18
1 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP POLICY ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S INDUSTRIAL MANPOWER CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Prof. PhD. Mac Van Tien Director of National Institute for Vocational Training, General Directorate of Vocational Training Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước quan tâm ban hành nhiều chính sách để phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực làm việc trong các cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp công nghiệp cả theo ngành công nghiệp và theo cơ cấu loại hình doanh nghiệp đã cho thấy những hạn chế về chất lượng của đội ngũ lao động công nghiệp cũng như những hạn chế, bất cập của các chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp (như chính sách đào tạo, chính sách tiền lương...). Trên cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp và của những ngành công nghiệp chính, đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới. Abstract Over the past years, the Party and State have issued many policies to develop industrial manpower in Vietnam. However, the analysis of the current situation of human resources employed in business establishments and industrial enterprises, both by industries and by type of enterprises, shows the weaknesses on the quality of industrial manpower, as well as limitations and inadequacies of industrial manpower development policies (e.g., training policies, wage policies). On the basis of forecasting the demand for industrial manpower and demands of major industries, this paper proposes solutions for manpower development to meet the requirements in the new context. 1. Thc trng chính sách phát trin nhân lc công nghip Vit nam 1.1. Thc trng nhân lc công nghip Vit nam

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

1

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

POLICY ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S

INDUSTRIAL MANPOWER

CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS

Prof. PhD. Mac Van Tien

Director of National Institute for Vocational Training,

General Directorate of Vocational Training

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước quan tâm ban hành nhiều chính sách để phát

triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực

làm việc trong các cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp công nghiệp cả theo ngành công nghiệp và

theo cơ cấu loại hình doanh nghiệp đã cho thấy những hạn chế về chất lượng của đội ngũ lao

động công nghiệp cũng như những hạn chế, bất cập của các chính sách phát triển nguồn nhân

lực công nghiệp (như chính sách đào tạo, chính sách tiền lương...).

Trên cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực công nghiệp và của những ngành công nghiệp chính,

đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới.

Abstract

Over the past years, the Party and State have issued many policies to develop industrial

manpower in Vietnam. However, the analysis of the current situation of human resources

employed in business establishments and industrial enterprises, both by industries and by type of

enterprises, shows the weaknesses on the quality of industrial manpower, as well as limitations

and inadequacies of industrial manpower development policies (e.g., training policies, wage

policies).

On the basis of forecasting the demand for industrial manpower and demands of major

industries, this paper proposes solutions for manpower development to meet the requirements in

the new context.

1. Thực trạng chính sách phát triển nhân lực công nghiệp Việt nam

1.1. Thực trạng nhân lực công nghiệp Việt nam

Page 2: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

2

Nhân lực công nghiệp ở Việt nam được hiểu bao gồm:

(i) Nhân lực trực tiếp làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, các

doanh nghiệp công nghiệp .

(ii) Nhân lực làm việc trong các cơ quan/đơn vị sự nghiệp công nghiệp (bao gồm cả

các cơ sở đào tạo ngành công nghiệp)

(iii) Nhân lực làm công tác quản lý công nghiệp ở trung ương và địa phương

Trong tham luận này chủ yếu đề cập đến nhân lực đang làm việc trong các cơ

sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp công nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến 31 tháng 12 năm 2013, tổng số doanh

nghiệp đang hoạt động kinh tế là 346.777 doanh nghiệp. Trong số này số doanh nghiệp

trong lĩnh vực công nghiệp (bao gồm cả xây dựng), như sau:

- Doanh nghiệp trong ngành khai khoáng là 2.642 doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo là 56.305 doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, điều hòa…là 1.086

doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp trong ngành xây dựng là 48.790 doanh nghiệp…

Số lượng doanh nghiệp công nghiệp không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2005-

2012 (xem bảng 1)

Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp một số ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2012

Đơn vị: doanh nghiệp

Năm 2005 2009 2010 2011 2012

Tổng số DN cả nước 106016 236584 279360 324691 346777

DN Khai khoáng 897 2191 2224 2545 2642

DN chế biến, chế tạo 20843 42894 45472 52587 56305

SX và phân phối điện, khí… 663 875 910 1045 1086

Xây dựng 13332 35178 42901 44183 48790

Nguồn:GSO, 2013

Lao động trong ngành công nghiệp cả nước đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp là

5.469.110 tỷ VNĐ (năm 2013, giá hiện hành, GSO), trong đó khối công nghiệp tư nhân

Page 3: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

3

tạo ra 33,6% và khối FDI tạo ta 50,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Với sự mở cửa

của nền kinh tế, Việt nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh

vực công nghiệp. Vì vậy, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI cũng không ngừng

tăng lên. Nếu như năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI chỉ là 655.365

tỷ VNĐ ( chiếm 43,8% tổng giá trị SXCN) thì đến năm 2013 giá trị này đã đạt được

2.742.554 tỷ VNĐ (50,1%), tăng 4,18 lần.

Bảng 2: Giá trị SXCN của ngành công nghiệp giai đoạn 2007-2013

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Năm

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

TỔNG

SỐ 1.466.480,1 1.903.128,1 2.298.086,6 2.963.499,7 3.695.091,9 4.506.757,0 5.469.110,3

Kinh tế

Nhà nước 291.041,5 345.278,3 420.956,8 567.108,0 649.272,3 763.118,1 891.668,4

Trung

ương 232.495,7 286.593,7 352.573,5 497.407,4 576.755,8 686.330,2 810.768,8

Địa

phương 58.545,8 58.684,6 68.383,3 69.700,6 72.516,5 76.787,9 80.899,6

Kinh tế

ngoài Nhà

nước

520.073,5 709.903,3 885.517,2 1.150.867,3 1.398.720,2 1.616.178,3 1.834.887,8

Khu vực

có vốn

đầu tư

nước

ngoài

655.365,1 847.946,5 991.612,6 1.245.524,4 1.647.099,4 2.127.460,6 2.742.554,1

Nguồn: GSO

Trong tổng giá trị SXCN, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 88,1% tương

ứng với 4.818.315 tỷ VNĐ (năm 2013,GSO), tiếp đến là ngành sản xuất, chế biến thực

phẩm chiếm 17,3%, tương ứng với 945.373 tỷ VNĐ. Giá trị SXCN của ngành dầu khí

và khí đốt tự nhiên, mặc dù tăng lên ( từ 102.745 tỷ VNĐ năm 2007 lên 287.862 tỷ VNĐ

năm 2013) , nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 5,3% tổng giá trị SXCN.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến tháng 7 năm 2013, số lao động từ 15

Page 4: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

4

tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế của Việt nam là 52,2 triệu người, trong

đó số người làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước là 5,3 triệu người ( chiếm 10,2 %),

số người làm việc trong khu vực FDI là 1,7 triệu người (chiếm 3,4 %), còn lại là làm việc

ở khu vực kinh tế tư nhân ( 45,1 triệu người, chiếm 86,4%).

Cũng theo số liệu thống kê (2013), trong tổng số lao động đang làm việc, lao động

ngành công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) là 10,94 triệu người, trong đó lao động trong

ngành khai khoáng là 266,9 triệu người, lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo là 7,29 triệu người.

Bảng 3: Nhân lực ngành công nghiệp Việt nam

Đơn vị: ngàn người

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

TỔNG SỐ 45,208 46,460 47,743 49,048 50,35

2

51,422 52,207

Khai khoáng 298.8 291.4 291.5 275.6 279.1 285.4 266.9

Công nghiệp chế biến, chế tạo 5,665. 5,998. 6,449 6,645 6,972 7,102 7,285

Sản xuất và phân phối điện,… 121.3 132.7 131.6 130.2 139.7 129.5 131.4

Cung cấp nước; 108.2 94.2 95.4 117.4 106.3 107.8 117.5

Xây dựng 2,371.

9

2,468.

0

2,594.

0

3,108.

0

3,221. 3,271.5

0

3,258.

3

Nguồn: GSO

Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, lao động công nghiệp có xu hướng tăng lên

trong giai đoạn từ 2007-2013. Tuy nhiên, trong từng ngành, xu hướng này có sự khác

nhau. Trong ngành khai khoáng, số lao động có xu hướng giảm, từ 298,8 ngàn người năm

2007 xuống 266,9 ngàn người năm 2013. Trong khi đó, số lao động trong ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo, lao động tăng từ 5,66 triệu người lên 7,2 triệu người trong cùng

thời kỳ. Tương tự, lao động trong ngành xây dựng cũng có xu hướng tăng lên. Điều này

phản ánh đúng nhu cầu của nền kinh tế Việt nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công

nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.Đề thấy rõ xu hướng này, có thể xem biểu đồ 1 dưới

đây.

Page 5: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

5

Biểu đồ 1: Xu hướng nhân lực ngành công nghiệp Việt nam giai đoạn 2007-2013.

Trong số lao động công nghiệp, lao động trong các Công ty TNHH tư nhân, trong

các Công ty TNHH có vốn nhà nước <=50% (chiếm tới 33,07%); tiếp đến là trong các

Công ty cổ phần không có vốn nhà nước (19,73%); lao động trong các doanh nghiệp FDI

chiếm 15,88%; Doanh nghiệp tư nhân chiếm 13,98%; còn lại là lao động các loại hình

doanh nghiệp khác chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ.

