24
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ VĂN TÚ HOμN THIÖN PH¸P LUËT VÒ B¸N HμNG §A CÊP T¹I VIÖT NAM THEO KINH NGHIÖM MéT Sè N¦íC TR£N THÕ GIíI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG HÀ NỘI - 2014

Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

  • Upload
    buique

  • View
    230

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ VĂN TÚ

HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ B¸N HµNG §A CÊP T¹I VIÖT NAM

THEO KINH NGHIÖM MéT Sè N¦íC TR£N THÕ GIíI

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG

HÀ NỘI - 2014

Page 2: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công

trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo

độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn

học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của

Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi

có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VŨ VĂN TÚ

Page 3: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

2

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ

VIỆC HỌC HỎI KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ

GIỚI VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM .................................. 4

1.1. Bán hàng đa cấp ........................................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bán hàng đa cấp ................................................. 4

1.1.2. Vai trò bán hàng đa cấp .................................................................................. 7

1.1.3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp

tại Việt Nam ................................................................................................... 8

1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp ................................................................... 10

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp...................................................... 10

1.2.2. Nội dung pháp luật về bán hàng đa cấp ....................................................... 11

1.3. Vấn đề học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới về bán hàng

đa cấp của Việt Nam .................................................................................. 14

1.3.1. Nhu cầu học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về bán hàng đa cấp .............................................................................. 14

1.3.2. Nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm quốc tế ..................................................... 16

1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước ..................................................................... 16

Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 41

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA

VIỆT NAM ................................................................................................. 42

2.1. Một số nét về ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam .......... 42

2.1.1. Lịch sử phát triển .......................................................................................... 42

Page 4: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

3

2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam .................... 44

2.2. Thực trạng quy định pháp luật về bán hàng đa cấp của Việt Nam ...... 45

2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp .......................................... 45

2.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Bán hàng đa cấp ................................ 48

2.2.3. Các hiệp hội có liên quan ............................................................................. 49

2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp ............................................................ 50

2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp .......................................................... 55

2.3. Thực trạng thực thi quy định pháp luật và những khó khăn trong

việc quản lý về bán hàng đa cấp tại Việt Nam ......................................... 57

2.3.1. Vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp ........................................................ 57

2.3.2. Xử lý vi phạm ............................................................................................... 61

2.3.3. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam ..... 65

Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 72

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI

VIỆT NAM THEO KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ

GIỚI ............................................................................................................. 73

3.1. Nhận định chung ........................................................................................ 73

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện những quy định pháp luật về Bán hàng đa cấp tại

Việt Nam ...................................................................................................... 73

3.1.2. Một số nét chính có thể học hỏi trong kinh nghiệm các nước để hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về Bán hàng đa cấp ……………………………75

3.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam

về Bán hàng đa cấp .................................................................................... 77

3.2.1. Tiếp tục thừa nhận phương thức bán hàng đa cấp và siết chặt quản lý ....... 77

3.2.2. Điều chỉnh tên gọi của phương thức ............................................................ 77

3.2.3. Tội phạm hóa hành vi bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật .......................... 78

3.2.4. Thừa nhận một cách chính thức bán hàng đa cấp đối với dịch vụ ............... 79

3.2.5. Điều chỉnh các quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Bán

hàng đa cấp ................................................................................................... 79

Page 5: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

4

3.2.6. Các điều chỉnh khác ..................................................................................... 82

Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 85

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87

Page 6: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCT: Bộ công thương

BHĐC: Bán hàng đa cấp

BHTT: Bán hàng trực tiếp

GĐK: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

KDĐC: Kinh doanh đa cấp

KDTM: Kinh doanh theo mạng

NPP: Nhà phân phối

NTD: Người tiêu dùng

SCT: Sở Công thương

VCA: Cục Quản lý cạnh tranh

Page 7: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

BHĐC trên thế giới có lịch sử phát triển gần 80 năm và có những bước phát triển

nhất định tại Việt Nam. Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối sản phẩm theo

phương thức BHĐC [53]. Tại Việt Nam tính đến tháng 10/2012 đã có sự xuất hiện của 77

doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức BHĐC với số lượng NPP ngày càng tăng

nhanh (khoảng 1 triệu người) [23]. Trong khi đó, làn sóng của các công ty Việt Nam và

các công ty có vốn đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam sẽ chưa dừng lại

trong thời gian tới với sự xuất hiện của một số công ty lớn có thể kể đến như

TUPPERWARE (Indonesia), GANO EXCEL (Malaysia)…

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam quản lý về hoạt động BHĐC còn đang

trong giai đoạn hoàn thiện với: Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 (Luật

Cạnh tranh 2004) [26]; Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ

về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 110) [7] được thay thế bởi Nghị định số

42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định

42) [10]; Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị

định 110 (Thông tư 19) [2] và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số nội

dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19 (Thông tư 35) [3] được thay thế bởi Thông tư

số 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42 (Thông tư 24) [5]. Hệ thống pháp luật về

BHĐC vẫn còn nhiều lỗ hổng, hạn chế dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gây

khó khăn trong công tác quản lý, tình trạng BHĐC bất chính diễn ra phổ biến, vi phạm

quy định hoạt động BHĐC xảy ra ngày một nhiều ảnh hưởng quyền lợi NTD. Do vậy,

nhu cầu sửa đổi, bổ sung là tất yếu để kiểm soát tốt sự phát triển ngành công nghiệp này.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam là một thành viên tích cực và có

trách nhiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta là thành viên của tổ chức thương

mại thế giới – WTO (2007), Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương – APEC

(1998)… Do vậy, chúng ta cũng tranh thủ cơ hội để tiếp thu những thành tựu của nền lập

pháp thế giới để giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay.

