157
bgiáo dc và đào to hướng dn thc hin chun kiến thc, kĩ năng môn vt lí lp 10 Nhà xut bn giáo dc vit nam

Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

bộ giáo d ục và đào tạo

hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 10

Nhà xuất bản giáo dục việt nam

Page 2: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

2

Biên soạn :

Phần thứ nhất : Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phần thứ hai : nguyễn trọng sửu - nguyễn văn phán – nguyễn sinh quân

Những từ viết tắt

CTGDPT : chương trình giáo dục phổ thông

KT, KN : kiến thức, kĩ năng

SGK : sách giáo khoa

CT-SGK : chương trình - sách giáo khoa

PPDH : phương pháp dạy học

ĐMPPDH : đổi mới phương pháp dạy học

GV : giáo viên

HS : học sinh

Mã số

Page 3: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

Upload tại http://thuvienvatly.com

My Blog: http://blog.thuvienvatly.com/laotrieu

Page 4: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

3

Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định

số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông.

Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức

lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ

chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả

nước.

Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm gồm :

- Mục tiêu giáo dục ;

- Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ;

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học,

cấp học ;

- Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ;

- Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học.

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể

hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học ; đồng

thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.

Có thể nói, điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông lần này là đưa Chuẩn

kiến thức, kĩ năng vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông, đảm bảo

việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự

thống nhất trong cả nước ; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học

tập ; giảm thiểu dạy thêm, học thêm.

Nhìn chung, ở các trường phổ thông hiện nay, giáo viên đã bước đầu vận dụng

được Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá ; song về

tổng thể, giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông

và cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa.

Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên

soạn, xuất bản bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các

môn học, lớp học của các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Bộ tài liệu này được biên soạn theo hướng chi tiết hoá, tường minh hoá các

yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong

đó có chú ý tham khảo các nội dung được trình bày trong SGK hiện hành, tạo điều

kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập

và kiểm tra, đánh giá.

Cấu trúc chung c ủa bộ tài li ệu gồm hai ph ần chính :

Phần thứ nhất : Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình

Giáo dục phổ thông ;

Phần thứ hai : Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn

học trong Chương trình Giáo dục phổ thông.

Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Trung

học cơ sở và Trung học phổ thông có sự tham gia biên soạn, thẩm định, góp ý của nhiều

nhà khoa học, nhà sư phạm, các cán bộ nghiên cứu và chỉ đạo chuyên môn, các giáo

viên dạy giỏi ở địa phương.

Hi vọng rằng, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ là bộ tài

liệu hữu ích đối với cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh trong cả nước.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai sử dụng bộ tài liệu và tạo điều kiện

để các cơ sở giáo dục, các giáo viên và học sinh thực hiện tốt yêu cầu đổi mới

phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, góp phần tích cực, quan trọng vào

việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học.

Lần đầu tiên được xuất bản, bộ tài liệu này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn

chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp

của các thầy cô giáo và bạn đọc gần xa để tài liệu được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện

hơn cho lần xuất bản sau.

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Lời giới thiệu

Page 5: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

4

I - Giới thi ệu chung về chuẩn

1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân theo những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.

Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá, tường minh hoá những nội dung, những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những "chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện.

2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn

2.1. Có tính khách quan, Chuẩn không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn.

2.2. Có tính ổn định, nghĩa là có hiệu lực cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng.

2.3. Có tính khả thi, nghĩa là Chuẩn có thể thực hiện được (Chuẩn phù hợp với trình độ hay mức độ dung hoà hợp lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra).

2.4. Có tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng.

Phần thứ nhất

gi ới thi ệu chung v ề chu ẩn ki ến th ức, k ĩ n ăng của ch ương trình giáo d ục ph ổ thông

Page 6: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

5

2.5. Không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.

II - Chu ẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông

Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học.

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun).

Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.

Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng.

Mỗi yêu cầu về kiến thức, kĩ năng có thể được chi tiết hoá hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cụ thể, tường minh hơn ; được minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng.

2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học.

2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh (HS) cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của

từng lớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học.

2.2. Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học biểu hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lí, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV).

2.3. Chương trình cấp học thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về chương trình của các cấp học, các chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo tinh thần :

a) Các chuẩn kiến thức, kĩ năng không những được đưa vào cho từng môn học riêng biệt mà còn cho từng lĩnh vực học tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của cấp học.

b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là các chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạo một tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp học đã đề ra.

3. Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng

3.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hoá, tường minh hoá bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng.

3.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này.

3.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT.

Page 7: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

6

Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Đồng thời, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT nên việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất ; hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá ; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm ; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

III - Các mức độ về kiến thức, kĩ năng

Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CTGDPT.

Về kiến thức : Yêu cầu HS phải hiểu rõ và nắm vững các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa để từ đó có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.

Về kĩ năng : Yêu cầu HS phải biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành ; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,...

Ki ến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.

Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo (có

thể tham khảo thêm phân loại Nikko gồm 4 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao).

1. Nhận biết là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ; là sự nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng.

HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng.

Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu :

- Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.

- Nhận dạng được (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản.

- Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.

2. Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng. Thông hiểu là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng).

Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :

Page 8: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

7

- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ : từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngược lại).

- Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lí, định luật.

- Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.

- Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc lôgic.

3. Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới như vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra. Vận dụng là khả năng đòi hỏi HS phải biết khai thác kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu ở trên, yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn.

Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu :

- So sánh các phương án giải quyết vấn đề.

- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được.

- Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lí, định luật, tính chất đã biết.

- Biết khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống đơn giản, đơn lẻ quen thuộc sang tình huống mới, phức tạp hơn.

4. Phân tích là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của các bộ

phận cấu thành và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

Đây là mức độ cao hơn mức độ vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thái cấu trúc của thông tin, sự vật, hiện tượng. Mức độ phân tích yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết và hiểu được nguyên lí cấu trúc của các bộ phận cấu thành.

Có thể cụ thể hoá mức độ phân tích bằng các yêu cầu :

- Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề.

- Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn thể.

- Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng.

- Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành.

5. Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thông tin : bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định ; đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích).

Mức độ đánh giá yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá (người đánh giá tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí) và vận dụng được các tiêu chí đó để đánh giá.

Có thể cụ thể hoá mức độ đánh giá bằng các yêu cầu :

- Xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng chúng để đánh giá thông tin, sự vật, hiện tượng, sự kiện.

Page 9: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

8

- Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định.

- Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện.

- Đánh giá, nhận định được giá trị của nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ.

Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về chuyên môn liên quan.

6. Sáng tạo là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin ; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.

Mức độ sáng tạo yêu cầu tạo ra được một hình mẫu mới, một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi, năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong việc hình thành các cấu trúc và mô hình mới.

Có thể cụ thể hoá mức độ sáng tạo bằng các yêu cầu :

- Mở rộng một mô hình ban đầu thành mô hình mới.

- Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới.

- Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh mới.

- Dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi các mối quan hệ cũ.

Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, vì nó chứa đựng các yếu tố của những mức độ nhận thức trên và đồng thời cũng phát triển chúng.

IV - Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá

Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của CTGDPT bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, phù hợp của CTGDPT ; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để

1.1. Biên soạn sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.

1.2. Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV.

1.3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục.

1.4. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi ; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.

2. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo hướng chi tiết hoá các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong đó có tham khảo các nội dung được thể hiện trong SGK hiện hành.

Tài liệu giúp các cán bộ quản lí giáo dục, các cán bộ chuyên môn, GV, HS nắm vững và thực hiện đúng theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

3. Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Page 10: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

9

3.1. Yêu cầu chung

a) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.

b) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để sáng tạo về phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.

c) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để trong dạy học thể hiện được mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS ; tiến hành dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.

d) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để trong dạy học, chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

e) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để trong dạy học, chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV và HS tự làm ; quan tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin.

g) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để trong dạy học, chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập ; đa dạng hoá nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.

3.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục

a) Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước ; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành, trong Chương trình và SGK, phương pháp dạy học (PPDH), sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.

b) Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong CTGDPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH.

c) Có biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời với tích cực đổi mới PPDH.

d) Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

3.3. Yêu cầu đối với giáo viên

a) Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.

b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.

c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến

Page 11: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

10

thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS. Tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. Giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.

d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học. Tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành. Hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.

4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng

4.1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học.

Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS.

4.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá

a) Chức năng xác định

- Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học).

- Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để:

- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ;

- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá ;

- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục ;

- Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của cả cơ sở giáo dục.

4.3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá

Page 12: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

11

a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.

b) Kiểm tra, đánh thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường. Cần tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức.

c) áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng. Đánh giá thấp hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ

động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm.

g) Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá.

h) Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học.

i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV.

k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.

Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài. Cụ thể là cần chú ý đến :

- Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng.

- Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.

- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.

Page 13: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

12

- Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế.

l) Ki ểm tra, đánh giá phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thúc đẩy và là động lực của đổi mới PPDH trong quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.

4.4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá

a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS.

b) Đảm bảo độ tin cậy : chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục.

c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.

d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng.

e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Page 14: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

13

PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN VẬT LÍ LỚP 10 THPT

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TH ỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là :

a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng đối với mỗi chương.

b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề của môn học. Các cột của bảng này gồm :

- Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề.

- Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình hiện hành.

- Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần trọng tâm, trình bày những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS cần phải đạt được trong quá trình học tập. Các kiến thức, kĩ năng được trình bày trong cột này ở các cấp độ khác nhau và được để trong dấu ngoặc vuông [ ].

Các chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hóa trong cột này là những căn cứ cơ bản nhất để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập cấp THPT.

- Cột thứ tư (Ghi chú) trình bày những nội dung liên quan đến những chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu ở cột thứ ba. Đó là những kiến thức, kĩ năng cần tham khảo vì chúng được sử dụng trong SGK hiện hành khi tiếp cận những chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình, hoặc đó là những ví dụ minh hoạ, những điểm cần chú ý khi thực hiện.

2. Đối với các vùng sâu, vùng xa và những vùng nông thôn còn có những khó khăn, GV cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu HS biết những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo.

Ngược lại, đối với các vùng phát triển như thị xã, thành phố, những vùng có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực.

Trong quá trình vận dụng, GV cần phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.

Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT tổ chức cho tổ chuyên môn rà soát chương trình, khung phân phối chương trình của Bộ, xây dựng một khung giáo án chung cho tổ chuyên môn để từ đó các GV có cơ sở soạn bài và nâng cao chất lượng dạy học.

Page 15: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

14

CHƯƠNG TRÌNH CHU ẨN

Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Phương pháp nghiên cứu chuyển động

b) Vận tốc, phương trình và đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều

Kiến thức

− Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.

− Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.

− Nêu được vận tốc tức thời là gì.

− Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).

− Viết được công thức tính gia tốc v

at

∆= ∆

rr

của một chuyển động biến đổi.

− Vận tốc là một đại lượng vectơ.

c) Chuyển động thẳng biến đổi đều. Sự rơi tự do

d) Chuyển động tròn

e) Tính tương đối của chuyển động. Cộng vận tốc

− Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều.

− Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động thẳng biến đổi

đều x = x0 + v0t + 1

2at

2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được.

− Nêu được sự rơi tự do là gì. Viết được các công thức tính vận tốc và đường đi của

chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do.

− Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về

chuyển động tròn đều.

− Nếu quy ước chọn

chiều của 0v

r là

chiều dương của chuyển động, thì quãng đường đi được trong chuyển động biến đổi đều được tính là :

s = v0t + 1

2at

2 ;

Page 16: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

15

f) Sai số của phép đo vật lí

− Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển

động tròn đều.

− Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển

động tròn đều.

− Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc.

− Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của

gia tốc hướng tâm.

− Viết được công thức cộng vận tốc 1,3 1,2 2,3v v v= +r r r

.

− Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối.

Kĩ năng

− Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.

− Lập được phương trình chuyển động x = x0 + vt.

− Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.

− Vẽ được đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều.

− Vận dụng được các công thức : vt = v0 + at, s = v0t + 1

2at

2 ; 2 2

t 0v v− = 2as.

− Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều.

− Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều.

− Giải được bài tập đơn giản về cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều).

− Xác định được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo.

− Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm.

2 2

t 0v v− = 2as.

Chỉ yêu cầu giải các bài tập đối với vật chuyển động theo một chiều, trong đó chọn chiều chuyển động là chiều dương.

Page 17: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

16

2. H−íng dÉn thùc hiÖn

1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được chuyển động cơ là gì.

Nêu được chất điểm là gì.

Nêu được hệ quy chiếu là gì.

Nêu được mốc thời gian là gì.

[Thông hiểu]

• Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

• Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

• Hệ quy chiếu gồm :

− Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ;

− Một mốc thời gian và một đồng hồ.

• Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật.

Chú ý phân biệt vị trí

và khoảng cách.

Một hệ tọa độ gắn với

vật mốc và một gốc

thời gian cùng với

một đồng hồ hợp

thành một hệ quy

chiếu.

2 Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong hệ quy chiếu đã cho.

[Vận dụng]

• Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ).

• Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí

trên (mốc thời gian và đồng hồ).

Page 18: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

17

2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.

Nêu được vận tốc là gì.

[Thông hiểu]

• Công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều :

s = vt

trong đó, v là tốc độ của vật, không đổi trong suốt thời gian chuyển động.

• Vận tốc của chuyển động thẳng đều có độ lớn bằng tốc độ của vật, cho biết mức độ nhanh, chậm.của chuyển động :

sv =

t

HS đã học ở cấp THCS về tốc độ và chuyển động thẳng đều.

2 Lập được phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.

Vận dụng được phương trình

x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.

[Thông hiểu]

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là

x = x0 + s = x0 + vt

trong đó, x là toạ độ của chất điểm, x0 là toạ độ ban đầu của chất điểm, s là quãng đường vật đi được trong thời gian t, v là vận tốc của vật.

[Vận dụng]

Biết cách viết được phương trình và tính được các đại lượng trong phương trình chuyển động thẳng đều cho một hoặc hai vật.

3 Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

[Vận dụng]

Biết cách vẽ hệ trục toạ độ - thời gian, chọn tỉ xích, lập bảng giá trị tương ứng x = x(t), biểu diễn các điểm và vẽ x(t).

Page 19: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

18

Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng

cắt trục tung (trục toạ độ) tại giá trị x0.

3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được vận tốc tức thời là gì.

Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).

[Thông hiểu]

• Độ lớn của vận tốc tức thời tại vị trí M là đại lượng

v =∆

s

t

trong đó, s∆ là đoạn đường rất ngắn vật đi được trong khoảng thời gian rất ngắn t∆ . Đơn vị của vận tốc là mét trên giây (m/s).

• Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là một vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó.

• Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian. Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng chậm dần đều.

Tại mỗi điểm trên quỹ đạo, vận tốc tức thời của mỗi vật không những có một độ lớn nhất định, mà còn có phương và chiều xác định. Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều, người ta đua ra khái niệm vectơ vận tốc tức thời.

Ví dụ về chuyển động thẳng nhanh

dần đều : Một vật chuyển động không ma sát xuống dốc trên mặt phẳng nghiêng hoặc chuyển động của một vật rơi tự do...

Ví dụ về chuyển động thẳng chậm

dần đều : Một vật chuyển động không ma sát lên dốc trên mặt phẳng nghiêng hoặc chuyển động lúc đi lên của một vật ném lên theo phương thẳng đứng...

2 Nªu ®−îc ®Æc ®iÓm cña vect¬ gia [Thông hiểu] Gia tốc a của chuyển động là đại

Page 20: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

19

tèc trong chuyÓn ®éng th¼ng nhanh dÇn ®Òu, trong chuyÓn ®éng th¼ng chËm dÇn ®Òu.

Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi.

• Gia tốc của chuyển động thẳng là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc v∆ và khoảng thời gian vận tốc biến thiên t∆ .

a = v

t

∆∆

trong đó v∆ = v − v0 là độ biến thiên vận tốc trong

khoảng thời gian t∆ = t − t0.

Gia tèc lµ ®¹i l−îng vect¬ :

0

0

v v va = =

t t t

−−

r ur rr

Khi mét vËt chuyÓn ®éng th¼ng nhanh dÇn ®Òu, vect¬ gia tèc cã gèc ë vËt chuyÓn ®éng, cã ph−¬ng vµ chiÒu trïng víi ph−¬ng vµ chiÒu cña vect¬ vËn tèc, cã ®é dµi tØ lÖ víi ®é lín cña gia tèc theo mét tØ xÝch nµo ®ã.

Khi mét vËt chuyÓn ®éng th¼ng chËm dÇn ®Òu, vect¬ gia tèc ng−îc chiÒu víi vect¬ vËn tèc.

• Đơn vị gia tốc là mét trên giây bình phương (m/s2).

lượng xác định bằng thương số

giữa độ biến thiên vận tốc ∆v (∆v =

v − v0) và khoảng thời gian vận tốc

biến thiên ∆t (∆t = t − t0). v

a

t

∆=∆

Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ.

3 Viết được công thức tính vận tốc

vt = v0 + at

v2 vËn dông ®−îc c¸c c«ng thøc n2y.

[Thông hiểu]

Công thức tính vận tốc của chuyển động biến đổi đều :

v = v0 + at

Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a dương, trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì a âm.

[Vận dụng]

Biết cách lập công thức và tính được các đại lượng trong công thức tính vận tốc của chuyển động biến đổi đều.

Page 21: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

20

4 Viết được phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều

x = x0 + v0t + 1

2at

2.

Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được.

VËn dông ®−îc c¸c c«ng thøc :

s = v0t + 1

2at2,

2 2

t 0v v− = 2as.

[Thông hiểu]

• Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động biến đổi đều:

s = v0t + 1

2at2

• Đối với chuyển động thẳng biến đổi đều, thì phương trình chuyển động là

x = x0 + v0t + 1

2at

2

trong đó, x là toạ độ tức thời, x0 l2 toạ độ ban đầu, lúc t=0. • Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được :

v2 – v0

2 = 2as

[Vận dụng]

Biết cách lập công thức và tính được các đại lượng trong công thức của chuyển động biến đổi đều.

Đối với chuyển động thẳng nhanh dần đều, từ công thức tính vận tốc

trung bình tb

sv

t

= , công thức

0

tb

v vv

2

+= và công thức v = v0 +

at, ta suy ra được công thức tính quãng đường đi được là

s = v0t + 1

2at2.

và công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được:

v2 – v02 = 2as

5 Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều.

[Vận dụng]

Biết cách dựng hệ toạ độ vận tốc − thời gian, chọn tỉ

xích, lập bảng giá trị tương ứng v = v(t) = v0+at , biểu diễn các điểm, vẽ đồ thị.

Đồ thị vận tốc − thời gian là một đoạn thẳng cắt trục

tung (trục vận tốc) tại giá trị v0.

Page 22: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

21

4. SỰ RƠI TỰ DO

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được sự rơi tự do là gì.

Viết được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do.

[Thông hiểu]

• Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều với

gia tốc rơi tự do (g ≈ 9,8 m/s2).

• Nếu vật rơi tự do, không có vận tốc ban đầu thì:

v = gt

và công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do là

s = 1

2gt

2

2 Nªu ®−îc ®Æc ®iÓm vÒ gia tèc r¬i tù do.

[Th«ng hiÓu]

Đặc điểm của gia tốc rơi tự do:

T¹i mét n¬i nhÊt ®Þnh trªn Tr¸i §Êt vµ ë gÇn mÆt ®Êt, c¸c vËt ®Òu r¬i tù do víi cïng mét gia tèc g gäi lµ gia tèc r¬i tù do.

Gia tèc r¬i tù do ë c¸c n¬i kh¸c nhau trªn Tr¸i §Êt th× kh¸c nhau chót Ýt.

5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

• Tốc độ trung bình của một vật chuyển động tròn:

Ví dụ: Một điểm trên cánh quạt động cơ điện (chạy với tốc độ ổn định) là

Page 23: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

22

Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.

Tốc độ trung bình = Độ dài cung tròn mà vật đi được

thời gian chuyển động

• Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

chuyển động tròn đều...

2 Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

• Tốc độ dài chính là độ lớn của vận tốc tức thời trong chuyển động tròn đều :

v =∆

s

t

trong đó, v là tốc độ dài của vật tại một điểm, s∆ là độ dài cung rất ngắn vật đi được trong khoảng thời gian rất ngắn t∆ .

Trong chuyển động tròn đều, tốc độ dài của vật không đổi.

• Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.

sv

t

∆=∆

rr

trong đó, vr

là vectơ vận tốc của vật tại điểm đang xét,

s∆r

là vectơ độ dời trong khoảng thời gian rất ngắn t∆ ,

có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Khi đó, vectơ vr

cùng hướng với vectơ s∆r

.

Xét một chất điểm chuyển động theo quỹ đạo bất kì. Tại thời điểm t1, chất điểm ở vị trí M1. Tại thời điểm t2, chất điểm ở vị trí M2. Trong khoảng

thời gian ∆t = t2 – t1, chất điểm đã dời từ vị trí M1 đến M2. Vectơ

1 2∆s = M Mr uuuuuur

gọi là vectơ độ dời của

chất điểm trong khoảng thời gian đó.

3 Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

• Tốc độ góc của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng góc mà bán kính OM quét được trong một đơn

Page 24: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

23

vị thời gian :

t

∆αω = ∆

Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi.

Đơn vị đo tốc độ góc là rađian trên giây (rad/s).

• Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.

2T

π=ω

Đơn vị đo chu kì là giây (s).

• Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.

1f

T=

Đơn vị của tần số là vòng/s hay héc (Hz).

4 Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc.

[Thông hiểu]

Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc :

v = ωr

trong đó, r là bán kính quỹ đạo tròn.

5 Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm.

[Thông hiểu]

• Trong chuyển động tròn đều, vận tốc tuy có độ lớn không đổi, nhưng hướng lại luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.

Page 25: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

24

Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều.

• Công thức xác định vectơ gia tốc :

va

t

∆=∆

rr

trong đó, vectơ ar

cùng hướng với v∆r

, hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo.

Độ lớn của gia tốc hướng tâm :

2

ht

v

a

r

= = rω2

[Vận dụng]

Biết cách tính tốc độ góc, chu kì, tần số, gia tốc hướng tâm và các đại lượng trong các công thức của chuyển động tròn đều.

6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được công thức cộng vận tốc

1,3 1,2 2,3v v v= +r r r

.

[Thông hiểu]

• Kết quả xác nhận tọa độ và vận tốc của cùng một vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Tọa độ (do đó quỹ đạo của vật) và vận tốc của một vật có tính tương đối.

• Công thức cộng vận tốc là :

1,3 1,2 2,3v v v= +r r r

trong đó:

1,3v

r là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên, gọi là vận

Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.

Page 26: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

25

tốc tuyệt đối.

1,2v

r là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động, gọi là

vận tốc tương đối.

2,3vr

là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu

đứng yên, gọi là vận tốc kéo theo.

Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

2 Giải được bài tập đơn giản về cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều).

[Vận dụng]

Biết cách áp dụng được công thức cộng vận tốc trong các trường hợp:

− Vận tốc tương đối cùng phương, cùng chiều với vận tốc kéo theo.

− Vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo.

7. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối

[Thông hiểu]

• Giá trị trung bình A khi đo n lần đại lượng A là :

1 2 nA A ... A

An

+ + +=

• Sai số tuyệt đối của lần đo i là :

Page 27: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

26

i iA A A∆ = −

• Sai số tuyệt đối trung bình (sai số ngẫu nhiên) của n lần đo là

1 2 nA A ... A

An

∆ + ∆ + + ∆∆ =

• Sai số tuyệt đối của phép đo là A A A'∆ = ∆ + ∆ , trong đó A'∆ là sai số dụng cụ, thông thường lấy bằng nửa ĐCNN.

Cách viết kết quả đo : A A A= ± ∆

• Sai số tỉ đối của một phép đo : A

AA

∆δ = .100%

2 Xác định được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo.

[Thông hiểu]

Sai số của phép đo gián tiếp :

Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu, thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.

Sai số tỉ đối của một tích hay thương, thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.

Ví dụ : Nếu F = X + Y − Z , thì ∆ F =∆ X + ∆ Y +∆ Z.

Nếu F = XY

Z, thì δF =

δX + δY + δZ.

8. Thực hành: KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO. XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO

Stt Chuẩn KT,KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT,KN Ghi chú

1 Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm

[Thông hiểu]

Hiểu được cơ sở lí thuyết:

Trong chuyển động rơi tự do, vận tốc ban đầu bằng 0. Do đó có thể

xác định g theo biểu thức g = 2

2s

t.

Page 28: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

27

[Vận dụng]

• Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm:

- Biết mắc đồng hồ đo thời gian hiện số với cổng quang điện và sử dụng được chế độ đo phù hợp.

- Biết cách sử dụng nguồn biến áp.

- Lắp ráp được các thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ.

• Biết cách tiến hành thí nghiệm:

- Đo thời gian rơi nhiều lần ứng với cùng quãng đường rơi.

- Ghi chép các số liệu.

• Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:

- Lập bảng quan hệ giữa s và t2.

- Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ s và t2.

- Tính g = 2

2s

t và g , g∆ theo công thức :

1 2 5...

5

g g gg

+ + += ; 1 2 5...

5

g g gg

∆ + ∆ + + ∆∆ =

- Vẽ đồ thị s (t) và s (t2).

- Nhận xét được kết quả thí nghiệm và các nguyên nhân gây ra sai số.

Page 29: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

28

Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Lực. Quy tắc tổng hợp và phân tích lực

b) Ba định luật Niu-tơn

c) Các loại lực cơ : lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát

d) Lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều

Kiến thức

− Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ.

− Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực.

− Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực.

− Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.

− Phát biểu được định luật I Niu-tơn.

− Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.

− Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).

− Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.

− Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.

− Nêu mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này.

− Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức

P

ur=mg

r.

− Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.

− Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

− Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

− Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng

lên vật và viết được công thức Fht

= 2

mv

r = mω2

r.

Ở lớp 10, trọng lực tác dụng lên vật được hiểu gần đúng là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật.

Page 30: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

29

Kĩ năng

− Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo.

− Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản.

− Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.

− Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.

− Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-t ơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.

− Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.

− Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang.

− Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.

− Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.

Kh«ng yªu cÇu gi¶i c¸c bµi tËp vÒ sù t¨ng, gi¶m vµ mÊt träng l−îng

2. H−íng dÉn thùc hiÖn

1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH L ỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ.

[Thông hiểu]

Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

Ôn tập về các tác dụng của lực ở Chương trình Vật lí cấp THCS.

Page 31: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

30

2 Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực.

[Thông hiểu]

• Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.

Lực thay thế này gọi là hợp lực.

Quy tắc hình bình hành : Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.

Về mặt toán học : 1 2F F F= +ur ur ur

• Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt lực đó. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.

Phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

Chỉ khi biết một lực có tác dụng cụ thể theo hai phương nào thì mới phân tích lực theo hai phương ấy.

3 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực.

[Thông hiểu]

Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.

1 2F F F ... 0= + + =ur ur ur r

2. BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định luật I Niu-tơn [Thông hiểu]

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Page 32: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

31

2 Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.

Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.

Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.

[Thông hiểu]

• Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

• Khối lượng dùng để chỉ mức quán tính của vật. Vật nào có mức quán tính lớn hơn thì có khối lượng lớn hơn và ngược lại.

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

[Vận dụng]

Biết cách giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật liên quan đến quán tính.

Định luật I Niu-tơn được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.

Một số ví dụ về quán tính:

Người ngồi trong xe đang chuyển động thẳng đều. Khi xe hãm đột ngột, người có xu hướng bị lao về phía trước.

Hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng một vận tốc. Nếu được hãm với cùng một lực thì ô tô có khối lượng lớn hơn sẽ lâu dừng lại hơn.

3 Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Fa

m=

urr

hay F ma=ur r

Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì Fur

là hợp lực của các lực đó.

Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi, đối với mỗi vật, đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng có tính chất cộng được. Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg).

Page 33: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

32

4 Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết

được hệ thức Pur

=mg

r.

[Thông hiểu]

• Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực

được kí hiệu làPur

. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật.

• Hệ thức của trọng lực là P mg=ur r

.

5 Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

B A A BF F→ →= −ur ur

hay BA ABF F= −ur ur

Một trong hai lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều là hai lực trực đối.

6 Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.

[Thông hiểu]

Lực và phản lực có những đặc điểm sau :

− Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

− Lực và phản lực là hai lực trực đối.

− Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

[Vận dụng]

Biết cách biểu diễn vectơ lực và phản lực trong các trường hợp như: một người đi bộ được trên mặt đất, búa đóng đinh vào gỗ, một vật nằm yên trên mặt

Page 34: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

33

bàn,...

7 Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.

[Vận dụng]

• Biết chỉ ra điều kiện áp dụng các định luật Niu-tơn.

• Biết cách biểu diễn được tất cả các lực tác dụng lên vật hoặc hệ hai vật chuyển động.

• Biết cách tính gia tốc và các đại lượng trong công thức của các định luật Niu-tơn để viết phương trình chuyển động cho vật hoặc hệ vật.

3. LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

• Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

• Hệ thức của lực hấp dẫn là :

1 2

hd 2

m mF G

r

=

trong đó m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm, r là khoảng cách giữa chúng, hệ số tỉ lệ G được gọi là hằng số hấp dẫn.

G = 6,67.10-11

N.m2/kg

2

Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.

Do G rất nhỏ nên lực hấp dẫn chỉ đáng kể khi ít nhất một trong hai vật có khối lượng lớn.

Điều kiện áp dụng hệ thức cho các vật thông thường :

− Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích thước của chúng;

− Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm. Lực hấp dẫn nằm trên đường nối hai tâm và đặt vào hai tâm đó.

Page 35: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

34

Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản

[Vận dụng]

Biết cách tính lực hấp dẫn và tính được các đại lượng trong công thức của định luật vạn vật hấp dẫn.

Trọng lực P mà Trái Đất tác dụng lên một vật khối lượng m là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.

P = mg ≈ 2

mMG(R h)+

. Từ đó, suy ra

g ≈ 2

GM

(R h)+ ,

với R là bán kính Trái Đất, h là độ cao của vật so với mặt đất. Nếu vật ở gần mặt đất (h << R) thì :

g ≈ 2

GM

R

≈ 9,806 m/s2 (ở vĩ độ 45

o).

Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

4. LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).

[Thông hiểu]

− Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng.

− Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng. Khi lò xo bị giãn,

Page 36: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

35

lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục lò xo vào phía trong, còn khi lò xo bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo ra ngoài.

2 Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.

Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo.

[Thông hiểu]

Định luật Húc : Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fđh = k ∆l

trong đó, ∆l = l − l0 là độ biến dạng của lò xo. Hệ số

tỉ lệ k gọi là độ cứng của lò xo (hay hệ số đàn hồi). Đơn vị của độ cứng là niutơn trên mét (N/m).

[Vận dụng]

Biết cách tính độ biến dạng của lò xo và các đại lượng trong công thức của định luật Húc.

Giới hạn đàn hồi của lò xo là giá trị lớn nhất của lực tác dụng vào lò xo (lò xo biến dạng nhiều nhất) mà khi thôi tác dụng, lò xo vẫn lấy lại được hình dạng ban đầu.

Đối với dây cao su, dây thép,... khi bị kéo thì lực đàn hồi gọi là lực căng. Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

Không yêu cầu giải các bài tập con lắc lò xo trong trạng thái tăng, giảm và mất trọng lượng.

5. LỰC MA SÁT

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.

Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.

[Vận dụng]

• Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt, có tác dụng cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó, có hướng ngược với hướng của vận tốc. Lực ma sát trượt không phụ thuộc diện tích bề

Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật, ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát. Giá của lực ma sát nghỉ nằm trong

Page 37: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

36

mặt tiếp xúc và tốc độ của vật, nhưng phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc (độ nhám, độ sạch, độ khô, …). Nó có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực theo công thức

mst tF N= µ

trong đó, N là áp lực tác dụng lên vật , µt là hệ số tỉ lệ

gọi là hệ số ma sát trượt, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

[Vận dụng]

Biết tính lực ma sát trượt và các đại lượng trong công thức tính lực ma sát.

mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật. Lực ma sát luôn ngược chiều với ngoại lực.

Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực. Độ lớn của ngoại lực tăng thì lực ma sát nghỉ tăng.

Chỉ xét bài tập có một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.

6. LỰC HƯỚNG TÂM

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là hợp lực tác dụng lên vật và viết được

công thức Fht

= 2

mv

r = mω2

r

[Thông hiểu]

Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Công thức tính lực hướng tâm của vật chuyển động tròn đều là

22

ht ht

mvF ma m r

r= = = ω

trong đó, m là khối lượng của vật, r là bán kính quỹ đạo tròn, ω là tốc độ góc, v là vận tốc dài của vật chuyển động tròn đều.

2 Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển

[Vận dụng]

Biết cách xác định lực hướng tâm và giải được bài toán như sau:

Page 38: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

37

động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.

a) Phân tích được các lực gây ra gia tốc hướng tâm, chẳng hạn như :

− Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò lực hướng tâm.

− Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm đối với một vật đứng yên trên bàn quay.

− Hợp lực của trọng lực và phản lực đóng vai trò lực hướng tâm khi tàu hoả đi vào khúc lượn cong, ô tô chuyển động trên cầu cong ...

b) Tìm hợp lực và tính độ lớn của lực hướng tâm, các đại lượng trong công thức.

7. CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang

[Vận dụng]

Biết cách giải bài toán về chuyển động của một vật ném ngang. Các bước giải bài toán như sau:

Bước 1 : Chọn hệ toạ độ vuông góc. Ox hướng

theo vectơ vận tốc 0v

r. Oy hướng theo vectơ

trọng lựcPur

.

Bước 2 : Phân tích chuyển động ném ngang :

Viết phương trình cho các chuyển động thành phần của vật theo phương Ox và Oy.

Bước 3 : Giải các phương trình để tìm các đại lượng như : thời gian chuyển động của vật, tầm ném xa.

Khi vật M chuyển động thì các hình chiếu Mx, My của nó trên hai trục toạ độ cũng chuyển động (đó là những chuyển động thành phần).

Viết phương trình cho Mx chuyển động đều theo

phương ngang với vận tốc ban đầu là v0x = v0.

ax = 0 ; vx = v0 ; x = v0t

Viết phương trình cho My chuyển động rơi tự do theo phương trọng lực :

ay = g ; vy = gt ; y = 1

2gt

2

Phương trình quỹ đạo của vật ném ngang là

Page 39: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

38

2

2

0

gy x

2v=

Quỹ đạo của vật là một nửa đường parabol.

8. Thực hành: ĐO HỆ SỐ MA SÁT

Stt Chuẩn KT,KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT,KN Ghi chú

1 Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.

[Thông hiểu]

Hiểu được cơ sở lí thuyết:

Xây dựng được công thức tính hệ số ma sát theo gia tốc của vật trượt trên mặt nghiêng và góc nghiêng

tanost

a

gcµ α

α= −

[Vận dụng]

• Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí được thí nghiệm:

- Biết mắc đồng hồ đo thời gian hiện số với cổng quang điện và sử dụng được chế độ đo phù hợp.

- Biết sử dụng nguồn biến áp, sử dụng thước đo góc và quả rọi.

- Lắp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ.

• Biết cách tiến hành thí nghiệm:

- Đo chiều dài mặt nghiêng.

- Tiến hành đo thời gian vật trượt trên mặt nghiêng nhiều lần.

- Ghi chép các số liệu.

• Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:

Page 40: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

39

- Tính gia tốc theo công thức công thức 2

2sa

t= .

- Tính µt theo công thức tanost

a

gcµ α

α= − với g có giá trị được

xác định cho trước.

- Nhận xét kết quả thí nghiệm.

Page 41: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

40

Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hay ba lực không song song.

b) Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực song song.

c) Cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Quy tắc momen lực. Ngẫu lực

d) Chuyển động tịnh tiến của vật rắn.

e) Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định

Kiến thức

− Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hay ba lực không song song.

− Phát biểu được quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều.

− Nêu được trọng tâm của một vật là gì.

− Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen lực và nêu được đơn vị đo momen lực.

− Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.

− Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực. Viết được công thức tính momen ngẫu lực.

− Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của một vật rắn.

− Nêu được đặc điểm để nhận biết chuyển động tịnh tiến của một vật rắn.

− Nêu được, khi vật rắn chịu tác dụng của một momen lực khác không, thì chuyển động quay quanh một trục cố định của nó bị biến đổi (quay nhanh dần hoặc chậm dần).

− Nêu được ví dụ về sự biến đổi chuyển động quay của vật rắn phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật đối với trục quay.

Kĩ năng

− Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

Trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực.

Page 42: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

41

− Vận dụng được quy tắc xác định hợp lực để giải các bài tập đối với vật chịu tác dụng của hai lực song song cùng chiều.

− Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.

− Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm.

2. Hướng dẫn thực hiện

1. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI L ỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hoặc ba lực không song song.

Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

[Thông hiểu]

• Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực :

Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

1 2F F= −ur ur

• Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song :

− Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

− Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

2 31F F F+ = −ur ur ur

• Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy :

Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng

Page 43: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

42

quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

[Vận dụng]

Biết cách chỉ ra các lực và áp dụng điều kiện cân bằng, quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

2 Nêu được trọng tâm của một vật là gì.

Xác định được trọng tâm của các vật phẳng, đồng chất bằng thí nghiệm.

[Thông hiểu]

• Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.

• Để xác định trọng tâm của vật phẳng, đồng chất bằng phương pháp thực nghiệm, ta treo vật bằng sợi dây lần lượt ở hai vị trí khác nhau. Giao điểm của phương sợi dây kẻ trên vật giữa hai lần treo chính là trọng tâm của vật.

Đối với những vật rắn phẳng đồng tính có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.

Có thể yêu cầu HS làm thực hành xác định trọng tâm của vật rắn phẳng, mỏng ở nhà.

Vật phẳng, mỏng, đồng chất hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn,... có trọng tâm chính là tâm đối xứng hình học của vật.

2. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN L ỰC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen của lực và nêu được đơn vị đo momen của lực.

[Thông hiểu]

• Momen của lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

• Công thức tính momen của lực:

M = F.d

trong đó, d là cánh tay đòn, là khoảng cách từ trục quay đến giá của

Page 44: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

43

lực Fur

(Fur

nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay).

• Trong hệ SI, đơn vị của momen lực là niutơn mét (N.m).

2 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.

Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.

[Thông hiểu]

Quy tắc momen lực :

Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

M = M’

trong đó, M là tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay theo chiều kim đồng hồ, M’ là tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay ngược chiều kim đồng hồ

[Vận dụng]

Biết cách chỉ ra các lực, tính được momen của các lực tác dụng lên vật và áp dụng quy tắc momen lực để giải bài tập.

Quy tắc momen lực còn được áp dụng cho trường hợp vật rắn không có trục quay cố định, nếu trong một tình huống cụ thể nào đó, ở vật xuất hiện trục quay.

3. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều.

[Thông hiểu]

Quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều :

− Hợp lực của hai lực 1F

r và

2F

r song song, cùng chiều, tác dụng vào vật

Page 45: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

44

VËn dông ®−îc quy t¾c x¸c ®Þnh hîp lùc song song ®Ó gi¶i c¸c bµi tËp ®èi víi vËt chÞu t¸c dông cña hai lùc

rắn là một lực Fr

song song, cùng chiều với hai lực và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó :

F = F1 + F2

− Giá của Fr

nằm trong mặt phẳng chứa1F

r,

2F

r và chia khoảng cách giữa

hai lực này thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực :

1 2

2 1

F d

F d=

trong đó, d1 và d2 là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực 1F

r và

giá của lực 2F

r.

[Vận dụng]

Biết cách chỉ ra các lực và áp dụng quy tắc quy t¾c x¸c ®Þnh hîp lùc song song ®Ó gi¶i c¸c bµi tËp ®èi víi vËt chÞu t¸c dông cña hai lùc.

4. CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của vật rắn.

[Nhận biết]

Cân bằng của một vật có một điểm tựa hoặc một trục quay cố định:

• Cân bằng không bền : Một vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng không bền thì vật không thể tự trở về vị trí đó được, vì trọng lực làm cho vật lệch xa vị trí cân bằng.

• Cân bằng bền : Một vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng bền thì dưới

Page 46: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

45

tác dụng của trọng lực, vật lại trở về vị trí đó.

• Cân bằng phiếm định : Nếu trọng tâm của vật trùng với trục quay thì vật ở trạng thái cân bằng phiếm định. Trọng lực không còn tác dụng làm quay và vật đứng yên ở vị trí bất kì.

[Vận dụng]

• Biết cách nhận biết và lấy được ví dụ về các dạng cân bằng của một vật có một điểm tựa hoặc một trục quay cố định trong trường trọng lực.

2 Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.

[Nhận biết]

Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay là trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế).

Chỉ xét vật trong trường trọng lực.

Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các diện tích tiếp xúc.

Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao và diện tích của mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại.

5. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH.

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được đặc điểm để nhận [Thông hiểu] Có thể thay thế vật bằng một chất điểm và áp

Page 47: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

46

biết chuyển động tịnh tiến của một vật rắn

Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó.

Trong chuyển động tịnh tiến, tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau, đều có cùng một gia tốc.

dụng được định luật II Niu-tơn để tính gia tốc của vật :

Fa

m=

urr

trong đó, Fur

là hợp lực của các lực tác dụng vào vật, m là khối lượng của vật.

2 Nªu ®−îc, khi vËt r¾n chÞu t¸c dông cña mét momen lùc kh¸c kh«ng, th× chuyÓn ®éng quay quanh mét trôc cè ®Þnh cña nã bÞ biÕn ®æi (quay nhanh dÇn hoÆc chËm dÇn).

Nªu ®−îc vÝ dô vÒ sù biÕn ®æi chuyÓn ®éng quay cña vËt r¾n phô thuéc vµo sù ph©n bè khèi l−îng cña vËt ®èi víi trôc quay.

[Thông hiểu]

Momen lùc t¸c dông vµo mét vËt quay quanh mét trôc cè ®Þnh lµm thay ®æi tèc ®é gãc cña vËt. ChuyÓn ®éng quay bÞ biÕn ®æi, tøc lµ quay nhanh dÇn hoÆc quay chËm dÇn.

Mäi ®iÓm cña vËt ®Òu quay víi cïng mét tèc ®é gãc ω, gäi lµ tèc ®é gãc cña vËt. VËt quay ®Òu th× ω = const, vËt quay nhanh dÇn th× ω t¨ng dÇn, vËt quay chËm dÇn th× ω gi¶m dÇn.

VÝ dô : Khi biÓu diÔn ®éng t¸c quay trªn b¨ng, ng−êi diÔn viªn cµng gËp tay l¹i s¸t th©n thÓ th× quay cµng nhanh, vµ ng−îc l¹i, muèn gi¶m tèc ®é quay th× dang tay ra.

