17
 Chuyên đề: Bo lc hc đường Trường THCS Võ ThSáu, huyn Trng Bom, Đồng Nai trang 1 PGD&ĐT huyn Trng Bom Trường THCS Võ ThSáu GV: Phan Mến CHUYÊN ĐỀ: BO LC HC ĐƯỜNG I. THC TRNG BO LC HC ĐƯỜNG: Gn đây vn đề bo lc hc đường đang được dư lun rt quan tâm và được coi là mt hin tượng xã hi đã đến mc nguy him và nghiêm trng. Có rt nhiu cuc hi tho vchuyên đề phòng chng bo lc trong nhà trường để đưa ra nhng bin pháp nhm gii quyết hin tượng bo lc trong hc sinh. Có ý kiến cho rng “  Mt trong nhng nguyên nhân cơ bn dn ti hin tượng trên, đó chính là tình trng nng vdy ch, nhvề dy người làm gim hiu quca vic giáo dc đạo đức, li sng cho hc sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các ngun lc cn thiết cho công tác giáo dc đạo đức hc sinh. Vi c giáo dc đạo đức, nhân cách, knăng sng cho hc sinh là vic làm thường xuyên và cn phi thc hin bng nhiu kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vn đề tu dưỡng đạo đức cho hc sinh là trách nhim ca các thy-cô giáo, không thphnhn vai trò ca người giáo vi ên chnhim trong vic hình thành nhân cách ca hc sinh. Vi thc trng bo lc trong hc đường hin nay, người giáo viên chnhim cn phi làm gì để ngăn chn và giúp hc sinh phát trin nhân cách trthành nhng con người lao động sáng to, làm chbn thân, làm chđất nước, có đức có tài? 1/ Bo lc hc đường là ? Bo lc hc đường đó là nhng hành vi xâm phm có chý, có ý đồ, thường gây hu qunghiêm trng và xy ra trong phm vi nhà trường, nếu nhìn tgóc độ ly hc sinh làm trung tâm thì bo lc hc đường là sxâm hi ca hc sinh đối vi hc sinh, sxâm hi ca hc sinh đối vi người bên ngoài nhà trường và ngược li, là sxâm hi ca giá o viên đối vi hc sinh và ngược li…Bo lc y xâm phm đến sc khohoc danh dca người bhi, hoc xâm phm đến tính mng và nhân phm ca người bhi. Bo lc y không chxy ra trong phm vi nhà trường mà nhiu khi xy ra bên ngoài nhà trường. Hành vi đánh nhau hc sinh thi gian gn đây có hin tượng gia tăng. Nhng vhc sinh đánh nhau “ đánh hi đồng” thường xy ra trong va ngoài trường . Các em không chđánh nhau mà còn quay camera, tung lên mng internet. Hành động này đã gây tn thương vtâm lý, tinh thn cho các bn cùng trang la và gây bc xúc trong xã hi. Tính cht và mc độ nghiêm trng ca mt svic xy ra cho thy sxung cp vđạo đức, li sng, văn hóa ng xca mt bphn hc sinh hin nay. 2/ Dưới đây là mt shình nh liên quan đến vn nn này:  

Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

  • Upload
    de-men

  • View
    136

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 1/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 1

PGD&ĐT huyện Trảng BomTrường THCS Võ Thị SáuGV: Phan Mến

CHUYÊN ĐỀ: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

I. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG:Gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là mộthiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo vềchuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giảiquyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “ Một trong những nguyênnhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên, đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưaquan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đứchọc sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm

thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhàtrường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy-cô giáo, khôngthể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách củahọc sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, người giáo viên chủ nhiệmcần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những conngười lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài?

1/ Bạo lực học đường là gì ?Bạo lực học đường đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu

quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường, nếu nhìn từ góc độ lấy học sinhlàm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâmhại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáoviên đối với học sinh và ngược lại…Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dựcủa người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lựcấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường.

Hành vi đánh nhau ở học sinh thời gian gần đây có hiện tượng gia tăng. Những vụ họcsinh đánh nhau “ đánh hội đồng” thường xảy ra ở trong va ngoài trường. Các em khôngchỉ đánh nhau mà còn quay camera, tung lên mạng internet. Hành động này đã gây tổnthương về tâm lý, tinh thần cho các bạn cùng trang lứa và gây bức xúc trong xã hội. Tính

chất và mức độ nghiêm trọng của một số việc xảy ra cho thấy sự xuống cấp về đạo đức,lối sống, văn hóa ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.

2/ Dưới đây là một số hình ảnh liên quan đến vấn nạn này:

 

Page 2: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 2/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 2

 

Ở huyeän Traûng Bom, tình trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây cũng

có xảy ra nhö vuï em Haø Thanh Huy tröôøng THCS Nguyeãn Vaên Troãibò ñaâm tröôùc coång tröôøng hồi thaùng 5

Em Hà Thanh Huy đang điều trị tại bệnh viện.

Ngày 6/5/2010, Công an xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, Đồng Nai đã chuyển hồ sơ vụ án em Hà Thanh Huy, học sinh lớp 84, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã SôngThao, ngụ tại khu 2, ấp Thuận Hòa, xã Sông Thao bị một số đối tượng đánh, đâm gâythương tích vào lúc 11h30' ngày 28/4/2010. Đến Đội CSĐT tội phạm về TTXH-Công anhuyện Trảng Bom để thụ lý, tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý.

Vào thời điểm trên, em Hà Thanh Huy và một số bạn cùng lớp vừa ra khỏi cổng trườngđể đi bộ về nhà thì bị một số đối tượng đuổi đánh. Em Huy và bạn bỏ chạy, nhưng emHuy bị rơi cặp quay lại lấy thì bị các đối tượng trên đánh và dùng dao cạo vỏ hạt điềuđâm 3 nhát vào lưng gây thương tích (hiện em Huy đang nằm điều trị tại Bệnh viện NhiĐồng Nai).