Bảng 4: Số lượng và cơ cấu lao động trong doanh nghiệp chia theo loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Tổng số

(người)

Cơ cấu

(%)

Tổng số 10.891.660 100,00

Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước chủ sở hữu 606.086 5,56

Công ty, Công ty TNHH có vốn nhà nước >50% 687.847 6,32

Doanh nghiệp tư nhân 1.523.152 13,98

Công ty hợp danh 36.730 0,34

Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn nhà nước <=50% 3.602.329 33,07

Công ty cổ phần không có vốn nhà nước 2.148.802 19,73

Công ty cổ phần có vốn nhà nước <=50% 450.326 4,13

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 1.729.985 15,88

Doanh nghiệp Nhà nước liên doanh với nước ngoài 43.890 0,40

Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài 62.512 0,57

(Nguồn: Điều tra Lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình

doanh nghiệp năm 2013, Bộ LĐTBXH)

Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc tại các doanh

nghiệp, thì tỷ trọng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) chiếm tỷ

lệ cao nhất (27,91%); có tới 20,12% lao động là công nhân kỹ thuật không có bằng

nghề/chứng chỉ nghề; lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 16,53%; và thấp nhất là

lao động có trình độ Cao đẳng nghề (2,53%).

Page 6: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

6

Bảng 5: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp chia theo loại hình doanh nghiệp và trình độ CMKT

Đơn vị tính: người

Loại hình doanh nghiệp Tổng số

Không

trình

độ

chuyên

môn

kỹ

thuật

CNKT

không

bằng

nghề/

chứng

chỉ

nghề

Chứng

chỉ/

chứng

nhận

học

nghề

dưới 3

tháng

Sơ cấp

nghề/

chứng

chỉ nghề

ngắn

hạn

(dưới 12

tháng)

Bằng

nghề

dài

hạn

/Trung

cấp

nghề

Trung

cấp

chuyên

nghiệp

Cao

đẳng

nghề

Cao

đẳng

chuyên

nghiệp

Đại

học

trở

lên

Tổng số 100,00 27,91 20,12 4,09 6,66 7,28 7,64 2,53 7,23 16,53

Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước chủ sở hữu 100,00 21,30 16,43 9,29 8,57 14,45 9,51 1,31 4,12 15,02

Công ty, Công ty TNHH có vốn nhà nước >50% 100,00 29,52 11,87 3,94 9,47 13,80 6,34 2,31 6,97 15,78

Doanh nghiệp tư nhân 100,00 27,63 15,39 3,54 6,66 7,79 9,02 2,95 8,78 18,25

Công ty hợp danh 100,00 23,33 17,54 3,77 7,74 7,40 8,54 3,23 8,49 19,97

Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn nhà nước <=50% 100,00 24,41 18,80 4,28 6,49 6,69 8,77 2,95 8,60 19,00

Công ty cổ phần không có vốn nhà nước 100,00 23,01 16,43 3,51 6,74 7,41 7,96 3,09 9,19 22,67

Công ty cổ phần có vốn nhà nước <=50% 100,00 31,42 24,26 3,78 13,57 5,81 4,90 1,67 4,57 10,01

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 100,00 41,59 35,06 3,31 3,50 3,12 4,41 1,36 2,59 5,07

Doanh nghiệp Nhà nước liên doanh với nước ngoài 100,00 35,94 24,08 2,31 3,65 7,32 5,76 2,44 5,90 12,59

Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài 100,00 44,91 20,87 2,22 3,09 9,21 4,44 1,49 4,36 9,40

(Nguồn: Điều tra Lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2013, Bộ LĐTBXH)

Page 7: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng sử dụng nhiều lao

động là CNKT không có bằng nghề/chứng chỉ nghề (chiếm tới 80,1%).

Biểu đồ 2: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp chia theo

nhóm ngành kinh tế cấp I và trình độ CMKT

Đơn vị tính: người

(Nguồn: Điều tra Lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình

doanh nghiệp năm 2013, Bộ LĐTBXH)

Theo ngành nghề, theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong tổng số lao động năm

2013, lao động thuộc nhóm nghề thủ công là 6,27 triệu người ( chiếm % lao động cả nước),

lao động là thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị là 3,63 triệu người (chiếm %). Ngoài

ra, trong tổng số lao động có 2,9 triệu người là lao động chuyên môn kỹ thuật bậc cao và

1,70 triệu người là lao động chuyên môn kỹ thuật bậc trung, trong đó đa phần làm việc trong

các ngành công nghiệp của nền kinh tế quốc dân.

Page 8: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Bảng 6: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo nghề nghiệp

Đơn vị: ngàn người

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

TỔNG SỐ 47.743,6 49.048,5 50.352,0 51.422,4 52.207,8

Nhà lãnh đạo 460,0 463,7 537,5 532,0 551,0

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 2.218,9 2.498,6 2.675,8 2.817,7 2.968,4

Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 1.818,3 1.786,4 1.773,8 1.745,0 1.698,6

Nhân viên 783,2 707,8 763,7 839,3 881,5

Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 5.983,3 6.189,2 6.064,3 6.055,7 6.274,5

Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 3.188,1 3.434,0 3.509,6 3.728,5 3.637,4

Nghề giản đơn 18.808,6 19.130,8 20.305,5 20.828,9 21.326,5

Nguồn: GSO

Về chất lượng, trong số lao động công nghiệp tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao. Một

số ngành chủ yếu như lao động trong ngành khai khoáng, tỷ lệ lao động qua đào tạo

chiếm 42,3%; lao động qua đào tạo của ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt…

chiếm tới 76,2% lao động toàn ngành. Mặc dù vậy, có những ngành số lao động chiếm

tỷ lệ cao trong ngành công nghiệp và xây dựng, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn

thấp. Chẳng hạn, lao động qua đào tạo của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ

chiếm 18,3% tổng số lao động của ngành. Hoặc lao động qua đào tạo của ngành xây

dựng chỉ chiếm 14,1% của ngành này. Nếu xét về xu hướng, tỷ lệ lao động qua đào tạo

của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 3,4 điểm phần trăm từ năm 2009-2013.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của ngành xây dựng chỉ tăng 1,7 điểm phần trăm trong cùng

thời kỳ. Đây là hạn chế rất đáng lưu tâm về chất lượng nhân lực ngành công nghiệp Việt

nam trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc

tế.

Nếu tính riêng khối doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, theo Bộ công thương, tổng

số lao động ngành công thương (khu vực nhà nước) đến 31/12/2009 là 889,5 nghìn người,

trong đó: số lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ là 114,5 nghìn người; công

nghiệp chế biến: 561,3 nghìn người; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: 119 nghìn

người; thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia

Page 9: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

đình: 94,7 nghìn người.

Bảng 7: Lao động trong khu vực Nhà nước phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: Nghìn người

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

TỔNG SỐ 1060.7 1101.5 1093.4 1080.6 952.0 938.4 893.8 900.8 889.5

Công nghiệp

khai thác mỏ 105.9 118.2 118.8 140.9 123.1 121.6 120.2 119.3 114.5

Công nghiệp

chế biến 690.4 710.3 730.4 699.0 618.5 595.1 566.7 570.5 561.3

Sản xuất và

phân phối điện,

khí đốt và nước

74.8 79.4 83.7 89.7 89.6 115.2 112.9 116.5 119.0

Thương nghiệp;

sửa chữa xe có

động cơ, mô

tô,xe máy và đồ

dùng cá nhân và

gia đình

189.6 193.6 160.5 151.0 120.8 106.5 94.0 94.5 94.7

Nguồn: Bộ Công Thương

Nguồn lao động làm việc tại các Tập đoàn, Tổng công ty trong ngành công thương có

trình độ công nhân, trung cấp chuyên nghiệp được tuyển dụng chủ yếu từ các trường đào

tạo thuộc Bộ Công Thương; trình độ cao đẳng và đại học tuyển dụng từ các trường đào tạo

của Bộ Công Thương và các trường Đại học trong và ngoài nước. Nhìn chung việc sử dụng

nhân lực của ngành công thương ít có biến động lớn, số lượng lao động được tuyển dụng

hàng năm chủ yếu bổ sung thêm cho các dự án đầu tư mới, lực lượng lao động bổ sung hàng

năm thấp hơn các trường hợp giảm tự nhiên.

Về ngành nghề đào tạo đội ngũ lao động trong ngành công thương có ngành nghề

đào tạo đa dạng khác nhau, trong đó đối với ngành công nghiệp lĩnh vực kỹ thuật chiếm tỷ

lệ cao.

Nguồn bổ sung nhân lực: Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động, các đơn vị trong

ngành Công Thương tiếp nhận nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng và dạy

nghề trên toàn quốc và trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề thuộc Bộ Công

Thương.

