13
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Tài liệu thuyết minh: Tour Tp.HCM – Tiền Giang (phần 2) CỒN PHỤNG – ĐẠO DỪA Chúng tôi vào cù lao Phụng để thăm “Nam quốc Phật tự” của ông tổ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. So với cù lao Rồng, cồn Phụng nhỏ hơn, nhưng lại được biết đến nhiều hơn bởi nơi này có di tích của Đạo Dừa. Theo lời thuyết minh của anh hướng dẫn viên, đây là một tôn giáo quái chiêu do Nguyễn Thành Nam, một con cờ chính trị mắc chứng hoang tưởng tự cao – một dạng của bệnh tâm thần phân liệt, sáng lập năm 1963. Sinh thời, Nguyễn Thành Nam (sinh năm 1909) học hành không mấy giỏi giang nhưng được gia đình cho qua Pháp học theo lối mà ngôn ngữ hiện đại gọi là du học tự túc. Ông ta đã học tập ở nước Pháp không phải để thành nhân tài mà để thành một “vị thánh”. Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo lên cồn Phụng, xây “Nam quốc Phật tự” và sáng lập ra Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành đạo. Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài… Lúc đông nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo biến âm của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài – tức là Cầu vừa đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người. Ông ta cho dựng trên cồn Phụng một ngôi chùa, kết hợp nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Trước chùa cho đúc Cửu đỉnh bằng ximăng gắn sành sứ (thực ra chỉ có một đỉnh mà thôi), rồi gắn ảnh của mình vào, tự nhận là người có công thống nhất đất nước, kế vận hưng nghiệp của vua Minh Mạng (1820 – 1841). Nguyễn Thành Nam còn cho xây một sân chầu với những hàng cột vẽ rồng sặc sỡ. Cuối sân có một động nhỏ, nơi “Phật tổ” Nguyễn Thành Nam đến giảng kinh. Sau động là một tòa sen nằm trong lồng cầu và hai cột xi măng, ở bai bên tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Hằng ngày, Nguyễn Thành Nam chui vào quả cầu, ngồi lên tòa sen rồi sai đệ tử kéo lên cao. 12 giờ trưa, ông ta “nhập thế”, bằng cách ra khỏi lồng đi đến hai bao lơn đặt trên hai cột ximăng tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Đi từ bên này sang bên kia, Nguyễn Thành Nam cho rằng ông ta đã thống nhất được tổ quốc. Ông ta còn cho làm mô hình phi thuyền APOLLO bằng… tôn, trèo vào trong đó, biểu đệ tử kéo lên… vũ trụ để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng. Lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào thời kỳ ác liệt, Nguyễn Thành Nam tổ chức hoạt cảnh hòa bình để mị dân. Ông ta thuê người, chia làm hai phe mặc áo quần của quân giải phóng và quân đội Sài Gòn rỗi bắn nhau tá hỏa… bằng súng giả. Đang lúc cuộc chiến căng thẳng, thây người “chết” chất đầy một…

Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Tài liệu thuyết minh: Tour Tp.HCM – Tiền Giang (phần 2)

CỒN PHỤNG – ĐẠO DỪA

Chúng tôi vào cù lao Phụng để thăm “Nam quốc Phật tự” của ông tổ Đạo Dừa

Nguyễn Thành Nam. So với cù lao Rồng, cồn Phụng nhỏ hơn, nhưng lại được

biết đến nhiều hơn bởi nơi này có di tích của Đạo Dừa. Theo lời thuyết minh

của anh hướng dẫn viên, đây là một tôn giáo quái chiêu do Nguyễn Thành

Nam, một con cờ chính trị mắc chứng hoang tưởng tự cao – một dạng của

bệnh tâm thần phân liệt, sáng lập năm 1963. Sinh thời, Nguyễn Thành Nam

(sinh năm 1909) học hành không mấy giỏi giang nhưng được gia đình cho

qua Pháp học theo lối mà ngôn ngữ hiện đại gọi là du học tự túc. Ông ta đã

học tập ở nước Pháp không phải để thành nhân tài mà để thành một “vị

thánh”. Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An

Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo lên cồn Phụng, xây “Nam quốc

Phật tự” và sáng lập ra Đạo Dừa.

Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành

đạo. Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài… Lúc

đông nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo

biến âm của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài –

tức là Cầu vừa đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa

lòng tất cả mọi người. Ông ta cho dựng trên cồn Phụng một ngôi chùa, kết

hợp nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Trước chùa cho đúc Cửu đỉnh

bằng ximăng gắn sành sứ (thực ra chỉ có một đỉnh mà thôi), rồi gắn ảnh của

mình vào, tự nhận là người có công thống nhất đất nước, kế vận hưng nghiệp

của vua Minh Mạng (1820 – 1841).

