17
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 51 - 2015 Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH Phương pháp định giá phân biệt - Công cụ tái áp dụng phương pháp Zeroing của Bộ thương mại Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá Lễ ký MOU về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 51 - 2015

Cảnh báo về

MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH

Phương pháp định giá phân biệt - Công cụ tái áp dụng phương pháp Zeroing của Bộ thương mại Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá

Lễ ký MOU về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT Cấp ngày 06/01/2015

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM, VÕ VĂN THÚY,

TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG, PHẠM CHÂU GIANG,PHẠM THỊ QUỲNH CHI, PHẠM HƯƠNG GIANG, BÙI NGUYỄN ANH

TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH, CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH, TRẦN DIỆU LOAN,

TẠ MẠNH CƯỜNG

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công ThươngÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dânPGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁTViện Nhà nước và Pháp luật

TS. BÙI NGUYÊN KHÁNHViện Nhà nước và Pháp luật

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Phòng vệ thương mại

11 TIN TỨC - SỰ KIỆN

24 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

4 5A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

Phòng vệ thương mại Phòng vệ thương mại

1. Tổng quan về Phương pháp định giá phân biệt (Differential Pricing Analysis)

Sáng kiến về việc sử dụng Phương pháp định giá phân biệt được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đưa ra sau khi DOC thông báo về việc bãi bỏ phương pháp phân tích “bán phá giá mục tiêu”1 trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) trước đó vào tháng 12 năm 2008 và chính thức được bãi bỏ vào tháng 3 năm 2012.

Theo pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ quy định tại 19 CFR 351.414(c)2, phương pháp so sánh bình quân gia quyền giá trị thông thường với bình quân gia quyền giá xuất khẩu (Weighted Average to Weighted Average - WA-WA) là phương pháp chuẩn khi thực hiện việc tính toán biên độ phá

1 Phương pháp này được DOC sử dụng khi DOC nhận thấy rằng có tồn tại một mẫu (gồm các giao dịch xuất khẩu) có mức giá khác biệt đáng kể giữa các nhà nhập khẩu hoặc khác biệt đáng kể giữa các khu vực địa lý hoặc khác biệt đáng kể trong các giai đoạn khác nhau.

2 19 CFR 351.414(c) Lựa chọn phương pháp. (1) Trong một vụ việc điều tra hoặc rà soát, DOC sẽ sử dụng phương

pháp bình quân gia quyền với bình quân gia quyền trừ khi DOC xác định rằng có một phương pháp khác phù hợp trong vụ việc cụ thể đó.

(2) DOC sẽ sử dụng phương pháp so sánh giao dịch với giao dịch chỉ trong các trường hợp bất thường, ví dụ như khi chỉ có một số lượng rất ít hàng hóa thuộc đối tượng điều tra và hàng hóa khác được bán trên từng thị trường được xác định là tương tự, hoặc rất giống nhau hoặc được làm theo yêu cầu của người mua.

giá. Trong trường hợp DOC nhận thấy rằng phương pháp này không thể phản ánh một cách hợp lý về mức độ bán phá giá, khi đó DOC sẽ dựa vào một trong các phương pháp so sánh khác, cụ thể là phương pháp so sánh từng giao dịch bán hàng nội địa với từng giao dịch bán hàng xuất khẩu (Transaction to Transaction T-T) hoặc phương pháp so sánh giá trị thông thường bình quân gia quyền với giá xuất khẩu của từng giao dịch (Weighted Average to Transaction - WA-T). Tuy nhiên DOC sẽ không áp dụng hai phương pháp T-T và WA-T trừ khi DOC xác định rằng các giao dịch xuất khẩu thỏa mãn một số các tiêu chí cụ thể: (i) khi tồn tại một nhóm các giao dịch xuất khẩu có mức giá khác biệt đáng kể giữa các nhà nhập khẩu với nhau hoặc (ii) sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực địa lý hoặc (iii) sự khác biệt đáng kể trong các giai đoạn khác nhau trong giai đoạn điều tra (POI). Trước khi phương pháp định giá phân biệt được áp dụng trong các vụ việc điều tra CBPG và các giai đoạn rà soát hành chính, DOC đã sử dụng phương pháp phân tích bán phá giá mục tiêu để làm cơ sở cho việc sử dụng phương pháp so sánh WA-T khi tính toán biên độ phá giá.

DOC lần đầu tiên áp dụng phương pháp định giá phân biệt (Differential pricing) vào tháng 3 năm 2013 trong vụ việc điều tra CBPG sản phẩm Xanthan Gum nhập khẩu từ Trung Quốc và Áo, và được xem là phương pháp phát triển từ Phương pháp bán giá mục tiêu (targeted dumping) trước đây. Theo đó, thay vì sử dụng “phép thử Nails” (Nails test)3để xác định có sự khác biệt đáng kể về giá, DOC đã áp dụng 2 phép thử mới gọi là “Phép thử Cohen’s d” (Cohen’s d test) và “Phép thử Ratio” (Ratio test) để xác định xem liệu rằng có tồn tại một nhóm các giao dịch xuất khẩu có sự khác biệt đáng kể về giá hay không. Để xác định điều trên, DOC sẽ sử dụng 02 phép thử theo thứ tự như sau:

Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà nhập khẩu với nhau, hoặc (ii) các khu vực địa lý khác nhau hoặc (iii) các khoảng thời gian khác nhau trong giai đoạn điều tra (theo tháng, quý). Nếu DOC xác định rằng các giao dịch xuất khẩu của doanh nghiệp bị điều tra có hệ số Cohen’s d cao chiếm tỷ lệ lớn thì có tồn tại nhóm giao dịch xuất khẩu có sự khác biệt đáng kể về giá của doanh nghiệp đó. (Nội dung phép thử Cohen’s d được phân tích kỹ trong mục tiếp theo)

Tiếp đó, DOC sử dụng phép thử tỷ lệ “ratio test” để đánh giá sự khác biệt đáng kể về giá đối với tất cả các giao dịch đã qua phép thử Cohen’s d và làm cơ sở để DOC quyết định phương pháp so sánh được sử dụng để tính toán biên độ bán phá giá. Nếu giá trị của các giao dịch tới người mua, khu vực và trong thời gian khác nhau vượt qua phép thử Cohen’s d chiếm bằng hoặc lớn hơn 66% giá trị tổng các giao dịch, thì DOC có thể sử dụng phương pháp so sánh WA -T (một hình thức tái sử dụng zeroing). Nếu giá trị giao dịch tới người mua, khu vực và trong thời gian khác nhau vượt qua phép thử Cohen chiếm cao hơn 33% nhưng nhỏ hơn 66% giá trị tổng các giao dịch,

3 Phép thử Nails test (phép thử đinh ốc) là phương pháp sử dụng thống kê để xác định có tồn tại hay không một mẫu giá có sự khác biệt đáng kể giữa các nhà nhập khẩu (người mua), giữa các khu vực địa lý hoặc khoảng thời gian được DOC sử dụng lần đầu tiên trong vụ việc đinh ốc (Nails) của Trung Quốc năm 2008. Nội dung phép thử gồm 2 bước để xác định có tồn tại sự khác biệt đáng kể về giá hay không. Cụ thể về phương pháp, xem tại: Proposed methodology for Indentifying and Analyzing Target dumping in Antidumping Investigations: Request for Comment, 73 Fed. Reg. 26371, 26372, (May 9, 2008) - https://www.federalregister.gov/articles/2008/05/09/E8-10528/proposed-methodology-for-identifying-and-analyzing-targeted-dumping-in-antidumping-investigations

thì DOC có thể áp dụng phương pháp WA- T cho các giao dịch vượt qua phép thử Cohen’s d và không áp dụng WA-T cho các giao dịch không vượt qua phép thử Cohen. Nếu 33% trở xuống giá trị tổng các giao dịch vượt qua phép thử Cohen’s d, thì kết quả của phép thử Cohen’s d cho thấy DOC không cần sử dụng phương pháp WA-T.

Kết quả phép thử được minh họa trong bảng dưới đây:

K ế t quả

Tỷ lệ mẫu khác biệt giá dựa theo kết quả phép thử Cohen’s d

Phương pháp so sánh

Áp dụng phương pháp Zeroing?

1 < 33% WA–WA Không áp dụng Zeroing

2 33%-66%

WA-T(nếu có sự khác biệt giá)

Áp dụng Zeroing cho các mẫu khác biệt giá

WA –WA(nếu không có sự khác biệt giá)

Không áp dụng Zeroing cho các mẫu không có sự khác biệt giá

3 > 66% WA- T

Áp dụng zeroing cho toàn bộ các mẫu (toàn bộ giao dịch của công ty)

Bước 2: Nếu cả hai phép thử Cohen’s d và ratio cho thấy sự tồn tại của việc định giá phân biệt, DOC sẽ tiếp tục xác định liệu phương pháp WA-WA có hợp lý để giải quyết sự khác biệt này hay không. Theo đó, DOC sẽ tính toán liệu biên độ phá giá bình quân gia quyền từ phương pháp WA-T có tạo ra sự khác biệt “đáng kể” (meaningful difference) so với biên độ bán phá giá được xác định theo phương pháp WA-WA hay không. Nếu sự khác biệt là “đáng kể”, DOC sẽ sử dụng phương pháp WA-T. Sự khác biệt được coi là “đáng kể” nếu thỏa mãn một trong hai điều kiện:

(1) có 25% thay đổi trong biên độ bán phá giá bình quân gia quyền giữa phương pháp WA-WA và phương pháp WA-T khi cả hai biên độ này đều lớn hơn mức không đáng kể, hoặc

(2) biên độ bán phá giá xác định theo phương pháp này lớn hơn ngưỡng biên độ phá giá tối thiểu (2%).

2. Sự quay trở lại của phương pháp Zeroing?Kể từ khi áp dụng lần đầu tiên phương pháp định giá phân

biệt trong vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm Xanthan Gum của Trung Quốc và Áo (năm 2013), tính đến hết tháng 6 năm 2014, đã có tổng cộng 126 vụ việc điều tra/rà soát hành chính4 mà DOC sử dụng phương pháp định giá phân biệt để tính toán biên độ phá giá.

Trong 126 vụ việc này có thể thấy DOC kết luận có sự khác biệt giá trong hầu hết các vụ việc và có trên 80% vụ việc (103 vụ việc) điều tra/rà soát xác định sự khác biệt giá “có ý nghĩa”. Tuy nhiên, trong tổng số 103 vụ việc này, có đến 65 vụ việc điều tra/rà soát hành chính mà DOC xác định có sự khác biệt giá và sự khác biệt giá này là “đáng kể” nhưng lại không áp dụng phương pháp zeroing, trong khi chỉ có 17 vụ áp dụng kết hợp zeroing và 21 vụ áp dụng hoàn toàn zeroing.

4 Xem danh sách gửi kèm

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ PHÂN BIỆT - CÔNG CỤ

TÁI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ZEROING CỦA BỘ THƯƠNG

MẠI HOA KỲ TRONG CÁC VỤ VIỆC ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

CHUYÊN MỤC CHUYÊN MỤC

Page 4: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

6 7A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

Phòng vệ thương mại Phòng vệ thương mại

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ bảng phụ lục gửi kèm)

Số liệu từ đồ thị cho thấy, trong tổng số 126 vụ việc sử dụng định giá phân biệt, đã có 21 vụ việc DOC hoàn toàn sử dụng phương pháp zeroing để tính toán biên độ bán phá giá và 17 vụ việc sử dụng kết hợp zeroing (cho các mẫu thỏa mãn Cohen’s d test) với phương pháp thông thường (cho các giao dịch không thỏa mãn Cohen’s d test), tương ứng tỷ lệ lần lượt là 17% và 13%. Như vậy có thể thấy rằng Hoa Kỳ đã chính thức quay lại với phương pháp zeroing đã từng gây tranh cãi và tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới học giả, luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế với một “cơ sở” cũng đang gây tranh cãi về tính hợp lý và hợp luật của phương pháp định giá phân biệt.

Chính vì vậy, sau hơn 1 năm áp dụng, ngày 9 tháng 5 năm 2014, DOC đã đăng công báo để thu thập ý kiến bình luận liên quan đến phương pháp định giá phân biệt làm cơ sở xác định xem liệu có hay không áp dụng phương pháp phân tích này khi tính toán biên độ phá giá trong các vụ việc điều tra/rà soát

M2 (mean of sample 2): Trung bình Mẫu 2 PSD (pooled standard deviation): Độ lệch

chuẩn của mẫu 1 và mẫu 2Tuy nhiên, ngưỡng này có đánh giá được một cách tổng

thể về sự khác biệt của hai nhóm hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách thức nhìn nhận từ các góc độ khác nhau. Theo lập luận của DOC, khi ngưỡng khác biệt của phép thử Cohen’s d giữa hai nhóm giá của giao dịch xuất khẩu là lớn hơn hoặc bằng 0,8 thì DOC xác định là có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm mẫu. Tuy nhiên liệu rằng giả thiết này có phù hợp không sau khi xem xét ví dụ về giá của các giao dịch xuất khẩu trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3Mẫu

cần so sánh

Mẫu đối

chứng

Mẫu cần so sánh

Mẫu đối

chứng

Mẫu cần so sánh

Mẫu đối

chứng6 7 16 17 116 1176 7 16 17 116 1177 7 17 17 117 1177 7 17 17 117 117

chống bán phá giá. Tính tranh cãi của phép thử Cohen’s d sẽ được phân tích trong mục tiếp theo.

3. Phép thử COHEN’S D có thực sự phù hợp?Việc phân tích phương pháp định giá phân biệt phụ thuộc

vào việc đo lường hệ số ảnh hưởng (effect size) của mức chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm mẫu. Việc sử dụng phép thử Conhen’s d để tính hệ số đo ảnh hưởng ấy và nó phụ thuộc vào phạm vi hai nhóm mẫu. Phép thử này được nhà tâm lý học Jacob Cohen giới thiệu trong cuốn sách “Statistical Power Analysis for the Behavior Sciences (1969,1988), nêu rằng khi không có sự dao động trong 2 nhóm mẫu, Cohen’s d chính là tỷ lệ giữa mức chênh lệch giá trị trung bình 2 mẫu và độ lệch chuẩn5. Ví dụ như, độ lệch chuẩn của điểm số trong bài thi toán là 15, nếu một phương pháp dạy mới được cho là tốt hơn phương pháp dạy hiện tại, thì sau 1 năm sinh viên theo phương pháp mới sẽ đạt được điểm trung bình là 80, trong khi sinh viên được dạy theo phương pháp cũ có điểm số trung bình là 75. Do đó mức độ ảnh hưởng là tỷ lệ giữa mức chênh 2 điểm trung bình (85-75 =5) chia cho độ lệch chuẩn (15), do đó tỷ lệ là 1/3.

Như vậy, kết quả của phép thử Cohen’s d là một ngưỡng cho phép đánh giá mức độ chênh lệch (khác biệt) giữa hai nhóm hoặc hai mẫu. Ngưỡng càng lớn thì thể hiện độ chênh lệch càng lớn và ngược lại.