Page 8: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

7

Do tính cấp bách của việc hoàn thiện pháp luật về BHĐC và ảnh hưởng của xu thế

toàn cầu hóa nên việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về BHĐC tại Việt

Nam trên cơ sở tham chiếu, học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để hoàn

thiện pháp luật trong nước là rất cần thiết. Bởi vậy, trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình,

tác giả xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam

theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới” làm đề tài nghiên cứu. Luận văn nghiên

cứu các khía cạnh khác nhau của quy định pháp luật về BHĐC tại Việt Nam và tham

khảo kinh nghiệm lập pháp của một số nước để thấy được những vấn đề còn tồn tại của

hệ thống pháp luật Việt Nam và tìm ra hướng hoàn thiện.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Các đề tài nghiên cứu trước đây thường đề cập đến vấn đề BHĐC dưới góc độ

“Bất chính” “Cạnh tranh không lành mạnh”, có thể kể đến luận văn thạc sĩ “Pháp luật về

Bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam” của tác giả Ninh Thị Minh Phương bảo vệ năm

2012 do TS. Bùi Nguyên Khánh hướng dẫn khoa học, đề tài tiến sĩ “Pháp luật về chống

cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn bảo vệ năm 2008 do

PGS.TS Nguyễn Như Phát hướng dẫn khoa học…

Luận văn này sẽ cố gắng đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của hoạt động

BHĐC, phân tích và đánh giá nó trên cơ sở học tập kinh nghiệm xây dựng pháp luật của

một số nước trên thế giới để đưa ra được định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật và

kiện toàn công tác quản lý trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu, luận văn sẽ khảo cứu hệ thống pháp luật Việt Nam về quản

lý hoạt động BHĐC, trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng vi phạm và rà soát công tác quản

lý đối với các doanh nghiệp hoạt động BHĐC tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng

khảo sát pháp luật của một số nước về quản lý hoạt động BHĐC để học tập kinh nghiệm

giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật về

BHĐC, thực trạng vi phạm và vấn đề xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý đối với các

doanh nghiệp BHĐC tại Việt Nam những năm gần đây. Song song với nó, luận văn cũng

Page 9: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

8

chú trọng tìm hiểu quy định pháp luật các nước: Malaysia, New Zealand, Canada để học

hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích chung nhất là hoàn thiện pháp luật về BHĐC Việt Nam để quản lý tốt

hơn phương thức này trở thành một phương thức bán hàng đúng nghĩa của nó. Trên cơ sở

đó, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành tốt hơn đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Để

thực hiện mục đích nghiên cứu ở trên, tác giả sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chung về BHĐC; Phân tích, đánh giá thực trạng

pháp luật về BHĐC của Việt Nam để thấy những điểm còn hạn chế, chưa hợp lí; Phân

tích, đánh giá thực trạng vi phạm, thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật về BHĐC tại Việt

Nam và nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về BHĐC; Nghiên cứu, tìm

hiểu quy định pháp luật về BHĐC của một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học cho

Việt Nam; Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản

lý hoạt động BHĐC.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trên cơ sở

phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử bao gồm: Phương pháp tổng

hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu...

6. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu ra thành ba phần gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết

luận. Phần nội dung chính tác giả bố cục thành ba chương theo hướng đi từ những vấn đề

chung mang tính khái quát đến những vấn đề cụ thể hơn. Chi tiết:

Chương 1: Những vấn đề chung về BHĐC và việc học hỏi kinh nghiệm một số

nước trên thế giới về BHĐC của Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật về BHĐC của Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về BHĐC tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số

nước trên thế giới

Chương 1

Page 10: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

9

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ VIỆC HỌC HỎI KINH

NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA

VIỆT NAM

1.1. Bán hàng đa cấp

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bán hàng đa cấp

BHĐC là thuật ngữ chung dùng để chỉ phương thức tiếp thị để bán lẻ sản phẩm

với đội ngũ bán hàng được trả thưởng không chỉ từ doanh số bán hàng của họ mà còn từ

doanh số bán hàng của những NPP cấp dưới, từ đó tạo thành hệ thống gồm các cấp độ trả

thưởng khác nhau.

Thông thường, các NPP sẽ bán sản phẩm trực tiếp tới tay NTD thông qua các mối

quan hệ quen biết hay thông qua trao đổi, gặp gỡ và tiếp thị trực tiếp. Khách hàng cũng

có thể lựa chọn mua hàng trực tiếp tại công ty hoặc qua một NPP của công ty (nhưng

không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ). Nhờ vậy, hình thức này tiết kiệm

rất nhiều chi phí về tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển, khuyến mại, quảng cáo… Số tiền

này thay vào đó, được dùng để trả thưởng cho NPP và nâng cấp, cải tiến sản phẩm (do đó

chất lượng sản phẩm của các công ty tiếp thị đa cấp thường cao và liên tục được nâng

cấp).

BHĐC là phương thức tiếp thị tận dụng chính thói quen của NTD khi sử dụng sản

phẩm, dịch vụ tốt là thường chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh.

