60
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 26 tháng 4 năm 2016) tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Dân náo động lễ khởi công, Chủ tịch xã bị đình chỉ Giao Thông Online 26/4, tác giả V.T; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 25/4, tác giả Minh Quê; Giáo Dục & Thời Đại Online 25/4, tác giả Vĩnh Quý; Tiền Phong Online 25/4, tác giả Hoàng Nam; Công Lý Online 25/4, tác giả Thanh Hằng; Soha.vn 25/4; An Ninh Thủ Đô Online 25/4, tác giả Thủy Phan; Vietnamnet.vn 25/4; Tamnhin.net 25/4; Công Thương Online 25/4, tác giả Trần Minh Tích; Công An Thành Phố Hồ Chí Minh 26/4, tr11, tác giả Hoàng Quân 2. Tỉnh Quảng Bình: Yêu cầu khởi tố vụ gây rối lễ khởi công dự án FLC Hà Nội Mới Online 25/4, tác giả hè thu; Nông Nghiệp Việt Nam 26/4, tr17, tác giả Quang Bình; Đại Đoàn Kết 26/4, tr2, tác giả Nhóm PV; Thanh 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 26 tháng 4 năm 2016)

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1. Dân náo động lễ khởi công, Chủ tịch xã bị đình chỉ

Giao Thông Online 26/4, tác giả V.T; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 25/4, tác giả Minh Quê; Giáo Dục & Thời Đại Online 25/4, tác giả Vĩnh Quý; Tiền Phong Online 25/4, tác giả Hoàng Nam; Công Lý Online 25/4, tác giả Thanh Hằng; Soha.vn 25/4; An Ninh Thủ Đô Online 25/4, tác giả Thủy Phan; Vietnamnet.vn 25/4; Tamnhin.net 25/4; Công Thương Online 25/4, tác giả Trần Minh Tích; Công An Thành Phố Hồ Chí Minh 26/4, tr11, tác giả Hoàng Quân

2. Tỉnh Quảng Bình: Yêu cầu khởi tố vụ gây rối lễ khởi công dự án FLC

Hà Nội Mới Online 25/4, tác giả hè thu; Nông Nghiệp Việt Nam 26/4, tr17, tác giả Quang Bình; Đại Đoàn Kết 26/4, tr2, tác giả Nhóm PV; Thanh Niên 26/4, tr8, tác giả Trương Quang Nam; Pháp Luật Việt Nam 26/4, tr10, tác giả Trần Nguyên Phong – Viết Đức; Tuổi Trẻ 26/4, tr18, tác giả Lam Giang

3.Đồng chí Trưởng ban Dân vận Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Baoquangbinh.vn 26/4, tác giả Diệu Hương

KINH TẾ

4. Thu tiền tỷ từ trang trại tổng hợp Baoquangbinh.vn 26/4, tác giả Th.H

XÃ HỘI

5. Làm gì có kiểu lựa chọn quái dị như lãnh đạo Formosa nói

Tuổi Trẻ Online 26/4, tác giả Đ.Bình - Q.Nam - H.Văn - V.Định; VTVNews 26/4; Bizlive.vn 26/4, tác giả Nguyễn

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

Thảo; Người Lao Động 26/4, tr4, tác giả Đức Ngọc - Phương Nhung - Văn Duẩn – Hoàng Phúc; Đại Đoàn Kết 26/4, tr6, tác giả Hạnh Nguyên; Tin Tức 26/4, tr4, tác giả Hữu Vinh – Hoàng Dương; Tuổi Trẻ 26/4, tr2+3

6. Ba tháng đầu năm 2016, Formosa xả 931.830m3 nước thải ra biển

Tuổi Trẻ Online 26/4, tác giả Nhóm PV và CTV Tuổi Trẻ; Phapluatplus.vn 26/4, tác giả Loan Bảo; Thời Báo Kinh Doanh 26/4, tr8, tác giả L.L

7. Formosa ‘qua mặt’ người dân

Thanh Niên 26/4, tr6, tác giả Thanh Niên; Bizlive.vn 26/4, tác giả P.V ; Giaoduc.net.vn nn, tác giả Ngọc Quang; Tiền Phong 26/4, tr4

8. Loại bỏ nguyên nhân cá chết hàng loạt do tràn dầu và động đất

VietnamPlus.vn 26/4, tác giả Thanh Tâm; Infonet.vn 26/4, tác giả Vạn Xuân; Người Lao Động Online 26/4, tác giả D.Ngọc; Tin Tức Online 26/4, tác giả Thu Trang; Đất Việt Online 26/4, tác giả Sơn Ca; Tuổi Trẻ Online 26/4, tác giả T.Hà; Bizlive.vn 26/4

9. Thợ lặn ở Formosa tử vong: Công an nói gì?

Giao Thông Online 26/4, tác giả Văn Thanh - Trần Lộc; Phunutoday.vn 26/4; Doanhnghiepvn.vn 26/4, tác giả Hòa Hậu; VietQ.vn 26/4; Giao Thông Online 26/4, tác giả Di Linh; Giáo Dục & Thời Đại Online 26/4, tác giả Huy Hiếu; Đất Việt Online 26/4, tác giả Cúc Phương; Tiền Phong 26/4, tr5, tác giả Hoàng Nam; Tamnhin.net 25/4; Bizlive.vn 25/4; Lao Động Online 25/4, tác giả Trần Tuấn; Nông Nghiệp Việt Nam 26/4, tr3, tác giả Tâm Phùng

10. Thủ tướng: Không để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản

Ndh.vn 26/4, tác giả Hải Minh; VnEconomy.vn 26/4, tác giả Nguyên Hà; News.zing.vn 25/4, tác giả Nhật Lâm; Công An Nhân Dân Online 25/4, tác giả BTS - C.L; Doanhnghiepvn.vn 25/4, tác giả Hòa Lộc; VietnamPlus.vn 25/4; TTXVN 25/4; Toquoc.gov.vn 25/4, tác giả Song Đào; Tuổi Trẻ Online 25/4, tác giả V.V.Thành; Người

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

Lao Động Online 25/4, tác giả Thế Dũng; Nông Thôn Ngày Nay 26/4, tr10, tác giả Hải Phong – Ngọc Lê; Nhân Dân 26/4, tr4+8; Hà Nội Mới 26/4, tr1+3; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 26/4, tr3; Công Thương 27/4, tr3; Công An Nhân Dân 26/4, tr4

11. 40 tấn cá chết vì “trúng độc” đã đi đâu?

Lao Động 26/4, tr2, tác giả Khánh Vũ – Lê Phi Long; Diễn Đàn Doanh Nghiệp Online 26/4, tác giả Nha Trang; Cafebiz.vn 26/4; News.zing.vn 26/4, tác giả Văn Được - Phạm Hoà - Điền Quang - Phạm Quang

12. Một ngày bằng một nămĐại Đoàn Kết 26/4, tr12, tác giả Dương Thanh Tùng; Phununews.vn 26/4; Vietnamnet.vn 26/4

13. Xuất hiện cá chết trở lại, ngư dân vớt bán cho thương lái

Tuổi Trẻ Online 25/4, tác giả Q.Nam – H.Văn – V.Định; Sài Gòn Giải Phóng Online 26/4, tác giả Minh Phong

14. Quảng Bình cấm sử dụng cá chết dưới mọi hình thức

Tuổi Trẻ Online 26/4; VOVNews 26/4, tác giả Nhóm PV, CTV; Kinh Tế & Đô Thị Online 26/4, tác giả Hồ Hạ

15. Quảng Bình: Ngư dân tiếp tục ra biển khai thác hải sản

Vovgiaothong.vn 26/4, tác giả Thanh Hà - Thành Long

16. Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị sớm làm rõ việc cá biển chết hàng loạt

Giaoduc.net.vn 26/4, tác giả Thùy Linh

17. Hóa chất súc rửa có thể là nguyên nhân khiến cá chết

Vietnamnet.vn 26/4, tác giả Lê Văn - Duy Tuấn; Khampha.vn 26/4

18.“Thảm họa” cá chết hàng loạt: Bồi thường thế nào cho người dân bị thiệt hại?

Phapluatplus.vn 25/4, tác giả Hà Thu

19. Cá chết hàng loạt, lỗi của ai?Người Lao Động Online 26/4, tác giả Vy Thư

20. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm ngư dân Quảng Bình

Lao Động Online 25/4, tác giả Lê Phi Long; Lao Động 26/4, tr5, tác giả Lê Phi Long

21. Quảng Bình: Toàn bộ 27 người bị ngộ độc thực phẩm đã xuất viện

Nhân Dân Online 25/4, tác giả Hương Giang

AN NINH - QUỐC PHÒNG

22. Công an TP. Đồng Hới: Vận động nhân dân giao nộp nhiều động vật

Baoquangbinh.vn 25/4, tác giả Quang

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

hoang dã Văn

I. Thời sự - Chính trị

Dân náo động lễ khởi công, Chủ tịch xã bị đình chỉ(Giao Thông Online 26/4, tác giả V.T; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 25/4, tác giả Minh Quê; Giáo Dục & Thời Đại Online 25/4, tác giả Vĩnh Quý; Tiền Phong Online 25/4, tác giả Hoàng Nam; Người Lao Động Online 25/4, tác giả Hoàng Phúc; Công Lý Online 25/4, tác giả Thanh Hằng; Soha.vn 25/4; An Ninh Thủ Đô Online 25/4, tác giả Thủy Phan; Vietnamnet.vn 25/4; Tamnhin.net 25/4; Công Thương Online 25/4, tác giả Trần Minh Tích; Công An Thành Phố Hồ Chí Minh 26/4, tr11, tác giả Hoàng Quân)

Dân gây rối, xã lúng túng trong giải quyết khiến tình hình trở nên phức tạp, vì vậy, Ban thường vụ tỉnh ủy đã yêu cầu đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh.

Ngày 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã có kết luận thông báo về kết quả cuộc họp về vụ việc tập trung đông người gây mất an ninh trật tự xảy ra tại Dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái của

Tập đoàn FLC ở địa bàn xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh), gây hoang mang dư luận địa phương trong mấy ngày qua.

Trong kết luận, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Ninh đình chỉ công tác đối với ông Phạm Văn Liệu - Chủ tịch UBND xã Hải Ninh, vì không bám sát tình hình, chậm chạp công tác tuyên truyền vận động người dân và lúng túng trong việc xử lý gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc đối với Bí thư Đảng ủy xã Hải Ninh; Kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm tập thể UBND huyện Quảng Ninh và trách nhiệm của cá nhân đồng chí lãnh đạo UBND huyện được phân công phụ trách lĩnh vực liên quan đến Dự án.

Trước đó, vào lúc 14h15 phút ngày 24/4 tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh đã xảy ra vụ việc nhiều người dân địa phương đã tụ tập, gây rối tại lễ khởi công khai thực hiện dự án quần thể du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái trên địa bàn xã. Sau đó, một số nhóm người tiếp tục đi vòng quanh xã kích động quần chúng nhân dân hiểu nhầm rằng dự án triển khai sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Người dân tụ tập, gây rối tại lễ khởi công dự án tại Quảng Bình

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Hiện lực lượng chức năng địa phương vẫn đang tích cực tuyên truyền vận động để người dân hiểu và sớm ổn định tình hình. Về đầu tranghttp://www.baogiaothong.vn/dan-nao-dong-le-khoi-cong-chu-tich-xa-bi-dinh-chi-d147544.html

Tỉnh Quảng Bình: Yêu cầu khởi tố vụ gây rối lễ khởi công dự án FLC(Hà Nội Mới Online 25/4, tác giả hè thu; Nông Nghiệp Việt Nam 26/4, tr17, tác giả Quang Bình; Đại Đoàn Kết 26/4, tr2, tác giả Nhóm PV; Thanh Niên 26/4, tr8, tác giả Trương Quang Nam; Pháp Luật Việt Nam 26/4, tr10, tác giả Trần Nguyên Phong – Viết Đức; Tuổi Trẻ 26/4, tr18, tác giả Lam Giang)

Sáng nay (25/4), Công an tỉnh Quảng Bình đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Hải Ninh để khẩn trương điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ra quyết định đình chỉ công tác Chủ tịch UBND xã và kiểm điểm trách nhiệm hàng loạt các đơn vị, cá nhân liên quan.

Doanh nghiệp bị vu oan

Sự việc xảy ra chiều ngày 24/4 tại khu vực dự án quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình (nằm trên địa bàn xã Hải Ninh và xã Hồng Thuỷ thuộc huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thuỷ).

FLC Quảng Bình là dự án tiếp theo trong chiến lược phát triển chuỗi dự án bất động sản nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC. Với quy mô diện tích lên đến 1.900 ha, đây được xem là dự án lớn nhất mà FLC đầu tư tính đến thời điểm hiện tại, đồng thời cũng là dự án hạ tầng du lịch lớn nhất của không chỉ Quảng Bình mà cả khu vực miền Bắc Việt Nam.

Khi hoàn thành, vùng hoang mạc cát cằn cỗi không có cư dân sinh sống hiện tại sẽ được phủ xanh, trở thành một trung tâm kết nối nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của Quảng Bình, từng bước đưa Quảng Bình trở thành một trung tâm du lịch của Đông Nam Á, mang đến nhiều lợi ích lớn cho kinh tế và người dân địa phương.

Tuy nhiên, do nắm bắt thông tin sai lệch về dự án, bị kích động, xúi giục (chẳng hạn như tin đồn bịa đặt rằng FLC là doanh nghiệp đã... xả thải ở Vũng Áng làm cá chết), nhiều người tại địa phương đã tụ tập, gây rối làm mất an ninh trật tự, cản trở hoạt động liên quan việc triển khai thực hiện dự án.

Tình hình trở nên nghiêm trọng khi nhiều kẻ quá khích đã đập phá, huỷ hoại tài sản của dự án, tổng thiệt hại ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/4, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình đã họp bàn khẩn cấp, tìm phương án giải quyết sự việc, bảo vệ nhà đầu tư.

Khu vực quy hoạch dự án là hoang mạc cát, không có người dân sinh sống.

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Trao đổi với báo giới sáng 25/4, ông Hoàng Đăng Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình khẳng định: Để xảy ra vụ việc trên, trách nhiệm trước hết thuộc về Đảng uỷ, UBND xã Hải Ninh; Huyện uỷ, UBND huyện Quảng Ninh; Đồn Biên phòng Nhật Lệ và Công an huyện Quảng Ninh.