Page 10: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Về phân bổ nhân lực theo lĩnh vực hoạt động vùng miền: Do ngành công thương có

các đơn vị hoạt động trong phạm vi cả nước nên lực lượng lao động công nghiệp của ngành

phân bổ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra, một số Tập đoàn trong ngành đang

triển khai các dự án hợp tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác, dầu mỏ, khoáng sản tại nước

ngaòi như Tập đoàn Dầu khí có các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Nga, Kazactan,

Venezuala, Trung Đông..., Tập đoàn Than - Khoáng sản đang có các dự án tại Lào,

Campuchia với số lượng lao động bình quân khoảng 100 người thường xuyên làm việc tại

nước ngoài. Nguồn lao động ngành công nghiệp làm việc tại nước ngoài dự kiến trong

những năm tới khi các dự án khai thác dầu mỏ và khoáng sản đi vào giai đoạn sản xuất thì

số lao động làm việc tại nước ngoài sẽ tăng cao, nguồn lao động tại nước ngoài chủ yếu là

cán bộ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao sẽ tăng mạnh.

Nhân lực của ngành công thương trong những năm gần đây có tiến bộ về các mặt

trí lực và kỹ năng lao động. Số người được đào tạo hàng năm liên tục tăng khá nhanh, kết

quả là số lượng lao động qua đào tạo tương đối lớn và trình độ kiến thức, kỹ năng nghề

nghiệp, tay nghề được nâng lên rõ rệt. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển của đất nước trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhân lực ngành công thương vẫn còn nhiều điều bất cập,

hạn chế và yếu kém.

Xét về cơ cấu lao động theo giới tính: Từ năm 2006 đến nay, số lao động nam trong

khối doanh nghiệp thuộc Bộ luôn nhiều hơn nữ. Lao động nam tập chung nhiều ở các ngành

như dầu khí, điện lực.v.v... cụ thể như sau: Năm 2006, trong tổng số 420.695 lao động thuộc

khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì lao động nam chiếm 66%, nữ 34%; Năm 2007,

trong tổng số 448.152 lao động thuộc khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và khối doanh

nghiệp thương mại thì nam chiếm 55%; nữ 45%; Năm 2008, trong tổng số 675.938 lao động

thì nam chiếm 71%, nữ 29%; Năm 2009, nam chiếm khoảng 70%, nữ khoảng 30%.

Trình độ của lao động trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương là đội ngũ lao

động được đào tạo cơ bản. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các lĩnh vực khác nhau có sự khác

biệt, tuy nhiên qua tổng hợp số liệu thống kê tỷ lệ bình quân lao động đã qua đào tạo của

các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương là trên 50% (tỷ lệ này ở các nước đang phát triển

là 45%)

Page 11: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Bảng 8 : Nhân lực ngành công nghiệp chia theo trình độ đào tạo

Đơn vị tính: ngàn người, %

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

I. Tổng số 267,367 324,524 345,222 362,701 381,180 399,894 416,443

Tổng số (=100%) 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Trong đó:

1. Chưa qua đào tạo 9.35 6.74 7.39 7.31 7.01 8.21 6.70

2. Sơ cấp nghề 7.91 9.98 10.27 8.79 8.28 8.18 8.54

3. Công nhân kỹ thuật 51.81 44.23 40.91 40.32 41.86 37.83 37.61

4. Trung cấp nghề 2.17 3.99 3.76 6.00 4.27 4.37 3.86

5. Cao đẳng nghề 2.44 2.64 2.71 2.76 2.94 3.03 3.01

6. Trung cấp chuyên

nghiệp 10.57 11.66 12.22 11.88 12.18 13.16 13.74

7. Cao đẳng 8.31 10.16 11.63 11.68 12.34 13.20 13.74

8. Đại học 6.94 9.94 10.38 10.37 10.12 10.91 11.57

9. Trên đại học 0.50 0.64 0.74 0.88 1.00 1.11 1.25

Nguồn: Bộ công thương, 2011

Lực lượng lao động của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương nhìn chung đã

đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh – dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên còn

một bộ phận lao động có trình độ chuyên môn chưa sâu, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày

càng phát triển, vì vậy cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung thêm kiến thức.

Lao động có trình độ năng lực kỹ thuật chuyên môn cao và công nhân lành nghề và

có kinh nghiệm nhìn chung còn thiếu (cả về số lượng và chất lượng). Đây cũng là vấn đề

ảnh hưởng lớn đến định hướng quy hoạch đào tạo của ngành công thương nói riêng và thị

trường lao động nói chung.

Trình độ ngoại ngữ, tin học của lao động thuộc Bộ Công Thương về cơ bản đáp ứng

được yêu cầu. Có khoảng gần 50% lao động biết Tiếng Anh và trên 70% lao động biết sử

dụng máy tính tin học văn phòng.

Hiện nay nguồn cung nhân lực có chuyên môn kỹ thuât cho ngành công thương nói

Page 12: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chùn chủ yếu từ hệ thống các trường của Bộ Công

Thương và hệ thống trường nghề ( có đào tạo các nghề công nghiệp) trong cả nước. Riêng

Bộ Công Thương hiện có 49 trường, trong đó có 1 trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

chức, 7 trường đại học (ĐH), 28 trường cao đẳng (CĐ), 10 trường cao đẳng nghề (CĐN), 2

trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), 1 trường trung cấp nghề (TCN). Các nhóm ngành

nghề của công nhân kỹ thuật được tổ chức đào tạo tại 43 trường, bao gồm các nhóm ngành

nghề:

- Công nghệ cơ khí, ô tô, động lực

- Công nghệ thông tin

- Công nghệ luyện kim

- Công nghệ hoá chất

- Địa chất, khai thác và chế biến than, khoáng sản

- Điện công nghiệp và dân dụng, điện tử, tự động hóa

- Công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may, da giầy,...)

- Công nghệ chế biến, bảo quản thực phẩm

- Công nghệ cơ khí, ô tô, động lực

- Công nghệ thông tin

- Công nghệ luyện kim

- Công nghệ hoá chất

- Địa chất, khai thác và chế biến than, khoáng sản

- Điện công nghiệp và dân dụng, điện tử, tự động hóa

- Công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may, da giầy,...)

- Công nghệ chế biến, bảo quản thực phẩm…

1.2. Thực trạng chính sách

Các văn bản chính sách liên quan đến phát triển nhân lực công nghiệp gồm có:

a) Các văn bản quản lý nhà nước

- Luật Giáo dục năm 2005, Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009

- Luật Dạy nghề năm 2006

- Luật Cán bộ công chức năm 2008

Page 13: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập,

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về xã hội hoá trong giáo dục, y tế,

văn hoá, thể dục thể thao;

- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ

bản toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010;

b) Hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương là một trong những Bộ có nhiều trường đào tạo, từ đại học đến trung

cấp nghề và bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn (49 trường) và 6 Viện nghiên cứu có đào tạo

nghiên cứu sinh.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến từng mặt hoạt động

của các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý của Bộ triển khai việc hướng dẫn các đơn vị thực

hiện và thanh tra, kiểm tra các đơn vị theo chức năng quy định. Về mặt quản lý nhà nước

trong lĩnh vực giáo dục đào tạo do Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội thực hiện. Tuy nhiên, sự phối hợp trong công tác quản lý các cơ sở đào tạo của cơ

quan quản lý nhà nước với cơ quan chủ quản có những lúc chưa chặt chẽ, chẳng hạn việc

phân giao chỉ tiêu (kinh phí, tuyển sinh,...) dẫn đến sự không phù hợp giữa năng lực, điều

kiện thực hiện nhiệm vụ với chỉ tiêu được giao gây khó khăn cho công tác quản lý. Đó là

một trong những điểm bất cập so với yêu cầu, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác

quản lý.

+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại;

xã hội hoá công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công

chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi

tuyển, thử việc trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho Ngành.

+ Chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao

động đặc thù của từng ngành, đặc biệt là các ngành lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động nặng

nhọc, nguy hiểm như khai thác khoáng sản, dầu khí, dệt may, hoá chất, ...

+ Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các trường thuộc Bộ cho phù hợp hơn; đầu tư tập

trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, đào tạo bồi dưỡng để nâng

cao trình độ nguồn nhân lực. Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các đơn vị sử dụng

nhân lực qua đào tạo với các cơ sở đào tạođể đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng

hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

Page 14: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

+ Chính sách chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo,

đảm bảo người lao động được đào tạo tốt để có năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng

được những yêu cầu của thực tiễn là vấn đề hàng đầu có ý nghĩa quyết định trình độ

nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Định hướng phát triển nhân lực công nghiệp Việt nam

2.1. Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp:

Theo quy hoạch nhân lực ngành công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,

nhân lực làm việc trong lĩnh vực công nghiệp tăng từ mức 7,9 triệu người năm 2010 lên

khoảng 10 triệu người đến năm 2015 và gần 12 triệu người vào năm 2020.

Tổng số nhân lực công nghiệp qua đào tạo năm 2015 khoảng 8,2 triệu người ( chiếm

82%) và khoảng 11 triệu người năm 2020 ( chiếm 92% trong tổng số nhân lực công

nghiệp).

Về cơ cấu bậc đào tạo:

- Năm 2015 số nhân lực được đào tạo ở trình độ sơ cấp nghề khoảng 5,4 triệu người

( chiếm 65,9% số nhân lực công nghiệp qua đào tạo); bậc trung cấp khoảng 1,8 triệu người,

chiếm 21,9% và bậc cao đẳng khoảng 460 ngàn người, chiếm 5,6%; bậc đại học và trên đại

học là 540 ngàn người, chiếm 6,6%.