NPP có vai trò như những đại lý bởi họ dùng những kinh nghiệm sử dụng sản phẩm của

bản thân và những người quen biết để chia sẻ, từ đó thu hút khách hàng. Trên cơ sở đó,

họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm

kiếm những đối tác khác để có thể trở thành NPP cùng làm việc với mình, việc này được

quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của một NPP mới được kết nối với mã số của người

bảo trợ hay còn gọi là tuyến trên của người đó.

Tại Việt Nam, BHĐC được định nghĩa trong Luật Cạnh tranh 2004 cũng mang

những đặc điểm chung của BHĐC như sau:

BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện

sau đây:

Page 11: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

10

a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới

người tham gia BHĐC gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;

b) Hàng hóa được người tham gia BHĐC tiếp thị trực tiếp cho NTD tại

nơi ở, nơi làm việc của NTD hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ

thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;

c) Người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc

lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham

gia BHĐC cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được

doanh nghiệp BHĐC chấp thuận [26, Điều 3 khoản 11]

Căn cứ vào định nghĩa được nêu ra tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004, các

đặc trưng của phương thức BHĐC bao gồm:

- BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa

Với phương thức bán lẻ hàng hoá thông qua mạng lưới tiếp thị, doanh nghiệp

BHĐC thiết lập mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với NTD không cần đầu tư

thành lập, duy trì mạng lưới phân phối dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý phân

phối. Doanh nghiệp BHĐC có thể là doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiếp thị và bán lẻ

bằng phương thức đa cấp (Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ phẩm

AVON Việt Nam…) hoặc là các doanh nghiệp phân phối hàng hóa do doanh nghiệp khác

sản xuất (Công ty TNHH Kangzen-Kenko Việt Nam, Công ty TNHH Nu Skin

Enterprises Việt Nam, Công ty TNHH Tupperware Việt Nam…). Cầu nối giữa doanh

nghiệp và NTD là hệ thống NPP. Họ được cung cấp tài liệu và hướng dẫn các thông tin

về đặc tính của sản phẩm để họ có thể giới thiệu chi tiết tới khách hàng. Họ được trả hoa

hồng thay vì lương, cộng tác với doanh nghiệp và tìm kiếm đối tác để xây dựng hệ thống

của chính mình thay vì được tuyển dụng. Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức của doanh

nghiệp BHĐC gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hệ thống và giảm giá thành sản phẩm.

Đối tượng của phương thức BHĐC hiện nay vẫn chỉ là hàng hoá. Mặc dù Nghị

định số 42 được thông qua có ghi nhận trường hợp BHĐC đối với dịch vụ có thể được

phép [10, Điều 4.3]. Tuy nhiên, cho đến khi nào nhà làm luật có những quy định cụ thể

hơn thì việc BHĐC với dịch vụ mới được triển khai. Hiện tại, dịch vụ vẫn chưa phải là

Page 12: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

11

đối tượng được phép BHĐC. Mặt khác, không phải mọi hàng hóa đều là đối tượng có thể

được phân phối dưới hình thức BHĐC. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những

hàng hóa như: dược phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh

vực gia dụng và y tế, hàng hóa pháp luật cấm kinh doanh… không được phân phối dưới

phương thức BHĐC.

- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham

gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.

Người tham gia BHĐC là những cộng tác viên trong việc tiếp thị, bán lẻ hàng

hoá (họ được gọi với nhiều tên khác nhau như NPP độc lập, tư vấn viên…) trực tiếp cho

NTD mà không nhân danh doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp không phải là chủ thể

trực tiếp thiết lập quan hệ với NTD mà thông qua mạng lưới người tham gia. Do người

tham gia BHĐC không phải là nhân viên của mình, nên doanh nghiệp không phải chịu

trách nhiệm trước khách hàng tiêu thụ sản phẩm về hành vi của người tham gia, mà chỉ

chịu trách nhiệm trong giới hạn phạm vi chất lượng sản phẩm và các thông tin liên quan

đến sản phẩm do họ cung cấp.

Khi tham gia mạng lưới BHĐC, người tham gia không phải là các đại lý phân phối

theo quy định của Luật Thương mại 2005 [29], không thuộc các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm

do doanh nghiệp thành lập. Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “người tham gia tiếp thị hàng

hoá tại nơi ở, nơi làm việc của NTD mà không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của

doanh nghiệp hay của người tham gia” [26, Điều 3 khoản 11]. Do trực tiếp gặp gỡ NTD để

giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, người tham gia không phải đăng ký kinh doanh khi tham

gia BHĐC.

Người tham gia được tổ chức thành những cấp khác nhau. Trong quan hệ nội bộ,

người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức và điều hành hoạt động của những người

trong mạng lưới cấp dưới của mình và khi số người trong hệ thống đạt đến một mức độ

nhất định thì hệ thống sẽ tách nhánh. Số lượng bao nhiêu để một hệ thống tách nhánh tùy

thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp.

- Người tham gia được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ

kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức

Page 13: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

12

ra và được doanh nghiệp BHĐC chấp nhận.

Như vậy, thù lao của người tham gia được hưởng xuất phát từ hai nguồn: Hoa hồng

trực tiếp được tính trên doanh số BHTT của người tham gia; Hoa hồng gián tiếp: là khoản

tiền thưởng cho công sức xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia. Cách thức phân

chia lợi ích như trên vừa kích thích người tham gia tích cực tiêu thụ hàng hoá, vừa kích

thích họ tích cực tạo lập hệ thống phân phối cấp dưới. Tùy vào chính sách cụ thể của từng

doanh nghiệp mà người tham gia BHĐC được hưởng các khoản hoa hồng khác nhau.

Nhưng, nhìn chung hoa hồng được trích cho người tham gia từ khoản tiền chênh lệch giá

mà họ lấy từ hàng hóa của doanh nghiệp với giá sỉ và bán ra với giá bán lẻ đã được công ty

ấn định và số hoa hồng trích ra từ phần trăm hoa hồng của những người tham gia cấp dưới

do mình xây dựng lên.

1.1.2. Vai trò của bán hàng đa cấp

- BHĐC là phương thức tiếp cận NTD hữu hiệu, có thể đem lại nhiều lợi ích thiết

thực cho NTD như: mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, tránh được nạn hàng giả, hàng

kém chất lượng. Vào năm 1990, BHĐC đã được nhận định là phương thức tiếp cận NTD

hữu hiệu nhất những năm 90 trên tạp chí Business – một tạp chí kinh doanh hàng đầu của

Mỹ [54]. Cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể phủ nhận đây là một ngành kinh

doanh hiệu quả và nhiều triển vọng.

- Đối với doanh nghiệp, BHĐC tiết kiệm được chi phí quảng cáo, cắt giảm được

hàng loạt các chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí vận chuyển. Mặt

khác do có mạng lưới phân phối để đưa hàng hoá trực tiếp đến NTD, BHĐC tạo nhiều

thuận lợi cho quảng bá hàng hoá một cách trực tiếp và hữu hiệu.

- BHĐC là một thay đổi lớn về thương mại. Thay vì đi siêu thị hay đến tận các cửa

hàng mua sắm theo kiểu truyền thống, giờ đây với sự ra đời của loại hình BHĐC, NTD

đang dần chuyển sang mua sắm qua internet, qua catalogue, qua tivi... Và BHĐC với mô

hình kinh doanh tiếp thị đa cấp (MLM – Multi Level Marketing) đang ngày càng đóng

vai trò lớn trong sự thay đổi này. BHĐC là một phương thức tiếp cận khách hàng hiệu

quả trong thời buổi NTD vô cùng bận rộn hiện nay.

- Cung cấp hàng hóa chất lượng cao, giá cả phù hợp cho xã hội. Các công ty

Page 14: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

13

BHĐC phân phối rất nhiều mặt hàng khác nhau như: thời trang, đồ trang sức, sản phẩm

dinh dưỡng, hóa mỹ phẩm... Các sản phẩm của các công ty đều đã được chứng nhận chất

lượng trước khi lưu hành. Mặt khác, vì các doanh nghiệp BHĐC không phải tốn chi phí

cho quảng cáo, thuê kho bãi, lưu thông hàng hóa.... nên giá cả hàng hóa của các doanh

nghiệp này thường rất cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác.

- Giải quyết việc làm cho xã hội. BHĐC tạo ra nhiều việc làm cho xã hội do

phương thức kinh doanh này không giới hạn số lượng người tham gia. Điển hình như ở

Việt Nam, số lượng người tham gia BHĐC lên tới hơn 1 triệu người [23], nó mang lại

nguồn thu nhập cho nhiều người. BHĐC có khả năng giải quyết nhiều công ăn việc làm,

nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với những nghành nghề khác để

được làm việc trong các doanh nghiệp thì người lao động phải đáp ứng những điều kiện

nhất định như vốn, bằng cấp, kinh nghiệm…. Còn tham gia mạng lưới BHĐC thì họ

không bị yêu cầu nhiều như vậy. Họ sẽ được công ty đào tạo, trang bị những kiến thức

liên quan về BHĐC. Do đó từ những người nội trợ đến học sinh, sinh viên đều có thể

tranh thủ thời gian nhàn rỗi của mình để BHĐC tăng thêm thu nhập. Thực tế trong thời

gian qua đã có số lượng người tham gia BHĐC ngày càng tăng với rất nhiều thành phần

khác nhau trong xã hội.

1.1.3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại

Việt Nam

Một trong những đặc trưng của pháp luật là tính dự báo và định hướng. Tuy nhiên,

nhà làm luật Việt Nam chưa làm tốt công tác này đối với vấn đề quản lý hoạt động

BHĐC. Chúng ta không thấy trong chương trình của các nhà lập pháp có định hướng lập

pháp trong vấn đề này khi chúng chưa vào Việt Nam.

Một trong những yêu cầu của pháp luật là bám sát đòi hỏi thực tiễn quản lý. Tuy

nhiên, chúng ta đã cũng không làm tốt được khâu này khi điều chỉnh hoạt động BHĐC

quá chậm. Năm 1998 manh nha của phương thức BHĐC tiếp cận với thị trường Việt

Nam và liền sau đó chúng ta đã bắt đầu chứng kiến mặt trái của nó. Tuy nhiên, phải đến

khi các hiện tượng tiêu cực do hoạt động này gây ra đã gần như vượt xa mức kiểm soát

thì các nhà làm luật mới loay hoay để xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh.

Page 15: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

14

Khi vấn đề trở nên nóng trên diễn đàn lập pháp bởi các hậu quả của BHĐC, nhiều

quan điểm về hướng điều chỉnh đã được đưa ra. Có quan điểm cho rằng cần phải cấm

toàn diện hoạt động này do nó gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và gây thiệt hại đến lợi ích

của nhà nước, người tham gia và NTD. Quan điểm này không thừa nhận rằng nó tồn tại

khách quan và chúng ta không có cách nào khác là phải kiểm soát nó. Một quan điểm

khác đã nhìn ra được vấn đề là BHĐC tự nó đã có đời sống riêng, nhà làm luật có trách

nhiệm là định hướng và kiểm soát đời sống riêng đó.

Quan điểm thứ hai được thừa nhận rộng rãi và từ đó, các nhà làm luật tập trung

vào cách thức điều chỉnh BHĐC. Nhiều quan điểm đã được đưa ra. Có quan điểm cho

rằng BHĐC là hành vi thương mại tương tự như quảng cáo, khuyến mại hay đại lí…

Quan điểm này chưa hợp lí do BHĐC không phải là hoạt động kinh doanh mà là phương

thức kinh doanh mà thôi. Bởi vậy, không thể đưa nó thành một bộ phận dưới sự điều

chỉnh của Luật Thương mại được. Quan điểm khác dưới giác độ kinh tế thị trường, góc

nhìn của Luật cạnh tranh đã đưa ra được một lập luận hợp lí hơn. Theo đó, BHĐC cần

phải có quy phạm riêng điều chỉnh. Đối với những hành vi sai trái hay biến dạng thì sử

dụng công cụ đặc thù của nền kinh tế thị trường là Luật Cạnh tranh để điều chỉnh. Cùng

quan điểm này, Nhóm tác giả biên soạn Giáo trình Luật cạnh tranh Đại học Kinh tế Luật

– Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 06/2010 viết: “hệ thống

truyền tiêu đa cấp là cách thức đặc thù để xây dựng mạng lưới tiếp thị và tiêu thụ sản

phẩm, là một thủ pháp cạnh tranh trong kinh doanh, nhằm tạo lập vị thế của mình trên

thương trường. Hành vi thiết lập hoặc vận hành hệ thống BHĐC ẩn chứa trong mình nó

những toan tính thiết lập trong mình nó hệ thống phân phối ảo xâm phạm đến lợi ích của

những người tham gia, của NTD và của các doanh nghiệp khác, được chính sách cạnh

tranh coi là không lành mạnh cần phải được cấm đoán và trừng phạt nhằm bảo vệ trật tự

và sự lành mạnh trong thị trường cạnh tranh”. Nhiều quốc gia cùng cách tiếp cận này

như: Canada, Đài Loan…

Quy phạm hóa quan điểm trên, Luật Cạnh tranh 2004 đã ghi nhận BHĐC. Sau đó,

các văn bản quy định về quy chế pháp lý đối với hoạt động BHĐC cũng lần lượt ra đời.

Cụ thể: Nghị định 110 sau đó được thay thế bởi Nghị định 42; Thông tư 19 hướng dẫn

Page 16: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

15

một số nội dung quy định tại Nghị định 110; Thông tư 35 sửa đổi, bổ sung một số nội

dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19. Hai thông tư này được thay thế bởi Thông tư

24 có hiệu lực từ 15/09/2014.

Việc ghi nhận và có chính sách quản lý BHĐC đã cho thấy quan điểm đúng đắn

của nhà làm luật khi tác dụng điều chỉnh của các văn bản này đã được ghi nhận, góp phần

nào đó hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra đưa hoạt động BHĐC

vào một khuôn khổ mà nhà nước là chủ thể kiểm soát khuôn khổ đó.

1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp

Hiện tại, chưa có một nhà nghiên cứu pháp lý nào đưa ra khái niệm pháp luật về

BHĐC. Qua khảo cứu các giáo trình, bài báo, tạp chí, bài nghiên cứu… các tác giả mới

chỉ bàn đến khái niệm BHĐC bất chính hay tính không lành mạnh của hành vi BHĐC bất

chính [33, tr.149-151] [35, tr.190-198]. Bởi vậy, việc xây dựng một khái niệm pháp luật

về BHĐC là một vấn đề mới và cần thiết trong khoa học pháp lý. Để xây dựng được khái

niệm này, chúng ta cần nhận thức rõ được nội hàm của nó và mối quan hệ với pháp luật

khác.

Pháp luật về BHĐC có phạm vi điều chỉnh là hoạt động BHĐC và quản lý hoạt

động BHĐC. Vậy nên, đối tượng điều chỉnh chủ yếu nó hướng đến là những đối tượng

chịu ảnh hưởng của hoạt động BHĐC là doanh nghiệp BHĐC, người tham gia BHĐC và

NTD. Tuy nhiên, quy định pháp luật Việt Nam hiện tại mới chỉ chú trọng đến hai đối

tượng là doanh nghiệp BHĐC và người tham gia. NTD là đối tượng cần được quan tâm

bảo vệ trong mối quan hệ này thì chưa được đề cập nhiều.

Tại Việt Nam, quy định pháp luật quản lý hoạt động BHĐC chủ yếu ghi nhận tại

Nghị định 42 mà chưa đưa lên thành Luật như nhiều nước (Canada, Malaysia, …). Trong

phần căn cứ để ban hành Nghị định này có đề cập đến Luật Cạnh tranh. Tính đến thời

điểm tác giả viết luận văn này, luật duy nhất đề cập trực tiếp đến phương thức BHĐC là

luật Cạnh tranh. Theo tác giả, đó là lí do nhà làm luật đưa Luật cạnh tranh là căn cứ khi

ban hành Nghị định 42 và có thể khẳng định pháp luật về BHĐC là một bộ phận quan

trọng trong pháp luật Cạnh tranh.