Nguyễn Thành Nam còn cho xây một sân chầu với những hàng cột vẽ rồng

sặc sỡ. Cuối sân có một động nhỏ, nơi “Phật tổ” Nguyễn Thành Nam đến

giảng kinh. Sau động là một tòa sen nằm trong lồng cầu và hai cột xi măng,

ở bai bên tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Hằng ngày, Nguyễn Thành Nam

chui vào quả cầu, ngồi lên tòa sen rồi sai đệ tử kéo lên cao. 12 giờ trưa, ông

ta “nhập thế”, bằng cách ra khỏi lồng đi đến hai bao lơn đặt trên hai cột

ximăng tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội. Đi từ bên này sang bên kia,

Nguyễn Thành Nam cho rằng ông ta đã thống nhất được tổ quốc.

Ông ta còn cho làm mô hình phi thuyền APOLLO bằng… tôn, trèo vào trong

đó, biểu đệ tử kéo lên… vũ trụ để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng. Lúc

cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào thời kỳ ác liệt, Nguyễn Thành Nam tổ chức

hoạt cảnh hòa bình để mị dân. Ông ta thuê người, chia làm hai phe mặc áo

quần của quân giải phóng và quân đội Sài Gòn rỗi bắn nhau tá hỏa… bằng

súng giả. Đang lúc cuộc chiến căng thẳng, thây người “chết” chất đầy một…

Page 2: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

sân chầu thì “Phật tổ” Nguyễn Thành Nam giáng thế bằng cách “hạ thổ” từ

tòa sen, để đến cứu vớt những sinh linh.

Phía trong sân rồng có công trình cửu đỉnh, nếu nhìn từ trên xuống ta sẽ thấy

cửu đỉnh được xây theo lối ngủ hành âm dương. Nếu nhìn kỷ sẽ thấy một con

rồng đứng ở giữa có đuôi hình vuông ; hình vuông tượng trưng cho tứ tượng,

những con rồng còn lại đứng trên bệ có hình tam giác. Hai cây cột phía sau

tượng trưng cho lưỡng nghi đó là âm dương hợp lại. Điểm khác của con rồng

trung tâm là đuôi có được thiết kế phía sau, còn những con xung quanh thiết

kế phía trước. Đây là biểu tượng của rồng đực ; hiện thân của ông Đạo Dừa

và những con rồng cái là những cô gái xung quanh ông đạo Dừa.

Xung quanh Cửu Đỉnh còn có một số hình ảnh như ; Long, Lân, Quy, Phụng,

Mai, Lan, Cúa, Trúc và một số cảnh về Tiên Ong, Bát Tiên. Ngoài ra còn có

hai cái quai nâng hai con rồnglên tượng trưng cho vua chúa. Cửu Đỉnh được

đặt trên thần Kim Quy đang ngậm thanh kiếm thần hướng về Bến Tre. Ngụ ý

là ông Đạo Dừa vừ kết nối với lịch sử với thời vua lê để thần Kim Quy mang

thanh gương về Bến Tre để ông trị vì thiên hạ.

Vậy là chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Con người với những triệu

chứng tâm thần đó đã được chế độ cũ bật đèn xanh để mị dân chúng. Lúc

ông còn sống ông đạo dừ muốn khi qua đời thì hài cốt của ông sẽ được rãi

trong Cửu Đỉnh nhưng khi ông qua đời thì những tín đồ đã mang hài cốt của

ông ang táng tại phần mộ của gia đình. Đặc trưng của ngươì theo Đạo Dừa là

mặc áo nâu sẫm và để một búi tóc cao quấn quanh đầu.

Đạo Dừa không cò kinh riêng. Mà là tất cả các kinh của đạo phật, thiên chúa

giáo và cao đài. Một năm đạo có 3 ngày lễ vào 3 ngày rằm lớn, chứ không có

ngày lễ nào đặc trưng của đạo giáo

Hiện nay có một số người tu đạo này nhưng tu lại gia chứ không lập chùa

chiền để tu.

Ngoài ra tại đây còn được trưng bày nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm

từ trái dừa . Du khách đến đây tham quan khu sản xuất bánh kẹo dừa và

thưởng thức kẹo dừa .

Chúng ta có thể quan sát được quy trình làm keọ dừa như sau :

_ Thành phần lam kẹo dừa gồm : 50% dừa ; 25% đường ; 25% mạch nha

_ Và các thành phần phụ như ca cao , đậu phụng , lá dứa , sầu

==========================================

Page 3: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Chùa Vĩnh Tràng

Du khách đến Mỹ Tho mà không thăm chùa Vĩnh Tràng là một điều thiếu sót.

Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Nam

Bộ. Chùa tọa lạc trên mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 hecta, thuộc làng Mỹ

Hóa, nay là xã Mỹ Phong, bên con rạch Bảo Định hiền Hòa nước ngọt quanh

năm.

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, chùa vốn là một thảo am do ông Tri Huyện Bùi Công

Đạt phát nguyện xây cất để di dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Ông thỉnh Hòa

thượng Từ Lâm ở cha Bửu Lm về trụ trì. Sau khi ơng Bi Cơng Đạt qua đời,

Hòa thượng Huệ Đăng đã vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên

Vĩnh Tràng, hoàn thành vào mùa hè năm Canh Tuất (1850).

Lúc đầu mang tên là Vĩnh Trường (sư muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn và

vĩnh cửu theo thời gian) nhưng do nhiều ngươì miền Nam đọc trại đi thành

Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch thì

ngôi chùa hương khói lạnh tanh. Năm 1890, bổn đạo đến chùa Sắc Tứ Linh

Thứu thỉnh hòa thượng Quảng An-Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tồ

chức xây lại ngôi chùa. Chùa hư hỏng nặng vì trận bão năm 1905. từ năm

1907->1911, này đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi

chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc

các tượng trong chùa. Hòa thượng Chánh Hậu gốc người Minh Hương, sinh

năm 1852 tại làng Điều Hòa tỉnh Định Tường cũ. Năm 1897, ngài quy y thọ

giới với hòa thượng Thích Minh Phước tại chùa Bửu Lâm. Ngài được cử làm

thủ thượng tọa chùa sắc tứ linh thou từ năm 1880, trụ trì chùa vĩnh tràng từ

năm 1890 và đã thường xuyên mở các lớp gia giáo để đào tạo tăng tài. Ngài

viên tịch năm 1923. hòa thượng Tâm Liễu –An Lạc(tức Minh Đàng, thế danh

Lê Ngọc Xuyên) kế tục, cho xây cổng Tam Quan, mặt tiền chánh điện và nhà

tổ.

Chùa trải qua bốn lần trùng tu: lần trùng tu thou 1 vào năm 1907, hòa

thượng Chánh Hậu đã trùng tu và tôn tạo lại mặt chùa. Mặt tiền chánh hậu

được xây doing theo lối kiến trúc á, âu; lần trùng tu thứ 2 vào năm 1930; lần

trùng tu thứ 3 là 1990; lần trùng tu thứ tư là 2004. hiện nay đang được trùng

tu lần nữa.

Trước cửa chùa có cổng tam quan rất tráng lệ do tốp người Huế thực hiện

năm 1933 với sự tài trợ về kinh phí của 2 ông Hùynh Trí Phú và Lý Văn

Quang. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp; 2 cổng bên làm bằng xi

măng vươn cao như 2 tòa lâu đài cổ, được ghép tòa những mảnh sành sứ tạo

nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa sự tích nhà phật, truyện

tích nhân gian và các đề tài Tứ Quý, Tứ Linh, hoa lá…tầng lầu thượng của

cổng Tam Quan có vòm cửa rộng, bên phải đặc tượng hòa thượng chánh hậu,

Page 4: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

bên trái đặt tượng hòa thượng Minh Đàng. Cả 2 tượng này đều đắp bằng xi

măng giống như tượng thật, do điêu khắc gia Nguyễn Phi Hoanh thực hiện.

Mặt tiền chùa vĩnh tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á,

lẫn Âu. Ơ nay có những hoa văn theo thời phục hưng, vòm cửa theo kiểu La

Mã, bông sắt Ấn Độ, gạch men nhật bản…những câu ngữ Hán viết theo lối thể

chữ truyện cổ kính xen với chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-Tích. Từ xa

trông vào du khách có thể hình dung ngôi chùa như đền Ăngkor có năm tháp.

Theo truyền tụng của nhân dân địa phương thì hòa thượng Minh đàn và ông

quỳnh trí phú từng du học sang xứ chùa tháp nên tiếp thu được cái trong kiến

thức ngôi chùa tên đó, kết hợp với kiến trúc phương tây.

Tượng có nhiều tay nhiều mắt gọi là chuan đề bồ taut, vị này là hiện thân của

quan thế âm bồ taut có nhiều tay, nhiều mắt để cứu độ chúng sinh: nhiều

mắt để thấy được nổi khổ của chúng sinh

Trong chùa có chuông đồng một tấn do vua Tự Đức cho kinh phí đúc, chuông

được làm sau năm giáp dần

Ngày Giỗ Đình Vĩnh Tràng:

18-1 Hòa Thượng Huệ Đăng

17-3 Hòa Thượng Pháp Tràng

1-5 Hòa Thượng Tú Long

21-6 Hòa Thượng Minh Đàn

30-7 Hòa Thượng Trà Chánh Hậu.

Ngòai ra, các ngày giỗ ra còn các ngày: thượng quân (15-1), trung quân(15-

7), hạ quân(15->10). Đặc biệt ngày 15-4 Am Lịch còn có ngày lễ áng sanh

của Phật Thích Ca.

Ở chánh điện có các bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù

điêu Bát Tiên cỡi thú do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng

năm 1907 – 1908. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng Phật như A-di-đà, Thích-

ca, La-hán và tượng các vị Bồ-tát. Hai bên bàn thờ là tượng chân dung Hòa

thượng Chánh Hậu và người kế pháp là Hòa thượng Minh Đàn. Các Hòa

thượng Huệ Đăng, Chánh Hậu, Minh Đàn đều thuộc Thiền phái Lâm Tế.

Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn (Di-đà, Quan Âm, Thế

Chí) bằng đồng. Tiếc rằng tượng Quan Âm đã bị thất lạc từ lâu. Sau này Hòa

thượng Chánh Hậu phải thuê thợ làm tượng khác bằng gỗ thế vào cho đủ bộ.

Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng, to gần bằng người thật, cùng phong

cách với tượng Già Lam, Đạt-ma ở chùa Bửu Lâm. Khác với thông lệ xưa nay,

Page 5: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Ngọc Hoàng ở đây không có Nam Tào, Bắc Đẩu cầm sổ sinh tử đứng hầu hai

bên. Thay vào chỗ đó là Ông Thiện và Ông Ác.

Hai bên tường chánh điện là bàn thờ Thập điện Minh Vương. Đặc biệt ở đây có

bộ Thập bát La-hán là những tác phẩm chạm khắc gỗ độc đáo mà một số

nghệ nhân ở Nam Bộ đã tạc vào năm 1907 theo sự chỉ đạo của Hòa thượng

Chánh Hậu. Bộ tượng này bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng 0,80m, bề

ngang 0,58m, được đặt hai bên điện Phật gọi là sáu căn : mắt, tai, lưỡi, mũi,

thân và ý; ở ba thời: qu khứ, hiện tại v vị lai. Các tượng La-hán này được tạo

hình cân đối, sinh động, cỡi trên các con thú như trâu, bị, ngựa, lạc đà, hà

mã , tê giác v.v.

Trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng có nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ được

chăm sóc thường xuyên. Dưới bóng cây, tháp Hòa thượng Chánh Hậu và gia

đình được xây dựng bề thế có tường rào bao bọc.

Nhìn chung, vẻ đẹp của chùa Vĩnh Tràng tập trung ở nghệ thuật tạo hình. Có

ý kiến cho rằng có thể xem chùa Vĩnh Tràng là một bản tổng kết lịch sử mỹ

thuật của đất Tiền Giang.

Hiện chùa Vĩnh Tràng l2 nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật gio và

trường Cơ bản Phật học tỉnh Tiền Giang. Chùa được trở thành điểm du lịch và

hành hương của tỉnh, thu hút du khách và Phật tử hàng ngày. Tết Tân Dậu

(1982) nhà thơ Xuân Thủy đã đến viếng chùa và viết tặng một bài thơ :

Đức Phật giàu tình thương

Nên chùa tên Vĩnh Tràng

Nhà sư vốn yêu nước

Lòng như sông Tiền Giang

========================================

Đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho xưa

“Ngày xưa, người Pháp mở tuyến đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho với mục tiêu

là nối liền tuyến xuyên Việt và ý định kéo dài sang tận PhnomPenh,

Campuchia.” Bác Tân Văn Công, 80 tuổi, làm nghề dạy học tại Mỹ Tho từ năm

1943, nhớ lại. Lý do mở tuyến xe lửa nầy, theo bác, vì thời đó Mỹ Tho là đầu

mối trung chuyển hàng hóa cho Sài Gòn và Nam Kỳ lục tỉnh, do các tỉnh miệt

dưới như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… đường bộ gặp trở ngại vì phải qua 2

con sông Hậu và sông Tiền. Có lẽ cũng vì trở ngại đó mà đường xe lửa chỉ tới

Mỹ Tho và nhà ga chót dừng lại ở đầu đường Trưng Trắc, bên bờ sông Tiền,

gần vườn hoa Lạc Hồng hiện giờ. Hồi đó, ga xe lửa nằm trong dãy nhà ngói

xưa, cất theo kiểu Pháp (chỗ sau nầy là nhà sách) cùng với hệ thống phòng

trọ và dịch vụ kéo dài đến chỗ Bưu điện Mỹ Tho ngày nay.

Page 6: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Nằm cạnh ga xe lửa còn có bến tàu với “3 cầu tàu lục tỉnh”. Toàn bộ hành

khách và hàng hóa từ Sài Gòn đi xe lửa tới Mỹ Tho sẽ xuống tàu đi lục tỉnh và

ngược lại, hành khách và sản vật, cây trái từ lục tỉnh đi bằng tàu tới Mỹ Tho

cũng lên xe lửa rồi đi tiếp về Sài Gòn. Cũng vì vậy mà Mỹ Tho xưa được xem

là “đầu mối trung chuyển.” Vào thời đó ga xe lửa Sài Gòn nằm ở đầu đường

Lê Lai bây giờ, gần khách sạn Saigon New World. Từ Sài Gòn đi Mỹ Tho, ga

thứ nhất gọi là Chợ Lớn Mới, nằm bên hông chợ An Đông. Kế đến là ga Chợ

Lớn trên đường Hùng Vương, gần mấy bồn nước sơn màu đen hiện giờ vẫn

còn. Các ga tiếp theo là Phú Lâm, Cây Mai, Bình Chánh, Gò Đen, Tân An, Tân

Hương, Ông Táo, Tân Hiệp, Trung Lương và Mỹ Tho.

Cũng theo bác Tân Văn Công thì đầu tiên xe lửa chạy bằng hơi nước. Từ Sài

Gòn về Mỹ Tho đường rầy xe lửa chủ yếu nằm phía trái, thỉnh thoảng có đoạn

nằm bên phải của quốc lộ 1 bây giờ, xưa gọi là đường Cái Quan, lộ Đông

Dương, sau đổi lại là quốc lộ 4. Hồi đó ở đoạn Bình Chánh có xảy ra vụ tai

nạn lớn nhất thời bấy giờ, làm thiệt mạng gần 20 người, do chiếc xe đò Hữu

Lợi chạy vào đường rầy khi xe lửa đang băng qua, dù ở 2 đầu đã có rào cản,

khiến báo chí nói cả tháng trời. Đến khoảng thập niên 1930 thì xe lửa chuyển

sang chạy bằng dầu diesel, còn gọi là Autorail. Sự khác biệt của Autorail là

thiết kế đẹp hơn, tốc độ nhanh hơn, tiếng ồn nhiều hơn, toa khách có cửa sổ

nhìn ra bên ngoài, tiếng còi kêu “hoét, hoét”, trong khi xe lửa chạy bằng hơi

nước thì tiếng còi kêu “pin, pin”. Đầu tiên xe lửa chỉ có ghế ngồi bằng băng

gỗ, xếp dọc theo 2 bên thành xe. Tuyến đường xa thì có hạng nhất, hạng nhì,

có phòng riêng, bên trong có 2 tầng và giá vé cũng mắc tiền hơn. Riêng

tuyến Sài Gòn-Mỹ Tho thì chỉ có một hạng thường, do đoạn đường ngắn.

Dù đường Sài Gòn-Mỹ Tho dài chỉ 70 cây số nhưng ngày xưa đi bằng xe lửa

cũng mất chừng 2 tiếng rưỡi. Vì chỉ có một đường rầy duy nhất nên tới ga

chót Mỹ Tho, muốn trở đầu để chạy trở lại Sài Gòn thì xe lửa phải… thụt lùi

chừng 2 cây số từ vườn hoa Lạc Hồng theo đường Lý Thường Kiệt bây giờ, ra

ngoài đồng thì có đường vòng cung. Tại đây đầu xe lửa tách ra khỏi toa rồi

chạy vào một đoạn đường rầy khác để nối vào đuôi toa xe lửa và lại chạy thụt

lùi trở về nhà ga Mỹ Tho để đầu xe lửa quay về hướng Sài Gòn.

Bác Tân Văn Công kể :“Hồi nhỏ, vào những buổi chiều tôi hay nhảy theo xe

lửa chạy ra ngoại ô để trở đầu. Giếng nước Mỹ Tho hiện giờ chia làm 2 cũng

vì hồi đó có đường xe lửa chạy ở giữa.”

Chính xác đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho ngừng hoạt động vào năm nào thì

bác Tân Văn Công nói mình không nhớ rõ lắm. Bác chỉ nhớ “vào thời ông

Diệm, khoảng năm 1959 tôi vẫn còn đi xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho.” Bác Công kể

tiếp :“Nhớ hồi học xong tiểu học và thi vào lớp đệ thất trường Trung học

Nguyễn Đình Chiểu, thầy cho bài luận văn bằng tiếng Pháp và yêu cầu “Trò

hãy tả người nhổ răng dạo trên toa xe lửa” mới thấy ảnh hưởng của xe lửa

thời bấy giờ. Hồi đó Trường Nguyễn Đình Chiểu mỗi năm chỉ tuyển 200 học

Page 7: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

sinh cho cả vùng lục tỉnh, còn khó hơn thi đại học bây giờ. Lần đó tôi bị rớt

nên phải lên Sài Gòn học ở trường tư thục Đồng Nai, đường Bùi Thị Xuân và ở

nội trú trong trường. Lúc đó phát xít Nhật đã qua, ban đêm sợ đồng minh

ném bom nên hầu hết trường học trong nội thành đều phải tản cư ra vùng

Chợ Lớn. Thường buổi chiều không biết làm gì, bọn học trò nội trú lấy đá

xanh để vào đường rầy cho xe lửa chạy ngang cán xẹt lửa coi chơi.”

Vì sao ga xe lửa Mỹ Tho xưa lại nổi tiếng trong thời Pháp thuộc? Theo bác Tân

Văn Công, vì đây là ga chót nối với các tuyến thủy bộ xuống Nam Kỳ lục tỉnh

và hồi đó, sau Sài Gòn thì Mỹ Tho là một trong 3 tỉnh lớn nhất vùng. Có 2

quyển sách viết bằng tiếng Pháp nói về ga xe lửa Mỹ Tho mà bác Công được

đọc. Quyển thứ nhất là của một nhà văn Pháp, từng là lính hải quân, có qua

Đông Dương và đi xe lửa tới Mỹ Tho để đi tàu xuống lục tỉnh, đã mô tả ga xe

lửa Mỹ Tho mang dáng dấp giống như những ga xe lửa bên Pháp. Một quyển

sách khác của tổng bí thư đảng cộng sản Pháp thời đó mà bác Tân Văn Công

không nhớ rõ tên. Vị nầy sau khi sang VN về đã viết quyển Indochinois, chỉ

trích chính sách kỳ thị dân tộc của thực dân Pháp thời bấy giờ. Theo mô tả thì

tác giả đã đi cùng với nhà cách mạng Nguyễn An Ninh xuống ga Mỹ Tho, cùng

Nguyễn An Ninh vào một bungalow (một dạng nhà trọ xưa) để ở nhưng bị từ

chối vì nơi đó chỉ dành cho người Pháp và Âu châu. Chỉ một dân tộc Á châu

được vào ở là Nhựt Bổn.

Nhà ga Mỹ Tho xưa kiến trúc theo kiểu Pháp, mái ngói, vách tường, cửa vòng

nguyệt, có chỗ bán vé, chỗ khách ngồi chờ, có cân dùng để cân hành lý và ai

chở nặng thì phải trả nhiều tiền. Ticket xe lửa hồi đó được làm bằng loại giấy

rất dầy và cứng. Sau khi thu tiền, người bán vé đưa ticket vào máy đục lỗ và

phát ra một tiếng kêu rất vui tai. Khi hành khách lên xe, người soát vé còn

bấm ticket một lần nữa. Đường Sài Gòn-Mỹ Tho xưa mỗi ngày có 4-5 chuyến.

Chuyến đầu tiên đi Sài Gòn khởi hành khoảng 4 giờ sáng, phục vụ công chức

nhà ở Mỹ Tho nhưng làm việc ở Sài Gòn. Bác Tân Văn Công kể có một người

quen làm việc tại Mỹ Tho nhưng chiều nào cũng đi chuyến xe lửa chót lên ga

Sài Gòn ở đường Lê Lai. Tại đây có một quán rượu và một người đẹp mà vị

khách nầy thích nên cứ tới ngồi nhâm nhi cho tới sáng rồi đi chuyến xe lửa

sớm nhất trở về Mỹ Tho. Mới hay, dù khoảng cách xa xôi, nhưng giao thông

thuận tiện thì ngày xưa cũng không hề bị cách trở.

=======================================

ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH

Page 8: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Trương Định nhân dân còn gọi là Trương Công Định để tỏ lòng tôn kính. Ông

sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quãng Ngãi là con quan

Trương Cầm-Lãnh binh tỉnh Gia Định

Trương Định thuở nhỏ tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ.

Đặc biệt là bắn rất tài. Thời Triệu Trị 1844, ông theo cha vào Nam lấy vợ là

con gái một hào phú huyện Tân Hoà (nay là Gò Công). khi cha chết ông ở

luôn bên quê vợ.

Năm 1854, Trương Định xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền Gia

Thuận. Ông được phong chức Quản Cơ.

Khi giặc Pháp đánh thành Gia Định 2/1859, Trương Định đưa cơ binh gia nhập

đội quân của triều đình chống giặc, ông thường đi tiên phong lập được nhiều

chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên

Đại úy Barbe, trừng trị nhiều tên tay sai của giặc Pháp, trong đó có Bá hộ

Huy ở Đồng Sơn, tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần

đánh đồn Kỳ Hoà. Tháng 3/1862 quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công.

Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh

miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh

Binh ở An Giang. Nhưng theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ Trương

Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu ” Bình Tây Đại

Nguyên Soái ” do dân phong, tiếp tục lãnh đạo các cuộc chiến đấu chống giặc

Pháp.

Ngày 20/08/1864 do sự phản bội chủ Huỳnh Văn Tấn căn cứ Trương Định bị

bao vây chặt. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng

thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã dùng gươm tự sát để bảo toàn

thanh danh, khí tiết của người anh hùng – khi ấy ông 44 tuổi.

Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam

Bộ bất khuất kiên quyết chống giặc Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ thứ 19.

Khu di tích gồm lăng mộ và tượng đài Anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc

trong nội ô thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Ẩm Thực Tiền Giang

Lẩu Mắm: Đây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực

vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào

phóng của vùng đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món

đó.

Page 9: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Hủ tiếu Mỹ Tho – Tỉnh Tiền Giang

Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế… ở

chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt,

nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên

nổi tiếng và nhiều người “bén mùi” kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn

thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ

pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn,

Tuyền Ký… cùng các lớp thợ nấu sau này

Bún gỏi già Mỹ Tho – Tiền Giang

Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu. Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố

này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi

già… Tôi không thể giải thích được vì sao nó lại có tên như thế. Mỗi lần về Mỹ

Tho là tôi lại chạy ra quán ăn quen thuộc, gọi một món quen thuộc:” Bún gỏi

già”. Chắc các bạn sẽ thắc mắc lắm vì không biết tại sao cái món bún có cái

tên lạ tai lại làm tôi thích thú… Tôi ăn nhiều rồi, nhưng chưa lần nào thử nấu

cả, không phải lười biếng đâu, vì không có bí quyết, tôi sợ mình sẽ làm hư

món khoái khẩu của mình.

Cá bống dừa – Tiền Giang

Cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Nào là: bống mú, bống

vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống

nhảy… Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa. Có lẽ vì

vùng quê tôi (thuộc huyện Gò Công Tây – Tiền Giang) chúng sinh sản nhiều,

sống thích hợp với địa thế dừa nước (lá dùng lợp nhà) mọc đầy ven sông

rạch. Bống dừa vảy nhuyễn, miệng rộng, lưng đen, lườn trắng; con to cỡ nửa

cổ tay, hiếm khi lớn hơn.

Mắm còng xứ rẫy Gò Công

Ở Gò Công Tiền Giang, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven

các kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài.

Ðiển hình như các xã cặp theo sông Trà là Ðồng Thạnh, Ðồng Sơn, Bình Phú,

Thành Công của huyện Gò Công Tây hay Bình Ðông, Bình Xuân cặp theo sông

Soài Rạp, Phú Ðông, Phú Tân kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Ðại của

huyện Gò Công Ðông. Miệt này, mỗi năm bà con chỉ có thể canh tác được có

1 vụ lúa mùa.

Sam biển Gò Công – Tiền Giang

Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân

Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển.

Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang

tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh

hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp

Page 10: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày

sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ

thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.

Chuối quết dừa – Tiền Giang

Kể từ khi xuất hiện trên AT tháng 5.1992 với món ăn bình dân mà vô cùng

hấp dẫn cho cả “mày râu” lẫn “kẹp tóc” là xòai tượng mắm đường đến nay,

tôi cứ mãi bận rộn với những lo toan đời thường mà quên khuấy đi cái

nghiêp… ăn uống vốn dĩ là một trong những “tứ khóai” của thiên hạ, thật là

sai sót biết chừng nào! Hôm qua, nhân dịp về một làng nhỏ hiền hòa nằm

bên bờ sông Tiền lộng gió, chúng tôi có dịp thưởng thức một món ăn hòan

tòan “cây nhà lá vườn” và đậm đà hương vị đồng quê đến nỗi khi lên xe trở

về, ai nấy cũng chắc lưỡi hít hà khen ngon quá xá. Đó là món ăn mà ngọai tôi

gọi đơn giản là chuối quết dừa.

====================================

Những Thông Tin Cần Thiết Cho Quý Khách Khi Đi Du lịdh Tiền Giang

_ TP. HCM đi Mỹ Tho theo quốc lộ 1A , dài 71 km có thể đi về trong ngày

bằng xe gắn máy dễ dàng

_ Khi tới ngã ba Trung Lương du khách nên ghé vào nhà hàng Trung Lương vì

các quán khác tại khu vực này thường đắt hơn và không ngon bằng

_ Mã điện thoại vùng là 073

_ Đường Trưng Trắc là con đường đầy màu sắc nhất của Thành phố

_ Bến đò du lịch ở đọan đường 30-4 do công ty độc quyền tổ chức các

chuyến tham quan không có thuyền tư nhân . Vé tàu đi lẻ là 40000 đồng

_ Phà Rạch Miễu để qua sông Tiền vào tỉnh Bến Tre . Ngay bến phà tỉnh Bến

tre cũng có trạm bán vé đi tham quan Cồn Phụng.

===================================

Nhà hàng – Khách sạn

Nhà hàng

STT Tên Địa chỉ Điện thoại

1 Trung Lương Ngã ba Trung Lương, Tp.Mỹ Tho 073.855441

2 Hướng Dương 81, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.873602

3 Thới Sơn Xã Thới Sơn, huyện Châu Thành 073.877371

Page 11: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

4 Sông Tiền 01, Lãnh Binh Cẩn, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.874567

5 Chương Dương 10, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.870875

6 Cửu Long 28, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.872126

7 Quê Hương 03, Lãnh Binh Cẩn, phường 1, Tp.Mỹ Tho 073.872008

8 Ngọc Gia Trang 196A, đường Ấp Bắc, Tp. Mỹ Tho 073.872742

9 Bách Tùng Viên 171B, đường Anh Giác, Tp. Mỹ Tho 073.876000

10 Hồng Phúc 246/8, Ấp Bắc, phường 5, Tp.Mỹ Tho 073.876260

11 Tạ Hiền 79A, Nguyễn Trung Trực, phường 3, Tp. Mỹ Tho 073.876299

12 Xẻo Mây Khu 2, Thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè 073.923219

13 Hương Bình xã Tân Thành, Gò Công Đông 073.946362

Khách sạn

STT Tên Địa chỉ Điện thoại

1 Sông Tiền 101, Trưng Trắc, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.872009

2 Hướng Dương 33, Trưng Trắc, phường 1, Tp.Mỹ Tho 073.872011

3 Công Đoàn 61, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.874324

4 Chương Dương 10, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.870875

5 Mỹ Tho 1 67, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.872543

6 Rạng Đông 25, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.874410

7 Hồng Phúc 246/8, Ấp Bắc, phường 5, Tp. Mỹ Tho 073.876260

8 Phúc Thịnh Quốc lộ 60, Tp. Mỹ Tho 073.879703

9 Yến Ngân 347, khu 3, thị trấn Cái bè, huyện Cái Bè 073.824707

10 Bình Phú xã Bình Phú, huyện Cai Lậy 073.816456

11 Hoà Bình 29, Bạch Đằng, Thị xã Gò Công 073.841593

12 Trường Thịnh 36/3, Quốc lộ 1A, xã Trung An, Tp. Mỹ Tho 073.856158

Những địa chì khác:

1 Quán Đồng Giao

58A, Nguyễn Trung Trực, phường 3, Tp. Mỹ Tho 073.883123

2 Quán cơm Chí Thành

279, Tết Mậu Thân, phường 4, Tp. Mỹ Tho 073.878428

3 Quán cơm chay Hoà Bình

10, Lý Công Uẩn, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.879729

4 Nhà nghỉ Khu Du lịch Thới Sơn

xã Thới Sơn, huyện Châu Thành 073.877371

5 Nhà nghỉ Khu Du lịch biển Tân Thành

xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông 073.946362

6 Nhà khách UBND tỉnh

23, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.873150

7 Nhà khách Chương Dương

01, Trương Định, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.882264

Những điều cần biết khi du lịch Miền Tây

Khi đến với du khách cần phải nắm bắt kỷ những thông tin và giá cả nơi đây

nếu như khách đi riêng mà không đi theo Tour của công ty du lịch.

Page 12: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Khi tham gia vào Tour Tiền Giang này ngoài việc tham quan sông nước miệt

vườn, tham quan vườn cây ăn trái, tham quan thắng cảnh đẹp…quý khách

còn có thể mua sắm bất cứ thứ gì khách muốn; vì nơi đây đồ ăn, hàng hóa

rất rẻ nhưng nếu như khách muốn mua “đúng cách” (không bị lầm giá) thì

hãy tham khảo ý kiến các hướng dẫn viên.

Trên chuyến đi với một chiếc máy ảnh du khách có thể chụp laị những khung

cảnh đẹp ở nơi đây, mua những đặc sản nơi đây về cho gia đình, bạn bè… đó

cũng là những món quà đáng quý biết bao.

Chẳng những thế trước khi đến với miền tây du khách phải tìm hiểu trước các

Nhà Hàng-Khách Sạn để du khách có thể nghĩ nghơi ở những nơi an toàn

sạch sẽ không hại đến chính bản thân chúng ta.

Không nên đi dạo một mình vào buổi tối, tránh nơi đông ngươì để đảm bảo sự

an toàn của bạn.

==============================

MUA SẮM TẠI TIỀN GIANG

Mận: 8.000đ/kg

Xoài thái: 20.000đ/kg

Măng cụt: 25.000->40.000đ/kg

Sầu riêng: 12.000->25.000đ/kg

Ổi: 6.000đ/kg

Trái vải: 20.000->35.000đ/kg

Củ ấu: 10.000Đ

Bắp luộc: 2.500/trái

Kẹo đậu phọng: 10.000đ/bịch

Nem (loại nhỏ): 10.000đ/chục

Nem(loại lớn)- đặc biệt: 12.000>20.000đ/chục

Bánh phồng sữa(nhỏ): 10.000đ/chục

Bánh phồng sữa(lớn): 15.000đ/chục

Bánh ít than; 15.000đ

Đồ mỹ nghệ bằng dừa: 10.000->70.000đ

Me: 15.000đ

Rượu rắn lớn: 150.000đ

Thạch dừa, mứt dừ, cốm, kẹo dừa: 15.000đ/bịch

Trà 400g: 50.000đ

Càfê 4000g: 8USD/gói

Cá tai tượng chiên xù: 80.000đ/kg

Cua hấp, rang muối, hấp bia: 250.000đ/kg

Lẩu: 60->80.000đ

Page 13: Tài liệu thuyết minh tour Tiền Giang - Phần 2

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Mì : 50.000đ

Cơm trắng: 8.000đ