6. NGẪU LỰC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực.

Viết được công thức tính momen ngẫu lực.

[Thông hiểu]

• Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực. • Ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến. Nếu chỉ có ngẫu lực tác dụng và vật không có trục quay cố định, thì vật quay quanh trục đi qua trọng tâm. Momen của ngẫu

Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

Page 48: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

47

lực là M = Fd

trong đó, F là độ lớn của mỗi lực : F = F1 = F2 , d là cánh tay đòn của ngẫu lực (khoảng cách giữa hai giá của hai lực).

• §¬n vÞ cña momen ngÉu lùc lµ niut¬n mÐt (N.m).

Page 49: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

48

Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. Chuyển động bằng phản lực

b) Công. Công suất

c) Động năng

d) Thế năng. Thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi

e) Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng

Kiến thức

− Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.

− Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.

− Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

− Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.

− Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo

động năng.

− Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức

tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.

− Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.

− Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được công thức tính cơ năng.

− Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.

Kĩ năng

− Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va

chạm mềm.

− Vận dụng được các công thức A Fscos= α và P =A

t.

− Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật.

− Thế năng của một vật trong trọng trường được gọi tắt là thế năng trọng trường.

− Không yêu cầu học sinh thiết lập công thức tính thế năng đàn hồi.

Page 50: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

49

2. Hướng dẫn thực hiện

1. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng

[Thông hiểu]

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với

vận tốc vr

là đại lượng được xác định bởi công thức :

p mv=r r

Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật. Động lượng có đơn vị đo là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).

2 Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.

[Thông hiểu]

• Định luật bảo toàn động lượng : Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

• Hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật

là 1 2p p+r r

= không đổi.

Xét hệ cô lập gồm hai vật tương tác, thì ta có:

1 2 1 2p p p ' p '+ = +r r r r

trong đó, 1 2

p , p

r r là các vectơ động lượng của hai vật trước khi

tương tác, 1 2

p ', p 'r r

là các vectơ động lượng của hai vật sau khi

tương tác.

Một hệ nhiều vật được gọi là hệ cô lập (hay hệ kín) khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau. Động lượng của hệ là tổng động lượng của các vật trong hệ.

3 Vận dụng định luật bảo toàn động [Vận dụng]

Page 51: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

50

lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.

Biết cách giải bài tập đối với bài toán hai vật va chạm mềm:

Vật khối lượng m1 chuyển động trên mặt phẳng ngang, nhẵn

với vận tốc 1v

r, đến va chạm với một vật khối lượng m2 đứng

yên trên mặt phẳng ngang ấy. Sau va chạm, hai vật nhập làm

một, chuyển động với cùng một vận tốcvr

.

Va chạm này gọi là va chạm mềm. Hệ này là hệ cô lập. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:

11 1 2m v (m m )v= +

r r, suy ra 11

1 2

m v

v

m m

=+

rr

.

4 Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

[Thông hiểu]

Một tên lửa lúc đầu đứng yên. Sau khi lượng khí với khối

lượng m phụt ra phía sau với vận tốcvr

, thì tên lửa với khối

lượng M chuyển động với vận tốcVur

.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta tính được : m

V vM

= −ur r

Tên lửa bay lên phía trước ngược với hướng khí phụt ra, không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài là không khí hay chân không. Đó là nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực.

2. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

Page 52: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

51

1 Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.

Vận dụng được các công thức

A Fscos= α và P =A

t.

[Thông hiểu]

• Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát: Khi lực Fur

không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α, thì công thực hiện bởi lực được tính theo công thức :

A Fscos= α a) Nếu α nhọn thì A > 0 và khi đó A gọi là công phát động.

b) Nếu α =90o thì A = 0 và lực vuông góc với phương chuyển

dời không sinh công.

c) Nếu α tù thì A < 0 và lực có tác dụng cản trở lại chuyển động, khi đó A gọi là công cản (hay công âm). • Trong hệ SI, đơn vị công là jun (J). 1 jun là công thực hiện bởi lực có độ lớn 1 niutơn khi điểm đặt của lực có độ dời 1 mét theo phương của lực.

[Vận dụng] Biết cách tính công, công suất và các đại lượng trong các công thức tính công và công suất.

Ôn tập kiến thức về công ở chương trình vật lí cấp THCS.

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất:

P =A

t

Trong hệ SI, công suất đo bằng oát, kí hiệu là oát (W).

3. ĐỘNG NĂNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.

[Thông hiểu]

• Năng lượng mà một vật có được do nó đang chuyển động gọi là động năng.

• Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v được xác định theo công thức :

Ôn tập kiến thức về động năng đã học ở chương trình vật lí cấp THCS.

Page 53: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

52

Wđ = 1

2mv

2

• Trong hệ SI, đơn vị của động năng là jun (J).

4. THẾ NĂNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này.

Nêu được đơn vị đo thế năng.

[Thông hiểu]

• Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật ; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.

• Khi một vật khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trường của Trái Đất) thì thế năng trọng trường của vật được định nghĩa bằng công thức :

Wt = mgz

Thế năng trên mặt đất bằng không (z = 0). Ta nói, mặt đất được chọn là mốc (hay gốc) thế năng.

• Trong hệ SI, đơn vị đo thế năng là jun (J).

Công của trọng lực không phụ thuộc hình dạng đường đi của vật mà chỉ phụ thuộc các vị trí đầu và cuối. Trọng lực được gọi là lực thế hay lực bảo toàn.

Khi tính độ cao z, ta chọn chiều của trục z hướng lên trên.

Khi vật dịch chuyển từ vị trí (1) đến vị trí (2) bất kì, ta luôn có :

A12 = 1 2t tW W−

Công A12 của trọng lực bằng hiệu thế năng của vật tại vị trí đầu

1tW

và tại vị trí cuối 2tW , tức là bằng

độ giảm thế năng của vật.

2 Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.

[Thông hiểu]

Thế năng đàn hồi bằng công của lực đàn hồi. Công thức tính thế năng đàn hồi là

Wt =1

2k (∆l)

2

Mọi vật, khi biến dạng đàn hồi, đều có khả năng sinh công, tức là mang một năng lượng. Năng lượng này được gọi là thế năng đàn hồi.

Công của lực đàn hồi chỉ phụ thuộc

Page 54: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

53

trong đó, k là độ cứng của vật đàn hồi, ∆l = l − l0 là độ

biến dạng của vật, Wt là thế năng đàn hồi.

độ biến dạng đầu và độ biến dạng cuối của lò xo, vậy lực đàn hồi cũng là lực thế.

5. CƠ NĂNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được biểu thức của cơ năng.

[Thông hiểu]

• Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.

• Biểu thức của cơ năng là W = Wđ +Wt , trong đó Wđ

là động năng của vật, Wt là thế năng của vật.

Đơn vị của cơ năng là jun (J).

2 Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

• Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực, thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn:

W = 1

2mv2

+ mgz = hằng số.

• Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi, gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi, thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng, được tính bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo, là một đại lượng bảo toàn.

W= 1

2mv2

+ 12

k(∆l)2 = hằng số

Nếu vật còn chịu tác dụng thêm của lực cản, lực ma sát, thì cơ năng của vật sẽ biến đổi. Công của các lực cản, lực ma sát bằng độ biến thiên của cơ năng.

3 Vận dụng định luật bảo toàn cơ [Vận dụng] ChØ xÐt mét vËt chÞu t¸c dông

Page 55: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

54

năng để giải được bài toán chuyển động của một vật.

Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính các đại lượng trong công thức của định luật bảo toàn cơ năng.

cña träng lùc hoÆc lùc ®µn håi.

Page 56: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

55

Chương V. CHẤT KHÍ

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Thuyết động học phân tử chất khí

b) Các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp đối với khí lí tưởng

c) Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Kiến thức

− Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

− Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.

− Phát biểu được các định luật Bôi-lơ − Ma-ri-ốt, Sác-lơ.

− Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.

− Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.

− Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởngpV

constT

= .

Kĩ năng

− Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

− Vẽ được đường đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p, V).

2. Hướng dẫn thực hiện

1. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

[Thông hiểu]

Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí:

Khi va chạm vào thành bình, các phân tử khí gây

Page 57: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

56

− Chất khí được cấu tạo từ các phần tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

− Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

− Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào

nhau và va chạm vào thành bình.

ra áp suất lên thành bình.

2 Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.

[Thông hiểu]

• Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm

và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lí tưởng.

• Đặc điểm của khí lí tưởng:

− Kích thước các phân tử không đáng kể (bỏ qua).

− Khi chưa va chạm với nhau thì lực tương tác giữa các

phân tử rất yếu (bỏ qua).

− Các phân tử chuyển động hỗn loạn, chỉ tương tác khi va

chạm với nhau và va chạm vào thành bình.

Khí lí tưởng, theo quan điểm vĩ mô, là khí tuân theo hai định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt và Sác-lơ.

2. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-L Ơ – MA-RI-ỐT

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

[Thông hiểu]

Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp

Quá trình biến đổi trạng thái của chất khí, trong đó

Page 58: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

57

suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

p~1

V hay pV = hằng số.

nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

2 Vẽ được đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p, V).

[Vận dụng]

Biết cách vẽ được đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.

Trong hệ toạ độ (p, V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

3. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định luật Sác-lơ [Thông hiểu]

Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

p ~ T hay p

T = hằng số.

Nếu chất khí ở trạng thái 1 ( p1, T1) biến đổi đẳng tích sang

trạng thái 2 (p2 , T2) thì theo định luật Sác-lơ, ta có :

1 2

1 2

p p

T T=

Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi gọi là quá trình đẳng tích.

Công thức tính nhiệt độ Ken-vin T theo nhiệt độ Xen-xi-út t là

T = t + 273

(xem Vật lí 8)

2 VÏ ®−îc ®−êng ®¼ng tÝch trong hÖ to¹ ®é (p, T).

[Vận dụng]

Biết cách vẽ được đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.

Trong hệ toạ độ (p, T), đường này là một phần của đường

Trong hệ toạ độ (p, V), đường này là một phần đường thẳng song song với trục p.

Page 59: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

58

thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.

4. PHƯƠNG TRÌNH TR ẠNG THÁI C ỦA KHÍ LÍ T ƯỞNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.

[Nhận biết]

Mỗi một lượng khí đều có các thông số p, V, T đặc trưng cho trạng thái của nó. Các thông số này có mối liên hệ với nhau thông qua một phương trình gọi là phương trình trạng thái.

2 Viết được phương trình trạng thái

của khí lí tưởng pV

T = hằng số.

Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

[Vận dụng]

Một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p1, V1, T1)

sang trạng thái 2 (p2, V2, T2). Các thông số p, V, T

thoả mãn phương trình trạng thái của khí lí tưởng hay phương trình Cla-pê-rôn:

1 1 2 2

1 2

p V p V

T T= hay

pV

T= hằng số.

[Vận dụng]

Biết cách phân tích, chỉ ra các thông số của các trạng thái chất khí và áp dụng phương trình trạng thái để tính được các đại lượng chưa biết.

Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.

3 VÏ ®−îc ®−êng ®¼ng ¸p trong hÖ to¹ ®é (V, T).

[Vận dụng]

Biết cách vẽ được đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.

Từ phương trình trạng thái, nếu áp suất không đổi trong quá trình chuyển trạng thái (p1 = p2), thì:

Page 60: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

59

Trong hệ toạ độ (V, T), đường này là một phần của đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.

V

T = hằng số, hay 1 2

1 2

V V

T T=

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Trong hệ toạ độ (p, V) đường này là một phần đường thẳng song song với trục V.

4 Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì. [Thông hiểu]

Nếu giảm nhiệt độ tới 0 K thì p = 0 và V = 0. Ken-vin đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ không tuyệt đối.

Nhiệt độ tuyệt đối là nhiệt độ theo nhiệt giai Ken-vin, có đơn vị là K.

Nhiệt giai của Ken-vin : Mỗi độ chia trong nhiệt giai này có giá trị bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Xen-xi-út. Độ không tuyệt đối có giá

trị vào khoảng − 273,15 oC.

Page 61: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

60

Chương VI. CƠ SỞ CỦA NHI ỆT ĐỘNG LỰC HỌC

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Nội năng và sự biến đổi nội năng

b) Các nguyên lí của Nhiệt động lực học

Kiến thức

− Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.

− Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.

− Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.

− Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học ∆U = A + Q. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.

− Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.

Kĩ năng

Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan.

Ở chương trình này, nguyên lí II Nhiệt động lực học được phát biểu là : “Nhiệt lượng không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn”.

2. Hướng dẫn thực hiện

1. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.

[Thông hiểu]

Do các phân tử chuyển động không ngừng, nên chúng có động năng. Động năng phân tử phụ thuộc vào vận tốc của

Page 62: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

61

phân tử.

Do giữa các phân tử có lực tương tác nên ngoài động năng, các phân tử còn có thế năng tương tác phân tử, gọi tắt là thế năng phân tử. Thế năng phân tử phụ thuộc vào sự phân bố các phân tử.

2 Nêu được nội năng gồm động năng

của các hạt (nguyên tử, phân tử) và

thế năng tương tác giữa chúng.

[Nhận biết]

Trong nhiệt động lực học, người ta gọi tổng động năng và

thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của

vật.

3 Nêu được ví dụ về hai cách làm thay

đổi nội năng.

Vận dụng được mối quan hệ giữa nội

[Thông hiểu]

• Có hai cách làm thay đổi nội năng :

Thực hiện công : Quá trình làm thay đổi nội năng, trong đó

có sự thực hiện công của một lực, gọi là quá trình thay đổi

nội năng bằng cách thực hiện công. Ví dụ, khi ta cọ xát

miếng kim loại trên mặt bàn (thực hiện công cơ học),

miếng kim loại nóng lên. Nội năng của miếng kim loại đã

thay đổi do có sự thực hiện công.

Truyền nhiệt : Quá trình làm thay đổi nội năng bằng cách

cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt (không có sự thực hiện

công) gọi là quá trình thay đổi nội năng bằng cách truyền

nhiệt. Ví dụ, nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim

loại nóng lên. Nội năng của miếng kim loại đã thay đổi do

có sự truyền nhiệt.

[Vận dụng]

Biết cách phân tích hiện tượng liên quan đến nội năng và

Nhiệt lượng (còn gọi tắt là

nhiệt) là số đo độ biến

thiên của nội năng trong

quá trình truyền nhiệt. Ta

có:

∆U = Q

trong đó, ∆U là độ biến

thiên nội năng của vật

trong quá trình truyền

nhiệt, Q là nhiệt lượng vật

nhận được từ vật khác hay

toả ra cho vật khác.

Page 63: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

62

năng với nhiệt độ và thể tích để giải

thích một số hiện tượng đơn giản có

liên quan.

nhiệt độ, vận dụng mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ

để giải thích hiện tượng có liên quan đến sự biến đổi nội

năng bằng thực hiện công hoặc truyền nhiệt. Chẳng hạn

giải thích các định luật chất khí.

2. CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học ∆U = A + Q. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.

[Thông hiểu]

Nguyên lí I Nhiệt động lực học:

Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.

∆U = A + Q

Đơn vị của các đại lượng U, A, Q là jun (J).

Quy ước : Nếu Q > 0 thì hệ nhận nhiệt lượng. Nếu Q < 0 thì hệ truyền nhiệt lượng. Nếu A > 0 thì hệ nhận công. Nếu A < 0 thì hệ thực hiện công.

2 Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.

[Thông hiểu]

Nguyên lí II Nhiệt động lực học:

a) Cách phát biểu của Clau-di-ut

Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.

b) Cách phát biểu của Cac-nô

Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

Động cơ nhiệt sinh công dương tức là nhận một công A âm.

Hiệu suất của động cơ nhiệt:

1

AH

Q= luôn nhỏ hơn 1,

trong đó, Q1 là nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp cho động cơ.

Page 64: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

63

Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình

b) Biến dạng cơ của vật rắn

c) Sự nở vì nhiệt của vật rắn

d) Chất lỏng. Các hiện tượng căng bề mặt, dính ướt, mao dẫn của chất lỏng

e) Sự chuyển thể : nóng chảy, đông đặc, hoá hơi, ngưng tụ

f) Độ ẩm của không khí

Kiến thức

− Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

− Phân biệt được biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo.

− Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn.

− Viết được các công thức nở dài và nở khối.

− Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật.

− Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.

− Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.

− Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt.

− Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.

− Kể được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kĩ thuật.

− Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn Q = λm.

− Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà.

− Viết được công thức tính nhiệt hoá hơi Q = Lm.

− Nêu được định nghĩa độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí.

− Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khoẻ con người, đời sống động, thực vật và chất lượng hàng hoá.

λ là nhiệt nóng chảy riêng.

L là nhiệt hoá hơi riêng.

Page 65: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

64

Kĩ năng

− Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.

− Vận dụng được công thức Q = λm, Q = Lm để giải các bài tập đơn giản.

− Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử.

− Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.

− Xác định được hệ số căng bề mặt bằng thí nghiệm.

2. Hướng dẫn thực hiện

1. CHẤT RẮN KẾT TINH. CH ẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

[Thông hiểu]

• Phân biệt chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô :

Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể: cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh chính là dao động của mỗi hạt quanh một vị trí cân bằng xác định.

Các chất không có cấu trúc tinh thể do đó không có dạng

Vật rắn được cấu tạo từ một tinh thể được gọi là vật rắn đơn tinh thể. Vật rắn được cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau gọi là vật rắn đa tinh thể.

Tính dị hướng của một vật thể hiện ở chỗ tính chất vật lí của vật theo các hướng khác nhau thì không giống nhau.

Page 66: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

65

hình học xác định. Chuyển động nhiệt ở chất rắn vô định hình là dao động của của các hạt quanh vị trí cân bằng.

Các dao động nói trên phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì dao động mạnh lên.

• Phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về mặt vĩ mô :

− Chất kết tinh có dạng hình học, chất rắn vô định hình không có dạng hình học xác định.

− Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, chất rắn đa tinh thể không có tính dị hướng. Chất rắn vô định hình không có tính dị hướng.

− Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn vô định hình thì không có.

2. BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phân biệt được biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo.

[Thông hiểu]

Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ. Nếu vật rắn lấy lại được kích thước và hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng, thì biến dạng của vật rắn gọi là biến dạng đàn hồi và vật rắn đó có tính đàn hồi.

Khi vật rắn chịu tác dụng của lực quá lớn thì nó bị biến dạng mạnh, không thể lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu. Trong trường hợp này, vật rắn bị mất tính đàn hồi, và biến dạng của nó gọi là

Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi.

Page 67: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

66

biến dạng không đàn hồi hay biến dạng dẻo.

2 Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn.

[Thông hiểu]

• Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.

ε = ασ

trong đó, ∆

ε =l

l0

là độ biến dạng tỉ đối, α là hệ số

tỉ lệ phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn, σ = F

S là

ứng suất tác dụng vào vật rắn.

• Đơn vị của σ là paxcan (Pa). 1 Pa = 1 N/m2.

Xét vật rắn hình trụ có tiết diện S, chịu

tác dụng của lực kéo (hoặc nén)Fur

.

Từ định luật Húc suy ra

0

F 1

S

l

lα∆

= , kí hiệu 1

= Eα

sẽ có biểu

thức của lực đàn hồi Fđh (có độ lớn bằng lực tác dụng vào vật F) là

Fđh = 0

SE k∆ = ∆l l

l

Đại lượng k = E0

S

l là độ cứng hay hệ

số đàn hồi của vật rắn, có đơn vị là niutơn trên mét (N/m).

Đại lượng 1

E =α

gọi là suất đàn hồi

(hay suất Y-âng) đặc trưng cho tính đàn hồi của chất rắn, có đơn vị đo là paxcan (Pa).

3. SỰ NỞ VÌ NHI ỆT CỦA VẬT RẮN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được các công thức nở dài [Thông hiểu]

Page 68: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

67

và nở khối.

Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.

• Độ nở dài ∆l của thanh vật rắn hình trụ đồng chất, tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ ∆t của vật đó.

∆l = l − l0 = αl0∆t

trong đó, α gọi là hệ số nở dài, phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn,

có đơn vị đo là 1/K hay K-1

, l0 là chiều dài của thanh ở nhiệt độ

ban đầu t0.

• Độ nở khối của vật rắn đồng chất, đẳng hướng được xác định theo công thức :

∆V = V − V0 = βV0∆t

trong đó, V0, V lần lượt là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ ban đầu

t0 và nhiệt độ cuối t , β gọi là hệ số nở khối, β ≈ 3α và có đơn vị là

1/K hay K-1

.

[Vận dụng]

Biết cách tính được độ nở dài, độ nở khối và các đại lượng trong công thức độ nở dài, độ nở khối .

2 Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật

[Thông hiểu]

Vật rắn khi nở ra hay co lại đều tạo nên một lực khá lớn tác dụng lên các vật khác tiếp xúc với nó. Do đó người ta phải chú ý đến sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật.

− Trong kĩ thuật chế tạo và lắp đặt máy móc hoặc xây dựng công trình, người ta phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt sao cho các vật rắn không bị cong hoặc nứt gãy khi nhiệt độ thay đổi.

