12
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Có thể nói ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam, đóng góp tỷ lệ tới 20% GDP của Việt Nam và chiếm tới 1/4 doanh thu xuất khẩu quốc gia. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của nước ta liên tục gặt hái được những thành quả đáng mừng, trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đằng sau những vụ mùa bội thu ấy, đặt ra những lo ngại về việc quá lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gây bức tử đồng ruộng. Do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các nước khác, chưa kể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, an toàn thực phẩm... Do đó, Cục Bảo vệ Thực vật khuyến cáo, Việt Nam nên cắt giảm 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật mà không lo ảnh hưởng gì tới mùa màng. Phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Thể hiện rõ điều này, ngày 10/06/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 899/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Bản chất của tái cơ cấu nông nghiệp là tập trung vào những lĩnh vực mang lại cho người dân có nhiều lãi nhất, nghĩa là phải để nông dân có tiền mặt, tuy nhiên không quên các yếu tố an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường…

moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Có thể nói ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam, đóng góp tỷ lệ tới 20% GDP của Việt Nam và chiếm tới 1/4 doanh thu xuất khẩu quốc gia. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của nước ta liên tục gặt hái được những thành quả đáng mừng, trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đằng sau những vụ mùa bội thu ấy, đặt ra những lo ngại về việc quá lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gây bức tử đồng ruộng. Do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các nước khác, chưa kể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, an toàn thực phẩm... Do đó, Cục Bảo vệ Thực vật khuyến cáo, Việt Nam nên cắt giảm 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật mà không lo ảnh hưởng gì tới mùa màng. Phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Thể hiện rõ điều này, ngày 10/06/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Bản chất của tái cơ cấu nông nghiệp là tập trung vào những lĩnh vực mang lại cho người dân có nhiều lãi nhất, nghĩa là phải để nông dân có tiền mặt, tuy nhiên không quên các yếu tố an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường…

II. TỔNG QUAN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong ngành nông nghiệp Việt Nam

Là một nước nông nghiệp trọng điểm với hàng trăm ngàn hec-ta lúa cùng các loại cây trồng khác nên mỗi năm, nông dân cả nước đã sử dụng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại để bảo vệ thành quả mùa màng. Hệ quả là, rất nhiều nơi môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái cùng các loài thủy sinh vật bị hủy diệt vì lượng thuốc bảo vệ thực vật này. Hơn nữa, việc lạm dụng quá vào thuốc bảo vệ thực vật còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản cũng như cuộc sống của chính người nông dân. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hiện nông dân Việt Nam vẫn lãng phí 40-50% lượng thuốc BVTV mỗi năm.

Page 2: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

Trong khi đó, từ những năm 1980, các nước trên thế giới đã nhận ra sự nguy hại khi lạm dụng thuốc BVTV và trong 20 năm qua liên tục giảm sử dụng lượng hóa chất này (Thụy Điển giảm 60% lượng thuốc, Đan Mạch, Hà Lan cũng giảm 50%), thì nước ta lại đang đi ngược lại. Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) từng cảnh báo, việc sản xuất lúa của nước ta đang sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc BVTV. Là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực như gạo, cà phê, chè… và nước ta cũng là một trong những quốc gia sử dụng thuốc BVTV nhiều nhất thế giới.

Mỗi năm chúng ta sử dụng khoảng 100 tấn hóa chất bảo vệ thực vật. Sau khi xóa bỏ sản xuất nông nghiệp tập thể từ đầu những năm 1980, tốc độ tăng trưởng của thuốc BVTV càng dữ dội hơn. Có đến 85% các hộ trồng rau phun thuốc dựa vào kinh nghiệm. 43% số hộ nông dân tăng nồng độ phun thuốc gấp đôi so với khuyến cáo. Đa số các hộ không tuân thủ đúng thời gian cách ly. Thậm chí, nhiều nông dân bất chấp sự ảnh hưởng tiêu cực của thuốc đến chất lượng rau màu và nguy cơ gây ngộ độc cho người tiêu dùng, họ đã tăng liều lượng, tần suất phun, có thể phun thuốc vào bất cứ thời điểm nào nếu phát hiện sâu bệnh (nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

Theo các nghiên cứu của FAO, việc sử dụng phân bón trong lĩnh vực trồng trọt ở nước ta nhiều gấp 2,8 lần so với Philippines, gấp 1,56 ần so với Trung Quốc và gấp 1,5 lần so với Thái Lan. Tổng chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam là 502 USD/ha, cao hơn so với 410 USD/ha ở Thái Lan, 210 USD/ha ở Trung Quốc, 118 USD/ha ở Ấn Độ. Dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm, tới hiệu quả của sản phẩm khi phải tăng thêm chi phí cho đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Page 3: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

Hiện nay, một trong những tồn tại, hạn chế lớn nhất của công tác bảo vệ thực vật (BVTV) ở Việt Nam là tình trạng lạm dụng thuốc BVTV hóa học. (Nguồn:

phanvisinhemz.blogspot.com)

2. Thảm họa do thuốc BVTV Theo thống kê, số tiền mỗi năm nước ta bỏ ra để nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật về cũng không hề nhỏ, năm 2013 lên đến 700 triệu USD. Nếu đem so sánh với giá trị thu về do xuất khẩu chè của cả năm thì số tiền này lớn hơn gấp 3 lần. Còn cộng cả tiền nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, lúa giống thì cũng gần bằng tiền thu về do xuất khẩu gạo. Như thế, sự đánh đổi này có là quá đắt?

Thực tế, việc lạm dụng thuốc trừ sâu đã từng gây ra thảm họa cho người nông dân ở Việt Nam. Đơn cử năm 2007 - 2008, khi dịch rầy nâu bùng phát, Việt Nam bị thiệt hại 1 triệu tấn lúa vì bệnh vàng lùn, xoắn lá mà nguyên nhân chính là do lạm dụng thuốc trừ sâu. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu có thể dẫn tới nạn dịch rầy nâu là mối đe dọa lớn nhất, ảnh hưởng tới tính bền vững của hệ sinh thái lúa gạo đối với các quốc gia trồng lúa ở Châu Á cũng như Việt Nam.

Năm 2006, Việt Nam đã trải qua một đợt dịch rầy nâu nghiêm trọng, truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Không những vậy, có đến 80% thuốc bảo vệ thực vật mà nông dân Việt Nam phun lên cây trồng không đúng đối tượng và chủ yếu ảnh hưởng ra môi trường, gây ô nhiễm và lãng phí, dẫn tới chi phí trồng trọt tăng cao, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đe dọa các thị trường xuất khẩu nông nghiệp.

3. Suy giảm chất lượng nông sản do sử dụng quá mức thuốc trừ sâu

Sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trường như mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, đất đai bị bạc màu, chi phí sản xuất tăng… đe dọa tính bền vững của tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Do chạy theo lợi nhuận nên thời gian qua không ít các đặc sản địa phương đã bị suy giảm chất lượng, đặc biệt là hiện tượng nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo quy định để tăng trưởng cho nông sản.

Page 4: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

Do khan hiếm hàng nên các chủ vườn đã sử dụng chất kích thích tăng trưởng cho trái cây, phun xịt hóa chất trước khi thu hoạch từ 1 - 2 ngày nhằm mục đích tăng trọng lượng quả; không đảm bảo thời gian cách ly khi thu mua trái; sử dụng thuốc không có trong danh mục cho phép lưu hành… Việc làm này sẽ gây hậu quả xấu, để lại dư lượng hóa chất trên trái; giảm chất lượng sản phẩm; thời gian lưu trữ sản phẩm bị rút ngắn và ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây. Điều này cũng gây ảnh hưởng uy tín rất lớn cho việc xuất khẩu đặc sản địa phương.

III . TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Để xử lý hóa chất BVTV tồn lưu, ngày 21/10/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1946/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước và Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2010-2015. Ngày 10/06/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Bản chất của tái cơ cấu nông nghiệp là tập trung vào những lĩnh vực mang lại cho người dân có nhiều lãi nhất, nghĩa là phải để nông dân có tiền mặt, tuy nhiên không quên các yếu tố an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường…

Năm 2013, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ & Kiểm dịch Thực vật, trong đó Điều 14 nói rõ về nguyên tắc đầu tiên là quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); cuối cùng không còn biện pháp gì nữa mới dùng đến thuốc trừ sâu. Trong IPM có đề cập giống chống chịu, phân bón cân đối, thời vụ thích hợp, mật độ hợp lý… để tạo cho cây trồng khỏe; bảo tồn thiên địch; thăm bệnh thường xuyên; đào tạo nông dân trở thành chuyên gia. Đây cũng là 4 nguyên tắc của IPM. Không phải đào tạo cho nông dân giỏi như kỹ sư mà là giúp cho nông dân tự bắt bệnh cho cây trồng, để không phải phụ thuộc vào người bán thuốc nữa.

IPM phải được xem như là một nguyên tắc cơ bản thì mới có thể hướng tới được nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Muốn vậy phải tính tới việc mỗi một thôn, mỗi ấp có một nhóm nòng cốt để tuyên truyền. IPM quan tâm tới vấn đề

Page 5: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

đào tạo con người hiểu biết thực sự về tự nhiên, xã hội để họ tuyên truyền và có trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng.

Ngoài ra, chủ trương của Bộ NN&PTNT là hình thành và phát triển dịch vụ BVTV, nếu hoạt động được tổ dịch vụ này sẽ giảm được 90% lượng người sử dụng thuốc, từ đó sẽ đơn giản hơn cho quản lý, chắc chắn sẽ giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV xuống. Nếu làm tốt được IPM và dịch vụ BVTV sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề và đảm bảo sẽ giảm được 30-40% lượng sử dụng thuốc BVTV trên lúa hiện nay.

Nhận thức về tái cơ cấu ngành, cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực chậm thay đổi, tư duy cũ vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận cán bộ, địa phương. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện chủ trương trên chưa đồng bộ, đồng đều ở các địa phương (Nguồn:

Dichvusxnn.vn)

2. Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Việt Nam đã trở thành một trong các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng nông sản như gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ và các sản phẩm thủy sản. Tuy nhiên, vì sao nông dân Việt Nam không giàu lên được trong khi xuất khẩu ngày càng tăng? Vì sao giá trị gia tăng trong nông nghiệp đạt thấp; nông sản phải xuất

Page 6: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

thô; bị cảnh báo vì không đảm bảo tiêu chuẩn, bị kiện bán phá giá ...? Một thực tế hiện nay là hàng nông sản Việt Nam thường thua kém các nước khác từ 15-50% về giá trị do những chênh lệch về chất lượng, điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh kém trên thị trường, đặc biệt là tại các thị trường khó tính. Mặc dù tại nhiều địa phương đã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và quy trình chế biến tốt (GMP) để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh nhưng khâu vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ không hợp lý, không đúng cách đã làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm sút nhiều.

Đã đến lúc ngành nông nghiệp phải thay đổi chiến thuật, chú trọng đến chất lượng nông sản và từ bỏ phương thức sản xuất cũ lấy tăng số lượng làm mục tiêu, mạnh dạn chuyển sang tăng chất lượng bằng cách vận động nông dân sản xuất an toàn, hiệu quả, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bền vững với môi trường.

Nông sản của ĐBSCL nói riêng và nước ta nói chung giá cả còn bấp bênh, đầu ra gặp khó. Nông sản sạch đang là xu hướng của công cuộc hội nhập đang đòi hỏi gay gắt. Nông sản sạch đang ngày càng được người tiêu dùng trong nước quan tâm. Nhiều mặt hàng nông sản (gạo, trái cây, rau củ) của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung những năm gần đây đã xâm nhập vào các thị trường khó tính, như: châu Âu, Mỹ… đòi hỏi phải sản xuất theo quy trình sạch hơn (GAP, GlobalGap), đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản xuất nông sản sạch để có thể vào các hệ thống phân phối lớn, qua các siêu thị đang được xem là giải pháp tốt, giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất hàng nông sản.

Page 7: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

Theo phân tích của các chuyên gia, chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm nông sản nói chung và mặt hàng trái cây Việt Nam nói riêng vào thị trường tiêu thụ chưa hoàn thiện tốt khâu đăng ký nhãn hiệu, đóng gói bao bì, làm thương hiệu và quảng bá sản phẩm

(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn Online)

4. Phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong xu thế hội nhập

Trong bối cảnh hiện nay, hàng nông sản muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cần phải cải tiến từ khâu giống, thuốc bảo vệ thực vật, các quy trình phân bón từ lúc gieo trồng cho đến lúc thu hoạch.

Phát triển nông nghiệp bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước. Định hướng được đề xuất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng thương hiệu nông sản để tăng sức cạnh tranh. Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” nêu rõ: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững; phát triển bền vững vừa là một quá trình, vừa là mục tiêu của ngành. Để tiếp tục quá trình đổi mới và thực hiện định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu khách quan nội tại của ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông

Page 8: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

thôn xác định nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2012-2020 là từng bước thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưa ra các chương trình sản xuất an toàn như: Ba giảm, ba tăng (ba giảm là: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm; ba tăng là: Tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế). Nông nghiệp bền vững là bước phát triển mới của sản xuất nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở các thành tựu khoa học và công nghệ đã đạt được trong lịch sử phát triển của nông nghiệp cho đến hôm nay. Với những kiến thức, hiểu biết, với những thành tựu và kết quả đã đạt được, con người có đủ sức để thực hiện một nền nông nghiệp bền vững với việc đảm bảo đầy đủ và toàn diện 5 mục tiêu đã đề ra: Năng suất cao, chất lượng tốt, sản lượng nhiều; Sản phẩm nông nghiệp ngon, lành, sạch; Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nông nghiệp không ngừng phát triển; Môi trường trong lành, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; Thu nhập và đời sống của nông dân tăng lên.

Bước vào thời đại công nghiệp hóa, sản xuất nông nghiệp ngày càng mở rộng quy mô, thậm chí có những trường hợp có tính chất liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia. Việt Nam đang tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước và cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 sẽ mở ra cơ hội to lớn cho việc xuất khẩu và hội nhập vào khu vực, đặc biệt là chuỗi cung ứng nông sản.

Page 9: moitruong.com.vn co cau nganh nong... · Web viewDo lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cho 1 ha lúa của Việt Nam lên tới 502 USD, cao gấp 2 lần các

Theo dự thảo chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn đến năm 2030, thời gian tới, Việt Nam sẽ chủ động tham gia các cam kết thị trường

quan trọng, mang tính chiến lược của khu vực và thế giới (Nguồn: Kinh tế Nông thôn)

III. KẾT LUẬN

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, phù hợp với xu thế thế giới: gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Những tác động đó của con người nếu như phù hợp với các quy luật khách quan của thiên nhiên sẽ thúc đẩy sự phát triển của thiên nhiên và tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho con người. Ngược lại, nếu những tác động trong nông nghiệp cũng như các tác động khác của con người trong các hoạt động sản xuất và đời sống không phù hợp với các quy luật khách quan của tự nhiên thì thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, không những cố gắng của con người không mang lại kết quả gì, mà nhiều khi còn gây ra những tác động nguy hiểm đối với sức khỏe, nền an ninh và môi trường sống của con người. Vì vậy sản xuất nông nghiệp bền vững không những hướng tới việc tạo ra các sản phẩm lành, sạch không gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, mà còn cần đảm bảo không ngừng tăng năng suất cây trồng, tăng năng suất đất đai, năng suất lao động và góp phần vào quá trình phát triển bền vững của thiên nhiên và xã hội.

MTX