 Ngay sau khi xảy ra vụ việc Công an xã Sông Thao đã đến hiện trường và báo cho ĐộiCSĐT tội phạm về TTXH - Công an huyện Trảng Bom. Trong chiều 28/4, Đội CSĐT tội phạm về TTXH-Công an huyện Trảng Bom, Công an xã Sông Thao và Công an xã Bàu

Page 3: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 3/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 3

Hàm đã xác định được 11 đối tượng tham gia vào vụ gây thương tích cho em Huy; trongđó có 09 đối tượng ngụ tại xã Bàu Hàm và 02 đối tượng ngụ tại xã Sông Thao, huyệnTrảng Bom

Điều đáng nói là 11 đối tượng này phần lớn sinh năm 1995, chỉ có 01 đối tượng sinhnăm 1993, hiện tại có 4 đối tượng đang đi học ở Trường THCS-THPT Bàu Hàm, còn lại

đã bỏ học. Khi được Công an xã Sông Thao mời đến làm việc, 11 đối tượng tham gia vụđánh, gây thương tích cho em Huy đều thừa nhận hành vi của mình và cho rằng "đánhnhầm người".

Chiều 6/5/2010, Trung tá Nguyễn Thanh Hải, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm vềTTXH-Công an huyện Trảng Bom cho biết: Vụ gây thương tích cho em Hà Thanh Huysẽ được điều tra làm rõ về hành vi vi phạm của từng đối tượng tham gia và nguyên nhândẫn đến vụ gây thương tích. Sau khi em Huy điều trị lành vết thương ra viện, cơ quanCSĐT Công an huyện Trảng Bom sẽ đưa em đi giám định tỷ lệ thương tích

  Vụ một em HS nam lớp 12 trườngTHPT nội trú thuộc xã Bàu Hàm bị đâmtrước cổng trường trong tháng 10 vừaqua... Tuy nhiên, con số đó không nhiềuvà chưa đến mức nghiêm trọng. Nhưngkhông vì lẽ đó mà chuùng ta thờ ơ với

tình trạng này. Vậy nguyên nhân bạo lựchọc đường là do đâu?

Hiện nay, bạo lực học đường đã và đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Bạo lực họcđường ngày một gia tăng cả về số lượng cũng như quy mô với hậu quả khôn lường. Đây

không phải là trách nhiệm của riêng một ai mà là của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

II. NGUYÊN NHÂN NAO DÂN ĐÊN HANH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG?1/ Nguyên nhân khiến tình trạng học sinh đánh nhau có hiện tượng gia tăng là xuất pháttừ đặc điểm tâm lý của một số học sinh muốn tự thể hiện mình, thiếu kỹ năng sống. Chamẹ ít quan tâm đến con cái, nhà trường còn chưa sát sao trong việc quản lý, giáo dục lốisống cho học sinh. Nhiều em học sinh bị ảnh hưởng do tiếp xúc với các loại hình văn hoákhông lành mạnh, bị lôi cuốn bởi những trò chơi bạo lực, games online…

Nhiều học sinh đánh bạn vì lý do “nhìn mặt thấy ghét”, “ỷ học giỏi mà chảnh”, có nhómhọc sinh bắt nạt, trấn lột học sinh khác buộc em này phải lấy cắp tiền bạc, tài sản của giađình cống nạp...Tất cả những điều ấy cảnh báo không cẩn thận thì tư duy bạo lực đangngấm dần vào các em và dễ dàng bộc phát bất cứ lúc nào…

2/ Nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi bạo lực nguy hiểm kể trên? Đại diện cáccơ quan chức năng đã nêu lên những nguyên nhân có tính biện chứng: Lứa tuổi học sinh

 phổ thông dễ bốc đồng và khó tự chủ, thường bị bạn bè kích động. Các em chịu ảnh hưởngrất nhiều những thông tin bạo lực từ bên ngoài như phim ảnh, internet, game,… dần dần

nhiễm các tư tưởng bạo lực, thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Do đó, cónhững lý do tưởng chừng như rất đơn giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường nhưkhông tiền tiêu vặt, bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp, bị bạn phụ tình…Phần lớnhọc sinh tham gia vào các vụ bạo lực học đường là con em những gia đình có nhiều khó

Page 4: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 4/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 4

khăn, bất hạnh (gia đình lam lũ, gia đình thuộc diện đói-nghèo, cha mẹ ly hôn, rượu chè,cờ bạc, hung bạo…) thiếu sự quan tâm đến con cái hoặc giáo dục không đúng cách.

Trong thực tế hàng ngày như chúng ta vẫn thấy tình trạng bạo lực học đường xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Từ bậc tiểu học đến THCS, THPT, cao đẳng, đại học,…mà nguyên nhânchính đôi khi chỉ là những xích mích rất nhỏ thế nhưng do không được giáo dục đến nơi,đến chốn nên từ những xích mích nhỏ đó đã dẫn đến lời qua, tiếng lại, rồi xố xát, rồi đâmchém nhau,…

Đặc biệt, bạo lực học đường không chỉ xảy ra đối với học sinh cá biệt, mà đôi khi có cảnhững em học sinh giỏi, có hạnh kiểm tốt. Tuy nhiên đại đa số bạo lực học đường xảy ravẫn là các em có học lực yếu-kém, trong đó nam có, nữ cũng có.Từ học lực yếu-kém nêncác em nản học dẫn đến mê chơi, xa vào con đường nghiện ngập, xì ke, ma túy, mại dâm.Máu côn đồ dần dần ngấm vào cơ thể. Thiếu thốn tình cảm của gia đình, bạn bè nên sốngkhép mình dẫn đến bất mãn, bất cần đời. Hơn thế nữa, thiếu sự kèm cặp của gia đình nên

sống buông thả. Khi thiếu thốn vật chất dẫn đến nói dối cha mẹ, lường gạt bạn bè rồi trộmcắp, cướp của, giết người.

 3/ Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên có nhiều nguyênnhân gây ra. Song, xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội

 phạm, đồng thời thông qua hoạt động thống kê tội phạm, có thể rút ra bốn nguyên nhân cơ  bản sau:

3.1. Từ phía gia đình.Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình có tác động

đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò của giađình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em; đặc biệt là vai trò của cha-mẹ là hết sức quantrọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻsinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có

nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong giađình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Nhữngthiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do:

Một là , lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như: thỏa mãn và đáp ứngđầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là không chính đáng, không phùhợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không bắtlàm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lýđòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nênkhi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập,hành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của ngườichưa thành niên.

Page 5: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 5/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 5

Hai là , gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục concái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xathường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt củacon cái. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hànhvi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã muộn.