Công thức tính:

Trong đó: M1 (mean of sample 1): Trung bình Mẫu 1

5 Trong thống kê, độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh giá trị trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ và ngược lại

Giả sử rằng Độ lệch chuẩn chung (Pooled standard deviation) cho cả 3 trường hợp là 0,577, khi đó kết quả phân tích Cohen’s d như sau:

Các giá trị thống kê

Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3

Mẫu so sánh Mẫu đối chứng Mẫu so sánh Mẫu đối

chứng Mẫu so sánh Mẫu đối chứng

A1 B1 A2 B2 A3 B3Giá trị trung bình

mẫu (M) 6,5 7 16,5 17 116,5 117

Chênh lệch giá trị trung bình (A-B) 0,5 0,5 0,5

Tỷ lệ khác biệt của Mức chênh lệch của M =(A-B)/B

7,1% 2,9% 0,4%

Độ lệch chuẩn chung (PSD) 0,577 0,577 0,577

Kết quả hệ số Cohen’s d = (A-B)/

PSD-0,866 -0,866 -0,866

Cả 3 Nhóm đều cho kết quả chung là hệ số Cohen’s d đều là 0,866 và thỏa mãn ngưỡng do DOC quy định là 0,8 (tức là có sự khác biệt đáng kể giữa hai mẫu), tuy nhiên từ số liệu phân tích nêu trên cho thấy trong các trường hợp khác nhau thì tỷ lệ khác biệt của mức chênh khác nhau. Chẳng hạn như trường hợp 3 thì tỷ lệ khác biệt là 0,4% thấp hơn nhiều so với trường hợp 1 (7,1%) nhưng cũng có thể bị Hoa Kỳ kết luận là có sự khác biệt đáng kể và áp dụng zeroing như mục 1 đã phân tích. Chính vì thế, phương pháp này phải chăng cho thấy kẽ hở và sự thiếu chính xác của phép thử Cohen’s d khi đánh giá về sự khác biệt đáng kể giữa các mẫu trên thực tế. Phép thử Cohen’s d chỉ tập trung vào sự khác biệt giữa mẫu cần so sánh và mẫu đối chứng mà không chỉ ra được sự khác biệt về mặt tuyệt đối trên khía cạnh giá trị.

Trên thực tế, việc áp dụng phương pháp này đã gặp nhiều sự phản đối từ các doanh nghiệp bị đơn6. Trong vụ việc Rà soát hành chính Tôm lần thứ 8 (POR8) của Việt Nam, một số các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam như Minh Phú, Stapimex, Quốc Việt cũng đã có những ý kiến bình luận và phản đối mạnh mẽ với phương pháp này của Hoa Kỳ. Theo các doanh nghiệp này, phương pháp định giá phân biệt mà Hoa Kỳ

6 Xem bản ghi nhớ gửi kèm Kết luận rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) ngày 07/10/2014 – Decision memorandum - http://enforcement.trade.gov/frn/summary/vietnam/2014-23962-1.pdf , trang 24-27

sử dụng trong các giai đoạn rà soát hành chính là không có cơ sở pháp lý đồng thời cũng vi phạm với quy định trong pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Phương pháp này cũng dẫn đến sự thiếu minh bạch và khả năng dự đoán được biên độ phá giá của doanh nghiệp khi nó cho phép tăng thẩm quyền xem xét, tìm kiếm và lựa chọn mẫu so sánh của DOC.

Đây là một vấn đề lớn mà DOC cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng định giá phân biệt như một thông lệ chính thức được quy định trong pháp luật chống bán phá giá Hoa Kỳ thay thế cho các phương pháp hiện hành của DOC liên quan đến việc tính toán biên độ phá giá.

Với việc Hoa Kỳ đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp này trong các vụ việc điều tra, rà soát chống bán phá giá sẽ tiếp tục tạo ra những cuộc chiến về mặt pháp lý kéo dài, tốn kém, không chỉ trên lãnh thổ Hoa Kỳ (tòa thương mại quốc tế Hoa Kỳ - ITC, tòa phúc thẩm lưu động liên bang Hoa Kỳ - CAFC) mà còn cả trên cả cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, giống như những gì đã từng diễn ra với phương pháp ZEROING mà Hoa Ky đã áp dụng trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, kể từ năm 2002 cho đến 2013.

THÁI NINH(Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh

nghiệp trong nước)

CHUYÊN MỤC CHUYÊN MỤC

Page 5: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

8 9A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

Phòng vệ thương mại Phòng vệ thương mại

Hiện nay, xu hướng điều tra và áp dụng các biện pháp Phòng vệ thương mại (PVTM) trong các

thành viên ASEAN đang gia tăng bởi các cam kết cắt giảm thuế theo Hiệp định ATIGA, trong đó đứng đầu là Indonesia với 136 vụ khởi xướng và áp dụng 68 biên pháp, trong đó có 23 biện pháp áp dụng đối với các thành viên ASEAN; Malaysia với 70 vụ khởi xướng, áp dụng 38 biện pháp trong đó 15 biện pháp áp dụng với thành viên ASEAN, Thái Lan đứng thứ 3 với 65 vụ khởi xướng, áp dụng 49 biện pháp.

Hình 1: Thống kê số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại do Indonesia khởi xướng

Nguồn: wto.org Thực tiễn trên cho thấy rằng các nước như Indonesia,

Malaysia và một số quốc gia khác rất ưa chuộng sử dụng biện pháp này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Xu hướng này càng được củng cố khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia ngày 10 tháng 3 năm 2015 đã tuyên bộ rằng: “Indonesia sẽ tăng cường đánh thuế bằng việc đưa ra một loạt các quy định trong đó có quy định thuế chống bán phá (CBPG) tạm thời nhằm giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại và hỗ trợ sự suy yếu của đồng Rupiah so với đồng tiền các nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á”.

Đồng Rupiah đã trượt xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm diễn ra cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997 – 1998. Cùng với đồng Ringit của Malaysia, đồng Rupiah đã xuống mức thấp nhất so với các nền kinh tế lớn khu vực châu Á trong năm nay, với mức giảm 5,2% so với đồng Đô la Mỹ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia cho biết “mặc dù các chỉ số kinh tế hiện nay là tương đối ổn định, tuy nhiên chính phủ luôn luôn theo dõi sự biến động của đồng Rupiah để từ đó có những chính sách tăng cường sức mạnh của đồng Rupiah, thêm vào đó các quy định cũng nhằm khắc phục vấn đề thâm hụt cán cân thương mại hiện nay của Indonesia”.

Tháng 3 vừa qua, tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã thông qua Bản đề xuất của Bộ Tài chính và một số bộ ngành liên quan về các chính sách miễn giảm thuế và phi thuế nhằm giúp Indonesia giảm được ảnh hưởng của sự sụt giảm đồng Rupiah

so với Đồng Đô la Mỹ. Một số đề xuất nổi bật gồm có Trợ cấp thuế (tax allowance) và áp dụng thuế Chống bán phá giá tạm thời. Về vấn đề trợ cấp thuế, Chính phủ Indonesia có kế hoạch miễn giảm thuế cho nhiều công ty, trong đó có những công ty xuất khẩu hơn 30% lượng sản xuất của mình và những công ty tái đầu tư tại Indonesia thay vì chuyển vốn về nước.

Liên quan đến vấn đề áp dụng thuế tạm thời chống bán phá giá, Indonesia đang nghiên cứu và thay đổi quy định liên quan đến việc áp dụng thuế CBPG tạm thời theo đó Bộ Tài chính có quyền ra quyết định áp thuế tạm thời đối với các hàng hóa nhập khẩu dựa trên nghi ngờ có hành vi bán phá giá. Theo quy định hiện nay của Indonesia, Bộ Tài chính ra quyết định áp thuế tạm thời chỉ sau khi dựa trên Báo cáo đầy đủ của Cơ quan điều tra CBPG của Indonesia (KADI). Tuy nhiên, Indonesia đang tìm kiếm đến khả năng áp thuế tạm thời ngay khi có dấu hiệu bán phá giá chứ không chờ cơ quan điều tra kết thúc quá trình điều tra của mình.

Bộ Thương mại Indonesia hiện nay đang điều tra về việc có dấu hiệu bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Bộ Thương mại cũng đang điều tra việc bán phá giá sản phẩm nhựa polyethynene từ Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Có thể thấy, đề xuất thay đổi này của Bộ Tài chính nhằm giải quyết sức ép của sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thâm hụt cán cân thương mại của Indonesia trong thời gian qua. Với thuế CBPG được áp dụng sẽ khiến cho giá nhập khẩu hàng hóa tăng dẫn đến giảm cầu về hàng nhập khẩu bán phá giá, từ đó dẫn đến giảm cầu về đồng Rupiah so với USD khi các nhà nhập khẩu giảm nhập khẩu hàng hóa bị điều tra.

(Tổng hợp từ: http://www.thejakartapost.com/news/2015/03/14/jokowi-oks-moves-prop-rupiah.html)

TRƯỜNG HƯNG(Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh

nghiệp trong nước)

INDONESIA TĂNG CƯỜNG ÁP THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỂ CỦNG CỐ SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG RUPIAH Biện pháp Chống bán phá giá

(CBPG) đang được coi là một phần quan trọng trong hệ thống

luật thương mại quốc tế và thu hút sự quan tâm trong cộng đồng doanh nghiệp trong những năm gần đây. Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan 1994 (GATT 1994) đã cung cấp các quy định chung về xác định hành vi bán phá giá tại Điều VI và diễn giải chi tiết trong Hiệp định Chống bán phá giá (ADA) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Tuy nhiên, công cụ này chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề về phá giá, đặc biệt là các hành vi lẩn tránh biện pháp CBPG.

1. Các hành vi lẩn tránh thuế CBPG hiện nay

Lẩn tránh thuế chống bán phá giá (Anti-circumvention) là hành vi lẩn tránh nguồn gốc hàng hóa đang bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống phá giá nhằm gây trở ngại trong việc truy thu thuế CBPG đối với cơ quan hải quan của nước nhập khẩu. Hành vi lẩn tránh thuế có thể thông qua việc thay đổi hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng thuế CBPG hoặc chuyển toàn bộ hay một phần quá trình sản xuất/gia công của sản phẩm đó từ nước đang bị áp thuế CBPG.

4 trường hợp sau đây được xem là các hình thức lẩn tránh thuế CBPG:

Các nhà xuất khẩu (đang bị áp thuế CBPG) chuyển/xuất khẩu từng linh phụ kiện rời của hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế sang nước thứ ba và tiến hành gia công tại đây, sau đó xuất khẩu vào nước nhập khẩu đang áp thuế. Ví dụ, nước nhập khẩu A đang áp thuế CBPG đối với mặt hàng X có xuất xứ từ nước B, các nhà sản xuất xuất khẩu nước B đã chuyển/xuất khẩu linh phụ kiện rời của mặt hàng X sang nước C và tiến hành gia công tại đây, sau đó xuất khẩu vào nước A. Trong trường hợp này, nước nhập khẩu A không thể áp thuế CBPG với mặt hàng này do hàng hóa được sản xuất tại nước thứ ba, không thuộc nhóm các quốc gia/vùng lãnh thổ bị áp thuế của vụ việc điều tra;

Các nhà xuất khẩu đang bị áp thuế CBPG chuyển/xuất khẩu linh phụ kiện rời của hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế sang chính nước nhập khẩu và tiếp tục

tiến hành gia công tại đây. Ví dụ, nước nhập khẩu A đang áp thuế CBPG đối với mặt hàng X có xuất xứ từ nước B, các nhà sản xuất xuất khẩu nước B đã chuyển/xuất khẩu linh phụ kiện rời của mặt hàng X sang nước nhập khẩu A và tiến hành gia công tại đây, sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước A. Trong trường hợp này, A không thể áp dụng thuế CBPG đối với linh phụ kiện lắp ráp hàng hóa X vì linh phụ kiện không thể được xem là sản phẩm tương tự (like products) với sản phẩm bị áp thuế có các đặc điểm, tính chất vật lý khác nhau;

Các nhà xuất khẩu đang bị áp thuế CBPG chuyển một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất hàng hóa phá giá từ nước bán phá giá sang nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba để bán tại thị trường nội địa hoặc xuất khẩu sang Việt Nam. Khác với 2 trường hợp trên, trường hợp này phức tạp hơn do các nhà sản xuất xuất khẩu lẩn tránh thuế thông qua di chuyển dây chuyền sản xuất nhằm thay đổi nguồn gốc xuất khẩu của hàng hóa bán phá giá, do đó nước nhập khẩu không thể áp thuế CBPG đối với nước thứ ba hoặc sản phẩm được sản xuất tại thị trường nội địa. Ví dụ như trong vụ việc Hoa Kỳ áp dụng thuế CBPG đối với một số sản phẩm ống nối hàn thép các-bon (Carbon steel butt-weld pipe fittings) xuất khẩu từ Trung Quốc1, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã kết luận rằng các ống nối nhập khẩu vào Hoa Kỳ được hoàn thiện tại Thái Lan từ các ống nối chưa hoàn thiện của Trung Quốc đã tạo thành hành vi lẩn tránh Lệnh áp thuế CBPG nêu trên.

Các nhà xuất khẩu đang bị áp thuế CBPG đã thay đổi một vài đặc tính không đáng kể của hàng hóa bán phá giá (minor alteration circumvention), nhằm tạo ra một mặt hàng mới nhưng thực chất là biến thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra nhằm lẩn tránh thuế CBPG. Chẳng hạn như trong vụ việc Hoa Kỳ áp thuế CBPG đối với một số mặt hàng mỳ pasta từ Ý2, DOC phát hiện ra rằng việc nhập

1 Certain Carbon Steel Butt-Weld Pipe Fittings From the People’s Republic of China, 59 Fed. Reg. 62-01 (Dep’t Commerce Jan. 3, 1994) (affirmative preliminary determination)

2 Certain Pasta From Italy, 63 Fed. Reg. 54672-01 (Dep’t Commerce Oct. 13, 1998)

khẩu mỳ Ý đóng gói lớn hơn loại đang bị áp thuế CBPG là một hành vi lẩn tránh thuế đang có hiệu lực.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các hành vi lẩn tránh thuế CBPG nêu trên đã là giảm hoặc triệt tiêu hiệu quả của việc áp dụng biện pháp CBPG nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhập khẩu. Do đó, các nước điều tra và áp dụng biện pháp CBPG thông thường sẽ khuyến khích việc áp dụng thuế và ngăn chặn các hành vi lẩn tránh thuế có thể xảy ra như phân tích trên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các thành viên WTO đã không thống nhất được việc đưa quy định về hành vi lẩn tránh thuế trong đàm phán Hiệp định ADA. Trước đây, các điều khoản về lẩn tránh thuế CBPG dự kiến được đưa vào bản dự thảo cuối cùng của ADA, quy định rằng trong một số trường hợp đặc biệt, thuế CBPG có thể được mở rộng đối với hành vi lẩn tránh thuế thông qua lắp ráp hoặc hoàn thiện sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu3. Hoa Kỳ là thành viên tích cực ủng hộ việc quy định chặt chẽ hành vi này, tuy nhiên đại đa số các thành viên khác không chấp nhận dự thảo vấn đề này do không có nhưng lợi ích chính trị mạnh mẽ từ điều khoản này tại các vòng đàm phán trước kia. Do đó, quy định về hành vi lẩn tránh thuế đã bị loại ra khỏi ADA.

Tuy không đạt được đồng thuận trong quy định chung về lẩn tránh thuế, nhiều thành viên WTO đã đưa vào nội luật CBPG của mình để giải quyết hành vi này như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Úc, Canada, Mê-hi-cô, Nhật Bản. Phần tiếp theo sẽ đưa ra một số nghiên cứu về quy định của EU và Hoa Kỳ để làm rõ hơn vấn đề này.

