủ, Về việc chấp hành chính sách đối với việc bảo vệ

các chùa thờ Phật và đối với tăng ni, bên cạnh việc ghi nhận những đóng góp

69

của Phật giáo còn chỉ thị cho các cấp, các ngành không can thiệp vào công

việc nội bộ của Phật giáo: “Từ trước đến nay, nói chung các tăng ni đều chấp

hành đúng các chính sách và pháp luật của Nhà nước, tổ chức của những

người tu hành đạo Phật ở nước ta là một tổ chức tôn giáo có tinh thần yêu

nước, tích cực tham gia sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và ủng hộ công cuộc

xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều chùa lại là những di tích lịch sử, di tích

nghệ thuật quý báu, cần được bảo vệ giữ gìn chu đáo… Các ban bảo vệ di

tích, chỉ nên giúp đỡ tăng ni trong việc gìn giữ tu tạo, sửa di tích, không can

thiệp vào các hoạt động tôn giáo” [17, tr. 34].

Nhìn lại tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, trước khi Phật giáo

Việt Nam thống nhất dưới một mái nhà chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam

năm 1981, đã có hàng chục các tổ chức hệ phái khác nhau được thành lập và

hoạt động độc lập trên cả ba miền đất nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải

trải qua cả một quá trình lâu dài, gian khổ mới có được sự thống nhất trọn

vẹn. Trước đó, kể từ sau cách mạng tháng Tám thành công, tăng ni, phật tử

Việt Nam đã tiến hành 4 cuộc vận động thống nhất: Cuộc vận động thống

nhất Phật giáo năm 1951, Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1960,

Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1964 và Cuộc vận động thống nhất

Phật giáo năm 1980. Như vậy, nguyện vọng thống nhất Phật giáo trong cả

nước được quan tâm khởi xướng từ rất sớm. Ở mỗi thời điểm lịch sử khác

nhau, Đảng và Nhà nước ta luôn ủng hộ tư tưởng thống nhất Phật giáo trên

phạm vi toàn quốc của giới tăng ni, phật tử Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc vận

động thống nhất lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh

đất nước bị chiến tranh và chia cắt nên sự nghiệp thống nhất Phật giáo không

thành công.

Đến năm 1981, khi điều kiện thống nhất Phật giáo đã chín muồi, Hội

nghị thống nhất Phật giáo được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7/11/1981, tại

chùa Quán Sứ. 9 tổ chức hệ phái đại diện cho Phật giáo cả ba miền, đó là: Hội

Phật giáo thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất,

Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc yêu nước thành phố Hồ

Chí Minh, Giáo hội Tăng già nguyên thủy Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai

70

giáo Quán tông, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Hội Đoàn kết sư sãi yêu

nước Tây Nam Bộ và Hội Phật học Việt Nam, đã đi tới sự nhất trí, đồng tâm

hiệp lực xây dựng một Giáo hội thống nhất.

Sự kiện thống nhất Phật giáo năm 1981 có ý nghĩa vô cùng quan trọng

trong lịch sử tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam, mở ra một trang sử

mới cho Phật giáo Việt Nam, đó là trang sử thống nhất Phật giáo trong cả

nước. Bài “Diễn văn khai mạc của Hòa thượng Thích Trí Thủ đọc tại Hội

nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tháng 11/1981” cũng khẳng định: “Hội

nghị này đã đánh dấu một giai đoạn vô cùng quan trọng của Phật giáo Việt

Nam, vừa tiếp bước truyền thống vẻ vang 2000 năm truyền bá giáo lý của

Đức bổn sư trên đất nước này, vừa viết lên nhưng trang sử mới trong những

năm cuối thế kỉ XX”. Vượt lên những phe phái cục bộ, từ đây, Phật giáo Việt

Nam đã được thống nhất một cách trọn vẹn, trong cả ý chí và hành động, lãnh

đạo và tổ chức, để cùng hướng tới một mục đích chung là gắn Đạo pháp với

Dân tộc, hộ trì và hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam xã hội

chủ nghĩa, góp phần hòa bình an lạc cho thế giới. Thể hiện cao nhất tinh thần

đoàn kết và hòa hợp trong tư tưởng cũng như trong hành động của những

người con Phật.

Nếu năm 1951, “Tổng Hội Phật giáo Việt Nam” được thành lập, với ý

nghĩa là tổ chức Phật giáo thống nhất đầu tiên, mới chỉ thống nhất được 6 tổ

chức Phật giáo, chủ yếu là người Việt, hay sự ra đời của “Hội Phật giáo

Thống nhất Việt Nam” (năm 1960) và “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống

nhất” (năm 1964) vẫn chưa được trọn vẹn. Thì đến năm 1981, Giáo hội Phật

giáo Việt Nam đã thống nhất được đầy đủ đại biểu của các tổ chức, hệ phái

Phật giáo trong cả nước, gồm Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ và Phật giáo

Khmer. Đây là lần đầu tiên và cũng là sự thống nhất trọn vẹn nhất trong lịch

sử 2000 của Phật giáo Việt Nam. Chính nhờ sự kiện thống nhất Phật giáo này,

Giáo hội mới có điều kiện tốt nhất để kiện toàn tổ chức, từ đó tạo tiền đề cho

Giáo hội hoạt động đúng hướng, theo phương châm đã đề ra, quan trọng hơn

chính là thể hiện được đúng chánh pháp.

71

Thống nhất Phật giáo đã biểu dương thành tích yêu nước, gắn bó với

dân tộc, xứng đáng được đề cao là một tôn giáo có truyền thống yêu nước,

luôn đồng hành cùng dân tộc; tăng cường uy tín của Phật giáo trong cả nước

và trong những quan hệ với nước ngoài; xây dựng nền đạo thêm vững mạnh,

tổ chức được rạch ròi, đạo pháp thêm sáng. Là dịp tăng cường sức mạnh đoàn

kết toàn dân, nêu cao truyền thống dân tộc, động viên lòng yêu nước, phát

huy truyền thống đạo pháp gắn bó với dân tộc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam

ra đời càng khẳng định vai trò, vị thế của Phật giáo Việt Nam trong quá khứ,

ở hiện tại và cả tương lai, xác định bước đi tất yếu của Phật giáo Việt Nam

theo bước tiến lịch sử dân tộc, đó là “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa”.

Thống nhất Phật giáo còn làm rõ thêm chính sách của Đảng và Nhà

nước, thể hiện đường lối quần chúng của Đảng với đồng bào tăng ni, phật tử.

Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói lên ý chí và tấm lòng của đoàn

thể hàng giáo phẩm, tăng ni và đồng bào phật tử cả nước đoàn kết nhất trí xây

dựng sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, cũng là nhờ chính

sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, Phật giáo được tạo mọi điều

kiện thuận lợi từ trung ương đến địa phương.

Ngay sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 83/BT Về việc cho

phép thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 29 tháng 12 năm 1981,

khẳng định tính hợp pháp của Giáo hội Phật giáo. Quyết định cũng đã phê

chuẩn Hiến chương (tức là Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Giáo hội Phật

giáo Việt Nam) và danh sách Ban lãnh đạo do Hội nghị đại biểu thống nhất

các các tổ chức Phật giáo bầu ra trong cuộc họp từ vào tháng 11 năm 1981.

Hiến chương quy định: Tổ chức Phật giáo Việt Nam cả nước lấy danh

hiệu là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viết tắt là GHPGVN. Huy hiệu của Giáo

hội Phật giáo Việt Nam hình tròn, vòng trong ở giữa có hoa sen trắng tám

cánh, trên nền xanh lá cây đậm với gương sen tám hột, vòng ngoài có dòng

chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM màu trắng. Đạo kỳ của Giáo hội

Phật giáo Việt Nam là cờ 5 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam. Đạo ca là

72

bài “Phật giáo Việt Nam” của nhạc sĩ Lê Cao Phan. Trụ sở đặt tại chùa Quán

Sứ, số 73, phố Quán Sứ, Hà Nội. Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt

Nam gồm: Hội đồng Minh chứng và Hội đồng Trị sự.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận Giáo

hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho giới tăng

ni, phật tử Việt Nam trong quan hệ đối nội và đối ngoại.

Trong thời kỳ đổi mới, đối với các giáo hội, Đảng ta khẳng định: “Điều

mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm là chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị,

trật tự an ninh. Điều mà Đảng và Nhà nước ta tìm cách ngăn chặn không phải

là tôn giáo và phát triển tôn giáo, mà là việc lợi dụng tôn giáo cho những ý đồ

chính trị. Vì vậy, quý vị cứ hoạt động tôn giáo một cách thật sự rõ ràng, thật

sự trong sáng, không để cho bất cứ ai, dưới bất cứ hình thức nào, núp bóng để

làm những chuyện mờ ám, thì tôi đảm bảo là quý vị sẽ được tự do hoàn toàn”

(Trích Lời phát biểu của Nguyễn Văn Linh) [71, tr. 39]. Mối quan hệ tốt đẹp

giữa Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một minh chứng cho chính

sách của Đảng và Nhà nước ta với các tổ chức tôn giáo. Vấn đề Nhà nước -

Giáo hội, được giải quyết một cách thỏa đáng theo xu hướng đặt trong mối

quan hệ với dân tộc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập đến nay,

cũng luôn ý thức đi theo con đường yêu mến nhân dân, yêu mến Tổ quốc,

đồng hành cùng dân tộc, đi liền với chủ nghĩa xã hội.

Từ năm 1981 đến năm 2008, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiến hành

được 6 kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc: Đại hội lần I ( từ ngày 4-

7/11/1981), Đại hội lần II ( ngày 28 - 29/10/1987), Đại hội lần III ( từ ngày

31/10 - 4/11/1992), Đại hội lần IV ( ngày 2/11/1997), Đại hội V (ngày

30/11/2002), Đại hội VI (năm 2007). Ngoài Hiến chương được Hội nghị nhất

trí thông qua năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam 4 lần sửa đổi Hiến

chương và nhân sự mới của Trung ương Giáo hội: được tu chỉnh lần thứ nhất

tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ II năm 1987, lần thứ hai tại Đại

hội đại biểu Phật giáo kỳ III năm 1992, lần thứ ba tại Đại hội đại biểu Phật

73

giáo kỳ IV năm 1997 và lần thứ tư được tu chỉnh và thông qua tại Đại hội đại

biểu Phật giáo kỳ VI năm 2007.

Qua mỗi lần sửa đổi Hiến chương và nhân sự, Chính phủ Việt Nam luôn

kịp thời ra những Quyết định, Thông báo, v.v. chấp thuận và phê chuẩn Hiến

chương sửa đổi và nhân sự mới của Giáo hội. Cụ thể như thời gian gần đây,

sau Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, Ban Tôn giáo Chính phủ ra:

Thông báo số 02/TB/TGCP-PG Về việc phê chuẩn Hiến chương sửa đổi và

nhân sự Hội đồng Minh chứng, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

nhiệm kỳ VI (2007-2012), ngày 23 tháng 1 năm 2008.

Trong 5 nhiệm kỳ vừa qua (1981 - 2007), theo Báo cáo tổng kết của Giáo

hội Phật giáo Việt Nam, Trung ương Giáo hội đã chính thức tấn phong cho

1.685 tăng ni gồm 312 hòa thượng, 223 ni trưởng, 634 thượng tọa và 516 ni

sư trên phạm vi cả nước [87, tr 9].

Đào tạo các chức sắc Phật giáo, các tăng tài là công việc thường xuyên

và liên tục. Họ giữ vai trò vị trí quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản đạo

và truyền đạo, cũng như thực hiện mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội.

Chức sắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Đảng, Nhà nước và Giáo hội

Phật giáo quan tâm đào tạo và tổ chức chặt chẽ: theo ngành dọc gồm Hội

đồng minh chứng, Hội đồng trị sự, Ban trị sự, Ban đại diện. Trong mỗi hội,

ban đó lại có quy định ngành hoạt động và thành phần tham gia hoạt động.

Nhằm tạo điều kiện cho công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ tăng tài, trong thời

gian qua, Đảng và Nhà nước đã ra nhiều các văn bản quyết định thành lập

Học viện Phật giáo, mở các lớp cao đẳng, trung cấp phật học… Tiêu biểu

như:

- Quyết định số 07-QĐ/TGCP Về việc cho phép Giáo hội Phật giáo Việt

Nam mở trường Cao cấp Phật học Huế, ngày 22 tháng 2 năm 1997.

- Quyết định số 19-QĐ/TGCP Về việc cho phép Giáo hội Phật giáo Việt

Nam đổi tên “Trường Cao cấp Phật học Việt Nam” thành “Học viện Phật

giáo Việt Nam”, ngày 23 tháng 6 năm 1997.

Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn được Nhà nước hết sức tạo

điều kiện trong việc dịch các bộ kinh sách ra tiếng Việt, in ấn và phát hành

74

rộng rãi. Đến nay, Phật giáo đã in ấn được 39 tập Đại Tạng Kinh, đã xuất bản

tổng cộng trên 2 triệu đầu sách kinh, luật, luận và sách phật học [87, tr 9].

Đồng thời, cũng xuất bản được: Tuần báo Giác Ngộ, Nguyệt san Giác Ngộ,

Tạp chí Văn hóa Phật giáo và Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Khuôn

Việt.

Hơn 25 năm qua, được sự giúp đỡ của cơ quan lãnh đạo Trung ương và

địa phương, hàng trăm cơ sở của Giáo hội từ tự viện, đình tổ, tịnh xá, niệm

đường, danh lam thắng cảnh được làm mới hay sửa chữa tôn tạo, trùng tu

nâng cấp. Hàng trăm tự viện được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng cộng nhận

di tích lịch sử quốc gia. Đảng và Nhà nước ta hết sức tạo điều kiện cho Giáo

hội Phật giáo nói riêng sinh hoạt tôn giáo trong môi trường thuận lợi, bình

đẳng và phát triển. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thống nhất từ trung

ương đến địa phương, thống nhất từ tổ chức đến hành động. Sự ra đời của tổ

chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đại diện duy nhất cho Phật giáo Việt

Nam trong mọi quan hệ trong nước và quốc tế là một minh chứng rõ ràng nhất

về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Trong bài

phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội tại Đại hội đại

biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “Trong thành tựu chung của

cả dân tộc, có phần đóng góp xứng đáng của tăng ni, phật tử nước nhà, những

người đang tích cực tham gia xây dựng một xã hội tốt đẹp theo con đường mà

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn; tiếp tục phát huy truyền thống hộ quốc,

an dân và thực hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam “Phụng sự

chúng sinh là cúng dàng chư Phật”, làm cho tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt

Nam mỗi ngày một trưởng thành, trở nên một địa chỉ tin cậy và thực sự là ngôi

nhà chung của phật tử Việt Nam trong và ngoài nước; uy tín của Giáo hội Phật

giáo Việt Nam ngày một thăng tiến ở trong nước, khu vực và trên thế giới” [46,

tr. 105].

