32
Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó ... · Báo cáo Nhiệm vụ cho tỉnh Cà Mau, ngày 10-14 tháng 12 năm 2012 Công tác lập kế

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

Chịu trách nhiệm xuất bảnDeutsche Gesellschaft fürInternationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở đặt tạiBonn và Eschborn, CHLB Đức

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP)

Tầng 9, Landmark, Số 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt NamT + 84 838239811F + 84 838239813I www.giz.de/viet-nam http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html

Biên soạn xongTháng 12 năm 2012

Biên tậpLê Bá Cả

In ............

Dàn trang và trình bàyGolden Sky Co.,ltdTầng 5 số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hình ảnh© GIZ

Tác giảRegina Bernhard và Johannes Ferguson

Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cũng như GIZ.

© GIZ 2014

GIZ chịu trách nhiệm nội dung của ấn phẩm này.

Dưới sự ủy quyền củaBộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc

Báo cáo Nhiệm vụ cho tỉnh Cà Mau, ngày 10-14 tháng 12 năm 2012

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

GIZ Việt Nam

Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng tới phát triển bền vững.

GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức, GIZ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực ưu tiên: (i) Đào tạo Nghề; (ii) Chính sách Môi trường và Sử dụng bền vững Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên; và 3) Năng lượng.

Nhà tài trợ vốn và ủy nhiệm chính của GIZ Việt Nam là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Ngoài ra còn có các Bộ liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (BMUB), Bộ Liên bang về các vấn đề Kinh tế và Năng lượng (BMWi) và Bộ Tài chính Liên bang (BMF). GIZ Việt Nam cũng tham gia nhiều dự án do Chính phủ Úc (thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại - DFAT) và Liên minh châu Âu đồng tài trợ cũng như hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng phát triển Đức KfW.

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) do hai chính phủ Đức và Úc tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển giúp tăng khả năng phục hồi và giảm khả năng bị tổn thương nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của năm tỉnh chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện Chương trình.

Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html.

4

1. Bối cảnh .............................................................................................................................................................6

2. Kết quả ..........................................................................................................................................................10

a) Phân tích các cơ quan, ban, ngành .........................................................................................................................11

b) Năng lực quản lý ............................................................................................................................................................12

c) Năng lực quản lý tài chính .........................................................................................................................................13

d) Lỗ hổng trong thực hiện ............................................................................................................................................14

3. Các đề xuất ....................................................................................................................................................16

a) Xây dựng một hệ thống GS&ĐG chặt chẽ, hiệu quả và đầy đủ và tăng cường sự phối hợp trong

công tác thực hiện Kế hoạch hành động CCA ....................................................................................................17

b) Tăng cường xây dựng ngân sách và các quy trình thực hiện giữa cấp quốc gia và các cấp dưới ...18

c) Tăng cường mối liên kết giữa quy hoạch và cấp ngân sách cho bảo vệ bờ biển ..................................20

d) Tăng cường mối liên kết giữa quy hoạch và hiệu quả bảo vệ bờ biển ......................................................21

e) Phương pháp ..................................................................................................................................................................21

4. Tài liệu tham khảo ......................................................................................................................................24

5. Kế hoạch công tác ......................................................................................................................................26

Mục lục

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

5

IPCC Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

CCAAP Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

CCA Ứng phó với biến đổi khí hậu

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Sở TN&MT Sở TN&MT

Sở TC Sở Tài chính

Sở KH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

NTP Mục tiêu quốc gia

GS&ĐG Giám sát đánh giá

ICMP Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển

CTA Cố vấn trưởng

Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ TC Bộ Tài chính

Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ viết tắt

010101Bối cảnh

6

7

Theo Nhóm chuyên gia liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Cụ thể là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng đang gặp nguy hiểm. Tại tỉnh Cà Mau thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các đầm tôm mở rộng với tốc độ nhanh và số lượng lớn đã khiến các khu rừng ven biển trở nên xấu đi và sự đa dạng sinh học giảm xuống đáng kể. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt và đã giảm khả năng chống chịu và khả năng ứng phó của các hệ sinh thái ven biển.

Để ứng phó với những thách thức này, Cà Mau đã ưu tiên cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ bờ biển trong các văn bản chiến lược. Trong các văn bản này, tỉnh Cà Mau nhấn mạnh tầm quan trọng then chốt của các hệ thống đê như là phương tiện bảo vệ bờ biển và ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh Cà Mau (SEDP 2020), không có tài liệu nào nhắc đến biến đổi khí hậu/ hoặc ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số tài liệu mô tả sự cần thiết của việc gia cố hoặc xây dựng các hệ thống bảo vệ đê, như là nâng cấp các bờ đê dọc Biển Tây, hoặc xây dựng bờ đê dọc Biển Đông (trang 154, 174, 184).

- Đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm trước (SEDP 2006-10) cùng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm hiện tại (SEDP 2011-15) chỉ ra mối tương quan nghịch giữa sự phát triển của khu vực và biến đổi khí hậu không được kiềm chế. Những phần sau của bản đánh giá này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng phó với biển đổi khí hậu (đặc biệt là nước biển dâng) (trang 54).

- Các SEDP được cụ thể hóa bằng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu với nhiều bằng chứng hơn về sự thích hợp của các hệ thống bảo vệ đê: kế hoạch này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu và cụ thể là các hệ thống bảo vệ đê khi liệt kê các “Dự án ưu tiên trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của tỉnh Cà Mau” ở Chương 5. Một trong số các biện pháp này là gia cố một số đê (trang 303).

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

8

Do đó, các văn bản quy hoạch đưa ra tổng quan về nhu cầu của tỉnh Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu và thể hiện nhu cầu hành động khẩn cấp. Tuy nhiên, thách thức lớn của tỉnh đó là nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như năng lực quản lý hạn chế để đảm bảo hiệu quả cao hơn của các hoạt động và các khoản đầu tư nhằm đạt được mục tiêu của chính sách biến đổi khí hậu và các nhu cầu cụ thể của địa phương.

Do đó, mục tiêu chính là tối đa hóa các hoạt động bảo vệ bờ biển hiệu quả đã thực hiện và đã lên kế hoạch. Tuy nhiên, do nguồn tài chính hạn chế ở cấp tỉnh, các yếu tố chính để cho các quy trình quy hoạch và lập ngân sách là tối ưu hóa việc dự báo các quỹ hiện có và xác định các hoạt động hiệu quả tiềm năng. Theo nghĩa này, việc đổi mới sẽ giúp dự toán chính xác và hỗ trợ việc ưu tiên cho công tác ra quyết định chính trị “để đạt được hiệu quả cao nhất từ ngân sách”. Do đó, mục tiêu của khảo sát này là xác định các tiềm năng để cải thiện mối liên hệ giữa quy hoạch và cấp ngân sách và tối ưu hóa việc cung cấp dịch cụ công liên quan đến bảo vệ bờ biển và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

9

10

020202Kết quả

11

Quy hoạch của địa phương là nhân tố chính để đạt được mục tiêu của Chính phủ Việt Nam. Việc này lý giải cho việc cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ bờ biển. Các văn bản quy hoạch chính là Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2015 của tỉnh Cà Mau (SEDP) và văn bản cụ thể hóa kế hoạch này là Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (CCAAP).

a) Phân tích các cơ quan, ban, ngành

Đặc điểm của sự quản trị ở cấp tỉnh là phụ thuộc nhiều vào cấp quốc gia và khả năng quản lý tài chính và quy hoạch còn hạn chế. Cụ thể, các cơ quan, ban, ngành sau đây liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch hành động CCAAP:

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (sở NN&PTNT): là đối tác chính của GIZ, sở NN&PTNT giữ vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ bờ biển theo CCAAP. Sở cũng đã tham gia xây dựng CCAAP với sự phối hợp của sở TN&MT. Các ưu tiên thực hiện CCAAP được Ban chỉ đạo đưa ra để thực hiện CCAAP. Tuy nhiên, sở NN&PTNT nhấn mạnh rằng trong những năm qua nguồn vốn khẩn cấp chỉ được cấp cho hoạt động bảo vệ bờ biển. Quy trình quy hoạch tài chính toàn diện được cấp ít vốn do không dự đoán được các nguồn lực do cấp quốc gia phân bổ. Theo sở NN&PTNT, khả năng dự báo tài chính của Sở kém. Tuy nhiên, Sở cũng nỗ lực đưa quy hoạch tài chính trung hạn (ba năm), giúp ưu tiên cho các nguồn lực dành cho công tác bảo vệ bờ biển. Một trong những vấn đề chính khi thực hiện CCAAP đó là thiếu một hệ thống giám sát.

Sở Tài nguyên và Môi trường (sở TN&MT): giữ vai trò phối hợp thực hiện CCAAP. Ban chỉ đạo đã được thành lập vào năm 2009 ngay sau khi triển khai CCAAP, đứng đầu là sở TN&MT (các thành viên: Phó chủ tịch UBND tỉnh, sở NN&PTNT, sở TC và sở KH&ĐT). Tuy nhiên, sở TN&MT báo cáo rằng Ban chỉ đạo chưa chủ động lắm và chưa cung cấp nhân công cho nhiệm vụ này. Sở TN&MT đã đệ yêu cầu cấp ngân sách từ cái được gọi là Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu lên Bộ Tài nguyên và Môi trường

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

12

(bộ TN&MT) dựa vào dự đoán về nhu cầu thực hiện CCAAP. Việc giải ngân (thông qua UBND tỉnh) không tuân theo quy trình đã được xác định, do đó không thể dự đoán được.

Ủy ban Nhân dân tỉnh (UBND tỉnh): là đối tượng chính trị chính của tỉnh, UBND tỉnh nhận thức được tình trạng thiếu nguồn tài chính để thực hiện CCAAP. Lỗ hổng trong việc thực hiện giữa các hoạt động quy hoạch và cấp ngân sách được xác định là một trong những thách thức chính. Việc giới thiệu tầm nhìn quy hoạch tài chính ba năm vào năm 2013 được hiểu là bước đi chính nhằm giải quyết lỗ hổng trong việc thực hiện. Ngoài ra, UBND tỉnh xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý và cung cấp dịch vụ bảo vệ bờ biển. Dự thảo kế hoạch ba năm 2013-2015 đã được sở KH&ĐT trình lên UBND tỉnh phê duyệt.

Sở Kế hoạch và Đầu tư (sở KH&ĐT): Trong khi chịu trách nhiệm về ngân sách đầu tư, sở KH&ĐT quan tâm đến thực tế là các nguồn vốn cho đầu tư của tỉnh rất hạn chế. Không có ngân sách cho công tác bảo vệ bờ biển từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MoPI) mà cho các hoạt động có liên quan như phá rừng. Do khủng hoảng tài chính, ngân sách này đã bị cắt giảm đáng kể vào năm 2011/2012. sở KH&ĐT cũng giám sát việc thực hiện CCAAP. Bộ cũng đánh giá năng lực báo cáo của các cơ quan cấp tỉnh có liên quan là rất thấp. Một vấn đề khác là thiếu cơ sở dữ liệu đầy đủ. Năng lực quy hoạch và quản lý tài chính của sở KH&ĐT cho kế hoạch đầu tư ba năm (ĐEP) là hạn chế. Bộ hoạt động như là nhà điều phối sự đóng góp của các cơ quan khác nhau hơn là cơ quan chỉ đạo chủ động và xác định nhu cầu đào tạo về phương pháp quy hoạch.

Sở Tài chính (sở TC): Chịu trách nhiệm về ngân sách có định kỳ bao gồm 70% dành cho lương của chính quyền tỉnh và 30% dành cho các chi tiêu khác. Sở xác định khả năng dự đoán việc thu thuế và tình trạng thiếu cơ sở dữ liệu đầy đủ là một trong những thách thức lớn của Sở.

b) Năng lực quản lý

Cần lưu ý rằng trong bối cảnh Việt Nam là một hệ thống chính trị khá tập trung, quy hoạch của tỉnh phải tuân theo và thi hành các nghị định và các quy định khác của quốc gia.

Trách nhiệm này không chỉ tác động đến những gì các cơ quan có thẩm quyền của địa phương có thể quy hoạch mà còn đến cách họ có thể thực hiện. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền của địa phương dựa vào khung lập quy từ chính phủ. Khung lập quy này vẫn phải được xây dựng.

Tuy nhiên, việc thiếu khung lập quy hoạch này cũng cho các tỉnh một không gian mở. Đây có thể là cơ hội để thí điểm các mô hình cung cấp dịch vụ đổi mới và hiệu quả và lồng ghép các mô hình này vào chu kỳ quy hoạch của địa phương. Các thông lệ tốt cũng có thể tăng lên và lồng ghép vào khung lập quy mới.

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

13

Cà Mau đang đối mặt với một thách thức lớn là chuyển đổi chính quyền công thành khu vực công của địa phương hiện đại và có khả năng cung cấp cho người dân các dịch vụ có giá trị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ bờ biển. Để ứng phó với thách thức này, tỉnh đã đạt được những tiến triển nhất định, đặc biệt là thông qua quy hoạch tập trung và thực hiện các biện pháp bảo vệ như là các hệ thống đê. Tuy nhiên, các thể chế có liên quan sở NN&PTNT, sở TN&MT và sở KH&ĐT không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công có hiệu quả của họ (trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ bờ biển) cho người dân.

Công tác điều phối vẫn là một thách thức giống các vấn đề hành động tập thể. Các vai trò, trách nhiệm không rõ ràng cũng như thiếu các quy trình cộng tác của các bên liên quan đã cản trở việc thực hiện Kế hoạch hành động CCA. Do đó, trước khi thực hiện, cần tham khảo về các quy trình quy hoạch đúng cách, xác định rõ các vai trò thực hiện, đánh giá các ẩn ý tài chính và xác định các nguồn ngân sách. Trong một số trường hợp những thách thức này không được giải quyết gây ra những trở ngại nghiêm trọng cho việc thực hiện Kế hoạch hành động CCA.

Để nâng cao việc thực hiện và xác định đúng các vấn đề cần cải thiện và nguyên nhân gây cản trở khi cung cấp các dịch vụ bảo vệ bờ biển, tỉnh Cà Mau lên kế hoạch nỗ lực hơn nữa nhằm xây dựng một hệ thống GS&ĐG. Kết quả, khung giám sát dẫn đến các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết các nhược điểm trong hành động của chính phủ. Nếu hệ thống này được xây dựng thành công, nó cũng sẽ mở rộng đáng kể khả năng các cán bộ và người dân nhận được danh sách các đạo luật và hành động dựa vào các thông tin hiệu quả của khu vực nhà nước cũng như cách thức các cơ quan giám sát chủ chốt thực hiện nhiệm vụ của họ. Tuy nhiên, những người được phỏng vấn báo cáo rằng việc xây dựng một hệ thống GS&ĐG có hiệu quả là một trong những thách thức chính trong việc thực hiện CCAAP. Hệ thống hiện nay không thiết thực và không được sử dụng để giám sát việc thực hiện CCAAP một cách có hệ thống.

c) Năng lực quản lý tài chính

Phân tích qua các văn bản quy hoạch của tỉnh Cà Mau cho thấy những văn bản này trình bày chi tiết và toàn diện về nhu cầu của tỉnh về ứng phó với biến đổi khí hậu và đặc biệt là bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên, tất cả các bên liên quan nhấn mạnh rằng tỉnh đang đối mặt với một lỗ hổng tài chính đáng kể trong việc thực hiện CCAAP. Hóa ra rằng số lượng lỗ hổng tài chính lên tới 98%. Do đó, các văn bản quy hoạch thực tế không phản ánh chiến lược thực hiện kế hoạch hành động. Các cán bộ có trách nhiệm báo cáo rằng trong những năm qua vốn chỉ dành cho các mục đích khẩn cấp.

Đặc điểm của ngân sách của tỉnh là phụ thuộc nhiều vào sự phân bổ từ cấp quốc gia và các nhà tài trợ. Hiện tại, sở KH&ĐT tỉnh hoặc sở TC ở cấp quốc gia không đưa ra mức trần. Do đó, kế hoạch tài chính diễn ra mà không chắc chắn có sẵn bao nhiêu nguồn vốn.

Việc cấp ngân sách bằng ngân sách của tỉnh (để quản lý khu vực ven biển) là từ các nguồn khác nhau ở cấp tỉnh nhưng chủ yếu là cấp quốc gia. Cụ thể là, ngân sách của tỉnh bao gồm:

• Ngânsáchcủatỉnh• Cáckhoảndoquốcgiaphânbổ(ngânsáchđịnhkỳdobộTCcấp,ngânsáchđầutưdobộKH&ĐT

cấp, cộng phân bổ thêm từ các bộ - bộ NN&PTNT - bộ TN&MT)• CácnguồnkháctừNTPvàODA

Một vấn đề chung ở Việt Nam đó là hầu hết các tỉnh, kể cả Cà Mau, đang nợ nhiều và hầu như không có nguồn vốn riêng để đầu tư vào sự phát triển của tình. SEDP quốc gia cung cấp khung định hướng chiến

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

14

lược cũng như một số số liệu về mục tiêu chi tiêu của chính phủ cho các lĩnh vực ưu tiên. Ở cấp quốc gia, các nguồn vốn bổ sung dành cho SEDP được cấp dưới dạng Chương trình mục tiêu quốc gia 16 (NTP).

Có một NTP đặc biệt cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Về lý thuyết, NTP liên quan đến các khoản phân bổ ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, thực tế quá trình giải ngân cho NTP kéo dài, không minh bạch và không thể dự đoán được. Bộ chịu trách nhiệm phối hợp NTP (trong trường hợp này là bộ TN&MT) yêu cầu các tỉnh xác định nhu cầu trong khuôn khổ của NTP nhưng không đề ra mức trần. Sau đó, tỉnh trình dự toán của mình. Do không có mức trần, các đề xuất thường lớn hơn số vốn hiện có. Dựa vào dự toán của các tỉnh, bộ TN&MT lập tính toán chi phí cho NTP. Tính toán chi phí phải được Quốc hội phê duyệt. Quốc hội chỉ họp một năm một lần. Điều này khiến việc giải ngân bị chậm trễ. Sau đó, Quốc hội phân bổ một khoản nhất định cho NTP. Dựa vào ngân sách đã được phê duyệt cho NTP, bộ TN&MT chuẩn bị phân bổ cho các tỉnh. Bộ có quyền thay đổi giữa các tỉnh nhưng không được thay đổi giữa các NTP.

Do các thủ tục chính trị sau bầu cử ở cấp quốc gia cũng như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, không giải ngân ngân sách cho NTP ứng phó với biến đổi khí hậu vào năm 2011 và 2012. Vào thời điểm của khảo sát, chính quyền tỉnh vẫn hoài nghi về việc nhận được vốn cho NTP vào năm 2013.

Do đó, quy trình quy hoạch tài chính hàng năm ở tỉnh Cà Mau có đặc điểm là phụ thuộc nhiều vào cấp quốc gia. Không thể dự đoán được quá trình phân bổ và giải ngân cho chính quyền tỉnh. Tỉnh không nhận được ngân sách yêu cầu cũng như không nhận được ngân sách vào thời điểm đã xác định, khiến không thể thực hiện được quy trình thực thi ngân sách một cách có trật tự. Do thiếu quyền tự trị trong quản lý các nguồn tài chính, năng lực quản lý tài chính để thực hiện CCAAP của các ban, ngành của tỉnh Cà Mau tương đối thấp. Kết quả là, có sự không nhất quán giữa các hoạt động đã lên kế hoạch và các hoạt động được thực hiện. Những người được phỏng vấn báo cáo rằng các nguồn vốn chỉ dành cho mục đích khẩn cấp và đã được phân bổ trên cơ sở không dự tính trước. Có ít hoặc không có lý do cho việc đầu tư vào các biện pháp ngăn chặn bảo vệ bờ biển.

Bên cạnh quá trình quy hoạch hàng năm, cần phải xem xét quy hoạch tài chính trung hạn. Các khung tài chính trung hạn thường phù hợp để giới thiệu một quy trình quy hoạch thực tế hơn và có thể dự đoán được. Các tỉnh được tự do lựa chọn có đưa quy hoạch tài chính trung hạn vào hay không. Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau quyết định xây dựng một khung quy hoạch tài chính ba năm. Với khung dự kiến này, có cơ hội để hệ thống hóa quy trình quy hoạch tài chính tại tỉnh. Việc đề ra mức chi tiêu trần có thể định hướng cho chính quyền tỉnh và đặc biệt là cho các ban, ngành chịu trách nhiệm thực hiện CCAAP dựa vào nguồn lực dành cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và đặc biệt là bảo vệ bờ biển.

Một vấn đề lớn khác là việc sử dụng các nguồn lực có sẵn. Dường như việc tuân thủ các quy tắc kém đến nỗi theo báo cáo các nguồn lực bị thất thoát do quản lý kém và tham nhũng.

d) Lỗ hổng trong thực hiện

Lỗ hổng trong thực hiện có bốn yếu tố chính:

(1) Thiếu kết quả chặt chẽ dựa vào hệ thống giám sát và đánh giá cũng như các cơ chế phối hợp: Các vấn đề hành động tập thể tương ứng với các thiếu sót trong phối hợp giữa các thể chế chính quyền địa phương liên quan đến Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh chuyển thành các vấn đề thực hiện do việc phân công vai trò, trách nhiệm và nguồn tài chính không rõ ràng.

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

15

(2) Các quy trình thực hiện và thành lập ngân sách không rõ ràng giữa cấp quốc gia và các cấp dưới và thiếu sự liên kết giữa quy hoạch và nguồn vốn ở tỉnh Cà Mau: Việc thiếu các nguồn lực có thể xác định được cho việc thực hiện CCAAP dẫn đến việc xây dựng các văn bản quy hoạch không thực tế. Trong hai năm qua, ngân sách chỉ được cấp cho mục đích khẩn cấp. Do đó, thách thức chỉ là chuyển từ ngân sách khẩn cấp sang quy trình quy hoạch thực tế hơn và các khoản phân bố từ cấp quốc gia dễ dự đoán hơn.

(3) Thiếu sự liên kết giữa quy hoạch và định hướng thực hiện và kém hiệu quả: Cần tăng cường sự liên kết giữa quy hoạch bảo vệ bờ biển và thực hiện bằng cách giới thiệu các cơ chế đổi mới công tác cung cấp dịch vụ trong khu vực công.

(4) Năng lực quản lý và quản trị hạn chế: Có thể nhận thấy các thiếu sót về năng lực quản lý của các tổ chức chính phủ ở tất cả các phạm vi (bao gồm quản lý tài chính và nhân sự). Yếu tố này phải được giải quyết trong ba yếu tố còn lại thông qua các biện pháp thích hợp (đào tạo, các chuyến thăm quan học tập, các sáng kiến chia sẻ kiến thức hoặc các biện pháp phát triển năng lực khác).

Từ khía cạnh người dân có yêu cầu cao hơn, các yếu tố nêu trên được bổ sung bởi khả năng chính phủ đáp ứng các yêu cầu và quyền lợi của người dân còn yếu.

Tỉnh Cà Mau - Thích ứng với biến đổi khí hậuBảo vệ bờ biển

Thiếu kết quả chính xác dựa trên hệ thống giám sát

và đánh giá cũng như cáccơ chế phối hợp

Thiếu nguồn tài chính

Thiếu sự liên kếtgiữa quy hoạch và

nguồn vốn

Thiếu sự liên kếtgiữa quy hoạch và

định hướng thực hiệnhiệu quả

Năng lực quản lý và quản trị hạn chế

Các yếu tố chínhliên quan đến lỗ hổng trong

thực hiện

16

030303Các đề xuất

17

Theo nền tảng về nguồn gốc của lỗ hổng trong thực hiện và quyền sở hữu của các thể chế có liên quan của Việt Nam để giải quyết những thách thức này, khảo sát đề xuất hỗ trợ cho các mục tiêu chính sau đây:

• KếtquảcủacôngtácthựchiệnKếhoạchhànhđộngCCAđượcgiámsátvàđưavàoquytrìnhquyhoạch và lập ngân sách

• Quytrìnhthựchiệnvàlậpngânsáchgiữacấpquốcgiavàcấptỉnhđượclàmrõvàdễdựđoánhơn• MốiliênkếtgiữaquyhoạchvàcấpngânsáchchoviệcthựchiệnCCAAPđượctăngcường• Cáccơchếthựchiệnđượclồngghépvàoquyhoạchvàdođóđượcthựchiện

Để đạt được bốn mục tiêu trên có sự đóng góp của bốn lĩnh vực chính có liên quan đến nhau là:

a) Xây dựng một hệ thống GS&ĐG chặt chẽ, hiệu quả và đầy đủ và tăng cường sự phối hợp trong công tác thực hiện Kế hoạch hành động CCA

Mục tiêu chính của phần này là góp phần vượt qua những thách thức trong công tác phối hợp và các vấn đề hành động tập thể. Các nhiệm vụ chính bao gồm tư vấn về quy trình quy hoạch và xác định rõ các vai trò thực hiện.

Theo nền tảng này khảo sát đề xuất cải thiện các điều kiện toàn diện của khung bằng cách xác định rõ hơn vai trò và trách nhiệm và hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định rõ ràng và thiết thực và một hệ thống giám sát và hệ thống GS&ĐG thiết thực.

Được phát động bởi một khuôn khổ tài chính chiến lược, có bố cục hơn và biện pháp phát triển năng lực mục tiêu dựa trên nhu cầu tỉnh Cà Mau có thể áp dụng các công cụ và phương pháp quy hoạch có

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

18

tính cộng tác, nâng cao hiệu quả trong chi tiêu công, củng cố các cơ chế thông tin, bề mặt chung của người dân và công tác đồng sản xuất cũng như tăng cường cung cấp dịch vụ (bảo vệ bờ biển). Để quy trình này phát triển, khảo sát đề xuất tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình gồm nhiều bên liên đới với sự tham gia của các cơ quan chính phủ ở cả ba cấp và với các nhóm xã hội dân sự được lựa chọn cũng như với khu vực tư nhân nhằm xác định những ưu tiên và xây dựng các chiến lược đồng thực hiện.

Các hệ thống GS&ĐG chặt chẽ, hiệu quả và đầy đủ: Quy hoạch của quốc gia theo định hướng của khu vực để có các dịch vụ bảo vệ bờ biển hiệu quả yêu cầu phải có sẵn kết quả thích hợp và dữ liệu đầu ra thông qua giám sát và đánh giá. Giám sát và đánh giá là cơ sở để can thiệp vào quy hoạch dựa trên bằng chứng với tiềm năng nâng cao quy hoạch không ngừng. Điều kiện tiên quyết để nhận ra những lợi thế này là một hệ thống GS&ĐG chặt chẽ lồng ghép các hệ thống thu thập dữ liệu cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương, đi đôi với văn hóa giám sát và trách nhiệm. Hệ thống GS&ĐG đó có thể cung cấp bằng chứng về các nguyên nhân và kết quả của các chính sách với mục tiêu nâng cao các dịch vụ bảo vệ bờ biển.

Theo nền tảng này, khảo sát đề xuất hỗ trợ tỉnh Cà Mau thực hiện các đề xướng giám sát nhằm nâng cao quy hoạch dựa trên bằng chứng và giới thiệu hệ thống quản lý hoạt động. Ngoài ra, đề xuất xây dựng khung giám sát và khung GS&ĐG dựa trên bằng chứng, nhạy cảm về giới cho chính quyền tỉnh Cà Mau, tương thích với hệ thống GS&ĐG hiện có, mới xuất hiện cho cấp quốc gia.

Hoạt động đầu tiên sẽ là tiến hành nghiên cứu về tính khả thi. Quan trọng là phải tăng cường các mối liên kết giữa hệ thống GS&ĐG và quy trình quy hoạch nhằm xây dựng một chu kỳ quy hoạch chung và đầy đủ. Cũng nên xây dựng cơ chế đưa kết quả vào quy hoạch (tài chính).

Các hoạt động khác có thể bao gồm nhưng không giới hạn trong hoạt động thiết lập cơ sở dữ liệu, hình thành các chỉ số phù hợp (dựa trên kết quả và đầu ra) và đào tạo về đánh giá dựa trên bằng chứng cũng như sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định.

Sự hỗ trợ này có thể tăng lên và góp phần xây dựng và củng cố hệ thống GS&ĐG trong toàn chính phủ làm cơ sở cho quá trình quy hoạch và đưa ra quyết định dựa vào bằng chứng. Nên đặc biệt chú trọng tăng cường việc tạo ra dữ liệu nhạy cảm với sự công bằng và dữ liệu riêng về giới. Ngoài ra, chương trình có thể hỗ trợ thử nghiệm và rút ra các khía cạnh chính của khung giám sát trong các khu vực và các tỉnh được lựa chọn.

Hợp tác chặt chẽ với cấp quốc gia và các tỉnh được lựa chọn (Cà Mau), chương trình có thể hỗ trợ quá trình chính xác hóa (nội dung), ứng dụng (quy trình) và ứng phó (sử dụng hợp lý trong phạm vi tương ứng của chính phủ) các Công cụ đánh giá hiệu quả quản lý ở các ban, ngành và các thể chế nhà nước được lựa chọn. Chương trình cũng có thể hỗ trợ tư vấn thêm về và chính xác hóa và giám sát “các dự án ưu tiên” do Kế hoạch hành động CCA xác định.

b) Tăng cường xây dựng ngân sách và các quy trình thực hiện giữa cấp quốc gia và các cấp dưới

Trở ngại chính đối với công tác quy hoạch và quản lý tài chính hợp lý ở tỉnh Cà Mau là thiếu một quy trình thực hiện và xây dựng ngân sách có trật tự, minh bạch và có thể dự đoán được giữa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Theo bối cảnh này, khảo sát đề xuất thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên đới ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, chú trọng vào việc làm rõ và tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình xây dựng ngân

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

19

sách và nâng cao khả năng có thể dự đoán các dòng tài chính cho các cấp dưới.

Cần nghiên cứu thêm về các thủ tục và các nhược điểm của quy trình thực hiện và xây dựng ngân sách ở cấp quốc gia (sẽ được giải quyết ở khảo sát thứ hai diễn ra vào tháng ba năm 2013). Phân tích về quy trình thực hiện và xây dựng ngân sách ở cấp quốc gia có thể là bước đầu tiên nhằm củng cố tính minh bạch và có thể dự đoán được cho chính quyền tỉnh Cà Mau. Sau đó ảnh hưởng của các kết quả này đối với chính quyền tỉnh nên được thảo luận với các bên liên quan ở cấp tỉnh trong mối liên hệ với phương pháp tăng cường mối liên kết giữa quy hoạch và cấp ngân sách của các biện pháp bảo vệ bờ biển (xem chương sau). Khi đó, có thể tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện các quy trình giữa cấp quốc gia và cấp dưới. Có thể tổ chức cuộc họp bàn tròn giữa các bên liên đới ở cấp quốc gia và cấp tỉnh nhằm tăng cường thông tin và hợp tác và, do đó nâng cao quá trình quy hoạch.

Để làm như vậy, đề xuất có một phương pháp chung của GIZ bao gồm sự liên kết mạnh mẽ hơn với các dự án GIZ ở cấp quốc gia nhằm khởi động sự hợp tác và sử dụng các hiệp lực của các hoạt động của GIZ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đặc biệt đề xuất liên kết với Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô của GIZ vì Chương trình này đang hoạt động và tư vấn cho Bộ Tài chính về cải cách tài chính công. Có thể sử dụng các mối liên hệ của Chương trình khu vực ASEAN để củng cố các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) cho các SAI của Việt Nam để khuyến khích công tác kiểm toán sử dụng chi tiêu dành cho các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc này có thể hữu ích trong giải quyết những điều trái quy luật với các quy trình cung ứng cho các biện pháp bảo vệ bờ biển.

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

20

c) Tăng cường mối liên kết giữa quy hoạch và cấp ngân sách cho bảo vệ bờ biển

Một vấn đề chính trong thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu là thiếu sự liên kết giữa quy trình quy hoạch và cấp ngân sách ở tỉnh Cà Mau. Như đã nói, các văn bản quy hoạch của tỉnh phản ánh toàn diện nhu cầu thực hiện CCAAP nhưng không tính đến các nguồn lực đã được phân bổ cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh, cụ thể là sở NN&PTNT và sở TN&MT, không có tổng quan về các cơ hội cấp ngân sách khác để thực hiện CCAAP.

Khảo sát/nghiên cứu đề xuất các biện pháp khác nhau nhằm tăng cường mối liên kết giữa quy hoạch và cấp ngân sách. Phân tích chuyên sâu về ngân sách của tỉnh sẽ là cơ sở cho quy mô của lỗ hổng tài chính ở tỉnh Cà Mau. Phân tích về ngân sách của tỉnh trong 3-5 năm qua là một bước quan trọng để hiểu được việc không cấp đủ ngân sách để thực hiện CCAAP là cố hữu hay là ngoại lệ. Đồng thời, đào tạo về dự báo tài chính của các nguồn ngân sách cũng như các nguồn thu nhập khác (đặc biệt là với các cán bộ tài chính tại sở KH&ĐT và sở TC) sẽ góp phần dự toán thực tế hơn về các nguồn có sẵn. Ngoài ra, nên phân tích các ẩn ý của các khoản đầu tư trung hạn và dài hạn dựa vào ngân sách định kỳ. Đến đây, có thể củng cố sự hợp tác giữa sở KH&ĐT và sở TC trong việc tính toán chi phí và lồng ghép chúng vào ngân sách định kỳ. Mọi khoản đầu tư cho bảo vệ bờ biển tạo ra chi phí quản lý hiện không được xem xét và, do đó, tạo ra chi phí không dự báo được cho ngân sách của tỉnh Cà Mau.

Một lĩnh vực hành động có thể xảy ra khác là xây dựng khung tài chính trung hạn dựa vào dự toán các nguồn lực có sẵn làm cơ sở cho việc ưu tiên các biện pháp bảo vệ bờ biển (ngăn ngừa và khẩn cấp). Khi đó khung này nên được xem xét trong quy trình quy hoạch tài chính hàng năm của tỉnh và nên làm cơ sở cho việc ưu tiên các biện pháp bảo vệ bờ biển (ngăn ngừa và khẩn cấp). Như nói ở trên, các ban, ngành của tỉnh đang hình thành ngân sách hàng năm mà không có tầm nhìn quy hoạch cho lĩnh vực của họ. Kể cả nếu khung tài chính trung hạn không được xây dựng, việc tăng cường đối thoại giữa các cán bộ tài chính của ban, ngành vẫn có ý nghĩa (đặc biệt là với Trưởng các Phòng Quy hoạch và Tài chính của sở NN&PTNT và sở TN&MT) với các thể chế quốc gia và việc phân bổ nguồn lực từ cấp quốc gia có thể dự đoán dễ hơn, ví dụ cấp quốc gia giới thiệu việc đề ra mức trần nhằm cung cấp một khung quy hoạch dành cho chính quyền tỉnh (xem chương trước).

Để hỗ trợ sở NN&PTNT thực hiện các biện pháp bảo vệ bờ biển được đoán trước trong CCAAP, có thể tiến hành nghiên cứu cơ sở về các cơ hội ngân sách cho các biện phép ứng phó với biến đổi khí hậu từ cấp quốc gia bao gồm cả quỹ khí hậu quốc gia và các khoản trợ cấp khác. Ở bước tiếp theo, sở NN&PTNT có thể được tư vấn về phương cách tận dụng tất cả các cơ hội về vốn hiện có và về phương cách nhận được thêm tiền tài trợ.

Cuối cùng, nhóm khảo sát đề xuất tăng cường năng lực quản lý tài chính của các cán bộ tài chính của sở NN&PTNT và sở TN&MT nhằm đảm bảo rằng các quy trình cung ứng cho các biện pháp bảo vệ bờ biển tuân thủ các quy tắc và quy định. Bên cạnh đó, các thể chế quản lý cấp quốc gia và cấp tỉnh có thể trở nên nhạy cảm trong việc sử dụng các nguồn lực (xem chương trước) và có thể được đào tạo và khuyến khích tiến hành kiểm toán và kiểm soát sự tuân thủ các quy tắc và quy định hiện có. Bằng cách đó, có thể ngăn ngừa được việc lạm dụng các nguồn lực sẵn có và có thể khuyến khích sử dụng chúng một cách có mục đích.

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

21

d) Tăng cường mối liên kết giữa quy hoạch và hiệu quả bảo vệ bờ biển

Mục tiêu chính của phần chủ chốt này là nâng cao mối liên hệ giữa quy hoạch bảo vệ bờ biển và hiệu quả của nó thông qua việc giới thiệu cơ chế thực hiện đổi mới trong khu vực công.

Ngày nay, ở các nước phát triển và đang phát triển việc cung cấp các dịch vụ công đổi mới và hiệu quả thường xuất hiện từ sự liên danh giữa các cơ quan nhà nước khác nhau cũng như giữa các tổ chức xã hội và nhà nước. Do đó, xã hội dân sự và khu vực tư nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các chính sách của nhà nước. Theo đó, các hoạt động trong khu vực chủ chốt này là thiết lập các mối quan hệ liên danh cộng tác và các cơ chế hợp tác giữa các cơ quan chính quyền tỉnh và nhà nước, hợp tác giữa các tỉnh và các hình thức khác của liên danh nhà nước tư nhân (bao gồm cả cộng đồng – liên danh nhà nước và cộng đồng nhà nước tư nhân). Có thể ủy thác nghiên cứu về phương cách gia tăng giá trị thông qua các mối quan hệ liên danh cộng tác và các cơ chế hợp tác nhằm cải thiện việc cung cấp dịch vụ. Nghiên cứu cũng có thể xác định các hệ thống và quy trình cung cấp dịch vụ hiệu quả và đổi mới (tập trung vào hiệu quả) và cung cấp ý tưởng cho dự định và nhân rộng chúng.

Bên cạnh đó chương trình có thể hỗ trợ tỉnh Cà Mau phân tích và sơ đồ bằng chứng hiện có về mối quan hệ liên danh đổi mới để cung cấp dịch vụ công ở cả cấp quốc gia (Việt Nam) và quốc tế. Phân tích cũng có thể tìm hiểu phương cách tập trung hơn vào các kết quả định tính và việc cung cấp dịch vụ công trong chu kỳ quy hoạch của tỉnh Cà Mau.

Các hoạt động khác có thể bao gồm các biện pháp đào tạo dành cho các cán bộ quản lý trung cấp và cao cấp trong khu vực công (chính quyền cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương) và các chuyến viếng thăm cũng như tham gia vào các hoạt động nhằm tìm ra các giải pháp mới cho các thách thức trong việc cung cấp dịch vụ.

Chương trình có thể hỗ trợ tỉnh Cà Mau thực hiện các mô hình đã được lựa chọn và hỗ trợ hơn nữa cho việc xây dựng và thực hiện các chiến lược nhân rộng để tuyên truyền và nâng cao các thông lệ tốt nhất từ các trường hợp thí điểm thành công. Trong nỗ lực nhân rộng đó, chương trình có thể xây dựng dựa vào hiểu biết rộng và mạng lưới đối tác dày đặc để thiết kế lại một cách có hiệu quả và áp dụng các kinh nghiệm thí điểm tích cực vào các bối cảnh khác nhau.

e) Phương pháp

Khảo sát đã xác định bốn nguyên tắc chiến lược liên quan đến nhau và liên quan đến các lĩnh vực chủ chốt và các hoạt động được đề xuất trong các lĩnh vực đó. Có thể tóm tắt bốn nguyên tắc chiến lược như sau:

1. Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng Ven biển ở tỉnh Cà Mau được định hướng bởi nguyên tắc định hướng. Chương trình và các hoạt động cụ thể của nó được định hướng theo các ưu tiên về chính sách của chính phủ Việt Nam tương ứng với các đối tác cụ thể liên quan đến một hoạt động cụ thể.

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

22

2. ICMP Cà Mau có phương pháp đa cấp, nghĩa là nó hoạt động ở ba lĩnh vực của chính phủ với nỗ lực nhằm củng cố định hướng phụ trợ và đồng thời phương pháp quy hoạch hiệu quả, chặt chễ cho cung cấp dịch vụ công. (cho phép các biện phép chiến lược hoặc đổi mới sẽ được sử dụng cho tăng cao).

3. ICMP Cà Mau do cam kết củng cố các giải pháp hợp tác và bền vững – có phương pháp nhiều người hoạt động, với nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và phối hợp giữa các bên liên đới có liên quan từ cính phủ và xã hội.

4. ICMP Cà Mau có một khu vực trong đó chương trình hỗ trợ rộng hơn và trực tiếp cho các bên liên đới khác nhau.

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

23

24

004404Tài liệu tham khảo

25

• Quyhoạchkinhtếxãhộiđếnnăm2020củatỉnhCàMau(2008);

• KếhoạchhànhđộngứngphóvớibiếnđổikhíhậucủatỉnhCàMau(2012);

• SEDP2006-2010củatỉnhCàMau;

• SEDP2011-2015củatỉnhCàMau(cùngvớiphântíchchitiêucủaSEDPtrước);

• NgânsáchhàngnămcủatỉnhCàMaucóliênquanđếnCCAtừnăm2006-2012.

26

005505Kế hoạch công tác

27

Các chuyên gia: GIZ Bộ phận 42 – Bà Regina Bernhard; Ông Johannes FergusonCIEM – Ông Lê Việt Thái (Hà Nội)

Nhiệm vụ/Địa điểm Thời gian

Chuyến bay sớm từ TPHCM đến Cà Mau Thứ hai, 10 tháng 12

05:55 – 07:00

Tư vấn với GIZ CTA tại Cà Mau 08:00 – 12:00

Gặp và phỏng vấn giám đốc dự án CCCEP / Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT. Giám đốc và Trưởng Phòng Quy hoạch đến thăm Ủy ban Nhân dân tỉnh

14:00 – 17:00

Nghiên cứu các tài liệu bổ sung Buổi tối

Nghiên cứu các tài liệu bổ sung/thảo luận với Cố vấn trưởng dự án Thứ ba, 11 tháng 12

07:30 – 12:00

Gặp/Phỏng vấn các thành viên/bên liên quan của Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh (Sở Tài nguyên MT)

14:00 – 16:00

Phân tích phỏng vấn Buổi chiều/tối

Ông Lê Việt Thái (CIEM/Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đến Thứ tư, 12 tháng 12

05:55-07:00

Gặp/Phỏng vấn Ông Thái (CIEM) 08:00 – 11:30

Gặp/Phỏng vấn Giám đốc của Sở Kế hoạch và Đầu tư 14:00 – 17:00

Ăn tối với đối tác 17:30

Gặp/Phỏng vấn Giám đốc của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Thứ năm, 13 tháng 12

08:00 – 10:00

Phân tích phỏng vấn 10:00 – 12:00

Chuẩn bị kết quả dự thảo (sẽ được dịch sang tiếng Việt) Buổi chiều/tối

Hội thảo với Ban Quản lý Dự án: Thuyết trình tóm tắt dự thảo về kết quả (các chuyên gia ngắn hạn), phân tích SWOT, thảo luận nhóm nhằm đưa ra đề xuất và các bước tiếp theo

Thứ sáu, 14 tháng 12

08:00 – 11:30

Ăn trưa với đối tác 11:30 – 13:00

Kết luận tư vấn với Cố vấn trưởng GIZ và trở về TPHCM 14:00 – 19:00

Công tác lập kế hoạch, ngân sách và Quản trị sự ứng phó với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

29

Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau