26
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC PHẦN THÂN BÀI DIỄN THUYẾT

Chương 4

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Chương 4

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC PHẦN

THÂN BÀI DIỄN THUYẾT

Page 2: Chương 4

MỤC TIÊU

• Sau khi học xong, sinh viên sẽ:– Nắm được cách tổ chức phần thân bài diễn thuyết.– Biết cách tổ chức và thiết kế phần thân bài diễn thuyết.

Page 3: Chương 4

1. TẦM QUAN TRỌNG

• Nhiều nghiên cứu chứng minh tầm quan trọng của kết cấu tổ chức

• Khán giả ít kiên nhẫn với bài nói lan man cần có sự mạch lạc và phải được liên kết theo một trình tự nhất định

• Tổ chức một bài diễn thuyết phải đảm bảo đủ 3 phần: – Mở đầu– Thân bài– Kết luận

• Chương này đề cập đến thân bài - phần dài nhất và quan trọng nhất

Page 4: Chương 4

2. CÁC Ý CHÍNH PHẦN THÂN BÀI

• Chọn ý chính như thế nào? – Đôi khi ý chính được thể hiện rõ ràng ngay trong

phần nhận định mục đích cụ thể của bài diễn thuyết.

• Thông thường, ý chính sẽ nổi bật lên khi bạn nghiên cứu tìm tòi bài diễn thuyết và đánh giá các kết quả đó.

Page 5: Chương 4

Số lượng ý chính:- Quá nhiều ý:

• Thính giả sẽ gặp rắc rối khi sắp xếp các ý.• Khó nắm bắt vấn đề.

- Đa số bài nói: từ 2 đến 3 ý- Tối đa 5 ý.- Khi liệt kê các ý chính, nếu quá nhiều ý: nên

nén các ý theo phạm trù.

2. CÁC Ý CHÍNH PHẦN THÂN BÀI

Page 6: Chương 4

3. TRẬT TỰ CHIẾN LƯỢC CÁC Ý

Trật tự chiến lược• Giúp các ý rõ ràng và thuyết phục hơn.• Diễn giả thường dùng 5 mô hình tổ chức cơ bản sau:

Page 7: Chương 4

1. Trật tự thời gian: thuật lại một loạt các sự kiện theo trình tự xảy ra

2. Trật tự không gian: bài diễn thuyết tổ chức sẽ tuân theo mô hình hướng

3. Trật tự nhân quả: tổ chức các ý để chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân - kết quả

4. Trật tự vấn đề - giải pháp: trình bày những tồn tại của vấn đề, sau đó nêu những giải pháp để giải quyết

5. Trật tự chủ đề: thường được dùng khi bạn phân chia chủ đề thành từng chủ đề nhỏ

Page 8: Chương 4

3.1 Trật tự thời gian.

- Là phương pháp thuật lại một loạt các sự kiện theo trình tự xảy ra.

VD: MĐCT: Thông tin cho KG về Vạn lý trường thành của TQÝ chủ đạo: VLTT được xây dựng theo 3 giai đoạn chính.Các ý chính: - VLTT được bắt đầu xây dựng từ triều đại nhà Tần (221-206 TCN)- Các phần khác được xây bổ sung vào thời nhà Hán (206 TCN -220 SCN)- VLTT được hoàn thành trong triều đại nhà Minh

(1368-1644)

Page 9: Chương 4

VÍ DỤ 2

• Sử dụng trong mô tả quá trình hay cách làm 1 sản phẩm.• MĐCT: Thông tin cho thính giả về các bước cơ bản trong việc

làm cửa sổ kính màu. • Ý chủ đạo: Gồm 4 bước để tạo cửa sổ kính màu. • Các ý chính:

– Thiết kế cửa sổ– Cắt kính phù hợp số đo thiết kế– Sơn kính– Ráp cửa sổ

Page 10: Chương 4

3.2 TRẬT TỰ KHÔNG GIAN- Bài diễn thuyết tổ chức sẽ tuân theo mô hình hướng. Nghĩa là:- Từ trên xuống dưới, trái sang phải, trước ra sau, trong ra ngoài,

