15
1 Những thông tin chính về phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn ThS.BS. Đào Thị Tuyết Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương

Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

1

Những thông tin chính về phòng chống lạm dụng

đồ uống có cồn

ThS.BS. Đào Thị TuyếtTrung tâm Truyền thông GDSK Trung ương

Page 2: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

2

Mục tiêu

1. Nêu được khái niệm đơn vị rượu và lạm dụng đồ uống có cồn

2. Phân tích được các tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn

3. Trình bày được những biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm.

Page 3: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

3

Rượu bia là gì?

Rượu bia là đồ uống có cồn được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột và đường có trong nhiều loại hoa quả, ngũ cốc.

Page 4: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

4

Đơn vị rượu

Là đơn vị đo lường dùng để quy đổi đồ uống có cồn với nồng độ khác nhau, tương đương với 10g etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống.

330ml bia 100ml rượu vang 30ml rượu mạnh

Page 5: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

5

Lạm dụng đồ uống có cồn Là việc sử dụng đồ uống có cồn với mức độ, liều lượng, đối

tượng không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc gây hại đến sức khỏe người sử dụng.

Cụ thể: Người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị

rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ; Người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2

đơn vị rượu/ngày, hơn 1/2 đơn vị rượu/giờ; Sử dụng đồ uống có cồn trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm

(trẻ vị thành niên, đang lái xe..); Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ sử dụng đồ

uống có cồn.

Page 6: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

6

Tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn

Đối với sức khỏe Sử dụng đồ uống có cồn

với liều lượng tương đối nhỏ cũng có thể gây cảm giác chóng mặt, chếnh choáng; tăng nhịp tim; kích thích dạ dày; tăng tiểu tiện...

Lạm dụng đồ uống có cồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, tử vong.

Page 7: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

7

Tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn

Đối với kinh tế Gây ra những tổn thất trực tiếp về kinh tế cho gia đình

và xã hội do việc chi phí quá mức để mua đồ uống hoặc chi phí để giải quyết hậu quả.

Kết quả học tập, làm việc giảm sút, dẫn đến tổn thất gián tiếp về kinh tế cho cá nhân và xã hội.

Page 8: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

8

Tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn

Đối với mối quan hệ trong gia đình Nhiều vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân do sử dụng

rượu bia Người lạm dụng rượu bia trở thành tấm gương xấu

trong gia đình, khó khăn trong việc dạy dỗ con cái.

Page 9: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

9

Tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn

Đối với xã hội Mất trật tự trị an Gây tai nạn giao thông Nhiều tác hại khác do thanh thiếu niên gây ra dưới tác

động của rượu bia lại thiếu hiểu biết và thích mạo hiểm.

Page 10: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

10

Những trường hợp bị cấm hoặc không nên sử dụng đồ uống có cồn

Trẻ vị thành niên Người đang thực hiện các công

việc đòi hỏi kỹ năng và sự tập trung (điều khiển xe máy, ôtô, máy bay, các môn thể thao dưới nước, vận hành máy móc…)

Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ

Người mắc bệnh hoặc đang uống thuốc.

Page 11: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

11

Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm

Uống trong giới hạn cho phép và theo dõi mức uống Giới hạn cho phép:

Người dưới 60 tuổi uống không quá 21 đơn vị rượu/tuần, 3 đơn vị rượu/ngày, 1 đơn vị rượu/giờ;

Người từ 60 tuổi trở lên uống không quá 14 đơn vị rượu/tuần, 2 đơn vị rượu/ngày, 1/2 đơn vị rượu/giờ.

Uống chậm rãi để cơ thể tiếp nhận đồ uống từ từ Ghi nhớ số lượng đã uống để biết dừng đúng lúc.

Page 12: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

12

Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm

Ăn trước khi uống đồ uống có cồn Uống khi đói khiến chất cồn trong đồ uống ngấm

nhanh và mạnh hơn dẫn đến tình trạng mới uống đã say.

Ăn nhẹ trước khi uống để cơ thể có thời gian hấp thụ đồ uống có cồn.

Uống nước, sữa trước khi uống để tránh tình trạng mất nước.

Page 13: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

13

Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm

Uống trong giới hạn cho phép và theo dõi mức uống Giới hạn cho phép:

Người dưới 60 tuổi uống không quá 21 đơn vị rượu/tuần, 3 đơn vị rượu/ngày, 1 đơn vị rượu/giờ;

Người từ 60 tuổi trở lên uống không quá 14 đơn vị rượu/tuần, 2 đơn vị rượu/ngày, 1/2 đơn vị rượu/giờ.

Uống chậm rãi để cơ thể tiếp nhận đồ uống từ từ Ghi nhớ số lượng đã uống để biết dừng đúng lúc.

Page 14: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

14

Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm

Không lái xe sau khi uống đồ uống có cồn Đi bộ về nhà nếu quãng đường không quá xa Gọi người thân ra đón Gọi taxi Không để người mà bạn chưa thực sự tin tưởng hoặc

đang trong tình trạng như bạn đưa bạn về nhà. Nên ngủ, nghỉ ngơi từ 1-2 giờ sau khi uống.

Page 15: Nội dung chính về Uống có trách nhiệm

15

Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm

Từ chối không uống hoặc dừng lại đúng lúc Hãy từ chối nếu bạn không thể uống Kiên quyết dừng lại nếu đã uống đến giới hạn cho phép

Tìm hoạt động lành mạnh khác Thay việc uống rượu bằng cách tham gia các hoạt động giải trí

khác như đá bóng, hát hò…

Nói chuyện với một ai đó Chia sẻ với bạn bè, người thân khi việc sử dụng đồ uống có cồn

ảnh hưởng đến tinh thần, công việc, cuộc sống của bạn.