Ba là , một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết sớm, sống với dì ghẻ hoặc bố dượng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang. Những trẻ em rơi vàohoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm,thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khihành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội.

3.2. Từ phía nhà trường 

Hiện nay, hầu hết các trường học đều tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật, nhưng thực tế đây cũng chỉ có tính hình thức. Trong khi đó, các chươngtrình giáo dục pháp luật lại chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dụcvà giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm kỷ luậtthì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức này khi áp dụng lại vô tình tạo ra khoảngtrống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục nên dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm phápluật. Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt

chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi điện

tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình không hay biết. Đây là điềukiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo các em vào con đường vi phạm pháp luật.

3.3. Từ phía xã hội Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những thiếu sót trong

việc quản lý văn hóa – xã hội của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, vì vậy chúngta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạmngười chưa thành niên để đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu

tranh phù hợp.Hệ thống pháp luật về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng bộ, việc thi hành chưanghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, cácngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệmcủa mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, coiđó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường.

Vai trò của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa thành niên còn mờ nhạt. Thông thườngnhững người vi phạm pháp luật thuộc đối tượng ở tổ chức nào thì ủy ban nhân dân xã,

 phường, thị trấn giao cho tổ chức đó giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của họ, nhưngthực tế thì rất ít trẻ em vi phạm pháp luật được giao cho Đoàn Thanh niên quản lý, giáodục, nếu có thì cũng chưa được các cơ sở đoàn quan tâm đúng mức. Sự mờ nhạt của các tổ

Page 6: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 6/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 6

chức đoàn cùng với việc thiếu quan tâm của gia đình dẫn đến nhiều thanh niên sau khi trở về từ trường giáo dưỡng lại tiếp tục đi vào con đường tái phạm.

3.4. Từ chính bản thân người chưa thành niênNgười chưa thành niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng còn chưa được

hoàn thiện về thể chất và tinh thần. ở độ tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ,hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếuthiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệtnghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xãhội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật.

III. GIẢI PHÁP1/ Phương hướng - Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chínhtrị, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các

tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh các loại tội phạm, tệ nạn xãhội nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng.

- Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật;nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các cơ sở Đảng, các cơ quan nhà nước, cácđơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị-xã hội. Xây dựng lực lượng công an nhân dân và cáccơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòngcốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.

- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ýthức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh phòng,chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý giáodục, cải tạo người chưa thành niên bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoànlương, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội.

- Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương hàng năm phải sơ kết và có kế hoạchtiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tăng

cường quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội.

- Đặt nhiệm vụ phòng, chống vi phạm, tội phạm của người chưa thành niên thành Chươngtrình quốc gia có mục tiêu và nội dung cụ thể, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toànxã hội vào công tác phòng, ngừa, từng bước làm giảm tình hình vi phạm, tội phạm. Xâydựng môi trường sống lành mạnh trong xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và hiệulực quản lý của Nhà nước. Trước mắt phải ngăn chặn kịp thời một số loại tội phạm nguyhiểm do người chưa thành niên thực hiện, đẩy lùi một bước các loại tệ nạn xã hội như matúy, cờ bạc, mại dâm.

- Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, pháthiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế

 phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội. Củng cố các tổ dân

Page 7: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 7/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 7

 phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở phường, xã, thị trấn tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2/ Giải phápThứ nhất, tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm

 pháp luật của người chưa thành niên.- Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng,tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằngngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động,không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết.

- Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xãhội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và kháchquan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm phápluật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình,

xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào để họ có địnhhướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.

- Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế gia đìnhđể trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống vi phạm pháp

luật của học sinh, sinh viên. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dụchọc sinh, sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định

 bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối hợp tốtvới gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trongkhu vực nhà trường.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của cáccơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật,

trách nhiệm công dân trong phòng, chống vi phạm tội phạm; thông qua các loại hình vănhóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thờinhững hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hànhvi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượngkhông lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh cáchành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản.

- Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lựclượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng

ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liêntục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấutranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều

Page 8: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 8/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 8

tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm,đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.

- Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việclàm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làmcho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòanhập với cộng đồng

3/ Xây dựng môi trường giáo dục thân thiệnTrước tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường diễn biến phức tạp, Sở Giáo dục -đào tạo Đồng Nai vừa có công văn chỉ đạo các trường, đơn vị trực thuộc tăng cường hơnnữa công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, theo lãnhđạo Sở Giáo dục - đào tạo, nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương cần có sự phốihợp chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo an ninh trật tự môi trường học đường cũng như quản lýhọc sinh và sinh viên khi các em rời khỏi cổng trường học. Trong đó, người lớn phải kịp

thời phát hiện để giải tỏa các học sinh có biểu hiện mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, xuhướng bạo lực và ngăn ngừa tình trạng mang hung khí, chất nổ, vật nguy hiểm vào trườnghọc. "Ngoài ra, chúng tôi đã chỉ đạo cho các trường, đơn vị nhanh chóng tập hợp các vụviệc, số liệu và đánh giá nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường gửi về Sở.Từ đó, Sở sẽ báo cáo chuyên đề đánh giá thực trạng nạn bạo lực học đường và có giải

 pháp hạn chế, khắc phục"-ông Nguyễn Thiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-đào tạo nói.

Ở một góc nhìn khác, ông Phan Đình Chương, Chánh văn phòng Sở Giáo dục - đào tạothì cho biết, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ngoài tập trung thực hiện

 phong trào thi đua "Trường lớp thân thiện, học sinh tích cực", các trường học phải cụ thểhóa bằng nhiều hình thức, phong trào rèn luyện chân - thiện - mỹ, xây dựng sự yêuthương, gắn kết giữa thầy và trò, học đường với xã hội và phụ huynh học sinh. ÔngChương cho rằng, tuổi học trò rất hồn nhiên, trong sáng nên công tác giáo dục phải đầy ắptình thương, sự bao dung, hướng thiện và liên tục hình thành nhân cách sống tích cực chocác em. Vì vậy, ông Chương nói: "Trước tiên, nhà trường phải xây dựng hình ảnh ngườithầy chuẩn mực, môi trường giáo dục tiến bộ và lên án lối giáo dục bạo lực của ngườithầy".

Được truyền đạt kiến thức là cần thiết,nhưng các em còn cần được giáo dục kỹ năng sống. (Ảnh minh họa)

Thiếu sân chơi và thời gian giáo dục đạođức cho học sinh là điều đang được nhiều nhà trường quan tâm kiến nghị khắc phục.(Ảnh minh họa)

Page 9: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 9/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 9

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một hành động thiết thực. Môitrường lành mạnh, trong sáng, thân thiện, hòa đồng, cùng giúp đỡ lẫn nhau. Tạo không khívui chơi mà học, học mà chơi.

Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ.Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đếnmôi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương,giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội.

Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấphành luật pháp của mọi người dân.

Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn vàtrách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phảiđược bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

 Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực họcđường.

IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG :

1/ Ngăn chặn Bạo lực học đường: Phải bắt đầu từ gia đìnhTS. Võ Văn Nam-Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì cho rằng: “Ngay trong

gia đình cha mẹ vẫn dùng bạo lực với nhau. Bước ra khỏi nhà, trẻ gặp hàng xóm bạolực, bạo lực từ trên phim đến ngoài đời nên trẻ thường thấy: “mạnh được, yếu thua”. Vìthế, khó tránh cảnh HS đánh nhau. Chung quy lại, HS chỉ là nạn nhân chứ không phải làthủ phạm, các em đáng thương hại hơn là đáng trách…”.

Nhiều ý kiến khác cũng khẳng định, BLHĐ không phải là chuyện mới lạ trong trườnghọc. Cái mới hiện nay chính là học sinh đã biết sử dụng vũ khí để đánh nhau, thậm chí cònmời gọi “giang hồ” bên ngoài vô trường để “xử” bạn. Hậu quả là có không ít trường hợp

 bị thương tật, nguy hiểm hơn là chết người.2/ Đừng bỏ rơi trẻ!

Đi tìm nguyên nhân của những sự việc trên, các chuyên gia giáo dục, tâm lý đã chỉ rahàng loạt nguyên nhân dẫn tới những hành động thiếu suy nghĩ ở lứa tuổi học sinh.

 Nguyên nhân từ nhà trường chính là sự giáo dục chưa đủ, thậm chí không giáo dục về việc phòng chống bạo lực. Đặc biệt là gia đình cũng chưa quan tâm, chưa thân thiện với con cáitrong khi xã hội lại có quá nhiều yếu tố độc hại đối với lứa tuổi các em. HS tiếp xúc vớihàng ngàn cảnh bạo lực… để rồi trở thành một hình ảnh quen thuộc và bắt chước theo. Đócòn là hệ quả của sự vô cảm của người lớn, của việc giáo dục quá nặng về lý thuyết, kiếnthức mà không giáo dục về kĩ năng, đạo đức, nhân cách làm người”. Sau gần 10 năm làmcông tác tư vấn tâm lý học đường tại các trường phổ thông, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng -Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phần nào hiểu được tâm tư, tình cảm của lứa

Page 10: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 10/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 10

tuổi “trẻ con thì đã qua mà người lớn lại chưa tới”. Theo đó, bà cho rằng: “Bạo lực họcđường là hậu quả của một quá trình cô đơn, bế tắc”. Trẻ bây giờ thường xuyên bị cha mẹ

 bỏ rơi (do cha mẹ bận làm ăn hoặc có những mối bất hòa). Vì không được yêu thương nêntrẻ tự ti, dễ bị bạn bè ăn hiếp, đến khi bị dồn vào chân tường, trẻ sẽ phản kháng lại bằng

 bạo lực… Nhấn mạnh đến giải pháp phải bắt đầu từ gia đình, TS. Bích Hồng phát biểuthêm: “Mỗi ngày hãy hỏi xem con mình đi đâu, làm gì, với ai… để biết con có những mốiquan hệ bất thường mà bảo vệ. Đừng “khoán trắng” trách nhiệm dạy con cho nhà trường”.Không chỉ cô đơn trong nhà, trẻ còn cô đơn ở trường. “Một lớp học nếu chỉ có 20-30 họcsinh thì quan hệ thầy trò là quan hệ nhân văn. Nhưng khi lớp học có tới 50-60 học sinh thìquan hệ thầy trò sẽ là quan hệ hành chính. Với một mối quan hệ hành chính như vậy, liệuthầy cô giáo có thể quan tâm, sâu sát đến từng học sinh? Sự cô đơn trong trường học khiếnhọc sinh xa lánh thầy cô, có chuyện gì cũng tự “xử lý”, “giải quyết” với nhau chứ hiếm khitâm sự cùng thầy cô”, TS. Minh khẳng định: Ra ngoài xã hội, trẻ cũng cô đơn, các em thấymình lạc lõng trong đám đông. Nếu các em có bỏ học lang thang ngoài đường cũng chẳngngười lớn nào thèm hỏi. Đáng trách hơn khi 5-7 học sinh đánh nhau, người lớn thấy cũng

chỉ… đứng nhìn. Sự vô cảm của người lớn đã biến các em thành những đứa trẻ chỉ thíchsử dụng nắm đấm… Biện pháp phòng chống BLHĐ hiệu quả mà theo TS. Bích Hồngchính là giải tỏa sự cô đơn cũng như củng cố niềm tin ở trẻ”.

3/  Giáo dục kỹ năng sống cho HS, cần lắm!TS. Nam cho rằng, giảm tải chương trình học, thay vào đó những giờ học kĩ năng là biện

 pháp hữu hiệu: “Các em cần được rèn luyện kĩ năng giao tiếp để hạn chế những câu nóikhông hay gây mất lòng bạn bè của các em. Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có nhữnghành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất. Rèn luyện kĩ năng kiềm chếcảm xúc để các em biết kìm nén những lúc xúc động, biết sống bao dung độ lượng với mọingười”. Đóng góp về việc xử lý các vụ việc bạo lực, PGS-TS Trần Tuấn Lộ nói: “Cần

 phân loại các mức độ nghiêm trọng, phân biệt động cơ bạo lực để tùy mỗi trường hợp màcó cách xử lý, giáo dục riêng. Phải coi bạo lực bắt đầu từ những lời nói, từ cái nhìn, cử chỉcó biểu hiện bất thường chứ không chỉ là hành động trên thân thể người khác...”. Ý kiếncủa bà Lê Thúy Hòa-Hiệu trưởng Trường THPT DL Thái Bình cũng rất đáng được quan

Page 11: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 11/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 11

tâm: “Không trường nào không có học sinh xích mích, quan trọng là chúng ta phải pháthiện sớm để ngăn chặn. Người phát hiện không chỉ là thầy cô giáo, bảo vệ… mà còn là các

 bạn trong lớp. Để học sinh giúp giáo viên phát hiện những vụ xích mích này, bắt buộc nhàtrường phải giáo dục kỹ năng sống cho các em”. Theo ông Lê Ngọc Trung, Phó ban hoạtđộng ngoài trời Trường Thiếu sinh quân thì giáo viên cũng nên dạy về kỹ năng giải quyếtmâu thuẫn, chẳng hạn đặt ra các tình huống cụ thể như “nhìn mặt thằng này thấy ghét” thìgiải quyết như thế nào để bớt ghét. Kỹ năng sống không chỉ đợi đến bậc THCS, THPTmới dạy mà ngay từ mầm non cũng phải giáo dục cho các bé…”.

4/ Trao đúng thứ các em cần.4.1. Tổ chức giao lưu rộng rãi giữa các lớp, các trường, các tổ chức, đoàn thể.

Trong lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan, dã ngoại để giáo dục tinhthần tập thể cho mỗi học sinh. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữacác lớp trong toàn khối, toàn trường để các em hiểu và gần gũi nhau hơn. Giáo viên cần

 phối hợp với gia đình và các tổ chức như Đoàn thanh niên của trường phát hiện ra thủ lĩnh

của các nhóm không chính thức trong tập thể học sinh để giao những nhiệm vụ cụ thể củatrường, lớp nhằm phát huy vai trò “chỉ huy” của những cá nhân đó. Đồng thời, phải kịpthời định hướng, điều chỉnh các hành vi của những em này vào các hoạt động tích cực củatập thể.

4.2. Tổ chức các giờ chơi “đóng kịch” về tình huống bày tỏ lòng yêu thương và sự tôntrọng nhau. 

Ban đầu thầy cô, hoặc cha mẹ có thể thiết kế nhiều tình huống “đóng kịch” để chơi vớicác em. Sau đó, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em, người lớn tạo điều kiện

cho các em tự thiết kế các tình huống. Sau mỗi lần diễn kịch, cần có sự phân tích, đánh giámỗi cách ứng xử, giúp các em lựa chọn cách ứng xử tốt nhất. Đây là cách làm hay để hìnhthành kỹ năng sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức cho các em.

4.3. Làm gương cho các em. Ở lứa tuổi học sinh phổ thông, từ ngưỡng mộ tới thần tượng chỉ là một bước ngắn. Vì thế,

thầy cô giáo, cha mẹ phải làm gương cho các em thấy cách ứng xử khéo léo của mình đểcác em khâm phục và làm theo một cách có ý thức. Nhà trường cần tổ chức các cuộc thiứng xử sư phạm và huy động nhiều giáo viên và học sinh tham gia. Qua đó, các em sẽ cảm

nhận và thẩm thấu những ứng xử có văn hoá. Tôi không đồng tình với ý kiến của không ítngười cho rằng, thầy cô hiện nay không còn là tấm gương nữa, và cũng không phải hầu hếtgiáo viên đều chạy theo thành tích mà quên học sinh của mình. Còn có biết bao gươnggiáo viên đã lo từng cái ăn cái mặc cho học sinh mà chúng ta hàng ngày được thấy trên tivivà các phương tiện thông tin đại chúng.

5/ Nhà trường và công an cần ngăn chặnMôi trường giáo dục góp phần uốn nắn hành vi, giúp trẻ nhận thức được đúng, sai vai trò

của giáo viên hết sức quan trọng. Tôi cho rằng mọi chuyện gì xảy ra nếu được học sinh và

giáo viên phối hợp hỗ trợ nhau thì cái xấu không có cơ hội xâm nhập vào trường học. Sựviệc học trò sợ không dám can ngăn đã đành, giáo viên cũng không can thiệp được thìkhông chấp nhận được.

Page 12: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 12/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 12

 Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức học sinh, nắm bắtđược tâm tư, tình cảm của từng học sinh lớp mình chủ nhiệm. Chính vì thế, một biểu hiện“bất thường” của một học sinh “cá biệt” cũng có thể không qua được “con mắt” củaGVCN. Ban cán sự lớp là lực lượng nòng cốt của GVCN trong việc phát hiện và trao đổivới GVCN về vấn đề này. Nếu tình trạng sự việc xảy ra thì GVCN là người đầu tiên đứngra giải quyết. Chính vì thế cần phải “phòng” hơn là “chống” .

Đối với học sinh cá biệt thì GVCN cần có thời gian với các em nhiều hơn. Phải thật khônkhéo: “mềm nắn, rắn buông” , thường xuyên theo dõi, động viên, nhắc nhở là chính hơn làdùng biện pháp kỷ luật.

Kết hợp tốt với đoàn, đội cùng giáo dục các em. Tăng cường cho tham gia các hoạt độngđoàn thể cũng như các phong trào văn nghệ, TDTT và các trò trơi giải trí lành mạnh, tạokhông khí vui tươi, thân thiện, gần gũi với các em. Có như vậy các em mới dễ thổ lộ tâmtư, tình cảm của mình với thầy cô, bạn bè,…Kết hợp với hội cha mẹ học sinh cùng giáo dục các em học sinh cá biệt của lớp mình, vì

đại diện cha mẹ học sinh sẽ có lời nói mang tính thuyết phục, cũng như đề xuất nhữnghướng giải quết kịp thời, mang tính “pháp lí” hơn. Kết hợp tốt với gia đình cũng là một

 biện pháp thiết thực.

6/ Hơn nữa, bạo lực học đường không chỉ xảy ra trên địa bàn huyện Trảng Bom, màcòn xảy ra hầu hết trên các địa bàn khác thuộc tình Đồng Nai và một số tình- thành lâncận. Cụ thể :

6.1. Vụ học sinh đâm chết bạn tại Đồng Nai: Xích mích nhỏ, hậu quả lớnChiều 27/32010, chỉ vì mâu thuẩn, một học sinh lớp 10 C8, Trường THPT dân

lập Hồng Bàng, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, đã dùng dao thủ sẵn trong người

đâm bạn học cùng lớp tử vong. Án mạng xảy ra trong giờ ra chơi trước sựchứng kiến của hàng chục học sinh… là tiếng chuông báo động tình trạng bạolực học đường.  Nát lòng cha mẹ... 

 Ngày 28-3, hàng trăm thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng đã đến chia sẻ nỗi đau vớigia đình học sinh Lưu Thanh Tú. Có mặt tại đám tang Tú, không ai cầm được nước mắt.Mẹ và chị gái Tú trước mất mát quá lớn chỉ còn biết ngất lên ngất xuống (ảnh), lúc tỉnh lạithì ôm riết di ảnh của Tú mà kêu gào “Tú ơi về đây với mẹ, với chị”.

Gia đình Tú rất khó khăn. Tú là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em. Bình thường Túcũng khá hiền, biết lo cho gia đình. Hàng ngày, ngoài giờ đi học Tú phải phụ mẹ đi lấynước đá về bỏ mối cho các quán nước… Ngờ đâu Tú lại bị chính bạn bè sát hại. Tú được

Page 13: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 13/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 13

chở tới Bệnh viện huyện Xuân Lộc vào lúc 14h50 và đã tử vong trước khi nhập viện, dođứt cuống tim.

Còn tại gia đình học sinh La Đức Hiến(hung thủ dùng dao đâm bạn), một ngàysau khi xảy ra vụ việc là một bầu khôngkhí nặng nề bao trùm. Bố mẹ Hiến haingày qua đến giờ bỏ hết công việc tronggia đình để vừa thăm nuôi con lại vừa đilàm việc với cơ quan điều tra. Gặp chúngtôi sau khi thăm Hiến về, trong trạng tháithất thần, mệt mỏi cha mẹ của Hiến (ôngLa Văn Quýnh và bà Ngô Thị ThanhThuỷ) vừa khóc vừa nói: “Tủi hổ và ânhận lắm em ơi. Nhà chỉ có mình nó là contrai, bao nhiêu kỳ vọng dành cho cháu. Ai

ngờ…cháu nó dại thế”!  Theo người dân ở ấp Trung Lương xã Xuân Trường huyện Xuân Lộc, Hiến thường ngày

cũng rất ít nói, khá hiền lành. Thường ngày buổi sáng, bố mẹ chở đi đón về đến chiều thìHiến mới đi học bằng xe buýt. Đi học về là Hiến ở nhà phụ mẹ tách hạt điều. Mấy ngàytrước gia đình cũng không thấy cháu nó có biểu hiện gì bất thường.

6.2. Đe dọa từ bên ngoài cổng trường Ông Thái Đình Ngữ, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu xã Xuân Tâm,

huyện Xuân Lộc kể, vào năm 2009, ngay trước cổng trường này xảy ra một vụ án mạnggiữa hai nhóm thanh thiếu niên trên địa bàn xã. Hậu quả là một học sinh của trường (đã bỏhọc) bị nhóm thanh niên "đối phương" dùng mã tấu chém chết tại chỗ. Nguyên nhân củavụ án là do hai nhóm (tuổi chưa thành niên) ghen tức chuyện tình cảm. Cũng theo ông

 Ngữ, những vụ việc như thế gây tâm lý không tốt, không an tâm cho học sinh, phụ huynhvà nhà trường. Song, do không có chức năng, nên những vụ gây mất an ninh trật tự xảy ra

 bên ngoài cổng thì nhà trường chỉ biết trấn an học sinh và trông chờ vào chính quyền,công an địa phương giải quyết ổn thỏa.

Còn bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, TP.Biên Hòa, cho biết: bạo lực học đường còn do chính học sinh đe dọa lại giáo viên. Ví dụnhư vừa rồi, có học sinh của trường vi phạm nội quy học tập nên bị giáo viên thể dục trách

 phạt và nhà trường đình chỉ học tập em này 1 tuần. Sau đó, học sinh ấy đã cùng bạn kéođến cổng trường để tìm thầy giáo thể dục để hành hung. "Đó là hành vi côn đồ, thiếu lễ

 phép của học trò với giáo viên cần phải được xử lý và giáo dục để làm gương" - bà Huệnói.

Mới đây, một học sinh của Trường tiểu học thuộc TP.Biên Hòa trên đường đi học về đã

 bị một nhóm thiếu niên trấn lột tiền và đe dọa hành hung. Sau đó, những đối tượng xin đểuvà đe dọa học sinh đã bị nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương xử lý kịp thời.Tuy nhiên, theo Ban giám hiệu trường này, việc ngăn chặn các hành vi đe dọa học sinhnếu thiếu sự hỗ trợ, giúp sức từ chính quyền địa phương và sự mạnh dạn tố giác của phụ

Page 14: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 14/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 14

huynh, học sinh thì nhà trường khó có biện pháp xử lý triệt để. Ngoài việc các học sinh bịxin đểu, trấn lột tiền của, nhiều bậc phụ huynh còn phản ảnh, hiện tại có không ít học sinhhay mang các vật sắc nhọn trong người, như: dao bấm (loại thời trang), kiếm gỗ, mã tấu...đến lớp học, nhưng chưa được gia đình, nhà trường phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Ông Nguyễn Công Danh, Trưởng phòng Giáo dục - đào tạo huyện Xuân Lộc cho biết, ở lứa tuổi học sinh tiểu học và THCS các em tuy ngỗ nghịch, suy nghĩ còn bồng bột, dễ bịlôi kéo, tác động nhưng cũng dễ uốn nắn. Do đó, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo cầnquan tâm hơn để giúp các em không sa ngã vào con đường phạm pháp hoặc bị đe dọa,hành hung.

Sau khi tan học 2 học sinh này rủ nhaura đồng hoang gây sự.

Bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, các em họcsinh cần được sự quan tâm giúp đỡ, bảo vệ an toànsức khỏe, tính mạng (ảnh minh họa).

6.3. Một thầy giáo bị đâm trước cổng trường 

Công an P.2, Q.10, TP.HCM, đang lấy lời khai và điều tra vụ việc thầy Trần Hoài Trung(ảnh)-giảng viên kiêm bí thư Đoàn trường Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM, bị một thanh niên đâm bị thương khi đang làm việc tại “Hội trại thanh niên vì ngày mai” do trường tổ chức.

Trao đổi với PV tại Bệnh viện Chợ Rẫykhi đã hồi phục sức khỏe, thầy Trung, 27tuổi, cho biết khoảng 15h ngày 28/3, khiđang đứng kiểm soát sinh viên ra vào dựhội trại tại cổng trường, thì thầy bị mộtthanh niên xông vào, dùng dao đâm liêntiếp vào người.

“Vụ việc diễn ra quá bất ngờ nên khôngai kịp phản ứng, người đó lao vào đâm tôirồi nhanh chóng chạy bộ ra đường, leo lênxe đồng bọn chờ sẵn tẩu thoát” - thầyTrung nhớ lại. Sau khi bị trọng thương,thầy Trung được sinh viên và đồngnghiệp đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấpcứu. Lúc này thầy Trung đã ngất đi vì mấtquá nhiều máu. Vết thương ở tay trái lànặng nhất, gây đứt động mạch chủ và dâythần kinh mạch máu, phải phẫu thuật đểnối lại.

Page 15: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 15/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 15

6.4. Học sinh Nguyễn Văn Tư, Trường THPT Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc): "Chúng em cần được quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn". Em Tư tậm sự:

Rất nhiều lần em bị một nhóm học sinh ở trường khác hiếp đáp khi cùng đi học bằng xe buýt. Ban đầu vì sợ, em không dám báo vụ việc cho thầy cô, cha mẹ. Nhưng sau đó, nhờ  ban giám hiệu can thiệp và vận động nên em thay đổi phương tiện đi học bằng xe đạp thìtình hình mới được cải thiện. Qua chuyện của em, em mong sao thầy cô giáo quan tâmnhiều hơn đến những tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn, trắc trở của chúng emnhiều hơn. Tất nhiên, bản thân chúng em cũng cần mạnh dạn báo những sự việc nghiêmtrọng đến cha mẹ, thầy cô để được can thiệp, bảo vệ kịp thời. 6.5. Chị Trần Thị Liên, ngụ tại phường Tân Hiệp (TP.Biên Hòa): "Phụ huynh cần ứng 

 xử có văn hóa"Tôi từng chứng kiến cảnh một nhóm phụ huynh học sinh xông vào trường chửi bới, hành

hung giáo viên, khi giáo viên ấy dùng thước bảng đánh vào tay học sinh. Tôi cật lực phảnđối lối hành xử thiếu văn hóa, không tôn sư trọng đạo của một vài phụ huynh học sinh như

thế. Điều đáng trách hơn là dù con em họ đánh bạn, vi phạm kỷ luật nhà trường, thay vìdạy dỗ con em mình thì họ lại kéo nhau vào trường hành hung thầy cô giáo và học sinh.Theo tôi, khi phụ huynh có hành vi bạo lực học đường, xúc phạm thầy cô giáo, nhà trườngcũng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc như: đề nghị chính quyền nơi phụ huynh đó cưtrú xử lý, hoặc nhà trường phải dùng biện pháp ngăn cản, buộc họ cam kết không tái

 phạm... 6.6. Ông Hà Huy Kiểm, Hiệu trưởng Trường THPT Thống Nhất B (huyện Thống 

 Nhất): "Cần sự hợp tác của học sinh và phụ huynh"

Để xây dựng môi trường học đường thân thiện, không bạo lực, lãnh đạo trường phải giảiquyết tốt mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh. Mối quan hệ này đượcxây dựng thân thiện hay chưa phụ thuộc vào kết quả của các bên có tích cực hợp tác haykhông. Chẳng hạn như do áp lực chuyên môn mà giáo viên gây áp lực với học sinh, hànhxử thô bạo với các em là hành vi kém thân thiện. Học sinh không tìm thầy cô giáo giải bàytâm sự là do thiếu sự cộng tác. Phụ huynh học sinh với nếp sống không chuẩn mực tạicộng đồng nên con em bị viêm nhiễm... Những điều đó, lâu dần tạo ra áp lực và dễ xuấthiện bạo lực trong học đường, với học sinh. Vì vậy, chúng tôi cố gắng làm hết sức mìnhtạo sự thân thiện, để bảo vệ an toàn cho học sinh. Chúng tôi cũng luôn mời gọi sự hợp tác

tích cực từ học sinh, phụ huynh, mong muốn các bên cùng nhau đối thoại, giải quyếtnhững gút mắc liên quan đến bạo lực học đường.

6.7. Nhà giáo ưu tú Tô Hoàn Lộc, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền(TP.Biên Hòa): "Thầy cô phải thương và quý trò như con mình"

Khi xã hội giao trọng trách trồng người cho mình, thì giáo viên phải thương yêu học sinhnhư thương yêu con mình. Thương có nghĩa là hiểu, thông cảm, sẻ chia và thân thiện uốnnắn, giúp đỡ khi các em mắc khuyết điểm. Đừng cho rằng, trách nhiệm rèn luyện nhâncách học sinh do gia đình là chính và do môi trường xã hội tác động. Thầy cô luôn phảichịu trách nhiệm trước những hành vi chưa ngoan của học trò do mình giáo dục, vuntrồng. Chỉ có như vậy thầy cô giáo mới góp phần hạn chế bạo lực học đường. 

Page 16: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 16/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 16

6.8. Ông Ngô Văn Hải, Phó chủ tịch UBND xã Phú Lợi (huyện Định Quán): "Trường học là mục tiêu cần được bảo vệ"

Hiện nay, bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, địa phương cùng vớicác trường học cần tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, ngăn chặn tình trạng học sinhmang hung khí vào lớp học, tụ tập đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trong, ngoài cổngtrường và tại nơi cư trú. Khi trường học và chính quyền địa phương phối hợp tốt trongviệc bảo đảm an ninh trật tự trường học thì các công tác khác có liên quan như: phối hợpxử lý các hành vi bạo lực với học sinh ngoài cổng trường, phổ biến pháp luật cho học sinh,giáo dục học sinh cá biệt, bỏ học... cũng dễ dàng thực hiện. Và, một khi chính quyền xácđịnh trường học là mục tiêu quan trọng cần bảo đảm tốt an ninh trật tự thì bạo lực họcđường mới được hạn chế, ngăn chặn. 6.9. Anh Nguyễn Thành Nam, Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (TP.Biên

 Hòa): "Cán bộ Đoàn và giáo viên chủ nhiệm là nơi chia sẻ"Các em học sinh cần được nhà trường, gia đình tạo điều kiện để chia sẻ, bày tỏ nỗi niềm.

Ở độ tuổi của các em, việc được bày tỏ những gút mắc qua ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn vàgiáo viên chủ nhiệm là dễ dàng nhất. Do đó, tổ chức Đoàn trong lớp, trường học phải thậtsự là "hộp thư" cho các em phản ánh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm cần dành nhiều thờigian hơn để tìm hiểu tâm tư, tình cảm của học trò mình. Bên cạnh đó, cán bộ Đoàn củalớp, trường phải là những người đồng hành với các em, cùng các em giải quyết tất cảnhững mâu thuẫn lớn nhỏ trong và ngoài lớp học.

6.10. Anh Trần Đăng Ninh, Trưởng ban Thanh niên nông thôn-an ninh quốc phòng (Tỉnh đoàn Đồng Nai): "Xây dựng gương sáng học đường"

Song hành với những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường, nhà trường và tổ chứcĐoàn trong khối giáo dục cần phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức nhiều hình thức,hoạt động vui chơi, giải trí để thu hút các em vào sân chơi lành mạnh. Qua các phong tràođó, tình cảm bạn bè, thầy cô thêm thắt chặt, gắn kết, thân thiện. Đồng thời, mục tiêu của

 phong trào này cần được gắn liền với việc xây dựng hình ảnh giáo viên tiêu biểu, chuẩnmực; học sinh thì năng động, tích cực và gia đình thì nề nếp, mẫu mực.

7/ Ngay từ bây giờ chúng ta cần làm gì?Khi phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực” từ đầu năm học đến nay

đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự hướng đến giáo dụcmột nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy nhiên, để tới đích, vẫn cókhông ít khó khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếptục xâm nhập vào trường học, trong đó, đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường cóchiều hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học. Nhận thức rõ điều này, mới đây,UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức một buổi toạ đàm với ngànhGD&ĐT và Công an thành phố bàn giải pháp phối kết hợp “Ngăn chặn và phòng chống

 bạo lực học đường”.

Khái niệm về “bạo lực học đường” được Sở GD-ĐT Quảng Nam và CA tỉnh phân tíchmột cách thấu đáo ở góc độ khoa học giáo dục: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý,có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Và, nếunhìn từ góc độ lấy HS làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của HS đối với

Page 17: Chuyen de Bao Luc Hoc Duong

5/10/2018 Chuyen de Bao Luc Hoc Duong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-bao-luc-hoc-duong 17/17

Chuyên đề: Bạo lực học đường 

Trường THCS Võ Thị Sáu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai trang 17

HS, sự xâm hại của HS đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hạicủa GV đối với HS và ngược lại… Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự củangười bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấykhông chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường.Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ án có liênquan đến học sinh.

Nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi bạo lực nguy hiểm kể trên? Đại diện các cơ quan chức năng đã nêu lên những nguyên nhân có tính biện chứng: Lứa tuổi HS phổ thôngdễ bốc đồng và khó tự chủ, thường bị bạn bè kích động. Các em chịu ảnh hưởng rất nhiềunhững thông tin bạo lực từ bên ngoài như phim ảnh, internet, game,… dần dần nhiễm cáctư tưởng bạo lực, thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Do đó, có những lý dotưởng chừng như rất đơn giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường như không tiền tiêuvặt, bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp, bị bạn phụ tình…Phần lớn HS tham gia vàocác vụ bạo lực học đường là con em những gia đình có nhiều khó khăn, bất hạnh (lam lũ,

đói nghèo, ly hôn, rượu chè, cờ bạc, hung bạo…) thiếu sự quan tâm đến con em hoặc GDkhông đúng cách.

Từ sự trao đổi, bàn bạc những giải pháp nhằm mục tiêu kiềm chế việc vi phạm pháp luậttrong CB, GV, HS; ngăn chặn tận gốc sự phát sinh hành vi bạo lực trong nhà trường, Lãnhđạo UBND Tỉnh QN đã chỉ đạo: Tăng cường trách nhiệm, sự chủ động phối hợp của lựclượng CA các cấp và các cơ quan quản lý GD, các cơ sở GD. Ngành Giáo dục và Công antỉnh đẩy mạnh việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2002 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Côngan về công tác bảo vệ an ninh trong trường học và cơ sở giáo dục. Đáng chú ý hơn cả là

việc giao trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở GD lên kế hoạchvà chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, gia đình HS, đặc

 biệt là lực lượng CA; định kỳ tổ chức giao ban với công an địa phương và các cơ quanchức năng để nắm tình hình, bàn biện pháp phối hợp phòng ngừa bạo lực học đường; phátđộng sâu rộng trong HS ý thức ngăn ngừa và phòng chống bạo lực trong trường, lớp bằngnhững việc làm cụ thể như khuyên ngăn bạn không gây bạo lực, trực tiếp hoặc gián tiếp(qua điện thoại, hộp thư góp ý) thông báo cho thầy cô giáo, cho phụ huynh biết để kịp thời

 phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những cá nhân, băng nhóm gây bạo lực.

Ý kiến của phần đông đại diện có trách nhiệm đều đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp mạnh với các băng nhóm thanh thiếu niên hư hỏng tại địa phương, các băngnhóm được hình thành có tổ chức và quan hệ với nhau rộng rãi qua mạng internet. Quản lýchặt chẽ các điểm dịch vụ internet (về giờ giấc truy cập, nội dung truy cập, đối tượng truycập); có biện pháp kịp thời khi có sự việc xảy ra. 

Trên đây là một số nguyên nhân, giải pháp, phòng chống tình trạng “bạo lực học đường”.Quá trình thực hiện chuyên đề chắc hẳn không thể tránh được những sai sót, tôi rất mongđược sự đóng góp ý kiến quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

 Sông Trầu, ngày 30 tháng 10 năm 2010