Đông sang Tây.- Ví dụ: + MĐCT: Thông tin cho KG về cấu trúc cơn cuồng phong.+ Ý chủ đạo: Cơn cuồng phong được tạo thành bởi 3 phần tính từ

trong ra ngoài.+ Các ý chính: * Trung tâm cơn cuồng phong là 1 vùng tĩnh lặng gọi là mắt bão. * Xung quanh mắt bão là thành mắt bão 1 vòng mây dày đặc gây

sức gió mạnh nhất và lượng mưa lớn nhất. * Quay quanh thành mắt bão là các dải mây lớn và lượng mưa

nhiều gọi là dải mây xoắn ốc.

Page 11: Chương 4

3.3 Trật tự nhân quả• Là phương pháp tổ chức các ý để chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân

- kết quả.VD:• MĐCT: Thuyết phục khán giả rằng việc sử dụng tràn lan thuốc

Ritalin để điều trị bệnh rối loạn quá hiếu động và thiếu tập trung là 1 vấn đề nghiêm trọng.

• Ý chủ đạo: Ritalin được kê đơn rộng rãi cho trẻ em bị bệnh rối loạn quá hiếu động và thiếu tập trung có 1 số tác dụng phụ rất nguy hiểm.

• Các ý chính: * Ritalin được kê đơn rộng rãi cho trẻ em bị bệnh rối loạn quá hiếu

động và thiếu tập trung * Thuốc Ritalin có liên hệ với 1 số tác dụng phụ nguy hiểm như gây

tổn thương gan, bệnh tim, trầm cảm, chậm lớn và hội chứng Tourette’s.

Page 12: Chương 4

3.4 Trật tự vấn đề - giải pháp• Là phương pháp sắp xếp nội dung theo trật tự vấn đề - giải pháp.

Được chia làm 2 phần:1. Trình bày những tồn tại và tính nghiêm trọng của vấn đề.2. Nêu những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.VD:MĐCT: Thuyết phục khán giả ủng hộ việc cần ban hành luật pháo

để kiểm soát việc lạm dụng của những người gây quỹ từ thiện lừa đảo.

Ý chủ đạo: Gây quỹ từ thiện lừa đảo là 1 vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự kiểm soát từ phía chính phủ và các cá nhân.

Các ý chính: - Gây quỹ từ thiện lừa đảo đã trở thành 1 vấn nạn quốc gia phổ

biến.- Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp những sáng kiến

của nhà nước và nhận thức của cá nhân.

Page 13: Chương 4

3.5 Trật tự chủ đề- Thường được dùng khi bạn phân chia chủ đề thành từng chủ đề nhỏ,

mỗi chủ đề nhỏ là 1 ý chính trong bài viết. - VD:- MĐCT: Thông tin cho khán giả về các loại pháo chính.- Ý chủ đạo: Các loại pháo chính gồm pháo thăng thiên, pháo hình ống,

pháo hoa tròn nhỏ, pháo bông.- Các ý chính: * Pháo thăng thiên nổ khi ở trên cao, tạo các hiệu ứng sống động nhất

trong các loại pháo. * Pháo hình ống phát ra những chùm tia sáng và ánh lửa nhiều màu sắc

kèm tiếng nổ lớn. * Pháo hoa tròn nhỏ phát ra tia sáng và ánh lửa nơi chúng cuộn lại ở

phía đầu cây pháo. * Pháo bông là loại pháo mảnh, nhiều màu sắc dùng để bắn trên mặt đất.

Page 14: Chương 4

4. Cân bằng các ý chính

- Ý chính cần đảm bảo đều được nhấn mạnh đủ rõ ràng và thuyết phục.

- Giữ các ý chính tách bạch riêng biệt.- Cố gắng sử dụng cùng một kiểu diễn đạt ý chính.- Cân bằng thời gian dành cho các ý chính.

Page 15: Chương 4

Ví dụ• MĐCT: Thông tin cho KG về các công dụng chính của thôi

miên.• Ý chủ đạo: Công dụng chính của thôi miên ngày nay là giúp

kiểm soát đau trong phẫu thuật, giúp bỏ thuốc lá và giúp SV tăng cường kết quả học tập.

• Các ý chính:– Dùng thôi miên trong phẫu thuật như một phương

pháp hỗ trợ gây mê bằng thuốc.– Dùng thôi miên giúp bỏ thuốc lá.– Dùng thôi miên giúp SV tăng cường kết quả học tập

Page 16: Chương 4

Ví dụ

• Ý 2 và 3 không thực sự là ý chính.

• Chỉ có 1 ý chính

• Cần xem lại để cân bằng thời gian phù hợp hơn.

Ý 1 Ý 2 Ý 3

85% 10% 5%

Page 17: Chương 4

4. Cân bằng ý chính (tt)

• Thời gian dành cho ý chính phụ thuộc:– Số lượng và sự phúc tạp của tư liệu hỗ trợ cho các ý.– Tư liệu hỗ trợ là phần thịt đắp cho phần thân.

Ý 1 Ý 2 Ý 3

30% 40% 30%

20% 30% 50%

Page 18: Chương 4

5. Tư liệu hỗ trợ

• Người nghe cần những cứ liệu hỗ trợ để chấp nhận những gì diễn giả trình bày

• Tài liệu hỗ trợ có thể là 1 câu chuyện, 1 trích dẫn, 1 số liệu thống kê, …

• Chú ý tổ chức các tài liệu hỗ trợ cho thích hợp với các ý chính; các tài liệu hỗ trợ đặt nhầm chỗ sẽ rất lúng túng

Page 19: Chương 4

MĐCT: Thông tin cho KG về các công dụng chính của thôi miên.

I. Dùng thôi miên trong phẫu thuật như một phương pháp hỗ trợ gây mê bằng thuốc.

1. Thôi miên giảm những cơn đau về thể chất và tâm lý.a. Thôi miên có thể tăng gấp đôi ngưỡng chịu đựng cơn đau ở

người.b. Thôi miên còn làm giảm nỗi sợ hãi mà gây tăng sự đau đớn

về thể chất.2. Thôi miên hữu hiệu nhất trong các t.hợp bệnh nhân được

biểt có vấn đề với gây mê toàn thân.a. Trích dẫn ý kiến tiến sỹ Harold Wain, bệnh viện quân đội

Walter Reed.b. Câu chuyện của Linda Kuay.c. Số liệu thống kê từ tạp chí Psychology Today.

Page 20: Chương 4

II. Dùng thôi miên để giúp cai nghiện thuốc lá.1. Nhiều bác sỹ chuyên khoa dùng thôi miên để giúp cai nghiện

thuốc lá.a. Bộ YT và dịch vụ con người Mỹ xem thôi miên là biện pháp

cai nghiện thuốc lá an toàn và hiệu quả.b. Tỷ lệ thành công đạt tới 70% - Câu chuyện của Alex Hamilton - Trích ý kiến bác sỹ tâm thần tại New York, Tiến sỹ Herbert

Spiegel2. Thôi miên không có hiệu quả đối với tất cả những người

nghiện thuốc.• Người nghiện thuốc phải có mong muốn bỏ thuốc để thôi

miên phát huy được hiệu quả.• Người nghiện thuốc phải đáp ứng đúng những yêu cầu của

biện pháp thôi miên.

Page 21: Chương 4

III. Thôi miên được dùng để giúp SV cải thiện kết quả học tập.1. Thôi miên giúp con người sử dụng tư duy hiệu quả hơna. Tư duy có ý thức chiếm 10% khả năng tinh thần 1 con ngườib. Thôi miên giúp con người phát huy thêm sức mạnh tư duy của

mình.2. Các nghiên cứu cho thấy thôi miên có thể giúp con người vượt

qua nhiều trở ngại để đạt thành công trong học thuật.a. Thôi miên cải thiện khả năng tập trungb. Thôi miên làm tăng tốc độ họcc. Thôi miên làm giản lo lắng trong thi cử

Page 22: Chương 4

6. Các phương tiện liên kếta. Phương tiện chuyển tiếp

– Là những từ hay cụm từ cho biết người diễn thuyết vừa kết thúc một ý và chuyển sang một ý khác

– Nêu lên ý vừa kết thúc và ý sắp sửa được trình bày – Những cụm từ này nhắc người nghe nhớ lại những điều vừa được nghe,

cũng như về những điều sắp được phát triển VD:- Bây giờ chúng ta có sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề…., cho phép tôi chia

sẻ các giải quyết vấn đề này với các bạn.- Chúng ta vừa nghe xong về tác hại của việc….., vậy cúng ta hãy cùng

xem xét 1 vài nguyên nhân.- Chúng ta đã tìm hiểu xong Phong thủy là gì, chúng ta cùng thực hành

môn NT này.

Page 23: Chương 4

b. Tóm lược trước- Giúp người nghe biết được những vấn đề diễn giả sắp nói tới

(mức độ chi tiết hơn so với phương tiện chuyển tiếp). - Dùng đến bất cứ khi nào cần người nghe bắt kịp ý tưởng của

bạn.VD: Giờ đây chúng ta đã thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề

báo cáo tín dụng sai. Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét 1 số giải pháp. Tôi sẽ tập trung vào 3 giải pháp. Đó là xây dựng luật pháp nhà nước chặt chẽ hơn liên quan đến các công ty cung cấp dữ liệu tín dụng; Buộc các công ty cung cấp dữ liệu tín dụng phải chịu trách nhiệm tài chính về các sai sót của họ; tạo sự dễ dàng hơn cho các cá nhân tiếp cận báo cáo tín dụng của công ty TD.

Page 24: Chương 4

c. Tiểu kết

- Là phương pháp ngược lại với tóm lược trước. – Giúp người nghe hình dung lại những điều vừa được nghe. Làm rõ và

củng cố ý tưởng– Áp dụng khi vừa kết thúc một hoặc một loạt ý chính quan trọng hoặc rất

phức tạp.– Có thể dùng để dẫn dắt sang vấn đề mới. VD: Tôi hy vọng đã trình bày rõ ràng về các lợi ích của việc đi bộ như là 1

cách tập thể dục. Không gây nhiều chấn thương như chạy, đi bộ vừa nhẹ nhàng mà vẫn không kém hiệu quả trong việc giữ vóc dáng. Đi bộ đều đặn với những bước đi nhanh nhẹn làm tim khỏe, gia tăng dung tích phổi, cải thiện tuần hoàn máu và giúp tiêu hao năng lượng. Tất cả những điều này có thể làm được mà không hề bị bong gân khớp gối hay khớp cổ chân do chạy gây ra.

Page 25: Chương 4

d. Lời chỉ dẫn- Là những phát biểu ngắn gọn cho biết bạn đang ở đâu trong bài diễn

thuyết.- Thường là ở dạng số để giúp người nghe hệ thống hóa các ý tưởng- Giúp giới thiệu ý chính đi kèm một câu hỏi để gợi lên những câu trả lời

trong tiềm thức và từ đó làm cho thính giả thực sự tham gia vào phần diễn thuyết.

- Nhấn mạnh ý quan trọngĐiều quan trọng nhất để nhớ về…Hãy chắc chắn nhớ…Đây là điều chính yếu để hiểu phần còn lại của bài nói…Trên hết, bạn cần biết…Tôi xin nhắc lại lời nhận định cuối cùng là…

VD. Nguyên nhân đầu tiên/2/3…của vấn đề này là…

Page 26: Chương 4

1. Tại sao nói việc tổ chức bài diễn thuyết một cách rõ ràng và mạch lạc là rất quan trọng?

2. Một bài diễn thuyết thường sẽ có bao nhiêu ý chính? Tại sao phải giới hạn số lượng ý chính trong bài diễn thuyết?

3. Năm mô hình tổ chức ý chính trong một bài diễn thuyết là gì? Bài diễn thuyết với mục đích cung cấp thông tin thích hợp với loại mô hình nào? Mô hình nào chỉ dùng duy nhất cho loại bài diễn thuyết với mục đích thuyết phục? Mô hình nào thường được dùng nhất?

4. Nêu bốn loại phương tiện liên kết. Mỗi loại có vai trò như thế nào trong bài diễn thuyết?