− Lợi dụng sự nở vì nhiệt của các vật rắn để lồng ghép đai sắt vào

Khi lắp đặt đường ray tàu hỏa, cần để khe hở giữa các thanh ray để ray có thể dãn nở vì nhiệt mà không bị cản trở, gây cong vênh…

Băng kép có cấu tạo từ hai thanh kim loại khác nhau được tán với nhau, có tác dụng đóng mở

Page 69: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

68

các bánh xe, để chế tạo băng kép dùng làm rơle đóng-ngắt tự động mạch điện; hoặc để chế tạo các ampe kế nhiệt, hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện, dùng đo cả dòng một chiều và xoay chiều...

mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.

4. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.

[Thông hiểu]

• Mô tả thí nghiệm:

Nhúng một khung dây đồng, trên đó có buộc một vòng dây chỉ hình dạng bất kì, vào nước xà phòng. Nhấc khung dây đồng ra ngoài để tạo thành một màng xà phòng phủ kín mặt khung dây. Chọc thủng màng xà phòng bên trong vòng dây chỉ.

• Kết quả : Bề mặt phần màng xà phòng đọng trên khung dây có tính chất đàn hồi giống như một màng đàn hồi đang bị kéo căng, nó luôn có xu hướng tự co lại để giảm diện tích tới mức nhỏ nhất có thể.

Hiện tượng này chứng tỏ trên bề mặt phần màng xà phòng đã có các lực nằm tiếp tuyến với bề mặt màng và kéo nó căng đều theo mọi phương vuông góc với vòng dây chỉ, làm cho vòng dây chỉ có dạng một đường tròn.

Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng

Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó :

f = σl

Trong đó σ là hệ số tỉ lệ gọi là hệ số căng bề mặt và đo bằng đơn vị N/m.

Giá trị của σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. σ giảm khi nhiệt độ tăng.

Page 70: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

69

bề mặt của chất lỏng.

2 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt

[Thông hiểu]

• Mô tả thí nghiệm:

Lấy hai bản thuỷ tinh, trong đó có một bản để trần, một bản phủ lớp nilon. Nhỏ lên mặt của mỗi bản này một giọt nước.

• Kết quả: Ta thấy, ở bản thuỷ tinh để trần bị dính ướt nước, giọt nước tràn ra, lan rộng và bám vào mặt thuỷ tinh. Ngược lại, ở bản phủ nilon không bị dính ướt nước, giọt nước vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực. Vậy khi chất lỏng tiếp xúc với vật rắn, thì tuỳ theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt.

3 Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt

[Thông hiểu]

• Nếu thành bình bị dính ướt, thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch lên phía trên một chút và có dạng mặt khum lõm.

• Nếu thành bình không bị dính ướt, thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch xuống phía dưới một chút và có dạng mặt khum lồi.

4 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn

[Thông hiểu]

• Mô tả thí nghiệm:

Nhúng ống mao dẫn vào các chất lỏng khác nhau.

• Kết quả:

− Nếu thành ống bị dính ướt, mức chất lỏng bên trong ống sẽ dâng cao hơn bề mặt chất lỏng ở bên

Hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.

Page 71: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

70

ngoài ống và bề mặt chất lỏng bên trong ống có dạng mặt khum lõm.

− Nếu thành ống không bị dính ướt, mức chất lỏng bên trong ống sẽ hạ thấp hơn mức chất lỏng bên ngoài ống và bề mặt chất lỏng bên trong ống có dạng mặt khum lồi.

5 KÓ ®−îc mét sè øng dông vÒ hiÖn t−îng mao dÉn trong ®êi sèng vµ kÜ thuËt

[Thông hiểu]

Nhê hiÖn t−îng mao dÉn mµ n−íc cã thÓ d©ng lªn tõ ®Êt, qua hÖ thèng c¸c èng mao dÉn trong bé rÔ c©y vµ th©n c©y ®Ó nu«i c©y; dÇu ho¶ cã thÓ ngÊm theo c¸c sîi nhá trong bÊc ®Ìn lªn ®Õn ngän bÊc ®Ó ch¸y; dÇu nhên cã thÓ ngÊm qua c¸c líp phít hay mót xèp ®Ó b«i tr¬n liªn tôc c¸c vßng ®ì trôc quay cña c¸c ®éng c¬ ®iÖn...

5. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn Q = λm.

Vận dụng được công thức Q = λm,

[Thông hiểu]

Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ thuận với khối lượng m của chất rắn :

Q = λm

trong đó, m là khối lượng của vật, hệ số tỉ lệ λ gọi là nhiệt nóng chảy riêng.

[Vận dụng]

Biết cách tính nhiệt nóng chảy và các đại lượng

Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.

Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy của chất rắn đó.

Nhiệt nóng chảy riêng của một chất rắn có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn

Page 72: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

71

để giải các bài tập đơn giản trong công thức. toàn 1 kg chất rắn đó ở nhiệt độ nóng chảy. Giá trị của λ phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, đơn vị đo là jun trên kilôgam (J/kg).

2 Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà.

[Thông hiểu]

• Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.

• Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bão hoà, có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng bay hơi.

3 Viết được công thức tính nhiệt hoá hơi Q = Lm.

Vận dụng được công thức Q = Lm để giải các bài tập đơn giản.

[Thông hiểu]

Nhiệt hoá hơi Q tỉ lệ thuận với khối lượng m của phần chất lỏng đã biến thành khí (hơi) ở nhiệt độ sôi :

Q = Lm

trong đó, hệ số tỉ lệ L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị đo là jun trên kilôgam (J/kg).

[Vận dụng]

Biết cách tính nhiệt hoá hơi và các đại lượng trong công thức tính nhiệt hoá hơi.

Nhiệt hoá hơi riêng của một chất lỏng có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 1 kg chất đó ở nhiệt độ sôi.

Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

Page 73: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

72

4 Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử.

[Thông hiểu]

− Trong quá trình bay hơi, các phân tử ở mặt

thoáng của chất lỏng có động năng đủ lớn thắng

được lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau và

có vận tốc hướng ra phía ngoài mặt thoáng sẽ bứt ra

khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi của chất

đó.

− Trong quá trình ngưng tụ, các phân tử hơi ở phía trên mặt thoáng chuyển động hỗn loạn. Có những phân tử sau va chạm có chiều chuyển động hướng về phía mặt thoáng bị các phân tử chất lỏng nằm trên bề mặt hút vào và trở thành phân tử ở trong khối chất lỏng.

Qua mặt thoáng khối lỏng, luôn có hai quá trình ngược nhau: quá trình phân tử bay ra (sự hoá hơi) và quá trình phân tử bay vào (sự ngưng tụ). Khi số phân tử bay ra bằng số phân tử bay vào thì ta có sự cân

bằng động.

5 Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.

[Vận dụng]

Trong một đơn vị thời gian, nếu số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt bằng số phân tử bị hút vào chất lỏng, thì trên bề mặt chất lỏng xảy ra sự cân bằng động giữa chất lỏng và hơi. Hơi ở trạng thái này là hơi bão hoà.

6. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được định nghĩa độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí.

[Thông hiểu]

• Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng m (tính ra gam)

Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế.

Page 74: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

73

của hơi nước trong 1 m3 không khí. Đơn vị của độ

ẩm tuyệt đối là gam trên mét khối (g/m3).

• Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hoà, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà tính theo đơn vị là gam trên mét

khối (g/m3).

• Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :

af .100%

A=

2 Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khoẻ con người, đời sống động, thực vật và chất lượng hàng hoá.

[Thông hiểu]

Những ảnh hưởng của độ ẩm là:

− Độ ẩm ảnh hưởng đến độ bền vật liệu.

− Độ ẩm ảnh hưởng đến bảo quản thực phẩm và nông sản và hàng hoá.

− Độ ẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật.

Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.

Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy và dụng cụ quang học, điện tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực, thực phẩm trong các kho chứa.

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại, phủ lớp chất dẻo lên các bản mạch điện tử...

Page 75: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

74

7. Thực hành: ĐO HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

Stt Chuẩn KT,KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT,KN Ghi chú

1 Xác định được hệ số căng bề mặt bằng thí nghiệm

[Thông hiểu]

Hiểu được cơ sở lí thuyết :

Xác định được các lực tác dụng lên vòng nhôm, từ đó rút ra được biểu thức xác định hệ số căng bề mặt của nước.

[Vận dụng]

• Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm :

- Biết sử dụng thước kẹp đo đường kình ngoài và đường kính trong của vòng nhôm.

- Biết cách đọc giá trị số chỉ của lực kế.

- Bố trí được thí nghiệm theo sơ đồ.

• Biết cách tiến hành thí nghiệm:

- Hạ thấp dần mực nước trong bình.

- Đọc giá trị cực đại của số chỉ lực kế.

- Ghi chép số liệu.

• Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả.

- Tính được hệ số căng bề mặtσ từ số liệu đo được.

- Tính sai số σ∆ .

- Nhận xét được các nguyên nhân gây ra sai số và đề xuất giải pháp khắc phục.

Page 76: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

75

CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Chương I : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Phương pháp nghiên cứu chuyển động.

b) Vận tốc, phương trình và đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều.

c) Chuyển động thẳng biến đổi đều. Sự rơi tự do.

d) Chuyển động tròn.

e) Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc.

Kiến thức

− Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.

− Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.

− Nêu được vận tốc tức thời là gì.

− Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).

− Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi đều.

− Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều.

− Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động

x = x0 + v0t + 1

2at

2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được.

− Nêu được sự rơi tự do là gì và viết được công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do.

− Phát biểu được định nghĩa về chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.

− Viết được công thức tính tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.

− Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển

− Vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ.

− Nếu quy ước chọn

chiều của 0v

r là chiều

dương của chuyển động thì quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều được tính là

s = v0t + 1

2at

2 ;

v2 2

t 0v− = 2as.

Page 77: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

76

f) Sai số của phép đo vật lí.

động tròn đều.

− Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc.

− Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được công thức tính gia tốc hướng tâm.

− Viết được công thức cộng vận tốc: 1,3 1,2 2,3v v v= +r r r

.

− Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối.

Kĩ năng

− Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.

− Lập được phương trình toạ độ x = x0 + vt.

− Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.

− Vẽ được đồ thị toạ độ của hai chuyển động thẳng đều cùng chiều, ngược chiều. Dựa vào đồ thị toạ độ xác định thời điểm, vị trí đuổi kịp hay gặp nhau.

− Vận dụng được phương trình chuyển động và công thức : vt = v0 + at ; s = v0t + 1

2at

2; v2 2

t 0v− = 2as.

− Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều và xác định được các đặc điểm của chuyển động dựa vào đồ thị này.

− Giải được các bài tập về chuyển động tròn đều.

− Giải được bài tập về cộng hai vận tốc cùng phương và có phương vuông góc.

− Xác định được các sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo trực tiếp và gián tiếp.

− Xác định được gia tốc của chuyển động nhanh dần đều bằng thí nghiệm.

Page 78: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

77

2. Hướng dẫn thực hiện

1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được chuyển động, chất

điểm, hệ quy chiếu, mốc thời

gian.

[Nhận biết]

• Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật thể theo thời gian.

Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi khoảng cách giữa vật và

những vật khác được coi như đứng yên. Vật đứng yên gọi là

vật mốc. Chuyển động cơ có tính tương đối.

• Trong những trường hợp kích thước của vật nhỏ so với

phạm vi chuyển động của nó, ta có thể coi vật như là một

chất điểm, chỉ như một điểm hình học và có khối lượng của

vật.

• Hệ quy chiếu gồm :

− Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ;

− Một mốc thời gian và một đồng hồ.

• Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời

gian khi mô tả chuyển động của vật.

2 Xác định được vị trí của một vật

chuyển động trong một hệ quy

chiếu đã cho.

[Vận dụng]

• Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ).

• Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với

các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ).

Page 79: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

78

2. VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được vận tốc tức thời là gì.

[Thông hiểu]

• Nếu khoảng thời gian ∆t rất nhỏ, thì đại lượng

MM'v

t=

uuuurr

(khi ∆t rất nhỏ), gọi là vectơ vận tốc

tức thời của chất điểm tại thời điểm t. Vận tốc tức thời tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh hay chậm của chuyển động tại thời điểm đó. Khi ∆t rất nhỏ, trong chuyển động thẳng thì

x s∆ = ∆ , nên độ lớn của vận tốc tức thời luôn

luôn bằng tốc độ tức thời

∆ ∆

∆ ∆

x sv =

t t= (khi ∆t rất nhỏ)

Với chuyển động thẳng, ta có:

xv

t

∆=∆

(khi ∆t rất nhỏ)

.• Đơn vị của vận tốc trung bình, vận tốc tức thời là mét trên giây (m/s).

Xét một chất điểm chuyển động theo quỹ đạo bất kì. Tại thời điểm t1, chất điểm ở vị trí M1. Tại thời điểm t2, chất điểm ở vị trí M2. Trong khoảng thời gian ∆t = t2 – t1, chất điểm đã dời từ vị trí M1 đến M2. Vectơ

1 2∆s = M Mr uuuuuur

gọi là vectơ độ dời của chất

điểm trong khoảng thời gian đó.

Vectơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian ∆t = t2 – t1 là

1 2tb

M Mv

t=

uuuuurr

Với chuyển động thẳng, ta có:

2 1

tb

x x xv

t t

− ∆= =∆ ∆

Phương của vectơ vận tốc trung bình tbv

r

trùng với đường thẳng quỹ đạo.

Vectơ 1 2M M

uuuuurgọi là vectơ độ dời của chất

điểm trong khoảng thời gian ∆t.

Trong chuyển động thẳng, chọn trục Ox trùng với chiều chuyển động, thì ta có giá trị đại số của vectơ độ dời là:

∆x = x2 – x1

Page 80: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

79

trong đó, x1, x2 lần lượt là toạ độ của M1 và M2 trên trục Ox.

2 Lập được phương trình toạ

độ x = x0 + vt.

Vận dụng được phương

trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của

[Thông hiểu]

• Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.

Gọi x0 là toạ độ của chất điểm tại thời điểm t0 , x là toạ độ tại thời điểm t, ta có:

0x x

v =t

−= hằng số.

Từ đó, x – x0 = vt, ta có phương trình chuyển

động thẳng đều là : x = x0 + vt

Toạ độ x là hàm bậc nhất của thời gian.

• Đồ thị toạ độ - thời gian : Đường biểu diễn x = x0 + vt là một đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm (x0, 0), có hệ số góc là :

tanα = 0x x

t

− = v

Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn toạ độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc.

[Vận dụng]

• Biết cách tính toạ độ, các đại lượng trong phương trình chuyển động.

Đồ thị vận tốc − thời gian: Đường biểu diễn

v = v0 = hằng số là một đường thẳng song song với trục thời gian, cắt trục v tại v0.

Độ dời (x − x0) được tính bằng diện tích hình chữ nhật có cạnh là v0 và t.

Page 81: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

80

một hoặc hai vật.

Vẽ được đồ thị toạ độ của hai chuyển động thẳng đều cùng chiều, ngược chiều. Dựa vào đồ thị toạ độ xác định thời điểm, vị trí đuổi kịp hay gặp nhau.

• Biết cách vẽ đồ thị toạ độ của hai chuyển động thẳng đều cùng chiều, ngược chiều và dựa vào đồ thị toạ độ xác định thời điểm, vị trí đuổi kịp hay gặp nhau. Cụ thể như sau:

− Vẽ hệ trục tọa độ − thời gian.

− Vẽ các đồ thị tọa − độ thời gian của vật chuyển

động theo phương trình đã cho.

− Căn cứ vào đồ thị, biện luận, xác định vị trí hai vật chuyển động gặp nhau bằng cách chiếu tọa độ giao điểm của hai đồ thị lên các trục toạ độ.

3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi đều.

Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi (nhanh dần, chậm dần).

[Thông hiểu]

• Gọi 1 2v , v

r r là các vectơ vận tốc của chất điểm

chuyển động trên đường thẳng tại các thời điểm t1 v2 t

2. Trong khoảng thời gian ∆t = t2 – t1 vectơ vận

tốc biến đổi một lượng 2 1v v v∆ = −r r r

.

Vectơ gia tốc trung bình, được định nghĩa là

2 1tb

2 1

v v va =

t t t

− ∆=−

uur uur uurr

Giá trị đại số là của vectơ gia tốc trong chuyển động

Đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến đổi nhanh chậm của vận tốc gọi là gia tốc.

Ví dụ về chuyển động thẳng nhanh dần : vật rơi từ trên cao xuống hoặc ô tô bắt đầu khởi hành.

Ví dụ về chuyển động thẳng chậm dần : vật chuyển động trong khoảng thời gian được ném lên theo phương thẳng đứng hoặc ô tô dừng lại khi hãm phanh.

Page 82: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

81

thẳng là :

2 1

tb

2 1

v v va =

t t t

− ∆=−

• Vectơ gia tốc tức thời tại thời điểm t, được định nghĩa là

2 1

2 1

v v va =

t t t

− ∆=−

uur uur uurr

(khi ∆t rất nhỏ)

Vectơ gia tốc tức thời đặc trưng cho độ nhanh hay chậm của sự biến đổi vectơ vận tốc của chất điểm.

Vectơ gia tốc tức thời cùng phương với quỹ đạo của chất điểm chuyển động thẳng. Giá trị đại số của vectơ gia tốc tức thời là :

2 1

2 1

v v va =

t t t

− ∆=−

(khi ∆t rất nhỏ)

và được gọi tắt là gia tốc tức thời.

• Đơn vị của gia tốc là mét trên giây bình phương

(m/s2).

2 Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều.

Viết được công thức tính

vận tốc: vt = v0 + at.

[Thông hiểu]

• Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi. Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều :

v = v0 + at

trong đó v0 là vận tốc của chất điểm tại thời điểm

ban đầu t0 = 0 ; v là vận tốc tại thời điểm t.

Page 83: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

82

Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều và xác định được các đặc điểm của chuyển

động dựa vào đồ thị này.

Nếu tại thời điểm t, vận tốc v cùng dấu với gia tốc a thì giá trị tuyệt đối của v tăng theo thời gian, chuyển động là nhanh dần đều.

Nếu tại thời điểm t, vận tốc v khác dấu với gia tốc a thì giá trị tuyệt đối của v giảm theo thời gian, chuyển động là chậm dần đều.

[Vận dụng] Biết cách vẽ được đồ thị của vận tốc theo thời gian là một đường thẳng xiên góc, xuất phát từ điểm (v0, 0). Hệ số góc của đường thẳng này có giá trị bằng gia tốc:

tanα = 0v v

t

− = a

4. PHƯƠNG TRÌNH CHUY ỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được phương trình chuyển

động x = x0 + v0t + 1

2at

2. Từ

đó suy ra công thức tính quãng đường đi.

[Thông hiểu]

• Công thức tính quãng đường đi của vật chuyển

động biến đổi đều là:

s = v0t + 1

2at

2

• Phương trình chuyển động của chất điểm

chuyển động thẳng biến đổi đều là

Công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và

gia tốc là 2 2

0v v 2a x− = ∆ trong đó, v là

vận tốc tại thời điểm t, v0 là tốc độ ban

đầu (t0 = 0), a là gia tốc, ∆x là độ dời của

vật chuyển động thẳng biến đổi đều.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động, thì độ dời trùng với quãng đường đi được,

∆x = s. Ta có công thức:

Page 84: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

83

Vận dụng được phương trình chuyển động và công thức :

vt = v0 + at ; s = v0t + 1

2at

2 ;

2 2

t 0v v 2as− = .

x = x0 + v0t + 1

2at

2

trong đó, toạ độ x là một hàm bậc hai của thời gian t.

Đường biểu diễn sự phụ thuộc toạ độ theo thời gian có dạng là một phần của đường parabol.

[Vận dụng]

Biết tính các đại lượng gia tốc, vận tốc, quãng đường đi trong các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều.

2 2

0v v 2as− =

Nếu vật chuyển động từ trạng thái nghỉ

(vận tốc đầu v0 = 0) thì s = 1

2at

2,

thời gian đi hết quãng đường s là t =2s

a.

Vận tốc v tính theo gia tốc và quãng đường đi được theo công thức:

v 2as=

5. SỰ RƠI TỰ DO

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được sự rơi tự do là gì.

Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do.

[Thông hiểu]

• Sự rơi tự do là sự rơi của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

• Đặc điểm :

− Chuyển động rơi tự do được thực hiện theo phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.

− Rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều.

− Ở cùng một nơi trên Trái Đất, các vật đều rơi tự do với cùng

gia tốc g. Giá trị của g thường được lấy g ≈ 9,8 m/s2.

− Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vĩ độ địa lí, độ cao và cấu trúc địa chất của nơi đo.

Page 85: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

84

2 Viết được công thức tính vận tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do.

[Thông hiểu]

Khi vật rơi tự do, không có vận tốc ban đầu thì công thức tính vận tốc của vật tại thời điểm t là:

v = gt và công thức tính quãng đường đi được của vật sau thời gian t là:

s = 1

2gt

2

Hiểu được cách rút ra các công thức của chuyển động rơi tự do.

6. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU. TỐC ĐỘ DÀI VÀ T ỐC ĐỘ GÓC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa về chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.

Viết được công thức tính tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

• Chuyển động cong có quỹ đạo tròn gọi là chuyển động tròn. Chuyển động tròn là đều khi chất điểm đi được những cung tròn có độ dài bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau tùy ý.

• Tại một điểm trên đường tròn, vectơ vận tốc của chất điểm chuyển động tròn đều có phương trùng với tiếp tuyến và có chiều của chuyển động. Độ lớn của vectơ vận tốc bằng :

sv =

t= hằng số

với ∆s là cung tròn mà chất điểm đi được trong khoảng thời gian ∆t.

• Ta gọi độ lớn của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều là tốc độ dài.

Chuyển động của một điểm trên vành bánh xe quay ổn định, một điểm trên cánh quạt điện quay ổn định là chuyển động tròn đều.

Page 86: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

85

2 Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

• Trong chuyển động tròn, thời gian để vật đi hết một vòng tròn là :

π2 rT =

v

trong đó, r là bán kính đường tròn. Vì v không đổi nên T là hằng số, được gọi là chu kì.

Chu kì là một đặc trưng của chuyển động tròn đều. Sau mỗi chu kì, chất điểm trở về vị trí ban đầu và lặp lại chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là tuần hoàn với chu kì T.

• Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng chất điểm đi được trong một giây:

1f =

T

Đơn vị tần số là hec (Hz). 1 Hz = 1 vòng/s = 1 s−1

.

• Khi chất điểm đi được một cung ∆s thì bán kính của nó quét được một góc ∆ϕ. Tốc độ góc là thương số giữa góc quét ∆ϕ và thời gian ∆t :

∆ω

∆ =

t

ϕ

trong đó, ω đo bằng rađian trên giây (rad/s).

Tốc độ góc đặc trưng cho sự quét nhanh hay chậm của

vectơ tia OMuuur

của chất điểm.

3 Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc.

[Thông hiểu]

Ta có, ∆ ∆

∆ ∆

sv = = r

t t

ϕ nên hệ thức giữa tốc độ dài và tốc

Page 87: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

86

độ góc là v = rω. Hệ thức giữa ω, T và f là π

ω π2

= = 2 fT

,

trong đó, ω còn được gọi là tần số góc.

7. GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm.

Giải được các bài tập về chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

• Trong chuyển động tròn đều, vectơ gia tốc vuông góc với

vectơ vận tốc vr

và hướng vào tâm đường tròn. Nó đặc trưng cho sự biến đổi về hướng của vectơ vận tốc và được gọi là

vectơ gia tốc hướng tâm, kí hiệu là hta

r. Độ lớn của vectơ gia

tốc hướng tâm là :

2

ht

v

a =

r

hay aht = ω2r

Trong đó, v là độ lớn vận tốc của chất điểm, r là bán kính quỹ đạo.

[Vận dụng]

Biết cách tính tốc độ góc, chu kì, tần số, gia tốc hướng tâm và các đại lượng trong các công thức của chuyển động tròn đều.

8. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

Page 88: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

87

1 Viết được công thức cộng vận tốc

1,3 1,2 2,3v v v= +r r r

[Thông hiểu]

Công thức cộng vận tốc là: 1,3 1,2 2,3v v v= +r r r

, trong đó:

1,3v

r là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên, gọi là

vận tốc tuyệt đối.

1,2v

r là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động, gọi

là vận tốc tương đối.

2,3vr

là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy

chiếu đứng yên, gọi là vận tốc kéo theo.

Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

Kết quả xác định tọa độ và vận tốc của cùng một vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Tọa độ (do đó quỹ đạo của vật) và vận tốc của một vật có tính tương đối.

2 Giải được bài tập về cộng hai vận tốc cùng phương và có phương vuông góc.

[Vận dụng]

Biết cách áp dụng được công thức cộng vận tốc trong các trường hợp:

− Vận tốc tương đối cùng phương, cùng chiều với vận tốc kéo theo.

− Vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo.

− Vận tốc tương đối có phương vuông góc với vận tốc kéo theo.

9. SAI SỐ TRONG THÍ NGHI ỆM THỰC HÀNH

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được sai số tuyệt đối của phép [Thông hiểu]

Page 89: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

88

đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối.

Mọi phép đo đều có sai số. Nguyên nhân gây ra sai số của phép đo có thể là do dụng cụ đo, quy trình đo, chủ quan của người đo...

Khi ta đo một độ dài:

− Giá trị trung bình: l

− Kết quả đo l l l= ± ∆

− Sai số tuyệt đối : −

∆ = m min

2

axl l

l .

− Sai số tỉ đối : l

l

∆(%).

2 Xác định được các sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo trực tiếp và gián tiếp.

[Thông hiểu]

Số chữ số có nghĩa trong kết quả đo càng nhiều cho biết kết quả có sai số càng nhỏ (độ chính xác càng cao).

Các phép tính sai số gián tiếp :

− Sai số của tổng : ∆(a ± b) = ∆a + ∆b

− Sai số tỉ đối của một tích : (ab) a b

ab a b

∆ ∆ ∆= + .

− Sai số tỉ đối của một thương :

a

b a b

a a b

b

∆ ∆ ∆ = + .

− Sai số tỉ đối của một lũy thừa : n

n

(a ) an

aa

∆ ∆= .

− Sai số tỉ đối của một căn : n

n

( a ) 1 a

n aa

∆ ∆= .

Sai số hệ thống là loại sai số có tính quy luật ổn định. Ví dụ, sai số do dụng cụ thường được lấy bằng nửa độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.

Sai số ngẫu nhiên là sai số do tác động ngẫu nhiên gây nên.

Page 90: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

89

10. Thực hành: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Xác định được gia tốc của chuyển động nhanh dần đều bằng thí nghiệm.

[Thông hiểu]

Hiểu được cơ sở lí thuyết:

- Trong chuyển động rơi tự do, vận tốc ban đầu bằng 0. Do đó có

thể xác định g theo biểu thức g = 2

2s

t.

- Biết dòng điện xoay chiều dân dụng có tần số 50 Hz.

[Vận dụng]

• Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm:

Phương án 1

- Biết sử dụng an toàn nguồn điện.

- Biết sử dụng thước thẳng đo khoảng cách.

- Biết lắp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ.

Phương án 2

- Biết mắc đồng hồ đo thời gian hiện số với cổng quang điện và sử dụng được chế độ đo phù hợp.

- Biết sử dụng nguồn biến áp.

- Lắp ráp được các thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ.

• Biết cách tiến hành thí nghiệm:

Phương án 1

- Treo quả nặng vào đầu băng giấy, lổng băng giấy vào dưới cần rung.

- Bật công tắc bộ cần rung.

Chọn 1 trong 2 phương án để thực hiện.

Page 91: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

90

- Thả quả nặng kéo theo băng giấy rơi tự do.

- Thu lại băng giấy, dùng thước đô khoảng cách giữu các chấm mực.

- Ghi số liệu.

Phương án 2

- Đo thời gian rơi nhiều lần ứng với cùng quãng đường rơi.

- Ghi chép các số liệu.

• Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:

- Tính các giá trị trong bảng số liệu.

- Vẽ đồ thị v(t) và s(t2).

- Nhận xét về kết quả phép đo.

Page 92: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

91

Chương II : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Lực. Quy tắc tổng hợp và phân tích lực.

b) Ba định luật Niu-tơn.

c) Các lực cơ : lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát.

d) Lực hướng tâm.

e) Hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính.

Kiến thức

− Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ.

− Phát biểu được quy tắc tổng hợp các lực tác dụng lên một chất điểm và phân tích một

lực thành hai lực theo các phương xác định.

− Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.

− Phát biểu được định luật I Niu-tơn.

− Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.

− Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt,

hướng).

− Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng

của lò xo.

− Nêu được đặc điểm ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn. Viết được công thức tính

lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt.

− Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II

Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này.

− Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức Pr

=mgr

.

− Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.

− Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

Ở chương trình này, trọng lực được hiểu là hợp lực của lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật và lực quán tính li tâm do sự quay của Trái Đất.

Trọng lượng là độ lớn của trọng lực.

Khi có các lực quán tính khác nữa, thì hợp lực của lực hấp dẫn của Trái Đất và các lực quán tính tác dụng lên vật được gọi là trọng lực biểu

kiến và độ lớn của nó là trọng lượng biểu

kiến.

Page 93: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

92

− Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

− Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên

vật và viết được hệ thức

2

ht

mvF

r= = mω2

r

− Nêu được hệ quy chiếu phi quán tính là gì và các đặc điểm của nó. Viết được công

thức tính lực quán tính đối với vật đứng yên trong hệ quy chiếu phi quán tính.

Kĩ năng

− Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập về sự biến dạng của lò xo.

− Vận dụng được công thức tính lực hấp dẫn để giải các bài tập.

− Vận dụng được các công thức về lực ma sát để giải các bài tập.

− Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.

− Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-t ơn để giải được các bài toán đối với một vật, đối với hệ hai vật chuyển động trên mặt đỡ nằm ngang, nằm nghiêng.

− Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.

− Vận dụng quy tắc tổng hợp lực và phân tích lực để giải bài tập đối với vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

− Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang, ném xiên.

− Giải được bài tập về sự tăng, giảm và mất trọng lượng của một vật.

− Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.

− Giải thích được các hiện tượng liên quan đến lực quán tính li tâm.

− Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.

Page 94: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

93

2. Hướng dẫn thực hiện

1. LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH L ỰC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ.

[Thông hiểu]

• Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác,

kết quả là gây gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

• Lực là đại lượng vectơ được đặc trưng bởi cả hướng và độ lớn.

Ôn tập kiến thức đã biết về các tác dụng của lực từ ở chương trình Vật lí cấp THCS.

2 Phát biểu được quy tắc tổng hợp các lực tác dụng lên một chất điểm.

[Thông hiểu]

Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của toàn bộ những lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực. Các lực được thay thế được gọi là các lực thành phần.

Quy tắc tổng hợp lực : Hợp lực của hai lực đồng quy được biểu diễn bằng đường chéo (kẻ từ điểm đồng quy) của hình bình hành mà hai cạnh là những vectơ biểu diễn hai lực thành phần.

1 2F F F= +ur ur ur

Đó là quy tắc hình bình hành.

3 Ph¸t biÓu ®−îc quy t¾c ph©n tÝch

lùc.

[Thông hiểu]

Ph©n tÝch lùc lµ thay thÕ mét lùc b»ng hai hay nhiÒu lùc t¸c dông

®ång thêi vµ g©y hiÖu qu¶ gièng hÖt nh− lùc Êy.

Ph©n tÝch lùc lµ viÖc lµm ng−îc l¹i víi tæng hîp lùc, nã còng tu©n

theo quy t¾c h×nh b×nh hµnh. CÇn dùa vµo ®iÒu kiÖn cô thÓ cña mçi

Page 95: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

94

bµi to¸n ®Ó chän ph−¬ng cña c¸c lùc thµnh phÇn cho thÝch hîp.

4 Vận dụng quy tắc tổng hợp và phân tích lực để giải bài tập đối với vật chịu tác dụng của ba lực đồng qui.

[Vận dụng]

• Biết nhận ra dấu hiệu tác dụng của ba lực đồng qui tác dụng lên vật.

• Biết cách tổng hợp hoặc phân tích lực theo quy tắc.

• Biết cách tính lực và các đại lượng trong các công thức.

2. ĐỊNH LUẬT I NIU-T ƠN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định luật I Niu-tơn.

[Thông hiểu]

• Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

• Ta gọi vật không chịu tác dụng của vật nào khác là vật cô lập. Trong thực tế không có vật nào hoàn toàn cô lập.

2 Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.

[Thông hiểu]

Mỗi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình. Tính chất đó gọi là quán tính. Quán tính có hai biểu hiện :

− Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói các vật có “tính ì”.

− Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói các vật chuyển động có “đà”.

Định luật I Niu-tơn còn gọi là định luật quán tính. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.

Một số ví dụ về quán tính:

Người ngồi trong xe đang chuyển động thẳng đều. Khi hãm đột ngột, người sẽ có xu hướng bị lao về phía trước.

Page 96: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

95

3. ĐỊNH LUẬT II NIU-T ƠN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

• Gia tốc của vật không chỉ phụ thuộc vào lực tác dụng lên vật mà còn phụ thuộc vào khối lượng của chính vật đó.

• Định luật II Niu-tơn :

Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Fa =

m

rr

hoặc là F ma=ur r

trong đó, Fr

là hợp lực tác dụng lên vật, ar

là gia tốc

của vật. Trong hệ SI, nếu m = 1 kg, a = 1 m/s2 thì

F = 1 kg.m/s2, được gọi là 1 niutơn (N). 1 N là lực

truyền cho vật có khối lượng 1 kg một gia tốc 1 m/s2.

2 Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.

Vận dụng được mối quan hệ giữa

[Thông hiểu]

Vật nào có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc, tức là có mức quán tính lớn hơn.

Khối lượng của một vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

[Vận dụng]

Biết cách giải thích một số hiện tượng thường gặp

Khi hợp lực của các lực tác dụng lên vật bằng 0 :

1 2 nF F F .... F 0= + + + =rr r r r

thì vectơ gia tốc cũng bằng 0

(F

a = 0m

=r rr

). Khi đó, vật đứng

yên hoặc chuyển động thẳng

Page 97: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

96

khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.

trong đời sống và kĩ thuật liên quan đến quán tính.

Vật có khối lượng càng lớn thì tăng tốc càng chậm.

đều. Trạng thái đó của vật gọi là trạng thái cân bằng.

Điều kiện cân bằng của một chất điểm là hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó bằng 0. Hệ các lực như vậy gọi là hệ lực cân bằng.

3 Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ

thức Pr

=mgr

.

[Thông hiểu]

Khi vật rơi tự do, nó chỉ chịu tác dụng của trọng lực

P

r và thu được gia tốcg

r. Theo định luật II Niu-tơn

có :

P = mgr r

Độ lớn P của trọng lực gọi là trọng lượng của vật :

P = mg

Tại mỗi điểm trên mặt đất, trọng lượng của vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó.

Nếu g ≈ 9,8 m/s2, mét vËt cã

khèi l−îng 1 kg th× cã träng

l−îng P ≈ 9,8 N.

4. ĐỊNH LUẬT III NIU-T ƠN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

Định luật III Niu-tơn :

Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.

Hai lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều là hai lực trực đối.

Page 98: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

97

AB BAF = F−r r

2 Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

[Thông hiểu]

Trong hai lựcABF

r và

BAF

r, ta gọi một lực là lực tác dụng,

lực kia là phản lực. Đặc điểm của lực và phản lực là :

− Lực và phản lực là hai lực trực đối, nhưng không cân bằng nhau, vì chúng tác dụng vào hai vật khác nhau.

− Lực tác dụng thuộc loại gì thì phản lực cũng thuộc loại đó.

3 Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật, đối với hệ hai vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, nằm nghiêng.

Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.

[Vận dụng]

• Biết chỉ ra điều kiện áp dụng các định luật Niu-tơn và biết cách biểu diễn được tất cả các lực tác dụng lên vật hoặc hệ hai vật chuyển động.

• Biết cách tính gia tốc và các đại lượng trong công thức của các định luật Niu-tơn để viết phương trình chuyển động cho vật hoặc hệ vật.

• Biết vận dụng được phép phân tích lực để giải quyết

bài toán với các bài toán vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.

Ví dụ: Vật nằm trên mặt sàn nằm ngang tác dụng lên mặt sàn một áp lực, mặt sàn cũng tác dụng lại nó một lực, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

5. LỰC HẤP DẪN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT,

KN Ghi chú

1 Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật

[Thông hiểu]

• Định luật : Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như hai chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với

Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.

Page 99: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

98

này.

Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập.

tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

1 2

hd 2

m mF G

r=

trong đó m1, m2 là khối lượng của các vật (kg), r là khoảng cách giữa hai vật (m). G là hằng số chung cho mọi vật gọi là hằng số hấp dẫn. Trong hệ SI, giá trị của G là G =

6,67.10-11

2

2

Nm

kg.

[Vận dụng]

Biết cách tính lực hấp dẫn và các đại lượng trong hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn.

Do G rất nhỏ nên lực hấp dẫn chỉ đáng kể khi ít nhất một trong hai vật có khối lượng lớn.

Trọng lượng P của một vật có khối lượng m là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.

P = mg ≈ 2

mMG(R h)+

. Suy ra g ≈ 2

GM

(R h)+, với

R là bán kính Trái Đất, h là độ cao của vật so với mặt đất. Nếu vật ở gần mặt đất (h << R) thì g ≈

2

GM

R

≈ 9,806 m/s2 (ở vĩ độ 45

o).

Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

Điều kiện áp dụng hệ thức cho các vật thông thường :

<<Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích thước của chúng;

<<Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối hai tâm và đặt vào hai tâm đó.

6. CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Giải được bài toán về chuyển động của vật ném xiên.

[Vận dụng]

Biết cách giải bài toán về chuyển động của vật ném xiên:

Bước 1 : Chọn hệ toạ độ vuông góc xOy thích

Chọn mặt phẳng xOy là mặt phẳng thẳng đứng chứa vectơ vận tốc ban đầu. Gốc tọa độ trùng với điểm xuất phát của vật. Trục Ox nằm ngang theo chiều ném, trục Oy

Page 100: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

99

hợp.

Bước 2 : Phân tích chuyển động ném xiên :

Viết phương trình cho các chuyển động thành phần của vật theo phương Ox và Oy.

Bước 3 : Giải các phương trình để tìm các đại lượng như : thời gian chuyển động của vật, tầm ném xa, phương trình quỹ đạo,...

hướng lên trên. Chọn gốc thời gian tại thời điểm ném. Biểu thức định luật II Niu-tơn

cho vật là P mg=ur r

Phương trình chuyển động của vật là

x = (v0cosα)t

y = (v0sinα)t

− 2

gt

2

trong đó, v0 là độ lớn vectơ vận tốc ban đầu, α là góc hợp bởi vectơ vận tốc ban đầu và phương ngang, lúc t=0.

Từ hai phương trình trên ta rút ra được phương trình quỹ đạo của vật là

2

2 2

0

gxy (tan )x

2v cos

−= + αα

Quỹ đạo của vật là một parabol. Độ cao cực đại mà vật đạt tới gọi là tầm bay cao.

2 2

0v sin

H2g

α=

Khoảng cách giữa điểm ném và điểm rơi (cùng trên mặt đất) gọi là tầm bay xa.

2

0v sin 2

Lg

α=

2 Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang từ độ cao h.

[Vận dụng]

Vận dụng như trường hợp giải bài toán về chuyển động của vật ném xiên, trong đó vectơ

Page 101: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

100

vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc α = 0, lúc t = 0.

7. LỰC ĐÀN HỒI

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).

[Thông hiểu]

• Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng ấy.

• Đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo bị biến dạng nén hay giãn :

− Có điểm đặt đặt lên hai đầu lò xo.

− Có phương trùng với trục của lò xo.

− Có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.

− Có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Ví dụ: Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo, dây chun… bị biến dạng. Nếu ngoại lực ngừng tác dụng, lò xo, dây chun... lấy lại được hình dạng cũ.

2 Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.

[Thông hiểu]

• Định luật Húc : Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fđh = − k∆l.

Trong đó, k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, có đơn vị là niutơn trên mét (N/m); ∆l là độ biến dạng của lò xo, có đơn vị là mét (m).

Dấu trừ (−) chỉ rằng lực đàn hồi luôn ngược với chiều biến

Chỉ xét lực đàn hồi ở lò xo và và bµi to¸n hÖ lß xo ®ång trôc, hoÆc song song.

Nếu lực tác dụng lên lò xo vượt quá một giá trị nào đó, lò xo sẽ không lấy lại được hình dạng ban đầu nữa. Khi đó ta

Page 102: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

101

Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập về sự biến dạng của lò xo..

dạng.

[Vận dụng]

Biết cách tính độ biến dạng của lò xo và các đại lượng trong công thức của định luật Húc.

nói lực tác dụng đã vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo.

8. LỰC MA SÁT

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được đặc điểm ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn. Viết được công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt.

[Thông hiểu]

• Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật, ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát. Giá của lực ma sát nghỉ nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật. Lực ma sát luôn ngược chiều với ngoại lực.

Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực. Độ lớn của ngoại lực tăng thì lực ma sát nghỉ tăng.

• Công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại là FM = µnN ;

trong đó N là độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc. µn là hệ số ma sát nghỉ (không có đơn vị).

• Lực ma sát trượt xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc khi hai vật A và B trượt trên bề mặt của nhau.

B tác dụng lên A một lực mstFr

ngược chiều với vận tốc của A đối

với B ( ABvr

). Mặt khác A tác dụng lên B một phản lực mstF'r

ngược

chiều với mstFr

tức là ngược chiều với vận tốc của B đối với A

Page 103: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

102

Vận dụng được các công thức về lực ma sát để giải các bài tập.

( BAvr

).

• Công thức tính lực ma sát trượt là Fmst = µtN;

trong đó N là độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc, µt là hệ số ma sát

trượt (không có đơn vị) và hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.

• Lực ma sát lăn xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật lăn trên bề mặt vật khác và có tác dụng cản trở chuyển động lăn. Lực ma sát lăn có độ lớn tỉ lệ với áp lực giống như lực ma sát trượt, nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt nhiều lần.

[Vận dụng]

Biết cách tính độ lớn của lực ma sát và các đại lượng trong các công thức tính lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn

9. HỆ QUY CHIẾU CÓ GIA TỐC. LỰC QUÁN TÍNH

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được hệ quy chiếu phi quán tính là gì và các đặc điểm của nó.

[Thông hiểu]

• Hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với hệ quy chiếu quán tính gọi là hệ quy chiếu phi quán tính.

• Trong hệ quy chiếu phi quán tính, các định luật Niu-tơn không nghiệm đúng nữa.

2 Viết được công thức tính lực quán tính đối với vật đứng yên trong hệ quy chiếu phi quán tính.

[Thông hiểu]

Trong một hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc ar

so với hệ quy chiếu quán tính, các hiện tượng cơ học xảy ra giống như là mỗi vật

Page 104: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

103

có khối lượng m chịu thêm lực tác dụng qtF ma= −r r

, gọi là lực

quán tính. Lực quán tính luôn ngược chiều với gia tốc của hệ và không có phản lực.

10. LỰC HƯỚNG TÂM VÀ L ỰC QUÁN TÍNH LI TÂM. HI ỆN TƯỢNG TĂNG, GIẢM, MẤT TRỌNG LƯỢNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được hệ thức

2

ht

mvF

r= = mω2

r

Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.

Giải thích được các hiện tượng và ứng dụng liên quan đến lực

[Thông hiểu]

• Khi vật chuyển động tròn đều thì hợp lực tác dụng vào vật phải hướng vào tâm quỹ đạo và được gọi là lực hướng tâm.

• Hệ thức của lực hướng tâm là Fht 2

ht

mv

ma

r

= = = mω2r , trong đó, m là khối

lượng của vật (kg), v là độ lớn vận tốc của vật (m/s), r là bán kính quỹ đạo chuyển động tròn của vật (m), ω là tốc độ góc của chuyển động tròn đều (rad/s).

[Vận dụng]

• Biết cách tính lực hướng tâm và các đại lương trong biểu thức của lực hướng tâm.

• Biết cách giải thích được các hiện tượng và ứng dụng đơn giản liên quan đến lực quán tính li tâm như vắt quần áo bằng lồng quay, quay tròn xô

Lực quán tính li tâm là lực tác dụng vào vật xuất hiện do chuyển động tròn đều, có xu hướng làm cho vật chuyển động ra xa tâm quay.

q htF F= −ur ur

Lực quán tính li tâm có cùng độ lớn với lực hướng tâm.

2

q

mvF

r= = mω2

r

Page 105: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

104

quán tính li tâm. nước mà nước không chảy ra ngoài…

2 Giải được bài tập về sự tăng, giảm và mất trọng lượng của một vật.

[Vận dụng]

Biết cách giải bài tập về sự tăng, giảm và mất trọng lượng.

Trọng lực của một vật là hợp lực của lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật và lực quán tính li tâm xuất hiện do sự quay của Trái Đất quanh trục của nó.

hd qP F F= +ur ur ur

Trọng lượng của một vật là độ lớn của trọng lực của vật ấy.

Fq thay đổi theo vĩ độ, do đó P cũng thay đổi theo vĩ độ. đó là nguyên nhân gia tốc rơi tự do giảm dần từ địa cực đến xích đạo.

Fq rất nhỏ so với Fhd nên trong một số trường hợp ta coi trọng lực là lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật.

Sự tăng, giảm và mất trọng lượng:

Một vật được đặt trong một hệ chuyển động có gia

tốc ar

so với Trái Đất. Khi đó vật còn chịu thêm tác

dụng của lực quán tínhqt

F ma= −ur r

do chuyển động

của hệ gây ra. Vật sẽ chịu tác dụng của hợp lực:

qtP ' P F= +ur ur ur

P '

ur gọi là trọng lực biểu kiến, độ lớn P’ gọi là

trọng lượng biểu kiến của vật. Tùy theo gia tốc ar

Một người ở trong thang máy, chuyển

động với gia tốc ar

hướng lên trên thì

qtF ma= −ur r

hướng xuống dưới. Ta có:

P’= P + Fqt = m (g + a).

Người đè lên thang máy một lực lớn hơn mg (hiện tượng tăng trọng lượng).

Nếu thang máy chuyển động đi xuống

với gia tốc ar

thì qt

F ma= −ur r

hướng lên

trên. Ta có:

P’= P − Fqt = m (g − a).

Người đè lên thang máy một lực nhỏ hơn mg (hiện tượng giảm trọng lượng).

Nếu a

r= g

r thì P’=0. Lúc đó người

không đè lên thang máy nữa (trạng thái mất trọng lượng).

Page 106: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

105

mà về độ lớn P’ > P (tăng trọng lượng); P’ <P (giảm trọng lượng) hoặc P’ = 0 (mất trọng lượng).

11. Thực hành: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong

chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm.

[Thông hiểu]

Hiểu được cơ sở lí thuyết:

Phương án 1

- Xây dựng được công thức tính hệ số ma sát theo gia tốc của vật trượt trên mặt nghiêng và góc nghiêng

tanost

a

gcµ α

α= −

Phương án 2

- Xây dựng được biểu thức tính hệ số ma sát nghỉ cực đại khi vật còn nằm căn bằng trên mặt phẳng nghiêng.

- Xây dựng được biểu thức tính hệ số ma sát trượt khi vật trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực kéo theo phương ngang µ = Fms/N = Fms/mg.

[Vận dụng]

• Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí được thí nghiệm

Phương án 1

- Biết cách mắc đồng hồ đo thời gian hiện số với cổng quang điện và đặt được chế độ đo phù hợp.

- Biết sử dụng nguồn biến áp.

- Biết sử dụng thước đo góc và quả rọi.

Chọn 1 trong 2 phương án để thực hiện.

Page 107: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

106

- Lắp ráp được các thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ.

Phương án 2

- Biết sử dụng lực kế.

- Bố trí được thí nghiệm theo sơ đồ.

• Biết cách tiến hành thí nghiệm:

Phương án 1

- Đo chiều dài mặt nghiêng.

- Tiến hành đo thời gian vật trượt trên mặt nghiêng nhiều lần.

- Ghi chép các số liệu.

Phương án 2

- Đối với trường hợp đo hệ số ma sát nghỉ cực đại, đo được độ cao h và hình chiếu c của mặt phẳng nghiêng ở vị trí đó.

- Đối với trường hợp đo hệ số ma sát lăn, đo được lực ma sát và trọng lượng khối gỗ.

• Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:

Phương án 1

- Tính gia tốc theo công thức công thức 2

2sa

t= .

- Tính µt theo công thức tanost

a

gcµ α

α= −

- Nhận xét kết quả thí nghiệm.

Phương án 2

- Từ số liệu tính được hệ số ma sát nghỉ cực đại trung bình, hệ số ma sát trượt.

- Tính được các sai số.

- Nhận xét kết quả thí nghiệm.

Page 108: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

107

Chương III : TĨNH HỌC VẬT RẮN

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song.

b) Cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của các lực song song. Quy tắc tổng hợp và phân tích các lực song song. Quy tắc momen. Ngẫu lực.

c) Trọng tâm. Cân bằng của một vật đặt trên mặt phẳng. Các dạng cân bằng của vật rắn.

Kiến thức

− Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song (khi không có chuyển động quay).

− Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen lực và nêu được đơn vị đo momen lực.

− Nêu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.

− Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều và phân tích một lực thành hai lực song song cùng chiều.

− Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực. Viết được công thức tính momen ngẫu lực.

− Nêu được trọng tâm của một vật là gì.

− Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của vật rắn có mặt chân đế.

Kĩ năng

− Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật rắn chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

− Vận dụng được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều và phân tích một lực thành hai lực song song cùng chiều.

− Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.

− Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm.

− Xác định được hợp lực của hai lực song song cùng chiều bằng thí nghiệm.

Page 109: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

108

2. Hướng dẫn thực hiện

1. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA HAI L ỰC. TRỌNG TÂM

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn (khi không có chuyển động quay).

[Thông hiểu]

Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực : Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì hai lực phải trực đối

1 2F F 0+ =

rr r

Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

2 Nêu được trọng tâm của một vật là gì.

Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm.

[Thông hiểu]

Trọng lực của vật rắn có giá là đường thẳng đứng có chiều hướng xuống dưới và đặt ở một điểm xác định, điểm ấy gọi là trọng tâm của vật.

[Vận dụng]

Biết cách xác định trọng tâm một vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm là: Treo vật bằng sợi dây lần lượt ở hai vị trí khác nhau trên vật. Mỗi lần, vẽ trên vật đường thẳng đứng đi qua điểm treo. Giao điểm của hai đường này chính là trọng tâm của vật.

Vật phẳng, mỏng, đồng chất có dạng hình học như hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn,... thì có trọng tâm chính là tâm đối xứng hình học của vật.

3 Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của vật rắn.

[Thông hiểu]

• Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế : Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.

• Nhận biết được các dạng cân bằng:

Mặt chân đế của một vật là hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với giá đỡ.

Mức vững vàng của cân

Page 110: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

109

Ta đưa vật rời khỏi vị trí cân bằng một khoảng rồi thả ra. Nếu vật trở lại vị trí cân bằng thì vật đã ở vị trí cân bằng bền. Nếu vật rời ra xa vị trí cân bằng thì vật đã ở vị trí cân bằng không bền. Nếu vật cân bằng ở bất cứ vị trí nào, vật ở vị trí cân bằng phiếm định.

bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao và diện tích của mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại.

2. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật rắn chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

[Vận dụng]

Biết cách giải bài tập đối với trường hợp vật rắn chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

− Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy :

Trượt hai lực trên hai giá của chúng tới giao điểm của hai giá. Áp dụng quy tắc hình bình hành để xác định hợp lực.

− Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực không song song là hợp lực của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba :

1 2 3F + F + F = 0

rr r r

điều kiện cân bằng này đồi hỏi ba lực phải đồng phẳng và đồng quy.

Page 111: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

110

3. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG.

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều và phân tích một lực thành hai lực song song cùng chiều.

VËn dông ®−îc quy t¾c tæng hîp hai lùc song song cïng chiÒu vµ ph©n tÝch mét lùc thµnh hai lùc song song ®Ó gi¶i c¸c bµi tËp ®èi víi vËt r¾n chÞu t¸c dông cña hai

[Thông hiểu]

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều :

− Hợp lực của hai lực 1F

r và

2F

r song song, cùng chiều, tác

dụng vào vật rắn là một lực Fr

song song, cùng chiều với hai lực và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó :

F = F1 + F2

− Giá của Fr

nằm trong mặt phẳng chứa1F

r,

2F

r và chia

khoảng cách giữa hai lực này thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực :

1 2

2 1

F d

F d=

trong đó, d1 và d2 là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá

của lực 1F

r và giá của lực

2F

r.

Để phân tích một lực thành hai lực không song song cùng chiều, ta dựa vào quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều và điều kiện cụ thể của bài toán để xác định các giá, độ lớn của các lực thành phần. [Vận dụng] Biết cách áp dụng quy t¾c tæng hîp hai lùc song song cïng chiÒu vµ ph©n tÝch mét lùc thµnh hai lùc song song ®Ó gi¶i c¸c bµi tËp.

Page 112: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

111

lùc.

2 Ph¸t biÓu ®−îc ®Þnh nghÜa ngÉu lùc vµ nªu ®−îc t¸c dông cña ngÉu lùc.

ViÕt ®−îc c«ng thøc tÝnh momen cña ngÉu lùc.

[Thông hiểu]

• NgÉu lùc lµ hÖ hai lùc song song, ng−îc chiÒu, cã cïng ®é lín F, t¸c dông vµo vËt.

• Momen cña ngÉu lùc lµ ®¹i l−îng ®−îc ®Æc tr−ng cho t¸c dông lµm quay cña ngÉu lùc vµ cã gi¸ trÞ b»ng tÝch gi÷a ®é lín F cña lùc vµ kho¶ng c¸ch d gi÷a hai gi¸ cña hai lùc :

M = F.d

trong ®ã, F lµ ®é lín cña mét lùc, d lµ kho¶ng c¸ch gi÷a hai gi¸ cña hai lùc.

NgÉu lùc cã t¸c dông lµm vËt r¾n quay.

• §¬n vÞ cña momen ngÉu lùc lµ niut¬n mÐt (N.m).

Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

4. MOMEN CỦA LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen của lực và nêu được đơn vị đo momen của lực.

[Thông hiểu]

• Xét một lực Fr

nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay

Oz. Momen của lực Frđối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho

tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực F với cánh tay đòn d.

• Công thức tính momen của lực là M = F.d.

• Trong hệ SI, đơn vị momen của lực là niutơn mét (N.m).

2 Nªu ®−îc ®iÒu kiÖn c©n b»ng cña

mét vËt r¾n cã trôc quay cè ®Þnh.

[Thông hiểu]

• Quy tắc momen lực :

Quy tắc momen lực còn được áp dụng cho trường hợp vật rắn

Page 113: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

112

VËn dông quy t¾c momen lùc ®Ó gi¶i ®−îc c¸c bµi to¸n vÒ ®iÒu kiÖn c©n b»ng cña vËt r¾n cã trôc quay cè ®Þnh khi chÞu t¸c dông cña hai

lùc.

Để cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.

Nếu ta quy ước momen lực làm vật quay theo một chiều có giá trị dương (chẳng hạn ngược chiều kim đồng hồ) và momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại có giá trị âm (cùng chiều kim đồng hồ) thì điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định được viết dưới dạng đại số:

M1 + M2 +... = 0

trong đó, M1, M2, ...là momen của tất cả các lực đặt lên vật.

[Vận dụng]

Biết cách chỉ ra các lực, tính được momen của các lực tác dụng lên vật và áp dụng quy tắc momen của lực để giải bài tập.

không có trục quay cố định, nếu trong một tình huống cụ thể nào đó, ở vật xuất hiện trục quay.

5. Thực hành: TỔNG HỢP HAI LỰC

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong

chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Xác định được hợp lực của hai lực song song cùng chiều bằng thí nghiệm.

[Thông hiểu]

Hiểu được cơ sở lí thuyết:

- Tổng hợp hai lực đồng quy tuân theo quy tắc hình bình hành.

- Mối quan hệ giữa hợp lực với hai lực song song cùng chiều.

[Vận dụng]

• Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm

Page 114: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

113

- Biết cách sử dụng lực kế và thước đo độ dài.

- Biết cách lắp ráp thí nghiệm theo sơ đồ.

• Biết cách tiến hành thí nghiệm:

- Tiến hành đo các lực, đo khoảng cách giữa các giá của các lực.

- Ghi chép số liệu.

• Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:

- Tính toán các giá trị, hoàn thành bảng số liệu.

- Nêu kết luận rút ra từ các thí nghiệm.

Page 115: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

114

Chương IV : CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. Chuyển động bằng phản lực.

b) Công. Công suất.

c) Động năng.

d) Thế năng. Thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi.

e) Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng.

h) Va chạm đàn hồi và không đàn hồi.

g) Ba định luật Kê-ple.

Kiến thức

− Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.

− Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.

− Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

− Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.

− Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.

− Phát biểu và viết được hệ thức của định lí động năng.

− Phát biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.

− Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.

− Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính cơ năng.

− Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.

− Phát biểu và viết được hệ thức của ba định luật Kê-ple.

Kĩ năng

− Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi.

− Vận dụng được các công thức A = Fscosα và P =A

t.

− Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật, của hệ có hai vật.

Page 116: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

115

2. Hướng dẫn thực hiện

1. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.

[Thông hiểu]

• Động lượng pr

của vật chuyển động là đại lượng vectơ

được đo bằng tích của khối lượng m và vectơ vận tốc v

rcủa vật.

p mv=r r

• Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).

2 Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.

[Thông hiểu]

• Định luật bảo toàn động lượng : Vectơ tổng động lượng của hệ kín được bảo toàn.

p p '=r r

pr

là động lượng ban đầu, p 'r

là động lượng lúc sau.

• Đối với hệ hai vật : ' '

1 2 11 2p p p p+ = +r r r r

trong đó, 1 2

p , pr r

tương ứng là động lượng của hai vật lúc

trước tương tác, 1 2

p ' , p 'r r

tương ứng là động lượng của

hai vật lúc sau tương tác.

Hệ kín (hệ cô lập) là hệ chỉ có những lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau (gọi là nội lực) mà không có các lực tác dụng của các vật từ bên ngoài hệ (gọi là ngoại lực) hoặc nếu có thì các lực này phải triệt tiêu lẫn nhau.

Động lượng của hệ là tổng động lượng của các vật trong hệ.

2. CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC

Page 117: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

116

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

[Thông hiểu]

Nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực :

Trong hệ kín đứng yên, nếu một phần của hệ bắt đầu chuyển động theo một hướng thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ cũng bắt đầu chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như thế được gọi là chuyển động bằng phản lực.

Một tên lửa lúc đầu đứng yên. Sau khi lượng

khí khối lượng m phụt ra phía sau với vận tốcvr

, thì tên lửa khối lượng M chuyển động với vận

tốcVur

.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta tính được :

mV v

M= −

ur r

Tên lửa bay lên phía trước ngược với hướng khí phụt ra, không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài là không khí hay chân không.

3. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.

[Thông hiểu]

• Công thực hiện bởi một lực Fur

không đổi là đại lượng đo bằng tích độ lớn của lực và hình chiếu của độ dời điểm đặt trên phương của lực.

A = F.s.cosα

trong đó, F là độ lớn lực tác dụng , s là độ dời điểm đặt của lực, α là góc tạo bởi hướng của lực và hướng của độ dời.

Công là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số. Nếu A

Ôn tập kiến thức về công ở chương trình vật lí cấp THCS.

Công thức tính công suất:

P =A

t

Trong hệ SI, công suất đo bằng oát, kí hiệu là oát (W).

Biểu thức khác của công suất :

Page 118: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

117

Vận dụng được các công thức

A = F.s.cosα và P =A

t.

> 0 thì A được gọi là công phát động. Nếu A < 0 thì A được gọi là công cản.

• Trong hệ SI, đơn vị công là jun (J). 1 jun là công thực hiện bởi lực có độ lớn 1 niutơn khi điểm đặt của lực có độ dời 1 mét theo phương của lực.

[Vận dụng]

Biết cách tính công, công suất và các đại lượng trong các công thức tính công và công suất.

P = A

Fvt

=ur r

trong đó, vr

là vận tốc của vật chuyển động.

4. ĐỘNG NĂNG. ĐỊNH LÍ ĐỘNG NĂNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.

[Thông hiểu]

• Động năng của một vật là năng lượng do vật chuyển động mà có. Động năng có giá trị bằng một nửa tích khối lượng và bình phương vận tốc của vật.

Wđ = 2

mv

2

trong đó, m là khối lượng của vật, đo bằng kilôgam (kg); v là vận tốc của vật, đo bằng mét trên giây (m/s).

• Trong hệ SI, đơn vị của động năng là jun (J).

Ôn tập kiến thức về động năng đã học ở chương trình vật lí cấp THCS.

2 Phát biểu và viết được hệ thức của định lí động năng.

[Thông hiểu]

Định lí động năng : Độ biến thiên động năng của một

Page 119: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

118

vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.

12 2 1® ®A = W W−

Nếu công của ngoại lực là dương (công phát động) thì động năng của vật tăng. Nếu công này âm (công cản) thì động năng của vật giảm.

5. THẾ NĂNG. THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường và viết được công thức tính thế năng này.

Nêu được đơn vị đo thế năng.

[Thông hiểu]

• Thế năng là năng lượng của một hệ có được do tương tác giữa các phần của hệ.

• Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật ; năng lượng này phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.

• Đại lượng Wt = mgz là thế năng của vật trong trọng trường (gọi tắt là thế năng trọng trường), trong đó, m là khối lượng của vật, g là gia tốc trọng trường, z là độ cao của vật so với mốc được chọn. Thế năng trên mặt đất bằng không (z = 0). Ta nói, mặt đất được chọn là mốc (hay gốc) thế năng.

• Trong hệ SI, đơn vị của thế năng là jun (J).

Công của trọng lực không phụ thuộc hình dạng đường đi của vật mà chỉ phụ thuộc các vị trí đầu và cuối. Trọng lực được gọi là lực thế hay lực bảo toàn.

Khi tính độ cao z, ta chọn chiều của trục z hướng lên trên.

Khi vật dịch chuyển từ vị trí (1) đến vị trí (2) bất kì, ta luôn có :

A12 = 1 2t tW W−

Công A12 của trọng lực bằng hiệu thế năng của vật tại vị trí đầu

1tW và tại vị trí cuối

2tW ,

tức là bằng độ giảm thế năng của vật.

Page 120: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

119

6. THẾ NĂNG ĐÀN HỐI

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.

[Thông hiểu]

• Công thức tính thế năng của lực đàn hồi :

Wđh = 2

kx

2

trong đó, k là độ cứng của lò xo, x là độ biến dạng của lò xo.

• Trong hệ SI, đơn vị của thế năng đàn hồi là jun (J).

Mọi vật khi biến dạng đàn hồi đều có khả năng sinh công, tức là mang một năng lượng. Năng lượng này được gọi là thế năng đàn hồi.

Công của lực đàn hồi chỉ phụ thuộc độ biến dạng đầu và độ biến dạng cuối của lò xo, vậy lực đàn hồi cũng là lực thế.

Ta có :

A12 = 1 2®h ®hW W−

Công của lực đàn hồi bằng độ giảm thế năng.

7. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của cơ năng.

[Thông hiểu]

Tổng động năng và thế năng gọi là cơ năng của vật.

W = Wđ + Wt ;

trong đó, Wđ là động năng và Wt là thế năng của vật.

Page 121: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

120

2 Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

• Trường hợp trọng lực :

Một vật m rơi tự do lần lượt qua hai vị trí tương ứng với hai

độ cao z1 và z2, tại đó có vận tốc tương ứng là 1vr

và 2v

r, ta

có :

2 2

1 2

1 2

mv mvmgz mgz

2 2+ = +

hay 1 1 2 2® t ® tW W W W+ = +

Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, động năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại, và tổng của chúng, tức là cơ năng của vật, được bảo toàn (không đổi theo thời gian).

• Trường hợp lực đàn hồi :

Thế năng của vật dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo cũng là thế năng đàn hồi của lò xo. Trong quá trình chuyển động của con lắc lò xo, khi động năng của vật tăng thì thế năng giảm và ngược lại nhưng tổng động năng và thế năng, tức là cơ năng của vật, thì luôn bảo toàn.

W = Wđ + Wđh = 2 2

mv kx

2 2+ = hằng số

• Tổng quát :

Cơ năng của một vật chỉ chịu tác dụng của những lực thế luôn được bảo toàn.

Khi ngoài lực thế vật còn chịu tác dụng của lực không phải lực thế (lực ma sát, lực cản), cơ năng của vật không được bảo toàn và công của lực này bằng độ biến thiên cơ năng của hệ.

Công của lực không thế là

A12 = W2 – W1 = ∆W

3 Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng và bảo toàn động lượng để giải được bài toán chuyển động

[Vận dụng]

• Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và các đại lượng trong hệ thức của định luật bảo toàn cơ năng.

Page 122: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

121

của một vật, của hệ có hai vật. • Biết cách tính động lượng và các đại lượng trong hệ thức của định luật bảo toàn động lượng.

• Biết lập hệ phương trình theo các hệ thức của các định luật bảo toàn.

Chú ý các dạng chuyển động khi vận dụng:

− Chuyển động trên mặt phẳng nghiêng, chuyển động ném

− Chuyển động của con lắc đơn

− Dao động của con lắc lò xo

8. VA CHẠM ĐÀN HỒI VÀ KHÔNG ĐÀN HỒI

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi.

[Vận dụng]

• Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và các đại lượng trong hệ thức của định luật bảo toàn cơ năng.

• Biết cách tính động lượng và các đại lượng trong hệ thức của định luật bảo toàn động lượng.

• Biết lập hệ phương trình theo các hệ thức của các định luật bảo toàn.

Chú ý các dạng chuyển động khi vận dụng: HÖ hai vËt va ch¹m mÒm, va ch¹m ®µn håi xuyªn t©m hoÆc

cã c¸c ph−¬ng chuyÓn ®éng vu«ng gãc víi nhau.

Va chạm đàn hồi là va chạm mà động năng toàn phần trước và sau va chạm không đổi.

Va chạm mềm là va chạm mà sau khi va chạm xảy ra, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc, tổng động năng không được bảo toàn.

Page 123: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

122

9. CÁC ĐỊNH LUẬT KÊ-PLE. CHUY ỂN ĐỘNG CỦA VỆ TINH

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu và viết được hệ thức của ba định luật Kê-ple.

[Thông hiểu]

• Định luật Kê-ple I : Mọi hành tinh đều chuyển động theo các quỹ đạo elip mà Mặt Trời là một tiêu điểm.

• Định luật Kê-ple II : Đoạn thẳng nối Mặt Trời và một hành tinh bất kì quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau.

• Định luật Kê-ple III : Tỉ số giữa lập phương bán trục lớn và bình phương chu kì quay là giống nhau cho mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời.

3 2

1 1

2 2

a T

a T

=

trong đó, a1 và a2 tương ứng là bán trục lớn các quỹ đạo của hai

hành tinh bất kì, T1 và T2 tương ứng là chu kì quay của mỗi hành tinh quanh Mặt Trời.

Page 124: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

123

Chương V : CƠ HỌC CHẤT LƯU

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Áp suất thuỷ tĩnh. Nguyên lí Pa-xcan.

b) Sự chảy thành dòng của chất lỏng. Định luật Béc-nu-li.

Kiến thức

− Nêu được áp suất thủy tĩnh là gì và các đặc điểm của áp suất này.

− Phát biểu và viết được hệ thức của nguyên lí Pa-xcan.

− Nêu được chất lỏng lí tưởng là gì, ống dòng là gì. Nêu được mối quan hệ giữa tốc độ dòng chất lỏng và tiết diện của ống dòng.

− Phát biểu được định luật Béc-nu-li và viết được hệ thức của định này.

Kĩ năng

− Vận dụng nguyên lí Pa-xcan để giải thích được nguyên lí hoạt động của máy nén thủy lực.

− Vận dụng định luật Béc-nu-li để giải thích nguyên tắc hoạt động của một số dụng cụ như máy phun sơn, bộ chế hoà khí...

− Vận dụng được định luật Béc-nu-li để giải một số bài tập đơn giản.

∆p = không đổi

2. Hướng dẫn thực hiện

1. ÁP SUẤT THUỶ TĨNH. NGUYÊN LÍ PA-XCAN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được áp suất thủy tĩnh là gì và các đặc điểm của áp suất này.

[Thông hiểu]

• Tổng áp suất của khí quyển và áp suất gây ra bởi chất lỏng tại

Trong hệ SI, đơn vị áp

Page 125: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

124

một điểm trong chất lỏng tĩnh gọi là áp suất thủy tĩnh (hay áp suất tĩnh) tại điểm đó.

p = pa + ρgh

trong đó pa là áp suất khí quyển ở mặt thoáng, h là độ sâu của điểm đang xét so với mặt thoáng, g là gia tốc trọng trường.

• Đặc điểm :

− Áp suất thủy tĩnh tại một điểm phụ thuộc vào áp suất khí quyển, khối lượng riêng của chất lỏng và độ sâu của điểm đang xét.

− Áp suất trên cùng một mặt nằm ngang trong lòng chất lỏng là như nhau ở tất cả các điểm.

suất là N/m2, còng gọi là paxcan (Pa).

2 Phát biểu và viết được hệ thức của nguyên lí Pa-xcan.

[Thông hiểu]

Nguyên lí Pa-xcan : Độ tăng áp suất lên chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và cho thành bình.

p = png + ρgh

trong đó, png là áp suất ngoài tác dụng lên bề mặt chất lỏng, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, h là độ sâu của điểm đang xét.

3 Vận dụng nguyên lí Pa-xcan để giải thích được nguyên lí hoạt động của máy nén thủy lực.

[VËn dông]

Nguyên lí hoạt động của máy nén thủy lực dựa trên định luật Pa-xcan. Áp suất do pittông ở xi-lanh nhỏ gây nên được truyền nguyên vẹn đến mọi điểm trong lòng chất lỏng và trên thành bình. Áp suất này gây ra áp lực lớn lên pittông thứ hai có diện tích lớn hơn pit-tông nhỏ.

Page 126: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

125

2. SỰ CHẢY THÀNH DÒNG CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ. ĐỊNH LUẬT BÉC-NU-LI

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được chất lỏng lí tưởng là gì, ống dòng là gì. Nêu được mối quan hệ giữa tốc độ dòng chất lỏng và tiết diện của ống dòng.

[Thông hiểu]

• Chất lỏng lí tưởng là chất lỏng chảy thành dòng và không nén được.

• Ống dòng là một phần của chất lỏng chuyển động, có mặt biên tạo bởi các đường dòng.

• Trong mỗi ống dòng, tốc độ của chất lỏng tỉ lệ nghịch với diện tích của ống dòng.

1 2

2 1

v S

v S=

trong đó, v1 là vận tốc của phần tử chất lỏng ở nơi ống dòng có tiết diện S1; v2 là vận tốc của phần tử chất lỏng ở nơi ống dòng có tiết diện S2.

Đại lượng A = v1S1 = v2S2 có giá trị như nhau ở mọi điểm trong ống dòng và được gọi là lưu lượng chất lỏng. Khi chảy ổn định, lưu lượng của chất lỏng trong một ống dòng là không đổi. Trong hệ SI, lưu lượng được tính bằng m3/s.

Khi chất lỏng chảy ổn định, mỗi phần tử của chất lỏng chuyển động theo một đường nhất định gọi là đường dòng, các đường dòng không giao nhau.

2 Phát biểu được định luật Béc-nu-li và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

Định luật Béc-nu-li: Trong ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số.

ρ21

p + v2

= hằng số

trong đó, p là áp suất tĩnh, ρ là khối lượng riêng của chất

Tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm trên đường dòng gọi là áp suất toàn phần.

Chỗ nào vận tốc chất lỏng lớn, thì áp suất tĩnh nhỏ.

Page 127: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

126

Vận dụng được định luật Béc-nu-li để giải một số bài tập đơn giản.

lỏng, v là vận tốc của chất lỏng tại điểm đang xét. Đại lượng

ρ21

v2

được gọi là áp suất động.

[Vận dụng]

Biết tính áp suất tĩnh, áp suất động và các đại lượng trong hệ thức của định luật Bec-nu-li.

3. ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT BÉC-NU-LI

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Vận dụng định luật Béc-nu-li để giải thích nguyên tắc hoạt động của một số dụng cụ như máy phun sơn, bộ chế hoà khí...

[Vận dụng]

• Giải thích nguyên tắc hoạt động của một số dụng cụ nhờ vận dụng định luật Bec-nu-li:

− Ống Ven-tu-ri dùng để đo vận tốc chất lỏng trong ống dẫn. Nó hoạt động dựa trên việc đo chênh lệch áp suất giữa hai điểm của ống dòng có diện tích tiết diện khác nhau.

− Ống Pi-tô dùng để đo vận tốc của máy bay, được gắn vào cánh máy bay. Dựa vào sự chênh lệch của áp suất toàn phần và áp suất tĩnh của dòng không khí, có thể xác định được vận tốc của dòng không khí.

• Giải thích được lực nâng máy bay: cánh máy bay có mặt trên của cánh cong hơn mặt dưới, nên khi bay, đường dòng của không khí ở phía trên mau hơn phía dưới, dẫn đến áp suất tĩnh ở phía trên nhỏ hơn áp suất tĩnh ở phía dưới, do đó tạo nên một lực nâng máy bay.Ngoài ra cánh máy bay còn đặt chếch lên trên tạo nên lực nâng lớn hơn.

− Nguyên tắc đo áp suất tĩnh: áp suất tĩnh tỉ lệ với độ cao của cột chất lỏng trong lòng ống thẳng hình trụ hở hai đầu, đặt vuông góc với dòng chảy theo phương thẳng đứng, sao cho một đầu ở điểm cần đo trong lòng chất lỏng.

− Nguyên tắc đo áp suất toàn phần: áp suất toàn phần tỉ lệ với độ cao của cột chất lỏng trong lòng ống hình trụ (uốn chữ L), hở hai đầu (một đầu được uốn vuông góc), đặt vuông góc với dòng chảy theo phương thẳng đứng, sao cho miệng ống vuông góc hứng dòng chảy chảy của chất lỏng

Page 128: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

127

• Giải thích nguyên tác hoạt động của bộ chế hoà khí: Ống hút không khí có một đoạn thắt lại, ở đó áp suất giảm xuống. Ống hút xăng có một đầu ở vị trí này, nên xăng bị hút lên và phân tán thành những hạt nhỏ, trộn lẫn với không khí, tạo thành hỗn hợp đi vào xilanh.

ở điểm cần đo.

Page 129: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

128

Chương VI : CHẤT KHÍ

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Thuyết động học phân tử.

b) Các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích và đẳng áp đối với khí lí tưởng.

c) Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

d) Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép.

Kiến thức

− Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

− Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.

− Nêu được các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp là gì và phát biểu được các

định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Sác-lơ, Gay Luy-xác.

− Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.

− Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.

− Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

− Viết được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép.

Kĩ năng

− Vận dụng được thuyết động học phân tử để giải thích đặc điểm về hình dạng, thể tích

của các chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.

− Vẽ được các đường đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp trong hệ toạ độ (p, V).

− Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng và phương trình Cla-pê-rôn –

Men-đê-lê-ép để giải được các bài tập đơn giản.

Page 130: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

129

2. Hướng dẫn thực hiện

1. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ. C ẤU TẠO CHẤT

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

[Thông hiểu]

Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử của chất khí :

a) Chất khí bao gồm các phân tử. Kích thước của phân tử là rất nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể bỏ qua kích thước ấy và coi mỗi phân tử như một chất điểm.

b) Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động hỗn loạn càng lớn. Chuyển động hỗn loạn của các phân tử gọi là chuyển động nhiệt.

c) Khi chuyển động, mỗi phân tử va chạm với các phân tử khác và va chạm với thành bình. Giữa hai va chạm, phân tử gần như tự do và chuyển động thẳng đều. Khi phân tử này va chạm với phân tử khác, thì cả hai phân tử tương tác, làm thay đổi phương chuyển động và vận tốc của từng phân tử. Khi va chạm với thành bình, phân tử truyền động lượng cho thành bình. Rất nhiều phân tử va chạm lên thành bình và tạo nên lực đẩy vào thành bình. Lực này tạo ra áp suất của chất khí lên thành bình.

2 Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.

[Thông hiểu]

• Khí lí tưởng là khí, trong đó mỗi phân tử coi như chất điểm, chuyển động hỗn loạn không ngừng và chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

Khí lí tưởng, theo quan điểm vĩ mô, là khí tuân theo hai định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt và Sác-lơ.

Page 131: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

130

• Đặc điểm của khí lí tưởng:

− Kích thước các phân tử không đáng kể (bỏ qua).

− Khi chưa va chạm với nhau thì lực tương tác giữa các phân tử rất

yếu (bỏ qua).

− Các phân tử chuyển động hỗn loạn, chỉ tương tác khi va chạm

với nhau và va chạm vào thành bình.

3 Vận dụng được thuyết động học phân tử để giải thích đặc điểm về hình dạng, thể tích của các chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.

[Vận dụng]

Giải thích đặc điểm về hình dạng, thể tích của các chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn như sau :

Ở thể khí, trong phần lớn thời gian các phân tử ở xa nhau, khi đó lực tương tác giữa các phân tử rất yếu, phân tử chuyển động hỗ loạn về mọi phía, do đó chất khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa, không có hình dáng và thể tích xác định.

Ở thể rắn và thể lỏng, mỗi phân tử luôn luôn có các phân tử khác ở gần (trong phạm vi khoảng cách một vài lần kích thước phân tử); ngoài ra các phân tử được sắp xếp với một trật tự nhất định, có thêm liên kết giữa những phân tử lân cận. Vì phân tử ở gần nhau và có thêm liên kết, nên lực tương tác giữa một phân tử và các phân tử lân cận luôn luôn là mạnh, giữ cho phân tử ấy không đi ra xa mà chỉ dao động quanh một vị trí cân bằng. Kết quả là chất rắn và chất lỏng có thể tích xác định.

Ở thể rắn, các vị trí cân bằng của phân tử là cố định, nên mỗi vật rắn có hình dạng xác định.

Ở thể lỏng, vị trí cân bằng của mỗi phân tử có thể dời chỗ sau

khoảng thời gian trung bình vào cỡ 10−11s. Vì có sự dời chỗ của

Page 132: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

131

các vị trí cân bằng nên chất lỏng không có hình dạng xác định mà có thể chảy, và do đó có hình dạng của phần bình chứa nó.

2. ĐỊNH LUẬT BÔI-L Ơ – MA-RI-ỐT

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.

[Nhận biết]

Trạng thái của một lượng khí xác định được xác định bởi ba đại lượng p, V, T, gọi là các thông số trạng thái.

2 Nêu được quá trình đẳng nhiệt là gì và phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.

[Thông hiểu]

• Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó

nhiệt độ không đổi.

• Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt : ở nhiệt độ không đổi, tích của thể tích V và áp suất p của một lượng khí xác định là một hằng số.

pV = hằng số

3 VÏ ®−îc ®−êng ®¼ng nhiÖt trªn

hÖ trôc täa ®é (p, V).

[VËn dông]

Biết cách vẽ được đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.

Trong hệ toạ độ (p, V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

3. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ. NHIỆT ĐỘ TUYỆT ĐỐI

Stt Chuẩn KT, KN quy định Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

Page 133: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

132

trong chương trình

1 Nêu được quá trình đẳng tích gì và phát biểu được định luật Sác-lơ.

[Thông hiểu]

• Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích không đổi.

• Định luật Sác-lơ: Với một lượng khí có thể tích không đổi, thì áp suất p phụ thuộc vào nhiệt độ t theo biểu thức :

p = p0 (1 + γt)

trong đó, p0 là áp suất của khối khí ở 0oC, p là áp suất của

khối khí ở nhiệt độ t; γ là hệ số tăng áp đẳng tích, có giá trị

như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng 1

273

độ−1

.

2 Vẽ được đường đẳng tích trong hệ toạ độ (p, T).

[Vận dụng]

Biết cách vẽ được đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.

Trong hệ toạ độ (p, T), đường này là một phần của đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.

Trong hệ toạ độ (p, V), đường này là một phần đường thẳng song song với trục p.

3 Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì. [Nhận biết]

Người ta coi −273oC là nhiệt độ thấp nhất không thể đạt được

và gọi là không độ tuyệt đối.

Nếu gọi T là số đo nhiệt độ trong nhiệt giai Ken-vin, t là số đo nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-út thì

T = t + 273

Nhiệt độ đo trong nhiệt giai Ken-vin được gọi là nhiệt độ tuyệt đối.

Mỗi độ chia trong nhiệt giai Ken-vin có giá trị bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Xen-xi-út. Độ không tuyệt đối có giá trị

vào khoảng −273,15 oC.

Page 134: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

133

4. PHƯƠNG TRÌNH TR ẠNG THÁI C ỦA KHÍ LÍ T ƯỞNG. ĐỊNH LUẬT GAY LUY-XÁC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

[Thông hiểu]

Phương trình trạng thái của khí lí tưởng là

pV

T= hằng số = C

trong đó, p là áp suất, V là thể tích, T là nhiệt độ trong nhiệt giai Ken-vin của một khối lượng khí xác định. Giá trị của hàng số C phụ thuộc vào lượng khí mà ta xét.

2 Nêu được quá trình đẳng áp gì và phát biểu được định luật Gay Luy-xắc.

[Thông hiểu]

• Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái trong đó

áp suất không đổi.

• Định luật Gay Luy-xác : Thể tích V của một lượng khí có

áp suất p không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối T của khí.

V C

T p= = hằng số.

Yêu cầu rút ra biểu thức định luật Gay Luy-xác từ phương trình trạng thái.

3 Vẽ được đường đẳng áp trong hệ toạ độ (V,T).

[Vận dụng]

Biết cách vẽ được đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.

Trong hệ toạ độ (V, T), đường này là một phần của đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.

Trong hệ toạ độ (p, V) đường này là một phần đường thẳng song song với trục V.

Page 135: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

134

5. PHƯƠNG TRÌNH CLA-PÊ-RÔN – MEN- ĐÊ-LÊ-ÉP

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép.

Vận dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng và phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép để giải được các bài tập đơn giản.

[Thông hiểu]

Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép là

pV = νRT = m

RTµ

trong đó, p là áp suất của khối khí đo bằng N/m2, V là thể tích của

khối khí đo bằng m3, ν là lượng chất của khối khí đo bằng mol, m là

khối lượng của khối khí đo bằng gam (g), µ là khối lượng mol của chất khí đo bằng gam trên mol (g/mol), R là hằng số của các khí, có giá trị R = 8,31 J/(mol.K), T là nhiệt độ của khối khí đo bằng K.

[Vận dụng]

Biết cách lập phương trình Claperông-Menđêlêep để giải được các bài tập:

− Xác định được một thông số trạng thái khi biết các thông số còn

lại.

− Xác định thông số trạng thái sau quá trình biến đổi.

− Tính số mol hoặc khối lượng của chất khí khi biết các thông số trạng thái của nó.

− Xác định thông số trạng thái khi biết số mol và một số thông số

trạng thái còn lại.

Page 136: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

135

Chương VII : CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

b) Biến dạng cơ của vật rắn.

c) Sự nở vì nhiệt của vật rắn.

d) Chất lỏng. Các hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng, dính ướt, mao dẫn.

e) Sự chuyển thể : nóng chảy, đông đặc, hoá hơi, ngưng tụ.

f) Độ ẩm của không khí.

Kiến thức

− Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

− Phân biệt được biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo.

− Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn.

− Viết được các công thức nở dài và nở khối.

− Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật.

− Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.

− Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.

− Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt.

− Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn. Viết được công thức tính độ chênh lệch giữa mặt thoáng của chất lỏng trong ống mao dẫn và mặt thoáng bên ngoài.

− Kể được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kĩ thuật.

− Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn : Q = λm.

− Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà.

− Viết được công thức tính nhiệt hoá hơi : Q = Lm.

− Phát biểu được định nghĩa về độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí.

− Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khoẻ con người, đời sống

Page 137: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

136

động, thực vật và chất lượng hàng hoá.

Kĩ năng

− Vận dụng được các công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập.

− Vận dụng được các công thức tính nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi để giải bài toán về sự chuyển thể của chất.

− Giải thích được các quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử.

− Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.

− Xác định được lực căng bề mặt bằng thí nghiệm.

2. H−íng dÉn thùc hiÖn

1. CHẤT RẮN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

[Thông hiểu]

• Phân biệt chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô :

Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể: cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh chính là dao động của mỗi hạt quanh một vị trí cân bằng xác định.

Các chất không có cấu trúc tinh thể do đó không có dạng hình

Vật rắn được cấu tạo từ một tinh thể được gọi là vật rắn đơn tinh thể. Vật rắn được cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau gọi là vật rắn đa tinh thể.

Tính dị hướng của một vật thể hiện ở chỗ tính chất vật lí của vật theo các hướng khác nhau thì không giống nhau.

Page 138: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

137

học xác định. Chuyển động nhiệt ở chất rắn vô định hình là dao động của của các hạt quanh vị trí cân bằng.

Các dao động nói trên phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì dao động mạnh lên.

• Phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về mặt vĩ mô :

− Chất kết tinh có dạng hình học, chất rắn vô định hình không có dạng hình học xác định.

− Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, chất rắn đa tinh thể không có tính dị hướng. Chất rắn vô định hình không có tính dị hướng.

− Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn vô định hình thì không có.

2. BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phân biệt được biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo.

[Thông hiểu]

• Biến dạng đàn hồi là biến dạng của một vật mà sau khi ngoại lực thôi tác dụng, vật phục hồi lại được hình dạng ban đầu.

• Biến dạng dẻo là biến dạng mà sau khi ngoại lực thôi tác dụng, vật không lấy lại được hình dạng ban đầu.

Các vật rắn đàn hồi có giới hạn đàn hồi. Nếu vật đàn hồi bị biến dạng vượt quá giới hạn đàn hồi thì biến dạng không còn là đàn hồi, mà trở thành biến dạng dẻo.

Page 139: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

138

2 Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn.

[Thông hiểu]

• Định luật Húc : Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối kéo hay nén của một thanh rắn, tiết diện đều, tỉ lệ thuận với ứng suất gây ra nó.

l

l0

F

S

∆: hay

l

l0

FE

S

∆=

trong đó, F là độ lớn lực tác dụng vuông góc với tiết diện S

của vật rắn, ∆l là độ biến dạng của vật rắn, l0 là chiều dài ban đầu của vật rắn, E là suất đàn hồi của vật rắn.

Đại lượng σ = F

S là ứng suất tác dụng vào vật rắn. Đại lượng

1E =

α gọi là suất đàn hồi (hay suất Y-âng) đặc trưng cho

tính đàn hồi của chất rắn..

• Đơn vị của σ và E là paxcan (Pa). 1 Pa = 1 N/m2.

Vật rắn hình trụ có tiết diện S, chịu tác dụng của lực kéo (hoặc

nén)Fur

.

Vì lực đàn hồi Fđh có độ lớn bằng lực F tác dụng vào vật, nên ta suy ra

Fđh = 0

SE k∆ = ∆l l

l

Đại lượng k = E0

S

l là độ cứng

hay hệ số đàn hồi của vật rắn, có đơn vị là niutơn trên mét (N/m).

3. SỰ NỞ VÌ NHI ỆT CỦA VẬT RẮN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được các công thức nở dài và nở khối.

[Thông hiểu]

• Công thức nở dài là

∆l = l 0[1 + α(t – t0)]

trong đó, ∆l là độ nở dài của thanh, l0 là chiều dài của thanh ở

nhiệt độ t0, l là chiều dài của thanh ở nhiệt độ t, α là hệ số nở

dài của thanh đo bằng đơn vị K-1

.

Page 140: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

139

Vận dụng được các công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập.

• Công thức nở khối là

∆V = V0[1 + β(t – t0)]

trong đó, ∆V là độ nở khối của vật, V0 là thể tích của vật ở nhiệt

độ t0, V là thể tích của vật ở nhiệt độ t, β là hệ số nở khối của vật

đo bằng đơn vị K−1

. Τa có β ≈ 3α.

[Vận dụng]

Biết cách tính được độ nở dài, độ nở khối và các đại lượng trong công thức độ nở dài, độ nở khối .

2 Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật.

[Thông hiểu]

Ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và

kĩ thuật:

Vật rắn khi nở ra hay co lại đều tạo nên một lực khá lớn tác dụng lên các vật khác tiếp xúc với nó. Do đó người ta phải chú ý đến sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật.

− Trong kĩ thuật chế tạo và lắp đặt máy móc hoặc xây dựng công trình, người ta phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt sao cho các vật rắn không bị cong hoặc nứt gãy khi nhiệt độ thay đổi.

− Người ta lợi dụng sự nở vì nhiệt của các vật rắn để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo băng kép dùng làm rơle đóng-ngắt tự động mạch điện; hoặc để chế tạo các ampe kế nhiệt, hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện, dùng đo cả dòng một chiều và xoay chiều...

Khi lắp đặt đường ray tàu hỏa cần để khe hở giữa các thanh ray để ray có thể dãn nở vì nhiệt mà không bị cản trở gây cong vênh…

Băng kép có cấu tạo từ hai thanh kim loại khác nhau được tán với nhau, có tác dụng đóng mở mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.

Page 141: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

140

4. CHẤT LỎNG. HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.

[Thông hiểu]

• Một khung dây hình chữ U có một thanh nhẹ CD trượt linh động đang được giữ bởi màng xà phòng (lớp mỏng dung dịch xà phòng ở Hình a). Nếu bây giờ để màng xà phòng nằm ngang ta sẽ quan sát thấy thanh CD bị kéo về phía cạnh AB do màng xà phòng thu bé diện tích lại (Hình b).

• Giải thích:

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do trên bề mặt chất lỏng xuất hiện một lực tác dụng lên thanh CD, đó là lực căng bề mặt. Lực căng bề mặt đặt lên đường giới hạn của bề mặt và vuông góc với nó, có phương tiếp tuyến với bề mặt của khối lỏng và có chiều hướng về phía màng bề mặt của khối lỏng gây ra lực căng đó.

Lúc đầu màng đặt thẳng đứng, lực căng bề mặt tại

Độ lớn lực căng bề mặt F tác dụng lên một đoạn thẳng có độ dài l của đường giới hạn bề mặt tỉ lệ với độ dài l:

F = σl

trong đó, σ là hệ số tỉ lệ, có độ lớn phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng được gọi là hệ số căng bề mặt và có đơn vị là niutơn trên mét (N/m). σ giảm khi nhiệt độ tăng.

a) b)

Page 142: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

141

thanh CD của màng cân bằng với trọng lực của thanh.

Khi màng nằm ngang thì tác dụng trọng lực của thanh CD không đáng kể, lực căng bề mặt kéo thanh CD để thu bé lại diện tích của màng xà phòng.

5. HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.

[Thông hiểu]

Nhỏ một giọt nước lên mặt tấm thuỷ tinh sạch thì nước chảy tràn ra, còn nhỏ một giọt thuỷ ngân lên mặt thuỷ tinh đó thì lại thu về dạng hình cầu (hơi dẹt do tác dụng của trọng lực).

Người ta nói nước dính ướt thuỷ tinh, còn thuỷ ngân không dính ướt thuỷ tinh. Vậy khi chất lỏng tiếp xúc với vật rắn, thì tuỳ theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt.

Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt.

2 Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt.

[Thông hiểu]

• Nếu thành bình bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch lên phía trên một chút và mặt chất lỏng có dạng mặt khum lõm.

• Nếu thành bình không bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch xuống phía dưới một chút và mặt chất lỏng có dạng mặt khum lồi.

3 Mô tả được thí nghiệm về hiện [Thông hiểu]

Page 143: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

142

tượng mao dẫn.

Viết được công thức tính độ chênh lệch giữa mặt thoáng của chất lỏng trong ống mao dẫn và mặt thoáng bên ngoài.

• Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính nhỏ, trong các vách hẹp, khe hẹp, các vật xốp… so với mực chất lỏng bên ngoài.

Nhúng các ống thuỷ tinh có bán kính nhỏ khác nhau vào các chất lỏng khác nhau (nước, thuỷ ngân), ta thấy mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong các ống kích thước khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào chất lỏng.

• Công thức tính độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn là

4h

gd

σ= ρ

Trong đó, σ là hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng, có đơn vị đo là N/m, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng,

có đơn vị đo là kg/m3, d là đường kính ống mao dẫn, có

đơn vị đo là mét (m). Trong trường hợp dính ướt thì h là độ dâng, trường hợp không dính ướt h là độ hạ xuống.

4 Kể được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kĩ thuật.

[Thông hiểu]

Nhê hiÖn t−îng mao dÉn mµ n−íc cã thÓ ngÊm qua kÏ ®Êt ®Ó rÔ c©y hót n−íc; dÇu ho¶ cã thÓ ngÊm theo c¸c sîi nhá trong bÊc ®Ìn lªn ®Õn ngän bÊc ®Ó ch¸y; dÇu nhên cã thÓ ngÊm qua c¸c líp phít hay mót xèp ®Ó b«i tr¬n liªn tôc c¸c vßng ®ì trôc quay cña c¸c ®éng c¬ ®iÖn, giÊy thÊm cã thÓ hót mùc, mùc thÊm theo r·nh ngßi bót...

Page 144: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

143

6. SỰ CHUYỂN THỂ. SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn : Q = mλ .

Vận dụng được các công thức tính nhiệt nóng chảy để giải bài toán về sự chuyển thể của chất.

[Thông hiểu]

Công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn là:

Q = mλ

trong đó, m là khối lượng của vật, λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật đo bằng đơn vị J/kg.

[Vận dụng]

Biết cách tính nhiệt nóng chảy và các đại lượng trong công thức tính nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào trong quá trình đông đặc và quá trình nóng chảy.

Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.

Nhiệt lượng cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của một chất rắn kết tinh ở nhiệt độ nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy riêng (hay gọi tắt là nhiệt nóng chảy), kí hiệu là λ.

7. SỰ HOÁ HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà.

[Thông hiểu]

Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó. Hơi khô là hơi có áp suất thấp hơn áp suất hơi bão hòa ở cùng nhiệt độ.

Hơi khô tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.

Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ

Sự hóa hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, có thể xảy ra dưới hình thức bay hơi hoặc sôi. Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra không phải chỉ ở mặt thoáng của chất lỏng mà cả trong lòng chất lỏng.

Dưới áp suất ngoài xác định, chất

Page 145: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

144

thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa cũng tăng. Ở cùng một điều kiện, áp suất hơi bão hòa của các chất khác nhau thì khác nhau.

Hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc thể tích hơi, mà chỉ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng bay hơi.

lỏng sôi ở nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng bằng áp suất ngoài tác dụng lên mặt thoáng của khối chất lỏng. Trong quá trình sôi, nhiệt độ của khối chất lỏng không đổi.

2 Viết được công thức tính nhiệt hoá

hơi : Q = Lm.

Vận dụng được các công thức tính

nhiệt hoá hơi để giải bài toán về sự

chuyển thể của chất.

[Thông hiểu]

Công thức tính nhiệt hoá hơi là:

Q = Lm.

trong đó, L là nhiệt hóa hơi riêng của chất, là nhiệt

lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng chất

lỏng ở một nhiệt độ xác định để nó hóa hơi hoàn

toàn. Nhiệt hoá hơi có đơn vị là J/kg.

[Vận dụng]

Biết cách tính nhiệt hoá hơi và các đại lượng trong

công thức tính nhiệt hoá hơi.

Nhiệt hoá hơi cũng phụ thuộc bản chất chất lỏng và vào nhiệt độ mà ở đó khối lỏng bay hơi.

3 Phát biểu được định nghĩa về độ

ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm

cực đại của không khí.

[Nhận biết]

• Người ta gọi độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng hơi nước tính

ra gam chứa trong 1 m3 không khí. Đơn vị của độ

ẩm tuyệt đối là gam trên mét khối (g/m3).

• Độ ẩm cực đại A của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối lượng tính

Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế.

Độ ẩm tỉ đối còn gọi là độ ẩm tương đối.

Page 146: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

145

ra gam của hơi nước bão hoà chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy. Đơn vị của độ ẩm cực đại

là gam trên mét khối (g/m3)

• Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :

af .100%

A=

4 Giải thích được các quá trình bay

hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển

động nhiệt của phân tử.

[Vận dụng]

• Trong quá trình bay hơi, các phân tử ở mặt

thoáng của chất lỏng có động năng đủ lớn thắng

được lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau

và có vận tốc hướng ra phía ngoài mặt thoáng, sẽ

bứt ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi

của chất đó. Vậy sự bay hơi là sự hoá hơi xảy ra

trên bề mặt chất lỏng.

• Trong quá trình ngưng tụ, các phân tử hơi ở phía

trên mặt thoáng chuyển động hỗn loạn. Có những

phân tử sau va chạm có chiều chuyển động hướng

về phía mặt thoáng và trở thành phân tử ở trong

khối chất lỏng.

5 Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.

[Vận dụng]

Qua mặt thoáng khối lỏng, luôn có hai quá trình ngược nhau: quá trình phân tử bay ra (sự hoá hơi) và quá trình phân tử bay vào (sự ngưng tụ). Khi số phân tử bay ra bằng số phân tử bay vào thì ta có sự

Page 147: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

146

cân bằng động. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.

6 Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khoẻ con người, đời sống động, thực vật và chất lượng hàng hoá.

[Thông hiểu]

Những ảnh hưởng của độ ẩm là:

− Độ ẩm ảnh hưởng đến độ bền vật liệu.

− Độ ẩm ảnh hưởng đến bảo quản thực phẩm và nông sản và hàng hoá.

− Độ ẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật.

Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. Độ ẩm cao quá lại giúp cho nấm mốc phát triển.

Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy và dụng cụ quang học, điện tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực, thực phẩm trong các kho chứa.

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại, phủ lớp chất dẻo lên các bản mạch điện tử...

8. Thực hành: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong

chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Xác định được lực căng mặt ngoài bằng thí nghiệm

[Thông hiểu]

Hiểu được cơ sở lí thuyết:

Phương án 1

Chọn 1 trong 2 phương án để thực hiện.

Page 148: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

147

Lập được mối liên hệ giữa lực căng bề mặt với khối lượng gia trọng. Từ đó rút ra biểu thức tính hệ số căng bề mặt.

Phương án 2

Xác định được các lực tác dụng lên vòng nhôm, từ đó rút ra được biểu thức xác định hệ số căng bề mặt của nước.

[Vận dụng]

• Biết cách sử dụng các dụng cụ đo và bố trí được thí nghiệm:

Phương án 1

- Biết sử dụng cân đòn.

- Láp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ.

Phương án 2

- Biết sử dụng thước kẹp đo đường kính ngoài và đường kính trong của vòng nhôm.

- Biết cách sử dụng lực kế.

- Lắp ráp được thí nghiệm theo sơ đồ.

• Biết cách tiến hành thí nghiệm:

Phương án 1

- Mắc thêm các gia trọng cho đến khi cân trở lại vị trí cân bằng, ghi lại khối lượng phần gia trọng mắc thêm.

- Ghi số liệu vào bảng.

Phương án 2

- Hạ thấp dần mực nước trong bình thứ 2.

- Đọc giá trị cực đại số chỉ của lực kế.

• Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:

- Tính được hệ số căng bề mặtσ từ số liệu đo được.

Page 149: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

148

- Tính sai số σ∆ .

- Nhận xét được các nguyên nhân gây ra sai số.

Page 150: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

149

Chương VIII : CƠ SỞ CỦA NHI ỆT ĐỘNG LỰC HỌC

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

a) Nội năng và sự biến đổi nội năng.

b) Các nguyên lí của Nhiệt động lực học.

Kiến thức

− Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng

tương tác giữa chúng.

− Nêu được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật đó.

− Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.

− Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.

− Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.

Kĩ năng

− Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một

số hiện tượng có liên quan.

− Giải thích được sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ nhiệt và máy lạnh.

− Giải được bài tập vận dụng nguyên lí I Nhiệt động lực học.

Page 151: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

150

2. Hướng dẫn thực hiện

1. NGUYÊN LÍ I NHI ỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.

[Thông hiểu]

Nội năng là dạng năng lượng bên trong của hệ, nó chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ. Nội năng bao gồm tổng động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa các phân tử đó.

2 Nêu được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật đó.

[Thông hiểu]

Nội năng phụ thuộc vào động năng của các phân tử, động năng của phân tử tăng theo vận tốc của chúng, mà vận tốc của các phân tử càng lớn thì nhiệt độ của khối chất càng lớn. Vì vậy, nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.

Thế năng tương tác giữa các phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng. Khi thể tích của khối khí thay đổi thì khoảng cách giữa các phân tử cũng thay đổi. Như vậy nội năng của phân tử cũng phụ thuộc vào thể tích của khối khí.

3 Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.

[Thông hiểu]

Khi bơm xe đạp bằng bơm tay, ta thấy bơm bị nóng lên. Điều đó chứng tỏ không khí trong bơm đã nóng lên, nghĩa là nội năng của không khí đã biến thiên do ta thực hiện công.

Khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn (thực hiện công

Page 152: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

151

cơ học), miếng kim loại nóng lên. Nội năng của miếng

kim loại đã thay đổi do thực hiện công.

Có thể làm cho không khí trong bơm nóng lên bằng cách hơ nóng thân bơm và làm cho miếng kim loại nóng lên bằng cách thả nó vào nước nòng. Khi đó nội năng của không khí hay miếng kim loại tăng lên không do thực hiện công mà do truyền nhiệt lượng.

4 Phát biểu được nguyên lí I của Nhiệt động lực học.

Viết được hệ thức của nguyên lí I của Nhiệt động lực học.

Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.

[Thông hiểu]

• Nguyên lí I nhiệt động lực học : Độ biến thiên nội năng ∆U của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng Q và công A mà hệ nhận được.

∆U = A +Q.

• Nếu Q > 0, thì hệ nhận nhiệt lượng. Nếu Q < 0, thì hệ nhả nhiệt lượng. Nếu A > 0, thì hệ nhận công. Nếu A < 0, thì hệ sinh công.

• Đơn vị của các đại lượng U, A, Q là jun (J).

2. ÁP DỤNG NGUYÊN LÍ I NHI ỆT ĐỘNG LỰC HỌC CHO KHÍ LÍ T ƯỞNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng có liên quan.

[Vận dụng]

• Giải thích các quá trình trong chu trình của khí lí tưởng.

− Quá trình đẳng tích (A = 0) : Q = ∆U.

− Quá trình đẳng áp: Q = ∆U + A’.

− Quá trình đẳng nhiệt (∆U=0) : Q = − A = A’.

Chu trình là một quá trình mà trạng thái cuối trùng với trạng thái đầu.

Page 153: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

152

Giải được bài tập vận dụng nguyên lí I của Nhiệt động lực học.

Trong các công thức trên, Q là nhiệt lượng hệ nhận được, ∆U là độ tăng nội năng của hệ, A’ là công mà hệ sinh ra, A là công hệ nhận vào.

− Với một chu trình vì ∆U = 0 nên Q = − A =A’ (công sinh ra) : Tổng đại số nhiệt lượng mà hệ nhận được trong cả chu trình chuyển hết thành công mà hệ sinh ra trong chu trình đó.

• Biết cách tính công và nhiệt lượng trong các quá trình nhiệt và cả chu trình của chất khí lí tưởng.

3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ MÁY L ẠNH. NGUYÊN LÍ II NHI ỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Stt Chuẩn KT, KN quy định

trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Phát biểu được nguyên lí II của Nhiệt động lực học.

[Thông hiểu]

Nhiệt không tự nó truyền từ một vật sang vật khác nóng hơn.

Không thể thực hiện được động cơ vĩnh cửu loại hai. Nói cách khác, động cơ nhiệt không thể biến đổi toàn bộ nhiệt lượng nhận được thành ra công.

2 Giải thích được sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ nhiệt và máy lạnh.

[Vận dụng]

• Giải thích sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ nhiệt và máy lạnh:

− Ở động cơ nhiệt, tác nhân nhận nhiệt Q1 từ nguồn nóng, biến một phần thành công A’ và toả phần nhiệt lượng Q2 cho nguồn lạnh.

− Ở máy lạnh, tác nhân nhận công A và nhận nhiệt Q2 từ

Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi nhiệt lượng sang công.

Máy lạnh là một thiết bị dùng để lấy nhiệt từ một vật này truyền sang vật khác nóng hơn nhờ nhận công từ các vật ngoài.

Page 154: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

153

nguồn lạnh, và truyền nhiệt Q1 cho nguồn nóng.

Hiệu năng của máy lạnh ε bằng tỉ số giữa lượng nhiệt nhận từ nguồn lạnh Q2 và công tiêu thụ A.

2Q

Aε =

− Hiệu suất của động cơ nhiệt :

−= = 1 2

1 1

Q QA'H

Q Q.

1 2

max

1

T TH

T

−= .

Hiệu năng của máy lạnh :

2 2

1 2

Q Q

A Q Qε = = −

.

2

max

1 2

T

T Tε = −

.

Page 155: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

154

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO

1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Vật lí 10. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

3. Vật lí lớp 10, sách giáo viên. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

4. Vật lí 10 Nâng cao. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

5. Vật lí lớp 10 Nâng cao, sách giáo viên. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

6. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên môn Vật lí lớp 10. Nhiều tác giả.

Page 156: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

155

MỤC LỤC

Page 157: Chuan kien thuc ki nang vat ly lop 10.8967

156

Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI

Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO

Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung : ...

...

Biên tập nội dung và sửa bản in : PHẠM THỊ NGỌC THẮNG

Thiết kế sách và biên tập kĩ thuật : KIỀU NGUYỆT VIÊN

Trình bày bìa : LƯU CHÍ ĐỒNG

Chế bản : CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

MÔN VẬT LÍ L ỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHU ẨN VÀ NÂNG CAO) Mã số :

In ............... cuốn, khổ 29 × 20,5 cm, tại ......................................... Số in : ............. Số xuất bản : ....................................... In xong và nộp lưu chiểu tháng ..... năm 2010.