Page 17: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

16

Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh một phần trong các nội dung quản

lý hoạt động BHĐC khi có dấu hiệu bất chính xảy ra. Cụ thể, hành vi BHĐC bất chính là

một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phần điều chỉnh liên quan đến quản lý hành

chính đối với hoạt động BHĐC không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Cạnh tranh. Nó

là tập hợp những quy phạm pháp luật có tính chất quản lý hành chính riêng.

Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về pháp luật về

BHĐC như sau:

Pháp luật về Bán hàng đa cấp là một bộ phận quan trọng của pháp luật cạnh

tranh điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước quản lý

hoạt bán hàng đa cấp.

1.2.2 Nội dung pháp luật về bán hàng đa cấp

1.2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp.

Có nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật BHĐC bao gồm: Nhà nước với

vai trò quản lý, doanh nghiệp BHĐC, người tham gia BHĐC, khách hàng là NTD. Chủ

thể chính tham gia quan hệ pháp luật BHĐC bao gồm doanh nghiệp BHĐC và người

tham gia BHĐC:

Thứ nhất, doanh nghiệp BHĐC có thể là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra các sản

phẩm đem bán hoặc là doanh nghiệp phân phối các sản phẩm từ các thương nhân khác

nhau, nó có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài tùy thuộc vào mức độ mở

cửa thị trường của mỗi nước cũng như môi trường kinh doanh nội địa. Doanh nghiệp

BHĐC có thể được thành lập dưới các hình thức khác nhau như công ty TNHH một

thành viên, công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần. Pháp luật mỗi quốc gia quy

định về điều kiện (dào cản) để các doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm theo

phương thức BHĐC khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tình hình thị trường, quy mô dân

số, quan điểm xây dựng…

Thứ hai, người tham gia BHĐC tham gia vào mạng lưới BHĐC thông qua hợp

đồng. Lợi nhuận của người này nhận được từ phía công ty BHĐC thông qua việc bán

hàng của chính mình và của những người khác thuộc hệ thống do mình lập ra. Về địa vị

Page 18: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

17

pháp lý, người tham gia BHĐC có địa vị hết sức đặc biệt. Họ vừa được ví như là người

đại lý, nhân viên tiếp thị, vừa là nhân viên bán hàng cũng là người vận chuyển sản phẩm

đến tay NTD. Pháp luật của mỗi quốc gia quy định những điều kiện đối với người tham

gia căn cứ vào đặc điểm nhân thân, mức độ nhận thức, mật độ dân cư, chính sách lao

động…

1.2.2.2. Nhà nước-chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp

Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật BHĐC. Sự tham gia của

nhà nước giữ vai trò điều tiết và quản lý. Ví dụ: Mức hoa hồng trả cho người tham gia

thường bị khống chế ở một mức độ nhất định (Việt Nam không quá 40% [26, Điều 27,

Khoản 2]).

Nhà nước thể hiện vai trò của mình thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật

điều chỉnh về BHĐC; ban hành bộ thủ tục đăng ký để được cấp GĐK, chế độ báo cáo,

chế độ thanh, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm (nếu có)… Nhà nước có chính sách

khuyến khích tạo điều kiện hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp này tùy

thuộc quan điểm của họ theo từng thời kỳ khác nhau.

Ngoài ra, nhà nước còn là một chủ thể có quyền năng đặc biệt vì chỉ có nhà nước mới

quyết định được việc có hay không cho phép sự tồn tại của phương thức BHĐC ở mỗi nước.

1.2.2.3. Các hiệp hội có liên quan

Sự ra đời cũng như tham gia vào các hiệp hội đánh dấu sự phát triển quan hệ hợp

tác của các doanh nghiệp BHĐC. Hiệp hội ra đời và tồn tại đem lại nhiều lợi ích cho

thành viên, đặc biệt hiệp hội có tiếng nói lớn hơn và giúp truyền tải tốt hơn nguyện vọng

của các thành viên tới cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng.

1.2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Quan hệ BHĐC giữa doanh nghiệp BHĐC với người tham gia vào mạng lưới

BHĐC được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng. Có thể hiểu

rằng hợp đồng tham gia BHĐC là việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa

vụ trong quan hệ BHĐC giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này. Với tư

cách là hình thức pháp lí của quan hệ pháp luật BHĐC, hợp đồng tham gia BHĐC có

Page 19: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

18

những dấu hiệu pháp lí sau:

- Chủ thể của hợp đồng: Doanh nghiệp BHĐC và người tham gia BHĐC;

- Hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận kết quả mà các bên đã thỏa

thuận với nhau. Nó có thể thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, với

tính chất phức tạp của quan hệ BHĐC, khả năng phát sinh tranh chấp trong quá trình thực

hiện hợp đồng là rất lớn nên hợp đồng tham gia BHĐC luôn phải được thể hiện dưới

những hình thức đảm bảo rõ ràng nhất để giúp cho quá trình thực hiện và giải quyết tranh

chấp trở nên thuận tiện hơn.

- Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng tùy thuộc vào từng quốc gia

khác nhau. Nhiều quốc gia thừa nhận cả hàng hóa và dịch vụ nhưng có những quốc gia

chỉ công nhận hàng hóa là đối tượng của hợp đồng này.

- Nội dung cơ bản của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng là thỏa thuận giữa các

bên về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ BHĐC. Pháp luật về BHĐC thường có những

quy định hướng dẫn về những nội dung chủ yếu của hợp đồng tham gia BHĐC như: Chủ

thể, hàng hóa, cách tính tiền hoa hồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, chấm dứt thanh lý

hợp đồng, xử lý khi có tranh chấp và vi phạm hợp đồng…

1.2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp

BHĐC là một biện pháp tiên tiến trong việc đem sản phẩm đến gần hơn với NTD.

Tuy nhiên, phương thức BHĐC cũng tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ ảnh hưởng xấu

đến quyền lợi của NTD, của người tham gia và gây xáo trộn trật tự xã hội. Bởi vậy, vấn

đề kiểm soát hoạt động BHĐC là cần thiết. Các cơ chế có thể được áp dụng đối với việc

kiểm soát hoạt động BHĐC gồm: Bồi thường dân sự; Xử lý hành chính; Xử lý hình sự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Biểu cam kết dịch vụ

WTO-Việt Nam.

2. Bộ Thương mại (2005), Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 8/11/2005 hướng dẫn

một số nội dung quy định tại NĐ 110, Hà Nội.

Page 20: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

19

3. Bộ Công thương (2011), Thông tư số 35/2011/TT-BCT ngày 23/9/2011 sửa đổi, bổ

sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại TT 19.

4. Bộ Công thương (2013), Báo cáo đánh giá tác động dự thảo nghị định quy định về

quản lý hoạt động BHĐC, Hà Nội.

5. Bộ Công thương (2014), Thông tư 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 hướng dẫn NĐ

42, Hà Nội.

6. Caikeo (2007), Bán hàng đa cấp, vòng xoáy lừa đảo kiếm tiền, http://archive

.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=1624

7. Chính phủ (2005), Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt

động BHĐC, Hà Nội.

8. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng

cấm và bảo vệ quyền lợi NTD, Hà Nội.

10. Chính phủ (2014), Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt

động BHĐC, Hà Nội.

11. Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 hướng dẫn Luật Cạnh

tranh 2004 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.

12. Chính phủ (2010), Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và

quản lý hội, Hà Nội.

13. Đức Duy (2014), Nghị định 42/CP: Siết lại hoạt động kinh doanh hàng đa cấp,

http://www.vietnamplus.vn/nghi-dinh-42cp-siet-lai-hoat-dong-kinh-doanh-hang-da-

cap/272851.vnp

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Thông báo Hội nghị Trung ương 3 Văn kiện Đại

hội VII

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Thông báo Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) và

Đại hội VIII

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Thông báo Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành

Page 21: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

20

Trung ương Đảng khóa XI

17. Hồng Hà (2009), Bán hàng đa cấp - cần những biện pháp điều chỉnh phù hợp,

http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1384&CateID=373.

18. Mai Hà - Lê Quân (2011), Đa cấp núp bóng thương mại điện tử, http://www.

thanhnien.com.vn/pages/20110816/da-cap-nup-bong-thuong-mai-dien-tu.aspx

19. Đoàn Trung Kiên (2008), “Bản chất pháp lý của hợp đồng tham gia BHĐC”, Tạp trí

Luật học, (10), tr.51-57.

20. Bảo Linh (2012), Bóc trần các chiêu kinh điển bán hàng đa cấp, http://vtc.vn/ boc-

tran-cac-chieu-kinh-dien-ban-hang-da-cap.1.358688.htm

21. Ngô Thanh Loan (2007), Khởi nghiệp từ kinh doanh theo mạng, Nxb Lao động.

22. Hoàng Lực (2014), Amway bị tố gây hại sức khỏe: “Con dao hai lưỡi” thực phẩm

chức năng, http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Amway-bi-to-gay-hai-suc-khoe -Con-dao-

hai-luoi-thuc-pham-chuc-nang-post145486.gd

23. N.B (2011), Hơn 1 triệu người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, http://

vietstock.vn/2012/05/hon-1-trieu-nguoi-tham-gia-mang-luoi-ban-hang-da-cap-768-

193909.aspx

24. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (2013), Công văn góp ý đối với dự thảo Nghị

định về Quản lý bán hàng đa cấp số 2613 /PTM-PC ngày 09/10/2013, Hà Nội.

25. Minh Quang (2012), 87.000 người bị Diamond Holiday lừa đảo, http://

m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/Phap-luat/110515,87-000-nguoi-bi-Diamond-

Holiday-lua-dao.ttm

26. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Luật Dân sự số 33/2005/QH11, Hà Nội.

28. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Hà Nội.

29. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Hà Nội.

30. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án Dân sự số 26/2008/QH12, Hà Nội.

31. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, Hà Nội

32. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, Hà Nội

33. Tăng Văn Nghĩa (2009), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Trường Đại học Ngoại

Page 22: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

21

Thương, tr.149-151.

34. Duy Tính (2012), Lột da lưng do uống thực phẩm chức năng, http://plo.vn/ dinh-

duong/lot-da-lung-do-uong-thuc-pham-chuc-nang-18011.html

35. Lê Danh Vĩnh (2000), Giáo trình luật cạnh tranh, Đại Học Kinh Tế - Luật, Đại Học

Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.190-198.

36. Đặng Quý Yên (2011), Bài 2: Sống chung, chết chùm http://www.Doanhn

hansaigon.vn/online/doanh-nhan/chuyen-lam-an/2011/08/1056649/bai-2-song-

chung-chet-chum.

37. Sở công thương Hà Nội (2012), Tài liệu tập huấn phổ biến các vấn đề pháp lý và

thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp tại thành phố Hà Nội, Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

38. Competition Act 1985 Amendment 2014, Canada.

39. Direct sellers Act 1988 Amendment 2012, Prince Edwards Island. (Canada)

40. Direct sellers Act 1989 Amendment 2014, Nova Scotia. (Canada)

41. Direct sellers Act 1978 Amendment 2001, Saskatchewan. (Canada)

42. Direct sellers Act 2011 Amendment 2013, New Brunswick. (Canada)

43. Direct Sales and Anti-Pyramid Scheme Act 1993 Amendment 2011, Malaysia.

44. Fair Trading Act 1986 Amendment 2013, New Zealand.

45. Direct Selling Association (2010), US Direct Selling in 2009.

46. Direct Selling Association (2011), "Direct Selling Organization Membership".

47. Michael L. Sheffield (1999), "Comp Plan Conversion: Direct Sales to MLM

Compensation Plans", Direct Sales Journal (citing Neil Offen, president of the

Direct Selling Association).

48. Wyllie – Executive Director DSA New Zealand (2012), Direct selling and the DSA.

49. Zoe Brennan (2007), "How Tupperware has conquered the world", The Daily Mail.

Retrieved May 19, 2009.

Trang Web

50. http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Tham-nhap-the-gioi-ban-hang-da-

cap/80108044/218.

Page 23: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

22

51. http://www.wfdsa.org/files/pdf/global-stats/Sales_Report_2013.pdf

52. http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/HoatDongAnh/PhongDKKD_Khac/Nganh%2

0nghe%20co%20von%20phap%20dinh.pdf

53. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/590383/hoi-thao-cong-tac-quan-ly-nha-

nuoc-doi-voi-nganh-ban-hang-da-cap.

54. http://mlma.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=249%3Akhoa

ng-sang-cua-kinh-doanh-da-cap&catid=38%3Atim-hiu-v-mlm&Itemid=77&lang=vi.

55. http://mlma.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=137%3Abao-

cao-cua-cuc-quan-ly-canh-tranh-tong-ket-cong-tac-quan-ly-ban-hang-da-

cap&catid=37%3Atin-tc&Itemid=93&lang=vi

56. http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=702&p=&id=47509

57. http://vtc.vn/ba-ke-lua-dao-hang-chuc-ti-qua-web-muaban24vn-hau-

toa.7.493641.htm

58. http://news.go.vn/phap-luat/tin-1811809/tuyen-phat-thich-dang-bo-sau-kinh-doanh-

da-cap-bang-cac-gian-hang-ao.htm

59. http://cand.com.vn/Phap-luat/Truy-to-3-dong-pham-lap-website-ban-hang-da-cap-

chiem-doat-gan-108-ty-dong-266866/

60. http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-tho/117/tong-quan.html

61. http://img.vcci.com.vn/Images/Uploaded/Share/2013/02/25/Malaysia-2012.pdf

62. http://36mfjx1a0yt01ki78v3bb46n15gp.wpengine.netdna-cdn.com/wp-

content/uploads/2013/04/121207.5-Direct-Selling-in-Malaysia-VN.pdf

63. http://www.kpdnkk.gov.my/kpdnkkv3/index.php?option=com_content&view=article

&id=82&Itemid=270&lang=en

64. http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-tho/138/tong-quan.html

65. http://www.vietnamembassy-newzealand.org/vi/nr141126090648/

66. http://www.dsanz.co.nz/statistics/lateststats.html

67. http://www.justice.govt.nz/publications/global-publications/d/directory-of-official-

information-archive/directory-of-official-information-december-2011/alphabetical-

list-of-entries-1/c/commerce-commission

Page 24: Chuyên ngành: Luật Kinh tế - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3513/1/Vũ Văn Tú.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi khoa luẬt vŨ vĂn tÚ

23

68. http://www.comcom.govt.nz/fair-trading/fair-trading-act-fact-sheets/pyramid-

selling-and-multi-level-marketing-claims/

69. http://www.canada.ca/en/gov/system/index.html

70. http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-tho/34/tong-quan.html

71. http://dsa.ca/the-industry/industry-stats/

72. http://www.competitionbureau.gc.ca/eic/site/cb-bc.nsf/eng/h_00125.html

73. http://dsa.ca/the-association/faq/

74. http://dsa.ca/the-association/

75. http://vnn.vietnamnet.vn/psks/2007/10/752268/

76. http://luatminhkhue.vn/chuyen-doi/canh-tranh-khong-lanh-manh-.aspx

77. http://www.anninhthudo.vn/kinh-doanh/vong-xoay-ban-hang-da-cap-lua-nguoi-den-

sau-de-thu-hoi-von/513023.antd

78. http://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/thuc-pham-chuc-nang-kinh-doanh-da-cap-

thoi-phong-su-that-16421/

79. http://www.giaoducvietnam.vn/Kinh-te/Tu-van-mua-ban/Agel-VN-bo-chay-niem-

tin-ve-kinh-doanh-da-cap-cang-lung-lay-post6282.gd

80. http://www.worldpopulationstatistics.com/france-population-2013/