2. Thực tiễn quốc tế về vấn đề chống lẩn tránh thuế CBPG

2.1. Quy định chống lẩn tránh CBPG của Liên minh Châu Âu (EU)

Chống lẩn tránh thuế được quy định tại Điều 13 Quy định Hội đồng số 1225/2009 ngày 30 tháng 11 năm 2009

(affirmative final determination).3 Điều 12.1, GATT Secretariat, Draft Final

Act Embodying the Results of the Uruguay Round of Multilateral Trade Negotiations, MTN.TNC/W/FA/F-21 (ngày 20 tháng 12 năm 1991) (còn gọi là Dự thảo Dunkel)

LẨN TRÁNH THUẾ CBPG - NGUY CƠ ĐE ĐỌA HIỆU QUẢ

CỦA CÁC BIỆN PHÁP CBPG HIỆN NAY

CHUYÊN MỤC CHUYÊN MỤC

Page 6: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

10 11A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

Phòng vệ thương mại

về việc bảo vệ trước hàng nhập khẩu bán phá từ các nước không phải thành viên (COUNCIL REGULATION- EC No 1225/2009 on protection against dumped imports from countries not members of the European Community), cụ thể như sau:

a) Điều kiện khởi xướng vụ việc chống lẩn tránh thuế

Có sự thay đổi trong quan hệ thương mại thông thường giữa EU với các nước thứ ba;

Có mối liên hệ trực tiếp giữa việc thay đổi hình thức thương mại trên với việc áp dụng thuế CBPG;

Có bằng chứng về suy giảm hiệu quả của biện pháp CBPG đối với giá hoặc lượng của hàng hóa tương tự;

Có bằng chứng về bán phá giá đối với giá trị thông thường của hàng hóa tương tự hoặc “thay thế”.

b) Điều kiện áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế

Thứ nhất, hoạt động gia công phải được tiến hành tại EU hoặc nước thứ ba, và có bằng chứng về việc hoạt động này

đã bắt đầu hoặc gia tăng sau khi, thậm chí trước khi diễn ra vụ việc điều tra CBPG.

Thứ hai, các thành phần hoặc linh phụ kiện được sử dụng cho quá trình gia công được nhập khẩu từ nước bị áp dụng biện pháp CBPG.

Để thỏa mãn tiêu chí thứ hai, các thành phần hoặc linh phụ kiện được nhập khẩu từ nước đang bị áp thuế và sử dụng cho quá trình gia công phải chiếm tối thiểu 60% trên tổng toàn bộ thành phần hoặc linh phụ kiện sử dụng cho quá trình gia công hoặc chiếm tối thiểu 60% giá trị của sản phẩm cuối cùng.

Thêm vào đó, theo quy định của EU, vụ việc chống lẩn tránh thuế sẽ bị chấm dứt nếu giá trị gia tăng của quá trình gia công lớn hơn 25% tổng chi phí sản xuất ra hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế.

c) Quy trình tiến hành vụ việc chống lẩn tránh thuế

Ngành sản xuất trong nước nộp hồ sơ yêu cầu điều tra và mở rộng áp dụng thuế CBPG đến cơ quan điều tra EC (Ủy ban Châu Âu) và cung cấp các bằng chứng về hành vi lẩn tránh thuế.

Ủy ban EU sẽ khởi xướng và tiến hành điều tra trong vòng 9 tháng kể từ ngày ngành sản xuất trong nước nộp đơn. Nếu cơ quan điều tra xác định có hành vi lẩn tránh thuế CBPG, biện pháp này sẽ áp dụng hồi tố kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế CBPG đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra.

Biện pháp chống lẩn tránh thuế không được cộng gộp trong trường hợp quá trình gia công được tiến hành tại EU mà chỉ áp dụng thuế chống lẩn tránh trên phần giá trị của linh phụ kiện nhập khẩu từ nước bị áp thuế.

2.2. Quy định về chống lẩn tránh thuế CBPG của Hoa Kỳ

Quy định chống lẩn tránh thuế CBPG được quy định tại Mục 781 của Đạo luật về Thuế Quan của Hoa Kỳ 1930 (Tariff Act 1930). Luật pháp của Hoa Kỳ cũng quy định về các trường hợp để tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế tương tự với quy định của EU và các nước khác. Cụ thể như sau:

a) Các điều kiện áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế

Quá trình gia công được thực hiện tại Hoa Kỳ là “nhỏ và không đáng kể”;

Nếu giá trị linh phụ kiện được gia công chiếm “tỷ trọng đáng kể” trên tổng giá trị của hàng hóa.

Sau khi xác định có hành vi lẩn tránh thuế, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xem xét thêm yếu tố, cụ thể như sau:

Có sự thay đổi về hình thức thương mại;

Có tồn tại mối liên kết giữa các nhà sản xuất/xuất khẩu hàng hóa đang bị áp thuế và bên gia công hoàn thiện;

Có sự gia tăng lượng nhập khẩu linh phụ kiện sau khi khởi xướng điều tra CBPG hay không;

b) Quy trình điều tra chống lẩn tránh thuế

Trong vòng 45 ngày kể từ ngày các bên liên quan nộp hồ sơ yêu cầu lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), DOC phải ban hành quyết định cuối cùng hoặc tiến hành vụ việc điều tra.

DOC dựa trên hồ sơ yêu cầu, có thể mở rộng phám vi áp dụng biện pháp CBPG và ban hành quyết định cuối cùng cho vụ việc này.

Trong trường hợp cần thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, DOC sẽ tiến hành điều tra vụ việc chống lẩn tránh thuế.

DOC tiến hành thông báo lên Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) sau khi có kết luận tạm thời về vụ việc.

Sau đó, ITC sẽ tiến hành tham vấn với các cơ quan chức năng để xem xét kết luận này có trái với quyết định áp dụng biện pháp CBPG của ITC ban hành hay không.

Nếu ITC đồng ý với kết luận của DOC, kết luận cuối cùng sẽ được thông báo đến tất cả các bên liên quan của vụ việc.

2.3. Đánh giá chung về quy định pháp luật của EU và Hoa Kỳ

Hiện nay, WTO chưa có các quy định cụ thể liên quan đến vấn đề lẩn tránh thuế chống bán phá. Tuy nhiên trong nội luật của EU và Hoa Kỳ đều có các quy định riêng cho vấn đề này.

Về cơ bản, quy định điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG giữa EU và Hoa Kỳ là tương tự như nhau về điều kiện khởi xướng cũng như quy định áp dụng biện pháp. Tuy nhiên cũng có những quy định khác nhau như sau:

Theo hướng dẫn của khoản (b)(3)(B) (1996) quy định về chống lẩn tránh thuế CBPG của Hoa Kỳ, cơ quan điều tra phải xác định có mối liên kết giữa bên gia công với các nhà xuất khẩu bán phá giá.

Trong khi đó, theo luật của EU, không có quy định về vấn đề này.

Theo quy định của EU, tỷ lệ thành phần hoặc linh phụ kiện từ nước bị áp thuế bán phá giá là 60% trên tổng giá trị phần hàng hóa gia công. Trong khi đó, theo quy định của Hoa Kỳ, tỷ lệ gia công là “nhỏ và không đáng kể”.

3. Thực tiễn pháp luật Việt Nam liên quan đến chống lẩn tránh thuế CBPG

Hiện nay, tương tự như quy định WTO, Pháp lệnh CBPG của Việt Nam không có quy định về lẩn tránh thuế CBPG. Do đó, để xem xét vấn đề này, đến nay có thể nói Pháp luật Việt Nam chưa có căn cứ pháp lý để xử lý vụ việc chống lẩn tránh thuế cũng như chưa thể xác định rõ cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xử lý vấn đề này.

Hiện nay, trong Pháp lệnh về CBPG không có quy định về xử lý các hành vi lẩn tránh thuế CBPG. Do đó, cơ quan thực thi Pháp lệnh này – Cục Quản lý cạnh tranh không có cơ sở để điều tra một vụ việc chống lẩn tránh thuế dựa trên Pháp lệnh này. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 848/QĐ-BCT về Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, trong đó không có quy định chức năng điều tra các vụ việc CBPG liên quan hay chống lẩn tránh thuế CBPG.

Do đó, trong trường hợp Việt Nam muốn tiến hành khởi xướng điều tra một vụ việc chống lẩn tránh thuế, một số vấn đề cần đặt ra xem xét như sau:

Đối với những trường hợp hàng hóa lẩn tránh thuế được gia công hay hoàn thiện ở nước thứ ba hoặc tại nước nhập khẩu, làm thay đổi nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và kết luận có hành vi chống lẩn tránh thuế chống bán phá. Cơ quan điều tra có thể tiến hành mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp CBPG đối với những sản phẩm có xuất xứ từ nước thứ ba.

Tuy nhiên, điều này “có thể” trái với quy định tại Khoản 6(a) Điều 6 Hiệp định GATT 1994 (tại khoản này, quy định rằng không có bất kỳ Thành viên nào được truy thu thuế CBPG hoặc chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia khác nếu không xác định được tác động của hành vi bán phá giá hàng hóa đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa). Cụ thể, nếu vụ việc ban đầu, cơ quan điều tra 4 nước là A, B, C và D thì không thể áp dụng thuế CBPG đối với nước E nếu không khởi xướng 1 vụ điều tra về CBPG đối với nước E.

Như vậy, nếu xử lý vụ việc chống lẩn tránh thuế dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành sẽ trái với quy định theo Hiệp định GATT 1994. Vì vậy, nếu Việt Nam không có quy định cụ thể về chống lẩn tránh thuế như Hoa Kỳ hoặc EU thì không thể mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp chống bán giá đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước thứ ba.

Trong trường hợp mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp CBPG nếu hoạt động gia công hay hoàn thiện sản phẩm diễn ra ngay tại thị trường nội địa, vấn đề trở ngại là việc mở rộng phạm vi áp dụng thuế CBPG bao gồm cả hàng hóa không phải là “hàng hóa tương tự” trong vụ việc CBPG, mà bản chất là một phần hoặc linh phụ kiện của hàng hóa phá giá. Điều này có thể trái với quy định tại Điều 9, Hiệp định CBPG của WTO, (cụ thể việc áp dụng biện pháp CBPG chỉ áp dụng với hàng hóa BPG trong điều tra“must affect only dumped product”).

Theo luật của WTO và Việt Nam hiện đều không có quy định nào về việc áp dụng thuế CBPG đối với một phần hay linh phụ kiện của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra. Do đó, với quy định hiện nay, Việt Nam không thể xử lý được vấn đề này như các trường hợp tương tự của Hoa Kỳ và EU do không có quy định riêng về chống lẩn tránh thuế CBPG.

Nói tóm lại, với thực tế hiện nay của Việt Nam, nếu tiến hành điều tra một vụ việc chống lẩn tránh thuế sẽ gặp khó khăn, gồm:

Cơ sở pháp lý của Việt NamCơ quan chức năng chịu trách nhiệm Nguy cơ thực thi trái với quy định

của WTONhư vậy, để xử lý vấn đề này, một

số giải pháp mà Bộ Công Thương có thể xem xét để xử lý trong tương lai khi càng ngày đang có nhiều vụ việc CBPG sẽ diễn ra. Thứ nhất, cần bổ sung cơ sở pháp lý cho luật pháp Việt Nam như: sửa Nghị định hướng dẫn (trong dài hạn) hoặc ban hành Quyết định quy trình, thủ tục điều tra đối với các vụ việc lẩn tránh thuế CBPG. Thêm vào đó, quy định thêm về chức năng, nhiệm vụ đối với cơ quan được giao xử lý vấn đề này để có cơ sở khi tiến hành điều tra các vụ việc tương tự trong tương lai.

MAI QUỲNH(Phòng Điều tra các vụ việc phòng vệ

thương mại của doanh nghiệp trong nước)

CHUYÊN MỤC TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 7: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

12 13A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT) và Cơ quan Bảo vệ người tiêu

dùng Hàn Quốc (KCA), ngày 17 tháng 6 năm 2015 tại Hà Nội diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng giữa hai cơ quan.

Tham dự Lễ ký có Ông Dae Pyo

Jung, Chủ tịch KCA và Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục QLCT cùng với đại diện của hai cơ quan.

Việc ký Bản ghi nhớ sẽ tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hợp tác giữa Cục QLCT và KCA đặc biệt là việc trao đổi thông tin và phối hợp thực thi trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trong tương lai. Các nội dung hợp tác chính bao gồm:

Trao đổi, cập nhật thông tin, pháp luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng;

Phối hợp bảo vệ người tiêu dùng trong trường hợp phát sinh khiếu nại liên quan đến người tiêu dùng của một nước tại nước kia;

Hỗ trợ trong công tác đào tạo và tuyên truyền phổ biến về bảo vệ người tiêu dùng.

(Phòng Hợp tác quốc tế - Cục Quản lý cạnh tranh)

LỄ KÝ MOU VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG GIỮA CỤC QUẢN LÝ

CẠNH TRANH VÀ CƠ QUAN BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀN QUỐC

Từ ngày 04-05 tháng 06 năm 2015 tại Khách sạn Sheraton thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức

Hội nghị cạnh tranh ASEAN lần thứ 5 với chủ đề “Thúc đẩy thực thi luật và chính sách cạnh tranh hậu 2015: Diễn biến, Cơ hội và Thách thức”.

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và đại diện của cơ quan quản lý cạnh tranh, giới nghiên cứu các nước trong và ngoài khu vực, các tổ chức/mạng lưới cạnh tranh quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao sáng kiến của Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC) về việc thường niên tổ chức chuỗi Hội nghị Cạnh tranh ASEAN. Đây cũng là dịp để các nước chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN có nhận thức sâu sắc về vấn đề cạnh tranh, nhằm đạt được môi trường cạnh tranh lành mạnh, hài hòa toàn khu vực.

HỘI NGHỊ CẠNH TRANH ASEAN LÂN THỨ 5 TỔ CHỨC TẠI VIỆT NAM “THÚC ĐẨY THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH HẬU 2015:

DIỄN BIẾN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC”

Trong một ngày rưỡi, Hội nghị tập trung thảo luận các nội dung xoay quanh chủ đề về thúc đẩy thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh khu vực ASEAN trong bối cảnh ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế chung năm vào năm 2015, bao gồm: tổng quan về cạnh tranh tại ASEAN; các phương thức nhằm xây dựng một ASEAN hiểu biết về cạnh tranh; những biện pháp nhằm đảm bảo tính trung lập trong thực thi pháp luật cạnh tranh, duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng cho cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; triển vọng xây dựng mạng lưới nghiên cứu về cạnh tranh tại khu vực ASEAN; định hướng hợp tác thực thi pháp luật cạnh tranh tại khu vực ASEAN.

Ông Penn Sovicheat, Chủ tịch Nhóm Chuyên gia cạnh tranh AEGC đưa đến Hội nghị một cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế khu vực khi cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành vào cuối năm 2015 đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu của việc thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bà Yap Lai Peng, Trưởng phòng cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và sở hữu trí tuệ, Ban Thư ký ASEAN cập nhật về tình hình thực thi pháp luật cạnh tranh, đánh giá cao những thành tựu đáng kể về mặt sáng kiến mà cơ quan cạnh tranh các nước khu vực đã đạt được trong thời gian qua. Bà cho rằng để có được sự thống nhất trong cạnh tranh của khu vực, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên và phải xây dựng cơ chế hợp tác về cạnh tranh trong khu vực. Tiếp đến, phải xây dựng cộng đồng ASEAN có được nhận thức sâu sắc về vấn đề cạnh tranh, nhằm đạt được môi trường cạnh tranh lành mạnh với sự tham gia của nhiều chủ thể từ các doanh nghiệp đến cơ quan Nhà nước.

Đảm bảo tính trung lập cạnh tranh, xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp là một nội dung

TIN TỨC - SỰ KIỆN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 8: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

14 15A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

quan trọng, thu hút nhiều sự chú ý của Hội nghị. Đảm bảo tính trung lập trong cạnh tranh cũng có nghĩa là đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau (nhà nước hay tư nhân) đều được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Các diễn giả ông Toh Han Li đến từ Ủy ban cạnh tranh Singapore và ông John Davies, Trưởng phòng cạnh tranh OECD đều đã đồng quan điểm khi cho rằng nếu chính phủ dành cho doanh nghiệp nhà nước những ưu đãi/lợi thế hơn so với doanh nghiệp khác tất yếu sẽ dẫn đến việc thị trường bị bóp méo, hoạt động kém hiệu quả. Biết là vậy nhưng trên thực tế, chính phủ một số nước vẫn dành cho doanh nghiệp nhà nước những lợi thế nhất định như những khoản bảo lãnh, vay nợ chính phủ với lãi suất thấp, ưu đãi về thuế, xóa nợ, giãn nợ.

Để dỡ bỏ rào cản trên, Singapore chủ trương để các doanh nghiệp nhà nước được tự do cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường ở tất cả các phương diện không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước. Chính phủ chỉ đóng vai trò xây dựng qui định, chính sách và hoàn toàn không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo bà Wan Khatina Nawawi, Giám đốc Viện nghiên cứu Malaysia, trong hoàn cảnh hiện tại Malaysia vẫn còn thiếu vắng các qui định liên quan đến nguyên tắc trung lập cạnh tranh nhưng chính phủ đã thực hiện chương trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước với nhiều sáng kiến đổi mới như tăng cường năng lực cấp quản lý, rà soát và cải cách thủ tục mua sắm công, tối ưu hóa quản lý vốn nhằm gia tăng tính hiệu quả thị trường.

Hội thảo cũng đưa ra ý tưởng về việc xây dựng mạng lưới nghiên cứu về cạnh tranh khu vực ASEAN. Theo Tiến sỹ R. Ian McEwin đến từ trường Đại học Malaya, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đó là sự thật không cần bàn cãi. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về tác động to lớn của cạnh tranh đối với phát triển kinh tế được tiến hành trong khu vực ASEAN vẫn còn rất ít ỏi. Do đó, trong thời gian tới cần phải tiến hành nhiều hơn nữa những nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh trong khu vực đồng thời tính đến việc xây dựng một trung tâm về luật và chính sách cạnh tranh có trọng tâm là ASEAN. Điều đó sẽ góp phần phát triển các mối quan hệ với các trung tâm cạnh tranh và các nhà nghiên cứu trên thế giới và đóng vai trò kết nối với các tổ chức khác như OECD, UNCTAD, WB và các cơ quan quản lý cạnh tranh trên toàn cầu.

Hội nghị dành thời gian bàn về vấn đề hợp tác trong thực thi pháp luật cạnh tranh khu vực ASEAN. Theo Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, trong quá trình tạo lập chính sách cạnh tranh chung giữa các nước trong khu vực, cần phải xác định các ưu tiên để xây dựng chính sách

cạnh tranh đảm bảo sự kết nối giữa LCT với các chính sách công khác. Đồng thời, tăng cường nhận thức về lợi ích cạnh tranh đối với hiệu quả kinh tế và lợi ích tiêu dùng. Đặc biệt, phải xây dựng mạng lưới chuyên gia và hệ thống quản lý kiến thức ở cấp độ quốc gia, song phương và khu vực ASEAN.

Theo ông Cao Xuân Hiến, Trưởng phòng điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục QLCT, để xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả, trong thời gian tới, các nước ASEAN cần phải: (i)Tăng cường giới thiệu và thực thi pháp luật cạnh tranh đối với các nước cạnh tranh khu vực; (ii) xây dựng năng lực và đối thoại chính sách hướng tới hội tụ các quy tắc về cạnh tranh; (iii) thay thế cách tiếp cận “Con đường ASEAN”, sử dụng phương pháp tiếp cận “ ASEAN - X” cho cơ chế hợp tác tiến tới một thị trường ASEAN thống nhất – Một cơ quan cạnh tranh của Khu vực ASEAN.

Bên lề Hội nghị là Phiên ra mắt báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014. Theo ông Raymond Mallon, cố vấn cao cấp RCV, đây là báo cáo thứ ba trong chuỗi các báo cáo về tập trung kinh tế mà VCA thực hiện. Báo cáo cung cấp cái nhìn tổng quan về những xu hướng chính trong tập trung kinh tế, mua bán và sáp nhập. Đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng và sửa đổi chính sách/cơ quan cạnh tranh.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh đã tổng kết một số nội dung nổi bật của Hội nghị. Theo ông Bạch Văn Mừng, những nội dung được thảo luận tại Hội nghị sẽ là những bài học quý báu cho cơ quan cạnh tranh các nước trong khu vực ASEAN nhằm đưa ra định hướng phát triển hợp tác trong bối cảnh hội nhập khu vực và sự gia tăng các vụ việc phản cạnh tranh xuyên biên giới sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành.

(Phòng Hợp tác quốc tế – Cục Quản lý cạnh tranh)

Ngày 10 tháng 7 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg

về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 15 tháng 3 hàng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Như vậy, tại Việt Nam, sau hơn 04 năm thực thi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bước đầu đi vào cuộc sống. Việc lựa chọn ngày 15 tháng 3 hàng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam đã khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sự phát triển của đất nước.

Từ nay, ngày 15 tháng 3 hàng năm sẽ là dịp để các tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là dịp để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quyết định số 1035/QĐ-TTg cũng khẳng định việc thực thi hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh không chỉ cho người

tiêu dùng mà còn giúp tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua đó giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì vậy, việc lựa chọn ngày 15 tháng 3 hàng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Về việc tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ là giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam hàng năm.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Công Thương, tổ chức xây dựng kế hoạch, kinh

phí và thực hiện Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam tại địa phương.

Như vậy, hàng năm, với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương, các tỉnh/thành phố trên cả nước sẽ xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam tại địa phương mình.

Không chỉ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, Quyết định số 1035/QĐ-TTg nêu trên cũng yêu cầu các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, các cơ quan thông tấn, báo chí và người tiêu dùng tích cực, chủ động tổ chức và tham gia các sự kiện hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam hàng năm.

Như vậy, kể từ thời điểm ngày 10 tháng 7 năm 2015, người tiêu dùng Việt Nam đã chính thức có riêng một Ngày để ghi nhận và biểu dương các quyền của mình. Cùng với Quyết định này, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam chắc chắn sẽ có thêm cơ sở và nền tảng để đạt được những hiệu quả cao hơn trong thời gian sắp tới.

(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ NGÀY QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM

- NGÀY 15 THÁNG 3

TIN TỨC - SỰ KIỆN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 9: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

16 17A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

Ngày 10 tháng 6 năm 2015 tại Thành phố Vinh – Nghệ An, với sự tài trợ của Công ty Cổ phần

tập đoàn Hoa Sen, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương Nghệ An tổ chức Hội nghị “Thực tiễn thực thi pháp luật Cạnh tranh, Phòng vệ thương mại và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” nhằm nâng cao nhận thức, hành động phù hợp cho doanh nghiệp về các quy định của pháp luật cạnh tranh, các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng trên thị trường và bảo vệ chính đáng quyền lợi người tiêu dùng giúp người tiêu dùng nhận thức đúng về khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Tham gia Hội nghị có ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh –Bộ Công Thương, bà Võ Thị An – Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An, ông Lữ Minh Thư – Phó Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh cùng đại diện các doanh nghiệp, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các phòng chức năng và quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, đại diện các phòng công thương/phòng kinh tế thành phố, huyện, thị xã của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Quảng Bình.

Tại hội nghị các đại biểu đã được nghe các kinh nghiệm thực tế trong quá trình giám sát và quản lý cạnh tranh, các hành vi hạn chế cạnh tranh và kinh nghiệm từ vụ việc thực tế, công tác quản lý bán hàng đa cấp, thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực thi pháp luật phòng vệ thương mại. Đây được xem là những công cụ quan trọng hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện tốt nhất thúc đẩy thị trường nội địa.

Bà Trần Phương Nhung – Chuyên viên Phòng Giám sát và quản lý cạnh tranh đã có bài giới thiệu về thực tiễn công tác giám sát và quản lý cạnh tranh bao gồm giám sát về chính sách và giám sát về hành vi. Đồng thời bà Nhung cũng đưa ra các khuyến nghị trong công tác giám sát và quản lý cạnh tranh thời gian

tới đó là tăng cường giám sát các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp/ nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền; phát hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính; phối hợp các cơ quan quản lý chuyên ngành để giám sát, tăng cường hợp tác với các cơ quan cạnh tranh các nước trên thế giới để kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế xuyên biên giới.

Theo ông Phan Thế Thắng – Phó trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm của mình với người tiêu dùng theo pháp luật yêu cầu. Hơn nữa, phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa nắm bắt được đầy đủ quyền lợi để có thể tự bảo vệ mình trước hành vi vi phạm. Do đó, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Cũng trong hội nghị, ông Phan Đức Quế - Trưởng phòng Phòng điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho biết các hình thức cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tinh vi, vượt phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Các hành vi vi phạm phổ biến đó là quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính và chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp, Cục Quản lý cạnh tranh đã thực hiện công tác phối hợp hỗ trợ các Sở Công Thương trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, thông báo tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về BHĐC; phổ biến pháp luật cho các đơn vị có liên quan.

Hiện nay, trong tiến trình mở cửa thị trường ngày càng sâu, rộng và sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu tại thị trường trong nước ngày càng lớn, một số hiệp hội/doanh nghiệp Việt

Nam đã bắt đầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành trước hàng hóa nước ngoài. Trên thị trường không ít hiện tượng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Trên cơ sở đó, tại hội nghị bà Phạm Châu Giang – Trưởng phòng Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại trong nước đã có bài trình bày “Thực thi pháp luật phòng vệ thương mại” nhằm giúp các doanh nghiệp, hiệp hội và các đơn vị có liên quan hiểu hơn về các công cụ tự vệ, chống bán phá giá có thể sử dụng.

Trong phần thảo luận, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã trao đổi rất sôi nổi, thẳng thắn về những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra những đề xuất, khuyến nghị đối với cơ quan chức năng để có được một môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh và thực hiện đúng những quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người tiêu dùng.

QUYẾT THẮNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH PHỐI HỢP VỚI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH NGHỆ AN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ “THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH, PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG” DÀNH CHO MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ

Đất nước càng phát triển, đời sống người dân càng được nâng cao và tiêu dùng càng được thúc đẩy.

Hiện nay, đối với dân văn phòng và người trẻ, mua sắm qua mạng là một hình thức rất phổ biến. Còn với đối tượng người tiêu dùng (NTD) lớn tuổi hoặc người nội trợ, thì hình thức mua sắm được lựa chọn nhiều nhất là qua kênh truyền hình. Tại Việt Nam, hình thức mua sắm qua truyền hình đã khá phổ biến trong vài năm trở lại đây. Dưới góc nhìn khách quan, hình thức mua sắm này được đánh giá mang tính mới lạ, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, phù hợp với đối tượng NTD quá bận rộn, có ít thời gian đi mua sắm. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong những năm vừa qua cho thấy hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn hại đến quyền và lợi ích của NTD.

1. Quảng cáo sai sự thật

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất của việc mua sắm qua truyền hình là quảng cáo sai sự thật. Khi mua sắm qua truyền hình, NTD không có cơ hội quan sát trực tiếp cũng như cầm, thử và đánh giá sản phẩm. NTD thường phản ánh, sau khi đặt mua và nhận được sản phẩm, NTD nhận thấy sản phẩm thật thường không giống với trên quảng cáo, tính năng không đầy đủ, hoạt động không hiệu quả như quảng cáo, hoặc làm bằng chất liệu khác hoàn toàn so với quảng cáo. Các sản phẩm bị quảng cáo sai sự thật rất đa dạng, từ sản phẩm đắt tiền như nữ trang, đồng hồ, điện thoại… cho đến sản phẩm sử dụng hàng ngày như chổi đa năng, quần áo định hình, đai giảm mỡ bụng, mỹ phẩm, đồ gia dụng…

2. Nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng

Bên cạnh quảng cáo sai sự thật, một vấn đề khác mà NTD thường xuyên gặp phải khi mua hàng qua kênh truyền hình là sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng. Tình trạng này thể hiện qua việc trên sản phẩm không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, mã vạch, hoặc chỉ dẫn địa lý cho biết nơi sản xuất hoặc phân phối sản phẩm. Trên thực tế, có nhiều trường hợp sản phẩm NTD đặt mua chỉ có tên

CẢNH BÁO VỀ MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH

TIN TỨC - SỰ KIỆN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 10: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

18 19A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

sản phẩm, ngoài ra không có thông tin nào khác về nguồn gốc, xuất xứ. Thậm chí, doanh nghiệp thông báo tới người tiêu dùng sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ, Nhật Bản…, nhưng khi nhận được sản phẩm, NTD nhận ra trên sản phẩm ghi dòng chữ với ý nghĩa “sản xuất tại Trung Quốc”. Sản phẩm liên quan trong lĩnh vực này rất đa dạng, bao gồm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang sức, máy tập thể dục…

3. Lừa đảo người tiêu dùng về việc trúng thưởng

Một số doanh nghiệp bán hàng qua kênh truyền hình thực hiện việc lừa đảo người tiêu dùng bằng cách thông báo NTD đã trúng thưởng. Phần thưởng được doanh nghiệp thông báo thường có giá trị cao (vàng, đồ điện tử, trang sức…). Tuy nhiên, theo như phản ánh từ các đơn khiếu nại, để nhận được giải thưởng này, doanh nghiệp yêu cầu người tiêu dùng mua thêm một món hàng nữa với giá trị lớn, hoặc đóng 10% tiền thuế, hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty… Sau khi làm theo yêu cầu trên và nhận được quà trúng thưởng, NTD phát hiện phần thưởng là hàng giả, kém chất lượng, đôi khi là đồ chơi và không thể sử dụng.

4. Không thực hiện đúng quy định về hợp đồng giao kết từ xa.

Khoản 3 Điều 17 Nghị định 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

“Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng.”

Như vậy, khi thực hiện việc giao kết hợp đồng từ xa (trong trường hợp này là mua hàng qua mạng), người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đã giao kết trong thời hạn mười ngày mà không phải trả bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, trên thực tế, khi NTD yêu cầu trả lại hàng hóa và hoàn tiền khi gặp những vấn đề như sản phẩm không đúng như quảng cáo, nguồn gốc không rõ ràng, bị lừa đảo…, thì doanh nghiệp thường trốn

tránh trách nhiệm và không giải quyết yêu cầu của NTD. Đây là một thực tế rất nhức nhối do lợi thế bất cân xứng giữa NTD và doanh nghiệp trong trường hợp hợp đồng giao kết từ xa: doanh nghiệp thường đặt trụ sở ở tỉnh, thành khác nơi ở của NTD, việc liên lạc khó khăn (đặc biệt khi doanh nghiệp chủ động không giải quyết yêu cầu của NTD), NTD không biết nơi/cơ quan hỗ trợ… Việc này đã gây bức xúc và thiệt hại kinh tế lớn cho rất nhiều người tiêu dùng.

*Tại sao mua sắm qua truyền hình thu hút số lượng lớn người tiêu dùng?

Như đã nói, hiện nay mua sắm gián tiếp là một hình thức mua sắm rất phổ biến. Do một số nguyên nhân như công việc bận rộn, ít thời gian, và do sở thích đặc biệt nên rất nhiều người tiêu dùng chọn hình thức mua sắm gián tiếp. Đối với giới trẻ và dân văn phòng, thì mua hàng qua mạng rất phổ biến. Nhưng mua sắm truyền hình lại hướng tới một số nhóm đối tượng khác, đó là người cao tuổi, người làm nội trợ, và người dân ở những vùng nông thôn. Đặc điểm của những nhóm người này là có nhiều thời gian rỗi, thường xuyên xem tivi; hoặc quá bận rộn, không có nhiều thời gian để ra ngoài mua sắm; không được phổ biến kiến thức tiêu dùng; không cập nhật được những chiêu lừa đảo mới… Trong khi đó, mua sắm qua truyền hình thường xuyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cụ thể:

(i) Sản phẩm thật thường khác so với hình ảnh nhìn trên ti vi;

(ii) Quảng cáo thường được nhắc đi nhắc lại trong khoảng thời gian ngắn khiến NTD từ chưa quan tâm đến bắt đầu xem và tin vào quảng cáo;

(iii) Sản phẩm trên truyền hình thường mang tính năng ưu việt, nổi trội, có một không hai, nhưng thuộc thương hiệu rất ít người biết đến;

(iv) Thường là hàng trôi nổi, không có xuất xứ rõ ràng, hoặc lừa đảo NTD về xuất xứ sản phẩm;

….

*Khuyến cáo của đối với người tiêu dùng khi mua sắm qua truyền hình:

Trong tháng 3 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức lễ ra mắt và chính thức đưa vào vận hành Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800-6838. Như đã đưa

tin về tình hình tiếp nhận yêu cầu tư vấn và giải quyết khiếu nại người tiêu dùng tại Cục QLCT trong Quý 1 năm 2015, Cục QLCT đã tiếp nhận và tư vấn cho 572 yêu cầu của người tiêu dùng qua hệ thống tổng đài, đặc biệt tháng 3 đã tiếp nhận 494 yêu cầu. Trong tháng 4 và tháng 5, số lượng yêu cầu (vụ việc) của người tiêu dùng gọi đến tổng đài mặc dù giảm so với các tháng trước đó nhưng vẫn ở mức cao:

Số lượng cuộc gọi trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm đáng kể so với tháng 3. Trong tháng 3 năm 2015, Tổng đài ghi nhận có 3945 cuộc gọi đến và nhân viên Tổng đài đã trả lời 1735 cuộc gọi, đáp ứng 43,98% tổng số cuộc gọi đến, và chỉ có 494 cuộc gọi thuộc phạm vi hoạt động của Tổng đài. Có nhiều nguyên nhân trong việc số lượng cuộc gọi của tháng 3 cao hơn rất nhiều so với các tháng khác. Một trong những nguyên nhân quan trọng là trong tháng này, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các phương tiện truyền thông đã có rất nhiều các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ đó, thúc đẩy số lượng người tiêu dùng khiếu nại, phản ánh về các vi phạm quyền lợi của mình.

Trong tháng 4 và tháng 5, Tổng đài tư vấn đã ghi nhận có 1391 cuộc gọiđến, trong đó nhân viên của Cục đã tiếp nhận và trả lời 901 cuộc gọi chiếm 64.77%. Tuy nhiên, các cuộc gọi trêu đùa, nội dung không liên quan trong tháng 4 và tháng 5 không nhiều, số lượng lớn các cuộc gọi trong thời gian này tập trung vào nội dung yêu cầu tư vấn pháp luật BVQLNTD, phản ánh và khiếu nại các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Đa số các vụ việc hoặc yêu cầu tư vấn của người tiêu dùng đã được các tổng đài viên tư vấn ngay khi tiếp nhận, đối với các khiếu nại với tình tiết phức tạp và gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng, tổng đài viên thường hướng dẫn người tiêu dùng

gửi đơn khiếu nại bằng các hình thức khác (văn bản, email, đến trực tiếp, gửi bưu điện) tới các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng/Sở Công Thương hoặc gửi Cục QLCT – Bộ Công Thương. Các yêu cầu tư vấn khiếu nại trong 2 tháng qua tập trung phản ánh về những ngành hàng/dịch vụ sau:

2. Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng qua ngành hàng, dịch vụ

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2015, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng hàng ngày (77 trường hợp), sau đó là nhóm điện thoại, viễn thông, truyền hình (52 trường hợp) và nhóm thiết bị điện tử gia dụng (39 trường hợp). Đây là 3 nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất. Sau 3 nhóm ngành hàng này là nhóm dịch vụ vận tải, phương tiện vận tải, nhóm làm đẹp, sức khỏe, nhóm máy tính, kết nối internet, nhóm năng lượng, môi trường, nhóm thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn với số lượng trên 10 khiếu nại, phản ánh mỗi nhóm. Các nhóm còn lại bị phản ánh, khiếu nại ít hơn với số lượng dưới 10.

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG THÁNG 4, THÁNG 5 NĂM 2015 VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔNG ĐÀI 18006838

Từ thực tiễn những vụ việc được phản ảnh trên báo chí cũng như những vụ việc đã bị các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện và xử lý trong thời gian vừa qua, có thể thấy, khi mua sắm qua truyền hình, người tiêu dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

Cảnh giác với quảng cáo qua các kênh mua sắm qua truyền hình;

Thận trọng với những sản phẩm sử dụng hàng ngày nhưng giá quá cao (dầu gội, thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng da, đồ gia dụng…);

Luôn đặt câu hỏi với những sản phẩm được quảng cáo “rất tốt”, “ưu việt”, “số 1 thị trường”…;

Cảnh giác với những sản phẩm không có thương hiệu/thương hiệu không nổi tiếng/rất ít người biết đến;

Không tin vào những thông báo trúng thưởng kèm theo điều kiện từ phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu đạt được lợi nhuận, không phải mục tiêu mang lợi nhuận cho người khác, vì thế việc doanh nghiệp thông báo NTD trúng thưởng với giá trị rất lớn kèm theo điều kiện để nhận giải là việc rất đáng nghi ngờ.

Trong trường hợp NTD gặp vấn đề với sản phẩm/dịch vụ được mua qua truyền hình, NTD có thể khiếu nại/phản ánh tới Sở Công Thương/Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh/thành phố hoặc liên hệ trực tiếp với Cục QLCT – Bộ Công Thương thông qua các kênh sau:

Tổng đài hỗ trợ, tư vấn NTD 18006838: Đây là tổng đài miễn phí cước gọi cho NTD nhằm cung cấp kiến thức về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, tư vấn cho NTD trong trường hợp gặp vấn đề với sản phẩm/dịch vụ và hướng dẫn cách thức khiếu nại cho NTD;

Gửi đơn khiếu nại tới Cục QLCT qua trang web: www.bvntd.vca.gov.vn hoặc địa chỉ email: [email protected] ;

Gửi đơn khiếu nại tới Cục QLCT qua địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội;

Nộp đơn khiếu nại trực tiếp tại địa chỉ trên.

VÂN ANH(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng)

TIN TỨC - SỰ KIỆN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 11: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

20 21A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

3. Yêu cầu

Trong số 283 trường hợp được phản ánh, đề nghị tư vấn giải quyết khiếu nại tới Cục QLCT, có 31% trường hợp phản ánh về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD. Hành vi tiếp theo được yêu cầu tư vấn là hành vi vi phạm các quy định về bảo hành sản phẩm cho NTD với tỉ lệ 22% và cung cấp thông tin cho NTD với tỉ lệ 15%. Các trường hợp yêu cầu tư vấn còn lại phản ánh về gồm giao kết hợp đồng, bảo vệ thông tin NTD, thu hồi sản phẩm khuyết tật bị phản ánh, khiếu nại ít hơn với tỉ lệ lần lượt là 6%, 2%, 2%.

Số liệu cho thấy trong thời gian gần đây, vấn đề bảo hành và cung cấp thông tin cho NTD được yêu cầu tư vấn với số lượng lớn. Cụ thể, NTD thường phản ánh những hành vi như doanh nghiệp từ chối bảo hành; doanh nghiệp yêu cầu NTD trả tiền để được bảo hành; doanh nghiệp không cung cấp giấy bảo hành cho NTD; doanh nghiệp không cung cấp đầy thủ thông tin về sản phẩm dẫn đến việc NTD sử dụng sản phẩm sai mục đích, sai tính năng…Điều này cho thấy, trong thời gian tới, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tập trung nhiều hơn vào các vấn đề chất lượng sản phẩm, bảo hành sản phẩm và cung cấp thông tin cho NTD.

II. Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

Bên cạnh việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu của người tiêu dùng qua Tổng đài 1800 6838, trong tháng 4 và tháng 5 năm 2015, Cục QLCT đã tiếp nhận và xử lý 34 đơn khiếu nại của người tiêu dùng thông qua các phương thức như sau:

Phương thức Số lượng

Trực tuyếnTrang tin 15

Email 11

Bưu điện 8Trực tiếp 0

Tổng 34

Sau 3 tháng vận hành tổng đài 18006838, Cục QLCT mong muốn sẽ nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại của NTD hơn nữa qua tổng đài và các phương thức khác. Hiện nay, Cục QLCT tiếp nhận khiếu nại qua các phương thức:

Tổng đài hỗ trợ, tư vấn NTD 18006838;Trang tin BVQLNTD tại địa chỉ: www.bvntd.vca.gov.vn

hoặc địa chỉ email [email protected].

Gửi khiếu nại qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ: Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

*Một số vụ việc điển hình trong tháng 4 và tháng 5 năm 2015:

1. Khiếu nại xi măng HLNTD mua xi măng của Công ty HL chi phí khoảng 10

triệu đồng để xây nhà. Sau một thời gian sử dụng, trần nhà bị bong tróc và hỏng. Trong quá trình khiếu nại, ban đầu, NTD yêu cầu doanh nghiệp bồi thường 50 triệu đồng (35 triệu đồng cho chi phí thuê người đập đi và 15 triệu đồng cho chi phí mua xi măng mới). Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ đồng ý bồi thường 10 triệu đồng. Sau khi được các cán bộ Phòng BVQLNTD – Cục QLCT tư vấn các quy định pháp luật liên quan, các bên đã thống nhất tổ chức buổi làm việc ba bên dể thương lượng giải quyết vụ việc. Kết quả, sau khi thương lượng, doanh nghiệp và người tiêu dùng thống nhất số tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ người tiêu dùng là 25 triệu đồng. Người tiêu dùng nhận hỗ trợ và cam kết chấm dứt các khiếu nại đối với doanh nghiệp.

2. Khiếu nại xe xx125NTD sử dụng xe máy xx125 màu trắng của Công ty H.

Trong quá trình sử dụng, xe máy bị hỏng bộ phận lọc dầu. Sau khi bảo hành tại đại lý 02 lần, bộ phận này tiếp tục có vấn đề, gây ra hiện tượng có tiếng kêu to ở động cơ. Đại lý yêu cầu giữ xe tại đại lý và đề xuất bổ máy để kiểm tra. Người tiêu dùng không đồng ý và yêu cầu đổi xe mới, tuy nhiên Công ty H từ chối yêu cầu này. Sau khi người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại đến Cục QLCT, Phòng BVQLNTD đã tư vấn cho người tiêu dùng về quy định bảo hành sản phẩm và giải thích các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sau đó đã đồng ý để Công ty H bảo hành lần thứ 3 và trong thời gian tới sẽ thông báo kết quả tới Cục.

3. Mua hàng qua truyền hìnhNgười tiêu dùng xem quảng cáo và đặt mua sản phẩm

Lược nhuộm tóc T qua truyền hình với số tiền 1.080.000 đồng. Khi nhận hàng, người tiêu dùng phát hiện trên bao bì sản phẩm không thể hiện xuất xứ Hàn Quốc như quảng cáo. Ngoài ra, sản phẩm không hề có mã vạch, nơi xuất xứ, khuyến cáo an toàn khi sử dụng. Người tiêu dùng đã liên hệ với doanh nghiệp để trả lại hàng nhưng bị từ chối. Sau khi nhận dơn khiếu nại của người tiêu dùng, Cục QLCT đã gửi công văn tới doanh nghiệp yêu cầu giải trình về các vấn đề liên quan tới ghi nhãn hàng hóa, thực hiện hợp đồng giao kết từ xa và giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp đã giải trình các nội dung có liên quan cũng như giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng bằng cách hoàn tiền và nhận lại hàng.

VÂN ANH(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)

Kể từ đầu tháng 3 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã đưa vào sử dụng đầu

số mới tại Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Cục. Đầu số mới 1800.6838 là đầu số sử dụng trên phạm vi toàn quốc và hoàn toàn miễn phí (người gọi không phải ấn mã vùng khi gọi và không phải trả cước phí cuộc gọi). Cùng với việc thay mới đầu số, Cục đã tiến hành nâng cấp phần mềm của hệ thống Tổng đài theo hướng chuyên nghiệp, mở rộng khả năng kết nối và tăng cường khả năng thu thập, cũng như xử lý khối lượng lớn thông tin của người tiêu dùng. Qua gần 3 tháng hoạt động, Tổng đài đã cho thấy một số kết quả tích cực, không chỉ từ phía cơ quan vận hành mà còn từ ý kiến nhận xét, đánh giá của nhiều người tiêu dùng.

1. Ghi nhận hiệu quả hoạt động từ phía Cục Quản lý cạnh tranh

Trên nền tảng của hệ thống phần mềm mới, rất nhiều trường thông tin liên quan đến người tiêu dùng, giao dịch của người tiêu dùng đã được ghi nhận. Cụ thể, đối với nhóm thông tin của người tiêu dùng, hệ thống thu thập: họ tên, số điện thoại, địa chỉ và tỉnh, thành cư trú. Việc xác định tỉnh, thành cư trú của người tiêu dùng cho phép Hệ thống thống kê tỉnh, thành nào có nhiều người tiêu dùng có phát sinh các phản ánh hoặc các vấn đề tiêu dùng, từ đó, kịp thời thông báo cho Sở Công Thương - cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương có các biện pháp cần thiết

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG ĐÀI TƯ VẤN, HỖ TRỢ NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

nhằm điều chỉnh tình hình. Đối với nhóm thông tin của tổ chức,

cá nhân. Hệ thống cho phép ghi nhận trong cùng một vụ việc nhiều tổ chức, cá nhân bị phản ánh. Đối với các công ty thường xuyên bị phản ánh, Hệ thống có cơ chế gợi ý khi tổng đài viên nhập thông tin nhằm giảm thiểu thời gian và chuẩn hóa thông tin nhập vào Hệ thống.

Đối với nhóm thông tin vụ việc của người tiêu dùng. Hiện tại, Hệ thống cho phép ghi nhận thông tin về nội dung vụ việc, yêu cầu của người tiêu dùng và nội dung tư vấn của tổng đài viên. Đối với các nội dung cơ bản của người tiêu dùng như nhóm hàng hóa, dịch vụ; hành vi có dấu hiệu vi phạm, Hệ thống cũng tách biệt các nhóm thông tin này. Vì vậy, khi xử lý và lập báo cáo, Hệ thống có thể trích xuất theo từng tiêu chí riêng, qua đó, có thể lấy dữ liệu đối với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ; từng hành vi vi phạm hoặc có thể so sánh tương quan về mặt số lượng giữa các tiêu chí với nhau. Việc thống kê dữ liệu theo từng tiêu chí cụ thể như trên, ví dụ, nhóm hàng hóa, dịch vụ có nhiều khiếu nại hoặc hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng thường xuyên diễn ra sẽ giúp cho cán bộ của Cục định hướng các thông tin cảnh báo cho người tiêu dùng hoặc tăng cường các thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cho doanh nghiệp.

Để hỗ trợ cho các tổng đài viên trong quá trình ghi nhận và tư vấn thông tin cho người tiêu dùng, Hệ thống cũng được tích hợp sẵn các dữ liệu về địa chỉ, số điện

thoại, cán bộ phụ trách công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Sở Công Thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tại các tỉnh, thành. Đồng thời, tất cả các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp tới hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được đưa vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống. Trường hợp cần trích dẫn hoặc tham khảo quy định pháp luật hoặc lấy địa chỉ liên hệ của các đơn vị liên quan, tổng đài viên có thể thao tác trực tiếp trên Hệ thống, giảm thiểu thời gian tìm kiếm và phân loại thông tin.

Kết quả sau 5 tháng đầu năm hoạt động cho thấy số lượng các phản ánh của người tiêu dùng tăng đột biến, cụ thể, Tổng đài tư vấn đã ghi nhận có 5440 cuộc gọi đến, trong đó các chuyên viên của Cục đã tiếp nhận và trả lời 2681 cuộc gọi, chiếm 49,3%. Trong số 1796 cuộc gọi được trả lời, chỉ có 855 cuộc gọi thuộc phạm vi hoạt động của tổng đài. Số lượng cuộc gọi còn lại bao gồm:

- Người tiêu dùng hỏi thông tin cơ bản nên tổng đài viên trả lời nhanh không ghi lại các thông tin của người tiêu dùng;

- Cuộc gọi điện thoại trêu chọc (do số điện thoại tổng đài là số miễn phí nên thời gian đầu nhiều người tiêu dùng gọi để trêu);

- Các cuộc gọi đề nghị tư vấn các lĩnh vực không thuộc phạm vi hoạt động của tổng đài như hỏi đường đi, hỏi giá dịch vụ hàng hóa…

Biểu đồ dưới đây cho thấy chỉ riêng trong tháng 3 năm 2015, số lượng vụ việc được tiếp nhận và xử lý tại Cục đã tăng

TIN TỨC - SỰ KIỆN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 12: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

22 23A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

đột biến, cụ thể: tính từ thời điểm công bố đầu số mới của Tổng đài, Cục đã tiếp nhận và tư vấn 494 yêu cầu của NTD, chiếm hơn 86% tổng số yêu cầu của cả Quý. Tỷ lệ tăng đột biến về số lượng yêu cầu riêng trong tháng 3 cho thấy hiệu quả hoạt động của Hệ thống mới, qua đó, góp phần không chỉ thu hút sự chú ý, quan tâm của người tiêu dùng mà còn tạo động lực và nâng cao khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của các cán bộ tại Cục.

Biểu đồ: Số lượng vụ việc phản ánh tới Cục trong 5 tháng đầu năm 2015

(Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh)2. Ghi nhận hiệu quả hoạt động từ người tiêu dùng và

các tổ chức, cá nhân liên quanHiệu quả đầu tiên cần nhấn mạnh trong quá trình đi vào

hoạt động của Hệ thống mới, đặc biệt là việc ứng dụng đầu số miễn phí mới, đó là số lượng người tiêu dùng liên hệ với Cục để tìm hiểu thông tin đã tăng lên đáng kể. Có rất nhiều cuộc gọi của người tiêu dùng gọi đến với nội dung chỉ nhằm để xác nhận thông tin là có một Tổng đài của cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây có thể coi là công cụ tuyên truyền hiệu quả, giúp người tiêu dùng nhận thức được vị trí và vai trò của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế.

Tỷ lệ giữa số vụ việc được tiếp nhận qua phương thức điện thoại (Tổng đài) với số vụ việc tiếp nhận qua các phương thức khác (email, Trang web, gửi qua bưu điện hoặc đến trực tiếp) tại Cục Quản lý cạnh tranh cũng cho thấy tính tiện lợi và hiệu quả thực tế của Tổng đài. Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2015, nếu như tổng các phương thức tiếp nhận khác chỉ có 34 vụ việc thì riêng qua Tổng đài con số này đã là 283 vụ (gấp hơn 8 lần so với các phương thức khác).

Cùng với đó, kể từ khi đi vào hoạt động, Tổng đài cũng nhận được rất nhiều nội dung thông tin mới từ phía người tiêu dùng. Cụ thể, nhiều người đã thể hiện ý thức cộng đồng, phản ánh các thông tin có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng để Tổng đài ghi nhận và kịp thời cảnh báo cho những người tiêu dùng khác biết. Ví dụ, rất nhiều phản ánh về cây xăng bán hàng gian dối, về các hình thức lừa đảo bán hàng trên tivi, qua điện thoại hoặc kiến nghị cách tính giá cước của các đầu số dịch vụ 8xxx hoặc 1900. Những phản ánh này không nhằm mục đích yêu cầu quyền lợi cá nhân mà chỉ muốn chia sẻ thông tin để những người tiêu dùng khác được biết. Hành động này cho thấy, khi cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện thì người tiêu dùng cũng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Một trong những hiệu quả nổi bật của Tổng đài đặc biệt có giá trị trong công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng là khả năng kết nối và tốc độ tương tác nhanh, chính xác giữa người tiêu dùng với các cơ quan, đơn vị liên quan. Nhờ có sự tư vấn trực tiếp của các cán bộ Cục Quản lý

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 27 tháng 5 năm 2015 Tổng vụ Nhập

khẩu (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) đã ra thông báo số 2015/20 về việc tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam và Bulgaria.

Một số thông tin về vụ việc:- Ngày khởi xướng điều tra: 27

tháng 5 năm 2015- Sản phẩm bị điều tra: Gỗ dán

có mã HS: 4412.10; 4412.31; 4412.32 và 4412.39

- Giai đoạn điều tra: từ năm 2010 đến nay.

Trước đó, năm 2006 Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá với cùng sản phẩm nêu trên nhập khẩu từ Trung Quốc, mức thuế là 240 USD/m3.

Ngày 10 tháng 7 năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định cuối cùng cho kỳ rà soát hoàng hôn đối với lệnh áp thuế nêu trên, theo đó, lệnh áp thuế tiếp tục được gia hạn áp dụng.

Trong thông báo khởi xướng, Bộ

Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sơ bộ xác định rằng kể từ năm 2010, lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể, theo đó lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ năm 2010 trở về trước chỉ đạt 3.250m3, nhưng trong năm 2013 đã tăng lên 10.052m3 và năm 2014 là 24.065m3. Lượng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng từ 2% trong năm 2010 lên 8% trong năm 2014 (đứng thứ 4 sau Nga, Ukraine và Brasil). Căn cứ những diễn biến, dữ liệu thực tế nêu trên, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định khởi xướng điều tra vụ việc để xem xét liệu có khả năng tồn tại việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán hay không.

Bản câu hỏi điều tra đã được gửi tới các nhà sản xuất/xuất khẩu có liên quan, thời hạn trả lời là 37 ngày kể từ ngày gửi bản câu hỏi điều tra. Các bên quan tâm có thể gửi bản trả lời câu hỏi, đưa ra ý kiến và các văn bản liên quan khác trong vòng 37 ngày kể từ ngày 27/5/2015 tới:

Ministry of Economy

THỔ NHĨ KỲ ĐIỀU TRA CHỐNG LẨN TRÁNH THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỖ DÁN NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

General Directorate of ImportsImport Policy Monitoring and

Evaluation Departmentİnönü Bulvarı No: 36, 06510 Emek/

ANKARATel: +90 (312) 204 77 88; 204 77 01Fax: +90 (312) 204 86 33Email: [email protected]ác công ty hợp tác đẩy đủ trong

quá trình điều tra sẽ không bị áp thuế nếu chứng minh được công ty không thực hiện hành vi lẩn tránh thuế đối với sản phẩm này. Các công ty không hợp tác có thể sẽ phải chịu mức thuế đang áp cho sản phẩm này xuất khẩu từ Trung Quốc là 240USD/m3.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:

Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hà NộiĐiện thoại: (04) 222 05012Fax: (04) 222 05003(Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ

thương mại của nước ngoài)

cạnh tranh, những vụ việc của người tiêu dùng được tư vấn, định hướng cách thức giải quyết hiệu quả và nhanh chóng, giúp người tiêu dùng giảm thiểu thời gian, công sức và quan trọng hơn là tin tưởng vào hoạt động hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước. Với sự tư vấn, hỗ trợ của Tổng đài, nhiều vụ việc đã được giải quyết hiệu quả trong thời gian nhanh chóng.

Vào giữa tháng 5 năm 2015, người tiêu dùng tại Vĩnh Long phản ánh vụ việc có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến giao dịch mua bán qua điện thoại. Cụ thể người tiêu dùng đã đặt hàng qua điện thoại. Khi nhận được hàng, người tiêu dùng phát hiện hàng giao không đúng như nội dung đã thống nhất trước đó. Khi phản ánh với người bán có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, người tiêu dùng không nhận được thiện chí giải quyết vụ việc. Phương thức bán hàng qua điện thoại là hình thức giao dịch mới. Rất nhiều người tiêu dùng khi rơi vào trường hợp tương tự không biết xử lý thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp tại Vĩnh Long nêu trên, người tiêu dùng đã liên hệ tới Tổng đài 1800.6838 và đã được hướng dẫn cách thức thương lượng với người bán, đồng thời cung cấp thông tin về việc có thể đề nghị sự hỗ trợ từ phía Sở Công Thương và Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Vĩnh Long. Ngay khi có sự tư vấn của Tổng đài, người tiêu dùng đã chủ động tiến hành thương lượng với người bán. Kết quả, chỉ trong 4 ngày kể từ ngày phản ánh lên Tổng đài, người tiêu dùng và người bán đã thống nhất được phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi của các bên.

Tính chất miễn phí của đầu số 1800.6838 cũng tạo điều kiện và có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng có hoàn cảnh khó khăn, không thông thạo các phương thức liên hệ qua email, máy tính Internet. Kết quả ghi nhận cho thấy, đã có một số người tiêu dùng ở địa bàn vùng sâu vùng xa cũng liên hệ và phản ánh thông tin tiêu dùng tới Tổng đài. Ở khía cạnh này tiếp tục cho thấy, nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền và đảm bảo sự tiện dụng thì số lượng người tiêu dùng quan tâm tới hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ tăng lên nhanh chóng.

Trong kế hoạch phát triển của Tổng đài, sau khi hoàn thiện các quy trình và chuẩn hóa các tài liệu phục vụ cho hoạt động của Tổng đài, Hệ thống sẽ được mở rộng và kết nối tới một số Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại một số tỉnh, thành. Với việc mở rộng và thống nhất Hệ thống này, Cục Quản lý cạnh tranh mong muốn đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước; từ đó, hình thành bộ máy kết nối thống nhất bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ trung ương xuống địa phương, từ cơ quan nhà nước tới các tổ chức xã hội. Và quan trọng hơn, thông qua sự hỗ trợ của hệ thống này, vị thế của người tiêu dùng sẽ ngày càng được nâng cao trong mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

TÙNG BÁCH

TIN TỨC - SỰ KIỆN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 13: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

24 25A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

Trên tinh thần hướng tới sự kiện Hội nghị về pháp luật cạnh tranh toàn khối Asean (ASEAN Antitrust

Conference) chuẩn bị được tổ chức vào ngày 23 tháng 4 năm 2015 tại Singapore, ông Frédéric Jenny – Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh OECD – đã có các cuộc phỏng vấn đối với các ông Nawir Messi – Chủ tịch Ủy ban giám sát cạnh tranh trong kinh doanh Indonesia, ông Toh Han Li – Ủy viên trưởng Ủy ban cạnh tranh Singapore, và bà Norma Yaakob – Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Malaysia.

Nội dung phỏng vấn đã cho thấy phần nào những vấn đề bất cập và thách thức hiện nay trong quá thực thi pháp luật cạnh tranh ở một số nước cũng như hướng phát triển tương lai của pháp luật và chính sách cạnh tranh của các nước Asean. Thông qua nội dung các cuộc phỏng vấn, có rất nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho cơ quan cạnh tranh Việt Nam nhằm thực thi một cách hiệu quả các quy định của pháp luật cạnh tranh.

1. Nội dung các cuộc phỏng vấn1.1. Nội dung phỏng vấn ông Nawir

MessiÔng Frédéric Jenny: Thưa ông

Nawir Messi, Ủy ban cạnh tranh Indonesia (KPPU) đã xây dựng được danh tiếng là một cơ quan thực thi năng động, đặc biệt trong hoạt động điều tra xử lý đối với các hành vi các-ten và thông thầu. Tuy nhiên, bản thân cơ quan KPPU cũng đang gặp phải những hạn chế về khả năng thu thập và củng cố chứng cứ đối với hành vi vi phạm bởi một thực tế là hiện đang còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc liệu có nên dựa vào những chứng cứ gián tiếp hay không. Bản thân KPPU cũng đã cố gắng rất nhiều trong việc thuyết phục cơ quan toà án sử dụng các chứng cứ gián tiếp. Vậy dự thảo luật sửa đổi hiện tại đang đệ trình Quốc hội sẽ giúp KPPU như thế nào trong việc tạo cơ chế dễ dàng hơn khi thu thập và củng cố chứng cứ đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nói chung, và đặc biệt đối với các hành vi các-ten nói riêng?

Ông Nawir Messi: Luật cạnh tranh Indonesia đã được ban hành với thời gian 15 năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chúng tôi cần phải để cho cộng đồng xã hội biết đến sự tồn tại của chúng tôi và khả năng mang lại lợi ích cho cộng đồng. Vì vậy, có rất nhiều hoạt động thực thi được khởi xướng song song với các hoạt động xây dựng và hoàn thiện thể chế. Các-ten và thông thầu trở thành những vấn đề mới được trú trọng. Điều tra xử lý các-ten và thông thầu chiếm phần lớn (khoảng 70%) trong các hoạt động thực thi của chúng tôi. Và chúng tôi tin rằng việc thực thi một cách năng động và nhiệt huyết của cơ quan cạnh tranh chính là phương cách tốt để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn hiện tại tình hình có một chút thay đổi. Tỉ lệ các vụ việc các-ten và thông thầu đã giảm xuống ở mức dưới 60% trong tổng số vụ việc. Một số dạng hành vi vi phạm khác cũng đã được điều tra xử lý. Và hiện nay cơ quan cạnh tranh Indonesia cũng đã nhận thức một cách đầy đủ về các khái niệm và dạng hành vi như giao dịch độc quyền, độc quyền, và ấn định giá.

“Phương châm chiến lược của chúng tôi là tăng cường phòng ngừa, và tập trung vào các ngành/lĩnh vực chiến lược như thực phẩm, năng lượng, các dịch vụ tài chính, sức khoẻ và giáo dục, logistic, và cơ sở hạ tầng”

Luật cạnh tranh hiện tại chưa quy định cho KPPU thẩm quyền và khả năng

thực thi đủ mạnh như quyền khám xét, thu giữ hồ sơ tài liệu, không có hình thức xử phạt đối với các bên bất hợp tác, và không có khả năng trực tiếp áp dụng chế tài xử phạt. Những thẩm quyền này khi được quy định sẽ củng cố thêm sức mạnh cho chúng tôi khi tiến hành thu thập thông tin bằng chứng cụ thể. Việc thiếu những thẩm quyền này làm cho quá trình điều tra xử lý các hành vi các-ten (bao gồm cả hành vi thông thầu) trở nên khó khăn. Sự khó khăn càng trở nên trầm trọng khi mà chúng tôi còn phải tuân thủ theo một trình tự thời gian hạn chế, buộc chúng tôi luôn phải khẩn trương cho tới tận thời điểm đưa ra quyết định cuối cùng. Việc thực thi như vậy không thực sự đảm bảo hiệu quả.

