8

CHÙA TIỀN GIANG

Embed Size (px)

DESCRIPTION

CHÙA TIỀN GIANG. Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê. Chùa Bửu Lâm là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất thế kỷ 19 ở đồng bằng sông Cửu Long . Về mặt lịch sử chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc của Thị Ủy Mỹ Tho trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: CHÙA TIỀN GIANG
Page 2: CHÙA TIỀN GIANG

Chùa Bửu LâmP. 3, TP Mỹ Tho

T. Tiền Giang

 Chùa Bửu Lâm là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất thế kỷ 19 ở đồng bằng sông Cửu Long . Về mặt lịch sử chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc của Thị Ủy Mỹ Tho trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Chùa Bửu Lâm là một ngôi chùa độc đáo của người Việt ở Nam Bộ. Chùa cũng là nơi hoạt động của nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh), Phan Chu Trinh.

Đến Mỹ Tho, mà không đến chùa Bửu Lâm, hẳn là một thiếu sót, ngày xưa ở vùng đất này từng có câu ca:“Về sông Bảo Định bờ đôngcó ngôi chợ Cũ, có chùa Bửu Lâm”Tương truyền, khoảng đầu thế kỷ XVIII, có một ni cô từ miền Trung theo đoàn di cư đi lập nghiệp, đến đây định cư rồi cất một am tranh ở để tu. Ni cô biết thuốc nam nên ra sức khai khẩn đất để trồng nhiều loại thuốc quý chữa trị cho mọi người. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, danh tiếng ni cô được đồn xa, bá tánh đến cúng dường ngày một đông. Nhờ thế, ni cô cất được ngôi chùa khá khang trang vào khoảng năm 1742 (đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát). Sau khi ni cô viên tịch chùa trở nên vắng vẻ. Năm Gia Long thứ 2 (1803) bà Phạm Thị Đạt một Phật tử giàu có và mộ đạo nhất trong vùng sang Bến Tre vào chùa Hội Tôn đãnh lễ. Hoà Thượng Tổ Trí-Khánh Hưng cho đệ tử là ngài Tiên Thiện, pháp danh Từ Lâm về làm trụ trì chùa, nhờ vào sự cúng dường của bà Phạm Thị Đạt, hoà thượng Tiên Thiện đã cất mới ngôi chùa rộng lớn bằng gỗ căm xe và đã đặt tên chùa là “Bửu Lâm” với ước muốn bảo tồn và phát triển dòng Lâm Tế Chánh Tông.

Page 3: CHÙA TIỀN GIANG

Chùa Ðông

PhươngTỳ Kheo Thích Pháp

Tân (Chí Thành)QL 1, Khu 4

H. Cai Lậy, T. Tiền Giang

Page 4: CHÙA TIỀN GIANG

Chùa Linh Thứu

Chợ Xoài Hột, Xã Thạnh PhúH. Châu Thành, Tiền Giang

Chùa thường được gọi là chùa Sắc tứ, tọa lạc gần chợ Xoài Hột, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chùa được dựng vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm 1811, Vua Gia Long đổi tên chùa là Long Tuyền. Đến năm 1841, Vua Thiệu Trị đổi tên Linh Thứu. Chùa được trùng tu nhiều lần dưới thời Thiền sư Nguyệt Hiện (giữa thế kỷ XVIII), Hòa thượng Chánh Hậu (cuối thế kỷ XIX) và các Sư bà Như Nghĩa, Thông Huệ và Như Chơn (từ năm 1945 đến nay).

HUYỀN THOẠI VỀ THIỀN SƯ NGUYỆT HIỆN VÀ CHÚA NGUYỄN PHÚC ÁNH:“Sắc vua phong tặng bảng vàng.Trang nghiêm Phật Pháp vẻ vang quê nhà”Năm 1884, Quan Trung Nguyễn Huệ vị anh hùng dân tộc đại thắng quân Xiêm ở trận Rạch Gầm Xoài Mút. Nguyễn Ánh thất trận, quây Tây Sơn đuổi theo gấp rút. Chúa Nguyễn cùng Nguyễn Huỳnh Đức ngẫu nhiên đến chùa Long Nguyên, gặp thiền sư Nguyệt Hiện.Chúa tôi trang phục như kẻ thường dân, không để rõ tung tích. Nhưng Thiền Sư Nguyệt Hiện là người thông minh, xem dung mạo cử chỉ xét tình thế hiện tại cũng đã thầm nghi…Vì lặn lội gió sương, Nguyễn Ánh phải chứng thương hàn, ăn ngủ không an, tinh thần suy kém. May thay, sư trụ trì rất giỏi dược thảo, do tâm từ bi nên hết lòng điểu trị. Vài hôm sau, Chúa Nguyễn Ánh vừa khỏe thì quân Tây Sơn đuổi đến ruồng bắt. Lạ thay ! Cửa chùa lúc ấy nhện giăng cả lối vào, cảnh vật hoang vắng đìu hiu như từ lâu không người để chân đến vậy.

Trong chùa Chúa tôi hoảng hốt chưa biết nơi nào ẩn thân. Hòa Thượng Nguyệt Hiện sực nhớ Đại Hồng Chung trên Đại Điện, bảo Chúa vào đó lánh nạn…Cơn kinh hải qua rồi Chúa ở lại chùa vài ngày bệnh tình huyên giảm, lại có giống chim linh cứ đậu chung quanh chùa kêu mãi (2). Hòa thượng đoán biết điềm chẳng lành nên bảo người khách lạ lánh đi nơi khác. Quả nhiên hôm sau quân Tây Sơn kéo đến lục soát chùa. Nguyễn Phúc Ánh may nhờ có chim linh mà được thoát nạn…(3)Chuyện kể lại rằng : sau này, khi lên ngôi Vua, Nguyễn Phúc Ánh nhớ ơn cũ đã sắc tứ cho chùa…Ngày nay trong chùa còn có câu đối treo ở chánh điện nhắc đến chuyện « Sắc Tứ »- Sắc ngự định : « Long Tuyền, thịnh hỹ đạo tràng thuận cảnh hoằng khai thanh tịnh cảnh »- Tứ phê tướng : « Linh Thứu phú tại Phật Pháp bình tâm phát nguyện diệu huyền tâm »Hân hạnh thay chùa Long Tuyền thời bấy giờ « Án tuệ nghiêm trang, cửa Thiền tịch tịnh », Quyển Đại Nam nhất thống chí Định Tường, mục tựu quán có nói đến chùa Linh Thứu như sau :Ở địa phận xã Thạnh Phú, huyện Kiến Hưng chùa này đã tối cổ mà còn có danh thắng. Năm Gia Long thứ 10 (1811). Ngự tứ tên là Long Tuyền Tự…

Năm Thiệu trị nguyên niên (1841) đổi lại tên chùa là Linh Thứu Tự

Page 5: CHÙA TIỀN GIANG

Chùa Pháp Bảo

Tỳ Kheo Thích Bửu Hiền

44/448 Lý Thường Kiệt, P. 5

TP Mỹ Tho, T. Tiền Giang

         Chùa Pháp Bảo được xây dựng vào khoảng năm 1965. Sau khi nhận phần đất hiến cúng từ gia đình Ông Bà Phán Lễ, Đức Thánh Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam là Hòa Thượng Giới Nghiêm bắt đầu cho xây dựng và tạo lập một ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông trên vùng đất mới. Ngài Hòa Thượng sau đó bổ nhiệm vị Phó Tăng Thống là Hòa Thượng Pháp Lạc vào chức vụ trụ trì.

Page 6: CHÙA TIỀN GIANG

Chùa Phước Ân được xây dựng năm 1889, vách ván, cột cây, chánh điện mái lợp ngói, nhà tổ và nhà bếp lợp lá đơn sơ. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, trong những năm qua, chùa được đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo, bảo vệ nhằm gìn giữ cho muôn đời sau. Giờ đây, ngôi chùa được sửa chữa khang trang và khu vực sân chùa được lát gạch, trồng kiểng, cây ăn trái, sạch đẹp.

Page 7: CHÙA TIỀN GIANG

Chùa Phước

Hải (Tân Hiệp)Tỳ Kheo

Thích Chánh Thọ

Ấp Rẫy, TT. Tân Hiệp

T. Tiền Giang

Page 8: CHÙA TIỀN GIANG

Chùa vốn là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch, ngôi chùa hương tàn khói lạnh. Theo sách Phật giáo Tiền Giang – Lược sử và những ngôi chùa (HT Thích Huệ Thông, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002), chùa là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế – Trí Huệ. Năm 1987, Hòa thượng Trí Long, đời 41, trụ trì chùa từ năm 1955 đến năm 1987 viên tịch. Do không có người thừa kế nên Nhà nước giao cho Tỉnh hội Phật giáo quản lý và đặt văn phòng làm việc của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang. Từ năm 1987, Tỉnh hội bầu Ban trụ trì theo nhiệm kỳ. Các vị trụ trì qua các nhiệm kỳ là: Hòa thượng Thích Bửu Thông, Thượng tọa Thích Hoằng Từ, Hòa thượng Thích Hoằng Thông, Hòa thượng Thích Nhựt Long và hiện nay là Thượng tọa Thích Huệ Minh. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang. Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Vĩnh Tràng là ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở miền Nam.