- Đến năm 2020:

+ Sơ cấp nghề: 5,7 triệu người, chiếm 51,8% nhân lực công nghiệp qua đào tạo.

+ Trung cấp: 4,0 triệu người, chiếm 36,4%;

+ Cao đẳng: 500 ngàn người, chiếm 4,54%;

+ Đại học và trên đại học: 800 ngàn người, chiếm 7,26%.

Trong giai đoạn 2011-2020, có khoảng 40% số nhân lực công nghiệp qua đào tạo được bồi

dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc.

2.2.Phát triển nhân lực công nghiệp ở một số ngành chính:

Nhân lực ngành công nghiệp chế biến:

Nhân lực ngành công nghiệp chế biến gồm sản xuất thực phẩm và đồ uống; các sản

phẩm thuốc lá; sản phẩm dệt may…

- Nhu cầu công nhân kỹ thuật (tính đến năm 2015): Tổng số khoảng 9 triệu lao động,

trong đó nhân lực qua đào tạo khoảng 7,4 triệu, chiếm 82,2%. Lao động có CMKT theo các

cấp trình độ:

Page 15: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

+ Sơ cấp nghề: 5 triệu lao động

+ Trung cấp: khoảng 1,6 triệu lao động

+ Cao đẳng: 340.000 lao động;

+ Đai học và trên đại học: khoảng 460.000 lao động

- Nhu cầu đến năm 2020: tổng số nhân lực ngành công nghiệp chế biến khoảng 11,3

triệu người, trong đó qua đào tạo khoảng 10,4 triệu người (chiếm 92%). Số lao động có

CMKT theo các cấp trình độ:

+ Sơ cấp nghề: 5,4 triệu lao động

+ Trung cấp: khoảng 3,8 triệu lao động

+ Cao đẳng: 470.000 lao động;

+ Đại học và trên đại học: khoảng 730.000 lao động

Nhân lực ngành công nghiệp khai thác mỏ:

Nhân lực ngành công nghiệp khai thác mỏ gồm khai thác than; khai thác dầu thô và

khí tự nhiên; khai thác quặng kim loai…

- Nhu cầu công nhân kỹ thuật (tính đến năm 2015): Tổng số khoảng 393 ngàn lao

động, trong đó nhân lực qua đào tạo khoảng 353,7 ngàn, chiếm 90,0%. Lao động có CMKT

theo các cấp trình độ:

+ Sơ cấp và trung cấp chiếm 89%

+ Cao đẳng: 4,5%;

+ Đai học và trên đại học: 6,5%

- Nhu cầu đến năm 2020: tổng số nhân lực ngành công nghiệp khai thác mỏkhoảng

316 ngàn người, trong đó qua đào tạo chiếm 96%. Tỷ lệ lao động có CMKT theo các cấp

trình độ:

+ Sơ cấp và trung cấp: 88%;

+ Cao đẳng: 5%;

+ Đai học và trên đại học: khoảng 7%.

Nhân lực công nghiệp sản xuất điện, phân phối điện:

Nhân lực ngành công nghiệp sản xuất điện, phân phối điện bao gồm sản xuất và

phân phối điện, khí đốt và hơi nước; khai thác, lọc và phân phối nước.

- Nhu cầu công nhân kỹ thuật (tính đến năm 2015): Tổng số khoảng 354 ngàn lao

Page 16: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

động, trong đó nhân lực qua đào tạo khoảng 300,9 ngàn, chiếm 85,0%. Lao động có CMKT

theo các cấp trình độ:

+ Sơ cấp và trung cấp chiếm 89%

+ Cao đẳng: 4,5%;

+ Đại học và trên đại học: 6,5%

- Nhu cầu đến năm 2020: tổng số nhân lực ngành công nghiệp sản xuất điện, phân

phối đến khoảng 388 ngàn người, trong đó qua đào tạo chiếm 96%. Tỷ lệ lao động có

CMKT theo các cấp trình độ:

+ Sơ cấp và trung cấp: 88%;

+ Cao đẳng: 5%;

+ Đai học và trên đại học: khoảng 7%.

3. Các giải pháp

3.1. Nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo

- Trên cơ sởquy hoạch sắp xếp mạng lưới các trường thuộc Bộ tập trung củng cố, hoàn

thiện hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, từng

bước mở rộng quy mô đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành theo vùng, miền

và xã hội:

Giai đoạn: 2011 – 2015 và từ 2015-2020

- Tập trung đầu tư và chỉ đạo các trường được quy hoạch nâng cấp đào tạo tích cực

chuẩn bị các điều kiện để thực hiện nâng cấp theo quy hoạch.

- Tiếp tục chuẩn hoá đội ngũ giáo viên theo mục tiêu đề ra.

- Tiếp tục triển khai hợp nhất các trường theo quy hoạch được phê duyệt.

- Triển khai đầu tư xây dựng 2 khoa của 2Trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học

Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đạt ngang tầm khu vực. Từng bước sắp xếp, cơ cấu lại

ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo cho phù hợp với xu hướng phát triển.

Giai đoạn: 2016-2020

Giai đoạn này ổn định quy mô đạo tạo của các trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề,

cơ cấu trình độ đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu có 1 cơ sở đào tạo

đạt chất lượng ngang tầm các trường có uy tín trong khu vực.

Trong các giai đoạn triển khai, các trường phải chú trọng:

Page 17: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường sử dụng lao

động, có những chính sách cụ thể tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và nơi sử

dụng lao động để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

- Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên có trình độ

chuyên môn vững vàng, có kỹ năng giảng dạy thực hành tốt, phù hợp với yêu cầu của nền

kinh tế.

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình, phương pháp đào tạo hướng tiên tiến và

hiện đại của các nước có nền giáo dục phát triển và phải được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn

quốc tế.

- Đổi mới công tác quản lý, xây dựng các quy chế hoạt động theo điều lệ trường đại

học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự

nghiệp công lập. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm kết nối thông tin

giữa người lao động - cơ sở đào tạo - người sử dụng lao động.

3.2. Có chính sách đãi ngộ, thu hút và sử dụng nhân tài

- Có chính sách phù hợp khuyến khích, thu hút được đông đảo các nhân tài ở trong

và ngoài nước, đặc biệt là đội ngũ tri thức Việt kiều về Việt Nam sinh sống và làm việc hoặc

cộng tác cùng các đồng nghiệp người Việt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Bố trí kinh phí, tạo thuận lợi để cán bộ công chức, viên chức ra nước ngoài học tập

nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ quản lý.

- Đối với giáo dục đại học không chạy theo số lượng, đầu tư có trọng điểm để nâng

cao năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ.

Cần có cơ chế thích hợp để khuyến khích các trường tuyển sinh đào tạo các ngành học mũi

nhọn, ngành học đang có nhu cầu lớn nhưng khó tuyển sinh, kể cả cơ chế ưu tiên cho sinh

viên theo học các ngành đó.

- Đối với đào tạo nghề cần có giải pháp phù hợp để thu hút học sinh vào học nghề,

trong đó có đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn.

3.3. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục

- Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức sở hữu nhằm huy động tối đa các

nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả vốn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, đào tạo và

dạy nghề; tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành nghề nghiệp,

giữa đào tạo chuyên môn kỹ thuật với nghiên cứu khoa học và hoạt động sản xuất kinh

doanh.

Page 18: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC ...congdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN...triển nguồn nhân lực công

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

- Tăng cường hợp tác hiệu quả với các hãng, tập đoàn sản xuất kinh doanh có khoa

học và công nghệ hiện đại và các tổ chức phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới.

3.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương trở thành

trung tâm đào tạo, bồi dưỡng chất lượng cao về quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp

vụ của Ngành; là trung tâm nghiên cứu khoa học về quản lý ngành.

3.5.Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo

- Tập trung đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu học phí của trường và

các nguồn đầu tư hợp pháp khác để đẩy nhanh các dự án xây dựng cơ bản, mở rộng cơ sở

đào tạo đang được triển khai để đáp ứng quy mô thiết kế và mở rộng ngành nghề.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giảng viên; tăng

cường đầu tư trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ đào tạo, hiện đại hoá thư viện, bổ sung

giáo trình, hoàn chỉnh nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo, triển khai mạnh mẽ

đào tạo theo học chế tín chỉ,… để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

3.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

- Khuyến khích các Trường hợp tác với các cơ sở đào tạo của các nước phát triển,

kể cả hình thức hợp tác liên doanh trong đào tạo, về trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi

giảng viên, giáo viên, chuyên gia đào tạo, chuyên gia công nghệ, phương pháp giảng dạy.

- Thu hút và sử dụng có hiệu quả những dự án đầu tư của nước ngoài để đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đối với những chuyên ngành mới mà Việt Nam

chưa đào tạo được.

- Hợp tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và

công nghệ trong ngành ./.

Tài liệu tham khảo

1. Niên giám thông kê các năm 2011,2012,2013

2. Quy hoạch nhân lực ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020

3. Báo cáo dạy nghề 2011,2012 và 2013-2014, Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề