16
Ë 02 2009

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

SÖË 02 2009

Page 2: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

� Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII: Có nên đánh thuế khai

thác nước dưới đất?

� Bộ Tài nguyên và Môi trường: Ban hành Thông tư quy định

về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy

hoạch tài nguyên nước

II. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

� Hội nghị giao ban trực tuyến 9 tháng đầu năm 2009

� Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao lưu trực tuyến lần

thứ 2 năm 2009

� Hội thảo góp ý Dự thảo ban đầu Luật Tài nguyên nước

� Hội thảo góp ý Dự thảo lần thứ 3 Chương trình mục tiêu quốc

gia quản lý tổng hợp tài nguyên nước

� Dự thảo Đề án Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn

� Cộng hòa Pháp hỗ trợ Việt Nam thực hiện quản lý tổng hợp

tài nguyên nước, áp dụng thí điểm tại lưu vực sông Đồng Nai

� Cộng hòa Liên bang Đức hợp tác với Việt Nam xây dựng và

phát triển hệ thống thông tin về tài nguyên nước

� Tiến tới thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hoá thủ tục

hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

� Phát hiện nguồn nước dưới đất, xây dựng 45 công trình khai

thác tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc

� Bình Phước: Công tác cấp phép, quản lý sau cấp phép tài

nguyên nước còn nhiều hạn chế

III. NGHIÊN CỨU - THẢO LUẬN

� Những vấn đề đặt ra trong việc hoàn thiện hệ thống pháp

luật về bảo vệ quyền sở hữu tài sản đối với tài nguyên nướcNguyễn Thị Phương

� Dự án thí điểm xây dựng bể lọc Arsen tại xã Mỹ Tân, huyện

Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định: Chất lượng xử lý nước đạt kết quả tốt

Thanh Tâm

� Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài

nguyên nước

Trần Minh Phượng

IV. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - HỢP TÁC QUỐC TẾ

� Ứng dụng công nghệ vũ trụ trong đánh giá và quản lý tài

nguyên nướcTS. Đặng Đình Phúc

� Hà Lan cam kết hỗ trợ tốt nhất cho ngành nước của Việt NamPhí Quốc Hào

� Tài nguyên nước trong tình hình thế giới biển đổi Thái Tiến

Nội dungsố 02 (2009)

Trưởng Ban biên tập: PGS.TS Lê Bắc HuỳnhGiấy phép xuất bản số:

33/GP-XBBT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 01 -7-2009Trụ sở: số 68 - Bùi Thị Xuân - Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐT: (04) 39437516 - 39438057Fax: (04) 39437417

Email: [email protected]ình bày: Starbooks

In tại: Công ty CP In Trần Hưng

Địa chỉ gửi bài: Trung tâm Thông tin - Kinh tế tài nguyên nước,Cục Quản lý tài nguyên nước Địa chỉ: Số 68 – Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà NộiEmail: [email protected] Tel: 043.9437516Fax: 043.9437417

Ra mắt Bản tin Tài nguyên nướcCục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) vừa cho ra mắt

bạn đọc Bản tin Tài nguyên nước số đầu tiên (năm 2009). Ấnphẩm được phát hành định kỳ hàng tháng nhằm tuyên truyền,phổ biến pháp luật về tài nguyên nước (TNN); đăng tải các thôngtin về các văn bản quy phạm pháp luật về TNN, đặc biệt là cácvăn bản thời sự, mới được ban hành; các tư liệu hay, ý kiến traođổi về những vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý TNN;cung cấp các thông tin, hình ảnh, bài viết có tính chuyên ngànhvà các vấn đề thời sự về TNN đang được xã hội quan tâm.

Cục Quản lý tài nguyên nước trân trọng kính mời các Quý vịtham gia cung cấp thông tin và viết bài cho Bản tin. Sự cộng táccủa Quý vị sẽ góp phần nâng cao chất lượng nội dung, uy tín củaBản tin Tài nguyên nước; đồng thời, nâng cao nhận thức cộngđồng trong khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững tàinguyên nước.

Page 3: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 3

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Sáng 21/10, Quốc hội (QH) đã thảoluận tại tổ về dự án Luật Thuế tàinguyên. Dự thảo Luật Thuế tài nguyêntrình QH gồm 4 chương với 12 điều quyđịnh về đối tượng chịu thuế; người nộpthuế; căn cứ tính thuế; kê khai, nộpthuế; miễn, giảm thuế tài nguyên.

Theo dự án Luật Thuế tài nguyên, 8nhóm đối tượng chịu thuế là: khoángsản kim loại; khoáng sản không kim loại;dầu thô; khí thiên nhiên, khí than; sảnphẩm của rừng tự nhiên (các loại độngvật, thực vật và các loại sản phẩm kháccủa rừng tự nhiên); hải sản tự nhiên (cácloại động vật, thực vật ở biển); nướcthiên nhiên (nước mặt và nước dướiđất); các loại tài nguyên thiên nhiênkhông thuộc nhóm quy định nêu trên.

CÓ NÊN ĐÁNH THUẾ KHAITHÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT?

Về tài nguyên nước dưới đất, Ủy banTài chính - Ngân sách cho rằng, hiệnnay, việc khai thác và sử dụng lãng phítài nguyên nước dưới đất diễn ra kháphổ biến. Nếu không có biện pháp kiểmsoát và điều tiết bằng thuế có thể dẫnđến tình trạng khan hiếm nước sạchtrong tương lai. Vì vậy, Uỷ ban đề nghị

xem xét, áp dụng thuế suất hợp lý đểhạn chế tình trạng trên.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm KhôiNguyên cũng cho rằng, chúng ta vẫnquen xem tài nguyên nước là thứ trờicho và sử dụng lãng phí. Nếu không cócơ chế sử dụng nước hiệu quả thông quađiều tiết chính sách thuế thì trong thờigian tới, sự tranh chấp giữa các thànhphần kinh tế trong sử dụng nước nhưthủy điện, nông nghiệp, nước sinh hoạtsẽ rất lớn.

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Ngọc Đào (HàNội) đề nghị, khai thác nước dưới đấtdùng cho sản xuất, kinh doanh phải chịuthuế, thậm chí, nước mặt dùng để sảnxuất, kinh doanh nước sạch cũng nhưvậy. Ông Đào cho rằng, cần triển khaingay việc đánh thuế tài nguyên nước,nếu chờ tới khi tài nguyên cạn kiệt mớiđặt vấn đề thuế với khai thác tài nguyênnày thì...quá muộn!

Còn theo ĐB Phạm Việt Dũng (TP HồChí Minh), hoạt động khai thác nướcdưới đất tại những thành phố lớn diễn raphổ biến, có thể ảnh hưởng tới cấu tạođịa chất. Vì vậy, tùy theo từng khu vực,phải đưa việc khai thác nước dưới đất

vào tính thuế. Trái chiều với ý kiến trên, ĐB Nguyễn

Đăng Trừng (TP Hồ Chí Minh) lại chorằng, không nên đánh thuế khai thácnước dưới đất vì "nó" giải quyết nhu cầucấp thiết của người dân. Vì thực tế,nhiều nơi người dân, nhất là ngườinghèo phải sử dụng nước dưới đất lànguồn nước sạch để sinh hoạt, cho nên,cần dùng biện pháp khác để khuyếnkhích người dân sử dụng hợp lý nướcdưới đất.

Theo Báo cáo thẩm tra dự án LuậtThuế tài nguyên của Ủy ban Tài chính -Ngân sách của QH thì, khi thảo luận vấnđề thuế đối với khai thác nước dưới đấttại Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cũngcó hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiếnthứ nhất cho rằng, để hạn chế việc lãngphí nguồn tài nguyên nước dưới đất, cầnđánh thuế ở mức hợp lý với tài nguyênnày. Loại ý kiến thứ hai thì cho rằng,trong điều kiện doanh nghiệp chưa cungcấp đủ nước sạch thì việc khuyến khíchnhân dân sử dụng nguồn nước dưới đấtlà hợp lý, vì vậy chưa đưa nước dưới đấtvào diện chịu thuế.�

HOÀNG HÀ (t�ng h�p)

KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XII:Có nên đánh thuế khai thác nước dưới đất?

Ngày 5/10/2009, Bộ Tài nguyênvà Môi trường đã ban hành Địnhmức kinh tế - kỹ thuật lập quyhoạch, điều chỉnh quy hoạch tàinguyên nước kèm theo Thông tư số15/2009/TT-BTNMT.

Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quyhoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyênnước là định mức về hao phí lao động,hao phí vật liệu và sử dụng dụng cụ,máy móc thiết bị để thực hiện một khốilượng công việc nhất định. Định mứckinh tế - kỹ thuật được xây dựng phùhợp với yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực

hiện trong điều kiện tổ chức và kỹ thuậthiện tại của ngành tài nguyên nướcthuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,đồng thời có tính đến việc áp dụngnhững tiến bộ kỹ thuật mới.

Định mức là căn cứ để xây dựng đơngiá và dự toán cho việc lập quy hoạch,điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nướccho một lưu vực sông, một vùng lãnhthổ hoặc một đơn vị hành chính. Địnhmức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch,điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nướcáp dụng cho các quy hoạch thành phần,bao gồm: Quy hoạch phân bổ tài nguyên

nước mặt, Quy hoạch phân bổ tài

nguyên nước dưới đất, Quy hoạch bảo

vệ tài nguyên nước mặt, Quy hoạch bảo

vệ tài nguyên nước dưới đất và Quy

hoạch phòng, chống và khắc phục hậu

quả tác hại do nước gây ra.

Định mức được áp dụng thống nhất

trong cả nước và có hiệu lực thi hành kể

từ ngày 20 tháng 11 năm 2009.

Thông tin chi tiết xin xem tại địa chỉ:

http://www.dwrm.gov.vn/index.php

?cires=Laws&in=lawsdetail&id=1088�

(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:Ban hành Thông tư quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuậtlập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước

Page 4: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ngày 13/10, Bộ Tài nguyên vàMôi trường đã tổ chức Hộinghị giao ban trực tuyến 9tháng và quý III năm 2009

với sự tham gia của Lãnh đạo một số SởTài nguyên và Môi trường (TN&MT) ở 12điểm cầu truyền hình các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương; Lãnh đạocác đơn vị trực thuộc Bộ. Bộ trưởngPhạm Khôi Nguyên và các Thứ trưởngNguyễn Xuân Cường, Nguyễn Thái Laiđồng chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Phạm KhôiNguyên đã nhấn mạnh bốn ưu điểm nổibật trong công tác 9 tháng qua: Một là,về kỷ cương làm việc được chấn chỉnh;Hai là, có sự tăng tốc mạnh trong việcthực hiện khối lượng công việc lớn của

quý III; Ba là, sự phối hợp chỉ đạo chặtchẽ của Lãnh đạo Bộ và các đơn vị; Bốnlà, sự phối hợp của Bộ và các Bộ, ngànhTrung ương, các Sở TN&MT, đặc biệttrong quý III vừa qua, bảo đảm rất tốt.Tuy nhiên, cũng có hai tồn tại cần sớmđược khắc phục, đó là tiến độ công việc,đặc biệt là công tác kế hoạch - tài chínhvà công tác tổ chức cán bộ còn chậm:“Công tác tổ chức và bộ máy hoạt độngcủa Bộ đã hoàn thiện, nhưng ở các SởTN&MT các địa phương cần tiếp tụchoàn thiện hơn nữa. Nhất là tổ chứcnhân sự ở lĩnh vực quản lý tài nguyênnước, khoáng sản. Đề nghị Giám đốc cácSở TN&MT có ý kiến với Lãnh đạo UBNDđịa phương cần dành ưu tiên nhân lựccho ngành TN&MT nói chung, Sở

TN&MT nói riêng” – Bộ trưởng yêu cầu.Theo kế hoạch, từ nay đến cuối

năm, cần tập trung xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật, đặc biệt là nhữngvăn bản Bộ trình Chính phủ ban hành.Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, cầntiếp tục tập trung xây dựng dự thảo LuậtTài nguyên nước (sửa đổi); triển khaithực hiện Chiến lược Quốc gia về tàinguyên nước đến năm 2020; hoàn thiệnQuy trình vận hành liên hồ chứa trongmùa lũ của các hồ chứa: Sơn La, HòaBình, Tuyên Quang, Thác Bà và trìnhChính phủ Báo cáo tài nguyên nước vàtình hình khai thác tài nguyên nước củaViệt Nam. Đây là những nhiệm vụ trọngtâm trong lĩnh vực tài nguyên nước.�(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hội nghị giao ban trực tuyến 9 tháng đầu năm 2009:Các tỉnh, thành phố cần ưu tiên cho công tácnhân sự ở lĩnh vực quản lý tài nguyên nước

Ngày 12/10, Bộ Tài nguyên và Môitrường đã phối hợp với 63 tỉnh thànhtrong cả nước tổ chức giao lưu trực tuyếnlần thứ 2 trong năm 2009 dưới sự chủ trìcủa Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên.

Trong số gần 1.000 câu hỏi gửi vềHội nghị giao lưu trực tuyến (332 câu hỏigửi Bộ, 665 gửi các Sở), nhiều nhất vẫnlà trong lĩnh vực đất đai - 499 câu, môitrường - 178 câu, tài nguyên nước – 60câu, địa chất khoáng sản - 21 câu. Sovới các buổi giao lưu trực tuyến, lần

trước, lần này số lượng câu hỏi thuộclĩnh vực tài nguyên nước đã tăng lênđáng kể. Chứng tỏ người dân, doanhnghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơnđến các vấn đề liên quan đến khai thác,sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp và cáccâu hỏi, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyêncho biết, thông qua các câu hỏi tronggiao lưu trực tuyến, Bộ đã phát hiệnđược những khó khăn, vướng mắc vàbất cập trong quá trình xây dựng và

triển khai cơ chế, chính sách và thi hànhpháp luật về TN&MT, đặc biệt trong lĩnhvực quản lý đất đai, khoáng sản, môitrường, tài nguyên nước... để nghiêncứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện;đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộcBộ, các Sở TN&MT trực tiếp giải quyếtnhững khó khăn, vướng mắc của nhândân và doanh nghiệp nhằm thực hiện tốtchủ trương hướng về địa phương, cơsở.�(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao lưutrực tuyến lần thứ 2 năm 2009

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC4

Page 5: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trườngphối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),Đại sứ quán Hà Lan và các nhà tài trợ quốc tế tổchức Hội thảo góp ý dự thảo ban đầu Luật Tài

nguyên nước (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngPhạm Khôi nguyên và Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai đồng chủ trìhội thảo. Tham dự Hội thảo có nguyên Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường Mai Ái Trực, nguyên Thứ trưởng ĐặngHùng Võ và các chuyên gia tài nguyên nước, các nhà tài trợquốc tế đang giúp Việt Nam sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhấnmạnh: Luật Tài nguyên nước được ban hành năm 1998 là mộtbước tiến quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nướcở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, qua hơn10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước cũng đã bộc lộ nhữngthiếu sót, bất cập, có những quy định không còn phù hợp vớiyêu cầu phát triển của đất nước, nhất là trong tình hình cónhiều thay đổi về chính sách, kinh tế, xã hội và các yêu cầuphát triển trong thời kỳ mới. Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướngChính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chỉ đạo CụcQuản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp cùng với các chuyêngia trong nước, quốc tế khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cầnthiết và soạn thảo nội dung ban đầu của Luật theo kế hoạch đểbảo đảm trình Chính phủ Dự án Luật đúng tiến độ (dự kiến vàotháng 10 năm 2010). Hội thảo cũng được nghe các chuyên giacủa Dự án trình bày những nội dung chính của Dự thảo banđầu Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Dự thảo ban đầu Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được đềxuất gồm 12 chương: Chương 1: Những điều khoản chung;Chương 2: Quy hoạch quản lý tài nguyên nước; Chương 3: Bảovệ nguồn nước; Chương 4: Sử dụng nước; Chương 5: Phòng,

chống, khắc phục hậu quả các tác hại do nước gây ra; Chương6: Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước; Chương 7: Các hệthống thông tin về tài nguyên nước; Chương 8: Các công trìnhnước; Chương 9: An toàn các công trình nước; Chương 10: Cácquy định về tài chính và kinh tế; Chương 11: Quyền tiếp cận vàsử dụng đất của người khác; Chương 12: Tổ chức quản lý nước.

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai phát biểu,theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lầnnày cố gắng giảm tối đa việc xây dựng và ban hành các văn bảndưới Luật. Do đó, Tổ biên tập đã tích cực tìm hiểu các luật tàinguyên nước của các nước trên thế giới, lấy ý kiến tham vấncủa các chuyên gia đầu ngành trong xây dựng thể chế về nướcđể kế thừa những mặt tích cực, phù hợp với điều kiện thực tiễncủa Việt Nam. Vì vậy, trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại Hộithảo này, Tổ biên tập sẽ tiếp thu, hoàn thiện và tiếp tục lấy ýkiến rộng rãi các cơ quan liên quan nhằm bảo đảm Luật Tàinguyên nước (sửa đổi) có giá trị thực thi trong cuộc sống.�

(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)

Hội thảo góp ý Dự thảo ban đầuLuật Tài nguyên nước (sửa đổi)

5BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Chiều ngày 30/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường Nguyễn Thái Lai đã chủ trì buổi làm việc về Đề ánBảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn. Đề án nhằm phòngngừa, hạn chế và giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễmvà nhiễm mặn nước dưới đất tại các đô thị.

Nội nung buổi hội thảo đề cập các vấn đề: miền cấp,miền phân bổ và khu vực khai thác. Nguồn nước 9 đô thịlớn được bảo vệ gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ,Thái Nguyên, Hải Dương, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, BàRịa - Vũng Tàu và Mỹ Tho.

Mỗi đô thị thực hiện 4 nội dung bao gồm: điều tra,đánh giá và xác định điều kiện tồn tại, phân bố, số lượng,chất lượng các tầng chứa nước dưới đất; điều tra, đánh

giá xác định khả năng tự bảo vệ, các tác động, các nguyênnhân gây cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất;thực hiện các giải pháp bảo vệ nước dưới đất tại các đôthị; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ côngtác bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn. Đề án thực hiệntrong 3 năm, từ năm 2010 – 2013.

Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cơ bản thống nhất vềmục tiêu, phạm vi, các nội dung sản phẩm của Đề án. Vàchỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước phối hợp với các đơnvị liên quan sớm hoàn thiện Đề án trình Bộ TN&MT xemxét, trình Chính phủ phê duyệt.�

(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)

Dự thảo Đề án Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn:Thống nhất bảo vệ nguồn nước của 9 đô thị lớn

Page 6: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC6

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Cộng hòa Pháp hỗ trợ Việt Nam thựchiện quản lý tổng hợp tài nguyên

nước, áp dụng thí điểm tại lưu vựcsông Đồng Nai

Ngày 20/10, tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyênnước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phốihợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam vàVăn phòng Nước quốc tế của Pháp tổ chức

Hội thảo khởi đầu giới thiệu các nội dung, hoạt độngcủa Dự án hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên nước ViệtNam, áp dụng thí điểm tại lưu vực sông Đồng Nai. Thứtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Laichủ trì Hội thảo.

Các đại biểu đã được nghe các chuyên gia thuộcVăn phòng Nước quốc tế của Pháp chia sẻ các kinhnghiệm trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước củaPháp; giới thiệu các công cụ pháp lý trong quản lý tàinguyên nước ở Châu Âu và các bài học kinh nghiệmtrong quản lý lưu vực sông ở Pháp. Đồng thời, các nộidung Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ vềQuản lý lưu vực sông, báo cáo nghiên cứu đánh giángành nước Việt Nam (năm 2008) cũng đã được cácchuyên gia trình bày tại hội thảo.

Theo ông Des Cleary – Cố vấn trưởng Dự án Đánhgiá tổng quan ngành nước Việt Nam, những năm gầnđây, tài nguyên nước Việt Nam không còn được đánhgiá là dồi dào nữa mà đang bị coi là sử dụng quá nhiều,dẫn đến khó khăn trong đáp ứng nhu cầu về nguồnnước. Mức độ gia tăng cạnh tranh về nước mặt và nướcdưới đất trong mùa khô và vấn đề suy thoái chất lượng

nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tài nguyênnước Việt Nam đang là một vấn đề lớn cần phải quantâm. Ông Des Cleary cho biết thêm: “Lưu vực sôngĐồng Nai đóng góp 30% GDP toàn quốc, với mật độdân số cao, nhưng lượng nước bình quân đầu người cảnăm ở mức trung bình so với tiêu chuẩn quốc tế, trongmùa khô còn bị đánh giá ở mức khan hiếm nguồn nước.Mặt khác, nguồn nước trong lưu vực sông Đồng Nai cònchịu sự chi phối mạnh của các nhà máy thủy điện, sảnlượng thủy điện trong lưu vực chiếm 25% tổng sảnlượng thủy điện toàn quốc. Mức khai thác nước dưới đấthiện nay tại một số khu vực của TP.Hồ Chí Minh đã bị hạthấp tới 30m. Chính vì vậy, cần có kế hoạch chung đểgiải quyết các các vấn đề nước, các vấn đề lưu vựcsông”.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lainhấn mạnh: Bộ TN&MT mong muốn thông qua Dự ánnày, hy vọng với những thành công và kinh nghiệm củanước Pháp và Châu Âu về quản lý lưu vực sông, khuônkhổ pháp lý về quản lý lưu vực sông sẽ được xây dựng,Việt Nam thực hiện thành công Dự án quản lý tổng hợptài nguyên nước do Pháp tài trợ. Bộ TN&MT cam kếtcùng các tỉnh trên lưu vực sông Đồng Nai, các cơ quantrong và ngoài Bộ phối hợp chặt chẽ để Dự án thànhcông tốt đẹp.�

(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)

Page 7: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 7

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng một hệ thống thông tinvề tài nguyên nước hiện đại với cơ sở dữ liệu đầy đủ, có khảnăng đáp ứng nhu cầu và kết nối mạng diện rộng với các đốitượng thu thập, quản lý, xử lý và truy cập sử dụng thông tinvề tài nguyên nước, trong hai ngày 21-22 tháng 9 năm 2009,Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý tài nguyên nướcđã phối hợp với Trung tâm Vũ trụ Đức (DLR) tổ chức Hộithảo Hệ thống thông tin tài nguyên nước. Thứ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai chủ trì Hội thảo.

Các chuyên gia, các nhà quản lý đã trình bày một sốtham luận liên quan đến hiện trạng, khó khăn và thách thứctrong quản lý thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trườngnói chung, tài nguyên nước nói riêng tại Việt Nam; trình bàybản mẫu hệ thống thông tin về tài nguyên nước cho vùngĐồng bằng sông Cửu Long (WISDOM); chia sẻ các kinhnghiệm xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về tàinguyên nước của Trung tâm Vũ trụ Đức (DLR).

Theo TS. Claudia Kunzer, chuyên gia Đức đang tham giaDự án WISDOM, việc xây dựng và phát triển hệ thống thôngtin về tài nguyên nước ở Việt Nam có một số trở ngại lớn.Như thu thập, quản lý, truy cập thông tin về tài nguyên nướccòn rất phân tán. Các dữ liệu của các cơ quan khác nhau còn

chưa nhất quán và thiếu trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước.Chính vì vậy, việc xây dựng năng lực cho Dự án WISDOM làhết sức cần thiết. Cụ thể là xây dựng các khóa tập huấn đàotạo về quản lý tri thức, đào tạo trong phòng học đa năng(phòng Lab) về phân tích chất lượng nước. Ngoài ra, còn cầncác khóa đào tạo về viễn thám, hệ thống thông tin địa lý(GIS), công nghệ thông tin (IT), xây dựng chương trình,…

Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cũng đánh giá cao nhữngđóng góp và sự hỗ trợ hiệu quả của trung tâm vũ trụ Đức,dự án WISDOM trong công tác quản lý tài nguyên nước nóichung và trong việc xây dựng một hệ thống thông tin tàinguyên nước nói riêng. Đây là hình thức hợp tác hết sức bổích để học tập lẫn nhau nhằm tăng cường năng lực quản lýnhà nước về tài nguyên nước và đảm bảo sự phát triển bềnvững của ngành nước. Thứ trưởng chỉ đạo Cục Quản lý tàinguyên nước cần phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các cơquan liên quan tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được3 mục tiêu: Hoàn thiện khung pháp lý trong việc chia sẻthông tin, dữ liệu TNN; có bộ công cụ để chia sẻ dữ liệu TNNvà có cơ sở vật chất thúc đẩy quá trình chia sẻ thông tin, dữliệu TNN.�

(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)

Cộng hòa Liên bang Đức hợp tác với Việt Nam xây dựngvà phát triển hệ thống thông tin về tài nguyên nước

Thực hiện Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơngiản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhànước giai đoạn 2007 – 2010 và Công văn số 3655/BTNMT-VPngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngvề việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp đơn giản hóa thủtục hành chính (TTHC), qua thực tế triển khai thực hiện vàtrên cơ sở các ý kiến đóng góp, phản hồi của các cơ quan liênquan, của người dân và doanh nghiệp về TTHC trong lĩnhvực tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tiếnhành thống kê, rà soát, loại bỏ các TTHC không cần thiếttiến tới thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hoá thủtục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Hiện nay, trong lĩnh vực TNN có 20 thủ tục hành chính.Trên cơ sở rà soát của các nhóm thực hiện, tham vấn ý kiếnđóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước,Cục dự kiến bãi bỏ 8 TTHC về cấp phép trong lĩnh vực TNN

và chuyển thành hình thức điều kiện để bảo đảm các mụctiêu, yêu cầu của công tác quản lý và đơn giản hoá nội dungcủa một số thủ tục hành chính, gồm: 04 thủ tục Cấp giấyphép thăm dò và gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phépthăm dò nước dưới đất ở cấp trung ương và cấp tỉnh; 04 thủtục Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất và giahạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hànhnghề khoan nước dưới đất ở cấp trung ương và cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý tài nguyên nước cũng đã hoànthành việc rà soát 04 thủ tục hành chính ưu tiên trong lĩnhvực TNN, trong đó đã kiến nghị bỏ 02 thủ tục hành chínhcấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, chuyển thành điềukiện trong quá trình cấp giấy phép khai thác nước dưới đấtvà bỏ quyết định về lập đề án khai thác nước dưới đất,chuyển một số nội dung của đề án vào báo cáo kết quả thămdò hoặc báo cáo khai thác nước dưới đất.�

(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)

Tiến tới thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hoáthủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Page 8: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC8

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Ngày 6/10, tại Vĩnh Phúc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyênvà Môi trường Nguyễn Thái Lai đã chủ trì Hội thảo góp ýcho Dự thảo lần thứ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia(CTMTQG) quản lý tổng hợp tài nguyên nước (TNN) nhằmkhai thác, sử dụng bền vững và bảo vệ TNN. Hội thảo doCục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môitrường phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức nhằm trao đổi ý kiến củachuyên gia trong nước, quốc tế và đại diện các Bộ, ngànhcó liên quan đến quản lý TNN.

Theo ông Des Cleary, Cố vấn trưởng Dự án hỗ trợ ViệtNam xây dựng CTMTQG cho biết: Dự thảo CTMTQG lầnthứ 3 đã tương đối toàn diện, mục tiêu dài hạn, đưa rađược 4 nhóm giải pháp tương ứng với 4 nhóm mục tiêuvà 19 dự án cụ thể. Bốn nhóm mục tiêu dài hạn là: Tăngcường chuẩn bị luật pháp, chính sách, thể chế để cải thiệnquản lý tổng hợp TNN ở tất cả các cấp, bao gồm cả hợptác quốc tế; bảo đảm TNN của lưu vực sông được quản lývà sử dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững vàcó chất lượng; bảo vệ nguồn nước, môi trường liên quankhông bị suy thoái và ô nhiễm, khôi phục nguồn nước bịsuy thoái và bảo vệ môi trường; thiết lập thông tin và cơ

sở dữ liệu phục vụ quản lý TNN, phát triển năng lực, khoahọc và công nghệ, tạo nền tảng hợp tác giữa các cơ quannhà nước.

Liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước, đại diện Tổngcục Môi trường đề xuất, trong CTMTQG nên đề cập đếnvấn đề bảo vệ nguồn nước dưới đất, xử lý nước thải trướckhi xả vào nguồn nước để tránh tình trạng làm ô nhiễmnguồn nước dưới đất. Đặc biệt là cần đẩy mạnh công táccấp phép trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.Đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn cho rằng, trong CTMTQG cần xem xét nhu cầu sửdụng nước của các ngành kinh tế khác như cấp nước chonông thôn, thủy điện, thủy sản,…

Kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai đánhgiá cao sự nỗ lực của Dự án và sự tham gia ý kiến đónggóp thiết thực của các đại biểu. Thứ trưởng cũng chỉ đạo,Ban biên tập, Tổ soạn thảo đặc biệt lưu ý trong Dự thảoCTMTQG tới đây cần nêu rõ vấn đề về TNN mà Chính phủđang quan tâm nhất cũng như các vấn đề có tính chấtliên Bộ, liên ngành và liên khu vực.�

(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước)

Hội thảo góp ý Dự thảo lần thứ 3 Chương trình mụctiêu quốc gia quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Ngày 12/9, tại Hải Phòng, Trung tâm Quy hoạch vàĐiều tra tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đãtổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án “Điều tra, đánhgiá tài nguyên nước dưới đất ở một số vùng trọng điểmthuộc 7 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc”. Với mụctiêu điều tra, phát hiện, đánh giá trữ lượng, chất lượngnguồn nước phục vụ khai thác để cấp nước sinh hoạt tạichỗ cho nhân dân. Dự án được triển khai tại các tỉnh Lào

Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lai Châu, Điện Biên vàSơn La. Dự án đã điều tra ở 28 vùng, khoan 75 lỗ khoan.Qua đó, đánh giá 45 lỗ khoan có lưu lượng nước ổn định,đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt và xây dựng 45 côngtrình khai thác nước, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt củacác vùng trọng điểm thuộc 7 tỉnh trên.�

(Nguồn: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước)

Phát hiện nguồn nước dưới đất, xây dựng 45công trình khai thác tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc

Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BìnhPhước, từ năm 2003 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đãtham mưu UBND tỉnh cấp được 10 giấy phép hoạt động tronglĩnh vực tài nguyên nước, trong đó có 04 giấy phép thăm dònước dưới đất, 05 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đấtvà 01 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, công tác cấpphép, quản lý sau cấp phép trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, dođây là lĩnh vực mới, lực lượng cán bộ còn thiếu và yếu vềchuyên môn từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã; hoạt động tuyên

truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồngtrong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước chưa phát huyđược hiệu quả.

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều và đamục đích nên để làm tốt công tác cấp phép nói riêng, công tácquản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh cần cóchính sách, chiến lược cũng như quy hoạch sử dụng nguồnnước mặt, nước dưới đất để sử dụng hiệu quả.�

(Nguồn: Công văn số 454/STNMT-TNN&KTTV của SởTN&MT Bình Phước)

Bình Phước:

Công tác cấp phép, quản lý sau cấp phéptài nguyên nước còn nhiều hạn chế

Page 9: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 9

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Những vấn đề đặt ra trong việchoàn thiện hệ thống pháp luậtvề bảo vệ quyền sở hữu tài sảnđối với tài nguyên nước

Hiện nay, pháp luật nước ta thừa nhận tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân doNhà nước thống nhất quản lý nhưng vẫn chưa quy định biện pháp bảo vệ quyền sởhữu tài nguyên nước một cách phù hợp. Đặc biệt là quyền sử dụng tài nguyên nướccủa tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, nhưng lạibị tổ chức, cá nhân khác gây tác động xấu hoặc xâm hại vẫn chưa có cơ chế giảiquyết hợp lý. Mặc dù, xét về mặt lý thuyết thì trong hệ thống pháp luật của nước tahiện nay đã có quy định những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu về tài nguyên nước,nhưng còn chưa triệt để, chưa sâu sắc, nhiều quy định còn chưa khả thi trong thựctế nên khi sự việc xảy ra thì không áp dụng được.

NGUY�N TH� PH��NGPhòng Pháp ch� - Chính sách tài nguyên n��c

Để hiểu thêm về vấn đề này,dưới đây tác giả sẽ lạm bànsơ bộ về các biện pháp bảovệ quyền sở hữu tài sản là tài

nguyên nước trong hệ thống pháp luậtViệt Nam, trong đó tập trung vào ba biệnpháp là biện pháp hành chính, hình sựvà dân sự.

BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNHNgành luật hành chính bảo vệ quyền

sở hữu thông qua việc quy định nhữngthể lệ nhằm quản lý và bảo vệ tàinguyên nước, quy định nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể cho từng cơ quan nhà nước,đơn vị hành chính. Đồng thời, luật hànhchính cũng quy định về các biện pháphành chính mà Nhà nước được sử dụngđể thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữukhi có hành vi xâm hại quyền sở hữunhư các biện pháp cưỡng chế, phòng

ngừa và ngăn chặn. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật

về tài nguyên nước có khá nhiều vănbản quy định về vấn đề này, nhưng chưađồng bộ, thống nhất. Trong Luật Tàinguyên nước đã quy định rõ tài nguyênnước thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước thống nhất quản lý và người dâncó quyền được khai thác, sử dụng tàinguyên nước. Để bảo vệ quyền sở hữuvà quyền sử dụng của người dân thì Luậtcũng đã quy định chương riêng về bảovệ tài nguyên nước và một chương riêngvề khai thác, sử dụng tài nguyên nước.Để cụ thể hóa quy định này trong LuậtTài nguyên nước, Chính phủ đã banhành Nghị định số 149/2004/NĐ-CPngày 27 tháng 7 năm 2004 quy định việccấp phép thăm dò, khai thác, sử dụngtài nguyên nước và xả nước thải vàonguồn nước; Bộ Tài nguyên và Môitrường đã ban hành Thông tư số02/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thi hànhNghị định trên. Đây là những văn bản

quan trọng và chính là biện pháp hànhchính bảo vệ quyền sở hữu tài nguyênnước, quyền khai thác, sử dụng tàinguyên nước của tổ chức, cá nhân.

Tuy đây là Nghị định quan trọng gópphần bảo vệ quyền sở hữu tài nguyênnước, nhưng pháp luật Việt Nam vẫnchưa cho phép tổ chức, cá nhân là chủcủa giấy phép thăm dò, khai thác, sửdụng tài nguyên nước và xả nước thải

Page 10: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC10

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

vào nguồn nước được quyền chuyểnnhượng. Chính quy định này đã làm hạnchế tính ưu việt của biện pháp hànhchính trong việc bảo vệ quyền khai thác,sử dụng tài nguyên nước của chủ giấyphép.

Cùng với việc ban hành Nghị địnhquy định về cấp phép, Chính phủ cũngđã ban hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựctài nguyên nước và Bộ Tài nguyên vàMôi trường cũng đã ban hành Thông tưsố 05/2005/TT-BTNMT để hướng dẫn thihành Nghị định này. Nghị định số34/2005/NĐ-CP quy định về các hành vivi phạm hành chính trong lĩnh vực tàinguyên nước, hình thức xử phạt, mứcphạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xửphạt và các biện pháp khắc phục hậuquả. Đây chính là biện pháp hữu hiệu đểbảo vệ quyền sở hữu tài nguyên nước.Tuy nhiên, hai văn bản này còn chưa đápứng được yêu cầu thực tế, những quyđịnh chưa đủ sức răn đe nên nhiều khidoanh nghiệp, cá nhân lựa chọn hìnhthức chịu bị xử phạt hơn là đi xin phépcơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hơnnữa, những biện pháp khắc phục hậuquả và hình thức xử phạt bổ sung tronghai văn bản này chưa đồng bộ, tính thựctế không cao khiến cho khi áp dụngtrong thực tế gặp rất nhiều trở ngại, khókhăn.

Từ những phân tích trên đây có thểthấy rằng, mặc dù chúng ta đã có nhữngquy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu vềtài nguyên nước, nhưng chưa thật sự cóhiệu quả nếu tài nguyên nước chưa đượcnhìn nhận là tài sản theo đúng nghĩa. Đểkhắc phục tình trạng này, trong thời giantới, chúng ta cần đầu tư nghiên cứu đểđưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiệnhơn hệ thống pháp luật về tài nguyênnước nói chung và về bảo vệ quyền sởhữu tài nguyên nước nói riêng.

BIỆN PHÁP HÌNH SỰNgành luật hình sự bảo vệ quyền sở

hữu thông qua việc quy định nhữnghành vi nguy hiểm cho xã hội, xâmphạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm vàquy định các mức hình phạt tươngđương. Bộ Luật Hình sự quy định các tội

xâm phạm quyền sở hữu tại chương XIVtừ Điều 133 đến Điều 145, trong đó chialàm hai nhóm chính: các tội xâm phạmquyền sở hữu của công dân và tội xâmphạm quyền sở hữu của Nhà nước. Tuynhiên, theo cách hiểu của Bộ luật này thìtài nguyên nước không được coi là tàisản, vì thế không được bảo vệ theochương này mà chỉ được quy định ở haiđiều rất khiêm tốn là Điều 172 quy địnhvề Tội vi phạm các quy định về nghiêncứu, thăm dò, khai thác tài nguyên vàĐiều 183 quy định về Tội gây ô nhiễmnguồn nước. Mặc dù, Điều 172 và Điều183 đều quy định khung hình phạt caonhất là 10 năm tù và có hình phạt bổsung là phạt tiền 500.000.000 đồng(Điều 172) và 50.000.000 đồng (Điều183), nhưng trong thực tế, để khởi tố vụán hình sự về hai tội danh này rất khókhăn, thậm chí không thể khởi tố được.Bởi vì pháp luật hình sự Việt Nam chỉtruy cứu trách nhiệm hình sự đối với cánhân mà không truy cứu trách nhiệmhình sự đối với cơ quan, tổ chức.

Qua những luận cứ trên ta thấy,trong hệ thống pháp luật hình sự ViệtNam đã có những quy định nhằm bảo vệquyền sở hữu về tài nguyên nước,nhưng thực tế lại không thể áp dụngđược. Vì thế, biện pháp này không đủsức răn đe và phòng ngừa các loại tộiphạm liên quan. Vấn đề bức thiết hiệnnay là phải hoàn thiện hệ thống phápluật về quyền sở hữu tài nguyên nước vàcác biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tàinguyên nước cho phù hợp với tình hìnhmới.

BIỆN PHÁP DÂN SỰKhác với các biện pháp bảo vệ quyền

sở hữu do luật hành chính và luật hìnhsự quy định, chủ thể thực hiện hành vibảo vệ quyền sở hữu do Nhà nước thựchiện thì thông qua biện pháp dân sự, cánhân, tổ chức bị xâm phạm quyền sởhữu có thể dùng các phương thức dânsự để tự bảo vệ quyền sở hữu hoặc yêucầu cơ quan nhà nước có thẩm quyềnbảo vệ quyền sở hữu cho mình. Hiệnnay, các quy định nhằm bảo vệ quyền sởhữu tài sản đã có khá nhiều và bảo vệtương đối hiệu quả, nhưng vấn đề đặt ralà khi tài nguyên nước chưa được coi là

tài sản theo đúng nghĩa thì vẫn khôngđược áp dụng các quy định này. Hơnnữa, tài sản là tài nguyên nước sẽ mangtính chất động và tương đối đặc biệt nênchúng ta phải đặt ra những biện phápbảo vệ quyền sở hữu tài nguyên nướcvới những phương pháp đặc thù.

Ngoài ra, trong biện pháp dân sựcòn có cách thức khác để bảo vệ quyềnsở hữu. Đó là trong trường hợp mộtngười có hành vi trái pháp luật gây thiệthại tới tài sản của người khác thì chủ sởhữu của tài sản có quyền khởi kiện tớitòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuynhiên, do tài nguyên nước thuộc sở hữutoàn dân và những loại giấy phép về tàinguyên nước chưa được coi là sảnnghiệp của chủ giấy phép thì sẽ khôngthể áp dụng quy định này.

Hiện tại, trong hệ thống pháp luật vềtài nguyên nước cũng đã có những quyđịnh về bồi thường thiệt hại cho tổ chức,cá nhân được quyền khai thác, sử dụngtài nguyên nước như quy định tại Nghịđịnh số 149/2004/NĐ-CP, nhưng cơ chếbồi thường như thế nào và nguyên tắcxác định thiệt hại ra sao thì chưa đượcquy định.

Như vậy, việc phân tích những vấnđề về hoàn thiện hệ thống pháp luật bảovệ quyền sở hữu tài sản đối với tàinguyên nước hiện nay ở Việt Nam đãcho chúng ta thấy được phần nào bứctranh về những khó khăn, vướng mắcđặt ra cho chúng ta trong chặng đườngsắp tới. Đây là công việc đòi hỏi sựnghiên cứu tỉ mỉ, công phu và cũng làviệc hết sức cần thiết trong tình hìnhhiện nay, khi mà tài nguyên nước đangdần cạn kiệt, các dòng sông đang ngàyđêm “kêu cứu”, người dân phải sốngtrong cảnh khô khát thì lại càng thấyđược tầm quan trọng của công tác quảnlý nhà nước về tài nguyên nước. Việc đổimới tư duy, cách nhìn nhận về tàinguyên nước như một loại tài sản đặcbiệt, có tính chất động, hữu hạn và dễ bịtổn thương để đưa ra được nhữngphương thức bảo vệ quyền sở hữu hyvọng sẽ góp phần tạo nên diện mạo mớicho các nguồn nước hiện đang bị ônhiễm ở Việt Nam.�

Page 11: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 11

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

D� án thí đi�m xây d�ng b� l�c Arsen t�i xã M� Tân, huy�n M� L�c, tnh Nam Đ�nh:

Chất lượng xử lý nước đạt kết quả tốtTHANH TÂM

Trong khuôn khổ thực hiện Dựán “Mô hình xử lý Arsen vàchương trình thông tin, giáodục truyền thông về Arsen” do

tổ chức phi chính phủ Lien Aid của Sin-gapore tài trợ, ngày 13 tháng 9 năm2009, Trung tâm Thông tin – Kinh tế tàinguyên nước, Cục Quản lý tài nguyênnước phối hợp với tổ chức Lien Aid đikiểm tra kết quả thí điểm xây dựng bểlọc Arsen tại xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc,tỉnh Nam Định. Tham gia đoàn công táccòn có một số giáo viên, sinh viên thuộcTrường Công nghệ Ngee Ann (Singa-pore) đến thăm quan, tìm hiểu dự án vàgiúp Lien Aid ghi nhận các kết quả củadự án này tại Việt Nam.

BIẾT NƯỚC BỊ Ô NHIỄMNHƯNG NGƯỜI DÂN VẪNPHẢI DÙNG

Tìm hiểu thực tế nguồn nước tại 2thôn Hồng Hà 1 và Hồng Hà 2 của xã MỹTân cho thấy, do nguồn nước bị ô nhiễmnên hầu hết các hộ gia đình đều sử dụngnước mưa làm nguồn nước ăn uống.Nước giếng khoan bơm lên chỉ phục vụcho tắm giặt, vệ sinh hàng ngày. Tuynhiên, nguồn nước giếng khoan ở đâychứa rất nhiều tạp chất, mặc dù khôngphân tích được mức độ ô nhiễm các chấtđộc hại, nhưng chỉ cần làm thí nghiệmdùng nước giếng khoan (chưa qua lọc)pha với nước trà thì nước lập tức chuyểnsang màu xanh đen.

Theo phân tích của các nhà chuyênmôn, sở dĩ có hiện tượng trên là do trongnước chứa nhiều sắt, khi nước chứa sắt2 (Fe2+) với hàm lượng từ 1-1,5mg/l trởlên chưa bị oxy hoá, đổ vào nước trànước sẽ lập tức đổi sang màu xanh tímđến xanh đen do tanin của trà phản ứngvới Fe2+. Nếu nước lấy từ giếng lên đểlâu trong không khí, Fe2+ biến thànhFe3+ (nước chưa cần lọc) sẽ không xảyra hiện tượng trên.

Hậu quả của việc sử dụng lâu dài

nguồn nước ô nhiễm ở thôn Hồng Hà 1và Hồng Hà 2 tuy không thống kê đượccon số cụ thể, nhưng tỷ lệ người bị mắccác bệnh như: viêm da, mẩn ngứa, viêmgan mãn tính,… và thường cao hơn sovới các thôn khác trong xã Mỹ Tân.

NGƯỜI DÂN MONG MUỐNĐƯỢC ÁP DỤNG CÔNGNGHỆ XỬ LÝ NƯỚC HỢP VỆSINH

Với mục tiêu giúp người dân có thểlựa chọn các giải pháp phù hợp nhằmgiảm thiểu Arsen trong nước dưới đất,tổ chức Lien Aid đã phối hợp với CụcQuản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyênvà Môi trường thực hiện Dự án “Mô hìnhxử lý Arsen và chương trình thông tin,giáo dục truyền thông về Arsen” nhằmđánh giá về hiệu quả một số mô hình xửlý Arsen đang sử dụng, nghiên cứu nângcao hiệu quả sử dụng, từ đó lựa chọn haigiải pháp xử lý Arsen có khả năng ứngdụng cao nhất làm mô hình thí điểmthực hiện tại đồng bằng sông Hồng.

Dựa trên kết quả thực hiện đề ánChính phủ về điều tra ô nhiễm Arsentrên toàn quốc, Cục Quản lý tài nguyênnước đã sơ bộ lựa chọn tỉnh Nam Định,cụ thể với 60 hộ gia đình có nguồn nướcbị nhiễm Arsen với nồng độ cao hơn tiêuchuẩn cho phép của Bộ Y tế về nước ănuống (tức là > 0,05mg/l) để áp dụng thửnghiệm mô hình xử lý Arsen trong nước.Trong tháng 7 năm 2009, Cục đã cửđoàn công tác tiến hành điều tra thựcđịa nhằm xác minh cụ thể tình hình ônhiễm arsen trong nguồn nước dưới đấtdùng cho sinh hoạt của nhân dân xã MỹTân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Kếtquả kiểm tra thực tế cho thấy, chấtlượng nước tại các thôn Hồng Hà 1,Hồng Hà 2, Tân Đệ và Hồng Phúc đã bịô nhiễm Arsen nghiêm trọng.

Hiện tại, Dự án đã phối hợp với cáccơ quan chức năng ở địa phương xâydựng được 4 mô hình thí điểm, kết quảphân tích chất lượng nước sau xử lý tạicác mô hình đều cho kết quả tốt, nằm

trong tiêu chuẩn cho phép về nước ănuống của Bộ Y tế.

Mong muốn của Dự án cũng nhưnguyện vọng của người dân địa phươnglà không chỉ hỗ trợ mô hình xử lý ônhiễm nguồn nước cho 60 hộ gia đìnhtrong xã mà về mặt lâu dài sẽ đào tạo,hỗ trợ kỹ thuật và kỹ năng xây dựng bểnước xử lý Arsen nhằm tạo ra nguồnnhân lực kỹ thuật tại chỗ, có khả năngtruyền đạt, đào tạo lại cho địa phương.Sau khi có kết quả áp dụng mô hình thíđiểm, các tài liệu thông tin, giáo dục vàtruyền thông về các giải pháp xử lýArsen quy mô hộ gia đình (bao gồm cảtiếng Anh và tiếng Việt) sẽ được xâydựng và chia sẻ rộng rãi nhằm cải thiệnsức khỏe của người dân đang sống ởnhững khu vực bị ảnh hưởng bởi Arsentại Đồng bằng sông Hồng bằng việc sửdụng nước không chứa Arsen.�

Page 12: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC12

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

TR�N MINH PH��NG Chuyên gia Truy�n thông và Đào t�o D� án T�ng c�ngN�ng l�c, Đánh giá và Qun lý Tài nguyên n��c Vi�t Nam

Chiến dịch truyền thông nângcao nhận thức cộng đồng vềtài nguyên nước, với chủ đề“Dòng sông quê em” được

triển khai tại xã Mai Đình, huyện HiệpHòa, tỉnh Bắc Giang là một trong nhữnghoạt động của Kế hoạch hành động“Truyền thông và Nâng cao nhận thức vềquản lý tổng hợp lưu vực sông” do CụcQuản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyênvà Môi trường) thực hiện dưới sự tài trợcủa Cơ quan phát triển quốc tế Đan

Mạch (Danida). Đây là một mô hìnhtruyền thông hiệu quả và cần được nhânrộng tại nhiều địa phương trên lưu vựcsông Cầu và cũng như các sông kháctrong cả nước.

Chiến dịch truyền thông nâng caonhận thức cộng đồng về tài nguyênnước, với chủ đề “Dòng sông quê em”được phát động từ đầu tháng 8 năm2009, với các hoạt động:

• Tập huấn kiến thức về quản lý tàinguyên nước cho cán bộ xã và thôn;

• Tuyên truyền các thông tin về tàinguyên nước cho cộng đồng dân cư tạicác thôn (thông qua hình thức họpthôn);

• Thi sáng tác văn học nghệ thuật(thể loại thơ, văn và tranh vẽ) với chủ đề“Dòng sông quê em” trong cộng đồngdân cư và trường THCS Mai Đình, trườngTiểu học Mai Đình;

• Thi tìm hiểu các kiến thức về tàinguyên nước giữa 10 đội văn nghệ của10 thôn trong xã (hình thức trả lời câuhỏi, xây dựng tiểu phẩm, các tình huốngứng xử).

Sau 1 tháng triển khai, chiến dịch đãđạt được một số hiệu quả nhất địnhnhư:

• Kêu gọi được sự tham gia của tấtcả các thành phần trong cộng đồng từlãnh đạo xã, thôn, các ban ngành đoàn

Chiến dịch truyền thôngnâng cao nhận thức cộngđồng về tài nguyên nước:

Ch� đ� “Dòng sông quê em”

Page 13: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 13

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

thể (thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựuchiến binh), người dân, học sinh và thầycô giáo các trường mầm non, tiểu họcvà trung học cơ sở;

• Các thông điệp như “nước lànguồn tài nguyên quý giá”, “dòng sông -cuộc sống của chúng ta”, “tài nguyênnước không phải là vô hạn”… đã đi sâuvào nhận thức của từng học sinh vàngười dân trong xã;

• Người dân và học sinh rất hàohứng tham gia các hoạt động của chiếndịch;

• Trong cuộc thi sáng tác văn học“Dòng sông quê em” đã có 135 bứctranh, 58 bài văn xuôi và 25 bài thơtham dự ca ngợi vẻ đẹp của dòng sôngCầu và lên án những hành động đanglàm ảnh hưởng tới dòng sông đã gắnliền với các tác phẩm văn học và lịch sử;

• Trong cuộc thi tìm hiểu “Dòng sôngquê em” đã có 10 vở kịch được thể hiệnbằng hình thức kịch nói, hoạt cảnh chèo,quan họ để nói về những hành vi mà conngười đang đối xử một cách tiêu cực tớinguồn nước, tới dòng sông, từ đó gây ra

những hậu quả xấu tới sức khỏe cộngđồng, tới sản xuất nông nghiệp, chănnuôi và làng nghề tại địa phương;

• Việc người dân sau mỗi ngày làmviệc vất vả, cứ đến tối lại tập hợp cùngnhau tham khảo tài liệu, tìm ra đáp ántrả lời cho các câu hỏi Ban tổ chức đưara và luyện tập các tiết mục văn nghệ,tiểu phẩm đã trở thành một phong tràotốt trong cộng đồng dân cư;

• Năng lực tổ chức một chiến dịchtruyền thông nâng cao nhận thức cộngđồng của cán bộ lãnh đạo xã, thôn vàcác đoàn thể được nâng cao;

• Các cơ quan báo chí, đài truyềnhình trung ương và địa phương tham gialễ tổng kết chiến dịch đã đưa tin, bài viếtvà hình ảnh về các hoạt động của chiếndịch truyền thông về tài nguyên nước tạiMai Đình, đây là kênh thông tin quantrọng trong việc truyền tải rộng rãi môhình truyền thông tại Mai Đình tới nhiềunhóm đối tượng và địa phương khácnhau.

Kết quả của cuộc thi sáng tácvăn học nghệ thuật và thi tìm

hiểu “Dòng sông quê em”:Một số ghi nhận từ Chiến dịch

truyền thông nâng cao nhận thứccộng đồng về tài nguyên nước vớichủ đề “Dòng sông quê em”:

Cô giáo Nguyễn Thị Mến, trường Tiểuhọc Mai Đình 1 cho biết: “Chiến dịchtruyền thông nâng cao nhận thức cộngđồng về tài nguyên nước, với chủ đềDòng sông quê em là một sân chơi mangtính giáo dục cao. Đây là lần đầu tiên mộtchiến dịch truyền thông về tài nguyênnước được tổ chức tại một làng ven sôngCầu của tỉnh Bắc Giang. Người dân cũngnhư học sinh Mai Đình rất hào hứng thamgia các hoạt động của chiến dịch”.

Ông Đào Văn Vinh, Phó Chủ tịchUBND xã Mai Đình, Trưởng ban chỉ đạochiến dịch cũng cho biết: “Mai Đình làmảnh đất giàu truyền thống văn hóa,lãnh đạo và nhân dân Mai Đình rất phấnkhởi và tích cực tổ chức và vận độngngười dân thực hiện thành công chiếndịch truyền thông “Dòng sông quê em”.Chiến dịch này là một trong các hoạtđộng nhằm phát triển và bảo vệ nguồnnước do Cục Quản lý tài nguyên nước đãvà đang triển khai tại địa phương”.

Theo TS. Nguyễn Thái Lai, Thứtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:“Truyền thông nâng cao nhận thức về tàinguyên nước cho các nhóm đối tượngkhác nhau là hoạt động ưu tiên tronggiai đoạn hiện nay của ngành nước nóichung và Cục Quản lý tài nguyên nướcnói riêng. Mọi người dân đều có quyềnvà nghĩa vụ chia sẻ trách nhiệm chămsóc, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước.Từ đó, đảm bảo tính công bằng và bềnvững trong khai thác, quản lý và pháttriển nguồn tài nguyên quý giá này”.�

Giải Tác phẩm Tác giả

Cuộc thi sáng tác: thể loại thơ

Giải nhất Dòng sông kêu cứu Âu Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã

Giải nhìThương nhớ một dòng sông

Phù Thị Đông, thôn Đông Trước

Giải ba Dòng sông quê tôi Nguyễn Duy Hợi, thôn Mai Hạ

Sông Cầu làm giàuquê hương

Đỗ Văn Dự, thôn Thắng Lợi

Cuộc thi sáng tác: thể loại văn xuôi

Giải nhất Sông Cầu quê tôi Trần Thị Liên, giáo viên trường THCS Mai Đình

Giải nhì Dòng sông kỷ niệmHà Thị Phương Thảo, lớp 9D, trường THCSMai Đình

Giải ba Dòng sông quê yêu dấu Ngô Thị Thu, lớp 9D, trường THCS Mai Đình

Ểm dịu một dòng sông Trần Thị Thanh, lớp 9D, trường THCS Mai Đình

Cuộc thi sáng tác: thể loại tranh vẽ

Giải nhất Đào Thị Dung, lớp 9A, trường THCS Mai Đình

Giải nhì Đào Bá Thắng, lớp 7A, trường THCS Mai Đình

Giải ba Đỗ Thị Hằng, lớp 9A, trường THCS Mai Đình

Đặng Văn Linh và Âu Văn Trường, lớp 9A,trường THCS Mai Đình

Cuộc thi tìm hiểu Dòng sông quê em

Giải nhất Thôn Mai Hạ

Giải nhì Thôn Giáp Ngũ

Giải ba Thôn Nguyễn

Giải khuyếnkhích

Thôn Vọng Giang, thôn San, thôn Thắng Lợi, thôn Đông Trước, thôn MaiTrung, thôn Mai Thượng, thôn Châu Lỗ

Page 14: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Nhu cầu về nước ngày càng tăng, tại nhiều quốc gia trênthế giới tài nguyên nước đã bị khai thác quá mức, vượtquá khả năng của nguồn nước. Hơn nữa, do tác độngcủa biến đổi khí hậu, tình trạng khan hiếm nước càng

thêm trầm trọng hơn. Do đó, vấn đề cạnh tranh về nước đangngày càng trở nên căng thẳng giữa các quốc gia, khu vực, đô thị,nông thôn, hoặc giữa các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động khácnhau. Điều đó khiến cho nước đang dần trở thành một trongnhững vấn đề chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới.

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NƯỚCCả thế giới đang hướng tới hoàn thành được các mục tiêu

thiên niên kỷ về nước vào năm 2015 (90% dân số thế giới sẽ đượchưởng nước sạch). Tuy nhiên, kỳ vọng để đạt được các mục tiêuthiên niên kỷ này là không mấy hiện thực. Thực tế cho thấy, việctiếp cận được với những dịch vụ cơ bản liên quan đến nước nhưnước uống an toàn, vệ sinh… vẫn là một vấn đề khó khăn đối vớicác nước đang phát triển. Theo ước tính, đến năm 2030 vẫn cònkhoảng 5 tỷ người (chiếm 67% số dân thế giới) chưa được tiếpcận với các điều kiện vệ sinh về nước. Vì vậy, để đạt được nhữngmục tiêu Liên hợp quốc đề ra, đòi hỏi những nỗ lực hiện tại phảiđược tăng lên gấp bội.

Mặt khác, giữa nước và nghèo đói có mối liên hệ khăng khítvới nhau – số người có mức sống dưới 1,25 đô la Mỹ/một ngàygần trùng với số người thiếu nước uống sạch an toàn. Tình trạngnày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Hầu hết 80%bệnh tật ở các nước đang phát triển đều liên quan đến nước. Theothống kê, mỗi ngày có khoảng 5.000 trẻ em, hay cứ sau 17 giâylại có 1 trẻ chết vì bệnh tả. Nếu như được tăng cường về cấpnước, điều kiện vệ sinh và quản lý tài nguyên nước thì cả thế giớicó thể tránh được 1/10 bệnh tật.

ÁP LỰC TỪ SỰ GIA TĂNG NHU CẦU VỀ NƯỚCNhu cầu về nước chưa bao giờ cao như hiện nay. Khai thác

nước sạch đã tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện tích đấttưới cũng tăng gấp đôi trong chừng ấy năm và hiện tượng này liênquan mật thiết với sự gia tăng dân số. Dân số thế giới hiện nay là6,6 tỷ người và mỗi năm tăng thêm 80 triệu người. Điều đó cónghĩa, nhu cầu về nước sạch mỗi năm tăng thêm khoảng 64 tỷmét khối. Song, đáng tiếc là 90% số dân trong số 3 tỷ người dựkiến tăng thêm vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang pháttriển, nơi mà ngay từ bây giờ đã đang chịu cảnh khan hiếm nước.

Gia tăng dân số đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu lương thựcvà tất nhiên nhu cầu về nước cũng tăng. Cho đến nay,

nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nhiều nước nhất, chiếm tới70% lượng nước tiêu thụ (so với 20% dành cho công nghiệp và10% dùng trong sinh hoạt đời sống). Nếu không có quy hoạch sửdụng hợp lý, nhu cầu nước cho nông nghiệp trên toàn thế giới sẽtăng lên từ 70% đến 90% vào năm 2050, nhất là gia tăng tỷ lệmức tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa tại những nước vừagiàu lên đã tác động rất lớn đến tài nguyên nước. Để sản xuất 1kg ngũ cốc cần từ 800 đến 4000 lít nước, trong khi đó để có được01 kg thịt bò phải tốn từ 2000 đến 16000 lít nước. Nếu vào thờiđiểm năm 1985, một người Trung Quốc tiêu thụ 20 kg thịt thì vàonăm 2009 con số này đã là 50 kg. Điều đó có nghĩa, Trung Quốccần có thêm 390 km3 nước. Để giúp so sánh, năm 2002, lượngthịt tiêu thụ tính theo đầu người tại Thụy Điển và tại Mỹ tương ứnglà 76kg và 125 kg.

Sản xuất nhiên liệu sinh học tăng nhanh trong những nămqua đã gây những tác động đáng kể đến nhu cầu về nước. Sảnlượng ethanol năm 2008 là 77 tỷ lít, gấp 3 lần giai đoạn từ 2000đến 2007 và dự kiến sẽ đạt 127 tỷ lít vào năm 2017. Mỹ và Brazillà các nhà sản xuất hàng đầu, đáp ứng 77% nhu cầu của toàn thếgiới. Năm 2007, 23% sản lượng ngô ở Mỹ và 54% mía đường củaBrazil là dành để sản xuất ethanol. Trong năm 2008, 47% lượngdầu thực vật sản xuất tại Cộng đồng Châu Âu được dùng làmnhiên liệu diesel sinh học. Với khả năng giúp làm giảm bớt sự lệthuộc vào năng lượng chất đốt, xem ra với công nghệ hiện tại,nhiên liệu sinh học đang đặt lên môi trường và đa dạng sinh họcmột áp lực không tương ứng. Vấn đề chính là phải cần một lượnglớn nước và phân bón để gieo trồng. Để làm ra 01 lít nhiên liệusinh học phải cần khoảng từ 1000 đến 4000 lít nước.

Trong khi đó, nhu cầu về năng lượng đang tăng nhanh, đồngnghĩa với tăng nhu cầu về nước. Nhu cầu năng lượng toàn cầu dựkiến tăng lên khoảng 55% vào năm 2030 và chỉ riêng Trung Quốcvà Ấn Độ đã chiếm tới 45% lượng tăng này. Sản xuất điện từnguồn thủy điện dự kiến tăng trung bình hàng năm ở mức 1.7%từ năm 2004 đến 2030, gia tăng tổng thể là 60%. Tuy bị chỉ tríchlà nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và khiếnnhiều người dân bị mất chỗ ở, nhưng với nhiều người các đậpthủy điện vẫn được xem là một giải pháp nhằm đáp ứng các nhucầu năng lượng hiện nay.

Bên cạnh các áp lực gia tăng nhu cầu về nước nêu trên, sự ấmlên toàn cầu sẽ làm cho chu trình thủy văn trở nên biến độngmạnh hơn như thay đổi về chế độ mưa và bốc hơi. Mặc dù chưaxác định được cụ thể những ảnh hưởng nào của hiện tượng nàytác động đến tài nguyên nước, nhưng tình trạng thiếu nước chắc

Tài nguyên nước trong tình hìnhthế giới biến đổiTHÁI TIN

Theo Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, trong tình trạng thiếu nước gia tăng như hiệnnay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và việc đấutranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào khả năng chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước.

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC14

KHOA H�C CÔNG NGH - HP TÁC QU�C T�

Page 15: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

chắn sẽ tác động trở lại đến chất lượng nước và tần suất các hiệntượng cực đoan như hạn hán, lũ lụt.

Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số thế giới sinhsống tại các vùng chịu căng thẳng về nước. Chỉ tính riêng ở ChâuPhi, do biến đổi khí hậu, số người chịu cảnh thiếu nước nhiều hơnvào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu người. Khan hiếm nước ở mộtsố vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ tác động lớn tới sự di cư; dohiếm nước sẽ có từ 24 triệu đến 700 triệu người dân mất chỗ ở.

TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ TÀINGUYÊN NƯỚC

Theo đánh giá chung, đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước làrất quan trọng đối với tất cả các quốc gia, kể cả với những nướcnghèo. Sự phồn vinh trong tương lai của các nước đang phát triểnmột phần phụ thuộc vào mức độ đầu tư mà họ dành cho ngànhnước. Phát triển tài nguyên nước là nội dung chính yếu trong quátrình phát triển kinh tế xã hội.

Đầu tư vào ngành nước có thể được lợi theo nhiều cách. Mỗimột đô la đầu tư vào nước sạch và vệ sinh ước tính sẽ thu lợi đượctừ 3 đến 34 đô la. Thực tế cho thấy, nơi nào đầu tư kém thì tổngsản lượng quốc nội có thể bị mất tới 10%. Tại lục địa châu Phi, tổnthất kinh tế do thiếu nước uống sạch và điều kiện vệ sinh cơ bảnước tính vào khoảng 28.4 tỷ đô la mỗi năm – khoảng 5% GDP.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng vệ sinh cũng sẽ mang lại nhiều lợi íchcho môi trường. Hiện nay, hơn 80% chất thải tại các nước đang

phát triển được thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý, gây ônhiễm sông, hồ và các vùng duyên hải. Ước tính, tổng chi phí đểthay thế những hệ thống cấp nước và cơ sở hạ tầng vệ sinh cũ tạicác nước công nghiệp hàng năm có thể lên tới 200 tỷ đô la.

Đứng trước thực trạng gia tăng nạn thiếu nước, nhiều quốc giađã bắt đầu tiến hành lồng ghép các chiến lược quản lý tài nguyênnước vào các kế hoạch phát triển của mình. Tại Zăm-bia chính sáchmới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước dự định sẽ thực hiện quảnlý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các ngành. Qua đó, nhiều nhàtài trợ đã liên kết các đầu tư liên quan đến nước trong gói hỗ trợcủa họ cho Zăm-bia.

Nước Úc cũng thay đổi các chính sách của họ với một loạt biệnpháp mới. Tại những thành phố chính đã áp dụng quy định hạn chếdùng nước đối với một số hoạt động như tưới vườn, rửa xe, nướccho bể bơi, v.v… Tại Sydney, năm 2008, đã áp dụng hình thức cấpnước hai chế độ – một cho nước uống và một dành cho các sử dụngkhác được lấy từ nguồn nước tái sử dụng.

Việc xử lý nước thải cũng có thể giúp tăng thêm lượng nước cóthể sử dụng được. Một số nước đã tiến hành việc dùng lại nướcthải đã qua xử lý cho sản xuất nông nghiệp. Ngọt hóa nước biển(tách muối) cũng là một quy trình khác được sử dụng tại các vùngkhô hạn. Quy trình được áp dụng để lấy nước uống và nước sửdụng trong ngành công nghiệp tại những quốc gia đã sử dụng đếncận tài nguyên nước của mình như Ả rập Xê Út, Israel.�

PHÍ QUC HÀO

Đó là khẳng định của bà Tineke Huizinga – Thứ trưởng BộGiao thông, Công chính và Quản lý nước Hà Lan tại Lễký kết Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong Quản lý tổnghợp lưu vực sông và dải ven bờ tại Đồng bằng sông Cửu

Long giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Giao thông, Công chính vàQuản lý nước Hà Lan trong chuyến thăm chính thức của bà tại ViệtNam từ ngày 5/10 – 9/10/2009.

Hà Lan đã lựa chọn Việt Nam là một trong 5 nước “đồng bằngchâu thổ” ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nướcvà BĐKH. Bà Tineke Huizinga, cho biết: “Hà Lan là một nước đồngbằng, với phần lớn diện tích thấp hơn mực nước biển. Lịch sử củaHà Lan đã buộc người dân phát triển những công trình quản lýnước. Chúng tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thứcchuyên môn với các nước cùng chung thách thức như Việt Nam.Chính phủ Hà Lan sẽ cùng các doanh nghiệp Hà Lan chung tay gópsức để củng cố và phát triển các mối quan hệ sẵn có với các đối tácViệt Nam.

Thực tế cho thấy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinhtế năng động của Việt Nam, tuy nhiên khu vực này đang phải đốimặt với những thách thức về công nghiệp hóa, nông nghiệp và môitrường phức tạp. Trong thời gian tới, Việt Nam và Hà Lan sẽ hợp tácứng phó với BĐKH theo lộ trình thỏa thuận trong biên bản ghi nhớ.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Laikhẳng định, việc hợp tác sẽ hữu ích cho cả hai nước trong chia sẻkinh nghiệm quản lý tổng hợp lưu vực sông và dải ven bờ, để VNcó thể áp dụng những công nghệ tiên tiến của Hà Lan trong chốngchọi với xâm thực biển và ứng phó với BĐKH.

Trong chuyến thăm lần này, bà Tineke Huizinga cũng đã thúcđẩy thành lập Viện Ứng phó với Biến đổi khí hậu và Quản lý tàinguyên nước ở Việt Nam. Sáng kiến này được xây dựng trên quanhệ hợp tác sẵn có của hai nước về tăng cường giáo dục Đại họctrong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý lưu vựcsông, phòng chống lũ lụt, quản lý dải ven bờ và quy hoạch đôthị/không gian.�

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC 15

Hà Lan cam kết hỗ trợ tốt nhấtcho ngành nước của Việt Nam

Page 16: I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

KHOA H�C CÔNG NGH - HP TÁC QU�C T�

Ứng dụng công nghệ vũ trụ trong côngtác đánh giá và quản lý tài nguyên nướcTS. ��NG �ÌNH PHÚC

Kỹ thuật viễn thám là một trong những thành tựu của công nghệ vũ trụ. Kỹ thuật viễnthám được hiểu là kỹ thuật, phương pháp thu nhận và giải mã thông tin về các đối tượng từmột khoảng cách nhất định mà không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Các thông tin thunhận là những biến đổi mà đối tượng tác động đến môi trường xung quanh như trường sóngđiện từ, trường âm thanh và trường hấp dẫn. Tuy vậy, hiểu từ góc độ kỹ thuật sóng điện từ,nó bao trùm mọi dải phổ của sóng điện từ, từ sóng radio tần số thấp tới sóng siêu cao tần, tiahồng ngoại, sóng nhìn thấy, tia cực tím, tia X và tia gama.

Tài nguyên nước phân bố rộng vàbiến đổi mạnh theo không gianvà thời gian, có quan hệ chặt chẽvới điều kiện địa lý tự nhiên. Để

quản lý, nhằm khai thác hiệu quả vững bềntài nguyên nước cần phải biết được sốlượng, chất lượng tài nguyên nước và sựbiến đổi của chúng theo không gian và thờigian. Khoa học vũ trụ, đặc biệt là viễnthám kết hợp với công nghệ GIS và GPSđược ứng dụng rất hiệu quả trong công tácđánh giá, quản lý tài nguyên nước. Viễnthám, cụ thể là ảnh vệ tinh cũng như cácsố liệu đo đạc từ vệ tinh có thể được ứngdụng để giải quyết các vấn đề sau:

1. Đánh giá và quản lý tài nguyênnước mặt

- Kết hợp tài liệu viễn thám với đo đạcmặt đất có thể xác định đặc trưng của bềmặt lưu vực, giúp cho việc xác định tổnghợp lượng dòng chảy, phân vùng tàinguyên nước mặt, lập bản đồ tài nguyênnước mặt, cân bằng nước;

- Xác định các đặc trưng hình thái củamạng lưới sông, các khối nước mặt (baogồm sông, hồ chứa tự nhiên), các vùng đấtngập nước, các hồ chứa nhân tạo, kênhrạch (bao gồm diện tích và chiều sâu cộtnước),…;

- Sử dụng các ảnh vệ tinh chụp trongcác thời điểm khác nhau kết hợp với đo đạchiện trường cho phép xác định sự biến đổicủa lòng dẫn, xác định tình trạng lũ lụt,nghiên cứu diễn biến và dự báo lũ lụt, úngngập;

- Xác định tình trạng hạn hán, bao gồmcác vùng hạn hán, độ ẩm của đất, tình hìnhmực nước các hồ chứa và sông ngòi;

- Nghiên cứu môi trường chất lượngnước;

- Nghiên cứu chất lượng nước: độ đục,nhiệt độ, độ muối;

- Kết hợp với đo đạc khảo sát mặt đấtlập bản đồ chất lượng nước;

- Nghiên cứu sự ô nhiễm do dầu, sự ônhiễm do nước thải sinh hoạt, do cácnguyên nhân khác;

- Nghiên cứu diễn biến khai thác bềmặt lưu vực;

- Phục vụ lập quy hoạch khai thác vàbảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông.

2. Đánh giá và quản lý tài nguyênnước dưới đất

Việc sử dụng viễn thám trong điều trađánh giá nước dưới đất rất có hiệu quả,cho phép thu nhận được các thông tin mộtcách tổng hợp, toàn diện liên quan tớinước dưới đất như: địa hình địa mạo, thảmthực vật, địa chất, mạng sông suối và cácthể nước mặt, hiện trạng sử dụng đất,...nhằm đánh giá sự phân bố, số lượng, chấtlượng nước dưới đất. Viễn thám có thểđược ứng dụng để giải quyết các vấn đềcụ thể sau:

- Xác định cấu trúc địa chất, cấu trúcchứa nước;

- Xác định sự phân bố của các loại đấtđá, kết hợp với các tài liệu đo đạc khảo sátmặt đất để lập bản đồ phân bố các tầngchứa nước, cách nước, phân vùng mức độchứa nước;

- Xác định vùng cung cấp, vùng thoát,quan hệ giữa nước dưới đất và nước mặt;

- Xác định các đứt gẫy chứa nước, cáchnước;

- Xác định sơ bộ chiều sâu mực nướcdưới đất của các tầng chứa nước nông;

- Ngoài các thông tin gián tiếp, ảnhviễn thám có thể cho các thông tin trựctiếp về tài nguyên nước dưới đất như các

vùng xuất lộ của nước dưới đất;- Sử dụng tài liệu viễn thám kết hợp với

tài liệu khảo sát mặt đất cho phép xác địnhmột cách hiệu quả vị trí các lỗ khoan thămdò, khai thác nước dưới đất;

- Nghiên cứu diễn biến của tình trạngkhai thác, sử dụng đất, cho phép đánh giáđược ảnh hưởng của hiện trạng sử dụngđất tới số lượng, chất lượng nước dưới đấtnhư sự mở rộng của các đô thị, làm giảmdiện tích cung cấp của nước dưới đất, làmgiảm số lượng cũng như làm tăng sự ônhiễm của nước dưới đất;

- Lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất,bản đồ phân vùng dễ bị ô nhiễm của nướcdưới đất, cũng như lập quy hoạch khaithác, bảo vệ nước dưới đất.

Tuy nhiên, phần lớn các thông tin thuđược từ ảnh vệ tinh cũng như ảnh máy baylà các thông tin gián tiếp. Vì vậy, cần thiếtphải có các nghiên cứu mặt đất để xâydựng các khoảnh chìa khóa, làm cơ sở chogiải đoán ảnh vệ tinh. Bên cạnh đó, đòi hỏingười giải thích, giải đoán tài liệu viễnthám phải có kinh nghiệm cũng như có cácphần mềm chuyên dùng.

Ngày nay, nhiều phần mềm chuyêndùng trong việc giải đoán ảnh đã đượcphát triển, đặc biệt ứng dụng hệ thốngthông tin địa lý đã góp phần đáng kể hiệuquả của việc giải thích và khai thác ảnh vệtinh, ảnh máy bay trong việc nghiên cứumôi trường, tài nguyên thiên nhiên nóichung và đánh giá, quản lý tài nguyênnước nói riêng. Ngoài các thông tin thuđược từ ảnh viễn thám, các số liệu đo đạctừ vệ tinh, hệ thống định vị cũng được sửdụng rất hiệu quả trong việc xác định vị trícác nguồn nước, các công trình khai thácnước.