116
CẨM NANG HƯỚNG DẪN VIÊN Facilitator Resource Manual

CẨM NANG HƯỚNG DẪN VIÊN - ffav.com.vn · cho các hoạt động thể thao ngay trong cộng đồng của mình. Những phương pháp Những phương pháp này có thể

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

CẨM NANGHƯỚNG DẪN VIÊN

Facilitator Resource Manual

2

3

MỤC LỤC:

LỜI NÓI ĐẦU 71. GIỚI THIỆU 91.1 Đôi điều về cuốn cẩm nang: 111.2 Lời khuyên cho người hướng dẫn 121.3 Cách thức làm việc 131.4 Ma trận của các phương pháp 142. PHƯƠNG PHÁP DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM 192.1 Chào đón và giới thiệu: 192.2 Mục đích của khóa học: 202.3 Mong muốn: 202.4 Mong muốn và những qui định căn bản 212.5 Qui định của khóa học: 222.6 Tại sao phương pháp có sự tham gia quan trọng như vậy? 232.7 Tàu phá băng và Tiếp sức: 242.8 Sổ góp ý: 372.9 Ai, Ở đâu, Cái gì? 383. PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP 403.1 Thay đổi thông điệp: 403.2 Ola và Ali: 433.3 Làm Bản Tin: 403.4 Các phương thức giao tiếp” 443.5 Gật đầu và lắc đầu 443.6 Vẽ hình 473.7 Bước đi tin cậy 483.8 Những chiếc ghế 493.9 Bịt mắt xếp hình vuông 513.10 Các phương pháp phân vai khác nhau 523.11 Phẩm chất của người hướng dẫn 533.12 Tìm người thừa 543.13 Nhãn 554. PHƯƠNG PHÁP CHIA NHÓM 574.1 Đếm 1,2,3 và 4 574.2 Kẹo dưới ghế 574.3 Trò chơi ráp hình 58

4

4.4 Số trên trán 584.5 Giấy có chiều dài khác nhau 594.6 Giấy trong bong bóng 594.7 Lập nhóm theo yêu cầu 594.8 Bài tập tự chọn nhóm 605. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG 615.1 Phát biểu bằng cách bỏ phiếu kín: 615.2 Phát biểu dựa trên giá trị: 635.3 Mỗi bức tranh một câu chuyện 645.4 Theo dòng lịch sử 665.5 Dán ảnh: 665.6 Áp phích quảng cáo: 675.7 Tim bốc cháy và tim tan vỡ 686. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ CHỌN HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN 706.1 Nội dung cuộc họp 706.2 Điều gì tốt? Điều gì cần được cải thiện? 706.3 Cà phê Internet 736.4 Cuộc đấu trí I 746.5 Cuộc đấu trí II 756.6 Các vòng tròn ý kiến thu nhỏ dần về trung tâm 766.7 Phương pháp suy nghĩ theo biểu đồ hình mặt trời 776.8 Bánh xe Margolis 786.9 Trò chơi diễn đàn 796.10 Bong bóng 796.11 Ước mơ 816.12 Sự đối lập 826.13 Căn nhà của tiếng nói chung 836.14 Tích cực, tiêu cực và thú vị 857. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 877.1 Ma trận kế hoạch 877.2 Mười bước hoạt động 887.3 Lập kế hoạch bằng đường kẻ 837.4 Kế hoạch hành động 918. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 928.1 Chuyến xe buýt 938.2 Bánh xe đánh giá 948.3 Cầu môn 958.4 Nhiệt kế tinh thần I 97

5

8.5 Nhiệt kế tinh thần II 988.6 Nón xanh, đỏ và vàng 998.7 Chuyền và nhận bóng 998.8 Những ghi chú tích cực 1008.9 Đánh giá kiểu “Tia nắng” 1008.10 Vật màu xanh, vàng 1028.11 Bưu thiếp gửi cho người hướng dẫn 1038.12 Ba lô 1038.13 Xếp hàng 1058.14.Giám sát người đại diện: 1058.15 Người quan sát năng động: 1069. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 1079.1. Vòng tròn khép kín 1079.2. Bưu ảnh của bạn 1099.3. Những ý kiến cần thông qua 11010. HOẠT ĐỘNG LOẠI TRỪ AIDS 11111. LỜI KẾT: 113

6

7

LỜI NÓI ĐẦU

Đi với mọi ngườiSống với họHọc từ họ

Yêu họHãy bắt đầu bằng những gì mà họ đã biết

Phát triển thêm những gì họ đã cóVới những gì tốt nhất của người chỉ huy

Khi công việc hoàn thànhNhiệm vụ đã hoàn tất

Mọi người sẽ nóiChúng ta đã tự làm nên điều này( Lão Tử, Trung Quốc, 700TCN)

Mục đích của cuốn cẩm nang này là trình bày các phương pháp khác nhau nhằm thu hút thanh thiếu niên tham gia vào việc phát triển các hoạt động thể thao của chính họ đồng thời thúc đẩy các nhà quản lý, các huấn luyện viên vận dụng một số chương mục trong cuốn cẩm nang vào công việc hàng ngày của họ. Các phương pháp được đề cập trong sách còn có thể được sử dụng cho người lớn trong các hoạt động thể thao cũng như trong các lĩnh vực hoạt động khác.

Mục đích của phương pháp thu hút mọi người tham gia còn nhằm kích hoạt thanh thiếu niên tiến thêm bước nữa cũng như giúp họ tham gia vào các hoạt động thể thao một cách chủ động hơn, giống như những vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, các nhà quản lý hay những nhà tổ chức. Thêm vào đó, các kĩ năng và sự tự tin tích lũy được qua những quá trình như vậy còn giúp nâng cao năng lực trong đời sống hàng ngày cho họ.

Những phương pháp này hoàn toàn thực tế. Nó tạo điều kiện cho thanh thiếu niên có thể tham gia, đóng góp ý kiến cũng như học hỏi được rất nhiều điều qua nhiều bài tập khác nhau. Kết quả là thanh thiếu niên có khả năng chủ động tham gia vào quá trình ra quyết định cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động thể thao ngay trong cộng đồng của mình

8

9

1. GIỚI THIỆU

Bối cảnh

“...Về bản chất, thể thao chính là sự tham gia. Đó là sự hoà nhập mà cũng là quyền và nghĩa vụ công dân. Thể thao mang cá nhân và cộng đồng xích lại gần nhau, nêu bật sự tương đồng và là cầu nối cho những phân chia về văn hóa, dân tộc”. (Liên Hiệp Quốc, “ Thể Thao cho Hòa Bình và Phát Triển”, 2003)Các phương pháp được giới thiệu trong cuốn cẩm nang này rất bao quát, sáng tạo, thú vị, có tầm nhìn xa và tiến bộ. Có thể dùng những phương pháp này để chủ động thu hút thanh thiếu niên tham gia vào quá trình ra quyết định và lập kế hoạch cho các hoạt động thể thao ngay trong cộng đồng của mình. Những phương pháp này có thể áp dụng đối với người lớn. Hơn thế nữa, có thể sử dụng chúng trong những lĩnh vực khác, chứ không riêng gì trong thể thao.

Cuốn cẩm nang này được viết dựa trên tư tưởng triết học của Khổng Tử: “Tôi quên những gì tôi nghe, tôi nhớ những gì tôi thấy và tôi hiểu những điều tôi làm!”. Nhà sư phạm John Dewey (1859-1952) cho rằng “học thông qua hành” là một quan điểm khích lệ về phương pháp học mới. Ông nói rằng môi trường sống của thanh thiếu niên cũng chính là môi trường học tập của chúng. (John Dewey, My Pedagogic Creed, 1897). Nhà giáo dục học Freire (1921-1997) cũng tán thành quan điểm này. Ông nói rằng thanh thiếu niên càng học theo cách như chúng lưu trữ thông tin, càng khó phát triển tư duy sắc bén mà đáng ra có thể có nếu chúng hành động nhằm để thay đổi nó. Freire nhấn mạnh rằng bản thân đối thoại là một hoạt động hợp tác bao hàm sự tôn trọng. Nó không chỉ thu hút một người, và người này sẽ tác động đến một người khác mà đó là việc mọi người cùng làm việc với nhau. Quá trình này rất quan trọng. Có thể coi đây là sự khuyến khích cộng đồng tham gia và xây dựng vốn xã hội. (Freire, Pedagogy of the Oppressed, 1970)

Những suy nghĩ này giúp ta cảm thấy hứng thú với việc sử dụng các phương pháp tham gia khi làm việc với thanh thiếu niên. Việc xem kinh nghiệm như là nền tảng cho hoạt động học tập sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng các quá trình thực tiễn trong cuốn cẩm nang này. Các phương pháp chủ yếu tập trung vào đối thoại và sự tham gia. Cũng có thể kết hợp các phương pháp này với các phương pháp giáo dục khác. Phương pháp tham gia yêu cầu người tham dự viên phải “dính líu” nhiều hơn, ví dụ so với các bài giảng truyền thống vốn không đòi hỏi nhiều như vậy ở người tham dự. Sẽ rất có lợi nếu thanh thiếu niên làm việc độc lập hoặc tiếp nhận thông tin thông qua phương pháp suy diễn trong một số tình huống. Người hướng dẫn sẽ phải tìm những phương pháp thích hợp nhất cho mọi thời điểm. Với ý nghĩa đó, cuốn cẩm nang là một đóng góp nhằm hỗ trợ cho quá trình này.

10

“ Để trở thành một giáo viên tốt, trước tiên và trên hết, bạn phải tin tưởng vào con người. Bạn phải biết yêu thương. Bạn phải tin rằng mục đích của giáo dục là để góp phần giải phóng con người, chứ không phải ngược lại” (Freire, Pedagogy of the Oppressed, 1970, trang 79)

Tìm ra các phương pháp để thanh thiếu niên có thể phát biểu ý kiến của mình và cùng đưa ra quyết định là một thử thách trên toàn thế giới. Chỉ trừ Hoa Kỳ và Somali, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đều đã thông qua Công Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em. Thông qua 42 điều luật sửa đổi đã được phê duyệt năm 1989, công ước này đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em. Và cứ mỗi năm năm, báo cáo về thực trạng quyền trẻ em lại được gửi đến Liên Hiệp Quốc từ tất cả các nước. Các phương pháp trình bày trong cuốn cẩm nang này đặc biệt liên quan đến 5 điều luật sửa đổi sau:

Điều 1: 18 TUỔIMọi người dưới 18 tuổi đều được coi là trẻ em, trừ khi nhà nước nào đó có qui định khác về độ tuổi trưởng thành.

Điều 3: VÌ QUYỀN LỢI TỐT NHẤT CHO TRẺ EMTrong tất cả các hành động liên quan đến trẻ em, cho dù được tiến hành bởi chính quyền hay các tổ chức khác, điều quan tâm trước tiên phải là vì quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. Nhà Nước phải bảo đảm rằng tất cả các tổ chức và các ngành chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn đề ra, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe, bảo đảm đội ngũ nhân viên phải thích hợp và đủ về số lượng cũng như giỏi về công việc tư vấn, giám sát.

Điều 12: TỰ DO NGÔN LUẬNTrẻ em có quyền bày tỏ quan điểm của mình về mọi khía cạnh có ảnh hưởng đến mình, và ý kiến của trẻ em cần được xem trọng đúng mức.

Điều 13: TỰ DO THÔNG TINTrẻ em có quyền tự do phát biểu, tự do tìm kiếm, nhận, truyền đạt thông tin, chính kiến và dưới mọi hình thức.

Điều 31: VUI CHƠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍTrẻ em có quyền nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và cũng như tham gia các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật(Bộ Gia đình và trẻ em, ODIN, 2004)

11

Cuốn cẩm nang này được hình thành từ kinh nghiệm tổ chức khóa học thí điểm ở Huế (Việt Nam) tháng 3 năm 2004. Đây là một phần trong quan hệ hợp tác giữa Hiệp Hội Bóng đá Na Uy và Sở Giáo Dục và Đào tạo - Thừa Thiên Huế. Những ý kiến phản hồi của người tham gia về khóa học thí điểm này cũng được xem xét, phân tích trong quá trình biên soạn sách.

1.1 Đôi điều về cuốn cẩm nang:

Đây là phần trình bày về một số phương pháp sáng tạo và trực quan nhằm phân tích, cải tiến và thay đổi quan hệ nơi mà không phải tham dự viên nào cũng có cùng quan điểm về hiện thực. Các phương pháp trình bày ở đây có thể là những công cụ hữu ích nhằm đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc cùng những sáng kiến để tạo ra các hoạt động mới trong lĩnh vực thể thao. Tính hài hước, sự vui đùa và lòng nhiệt tình là những nguyên tắc làm việc quan trọng. Các phương pháp này được tích luỹ, xây dựng qua kinh nghiệm làm việc nhiều năm với nhiều nhóm thanh thiếu niên khác nhau; tương tự, cảm hứng để thực hiện cuốn sách này cũng bắt nguồn từ nhiều đầu sách và dự án khác nhau. Tuy nhiên, một số ý tưởng là những điều được truyền miệng hoặc góp nhặt từ các đợt tập huấn. Do vậy, chúng tôi không thể luôn nêu tên tác giả của những nguồn tài liệu đó và thành thật xin lỗi những cá nhân hoặc tổ chức nào là người đã đưa ra những sáng kiến này nhưng lại không được nêu tên (xem phần tham khảo cụ thể ở các phần trình bày các phương pháp và phần tổng quát trong danh sách tham khảo).

Ma trận trình bày trong chương 6 là phần tổng quát của tất cả phương pháp được đề cập trong cuốn cẩm nang này. Các phương pháp được phân thành 9 loại:- hoạt động theo nhóm- phân chia nhóm- giao tiếp- tìm hiểu thực trạng- tìm hiểu nhu cầu và hoạt động ưu tiên- lập kế hoạch hành động- đánh giá- các bước tiếp theo

Trong các chương tiếp theo, tất cả các phương pháp sẽ được giải thích một cách chi tiết, cụ thể. Cuốn cẩm nang có thể này sẽ được nhiều đối tượng khác nhau đón đọc, nhưng chủ yếu là cuốn sổ tay dành cho những người hướng dẫn, điều hành các hoạt động phát triển cộng đồng, các khoá học về thể thao hoặc cho các giáo viên. Sách được thiết kế linh hoạt, bạn có thể sử dụng cho bất cứ mục đích nào mà bạn muốn. Mỗi hoạt động có thể được sử dụng riêng rẽ, nhưng tốt hơn hết, các bạn nên kết hợp 2 hoặc nhiều hoạt động hơn cho một chương trình (tập huấn/sinh hoạt).

12

Trước khi bắt đầu, chúng tôi đề nghị các bạn nên đọc qua toàn bộ cuốn cẩm nang để nắm được ý tưởng chung về nó cũng như hình dung trước là mình có thể sử dụng nó ở mức độ nào.

Cuốn cẩm nang này phục vụ cho bất kỳ ai làm việc với thanh niên và người lớn trong nhà trường, trong các hoạt động giáo dục không chính thức và cụ thể hơn là cho những người làm việc liên quan đến các hoạt động thể thao và thể chất.. Cuốn cẩm nang này có thể được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp khác nhau - dùng cho các huấn luyện viên, giáo viên, cán bộ đoàn thanh niên hoặc những người hướng dẫn hội thảo. Các bạn có thể làm việc theo nhóm thường xuyên, hoặc thỉnh thoảng có thể làm việc theo các nhóm nhỏ hơn hoặc lớn hơn với những người chưa quen biết nhau nhiều, chẳng hạn như tại các hội thảo.

1.2 Lời khuyên cho người hướng dẫn

Tổ chức địa điểm

Đối với các hoạt động diễn ra ở trong nhà, nên xếp tham dự viên ngồi theo hình móng ngựa hoặc chỉ hoạt động theo nhóm ở bàn học. Người hướng dẫn có thể quyết định các thành viên nên ngồi ở đâu, hoặc để các thành viên tự chọn chỗ ngồi ngay từ đầu. Khi sắp xếp lại chỗ ngồi cho họ, quan trọng là cần phải trộn lẫn những người mà chưa hề biết nhau trước đó. Nhớ sắp xếp những người thiếu tự tin ngồi gần những người có khả năng làm cho người khác thấy thoải mái.

Trong suốt khoá học, những người hướng dẫn nên sắp xếp lại phòng học thật thích hợp với các phương pháp hoạt động

Khung thời gian

Có nhiều đề nghị đưa ra khoảng thời gian cho mỗi phương pháp trong phần trình bày của từng phần, nhưng khung thời gian này cũng tương đối linh động miễn là các quá trình được hoàn thành.

Một số lời khuyên trong giáo dục

- Nói chuyện với người tham gia, không phải ra lệnh!- Tạo không khí sinh động để khuyến khích tính sáng tạo, trí tưởng tượng và sự tham gia của các thành viên.- Mỗi tình huống học tập đều cần có một môi trường an toàn. Bắt đầu với các chủ đề theo cách bạn thấy thoải mái nhất.

13

- Thường thì rất khó để đơn giản hoá mọi chuyện, nhưng cố gắng giảm bớt thông tin nhưng tăng các hoạt động, quá trình.- Các thành viên thường quan tâm đến các tình huống của chính bản thân mình. - Hãy lợi dụng điều đó. Cho ví dụ cụ thể nhất.- Tóm tắt sau 1 hoặc 2 tiếng. Lập lại các điểm chính. Giúp đỡ các thành viên tự rút ra kết luận. Việc này sẽ giúp họ nhớ tốt và lâu hơn.

1.3 Cách thức làm việc

Trong các phương pháp trình bày dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung vào những quá trình làm việc có sự tương tác qua lại. Những quá trình làm việc được liệt kê dưới đây đều sử dụng rất nhiều phương pháp.“Nói thầm”: Những người tham gia thảo luận, chuyện trò với người ngồi cạnh về các câu hỏi và bài tập được giao.

I-G-P Cá nhân -Nhóm- Toàn thể

Cá nhân: Mọi người phải suy nghĩ kỹ về các câu hỏi và viết ra những suy nghĩ, ý kiến của mình.

Nhóm: 3-5 thành viên ngồi với nhau và tiếp tục làm bài tập. Người này sẽ cho những người khác biết về suy nghĩ và ý kiến của họ (ý kiến mà họ viết ra trước đó)

Tập Thể Lớp: Mọi người cùng làm việc với nhau. Các nhóm trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình. Cứ thế cho đến khi tổng kết công việc của các nhóm, (ví dụ như để một người của mỗi nhóm trình bày kết quả)

- Mục đích không hẳn là luôn luôn phải đạt được sự nhất trí của cả lớp.- Nên nhớ rằng thường thì việc trình bày ý kiến, suy nghĩ của cả nhóm dễ hơn so với trình bày quan điểm cá nhân. Việc này ít “đáng sợ” hơn nhiều.- Bảo đảm các cuộc thảo luận tập thể không chiếm quá nhiều thời gian.- Để các thành viên chủ trì các buổi học. Các hướng dẫn viên có thể tổng kết lại ý kiến của những người tham gia vào cuối buổi học nếu cần thiết.

Làm việc theo đội: Từng nhóm 2 người làm việc với nhau.

Phân vai: Các nhóm đóng vai theo một số tình huống và không cần trình diễn trước toàn thể mọi người. Điều cốt yếu là những người hướng dẫn phải chuẩn bị tốt phần sắm vai. Thêm vào đó, việc chọn các thành viên của các nhóm và cho các vai cũng không kém phần quan trọng, ví dụ một người nói nhiều có thể là một quan sát viên giỏi của việc sắm vai. Quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm rút ra sau các lần sắm vai.

14

Nói lên ý kiến của mình!

Tập gọi các nhóm một cách ngẫu nhiên vì đây là bước giúp cho không khí thoải mái hơn. Các thành viên sẽ đứng dậy, ra hiệu và nói. Bằng cách này người tham gia có quyền quyết định nên nói vào lúc nào. Những người hay phát biểu ý kiến nên nhường cho những người khác nói.

Động não: Những người tham gia và người hướng dẫn cần phải hiểu nhau mới có thể dùng phương pháp này. Các thành viên đưa ra ý kiến và các câu trả lời, người hướng dẫn ghi lại kết quả lên flip-chart.

Giấy dán tường: Người tham gia ghi lại các câu trả lời trên những mảnh giấy nhỏ, sau đó dán các mảnh nhỏ này lên một tờ giấy lớn trên tường.

Giấy màu khi sử dụng giấy dán tường, nên sử dụng giấy nhiều màu khác nhau. Ví dụ nên viết những vấn đề khó khăn trên giấy đỏ, còn các giải pháp thì viết lên giấy vàng.

(Tham khảo: Khoá học Active Youth, Uỷ ban Olympic và Hiệp Hội thể thao Na Uy, 2001)

1.4 Ma trận của các phương pháp

Tất cả các phương pháp trình bày trong cuốn cẩm nang này đều được đưa vào ma trận dưới đây. Một số phương pháp có thể sử dụng không chỉ cho một mục đích duy nhất. Một số hoạt động chia nhóm được tổ chức như một trò vui chơi và do đó cũng là những phương thức hoạt động nhóm hiệu quả. Nhiều phương pháp sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau đều được trình bày trong Sơ đồ ma trận này.

15

Phương pháp

Phươ

ng p

háp

hoạt

độn

gnh

óm

Gia

o tiế

p

Phân

chi

a nh

óm

Tìm

hiể

u th

ực tr

ạng

Tìm

hiể

u nh

u cầ

u

Chọ

n ho

ạt đ

ộng

ưu ti

ên

Lập

kế h

oạch

hàn

h độ

ng

Đán

h gi

á

Các

bướ

c tiế

p th

eo

Mong muốn * *

Mong muốn và những luật lệ (liên quan)

*

Nội qui khoá học*

Tại sao là phương pháp tham gia?

* *

“Phá băng” và “tiếp sức”

* *

Sổ góp ý* * *

Ai? Ở đâu? Cái gì?*

Thay đổi thông điệp*

Ola và Ali* *

Lập bản tin*

16

Gật đầu và lắc đầu *Vẽ hình *Bước đi tự tin *Ghế *Bịt mắt làm hình vuông

*

Sắm vai bằng nhiều phương pháp

*

Phẩm chất của người hướng dẫn

*

Tìm người thừa (ODD ONE OUT)

*

Nhãn *Đếm 1,2,3 và 4 *

Kẹo dưới ghế *

Trò chơi ráp hình *

Số trên trán * *

Giấy có chiều dài khác nhau

*

Giấy trong bong bóng

*

Lập nhóm theo yêu cầu

*

Bài tập tự chọn nhóm

*

Phát biểu bằng cách bỏ phiếu kín

*

Phát biểu dựa trên giá trị

* *

Mỗi bức tranh một câu chuyện

* *

Theo dòng lịch sử *

Dán ảnh * *

Áp phích quảng cáo * *

17

Tim bốc cháy và tim tan vỡ

* * * *

Nội dung cuộc họp

Cái gì tốt ? Cái gì cần cải thiện?

* *

Cà phê Internet *Cuộc đấu trí I *Cuộc đấu trí II * *Vòng tròn các ý kiến thu nhỏ về trung tâm

* *

Động não theo biểu đồ hình mặt trời

* *

Bánh xe Margolis * * *Trò chơi diễn đàn * * *

Bong bóng *

Sự đối lập * *

Ước mơ *

Ngôi nhà có tiếng nói chung

* *

Tích cực, tiêu cực, thú vị

*

Bốn cấp bậc *

Ma trận kế hoạch *

Mười bước hành động

* *

Lập kế hoạch bằng đường kẻ

*

Vạch kế hoạch hoạt động

*

Chuyến xe buýt *

Bánh xe đánh giá *

Cầu môn *

18

Nhiệt kế tinh thần I *Nhiệt kế tinh thần II *Nón xanh, đỏ, vàng *Chuyền và nhận bóng

*

Những ghi chú tích cực

*

Đánh giá kiểu “Tia nắng”

*

Vật thể xanh vàng *Bưu thiếp cho người hướng dẫn

*

Ba lô *Giám sát người đại diện

*

Xếp hàng *

Người quan sát năng động

*

Vòng tròn khép kín *

Bưu thiếp cho chính bạn

*

Ý kiến cần thông qua

*

19

2. PHƯƠNG PHÁP DÀNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM

Trong chương này, các bạn sẽ tìm thấy những phương pháp rất hữu ích nhất là nếu bạn mới lần đầu làm việc với một nhóm mới. Các phương pháp này được sử dụng nhằm tăng cảm giác thoải mái cho nhóm ngay từ phút đầu của khóa học đồng thời giúp mọi người dễ phấn khích hơn. Phải nhấn mạnh rằng trong chương này các phương pháp được soạn nhằm mang lại không khí vui vẻ cho mọi người, giúp mọi người làm việc với nhau trước khi chuyển qua các hoạt động khác. Trong bất kỳ phương pháp nào, khi làm việc với nhóm, điều quan trọng là phải bảo đảm rằng mọi người trong nhóm đều có những mong muốn và hiểu biết như nhau về mục đích của phương pháp. Chúng tôi cũng giới thiệu thêm một số phương pháp dành cho những hoạt động như chào đón, giới thiệu hoặc như phần nêu ra những mong muốn.

2.1 Chào đón và giới thiệu:

Mục đích: Để bảo đảm tham dự viên có cảm giác được chào đón và được khuyến khích tham gia vào khóa học

Thời gian: 5-10 phútĐồ dùng cần thiếtHình thức tổ chức : Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Bảo đảm bạn phải dành một khoảng thời gian hợp lý để chào đón các tham dự viên. Nhớ rằng nếu không có những người tham dự đó, sẽ không có khóa học nào cả. Cung cấp cho người tham dự một số thông tin về khóa học, và thông báo những chi tiết cần thiết như thời gian làm việc, điều kiện, giờ giải lao, vvv.

Có thể nên bắt đầu bằng trò “tàu phá băng” đơn giản để giúp mọi người cười thoải mái và thư giãn. Hoặc trò “đợt sóng quay vòng" cũng có thể là một sự khởi đầu tốt (xem Chương 2.3. Quá trình hoạt động nhóm - “tàu phá băng’ và “tiếp sức” để giải thích cách thức chơi)

Chú thích: Điều cốt yếu là phải biết một ít về nhóm trước khi bắt đầu khóa học để quyết định nên tổ chức bước khởi đầu như thế nào. Nếu những người tham gia đã biết về nhau rồi, bạn có thể chọn bất cứ kiểu tiếp sức nào. Nếu người tham gia chưa biết về nhau, bạn phải chọn một trò chơi không quá “lạ và đáng sợ” đối với họ để bắt đầu một cách nhẹ nhàng và tốt hơn cả là một trò chơi có thể giúp mọi người biết tên nhau.

20

2.2 Mục đích của khóa học:

Mục đích: Bảo đảm những người tham gia ý thức là họ đang tham gia loại khóa học nào, và mục đích của khóa học là gì.

Thời gian: 5 phútĐồ dùng cần thiết : Flip chartHình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Viết mục đích của khóa học lên một tờ flip chart và treo lên tường. Giải thích qua ý nghĩa của khoá học đồng thời hỏi những tham dự viên một số câu hỏi để bảo đảm họ đã đã hiểu mục đích của khóa học. Nên thông qua các chủ đề của khóa học và giải thích làm sao để cùng nhau đạt được mục đích cuối cùng của khoá học.

Chú thích: Treo tờ giấy lên tường nơi mà mọi người đều có thể nhìn thấy trong suốt khóa học. Nhớ nhắc lại mục đích của khóa học khi bạn đánh giá tổng kết khóa học (xem Chương 8.3 Đánh giá - Bàn thắng Bóng đá)

2.3 Mong muốn:

Mục đích: Để tìm ra điều mà tham dự viên mong đợi ở khóa học. Thường thì bạn sẽ nhận ra là người tham dự biết rất ít về khóa học hoặc họ có nhiều mong đợi khác nhau.

Thời gian: 10-15 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảngHình thức tổ chức: Cá nhân động não và nói thầm

Cách thức tiến hành: Hỏi xem các tham dự viên mong đợi gì ở khóa học. Bạn hy vọng học được và trải qua những gì?

Người tham dự sẽ làm việc độc lập (khoảng 2 phút) và ghi lại những suy nghĩ của mình. Sau đó, từng cặp sẽ nói thầm với nhau. Tiếp theo, yêu cầu các tham dự viên nói cho cả nhóm biết về mong muốn của họ. Viết những mong muốn đó vào flip chart và dán lên tường để mọi người cùng nhìn thấy trong suốt khóa học. Dành một ít thời gian nói kỹ về mục đích của khóa học đồng thời liên hệ với mong muốn của người tham gia.

21

Ví dụ về mong muốn từ khóa học thí điểm ở Huế, tháng 3/2004

- Cải tiến cơ sở vật chất cho bóng đá trẻ em.- Không khí vui tươi, chia sẻ kinh nghiệm.- Sự hứng thú trong suốt khóa học.- Học được những phương pháp mà trẻ em có thể tham gia để thực sự có tiếng nói trong cuộc sống.

Chú thích: Những mong muốn của người tham dự có thể được sử dụng sau đó trong khóa học chẳng hạn như nếu một vài học viên nghĩ rằng khóa học sẽ dạy cho họ những kĩ năng huấn luyện, vậy thì tốt hơn hết là nên sử dụng những ví dụ về khía cạnh huấn luyện. Cụ thể sẽ được sử dụng trong bản đánh giá (xem chương 8.3 Đánh giá - Bàn thắng bóng đá)

2.4 Mong muốn và những qui định căn bản

Mục đích: Phân tích tỉ mỉ những điều mà các tham dự viên muốn cũng như không muốn ở khóa học.

Thời gian: 15-45 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart, 5 miếng giấy nhỏ cho mỗi học viên, bút viết bảng.Hình thức tổ chức: Cá nhân động não

Cách thức tiến hành: Chuẩn bị giấy Flip chart được dán nhãn “Nội dung”, “Mẫu” và “ Chi tiết cụ thể”. Yêu cầu tham dự viên viết một điều mà họ muốn hoặc không muốn từ khóa học trên một miếng giấy nhỏ. Điều này có thể liên quan đến nội dung, mẫu và chi tiết cụ thể (không hút thuốc, mọi người cùng nấu nướng, vvv)

Người tham gia đính mảnh giấy của họ vào biểu đồ thích hợp, tập hợp những mảnh giấy có cùng một nội dung hoặc một ý tưởng. Ví dụ, tất cả các mảnh giấy liên quan đến việc chuẩn bị thức ăn phải được đặt chung vào một chỗ trong biểu đồ “chi tiết cụ thể”. Ở các nhóm lớn, nên chia nhỏ biểu đồ thành nhiều mục hơn -có thể là “ Mẫu thảo luận”, “ Mẫu Ra quyết định”.vv..

Khi đã thu thập và phân loại xong những mong muốn của người tham dự, có thể thảo luận về những mong muốn đó và nếu thấy cần thiết, cố đạt được sự nhất trí chung về những qui định căn bản. Điều này giúp người chỉ huy cơ hội giải thích cho người tham dự biết những mong muốn nào có thể và không thể đáp ứng được.

22

Chú thích: Cần tham khảo những biểu đồ này trong phần đánh giá vào cuối khóa học để xem mong muốn của mọi người được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng ở mức độ nào. Cách khác nữa là cho mỗi người một số mẫu (ví dụ: 03) giấy nhỏ (có keo dán) để họ dán vào cạnh những mong muốn mà họ đã đạt được.

2.5 Qui định của khóa học:

Mục đích: Đề ra những luật lệ cho nhóm hoạt động nhằm đơn giản hóa quá trình này và đạt được tiến bộ trong suốt khóa học.

Thời gian: 10-20 phútĐồ dùng cần thiết : Flip chart và bút viết bảngHình thức tổ chức: Cả nhóm và suy nghĩ trên flip chart

Cách thức tiến hành: Cho người tham gia 2-3 phút để viết ra những đề nghị về việc khóa học nên được tiến hành theo những qui định nào. Chúng ta nên có những qui định gì để đạt được kết quả tốt nhất có thể? Những qui định đó có thể là sự cởi mở, sự khoan dung, tôn trọng lẫn nhau, giong tay trước khi phát biểu, thật thà, kiên định đối với quyết định của mình, phát biểu rõ ràng và ngắn gọn, vv... Nếu các nhóm có vẻ chững lại, cần đưa ra những qui định mới để mọi thứ vận hành trở lại. Tuy nhiên, các nhóm, chứ không phải người giám sát, sẽ quyết định việc áp dụng những qui định nào. Người hướng dẫn có thể hỏi: “Peter đề nghị mọi người nên hết sức cởi mở với nhau - các bạn có đồng ý với ý kiến này không?”

Cuối cùng, các qui định mà cả lớp đều đồng tình sẽ được viết vào flip chart và dán lên tường để mọi người cùng nhìn thấy trong suốt khóa học. Tham dự viên có trách nhiệm tuân thủ các qui định đó đồng thời phải quyết định xử lý như thế nào trong trường hợp có ai đó vi phạm các qui định này.

Chú thích: Nên nhắc lại những qui định của khóa học trong các giờ giải lao và hỏi xem “Chúng ta vẫn tuân thủ các qui định đó chứ? Có cần thêm vào điều gì khác? Có qui định nào cần thay đổi không?”

(Tham khảo: User manual, Network of Competence for Sports Clubs, 2000, Norwe-gian Olympic Committee and Confederation of Sports)

23

2.6 Tại sao phương pháp có sự tham gia quan trọng như vậy?

Mục đích: Để bảo đảm tất cả những người tham dự đều được cung cấp thông tin đầy đủ, ý thức được tầm quan trọng của phương pháp tham gia; bảo đảm tất cả ý kiến của họ đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận và xem xét kĩ.

Thời gian: 15-20 phútĐồ dùng cần thiết: Mỗi mảnh giấy đã ghi sẵn một ý kiến và một số mảnh giấy trắng.Hình thức tổ chức: Nhóm gồm từ 4 - 8 người + cả nhóm

Cách thức tiến hành: Mỗi nhóm sẽ nhận được những ý kiến về vấn đề gì đó trên những mảnh giấy nhỏ. Họ phải thảo luận về những ý kiến này và quyết định xem có nên đồng ý với những ý kiến phát biểu đó hay không. Sử dụng phương pháp I-P-G (xem trang 12) để bảo đảm là mọi người đều có chính kiến của mình khi tham gia thảo luận nhóm. Nên thảo luận xem đối với họ điều gì là quan trọng nhất và lập ra một danh sách những điều cần ưu tiên. Quan trọng không kém là mỗi nhóm nên bổ sung thêm ý kiến vào những mảnh giấy trắng nếu họ có những suy nghĩ khác mà theo họ thấy cần được ưu tiên hơn.

Những ví dụ về những ý kiến đã được thảo luận và đưa vào danh sách ưu tiên (Lưu ý: Những phát biểu này cần được điều chỉnh theo độ tuổi và trình độ, tầng lớp xã hội của người tham dự)

1. Khổng Tử nói: “ Tôi quên những điều tôi nghe, tôi nhớ những điều tôi thấy, tôi hiểu những điều tôi làm!..

2. Cho thanh thiếu niên cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định sẽ giúp chúng tin vào kỹ năng và tài năng của mình.

3. Thanh thiếu niên sẽ có ý thức hơn về giá trị và quyết định của mình khi chúng được thảo luận những vấn đề nan giải với các bạn đồng trang lứa hơn là được người lớn chỉ bảo phải làm gì hoặc không được làm gì

4. Một trong những mục đích của việc tham gia vào các hoạt động thể thao là để học được cách làm việc theo nhóm và sự hợp tác.

5. Hỏi ý kiến phản hồi của thanh thiếu niên chung quanh các hoạt động thể thao và giáo dục sẽ giúp chúng khả năng lập kế hoạch tốt hơn cho hoạt động của chính mình.

24

6. Chủ động tham gia vào các hoạt động thể thao sẽ giúp thanh thiếu niên tiến thêm một bước để dễ dàng trở thành những người lãnh đạo trong tương lai cả trong lĩnh vực thể thao cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

7. Bất kể hoàn cảnh nào hay với trình độ, tầng lớp xã hội nào đi nữa, một khi vận dụng đúng phương pháp tham gia thì mọi người đều có thể tìm ra nhiều điều bổ ích cho cuộc sống của mình.

8. Một khi mọi người cùng tham gia thì dẫu có những khác biệt về chính kiến, văn

hóa, niềm tin, giới, tuổi tác, vv.. những buổi thảo luận bao giờ cũng sẽ đa dạng hơn và các giải pháp bao giờ cũng dễ được chấp nhận hơn.

9. Những sáng kiến dành cho trẻ em phải đem lại điều tốt nhất cho trẻ em. Trẻ

em có quyền được tham gia ý kiến trong những trường hợp có liên quan đến mình (Công ước Liên hiệp Quốc về quyền trẻ em)

10. Để trường học trở thành một môi trường văn hóa lành mạnh đối với các cộng đồng ở địa phương, ý kiến của thanh thiếu niên nên được xem xét.

11. Mọi trẻ em đều có quyền nêu ý kiến về những vấn đề có liên quan đến mình. Và ý kiến của trẻ em cần được xem xét một cách nghiêm túc. (Công ước Liên hiệp Quốc về quyền trẻ em)

Chú thích: Động tác này có thể được sử dụng ngay từ đầu khóa học để bảo đảm mọi người đều ý thức rõ về mục đích của khóa học. Sau đó người hướng dẫn có thể đưa ra những phát biểu mới liên quan đến chủ đề của khóa học. Ví dụ, trong một khóa học “Bóng đá cho trẻ em”, người hướng dẫn có thể nêu ra những phát biểu về việc tại sao trẻ em cần năng động, chủ động trong các hoạt động thể thao và tại sao các khóa huấn luyện cho trẻ em cần được tổ chức ở một cấp độ khác với người lớn, vv..

2.7 Tàu phá băng và Tiếp sức:

Mục đích: Trò chơi “Tàu phá băng” sẽ giúp tham dự viên cảm thấy thoải mái cũng như giúp mọi người trong nhóm dễ làm quen với nhau. Trong suốt khóa học, các trò chơi có chức năng như những động lực tiếp sức. “Tàu phá băng” và “Tiếp sức” có phận sự như những trò chơi riêng biệt, hoặc có thể liên hệ chúng với chủ đề của khóa học cụ thể.

25

Thời gian: Trong vòng 5-15 phút (tùy theo các hoạt động)Đồ dùng cần thiết: Xem các đề xuất bên dướiTổ chức: Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng qui định chung là làm cho người tham gia phải “rời khỏi ghế” của mình và di chuyển quanh lớp học

Cách thức tiến hành: Bảo đảm giờ giải lao vừa phải. Thường thì mọi người sẽ cảm thấy được thư giản hơn khi tham gia vào một hoạt động vui chơi hơn là 5 -10 phút giải lao thuần tuý mà không làm gì cả. Cần bảo đảm là mọi người đều vui vẻ và làm quen với nhau

Nói chung, “tàu phá băng” và “Tiếp sức” không nên kéo dài mà chỉ đóng vai trò giúp giờ giải lao vui nhộn hơn. “ Tàu phá băng’ cần được điều chỉnh thích hợp cho hoạt động nhóm. Nên xem xét vấn đề tuổi tác, trình độ, tầng lớp xã hội và cũng nên biết là người tham gia đã biết nhau hay chưa khi chọn trò chơi “Tàu phá băng” và “Tiếp sức”. Thường thì các trò chơi này dễ mất nhiều thời gian. Người hướng dẫn nên thận trọng, không nên bỏ qua các giờ giải lao. Do đó, nên định trước khi nào thì sử dụng trò chơi “Tiếp sức”.

Những đề xuất cho các trò “tàu phá băng và Tiếp sức” được liệt kê dưới đây. Các hoạt động này được chia làm 2 phần. Phần thứ 2 là một tập hợp các hoạt động “khởi động” và tạo không khí cho nhóm còn phần thứ nhất là những hoạt động vừa khởi động vừa giúp mọi người làm quen với nhau.

Phần 1:Mục đích của các trò “Tàu phá băng” là giúp mọi người khởi động, làm quen với nhau cũng như khuyến khích sự hợp tác và tạo ra không khí vui vẻ.

26

• Phỏng vấn theo cặp

Chia tham dự viên thành các cặp. Yêu cầu từng tham dự viên hãy giới thiệu cộng sự của mình bằng cách tập trung hỏi những câu như: “Tên bạn là gì? Bạn có những kinh nghiệm gì? Tại sao bạn tham dự khóa học này? Bạn hi vọng sẽ gặt hái được gì từ khóa học? Bạn có kinh nghiệm gì về phương pháp mọi người cùng tham gia trong lĩnh vực này không? Kể tên 2 điều tốt đã xảy ra với bạn trong năm qua”. Sau 5 phút phỏng vấn nhau, từng tham dự viên sẽ thông báo lại với mọi người về người cộng sự của mình, tóm tắt các thông tin chính trong 1 phút.

• Giới thiệu Tên

Mỗi người tham gia đều lần lượt được yêu cầu tự giới thiệu về bản thân bằng cách thêm một tính từ có cùng vần với tên của mình. Ví dụ: “ Tôi là Văn vui vẻ. Tôi là Đức đạo mạo.” Có thể ngồi để giới thiệu, nhưng sẽ thú vị và chủ động hơn nhiều nếu các tham dự viên đứng thành vòng tròn. Yêu cầu từng người khi giới thiệu tên mình nên kèm theo những cử chỉ hoặc hành động (nhảy, nhún vai, quay nhanh người) và bước vào trong vòng tròn. Khi người này bước lui thì sẽ đến phiên người kế tiếp. Khi từng người một giới thiệu về mình, những người khác nên học thuộc những tên đó. Người thứ nhất sẽ nói tên của mình (cùng với 1 tính từ) và làm một động tác đi kèm. Người kế tiếp sẽ lập lại tên và nhái lại hành động, cử chỉ của người thứ nhất, sau đó mới giới thiệu tên của mình cũng như thực hiện một động tác, một cử chỉ của riêng mình. Người thứ ba trong vòng tròn sẽ lập lại tên và hành động của người thứ nhất và thứ hai, sau đó nói tên và làm hành động riêng của mình. Tiếp tục làm việc này cho đến khi người cuối cùng lập lại tất cả tên và hành động của mọi người cũng như nêu tên cùng hành động kèm theo của riêng mình. Sau đó, làm lại bài tập này nhưng bắt đầu từ người cuối cùng.

• Tự vẽ chân dung

Tham dự viên tự vẽ chân dung trên một mảnh giấy. Có thể vẽ theo bất kỳ phong cách nào họ muốn - nghệ thuật, hoạt hình, trừu tượng. Phải viết của họ lên bức chân dung. Ở cuối trang giấy, yêu cầu họ viết 3 “sự kiện quan trọng” đã đưa họ đến với hoạt động hoặc khóa học này. Thu tất cả chân dung và treo trên bảng hoặc trên tường. Cho mọi người cơ hội được xem ”cuộc triễn lãm” này. Hoặc là để mỗi người tự giới thiệu về mình và bức tranh của mình trước khi treo nó lên.

27

• Chào hỏi

Chuẩn bị giấy đã có sẵn những hướng dẫn nhằm cho mọi người biết phải chào nhau như thế nào. Mỗi người sẽ nhận được một mảnh giấy với một hướng dẫn trên đó. Yêu cầu mọi người đi quanh phòng và chào nhau. Mỗi người sẽ có cách chào khác nhau tùy theo sự hướng đẫn đã được cho sẵn. Việc này sẽ dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn và tạo ra tiếng cười cho mọi người. Ví dụ bạn có thể viết những hướng dẫn trên các mảnh giấy như là:

- Chào ANC: bắt tay, đưa bàn tay hướng lên trên, nắm lấy ngón cái của nhau rồi chuyển thành một cái bắt tay bình thường một lần nữa.

- Chào kiểu Pháp: hôn vào cả 2 má - 2 cái hôn.

- Chào kiểu Hi Lạp: hôn vào cả 2 má - 3 cái hôn.

- Chào kiểu Nhật: chắp tay lại dưới cằm, nhìn xuống và gập người chào.

- Chào kiểu Nga: ôm chặt nhau.

- Chào kiểu Thụy Điển: bắt tay và nói “chúc một ngày tốt lành”.

Picture

28

• Giới thiệu kiểu giấy vệ sinh

Không thông báo cho người tham gia biết các tờ giấy sẽ dùng cho việc gì. Cứ để họ lấy giấy vệ sinh với số lượng mà họ nghĩ là họ sẽ cần. Sau đó yêu cầu họ phải viết lên mỗi miếng giấy họ lấy một điều gì đó về mình.

• Tiết lộ bí mật

Phát mỗi người một mảnh giấy để họ viết về một điều mà chỉ họ chứ không ai khác có thể biết được. Thu lại tất cả những tờ giấy này, xáo đều nhau và phát ra lại. Người tham dự phải tìm ra được chủ nhân của mảnh giấy. Khi tìm ra rồi, hãy nói cho người chủ nhân của mảnh giấy về bạn. Sau đó, giới thiệu người cộng sự mới này của mình cho cả nhóm - kể cả điều bí mật nho nhỏ đó.

• Tìm chỗ ngồi

Mọi người ngồi trên ghế thành vòng tròn, chỉ trừ một người. Người không có ghế sẽ đứng ở giữa và giới thiệu với cả nhóm tên của mình và điều gì đó về bản thân họ, ví dụ như môn thể thao yêu thích của mình. Sau đó, người này sẽ gọi người nào đó đứng dậy đổi chỗ ngồi, ví dụ như người đi giày trắng, những người dưới 16 tuổi, những người có 1 người chị, vv. Tiếp theo sẽ là người không giành được chỗ ngồi.

• Câu chuyện của tôi

Vẽ tờ lịch trên một tờ flip chart. Tờ lịch này sẽ được đánh dấu ở mốc năm và bắt đầu bằng năm sinh của người tham gia lớn tuổi nhất và kết thúc ở năm hiện tại. Yêu cầu mỗi người tham gia nghĩ đến 2 sự kiện “mang tính quần chúng” đánh dấu những cột mốc trong cuộc đời họ và yêu cầu họ viết tên mình lên năm có sự kiện đó. Những sự kiện đó có thể liên quan đến thể thao, cuộc sống riêng, hoặc trường học, vvv... Sau đó, yêu cầu mọi người nêu lí do tại sao những mốc thời gian đó lại quan trọng đối với họ; chúng nói lên điều gì và vì sao người ta lại chọn chúng. Để giúp cho phần trình bày hấp dẫn hơn, bạn có thể yêu cầu tham dự viên dán thêm những hình vẽ, tranh ảnh lấy từ các tạp chí để minh họa cho các sự kiện mà họ đã đưa ra. Trong trường hợp có quá nhiều người tham gia, có thể chia tham dự viên thành các nhóm nhỏ hơn để chơi, nhưng sau đó từng nhóm nhỏ này phải trình bày lại cho mọi người cùng nghe.Điểm giống và khác nhau

29

Phát cho mỗi tham dự viên một tờ giấy có ghi sẵn những câu hỏi ( xem phần dưới). Yêu cầu người chơi phải điền vào giấy câu hỏi (đó) rồi cố gắng tìm ra người có cùng câu trả lời với mình cho tất cả các câu hỏi. Nếu không tìm ra người nào cả thì yêu cầu họ cố gắng tìm ra người có bốn tính cách, đặc điểm với mình. Nếu họ cũng không thể tìm ra, yêu cầu họ tìm người có 3, hoặc ít nhất 2 đặc điểm. Hướng dẫn nhóm bằng cách thảo luận xem thử nhóm của họ khác nhau như thế nào, và liệu họ có thể làm việc với nhau tốt hay không.

Câu hỏi Câu trả lời của bạn Người có cùng câu trả lời

Bạn sinh ra ở đâu?

Tôn giáo của bạn?

Cầu thủ bóng đá ưa thích của bạn là ai?

Bạn bao nhiêu tuổi?

Bạn có bao nhiêu anh chị em?

Bingo Người:

Phát cho mỗi tham dự viên một mẩu giấy với những câu hỏi cho sẵn (xem bên dưới). Giải thích rằng mục đích của việc này là để cho mỗi người có thể nói chuyện được với càng nhiều người càng tốt, để tìm ra điều gì đó khác biệt của từng con người và viết lên mỗi ô một tên khác nhau. Khi người thứ nhất hét to BINGO, dừng trò chơi lại và để cho mọi người ngồi xuống thành vòng tròn trên sàn nhà. Đọc các câu hỏi cho cả nhóm cùng nghe. Mọi người phải xác nhận xem tên của họ đã nằm đúng ô hay chưa. Sau đó, xem kỹ từng câu hỏi một và yêu cầu những người đã ghi tên vào các ô đứng lên.

30

Bingo NgườiHãy tìm ai đó trong nhóm và hỏi “ bạn có phải là người mà.....?”Cố gắng điền vào mỗi ô một cái tên khác nhau

.....vừa mới chuyển đến một nơi ở mới?

... thích nấu ăn?

... từng du lịch đến một đất nước khác?

... dự một cuộc thi đấu trong vòng sáu tháng qua?

... thích bóng đá?

... chơi một loại nhạc cụ?

... vừa bị gãy chân?

... đã tham gia nhiều hơn 3 môn thể thao?

... là một trọng tài?

... đang huấn luyện một đội bóng?

... có nuôi động vật?

... thích đọc báo hơn là xem TV?

... thích những môn thể thao dưới nước?

Thay đổi chỗ theo yêu cầu

Chia mọi người thành các đội và thông báo cho họ biết sẽ có một cuộc thi. Mọi người không được phép nói mà chỉ được dùng dấu hiệu để thực hiện các nhiệm vụ mà bạn đưa ra. Nhóm nào nhanh nhất sẽ được 1 điểm. Giao cho họ 4-5 nhiệm vụ khác nhau như xếp hàng theo:

- Tuổi tác (người lớn tuổi nhất đứng đầu hàng)- Chiều cao (người cao nhất đứng đầu)- Số giày (cỡ nhỏ nhất đứng đầu)- Số năm chơi bóng đá (nhiều năm nhất đứng đầu)

Trong thực tế, chúng ta chia nhóm theo những yếu tố được thay đổi khác nhau. Bài tập này có thể được sử dụng như phần giới thiệu về việc chúng ta sắp xếp mọi người theo những tiêu chí khác nhau như thế nào và điều đó có thể dẫn đến điều gì?

31

• Người bạn bí mật

Mục đích của trò chơi này là để bảo đảm mọi người đều được một người khác quan tâm trong suốt khóa học. Cắt những mảnh giấy nhỏ và viết tên của tất cả những người tham gia lên đó (mỗi mảnh giấy một tên). Cho mỗi tham dự viên một mảnh giấy có sẵn tên của người trên đó. Yêu cầu tham dự viên giữ bí mật về tên đó. Bây giờ họ là người bạn bí mật của người họ có tên. Họ phải quan tâm và phải thể hiện điều đó bằng các hành động tốt đẹp hoặc có lợi cho người đó mà không cho người đó biết họ là người bạn bí mật của người đó. Đến cuối khóa học mới được phép tiết lộ người bạn bí mật là ai. Mọi người phải suy nghĩ xem thử ai đã quan tâm đến mình nhiều nhất. Để cho mọi người đi quanh phòng và tìm ra người mà họ nghĩ là người bạn bí mật của họ.

Phần 2:

Các hoạt động này nhằm giúp mọi người giao tiếp với nhau dễ dàng hơn, giúp nhóm khởi động, phát triển kỹ năng giao tiếp đồng thời khuyến khích mọi người vui vẻ hợp tác.

• Thi theo đội

Trò chơi và các hoạt động Tiếp Sức cũng có thể được tổ chức như là những cuộc thi theo đội để làm mọi người cảm thấy thích thú hơn. Chia nhóm thành các đội và để mọi người được chọn màu/tên. Khi bạn tổ chức các trò chơi và tiếp sức trong suốt buổi học, bạn có thể cho điểm tùy theo mức độ các đội đã thực hiện như thế nào. Làm một bảng ghi điểm lớn và treo lên tường, ghi chú lại những điểm mà các đội đạt được. Ví dụ của các trò tiếp sức thích hợp cho thi đua theo nhóm là : dựng tháp giấy, bỏ giấy trong vớ, đố vui về kiến thức và thể thao.

Picture

32

• Sóng chuyển động vòng quanh

Để tham dự viên đứng thành một vòng nhỏ đối diện nhau. Bắt đầu nhấc vai lên và giữ nguyên như thế, rồi yêu cầu người bên trái nhấc vai lên và cứ như vậy cho đến khi con sóng lan đến chỗ bạn. Sau đó, hạ vai xuống và người tiếp theo sẽ cứ làm như thế, vv. Cố gắng để cho con sóng chuyển động quanh ngày càng nhanh hơn.

• Nhắm mắt bước đi

Tất cả tham dự viên nhắm mắt và đi vòng quanh lớp học trong vòng 1,2 phút. Khi ai đó chạm vào một người khác, họ sẽ ghi được 1 điểm. Riêng người hướng dẫn không được nhắm mắt. Cứ mỗi lần được điểm, người đó phải giới thiệu về mình. Cuối cùng người hướng dẫn thông báo với mọi người là mình đã không nhắm mắt trong suốt cuộc chơi. Do đó người hướng dẫn sẽ không có điểm nào cả bởi vì anh ta có thể dễ dàng tránh không đụng vào người khác. Đây là một cách dẫn dắt để đi đến thảo luận về lối chơi đẹp (fair play)

• Bắt tay

Các cặp đứng với nhau. Yêu cầu người tham gia cố gắng chạm đựợc vào hông người cộng sự của mình. Mỗi lần chạm được vào hông người cộng sự sẽ được 1 điểm. Mục đích của trò chơi này là cố đạt được càng nhiều điểm càng tốt.. Lưu ý! Đừng nói cho người tham gia biết là họ đang thi đua với ai. Thường thì có thể mọi người sẽ bắt đầu thi đua với chính cộng sự của mình mà không phải với những đội khác. Cho họ 30-60 giây trước khi hỏi họ đã đạt được bao nhiêu điểm. Suy nghĩ xem sự khác nhau giữa sự thi đua và làm việc với nhau.

• Trò chơi dùng Trí nhớ

Ngồi thành vòng tròn, yêu cầu mọi người nhắm mắt lại. Sau đó hỏi nhiều người khác nhau những câu hỏi như: “Hãy nói cho chúng tôi biết người ngồi kế bạn (bên trái hoặc phải) đang mặc cái gì, hãy nói cho chúng tôi biết về cha của người ngồi kế bạn, của người ngồi cách bạn 2 ghế về phía bên trái” Đây có thể là một cách dẫn nhập tốt để đi đến thảo luận về chủ đề “tìm hiểu thông tin về những người tham gia khác là một vấn đề khó khăn nhưng rất quan trọng”

• Nộm trái cây

Ngồi thành vòng tròn, đặt tên cho mọi người là: táo, lê và cam. Một người đứng giữa vòng tròn và hô to tên một hoặc nhiều loại trái cây. Ví dụ khi hô “Táo”, tất cả những người tên Táo đều phải đổi chỗ ngồi. Nếu hô to “Nộm Trái cây”, mọi người

33

đều phải đổi chỗ ngồi. Người không giành được ghế ngồi phải đứng vào giữa vòng tròn.

• Đổi chỗ

Tham dự viên ngồi thành vòng tròn. Người hướng dẫn sẽ nói: “Tôi sẽ đưa cho bạn một mảnh giấy có đánh số trên đó. Không được tiết lộ con số của bạn cho người khác biết.” Sau đó người hướng dẫn phát giấy cho mọi người rồi đưa ra lời chỉ dẫn: “Tôi sẽ gọi 2 số, ví dụ 5 và 9. Những người mang số đó phải nhìn quanh và phải nhận ra nhau, rồi sau đó đổi chỗ ngồi. Tôi sẽ cố gắng phát hiện những người này là ai và cố giành một trong 2 ghế ngay sau khi họ đứng dậy. Người để mất chỗ ngồi sẽ phải đứng vào giữa vòng và gọi to 2 số tiếp theo.”

• Giữ giấy thăng bằng

Tham dự viên phải đi vòng quanh lớp học với một tờ giấy cỡ A4 trên đầu. Người nào để giấy rơi khỏi đầu sẽ không được phép cử động nữa. Những người vẫn giữ được giấy trên đầu có thể giúp những người đánh rơi giấy bằng cách nhặt giúp giấy trên sàn và đặt lại trên đầu những người đó. Để trò chơi khó hơn, bạn có thể dùng trống để ra lệnh cho mọi người di chuyển theo tốc độ mà bạn muốn. Khi mọi người đều đánh rơi giấy thì trò chơi kết thúc

• Tự giác

Khi bạn nhận thấy người tham gia đã mệt hoặc uể oải, bạn có thể bất ngờ yêu cầu họ đứng dậy để làm việc gì đó. Ví dụ, “Hãy chạy ra ngoài và tìm một viên đá. Cố gắng tìm được viên đá đẹp nhất (chứ không phải lấy một viên đá bất kỳ )”, hoặc “ Chúng ta đang ở trong một toà nhà lớn. Hãy chạy ra ngoài và đếm xem toà nhà này có bao nhiêu cửa sổ!”

• Chiếc cầu bằng ghế

Dọn tất cả bàn học đi chỗ khác rồi xếp ghế thành một hàng dài ở một đầu phòng. Yêu cầu người tham gia cởi giày ra và đứng lên ghế. Chia tham dự viên ít nhất thành 3 đội và bảo đảm rằng mỗi đội có số ghế ít hơn số thành viên 1 chiếc. Để mọi người đặt tên cho đội của mình và giao nhiệm vụ cho họ: họ phải dùng ghế của mình để di chuyển đến đầu kia của căn phòng mà không được chạm chân xuống đất. Nếu căn phòng quá nhỏ, bạn có thể yêu cầu mọi người di chuyển đến đầu kia của căn phòng rồi trở về vị trí ban đầu. Bạn không được nói gì về việc thắng cuộc, cũng như không được yêu cầu mọi người di chuyển càng nhanh càng tốt. Thậm khí khi bạn không yêu cầu họ thi đua, bạn cũng sẽ thấy mọi người cũng

34

đang cố gắng di chuyển nhanh hết sức mình để có thể đánh bại những đội khác. Bạn có thể sử dụng bài tập này như là cách dẫn nhập vào cuộc thảo luận xem thử điều gì khiến mọi người thi đua, cạnh tranh nhau và những vấn đề xung quanh nó.

• Cùng nhau vẽ

Tham dự viên ngồi thành từng cặp và được phát 1 tờ giấy và 1 cây viết. Cả 2 người đều phải cùng cầm bút và cùng vẽ với nhau. Họ không được phép nói chuyện trong lúc vẽ. Giao một bài tập cụ thể cho người tham gia thực hiện. Ví dụ “ Vẽ một căn nhà trong một vườn cây và một con mèo”. Khi 2 người đều thống nhất là bức vẽ đã hoàn thành, họ phải cho điểm bức vẽ theo thang điểm 10, tay vẫn cùng cầm bút và không nói chuyện với nhau. Hãy di chuyển vòng quanh và cùng thảo luận với mọi người: “Ai dẫn đầu? Ai là người chủ động nhất? Việc gì khó nhất? Bức vẽ được hoàn thành như bạn tưởng tượng không?”

• Đi bộ giữ tăm

Tham dự viên lập thành từng cặp. Mỗi cặp được phát 2 que tăm. Họ chỉ được dùng một ngón tay ở mỗi bàn tay để giữ các que tăm giữa 2 người. Một người sẽ là chỉ huy và dẫn cộng sự của mình đi quanh phòng mà không đánh rơi que tăm. Sau một lúc, để người kia làm người chỉ huy. Người tham gia không được phép nói chuyện. Bạn cũng không được nói gì về chuyện người chỉ huy. Rồi Chuyện gì đang xảy ra ? Có phải một người đang dẫn đường không?

• Đi nối đuôi

Đứng thành một vòng tròn nhỏ - mọi người đứng hướng vai trái vào phía trong vòng tròn. Xích lại càng gần nhau càng tốt trước khi mọi người ngồi lên gối của nhau và cố gắng giữ thăng bằng. Cố gắng bước tới và lùi.

• Tháo gútĐứng thành vòng tròn. Mọi người phải nắm lấy tay của người nào đó. Bạn không được nắm hai tay của cùng một người và không được nắm tay người bên cạnh. Cố gắng tháo gút mà không thả tay ra.

• Giấy trong vớ

Yêu cầu mỗi người tham gia gấp một tờ giấy khổ A4 và chỉ đặt một góc nhỏ tờ giấy vào trong vớ/giày, phần còn lại để lộ ra ngoài. Theo hiệu lệnh của bạn, mọi người có thể bắt đầu lấy trộm giấy của nhau. Nếu bạn để mất tờ giấy của mình trước khi có thể lấy trộm tờ giấy của người khác, bạn bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu bạn đã có

35

dư một tờ giấy, bạn phải đặt tờ giấy đó vào trong vớ của bạn để có thể tiếp tục chơi. Cuối trò chơi, người nào có tất cả các tờ giấy đó sẽ là người thắng cuộc. Thỉnh thoảng bạn có thể cho dừng trò chơi và đếm xem thử mỗi người có bao nhiêu tờ giấy, cho điểm tiếp tục phát giấy cho tất cả những người tham gia thêm lần nữa trước khi bắt đầu lượt chơi mới.

• Xây tháp giấy

Để các nhóm thi đua xây dựng tháp giấy với nhau xem tháp của nhóm nào cao nhất (nếu bạn có mảnh giấy thừa nhỏ, bạn có thể sử dụng chúng). Mọi người chỉ được phép sử dụng những mảnh giấy mà bạn đã cho họ mà thôi - không keo dán, không được sử dụng bất kỳ cái gì khác. Cho mọi người 3 phút để xây tháp. Khi hết thời gian cho phép, bạn hãy lấy thước đo tháp giấy của các nhóm - nhóm nào xây được tháp cao nhất sẽ là người thắng cuộc.

Lưu ý! Tháp giấy phải đứng vững ít nhất trong vòng 1 phút.

• Đố vui kiến thức

Chuẩn bị: đặt những câu hỏi có liên quan đến bối cảnh của lớp học. Khi một người hướng dẫn của khóa học ở Việt Nam lại đến từ Na Uy, các câu hỏi có thể là về Na Uy hoặc Châu Âu. Ví dụ: “ Chiều cao trung bình của đàn ông Na Uy là bao nhiêu? Na Uy giành độc lập khi nào? Phụ nữ Na Uy đựoc phép bầu cử khi nào? Lập một bảng điểm trên một tờ giấy lớn để ghi lại điểm của các nhóm.

Cách thức tiến hành: Chia người tham dự thành nhóm và yêu cầu họ chọn một âm thanh để báo hiệu khi có câu trả lời. Đọc câu hỏi và để nhóm có tín hiệu âm thanh nhanh nhất được trả lời. Nếu nhóm trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Nếu trả lời sai sẽ bị trừ 1 điểm.

• Nhại các hoạt động thể thao

Chia nhóm thành các đội. Người thứ nhất ở mỗi nhóm tiến đến gần người chỉ huy để nhận tờ giấy có ghi tên một nhân vật chơi thể thao nổi tiếng (hoặc chỉ là một người nổi tiếng). Người này phải trở về nhóm của mình và nhại lại điệu bộ, cử chỉ của nhân vật nổi tiếng đó. Khi đội nói được đúng tên nhân vật đó, người kế tiếp sẽ đến gặp người chỉ huy để nhận một cái tên khác. Người này lại trở về nhóm và nhại lại bộ dạng nhân vật đó. Việc này cứ tiếp tục cho đến khi mọi người đã dùng hết tất cả các mảnh giấy trong thời gian cho phép. Đội nói được tên của nhiều người nổi tiếng nhất trong khoảng thời gian cho phép sẽ giành phần thắng. Nếu không, đội hoàn thành trước tiên sẽ thắng nếu thời gian không hạn chế.

36

• Giữ thăng bằng

Các cặp nắm chặt tay nhau, cố gắng giữ thăng bằng khi ngả người lui sau, tay giữ thẳng khi gập gối lên xuống. Sau đó thả bớt một tay ra khi gập gối xuống. Lập lại hành động này, lưng dựa vào nhau. Mục đích: Đề cập đến tầm quan trọng của lòng tin vào bất kỳ mối quan hệ nào: người hướng dẫn - người tham dự, học sinh - giáo viên, huấn luyện viên - người chơi/vận động viên..

(Các thành viên sẽ nói thầm về tầm quan trọng của việc tin tưởng nhau khi thực hiện bài tập này)

• Hát

Bất kỳ bài hát nào cũng đều là một cuộc tiếp sức. Bài hát có vần điệu là thích hợp nhất, ví dụ như bài “Đầu,vai, gối và ngón chân”. Nếu bạn biết bài hát nào như thế này, hãy gọi nhóm ra và yêu cầu họ đứng thành vòng tròn. Bày họ bài hát đó cùng những điệu bộ, động tác minh họa. Lưu ý! Điều quan trọng là phải chọn bài hát có lời lẽ đơn giản, hoặc bạn có thể chọn bài hát mà hầu như mọi người đều biết và làm một số điệu bộ vui nhộn để minh họa.

• Điều nan giải

Chia người tham gia thành từng nhóm từ 3-6 người và đưa cho họ tất cả các mảnh giấy của một bộ ráp hình trong một bì thư. Yêu cầu các nhóm dùng các mảnh giấy đó để làm thành một hình vuông. Nhóm xếp đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Bộ ráp hình gồm 7 mảnh giấy nhỏ (xem minh họa dưới đây) Lưu ý! Phải chắc chắn rằng hướng dẫn viên phải có bức vẽ cách sắp xếp đúng hình vuông đó trong trường hợp không nhóm nào xếp được.

37

• Phá vòng tròn

Chia mọi người ra thành các nhóm 6-8 người. Yêu cầu mỗi nhóm chọn một người làm “người ngoài cuộc”. Yêu cầu những thành viên khác của nhóm đứng vai kề vai để tạo thành một vòng tròn càng kín càng tốt, và cố gắng không để có khoảng trống. Giải thích rằng “người ngoài cuộc” phải cố gắng chen vào giữa vòng tròn còn những người đứng trong vòng tròn thì phải cố đẩy người ngoài cuộc ra. Sau 2,3 phút, bất kể người đó có vào được bên trong vòng tròn hay không, họ vẫn được vào vòng và một người khác sẽ thay phiên làm “người ngoài cuộc”. Đây là trò chơi mà mọi người trong nhóm đều phải cố gắng một lần phá vòng tròn. Sau đó tập hợp mọi người lại để thảo luận về trò chơi đó và hỏi xem mọi người cảm thấy thế nào.

• Lời cảm ơn của nhóm

Khi cám ơn một người trình bày, người hướng dẫn (là khách mời), cả nhóm phải đi đến thoả thuận là: Theo hiệu lệnh của bạn, tất cả các bạn nữ phải ôm các bạn nam và ngược lại. Ngay lập tức cả nhóm cùng chạy đến và ôm người hướng dẫn .

Chú thích: Còn nhiều hoạt động tiếp sức và tàu phá băng nữa. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể chia sẻ một số mà thôi. Nếu bạn biết được những trò khác nữa và muốn sử dụng chúng thì xin bạn cứ làm như vậy.

(Tham khảo: Lấy cảm hứng từ khoá học “Active Youth”, Uỷ ban Olympic và Hiệp hội Thể thao Na Uy, 2001., Cẩm nang người hướng dẫn để định hướng chung cho những tình nguyện viên thể thao, Sports Coaches Outreach, 1999, Nam Phi, “ All different-All equal, Education Pack!”, Trung tâm thanh niên Châu âu, 1995, “Krea-tive moten”, “ the National Council of Swedish youth Organization, 2002, Compass in “Skapende samtaler-verktoy for apenhet om organisajonsstrucktur og medlem-mers trygghet”, Brattvag, LNU, 2003)

2.8 Sổ góp ý:

Mục đích: Cho tham dự viên cơ hội phát biểu và chia sẻ ý kiến một cách thân mật hoặc theo kiểu nặc danh

Thời gian: Trong suốt cả khóa họcĐồ dùng cần thiết: Vở và 1 bút chìHình thức tổ chức : Người tham dự được tự do viết ra nhận xét, đề xuất, ý kiến, phản hồi, vv.. của mình trong suốt giờ giải lao.

38

Cách thức tiến hành: Hướng dẫn viên giới thiệu về cuốn sổ góp ý, sổ nhật ký ngay từ đầu khóa học. Tất cả những người tham gia được tự do nêu nhận xét, đề xuất, ý kiến, phản hồi... của mình. Họ có thể kí tên hay không tùy thích. Cuối ngày, người hướng dẫn sẽ xem qua cuốn sổ góp ý để cố gắng thực hiện những ý kiến đó trong chương trình sinh hoạt. Nếu trong nhóm có mâu thuẩn, người hướng dẫn phải cố gắng thu xếp một buổi nói chuyện/thảo luận liên quan đến vấn đề đó ngay sáng hôm sau.

Chú thích: Điều cần thiết là phải nhắc nhở người tham gia đóng góp ý kiến vào sổ ý kiến/nhật ký đó ngay từ đầu. Cuốn sổ ghi ý kiến này cũng có thể được sử dụng trong phạm vi đội hoặc mang đến các cuộc thi, các buổi tập huấn cùng với những dụng cụ khác.

(Nguồn tham khảo: Khóa học “ Ideas and tools for young involvement in sports”, Donnestad/sanner, 2003)

2.9 Ai, Ở đâu, Cái gì?

Mục đích: Để tìm hiểu xem người tham gia là ai và một số thông tin về lai lịch của họ

Thời gian: 10-15 phútĐồ dùng cần thiết: Một tờ flip chart, một số giấy A4 có nhiều màu và bút viết bảng.Hình thức tổ chức: Theo cặp .

Cách thức tiến hành: Yêu cầu một số người tình nguyện vẽ bản đồ lên một tờ giấy lớn dán lên tường cho biết quê quán của từng tham dự viên. Ví dụ nếu tham dự viên đến từ khắp mọi miền đất nước, thì nên vẽ bản đồ của cả nước, nếu tất cả đến từ 1 thành phố, chỉ cần vẽ bản đồ của thành phố đó. Khi bản đồ đã hoàn thành, nên sắp xếp để mọi người ngồi thành 2 hàng đối diện nhau. Bảo đảm mỗi người phải có một tờ giấy A4. Tất cả những người tham gia ngồi cùng một hàng ghế phải chuẩn bị bút viết bản và vẽ người ngồi trước mặt mình. Sau một lúc, yêu cầu những người này dừng lại và đưa bút cho người ngồi trước mặt họ để họ vẽ mặt người vừa mới vẽ mình xong. Tùy theo lứa tuổi của người tham gia và thời gian cho phép, bạn có thể yêu cầu mọi người ngừng vẽ trước khi họ hoàn thành và yêu cầu di chuyển một bước về bên trái để họ tiếp tục vẽ một người khác.

39

Khi bức vẽ đã hoàn tất, mỗi người phải phỏng vấn người trước mặt và viết một số thông tin về người đó lên các tờ giấy nhỏ : ví dụ tên, tuổi, môn thể thao yêu thích, năng khiếu đặc biệt (giới hạn số giấy là một người tối đa được 4 tờ )

Tất cả các bức vẽ và các tờ giấy ghi thông tin về người tham gia sẽ được trộn lẫn với nhau và rải ra trên một chiếc bàn lớn. Mục đích của việc này là phải tìm được bức vẽ nào khớp với mẩu thông tin nào, đính chúng lên bản đồ và vẽ một đường nối với quê quán của người đó. Mỗi người đều phải tham gia quá trình này, đi quanh phòng và hỏi thông tin về nhau.

Khi tất cả các bức vẽ và mẩu thông tin đã được nối với nhau và dán lên bản đồ, người hướng dẫn nên giới thiệu tất cả các thành viên cho nhóm

Chú thích: Nếu tham dự viên là trẻ em, nên thực hiện bài tập này đơn giản hơn: hãy để bọn trẻ ghi lại các thông tin mà chúng thu thập được từ cuộc phỏng vấn, trò chuyện với người mà chúng vẽ và cho phép chúng dán lên bản đồ ngay sau các cuộc phỏng vấn.

Picture

40

3. PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP

Trong chương này, trọng tâm là các phương pháp nhằm giúp mọi người tập trung chú ý vào những khó khăn trong giao tiếp. Để phát triển kỹ năng giao tiếp, bạn cần phải ý thức được các cơ chế ảnh hưởng đến sự giao tiếp. Có những điểm lý thuyết của một số phương pháp có thể giúp tạo ra hiểu biết cũng như nâng cao hiệu quả giao tiếp. Khi làm việc với các nhóm, kỹ năng giao tiếp bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng, vì thế chúng tôi dành một Buổi cho những kỹ năng giao tiếp.

3.1 Thay đổi thông điệp:

Mục đích: Giúp tham dự viên hiểu được giao tiếp có thể có tác dụng gì và hiểu được những trở ngại của việc giao tiếp bằng lời nói.

Thời gian: 20-30 phútĐồ dùng cần thiết:Hình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Đây là một ví dụ của “Tour du lịch” đặc trưng mà các tình tiết thường thay đổi mỗi khi nó được kể lại.

Cho 3 người ra khỏi phòng trước khi đọc câu chuyện (và phải bảo đảm là họ chưa từng nghe câu chuyện này). Sau đó đọc câu chuyện cho những người còn lại trong phòng nghe. Khi đọc xong, người hướng dẫn phải chọn một người kể lại câu chuyện cho một trong 03 người đang ở ngoài nghe. Người này tiếp tục kể câu chuyện theo cách họ hiểu cho người thứ hai và người thứ hai lại kể tiếp cho người thứ ba. Người kể chuyện chỉ được phép kể 1 lần và không ai được hỏi người kể chuyện bất kỳ câu hỏi nào.

Những người còn lại chỉ việc lắng nghe mà không được thêm bất kỳ ý gì. Lần lượt mời từng người ở ngoài vào và đề nghị họ kể lại câu chuyện.

Sau khi câu chuyện được người đọc chuyền tai cho mọi người, kể cả 3 người đứng ngoài phòng thì người hướng dẫn sẽ đọc lại câu chuyện gốc một lần nữa.

41

Huấn luyện viên Pedersen

Những cậu bé trong đội U18 chạy vào phòng thể thao. Chúng chuẩn bị tham gia một cuộc thi đấu lớn. Huấn luyện viên Pedersen đến trễ 10 phút và trông rất căng thẳng. Một nhóm các cậu bé ở trong góc phòng đang bàn tán về chuyện huấn luyện viên -người ta đã thấy HLV ở trước một hộp đêm ở địa phương vào tối thứ Bảy. Huấn luyện viên đi ngang qua bọn trẻ để đi vào phòng thay áo quần và lấy bóng ra. Bọn trẻ nhận thấy HLV của chúng trông rất mệt mỏi và dường như mắt của ông cũng hơi sưng đỏ.Một phút sau, Nina, trợ lý huấn luyện viên đến lớp. Cô ấy cũng đi muộn, cáo lỗi và giải thích rằng đồng hồ báo thức bị hỏng. Nina cũng đang đỏ mặt và dường như rất lo lắng, bối rối. Cô ấy liếc nhanh về phía HLV Pedersen trước khi phát bóng cho mọi người. Bọn trẻ nhìn nhau và bắt đầu khởi động.

Sau khi kể xong câu chuyện, hãy hỏi những người tham dự: “ Câu chuyện đã thay đổi như thế nào? Chọn lọc: Những chi tiết nào không thay đổi? Chi tiết gì thay đổi hoặc biến mất?

Tiên đoán: Mọi người có nhắc đến HLV Pedersen là một người đàn ông hay không mặc dù điều này không được đề cập trong chuyện? Hoặc liệu HLV Ped-ersen và Nina có mối quan hệ đặc biệt không?

Dùng một flip chart và vẽ các mũi tên để cho thấy nội dung giao tiếp có thể thay đổi như thế nào (xem bức vẽ bên dưới). Thông qua giao tiếp, chúng tôi muốn nhắc đến những từ được dùng và thông tin, thông điệp đã biến đổi như thế nào. Bài tập “HLV Pedersen” là một ví dụ tốt và có thể rất có ích trong các cuộc thảo luận về ý nghĩa của các mũi tên khác nhau trong bức vẽ của bạn.

Bức vẽ cho biết những điều sau: (từ mũi tên phía trên)

• Khi một thông điệp được gởi đi, nội dung sẽ thay đổi mỗi khi nó được truyền đến một người khác (từ Maria đến Peter rồi đến Oliver). Ví dụ các trái bóng sẽ biến thành các chai nước uống (một cái lông vũ sẽ biến thành 5 con gà con)

• Thông điệp được gởi đi nhưng người tiếp nhận không hiểu được thông điệp đó (ví dụ một người Na Uy nói chuyện với một người Trung Quốc bằng tiếng

42

Anh - hoặc các ngôn ngữ khác) hoặc người ta cảm thấy câu chuyện chưa đủ thú vị để kể cho người khác nghe.

• Thông điệp được gởi đi nhưng người tiếp nhận chưa thực sự hiểu hết nó. Khi một người nói lại thông điệp đó cho một người thứ hai, một số thông tin sẽ bị thay đổi. Và khi thông điệp này đến được người cuối cùng thì nó bị thay đổi càng nhiều hơn nữa. (Ví dụ chúng ta nghĩ rằng HLV Pedersen là một người đàn ông - nhưng đó cũng có thể là một phụ nữ. Sự đoán trước cũng có thể làm thay đổi nội dung thông điệp).

• Thông điệp được gởi đi và mọi người đều hiểu nó như nhau (ví dụ 12h)

• Thông điệp được gởi đi nhưng người tiếp nhận lại hiểu nhầm nội dung của nó nhưng vẫn tiếp tục gởi nó cho người khác. Người thứ hai không hiểu gì về thông điệp này và im lặng

• Lọc thông tin

Sau khi thảo luận về vấn đề một thông điệp có thể thay đổi như thế nào, hãy hỏi người tham dự: Bạn nghĩ tại sao một thông điệp lại có thể thay đổi như thế này?Chỉ ra sự khác nhau mà người gởi và người tiếp nhận có thể làm thông tin bị đổi khác. Những nhân tố làm nên sự khác biệt này có thể là: trình độ của người gởi thông điệp/người tiếp nhận, giá trị (điều gì là quan trọng đối với họ?), sự ước đoán, sự nuôi dưỡng, tự tin, khả năng diễn giải và những hạn chế về mặt thể chất: mệt mỏi, điếc, nói lắp. Bên cạnh đó, sự hứng thú tham gia vào bài tập cũng ảnh hưởng rất nhiều.

43

Chú thích:Cố gắng tập trung vào giao tiếp bằng lời nói trong phần này.Các vấn đề không dùng lời nói là chủ đề của những phương pháp khác(ví dụ chương 3.2 )

Thay cho bài tập kể chuyện HLV Pedersen, bạn có thể sử dụng trò chơi “ nói thầm với người bên cạnh”. Bảo đảm rằng tất cả những người tham gia ngồi thành vòng tròn hoặc ngồi thành hình bán nguyệt. Bắt đầu thì thầm một câu vào tai người tham gia đầu tiên, rồi người này sẽ thì thầm những điều mà họ nghe được cho người tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Lưu ý! Mọi người không được phép hỏi người trước đó lặp lại câu nói.

(Tham khảo: Khóa học Active Youth, Uy ban Olympic và Hiệp Hội Thể thao Na Uy, 2001)

3.2 Ola và Ali:

Mục đích: Để tìm hiểu chân dung những người đến từ các xã hội và các nền văn hóa khác nhau.

Thời gian: 20-30 phútĐồ dùng cần thiết: Một trái bóngHình thức tổ chức: Cả nhóm lớn hoặc các nhóm nhỏ hơn, từ 7-10 người

Cách thức tiến hành: Người hướng dẫn yêu cầu mọi người ngồi thành một vòng tròn. Họ chuẩn bị hợp tác với nhau để sáng tác ra một câu chuyện bằng cách sử dụng một quả bóng. Người hướng dẫn bắt đầu bằng việc nói :” Đây là một câu chuyện về Olga, một vận động viên trẻ chơi golf đến từ Oslo (Na Uy)”. Sau đó người hướng dẫn chuyền trái bóng đó cho một thành viên của nhóm và yêu cầu họ tiếp tục chuyền cho người tiếp theo và kể 1 hoặc 2 câu khác. Cứ như thế mọi người cứ tiếp tục chuyền bóng vòng quanh. Sau 10-12 lượt, người hướng dẫn đòi lại trái bóng và nói: ‘Ola quen Ali, một người sống ở Bergen (Na Uy) và chơi bóng rổ”. Người hướng dẫn chuyền bóng cho một người bất kỳ trong vòng tròn và yêu cầu họ tiếp tục kể câu chuyện về Ola.

Người người hướng dẫn sẽ kết thúc trò chơi sau 10-12 lượt khác và hỏi xem câu chuyện về Ola và Ali cho chúng ta biết được chân dung gì về cuộc sống khác biệt của họ và nhóm học được gì từ điều đó.

Chú thích: Tốt nhất là mọi người nên được kể một cách tự phát và với nhịp điệu nhanh.Hoạt động này có thể được áp dụng trong bất kỳ tình huống nào bằng cách đặt

44

ra bối cảnh cho câu chuyện ngay trong câu đầu tiên, ví dụ” Đây là câu chuyện về Maria, một người khuyết tật và muốn chơi bóng chuyền..” hoặc “Đây là câu chuyện về Frank, một cầu thủ bóng đá đồng tính trẻ...”

Để thay đổi, người hướng dẫn có thể chia nhóm thành những nhóm nhỏ hơn và yêu cầu mỗi nhóm chỉ kể một trong hai câu chuyện rồi sau đó so sánh 2 câu chuyện đó. Lợi ích của phương pháp này là người tham gia sẽ không ngờ là các câu chuyện họ kể sẽ được đem ra so sánh.

(Tham khảo: Lấy cảm hứng từ “All different - All equal, Education Pack!, Trung tâm thanh niên Châu Âu, 1995)

3.3 Làm Bản Tin:

Mục đích: Để tham dự viên thử tường thuật lại các sự kiện thể thao và giúp họ ý thức hơn về những nhận thức của họ có thể có thiên kiến như thế nào.

Thời gian: 30-50 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart + bút viết bảng.Hình thức tổ chức: Chia thành các nhóm nhỏ hoặc cả nhóm lớn.

Cách thức tiến hành: Chia nhóm thành 2 nhóm nhỏ. Yêu cầu một nhóm viết một đoạn kịch ngắn (khoảng 5 phút) dựa trên một sự kiện thể thao. Có thể là một sự kiện thể thao có thực hoặc là một mâu thuẫn tự tạo ví dụ như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, một vụ náo loạn, hoặc một chuyện lạm dụng từ ngữ.

3.4 Các phương thức giao tiếp

Muc đích: Để người tham gia thảo luận về việc các phương thức giao tiếp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thông tin chuyển tải như thế nào và thông tin đó được mọi người hiểu ra sao.

Thời gian: 20-30 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart + bút viết bảngHình thức tổ chức: Tập thể

Cách thức tiến hành: Trong chương 3.1 Kỹ năng giao tiếp - Thay đổi thông điệp, chúng ta đã xem xét các phương thức giao thiếp mà không phân biệt chúng. Trong phần này, chúng ta sẽ chia nhỏ quá trình giao tiếp thành những đơn vị nhỏ hơn để

45

giúp người tham dự ý thức được về việc các nhân tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến thông điệp chuyển tải như thế nào.

Giao tiếp thành công phải dựa vào cách bạn điều phối những gì bạn nói, giọng nói và ngôn ngữ cử chỉ. Nếu thiếu sự điều phối, bạn sẽ có rất ít cơ hội thành công. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách mọi người hiểu thông điệp cũng như tầm quan trọng của thông điệp đó.

Bước 1: Người tiếp nhận nắm được ý gì từ thông điệp chuyển tải. Vẽ một vòng tròn trên flip chart và hỏi người tham dự xem thử họ nghĩ phương thức giao tiếp mà mọi người người tiếp nhận thông tin sẽ tương ứng với những tỉ lệ phần trăm là bao nhiêu? Để người tham dự suy nghĩ và khi có người nào đưa ra kết quả gần đúng, bạn hãy ghi vào vòng tròn số phần trăm chính xác của nó. Dùng hình vẽ và tỉ lệ phần trăm như là phần nền để thảo luận các phương thức giao tiếp khác nhau.

7% 38% Lời Ngữ điệu Âm lượng Nhịp độ 55% Âm sắc Ngôn ngữ cơ thể

Bước 2: Chúng ta thường chia giao tiếp thành 2 loại:

• Bằng lời (những gì bạn nói và cách sử dụng giọng điệu, âm lượng, sự rõ ràng, phát âm, ngữ điệu, chất vấn)

• Không bằng lời: (ngôn ngữ cử chỉ ví dụ dấu hiệu, điệu bộ, ánh mắt)

Ngôn ngữ cử chỉ

Hỏi người tham gia: Tại sao hiểu được ngôn ngữ cử chỉ là điều quan trọng?

Các nhân tố có thể là: Độ tin cậy có thể tăng lên/giảm xuống, cũng như khả năng nhận được sự chấp nhận về những ý kiến mới, “Ngôn ngữ cử chỉ có thể lột tả được những gì bạn thực sự muốn nói”, và ngôn ngữ cử chỉ cũng có thể xúc phạm, làm tổn thương người nghe/thấy vv.

46

Chúng ta thường nói về 2 loại ngôn ngữ cử chỉ: ngôn ngữ đóng và mở. Ngôn ngữ cử chỉ không liên tục: bạn có thể mở ra trong một khoảnh khắc và đóng lại ở khoảnh khắc tiếp theo. Tất cả đều phụ thuộc vào tình huống và thường thì giữa sự tự tin và ngôn ngữ cử chỉ có liên quan với nhau. Một người ít tự tin thường có ngôn ngữ cử chỉ đóng (tất nhiên cũng có ngoại lệ). Ngôn ngữ cử chỉ đóng thường là cơ chế tự vệ.

Các loại ngôn ngữ cử chỉ

Minh hoạ các loại ngôn ngữ cử chỉ khác nhau bằng cách sử dụng chính hướng dẫn viên làm ví dụ, và yêu cầu người tham dự phát biểu ý kiến về nhận xét của họ. (minh hoạ cử chỉ này cho mọi người xem)

Ngôn ngữ cử chỉ đóng: Vòng tay trước ngực, cúi về trước,vv (hướng dẫn viên hãy diễn tả lại các cử chỉ đó)

Tại sao chúng ta nên tránh có những cử chỉ như thế? Những nhân tố chính có thể là: Khó gây chú ý? Dường như bạn không quan tâm, hoặc bạn đang có những bất ổn về tình cảm.

Ngôn ngữ cử chỉ mở: ưỡn ngực, đầu ngẩng cao, tay mở rộng (Hướng dẫn viên tự làm ví dụ minh hoạ)

Tại sao tôi phải chọn cử chỉ này? Các nhân tố chính có thể là: Các cử chỉ này sẽ khuyến khích các cuộc đối thoại, bày tỏ sự quan tâm và nếu sử dụng giao tiếp bằng mắt sẽ gây chú ý dễ dàng hơn.

Làm thế nào bạn thu hút được sự chú ý của mọi người và thông điệp của bạn được chuyển tải trọn vẹn?

Phương pháp: Thể hiện động não trên flip chartCác nhân tố chính là: Rõ ràng, bảo đảm có sự điều chỉnh giữa nội dung bạn nói ra và cách bạn sử dụng không gian như thế nào.

(Tham khảo: Khoá học Active Youth, Uỷ ban Olympic và liên đoàn Thể thao Na Uy, 2001)

47

3.5 Gật đầu và lắc đầu

Mục đích: Để minh hoạ việc sử dụng ngôn ngữ cử chỉ không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp bằng lời nói như thế nào.

Thời gian: 5-10 phútĐồ dùng cần thiết:Hình thức tổ chức: Làm việc theo cặp

Cách thức tiến hành:Chia tham dự viên thành các cặp. Một người trong mỗi cặp sẽ là “người lắc đầu”.(lắc đầu từ bên này sang bên kia) và người còn lại sẽ là “người gật đầu” (gật đầu lên xuống. Yêu cầu các cặp thực hiện một cuộc hội thoại ngắn. Sau 1 phút, yêu cầu người cộng sự của mình đổi vai; “người lắc đầu” sẽ thành “người gật đầu” và ngược lại. Có thể đưa ra ý kiến phản hồi theo cặp hoặc theo tập thể. Các câu hỏi sau đây có thể dùng để phỏng vấn :

• Bạn cảm thấy là bạn được lắng nghe không?

• Bạn có bị phân tâm bởi những cái gật & lắc đầu không?

• Bạn có thể báo cáo lại những gì đã được nói?

• Ngôn ngữ cử chỉ không hợp lí của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự giao tiếp bằng lời của bạn

Ghi chú: Có thể thay đổi bằng cách làm việc theo nhóm 3 người, trong đó một người đóng vai trò là quan sát viên.

( Tham khảo: Participatory learning and action, IIED, 1995)

3.6 Vẽ hình

Mục đích: Để người tham gia trải nghiệm tầm quan trọng của các điệu bộ, ngôn ngữ cử chỉ và đối thoại trong việc giao tiếp.

Thời gian: 20-30 phútĐồ dùng cần thiết: Giấy và bútHình thức tổ chức: Theo cặp

48

Cách thức tiến hành: Chia tham dự viên thành các cặp. Yêu cầu mỗi người mang một chiếc ghế lên sàn và ngồi tựa lưng vào nhau. Một người sẽ vẽ một hình đơn giản, ví dụ như một con chim trên cành cây. Người cộng sự không được phép xembức vẽ nhưng phải cố gắng vẽ một bức tương tự như thế trên giấy của mình.

Bài tập này sẽ được thực hiện theo 3 cách khác nhau theo trật tự sau đây:

1. Người vẽ bức tranh tương tự sẽ được phép đặt câu hỏi nhưng người giải thích chỉ được trả lời “Có” hoặc “Không’

2. Người vẽ tranh phải giải thích cho cộng sự của mình cách vẽ bức tranh. Người đang vẽ không được phép đặt câu hỏi.

3. Sau mỗi lượt, cho phép các cặp so sánh các bức vẽ và cũng có thể cho họ thay đổi vai trò cho nhau

Để kết luận, yêu cầu tham dự viên nhận xét xem lượt chơi nào là dễ nhất. Sau đó yêu cầu họ xác định những trở ngại họ gặp phải làm cho họ thấy 2 lượt chơi kia khó khăn hơn. Cuối cùng cố gắng liên hệ việc này với các tình huống giao tiếp hàng ngày và để người tham gia cho ý kiến phản hồi về tầm quan trọng của đối thoại và ngôn ngữ của cử chỉ.

Chú thích: Bạn có thể chia người tham gia thành các nhóm 3 người. Người thứ 3 sẽ là người quan sát. Quan sát viên này sẽ là người chủ chốt trong quá trình tổng kết, họ sẽ phải thích về những gì quan sát được trong suốt bài tập.

(Tham khảo: Cẩm nang người hướng dẫn để định hướng chung cho các tình nguyện viên Thể thao, Sports Coaches Outreach, 1999, Nam Phi)

3.7 Bước đi tin cậy

Mục đích: Để minh hoạ cho tầm quan trọng của sự tin tưởng trong cách mọi người xây dựng các mối quan hệ.

Thời gian: 30-40 phútĐồ dùng cần thiết: Mỗi thành viên có một khăn bịt mắtHình thức tổ chức: Theo cặp

Cách thức tiến hành: Chia người tham dự thành các cặp bằng cách yêu cầu các cá nhân chọn những người mà mình chưa từng làm việc. Trong mỗi cặp, một người sẽ dẫn đường và người kia sẽ đi theo, nhắm mắt và tốt hơn hết là đeo khăn bịt mắt. Người dẫn đường sẽ dẫn người kia bằng cách đặt một tay lên vai hoặc dưới khuỷu tay người đó và một tay kia sẽ hướng dẫn cho người kia.

49

Phải thực hiện bài tập này trong im lặng. Người dẫn đường dẫn cộng sự của mình đi quanh lớp học, theo nhịp bước của người đó, và hướng dẫn cho người kia sờ, nắm, và cảm nhận được các vật dụng hoặc mặt phẳng sẵn có (có thể đó là các vật hoặc là những người khác)

Là người hướng dẫn, bạn có thể giới thiệu các loại âm thanh, mùi vị, vật thể khác để nâng cao sự nhạy cảm. Sau 10 phút, các cặp đổi vai cho nhau. Có thể đưa ra ý kiến phản hồi theo cặp hoặc tập thể. Trong suốt quá trình phỏng vấn, hãy thảo luận những yếu tố như sự tin tưởng, nhận thức, sự đối thoại ngầm bên trong, các âm thanh, mùi vị, cảm giác, các bức tranh tinh thần và việc xây dựng quan hệ giao tiếp.

(Tham khảo: Hành động và học tập phương pháp tham gia, IIED, 1995)

3.8 Những chiếc ghế

Mục đích: Giúp tham dự viên biết cách chuyển hoá mâu thuẫn thành hợp tác. Giúp họ tập trung vào những khác biệt có thể có trong khi diễn giải các chỉ dẫn. Làm cho người tham gia ý thức được những khác biệt về văn hoá trong cách xử lý các mâu thuẫn.

Thời gian: 30-45 phútĐồ dùng cần thiết: Mỗi người một chiếc ghếHình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Chuẩn bị phần chỉ dẫn trên giấy cho các thành viên và đưa bàn ra khỏi phòng. Giải thích cho mọi người biết được sự liên quan của bài tập này đến bài học bằng cách chỉ ra các mục tiêu của nó. Sau đó, đưa các chỉ dẫn cho các thành viên (A, B hoặc C), phân phát đồng đều số giấy chỉ dẫn của 3 loại đó. Yêu cầu mọi người không được đưa chỉ dẫn trên giấy của mình cho người khác xem, vì như thế sẽ làm hỏng mục đích của bài tập.

Các chỉ dẫn:

A. Xếp ghế thành một vòng tròn. Bạn phải làm việc này trong vòng 15 phútB. Đặt tất cả ghế sát cửa ra vào. Bạn phải làm việc này trong vòng 15 phútC. Đặt tất cả ghế sát cửa sổ. Bạn phải làm việc này trong vòng 15 phút

Hướng dẫn viên yêu cầu mọi người bắt đầu thực hiện bài tập theo chỉ dẫn được cho. Bài tập này tập trung vào việc phân tích các khía cạnh của việc giải quyết mâu thuẫn một cách nhẹ nhàng. Mọi người không thể thực hiện bài tập này trừ

50

khi những người có những chỉ dẫn giống nhau hợp tác làm việc với nhau. Những nhóm nhỏ không thể thực hiện theo chỉ dẫn trừ khi họ hợp tác với nhau. Một vài giải pháp khả thi là:

1. Đặt ghế thành một vòng tròn ở giữa cửa sổ và cửa lớn.2. Thay đổi tình huống bằng cách treo 2 mảnh giấy ở giữa phòng, một mảnh ghi

chữ “Cửa sổ” và mảnh kia ghi chữ “ Cửa lớn”.3. Không tuân theo một phần nào đó trong phần chỉ dẫn bằng cách đặt 1/3 số

ghế thành 1 vòng tròn, 1/3 gần cửa lớn và 1/3 còn lại gần cửa sổ.4. Không tuân theo tất cả các chỉ dẫn.

Bài tập này có phạm vi rất rộng trong việc giải quyết các mâu thuẫn một cách sáng tạo. Khi làm bài tập này, các nhóm thường có những hành động hỗn loạn, dùng sức mạnh và thỉnh thoảng còn khiêng cả ghế đang có người ngồi đến góc của mình. Khi một số người tham gia cố gắng tìm ra giải pháp hợp tác, thì sẽ có nhiều người khác vẫn đang tiếp tục thu thập ghế và bảo vệ những chiếc ghế của mình.

Cho ý kiến phản hồi với cả nhóm. Những câu hỏi liên quan để phân tích bao gồm: “Bạn rút ra được điều gì từ trò chơi này? Bạn có cảm thấy rằng những chiếc ghế mình đang ngồi là thuộc quyền sở hữu của bạn, và bạn có thể làm bất kỳ điều gì bạn thích với nó? Bạn có hợp tác, thuyết phục, tranh cãi, đánh nhau hay nhượng bộ? Bạn có thể liên hệ những điều xảy ra ở đây với những tình huống trong thực tiễn?”

(Tham khảo: Participatory learning and action, IIED, 1995)

51

3.9 Bịt mắt xếp hình vuông

Mục đích: Để người tham dự biết được điệu bộ và ngôn ngữ cử chỉ quan trọng như thế nào đối với việc giao tiếp.

Thời gian: 20-30 phútĐồ dùng cần thiết: Mỗi người một khăn bịt mắt + mỗi nhóm một cuộn dây dài 1mHình thức tổ chức: Các nhóm từ 5-10 người

Cách thức tiến hành: Chia người tham gia thành các nhóm từ 5-10 người. Phát cho mỗi nhóm một cuộn dây. Chỉ cho mọi người xem bạn muốn họ cuộn cuộn dây đó như thế nào: một hình vuông lớn với các góc 90o. Sau đó, đặt cuộn dây vào một chồng ở giữa phòng và phát cho mỗi người một khăn bịt mắt. Bây giờ những người trong cùng một đội phải cố gắng hợp tác với nhau và làm được một cuộn dây hình vuông như cách bạn đã chỉ cho họ xem. Mọi người được phép nói chuyện với nhau nhưng không được phép cởi khăn bịt mắt ra.Bảo đảm khoảng cách giữa các nhóm đủ lớn để họ không can thiệp vào công việc của nhau. Nhóm nào làm xong hình vuông đúng như yêu cầu trước tiên sẽ là nhóm thắng cuộc.

Khi tất cả các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, bạn hãy tập trung mọi người lại và yêu cầu họ cho biết ý kiến về những gì đã xảy ra trong nhóm của mình. Hỏi xem thử mọi người đã thực hiện bài tập đó như thế nào và họ đã làm thế nào để trao đổi với nhau: tất cả mọi người đều đóng góp công sức? Một người chỉ đạo? Để hiểu được thông điệp trao cho có khó hay không? Tóm lại, cố gắng liên hệ việc này với các tình huống giao tiếp hàng ngày và để cho người tham gia cho ý kiến phản hồi về tầm quan trọng của đối thoại và ngôn ngữ của cử chỉ.

Chú thích: Bài tập này cũng tạo cơ hội cho mọi người thảo luận về những vai trò khác nhau trong một đội - người chỉ huy thì ra lệnh, những người có sáng kiến thì đưa ra những giải pháp hay, người làm theo thì hành động theo các yêu cầu. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy là mỗi nhóm sẽ có nhiều hơn 1 người cố gắng đảm nhận vai trò chỉ đạo; điều này có thể làm mọi người trong nhóm lúng túng trừ khi họ có cùng quan điểm về cách giải quyết vấn đề. Ơ các nhóm khác, bạn có thể nhận thấy không có người nào muốn nhận trách nhiệm chỉ huy, điều này có thể làm cho mọi việc diễn ra chậm chạp và khó khăn.

(Tham khảo: “Teaching leadership through sport”, Sport Leader Awards, British Sports Trust and VíaVI “ - Phương pháp tham gia, Brattvag/Sanner, Save the chil-dren, 1999)

52

3.10 Các phương pháp phân vai khác nhau

Mục đích: Làm cho người tham dự ý thức được các kiểu chỉ huy khác nhau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động như thế nào.

Thời gian: 40-60 phútĐồ dùng cần thiết: Dụng cụ thể thao (bóng, nón, vv..)Hình thức tổ chức: Theo nhóm

Cách thức tiến hành: Chuẩn bị giấy có ghi đặc điểm của các kiểu chỉ huy khác nhau, ví dụ như người lãnh đạo kiểu dân chủ, lãnh đạo kiểu thờ ơ, độc đoán hay là người có thiện chí. Chia tham dự viên thành 4 nhóm và phát cho họ một tờ giấy có ghi một trong những kiểu (chỉ huy) để họ thảo luận. Họ sẽ phải liệt kê ra những điểm tốt cũng như không tốt lắm của kiểu chỉ huy đó.

Sau đó giải thích cho tham dự viên biết rằng bài tập này là để tổ chức một hoạt động thể thao cho các nhóm khác, khi mà những người chỉ huy phải hành động với những đặc điểm của kiểu chỉ huy mà họ đã thảo luận.

Cho mọi người 10 phút để chuẩn bị cho hoạt động này. Mỗi nhóm phải tổ chức 1 hoạt động kéo dài 5 phút và 3 nhóm kia sẽ là những người tham gia. Nếu được, tất cả các thành viên trong nhóm phải tham gia vào việc tổ chức hoạt động. Tiếp theo sau hoạt động đó, hỏi người tham gia xem thử họ cảm thấy như thế nào trong vai trò là người tham gia. Điểm khác nhau giữa các kiểu chỉ huy khác nhau là gì? Có ai cảm thấy thoải mái hơn với một trong những kiểu chỉ huy đó không?

Chú thích: Mục đích của hoạt động này không phải để chứng minh kiểu chỉ huy nào là tốt nhất. Hoạt động này chỉ nhằm phản ánh những khác biệt và lưu ý rằng một người chỉ huy có thể về bản chất thuộc về một loại (chỉ huy nào đó), nhưng trong thực tế nhiều khi lại vận dụng nhiều lối chỉ huy khác nhau nếu kiểu chỉ huy đó thích hợp và mang lại hiệu quả hơn.

(Tham khảo: Facilitator Manual for Empowering Youth Mentor Education, Uỷ ban Olympic và Liên đoàn Thể thao Na Uy, 2003)

53

3.11. Phẩm chất của người hướng dẫn

Mục đích: Làm cho người tham gia ý thức được về những phẩm chất của một người hướng dẫn giỏi.

Thời gian: 15-20 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chartTổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Giúp người tham gia tìm ra những từ cần thiết để diễn tả những suy nghĩ của họ về một người hướng dẫn. Để đảm bảo có thể bao hàm được càng nhiều khía cạnh càng tốt, người hướng dẫn có thể hỏi những câu hỏi dẫn dắt để bắt đầu quá trình, ví dụ như “Liệu có ổn không khi người hướng dẫn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào họ muốn?” Sau đó, người tham gia phải tìm ra được những từ ngữ cần thiết đề diễn tả việc người hướng dẫn không nên là người như thế nào. Điều quan trọng là họ phải tìm ra được những khả năng khác, không chỉ là những từ trái nghĩa, ví dụ như tổ chức - vô tổ chức.

Các phẩm chất của một người hướng dẫn

Nên là: Không nên là:

Có tổ chức Cáu giận

Dễ gần Độc đoán

Tích cực, năng nổ Bất công

Người có khả năng truyền đạt tốt Hay chế nhạo, mỉa mai

Người biết lắng nghe Tự cho mình là trung tâm

Có khả năng ứng biến Là người phân biệt chủng tộc

Quyết đoán Không quan tâm

Đáng tin cậy Lơ đãng, hay phân tâm

Tự tin Kém hiểu biết

Chú thích: Có thể sử dụng bài tập này để làm rõ những gì mà tham dự viên mong đợi ở một người chỉ huy, một huấn viên, một đội trưởng hoặc cầu thủ trong một đội. Không có điều gì là đúng hoặc sai ở đây. Thanh thiếu niên nhìn chung là rất giỏi trong việc tìm ra những cách diễn đạt thay thế.

(Tham khảo: Lấy cảm hứng từ “ Teaching leadership through sport”, Sport Leader Awards, British Sports Trust)

54

3.12 Tìm người thừa

Mục đích: Giúp người tham gia biết được giao tiếp không bằng lời cũng hiệu quả như thế nào và nâng cao ý thức của mọi người về định kiến và sự phân biệt

Thời gian: 10 phútĐồ dùng cần thiết: Các mảnh giấy tròn dính có màu sắc, một nhóm 16 người cần có 4 mảnh xanh, 4 đỏ, 4 vàng, 3 xanh lá cây và 1 trắngTổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Dán một mảnh giấy lên trán những người chơi. Người chơi không được phép biết được màu của mảnh giấy dán trên trán mình. Yêu cầu người chơi gia nhập nhóm với những người có mảnh giấy cùng màu. Không ai được phép nói chuyện, họ chỉ được phép giao tiếp với nhau bằng những hình thức khác, không được giao tiếp bằng lời. Để mọi người di chuyển quanh phòng cho đến khi hầu hết mọi người tụ tập với nhau theo đúng nhóm màu giấy.

Sau đó ra hiệu ngừng chơi và giúp mọi người đưa ra những cảm nhận của mình về những gì họ làm và học được

• Bạn cảm thấy gì trong khoảnh khắc lần đầu tiên bạn gặp ai đó có cùng màu giấy giống như bạn?

• Người không tìm được bạn có cùng màu giấy cảm thấy như thế nào?• Các bạn có giúp đỡ nhau để tìm ra nhóm không?• Bạn nằm trong những nhóm nào trong cuộc sống đời thường? (Vd: đội bóng

đá, trường học, nhà thờ)• Bất kỳ ai cũng có thể tham gia các nhóm này phải không?• Trong xã hội của chúng ta, ai là những người thừa, không cùng nhóm với

người nào khác?

Chú thích: Biết được những ai có mảnh giấy trắng. Có thể nhân cơ hội này sắp đặt thành phần của nhóm cuối cùng, nhưng đừng làm việc đó quá lộ liễu. Để cho người chơi tin rằng các mảnh giấy được phân phát một cách ngẫu nhiên. Phương pháp này cũng có thể dùng để phân chia các nhóm. Những người cùng màu sẽ tập hợp thành một nhóm trong hoạt động tiếp theo. Người có giấy trắng sẽ gia nhập chung nhóm chỉ với 3 người chơi.

(Tham khảo: Lấy cảm hứng từ “All different - All equal, Education Pack, Trung tâm Thanh niên Châu Âu, 1995)

55

3.13 Nhãn

Mục đích: Khám phá mối quan hệ giữa những gì mà chúng ta mong chờ, cách chúng ta cư xử và cách chúng ta giao tiếp

Thời gian: 45 phútĐồ dùng cần thiết: Nhãn giấy trơn dính (mỗi người một cái)Tổ chức: Các nhóm

Cách thức tiến hành: Viết một nét tính cách lên mỗi chiếc nhãn (mảnh giấy nhỏ), ví dụ như vô trách nhiệm, dí dỏm, đần độn, thông minh, vụng về, vvv...Đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm, ví dụ như thiết kế một áp phích quảng cáo cho một cuộc thi đấu, lập kế hoạch cho một sự kiện thể thao hoặc chuẩn bị sân bãi cho một hoạt động thể thao. Dán một chiếc nhãn lên trán mỗi người chơi, nhưng không để cho họ biết trên chiếc nhãn đó viết những gì.

Giải thích cách làm bài tập này cho mọi người. Nêu rõ là khi mọi người thực hiện bài tập này, họ phải cư xử với nhau như những gì được ghi trên nhãn. Ví dụ, nếu người nào có mảnh giấy “lười biếng’ trên trán thì những người khác phải đối xử, xem người đó như là một người luôn luôn lười biếng (nhưng đừng bao giờ dùng lại từ được viết trên nhãn! Không được nói cho họ biết!) Người chơi phải cố gắng hoàn thành bài tập này và cư xử với nhau như những gì đã được ghi trên nhãn. Cuối trò chơi, người chơi có thể đóan xem thử chiếc nhãn của mình nói gì, nhưng đây không phải là mục đích chính của trò chơi.

Điều quan trọng là HDV phải bảo đảm còn đủ thời gian để người chơi có thể phát biểu ý kiến. Bắt đầu thảo luận bằng cách hỏi mọi người liệu họ có thể đoán ra chiếc nhãn của họ viết gì không và sau đó hỏi về những khía cạnh khác của hoạt động này:

• “Bạn cảm thấy gì trong suốt trò chơi?”• “Đối xử với người khác theo chỉ dẫn của nhãn có khó không?”• “ Có ai đó cố chứng minh những điều ghi trên nhãn, ví dụ: có người nào được

dán nhãn “dí dỏm” cố gắng kể chuyện đùa và cư xử tự tin hơn ? Hay có người nào bị dán nhãn “lười biếng” ngừng giúp đỡ mọi người và không tham gia làm việc?

• “Chúng ta dán loại nhãn nào cho mọi người trong thực tế? Điều này có ảnh hưởng gì đến cách chúng ta giao tiếp với họ chút nào không?”

56

Chú thích: Phải nhạy cảm trong việc chọn những cá tính rõ nét để dán nhãn người chơi. Nếu một thành viên của nhóm có vẻ hơi lười biếng, tất nhiên dán cho họ nhãn “lười biếng” sẽ không tế nhị. Mục đích của trò chơi không phải là nêu ra ý kiến cá nhân về các thành viên khác trong nhóm một cách công khai. Điều này thực ra không hay và nên tránh.

(Tham khảo: Lấy cảm hứng từ “All different - All equal, Education Pack, Trung tâm thanh niên châu Âu, 1995)

Picture

57

4. PHƯƠNG PHÁP CHIA NHÓM

Phương pháp chia nhóm thường không được xem trọng đúng mức. Phương pháp "nhóm" mọi người lại với nhau thường ảnh hưởng đến quá trình trong hoạt động tiếp theo. Trong các trường hợp cụ thể, bạn có thể muốn tập hợp tất cả mọi người với đủ thành phần, trình độ, lứa tuổi và trong các trường hợp khác, có thể việc để những người có cùng trình độ lập thành nhóm với nhau lại hợp lí hơn. Nếu chỉ chia nhóm một cách ngẫu nhiên, các hiệu ứng này có thể mất đi. Ví dụ, nếu bạn muốn lập một kế hoạch hành động và bạn có 5 người tham gia đến từ cùng một vùng, có thể nhóm họ vào chung một nhóm vì các kế hoạch của họ có thể trùng lặp. Ngoại trừ điều này ra, việc chia nhóm cũng có thể rất thú vị. Một vài phương pháp đưa ra trong chương này có thể có công năng như một trò tiếp sức.

Mục đích: Bảo đảm rằng các nhóm làm việc và các hoạt động này đạt hiệu suất tối ưu nếu biết sử dụng những phương pháp chia nhóm hợp lí.

Thời gian: Khoảng từ 1- 5 phútĐồ dùng cần thiết: Xem các gợi ý bên dướiTổ chức: Có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng qui tắc chung là dùng các phương pháp chia nhóm khác nhau tuỳ theo các hoạt động mà các nhóm sẽ làm sau đó.

Cách thức tiến hành: Nói chung, HDV nên xoay xở để chia tham dự viên thành các nhóm thích hợp một cách nhanh chóng. Hoặc trong một số trường hợp, HDV có thể dùng phương pháp chia nhóm mà nó có chức năng như một cuộc tiếp sức. Trong các trường hợp đó, có thể để cho quá trình đó diễn ra lâu hơn.

Điều quan trọng là phải quyết định nên chia nhóm như thế nào và tại sao lại chia như thế trước khi bắt đầu các hoạt động. Trước tiên, nghĩ xem người tham gia là những người nào, họ bao nhiêu tuổi, trình độ của họ và liệu họ có biết nhau chưa.

4.1 Đếm 1,2,3 và 4

Trong khi mọi người ngồi tại chỗ hoặc đứng thành một hàng hoặc thành hình bán nguyệt, bắt đầu đếm từ bên này đến bên kia. Nếu bạn muốn có 4 nhóm; bạn đếm 1,2, 3 và 4 và sau đó bắt đầu lại từ 1 khi đếm đến người thứ 5. Nếu bạn chỉ muốn 2 nhóm, hãy đếm 1,2 - 1,2 , vvv. Thường thì những người đã biết nhau từ trước sẽ ngồi với nhau và điều này sẽ giúp bạn trộn mọi người một cách nhanh chóng.

58

4.2 Kẹo dưới ghế

Dán một chiếc kẹo vào dưới ghế người tham gia khi họ không có ở trong phòng. Bạn muốn lập ra bao nhiêu nhóm thì cần phải có bấy nhiêu chiếc kẹo có màu khác nhau. Khi bạn chuẩn bị chia họ thành các nhóm nhỏ, yêu cầu mọi người nhìn dưới ghế và họ sẽ rất ngạc nhiên. Sau đó hãy yêu cầu họ đi tìm những người có kẹo cùng màu với mình trước khi ăn. Lưu ý! Dùng kẹo có giấy bọc để bảo đảm vệ sinh.

4.3 Trò chơi ráp hình

Hãy tìm những bưu thiếp, tranh ảnh hoặc cái gì đó tương tự. Mỗi nhóm cần một tấm. Cắt tấm bưu thiếp thành những mảnh nhỏ như những mảnh ghép của một bộ ráp hình - cắt đủ số mảnh ghép cho người tham gia. Phát mỗi người một mảnh ghép và yêu cầu họ đi tìm những người có những mảnh ghép của cùng bộ ráp hình với mình để hoàn thành tranh ghép. Khi mọi người đã ghép xong tấm bưu thiếp, HDV hãy thông báo cho họ biết là những người cùng ghép xong một bộ tranh ghép sẽ ở trong cùng một nhóm với nhau trong những hoạt động tiếp theo.

4.4 Số trên trán

Chuẩn bị: Viết các số trên các nhãn dán nhỏ (mỗi người một nhãn dán). Nếu bạn muốn có 4 nhóm, bạn hãy viết 1, 2, 3, 4 và bắt đầu lại số 1 khi đến chiếc nhãn dán thứ 5.

Cách thức tiến hành: Dán lên trán mỗi người một chiếc nhãn dán - mọi người được phép nhìn số trên nhãn người khác nhưng không được biết số nhãn của mình. Hướng dẫn viên phải thông báo cho mọi người biết mọi người không được phép nói cho người khác biết con số trên trán người đó. Sau đó, trong bài tập này, HDV sẽ nói cho mọi người biết rằng những người có số 1 là những người rất được yêu thích, và mọi người đều muốn ở bên những người này. Số 2 cũng tốt nhưng ít được yêu thích hơn. Những người có số càng lớn thì lại càng ít được yêu mến. Thật ra là không ai muốn nói chuyện với những người này cả! Sau đó hãy yêu cầu người tham gia di chuyển quanh lớp học và cố gắng bắt chuyện làm quen, kết bạn. Sau một lúc, bảo mọi người ngừng chơi và yêu cầu họ đứng thành một hàng, bắt đầu từ số 1, rồi 2 và cứ thế, mọi người cứ đứng ở vị trí ứng với con số mà họ nghĩ là họ đang mang trên trán.

Hãy nói đôi chút về vấn đề chúng ta cũng có lúc “bị dán nhãn” như thế nào trong nhiều tình huống khác nhau và việc này có ảnh hưởng ra sao đến những người muốn kết bạn với chúng ta.

59

Tiếp theo, hãy thông báo rằng những người có số 1 sẽ lập thành một nhóm, số 2 sẽ lập thành một nhóm khác, vv...

4.5 Giấy có chiều dài khác nhau

Chuẩn bị: cắt giấy thành những mảnh có độ dài khác nhau - mỗi người một mảnh.

Cách thức tiến hành: Phát cho mỗi người một mảnh giấy và yêu cầu họ đi tìm những người có giấy với độ dài tương tự để lập thành một nhóm. Sau đó sẽ có một nhóm có những mảnh giấy dài và một nhóm có những mảnh giấy ngắn. Nếu hướng dẫn viên muốn có 4 đội, có thể cắt giấy dài ngắn và có 2 màu khác nhau.

4.6 Giấy trong bong bóng

Chuẩn bị: Viết những từ thuộc cùng một nhóm, loại, hạng mục lên những mảnh giấy nhỏ, ví dụ như: bàn-khăn bàn, máy tính-internet nhưng trên mỗi mảnh giấy chỉ viết một từ. Nếu bạn muốn chia lớp thành các cặp, bạn nên viết từng cặp từ cùng nhóm, loại; nếu bạn muốn có các nhóm 4 người, bạn nên viết 4 từ tương tự nhau như: máy bay-phi công-tiếp viên hàng không-sân bay; hoặc thợ may-may vá-áo quần-vải vóc. Đặt 2 mảnh giấy có 2 từ không thuộc cùng một nhóm, loại, hạng mục vào một chiếc bong bóng.

Cách thức tiến hành: Trong mỗi cặp, hướng dẫn viên hãy đưa bong bóng cho người thứ 2 và yêu cầu họ thổi chúng lên. Rồi sau đó hãy để cho các cặp cố gắng đập vỡ bong bóng bằng cách ép chúng giữa lưng 2 người. Khi bong bóng đã vỡ, mỗi người phải lấy một mảnh giấy và bắt đầu đi tìm những người có những mảnh giấy có ghi các từ cùng nhóm, loại, hạng mục với từ trên giấy của mình. Những người có giấy có ghi các từ cùng hạng mục sẽ lập thành một nhóm.

4.7 Lập nhóm theo yêu cầu

Yêu cầu mọi người tụ tập trên sàn. Yêu cầu mọi người di chuyển nhanh theo yêu cầu của bạn. Nếu HDV hô “Tập hợp nhóm 4 người”, mọi người phải tập hợp theo các nhóm 4 người càng nhanh càng tốt. Sau đó hãy nhanh chóng hô to một lệnh mới như:

- 6 người cùng quì- Tập hợp 8 bàn chân với nhau- 3 người lập thành một nhóm

60

Cuối cùng HDV hãy hô to con số người tham gia bạn cần trong mỗi nhóm chohọat động tiếp theo. Khi mọi người đã tập hợp theo yêu cầu, hãy ngừng trò chơi và báo cho họ biết bây giờ các nhóm đó sẽ là nhóm của người tham gia trong hoạt động tiếp theo.

4.8 Bài tập tự chọn nhóm

Chuẩn bị: Thiệp, đinh, bảng ghim đinh, hoặc băng dính.

Cách thức tiến hành: Cùng người tham gia động não, lập ra một danh sách những tiêu chí thích hợp nhất để lựa chọn nhóm. Các tiêu chí chọn lựa phải khách quan (ví dụ: theo giới tính) hoặc tập trung vào sự đa dạng về kĩ năng của mọi người.

Sau đó, mỗi cá nhân phải điền vào một bản sơ yếu lí lịch ngắn ở dưới mỗi tiêu chí cho sẵn (giới tính, ngôn ngữ, lĩnh vực kiến thức, chuyên môn, sở thích, những kĩ năng khác, vv...). Nếu đã lập được 2 nhóm thì hãy chọn 2 bức tường trong phòng hội thảo cho nhóm A và B. Yêu cầu mọi người dán bản sơ yếu lí lịch của mình lên bức tường ở chỗ mà họ cảm thấy thích hợp nhất và nơi mà những kĩ năng của họ sẽ góp phần giúp ích cho nhóm; như vậy có thể thành lập được 2 nhóm cân bằng với nhau. Nếu ai đó cảm thấy rằng kĩ năng/giới tính, vv... tương tự của họ đã có ở trên tường rồi thì họ nên chuyển tờ sơ yếu lí lịch của mình qua bức tường khác. Mọi người chỉ có quyền dời tờ sơ yếu lí lịch của chính mình. Những người còn lại sẽ được khuyến khích thương lượng với nhau để lập nên 2 nhóm cân bằng.

Sau một lúc di chuyển lui tới, 2 nhóm sẽ được thành lập. Do người tham dự tự thương lượng, thành lập nhóm cho chính mình, sẽ có ít lời than phiền hơn. Khi các bản sơ yếu lí lịch được hoàn thành, những tiêu chí mà bất kỳ tập huấn viên nào cũng cần biết sẽ được kèm theo với những kĩ năng mới được phát hiện. Các nhóm cũng cần nhận ra rằng mỗi người đều có một kĩ năng, hoặc cái gì đó để cống hiến, đóng góp cho nhóm. Do chỉ tự mỗi cá nhân mới có thể dời tờ sơ yếu lí lịch của mình nên mọi người cũng có thể chọn lựa ở cùng hoặc không cùng nhóm với những các nhân cụ thể. Bài tập này có thể giúp tăng cường sự sôi nổi trong nhóm.

(Tham khảo: Hành động và giáo dục phương pháp tham gia, IIED, 1995)

Chú thích: Có rất nhiều phương pháp phân chia nhóm. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đưa ra một số ở đây.

61

5. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG

Trong chương này, bạn sẽ tìm thấy những phương pháp rất hữu ích để người tham gia phản ánh lại tình hình của họ ngay lúc này. Qua các phương pháp này, bạn sẽ có một bức tranh chung về những điều làm người tham gia thấy hạnh phúc và những điều làm họ cảm thấy không vui. Có thể dùng kết quả này để vẽ ra một bức tranh về tình trạng chung hiện nay, hoặc bạn có thể tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Phần này rất quan trọng nếu bạn muốn bao gồm thêm quá trình lập kế hoạch. Nên xác định hiện trạng trước khi đặt ra các mục đích cho tương lai.

5.1 Phát biểu bằng cách bỏ phiếu kín:

Mục đích: Đưa ra một bức tranh chung về ý kiến của người tham dự về nhóm của họ trong tương lai.

Thời gian: 10-15 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart, nhãn dán, bút chìTổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Bây giờ yêu cầu cả nhóm xem xét một phát biểu cụ thể , ví dụ: “Câu lạc bộ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho tương lai”. Việc lựa chọn lời phát biều nên liên hệ với một lĩnh vực cụ thể cho từng nhóm. (Ví dụ, giáo viên và huấn luyện viên bóng đá cho thanh thiếu niên ở Việt Nam) Sau đó, cho một câu khác như: “Thanh thiếu niên có tham gia vào quá trình xây dựng các hoạt động của chúng ở trường và hoạt động trong bóng đá”.

Điều quan trọng là người hướng dẫn phải giải thích thêm chi tiết về lời phát biểu đó để bảo đảm tất cả mọi người hiểu kỹ ý nghĩa của câu nói đó. Câu nói đó sẽ được viết lên một tờ giấy riêng biệt (một khổ giấy làm sẵn hoặc cắt ra từ tờ giấy A3). Tờ giấy đính trên bảng flip chart hoặc trên tường sẽ trông giống như thế này :

Câu lạc bộ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho tương lai

+ + + - - -

62

Mỗi người sẽ được phát một chiếc mảnh giấy nhỏ và một cây bút chì để chuẩn bị bỏ phiếu kín. Điều quan trọng là người tham gia không được nhìn người khác đặt lá phiếu của họ ở đâu. Nếu sử dụng bảng thì có thể xoay mặt lại để giữ kín việc bầu chọn của mọi người.

Người hướng dẫn chờ cho đến khi mọi người đã quyết định xem nên bầu chọn như thế nào rồi hãy xoay mặt bảng lại, không cho mọi người nhìn thấy. Tham dự viên sẽ lần lượt từng người một đi lên bảng và dán lá phiếu của mình lên đó. Mỗi người phải tự quyết định việc bầu chọn lá phiếu của mình, không được phép trao đổi, thảo luận với người ngồi cạnh. Không có lá phiếu nào là “đúng” hay “sai” bởi vì mỗi người đều có quan điểm riêng của mình.

Lá phiếu ++ cho thấy người bầu chọn hầu như hoàn toàn đồng ý với câu nói, phát biểu được đưa ra ban đầu ( đồng ý rằng câu lạc bộ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho tương lai). Lá phiếu + cho thấy người chọn lá phiếu này chỉ đồng ý một nửa với câu nói đó. Lá phiếu - là không đồng tình với ý kiến trên, còn lá phiếu -- nghĩa là hoàn toàn không đồng tình. Người hướng dẫn nên thông báo cho cả lớp về điều này trước khi tiến hành việc bỏ phiếu.

Người hướng dẫn có thể bỏ phiếu trước tiên để làm mẫu cho mọi người biết cách thức bỏ phiếu (tất nhiên lá phiếu này sẽ không được tính). Việc này cũng giúp bảo đảm không ai có thể nhìn thấy người đầu tiên đã đặt lá phiếu ở đâu. Khi mọi người đã bỏ phiếu xong, bảng sẽ được xoay lại để mọi người cùng thấy được kết quả. Kết quả thực của cuộc bầu chọn sẽ không làm ảnh hưởng gì đến phần còn lại của qui trình.

Người hướng dẫn không được tổ chức thảo luận về, ví dụ, việc câu lạc bộ đang thực hiện nhiệm vụ như thế nào. Kết quả của cuộc bầu chọn chỉ cho thấy quan điểm của người tham gia về câu lạc bộ của chính họ trong tương lai gần. Câu phát biểu sẽ gợi mở cho mọi người suy nghĩ về vấn đề đó. Đây là một cách mở đầu hay nếu bạn muốn bắt đầu từ tình huống hiện tại rồi dần chuyển sang việc xác định những tình huống được yêu thích và lập kế hoạch hành động.

Chú thích: Ngăn không để người tham gia thay đổi ý kiến khi đã lên đến bảng và thấy lá phiếu của người khác; mỗi người phải viết ++, +, - hoặc - - trên nhãn dán của mình trước khi đi lên bảng.

(Tham khảo: Cẩm nang người dùng, Network of Competence for Sports Clubs, Uy ban Olympic và Liên đoàn Thể thao Na uy, 2000)

63

5.2 Phát biểu dựa trên giá trị:

Mục đích: Giúp mọi người ý thức hơn về một vấn đề cụ thể thông qua các cuộc thảo luận hay và sôi nổi.

Thời gian: 10- 25 phútĐồ dùng cần thiết: Các câu phát biểu trên giấy flip chart, flip chart , bút viết bảngTổ chức: Các nhóm từ 4-7 người, bản tóm tắt cho cả nhóm

Cách thức tiến hành: Chia người tham gia thành các nhóm 4-7 người. Một người sẽ hô to câu phát biểu lên, ví dụ “ Điều quan trọng là huấn luyện viên phải thuộc tên tất cả những tham dự viên”. Người này sẽ quyết định là họ đồng ý tuyệt đối, đồng ý một nửa, nửa không đồng ý hay hoàn toàn không đồng ý với nội dung của câu phát biểu. Sau đó, những người khác trong nhóm phải đưa ra ý kiến của mình và cố gắng thống nhất với nhau nên đặt câu phát biểu ở đâu trong bảng sau đây.

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần

Không đồng ý lắm Hoàn toàn không đồng ý

Ví dụ các câu phát biểu:

1. Cách cư xử của huấn luyện viên trong hay ngoài sân cỏ không gây ảnh hưởng gì đến bọn trẻ.

2. Huấn luyện viên tiêu cực hay tích cực không quan trọng gì, miễn là họ quan tâm đến từng đứa trẻ.

3. Mọi cầu thủ phải có cùng bài luyện tập bất kể họ ở trình độ nào4. Một người huấn luyện viên/chỉ huy là một trong những mẫu vai trò dành cho

thanh niên5. Huấn luyện viên không nên hút thuốc hoặc uống rượu khi tham gia các hoạt

động tổ chức cho trẻ em6. Cha mẹ là nguồn lực quan trọng và chủ yếu trong bóng đá cho trẻ em.7. Đối với trẻ em, huấn luyện viên là mẫu người có vai trò quan trọng hơn cha mẹ8. Sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau có thể có được thông qua việc nghe và nhìn9. Cha mẹ không bao thể có quá nhiều tham vọng về con cái của mình10. Việc huấn luyện viên thuộc được tên của tất cả những người tham gia là rất

quan trọng

64

Một phiên bản khác là mọi người xếp thành một hàng có số từ 1 đến 6 (trên mỗi flip chart có ghi một số). Số 6 có nghĩa là hoàn toàn đồng ý và số 1 là hoàn toàn không đồng ý). Sau khi người hướng dẫn đọc xong câu phát biểu, mỗi người phải đến flip chart để đính lên con số tượng trưng cho ý kiến của họ. Người hướng dẫn có thể yêu cầu mỗi người đưa ra những lí luận để bảo vệ cho lí do chọn con số của mình.

1 2 3 4 5 6

Chú thích: Các phát biểu nên được soạn cho phù hợp với mục đích của khóa học và người tham gia cần phải nhận ra được các song đề. Một phiên bản của phương pháp này có thể là tổ chức thảo luận về một câu phát biểu, nhưng thảo luận ở mức độ sâu hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể trình bày câu nói đó và yêu cầu các nhóm thảo luận những hậu quả cụ thể. Ví dụ, câu nói: “ Không nên có tên bất kỳ người nào trên 20 tuổi trên bảng của câu lạc bộ!”

Câu hỏi:

1. “Việc này sẽ có những hậu quả gì đối với những người 20 và dưới 20 tuổi?”2. “Việc này sẽ gây ra hậu quả gì cho câu lạc bộ?”3. ” Việc này sẽ gây ra hậu quả gì cho những người trên 20 tuổi?”

( Tham khảo: Cảm hứng từ Cẩm nang người dùng, Network of Competence for Sports Clubs, Ủy ban Olympic và Liên đoàn Thể thao Na uy, 2000, “Kreative moten”, Hội đồng Quốc gia và Tổ chức Thanh niên Thụy Điển, 2002, “Skapende samtaler-verktoy for apenhet om organisajonsstruktur og medlemmers trygghet”, Brattvag, LNU, 2003)

5.3 Mỗi bức tranh một câu chuyện

Mục đích: Để thảo luận về các giá trị trong thể thao

Thời gian: 20-40 phútĐồ dùng cần thiết: Tranh/ ảnh lấy từ các tạp chí/báo, keo, flip chart, giấy nhỏ để ghi chép, bút chìTổ chức: Cá nhân - các nhóm nhỏ- toàn nhóm

65

Cách thức tiến hành: Chọn 5 - 7 bức ảnh liên quan đến những giá trị trong thể thao ví dụ như Chơi đẹp, vui vẻ, sức khỏe, cộng đồng. Cắt các bức tranh, ảnh thành 2 mảnh làm sao cho mỗi nửa riêng biệt cũng có thể “kể một câu chuyện”, nhưng khi ghép lại với nhau lại cho ra một câu chuyện khác. Dán 2 nửa lên 2 flip chart khác nhau. Chia người tham gia thành các nhóm và yêu cầu họ đặt tiêu đề cho mỗi bức tranh.

Các nhóm trình bày kết quả theo tập thể. Sau đó, người hướng dẫn sẽ đưa ra toàn bộ bức hình hoàn chỉnh và yêu cầu mọi người cho biết ấn tượng của mình về những gì họ được nhìn thấy. Liên hệ cuộc thảo luận này với tình huống thực sự của câu lạc bộ.

Chú thích: Các bức vẽ thích hợp với nhóm cũng có thể được sử dụng. Để thay đổi, dán các bức tranh lên flip chart và dán chúng lên tường. Phát 2 giấy "ghi chú"/mỗi bức tranh cho mọi người và yêu cầu họ viết 2 tiêu đề cho các bức tranh, một tiêu cực và một tích cực. Khi mọi người đã sẵn sàng, dán tiêu đề lên tranh. So sánh các tiêu đề và thảo luận về những điều mà mọi người đã học được.

(Tham khảo: Lấy cảm hứng từ “All different - All equal, EDUCATION PACK, Trung tâm thanh niên châu Âu, 1995)

Picture

66

5.4 Theo dòng lịch sử

Mục đích: Để cho người tham gia trình bày trực quan về chỉ số tình trạng liên quan đến sự phát triển (nói chung hoặc trong các lĩnh vực cụ thể) trong một khoảng thời gian nhất định .

Thời gian: 20-40 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart, giấy note,bút chì, bút viết bảngHình thức tổ chức: Cá nhân - Cá nhóm nhỏ -Toàn nhóm

Cách thức tiến hành: Vẽ một cuốn lịch bắt đầu từ một năm /ngày tháng nhất định nào đó cho đến thời điểm hiện nay, ví dụ: mùa trước, năm ngoái, từ ngày thành lập câu lạc bộ lên một chiếc bảng rộng hoặc trên vài flip chart. Mời mỗi thành viên thử xác định 3 sự kiện chính cho việc phát triển trong một khoảng thời gian nhất định (mỗi sự kiện viết trên một giấy "ghi chú")

Sau đó, tham dự viên nên đặt giấy của họ trên dòng sự kiện theo thời gian và giải thích tại sao những sự kiện đó lại quan trọng. Nếu nhiều người tham gia chọn cùng một sự kiện, giấy "ghi chú" của họ phải được đặt cùng chỗ với nhau. Khi tất cả những người tham gia đã đưa các sự kiện lên dòng lịch sử, người hướng dẫn mở ra một cuộc thảo luận liên quan đến các nhân tố mà có để lại dấu ấn sâu đậm trên con đường dẫn đến tình trạng hiện tại.

Chú thích: Phương pháp này cũng thích hợp cho phương pháp tiến hành hoạt động theo nhóm (cả các nhóm đơn văn hoá và đa văn hoá) để làm quen với nhau.

(Tham khảo: Lấy cảm hứng từ “ All different - All equal, Education Pack! Trung tâm Thanh niên Châu Âu)

5.5 Dán ảnh:

Mục đích: Để người tham gia làm một bài trình bày trực quan về tình trạng hiện tại của một khía cạnh cụ thể trong đời sống hàng ngày.

Thời gian: 2 tiếngĐồ dùng cần thiết: Máy ảnh, kéo, keo dán, flip chart, bút viết bảng nhiều màu, bút chìHình thức tổ chức: Các nhóm - Toàn nhóm

67

Cách thức tiến hành: Mỗi nhóm nên thực hiện bài tập này bằng cách chụp ảnh về 5 điều tích cực và 5 điều cần được hoàn thiện hơn nữa liên quan đến tình huống của họ, ví dụ như đội bóng nữ dưới 16 tuổi. Điều quan trọng là các nhóm phải chuẩn bị kỹ trước khi chụp ảnh. Khi chụp ảnh xong, người hướng dẫn cần phải sang ảnh ra.

Khi ảnh được sang xong, mỗi nhóm phải sáng tạo ra một bài trình bày trực quan bằng cách sắp xếp các bức ảnh lên một tờ giấy lớn. Những lời nhận xét, đánh giá ngắn gọn về các bức ảnh sẽ làm rõ hơn thông điệp của bài tập. Cuối cùng, các nhóm phải đưa bức tranh ghép này cho cả lớp xem. Tất cả các thành viên nên tham gia làm bài tập này.

Chú thích: Nếu chụp hình quá đắt hoặc không thích hợp cho các tình huống thì có thể sử dụng các sách báo/tạp chí cũ hoặc tham dự viên có thể tự vẽ các tranh vui hoặc các bức hoạt hoạ.

(Tham khảo: “NO 1 Out - Youth speaks out about bullying” Donnestad/Sanner, 2002, Save the children and “Forandringsfabrikken”)

5.6 Áp phích quảng cáo:

Mục đích: Làm cho nhóm ý thức hơn về một vấn đề cụ thể

Thời gian: 20-40 phútĐồ dùng cần thiết: Các tạp chí, báo, bưu thiếp cũ, kéo, keo dán, flip chart, bút viết bảng nhiều màu, bút chì.Hình thức tổ chức : Các nhóm nhỏ - toàn nhóm

Cách thức tiến hành: Người hướng dẫn nên giúp các nhóm ý thức hơn về một vấn đề cụ thể, ví dụ như các mẫu vai. Nhiệm vụ của họ có thể là làm các áp phích quảng cáo về mẫu vai gì tốt nhất, hoặc các mẫu vai này là có ích như thế nào cho các đội trẻ trong câu lạc bộ. Hãy để cả lớp làm một bài trình bày trực quan trên một tờ giấy flip chart, sử dụng các tranh ảnh từ sách báo, tạp chí, bưu thiếp cũ và các tờ giấy nhỏ nhiều màu cùng với kéo, keo dán, bút viết bảng và bút chì màu.

Khi đã làm xong bài tập này, tất cả các nhóm phải trình bày bức tranh ghép của mình. Tất cả các thành viên phải tham gia vào quá trình làm bài. Trên cơ sở bài trình bày này, người hướng dẫn có thể dẫn dắt đến một cuộc thảo luận về các mẫu vai.

68

Chú thích: Bảo đảm có đủ báo chí/tạp chí để làm bài tập. Mỗi nhóm nên có ít nhất một tạp chí cho mỗi thành viên

Để bài tập này có tính thử thách hơn, hoặc nếu không có sẵn vật liệu để làm bài, có thể yêu cầu các nhóm chuẩn bị và biểu diễn một vở kịch ngắn.

(Tham khảo: Lấy cảm hứng từ CreActive - 40 bài tập về sự bình đẳng, Donnestad/Sanner, 2000; Save the Children “All different - All equal, Education Pack, trung tâm thanh niên châu Âu, 1995)

5.7 Tim bốc cháy và tim tan vỡ

Mục đích: Để tìm hiểu xem tham dự viên ghét cái gì và thực sự thích cái gì về chủ đề trọng tâm của bài học.

Thời gian: 10- 15 phútĐồ dùng cần thiết: Giấy màu đỏ hoặc hồng cắt thành hình trái tim, bút chìHình thức tổ chức: Cá nhân

Cách thức tiến hành: Phát cho mỗi người một trái tim bằng giấy. Một mặt tương ứng với “trái tim bốc cháy”, nghĩa là những điều mà người tham gia thật sự yêu thích trong các đề tài trọng tâm của khoá học. Ví dụ, những điều họ thật sự yêu thích về việc trở thành huấn luyện viên bóng đá. Mặt kia của trái tim tương ứng với “mảnh vỡ của tim” - những điều mà họ thật sự ghét hoặc những điều làm họ không vui chung quanh đề tại trọng tâm này. Họ phải viết “tim tan vỡ” vào một mặt và “tim bốc cháy” ở mặt kia để phân biệt mặt trước và mặt sau.

Yêu cầu người tham gia làm việc độc lập với nhau và thẳng thắn viết ra ý kiến của mình về đề tài đã được lựa chọn lên trên tờ giấy có hình trái tim đó. Hãy cho mọi người biết là chỉ có người hướng dẫn mới được phép đọc những lời nhận xét, đánh giá này. Những thông tin này sẽ được sử dụng để làm bài tập lớn trong thời gian còn lại của khoá học liên quan đến việc này hoặc để hoàn thiện hơn nữa các hoạt động mà mọi người đã làm xong.

Chú thích: Lưu ý là những thông tin đưa ra sẽ được sử dụng sau đó, làm cơ sở cho việc soạn các bài tập khác một cách cụ thể, ví dụ nếu bạn muốn ra bài tập về xử lý tình huống cho mọi người.

69

Nếu HDV biết được người tham gia không thích hoặc không tin tưởng vào khoá học ngay từ phút đầu, HDV cũng có thể dùng bài tập này để giúp mọi người bộc lộ quan điểm đó một cách công khai, nhưng không nên dẫn dắt đến một cuộc thảo luận lớn về vấn đề đó. Trong trường hợp đó, bạn nên lấy tất cả các trái tim giấy đó treo lên trên tường sau khi đọc to tất cả các ý kiến đó cho mọi người cùng nghe.

Khi làm bài tập này, điều quan trọng là HDV phải chuẩn đối phó trước những thất vọng, không hứng thú này, và thỉnh thoảng có thể nhìn lại một số phần trong chương trình và xác định những điều làm mọi người không thích. Nếu bạn chuẩn bị đọc những ý kiến đó lên cho mọi người nghe, tốt hơn là bạn phải báo cho mọi người biết trước là bạn sẽ làm điều này.

Picture

70

6. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ CHỌN HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN

Chương này trình bày những hoạt động nối tiếp sau những phương pháp đã được đề cập ở chương 5: Phương pháp tìm hiểu hiện trạng. Sau khi xác định nhu cầu, cần phải xem lại hiện trạng để đánh giá liệu những mục tiêu đặt ra như vậy có thực tế hay không. Chúng tôi cũng đưa ra trong chương này một số cách thức để giúp xác định vấn đề/hoạt động cần ưu tiên trong trường hợp quá nhiều ý kiến xuất hiện.

6.1 Nội dung cuộc họp

Mục đích: Quyết định nội dung và kế hoạch cho cuộc họp

Thời gian: 5-10 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảngHình thức tổ chức: Toàn nhóm

Cách thức tiến hành: Tham dự viên và người hướng dẫn cần giải thích những gì họ muốn trình bày và thảo luận trong buổi họp và thời gian cần thiết cho mỗi vấn đề. Cả nhóm sẽ cùng chọn ra những vấn đề chính cần được ưu tiên. Nếu cả nhóm không thể thống nhất với nhau, có thể tiến hành bỏ phiếu. Mỗi người có 4 lá phiếu (đánh dấu sao * bằng bút chì ngay phía trước những vấn đề được chọn). Từ kết quả thu được, người hướng dẫn ghi lại kế hoạch lên flip chart.

(Tài liệu tham khảo: “Kreative moten”, The National Council of Swedish Youth Organisations, 2002)

6.2 Điều gì tốt? Điều gì cần được cải thiện?

Mục đích: Xác định rõ những gì cả nhóm đã thực hiện tốt và những gì cần được cải thiện liên quan đến một vấn đề cụ thể. Chọn ra 2 hoặc 3 lĩnh vực mà nhóm cần phải cải thiện ngay lập tức.

Thời gian: 45-60 phútĐồ dùng cần thiết: Bút chì, giấy màu, flip chart hoặc 1 tấm giấy toHình thức tổ chức: Cá nhân - cả nhóm

Cách thức tiến hành:

71

Bước 1: Điều quan trọng là người hướng dẫn phải giải thích rằng quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người thường khác nhau. Có những điều người này cho là hiệu quả nhưng người khác lại cho là không hiệu quả chút nào.

“Những điểm hiệu quả” được viết trên một tờ giấy dán vào tường/ bảng. Mỗi người được phát 3 tờ giấy (hoặc 2 tờ nếu đông người) cùng màu. Mỗi người có một vài phút để cân nhắc và viết ra những vấn đề mà theo họ câu lạc bộ đang thực hiện tốt. Viết mỗi vấn đề lên 1 tờ giấy. Chỉ sử dụng những từ khoá (hoặc câu ngắn) và phải viết to, rõ ràng. Màu viết và màu giấy phải tương phản nhau.

Người hướng dẫn sẽ thu lại tất cả các tờ giấy, nhận xét từng tờ một, và dán chúng lên bảng. Đối với từng tờ, người hướng dẫn có thể hỏi liệu người viết có muốn thêm bất cứ lời nhận xét nào nữa không. Người đó có quyền thêm hoặc không, nhưng điều quan trọng là người hướng dẫn phải có một vài nhận xét đối với mỗi tờ giấy/câu.

Những tờ/câu nào nói về những loại giống nhau thì được xếp vào trong 1 nhóm. Đọc qua tất cả các tờ giấy và dán chúng lên flip chart, ngay cả khi hai hay nhiều tờ có trùng ý kiến với nhau. Tốt hơn là nên phân những tờ này ra thành từng nhóm khác nhau ngay khi bạn đi xung quanh phòng. Mục đích là để cho mọi người có thể nhìn thấy được tờ giấy của mình trên bảng, và biết được những ý kiến nào thuộc về những người nào trong phòng.

Để cho mọi người tham gia vào việc phân nhóm những tờ giấy. Sau khi tất cả các tờ giấy đã ở trên bảng và sau khi thảo luận xong, người hướng dẫn, cùng với mọi người, đặt cho mỗi nhóm ý kiến một cái tên chung, ví dụ: tài chính, hoạt động, tuyển dụng, hoà nhập xã hội,vv. Kết quả thu được sẽ cho ta biết những gì về cả nhóm? Người hướng dẫn hỏi một vài người về những nhìn nhận của họ về kết quả thu được.

Sau đó, dán những tờ giấy có chung chủ đề lên flip chart ở trên bảng, rồi treo chúng lên tường để mọi người đều có thể nhìn thấy.

Bước 2: Nhiệm vụ tiếp theo là xem thử “những gì cần phải cải thiện”. Nói như vậy không có nghĩa là cả nhóm làm không tốt, mà lúc nào cũng có điều gì đó cần phải làm tốt hơn nữa. Những phần nào cần được cải thiện hơn cả? Qui trình thực hiện cũng giống như phần đầu - mỗi người 3 tờ giấy - thảo luận - dán chúng lên một tờ giấy to ở trên bảng - phân theo nhóm vv. Cuối cùng, dán bảng này lên tường bên cạnh tấm bảng trước.

72

Sau khi đã xác định được “Những điểm hiệu quả” và “Những điểm cần cải thiện”, tiếp tục xem xét “Những gì nên phát huy “. Dưới đây sẽ trình bày 2 cách khác nhau để lựa chọn:

Cách thứ nhất:

Dựa vào 2 bảng: “ những điểm hiệu quả” và “những điểm cần được cải thiện” mỗi người chọn ra 2 vấn đề cần được giải quyết ngay. Dùng những miếng nhãn dán nhỏ hoặc bút viết bảng để đánh dấu. 2-3 vấn đề nào được nhiều người chọn nhất sẽ được sử dụng trong thời gian còn lại của quá trình.

Cách thứ hai:

Người hướng dẫn viết câu hỏi: “Những gì cần được phát huy?” và giải thích ngắn gọn phải làm những gì. Đối với phần này, tham dự viên có thể làm việc theo từng nhóm nhỏ với khoảng 2-3 người/1 nhóm. Mỗi nhóm được phát 3 tờ giấy, thảo luận và viết ra quan điểm của mình lên đó. Chỉ viết những từ khoá. Đây có thể là những vấn đề nằm trong nhóm “Những điểm cần cải thiện”, cũng có thể là mong muốn phát huy những hoạt động vốn đã khá hiệu quả. Cách thức tiến hành như phần trước.

Dùng phương thức “bỏ phiếu” để chọn ra 2-3 vấn đề quan trọng nhất cần ưu tiên. Mỗi người được phát 2 phiếu bầu và ghi lên đó 2 vấn đề ưu tiên cần đặc biệt quan tâm trong thời gian này.

Có một số vấn đề không được chọn. Điều này không có nghĩa là chúng không quan trọng. Đó là những vấn đề có thể được giải quyết nhanh chóng, đơn giản và không cần nhiều nổ lực. Ngược lại, những vấn đề được chọn là vấn đề cần tập trung chú ý hơn.

Chú thích: Người hướng dẫn phải theo dõi mọi người trong suốt quá trình thực hiện hoạt động này. Nếu ai đó vẫn tỏ ra thụ động, người hướng dẫn có thể hỏi trực tiếp: “Mary, bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này?”. Nên dán những tờ giấy thu được lên flip chart trong khi mọi người đang chuẩn bị giấy cho câu hỏi tiếp theo: “Những điểm nào cần được cải thiện?”

(Tài liệu tham khảo: User manual, Network of Competence for Sports Clubs, Nor-wegian Olympic Committee and Conference of Sports, 2002)

73

6.3 Cà phê Internet

Mục đích: Viết ra những ý tưởng liên quan đến những vấn đề/ mục tiêu rõ ràng và chia chúng thành 5 hoạt động cụ thể.

Thời gian: 60-90 phútĐồ dùng cần thiết: Tờ giấy khổ lớn/ vải trải bàn (để viết lên), bút viết bảngHình thức tổ chức: Cá nhân - từng nhóm

Cách thức tiến hành: Người hướng dẫn chuẩn bị một tờ giấy khổ lớn hoặc một tấm vải trải bàn cho mỗi vấn đề/ mục đích. Mời mọi người cùng lên mạng. Họ có thể tìm hiểu về 3 vấn đề/ mục tiêu khác nhau. Mỗi bàn là một vấn đề/ mục tiêu. Mỗi người sẽ chọn nơi nào đó để trò chuyện với 1 người khác và sau đó viết những ý kiến của mình về vấn đề/ mục tiêu đó lên trên tấm khăn trải bàn.

Để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều tìm hiểu về 3 vấn đề khác nhau, người hướng dẫn có thể đặt ra quy định, ví dụ: khi nào âm nhạc vang lên, mọi người phải chuyển sang bàn khác.

Bước tiếp theo là tiến hành những hoạt động cụ thể từ những ý kiến khác nhau trên tấm khăn trải bàn. Chia tham dự viên ra làm nhiều nhóm bằng nhau cho mỗi bàn.

Trên một tờ giấy có hình thức như một bức thư điện tử, mỗi nhóm cố gắng tóm tắt và cụ thể hoá tất cả những ý kiến ở trên bàn (tối đa 5 hoạt động để đạt được mục đích). Bức thư này sẽ được gửi đến những người nào cần nó, hoặc cũng có thể được sử dụng để làm cơ sở để viết một kế hoạch hoạt động cụ thể.

Hoạt động - Tin nhắnTin gửi Biên tập Trình bày nhập vào kích cỡ công cụ đo đạc trợ giúpGửi đến: Hội đồng quản trịChủ đề: Cùng tham gia Ra quyết định cho giới trẻChúng tôi đề xuất những hoạt động sau để tiến hành trong tương lai:1.2.3.

74

6.4 Cuộc đấu trí I

Mục đích: Chọn những hoạt động ưu tiên nhằm đạt được mục tiêu.

Thời gian: 20-40 phútĐồ dùng cần thiết:Hình thức tổ chức: Từng nhóm nhỏ - Toàn nhóm

Cách thức tiến hành: Chia mọi người ra thành nhiều nhóm nhỏ. Các nhóm phải thống nhất chọn ra 2 hoạt động quan trọng nhất nhằm đạt mục tiêu. Mỗi nhóm phải chuẩn bị những lý lẽ để bảo vệ cho sự lựa chọn của mình, và quyết định các chiến thuật để giành thắng lợi trong cuộc đấu trí. Mỗi nhóm cử ra một thành viên tham gia vào cuộc đấu trí. Nhóm đại diện này sẽ phải thống nhất 3 hoạt động chính, sau khi dùng lý lẽ và cả bằng ngôn ngữ cử chỉ để “ đấu tranh “ (ví dụ: đứng lên trên ghế khi trình bày ý kiến của mình). Phương thức bỏ phiếu hoặc thay đổi vị trí vào phút chót cũng được chấp nhận.

Trận chiến chính bắt đầu. Để đạt được những ý tưởng hay và khả thi nhất, chỉ có 4 ý tưởng được phép còn lại sau trận chiến cuối cùng. Mỗi nhóm phải tranh luận và thuyết phục các nhóm khác là ý tưởng cho những hoạt động của nhóm mình mới là cách tốt nhất.

Chú thích: Trong một cuộc chiến như vậy, có thể đặt ra nhiều mục tiêu. Nhưng chủ đề phải liên quan đến nhau. Đây cũng là một cách hay trau dồi những kỹ thuật đàm phán. Đàm phán không có nghĩa là đánh bại người khác mà là đạt được kết quả tốt nhất cho bản thân bạn/ nhóm của bạn.

(Tài liệu tham khảo: ENGSO Youth Conference/ Assembly, 2003)

75

6.5 Cuộc đấu trí II

Mục đích: Cụ thể hoá và hiện thực hoá những ý tưởng chưa hoàn chỉnh.

Thời gian: 45 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảngHình thức tổ chức: Từng nhóm nhỏ hoặc cả nhóm

Cách thức tiến hành: Mọi người đã suy nghĩ để tìm ra những ý tưởng. Mục tiêu cũng đã được xác định. Bây giờ, các tham dự viên phải chỉ ra rằng con đường mà họ đã chọn là khả thi nhất. Tất cả những người tham gia trận chiến bảo vệ ý kiến của mình phải thống nhất đặt ra các tiêu chí để lựa chọn con đường đúng đắn nhất. Tiêu chí phải bao gồm: ngân sách, thời gian và các kỹ năng hiện có. Các ý tưởng đều phải được kiểm tra dựa trên các tiêu chí đó. Ý tưởng nào chưa ăn khớp với các tiêu chí đặt ra thi phải chỉnh sửa lại cho đến khi hoàn chỉnh. Mọi người phải nổ lực hết sức để bảo đảm rằng ý tưởng của mình sẽ chiến thắng.

Vấn đề để thảo luậnVí dụ: Làm thế nào để cải thiện sự giao lưu trong câu lạc bộ?

Ý tưởng thu được Tiêu chí Hoạt động

Xây dựng một nhà câu lạc bộ mới

Tối đa: 3.000 Euro Mở cửa nhà thi đấu mỗi tối thứ 6

Đào tạo tất cả huấn luyện viên và lãnh đạo

Tiến hành trong vòng 1 tháng

Tiến hành thuyết trình và trao đổi ý kiến trong câu lạc bộ

Dựa vào nội lực

Chú thích: Vì sẽ có nhiều ý tưởng nên cố gắng chỉ sử dụng những từ khoá và phân những ý tưởng đó ra thành từng nhóm khác nhau.

(Tài liệu tham khảo: Stigs bok om Kreativitet, Haug, 2002)

76

6.6 Các vòng tròn ý kiến thu nhỏ dần về trung tâm

Mục đích: Để hình dung các ý kiến liên quan tới những vấn đề cụ thể và chọn ra vấn đề cần ưu tiên.

Thời gian: 20-40 phútĐồ dùng cần thiết: Flip-chart, giấy ghi chú, bút viết bảng, bút chì.Hình thức tổ chức: Cá nhân - Toàn nhóm

Cách thức tiến hành: Người hướng dẫn chuẩn bị sẵn một flip-chart có vẽ hình tròn (bằng kích cỡ của cái bánh xe). Trong vòng tròn này có những vòng tròn nhỏ đồng tâm.

Phát cho mỗi người 2 hay 3 tờ giấy ghi chú để viết ý kiến (chỉ ghi những từ khoá) có liên quan đến một vấn đề cụ thể trên mỗi tờ giấy, ví dụ: “mở cửa nhà thi đấu vào buổi tối”, “thành lập hội đồng thanh niên”. Mỗi người ghi ý kiến của họ và dán nó lên vòng tròn ngoài cùng (A). Những ý kiến tương tự nhau có thể được đặt cùng nhau (B). Bằng cách cho người tham gia di chuyển 2 ý kiến một bước về phía tâm vòng tròn, cả nhóm sẽ ưu tiên chọn ra 2 hay 3 ý chính để làm việc ngay lúc đó. Phần còn lại sẽ giành cho đợt sau.

Chú thích: Có nhiều nhất 30 tờ giấy ghi chú ở vòng tròn ngoài cùng. Nếu có quá nhiều người tham gia thì nên chia thành 2 hay nhiều nhóm nhỏ, sau đó sẽ liên kết những ý kiến được ưu tiên từ các nhóm. Các ý kiến nêu ra có thể được giấu tên. Mỗi nhóm có thể tự quy định cách thức chọn ra những vấn đề cần ưu tiên, ví dụ: 3 lần di chuyển và các ý kiến giống nhau có thể được di chuyển 3 bước nếu muốn.

( Tài liệu tham khảo: Inspired by Facilitators course, 4H alumni Nord-Trondelag and Creative- 40 exercises in Equality, Donnestard/Sanner, Save the Children,2000)

77

6.7 Phương pháp suy nghĩ theo biểu đồ hình mặt trời

Mục đích: Để cho tham dự viên nghĩ ra càng nhiều ý kiến liên quan đến những vấn đề cụ thể càng tốt.

Thời gian: 15-30 phútĐồ dùng cần thiết: Tờ giấy lớn và bút viết bảng nhiều màu khác nhauHình thức tổ chức: Theo nhóm

Cách thức tiến hành: Phương pháp động não này sử dụng các tia nắng mặt trời tượng trưng cho các ý kiến. Người hướng dẫn chuẩn bị một hình vẽ như được minh hoạ phía dưới, và người tham gia có thể viết ý kiến liên quan đến một vấn dề cụ thể trên mỗi tia nắng mặt trời. Nếu tất cả các tia đều đã được ghi hết, mọi người phải kẻ thêm nhiều tia nữa.

Mỗi tham dự viên được phép chọn ra nhiều nhất là 2 ý kiến. Điều này được thực hiện bằng cách để cho người tham gia thay phiên nhau kéo dài những ý kiến họ cho là quan trọng nhất thêm 1cm. Sau đó, hướng dẫn viên có tổ chức thảo luận cho cả nhóm và giúp họ thống nhất ý kiến.

(Tài liệu tham khảo: Inspiration from ‘VisaVI’ - Methods for Involvement, Brattvag/ Sanner, Save the Children,1999)

78

6.8 Bánh xe Margolis

Mục đích: Cho người tham gia cơ hội để thảo luận những vấn đề thực sự và tìm kiếm một cách chủ động những trải nghiệm, đề nghị và các giải pháp khả thi.

Thời gian: 45 phútĐồ dùng cần thiết: Mỗi tham dự viên một ghế, một đồng hồ đeo tay, một vật gây tiếng động.Hình thức tổ chức: Xếp ghế thành 2 vòng tròn đồng tâm, hướng mặt vào nhau

Cách thức tiến hành: Yêu cầu tham dự viên nghĩ về những vấn đề cụ thể mà họ sẽ phải hoặc đã từng đối mặt. Ví dụ: cả nhóm có thể tập trung vào giai đoạn hiện nay và nghĩ đến các chủ đề như: những thách thức trong việc huấn luyện cho người khác các phương pháp tham gia hoặc những khó khăn dễ gặp phải khi quay trở lại tổ chức/ câu lạc bộ của mình.

Những người ngồi ở vòng tròn phía trong sẽ đề xuất giải pháp và những người ngồi ở vòng ngoài sẽ đưa ra vấn đề. Mỗi cặp có 3 phút để thảo luận những hướng giải quyết khả thi.

Sau 3 phút, những người ở vòng ngoài chuyển sang chiếc ghế ở phía bên phải của mình.Tiếp tục thảo luận thêm 3 phút. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi mọi người đã di chuyển hết một vòng.

Tiếp theo, dành cho mỗi người 2 phút để ghi lại vắn tắt những vấn đề và giải pháp. Sau đó, người đưa ra vấn đề và người đề xuất giải pháp có thể đổi vai cho nhau.

Chú thích: Nếu có nhiều hơn 10-12 người (có nghĩa là nhiều hơn 1 cặp vòng) thì sau khi hết lượt đầu tiên, người đề xuất giải pháp sẽ chuyển sang vòng tròn khác. Có như vậy, mỗi vòng tròn sẽ có thêm những giải pháp khả thi mới. Những bản tóm tắt sẽ được sử dụng trong hoạt động thảo luận chung cho cả nhóm sau đó.

(Tài liệu tham khảo: Participatory learning and action, IIED, 1995)

Biến thể: Chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 người. Các nhóm sẽ thảo luận 1 vấn đề cụ thể, ví dụ: “làm thế nào để tuyển thêm nhiều hội viên nữ cho câu lạc bộ?” Trong vòng 15 phút, mỗi nhóm sẽ phải xác định 2 hoặc 3 thách thức cần giúp đỡ để giải quyết. 2 người trong nhóm sẽ phải đi sang những nhóm khác để hỏi xin ý kiến. 2 người còn lại sẽ ngồi lại bàn mình làm chuyên gia cố vấn cho những nhóm

79

khác. Cuối cùng, mỗi nhóm sẽ thảo luận lại và thống nhất 10 ý kiến cụ thể về việc làm thế nào để tuyển thêm nhiều hội viên nữ cho câu lạc bộ.

(Tài liệu tham khảo: “Kreative moten”, the National Council of Swedish Youth Organisations, 2002, Compass in “Skapende samtaler - vertoy for apenhet om organisasjonsstruktur og medlemmers trygghet”, Brattvag, LNU, 2003)

6.9 Trò chơi diễn đàn

Mục đích: Để xem xét một tình huống từ nhiều góc độ khác nhau và tìm kiếm những giải pháp mới.

Thời gian: 60 phútĐồ dùng cần thiết: Tuỳ vào ngữ cảnh của phân đoạn, ví dụ: quả bóng, sách, mũ lưỡi trai,..Hình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: 4 người sẽ sắm vai trong một phân đoạn khoảng 3-4 phút liên quan đến một tình huống cụ thể, ví dụ như là hăm doạ. Phân đoạn này sẽ dừng ở một tình huống gây tranh cãi. Những người tham gia sẽ tìm cách giải quyết. Sau đó phân đoạn này sẽ được thể hiện lại một lần nữa. Nếu khán giả nào muốn thay đổi câu chuyện, anh ta sẽ hô to: “Đứng yên” và thay vào vị trí của một trong bốn người đang đóng. Câu chuyện sẽ thay đổi và những người khác sẽ phải ứng biến cho phù hợp với tình huống mới. Cố gắng thể hiện được càng nhiều giải pháp khác nhau càng tốt.

Chú thích: Người hướng dẫn có thể bất ngờ thay đổi câu chuyện hoặc ngừng câu chuyện để đặt câu hỏi.

(Tài liệu tham khảo: “Kreative moten”, The National Council of Swedish Youth Organisations, 2002)

6.10 Bong bóng

Mục đích: Nhằm tạo ra bầu không khí lạc quan trong cả nhóm và chỉ trích cơ chế đàn áp và loại bỏ. Hướng cả nhóm đến những hành động tích cực để thực hiện ước mơ của mình.

80

Thời gian: 15-30 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảng, 1 bảng dán, 2 quả bóng và 2 sợi dây cho mỗi người tham gia.Hình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành:Ý tưởng đằng sau hoạt động này là rằng để theo đuổi giấc mơ của mình, chúng ta cần phải phá bỏ những xiềng xích đè nặng chúng ta. Có như vậy, chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Cho tham dự viên 1 phút để suy nghĩ xem họ muốn các hoạt động thể thao của mình sau này sẽ như thế nào, và sau đó xác định một hoặc hai nét đặc trưng của các hoạt động. Viết các đặc tính này trên một tấm bảng dán và từng người một sẽ lên và dán tấm bảng của mình vào tờ giấy.

Yêu cầu tham dự viên nghĩ ra 2 “xiềng xích” đã ngăn không cho họ theo đuổi 2 đặc trưng của hoạt động thể thao lý tưởng của mình. Chuyền các cây bút viết bảng cho mọi người. Phát cho mỗi người 2 quả bóng và 2 sợi dây. Yêu cầu họ thổi bóng lên và ghi lên đó những điều đã cản trở họ tham gia hoạt động thể thao yêu thích của mình. Đi xung quanh vòng tròn và yêu cầu từng người đọc 2 từ mà họ đã ghi lên 2 quả bóng của mình.

Nói với cả nhóm rằng bây giờ họ có cơ hội để phá bỏ những xiềng xích đó. Mỗi người phải buộc 2 quả bóng vào 2 mắc cá chân của mình. Khi tất cả đã sẵn sàng, giải thích cho cả nhóm rằng, để phá bỏ những xiềng xích này, người chơi phải đạp vỡ quả bóng. Để tăng thêm phần thú vị và tính cạnh tranh cho trò chơi, có thể yêu cầu người chơi đạp bể bong bóng của người khác và bảo vệ bóng của mình. Trò chơi kết thúc khi quả bóng cuối cùng bị vỡ.

Sau đó, hỏi người chơi xem thử họ thấy hoạt động này như thế nào. Tiếp theo, có thể đặt những câu hỏi như: “Điều gì đã tạo ra những xiềng xích đè nặng chúng ta như vậy? Chúng do đâu mà có? Bạn có nghĩ rằng có nhiều người phải chịu nhiều gánh nặng hơn những người khác không? Họ là những ai? Chúng ta có thể làm gì để giúp họ không?”

(Tài liệu tham khảo: Inspired by “All different - All equal, Educational Pack! Euro-pean Youth Centre, 1995)

81

6.11 Ước mơ

Mục đích: Để người tham gia sử dụng trí sáng tạo trình bày những ước mơ của mình về một chủ đề nào đó.

Thời gian: 20-30 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảng với nhiều màu khác nhauHình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cặp

Cách thức tiến hành:Dựa vào số người tham gia để xác định phải tổ chức chơi như thế nào. Nếu là một nhóm cỡ trung bình với khoảng 10 người, có thể cho cả nhóm động não suy nghĩ. Nếu đông người thì phải chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5-6 người.

Cho người chơi 5 phút để tự suy nghĩ xem họ muốn tương lai sẽ như thế nào, có thể là về các hoạt động thể thao, hoặc là về bản thân,v vSau đó, yêu cầu mọi người chia sẽ và lý giải về những ước mơ và nguyện vọng của mình bằng cách viết ra hoặc tốt hơn là vẽ những nét đơn giản lên flip chart.

Yêu cầu mỗi nhóm trình bày hình vẽ hoặc kết luận của mình cho tất cả mọi người. Có thể hỏi từng người hoặc cả nhóm nêu ra 3 tình huống cụ thể ngăn cản họ theo đuổi những ước mơ của mình và 3 hoạt động cụ thể mà cả nhóm cùng làm để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Chú thích: Hoạt động này sẽ hay hơn nếu những ước mơ này được kết hợp với nhau một cách sáng tạo. Nếu nhóm nào gặp khó khăn trong việc vẽ, có thể sử dụng kỹ thuật cắt dán, sử dụng các tạp chí màu cũ, kéo và hồ dán.

Để thay đổi, có thể yêu cầu người chơi trình bày ước mơ của mình dưới hình thức một tiểu phẩm. Bất cứ một phương pháp trình bày sáng tạo và ngẫu nhiên nào cũng thích hợp hơn là chỉ viết hoặc nói ra.

(Tài liệu tham khảo: Inspired by “All different - All equal, Educational Pack! Euro-pean Youth Centre, 1995)

82

6.12 Sự đối lập

Mục đích: Để bắt đầu quá trình động não.

Thời gian: 10 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảngHình thức tổ chức: Chung cho cả nhóm

Cách thức tiến hành: Nếu quá trình động não tỏ ra không hiệu quả, yêu cầu người tham gia đưa ra những lý lẽ tranh luận cho phía đối lập. Ví dụ: Làm thế nào để ngăn không cho con gái làm lãnh đạo câu lạc bộ của chúng ta?

Mỗi nhóm sẽ đưa ra những đề xuất quan trọng và đầy tính thách thức nhất.

Yêu cầu cả nhóm suy nghĩ ngược lại những đề xuất này và nêu ra những ý kiến và khả năng tích cực.

(Tài liệu tham khảo: Inspired by “Kreative moten”, the National Council of Swedish Youth Organisation, 2002)

Picture

83

6.13 Căn nhà của tiếng nói chung

Mục đích: Để hình dung những ý tưởng liên quan đến việc tăng cường năng lực phán quyết cho giới trẻ trong các tổ chức thể thao.

Thời gian: 60-90 phútĐồ dùng cần thiết: Một tờ giấy to hoặc một tấm vải trải bàn, bút viết bảng, bút chì màu, giấy màu, keo,cà rốt, đồ uống nhẹ, nến, gạch xây nhà hoặc nhựa cứngHình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm

Cách thức tiến hành: Tham dự viên được chia thành từng nhóm từ 5-7 người, mỗi nhóm ngồi xung quanh 1 cái bàn phủ giấy. Các nhóm sẽ dựng “ngôi nhà của tiếng nói chung” của mình theo 7 bước. Người hướng dẫn sẽ vẽ hình dạng của ngôi nhà lên một tấm giấy để người chơi có thể hình dung được mình sẽ phải làm những gì, nhưng không biết được yêu cầu chính xác là như thế nào. Họ có thể tự do thiết kế ngôi nhà của mình nhưng phải bao gồm đầy đủ các yếu tố.

1

6 5 7

3 2

1

Người hướng dẫn sẽ trình bày hoạt động theo từng bước cho cả nhóm

1. Sân chơi: vẽ 1 bức tranh để thể hiện hoạt động thể thao ở khu vực của bạn như thế nào.

84

Sử dụng bút chì màu để điền vào khu vực biên giới phía ngoài

2. Cầu thang

A- Những yêu cầu nào cần thiết đối đối với giới trẻ để có được ảnh hưởng thực sự trong câu lạc bộ?B- Yêu cầu như vậy có nhiều quá không?

Cung cấp cho mỗi nhóm một số viên gạch. Mỗi viên tượng trưng cho 1 kỹ năng. Sau khi hoàn thành xong phần A và B, vẽ một cầu thang trên tấm khăn trải bàn và viết phần kết luận lên trên đó.

3. Đại sảnh: Người lớn có trách nhiệm như thế nào trong việc lôi kéo giới trẻ tham gia vào câu lạc bộ?

Yêu cầu người chơi vẽ một đại sảnh, viết những từ chính lên trên một tờ giấy màu và dán nó lên khăn trải bàn.

4. Tầng hầm lãnh đạm: Thế nào là một cuộc sống tù túng ở trong câu lạc bộ?

Người hướng dẫn tắt đèn và thắp nến ở trên bàn. Mỗi nhóm vẽ một tầng hầm trong căn nhà của mình và mô tả giới trẻ cảm thấy như thế nào khi chỉ tham gia bằng hình thức chứ không thực sự có tiếng nói trong câu lạc bộ.

5. Thang máy: Làm thế nào để thoát khỏi tầng hầm lãnh đạm? Có con đường tắt nào giúp cho giới trẻ thực sự tham gia vào những quyết định chung trong câu lạc bộ không?

6. Tầng mái: Thế nào là thực sự tham gia vào những quyết định chung của câu lạc bộ?

Người chơi nên thể hiện tình huống lý tưởng liên quan đến việc tham gia vào những quyết định chung cho giới trẻ trong câu lạc bộ bằng cách vẽ và viết.

7. Ban công: Bạn sẽ làm gì để giới trẻ được thực sự tham gia vào những quyết định chung trong các tổ chức thể thao?

Để hoàn tất “ngôi nhà của tiếng nói chung” của mình, mỗi nhóm phải làm một ban công bằng giấy màu, trên đó có ghi những từ then chốt để đề xuất những việc cần làm nhằm phát triển hơn nữa những hoạt động đã đề ra ở “sân chơi” và để những người khác thưởng thức những phần tốt nhất trong căn nhà.

85

6.14 Tích cực, tiêu cực và thú vị

Mục đích: Đề ra tất cả những khả năng có thể xẩy ra cho một vấn đề hoặc một đề nghị, cũng có thể dùng làm một hoạt động ngay sau hoạt động suy nghĩ.

Thời gian: 20-40 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart, bút viết bảng, bút chìHình thức tổ chức: Chung cả nhóm

Cách thức tiến hành:Viết một danh sách các ý kiến hay đề nghị mà bạn muốn thảo luận. Chia người tham gia ra thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4-6 người, cùng thực hiện một nhiệm vụ giống nhau. Đầu tiên, yêu cầu người tham gia liệt kê tất cả những mặt tích cực của từng lời đề nghị. Sau đó, liệt kê những mặt tiêu cực. Cuối cùng là những điểm được cho là thú vị. Đó có thể là những điều tích cực, tiêu cực hoặc cả tích cực lẫn tiêu cực. Người tham gia sau đó có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên của các lời đề nghị dựa trên các mặt tích cực, tiêu cực và thú vị đó.

Mỗi nhóm sẽ trình bày thứ tự sắp xếp của mình cho tất cả mọi người và một danh sách cuối cùng sẽ được rút ra từ kết quả của tất cả các nhóm.

Chú thích: Hoạt động này có thể được tổ chức ngoài trời. Mỗi người sẽ được phát một mẫu giấy và sau đó có thể đi dạo. Trong lúc đi, họ cũng phải tiến hành theo các bước nêu trên.

(Tài liệu tham khảo: Inspired by “Kreative moten”, the National Council of Swedish Youth Organisation, 2002)

6.15 Bốn mức độ

Mục đích: Sắp xếp các ý tưởng nảy sinh theo mức độ quan trọng và khẩn cấp.

Thời gian: 10-25 phútĐồ dùng cần thiết: Giấy ghi chú, flipchart, bút viết bảngHình thức tổ chức: Chia thành nhóm từ 4-7 người

Cách thức tiến hành: Chia tham dự viên ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4-7 người. Mỗi nhóm sẽ được phát một bảng, viết bảng và giấy ghi chú. Nếu có nhiều ý khác nhau, đây là cách tốt để chọn lựa. Viết một ý trên mỗi tờ giấy. Trên bảng flip chart, kẻ một

86

đường ngang, một đầu ghi là “quan trọng nhất” và đầu còn lại là “ít quan trọng nhất”

Sau đó, dán những tờ giấy ghi chú theo thứ tự quan trọng của chúng. Sau khi dán xong, yêu cầu người chơi kẻ một đường dọc ngay giữa bảng. Phía trên ghi là “khẩn cấp” và phía dưới là “có thể đợi”.

Người chơi phải đọc lại các ý kiến mà mình đã sắp xếp theo hàng ngang và quyết định xem thử những ý kiến nào khẩn cấp và ý nào có thể đợi. Dán các ý kiến cần thực hiện gấp ở phía trên và những ý kiến ít cấp bách hơn ở phía dưới của cột. Kết quả thu được sẽ giúp cho ta thấy rõ những gì cần phải giải quyết trước và tầm quan trọng của chúng như thế nào.

Khẩn cấp

Rất quan trọng Kém quan trọng

Có thể đợi

Chú thích: Nếu những từ ghi chú ở 2 đầu của các đường hàng ngang và hàng dọc không phù hợp với hoàn cảnh chơi, chúng ta có thể sử dụng những từ khác để thay thế. Ví dụ: đường hàng ngang có thể bắt đầu bằng “có thể thực hiện được” và kết thúc bằng “không thực tế”. Hàng dọc có thể là “mong muốn” và “không mong đợi”

(Tài liệu tham khảo: inspired by “Kreative moten, the National Council of Swedish Youth Organisation, 2002)

87

7. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

Việc thực hiện các phương pháp xác định hiện trạng và nhu cầu sẽ trở nên vô nghĩa nếu sau đó chúng ta không để cho người tham gia học cách tiến hành những thay đổi. Thực hiện hành động có thể ở cấp độ cá nhân hoặc cũng có thể là những hoạt động mà mọi ngưòi có thể cùng nhau tham gia ở cấp độ địa phương nhằm có được những thay đổi trong tổ chức, đội hoặc nhóm, ví dụ: ở trong câu lạc bộ thể thao. Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày một số phương pháp thực hiện kế hoạch hành động. Những phương pháp này có thể dùng cho từng cá nhân hoặc để lập kế hoạch cho cả nhóm.

7.1 Ma trận kế hoạch

Mục đích: Lập kế hoạch đơn giản để hoàn tất công việc cho những vấn đề ưu tiên.

Thời gian: 30-40 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảng nhiều màu khác nhauHình thức tổ chức: Nhó

Cách thức tiến hành:Người hướng dẫn kẻ một 1 bảng kế hoạch lên một tấm giấy lớn (xem minh hoạ). Có nhiều cách để thực hiện bước này. Có thể chia người tham dự ra thành nhiều nhóm, các nhóm có thể cùng vạch kế hoạch cho 1 hoạt động hoặc mỗi nhóm một hoạt động khác nhau.

Người tham dự có thể làm việc độc lập (viết ra giấy) hoặc theo nhóm (đề xuất công việc). Tiếp theo, để cho người chơi chọn ra những đề xuất cần được ưu tiên. Cũng có thể tiến hành một cuộc thảo luận chung.

Công việc:

Mục tiêu * Sáng kiến Người thực hiện Hạn chót

*) Nếu không có đủ thời gian để thảo luận kỹ lưỡng về mục tiêu, có thể bỏ cột “mục tiêu” trong bảng kế hoạch này. Điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người tham dự.

88

Hướng dẫn viên có thể gợi ý công việc (dựa trên những trải nghiệm và kiến thức của mình) ví dụ: một dự án hiện thời, tài liệu học tập, vv, nhưng phải đề xuất những gợi ý một cách cẩn thận. Không nên để cho cả nhóm có cảm giác rằng, trong thực tế, người hướng dẫn đã quyết định những chủ đề để họ làm việc. Người chơi phải xem nó như là chương trình hành động của chính mình. Có như vậy họ mới có động cơ và đủ quyết tâm cần thiết để hoàn thành công việc.

Nhiệm vụ của người hướng dẫn là phải đảm bảo rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm trình bày một sáng kiến và rằng phải đặt ra thời hạn cuối cùng cho từng trường hợp (ví dụ: không phải “suốt mùa thu” mà là “ngày 20 tháng 9”)

(Tài liệu tham khảo: User manual, Network of Competence for Sports Clubs, Nor-wegian Olympic Committee and Confederation of Sports, 2000)

7.2 Mười bước hoạt động

Mục đích: Để người tham gia viết một chương trình hành động cụ thể gồm mười bước để tiến hành.

Thời gian: 45-60 phútĐồ dùng cần thiết: một tờ giấy với bảng kẻ 10 bước hoạt động cho mỗi tham dự viên và 1 tờ giấy cho cả nhóm để đưa lại cho người hướng dẫn.Hình thức tổ chức: theo nhóm dựa trên trình độ và nhiệm vụ

Cách thức tiến hành: Đưa cho mỗi người một bảng “10 bước hoạt động” (hoặc một tờ giấy để họ có thể lập kế hoạch hành động) và chia mọi người thành các nhóm nhỏ theo trình độ hoặc nhiệm vụ

Điều quan trọng là phải đảm bảo tất cả mọi người đều tham gia thảo luận. Để đảm bảo điều này, nên đặt một cái nhãn màu đỏ và 1 cái màu xanh lên bàn. Người ngồi gần nhãn đỏ chịu trách nhiệm kêu gọi mọi người cùng thảo luận và đảm bảo rằng mỗi người đều phải chịu trách nhiệm bám sát một vài hoạt động trong kế hoạch. Người ngồi gần nhãn xanh chịu trách nhiệm viết chương trình hành động thay cho cả nhóm. Các thành viên còn lại trong nhóm chép lại chương trình hành động của nhóm mình.

Nội dung của chương trình hành động bao gồm những điều chính mà họ sẽ làm trong vòng 3 tháng tới để ứng dụng những điều họ đã học được trong khoá tập

89

huấn vào cuộc sống hàng ngày. Kế hoạch “10 bước hoạt động” bao gồm 1 bản mô tả làm thế nào để lập chương trình hành động và phải thực hiện nó như thế nào.Kết quả thu được trong quá trình điều tra hiện trạng, những mong muốn cũng như những hoạt động ưu tiên sẽ là cơ sở của kế hoạch hành động. Trong phần này, cần phải cụ thể và thực tế. Chỉ nên ghi lại các bước hành động khi nào các thành viên có thể nói được họ muốn đạt được nó bằng cách nào, ai chịu trách nhiệm và lúc nào thực hiện. Người hướng dẫn sẽ thu lại các kế hoạch hành động của mỗi nhóm.

Nội dung của một kế hoạch hành động mẫu. (từ khoá huấn luyện thí điểm ở Huế, tháng 4 năm 2004)

Chúng tôi muốn: Phát triển bóng đá trong tất cả các trường tiểu học ở huyện

Cái gì? Như thế nào? Ai? Khi nào?1 Tập huấn:

“Khoá huấn luyện ứng dụng các phương pháp hành động trong trường học và trong các hoạt động thể thao”

Nhóm đối tượng: giáo viên các trường trung học và tiểu học

Ông Tình phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo và sở Thể dục Thể thao

Từ 01/04 đến 10/04/2004

2 Kế hoạch hành động cho hoạt động thể thao ở các trường tiểu học

Chương trình cụ thể để tổ chức hoạt động bóng đá

Tình Từ 15/04 đến 20/04

3 Thành lập và cải thiện câu lạc bộ bóng đá ở trường tiểu học Điền Hải

Lập kế hoạch hành động cho câu lạc bộ bóng đá ở Điền Hải

Tình + Thiện Từ 20/04 đến 30/08/2004

90

Bảng “10 bước hoạt động”

Kế hoạch hành độngTừ ý tường đến thực tế10 bước hoạt động để phát triểnTổ chức:Tên:Chúng tôi muốn:

Kế hoạch - kế hoạch diễn ra như thế nào?

Làm gì? Làm như thế nào?

Ai làm? Khi nào làm?

1

2

3

4

5

6.

Bí quyết:

- Hợp tác, kiên nhẫn và lập kế hoạch là những điều cần thiết để phát triển một ý tưởng- Bắt đầu từ những câu hỏi/ ý tưởng cơ bản- Để có được mục tiêu rõ ràng cần phải có ý tưởng rõ ràng. Điều quan trọng là phải dành thời gian suy nghĩ ý tưởng và đề ra mục tiêu trước mắt - Đề ra những quy định chung cho cả nhóm để tránh mâu thuẫn

Đầu mỗi buổi họp:

- Kể từ buổi họp trước, điều gì đã xảy ra? - Chúng ta có nên bám vào bảng kế hoạch không? - Chương trình hoạt động hôm nay là gì? - Buổi họp tiếp sẽ làm gì?

91

Cuối mỗi buổi họp:

- Phải làm gì? - Ai sẽ làm nó? - Khi nào sẽ làm nó?

Chú thích: Nội dung trong kế hoạch hành động cung cấp cho người hướng dẫn những thông tin quý báu về những gì mà người tham gia đã đạt được sau khoá tập huấn. Vì thế, hãy đọc chúng thật kỹ vã xây dựng những hoạt động tiếp theo. Những thông tin này cũng có ý nghĩa trong việc đánh giá sự thành công của khoá tập huấn.

(Tài liệu tham khảo: ENGSO Youth Conference/ Assembly 2003)

7.3 Lập kế hoạch bằng đường kẻ

Mục đích: Để người tham dự lập một kế hoạch hành động ngắn hạn cụ thể, gồm: cái gì, ai và khi nào.

Thời gian: 15-25 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart, bút viết bảng nhiều màuHình thức tổ chức: Theo từng nhóm nhỏ - tất cả mọi người

Cách thức tiến hành: Vẽ một đường ngang có thời gian bắt đầu và kết thúc lên trên tờ giấy, ví dụ như một tháng cho đến khi câu lạc bộ tổ chức vòng đấu. Phía trên của đường thẳng, ghi những điều cần phải làm để đạt được mục tiêu. Phía dưới, xác định thời gian thực hiện và người chịu trách nhiệm. Nếu có thể, nên sử dụng nhiều màu bút khác nhau cho rõ ràng. Quan trọng là phải càng cụ thể và thực tế càng tốt. Cần đặt ra thời hạn cuối cùng và người phụ trách cho từng công việc.

Sau khi hoàn tất, trình bày kế hoạch cho cả nhóm. Người hướng dẫn đặt câu hỏi, nhận xét và đề nghị thảo luận.

Hôm nay Ngày thi đấu

92

(Tài liệu tham khảo: Inspired by “Visa VI” - Methods for involvement, Brattvag/ San-ner, Save the children, 1999 and “All different - All equal, Education Pack! Europe-an Youth Centre, 1995, Compass in “Shapende samtaler - verktoy for apenhet om organisasjonsstruktur og medlemmenrs trygghet”, Brattvag, LNU, 2003)

7.4 Kế hoạch hành động

Mục đích: Thực hiện một kế hoạch hành động cụ thể trong đó thể hiện được mối liên hệ giữa các hoạt động khác nhau.

Thời gian: 15-25 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart, bút viết bảng nhiều màuHình thức tổ chức: Nhóm

Cách thức tiến hành: Người hướng dẫn viết mục đích lên giữa tờ giấy, ví dụ như là: “mở cửa nhà thi đấu vào mỗi tối thứ Sáu”. Sau đó, yêu cầu người tham gia đưa ra đề nghị nên làm gì và phải làm như thế nào. Nếu các nhóm cùng đồng ý với đề nghị đó, viết lên tờ giấy bìa hoặc trên một mẫu giấy nhỏ rồi sau đó dán nó lên tấm giấy bìa.

Sau khi tất cả các hoạt động đều đã được dán lên tờ giấy, bắt đầu nối chúng lại với nhau bằng những mũi tên có đánh số. Người hướng dẫn có thể yêu cầu 2 người nối thử, những người còn lại có thể giúp đỡ.

(Tài liệu tham khảo: Inspired by ‘Visa VI’ - Methods for involvement, Brattvag/ San-ner, Save the children, 1999, Participatory Learning and Action, IIED, 1995)

93

8. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Thường thì chúng ta không suy nghĩ theo kiểu phê phán về những gì mình đã trải qua, mà chỉ là để ý xem những gì đã xảy ra là tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá và phê bình là những hoạt động cần thiết trong khoá học. Chúng tôi đề nghị các bạn nên dành thời gian cuối buổi học hoặc cuối ngày để nói về những gì mà mọi người đã học được và chúng liên quan như thế nào đến hoàn cảnh của mỗi người, hoặc họ cảm thấy hoạt động này như thế nào. Việc đánh giá trong nhóm như thế này không cần thiết phải thảo luận kỹ lưỡng. Chương này sẽ trình bày nhiều cách thức đánh giá khác nhau để các bạn lựa chọn. Hãy nhớ rằng, quá trình đánh giá không kết thúc bằng một hoạt động đánh giá thực sự. Những thông tin phản hồi thu được từ phía người tham gia phải được xem xét nghiêm túc và nên dựa vào những thông tin này để có được những thay đổi cần thiết thích hợp.

8.1 Chuyến xe buýt

Mục đích: Giúp người tham dự đánh giá sự nhiệt tình của cả nhóm và vai trò của mỗi người trong quá trình hoạt động hoặc trong công việc.

Thời gian: 15-20 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảngHình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Hình thức đánh giá này là lấy một chiếc xe buýt tượng trưng cho cả nhóm. Sau khi thực hiện xong 1 hoạt động, người hướng dẫn mời các thành viên của mỗi nhóm xác định vị trí của mình trong chiếc xe buýt để xem thử họ tự đánh giá về vai trò của mình như thế nào. Nếu có người cho rằng họ là nhóm trưởng, họ có thể viết tên mình vào vị trí tài xế. Nếu ai đó cho rằng mình không hề tham gia, có thể viết tên của mình vào vị trí của ống khói. Một số người có thể cảm thấy mình như bị nhỡ chuyến xe nếu họ không hề góp ý trong suốt hoạt động. Người tham gia chỉ bị hạn chế trong hoạt động này do bởi trí tưởng tượng của họ.

Cũng có thể cho người tham dự đánh giá lẫn nhau bằng cách xác định vị trí cho những người bạn ở trong nhóm của mình trên xe buýt.

94

Chú thích: Đây là một cách không chính thức, đặc biệt dành cho giới trẻ trong việc đánh giá sự nhiệt tình của nhóm. Điều quan trọng là phải hỏi tại sao mọi người lại đặt mình vào những vị trí như vậy và cũng nhằm hiểu thêm về tình hình nhóm.

(Tài liệu tham khảo: Inspiration from “Teaching leadership through sport”, sport leader awards, British sports trust)

8.2 Bánh xe đánh giá

Mục đích: Để cho tham dự viên nhìn lại những gì mà mình học được trong ngày và đưa ra những ý kiến phản hồi cho người hướng dẫn.

Thời gian: 10-15 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảngHình thức tổ chức: Nhóm

Cách thức tiến hành: Chia tham dự viên ra thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm được phát một tờ giấy bìa và một vài cây bút viết bảng. Người hướng dẫn đã vẽ lên tờ giấy một “bánh xe” và “ô vuông” thể hiện các đề tài đã được thực hiện trong ngày. Mọi người thảo luận về các chủ đề và ghi nhận xét lên giấy. Nên có nhiều bút để nhiều người có thể cùng viết một lúc.

95

Một tờ giấy bìa mẫu:

Người hướng dẫn/ kỹ năng giao tiếp

Chào đón và Phương pháp giới thiệu Những suy nghĩ chia nhóm trong ngày

Hoạt động thực tế Giao tiếp

Chú thích: Khi dùng phương pháp này, hãy sử dụng tiêu đề của những chủ đề chính trong chương trình của ngày bạn thực hiện đánh giá.

8.3 Cầu môn

Mục đích: Để biết được liệu người tham gia có nắm được mục tiêu của khoá tập huấn hay không và lý do tại sao như vậy.

Thời gian: 10-15 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và nhãn dán nhỏ, hình tròn (hoặc có thể dùng bút viết bảng để thay thế)Hình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành:Chuẩn bị: Dùng tờ giấy bìa có ghi mục tiêu của khóa học (Chương 2.2 Qui trình nhóm, mục tiêu của khoá học), vẽ một cầu môn và một bảng theo như minh hoạ phía dưới

96

TẠI SAO CÓ? TẠI SAO LẠI KHÔNG?

(Yêu cầu mọi người quyết định xem thử họ đã đạt được mục tiêu của khoá học hay chưa: “Bạn đã ghi bàn chưa?” Nếu họ nghĩ rằng họ đã đạt được mục tiêu, họ đã ghi được bàn thắng. Nếu họ chưa đạt được mục tiêu, họ đã sút ra ngoài cầu môn.

Đưa cho mỗi người một miếng nhãn dán hình tròn nhỏ và yêu cầu họ dán miếng nhãn của mình vào nơi mà họ cho rằng mình thuộc vào khu vực đó.

Phía ngoài cầu môn: chúng ta chưa đến gần mục tiêu

Chạm xà: gần đạt đến mục tiêu nhưng cần một vài điều chỉnh

Trong cầu môn: đã đạt được mục tiêu

Trước khi người tham gia dán quả bóng của mình vào cầu môn, họ phải viết trên miếng nhãn đó hoặc là “trong”, “ngoài” hay “chạm xà” theo như vị trí mà họ định dán vào. Có như vậy mới đảm bảo được rằng mọi người không thay đổi quyết định khi nhìn người khác dán nhãn.

Sau khi tất cả mọi người đã dán xong, nhìn vào kết quả và đưa ra nhận xét chung.

Sau đó, mỗi người lấy một tờ giấy ghi chú và ghi lên đó lý do tại sao họ lại nghĩ rằng mình đã đạt hoặc chưa đạt được mục tiêu của khoá học. Mọi người đặt những lý lẽ của mình vào ô “Tại sao có” hoặc “Tại sao không”. Người hướng dẫn có thể dựa vào đó để tiến hành thảo luận cụ thể hơn về những gì đã học được.

Chú thích: Nếu không có nhãn dán nhỏ, có thể để cho người tham gia vẽ những trái banh nhỏ bằng bút. Nếu số lượng người tham gia quá đông, có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ.

97

Các bạn có thể sử dụng hoạt động này để đánh giá sự thành công của những phần khác nhau trong chương trình, hoặc có thể dùng nó để khảo sát hiện trạng công việc với mục tiêu và kế hoạch hành động. Quan trọng là sau đó phải tìm hiểu những lý do đằng sau những kết quả . Có như vậy mới hy vọng là cả nhóm có thể học hỏi được từ hoạt động.

(Tài liệu tham khảo: Inspired by Sport Coaches Outreach, Mid Term, Johannes-burg, 2002)

8.4 Nhiệt kế tinh thần I

Mục đích: Để cho người tham dự ngẫm nghĩ về các giai đoạn khác nhau của quá trình và bày tỏ thái độ của mình đối với những giai đoạn đó.

Thời gian: 10-30 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảng nhiều màuHình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: “Nhiệt kế tinh thần” là một cách hay để đánh giá thái độ của người tham gia đối với từng hoạt động, hội thảo cụ thể. Để đánh giá cả quá trình nên sử dụng càng nhiều điểm đánh giá càng tốt. Sau mỗi hoạt động, người hướng dẫn có thể mời 3 hoặc 4 người tự đánh giá số điểm của mình trong từng giai đoạn khác nhau trên tờ giấy bìa, dùng nhiều màu viết khác nhau. Sau đó, họ sẽ cho biết cảm nghĩ của mình khi nhận được những điểm số khác nhau.

Một hình thức khác, người tham gia có thể được yêu cầu quan sát và đánh giá thái độ của một người khác. Sau đó, yêu cầu người đó chấm điểm trên cùng một tờ bìa và so sánh kết quả đạt được với kết quả tự đánh giá. ☺

1 2 3 4 Chú thích: Phương pháp “nhiệt kế tinh thần” này có thể tiến hành đối với mọi nhóm tuổi và sau bất cứ hoạt động nào. Quá trình đánh giá có thể kéo dài từ 10-30 phút tuỳ thuộc vào cách bày tỏ cảm nghĩ của người tham gia.

98

(Tài liệu tham khảo: inspiration from “teaching leadership through sport”, sport leader awards, british sports Trust)

8.5 Nhiệt kế tinh thần II

Mục đích: Để cho người tham gia ngẫm nghĩ về các giai đoạn khác nhau của quá trình và bày tỏ thái độ của mình đối với những giai đoạn đó.

Thời gian: 2-5 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart, bảng xốp, bút viết bảng, đinh gimHình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành:Người hướng dẫn chuẩn bị một tờ giấy bìa như minh họa phía dưới. Mỗi người tham gia là một cột khác nhau. Sau mỗi phần/ ngày (hoặc cũng có thể vào bất cứ lúc nào của khoá học) mọi người chỉ rõ họ cảm thấy như thế nào bằng cách di chuyển chiếc đinh gim (hoặc miếng nhãn có thể dán vào và bóc ra nhiều lần) đến mức thích hợp. Nếu họ cảm thấy hoạt động/ phần vừa rồi không tốt, họ có thể đặt chiếc đinh của mình nằm phía dưới thấp của thang tỉ lệ. Nếu họ hài lòng, có thể đặt chiếc đinh ở phần phía trên cao 100%.

100%

0% Rune Eli Eivind Liv Irgid Erlend Anne Anita Ronny Oskar

Trong suốt quá trình, người hướng dẫn có thể thấy được mọi người nghĩ như thế nào và để ý xem thử có người nào luôn đặt chiếc đinh của mình ở phần dưới thấp của thang tỉ lệ hay không. Từ đó, người hướng dẫn có thể nói chuyện với những người này và cố gắng tìm ra vấn đề và những việc cần phải làm để đưa họ tiến cao hơn trên thang tỉ lệ này.Chú thích: Để thay đổi, có thể dấu tên của mọi người bằng cách thay tên bằng các con số. Bí mật đưa cho mỗi người một con số, có như vậy không ai biết con số nào thuộc người nào.(Tài liệu tham khảo: Inspired by Facilitators course, 4H alumni, Nord-Trondelag)

99

8.6 Nón xanh, đỏ và vàng

Mục đích: Để cho người tham gia suy ngẫm về những gì mình đã trải qua và đưa ra những nhận xét nhanh cho người hướng dẫn.

Thời gian: 2-3 phútĐồ dùng cần thiết: Nón với 3 màu khác nhauHình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Đây là một động tác nhanh gọn và thoải mái để nhận được ý kiến của mọi người sau mỗi bài tập hoặc vào cuối mỗi phần. Chia thành 3 chồng nón với 3 màu khác nhau. Mỗi màu có một giá trị tương ứng, ví dụ: màu xanh có nghĩa là rất thích hoạt động đó, màu vàng có nghĩa là bình thường và màu đỏ là không thích. Theo hiệu lệnh của người hướng dẫn, mỗi người phải cầm lấy một cái nón càng nhanh càng tốt và đem về vạch xuất phát.

Để thay đổi, người tham gia có thể đứng thành vòng tròn. Nếu đồng ý với ý kiến của người hướng dẫn, họ sẽ di chuyển, ví dụ: hãy di chuyển nếu bạn cho rằng bài tập khởi động rất thú vị, hãy di chuyển nếu bạn không nhận được nhiều phản hồi từ phía những người cùng chơi trong suốt cả buổi, hãy di chuyển nếu bạn đã học được một kỹ năng mới ngày hôm nay.

Chú thích: Hoạt động này đặc biệt có ích đối với những nhóm người trẻ tuổi.

(Tài liệu tham khảo: Inspiration from “Teaching leadership through sport”, sport leader awards, British sports trust and “Participatory learning and action”, IIED, 1995)

8.7 Chuyền và nhận bóng

Mục đích: Để cho người tham gia suy ngẫm về những gì mình đã học được và đưa ra nhận xét nhanh cho người hướng dẫn.

Thời gian: 5-10 phútĐồ dùng cần thiết: 1 quả bóng cho từ 6-10 ngườiHình thức tổ chức: Cả nhóm hoặc từng nhóm nhỏ (tuỳ thuộc vào tổng số người tham gia)

100

Cách thức tiến hành: Cả nhóm đứng thành vòng tròn. Người hướng dẫn bắt đầu hoạt động đánh giá bằng cách đưa ra một lời nhận xét ngắn và chuyền quả bóng đến 1 người khác. Người này nhận bóng và phát biểu một nhận xét ngắn về bất cứ điều gì liên quan đến khoá học (đó có thể là 1 lời nhận xét tích cực hoặc cũng có thể là một đề nghị cải thiện) và sau đó chuyền quả bóng đến một người khác nữa.

Chú thích: Người hướng dẫn có thể tham gia vào trò chơi hoặc có thể ghi lại những ý chính trên tờ giấy bìa hay trong tập nhận xét. Người hướng dẫn khuyến khích những lời nhận xét khác nhau, chứ không phải là: “Tôi đồng ý với ý kiến vừa rồi”

8.8 Những ghi chú tích cực

Mục đích: Để cho người tham gia đưa ra những nhận xét tích cực về nhau.

Thời gian: 10 phútĐồ dùng cần thiết: Mỗi người 1 tờ giấy A4 và 1 cây bút chì, nhãn dán/ dâyHình thức tổ chức: Từng cá nhân trong nhóm

Cách thức tiến hành: Mỗi người dán một tờ giấy A4 vào sau lưng của mình. Sau đó, đi vòng quanh và viết những nhận xét tích cực lên tờ giấy của người khác. Những nhận xét tiêu cực không được chấp nhận. Sau khi kết thúc, mọi người đọc thầm những nhận xét đó.

Chú thích: Phương pháp này nhằm nâng cao lòng tự trọng và những suy nghĩ tích cực của mọi người.

(Tài liệu tham khảo: “Kreative moten” the National Council of Swedish Youth Or-ganisations:2002)

8.9 Đánh giá kiểu “Tia nắng”

Mục đích: Để cho người tham dự suy ngẫm về những chủ đề họ cảm thấy thú vị trong ngày/ khoá học. Hoạt động này cũng cho một cái nhìn chung về giá trị của từng phần đối với người tham gia.

101

Thời gian: 10-20 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảng nhiều màuHình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Hoạt động đánh giá này sẽ dùng hình ảnh của các tia nắng mặt trời tượng trưng cho những phần khác nhau của khoá học. Người hướng dẫn chuẩn bị sẵn 1 hình như minh hoạ phía dưới, và ghi lên đó tên của các chủ đề/ phần khác nhau.

Người tham gia sẽ kẻ những đường dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào đánh giá của họ về từng chủ đề. Nếu họ rất thích chủ đề đó, họ sẽ kẻ 1 đường dài. Ngược lại, nếu không thích, đường kẻ sẽ ngắn lại. Nếu chủ đề nào được càng nhiều người thích thì mặt trời càng chiếu sáng.

Sau đó, người hướng dẫn sẽ điều khiển một cuộc thảo luận cho cả nhóm. Điều quan trọng là phải tập trung vào việc phải cải thiện những gì và làm thế nào để cải thiện trong lần tiếp theo.

Một biến thể của hoạt động này là: yêu cầu người tham gia vẽ hình mặt trời với số tia nắng đúng bằng số phần trong khoá học. Mỗi tia là một thước đo với số 0 ở trung tâm và 10 ở ngoài cùng. Mỗi người tự đánh giá ngày học/ khoá học bằng cách cho điểm từng phần. Đánh dấu tia nắng tại những điểm nhất định trên thước đo. Nếu mặt trời được vẽ theo một kích thước chuẩn trên máy chiếu, những đánh giá của người tham gia cần được che lại để thấy được sự nhất trí của mọi người trong hoạt động này.

102

Chú thích: Người hướng dẫn có thể đề nghị người tham gia quyết định những vấn đề sẽ đánh giá, ví dụ: nội dung, cảm hứng, thức ăn, địa điểm, cách làm việc, tinh thần đồng đội hay những gì liên quan đến những mong đợi của mọi người.

(Tài liệu tham khảo: Inspiration from ‘Visa VI’ - methods for involvement, Brattvag/ Sanner, Save the Children, 1999 and ‘Participatory learning and action’, IIED, 1995)

8.10 Vật màu xanh, vàng

Mục đích: Để người tham dự cho nhận xét nhanh về một điểm tốt và một điểm cần được cải thiện liên quan đến khoá học.

Thời gian: 5-15 phútĐồ dùng cần thiết: 2 vật (ví dụ: keo dán và bút viết bảng) khác màu nhauHình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thức tiến hành: Tham dự viên ngồi hoặc đứng theo hình tròn. Người hướng dẫn bắt đầu bằng việc nhận xét về một điểm tốt (trong khi cầm một vật màu xanh) và tiếp theo đó là một việc cần được cải thiện (trong khi cầm một vật khác màu vàng) liên quan đến khoá học. Sau đó, ném 2 vật này đến một người khác và người này tiếp tục như thế bằng cách đưa ra những nhận xét ngắn và cụ thể. Tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người đều đã nhận được 2 vật này và đưa ra những nhận xét của mình.

Chú thích: Điều quan trọng là những lời nhận xét phải càng ngắn và cụ thể càng tốt. Người hướng dẫn phải nói trước với người tham gia rằng không có thời gian để giải thích tại sao lại đưa ra lời nhận xét như vậy. Người hướng dẫn ghi lại những nhận xét này và nếu cần có thể thảo luận vào cuối hoạt động để tìm hiểu thêm về những điểm chính.

103

8.11 Bưu thiếp gửi cho người hướng dẫn

Mục đích: Để người tham gia trình bày những gì họ đã trải qua trong ngày/ trong suốt khoá học.

Thời gian: 15-20 phútĐồ dùng cần thiết: Giấy A4 hoặc bưu thiếpHình thức tổ chức: Theo nhóm

Cách thức tiến hành: Người hướng dẫn chuẩn bị cho mỗi nhóm một bưu thiếp. Mỗi nhóm sẽ trình bày về những gì họ đã trải qua trong ngày/ trong suốt khoá học bằng cách viết hoặc vẽ lên tấm bưu thiếp gửi cho người hướng dẫn. Đó có thể là những tấm bưu thiếp đúng kiểu do tổ chức cung cấp, hoặc cũng có thể được làm bằng giấy A4. Mỗi nhóm sẽ có một màu khác nhau. Người hướng dẫn đọc qua tất cả những tấm bưu thiếp này và nếu cần có thể đưa một vài nhận xét trong chương trình của ngày hôm sau. Để thay đổi, có thể nhận xét trong phần “chào buổi sáng” của ngày hôm sau.

Gởi :Những người hướng dẫn

Huế, Việt Nam

8.12 Ba lô

Mục đích: Để người tham gia trình bày những gì họ đã trải qua và học được trong ngày/ trong suốt khoá học, đồng thời hình dung họ sẽ phải mang theo và để lại những gì.

Thời gian: 20-40 phútĐồ dùng cần thiết: Bút viết bảng, flip chart, giấy ghi chú và bút chìHình thức tổ chức: Cá nhân - cả nhóm

104

Cách thức tiến hành: Người hướng dẫn chuẩn bị sẵn một tấm giấy bìa có vẽ hình người mang balô trên lưng. Mỗi người tham gia nhận 5 tờ giấy ghi chú. Họ sẽ tự mình ghi 3 điều họ sẽ mang theo sau khoá học và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ: kiến thức mới, những suy nghĩ và ý tưởng mới, những người đã gặp, phương pháp làm việc. Họ cũng sẽ viết ra 2 điều mà họ sẽ để lại, ví dụ: những thói quen, những bất đồng, định kiến, những người đã gặp.

Sau đó, mỗi người sẽ dán các tờ giấy của mình lên tấm giấy bìa. Nếu là tờ giấy ghi những điều sẽ mang theo thì dán chúng phía trong chiếc balô. Nếu là những điều để lại thì dán phía ngoài.

Cuối buổi, người hướng dẫn hỏi xem thử có ai muốn nói gì về những điều mà mình đã viết ra không. Sau đó, có thể hỏi tại sao lại chọn những thứ đó và sẽ thực hiện những việc đã chọn như thế nào.

Chú thích: Hoạt động này có thể được dùng để tổng kết khoá học. Sau đó, những tờ giấy ghi những điều mang theo sẽ được đưa lại cho những người tham gia và sử dụng chúng làm cơ sở để lập kế hoạch hành động.

Người tham gia có thể làm việc độc lập bằng cách tự mình vẽ hình một người mang balô lên giấy A4. Sau đó, họ có thể viết những gì cần “mang theo” và những gì nên “để lại” trực tiếp lên tờ giấy. Để tổng kết, hướng dẫn viên có thể yêu cầu mỗi người kể ra 1 điều trong danh sách của mình.

(Tài liệu tham khảo: Inspiration from Compass in ‘Skapende samtaler - verktoy for apenhet om organisasjonsstruktur og medlemmers trygghet’, brattvag, LNU, 2003)

105

8.13 Xếp hàng

Mục đích: Để cho tham dự viên suy ngẫm và bày tỏ thái độ của mình đối với hoạt động trong tương quan với những người khác trong nhóm.

Thời gian: 5-20 phútĐồ dùng cần thiết:Hình thức tổ chức: Cả nhóm

Cách thực tiến hành: Người tham gia sẽ xếp thành hàng tuỳ vào mức độ hứng thú của họ đối với hoạt động. Ví dụ: “xếp thành hàng càng nhanh càng tốt, người thích hoạt động này nhất đứng ở đầu này và người ít hứng thú nhất đứng đầu kia”. Mọi người phải thảo luận với những người khác xem thử liệu họ có thích hoạt động này hơn những người khác không.

Hoạt động đánh giá ở mức độ cao hơn có thể là: “xếp thành hàng càng nhanh càng tốt, trong đó người nổ lực nhất trong hoạt động đứng ở đầu này, và người ít tham gia vào hoạt động đứng ở đầu kia”.

Chú thích: Hoạt động đánh giá này có thể kéo dài từ 5-20 phút, tuỳ vào sự tham gia của mọi người và số lượng người tham gia. Hoạt động này cần được tổ chức một cách cẩn trọng vì nó dễ khiến cho những người đứng ở phía không tích cực cảm thấy bối rối. Hoạt động này cũng có thể dẫn đến những đánh giá thú vị khi các tham dự viên đánh giá về những người bạn của mình.

(Tài liệu tham khảo: Inspiration from “Teaching leadership through sport”, Sport Leader Awards, British Sports Trust)

8.14. Giám sát người đại diện:

Mục đích: Để cho người tham gia chịu trách nhiệm về sự tiến triển của khoá huấn luyện, sử dụng người đại diện để phối hợp những kiến nghị và thông tin phản hồi.

Thời gian: 10-15 phút mỗi ngày cho người đại diện.Đồ dùng cần thiết:Hình thức tổ chức: Cá nhân

106

Cách thức tiến hành: Đề nghị mỗi nhóm chọn ra 2 hay 3 người đại diện, những người này sẽ giúp cho hướng dẫn viên hoàn thiện đợt tập huấn. Khuyến khích những người tham gia đưa ra kiến nghị và những thông tin phản hồi cho người đại diện. Thoả thuận với người đại diện rằng họ sẽ ngồi lại vào cuối mỗi buổi và báo cáo lại những hoạt động, đề xuất những vấn đề có lẽ cần được cải thiện cho người hướng dẫn. Người hướng dẫn sẽ trình bày tóm tắt những kiến nghị và trả lời cho những kiến nghị đó vào ngày hôm sau.

Chú thích: Loại hoạt động này sẽ khuyến khích sự luân chuyển của thông tin từ người tham dự đến người hướng dẫn. Để thay đổi người đại diện - đề nghị người tham dự chọn ra một người đại diện mới sau một vài ngày.

( Tài liệu tham khảo: participatory learning and action, IIED, 1995)

8.15 Người quan sát năng động:

Mục đích: Để cho người tham gia suy nghĩ về những tiêu chuẩn thành công của mỗi hoạt động và để phát triển kĩ năng đưa ra những thông tin phản hồi cho người hướng dẫn và cho cả những tham dự viên khác.

Thời gian: 5-15 phútĐồ dùng cần thiết:Hình thức tổ chức: Cả nhóm.

Cách thức tiến hành:

Hướng dẫn viên chọn một vài người, ví dụ: 2, để làm người quan sát năng động suốt cả hoạt động. Họ quan sát cách tiến hành, những cách ứng xử thú vị hay bất cứ điều gì quan trọng được nói ra trong khi cũng tham gia vào hoạt động như những người khác. Hoạt động quan sát nếu cần thiết có thể ghi chép vào flip-chart hay vào vở trước khi đưa ra thông tin phản hồi cho cả nhóm.

Chú thích: Loại hoạt động này sẽ hiệu quả khi cả đội đảm nhận công việc giải quyết vấn đề, đòi hỏi phải đưa ra thông tin phản hồi về người tham gia, người dẫn đầu hay công việc của cả đội.

( Tài liệu tham khảo:inspiration from “ Teaching leadership through sport”, Sport Leader awards, British Sports Trust)

107

9. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Phần này sẽ giới thiệu một số phương pháp để tiến hành các hoạt động nối tiếp sau mỗi hoạt động, mỗi khoá huấn luyện. Những phương pháp này rất hữu ích khi các bạn làm việc với cả nhóm chỉ một lần (ví dụ: điều khiển một cuộc hội thảo), hay thường xuyên hơn (ví dụ: huấn luyện một đội). Việc thêm vào một số kĩ thuật để đảm bảo rằng những người tham dự nhớ về kế hoạch của họ, và cung cấp cho người hướng dẫn đầy đủ những thông tin chi tiết cho việc tiến hành những hoạt động bổ trợ của mỗi cá nhân.

9.1. Vòng tròn khép kín

Mục đích: Để cho người tham dự suy nghĩ về những gì họ đã rút ra được hoặc đã học hỏi được trong suốt quá trình huấn luyện và tìm cách để liên kết những điều này lại thành “ Vòng tròn khép kín “ trong một mức độ lớn hơn nhằm hiểu rõ thêm về quá trình thực hiện đã được tiến hành như thế nào cũng như những bước tiến bộ hơn có thể đạt được!

Thời gian: 10-15 phútĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút màu.Hình thức tổ chức: Cả nhóm.

Cách thức tiến hành: Trước tiên người hướng dẫn cần nói rõ với cả nhóm về tình hình hiện nay, về những mong muốn và những nhu cầu. Kết quả là kế hoạch hoạt động ngắn hạn. Kế hoạch đó có thể là xây dựng trường thể thao cho trẻ em hay xây dựng nhà thi đấu thể thao mới.

Bước thứ hai là những kế hoạch theo sau của kế hoạch hoạt động và khả năng phát triển, ví dụ: Tổ chức khoá huấn luyện “thể thao cho trẻ em”, hay cho cả chuyên gia trong việc lập kế hoạch và sắm sửa những trang thiết bị thể thao.

Bước thứ ba bao gồm những hoạt động cụ thể, ví dụ: Mở cửa trường thể thao cho trẻ em mỗi sáng thứ tư, xây dựng nhà thi đấu mới. Sự đánh giá của những hoạt động này có thể thiết lập nhu cầu cho một cuộc nói chuyện mới ở trong nhóm, điều này sẽ dẫn đến những hành động và hoạt động mới. Sau đó cả nhóm sẽ là “vòng tròn khép kín”.

Cách thức tiến hành sẽ được minh hoạ bằng một “ vòng tròn khép kín” trong một chu trình phát triển câu lạc bộ.

108

VÒNG TRÒN KHÉP KÍN

Hội thoại, qui trình Tiếp tục cung cấp & nhận thức nhu cầu năng lực

Câu lạc bộ Dẫn đến Công việc của câu lạc bộ

Tạo nhu cầu cho Dẫn đến những qui trình mới Hoạt động câu lạc bộ

Dành cho những hỗ trợ về tài chính công cộng bổ sung (Chính quyền đô thị, quận). Hỗ trợ đặc biệt từ NOC (Ví dụ: Trường Thể Thao)

Chú thích: Việc phát triển một nhóm là một quá trình không bao giờ kết thúc. “Vòng tròn khép kín “ vừa đặt kế hoạch cho hoạt động ngắn hạn và các hoạt động cho một viễn cảnh xa hơn.

(Tài liệu tham khảo: Process Work, Network of Competence for Sports Clubs, Nor-wegian Olympic committee and Confederation of Sports, 2000)

109

9.2. Bưu ảnh của bạn

Mục đích: Để cho những người tham dự suy nghĩ về những gì họ đã trải qua và học hỏi trong suốt quá trình huấn luyện. Lập một kế hoạch hoạt động cá nhân nhỏ để thực hiện và nhắc cho mọi người nhớ đến kế hoạch của mình đúng lúc.

Thời gian: 10-15 phútĐồ dùng cần thiết: Một bức bưu ảnh cho mỗi ngườiHình thức tổ chức: Cá nhân.

Cách thức tiến hành: Phát cho mỗi tham dự viên một bưu ảnh (hay là một tờ giấy dày mà họ có thể làm bưu ảnh) và đề nghị họ ghi tên và địa chỉ lên trên đó. Mỗi người tự ghi một bưu thiếp cho chính mình. Nội dung của bức bưu thiếp có thể là ba điều họ muốn làm trong tháng tới - có liên quan tới kế hoạch hoạt động trong nhóm. (ví dụ: Chương 7.2 lập kế hoạch hoạt động -10 bước hoạt động) và cả khoá huấn luyện nói chung. Người hướng dẫn thu các bưu thiếp lại và báo cho mọi người rằng họ sẽ nhận lại tấm thiếp của chính họ ở trong thùng thư trong vòng 1 tháng nữa

Ví dụ về nội dung (khoá huấn luyện thí điểm ở Huế, tháng 3 năm 2004).

Chào Phương!

Bạn đã làm điều mà mình hứa chưa?1. Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp2. Dùng những trò chơi mới như nhữnghoạt động khởi động. Phương3. Thiết lập một kế hoạch để kết hợp đá Huếbanh và giáo dục về HIV/AIDS. Việt NamTiếp tục làm việc tốt nhé! Với những lời chúc tốt đẹp nhất

Phương.

Chú thích: Việc kiểm tra xem những tấm bưu thiếp đã có địa chỉ phù hợp chưa là rất quan trọng. Nội dung trên tấm bưu thiếp sẽ cung cấp cho người hướng dẫn những thông tin quý báu về những gì mà người tham gia đã đạt được từ khoá huấn luyện - do đó cần phải đọc chúng cẩn thận! Những thông tin này còn đặc

110

biệt quan trọng trong việc đánh giá sự thành công của khoá huấn luyện. Để thay đổi, bạn có thể để cho họ viết những bức thư riêng tư cho chính mình rồi đặt chúng trong bì thư và dán lại. Điều này có thể hữu ích nếu bạn để cho họ suy nghĩ về những vấn đề mang tính cá nhân hơn. Sau đó họ biết rằng không ai có thể đọc nó ngoại trừ chính họ.

(Tài liệu tham khảo: ENGSO Youth Conference/ Assembly, 2003 and inspired by “ From take off to landing”, The Sweedish International Development Agency and the Europe Commision, 2003)

9.3. Những ý kiến cần thông qua

Mục đích: Để bảo đảm rằng tất cả mọi ý kiến và đề nghị nảy sinh ra trong quá trình huấn luyện đã được thu thập và viết lại tại một nơi.

Thời gian: Suốt cả khoá huấn luyệnĐồ dùng cần thiết: Flip chart và bút viết bảngHình thức tổ chức: Cả nhóm.

Cách thức tiến hành: Tờ giấy “Những ý kiến cần thông qua” phải được treo trên tường. Khi một ai đó nảy ra một ý tưởng và muốn thảo luận về nó mà không có trong chương trình của ngày học, họ hoặc là người hướng dẫn sẽ viết nó lại.

Nếu có thể, ý tưởng đó sẽ có trong chương trình của ngày hôm sau và có thể được đánh dấu lại. Vào cuối đợt huấn luyện, hướng dẫn viên sẽ tập trung tất cả những người tham dự lại, tóm tắt và quyết định làm thế nào để bám sát những điểm còn lại.

Chú thích: Sẽ không có những câu hỏi hay ý kiến nào là sai hay đúng cả. Đây chỉ là một phương pháp giúp cho người tham dự cảm thấy họ có giá trị, tuy nhiên cũng có thể tìm thấy những ý hay.

Bạn có thể đặt cho tờ giấy một cái tên khác có liên quan đến người tham dự. Ví dụ, nếu tất cả những người tham dự là thanh niên sống ở trong thành phố thì bạn có thể gọi tờ giấy là “ Nhà đỗ xe” và thông báo rằng đỗ xe ở đây rất đắt tiền. Ngay sau đó mọi người sẽ muốn lấy xe họ đi càng sớm càng tốt. Điều này có nghĩa là bạn đưa ý kiến của mình lên trên giấy thay vì giải quyết nó ngay lập tức, tuy nhiên bạn vẫn muốn để ý đến nó càng sớm càng tốt.

(Tài liệu tham khảo: ENGSO Youth Conference/ Assembly,2003).

111

10. HOẠT ĐỘNG LOẠI TRỪ AIDS

“Châu Phi vừa nghĩ ra một phương pháp mới dùng thể thao để liên kết trẻ em và thanh niên để chống lại sự tàn phá của HIV/AIDS. Giới trẻ, có thể đã nhiễm bệnh hoặc chưa, có thể tìm thấy sức mạnh và thông tin từ trong những trò chơi và trong niềm vui thể thao. Thể thao là hoạt động phổ biến trong giới trẻ và có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục và gây ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai của đất nước. Thể thao đem lại cho trẻ em niềm vui, hi vọng và những cơ hội để học hỏi khi chúng chơi với nhau. Sử dụng thể thao để giáo dục cho trẻ em về HIV/AIDS có thể giúp chúng tự bảo vệ cuộc sống của mình trong một môi trường tích cực. Nhờ thể thao họ có thể chấp nhận bệnh tật và học cách để vượt qua nó”. Gro Harlem Brundtland Nguyên Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới

Hoạt động thể thao chống lại HIV/AIDS đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ chung trên khắp toàn cầu và hành động theo từng địa phương. Trang Web của chương trình loại trừ AIDS là www.kickingaidsout.net (bao gồm nhiều tổ chức thể thao khác nhau) đã phát triển một khoá huấn luyện được chuẩn hoá và hình thành chương trình đào tạo người lãnh đạo đồng đẳng cho trẻ em và thanh niên. Mục tiêu của chương trình này là mang lại sự thay đổi trong cách cư xử, giảm sự phát triển của HIV/AIDS trong giới trẻ và tạo ra một môi trường thuận lợi để chăm sóc cho những người bị nhiễm bệnh hay những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Hoạt động loại trừ AIDS cố gắng “thay đổi cuộc sống bằng thể thao” bằng việc kết hợp sự phát triển các kĩ năng sống với kĩ năng thể thao. Hoạt động loại trừ AIDS phải được coi như là phần bổ sung vào những chương trình về HIV/AIDS đã có từ trước cho giáo dục, việc làm và những hoạt động trong thể thao, câu lạc bộ, trường học hay hội đồng địa phương.

Ví dụ về hoạt động loại trừ AIDS:

TÊN: ĐUA TIẾP SỨCMục tiêu của kỹ năng sống : Giúp người tham gia hiểu được làm thế nào tạo một cuộc sống ý nghĩa với HIV/AIDS.Mục tiêu của kỹ năng thể thao: Giúp người tham gia phát triển kỹ năng kiểm soát bóng.Số người tham dự: từ 6 người trở lên, tốt nhất là số chẵn.Đồ dùng cần thiết/vật liệu: nón, một quả bóng cho mỗi đội và bảng chữ

112

Cách thức tiến hành: đây là trò chơi đua tiếp sức. Có thể hơn 2 đội được chọn ra. Người tham dự chạy đua từ đầu này đến đầu kia của sân chơi trong khi phải giữ bóng trong nón, nhặt một từ mỗi lần và quay trở lại đội của mình. Sau khi đồng đội của mình đặt bảng chữ ra phía sau, người tiếp theo trong đội mới có thể chạy tiếp. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi các bảng chữ đã được mang về đủ để ghép lại thành câu hoàn chỉnh. Mỗi đội có số lượng chữ bằng nhau. Thay đổi nội dung của câu dựa vào tuổi và trình độ của nhóm. Những câu đó có thể là:

- Bạn tôi có bị HIV vẫn là bạn tôi.- Người bị HIV có thể có một cuộc sống năng động (hay câu:”Liệu con người có thể có một cuộc sống năng động với HIV?” cũng được chấp nhận)- Thuốc lá, rượu và ma tuý có thể có hại cho người bị HIV/AIDS.- Ăn uống đầy đủ thì hệ miễn dịch có thể được tăng cường

Biến thể:

- Hai người chơi từ mỗi đội cùng thay một lúc- Các cặp chơi giữ bóng trên không bằng cách đội đầu hay chuyền cho nhau với chỉ một hay hai lần chạm bóng.- Hoạt động tiếp theo:- Để cho các nhóm đọc to câu của mình lên và thảo luận ý nghĩa của các câu đó với cả nhóm

( Tài liệu tham khảo: Resources material Kicking Aids Out! Netword, 2004)

113

11. LỜI KẾT:Thay cho lời kết, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các tổ chức đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành khoá huấn luyện thí điểm này ở Việt Nam và để viết cuốn sách này.

Trước tiên chúng tôi muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến liên đoàn bóng đá ở Nauy đã tin ở ý tưởng này và gởi chúng tôi đến Huế (Việt Nam) nơi mà chúng tôi tiến hành khoá huấn luyện thí điểm với dự án hợp tác phát triển của họ. Chúng tôi cũng muốn cảm ơn tổ chức “Bắc Âu Trợ Giúp Việt Nam” và Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế vì sự hợp tác đặc biệt của họ trong suốt khoá huấn luyện ở Việt Nam.

Đặc biệt, chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Ủy ban Olympic Na Uy và Liên đoàn thể thao và Hiệp hội bóng rổ Na Uy đã đánh giá cao những ý tưởng của chúng tôi và đã tạo cơ hội cho chúng tôi thực hiện chương trình này.

Cuối cùng, chúng tôi hi vọng rằng cuốn sách này sẽ hữu ích và đem lại cảm hứng cho tất cả những ai nhận được nó.

Có rất nhiều lời hay ý đẹp đã được nói ra, và để kết lại cuốn sách này chúng tôi muốn mượn lời của Henry Ford:

“Đến với nhau là khởi đầu Nương lấy nhau là tiến lên Làm cùng nhau là thành công”

114

LƯU Ý

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

115

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

116

Dự án Bóng đá Cộng đồng tại Việt Nam(FFAV)

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà VNPT, 51 Hai Bà Trưng, thành phố Huế Điện thoại: +84 54 3825 325 , Fax: +84 54 3883 795,

Email: [email protected] Website: www.ffav.com.vn