179
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH VANLATY KHAMVANVONGSA C¶i c¸ch bé m¸y hμnh chÝnh nhμ n-íc cÊp trung -¬ng ë Céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lμo LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH LÝ LUN VÀ LCH SNHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUT Mã s: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC: PGS. TS. TRNH ĐỨC THO HÀ NI - 2015

C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VANLATY KHAMVANVONGSA

C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n­íc cÊp trung ­¬ng ë Céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH ĐỨC THẢO

HÀ NỘI - 2015

Page 2: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu

của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vanlaty KHAMVANVONGSA

Page 3: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7 1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 14 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục

nghiên cứu 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 28 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng của bộ máy hành chính nhà nước

cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 28 2.2. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, các điều kiện bảo đảm của cải

cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 46

2.3. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương một số nước trên thế gới và những giá trị tham khảo cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 62

Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 77 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ máy hành chính nhà nước cấp

trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 77 3.2. Thực trạng cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 81 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 115 4.1. Quan điểm, mục tiêu nhằm bảo đảm cải cách bộ máy hành chính nhà nước

cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 115 4.2. Giải pháp nhằm bảo đảm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung

ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 128 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165

Page 4: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BMHCNN : Bộ máy hành chính nhà nước

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân

NDCM : Nhân dân cách mạng

Nxb : Nhà xuất bản

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 5: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách bộ máy hành chính nhà nước nói chung và bộ máy hành chính

nhà nước (BMHCNN) cấp trung ương nói riêng, hiện nay luôn là sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia trong quá trình chuyển đổi từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ. Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo. Vấn đề cải cách BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung ương nói riêng cũng luôn là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Lào. Điều này được thể hiện qua các văn kiện ở các kỳ Đại hội Đảng NDCM Lào. Trong đó, Hội nghị trung ương lấn thứ 5 khóa II đã khẳng định:

Kiện toàn chính quyền là nhằm nâng cao hiệu lực của chính quyền về quản lý nhà nước, quản lý kính tế và xã hội... Cần tiếp tục cải cách và kiện toàn hệ thống chính quyền toàn bộ, làm cho nó đột phá từ trung ương xuống đến cấp cơ sở. Cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương cần phải gọn nhẹ thực sự, có hiệu quả, để làm việc quản lý, nghiên cứu, kiểm tra giám sát, xây dựng cán bộ và công tác đối ngoại là chủ yếu [97, tr.158-159].

Thực hiện chủ trương của Đảng NDCM Lào trong những năm qua công

cuộc cải cách BMHCNN nói chung và cải cách BMHCNN cấp trung ương nói

riêng đã đạt được những kết quả đáng kể làm cho bộ máy ngày càng gọn hơn,

từng bước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Chức năng, nhiệm vụ của từng

cơ quan cấu thành BMHCNN được xác định rõ ràng cụ thể hơn... Điều đó đã

góp phần vào thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,

quốc phòng - an ninh, môi trường... Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của công

cuộc đổi mới đất nước, cải cách BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung

ương thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể là sự thể chế hóa các

Page 6: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

2

chủ trương của Đảng về cải cách BMHCNN cấp trung ương còn chậm. Các

văn bản pháp luật còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chức năng, nhiệm vụ của một

số Bộ, Ban, ngành còn chồng chéo, thiếu tính cụ thể, minh bạch và rõ ràng. Cơ

cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, phức tạp, gây ra những tình trạng hoạt

động không thông suốt, kém hiệu quả, lãng phí. Không ít cán bộ, công chức

vẫn chưa đáp ứng được trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Việc bố trí,

sắp xếp cũng như đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn,

phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức vẫn gặp nhiều khó khăn,

nhiều trường hợp không đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, còn diễn ra hiện tượng

tham ô, tham nhũng, quan liêu của một số cán bộ, công chức ở một số cơ quan

và hiện tượng “xin - cho” vẫn diễn ra khá trầm trọng ở một số lĩnh vực. Điều đó

làm giảm hiệu lực, hiệu quả của BMHCNN và giảm lòng tin của nhân dân đối

với chính quyền nhà nước, thực trạng này đòi hỏi phải có những giải pháp khắc

phục kịp thời. Đảng NDCM Lào đã chỉ rõ:

Nếu không quyết tâm cải cách kịp thời và không tập trung lực lượng

vào việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ đội ngũ

cán bộ và hoàn thiện lề lối làm việc cho tốt hơn thì chắc chắn rằng

chung ta không chỉ sẽ không thoàn thành nhiệm vụ chính trị thôi, mà

còn sẽ làm cho tình hình phức tạp thêm và làm cho sự tin cậy của quần

chúng đối với chế độ mới sẽ bị xói món cũng có thể [84, tr.20-21].

Bên cạnh đó, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới cũng như đòi hỏi của cải

cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và mở rộng hợp tác hội

nhập quốc tế ở nước CHDCND Lào hiện nay. Điều đó, đòi hỏi cần phải có sự

cải cách mạnh mẽ BMHCNN cấp trung ương ở Lào hiện nay theo hướng Đại

hội IX Đảng NDCM Lào đã xác định: “Các Bộ, cơ quan hành chính cấp trung

ương cần thực hiện chức năng quản lý vĩ mô là chủ yếu; Nhất là việc triển khai

đường lối và Nghị quyết của Đảng thành chương trình, đề án thuộc ngành cho kịp

thời và chỉ đạo tổ chức thực hiện thành hiện thực...” [90, tr.48].

Page 7: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

3

Để khắc phục những hạn chế cải cách BMHCNN thời gian qua hiện thực

hóa có hiệu quả chủ trương của Đảng NDCM Lào, đòi hỏi phải có sự nghiên

cứu bài bản, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn cải cách BMHCNN nói chung

và cải cách BMHCNN cấp trung ương nói riêng.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Cải cách

bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào” là cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với nước

CHDCND Lào hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng

việc cải cách BMHCNN cấp trung ương ở nước CHDCND Lào, luận án đề

xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục cải cách hoàn thiện

BMHCNN cấp trung ương của nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới

và phát triển của đất nước Lào.

2.2. Nhiệm vụ của luận án

Để thực hiện mục đích trên luận án có những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cải cách BMHCNN cấp

trung ương ở nước CHDCND Lào.

- Khái quát quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của BMHCNN

cấp trung ương ở CHDCND Lào. Từ đó chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và

nguyên nhân của BMHCNN cấp trung ương của Lào hiện hành.

- Nghiên cứu, đánh giá quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương

của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực hiện đường lối đổi mới đất

nước đến nay. Từ đó chỉ ra được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá

trình cải cách BMHCNN này.

- Đề xuất quan điểm và các giải pháp tiếp tục cải cách BMHCNN cấp

trung ương ở nước CHDCND Lào đến năm 2020.

Page 8: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

4

3. Phạm vi nghiên cứu của luận án Nội dung của luận án được nghiên cứu dưới góc độ lý luận và lịch sử

nhà nước và pháp luật có phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu lý luận và thực tiễn cải cách BMHCNN

cấp trung ương ở CHDCND Lào có sự tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan.

- Về thời gian: luận án nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào từ năm 1975 đến 2015 và đánh giá thực trạng quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào từ đổi mới năm 1986 đến năm 2015. Đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục cải cách BMHCNN này đến năm 2020.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhà nước và pháp luật, về xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách BMHCNN nói riêng.

Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng sử dụng các quan điểm khoa học được rút ra từ các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận án trong và ngoài nước Lào.

- Các phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; luận án sử dụng các phương pháp truyền thống như: phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, diễn giải - quy nạp, so sánh, thống kê (được biểu hiện dưới biểu bảng và sơ đồ hóa) để phân tích và làm rõ nội dung của luận án. Cụ thể như sau:

- Phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, quy nạp; diễn giải ở các mức độ khác nhau đều được sử dụng để nghiên cứu trong cả 4 chương của luận án. Tuy nhiên được sử dụng chủ yếu tại chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và chương 2 cơ sở lý luận của các vấn đề đặt ra từ đó khái quát thành các khái niệm, luận điểm, quan điểm làm nền tảng lý luận xuyên suốt toàn bộ nội dung của luận án.

Page 9: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

5

- Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng tập trung trong chương 3 của luận án nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng quá trình hình thành và thực trạng bộ máy hành chính và cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhằm để chứng minh cho các nhận xét về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng cải cách BMHCNN cấp trung ương. Ngoài ra các phương pháp lịch sử, phân tích - quy nạp cũng được sử dụng ở chương này.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn giải được sử dụng chủ đạo trong chương 4 của luận án nhằm làm rõ các đề xuất, quan điểm và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách BMHCNN.

5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ

thống và toàn diện của cải cách BMHCNN cấp trung ương dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật ở nước CHDCND Lào. Vì vậy, luận án có những đóng góp khoa học mới sau:

- Luận án đã xây dựng được các khái niệm BMHCNN ở cấp trung ương, cải cách BMHCNN ở Lào; chỉ ra được các đặc điểm của BMHCNN cấp trung ương ở Lào.

- Xác định nội dung cải cách, các điều kiện bảo đảm của cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào.

- Luận án đã đánh giá, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân BMHCNN và cải cách BMHCNN cấp trung ương hiện hành ở Lào.

- Luận án đề xuất được hệ thống quan điểm và các giải pháp tổng thể có tính khả thi để tiếp tục đẩy mạnh cải cách BMHCNN cấp trung ương nhằm hoàn thiện và đưa ra mô hình của BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung lý luận về chính

quyền cấp trung ương, về cải cách BMHCNN cấp trung ương trong môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

Page 10: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

6

Kết quả nghiên cứu của luận án còn có giá trị tham khảo, góp phần cải

cách có hiệu quả BMHCNN cấp trung ương nói riêng và thực tiễn cải cách bộ

máy nhà nước ở CHDCND Lào hiện nay nói chung. Ngoài ra, kết quả nghiên

cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động tổng kết thực

tiễn, nghiên cứu, giảng dạy về bộ máy nhà nước nói chung và BMHCNN cấp

trung ương ở CHDCND Lào nói riêng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp

trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chương 3: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng cải cách bộ

máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm cải cách bộ máy hành

chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Page 11: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Vấn đề kiện toàn, cải cách bộ máy nhà nước nói chung, BMHCNN nói

riêng ở Lào hiện nay luôn là sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong đó có cả CHDCND Lào. Vì vậy, những năm gần đây đã có khá nhiều

công trình nghiên cứu được công bố trong nước và nước ngoài.

Ở trong nước các công trình nghiên cứu cải cách bộ máy hành chính có

thể chia thành các nhóm vấn đề sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhà nước pháp quyền,

bộ máy nhà nước và cải cách bộ máy nhà nước

- Sách tham khảo, đề tài khoa học

+ “Nhà nước và pháp luật” của An Số La Thý [71]. Nội dung đã nêu ra

những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật của hệ thống nước

XHCH, nhất là Việt Nam. Đưa ra nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà

nước, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của cả ba nhánh trong hệ thống tổ

chức quyền lực nhà nước. Cuốn sách đã nêu ra những đặc trưng và nguyên tắc

tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước của Lào, đồng thới khái quát thực trạng

các tổ chức trong hệ thống bộ máy nhà nước. Cuốn sách này đã góp phần làm

sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nhà nước, hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước

và hệ thống pháp luật nước Lào hiện nay.

+ “Hoàn thiện quyền lực nhà nước” của Cha Lơn Yia Phao Hơ [82]. Ở

mức độ nhất định đề tài đã chỉ ra được một số đặc điểm chung của hệ thống

quyền lực nhà nước của CHDCND Lào, chỉ ra được một số ưu điểm, hạn chế và

đề xuất được một số giải pháp kiện toàn hệ thống quyền lực nhà nước ở Lào hiện

nay bao gồm kiện toàn tổ chức các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp

và tư pháp.

Page 12: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

8

- Luận án, luận văn

+ Na Lăn Thăm Ma Thê Va: “Bộ máy nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào theo Hiến pháp 1991” [40]. Tác giả tập trung phân tích và hệ thống

hóa một số quan điểm lý luận cơ bản về bộ máy nhà nước Lào theo Hiến pháp

1991, và sau khi có Luật Chính phủ 1995. Đồng thời phân tích được thực trạng

bộ máy nhà nước và quá trình cải cách bộ máy nhà nước CHDCND và đề xuất

được một số giai rpháp tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước Lào theo định hướng

xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Khăm chăn Chem Sa Mon: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

nhân dân Cách mạng Lào trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện

nay” [29]. Tác giả đã trình bày, khái quát một số vấn đề lý luận về phương thức

lãnh đạo của Đảng, nêu ra những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền và

thực trạng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, đồng thời đề xuất quan điểm,

phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của

Đảng NDCM Lào trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Phou Thon Keo Đuang Ma Ny: “Xây dựng nhà nước pháp quyền theo

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [108]. Luận

văn đã tập trung phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, đặc trưng của nhà nước pháp

quyền XHCN, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Kay Sỏn

Phom Vi Hán và quan điểm của Đảng NDCM Lào về xây dựng nhà nước pháp

quyền, đồng thời đã rút ra một số bài học kinh nghiệm của một số nước về xây

dựng nhà nước pháp quyền. Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế

tồn tại trong thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào.

Trên cơ sở đó tác giả đã luận giải những phương hướng và giải pháp nhằm tiếp

tục hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền; Trong đó đã chỉ rõ để xây dựng

nhà nước pháp quyền cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới về lý luận

trong quá trình chuyển đổi của đất nước và hội nhập quốc tế. Tiến hành đổi

mới tiếp tục hệ thống chính trị, cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước, thực hiện

Page 13: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

9

chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật CHDCND Lào, tổ chức

tốt việc thi hành pháp luật. Xây dựng cơ chế phản biện xã hội và giám sát xã

hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho xã hội dân sự hoạt động bình thường và

lành mạnh.

- Tạp chí + Phao Phông Phăn So Va Lit: “Một số quan điểm đối với cải cách bộ

máy tổ chức của nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [106]; đã đưa ra một số quan điểm của Đảng NDCM Lào về tổ chức nhà nước, nhấn mạnh một cách rõ nét về bản chất, tính giai cấp, nguyên tắc, mục tiêu và hướng tổ chức nhà nước nhất là bộ máy chính quyền.

- Sính Tăn Xay Lư Xông: “Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [115]. Tác giả cho rằng, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền là quy luật chung của các nước trên thế giới của thời đại hiện nay, đồng thời cũng là vấn đề rất có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển đất nước, phát huy dân chủ nhân dân cũng như việc bảo vệ độc lập, quyền và chủ quyền quốc gia của nhân dân. Nêu ra những thành tựu và hạn chế của việc xây nhà nước và pháp luật ở CHDCND Lào trong những năm qua, dựa trên nội dung tinh thần của Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII. Tác giả đã đưa ra một số quan điểm riêng về xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào.

- Un kẹo Vút Thị Lát: “Xây dựng nhà nước pháp quyền” [124]. Tác giả đã khái quát chung về nhà nước pháp quyền, đưa ra những quan điểm, nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền, đồng thời nêu ra những ưu điểm và khuyết điểm yếu kém trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền những năm (2006-2010), sau đó đưa ra phương hướng chung của việc tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào 5 năm (2010-2015) trong đó đã nhấn mạnh vấn đề dân chủ, việc quản lý xã hội bằng pháp luật và vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào.

Page 14: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

10

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nền hành chính và cải cách bộ máy hành chính nhà nước và cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương

- Sách tham khảo, đề tài khoa học + Bun My Sy Chăn; Chăm Pa Thoong Chăn Tha Pha Súc: “Hành

chính” [81]. Cuốn sách này đã nêu ra những nhận thức cơ sở lý luận về quản trị, quản lý hành chính. Phân tích được khái niệm, vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chức hành chính, hệ thống, cơ chế tổ chức và hoạt động của BMHCNN; đưa ra những yếu tổ thúc đẩy tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp có hiệu quả, phục vụ tốt cho nhân dân; nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ và trách nghiệm của nhà nước đối với nhân dân. Trong phần 2 cuốn sách, đi sâu về tình hình tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước của CHDCND Lào, làm rõ quá trình phát triển hệ thống tổ chức BMHCNN Lào, nêu lên những đặc điểm và thực trạng, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm; qua đó đề xuất phương hướng, chủ trương, chính sách về tiếp tục kiện toàn tổ chức hành chính nhà nước. Trong phần cuối cùng, đã so sánh hệ thống tổ chức hành chính của một số nước trên thế giới cả phương Đông và phương Tây.

+ Vi Say Phăn Đa Nu Vông: “Hành chính hình thức mới trong bộ máy hành chính nhà nước” [127].

Nội dung trong cuốn sách, tác giả đã nêu ra những vấn đề cơ bản về: lý luận, các loại hình thức quản lý hành chính, tổ chức hành chính nói chung; mô hình tổ chức kiểu mới để nâng cao hiệu quả, đưa ra hình thức tổ chức trong cơ cấu hệ thống BMHCNN; Nêu ra việc thiết kế tổ chức bộ máy cho phù hợp; nêu ra tình hình về cải cách hành chính, thực trạng và đề xuất phương hướng, trình bày kế hoạch phát triển hành chính nhà nước giai đoạn đến năm 2020.

+ Thoong Lay Sy Su Tham: “Hành chính cơ quan” [116]. Nội dung đã nêu ra những cơ sở lý luận về quản lý hành chính cơ quan, đi sâu phân tích khái niệm, vai trò, tính chất, giá trị về mặt quản lý hành chính của các cơ quan nhất là kỹ thuật và nghệ thuật. Cuốn sách mức độ nhất định đã khái quát được những quan điểm quản lý hành chính và phân tích những yếu tố, quá trình về

Page 15: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

11

quản lý hành chính... Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hành chính nhà nước nhất là cơ quan hành pháp để có hệ thống tổ chức và hoạt động vững mạnh, phù hợp trong điều kiện phát triển, hội nhập quốc tế đất nước Lào hiện nay.

- Luận án, luận văn + On Kẹo Phôm Ma Kon: “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo

quá trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước (1975-1995)” [41]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu về chủ trương, đường lối, những quan điểm và nguyên tắc của Đảng đối với xây dựng và kiện toàn BMHCNN nói chung và làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với xây dựng và hoàn thiện BMHCNN; những thành tựu, hạn chế trong 20 năm (1975-1995). Tác giả đi sâu phân tích quá trình và thực trạng xây dựng BMHCNN Lào từng giai đoạn; từ khi thành lập Chính phủ Lào It Xa La (1945), Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời và đến Chính phủ theo Hiến pháp CHDCND Lào năm 1991.

Tác giả nêu ra các Nghị quyết về xây dựng, về cải cách và kiện toàn bộ máy chính quyền trong thời gian mới, công tác triển khai và thực hiện các chính sách và pháp luật khác liên quan đến BMHCNN, tìm ra những ưu điểm, vướng mắc, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xây dựng BMHCNN vững mạnh.

+ Pa Tha Na Souk Aloun: “Đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [43].

Tác giả tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động của BMHCNN Lào, nhất là cải cách bộ máy tổ chức của Chính phủ và cơ quan hành chính ở địa phương. Luận án có nội dung đề cập đến các vấn đề: hành chính, BMHCNN Lào, về vai trò, đặc thù, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của BMHCNN Lào; quá trình hình thành tổ chức nhà nước Lào từng giai đoạn, nhất là từ thời Pháp vào xâm lược nước Lào. Tác giả làm rõ về thực trạng, quá trình phát triển đổi mới tổ chức và hoạt động, mô tả cơ cấu và hệ thống tổ chức của BMHCNN Lào; phân tích đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở

Page 16: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

12

đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng chủ yếu, cụ thể để nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa trong quá trình phát triển đổi mới của toàn hệ thống tổ chức và hoạt động của BMHCNN Lào cả trung ương và địa phương.

Luận án đã góp phần, phát huy triển khai chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, bổ sung, phát triển về mặt lý luận, thực tiễn từng bước một và đóng góp không nhỏ trong công tác nghiên cứu cải cách hành chính nhất là kiện toàn BMHCNN Lào để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở CHDCND Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

+ Khăm Khoong Phôm Ma Păn Nha: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [28].

Luận án đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về đổi mới tổ chức BMHCNN Lào nói chung và làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nhất là tổ thức chính quyền cấp tỉnh nói riêng đặt trong mô hình và hệ thống tổ chức BMHCNN ở địa phương của CHDCND Lào.

Tác giả chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá khái quát và tương đối hệ thống về thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở CHDCND Lào qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ năm 1991 đến nay; nêu ra những thành tựu, khuyết điểm, rút ra một số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách những vừa qua. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất, luận chứng các quan điểm, định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy chính quyền cấp tỉnh để thúc đẩy và đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc cải cách tổ chức hành chính ở địa phương.

Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh cũng như tổ chính quyền ở địa phương, tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương hướng để khắc phục một số hạn chế và tăng cường mạnh mẽ hơn để làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh vững mạnh, minh bạch, có hiệu quả;

Page 17: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

13

nhất là thực thiện theo hướng đi xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện và xây dựng bản làng thành thành đơn vị phát triển, thì đó là một trong những yêu cầu cấp bách của Đảng và nhà nước trong giai đoạn mới ở CHDCND Lào.

+ Phô xay Say Nha Sone: “Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [44].

Trong luận án, tác giả chủ yếu nghiên cứu sâu cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách BMHCNN Lào ở địa phương nói chung và cải cách bộ máy hành chính cấp huyện nói riêng; làm rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của BMHCNN Lào ở địa phương, ở cấp huyện; đưa ra vai trò, đặc thù, nguyên tắc tổ chức và hoạt động đồng thời chức năng, nhiệm vụ của BMHCNN cấp huyện, quá trình hình thành và phát triển tổ chức hành chính địa phương từng giai đoạn. Tác giả phân tích đánh giá về thực trạng trong quá trình cải cách BMHCNN cấp huyện, nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Qua đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng chủ yếu, cụ thể để nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa công cuộc cải cách kiện toàn trong hệ thống tổ chức và hoạt động của BMHCNN Lào ở địa phương đặc biệt là ở cấp huyện.

Luận án đã góp phần triển khai chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, bổ sung, phát triển về mặt lý luận, thực tiễn từng bước một và tương đối có hệ thống những luận cứ khoa học, tăng cường nghiên cứu và thực hiện công tác cải cách hành chính nhất là kiện toàn BMHCNN cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu mới theo hướng xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện.

- Tạp chí + Vi Lay Văn Phôm Khế: “Một số vấn đề về công tác hành chính và

quản lý công chức ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [128]; đã khái quát về đặc điểm, thực trạng trong việc cải cách bộ máy tổ chức và cán bộ công chức, đưa ra phương hướng trong năm tới.

+ Phăn Khăm Vi Pha Văn: “Một số ý kiến về cải cách bộ máy tổ chức Chính phủ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [105] đã khái quát về quá

Page 18: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

14

trình phát triển công tác cải cách kiện toàn bộ máy tổ chức của Chính phủ từ năm 1975 đến nay, đồng thời đánh giá thực trạng về ưu điểm, hạn chế và đề xuất phương hướng nhằm tăng cường hiệu quả trong công cuộc cải cách bộ máy chính phủ.

+ Bun Phênh Mun Phô Say: “Cải cách hệ thống hành chính nhà nước nhằm đảm bảo theo hướng xã hội chủ nghĩa” [80] đã nêu ra quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, nêu ra thực trạng về cải cách bộ máy tổ chức, về công chức, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm tới...

Tóm lại, các công trình trong nước được công bố nêu trên đã nghiên cứu ở mức độ khác nhau và đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như: các khái niệm bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, các bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Thực trạng cải cách bộ máy nhà nước Lào thời gian vừa qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách BMHCNN nói chung và chính quyền địa phương nói riêng. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở Việt Nam Cộng hòa XHCN Việt Nam là một quốc gia gắn bó mật thiết, thắm tình

đồng chí với CHDCND Lào; Việt Nam - Lào là hai nước theo chính thể Cộng hòa đi theo con đường XHCN, có một Đảng lãnh đạo và bản chất của Đảng là giai cấp công nhân lao động, lấy nền tảng tư tưởng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênnin làm kìm chỉ nam, hình thức tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở nhà nước XHCN. Ngoài ra, khi nói đến cải cách BMHCNN, có thể nói đến Việt Nam là một nước tiến hành một cách mạnh mẽ, đồng bộ và có nhiều công trình nghiên cứu quý báu. Công trình nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc về cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng. Trong phạm vi luận án tác giả luận án chỉ nêu một số công trình tiêu biểu được công bố những năm gần đây ở Việt Nam.

Page 19: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

15

1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhà nước pháp quyền, bộ máy nhà nước và cải cách bộ máy nhà nước

- Sách tham khảo, đề tài khoa học + Bùi Xuân Đức “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn

hiện nay” [15]. Cuốn sách này đã luận chứng cơ sở khoa học vấn đề chung để đổi mới và hoạt động bộ máy nhà nước, nêu ra những quan điểm tổ chức cơ chế quyền lực nhà nước theo bản Hiến Pháp và điểm mới trong tổ chức BMHCNN Hiến pháp năm 1992. Trong nội dung cuốn sách đã nhấn mạnh nguyên tắc thống nhất, tập trung quyền lực nhà nước được nhận thức và vận dụng trong thực tế; tác giả đã đi sâu phân tích về đổi mới bộ máy nhà nước đồng thời trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay; đã phân tích rõ hơn về đổ mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ thấy đến tình hình thực hiện và vấn đề đặt ra, nguyên nhân của từng loại cơ quan nhà nước. Cuốn sách này đã góp phần về lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa các căn cứ khoa học về đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm phát triển tổ chức bộ máy nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đủ khả năng và phù hợp với yêu cầu hiện nay.

+ Trần Ngọc Đường và Ngô Đức Mạnh “Mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [16]. Trong cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ là những thiết chế có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Cuốn sách này làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, nêu ra vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ; đi sâu về thực trạng và đề xuất phương hướng đề hoàn thiện tổ chức và phương thực hoạt động đáp ứng yêu cầu mới.

Cuốn sách góp phần quan trọng việc cải cách tổ chức nhà nước, nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Quốc hội và Chính phủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng như trong điều kiện mới.

Page 20: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

16

+ Lê Minh Thông “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay” [59]. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về đổi mới, hoàn hiện bộ máy nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay; làm sảng tỏ những vấn đề trên cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nêu lên những yêu cầu, sự tác động cần đổi mới; nêu ra sự phát triển, thực trạng trong quá trình đổi mới tổ chức, nhất là cải cách Chính phủ theo các bản Hiến pháp; phân tích khá rõ ràng mô hình tổ chức nhà nước theo Hiến pháp 1992 đến nay cả trong hệ thống tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chủ tịch nước. Qua đánh giá, tác giả đã đề xuất những phương hướng đề khắc phục tình trạng yếu kém và thực đẩy kịp thời trong công cuộc đổi mới.

Cuốn sách đã góp phần rất nhiều để làm rõ hơn về lý luận và thực tiễn, có giá trị để tiếp tục nghiên cứu cụ thể mọi vấn đề liên quan đến các tổ chức bộ máy nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, vì dân và do dân ở Việt Nam hiện nay.

+ Nguyễn Minh Đoan “Bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [14]. Cuốn sách này đã nghiên cứu sâu và phân tích làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về bộ máy nhà nước, xuất phát từ nguồn gốc đến hình thức tổ chức bộ máy các kiểu nhà nước. Tác giả đã nêu ra quá trình phát triển của bộ máy nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam từ 1945 đến nay và phân tích khá rõ từng giai đoạn, nhất là giai đoạn tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Trong cuốn sách, đã nghiên cứu và chỉ ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vấn đề thống nhất quyền lực nhà nước, phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước đồng thời vấn đề xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.

Cuốn sách này đã góp phần về lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa các căn cứ khoa học về đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm phát triển tổ chức

Page 21: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

17

bộ máy nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đủ khả năng và phù hợp với yêu cầu hiện nay.

+ Đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước KX04-02 năm 2006 “Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của Đào Trí Úc [62]. Công trình đưa ra những luận cứ khoa học mô hình lý thuyết về tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền, ở một mức độ nhất định cũng đã đề cập tới từng loại cơ quan nhà nước trong nhà nước pháp quyền Việt Nam, trong đó có chính quyền cấp tỉnh. Những công trình nghiên cứu này tập trung giải quyết những vấn đề có tính phương pháp luận về nhà nước pháp quyền, về bộ máy nhà nước trong nhà nước pháp quyền, mà không đi sau nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước từng cấp.

- Luận án, luận văn + Tống Đức Thảo “Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng

hòa Pháp và những giá trị tham khảo trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [56].

Tác giả đã phân tích và làm rõ hơn về cơ sở lý luận nền tảng trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp nhất là học thuyết phân quyền của Montesquieu; Đã phân tích để chỉ ra những yếu tố căn bản ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở Cộng hòa Pháp cả về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, văn hóa chính trị và đặc biệt là chế độ đảng phái chi phối mạnh mẽ đến thực tiễn tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước ở Cộng hòa Pháp.

Luận án đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp. Sự thay đổi của chế độ chính trị nhiều lần để rồi duy trì ổn định ở nền Cộng hòa thứ năm với bản Hiến pháp năm 1958 làm căn cứ pháp lý vững chắc cho tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước ở Cộng hòa Pháp hiện nay; Trong đó, đã chỉ ra những đặc điểm căn bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhất là sự tồn tại Chính phủ lưỡng đầu (lưỡng đầu chế) với sự phân chia sẻ quyền lực hành pháp giữa Tổng thống với Thủ

Page 22: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

18

tướng Chính phủ ở Pháp. Trên cơ sở phân tích về mặt lý luận và thực tiễn, luận án có một số kiến nghị những giá trị tham khảo đối với quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền đặc biệt là việc xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả ở Việt Nam, hình thành cơ chế bảo hiến phù hợp với đặc điểm về kinh tế - xã hội, văn hóa, truyền thống lịch sử của Việt Nam.

Luận án góp phần làm rõ hơn phương pháp tiếp cận luật học trong nghiên cứu tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước nói chung và luận án đã phân tích những cơ sở hiến định để khái quát nên những đặc trung căn bản trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp nói riêng đồng thời những yếu tố ảnh hưởng tác động sâu sắc và những giá trị tham khảo cũng như phương hướng, giải pháp nhằm bảo đảm trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

- Tạp chí Các bài viết về bộ máy nhà nước, về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước,

về nhà nước pháp quyền cũng như liên quan với cải cách BMHCNN trung ương, tác giả xin nêu một số bài tiêu biểu như: “Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền nền kinh tế thị trường” của Văn Tất Thu [60]; “Nâng cao an toàn pháp lý trong điều kiện xây dụng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Đoan [13]; “Đổi mới mô hình bộ máy nhà nước đáp ứng vai trò của nhà nước trong quá trình cải cách kinh tế” của Lê Minh Thông [58]...

1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu về nền hành chính và cải cách bộ máy hành chính nhà nước

- Sách tham khảo, đề tài khoa học + Thang Văn Phúc “Cải cách hành chính nhà nước - Thực trạng, nguyên

nhân và giải pháp” [45]. Cuốn sách này, tác giả đã nêu ra những cơ sở lý luận chung và đưa ra

các quan niệm cải cách hình chính nhà nước, đã nêu ra vai trò, chức năng, nhiệm vụ trọng tâm và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMHCNN; đã đi

Page 23: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

19

sâu về quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương nhưng sau đó đã nêu ra thực trạng về cải cách hành chính trong thời gian qua, tìm ra những điểm tích cực và điểm yếu hạn chế và rút ra nguyên nhân liên quan. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả và đảm bảo yêu cầu mới, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cuốn sách đã đề xuất những phương hướng, giải pháp về cải cách hành chính nhà nước nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.

+ Nguyễn Đăng Dung “Chính phủ trong nhà nước pháp quyền” [10]. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu ra những cơ sở lý luận chung và các

quan niệm, mô hình Chính phủ nhà nước pháp quyền của một số nước trên thế giới dưới các chính thế, chế độ khác nhau. Tác giả đã phân tích các yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; đã nêu ra vai trò, chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và cần phải tập trung cho nhà nước đó là hoạch định chính sách chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; quản lý nhà nước thực hiện bằng hệ thống pháp luật. Đồng thời tác giả đã đưa ra yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải có cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, minh bạch, có sự chịu trách nhiệm và có hiệu quả nhằm hoàn thiện tổ chức chính phủ để góp phần tiếp tục việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

+ Đặng Xuân Phương “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay” [46].

Tác giả đã nhận định, lịch sử phát triển của Nhà nước và nêu ra về nền hành chính công và việc áp dựng những nguyên lý tổ chức BMHCNN đều xuất từ việc thiết lập và hoàn thiện những cơ quan chuyên môn của chính quyền trung ương nhằm giúp người lãnh đạo thực hiện mục đích quản lý nhà nước và xã hội. Trong đó bộ máy chính quyền ở trung ương, bộ và những cơ quan có vị trí pháp lý tương đương bộ, luôn là những loại cơ quan nhà nước có tính chất đầu não và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống BMHCNN ở từng thời kỳ.

Công trình chỉ ra rằng, thực tiễn cải cách hành chính thời gian qua cho thấy, mặc dù Chính phủ đã đề ra các phương hướng và áp dụng các biện pháp, nhưng việc tổng kết thực tiễn tiếp tục hoàn thiện lý luận về mô hình bộ, cơ

Page 24: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

20

quan ngang bộ vẫn còn chưa được tiến hành có hiệu quả. Vậy, việc nghiên cứu toàn diện từ cơ sở lý luận, thực tiễn tổ chức và hoạn động của bộ, đơn vị khác gắn với quá trình cải cách hành chính rất cần thiết và có ý nghĩa cấp bách trong tình hình hiện nay.

Trong nội dung cuốn sách đã tập trung phân tích, giới thiệu những vấn đề cơ bản về lý luận của tổ chức và hoạn động của bộ, cơ quan ngang bộ từ sự ra đời, khái niệm, tính chất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, hình thức và chế độ tổ chức và hoạt động của bộ; tác giả nêu ra thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ từ năm 2001-2010, phân tích khá sâu sắc từ địa vị pháp lý, đặc điểm và thực tiễn của các loại hình đơn vị ở bộ; rút ra những hạn chế, nguyên nhân đồng thời đề xuất yêu cầu, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức và hoạt động của BMHCNN cấp trung ương, đáp ứng và bảo đảm được trong điều kiện đổi mới hiện nay.

+ “Cải cách hành chính ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của Trịnh Đức Thảo [57]. Đề tài đã hệ thống hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính, đồng thời, đã làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến cải cách hành chính nhà nước. Đánh giá thực trạng cải cách hành chính cả trên 4 yếu tố cấu thành nền hành chính: thể chế hành chính, bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức về tài chính công. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam.

- Luận án, luận văn + Lê Sĩ Dược “Cải cách bộ máy hành pháp cấp trung ương trong công

cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta” [11]. Luận án đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về bộ máy hành

pháp trong cơ cấu bộ máy nhà nước, nêu ra quan điểm về quyền hành pháp trong nhà nước XHCN, làm rõ về khái niệm, chủ thể cơ bản thực hiện quyền hành pháp đồng thời vị trí, chức năng, cơ cấu thành phần và thẩm quyền của Chính phủ. Tác giả trình bày quá trình phát triển của tổ chức và hoạt động bộ máy hành pháp cấp trung ương ở Việt Nam các thời kỳ từ 1945, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành pháp theo Hiến

Page 25: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

21

pháp 1992 đến nay, đưa ra phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành pháp cấp trung ương, khẳng định sự cần thiết cần đổi mới, quan điểm cơ bản và kiến nghị đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành pháp cấp trung ương.

Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành pháp cấp trung ương trong hệ thống quyền lực nhà nước Việt Nam, nhất là đáp ứng những yêu cầu mới của Việt Nam.

+ Nguyễn Thị Hà “Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam” [17].

Tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận về quyền hành pháp và tổ chức hành pháp ở Việt Nam; đưa ra quan niệm, mô hình tổ chức quyền hành pháp ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam nhất là mô hình Chính phủ ở trung ương; làm rõ đối với đặc điểm, nội dung, tính chất chức năng. Qua đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu và phân tích về thực trạng tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam từng giai đoạn theo Hiến pháp từ năm 1946, Hiến pháp 1992 cho đến nay; đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm đang đặt ra cần xem xét và hoàn thiện; Bên cạnh đó cũng đề xuất phương hướng và một số giải pháp về kiện toàn cơ cấu tổ chức quyền hành pháp cụ thể đối với Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong điều kiện đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, vì dân và do dân ở Việt Nam.

+ Trần Thị Diệu Oanh “Phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam” [42].

Luận án đã nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam; trong đó, nêu ra quan niệm, hình thức, nội dung của tổ chức bộ máy và địa vị pháp lý chính quyền địa phương đồng thời sự tác động, các yếu tố ảnh hưởng đối với về phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Luận án đã khái quát quá trìn hình thành và phát triển về phân cấp

Page 26: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

22

quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ở Việt Nam từng giai đoạn từ 1945 đến nay được chia thành 4 giai đoạn và đáng chủ ý mà là giai đoạn thực hiện phân cấp quản lý theo Hiến pháp năm 1992. Luận án đã chỉ ra thực trạng phân cấp quản lý trong một số lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, những thành tựu và một số hạn chế về phân cấp quản lý và ảnh hưởng của việc phân cấp đối với địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ở Việt Nam. Luận án đã đề xuất những quan điểm và một số giải pháp tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay.

Luận án góp phần làm rõ về phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

- Tạp chí Vấn đề cải cách hành chính ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có

nhiều bài viết liên quan đến nói chung và cải cách BMHCNN cả trung ương và địa phương cụ thế nói riêng; Dù vậy, tác giả xin nêu một số bài tiêu biểu như: “Cải cách nền hành chính nhà nước: Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Văn Mạnh [34]; “Nhận thực về cải cách hành chính” của Nguyễn Hữu Khiển [30]; “Tổng quan về quá trình sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trước yêu cầu cải cách và hội nhập” của Vũ Văn Thái [52]; “Cải cách hành chính ở Việt Nam thành tựu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới” của Nguyễn Đăng Thành [54]; “Nghiên cứu mô hình Chính phủ trong điều kiện hội nhập và phát triển” của Nguyễn Hữu Khiển [31]; “Cải cách hành chính trong bối cảnh đổi mới hệ thống chính trị” của Đặng Khắc Ánh [2]...

1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những đất nước vững mạnh, ổn định về chính trị, hành chính; có trình độ tăng trường và phát triển kinh tế nhanh sau khi công cuộc mở cửa và tiến hành đổi mới đất nước định hướng XHCN ở Trung Quốc. Trong cuộc đổi mới, Trung Quốc cũng coi việc cải cách hành chính song với

Page 27: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

23

việc đổi mới kính tế. Vậy, khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước, BMHCNN ở Lào việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này ở Trung Quốc là cần thiết; bởi cả hai nước đều cùng mục địch phát triển đất nước định hướng XHCN. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua các công trình nghiên cứu liên quan với tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, cải cách BMHCNN ở Trung Quốc; Trong đó, có một số tiêu biểu như: Bài viết “Nhìn lại cuộc cải cách Chính phủ Trung Quốc” của Vũ Trường Sơn [51]; “Cải cách cơ cấu trong cải cách tổ chức hình chính ở Trung Quốc" của Nguyễn Thu Hương [26]; “Trung Quốc: cải cách chính phủ sau khi gia nhập WTO” của Phạm Thái Quốc [47]; “Xây dựng mô hình Chính phủ phục vụ ở Trung Quốc" của Bùi Thu Hiền [19]; “Cải cách hành chính ở Trung Quốc” của WANG Manchuan [70].

Nhìn chung, các công trình nêu trên đã cho thấy quá trình kiện toàn bộ máy nhà nước nói chung và cuộc cải cách BMHCNN ở Trung Quốc nhất là bộ máy Chính phủ (Quốc vụ viện); trong đó đã nêu ra công cuộc cải cách hành chính của Trung Quốc bắt đầu kể từ năm 1982, cơ cấu tổ chức bộ máy đã chuyển dần theo hương tinh gọn, hợp lý, hiện đại hóa và dẫn đến hoàn thiện sang mô hình Chính phủ phục vụ ở Trung Quốc trong thế kỷ XXI.

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã nêu trên có liên quan trực tiếp và gián tiếp

đến đề tài ở trong và ngoài nước, có thể thấy rằng, chưa bao giờ các vấn đề cải cách hành chính và tổ chức BMHCNN được đặt ra, nghiên cứu một cách sâu rộng với nhiều người tham gia trong giai đoạn vừa qua. Đây là các tài liệu quý, bởi các thông tin được cập nhật và gợi mở những ý tưởng nghiên cứu. Tập thể các tác giả nêu trên đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa, bổ sung vấn đề lý luận cơ bản về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các chức năng nhiệm vụ của nhà nước đã được các học giả các nước đề cập từ lâu và được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau và hiện nay tính xã hội của hoạt động thi hành công vụ đang được nhấn mạnh.

Page 28: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

24

Tuy nhiên, các tác giả đã nghiên cứu đến một số khâu trong cải cách BMHCNN như: khái niệm, đặc điểm, vai trò chức năng, mô hình, phương thức hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước nói chung và các bộ, cơ quan khác của Chính phủ nói riêng.

Ở Việt Nam và Trung Quốc có nhiều công trình nghiên cứu về cải cách

hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN trong đó đề cập vấn đề cải cách BMHCNN, nhân sự và thủ tục hành

chính. Có một số công trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy hành chính nhưng

mới đề cập từng nội dung đổi mới, hoàn thiện BMHCNN, Chính phủ hoặc ở

từng địa phương cụ thể. Kết quả nghiên cứu của các công trình này là tài liệu

tham khảo có giá trị phục vụ cho việc nghiên cứu luận án. Các công trình

nghiên cứu về bộ máy hành chính đã góp phần giải đáp, những đòi hỏi cấp

bách của thực tế đối với hệ thống BMHCNN cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu

xây dựng nhà nước pháp quyền và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã đề ra những giải

pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nói chung và hoàn thiện

BMHCNN cấp trung ương nói riêng nhằm thực hiện một trong những nội dung

của đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân

và vì dân ở Việt Nam.

Đối với công trình nghiên cứu ở nước Lào chủ yếu đề cập đến vấn đề cải

cách hành chính chung; hoặc là một bộ một cơ quan một địa phương; hoặc đi

vào từng nội dung cụ thể như: hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính, hiệu quả

quản lý hành chính, vai trò tổ chức hành chính, đổi mới bộ máy văn phòng, đơn

vị hành chính v.v.. Về công trình nghiên cứu BMHCNN cho đến nay, chưa có

một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh và có hệ thống về cải cách

BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào.

Mặc dù vậy, tất cả các công trình khoa học đã được công bố trong nước

và nước ngoài trên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên

cứu, viết và hoàn thiện luận án này.

Page 29: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

25

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung cũng như cải cách cơ

quan hành pháp nhất là BMHCNN cấp trung ương trong đó cải cách bộ máy của Chính phủ được coi là một vấn đề hết sức quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới nói riêng. Cải cách BMHCNN cấp trung ương là một vấn đề lớn, phức tạp và luôn luôn tiếp tục đổi mới thường xuyên của bộ máy nhà nước. Vì vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu đã được công bố trên cũng có đóng góp quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách BMHCNN ở trung ương. Tuy vậy, những kết quả đó mới chỉ dừng lại ở mặt phương pháp luận là chủ yếu, các kết quả đưa ra thường là các giải pháp lớn, mang tính định hướng, hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó một số khâu của công tác tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước trong cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên, về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy tổ chức bộ máy hành chính còn phụ thuộc vào chủ trương chính sách từng giai đoạn, liên quan trực tiếp với những mục tiêu, đối tượng khác nhau với những đặc thù công việc các lĩnh vực khác nhau. Do vậy, cải cách BMHCNN nói chung nhất là cấp trung ương với tư cách là cơ quan tổ chức thực thi và có ảnh hưởng trực tiếp tới mọi sinh hoạt hàng ngày về mặt kinh tế và xã hội của người dân, đòi hỏi cần phải có bộ máy hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, quản lý, phục vụ và bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước và nhân dân toàn xã hội; điều đó cũng cần có sự phân định rõ ràng nhằm hoàn thiện BMHCNN cấp trung ương đáp ứng yêu cầu mới và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Hiện nay, công trình nghiên cứu một cách tổng thể và mang tính hệ thống về tổ chức bộ máy nhà nước có tương đối ít và riêng nghiên cứu về cải cách BMHCNN cấp trung ương vẫn chưa có công trình nào đề cập đến một cách toàn diện. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn cho thấy mỗi tổ chức nào cũng có đặc điểm khác nhau.

Hiện nay, nước Lào đang tiếp tục tiến hành đường lối đổi mới, tập trung nỗ lực thực hiện để đạt được 4 đột phá nhằm tạo ra những cơ sở hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, vì dân, do dân ở Lào, đưa đất nước ra khỏi nước kém phát triển và trở thành một nước ổn định vững mạnh

Page 30: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

26

trong tương lai. Trong điều kiện và yêu cầu mới của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu hóa, đó là vấn đề lớn đang đặt ra và đòi hỏi cần có dự báo một cách đúng đắn, song song với đó cần có sự chuẩn bị, sẵn sàng đối phó với những thách thức và các vẫn đề có thể xảy ra trong tương lai. Đứng trước tình hình đó, rất cần có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh về cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

- Về phương diện lý luận phải luận giải và làm rõ + Những phạm trù, khái niệm: bộ máy hành chính nhà nước là gì? các

bộ phận cấu thành là thế nào? Đặc điểm của nó ra sao? và nó có vai trò như thế nào.

+ Thế nào là BMHCNN cấp trung ương? Thế nào là cải cách BMHCNN cấp trung ương? Đặc điểm cải cách ở Lào là gì?

+ Tiêu chí nào để đánh giá chất lượng và hiệu quả của cải cách BMHCNN cấp trung ương?

+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cải cách BMHCNN cấp trung ương? + Để cải cách thành công thì cần những bảo đảm gì?... - Về phương diện thực tiễn + Cần phải đánh giá, tổng kết thực trạng BMHCNN cấp trung ương

hiện hành, từ đó chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế của BMHCNN cấp trung ương của Lào hiện nay?

+ Đánh giá tổng kết quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào. Từ đó chỉ ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của quá trình cải cách này.

- Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng cải cách BMHCNN cấp trung ương. Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào hiện nay.

Trên đây là những khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục được nghiên cứu và giải quyết trong luận án này.

Page 31: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

27

Tiểu kết chương 1 Hiện nay, cải cách BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung ương

nói riêng luôn là sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi. Để thực hiện cải cách thành công việc nghiên cứu luận chứng cơ sở khoa học cũng luôn được sự quan tâm của các cơ quan, các nhà khoa học trong nước Lào và cả ở nước ngoài.

Tổng quan tình hình nghiên cứu của công trình khoa học công bố trong nước và nước ngoài là sự khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cụ thể trên cơ sở nghiên cứu những công trình có liên quan đến Nhà nước pháp quyền, bộ máy nhà nước, cải cách bộ máy hành chính nhà nước và BMHCNN cấp trung ương ở từng loại công trình: sách, đề tài khoa học, luận văn, luận án và các bài đăng trên tạp chí, báo khoa học... Từ đó chỉ ra được những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu đã được các nhà khoa học luận giải (nội dung mục 1.3.1). Mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp tương đối có hệ thống đến nội dung đề tài luận án. Tuy nhiên những công trình đã được công bố là những tài liệu tham khảo rất có giá trị cho việc nghiên cứu và viết luận án này.

Đồng thời, cũng trên cơ sở các đề tài được công bố, cũng cho thấy nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ. Đòi hỏi cần có những nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện cả phương diện lý luận và thực tiễn những nội dung liên quan đến đề tài luận án. Đó là luận giải các luận cứ lý luận về khái niệm bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương là gì? Cải cách BMHCNN cấp trung ương là như thế nào. Đặc điểm cải cách ở Lào có gì khác với các nước ? Điều kiện nào bảo đảm cho cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào có hiệu quả cao ? Thực trạng cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào còn gì bất cập và nguyên nhân từ đâu ? Để khắc phục những bất cập, thời gian tới cần giải pháp gì?... Đó là những vấn đề cần được lý giải, nghiên cứu trong luận án này.

Page 32: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

28

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1. Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nhà nước và bộ máy nhà nước CHDCND Lào được thiết lập do kết quả của chiến thắng trong cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập, giải phóng đất nước của nhân dân lao động các bộ tộc Lào và được xây dựng trên cơ sở hình thức một nhà nước dân chủ nân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và có Đảng NDCM Lào là hạt nhân lãnh đạo.

Sự xuất hiện của nhà nước kiểu mới mà thực chất chính là xây dựng nhà nước định hướng XHCN ở Lào và sư xuất hiện của Nhà nước kiểu mới đó đã khẳng định tính đúng đắn khách quan của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và bộ máy nhà nước. Nhà nước là những hiện tượng xã hội tồn tại trong lịch sử gắn liền với những điều kiện xã hội có giai cấp, là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Theo V.I. Lênin “nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” [64, tr.9]. và người đã nhấn mạnh “Nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” [65, tr.303]. Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Mác và Ăngghen đã chỉ rõ một sự thật về bản chất của mọi nhà nước là “nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác” [6, tr.290-291] và “Chính quyền nhà nước chẳng qua là một tổ chức mà các giai cấp thống trị - địa chủ và các nhà tư bản - đã lập nên cho mình để bảo vệ đặc quyền xã hội của mình” [7, tr.525]. Chính nhờ hình thức đại diện cho lợi ích chung, nhờ sự tồn tại như một quyền lực công, cho nên “nhà nước có một sức mạnh đặc biệt trong xã hội có giai cấp, và vì thế, giai cấp nào muốn nắm quyền lãnh đạo xã hội đều buộc phải chiếm đoạt và sử dụng bộ máy nhà nước. Đây là mục tiêu của tất cả

Page 33: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

29

các cuộc cách mạng xã hội” [33, tr.23]. Thực tế ở Lào, sau khi chế độ dân chủ nhân dân được xây dựng lên; Chủ tịch Kay Sỏn Phôm Vi Hản đã nói:

Chúng ta phải nắm và ra sức xây dựng, củng cố chính quyền cho đầy

đủ, sử dụng bộ máy đó thành công cụ chuyên chính để lãnh đạo cách

mạng tiến lên XHCN, chính quyền là vấn đề cơ bản của mỗi cách

mạng. Trong khi giành được quyền lực, tất cả các chủ trương chính

sách của Đảng, đều là chính quyền làm người thực hiện. Bởi vậy,

chính quyền trở thành phương tiện chủ yếu của Đảng, đồng thời là

phương tiện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân [97, tr.59].

Cho nên, nhà nước được coi là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính

trị, nó là bộ máy thực hiện chức năng giai cấp và chức năng quản lý mọi mặt

nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, duy trì trật tự xã hội và

phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng động.

Trong mô hình nhà nước hiện đại, quyền lực nhà nước thường được

phân thành ba nhánh: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đối

với quyền hành pháp được giao cho hệ thống các tổ chức hoặc các cơ quan

hành chính nhà nước để thực thi quyền hành pháp và các tổ chức, cơ quan đó

đã tạo nên BMHCNN.

Theo thuật ngữ hành chính, BMHCNN là:

Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành chỉnh thể thống

nhất, có chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định rõ ràng, được tổ

chức theo một trật tự thứ bậc và hoạt động trong mối quan hệ truyền đạt,

điều phối, kiểm tra... để thực hiện quyền hành pháp và quản lý, điều

hành mọi mặt đồi sống xã hội của một quốc gia [20, tr.14].

Nghĩa là BMHCNN được coi là các bộ phận trong hệ thống của cơ quan

hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở luật định, tổ chức và hoạt động

theo thức bậc và có mối quan hệ chặt chẽ để thực hiện quyền hành pháp, quản

lý, điều hành tất cả các lĩnh vực trong đồi sống xã hội. Như vậy, BMHCNN

chính là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, có phương diện hoạt động

Page 34: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

30

chủ yếu là hoạt động chấp hành - điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm

quyền do pháp luật quy định.

Nền hành chính của nhiều nước trên thế gới đều được tổ chức theo mô hình thứ bậc, có cấp trên cấp dưới và cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên tiêu chí, ví đụ như: phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc. Mô hình phổ biến sự phân loại hệ thống cơ quan hành chính nhà nước theo tiêu chí lãnh thổ hành chính hay theo cấp bậc hành chính - lãnh thổ được chia ra: một là, cơ quan hành chính nhà nước trung ương tạo nên hệ thống BMHCNN cấp trung ương và hai là, cơ quan hành chính nhà nước địa phương tạo nên hệ thống BMHCNN cấp địa phương. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trung ương thực hiện các

hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chất chung, vĩ mô dựa trên

những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia để đưa ra các thể chế

hành chính nhà nước chung, định hướng cho toàn bộ nền hành chính nhà nước.

Hệ thống hành chính nhà nước trung ương có trách nhiệm hoạch

định chính sách chung về đối nội, đối ngoại quốc gia, đại diện bênh

vực quyền lợi quốc gia, không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi của các

địa phương; bảo đảm điều phối lợi ích quốc gia, lợi ích chung các địa

phương và kiểm soát mọi quá trình quản lý xã hội [24, tr.127].

Tổ chức hành chính nhà nước trung ương tùy thuộc vào thể chế nhà

nước, có thể là tổ chức hành chính như một đơn nhất và cũng có thể tổ chức

hành chính trong chế độ liên bang. Tổ chức hành chính nhà nước trung ương

bao gồm tất cả các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương cũng như cơ

quan khác do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện những hoạt động mang tính

chất chung. Tuy nhiên, ở nhiều nước hệ thống hành chính nhà nước trung ương

có thể có các đơn vị tản quyền tại địa phương. Nhưng đơn vị tản quyền đó vẫn

thuộc hành chính trung ương dù dóng tại địa phương; Một số nước, các cơ

quan hành chính nhà nước trung ương thực hiện cơ cấu tổ chức ngành dọc. Do

Page 35: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

31

đó, không có khái nhiệm cụ thể về hành chính nhà nước trung ương hay địa

phương (kho bạc, thuế, hải quan...) [25, tr.129].

Ở Việt Nam, BMHCNN cấp trung ương gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ. Địa vị pháp lý của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Cộng hòa XHCH Việt Nam phản ánh sự phụ thuộc của Chính phủ trước Quốc hội và đồng thời phản ánh tính độc lập tương đối của Chính phủ trên phương diện hành chính... Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, được thành lập theo quyết định của Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước... “Các cơ quan thuộc Chính phủ là những tổ chức do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do Chính phủ quy định” [18, tr.43]. “Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương” [55, tr.178].

Ở nước Lào cũng tương tự như nhiều nước trên thế giới, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được phân loại thành hai cấp: trung ương và địa phương, mà phù thuộc vào tính chất chung của nhà nước Lào và những điều kiện từng giai đoạn. Dùng cụm từ cơ quan nhà nước hay bộ máy hành chính nhà nước được sử dụng khá phổ biến trong công tác tổ chức bộ máy nhà nước Lào, nhưng cho đến nay cũng chưa có một văn bản nào mà định nghĩa cụ thể rõ ràng đối với BMHCNN cấp trung ương là gồm có nội dung gì, chủ yếu chỉ theo cách hiểu chung chung đơn giản đối với BMHCNN ở cấp trung ương nó có nghĩa là các bộ, ban ngành của Chính phủ hoặc cơ quan khác thuộc Chính phủ hoặc là bộ máy nhà nước ở trung ương; Ngoài ra, BMHCNN cấp trung ương được hiểu là tổ chức bộ máy mà có thẩm quyền, có chức năng quản lý và giải quyết các vụ việc ở tầm vĩ mô, ở phạm vi cả nước theo ngành, lĩnh vực của mình được giao cho, đa phần đều hay gọi là tổ chức bộ máy hay cơ quan nhà nước cấp trung ương. Nếu như vậy,

Page 36: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

32

BMHCNN cấp trung ương cũng không thể định nghĩa một cách rõ ràng được và không thể xác định rõ được BMHCNN nằm trong nhánh quyền lực nhà nước nào giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Nhưng đối với quyền hành pháp, “Tổ chức của hành pháp ở trung ương gồm cả: Thủ tướng và Chính phủ, Bộ trưởng và bộ, các cơ quan khác ở trương ương” [81, tr.35]. Và ở đây, có thế thấy có 2 bộ phận chủ yếu như: bộ máy tổ chức và nhân sự nằm ở bên trong của tổ chức hành chính nhà nước cấp trung ương.

Khi xét về mặt pháp lý và thực tiễn ở Lào, Hiến pháp sửa đổi năm 2003 đã quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước, thống nhất quản lý thực hiện nhiệm vụ của nhà nước về mọi mặt (chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại); Chính phủ gồm có Thủ tướng, Phó thủ tướng, bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và đại diện cho Chính phủ, lãnh đạo và điều hành công việc của Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, tổng cục và cơ quan khác thuộc Chính phủ; lãnh đạo và điều hành công việc của các tỉnh và thành phố. Bên cạnh đó, Luật Chính phủ sửa đổi năm 2003 đã quy định: cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có Phủ Thủ tướng (hiện là Văn phòng Chính phủ), bộ, cơ quan ngang bộ.

Bộ và cơ quan ngang bộ là thành tố cấu thành bộ máy Chính phủ, đóng vai trò như: tham mưu trưởng cho Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Trong đó, cơ cấu của bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm:

- Văn phòng, Vụ, Viện và tương đương; - Phòng và tương đương; - Ban, Tổ và tương đương;

Ngoài ra, tại điều 9 Luật Chính phủ đã giao quyền cho Chính phủ có thể thành lập, giải thể, chia tách, sáp nhập các cơ quan khác thuộc Chính phủ.

Mô hình tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ đã xuất hiện song với các bộ và cơ quan ngang bộ kể từ khi thành lập Chính phủ CHDCND Lào; Ví dụ, trong Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) năm 1978 và sửa đổi năm

Page 37: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

33

1982 tại chương III về Hội đồng Bộ trưởng và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và tại điều 11 quy định về số lượng của các Bộ, Ủy ban nhà nước và các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng (Ủy ban Thông tấn xã, báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình nhà nước; Ủy ban Dân tộc; Ủy ban Phúc lợi xã hội và cựu binh), ngoài quy định trong điều 11 vẫn còn Ủy ban, Ban khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong thực tế (Ban Vật giá trung ương, Ban Kinh tế và xã hội trung ương...). Và tại điều 12, Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền: trong trường hợp cần thiết có thể thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng mà các thủ trưởng của cơ quan đó không phải là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.

Vậy, thì Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng trước đây và Luật Chính phủ

đang hiện hành, đều quy định các cơ quan khác thuộc Chính phủ được tổ chức

và hoạt động do quyết định Chính phủ để nhằm thực hiện một số chức năng,

nhiệm vụ có tính chất sự nghiệp hoặc cung cấp các dịch vụ công đối với ngành

và lĩnh vực mà Chính phủ quan tâm và trao cho, và cũng nhằm đáp ứng thực

hiện nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn. Trên thực tế hiện nay, loại cơ quan

thuộc Chính phủ còn tồn tại theo Quyết định của Bộ chính trị và theo Nghị định

của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, về tổ chức và hoạt động của từng

cơ quan đó; Ví dụ, Học viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào là dưới sự lãnh

đạo, chỉ đạo của Bộ chính trị, có địa vị tương đương các Ban của Đảng cấp

trung ương và là cơ quan thuộc Chính phủ (tại điều 1 Quyết định số 95 năm

2006 của Bộ chính trị); Còn tại điều 1 Nghị định số 297 năm 2011 về tổ chức

và hoạt động của Học viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào, là cơ quan sự

nghiệp thuộc sự chỉ đạo của Chính phủ, có địa vị tương đương Bộ. Vậy, loại cơ

quan này cũng thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quản lý vĩ mô, mang tính

chất chiến lược, chính sách quốc gia và có tính chất hoạt động khác với bộ; Các

cơ quan đó cũng là một tổ chức sự nghiệp cấp trung ương thực thi công việc

được phân công dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Chính phủ. Nhìn chung;

các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ ở Lào hiện nay đều

Page 38: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

34

là một tổ chức bộ máy ở cấp trung ương mà được quy định và phụ thuộc vào

từng văn bản khác nhau trong khuôn khổ của Hiện pháp và pháp luật.

Trong hoàn cảnh và điều kiện thực tế của nước Lào hiện nay, Chính phủ đóng vị trí quan trọng trong hệ thông cơ quan hành chính nhà nước; bởi Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương, là trung tâm chủ yếu trong việc thực hiện quyền hành pháp ở trung ương, nhất là các bộ, cơ quan ngang bộ; mà đó là cơ quan, tổ chức tham mưu, sự nghiệp, chuyên môn để giúp Chính phủ hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, còn tồn tại một số cơ quan, tổ chức ở trung ương và hoạt động do quy định của Chính phủ.

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu BMHCNN cấp trung ương Nhà nước CHDCND Lào là hệ thống các bộ phận cơ cấu của Chính phủ và tổ chức, cơ quan khác thuộc Chính phủ, bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức, cơ quan khác ở trung ương, đồng thời các nhân sự của các cơ quan đó từ Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ; Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng của cơ quan khác thuộc Chính phủ và tất cả cán bộ, công chức ở trung ương được xây dựng trên cơ sở của pháp luật và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà nước CHDCND Lào nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của BMHCNN cấp trung ương và góp phần tăng cường xây dựng BMHCNN vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và hiện đại theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở CHDCND Lào.

2.1.2. Đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào là tổ chức, đơn vị hành chính nhà nước trong hệ thống bộ máy cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, BMHCNN cấp trung ương là bộ phận cấu thành hệ thống cơ quan thực hiện quyền hành pháp, là bộ phận cấu thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước ở nước CHDCND Lào.

BMHCNN cấp trung ương là nơi triển khai, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng; cụ thể hóa chính sách và pháp luật thành các văn bản dưới luật,

Page 39: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

35

thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc; tập trung quản lý vĩ mô, chiến lược là chủ yếu.

BMHCNN cấp trung ương được thành lập theo quy định của Hiến pháp,

pháp luật hoặc theo thẩm quyền của Chính phủ; tổ chức và hoạt động dựa trên

Hiến pháp và pháp luật, do Đảng NDCM Lào là hạt nhân lãnh đạo và coi Mặt

trận Lào xây dựng Tổ quốc, các tổ chức quần chúng và các tổ chức xã hội là

sức mạnh. BMHCNN cấp trung ương tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập

trung dân chủ, kết hợp với sự phân công, phân cấp quản lý theo ngành dọc từ

trung ương đến địa phương, tạo ra mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang

giữa trung ương và địa phương (Nghị quyết số 21 năm 1993 của Bộ Chính trị).

Vậy thì, hầu hết bộ máy của Chính phủ có đơn vị đóng tại địa phương (sở ở cấp

tỉnh và phòng ở cấp huyện) và việc bổ nhiệm, bãi nhiệm về nhân sự thuộc thẩm

quyền của trung ương.

Thứ hai, BMHCNN cấp trung ương gồm có: Chính phủ (bộ, cơ quan

ngang bộ) và tổ chức, đơn vị do thẩm quyền của Chính phủ thành lập có thể gọi

chung là cơ quan thuộc Chính phủ. Chính phủ là đứng đầu BMHCNN, là chủ

thể chủ yếu thực hiện quyền hành pháp, có chức năng quản lý nhà nước mọi

lĩnh vực trong phạm vi cả nước; khi nói đến BMHCNN cấp trung ương ở Lào

chủ yếu là nói đến bộ máy của Chính phủ.

Theo điều 5 luật Chính phủ năm 2003, cơ cấu bộ máy của Chính phủ

bao gồm: Phủ Thủ tướng (hiện là Văn phòng Chính phủ), Bộ, cơ quan ngang

bộ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Việc quyết

định cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ là dựa trên yêu cầu thực tiễn của đất

nước từng giai đoạn.

BMHCNN cấp trung ương (Chính phủ), quản lý nhà nước trên phạm vi

cả nước mà được phê chuẩn do Quốc hội; chịu trách nhiệm trước Quốc hội và

Chủ tịch nước, có chức năng trong việc quản lý nhà nước, điều hành và thực

hiện nhiệm vụ mọi mặt: về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng và sử

dụng nguồn nhân lực, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi

Page 40: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

36

trường và tài nguyên khác; bảo vệ và giữ gìn trật tự quốc phòng - an ninh và

công tác đối ngoại.

Cơ cấu bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ (nói chung là bộ) gồm có: Văn phòng bộ, Vụ, Phòng, Viện và các đơn vị sư nghiệp khác theo Nghị định của Thủ tướng Chính phủ (tại điều 24 của Luật Chính phủ Lào). Thực tế hiện nay, có thành lập Tổng cục hoặc tương đương tại một số bộ (Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh, Bộ kế hoạch và đầu tư, Văn phòng Chính phủ). Bộ máy bên trong của Tổng cục có cả Vụ, Phòng, Tổ. Thủ trưởng Tổng cực và tương đương có thể là bộ trưởng hay thứ trưởng trực tiếp phụ trách, tùy thuộc vào từng cơ quan không nhất thiết đều có. Một số tổ chức tương đương Tổng cục hoặc tổ chức tương đương Vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sự nghiệp thuộc cơ cấu bộ máy của Văn phòng Chính phủ, có tổ chức đơn vị đóng tại địa phương ở cấp tỉnh, như: Ban phát triển nông thôn - xóa đói giảm nghèo và Ban kiểm soát ma túy là tương đương với các sở, ban ở cấp tỉnh chẳng hạn.

Theo luật Chính phủ Lào năm 1995 và được sửa đổi bổ sung năm 2003 tại điều 9, Chính phủ có quyền thành lập, giải thể, chia tách, sáp nhập các cơ quan khác mà trực thuộc Chính phủ. Đến thời điểm này, chỉ có 2 cơ quan mà được Nghị định của Thủ tướng Chính phủ xác định rõ với vị trí của 2 cơ quan này là cơ quan thuộc Chính phủ, như: Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào và Học viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào. Bên cạnh đó, 2 cơ quan này đều đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, có vị trí tương đương với các Ban của Đảng ở cấp trung ương theo Nghị quyết của Bộ chính trị. Như vậy, cả 2 cơ quan này vừa là cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước, vừa là tổ chức của Đảng. Trên thực tế ở Lào, có nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau đối với tổ chức và hoạt động của đơn vị, cơ quan khác thuộc Chính phủ.

Thứ ba, Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ được bổ nhiệm, bãi nhiệm do Chủ tịch nước sau Quốc hội phê chuẩn. Thông thường một bộ, một cơ quan ngang bộ chỉ có một bộ trưởng hoặc thủ trưởng của cơ quan. Nhưng hiện nay, chỉ có Văn phòng Chính phủ (cơ quan ngang bộ) có tới 5 bộ trưởng tại Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, có một

Page 41: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

37

bộ trưởng làm thủ trưởng Văn phòng Phủ chủ tịch nước; xét về mặt nhân sự thì thủ trưởng (Chánh văn phòng) Văn phòng Phủ chủ tịch nước là bộ trưởng, là một thành viên của Chính phủ, còn về mặt cơ cấu bộ máy thì Văn phòng Phủ chủ tịch nước không phải là bộ máy của Chính phủ Lào.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ ngang bộ, tổng cục trưởng, vụ trưởng, huyện trưởng hoặc tương đương được bổ nhiệm, bãi nhiệm do Thủ tướng Chính phủ.

Từ phó tổng cục trưởng, phó vụ trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng và giám đốc sở, trưởng ban hay tương đương trờ xuống ở địa phương được bổ nhiệm, bãi nhiệm do bộ trưởng, thủ tưởng cơ quan ngang bộ hoặc tương đương.

2.1.3. Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chính phủ là bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, là cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương và đóng vai trò trung tâm của bộ máy nhà nhà nước nói chung và BMHCNN nói riêng. Chính phủ với việc tổ chức và hoạt động liên tục điều hành và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, Chính phủ cũng là tổ chức mang quyền lực đầu tiên người dân dể nhận ra nhất. Thực chất Chính phủ là một thiết chế của quyền lực công cộng có vai trò, có thẩm quyền và có trách nhiệm ra các quyết định có ý nghĩa với cả cộng đồng quốc gia, là phương thức cung cấp những dịch vụ đem lại lợi ích cho tất cả nhân dân và quốc gia. Có thể thấy, vị trí vai trò của Chính phủ cụ thể là các bộ, cơ quan ở trung ương được thể hiện khá rõ nét ở vai trò của BMHCNN cấp trung ương trong bộ máy nhà nước của một quốc gia. Vai trò quan trọng đó được thể hiện trong những phương diện sau đây:

- BMHCNN cấp trung ương có vai trò là cơ quan tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội và đứng ở vị trí trọng tâm của bộ máy nhà nước trong hệ thống chính trị ở Lào. Bởi chính quyền cũng như Chính phủ và các bộ ban ngành ở trung ương có chức năng, nhiệm vụ triển khai chủ trương thành chiện lược, chính sách nhà nước đồng thời trực tiếp tổ chức thực hiện, phân công, phối hợp, chi phối và chỉ đạo quản lý toàn hệ thống BMHCNN với tư cách là trung

Page 42: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

38

tâm của BMHCNN ở cấp trên hay ở tầm vĩ mô cấp quốc gia. Ngoài ra, BMHCNN cấp trung ương coi như là cầu nối phản ánh mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì, các chủ trương đường lối chủ yếu được thể hiện do hoạt động của các tổ chư bộ máy nhà nước và ngược lại, mọi nhu cầu hay ý chí nguyện vọng của nhân dân phản ánh qua các tổ chức bộ máy nhà nước.

- BMHCNN cấp trung ương là bộ phận trong hệ thống cơ quan hành chính và là cỗ máy có khả năng vận hành để thực hiện quyền hành pháp cũng như vai trò trong việc thực hiện quản lý hành chính ở cấp quốc gia.

Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đứng ở vị trí vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định về phương hướng, biện pháp và giải quyết các vấn đề quan trọng cấp quốc gia, vấn đề liên quan đối với chủ quyền quốc gia; nhất là việc hoạch định ra chiến lược, chính sách quốc gia cả đối nội và đối ngoại. Chính sách quốc gia luôn luôn phản ánh tới tính chất của Nhà nước, hướng đí, tầm nhìn phát triển đất nước và luôn luôn liên quan đến phân bổ ngân sách. Chính sách đến phân bổ ngân sách, phát động tất cả các nguồn lực và vật lực của quốc gia, chứ không phải chỉ là pháp luật; Điều đó đã dẫn đến tới các tổ chức trong bộ máy nhà nước. Với tư cách là trung tâm, là động cơ vận hành của bộ máy nhà nước, Chính phủ và các bộ, ban ngành ở trung ương không chỉ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự thành bại hoặc kết quả trong việc tổ chức thực hiện các chính sách đó thiết thực sau khi các chính sách đó được phê chuẩn, mà còn có vai trò thực hiện, chỉ đạo và điều hành các công việc, chính sách mà đã phân giao cho các cơ quan hành chính địa phương.

Mặt khác, bộ máy trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức theo thứ bậc khá chặt chẽ và chỉ được hoạt động trong phạm vi, thẩm quyền theo luật định; Tạo ra những cơ quan cấp trên và cấp dưới hoặc là chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Đương nhiên, “sự phân định thẩm quyền là để định rõ thẩm quyền và trách nhiệm, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát huy lợi thế và vị trí của mỗi cấp trong hệ thống hành chính nhà nước theo sự quản lý thống nhất của Chính phủ” [8, tr.84]. Bởi Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vĩ mô mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn

Page 43: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

39

quốc bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách nhất quán, đồng bộ; hưỡng dẫn và khiểm tra việc thực hiện. Bên cạnh đó, với tư cách là cơ quan cấp trên hay là chính quyền trung ương, Chính phủ và các bộ, ban ngành ở cấp trên luôn luôn có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, chi phối, phân công và giao nhiệm vụ cho cơ quan cấp đưới hoặc chính quyền địa phương thực hiện. Ngoài ra, Chính phủ có thể coi là chủ thể duy nhất thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và hoạt động mang chủ quyền quốc gia là trọng yếu, tức là các vấn đề liên quan đối với chủ quyền quốc gia phụ thuộc vào chính quyền trung ương. “Các cơ quan của chính quyền cấp dưới không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên, chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trung ương, chính quyền địa phương không mang chủ quyền quốc gia” [50, tr.45].

- BMHCNN cấp trung ương đóng vai trò là bộ máy thực thi pháp luật, mọi tổ chưc và hoạt động của BMHCNN ở trung ương đứng trên cơ sở của luật pháp với tư cách là cơ quan bảo vệ và phục vụ cho lợi ích chung, hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước. Vậy, chức năng chủ yếu của BMHCNN ở trung ương là quản lý hành chính nhà nước, kinh tế và xã hội bằng pháp luật, trực tiếp việc thực thi, điều chỉnh các văn bản pháp luật đồng thời cụ thể hóa thành các văn bản dưới luật, các thủ tục hành chính.

Thực tế trong quá trình soạn thảo các dự án luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đa số Chính phủ nhất là các bộ, cơ quan có liên quan trực tiếp đã góp phần không nhỏ trong quá trình xây đựng văn bản pháp luật trên.

- BMHCNN cấp trung ương có vai trò giữ gìn hòa bình, sự ổn định đất nước; bảo vệ trật tự, an toàn, an ninh cũng như bảo vệ môi trường bên vững cho xã hội nhằm nâng cao chất lượng đồi sống của nhân dân, cung cấp các dịch vụ công và đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân một cách hài lòng và tốt nhất.

Với danh nghĩa BMHCNN cấp trên, Chính phủ và các bộ có vai trò trực tiếp phát triển đất nước vững mạnh toàn diện và bền vững, nhất là vai trò phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế ổn định; tạo ra các thể chế duy trì và điều hành cho sự phát triển kinh tế cùng các lĩnh vực khác của xã hội là

Page 44: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

40

rất quan trọng, Các thị trường hoạt động dựa trên các thể chế của Chính phủ ban hành. Các bộ ban nganh và Chính phủ cần bảo đảm thực hiện các vấn đề cơ bản kinh tế và xã hội, điều tiết nền kinh tế và tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và phục vụ thực sự cho nhân dân ngày càng tốt lên.

Trong bối cạnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Chinh phủ và các bộ, cơ quan ở trung ương không chỉ là đóng vai trò đại diện cho nhà nước, cho quốc gia ký kết các hiệp định và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, mà còn đóng vai trò là người tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế với tư cách là một chủ thể quan trọng tham gia tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế, chứ không phải một tổ chức nào đó hay các doanh nghiệp của quốc gia đó, là chủ thể chính trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế. Đương nhiên, các chiến lược, chính sách quốc gia do Chính phủ và các bộ đề ra và tổ chức thực hiện cần tạo ra những điều kiện cơ bản và phù hợp với lộ trình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động sâu sắc đến nhà nước hiện đại nói chung và trong quá trình này cũng như sư phát triển ngày nay không thể thiếu vai trò của Chính phủ hiện đại nói riêng; tức là không thể có sự phát triển trong điều kiện thiếu vắng một nhà nước, một Chính phủ có năng lực và hiệu quả. Vì vậy:

Hiện nay đã dấy lên một phong trào cải cách Chính phủ ở các nước, từ những lý do hết sức khác nhau. Nhưng cải cách và đổi mới Chính phủ là một hiện tượng toàn cầu, phải thay đổi chính bản thân mình, kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự, quy tắc hoạt động rõ ràng, minh bạch, không tham nhũng và nhà nước phải hiện đại hóa chính mình [27, tr.66-67]. 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước cấp

trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Với tư cách Chính phủ là BMHCNN trung ương và cũng là trung tâm,

động cơ của nhà nước. Việc xác định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình là xuất phát từ vị trí, vai trò của Chính phủ cũng như của BMHCNN trung ương, của nhà nước và còn phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và hoàn cảnh trong khu vực và thế giới từng các giai

Page 45: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

41

đoạn. Tuy nhiên, Chính phủ và các bộ, cơ quan ở trung ương còn rất nhiều công việc cần phải làm; nhưng phải bảo đảm việc thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại hoặc chức năng quản lý nhà nước, chức năng phục vụ; đây là chức năng cơ bản không thể thiếu được trong Chính phủ hiện nay. Chính vì vậy, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm mà là phương diện hoạt động chủ yếu của Chính phủ được quy định do văn bản pháp luật đối với ngành và lĩnh vực khác.

Như vậy, chức năng và nhiệm vụ của BMHCNN cấp trung ương nói chung và của Chính phủ nói riêng được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nhất là trong một số điều của Luật Chính phủ (Luật Tổ chức Chính phủ), như:

- Theo điều 02 Luật Chính phủ: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước, được Quốc hội phê chuẩn và chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chủ tịch nước, có chức năng quản lý một cách thống nhất thực hiện nhiệm vụ của nhà nước mọi mặt: về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và tài nguyên khác; bảo vệ và giữ gìn trật tự quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại.

- Về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định tại điều 07 Luật Chính phủ:

Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và sắc lệnh của Chủ tịch nước, tổ chức tuyên truyền pháp luật, giáo dục việc tôn trọng pháp luật, quy định các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; xây dựng chiến lược cho việc phát triển kinh tế - xã hội và cho năm tài chính trình Quốc hội xem xét và thông qua;

Thực hiện thống nhất việc quản lý về cơ sở hạ tầng, mở rộng cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học và kỹ thuật, thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ; quản lý và đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; Báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo trước Chủ tịch nước; ban hành Nghị định, Quyết định và Chỉ thị về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ và sử dụng tài nguyên, môi trường và

Page 46: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

42

các nguồn lực khác; an ninh, quốc phòng và quan hệ đối ngoại; tổ chức, lãnh đạo, quản lý và giám sát mọi hoạt động của các ngành, lĩnh vực và cơ quan chính quyền địa phương để bảo đảm việc thực hiện pháp luật có hiệu quả;

Đình chỉ hoặc bãi bỏ các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn và thông tư của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc thẩm quyền trực tiếp của Chính phủ và chính quyền địa phương nếu chúng đi ngược với các quy định của pháp luật; Thành lập hoặc bãi bỏ các huyện và điều chỉnh địa giới giữa các huyện theo đề nghị của tỉnh trưởng và thành trưởng. Tổ chức, thực hiện và giám sát việc thanh tra nhà nước nhằm phát hiện ra các vi phạm pháp luật, tham nhũng và các yếu kém khác; giải quyết khiếu nại, kiến nghị của người dân liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và các cơ quan quản lý nhà nước ở mỗi cấp theo quy định của pháp luật.

Hợp tác, đàm phán, ký kết các điều ước và các thỏa thuận với các quốc gia khác, quản lí và giám sát quan hệ đối ngoại và việc thực hiện các điều ước và thỏa thuận đã ký kết. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật [120, tr.28-29].

Ngoài ra, thẩm quyền quyết định của Chính phủ còn đã thể hiện trong việc xem xét và thông qua các vấn đề được đưa ra trong các phiên họp Chính phủ mà quy định tại điều 9 của Luật Chính phủ; Trong đó, có vấn đề:

Một là, Thành lập, bãi bỏ, sáp nhập và chia tách các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố và các khu vực đặc biệt; xác định địa giới tỉnh, thành phố và các khu vực đặc biệt trước khi đề nghị Quốc hội xem xét và thông qua;

Hai là, Thành lập, bãi bỏ, sáp nhập và chia tách các cơ quan thuộc thẩm quyền trực tiếp của Chính phủ.

- Về vị trí, chức năng và cơ cấu của Bộ và cơ quan ngang bộ, quy định từ điều 23-25 của Luật Chính phủ là:

Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ cấu bộ máy Chính phủ, đóng vai trò tham mưu cho Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.

Page 47: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

43

Bộ và cơ quan ngang bộ bao gồm Văn phòng, Vụ, Viện, Phòng, Ban và tổ chức chuyên môn khác mà được quy định do Nghị định của Thủ tương Chính phủ; còn cấu thành về nhân sự bao gồm bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thứ trưởng bộ, Phó thử trưởng cơ quan ngang bộ; Chánh văn phòng bộ, Phó chánh văn phòng bộ; Vụ trưởng, Phó vụ trương; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Trưởng ban, phó trưởng ban; Thứ trưởng, phó thủ trương đơn vị chuyên môn và cán bộ nhân viên.

- Đối với nhiệm vự và quyền hạn chủ yếu của bộ, cơ quan ngang bộ đã quy định, như sâu:

Nghiên cứu và dự thảo các chính sách và chiến lược thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách trình Chính phủ; nghiên cứu và triển khai các chính sách, kế hoạch và quyết định của Chính phủ thành các chương trình, dự án chi tiết trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách; đề xuất sửa đổi hoặc dự thảo luật, sắc lệnh, pháp lệnh của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ; ban hành Quyết định, Chỉ thị, hướng dẫn và Thông tư để hỗ trợ việc thực hiện quản lý vĩ mô đối với ngành, lĩnh vực mình phụ trách;

Quản lý và kiểm tra hoạt động và nhân sự cấp cao nhất trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách bằng cách cộng tác một cách thống nhất với các chính quyền địa phương; đào tạo nhân sự trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách; Tổ chức và quản lý quan hệ đối ngoại theo sự ủy quyền của Chính phủ;

Giám sát và tổng kết việc thực hiện các hoạt động trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách và báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo sự phân công đặc biệt của Chính phủ và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật [134, tr.37-38].

- Về vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, quy định từ điều 11-12 của Luật Chính phủ là:

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, giữ vai trò lãnh đạo hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn trong việc:

Triệu tập và chủ tọa các phiên họp Chính phủ; Kiểm tra, giám sát hoạt động

Page 48: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

44

của Chính phủ và thực hiện các quyết định của Quốc hội và thực hiện các

quyết định tại các phiên họp Chính phủ và các hoạt động của các bộ, các cơ

quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố và các cơ quan thuộc thẩm quyền trực tiếp

của Chính phủ; Đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua việc bổ nhiệm, luân

chuyển, miễn nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, Chánh

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ; Đề

nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm hoặc triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở nước ngoài; Đề nghị Chủ tịch nước

bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm tỉnh trưởng và thành trưởng, đề nghị

thăng cấp hoặc hạ cấp từ các cấp bậc cao cấp trong lực lượng vũ trang.Bổ

nhiệm, thuyên chuyển, miễn nhiệm các chức danh sau: Thứ trưởng, Phó

Chánh Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,

Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Phó tỉnh trưởng, Phó

thành trưởng, huyện trưởng, thị xã trưởng, thủ trưởng các cơ quan thuộc thẩm

quyền trực tiếp của Chính phủ và các vị trí có liên quan khác; Thăng cấp hoặc

hạ cấp đối với chức vụ đại tá trong lực lượng vũ trang; Ban hành Nghị định,

Quyết định, Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện các

chính sách, luật, các quy định và các kế hoạch của Chính phủ; ban hành Nghị

định về tổ chức và hoạt động của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các Tổng cục

và các cơ quan quản lý hành chính địa phương. Trình bày báo cáo hàng năm

về việc thực hiện các chức năng của Chính phủ với Quốc hội hoặc Ủy ban

Thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo với Chủ

tịch nước; Ủy quyền cho một Phó Thủ tướng Chính phủ khi Thủ tướng vắng

mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình; Từ chức khi thấy

mình không có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ vì lý do sức khỏe hoặc

các lý do khác; Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của

Hiến pháp và pháp luật.

- Về vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

ngang bộ, quy định từ điều 27-28 của Luật Chính phủ là:

Page 49: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

45

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu ngành, lĩnh vực và giúp Chính phủ quản lý vĩ mô đối với ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có các quyền và nghĩa vụ

đối với việc: Thực hiện và phát triển các quyết định của các phiên họp Chính

phủ trong ngành, lĩnh vực của mình. Hướng dẫn, quản lý và giám sát việc

thực hiện các hoạt động trong ngành, lĩnh vực của mình. Ban hành Quyết

định, Chỉ thị, Thông tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngành, lĩnh vực của

mình. Đình chỉ hoặc bãi bỏ việc thực hiện các Quyết định, Chỉ thị, hướng dẫn

và Thông tư của các cơ quan cấp dưới do mình phụ trách. Bộ trưởng và Thủ

trưởng cơ quan ngang bộ cũng có quyền đề nghị việc sửa đổi, đình chỉ hoặc

bãi bỏ việc thực hiện các văn bản pháp lý của các cơ quan khác hoặc các cơ

quan hành chính địa phương trái với quy định và nguyên tắc của ngành, lĩnh

vực mình hoặc trái với pháp luật. Quyết định các biện pháp cần thiết để thực

hiện kế hoạch hàng năm; Trình Chính phủ các đề xuất hoặc dự thảo luật, sắc

lệnh, pháp lệnh của Chủ tịch nước, nghị định liên quan đến ngành, lĩnh vực

của mình; Bổ nhiệm, luân chuyển hoặc bãi nhiệm Phó Chánh văn phòng Bộ,

Phó Vụ trưởng, Trưởng và Phó Trưởng phòng, trưởng và phó các đơn vị.

Đồng thời, cũng bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm Giám đốc Sở

hoặc Phó Giám đốc Sở hoặc Trưởng phòng ở cấp huyện thông qua việc thảo

luận với các cơ quan hành chính địa phương. Phân công một số nhiệm vụ cụ

thể cho các Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; chỉ định một Thứ

trưởng, một Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoạt động nhân danh mình khi

vắng mặt hoặc khi không thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình. Hợp tác

và ký kết các thỏa thuận, hiệp định với nước ngoài theo sự ủy quyền của

Chính phủ; Từ chức khi thấy rằng mình không có đủ khả năng thực hiện các

nhiệm vụ vì lý do sức khỏe hoặc các lý do khác. Thực hiện các quyền và

nghĩa vụ khác theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo quy

định của Hiến pháp và pháp luật.

Page 50: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

46

Từ những nội dung nêu trên và từ sự phân tích chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là cho thấy sự khác biệt về

vai trò của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hình thành hệ thống

tổ chức BMHCNN cấp trung ương đó là:

Về Chính phủ Thứ nhất là, xem xét và quyết định thành lập, bãi bỏ, sáp nhập và chia

tách các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, trước khi đề nghị Quốc hội xem xét và

thông qua;

Thứ hai là, quyết định thành lập, bãi bỏ, sáp nhập và chia tách các cơ

quan thuộc thẩm quyền trực tiếp của Chính phủ (cơ quan thuộc Chính phủ).

Về Thủ tướng Chính phủ Thứ nhất là, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về việc sắp xếp các đơn vị

hoặc các công việc và giao nhiệm vụ cho cơ quan, bộ phận có liên quan (Ban

cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ, Bộ Nội vụ và cơ quan có liên quan);

Thứ hai là, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc sắp xếp

bộ máy tổ chức ở các Bộ, cơ quan cấp Trung ương;

Ban cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ, Bộ Nội vụ và cơ quan có liên

quan phối hợp với nhau để thực hiện cải cách, sắp xếp;

Thứ ba là, Bộ Nội vụ trình dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động

của bộ, cơ quan ngang bộ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.2. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NỘI DUNG, CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO

ĐẢM CỦA CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.2.1. Khái niệm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung

ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Có thể hiểu một cách đơn giản, cải cách là sửa đổi những bộ phận cũ

không hợp lý cho thành mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan. Hiện

nay có nhiều cách hiểu khác nhau về cải cách hành chính. Nghiên cứu các tài

liệu hiện hành có thể khái quát một số cách hiểu sau:

Page 51: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

47

Thứ nhất là, cải cách hành chính có thể hiểu là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cá nhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực, hiệu quả quản lý và các sản phẩm (dịch vụ và hàng hóa) phục vụ nhân dân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực. Hiểu theo nghĩa này, cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước, lập kế hoạch; định thể chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài chính chỉ huy, phối hợp kiểm tra, thông tin và đánh giá.

Thứ hai là, cải cách hành chính có thể hiểu như là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của BMHCNN [32, tr.8].

Theo tài liệu của Liên Hợp Quốc (1971), cải cách hành chính được hiểu là những cố gắng có chủ định nhằm đưa những thay đổi căn bản vào hệ thống hành chính nhà nước thông qua cải cách có hệ thống hoặc các phương thức để cải tiến ít nhất một trong bốn yếu tố cấu thành của hành chính công: thể chế, cơ cấu, nhân sự, tiến trình [49, tr.8].

Ở Việt Nam và Lào BMHCNN là một trong bốn yếu tố của nền hành chính nhà nước (thể chế hành chính; bộ máy hành chính; đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; chế độ tài chính công). Cải cách bộ máy hành chính cấp trung ương là một trong những nội dung cải cách bộ máy hành chính trong nền hành chính nhà nước và nội dung cải cách cũng đòi hỏi đồng bộ với các yếu tố khác của nền hành chính nhà nước.

Nước CHDCND Lào, thuật ngữ “cải cách chính quyền hoặc cải cách BMHCNN” được xuất hiện ngay từ đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước định hướng XHCN, và thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách, Nghị quyết và các văn bản của Đảng và Nhà nước. Việc định nghĩa về cải cách chính quyền hoặc cải cách BMHCNN tùy thuộc từng giai đoạn khác. Nhưng

Page 52: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

48

nhìn chung, cải cách BMHCNN có nghĩa là củng cố, tăng cường hiểu lực của chính quyền về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và xã hội; làm cho các bộ phận hành chính trong sạch, có chất lượng để bảo đảm cho quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động được chấp hành, coi trọng nhất là lĩnh vực trực tiếp thực hiện về chủ quyền. Vậy, cần cải cách hệ thống chính quyền tất cả, làm cho nó đột phá từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Cơ quan hành chính cấp trung ương cần gọn nhẹ thực sự có chất lượng để làm công tác nghiên cứu, kiểm tra, xây dựng cán bộ và làm công tác đối ngoại đồng thời cần sắp xếp bộ máy cấp trung ương gọn nhẹ; luân chuyển và tuyển dụng một số phải bồi dưỡng, giáo dục và cung cấp cho các ngành chuyên môn, kinh doanh - sản xuất hoặc cho các địa phương thêm. Ngoài ra, cải cách bộ máy tổ chức có thể hiểu là sự bố trí, sắp xếp lại về cơ cấu tổ chức, từng các đơn vị thứ bậc của hệ thống toàn bộ tổ chức trên cơ sở xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, phân công phân cấp quản lý, đổi mới lại cơ chế làm việc dựa trên luật lệ trong mối quan hệ thực thi công việc nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hơn.

Qua phân tích trên, cải cách BMHCNN cấp trung ương được hiểu là quá trình thay đổi có chủ đích về cơ cấu tổ chức bộ máy, xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi và mối quan hệ trong hệ thống tổ chức hành chính, gắn với đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước cấp trung ương nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước vì lợi ích chính đáng của Nhà nước, của xã hội, của công dân và đảm bảo quyền con người.

2.2.2. Mục tiêu cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trước hết phải hiểu rằng, mục tiêu hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước rất rộng, nhưng “mọi hoạt động nào mà các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đều nhằm phục vụ lợi ích công chứ không phải vì động cơ lợi nhuận” [25, tr.91]. Điều đó có nghĩa là nhằm giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội, tạo điều kiện để tăng cường, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp

Page 53: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

49

hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến tới dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và thịnh vượng.

Cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào phải đáp ứng mục tiêu chung của cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính tập trung, thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương; đủ năng lực, quyền lực; trong sạch, không khai, minh bạch, từng bước hiện đại hóa; chủ động phục vụ nhân dân; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Cải cách BMHCNN cấp trung ương góp phần kiện toàn và tăng cường hiệu lực trong hệ thống quyền lực nhà nước, chủ động và phát huy bản chất quý báu của Nhà nước Lào với tư cách là Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cách mạng Lào. Phấn đấu làm cho tổ chức bộ máy và thể chế hành chính hợp lý và có hiệu quả; xây dựng đội ngữ cán bộ đủ về chuyên môn và phẩm chất đạo đức cách mạng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Ngoài mục tiêu chung ở trên, cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Có bước đổi mới thực sự trong cơ cấu các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, theo các ngành.

- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi quản lý và mối quan hệ trong hệ thống cấp bậc của các cơ quan hành chính ở trung ương và từng chức danh trong bộ máy hành chính phải được cụ thể hóa, rõ ràng, minh bạch.

- Bảo đảm tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hợp lý và coi trọng chất lượng hoạt động là chủ yếu.

- Bảo đảm thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô, xác định rõ mối quan hệ giữa vĩ mô và vi mô của cơ quan, đơn vị hành chính khác trung ương và địa phương.

- Nâng cao trách nhiệm của tổ chức các cấp và của cán bộ, công chức gắn với nâng cao trình độ chuyên môn.

Page 54: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

50

2.2.3. Yêu cầu cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Từ tính chất của Nhà nước và đặc thù trong quá trình xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân ở Lào và mục tiêu cải cách BMHCNN cấp trung ương ở nước CHDCND Lào trong quá trình cải cách phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, cải cách BMHCNN cấp trung ương phải đáp ứng chuyển đổi sang kinh tế hàng hóa và tiếp tực xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Xuất phát từ cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước chưa thực sự phù hợp với tình hình, các điều kiện thực tế và chưa đáp ứng được vấn để cơ bản trong đồi sống người dân. Vậy, cần chuyển đổi từ kinh tế tự nhiên, lạc hậu, nhỏ bé sang kinh tế hàng hóa, từ nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nhiều thành phần kinh tế thị trường định hướng XHCN và chuyển sang quản lý nhà nước theo cơ chế mới; Điều đó, Nhà nước không thể can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp và không thể bao cấp được nữa. Nhà nước chỉ quản lý đối với kinh tế là để cho nền kinh tế phát triển ổn định, hỗ trợ, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi, duy trì trật tự, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động kinh tế - xã hội bằng pháp luật. Nhà nước cần phải tập trung quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô, đưa ra những chính sách, văn bản luật để thúc đẩy mạnh mẽ, để đủ sức và tích cực phát triển đất nước bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Từ quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tự nó đã là một đòi hỏi tất yếu khách quan buộc nhà nước phải thay đổi phương thức quản lý kinh tế-xã hội bằng pháp luật với các quá trình đó, buộc phải đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước, nhất là khả năng hoạt động tích cực, có hiệu lực, hiệu quả và giải quyết nhanh nhẹn kịp thời của BMHCNN ở trung ương, của Chính phủ là sự cần thiết, không thể thiếu được và càng phải nâng cao đáp ứng cải cách kinh tế cũng như phát triển bền vững hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới “Yêu cầu của nhiệm vụ đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải có một Chính phủ mạnh, đủ thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ của nền

Page 55: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

51

hành chính hiện đại và phát tiển” [48, tr.302]. Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV đã ghi rõ “để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chúng ta cần phải kiện toàn bộ máy nhà nước cho gọn nhẹ, có đủ năng lực trong quản lý hành chính và quản lý kinh doanh” [85, tr.193]. Trong công cuộc đổi mới đất nước ở Lào, đổi mới kinh tế là trọng tâm và gắn với đổi mới trong hệ thông chính trị đặc biệt là các cơ quan hành chính trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước, kinh tế và xã hội. Xu hướng hiện nay nhiều nước trên thế giới coi cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ then chốt của tiến trình đổi mới và phát triển đất nước, cải cách hành chính xuất phát và gắn với đổi mới về kinh tế.

Hai là, cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào phải xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân và hướng tới nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng nền hành chính vững mạnh hiện đại, bộ máy nhà nước tinh gọn, phợp lý, có hiệu quả

Từ một đất nước kém phát triển, cơ sở công cụ và phương thức sản xuất kinh doanh còn lạc hậu và yếu, dân còn ít và dân trí đa số chưa cao, khả năng và điền kiện phát triển vẫn còn khó khăn và hạn chế. Nhưng sau khi giành được thắng lợi, Đảng, Nhà nước và toàn thể đồng bào đã quyết tâm đặt mục đích xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân, do nhân dân lao động các bộ tộc Lào làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, tất cả quyền lực nhà nước là của dân và tất cả vì ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh định hướng XHCN.

Muốn vượt qua những khó khăn, ra khỏi nước kém phát triển và tiến tới mục đích trên. Với danh nghĩa Nhà nước là người đại diện mà được nhân dân giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý để bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, của nhân dân và phục vụ nhân dân. Nhà nước lúc nào cũng luôn luôn cần có tổ chức và hoạt động thích hợp mới đáp ứng được việc thực thi tốt nhiệm vụ của mình thì sẽ được sự ủng hộ và tin cậy đối với dân.

Bước sang giai đoạn đổi mới, Nhà nước không thể nói giữ lại mô hình tổ chức và hoạt động BMHCNN theo chế độ quản lý hành chính tập trung,

Page 56: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

52

quan liêu, bao cấp, quản trị bằng mệnh lệnh hành chính; Bộ máy thì phình to cồng kềnh, có nhiều tầng nhiều nấc bậc trung gian, ỏ cấp trên thì nặng nề còn ở dưới thì sơ sài, nhỏ, biên chế thì đông, tốn kém và lãng phí. Điều đó, đã tác động mạnh mẽ đối với toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước cần phải đổi mới và BMHCNN đã chuyển sang chế độ mới, thực hiện cơ chế quản lý hành chính hoạch toán kinh doanh, chuyển sang quản lý kinh tế thị trường, quản lý nhà nước theo ngành bằng pháp luật; từng bước chuyển sang tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm có chất lượng, giảm bớt những tầng bậc không cần thiết, thông soát, công khai hóa, minh bạch hóa, hiện đại hóa và kịp thời giải quyết các công việc; phân định rành mạch hơn chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp BMHCNN theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó trọng yếu nhất nhằm nâng cao trình độ và tăng cường hơn nữa khả năng phục vụ nhân dân của nhà nước; coi nhân dân, xã hội là gốc, trọng tâm phục vụ, cung cấp các dịch vụ công cộng một cách tốt nhất, làm cho nhân dân hài lòng nhất với các dịch vụ đó; Và đã dần dần bước sang mô hình BMHCNN phục vụ hay Chính phủ phục vụ. Đây không chỉ là vấn đề mang tính cốt lõi, mục tiêu trong quá trình cải cách BMHCNN và xây dựng nhà nước nhân chủ nhân dân ở Lào mà việc đổi mới, kiện toàn bộ máy nhà nước, xây dựng nền hành chính vững mạnh hiện đại, bộ máy tinh gọn, hợp lý, có hiệu quả, công khai, minh bạch, thực sự là bộ máy phục vụ nhân dân, vì nhân dân đã trở thành yếu tố căn bản và nhu cầu mang tính tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân định hướng XHCN và phát triển đất nước ở Lào trong thế kỷ mới. Vì thực chất xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào là xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; với lý tưởng dân chủ, nhân đạo và công bằng. Trong đó, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước; “pháp luật thực sự bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân và phục vụ nhân dân: mọi mặt tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều đặt trên cơ sở pháp luật, Nhà nước không thể đứng trên hay đứng ngoài pháp luật, Nhà nước và công dân đều bình đẳng trước pháp luật” [61, tr.195]. Bên cạnh đó, Nhà nước mà cụ thể là Chính phủ chỉ được làm

Page 57: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

53

những gì pháp luật cho phép, chỉ tập trung làm và giải quyết các vấn đề những công việc người dân và doanh nghiệp làm không được hoặc không muốn làm và Nhà nước chỉ tập trung vào quản lý, kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật và chế độ chính sách, thì không cần nhiều tổ chức bộ máy, bộ máy sẽ tinh giản và gọn nhẹ đi rất nhiều. Như vậy, khi chuyển sang cơ chế thị trường, sang nhà nước pháp quyền XHCN vai trò, chức năng nhà nước sẽ được đổi mới, bổ sung và hoàn thiện lại theo hướng nhà nước phục vụ, có bộ máy tinh gọn, hợp lý, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, gần dân, giúp dân, phục vụ người dân là vấn đề cốt yếu và hết sức quan trọng.

Ba là, cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào phải xuất phát từ nhu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế của Lào hiện nay

Với mục tiêu hàng đầu mang tính chiến lược lâu dài để phát triển đất

nước trong công cuộc đổi mới ngày càng thể hiện rõ nét hơn, bắt đầu từ Đại hội

lần thứ VII, VIII, IX của Đảng NDCM Lào; Đó là, làm nền tảng vững chắc để ra khỏi nước kém phát triển năm 2020 tiếp tục tiến lên XHCN, đất nước phát

tiển ổn định theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở rộng quan hệ và hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề cực kỳ lớn, có cả cơ hội và nhiều thách thức

phải vượt qua đối với một đất nước kém phát triển như vậy. Từ những yếu tố,

điều kiện còn thấp và thiếu thốn; Đất nước Lào vẫn còn dựa dẫm vào sự tiến bộ

của khoa học, công nghệ cũng như bài học kinh nghiệm, vốn, kỹ thuật và sự

giúp đỡ hỗ trợ của quốc tế để đẩy mạnh phát tiển đất nước.

Trên cơ sở đó, sự phát triển ổn định của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ,

thông tin điện chúng và vấn đề tòan cầu hóa hiện nay. Sư tiến bộ đó không chỉ

là tác động và tạo ra cơ sở phát triển mạnh mẽ đối với lực lượng sản xuất kinh

doanh, đòi hỏi mở rộng quan hệ sản xuất kinh doanh trên quy mô toàn cầu, phù

hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường và nhu cầu xã hội dưới mức độ và

hình dạng khác nhau mà còn ảnh hưởng rất nhanh đến cơ chế quản lý hành

Page 58: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

54

chính nhà nước và hệ thống bộ máy buộc phải chuyển biến thành bộ máy hiện

đại, có hiệu quả. Đương nhiên, bộ máy hiện đại của Nhà nước sẽ giúp và tăng

cường khả năng quản lý, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh và kịp thời

giải quyết trực tiếp vào các ngành, lĩnh vực một cách nhanh chóng, hiệu quả

hơn trong quy mô, phạm vị sâu rộng và phức tạp hơn. Tính đa dạng của các

ngành rất lớn, quốc gia càng lớn, càng phát triển thì càng nhiều ngành mới, quy

mô của mỗi ngành cũng biến động và phát triển, song song đó càng đòi hỏi cần

tăng thêm sức mạnh quản lý vĩ mô, quản lý đa ngành đa lĩnh vực trong một tổ

chức bộ máy nhà nước.

Trong bối cạnh toàn cầu hóa đang diễn biến khá phức tạp ngày nay,

không một quốc gia nào có thể tự minh phát triển mà không cần sự hợp tác

quốc tế. Nước Lào cũng không thể đứng một minh được nữa và đi ngược chiều

trong xu thế các nước đều bắt tay hợp tác quan hệ với nhau để tạo ra những thế

mạnh mới, môi trường thuận lợi mới nhằm đảm bảo và mang lại những lợi ích

chung toàn thế giới, của cộng đồng, của mỗi quốc gia.

Mặc dù, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan, cũng đặt

ra yêu cầu cần thiết cấp bách đối với Lào. Nhưng nó, vừa có tính tích cực và

tiêu cực, vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với quá trình phát triển và đổi mới

đất nước, nhất là đối với cải cách tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống bộ

máy nhà nước, mà cụ thể là BMHCNN cấp trung ương cũng như Chính phủ

Lào. Chính phủ với tính cách là cơ quan hành chính cao nhất, đứng đầu nền

hành chính quốc gia, có vị trí đặc biệt quan trọng để thực hiện quyền hành pháp

trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia; Chính phủ, BMHCNN ở trung ương nói chung

có chức năng, nhiệm vụ quản lý thống nhất, toàn diện tuyệt đối các lĩnh vực cả

đối nội và đối ngoại của nhà nước theo luật định. Cho nên, Chính phủ,

BMHCNN cần phải thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách nghiêm tục và tốt

nhất, đó là vấn đế trọng tâm, hết sức quan trọng cần thiết; Và trong điều kiện

toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang phổ biến hiện nay; Nhà nước cần chú

trọng hơn nữa để:

Page 59: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

55

... tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ thông thoáng cho các hoạt động của nền kinh tế thị trường, bảo đảm các dịch vụ công cộng..., phối hợp với các thể chế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho mở cửa và hội nhập, hạn chế bất công, tiêu cực trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái... [3, tr.75].

Mặt khác, với chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, của Chính phủ hoạt động giao lưu, tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, có rất nhiều can kết với khu vực và quốc tế thì phải được thực hiện, vừa tuân thủ và vận dựng sáng tạo một cạch hài hòa, tương thích; vừa giữ bản sắc, đặc thù và bảo đảm giữa lợi ích quốc gia mình với cộng đồng và quốc tế. Hơn nữa, hội nhập khu vực và quốc tế trong khuôn khổ toàn cầu hóa là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy nước Lào phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của mình; Trong đó, bộ máy nhà nước nói chung và BMHCNN ở trung ương đặc biệt là Chính phủ trở thành một nhân tố tất yếu quan trọng. Chính vì vậy, mức độ nhu cầu phát triển càng tăng và hội nhập quốc tế của quốc gia càng sâu rộng trong bối cảnh tòa cầu hóa; Tất nhiên càng có sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ cần phải đổi mới, cải cách BMHCNN để sẵn sang và đáp ứng được đòi hỏi yêu cầu của thế giới toàn cầu hóa và đòi hỏi trong quá trính hội nhập quốc tế của nước Lào.

2.2.4. Nội dung cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Để cải cách BMHCNN ở cấp trung ương đủ năng lực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phải bảo đảm thực hiện một số nội dung sau:

- Xác định và đổi mới cơ cấu tổ chức BMHCNN cấp trung ương: nghiên cứu, thiết kế sâu những vấn đề liên quan về cải cách bộ máy hành chính; tập trung thiết kế, bố trí cơ cấu bộ máy của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan khác thuộc Chính phủ. Quan trọng chú ý cải cách cấp vụ, phòng và đơn vị khác của các ngành cấp bộ; nếu thấy công việc nào, cơ quan tổ chức nào không phù hợp với chức năng vai trò vĩ mô cấp bộ cần phải giao cho địa phương phụ trách, mà giao cả công việc, giao cả bộ máy, phương tiện và ngân sách, đồng thời phải nâng cao trách nhiệm cấp vụ, phòng đối với việc thực hiện các quyết

Page 60: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

56

định và chỉ thị của bộ trưởng, không cho phép cấp dưới có hành vi vi phạm lôi kéo việc thực thi sự chỉ đạo và quyết định cấp trên như từng xảy ra ở một số bộ trong thời gian qua. Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu một cách đồng bộ sâu về cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan đơn vị trực thuộc Thủ tưởng Chính phủ hoặc cơ quan thương đương bằng cấp bộ, nhất là cơ quan mà có vị trí vai trò cả hai mặt (cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước). Bên cạnh đó, nghiên cứu và mô hình cơ cấu BMHCNN trung ương theo hướng một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và bảo đảm tính gọn, hợp lý và có hiệu quả.

- Đổi mới thể chế liên quan với tổ chức và hoạt động tổ chức bộ máy

hành chính nhà nước: Rà soát, tổng kết đánh giá hệ thống thể chế và xác định

rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ, phạm vị, mối quan hệ

và hệ thống tổ chức các bộ phận của BMHCNN cấp trung ương một cách đồng

bộ, đẩy đủ các lĩnh vực;

- Xác định biên chế nhân sự BMHCNNcấp trung ương: nghiên cứu và

xác định rõ ràng hơn về cấu thành nhân sự hành chính, về ban Chính phủ nhất

là xác định số lượng thành viên Chính phủ. Xác định củ thể hơn về chức năng,

thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của Thủ tướng và các thành viên khác

của Chính phủ đồng thời các thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp hành chính.

Ngoài ba nội dung chính trên, cải cách BMHCNN trung ương ở nước

CHDCND Lào còn gắn với cải cách đổi mới phương thực, lề lối làm việc, hệ

thống tài chính - ngân sách và hệ thống công nghệ, thông tin và viễn thông. Tất

cả đó, để đáp ứng yêu cầu mới trong cải cách BMHCNN đi theo hướng tinh

gọn, hợp lý và có hiệu quả; tạo điều kiện và bảo đảm công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng XHCN ở

Lào trong bối cảnh mở rộng và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

2.2.5. Các điều kiện bảo đảm cải cách bộ máy hành chính nhà nước

cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Để cải cách BMHCNNcấp trung ương ở CHDCND Lào đạt được hiệu quả

và đạt mục đích đề ra thì cần có một số điều kiện bảo đảm sau đây:

Page 61: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

57

- Điều kiện về chính trị - hành chính Bảo đảm điều kiện chính trị cho việc thực hiện cải cách BMHCNN ở

Lào đòi hỏi phải giữ vững ổn định chính trị của đất nước. Trước hết cần quán triệt lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và đi theo con đường XHCN, phát huy chế độ dân chủ nhân dânn của tất cả nhân dân lao động các bộ tộc Lào do Đảng NDCM Lào làm chủ cột lãnh đạo trong toàn hệ thống chính trị; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân toàn thể làm chủ thực thiện. Vậy, cần giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đáp ứng những yêu cầu trên phải tiến hành tốt công tác xây dựng Đảng, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, động viên các lực lượng toàn xã hội để góp phần, ủng hộ Đảng, ủng hộ chính quyền và tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới trong đó có cải cách BMHCNN; Bởi “Chính quyền là công cụ phương tiện thực hiện đường lối chính sách của Đảng và là phương tiện thực thi quyền làm chủ chung của nhân dân. Chính quyền vững mạnh cũng có nghĩa là Đảng vững mạnh. Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động kiện toàn chính quyền các cấp” [96, tr.155].

Chính quyền hành chính trong chế độ CHDCND Lào ngày càng từng bước được tổ chức và hoạt động một cách động bộ, có hiệu quả nhiều hơn từ trung ương đến địa phương theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Lào. Hiện này, chính quyền trung ương gồm có 21 bộ, cơ quan nganh bộ và 2 cơ quan thuộc Chính phủ; còn chính quyền địa phương gồm có 3 cấp: cấp tỉnh: tỉnh và thành phố; cấp huyện: huyện và quận (thị trấn); cấp bản: bản-làng. Và theo báo cáo thống kê hành chính địa phương năm 2014, “hệ thống hành chính địa phương hiện có 18 Tỉnh (1 thủ đô), có 148 huyện và 8.577 bản làng” [129, tr.3].

- Điều kiện về pháp luật Xuất phát từ bản chất của Nhà nước CHDCND Lào đã được xác định

rõ kể từ khi hoàn toàn giải phóng năm 1975, đó là một Nhà nước dân chủ nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước là của dân, do dân và vì lợi ích của nhân

Page 62: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

58

dân. Nhằm mục tiêu xây dựng đất nước hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng và thịnh vượng định hướng XHCN. Tính dân chủ của Nhà nước Lào, chính là dân chủ của đa số người, là dân chủ có tổ chức, có sự lãnh đạo và trong khuôn khổ của pháp luật, vừa là mực đích vừa là lực lượng thức đẩy chế độ mới.

Pháp luật được coi là công cụ, phương tiện sắc bén của Nhà nước để quản lý đồi sống xã hội; phản ánh đến bản chất của Nhà nước, đến chủ trương đường lối cũng như quyền làm chủ và nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Lào. Pháp luật do Nhà nước lập ra và Nhà nước đóng vai trò trọng tâm trong việc tổ chức thực thi pháp luật, vừa chấp hành, vừa điều hành pháp luật kể cả bản thân của Nhà nước cũng không thể ở ngoài luật pháp. Nghĩa là, từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, phạm vi hành động của từng tổ chức bộ máy nhà nước cần được luật định, ghi rõ, và việc xác định rõ ràng địa vị pháp lý tổ chức và hoạt động của từng loại cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương là điều cốt lõi. Vậy, toàn bộ máy nhà nước cần phải tổ chức và hoạt động, thi hành đúng đắn đưa trên cơ sở pháp lý rõ nét mới đảm bảo được nguyên tắc tổ chức thống nhất quyền lực nhà nước, phân công, phân nhiệm, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước nói chung cũng như nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của BMHCNN các cấp ở Lào nói riêng.

Để hướng tới một Nhà nước vững mạnh, hiện đại; Đảng và Nhà nước Lào đã hết sức nổ lực và tiếp tực đẩy mạnh nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách thành các văn bản pháp luật để quản lý và tạo những nền tàng cơ chế thích hợp, môi trường thuận lợi về mặt pháp lý để xây dựng và pháp triển đất nước. Điều đó, đã thể hiện rõ ở Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành; nhất là sau khi chương trình (Đề án) tổng thể về xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào đã ban hành năm 2009.

So với những năm trước, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như kết quả tổ chức thực thi pháp luât đã từng bước tiến bộ cả hiệu lực, hiệu quả và phạm vi quản lý trong các ngành, lĩnh vực được mở rộng, sâu sắc hơn nữa. Cho đến nay (12/2014) ở Lào, “có 113 luật thì Quốc hội đã thông

Page 63: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

59

qua; Trong đó, luật về lĩnh vực hành chính - tư pháp có 32 luật, luật về lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 9 luật, luật về lĩnh vực kinh tế có 50 luật, luật về lĩnh vực văn hóa - xã hội có 22 luật” [131, tr.3] và hành trăm văn bản quy phạm khác dưới luật đang hiện hành.

Để tiến tới mục đích trên, củng cố xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ cũng như việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tực nghiêm chỉnh, có hiệu quả đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc đổi mới kinh tế, mở rộng quan hệ và hội nhập với thế giới là sử đòi hỏi và hết sức cần thiết trước mắt, là nhân tố và điều kiện quan trọng để bảo đảm cải cách BMHCNN các cấp trờ thành bộ máy thông suốt, trong sạch, công khai, minh bạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào trong bối cảnh hiện nay.

- Điều kiện về kinh tế Nền kinh tế Lào về cơ bản là xuất phát từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự

nhiên. Công cụ lao động, lực lượng sản xuất, phân công lao động vẫn chưa phát triển cao đồng thời trình độ khoa học kỹ thuật và chuyên môn trong sản xuất còn lạc hậu vừa nhỏ bé. Hình thức tổ chức và cơ chế quản lý kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu và không phù hợp với thực tế và có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề nhất là giai đoạn đầu trong quá trình xây dựng và phát triển nước Lào theo con đường đi lên XHCN.

Để xây dựng Nhà nước vững mạnh và mang lại sự giầu mạnh hạnh phúc cho nhân dân, Đảng NDCM Lào đã nhảy bén nhận tức và lãnh đạo tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV (1986) cho đến nay. Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của đường lối đổi mới, nhất là đổi mới về tư duy kinh tế. Chuyển hóa từ nông nghiệp tự nhiên sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, điều tiết các thành phần kinh tế đồng thời đổi mới cách thức tổ chức và quản lý theo cơ chế mới theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; Thức đẩy và mở rộng sản xuất và kinh doanh trong và ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tế nhất là hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thực tế cho thấy, “tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (1986-1990) đạt 4,8%,

Page 64: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

60

(1991-1995) đạt khoảng 6,4%, (1996-2000) đạt 5,7%, (2001-2005) đạt 6,2%, thời kỳ gần đây nhất 2006-2010 đạt 7,9%” [1, tr.115] và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt 6,5% từ năm 1991 đến 2010. Điều đó đã khẳng định nền kinh tế hiện nay, đã giữ được sự ổn định, góp phần làm cho đất nước và đời sống của nhân dân được phát triển; Các tiềm năng kinh tế được khai thác có trọng tâm trọng điểm. Sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua vừa tạo thuận lợi vừa đặt ra những cơ hội, thách thức không nhỏ đối với BMHCNN nhất là cấp trung ương; Đó chính là điều kiện bảo đảm cải cách BMHCNN thành công.

- Điều kiện về văn hóa - xã hội Về văn hóa: Những năm gần đây đã cho thấy phong trào xây dựng gia

đình văn hóa, bản làng văn hóa và gắn với việc xây dựng bản làng phát triển được tổ chức thực hiện một cách tích cực trên nhiều địa bàn trong cả nước nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyển thống tốt đẹp của mình góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao trình độ dân trí, văn hóa về cả tinh thần và vật chất. Bên cạnh đó, việc mở rộng và cải cách đối với chính sách giáo dực đã tạo ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi trong công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, có trình độ và đủ khả năng đáp ứng được trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung và nhất là tạo những kiến thức và kĩ năng mới cho cán bộ công chức cũng như nâng cao trình độ chuyên môn trong BMHCNN nói riêng.

Về xã hội: Trước khi có chế độ mới (2-12-1975) xã hội Lào là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến; cho nên xã hội còn nặng về mê tín, hủ tục lạc hậu; nhiều điểm đặc sắc của xã hội chưa được khai thác. Thậm chí trong thời kỳ bị thực dân, đế quốc nô dịch thì xã hội Lào bị xâm hại nặng nề, con người bị tha hóa, biến màu...; Sau khi thống nhất đất nước Nhà nước đã tập trung sức xây dựng xã hội mới - xã hội theo con đường XHCN và vẫn giữ bản sắc đậm nét của xã hội và con người Lào.

Ngoài ra, trước khi tiến hành cải cách BMHCNN cần lưu ý thêm một số vấn đề như:

Page 65: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

61

- Dựa trên chủ trương, chính sách và pháp luật; có các văn bản hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về cải cách BMHCNN cấp trung ương;

- Trước khi tiến hành cải cách, cần phải thành lập Ban Cải cách phụ trách do thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng chỉ đạo và gồm có cán bộ chủ chốt và đại diện của cơ quan quần chúng;

- Cải cách cần phải phối hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền giáo dục về mặt tư tưởng chính trị với việc giải quyết vấn đề tổ chức và thực hiện tốt khâu chính sách cán bộ và công tác tư tưởng trong quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương.

- Có đủ nguồn kinh phí để bảo đảm cho việc cải cách BMHCNN được tiến hành một cách thông suốt và không đứt đoạn giữa chừng;

- Có đủ nguồn nhân lực cán bộ, công chức đáp ứng cho việc sắp xếp, và biên chế vào các bộ, vụ, phòng, ban;

- Thực hiện tốt nội dung quy trình các bước (hoặc có lộ trình, trình tự) trong tiến hành cải cách BMHCNN cấp trung ương:

Bước 1, bước chuẩn bị: Thủ tướng Chính phủ ra văn bản (Chỉ thị) về cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ hoặc một bộ, cơ quan nào đó. Ban Cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ các cấp phối hợp với bộ, ngành liên quan, thành lập Ban phụ trách cải cách cấp trung ương, cấp bộ, cấp vụ; lập kế hoạch, tiến hành thu thập dữ liệu thông tin và nghiên cứu phân tích số liệu toàn diện để phục vụ cho việc cải cách, sắp xếp lại bộ máy;

Nghiên cứu, thiết kế mô hình tổ chức bộ máy mới, quy định chức danh và tiêu chuẩn chức danh, nghiên cứu kế hoạch bố trí cán bộ, xây dựng bản phân tích, kế hoạch tổ chức thực hiện để đề nghị cấp trên phê duyệt;

Tuyên truyền giáo dục, tập huấn về tư tưởng chính trị và tổng kết đánh giá cho cấp Ủy, Đảng viên, cán bộ - công chức và nhân dân hiểu biết, thấy được ý nghĩa quan trọng, yêu cầu cần thiết và nằm chắc tinh thần mới của việc cải cách lại bộ máy tổ chức cấp trung ương cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và sự tiến bộ ở trong và ngoài nước;

Page 66: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

62

Bước 2, tiến hành cải cách thực tế: công bố sắp xếp và bố trí tổ chức theo hình thức mới, đồng thời chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và thúc đẩy việc tổ chức thực hiện làm cho công việc được tổ chức thực hiện đi đúng hướng và bảo đảm mục đích đã đề ra;

Bước 3, tổng kết và rút kinh nghiệm: theo dõi, tổng kết, đánh giá phân tích và rút kinh nghiệm nhằm phát huy mặt mạnh và giải quyết mặt hạn chế để nắm rõ được tình hình, ảnh hưởng, nguyên nhân chính từng các vấn đề liên quan và báo cáo cấp trên.

Tóm lại, yếu tố và điều kiện cơ bản của việc đổi mới BMHCNN cần lưu ý và đề cập đến, đó là:

- Hệ thống pháp luật, xác đính các vấn đề tổ chức bộ máy và hoạt động của các đơn vi hành chính;

- Cơ cấu bộ máy, mô hình thiết kế toàn hệ thống bộ máy hành chính; - Về nhân sự trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước; - Có ngân sách nhà nước, để bảo đảm trong quá trình cải cách.

2.3. CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GỚI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO CỘNG

HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.3.1. Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương một số nước trên thế giới

- Kinh nghiệm của Việt Nam Cải cách BMHCNN cấp trung ương, nhất là cải cách bộ máy Chính phủ

ở Việt Nam có thể nhìn xem hai vấn đề quan trọng sau đây: Thứ nhất, về chủ trương, chính sách và công tác cải cách Về quyền lực nhà nước cũng như tổ chức BMHCNN được Đảng và Nhà

nước Việt Nam coi trọng, trọng tâm là cải cách hành chính, cải cách Chính phủ. Quan điểm, phương hướng, chính sách về cải cách hành chính thể hiện rõ trong các văn bản của Đảng và Nhà nước.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, nhất là giai đoạn 2001-2010 và hiện đang tập trung thực hiện

Page 67: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

63

phương hướng cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011. Để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/05/2013, trong đó đã xác định rõ trách nhiệm của công tác cải cách; ví dụ: trong tiết 1:

Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; đảm bảo chất lượng của kế hoạch cải cách hành chính hàng năm; xác định rõ kết quả cụ thể phải đạt được, những nhiệm vụ phải thực hiện gắn với trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện và bố trí nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, trung thực, khách quan kết quả thực hiện cải cách hành chính theo quy định của Bộ Nội vụ [145, tr.1].

Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ [146, tr.1]. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Chính phủ; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần. Khi cần thiết Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập họp bất thường. Nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ do ngân sách nhà nước cấp hàng năm được tổng hợp chung vào kinh phí của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính chủ trì hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Để đáp ứng nhiệm vụ mới, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 442/QĐ-TTg Ngày 28/3/2014, về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành

Page 68: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

64

chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo). Theo đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Trưởng Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Trưởng Ban. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm Thứ trưởng Bộ Tư pháp và một số đồng chí Lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ.

Trong những năm qua; Chính phủ, Thủ tướng đã lưu ý chỉ đạo, đẩy

mạnh và theo dõi công tác cải cách hành chính một cách thường xuyên. Thể

hiện như, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng mỗi lần, Thủ tướng sẽ nghe

báo cáo về tình hình cải cách tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan nhất là triển

khai thực thi Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước từng các giai

đoạn mà đề ra. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ có ý kiến để thức đẩy, chỉ đạo

đối với công tác cải cách hành chính của các bộ, ngành.

Thực hiện các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách

hành chính, về cải cách các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và

Ủy ban nhân dân các cấp đã có nhiều nỗ lực, cố gắng triển khai và đã đạt được

những kết quả tích cực trong công tác cải cách hành chính, đặc biệt là trong cải

cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một

cửa liên thông hiện đại. Xác định cải cách hành chính là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay và những năm tiếp theo.

Thứ hai, về cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ từng giai đoạn (2002 đến nay) Trên cơ sở kế thừa và tiếp tục kiện toàn, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy

Chính phủ theo mục tiêu, yêu cầu của Chương trình tổng thể cải cách hành

chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, đảm bảo cải cách theo hướng tinh gọn,

hợp lý hơn; giảm đầu mối các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

đến mức cần thiết.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của các bộ được điều chỉnh và hoàn thiện

theo hướng giảm số cơ quan quản lý chuyên ngành trên cơ sở xóa dần cơ chế

chủ quản và theo xu hướng bộ quản lý đa ngành [23, tr.453], cụ thể như:

Page 69: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

65

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XI (2002-2007) Thời điểm năm 2001, cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa X có 48 cơ quan

(trong đó có 23 bộ, cơ quan ngang bộ và 25 cơ quan thuộc Chính phủ). Chính phủ có 31 thành viên bao gồm Thủ tướng Chính phủ, 05 Phó Thủ tướng Chính phủ, 23 thành viên Chính phủ là Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ và hai Bộ trưởng được phân công phụ trách cơ quan thuộc Chính phủ.

Tổ chức bộ máy Chính phủ: tổng số có 37 cơ quan, trong đó có 26 bộ, cơ quan ngang bộ và 11 cơ quan thuộc Chính phủ (so với Chính phủ khóa X giảm được 11 đầu mối; trong đó, tăng 03 bộ, cơ quan ngang bộ, chủ yếu trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước do vậy đã giảm được 14 cơ quan thuộc Chính phủ).

Thành viên Chính phủ có 30 thành viên, bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, 03 Phó Thủ tướng Chính phủ, 26 thành viên Chính phủ là Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ (so với Chính phủ khóa X có 31 thành viên Chính phủ giảm 01 thành viên). Đây là nhiệm kỳ Chính phủ có số lượng Phó Thủ tướng tinh gọn nhất, nhưng vận hành, điều hành công việc vẫn trôi chảy, có hiệu quả.

Trọng tâm cải cách cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XI chủ yếu tập trung vào sắp xếp các cơ quan thuộc Chính phủ theo hai hướng:

Hợp nhất các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước để hình thành bộ hoặc cơ quan ngang bộ nhằm bước đầu thu gọn đầu mối quản lý, sau này làm cơ sở cho việc tiếp tục sắp xếp, kiện toàn trong các nhiệm kỳ Chính phủ theo mục tiêu dài hạn hơn.

Sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước vào các bộ quản lý ngành tương ứng, để hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô mở rộng hơn, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực trong mối quan hệ đa ngành, đa lĩnh vực.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XII (2007-2011) Trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết

Trung ương 4, 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,

Page 70: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

66

hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2010, cơ cấu bộ máy Chính phủ tiếp tục được kiện toàn trên cơ sở rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, khắc phục sự chồng chéo hoặc bỏ trống để hình thành các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô được mở rộng hợp lý hơn; giảm đáng kể đầu mối tổ chức đến mức cần thiết, phù hợp với yêu cầu đổi mới chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ trong tình hình mới.

Theo đó, cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XII có 30 cơ quan, trong đó có 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 08 cơ quan thuộc Chính phủ (so với Chính phủ khóa XI giảm được 07 đầu mối; trong đó, giảm 04 bộ, cơ quan ngang bộ).

Thành viên Chính phủ có 27 thành viên, bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, 05 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 thành viên Chính phủ là Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (có 01 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; so với Chính phủ khóa XI có 30 thành viên Chính phủ, đã giảm 03 thành viên).

Sau 10 năm cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa sau tinh gọn, hợp lý hơn; số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ từ 48 cơ quan (năm 2001) đến năm 2010 còn 30 cơ quan (giảm được 18 cơ quan). Cơ cấu tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ có sự biến động như: Vụ và tương đương giảm 27, Cục và tương đương tăng 22 và Tổng cục và tương đương tăng 19 [143].

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XIII (2011-2016) Cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIII được xây dựng và trình các cấp

một quy trình đặc biệt, đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII thẩm tra và phê chuẩn thông qua tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội. cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII được xây dựng trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 5 khóa X và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đồng thời căn cứ vào kết quả sắp xếp, kiện toàn và thực tiễn hoạt động của Chính phủ khóa XII. Ngoài ra, “cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ khóa XIII được xây dựng trong điều kiện đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ và các Luật khác về tổ chức bộ máy nhà nước” [53, tr.19].

Page 71: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

67

Theo tình thần trên, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nên giữ nguyên mô hình bộ máy Chính phủ hiện có.

Đa số ý kiến đồng ý với tờ trình của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ được xác định phù hợp về số lượng và có sự phân công hợp lý, được sắp xếp theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đã có sự chuyển dịch các cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước vào các Bộ thích hợp để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực [140].

Như vậy, Chính phủ khóa XIII về cơ bản giữ nguyên như cũ, tổng số là 30 bộ cơ quan; bao gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Về thành viên của Chính phủ có 27 người, gồm: Thủ tướng, 4 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; điểm nhấn mạnh ở đây là, trong số phó Thủ tướng Chính phủ khóa XIII không có phó Thủ tướng thường trực như các khóa trước đây (xem phụ lục 1 và 2).

Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước; Ngày14/11/2013 vừa quan, Chính phủ đã bổ sung mới về nhân sự, có 28 thành viên; có 5 phó Thủ tướng (bổ nhiệm 2 và 1 miễn nhiệm phó Thủ tướng Chính phủ) và giữ số lượng 22 bộ trường, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. So với đầu nhiệm kỳ của Chính phủ khóa XIII, số thành viên của Chính phủ tăng thêm 1 người.

- Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc tiến hành sáu cuộc cải cách hành chính với quy mô và đã

trải qua 6 giai đoạn và đang trong ở giai đoạn thứ 7 của cuộc cải cách BMHCNN, cụ thể như:

+ Cải cách bộ máy hành chính giai đoạn 1982-1988 Bên cạnh thực hiện đường lối mở cửa và đổi mới nền kinh tế, Trung Quốc

đã triển khai cải cách cơ cấu tổ chức các cấp từ trên xuống dưới, đầu tiên là Quốc vụ viện. Trọng điểm là nhằm giải quyết ba vấn đề: thứ nhất, giảm bớt chức vụ cấp phó, điều chỉnh ban lãnh đạo, thực hiện “bốn hiện đại hóa” trong đội ngũ lãnh đạo; thứ hai, tinh giảm mạnh cơ cấu tổ chức, các bộ phận thuộc Quốc vụ

Page 72: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

68

viện; thứ ba, rút gọn biên chế nhân viên các cấp, các bộ phận thuộc Quốc vụ viện. Kết quả sau khi cuộc cải cách:

Lãnh đạo các Bộ thường bố trí 3 đến 5 người, giảm còn 2 đến 3 người; tổ chức bộ máy thuộc Quốc vụ viện từ 100 đầu mối giảm xuống 61; Bộ, Ủy ban giảm từ 52 xuống 43. Nhân viên được giảm 25% từ 50 nghìn xuống 30 nghìn người và cấp tỉnh từ 280 nghìn giảm còn 120 nghìn người. còn cấp huyện thì tinh giảm 20% số nhân viên [26, tr.42].

+ Cải cách bộ máy hành chính giai đoạn 1988-1993 Trọng điểm là theo yêu cầu chuyển đổi chức năng trao quyền cho cấp

dưới, điều chỉnh các bộ bận quản lý kính tế; nhất là, xác định và tách riêng chức nâng quản lý của chính quyền và quản lý doanh nghiệp; phân chia rõ chính trị và sự việc; tăng cường chức năng quản lý vĩ mô, phân công và chuyển giao trách nhiệm cho địa phương nhiều hơn. Hai là, tinh giảm cơ cấu tổ chức bộ máy trên cơ sở chuyển biến chức năng. Ba là, thông quan việc ba xác định: xác định chức năng, xác định cơ cấu và xác định biên chế. Điều đó đã tinh giảm cơ cấu của Quốc vụ viện từ 72 xuống còn 68; còn Bộ ban từ 45 giảm xuống còn 41 và biên chế giảm 10 nghìn người so với biên chế hiện có.

+ Cải cách bộ máy hành chính giai đoạn 1993-1998 Trọng điểm là nhằm chuyển biến chức năng của chính quyền, mục

tiêu tổng thể là đáp ứng yêu cầu của thể chế kinh tế thị trường XHCN và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường; cải cách theo hướng tinh gọn, thống nhất, hiệu năng và phân chia rõ chức trách giữa chính quyền và doanh nghiệp, chuyển biến thiết thực chức trách của chính quyền, hợp lý mọi quan hệ, nâng cao hiệu suất. Cơ cấu của Quốc vụ viện đã tinh giảm từ 70 xuống còn 59; còn Bộ, Ủy ban từ 41 giảm xuống còn 40. Số nhân viên giảm 20%, các thành phố, thị trấn, huyện giảm khoảng 2 triệu người, chiếm 23% biên chế hành chính [26, tr.42].

+ Cải cách bộ máy hành chính giai đoạn 1998-2002 Được coi là mốc quan trọng trong tiến trình cải cách BMHCNN. Trọng

tâm giai đoạn này là cơ cấu lại Chính phủ, điều chỉnh lại chức năng của các cơ

Page 73: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

69

quan để phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm thích ứng với quá trình hội nhập, đặc biệt là tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Qua cải cách, “tổ chức bộ máy thuộc Quốc vụ viện từ 100 đầu mối giảm xuống 61; Bộ, Ủy ban giảm từ 52 xuống 43. Nhân viên được giảm 25% từ 50 nghìn xuống 30 nghìn người và cấp tỉnh từ 280 nghìn giảm còn 120 nghìn người. còn cấp huyện thì tinh giảm 20% số nhân viên” [26, tr.42]; và đã giảm được 900 trên tổng số 2000 tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương.

+ Cải cách bộ máy hành chính giai đoạn 2003-2008 Trọng điểm là xác định rõ hơn chức năng, nhiêm vụ; coi là cải cách để

xây dựng mô hình Chính phủ phục vụ nhằm “giúp cho việc hoàn hiện thể chế kinh tế thị trưởng XHCN ở Trung Quốc, thúc đẩy điều tiết phát triển kinh tế xã hội, giúp đi sâu cải cách hơn thể chế quản lý hành chính, nhằm ứng phó với yêu cầu mới của kinh tế thị trường, quốc tế hóa, từ do thúc đẩy xây dựng XHCN” [19, tr.63] sau khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO năm 2001.

Qua cải cách đó, cơ cấu bộ máy Quốc vụ viện từ 53 tăng dần đến 80 chủ yếu là các cơ quan khác thuộc Quốc vụ viện; nhưng các bộ, Ủy ban giảm từ 29 xuống còn 27; thành lập mới một số cơ quan: Ủy ban Nhà nước giám sát tài sản, Ủy ban Giám sát Ngân hàng và Quy chế, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Nhà nước Bộ Thương mại. về nhân viên đã tiếp tục biên chế theo hướng cải cách hành chính ở các cấp.

+ Cải cách bộ máy hành chính giai đoạn 2008-2013 Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng mô hình

Chính phủ phục vụ, thúc đẩy xây dựng XHCN ở Trung Quốc. Chủ yếu tập trung vào hoàn thiện và xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ. Cơ cấu bộ máy Quốc vụ viện từ 80 tăng dần đến 86; nhưng các bộ, Ủy ban giảm từ 27 xuống còn 25. Bên cạnh đó, nhân viên cũng tiếp tục biên chế theo hướng cải cách hành chính để đáp ứng những yêu cầu mới.

Trong suốt hơn 10 năm cuộc cải cách bộ máy Chính phủ Trung Quốc (2003-2013); cơ cấu của Quốc vụ viện có giữ được sư ổn định, nhất là số lượng của các Bộ và Ủy ban (khoảng 25-29 bộ, Ủy ban). Từ 3/2013 đến nay, Quốc vụ viên có 86 cơ quan, đơn vị; trong đó có 25 bộ và Ủy ban (xem phụ lục 3 và 4).

Page 74: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

70

- Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là một quốc gia có tổ chức hệ thống bộ máy hành chính khá đa

dạng, mang tính đặc thù; Vậy, “hệ thống hành chính nhà nước của Thái Lan

được chia thành 03 phần: hành chính phần trung ương, phần vùng và phần địa

phương” [139, tr.58] sau khi chuyển từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ

quân chủ lập hiến năm 1932.

Cải cách hành chính nhà nước ở Thái Lan, có sự thay đổi khá rõ ràng kể

tù 1980 đến nay, cải cách tổ chức BMHCNN tập trung vào đổi mới tổ chức và

hoạt động có hiệu quả, có chất lượng phục vụ; hoàn thiện chức năng cùng với

chuyển giao quyền, nhiệm vụ cho đơn vị ở vùng địa và địa phương nhiều hơn.

Sau khi khủng hoảng kinh tế năm 1997, Chính phủ mới đã cải cách BMHCNN

nhất là cơ cấu tổ chức ở trung ương, giảm số lượng các đơn vị bộ máy của bộ,

ban ngành đồng thời một số văn phòng hoặc sở, chi nhánh thuộc bộ, ngành tại

nước ngoại (văn phòng tham tán). Chuyển hóa một số cơ quan hành chính thành

mô hình khác (doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đơn vị dịch vụ công); nhất là

giai đoạn cải cách năm 2002, nhằm hướng tới cải cách “hành chính thời đại mới” và giải quyết những vấn đề pháp lý mà liên quan. Hành chính thời đại mới

có tính đặc thù quan trọng như sau:

Thứ nhất, nhà nước phải mở rộng và tạo cơ hội cho xã hội, nhân dân có

sự đóng góp và đóng vai trò quan trọng nhiều hơn, mang lại những dịch vụ tốt,

có hiệu quả cho nhân dân. Nhà nước thực hiện chức năng một cách nhanh nhẹ,

minh bạch, giám sát được, có chất lượng, có hiệu quả cao, kịp thời và đạt tiêu

chuẩn quốc tế. Đồng thời sử dụng về tài nguyên và ngân sách của Nhà nước

một cách phù hợp, cân đối và có lợi ích tối cao.

Thứ hai, thiết kế mô hình và sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý.

Biến đổi nhanh để sử dựng khoa học công nghệ trong hệ thống hành chính.

Nâng cao trình độ, kỹ năng và trách nhiệm của nhân sự đồng thời có chế độ,

chính sách chính đáng phù hợp để phát triển nguồn nhân lực đi tới chuyên

nghiệp, chuyên môn [148, tr.6].

Page 75: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

71

Mục tiêu của cuộc cải cách hành chính này là: Một là, nâng cao tính khả thi của cơ quan, đơn vi hành chính tiến bộ và

đáp ứng đối với sự biến đổi toàn cầu hóa và xã hội trong điều kiện kinh tế thời kỳ mới;

Hai là, để giải quyết những vấn đề cơ bản trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, chủ yếu như: chế độ, chính sách đối với nhân sự; cơ chế, quá trình và phương thực quản lý công vụ, ngân sách và chất lượng, hiệu quả dịch vụ công.

Nội dung và phương hướng chủ yếu để đáp ứng cải cách: Một là, giải quyết, giảm, loại bỏ sự nghiệp hoặc đơn vị lạc hậu, kém hiệu

quả hoặc không cần thiết và tập trung vào tầm quan trọng của sự nghiệp chủ yếu của Nhà nước;

Hai là, tạo ra những thuận lợi, độc lập trong công việc hành chính và đánh giá, phân công và giao thầm quyền quyết định một số công việc cho địa phương; đổi mới quản lý và bố trí về ngân sách, song song với cải cách về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; đáp ứng yêu cầu và mở cơ hội cho nhân dân đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước;

Ba là, cải cách cần phải làm theo nguyên tắc, pháp luật, chương trình và chi tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, cần giữ nguyên những gì hiện có, bổ sung và hoàn thiện lại để thúc đẩy cải cách đi vào thực tiễn và tiến tới sự ổn định.

+ Về công tác chỉ đạo, điều hành, phụ trách cải cách hành chính Ở Thái Lan, công tác tổ chức hành chính ngoài Bộ Nội vụ còn thành lập

Văn phòng Ủy ban công chức hành chính (Office of the Civil Service Commission) và thành lập thêm Văn phòng Ủy ban phát triển hành chính nhà nước (Office of the Public Sector Development Commission), là cơ quan trực thuộc Chính phủ do phó thủ tướng phù trách; Được coi là tham mưu giúp Chính phủ về lập và thực hiện chiến lược về hệ thống hành chính nhà nước, theo dõi đánh giá và thúc đẩy công tác cải cách, nghiên cứu về mặt lý luận, khoa học và góp ý kiến những vấn đề liên quan về cải cách BMHCNN, nhất là việc thiết kế các loại hình tổ chức, đơn vị của trung ường, Bộ và tổ chức khác.

Page 76: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

72

+ Về cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ

Từ năm 2002, cơ cấu của Chính phủ Thái Lan đã được sắp xếp lại, trong

đó có 6 bộ thành lập mới và tập trung đổi mới phương thực hoạt động để

nâng cao hiệu quả về kinh tế và dịch vụ công sau khi ra lệnh về cải cách hệ

thống hành chính nhà nước và bắt đầu thực hiện chính lược, chương trình phát

triển hệ thống hành chính giai đoạn năm 2002-2007. Cuộc cải cách vừa qua,

chủ yếu tập trung đổi mới chức năng, phương thực hoạt động và chuyển dần

giao công việc cho tổ chức vùng đại và địa phương nhiều hơn; Hiện Chính phủ

Thái Lan gồm 20 bộ (cả Phủ Thủ tướng Chính phủ), 12 Tổng cục (cơ quan

thuộc Chính phủ) và 10 đơn vị cấp vụ. Ngoài ra, tổ chức ở trung ương còn có

11 cơ quan tự do được thành lập do Hiến Pháp năm 2007 [136, tr.11] (xem

phụ lục 5).

Như vậy, có thế thấy rằng cải cách BMHCNN ở trung ương, đặc biệt là

Chính phủ Thái Lan đã mang lại sự ổn định, nhất là về số lượng; tạo ra các loại

hình tổ chức khác nhau ở cấp trung ương, điểm đáng chú ý là hầu hết các loại

hình tổ chức, đều được quy định khá rõ nét trong bộ phận tổ chức hành chính.

2.3.2. Những giá trị tham khảo

Từ kinh nghiệm cải cách BMHCNN ở một số nước trên, có thể rút ra

một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho cải cách BMHCNN nói

chung, bộ máy nhà nước nói riêng ở CHDCND Lào như sau:

2.3.2.1. Những giá trị tham khảo cho cải cách bộ máy hành chính nhà

nước nói chung Thứ nhất, nhiều quốc gia đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cải

cách BMHCNN nhất là tổ chức bộ máy của Chính phủ đối với việc nâng cao

hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan hành pháp. Bên cạnh đó, cần hiệu

rằng: việc cải cách BMHCNN là một vấn đề phức tạp, khó khăn và lâu dài,

nhưng cũng là một vấn đề cần thiết, bình thường và thường xuyên cải cách

tùng giai đoạn trong quá trình phát triển đất nước của mọi quốc gia.

Page 77: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

73

Cải cách cần được tiến hành một cách kiên trì, đồng bộ và toàn diện trong toàn bộ hệ thống chính trị và cả cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó cải cách tại cơ quan hành pháp giữ vai trò quan trọng.

Thứ hai, cải cách bắt đầu từ tư duy, đổi mới nhận thức. Cần tạo ra sự

đồng thuận, thống nhất quan điểm về hành chính và cải cách BMHCNN cho

cán bộ công chức và xuất phát từ quyết tâm chỉ đạo của cấp trên thì cuộc cải

cách mới có thể thành công đạt được kết quả cao. cải cách tổ chức bộ máy

phải dựa trên yêu cầu nhiệm vụ chính trị; có công việc, mới có bộ máy tổ chức

và nên bắt đầu từ trên xuống.

Thứ ba, Nhà nước cần ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp

luật làm cơ sở pháp lý để thống nhất việc cải cách BMHCNN. Trong đó cần

nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các văn bản để khắc phục những tình trạng trở

ngại và kịp thời yêu cầu mới. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật

phải xác định đủ rõ và triển khai hướng dẫn cụ thể, công khai, minh bạch mang

tính hiệu quả dựa trên việc nghiên cứu khoa học, quy tắc, lý thuyết và thực tiễn.

Cần xây dựng chiến lược, tầm nhìm, kế hoạch, chương trình về cải cách bộ

máy nhà nước và BMHCNN. Thành lập Ban và cơ quan phụ trách các cấp để

chỉ đạo, tham mưu, theo dõi, phối hợp và thức đẩy để thực hiện tốt các chương

trình liên quan với cải cách BMHCNN. Ngoài ra, cần phải có đơn vị tư vấn về

hành chính học và cải cách BMHCNN giúp Chính phủ. Trung tâm nghiên cứu

về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ, đồng thời cơ quan khác ở trung

ương; xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn, mục tiêu của cuộc cải cách từng các

giai đoạn; tạo ra nhưng thuận lợi cho việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức hành

chính nhà nước.

Thứ tư, cần tổ chức và làm đúng theo chương trình đặt ra, làm từng bước một và không ngừng cải cách. Nhiều nước bắt đầu cải cách từ trung ương, Chính phủ. Cải cách BMHCNN phải để cập đến vấn đề cải cách nhân sự, việc sắp xếp bố trí cán bộ - công chức; liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí và vấn đề ngân sách nhà nước. Coi trọng công tác giáo dục tư tưởng

Page 78: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

74

chính trị để đạo ra những sự ổn định, thống nhất và mang lại niềm tin, bình yên, sự cố gắn, nỗ lực của cán bộ, công chức song song với cuộc cải cách.

Thứ năm, cần thiết kế mô hình tổ chức BMHCNN gắn với bản chất Nhà nước, truyền thống lịch sử và các điều kiện thực tế nhất là vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập và mở rộng hợp tác trong khu vực và thế giới. Cần thiết kế và xác định rõ hơn từng các loại tổ chức từ cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, thẩm quyền, phạm vị, phương thức hoạt động, mội quan hệ và mạng lưới hệ thống tổ chức; nhất là giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, cấp dưới hoặc cấp trung ương và cấp địa phương.

Thứ sáu, tôn trọng và không ngừng tăng trưởng hiệu quả công tác hành chính nhà nước cũng như nâng cao khả năng nghiên cứu, trao đổi những bài học kinh nghiệm với các nước bạn bè. Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển kỹ năng quản lý hành chính, cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính quốc gia để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của BMHC NN, vận dụng sự tiến bộ khoa học, công nghệ giúp công tác quản lý hành chính nhà nước và từng bước hiện đại hóa Chính phủ.

2.3.2.2. Những giá trị tham khảo cho cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương

Một là, vấn đề cải cách kiện toàn BMHCNN nhất là cấp trung ương như tổ chức và hoạt động của Chính phủ rất là quan trọng và vấn đề phức tạp. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách và đang tiếp tục hoàn thiện một cách nhanh chóng và vững mạnh, công tác cải cách BMHCNN đã được tiến hành một cách tích cực kết hợp với nhau giữa lý luận và pháp luật. Ở CHDCND Lào việc xác định tổ chức và hoạt động quyền hành pháp chưa thật sự đi cùng với lý luận và tính pháp lý; chưa phân tích nghiên cứu sâu được nhiều về nguyên tắc, mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của BMHCNN nhất là cơ cấu của Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ đồng thời các thành viên của Chính phủ.

Hai là, cơ cấu tổ chức BMHCNN cấp trung ương cần phù hợp với mô hình quyền hành pháp, vai trò quản lý nhà nước, quản lý vĩ mô. Ở Cộng hòa

Page 79: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

75

XHCN Việt Nam, do sự phát triển của kinh tế-xã hội và các yếu tố khác thì tổ chức BMHCNN như các bộ đã được chuyển hóa theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhiều hơn. Ở CHDCND Lào, dù đang tiếp tục tiến hành cải cách tổ chức BMHCNN theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng chưa thể có bước tiến phát triển giống như ở Việt Nam. Hơn nữa khi thành lập cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cần lưu ý xác định rõ hơn về vị trí (địa vị pháp lý) chức năng và mô hình cơ cấu tổ chức, có cơ chế hoạt động, phối hợp trong hệ thống tổng thể của cơ cấu tổ chức BMHCNN ở Lào.

Ba là, cải cách BMHCNN cấp trung ương phải gắn với việc chuẩn bị, sẵn sàng mang tính dự báo một cách toàn diện (cả về bộ máy, về nhân sự, về ngân sách…); Trong đó, cần phải làm cùng với việc chuẩn bị lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, được đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp, có kiến thức về quản lý nhà nước. Ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, thành tựu trên lĩnh vực này, còn ở CHDCND Lào đây là vấn đề bức xúc, cán bộ công chức có người có đủ tầm đủ tài còn thiếu so với yêu cấu thực tế và vậy thì cần phải quan tâm thích đáng đến vấn đề này.

Tiểu kết chương 2

Vấn đề cải cách BMHCNN nói chung và cải cách BMHCNN cấp trung

ương nói riêng hiện nay luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Để bảo đảm cải cách thì công việc nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận là vấn đề hết sức quan trọng. Trong phạm vi luận án tiến sĩ Luật học đã luận giải một số nội dung lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào. Vì vậy, chương 2 luận án đã tập trung lý giải và đưa ra được các khái niệm có liên quan đến cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào như khái niệm bộ máy nhà nước, BMHCNN cấp trung ương; khái niệm cải cách, cải cách hành chính và cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào. Đồng thời trên

Page 80: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

76

cơ sở luận giải đặc điểm, vai trò chức năng, nhiệm vụ BMHCNN cấp trung ương ở Lào, luận án đã phân tích lý giải khá toàn diện mục tiêu, yêu cầu và nội dung cải cách BMHCNN cấp trung ương của CHDCND Lào.

Bên cạnh đó qua nghiên cứu những bài học kinh nghiệm các nước nhất là Việt Nam, có thể thấy rằng: cải cách BMHCNN cấp trung ương là vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc cải cách hành chình và đây là xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay. Nhà nước và Chính phủ của các quốc gia luôn luôn quan tâm và không ngừng nỗ lực hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy tổ chức của mình; một trong những điểm đáng chú ý đó là sự đổi mới tổ chức và hoạt động theo quan điểm chuyển mô hình “Nhà nước là bộ máy cai trị” [67, tr.34] hoặc Chính phủ cai trị sang mô hình Nhà nước là bộ máy phục vụ hoặc Chính phủ phục vụ nhiều hơn; và ngày càng chuyển sang bộ máy tổ chức tinh gọn, hợp lý, có hiệu quả, công khai, minh bạch và hiện đại.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước từ đó rút ra những bài học có giá trị cho công cuộc cải cách BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào nói riêng là hết sức bổ ích góp phần rút ngắn được quá trình tìm tòi, thử nghiệm ở Lào.

Những bài học đó là: muốn cải cách bộ máy nhà nước có hiệu quả trước hết phải đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức; cải cách BMHCNN là quá trình thường xuyên liên tục và phải có lộ trình cụ thể; cải cách BMHCNN phải gắn liền với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ...

Page 81: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

77

Chương 3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG

CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÁY HÀNH

CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Khái quát bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở nước Lào trước năm 1975

Lào là một trong ba nước liên minh thuộc địa của thực dân Pháp (Đông

Dương Pháp) từ cuối thế kỷ XIX; Để dễ thực hiện chính sách cai trị xâm lược,

Pháp đã chia lãnh thổ thành hai vùng như: Vùng miền Bắc, là vùng bảo hộ của

Pháp và Vùng miền Nam, là vùng Pháp trực tiếp thuộc địa; Toàn hệ thống chính

trị hành chính đã nằm dưới tay của Pháp và chúng vẫn giữ vững chế độ vua chúa

phong kiến Lào bằng hình thức bên ngoài chính quyền vương quốc Lào (Luang

Phra Bang); Và pháp đã tổ chức bộ máy hành chính từ trung ương đến địa

phương. Về bộ máy hành chính cấp trung ương: thành lập Chính phủ vương

quốc Lào do dòng họ vua chúa làm Thủ tướng và các thành viên khác, bộ máy

của Chính phủ chỉ có 4 bộ: “Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông - Kinh tế, Bộ Tài chính

và Bộ Tư pháp, Giáo dục và Văn hóa” [103, tr.53]. Ngoài ra, “Pháp đã tổ chức

một số Hội đồng và Ủy ban giải quyết, xử lý các vấn đề, nhất là về thương mại,

kinh tế” [44, tr.76]. Về bộ máy hành chính địa phương có 4 cấp: tỉnh, huyện, xã

và bản - làng. “Tỉnh trưởng và huyện trưởng người Lào do Thống sứ Pháp bổ

nhiệm và phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với công sứ tại các tỉnh đó; Còn

trưởng xã và trưởng bản - làng là được dân bầu” [107, tr.18-19].

Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam và ký kết Hiệp định

Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương chưa được bao lâu, đế quốc Mỹ đã vào

Lào thay thế thực dân Pháp với âm mưu xâm lược và chính sách để biến Lào

thành nước thuộc địa kiểu mới. Mỹ vẫn giữ chế độ vua chúa phong kiến như

cũ và sử dụng quân đội ngụy Lào làm tay sai của họ trong bộ máy hành chính

Page 82: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

78

từ trung ương đến địa phương. BMHCNN cấp trung ương vào thời đế quốc

Mỹ xâm chiếm, Chính phủ bọn tay sai vương quốc Lào do các nhóm Đảng

phái đã thay nhau thiết lập Chính phủ và cải tổ nhiều lần, bộ máy không ổn

định có lúc chỉ có 5 bộ và có khi lên tới 17 bộ; Ví dụ, trong thập kỷ 70 “cơ

cấu bộ máy chính phủ vương quốc Lào gồm 17 bộ, 1 Phủ thủ tướng và 136

cục/vụ” [78, tr.18].

Với truyền thống lòng yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào và muốn

tránh khỏi sự áp bức bóc lột quá nặng nề của bọn thực dân Pháp và đề quốc

Mỹ, các phong trào yêu nước Lào, kháng chiến chống bọn xâm lược đã trở

thành lực lượng cách mạng và dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông

Dương cũng như tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước anh em Đông

Dương. Phong trào yêu nước lực lượng cách mạng đã giành được thắng lợi,

xây dựng thành vùng giải phóng, căn cứ cách mạng ở phía Đông bắc bộ Lào.

Ở vùng giải phóng, đã khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc thành lập Mặt

trận dân tộc thống nhất Lào Ít-xạ-lạ và quyết định thành lập Chính phủ kháng

chính vào ngày 13/08/1950. Đại hội ra Bản cương lĩnh 12 Điều, xác định mục

tiêu cách mạng giải phóng dân tộc, xác định tên Nước là Pa Thết Lào, quy định

về Quốc kỳ, Quốc ca và thông qua bản tuyên ngôn của Đại hội [110, tr.130].

Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước, Chính phủ kháng chiến

“Neo Lào Hặc-Xạt gồm có 5 bộ và 7 thành viên do Hoàng thân Xu Pha Nu

Vông làm Thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoài giao” [109, tr.79]. Bên cạnh đó,

chính quyền cách mạng đã thành lập một số tổ chức Ủy ban, cơ quan như: Ủy

ban kiểm tra tài chính của chính phủ, Ủy ban nghiên cứu ngôn ngữ, Viện

nghiên cứu địa lý, Thông tấn xã Pa Thết Lào v.v..

Tuy nhiên, qua cuộc đảm phán thỏa thuận của hai bên (Phía Neo Lao

Hắc Xạt và phía Viêng Chăn); “Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời lần thứ ba

được thành lập ngày 05/04/1974, gồm 12 bộ, 25 thành viên do Hoàng thân Xu

Văn Na Phu Ma làm thủ tướng; mỗi bên có 5 bộ trưởng, 6 thứ trưởng; còn 2 bộ

trưởng khác là 2 nhân sĩ do hai bên thỏa thuận” [69, tr.623]. Đây là sự kiện lịch

Page 83: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

79

sự có ý nghĩa quan trọng, có thế nói là một dấn hiệu cuối cùng Chính phủ của

chế độ vua chúa phong kiến Lào và chấm dứt bộ máy ngụy tay sai của bọn đế

quốc xâm lược. Mặt khác, Chính phủ liên hiệp dân tộc này vùa là một thắng lới

vô cùng quan trọng đối với cuộc cách mạng, tạo ra bước ngoặt lớn trên con

đường giải phóng của dân tộc Lào, vùa làm nền tảng tổ chức bộ máy của chính

quyền mới sua khi thống nhất đất nước Lào.

3.1.2. Bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (năm 1975)

Sau khi phong trào yêu nước và lực lượng cách mạng giành được thắng

lợi toàn quốc, Hội nghị Trung ương 3 (khóa II) tháng 11 năm 1975 đã đánh giá

tình hình cách mạng một cách đúng đắn, khách quan; Hội nghị đề ra chủ

trương và phương hướng vận động xây dựng chính quyền và Nhà nước kiểu

mới, Nhà nước CHDCND và hệ thống chính quyền cách mạng thống nhất

trong cả nước.

Trên tinh thần đó, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc được triệu tập;

Đại hội đã quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến, thiết lập Nhà nước

mới nước CHDCND Lào ngày 02/12/1975. Đây là một sự kiện trọng đại trong

lịch sử của dân độc Lào; sau 2 thế kỷ đất nước rơi vào tình cảnh bị phân liệt và

xâm lược, nhân Lào đã có một nhà nước thống nhất, một bộ máy chính quyền

nhà nước dân chủ nhân dân để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà

nước trực tiếp tiếp xúc với dân, phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền lợi và quyền

làm chủ của mọi công dân.

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã quyết định thiết lập tổ chức bộ

máy nhà nước mới, nhất trí thành lập Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) do

Hoàng thân Xu Pha Nu Vông là chủ tích, gồm có 49 đại biểu; về bộ máy có 3

Ủy ban và 1 văn phòng. “Quyết định thành lập Hội động Bộ trưởng (Chính

phủ) do ông Kay Son Phôm Vi Hản là Chủ tịch (Thủ tướng), cơ cấu tổ chức bộ

máy của Chính phủ gồm có 12 bộ và 4 cơ quan ngang bộ; có 39 thành viên

trong Chính phủ” [93, tr.51-57].

Page 84: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

80

Vào thời điểm này, các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước được

xây dựng, củng cố và kiện toàn dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật nhiều

hơn, nhất là sau khi ban hành Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày

30/7/1978; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban chính quyền nhân dân

các cấp ngày 31/7/1978. Hai luật này là cơ sở pháp lý quan trọng đối với tổ

chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước ở Lào. Theo đó:

Ở trung ương: bộ máy lập pháp tổ chức Hội đồng nhân dân tối cao

(Quốc hội) và bộ máy hành pháp tổ chức Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ);

Còn ở địa phương có 4 cấp gồm: Một là, Tỉnh; Hai là, Huyện; Ba là, Xã

và Bốn là, Bản-Làng. Bên cạnh đó, ở địa phương đã tổ chức Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân được lập thành 3 cấp:

Hội đồng nhân dân - Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố;

- Hội đồng nhân dân huyện;

- Hội đồng nhân dân xã.

Ủy ban nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố;

- Ủy ban nhân dân huyện;

- Ủy ban nhân dân xã.

Đối với BMHCNN ở trung ương, Chính phủ được tổ chức theo hình

thức Hội đồng Bộ trưởng theo Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1978

“Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan lý hành chính cao nhất và tổ chức thực thị

đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhằm xây dựng XHCN, quản lý

mọi hoạt động toàn diện về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng,

an ninh và đối ngoại” [94, tr.2]. Về cơ cấu bộ máy của Hội đồng Bộ trưởng

gồm bộ, cơ quan ngang bộ và cho phép Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền

thành lập cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong trường hợp cần thiết; Trong

đó, bộ quy định là cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, lãnh đạo một

ngành hoặc nhiều ngành hay lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc và có bộ trưởng

phụ trách công việc của bộ. Hội động Bộ trưởng hoạt động dưới sự lãnh đạo

của Đảng NDCM Lào trên các nguyên tác tập trung dân chủ; Kế hoạch hóa chủ

trương đường lối của Đảng, có sự tham gia của nhân dân lao động trong quản

lý nhà nước và xã hội.

Page 85: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

81

Về bộ máy cơ quan tư pháp (hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát) là một

bộ phần thuộc cơ quan hành chính (1975-1990); Ở trung ương thành lập vụ xét

xử và vụ công tố mà thuộc cơ cấu bộ máy của Bộ Tư pháp, “từ 1982 - 1990 đã

thành lấp Tòa án nhân dân tối cao thay thế Vụ Xét xử do một thứ trưởng Bộ Tư

pháp phụ trách. Ở địa phương công tác xét xử và công tố là thuộc Sở Tư pháp

và tổ chức Tòa án nhân dân tại các tỉnh” [108, tr.42].

3.2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.2.1. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 1975 - 1991 (trước khi có Hiến pháp)

3.2.1.1. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương từ năm 1975 đến 1986 (trước đổi mới)

- Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước đề cập đến

cải cách BMHCNN cấp trung ương. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mới nhất là trong những năm đầu

mới giải phóng, Chính phủ đã tập trung vào củng cố, phục hồi lại nền kinh tế

và tăng cường lực lượng để làm nền tảng vững mạnh xây dựng và phát triển

đất nước. Chính phủ cũng như chính quyền các cấp tập trung vào việc phát

huy dân chủ, xây dựng quần chúng cách mạng các cấp, các địa phương để

tăng cường trong hệ thống bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân cả nước,

thức chất là chiên chính vô sản. Hội nghị trung ương 4 (khóa II) năm 1977 chỉ

rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước là

chính quyền vững mạnh có nghĩa là Đảng vững mạnh và Hội nghị Trung

ương 5 (khóa II) tháng 2 năm 1978 đã tiếp tục nhấn mạnh về vấn đề xây dựng

BMHCNN. “Chính quyền là nền tảng của cách mạng, khi nắm được quyền

lực rồi các chủ trương chính sách của Đảng, chính quyền đều là người thực

hiện” [97, tr.59]. Mục đích yêu cầu trong việc kiện toàn chính quyền phải có

tính hiệu quả; hiệu suất và năng lực trong việc quản lý nhà nước, quản lý kinh

tế; làm cho các bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy quyền lực

Page 86: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

82

nhà nước có hiệu lực, hiệu quả, triệt để; đồng thời cũng đảm bảo quyền làm

chủ của nhân dân lao động.

Để thực hiện theo phương hướng tăng cường nền kinh tế, xây dựng và

kiện toàn hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân không ngừng vững mạnh.

Hội đồng Bộ trưởng ra Kế hoạch số 65/TTg, ngày 17/03/1981 về việc sắp

xếp bộ máy của Nhà nước từ trung ương xuống đến cấp cơ sở cho ngọn nhẹ,

hợp lý đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong những năm tới. Kế

hoạch đã chỉ rõ đến tính cấp thiết mà phải củng cố, sắp xếp bộ máy tổ chức

nhà nước cho ngọn nhẹ, đúng tính chất của bộ máy nhà nước chuyên chính

vô sản, ngoài ra, còn đưa ra phương hướng, chính sách và biện pháp cụ thể

để thực hiện.

Đứng trước mắt tình hình mới, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10/BCT,

ngày 20/06/1981 về củng cố tổ chức và lề lối làm việc để đảm bảo thực hiện

nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới. Nghị quyết đã đánh giá công tác tổ

chức bộ máy chính quyền trong thời gian vừa qua một cách đúng đắn, khách

quan và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ trước mắt về củng cố tổ chức và lề lỗi

làm việc những năm tới; nhất là khẳng định và chỉ rõ về những nguyên tắc tổ

chức và phong cách làm việc đồng thời văn đề phân công và mối quan hệ giữa

trung ương và địa phượng.

- Thực trạng tổ chức BMHCNN cấp trung ương (Hội đồng Bộ trưởng)

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (3/1982), Hội đồng nhân dân tối

cao đã thông quan Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi (7/1982). Theo

Luật sửa đổi này đã làm cho BMHCNN cấp trung ương được kiện toàn hơn,

xác định rõ hơn vị trí, chức năng, quyền hạn, đồng thời sự phân công phối

hợp quản lý và trách nhiệm giữa các cơ quan hành chính cũng như mối quan

hệ giữa Hội đồng Bộ trưởng với Hội đồng nhân dân tối cao. Nhất là trong

điều 1 chỉ rõ: Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của CHDCND Lào, là cơ

quan thực thi và cơ quan hành chính cao nhất của quyền lực nhà nước; Hội

Page 87: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

83

đồng bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết và quản lý nhà nước. Về bộ máy

của Hội đồng bộ trưởng gồm có các bộ, Ủy ban nhà nước và các cơ quan trực

thuộc Hội đồng Chính phủ như: “có 14 bộ, 6 Ủy ban nhà nước (cơ quan

ngang bộ và cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ)” [95, tr.4], trong đó có 3 bộ

và 2 Ủy ban thành lập mới như: Bộ công nghiệp, thủ công nghiệp và lâm

nghiệp; Bộ xây dựng; Bộ cung ứng vật chất - kỹ thuật; Ủy ban thông tấn xã,

báo chí, đài phát thanh và truyền hình nhà nước; Ủy ban phúc lợi xã hội và

cựu binh. Bên cạnh đó, Chính phủ đã tiếp tục cải cách, giữ nguyên và lập mới

một số cơ quan thuộc Hội đồng bộ trưởng ví dụ như: Ban chỉ đạo hợp tác xã

nông nghiệp, Ban lao động - tiền lương, Ban khoa học và kỹ thuật, Ban vật

giá trung ương, Ban kinh tế và xã hội, Ban nghiên cứu lựa chọn học viên đi

học trong và ngoài nước v.v..; ngoài ra có một số đơn vị trực thuộc Hội đồng

bộ trưởng: Cục quản lý chuyên gia nước ngoài, Cục địa lý bản đồ quốc gia và

Cục biên giới quốc gia. Trong giai đoạn này, sau khi cuộc cải cách nhiều lần

đến năm 1985 bộ máy chính phủ đã tăng lên tới 26 bộ và cơ quan ngang bộ,

cấp cục/vụ tăng lên 270 vụ (năm 1975 có 179 vụ), ngoài ra còn một số đơn vị

tổ chức thuộc Chính phủ. Bên cạnh bộ máy của Chính phủ, số lượng cán bộ

tại các bộ, cơ quan cũng đã tăng nhanh “từ năm 1976 chỉ có 35,000 người và

lên tới 81,500 người cuối năm 1980 (trừ lực lượng vũ trang quốc phòng và an

ninh)” [92, tr.1];

Nhìn chung, đây là giai đoạn đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát

triển Nhà nước dân chủ nhân dân hướng tới XHCN ở Lào; cơ quan quyền lực

nhà nước và chính quyền mới từ trung ương đến địa phương đã được củng cố,

kiện toàn vững mạnh từng bước một; đảm bảo được mọi hành động, quản lý

toàn diện và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà được phân giao trong giai

đoạn mới, giai đoạn quá độ đi lên XHCN một cách hiệu quả hơn. Điều đó đã

tạo cơ sở và điều kiện quan trọng cho sự phát triển đất nước Lào.

Page 88: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

84

3.2.1.2. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương từ năm 1986 đến 1991 (từ đổi mới đến có Hiến Pháp năm 1991)

- Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước đề cập đến

cải cách BMHCNN cấp trung ương.

CHDCND Lào đã bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước từ Đại hội Đảng

lần thứ IV năm 1986. Trên cơ sở tư duy mới, Đại hội đã đề ra đường lối đổi

mới và nhiệm vụ cơ bản đi lên XHCN; trong đó vấn đề trọng tâm là đổi mới cơ

cấu quản lý kinh tế, kiên quyết xóa bỏ và chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung,

quan liêu bao cấp sang cơ chế mới, thực hiện cơ chế quản lý hoạch toán kinh

doanh; Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị

trường định hướng XHCN. Về bộ máy Nhà nước, Đại hội cũng đã nhấn mạnh

về vị trí, vai trò, về hiệu lực, hiệu quả của nhà nước nói chung, đặc biệt là

BMHCNN. Đại hội đã chỉ rõ “để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chúng ta cần

phải kiện toàn bộ máy nhà nước cho gọn nhẹ, có đủ năng lực trong quản lý

hành chính và quản lý kinh doanh” [85, tr.193]. Trọng tâm là củng cố, sắp xếp

lại các tổ chức trong bộ máy hành pháp sao cho gọn nhẹ, hợp lý, có chất lượng,

giảm bớt những tầng bậc không cần thiết, phân định rành mạch chức năng,

quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp theo nguyên

tắc tập trung dân chủ, đảm bảo thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước

quản lý và dân làm chủ.

Sau cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Hội nghị Trung

ương 5 (khóa IV) tháng 1 năm 1988, đã khẳng định phải xây dựng và tổ chức

lại bộ máy nhà nước nói chung, trong đó đổi mới cơ cấu tổ chức, nhân sự và cơ

chế hoạt động BMHCNN các cấp là tất yếu khách quan và cấp bách. Nghị

quyết Hội nghị chỉ rõ: xây dựng bộ máy nhà nước phải xuất phát từ đường lối,

nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn, gắn liền với tình hình thực tế,

sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương. Tổ chức lại

bộ máy quản lý kinh tế - xã hội phải dựa trên cơ sở phương thức sản xuất xã

Page 89: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

85

hội và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Với yêu cầu đó, tổ chức bộ máy phải

đổi mới theo hướng:

- Phải thiết chế bộ máy sao cho gọn nhẹ, vững mạnh, có chất lượng;

phân biệt rõ hai chức năng quản lý: quản lý hành chính nhà nước và quản lý

kinh tế sản xuất kinh doanh;

- Cần nghiên cứu để thiết chế cơ cấu tổ chức bộ máy Hội đồng bộ

trưởng, các bộ, ngành trung ương và bộ máy chính quyền địa phương; “kiện

toàn lại cơ chế hoạt động của các đơn vị một cách đủ rõ; xóa bỏ nhưng đầu mối

trung gian không cần thiết, thực hiện quy chế lấy cán bộ chuyên môn, chuyên

viên phải là người tham mưu trực tiếp bộ trưởng, thứ trưởng; Rà suốt, sắp xếp

và điều chỉnh lại cán bộ, ngành theo hướng gọn nhẹ” [86, tr.226-227].

Hội nghị trung ương 6 (khóa IV) tháng 6 năm 1988, tiếp tục nhấn mạnh

tăng cường hiệu lực của bộ máy nhằm bảo đảm các Nghị quyết của Đảng cần

phải kiên quyết củng cố bộ máy hành chính gọi nhẹ, vững mạnh và có hiệu

quả, giảm bớt khâu trung gian. Muốn như vậy, cần phải giảm bộ máy tổ chức cấp trung ương, sắp xếp lại bộ máy cấp tỉnh để phát huy năng lực cho cấp

huyện và cơ sở... trên tinh thần đó, cần cải cách bộ máy các cấp như: bộ máy

cấp trung ương: giảm bớt cấp vụ, xóa bỏ cấp phòng; đơn vị hoặc cơ quan nào

có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh có thế chuyển hóa sang trực tiếp sản

xuất kinh doanh; Bộ trưởng là người chủ nhiệm chỉ đạo chung, nắm trực tiếp

kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu chiến lược, chính sách khác. Đối với

địa phương cấp tỉnh: cho phép tổ chức chỉ cấp sở, đơn vị dưới sở sẽ chuyển

sang xuống trực tiếp cơ sở chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Đây có nghĩa là, ở địa

phương bộ máy cấp tỉnh, cấp huyện cũng sắp xếp lại, tách ra, sáp nhập thu gọn

giống như ở trung ương.

- Thực trạng tổ chức BMHCNN cấp trung ương (Hội đồng Bộ trưởng) Thực tế cho thấy, kể từ Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng sửa đổi năm

1982 nhất là bước sang giai đoạn đổi mới (năm 1986). Tổ chức bộ máy nhà

nước nói chung, đặc biệt là BMHCNN được cải thiện, kiện toàn đi lại nhiều

Page 90: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

86

lần. Cho đến cuối năm 1987, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính ở trung ương

lên tới 32 bộ và cơ quan ngang bộ, có 303 vụ; cán bộ công chức cũng tăng theo

lên tới 106,000 người. Sau Hội nghị trung ương 6 (khóa IV) tháng 6 năm 1988,

Bộ Chính trị ra Quyết định số 37/BCT, ngày 24/8/1988 về việc củng cố và sắp

xếp các cơ quan cấp trung ương. Trong đó đã sáp nhập, tách ra và thành lập

một số bộ, cơ quan ví dụ như: sáp nhập bộ Văn hóa và bộ Giáo dục thành Bộ

Giáo dục, văn hóa và thể thao; sáp nhập bộ Tài chính và Ủy ban kế hoạch nhà

nước thành Bộ kinh tế kế hoạch và tài chính; nhập nhất Ban Tổ chức trung

ương và Ủy ban kiểm tra thành bộ mới Bộ Tổ chức và kiểm tra; lập mới Bộ

Khoa học và kỹ thuật; sáp nhập Ban Tuyên huấn trung ương và công tác Thông

tấn xã thành Bộ Thông tin và tuyên truyền; thành lập Viện nghiên cứu khoa

học xã hội; Vào thời điểm này “cơ cấu tổ chức đã giảm từ 32 bộ và 303 vụ

xuống còn 23 bộ và 279 vụ” [104, tr.17].

Sau đó, Trung ương Đảng và Hội đồng bộ trưởng đã kiên quyết tiếp tục

tiến hành cuộc cải cách, kiện toàn bộ máy tổ chức một cách tích cực và bước

sang đến đầu thập kỷ 90, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính được sắp xếp lại,

củng cố, kiện toàn một cách đáng kể; Về “số lượng bộ, cơ quan ngang bộ giảm

từ 23 bộ còn 18 bộ và từ 279 vụ còn 112 vụ; Còn cán bộ công chức cũng giảm

từ 106,000 người xuống đến 76,000 người (trừ các vụ của Bộ Quốc phòng và

Bộ An ninh)” [41, tr.81].

3.2.2. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1991 đến nay

3.2.2.1. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương từ

Hiến Pháp năm 1991 đến năm 2003 Sự ra đời của Hiến pháp CHDCND Lào đầu tiên năm 1991, đã mang lại

dấu ấn có ý nghĩa lịch sử quan trọng và được coi là bước tiến cuộc cải cách lớn

trong hệ thống bộ máy nhà nước nói chung cũng như cuộc cải cách hành chính

nhất là việc kiện toàn BMHCNN cấp trung ương nói riêng. Điều đó đã kiến cho

Page 91: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

87

các bộ máy nhà nước đã từng bước chuyển sang tổ chức và hoạt động theo

pháp luật.

- Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước đề cập đến cải cách BMHCNN cấp trung ương.

Đại hội lần thứ V của Đảng (tháng 3 năm 1991) tiếp tục khẳng định cần

kiện toàn hệ thống chính trị dân chủ nhân dân và củng cố tổ chức bộ máy nhà

nước nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo hiệu lực nghiêm trong việc quản lý nhà

nước, quản lý kinh tế - xã hội. Trong đó:

Cần tiếp tục cải cạch BMHCNN và bố trí sắp xếp cán bộ ở cấp trung

ương cho hợp lý theo hướng tinh gọn và có chất lượng là chủ yếu.

Khẩn trương tổ chức nghiên cứu cơ chế và luật lệ phối hợp giữa quản

lý theo chiều dọc và quản lý theo chiều ngang của cơ quan hành

chính ở địa phương nhằm vừa tăng cường tính thống nhất, vừa phát

huy tính thông suốt chủ động của các cấp. Điều này là vấn đề mới

mẻ và to lớn, nên tổ chức thí điểm ở một số ngành trước để rút ra bài

học, sau đó mới tổ chức hiện rộng rãi [98, tr.42-43].

Để triển khai chủ trương và thể chế hóa Hiến pháp, Đảng và Nhà nước

đã sớm ra các văn bản để làm cơ sở pháp lý trong việc kiện toàn, củng cố bộ

máy nhà nước như:

+ Văn bản của Đảng: ra Nghị quyết số 21/BCT, ngày 08/05/1993 về

phương châm và nguyên tắc quản lý theo ngành dọc; Thông tư của Ban Cải

cách bộ máy trung ương số 08/BCTW, ngày 19/01/1994 về hướng dẫn một số

vấn đề đối với việc thực hiện Nghị quyết số 21/BCT; Ban Cải cách bộ máy

trung ương và đưa ra tài liệu sơ bộ về phương hướng và biện pháp tiếp tục cải

cách bộ máy, ngày 16/01/1996. Nghị quyết trung ương 6 (khóa VI) về việc

củng cố hệ thống quyền lực nhà nước và công tác cán bộ, ngày 18/02/1998.

Hội nghị trung ương 6 (khóa VI) của Đảng năm 1998, được coi là Hội

nghị riêng về tổ chức nhà nước. Hội nghị đã tập trung nghiên cứu, đánh giá và

Page 92: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

88

đề ra phương hướng về toàn bộ hệ thống quyền lực nhà nước và công tác cán

bộ công chức. mục tiêu và nội dung chủ yếu là:

Tiếp tục kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước cho vững mạnh, trong sạch nhằm phát huy chức năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội bằng pháp luật trên cơ sở triển khai đường lối của Đảng; tiếp tục cải thiện cơ chế hành chính và quản lý nhà nước cho phù hợp với cơ cấu thành phần kinh tế và cơ chế thị trưởng định hướng XHCN ở Lào; trước hết phải xác định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; tập trung cải cách trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ... [126, tr.13-14].

+ Văn bản của nhà nước: ban hành Luật Quốc hội, Luật Chính phủ, Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân. Ngoài ra, Chính phủ đã ra Nghị định số 171/Ttg, ngày 11/10/1993 về quy chế công chức và một số chính sách đối với cán bộ, công chức đồng thời ra văn bản khác trong lĩnh vực hành chính. Nghị định số 220/Ttg, ngày 19/11/1998 về sự quan hệ (liên ngành) của các Bộ và Ủy ban ngang bộ đối với Phủ Thủ tướng.

- Thực trạng tổ chức BMHCNN cấp trung ương Cơ quan hành pháp: bàn Hiến pháp năm 1991 đã xét về chế định của

Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia; quy định về vị trí, thẩm quyền, trách nhiệm và mối liên hệ của Chủ tích nước với Quốc hội, Chính phủ. Về cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở trung ương, không tổ chức Hội đồng bộ trưởng như trước; tách ra Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Phủ Thủ tướng thành 2 Văn phòng riêng; tập trung sắp xếp lại, củng cố tổ chức của các bộ, ngành nhất là cấp vụ cho phù hợp (xem sơ đồ dưới đây).

Theo Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 31/TCN, ngày 26/02/1993, cơ cấu tổ chức của Chính phủ (Khóa III) gồm có 16 bộ, cơ quan ngang bộ; về nhân sự có 18 thành viên (có 2 Phó Thủ tướng). Ngoài ra có một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Chính phủ, còn số vụ chỉ có 108 vụ [130, tr.5]. Như vậy, trong vòng 1 năm (1992-1993) bộ máy Chính phủ đã giảm thêm từ 18 bộ và cơ quan ngang bộ xuống 16 bộ và cơ quan ngang bộ, từ 112 vụ xuống 108 vụ.

Page 93: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

89 89

Sơ đồ: Mô hình chung bộ máy tổ chức của bộ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Bộ trưởng

Thứ trưởng

Hội động khoa học - kỹ thuật

Ban chủ nhiệm Bộ

Tổng Cục

TC 1 TC 2 TC 3

Vụ/Cục

Thứ trưởng

Vụ/Cục Vụ/Cục

Phòng Phòng Phòng

Nhánh tổ

Nhánh tổ

Nhánh tổ

Bộ trưởng

Thứ trưởng

Tổng Cục

Vụ/Cục

Thứ trưởng

Vụ/Cục Vụ/Cục

Phòng Phòng Phòng

Nhánh tổ

Nhánh tổ

Nhánh tổ

Bộ máy của Bộ (1975 - 1990)

Bộ máy của Bộ (1991 - 2015)

* Còn có: - Cơ quan, đơn vị sự nghiệp (Viện,trung tâm,Đội,trưởng học…) - Doanh nghiệp thuộc Bộ, Hập tắc xã, đơn vị sản xuất…

- Sở, đơn vị của Bộ tại đại phương

* Hầu hết các Bộ chủ yếu chỉ có 3 cấp (1-3) - Trừ một số Bộ, cơ quan có phạm vi hoạt động hoặc

số lượng khá lớn mới có: Tổng cực hoặc nhánh, nhóm, tổ…

1

5

4

3

2

1

8

7

6

1.1

2

3

4

Page 94: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

90

Đối với địa phương, chỉ có 3 cấp: tỉnh, huyện và bản (bỏ cấp xã) và không tổ chức Ủy ban nhân dân các cấp. Cơ chế quản lý hành chính theo hình thức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã chuyển sang cơ chế quản lý hành chính bằng một thủ trưởng (tỉnh trưởng, huyện trưởng và trưởng bản).

Tại phiên họp thứ nhất của Quốc hội khóa V, đã phê chuyển về cơ cấu bộ máy của Chính phủ (khóa V) và thành viên, gồm có 16 bộ và cơ quan (13 bộ, 3 cơ quan ngang bộ). Về nhân sự có Thủ tướng, 3 Phó Thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan khác gồm tất cả 21 thành viên [111, tr.1-5].

Trong suốt 12 năm (1991-2003), về cơ bản tổ chức BMHCNN từ trung ương đến địa phương được củng cố, kiện toàn và từng bước theo pháp luật nhất là sau khi luật Chính phủ được ban hành năm 1995, chức năng được quy định rõ hơn; “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước, chịu trách nhiệm đối với Quốc hội và Chủ tịch nhước, có chức năng thống nhất quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại” [119, tr.2]. Nhìn chung, số lượng bộ máy của Chính phủ vẫn giữ nguyên 16 bộ và cơ quan ngang bộ, phần lớn tập trung củng cố bộ máy cấp vụ, phòng của các bộ, ngành và cơ cấu bộ máy của Phủ thủ tưởng nhất là Văn phòng Phủ thủ tướng đồng thời đã sắp xếp lại và thành lập một số Ủy ban, đơn vị trực thuộc Chính phủ khác; ví dụ như: Ủy ban Thể thao quốc gia; Ủy ban Quản lý đầu tư của nước ngoài và hợp tác kinh tế; Cơ quan Du lịch quốc gia; Cơ quan Khoa học, công nghệ và môi trường; Vụ Hành chính và quản lý công chức; Cục Bản đồ quốc gia; Cục Văn thư trữ liệu quốc gia; Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế quốc gia; Vụ Hàng không, Vụ Phát triển nông thôn...; Ủy ban trực thuộc có chức năng quản lý hành chính nhà nước theo ngành hoặc lĩnh vực nào đó giúp thủ trưởng; Ủy ban và đơn vị trực thuộc có quy mô bộ máy bằng cấp Tổng cục hoặc cấp Vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy đồng thời nhân sự là do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm.

Về cán bộ công chức hành chính nhà nước Song song với việc củng cố tổ chức bộ máy nhà nước, công tác cán bộ

công chức cũng được sắp xếp và hoàn thiện, kiện toàn gắn chặt cùng với các

Page 95: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

91

cuộc cải cách tổ chức bộ máy từng giai đoạn. Việc quản lý, bố trí, sử dựng các đội ngũ cán bộ công chức được thể chế hóa đáng kế, chuyển dần sang vấn đề chất lượng và trình độ chuyên môn là chủ yếu theo cơ chế mới. Do sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước, về “số lượng của đội ngũ cán bộ công chức đã giảm từ 120,000 người xuống còn 70,000 người (năm 1986-1995)” [102, tr.3] và đến cuối năm 1999 cán bộ công chức chỉ có 83,000 người. Hơn nữa, số lượng các cán bộ công chức lãnh đạo cấp thứ trưởng hoặc tương đương hầu hết các bộ, Ủy ban đã giảm xuống chỉ còn 2-3 người (giai đoạn năm 1982-1990 trung bình 1 bộ có 2-5 thứ trưởng, có lúc tới 8 thứ trưởng).

3.2.2.2. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương theo Hiến Pháp sửa đổi năm 2003 đến nay

Sang nhập vào thế kỷ 21, Trên cơ sở tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại

hội lần thứ VII (năm 2001) của Đảng NDCM Lào và tiếp thực triển khai Nghị

quyết Hội nghị trung ương 6 (khóa VI) về việc kiện toàn hệ thống quyền lực

nhà nước. Tại kỳ họp lần thứ 3 của Quốc hội khóa V đã thông qua Hiến pháp

sửa đổi và được Chủ tịch nước ra Sắc lệnh số 32/TCN về việc công bố Hiến

pháp sửa đổi vào ngày 28/05/2003; Hiến pháp sửa đổi đã bổ sung thêm 18 điều

và bổ sung các nội dung cho phù hợp và đồng bộ hơn.

- Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước đề cập đến cải cách BMHCNN cấp trung ương.

Đi đối với việc sửa đổi Hiến pháp, có nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh

vực hành chính - tư pháp cũng được hoàn thiện, sửa đổi lại và được ban hành

trong năm 2003, như: Luật Chính phủ sửa đổi, Luật Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa

án nhân dân sửa đổi, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật Hành chính

địa phương (bản đầu tiên). Đối với BMHCNN tung ương, chức năng, nhiệm vụ

của Chính phủ cũng như của bộ, cơ quan ngang bộ vấn giữ nguyên về cơ bản,

phần lớn chỉ bổ sung cụ thể hơn ở một số vấn đề. Có thể nói rằng, trong giai đoạn

năm 2003 được coi là một trong những công cuộc đổi mới, hoàn thiện các văn

bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng kể đối với tổ chức nhà nước, nhất là tổ

Page 96: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

92

chức BMHCNN ở trung ương và địa phương tư khi Hiến pháp được sửa đổi cho

đến nay (2003-2015).

Để đáp ứng yêu cầu mới và bảo đảm trong công tác tổ chức bộ máy nhà, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 118/BCT, ngày 15/12/2003 về việc tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm

tiếp tục củng cố cơ quan hành chính nhà nước cả trung ương và địa phương làm cho tinh gọn, vững mạnh đảm bảo sự ổn định của tổ chức bộ máy, có hiệu quả trên cơ sở xác định rõ chức năng, sự phân công quản lý, việc giao quyền và nhiệm vụ; xây dựng cơ chế hành chính giữa các ngành và giữa trung ương với địa phương cho đồng bộ, thông suốt, có sự liên thông và đảm bảo sự minh bạch từ trung ương xuống đến địa phương [77, tr.2].

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành một số văn bản dưới luật mà liên quan trực tiếp với tổ chức và hoạt động của BMHCNN, như: Nghị định số 82/CP, ngày 19/05/2003 về điều lệ công chức CHDCND Lào; Thông tư số 475/VP-CP, này 30/09/2003 quy định về chức vụ công chức nước CHDCND Lào; Quyết định số 86/TTg, ngày 03/08/2007 quy định về thực thi cơ chế “dịch vụ qua một cửa” ở cơ quan hành chính nhà nước; Thông tư số 01/THQ, ngày 08/01/2008 về dự thảo chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ và các bộ máy giúp việc; Nghị định số 99/CP, ngày 23/06/2008 về cương vị hành chính của công chức nước CHDCND Lào.

Sau khi Quốc hội khóa VII phê chuẩn về cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa mới nhiệm kỳ năm 2011-2016; Các đơn vị, cơ quan và các bộ ngành đã khẩn trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo Quyết định số 18/TTg, ngày 6/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Để đáp úng nhiệm vụ mới Chính phủ đã ra Quyết định số 67/TTg, ngày 22/07/2011 về việc sắp xếp tổ chức bộ máy tại các bộ, cơ quan cấp trung ương để bảo đảm cho cuộc cải cách tổ chức bộ máy đi theo hướng chỉ đạo và nhằm đáp ứng mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và quản lý vĩ mô. Quyết định số 104/TTg, ngày 04/09/2012 về việc quản lý cán bộ, công chức theo các ngành ở địa phương; Chỉ thị của Bộ Nội vụ số 05/NV,

Page 97: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

93

ngày 20/09/2012 về tổ chức và hoạt động của văn phòng tỉnh và thành phố; Nghị định số 461/CP, ngày 09/10/2012 về tiêu chuẩn cương vị hành chính của công chức nước CHDCND Lào.

Để tiếp tục củng cố, kiện toàn các cơ quan quyền lực nhà nước cho vững mạnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, vo dân, vì dân ở Lào, nhất là thực hiện “kế hoạch tổng thế phát triển nhà nước pháp quyền Cộng hoàn dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020”. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính nhà nước; Chính phủ và cơ quan liên quan đã nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thành được nhiều văn bản đáng kế, ví dụ như:

Ra Nghị định phê duyệt và ban hành về chiến lược chương trình cải cách hành chính giai đoạn năm 2011-2015, Chiến lược về công tác quản lý công chức của CHDCND Lào đến năm 2020; Bổ sung Nghị định về tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tiếp tục nghiên cứu và trình một số văn bản cho chính phủ phê duyệt như: Nghị định về hệ thống bộ máy tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước, Nghị định về tiêu chí chức danh hành chính của công chức, hoàn thành dự thảo Luật Công chức; đang bổ sung soạn thảo Luật Chính phủ, Luật Hành chính địa phương và một số văn bản dưới luật [79, tr.5-7].

Bên cạnh đó, Ban Cải cách tổ chức bộ máy chính phủ đã chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các Ban Cải cách tổ chức bộ máy cấp bộ, ngành và các đơn vị liên quan; đã hoàn thành việc nghiên cứu và cải thiện, điều chỉnh lại về chức năng, quyền nhiệm vụ và cơ cấu thổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ và thức đẩy các các bộ, ngành phải xuống phối hợp với các tỉnh để sớm nghiên cứu và ra công bộ Quyết định về tổ chức và hoạt động của các sở, phòng ở địa phương. Đối với công tác cải cách BMHCNN ở trung ương, Bộ Nội vụ mới ra Thông tư số 06/NV, này 28/10/2014 về việc phân tích và dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ và các bộ máy giúp việc mà áp dụng thay đổi Thông tư số 01/THQ, ngày 08/01/2008 về dự thảo chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ và các bộ máy giúp việc. Dù sao,

Page 98: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

94

việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động BMHCNN cũng như việc kiện toàn bộ máy nhà nước cần phải dựa trên một số Nghị quyết chủ yếu như: Một là, Nghị quyết của Bộ chính trị số 21/BTC (1993) về phương châm và nguyên tắc quản lý theo ngành dọc; Hai là, Nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa VI (1998); Ba là, Nghị quyết của Bộ chính trị số 118/BTC (2003) về việc tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước.

- Thực trạng tổ chức BMHCNN cấp trung ương Theo điều 5, 6 của Luật Chính phủ sửa đổi năm 2003, xác định về cơ cấu

tổ chức bộ máy của Chính phủ: Tổ chức bộ máy của Chính phủ nước CHDCND Lào bao gồm Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, các bộ và các cơ quan ngang bộ, do Quốc hội phê duyệt. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ phản ánh nhu cầu thực tiễn của đất nước ở mỗi giai đoạn. Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ.

Trong giai đoạn này (năm 2002-2014), Chính phủ đã trải qua 2 khóa và hiện đang trong nhiệm kỳ thứ VII, tổ chức bộ máy đã được củng cố, kiện toàn một cách tích cực:

- Giai đoạn năn 2002-2006 Chính phủ (khóa V): Chính phủ khóa V gồm có 16 bộ và cơ quan (13 bộ, 3 cơ quan ngang bộ) và 190 vụ; còn có một số cơ quan thuộc Chính phủ: 06 tổng cục và 1 cục [43, tr.102].

Trong thời gian này, đã đổi tên gọi một số Bộ, Ủy ban, như: từ Bộ Nội Vụ sang tên Bộ An ninh, từ Ủy ban Kế hoạch và Hợp tác sang tên Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, đã thành lập mới và nâng cấp của một số cơ quan thuộc Chính phủ như: từ Vụ Hành chính và Quản lý công chức sang Tổng cục Hành chính và Quản lý công chức, thành lập Cơ quan Quản lý đất đai Quốc gia v.v..

- Giai đoạn năn 2006-2011 Chính phủ (khóa VI): Đại hội VIII của Đảng (năm 2006), đã để ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trước mắt và chỉ rõ “Hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng” [89, tr.59]. Trong đó, phải tập trung mạnh vào việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước cho có hiệu quả cao, thực

Page 99: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

95

hiện làm cho cơ quản lý nhà nước cấp trung ương tinh gọn và thực hiện tốt chức năng quản lý vĩ mô; phân cấp quản lý có giao quyền và trách nhiệm quyết định các vấn đề cho từng cấp một cách rõ ràng, rành mạch.

Chính phủ Lào đã củng cố tổ chức bộ máy và quyết tâm sáp nhập một số bộ với nhau, đổi tên gọi một số bộ và thành lập một số cơ quan thuộc Chính phủ, ví dụ như: Bộ Công nghiệp và Thủ công, Bộ Thương mại được hợp nhất thành Bộ Công thương; tách ra và đổi tên Bộ Giao thông, Vận tải, Bưu chính và xây dựng thành Bộ Giao thông và Vận tải; thành lập bộ mới Bộ Năng lực và Mỏ; đổi tên Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hơn nữa, “thành lập mới một số cơ quan thuộc Chính phủ như: Ban Thư ký Chính phủ (2006), Viện Khoa học xã hội Quốc gia (2006), Cơ quan Tài nguyên nước và Môi trường (2007), Cơ quan Bưu chính và Viễn thông (2007) và thành lập lại Ban Chỉ đạo phát triển nông thôn và xóa nghèo (2007)” [63, tr.93]. Ngoài ra, các bộ, cơ quan đã tiếp tục cải cách, sắp xếp lại các đơn vị để phù hợp và có hiệu quả tốt hơn (xem phụ lục 6).

Đến đầu năm 2011, cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ bao gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; có 10 Tổng cục và tương đương thuộc Chính phủ. Số lượng các cục/vụ lên tới 206 cục/vụ (trừ Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh), so với giai đoạn năm 2001-2005 tăng lên 40 vụ. Bên cạnh đó, ở địa phương một số phòng chuyên môn của ngành theo chiều dọc đã được nâng tầm lên cấp sở như: Sở ngoại giao, Sở du lịch, Sở thể thao, Sở khoa học và công nghệ.

- Giai đoạn năn 2011-2016 Chính phủ (khóa VII): Tháng 6 năm 2011, tại phiên họp thứ nhất của Quốc hội Khóa VII đã

phê chuẩn về cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ khóa VII (nhiệm kỳ 2011-2016) “Cơ cấu bộ máy Chính phủ gồm 21 bộ, cơ quan ngang bộ (18 bộ và 3 cơ quan ngang bộ)” [114, tr.4-6]; so với cơ cấu bộ máy Chính phủ khóa trước chỉ 17 bộ và cơ quan ngang bộ. Về thành viên của Chính phủ gồm “Thủ tướng Chính phủ, 4 Phó Thủ tướng Chính phủ và 24 bộ trưởng và 5 thành viên khác” [83, tr.2-3], tổng là 29 thành viên (có 7 bộ trưởng mới). Trong 24 bộ trưởng đó, có 1 bộ trưởng làm chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và 5 bộ trưởng

Page 100: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

96

tại Văn phòng Chính phủ, chủ nhiệm một số công tác; còn thành viên khác của Chính phủ, một là Tổng cơ quan thanh tra Chính phủ kiêm Trưởng Ban phòng chống tham nhũng, và hai là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Trong số 21 bộ, cơ quan ngang bộ (18 bộ và 3 cơ quan ngang bộ); đã thành lập mới 4 bộ và 1 cơ quan ngang bộ, đồng thời thêm tên gọi của một số bộ và chuyển đổi Phủ Thủ tướng sang mô hình mới thành Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, cụ thể sâu:

- Sắp xếp, thành lập 4 bộ mới + Bộ Nội vụ: Trên cơ sở nâng tầm cấp Tổng cục Hành chính và Quản lý

công chức; hợp nhất Cục Bản đồ quốc gia, Cục Văn thư - Lưu trữ quốc gia tại Phủ Thủ tướng; Viện Thi đua và Khen thưởng Ủy ban Tổ chức Trung ương Đảng; việc quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc đồng thời một số việc quản lý về nhân dân từ Bộ An ninh.

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Trên cơ sở hợp nhất một số cơ quan thuộc Chính phủ bao gồm: Cơ quan Tài nguyên nước và Môi trường (cả Ban Sông Mê Kông quốc gia Lào), Cơ quan Quản lý đất đai quốc gia tại Phủ Thủ tướng; việc quản lý rừng Bộ Nông lâm nghiệp và việc địa chất của Bộ Năng lượng và Mỏ.

+ Bộ Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông: Thành lập trên cơ sở hợp nhất một số cơ quan thuộc Chính phủ gồm: Cơ quan Bưu chính và Viễn thông quốc gia tại Phủ Thủ tướng, Dự án điện tử của Chính phủ, Dự án vệ tinh và trung tâm mạng Internet; và chuyển công tác về cơ sở hạ tầng thông tin đại chúng từ Bộ Thông tin và Văn hóa sang Bộ này quản lý.

+ Bộ Khoa học và Công nghệ: Thành lập trên cơ sở nâng tầm cấp Cơ quan Khoa học và Công nghệ thành một bộ, thì trước đây là cơ quan thuộc Chính phủ tại Phủ Thủ tướng.

- Sáp nhập, hợp nhất và thêm tên có 2 Bộ + Hợp nhất công việc của Bộ Giáo dục và công việc của Ủy ban Thể

thao tại Phủ Thủ tướng thành Bộ Giáo dục và Thể thao. + Hợp nhất công việc của Bộ Thông tin, Văn hóa và công việc của Cơ quan

Du lịch quốc gia tại Phủ Thủ tướng thành Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.

Page 101: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

97

- Đổi mới Phủ Thủ tướng và sắp xếp lại cơ quan thuộc Chính phủ Trước khi cải cách ở Phủ Thủ tướng, cơ cấu tổ chức bộ máy có hai phần

lớn: Phần thứ nhất gồm cả Ban Thư ký Chính phủ, Văn phòng Phủ Thủ tướng. Và Phần thứ hai gồm: Tổng cục Hành chính và Quản lý công chức, Cơ quan Thanh tra Nhà nước, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (state’s Audit office), Cơ quan Khoa học và Công nghệ, Cơ quan Bưu chính và Viễn thông quốc gia, Cơ quan Du lịch quốc gia, Cơ quan Quản lý đất đai quốc gia, Cơ quan Tài nguyên nước và Môi trường, Ủy ban Thể thao quốc gia, Viện Khoa học xã hội quốc gia. Tất cả cơ quan trong phần hai này, đều là cơ quan thuộc Chính phủ, chủ yếu là cơ quan sự nghiệp và có cấp bằng Tổng cục và tương đương.

Ngoài ra, có một số đơn vị sự nghiệp được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ gồm có: Cục Bản đồ quốc gia, Cục Văn thư - Lưu trữ, Văn phòng của Ban Cải cách kinh doanh, Văn phòng Hội đồng khoa học quốc gia, Đội trưởng Ủy ban Quốc gia về kiểm tra và kiểm soát ma túy, Văn phòng Ban Chỉ đạo phát triển nông thôn và xóa nghèo quốc gia, Đội trưởng Quốc gia về tiến bộ của phụ nữ, Đội trưởng Quốc gia về vùng kinh tế trọng điểm. Các đơn vị này, có địa vị tổ chức bằng cấp vụ.

Sau khi cải cách, đã chuyển mô hình tổ chức và đổi tên từ Phủ Thủ tướng thành Văn phòng Chính phủ, không còn nữa Văn phong Phủ Thủ tướng và Ban thư ký Chính phủ, đó là sự thay đổi khá lớn so với cuộc cải cách vừa qua và hầu hết các cơ quan thuộc Chính phủ cũng như các đơn vị khác nằm dưới (trực thuộc) Phủ Thủ tướng trước đây được sắp xếp, thu gọn và đổi mới rõ ràng tích cực. Đó có nghĩa là, mô hình tổ chức Phủ Thủ tướng tồn tại hơn 30 năm từ khi giải phóng đất nước đã tạm dừng và thay thế do mô hình tổ chức khác. Điểm đáng chú ý là hầu hết các cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan sự nghiệp đã bị giảm xuống và điều chỉnh lại.

Theo Nghị định số 291/CP, ngày 19/09/2011 về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Chính phủ, “cơ cấu bộ máy của Văn phòng Chính phủ có 10 vụ, về nhân sự có 1 bộ trưởng, có 2-4 thứ trưởng; Có một số trợ lý Thủ tướng, trợ lý Phó Thủ tướng, trợ lý bộ trưởng, trợ lý thứ trưởng; có vụ trưởng, phó vụ

Page 102: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

98

trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng và cán bộ công chức khác” [125, tr.5]. Hiện tại ở Văn phòng Chính phủ có 1 bộ trưởng làm chủ nhiệm (thủ trưởng) Văn phòng Chính phủ; có 4 thứ trưởng, có 22 vụ trưởng và một số cán bộ, công chức. Ngoài ra, có 5 bộ trưởng tại Văn phòng Chính phủ mà làm thủ trưởng của Ủy ban, Ban, đơn vị tại Văn Phòng Chính phủ, ví dụ: Ban Cải cách Kinh doanh, Ủy ban Quốc gia về kiểm tra và kiểm soát ma túy, Ban Chỉ đạo phát triển nông thôn và xóa nghèo Quốc gia, Ủy ban Quốc gia về tiến bộ của phụ nữ, Ủy ban Quốc gia về vùng kinh tế trọng điểm (đặc khu kinh tế); Các đơn vị này, tổ chức thành văn phòng hoặc đội trưởng có địa vị tổ chức bằng cấp vụ.

Đối với cơ quan thuộc Chính phủ, theo Nghị định số 95/Ttg, ngày 29/2/1995 về tổ chức và hoạt động của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào và theo Nghị định số 297/TTg, ngày22/9/2011 về tổ chức và hoạt động của Học viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào, là cơ quan sự nghiệp thuộc sự chỉ đạo của Chính phủ, có địa vị tương đương bộ. Do vậy, căn cứ vào 2 Nghị định trên hiện chỉ có 2 cơ quan thuộc Chính phủ, có địa vị tương đương với bộ và thủ trưởng (Giám đốc) tương đương với bộ trưởng.

Hiện nay (3/2014), bộ máy tổ chức của Chính phủ vẫn giữ nguyên ở 21 bộ và cơ quan ngang bộ, số vụ lên tới 301 vụ và có 5 tổ chức cấp Tổng cục. Chính phủ khóa VII được cải tổ lại về thành viên 2 lần (tháng 3 và tháng 7 năm 2014) nhưng về số lượng vẫn giữ lại [132, tr.1-3] (xem phụ lục 7).

Về cán bộ công chức hành chính cấp trung ương Công tác quản lý cán bộ công chức đã tiếp tục thực hiện theo chính sách,

chiến lược và các chương trình, dự án khác trên cơ sở nguyên tắc tập trung thống nhất và quản lý bằng pháp luật. Xuất phát từ việc tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đánh giá, đề bạt, điều động, luân chuyển, bồi dưỡng, đạo tại và thực thi các chính sách khác; nhất là các bộ chủ chốt, lãnh đạo các cấp và cán bộ nguồn. Chủ động tạo xây dựng cho đầy đủ theo tiêu chuẩn, tiêu chí và quy hoạch đặt ra bảo đảm về số lượng và chất lượng, làm cho phù hợp với mặt cơ cấu, chuyển hóa về chuyên môn và hiện đại hóa, có đủ năng lực để đáp ứng sự đòi hỏi phát

Page 103: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

99

triển kinh tế-xã hội của đất nước và có khả năng hội nhập sự phát triển trong khu vực và thế giới. Phấn đấu nghiên cứu, phân loại, phân công, phân cấp quản lý, coi trọng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức hành chính nhà nước các cấp bằng nhiều hình thực, ở trong và ngoài nước đề làm cho họ có chất lượng, có đủ năng lực về mặt chuyên môn và vững chắc về mặt phẩm chất đạo đức cách mạng. Tuy nhiên, đa số cán bộ công chức đã cố gắng và nổi lực triển khai chủ trương và thực hiện tốt các chính sách; Số lượng của cán bộ công chức đã tăng dần theo yêu cầu thực tế của công việc một cách hợp lý. Đến năm 2011, “cán bộ công chức tổng số là 120.651 người, tăng 21% so với năm 2005; trong đó ở trung ương là 19.496 người, trung bình là 16,16% của tổng số tất cả cán bộ công chức” [123, tr.6].

Trong cuộc cải cách vừa qua, báo cáo của Ban Cải cách bộ máy tổ chức

Chính phủ số 03/BCBC, ngày 17/09/2012 cho thấy: đi bên cạnh việc cải cách

bộ máy Chính phủ, Ban Cải cách bộ máy tổ chức Chính phủ đã trực tiếp phối

hợp với các bộ, cơ quan có liên quan cùng nhau thúc đẩy, xúc tiến công tác

củng cố, sắp xếp cán bộ công chức lại cho phù hợp vớ cấu thành và mô hình

mới kể cả công tác tổ chức Đảng. Kết quả đạt được là:

Tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ đã hoàn thành việc công bố Đảng

ủy, bổ nhiệm nhân sự chức danh thứ trưởng, trợ lý, cấp vụ trưởng,

phó vụ trưởng; cấp phòng và tương đương một cách hợp lý theo đặc

trưng của từng các bộ, ngành và đơn vị khác nhau. Còn ở địa

phương, cấp Tỉnh, cấp huyện cũng được phối hợp với cơ quan hành

chính địa phương, bổ nhiệm các nhân sự cấp Sở của Tỉnh, cấp phòng

của huyện xong về cơ bản [73, tr.2].

Trong cuộc cải cách lần này, nổi bật là có chức vụ trợ lý tăng nhanh và

khá phổ biến tại các bộ, ngành ở trung ương. Hầu hết các trợ lý ấy đều đã qua

chức vụ Vụ trưởng hoặc tương đương và trợ lý có cương vị, chức danh hành

chính xếp loại 1 theo Nghị định số 99/CP, ngày 23/06/2008 về cương vị hành

chính của công chức nước CHDCND Lào.

Page 104: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

100

Nhìn chung, cán bộ công chức hành chính đã từng bước hoàn hiện và phát triển cả chất lượng và số lượng ở trung ương và địa phương; Trong năm 2011-2012, có 123.284 cán bộ công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và riêng ở trung ương có 19.951 công chức. Hiện nay (3/2014), tổng thể về thành phần có 30 thành viên của Chính phủ (thêm 1 bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Phủ chủ tịch nước); Có 65 thứ trưởng và tương đương; Có 18 trợ lý; Có 301 vụ trưởng và có 729 phóng vụ trưởng (xem phụ lục 8 và 9).

3.2.3. Đánh giá chung những kết quả và nguyên nhân đã đạt được 3.2.3.1. Những kết quả đã đạt được Qua quá trình củng cố, kiện toàn BMHCNN cấp trung ương ở

CHDCND Lào từ năm 1975 đến nay. Nhìn chung, bộ máy tổ chức đã dần được hoàn thiện từng bước một, đạt được kết quả bước đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước từng giai đoạn. Mô hình tổ chức đã tinh gọn, hợp lý, có hiệu quả hơn; Đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ chính trị và tính chất chính đáng của Nhà nước dân chủ nhân dân; có khả năng phát huy chức năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội ngày càng sâu sắc. Tổ chức bộ máy vừa phải, hợp lý với thực trạng của sự phát triển và đặc trưng của nước Lào theo đường lối đổi mới và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước. Đảng NDCM Lào đã khẳng định rằng:

Cơ quan hành chính nhà nước đã được củng cố nhiều lần cũng đã phát huy được tác dụng và giữ lại chức năng quan trọng trong việc thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng thành pháp luật, kế hoạch và tiến hành quản lý kinh tế - xã hội trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước định hướng XHCN cho thiết thực từng bước [126, tr.2].

Bên cạnh những thành tựu chung đã nêu trên, qua nghiên cứu thực trạng của việc củng cố, kiện toàn BMHCNN cấp trung ương còn đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:

- Về mặt pháp lý + Thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng thành pháp luật, văn bản

quy phạm pháp luật. Phân biệt và xác định rõ hơn về vai trò, chức năng, quyền

Page 105: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

101

hạn, nghĩa vụ, phạm vị, trách nhiệm giữa cơ quan nhà nước, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của cơ quan nhà nước; nhất là BMHCNN ở cấp trung ương.

+ Chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng quản lý kính tế (sản xuất kinh doanh) của bộ máy hành chính ở trung ương đã được phân biệt cụ thể, rõ rệt hơn và chuyển vào thực hiện chức năng quản lý vĩ mô là chủ yếu và dẫn đến xu hướng một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực từng bước.

+ Có nhiều văn bản pháp lý đã làm nền tảng, tạo ra những điều kiện thuận lợi và môi trường pháp lý cùng các chính sách và cơ chế dịch vụ khác; có thế mạnh phát triển mới trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong hệ thống pháp luật ở Lào, “hiện có 113 luật; trong đó có 32 luật về lĩnh vực hành chính - tư pháp, luật về lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 9 luật, luật về lĩnh vực kinh tế có 50 luật, luật về lĩnh vực văn hóa - xã hội có 22 luật (12/2014)” [131, tr.3].

+ Hoàn thiện và điều chỉnh lại xác định đủ nét về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng các bộ, ngành. Đa số các cơ quan, đơn vị hành chính ở trung ương và địa phương đã ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của mình; đồng thời cải thiện lề lỗi làm việc theo cơ chế mới, nhưng mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nằm trong khuôn khổ của pháp luật.

+ Trong vòng 10 năm vừa qua, Chính phủ đã tập trung tiến hành việc củng cố, kiện toàn BMHCNN một cách tích cực và sâu hơn nữa; tập trung thực hiện vào điểm mấu chốt, có chương trình, kế hoạch; tổ chức thí điểm, tổng kết, đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm và phát huy những thành tựu. Qua tổng kết đánh giá bước đầu công tác thí điểm thực hiện cơ chế Một cửa cho thấy: đã đạt được kết quả đáng kể, khắc phục và giải quyết được một số vấn đề bất cập trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Về mặt tổ chức bộ máy + Kể từ công cuộc đổi mới (1986), mô hình tổ chức và phương thức hoạt

động trong hệ thống BMHCNN các cấp từ mang nặng về tập trung quan liêu bao cấp, quy mô bộ máy to, cồng kềnh nhiều tầng bậc khâu trung gian đã được thiết kế lại, điều chỉnh lại và chuyển sang mô hình tổ chức phù hợp với cơ chế

Page 106: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

102

quản lý mới và các thành phần kinh tế - xã hội; Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trưởng định hướng XHCN và dẫn đến việc mở rộng và phát huy dịch vụ công; Bộ máy tổ chức đã được rút gọn, hợp lý, có hiệu quả và ổn định hơn trước đây; giảm bới tầng bậc, khâu trung gian không cần thiết, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát huy hợp tác, hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện này.

+ Toàn hệ thống BMHCNN được củng cố và chuyển biến tích cực về cơ chế vận hành và phương thức quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật, thực hiện theo chế độ thủ trưởng quản lý mà là người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính và không tổ chức mô hình hội đồng quản lý (Ủy ban); thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công và phân cấp quản lý theo ngành giữa trung ương và địa phương ở Lào.

- Về mặt nhân sự (cán bộ, công chức hành chính) + Công tác cán bộ công chức đã được bước tiến vào hệ thống quản lý

một cách đồng bộ hơn, nhất kể từ có Hiến pháp; Chủ động thực hiện quy chế quản lý công chức, quy hoạch xây dựng và phát triển cán bộ công chức chủ yếu là cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị bộ máy hành chính. Đã xác định rõ hơn các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi quan hệ công tác của mình.

+ Cán bộ công chức đã được sắp xếp, bố trí vào tại các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước đi cùng với việc sắp xếp bộ máy, làm cho cấu thành tổ chức bộ máy hợp lý, có tính cân đối hơn nữa giữa cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự; Trước hết, đã sắp xếp từ trên xuống dưới, tức là cán bộ công chức lãnh đạo, chủ chốt các đơn vị và các cấp đảm bảo được tính thống nhất, tính liên tục và ổn định. Việc sắp xếp cán bộ công chức dựa trên sự đòi hỏi của công việc, dựa trên quy hoạch xây dựng, phát triển và luân chuyển theo cơ cấu tổ chức; Trong đó, đã cố gắng trẻ hóa, chuyên môn hóa, hiện đại hóa và từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ công chức hành chính nhà nước.

+ Đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính các cấp đã có những bước phát triển cả số lượng và chất lượng, ngày càng trở nên đông đảo

Page 107: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

103

hơn so với các năm trước, nhất là ở trung ương. Phần lớn đội ngũ cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng có trình độ, kiến thức về chuyên môn cũng như phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng làm cho chúng có đủ năng lực thực hiện công việc yêu cầu sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, cũng như sự nghiệp đổi mới.

3.2.3.2. Nguyên nhân của những kết quả Từ thành tựu của cuộc cải cách BMHCNN cấp trung ương ở nước

CHDCND Lào trong những năm qua mà là do một số nguyên nhân sau:

+ Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào đã coi trọng và chủ

động trực tiếp chỉ đạo một cách chặt chẽ, thường xuyên đối với công tác tổ

chức và cán bộ nói chung, cũng như BMHCNN cấp trung ương nói riêng.

+ Có chủ trương đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng làm căn cứ và

đã thường xuyên được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương

Đảng và Đảng ủy các cấp.

+ Đã triển khai đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng thành Hiến

pháp, pháp luật và cụ thể hóa sang các văn bản pháp lý, đồng thời xây dựng kế

hoạch, chương trình để thực thị. Điều đó đã làm cơ sở trong công tác xây dựng

và cải cách tổ chức BMHCNN.

+ Có tổ chức ban phụ trách công tác cải cách tổ chức, là Ban Cải cách bộ

máy tổ chức nhà nước cũng như Ban Cải cách bộ máy tổ chức Chính phủ;

trong đó, thành lập Ban Cải cách bộ máy tổ chức cấp bộ, ngành và cấp địa

phương. Ban Cải cách bộ máy tổ chức Chính phủ ấy có nhiệm vụ giúp Trung

ương Đảng và Chính phủ nghiên cứu toàn diện và trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn

về vấn đề cải cách BMHCNN.

+ Có sự phối hợp, thống nhất giữa Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Nội

vụ và Ban Cải cách bộ máy tổ chức Chính phủ thường xuyên, liên tục.

+ Việc tiến hành cải cách tổ chức bộ máy hành chính đã được chỉ đạo,

theo dõi của cấp trên và đã làm theo kế hoạch, bước tiến; có nghiên cứu, phân

tích, bình luận một cách sâu sắc và toàn diện tương đối, vừa cải cách vừa rút

Page 108: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

104

bài học kinh nghiệm làm từng bước. Bên cạnh đó, cũng đã chủ trọng việc giáo

dục chính trị - tư tưởng từ sự phổ biến, tuyên truyền một cách rộng rãi cho cán

bộ công chức và xã hội, được hiểu biết rõ ràng đến mục tiêu, chỉ tiêu và sự cần

thiết của cải cách tổ chức bộ máy từng giai đoạn.

+ Có sự tham gia, hợp tác ở trong và ngoài nước và được sự giúp đỡ, hỗ

trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật và vốn để góp phần trong quá trình củng cổ,

cải cách hành chính nhà nước ở Lào.

3.2.4. Hạn chế trong cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nguyên nhân

3.2.4.1. Hạn chế trong cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Về mặt pháp lý + Việc triển khai chủ trương đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng

còn hạn chế, chưa kịp thời; còn một số văn bản chưa phản ánh được hết những

tinh thần của Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng hoặc chưa cụ thế hóa.

+ Mặc dù luật và văn bản, thủ tục hành chính đã được ban hành khá

nhiều nhưng vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội. Thể chế hóa văn bản dưới luật có nhiều vấn đề khó khăn;

Việc thực hiện, tuyên truyền phổ biến pháp luật còn chậm chạm ảnh hướng đến

một số trường hợp thiếu thống nhất trong việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực

hành chính nhà nước.

+ Luật Chính phủ đã sửa đổi được hơn 10 năm hiện nhiều điều không

còn phù hợp nữa và một số điều còn lại cũng chưa quy định rõ về cơ cấu tổ

chức của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan hoặc đơn vị trực thuộc

Chính phủ và về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; thậm chí còn có trường hợp

thành lập tổ chức các loại khác nhau tại các bộ, ngành không cần thiết. Chức

năng, thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ, của Thủ tướng, Phó Thủ

tướng cũng chưa phân định rõ ràng nhất là thẩm quyền về thành lập hoặc giải

tán tổ chức BMHCNN các cấp.

Page 109: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

105

+ Không ít văn bản liên quan với bộ, ngành do Chính phủ, Thủ tướng ban hành mà vẫn còn nhiều chỗ chưa cụ thể, chưa rõ ràng và dẫn đến hiện tượng vừa chồng chéo, vừa bỏ sót hoặc trong một số lĩnh vực thì không xác định rõ cơ quan nào đứng đầu phụ trách. Quan hệ thứ bậc hành chính, quan hệ trên dưới không rõ ràng; giữa các bộ phận quản lý nhà nước với bộ phận chuyên môn sự nghiệp cũng không được phân định rõ ràng.

+ Dưới góc độ pháp lý cho thấy: Có một số bộ, cơ quan, đơn vị hành chính các cấp chưa có địa vị pháp lý rõ nét và đầy đủ. Hiện tượng Xin - Cho để hình thành bộ phận bộ máy này, bộ máy khác trong bộ, ngành còn tồn tại.

- Về tổ chức bộ máy + Dù cơ cấu tổ chức BMHCNN về cơ bản là phù hợp, ổn định và được

sắp xếp theo hướng thu tinh gọn, hợp lý và chuyển dần sang mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhiều hơn. Nhưng bên trong nội bộ của tổ chức các cấp chưa thực sự vững mạnh, tính minh bạch và hiệu lực, hiệu quả cũng chưa cao, thậm chí một số cơ quan tổ chức còn thiếu sự tin cậy, tín nhiệm đối với xã hội.

Qua 20 năm sau khi có Hiến pháp, số lượng bộ, cơ quan ngang bộ vẫn giữ lại ở 16 bộ và cơ quan ngang bộ, và mới tăng (21 bộ và cơ quan ngang bộ năm 2011), có thể nói bộ máy là ổn định về cơ bản. Nhưng, cơ cấu bộ máy của bộ, ngang cấp Tổng cục, vụ và đơn vị khác có xu hướng tăng khá nhiều (năm 2011 có 206 vụ, lên tới 301 vụ năm 2014; trừ Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh). Ngoài ra, còn một số cơ quan đang tiếp tục nghiên cứu, xem xét và đang chờ sẽ được sắp xếp như thể nào (Ủy ban, Ban, Viện v.v..).

+ Về cấu thành tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; theo Luật Chính phủ sửa đổi (2003), điều 24: bộ và cơ quan ngang bộ bao gồm: Văn phòng bộ và cơ quan ngang bộ, các vụ, các phòng, ban và các đơn vị sự nghiệp, được quy định do Nghị định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, thông thường trong một bộ, một cơ quan ngang bộ chỉ có 3 cấp bậc là chủ yếu như: cấp bộ, cấp vụ và cấp phòng (trừ cơ quan có phạm vi quản lý rộng và có số lượng công chức nhiều). Hiện nay, có một số bộ thành lập Tổng cục/Tổng vụ, tức là địa vị trên cấp vụ mà có tên gọi khác nhau, không có quy định trong luật.

Page 110: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

106

Tại điều 25 về cơ cấu nhân sự: “Bộ và cơ quan ngang bộ gồm có bộ

trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thứ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ

quan ngang bộ, chánh văn phòng bộ, phó chánh văn phòng bộ, vụ trưởng và

phó vụ trưởng, trưởng phòng và phó trưởng phòng, trưởng ban và phó trưởng

ban, trưởng và phó các đơn vị kỹ thuật và các cán bộ kỹ thuật”. Vậy, phần lớn

thủ trưởng của tổng cục là do 1 thứ trưởng phụ trách

+ Trong thời gian vừa qua, ngay ở quy chế tổ chức và làm việc của nhiều

cơ quan tổ chưa cũng chưa xác định chính xác được về chức năng nhiệm vụ,

phạm vi, trách nhiệm và nhất là vị trí, phân loại tổ chức và hệ thống mạng lưới

tổ chức. Còn nhiều cơ quan, đơn vị chưa sắp xếp được sẽ sắp vào loại hình như

thế nào trong hệ thống tổ chức mà thực hiện quyền hành pháp; Ví dụ như: các

loại hình tổ chức của cơ quan chuyên môn sự nghiệp trực thuộc Chính phủ,

hoặc thuộc bộ, ngành; Các loại tổ chức dịch vụ công; Các loại tổ chức mang

tính phối hợp liên ngành và có loại tổ chức được xác định vừa là cơ quan của

khối Đảng, vừa là cơ quan của Chính phủ.

Như vậy, thực tiễn cho thấy: Có một số cơ quan tổ chức chưa phân định

rõ được và sẽ sắp xếp, bố trí bộ máy, đơn vị trong hệ thống bộ máy tổ chức

quyền hành pháp như thế nào, loại tổ chức theo mô hình như thế nào. Một số

được tổ chức mang tính lịch sử và do mục tiêu, đối tượng khác nhau, ví dụ như:

Một là, Văn phòng Phủ Chủ tịch nước, theo Sắc lệnh số 168/CTN, ngày,

26/06/2012 về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Phủ Chủ tịch nước. Tại

điêu 2 về vị trí và chức năng: Văn phòng Phủ Chủ tịch nước là cơ quan giúp

việc của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, là một trong những cơ quan tổ

chức của Nhà nước cấp trung ương, có địa vị tương đương bộ; Có chức năng

tham mưu trong việc nghiên cứu, tổng hợp và quản lý hành chính cho việc điều

hành, hoạt động của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước theo quy định của

Hiến pháp và pháp luật khác của CHDCND Lào. Tại điều 6 về cơ cấu nhân sự:

Văn phòng Phủ Chủ tịch nước gồm có 1 bộ trưởng, thủ trưởng (chủ nhiệm)

Văn phòng Phủ Chủ tịch nước do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách

Page 111: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

107

chức. Phó chủ nhiệm Văn phòng Phủ Chủ tịch nước, vụ trưởng do Thủ tướng

Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ cấp phó vụ trưởng xuống dưới là do

Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm. Đây có nghĩa

là người đứng đầu của Văn phòng Phủ Chủ tịch nước gọi là bộ trưởng, chủ

nhiệm Văn phòng Phủ Chủ tịch nước, được hiểu là thành viên của Chính phủ.

Nhưng xét về mặt pháp lý Văn phòng Phủ Chủ tịch nước không nằm trong cơ

cấu của Chính phủ cả bộ máy và nhân sự, mà là cơ quan nhà nước có địa vị

tương đương bộ. Hơn nữa, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm một số chức vụ còn

thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Hai là, theo Nghị định số 137/TTg, ngày 24/06/2006 về tổ chức và hoạt

động của Viện khoa học xã hội quốc gia, tại điều 2 về vị trí chức năng: Viện

Khoa học xã hội quốc gia là cơ quan tổ chức chuyên môn, trực thuộc Chính

phủ; về mặt Đảng là tương đương các Ban của Trung ương Đảng [118, tr.2].

Ngoài ra, một số cơ quan tổ chức được thành lập do Nghị quyết của

Đảng và cũng có Nghị định thành lập do Thủ tướng Chính phủ như: Học viện

Chính trị và Hành chính quốc gia Lào thành lập do Nghị quyết số 09/BTWĐ,

ngày 27/02/1995, điều 1:…Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào là

cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng và Chính phủ…; theo Nghị định số

59/TTg, ngày 29/07/1995, tại điều 1 quy định rõ: “Học viện Chính trị và Hành

chính quốc gia Lào là trực thuộc Chính phủ, có chức năng tiên truyền giáo dục

về lý luận và thực tiễn đối với chính trị, xã hội, hành chính và quản lý; nghiên

cứu khoa học để đáp ứng nhiệm vụ của Học viện và góp phần vào công việc

nghiên cứu chung của đất nước” [117, tr.2]. Nhưng nhiều năm qua, Học viện

Chính trị và Hành chính quốc gia Lào vẫn chưa thể hiện một cách rõ nét là bộ

phận, cấu thành trong hệ thống cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

- Về cán bộ, công chức + Một bộ phần cán bộ lãnh đạo, công chức chủ chốt ở một số cơ quan,

đơn vị, chưa hiểu sâu tinh thần chỉ đạo việc củng cố cải cách bộ máy tổ chức

hành chính theo hướng tinh gọn, hợp lý; chưa nghiên cứu triển khai cụ thể, chỉ

Page 112: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

108

hay phê phán về các văn bản, nhưng thực tiễn lại không làm đúng và đủ, theo

thứ bậc, từng bước theo văn bản, khung hướng dẫn hiện có.

+ Công tác quản lý và phát triển cán bộ công chức còn một số bộ, cơ quan chưa thực sự làm theo quy chế, quy hoạch và chế độ chính sách; Việc thi tuyển, sử dựng, điều động, đề bạt nhiều trường hợp làm chưa đúng, chưa đủ chưa nghiêm và chưa căn cứ vào nhu cầu công việc của từng đơn vị, tiêu chuẩn và thực tiễn.

+ Hệ thống văn bản công tác cán bộ, công chức chưa đồng bộ, hoàn thiện chưa kịp và còn thiếu, quy chế quản lý công chức đang có cũng chưa thực sự phù hợp với các loại công chức mà đang làm nhiệm vụ trong các lĩnh vực hiện nay. Chưa có cơ chế thích hợp để thu hút người có tài năng, có tính chủ động, trách nhiệm và phát huy được hết tính sáng tạo của cán bộ công chức, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc cũng chưa cao. Việc kiểm tra giám sát nặng về hình thức và chưa nghiêm. Tình trạng không ít cán bộ còn ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, thái độ ứng xử giao tiếp hành chính trong công sở còn yếu kém và tính phục vụ nhân dân (dịch vụ công cộng) còn rất thấp; thậm chí hiện tượng quan liêu, hách dịch, cửa quyền còn diễn ra ở một số cơ quan, đơn vị hành chính.

+ Còn nhiều đơn vị, cơ quan hành chính ở trung ương có xảy ra tình trạng cán bộ, công chức vừa thừa vừa thiếu về chất lượng và số lượng, cả chuyên môn và đạo đức cách mạng phẩm chất chính trị giữa các cấp, giữa các thế hệ. Mặc dù cán bộ công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều; nhưng khi sử dụng, sắp xếp gặp nhiều vấn đề khó khăn. Nổi bật là còn thiếu rất nhiều cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý giỏi về tổ chức thực hiện công vụ, tức là giỏi về quản lý, về hành chính, am hiểu về hành chính và pháp luật, hiểu biết thông thạo triển khai và thực thị các chính sách thành thực tiễn đi vào đồi sống xã hội.

- Về lề lối làm việc + BMHCNN chưa mạnh mẽ nhất là hiệu lực, hiệu quả của hoạt động

công việc của cơ quan hành chính các cấp chưa cao, giải quyết vụ việc vẫn còn chậm chạm.

Page 113: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

109

+ Công việc thí điểm dịch vụ cơ chế Một cửa mặc dù có thành công ban đầu, nhưng chưa rộng rãi và còn có nhiều mặt hạn chế. Việc soạn thảo xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức còn chậm, chưa đồng bộ và đủ rõ.

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau vẫn còn khó khăn, việc phân công, phân cấp và giao trách nhiệm giữa trung ương và địa phương còn có điểm chồng chéo và chậm. Có một số trường hợp trung ương làm việc thay địa phương hoặc sự phân giao công việc chưa phù hợp và đi cùng với việc phân con người và ngân sách. Như vậy, việc thực hiện chức năng vai trò quản lý vĩ mô của cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương chưa thực sự tốt và đầy đủ.

+ Cơ chế quản lý ngân sách và chi tiêu quản lý hành chính còn nhiều cái không phù hợp với tình hình mới và chưa mang tính thúc đẩy khuyến khích việc tiết kiệm. Các công cụ, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng vẫn chưa hợp lý và chưa đáp ứng kịp đối với thực hiện công việc.

+ Việc đầu tư của Nhà nước cũng như việc phân phối và quản lý tại sản nhà nước còn mang tính xa xỉ quá mức cần thiết, thiếu thống nhất, không đủ khắp và chưa cân đối giữa các lĩnh vực với nhau; khối nào có điều kiện, có dự án cũng được nhường quá nhiều và một số khối vẫn còn thiếu, đói...

3.2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế - Về mặt khách quan Một là, nước Lào mới trải qua chế độ phong kiến, Vua chúa, quý tộc và

bị xâm lược do chủ nghĩa thực dân cũ và đế quốc thực dân mới; đồng thời mới chuyển hóa từ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Nhưng hậu quả của chế độ và cơ chế cũ vẫn còn tác động không nhỏ đến ngày hôm nay. Những phong tục, tập quán, văn hóa trong hệ thống bộ máy nhà nước cũ vẫn còn bị ảnh hưởng nhất định. Trình độ văn hóa, ý thức xã hội của cán bộ, công chức đa số còn chưa cao.

Hai là, nước CHDCND Lào là một nhà nước đang xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ nhân dân theo mô hình nhà nước XHCN. Những

Page 114: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

110

kinh nghiệm xây dựng BMHCNN ở các nước trên thế giới nói chung không thể áp dựng một cách rập khuôn vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước Lào. Do vậy, việc xây dựng và cải cách BMHCNN ở Lào là vừa tiến hành vừa rút kinh nghiệm tự chính bản thân đất nước mình và vừa học hỏi, nghiên cứu cùng với các nước trên thế giới, nhất là các nước bản bè anh em XHCN từng các giai đoạn. Như vậy, việc xây dựng và cải cách BMHCNN ở Lào không thể đơn giản và khắc phục một sớm một chiều được trong giai đoạn ngắn.

- Về mặt chủ quan Một là, tư tưởng và nhận thức về hành chính, pháp luật, quản lý nhà nước

còn hạn chế, chưa mở rộng và chưa thống nhất; nhất là nguyên tắc, cơ chế hành chính quản trị, quản lý nhà nước và dịch vụ công. Chưa mở rộng nghiên cứu chiều sâu, thừa nhận, lựa chọn, kết hợp và sử dụng những loại hình đa dạng của tổ chức một cách thích hợp. Trình độ nhận thực và quán triệt của một số cán bộ, công chức đối với đường lối đổi mới của Đảng chưa đúng sâu, việc chỉ đạo của Đảng ủy và lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp về củng cố cải cách tổ chức chưa vững mạnh, chưa thực sự đồng tình theo hướng và nguyên tắc của cấp trên.

Hai là, còn thiếu về việc tổ chức nghiên cứu lý luận khoa học, hành chính quản trị, tổ chức nhà nước nói chung và tổ chức BMHCNN nói riêng trong điều kiện Đảng cầm quyền, thực hiện cơ chế thị trường định hướng XHCN, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, chưa chú trọng và coi đây là một vấn đề cấp thiết do đó việc nghiên cứu không được sâu sắc, kỹ càng và tranh thủ tiếp nhận ý kiến của các nhà khoa học hoặc chuyên gia về quản trị, hành chính, tổ chức bộ máy. Cho nên nó dẫn đến việc thây đổi bộ máy thiếu nhất quán, thiếu cơ sở khoa học và căn bản pháp lý, nhiều bộ máy được thành lập tính lôgic chưa cao và chưa phù hợp về mặt lý luận, nguyên tắc và pháp luật, bộ máy mất ổn định.

Chưa nắm được hết đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội đất nước, thiếu cách nhìn tổng thể về xây dựng chiến lược xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính. Vì vậy, làm cho chủ trương và giải pháp không thống nhất, thiếu đồng bộ. Nhận thức chưa đầy đủ về xây dựng, củng cố, kiện toàn BMHCNN các cấp, các ngành. Việc thành lập một số tổ chức đồng thời bổ nhiệm, bãi nhiệm

Page 115: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

111

chưa thống nhất, thiết dân chủ, còn làm theo cảm tình cá nhân đã ảnh hưởng đến tình trạng phân tán, lỏng lẻo, tuy tiện.

Ba là, mặc dù trong hệ thống chính trị nước CHDCND Lào tất cả các tổ

chức và hoạt động của cơ quan nhà nước là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, mọi

tổ chức được Đảng và Nhà nước lập ra đều làm vai trò, chức năng để đáp ứng

và đảm bảo quyền lợi của nhân dân và phát triển đất nước theo con đường

XHCN. Tất nhiên, tổ chức Đảng và tổ chức nhà nước cũng có đặc điểm chung;

nhưng còn có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, cụ thể của riêng mình từng các

loại hình tổ chức khác nhau theo đối tượng, mục đích cụ thể khác nhau. Tuy

nhiên, còn một số cán bộ chưa nắm rõ và thực hiện chưa đúng về vai trò và

phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cũng như thực hiện chức

năng của nhà nước; nhiều nơi, nhiều lúc cán bộ, công chức thực hiện công việc

lầm nhẫn vị trí, vai trò chức năng giữa Đảng và nhà nước hoặc đứng với tư

cách là đại biểu Quốc hội, thời gian vừa qua vẫn còn gây ra một sổ tình trạng

Đảng làm thay Nhà nước hoặc cơ quan lập pháp làm thay cơ quan hành pháp.

Bốn là, việc triển khai chủ trương đường lối của Đảng thành chính sách

văn bản của Nhà nước chưa cụ thể hóa và chậm. Pháp luật và văn bản pháp lý

về tổ chức, điều hành cũng như việc củng cố, kiện toàn BMHCNN chưa đồng

bộ và còn thiếu; thêm nữa việc thực hiện cũng chưa nghiêm, chưa theo đúng

trình tự. Chưa kết hợp chặt chẽ với việc cải cách thể chế, nhất là thủ tục hành

chính với cải cách tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của đội ngũ công chức.

Chủ yếu chỉ chú trọng đến rà soát sắp xếp bộ máy và nhân sự.

Năm là, chưa xác định rõ vị trí (địa vị pháp lý), chức năng, quyền hạn,

nhiệm vụ, phạm vi, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan và mạng lưới

hệ thống tổ chức của từng cơ quan, mỗi loại hình tổ chức, nhất là nội hàm trong

cơ cấu tổ chức của cơ quan các bộ phận cấu thành cũng không rõ ràng. Nhiều

quy chế, quy định về tổ chức, về lề lối làm việc của một số cơ quan hành pháp

vẫn chưa cụ thể, khó thực hiện. Việc phân loại, thiết kế mô hình và bố trí các

loại tổ chức, cơ quan hành pháp mà thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quyền

Page 116: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

112

hành pháp trong hệ thống bộ máy nhà nước chưa được chú ý và còn có nhiều

cách hiểu khác nhau.

Sáu là, việc củng cố, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như cơ cấu nhân sự chưa thật sự xuất phát từ yêu cầu của công việc và tiêu chuẩn. Năng lực của cán bộ, công chức mà làm theo ý muốn của cá nhân; nhiều trường hợp cải cách bộ máy còn mang tính hình thức, làm cho xong, cho nhanh theo mệnh lệnh cấp trên mà thiếu nghiên cứu về chiều sâu, toàn diện và mang tính lâu dài. Tình trạng sắp xếp lại tổ chức của một số bộ, ngành vẫn phụ thuộc rất lớn vào việc bố trí nhân sự, thiếu cơ sở khoa học và khách quan; thậm chí còn phụ thuộc vào nhóm lợi ích, người thân quen. Cơ chế xin - cho và nể nang trong một số cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn tồn tại và kéo dài cho đến nay.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và năng lực của đội ngũ chưa phát triển và đáp ứng được những yêu cầu mới.

3.2.5. Bài học về cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Từ thực tiễn cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào trong thời gian vừa qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau đây:

Một là, để đảm bảo cho việc cải cách, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và BMHCNN cấp trung ương nói riêng; trước hết cần có sự thống nhất về mặt tư duy, nhận thức, sự hiểu biết cơ bản đối với việc xây dựng và củng cố BMHCNN. Đảng ủy và chính quyền các cấp phải quán triệt, thống nhất cao và chủ động thực hiện nghiêm và tốt đối với đường lối, chính sách và phương hướng củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị và hệ thống BMHCNN.

Hai là, cải cách tổ chức BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung ương nói riêng là việc thường xuyên cải cách để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn nhất định; Đảng ủy và cơ quan chính quyền các cấp phải có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác cải cách hệ thống hành chính nhà nước, tránh khỏi chỉ dựa từ cấp trên; cần có sự thống nhất và quyết tâm cao. Đảm bảo những nguyên tắc tổ chức hành chính, tính đoàn kết và sự kiên quyết, giải quyết các vấn đề trong bộ máy nhà nước.

Page 117: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

113

Ba là, cần mở rộng nghiên cứu chiều sâu, toàn diện và lâu dài. Kết hợp giữa khoa học, lý luận, đường lối và thực trạng trong và ngoài nước. Tranh thủ, học hỏi, lựa chọn và vận dụng bài học kinh nghiệm của các nước để cho phù hợp với điều kiện, đặc thù và truyền thống của Lào. Việc xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy nhà nước phải vừa đảm bảo tính nguyên tắc vừa xuất phát từ những đặc điểm, thực tiễn nước Lào.

Bốn là, việc xây dựng và cải cách BMHCNN cần có chỗ dựa về mặt pháp lý, tiến hành theo pháp luật trên cơ sở khoa học, nguyên tắc, nguyên lý; đảm bảo tính dân chủ, minh bạch, công khai và có tính khả thi. Vậy, cần phải tăng cường nghiên cứu, xây dựng các văn bản và khung hướng dẫn khác để làm căn cứ trong việc cải cách đồng thời có cơ chế phối hợp với nhau giữa các bộ, ngành và địa phương để đạt được mục tiêu cải cách bộ máy. Ngoài ra, cần có chiến lược, chương trình, kế hoạch cụ thể, toàn diện từng giai đoạn của hệ thống BMHCNN cũng như cơ quan, đơn vị hành chính các cấp.

Năm là, việc củng cố, kiện toàn công tác hành chính nhà nước cần được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm và từng bước thành hệ thống; Từ cải cách thế chế, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, bộ máy tổ chức, quản lý và phát triển nhân sự, cơ chế làm việc và quan hệ phối hợp, công tác quản lý và đáp ứng ngân sách đồng thời cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để làm cho hệ thống hành chính điều hành có hiệu quả và hiện đại từng bước.

Sáu là, cải cách, củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, phù hợp, có hiệu quả. Vậy, cần tiến hành một cách rộng rãi và chiều sâu, từ cấp trên xuống dưới, có trọng tâm, có thí điểm trước để đánh giá, rút được bài học kinh nghiệm và mới tiếp tục triển khai một cách rộng rãi. Đẩy mạnh cải cách với tinh thần kiên quyết, chủ động, tích cực mới có BMHCNN tinh gọn, vững mạnh và đủ năng lực trong thực hiện các nhiệm vụ mà được giao.

Bảy là, cải cách tổ chức BMHCNN gắn liền với quy hoạch sắp xếp, bố trí nhân sự trong bộ máy hành chính. Điều quan trọng là phải tập trung giải quyết trong công tác cán bộ công chức, nhất là tư tưởng, chế độ chính sách và

Page 118: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

114

phát triển để nâng cao trình độ. Khi tiến hành cải cách tổ chức cần nắm được tình hình và các vấn đề của cán bộ công chức gắn với công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức đi cùng với việc xây dựng nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt cho cán bộ công chức bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp nhằm đảm bảo cho tổ chức tiếp tục hoạt động một cách thường xuyên và có hiệu lực, hiệu quả đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở những vấn đề lý luận về cải cách BMHCNN cấp trung ương

ở CHDCND Lào, chương 3 luận án tập trung phân tích đánh giá quá trình hình thành, phát triển BMHCNN cấp trung ương ở Lào qua hai giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn sau năm 1975. Đặc biệt chương này tập trung nghiên cứu thực trạng quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương của nước CHDCND Lào từ 1975 đến nay (sau khi cách mạng Lào giành thắng lợi 1975 đến nay). Quá trình này được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1991 (chưa có Hiến pháp CHDCND Lào) và thời kỳ từ năm 1991 đến nay (từ khi có Hiến pháp đến nay). Việc nghiên cứu thực trạng này tập trung vào đánh giá hệ thống chủ trương của Đảng NDCM Lào và hệ thống các văn bản của Lào đề cập đến cải cách BMHCNN cấp trung ương; đánh giá cơ cấu tổ chức BMHCNN cấp trung ương và đội ngũ nhân sự của bộ máy này và ở mức độ nhất định nghiên cứu đánh giá chức năng, nhiệm vụ và lề lối làm việc của BMHCNN cấp trung ương ở Lào thời gian qua. Đáng chú ý là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của BMHCNN cấp trung ương với quá trình cải cách bộ máy trong thời kỳ này. Chương 3 luận án đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng trên. Đồng thời, rút ra được những bài học có giá trị trong quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương của Lào thời gian qua. Những kinh nghiệm này của luận án là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất các quan điểm và hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm tiếp tục đẩy mạnh cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào đến năm 2020.

Page 119: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

115

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU NHẰM BẢO ĐẢM CẢI CÁCH BỘ MÁY

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.1.1. Quan điểm nhằm bảo đảm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nhằm đảm bảo cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào phù hợp với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước; cần phải chú trọng và quán triệt những quan điểm cơ bản sau đây:

Một là, cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương

Cải cách BMHCNN cấp trung ương phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp Đảng, nhất là Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đảng ủy của các bộ, cơ quan hành chính các cấp đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng, cơ quan, ban ngành ở trung ương. Bởi vì, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cải cách BMHCNN là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo định hướng XHCN ở Lào, nhất là cấp trung ương (chủ yếu là Chính phủ), đó là yêu cầu cốt tử bảo đảm bản chất chế độ dân chủ nhân dân của BMHCNN.

Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII đã nhấn mạnh: Do hệ thống quyền lực của chúng ta tập trung dưới sự lãnh đạo của

Đảng; vì vậy, việc cải cách hệ thống quyền lực nhà nước phải được

tiến hành song song với sửa đổi phương thức lãnh đạo của Đảng đối

với cơ quan Nhà nước để làm cho cơ quan nhà nước có khả năng thực

hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách chủ động. Việc sửa đổi

phương thức lãnh của Đảng là phải trên nguyên tắc là: Đảng là người

Page 120: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

116

hoạch định đường lối, chính sách và phương hướng lớn về sự hoạt

động của cơ quan nhà nước nhất là về xây dựng luật và các quy phạm

pháp luật của Nhà nước; đồng thời, Đảng cũng người bố trí, sắp xếp

cán bộ lãnh đạo chủ chốt có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức

vào các chức vụ quan trọng của cơ quan nhà nước, để cho việc quản lý

nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội được tiến hành một cách có hiệu

quả, làm cho công dân được sử dụng quyền của mình một cách đầy đủ

và có sự công bằng, bình đẳng trước pháp luật [89, tr.33-34].

Vai trò lãnh đạo của Đảng được thực hiện bởi các cấp Đảng ủy và mỗi

đảng viên. Trong điều kiện trở thành Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng

còn được ghi rõ trong điều 2 Hiến pháp năm 2003 là: Quyền làm chủ Tổ quốc

của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và bảo đảm bởi sự hoạt động của hệ thống chính trị mà có Đảng NDCM Lào là hạt nhân lãnh đạo. Điều này, cho

thấy Đảng không chỉ là hạt nhân lãnh đạo BMHCNN mà còn là trung tâm ý

chí, nguyện vọng cho toàn dân, toàn hệ thống chính trị. Đảng phải có trách

nhiệm trước toàn dân về những yếu kém, tồn tại của BMHCNN; nhất là cấp

trung ương, chủ yếu là tổ chức bộ máy của Chính phủ; Mọi yếu kém của

BMHCNN ấy là yếu kém của Đảng ủy trong việc chỉ đạo công tác nhà nước ở

BMHCNN đó.

Chính phủ là cơ quan hành chính, trực tiếp thực hiện quyền hành pháp,

quản lý nhà nước trong phạm vị toàn quốc và được phân giao nhiệm vụ do

nhân dân thông quan cơ quan đại diện trong việc xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội, làm cho đất nước ngày càng vững mạnh lên. Hồ Chí Minh đã nói “Chế

độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm người chủ, mà Chính phủ là người

đày tớ trung thành của nhân dân. Chính phủ chỉ có một mục đích là: hết lòng

hết sức phụng sử Tổ quốc, phục vụ nhân dân” [38, tr.382-383]. Vậy, tổ chức

BMHCNN cấp trung ương cũng như bộ máy Chính phủ đóng vai trò hết sức

quan trọng trong việc điều hành, hoạt động theo hướng phát triển đất nước

đồng thời tiến tới và đạt được nhưng mục tiêu, chiến lược đề ra của quốc gia.

Page 121: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

117

Để sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy bộ, cơ quan và phối hợp với các tổ

chức Đảng trong quá trình cải BMHCNN cấp trung ương được đảm bảo và

chặt chẽ thì cần chú ý những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các Nghị

quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng; Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ về vấn

đề cải cách BMHCNN, đó là Nghị quyết Bộ Chính trị số 21/BCT, ngày

08/05/1993 về phương châm và nguyên tắc quản lý theo ngành dọc; Nghị quyết

trung ương Đảng lần thứ 6 khóa VI về việc củng cố hệ thống quyền lực nhà

nước và công tác cán bộ, ngày 18/02/1998; Nghị quyết Bộ Chính trị số

118/BCT, ngày 15/12/2003 về việc tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy của cơ

quan hành chính nhà nước; Nghị định Thủ tướng Chính phủ số 32/TTg, ngày

02/02/2012 về việc phê duyệt và công bố chương trình cải cách hành chính giai

đoạn 2011-2015; Quyết định Thủ tướng Chính phủ số 67/TTg, ngày

22/07/2011 về việc sắp xếp tổ chức bộ máy tại các bộ, cơ quan cấp trung

ương,Thông tư của Bộ Nội vụ số 06/Nv, này 28/10/2014 về việc xây dựng bài

phân tích và dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ

và các bộ máy giúp việc; Nghị quyết Hội nghị công tác tổ chức - cán bộ toàn

quốc lần thứ 9 về việc cải cách BMHCNN, v.v.. Đó là căn cứ quan trọng để cải

cách đi đúng đường lối của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong vấn đề

chỉ đạo cải cách; tạo ra mối quan hệ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao

trong Đảng, trước khi tiến hành cải cách.

Phải nắm chắc, tập trung phải trên nền tảng dân chủ và dân chủ phải

dưới sự chỉ đạo tập trung, dân chủ không phải là vô Chính phủ, vô tổ chức. Hồ

Chí Minh gọi đây là nguyên tắc tổ chức cao nhất, có mối quan hệ chặt chẽ và

không đối lập nhau [22, tr.106].

Thứ ba, làm công tác tư tưởng đối với cán bộ, công chức; Tích cực nâng

cao chất lượng đảng viên, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không

đủ tư cách. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ

Page 122: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

118

máy tổ chức đảng, BMHCNN và các đoàn thể chính trị - xã hội làm cho tổ

chức bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Thứ tư, Đảng ủy bộ, cơ quan và ủy đảng các cấp phải có triển khai việc

thực hiện cải cách tổ chức bộ máy gắn chặt với toàn bộ công việc thuộc lĩnh

vực, ngành của mình.

Cần phải kết hợp với các tổ chức Đảng và các cơ quan ở trung ương để

cụ thể hóa đường lối, chính sách thành chương trình, kế hoạch hành động cụ

thể nhằm đạt hiệu quả cao trong cải cách BMHCNN cấp trung ương.

Các đảng viên là công chức phải ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao

phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nêu gương và

vận động công chức là quần chúng ủng hộ và thực hiện các chủ trương, biện

pháp cải cách BMHCNN cấp trung ương.

Xử lý dứt điểm tình trạng mất đoàn kết kéo dài ở một số bộ, cơ quan

hành chính, nhất là việc sáp nhập cơ quan, đơn vị theo hướng bộ quản lý đa

ngành đa lĩnh vực và việc sắp xếp cơ quan thuộc Chính phủ tại Văn phòng

Chính phủ. Tăng cường công tác lãnh đạo, công tác kiểm tra, giám sát ở các cơ

quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

Hai là, cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào phải đảm

bảo tính minh bạch, hiệu quả gắn chặt với việc quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đáp ứng yêu cầu mới

Tổ chức BMHCNN với tư cách là cơ quan hành chính, quản lý và phát

triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mọi lĩnh vực được hoạt động tích cực trong toàn

xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cũng như đời sống ấm no của nhân dân; làm

cho đất nước và nhân dân tiến tới sự ổn định, vững mạnh và thịnh vượng. Vì

thế, đòi hỏi phải có tổ chức bộ máy có đủ khả năng, có sức mạnh mới có đảm

bảo và đáp ứng được tính hiệu lực, hiệu quả công việc.

Mục tiêu tiến đến công nghiệp hóa và hiện đại hóa là vấn đề mà được

Đảng và Nhà nước Lào đề ra và khẳng định lại trong Văn kiện Đại hội VIII của

Đảng năm 2006 “cán bộ có vai trò quan trọng trong việc quyết định về thành

Page 123: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

119

công và thất bại của việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước” [89, tr.79] và Đại hội Đảng IX năm 2011 đã nhấn mạnh rằng:

Trong điều kiện đổi mới hiện nay. Đảng ta đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đạo đức, có trình độ, có năng lực, có phẩm chất chính trị vững chắc, trung thành với đất nước và sự nghiệp của Đảng, có tinh thần phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, có cuộc sống lành mạnh, trong sạch và tiến bộ, có tính chủ động và phấn đấu tự rèn luyện mình, tiếp tục cố gắng học tập nâng cao trình độ trong mọi mặt, có ý thức đối với tổ chức và có kỷ luật, chấp hành pháp luật [90, tr.66].

Hiện đại hóa BMHCNN cấp trung ương liên quan đến rất nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là một nhân tố quyết định. Cho nên để hoàn thành mục tiêu cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào đạt yêu cầu trên thì cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau:

- Cần phải xuất phát từ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo cải cách BMHCNN cấp trung ương, từ những nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, đồng thời gắn với yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng phục vụ, dịch vụ công, tinh giảm BMHCNN cấp trung ương nhưng không dập khuôn, máy móc, đảm bảo tính kế thừa, tính khoa học trong tổ chức nhằm đạt được cơ cấu BMHCNN cấp trung ương có hiệu lực, năng lực và tính khả thi cao trong hoạt động công vụ. Cần phát huy vai trò của thủ trưởng kiêm bí thư ủy Đảng các cấp cơ quan hành chính trong điều hành công việc cải cách, chỉ huy nền hành chính cho vững mạnh.

- Công tác xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính phải gắn với công tác quản lý, đào tạo và phát triển cán bộ công chức hành chính vì hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một tổ chức chỉ có bộ máy và còn thiếu nhân sự, cán bộ cũng không thể thành một tổ chức, cơ quan trọn vẹn được. Cán bộ công chức là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu và là nhân tố “động” nhất của tổ chức bộ máy. Cán bộ công chức là người lập ra tổ chức, đề ra cơ chế, chính sách và điều hành bộ máy tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách. Ngược lại, Cán bộ công chức lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức

Page 124: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

120

và cơ chế, chính sách. Tổ chức quyết định phương hướng và hành động của cán bộ công chức. Tổ chức mạnh khiến từng người mạnh và từng người mạnh khiến cả tổ chức mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Cán bộ tốt việc gì cũng xong” [37, tr.377]. Do đó, xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính phải đi đối với công tác quản lý, đào tạo và phát triển cán bộ công chức hành chính. Vì yêu cầu của tổ chức và công việc mà bố trí sắp xếp người chứ không phải vì người mà lập ra tổ chức và đặt ra công việc. Quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ công chức phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng và cải cách tổ chức BMHCNN, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách.

- Cần phải đặc biệt coi trọng nhân tố con người trong cải cách và phải qua thực tiễn cải cách để xây dựng, rèn luyện, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước cấp trung ương. Một mặt, phải tinh giảm biên chế trên cơ sở xác định tiêu chuẩn, chức danh tạo ra cơ chế ganh đua lành mạnh về việc làm, về thành tích, thu nhập để thúc đẩy quá trình đổi mới cơ chế quản lý công chức; đổi mới nội dung chương trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức; có chính sách đối với cán bộ, công chức nhà nước cấp trung ương một cách thỏa đáng và phù hợp; nhất là những bộ, cơ quan trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Để đảm bảo yêu cầu cải cách, đổi mới thì phải tăng cường công tác rà soát lại cán bộ, công chức nhà nước cả về trình độ, năng lực và phẩm chất chính trị, sự nhiệt tình hăng hái phục vụ nhân dân.

Ba là, cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào phải được thực hiện đồng bộ với cải cách hệ thống chính trị cấp trung ương gắn với lề lối làm việc

Cải cách BMHCNN cấp trung ương phải thực hiện đồng bộ gắn với cải cách hệ thống chính trị ở trung ương vì BMHCNN là nằm trong mạng lưới tổ chức hệ thống chính trị của Lào. Việc cải cách BMHCNN cấp trung ương không chỉ nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và củng cố hiệu lực, hiệu quả của mình, mà chính là đóng góp quan trọng vào kiện toàn lại toàn bộ tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, tăng

Page 125: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

121

cường hiệu lực của Nhà nước trong công tác quản lý kinh tế - xã hội, phát huy tinh thần sáng tạo và quyền làm chủ của các tổ chức quần chúng. Nhất là việc củng cố BMHCNN cấp trung ương cũng như việc cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Chính phủ cần phải phù hợp với việc cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các thiết chế quyền lực khác trong bộ máy nhà nước từ Quốc hội đến Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao bởi nhìn chung đa phần đều là tổ chức bộ máy nhà nước có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, phải cải cách, cơ cấu lại song song với quá trình cải cách, cơ cấu lại tổ chức Mặt trận Tổ quốc, cơ quan quần chúng (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công đoàn) và tổ chức xã hội khác. Như vậy, mới tạo ra được cải cách có tính đồng bộ, sự thống nhất của quyền lực nhà nước và sự phân công phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công quyền cấp trung ương.

Yêu cầu trước mắt hiện nay, đòi hỏi phải phân loại và xác định rõ mô hình trong các loại hình tổ chức thuộc toàn hệ thống chính trị và hệ thống tổ chức nhà nước nhất là tổ chức bộ máy thực hiện quyền hành pháp; cần phải phân loại và xác định rõ hơn về vị trí, địa vị pháp lý đồng thời chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, trách nhiệm và hệ thống mạng lưới của một tổ chức hành hành nhà nước hoặc tổ chức khác mà thực hiện chức năng chuyên nghiệp hoặc cơ quan tổ chức dịch vụ công;

Do đó, BMHCNN cấp trung ương, nhất là cơ cấu bộ máy của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ (hoặc cơ quan đứng cả hai vị trí: Đảng và Nhà nước) phải xác định rõ, có căn cứ về pháp lý, lý luận và khoa học. Bên cạnh đó, yêu cầu đổi mới, điều chỉnh cung cách, lề lối làm việc của Chính phủ cũng như tại các bộ, cơ quan ngang bộ phải chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Cung cách, lề lối làm việc thường biểu hiện rõ nét nhất về mực độ chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả trong hoạt động quản lý hay tình trạng quan liêu, trì trệ, lãng phí ở công sở. Tuy nhiên, cung cách lề lối làm việc yếu kém hay không hẳn từ riêng bản thân ý thức mỗi cán bộ công chức mà một phần chủ yếu là từ cơ chế chung. Vì vậy, “phải sớm đánh giá đúng tình trạng thực tế ở mỗi tổ chức bộ máy và đề xuất hoàn thiện các cơ chế

Page 126: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

122

quản lý nội bộ quy định về cung cách, lề lối làm việc” [46, tr.244]. Điều đó, sẽ đảm bảo được tính đồng bộ, sự thống nhất và hiệu quả trong cuộc cải cách BMHCNN các cấp ở Lào.

Từ yêu cầu về sự thống nhất và vận hành thông suốt của cả nền hành chính cũng như các cấp hành chính nhà nước ở trung ương, ở vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng, giám sát hoạt động của chính quyền, từ đó có những vấn đề đặt ra:

- Việc cải cách BMHCNN cấp trung ương, nhất là đối với các cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn và cơ quan sự nghiệp phải bám sát việc sắp xếp lại các vụ, cục, phòng, ban theo vị trí, chức năng, phạm vị và trách nhiệm của mình; tăng khả năng đảm trách cho các cấp, nhất là vấn đề quản lý vĩ mô giữa quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ chế phối hợp, hài hòa, hợp lý giữa các cơ quan, ban, ngành với nhau.

- Cải cách, đổi mới BMHCNN cấp trung ương là nhằm phục vụ tốt chủ trương của Đảng, nhằm tập trung sức kiện toàn chính quyền hành chính các cấp cho vững mạnh về mọi mặt. Vì thế, trong khi xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ cấu trong BMHCNN cấp trung ương phải quy định cụ thể về vị trí, quy mô, chức năng, trách nhiệm, mạng lưới và mối quan hệ thống tổ chức từng cấp; đặc biệt là của các cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

- Tăng cường những cơ sở vật chất và cơ sở pháp lý để việc thực hiện cơ chế dân chủ được thực chất hơn. Điều đó là phải có quy định cụ thể những việc mà phải làm, phải thực hiện với nhân dân và trách nhiệm khi vi phạm, nhất là trong việc tổ chức lấy thông tin và lấy ý kiến của dân.

- Đảm bảo tính hiệu quả của BMHCNN trung ương khi cải cách cần phải gắn với việc cải cách, hoàn thiện lề lối làm việc bằng phong cách tích cực hợp lý, cân đối với công vụ nhằm đạt được mục địch đặt ra một cách hiệu lực, hiệu quả từng giai đoạn. Việc cải cách bộ máy và cải thiện cơ chế làm việc là hai vấn đề gắn chặt với nhau và là tính tất yếu khách quan, như Nghị quyết của Bộ Chính trị số 010/BCT đã khẳng định: “Tổ chức có ý nghĩa quyết định triệt đề,

Page 127: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

123

nhưng kỷ luật, lề lối làm việc cũng quyết định triệt để to lớn nhất về chất lượng, tốc độ nhanh nhẹn và sự thành công hoặc thất bại của công việc” [76, tr.34]. BMHCNN cấp trung ương trong bối cảnh đất nước Lào đang cố gắng hướng tới đất nước bền vững nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và từng bước hiện đại hóa, đồng thời xu thế chung của thế giới về hành chính hóa, quản lý hóa thành hệ thống và cơ chế tiến tới hành chính và quản lý nhà nước thật sự có chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả và có sự tham gia của nhân dân. Nhà nước tiến hành hoạt động nhằm mục địch phục vụ lợi ích của nhân dân, thì đồng thời đó cũng chính là nhằm tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia quản lý nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng:

Chỉ có chế độ của chung mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ nhân dân thật sự tham gia quản lý nhà nước. Vì vậy nhân dân ta đưa hết khả năng làm tròn nhiệm vụ người chủ nhà nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta mạnh, dân ta giầu [39, tr.377].

Bốn là, cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào phải bảo đảm tính kế thừa tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới và phù hợp với thực tiễn của Lào

Cách cách là quá trình thay đổi có chủ đích chứ không phải là sự phủ định sạch trơn, siêu hình máy móc đối với đối tượng được cải cách. Vì vậy đối với cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào, bên cạnh sự loại bỏ những cơ quan không phù hợp và những cơ quan, nội dung cần cải cách thì cần kế thừa giữ lại những cơ quan, bộ phận đang hoạt động có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Mặt khác, cần phải biết tiếp thu vận dụng những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là đối với những nước có nhiều nét tương đồng về định hướng chính trị với Lào như Việt Nam, Trung Quốc... để xây dựng kiện toàn BMHCNN cấp trung ương của Lào theo yêu cầu: đơn giản, tinh gọn hoạt động có hiệu lực, hiệu quả... Bên cạnh đó, để công cuộc cải cách BMHCNN cấp

Page 128: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

124

trung ương đạt kết quả tốt không thể, không xuất phát từ thực tiễn điều kiện kinh tế chính trị - xã hội và truyền thống đạo đức, văn hóa của Lào. Vì vậy, đòi hỏi cải cách phải xuất phát và phù hợp với những điều kiện thực tiễn của Lào.

Năm là, cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào phải được

tiến hành từng bước vững chắc có trọng tâm, trọng điểm lựa chọn khâu đột phá của từng giai đoạn cụ thể, gắn với việc nghiên cứu và tổng kết thực tiễn

Cải cách BMHCNN ở CHDCND Lào phải được tiến hành từng bước

vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khâu đột phá của từng giai

đoạn cụ thể. Đây là quan điểm xuất phát từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của

quá trình quản lý nhà nước ở CHDCND Lào. Trong cải cách BMHCNN cấp

trung ương có nhiều nội dung, hình thức phải làm; có vấn đề chủ yếu, trọng

tâm, có những vấn đề là cơ sở, là tiền đề, khâu đột phá của cả quá trình cải

cách bộ máy hành chính.

Cải cách BMHCNN cấp trung ương phải quan nghiên cứu chiều sâu,

toàn diện, kết hợp trên cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn công tác hành chính

nhà nước; Vì việc nghiên cứu về chiều sâu, toàn diện và thường xuyên trên cơ

sở lý luận, khoa học và thực tiễn sẽ tạo ra những nền tảng vững mạnh cho công

tác hành chính nhà nước nhất là cải cách củng cố BMHCNN cấp trung ương

cũng như cơ cấu tổ của Chính phủ Lào hiện nay. Việc nghiên cứu lý luận, khoa

học về hành chính, quản lý nhà nước trong toàn bộ hệ thống BMHCNN là vấn

đề quan trọng và là yếu tố khách quan để bảo đảm tính chất của cơ quan hành

chính, cơ quan thực hiện quyền hành pháp.

BMHCNN cấp trung ương phải là bộ máy triển khai đường lối chính

sách của Đảng cho thiết thực, trực tiếp thực thi và điều hành chính sách, pháp

luật đi vào cuộc sống toàn xã hội, dịch vụ và đảm bảo quyền lợi nhân dân; Đó

nghĩa là cơ quan thực thi và điều hành trên cơ sở chính sách và pháp luật hiện

hành hoặc là công cụ, phương tiện đáp ứng chính sách và phục vụ nhân dân.

Vậy, “Chính sách và pháp luật có liên quan rất mật thiết với nhau...Trách

nhiệm của Chính phủ - hành pháp đồng thời cũng là trách nhiệm của Đảng cầm

Page 129: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

125

quyền trong việc phải tìm ra được những chính sách làm cho đất nước được ổn

định và phát triển” [9, tr.532-533].

Muốn tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, có hiệu quả và vững mạnh cần có nghiên cứu, mô hình, thiết kế và áp dụng tổ chức bộ máy như thế nào mới đúng, phù hợp và có khả năng thực hiện nhằm đạt được mục địch chung theo chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước; Đặc biệt là trong điều kiện thực hiện chiến lược phát triển hành chính nhà nước đến năm 2020 của Chính phủ, thực hiện theo Nghị quyết của Bộ Chính trị số 03/BCT, ngày 15/02/2012 về xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây bản thành đơn vị phát triển và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 16/TTg, ngày 16/02/2012 về việc làm thí điểm xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây bản thành đơn vị phát triển. Tuy nhiên, cải cách BMHCNN cấp trung ương cần lưu ý một số điểm như sau:

- Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học về hành chính, quản lý nhà nước nhất là cải cách BMHCNN cấp trung ương. Nâng cao sự hiểu biết và nhận thức nhằm tạo ra sự thống nhất về quan điểm, chủ trương, phương hướng và thực hiện. Đẩy mạnh các Viện, Trung tâm, Đại học, chuyên gia, nhà khoa học tập trung nghiên cứu và phổ biến một cách sáng tạo, khoa học.

- Nên mở rộng và vận dụng những lý luận khoa học, bài học kinh nghiệm và thực tiễn với các nước anh em láng giềng và các nước trên thế giới. Hạn chế chủ nghĩa giáo điều, máy móc, chủ quan và coi nhẹ công tác hành chính nhà nước. Đồng thời, cần nghiên cứu cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào trong điều kiện Đảng NDCM Lào cầm quyền, thực hiện theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng quan hệ và hội nhập quốc tế, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện toàn cầu hóa thế giới hiện nay.

- Khi nghiên cứu về hành chính nhà nước là phải nghiên cứu khoa học về vấn đề tổ chức và hoạt động của bản thân nhà nước; Trong đó, phải nghiên cứu về chiều sâu và toàn diện trong hộ thông tổ chức BMHCNN cả trung ương và địa phương. Nếu xa rời và thiếu nghiên cứu lý luận, khoa học, nguyên lý và

Page 130: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

126

thiếu sự kết hợp với tình hình, đặc thù trong và ngoài nước sẽ khiến cho việc cải cách BMHCNN ở trung ương ở Lào gặp nhiều khó khăn, phức tạp, chậm chạp, ít tiến bộ, mất nhiều thời gian, tốn kém, không đáng giá và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

4.1.2. Mục tiêu tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp

Trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Về mục tiêu chung: Đến năm 2020 phải xây dựng được BMHCNN

cấp trung ương ở CHDCND Lào ổn định, trong sạch, vững mạnh, chuyên

nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN và phục vụ người dân, doanh nghiệp,

xã hội và hội nhập quốc tế. Trong Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào khóa

IX đã đề ra:

Cơ quan hành chính nhà nước phải kiện toàn một cách sâu sắc

theo hướng tinh gọn, hợp lý và có hiệu quả. Các bộ, cơ quan hành

chính cấp trung ương cần thực hiện chức năng quản lý vĩ mô là

chủ yếu; Nhất là việc triển khai đường lối và Nghị quyết của

Đảng thành chương trình, đề án thuộc ngành cho kịp thời và chỉ

đạo tổ chức thực hiện thành hiện thực...; Trong thời gian tới, phải

cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ sâu sắc hơn nữa để có khả

năng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước vững

mạnh và hiệu quả, đồng thời bảo đảm không trùng lặp, chồng

chéo giữa các bộ làm chức năng quản lý vĩ mô toàn ngành với các

cơ quan làm chức năng tham mưu của Chính phủ [90, tr.48].

Về mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành

chính được xác định phù hợp, không còn sự chồng chéo, trùng lắp, chuyển

những việc không nhất thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ đảm nhận. Các cơ quan trong

hệ thống hành chính có chức năng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định

Page 131: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

127

hướng xã hội chủ nghĩa, thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương được

phân cấp hợp lý.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức của Chính phủ tinh gọn, hợp lý, có hiệu quả theo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Thứ ba, lòng ghép với cải cách bộ máy hành chính, là thủ tục hành chính liên quan tới cá nhân, tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, phấn đấu mỗi năm giảm một cách hợp lý chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính với cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ tư, phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước được tiếp tục đổi mới, cải cách, phấn đấu giảm được tối thiểu thời gian giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức tại cơ quan hành chính nhà nước. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai 100% vào năm 2020 tại các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương; sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ do cơ quan hành chính cung cấp đạt mức 80% vào năm 2020.

Thứ năm, đến năm 2020, 100% các cơ quan hành chính thực hiện cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, khắc phục xong về cơ bản tình trạng cán bộ, công chức cấp trung ương không đạt tiêu chuẩn theo chức danh. Đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ sáu, tiền lương của cán bộ, công chức phải được cải cách cơ bản, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình.

Thứ bảy, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan.

Page 132: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

128

4.2. GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.2.1. Đổi mới tư duy nhận thức, khẳng định quyết tâm chính trị và trách nhiệm về cải cách bộ máy hành chính Nhà nước cấp Trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trước hết chúng ta phải tư duy lại một cách toàn diện và thống nhất với nhau về mô hình các tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị ở Lào, hình thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cải cách BMHCNN nhất là cấp trung ương; tạo cơ sở và tăng cường sự hiểu biết, nhận thức mới một cách đúng đắn cả nguyên lý, pháp lý và thực tiễn. Sau đó, cấn phải thống nhất với nhau về tư tưởng, quan điểm đối với việc xây dựng và cải cách tổ chức BMHCNN cấp trung ương; chỉ cho thấy rõ vai trò, chức năng, tính tất yếu và vị trí của BMHCNN cấp trung ương, chủ yếu là Chính phủ với tư cách là tổ chức bộ máy trọng tâm cầm lái việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và thực thi, điều hành các chính sách và pháp lý, quản lý mọi lĩnh vực toàn xã hội trong phạm vi cả nước (cấp quốc gia). Hơn nữa, với danh nghĩa là tổ chức bộ máy của nhân dân, được nhân dân giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm đối với dân trở thành một tổ chức bộ máy để bảo vệ, đảm bảo và đáp ứng những quyền lợi, ý chí nguyện vọng chính đáng của mọi người dân; tổ chức BMHCNN mới có đặc quyền và được nhân dân cho phép để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó; và phải đặt dưới khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, việc xây dựng và cải cách tổ chức BMHCNN cấp trung ương tầm quan trọng nhất phải vì lợi ích chung nhân dân và đất nước. BMHCNN là tổ chức bộ máy trực tiếp thực thi và điều hành cụ thể vào thực tế hàng ngày liên quan với đời sống của nhân dân; Công vụ hành chính, quản lý nhà nước cũng như tổ chức BMHCNN sẽ dễ bị ảnh hưởng hoặc dễ bị thay đổi, đổi mới theo nhiều lý do như: theo đổi mới chủ trương chính sách, nhiệm vụ mới và yêu cầu mới...; Vậy, phải đáp ứng kịp thời và củng cố thường xuyên theo yêu cầu mới.

Từ nhận thức và sự thống nhất, chúng ta cần phải tạo ra những tầm nhìn lâu dài, có chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch tổng thể và toàn diện về xây dựng và cải cách, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước nhất là BMHCNN

Page 133: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

129

cấp trung ương. Trong đó nên có lộ trình thích hợp trong việc tiến hành cải cách BMHCNN và để làm được tốt, có hiệu quả nên phải:

- Đẩy mạnh và tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ, tìm hiểu, nghiên cứu và phổ biến về hành chính quản trị, tổ chức nhà nước, quản lý nhà nước, hệ thống hành chính quan liêu, dịch vụ công, phục vụ nhân dân, pháp luật và vân vân mà liên quan đến, từ bản thân cơ quan hành chính nhà nước các cấp đến tới xã hội từng bước một;

- Từ Chính phủ xuống các bộ, ngành; cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp trong hệ thống tổ chức BMHCNN cấp trung ương cần quan tâm hơn nữa về điều này, mở rộng và tạo điều kiện cho cán bộ công chức được học hỏi, tìm hiểu tăng cường kiến thức của mình bằng nhiều hình thức, đa dạng; cung cấp những thông tin đẩy đủ từ nhiều nơi, nhiều nguồn ở trung ương và địa phương cả trong và ngoài nước;

- Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các bộ, các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo đối với việc cải cách, kiện toàn BMHCNN cấp trung ương một cách toàn diện, thường xuyên liên tục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi;

- Khẩn trương xây dựng và triển khai chính sách, kế hoạch và cải cách tổ chức BMHCNN cấp trung ương nhất là chiến lược phát triển hành chính nhà nước đến năm 2020 và hướng chỉ đạo cải cách tổ chức BMHCNN cấp trung ương của Chính phủ giai đoạn năm 2011-2015;

- Tạo ra những cơ chế khuyến khích sáng kiến đổi mới, cải cách; đòi hỏi sự quyết tâm của lãnh đạo trong thực hiện cải cách, đổi mới và chấn chỉnh bộ máy tổ chức đồng thời tiến hành việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với chất lượng, hiệu quả trong công tác hành chính quản trị.

4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để làm nền tảng pháp lý cho xây dựng và cải cách bộ máy nhà nước cấp trung ương gắn với hoàn thiện thể chế nền hành chính nhà nước theo yêu cầu mới

Tổ chức bộ máy nhà nước, được hiểu là tổ chức bộ máy của nhân dân, được nhân dân giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm đối với dân trở thành một tổ

Page 134: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

130

chức bộ máy để bảo vệ, đảm bảo và đáp ứng những quyền lợi, ý chí nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tổ chức BMHCNN mới có đặc quyền (công quyền) và được nhân dân cho phép để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó; mà phải đặt dưới khuôn khổ của pháp luật. Từ cách hiểu như vậy, tổ chức BMHCNN cấp trung ương đóng vai trò quan trọng là cơ quan, tổ chức bộ máy trực tiếp thực thi và điều hành mọi lĩnh vực cụ thể vào thực tế hàng ngày liên quan với đời sống của nhân dân. Thực chất BMHCNN là tổ chức thực thi và điều hành các chính sách và pháp luật; Với tính chất BMHCNN là tổ chức triển khai do hình thức quản lý nhà nước bằng pháp luật và khuyến khích phát triển dịch vụ công, duy trì vị trí và vai trò mang tính hỗ trợ, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn và phục vụ cho xã hội nhằm đạt được mục tiêu tối đa bảo vệ, đảm bảo và đáp ứng những quyền lợi, ý chí nguyện vọng của mọi công dân. Như Hồ Chí Minh đã nói:

Pháp luật của chúng ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu

người lao động. Pháp luật của ta lúc này, trong điều kiện hiện nay,

chưa tước bỏ quyền tư hữu, nhưng không ai được lợi dụng quyền tư

hữu để bóc lột thậm tệ nhân dân lao động. Pháp luật của ta là pháp

luật thực sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho

nhân dân lao động [35, tr.185].

Chính vì vậy, việc xây dựng và cải cách BMHCNN cấp trung ương cũng

phải có căn cứ về mặt pháp lý mới thực hiện được.

Để đáp ứng kịp thời theo yêu cầu mới và thực hiện chủ trương của Đại

hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX (2011) là quyết tâm tạo bước đột phá trong

thực hiện đường lối đổi mới, đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, tiếp tục thực hiện mục tiêu XHCN, mở rộng hội nhập với khu

vực và quốc tế. Đồng thời, nhằm đảm bảo việc xây dựng và hoàn thiện, cải

cách tổ chức BMHCNN cấp trung ương. Thời gian tới cần xây dựng, sửa đổi,

bổ sung các văn bản pháp lý một cách bồng bộ, đẩy đủ, có hiệu lực, hiệu quả.

Muốn vậy, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Page 135: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

131

- Tiếp tục ra những Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng để làm nền tảng hướng chỉ đạo đối với việc xây dựng và cải cách, kiện toàn bộ máy nhà nước và tổ chức BMHCNN cấp trung ương trong giai đoạn hiện nay và những năm tới. Đây là cơ sở chính trị quan trọng cho việc thể chế hóa cải cách BMHCNN cấp trung ương có hiệu quả.

- Rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật theo từng lĩnh vực nhất là lĩnh vực hành chính và tư pháp, loại bỏ những quy định pháp luật không còn hiệu lực, chồng chéo, trùng lắp và không phù hợp; tăng cường xây dựng mới các văn bản pháp luật và tập trung sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho đồng bộ, đẩy đủ trong điều kiện mới đang đặt ra. Hiện nay và thời gian sắp tới, cần tập trung vào những vấn đề sau đây:

+ Tiến hành sửa đổi, bổ sung thêm một số bàn pháp luật trong lĩnh vực hành chính và tư pháp, nhất là luật khung như: Hiến pháp (2003), Luật Chính phủ (2003), Luật Hành chính địa phương (2003) (hiện đang trong giai đoạn sửa đổi, bổ sung) và một số luật liên quan đến. Việc sửa đổi, bổ sung phải đứng trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng, có căn cứ và tính chất về lý luận, pháp lý, khoa học, đảm bảo những nguyên tắc hành trình quản trị, tổ chức quản lý nhà nước, nhà nước và pháp luật, phù hợp với đòi hỏi của đất nước cũng như xu hướng thế giới hiện nay.

Trọng tâm là tập trung vào sửa đổi, bổ sung một số chương của Hiến pháp như: về Chủ tịch nước, Chính phủ và Chính quyền địa phương; cần đề cấp đến và làm rõ hơn nữa vai trò, vị trí, chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm, phạm vi, mối liên hệ và hệ thống mạng lưới tổ chức bộ máy.

+ Đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật Chính phủ cần lưu ý một số điểm sau đây:

1) Cần thiết kế lại mô hình các loại tổ chức khác nhau trong toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương, cần nghiên cứu, tìm hiểu các loại cơ cấu tổ chức bộ máy để thực hiện quyền hành pháp nói chung; Trong đó, là Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan đơn vị khác; cần phân định sâu hơn về cơ quan thực hiện chức năng quản lý

Page 136: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

132

hành chính nhà nước (quản trị) và cơ quan thực hiện chức năng khác nhất là các cơ quan chuyên môn, sự nghiệp, sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước), đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện dịch vụ công;

2) Cơ cấu tổ chức cần phân định và làm rõ hơn, cả cơ cấu bộ máy và cấu thành nhân sự của Chính phủ bao gồm những loại cơ quan như thể nào, thành viên của Chính phủ như thể nào; Trong tổ chức nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ có mấy cấp, từng cấp có loại hình và tên gọi như thế nào hoặc trừ trường hợp nào đó cũng quy định rõ trong luật. Trong Luật Chính phủ năm 2003, chưa quy định rõ về cơ quan thuộc Chính phủ hoặc đa số gọi Tổng cục hoặc cơ quan khác tương đương, nhưng trên thực tế phần lớn các bộ có loại hình tổ chức Tổng cục nhưng đặt tên gọi khác nhau;

3) Quy định rõ việc thành lập, sáp nhập, tách ra, hợp nhất, giải thể tổ chức Chính phủ do thẩm quyền cá nhân của Thủ tướng hoặc tập thể của Chính phủ cũng như thẩm quyền của bộ trưởng và thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập hoặc giải thể tổ chực nội bộ của bộ.

Đối với Luật Hành chính địa phương cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề đáng chú ý mà liên quan đến việc cải cách BNHCNN cấp trung ương như: về phân cấp quản lý và phối hợp giữa trung ương và địa phương theo cơ chế kết hợp quản lý theo ngành dọc và ngành ngang; thành lập, giải thể, biên chế bộ máy tổ chức chuyên môn, sự nghiệp đại diện ở khu vực và địa phương đồng thời việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức nhân sự tại các sở, phòng ở địa phương.

+ Khẩn trương sửa đổi, bổ sung thêm vào một số văn bản dưới luật và đưa ra văn bản mới để đảm bảo cho công tác tổ chức hành chính nhà nước và cải cách BMHCNN cấp trung ương nhất là quy định khung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ (ví dụ : ở Việt Nam có Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ, cơ quan ngang bộ). Chuẩn bị, tạo điều kiện nhằm góp phần trong việc dự án luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới, ví dụ như: Luật Cán bộ - công chức, Luật Thành phố - thị trấn (tách ra từ Luật Hành chính địa phương).

Page 137: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

133

- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành luật. Đây là vấn đề yêu cầu cấp bách hiện nay; muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là rất cần thiết pháp luật làm ra phải tuân thủ nguyên tắc có dân chủ theo một quy trình khoa học, công khai với sự tham gia góp ý một cách rộng rãi.

Về kỹ thuật biên tập, soạn thảo, dự thảo các văn bản pháp luật, thủ tục hành chính cần được biên tập theo yêu cầu rõ ràng, cụ thể hơn, đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ giữa các nội dung tại các điều, khoản, và dễ hiểu, dễ thực hiện, ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện một số văn bản khi cần thiết.

Các cơ quan, đơn vị có trách chức, có trách nhiệm lập ra và theo dõi các văn bản pháp luật, thủ tục hành chính cần phát cố gắng, tăng cường kiến thức chuyên môn để đề xuất những văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn trên cơ sở đường lối, chính sách và nguyên tắc. Quan tâm việc theo dõi, thẩm định các văn bản để nắm chắc tình hình thực thi pháp luật.

- Chú trọng công tác thực thi, điều hành các văn bản pháp lý đúng và đủ trình tự theo luật định, nghiêm túc mang tính hiệu lực, hiệu quả; Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách đúng đắn và rõ ràng, nhất là cán bộ công chức trực tiếp thực hiện.

4.2.3. Thiết lập mô hình mới về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương một cách hợp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương

Thiết lập mô hình mới về tổ chức BMHCNN cấp trung ương ở Lào bảo đảm hoạt động có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng sự phát triển và hội nhập với khu vực và quốc tế là quá trình tìm ra cái mới phù hợp với điều mới hiện nay và đi theo hướng XHCN.

Thời gian qua, tổ chức BMHCNN cấp trung ương đã được cải cách, kiện toàn tích cực theo phương châm tinh gọn, hợp lý, có hiệu quả, có chất lượng nhất là cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa VII (2011); Cuộc cải cách lần này bước đầu, cơ cấu bộ máy Chính phủ đã được điều chỉnh theo xu hướng của mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhiều hơn; tập trung sắp

Page 138: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

134

xếp lại các cơ quan, Ủy ban, ngành chuyên môn, sự nghiệp thuộc Chính phủ sáp nhập sang các bộ, cơ quan ngang bộ trung ương; không còn loại cơ quan thuộc chính phủ có thức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực đặt tại Phủ Thủ tướng Chính phủ và đổi mới loại hình Văn phòng Chính phủ đã thay cho Phủ Thủ tướng Chính phủ trong đầu nhiệm kỳ của Chính phủ khóa VII. Đây được coi là mốc đánh dấu lần đầu tiên trong cải cách cơ cấu tổ chức Chính phủ so với các khóa trước đây; Đó là sự kiên quyết của Đảng và Nhà nước đối với công tác cải cách, kiện toàn BMHCNN cấp trung ương. Tuy nhiên, để khắc phúc những vướng mắc và tiếp tục thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của cải cách, kiện toàn BMHCNN cấp trung ương trong những năm tới, cần tập trung chú trọng một số nội dung chủ yếu sau:

- Xuất phát từ mô tả, thiết kế và xác lập loại hình tổ chức bộ máy trong hệ thống hành chính nhà nước ở trung ương; Phân tích, phân định toàn diện và rõ ràng hơn các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước và cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh, chuyên môn, sự nghiệp, dịch vụ công; đồng thời phải sớm sắp xếp vào theo nhóm để phân định rõ ràng chức năng hoạt động của bộ máy. Việc thiết kế trên cơ sở lý luận, khoa học, lôgic, thực tiễn về mô hình tổ chức hành chính với các loại hình khác nhau và có thể áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

- Đẩy mạnh các bộ, cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thực hiện chức năng quản lý vĩ mô là chủ yếu, làm cho bộ máy tham mưu giúp việc “tinh gọn, hợp lý và có hiệu quả”. Phân định và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy tham mưu giúp việc về quản lý hành chính chuyên môn và sự nghiệp.

Như vậy, phải sớm ban hành các văn bản pháp luật để quy định về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ nhằm điều chỉnh, đổi mới mạnh mẽ và hợp pháp hóa các tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ để thực hiện thành công mục tiêu chính trị của Đảng đề ra đến năm 2020 và 2030.

- Cơ cấu lại tổ chức Chính phủ cho ổn định bằng cách sắp xếp lại bộ máy của các bộ, cơ quan ngan bộ cho hợp lý theo hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh

Page 139: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

135

vực và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô là chủ yếu; Củng cố tổ chức bộ máy thuộc từng bộ, từng cơ quan ngang bộ cấp vụ, cấp tổng cục; giảm bớt khâu trung gian không cần thiết. Làm rõ hơn hình thức hoặc loại tổ chức giữa cấp vụ và tổng cục đồng thời giữa vụ mang tính chất tham mun hành chính nội bộ và vụ mang tính chất vừa tham mưu, vừa là thực thi nhiệm vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực; Đồng thời cần làm rõ về tổ chức và hoạt động của đơn vị sư nghiệp công lập khác.

Cơ cấu lại cấu trúc bên trong của các bộ, cần nghiên cứu xây dựng cơ cấu khung có tất cả các bộ với các cấu trúc nền tảng như: cục, vụ, viện trong một mặt bằng pháp lý thống nhất. Căn cứ vào cấu trúc khung của bộ máy bộ, mỗi bộ, ngành tùy đặc điểm cụ thể mà xây dựng bộ máy hợp lý với số lượng, tên gọi và cơ chế vận hành bảo đảm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ [59, tr.528].

Cần nghiên cứu xây dựng cấu trúc bộ máy bên trong của tổng cục một cách hợp lý với địa vị pháp lý, chức năng, quyền hạn, phạm vi, hệ thống mạng lưới tổ chức và trách nhiệm phù hợp với tên gọi không trùng lặp với đơn vị, cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở Lào.

- Xác định rõ vị trí, quy mô, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, phạm vị, trách nhiệm, mối liên hệ và hệ thống của cơ quan, tổ chức bộ máy hành chính các cấp thì cần xem lại những chính sách, mục tiêu, đối tượng, tiêu chí và tầm quan trọng đặt ra đối với công việc cũng như tổ chức bộ máy thực thi công vụ nào đó và điều này phải quy định trong Nghị định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan tương tự về tổ chức và hoạt động của tổ chức đó. Ngoài ra, cần chú trọng và đủ rõ ràng hơn nữa về tổ chức và hoạt động của tổng cục hoặc tương đương trực thuộc bộ. Để bảo đảm tính thống nhất cần ra quy định chung về tiêu chuẩn, tiêu chi của tổ chứ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và một số cơ quan đơn vị hành chính khác.

- Việc sắp xếp, bố trí tổ chức BMHCNN cấp trung ương nói chung và từng các bộ, cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước nói riêng phải đi cùng với

Page 140: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

136

việc củng cố, điều chỉnh tổ chức Đảng, quần chúng và gắn chặt với việc bố trí sắp xếp nhân sự một cách minh bạch và tiến hành từng bước cải cách tổ chức bộ máy theo kế hoạch, theo trình tự, bước đi trên cơ sở khoa học, khách quan, không nhất thiết; Nên đi qua nghiên cứu, qua làm thí điểm, có trọng điểm ở một số bộ, ngành mới tiếp tục triển khai, mở rộng. Sắp xếp tổ chức bộ máy, khắc phục cơ chế xin - cho, nể nang và v.v...

- Hoàn thiện, điều chỉnh cơ chế làm việc, phương thức hoạt động trong tổ chức BMHCNN cấp trung ương trên nguyên tắc tổ chức, phù hợp với yêu cầu mới; loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà và sách nhiễu, công khai hóa, tập trung thực hiện và giải quyết các vụ việc theo luật định một cách nhanh nhẹn, minh bạch. Tạo điều hiện và môi trường tốt thức đẩy công tác quản lý hành chính, tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu” nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cơ quan hành chính nhà nước.

- Điều chỉnh cơ chế phối hợp giữa các ngành cấp trung ương với nhau và giữa trung ương với địa phương một cách thông suốt, đảm bảo tính thống nhất và hiệu lực, hiệu quả của công vụ theo nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện thành công những nội dung trên và quản lý nhà nước hiệu quả cấp vĩ mô. Mô hình tổ chức BMHCNNcấp trung ương trong thời gian tới nên thiết lập mô hình như sau:

1. Cơ quan tham mưu trực tiếp cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng (Văn phòng Chính phủ, nên đặt tên gọi là Phủ Thủ tướng như trước đây).

2. Bộ tham mưu về vấn đề chủ quyền quốc gia gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ An ninh; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ.

3. Bộ tham mưu về các vấn đề theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực gồm: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Công thương; - Bộ Nông lâm và Phát triển nông thôn (sáp nhập cơ quan phát triển

nông thôn và giảm nghèo quốc gia); - Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (sáp nhập vấn đề tiến bộ phụ nữ, trẻ

em, giảm nghèo và các lĩnh vực liên quan khác);

Page 141: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

137

- Bộ Giáo dục và Thể thao; - Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch; - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế; - Bộ Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông; - Bộ Công chánh và Vận tải; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Bộ Năng lượng và Mỏ; - Ngân hàng Nhà nước; - Cơ quan Thanh tra Chính phủ (tách hẳn với Ủy ban kiểm tra Trung

ương Đảng với bộ máy, cán bộ, công chức và người đứng đầu độc lập); 4. Xóa bỏ hẳn những văn phòng tham mưu cho các ủy ban có tổ chức bộ

máy độc lập ngang bộ và Tổng cục để sáp nhập vào các bộ, ngành liên quan, phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước, tinh giảm bộ máy và giảm thiểu vấn đề tài chính công vụ.

5. Tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc các bộ, ngành cho rõ ràng và khẩn trương nghiêu cứu, phân định rõ ràng các loại hình tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống BMHCNN.

6. Phân định và chính xác rõ hơn về việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Phủ Chủ tích nước nhất là về vị trí, đại vị pháp lý của tổ chức bộ máy, về nhân sự và mối quan hệ với Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ) đối với việc hình thành tổ chức bộ máy của Phủ Chủ tịch nước.

Thiết lập mô hình BMHCNN như trên sẽ đảm bảo chức năng quản lý vĩ mô và thông suốt từ trung ương đến địa phương; thực hiện thành công các mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực quốc gia, tài chính và phục vụ nhân dân tốt hơn.

4.2.4. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Cán bộ công chức có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại về việc tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và

Page 142: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

138

Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ bảo: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muốn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” [36, tr.240, 269]. Vì vậy, huấn luyện, chăm lo đội ngũ cán bộ công chức là công việc gốc của Đảng và Nhà nước, cán bộ công chức là vấn đề có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Để cán bộ thực sự trở thành nhân tố quyết định, phải nâng cao chất lượng của từng cán bộ và cả đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý phải vững vàng, trung thực và có phẩm chất chính trị tốt đẹp, thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức và trách nhiệm trong thi hành công vụ.

Đảng NDCM Lào từ ngày thành lập cho tới ngày nay luôn luôn quan

tâm, chăm lo đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ; nhất là cán bộ cấp chiến lược

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Trong sự nghiệp giải

phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của thực dân và trong sự

nghiệp đổi mới đều gắn liền với vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ. Vì thế việc

kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất là yếu tố quan

trọng quyết định đến thắng lợi vẻ vang của mọi công việc và rất thuận lợi cho

các khâu sắp xếp, luân chuyển, sử dụng đúng cán bộ, làm cho họ an tâm thực

hiện nhiệm vụ được giao, có chất lượng, đáp ứng đòi hỏi thực tế của xã hội và

tận tụy phục vụ nhân dân.

Trong điều kiện và hoàn cảnh mới, vai trò của đội ngũ cán bộ công chức,

nhất là cán bộ cấp trung ương càng trở nền quan trọng; trong những năm gần

đây và thời gian tới, đất nước đang đứng trước nhiều cơ hội và nhiều thách

thức, khó khăn phức tạp không nhỏ. Do đó, cần phải nắm lấy thời cơ, biết tận

dụng những cơ hội, đồng thời phải biết vượt qua những thách thức, khó khăn,

để chèo lái đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, sánh kịp với các nước

trong khu vực và trên thế giới.

Muốn thực hiện đạt được điều đó cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải

pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong

BMHCNN cấp trung ương, cụ thể như sau:

Page 143: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

139

1) Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức trong BMHCNN cấp trung ương phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội

- Tiến hành tổng điều tra, đánh giá, rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức

nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng của toàn bộ đội ngũ cán bộ,

công chức trong BMHCNN cấp trung ương, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch

cán bộ, công chức, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch,

quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức đúng với yêu cầu công tác. Xây

dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức để từng bước tiếp cận dần với

hệ thống quản lý cán bộ, công chức bằng tin học ở cơ quan hành chính các cấp.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về cán bộ, công chức đã ban hành; quy

định rõ tiêu chuẩn chức danh, nghiệp vụ, trách nhiệm cán bộ, công chức. Phân

định rõ các chức danh của từng cán bộ, công chức để phù hợp với yêu cầu từng

vị trí công việc; đó là để làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

công việc của từng cán bộ, công chức và cũng biết được năng lực, tài năng,

kiến thức và phẩm chất của họ.

- Xác định biên chế cán bộ, công chức hợp lý gắn với yêu cầu công việc

thực tế và điều kiện của từng bộ, ngành, lĩnh vực; định biên cán bộ, công chức

cấp trung ương phải căn cứ vào từng loại tổ chức, quy mô, số lượng cán bộ,

công chức theo quy hoạch.

- Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức cấp trung ương, trong

thời gian tới cần tổ chức thi đầu vào; thực hiện cơ chế đánh giá, khen thưởng,

kỷ luật đối với cán bộ, công chức để nâng cao chất lượng và trách nhiệm.

Trong thi tuyển phải đảm bảo tính dân chủ, khoa học và công bằng, công khai,

để sàng lọc lấy người đủ năng lực và phẩm chất, đúng tiêu chuẩn. Đồng thời

phải thực thi triệt để công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý cấp trung

ương, khai trừ, miễn nhiệm đối với cán bộ kém phẩm chất; có chế độ đãi ngộ

phù hợp để khuyến khích cán bộ, công chức cấp trung ương gắn bó với quần

chúng, gắn bó với nhân dân, yên tâm công tác và phát huy được trí tuệ của họ,

góp phân tích cực, năng động và hoàn thành nhiệm vụ.

Page 144: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

140

- Thực hiện tinh giảm biên chế trong tổ chức BMHCNN cấp trung ương,

nhưng chủ yếu là đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức không đủ tiêu

chuẩn; thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức; đảm bảo duy trì được 3

loại cán bộ công chức (cao tuổi, trung tuổi và trẻ tuổi) trong tổ chức BMHCNN

các cấp. Bố trí, luân chuyển và đề bạt cán bộ công chức thường xuyên theo quy

định, quy hoạch đáp ứng như cầu của công việc.

2) Cải cách, điều chỉnh và các chế độ chính sách khuyến khích thích hợp cho cán bộ công chức hành chính nhà nước

- Tiếp tục cải, điều chỉnh hệ thống chính sách cho phù hợp nhằm khuyến

khích, thu hút sức mạnh của cán bộ công chức chủ yếu là tiền lương và các chế

độ đãi ngộ; đảm bảo hỗ trợ mức cơ bản cho cuộc sống sinh hoạt cán bộ, công

chức tốt lên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời điểm đó cũng để

góp phần vào việc nâng cao chất lượng, tạo thế yên tâm công tác đối với đội

ngũ cán bộ, công chức.

- Phải có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, công chức

trong điều kiện khó khăn, xa xôi (ngoài nước), phức tạp và nguy hiểm đặc biệt;

việc làm đó dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe v.v..., đó cũng là tạo sự yên tâm cho

cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

được giao.

- Cần xem xét lại và khẩn trương điều chỉnh chế độ chính sách để thu

hút, khuyến khích thích ứng đối với cán bộ công chức có trình độ cao, có học

vị học hàm cao, có công, có kinh nghiệm nhiều, nhất là cán bộ công chức đã

nghỉ việc quản lý hành chính, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu,

các thầy cố giáo, v.v...; Bên cạnh đó, cần tăng cường, mở rộng thêm nữa công

tác thi đua, khen thưởng bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình, nhiều

phong trào một cách rực rỡ, hấp dẫn, thường xuyên, liên tục.

- Chế độ chính sách khuyến khích, hỗ trợ không chỉ là tiền lương mà nên

tính đến sự phát triển toàn diện đối với các bộ công chức mang tính chắc chắn,

ổn định, bền vững lâu dài.

Page 145: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

141

3) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nâng cao

trình độ và chất lượng của BMHCNN cấp trung ương.

- Tiến hành rà soát lại cán bộ, công chức ở BMHCNN cấp trung ương để

nắm các số liệu về các mặt cần đào tạo, bồi dưỡng. Triển khai các kế hoạch về

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong BMHCNN cấp trung ương; phân

loại cán bộ, công chức cần đào tạo, bồi dưỡng.

- Đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức; chú trọng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng

hành chính nhà nước, hiểu biết về nhà nước - pháp luật. Nâng cáo về lý luận

chính trị và rèn luyện về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Kết hợp đào tạo

chính quy và bồi dưỡng ngắn hạn. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học, tự

rèn có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nước.

- Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong

BMHCNN cấp trung ương, có ý thức tận tâm, tận ý với công việc, gắn với thực

tế, gắn bó với nhân dân, gắn bó với cơ sở.

4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức

Trong công tác quản lý cán bộ, công chức việc kiểm tra, giám sát cán bộ,

công chức là khâu công tác không thể thiếu. Kiểm tra, giám sát để đánh giá

việc thực hiện nhiệm vụ, phát hiện những việc làm tốt; uốn nắn, cảnh báo

những việc làm sai ngay từ đầu; kịp thời giúp đỡ, chỉ đạo cán bộ, công chức khi

họ gặp khó khăn, lúng túng. Thực tiễn cho thấy do không kiểm tra, giám sát

thường xuyên nên có nơi, có lúc cán bộ, công chức làm sai hoặc vi phạm

nhưng không được cảnh báo, nhắc nhở nên lại tiếp tục sai phạm.

Thực hiện giải pháp này các bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị trong hệ

thống bộ máy hành chính các cấp, phải xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm

tra định kỳ, khi cần thiết phải kiểm tra đột xuất, hoặc thông qua việc kiểm tra

thực hiện công việc để kiểm tra cán bộ, nắm cán bộ, về hoàn cảnh gia đình,

nhân thân v.v.. để có biện pháp giúp đỡ, chỉ đạo.

Page 146: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

142

4.2.5. Tăng cường ngân sách và hiện đại hóa các cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương

Để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác củng cố, kiện toàn tổ chức BMHCNN cấp trung ương cần phải tăng cường ngân sách và cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, bố trí các cơ quan, đơn vịn của các bộ, ngành nhằm đáp ứng kịp thời theo kế hoạch, chương trình cải cách.

Vấn đề cung cấp ngân sách và cơ sở vật chất trang thiết bị là một trong những yếu tố tương đối tất yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thành lập, sáp nhập, tách ra, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng hiện đại hóa trong hệ thống quản lý, hành chính quan liêu và có sự tác động mạnh mẽ của sự thành công khoa học - công nghệ trong thời toàn cấu hóa thế giới đang tiếp tục khá mạnh mẽ như hôm nay, đồng thời xu hướng các nước trên thế giới đã vận dụng sự tiến bộ của kỹ thuật, khoa học - công nghệ chuyển vào công tác hành chính nhà nước, đó là hệ thống điện tử hoạt động của BMHCNN (Chính phủ điện tử, tiếng Anh là E-Government); Để thực hiện theo hướng đối với BMHCNN cấp trung ương thì nhà nước cần đầu tư mạnh một số nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong công tác hành chính nhà cấp trung ương

Trong lĩnh vực hành chính nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc quản lý hành chính có hiệu quả hơn, thể hiện trên các mặt sau:

+ Cập nhật thông tin nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian; + Các cấp lãnh đạo, nhờ công nghệ thông tin, có thể thường xuyên nắm

được tình hình biến động cũng như chất lượng công tác hành chính, công tác phục vụ nhân dân một cách nhanh chóng và chính xác;

+ Xử lý cơ sở dữ liệu bằng các phần mềm máy tính với các phương pháp thích hợp đảm bảo tính khoa học, chính xác với độ tin cậy cao. Công nghệ thông tin giúp cho việc nhận định, đánh giá công tác hành chính nhà nước toàn diện và chính xác, trên cơ sở đó có thể dự kiến các phương hướng, đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn;

Page 147: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

143

+ Công nghệ thông tin là phương tiện hữu hiệu để khách quan hóa công tác hành chính nhà nước cấp trung ương.

Thứ hai, đầu tư nâng cấp xây dựng mới các trụ sở, phòng làm việc, và trang bị hiện đại, bảo đảm hoạt động công việc

+ Thiết kế và xây dựng các trụ sở, phòng làm việc hợp lý theo công vụ, khối lượng và số lượng cán bộ công chức;

+ Phải mạnh dạng đầu tư trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy phôtôcopy, tủ tài liệu, bàn làm việc, v.v... mới bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi cho các cơ quan và cán bộ, công chức.

Do vậy, phải quan tâm hơn nữa việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trong quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương thực hiện công việc có hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được theo dõi và góp phấn trong công tác quản lý hành chính nhà nước. Đối với vấn đề này, những năm tiếp theo cần tập trung mấy điểm sau đây:

- Việc phân ngân sách và cung cấp cơ sở vất chất, phương tiện phục vụ cho phù hợp và cân đối đảm bảo tính thường xuyên thực hiện công việc đối với ngành, lĩnh vực; cần dựa trên khối lượng, đối tượng công vụ và số lượng cán bộ công chức hiện có.

- Quản lý và sử dụng ngân sách, chỉ tiêu và công cụ trang thiết bị phải đảm bảo hơn việc thực hiện công việc chuyên môn, chuyên nghiệp, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền phố biến giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; Giảm xuống kinh phí về hành chính giấy tờ, thiết kế trang trí trụ sở và cung cấp các phương tiện trang thiết bị quá mức cần thiết, tốn kém và láng phí.

- Hoàn thiện và điều chỉnh lại các quy định, cơ chế quản lý, sử dựng tài sản nhà nước, tài sản công cũng như hệ thống quản lý tài chính mà các bộ, cơ quan nhà nước đang quản lý, quản trị cho phù hợp và có hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý ngân sách, tài chính và tài sản của Chính phủ, từng các bộ, ngành một cách nghiêm minh. Củng cố công tác thành tra, kiểm toán để bảo đảm thực hiện tốt các kỷ luật tài chính, chống láng phí và hiện tượng tham nhũng mọi hình thức trong BMHCNN.

Page 148: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

144

4.2.6. Phối hợp chặt chẽ giữa cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương, bảo đảm từng bước tính tự chủ và chất lượng của cơ quan hành chính địa phương

Nền hành chính nhà nước của nhiều nước trên thế giới đều được tổ chức theo mô hình thứ bậc, có cấp trên và cấp dưới. Trong hệ thống thứ bậc, phân biệt giữa hành chính nhà nước cấp trung ương và hành chính nhà nước cấp địa phương trở thành phổ biến. Đối với nước Lào, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cũng được phân biệt giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương mà đều là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, mang tính chất chấp hành và điều hành, thực thi và quản lý các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đồi sống toàn xã hội trong phạm vị nhất định khác nhau.

Với tính cách đó, tổ chức BMHCNN cấp trung ương ở Lào thực hiện vai trò và các chức năng quản lý vĩ mô, cấp quốc gia và phạm vị cả nước; Còn tổ chức BMHCNN cấp địa phương thực hiện vai trò và chức năng quản lý vi mô theo vùng lãnh thổ trên địa bàn (tỉnh, huyện, bản làng) nhất định. Tổ chức BMHCNN cấp trung ương và địa phương có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau, có liên hệ, phối hợp lẫn nhau thường xuyên. Do vậy, khi tiến hành cải cách BMHCNN cấp trung ương đòi hỏi cần phải cải cách BMHCNN ở địa phương một cách thích ứng trong thời gian hợp lý để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơ quan hành chính cũng như kết quả trong công cuộc cải cách, kiện toàn tổ chức BMHCNN cấp trung ương.

Mặt khác, cải cách BMHCNN cấp địa phương cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng và nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước Lào nhất là thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị 03/BCT năm 2012 về xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây bản thành đơn vị phát triển; Đặc biệt là ở trung ương phải chuyển hóa xuống địa phương, cơ sở (cả công việc, nhân sự và ngân sách, phương tiện) nhằm tạo ra những nền tảng, điều kiện và tăng trưởng sức mạnh mới toàn diện cho địa phương từng bước; gắn với việc củng cố và phát huy dân chủ nhân dân; Đề cao tính tự chủ, tự quản một cách tích cực, sáng tạo và vận dụng phù hợp với thực tế trên địa

Page 149: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

145

bàn và hợp pháp để thức đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực của địa phương và đất nước từng bước một. Cho nên, để thực hiện tốt theo phương châm này cần xác định cụ thể hơn nữa và tôn trọng một số vấn đề thêm trong thời gian sắp tới như sau:

- Phân công, phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương đưa trên nguyên tắc tập trung dân chủ có sự phân công quản lý theo ngành, lĩnh vực; tăng cường chức năng quản lý, kiểm soát, thường xuyên giám sát của Chính phủ và ngành dọc cấp trên; Tạo ra những sức mạnh để nâng cao tính tự chủ, tự quản, sự sáng tạo và trách nhiệm của cơ quan hành chính địa phương các cấp; Giảm dần sự dựa dẫm vào cấp trên của địa phương, không ngừng nâng lên năng lực trong quản lý hành chính và phục vụ ở địa phương, cơ sở;

- Phân công, phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương phải đi đúng hướng Trung ương thực hiện chức năng quản lý vĩ mô một cách hợp lý như: hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc, lập ra chính sách - pháp luật, quản lý và phát triển cán bộ công chức và theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện công vụ xây dựng phát triển của địa phương là chủ yếu; Đồng thời chỉ đạo, kiểm soát, mệnh lệnh trực tiếp và toàn diện đối với công tác an ninh - quốc phòng và công tác thuộc về chủ quyền quốc gia;

- Phân công, phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương phải đảm bảo cho tổ chức địa phương có thẩm quyền, nhiệm vụ một cách hợp lý trong việc quản lý về kế hoạch, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và cơ sở vất chất để thực hiện vai trò tự chủ, tự quản trong việc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ cho nhân dân;

- Phân công, phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương phải bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả: vấn đề nào, cấp nào giải quyết được tốt, nhanh chóng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và có hiệu quả hơn, là giao cho cấp đó làm và phân giao nhiệm vụ, thẩm quyền trong quản lý cùng nhau [121, tr.10].

Như vậy, nhiệm vụ ưu tiên trước mắt những năm tiếp theo cần chủ động đạt đến tiêu chí là: nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của các sở, phòng

Page 150: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

146

theo ngành dọc thì thuộc vào cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính ở địa phương cấp tỉnh, cấp huyện sẽ được luật định một cách rõ ràng, có hệ thống tổ chức và cơ chế phối hợp thuận lợi cho trung ương thực hiện chức năng quản lý vĩ mô là chủ yếu; Tỉnh tự chủ toàn diện, kiểm soát và huyện có khả năng, năng động thực hiện nhiệm vụ dịch vụ mọi mặt (cơ sở vật chất và kỹ thuật chuyên môn) để cho cấp bản cũng như nhân dân được sử dụng vào việc xây dựng và phát triển theo đặc điểm và thế mạnh của mình một cách hiệu quả nhất.

4.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cải cách bộ máy nhà nước, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học về bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương

Để đáp ứng đường lối đổi mới và đảm bảo kết quả công tác xây dựng và cải cách tổ chức bộ máy nhà nước nói chung nhất là cải cách BMHCNN cấp trung ương được thực hiện một cách đúng đắn, có hiệu quả trên cơ sở sự thống nhất, bảo đảm tính đoàn kết, trật tự, ổn định, vững mạnh và tiếp tục tạo điều kiện mới đẩy mạnh thực hiện công việc mang tính thường xuyên, liên tục và phục vụ tốt, có chất lượng và chuyên nghiệp của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương đó; Việc tăng cường sự chỉ đạo của Ban Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước và tiếp tục mở rộng, kết hợp công tác nghiên cứu khoa học đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương là vấn đề cực kỳ quan trọng, mang tính tất yếu khách quan và là một thách thức mới không nhỏ đối với công tác hành chính nhà nước ở Lào hiện nay.

Tuy nhiên, để phát huy và tăng cường sự chỉ đạo của Ban Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước nhất là Ban Cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ và tiếp tục mở rộng, kết hợp công tác nghiên cứu khoa học nhằm tìm hiểu, nâng cao trình độ kiến thức cả lý luận, khoa học và thực tiễn đối với việc cải cách tổ chức BMHCNN cấp trung ương hơn nữa, thời gian tới cần tôn trọng một số vấn đề thêm như sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước nhất là Ban Cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ; Ra sức trực tiếp chỉ đạo đối với cải cách BMHCNN cấp trung ương, các bộ phận tổ

Page 151: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

147

chức Chính phủ một cách toàn diện, thường xuyên liên tục và đáp ứng kịp yêu cầu mới với danh nghĩa là Ban chỉ đạo, vừa là cơ quan tham mưu cho Thủ tưởng và Chính phủ, vừa là cơ quan phối hợp liên ngành với các bộ, cơ quan ngang bộ đối với công tác cải cách tổ chức BMHCNN cấp trung ương;

- Hoàn hiện tổ chức và cơ chế làm việc của Ban Cải cách chức bộ máy Chính phủ và Ban Cải cách bộ máy ở các bộ, ngành trở thành thực sự là cơ quan chỉ đạo, là cơ quan đầu não, tư vấn, tham mưu quan trọng cho Đảng, Chính phủ cũng như Đảng Ủy và ban lãnh đạo các bộ, ngành nên phải đưa vào thêm một số cán bộ có trình độ chuyên môn, có kiến thức vững vàng nắm được vấn đề hoặc có sự tham gia của chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học v.v.. đối với mọi vấn đề mà liên quan đến. Ngoài ra, hoàn thiện công tác chỉ đạo triển khai chủ trương đường lối, Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa thành văn bản, khung hướng dẫn, chương trình, kế hoạch cải cách từng giai đoạn và điều chỉnh lại cơ chế làm việc cho đủ rõ, kịp thời hơn, và sắp vào thực tế hơn; coi trọng công tác nghiên cứu, tư vấn và phối hợp, hỗ trợ, theo dõi, tổng kết, đánh gia công tác cải cách BMHCNN thường xuyên, toàn diện.

- Chú trọng nghiên cứu về chiều sâu, toàn diện và thường xuyên trên cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn đối với tổ chức bộ máy nhà nước, hành chính học, nhà nước - pháp luật; Tập trung vào việc mở rộng và liên tục nghiên cứu khoa học về xây dựng và cải cách BMHCNN cấp trung ương nhất là về cơ cấu của Chính phủ, vị trí địa vị pháp lý, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, phạm vi, mối liên hệ từng các bộ phận; đi thẳng vào tổ chức nội bộ của các bộ, cơ quan ngang bộ nhất là cấp vụ, cấp tổng cục; Phải gắn với nghiên cứu về cơ chế, phương thức lề lối làm việc cụ thể hơn.

- Phải dựa trên tình hình, cơ sở thực tiễn trong công tác cải cách tổ chức BMHCNN cấp trung ương ở Lào theo điều kiện Đảng NDCM Lào cầm quyền, thực hiện theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng quan hệ và hội nhập quốc tế, tiến tới vấn đề công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong khâu khổ toàn cầu hóa thế giới hiện nay. Phát huy và đẩy mạnh các Viện, Trung tâm, Đại học, chuyên gia, nhà khoa học tập

Page 152: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

148

trung nghiên cứu và phổ biến một cách sáng tạo, khoa học và có cơ chế chính sách khuyến khích.

- Chủ động mở rộng và kết hợp những các lý luận khoa học, bài học kinh nghiệm và thực tiễn với các nước anh em láng giềng và các nước trên thế giới; Hạn chế chủ nghĩa giáo điều, máy móc, chủ quan và coi nhẹ công tác hành chính nhà nước. Nắm chắc và kết hợp với tình hình, đặc thù trong và ngoài nước; học hỏi trao đổi và rút kinh nghiệm bằng các rõ rộng hợp tác với các Viện, Trung tâm nghiên cứu giảng dạy mà liên quan về tổ chức nhà nước và cải cách BMHCNN ở trung ương.

Tiểu kết chương 4 Đứng trước cơ hội và thách thức trong bối cảnh khu vực và thế giới đang

diễn biến tích cực, phức tạp; Làm cho các nước ngày càng xích lại gần nhau, cùng nhau hợp tác trên các lính vực càng tăng lên, càng sâu và càng phức tạp hơn; Điều đó, đã tác động không nhỏ đối với sự phát triển đất nước ở CHDCND Lào hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm các quan điểm và giải pháp để cải cách BMHCNN cấp trung ương theo hướng tinh gọn, hợp lý và có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu mới đó là một vấn đề không đơn giản và không làm được trong một thời gian ngắn.

Cho nên, cải cách, kiện toàn BMHCNN cấp trung ương là cần tiến hành trên cơ sở quan điểm và phương châm của Đảng, tiếp tục thực hiện tốt chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, chỉ thị, hướng dẫn của Chính phủ; Tập trung đầu tư, mở rộng việc nghiên cứu khoa học cả lý luận và thực tiễn, tìm thấy những bài học, kinh nghiệm trong và ngoài nước đối với tổ chức BMHCNN đồng thời kết hợp hài hòa với hoàn cảnh thực tế của nước Lào và phát huy dân chủ trong cải cách, mở rộng tiếp ý kiến về cải cách một cách rộng rãi, đa chiều ý kiến; Nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác hành chính nhà nước cấp trung ương và làm cho BMHCNN cấp trung ương thực sự là bộ máy công quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo định hướng XHCN.

Page 153: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

149

KẾT LUẬN Trong điều kiện đổi mới hiện nay, cải cách BMHCNN cấp trung ương

của nước CHDCND Lào là yêu cầu khách quan, cấp bách trong quá trình cải

cách BMHCNN đáp ứng sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước.

BMHCNN cấp trung ương với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước,

nhất là Chình phủ. Chính phủ có chức năng, trách nhiệm chủ yếu đối với việc

triển khai đường lối chính sách của Đảng thành chính sách, pháp luật; đảm

bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước mọi lĩnh toàn xã hội vực trong

phạm vi cả nước; đảm bảo và phát huy dân chủ nhân dân với mục tiêu thực sự

là quyền lực thuộc về nhân dân, chính quyền của nhân dân nhằm phục vụ và

bảo vệ lợi ích chung, quyền lợi của công dân một cách có hiệu lực và hiệu quả

cao nhất.

Ngay từ giải phóng đất nước cho đến hôm nay, Đảng và Nhà nước Lào

đã hết sức cố gắng và tập trung vào công tác xây dựng và củng cố, kiện toàn

cơ quan quyền lực nhà nước trong hệ thống chính trị nói chung và BMHCNN

cấp trung ương nói riêng nhất là Chính phủ. Thời gian qua cho thấy, mặc dù

công tác cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào còn gặp nhiều khó khăn,

phức tạp; còn thiếu hợp lý với những điều kiện thúc đẩy và khắc phục, nhưng

cơ bản cũng duy trì và đảm bảo được những kết quả chính đáng trong việc tổ

chức thực hiện đường lối, chính sách và tạo ra những nhân tố mới, nền tảng

mới ngày càng vững mạnh và dẫn tới bộ máy tinh gọn, hợp lý, có hiệu quả

đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển đất nước và xu hướng hiện đại hóa về

hành chính nhà nước cũng như xây dụng Chính phủ điện tử, hiện đại, công

khai, minh bạch của các nước trên thế giới hiện nay.

Để góp phần nhằm bảo đảm kiện toàn BMHCNN nói chung và cải cách

BMHCNN cấp trung ương trong ở CHDCND Lào nói riêng trong thời gian

tới sẽ đạt được kết quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế

- xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng XHCN ở Lào trong bối

Page 154: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

150

cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cũng như xây dựng nền hành chính vững

mạnh, hiện đại; Luật án xin đề xuất một số vấn đề nhỏ sau đây:

1. Đổi mới tư duy và có nhận thức đúng đắn, nắm được cơ bản và hiểu

sâu về tổ chức bộ máy nhà nước, hành chính học, nhà nước - pháp luật; coi

trọng công tác tổ chức BMHCNN và công vụ hành chính. Chính trị là chỉ đạo

bằng chủ trương, đường lối còn hành chính là trực tiếp thực thi, điều hành

chính sách và pháp luật vào đời sống hàng ngày của toàn xã hội;

2. Cần có căn cứ pháp lý rõ ràng, cụ thể hóa chủ trương đường lối thành

văn bản pháp luật, thủ tục hành chính, chiến lược, chương trình cải cách từng

giai đoạn trên cơ sở đặt ra mục tiêu, tiêu chí rõ và cụ thể từng các bộ, từng

ngành và lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, kế thừa, truyền thống và đặc trưng

riêng của từng các loại hình tổ chức bộ máy;

3. Cần đầu tư vào việc nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học về tổ

chức bộ máy nhà nước, tập trung vào BMHCNN cấp trung ương; kết hợp lý

luận và thực tiễn trong và ngoài nước nhất là mô hình BMHCNN các nước đi

theo con đường XHCN trong điều kiện mới; Đồng thời vận dụng một cách hợp

lý, sáng tạo để sớm sắp xếp lại mô hình tổ chức BMHCNN cấp trung ương,

cũng như cơ cấu bộ máy của Chính phủ cho tinh gọn, hợp lý và có hiệu quả

nhất là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng hiện đại hóa, chuyển sang

Chính phủ điện tử và từng bước trờ thành Chính phủ phục vụ.

4. Cần có chiến lược, chương trình, đề án, lộ trình thích hợp và cụ thể;

Đồng thời tổ chức thực hiện tốt, nghiêm túc, đúng đắn, từng bước đi theo thức

bậc, trình tự và có cơ quan phụ trách; cần làm thí điểm ở một số ngành, lĩnh

vực; không nóng vội, máy mọc đồng loại; giám làm, giám đổi mới tổ chức dựa

trên sự lãnh đạo của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đảm bảo

nguyên tắc, tính khoa học, lôgic và thực tế; có tổng kết, rút ra những bài học,

kinh nghiệm để tạo ra sức mạnh mới cho cải cách BMHCNN cấp trung ương

đạt được kết quả tốt đẹp trong những năm tới.

Page 155: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vanlaty Kham Van Vong Sa (2014), “Cải cách hành chính nhà nước ở

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3),

tr.92-94.

2. Vanlaty Kham Van Vong Sa (2014), “Hoàn thiện cơ cấu bộ máy Chính

phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đáp ứng yêu cầu của công

cuộc đổi mới”, Tạp chí Tuyên giáo, (4), tr.22-25.

3. Vanlaty Kham Van Vong Sa (5-2014), “Cải cách bộ máy Chính phủ của

nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”, Tạp chí Quản lý

nhà nước, (220), tr.100-102.

Page 156: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Hữu Án (2011), “Đổi mới kinh tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:

thực trạng và định hướng giải pháp”, Hội thảo khoa học quốc tế phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 -2020, tr.40-45.

2. Đặng Khắc Ánh (2013), “Cải cách hành chính trong bối cảnh đổi mới hệ thống chính trị”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (4), tr.14-18.

3. Bộ Nội vụ, Báo cáo khoa học Đề tài cấp Bộ (2011), Cơ sở khoa học - thực tiễn tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng yêu cầu cải cách cơ cấu Chính phủ, Bộ Nội vụ, Hà Nội.

4. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. C.Mác, Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 33, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Cương (2015), Về phân định thẩm quyền giữa chính quyền

trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Sĩ Dược (1996), Cải cách bộ máy hành pháp cấp trung ương trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta, Luận án Phó Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Trần Thọ Đạt, Nguyễn Minh Thu (2011), “Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước CHDCND Lào và so sánh với Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 -2020, tr.27-30.

Page 157: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

153

13. Nguyễn Minh Đoan (2002), “Nâng cao an toàn pháp lý trong điều kiện xây dụng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr.19-24.

14. Nguyễn Minh Đoan (2015), Bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

15. Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

16. Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Hà (2010), Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) (2013), Giáo trình: lý luận hành chính nhà nước, Học viện Hành chính, Hà Nội.

19. Bùi Thu Hiền (2010), “Xây dựng mô hình Chính phủ phục vụ ở Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 7(107), tr.59-68.

20. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính (2009), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội.

21. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập I, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị khối kiến thức thứ nhất chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 4 tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

23. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

24. Học viện Hành chính, Khoa tổ chức và quản lý nhân sự (2010), Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước,Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

Page 158: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

154

25. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình Quản lý và phát triển tổ chức nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

26. Nguyễn Thu Hương (2005), “Cải cách cơ cấu trong cải cách tổ chức hành chính ở Trung Quốc”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (9), tr.42-45.

27. Mai Lan Hương (2012), Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

28. Kham khoong Phôm Ma Păn Nha (2010), Cơ sở và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

29. Khăm chăn Chem Sa Mon (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Nguyễn Hữu Khiển (2006), “Nhận thực về cải cách hành chính”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (1+2), tr.29-32.

31. Nguyễn Hữu Khiển (2011), “Nghiên cứu mô hình Chính phủ trong điều kiện hội nhập và phát triển”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (7), tr.24-26.

32. Mai Thị Lan (2010), Cải cách hành chính của Công an Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

33. Trân Ngọc Liêu (2013), Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Mạnh (2001), “Cải cách nền hành chính nhà nước: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2), tr.15-18.

35. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 159: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

155

40. Na Lăn Thăm Ma Thê Va (2003), Bộ máy nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo Hiến pháp 1991, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà nội.

41. On Kẹo Phom Ma Kon (2004), Đảng NDCM Lào lãnh đạo quá trình xây dựng BMHCNN (1975-1995), Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

42. Trần Thị Diệu Oanh (2012), Phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

43. Pa Tha Na Souk ALoun (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước CHDCND Lào hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội.

44. Phô xay Say Nha Sone (2011), Cải cách BMHCNN cấp huyện ở CHDCND Lào, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

45. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Đặng Xuân Phương (2011), Hoàn hiện tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Phạm Thái Quốc (2005), “Trung Quốc: cải cách chính phủ sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Trung Quốc, 5(63), tr.12-23.

48. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (Đồng chủ biên) (2010), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Sít Thi Phon Bup Phà Văn (2010), Cải cách hành chính của chính quyền Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 160: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

156

50. Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Vũ Trường Sơn (2003), “Nhìn lại cuộc cải cách Chính phủ Trung Quốc”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (3), tr.46-47.

52. Vũ Văn Thái (2010), “Tổng quan về quá trình sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức BMHCNN trước yêu cầu cải cách và hội nhập”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (8), tr.36-39.

53. Vũ Văn Thái (2011), "Những vấn đề cơ bản về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (9), tr.16-19.

54. Nguyên Đăng Thành (2010), “Cải cách hành chính ở Việt Nam thành tựu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (3), tr.3-10.

55. Lê Quang Thành (2012), Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 56. Tống Đức Thảo (2012), Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng

hòa Pháp và những giá trị tham khảo trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

57. Trịnh Đức Thảo (Chủ nhiệm) (2011), Cải cách hành chính ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

58. Lê Minh Thông (2011), “Đổi mới mô hình bộ máy nhà nước đáp ứng vai trò của nhà nước trong quá trình cải cách kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (4), tr.11-18.

59. Lê Minh Thông (2011), Đổi mới, hoàn hiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vị nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Văn Tất Thu (2008), “Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (1+2), tr.34-39.

61. Văn Tất Thu (2013), Tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Page 161: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

157

62. Đào Trí Úc (Chủ nhiệm) (2006), Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước KX04-02, Hà Nội.

63. Van La Ty Kham Van Vong Sa (2014), “Cải cách hành chính nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.92-94.

64. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Matsxcơva. 65. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 66. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matsxcơva. 67. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matsxcơva. 68. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Nguyễn Văn Vinh (2008), Những sự kiện lịch sử ở Lào 1353-1975, Nxb Na

Kon Lao động, Hà Nội. 70. Wang Manchuan (2010), Cải cách hành chính ở Trung Quốc, Viện Hành

chính và Chính sách tại Học viện Hành chính Trung Quốc, Bắc Kinh.

* Tài liệu tiếng Lào đã phiên âm sang tiếng Việt 71. An Số La Thý (2008), Nhà nước và pháp luật, Nxb Sy Bun Hương, Viêng Chăn. 72. Ban Cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ (2011), Báo cáo thực trạng về công

tác cải cách cơ quan hành chính nhà nước và một số ý kiến đối với công tác cải cách bộ máy cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới, ngày 02/06/2011, Viêng Chăn.

73. Ban Cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ (2012), Báo cáo số 03/BCBC, ngày 17/09/2012 về công tác cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ và một số cơ quan, Viêng Chăn.

74. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (1998), Báo cáo về công tác cải cách hệ thống hành chính nhà nước trong giai đoạn quan và phương hướng trong năm tới đối với Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa VI, Tài liệu tổng kết Hội Nghị, Văn phòng Trung ương Đảng, Viêng Chăn.

Page 162: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

158

75. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (2011), Tài liệu phổ biến giải thích nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

76. Bộ Chính trị (1981), Nghị quyết của số 010/BCT, về kiện toàn tổ chức và cải cách lề lối làm việc để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới, Nxb Phủ Thủ tướng Chính phủ, Viêng Chăn.

77. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (2003), Nghị quyết số 118/BCT về việc tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước, Viêng Chăn.

78. Bộ Giáo dục vương quốc Lào (1971), Hành chính của Chính phủ Lào, Nxb Giáo dục, Viêng Chăn.

79. Bộ Nội vụ (2013), Quy định số 612/BN, ngày 18/09/2013 về kế hoạch ngành nội vụ năm 2013-2015, Viêng Chăn.

80. Bun Phênh Mun Phô Say (2006), “Cải cách hệ thống hành chính nhà nước nhằm đảm bảo theo hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí ALun May, (8), tr.2-11.

81. Bun My Sy Chăn; Chăm Pa Thoong Chăn Tha Pha Súc (đồng chủ biên) (2007), Hành chính, Nxb Sy Bun Hương, Viêng Chăn.

82. Cha Lơn Yia Phao Hơ (2012), Hoàn thiện quyền lực nhà nước, Đề tài khoa học, Viện Khoa học xã hội, Viêng Chăn.

83. Chủ tịch nước (2011), Sắc lệnh số 107/CTN về cơ cấu bộ máy, bổ nhiệm Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên của Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào khóa VII, Viêng Chăn.

84. Đảng NDCM Lào (1981), Nghị quyết số 010/BCT về kiện toàn tổ chức và cải cách lề lối làm việc để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

85. Đảng NDCM Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

86. Đảng NDCM Lào (1988), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IV của Lào, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

Page 163: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

159

87. Đảng NDCM Lào (1992), Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 Khóa V, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

88. Đảng NDCM Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

89. Đảng NDCM Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

90. Đảng NDCM Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

91. Đảng NDCM Lào (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lấn thứ 6 khóa IX, Văn phòng Trung ương Đảng, Viêng Chăn.

92. Hội đồng Bộ trưởng (1981), Kế hoạch số 65/TTg, ngày 17/03/1981 về việc sắp xếp bộ máy của nhà nước từ trung ương xuống đến cấp cơ sở cho ngọn nhẹ, hợp lý đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong những năm tới, Viêng Chăn.

93. Hội đồng nhân dân tối cao (1975), Nghị Quyết Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về việc thành lập nội các (Chính phủ) CHDCND Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

94. Hội đồng nhân dân tối cao (1978), Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

95. Hội đồng nhân dân tối cao (1982), Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

96. Kay Sỏn Phôm Vi Hản (1977), Báo cáo đối với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 kháo II, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

97. Kay Sỏn Phôm Vi Hản (1978), Báo cáo đối với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 kháo II, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

98. Kay Sỏn Phôm Vi Hản (1991), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với Đại hội lần thứ V của Đảng”, Tạp chí Á-Lun-May, (2), tr.42-43.

99. Kay Sỏn Phôm Vi Hản (1997), Toàn tập, tập 3, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

Page 164: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

160

100. Kay Sỏn Phôm Vi Hản (2011), Tư tưởng và quản điểm cơ bản đối với công tác xây dựng Đảng - Nhà nước và chính sách kinh tế, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

101. Khăm Táy Sý Phăn Đón (1998), Bài phát biểu ý kiến đối với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 kháo VI, Tài liệu tổng kết Hội Nghị, Viêng Chăn.

102. Lăng Sý Sý Bun Hương (1995), Hệ thống công chức của Lào trong thời kỳ đổi mới, Hội thảo khoa học Lào - Việt Nam về thực tiễn công tác củng cố kiện toàn hành chính, ngày 6-8/12/1995, Viêng Chăn.

103. Ma Ha Sa Ly Vi Ra Vông (2003), Ma Ha Ou Pa Lạt- Phẹt Sa Lạth, Nxb Măn Tha Tu Lạt, Viêng Chăn.

104. Phăn Khăm Vi Pha Văn (2001), “Một số kiến nghị về củng cố tổ chức bộ máy Chính phủ”, Tạp Chí Á Lun May, (5), tr.17-25.

105. Phăn Khăm Vi Pha Văn (2001), “Một số ý kiến về cải cách bộ máy tổ chức Chính phủ của CHDCND Lào”, Tạp chí A Lun May, (7), tr.29-33.

106. Phao Phông Phăn So Va Lit (1998), “Một số quan điểm đối với cải cách bộ máy tổ chức của nhà nước ở CHDCND Lào”, Tạp chí A lun May, (8), tr.3-8.

107. Phong Sa Vạth Bụp Phá (2005), Sự phát triển của Nhà nước Lào, Nxb Na Kon Luang, Viêng Chăn.

108. Phou Thon Keo Đuang Ma Ny (2010), Xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa ở CHDCND Lào, Luật văn Thạc sỹ Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào.

109. Phu Mi Vông Vị Chít (1995), Ký ức trong quá trình lịch sử của nước Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

110. Phu Thoong Sánh Á Khôm (2006), Quốc gia Lào người Lào quá khứ và hiện tại, Nxb Thành phố Viêng Chăn.

111. Quốc hội (2002), Nghị quyết số 19/QH, ngày 11/04/2002 về công nhận cơ cấu bộ máy của Chính phủ, Viêng Chăn.

112. Quốc hội (2003), Hiến pháp sửa đổi năm 2003, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

Page 165: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

161

113. Quốc hội (2006), Luật Quốc hội quốc gia sửa đổi, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

114. Quốc hội (2011), Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất của Quốc hội khóa VII, số 10/QH, ngày 24/06/2011, Viêng Chăn.

115. Sính Tăn Xay Lư Xông (2010), “Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Đại biểu nhân dân của Quốc hội Lào, (11), tr.11-16.

116. Thoong Lay Sy Su Tham (Chủ biên) (2011), Hành chính cơ quan, Sách tham khảo, Nxb Sy Bun Hương, Viêng Chăn.

117. Thủ tướng Chính phủ (1995), Nghị định số 59/TTg, ngày 29/07/1995 về tổ chức và hoạt động của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào, Viêng Chăn.

118. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 137/TTg, ngày 24/06/2006 về tổ chức và hoạt động của Viện khoa học xã hội Quốc gia, Viêng Chăn.

119. Tổng cục Hành chính và quản lý công chức (1995), Luật Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nxb Pa-Xa, Viêng Chăn.

120. Tổng cục Hành chính và quản lý công chức (2003), Hiến pháp sửa đội, Luật Chính phủ sửa đội, Luật Hành chính địa phương, Nxb Măn tha chu lát, Viêng Chăn.

121. Tổng cục Hành chính và quản lý công chức (2010), Báo cáo về công tác phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, số 138/THQ, ngày 07/12/2010, Viêng Chăn.

122. Tổng cục Hành chính quản lý công chức, Phủ Thủ tướng (2010), Tổng hợp cơ cấu tổ chức Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006-2010, Nxb Thepphanya, Viêng Chăn.

123. Tổng cục Hành chính và quản lý công chức Phủ thủ tướng (2011), Báo cáo về việc thực hiện công tác phát triển hành chính nhà nước từ 2006-2010 và phương hướng 2011-2015, ngày 5/01/2011, Viêng Chăn.

124. Un kẹo Vút Thị Lát (2011), “Xây dựng nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Đại biểu Nhân dân của Quốc hội Lào, (9), tr.23-29.

125. Văn phòng Chính phủ (2011), Nghị định số 291/CP, ngày 19/09/2011 về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Chính phủ, Viêng Chăn.

Page 166: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

162

126. Văn phòng Trung ương Đảng (1998), Tài liệu nội bộ về Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 Kháo VI, Viêng Chăn.

127. Vi Say Phăn Đa Nu Vông (Chủ biên) (2010), Hành chính hình thức mới trong bộ máy hành chính nhà nước, Sách tham khảo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

128. Vi Lay Văn Phôm Khế (1996), “Một số vấn đề về công tác hành chính và quản lý công chức ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Hành chính, (8), tr.15-19.

129. Vụ Hành chính địa phương, Bộ Nội vụ (2015), Báo cáo thống kê hành chính địa phương năm 2014, số 55/HĐP, ngày 19/03/2015, tr.3.

130. Vụ Hành chính và Quản lý công chức, Phủ Thủ tướng (1994), Tài liệu về cải cách bộ máy hành chính, Viêng Chăn.

131. Vụ Pháp chế, Văn phòng Quốc hội (2015), Báo cáo số 11/VPC-VQH, ngày 22/01/2015 về công tác xây dựng và sửa đổi bổ sung một số bộ luật trong năm 2014, Viêng Chăn.

132. Vụ Phát triển hành chính, Bộ Nội vụ (2014), Bảng tổng hợp số liệu tổ chức và chức danh hành chính cấp trung ương, Viêng Chăn.

133. Vụ Quản lý công chức hành chính, Bộ Nội vụ (2012), Bảng tổng hợp số lượng công chức hành chính chuyên môn năm 2011-2012, Viêng Chăn.

134. Vụ Tuyên truyền phổ biến pháp luật - Bộ Tư pháp (2005), Sách tổng hợp một số Luật trong lĩnh vực hành chính, Nxb Măn tha chu lát, Viêng Chăn.

* Tài liệu trên trang website 135. Alongkot VORLAVI (2009), Cải cách hệ thống hành chính ở Thái Lan, tại

trang http://web.aru.ac.th/witchugon/images/stories/thaiadmin/5chap1text.pdf, [truy cập ngày 22/7/2014].

136. Chính phủ Thái Lan (2014), Chính phủ Thái Lan, tại trang http://th.wikipedia.org/wiki/, [truy cập ngày 25/10/2014].

137. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Bộ, cơ quan Chính phủ, tại trang http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/ chinhphu/bonganh, [truy cập ngày 20/9/2014].

Page 167: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

163

138. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Chính phủ Việt Nam, tại trang https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam, [truy cập ngày 25/10/2014].

139. Nanthavath BORRINAN (2009), Quá trình phát triển của hành chính Thái Lan, [truy cập ngày 20/7/2014].

140. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội, Báo cáo kết quả thảo luận phê chuẩn về cơ cấu chính phủ XIII, tại trang http://www.baomoi.com/Phe-chuan-co-cau-to-chuc-Chinh-phu-khoa-13/122/6735992.epi, [truy cập ngày 30/8/2014].

141. Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2013), Cơ cấu bộ máy tổ chức của Quốc vụ viện Trung Hoa, tại trang http://wiki.china.org.cn/ wiki/index.php/State_Council#The_General_Affairs_Office, [truy cập ngày 16/12/2013].

142. Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2013), Quốc vụ viện , tại trang http://en.wikipedia.org/wiki/State_Council_of_the_People%27s_ Republic_of_China, [truy cập ngày 20/7/2014].

143. Vũ văn Thái (2011), Đánh giá 10 năm cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và phương hướng cải cách giai đoạn 2011-2020, tại trang http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ ArticleId/295/language/vi-VN/Danh-gia-10-nam-c-i-cach-t-ch-c-b-may-hanh-chinh-nha-n-c-giai-do-n-2001-2010-va-ph-ng-h-ng-c-i-cach.aspx, [truy cập ngày 25/5/2014].

144. Văn Tất Thu (2014), Khoa học tổ chức và công tác tổ chức trong cải cách nền hành chính, tại trang http://70namnganh.tochucnhanuoc.vn/ Plus.aspx/vi/News/125/0/1010067/0/5246/Khoa_hoc_to_chuc_va_cong_tac_to_chuc_trong_cai_cach_nen_hanh_chinh 18/02/2014 02:58, [truy cập ngày 9/11/2014].

145. Thủ Tướng Chính phủ (2013), Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/05/2013 về việc đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, tại trang http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-07-CT-TTg-2013-Chuong-trinh-tong-the-cai-cach-hanh-chinh-189282.aspx, [truy cập ngày 8/12/2013].

Page 168: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

164

146. Thủ Tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 442/QĐ-TTg Ngày 28/3/2014, về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, tại trang http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? mode=detail&document_id=173023, [truy cập ngày 15/8/2013].

147. Văn phong Ủy ban phát triển hành chính nhà nước Thái Lan (2012), Lực lương nhân sự nhà nước năm 2012, tại trang http://www.ocsc.go.th/ ocsc/th./files/KPR/kamlungkon_o_56.pdf, [truy cập ngày 25/8/2014].

148. Vicheth RATTHANA (2010), Cơ cấu bộ máy tổ chức của hệ thống hành chính Thái Lan, tại trang http://web.aru.ac.th/witchugon/images/ stories/thaiadmin/6chap3text.pdf. [truy cập ngày 10/7/2014].

Page 169: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

165

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cơ cấu chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945-2014

Phụ lục 2: Cơ cấu của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2011-2016)

Phụ lục 3: Cơ cấu Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Cơ cấu cuả Quốc vụ viện Trung Hoa)

Phụ lục 4: Cơ cấu của Quốc vụ viện (Chính phủ) Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Organizational structure State Council of Chaina)

Phụ lục 5: Số lượng Bộ và vụ của cơ cấu Chính phủ Vương quốc Thái Lan năm 1933-2014

Phụ lục 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ CHDCND Lào Khóa VI (năm 2006 - 2011)

Phụ lục 7: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ CHDCND Lào Khóa VII (năm 2011 - 202016)

Phụ lục 8: Tổng số đơn vị nội bộ của các ủa các Bộ, cơ quan ngang Bộ (Chính phủ CHDCND Lào khóa VII)

Phụ lục 9: Tổng số cán bộ, công chức Lào ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Phụ lục 10: Cơ cấu Chính phủ CHDCND Lào Khóa I - VII

Page 170: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

166

Phụ lục 1

Cơ cấu chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945-2014

Bộ máy Nhân sự

Bộ

ngan

g Bộ

quan

th

uộc

CP

Tổng

số

Phó

Thủ

tướn

g

Bộ

trưởn

g và

tươn

g đươn

g

Thàn

h vi

ên

Chí

nh p

hủ

Năm 1945 12 14 15 1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời (thành lập ngày 1-1-1946)

13 1 13 15

1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến (thành lập ngày 2-3-1946)

10 2 12 1 13 15

1946, Chính phủ mới (từ sau ngày 3-11-1946 đến đầu năm 1955)

13 1 14 1 16 18

1947 12 1955, Chính phủ khóa I (1955-1959) Hoặc Chính phủ mở rộng (từ kỳ họp thứ 5-10 Quốc hội khoá I)

21 2 23

1960, Chính phủ nhiệm khóa II (1960-1964) 18 8+5 31 5 26 32 1959, 20 5 6 1964, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá III (1964-1971)

19 7+10 36 5 35 41

1971, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá IV (1971-1975)

22 11 33 9 35 45

1975, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá V (1975-1976)

20 09 29 9 31 41

1976, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VI (1976-1981)

31 11 42 7 42 50

1981, 27 7 27 1981, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VII (1981-1987)

27 11 38

1987, Hội đồng Bộ trưởng khóa VIII (1987-1992) 28 35 35 63 7 27 28 12 40 1992, Chính phủ khóa IX (1992-1997) 27 29 1997, Chính phủ khóa X (1997-2002) 23 25 2002, Chính phủ khóa XI (2002-2007) 21 5 11 2007, Chính phủ khóa XII (2007-2011) 22 4 8 2011, Chính phủ khóa XIII (2011-2016) 18 4 8 30 4 22 27 05/2014,

Nguồn: [144]

Page 171: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

167

Phụ lục 2 Cơ cấu của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII

(2011-2016)

TT Bộ TT Cơ quan ngang Bộ

1. Bộ Quốc phòng 1. Ủy ban dân tộc,

2. Bộ Công an 2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam

3. Bộ Ngoại giao 3. Thanh tra Chính phủ

4. Bộ Nội vụ 4. Văn phòng Chính phủ.

5. Bộ Tư pháp 5.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư TT Cơ quan Thuộc Chính phủ

7. Bộ Tài chính 1. Đài Tiếng nói Việt Nam

8. Bộ Công Thương 2. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

10. Bộ Giao thông- Vận tải 4. Thông tấn xã Việt Nam

11. Bộ Xây dựng 5. Đài Truyền hình Việt Nam

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường 6. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

13. Bộ Thông tin-Truyền thông 7. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

14. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 8. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

16. Bộ Khoa học- Công nghệ

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo

18. Bộ Y tế

Nguồn: [137]

Page 172: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

168

Phụ lục 3 Cơ cấu Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

(Cơ cấu cuả Quốc vụ viện Trung Hoa)

I Ministries and Commissions under the State Council 25 1 Ministry of Foreign Affairs 2 Ministry of National Defense 3 National Development and Reform Commission 4 Ministry of Education 5 Ministry of Science and Technology 6 Ministry of Industry and Information Technology 7 State Ethnic Affairs Commission 8 Ministry of Public Security 9 Ministry of State Security 10 Ministry of Supervision 11 Ministry of Civil Affairs 12 Ministry of Justice 13 Ministry of Finance 14 Ministry of Human Resources and Social Security 15 Ministry of Land and Resources 16 Ministry of Environmental Protection 17 Ministry of Housing and Urban-Rural Development 18 Ministry of Transport 19 Ministry of Water Resources 20 Ministry of Agriculture 21 Ministry of Commerce 22 Ministry of Culture 23 National Health and Family Planning Commission 24 People's Bank of China 25 National Audit Office II Special Organization directly under the State Council:

State-owned Assets Supervision and Administration Commission of the State Council

1

III Organizations directly under the State Council 16 V Administrative Offices under the State Council 4 VI Institutions Directly under the State Council 17 VII Administrations and Bureaus under the Ministries & Commissions 22

Tổng 86

Nguồn: [138], [141]

Page 173: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

169

Phụ lục 4 Cơ cấu của Quốc vụ viện (Chính phủ) Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Organizational structure State Council of Chaina

3/2013 10/2010 4/2008 3/2003

Đơn vị Đơn vị Đơn

vị Đơn vị

Organizational structure State Council

86 79 80 74

1 General Office of the State Council 1 1 1 1

2

Ministries and Commissions under the State Council

25 27

- Ministries and commissions of the State Council

27

Ministries and Commissions of the State Council:

29

3

Special Organization directly under the State Council

1 1

- Special commissions directly under the State Council

1

4 Organizations directly under the State Council

16 16

- Bureaus and administrations under the State Council

18

Bureaux and Administrations under the State Council:

18

5 Administrative Offices under the State Council

4 4 + Offices 9 Offices: 8

6 Institutions directly under the State Council

17 14 + Institutions 15 Institutions: 10

7

State Administrations and Bureaus under the Ministries and Commissions

22 16

+ Bureaux supervised by commissions and ministries

10

Bureaux Supervised by Commissions and Ministries

9

Nguồn: [142], [70]

Page 174: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

170

Phụ lục 5 Số lượng Bộ và vụ của cơ cấu Chính phủ Vương quốc Thái Lan

năm 1933-2014

Năm Bộ Vụ Phòng

1933 7 45 143

1942 10 49 317

1957 12 90 550

1972 12 113 827

1982 13 131 1,268

1991 - 2002 14 147

2002 - 2014 20 149

Nguồn: [135], [147]

Page 175: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

171 171

Bộ Y tế

Bộ Lao đông và Phúc lợi xã hội

Bộ Năng lượng và M

Bộ Thông tin - Văn hóa

Bộ Nông lâm

nghiệp

Bộ Công thương

Phủ Thủ tướng (Văn phòng Phủ Thủ tướng)

Tổng cục (Authorities)/ cơ quan ngang tổng cục trực thuộc Chính phủ (Chính phủ quyết định thành lập)

Các Bộ (14) và cơ quan ngang Bộ (02)

Viện K

hoa học xã hội Q

uốc gia

Cơ quan D

u lịch Q

uốc gia

Cơ quan Bưu

chính và Viễn

thông Quốc gia

Cơ quan K

hoa học và kỹ thuật

Quốc gia

Cơ quan Q

uản lý đất đai Q

uốc gia

Cơ quan K

iểm

toán Quốc gia

Thanh tra N

hà nước

Ủy ban Thể thao

Quốc gia

Cơ quan Tài

nguyên nước và M

ôi trường

Bộ Tài chính

Ngân hàng N

hà nước

Bộ kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công chánh - V

ận tại

Bộ Giáo dục

Bộ Tư pháp

Bộ Ngoại giao

Bộ An ninh

Bộ Quốc phòng

Tổng cục H

ành chính - Q

uản lý công chức Phụ lục 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ CHDCND Lào Khóa VI (năm 2006 - 2011)

Chính phủ (Các thành viên Chính phủ)

Nguồn: [121]

Page 176: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

172 172

Bộ Y tế

Bộ Lao đông và Phúc lợi xã hội

Bộ Năng lượng và Mỏ

Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch Bộ Nông lâm nghiệp

Bộ Công thương

Bộ Nội vụ

Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch - Đầu tư

Bộ Công chánh - Vận tại Bộ Giáo dục - Thể thao Bộ Tư pháp

Bộ Ngoại giao

Bộ An ninh

Bộ Quốc phòng

Phụ lục 7: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ CHDCND Lào Khóa VII (năm 2011 - 2016)

Chính phủ (Các thành viên Chính phủ)

Bộ Tài nguyền và Môi trường

Bộ Khoa học và Công nghệ

Văn phòng Chính phủ

Cơ quan Thanh tra Chính phủ

Ngân hàng Nhà nước

Bộ Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông

* Tổng cục (Authorities) / cơ quan ngang tổng cục trực thuộc Chính phủ (Chính phủ khóa VI) hầu hết đã chuyển sang tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

* Còn một số cơ quan Chính phủ đang tiếp tục nghiến cưu và sắp xếp sau: Học viện Chính trị-Hành chính QG; Viện Khoa học xã hội; Văn phòng Chủ tịch nước và một số Ủy ban, Ban tại Văn phòng Chính phủ.

Page 177: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

173

Phụ lục 8 Tổng số đơn vị nội bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

(Chính phủ CHDCND Lào khóa VII)

Bộ máy nội Bộ Thứ trưởng

và Phó Vụ trưởng hoặc tương đương TT Bộ, cơ quan ngang Bộ

Tổng cục Vụ/Cục Thứ

trưởng Phó

Vụ trưởng 1 Bộ Quốc phòng 0 0 2 0 2 Bộ An ninh 0 0 3 0 3 Bộ Tư pháp 17 2 40 4 Bộ Tài chính 16 2 39 5 Bộ Ngoại giao 16 3 42 6 Bộ Y tế 1 26 4/1 87 7 Bộ Giáo dục - Thể thao 1 26 5/1 88 8 Bộ Nông - lâm nghiệp 12 4 45 9 Bộ Công chánh - Vận tại 14 4 32 10 Bộ Thông tin,Văn hóa - Du lịch 22 3 70 11 Bộ Kế hoạch - Đầu tư 1 15 5/1 32 12 Bộ Năng lượng - Mỏ 08 4 19 13 Bộ Công thương 12 2 32 14 Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội 11 2 14 15 Bộ Nội vụ 15 2 21 16 Bộ Tài nguyền - Môi trường 19 3 30 17 Bộ Khoa học - Công nghệ 13 2 24

18 Bộ Bưu chính, Viễn thong và Truyền thông 12 2 19

19 Ngân hàng Nhà nước 17 2 42 20 Cơ quan Thanh tra Chính phủ 08 7 16 21 Văn phòng Chính phủ 2 22 4 37 Tổng 5 301 65 729

Nguồn: [132]

Page 178: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

174

Phụ lục 9

Tổng số cán bộ, công chức Lào ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ

(Chính phủ CHDCND Lào)

Tổng số cán bộ

công chức Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Tên các phần

nam nữ nam nữ nam nữ nam nữ

Bộ, cơ quan ngang bộ 123284 54738 312 56 4642 1075 21932 8145

Cấp Trung ương 19951 7845 286 51 3199 791 8927 3533

Cấp Tỉnh 21111 8526 20 2 721 105 5841 1970

Cấp Huyện 82222 38367 6 3 722 179 7164 2642

1.Bộ Nông - Lâm nghiệp 8615 2040 35 5 487 59 1590 342

2. Bộ Tài chính 5869 1642 15 6 795 208 1448 332

3. Bộ Ngoại giao 796 198 5 0 250 42 343 109

4.Bộ Y tế 14189 8385 39 10 502 170 2278 1148

5. Bộ Giáo dục - Thể thao 75319 36923 125 26 1127 302 9939 4226

6. Bộ Tư pháp 1627 541 2 0 56 6 978 307

7. Bộ Công Chánh - Vận tài 2850 513 16 1 270 27 700 119

8. Bộ Thông tin,Văn hóa - Du lịch 3988 1396 8 2 156 38 900 285

9. Bộ Kế hoạch - Đầu tư 1709 464 16 1 171 43 695 183

10.Bộ Năng lượng - Mỏ 848 163 10 0 77 4 224 49

11. Bộ Công thương 1996 509 8 0 197 47 609 155

12.Bộ Lao động - Phúc lợi xã hội 1489 485 3 0 56 10 323 95

13. Bộ Nội vụ 829 278 0 0 60 15 379 160

14. Bộ Tài nguyền - Môi trường 543 150 5 0 129 15 235 80

15. Bộ Khoa học - Công nghệ 614 200 7 2 58 13 258 95

16. Bộ Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông 497 184 2 0 42 7 241 94

17. Cơ quan Thanh tra Chính phủ 119 25 1 0 17 1 62 11

18. Văn phòng Chính phủ 406 130 11 2 65 11 216 78

19. Ngân hàng Nhà nước 981 512 4 1 127 57 514 277

* Trừ Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh.

Nguồn: [133]

Page 179: C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n íc cÊp trung ¬ng ë Céng ...hcma.vn/Uploads/2015/11/4/Vanlaty KHAMVANVONGSA_la.pdf · của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực

175

Phụ lục 10 Cơ cấu Chính phủ CHDCND Lào Khóa I - VII

Giai

đoạn

Chính phủ

Khóa Năm Số Bộ, Cơ quan ngang Bộ Vụ / Cục Cán bộ,

công chức

1975 16 179 35,000

1982 20 81,500

1985 26 270 120,000 I

1987 32 303 106,000

1988 23 279 Trước

Hiế

n ph

áp

Hiế

n Ph

áp đầu

tiên

C

HD

CN

D L

ào năm

199

1

II 1992 18 112

III 1993 16 108

Hiế

n Ph

áp

năm

199

1

IV 1997 16 108 70,000

V 2002 16 190

VI 2006 17 206

2011 21 120,651

Sau

Hiế

n ph

áp

Hiế

n ph

áp sử

a đổ

I nă

m 2

003

VII 3/2014 21 301

* Hiện đang trong quá trình sửa đổi bổ sung Hiến Pháp năm 2003, Luật

Chính phủ, Luật Hành chính địa phương (2014)

Nguồn: Tác giả tự điều tra