Cụ thể, cấp uỷ, chính quyền xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh đã không nắm chắc tình hình; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân còn yếu kém; khi vụ việc xảy ra, chính quyền xã, huyện đã bị động, lúng túng, bất lực. “Thời gian này, trên địa bàn xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và một số địa phương khác có tình trạng cá biển chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm, thu nhập của ngư dân, tạo ra tâm lý bức xúc, dẫn đến hiểu lầm về dự án FLC Quảng Bình cũng như việc tụ tập đông người và bị đối tượng xấu xúi giục, kích động gây rối làm tình hình thêm phức tạp”, ông Hoàng Đăng Quang khẳng định. Đình chỉ Chủ tịch xã, kiểm điểm nhiều cán bộ

Về phương hướng xử lý, ông Quang cho biết đã triển khai một loạt các giải pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho dự án thực hiện đúng tiến độ. Theo đó, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, của huyện Quảng Ninh và xã Hải Ninh bám sát địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật, tạo mọi điều kiện để triển khai thực hiện dự án.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh tăng cường lực lượng, bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối trên địa bàn xã Hải Ninh và địa bàn lân cận; không để xảy ra bị động, bất ngờ. Thường vụ yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khẩn trương điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ban Thường vụ Huyện uỷ Quảng Ninh đình chỉ công tác ngay đối với Chủ tịch UBND xã Hải Ninh. Chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm đối với Bí thư Đảng uỷ xã Hải Ninh. Kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm tập thể UBND huyện Quảng Ninh và trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo UBND huyện được phân công phụ trách lĩnh vực liên quan đến dự án.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng chỉ đạo UBND tỉnh khẩn trương đối thoại trực tiếp với nhân dân, có biện pháp giải quyết, ổn định tình hình; giải thích, vận động nhân dân ủng hộ, tạo điều kiện để triển khai dự án theo kế hoạch. Ban Thường vụ Huyện uỷ Quảng Ninh lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện và xã Hải Ninh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để nhân dân hiểu và nhận thức rõ hơn việc triển khai dự án; tập trung chỉ đạo giải quyết, xử lý dứt điểm những kiến nghị, đề xuất chính đáng của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, cho đến sáng 25/4, một số người bị kích động vẫn tỏ ra quá khích, tiếp tục phá hoại tài sản của dự án, đồng thời đe doạ công nhân đang làm việc.

Trước tình hình nghiêm trọng này, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Bình cần phải kiên quyết hơn nữa để ngăn chặn những kẻ cố tình gây rối, tránh làm xấu môi trường đầu tư, gây tổn thất lớn cho nhà đầu tư chân chính.

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Là người trực tiếp có mặt tại hiện trường lễ khởi công, nhà văn Nguyễn Quang Vinh tường thuật trên báo Bưu điện Việt Nam: Điều đáng ngạc nhiên của cuộc tập trung người dân quá khích, phá hoại lễ khởi công này lại không phải đòi quyền lợi về đền bù như một số cuộc khác từng xảy ra.Gom lại có ba vấn đề chính, và cả ba vấn đề người dân đều hiểu sai, hoặc bị một số kẻ quá khích truyền đạt sai, nhằm kích động. Ai đó tung tin, tập đoàn FLC chính là công ty ở Vũng Áng, đã xả nước thải ra biển làm chết cá, khiến nhiều ngày nay bà con cả xã không đi biển được, cuộc sống cực kỳ khó khăn. Suy ra, nếu không ngăn cản tập đoàn này, tới đây, họ lại xả nước thải ra biển quê mình thì bà con hết cửa sống. Người dân phản ứng cho rằng tập đoàn FLC hứa lèo, nói là khi xây dựng dự án khu du lịch sinh thái và sân golf sẽ tuyển 300 lao động địa phương, nhưng thực tế chỉ lấy 30 người. Ai đó tung tin, nếu dự án hoàn thành, con đường lộ lớn đi qua xã sẽ bị tập đoàn FLC ngăn lại không cho dân đi, biển cũng ngăn lại không cho dân đi biển.Cả ba lý do trên tất nhiên là bịa đặt.Thực tế, mấy tháng qua, tập đoàn FLC đã thi công các công trình ở khu vực xã Hải Ninh rất êmthuận, không xảy bất cứ cấm cản và phản ứng nào. Hậu quả dân tập trung phá hoại lễ khởi công hôm qua, chính là di hoạ của việc cá chết được cho xuất phát từ nước thải Vũng Áng, và chỉ vài kẻ bơm thổi bịa đặt tập đoàn FLC chính là thủ phạm đã xả nước thải bẩn ở Vũng Áng thì người dân tin ngay và trút giận lôi đình phá hoại lễ khởi công. Về đầu tranghttp://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Xa-hoi/832521/yeu-cau-khoi-to-vu-gay-roi-le-khoi-cong-du-an-flc

Đồng chí Trưởng ban Dân vận Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy(Baoquangbinh.vn 26/4, tác giả Diệu Hương)

Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Quảng Bình, chiều 25-4, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã thông báo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng của tỉnh thời gian qua và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Theo đó, năm 2015, Quảng Bình đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Kinh tế tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá; lĩnh vực thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc; du lịch phát triển vượt bậc. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được quan tâm chỉ đạo quyết liệt; công tác an sinh xã hội được quan tâm; trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 28 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 còn 4,93%. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 30/136 xã đạt chuẩn NTM.

Đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, tặng hoa cho đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban

Dân vận Trung ương.

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành đúng quy định của pháp luật, đúng lịch trình. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, được giao được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2010-2015 đã nhân rộng 3.023 điển hình tập thể, cá nhân “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực...

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trưởng ban Dân vận Trung ương đáng giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Bình đạt được trong thời gian qua. Đồng chí yêu cầu thời gian tới, Quảng Bình cần tiếp tục dành sự quan tâm, đổi mới các chương trình phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển du lịch; chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; nắm bắt tâm tư, tình cảm, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh để củng cố niềm tin trong nhân dân; quan tâm đào tạo nguồn, quy hoạch cán bộ...

Trước đó, sáng 25-4, đồng chí Trương Thị Mai và đoàn công tác đã có buổi làm việc với xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Cùng đi có các đồng chí: Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đại diện Thường trực HĐND, UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Đại Trạch là 1 trong 7 xã được huyện Bố Trạch chọn làm điểm trong xây dựng NTM, giai đoạn 2011-2015. Trong thời gian triển khai thực hiện chương trình, xã Đại Trạch đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tình hình an ninh chính trị, TTATXH được củng cố và phát huy, các công trình phục vụ dân sinh kinh tế, hạ tầng thiết yếu của nông thôn được triển khai xây dựng khang trang, bền vững. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đạt từ 12-13 tỷ đồng, năm 2015 đạt 16 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt 32,5 triệu/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2015 giảm xuống chỉ còn 3,01%.

Trong 5 năm qua, xã Đại Trạch đã huy động được hơn 22 tỷ đồng từ nhân dân đóng góp, chiếm 22,22% tổng kinh phí thực hiện chương trình. Đến tháng 12-2015, xã Đại Trạch được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Đồng chí Trưởng ban Dân vận Trung ương đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Trạch đạt được trong 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Đồng chí cũng yêu cầu xã Đại Trạch cần chú trọng giữ vững các tiêu chí đã đạt được, đặc biệt các tiêu chí về thu nhập, giáo dục và y tế; tập trung phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân; tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, củng cố mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201604/dong-chi-truong-ban-dan-van-trung-uong-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-tinh-uy-2134598/

II. Kinh tế

Thu tiền tỷ từ trang trại tổng hợp(Baoquangbinh.vn 26/4, tác giả Th.H)

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Về thôn Đồng Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, hỏi thăm gia đình anh Dương Văn Thưởng hầu như ai cũng biết. Bởi anh là người chăm chỉ, chịu khó và luôn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông nghiệp, ngay từ khi còn nhỏ, anh Dương Văn Thưởng đã quen dần với những công việc của nhà nông. Ngày mới khởi nghiệp, anh làm đủ thứ nghề nhưng thu nhập không được là bao, cuộc sống cứ quẩn

quanh mãi với không biết bao nhiêu là khó khăn, chật vật. Vốn đam mê với nghề chăn nuôi, ngoài việc chăm sóc mấy sào ruộng của gia đình, anh mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn, vịt.

Tuy nhiên với cách chăn nuôi thủ công cộng với việc không chủ động được nguồn giống, không dự đoán được giá cả thị trường... nên mấy vụ chăn nuôi đầu anh bị thua lỗ nặng. Khó khăn là thế nhưng chưa bao giờ anh Dương Văn Thưởng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Được sự động viên của gia đình, anh tiếp tục đào ao, thả cá và chăn nuôi bán chuyên nghiệp.

Năm 2011, anh Thưởng quyết định tìm hiểu, tham quan, học hỏi những mô hình chăn nuôi có cách làm hay và hiệu quả kinh tế cao từ các địa phương lân cận, rồi mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch, bắt tay cải tạo diện tích đất đấu thầu thành khu chăn nuôi tập trung, quy mô, khang trang và sạch sẽ.

Hiện trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh thường xuyên duy trì nuôi trên 1.500 con vịt đẻ, 120 con lợn thịt, 50 con heo nái. Với số lượng vật nuôi này, anh chủ động được nguồn giống, kiểm soát được dịch bệnh và cung cấp các sản phẩm uy tín ra thị trường. Ngoài ra anh còn dành gần 2 ha đất phát triển mô hình tổng hợp lúa - cá với gần 3 vạn con cá đủ các loại rô phi, trắm, mè.../lượt thả; cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các trang trại lân cận... Từ mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp này, mỗi năm gia đình anh thu nhập từ 1,5 đến 2 tỷ đồng.Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại, anh Dương Văn Thưởng phấn khởi cho biết, để có được cơ ngơi như ngày hôm nay là nhờ vào sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của Ðảng ủy, chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã và các tổ chức tín dụng.

Anh chia sẻ: người chăn nuôi phải có quyết tâm cao, luôn tìm tòi, học hỏi, nắm vững các quy trình kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; tích cực học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm của các mô hình sản xuất, kinh doanh đã thành công, rút ra những kinh nghiệm áp dụng sáng tạo vào mô hình của gia đình mình để đạt hiệu quả cao nhất. Và điều quan trọng là bản thân người làm kinh tế cũng phải luôn nghiên cứu để nắm vững xem nhu cầu của thị trường cần loại sản phẩm gì để quyết định đầu tư nuôi, trồng bảo đảm đem lại giá trị thu nhập cao. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần đặc biệt quan tâm đến công tác thú y và chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Đức Thuân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Lộc cho biết: Là một trong những xã đặc biệt khó khăn của địa bàn huyện Bố Trạch, hiện nay xã Sơn Lộc

Trang trại tổng hợp của gia đình anh Dương Văn Thưởng cho thu nhập 1,5-2 tỷ/năm.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

đang khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp. Trên địa bàn xã hiện có 12 trang trại và nhiều gia trại chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm tiếp sức cho bà con, hàng năm, Hội Nông dân xã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dạy nghề của tỉnh và của huyện tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ngoài ra, hội còn đứng ra tín chấp vay vốn ngân hàng cho các gia đình mở rộng và phát triển sản xuất.

Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục mở các lớp tập huấn, tổ chức cho các hội viên đi tham quan các mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao để chia sẻ kinh nghiệm, học tập và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương; nhân rộng những điển hình trong phát triển kinh tế địa phương như tấm gương vượt khó làm giàu của của anh Dương Văn Thưởng. Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201604/thu-tien-ty-tu-trang-trai-tong-hop-2134601/

III. Xã hội

Làm gì có kiểu lựa chọn quái dị như lãnh đạo Formosa nói(Tuổi Trẻ Online 26/4, tác giả Đ.Bình - Q.Nam - H.Văn - V.Định; VTVNews 26/4; Bizlive.vn 26/4, tác giả Nguyễn Thảo; Bizlive.vn 26/4; Người Lao Động 26/4, tr4, tác giả Đức Ngọc - Phương Nhung - Văn Duẩn – Hoàng Phúc; Đại Đoàn Kết 26/4, tr6, tác giả Hạnh Nguyên; Tin Tức 26/4, tr4, tác giả Hữu Vinh – Hoàng Dương; Tuổi Trẻ 26/4, tr2+3)

Nhiều chuyên gia trong nước vô cùng bức xúc sau phát biểu của trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, hãy chọn đi".

“Được cái này thì phải mất cái kia”

Trả lời câu hỏi về việc từ khi nhà máy hoạt động thì vùng biển quanh đường ống xả ngầm ra biển không còn tôm cá hay sinh vật biển, ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng

Formosa tại Hà Nội nói: “Tôi công nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, vì nước xả thải là nước ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên.

Trước khi xây dựng dự án này, công ty phải xin phép Nhà nước Việt Nam. Nhiều khi được cái này mất cái kia. Hôm nay Nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc.

Ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội - Ảnh: Văn Định

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ tôi không thể nói xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm.

Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ!

Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái đó mình phải lựa chọn một. Muốn bắt cá, bắt tôm hay muốn xây dựng một ngành thép hiện đại?

Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này?

Công tác bảo vệ môi trường của công ty khi xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con cháu mình hay không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của tập đoàn là cố gắng làm theo quy định của Việt Nam.

Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, hãy chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.

Trước ý kiến trên của Formosa, nhiều chuyên gia đã lên tiếng

Formosa “thách đố”

Luật sư Châu Huy Quang (Công ty luật RAJAH & TANN LCT Lawyers) cho hay: Việc người đại diện Formasa đặt vấn đề “hoặc chọn nhà máy thép” với việc “chọn đánh bắt cá tôm”, có thể hiểu là sự “thách đố” khi doanh nghiệp không xem trọng môi trường, môi sinh, cũng như không trọng thị pháp luật nơi họ chọn thực hiện dự án đầu tư.

Luật bảo vệ môi trường (2014) của VN có tiêu chí rõ ràng để xác định rằng việc bảo vệ môi trường, môi sinh không chỉ là chuyện kiểu “thả con tép bắt con tôm”.

Phát triển một dự án kinh tế, như nhà máy thép Formosa, tiêu chí ưu tiên phải là phát triển bền vững, tức không dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế, cái lợi trước mắt để làm tổn hại môi sinh, làm mất sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo sự tiến bộ xã hội mà trong đó “sức khỏe” môi trường được bảo vệ nghiêm ngặt.

Sức khỏe này không chỉ là cứu vựa tôm, mà là cả trực tiếp, gián tiếp tác động đến sức khỏe của con người.

Không đánh đổi bằng hi sinh số phận con người

GS.TS Trần Ngọc Thơ cho biết: Phía sau con cá, con tôm là số phận của biết bao con người. Nói như Formosa nghĩa là đã chọn nhà máy rồi thì phải chấp nhận đánh đổi hi sinh số phận của con người.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Một khi môi trường đã biến đổi vĩnh viễn tại vùng biển miền Trung thì cũng có nghĩa là VN phải chấp nhận sự mất mát trong cuộc sống của nhiều thế hệ nữa. Formosa nên nhớ sinh mệnh của con người không thể được cân đong đo đếm bằng đồng tiền như thời Trung cổ.

Người Việt chúng tôi chắc chắn sẽ nói không với việc đánh đổi sự mất mát của nhiều thế hệ để chỉ lấy vài tỉ đôla đầu tư.

Có biết bao doanh nghiệp trong nước và nước ngoài làm ăn chân chính sẽ biết cách kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường mà chúng tôi sẽ lựa chọn. Làm gì có kiểu lựa chọn quái dị hoặc nhận tiền, hoặc chết như các ông nói.

Phát triển bền vững, không có khái niệm đánh đổi

Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 25-4, ông Nguyễn Tử Cương - trưởng ban phát triển thủy sản bền vững Hội Nghề cá VN - cho biết vô cùng bức xúc trước phát biểu của đại diện Formosa về “muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy”.

Ông Cương nói chiều cùng ngày, các lãnh đạo Hội Nghề cá đã ngồi lại với nhau, các lãnh đạo hội khẳng định chúng ta không đánh đổi gì để lấy sự phát triển bền vững của môi trường. Môi trường và an sinh xã hội là hai vấn đề quá lớn và phát triển bền vững không có khái niệm đánh đổi.

“Môi trường sống là điều cả thế giới quan tâm, trong đó có VN. Bất cứ ai nói đánh đổi môi trường sống để lấy cái gì đó là đi ngược với các quy định của VN và thế giới” - ông Cương nhấn mạnh.

Theo ông Cương, hiện khi chưa biết nguyên nhân cá chết vì đâu thì ngư dân chưa thể đi biển được. Vì có đi biển, đánh bắt được thủy hải sản thì đem về bờ bán chẳng ai mua.

Khi chưa biết nguyên nhân cá chết vì cái gì thì người nuôi trồng thủy sản cũng chưa dám lấy nước biển đưa vào hồ đầm để nuôi. Chỉ khi nào có kết luận cá chết vì đâu, vùng biển đã an toàn hay chưa thì ngư dân mới sản xuất trở lại.

Cá chết trở lại

Liên tục trong hai ngày 24 và 25-4, dọc bờ biển Quảng Bình cá chết trở lại sau vài ngày tạm lắng. Nhiều thương lái xuất hiện với xe đông lạnh chờ sẵn tại các bãi biển để thu mua cá được vớt từ các bãi biển, có nơi mua giá 50.000 đồng/kg.

Theo người dân tại khu vực bãi tắm Đá Nhảy (thuộc thôn Đá Nhảy, xã Thanh Trạch, Bố Trạch), hai ngày gần đây có nhiều cá chết dạt vào bờ nhưng số lượng không bằng đợt cao điểm trước đó. Phần lớn cá chết đều còn khá tươi, đủ loại, đủ kích cỡ. Dọc bờ biển Nhật Lệ và Bảo Ninh (thuộc TP Đồng Hới) cũng phát hiện cá mới chết dạt vào khá nhiều, có con chỉ mới lờ đờ.

Theo người dân địa phương, xe đông lạnh là của một số doanh nghiệp chuyên thu mua thủy hải sản ngay tại huyện Bố Trạch. Bà Thuận, chủ một doanh nghiệp chuyên thu mua thủy hải

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

sản tại thôn Lý Hòa (xã Hải Trạch, Bố Trạch), cho biết có thể người ta mua cá để xuất khẩu qua Trung Quốc hoặc làm thức ăn chăn nuôi.

Liên quan đến việc này, ông Nguyễn Văn Lào, chủ tịch UBND xã Thanh Trạch, nói: “Chúng tôi đã nắm tình hình và báo cho các cơ quan cấp trên. Việc thu mua cá này không phải để người dân sử dụng nên chúng tôi đang cân nhắc việc phát văn bản”. Về đầu tranghttp://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160426/lam-gi-co-kieu-lua-chon-quai-di-nhu-lanh-dao-formosa-noi/1090765.html

Ba tháng đầu năm 2016, Formosa xả 931.830m3 nước thải ra biển(Tuổi Trẻ Online 26/4, tác giả Nhóm PV và CTV Tuổi Trẻ; Phapluatplus.vn 26/4, tác giả Loan Bảo; Thời Báo Kinh Doanh 26/4, tr8, tác giả L.L)

Tại Quảng Bình, cá chết trở lại sau vài ngày tạm lắng. Trong khi đó, Formosa thừa nhận dùng axit để súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính quyền khi súc rửa “vì không biết quy định này”.

Sáng 25-4, phóng viên Tuổi Trẻ và kênh VTC14 có cuộc trao đổi với Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) xung quanh việc sử dụng hóa chất súc rửa đường ống và một vấn đề liên quan khác.

Lần súc rửa gần nhất vào tháng 3-2016

Trao đổi với Tuổi Trẻ, phía Formosa gồm có: ông Khâu Nhân Kiệt (giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường Formosa), ông Hoàng Dật Thuyên (giám đốc, phó ban an toàn vệ sinh môi trường) và ông Chu Xuân Phàm (trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội).

Trả lời câu hỏi về việc từ đầu năm đến nay Formosa tiến hành súc rửa đường ống mấy lần, lần cuối cùng là khi nào, ông Khâu Nhân Kiệt cho biết không thể nhớ mấy lần, chỉ nhớ lần gần nhất đây là vào khoảng tháng 3-2016.

“Trong quy trình súc rửa đường ống thì không chỉ dùng hóa chất mà chúng tôi còn dùng áp lực khí, áp lực nước (nước sạch)... để súc rửa. Về hóa chất súc rửa đường ống, chúng tôi dùng axit HCl, NaOH pha loãng. Sau quá trình súc rửa, các chất thải đều được xử lý an toàn theo tiêu chuẩn quy định mới thải ra môi trường (biển - PV)”.

Ông Khâu Nhân Kiệt cũng thừa nhận khi súc rửa không thông báo với cơ quan chức năng địa phương.

Trả lời việc vì sao không thông báo với cơ quan chức năng việc súc xả đường ống, ông Chu Xuân Phàm nói: “Chúng tôi không biết có quy định phải thông báo với cơ quan chức năng

Ông Chu Xuân Phàm, trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội (giữa), và cán bộ Formosa Hà Tĩnh giới thiệu với PV

Tuổi Trẻ về nhà máy xử lý nước thải - Ảnh: Văn Định

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

khi súc rửa đường ống, chỉ biết khi công trình hoàn thành muốn chạy thử thì phải xin phép. Chúng tôi sẽ xem lại các quy định, nếu có yêu cầu phải thông báo khi súc rửa đường ống thì các lần tới chúng tôi sẽ thông báo”.

Theo ông Phàm, “nếu Nhà nước thông báo là sai phạm thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm và chấp nhận bị xử lý theo pháp luật”.

Mẫu kiểm nghiệm đều do Formosa đưa đến

Ông Phàm cho biết nhà máy Formosa có hệ thống máy lấy mẫu tự động, khi phát hiện mẫu nước vượt ngưỡng quy định thì hệ thống này tự động ngắt xả và bơm trở lại để xử lý rồi mới thải ra.

Ngoài hệ thống máy tự động, các tổ làm việc còn chia ba ca để theo dõi, các ca làm việc đều lấy mẫu thủ công đưa về xét nghiệm xem có trùng với hệ thống xử lý của máy móc hay không.

Theo ông Chu Xuân Phàm, việc lấy mẫu để xử lý trong nội bộ nhà máy là thường xuyên và hằng ngày. Còn các mẫu xét nghiệm và các chỉ số quan trắc thì định kỳ ba tháng mới báo cho cơ quan chức năng (Sở TN-MT).

“Chúng tôi có thuê đơn vị độc lập là Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường của Sở TN-MT tỉnh, định kỳ ba tháng một lần xuống lấy mẫu quan trắc về xét nghiệm. Lần gần nhất lấy mẫu cũng trong tháng 3” - ông Phàm cho hay.

Sau khi trao đổi, phía Formosa dẫn PV Tuổi Trẻ tham quan thực tế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

Tại khu xử lý nước thải tập trung, ông Trần Vĩnh Long (ban giám đốc phòng năng lượng của công ty) cho biết ngày 11-12-2015 mới được phía cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép cho xả nước thải. Tổng lượng nước xả thải quý 1-2016 là 931.830m3, trong đó lượng xả thải bình quân mỗi ngày là 10.240m3.

“Tháng 2 và 3, Formosa có lấy mẫu nước thải gửi đến Trung tâm quan trắc tỉnh Hà Tĩnh kiểm nghiệm. Theo đó, chất lượng nước xả thải công nghiệp đều đạt theo tiêu chuẩn quy định. Tháng 3-2016 đã lấy mẫu nước biển tại vị trí thượng và hạ lưu để kiểm nghiệm, các số liệu kiểm nghiệm đều đạt chuẩn” - ông Long nói.

Ông Long còn nói nước thải được xử lý sẽ được bơm vào đường ống lớn có đường kính gần 1m đến bể chứa cuối cùng để theo dõi các chỉ số hệ thống quan trắc trước khi thải ra biển.

Tại trạm quan trắc tự động, ông Chu Xuân Phàm cho biết từ khi xả thải, trạm quan trắc tự động này luôn hoạt động, nếu phát hiện nước xả thải bất thường sẽ tự động dừng lại. Trạm này chưa truyền dữ liệu cho cơ quan quản lý vì chưa có đặt trạm quan trắc tại đây.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Lam Sơn, phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh, cho biết quan trắc định kỳ của Formosa là theo quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Formosa có trách nhiệm phải gửi thông số và mẫu về các nơi như Bộ TN-MT, Sở TN-MT và Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh. Nếu các thông số và mẫu quan trắc có vấn đề thì cơ quan chức năng địa phương mới kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm.

“Khi thấy nghi vấn thì cơ quan chức năng mới kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi không lấy mẫu định kỳ hay đột xuất kiểm tra. Họ tự lấy mẫu và thông số gửi cho cơ quan chức năng kiểm định là việc làm hợp lý, không có gì là không khách quan” - ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, về nguyên tắc, trước khi súc rửa đường ống phải thông báo với cơ quan chức năng theo quy định của ĐTM.

Ông Phan Lam Sơn thừa nhận việc Formosa thuê Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường lấy mẫu và kiểm nghiệm độc lập định kỳ ba tháng/lần.

“Họ sẽ chịu trách nhiệm về thông số quan trắc của đơn vị, nếu thông số họ đưa ra là đạt chuẩn nhưng sau đó môi trường có vấn đề thì họ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật” - ông Sơn nói.

Ông Lê Anh Đức, giám đốc Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường, cũng xác nhận đang ký hợp đồng quan trắc với Formosa, “giá cả hợp đồng thế nào là chuyện trung tâm, chúng tôi không thể tiết lộ”.

Còn ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở TN-MT, cho biết chưa thể kết luận Formosa hay bất kỳ ai có liên quan trong vụ cá chết.

“Tất cả các cơ sở, doanh nghiệp có xả thải đều là đối tượng nghi vấn, kể cả Formosa hay Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng... Không loại trừ các hoạt động của tàu bè ngoài biển trong thời gian vừa qua” - ông Đinh nhấn mạnh.

Gửi mẫu ra nước ngoài tìm nguyên nhân

Chiều 25-4, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ. Cũng trong chiều qua, Tổng cục Môi trường tổ chức phiên họp tham vấn ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia về hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.

Sau cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết: “Bộ đang tranh thủ ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành của VN để tập trung đưa ra nhận định, kết luận chính xác nhất. Thậm chí vẫn tiếp tục thuê các trung tâm có uy tín kiểm định các mẫu nên chưa thể nói cụ thể về kết quả”.

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc có đề nghị các tổ chức quốc tế hỗ trợ tìm nguyên nhân cá chết, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói đến thời điểm này thì chưa quyết định mời tổ chức quốc tế nào hỗ trợ.

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

“Tuy nhiên, bộ đã gửi một số mẫu đi phân tích ở nước ngoài. Một số mẫu được gửi tới những trung tâm kiểm nghiệm có uy tín ở nước ngoài phân tích là một số mẫu mà VN chưa phân tích được” - ông Nhân cho hay.

Cùng ngày 25-4, Bộ NN&PTNT phát đi thông báo về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám xung quanh vụ cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Thông báo này cho rằng có thể do độc tố có độc lực mạnh.

Theo đó, kết quả phân tích ban đầu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và Cục Thú y cho thấy cá chết bất thường không có biểu hiện bệnh lý, không tìm thấy tác nhân gây bệnh dịch thông thường, các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép.

“Nguyên nhân cá chết nhanh bất thường trên diện rộng có thể do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học hoặc các yếu tố khác” - thông báo của Bộ NN&PTNT nêu rõ.

Trong khi chờ xác định nguyên nhân cá chết, Bộ NN&PTNT giao Sở NN&PTNT các địa phương tăng cường quan trắc môi trường, căn cứ thực tế địa phương, khi thấy điều kiện đảm bảo thì hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân cá chết

Sau khi nghe Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng báo cáo tình hình kiểm tra thực địa về vụ cá chết tại tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến giao UBND các tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thủy hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại.

Đồng thời có đề xuất biện pháp hỗ trợ bà con ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề. Không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ Khoa học và công nghệ, Công an, Quốc phòng, Công thương, Y tế, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ VN chủ động phối hợp, hỗ trợ Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng cá chết bất thường tại các địa phương này, báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý nghiêm vi phạm.

Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Bộ TN-MT và UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cùng các địa phương trong cả nước chủ động rà soát các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp nặng, về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Về đầu tranghttp://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160426/ba-thang-dau-nam-2016-formosa-xa-931830m3-nuoc-thai-ra-bien/1090708.html

Formosa ‘qua mặt’ người dân(Thanh Niên 26/4, tr6, tác giả Thanh Niên; Bizlive.vn 26/4, tác giả P.V ; Giaoduc.net.vn nn, tác giả Ngọc Quang; Tiền Phong 26/4, tr4)

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Chính quyền và nhiều người dân TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không hề được tham gia vào quá trình lấy ý kiến về việc cho phép xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển nói riêng và ĐTM nói chung.

Ngày 25.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây tình trạng hải sản chết bất thường từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, báo cáo ngay Thủ tướng biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm.

Thủ tướng cũng giao UBND các tỉnh có liên quan rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo đầy đủ, chính xác; có đề xuất biện pháp hỗ trợ ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống; không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chủ động tiến hành rà soát các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp nặng, về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.

Cá chết vì độc tố cực mạnh

Tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều 25.4 ở Hà Nội, Chủ tịch Hội Nghề cá VN Nguyễn Việt Thắng nhấn mạnh cá chết hàng loạt ở miền Trung đang gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận và thiệt hại cho ngành thủy sản. Mức độ thiệt hại không chỉ gói gọn ở nguồn lợi cá ven bờ mà ngư dân đang nuôi trồng thủy sản ven bờ cũng không dám thay nước, xuống giống. Cá đánh bắt xa bờ cũng bị ảnh hưởng khi sức tiêu thụ hải sản trên thị trường rất chậm so với cùng thời điểm những năm trước.

Ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và phát triển thủy sản bền vững, cho rằng không đơn thuần là “con cá chết” mà ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh kế của hàng triệu hộ dân trải dài trên 300 km ven biển khi ngư dân ngừng đi biển, cá lồng không dám thả giống. “Để phục hồi sản xuất sẽ mất rất nhiều thời gian”, ông Lựu lo lắng.Bày tỏ sự sốt ruột khi các cơ quan chức năng chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới cá chết trên diện rộng, ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững - Hội Nghề cá VN, “rất lo ngại” khi cá bị chết là các loài sống định cư ở tầng đáy. Nguồn gây chết cá có thể xuất phát từ nam Hà Tĩnh sau đó lan xuống Quảng Trị. Theo đó, có thể suy đoán độc tố đi theo dòng hải lưu, đi tới đâu cá chết tới đó. “Nếu tìm lấy mẫu xét nghiệm ngay từ những ngày đầu thì có thể dễ xác định được nguyên nhân, nhưng đến nay đã qua 10 ngày thì nguồn gây cá chết hàng loạt có thể suy tan”, ông Cương nói.

Chiều cùng ngày, Bộ NN-PTNT cho biết qua lấy mẫu và kết quả phân tích ban đầu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và Cục Thú y cho thấy, cá chết bất thường không có các biểu hiện bệnh lý, không tìm thấy tác nhân gây bệnh dịch. Các thông số môi trường đều nằm

Đường ống xả thải nối liền từ khu vực dự án Formosa ra biển Ảnh: Nguyên Dũng

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

trong giới hạn cho phép. Theo đó, nguyên nhân cá chết nhanh bất thường trên diện rộng có thể do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học hoặc yếu tố khác đang chờ xét nghiệm để làm rõ.

Trong khi chất độc gây chết cá chưa được làm rõ thì hôm qua, ông Hoàng Dật Thuyên, Giám đốc Phòng An toàn vệ sinh môi trường Công ty TNHH gang thép Hưng Hiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), thừa nhận từ nhiều năm nay, FHS đã nhập khẩu nhiều loại hóa chất để phục vụ cho dự án và việc này đã được Bộ Công thương cho phép. Liên quan đến việc FHS sử dụng hóa chất để súc rửa đường ống, sau đó xả nước đã xử lý ra biển mà không báo cáo cơ quan chức năng liên quan của VN, ông Thuyên giải thích là do FHS không nắm được luật.

Không ai được tham vấn

Cũng trong ngày hôm qua, ông Chu Xuân Phàm, Trưởng đại diện FHS, thông tin trong bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của công ty này được Bộ TN-MT và các cơ quan chức năng của VN phê duyệt đã có lấy ý kiến tham vấn của chính quyền và hầu hết người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, chính quyền và nhiều người dân TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không hề được tham gia vào quá trình lấy ý kiến về việc cho phép xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển nói riêng và ĐTM nói chung của dự án Formosa Hà Tĩnh do FHS làm chủ đầu tư.

Ông Chu Văn Thanh (46 tuổi, ngụ tại xã Kỳ Lợi, TX.Kỳ Anh) cho biết năm 2011, sau khi nhận được tiền đền bù đất ở, đất nông nghiệp và tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, nhiều hộ gia đình tại địa phương đã phải chuyển đi nơi khác để nhường đất cho dự án Formosa. Từ đó đến nay, FHS đã cho xây dựng nhiều nhà máy, hạng mục công trình của dự án, trong đó có cả hệ thống đường ống xả thải nối từ dự án ra biển. Nhưng gia đình ông Thanh và nhiều hộ dân bị thu hồi đất đã không được FHS và các cơ quan chức năng liên quan lấy ý kiến, tham vấn cộng đồng trong quá trình đánh giá tác động môi trường của dự án. “Rất nhiều cuộc họp đã diễn ra, nhưng đó là những cuộc họp liên quan đến vấn đề thỏa thuận, bồi thường giải phóng mặt bằng. Còn chúng tôi không được thông báo, cũng không được tham gia vào việc lấy ý kiến về đánh giá tác động môi trường của dự án”, ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Văn Hậu (55 tuổi, ngụ tại xã Kỳ Lợi) bức xúc: “Tôi thực sự bất ngờ khi biết được một hệ thống đường ống xả thải của Formosa xây dưới đáy biển, gần nơi chúng tôi sinh sống. Nếu trước đó họ lấy ý kiến xây dựng đường ống này, chắc chắn chúng tôi sẽ không đồng ý. FHS và cơ quan chức năng đã qua mặt chúng tôi”.

Theo ông Trần Xuân Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Lợi, có 298 hộ dân của xã buộc phải di dời để nhường đất cho dự án Formosa nhưng tất cả những hộ dân này đều không được tham vấn về ĐTM của dự án, trong đó có việc xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển. Ông Trương Công Bình, Bí thư Đảng ủy P.Kỳ Trinh (TX.Kỳ Anh), cũng khẳng định hơn 1.600 hộ dân trên địa bàn không được chủ đầu tư và các cơ quan chức năng liên quan triển khai lấy ý kiến về ĐTM của dự án Formosa, trong đó có cả việc xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển dù phường này nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của dự án.

Theo ông Trần Đình Thành, Bí thư Đảng ủy P.Kỳ Phương, khi FHS triển khai dự án Formosa thì gần 1.000 ha đất các loại bị thu hồi, cùng với đó là 1.500 hộ dân trên địa bàn bị

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

ảnh hưởng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và toàn bộ người dân trên địa bàn đều không được tham vấn về ĐTM của dự án này.

Một thợ lặn tại Formosa tử vong “có dấu hiệu bất thường”

Chiều 25.4, tin từ Công an H.Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay đang chờ kết luận giám định pháp y về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Nguyễn Văn Ngày (46 tuổi, ở Nha Trang, Khánh Hòa), sau đó sẽ có hướng xử lý. Theo thông tin ban đầu, ông Ngày là thợ lặn thuộc Công ty CP xây dựng và cung ứng lao động quốc tế (Nibelc, đơn vị chuyên cung ứng lao động tại dự án Formosa).

Hằng ngày, ông làm việc tại công trường Formosa, sau đó vào lưu trú tại xã Quảng Phú (H.Quảng Trạch, Quảng Bình). Ông Ngày phát bệnh và được đưa đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình cấp cứu vào tối 24.4. Thông tin từ bệnh viện cho biết bệnh nhân đã tử vong trước khi vào bệnh viện. Vì nghi ngờ có dấu hiệu bất thường nên sự việc được trình báo cho Công an H.Quảng Trạch.

Bác sĩ tiếp nhận cấp cứu cho biết bệnh nhân Ngày, đã chết trước đó khoảng 1 giờ đồng hồ, da đã chuyển màu, lúc vào viện, tim và mạch không bắt được, đồng tử giãn, trên người không có vết thương. Những người đưa ông Ngày đến cấp cứu cho bác sĩ biết bệnh nhân có biểu hiện cứng hàm, tức ngực, khó thở rồi đột quỵ.

Cùng ngày, Tổng liên đoàn Lao động VN và Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình đã phối hợp thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ ngư dân xã Bảo Ninh và P.Hải Thành (TP.Đồng Hới) vượt qua khó khăn do ảnh hưởng từ việc cá chết bất thường trong thời gian qua.

“Đã giao làm dự án thép thì không thể để còn đánh bắt cá tôm”

Sáng 25.4, trả lời câu hỏi của một số phóng viên, khi xây nhà máy này thì môi trường bên ngoài có ảnh hưởng không, ông Chu Xuân Phàm nói: “Chắc chắn có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng đến mức độ nào, việc xây dựng gần đây có gây ra ô nhiễm, hậu quả ô nhiễm nhanh chóng đối với con cá mực này không... Mình cố gắng làm theo quy định của VN, cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng. Em muốn bắt cá bắt tôm hay là thép, em chọn đi?". Khi các phóng viên nói: "Chúng tôi chọn cả hai", thì ông Phàm nói tiếp: "Chọn cả hai thì kể cả em làm Thủ tướng em cũng không thể có được".

Câu trả lời của ông Phàm đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, sau khi báo chí đăng tải. Chiều cùng ngày, trả lời phóng viên Thanh Niên, ông Phàm nói: “Khi một phóng viên hỏi, tôi trả lời rằng, khi chúng tôi vào đầu tư thì được cấp đất và một diện tích biển để làm cảng. Tỉnh đã giải phóng mặt bằng, người dân được tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề. Trong khu vực phạm vi cảng FHS người dân không thể vào đó đánh bắt vì tàu bè công suất lớn đi lại nhiều, lỡ xảy ra tai nạn thì sao. Khu vực đó đã giao FHS làm dự án thép thì không thể để còn đánh bắt tôm cá nữa”. Về đầu trang

Loại bỏ nguyên nhân cá chết hàng loạt do tràn dầu và động đất(VietnamPlus.vn 26/4, tác giả Thanh Tâm; Infonet.vn 26/4, tác giả Vạn Xuân; Người Lao Động Online 26/4, tác giả D.Ngọc; Tin Tức Online 26/4, tác giả Thu Trang; Đất Việt Online 26/4, tác giả Sơn Ca; Tuổi Trẻ Online 26/4, tác giả T.Hà; Bizlive.vn 26/4)

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Liên quan đến vấn đề cá chết hàng loạt tại nhiều tỉnh ở khu vực miền Trung trong thời gian qua, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (VAST) đã cử một Tổ công tác để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt.

Tổ công tác đã tiến hành khảo sát tại hiện trường từ ngày 19/4 đến ngày 24/4 tại các điểm từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) đồng thời tiến hành đo đạc các thông số tại hiện trường.

Cụ thể, Tổ công tác đã tiến hành lấy 200 mẫu nước và trầm tích biển; 200 mẫu cá chết tại các điểm Vũng Áng, Đèo Ngang, Cửa Nhật Lệ, Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa Việt, Chân Mây và Lăng Cô.

Tổ công tác đã tiến hành thu ảnh khu vực nghiên cứu thông qua vệ tinh VNREDSat-1 và ghi nhận lại các hoạt động địa chấn tại khu vực nghiên cứu và các khu vực liên quan. Tìm hiểu các đặc trưng khí tượng, thủy-hải văn, động lực biển tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả phân tích ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và các ảnh vệ tinh khác cho thấy trong khoảng thời gian từ ngày 6/4 đến ngày 24/4 chưa phát hiện các vụ tràn dầu lớn tại khu vực nghiên cứu nên nguyên nhân cá chết do tràn dầu đã được loại bỏ.

Các trạm địa chấn đặt tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế thuộc mạng lưới đài trạm địa chấn Quốc gia do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quản lý cũng không có ghi nhận được trận động đất nào có độ lớn trên 5 độ richter xảy ra tại khu vực ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Do vậy hiện tượng sốc nhiệt do phá hủy bề mặt, bên trong vỏ hoặc những biến đổi địa tầng trong vỏ đại dương cũng đã được loại trừ.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của các trạm địa chấn ảnh hưởng của hai trận động đất tại Nhật Bản vào ngày 14 /4 và 16/4 đã được ghi nhận, tuy nhiên hai trận động đất này không gây ra ảnh hưởng đối với khu vực nghiên cứu.

Về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Tốc độ dòng chảy ven bờ thường mạnh nhất vào tháng Một, vận tốc khoảng 0,75m/s đến 0,85m/s có khi đạt đến 1m/s. Vận tốc dòng chảy ven bờ giảm dần vào tháng Tư và tháng Năm, đến tháng Bảy khi có tác động mạnh của gió mùa Tây Nam thì vận tốc dòng ven bờ giảm xuống khoảng 0,25m/s.

Các thông số môi trường và các độc tố trong nước, trầm tích tại mặt cắt ngang 25km từ cửa Cửa Tùng ra đảo Cồn Cỏ cũng được Tổ công tác lấy mẫu và phân tích.

Đoàn kiểm tra giám sát việc thu gom và tiêu hủy cá chết. (Ảnh Trần Tĩnh/TTXVN)

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến nguyên nhân cá chết hàng loạt, Tổ công tác đang khẩn trương xác định tảo độc và phân tích các độc chất trong nước, trầm tích và các mẫu cá đã thu thập tại hiện trường.

Tổ công tác liên ngành gồm các nhà khoa học của Viện Hóa học, Viện Vật lý Địa cầu, Viện Cơ học, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển,Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Công nghệ Môi trường. Về đầu tranghttp://www.vietnamplus.vn/loai-bo-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-do-tran-dau-va-dong-dat/383160.vnp

Thợ lặn ở Formosa tử vong: Công an nói gì?(Giao Thông Online 26/4, tác giả Văn Thanh - Trần Lộc; Phunutoday.vn 26/4; Doanhnghiepvn.vn 26/4, tác giả Hòa Hậu; VietQ.vn 26/4; Giao Thông Online 26/4, tác giả Di Linh; Giáo Dục & Thời Đại Online 26/4, tác giả Huy Hiếu; fv Online 26/4, tác giả Cúc Phương; Tiền Phong 26/4, tr5, tác giả Hoàng Nam; Tamnhin.net 25/4; Bizlive.vn 25/4; Lao Động Online 25/4, tác giả Trần Tuấn; Nông Nghiệp Việt Nam 26/4, tr3, tác giả Tâm Phùng)

Sáng nay (26/4), trao đổi với PV Báo Giao thông, Thượng tá Phan Thanh Sơn - Trưởng Công an huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) cho biết, hiện chúng tôi đang chờ Trung tâm Giám định pháp y của tỉnh trả lời, khoảng 1-2 tuần là có kết quả. "Chúng tôi cũng đang chờ đợi kết quả vì công luận đang quan tâm", ông Sơn nói.

Theo Thượng tá Sơn, khi Công an huyện tới thì anh Ngày đã tử vong

và được đưa vào nhà xác. Phía Bệnh viện thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho hay, anh Ngày tử vong trước khi đưa vào bệnh viện. Còn Công ty Nibelc thì thông tin, anh Ngày chết tại Bệnh viện. "Vẫn đang còn tranh luận anh Ngày tử vong vào lúc nào, tại thời điểm nào. Cái này cũng phải chờ kết luận của pháp y, thì mới biết được là thời điểm anh Ngày chết lúc nào", Thượng tá Sơn nói.

Trước đó, khoảng 17h ngày 24/4, anh Lê Văn Ngày (SN 1970, quê ở Khánh Hòa) là công nhân của Công ty Nibelc (trụ sở đóng ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong. Anh Ngày là thợ lặn dưới biển để thi công xây dựng đê chắn sóng cảng Sơn Dương, Formosa.

Một thợ lặn cho biết, sau khi đi làm về từ dự án Formosa, anh Ngày thấy khó thở, mệt mỏi nên được Công ty Nibelc đưa đi khám. Sau đó anh Ngày quay trở lại ký túc xá của Công ty ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình để nghỉ ngơi chờ thứ hai (25/4) đi khám lại. Tuy nhiên, đến 17h chủ nhật (24/4) thì anh Ngày tử vong.

1-2 tuần nữa mới có kết quả giám định pháp y thợ lặn ở Formosa tử vong

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Anh T., em trai anh Ngày cho biết, gia đình không muốn khám nghiệm tử thi và muốn đưa thi thể anh Ngầy về Khánh Hòa ngay trong đêm. Tuy nhiên, cơ quan công an không cho, yêu cầu phải khám nghiệm tử thi để điều tra làm rõ nguyên nhân anh Ngày tử vong.

Cũng vào đêm 24/4, khoảng hơn hai mươi công nhân của Công ty Nibel có mặt tại Bệnh viện thị xã Ba Đồn, Quảng Bình để tiễn đưa công nhân Lê Văn Ngày về quê mai táng. Theo lời các thợ lặn, thời gian gần đây, trùng vào thời điểm cá chết hàng loạt, một số thợ lặn khi lên bờ cảm thấy tức ngực, khó thở, thậm chí là người ngứa bất thường. Trao đổi với PV Giao thông, nhiều thợ lặn làm việc ở cảng Sơn Dương 2- 3 năm cũng cảm nhận được sự khác biệt của nước biển thời gian gần đây so với năm ngoái.

Theo tìm hiểu của PV, sau khi tôm cá chết hàng loạt trên biển, thợ lặn và người dân địa phương rất nóng lòng chờ kết quả điều tra, khám nghiệm xem cái chết của thợ lặn Lê Văn Ngày có phải do ô nhiễm hay lý do sức khỏe nào khác.

Các cơ quan chức năng cần sớm có kết quả thông báo để người dân không hoang mang, lo lắng và cũng là để họ có biện pháp bảo vệ cần thiết nếu thực sự nước biển ô nhiễm đáng báo động.

Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc. Về đầu tranghttp://www.baogiaothong.vn/tho-lan-o-formosa-tu-vong-cong-an-noi-gi-d147589.html

Thủ tướng: Không để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản(Ndh.vn 26/4, tác giả Hải Minh; VnEconomy.vn 26/4, tác giả Nguyên Hà; News.zing.vn 25/4, tác giả Nhật Lâm; Công An Nhân Dân Online 25/4, tác giả BTS - C.L; Doanhnghiepvn.vn 25/4, tác giả Hòa Lộc; VietnamPlus.vn 25/4; TTXVN 25/4; Toquoc.gov.vn 25/4, tác giả Song Đào; Tuổi Trẻ Online 25/4, tác giả V.V.Thành; Người Lao Động Online 25/4, tác giả Thế Dũng; Nông Thôn Ngày Nay 26/4, tr10, tác giả Hải Phong – Ngọc Lê; Nhân Dân 26/4, tr4+8; Hà Nội Mới 26/4, tr1+3; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 26/4, tr3; Công Thương 27/4, tr3; Công An Nhân Dân 26/4, tr4)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế rà soát thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản bị thiệt hại và có đề xuất biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân.

Liên quan đến hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từHà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế trong các ngày vừa qua, Thủ tướng Nguyễn

Xuân Phúc giao Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo đầy đủ, chính xác; có đề xuất biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Ngư dân khóc ròng vì cá chết hàng loạt, đời sống khó khăn

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Thủ tướng cũng giao các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Công Thương, Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ động phối hợp, hỗ trợ các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại các địa phương này và báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý nghiêm vi phạm.

Các Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường vàỦy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và các địa phương trong cả nước chủ động tiến hành rà soát các Dự án đầu tư trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp nặng, về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Về đầu tranghttp://ndh.vn/thu-tuong-khong-de-dan-thieu-doi-do-phai-ngung-danh-bat-hai-san-20160426104831698p0c4.news

40 tấn cá chết vì “trúng độc” đã đi đâu?(Lao Động 26/4, tr2, tác giả Khánh Vũ – Lê Phi Long; Diễn Đàn Doanh Nghiệp Online 26/4, tác giả Nha Trang; Cafebiz.vn 26/4; News.zing.vn 26/4, tác giả Văn Được - Phạm Hoà - Điền Quang - Phạm Quang)

Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ NNPTNT, đã có khoảng trên 40 tấn cá, tôm, hải sản các loại chết từ vùng biển Hà Tĩnh - Thừa Thiên-Huế. Trong đó, Quảng Trị là địa phương có số lượng hải sản chết nhiều nhất (trên 30 tấn). Việc quản lý số lượng hải sản bị chết này được thực hiện như thế nào? Liệu số cá chết này có bị “đưa lên bàn ăn” bởi những người dân thiếu hiểu biết hoặc… tham lam?

40 tấn cá chết được xử lý thế nào?

Ông Như Văn Cẩn - Cục trưởng Cục Nuôi trồng thủy sản - Tổng cục Thủy sản (Bộ

NNPTNT) - cho biết: 40 tấn cá chết chỉ là phép tính chưa đầy đủ, chỉ tính số lượng cá chết và nổi trên mặt nước, dạt vào bờ, chưa tính số cá chết có khả năng đã chìm dưới biển. Như vậy, số lượng cá chết không chỉ dừng lại ở con số 40 tấn. Hiện tại, Bộ NNPTNT đã giao các tỉnh có cá bị chết hàng loạt thống kê, báo cáo về bộ.

Ông Võ Văn Hưng - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị - cho biết: Do đặc điểm địa hình tại vùng biển ở đây, có rặng san hô và bãi đá ngầm, nên lượng cá tập trung ở vùng nhiều hơn khu vực khác. Do vậy, khi gặp điều kiện bất thường, lượng cá chết tập trung tại khu vực này cũng nhiều hơn.

Cũng theo ông Hưng, trong những ngày đầu, khi thấy hiện tượng cá chết rải rác dạt vào bờ, người dân ven biển không hiểu nên đã lấy về sử dụng. Sau đó, thấy hiện tượng cá chết nhiều bất thường, được chính quyền và Sở NNPTNT tỉnh khuyến cáo nên người dân không sử dụng chế biến thành thức ăn. Ngày 21.4.2016, sau khi nhận được khuyến cáo của Bộ

Cá mới chết trôi dạt vào bờ sông Nhật Lệ (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) sáng 25.4. Ảnh: Lê Phi Long

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

NNPTNT, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với chính quyền địa phương huy động nhân dân thu gom, tiêu hủy bằng cách rắc vôi bột chôn để đảm bảo vệ sinh. Lực lượng chức năng của tỉnh nhà cũng tăng cường kiểm tra, giám sát để người dân không “tiếc của” hoặc “nảy lòng tham” đào trộm cá chết để tiêu thụ hoặc cấp đông chờ dư luận dịu xuống sẽ chế biến thành nước mắm, mắm tôm tiêu thụ ra thị trường.

Tại Thừa Thiên - Huế, do số lượng cá tự nhiên ngoài biển chết không nhiều, lại chưa hiểu nguyên nhân nên những ngày đầu người dân cũng lấy cá về ăn. Ngoài cá tự nhiên, cá lồng do dân nuôi cũng chết. Trong đó có 3.600 con cá con, 6.000 con cá bớp có trọng lượng từ 0,5-3kg. Các chủ lồng tiếc của đã lấy ăn. Sau đó, lo ngại trước hiện tượng bất thường nên người dân không sử dụng nữa. Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hướng dẫn người dân tiêu hủy cá chết bằng cách chôn với vôi bột để khử trùng.

Tại Hà Tĩnh, người dân cũng chỉ ăn cá do những ngày đầu, nhưng sau khi thấy hiện tượng bất thường, chẳng ai dám vớt cá về chế biến thực phẩm.

Chặn tiêu thụ sản phẩm từ cá chết ra thị trường?

Trước tình trạng cá chết hàng loạt, Bộ NNPTNT đã có văn bản chỉ đạo các tỉnh nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường; yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ NNPTNT cũng đã cử cán bộ có chuyên môn liên quan phối hợp với các đoàn công tác của Bộ NNPTNT phối hợp với cơ quan Trung ương lấy mẫu, xét nghiệm, xác định nguyên nhân cá chết, đề xuất các biện pháp khắc phục và thông báo kịp thời để người dân biết; thống kê, báo cáo tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom, xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại; tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân...

Đại diện Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an cho biết: C49 đang tăng cường điều tra, trinh sát để ngăn chặn tình trạng lén lút vận chuyển, buôn bán, chế biến số lượng cá chết.

Cá chết bất thường là do độc tố cực mạnh

Ngày 25.4.2016, tại Công văn số 3243/TB-BNN-VP, Bộ NNPTNT đã thông báo kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám về hiện tượng hải sản chết bất thường tại ven biển khu vực miền Trung. Thứ trưởng Vũ Văn Tám kết luận: Kết quả phân tích ban đầu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 và Cục Thú y cho thấy cá chết bất thường không có các biểu hiện bệnh lý, không tìm thấy tác nhân gây bệnh dịch thông thường. Các thông số môi trường thông thường đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, nguyên nhân cá chết nhanh, bất thường trên diện rộng có thể do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học hoặc yếu tố khác. Khánh Vũ

Quảng Bình: Cá mới chết vẫn dạt vào bờ biển

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Theo ghi nhận của Lao Động vào sáng 25.4, cạnh biển Nhật Lệ phía xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) số lượng cá chết trôi dạt vào bờ lớn với nhiều kích cỡ khác nhau, có con nặng 3-4kg. Đặc biệt số cá trên đang còn rất tươi. Ông Nguyễn Thanh Điệu - Trưởng thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới, kiêm Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bảo Ninh - cho biết, người dân vẫn phát hiện một lượng lớn cá mới chết trôi dạt vào bờ sông Nhật Lệ từ ngày 24.4. Ông Điệu khẳng định số cá trên mới bị chết và trôi dạt vào bờ chứ không phải số cá chết cách đây hơn một tuần. Trước đó vài ngày, người dân địa phương đã tổ chức vớt cá chết dọc bờ sông và bờ biển với số lượng rất lớn. “Chúng tôi đã vớt hết số cá chết trước đó, nhưng hai ngày nay cá mới chết lại trôi dạt vào bờ, cá mới chết rất tươi như cá Đù, cá Liệt, cá Phèn…” - ông Điệu nói. Hiện người dân địa phương rất lo lắng vì nguyên nhân và nguồn gốc độc tố gây chết cá chưa được làm rõ nhưng vẫn xuất hiện cá mới chết trôi dạt vào bờ. “Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân để ngư dân yên tâm ra biển, chứ cá hiện tại không ai mua, thiệt hại cho ngư dân là rất lớn” - ông Điệu thay mặt cho ngư dân Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bảo Ninh lo lắng nói. Theo phản ánh của người dân, hiện tượng trên vẫn xảy ra trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong hai ngày gần đây. Về đầu trang

Một ngày bằng một năm(Đại Đoàn Kết 26/4, tr12, tác giả Dương Thanh Tùng; Phununews.vn 26/4; Vietnamnet.vn 26/4)

“Một ngày bằng một năm!”. Xin mượn câu này của lão ngư thôn Cự Lại Bắc, xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế khi cùng người làng hương khói bái vọng cá ông (cá voi) dạt vào bờ cát xã này trong tình trạng hấp hối rồi “lụy” (chết) vào rạng sáng ngày 24/4. Cũng xin mượn điều trăn trở của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi ông thị sát tình trạng cá chết hàng loạt tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trong ngày 24/4.

Có thể thấy Phó Thủ tướng đã khá băn khoăn khi nêu câu hỏi với ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) rằng “có cần thuê chuyên gia nước ngoài tìm độc tố trong nước biển làm cá chết hay không?”.

Và câu trả lời từ vị đại diện lãnh đạo Bộ TN&MT là: “Nếu không xác định được độc tố, Bộ TN&MT sẽ phối hợp cùng Mạng lưới môi trường biển quốc tế để tìm nguyên nhân!”

Hơn 20 ngày qua (kể từ ngày 4/4 khi rải rác xuất hiện những vệt cá chết từ ngoài khơi trôi dạt vào bờ), ngư dân Hà Tĩnh, Quảng Bình Thừa Thiên – Huế và rất nhiều ngư dân Đà Nẵng, không đi biển. Không ai biết độc tố trong nước biển làm cá chết là gì. Cơ quan có trách nhiệm chỉ có thể đưa ra lời khuyên “chờ từ 3 đến 5 ngày nữa”. Ở tầm vĩ mô, việc khuyên ngư dân và dư luận xã hội chờ thêm vài ngày, thể hiện cung cách quản lý bị động, thiếu giám sát thường xuyên từ bộ - ngành có trách nhiệm với môi trường biển và với đời sống, sinh kế

Cá chết, dạt vào biển Cửa Tùng Quảng Trị. (Ảnh: Thanh Tùng)

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

của ngư dân. Tại cuộc họp với lãnh đạo và ngành chức năng ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế vào ngày 23/4, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã loại trừ các nguyên nhân như dịch bệnh, nguồn nước mà tập trung vào độc tố. Tuy nhiên độc tố ấy là gì, đến từ đâu thì đang còn là…ẩn số. Ẩn số này chỉ có thể được giải đáp trong vòng 5 ngày tới – như ý kiến của Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân với Phó Thủ tướng Trịnh đình Dũng ngày 24/4: “5 ngày tới sẽ có kết quả xét nghiệm, lúc đó mới đủ cơ sở xác định nhà máy Formosa (nằm trong khu công nghiệp Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có xả thải vượt quy định cho phép ra biển hay không”.

Nghi vấn độc tố từ đường ống xả thải của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh không chỉ được đặt ra bởi những ngư dân quen thuộc luồng lạch vùng biển này mà đến từ những người có trách nhiệm. Tại buổi làm việc với Đoàn công tác liên ngành do Bộ TN&MT dẫn đầu ngày 22/4; Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế nêu vấn đề: “Tại sao xuất phát điểm của cá chết không phải từ Nghệ An hay Quảng Bình mà lại từ Hà Tĩnh?”.

Tại cuộc họp của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với lãnh đạo địa phương cùng bộ - ngành liên quan trong chuyến thị sát ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh; thông tin chính thức được đưa ra bởi lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Vũng Áng, đã dấy lên mối quan ngại đặc biệt với cấp - ngành quản lý và giới khoa học môi trường: 4 tháng đầu năm 2016, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã nhập về gần 300 tấn hóa chất chống gỉ, chống ăn mòn, làm sạch bề mặt kim loại, kháng khuẩn , khử trùng, truyền nhiệt, hút tạp chất…

GS.TS Nguyễn Chu Hồi (Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển) cho rằng dư luận có cơ sở để nghi ngờ nguồn xả thải sau khi súc rửa của doanh nghiệp nói trên ra môi trường biển và điều này sẽ vô cùng nguy hiểm! Là nhà khoa học về môi trường biển, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi thẳng thắn nêu ý kiến: “Phản ứng của cơ quan chức năng (đặc biệt là từ bộ - ngành) trong ứng phó với thảm họa cá chết hàng loạt một cách đầy không bình thường vừa chậm vừa bị động”. TS Tô Văn Trường, chuyên gia về tài nguyên nước và môi trường (thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình KC08/11 – 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ) đặt vấn đề: “Khi phát hiện có sự cố và nghi vấn về xả thải của doanh nghiệp Formosa, cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT lại phát biểu cho rằng không có thẩm quyền vào kiểm tra tại chỗ đường ống xả thải này”. Sự cố cá chết hàng loạt đầy bất bình thường ở các địa phương Bắc miền Trung được TS Tô Văn Trường nhìn nhận gây tác hại lớn – không chỉ về kinh tế, môi trường mà cả đến lòng dân.

Trả lời báo chí về vụ đường ống thải chôn ngầm dài gần 1,5 km, đường kính gần 1,5 m, xả thải ra biển Vũng Áng của doanh nghiệp Formosa, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân khẳng định đây là đường ống xả thải được cấp phép. Tuy nhiên PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viên trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng: “Đường ống xả thải của Formosa – nếu có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do Bộ TN&MT cấp phép thì theo quy định, không thể bỏ qua tham vấn cộng đồng và tham vấn chính quyền sở tại. Người dân cũng như chính quyền địa phương phải được biết về đường ống này. Tuy nhiên khi xả ra cá chết hàng loạt, dân địa phương và chính quyền mới biết có sự hiện diện của đường ống đầy khuất tất”.

Sự bị động của bộ - ngành liên quan còn thể hiện qua ý kiến của đại diện lãnh đạo Bộ TN&MT với báo chí trong nghi vấn độc tố được phát tác từ quá trình xả thải của doanh

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

nghiệp tại Vũng Áng rằng: “Hệ thống quan trắc tự động của doanh nghiệp (Formosa) chưa đấu nối với Sở TN&MT địa phương để có thể giám sát quá trình xả thải”.Xả thải đầy nghi vấn của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh càng bất bình thường hơn qua phát biểu của một lãnh đạo Công ty này ngày 25/4 rằng: “Xả thải chắc chắn là tác động đến môi trường nhưng phải cân nhắc đánh đổi giữa cá tôm và nhà máy thép!”

“Khẩn trương kiểm tra, làm rõ một cách khoa học và cẩn trọng nguyên nhân cá chết. Nếu do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chủ động gây ra, phải tiến hành xử lý nghiêm theo pháp luật, không loại trừ bất cứ trường hợp nào”. Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho thấy, không có trường hợp ngoại lệ nào đứng ngoài pháp luật môi trường của Việt Nam – nhất là khi đã gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng. Tuy nhiên chính sự chậm trễ, vào cuộc một cách đầy bị động của bộ - ngành chức năng đã và đang khiến hàng triệu ngư dân dân phải mòn mỏi trong cảnh “một ngày bằng một năm”. Về đầu trang

Xuất hiện cá chết trở lại, ngư dân vớt bán cho thương lái(Tuổi Trẻ Online 25/4, tác giả Q.Nam – H.Văn – V.Định; Sài Gòn Giải Phóng Online 26/4, tác giả Minh Phong)

Liên tục trong hai ngày 24 và 25-4, dọc bờ biển Quảng Bình cá bắt đầu chết trở lại. Trong khi đó, nhiều thương lái xuất hiện với xe đông lạnh thu mua cá được vớt từ các bãi biển để mang đi.

Theo người dân tại khu vực bãi tắm Đá Nhảy, thuộc thôn Đá Nhảy, xã Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), hai ngày gần đây cá lại dạt vào bờ.

Số lượng tuy không nhiều như đợt cao điểm trước đó nhưng la liệt trên

bãi biển. Phần lớn trong số này đều còn khá tươi chứ chưa thối rữa như đợt trước đó. Cá dạt vào bờ biển này cũng đủ loại và đủ kích cỡ.

Chiều 25-4, tại bãi tắm này, một đơn vị bộ đội địa phương được huy động để thu gom lượng cá mới dạt vào. Đơn vị này cho biết chỉ khoảng hơn một tiếng buổi chiều nhưng số cá thu gom được tại bãi này cũng hơn 1 tạ. Đơn vị này sau đó đã tiến hành chôn lấp cá dạt vào bờ để tránh ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, tại bãi biển này mấy ngày qua cũng xuất hiện một hiện tượng mới, đó là việc nhiều xe đông lạnh của thương lái đến tấp vào bãi tắm này mỗi ngày hai lần.

Cuối mỗi buổi, ngư dân đi vớt cá ở gần bờ đưa vào bán trực tiếp cho những xe này. Những người dân sống quanh khu vực bãi biển cũng đi dọc bờ biển nhặt những con cá dạt vào đem

Chiều 25-4, đơn vị bộ đội địa phương được huy động đi thu gom cá mới chết dạt vào bãi biển thôn Đá Nhảy, xã Thanh

Trạch - Ảnh: Quốc Nam

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

lên bán cho những xe đông lạnh này. Giá mỗi ký cá này được thương lái mua đến trên 50.000 đồng.

Bà Cúc - một người dân địa phương - khoe: “Ngay cả chồng tui chiều qua thấy người ta xuống lượm cá lên nhập cũng đi theo. Rứa mà cũng kiếm được gần hai trăm ngàn”. Cũng theo bà Cúc, chỉ trong hai ngày trước đó, các xe đông lạnh đã mua từ bãi tắm này đến hàng tấn cá như thế.

Liên quan đến việc này, ông Nguyễn Văn Lào, chủ tịch UBND xã Thanh Trạch, xác nhận đúng là có việc mấy ngày qua trên địa bàn xã có một số xe đông lạnh của các doanh nghiệp đến trực tiếp tại các bãi biển thu mua cá của người dân.

Ông Lào cũng nói những doanh nghiệp này thu mua cá của cả những ngư dân đi thuyền thúng ra gần bờ để vớt các loại cá đang lờ đờ, và cả những loại cá đã chết dạt vào bờ được người dân nhặt lên bán. Về đầu tranghttp://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160425/xuat-hien-ca-chet-tro-lai-ngu-dan-vot-ban-cho-thuong-lai/1090540.html

Quảng Bình cấm sử dụng cá chết dưới mọi hình thức (Tuổi Trẻ Online 26/4; VOVNews 26/4, tác giả Nhóm PV, CTV; Kinh Tế & Đô Thị Online 26/4, tác giả Hồ Hạ)

Ngày 26-4, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết để ngăn người dân nhặt cá chết trôi dạt vào bờ, cũng như ngư dân vớt cá trôi nổi trên biển để đem bán, UBND tỉnh đã khẩn cấp chỉ đạo nghiêm cấm triệt để.

UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT, Sở TN-MT, Sở Y tế và UBND các địa phương có biển là Quảng Trạch, Ba Đồn, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh và Lệ Thủy ngoài việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động chế biến thực phẩm, mua bán, vận chuyển hải sản trong thời gian này, phải tổ chức thu dọn và xử lý cá chết.

Việc người dân thu gom cá chết để làm thức ăn cho vật nuôi cũng bị nghiêm cấm.

Được biết trong một, hai ngày qua hiện tượng cá chết trôi dạt vào vùng biển Quảng Bình đã xuất hiện rải rác trở lại. Người dân một số xã ven biển ở huyện Bố Trạch đã nhặt cá trên bờ và vớt cá trôi nổi trên biển đem bán. Một số thương lái cũng dùng xe đông lạnh đến thu mua cá từ người dân. Về đầu tranghttp://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160426/quang-binh-cam-su-dung-ca-chet-duoi-moi-hinh-thuc/1090873.html

Đơn vị tình nguyện ở huyện Quảng Ninh, Quảng Bình thu gom và xử lý cá chết

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Quảng Bình: Ngư dân tiếp tục ra biển khai thác hải sản(Vovgiaothong.vn 26/4, tác giả Thanh Hà - Thành Long)

Vì cuộc sống mưu sinh, không thể để tàu nằm bờ mãi; hàng chục tàu thuyền của ngư dân Quảng Bình đã ra khơi tiếp tục hoạt động trên biển.

Tại tỉnh Quảng Bình, những ngày qua, người dân lo lắng về việc cá chết bất thường trôi dạt vào bờ biển. Người dân không dám ăn cá, hàng trăm tàu thuyền phải nằm bờ. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành để làm rõ nguyên nhân, người dân tiếp tục ra

biển đánh bắt trở lại. Trong khi đó, sau khi một thợ lặn của Công ty Nibel - Anh Trang, trụ sở tại tỉnh Quảng Bình làm việc cho Formosa Hà Tĩnh tử vong tại bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình, Công an tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân.

Tại một số vùng biển như Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quảng Phú, thành phố Đồng Hới; Hải Ninh, huyện Quảng Ninh hay như Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy… những tàu đánh cá biển xa đã trở lại hoạt động bình thường. Còn các thuyền đánh bắt gần bờ, ngư dân cũng đã ra biển trở lại. Tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, mấy ngày nay, tình trạng cá chết đã giảm hẳn. 2 ngày qua, một số tàu thuyền của ngư dân xã Nhân Trạch bắt đầu ra khơi đánh bắt.

Ông Nguyễn Mận, chủ tàu cá QB 82282 cho biết: Vì cuộc sống mưu sinh, không thể để tàu nằm bờ mãi; hàng chục tàu thuyền đã ra khơi tiếp tục hoạt động trên biển: “Bây giờ khó khăn qua các ngư dân mới đồng hành mới hôm nay. Cá thì không thấy trôi nữa, mực cá cũng vẫn có. Giờ biển vậy mà giờ đói khát thì cũng phải đi làm, nhờ Nhà nước giải quyết làm sao, quyết định để cho ngư dân đi làm cho dạn dĩ hơn”.

Ông Nguyễn Công Huấn, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, mấy ngày nay, Ban Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo cán bộ dân vận ở cơ sở tuyên truyền, vận động bà con bình tĩnh, chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời yên tâm tiêu thụ hải sản.

Ông Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu xét nghiệm, sơ bộ kết luận cá chết ở tầng đáy và nguyên nhân không phải do nguồn nước mà do nhiễm chất độc; khuyến cáo người dân không dùng cá chết ở biển để làm thực phẩm cho người và thức ăn gia súc, thu gom cá chết tiêu hủy.

Ông Trần Tiến Dũng cho biết: “Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Bình cũng sẽ rà soát lại những thiệt hại của ngư dân ví dụ như trong nuôi trồng, cá chết như thế nào, hồ tôm ảnh hưởng ra làm sao. Rất là khó ở chỗ là ngư dân không ra khơi đánh bắt cá trên biển thì tính thiệt hại đó như thế nào. Chúng tôi cũng đang tính toán để rà soát lại cái này”.

Ngư dân tập trung đông tại chợ cá sau một chuyến đánh bắt (Ảnh: TTXVN)

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Trong một diễn biến khác, Thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình xác nhận với phóng viên Đài TNVN, ngày hôm qua (25/4), Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình tiếp nhận một bệnh nhân vào viện trong tình trạng chết lâm sàng. Bệnh nhân Lê Văn Ngầy, quê ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là công nhân của Công ty Nibel-Anh Trang, trụ sở tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là doanh nghiệp chuyên cung ứng lao động cho Formosa Hà Tĩnh.

Trước khi vào viện, thợ lặn Lê Văn Ngầy đã làm việc tại cảng nước sâu Sơn Dương, Khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi anh Ngầy tử vong, gia đình nạn nhân không đồng ý mổ tử thi nhưng cơ quan công an đã vận động gia đình hợp tác điều tra nguyên nhân.

Thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã chỉ đạo Công an huyện Quảng Trạch làm việc với Công ty Nibel: “Chúng tôi cũng đang tiến hành với pháp y để tiến hành điều tra nguyên nhân cái chết. Chúng tôi tiến hành điều tra ban đầu để làm rõ xem vì sao và như thế nào. Đến thời điểm này thì phải chờ kết luận của pháp y vì mới tử vong hôm qua. Ngoài việc mổ tử thi, pháp y kết luận ra thì chúng tôi kết hợp nắm tình hình để điều tra ban đầu khác để xác định rõ nguyên nhân vì sao công nhân này tử vong. Còn việc có người chết chưa rõ nguyên nhân thì theo quy định của luật pháp, chúng tôi phải khám nghiệm tử thi để phải xác định rõ nguyên nhân vì sao họ chết”.

Chiều nay, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức đoàn công tác đến những xã có hiện tượng cá chết hàng loạt để thu thập ý kiến người dân, kiểm đếm đánh giá tình hình thiệt hại nhằm có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Về đầu tranghttp://vovgiaothong.vn/xa-hoi/quang-binhngu-dan-tiep-tuc-ra-bien-khai-thac-hai-san/210945

Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị sớm làm rõ việc cá biển chết hàng loạt(Giaoduc.net.vn 26/4, tác giả Thùy Linh)

Ngày 22/4, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Trung ương Hội TS.Nguyễn Việt Thắng kí văn bản số 45/HNC về việc cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung.

Văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công thương thông tin như sau:

Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông và phản ánh của hội viên ngư dân nghề cá:

Trong thời gian qua xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung nước ta, cá bắt đầu chết ở Hà Tĩnh rồi lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Gây thiệt hại về kinh tế, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân nuôi tôm, cá và đánh bắt hải sản trên biển.

Nhiều độc giả, nhà khoa học cũng như người dân làm nghề biển và nuôi cá quanh khu vực Vũng Áng cho rằng: Nguyên nhân cá chết có thể do nước xả thải của các nhà máy khu Vũng Áng.

Các Bộ, ngành chức năng đã có chỉ đạo các đơn vị chuyên môn để sớm tìm hiểu nguyên nhân và đã có kết luận ban đầu như:

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Cá chết là cá tầng đáy; không có hiện tượng lạ tác động từ thiên nhiên, không do vi sinh gây ra; nguyên nhân chủ yếu là do chất độc; nguồn gốc cá bị chết xuất phát từ Hà Tĩnh rồi lan xuống các tỉnh miền Trung tới Thừa Thiên Huế.

Qua trao đổi các chuyên gia của Hội Nghề cá Việt Nam thì hiện nay hiện tượng cá chết hàng loạt như vậy thì phải có một dòng ô nhiễm rất nặng hoặc một loại chất kịch độc chảy ra và lan ra dưới đáy biển. Hội Nghề cá Việt Nam kính đề nghị các cơ quan chức năng:

1. Các cơ quan chức năng khẩn trương có kết luận chính xác về hiện tượng cá chết ở một số tỉnh miền Trung; Truy tìm thủ phạm gây ra vụ việc trên, xử phạt nghiêm minh, công khai. Ngăn chặn tình trạng này tái diễn trong thời gian tới. Lấy đây là bài học để rút kinh nghiệm cho lâu dài.

2. Thường xuyên lấy mẫu kiểm tra để sớm đưa ra khuyến cáo: về vùng nhiễm độc, khi nào thì có thể tiếp tục nuôi trồng- khai thác thủy sản ven bờ và cho phép sử dụng sản phẩm thủy sản ở các địa phương đó.

3. Chỉ đạo các địa phương khẩn trương thống kê tình hình thiệt hại của nông ngư dân, có chính sách kịp thời hỗ trợ cho nông ngư dân ổn định đời sống và nhanh chóng phục hồi sản xuất. Về đầu tranghttp://giaoduc.net.vn/xa-hoi/hoi-nghe-ca-viet-nam-de-nghi-som-lam-ro-viec-ca-bien-chet-hang-loat-post167420.gd

Hóa chất súc rửa có thể là nguyên nhân khiến cá chết(Vietnamnet.vn 26/4, tác giả Lê Văn - Duy Tuấn; Khampha.vn 26/4)

Một chuyên gia chuyên về xử lý nước đang làm việc tại một công ty của Mỹ chuyên về xử lý hóa chất cho các nhà máy công nghiệp cho rằng, nguyên nhân cá chết ở các vùng biển miền Trung nhiều khả năng là do hóa chất sử dụng để tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt trước khi vận hành.

Chuyên gia này lập luận, các hóa chất được sử dụng để súc rửa đường ống, thụ động hóa kim loại trước khi vận hành thường gồm các thành phần như Kẽm,

Molybdate, Phosphate (tổng). Sản phẩm được tạo ra là Sắt (Oxit, hydroxit). Đây đều là những hóa chất có tỉ trọng lớn hơn nước biển. Một khi bị thải ra ngoài biển mà không qua xử lý, chúng sẽ tập trung ở tầng nước dưới, trở thành độc tố khiến cá chết hàng loạt.

Điều này hoàn toàn trùng khớp khi theo ghi nhận của các cơ quan chức năng, các loại cá chết tại ven biển miền Trung trong thời gian qua chủ yếu là các loài cá ở tầng nước sâu. "Điều trùng hợp này là lý do để chúng ta dồn nghi vấn vào các hóa chất tẩy rửa đường ống và thụ động hóa bề mặt kim loại", chuyên gia này cho hay.

Cá chết trôi dạt vào các vách đá ven biển.

31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Phân tích kỹ hơn, chuyên gia này cũng cho rằng, nếu chỉ là các chất hoạt động bề mặt để tẩy rửa dầu và chất diệt vi sinh thông thường thì sẽ có tỷ trọng gần bằng nước biển nên dễ bị pha loãng và phân tán trong môi trường biển, do vậy rất khó đủ nồng độ để làm cá chết.

Trong khi đó, các kim loại nặng từ quá trình tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt nếu bị xả ra biển sẽ tập trung và ít bị phân tán, khiến nồng độ lên cao và trở thành độc tố giết chết cá.

Vị chuyên gia này cũng loại trừ nguyên nhân cá chết hàng loạt do thiếu oxy vì chất hữu cơ phân hủy. “Ngoài biển rộng mênh mông, sóng gió liên tục, làm gì có chuyện thiếu oxy mà cá chết được”, chuyên gia này khẳng định.

Từ đó, vị chuyên gia này kiến nghị, việc truy tìm độc tố gây ra cá chết nên tập trung vào chỉ tiêu các hóa chất được dùng để tẩy rửa đường ống và thụ động hóa bề mặt kim loại cũng như sản phẩm của quá trình này trong dạ dày cá hay nước biển (phần dưới đáy) tại nơi cá bị chết.

Chi phí xử lý đắt, đổ ra môi trường là điều dễ hiểu

Từ góc độ chuyên môn, chuyên gia này cho biết, việc xử lý kim loại ra khỏi nước thải là rất khó, nếu muốn xử lý đạt chuẩn trước khi thải thì chi phí xử lý là rất cao.

"Thông thường, để loại 1 mg/l kim loại ra khỏi hệ thống thường mất khoảng 10-20 mg/l hóa chất xử lý. Trong khi đó trong quá trình tẩy rửa và thụ hóa bề mặt, hàm lượng kim loại trong nước xả là hàng hàng trăm mg/l, do đó, muốn xử lý triệt để chi phí sẽ đội lên rất cao. Vì vậy các nhà máy luôn tìm cách đẩy nước thải này ra môi trường bằng cách này hoặc cách khác", chuyên gia này khẳng định.

Ngoài vấn đề kinh phí, việc các hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chưa sẵn sàng trong giai đoạn chuẩn bị vận hành cũng là nguyên nhân khiến các nhà máy này tìm cách đổ nước thải của quá trình tẩy rửa và thụ động hóa bệ mặt thẳng ra môi trường mà không qua xử lý.

Theo chuyên gia này, nếu vận hành bình thường thì thường nồng độ hóa chất sử dụng rất thấp và hệ thống xử lý nước thải đã được thiết kế để có thể xử lý được các chất thải này. Tuy nhiên, khi tẩy rửa bề mặt và thụ động hóa bề mặt kim loại trước vận hành sẽ phải sử dụng hàm lượng (hóa chất) cao gấp nhiều lần.

“Thường là trong giai đoạn này hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy chưa sẵn sàng cho việc xử lý lượng lớn này nên họ thường tìm cách đổ ra môi trường”, chuyên gia này cho biết. “Các nhà máy không nằm trong khu công nghiệp tập trung, không có nơi xử lý giúp trong giai đoạn đầu thì việc họ đổ ra môi trường là dễ hiểu”.

Cũng theo chuyên gia này, để kiểm tra một nhà máy có thải những chất này ra biển hay không thì phải có được các số liệu: Thời điểm tiến hành tẩy rửa và thụ động hóa, lượng hóa chất tiêu thụ là bao nhiêu, thể tích nước đã dùng để tẩy rửa và thụ động là bao nhiêu, họ đã xử lý bằng phương pháp nào để đạt được các chỉ tiêu nước thải công nghiệp ra môi trường,…

Liên quan tới nguyên nhân cá chết hàng loạt trên bờ biển các tỉnh miền Trung, tại cuộc họp hôm 23/4 tại Hà Tĩnh, đại diện 2 Bộ (TN&MT và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

32

Page 33: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

cùng 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) đã kết luận, cá chết là do độc tố mạnh.

Trong khi đó, thông tin từ Hải quan cho biết, công ty Formosa Hà Tĩnh đã tiến hành nhập khoảng 300 tấn hóa chất về Việt Nam. Trong các hóa chất này, có nhiều hóa chất được sử dụng để tẩy rửa đường ống.

Trước đó, trao đổi với báo chí, đại diện Formosa cho biết, công ty này đã tiến hành súc rửa đường ống vài lần song không báo cáo vì "không biết quy định" dù trước đó, Bộ Tài nguyên Môi trường đã quy định rõ điều này khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do Formosa trình.

Đại diện công ty này cũng khẳng định, nước thải phát sinh sau tẩy rửa sẽ được xử lý qua trạm xử lý nước thải công nghiệp, sau đó mới thải qua hệ thống quan trắc tự động. Đảm bảo các tiêu chuẩn thì mới thải ra biển.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, mặc dù Sở TN&MT Hà Tĩnh là cơ quan giám sát trạm quan trắc tự động của Formosa, song hiện nay Hà Tĩnh vẫn chưa có hệ thống máy báo kết quả quan trắc tự động.

Bên cạnh đó, các chuyên gia môi trường cũng cho rằng, các trạm quan trắc tự động cũng chỉ quan trắc được những chỉ tiêu cơ bản chứ không thể quan trắc được các độc tố có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Về đầu tranghttp://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/301481/hoa-chat-suc-rua-co-the-la-nguyen-nhan-khien-ca-chet.html

“Thảm họa” cá chết hàng loạt: Bồi thường thế nào cho người dân bị thiệt hại?(Phapluatplus.vn 25/4, tác giả Hà Thu)

Sự ô nhiễm diễn ra trên diện rộng thì mức độ tàn phá và thiệt hại càng lớn. Sẽ là không quá lời khi nói là một thảm họa về môi trường.

Hiện tượng cá chết hàng loạt tại dải bờ biển chạy qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, trong đó có nhiều loài sống xa bờ, ở tầng sâu đã để lại hậu quả nặng nề đối với môi trường và cuộc sống của bà con ngư dân.

Bên cạnh việc truy tìm nguyên nhân thì vấn đề quan trọng đặt ra đó là bồi thường

cho bà con ngư dân, người nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại và khắc phục ô nhiễm môi trường.

Luật sư Trương Anh Tú nhận định: Đây là một thảm họa về môi trường.

33

Page 34: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Để tìm hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Thảm họa về môi trường

Xin ông cho biết những nhận định của ông ở góc độ một luật sư liên quan đến vụ việc cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế?

Đây là một việc rất nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng trên cả 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Sự việc đã gây thiệt hại đối với nhiều ngành nghề từ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đến du lịch, khách sạn, nông nghiệp, đặc biệt gây hệ lụy sâu sắc tới hệ sinh thái.

Vụ việc lần này làm chúng ta nhớ tới sự kiện ô nhiễm sông Thị Vải do công ty Vedan gây ra vào năm 2009. Bán kính vùng ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra có phạm vi 10 km dọc bờ sông Thị Vải làm gần 2.700 ha nuôi trồng thủy sản của khu vực này bị thiệt hại.

Tuy nhiên, lần này, sự ô nhiễm không chỉ nằm trong phạm vi một tỉnh mà đã trải rộng ra 4 tỉnh, vùng ô nhiễm không chỉ là sông mà còn cả khu biển rộng lên tới hàng chục nghìn km2.

So sánh như vậy để độc giả thấy mức độ nghiêm trọng của sự việc này. Sự ô nhiễm càng diễn ra trên diện rộng thì mức độ tàn phá, tính nghiêm trọng và sự thiệt hại càng lớn. Sẽ là không quá lời khi nhận định đây là một thảm họa về môi trường.

Ông cho biết quy định của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường?

Điều 160 Luật bảo vệ môi trường, quy định “1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, các tổ chức cá nhân có hành vi gây ô nhiễm sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Bên cạnh đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Một điểm đặc biệt trong quy định của pháp luật đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường là “cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” (Điều 624, Bộ luật dân sự). Trong sự việc này, nếu việc bồi thường, khắc phục hậu quả về môi trường được thực hiện đầy đủ, con số có thể lên tới hàng tỷ USD.

34

Page 35: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Người dân cần làm gì để bảo vệ quyền lợi?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về các tổ chức cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Vậy người dân phải làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình?

Theo quy định tại điểm 5, mục I nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/206 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhân hợp lệ về các khoản chi phi hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại”.

Như vậy, người dân bị thiệt hại trong trường hợp này muốn được bồi thường thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại của mình. Đây là một quy định “đánh đố” người dân trong trường hợp này.

Ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường đối với tài sản, sức khỏe của người dân là ảnh hưởng mang tính lâu dài, trên diện rộng, rất khó để xác định một cách cụ thể chính xác và đặc biệt rất khó để có được “chứng từ, giấy biên nhận hợp lệ” theo quy định.

Tuy nhiên, không thể vì khó mà người dân “buông xuôi”. Người dân nên nhanh chóng thu thập các bằng chứng về thiệt hại của mình như: ảnh chụp cá chết; ảnh chụp nguồn gây ô nhiễm; thiết lập các biên bản xác minh về ảnh hưởng của sự cố,... làm tài liệu chứng minh để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bên cạnh đó các hội như Hội nghề cá Việt Nam, Hội ngư dân, Hiệp hội du lịch, khách sạn, lữ hành…cần tập hợp lại, khởi kiện theo nhóm để bảo vệ tối đa quyền lợi ích hợp pháp của các hội viên.

Ngoài ra, đây là vụ việc có ảnh hưởng rộng, nghiêm trọng do đó quá trình giải quyết vụ việc sẽ rất phức tạp. Bà con cần phải tìm sự hỗ trợ của các văn phòng luật sư uy tín để có sự tư vấn về phương hướng giải quyết đúng đắn, thích hợp nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình.

Được biết đến là đơn vị thường bảo vệ cho người dân trong các vụ việc liên quan đến lợi ích cộng đồng, ông có thể chia sẻ các chương trình mà văn phòng Luật sư Trương Anh Tú đang triển khai các chương trình hỗ trợ bà con nhân dân bị thiệt hại trong vụ việc lần này?

Chúng tôi hiểu rằng trong các tranh chấp bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường thì chủ thể bị thiệt hại thường có số lượng rất lớn và thường là yếu thế hơn (về tiềm lực tài chính, hiểu biết về khoa học kỹ thuật môi trường, pháp luật...) so với người gây thiệt hại. Do đó, cần có sự hỗ trợ của cơ quan công quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan khoa học.

Hiện tại Văn phòng luật sư Trương Anh Tú liên tục cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan và xác định cách thức, phương hướng giải quyết vụ việc cho bà con nhân dân.

35

Page 36: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện hỗ trợ bà con, hi vọng rằng với sự hỗ trợ của chúng tôi, quyền lợi của bà con cũng sẽ được đảm bảo.

Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp cho bà con trong vụ việc lần này.

Xin cảm ơn ông!http://www.phapluatplus.vn/tham-hoa-ca-chet-hang-loat-boi-thuong-the-nao-cho-nguoi-dan-bi-thiet-hai-d11733.html Về đầu trang

Cá chết hàng loạt, lỗi của ai?(Người Lao Động Online 26/4, tác giả Vy Thư)

Dù cơ quan chức năng chưa tìm ra nguyên nhân nhưng dư luận vẫn đặt câu hỏi: "Cá, tôm chết hàng loạt, môi trường biển bị ô nhiễm, lỗi của ai? Là Formosa hay chính những người đã cấp phép để Formosa làm nhà máy thép ở đây?"

Trong khi dư luận đang hoang mang, sốt ruột bởi các cơ quan chức năng chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới cá chết trên diện rộng ở vùng biển miền Trung, thì thông tin Formosa đã nhập khẩu nhiều loại hóa chất để phục vụ cho dự án (việc này đã được Bộ Công thương cho phép) cùng với việc trả lời báo chí của ông Chu Xuân Phàm, trưởng văn phòng Formosa tại Hà

Nội về việc “muốn bắt cá, tôm hay muốn xây dựng một ngành thép hiện đại” chẳng khác nào như đổ thêm dầu vào lửa, khiến dư luận “dậy sóng”.

“Quá ngang ngược, coi trời bằng vung. Sao ông ta dám ngang nhiên thách thức như thế?”. Hầu hết ý kiến của bạn đọc đều bày tỏ sự phẫn nộ trước lời phát biểu này, đồng thời khẳng định: “Chúng tôi chọn tôm, cá. Chúng tôi chọn biển”. Bởi đơn giản nghèo khó thì có thể vượt qua nếu cả dân tộc đồng tâm, hiệp lực nhưng môi trường biển, môi trường sống bị hủy hoại, thì con người cũng sẽ chết. “Tôm, cá chết cho thấy môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái biển, tất cả sinh vật đều bị ảnh hưởng, sức khỏe con người bị đe dọa, các ngành kinh tế, du lịch… đều lao đao chứ không đơn giản là con tôm, con cá”- bạn đọc Nguyễn Bá Quỳnh nêu ý kiến.

Bạn đọc Trần Văn Thành thì khẳng định: “Nếu làm ăn đàng hoàng, có trách nhiệm thì một nhà máy hiện đại sẽ có cách ngăn ngừa xả thải độc hại ra môi trường. Phải tỉnh táo nhìn thấy những gì mà Formosa mang lại có đáng để đánh đổi những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu, nhiều ngành nghề kinh doanh, dịch vụ bị ảnh hưởng và tương lai đau yếu, bệnh tật, nghèo đói của nhiều thế hệ người dân Việt Nam khi môi trường bị đầu độc? Rất cần hiện đại hóa để phát triển đất nước, phục vụ cho cuộc sống người dân một cách bền vững nhưng điều đó không có nghĩa là chấp nhận sự tàn phá, hủy diệt môi trường. Nếu nhà máy không đảm bảo nguồn xử lý nước thải thì phải kiên quyết đóng cửa ngay”.

Các tiểu thương bán cá ở Quảng Bình ế ẩm sau khi cá chết hàng loạt, người dân không dám ăn (Ảnh:

HOÀNG PHÚC)

36

Page 37: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Bên cạnh những ý kiến bức xúc về cách trả lời được cho là “coi trời bằng vung” của ông Phàm, một số bạn đọc cho rằng ý kiến của ông này cũng đáng để suy ngẫm: “Mới nghe qua ông Phạm nói thì sốc thật nhưng ngẫm kỹ cũng thấy có nhiều điều. Để phát triển, có nhiều cái chúng ta đã và sẽ phải đánh đổi. Điều quan trọng là phải có cơ chế minh bạch để có thể giám sát, đảm bảo mọi việc trong ngưỡng cho phép, chứ như hiện nay thì bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể sẽ như thế”- bạn đọc Phạm Hoàng Phúc nêu vấn đề.

Hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt cũng vỡ ra chuyện hàng ngàn hộ dân dù nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp nhưng khi bị thu hồi đất đã không được Formosa và các cơ quan chức năng liên quan thông báo, lấy ý kiến, tham vấn cộng đồng trong quá trình đánh giá tác động môi trường của dự án, trong đó có việc xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển. Ngay cả chính quyền địa phương ở đây cũng bị “bỏ lơ”.

“Sự nôn nóng, dễ dãi, ưu ái trong việc cấp phép cho Formosa khiến dư luận không loại trừ có vấn đề lợi ích nhóm. Đặc biệt, qua sự việc này cho thấy sự bất cập, lỏng lẻo, quan liêu trong công tác giám sát kiểm tra của các cơ quan chức năng”- bạn đọc Trần Hiếu nhận xét.

Còn bạn đọc Hoài Nhân thì nói thẳng: “Ai là người có lỗi trong vụ cá, tôm chết hàng loạt, môi trường biển bị ô nhiễm? Là Formosa hay chính những người đã cấp phép để họ làm nhà máy thép ở đây?”. Về đầu tranghttp://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ca-chet-hang-loat-loi-cua-ai-20160426111613624.htm

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm ngư dân Quảng Bình(Lao Động Online 25/4, tác giả Lê Phi Long; Lao Động 26/4, tr5, tác giả Lê Phi Long)

Ngày 25.4, bà Nguyễn Thị Thu Hồng – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – và LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã đến thăm ngư dân Nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) xã Bảo Ninh và NĐNC phường Hải Thành (TP.Đồng Hới).

Tại các nơi đến thăm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng đã ân cần thăm hỏi đời sống của ngư dân và tình hình hoạt động của NĐNC tại địa phương trong thời gian qua.

Chia sẻ với ngư dân Quảng Bình trước ảnh hưởng của hiện tượng cá chết hàng loạt

dạt vào bờ biển trong những ngày gần đây, làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của ngư dân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng đã động viên ngư dân khắc phục khó khăn, tin tưởng vào các cơ quan chức năng sẽ sớm tìm ra nguyên nhân sự việc, yên tâm bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc và làm giàu cho quê hương.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng đã tận tay trao phần quà hỗ trợ và số tiền 40 triệu đồng cho hai NĐNC xã Bảo Ninh và phường Hải Thành nhằm phần nào

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng trao quà hỗ trợ cho NĐNC xã Bảo Ninh. Ảnh: Lê

Phi Long

37

Page 38: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

giúp ngư dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Số tiền trên được trích từ nguồn Quỹ XHTT Tấm lòng vàng Lao Động và nguồn quỹ LĐLĐ tỉnh Quảng Bình.

Thay mặt các ngư dân, ông Nguyễn Thanh Điệu – Chủ tịch NĐNC xã Bảo Ninh – đã gửi lời cám ơn đến Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã kịp thời thăm hỏi, động viên ngư dân. Ông Điệu cũng cho biết, ngay trong sáng 25.4 một số tàu cá của ngư dân địa phương đã xuất bến vươn khơi, bắt đầu những chuyến ra biển mới.

Ông Nguyễn Lương Bình – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình – cho biết, thời gian qua LĐLĐ tỉnh đã có những chủ trương nhằm tạo điều kiện cho hai NĐNC tại địa phương có những hoạt động nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân trong cuộc sống và khi hành nghề trên biển. Trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động vì ngư dân để động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, phát huy thế mạnh địa phương. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng “Tháng công nhân” năm 2016 đang diễn ra tại Quảng Bình. Về đầu tranghttp://laodong.com.vn/cong-doan/pho-chu-tich-tong-ldld-viet-nam-tham-ngu-dan-quang-binh-544794.bld

Quảng Bình: Toàn bộ 27 người bị ngộ độc thực phẩm đã xuất viện(Nhân Dân Online 25/4, tác giả Hương Giang)

Sáng 25-4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 15 giờ chiều qua, 24-4, toàn bộ 27 người bị ngộ độc thực phẩm tại xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch đã xuất viện.

Như Báo Nhân Dân điện tử đã thông tin, lúc 11 giờ ngày 21-4, tại nhà hàng tiệc cưới Bảo Quốc, xã Phúc Trạch tổ chức lễ khai trương, mời 200 thực khách. Thực đơn bữa tiệc bao gồm sáu món như cua gạch hấp, mực lá trộn thập cẩm, cá bớp hấp, ốc mỡ hấp, lợn rừng nướng, xôi thập cẩm, cháo và sữa chua. Sau đó, 27 người bị ngộ độc thực phẩm, được đưa vào điều trị tại Trạm Y tế xã Phúc Trạch và một số cơ sở y tế khác.

Đến 15 giờ ngày 24-4, tất cả số người bị ngộ độc đã xuất viện.

Trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm tìm nguyên nhân, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình yêu cầu nhà hàng Bảo Quốc ngừng hoạt động và phối hợp khắc phục sự cố gây ngộ độc thực phẩm. Về đầu tranghttp://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/29414202-quang-binh-toan-bo-27-nguoi-bi-ngo-doc-thuc-pham-da-xuat-vien.html

IV. An ninh – Quốc phòng

Công an TP. Đồng Hới: Vận động nhân dân giao nộp nhiều động vật hoang dã(Baoquangbinh.vn 25/4, tác giả Quang Văn)

38

Page 39: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đồng Hới có nhiều hộ dân, tổ chức đang nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép, chủ yếu là các cá thể khỉ. Qua công tác nắm tình hình, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an thành phố Đồng Hới đã vận động 4 hộ dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng.

Vào giữa tháng tư, có 4 cá thể khỉ được người dân tự nguyện giao nộp cho Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Đồng Hới. Các cá thể khỉ này đã được người dân trên địa bàn nuôi nhốt cách đây hơn 3 tháng, có trọng lượng từ 1,5-3kg.

Bà Đinh Thị Ánh Nguyệt, phường Hải Đình là một trong những hộ gia đình đã nuôi một cá thể

khỉ trái phép chia sẻ: Gia đình tôi có nuôi một con khỉ, bắt nó từ nhỏ, nhưng trong thời gian qua, được công an tuyên truyền, vận động gia đình đã nhận ra được nuôi nhốt khỉ như thế này là hành vi sai phạm. Vì vậy, bây giờ gia đình tôi tự nguyện giao nộp khỉ cho cơ quan chức năng để thả về môi trường tự nhiên.

Cá thể khỉ nuôi nhốt trái phép được người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng.Tại thời điểm giao nộp, các cá thể khỉ còn tương đối nhanh nhạy và khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì nuôi nhốt lâu ngày nên các cá thể này phần nào bị thuần hóa. Chính vì thế, để bảo đảm cho chúng được an toàn khi trở về với môi trường tự nhiên, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Đồng Hới đã phối hợp và bàn giao toàn bộ 4 cá thể khỉ mà người dân tự nguyện giao nộp cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để tiếp tục chăm sóc trước khi thả lại vào môi trường tự nhiên.

Ông Phạm Kim Vương, Trưởng Bộ phận cứu hộ sinh vật, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, sau khi tiếp nhận các các thể khỉ này từ Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Đồng Hới đã cho biết, 4 cá thể động vật thuộc nhóm linh trưởng gồm có 3 loài đó là khỉ đuôi lợn, khỉ mốc và khỉ vàng. Đối với những cá thể này do người dân nuôi nhốt tương đối lâu ngày cho nên bị mất tập tính hoang dã.

Sau khi tiếp nhận về trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật chúng tôi sẽ tiến hành một số quy trình chăm sóc, trước hết là phải qua một thời gian cách ly, kiểm dịch để bảo đảm khi động vật trở về môi trường tự nhiên không mang theo mầm dịch bệnh, rồi đến phục hồi chức năng, nuôi bán hoang dã. Mục đích là để động vật quen với tập tính hoang dã trước, khi được thả vào tự nhiên bảo đảm chúng được thích nghi với môi trường.

Tình trạng nuôi nhốt động vật hoang dã là một việc làm trái pháp luật. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng này vẫn còn diễn ra trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Chính vì thế, để nâng cao nhận thức cho người dân trước việc nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Đồng Hới đang tiếp tục chú

Ảnh 8 : Cá thể khỉ nuôi nhốt trái phép được người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức

năng.

39

Page 40: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewBan Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 01-QĐ/TU về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng

trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, để mọi người tự nguyện giao nộp trả về tự nhiên, tích cực bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng. Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/phap-luat/201604/cong-an-tp-dong-hoi-van-dong-nhan-dan-giao-nop-nhieu-dong-vat-hoang-da-2134575/

V. Điểm tin đã đưa

Liên quan đến hiện tượng cá chết ở ven biển miền Trung, nếu mấy ngày trước, đại diện Tổng cục Thủy sản khẳng định tình trạng cá chết đã có dấu hiệu dừng lại thì mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đưa ra cảnh báo, trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng làm nhiệt độ nước biển gần bờ tăng cao làm bùng phát tảo độc, lan truyền dịch bệnh và các chất độc hại. Bên cạnh đó là nguy cơ giảm lượng ô xy trong các lớp nước sâu có thể làm tái diễn hiện tượng cá chết hàng loạt. (VTVNews 26/4)Về đầu trang./.

BTV Trần Thúy

40