11
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 1701 San Jacinto Street - Houston, Texas 77002 www.cgvnhouston.org SUY NIỆM LỜI CHÚA Ta nhìn thấy được là nhờ có ánh sáng. Đôi mắt là ánh sáng của thân thể. Nếu mắt hư hỏng, thì dù bên ngoài trời có sáng trưng, ta vẫn không thấy gì hết. Người bị hư mắt sống hoàn toàn trong đêm tối. Có nhiều thứ đêm tối. Cũng như có nhiều loại mắt. Có thứ đêm tối u mê dốt nát. Ánh sáng văn hoá có đó. Sách vở chữ nghĩa có đó. Nhưng ta không đọc được. Vì ta mù chữ. Trí tuệ ta thiếu đôi mắt. Nên ta chìm trong đêm tối u mê. Có thứ đêm tối phàm phu. Thiên nhiên có biết bao cảnh đẹp. Nhìn cảnh hoàng hôn, bình minh, người hoạ sĩ có thể xúc cảm vẽ nên những bức tranh tuyệt tác. Ta không cảm được vẻ đẹp của đất trời vì ta không có cặp mắt hoạ sĩ. Nghe chim ca, nhìn lá rụng, thi sĩ có thể viết nên những vần thơ. Còn ta, ta không nghe được sứ điệp của chim, không cảm được nỗi buồn của lá, vì ta không có tâm hồn, ánh mắt nhạy cảm của nhà thơ. Có thứ đêm tối đức tin. Cuộc sống thần linh có đó. Thiên Chúa hiện hữu đó. Nhưng ta không thấy được nếu ta không có đức tin. Đức tin là ánh sáng soi rọi vào thế giới vô hình, cho ta thấy được những điều mà người không tin không thấy. Đức tin là ngọn đèn soi cho ta bước đi trên con đường tiến về cuộc sống vĩnh cửu. Ngọn đèn ấy chỉ đủ sáng cho ta bước từng bước nhỏ. Trong khi bầu trời vẫn tối đen để ta phải phó thác tin yêu. Tin là một thái độ dấn thân. Người mù đi ra giếng Silôê rửa theo lời dạy của Chúa Giêsu vì anh tin. Anh có thể nghi ngờ: Rửa nước giếng có gì tốt đâu? Nhưng anh đã đi vì anh tin lời Chúa. Tin rồi anh không ngồi lì một chỗ nhưng dấn thân, lên đường và hành động theo lời Chúa dạy. Tin là một hành trình ngày càng gian khổ. Đức tin cần phải có thử thách. Thử thách như những bài học ngày càng cao, càng khó bắt người tin phải có thái độ lựa chọn ngày càng dứt khoát hơn. Ta hãy dõi theo hành trình của anh thanh niên bị mù. Thoạt tiên, việc dấn thân của anh khá dễ dàng. Anh chỉ việc đi ra giếng Silôê rửa bùn đất mà Chúa Giêsu đã đắp lên mắt anh. Kế đó anh phải đối phó với một tình hình phức tạp hơn: Người ta nghi ngờ anh. Người ta tò mò xoi mói anh. Nhưng anh đã vững vàng vượt qua thử thách đó. Anh dõng dạc tuyên bố: Chính tôi là người mù đã ăn xin tại cổng thành. Tình hình phức tạp hơn khi gia đình anh tỏ ra thờ ơ lãnh đạm. Anh khá đau lòng và cảm thấy cô đơn. Anh được sáng mắt. Anh có niềm tin. Đó là một biến cố quan trọng thay đổi toàn bộ đời anh. Thế mà những người thân thiết nhất là cha mẹ, anh chị em trong gia đình vẫn thờ ơ, lãnh đạm. Để vững niềm tin vào Chúa, anh đành chấp nhận hành trình đơn độc. Vì tin Chúa anh đành cam chịu sự thờ ơ lãnh đạm của những người thân. Trung thành với niềm tin đã làm trái tim anh rướm máu. Sự căng thẳng lên đến cực điểm khi anh phải đối đầu với quyền lực tôn giáo. Họ mạt sát anh là sinh ra trong tội lỗi. Họ tố cáo Chúa Giêsu đã lỗi phạm luật nghỉ ngày Sabbat. Và sau cùng, họ khai trừ anh khỏi hội đường. Đây là hình phạt nặng nề nhục nhã nhất đối với người Do Thái. Bị gia đình từ bỏ. Giờ đây lại bị xã hội chối từ. Anh trở thành người cô đơn nhất. Đây là thử thách lớn lao nhất. Nhưng anh vẫn vững vàng vượt qua. Lựa chọn của anh giờ đây là dứt khoát. Mất tất cả chỉ để trung tín với niềm tin của mình. Đúng lúc đau đớn nhất Chúa Giêsu lại xuất hiện. Như để khen thưởng cho đức tin kiên vững Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Vincent Phạm Châu Cộng Đoàn Thánh Tâm 832-915-0102 Phó CT Nội Vụ: Ô. Giuse Châu Anh Vũ Cộng Đoàn Holy Rosary - 713-582-1138 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Pherô Vũ Duy Quang Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo - 832-620-3814 Tổng Thư Ký: Ô. Đa Minh Ngô Cảnh Victor Cộng Đoàn Fatima - 832-745-1125 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 Chúa Nhật IV Mùa Chay, Năm A, Ngày 22-03-2020 *1Sm 16: 1b. 6-7.10-13a *Ep 5: 8-14 *Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 9: 1-41

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO …Đức tin giống như hạt ngọc bị lớp đất bụi che phủ. Những khó khăn thử thách giống như chiếc dũa,

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BTDL 22-03-2020 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

1701 San Jacinto Street - Houston, Texas 77002 www.cgvnhouston.org

SUY NIỆM LỜI CHÚA

Ta nhìn thấy được là nhờ có ánh sáng. Đôi mắt là ánh sáng của thân thể. Nếu mắt hư hỏng, thì dù bên ngoài trời có sáng trưng, ta vẫn không thấy gì hết. Người bị hư mắt sống hoàn toàn trong đêm tối.

Có nhiều thứ đêm tối. Cũng như có nhiều loại mắt. Có thứ đêm tối u mê dốt nát. Ánh sáng văn hoá có đó. Sách vở chữ nghĩa có đó.

Nhưng ta không đọc được. Vì ta mù chữ. Trí tuệ ta thiếu đôi mắt. Nên ta chìm trong đêm tối u mê.

Có thứ đêm tối phàm phu. Thiên nhiên có biết bao cảnh đẹp. Nhìn cảnh hoàng hôn, bình minh, người hoạ sĩ có thể xúc cảm vẽ nên những bức tranh tuyệt tác. Ta không cảm được vẻ đẹp của đất trời vì ta không có cặp mắt hoạ sĩ. Nghe chim ca, nhìn lá rụng, thi sĩ có thể viết nên những vần thơ. Còn ta, ta không nghe được sứ điệp của chim, không cảm được nỗi buồn của lá, vì ta không có tâm hồn, ánh mắt nhạy cảm của nhà thơ.

Có thứ đêm tối đức tin. Cuộc sống thần linh có đó. Thiên Chúa hiện hữu đó. Nhưng ta không thấy được nếu ta không có đức tin.

Đức tin là ánh sáng soi rọi vào thế giới vô hình, cho ta thấy được những điều mà người không tin không thấy. Đức tin là ngọn đèn soi cho ta bước đi trên con đường tiến về cuộc sống vĩnh cửu. Ngọn đèn ấy chỉ đủ sáng cho ta bước từng bước nhỏ. Trong khi bầu trời vẫn tối đen để ta phải phó thác tin yêu.

Tin là một thái độ dấn thân. Người mù đi ra giếng Silôê rửa theo lời dạy của Chúa Giêsu vì anh tin. Anh có thể nghi ngờ: Rửa nước giếng có gì tốt đâu? Nhưng anh đã đi vì anh tin lời Chúa. Tin rồi anh không ngồi lì một chỗ nhưng dấn thân, lên đường và hành động theo lời Chúa dạy.

Tin là một hành trình ngày càng gian khổ. Đức tin cần phải có thử thách. Thử thách như những bài học ngày càng cao, càng khó bắt người tin phải có thái độ lựa chọn ngày càng dứt khoát hơn. Ta hãy dõi theo hành trình của anh thanh niên bị mù.

Thoạt tiên, việc dấn thân của anh khá dễ dàng. Anh chỉ việc đi ra giếng Silôê rửa bùn đất mà Chúa Giêsu đã đắp lên mắt anh.

Kế đó anh phải đối phó với một tình hình phức tạp hơn: Người ta nghi ngờ anh. Người ta tò mò xoi mói anh. Nhưng anh đã vững vàng vượt qua thử thách đó. Anh dõng dạc tuyên bố: Chính tôi là người mù đã ăn xin tại cổng thành.

Tình hình phức tạp hơn khi gia đình anh tỏ ra thờ ơ lãnh đạm. Anh khá đau lòng và cảm thấy cô đơn. Anh được sáng mắt. Anh có niềm tin. Đó là một biến cố quan trọng thay đổi toàn bộ đời anh. Thế mà những người thân thiết nhất là cha mẹ, anh chị em trong gia đình vẫn thờ ơ, lãnh đạm. Để vững niềm tin vào Chúa, anh đành chấp nhận hành trình đơn độc. Vì tin Chúa anh đành cam chịu sự thờ ơ lãnh đạm của những người thân. Trung thành với niềm tin đã làm trái tim anh rướm máu.

Sự căng thẳng lên đến cực điểm khi anh phải đối đầu với quyền lực tôn giáo. Họ mạt sát anh là sinh ra trong tội lỗi. Họ tố cáo Chúa Giêsu đã lỗi phạm luật nghỉ ngày Sabbat. Và sau cùng, họ khai trừ anh khỏi hội đường. Đây là hình phạt nặng nề nhục nhã nhất đối với người Do Thái. Bị gia đình từ bỏ. Giờ đây lại bị xã hội chối từ. Anh trở thành người cô đơn nhất. Đây là thử thách lớn lao nhất. Nhưng anh vẫn vững vàng vượt qua. Lựa chọn của anh giờ đây là dứt khoát. Mất tất cả chỉ để trung tín với niềm tin của mình.

Đúng lúc đau đớn nhất Chúa Giêsu lại xuất hiện. Như để khen thưởng cho đức tin kiên vững

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN

281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Vincent Phạm Châu

Cộng Đoàn Thánh Tâm

832-915-0102

Phó CT Nội Vụ: Ô. Giuse Châu Anh Vũ

Cộng Đoàn Holy Rosary - 713-582-1138

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Pherô Vũ Duy Quang

Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo - 832-620-3814

Tổng Thư Ký: Ô. Đa Minh Ngô Cảnh Victor

Cộng Đoàn Fatima - 832-745-1125

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am;

2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường

Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng

Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099

281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP.

Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP.

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135

Chúa Nhật IV Mùa Chay, Năm A, Ngày 22-03-2020 *1Sm 16: 1b. 6-7.10-13a *Ep 5: 8-14 *Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 9: 1-41

BTDL 22-03-2020 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

của anh. Chúa Giêsu tỏ cho anh biết Người là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa. Lập tức anh quỳ sấp mặt xuống thờ lạy Người. Hành trình niềm tin gian khổ thế là chấm dứt. Anh đã gặp được Chúa Kitô.

Như thế niềm tin tăng dần theo với thử thách. Thử thách càng cao, đức tin càng mạnh. Thoạt tiên, anh coi Chúa Giêsu chỉ là một con người, một người nào đó trong muôn vạn người: "Một người tên là Giêsu đã xức bùn vào mắt tôi". Những câu hỏi của đám đông, những tra vấn của Pharisêu khiến anh suy nghĩ sâu xa hơn và anh nhận rằng: "Ngài thật là vị tiên tri". Khó khăn bắt bớ của giới chức tôn giáo thời đó lại khiến anh khẳng định: "Người từ Thiên Chúa mà đến". Và sau cùng anh đã nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Đức tin giống như hạt ngọc bị lớp đất bụi che phủ. Những khó khăn thử thách giống như chiếc dũa, dũa sạch bụi đá. Càng dũa nhiều, ngọc càng sáng. Đức tin giống như ngọn đèn. Thử thách gian khổ là dầu. Càng có nhiều dầu gian khổ, đèn đức tin càng tỏa sáng, càng tỏa nóng.

Hành trình đức tin của anh thanh niên mù chính là khuôn mẫu cho hành trình đức tin của mỗi người chúng ta. Anh thanh niên mù đã chiến đấu với những bóng tối vây phủ đức tin của anh. Anh đã kiên trì và đã chiến thắng. Anh đã ra khỏi tối tăm, gặp được Chúa Kitô nguồn ánh sáng. Đời anh từ nay tràn ngập ánh sáng niềm tin. Còn tôi, tôi đã chiến đấu thế nào với những thế lực bóng tối đe doạ đức tin của tôi? Những bóng tối nghi kỵ, những bóng tối thù hận, những bóng tối độc ác, những bóng tối tự mãn kiêu căng, những bóng tối dục vọng tội lỗi. Tôi có can đảm chiến đấu để phá tan những bóng tối đó không?

Anh thanh niên mù đã giữ ngọn đèn đức tin khỏi mọi bão gió, lại còn đổ dầu đầy bình, giữ cho đèn cháy sáng cho đến khi gặp Chúa Kitô. Ngày Rửa Tội, Chúa đã trao cho tôi ngọn đèn đức tin. Biết bao ngọn gió đã thổi ngang đời tôi, muốn dập tắt ngọn đèn đức tin của tôi. Liệu tôi có giữ được ngọn đèn đức tin cháy sáng cho đến ngày ra gặp mặt Chúa?

Mùa Chay chính là cơ hội cho tôi khêu ngọn đèn đức tin cho sáng, đổ dầu đầy bình cho ngọn đèn đức tin cháy mãi. Dầu, đó là sự ăn chay, cầu nguyện, là thống hối, là hòa giải, là chia sẻ cho người túng thiếu.

Xin Chúa Kitô là ánh sáng trần gian dẫn con đi suốt hành trình đức tin để con thoát mọi bóng tối, đến gặp Người là ánh sáng tinh tuyền, ánh sáng vĩnh cửu.

GỢI Ý CHIA SẺ: 1) Bạn đã từng bị thử thách về đức tin chưa? Bạn đã thắng vượt như thế nào? 2) Từ khi được Rửa Tội đến nay, bạn có "biết" Chúa ngày càng rõ hơn không? 3) Chúa đã tỏ mình ra cho bạn thế nào qua những thử thách trong cuộc đời? 4) Anh thanh niên mù đã trải qua những khó khăn nào trong hành trình đến gặp Chúa Giêsu?

+ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017

713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037

713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036

713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) 832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

___________________________

__________________

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

Ông Nguyễn Văn Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Giám Curia:

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên

832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM. Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang

713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Ngày xưa ở Ấn độ, có một vị vua muốn tìm trò tiêu khiển, bèn nảy ra ý tưởng như sau: Vua cho quân lính đi lùng kiếm năm người mù bẩm sinh chưa hề biết con voi là gì để đưa về triều làm trò tiêu khiển. Rồi vua cho đưa đến một con voi khổng lồ và bảo năm anh mù: Các ngươi chưa hề biết voi là gì thì hôm nay

Trẫm sẽ cho các ngươi được biết. Các ngươi hãy tiến lại sờ voi rồi mô tả cho Trẫm và quần thần quanh đây biết hình hài con voi ra sao. Ai mô tả đúng nhất sẽ được trọng thưởng.

BTDL 22-03-2020 tr. 3

Sau một hồi sờ voi, anh thứ nhất tâu: - Tâu bệ hạ! Con voi giống y như cột

nhà! Đó là người sờ trúng chân voi. Anh thứ hai thưa: - Voi giống như cái quạt lớn. Đó là

người sờ trúng tai voi. - Voi giống như một khúc rễ cây ngoằn

ngoèo! (đó là mô tả của anh sờ trúng vòi voi).

- Voi giống như một tảng đá lớn, tròn tròn! (đó là phát biểu của người sờ trúng bụng voi)

Anh thứ năm cho rằng bốn anh kia đều sai bét, và phần thưởng chắc chắn thuộc về mình. Anh đắc chí tâu:

- Lâu nay hạ thần tưởng rằng voi là con vật to ghê lắm. Nào ngờ giờ đây chính tay hạ thần sờ thấy voi chỉ giống như cái chổi cùn! (vì anh sờ trúng đuôi voi).

Anh nào cũng hăng say và quyết liệt bênh vực ý kiến của mình, cho rằng duy chỉ có mình là đúng và những người khác đều sai. Họ tranh cãi nhau kịch liệt. Người nầy chê trách người khác là ngu, là mù, là dốt nát! Rốt cuộc, chẳng ai chịu thua ai, cả năm người nổi khùng lên, xông vào đấm đá nhau hung tợn, máu mồm máu mũi trào ra thảm hại...

Trong khi đó nhà vua và triều thần ôm bụng cười ngặt nghẽo! Cười cho sự mù quáng đáng thương.

Cả năm anh mù nầy đều thuộc diện mù lòa bẩm sinh, nhưng đồng thời cũng là những người mù quáng nặng nề.

Người mù quáng chỉ biết một phần mà cứ tưởng rằng mình biết toàn bộ, chỉ mới am tường một khía cạnh mà cho là mình đã quán triệt hoàn toàn... và cho rằng những ai không suy nghĩ như mình, không cùng quan điểm với mình, không phát biểu như mình là sai lạc. Họ không hề chấp nhận ý kiến người khác, hoặc tìm cách triệt hạ người bất đồng quan điểm với mình.

Đây là căn bệnh tinh thần rất phổ biến trong xã hội loài người suốt dòng lịch sử và đã gây nhiều đổ vỡ đau thương cho nhân loại.

Những người biệt phái được đề cập trong bài Tin Mừng hôm nay cũng thuộc hạng người mù quáng. Mắt các ông tuy sáng nhưng tâm hồn hoàn toàn mù tối. Các ông đã

từng nghe lời Chúa Giêsu dạy, từng thấy phép lạ Chúa Giêsu làm và một trong các phép lạ ấy là việc chữa lành người mù bẩm sinh đang xảy ra sờ sờ trước mắt. Vậy mà các ông vẫn không nhìn nhận Ngài do Thiên Chúa mà đến, lại còn nhẫn tâm trục xuất người mù vừa được Chúa Giêsu chữa lành ra khỏi cộng đồng chỉ vì người nầy không cùng quan điểm với các ông, không chối bỏ sự thật như các ông...

Đọc Kinh Thánh, ta thấy lòng ghen tị của Ca-in đã làm cho anh trở nên mù quáng, mù quáng đến độ ra tay giết hại A-ben là đứa em hoàn toàn vô tội chỉ vì lễ vật của A-ben đẹp lòng Thiên Chúa.

Lòng ghen tị cũng đã làm cho vua Sao-lê trở thành mù quáng. Ban đầu vua rất yêu thương Đavít, xem Đavít như con. Nhưng khi Đavít giết được tướng giặc khổng lồ Gô-li-át, dân chúng hoan hô ca ngợi Đavít còn hơn vua, nên vua đâm ra ghen tức, lòng trí hóa ra mù quáng khiến vua săn lùng Đavít như một ác thú tận thâm sơn cùng cốc, tìm mọi cách giết hại vị anh hùng tài ba dũng cảm nầy.

Đến lượt Đavít, khi được lên ngôi vua, cũng trở nên mù quáng vì tình dục. Do say đắm sắc đẹp của bà Bát-sa-bê, vợ của U-ri-a, nhà vua đã sa ngã phạm tội với bà, sau đó lại tìm cách giết U-ri-a chồng bà và rồi chính thức cưới bà ấy làm vợ. Mù quáng đến thế thì thật là khủng khiếp!

Như thế, người mù quáng tự làm cho mình bị suy thoái nghiêm trọng, trở thành người xấu xa và gây thiệt hại khôn lường cho người khác.

Ngoài ra, điều tệ hại nhất là người mù quáng ít khi tự thấy được sự mù quáng của mình, không nhận ra lầm lỗi của mình, kể cả những tội tày trời, nên ngày càng lún sâu trong tội, vô phương cứu chữa!

* * * Lạy Chúa Giêsu, như những người

biệt phái xưa, con là người mù quáng cần được Chúa xót thương.

Xin thương mở mắt tâm hồn con như Chúa đã mở mắt người mù bẩm sinh được thuật lại trong Tin Mừng hôm nay để con được thoát khỏi tối tăm lầm lạc và được hoan hỉ bước đi trong ánh sáng Tin Mừng.

Lm. Inhaxio Trần Ngà.

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

Trong bài giáo lý được livestream từ Dinh Tông Tòa, nói về Mối Phúc thứ tư "khao khát trở nên người công chính", Đức Thánh Cha nhắc rằng dù không ý thức, trong trái tim mỗi người đều khao khát Thiên Chúa, Công lý vĩ đại nhất. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tái khám phá lại điều thực sự quan trọng, sống còn đối với mỗi người, đó là khao khát tìm thấy Thiên Chúa.

Do sự bùng nổ của virus corona tại Ý, và để tránh việc các tín hữu tụ tập vào quảng trường Thánh Phêrô, có nguy cơ lây nhiễm virus corona cho nhau, Tòa Thánh đã đóng cửa quảng trường Thánh Phêrô. Do đó thay vì buổi tiếp kiến chung tại quảng trường, sáng thứ Tư 11/03, Đức Thánh Cha đã quyết định “gặp” các tín hữu qua màn hình.

Từ Thư viện Tòa Thánh tại Dinh Tông Tòa, nhờ các đài truyền hình, các mạng lưới truyền thông xã hội, Đức Thánh Cha có thể gặp gỡ các tín hữu và trình bày giáo lý của Ngài.

BTDL 22-03-2020 tr. 4

Hiện diện tại Thư viện Tòa Thánh với Đức Thánh Cha chỉ có hai Đức ông thuộc Phủ Giáo Hoàng và các vị làm nhiệm vụ phiên dịch ra các ngôn ngữ chính.

Tiếp tục loạt bài giáo lý về Các Mối Phúc, Đức Thánh Cha giải thích về Mối Phúc thứ tư: khao khát công chính.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha. Anh chị em thân mến, chào anh chị

em. Trong buổi tiếp kiến chung hôm

nay, chúng ta tiếp tục suy niệm về con đường hạnh phúc tươi sáng mà Chúa ban cho chúng ta trong các Mối Phúc. Chúng ta suy niệm về Mối Phúc thứ tư: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5, 6).

Đói khát công lý: không phải là muốn báo thù.

Chúng ta đã nói đến sự nghèo khó tinh thần và sự than khóc; hôm nay chúng ta nói đến thêm một loại yếu đuối, có liên hệ đến sự đói khát. Đói và khát là những nhu cầu chính yếu liên quan đến sự sống còn. Điều này được nhấn mạnh: Ở đây không nói đến một mong muốn chung chung, nhưng là một nhu cầu quan trọng và hàng ngày, giống như lương thực.

Nhưng đói và khát công lý có nghĩa gì? Chắc chắn là chúng ta không đang nói đến những người muốn trả thù, ngược lại, trong các Mối Phúc trước đây, chúng ta đã nói về sự hiền lành. Chắc chắn sự bất công làm tổn thương nhân loại; xã hội loài người rất cần công bằng, sự thật và công bằng xã hội; chúng ta hãy nhớ rằng sự ác mà những người nam nữ trên thế giới phải chịu đựng chạm đến trái tim của Thiên Chúa Cha. Người cha nào không đau khổ vì nỗi đau của con mình?

Công lý xuất phát từ Thiên Chúa. Các sách Thánh nói về nỗi đau của

những người nghèo khổ và những người bị áp bức mà Chúa biết và chia sẻ với họ. Để lắng nghe tiếng kêu cứu của con cái Israel vì bị áp bức - như sách Xuất Hành thuật lại (x. Xh 3, 7-10) - Thiên Chúa đã xuống trần gian để giải thoát dân của Ngài. Nhưng sự đói khát công lý mà Chúa nói với chúng ta thậm chí còn sâu sắc hơn nhu cầu chính đáng về công lý của con người, điều mà mọi người đều mang trong lòng.

Trong cùng "diễn từ trên núi", sau một chút nữa, Chúa Giêsu nói về một công lý vĩ đại hơn nhân quyền hoặc sự hoàn thiện cá nhân. Ngài nói: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời (Mt 5, 20). Và đây là công lý xuất phát từ Thiên Chúa (x. 1Cr 1, 30).

Khao khát Thiên Chúa. Trong Kinh Thánh, chúng ta tìm

thấy một khát khao sâu sắc hơn khát khao thể lý, đó là một khao khát nằm ở gốc rễ của bản thể chúng ta. Một Thánh Vịnh nói: "Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.” (Tv 63, 2). Các Giáo Phụ nói về sự thao thức trong trái tim con người. Thánh Augustino nói: "Lạy Chúa, Ngài đã tạo dựng chúng con cho Ngài, và trái tim chúng con không tìm thấy sự bình an cho đến khi an nghỉ nơi Ngài". Có một khát khao nội tâm, một cơn đói nội tâm, một sự bất an…

Trong tim mỗi người đều có khao khát Thiên Chúa.

Trong mọi con tim, ngay cả nơi những người hư hoại và xa cách với điều tốt đẹp nhất, vẫn có một khao khát ánh sáng, ngay cả khi nó nằm dưới đống đổ nát của sự lừa dối và sai lầm, nhưng luôn luôn khao khát sự thật và điều tốt, đó là khát khao Thiên Chúa. Chính Chúa Thánh Thần làm gia tăng cơn khát này: Ngài là nước hằng sống, là Đấng đã tạo hình cát bụi của chúng ta, Ngài là hơi thở sáng tạo đã mang lại cho nó sự sống.

Vì thế, Giáo Hội được sai đi để loan

báo cho mọi người Lời Chúa, thấm nhuần Chúa Thánh Thần. Bởi vì Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô là công lý lớn nhất có thể ban cho cho trái tim của nhân loại cần có nhu cầu sống, ngay cả khi nó không nhận ra điều đó.

Ví dụ, khi một người nam và một người nữ kết hôn, họ dự định sẽ làm một điều gì đó tuyệt vời và đẹp đẽ, và nếu họ giữ được khát khao này, họ sẽ luôn tìm cách tiến lên, giữa những vấn đề, với sự giúp đỡ của ân sủng. Ngay cả những người trẻ có cơn đói này, và họ không được đánh mất nó! Chúng ta phải bảo vệ và nuôi dưỡng trong trái tim của những đứa trẻ khao khát tình yêu, sự dịu dàng, sự chào đón được thể hiện trong những sáng kiến chân thành và sáng ngời của chúng.

Tái khám phá lại khao khát tìm thấy Chúa.

Mỗi người được kêu gọi để khám phá lại điều gì thực sự quan trọng, điều gì họ thực sự cần, điều gì giúp sống tốt, đồng thời, điều gì là thứ yếu và điều gì chúng ta có thể bỏ đi cách thanh thản.

Chúa Giêsu tuyên bố trong Mối Phúc này - đói và khát công lý - có một khát khao sẽ không bị thất vọng; một khát khao mà nếu được thực hiện, sẽ được thỏa mãn và luôn tiến bước, vì nó tương ứng với chính trái tim của Thiên Chúa, với Chúa Thánh Thần của Người Đấng là tình yêu, và cũng với hạt giống mà Chúa Thánh Thần đã gieo vào lòng chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này: có được sự khao khát công lý này, chính là mong muốn tìm thấy Người, được nhìn thấy Thiên Chúa và làm điều tốt cho người khác.

Hồng Thủy - Vatican

Thay vì dâng Thánh lễ trong một nhà thờ trống trơn không có giáo dân vì đại dịch virus corona, cha Giuseppe Corbari đã có sáng kiến yêu cầu các giáo dân gửi cho cha hình của họ, và cha đã in ra và đặt trên các băng ghế nhà thờ, ở những chỗ mà họ thường ngồi. Và cha đã cử hành Thánh lễ Chúa Nhật như thế.

. . . . . Các tín hữu đã nồng nhiệt đáp lời yêu cầu của cha; họ gửi cho cha hàng trăm tấm

hình. Cha Giuseppe nghĩ là nhiều người gửi cho cha cả hình ông bà của họ đang sống ở xa nơi đó… Sự đáp lời của họ khiến cha ngạc nhiên vì ngoài mong đợi. Cha đã không thể in tất cả những tấm hình nhận được. Đọc tiếp trang 12

BTDL 22-03-2020 tr. 5

Tất cả chúng ta đều biết rằng việc cầu nguyện không phải là một loại từ ngữ ma thuật để ‘sử dụng’ Thiên Chúa. Hành động cầu nguyện không phải là kể lể, cũng chẳng phải là tạo ra những câu phù phép để chúng ta xoa dịu nỗi sợ hãi hay thỏa mãn những ước ao. Đức Kitô dạy rằng: Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại, họ nghĩ rằng, cứ nói nhiều là được nhận lời (Mt 6: 7). Lạ thật, cứ như là lời cầu nguyện không ảnh hưởng gì đến Thiên Chúa, mà chỉ tác động đến chúng ta thôi!

Nhưng chính vì vậy, Thánh Phaolô Tông Đồ mới mời gọi chúng ta “cầu nguyện không ngừng” (1 Tx 5: 17). Chúng ta phải liên tục hướng về Thiên Chúa, nhận ra sự hiện diện của Người, lắng nghe lời Người, để Người đi vào cuộc sống của chúng ta và của anh chị em ta, hiệp nhất chúng ta trong ý muốn của Chúa. Đằng sau mỗi lời cầu xin cá nhân, đều có một điều cơ bản, đó là niềm khao khát Thiên Chúa. Không có nó, chúng ta sẽ rơi vào mâu thuẫn tinh thần, dẫn đến xói mòn đời sống tâm linh. Nó hệ tại ở chỗ, ta mong được Chúa ban cho mình đủ mọi thứ, trong khi thật ra ta chẳng khao khát Chúa gì cả.

Khi chúng ta cầu nguyện, Thiên Chúa rất vui

Thánh Gioan Thánh Giá cảnh báo chúng ta rằng: “Chúng ta nên yêu thích Thiên Chúa, là Đấng trao ban, hơn là yêu thích những thứ được ban cho”.

Cùng một lập luận ấy, chúng ta nên hiểu những lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Vì thế anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Cha anh em trên trời

thừa biết anh em cần những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, người sẽ thêm cho." (Mt 6,

33). Điều đó soi sáng cho ta thấy chính xác ý hướng cần có khi cầu nguyện.

Chúng ta có thể dễ dàng xin Chúa ban cho ta hàng ngàn thứ, từ những điều của cuộc sống trần gian cho đến những cái vụn vặt, với điều kiện là những cái đó phải có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vinh quang Thiên Chúa. Như Thánh Augustinô đã kết luận trong thư gửi Proba về việc cầu nguyện: “Chúng ta không xin gì ngoài những điều đã được nhắc đến trong Kinh Lạy Cha”. Lời kinh mà Chúa đã ban cho chúng ta rất giống với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu - trở thành lời cầu nguyện của chúng ta: “Xin vâng ý Cha”. Vậy nên, quay trở lại với câu hỏi ban đầu, tại sao ta lại phải nói cho Chúa biết những ước nguyện của ta, trong khi Cha trên trời của chúng ta biết hết con cái Người cần gì trước khi chúng nói, và Thiên Chúa luôn luôn trao cho chúng điều tốt nhất?

Có thể nói rằng, Người Cha này không gia trưởng chút nào. Cha không muốn cứu chúng ta nếu chúng ta không muốn. Cha rất vui khi thấy dù chỉ là một chút tình yêu, một chút cộng tác, bao gồm sự tham gia của chúng ta trong lời cầu nguyện, để thêm vào hay nối kết với lời cầu nguyện hoàn hảo liên lỉ của Con Yêu Dấu của Cha trên trời. Khi chúng ta cầu nguyện nhân danh Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần sẽ chuyển cầu cho chúng ta theo ý muốn tốt lành của Chúa.

Edifa (Aleteia)/Phạm Trần Tiến chuyển ngữ Nguồn: WGPSG

Lạy Chúa, xin hãy gia tăng đức tin của con.

Lạy Chúa, xin bảo vệ con. Lạy Chúa, xin ban ơn cho con. Xin ban ơn cho những người nhờ

con cầu nguyền giúp. Chúa đã làm cho con được hạnh

phúc. Chúa đã chọn con. Chúa yêu con. Chúa bảo vệ con. Xin hãy gửi Chúa Thánh Thần đến

với con, Chúa ơi. Chính Chúa là người chịu trách

nhiệm cho cuộc đời tôi, chứ không phải tôi. Mọi thứ sẽ xảy ra trong cuộc đời tôi hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa. Như một con mèo con, suốt ngày tôi khóc lóc cầu xin, chờ đợi mèo mẹ đến giúp. Tôi ngồi đợi Chúa đến làm điều gì đó cho tôi: bế tôi lên và đưa tôi đến bất cứ nơi nào Chúa muốn. Tôi không chịu trách nhiệm. Chỉ có Chúa chịu trách nhiệm.

Khỉ: Giả sử một con khỉ con muốn đi đâu đó, khỉ mẹ như muốn nói với với nó: “Mẹ đang chuẩn bị đi đến đó, nếu con muốn đi, thì hãy bám vào mẹ”. Lúc đầu, bạn nghĩ rằng khỉ mẹ nắm quyền quyết định khi nó nhảy từ cành này sang cành khác để đưa khỉ con đi, trong khi khỉ con chỉ bám vào khỉ mẹ. Khỉ con chỉ đến đích khi nó bám chặt vào khỉ mẹ. Nhưng thật ra, để đến được đích, khỉ con nắm quyền quyết định nhiều hơn. Nếu nó buông khỉ mẹ ra, nó sẽ bị rơi xuống đất, chết đói, hoặc bị thú hoang ăn thịt. Khỉ mẹ không thể bế khỉ con vì nó luôn phải di chuyển, chuyền từ cành này sang cành khác. Trách nhiệm của khỉ con là hãy bám vào khỉ mẹ để được an toàn, được chăm sóc, và đến được nơi nó cần đến.

Chúa Giêsu muốn tôi có một lối sống thiêng liêng theo hình thức của một con khỉ con, một lối sống mà tôi sẽ chịu trách nhiệm. Ngài đã nói rõ điều đó.

“Chính anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14, 16), cho tới 5000 người ăn.

“Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20, 23)

Sau khi cho Lazarô sống lại, Chúa không cầm giữ anh ta, Chúa để anh ta tự do ra đi.

WGPSG / Aleteia - Nếu Thiên Chúa biết được những gì chúng ta cần trước khi chúng ta xin, vậy mục đích của việc chuyển cầu là gì?

Mọi thứ sẽ xảy ra trong cuộc đời tôi hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa. Như một con mèo con, suốt ngày tôi khóc lóc cầu xin, chờ đợi mèo mẹ đến giúp.

Mèo và khỉ là hai con vật tượng trưng cho hai lối sống thiêng liêng đối nghịch nhau.

Mèo: Giả sử một con mèo con muốn đi đâu đó, thì mèo mẹ sẽ gặm cổ nó và tha nó đi. Mèo mẹ nắm quyền quyết đinh và giữ chặt nó. Mèo con chỉ đến được đích khi mèo mẹ còn giữ nó. Nó lơ lửng, thụ động trong miệng mèo mẹ. Một khi mèo mẹ thả nó ra, nó sẽ ở đó cho đến khi nào mèo mẹ đem nó đến chỗ khác. Mèo con quanh quẩn, chờ đợi mèo mẹ sẽ làm gì tiếp theo cho nó.

Tôi thấy mình nhiều lần có lối sống thiêng liêng theo hình thức của con mèo con.

Lạy Chúa, xin Chúa giúp con.

BTDL 22-03-2020 tr. 6

“Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính

mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc 8, 35)

“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11, 28)

“Anh hãy bán tất cả những gì anh có mà phân phát cho người nghèo, và anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” (Lc 18, 22)

“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.” (Mc 12, 30)

“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (Ga 20, 22)

“Này, lòng tin của con đã cứu chữa con.” (Mt 9, 22)

“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: ‘rời khỏi đây, qua bên kia!’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.” (Mt 17, 20)

Anh em có thể làm những việc lớn hơn những việc thầy làm. (Ga 14, 12)

Và Chúa Cha cũng bảo mỗi người: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Các ngươi

hãy vâng nghe lời Người !” (Mt 17, 5) Trách nhiệm của tôi là gì? Giống

như con khỉ con, tôi chịu trách nhiệm cho cuộc đời của tôi. Tôi phải làm một cái gì đó: tôi phải bám thật chặt. Không ai có thể bám giùm tôi. Mẹ tôi có trách nhiệm nhảy từ cành này sang cành khác, cây này sang cây nọ, rừng này sang rừng nọ. Cũng vậy, tôi chịu trách nhiệm giữ chặt - đôi khi trên lưng, lần khác trên cổ, và lúc khác lại trên ngực mẹ tôi. Tôi phải làm mọi cách để tôi luôn được gắn chặt vào mẹ tôi, nhờ đó tôi được nuôi dưỡng, được bảo vệ, và sống sót. Giống như con khỉ con, tôi chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra với chính mình. Đồng thời, như khỉ con cần phải phối hợp nhịp nhàng với khỉ mẹ thì mới tới được đích, tôi cũng phải sắp xếp ý muốn, suy nghĩ, hành động của tôi sao cho hợp với ý muốn và kế hoạch của Chúa cho cuộc đời tôi, thì cuộc đời tôi mới thành toàn. Có thể nói, Thiên Chúa và tôi chịu cùng chịu trách nhiệm.

Linh mục George Stephen S.J. Văn Việt lược dịch từ Catholic News Update

Asia (19-02-2020) Nguồn: Truyền thông HĐGMVN

nhập thể, và đây phải là căn tính, là DNA của Giáo Hội. Ngài viết trong đoạn 6 của Tông Huấn: “Việc rao giảng phải nhập thể, linh đạo nhập thể, các cơ cấu của Giáo Hội phải nhập thể” (QA 6). ĐTC mong rằng những điều Ngài trình bày qua 4 mơ ước cũng được toàn thể cộng đồng dân Chúa và mọi người thiện chí quan tâm. Ngài viết:

“Một miền Amazon tranh đấu cho các quyền của những người nghèo nhất, của các thổ dân bản xứ và những người rốt cùng…, một miền Amazon bảo vệ sự phong phú văn hóa vốn là đặc tính của miền này,.. một miền Amazon quyết liệt gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên trổi vượt của mình… Các cộng đồng Kitô có khả năng dấn thân và nhập thể tại Amazon, đến độ mang lại cho Giáo Hội những khuôn mặt mới, với những nét của mình Amazon” (n.7).

Ước mơ xã hội. Ước mơ xã hội là ước mơ đầu tiên

của ĐTC được trình bày trong Tông Huấn mới. Trong một thời kỳ đen tối, khắp nơi trên thế giới, người ta thấy một thái độ “sống chết mặc bay” của những kẻ mạnh, sự thụ động và nhiều khi đồng lõa của những người gọi là “lương thiện”, tiếng nói của ĐTC được gióng lên cao và mạnh mẽ tố giác một trào lưu tân thực dân, đang bảo vệ những luật lệ kinh tế và biến sự hoàn cầu hóa thành một chiến dịch mưu ích cho những người giàu và gây hại cho người nghèo.

Trong bối cảnh đó, ĐTC nhắc nhớ rằng “nhiều khi chính các linh mục đã là những người bảo vệ các thổ dân chống lại những kẻ tấn công và bóc lột”, và Ngài nhấn mạnh “ngày nay, Giáo Hội càng không thể giảm bớt sự dấn thân và được kêu gọi lắng nghe tiếng kêu của các dân tộc miền Amazon” (nn.18-10).

Về ước mơ văn hóa. ĐTC tố giác trào lưu tân thực dân

cũng biểu lộ qua sự xóa bỏ các nền văn hóa yếu thế nhất và biến trái đất thành một thứ văn hóa duy nhất của những người thống trị. Ngài viết: “Nhân sinh quan duy tiêu thụ, được nền kinh tế hoàn cầu hóa ngày nay ưu tiên cổ võ, nhắm làm cho các nền văn hóa trở nên thuần nhất và làm suy yếu sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau, vốn là một kho tàng của nhân loại” (n.33).

Ước mơ môi sinh. Về ước mơ môi sinh, Tông huấn

của ĐTC khẳng định rằng “sự chăm sóc con người và các hệ thống môi sinh không thể tách biệt nhau” (n.42). Cần phải thay thế thứ văn hóa bóc lột vô độ bằng một nền văn hóa chiêm ngắm: “Chúng ta cần thức tỉnh cảm thức về vẻ đẹp và chiêm ngắm mà Thiên Chúa đặt nơi mỗi người chúng ta và nhiều khi chúng ta để cho cảm thức ấy bị suy tàn” (n.56).

Vậy là 10 ngày đã trôi qua từ sau khi Tông Huấn mới của ĐTC Phanxicô được công bố hôm 12-2-2020 với tựa đề “Querida Amazonia”, (Amazon yêu quý). Rất nhiều phản ứng và bình luận được báo chí nói đến. Người ta ghi nhận trước đó đã có sự chờ đợi rất lớn từ các phía, và nhiều người đã thất vọng, vì Tông Huấn không đáp ứng mong đợi theo ý họ.

Những người hài lòng. Hài lòng về Tông Huấn là những

người thuộc khuynh hướng truyền thống: họ đã từng lo lắng, sợ rằng với Văn kiện mới của ĐTC, luật độc thân giáo sĩ sẽ không còn nữa, hay ít là sẽ bị suy yếu nhiều. Một sự kiện nổi bật trong khuynh hướng này được biểu lộ qua việc xuất bản cuốn sách của ĐHY Rob-ert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, trong đó có bài của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức.

Những người thất vọng, bất mãn. Những người cấp tiến thì đã mong

đợi rất nhiều, hy vọng có sự bãi bỏ điều mà, theo họ, chính là một “tàn tích vô lý” của quá khứ, là một yếu tố nòng cốt

tạo nên cuộc khủng hoảng ơn gọi linh mục và những vụ xì căng đan lạm dụng tính dục và hư hỏng của hàng giáo sĩ. Một điều khác được những người thuộc

xu hướng này chờ mong là việc truyền chức Phó Tế cho phụ nữ. Hai đối tượng này cũng là điều được Con đường Công nghị của Giáo Hội Công Giáo Đức.

Phải nhận rằng rất ít người từ Âu Mỹ hoặc châu lục khác quan tâm đến miền Amazon với những vấn đề về mặt xã hội, môi trường và văn hóa của các dân bản địa tại đây. Rất ít người ý thức rằng qua thực tại của miền Amazon, toàn thể Giáo Hội phải tái khám phá ơn gọi, căn tính và vai trò của mình trong thế giới ngày nay. Và đó là điều mà ĐTC Phanxicô đã nói đến trong Tông Huấn “Amazon yêu quý” qua việc trình bày 4 mơ ước.

Chủ đích của ĐTC Phanxicô: Thực vậy, đối với ĐTC, không phải

sự độc thân linh mục hoặc chức Phó Tế hay LM cho phụ nữ là vấn đề thực sự. Điều làm cho Ngài quan tâm là Giáo Hội không còn nói được với con người, không tôn trọng được qui luật lớn về sự

Tông Huấn mới của ĐTC Phanxicô “Querida Amazonia” (Amazon yêu quý) tiếp tục tạo nên những phản ứng trái ngược. Nhiều người tỏ ra thất vọng vì nhắm đến những mục tiêu khác với những điều ĐTC nhắm tới cho miền Amazon.

BTDL 22-03-2020 tr. 7

Ước mơ về Giáo Hội. Sau cùng là ước mơ về Giáo Hội.

Trong phần này, như đã nói, được dư luận quan tâm nhiều là tình trạng thiếu LM và độc thân LM. Trong văn kiện chung kết, 2 phần 3 các Nghị Phụ ủng hộ yêu cầu truyền chức LM cho những người có gia đình. Trong câu trả lời trình bày trong Tông Huấn, trước tiên ĐTC nhận xét rằng tình trạng thiếu LM không phải chỉ liên hệ tới Nam Mỹ: đại lục này “xuất khẩu” nhiều LM của mình, nhưng không phải tới miền Ama-zon đang cần, mà là tới những vùng có đời sống sung túc và dễ dàng. ĐTC viết: “Điều gây chú ý nhiều, đó là sự kiện tại một số nước vùng Amazon có nhiều thừa sai được gửi đi Âu châu hoặc Hoa Kỳ hơn là được gửi tới các địa phận vùng Amazon” (nota 132). Từ sự kiện đó, ĐTC mời gọi các GM “hãy quảng đại hơn, hướng dẫn những người tỏ ra có ơn gọi thừa sai, để họ chọn miền Amazon” (n.90).

Vượt lên quan niệm duy giáo sĩ. Điểm thứ hai trong ước mơ này

được ĐTC nhấn manh là: “Vấn đề ở đây không phải chỉ cổ võ một sự hiện diện nhiều hơn của các thừa tác viên thánh chức, có thể cử hành Thánh Lễ. Mục tiêu này sẽ rất hạn hẹp nếu chúng ta không tìm cách khơi lên một cuộc sống mới trong các cộng đoàn” (n.93). Toàn thể cộng đoàn Kitô phải có khả năng linh hoạt đời sống Giáo Hội. “Dĩ nhiên là cần có các LM, nhưng điều này không loại bỏ sự kiện thông thường là các Phó Tế vĩnh viễn, các nữ tu và giáo dân đảm nhận những trách nhiệm quan trọng trong việc làm tăng trưởng các cộng đoàn và làm sao để họ trưởng thành trong việc thi hành các chức năng đó nhờ được huấn luyện thích hợp” (n.92).

Việc truyền chức cho phụ nữ. Về việc truyền chức cho phụ nữ,

ĐTC chống lại chủ trương thu hẹp “sự hiểu biết của chúng ta về Giáo Hội vào những cơ cấu chức năng, quyền bính. Sự thu hẹp như thế khiến chúng ta nghĩ nên dành cho phụ nữ một qui chế và một sự tham dự nhiều hơn trong Giáo Hội bằng cách truyền chức cho họ. Nhưng trong thực tế quan niệm như vậy thu hẹp viễn tượng, và đưa chúng ta đến chỗ “giáo sĩ hóa” phụ nữ, giảm bớt giá trị lớn của những gì các phụ nữ đã cống hiến và như thế làm cho sự đóng góp không thể thiếu được của họ trở nên nghèo nàn hơn”.

G. Trần Đức Anh OP CTV Vatican News

Vì CÓ TỘI nên phải ĂN NĂN, nhờ ăn năn mà được THA THỨ, được tha thứ vì được THƯƠNG XÓT, được thương xót thì phải BIẾT ƠN.

Ăn năn là hối cải, sám hối, hối hận về tội lỗi của mình, là sự thay đổi trong tư tưởng và hành động nhằm chỉnh sửa sự sai trái để được tha thứ, chúng ta gọi đó là “cải tà quy chánh” – nghĩa là từ bỏ đường xấu mà quay về đường ngay thẳng, tốt lành. Theo nội hàm Kitô giáo, tình trạng hối cải là sự thú tội với Thiên Chúa, từ bỏ tội lỗi, quyết tâm chừa cải và cố gắng sống tốt, phù hợp với Luật Chúa và Luật Giáo Hội.

Mỗi chúng ta đều là tội nhân, đều mang “vóc dáng” của người thu thuế: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi là kẻ có tội.” (Lc 18: 13) Vấn đề không chỉ là đấm ngực, than van, mà phải thành tâm sám hối. Tất nhiên, chúng ta cũng phải coi chừng chính mình, đừng như người Pharisêu, kiêu hãnh vỗ ngực xưng tên, không đấm ngực mình mà lại dám đấm ngực người.

Chữ “ăn năn” trong Việt ngữ có ý nghĩa sâu xa. Ăn năn là cảm thấy ray rứt, bị giày vò vì lỗi lầm đã mắc phải. Cha Đắc Lộ giải thích: “Năn: thứ cỏ đắng; Ăn năn: ăn thứ cỏ đắng, theo lối nói ẩn dụ để chỉ sự thống hối.” [1] Chữ phải có nghĩa, ngôn ngữ thật là thâm thúy!

Nói đến từ ngữ “ăn năn” khiến chúng ta liên tưởng cụm từ “kết cỏ ngậm vành”. Tác giả J.B. Tavernier giải thích: “Nhưng nếu là trường hợp một kẻ có tội muốn xin tha tội đã phạm, người ta đưa kẻ phạm tội đến trước mặt người sẽ nghe kẻ đó xin tha tội và kẻ phạm tội phải ngậm ở miệng một nắm cỏ, nghĩa là do lối sống lệch lạc và cách ăn ở xấu xa của mình, kẻ phạm tội đã trở nên giống súc vật.” [2]

Cách nói “kết cỏ ngậm vành” là dịch từ thành ngữ tiếng Hán: “Kết thảo hàm hoàn.” Thành ngữ này có nguồn gốc từ hai điển tích:

1. ĐIỂN TÍCH “KẾT CỎ”. Đời nhà Tần có Ngụy Vũ Tử (có

sách ghi là Ngụy Thù hoặc Ngụy Hùng) rất yêu quý người vợ lẽ. Khi hấp hối, ông dặn con trai là Ngụy Khỏa hãy chôn người vợ lẽ yêu dấu theo cùng với mình, theo tục lệ cổ truyền của nước Tần. Ngụy

Khỏa thấy tội nghiệp nên không đành lòng làm vậy. Sau khi cha chết, Ngụy Khỏa cho vợ lẽ của cha đi lấy chồng khác. Có người hỏi: “Tại sao không làm theo lời cha trăn trối?” Ngụy Khỏa đáp: “Hiếu tử nên nghe theo lời trị mệnh chứ không nên nghe theo lời loạn mệnh” (tức là nên theo lời nói của người tỉnh táo, không nên theo lời nói của người mê sảng).

Về sau, Nguỵ Khỏa lĩnh mệnh vua đi đánh giặc, trong lúc đang giao đấu gần kiệt sức, sắp thua tướng giặc nhà Tần là Đỗ Hồi, tài ba lỗi lạc, vũ dũng vô địch. Thế nhưng Ngụy Khỏa bỗng thấy Đỗ Hồi bị ngã vì vướng cỏ. Ngụy Khoả xông tới đâm chết Đỗ Hồi. Đêm về, Ngụy Khoả nằm chiêm bao thấy có một ông già râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc, đến cầm tay mình và ân cần nói: “Cảm ơn tướng quân vì đã không theo di huấn của cha mà chôn sống con gái tôi, thế nên sáng nay tôi đã kết cỏ làm vướng chân ngựa, khiến giặc ngã ngựa, giúp tướng quân thắng trận. Xin tướng quân ghi nhận tấm lòng biết ơn của cha con tôi.” Nói xong, cụ già vụt biến mất. Ngụy Khỏa giật mình tỉnh giấc, nhớ lại chuyện cũ, biết cụ già chính là cha của nàng hầu trẻ đẹp trước kia của cha mình.

2. ĐIỂN TÍCH “NGẬM VÀNH”. Đời nhà Hán có Dương Bảo mới

chín tuổi. Khi đi chơi ở phía Bắc núi Hoa Âm (có sách ghi là Hạp Âm), Dương Bảo thấy một con chim sẻ vàng bị con chim cắt cắn gần chết. Dương Bảo đuổi chim cắt đi, đem sẻ về nhà nuôi gần 100 ngày thì chim sẻ khoẻ lại, rồi thả cho bay đi về đàn. Đêm ấy, Dương Bảo nằm mộng, thấy một một con chim bay đến, miệng ngậm bốn vòng bạch ngọc. Dương Bảo chưa kịp hiểu sự tình thì bỗng con chim cùng bốn vòng bạch ngọc biến thành một đứa trẻ mặc áo vàng, tiến đến bái tạ và nói: “Ta là sứ giả của Tây Vương Mẫu, giữa đường gặp nạn, trước đã nhờ người ra tay cứu vớt, nên nay đến đền ơn người đây. Xin tặng ông bốn vòng bạch ngọc. Đấy là biểu tượng cho sự vinh hiển mà ông và các con cháu bốn đời sẽ đạt được.” Quả thật, về sau con của Dương Bảo là Dương Chấn, cháu là Dương Bỉnh, chắt là Dương Tứ và chít là Dương Bưu đều được vinh hiển, có người lên đến chức Tam Công.

Thành ngữ “kết cỏ ngậm vành” thường được dùng như một lời nguyền đền ơn đáp nghĩa. Khi làm ơn cho người

Ăn chay là một dạng ăn kiêng, nhưng ăn chay luôn liên quan ăn năn. Chắc hẳn không ai lại không biết ăn năn là gì. Tại sao? Bởi vì “nhân vô thập toàn”, ai cũng có kinh nghiệm về tội lỗi, thế nên ai cũng đã trải nghiệm việc ăn năn.

BTDL 22-03-2020 tr. 8

khác thì chẳng ai mong được họ trả ơn, thậm chí người ta còn nói: “Cứu vật, vật trả ơn; cứu người, người trả oán”. Tuy nhiên, chuyện xưa tích cũ vẫn có giá trị giáo huấn cách sống đẹp cho con người ngày nay: Biết thương người, biết giúp người, biết tri ân người. Tục ngữ nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” Trong “Đoạn Trường Tân Thanh” (Truyện Kiều), cụ Nguyễn Du cũng có câu thơ nói về ý nghĩa này:

Dám nhờ cốt nhục tử sinh Còn nhiều kết cỏ, ngậm vành về sau

Danh họa Léonardo Da Vinci (người Ý, đồng thời cũng là điêu khắc gia và thi sĩ nổi tiếng) quan niệm: “Ăn chay là đạo đức của con người. Ăn chay sẽ tránh được tội ác.” Bác học Albert Einstein là người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài, và đã nhận định: “Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn

chay.” Ăn chay có lợi cho sức khỏe thể lý,

ngừa bệnh và trị bệnh. Ăn chay còn có lợi cho tinh thần, cho tâm linh. Dù vô tội, Chúa Giêsu vẫn “ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày.” (Mt 4: 2) Vậy thì chúng ta không thể không ăn chay, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân. Tuy nhiên, chúng ta phải kín đáo chứ đừng phô trương, (Mt 6: 1-18) nếu không thì chỉ vô ích. Ma quỷ sẽ “bó tay” nếu chúng ta ăn chay và cầu nguyện. (Mt 17: 21)

Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. (Tv 51: 3-6)

TRẦM THIÊN THU [Đăng báo TTĐM số 507, tháng 03-2020, Dòng Mẹ Chúa Cứu

Chuộc xuất bản tại Hoa Kỳ]

Vậy là, dù hiểu biết của con người đã tiến một bước dài, nhưng cách chúng ta đối xử với nhau trong những lúc hoạn nạn vẫn không hề thay đổi! Có thể nói rằng, điều chính yếu ở đây không phải là chúng ta chiến đấu với con vi-rút, mà chúng ta đang chiến đấu cho bản năng sinh tồn của mình. Vấn đề ở chỗ: đó là cuộc chiến mang tính vị kỷ, ‘bất chấp’. Người ta hầu như đang bất chấp tất cả để tìm sự an toàn cho mình. Những giải pháp ‘cách ly’ đều được quyết định bởi những kẻ khoẻ mạnh, và dường như cũng chỉ đặt mục tiêu lợi ích cho những người chưa bị bệnh, chứ không phải cho những người bị nhiễm. Và ngược lại, một số bệnh nhân cũng tìm mọi cách trốn tránh để không bị rơi vào tình trạng nguy hiểm nơi các điểm tập trung, bất kể sự trốn tránh của mình có thể gây thêm tai hoạ bệnh tật cho người khác. Về điểm này, chúng ta lại giống hệt như những con vi-rút. Thực thế, những con vi-rút chỉ có thể kí sinh nội bào bằng cách xâm nhập vào tế bào chủ và sử dụng vật liệu di truyền của tế bào chủ để tự nhân lên. Nói cách khác, vi-rút sinh tồn theo kiểu ‘bất chấp’. Chúng tìm mọi cách sinh tồn mà không cần để ý đến thiệt hại của ai khác.

Hóa ra, khi đụng đến lằn ranh sống chết, phần lớn chúng ta lại hành xử chẳng khác gì một con vi-rút ư? Tất nhiên, có thể không phải mọi người đều hành động giống nhau, nhưng ở mức chung thì chúng ta có thể nói như vậy. Nếu vậy, hóa ra hàng triệu năm ‘tiến hóa’ cũng chỉ có thế thôi sao? Vì thế, lúc này chúng ta phải đặt lại câu hỏi về hạt nhân của ‘nhân tính’. Điều gì thực sự làm nên căn cốt của nhân loại, để ngay cả khi đụng đến lằn ranh sinh tử, chúng ta vẫn hành xử theo đúng cốt cách riêng biệt của con người, thay vì hành xử như những con vi-rút?

Tất nhiên, đây là câu hỏi mang tính siêu hình triết học, nên không dễ gì đưa ra những trả lời vắn tắt. Tuy nhiên, chúng ta thử xét câu hỏi này trong phạm vi bối cảnh xã hội hiện đại mà mình đang sống. Vào năm 1789, để làm nền tảng cho cuộc Cách Mạng Pháp, người ta đã trưng lên khẩu hiệu: liber-té, égalité, fraternité (Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái). Đằng sau khẩu hiệu đó là nền tư tưởng mang đậm tính Chủ Nghĩa Ánh Sáng, vốn xác định vị trí trung tâm dành cho con người, và tuyên bố rằng căn bản của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng nhân loại chính là lý trí, và rằng cũng chỉ có lý trí là tiêu chuẩn duy nhất xác lập và quyết định cho mọi bước tiến của loài người.

Nhân loại đã từng lạc quan và tự tin rằng chúng ta có thể xây dựng một thế

Đọc tiếp trang 10

Trong những ngày này, cả thế giới đang lao đao vì những con vi-rút bé xíu có tên là Corona. Số nạn nhân tăng luỹ tiến từng ngày khiến tất cả chúng ta ít nhiều đều cảm thấy sợ hãi. Dòng chủ lưu truyền thông thời gian vừa qua đều liên quan đến vấn đề phát tán dịch bệnh này. Bên cạnh những thông tin về phòng tránh, người ta cũng bắt đầu phân tích các thành phần chịu trách nhiệm cho sự phát tán đó, mà một trong những phần lỗi lớn nhất thuộc về sai lầm của chính quyền Trung Quốc, vì họ đã cố tình che dấu dịch bệnh. Đúng như một số người đã nhận xét, sai lầm của họ không chỉ là vấn đề của một đường lối chính trị hay một chiến lược quản trị, mà sâu xa hơn là vấn đề của một nền luân lý đã không đặt giá trị sinh mạng con người ở mức tối thượng. Nhưng bây giờ chúng ta tạm thời bỏ qua chuyện này, mà xét từ bối cảnh của ‘sự đã rồi’ ở hiện tại, tức khi dịch bệnh đã phát tán tràn lan, để suy nghĩ về cách thức chúng ta đang đối xử với nhau như thế nào.

Như sử liệu nhắc nhở, dịch bệnh không phải là một sự kiện hiếm gặp, mà nó thường xuyên xảy ra trong lịch sử con người, trong đó có những dịch bệnh khủng khiếp làm chết hàng triệu người ở thời Trung Cổ, cho tới những dịch gần đây như Ebola năm 1976 hay SARS năm 2002.

Cho tới năm 1878, tức trước khi nhà khoa học Pasteur phát hiện ra sự tồn tại của các loài vi khuẩn, nhân loại vẫn

không biết nguyên nhân thực sự của các bệnh truyền nhiễm là gì. Có nhiều thời điểm, họ còn nghĩ rằng dịch bệnh là do thần ô uế hay quỷ dữ nhập vào người. Vì vậy, thời xưa, khi dịch bệnh xảy đến, người ta đều đưa ra giải pháp giống nhau: cách ly. Hình thức và mức độ cách ly tùy thuộc vào tính nguy hiểm và phạm vi lây lan của dịch bệnh, nhưng thường thì các dịch bệnh lớn đều dẫn đến những kiểu cách ly thô bạo, đi kèm với sự kỳ thị lẫn những đối xử phi nhân dành cho bệnh nhân. Họ hoàn toàn bị loại ra ngoài xã hội, và thậm chí có những trường hợp bị chôn sống.

Trong cơn dịch Corona hiện nay, giải pháp chính được đưa ra để giảm thiểu độ lây lan vẫn là ‘cách ly’. Tất nhiên, đó là một điều chính đáng, vì nếu không dùng giải pháp này thì chúng ta hầu chắc không kiểm soát được dịch bệnh. Nhưng điều ngạc nhiên là, từ những thông tin và hình ảnh tương đối khả tín trên truyền thông, hình thức cách ly hiện nay vẫn mang tính thô bạo, kỳ thị và phi nhân không khác mấy ngày xưa. Ví dụ, có những người bị nhốt hẳn trong chung cư, bị người ta hàn cửa chính lại để không thoát được ra ngoài. Có những người bị đuổi bắt, bị trói và đem về trại tập trung vì nghi bị nhiễm bệnh. Người ta cũng xây cả những bệnh viện lớn và tập trung người bệnh lại một chỗ với những điều kiện thiếu thốn; và như thế, nó trở thành nơi hiểm nghèo cho các bệnh nhân, vì họ vừa có nguy cơ bị lây chéo các bệnh khác, vừa phải sống trong một môi trường vi-rút đậm đặc, và lại vừa không được chăm sóc tử tế từ thể chất lẫn tinh thần.

BTDL 22-03-2020 tr. 9

Chúng ta tất cả đều nhớ về một kinh nghiệm “mình đã thất bại.” Rõ ràng là mình đang ở trước mặt người đối diện, nhưng đầu óc mình để chỗ khác, lo nghĩ chuyện khác. Có phải đó là một ngày làm việc khó khăn, khi về nhà mình không để công việc ở sở qua một bên không? Có phải vì các con mãi chơi không nghe cha mẹ dặn dò không? Các hành vi đôi khi có tính cách khiêu khích này làm chúng ta không lắng nghe người thân.

Vì sao chúng ta không biết lắng nghe người khác?

Đôi khi chúng ta mãi theo suy nghĩ của mình để rồi ngưng ngang câu người đối diện vừa bắt đầu nói, nhất là khi chúng ta đã biết: đôi khi đúng, nhưng cũng có khi sai! Chúng ta có bỏ thì giờ ra để nghe cho xong câu nói trước khi trả lời không? Chúng ta có tôn trọng sự chậm chạp diễn tả, đôi khi rất tỉ mỉ của người đối diện, nhất là khi chúng ta được trời phú cho đầu óc nhanh nhẹn không? Đôi khi sự lắng nghe của chúng ta bị gián đoạn vì người kia nhắc đến một kỷ niệm mà chỉ nghe một chữ thôi cũng đủ làm chúng ta nhớ lại các kỷ niệm khác. Khi đó chúng ta đi vào câu chuyện cá nhân của mình: “Cũng như tôi…!” và chúng ta độc quyền kể!

Đôi khi chúng ta xúc động mạnh khi nghe kể về một hoàn cảnh. Chúng ta để mình bị xâm chiếm bởi các cảm xúc giận dữ, sợ hãi, phẫn nộ mà chúng ta thường không biết nguồn gốc, nó đến làm xáo trộn, thậm chí làm ngừng mọi khả năng lắng nghe, và có nguy cơ tạo các phản ứng không phù với hoàn cảnh thực tế lúc đó.

Lắng nghe có những đòi hỏi của nó.

Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải ngừng sinh hoạt của mình. Các bạn có thấy biết bao nhiêu lần trẻ con đặt các câu hỏi tế nhị đúng lúc chúng ta bận nhất không? Nếu chúng ta không thể ngừng lại, thì chúng ta phải nhớ để sau đó trả lời cho các con. Lắng nghe đòi hỏi phải biết im và phải có một sự im lặng nội tâm. Nếu các mối bận tâm chiếm hết đầu óc thì chúng ta không còn khả năng tiếp thu được.

Lắng nghe là cởi mở. Nếu chúng ta vẫn bám vào cái nhìn của mình, các xác quyết, các vững tin của mình thì chúng ta đặt rào cản để không tiếp nhận câu chuyện của người khác. Lắng nghe đòi hỏi một tấm lòng nhân hậu nội tâm.

Thái độ này sẽ dễ dàng nếu chúng ta có được một bầu khí thanh thản, và nó sẽ khó hơn khi có quá nhiều căng thẳng.

Vợ chồng và gia đình là nơi đào tạo tuyệt vời cho khả năng lắng nghe này. Khả năng lắng nghe sẽ tùy thuộc vào bình an nội tâm của chúng ta và cũng tùy thuộc vào khả năng có một độ lùi của chính bản thân. Nó đòi hỏi một sự hiểu biết về bản thân, điều này có được từ từ nhờ chúng ta ý thức được “các thất bại” trong lãnh vực này của mình.

Lắng nghe, một đức tính Kitô giáo.

Chính Chúa Giêsu cũng rất coi trọng việc lắng nghe khi Ngài nói: “Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe” (Lc 8, 18). Lắng nghe người khác là nhận một món quà mà chỉ có người đó mới có thể tặng. Có phải anh em chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh

Thần đó không? Chúng ta có đặt tâm hồn mình sẵn sàng để đón nhận họ không? Tiến bước trên con đường này là mở lòng ra với mọi người đến với chúng ta, có phải đó là học để lắng nghe Chúa và để Ngài biến đổi chúng ta đó không?

Và nếu trong lời cầu nguyện của chúng ta, khi chúng ta cần nói lên lòng biết ơn, các lo âu, các lời cầu xin thì chúng ta phải học thinh lặng, lắng đọng các tưởng tượng của mình để trở thành người biết lắng nghe, khi đó chúng ta mới có thể nghe Chúa Thánh Thần muốn nói gì với mình. Chúng ta mới tiếp nhận Lời Chúa như hạt giống rơi vào mãnh đất màu mỡ và mang hoa trái.

Bằng cách thực tập các bài tập nhỏ này mỗi ngày giữa người thân trong gia đình, giữa bạn bè, và khi có được sự tiếp nhận nội tâm thì chúng ta sẽ tiến bộ dần dần. Lúc đó tâm hồn chúng ta sẽ dịu dàng khi nói với Chúa như người thanh niên trẻ Samuen đã nói: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” (1Sm 3, 9).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

(Rolande Faure, phanxico.net)

Ai trong chúng ta chưa bao giờ nghe bạn bè, người thân than phiền mình: “Bạn không nghe tôi gì hết!” chưa? Biết lắng nghe là một nghệ thuật khó khăn, nhưng không phải là không làm được!

…Nếu cuộc đời của bạn đi đúng hướng, thứ Bảy và Chúa Nhật sẽ là khoảng thời gian nghỉ ngơi (vốn là điều chúng ta rất cần), và cũng là thời gian để ta có cơ hội nhìn lại bên trong con người mình, suy xét vấn đề, đánh giá cuộc sống, …

Đối với một số người, từ thứ Hai đến thứ Sáu, họ phải làm việc, phải đi từ chỗ này đến chỗ kia, tương tác với khách hàng, nhà cung cấp, tập gym, chịu đựng những căng thẳng và ồn ào, thứ Bảy và Chúa Nhật cũng lại mang đến cho họ những điều tồi tệ khác: mệt mỏi, chẳng có động lực nào, không bạn bè, gia đình người thân. Hoá ra, cuối tuần, họ lại cảm thấy một kiểu lạnh giá buốt lòng, không hề có hơi ấm nào, cảm giác như thể gặp phải một kiểu sa mạc khô cằn trong tim.

Những ngày cuối tuần cứ thế dài đằng đẵng trôi cách chán ngắt. Thế rồi, ta bỏ ra hàng giờ trước máy tính, tivi. Thỉnh thoảng chúng ta chẳng thích thú gì khi ở lại với chính mình và sợ dành giờ để nhìn vào cuộc sống của bản thân.

Rốt cuộc nó cho chúng ta biết mình đang thiếu điều gì?

* Một sự hiểu biết và đón nhận chính bản thân mình.

* Một cơ hội để cống hiến hơn nữa.

1. Biết và đón nhận chính bản thân mình. Nếu bạn đang trốn tránh cái gì đó (hoặc chính mình), hãy can đảm đối diện và tìm cách chữa trị. Hãy suy xét xem tại

sao mình lại cảm thấy cô đơn vào cuối tuần. Đứng đối diện với tấm gương không phải là điều dễ làm, nhưng ta phải đối diện với thực tế, với tất cả những góc tối và nếp gấp của nó.

Có phải bạn thấy lẻ loi thì bạn chỉ lo tập trung sức lực cho công việc? Tại sao bạn không dành sự quan tâm đủ đến gia đình và xây đắp tình bạn? Không bao giờ là trễ để thay đổi một thói quen. Hãy hành động để đập vỡ khuynh hướng này: một cuộc gọi, một cuộc hẹn có thể sẽ giúp bạn. Như thế, bạn sẽ có thể gặp lại những người bạn thời thơ ấu hay với những người thân mà bạn đã lơ là trong thời gian qua.

Hơn nữa, nếu bạn dành chút thời gian để nhìn lại mình, bạn sẽ thấy được bạn đang dành cho cuộc sống của mình và bạn nên dành cho nó ý nghĩa đúng đắn nào. Có thể Chúa đang có cái gì đó muốn nói với bạn, và Ngài cần chúng ta để cho Ngài lên tiếng. Bạn phải thành thực với chính mình. Sự thinh lặng và lòng khao khát là hai yếu tố hàng đầu giúp cho bạn điều đó.

BTDL 22-03-2020 tr. 10

Chỉ sống cho công việc và cho sự

ích kỷ của riêng mình không bao giờ làm cho chúng ta hạnh phúc. Công việc chỉ là phương tiện. Tôi đang thiếu sót điều gì? Tôi cần phải bỏ đi tính trơ lì nào của mình? Hãy tự vấn bản thân.

2. Cống hiến hơn nữa Cuối tuần là lúc chúng ta tìm cách

thiết lập những tương quan tình bạn và tình yêu. Bạn có bao nhiêu bạn bè? Đừng làm biếng nữa, hãy thử gọi điện cho họ, nói chuyện với họ (dù có khi chỉ nói qua điện thoại) để biết xem họ thế nào và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với họ.

Tình bạn đòi chúng ta phải nỗ lực và ra khỏi vùng an toàn. Hãy thay đổi cái nhìn của mình. Suốt cả tuần, bạn chỉ nhìn những người mà bạn biết như là những khách hàng hay đồng nghiệp. Bây giờ, hãy xem họ như bạn bè. Hãy tỏ ra thích thú những gì của họ, hãy chia sẻ về bản thân mình và tạo ra những khoảnh khắc trò chuyện để họ biết mình hơn.

Hãy làm trổ sinh hoa trái những khả năng của mình. Hãy kích hoạt lòng quảng đại của bạn. Hãy nghĩ đến những điều mà bạn đã nhận được trong cuộc sống. Bạn còn có thể làm được gì hơn nữa từ những khả năng của mình để giúp ích cho những người đang cần đến? Bạn có thể tận dụng thời gian cuối tuần để làm việc tốt trong một tổ chức phi chính phủ, trong giáo xứ, hội Caritas, trong một hoạt động liên đới từ thiện. Đừng để thời gian rảnh để làm mình buồn tẻ và chẳng làm gì tốt đẹp để chia

sẻ với người khác. Nếu cuộc đời của bạn đi đúng

hướng, thứ Bảy và Chúa Nhật sẽ là khoảng thời gian nghỉ ngơi (vốn là điều chúng ta rất cần), và cũng là thời gian để ta có cơ hội nhìn lại bên trong con người mình, suy xét vấn đề, đánh giá cuộc sống, sắp xếp lại, cầu nguyện…

Nói tóm lại, hãy nhớ rằng: 1. Bạn có thể giúp đỡ những người

đang cần mình vào những ngày cuối tuần

2. Những cuộc trò chuyện sẽ giúp chúng ta tạo lập mối dây tình bạn và mở chúng ta ra với những con người cũng như những thực tại khác

3. Sự lười khác và sợ hãi là những điều làm cho những ngày cuối tuần của bạn trở nên tệ hại.

4. Bạn sẽ vượt qua nỗi cô đơn của mình bằng cách giúp xua tan nỗi cô đơn của nhiều người lớn tuổi, đặc biệt là những người thân mà lâu nay bạn ít thăm hỏi.

5. Thật sai lầm khi nghĩ là ta không thể xây dựng tình bạn trong công việc. Công việc có thể nối kết chúng ta.

6. Dành thời gian để liên đới sẽ giúp bạn gặp gỡ được nhiều người khác, làm tăng thêm giá trị bản thân và giúp bạn khám phá ra ý nghĩa tốt đẹp hơn của cuộc sống

7. Nhiều bạn trẻ thiếu thốn sự kết nối với người khác

8. Dành nhiều giờ trước máy vi tính hay TV chỉ làm cho mình buồn chán hơn.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

đòi thiết lập một trật tự xã hội công bằng theo kiểu công thức, không thể chỉ ra một viễn tượng tận căn cho một thế giới đầy đa dạng, mâu thuẫn, và bí ẩn. Hơn nữa, ‘trí tuệ thực hành’ của chúng ta luôn bị bao vây bởi những ‘lực hấp dẫn’, như quyền lực, lợi lộc, danh vọng, vv., nên ngay cả bản thân nó cũng không đủ ‘khách quan’ khi vạch ra các định hướng chung cho cả cộng đồng.

Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải đặt lại vấn đề về hạt nhân nền tảng của nhân tính. Tất nhiên, lý trí luôn là điểm căn bản cho mọi dự án, mọi phương hướng của đời sống con người. Nhưng lý trí đó cần được đặt nền trên một điểm tựa nào khác sâu xa hơn nó, để không chỉ cung cấp những lý do siêu hình, mà còn để thanh luyện khuynh hướng duy lợi trong các hoạt động tư duy của nó. Thiết tưởng, chính tại điểm này, chúng ta phải trở lại với những nền tảng và kiến giải cao sâu của các tôn giáo.

Để hướng dẫn con người xây dựng và phát triển nhân tính, hầu hết các tôn giáo chân chính đều tập trung vào khái niệm lòng nhân, vì chính lòng nhân là điểm gặp gỡ giữa con người và Thượng Đế. Các bậc tôn sư tâm linh đều dạy ta điểm giác ngộ đó. Nói như phái Tâm học bên Trung Hoa, tình yêu – vốn gắn với sự thực hành lương tâm – chính là phương cách đạt được tận cùng của bản tâm, tức tình trạng thiên uyên nhất thể với vạn vật và với Trời. Phật giáo cũng lấy đức Từ Bi làm nền tảng, như nhận xét của Đạt Lai Lạt Ma: “tôn giáo đích thực là sự tử tế, là lòng nhân ái.” Tương tự, Kitô giáo cho rằng tình yêu và khả năng yêu thương là điều con người được chia sẻ bản tính của Thiên Chúa cách rõ nhất, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Vì vậy, khi nhấn mạnh đến lòng nhân và đặt nó trong nền tảng tâm linh, chúng ta mới thấy được viễn tượng lớn lao và cao sâu mà nhân tính có thể đạt tới, vì tình yêu tự nó có biên cương bao la – do vốn thuộc về Thiên Chúa. Nhờ tình yêu, con người như thể được trải rộng và chạm đến chiều sâu nhất của hiện hữu mình, có thể kinh nghiệm phần nào điều thuộc phạm vi vô cùng và siêu việt. Trong viễn tượng đức tin, có thể nói đó là kinh nghiệm ‘đụng chạm’ đến Thiên Chúa. Chính trong kinh nghiệm tình yêu mà con người thấy rõ nhất việc mình và tha nhân thuộc về Thiên Chúa, thấy mình là hình ảnh của Người.

Chỉ khi trở lại với viễn tượng đó, như suy tư của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong Thông điệp Deus caritas est (Thiên Chúa Là Tình Yêu), chúng ta mới bớt quy hướng về mình để tìm kiếm hạnh phúc cho người khác, và rồi cuối cùng sẽ tự hiến và mong muốn ‘sống’ vì tha nhân. Đó là cuộc gặp gỡ trong chiều

Đọc tiếp trang 12

giới tốt đẹp hơn, đầy nhân bản và tiến bộ hơn, dựa trên nền tảng này. Và quả thật, cuộc cách mạng đó đã biến đổi bộ mặt của cả thế giới. Điều phải kể đến đầu tiên chính là những tiến bộ vượt bậc trong nhiều lãnh vực, từ khoa học kỹ thuật cho tới văn hóa và chính trị xã hội. Những phát hiện y khoa của Pasteur là ví dụ điển hình cho dòng chảy tiến bộ đó. Nó cũng kéo theo những thăng tiến, ít nhất là ở phạm vi tư tưởng hay từ các tuyên ngôn, về địa vị và phẩm giá của con người, mà Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền 1948 là một minh chứng điển hình.

Nhưng, liệu nền tảng duy lý có thực sự đủ để xây dựng một nền nhân bản vững vàng? Lịch sử thế giới từ đó đến nay, nhất là bối cảnh dịch bệnh hiện tại, cho thấy rằng những tầm nhìn quá lạc quan như nói trên đều là ảo tưởng. Chính những con vi-rút bé xíu kia đang phơi bày sự thật đó! Cơn dịch bệnh trong những ngày qua đang cho thấy rằng nền tảng nhân tính mà người ta dày công xây dựng từ hạt nhân duy lý không

hề vững chắc; và chỉ cần một biến cố cũng đủ khiến nó lung lay. Châu Âu nói riêng và Nước Pháp nói chung, nơi được xem là có nền văn minh đầy chiều sâu, và cũng là nơi khởi phát cho cuộc cách mạng duy lý, lại là một trong những nơi có biểu hiện kỳ thị chống người Trung Quốc đầu tiên. Tất nhiên, điều phải ghi nhận là những dối trá của chính quyền và của một số cá nhân Trung Quốc đã khiến họ bùng lên cơn giận dữ, nhưng rõ ràng nó cũng cho thấy rằng nền tảng khoan dung của họ đã không đủ sâu và đủ lớn để có thể thông cảm và bỏ qua cho sai lầm nghiêm trọng của người khác.

Vậy là, khi đặt nền trên hạt nhân duy lý, dù với những nỗ lực lớn lao, từ những lý thuyết giáo dục nhân bản, những chủ nghĩa anh hùng phim ảnh, cho tới những câu chuyện văn học lãng mạn và đầy tính hy sinh, vv., chúng ta đều không thực sự xây nên được một nền nhân tính đủ sâu và đủ vững. Lý do vì, nếu không được đặt trên một nền tảng siêu vượt khác, ‘trí tuệ lý thuyết’ của con người, với khuynh hướng tìm các giải đáp rạch ròi cho mọi vấn đề và

Tiếp theo tr. 8: Dịch bệnh và lòng nhân

BTDL 22-03-2020 tr. 12

sâu bản chất của Eros và Agape.[1] Khi đặt nền trên tình yêu trong đức tin, nhân tính chúng ta được mở ra một chân trời vượt qua bên kia lãnh vực riêng của lý trí, đồng thời thanh luyện cho lý trí thoát khỏi những mù quáng để trở nên chính nó cách tốt đẹp hơn, giúp nó biết chu toàn trách vụ cao cả của mình. Chính những lý lẽ và nguyên do thiêng liêng mới làm cho hành động của con người mang ý nghĩa và giá trị tối hậu.

Nếu hình dung chúng ta đang có một nền tảng nhân tính vững chắc như thế ngay lúc này, điều gì sẽ xảy ra trong việc đối phó với cơn đại dịch corona? Xét cho cùng, con vi-rút không phải là một ‘loài thông minh’. Nó không có bất cứ ‘kế hoạch tính toán’ nào để lây lan. Vì thế, mức độ phát tán của nó phụ thuộc chính yếu vào ứng xử của con người. Nếu lòng nhân của thế giới đủ sâu và rộng, những người có dấu hiệu bị nhiễm sẽ chủ động đi kiểm tra và chủ động tránh tiếp xúc để bảo vệ cho người khác. Họ có thể tự cách ly ở nhà, nhưng cũng sẵn sàng đến những điểm cách ly chung mà không cần chạy trốn, vì họ biết trách nhiệm, đồng thời ý thức rằng mình sẽ được yêu thương và chăm sóc. Còn những người khoẻ mạnh: họ vừa tìm cách bảo vệ cho mình và cho những người khác, nhưng đồng thời cũng biết quan tâm, lo lắng và chăm sóc trong khả năng có thể đối với những người bệnh

tật. Cả xã hội sẽ dồn các nguồn lực để chăm sóc và nghiên cứu phương thức chữa trị. Các thông tin sẽ minh bạch và chân thực; sẽ không ai cố tình che dấu hay làm nhiễu loạn để gây hoang mang trở ngại, vì tất cả đều được lòng nhân hướng dẫn. Nếu viễn tượng đó diễn ra, trong thời đại tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện nay, hẳn những con vi-rút này không thể mang lại đại dịch cho nhân loại được!

Có lẽ chưa bao giờ cả nhân loại lại cảm thấy số phận con người gần nhau, gắn chặt với nhau như lúc này. Cùng chung số phận, nếu không có khả năng tương trợ, gánh vác cùng nhau và cho nhau, thì chỉ có thể đẩy nhau vào thảm hoạ. Cả nhân loại đang cần tình người phát lộ hơn bao giờ hết, cần quay lại với sự dịu dàng như lòng mẹ để bao bọc và chăm sóc và hy sinh cho nhau trong cơn hoạn nạn. Có lẽ đó cũng là bài học lớn mà Thiên Chúa muốn con người rút ra như một phần ý nghĩa của đau khổ. Vì vậy, chung trong lời cầu cho các nạn nhân và cho thế giới trong cơn đại dịch, chúng ta cũng cầu mong cho nhau biết quay lại với nền tảng lòng nhân trong đức tin, để xây dựng một thế giới thật sự nhân bản hơn. Đó là giải pháp căn cơ nhất, không phải chỉ đối với cơn dịch này, mà đối với toàn thể đời sống xã hội tương lai của nhân loại.

Khắc Bá, S.J. [1] Deus caritas est, số 5-6.

Chúa Nhật 15/03 vừa qua, các băng ghế nhà thờ không trống vắng nhưng ngược lại đầy các gia đình như những Thánh lễ trước đây. Có những người rất già, một mình hay cùng với người bạn đời của mình. Có một thiếu niên với hình cầu vồng, muốn nói lên niềm tin tưởng rằng mọi sự rồi sẽ tốt thôi. Nhà thờ đầy sức sống nhưng lại thật im lặng.

Cha Giuseppe cử hành Thánh lễ trong sự hiệp thông với các tín hữu, những gương mặt mỉm cười. Các tín hữu ở nhà tham dự Thánh lễ được chiếu trực tiếp trên Facebook.

Khi cha Giuseppe cử hành Thánh lễ, không chỉ giáo dân nhìn thấy cha trên màn ảnh nhưng cả cha cũng nhìn thấy họ. Và đặc biệt cha vui vì họ đã đáp lại lời yêu cầu của cha, chụp hình và gửi cho cha.

“Cách thế này có lẽ để giúp chúng ta cảm thấy bớt cô đơn, và cũng để đón nhận và đưa ra một dấu hiệu hữu hình của sự gần gũi, trong những ngày này. Sự cô lập vì đại dịch giúp chúng ta khám phá lại các mối quan hệ xã hội, bị buộc phải xa cách.” (Avvenire & La Stampa 16/03/2020)

Hồng Thủy Vatican

Tiếp theo tr. 4: Do đại dịch virus corona...