16
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 4709 + 4710 THỨ BA, NGÀY 24/1/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tất niên TRANG 12 TRANG 5 Xuân đã về trên đảo Trường Sa Công nhân chăm sóc hoa trong nhà kính công nghệ cao. Ảnh: Nguyễn Dũng Xây dựng Lâm Đồng thành một trong những trung tâm nông nghiệp Đông Nam Á Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên 2 Truyện ngắn: Bữa cơm tất niên 9 Đào hữu tính “lung linh” ra phố 11 Dấu ấn nông thôn mới năm 2016 4

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201701/22911_BLD_s__T_t_Ni_n_2017.pdf · Nhằm kiến tạo Nhà nước vì dân,

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 4709 + 4710 THỨ BA, NGÀY 24/1/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

Tất niên

TRANG 12

TRANG 5

Xuân đã về trên đảo Trường Sa

Công nhân chăm sóc hoa trong nhà kính công nghệ cao. Ảnh: Nguyễn Dũng

Xây dựng Lâm Đồng thành một trong những trung tâm nông nghiệp Đông Nam Á

Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên2

Truyện ngắn:Bữa cơm tất niên

9

Đào hữu tính “lung linh” ra phố11

Dấu ấn nông thôn mới năm 20164

2 THỨ BA 24 - 1 - 2017 TẤT NIÊN

LAN HỒ

Cả một đời vì nước, vì dân và nguyện vọng, hoài bão lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc

Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, lầm than của chủ nghĩa phong kiến, thực dân; nhân dân ta được hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc… Vì lẽ đó, chúng ta xiết đỗi tự hào khi UNESCO vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà Văn hóa kiệt xuất Việt Nam”.

Không chỉ bôn ba năm châu, bốn biển để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí Minh còn sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 87 năm vượt qua nhiều phong ba, bão táp đưa con thuyền cách mạng cập bến vinh quang… 87 mùa xuân, Đảng ta luôn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm “kim chỉ nam” trên hành trình đưa dân tộc vững bước tiến tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Theo đó, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là lý tưởng bất biến vì nhân dân.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, định danh trên bản đồ thế giới. Ngay sau đó, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc

cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam Á, mọi công dân Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, đảng phái, tôn giáo… được đi bỏ phiếu, dân chủ lựa chọn những đại biểu ưu tú của mình vào Quốc hội, xây dựng Nhà nước mới phục vụ nhân dân. Nhằm kiến tạo Nhà nước vì dân, quan điểm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Nhà nước quản lý xã hội, lo cho dân chứ không phải đè đầu, cưỡi cổ dân” và “lấy việc đưa lại quyền lợi cho nhân dân làm mục tiêu hoạt động của mình”. Ngay cả chức vụ Chủ tịch nước, Bác cũng có quan niệm rõ ràng là do nhân dân ủy thác. Chân thành, giản dị và đáng khâm phục biết bao khi trả lời các nhà báo vào tháng 1/1946, Người khẳng định: “Tôi tuyệt nhiên không muốn công danh phú quý một chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui”. Xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm lấy việc đưa lại quyền lợi cho nhân dân làm mục tiêu hoạt động của mình, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu

ta, kính ta”. Và Người dặn trong Di chúc: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Trước nhân cách cao đẹp sáng ngời, Giáo sư Trần Văn Giàu viết: “Tầm cỡ của một hiền triết chung quy là ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này và chắc còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó làm trung tâm của mọi suy nghĩ và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó; vì đó mà Cụ lớn”.

Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Đại hội XII của Đảng xác định: Trong những năm tới, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước”. Đồng thời trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh phải: “Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản

lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã nêu ra 27 biểu hiện phải được đấu tranh, khắc phục. Trong đó, có biểu hiện mà từng cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, nghiêm túc soi rọi để tránh hiểm họa: “Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc luôn chứng minh sinh động, rõ nét nhân dân chính là người làm nên những chiến thắng. Lấy dân làm gốc, quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấm thía hơn lời Người dạy: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”.

Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên

Đến nay, huyện Bảo Lâm còn 1.504 hộ nghèo và 2.252 hộ cận nghèo. Để giúp người nghèo đón Tết cổ truyền Đinh Dậu 2017 trong không khí đầm ấm, hạnh phúc và sum vầy, huyện Bảo Lâm đã trích gần 1,5 tỷ đồng để chăm lo, tặng quà Tết cho người nghèo, các gia đình chính sách và mẹ Việt Nam anh hùng.

Theo đó, huyện Bảo Lâm đã tặng 5.036 phần quà Tết (300 ngàn đồng/phần) tới tay các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách và mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, dịp Tết cổ truyền năm nay, thông qua các nguồn tài trợ, huyện Bảo Lâm đã vận động được 687 triệu đồng để hỗ trợ xây 27 căn nhà tình thương cho hộ nghèo. Trong đó, 5 căn được hỗ trợ 30 triệu đồng/căn và 22 căn được hỗ trợ 25 triệu đồng/căn. Ngoài nguồn kinh phí của huyện, Tết năm nay, các tổ chức từ thiện, các mạnh thường quân còn trao tặng hàng trăm suất quà Tết tới tay các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trên địa bàn huyện

BẢO LÂM: Trao tặng hơn 5.000 phần quà Tết cho người nghèo, gia đình chính sách

trị giá hàng trăm triệu đồng. Chính quyền các xã, thị trấn còn tổ chức quyên góp để tặng quà Tết cho người nghèo. Nhiều địa phương trong huyện

như: Lộc Ngãi, Lộc Thành, Lộc An và thị trấn Lộc Thắng vận động, quyên góp được hàng trăm suất quà trao tận tay người nghèo đón Tết. KHÁNH PHÚC

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến tặng quà Tết cho bà con đồng bào DTTS huyện Bảo Lâm.

Sau 3 ngày diễn ra cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng năm học 2016 - 2017, Sở GDĐT đã chọn ra 9 dự án xuất sắc trong số 62 dự án được trao giải để tham dự cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia. Hầu như các tỉnh, thành khác chỉ được chọn 6 dự án tham gia cấp quốc gia thì Lâm Đồng là một trong số ít địa phương được chọn 9 dự án. Cuộc thi năm nay từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh có số học sinh, số trường và số dự án tăng hơn so với năm học trước, minh chứng cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng ngày càng phát triển theo chiều rộng, có

9 dự án được chọn tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bảo Lâm đón danh hiệu đạt chuẩn Quốc gia

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) huyện Bảo Lâm vừa long trọng

tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Trường đạt chuẩn Quốc gia.

Từ ngày thành lập, Trường Phổ thông DTNT Bảo Lâm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Đến nay,

cơ sở vật chất của trường đảm bảo theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, với 8 phòng học (gồm 8 lớp, học 2 buổi/ngày), các phòng chức năng và khu cư xá… Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Hiện nay, trường có 72% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; nhiều giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và Hội cha mẹ học sinh, trong nhiều năm qua, Trường Phổ thông DTNT Bảo Lâm đã đạt được “Tập thể lao động tiên tiến”.

Ghi nhận thành tích của trường, ngày 18/11/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra

Quyết định số 1545/QĐ - UBND công nhận Trường Phổ thông DTNT Bảo Lâm

đạt chuẩn Quốc gia.X.LONG

Thu được gần 200 đơn vị máu từ “Lễ hội Xuân hồng”

Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đức Trọng vừa tổ chức

Chương trình “Lễ hội Xuân hồng” với sự tham gia của đông đảo nhân dân, đoàn viên,

thanh niên thuộc các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp và thị trấn Liên Nghĩa.

Đây là đợt hiến máu tình nguyện đầu Xuân 2017. Thông qua ngày hội, BTC đã

thu được gần 200 đơn vị máu.Theo Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đức Trọng, huyện sẽ phấn

đấu thu được 700 đơn vị máu từ các đợt tổ chức hiến máu tình nguyện trong năm 2017.

T.VŨ

Ông Trần Đức Lợi - Phó Giám đốc Sở GDĐT trao giải cho các dự án đoạt giải toàn cuộc.

những bước tiến vững chắc. Theo đánh giá của Ban tổ chức, các dự

án năm nay đã chứng tỏ được sự nhiệt tình tham gia vào môi trường nghiên cứu khoa học thực tế, năng động của học sinh phổ thông, khẳng định được năng lực tìm tòi, nghiên cứu và tinh thần trách nhiệm, ý thức xã hội đối với môi trường sống và sinh hoạt cộng đồng của học sinh. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 5 giải nhất, 13 giải nhì, 16 giải ba, 28 giải khuyến khích ở giải lĩnh vực và 2 giải nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba và 3 giải khuyến khích ở giải toàn cuộc.

Dịp này, Sở GDĐT đã phát động cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2017 - 2018.

TUẤN HƯƠNG

3 THỨ BA 24 - 1 - 2017TẤT NIÊN

LINH NHÂN

Mùa Xuân Ất Dậu (1285) - Chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ haiHoàng đế Nhà Nguyên Hốt Tất

Liệt ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt lần thứ hai. Cuộc chiến lần này diễn ra từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân (1284) đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (1285). Cũng như lần thứ nhất, trong giai đoạn đầu quân Nguyên giành thắng lợi còn quân Đại Việt liên tục bị đánh bại. Từ tháng chạp năm Giáp Thân (1284) đến tháng ba năm Ất Dậu (1285), ta bỏ kinh đô Thăng Long, bỏ các trọng trấn rút lui để bảo toàn lực lượng, đợi dịp phản công. Khi đạo quân Nguyên do Toa Ðô thống lĩnh đi đường Chiêm Thành tiến ra định đánh chiếm đất Nghệ An, nhưng được thượng tướng Trần Quang Khải chống giữ rất vững, Toa Ðô không đánh nổi, bèn bàn với Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền vượt bể ra Bắc để hợp binh với Thoát Hoan. Ðược tin ấy, Trần Quang Khải cấp báo cho Trần Hưng Ðạo biết. Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn liền giao Trần Nhật Duật đem quân đón đánh Toa Ðô ở vùng Hải Dương và cho Trần Quang Khải mang một đạo quân thứ hai kéo thẳng ra Thăng Long, hợp binh cùng đạo quân Trần Nhật Duật đánh úp Thăng Long.

Tháng 4 năm Ất Dậu (1285), đội quân Trần Nhật Duật gặp đoàn chiến thuyền của Toa Ðô ở bến Hàm Tử (huyện Sông Anh, tỉnh Hưng Yên ngày nay), quân ta đánh mạnh, Toa Đô bị giết chết, Ô Mã Nhi chạy trốn thoát chết. Trần Quang Khải được tin thắng trận, liền chia quân một mặt đánh chiến thuyền của Thoát Hoan ở bến Chương Dương, mặt khác bổ vây Thăng Long và giải phóng được kinh đô. Quân Thoát Hoan bán sống bán chết chạy sang được sông Hồng và cố giữ đất kinh Bắc (Bắc Ninh).

Trần Quang Khải kéo quân vào thành mở tiệc khao quân, hứng khởi làm bài thơ: “Ðọat sáo Chương Dương độ/Cầm hồ Hàm Tử quan/Thái bình tu nỗ lực/Vạn cổ thử gian san”. Dịch là: “Chương Dương cướp giáo giặc/Hàm Tử bắt quân thù/Thái bình nên gắng sức/Non nước ấy nghìn thu”.

Mùa Xuân Ất Dậu năm 1285, dưới sự lãnh đạo của vua Trần, Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh như Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão,… quân dân Đại Việt đã khiến đạo quân Nguyên - Mông phải chịu thất bại thảm hại. Chính từ những chiến công trong việc đánh đuổi quân Nguyên - Mông, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng được ghi tên mình vào danh sách những tướng tài của thế giới vào thời Trung đại.

Những mùa xuân năm DậuTừ ngàn đời nay, trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam thường gắn với mùa xuân. Nhân dịp đón Xuân Đinh Dậu 2017, cùng nhau ôn lại một số sự kiện tiêu biểu về năm Dậu trong lịch sử.

khởi nghĩa; ngày 19/8, giành được chính quyền tại Hà Nội; ngày 30/8, vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. Ngày 2/9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Xuân Kỷ Dậu 1969 Đồng bào và chiến sĩ cả nước

quây quần bên nhau chăm chú lắng nghe bài thơ chúc Tết của Bác Hồ qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam: “Năm qua, thắng lợi vẻ vang,/Năm nay, tiền tuyến chắc càng thắng to!/Vì độc lập, vì tự do,/Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào./Tiến lên! chiến sĩ, đồng bào,/Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”. Thư Chúc mừng năm mới của Bác là lời động viên, cổ vũ to lớn, lời chỉ dẫn cho cách mạng Việt Nam, lời hiệu triệu nhân dân “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”. Nhưng không ai biết rằng đây là lần cuối cùng đồng bào cả nước được nghe thơ chúc Tết của Người; bởi đến ngày 2/9/1969, Bác đã từ biệt chúng ta để đi vào cõi vĩnh hằng.

Cũng mùa xuân Kỷ Dậu 1969, tháng 4, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách đối với cách mạng miền Nam. Tại miền Nam, ngày 10/5, thành lập chính quyền cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn; ngày 23/5, các phong trào tiến bộ tổ chức hội nghị hiệp thương bàn việc triệu tập Đại hội Đại biểu quốc dân để cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Năm Ất Dậu 2005Cả nước bước vào xuân mới

với những thành tựu to lớn; những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng sau 20 năm đổi mới. Cả nước tưng bừng, phấn khởi tiến hành nhiều lễ kỷ niệm trọng đại: 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 60 năm ngày Quốc khánh, 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 105 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu…Đặc biệt, năm 2005, Đảng ta tập trung chuẩn bị Đại hội lần thứ X với nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) và nhìn lại 20 năm công cuộc đổi mới đất nước.

Cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc với biết bao chiến công chói lọi giành được vào mùa xuân, trong đó có những mùa xuân năm Dậu; chúng ta hy vọng và tin tưởng năm Đinh Dậu 2017, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ lập nên những kỳ tích mới, tạo thêm một nốt son của những mùa xuân lịch sử không thể nào quên.

Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 - Quang Trung đại phá quân ThanhVốn có mưu đồ xâm chiếm nước

ta từ lâu, đến năm 1787 lấy cớ vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện, vua Càn Long nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân sang xâm lăng Đại Việt. Nhận được tin cấp báo, ngày 25/11/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy đại quân tiến ra Bắc. Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình hạ trại. Vua hạ lệnh cho quân sĩ ăn Tết Nguyên đán trước và tuyên bố đanh thép: Ngày mùng 7 Tết sẽ đánh vào Thăng Long mở tiệc ăn Tết khai hạ.

Đêm 30 tháng chạp Mậu Thân (25/1/1789), quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đò Gián Khẩu (Sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu; đến đêm mồng 3 tết, bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hạ khí giới đầu hàng.

Sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội), với hơn 3 vạn quân đóng giữ. Quân Thanh không chống nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh, nhưng cuối cùng đã cùng Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc. Trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long giữa tiếng reo hò của binh lính và sự hân hoan đón chào của dân chúng kinh thành. Chiến dịch lịch sử đại phá 29 vạn quân Thanh diễn ra nhanh chóng và chiến thắng oanh liệt.

Trong lịch sử giữ nước, dân tộc

mộng, cuối năm vỡ òa niềm vui đất nước độc lậpTrong ký ức người Việt Nam,

“nạn đói năm Ất Dậu” vẫn là một cơn ác mộng khó quên. Thảm họa ấy có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp, ép người nông dân nhổ lúa trồng đay trong vụ Đông Xuân 1944 - 1945 cùng với thiên tai, mất mùa dẫn đến thảm cảnh trên.

So sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của các cuộc chiến tranh Pháp - Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chết một triệu người, nước Đức chết chừng 3 triệu. Thế mà nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ, ta đã chết hơn 2 triệu người”.

70 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến vẫn là một cơn ác mộng, nỗi nhức nhối không thể nào quên; nó lại nhắc nhở, cảnh tỉnh chúng ta về nỗi khổ nhục của người dân mất nước.

Cũng trong năm Ất Dậu này, tháng Tám 1945 cả dân tộc lại vỡ òa lên trong niềm vui đất nước độc lập. Khi thời cơ giành lại độc lập đã đến, ngày 13/8, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc phát lệnh tổng

ta đã tiến hành nhiều cuộc kháng chiến, đã từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, nhưng chưa có một trận chiến oai hùng nào giành được chiến thắng vang dội trong một thời gian ngắn như thế. Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu - 1789 vì thế đã đi vào lịch sử dân tộc như một trong những mùa xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu cho sức sống phi thường, ý chí kiên cường trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta; đánh tan giấc mộng xâm lăng và bành trướng của những thế lực phương Bắc. Chiến thắng ấy khẳng định bản lĩnh và tư thế bất khuất của nhân dân ta; khẳng định văn hóa truyền thống, chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

Những mùa xuân có ĐảngMùa xuân 1930, Đảng Cộng

sản Việt Nam ra đời tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc); từ đây, Đảng luôn đồng hành cùng mùa xuân đất nước. Trải qua 86 mùa Xuân, có nhiều mùa xuân in đậm dấu ấn trong lịch sử của Đảng, của dân tộc ta, trong đó có những mùa xuân năm Dậu.

Năm Ất Dậu 1945 - Đầu năm gặp cơn ác

Cây cảnh tạo dáng con gà gần khu vực vòng xoay Thủy Tạ. Ảnh: C.Thành

Hoa Mai anh đào hồng rực trên đường Trần Hưng Đạo. Ảnh: Q.Uyển

4 THỨ BA 24 - 1 - 2017 TẤT NIÊN

CHÍNH THÀNH - HỒNG THẮM

Những ai đã từng có dịp ghé thăm các xã chưa đạt chuẩn NTM tại Lâm Đồng hai, ba năm trước, giờ trở lại có thể thấy diện mạo

giao thông từ đường xã cho tới đường thôn đã có sự thay đổi rõ nét. Tiếp xúc với bà con, cảm nhận chung là đời sống người dân từ vật chất cho tới tinh thần dần cải thiện, nâng lên đáng kể.

Nhiều “điểm sáng”Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội tháng 10/2016, có 53/64 tỉnh, thành phố trên cả nước nợ đọng xây dựng cơ bản trong quá trình xây dựng NTM, với số nợ trên 15.000 tỉ đồng. Đây là vấn đề được Quốc hội đánh giá là bài toán chưa có lời giải thỏa đáng trong xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp (giai đoạn 2010-2015) mà hầu hết các tỉnh mắc phải.

Câu hỏi đặt ra là Lâm Đồng nợ xây dựng cơ bản bao nhiêu trong 6 năm thực hiện xây dựng NTM? Ông Lê Chinh - Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng - khẳng định: Lâm Đồng không để nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Đây là “điểm sáng” rất đáng ghi nhận mà theo ông Chinh, ít tỉnh có thể kiểm soát hài hòa trong phân bổ nguồn lực đầu tư xây dựng NTM đạt được. Để giải quyết bài toán trên, có nhiều cách tiếp cận mới Lâm Đồng vận dụng khéo léo theo tình hình địa phương, như: Hệ thống Đảng, chính quyền từ cấp tỉnh, huyện cho tới xã, thôn đã tạo cho người dân sự đồng thuận cao, từ đó đón nhận phong trào xây dựng nông thôn mới tích cực; công tác vận động người dân đối ứng vốn, hiến đất, công lao động trong xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao; đầu tư nguồn vốn hướng vào sản xuất nông nghiệp bền vững, không tập trung cho giao thông quá nhiều...

Theo đó, giai đoạn 2010-2015, Lâm Đồng huy động được 33.581 tỷ đồng cho xây dựng NTM thì nguồn vốn do dân đóng góp chiếm trên 27% (9.143 tỷ đồng), trong khi tỷ lệ bình quân của cả nước là 12,62%. Điều đặc biệt trong sử dụng nguồn vốn lớn trên, Lâm Đồng tập trung song song xây dựng hạ tầng cơ bản gắn với đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Chính việc định hướng tập trung phát triển cho sản xuất nên nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM của Lâm Đồng chiếm 48,73%. Tuy nhiên, số dư nợ tín dụng trên xuất phát từ hoạt động vay vốn của chính người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để phục vụ cho tăng trưởng sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ nợ xấu gần như không có.

Năm 2016, Lâm Đồng cũng chú trọng đặc biệt đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn dựa vào thực lực và thực tế địa phương, không để xảy ra tình trạng xây dựng NTM quá sức dân, chạy đua theo thành tích. Dẫn ra nhận định về mặt số liệu, ông Chinh cho biết năm 2015 Ban chỉ đạo NTM tỉnh Lâm Đồng đã đặt chỉ tiêu phấn đấu năm 2016 có thêm 25 xã về đích NTM. Tuy nhiên, tới cuối năm khi tiến hành kiểm tra, thẩm định có nhiều xã chưa đạt yêu cầu về một vài tiêu chí như: Hệ thống chính trị - xã hội; Môi trường nông thôn; Tình hình an ninh, trật tự xã hội…

Chính vì vậy, Ban chỉ đạo xây dựng NTM chỉ công nhận 18/25 xã đã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2016 (đạt 72% chỉ tiêu đề ra). Ở quy mô cấp huyện, một số nơi đưa ra lộ

trình cán đích huyện NTM trong thời gian khá sớm trong khi một số xã tỉ lệ hộ nghèo, mức thu nhập bình quân còn thấp. Về vấn đề này, quá trình kiểm tra thực tế một số huyện trong tháng 11 năm 2016, Bí thư Tỉnh ủy - Nguyễn Xuân Tiến - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM đã chỉ đạo một số huyện cần căn cứ vào thực lực của địa phương, nếu còn khó khăn thì tập trung giải quyết, khắc phục dần, tránh tình trạng nóng vội đốt cháy giai đoạn. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chạy theo thành tích đạt chỉ tiêu NTM mà bỏ quên chất lượng đời sống của người dân.

Khó khăn từ cơ sởNgày cuối năm đã cận kề, chúng tôi về

huyện Đức Trọng, một trong những huyện đưa ra lộ trình đạt chuẩn huyện NTM kế tiếp của tỉnh. Nơi chúng tôi tới là xã Đa Quyn, xã khó khăn nhất huyện Đức Trọng nhưng đang nỗ lực đạt chuẩn xã NTM vào năm 2018. Vào Đa Quyn từ hướng Tỉnh lộ 729, đi qua 3 thôn Tơm Rang, Chơ Rung, Ma Ta Nùng (huyện Đức Trọng) dài 14,3 km trùng với trục xã nhưng mặt đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Đường xấu tới nỗi, bà con sinh sống tại đây cho biết, trường hợp trời đổ mưa chỉ có thể di chuyển bằng xe gầm cao như máy cày, xe máy ráp xích không thể di chuyển được do bùn ngập dày trung bình từ 30-40 cm. “Con cái muốn đi học đều phải ra ở trọ ngoài xã 6 tháng mùa mưa, còn nông sản nếu muốn vận chuyển phải thuê máy cày mới đi được” - ông K’ Jáo (55 tuổi) ngụ thôn Chơ Rung nói.

Ông Hồ Đăng Thành - Bí thư Đảng ủy xã cho biết, Đạ Quyn hiện là xã đặc biệt khó khăn của huyện với trên 81% dân số là người dân tộc thiểu số bản địa, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cuối năm 2016 còn 16,93 %. Và, nỗi

trăn trở lớn nhất của Đa Quyn lúc này là hệ thống đường giao thông nông thôn. Toàn xã có 25 km đường giao thông, trong đó tỉ lệ trục đường xã, liên xã mới được nhựa chuẩn hóa 10,7 km, chiếm tỉ lệ 42,8%. Trong đó, Tỉnh lộ 729 hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đi lại của bà con. “Do tiêu chí về giao thông nguồn vốn đầu tư lớn, chúng tôi gần như thụ động, hoàn toàn chờ đợi vào nguồn vốn tỉnh, huyện rót xuống” - ông Thành thẳng thắn chia sẻ.

Còn theo ông Ya Thương, Chủ tịch UBND xã Đa Quyn, căn cứ theo Bộ tiêu chí cũ theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, xã đạt 17/19 tiêu chí, chỉ còn 2 tiêu chí chưa đạt là giao thông và hộ nghèo. Tuy nhiên, chiếu theo Quyết định mới nhất, số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Đa Quyn chỉ đạt 12/19 tiêu chí, còn 7 tiêu chí Đa Quyn chưa đạt là: Giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận phát luật. Để một xã nghèo phải phấn đấu đạt 7 tiêu chí quan trọng trong vòng 2 năm có quá sức? Đây là câu hỏi mà theo ông Thành, tập thể Đảng ủy, chính quyền xã Đa Quyn sẽ cố gắng hết sức thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2018, còn chất lượng các tiêu chí tất nhiên không thể so sánh với các xã có tiềm lực kinh tế, duy trì các tiêu chí trước đó.

Chúng tôi tiếp tục về huyện Đơn Dương, huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh vào giữa năm 2015. Ấn tượng với chúng tôi là Đạ Ròn mới hơn 2 năm trước còn là xã nghèo, giờ thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu/người/năm nhờ thu hút đầu tư và hoạt động của các công ty thương mai dịch vụ lớn trên địa bàn. Đời sống của người dân nơi đây có những cải thiện đáng kể sau khi đạt chuẩn NTM.

Tuy nhiên, vẫn như một số xã đã đạt NTM, Đạ Ròn vẫn còn khó khăn bởi hệ thống giao thông chưa được cứng hóa rộng khắp. Theo ghi nhận của chúng tôi, nằm ngay cạnh UBND Đạ Ròn vẫn là đường đất đá dăm đã khá xuống cấp dài khoảng 3 km. Bà Cao Thị Ngần, Phó Bí thư Đảng ủy xã, cho hay: “Toàn xã hiện còn khoảng hơn gần 10 km đường trục thôn, đường nội đồng, nhánh rẽ dù đã được cấp phối nhưng đã xuống cấp. Khi lên xã NTM nguồn vốn đầu tư phân bổ giảm hẳn, trong khi một số nơi tâm lý người dân còn ỷ lại, việc vận động đối ứng giao thông còn gặp nhiều khó khăn”.

Điểm qua một số khó khăn của hai xã chưa đạt và đã đạt chuẩn NTM, chúng tôi muốn nhấn mạnh đây cũng là khó khăn, thách thức chung của nhiều xã trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Chinh cho rằng, Bộ tiêu chí số 1980/QĐ-TTg có 19 tiêu chí, 49 chỉ tiêu hướng dẫn (Quyết định 491/QĐ-TTg có 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu), trong khi Chính phủ chưa có hướng dẫn cụ thể nên sẽ khiến nhiều địa phương lúng túng là điều dễ hiểu. Theo ông Chinh, các tiêu chí giao thông, thủy lợi… người dân sẵn sàng hỗ trợ vốn đối ứng để xây dựng nhưng ngân sách tỉnh chưa đáp ứng kịp so với nhu cầu một số nơi. Trong khi đó, một số nơi dân còn nghèo, nhận thức còn hạn chế không thể đối ứng vốn như kỳ vọng nên việc chuẩn hóa NTM một số nơi còn chậm chạp.

“Khó khăn, vướng mắc là việc tất yếu trên con đường xây dựng một chủ trương lớn nhưng từ thành quả đạt được nêu trên Lâm Đồng tự tin từng bước phấn đấu trở thành tỉnh đạt chuẩn NTM vào năm 2020” - ông Lê Chinh chia sẻ.

Chỉ mong có con đường: Mình chỉ mong sao con đường DT 729 được sửa sang lại cho dân mình đi lại đỡ khổ. Do mùa mưa vừa rồi đọng nước nhiều, bùn lầy gần đầu

gối nên con cái phải nghỉ học cả tuần. Năm vừa rồi lãnh đạo xã mắc điện chiếu sáng

dọc đường đi, xây Hội trường thôn nhưng đường xấu quá mình và gia đình cũng

không đi họp được. Nếu xã xây dựng nông thôn mới, mình và bà con mong muốn chính quyền nâng cấp con đường này cho dân bớt

khổ vào 6 tháng mùa mưa.

Dấu ấn nông thôn mới năm 2016Tiếp nối thành quả qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010-2015), năm 2016 Lâm Đồng tiếp tục giữ vững các chỉ tiêu đã đạt được và ghi dấu ấn thêm nhiều bước tiến quan trọng. Bên cạnh “quả ngọt”, tiến trình xây dựng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức trên con đường tỉnh cán đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2020.

Mong nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân: So với những ngày đầu vào

lập nghiệp ở xã này, đến nay, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Điện, đường, trường học được xây dựng đáp ứng

nhu cầu của bà con. Tuy nhiên, trong xã vẫn còn rất nhiều con đường đất, chưa được

nâng cấp, đi lại khó khăn. Chúng tôi mong Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ cho

người dân để từ đó an tâm hơn trong làm ăn, phát triển kinh tế.

Bà Lê Thị BéTrưởng phòng NN&PTNT

huyện Đơn Dương

Bà Ma Dim43 tuổi, người Churu,

thôn Tơm Rang, Đa Quyn

Tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí: Là huyện NTM đầu tiên theo Quyết định 491 của Thủ tướng Chính phủ, diện mạo nông thôn ở Đơn Dương đã có nhiều đổi

mới nhưng chất lượng các công trình giao thông, môi trường… vẫn chưa đều khắp.

Vì vậy, các xã đã đạt NTM rồi thì trong các năm tiếp theo phải cố gắng tập trung nâng

cao chất lượng các tiêu chí, phải căn cứ theo các chuẩn mới để phấn đấu hoàn thiện hơn.

Hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như các nguồn vốn hỗ trợ phát

triển sản xuất, xây dựng hạ tầng nông thôn hằng năm vẫn được duy trì. Huyện cũng

đang nỗ lực triển khai đề án “Giữ vững và nâng cao chất lượng huyện NTM giai đoạn 2016 - 2020” nhằm xây dựng huyện có kết

cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại.

Ông Lê Ngọc Thanh63 tuổi, thôn Lạc Nghiệp,

xã Tu Tra, Đơn Dương

Nhận thức rõ khó khăn, thách thức mới, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh đã chỉ đạo ban hành nhiều chương trình giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM trong thời gian tới như: đề án đào ao hồ nhỏ, nhà nước hỗ trợ máy phục vụ người dân vào mùa khô; tổ chức thực hiện 19 tiêu chí NTM đi vào chiều sâu; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng đề án nước sạch.

Người dân vui mừng vì các con đường nông thôn tại Đơn Dương hầu hết được bê tông hóa. Ảnh: C.Thành

5 THỨ BA 24 - 1 - 2017TẤT NIÊN

TIẾN SỸ PHẠM SPhó Chủ tịch UBND tỉnh

Để đạt được những thành quả này, tỉnh Lâm Đồng tập trung chỉ đạo phát

triển NNƯDCNC trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực với quy mô hàng hóa. Đến cuối năm 2016, tổng diện tích gieo trồng ước 346,4 nghìn ha; cà phê với 152.000 ha, sản lượng 430 nghìn tấn, rau các loại 55.000 ha, sản lượng 2,1 triệu tấn, hoa các loại gần 7.500 ha, sản lượng 2.994 triệu cành, chè 22.031 ha, sản lượng chè búp tươi 212,8 nghìn tấn. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 49.089 ha, chiếm 13,9%; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm. Tổng đàn bò 91.591 con; đàn heo 443.255 con, đàn gia cầm 5,1 triệu con, riêng đàn trâu 15.932 con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước 96.204 tấn, sản lượng sữa tươi ước 64.533 tấn, sản lượng cá nước lạnh 800 tấn. Giá trị nông sản NNƯDCNC chiếm trên 30% giá trị ngành nông nghiệp, góp phần giá trị xuất khẩu nông sản chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh, doanh thu bình quân đạt 150 triệu đồng/ ha/năm (tương đương 7.200 USD/ ha). Nhiều diện tích cây trồng ƯDCNC đạt 500 triệu - 2,0 tỷ đồng/ ha/năm, diện tích rau thủy canh đạt doanh thu 400 - 450 ngàn USD (trên 8-9 tỷ đồng/ha/năm).

Đầu tư chiều sâu trong công tác chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao là một trong những khâu đột phá để phát triển NNƯDCNC; đã nghiên cứu, khảo nghiệm, phục tráng, di nhập trên 20 giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao. Trên địa bàn tỉnh có 60 cơ sở nhân giống invitro sản xuất trên 32 triệu cây giống và trên 200 vườn ươm sản xuất trên 2 tỷ cây giống thương phẩm rau, hoa và 32 triệu cây giống cây công nghiệp và cây ăn quả để phục vụ sản xuất và xuất khẩu; nhập nội nghiên cứu thành công một số giống cây trồng, vật nuôi mới phát huy hiệu quả cao trong sản xuất.

Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thương hiệu luôn được tỉnh quan tâm; đã tổ chức thực hiện trên 50 đề tài, dự án nghiên cứu phục vụ NNƯDCNC. Sự kết nối giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn, kết quả nghiên cứu khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, góp

Xây dựng Lâm Đồng thành một trong những trung tâm nông nghiệp Đông Nam ÁTrong những năm qua, với tinh thần quyết tâm cao của hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và bà con nông dân, do đó chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) tỉnh Lâm Đồng đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế cao, tạo đột phá trong xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo nhanh, bền vững và chủ động hội nhập quốc tế.

phần nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP).

Một thành công lớn trong thực tiễn là các doanh nghiệp đã đầu tư, lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp; xây dựng các quy trình canh tác theo tiêu chuẩn - quy chuẩn sản xuất NNƯDCNC. Hàng loạt các công nghệ tiên tiến trên thế giới được tiếp cận và áp dụng vào thực tiễn sản xuất có hiệu quả cao như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nhà kính, nhà lưới, công nghệ kiểm soát dinh dưỡng đất, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ kiểm soát dịch hại sinh học và công nghệ thủy canh đã tạo đột phá để chất lượng nông sản ngày càng được cải thiện, một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn ngang với một số nước tiên tiến, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước, một số sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường thế giới; nhiều nông sản của Lâm Đồng đã xây dựng được thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Trên địa bàn Lâm Đồng hiện có trên 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh rau, hoa, cà phê, chè, cá nước lạnh và chăn nuôi bò sữa, trong đó có 9 doanh nghiệp (chiếm 32% cả nước) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao điển hình như: Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng Hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Agri VINA, Công ty TNHH Đà Lạt GAP, công ty TNHH Dịch vụ thương mại Trường Hoàng, Công ty TNHH Hoa Mặt trời... tạo sự liên kết với nông dân sản xuất chuỗi,

quan hệ sản xuất được đổi mới phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, tỉnh đã xây dựng thương hiệu nông sản; đến nay Lâm Đồng đã có 18 sản phẩm được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu, trong đó có 7 nhãn hiệu được cấp chứng nhận và 9 nhãn hiệu tập thể. Hầu hết các thương hiệu nông sản Lâm Đồng có thương hiệu mạnh như: rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, trà B’Lao, cà phê Di Linh, cà phê Arabica Langbiang, cá nước lạnh Đà Lạt, tơ tằm Bảo Lộc... Toàn tỉnh có 150 tổ chức và hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩnVietGAP, GlobalGAP, Organic với quy mô trên 2.000 ha nhằm đáp ứng rau an toàn tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn trong nước SAIGON CO.OP; 35 cơ sở tham gia tiêu thụ rau với các siêu thị Lotte mart, BigC Metro, Maximax, AEON đồng thời xuất khẩu các thị trường quốc tế nói chung, các nước châu Á nói riêng.

Trong những năm qua, tỉnh luôn thực hiện tốt công tác cải

cách hành chính tạo môi trường thông thoáng, công khai, minh bạch nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là NNƯDCNC. Bên cạnh dự án đầu tư trong nước, việc thu hút các dự án FDI luôn được đầu tư, thu hút hiệu quả; điển hình các dự án mang tính đột phá như: Tập đoàn Tài chính Bejo đầu tư dự án sản xuất giống rau trên địa bàn huyện Lâm Hà, mục tiêu sản xuất giống rau để xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á với kinh phí 9,5 triệu Euro; dự án nghiên cứu và nhân giống hoa cao cấp của Công ty TNHH AgriVINA lớn nhất Việt Nam với kinh phí 1,5 triệu USD. Phối hợp với chính quyền tỉnh Đông Flanders (Bỉ) thực hiện Dự án Trung tâm công nghệ cao canh tác rau, hoa, cây cảnh trong nhà kính, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp và dự án phát triển đàn bò thịt cao sản chất lượng cao BBB. Ngoài ra, từ những tiềm năng, lợi thế so sánh, các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá Lâm Đồng là địa phương có nhiều cơ hội để hợp tác đầu tư nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế, vì vậy Lâm Đồng là địa phương đứng đầu cả nước thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản

trong nông nghiệp.Phát huy những kết quả đạt

được, tỉnh luôn có định hướng là phát triển.

NNƯDCNC trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao phù hợp; chủ động sản xuất trong điều kiện hội nhập quốc tế và ứng phó biến đổi khí hậu: sản xuất nông sản có giá thành hợp lý; sản xuất theo chuỗi giá trị truy suất nguồn gốc; xây dựng và phát triển thương hiệu; vệ sinh an toàn thực phẩm là mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập quốc tế tham gia chuỗi nông sản toàn cầu với những định hướng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa một số cây trồng, vật nuôi có tầm quốc gia và quốc tế và những giải pháp đột phá, tầm nhìn dài hạn:

Đầu tư công nghệ đồng bộ xây dựng Lâm Đồng trở thành trung tâm rau, hoa không chỉ ở Việt Nam mà ở khu vực Đông Nam Á; Lâm Đồng là Trung tâm cà phê Arabica của Việt Nam, một trong những vùng cà phê Arabica có chất lượng cao trên thế giới; trở thành trung tâm cà phê Robusta năng suất cao nhất thế giới. Phát huy tính bền vững, Lâm Đồng trở thành trung tâm chè Việt Nam. Xây dựng Lâm Đồng trở thành thủ đô sản xuất Đông trùng hạ thảo (nấm Ophiocordyceps sinensis) của Việt Nam và Đông Nam Á; Lâm Đồng trở thành trung tâm sản xuất cây giống invitro quy mô công nghiệp của Việt Nam và Đông Nam Á (hiện nay sản lượng 32 triệu/ năm, phấn đấu đến năm 2020 lên 50 triệu cây/ năm); Lâm Đồng trở thành vùng bò sữa organic đầu tiên ở Việt Nam, là một trong những trung tâm bò sữa của cả nước và Đông Nam Á. Đầu tư công nghệ chế biến, Lâm Đồng trở thành trung tâm cá nước lạnh của Việt Nam và Đông Nam Á; xây dựng Lâm Đồng trở thành trung tâm cây dược liệu của cả nước và quốc tế. Xây dựng Lâm Đồng trở thành một trong những trung tâm bò thịt cao sản (giống bò BBB, Brahman và Kobe) của cả nước và Đông Nam Á; tập trung chuyển đổi giống dâu và giống tằm mới, đổi mới công nghệ ươm tơ dệt lụa, xây dựng thành phố Bảo Lộc trở thành trung tâm dâu tằm tơ, trung tâm công nghiệp tơ lụa của Việt Nam.

Trong giai đoạn tới, Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết hiệp định thương mại tự do, tham gia cộng đồng ASEAN, hiệp định kinh tế Á Âu; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vì vậy cần phải tận dụng thời cơ để nỗ lực vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Trong bối cảnh đó tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.

Tiến sỹ Phạm S (giữa) nhận giấy chứng nhận và cuốn “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2016”. Ảnh: Tư Liệu

49,6%33,4%

17%

Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2016

Ngành nông lâm thủy sảnNgành dịch vụNgành công nghiệp - xây dựng

0

2

4

6

8

10

12

Biểu đồ tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2016 (theo giá so sánh 2010)

Tăng

7,93

%

Tăng

5,2%

Tăng

8,5%

Tăng

11%

Nông lâm thủy sảnCông nghiệp - xây dựngDịch vụ

GRDP

Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2016Biểu đồ tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2016 (theo giá so sánh 2010)

6 THỨ BA 24 - 1 - 2017 TẤT NIÊN

Ngày xưa, ở những mảnh đất này nghèo đến độ ám ảnh chỉ có củ sắn, rau rừng làm bạn với

người dân. Nhưng giờ đây, ở những mảnh đất này đã và đang “thay da, đổi thịt” từng ngày.

Lộc NamCó lẽ điều đã giúp các mảnh đất

Lộc Nam, Lộc Lâm, Đoàn Kết và cả Đồng Nai Thượng được “thay da, đổi thịt” như ngày hôm nay đó chính là bản lĩnh và nghị lực của những con dân có truyền thống làm cách mạng. Ngày xưa, cha ông họ là những “người lính” đánh Pháp, diệt Mỹ thì giờ đây con em họ chính là những “người lính” biết đẩy lùi cái đói, cái nghèo.

Ông Võ Thiên Bình, Chủ tịch UBND xã Lộc Nam cho biết: “Truyền thống cách mạng là tài sản vô giá, là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn và cũng đặt ra yêu cầu cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã phải tìm cách phát huy truyền thống ấy trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội sao cho xứng đáng với một vùng đất anh hùng”.

Về Lộc Nam hôm nay, những ngôi nhà mới kiên cố đã mọc lên san sát; những tuyến đường giao thông được “bê tông hóa” thẳng tắp và rộng thênh thang. Cùng với đó là những vườn cà phê trĩu quả đang đến độ thu hoạch và những đồi chè, vườn sầu riêng xanh tốt hứa hẹn những vụ mùa bội thu đang ở phía trước. Hơn ai hết chính những người nông dân đang nở nụ cười phấn khởi trong lúc kéo những bạt cà phê đầy ắp quả. Đó là minh chứng sống động cho sự “thay da, đổi thịt” của vùng đất này.

Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt gần 35 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn lại 5,4%. Đặc biệt, toàn xã hiện có trên 5% số hộ đạt mức thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm và trên 30% số hộ đạt hộ khá… Với những gì đã đạt được, năm 2015, Lộc Nam vinh dự được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Cờ thi đua về “Đơn vị dẫn đầu trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Lộc LâmMặc dù phải đối mặt với nhiều

khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống cách mạng của quê hương, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lộc Lâm đã đoàn kết, thi đua phát huy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội. Để đổi mới, Lộc Lâm đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Theo đó, địa phương chú trọng đầu tư chương trình tái canh cà phê theo chủ trương của huyện và tỉnh. Đến nay, chương trình tái canh cà phê của địa phương đã đạt trên 90%;

Đổi thay ở các xã anh hùng

KHÁNH PHÚC

Các xã Lộc Nam, Lộc Lâm (huyện Bảo Lâm), Đoàn Kết (huyện Đạ Huoai) hay Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) là những vùng căn cứ cách mạng ở Nam Tây Nguyên. Và, đây đều là những địa phương được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Cây chè đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Lộc Lâm. Ảnh: K.P

Cồng chiêng, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên). Ảnh: K.P

năng suất cà phê trung bình đã đạt trên 4,5 tấn nhân/ha. Đối với cây chè, Lộc Lâm đã chuyển đổi được 100% diện tích chè hạt già cỗi sang các giống chè cành cho năng suất và chất lượng cao.

Là một xã nghèo của huyện, việc đầu tiên Lộc Lâm chú trọng hướng tới đó là công tác giảm nghèo. Một trong những giải pháp hàng đầu đã và đang được Lộc Lâm chú trọng, hướng tới để giảm nghèo hiệu quả là việc chuyển đổi giống cây trồng. Từ đó, các giống cà phê, chè năng suất cao được đưa vào trồng thay thế cho những loại giống đã bị thoái hóa, kém năng suất. Đến nay, Lộc Lâm đã có khá nhiều hộ đạt mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chính 2 loại cây trồng chủ lực này. Điển hình như các hộ bà Ka Tuyết, ông K’Hóa, K’Đòi, K’Yang, Điểu Hòa… mỗi năm có sản lượng cà phê nhân đạt từ 15 - 20 tấn.

Trao đổi với chúng tôi, già làng K’Tin (86 tuổi, ngụ thôn 1, xã Lộc Lâm) vui mừng: “Xã Lộc Lâm hôm nay đã có những bước phát triển vượt bậc. Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm giờ có đủ hết. Tôi vẫn còn nhớ ngày trước, nói đến Lộc Lâm, người ta thường nghĩ đến sự cơ cực, đói nghèo. Bây giờ mọi chuyện đã khác nhiều rồi, người dân không còn chỉ lo đến chuyện “ăn no, mặc ấm” nữa mà đã biết tận dụng thời gian lo đến chuyện làm giàu...”.

Đoàn KếtKhác với Lộc Nam và Lộc Lâm

của huyện Bảo Lâm, xã Đoàn Kết của huyện Đạ Huoai có điểm xuất phát thấp hơn. Đất đai thổ nhưỡng nơi đây cằn cỗi chỉ phù hợp với cây điều. Ấy vậy mà, sau bao nhiêu năm phấn đấu vươn lên thì giờ đây Đoàn Kết cũng chẳng thua kém các địa phương khác của huyện là bao. Đến nay, Đoàn kết đã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một

trong những nét nổi bật nhất của xã trong những năm qua đó là công tác giảm nghèo. Theo ông Nguyễn Viết Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết, là xã nghèo nên hằng năm xã đều xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể từng thành viên trong Ban chỉ đạo giảm nghèo của xã vận động giúp đỡ các hộ nghèo trong xã thoát nghèo theo hướng bền vững thông qua chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, phát huy vai trò của những mô hình sản xuất giỏi tiêu biểu trong cộng đồng… Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm nhanh trong

những năm gần đây, hiện chỉ còn 64 hộ nghèo (chiếm gần 14% trong tổng số trên 460 hộ dân của xã), trong đó chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài công tác giảm nghèo, Đoàn Kết còn đặc biệt chú trọng đến công tác chuyển đổi giống cây trồng. Với diện tích điều gần 480 ha, xã đang vận động các nhà vườn tỉa cành tạo tán, thay thế các vườn điều già cỗi bằng giống điều mới có năng suất hơn. Đặc biệt, cả xã hiện nay đã có 156 ha sầu riêng và 144 ha cà phê trồng riêng hoặc trồng ghép trong các vườn điều, phần lớn diện tích này đang bắt

đầu cho thu hoạch. Nhiều hộ dân còn trồng tiêu, cả xã có khoảng 15 ha tiêu. “Năm nay tuy bị hạn nhưng nhờ chăm sóc tốt, cà phê đang có giá, sầu riêng bán cũng được nên bà con trong xã rất phấn khởi, xã đang tích cực vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, vận động người dân nuôi bò, nuôi heo, ai có đất rộng nuôi thêm gia cầm để tăng thu nhập. Rất nhiều hộ dân cũng đang mở rộng thêm các giống cây ăn trái trong vườn. Nhờ vậy, hiện nay trong xã ngày một xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong thi đua phát triển sản xuất ” - ông Xuân cho biết.

Đồng Nai ThượngTrong các mảnh đất anh hùng

mà chúng tôi đặt chân đến dịp này thì địa phương khó khăn nhất phải là xã Đồng Nai Thượng của huyện Cát Tiên. Đồng Nai Thượng hiện có hơn 350 hộ đồng bào dân tộc thiểu số gốc Châu Mạ, chiếm 98% dân số của toàn xã. Đây là địa phương nằm cách xa trung tâm nhất của huyện Cát Tiên, đường sá đi lại vô cùng khó khăn. Trước đây, người dân Đồng Nai Thượng chủ yếu “độc canh” cây điều và năng suất mang lại cũng rất thấp. Song, theo Bí thư Đảng ủy xã Lê Xuân Hùng: Năm 2016, thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nhưng Đồng Nai Thượng đã tập trung lãnh đạo, triển khai một cách quyết liệt, toàn diện nên đạt một số kết quả có ý nghĩa. Đó là: Tổng diện tích gieo trồng đạt gần 1.800 ha, sản lượng lương thực đạt: 700 tấn, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đạt 60 triệu đồng/ha, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực. Hoàn thành bê tông hóa tuyến đường giao thông nông thôn Bù Gia Rá đến nghĩa trang, nâng tổng số chiều dài lên 4,2 km. Đến nay xã đạt 13/19 tiêu chí về nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người 27 triệu đồng/năm.

Ngoài cây trồng chủ lực là cây điều, hiện, xã đã đưa vào trồng một số giống cây mới cho năng suất, chất lượng cao như lúa nước, cà phê, tiêu... Các công trình phục vụ an sinh xã hội như điện, đường, trường, trạm... đã được đầu tư sửa chữa và xây mới ngày một khang trang hơn. Đặc biệt, hàng năm ở xứ Mạ Đồng Nai Thượng thì lễ hội Cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu đang được bảo tồn và phát huy.

Tuy hiện tại các địa phương này còn gặp phải không ít khó khăn, thách thức nhưng với việc phát huy truyền thống cách mạng, anh hùng trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương đang ngày càng gặt hái được nhiều thành tựu trên đường phát triển kinh tế - xã hội. Sự vào cuộc đồng bộ và tích cực đó, tin rằng, người dân trên các mảnh đất anh hùng sẽ biến quê hương của mình thành những vùng đất trù phú, đầy sức sống mới trong tương lai không xa.

Một góc xã Lộc Nam hôm nay. Ảnh: K.P

7 THỨ BA 24 - 1 - 2017TẤT NIÊN

ĐOÀN KIÊN

Những ngày cuối năm, trong khi mọi người tất bật với việc sắm Tết thì trong căn phòng nhỏ của gia đình

(đường Lữ Gia, phường 9, TP Đà Lạt), PGS. TS Nguyễn Hồng Quân vẫn miệt mài trao đổi chuyên môn với những nhà khoa học nước ngoài về những vấn đề liên quan tới môi trường.

Tháng 11/2016 vừa qua, trong Lễ Công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016 do Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức, anh Nguyễn Hồng Quân khi đó mới 37 tuổi, là một trong những người trẻ tuổi được đón nhận vinh dự trên. Anh Quân tâm sự, cái duyên đến với “nghề” nghiên cứu Thủy văn học, khoa học môi trường cũng đầy những kỷ niệm. “Năm 1997, tôi thi đậu cùng lúc 3 trường đại học là Đại học Luật TP HCM, Đại học Kinh tế TP HCM và ĐH Bách khoa TP HCM. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối cùng tôi quyết định theo học Khoa Địa chất

Phó giáo sư trẻ đam mê nghiên cứu môi trườngLà một trong những người trẻ tuổi nhất được xét duyệt đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016 do Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức, PGS. TS Nguyễn Hồng Quân (38 tuổi) có niềm đam mê đặc biệt với những công trình nghiên cứu về môi trường nước.

MINH ĐẠO

Những tồn tại và nguyên nhân Theo Ban chỉ đạo về Kế hoạch BV&PTR

tỉnh Lâm Đồng, những tồn tại và nguyên nhân cơ bản bao gồm là: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BVR và PCCCR tuy được duy trì thường xuyên, hình thức đa dạng nhưng hiệu quả còn chưa cao. Nguyên nhân rõ nhất là việc thực hiện còn dàn trải, chưa có phương pháp tiếp cận phù hợp theo nhận thức của từng nhóm đối tượng. Một tồn tại khác, đó là trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng và các cơ quan liên quan. Cụ thể, ý thức trách nhiệm chưa cao, thực hiện thiếu đồng bộ; chưa giải quyết rốt ráo những vướng mắc một cách kịp thời.

Tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại khu vực giáp ranh trong và ngoài tỉnh; ken cây, kéo đông người phá rừng của đồng bào dân tộc tại chỗ còn diễn ra phức tạp, chưa ngăn chặn triệt để. Các đối tượng lâm tặc vi phạm hoạt động tinh vi, phức tạp và rất mạnh động. Báo cáo tình hình công tác QLBVR tháng 1/2017, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng Nguyễn Khang Thiên cho biết: Trong tháng đã phát hiện lập biên bản 105 vụ vi phạm; trong đó, vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng 17 vụ (chiếm 16,2%); vi phạm quy định về phát triển rừng 27 vụ (25,7%); vi phạm quy định về quản lý lâm sản 61 vụ (hơn 58%). Các hành vi cụ thể như: khai thác rừng trái phép 17 vụ với 78,054 m2 (chiếm hơn 16%); phá rừng trái pháp luật 24 vụ với 19.030 m2 (gần 23%); vận chuyển lâm sản trái pháp luật 23 vụ với

hơn 18 m3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại (chiếm gần 22%)…

Bên cạnh đó, tình hình cháy rừng vẫn còn xảy ra, đa số các vụ cháy chưa phát hiện được đối tượng vi phạm. Nguyên nhân chính là do chủ rừng, nhất là các doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng còn buông lỏng quản lý và chưa tổ chức lực lượng thường trực trong tuần tra bảo vệ. Một trong những nhức nhối diễn ra trong năm 2016 là tình hình chống người thi hành công vụ với nhiều hình thức gây ra không ít hậu quả rất đáng tiếc. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng Nguyễn Văn Sơn, “việc xử lý các đối tượng vi phạm còn chậm, giải quyết chế độ chính sách chưa thỏa đáng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các công chức kiểm lâm, chủ rừng khi thi hành

công vụ”. Một tồn tại lâu nay nữa là sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các cơ quan ban ngành liên quan trong công tác QLBVR chưa đồng bộ, kịp thời; còn hoạt động theo vụ việc. Cùng đó, khả năng thực tế xử lý tình huống của một số cán bộ chủ rừng và kiểm lâm còn lúng túng, chưa nhạy bén...

Nhiều nhiệm vụ quan trọng trước mắt Như đã nhiều lần Báo Lâm Đồng phản

ánh, vấn đề có tính tiên quyết là cả hệ thống chính trị cần nhận thức một cách sâu sắc và theo đó triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả cao đối với Chỉ thị số 30 - CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cường sự

dầu khí. Đến năm 3 đại học thì phân sang ngành Địa chất môi trường (Trường Đại học Bách khoa TP HCM), chặng đường nghiên cứu khoa học bắt đầu được nuôi dưỡng từ đây”, anh Quân nhớ lại.

Khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi, năm 2002 anh được nhận vào làm việc tại Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP HCM). Anh Quân cho biết: “Tại đây, tôi được tiếp xúc và làm việc với những giáo sư đầu ngành về môi trường như cố Giáo sư Lâm Minh Triết (một trong những người có công lớn trong việc xây dựng ngành môi trường ở phía Nam), được tham gia vào các công trình nghiên cứu tài nguyên nước, thủy văn học cấp tỉnh, sau đó là cấp nhà nước”.

Hơn hai năm công tác và tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu khoa học tại Viện Môi trường và Tài nguyên, anh Quân được nhận học bổng thạc sĩ toàn phần do Văn phòng Hợp tác Thụy Sỹ tại Việt Nam (SDC) tài trợ. Khi ấy, anh lựa chọn học ở Hà Lan vì có ngành chuyên về ứng dụng “Địa thông tin và Quan sát trái đất trong quản lý nguồn nước”. Giải thích về điều này, anh Quân cho biết, ở thời điểm đó, đây là một ngành rất mới tại Việt Nam và chưa có người theo, nói đơn giản là ứng dụng khoa học không gian kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin để quan sát, phân tích một số biến động dòng

chảy trên bề mặt trái đất từ tư liệu ảnh vệ tinh. Tại môi trường giáo dục Hà Lan, anh

Quân đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Khi bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài mô hình hóa quá trình mưa, dòng chảy, tính toán lũ lụt tại Bình Phước, anh Quân đã đứng đầu chuyên ngành mình theo học tại Đại học Twente (Hà Lan).

Với những công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong thời gian theo học tại Hà Lan, tháng 3/2006 khi chuẩn bị tốt nghiệp thạc sĩ, anh Quân tiếp tục nhận được học bổng toàn phần do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức tài trợ theo học tiến sĩ tại Trường Đại học Kỹ thuật Braunschweig (Đức). Thời gian theo học tại Đức, anh Quân thường xuyên về Việt Nam để đo đạc, lấy số liệu thực tế phục vụ đề tài nghiên cứu tình trạng ô nhiễm môi trường nước, cụ thể tại tỉnh Tây Ninh, sau đó đưa sang Đức để thực hiện.

“Những ngày mưa lớn, nước lũ chảy về kéo theo đủ thứ chất gây ô nhiễm nguồn nước tôi lại lỉnh kỉnh đem theo “đồ nghề” ra lấy mẫu, sau đó đo đạc, mô phỏng. Quá trình này kéo dài 2 mùa lũ và đề tài hoàn thành trong 3 năm”, anh Nguyễn Hồng Quân cho biết. Đề tài sau này đã được ứng dụng vào nghiên cứu, đánh giá bảo vệ môi

trường nước tại các tỉnh phía Nam.Sau khi về nước, anh Quân tiếp tục theo

đuổi các đề tài nghiên cứu khoa học và tham gia giảng dạy đào tạo đại học và sau đại học tại các Trường ĐH Bách khoa TP HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM). Đến nay, anh Quân đã tham gia vào nghiên cứu và đã được nghiệm thu 3 đề tài khoa học cấp nhà nước, chủ trì 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh, cùng nhiều đề tài hợp tác quốc tế với các nhà khoa học Đức, Hà Lan, Nhật Bản...

Với bề dày các công trình nghiên cứu khoa học và đóng góp trong giảng dạy, lần lượt tháng 6/2016 tại Hội đồng xét duyệt cấp cơ sở (ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM) và tháng 9/2016 tại Hội đồng ngành, liên ngành (Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước) đã đồng ý 100% tín nhiệm và công nhận chức danh Phó giáo sư ngành Khoa học trái đất đối với anh Nguyễn Hồng Quân khi mới 37 tuổi.

Hiện tại, với vị trí Trưởng nhóm Thủy văn - Xã hội, Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (ĐH Quốc gia TP HCM), PSG. TS Nguyễn Hồng Quân cùng các đồng sự thực hiện nhiều đề tài tâm huyết. “Sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, tôi nhận thấy mình có thêm trách nhiệm với xã hội và mong muốn sẽ có nhiều đóng góp cho vùng đất Lâm Đồng. Đặc biệt, càng đi sâu nghiên cứu, tôi càng cảm thấy phải làm nhiều hơn để có thể đưa những đề tài khoa học được ứng dụng rộng rãi để góp phần giảm thiểu tác động xấu tới môi trường sống”, PSG. TS Nguyễn Hồng Quân tâm sự.

lãnh đạo của Đảng trong công tác QLBV & PTR, quản lý lâm sản; các Chỉ thị 12, 08 và 1685 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp, chương trình, dự án về QLBVR, PCCCR. Huy động và phát huy tích cực nhất, hiệu quả thiết thực nhất lực lượng cộng đồng người dân cùng tham gia QLBVR, PCCCR. Theo đó, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt là người trực tiếp tham gia BV&PTR và đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo.

Để góp phần đắc lực trong công tác BV&PTR, PCCCR là phải thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp giữa các ngành liên quan như kiểm lâm, công an, quân đội…;và giữa các địa phương liên quan. Đặc biệt là vùng rừng giáp ranh giữa Lâm Đồng và các tỉnh bạn, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng cảnh báo và nhắc nhở trong Hội nghị bàn về rừng Tây Nguyên là “cha chung không ai khóc”.

Trong những ngày cận kề tết, trong tết và sau tết là thời gian hết sức nhạy cảm, vì vậy, đối với nhiệm vụ trực tết cần gắn chặt với công tác QLBVR, PCCCR. Theo đó, xây dựng kế hoạch và tăng cường triển khai công tác kiểm tra, truy quét, xử lý dứt điểm các điểm nóng về khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép là hết sức quan trọng. Được biết, Ban chỉ đạo Kế hoạch về BV&PTR tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu 12 Ban chỉ đạo Kế hoạch về BV&PTR của 10 huyện và 2 thành phố trong tỉnh có trách nhiệm phổ biến văn bản chỉ đạo của tỉnh đến tất cả các đơn vị chủ rừng thuộc Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp được giao và cho thuê rừng, cộng đồng dân cư để thực hiện. Nhiệm vụ QLBVR, PCCCR trước, trong và sau Tết Đinh Dậu được chuyển tải với tinh thần khẩn trương, thực hiện quyết liệt, hiệu quả phải đạt được cao nhất.

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng trước, trong và sau tếtNăm 2016, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) giảm đáng kể về vi phạm Luật BV&PTR. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề nổi lên cần được cả hệ thống chính trị tăng cường quan tâm, nhất là trước, trong và sau Tết Đinh Dậu.

Do quản lý lỏng lẻo nên hậu quả rừng khu vực xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm đã từng bị tàn phá đến mức nghiêm Trọng. Ảnh: M.Đạo

PGS. TS Nguyễn Hồng Quân.

8 THỨ BA 24 - 1 - 2017 TẤT NIÊN

ĐAN THANH

Nhà văn - nhà báo Phan Quang, sinh năm Mậu Thìn 1928 tại Quảng Trị. Ông làm báo từ năm 1948, tại

Báo Cứu quốc Liên khu 4, Báo Nhân Dân, Tạp chí Người làm báo, Đài Tiếng nói Việt Nam… Phan Quang cũng từng giữ những trọng trách tại Ban Tuyên huấn Trung ương, Bộ Thông tin, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam; tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổ chức Quốc tế các Nhà báo OIJ. Ông đã xuất bản một số tác phẩm văn học, báo chí, biên khảo, dịch thuật (trong các tác phẩm dịch có “Nghìn lẻ một đêm”, “Nghìn lẻ một ngày”…), sách thiếu nhi. Tác giả hiện sống ở Hà Nội và trong hơn mười năm gần đây liên tục xuất bản nhiều đầu sách có giá trị. Trung tuần tháng 12/2016, Phan Quang đã ra mắt cuốn bút ký “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” (Nhà Xuất bản Trẻ, dày trên 440 trang, khổ 15,5x23cm) gây ấn tượng tốt với độc giả. Giới thiệu tập bút ký, nhà văn Ngô Thảo viết: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm là bức tranh sống động về cuộc đời trong sáng của cả một thế hệ, từ bà mẹ Việt Nam, anh bộ đội Cụ Hồ, chàng trai bị coi là tiểu tư sản, cô gái dịu dàng dù hơi kiêu ngạo, mấy anh cán bộ luôn nghiêm trọng hóa vấn đề…, mỗi người đều vì nghĩa cả mà hết mình trong công việc. Thấp thoáng tâm tư của chàng trai với mối tình đầu trong

Tác giả - tác phẩm

“Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” - mảnh tình riêng Phan Quang

đẹp như pha lê. Hai người thân thiết đến mức người trong cơ quan, ai cũng nghĩ họ yêu nhau và vun vào. Nhưng chỉ hai người mới biết điều đó là không thể, vì gia đình cô gái đã hẹn ước với gia đình một chàng trai, dù cô chưa yêu, nhưng lúc này anh ấy đang ở ngoài mặt trận… Và cứ như thế, chàng trai quê bên dòng Thạch Hãn, giã từ làng quê từ thuở niên thiếu, trưởng thành dần trong công việc trên những nẻo đường kháng chiến, cho đến một mùa Thu đẹp, theo chân các đoàn quân, lần đầu tới Thủ đô trong ngày

Từ ngữ có nhiều tiếng địa phương nay không thông dụng, đến người ghi cũng chẳng lần ra nổi, vẫn giữ nguyên si, chỉ chỉnh lý trong trường hợp quá tối nghĩa. Nếu cần, mở ngoặc đơn hoặc ghi chú dưới chân trang. Các phụ đề mới thêm về sau, để khi đọc đỡ miên man hết ngày này sang ngày khác, và cũng tiện cho việc tra cứu lúc cần, và gọi chung là Nhật ký. Dù vậy vẫn dài tới hơn nửa triệu từ.

Năm nay, tôi lại cắt bỏ, chỉ giữ lại một phần bản nói trên.

Văn hào Gabriel Marquez tác giả “Trăm năm cô đơn” có lần nói: Nhà văn đến một tuổi nào đó chỉ có thể viết về mình nữa mà thôi. Và ông đã dành những năm tháng cuối đời, vượt lên tuổi tác, yếu đau,“sống để kể lại”. Và ông đã kể lại cho đời nhiều trang tuyệt tác về tuổi ấu thơ, những bước chập chững vào nghề, cuộc thảm sát mà tổ tiên ông phải chịu đựng. Gabriel Marquez một ngọn Thái sơn, tôi hạt phù sa nổi chìm theo thời cuộc, nhưng đã là những người đam mê văn chương, từ ngữ thì trách nhiệm xã hội và nỗi niềm xét đến cùng ai cũng có cái giống ai.

“Một mảnh tình riêng”, đã thế, lại không phải là sáng tác. Ngược lại, chỉ là những mẫu sống nguyên thô, dăm mớ quặng vụn, cùng bộc bạch tâm tình một chàng trai trưởng thành nhờ kháng chiến tại một vùng đất nghèo sáu, bảy mươi năm về trước - những dòng ghi chưa trải qua bất kỳ sự chắt lọc nào. Suốt cả đời, cho đến hôm nay, tôi vẫn đinh ninh những dòng chữ ghi vội trên các nẻo đường, bên bờ khe, giữa chiến trận hay những đêm thao thức này sẽ mãi

PHAN QUANG

23/01/55. Hôm nay, ba mươi tháng chạp âm lịch Giáp Ngọ

Nhiều năm qua tôi vẫn có lệ viết nhật ký vào đêm ba mươi tết. Năm nay cố gắng giữ cho được cái thú vui ấy mặc dù mấy tháng vừa rồi bận rộn quá, bỏ bẵng một thời gian khá dài không màng đến nhật ký, sổ tay, ngoài sổ ghi công việc hằng ngày.

Tết năm nay có nhiều ý nghĩa mới. Hòa bình. Thủ đô. Đất nước chia cắt. Tâm tình tôi cũng có nhiều đổi thay. Năm ngoái năm kia nhớ buồn khắc khoải. Năm nay cái buồn chưa hết nhưng đã bắt đầu thấy cái vui. Tôi mong sẽ nuôi dưỡng được niềm vui ấy nó sẽ làm ấm áp cuộc đời tôi. Đó là lời ước mong đầu tiên năm mới.

Tết hòa bình đầu tiên ở Thủ đô có nhiều nét đáng ghi. Mọi người cùng chờ đợi Giao thừa. Chưa đến nửa đêm, pháo gần xa từ các phố đã nổ ran. Tôi giở nhật ký ra định ghi mà không sao viết được. Cảm xúc trong tôi nôn nao. Cảnh vật chung quanh lại quá rộn rịp. Cả bọn vừa đi xem ciné về. Phim Liên Xô Bước vào đời. Đẹp rộn ràng. Cuộc sống ở bên Nga xem chừng cũng tình tứ lắm.

Tình cờ gặp hai chị em H. và G. từ Khu 4 mới ra để được dự Tết hòa bình tại Thủ đô Hà Nội. Cùng nhau ôn chuyện cũ.

Gần đến Giao thừa, mấy anh em xa nhà chúng tôi cùng đến phòng riêng anh Nguyễn Văn Bổng và chị Hồ Vân. Ăn mứt gừng, uống trà tàu. Toàn một bọn xa nhà nhưng trong lúc này không đứa nào buồn. Xong, mặc áo ra phố chơi.

Tết hòa bình đầu tiên tại Hà NộiVừa từ trong sân bước qua khỏi cổng

chính phố Hàng Trống, pháo Giao thừa nổ ran. Xuất hành năm mới đúng lúc quá. Âm nhạc do Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam truyền đi liên tục từ một giờ nay, bỗng im bặt. Tiếng cô xướng ngôn viên ngân lên nghiêm trang mà dịu dàng: “Bây giờ là đúng Giao thừa”. Tiếng chuông đồng hồ Nhà thờ lớn trước mặt tòa soạn báo chúng tôi cũng vừa dóng lên, nhưng đã chìm ngay trong tiếng pháo đón xuân, sau phút Giao thừa nổ rộ, và càng về sau càng rộn rã hơn.

Trên đường phố đã có rất nhiều người đổ ra trước chúng tôi. Đền Hàng Trống, cách tòa soạn có chục bước chân, đông nghịt người trên gác dưới sàn. Khói hương nghi ngút. Mùi hương trầm tỏa thơm xa cả một khúc phố. Ai cũng níu cành hái lộc đầu xuân, lá cành lộc gãy rơi đầy đường phố.

Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam phát lời Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng năm mới. Giọng Bác ấm cúng mà cương nghị, tôi đã được nghe Bác trực tiếp nói sáng ngày 1 tháng giêng dương lịch năm 1955, đầu buổi mít tinh tại Quảng trường Ba Đình mừng năm mới và Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng, mà tôi được cử cùng Thép Mới, Diên Hồng làm phóng viên tường thuật, hôm nay nghe lại vẫn cảm động bồi hồi. Tiếng nói thân yêu nhất tôi được nghe đầu năm tại Thủ đô Hà Nội hòa bình là tiếng của Bác Hồ.

Đền Ngọc Sơn không thể chen chân vào được, dù chúng tôi đã qua cầu Thê Húc. Gặp nhà văn Nguyễn Huy Tưởng giữa dòng người. Lại gặp nhà thơ Minh Giang từ Liên

vừa nghe phiên dịch lại vừa cười với nhau. Cụ đồ ta hẳn ý tứ, sáng đầu năm giải thẻ, thì có ai sẽ không có được ít nhiều cái vui trong suốt năm nay.

Nhiều cảnh thật ngộ. Ông Ấn kiều đầu quấn chiếc khăn to hơn cái rế đi hái lộc. Nhiều chàng trai mặc comlê chững chạc. Một anh comlê, mũ phớt cầm tay, đứng ngay ngắn trước điện thờ, định chắp hai tay làm lễ. Lúng túng vì cái mũ không biết để đâu, cậu quên luôn phép lịch sự phương Tây, chụp lại cái mũ lên đầu, lại còn nắn lệch đi một tí thật đúng người sành điệu mới thì thụp khấn

giải phóng…”. Tâm sự về nghề viết cũng như về tập

bút ký, nhà văn - nhà báo Phan Quang có “Lời thưa” đầu tác phẩm: “Từ tuổi thiếu niên tôi đã ước mong trở thành người cầm bút, bởi vậy luôn chú ý quan sát và ghi chép. Những cuốn sổ tay đầu tiên nay còn giữ được ghi năm 1948, khi tôi bắt đầu làm việc tại Báo Cứu quốc Liên khu 4.

Tôi thường dùng ba loại sổ. Trước hết, những cuốn mọi cán bộ đều

có, ghi chép công việc hằng ngày, hội nghị, giao ban, học tập, thời sự… Hai là loại sổ tay thu thập tư liệu viết báo, viết văn: mẫu người, mảnh đời, sinh hoạt, phong cảnh, cảm xúc, số liệu..., thường ghi nhanh tại chỗ. Cũng có khi ghi sau - những lúc này do có thời gian, cũng có chú ý phần nào câu chữ. Ba là nhật ký tâm tình, những cảm nhận văn chương, suy ngẫm non dại về buồn vui chuyện đời, triết lý vặt…, tiện đâu ghi đấy.

Trải qua mấy cuộc kháng chiến và cả đời lao động, đi đâu tôi cũng kè kè cuốn sổ tay. Cách đây hơn 15 năm, nhân có thời gian, tôi chọn lọc, sắp xếp lại, loại bỏ phần lớn, chỉ giữ những gì may ra có thể có ích, bắt đầu từ cuối năm 1949 ở mặt trận Bình Trị Thiên và kết thúc với cái Tết hòa bình đầu tiên tại Hà Nội, gọi chung là Nhật ký Phóng viên.

Quá khứ lùi xa, có những dòng chép nay đọc lại bản thân người ghi cũng không tường tận lắm về nội dung, bối cảnh, và chắc có thể nhầm, do trình độ hạn chế và một số tên đất, tên người phải viết tắt để giữ bí mật. Điều quả quyết là không chi tiết nào bịa đặt hoặc thêm thắt.

Sáng mùng một Tết Ất Mùi (24/1/1955) bên bờ Hồ Gươm. Từ trái sang: Nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn, nhạc sĩ Tạ Phước, Phan Quang, nhạc sĩ Phan Thanh Nam. Hai em bé bên trái hiện nay là Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Tạ Bôn và nhạc sĩ Tạ Tuấn, đều là con trai cố nhạc sĩ Tạ Phước, Giáo sư Hiệu trưởng đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội.

khu 4 nay cũng ra đây, đang chen chân trên cầu Thê Húc, tay không, thiếu cành lộc xanh như hầu hết mọi người đêm nay. Tôi hỏi: “Lộc đâu?” Minh Giang chỉ lên chiếc Huân chương chiến sĩ cài trên ngực áo, cười: “Có sẵn lộc đây rồi”. Chắc anh vừa được tặng thưởng Huân chương dịp đầu năm.

Ai cũng bẻ lộc. Ai cũng xin thẻ. Tôi cũng định thử vào xin thẻ nhưng len vào được trong đền rồi, không thể đứng lâu hơn mấy phút vì khói hương đậm đặc như hun chuột, cay mắt quá. Cạnh tôi, hai cô phóng viên nước ngoài đang nhờ một ông đồ xem thẻ,

9 THỨ BA 24 - 1 - 2017TẤT NIÊN

“Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” - mảnh tình riêng Phan Quang

Tết hòa bình đầu tiên tại Hà Nộivái. Quanh Bờ Hồ nhiều ông chễm chệ trên chiếc Vespa phóng lượn, ngồi trước là đức ông chồng, sau là bà vợ tay cầm cành lộc. Một chiếc xe hơi đen hiệu Ford Vedette lướt chậm trên đường, chỗ gần bồn nước không xa ga tàu điện, một cánh tay phụ nữ lộng lẫy thò bó hương đang bốc khói ngùn ngụt ra bên ngoài cửa kính xe...

Chúng tôi dừng lại hỏi chuyện mấy anh đạp xích lô vẫn lặng lẽ chở khách ở phố Hàng Trống - Bảo Khánh. Năm ngoái, Giao thừa cũng có đông người đi lễ, bọn lính Tây đến bắt giải tán, đuổi mọi người về nhà - anh cho biết. Năm nay anh kiên nhẫn chờ, may ra có khách, sẽ hên cả năm.

24/01/55. Sáng mồng một Tết Ất Mùi 1955. Hôm nay, Nguyên đán năm Ất Mùi. Trời

bỗng dưng hửng nắng. Thiếu cái rét dịu và mưa lâm thâm của ngày Tết nhưng lại được cái ấm nắng hiền hòa đầu Xuân. Quanh Bờ Hồ, cạnh đền Ngọc Sơn, bao nhiêu người chụp ảnh giúp nhau. Màu sắc. Nhộn nhịp. Có thể nói sáng hôm nay Hà Nội có những cái gì đẹp nhất, tất cả đều được tuôn ra phô ngoài đường phố. Mấy anh em chúng tôi diện bộ quần áo đẹp nhất của mình vào, rồi kéo nhau ra phố, hòa vào cuộc sống...

Sáng mùng một Tết Ất Mùi (24-01-1955) bên bờ Hồ Gươm. Từ trái sang: Nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn, nhạc sĩ Tạ Phước, Phan Quang, nhạc sĩ Phan Thanh Nam. Hai em bé bên trái hiện nay là Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Tạ Bôn và nhạc sĩ Tạ Tuấn, đều là con trai cố nhạc sĩ Tạ Phước , Giáo sư Hiệu trưởng đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội.

mãi dành riêng “ta với ta”. Vậy mà một hôm xếp lại mớ sách cũ, tình cờ gặp lại những cảnh những người, những tấm lòng vàng một thời xa lắm, trong đó thấp thoáng bóng chàng trai nuôi ảo mộng văn chương…, tôi chợt nghĩ: Biết đâu một mai ai có nhu cầu tìm hiểu con người và cuộc sống một thời, thì mảnh tình riêng ta ngại ngùng chi mà không sẻ chia.

Bởi vậy mới đến với bạn đọc tập sách thô sơ này”...

Nhận xét về “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”, Ngô Thảo còn viết thêm: “Nguyện ước lớn của một thời tuổi trẻ là có những tác phẩm trung thực để hậu thế biết về thời chúng ta đã sống. Tôi nghĩ nhà văn - nhà báo Phan Quang (tên thật là Phan Quang Diêu, còn có các bút danh Hoàng Tùng, Phan Hoàng Tùng, Vị Hoàng, Yên Thanh, Hoàng Xá…) đã có thể yên lòng. Hình thức văn chương dẫu tân kỳ đến đâu cũng không có nghĩa gì nếu nó không vận chuyển trong bản thân tác phẩm hình ảnh của cuộc sống. Trong dạng thức nguyên thô, thêm tập tư liệu, văn liệu, sử liệu về một mảng cuộc sống những năm kháng chiến chống Pháp, được ghi nhận chân chực qua cách cảm và nhận của một chàng trai trẻ giàu mơ mộng, giàu tình cảm yêu thương này hẳn mách bảo với người đọc hôm nay nhiều điều không hoàn toàn đã thuộc về quá khứ”.

“Tết Hòa bình đầu tiên tại Hà Nội” là bút ký viết chân thực, sinh động và dạt dào tình cảm của Phan Quang về Xuân Ất Mùi 1955 mà hơn 60 năm qua tác giả được thưởng thức ở Thủ đô Hà Nội, Báo Lâm Đồng trân trọng giới thiệu với bạn đọc!

Truyện ngắn: NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

Anh mê chọi gà. Ăn gà, ngủ gà, chơi gà… Chị Mận, vợ anh, xục rục: Mẹ

con tui không bằng cái… móng chân con gà đá! Anh cười hề hề. Cười trừ thôi, vì anh biết “tội” mà. Đàn ông vai năm thước rộng, ngày đêm cứ lẩn quẩn với mấy con gà, hỏi vợ con nào mà không nổi phang nổi đốm! - mỗi lần đứng ở sới to họng, (vườn sau nhà là cái sới chọi) hăng máu thắng thua, chị Mận thở than, anh thè lưỡi cười, nói to như vậy với bầu bạn để vuốt giận vợ.

Nhiều lúc thấy vợ con cực nhọc, cũng muốn dẹp hết nhưng khó quá, nghĩ tới nghĩ lui cũng không đành, nghề chơi cũng lắm công phu, lỡ ghiền rồi, đâu dễ gì cai được. Hồi đầu chị Mận giận cành hông luôn. Không giận sao được, chuyện nhà cửa, con cái, ruộng nương, hiếu hỉ… anh giao tất tật cho vợ. Chị gầy đét như nhánh trà rang khô, nai lưng làm trụ cột gia đình. Nói riết cũng dị nên chị đành ngậm bồ hòn làm ngọt.

Mùa mưa qua đi, lũ gà rủ nhau lờ đờ, gật gù. Chúng sắp lượt đi chầu Thượng Đế. Thảm lắm lận! Ban đầu là mấy con gà nhà, dựng lông dựng lá, đứng co quắp, rồi cắm đầu ngoài rào, ngoài dậu chết queo. Anh thấp thỏm lo mấy cục cưng chân đen bị vạ lây nên ngay từ đầu đã cách ly chúng trong cái chuồng sắt, lạy trời lạy Phật cho tụi nó qua kiếp nạn nhưng vẫn không thoát. Trời kêu ai nấy dạ thôi.

Ban đầu là con Bạch Cốt Trảo, rồi tới Oanh Liệt, Thần Kê lần lượt quy tiên. Trời ơi! Anh buồn tan tác! Nàng Mận thấy cái mặt bỏ cơm của chồng thì dỏ dẻ: “Nhìn cái bộ dạng bệ rạc, thấy còn thảm hơn con gà rụ!”. Anh gắt: “Im mồm đi!”.

Đội hình của anh chỉ còn con Hy Vọng. Nó là con gà chọi

mới lớn, chưa một lần được anh tung lên sới chọi nhưng nhìn đôi chân vững như trụ, đôi vuốt dài, sắc như móng chim điêu, anh hy vọng nhiều về những chiến công lẫy lừng trên sới nên lấy niềm tin của mình đặt tên cho nó. Nhưng con Hy Vọng cũng khó tránh tiếng “dạ” khi lệnh “trời” đã gọi. Nó cũng lim dim mắt, đứng gật gù. Nhìn anh lúc đó y chang một ông bố có đứa con cầu tự mắc bệnh ngặt nghèo vậy. Có bệnh vái tứ phương. Anh làm mọi cách, gà cũng như người thôi, nghe người trong xóm mách cho uống lá gì đó thì xăm xăm tìm cho bằng được. Cứ tin “phước chủ may thầy” vậy. Vô phước! Anh gào lên khi con Hy Vọng tiếp nối mấy đàn anh rời xa khổ chủ.

Vẫn không bỏ cuộc. Cố sục sạo để có một con gà chọi khác, anh tính dù có bị hét với giá “cắt cổ” cũng hạ quyết tâm mua. Thế nhưng, mùa dịch đi qua, làm gì còn con gà chọi nào trong vùng mà mua với bán. Không thể bó gối. Nhìn cái sới chọi lạnh như chùa bà Đanh. Không còn rổn rảng chuyện câu độ, cá cược, làm nước, bàn bạc sau trận đấu… Đời sao mà buồn! Anh đứng nhìn sới chọi, phải hất mặt lên kẻo nước lăn xuống má mất.

Anh mới tậu dược mấy con gà chọi con. Không thể chờ đợi được. Biết đám gà chít chít ấy có nảy nòi được một con Oanh Liệt, Thần Kê nào không? Nói gở mồm chớ lũ gà í không có tên nào ra dáng “chiến mã”. Anh lại có niềm tin mình sẽ sở hữu một con gà “bất khả chiến bại”. Vậy là anh sang xã bên, tìm đến thẳng sới chọi mà có lần chúng phải muối mặt vì Vua chọi vùng đó bị con Thần Kê lấy đi một mắt lúc giao đấu. Dân gà chọi chuyên nghiệp được cái rất “trọng nghĩa khinh tài”. Anh Bằng, chủ sới chọi ở Đức Bình thấy anh tìm đến thì đón tiếp rất chu đáo, còn đem con Bảo Bối ra khoe. Nó là gà rừng. Một chú gà rừng có

“dáng” mà lên sới thì cứ gọi “bách chiến bách thắng”.

Bắt được bí kíp, anh quyết định vào rừng bắt gà.

Anh cơm mang cơm dỡ vào rừng. Rong ruổi cả ngày trên rừng, chiều về tay không. Mấy ngày liền như vậy nhưng anh không nản. Ngày xưa, gà rừng ở xứ núi này nhiều vô số kể, có ngày thấy chúng nó ngang nhiên kéo cả đàn, dàn hàng ngang đi xuống đường cái quan như chỗ không người. Nhưng giờ thì khác, khác nhiều. Rừng không còn là những lùm cây sum suê, rậm rịt chằng chéo những dây nữa mà thay vào đó là những đám mía, mì dài đến ngút mắt. Ngày xưa vào rừng leo dốc đứt hơi, xổ dốc thì vừa bò, vừa bám vào dây mà vẫn sợ vãi đái. Giờ thì rừng như đồng. Có đường sá hẳn hoi, xe công nông lên bốc mì, mía có thể đi tuốt lên tới đỉnh. Bỏ cuộc không phải tính cách của anh. “Tam tứ núi cũng trèo”, băng tận vào rừng trong, ăn dầm nằm dề mai phục, cầu may. Cuối cùng cũng có một gã dính bẫy.

Chú gà có tướng mạo đẹp. Nhìn bộ lông, đôi cánh, những cái vuốt, tướng đứng, thấy được thần thái của một con gà… “nòi”, anh sướng lắm! Từ lúc chơi gà chọi đến giờ, đây là lần đầu tiên anh có phước sở hữu một chú gà đẹp. Như ông già biên tái mất ngựa, anh có phúc nhận điều may trong cái rủi. Anh cười ha ha, khoe mẽ với mấy chiến hữu sới chọi.

* * *Những ngày cuối năm, vợ

con loay hoay mãi không hết việc, anh cứ khư khư ôm con gà. Niềm vui lộ ra mặt. Anh mơ màng nghĩ đến viễn cảnh Tết này sới chọi lại đông vui hơn bao giờ hết, và sung sướng nghĩ đến cận cảnh con gà rừng đội vòng nguyệt quế...

Hai mươi chín Tết, cũng như mọi ngày, bảnh mắt ra là hối hả chạy tìm gà. Anh tái dại, gào váng: Con gà của ông đâu

Bữa cơm tất niênMinh họa: Hồ Toàn

rồi? Thằng Quyết thằng Chiến đâu? Đứa nào tày hay mở cửa chuồng? Tức điên! Hầm hầm dòm rào ngó dậu… Anh nóng ruột dùng tiếng gọi quen thuộc, là ám hiệu mỗi lần cho gà ăn nhưng vẫn không thấy con gà rừng đâu. Anh dáo dác tìm, miệng lải bải không ngớt… Rõ ràng khu này xưa nay không có chuyện gà bị mất trộm. Người dưng không trộm chả nhẽ người trong nhà? Bán sắm Tết? Có ăn gan trời chị Mận cũng không dám. Mà ai dám mua khi cả thôn chỉ còn mỗi con gà thương hiệu? Anh tới đốt nhà chứ giỡn được à! Chị Mận thấy chồng “đỏ mày cay mắt” nên không dám thở to, chị dặn thằng Quyết thằng Chiến lại bàn học mở sách ra, làm gì cũng được nhưng cứ ngồi im đấy cho qua bão.

Ba mươi tết, mẹ con chị Mận khệ nệ chỉnh sửa bàn ghế, cung kính chưng hoa, mâm quả, bày biện cỗ bàn cúng Tất niên. Anh thì nằm bẹp gí trong phòng. Chị Mận gõ cửa kêu, anh cau có hét “Mẹ con mày muốn làm gì thì làm!”. Chị thở dài, quay ra lo chuyện cúng kính. Xong đâu đó, hai mẹ con lui cui dọn cơm. Vừa lúc đó, ngoài cửa có tiếng oang oang:

- Năm nay ăn nên làm ra, Tất niên hoành tráng nhở!?

Thấy bác Hai Răng dáng vẻ roi rói, trời ơi, cuối năm tất bật, quên mất ông bác nghèo khổ cuối xóm. Chị lật đật xin lỗi:

- Bác Hai ơi, là con quên, tính lát nữa sai mấy nhỏ đem sang biếu bác cặp bánh chưng ăn Tết, giờ bác tới chơi thì mời ở lại dùng cơm Tất niên với hai mẹ con cho vui ạ!?

Chị Mận nghèo nhưng lòng dạ rộng rãi. Xóm núi hiu hắt này, nhà bác Hai Răng là nghèo nhất. Vợ bác mất sớm, không con cái, bác sống thui thủi một mình. Tuổi già nên sức khỏe ẩm ương. Mạnh tay mạnh chân thì cuốc cỏ, chặt mía, đào đất lật cỏ mót những củ mì sót. Khi ọp ẹp thì ở nhà. Tay làm không đủ nuôi thân. Chị Mận thường kể chuyện bác trong bữa cơm, nói muốn giúp bác cũng chẳng biết giúp sao. Người nghèo, muốn làm việc nghĩa cũng khó.

Rồi chị níu tay bác Hai Răng vào nhà. Bác cười ha hả nói:

- Tao không đi ăn chực đâu! Năm nay tao cũng có một bữa Tất niên ra trò. Vợ chồng mày vậy là có phúc đấy!

- ???- Có được thằng con biết

chuyện nhân nghĩa sớm thì đó là phúc nhà.

- ???- Chiều qua thằng nhỏ nhà

mầy ẵm con gà qua, nói tặng ông ngoại ăn Tết, bộ vợ chồng bây không biết hả? Đời tao, giờ mới có phúc ăn bữa Tất niên với thịt gà! - bác nói mà giọng mềm ra, nghèn nghẹn.

Từ trong phòng, anh ngồi bật dậy, bác Hai cũng vừa ra khỏi ngõ. Thằng Chiến lấm lét, nhìn bố sợ sệt. Anh vò đầu thằng nhỏ: Mày là một chú gà “nòi”! Rồi kéo tay chị Mận: Cả nhà vô ăn Tất niên mau…!!!

10 THỨ BA 24 - 1 - 2017 TẤT NIÊN

BÙI TRƯỞNG

Cả “làng ” nhộn nhịp vào xuân Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cả

“làng nghề” lại tất bật, nhộn nhịp. Chúng tôi vừa đến thăm Cơ sở sản xuất cây cảnh Quốc Việt (tại thôn Đồng Lạc, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh) vào một ngày cuối năm. Lúc này, cả chủ cơ sở và hơn 30 lao động giúp việc đang hối hả chuẩn bị “hàng” để xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Bà Vũ Thị Thu (vợ ông Phạm Quốc Việt, Chủ Cơ sở) niềm nở tiếp đón và dẫn chúng tôi tham quan các công đoạn sản xuất cây cảnh.

Cây cảnh tại Cơ sở Quốc Việt chủ yếu là chậu và tiểu cảnh. Trong đó, đa phần là chậu và tiểu cảnh tí hon. Sản phẩm chậu cảnh, tiểu cảnh ở đây rất đa dạng, phong phú, sản xuất từ cây may mắn, tài lộc, phát tài, tùng la hán, kim giao, cẩm thạch… Sản phẩm của Cơ sở Quốc Việt rất phù hợp với trang trí nội thất, đặt trên bàn làm việc, phòng khách, phòng ngủ.

“Sản phẩm chậu cảnh, tiểu cảnh mang thương hiệu Quốc Việt có cái rất “riêng” và sáng tạo. Đây là sản phẩm “độc quyền”, được bán rộng rãi ở thị trường trong và ngoài tỉnh, nhiều nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, sản phẩm này cũng “có mặt” ở các siêu thị, cửa hàng cây cảnh trong nước. Mặt khác, cơ sở đã bắt đầu xuất bán sang thị trường Singapore và dần dần sẽ kết nối giao thương, trưng bày và giới thiệu sản phẩm để mở rộng dần ra thị trường Thái Lan, Campuchia… Hiện tại, Cơ sở sản xuất cây cảnh Quốc Việt có quy mô diện tích 8 sào đất để vừa gieo hạt, sản xuất cây giống và chế tác các loại sản phẩm. Vốn đầu tư ban đầu (không kể vốn đầu tư hàng năm) trên 2 tỷ đồng. Hàng năm, cơ sở xuất bán trên, dưới 50.000 chậu cảnh và tiểu cảnh. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán, cơ sở xuất

Không chỉ “làm đẹp” cho đời

những viên đá và những gốc cây khô tưởng chừng “vô danh” ấy, họ đã tư duy, sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật rất độc đáo và có một cái tên riêng. Một số hội viên đã có những tác phẩm giá trị tới hàng trăm triệu đồng. Hàng năm, hội viên Hội SVC huyện Di Linh cung cấp hàng triệu cành hoa, hàng trăm ngàn chậu hoa, giò lan… cho thị trường trong và ngoài nước, tạo nguồn thu nhập đáng kể. Cũng từ các hoạt động của mình, Hội SVC Di Linh đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Đặc biệt, từ “mái nhà chung”, những nghệ nhân hội viên SVC Di Linh đã giúp nhau về kiến thức, chia sẻ nhau về kinh nghiệm. Từ đó, nhiều hội viên đã trưởng thành và có tên tuổi trong “làng nghề” SVC. Ở Hội SVC Di Linh, không chỉ có Quốc Việt, Văn Cường và Phú Sơn, mà còn kể đến các nghệ nhân có tên tuổi khác là Đỗ Duy Đạo, Trần Đức Quỳ (gỗ mỹ nghệ), Đoàn Chí Lý, Đào Quyết Thắng (hoa), Nguyễn Minh Tuấn (bon sai - kiểng cổ), Trần Thanh Đam (lan rừng), Vũ Văn Ngoãn (chim, cá cảnh), Lưu Thị Thơm (tranh thêu)… Ngoài vai trò là một hội viên và là những ông, bà “chủ”, họ còn giữ trọng trách ở các chi hội và các CLB của Hội SVC Di Linh.

Họ là những nghệ nhân, hội viên Hội SVC huyện Di Linh. Giờ đây, nhiều nghệ nhân có tên tuổi đã trở thành những ông “chủ” trang trại đang “ăn nên, làm ra”. Từ “mái nhà chung” Hội SVC, họ vừa “chơi” vừa tạo ra của cải vật chất để “cống hiến” những sản phẩm tô thắm thêm vẻ đẹp cho đời.

Từ một“mái nhà chung” Thành lập từ tháng 2/2001, Hội

SVC huyện Di Linh ban đầu chỉ có 7 hội viên. Sau 15 năm hoạt động, đến nay, Hội đã thu hút 285 hội viên và thành lập được 10 chi hội, 3 câu lạc bộ (CLB). Số hội viên và các tổ chức của Hội không chỉ phát triển ở thị trấn Di Linh mà đã “lan tỏa” đến 7 xã trong huyện. Hội SVC Di Linh hiện đã hình thành được 8 bộ môn chuyên ngành, gồm: đá cảnh, đá mỹ nghệ, gỗ lũa và cây khô nghệ thuật, bon sai - kiểng cổ, điêu khắc gỗ, hoa các loại, tranh thêu lụa, chim và cá cảnh, tiểu cảnh các loại, thư pháp Việt.

Theo ông Đinh Công Bình, Chủ tịch Hội SVC Di Linh: “Là một tổ chức xã hội và nghề nghiệp, Hội SVC huyện Di Linh đã chuyển hướng, gắn giữa vui chơi, giải trí tao nhã với làm kinh tế bằng SVC. Hội đã hình thành những mô hình có hiệu quả và đã góp phần cùng với địa phương tạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi nhiều diện tích cà phê già cỗi sang trồng các loại hoa, cây cảnh… đem lại hiệu quả kinh tế cao”.

Trong những năm qua, Hội SVC Di Linh đã khai thác, bảo tồn, lai tạo hoa lan rừng. Hầu hết các giống lan rừng trên địa bàn được gìn giữ và hàng năm phát triển hàng trăm ngàn chậu. Nhiều loại lan rừng quí như Dạ hạc, Hạc đỉnh, Ý thảo, Long tu, Kim Điệp… đã được bảo tồn và phát triển bằng phương pháp tự nhiên và sinh học. Hội đã lai tạo thành công 2 giống lan hiếm là Dạ hạc và Ý thảo thành giống mới Ý

Bà Vũ Thị Thu và những sản phẩm chậu cảnh tí hon chuẩn bị phục vụ Tết. Ảnh: B.T

Ông Nguyễn Văn Cường bên những giỏ lan rừng trổ bông đúng dịp Tết. Ảnh: B.T Ông Nguyễn Phú Sơn kiểm tra vườn hoa hồng môn. Ảnh: B.T

Thảo hạc. Ngoài ra, Hội còn sưu tầm thêm một số giống mới, như Hạc đỉnh vàng, Dạ hạc trắng, Hài lạ… Để lưu giữ và phát triển những loại lan quý hiếm và nhân giống những loại lan mới có giá trị, hội viên SVC Đoàn Chí Lý đã xây dựng một nhà cấy mô, đã lai tạo được 7 loài lan giống mới, xuất ra thị trường trên 50.000 cây giống.

Ngoài ra, khai thác lợi thế khí hậu, thiên nhiên ưu đãi, Hội SVC huyện Di Linh đã phát triển mạnh hoa hồng môn, hồ điệp, vũ nữ… Hiện nay, Hội SVC đã có 50 hội viên trồng hoa, cây cảnh chất lượng cao; 30 cơ sở chế tác gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, vườn cây cảnh, tranh thêu… Các CLB hoa đã nhập từ nước ngoài 200.000 cây giống hoa hồng môn, trên 100.000 cây giống hoa hồ điệp, trên 50.000 cây giống hoa vũ nữ để giúp hội viên phát triển, nhân giống các giống hoa này.

Nhiều hội viên Hội SVC Di Linh đã tích cực sưu tầm, khai thác và sáng tạo hàng ngàn chậu bon sai - kiểng cổ có giá trị. Rất thú vị, không biết mệt mỏi, nhiều hội viên trong Hội đã từng trèo rừng, leo núi; lội từng con khe, dòng suối để sưu tầm, tìm kiếm những viên đá, những gốc cây khô “vô danh”. Và dưới con mắt nghệ thuật cùng bàn tay khéo léo,

Xuất phát điểm, họ chỉ là những người “tài tử” đam mê, yêu thích hoa, cây cảnh… Thế rồi, khi đến với nhau, họ đã học hỏi lẫn nhau và giúp nhau sáng tạo, mở rộng không gian “sân chơi” để “làm đẹp” cho đời. Và trong một thời gian không lâu lắm, nhiều người trong số họ đã phát triển sân chơi nghệ thuật này thành một cái “nghề”, không phải để “cứu cánh” mà thực sự đã làm giàu cho chính mình và tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người khác nữa.

bán (bán lẻ và bán sỉ theo đơn đặt hàng) trên 20.000 sản phẩm. Chậu cảnh và tiểu cảnh có rất nhiều loại, giá bán từ 35.000 đến 400.000 đồng/ 1 sản phẩm. Sắp đến, cơ sở sẽ mở rộng dần quy mô, vì hiện tại hàng sản xuất ra không đủ bán” - bà Thu giới thiệu với chúng tôi.

Đang chăm chút từng giò lan rừng đang trổ hoa đúng vào dịp phục vụ thị trường Tết, ông Nguyễn Văn Cường (ở thị trấn Di Linh, là một trong số rất ít người đầu tiên ở Di Linh “nuôi” lan rừng và trồng hoa lan các loại, hiện có qui mô hoa lan lớn nhất) cho chúng tôi hay, ngoài lan rừng, ông còn phát triển thêm 7.000 m2 nhà kính, nhà lưới để trồng hoa hồng môn. Toàn bộ diện tích nhà lưới, ông đầu tư trang bị hệ thống tưới tự động và tưới nhỏ giọt. Riêng trang trại hoa hồng môn của ông giải quyết việc làm quanh năm cho 6 lao động (vào vụ mùa, giải quyết việc làm cho 12 lao động). Hàng năm, chỉ với 7 sào hoa hồng môn, ông thu nhập được khoảng 600 triệu đồng (chưa trừ chi phí).

Trước đây, ông Nguyễn Phú Sơn (ở thị trấn Di Linh) chỉ sinh sống bằng cây cà phê và trồng thêm hoa để giải trí, mua vui. Từ ngày vào Hội Sinh vật cảnh (SVC) Di Linh, ông đã chặt bỏ dần cà phê và theo đuổi nghề trồng hoa. Hơn 10 năm nay, vườn hoa của ông hiện có quy mô gần 1 ha nhà kính, nhà lưới, gồm hồ điệp, lan rừng, hồng môn. Toàn bộ vườn hoa, ông đã lắp đặt hệ thống tưới tự động; luống trồng hoa và đường đi lại được xây, lát bằng gạch. Theo ông Sơn, hồ điệp dễ bán, nhưng chi phí đầu tư rất lớn. Hiện tại, trang trại hoa của ông đã chuẩn bị 30.000 chậu hồ điệp, 20.000 chậu hồng môn và 500 giò lan rừng để sẵn sàng phục vụ thị trường Tết…

Đến với những nghệ nhân trong “làng” hoa, cây cảnh ở Di Linh vào những ngày giáp Tết thì hầu như ai cũng rộn ràng công việc.

11 THỨ BA 24 - 1 - 2017TẤT NIÊN

VĂN VIỆT

Hoa tươi trên cành nonTạm thời “định canh” trên

diện tích gần trăm mét vuông trước khu vực Nhà hàng Thủy Tạ từ ngày 18 đến ngày 30 tháng chạp âm lịch (ngày 15/1 đến ngày 27/1/2017 dương lịch), vườn hoa đào Toàn đến từ thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, Đức Trọng khoe sắc màu khá đặc biệt trong vườn hoa xuân “muôn hồng nghìn tía” ven hồ Xuân Hương, Đà Lạt.

Nối theo bước chân của khách xuân Đà Lạt, tôi dạo quanh vườn hoa đào Toàn nhiều tiếng đồng hồ trong ngày 25 tháng chạp âm lịch mới phát hiện cận cảnh 3 loại hoa đào đón Tết Đinh Dậu 2017 gồm: đào Nhật Tân Hà Nội ghép với đào bản địa Đà Lạt; đào Nhật Tân Hà Nội và đào thất thốn Đà Lạt ươm hạt trên đất Hiệp An, Đức Trọng. Nhìn hoa bích đào ghép và bích đào ươm hạt đều cùng “tông màu” với hoa đào thất thốn. Nhưng khi tiếp xúc gần các phần gốc, thân, cành mới thấy “màu da” của đào ươm hạt còn non và căng bóng hơn so với đào ghép. Riêng đào Nhật Tân ghép và Nhật Tân ươm hạt tại xã Hiệp An, Đức Trọng có thêm màu hồng đào phô diễn như màu của trái táo vừa độ chín trên cành, trông thật hấp dẫn.

Tranh thủ vừa bán hàng vừa tiếp chuyện với tôi, chủ vườn Trần Văn Toàn cho biết, tham gia thị trường hoa Tết Đinh Dậu 2017 ở Đà Lạt, thương hiệu hoa đào Toàn bày bán 300 cây và chuẩn bị xuất vườn 700 cây, trong đó có 20 cây trồng bằng hạt 3 năm tuổi, còn lại cây ghép cành từ một năm tuổi trở lên. Tùy theo đường kính gốc, chiều cao với số cành của cây, tỷ lệ hoa đang nở và búp nụ, anh Toàn ấn định giá bán gần bằng nhau đối với đào ghép và đào ươm hạt.

Dẫn tôi bước đến bên cạnh cây hồng đào ươm hạt, ước chiều cao khoảng 2,5 m tính từ bề mặt của chậu đất, tán cây phủ rộng hơn 2 m, hoa nở “lung linh” trên cành, chủ vườn Toàn đã đồng ý bán cho một khách hàng Đà Lạt với giá 5 triệu đồng. Trước đó một ngày, anh Toàn cho thuê 1 cây bích đào ươm hạt với kích thước và hình dáng tương tự như cây hồng đào vừa nêu với giá 2 triệu đồng. Thời gian cho thuê tính từ ngày giao chậu hoa đến hết rằm tháng giêng âm lịch 2017.

Với mặt hàng đào thất thốn, vườn hoa đào Toàn đưa ra chợ hoa tết Đà Lạt năm Đinh Dậu 2017 khoảng 200 cây ghép và

Đào hữu tính “lung linh” ra phốNhững cây đào Nhật Tân, đào thất thốn hữu tính (trồng bằng hạt) khoe sắc “lung linh” giữa phố xuân Đà Lạt, khiến cho người chơi sinh vật cảnh không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng “tác giả” là người dân ở vùng nông nghiệp xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

hàng chục cây ươm hạt. Một khách hàng ở Đà Lạt chọn mua một chậu đào thất thốn ươm hạt giá 3 triệu đồng rồi cùng tôi dùng tay đo hình dáng cây gồm: cao khoảng 0,6 m, tỏa ra 5 cành, trên đó điểm một vài đóa hoa nở màu đỏ đậm, tọa lạc giữa “rừng” nụ hoa. Chủ nhân Toàn “giải trình”: “Cây đào thất thốn trồng bằng hạt hoặc ghép cành trên khu vườn thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An của gia đình chúng tôi đều cho hoa sau một năm chăm sóc. Giá bán 2 loại đào thất thốn cũng tương đương nhau. Nhưng cá biệt cũng có cây đào thất thốn ghép trong vườn khoảng gần 20 năm, cơ sở chúng tôi vừa thỏa thuận bán cho một khách hàng Đà Lạt với giá hơn 20 triệu đồng. Hoặc đào thất thốn gieo hạt sau một tháng lên cây non trong năm 2016 vừa qua, cơ sở đã bán hàng chục cây cho khách hàng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng với giá từ 1 - 1,5 triệu đồng/cây…”.

Giảm cây vô tính, tăng cây hữu tínhTìm hiểu thêm được biết,

vườn đào Toàn đang sản xuất - kinh doanh các loại hoa đào Nhật Tân và đào thất thốn tại thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, Đức Trọng với diện tích 6.000 mét vuông, trong đó bố trí khoảng 1.000 mét vuông để ươm cây thương phẩm bằng hạt. Theo lời anh Toàn, qua rất nhiều năm thử nghiệm thất bại, mãi đến năm 2014, hộ gia đình anh mới gieo hạt thành công ban đầu 60 cây bích đào và hồng đào Nhật Tân trong vườn nhà. Nhưng sau đó vài tháng chăm sóc, chỉ còn lại hơn 20 cây sống đến ngày hôm nay cho hoa đồng loạt. Vận dụng kinh nghiệm gieo hạt tiếp theo cho cây đào thất thốn, trong năm 2016, vườn đào Toàn đã

sản xuất gần 100 cây nở hoa vụ mùa đầu tiên ở Tết Đinh Dậu 2017 này.

Nói về quy trình sản xuất cây đào Nhật Tân và đào thất thốn bằng phương pháp hữu tính - ươm bằng hạt nẩy mầm thành cây thực sinh như đã nói trên, Toàn chia sẻ: “Chọn những cây ra hoa tốt nhất để chăm sóc đặc biệt. Đến khoảng tháng 5, tháng 6, thu hái quả chín mọng rồi lấy hạt nhân phơi khô nhiều ngày ngoài trời nắng tự nhiên. Bảo quản hạt giống trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, bước sang tháng 10 bắt đầu gieo xuống dưới lớp đất cát. Cây nẩy mầm 2 tháng trên cát mới chuyển sang bầu đất giá thể nuôi dưỡng

thêm 3 tháng nữa rồi đưa ra trồng dưới đất tự nhiên. Tỷ lệ cây ươm hạt phát triển đến ngày ra hoa là 40% đối với đào Nhật Tân và 30% đối với đào thất thốn...”.

Trong những năm tới, vườn đào Toàn tập trung sản xuất thương phẩm cây hoa đào hữu tính, giảm tỷ lệ cây hoa đào vô tính (cây ghép), đáp ứng thị hiếu của khách hàng đang xu hướng thiên về chọn lựa sinh vật cảnh tự nhiên. Anh Toàn cũng sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây hoa đào thực sinh cho nông dân Đức Trọng và các vùng lân cận, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn ở địa phương.

Chủ nhân vườn đào Toàn với cây đào Nhật Tân ươm hạt tại Đức Trọng. Ảnh: V.Việt

2 cây đào thất thốn hữu tính đã được khách hàng đặt mua 5 triệu đồng/cây. Ảnh: V. Việt

Sở Khoa học và công nghệ Lâm Đồng vừa tổ chức họp hội đồng tư vấn đánh giá và nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, đánh giá và phát huy sản phẩm du

lịch đặc thù nhằm thu hút khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng” do Ban Tuyên giáo

Tỉnh ủy chủ trì. Sau 2 năm thực hiện, cơ quan chủ

trì đã nghiên cứu, đánh giá các giá trị đặc thù của Đà Lạt - Lâm Đồng về tài nguyên du lịch và các điều kiện phát

triển du lịch cũng như thực trạng, chất lượng và hiệu quả khai thác của sản

phẩm du lịch. Đồng thời, xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch sản phẩm du

lịch đặc thù và xây dựng một số mô hình điểm về sản phẩm du lịch đặc

trưng của địa phương như: du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch nghỉ

dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao mạo hiểm. Từ đó, cơ quan

chủ trì đã đề xuất các giải pháp phát triển, đổi mới các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế cạnh tranh của

Đà Lạt - Lâm Đồng nhằm thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Các kết quả của đề tài sẽ góp phần hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thu hút khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng, giúp bảo tồn, phát

huy và khai thác có hiệu quả các giá trị đặc thù và gia tăng nguồn thu cho kinh

tế địa phương.VIỆT HÙNG

Phát huy sản phẩm du lịch đặc thù của Đà Lạt - Lâm Đồng

Góp phần tích cực trong tạo dựng sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ cho

Đà Lạt, vừa qua Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sao Đà Lạt Trần Việt Nghĩa

vừa được Ban Tổ chức Ngày hội Tết doanh nhân lần thứ IX - Xuân Đinh

Dậu 2017 vinh danh là 1 trong top 20 doanh nhân và thương hiệu tiêu biểu

của Việt Nam năm 2016. Ông Nghĩa đã nỗ lực đạt thành

tích xuất sắc trong công tác quản lý và điều hành góp phần duy trì tốc độ

tăng trưởng ổn định cho doanh nghiệp nhiều năm qua. Được biết, trong thời gian tới, Sao Đà Lạt tiếp tục mở rộng

phát triển kinh doanh như xây dựng khu cắm trại, dã ngoại, lều ven hồ, xây dựng làng nghỉ dưỡng châu Âu và một

số công trình khác theo hướng “Độc đáo - mới lạ - khác biệt” theo tiêu chí

hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và

quốc tế đến Đà Lạt.NGUYỆT THU

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sao Đà Lạt lọt top 20 doanh nhân và thương hiệu tiêu biểu 2016

Tổng Công ty Sao Đà Lạt nhận danh hiệu doanh nhân tiêu biểu.

12 THỨ BA 24 - 1 - 2017 TẤT NIÊN

Phóng sự ảnh: DIỄM THƯƠNG

Những ngày cuối năm, ở nơi đầu sóng của Tổ quốc - đảo Trường Sa như ấm hơn bởi sắc mai vàng và tiếng cười rộn rã của quân -

dân trên đảo. Họ đang chộn rộn chuẩn bị đón Tết.

Chẳng thể nào đủ đầy như đất liền, thế nhưng những chuyến tàu chở quà Tết vừa cập đảo mang theo hương xuân từ đất liền cũng đã giúp cho Trường Sa những ngày Tết đủ đầy: Gạo nếp, lá dong để gói bánh chưng; những chậu quất sum suê trái vàng; bánh mứt;…

Ngoài những món quà truyền thống từ đất liền, những người lính đảo còn sáng tạo ra những món đặc biệt, tạo ra vị Tết rất riêng chỉ Trường Sa mới có. Đó là những bình hoa bằng vải, bằng giấy do chính tay các chiến sỹ làm; những bình hoa độc đáo dành để dâng lên bàn thờ Tổ quốc, bàn thờ tổ tiên được những lính đảo làm bằng vỏ trai, vỏ sò lấy từ lòng biển quê hương.

Điều gây cho tôi bất ngờ hơn cả, đó là trên bàn thờ Tổ quốc còn có một bình cắm những bông lúa Việt Nam được các chiến sỹ phơi khô đặt trang trọng ngay bên cạnh bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nếu như ở đất liền, trước ngõ phố, đường làng là sắc thắm của đào, mai ba ngày Tết thì ở Trường Sa, mỗi dịp Tết đến xuân về khắp đảo lại rực rỡ lung linh bởi sắc màu của hoa mù u và hoa bàng vuông…

Tết đến, nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức tưng bừng, nhưng cán bộ, chiến sĩ ở đảo xa vẫn vững vàng tay súng, cảnh giác canh giữa chủ quyền Tổ quốc.

Xuân đã về trên đảo Trường Sa

Trang hoàng bàn thờ Tổ quốc.

Cán bộ, chiến sỹ Trường Sa nhận quà Tết đất liền.

Niềm vui lớn nhất của các chiến sỹ trên đảo vào dịp Tết đến Xuân vềlà nhận được những lá thư của gia đình, người thân gửi ra từ đất liền.

Quân và dân Trường Sa đi chùa cầu an.Tục lệ không thể thiếu của quân và dân trên đảo vào dịp Tết.

Chăm sóc ao cá Trường Sađể “cải thiện” bữa ăn trong những ngày Tết.

Đã thành truyền thống, cứ mỗi khi đến Tết, cán bộ, chiến sĩ trên đảolại trổ tài làm báo tường để thi bình báo trong đêm giao thừa.

Cán bộ, chiến sỹ chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh chưng.

Trang hoàng cây quất vừa được chuyển ra từ đất liền.

13 THỨ BA 24 - 1 - 2017TẤT NIÊN

Ba viết bài thơ cho con câu chuyện về miền biển dã đại dương xanh ôm đất nước mìnhMỗi ngày qua đi ta nhận ân tình từ biển bữa cơm dưới bao nếp nhà sao thiếu hạt muối mặn mòi nói gì sản vật khơi xa…Từ khi có lối con đi có nơi con ở chỉ một màu biển biếc bao la đất cũng sinh ra từ biển núi đồi vươn tới đảo xa tổ tiên dựng cửa làm nhà mà nên hình dáng ơi à... quê hươngCon có biết thương một đời ngư phủ diêm dân phơi mình trước biển sóng xô mạn thuyền bờ cát theo gió triều lên đạp sóng giăng câu mồ hôi chát mặn bể sâu nhọc công kể chi ngày tháng tôm cá ta ăn hạt muối ta dùng con không được dửng dưng… tình biểnBao đời tiếp nối ông cha dong buồn ra khơi trùng dương cách trở nghe sóng đếm sao nhớ về đất mẹ những chuyến hải hành như thể

HỒ XUÂN TRUNG

Con ơi lắng khúc biển khơi

phận người mỏng manh tấm ván con thuyền(*) mẹ ngồi mong con chị ngóng chồng lời ru khắc khoải giấc mơ trẻ thơ thiếu vắng tay cha thao thức thâu đêm biển động mấy mùa cột mốc sống nơi hoang vu biên viễn chỉ trời biển một màu xanh thẳm Giữ chủ quyền ngàn xưa đất nước con không bao giờ được quênBa đưa con về biển dã học bài muối mặn cá tôm đất nước ba phần tư biển cả hãy yêu từng tấc đất biển quê hương

Tháng Bảy, 2016(*) Mượn ý văn của Nguyễn Hàng Tình

=======================& # cq = 53

Tha thieát - saùng trong

Ó%Naøy

««««j‰xuaân

œ»»»»J œ»»»»K««««koâ

cho TA cuø laàn

œ»»»»J««««jkìa!

œ»»»»K««««k ««««»»»»

Moät coïng

‰ ««««klaù

««««k œ»»»»Jcong

œ»»»»KÑình Nghó

ñoài.

««««k========================& # ««««k œ»»»»K««««k

Ngoïn

««««kœ»»»»K ««««kœ»»»»Kcoû

œ»»»»J««««jdaäp

««««kœ»»»»K ««««kœ»»»»Kdoài

««««œ»»»»thaùng gieâng.

‰ ≈Em

œ»»»»K««««k ««««jœ»»»»Jnghieâng

««««kœ»»»»Ktraêng

««««kœ»»»»K ««««jœ»»»»Jnghieâng

««««jœ»»»»Jbôø

œ»»»»««««nghieâng. Nghieâng

««««jmuøa

««««kchaùy.

œ»»»»K

========================& # »»»»Naøy

‰xuaân

œ»»»»J««««j ««««kœ»»»»K

««««jœ»»»»Jkìa.

««««kœ»»»»K ««««»»»»Boàng beành

‰ ««««ktraéng

««««k œ»»»»Jboâng

œ»»»»Ktrôøi.

««««k========================& # ««««k œ»»»»K««««k ««««kœ»»»»K

Dòu

œ»»»»K««««knôû

««««jœ»»»»Jnuï

««««kœ»»»»K œ»»»»K««««kcöôøi

««««œ»»»»thaùng ba.

‰ ≈Linh

œ»»»»K««««k œ»»»»J««««jlan

««««kœ»»»»K ««««kœ»»»»Kem

««««jœ»»»»Jtan

««««jœ»»»»Jnhoøa

œ»»»»««««ñeâm. Moâi

««««jmeàm

««««kkhaùt.

œ»»»»K

========================& # »»»»Thaû

‰ ««««jvaøo

««««jñeâ

œ»»»»J««««j ««««œ»»»»

meâ

œ»»»»K««««kñi

««««jœ»»»»Jtìm

œ»»»»K««««k œ»»»»««««nhau. Ñeå

≈chieàu

««««k ««««kloùng

œ»»»»K««««k

========================& # œ»»»»J««««j

ngoùng

««««jœ»»»»Jloùng

««««jœ»»»»Jngoùng

««««kœ»»»»K œ»»»»K_««««k

vôùi

œ»»»»_««««

boùng.

‰Chaïm

««««khoaøng

««««k œ»»»»Jhoân

#««««kñöôøng

œ»»»»K œ»»»»Jxuaân

œ»»»»K ««««ktím

««««roïi. Em

««««jböøng

««««ksoi

n««««k

========================& # ««««Coõi

‰ ««««jhieàn

««««jlinh

œ»»»»J««««j ««««œ»»»»

thieâng

««««kvieân

œ»»»»J««««jtình

œ»»»»K««««k œ»»»»««««yeâu.

œ»»»»KÑeå

≈ ««««kchieàu

««««kquaán

œ»»»»K««««k

========================& # œ»»»»J««««j

quyùt

««««jœ»»»»Jquaán

««««jœ»»»»Jquyùt

««««kœ»»»»K _««««kœ»»»»Kmaét

œ»»»»_««««

phoá.

‰Chaïm

««««k ««««khoaøng

œ»»»»Jhoân

#««««k œ»»»»Kvöôøn

œ»»»»Jxuaân

œ»»»»K ««««ksaáp

««««ngöûa. Em

««««jnhìn

««««kthaáy.

œ»»»»K

========================& # ««««»»»» .Coäi

œ»»»» wfi whoàng

% »»»»««««hoàng... Naøy

‰ ««««jxuaân

««««kœ»»»»J««««jœ»»»»Koâ

œ»»»»J ««««kkìa.

œ»»»»K ««««»»»»Boàng beành

««««k‰ ««««ktraéng

œ»»»»K œ»»»»K««««jœ»»»»J

boâng

««««kœ»»»»Ktrôøi

œ»»»»K««««k””““ {fiCoda

=========================& # ««««»»»»Naøy

‰ ««««jxuaân

œ»»»»Joâ

««««kœ»»»»K œ»»»»J««««jkìa.

œ»»»»K««««k ««««»»»»

Boàng beành

««««k‰ ««««ktraéng

œ»»»»K œ»»»»K««««jœ»»»»J

boâng

««««kœ»»»»Ktrôøi.

««««kœ»»»»K ««««»»»»

Boàng beành

‰ ««««kœ»»»»Ktraéng

œ»»»»K««««k

boâng

u««««jœ»»»»J ««««kœ»»»»Ku

trôøi.

««««kœ»»»»K »»»» .«««« . Œ””{ ””

Boàng beành traéng boâng trôøi

Mây trắng nhẹ về Trong tiếng thông reoĐà Lạt sang XuânBừng nở Anh đàoTình yêu em hồng lên gương mặtMàu hoa dâng rạo rực miền cao.

Nắng ngấm rượu vuiChấp chới khăn màuMiên man đường hoaSáng từng ngõ phố

PHẠM VĨNH

Đạ TẻhĐạ Tẻh quê emSuối chẳng đủ dài núi chẳng đủ caoSương khói cỏ hoa thua Đà LạtTên gọi cũng thườngAi đó đùa - Tẻ Nhạt!

Anh lại thèm về đâyVì hồn chèo ngọt giọng hát Hà TâyTha thướt sông Hương tà áo HuếTiếng gió đường quyền cháu con Nguyễn HuệĐiệu hò mênh mang sông nước Cửu Long GiangVề đây bên bếp lửa nhà sàn.

Và em nữa. phải chăng là duyên nợCứ hồi hộp cứ âm thầm nhắc nhớSắc quỳ vàng ấm nắng phía đồi quêHương lúa thơm gọi chim ngói trở về.Nhìn mây trắng cứ như là mộng mịCơm mới. Nhộng rang. Canh rau đồi bình dịNgười quê. Ánh mắt. Nụ cười…

Ngày xa emTrời xanh thẳm. Tháng mườiAnh thèm ngắm. Thèm nghe. Anh thèm kểBao kỷ niệmQuê emAnh thèm vềĐạ Tẻh!

PHẠM QUỐC CA

Mùa Anh đàoThông dâng nếnTrời xanh bỡ ngỡRặng Anh đào ấm lối ta qua..

Hoàng hôn buôngRáng đỏ đồi xaRáng đỏ mặt hồLung linh huyền thoại

Triệu viên - ngọc - ngọn - đènThắp mình lên mê mảiTưng bừng dạ hội những vì sao…

(1984 - 2017)

Minh họa: P.N

Minh họa: P.N

14 THỨ BA 24 - 1 - 2017 TẤT NIÊN

TRẦN VĂN LỢI

Theo quan niệm dân gian thì sự việc đầu tiên diễn ra đối với mỗi người, mỗi nhà vào

buổi sáng sớm ngày mồng một của năm mới rất quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống trong suốt cả năm. Chính vì vậy, nhiều gia đình rất coi trọng và cẩn thận trong việc chọn người xông nhà (hay xông đất), tức là người đầu tiên bước vào đất nhà mình trong ngày đầu năm mới.

Giờ xông nhà bắt đầu từ giao thừa trở đi, khi tiếng chuông đồng hồ đầu tiên báo hiệu một năm mới đã đến. Tùy theo mỗi gia chủ mà người ta chọn cách xông nhà khác nhau. Có thể là chọn một người trong gia đình ra khỏi nhà trước giao thừa, từ lúc chưa hết giờ trừ tịch và dự lễ tại đình chùa, sau đó xin hương hái lộc, chờ cho thời gian điểm năm mới, người này tự xông nhà với mong muốn: mang về cho gia đình nhiều điều tốt lành và may mắn. Lựa chọn cách này được cái là gia đình chủ động được người và thời gian xông nhà. Tuy nhiên, nhiều người lại thích người ngoài xông nhà hơn vì có sự mới mẻ và khác lạ trong năm mới.

Người được gia chủ chọn để nhờ xông nhà thuộc mọi lứa tuổi. Tiêu chí đầu tiên phải là người khỏe mạnh, vui vẻ, nói năng lưu loát và dễ tính, tốt nết. Được như vậy thì gia chủ mới tin rằng cả năm mọi việc đều suôn sẻ, thuận lợi. Gia chủ sẽ chọn lựa người có phẩm chất ấy trong số những người quen mà hợp tuổi với mình hoặc tuổi hợp với năm đó. Thông thường, trẻ em là đối tượng được nhờ xông nhà nhiều hơn cả, vì đây là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư và trong sáng. Chính vì vậy, Tết Nguyên đán của chúng tôi là những ngày quên ăn, quên ngủ để đi xông nhà. Sau giờ phút giao thừa, tất cả đều ăn mặc thật đẹp, gọn gàng và sạch sẽ, tụ tập ở điểm hẹn đã định trước, rồi kéo nhau đi chúc tết. Chúng tôi vừa đi, vừa hát bài đồng dao quen thuộc Xúc xắc xúc xẻ... Lời bài hát hồn nhiên với những hình ảnh đẹp đẽ gợi nên sự sang trọng, sung túc. Đứa nào được coi là tốt vía và nhanh nhẹn nhất thì được cử dẫn đầu. Khi vào đến cổng nhà nào là chúng tôi đồng thanh cất to giọng chúc gia chủ đủ mọi điều tốt lành với những lời hay ý đẹp mà người lớn đã dạy cho từ trước, nào là: Tăng phúc, tăng thọ

Tục xông nhà ngày xuân

VIẾT TRỌNG

Đó là gia đình của võ sư Christian Kronenbitter, 60 tuổi, gồm ông và vợ là Christine, 52

tuổi cùng cậu con trai Korbinian Bachhuber, 28 tuổi, người Konstanz - một thành phố nhỏ với khoảng 80 nghìn dân nằm ở phía nam nước Đức, gần biên giới với Thụy Sỹ. Gia đình này đến Việt Nam trong một chuyến “hành hương” - theo cách nói của võ sư Christian, vừa đi thăm Việt Nam - quê hương của môn Võ Việt mà ông đang dạy tại quê nhà, vừa để học hỏi nâng cao thêm trình độ võ thuật của mình.

Buổi sáng tôi đến thăm, vị võ sư 5 đẳng người Đức này đang cùng với con trai trong trang phục màu đen của Võ Cổ truyền Việt Nam say mê luyện võ cùng võ sư Bảo tại võ đường của võ sư Bảo trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Đà Lạt. Vợ của ông, bà Christine cũng là một võ sư 3 đẳng, cùng đến võ đường với chồng và con nhưng không tập cùng vì đang bị cảm lạnh. “Từ Hội An lên đây, ngoài đó trời khá nóng, lên Đà Lạt chuyển lạnh đột ngột nên người bị cảm lạnh, không tập được tiếc quá” - bà cười.

Võ sư Christian Kronenbitter cho biết ông tập võ trên 35 năm nay. Năm 25 tuổi ông bắt đầu làm quen với võ thuật, lúc đầu tập Karaté - môn võ của Nhật, sau đó ông học thêm Công Phu của phái Thiếu Lâm - Trung Quốc. Ông

biết đến võ cổ truyền Việt Nam thông qua một thầy dạy võ người Pháp tại Paris, nước Pháp - là võ sư Bernard Võ Đình Quang, có cha là người Việt, mẹ là người Đức hiện nay đã 65 tuổi và vẫn còn dạy võ cổ truyền Việt tại Paris. Tiếp xúc với Võ Việt ông thích ngay và sau một thời gian rèn luyện ông về dạy cho vợ ông sau đó hai vợ chồng dạy cho 3 cậu con trai. Hiện ông đang duy trì một võ đường dạy Võ Việt tại thành phố nơi ông sinh sống.

Nhiều lý do để võ sư Chrristian thích Võ Việt Nam: “Võ Việt có

rất nhiều kỹ thuật chiến đấu độc đáo, động tác đẹp, hiệu quả cao. Đặc biệt đây là môn võ của một dân tộc bất khuất có truyền thống văn hóa lâu đời nên ở Đức rất nhiều người hâm mộ” - ông nói. Còn theo bà Christine, Võ Việt không chỉ đẹp và hiệu quả mà còn thích hợp cho mọi lứa tuổi, ai tập cũng được, kể cả phụ nữ như bà.

Võ sư Christian biết Võ sư Trương Văn Bảo qua một đợt tập huấn nâng cao Võ cổ truyền Việt do Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam tổ chức tại Paris. Tại lớp tập huấn này, Võ sư Bảo chính

là người trực tiếp hướng dẫn tại lớp. Sau đợt tập huấn đó, Võ sư Christian đã sắp xếp để đưa cả nhà sang Việt Nam tìm đến nhà Võ sư Trương Văn Bảo tại Đà Lạt để thụ giáo thêm. Đây là chuyến đi thứ nhì của gia đình ông sang Việt Nam. Năm ngoái, vợ chồng ông còn đưa cả 3 cậu con trai của mình đi cùng, năm nay do bận nên chỉ mình Kobinian đi cùng.

Korbinian cho biết, anh đã tập Võ Việt trên 18 năm cùng cha và mẹ mình ở nhà, từ lúc chỉ vừa 10 tuổi. “Mới đầu học võ cũng thấy khó, phải tự động viên mình cố

Đến Đà Lạt để học võ gắng từng ngày, nhưng càng tập càng thấy thích và chỉ một thời gian sẽ thấy rõ sự khác biệt mà võ mang lại” - anh nói

Sự khác biệt đó, theo Korbinian, chính là võ đã mang lại cho anh sự tự tin rất lớn, không chỉ là nâng cao sức khỏe cho bản thân mà võ còn mang lại cho anh rất nhiều điều có ích, chẳng hạn là nhiều bạn bè. Thông qua tập luyện Võ Việt, anh như đã gia nhập vào một cộng đồng lớn của những người yêu và tập luyện Võ Việt trên khắp châu Âu. Anh cho biết, ở Đức và châu Âu có khá nhiều võ đường Võ Việt rất đông môn sinh, qua các chuyến giao lưu, anh đã quen với nhiều bạn bè vốn là những người cùng tập Võ Việt như mình. Hướng theo sự huấn luyện của nhà, anh đã quyết định chọn nối nghiệp võ và đang dự đinh mở một võ đường tại vùng Baravia của Đức: “Hy vọng khi đó sẽ có nhiều học trò” - anh cười

Với gia đình Kronenbitter, từ võ sư Christian đến vợ, bà Christine và cậu con trai Korbinian Bachhuber đều rất vui với chuyến đi này. Cả gia đình dành phần lớn thời gian trong ngày để luyện võ, luyện lại các bài quyền cao cấp với Võ sư Trương Văn Bảo trong những ngày lưu lại Đà Lạt. Những chuyến đến Việt Nam này, theo Võ sư Christian, bên cạnh việc học võ, còn giúp gia đình ông biết và hiểu thêm nhiều điều về Việt Nam, về văn hóa, lịch sử, con người hiếu khách của đất nước này. “Đây là một trải nghiệm tuyệt vời mà có đi thì mới hiểu được. Chúng tôi dự định cứ mỗi năm nếu được sẽ sang đây một lần, đến Đà Lạt để cùng luyện võ với thầy Bảo”.

Thật thú vị trong những ngày đầu năm mới 2017 này khi gặp một gia đình võ sư người Đức đến Việt Nam để luyện tập Võ Cổ truyền Việt với võ sư Trương Văn Bảo tại Đà Lạt.

Gia đình Võ sư Christian Kronenbitter cùng Võ sư Trương Văn Bảo (thứ hai từ phải qua) tại Đà Lạt. Ảnh: V.T

(nếu gia chủ là người già); Mùa màng bội thu, chăn nuôi phát đạt (nếu nhà làm nghề nông); Tốt tài sai lộc (nếu là nhà trí thức); Mua may bán đắt (nếu là nhà buôn); Thăng quan tiến chức (nếu là quan chức)... Vừa bước vào nhà, chúng tôi trao cho gia chủ chút quà tết, như: tấm bánh chưng, quả bưởi... mang tính chất tượng trưng. Chủ nhà hoan hỉ đón chào, cảm ơn

rồi chúc lại chúng tôi những điều may mắn, như: ngoan ngoãn, khỏe mạnh và học giỏi. Sau đó, chủ nhà mừng tuổi cho chúng tôi, gọi là mở hàng lấy may mắn đầu năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng là nhiều hay ít mà phải còn mới, chưa có nếp gấp thì chúng tôi mới thích. Chúng tôi ở lại chỉ chừng mươi, mười lăm phút chứ không ngồi lâu. Cứ rồng rắn kéo

nhau đi như thế, thấy nhà nào còn sáng đèn, mở cửa thì chúng tôi vào xông nhà...

Tục xông nhà đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta. Trải qua thời gian, dù đã có nhiều đổi thay trong cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân nhưng phong tục này giữ nguyên ý nghĩa tâm linh và có sức sống lâu bền cùng dân tộc...

Tục xông nhàđầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta.Ảnh: P.N

15 THỨ BA 24 - 1 - 2017TẤT NIÊN

THƠM QUANG

Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong năm, một trong những phong tục của các vua triều Nguyễn còn phổ biến

đến tận ngày nay là tục thưởng tết. Vậy vào thời xưa, đối với các bậc Đế vương đứng đầu thiên hạ, chuyện thưởng tết cho các quần thần được thực hiện thế nào và hoàng đế sẽ ban ơn huệ gì cho bề tôi nhân dịp năm mới đến? Qua tư liệu Mộc bản - Di sản tư liệu thế giới, độc giả sẽ hiểu hơn về vấn đề này.

Không giống như thời hiện tại,việc thưởng tết thường được thực hiện sớm trước ngày Tết Nguyên Đán. Còn dưới triều Nguyễn, vào đúng dịp tết, các vua mới ban thưởng cho quần thần của mình.

Dưới triều vua Gia Long, đất nước vừa thống nhất, đang trong tình hình bình ổn sau chiến tranh, do vậy việc thưởng tết cho trăm quan không được nhắc đến nhiều. Chỉ một lần vào năm 1808, vua Gia Long mới ban thưởng cho triều đình, Mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 242, mặt khắc 1 ghi lại rằng: “năm 1808, ngày Tết Nguyên đán thưởng cho thân công cùng các hoàng tử 20 lạng bạc, các quan văn võ chánh thất phẩm 10 lạng bạc, tòng nhất phẩm 9 lạng bạc, chánh nhị phẩm 6 lạng, tòng nhị phẩm 5 lạng”.

Đến triều vua Minh Mạng, để động viên, khích lệ trăm quan trong một năm đã ra sức giúp vua công việc triều chính; trước đó, vua Minh Mạng đã ra lệnh cho phủ Tôn Nhân, bộ Lại, bộ Lễ và bộ Binh lập danh sách những người xứng đáng được thưởng từ hoàng tử, hoàng thân cho đến các quan văn võ và ủy viên các địa phương, rồi trình lên vua xem xét.

Đến ngày đầu năm mới (tức ngày mồng 1), sau khi hoàng tử, hoàng thân và trăm quan làm lễ khánh hạ, vua Minh Mạng truyền chỉ ban yến tiệc và ban tiền thưởng xuân cho triều đình. Trong ngày mồng 1 tết các thân phiên, hoàng thân, quan văn ngũ phẩm, quan võ tứ phẩm trở lên, và các chức tước trong họ được ăn yến ở điện Cần Chánh và giải vũ hai bên tả hữu. Đến năm Đinh Dậu (1837), để tỏ ý đầu xuân rộng ban ân trạch, vua Minh Mạng đã xuống dụ cho bách quan triều đình: “Lục phẩm ban văn, Ngũ phẩm ban võ, tuy quan thấp, chức nhỏ, nhưng cũng là làm việc cần cù suốt năm. Nên gia ơn cho bắt đầu từ tháng

Chuyện thưởng tết của các vua triều Nguyễn

giêng sang năm, các viên văn chánh Lục phẩm, võ chánh Ngũ phẩm lấy ngày mồng 2 ban cho yến hạng có thứ bậc.

Ngoài việc dự yến, các quan viên còn được thưởng thêm tiền, tùy theo chức trách của từng người mà tiền thưởng cũng có phần khác nhau. Cụ thể là hoàng tử, chư công, mỗi người được thưởng 1 đồng tiền vàng Minh Mạng khắc con rồng bay, tiền bạch kim lớn nhỏ đều 10 đồng. Quan ở Kinh, chánh Nhất phẩm, đồng tiền bạc kiểu Phi long lớn nhỏ 10 đồng, tòng Nhất phẩm 9 đồng, chánh Nhị phẩm 8 đồng; tòng Nhị phẩm 6 đồng; chánh Tam phẩm 5 đồng, chánh Tứ phẩm 3 đồng, tòng Tứ phẩm 2 đồng. Các viên hành tẩu ở phủ Nội vụ tòng Ngũ phẩm trở xuống đều 1 đồng.

Đến triều vua Thiệu Trị, nối tiếp truyền thống của cha ông, vào dịp Tết Nguyên đán năm 1845, Hiến tổ Chương hoàng đế xuống dụ cho quần thần: “đón tết lành đầu năm, thể theo sự sinh trưởng của đạo trời, ban yến và đồ vật để chào đón phúc xuân”. Và ngày đầu năm mới, sau khi tổ chức cho trăm quan ăn yến linh đình, vua Thiệu Trị ngự ở điện Đông Các, cho triệu đình thần vào hầu, ban nước trà uống, rồi đưa cho xem bốn chữ “Trung, cần, phúc, thọ” do vua viết. Rồi hạ lệnh giao khắc in để ban cấp.

Nhưng cũng có năm, vì triều đình gặp việc lớn nên Hiến tổ Chương hoàng đế lại có cách thưởng tết khác. Năm 1846, vua triệu

đại thần Trương Đăng Quế và Vũ Xuân Cẩn bảo: “Sang năm, tiết Nguyên đán, quan ở bộ đã tâu xin, ta ngự điện nhận lễ mừng, ta vì đang có quốc tang, trong bụng có chỗ không yên, đã phê bảo đình chỉ rồi, nhưng vì đầu năm đón điềm lành, các quan mừng thọ, chắc cũng do tấm lòng thành thực, châm chước trong chỗ đó để cho hợp tình và văn, cũng không hề gì. Ngày hôm ấy, quan viên lớn nhỏ đều mặc triều phục, đặt đủ triều nghi ở trước sân điện Thái Hòa. Quan bộ Lễ gửi tờ tâu, quan Nội các truyền sắc Chỉ, miễn lễ chầu mừng, nhưng đều thay mặc áo đẹp, đến tả hữu vu điện Cần Chính đứng chực đáp, đợi ta ngự điện Cần Chính hoặc điện Văn Minh, cho ban văn từ khoa đạo, viên ngoại lang và ủy viên các tỉnh, ban võ từ quản vệ trở lên, được dự chiêm bái. Đình chỉ yến tiệc, có ban thưởng bạc tiền theo thứ bậc khác nhau. Đến như đốt ống lệnh và đặt triều nghi ở sân điện Cần Chính đều đình chỉ”.

Còn vua Tự Đức, cứ mỗi dịp tết đến, Dực tông Anh hoàng đế lại có cách thưởng riêng.Tết năm Mậu Thân (1848), ngồi giữa các quan, vua Tự Đức đem bài thơ ngự chế do mình làm, đưa cho quần thần xem rồi thong dong bảo rằng:“Trẫm muốn vua tôi thân nhau như một thân thể, chẳng khác gì cha con trong một gia đình, chớ đợi thưởng mà cố gắng, chớ đợi phạt mới răn sợ. Các ngươi nên cố gắng, khuyến khích lẫn nhau, chớ để cho văn thì yên lặng, võ thì chơi bời, đó là

lòng mong mỏi của trẫm”. Sau đó, Dực tông Anh hoàng đế ra lệnh cho đem bài thơ ban trong ngoài.

Đến tết năm Tân Mùi (1871), vua Tự Đức lại có cách thưởng khác: “Tết Nguyên đán năm nay, chuẩn cho quan viên nào đã vì tội công mà phải cách được lưu tại chức, cho đổi làm giáng 4 cấp; tội tư thì cho đổi làm giáng 5 cấp. Lại chuẩn cho từ nay trở đi gặp các tiết Vạn thọ, Nguyên đán, bất luận là phạm tội công hay tội tư, phàm người bị cách hay giáng được lưu tại chức, thì đều được dự vào ân điển”.

Riêng vua Kiến Phúc, vị vua thứ 5 của triều Nguyễn, vì có ngày sinh nhật trùng vào dịp Tết Nguyên đán (ngày mồng 2 tết) nên việc ban thưởng cho trăm quan được thực hiện rất linh đình. Ngày hôm đó, ngoài việc được đãi yến, trăm quan còn được nhận thêm nhiều tiền thưởng và các vật dụng khác theo thứ bậc.

Các vị vua triều Nguyễn sau này như Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân,… việc thưởng tết cho trăm quan được tổ chức đơn giản hơn. Thường thì vào ngày tết, các vị vua thường ban đặc ân cho quần thần và dân chúng, tỏ ý ban ơn rộng khắp, việc đãi yến linh đình đều bãi bỏ. Những người không được dự ban như lính hương binh, lính đồn điền cùng những người cố sức làm việc để chuộc tội thì thưởng cho tiền gạo lương một tháng, hay là một quan tiền.

Có thể nói, trong suốt triều đại của mình, các vua triều Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc thưởng tết cho quần thần. Các vua triều Nguyễn tin rằng việc thưởng tết cũng góp phần củng cố tình đoàn kết trong dòng họ và mang lại sức mạnh tinh thần cho triều đình. Và ngày nay, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, câu chuyện thưởng tết của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam đã trở thành phong tục đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc.

Tài liệu tham khảo.1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam

thực lục, Nxb Giáo dục, năm 2004;2. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định

Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb Thuận Hóa, 2012;

3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, Nxb Thuận Hóa, 1994;

4. Hồ sơ H22/78, Mộc bản triều Nguyễn - Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;

Đội ngũ người hầu yến đang chuẩn bị cho buổi đãi tiệc.

NGUYỄN TIẾN BÌNH

Xuân Đinh Dậu đã đến, tết con gà sắp về. Để có món gì viết ra cho Tết Dậu, nên cứ mải mê “lần giở trước

đèn” truyện Kiều bất hủ, tìm ghi ra cho đủ những câu có sắc màu, âm thanh của tiếng gà; và âm thanh ấy có liên quan gì, liên quan thế nào đến thân phận nhân vật chính trong truyện là nàng Kiều.

Bỏ bao nhiêu thời gian, cũng bõ công, khi tìm thấy những khung cảnh, những câu thơ nói về những lần Kiều nghe tiếng gà, và tâm trạng của nàng khi đó, trong suốt 15 năm đoạn trường. Như vậy, tất cả có bốn lần Kiều nghe tiếng gà, đó là:

Lần thứ nhất, Kiều nghe tiếng gà: Đó là sau một đêm chịu thất thân với họ Mã - đêm vĩnh biệt trinh bạch, là một đêm đau đớn của đời Kiều, khi Tiếc thay một đóa trà mi/Con ông đã tỏ đường đi lối về. Nghịch cảnh thay, nghịch cảnh này, lại đúng vào đêm xuân, đêm đáng ra là tươi đẹp của cuộc đời. Trong đau đớn, nước mắt tầm tã, giận

hờn, tủi phận, không chịu nổi, Kiều đã cầm con dao để tự kết liễu đời mình. Trong tay nắm chặt con dao, lúc này, Kiều day dứt, trăn trở nghĩ suy: Nghĩ đi nghĩ lại một mình/Một mình thì chớ hai tình thì sao?. Đang dằn vặt và quyết liệt giữa sống hay chết, khi lúc rạng sáng đó, thì bỗng có Tiếng gà nghe đã gáy sôi mái tường. Tiếng gà cất vang, một thứ âm thanh quen thân, có sức thức tỉnh, lay động tâm can, làm Kiều qua cơn miên man, tâm can tỉnh lại và giật mình, rồi ngừng tay, buông dao, cam chịu, buông thân, dấn mình vào chặng đầu của đoạn trường khổ ải, trong đời ngang trái.

Lần thứ hai, Kiều nghe tiếng gà: Là khi trong lòng Kiều đã rộn lên điều nhen nhóm nghi ngờ, mà vẫn bị mắc lừa mưu của tên Sở Khanh rất sở khanh. Đây là một đoạn trường cực nhục trong đời Kiều. Nghe lời, nàng đã sinh nghi. Thế rồi, tính cách với hoàn cảnh, đã dồn nàng đến cực điểm, mà lại buông xuôi Song đà quá đỗi quản gì được thân/Cũng liều nhắm mắt đưa chân/Mà xem con tạo xoay vần đến đâu. Lần này, Kiều phải làm theo, đi theo

lối chỉ của họ Sở giữa đêm thu linh cảm, dự báo tai họa ập đến Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm sương và cùng Lối mòn cỏ nhợt. Trong cảnh tình này, Kiều nghe tiếng gà thấy nó “xao xác” - Tiếng gà xao xác gáy mau. Tiếng gà này chỉ thúc cho Kiều càng thổn thức trên lưng ngựa, khi nhìn phía trước không còn ai, khi Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào. Thế rồi, ít phút sau là Tú Bà lốc thẳng đến nơi, gây cho đời Kiều nhiều hệ lụy đắng cay... Thế là, Kiều phải nói lời đoạn quyết cởi bỏ trinh bạch của mình, và Kiều đã phải Uốn lưng thịt đổ giập đầu máu sa và Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.

Lần thứ ba, Kiều nghe tiếng gà: Là khi nàng bị dồn vào đường cùng, Kiều phải tự quyết lấy mình. Trong suy nghĩ, Kiều phải: Thân ta ta phải lo âu/Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này. Sau ý nghĩ, Kiều phải hành động: Phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân/Bên mình giắt để hộ thân/Lần nghe canh đã một phần trống ba/Cất mình qua ngọn tường hoa. Thế là Kiều vượt thoát khỏi nhà Hoạn Thư. Trên đường chạy trốn mịt mù, thăm thẳm, cây cối rậm rạp lúp xúp, bê bết

đất cát... bỗng Kiều nghe văng vẳng tiếng gà - Tiếng gà điểm nguyệt dấu giày cầu sương. Đây là điềm lành, là đoạn đời thoát khỏi bão tố vùi dập, đã đi đến phương Trời đông vừa rạng ngàn dâu. Cảnh được nơi nương náu đã hiện ra, trước tấm lòng thương cảm bao dung bao la của sư bà Giác Duyên, với Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài.

Lần thứ tư, cũng là lần cuối cùng, Kiều nghe tiếng gà: Là lần cuối Kiều nghe tiếng gà này, vang lên, thấu đến tâm can cả hai người yêu nhau vừa tái hợp trọn một đêm tân hôn, mà không hợp cẩn. Và cũng trọn một đêm, Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối. Cũng là lần quyết đoán: Một phen tri kỷ cùng nhau/Cuốn dây từ đấy về sau cũng thừa. Tiếng gà lần này song hành cùng ánh sáng một ngày mới: Gà đã gáy sáng trời vừa rạng đông, thì chắc cuộc sống êm đềm, thanh thanh, tĩnh tâm, tuy cuộc đời Kiều không hết cay đắng. Đời Kiều là thế! Thế mới là Kiều! Và có như vậy, Kiều mới sống mãi, làm mọi người trong mọi thời đại suy nghĩ mãi về Kiều.

Tiếng gà trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du

16 THỨ BA 24 - 1 - 2017

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, tập thể CB, CNV Chi nhánh Lâm Đồng đã có nhiều nỗ lực trong việc cho các hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách vay vốn để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững, hòa nhập với sự phát triển chung của cộng đồng, góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Lâm Đồng. Ghi nhận những đóng góp đó, các cấp, các ngành của Trung ương và tỉnh Lâm Đồng đã tặng Chi nhánh Ngân hàng CSXH Lâm Đồng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể CB, CNV Chi nhánh Ngân hàng CSXH Lâm Đồng.

Nhân dịp Xuân Đinh Dậu 2017, Ngân hàng CSXH Việt Nam, Chi nhánh Lâm Đồng kính chúc Quý khách hàng một năm mới An Khang - Thịnh Vượng - Hạnh Phúc, tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển với Chi nhánh Ngân hàng CSXH Lâm Đồng!

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CSXH LÂM ĐỒNG

Huỳnh Thanh Lân

Chúc Mừng Năm Mới 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

GIAÙ5.000ñ

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Căn cứ Văn bản số 8276/UBND-TH2 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt giá khởi điểm bán quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước khi Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng phát hành thêm cổ phiếu

Ban tổ chức chào bán cạnh tranh quyền mua cổ phần xin thông báo như sau:1.Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNG2.Địa chỉ: Số 01 Lê Đại Hành, Phường 1, TP Đà Lạt, Lâm Đồng3.Điện thoại: 0633 823 829 4.Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức tham quan thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.

Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và các hoạt động dịch vụ du lịch khác (hướng dẫn du lịch, vận chuyển, lữ hành, bán hàng lưu niệm).

5.Vốn điều lệ công ty: 200.000.000.000 đồng (hai trăm tỷ đồng)6.Số cổ phần phát hành thêm: 20.000.000 cổ phần (Hai mươi triệu cổ phần)7.Tổ chức chào bán quyền mua: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG8.Tổng số quyền mua chào bán: 4.638.124 quyền mua cổ phần (1 quyền được mua 1 cổ phần với

giá 12.000 đồng)9.Điều kiện tham dự chào bán cạnh tranh: Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia chào bán cạnh

tranh theo quy định tại Quy chế chào bán cạnh tranh quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước tại Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng.

10.Chịu trách nhiệm CBTT: Bà Trần Thị Hồng Nhạn, ĐT: 0918772506, Ông Nguyễn Võ Lê Huy ĐT :0902663939

11.Tổ chức chào bán cạnh tranh : CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO MINH12.Quyền mua cổ phần chào bán thông qua chào bán cạnh tranh:•Loại chứng khoán: quyền mua cổ phần•Giá khởi điểm quyền mua: 1.610 đồng/quyền mua•Bước giá: 10 đồng•Mệnh giá cổ phần phát hành: 10.000 đồng/cổ phần•Số lượng mua tối thiểu: 100 quyền mua•Tổng số quyền mua chào bán: 4.638.124 quyền mua13.Thời gian và địa điểm cung cấp đơn đăng ký tham gia chào bán cạnh tranh:•Thời gian: từ 20/01/2017 đến 08/02/2017•Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh•Trụ sở: Lầu 3, Tòa nhà Pax Sky, số 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TPHCM•Nộp phiếu tham dự chào bán cạnh tranh : từ 20/01/2017 đến 16h ngày 08/02/201714.Thời gian tổ chức chào bán cạnh tranh:•Thời gian: 9h ngày 09/02/2017•Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh•Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Pax Sky, số 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TPHCM15.Thời gian nộp tiền mua quyền mua: từ 09/02/2017 đến 16h ngày 16/02/201716.Thời gian trả tiền cọc: từ 09/02/2017 đến 16h ngày 16/02/2017

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoHộ ông Nguyễn Văn Đăng được UBND huyện Di Linh cấp 1 giấy

chứng nhận số hiệu T 276431 ngày 10/5/2002 tại 867(03) diện tích 133 m2 đất sản xuất nông nghiệp (CLN) tại xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thời hạn sử dụng đất: đến năm 2052 đối với đất CLN.Năm 2010, hộ ông Nguyễn Văn Đăng chuyển nhượng QSDĐ cho ông

Mai Hồng Lâm thường trú tại thôn 3 - xã Đinh Trang Hòa - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và hộ ông Nguyễn Văn Đăng đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Mai Hồng Lâm.

Hiện nay hộ ông Nguyễn Văn Đăng ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Ninh hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Mai Hồng Lâm theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO CHÀO BÁN CẠNH TRANH QUYỀN MUA CỔ PHẦN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNG

QUỐC TẾ

Thú vị đi chợ dân sinh truyền thống giữa chốn phồn hoa Hong Kong

Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc là một thành phố phồn hoa, nhộn nhịp với mật độ nhà cao tầng dày đặc. Hong Kong còn được mệnh danh là “thiên đường mua sắm” với các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích có mặt khắp mọi nơi.

Thế nhưng, Hong Kong vẫn không thể thiếu các khu chợ dân sinh truyền thống. Nhu cầu đi chợ, mua hàng, trả tiền mặt của người dân xứ Cảng Thơm đã khiến các khu chợ này tồn tại như một lẽ tự nhiên. Mặc dù chính quyền Hong Kong đã nhiều lần muốn dẹp bỏ chợ dân sinh nhưng bất thành do người dân phản ứng quyết liệt.

Gọi là chợ dân sinh truyền thống, chợ ở Hong Kong cũng có nhiều điểm giống các chợ dân sinh ở Việt Nam. Tại đây, từ rau củ quả, thịt, cá... cho tới quần áo, giày dép, chăn ga, gối đệm... đều được bày bán.

Thế nhưng, chợ truyền thống ở Hong Kong

cũng có những nét rất riêng. Các sạp hàng được bố trí rất khoa học. Rau củ quả, cá, thịt, hải sản tươi sống được bày bán thành từng khu, rất tiện lợi cho người đi chợ.

Mỗi mặt hàng được ghi giá cả rõ ràng, kể cả từng mớ rau. Người mua không cần phải mặc cả nhưng cũng không thoải mái lựa chọn. Người mua cần mua thứ gì, người bán hàng sẽ lấy hàng, cân và tính tiền.

Chị Law Yu Qing, người dân sở tại thường xuyên đi chợ, cho biết các mặt hàng ở chợ dân sinh không rẻ hơn nhiều so với siêu thị, nhưng khi đi chợ chị cảm thấy lý thú hơn.

Chợ dân sinh Hong Kong còn có những cửa hàng bán sản phẩm đặc trưng của các nước và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tuy các mặt hàng bày bán ở chợ không cao sang như trong siêu thị nhưng vấn đề an toàn thực phẩm luôn được bảo đảm. TTXVN

TẤT NIÊN

Đồng chí: VŨ VĂN TRUNG Sinh ngày: 1/1/1922.Nơi ở hiện nay: số 309 Phan Đình Phùng, phường 2, Đà Lạt.Quê quán: Tứ Trưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.Ngày vào Đảng: 22/1/1949; Ngày chính thức: 30/4/1949.Đảng viên Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, sinh hoạt tại Đảng bộ phường 2,

thành phố Đà Lạt.Đã từ trần vào lúc: 14 giờ 25 phút, ngày 22 tháng 1 năm 2017.Nhập liệm vào lúc: 21 giờ 30 phút, ngày 22 tháng 1 năm 2017.Lễ di quan vào lúc: 10 giờ, ngày 25 tháng 1 năm 2017.An táng tại Nghĩa trang Thánh Mẫu Đà Lạt.

TIN BUỒN