2.3.2. Về đường hướng và hành đạo của Phật giáo

Đảng và Nhà nước luôn ủng hộ đường hướng và hành đạo của Giáo hội

Phật giáo Việt Nam. Với phương châm khẳng định trong Hiến chương: “Đạo

75

pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa” và “Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt

Nam là điều hòa hợp nhất các hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì

hoằng dương phật pháp, phục vụ dân tộc và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa, góp phần hòa bình, an lạc cho thế giới” (Điều 6). Phật giáo Việt Nam

được Nhà nước tạo điều kiện phát triển theo đúng tôn chỉ mục đích, hoằng

pháp trên tinh thần gắn bó với dân tộc. Giáo hội Phật giáo với tinh thần

“Trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực, trang nghiêm Giáo hội”, “Hoạt

động theo đúng luật Phật và luật pháp”, đoàn kết hòa hợp Phật giáo và phát

huy truyền thống ngàn đời hòa quyện giữa Phật giáo vào Dân tộc.

Liên quan đến các hoạt động phức tạp của các tín đồ Phật giáo, Nhà nước

đã ra nhiều Thông tư, Chỉ thị hướng dẫn hoạt động của đồng bào Phật giáo.

Nếu như năm 1995, Ban tôn giáo Chính phủ đã có Thông tư số 01/TT/TGCP

“Hướng dẫn đối với việc quản lý sinh hoạt Gia đình Phật tử của Giáo hội

Phật giáo Việt Nam”. Thông tư đã đề ra quy định cụ thể cho công tác quản lý

Gia đình phật tử, nhằm quản lý tốt hơn đối với việc sinh hoạt tôn giáo của Gia

đình phật tử. Đến tháng 6 năm 1999, Ban tôn giáo ra phúc đáp số 286/TGCP-

V2 gửi “Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam” đồng ý với đề nghị

của Trung ương Giáo hội “Về vấn đề Gia đình phật tử”. Đồng thời, Ban Tôn

giáo Chính phủ cũng gửi thư số 287/TGCP cho Ban Tôn giáo các tỉnh, thành

phố yêu cầu tạo điều kiện và phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tại địa phương

thực hiện Thông tư 01/Tư TT/TGCP: “Việc hướng dẫn và quản lý sinh hoạt

Gia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam những năm vừa qua đã có

tác dụng tích cực trong việc giáo dục con em các gia đình tin theo đạo Phật.

Để tiếp tục thực hiện việc quản lý, hướng dẫn sinh hoạt này tốt hơn theo Hiến

chương sửa đổi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được Nhà nước phê

chuẩn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyết định một số vấn đề nhằm đưa

sinh hoạt Gia đình Phật tử vào nền nếp… Đề nghị Ban Tôn giáo các tỉnh,

thành phố hướng dẫn Ban Trị sự Phật giáo thực hiện các điểm trên đây theo

đúng quy định”.

Để vấn đề sinh hoạt Gia đình phật tử đạt kết quả, Nhà nước tạo điều kiện

cho Giáo hội mở rộng chương trình đào tạo Huynh trưởng cấp tỉnh, thành

76

nhằm xây dựng một thế hệ Huynh trưởng trẻ, có năng lực, đạo đức kế thừa và

phát triển Gia đình Phật tử. Hàng năm, Hội đồng Trị sự còn tiến hành tổ chức

xếp, cấp Huynh trưởng, cũng như cấp thẻ cho Huynh trưởng. Hầu hết Phân

ban của Gia đình Phật tử tỉnh, thành đều có được các chương trình hoạt động

phật sự phù hợp với đường hướng của Giáo hội.

Với việc giáo dục tăng ni, được sự cho phép của Chính phủ, Giáo hội

liên tục mở các lớp học từ Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng đến Học viện. Hàng

năm chiêu sinh số lượng tăng ni ngày một tăng, đã đào tạo ra một thế hệ tăng

ni đáp ứng được về trình độ chuyên sâu Phật pháp và văn hóa, ứng dụng

thành tựu tu học được vào công tác hoằng pháp lợi sinh làm cho tốt Đời đẹp

Đạo và đảm nhiệm công tác Phật sự của Giáo hội. Chương trình giáo dục và

đào tạo luôn được đổi mới đối với từng cấp học, với 4 Học viện Phật giáo tại

ba miền đất nước là Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; 8

trường Cao đẳng Phật học với trên 1.000 tăng ni sinh, hằng năm có hàng trăm

tăng ni sinh tốt nghiệp; 31 trường Trung cấp Phật học với trên 3.000 tăng ni

sinh; 37 Trường Sơ cấp và ở hầu hết các tỉnh đều có trường Sơ cấp Phật học.

Nhà nước đang tiến hành xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại huyện

Sóc Sơn - Hà Nội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử trên 120 tăng ni đi du

học tại các nước ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Mỹ,….[87, tr 9]. Tính đến nay,

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đào tạo được hàng trăm tăng ni có trình độ

tiến sĩ, thạc sĩ, hàng nghìn cử nhân phật học, nhiều người đang theo học

chương trình Cao đẳng Phật học và chương trình Cơ bản Phật học.

Về Phật giáo Nam tông Khmer, được sự quan tâm của Chính phủ, Ban

Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan chức năng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

đã thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ. Tháng 12 năm

2006, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức lễ ra

mắt. Đồng thời, Giáo hội cũng mở trường sơ cấp và Pali tại Kiên Giang và

Sóc Trăng, có khoảng 3000 chư tăng Khmer theo học [87, tr 9]. Các chùa

Khmer đều mở các lớp dạy bổ túc văn hóa.

Công tác hoằng pháp rất được chú trọng, Ban Hoằng pháp Trung ương

liên tục tổ chức các khóa đạo tạo giảng sư ngắn hạn và dài hạn. Tháng 4 năm

77

2006, tại tòa soạn báo Giác Ngộ, đã làm lễ ra mắt Ban Điều hành Giảng sư

Đoàn Trung ương và tháng 1 năm 2007, Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ

chức lễ ra mắt Đoàn Giảng sư Trung ương. Ban Hoằng pháp tổ chức trao giấy

chứng nhận cho các thành viên Đoàn giảng sư Trung ương. Tại các đơn vị

tỉnh, thành hội Phật giáo, công tác thành lập giảng sư đoàn thuộc các tỉnh đều

được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Nhờ đó công tác Hoằng pháp

đã đến được vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, chương

trình thuyết giảng phật pháp tại các lớp giáo lý, các giảng đường lớn ở các

tỉnh, thành hội Phật giáo đã đực thực hiện liên tục. Một số tỉnh, thành hội Phật

giáo đã phát triển chương trình thuyết giảng phật pháp đến tận quận, huyện,

thị xã, đơn vị tự viện như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa

Thiên Huế… Nhân mùa kết hạ hàng năm, Ban Hoằng pháp thường phối hợp

với văn phòng Trung ương Giáo hội đi thăm viếng và thuyết giảng Phật pháp

khắp trong cả nước, tạo nên bầu không khí Phật học sôi nổi. Trong công tác

hoằng pháp ngày nay đã được thực hiện đúng theo tôn chỉ và mục đích chính

pháp, mà còn được vận dụng một cách khế lý khế cơ vào hiện thực của cuộc

sống trên hai phương diện lý thuyết và thực hành. Để có được thành tựu như

vậy chính nhờ yếu tố đoàn kết thống nhất trong các tổ chức, hệ phái Phật giáo

trên quy mô cả nước, đưa đến sự thống nhất về quan điểm tư tưởng và giáo lý

trong chương trình thuyết giảng và việc tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan

lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.

Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự

cùng Ban Tôn giáo Chính phủ có nhiều biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ Phật

giáo Nam tông Khmer hoạt động có hiệu quả, hoàn tất công việc xuất bản

kinh sách Phật giáo Nam tông Khmer, đã xuất bản 24 kinh sách và đang tiếp

tục in ấn thêm 53 đầu kinh sách [87, tr 9]. Bổ nhiệm, hợp thức hóa cho các vị

chủ trì, khác dấu cho cơ sở tự viện, công nhận Ban quản trị cơ sở Phật giáo

Nam tông Khmer, Học viện Nam tông Khmer đã được thành lập và đi vào hoạt

động. Được sự ủng hộ của Ban Tôn giáo Chính phủ, Giáo hội cùng với Vụ

Phật giáo đã tổ chức một số hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer.

78

Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, cũng như tìm hiểu về văn hóa Phật pháp

của đông đảo tín đồ tăng ni, phật tử, được sự cho phép của Đảng và Nhà nước

ta, Giáo hội đã cho ra đời hàng loạt những văn hóa phẩm về Phật giáo như tạp

chí, báo, nguyệt san…, tạo bước phát triển của nền báo chí Phật giáo nước

nhà. Tuần báo Giác Ngộ mỗi tháng xuất bản 4 kỳ, mỗi kỳ 12.000 số. Nguyệt

san Giác Ngộ mỗi tháng xuất bản 1 kỳ, mỗi kỳ 7.000 số. Tạp chí Văn hóa

Phật giáo đã xuất bản được 25 số, mỗi số 10.000 cuốn [87, tr 9]. Theo Công

văn số 1354/BC, tạp chí Văn hóa Phật giáo đã được Cục Báo chí - Bộ Văn

hóa Thông tin cho phép xuất bản 1 tháng 2 kỳ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1

tháng 12 năm 2006. Tạp chí Khuôn Việt chính thức đi vào hoạt động xuất bản

số đầu tiên quý IV/20007. Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã ra mắt trên 50 số,

đáp ứng phần nào mong mỏi của độc giả. Bên cạnh đó, mỗi năm Giáo hội

cũng in ấn, xuất bản khoảng 20 đến 25 đầu kinh sách.

Các sinh hoạt văn hóa, lễ hội của Phật giáo được Trung ương Giáo hội

kết hợp với Chính quyền tổ chức rất long trọng như Đại Lễ Phật Đản, lễ Vu

Lan -báo hiếu, lễ Tượng niệm tri ân báo ân, Trai đàn chấn tế để cầu cho quốc

thái dân an, chiến sĩ tử vong, đồng bào tử nạn, v.v. Đặc biệt vào năm 2008,

Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 được Chính phủ Việt Nam đăng cai tổ

chức thành công, từ ngày 14 - 17/5/2008, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Mỹ Đình, với sự tham dự của hơn 4.000 đại biểu, khách quốc tế khoảng 2.000

người đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [87, tr 9]. Thành công

này là ghi nhận những nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam đối với hoạt

động tôn giáo, cụ thể là với Phật giáo.

Nhà nước còn tạo điều kiện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham dự

các hoạt động quốc tế. Trong thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã

tham dự rất nhiều các hoạt động quốc tế, thể hiện là một thành viên tích cực

của tổ chức ABCP và liên kết thân hữu với Phật giáo các nước trên thế giới.

Trước chính sách mở cửa và bang giao rộng rãi của Nhà nước ta, công tác

quan hệ quốc tế của Giáo hội đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Giáo hội Phật

giáo Việt Nam đã đón tiếp và làm việc với rất nhiều phái đoàn quốc tế sang

79

thăm và trao đổi về Phật giáo ở Việt Nam; Đồng thời Giáo hội cũng thay mặt

cho tăng ni, phật tử trong nước tham dự các Đại hội, Hội nghị quốc tế lớn

như: Tham dự Đại hội Phật giáo Châu Á, các Hội thảo Phật giáo Thế giới,

Hội nghị thường trực ABCP, các Đại lễ Phật Đản, các Hội nghị Thượng đỉnh

Phật giáo Thế giới, Diễn đàn Phật giáo Thế giới, Hội nghị quốc tế về Phật

giáo Nguyên thủy và Đại thừa, v.v. Năm 2008, Chính phủ và Giáo hội Phật

giáo Việt Nam đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ

V tại Nhật Bản và nhận chuyển giao quyền đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng

đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI tại Việt Nam vào năm 2010.

Các hình thức sinh hoạt tôn giáo đối với tín đồ Phật giáo được Nhà nước

cho phép, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004: đi lễ chùa ngày mùng 1 và 15

âm lịch hàng tháng; tham gia học giáo lý nhà phật tại các đại tràng; tham dự

các lễ hội của Phật giáo; tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo; tham gia

các hoạt động Hội đoàn (Gia đình Phật tử, Hội quy,…); tham gia các Ban hộ

tự chùa (Ban quản lý).

Nhờ chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và

Nhà nước, tăng ni phật tử đã được giúp đỡ và tạo điều kiện thuận để hành

đạo, hoằng dương Phật pháp. Từ năm 1981 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt

Nam không ngừng được kiện toàn về mặt tổ chức, hệ thống giáo dục tương

đối hoàn chỉnh, đội ngũ tăng ni trẻ kế thừa được đào tạo chính quy trong và

ngoài nước, công tác hành đạo, hoằng pháp, v.v. đều đạt được kết quả tốt. Có

được những thành quả trên, ngoài nguyên nhân tự thân vận động của Giáo hội

Phật giáo Việt Nam, trong đó phải tính đến chính sách tôn giáo với những nội

dung tiến bộ của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua. Việc Đảng và Nhà

nước xác định tôn giáo là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của nhân dân đã

tạo điều kiện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện các chương trình

Phật sự đa dạng, phong phú trong giới hạn pháp luật cho phép. Điều này đã

nói lên tính ưu việt của chính sách tôn giáo mà Đảng và Nhà nước ta thực

hiện trong thời gian qua.

Tiểu kết

80

Trải qua hai ngàn năm có mặt trên đất nước, Phật giáo đã thực sự hòa

mình trong dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, trưởng thành cùng với sự

trưởng thành của dân tộc. Vận mệnh của đạo pháp và của dân tộc gắn chặt lẫn

nhau. Đất nước hưng thịnh, Phật giáo được phát triển; đất nước khó khăn,

Phật giáo cũng chung số phận. Những trang sử oai hùng của đất nước thời Lê,

Lý, Trần… đánh giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước cũng là thời kỳ vàng son

của đạo Phật Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó giữa Đạo và Đời, qua lịch sử,

qua thời gian, càng thêm bền vững.

Thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo

mọi điều kiện thuận lợi để Phật giáo Việt Nam được phát triển trong môi

trường bình đẳng và đoàn kết. Không chỉ ý thức kiện toàn hơn nữa đường lối,

chính sách tôn giáo, thay đổi trong tư duy nhận thức, mà còn đảm bảo cho

chính sách được đi vào thực tiễn đời sống, đáp ứng được nguyện vọng, tình

cảm của nhân dân. Nhờ vậy, các tín đồ tăng ni, phật tử đồng tâm đoàn kết,

hăng hái đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng Tổ quốc.

Đánh giá vai trò của Phật giáo, không chỉ trong quá khứ, mà ở cả hiện tại

và tương lai, dù trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, Đảng và Nhà nước ta vẫn

luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với Phật giáo, giành tình cảm ưu ái cho

Phật giáo. Nó không chỉ được chứng minh qua lịch sử, qua mối quan hệ của

cá nhân Hồ Chủ Tịch với Phật giáo, mà còn được thể hiện qua chính sách cụ

thể của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo.

Vào thời điểm trước năm 1981, tình hình Phật giáo có những phân hóa

sâu sắc, nhiều tổ chức hệ phái ra đời, nhất là tình hình Phật giáo ở miền Nam,

khi mà một bộ phận tăng ni vì mục đích cá nhân đã đi theo thế lực ngoại

bang, lôi kéo phật tử chống lại quyền lợi của dân tộc. Trong bối cảnh đó, đặt

ra thách thức rất lớn cho tín đồ phật tử có tâm huyết với sự nghiệp phát triển

đạo phật, cũng như cho Đảng và Nhà nước ta. Nhìn lại thành tựu mà chính

sách của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo từ trước đến nay, có thể kết

luận:

- Thắng lợi lớn nhất của Đảng và Nhà nước ta với Phật giáo là có những

chủ trương, chính sách thống nhất Phật giáo trong cả nước, mà đỉnh cao là

81

việc ra Quyết định số 83/BT, khẳng định tính hợp pháp của Giáo hội Phật giáo

Việt Nam. Mở ra cho Phật giáo nước nhà một trang sử mới, thống nhất Phật

giáo trên phạm vị toàn quốc, thống nhất từ lãnh đạo đến tổ chức, thống nhất

từ ý chí đến hành động. Tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại những tư

tưởng yểm thếm cục bộ, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của chủ nghĩa xã

hội.

- Sau nữa là Đảng và Nhà nước ta luôn ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt

Nam, cũng như đường hướng hoạt động, tôn chỉ mục đích của Giáo hội trên

mọi phương diện, để Giáo hội có thể đảm trách vai trò lịch sử của mình và có

những đóng góp tích cực, thiết thực hơn trong công cuộc xây dựng đất nước

hiện nay.

Tuy vậy, trước xu thế phát triển ngày càng phức tạp của tôn giáo, Phật

giáo không nằm ngoài ngoài lệ ấy, đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta những khó

khăn lớn như: vấn đế Gia đình Phật tử, vấn đề Phật giáo Nam tông Khmer,

vấn đề hiện đại hóa Phật giáo, nhất là vấn đề mạo danh Phật giáo Ấn Quang

và Viện Hóa Đạo của một số phần tử phản động, v.v. nhằm phá hoại đoàn kết

Phật giáo, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

82

Chương 3

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI CHÍNH SÁCH CỦA

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

3.1. Xây dựng thống nhất tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ

trung ương đến địa phương

Được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ

trương thống nhất và kiện toàn hệ thống tổ chức, từ cấp trung ương đến địa

phương. Theo đó, tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia thành cấp Trung

ương, cấp Tỉnh/Thành và cấp Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh.

Cấp Trung ương lãnh đạo của Giáo hội gồm: Hội đồng Minh chứng và Hội

đồng Trị sự, nhiệm kỳ 5 năm.

Hội đồng Minh chứng thành viên là các Hòa thượng, suy cử ra một Ban

Thường trực, đứng đầu là Đức Pháp chủ, dưới là các Phó pháp chủ và các

thành viên khác. Hội đồng Trị sự là các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni

trưởng, Ni sư, Cư sĩ, do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tiền nhiệm đề cử

và Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử, đứng đầu là vị Chủ

tịch. Ban thường trực Hội đồng Trị sự thay mặt cho Hội đồng Trị sự điều

hành các hoạt động của Giáo hội, theo Nội quy của mình và có đệ trình Hội

đồng Minh chứng kính tường. Cấp cơ sở gồm cấp Tỉnh, Thành là Ban Trị sự

Tỉnh, Thành hội Phật giáo, người đứng đầu là Trưởng Ban Trị sự; cấp Quận,

Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh lãnh đạo bởi Ban Đại diện Phật giáo,

đứng đầu là Chánh Ban đại diện Phật giáo Quận hội, Huyện hội, Thị hội,

Thành hội và đơn vị cơ sở là các Tự, Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật

đường, hoạt động theo Nội quy của Giáo hội.

Về tổ chức cấp Trung ương, Giáo hội đã có 10 Ban, Ngành, Viện trực

thuộc Trung ương. Mỗi Ban có 40 thành viên và các Phân Ban, có Nội quy

sinh hoạt và phòng làm việc đặt tại Văn phòng Trung ương Giáo hội, hoạt

83

động hài hòa dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự

Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Văn phòng Trung ương Giáo hội có 2 cơ sở: cơ

sở 1 đặt tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, cơ sở 2 đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trung ương Giáo hội quản lý mọi sinh hoạt của các Ban ngành, Viện, các Ban

Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trên phạm vi cả nước.

Cấp địa phương, Giáo hội từng bước kiện toàn hệ thống lãnh đạo và tổ

chức, tăng cường hiệu quả hoạt động của các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật

giáo, dưới sự lãnh đạo trực tiếp Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương

Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Số lượng nhân sự vào Ban Trị sự Tỉnh, Thành

ngày một tăng và có sự kết hợp hài hòa giữa các hệ phái Phật giáo. Trên tinh

thần tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương, Giáo hội có những

những biện pháp linh hoạt, sáng tạo, nhằm phát huy lợi thế của từng cơ sở

trong công tác tổ chức lãnh đạo. Đến này, Giáo hội đã kiện toàn, thành lập ở

hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, với 53/64 tỉnh, thành phố có tổ

chức Giáo hội, một số tỉnh còn lại đang xúc tiến điều chỉnh nhân sự và kiện

toàn tổ chức để thành lập trong thời gian tới. Giáo hội còn chỉ đạo cho các

đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức Đại hội theo đúng thời gian quy

định. Trong nhiệm kỳ qua đã có 51/54 đơn vị Tỉnh, Thành hội phát triển tiến

hành Đại hội đúng với quy định của Giáo hội. Ngoài ra, Ban Hội đồng Trị sự

cũng thường xuyên hướng dẫn phật tử tại các đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật

giáo sinh hoạt Phật sự, hoằng pháp có sự thống nhất từ trung ương đến cơ sở.

Trung ương Giáo hội rất chú trọng công tác phổ biến Thông tri, Thông

bạch đến các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo; thường xuyên hướng dẫn

các Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức học tập, quán triệt văn kiện của Giáo

hội; đồng thời cũng sát sao chỉ đạo việc nắm vững Hiến chương sửa đổi của

Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007 - 1012). Từng bước triển

khai và thực hiện có hiệu quả các mặt hoạt động của Giáo hội từ các Ban,

Viện Trung ương Giáo hội đến Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong

toàn quốc. Nhờ bám sát chương trình hoạt động, quan tâm đến công tác Phật

sự và tình hình sinh hoạt ở mỗi địa phương, nên Phật giáo Việt Nam luôn có

84

sự nhất quán trong tổ chức và lãnh đạo, từ trung ương đến địa phương và chấp

hành đúng tinh thần của Hiến chương, cũng như chính sách tôn giáo của Đảng

và Nhà nước ta. Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất hài hòa, tốt đẹp,

ít xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp hay xung đột căng thẳng. Từ kiện toàn

và thống nhất tổ chức Giáo hội, hoạt động Phật sự ở các cấp cơ sở cũng có sự

thống nhất và đồng thuận cao.

Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội đã tiến hành bồi dưỡng hoằng pháp, công tác

tăng sự, bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và trụ trì, nghiệp vụ giáo dục, hoạt

động của Gia đình Phật tử, hội thảo Huynh trưởng cấp Dũng, cấp Tấn, v.v.

Về công tác tăng sự, Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội

thực hiện công tác thống kê tăng ni, tự viện của từng địa phương, nhằm tăng

cường việc quản lý tăng ni, tự viện theo đúng nội quy Ban Tăng sự. Việc hợp

thức hóa số tăng ni đã được xuất gia tu học và nhập khẩu, tạm trú tại các tự

viện được tiến hành một cách có hiệu quả với sự quan tâm giúp đỡ của chính

quyền địa phương. Nhờ vậy, công tác quản lý tăng ni đã đi vào nền nếp, góp

phần làm cho đoàn thể tăng ni tại các cơ sở tự, viện nhất tâm đoàn kết xung

quanh Giáo hội. Đến nay, Trung ương Giáo hội đã cấp 4.667 giấy chứng nhận

Tăng ni cả nước, đổi mới 954 giấy chứng nhận Tăng ni và cấp 530 giấy chứng

nhận Tu sĩ Nam tông Khmer [46, tr. 34]. Trung ương Giáo hội còn bồi dưỡng

nghiệp vụ hành chính trụ trì cho các thành viên Ban Trị sự và trụ trì các tự,

viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường tại các cơ sở Giáo hội địa phương, có

1.190 Tăng ni trụ trì tại các cơ sở tự viện trên toàn quốc được bổ nhiệm. Với

Phật giáo Nam tông Khmer, Trung ương Giáo hội đã bổ nhiệm, hợp thức hóa

cho 520 vị trụ trì, khắc dấu cho 42 cơ sở tự viện và công nhận Ban Quản trị 452

cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer [46, tr. 34].

Trong công tác hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh của Giáo hội,

chương trình thuyết giảng phật pháp tại các giảng đường lớn của các Tỉnh,

Thành hội đã được thực hiện liên tục và phát triển đồng bộ từ hình thức đến

nội dung. Đặc biệt, chương trình thuyết pháp của Giáo hội còn được phát triển

85

xuống tận quận, huyện, thị xã, đơn vị tự, viện. Đồng thời các đạo tràng Pháp

Hoa, Dược sư, Đạo tràng tu bát quan trai, thập thiện, tịnh độ, tu thiền, hội quy

đang được phát triển có nền nếp và nhân rộng trong các cơ sở tự viện của

Giáo hội trong toàn quốc. Tháng 4 năm 2006, Ban Điều hành Giảng sư Trung

ương đoàn làm lễ ra mắt, tiếp đến tháng 1 năm 2007, Ban Hoằng pháp Trung

ương đã tổ chức lễ ra mắt Đoàn Giảng sư Trung ương và trao giấy chứng

nhận cho 128 thành viên Đoàn Giảng sư Trung ương, làm cho công tác Hoằng

dương của Giáo hội được nhất quán và đi vào nền nếp. Tại các đơn vị Tỉnh,

Thành hội Phật giáo, Đoàn Giảng sư cũng được thành lập và hoạt động có

hiệu quả.

Hệ thống trường lớp đào tạo các tăng ni được kiện toàn, từ các trường Sơ

cấp đến các trường Trung cấp, các trường Cao đẳng và các Học viện Phật

giáo, cũng như sau Đại học và du học nước ngoài. So với các tôn giáo khác ở

Việt Nam, Phật giáo có một hệ thống các trường lớp đào tạo nhiều nhất, gồm:

4 Học viện, 8 trường Cao đẳng, 31 trường Trung cấp và trường 37 Sơ cấp. Có

sự liên hệ giữa Ban giáo dục Tăng ni Trung ương với Học viện Phật giáo

Nam Tông Khmer. Cơ sở vật chất cho giáo dục được đầu tư, chăm lo. Hệ

thống giáo án, giáo trình và đội ngũ giảng sư dần được quy chuẩn chung trong

cả nước. Nhìn chung, trong những năm qua, Giáo hội đã đưa ra những quy

chế chung cho ngành giáo dục và hoằng pháp, nhằm xây dựng thống nhất về

công tác đào tạo, tổ chức quản lý và soạn thảo thống nhất chương trình giảng

dạy.

Chương trình giáo dục có sự thống nhất và đồng bộ về nội dung giảng

dạy và quy chế thi cử, tuyển sinh cho tất cả các Học viện, các trường lớp từ

Trung ương đến địa phương. Giáo hội cũng xây dựng nội dung đào tạo cho

từng cấp học từ Sơ cấp đến Học viện trong cả nước. Ban giáo dục Tăng ni

Trung ương đang nỗ lực để tiến hành quy chuẩn hóa thống nhất hệ thống Quy

chế, Nội quy, thành lập Ban biên soạn, tuyển chọn và tập hợp giáo án, có sự

chỉ đạo thống nhất chung về giáo trình, giáo án thi cử, thang điểm cũng như

tiêu chuẩn cần có của thành phần giảng và học. Nội dung tu học, Ban giảng

86

huấn các trường hạ trích giảng các môn Kinh, Luật, Luận theo chương trình

Học viện Phật giáo Việt Nam, Cao đẳng Phật học, Trung cấp Phật học và một

số môn sinh hoạt giáo hội, ngoại khóa. Nhìn chung, các cơ sở giáo dục có sự

nhất trí với chủ trương đào tạo tăng ni đạo hạnh.

Việc sinh hoạt Gia đình Phật tử ngày càng được củng cố và ổn định. Ban

Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Tỉnh, Thành hội luôn

bám sát vấn đề tu học, huấn luyện Huynh trưởng, cấp xếp Huynh trưởng, cấp

thẻ Huynh trưởng Gia đình phật tử, hoạt động của Gia đình phật tử, công tác

hiếu hạnh, sinh hoạt đạo tràng, v.v.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đem lại sự thống nhất về mặt tổ chức

và sự thống nhất trong tư tưởng từ Trung ương đến địa phương, với toàn thể

tăng ni, phật tử Việt Nam; đồng thời thúc đẩy Phật giáo Việt Nam hoạt động

đúng đường hướng và đúng chánh pháp. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã

có nhiều giai đoạn thống nhất về mặt cơ cấu tổ chức, như sự kiện thành lập

Tổng hội Phật giáo Việt Nam (1951), thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam

thống nhất (1964) nhưng chưa lần nào Việt Nam có được thống nhất trọn vẹn.

Sự thiếu thống nhất trong ý chí và hành động là một trong những nguyên nhân

cơ bản nhất làm cho hai lần thống nhất trước của Phật giáo phải tan rã và đưa

đến sự chia rẽ. Còn về tư tưởng, nếu trước đây có sự chia rẽ trong hành động

cũng như trong suy nghĩ, chưa thực sự thấy được sự gắn bó giữa đạo pháp và

dân tộc, chưa thấy được ý nghĩa và vai trò của một tổ chức Giáo hội thì sau

khi thống nhất thành một, Giáo hội chủ trương đề ra phương châm “Đạo pháp

- Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa” nhằm thống nhất về tư tưởng. Từ đó, tạo ra sức

mạnh cho Giáo hội trong việc triển khai chương trình hành động của mình.

Chính từ sự kiện thống nhất Phật giáo, hình thành Giáo hội Phật giáo Việt

Nam, Giáo hội mới có điều kiện để kiện toàn tổ chức, tạo tiền đề cho Phật

giáo Việt Nam hoạt động theo đúng phương châm và đúng chánh pháp.

Nhìn chung, trong thời gian qua, Giáo hội đã từng bước ổn định và đi

vào sinh hoạt một cách có hệ thống. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tạo ra sự

thống nhất trong ý chí và hành động, trong lãnh đạo và tổ chức từ trung ương

đến địa phương. Thực tế hiện nay, bộ máy lãnh đạo thống nhất của Giáo hội

87

hơn 25 năm qua đã được hoàn thiện, không ngừng củng cố, mở rộng về nhân

sự và chất lượng, trình độ, để thực hiện trọn vẹn nguyên tắc thống nhất đã đề

ra; thực sự đã xây dựng một hệ thống Giáo hội vững mạnh trên phạm vi cả

nước. Chính yếu tố đoàn kết thống nhất trong các tổ chức, hệ phái Phật giáo

trên quy mô cả nước, đã đưa đến sự thống nhất về quan điểm tư tưởng và giáo

lý trong chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các tự viện đạo tràng, cũng

như các chương trình hoạt động của Phật sự. Giáo hội Phật giáo Việt Nam trở

thành một tổ chức uy tín, đáng tin cậy đối với tăng ni phật tử cả nước. Những

thành tựu tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định niềm tin

của Giáo hội vào Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời

khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam xứng đáng đảm nhiệm vai trò sứ

mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới, cùng dân tộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội trên quê hương Việt Nam.

3.2. Thúc đẩy đường hướng đúng đắn của Giáo hội và tôn thể phật

tử, tu sĩ

3.2.1. Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam

Mối quan hệ gắn bó giữa Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam

không phải chỉ được nhắc đến nhiều trong lịch sử cận đại hay giai đoạn hiện

nay, mà đã được nhắc đến từ hơn 2000 năm trước - khi Phật giáo du nhập vào

Việt Nam, hòa mình với tín ngưỡng và văn hóa bản địa, hình thành nên nền

Phật giáo dân tộc và ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa ứng xử của người Việt.

Lịch sử đã khẳng định, Phật giáo Việt Nam càng phát triển và bén rễ sâu

trong đời sống xã hội thì sự gắn bó với dân tộc Việt Nam càng sâu sắc hơn,

bền chặt hơn. Phật giáo trong mối quan hệ với dân tộc hòa quyện như “nước

hòa với sữa”, trước đây vẫn thế và sau này vẫn vậy. Lịch sử 2000 năm Phật

giáo Việt Nam cũng là lịch sử 2000 năm yêu nước, đồng hành cùng dân tộc,

hưng vong cùng đất nước của lớp lớp thế hệ những người Phật giáo yêu nước.

Nhìn lại lịch sử dân tộc, thời kỳ đất nước ta rơi vào tay nhà Hán, mở đầu

1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Chính trong thời điểm đất nước bị

nô dịch và nguy cơ văn hóa bị đồng hóa, Phật giáo Việt Nam đã thực sự trở

88

thành một thứ vũ khí chống lại nô dịch và đồng hóa, thể hiện rõ nhất trong

mỗi làng quê Việt Nam. Sau khi đất nước giành lại nền độc lập tự chủ và trải

qua các triều đại phong kiến, nhất là dưới thời Lý, Trần, Phật giáo đã được

nâng lên một tầm mới, thực sự hòa nhập với dân tộc và trở thành một yếu tố

tinh thần chủ đạo của xã hội. Nhắc đến sự gắn bó giữa Phật giáo Việt Nam và

Dân tộc Việt Nam không thể không nhắc đến các vị Thiền sư tiêu biểu như:

Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Trần Thái

Tông, Trần Thánh Tông... Họ là những người đã ghi đậm dấu ấn của Phật

giáo trong dòng chảy chung của dân tộc. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các vị

Thiền sư - Hoàng đế thời Trần đã lập ra thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái

mang hệ tư tưởng triết học và bản sắc hoàn toàn Việt Nam. Triết lý nhà Phật

đã được vận dụng triệt để trong mối liên kết nhân tâm để xây dựng và bảo vệ

đất nước. Những chiến thắng vĩ đại chống quân Tống, 2 lần chống quân

Nguyên - Mông… là minh chứng rõ ràng nhất. Giáo lý nhà Phật hòa quyện

với sức mạnh đoàn kết tạo nên hào khí dân tộc.

Dân tộc Việt Nam đã từng trải qua biết bao thăng trầm, biến cố. Song dù

ở giai đoạn nào, Phật giáo cũng luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trên mỗi

chặng đường lịch sử và trở thành một bộ phận không thể tách rời của truyền

thống dân tộc. Hình ảnh các vị cao tăng khoác áo cà sa chung tay với đồng

bào cả nước trong đấu tranh và xây dựng đất nước đã trở nên rất gần gũi và

quen thuộc với người dân. Hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và

chống Mỹ, thống nhất đất nước, Phật giáo cũng có những đóng góp đáng tự

hào vào thắng lợi chung của dân tộc.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, không ít tăng ni, cư sĩ, huynh

trưởng Gia đình Phật tử đã hăng hái tham gia cách mạng và trở thành nòng

cốt của phong trào Phật giáo cứu quốc. Nhận thức được trách nhiệm với dân

tộc: “Là công dân của nước, cá nhân Phật tử có bổn phận góp phần vào cuộc

đấu tranh chính trị, ủng hộ chính quyền của dân nhằm giải thoát cho Tổ quốc,

đồng bào ra khỏi lầm than” [21, tr. 18]. Nhiều nhà sư đã tham gia phong trào

“Cởi áo Cà sa khoác áo chiến bào” lên đường nhập ngũ, trực cầm súng chiến

89

đấu ngoài mặt trận. Dưới sự lãnh đạo của Hồ chủ Tịch và Đảng Cộng Sản

Việt Nam, hầu hết giới tăng ni, phật tử Việt Nam đều nhất tâm đoàn kết đấu

tranh vì mục đích giành độc lập dân tộc. Các phong trào đấu tranh yêu nước

luôn có hình bóng của chiếc áo cà sa thấp thoáng trong quần chúng nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và thống nhất nước nhà, tăng ni, phật

tử tích cực tham gia phong trào đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo và công bằng

xã hội chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo. Tiêu biểu là đấu tranh của Phật

giáo năm 1963, về hình thức mang màu sắc tôn giáo nhưng thực chất là cuộc

đấu tranh chính trị nhằm bảo vệ đạo pháp và giải phóng dân tộc do Đảng lãnh

đạo. Các tín đồ Phật giáo thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, xung kích

trong phong trào đấu tranh của Phật giáo chống Mỹ - Nguỵ năm 1963. Còn

đoàn thể tăng ni, phật tử ở miền Bắc từng chắt chiu nắm gạo vắt cơm để ủng

hộ tiền tuyến, ủng hộ các cuộc đấu tranh của phật tử miền Nam, Đánh giá về

vai trò và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam đối với cách mạng và dân

tộc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Trong quá khứ, Phật giáo Việt

Nam đã gắn chặt với dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữa nước. Lịch

sử đã xác nhận Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo, từ bản chất, bản sắc, từ

trong thực tiễn hoạt động của mình, biểu hiện truyền thống yêu nước, gắn bó

chặt chẽ với dân tộc, với Tổ quốc. Trong sự nghiệp cao cả của đất nước ngày

nay, Phật giáo đã góp phần xứng đáng. Đối với Việt Nam, nói đến tôn giáo là

người ta nghĩ ngay đến Phật giáo, đến những việc làm quý báu, đẹp đẽ của

đông đảo tăng ni, phật tử. Đạo phật ở Việt Nam đã mang màu sắc dân tộc Việt

Nam rõ rệt. Có thể nói rằng Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm sáng ngời lý

tưởng dân tộc và trưởng thành cùng dân tộc” (Trích Bài phát biểu của Thủ

tướng Phạm Văn Đồng trong buổi tiếp đại biểu Hội nghị thống nhất Phật giáo

Việt Nam).

Đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối. Đảng lãnh đạo cả nước

đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phật giáo cũng muốn thực hiện tâm nguyện

thống nhất các tổ chức, hệ phái trong toàn quốc đã từng ấp ủ từ lâu mà chưa

thành công. Khi hội đủ cơ duyên, năm 1981, Hội nghị thống nhất Phật giáo

được tổ chức và thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sự ra đời của Giáo

90

hội Phật giáo Việt Nam nhằm thống nhất ý chí và hành động, tổ chức và lãnh

đạo; phát huy năng lực và trí tuệ của giới phật tử, sánh bước cùng đất nước đi

lên chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Tổ quốc

trong thời kỳ mới. Trong Ý nghĩa nội dung bản Thông bạch do Hòa thượng

Thích Minh Châu đọc tại buổi Lễ ra mắt Ban Vận động thống nhất Phật giáo

Việt Nam năm 1980 ở chùa Quán Sứ ghi rõ: “Chúng ta thống nhất Phật giáo

để phát huy ánh sáng chánh pháp, phá tan tà kiến vô minh, gột sạch những mê

tín dị đoan, những thái độ tiêu cực yếm thế, những bụi mù đã bám vào tấm

gương sáng chói của chánh pháp. Chúng ta làm cho chói sáng chánh pháp để

bảo vệ dân tộc và đạo pháp, chống lại hằng ác ma quỷ luôn luôn đến nhiễu

nhương đất nước, dân chúng, đạo pháp chúng ta, để mưu cầu an lạc hạnh phúc

cho dân tộc Việt Nam, để đem lại thanh bình cho xứ sở, và hòa bình cho thế

giới(…)

Chúng ta thống nhất Phật giáo để tập trung các lực lượng tăng ni, phật

tử trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương, không cho những tư tưởng

yếm thế tiêu cực hại nước, hại dân xen lẫn vào hàng ngũ Phật giáo(…)

Chúng ta thống nhất Phật giáo để ứng dụng tốt đẹp hài hòa giáo lý và nếp

sống đạo phật trong bối cảnh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

một mặt phát huy những tư tưởng, những suy tư, những nguyện vọng tương

đồng tương xứng giữa đạo phật và chủ nghĩa xã hội” [107, tr. 6 - 7].

Và trong Thư của Hoà thượng Thích Trí Thủ - Chủ tịch Hội đồng Trị sự

Trung ương gửi cho đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Hội đồng Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng định: Chúng tôi, Giáo hội

Phật giáo Việt Nam xin long trọng hứa với Trung ương Đảng và Hội đồng

Nhà nước, cũng như với Chủ tịch rằng, Phật giáo Việt Nam luôn đoàn kết

chặt chẽ với các đoàn thể nhân dân trong đại gia đình Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam, hoạt động tích cực trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luôn luôn xứng đáng là một thành viên đáng

tin cậy của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc.

91

Ngày nay, trên mọi lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế, giáo dục,

văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng… đều có sự đóng góp của tăng ni phật

tử. Trong số đó, không hiếm những cống hiến xuất sắc cho Tổ quốc, cho nhân

dân, rất xứng đáng với truyền thống yêu nước, hộ quốc an dân của Phật giáo

Việt Nam, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng trong thời đại mới.

Dưới sự lãnh đạo của Giáo hội Trung ương, tăng ni, phật tử Việt Nam đã

hoàn thành tốt các phong trào ích nước, lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi

trường, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trên địa bàn dân cư. Công tác

hoằng dương chính pháp được phát huy, đóng góp vào nhiệm vụ xây dựng

nếp sống văn hoá lành mạnh, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan. Ngoài ra, các

tăng ni, phật tử còn tham gia vào các tổ chức quyền lực của Nhà nước như

Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, v.v.

Đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

ngày nay, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn gắn liền với dân tộc

trong mọi hoạt động xã hội. Với tư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết

toàn dân, Phật giáo Việt Nam luôn phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước,

phụng sự chúng sinh là cúng dường chư phật, trang nghiêm cho thế gian tức

là trang nghiêm tịnh độ cho chư phật tại thế gian. Các Ban Trị sự Tỉnh, Thành

hội phật giáo trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng ni, phật tử tại địa

phương hoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo

vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn dân cư, bài

trừ các hủ tục mê tín dị đoan, hướng đến nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc góp ý xây dựng chính quyền vững mạnh, tham gia các đoàn thể xã

hội, các hoạt động xã hội vì lợi ích của dân tộc của đất nước như tham gia đại

biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, v.v. Qua đó xuất hiện

nhiều tấm gương người tốt việc tốt. Trong đó có thể kể đến những tấm gương

tiêu biểu như cố Hoà thượng Thích Đức Nhuận, Thích Thiện Hào được tặng

thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; cố Hoà thượng Thích Thiện Siêu, Thích

Thuận Đức, Kim Cương Tử được tặng Huân chương Độc lập; Hoà thượng

Thích Thanh Tứ được Nhà nước tặng kỉ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị

địch bắt tù đày và một số tăng ni, phật tử, tử viện được Nhà nước trao tặng

92

Huân chương Lao động: Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội, Báo Giác

Ngộ - thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm với đất nước, Giáo hội Phật giáo

Việt Nam tích cực đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội. Kêu gọi lòng nhân

ái của các giới, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, tạo sự cảm thông, xây

dựng và phát triển cộng đồng theo phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân

tộc - Xã hội chủ nghĩa”. Trung ương Giáo hội còn thành lập một Ban Từ thiện

xã hội để chỉ đạo cộng tác hoạt động của tăng ni, phật tử trong cả nước. Giáo

hội khuyến khích các cơ sở tự viện tổ chức mở các lớp học tình thương, mở

phòng khám chữa bệnh miễn phí, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ Quỹ nhân

đạo, Quỹ vì người nghèo, v.v. Hiện nay, trong toàn quốc có 25 Tuệ Tĩnh

đường, 655 phòng thuốc chuẩn trị y học dân tộc khám chữa bệnh và phát

thuốc, 165 lớp học tình thương với 647 em theo học, 16 cơ sở nuôi dạy trẻ

mẫu giáo bán trú, nhà nuôi trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật và các nhà dưỡng lão

[12, tr. 17]. Một số Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội còn tổ chức nhiều trường lớp

dạy nghề miễn phí cho con em Gia đình Phật tử, gia đình lao động nghèo,

người khuyết tật. Hiện có khoảng 10 Trường dạy nghề miễn phí gồm các nghề

may, điện gia dụng, tin học, sửa xe, hớt tóc, v.v. đã đào tạo và giới thiệu cho

hàng ngàn học viên có việc làm ổn định.

Khi đất nước có thiên tai, lũ lụt, với tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật

“Lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no”, dưới sự chỉ

đạo của Giáo hội, các Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã nỗ lực vận động tài chính,

vật phẩm cứu trợ đồng bào ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, đồng bằng Sông

Cửu Long, đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, tổng trị giá

hàng chục tỉ đồng. Ngoài ra, tăng ni, phật tử còn nhiệt tình tham gia các

phong trào ích nước lợi dân, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa…

cũng như các phong trào, các hoạt động xã hội do Đảng và Nhà nước khởi

xướng như phòng chống HIV/AIDS.

Những nỗ lực trên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như của các

tăng ni, phật tử đã chứng minh: Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân

93

tộc Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử. Phật giáo đã thực sự trở thành

một thành viên tích cực và không thể thiếu trong đại gia đình Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam. Giáo hội Phật giáo luôn đoàn kết chặt chẽ và gắn bó lợi ích

của mình với lợi ích của dân tộc, vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa do Đảng và

Nhà nước lãnh đạo.

3.2.2. Thực hiện đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ

nghĩa” trong thực tiễn

Sau khi thống nhất Phật giáo trong cả nước năm 1981, Giáo hội Phật

giáo Việt Nam đã đề ra đường hướng hành đạo “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội

chủ nghĩa” rất phù hợp với tinh thần của đạo Phật và tinh thần của dân tộc, là

kim chỉ nam, là phương châm hoạt động mang tính xuyên suốt và là sự lựa

chọn đúng đắn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phương châm thể hiện mối

quan hệ gắn bó hữu cơ với quá trình tồn tại và phát triển của Giáo hội Phật

giáo Việt Nam, thể hiện tinh thần tiếp tục đồng hành cùng dân tộc để tiến lên

phía trước, đáp ứng được tâm nguyện của đông đảo giới tăng ni, phật tử cả

nước.

Khái niệm “Đạo pháp” là biểu hiện của lòng từ bi, sự bao dung, vì lợi ích

của số đông, bình đẳng, sống bằng tinh thần đoàn kết hòa hợp, hoàn thiện đạo

đức cá nhân và dấn thân phục vụ, đặc biệt là luôn kính Phật - phụng đạo - yêu

nước. Khái niệm “Dân tộc” là dân tộc Việt Nam anh hùng. Một đất nước có

nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại, phát triển và luôn chung sống hòa

bình, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Từ đó tạo thành một dân tộc đoàn kết và

bình đẳng giữa các tôn giáo, hệ phái. Phương châm của Giáo hội Phật giáo

Việt Nam là một hệ quả tất yếu của một quá trình chọn lọc của dân tộc Việt

Nam, của tăng ni, phật tử Việt Nam: “Một Giáo hội thống nhất trọn vẹn - một

thể chế chính trị vì nước, vì dân - toàn dân đoàn kết”. Mệnh đề “Chủ nghĩa xã

hội” được Giáo hội đưa vào càng khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn đồng

hành cùng dân tộc Việt Nam, lợi ích của Phật giáo luôn phù hợp với lợi ích

của dân tộc, phù hợp với pháp luật Nhà nước; nhằm thể hiện sự đồng thuận

của Phật giáo và Chủ nghĩa xã hội đều vì an lạc cho số đông mà phục vụ, vì

94

mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp, con người có một cuộc sống hạnh

phúc, an lạc. Như vậy, triết lý Phật giáo và Chủ nghĩa xã hội có những điểm

tương đồng, đều lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển, đều vì con

người mà đấu tranh.

Thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa”, Giáo

hội Phật giáo Việt Nam chủ trương đồng hành cùng dân tộc, không đi ngược

lại với quyền lợi của dân tộc, không vì đạo pháp mà gạt lợi ích của dân tộc

chạy theo ngoại bang làm phương hại đến đất nước. Dân tộc độc lập, tự chủ

thì đạo pháp phát triển, ngược lại, dân tộc mất độc lập, tự chủ thì đạo pháp

suy thoái. Giáo hội khẳng định phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội

chủ nghĩa” cũng có nghĩa là khẳng định “những người con Phật chân chính

cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, vận dụng

sáng tạo bát bất trung đạo, kết hợp lý tưởng Bồ tát và tư tưởng tiến bộ Chủ

nghĩa xã hội vừa hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của một công dân với đất

nước. Phương châm của Giáo hội là hành trang để người con Phật chúng ta y

cứ trong việc thực hành các phật sự theo tiêu chí “Lấy ý muốn của dân tộc làm

ý muốn của mình”, “cùng vận hành đến đích là an bình, hạnh phúc” [46, tr.

158].

Chính nhờ xuất phát từ truyền thống yêu nước và tinh thần nhập thế độ

đời của quá trình trên 2000 năm tồn tại, Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ sao

nhãng nhiệm vụ phụng sự đạo pháp gắn với nhiệm vụ phục vụ dân tộc, phục

vụ Tổ quốc của mình, nhờ đó đã viết nên những trang sử vàng son trong lịch

sử dân tộc Việt Nam. Sự cống hiến tài năng, trí tuệ, kể cả xương máu của tăng

ni, phật tử qua các thời kỳ hưng suy của đất nước quả thật là vô cùng lớn lao,

góp phần củng cố sức mạnh khối đoàn kết dân tộc để chiến thắng ngoại bang

xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhờ biết phát huy truyền thống cao

quý ấy mà Phật giáo Việt Nam trở thành một lực lượng quần chúng yêu nước,

chan hòa gắn bó keo sơn, đoàn kết đạo đời, ngày càng khẳng định vị trí và vai

trò của mình trong mạch sống dân tộc. Dòng chảy thời gian không những

không bao phủ mà càng góp phần bồi đắp thêm truyền thống gắn bó của đạo

95

Phật với dân tộc, tô đẹp thêm mối quan hệ giữa Nhà nước ta và Giáo hội Phật

giáo Việt Nam.

Trong giai đoạn đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phật giáo cũng

không ngừng đổi mới để bắt nhịp cùng dân tộc. Tăng ni, phật tử hôm nay

đang tích cực tham gia các hoạt động của Giáo hội và xã hội do Ban Trị sự

Tỉnh, Thành hội Phật giáo và Ban đại diện các cơ sở tại địa phương tổ chức,

thúc đẩy các phong trào văn hóa Phật giáo ngày một phát triển và tỏa sáng,

tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tích cực tham gia các phong trào xã hội

do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, vì mục tiêu “Xây dựng xã hội công

bằng dân chủ và văn minh”. Với phương châm “Vì lợi ích của chúng sinh, vì

an lạc và hạnh phúc cho mọi người”, Phật giáo dựa trên tinh thần từ bi và trí

tuệ trên bước đường hoằng dương pháp lợi sinh. Mạng mạch của Phật giáo

được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, lúc nào cũng lấy sự mạng “Hoằng

pháp vi gia vụ” làm đầu, “Phật pháp bất ly thế gian giác”. Trung ương Giáo

hội hướng các hoạt động Phật sự để biết kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc với lợi

ích đạo pháp, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, phân biệt chánh tà,

không làm điều gì phương hại đến lợi ích dân tộc; phấn đấu thực hiện sự

nghiệp đoàn kết thống nhất nội bộ Phật giáo theo nguyên tắc chung sống hòa

hợp, tích cực xây dựng một cộng đồng Phật giáo yêu nước và tiến bộ phù hợp

với xu thế phát triển tiến bộ của xã hội và đất nước; thực hiện nhiều hành

động lợi đạo ích đời, thiết thực góp phần tích cực cùng toàn dân bảo vệ nền

độc lập chủ quyền của Tổ quốc và góp phần kiến thiết quốc gia ngày càng

giàu mạnh. Đó là lập trường quan điểm xuyên suốt của toàn thể tăng ni, phật

tử Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoằng dương chánh pháp lợi

lạc quần sinh.

Trải qua hơn 25 năm từ ngày thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

ngày càng phát triển xứng đáng là ánh sáng soi đường cho tăng ni, phật tử

vươn tới Chân - Thiện - Mỹ, hướng tới lý tưởng cao đẹp của đức Phật Thích

Ca. Giáo hội luôn phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước thiết thân cùng xã

hội hiện hữu trong lòng dân tộc, đúng theo ý nghĩa phục vụ chúng sinh là

96

cúng giàng chư Phật, trang nghiêm cho thế gian là trang nghiêm tịnh độ chư

Phật tại trần thế. Tăng ni, phật tử trong cả nước đã có nhiều đóng góp thiết

thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào

của xã hội, tăng ni phật tử cũng luôn làm tốt nghĩa vụ của mình, tuân thủ theo

đúng pháp luật của Nhà nước. Hơn thế, Giáo hội còn tích cực chủ động chia

xẻ những khó khăn chung với đất nước. Các hoạt động từ thiện như: mở Tuệ

Tĩnh đường, mở trường lớp, nhà dưỡng lão, cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, trường

dạy nghề miễn phí, công tác cứu trợ, v.v. của Phật giáo là những việc làm vừa

thể hiện tính nhân văn cao cả, vừa đem lại ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Phật

giáo Việt Nam tích cực tham gia vào mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, giáo

dục, xã hội, quốc phòng, chung tay góp sức vì một cuộc sống an lạc cho

chúng sinh. Điều đó càng làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thêm hòa

nhập với dân tộc, gắn bó với sự gnhiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo.

Góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, hạn chế những ảnh hưởng

tiêu cực do xu thế toàn cầu hóa, như tệ nạn trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút,

chiến tranh bạo lực, ô nhiễm môi trường, đang diễn ra ngày một tăng, đạo đức

Phật giáo dạy con người cách ứng nhân xử thế, giữ năm giới (không sát sinh,

không tà dâm, không trộm cắp, không nói xấu và không dùng chất gây

nghiện), từ bỏ Tham-Sân-Si, để con người trách được khổ đau và có cuộc

sống an lành, hạnh phúc. Giáo lý nhà Phật có nhiều điều phù hợp trong công

cuộc xây dựng xã hội mới, đạo đức Phật học có nhiều điểm phù hợp với đạo

đức con người mới xã hội chủ nghĩa. Cùng với Đảng và Nhà nước chống lại

các hoạt động mê tín dị đoan, sự xâm nhập của các loại hình tôn giáo tín

ngưỡng không hợp pháp, truyền đạo trái phép, trái với thuần phong mỹ tục

của Việt Nam, thực hiện đúng chủ trương của Đảng là “Xây dựng một nền

văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, xây dựng nếp sống văn hóa trên

địa bàn dân cư. Tăng ni tạo điều kiện thuận lợi để tín đồ Phật tử học hỏi giáo

lý, giúp họ xác định ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước, hiểu

chính tín và tà đạo.

97

Tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa” của Phật giáo còn

được thể hiện ở sự chủ động hòa hợp dân tộc và đoàn kết với các tôn giáo, tín

ngưỡng cùng phát triển. Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo không làm ảnh

hưởng đến lợi ích dân tộc, tôn trọng pháp luật hiện hành, không gây mất đoàn

kết, không mâu thuẫn với các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Hòa hợp với tôn giáo

bản địa, Phật giáo chủ động chung sống hòa bình với các tôn giáo, tín ngưỡng

trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo,

ngoài đạo Phật còn Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và các

tín ngưỡng dân gian. Trước sau như một, Giáo hội luôn chủ trương đoàn kết,

tôn trọng các tôn giáo, tín ngưỡng khác, chung sống hòa bình trong cộng đồng

dân tộc Việt Nam. Đó cũng là thể hiện tính dân tộc của đạo Phật.

Mặt khác, Giáo hội cũng kiên quyết vạch trần những hành động sai trái

của người mang danh Phật giáo, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích dân tộc

và đạo pháp, đi ngược với truyền thống đoàn kết và yêu nước của Phật giáo

Việt Nam. Giáo hội cũng tỏ thái độ không đồng tình, ủng hộ những kẻ “khoác

áo cà sa” nhưng tâm không chính, ngôn không thuận, rắp tâm phá hoại công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong xu thế xây dựng một đất nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có thể khẳng định Giáo hội Phật

giáo Việt Nam rất sáng suốt khi đề ra phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Xã

hội chủ nghĩa”, một định hướng hết sức phù hợp với xu thế phát triển của đất

nước. Do đó, tăng ni phật tử cả nước nhất tâm tin tưởng chắc chắn rằng Giáo

hội Phật giáo Việt Nam xứng đáng kế thừa nhiệm vụ và vai trò của mình hơn

nữa, nhằm góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.3. Đấu tranh chống mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đại

đoàn kết dân tộc

Phật giáo Việt Nam luôn sánh bước cùng dân tộc Việt Nam, gắn bó máu

thịt với lợi ích dân tộc là điều đã được lịch sử chứng minh, không cần phải

bàn cãi. Nói như vậy không có nghĩa là không coi tôn giáo Phật giáo là các

đoàn thể áp lực. Ngược lại, Phật giáo cũng như các tổ chức tôn giáo khác ở

98

Việt Nam, về phương diện chính trị, tổ chức, luôn có khả năng gây áp lực rất

mạnh khi được sử dụng vào mục đích chính trị. Song qua thời gian dài “thử

lửa”, Phật giáo đã sáng tỏ được tấm lòng mình với đất nước và khẳng định vị

trí của mình trong lòng dân tộc. Duy chỉ có một vài kẻ cố chấp, bảo thủ, vì

tham vọng cá nhân, tách ra khỏi dòng chảy lịch sử của Phật giáo Việt Nam,

của dân tộc Việt Nam và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lạc lõng tìm nơi

bấu víu ở thế lực ngoại bang, xuyên tạc, vu khống tình hình Phật giáo trong

nước, xúc phạm nghiêm trọng đến lợi ích dân tộc và tổ chức Giáo hội Phật

giáo Việt Nam - đại diện duy nhất cho giới tăng ni, phật tử Việt Nam.

Sau khi Phật giáo Việt Nam được thống nhất dưới một mái nhà chung là

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một vài cá nhân do không đạt được mục đích

chính trị đã quay lại nói xấu chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà

nước Việt Nam, phủ nhận sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - kết

quả việc thực hiện tâm nguyện của đông đảo tăng ni, phật tử Việt Nam.

Những phần tử phản động người Việt sống lưu vong ở nước ngoài, xuyên tạc

tình hình Phật giáo ở Việt Nam và cố tình dựng lên cái gọi là “Giáo hội Phật

giáo Việt Nam Thống Nhất” trái pháp luật. Sự vu khống xuyên tạc nhằm mục

đích chống đối sự nghiệp đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân Việt Nam và

Giáo hội Phật giáo Việt Nam; xúc phạm nghiêm trọng đến tổ chức Giáo hội

Phật giáo Việt Nam là một tổ chức duy nhất đại diện cho giới tăng ni, phật tử

Việt Nam trong mối quan hệ đối ngoại. “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống

Nhất” thực chất là một tổ chức của những kẻ đội lốt Phật giáo, tổ chức của

những kẻ vọng ngoại, phản quốc, dựa hẳn vào ngoại bang chống phá thành

quả của cuộc cách mạng mà toàn Đảng và toàn dân ta nỗ lực giành được. Bởi

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” ra đời tháng 1 năm 1964 tại Sài

Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) với sự hợp nhất của 11 hệ phái, tổ chức

Phật giáo ở miền Nam lúc bấy giờ. Thì đến tháng 11 năm 1981, các bậc tôn

túc đứng đầu “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” đã cùng với các vị

đứng đấu Phật giáo của 8 tổ chức Phật giáo khác tự nguyện gia nhập Giáo hội

99

Phật giáo Việt Nam. Do vậy, về mặt lịch sử cũng như về mặt pháp lí, “Giáo

hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” không còn tồn tại.

Những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua

đều xuất phát từ giáo lý trong sáng và chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng,

tôn giáo của Nhà nước. Ngay trong Hiến chương của Giáo hội cũng khẳng

định: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và

pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [28, tr 3].

Trước những việc làm sai trái của một số phần tử phản động, Giáo hội

Phật giáo Việt Nam kịch liệt phản đối cũng như chủ động phối hợp với Đảng

và Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo,

gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ tinh thần thống nhất ý chí và hành

động, lãnh đạo và tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm bảo vệ

chánh pháp cho đạo Phật. Nhất là vào thời điểm tổ chức phản động là “Giáo

hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất” ở nước ngoài do bọn Thích Quảng Độ,

Thích Thiện Minh, Thích Huệ Đăng, Thích Huyền Quang cầm đầu, được

Chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn, cố tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại và ra sức

lôi kéo, xúi giục quần chúng phật tử trong nước liên tục có những hành động

trái với pháp luật, trái với chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà nước Việt

Nam.

Một mặt, ở nước ngoài, chúng tiến hành các kỳ Đại hội “Giáo hội Phật

giáo Việt Nam Thống Nhất” và không ngừng rêu rao, dựng chuyện về việc bị

mất quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Mặt khác, ở trong nước, Thích Quảng

Độ và đồng bọn liên tục có những hành động vi phạm pháp luật, xúi giục phật

tử, gây mất trật tự trị an. Như tháng 4 năm 1992, lợi dụng đám tang của Hòa

thượng Thích Đôn Hậu, nhóm phật tử Huyền Quang đã bày trò chúc thư giả

khi Hòa thượng Thích Đôn Hậu mất, nhằm khôi phục tổ chức “Giáo hội Phật

giáo Việt Nam Thống Nhất”. Huyền Quang cũng công khai công bố là Viện

trưởng Viện Hóa đạo. Dưới sự chỉ đạo của Thích Quảng Độ, Huyền Quang,

tại thành phố Hồ Chí Minh, Thích Không Tánh đã lập nhóm “Tăng đoàn bảo

vệ pháp chánh” và có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật. Tháng 5 năm 1993,

100

Thích Trí Tựu, Thích Hải Tránh, Thích Hải Bình được Võ Văn ái và một số

bọn phản động trong và ngoài nước tiếp tay, làm nên vụ gây rối trật tự giao

thông công cộng ở cầu Tràng Tiền - Huế. Tháng 12 năm 2000, Thích Thiện

Hạnh (tự xưng là Tăng đoàn Thừa Thiên Huế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thống Nhất) câu kết với một số phần tử phản động tôn giáo khác “Tuyên bố

về chính sách tôn giáo của Cộng sản Việt Nam” với nội dung xuyên tạc, bóc

méo chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Chúng đồng thời kích

động gây bạo loạn chính trị.

Tiếp đến là sự kiện diễn ra ngày 22 - 23 tháng 8 năm 2007 do Thích

Quảng Độ cầm đầu, kích động những người kiếu kiện biểu tình chống lại Nhà

nước, “Đòi hỏi một chế độ đa nguyên, đa đảng”. Để thực hiện đực ý đồ, Thích

Quảng Độ đã cử Thích Không Tánh mang 300 triệu từ thành phố Hồ Chí

Minh ra Hà Nội, “phát” cho những người khiếu kiện, nhằm dụ dỗ. kích động

họ biểu tình gây rối trật tự trị an. Thích Quảng Độ và Thích Không Tánh còn

chỉ đạo một số đối tượng ở Hà Nội ngầm xúi giục số người khiếu kiện đang

có mặt tại Hà Nội, lôi kéo những người khiếu kiện ở các địa phương kéo về

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm dự kiến để tạo thành một

cuộc biểu tình đông đảo. Thủ đoạn của bọn chúng là đứng ra “Phát tiền cứu

trợ” và diễn thuyết nhằm kích động người khiếu kiện biểu tình, diễu hành trên

đường phố, chặn đường gây rối trật tự trị an, rồi chúng ghi hình, chụp ảnh để

phát tán, nhằm rêu rao chống Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên hành động của

bọn chúng đã bị thất bại, sáng ngày 23/8, khi Thích Không Tánh chuẩn bị phát

tiền mua chuộc, kích động những người khiếu kiện thì bị ngăn chặn [8, tr. 62 -

63].

Ngày 5 tháng 8 năm 2008, khi Hòa thượng Thích Huyền Quang qua đời,

Thích Quảng Độ đã lợi dụng việc tổ chức đám tang Huyền Quang để công

khai hóa tổ chức bất hợp pháp “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất”.

Do các phật tử đã sớm nhận ra ý đồ xấu xa của Thích Quảng Độ nên âm mưu

đó đã không thành hiện thực.

101

Bày tỏ thái độ, quan điểm trước những hành vi ngông cuồng, vi phạm

pháp luật của một số ít phần tử phản động, Trung ương Giáo hội lên tiếng

kịch liệt phản đối và cho đó là hành động “mạo xưng”, “giả danh”, “không có

giá trị pháp lý, trái với Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trái

với pháp luật của Nhà nước Việt Nam”. Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Chủ

tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định:

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam tôn trọng quá khứ lịch sử của “Giáo hội Phật

giáo Việt Nam Thống Nhất” song không chấp nhận việc một số vị mạo xưng

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất” dựng lại tổ chức đã gia nhập Giáo

hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1981, thực chất đấy là việc làm hòng chia rẽ

gây mất đoàn kết trong nội bộ Phật giáo và tổn hại đến lợi ích dân tộc” [8, tr.

63]. Những hành động trên của chúng phủ nhận tất cả thành quả mà tăng ni

phật tử cả nước nỗ lực đạt được, làm hoen ố truyền thống yêu nước của Phật

pháp hơn 2000 năm qua, làm vẩn đục tinh thần của Đức Phật trên quê hương

Việt Nam.

Trước hành động của Hạ viện Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ khi

thông qua Nghị quyết HR 427 gồm 5 điểm, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo

hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã gửi tới Chủ tịch Hạ

viện Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ngày 22 tháng 11 năm 2003. Bức thư

ghi rõ: “Tôi được biết ngày 19 tháng 11 vừa qua, Hạ viện Quốc hội Hợp

chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết HR 427 gồm 5 điểm, do một vài

đại biểu trình trước Quốc hội, là một điều không hợp pháp, đã xúc phạm

nghiêm trọng đến tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức Phật

giáo duy nhất đại diện cho giới tăng ni, phật tử Việt Nam trong mối quan hệ

đối nội, đối ngoại, cũng như danh dự, nhân phẩm và quyền lợi chính đáng của

tăng ni, phật tử Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi lên tiếng bảo vệ quyền lợi

cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam” [90, tr. 1]. Trung ương Giáo hội cũng chỉ

rõ, trong nội bộ Phật giáo còn có một số vài người không hài lòng về mặt tổ

chức và hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Song trên thực tế mà

xét, thì những tư tưởng, quan điểm cố chấp, bảo thủ của những người ấy

102

không xuất phát từ lợi ích chung của Phật giáo Việt Nam, mà nhằm vào mục

đích cá nhân, lồng ghép yếu tố chính trị và kết quả của việc làm ấy là làm

phương hại đến khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, vi phạm pháp luật chung

của Nhà nước, việc làm đó hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý đức Phật và

pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Từ đó, Giáo hội thẳng thắn bày tỏ thái độ:

“Tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam kịch liệt phản đối Nghị quyết

HR 427 của Hạ viện Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua ngày

19.11 vừa qua về việc công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và

nhân sự lãnh đạo của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là tổ

chức Phật giáo đã không còn hiện hữu ở Việt Nam hơn 22 năm qua, và đã tự

nguyện hòa đồng tham gia Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam năm

1981 để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay là một sự sai lầm và

đã tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho một vài người muốn dựng lại quá khứ ở Việt

Nam, nhằm chống đối sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân Việt

Nam và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” [90, tr. 2]. Đồng thời, Hòa thượng

Thích Trí Tịnh - Chủ tịch Hội đồng Trị sự thay mặt cho Trung ương Giáo hội

đề nghị: “Nhân danh Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam,

tôi yêu cầu ngài Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với

cương vị của mình hãy ngăn chặn kịp thời và không để những hoạt động

tương tự của một vài đại biểu đã ngang nhiên tạo dựng sai sự thật và cố tình

xuyên tạc tình hình sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, hòng can thiệp

vào công việc nội bộ tôn giáo ở Việt Nam nói chung của Giáo hội Phật giáo

Việt Nam nói riêng (…). Lý tưởng giác ngộ chân lý hòa hợp chúng, hòa bình

và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ dân tộc, Tổ quốc và

nhân loại chúng sinh là lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo

hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho tăng ni,

phật tử Việt Nam trong mọi quan hệ ở trong nước và ở nước ngoài” [90, tr. 2].

Điều đó cho thấy Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỏ rõ thái độ phản đối và kiên

quyết đấu tranh chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết

dân tộc.

103

Cùng với hoạt động trên, mấy năm gần đây còn nổi lên cái gọi là “Tổ

chức Khmer Krom”, “Nhà nước Khmer Krom” do một số phần tử xấu ở ngoài

dựng lên. Chúng dựng lên “Ngày quốc hận” để kích động sư sãi, phật tử

Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đấu tranh đòi lại các tỉnh Nam Bộ.

Trước tình hình đó, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tích cực

phối hợp với Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương,

chính sách tôn giáo trong sư sãi Nam Tông Khmer, hướng dẫn tăng ni, phật tử

cảnh giác đấu tranh ngăn chặn âm mưu thủ đoạn của địch, không để bị lợi

dụng lôi kéo. Mặt khác cùng với chính quyền địa phương kiểm tra đôn đốc

việc thực hiện các chính sách tôn giáo, đảm bảo tôn trọng quyền tự do tín

ngưỡng. Giáo hội còn đề nghị với Chính phủ tặng thưởng Huân chương Độc

lập cho các Hòa thượng có công lao đối với đất nước; quan tâm đối với tang

lễ của một số vị giáo phẩm, đặc biệt là tang lễ Hòa thượng Mahasaray (là Phó

pháp chủ, vị cao tăng đứng đầu Phật giáo Khmer Nam Bộ); Hòa thượng Châu

Mun (Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) là vị cao

tăng tiêu biểu của Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ, làm cho tăng ni, phật

tử ở trong và ngoài nước thấy rõ chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó

dần ổn định được tình hình và chắt chặt tinh thần đoàn kết, tin tưởng hòa hợp

của đồng bảo Phật giáo Nam tông Khmer trong mối quan hệ với các thành

viên của Giáo hội Phật giáo và với dân tộc Việt Nam.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong bất cứ tình huống nào, luôn là tổ

chức duy nhất đại diện cho tăng ni, phật tử Việt Nam ở trong nước cũng như

ở ngoài nước; khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hoạt động đối nội và

đối ngoại của Phật giáo Việt Nam. Đối với những hành vi lợi dụng Phật giáo

làm công cụ chính trị chống đối Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, đi ngược lại Hiến chương, Giáo hội kiên quyết đấu tranh và không

ngừng xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc.

Tiểu kết

Đáp lại tình cảm mà Đảng và Nhà nước ta giành cho Phật giáo, trong

những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng tự đổi mới, hoàn

104

thiện để hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Giáo hội

đã hợp nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo về một mối dưới sự lãnh đạo, điều

hành của những vị Giáo phẩm cao tăng gắn bó đạo pháp với dân tộc, với đất

nước, để hướng dẫn tăng ni, phật tử tu học và hành đạo theo đúng chính sách

và pháp luật của Nhà nước.

Sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp

cho tương lai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Có thống nhất, Giáo hội mới

làm tốt được vai trò “người thuyền trưởng” hướng tăng ni, phật tử luôn đồng

hành cùng dân tộc Việt Nam trên mỗi chặng đường lịch sử. Có thống nhất,

Giáo hội mới tập trung khả năng, đủ nghị lực để loại trừ những mê tín dị

đoan, những tư tưởng tiêu cực và yếm thế đã làm vẩn đục và hoen ố tấm g-

ương chói sáng của phật pháp. Có thống nhất, Giáo hội mới xây dựng một

Đại tăng Việt Nam, mới đoàn kết được sức mạnh và trí tuệ của tăng ni, phật

tử Việt Nam. Có thống nhất, các Viện nghiên cứu Phật học, các lớp phật học

như Học viện, Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp mới được tổ chức trên toàn

quốc và có một sự nhất trí trong chương trình và trong phương pháp giảng

dạy. Những thành quả của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua

càng góp phần nâng Phật giáo Việt Nam lên một tầm cao mới, trong giai đoạn

mới xã hội chủ nghĩa.

Với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa”, Nhà nước

và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong thời gian qua, vẫn luôn giữ được mối

quan hệ tốt đẹp sẵn có. Tuy vậy, từ thực tiễn tình hình Phật giáo ở nước ta

hiện nay còn có những vấn đề nổi cộm cần được giải quyết như:

- Thứ nhất là vấn đề “hai giáo hội”. Bên cạnh Giáo hội Phật giáo Việt

Nam - tổ chức Phật giáo hợp pháp duy nhất được nhà nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam cộng nhận tư cách pháp nhân, còn có một tổ chức gọi là

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” do bọn lưu vong, phản quốc dựng

lên, đang gây ra không ít khó khăn, trở ngại trong mối quan hệ giữa Nhà nước

và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sự tồn tại, bành trướng và hoạt động phi

pháp của tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” ở phạm vi bên

ngoài lãnh thổ và ở trong nước, những năm gần đây, làm phương hại đến uy

105

tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; là mối đe dọa làm hoen ố, vẩn đục

truyền thống quan hệ tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với Đảng và

Nhà nước ta.

- Thứ hai là vấn đề với Phật giáo Nam tông Khmer. Đây cũng là một

thách thức lớn trong mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội. Những kẻ giả

danh tôn giáo luôn lợi dụng mối quan hệ nhạy cảm này để chia rẽ khối đoàn

kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, xúi giục đòi li khai lập “Nhà nước Khmer

Krom”. Do vậy, Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải có

những chính sách thiết thực, cụ thể để Phật giáo có được sự thống nhất, đoàn

kết, hòa hợp thực sự.

106

KẾT LUẬN

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo ở Việt

Nam, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945 đến

nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn nhất quán với chính sách tôn trọng, đảm

bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Nhìn lại quá trình nhận thức về vấn đề

tôn giáo theo quan điểm mácxít của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ta thấy có

những bước tiến rõ rệt, mang tính đột phá, nhất là từ sau đổi mới như:

1. Những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta có những chuyển biến

mạnh mẽ trong nhận thức đường lối, chính sách về tôn giáo; điều đó góp phần

to lớn trong việc ổn định xã hội, chính trị, an ninh, từ đó khai thác tốt giá trị

văn hóa, đạo đức của các tôn giáo trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

hiện nay.

Đánh dấu cho bước đột phá trong tư duy, nhận thức là Nghị quyết số 24 -

NQ/TW, năm 1990, “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”

khi khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận

nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở nước ta. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết

toàn dân tộc”. Điều này có ý nghĩa rất lớn, đem lại một luồng sinh khí mới

cho đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Không chỉ thừa nhận sự tồn tại của tôn

giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, mà còn khẳng định giá trị đạo

đức, văn hóa tôn giáo phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay,

hướng tới một “Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Thời gian

qua, chúng ta cũng ghi nhận những nỗ lực to lớn, vượt bậc của Đảng và Nhà

nước, nhằm cải thiện đời sống tôn giáo, điều kiện sinh hoạt tôn giáo diễn ra

trong không khí hết sức sôi động, phong phú. Xu hướng đồng hành cùng dân

tộc, cùng chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, đang trở thành một xu thế cơ

bản, chi phối mọi hoạt động của các tôn giáo. Phần lớn các tôn giáo đều thể

hiện sự tin tưởng và quyết tâm: Sống phúc âm giữa lòng dân tộc (Công giáo),

107

Phụng sự Thiên chúa - Phụng sự Tổ quốc (Tin Lành), Đạo pháp - Dân tộc -

Xã hội chủ nghĩa (Phật giáo), Nước vinh - Đạo sáng (Cao Đài), Vì Đạo pháp -

vì Dân tộc (Phật giáo Hòa Hảo). Nhờ vậy, đời sống của nhân dân, trong đó có

đồng bào tôn giáo, đi vào ổn định và phát rriển.

2. Chính sách của Đảng và Nhà nước với Phật giáo là một điển hình

thành công cho chính sách tôn giáo nói chung.

Các tổ chức tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo, thực sự là một “thách thức”

với Đảng và Nhà nước ta. Để giải quyết vấn đề Dân tộc và Tôn giáo, Đảng và

Nhà nước Việt Nam thực hiện nguyên tắc: luôn đặt tôn giáo trong và dưới vấn

đề dân tộc, lấy lợi ích dân tộc làm mẫu số chung. Với Phật giáo cũng không

nằm ngoài ngoại lệ ấy. Trên nguyên tắc là tôn trọng tự do tín ngưỡng, Đảng

và Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để Phật giáo được thống

nhất, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời tích cực ủng hộ đ-

ường hướng hành đạo của Giáo hội. Nhờ đó, tăng ni phật tử thêm tin tưởng

vào sự lãnh đạo của Đảng và nguyện phấn đấu vì “Đạo pháp - Dân tộc - Xã

hội chủ nghĩa”. Chính sách của Đảng và Nhà nước với tôn giáo, điển hình là

với Phật giáo, đã tiếp nối được truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc của

tăng ni phật tử, đồng thời phát huy được sức lực và trí tuệ của đông đảo tăng

ni phật tử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp

xây dựng đất nước hiện nay. Thực tế cho thấy rằng, Phật giáo đang có xu

hướng thế tục hóa, ngày càng có sự đổi mới để thích ứng với nhiệm vụ cách

mạng trong giai đoạn hiện nay. Thành công trong chính sách của Đảng và

Nhà nước ta với Phật giáo là một điển hình trong chính sách tôn giáo nói

chung, điều đó cho thấy ứng xử linh hoạt, sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta,

để phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo trong công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Việc ủng hộ xu thế thống nhất của Phật giáo Việt Nam và sự ra đời

của Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981 là kịp thời, đúng lúc, vừa đáp ứng

được nguyện vọng của đông đảo tín đồ tăng ni phật tử cả nước, vừa đảm

108

nhiệm vai trò sứ mệnh lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và mở ra một

thời kỳ thống nhất cho Phật giáo nước nhà.

Trong bối cảnh trước năm 1981, ở nước ta có rất nhiều các tổ chức hệ

phái Phật giáo cùng tồn tại, đặc biệt là tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thống nhất” bị phân hóa, lũng đoạn của các thế lực chính trị trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ. Thì sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kịp

thời, đúng lúc. Một mặt, nó đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, cần thiết phải

có một tổ chức hợp pháp giữ vai trò là “người thuyền trưởng” thống nhất các

hệ phái khác, cùng thực hiện mục tiêu chung: “hộ trì hoằng dương phật pháp,

phục vụ dân tộc và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Mặt khác, đó cũng

là tâm nguyện của đông đảo tín đồ tăng ni phật tử trong cả nước, được nhen

nhóm từ những năm đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt

Nam mở ra một thời kỳ thống nhất cho Phật giáo nước nhà. Từ đây, Phật giáo

Việt Nam hội tụ dưới một mái nhà, phấn đấu vì một sự nghiệp chung. Bỏ qua

những bè phái, cục bộ hay tư tưởng yểm thế của những kẻ vọng ngoại, giả danh

nhà phật, làm vẩn đục, hoen ố tấm gương chói sáng của phật pháp. Từ đây,

toàn thể tăng ni phật tử Việt Nam cùng chung lãnh đạo và tổ chức, chung ý chí

và hành động, để cùng xây dựng đất nước và phát triển đạo Phật trên quê

hương Việt Nam.

4. Trong thực tiễn, chính sách với Phật giáo đã phát huy tốt, đạt được

nhiều mặt to lớn. Giáo hội đã củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn

giáo và để lại bài học kinh nghiệm tốt cho các tôn giáo khác.

Thành công trong chính sách của Đảng và Nhà nước với Phật giáo ở chỗ:

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời không chỉ đoàn kết được đông đảo tín đồ

tăng ni phật tử trong cả nước, các tổ chức hệ phái Phật giáo, mà Giáo hội còn

đoàn kết với các tôn giáo khác, đoàn kết với cộng đồng 54 dân tộc anh em,

cùng chung sống dưới mái nhà Xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là một bài học

kinh nghiệm quý báu trong việc ứng xử với các tôn giáo cụ thể khác. Trong

quản lý tôn giáo, Nhà nước ta khẳng định sự bình đẳng giữa các tôn giáo,

không phân biệt đối xử. Phật giáo cũng như các tôn giáo khác ở Việt Nam đều

109

được tự do tín ngưỡng, đều có quyền lợi và nghĩa vụ theo Hiến pháp và pháp

luật quy định. Nhà nước đảm bảo “Luôn đứng trên và trung lập với mọi tổ

chức tôn giáo”[34, tr. 538]. Nhất là khi thế lực thù địch đang sử dụng vũ khí

“nhân quyền - tôn giáo” để chống lại nhà nước ta, lợi dụng vấn đề tôn giáo -

dân tộc đòi thực thi “Ly khai”, “Giải thể lãnh thổ”. Do vậy, thành công trong

việc thực thi chính sách với Phật giáo sẽ trở thành một bài học quý báu cho Đảng

và Nhà nước ta trong việc điều hòa mối quan hệ tôn giáo và dân tộc, tôn giáo và

chủ nghĩa xã hội.

5. Từ việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và

Nhà nước ta thời gian qua, rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân

dân, từ đó duy trì và phát triển xu hướng tôn giáo đồng hành với dân tộc và

Chủ nghĩa xã hội. Trong đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo cần

phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng, tránh đồng nhất tôn giáo với chính

trị. Đảng luôn coi chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một chiến lược

trong chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Hiện nay, vấn đề tôn

giáo đã được nhìn nhận ở nhiều phương diện với thái độ đúng đắn hơn, tích

cực hơn, thay vì cái nhìn “tả khuynh” phiến diện là thứ “thuốc phiện”, là

“phản ánh ngược” của hiện thực, là mê tín. Tôn giáo được coi là một thực tại

xã hội, có thể đồng hành với dân tộc và với xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã trở

thành động lực cho các tôn giáo ở Việt Nam thực hiện sống “tốt đời, đẹp

đạo”, tự nguyện đồng hành cùng dân tộc. Một mặt, kiên quyết đấu tranh với

những hành vi lợi dụng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại

khối đại đoàn kết dân tộc. Song luôn tôn trọng nhu cầu tôn giáo chân chính

của tín đồ, không để yếu tố chính trị lấn át yếu tố tự do tôn giáo của quần

chúng.

Thứ hai, thực hiện vận động quần chúng trong công tác tôn giáo. Nếu

trước đây, được coi là công tác đánh địch lợi dụng, vô hình chung, vấn đề tôn

giáo bị đẩy vào hoạt động chính trị, những người có nhu cầu tín ngưỡng, tôn

giáo chính đáng cũng bị đánh đồng với bọn phản động. Điều này càng tạo ra

110

khoảng cách giữa đồng bào có tín ngưỡng và đồng bào không có tín ngưỡng.

Thực tiễn cho thấy, đối với quần chúng trong việc đấu tranh với những kẻ lợi

dụng tôn giáo xúi giục, kích động, gây rối trật tự trị an, phá hoại khối đại đoàn

kết dân tộc, thì công tác “dân vận” và chỉ có làm tốt công tác vận động quần

chúng thay vì dùng mệnh lệnh hành chính, mới đem lại hiệu quả. Công tác

vận động giúp cho nhân dân hiểu rõ chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và

Nhà nước ta; tự nhận thức được việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của

những kẻ đội lốt tôn giáo, không để bị lợi dụng, lôi kéo tham gia vào các hoạt

động chính trị; hình thành ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện nhu cầu tín

ngưỡng, tôn giáo một cách chính đáng.

Thứ ba, hoàn thiện hơn nữa chính sách về tôn giáo, đặc biệt là sự cần

thiết của việc xây dựng một bộ Luật tôn giáo và các chế tài khác liên quan

đến sinh hoạt tôn giáo. Hoạt động tôn giáo ngày một diễn biến phức tạp, càng

cho thấy sự cần thiết về một bộ Luật tôn giáo. Trong khi công tác quản lý hoạt

động tôn giáo còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng, do chưa có một bộ Luật

nào đưa ra chế tài cụ thể. Điều này gây cản trở lớn cho công tác quản lý của

Nhà nước, cũng như hoạt động đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo.

Và “Chỉ làm tốt công tác hoàn thiện pháp luật tôn giáo mới có thể có điều kiện,

phương tiện hữu hiệu làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo” [34, tr .7].

Thứ tư, với Phật giáo, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng truyền

thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo. Để đấu tranh

với những tư tưởng yểm thế của một số phần tử phản động, cố tình xuyên tạc

đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc

của Phật giáo. Phát huy tình cảm tốt đẹp giữa Phật giáo và dân tộc, điển hình

là mối quan hệ sâu sắc giữa Hồ Chí Minh với Phật giáo. Từ đó, hình thành ý

thức yêu nước, gắn bó với dân tộc của tín đồ tăng ni phật tử; phản đối những

việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của những kẻ phản động, lưu vong ở nước

ngoài cầm đầu tổ chức gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”;

không bị lôi kéo vào âm mưu chia rẽ Phật giáo Nam tông Khmer.

111

Thứ 5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải ý thức được những thách thức

của yếu tố thời đại như: “hiện tượng tôn giáo mới”, vấn đề hiện đại hóa Phật

giáo, vấn đề Gia đình phật tử, vấn đề với “Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thống nhất”, với Phật giáo Nam tông Khmer, v.v. để chủ động có những

biện pháp, hướng đi tích cực trong vai trò hướng dẫn tăng ni phật tử. Trước

những vận động của thời cuộc, Phật giáo cũng như những tôn giáo khác, phải

đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Đó thực sự là những “mối hiểm họa

tiềm ẩn” đòi hỏi Giáo hội cần chủ động trong nhận thức và sẵn sàng có những

đối sách thích hợp. Có như vậy, Giáo hội mới hoàn thành vai trò “người

thuyền trưởng” hướng dẫn tăng ni phật tử đi đúng với chánh pháp và đúng với

tinh thần mà Hiến chương của Giáo hội đề ra từ năm 1981 đến nay.

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tôn giáo Chính phủ (2000), Các văn bản quy phạm pháp luật

quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006): Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở

Việt Nam, Nxb Ban Tôn giáo Chính phủ.

3. Bạch Thanh Bình (2007), Từ phong trào chấn hưng Phật giáo suy

nghĩ về Phật giáo Việt Nam trong thế vận hội mới, Tạp chí Nghiên

cứu tôn giáo, (số 2), tr. 10 -15.

4. Bộ Công An, Công tác an ninh trong quản lý nhà nước đối với hoạt

động tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.

5. Các văn bản pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo (2001), Nxb Tôn giáo.

6. Chỉ thị số 60 CT/TW “Về việc thành lập tổ chức Hội Phật giáo thống

nhất Việt Nam”, ngày 20-11-1957.

7. Chung một bóng cờ (về mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt

Nam), (1955), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Công - Lý (2007), Tham vọng chính trị của những kẻ đội lốt tôn giáo,

Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (số 8), tr. 62 - 66.

9. Lê Cung (2009), Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo, Tạp chí

Nghiên cứu tôn giáo, (số 3),tr. 3 - 7.

10. Lê Cung (2007), Sự hậu thuẫn của miền Bắc đối với phong trào Phật

giáo miền Nam năm 1963, Tạp chí Nghiên Tôn giáo, (số 6), tr. 12 - 16.

11. Củng cố mối quan hệ Dân tộc và Tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh

hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (1009), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

12. Nguyễn Hồng Dương (2007), Quan hệ Nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam

những năm gần đây, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo,( số 3), tr. 14 - 19.

113

13. Nguyễn Hồng Dương (2002), Nhà nước ta với Công giáo, Tạp chí

Nghiên cứu Tôn giáo, (số 5), tr. 25 - 31.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Tất Đạt (2008), Tìm hiểu một số đặc điểm của Phật giáo

trong hệ thống tôn giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số

3), tr. 17 - 22.

17. Nguyễn Tất Đạt (2005), Vài suy nghĩ về quan hệ giữa Nhà nước Việt

Nam và Giáo hội, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 6), tr. 18 - 25.

18. Nguyễn Văn Đạt (1959), Tìm hiểu chính sách tôn giáo của Chính phủ

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nxb Phổ Thông.

19. Lê Tâm Đắc (2009), Vai trò của phong trào chấn hưng Phật giáo ở

miền Bắc đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX,

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 7 & 8), tr. 20 - 24.

20. Trần Bạch Đằng (1999), Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên

cứu Tôn giáo, (số 1), tr. 32 - 39.

21. Lê Văn Đính (2007), Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời

sống xã hội Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số

10), tr. 16 - 24.

22. Đỗ Thị Kim Định (2008), Từ sự đổi mới đường lối đến sự đổi mới về

chính sách tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay, Tạp chí Nghiên

cứu Tôn giáo, (số 8), tr. 20 - 27.

23. Nguyễn Văn Đông (1988), Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà

nước đối với đạo Thiên Chúa Giáo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc,

một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự Thật.

114

25. Nguyễn Đại Đồng (2008), Nhìn lại tiến trình thống nhất Phật giáo Việt

Nam trong thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 4), tr. 5 - 10

26. Giáo hội Phật giáo Việt Nam 20 năm thành lập và phát triển (2002),

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1), tr. 21 - 32.

27. Bùi Thị Thu Hà (2002), Những đóng góp của tín đồ Phật giáo Hòa

Hảo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-

1975), Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (số 6), tr. 10 - 16.

28. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), được tu chính tại

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 6 GHPGVN, tại Hà Nội ngày 14

tháng 12 năm 2007, Nxb Tôn giáo.

29. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

30. Hồ Trọng Hoài, Hoàng Thị Nga (2006), Quan điểm C.Mác - Ph

Ăngghen - V.Lênin, Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của

Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Khắc Huy (2007), Tiến trình luật pháp tôn giáo ở Việt Nam

từ năm 1990 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1), tr. 35 -

42.

32. Đỗ Quang Hưng (cb), (2003), Bước đầu tìm hiểu về Nhà nước và

Giáo hội, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

33. Đỗ Quang Hưng (2004), Suy nghĩ về nguyên tắc thế tục trong mối

quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,

(số 4), tr. 21 - 27.

34. Đỗ Quang Hưng (2007): Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam

Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Đỗ Quang Hưng (2007), Suy nghĩ về tự do tôn giáo và tự do tôn giáo

ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 5), tr. 3 - 6.

36. Đỗ Quang Hưng (1999), Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng

115

Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1), tr. 23 - 31.

37. Đỗ Quang Hưng (2006), Vấn đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội lần thứ

X của Đảng: Cái đã có và cái cần có, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số

5), tr. 3 - 7.

38. Đỗ Quang Hưng (2005), Những người Cộng sản Việt Nam với đường

hướng “Đồng hành cùng dân tộc” và Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt

Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1), tr. 41 - 51.

39. Đỗ Quang Hưng (2001), Hiện tượng tôn giáo mới - Mấy vấn đề lý

luận và thực tiễn, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, (số 5), tr. 7 - 15.

40. Khoác áo tu hành, làm điều sai trái (2009), Tạp chí Nghiên cứu Tôn

giáo, (số 5), tr. 53 - 60.

41. Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I (1982), nhiệm

kỳ 1981 - 1987, Nxb Tôn giáo.

42. Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II (1988), nhiệm

kỳ 1987 - 1992, Nxb Tôn giáo.

43. Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III (1993), nhiệm

kỳ 1992 - 1997, Nxb Tôn giáo.

44. Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV (1998), nhiệm

kỳ 1997 - 2002, NxbTôn giáo.

45. Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V (2003), nhiệm

kỳ 2002 - 2007, NxbTôn giáo.

46. Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2008), nhiệm

kỳ 2007 - 2010, Nxb Tôn giáo.

47. Kỷ yếu 20 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2002), Nxb

Tôn giáo.

48. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (2000), Nxb Văn học, Hà Nội.

49. Lênin (1979), Toàn tập,tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

50. Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

116

51. Lê Văn Lợi (2005), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo - Bước tiến mới trong

chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, Tạp chí Lịch sử Đảng, (số

4), tr. 25 - 30.

52. Bùi Đức Luận (2003), Những bước tiến trong việc thể chế hóa chủ

trương chính sách về tôn giáo ở nước ta trong những năm gần đây,

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1), tr. 15 - 20.

53. Bùi Đức Luận (2004), Vài nhận thức trong quá trình xây dựng Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 4), tr. 44 -

49.

54. Nguyễn Đức Lữ (cb), (2007): Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn

giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo.

55. Nguyễn Đức Lữ (cb), (2007), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn

giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo.

56. Nguyễn Đức Lữ (cb), (2009), Một số quan điểm của Đảng và Nhà

nước Việt Nam về tôn giáo, Nxb Chính trị quốc gia.

57. Nguyễn Đức Lữ (2005), Thư chung 1980 của Hội đồng giám mục

Việt Nam một dấu mốc quan trọng trên con đường Công giáo đồng

hành cùng dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 5), tr. 26 - 34

58. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995): Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

59. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

60. C. Mác, Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

61. C. Mác, Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, , tập 21, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

62. C. Mác, Ph. Ăngghen bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần (2001),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Lê Cựu Lộc dịch.

117

63. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

64. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65. Hồ Chí Minh (1996): Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. Hồ Chí Minh (1996): Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

68. Hồ Chí Minh (1996): Toàn tập, tập 12, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng (1998), Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

70. Lê Đại Nghĩa (2008), Hồ Chí Minh với việc vận dung và phát triển

chủ nghĩa Mác - Lênin và việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam,

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 4), tr 3 - 7.

71. Nguyễn Xuân Nghĩa (2004), Suy nghĩ về nguyên tắc thế tục trong mối quan

hệ Nhà nước và Giáo hội, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 4), tr. 16 - 25.

72. Phát huy truyền thống đồng hàng cùng dân tộc, người Công giáo Việt Nam

tiếp tục dấn thân đua phong trào thi đua yêu nước phát triển trong thời kỳ đất

nước hội nhập (2008), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 11), tr. 5- 17.

73. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn thi hành

(2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Phùng Hữu Phú (1997), Hồ Chí Minh với Phật giáo (1945-1969),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

75. Chư Kim Phương, Nguyễn Ngọc Quỳnh (2001), Hoạt động từ thiện

xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam những năm gần đây, Tạp chí

Nghiên cứu Phật học, (số 4), tr. 59 - 62.

76. Phạm Ngọc Quang (2005), Điều kiện thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng,

tôn giáo, Tạp chí Lý luận Chính trị, (số 2), tr. 61 - 64.

77. Nguyễn Đức Sự (2001), Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo, Nxb Tôn

giáo.

78. Nguyễn Đức Sự (1999), Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề tôn giáo, Nxb Tôn

118

giáo.

79. Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề, Vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo

ở cơ sở, Nxb Tôn giáo.

80. Ngô Hữu Thảo (2005), Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các

Hiến pháp ở Việt Nam - Sự kế thừa và phát triển, Tạp chí Nghiên cứu

Tôn giáo, (số2), tr. 3 - 8.

81. Huy Thông (2004), Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Trần Minh Thư (2004), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở

Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.

83. Trần Dân Tiên (1949), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ

Chủ Tịch, Nxb Tam Liên, Thượng Hải.

84. Đặng Tài Tính (2004), Sự thể hiện nhất quán quan điểm tôn trọng tự

do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt nam, Tạp chí Tư

tưởng - văn hóa, (số 8), tr. 20 - 24.

85. Đặng Tài Tính (2004), Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Một sự thật

không thể phủ nhận, Tạp chí Tư tưởng - văn hóa, (số 10), tr. 13 - 17.

86.

Trần Tam Tỉnh (1988), Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Trẻ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

87. Thích Thanh Tứ (2007), Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (số 5), tr. 8 - 10.

88. Thích Thanh Tứ (2007), Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo

đúng luật Phật chế và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước là

nhân tố đảm bảo cho mọi thành tựu Phật sự, Tạp chí Nghiên cứu Phật

học, (số 1), tr. 22 - 24.

89. Thích Thanh Tứ (2004), Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công cuộc

đổi mới đất nước hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 4), tr. 21 -

28.

119

90. Thư gửi Ngài Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

của Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 22

tháng 11 năm 2003.

91. Thư của Hồ Chủ Tịch và Chủ tịch Tôn Đức Thắng gửi Đại hội Phật

giáo toàn quốc lần thứ III và lần thứ IV, Chỉ thị của Thủ tướng Chính

phủ về việc chấp hành chính sách đối với chùa thờ phật và tăng ni

(1979), Xuất bản, Thành hội Phật giáo Hà Nội.

92 Tổng cục chính trị (1993), Một số hiểu biết về tôn giáo, tôn giáo ở

Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

93. Trần Văn Trình (2008), Các tôn giáo ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 3), tr. 27 - 31.

94. Nguyễn Phú Trọng (2008), Đồng bào Công giáo chung sức, chung lòng vì

sự nghiệp phát triển đất nước, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 11), tr. 3 - 4.

95. Nguyễn Quốc Tuấn (2007), Suy nghĩ về sự kiện thống nhất Phật giáo

năm 1981, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 1), tr. 9 - 24.

96. Từ điển bách khoa(2002), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, tập 2.

97. Ủy ban đoàn kết Công giáo(2005), Kỷ yếu Đại hội Đại biểu những người

Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

98. Đặng Nghiêm Vạn (cb), (1998), Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ng-

ưỡng, Nxb Khoa học xã hội.

99. Đặng Nghiêm Vạn (cb), (1998), Về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay, Nxb Khoa học xã hội.

100. Đặng Nghiêm Vạn (2004), Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, NXxb

Chính trị Quốc gia.

101. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.

102. Đặng Nghiêm Vạn (2002), Suy nghĩ về mối quan hệ giữa Nhà nước với

các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (số 3), tr. 5

120

- 15.

103. Viện nghiên cứu tôn giáo (1996), Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín

ngưỡng, Nxb, Khoa học xã hội.

104. Viện thông tin khoa học xã hội (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại,

tập 1 và tập 2, Nxb Khoa học xã hội.

105. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo.

106. Nguyễn Thanh Xuân (cb), (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở

Việt Nam, NxbTôn giáo.

107. Ý nghĩa bản Thông bạch do Hòa thượng Thích Minh Châu chánh thư

ký Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam tuyên đọc nhân dịp

Lễ ra mắt Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa

Quán Sứ Hà Nội, ngày mồng 9 tháng 4 năm 1980.