KPPU sử dụng nhiều loại chứng cứ khác nhau trong các vụ việc cạnh tranh giống như được thực hiện trong một phiên điều trần, bao gồm biên bản lời khai, các tài liệu, thông tin, và cả ý kiến chuyên gia. Chứng cứ gián tiếp đã trở thành một công cụ được sử dụng nhằm chứng minh cho sự tồn tại của các hành vi phản cạnh tranh vi phạm pháp luật hoặc các thoả thuận. Chứng cứ gián tiếp hay tôi thường gọi là “chứng cứ bổ trợ/suy đoán” là dạng chứng cứ nhằm dẫn dắt mà không chứng minh cho một luận điểm cụ thể. Nó có thể được thể hiện dưới dạng các thông tin trao đổi hay các đánh giá dưới góc độ kinh tế. Cũng giống như đối với cơ quan cạnh tranh của Indonesia, chứng cứ gián tiếp hiện đang đóng góp một vai trò quan trọng và nhiều ý nghĩa trong hoạt động thực thi của các cơ quan cạnh tranh trên toàn thế giới.

Ngay từ giai đoạn thực thi ban đầu của chúng tôi, chứng cứ gián tiếp đã được sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều vụ việc cạnh tranh, ví dụ trong việc chứng minh âm mưu trong quá trình tư nhân hoá một trong số các doanh nghiệp nhà nước (năm 2000) và trong việc sở hữu chéo trong ngành viễn thông (năm 2006). Cả hai quyết định sau đó đều bị toà án cấp tỉnh bãi bỏ nhưng lại được Toà án tối cao phán quyết theo hướng ủng hộ cho các quyết định của KPPU.

“Ban đầu, đã có một sự im lặng từ phía các chuyên gia lập pháp và các thẩm phán”

Về cơ bản hầu hết họ đều đề cao giá trị của chứng cứ trực tiếp và quy trình thủ tục, và đặt ra nhiều câu hỏi trong việc sử dụng chứng cứ gián tiếp trong quá trình áp dụng pháp luật cạnh tranh. Họ dường như cùng quy kết là KPPU chỉ căn cứ duy nhất vào các chứng cứ gián tiếp để

đưa ra quyết định. Nhưng trong thực tế, KPPU đã sử dụng ít nhất hai loại chứng cứ trong mỗi vụ việc, theo đó một mặt dựa trên các chứng cứ trực tiếp cụ thể. Mặt khác việc sử dụng chứng cứ gián tiếp cũng được ủng hộ.

Chúng ta có thể quay lại tham khảo trong vụ việc các-ten dầu ăn và các-ten thu phụ phí nhiên liệu. Trong các vụ việc này, chúng tôi đã thực hiện theo phương pháp thống kê số liệu như trong 11 vụ việc các-ten tương tự đã được công bố trên các tạp chí quốc tế. Vì vậy, phương pháp này đã được các toà án ở Châu Âu và Mỹ công nhận áp dụng như án lệ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã áp dụng phương pháp thống kê số liệu này trong các vụ việc các-ten và đã tìm ra được những luận cứ thuyết phục. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải đi chứng minh rằng thoả thuận đã được thực hiện. Chúng tôi đã căn cứ dựa trên nội dung trong biên bản họp của hiệp hội kinh doanh để xác định hành vi thoả thuận giá, và đảm bảo sự chính xác trong các vụ việc của chúng tôi. Vì vậy, thông tin số liệu thống kê thực tế cùng với việc thoả thuận ấn định giá đã được thực hiện là cơ sở xác thực để khẳng định và chứng minh cho sự tồn tại của các thoả thuận các-ten. Và điều này đã làm thay đổi căn bản cách nhìn nhận đánh giá của các cán bộ toà án và chuyên gia pháp lý, người mà trước đó quy kết rằng các hoạt động thực thi của chúng tôi dựa quá nhiều trên góc độ tiếp cận về kinh tế.

“Câu hỏi về việc thực thi hiệu quả không phải ở việc sử dụng các thông tin số liệu “nhiều” hay “ít”, mà là những loại thông tin số liệu nào và đặc biệt là những đánh giá kinh tế nào được sử dụng”

Sự thay đổi trong thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh tại Indonesia chỉ ở vấn đề về phương pháp trong đó các nguyên lý và các chứng cứ kinh tế được sử dụng trong quá trình đưa ra quyết định. Việc đánh giá quá trình ra quyết định dựa trên các nguyên lý kinh tế đã được thừa nhận và kiểm nghiệm thực tế, cũng như việc ra quyết định dựa trên một số các phương pháp kiểm nghiệm có thể giúp xác định những thiệt hại hay mức độ tác động, chính là điểm mấu chốt trong hướng tiếp cận này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng luôn khắc sâu ghi nhớ những chứng cứ trực tiếp rõ ràng sẽ giúp đưa ra những kết luận không thể chối cãi.

Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng nhưng chúng tôi đã cố gắng để đạt tới điều đó. Các toà án đã chấp nhận cho

NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP VÀ THÁCH THỨC HIỆN TẠI, HƯỚNG PHÁT TRIỂN

TƯƠNG LAI CỦA PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH

CỦA CÁC NƯỚC ASEAN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 14: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

26 27A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

việc sử dụng các chứng cứ gián tiếp. Thậm chí, trong cuộc hội thảo có bao gồm đại diện của Toà án tối cao tham dự được tổ chức vào tháng 6 năm 2014, thẩm phán Toà án tối cao đã đồng ý với quan điểm rằng chứng cứ gián tiếp cũng có vai trò quan trọng như những chứng cứ trực tiếp. Đó chính là một sự nhìn nhận cởi mở theo đúng với những gì mà chúng tôi đã cố gắng tuyên truyền vận động trong nhiều năm qua, và chúng tôi cũng rất cám ơn ông - Giáo sư Frédéric Jenny – người đã tham gia một phần trong chiến dịch này. Và đây cũng chính là công việc hiện tại của tôi, để cùng với Toà án tối cao, thực hiện thông tin tuyên truyền kiến thức về sử dụng chứng cứ gián tiếp cho tất cả các toà án tại Indonesia.

Hiện nay, hầu hết các trường hợp khiếu nại đều được toà án phán quyết theo hướng công nhận các quyết định của KPPU. Tôi tin tưởng rằng đó chính là kết quả của nhiều công sức và những nỗ lực lâu dài và không biết mệt mỏi của chúng tôi trong việc thuyết phục cộng đồng cũng như các cán bộ ngành toà án chấp nhận cách tiếp cận mới trong thực thi pháp luật cạnh tranh.

“Các thông lệ thực thi quốc tế đã trở thành hướng dẫn hữu ích cho một cơ chế thực thi hiệu quả”

Nhưng chúng tôi vẫn nghĩ rằng như vậy vẫn chưa đủ. KPPU cần tập trung vào vấn đề mấu chốt nhất của chúng tôi hiện nay, đó là đạo luật. Đề xuất sửa đổi

luật cạnh tranh đã được đưa ra Quốc hội như là một trong những ưu tiên của hoạt động lập pháp trong năm 2015. Một cách vắn tắt, trong dự thảo luật cạnh tranh mới chúng tôi chú trọng cải thiện hai nội dung lớn. Thứ nhất là thẩm quyền cho cơ quan cạnh tranh thực hiện khám xét. Chúng tôi biết rằng sẽ vô cùng là khó khăn để có thể thu thập được các chứng cứ trực tiếp trong các vụ việc thoả thuận các-ten nếu cơ quan cạnh tranh không có khả năng thu giữ các tài liệu tại cơ quan, trụ sở (của doanh nghiệp bị tình nghi). Nếu chúng tôi có thể thu thập được các chứng cứ trực tiếp mà không cần phải khám xét thì hoặc là doanh nghiệp bị tình nghi ngu dốt bất cẩn, hoặc có một ai đó cung cấp cho chúng tôi. Vì vậy, có thẩm quyền khám xét sẽ giúp làm giảm đi một nửa những khó khăn thách thức của chúng tôi trong việc điều tra các thoả thuận các-ten.

Vấn đề thứ hai, tất nhiên, đó chính là việc quy định việc sử dụng chứng cứ gián tiếp trong tố tụng cạnh tranh. Điều đó chính là để luật hoá những điều mà chúng tôi đang thực thi trong suốt 15 năm qua. Những nội dung khác như chương trình hợp tác thực thi và chính sách khoan hồng cũng rất quan trọng nhưng hiện chúng tôi đã đang cố gắng giải quyết mà không cần chờ đến việc sửa đổi luật.

Như vậy, có thể nói rằng Indonesia đã tổ chức thực hiện một cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh hiệu quả cho dù còn

thiếu các quyền năng thực thi mạnh. Việc được trao quyền năng lớn hơn như trong dự thảo luật cạnh tranh (sửa đổi) sẽ mang tới sẽ giúp hoàn thiện quyền thực thi cho cơ quan cạnh tranh hướng tới một công cuộc bảo vệ cạnh tranh với chất lượng và hiệu quả cao hơn trong tương lai.

1.2. Nội dung phỏng vấn ông Toh Han Li

Ông Frédéric Jenny: Thưa ông Toh Han Li hiện đang có một cuộc tranh luận sôi nổi liên quan đến vấn đề thiết kế mô hình thể chế cho cơ quan thực thi luật cạnh tranh. Một số cơ quan cạnh tranh theo mô hình là cơ quan độc lập với chính phủ, một số cơ quan khác lại là một đơn vị thuộc một bộ. Ví dụ như Cơ quan cạnh tranh Singapore (CCS) là một uỷ ban luật định nằm trong Bộ Công nghiệp và Thương mại. Ở một số quốc gia, Bộ trưởng có thể đưa ra định hướng cho cơ quan cạnh tranh (ví dụ như trong trường hợp của Anh và Singapore theo quy định tại phần 3 của Luật cạnh tranh). Có một khả năng cho sự đánh đổi giữa việc để tranh thủ được ủng hộ hoàn toàn và khả năng thực thi một cách độc lập. Ông có thể cho biết những ưu điểm và nhược điểm của việc cơ quan cạnh tranh theo mô hình cơ quan trực thuộc bộ. Và thực tiễn mô hình hoạt động này tại Singapore như thế nào?

Ông Toh Han Li: Có nhiều kiểu thiết kế mô hình cho cơ quan cạnh tranh trên thế giới. Trước tiên các nước cần phải

xác định xem liệu những chức năng cơ bản (như điều tra, thực thi/khởi tố và phán quyết), trong tất cả hay trong một phần, nên được giao phó cho chính phủ, một cơ quan/uỷ ban riêng biệt và độc lập, cơ quan toà án, hoặc là một mô hình cơ quan hỗn hợp. Mục tiêu cuối cùng là nhằm đảm bảo chúng ta có được một thể chế thực thi công bằng, đạt hiệu xuất và hiệu quả cao.

Không thể có bất kỳ một giải pháp “phù hợp cho tất cả” nào về vấn đề này. Ở mỗi nước đều cần có sự cân nhắc lựa chọn theo cách có sự đánh đổi (ví dụ, có những nước về tổng thể muốn chọn lựa theo mô hình phát triển mở rộng các quyền bảo vệ cạnh tranh hơn là theo hướng quá tập trung vào đẩy mạnh ngay vào các hoạt động điều tra và khởi tố). Ngoài ra, lựa chọn một mô hình căn bản cho cơ quan cạnh tranh cũng còn phải phụ thuộc vào lịch sử truyền thống đất nước, cơ sở kinh tế, hệ thống kinh tế chính trị và pháp lý của từng quốc gia. Trong việc xây dựng một mô hình cơ quan cạnh tranh gắn với các thẩm quyền thực thi, mỗi nước cũng cần cân nhắc xem xét những tác động ảnh hưởng của các yếu tố đang được biết đến một cách rộng rãi hiện nay như là các đặc điểm cơ bản của một cơ quan cạnh tranh sau đây:

Tính độc lập và trách nhiệm/chế độ báo cáo,

Sự công tâm và uy tín/sự tín nhiệm,

Sự minh bạch và khả năng đảm bảo bí mật, và

Những thực quyền, tầm ảnh hưởng và nguồn lực.

“Một cơ quan đơn nhất và chuyên biệt (ví dụ như CCS) đảm bảo thực hiện các chức năng điều tra, áp dụng và đưa ra phán quyết đầu tiên”

CCS là một uỷ ban luật định nằm trong Bộ Công nghiệp và Thương mại. Ủy ban là một cơ quan độc lập bao gồm các thành viên, xuất thân cả từ trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân, được Thủ tướng bổ nhiệm và làm việc theo nhiệm kỳ xác định.

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh, Ủy ban có thẩm quyền tiến hành điều tra, đưa ra phán quyết và áp dụng hình thức xử phạt đối với các bên vi phạm pháp luật cạnh tranh. Khiếu nại đối với các quyết định của Ủy ban có thể được thực hiện tới một hội đồng độc lập. Các khiếu nại tiếp theo có thể tiếp tục được thực hiện tới cơ quan toà án trên cơ sở về các vấn đề áp dụng luật và việc xử phạt, và cả với lý do xem xét lại vấn đề pháp lý.

Bộ trưởng có thể quyết định cho phép hưởng miễn trừ (hoặc trong các vụ việc tập trung kinh tế, xem xét những khiếu nại với lý do vì lợi ích cộng đồng) căn cứ theo luật, nhưng bị giới hạn chỉ trong trường hợp với lý do vì lợi ích cộng đồng hoặc cân nhắc lợi ích cộng đồng để đảm bảo không quá nương nhẹ. Hơn nữa

luật của chúng tôi còn quy định quyền khởi kiện dân sự đòi bồi thường thiệt hại theo thủ tục tố tụng dân sự tại toà.

Xét về mặt tổ chức, cho dù CCS là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại, nhưng đối với các hoạt động thực thi, Ủy ban được trao các thẩm quyền độc lập theo quy định của luật để thực hiện điều tra, đưa ra phán quyết và áp dụng biện pháp xử phạt đối với các bên vi phạm. Vì vậy, trong hoạt động thực thi chúng tôi có một chỉ giới rõ ràng với Bộ Công nghiệp và Thương mại.

“Điều này tạo cho chúng tôi sự độc lập, yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sự công tâm trong các hoạt đông/quyết định của Ủy ban với bất kỳ một đối tác phi chính phủ nào”

Cùng với điều đó, nó cho phép chúng tôi có khả năng tận dụng các nguồn lực sẵn có, thẩm quyền và vị thế của một cơ quan thuộc chính phủ. Điều này là rất quan trọng bởi bên cạnh gia tăng nguồn lực, việc là cơ quan thuộc hệ thống chính phủ cũng đặc biệt quan trọng khi mà cơ quan cạnh tranh cần nhận được sự ủng hộ đối với các chính sách khuyến khích cạnh tranh từ các cơ quan chính phủ, với thực tế là cho dù các cơ quan chính phủ được miễn trừ khỏi các quy định của pháp luật cạnh tranh nhưng những hoạt động của các cơ quan này vẫn có thể gây tác động ảnh hưởng lớn đến môi trường cạnh tranh của Singapore. Cũng

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 15: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

28 29A AC CV VC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5 C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

bởi thế, pháp luật cạnh tranh không nên hạn chế khả năng của các cơ quan chính phủ trong việc mưu cầu các mục tiêu quốc gia khác (ví dụ như mục tiêu an ninh quốc gia, cung ứng các loại hàng hoá công cộng). Và vì vậy, CCS vẫn cần có sự phối hợp hoạt động trong khuôn khổ Bộ Công nghiệp và Thương mại một cách khăng khít hoặc với các cơ quan chính phủ khác trong những vấn đề cụ thể liên quan đến cạnh tranh, ví dụ như trong khuôn khổ của các nghiên cứu thị trường theo đó nó có thể hữu ích trong việc đưa ra nhiều lựa chọn về chính sách phù hợp rộng rãi hơn nhằm làm cho thị trường cạnh tranh hơn.

“Đáng giá một cách tổng thể, việc xây dựng mô hình và thiết lập thể chế cho cơ quan cạnh tranh hiện đang hoạt động phát huy hiệu quả đối với Singapore trong các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước chúng tôi”

Điều đó cho phép, CCS một cơ quan cạnh tranh non trẻ, đã được thành lập và phát triển một cách nhanh chóng đến một trình độ phù hợp với sự chuyên biệt và chuyên môn trong một khoảng thời gian ngắn. Điều đó cũng đảm bảo hướng đến sự cân bằng giữa các giá trị và lợi ích liên quan, ví dụ như sự độc lập và trách

nhiệm, chuyên gia, nguồn lực, sự hiệu quả, minh bạch.

1.3. Nội dung phỏng vấn bà Norma Yaakob

Ông Frédéric Jenny: Thưa bà Norma Yaakob, hiện đang có một cuộc tranh luận trên thế giới về việc liệu khi các doanh nghiệp đã chấp hành theo đúng yêu cầu của các chương trình tuân thủ trên thực tế có được coi là các yếu tố xem xét giảm nhẹ khi cơ quan cạnh tranh ra quyết định xử lý đối với bên vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không. Cả Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban cạnh tranh Châu Âu đều không coi việc thực hiện các chương trình tuân thủ là các yếu tố xem xét giảm nhẹ. Nhưng một số quốc gia khác như Australia, Canada, Chile, India, Israel, Singapore và UK lại có cách tiếp cận khác.

Trong hướng dẫn xác định mức phạt tiền, Ủy ban cạnh tranh Malaysia (MyCC) tuyên bố rằng khi quyết định hình thức xủ phạt MyCC sẽ cân nhắc cả các chương trình tuân thủ nếu như các chương trình này là thích hợp xét trên khía cạnh bản chất và quy mô của các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn nữa, Chủ tịch của MyCC đã tuyên bố công công khai rằng cộng

đồng doanh nghiệp nên luôn ghi nhớ rằng không thể có một chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh “phù hợp cho tất cả”.

Tại sao MyCC lựa chọn theo cách tưởng thưởng các chương trình tuân thủ và có những lời khuyên nào có thể được đúc rút trong việc làm thế nào để đánh giá tính “thích hợp” của một chương trình tuân thủ.

Norma Yaakob: Một trong những mục tiêu cơ bản của MyCC là nhằm đảm bảo rằng cộng đồng doanh nghiệp chấp hành theo đúng các quy định của pháp luật cạnh tranh Malaysia. MyCC luôn nhận thức rằng việc tiếp cận thực thi theo hướng “cây gậy và củ cà rốt” sẽ khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp chấp hành theo đúng các quy định của pháp luật cạnh tranh của Malaysia.

Vì vậy, MyCC hiện tiếp cận thực thi ở hai góc độ theo đó các quy định của pháp luật phải được thực thi một cách hiệu quả và các hình thức xử lý thích hợp được áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm.

MyCC có lưu ý rằng có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các bước hành động cụ thể để tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên,

trong một số trường hợp, bản thân một vài nhân viên có thể tự tham gia vào các hoạt động mà có thể đẩy các ngoanh nghiệp vào nguy cơ đối mặt với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

“Vì vậy, MyCC quyết định gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng những doanh nghiệp đã có những bước hành động cụ thể để tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật cạnh tranh sẽ được đối xử một cách khoan dung hơn so với các doanh nghiệp không thực hiện các chương trình tuân thủ”

Nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp có thể hiểu và nắm bắt được tất cả những nội dung để xây dựng và thực hiện một chương trình tuân thủ hiệu quả, MyCC đã công bố bản “Hướng dẫn tuân thủ đạo luật cạnh tranh 2010”. Hướng dẫn này, bản chất không phải là một tài liệu tư vấn pháp lý hoặc sự giải thích cho bất kỳ một điều khoản nào của pháp luật cạnh tranh, nhưng mang ý nghĩa thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp biết rằng một chương trình tuân thủ hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh một cách đáng tiếc. MyCC đã đưa ra một danh sách những điểm lưu ý sau đây để cộng đồng các doanh nghiệp xem xét cân nhắc khi xây dựng một chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh hiệu quả.

Đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn hiểu rõ các nghĩa vụ được quy định trong Luật cạnh tranh 2010 (CA2010),

Đảm bảo rằng các nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ rằng CA2010 có hiệu lực đối với doanh nghiệp của bạn,

Tổ chức các buổi đào tạo bắt buộc thường xuyên cho các nhân viên doanh nghiệp về các nội dung quy định của CA2010, ưu tiên đối với phần nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp,

Nuôi dưỡng văn hoá tuân thủ pháp luật cạnh tranh trong doanh nghiệp của bạn, đặc biệt đối với tầng lớp lãnh đạo cấp cao,

Đánh giá lại tất cả các hoạt động hợp tác và hành vi kinh doanh hiện tại và xác định toàn bộ các vùng có nguy cơ,

Thực hiện tất cả những hành động cần thiết nhằm xử lý với những nguy cơ tiềm ẩn mà bạn đã xác định được,

Ban hành cuốn sổ tay hoặc bảng tự kiểm tra chương trình tuân thủ luật cạnh tranh, tập trung vào phần nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả những ví dụ cụ thể và các vùng nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

Chỉ định riêng một cán bộ tuân là nhân viên trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh trong doanh nghiệp,

Thực hiện các cuộc kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo rằng chương trình tuân thủ của bạn đang hoạt động tốt.

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ nội dung các cuộc phỏng vấn nêu trên có thể rút ra ba bài học kinh nghiệm thực tiễn quý giá nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh Việt Nam.

2.1. Củng cố và nâng cao thẩm quyền thực thi cho cơ quan cạnh tranh

Để thực thi pháp luật cạnh tranh/chống độc quyền, hiện nay hầu hết các cơ quan cạnh tranh trên thế giới đều xây dựng theo mô hình thực thi toàn bộ các nhiệm vụ điều tra, đưa ra kết luận hay phán quyết, và quyết định xử phạt đối với các bên vi phạm. Để hoàn thành tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, các cơ quan cạnh tranh đều cần phải được quy định có đủ ba thẩm quyền thực thi cơ bản sau:

Quyền yêu cầu các doanh nghiệp và các cá nhân, cơ quan hay tổ chức khác trên thị trường giải trình, cung cấp thông tin (thông qua văn bản giải trình, các buổi làm việc, lời khai hoặc cung cấp thông tin…).

Quyền thực hiện khám xét, điều tra tại chỗ (trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, nơi ở, các phương tiện, nơi hay địa điểm nghi vấn cất giữ thông tin, bằng chứng liên quan đến vụ việc điều tra…). Gắn với quyền khám xét là các quyền sao giữ các thông tin, tài liệu, thu giữ các thông tin, tài liệu gốc, khả năng thu thập các loại thông tin, chứng cứ điện tử, quyền niêm phong văn phòng, trụ sở…

Quyền thực hiện lấy lời khai hoặc thẩm vấn tại chỗ (tại nơi khám xét) và phỏng vấn lấy lời khai (trong các trường hợp khác).

Các thẩm quyền trên đây cần phải được thể hiện một cách rõ ràng và thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan cạnh tranh trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Ví dụ như tại Quy chế số 1/2003 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Hội đồng Châu Âu để thực thi các điều khoản về cạnh tranh trong Hiệp ước hoạt động của Liên minh Châu Âu có quy định cụ thể về thẩm quyền của cơ quan cạnh tranh bao gồm thẩm quyền điều tra tại Điều 17, thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin tại Điều 18, thẩm quyền thực hiện lấy lời khai tại Điều 19, và thẩm

quyền thực hiện khám xét tại Điều 20.Từ phân tích trên có thể thấy khi

Luật cạnh tranh chưa quy định các thẩm quyền như quyền khám xét, thu giữ hồ sơ tài liệu, không có hình thức xử phạt đối với các bên bất hợp tác, và không có khả năng trực tiếp áp dụng chế tài xử phạt sẽ tạo nên nhiều khó khăn và bất lợi cho cơ quan cạnh tranh Indonesia trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Có lẽ cơ quan cạnh tranh Việt Nam cũng phần nào gặp phải những khó khăn tương tự. Các thẩm quyền nêu trên đối với cơ quan cạnh tranh Việt Nam chưa được quy định một cách cụ thể, đầy đủ và thống nhất mà chỉ được quy định một cách rời rạc trong một số điều khoản cả ở luật và văn bản hướng dẫn thực thi. Một trong số những thẩm quyền quan trọng nhất là quyền khám xét của cơ quan cạnh tranh Việt Nam mới chỉ được ghi nhận tại Điều 94 của Mục 7, Chương III, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 5 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh là chưa tương xứng với tầm quan trọng của quyền này đối với cơ quan quản lý cạnh tranh. Hơn nữa, bản chất nội dung quy định tại điều này là vay mượn từ nội dung quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trước đây nên không thực sự phù hợp và chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động khám xét của cơ quan điều tra trong các vụ việc về cạnh tranh. Vì vậy, việc tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật cạnh tranh trong đó bao gồm việc quy định một cách rõ ràng và thống nhất thẩm quyền khám xét của cơ quan cạnh tranh theo cách làm của Indonesia cũng là một gợi ý đáng quý cho Việt Nam.

2.2. Về việc vận động sử dụng chứng cứ gián tiếp

Câu chuyện về quá trình vận động nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng xã hội, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý, các luật sư và các cơ quan tư pháp tại Indonesia (như các toà án trong đó gồm cả Toà tối cao) trong việc sử dụng và công nhận giá trị pháp lý của các chứng cứ gián tiếp trong các vụ việc cạnh tranh cũng là một bài học cho cơ quan cạnh tranh Việt Nam.

Rõ ràng chứng cứ gián tiếp đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng và có nhiều ý nghĩa thiết thực trong các vụ việc cạnh tranh ở hầu hết các nước trên thế giới. Và đối với Việt Nam điều này chắc hẳn cũng không phải là ngoại lệ. Sớm hay muộn thì việc tìm kiếm những chứng cứ trực tiếp chứng minh hành vi trong các vụ việc cạnh tranh, đặc biệt

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 16: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

30 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 1 - 2 0 1 5

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANHTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

trong các vụ thoả thuận các-ten sẽ không còn dễ ràng. Thay vào đó cơ quan cạnh tranh sẽ phải dựa ngày càng nhiều vào các chứng cứ gián tiếp nhằm chứng minh hành vi vi phạm. Tuy nhiên, như bài học của cơ quan cạnh tranh Indonesia, việc sử dụng chứng cứ gián tiếp cũng không hề đơn giản nếu như không có một quá trình tác động một cách bền bỉ, không mệt mỏi của cơ quan cạnh tranh đối với cộng đồng, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý, luật sư, các cơ quan tư pháp nhằm làm thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận cũng như sự ủng hộ đối với việc sử dụng chứng cứ gián tiếp.

Với một chiến dịch tuyên truyền vận động không mệt mỏi, KPPU đã thành công trong việc thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận của nhiều cơ quan liên quan để tiến tới thống nhất quan điểm chung rằng chứng cứ gián tiếp cũng có vai trò quan trọng như những chứng cứ trực tiếp. Trong các hoạt động tố tụng nói chung hiện nay tại Việt Nam chưa có một bộ luật riêng quy định về chứng cứ. Trong tố tụng cạnh tranh, chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 60, Luật cạnh tranh. Điều khoản này chủ yếu nhằm làm rõ về nội dung pháp lý của chứng cứ trong các vụ việc cạnh tranh. Việc xác định chứng cứ trực tiếp hay gián tiếp sẽ phụ thuộc

vào cách nhìn nhận, đánh giá, xác định của cơ quan cạnh tranh và các cơ quan liên quan khác. Cho tới thời điểm hiện tại cũng chưa có trường hợp tiền lệ nào trong đó có sự phân định rạch ròi giữa chứng cứ trực tiếp và gián tiếp. Vì vậy, ý niệm về việc sử dụng chứng cứ trực tiếp hay gián tiếp cũng chưa được thể hiện một cách rõ ràng trong các vụ việc cạnh tranh tại Việt Nam. Cũng bởi vậy mà việc tranh cãi hay tranh luận về giá trị pháp lý, giá trị chứng minh và việc sử dụng chứng cứ gián tiếp trong các vụ việc cạnh tranh tại Việt Nam chưa thực sự xuất hiện. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vấn đề này sẽ không xuất hiện trong tương lai. Ngược trở lại vấn đề này chắc chắn sẽ xuất hiện và khi xuất hiện thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức của cơ quan cạnh tranh nhằm có được cách tiếp cận chung, thống nhất từ cộng đồng hay từ các cơ quan, tổ chức liên quan khác, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý, các luật sư và cơ quan tư pháp. Vì vậy, cơ quan cạnh tranh cần lường trước những vấn đề sẽ nảy sinh và có phương án giải quyết nhằm đảm bảo quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh được thông suốt và đạt hiệu quả cao. Bài học thực tiễn của Indonesia trong việc giải quyết vấn đề này sẽ là một sự gợi mở cho

cơ quan cạnh tranh Việt Nam trong việc bắt tay ngay vào công cuộc tìm kiếm sự thống nhất quan điểm và cách nhìn nhận về giá trị chứng minh và tầm quan trọng của các chứng cứ gián tiếp trong các vụ việc cạnh tranh.

2.3. Cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và triển khai chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh

Việc MyCC, một cơ quan cạnh tranh non trẻ của Malaysia so với cơ quan cạnh tranh của các nước Asean khác, đã khuyến khích và đưa ra thông điệp rõ ràng cho cộng đồng doanh nghiệp về các chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh cho thấy một tầm nhìn có tính chiến lược trong thực thi pháp luật cạnh tranh của cơ quan này. Đây không chỉ là một bài học kinh nghiệm tốt về xây dựng chiến lược thực thi cho cơ quan cạnh tranh không chỉ của Việt Nam mà còn đối với các cơ quan cạnh tranh của nhiều nước Asean khác. Hướng tiếp cận thực thi theo hướng “cây gậy và củ cà rốt” của MyCC cũng là một điểm rất đáng lưu ý.

Câu chuyện của MyCC cho thấy rằng nếu chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền phổ biến mà không có được một chiến lược thực thi trong đó bao gồm việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh hiệu quả thì mục đảm bảo cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh sẽ không thể đạt được. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh. Chương trình tuân thủ về bản chất là sự cam kết của doanh nghiệp tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật cạnh tranh nhằm ngăn chặn và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương trình tuân thủ cũng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan cạnh tranh và từng doanh nghiệp cụ thể để tuyên truyền và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cạnh tranh của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp trong đó có gắn với các điều kiện, hoàn cảnh và đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể. Và để có thể khuyền khích các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tuân thủ thì cơ quan cạnh tranh cần có một thái độ nhìn nhận tích cực và đưa ra thông điệp rõ ràng tới cộng đồng doanh nghiệp.

PHÙNG VĂN THÀNH(Phòng Điều tra HCCT)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 17: Cảnh báo về MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH · 2017-05-24 · Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN