87
1 HỘ I DNG XITÔ THNH GIA VIỆ T NAM LỚ P BÔ ̀ I DƯỠ NG TRIÊ ́ T HC ĐỀ TÀI TIU LUN CON NGƯỜ I DƯỚ I CI NHN CA CC TRIÊ ́ T GIA HIỆ N SINH Sinh viên nghiên cứu: M. Roncalli Hoàng Văn Tuyên Giáo sư hướng dn: Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyn Hng Thanh NIÊN KHA 2015 - 2017

CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

  • Upload
    others

  • View
    58

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

1

HÔI DONG XITÔ THANH GIA VIÊT NAM

LƠP BÔI DƯƠNG TRIÊT HOC

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

CON NGƯƠI

DƯƠI CAI NHIN CUA CAC TRIÊT GIA HIÊN SINH

Sinh viên nghiên cứu: M. Roncalli Hoàng Văn Tuyên

Giáo sư hướng dẫn: Lm. Vinh Sơn Liêm – Nguyễn Hồng Thanh

NIÊN KHOA 2015 - 2017

Page 2: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

2

LỜI TRI ÂN

“Gươm vang rơt xuông hô Tây

Công cha cung trong, nghia thây cung sâu”.

Đã là người không ai trong chúng ta lại không mang ơn những đấng sinh thành

và dưỡng dục. Phận làm con mang ơn cha mẹ là đấng đã sinh ra mình, kẻ làm trò

mang ơn thầy cô là người đã dạy dỗ chúng ta nên người.

Trong tinh thần đó, con chân thành tri ân cha Bề Trên, quý Cha, quý Thầy cùng

toàn thể cộng đoàn Đan Viện Thánh Mẫu An Phước đã thương tình cho con theo học

khóa triết này và tạo mọi điều kiện vật chất, cùng nâng đỡ tinh thần để con học tốt

hơn. Cùng tâm tình đó, con xin cám ơn gia đình và thân nhân là những người đã giúp

đỡ con rất nhiều về vật chất lẫn tinh thần.

Kế đến, con xin tri ân quý Viện Phụ, quý Cha và quý Thầy trong ban Giáo Sư

đã dạy dỗ và truyền đạt cho con nhiều kiến thức quý báu làm hành trang cho con

trong cuộc đời dâng hiến. Đặc biệt con xin hết lòng cảm ơn Cha giáo Vinh-sơn Liêm

Nguyễn Hồng Thanh đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ con trong những năm qua. Dù

bận nhiều công việc, nhưng Cha đã dành nhiều thời gian để giúp con hoàn thành tốt

luận văn này.

Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn những anh em đồng môn đã giúp đỡ em rất

nhiều trong việc học tập, đặc biệt là đã cầu nguyện nhiều cho em để em học tập tốt

hơn.

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi đổ tràn muôn hồng ân xuống trên quý Viện

Phụ, quý Cha, quý Thầy và tất cả mọi người. Xin Chúa gìn giữ quý vị trong ân sủng

và bình an của Ngài.

Con xin chân thành tri ân.

Roncalli – Hoàng Văn Tuyên

Page 3: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

3

Nhận xét của giáo sư hướng dẫn

Con người là một trong những đối tượng quan trọng của triết học. Vì thế,

các triết gia mọi thời luôn đặt ra những câu hỏi và đi tìm kiếm cấu trả lời cho

những vấn nạn liên quan đến con người như: đau khổ và hạnh phúc, nhân vị và

tự do, cũng như nguồn gốc và cùng đích của đời người… Đặc biệt là các triết

gia hiện sinh đã để lại những tư tưởng, những cái nhìn rất sâu sắc và thiết thực

về con người hiện sinh trong tương giao với tha nhân, với vũ trụ vạn vật và với

Thượng Đế.

Qua đề tài nghiên cứu “Con người dưới cái nhìn của các triết gia hiện

sinh”, sinh viên đã cố gắng tổng hợp những quan niệm khác nhau của các triết

gia hiện sinh hữu thần và vô thần về huyền nhiệm con người. Qua tư tưởng của

một số triết gia hiện sinh, sinh viên đã vẽ lên bức chân dung con người mang

những gam màu sáng với những nét thật cao sang, hùng tráng, linh thiêng...

Những bên cạnh đó cũng không thiếu những gam màu tối diễn tả sự phi lý, đau

thương, dang dở, bi đát và bế tắc… của kiếp người trong cõi nhân sinh.

Nhìn chung, bài viết của sinh viên có trích dẫn rõ ràng theo phương pháp

nghiên cứu và biên soạn. Sinh viên đã đọc và tra cứu nhiều nguồn tài liệu khác

nhau. Nội dung sâu sắc, lý luận chặt chẽ và có sự liên kết giữa các phần với

nhau. Sinh viên cũng có khả năng tổng hợp kiến thức và diễn đạt tử tưởng tốt.

Phần mở và kết sinh viên viết rất hay. Chúc mừng sinh viên đã hoàn thành tốt

luận văn của mình.

Tp. HCM, ngày15 tháng 5, năm 2018.

Điểm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lm. M. Vinh-sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh

Page 4: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

4

Mục lục

Dẫn nhập................................................................................................................ 6

i. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 8

ii. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9

iii. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 9

iv. Giới hạn đề tài .................................................................................................. 9

Chương I

Một vài khái niệm về con người

1.1. Con người là gì ? .......................................................................................... 10

1.2. Con người trong tương quan với tha nhân ................................................... 20

1.3. Con người trong tương quan với vũ trụ ........................................................ 24

1.4. Con người trong tương quan với Thượng Đế ............................................... 28

Chương II

Con người theo quan niệm của các triết gia hữu thần

2.1. Soren Kierkegaard ............................................................................................. 31

2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp ............................................................................ 31

2.1.2. Con người là một nhân vị tự do. ............................................................. 33

2.1.3. Giai đoạn hiếu mỹ .................................................................................. 36

2.1.4. Giai đoạn đạo hạnh ................................................................................ 38

2.1.5. Giai đoạn tôn giáo .................................................................................. 41

2.2. Gabriel Marcel .............................................................................................. 44

2.2.1. Cuộc đời và sự nghiêp ............................................................................ 44

2.2.2. Hiện sinh và hiện hữu ............................................................................. 45

2.2.3. Hiện sinh và chiếm hữu .......................................................................... 47

2.2.4. Con người là huyền nhiệm...................................................................... 49

2.2.5. Tha nhân là huyền nhiệm ....................................................................... 51

2.2.6. Huyền nhiệm Thượng Đế ........................................................................ 54

Chương III

Con người theo quan niệm của các triết gia vô thần

3.1. Friedrich Wilhelm Nietzsche ........................................................................ 57

3.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp ............................................................................ 57

3.1.2. Con người của ý chí ............................................................................... 59

3.1.3. Con người siêu nhân ............................................................................... 65

Page 5: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

5

3.1.4. Con người loại trừ Thượng Đế ............................................................... 67

3.2. Jean Paul Sartre ............................................................................................ 69

3.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp ............................................................................ 69

3.2.2. Con người của tự do .............................................................................. 71

3.2.3. Con người của sự khép kín ..................................................................... 75

Nhận định

4.1. Các triết gia hữu thần.................................................................................... 79

4.1.1. Những điểm tích cực ............................................................................... 79

4.1.2. Những điểm hạn chế ............................................................................... 81

4.2. Các triêt gia vô thần ...................................................................................... 82

4.2.1. Những điểm tích cực ............................................................................... 82

4.2.2. Những điểm hạn chế ............................................................................... 83

Kết luận ................................................................................................................ 84

Sách tham khảo ................................................................................................ 86

Page 6: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

6

Dẫn nhập

Có thể mỗi người chúng ta đã chiêm ngắm vẻ đẹp của các hành tinh qua kính

viễn vọng hay qua các ảnh chụp được trong không gian, nhưng ít ai biết được sự cấu

tạo của nó như thế nào và nó được vận hành ra sao ? Vì không phải ai ai cũng là nhà

khoa học và lại càng không phải là đấng tạo ra những hành tinh ấy. Đối với con ngươi

cung thế, chung ta có thể nhìn thấy tận mắt người anh chị em bằng xương bằng thịt,

nhưng không thể hiểu hết được con người của họ. Bởi môi ngươi la môt huyên

nhiêm, la môt ân sô ma không ai có thể lý giải được.

Con ngươi la môt chu đê lơn trong toan bô hê thông triêt hoc cua lich sư nhân

loai. Thế nhưng, trong thơi Cô Đai ngươi ta đa lãng quên vai trò con ngươi, vi hâu hêt

cac triêt gia chỉ chú trọng đến vũ trụ vạn vật mà thôi. Thât vây, cac triêt gia đêu

hương vê vu tru, nơi ma ho nghi răng con ngươi đươc phat sinh tư no. Trong bối cảnh

đó, nền văn minh Hy Lạp đã xuất hiện một người kiệt xuất để thức tỉnh các triết gia

ấy, đó chính là Socrates. Ông đã keo con ngươi tư vu tru vê vơi trai đât, nghĩa là hãy

nhìn vào chính mình để biết mình là ai. Chính ông là người đặt nền móng cho triết

học hiện sinh sau này. Thật vậy, từ khi triết lý của ông ra đời, các triết gia bắt đầu tìm

hiểu về nguồn gốc và thân phận của con người.

Để giải đáp cho các vấn đề của con người, họ đã đưa ra các câu trả lời : Con

người là con vật có lý trí, con người là cây sậy biết suy tư, v.v… Nhưng các định

nghĩa ấy chỉ mang tính cách chung chung mà thôi. Bởi họ chưa thực sự khám phá các

giá trị và chưa đi vào cuộc sống riêng tư của từng người. Cũng vậy, con người không

chỉ được định nghĩa bằng những khái quát trừu tượng, nhưng cần phải đi vào đời

sống cụ thể, với những ưu tư và lo lắng của kiếp người.

Con người luôn băn khoăn về cuộc sống hiện tại và tương lai của mình. Cái chết

cũng là một nỗi lo âu trong sâu thẳm của con người, vì khi đứng trước cái chết ai

trong chúng ta không lo lắng. Sau cái chết tôi sẽ đi về đâu ? Ai sẽ đem lại cho tôi

hạnh phúc ? Đó cũng chính là suy tư của các triết gia : “Cái chết cũng là một nguồn

gốc lo âu. Lo âu có nguồn gốc ở tự do. Lo âu là tâm tính đầy đam mê mở ra sự sáng

tạo. Người khước từ tự do thì chẳng còn gì phải lo âu bởi vì họ chỉ thấy những giá trị

Page 7: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

7

phổ biến đã trở thành chuẩn mực cho cuộc sống”1. Thế nhưng, con người vẫn còn tự

do để chọn lựa và tự do quyết định vận mệnh của mỗi người. Khi sống tự do người ta

luôn thao thức làm sao để có được hạnh phúc, được sung túc và được bình an. Nhưng

điều ấy còn tùy thuộc vào quyết định chọn lựa của mỗi người. Nếu chọn điều tốt thì

được hạnh phúc, nhưng ai chọn điều xấu sẽ nhận lấy khổ đau.

Triết học kinh viện ra đời là một bước tiến lớn cho con người thời đó. Họ đã

đưa con người về với Đấng Siêu Việt và phần nào khám phá được giá trị của con

người. Nhưng người ta vẫn chưa thỏa mãn và muốn tìm một điều gì đó, để thay đổi

cuộc sống. Sau triết học kinh viện là sự ra đời của triết học ánh sáng với chủ trương

đẩy cao lý trí con người tới tột đỉnh của nó. Nhằm làm giảm bớt sức ảnh hưởng của

truyền thống Ki-tô-giáo và thay vào đó là con người của tri thức. Tuy nhiên, con

người không chỉ là một ý thức thuần túy, nhưng là sự kết hợp hài hòa giữa thân xác

và tinh thần. Trong chiều hướng ấy, nền triết học hiện sinh ra đời, để chống lại những

trào lưu cho rằng lý trí là tột đỉnh của đời sống. Bởi khi người ta đề cao lý trí một

cách quá mức sẽ không còn quan tâm đến thân phận của con người : “Thực vậy, một

cách đúng đắn phải hiểu triết học hiện sinh là một phản ứng của thời đại đối với

những cực đoan của khuynh hướng tư tưởng duy lý, của các hệ thống và của khoa

học”2.

Triết học hiện sinh được coi là triết học về con người và đời người. Một trong

những triết gia đề cập nhiều nhất đến con người là Emmanuel Mounier. Ông xây

dựng con người trên học thuyết nhân vị, nhưng nhiều người lại không nhìn nhận ông

là triết gia hiện sinh. Theo E. Mounier triết học hiện sinh là triết học về con người và

đời người. Ông nói : “Bất cứ khuynh hướng nào trong triết học hiện sinh đều là triết

học về con người, trước khi là triết học về vũ trụ. Theo Thiên Chúa Giáo hay không,

triết học hiện sinh đều mang nặng tính chất bi đát của kinh nghiệm con người về định

mệnh của mình”3.

Thực vậy, các triêt gia hiên sinh đã cho con ngươi môt y nghia sông, mà bấy lâu

người ta đã bỏ quên. Giơ đây, con ngươi không con bi lang quên trong vu tru van vât

1 BÙI ĐĂNG DUY – NGUYỄN TIẾN DŨNG, Lược thảo triết học Phương Tây hiện đại, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà

Nội, năm 2003, tr. 139. 2 LÊ TÔN NGHIÊM, Những vấn đề Triết học hiện đại, Nxb Ra Khơi, In lần thứ nhất, 1971, tr. 135. 3 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học hiện sinh, Nxb Văn Học, tr. 22-23.

Page 8: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

8

như thơi Cô Đai hay Trung Cô nưa, nhưng trơ vê vơi chinh cuôc sông của mỗi con

người. Vậy hiện sinh là gì ?

Hiện sinh là sống thực với mình và chấp nhận con người của mình, nhưng

không để xã hội hay hoàn cảnh chi phối. Tuy sống trong xã hội, nhưng người hiện

sinh không được bằng lòng với chính mình, mà cần phải vươn lên, vươn lên mãi :

“Hiện sinh là sống đích thực là mình, không bị lệ thuộc hoàn cảnh hay xã hội

ngoại tại, như tôn giáo, chính trị hay tập tục xã hội.

Hiện sinh là sống bằng dự phóng liên lỉ, nghĩa là sống một cuộc sống hiện sinh

đích thực, không được bằng lòng với những gì của dĩ vãng mặc dầu là một dĩ vãng

vinh quang, cũng không dừng lại ôm ấp hiện tại, mà còn thiết yếu phải hướng về

tương lai bất xét chướng ngại vật”4.

Tuy nhiên, các triết gia hiện sinh cũng được chia thành hai trường phái khác

nhau, đó là hữu thần và vô thần. Tuy cả hai bên đều nói về thân phận con người,

nhưng chỉ có các triết gia hiện sinh hữu thần mới tìm được ý nghĩa của cuộc sống,

còn các triết gia vô thần thì không. Sự khác biệt này, dẫn đến hai lối sống hoàn toàn

trái ngược nhau, thể hiện lập trường và quan niệm riêng của từng người.

i. Ly do chon đê tai

Con ngươi la môt đề tài cũ, nhưng nó vô cùng hấp dẫn. Bởi vì không ai có thể

trả lời cho rốt ráo vấn đề của con người. Khi tìm hiểu về con người cũng là dịp để

chúng ta hiểu hơn về chính bản thân mình. Dẫu biết rằng chúng ta không thể nào

dùng tri thức để nắm bắt hữu thể con người, nhưng chúng ta cũng có thể dùng lý trí

của mình, để tìm cho mình một phương thức sống phù hợp hoàn cảnh đó. Vi thê,

ngươi viêt chon đê tai nay vơi ươc mong hiêu được phần nào gia tri cao quy ấy và tìm

cho mình một lối sống mới thích ứng với con người thời đại. Tuy nhiên, ngươi viêt

không co tham vong lam đê tai nay vơi muc đich đưa ra môt triêt thuyêt hay môt đê

tai mơi lạ, nhưng la tông hơp cac tư tương cua cac triêt gia đê co cai nhin chung nhât

vê con ngươi.

4 LÊ TÔN NGHIÊM, Sđd, tr. 165.

Page 9: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

9

ii. Phương pháp nghiên cứu

Vơi đê tai nay, ngươi viêt dung phương phap so sanh đôi chiêu cac tư tương của

các triết gia, rồi phân tich no. Song song đó, là những suy tư và cảm nghiệm riêng của

cá nhân. Thế nhưng, vi giơi han kiên thưc ngươi viêt không thê nao hiêu hêt đươc cac

tư tương cao sâu cua cac triêt gia ấy. Nên chi xin trinh bay vơi tât ca sự hiểu biết và

kha năng cua minh.

iii. Nội dung nghiên cứu

Đê tai nay đươc chia lam ba chương chính, và mỗi chương nói lên một khía

cạnh khác nhau, để có cái nhìn tổng thể về con người. Trong đó, chương bốn là

chương nhận định những giá trị tích cực và điểm hạn chế của các triết gia.

Chương I: Giơi thiêu môt vai đinh nghia vê con ngươi. Trong chương này người

viết nêu lên quan niệm của các triết gia qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó đối chiếu với

lập trường của Giáo hội để có cái nhìn toàn diện vê con ngươi.

Chương II: Trinh bay quan niêm vê con ngươi cua cac triêt gia hưu thân. Trong

chương này, được đê câp đên hai triêt gia nôi bât đo la Gadriel Marcel va Soren

Kierkigaard. Qua hai triết gia ấy, chúng ta có thể hiểu được con đường hiện sinh của

mỗi người khi đặt nó dưới ánh sáng của Ki-tô-giáo.

Chương III: Trinh bay quan niêm vê con ngươi cua cac triêt gia vô thân.

Nietzsche va Jean Paul Sartre là hai đại diện nổi bật cho các triết gia vô thần khác.

Hai triết gia này cũng đi tìm ý nghĩa của cuộc sống hiện sinh, nhưng cuộc hiện sinh

của họ thất bại đi vào ngõ cụt, vì họ chỉ dựa vào sức lực của cá nhân.

Cuối cùng là nhận định và kết luận, nhằm tìm hiểu điểm tích cực và hạn chế của

từng bên. Đồng thời tìm ra sư khac biêt giưa cac triêt gia hưu thân và vô thân, rồi rút

ra bài học cho cuộc sống.

iv. Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi triết hiện sinh, chứ không mở rộng ra các lãnh

vực khác. Đồng thời, với kiên thưc han hẹp cua minh, ngươi viêt chi nghiên cưu đề

tài qua cac tai liêu đa đươc dich ra tiêng viêt, nhưng không tiêp cân đươc ban gôc. Vi

thê, người viết không thê hiêu hêt đươc tư tương cua cac triêt gia. Với những giới hạn

đó, rất mong được sự góp ý chân thành của các độc giả, để sau này có thể hoàn thành

luận văn khác tốt hơn.

Page 10: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

10

Chương I

Một vài khái niệm về con người

Con người luôn khắc khoải, lo âu tìm về ý nghĩa cuộc đời về cuộc sống nhân

sinh. Từ khi triết học được hình thành cho đến ngày hôm nay, con người vẫn là một

dấu chấm hỏi lớn cho tất cả mọi người, đặc biệt là các triết gia. Hàng loạt câu hỏi được

đặt ra. Tôi là ai ? Tại sao tôi lại hiện hữu trên cuộc đời này ? Sau cái chết tôi sẽ đi về

đâu ? Tất cả những câu hỏi này đều nhằm mục đích giải đáp về nguồn gốc và số phận

của con người. Thế nhưng, con người không bao giờ trả lời hết được câu hỏi đó. Vì, lý

trí của con người có giới hạn nên không có khả năng nắm bắt được mọi sự. Cũng vậy,

con người không chỉ mang một thân xác như các sinh vật khác, nhưng bên trong con

người còn có cái gì cao quý đến nỗi con người cũng không biết được về chính mình

như các triết gia Đông Phương quan niệm con người là : “Nhân linh ư vạn vật”. Vậy

con người là gì ?

1.1. Con người là gì ?

Khi tìm hiểu về con người mỗi triết gia đưa ra một định nghĩa khác nhau. Bởi,

mỗi người lại nhìn con người theo một khía cạnh hay hoàn cảnh lịch sử khác nhau.

Con người trong mỗi thời đại có một nét độc đáo riêng và các triết gia lại phác hoạ con

người trong hoàn cảnh của mình cũng rất riêng tư. Thế nhưng, mỗi quan niệm về con

người của các triết gia lại bổ túc cho nhau để có một cái nhìn tương đối hoàn thiện về

con người hơn.

Socrate một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp đã nói “bạn hãy tự biết mình”. Nghĩa

là chúng ta cần phải đánh giá con người của mình một cách khách quan, cũng như tìm

ra được những giới hạn và những điểm tích cực nơi mình. Nhưng tại sao ông lại nói

như thế ? Bởi, các triết gia trước ông đi tìm và khám phá vũ trụ mà bỏ quên con người

là đối tượng chính cần phải tìm hiểu.

Khi bàn về con người Platon cho rằng con người là một bản thể gồm hồn và xác,

hồn là mô thể còn xác là chất thể. Vì chủ trương nhị nguyên nên Platon tách biệt hồn

với xác, hồn là cái vững bền, là cái chắc chắn, còn thân xác là cái tạm bợ, mau qua.

Theo ông, hồn thiêng có trước thân xác. Thân xác này đã là một thực tại có đó rồi khi

hồn thiêng đến cư ngụ nơi nó. Ông còn chủ trương thân xác là tù ngục của linh hồn, là

cái làm cho con người sa đoạ và nó kìm hãm con người chúng ta : “Thân xác làm phát

Page 11: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

11

sinh nơi chúng ta đầy dẫy những khoái cảm, những dam mê, những nỗi sợ hãi, hàng

ngàn những điều hư ảo và vô số những lời ngốc nghếch, đến độ như người ta thường

nói, với thân xác thì quả là không thể mảy may có được một chút tư tưởng nào. Vả

chăng, ai đã làm phát sinh các cuộc chiến tranh, nổi loạn và đấu đá nếu chẳng phải là

thân xác cùng các đam mê của nó ? Thật vậy, sự chiếm hữu của cải, đó chính là

nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh. Và bởi chúng ta làm nô lệ cho các nhu cầu của

mình, nên chính thân xác thôi thúc chúng ta chiếm đoạt của cải. Chính vì thân xác mà

có biết bao lý do khiến người ta không còn sự thư thái để suy tư triết học. Và điều tệ

hại nhất là thế này, nếu như thân xác có để chúng ta được đôi chút tự do, và rồi chúng

ta có thể bắt đầu động não, thì chính vào lúc chúng ta đang trên đà nghiên cứu, thân

xác lại làm cho tất cả bị xáo động, nó khiến chúng ta mệt mỏi mất hứng đến độ không

còn phân định được đúng sai. Như vậy, đã quá rõ là nếu có khi nào chúng ta đạt tới

một sự nhận thức tinh ròng về điều gì đó, thì phải tách mình khỏi thân xác, để rồi nhờ

vào một mình linh hồn, chúng ta có thể chiêm ngắm các sự vật trong chính chúng”5.

Thật vậy, Con người đối với Platon là con người của thế giới thần linh, con người

chiêm ngưỡng các linh tượng. Theo Platon chúng ta có thể biết được linh hồn con

người nhưng là biết qua trung gian, không phải là biết cách trực tiếp. Vì là biết qua

trung gian nên chúng ta không nắm bắt được con người một cách trọn vẹn.

Như vậy, triết lý Platon cũng đã để lại cho ta những trang rất cao đẹp về con

người. Ông cũng chủ trương đồng hoá cuộc sinh hoạt của triết gia với cuộc chiêm

ngưỡng các linh tượng. Một điều đáng chú ý là quan niệm thanh tẩy, chính vẻ tu đức

này làm cho triết học của Platon có một ít giá trị sống6. Tuy nhiên, triết lý của ông đã

đưa đến nhiều hệ luy. Platon đã phá huỷ sơ sở hiện hữu của con người hay nói đúng

hơn ông đã phá huỷ con người thực tại, và ông đã thay vào đó một con người dang dở,

một bên là con người, còn bên kia là thiên thần. Ông còn chủ trương coi con người

như một tĩnh vật, và bản tính nó đã được xác định ngay tự trước vô cùng. Platon đã

tách con người khỏi thế giới sống, khi quá đề cao linh hồn và con người theo Platon là

con người của ý tưởng, con người của thế giới tinh thần7.

Đối lại lập trường của thầy mình, Aristote cho rằng con người là một tổng thể

gồm hồn và xác, hai yếu tố này làm nên một con người trọn vẹn : “Con người là vật

5 P. EMONET, O.P, Dịch giả: LÂM VĂN SỸ, O.P, Triết học về con người, 2014, tr. 182. 6 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách Ra Khơi, tr. 138. 7 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách Ra Khơi, tr. 138.

Page 12: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

12

thể duy nhất được kết thành bởi hai yếu tố ‘mô thể’ và ‘chất thể’; ‘mô thể’ là linh hồn,

còn ‘chất thể’ là thân xác”8. Ông quan niệm linh hồn không tồn tại nơi một thân xác

đã chết, nhưng ở trong thân xác sống động. Như vậy, theo Aristote con người có hồn

có xác, nhưng Ông không đồng ý với các triết gia đi trước khi cho hồn là một yếu tố

tách rời thân xác. Ông quan niệm linh hồn không thể hiện hữu ngoài thân xác được,

nhưng cần nhờ thân xác mà làm nên một con người trọn vẹn hơn. Ông cũng cho rằng

hồn được gọi là bản thể, còn thể xác là chất thể. Như vậy, hồn không phải là một thể

xác mà là trong một thân xác, nó là mô thức của một thân xác, do đó nó cùng thông dự

vào thân xác9.

Ông cũng định nghĩa : “Con người là con vật có lý trí”, nghĩa là con người có tư

duy, có khả năng nhận thức. Con người cũng là con vật nhưng là con vật có lý trí. Chỉ

con người mới có khả năng sử dụng lý trí, để làm những gì đúng với bản chất của một

con người. Con người sống trong vũ trụ như các con vật, nhưng con người không dừng

lại nơi những bản năng tự nhiên, mà con người còn biết dùng lý trí để thăng tiến cuộc

sống của mình :

“Con người sống trong thiên nhiên như các con vật khác. Con người là một vật

tự nhiên, có một hiện hữu tự nhiên. Nhưng không phải chỉ có thế. Con người không

phải là một vật tự nhiên thuần tuý và không hoàn toàn chìm vào trong thiên nhiên.

Không phải cứ ì ra, để mặc cho trời đất xoay vần mà thành người. Con người phải

thành người bằng cách tách ra khỏi thiên nhiên. Con người phải phủ định thiên nhiên,

phải chối bỏ những gì là tự nhiên, để thay vào đó những yếu tố do mình đặt ra. Nói

rằng phải phủ định thiên nhiên không có nghĩa là tiêu diệt, phá huỷ thiên nhiên, nhưng

có nghĩa là tiêu diệt tính cách xa lạ của thiên nhiên, nghĩa là biến đổi thiên nhiên

thành bộ mặt quen thuộc”10.

Con người theo Aristote là con người nhập thế, con người sống thực với cuộc

sống của mình. Có thể nói ông là triết gia kéo con người xuống với thực tại mà Platon

đã đưa nó lên cao. Bởi đó, triết học của Aristote đã đi một bước tiến lớn hơn thầy mình

khi quan niệm về con người. Ông đã hợp nhất giữa linh hồn và thể xác của con người

lại với nhau, mà thầy mình đã tách ra. Thế nhưng, Ông vẫn rơi vào con đường của thầy

mình khi quan niệm linh hồn như một cái chi đồng đều cho tất cả mọi người, và đã

8 HOÀNG XUÂN VIỆT, Lịch sử triết học tây phương, tr. 18. 9 X. M. THEOPHAN PHẠM HỮU ÁI, Nhân học triết học, Lưu hành nội bộ, tr. 7. 10 TRẦN VĂN TOÀN, Hành trình vào triết học, Nxb. Tri Thức, 2009, tr. 30.

Page 13: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

13

đánh mất tự do của con người. Vì thế, con người của Aristote là con người không bản

lãnh, không cá tính.

Triết gia Pascal lại cho rằng : “Con người là một cây sậy biết suy tư”. “Con

người là một cây sậy”, nghĩa là con người mang thân phận mỏng manh, yếu đuối và dễ

vỡ. Vì con người mang thân phận yếu đuối mỏng manh nên con người dễ bị cuốn theo

giông bão cuộc đời. Cũng vì lẽ đó mà con người dường như chưa dám thể hiện khả

năng của mình đúng như mình đã có. Thế nhưng, con người không chỉ là một cây sậy,

“Nhưng là một cây sậy biết suy tư”. Suy tư làm cho con người có giá trị. Con vật chỉ

hành động theo bản năng và theo thói quen của những phản xạ tự nhiên, còn mỗi hành

động của con người đều thể hiện một sự khác biệt. Sự khác biệt này chính là kết quả

của những suy tư. Như vậy, toàn bộ giá trị của con người là ở tư duy. Nhờ suy tư con

người biết nhận thức về sự vật và về chính mình.

Tuy nhiên, con người không chỉ có lý trí, nhưng còn có ý chí, tự do và tình cảm.

Vì lý trí chỉ đưa ra cho chúng ta những phán đoán và nhờ phán đoán này mà chúng ta

phân biệt được đúng sai. Thực tế cho thấy để hiểu được một ai đó chúng ta không chỉ

dựa trên những phán đoán, nghĩa là trên cái nhìn chủ quan của chúng ta, nhưng còn chi

phối bởi các yếu tố khác. Vì thế, Pascal còn thêm rằng : “Con tim có những lý lẽ mà lý

trí không hiểu nổi”. Quả vậy, con người là sự kết hợp của các yếu tố giữa lý trí, ý chí,

tự do và tình cảm. Lý trí giúp chúng ta biết phân biệt đúng sai, điều gì nên làm hay bỏ,

nhờ ý chí chúng ta chiến thắng bản thân và nghịch cảnh trong cuộc đời, tự do giúp con

người biết chọn lựa và tự quyết về cuộc đời mình, còn tình cảm làm cho cuộc sống của

con người trở nên ý nghĩa hơn.

Như vậy, con người theo Pascal là con người được kết hợp bởi các yếu tố khách

quan, và một con người khá hoàn thiện. Một đàng ông đề cao lý trí của nhưng đàng

khác ông vẫn coi trọng tình cảm của con người. Thế nhưng, Pascal đã bỏ quên điều

cao trọng nhất của con người chính là tự do.

Triết học duy lý không định nghĩa con người một cách khái quát như các triết gia

thời Trung Cổ, nhưng tìm hiểu con người theo cái biết của lý trí. Từ trước tới

Descartes triết học mang tính duy nhiên, các triết gia tìm hiểu về nguồn gốc và cấu tạo

của vũ trụ. Con người trong triết học Cổ Đại và Trung Cổ cũng là một con người trừu

tượng, phổ quát.

Page 14: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

14

Descartes muốn xây dựng một khoa triết học vững chắc là khoa học cho mọi

khoa học nên ông đã phá đổ toà nhà triết học, nhằm xây dựng lại cho nó chắc chắn

hơn. Bằng phương pháp hoài nghi, Descartes đặt vấn đề lại tất cả ngay cả Thiên Chúa.

Tuy nhiên, tham vọng của ông không thực hiện được, bởi triết lý không phải là một

nghành khoa học và có thể đưa ra một định lý chung như các ngành khác. Cũng vậy,

trong triết học không thể bỏ qua con người vì nhờ con người mà triết học mới ra đời và

con người thì không thể đem ra phân tích hay áp dụng một quy tắc chung được. Vậy

theo Descartes chúng ta có thể biết được con người không ? Và biết ở mức độ nào ?

Descartes cho rằng, biết con người là biết về chủ thể nhờ khả năng trực giác

không phải biết theo cách suy tư. Vì suy tư hay tư duy thì có thể sai lầm, còn biết chủ

thể là biết chắc chắn, không qua trung gian. Theo Ông, “chủ thể suy tư” được đồng

nghĩa với linh hồn, vì chỉ có linh hồn mới suy tưởng còn thân xác thì không. Cho nên

Ông bảo : “Trí tuệ không thể không suy tưởng cũng như thân xác không thể không có

trương độ dầu chỉ là một phút”. Cũng vậy, linh hồn và xác là hai bản thể tách rời

nhau. Tuy nhiên, giữa chúng có một bản thể thứ ba nối kết chúng lại với nhau. Nhưng

chúng ta không biết được nó là gì.

Triết học của ông được đặt tảng nền trên câu nói : “Tôi suy tư nên tôi hiện hữu”.

Con người chỉ hiện hữu thực sự khi con người biết suy tư : “Tôi suy tư nên tôi hiện

hữu, hay nói cách khác tôi chỉ hiện hữu thật khi tôi suy tư. Suy tư hay tư duy là một

hoạt động thiêng liêng, nên nó thuộc về hồn thiêng, mà hồn thiêng thì mang tính

trường cửu (vượt không gian và thời gian). Nói tóm, vì tôi suy tư nên hiện hữu của tôi

mang tính thường hằng”11. Vì quá đề cao lý trí nên ông coi trọng linh hồn hơn thân

xác, và rơi vào thuyết nhị nguyên giống như Platon. Ông đã đem cái đặc tính của bộ óc

con người, và biến nó thành một thực thể siêu hình, không phải là vật chất, nhưng đối

lập với vật chất. Ông còn chủ trương rằng : “Tinh thần con người không cần đến thân

xác, nên nó có thể tồn tại biệt lập với thân xác”.

Descartes thú nhận rằng mọi điều ông có thể nghi ngờ, nhưng có một điều không

thể nghi ngờ đó chính là chủ thể “Cogito”. Ông nói ngay cả những người thuộc chủ

nghĩa hoài nghi cũng không thể nào chối bỏ cái “tôi” đang suy tư. Vì theo ông, nếu

không có chủ thể suy tư thì ai suy tư đây: “Nhưng ngay sau đó tôi nhận thấy là khi tôi

muốn nghĩ tưởng rằng mọi sự đều sai lạc như thế thì tất nhiên tôi, kẻ nghĩ tưởng điều

11 Viện Phụ M. DOMINICO PHẠM VĂN HIỀN, Triết học hiện đại Tây Phương, Lưu hành nội bộ, 2016.

Page 15: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

15

đó, phải là một cái gì và nhận thấy chân lý : ‘Tôi tư tưởng vậy tôi có’ là một chân lý

vững chắc và đích xác đến nỗi tất cả những giả thiết kỳ quặc nhất của các triết gia chủ

trương hoài nghi cũng không đủ sức để lay chuyển nên tôi tưởng tôi có thể không chút

ngần ngại tiếp nhận chân lý ấy như là nguyên lý đầu tiên của nền triết lý tôi đang tìm

kiếm”12.

Tuy triết học của Descartes đặt nền móng trên lý trí, nhưng ông lại đề cao vai trò

của ý chí. Ông cho rằng mọi hành động sai lầm của chúng ta đều đến từ những phán

đoán: “Nếu tôi nghiệm xét trí nhớ, hoặc trí tưởng tượng, hoặc một tài năng nào khác,

tôi đều thấy chúng rất bé nhỏ và hạn hẹp, còn nơi Thượng Đế thì bao la vô cùng. Chỉ

có ý chí, tôi cảm thấy nó rất lớn trong tôi, đến nỗi tôi không thể quan niệm một ý chí

nào rộng lớn hơn. Thành thử chỉ có ý chí làm cho tôi biết rằng tôi mang trong mình

hình ảnh của Thượng Đế. Bởi vì tuy ý muốn của Thượng Đế thì lớn hơn, xét theo

phương diện quyền năng, nhưng xét theo mô thể và theo bản chất của nó, tôi thấy ý chí

Thượng Đế không lớn hơn ý chí của tôi: vì ý chí ở tại sự chúng ta có thể làm hay

không làm một việc gì, hoặc nói cho đúng, thì ý chí ở tại một diểm này là khi ta quyết

hay từ chối, ta hành động một cách không cảm thấy một sức bên ngoài nào cưỡng

bách hết”13. Như thế, Descates đề cao ý chí tự quyết của mỗi người chúng ta. Cũng

vậy, nhờ có ý chí mà con người có tự do chọn lựa, có quyền tự quyết. Quyền tự quyết

này làm cho con người có giá trị. Cũng vậy, vì đề cao lý trí nên để biết được con người

là gì cũng chỉ dựa trên lý trí mà thôi.

Vì vậy, theo Descates là con người không hiện hữu ở trần gian này nhưng là con

người của thế giới tinh thần. Triết học của ông đã phân tách con người làm hai mảnh,

một bên là tinh thần, còn bên kia là thể xác. Chính vì vậy, vô tình ông đã rơi vào

thuyết nhị nguyên như Platon.

Lập trường của Kant lại trái ngược với Descartes. Trong khi Descartes cho rằng

hiểu con người là hiểu về chủ thể là cái “cogito” còn theo Kant hiểu con người là kết

hợp giữa cảm giác và trí năng: “Hiểu biết của con người có được là do hợp tác giữa

cảm giác và trí năng. Và vấn đề của việc hiểu biết nằm trong chủ thể, nghĩa là nó

thuộc về mối tương quan giữa cảm giác và trí năng. Tuy nhiên, cảm giác là khả năng

12 RENÉ DESCARTES, Dịch giả: NGUYỄN VĂN CHÂU VÀ LM. CAO VĂN LUẬN, Phương pháp luận, Nxb Đại Học,

tr. 51. 13 TƯ CÙ, Lịch sử triết học Tây Phương – Thời Cận đại và Hiện đại, Lưu hành nội bộ, tr. 74.

Page 16: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

16

tiếp nhận ; còn trí năng là khả năng hoạt động, có phận sự là khả năng sản sinh và tổ

chức những biểu tượng khởi từ những cảm giác ấn tượng”14.

Cũng vậy, theo ông chúng ta không biết được linh hồn con người mà chúng ta

chỉ biết được những ấn tượng cảm giác. Qua cảm giác cho ta những dữ kiện, còn trí

năng thâu nhận những dữ kiện đó để phân tích nó. Như thế, con người đối với Kant là

một chủ thể tri thức, là đối tượng của lý trí và vô tình Kant đã bỏ quên chủ thể con

người : “Triết học của ông vẫn là thứ triết học thản nhiên, chưa hề biết những ưu tư

của con người thời chúng ta ; triết học Kant vẫn thuộc loại những học thuyết tìm giải

nghĩa sự kiện con người. Và Kant đã mang tất cả tâm trí giải nghĩa sự kiện tri thức

của con người. Cho nên đối với ông, con người chỉ là một chủ thể tri thức. Một con

người như thế, tất nhiên tỏ ra vô ngã, và thường khi chỉ còn là một ý thức tự quy mà

thôi”15. Như vậy, Kant đã phủ nhận bản thể của con người và bản thể đối với ông nằm

trong suy tưởng của con người, ông nói : “Bản ngã chỉ là ý thức tôi có về sự suy tưởng

của tôi”16.

Đối với Kant con người không hiện hữu như một nhân vị tự do. Ông đã quan

niệm bản thể con người như là một thực tại vật lý hữu hình. Vì vậy, con người không

có chỗ đứng trong triết học của Kant. Có chăng con người hiện hữu như là một chủ thể

của tri thức.

Các triết gia hiện sinh không định nghĩa con người dựa trên vật chất hay lý trí.

Nhưng mọi định nghĩa về con người đều nói lên bản chất đích thật về cuộc sống nhân

sinh và về ý nghĩa của cuộc đời. Như thế, các triết gia hiện sinh không còn định nghĩa

theo cách chung chung, nhưng định nghĩa từng con người cụ thể, lột tả bản chất của

từng nhân vị trong hoàn cảnh sống : “Triết hiện sinh thứ triết về con người bi thương,

bi thiết thất vọng, không phải là một thứ triết lý cầu an trong đau khổ trái lại, đó là

một triết lý đặc biệt. Thuyết chủ khoái lạc của Epicure, mặc dầu cũng khởi từ viễn ảnh

bi thiết về đời người, nhưng cũng đã đề ra cho con người một sự an nghỉ hạnh phúc

bên lề cuộc sống giống như một thần dược làm an dịu đà sống. Triết hiện sinh trái lại,

ném con người thẳng vào sự bất hạnh của mình. Đối với Pascal thì lúc nào con người

cũng hăm hở theo đuổi những thú vui hoặc chân lý, đối với Nietzsche thì con người là

14 M. THEOPHAN PHẠM HỮU ÁI, Sđd, tr. 65. 15 TRẦN VĂN HIẾN MINH, Triết học tổng quát, Tủ sách Ra Khơi, Sài gòn 1961, tr. 87. 16 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách Ra Khơi, tr. 152.

Page 17: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

17

kẻ sáng tạo những giá trị quyền lực, còn đối với Heidegger và Jaspers thì con người là

một khả năng hiện tồn, một sự nhảy vọt, một sự phấn khởi một thực thể luôn đi tới”17.

Trước Heidegger các triết gia quan niệm con người như là những lý luận thuộc

về lý trí và như thế con người như hữu thể vô danh. Trong một thời gian dài triết học

thời Trung Cổ đã bỏ quên con người, tuy có đó nhưng con người không được đề cập

đến mà chỉ hiện hữu như những hữu thể xa lạ. Vì thế, triết học hiện sinh tìm hiểu về

đời người về ý nghĩa của cuộc sống nhân sinh.

Heidegger nhận xét “con người là một dự phóng”18, nghĩa là con người luôn

hướng ra, bị ném về phía trước, là con người còn dang dở chưa hoàn thiện : “Con

người có cơ cấu là dự phóng ; nói đúng ra, bản chất con người là ‘luôn luôn bị ném về

phía trước’. Con người không bao giờ yên ; nó luôn luôn xao xuyến, luôn luôn dự tính

: bản thể con người không ở trong con người, nhưng ở trước mặt nó”19. Heidegger

triển khai con người dựa trên cơ cấu hiện hữu, con người được gọi là “Dasein”, một

hữu thể bị quăng ném vào trong thế giới này với tất cả những chơi với khắc khoải.

Dasein mở ra cho thế giới và với chính hiện hữu của mình, vì bản chất của nó luôn “ở

ngoài”. Dasein phóng mình ra khỏi cái mình đang là để biến thành cái mình chưa là ;

Dasein luôn ở trong tình trạng “thiếu”. Chính điều này nói lên con người đang hiện

hữu, nhưng không phải là sự hiện hữu như các sự vật, mà hiện hữu như đang hiện diện

: “Da là hiện diện, và sein là hiện hữu, Dasein là hiện hữu như một hiện diện. Cho nên

bản chất con người là hiện hữu, là Dasein, nghĩa là hiện hữu như một hiện diện. Chỉ

mình con người có bản chất đó thôi, cho nên chỉ mình con người được coi là ‘một hữu

thể mà bản chất là mở ra đón chào ý nghĩa của vạn vật’. Chỉ con người là sự hiện

diện, và nhờ con người mà vạn vật được nhận thức và gọi tên : các sự vật ở cạnh nhau

hoặc chứa đựng nhau, nhưng chúng không có khả năng hiện diện nhau”20.

Thật vậy, Heidegger đã trả lại cho thân phận con người một ý nghĩa sống như nó

là. Đối với ông con người luôn có những dự định cho tương lai của mình, là con người

lo âu. Chính sự lo âu nói lên rằng con người chưa hoàn thiện, vì chưa hoàn thiện nên

con người hướng ra để mình là mình hơn. Vì thế, con người nơi Heidegger là “một

hữu thể hướng về sự chết”. “Con người không thể không có những dự định hoặc gần

hoặc xa, hoặc quan trọng hay tầm thường ; chính những dự định này là hình ảnh hiển

17 E. MOUNIER, Dịch giả: THỤ-NHÂN, Những chủ đề triết hiện sinh, Nxb Nhị Nùng, 1970, tr. 52-53. 18 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học hiện sinh, Nxb Văn Học, tr. 359. 19 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 359. 20 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 351.

Page 18: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

18

hiện của dự phóng căn bản kia. Chúng ta không thể quan niệm một con người không

có dự định. Sinh hoạt là dự định, thể hiện những dự định và dự định mãi không ngừng.

Cho nên Heidegger có lý để coi dự phóng là cơ cấu hiện hữu con người”21.

Con người trong triết học hiện sinh là con người được hiểu theo hoàn cảnh sống,

con người hướng ra thế giới và hướng về tha nhân. Con người không chỉ là hữu thể

nhu cầu nhưng con người còn là hữu thể tinh thần. Con người lệ thuộc vào thiên nhiên

nhưng con người không hoàn toàn bị chi phối bởi thiên nhiên. Các nhà duy vật không

chấp nhận con người có đời sống tinh thần, nhưng họ chỉ nhìn con người theo vật chất,

con người kinh tế. Thật vậy, khi nhìn con người theo chiều hướng vật chất thì con

người trở thành những đồ vật, những công cụ sản xuất cho người ta sử dụng. Trong

chiều hướng này con người không có giá trị gì và cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì ?

Thế nhưng, con người không phải chỉ là những thể xác bất động nhưng đằng sau thân

xác ấy con người có cái gì đặc, linh thiêng. Vậy cái đặc biệt đó là gì ?

Thưa cái đặc biệt nơi con người là tính tự tại, tự mình vươn lên, để sống đúng với

nhân vị của mình. Con người có tính tự tại nghĩa là có khả năng sử dụng tự do, cùng

với tính tự quyết để làm những gì hợp với đạo đức con người. Cũng vậy, con người có

khả năng vượt lên hoàn cảnh sống, bỏ đi tính ích kỷ để hướng đến tha nhân.

Các triết gia hiện sinh đề cao nhân vị con người và trả lại cho con người quyền

làm người. Vì thế, không thể nhìn con người dưới cái nhìn của khoa học khách quan,

nghĩa là đem con người ra làm thí nghiệm, vì “con người là một huyền nhiệm” như

Gabriel Marcel đã nhận xét. Vậy huyền nhiệm là gì ?

Theo Gabriel Marcel huyền nhiệm là những gì ngoài ta không xác định được:

“Bản tính của huyền nhiệm vừa ẩn vừa hiện, man mác quanh ta, bao trùm lấy ta, vậy

mà ta không xác định được nó là chi, ta không xác định không phải vì ta không thấy,

nhưng chỉ vì huyền nhiệm vừa lồ lộ trước mặt ta và bao trùm lấy ta, vừa vượt quá mọi

ước lượng và mọi quan niệm của ta”22.

Nhưng “con người huyền nhiệm” mà Gadriel Marcel muốn nói tới là con người

như thế nào ? Theo ông đó là con người toàn bộ gồm linh hồn và thể xác, tinh thần và

vật chất, cũng như thất vọng với thành công. Hay nói đúng hơn, tất cả con người cùng

các hoạt động của nó đều được gọi là huyền nhiệm23.

21 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 359. 22 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 260. 23 X.VP. DOMINICO PHẠM VĂN HIỀN, Sđd, tr. 43.

Page 19: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

19

Con người huyền nhiệm là con người vượt qua khả năng của tri thức, nên chúng

ta cần phải tôn trọng mỗi nhân vị tự do. Cũng vậy, con người là một huyền nhiệm nên

chúng ta không thể nhìn con người như những sự vật khác. Mỗi người là một nhân vị

có lý trí, ý chí, tự do và tình cảm nên chúng ta không thể hiểu con người theo cái nhìn

chủ quan của chúng ta.

Gabriel Marcel phê bình triết thuyết của thánh Thomas Aquino vì ông cho rằng

triết thuyết này không lưu ý đến khả năng căn bản của con người, là khả năng thất

vọng, đau khổ và chết chóc. Ông cũng bác bỏ các triết thuyết đặt bản ngã con người

bên lề hữu thể. Đó là các thuyết duy tâm, duy hiện tượng, duy chủ thể. Marcel đặc biệt

phê phán Descartes vì cho rằng tất cả đều bắt nguồn từ “chủ thể suy tư”. Ông tự hỏi,

cái tôi đó là tôi gì ? Nếu chủ thể là tri thức, thì cái tôi đó vô ngã. Đúng hơn, phải nói

là: “tư tưởng đang suy nghĩ trong tôi”. Nhưng, cái tôi đó không còn là bản ngã cụ thể

riêng biệt nữa24.

Như thế, các triết gia hiện sinh đã trả lại cho con người quyền làm người, cũng

như quyền được sống. Con người không phải là con người của thế giới thần linh

nhưng là con người của thế giới sống. Con người xét như một nhân vị tự do có định

mệnh và hoàn cảnh sống khác nhau. Triết học hiện sinh đặc biệt chú trọng đến ý nghĩa

cuộc đời của con người.

Kinh thánh định nghĩa “Con người là hình ảnh Thiên Chúa (St.1,27)” nghĩa là

con người được tham dự vào sự sống thần linh. Hạnh phúc của con người là được

Thiên Chúa yêu thương. Vì yêu thương con người nên Thiên Chúa tạo ra con người

giống hình ảnh mình: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên

Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người

có nam có nữ (St 1,27)”25.

Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Con người có giá trị cao cả

hơn tất cả muôn loài muôn vật, vì con người có một ngôi vị, ngôi vị nói lên tự do cũng

như tính độc nhất của mình. Không những thế, con người là một hữu thể riêng biệt cần

được tôn trọng và yêu thương. Nhờ có lý trí, ý chí và tự do mà con người có quyền tự

quyết, biết làm chủ mình và làm theo ý Thiên Chúa : “Mỗi cá nhân con người, bởi

được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên có phẩm giá của một ngôi vị :

24 X. TƯ CÙ, Sđd, tr. 123. 25 KINH THÁNH CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC, Lời Chúa cho mọi người, bản dịch: Nhóm các giờ kinh phụng vụ, Nxb

Tôn Giáo, 2012.

Page 20: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

20

không chỉ là một sự vật nào đó, nhưng là một ai đó. Con người có khả năng nhận thức

về bản thân mình, làm chủ mình, tự hiến mình cách tự do và đi vào sự hiệp thông với

những ngôi vị khác ; nhờ ân sủng, mỗi người được kêu gọi vào Giao ước với Đấng

Tạo Hoá của mình, để dâng lên Ngài một lời đáp lại của đức tin và tình yêu mà không

ai khác có thể thay thế chỗ của mình được”26.

Nhờ tham dự vào sự trọn hảo của Thiên Chúa nên con người có khả năng nhận

thức về mình, làm chủ mình và biết yêu thương. Con người được tham dự vào công

trình sáng tạo của Thiên Chúa nhờ lao động. Vì thế, con người phải có nhiệm vụ làm

cho thế giới này ngày một tươi đẹp hơn. Con người cũng cần thể hiện tình yêu thương

đồng loại và với vũ trụ vạn vật.

Thánh Công đồng Vaticano II cũng khẳng định “Con người là con đường của

Giáo hội”, vì là con đường nên con người có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng Giáo

hội. Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II viết trong thông điệp bách chu niên: “Giáo Hội

không quan tâm tìm cách phục hồi những đặc quyền trong quá khứ hoặc tìm cách áp

đặt quan điểm của mình. Mối quan tâm của Giáo Hội là con người, con người ‘cụ

thể’, mỗi con người được Đức Kitô kết hợp với. Con người là con đường đầu tiên Giáo

Hội phải đi qua để chu toàn sứ vụ của mình”27. Như vậy, Giáo Hội coi con người là

chi thể của mình và con người có một chỗ đứng trong lòng Giáo Hội. Con người là chi

thể của Giáo Hội, mà Giáo hội lại có Thiên Chúa là Đấng bảo vệ mình nên con người

cần phải hướng lên Thiên Chúa để nhận ra con người của mình.

Cũng vậy, Giáo hội đề cao con người coi con người là chi thể của Đức Kitô, mà

Đức Kitô là đầu của hội thánh, nên con người cần phải được tôn trọng, không phải chỉ

là nhân vị tự do, nhưng là hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế, theo mặc khải Kinh Thánh

và huấn quyền của Giáo Hội, con người có một chỗ đứng quan trọng trong vũ trụ này.

1.2 Con người trong tương quan với tha nhân

Trong tác phẩm của mình, nhà thơ nổi tiếng người Anh – John Donne đã nói:

“Không ai là một hòn đảo”. Đúng vậy, mỗi người không phải là những hòn đảo,

nhưng trên hòn đảo ấy lại làm nên những con người. Tại sao thế ? Thưa bởi vì, không

ai có thể xây dựng một xã hội mà trên đó chỉ có một mình, nhưng trên hòn đảo ấy lại

tạo nên những con người, vì trên hòn đảo ấy có sự hiện diện của tình yêu. Cũng vậy,

26 HÔI ĐÔNG GIAM MUC VIÊT NAM, U Y BAN GIAO LY ĐƯC TIN, Sách giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, số 357,

Nxb Tôn Giáo, năm 2012. 27 ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II, Thông điệp Bách Chu Niên, số 53.

Page 21: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

21

cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa khi chúng ta tách mình ra khỏi thế giới sống, vì chúng ta

sống là sống cùng, sống với và sống cho người khác. Cha Michel Quoist đã có lý khi

khẳng định rằng: “Mỗi người ở địa vị mình, không có một người nào trên mặt đất này

mà lại không cần thiết cho tôi”28.

Vì con người mang xã hội tính, nên con người cần có mối tương quan. Nhưng để

có mối tương quan thì cần phải có đối tượng, mà đối tượng phải là con người, và chỉ

có con người mới có thể hiện tình yêu đích thực. Như vậy, chúng ta không thể sống

trong một thế giới mà không có tha nhân, vì cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết

sống cho người khác. Vậy tha nhân là ai ?

Theo Gabriel Macel tha nhân là một nhân vị cần được tôn trọng và cần được yêu

thương, Ông hỏi: “Nhưng tha nhân là gì ? Là người khác chăng ? Nhưng sự khác biệt

chưa giải thích đủ thế nào là tha nhân, vì chính đối tượng cũng khác biệt, ở ngoài tôi.

Sự dấn thân không nhắm tha nhân như nhắm một đối tượng. Trái lại, khi tôi dấn thân,

tôi hướng tới tha nhân như một nhân vị. Tha nhân là người đối thoại với tôi, cho nên

tha nhân không phải là một cá nhân vô danh, hay mơ hồ như ‘người ta’. Tha nhân là

một ngôi vị tự do. Cho nên phải nói tha nhân không phải là ‘hắn’, nhưng là ‘anh’ liên

hệ đến tôi”29.

Triết học của Macel đề cao vai trò của tha nhân. Ông trình bày tương quan giữa

con người với nhau qua sự gặp gỡ, vì gặp gỡ là sự cảm thông giữa hai nhân vị. Thế

nhưng, theo ông khi hai người giáp mặt nhau nhưng có thể họ không gặp được nhau vì

họ vẫn coi tha nhân không phải là đối tượng để họ hướng tới : “Tuy nói năng với tha

nhân, mà tôi vẫn độc thoại, vì tôi vẫn chỉ coi tha nhân như hắn. Bao lâu tôi còn coi tha

nhân như hắn, thì tuy tha nhân đối diện với tôi, nhưng thực sự tôi coi tha nhân như

một đơn vị người, không có anh ta thì không có người khác : họ đều là những người

như nhau cả”30. Thật vậy, chỉ khi nào chúng ta nhìn tha nhân dưới con mắt cảm thông

thì lúc đó chúng ta mới gặp được tha nhân cách thực sự. Gabriel Macel cho rằng muốn

gặp tha nhân chúng ta phải thông hiểu họ, và chia sẻ cuộc sống với họ. Sự thông hiểu

nằm sâu trong con tim của mỗi người, và khi chia sẻ tình thương với tha nhân cũng là

lúc chúng ta khơi lên tình yêu vốn có của mình. Vậy tại sao có những triết gia coi tha

nhân là kẻ thù, là người cần phải né tránh ?

28 MICHEL QUOIST, dịch giả: NGUYỄN THỊ CHUNG, Xây dựng con người nhân bản, Nxb Tôn Giáo, tr. 186. 29 TƯ CÙ, Sđd, tr. 127. 30 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 288.

Page 22: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

22

Thiết tưởng tự bản chất tha nhân không phải là kẻ thù. Nhưng tha nhân chỉ là kẻ

thù khi chúng ta có thành kiến và xét đoán sai lệch về họ. Như vậy, sự ích kỷ của

chúng ta đã làm che khuất con người thật của họ, vì con người dù xấu xa, dù có tàn

nhẫn đến đâu lại không có một điều gì tốt trong họ chăng. Ngược lại, tha nhân sẽ là

người có ích cho chúng ta khi chúng ta nhận ra giá trị cao cả bên trong con người của

họ. Chính vì thế, tha nhân chính là thầy của tôi là người hướng dẫn tôi.

Đặc biệt triết gia đương đại Levinas đã đề cao vai trò của tha nhân, ông coi tha

nhân là người anh em của tôi là người đồng cảm với tôi. Ông trình bày tha nhân qua sự

gặp gỡ, vì khi gặp gỡ tha nhân chúng ta nhận chính mình. Theo Levinas gương mặt

diễn tả sâu sắc nhất của lòng người, và gương mặt nói lên sự trần trụi của con người.

Sự gặp gỡ mang tính thường hằng của khuôn mặt là một sự hiện diện sống động của

tha nhân đang phô bày ra trước mắt tôi trong thực tại cuộc sống. Quả vậy, khuôn mặt

theo quan điểm của Levinas là khuôn mặt biết nói. Trong từng khoảng khắc, khuôn

mặt ấy phá hủy đi tất cả những hình ảnh hay những tư tưởng mà trí óc tôi phác họa lên

hay đo lường được. Do đó, tôi không sao có thể giản lược khuôn mặt ấy xuống thành

khái niệm. Khuôn mặt của tha nhân nằm ở một cấp trật cao hơn khả năng nắm bắt của

trí năng tôi. Nơi khuôn mặt ấy, tất cả những ý nghĩa hay nói cách khác là trọn vẹn con

người của tha nhân, được tỏ bày, bởi sự cao quý và nét dịu huyền của tha nhân được

diễn tả nhờ khuôn mặt của họ31. Nhưng tại sao Levinas lại đề cao vai trò tha nhân như

vậy ?

Levinas sống trong thế chiến thứ II, là nô lệ của những con người độc tài, Ông

cũng từng là tù binh. Khi chứng kiến sự đàn áp của chủ nghĩa Phát-xít, Levinas đã

nghĩ đến số phận những con người bị đối xử một cách tàn nhẫn. Chính trong cảnh tù

đày ông đã hiểu được thế nào là sự đau khổ của con người khi bị hành hạ và bị đối xử

như những con vật. Cũng trong bối cảnh đó, triết học của ông đã ra đời để lên án sự

tàn ác của chế độ Phát-xít và đòi lại phẩm giá cho con người. Vì thế, con người đối với

ông không còn là con người xa lạ, khác biệt, nhưng là con người đang sống cùng với

tôi, ở bên cạnh tôi.

Như vậy, con người cần phải có mối tương quan là mở ra với người khác. Khi

chúng ta biết chia sẻ cuộc sống cho tha nhân, thì đồng nghĩa chúng ta sống trọn vẹn là

31 https://dongten.net/noidung/15377

Page 23: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

23

con người hơn. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa khi chúng ta tách mình ra khỏi người

khác. Trong thông điệp niềm vui tin mừng Giáo hội khẳng định: “Những ai muốn sống

cuộc sống xứng đáng và trọn vẹn phải hướng tới người khác và tìm kiếm sự tốt lành

trong họ”32. Cũng thế, con người cần tạo mối tương quan vì khi sống tương quan với

người khác chúng ta nhận ra được giá trị của mình nơi tha nhân.

Trong khi Gabriel Marcel và Levinas đề cao vai trò của tha nhân, thì ngược lại

Jean Paul Sartre coi tha nhân là một chướng ngại trong cuộc đời của ông, là cái gì khác

tôi: “Tha nhân là một cái gì tôi thấy ở trước mặt, cũng như tôi thấy hòn đá nọ, cây mít

kia. Tha nhân là thành phần của vũ trụ trước mặt tôi. Nói thế nghĩa là : thoạt tiên tôi

nhận thấy tha nhân như một đối vật. Nhưng rồi tôi lại nhận định ngay rằng tha nhân

không phải chỉ là một đối vật như những đối vật khác : đó là một chủ thể có ý thức

như tôi”33. Theo Sartre tha nhân không phải là tôi mà là một vũ trụ đóng kín. Vì tha

nhân là một vũ trụ đóng kín nên ông khước từ sự hiện hữu của tha nhân. Tha nhân có

đó nhưng chẳng có liên hệ gì với tôi. Như thế, đối với ông tha nhân không giúp được

gì cho tôi mà còn là rào cản trong cuộc đời của tôi. Trong cái nhìn này, Sartre đã loại

bỏ vai trò của tha nhân. Ông nói, mỗi người không ai có mối liên hệ gì với nhau cả, và

chúng ta sinh ra để làm nô lệ cho tha nhân: “Nhưng Sartre lại chỉ cho thấy đó là một

cảm tính thông thường về một nhiệm vụ chung của con người cùng kiếp đoạ đầy chốn

khổ sai, nhưng chả có ai liên hệ trực tiếp với ai cả vẫn là một cái gì rời rạc. Trái lại

mỗi người chúng ta như bị cuốn vào răng một bánh xe khổng lồ có tên ‘người ta’ một

cách bất khả kháng cự. Mỗi chúng ta như thể sinh ra để ‘làm nô lệ cho tha nhân’.

Cuộc sống của ta không phải là của riêng ta, nhưng người khác đến chia sẻ nó. Khi ta

thoát khỏi gông cùm của kẻ này thì lại bắt đầu ‘khoác ách kẻ khác’ vào đôi vai và nhất

là khoác ách của ‘người ta’ nói chung suốt cả cuộc đời”34.

Như thế, tha nhân không có chỗ đứng trong triết học của Sartre. Nhưng ông phác

hoạ một con người tha nhân méo mó. Tha nhân trong triết học của ông là một tha nhân

chết không còn hiện hữu như một nhân vị nữa. Ông không chấp nhận có sự cảm thông

của tha nhân. Sự cảm thông đối với Sartre là một sự bất hạnh ghê gớm.

32 ĐỨC THÁNH CHA PHANXICO, Thông điệp: Niềm vui Tin Mừng, số 9. 33 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 332. 34 E. MOUNIER, Sđd, tr. 127-128.

Page 24: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

24

Vậy tại sao Sartre lại có cái nhìn bi quan về tha nhân như thế? Thiết tưởng điều

ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc đời ông là bị mẹ bỏ rơi, sống chung với ông ngoại, lại

không được tự do. Thêm vào đó lại bị đối xử tệ bạc, nên ông rất hận đời, hận người.

Cũng chính vì lẽ đó, Ông không chấp nhận sự hiện hữu của tha nhân. Đối với Sartre

tha nhân là một vũ trụ đóng kín. Quả vậy, khi tha nhân bị đóng khung trong một thành

kiến, hay một ý niệm, thì lúc đó tha nhân không còn hiện hữu như một nhân vị nữa.

Tuy nhiên, con người không phải là hữu thể khép kín, nhưng tự bản chất con

người là mở ra, mở ra cho tha nhân, cho vũ trụ và cho Thượng Đế. Con người cần có

tha nhân để được giúp đỡ, được chia sẻ và được hiệp thông với nhau. Sống mà không

có tương quan thì sẽ trở nên một nỗi bất hạnh ghê gớm cho con người.

1.3 Con người trong tương quan với vũ trụ

Con người, vũ trụ vạn vật và Thượng Đế là ba mối dây liên kết chặt chẽ với

nhau. Con người sống với trong vũ trụ cùng với các sinh vật khác, và được tham dự

vào công trình của Thiên Chúa. Vũ trụ được Thiên Chúa quan phòng trong trật tự, và

qua vũ trụ con người hướng về Đấng Siêu Việt.

Các triết gia Cổ đại coi vũ trụ có một mối tương quan sâu sắc đối với con người.

Họ cho rằng con người được sinh ra là nhờ vũ trụ và vũ trụ được quan niệm như là linh

hồn của con người. Con người có mối liên hệ chặt chẽ với vũ trụ. Trong vũ trụ có dấu

vết của con người và trong con người chứa những nguyên khí của vũ trụ. Các triết gia

Đông phương gọi đây là “Đất trời hoà hợp”. Vì thế, tứ đại đóng vai trò quan trọng

trong việc hình thành vũ trụ này. Triết gia Thales cho rằng “Nước” chính là nguồn

phát sinh ra vạn vật. Anaximène lại chủ trương “Khí” sinh ra vạn vật, và sinh khí điều

khiển hoạt động của con người. Heraclite thì cho rằng “Lửa” sinh ra vạn vật có tính

năng động. Vì thế, triết học Cổ Đại là triết học về thiên nhiên, tìm hiểu các yếu tố hình

thành nên vũ trụ. Riêng chỉ có Parmenide là người đề cập đến “Hữu thể”, ông cũng là

người đầu tiên đề cập đến vai trò của con người trong triết học. Tuy triết học của ông

chỉ nói tới một hữu thể trừu tượng, nhưng chính ông là người mở đường cho triết học

nhân vị ra đời.

Các triết gia hiện sinh khiêm tốn hơn các triết gia Cổ Đại và Trung Cổ khi quan

niệm về vũ trụ. Các triết gia ấy không định nghĩa vũ trụ theo cái nhìn chủ quan, nhưng

thay vào đó họ coi vũ trụ như là một huyền nhiệm. Khi nói tới huyền nhiệm các triết

gia hiện sinh có ý bảo chúng ta hai điều : Thứ nhất, con người ngày nay ý thức sự bất

Page 25: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

25

lực của mình đối với tri thức về vũ trụ. Vì khả năng của trí thức chúng ta không nhận

biết được các sự vật quanh chúng ta. Thứ hai : vũ trụ chỉ là một hiện diện huyền ảo, vì

nó có thể ngăn trở không cho ta đạt tới Thiên Chúa, và cũng có thể giúp ta đạt tới

Ngài35.

Triết gia hiện sinh đề cập tới vũ trụ nhiều nhất là Jaspers. Đối với ông vũ trụ như

là một thực tại hư vô, ông nói: “Thực tại như ta hiện thấy trong vũ trụ là một thực tại

phù ảo giữa Thiên Chúa và hiện sinh con người”36. Theo Jaspers con người cần phải

vượt lên trên vũ trụ để hướng về Siêu Việt.

Như thế, vũ trụ theo Jaspers là một thế giới vật chất, nhưng con người lại không

ngừng tìm kiếm và bám víu vào nó. Con người tin Thiên Chúa là tuyệt đối nhưng thực

tế con người lại hành động trái ngược với những điều mình tin: “Nhưng hình như đời

sống thường nhật lại nói ngược lại, nghĩa là với những con người như ta, vũ trụ và

những gì thuộc về vũ trụ đều được coi là tuyệt đối cả. Thực vậy, con người đã coi là

tuyệt đối rất nhiều sự vật trong trần gian này, như Luther đã nhận xét : ‘Những gì

ngươi cố bám víu, những gì người đặt hết tin tưởng vào đó, chính là tuyệt đối của

người’. Vì dầu muốn dầu không, vô tình hay hữu ý, tình cờ bừa bãi hay quyết định liên

tục, hầu như con người không thể không tuyệt đối hoá một cái gì. Với họ, ra như vũ trụ

gồm đầy những tuyệt đối. Họ không thể bỏ qua những lãnh vực tuyệt đối ấy. Trái lại,

họ được phủ đầy mình toàn bằng tuyệt đối”37.

Như thế, tuy con người không coi vũ trụ trần gian là như là một mục đích tối hậu

để nhắm tới, nhưng trong đời sống con người lại thực hành theo lối sống đó. Sự tôn

thờ vật chất được ẩn dấu một cách rất tinh vi, nó nguỵ trang bằng lớp vỏ của sự đạo

đức. Công đồng Vaticano II gọi đó là một thứ “vô thần thực tiễn”. Chủ nghĩa thực

dụng đang bành trướng mạnh mẽ trong xã hội ngày hôm nay. Khi mà người ta khước

từ vai trò của Thiên Chúa, thì thay vào đó là một vị thần của tiền tài. Bởi vì, con người

là một hữu thể chưa hoàn thiện và vì là chưa hoàn thiện nên con người đi tìm cho mình

một vị thần nào đó để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn.

Tuy nhiên theo Jaspers vẫn có những người sống trong thế giới, nhưng lại không

bị chi phối bởi những phù ảo của vật chất, Ông nói : “Nhiều nhà bác học, triết gia, thi

sĩ và một ít con người hoạt động ở Tây Phương cũng kinh qua và mật thiết liên hệ với

35 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách Ra Khơi, tr. 189-190. 36 KARL JASPERS, dịch giả: LÊ TÔN NGHIÊM, Triết học nhập môn, Nxb Ca Dao, 1974, tr. 161. 37 KARL JASPERS, sđd, tr. 161.

Page 26: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

26

thế tục nhưng đồng thời họ vẫn như ở một thế giới nào mà đến. Sinh trưởng ở một quê

hương xa xăm nào đó, họ đã gặp được trong vũ trụ chính bản lĩnh của họ cùng với

muôn ngàn sự vật khác. Họ như kết duyên với những sự vật đó bằng các mối dây vô

cùng thắm thiết, nhưng họ vẫn vượt lên trên mọi ảo ảnh thời gian để tìm lại được hoài

niệm đời đời của họ”38. Thật vậy, con người sống trong vũ trụ và liên hệ mật thiết với

vũ trụ. Con người có tương quan với tha nhân nhưng đồng thời con người không tách

rời khỏi vũ trụ. Vì vũ trụ ở quanh ta bao trùm lấy ta và thâm nhập vào tận con người

của ta. Vậy phải chăng vũ trụ chỉ được hiểu theo những vật chất trần gian ?

Vũ trụ không chỉ giới hạn bởi các yếu tố của vật chất, nhưng vũ trụ còn bao hàm

các hành tinh và các sinh vật khác. Thiên nhiên, môi trường và các sinh vật quanh ta

đều có liên hệ trực tiếp với cuộc sống của chúng ta và chúng ta phải có trách bảo vệ

nó. Nhờ lý trí con người có khả năng nhận biết mọi vật xung quanh mình. Con người

biết mình cần phải làm gì và hành động như thế nào ? Như vậy, lý trí giúp con người

thăng tiến cuộc sống nhờ khám phá của ngành khoa học kĩ thuật.

Tuy nhiên, cũng chính khoa học kĩ thuật đang làm cho trái đất ngày càng diệt

vong. Ngành khoa học ngày càng phát triển, con người không chỉ muốn làm chủ trái

đất này nhưng tham vọng của con người ngày một vươn xa. Con người không chỉ

muốn khám phá thiên nhiên nhưng còn muốn làm chủ nó. Vì nghĩ rằng con người có

khả năng làm được mọi sự nên có nhiều người khước từ vai trò của Thượng Đế. Cũng

vậy, sự thiếu trách nhiệm và vì lợi ích kinh tế của một số người đang dần dần huỷ hoại

môi sinh, và làm cho môi trường ngày một ô nhiễm hơn.

Vậy điều gì làm cho con người không còn biết tôn trọng môi sinh ? Thưa bởi vì

con người lợi dụng quyền tự do của mình để làm theo những điều mình muốn, vì nghĩ

rằng con người là chủ trái đất nên con người không quan tâm đến sự hiện hữu của các

sinh vật khác. Đức thánh tha Phanxico trong thông điệp Laudatosỉ đã kêu gọi con

người hãy bảo vệ môi sinh vì môi trường đang ngày càng ô nhiễm, Ngài đã trích lời

Đức Thượng Phụ Bartholomêô như sau : “Con người đã tàn phá sáng tạo của Thiên

Chúa với nhiều phương cách sinh học ; con người đã phá hoại sự toàn vẹn của trái

đất, gây nên sự biến đổi khí hậu, bóc lột trái đất từ những cánh rừng tự nhiên hay tàn

phá những vùng ẩm ướt ; con người đem đến những tai hoạ cho kẻ khác, gây nên

những bệnh hoạn làm nhơ bẩn nguồn nước, đất đai và không khí bằng những chất độc

38 KARL JASPERS, Sđd, tr. 162.

Page 27: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

27

hại – đó là tội lỗi. Vì tội chống lại tự nhiên, cũng là tội chống lại chính chúng ta và là

tội chống lại Thiên Chúa”39. Như thế, con người đang làm ngơ trước sự sinh tồn của

trái đất và chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Điều này cho thấy con người đang ngày

càng thu mình vào trong những ốc đảo của sự ích kỷ.

Nếu chúng ta chỉ muốn thống trị vũ trụ mà không biết làm chủ mình thì chúng ta

chưa sống đúng là một nhân vị tự do. Nhưng chúng ta còn phải biết làm chủ chính

mình, để sống đúng là con người hơn. Vị cha già dân tộc của Ấn độ Mahatma Gandhi

đã từng nói : “Là con người sự vĩ đại của chúng ta không nằm nhiều ở việc cải tảo thế

giới, đó là thời đại nguyên tử mà nằm ở khả năng ta cải tảo chính mình”40.

Con người cần khám phá những giá trị tiềm ẩn trong vũ trụ để nhận ra Thiên

Chúa. Theo Jaspers con người có thể lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa trong vũ trụ

trần gian này. Tiếng nói ấy ở ngay bên trong mỗi con người, luôn sống động nhưng

cũng rất riêng tư. Bởi vì Thiên Chúa để ý đến từng con người cụ thể của chúng ta và

mỗi cá nhân không bị quên lãng trong toàn thể con người. Chính vì thế, vũ trụ cũng

mang ý nghĩa hiện sinh gắn liền với Thiên Chúa và con người : “Tìm hiểu ngôn ngữ

của Thiên Chúa trong trần gian nghĩa là vạn vật không phải sự hữu tự tại, nhưng

trong đó chính sự hữu tự tại cũng phát biểu ra được tiếng nói của Ngài. Tiếng nói ấy

luôn luôn hàm hồ, nhưng khi nói với mỗi hiện sinh trong giây lát sử tính của họ thì

tiếng nói ấy lại đơn nghĩa và sống động, không có nghĩa tổng quát nào cả”41.

Như vậy, dù sống trong một thế giới vật chất nhưng con người cũng nhận ra

được tiếng nói của Thiên Chúa. Thật vậy, thế giới này đã được Thiên Chúa dựng nên,

thì Ngài cũng dùng thế giới để con người nhận biết Ngài.

Con người với vũ trụ có một sự liên hệ mật thiết với nhau. Con người cho nó một

ý nghĩa sống, vì khi ta ý thức về nó ta mới nhận ra sự hiện diện của nó trong chúng ta.

Cũng vậy, khi sống tương quan với vạn vật, thì con người cũng dễ sống tương quan

với tha nhân và Thiên Chúa hơn. Con người cũng không phải là một hữu thể đóng kín

nhưng là hữu thể của những dự phóng. Khi hướng ra với vạn vật con người nhận ra giá

trị của mình và tìm thấy vai trò của mình là gì trong vũ trụ này.

39 ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICO, Thông điệp Laudatosỉ, Nxb Tôn Giáo, số 8, Dịch giả: Lm. AUGUSTINO NGUYỄN

VĂN TRINH, tr. 10. 40 TRẦN THỊ GIỒNG, Tiến sĩ tư vấn tâm lý, Tôi không đi qua tôi để lại gì, Nxb Phương Đông, 2013, tr. 175. 41 KARL JASPERS, Sđd, tr. 163-164.

Page 28: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

28

1.4 Con người trong tương quan với Thượng Đế

Nếu tương quan với tha nhân là một sự mở ra đón nhận người khác với tất cả con

tim, và tương quan với vũ trụ là sự tôn trọng và yêu quý thiên nhiên, thì tương quan

giữa con người với Thiên Chúa là mối tương quan gì ?

Con người không chỉ có tương quan với tha nhân và vũ trụ, nhưng con người còn

mở ra với Thượng Đế. Vì tương quan với tha nhân chỉ đưa con người theo chiều

ngang, giữa tôi với anh. Thế mà, mối tương quan này không đưa con người tới hạnh

phúc thật, vì vẫn còn sống trong lo âu, đau khổ. Bao lâu con người đang là hữu thể tại

thế thì con người cần phải vươn lên để trở nên con người hoàn thiện hơn.

Tuy triết học của Descartes dựa trên lý trí nghĩa là cái “tôi suy tư”. Nhưng theo

Ông để cái “Cogito” được hiện hữu thì cần phải có một Đấng cao cả nào đó bảo đảm

cho nó hiện hữu : “Tôi biết tôi là một hữu thể khiếm khuyết vì thế tôi không phải là

hữu thể duy nhất đang hiện hữu và cần phải có một hữu thể hoàn hảo hơn. Tôi lệ

thuộc vào hữu thể đó và nhận được tất cả mọi thứ từ Ngài. Bởi vì, giả sử tôi là hữu thể

duy nhất và không lệ thuộc vào ai khác, tất nhiên tôi sẽ tự ban cho tôi những gì tôi còn

thiếu để trở thành một hữu thể hoàn hảo như Thượng Đế. Đó là điều không thể có,

không thể được, do vậy Thượng Đế là có thật, Thượng Đế tồn tại như là sự bảo chứng

cho sự tồn tại còn đầy khiếm khuyết của tôi”42.

Descartes cho rằng con người cần hướng tới Thiên Chúa để được sống sung mãn

hơn. Thế mà, ngày nay con người đã gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình.

Thực trạng đáng buồn hơn, là con người nghi ngờ cả sự hiện hữu của Thiên Chúa, một

thế giới đang bị thống trị bởi chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa thực dụng. Nhiều học

thuyết ra đời kéo theo những tư tưởng sai lầm, đang làm mất phương hướng của nhiều

người và nghi ngờ cả Thiên Chúa. Gabriel Marcel mạnh mẽ lên án các học thuyết đó

như sau : “Muốn chứng minh có Thiên Chúa là muốn làm một việc điên rồ nhất. Một

là Ngài hiện hữu thì không thể nói chứng minh được. Hai là Thiên Chúa không hiện

hữu : thì cũng không thể dùng chứng minh mà làm cho có được”43.

Con người cũng là một hữu thể tinh thần, vì là hữu thể tinh thần nên con người

luôn đi tìm cái đẹp hướng về chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân mình. Thế nhưng,

trong trần gian này con người không đạt tới những điều đó, mà chỉ nơi Thiên Chúa con

người mới thoả mãn được.

42 NGUYỄN TIẾN DŨNG, Lịch sử triết học Phương Tây, Nxb Tổng Hợp, Tp. HCM, 2006, tr. 311. 43 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách Ra Khơi, tr. 201.

Page 29: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

29

Con người chỉ thực sự tự do khi sống dưới sự chỉ dẫn của Thiên Chúa. Càng đề

cao tự do cá nhân, thì con người càng xa cách Thiên Chúa. Nhưng tự do có nghĩa là lệ

thuộc vào Thiên Chúa. Cũng vậy, khi xa cách Thiên Chúa con người càng thấy cô đơn,

thất vọng và đau khổ : “Càng thong dong hơn bao nhiêu, con người càng tin vào

Thiên Chúa bấy nhiêu, vì khi hoàn toàn thong dong, tôi chắc chắn không phải tự tôi

mà tôi thong dong. Đã là người, chúng ta không bao giờ tự mãn. Chúng ta phải vươn

mình ra xa. Vì càng kiến thức được Thiên Chúa sâu xa bao nhiêu, ta càng thấy tấn tới

bấy nhiêu. Đồng thời kiến thức đó càng làm cho ta thấu hiểu chính ta. Lúc ấy ta thấy

ta không đáng giá gì”44.

Khi đề cập đến tự do của con người K. Jaspers cho rằng muốn có tự do thì con

người phải hướng về Đấng Siêu Việt. Nếu tự nhận mình có tự do thì cũng đồng nghĩa

con người lệ thuộc vào Thiên Chúa. Như thế, con người không có tự do tuyệt đối vì

con người là thụ tạo chưa hoàn thiện : “Thiên Chúa hiện hữu trong đời con người,

cũng như tha nhân hiện hữu trong thông cảm. Tha nhân và Thượng Đế là hai thông lộ

tất nhiên của cuộc đời. Chính khi con người tự nhận mình là một nhân vị tự do, thì con

người nhận rằng tự do của mình là tự do điều kiện, tự do bị giới hạn. Vấp phải giới

hạn đó, con người tức khắc nhận ra Thiên Chúa”45.

Con người cũng là một nhân vị tự do. Tự do của con người là tự do có điều kiện,

vì con người không phải là hữu thể tuyệt đối, nhưng một hữu thể hữu hạn. Ý thức

được thân phận đó, nên con người cần hướng đến Thiên Chúa để hoàn thiện mình hơn.

Cũng vậy, dù trí khôn của con người có vĩ đại đến đâu thì con người cũng phải chấp

nhận những giới hạn của mình. Con người đó vẫn còn phải đau khổ, bệnh tật và nhất là

phải đối diện với cái chết. Leonardo Da Vinci, một nhà bác học vĩ đại thời phục hưng

người Ý đã từng nói : “Dù con người có đạt đến nền khoa học nào đi nữa, con người

cũng không bao giờ hết quằn quại xót xa về cái bé bỏng của mình trước Tạo Hóa”46.

Đặc biệt Giáo Hội nhấn mạnh tới bản tính của con người là cần phải mở ra với

Thiên Chúa và tha nhân. Sự mở ra như là bản chất của con người, vì khi mở ra con

người được hiệp thông với Thiên Chúa : “Mở ra với siêu việt là một đặc tính của con

người : Con người mở ra với Đấng vô biên cũng như với mọi thụ tạo. Trên hết, con

người mở ra với Đấng vô biên, tức là Thiên Chúa, vì nhờ trí khôn và ý chí, con người

44 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách Ra Khơi, tr. 176-177. 45 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách Ra Khơi, tr. 202. 46 NGUYỄN TIẾN DŨNG, Sđd, tr. 242.

Page 30: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

30

có thể nâng mình lên trên mọi thụ tạo và cả chính mình ; con người có thể độc lập với

thụ tạo, tự do trong quan hệ với thụ tạo, vươn tới sự thật toàn diện và điều thiện tuyệt

đối. Con người cũng mở ra với tha nhân, với mọi người nam nữ trong thế giới, vì chỉ

khi hiểu mình trong tương quan với ‘Ngôi thứ hai’, con người mới xưng mình được là

‘tôi’. Con người bước ra khỏi chính mình, khỏi việc chỉ lo bảo vệ cuộc sống của chính

mình để bước vào một quan hệ đối thoại và hiệp thông với những người khác”47.

Chính vì thế, con người cần phải hướng về Thiên Chúa là đích điểm của đời

mình. Nếu gạt bỏ Thiên Chúa con người sẽ cảm thấy cô đơn, thất vọng, vì chỉ nơi Ngài

con người mới có hạnh phúc đích thực. Như thế, con người cần mở ra với Thiên Chúa

và tha nhân vì khi mở ra con người mới tìm thấy giá trị của mình.

Đặc biệt, triết học hiện sinh nói đến con người tại thế, một con người bị ném vào

thế giới, nên cần phóng mình ra để tìm lại chính mình. Vì thế, con người cần phải

hướng lên Đấng Siêu Việt để hoàn thiện chính mình. Con người có thể biết mình là ai

khi con người đặt mình dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Từ đó con người biết hướng

tới Đấng Siêu Việt, và tìm được ý nghĩa của cuộc đời.

47 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – UỶ BAN BÁC ÁI XÃ HỘI, Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công

giáo, Nxb Tôn Giáo 2007, số 130.

Page 31: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

31

Chương II

Con người theo quan niệm của các triết gia hữu thần

Như đã trình bày ở trên, triết học hiện sinh được coi là triết học về con người, đi

tìm ý nghĩa cuộc sống nhân sinh. Mỗi triết gia đều phác hoạ cho chúng ta một hình ảnh

về con người tại thế. Tuy các triết gia hiện sinh đều bàn về con người nhưng mỗi

người lại nhìn về con người và cuộc đời rất khác nhau. Có những triết gia tìm thấy

được ý nghĩa hiện sinh đích thực, nhưng cũng có người lại rơi vào bế tắc.

Sự khác nhau đó được phân biệt khá rõ ràng, một bên là hữu thần, còn bên kia là

vô thần. Đại diện cho ngành hữu thần có Kierkegaard, K. Jaspers và Gadriel Macel,

còn ngành vô thần có Nietzsche và J.P. Sartre. Mỗi ngành đi theo một đường hướng

khác nhau, nhưng đều đề cập đến con người tại thế, tự do, con người dang dở và bị

ném vào trong thế giới này. Tuy nhiên, cách tiếp cận con người và đướng hướng triết

học của mỗi triết gia cũng rất khác nhau, và để hiểu sâu hơn về quan niệm của các triết

gia, chúng ta sẽ tìm hiểu triết lý của một số triết gia hữu thần sau.

2.1. Soren Kierkegaard

2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp

Soren Kierkigaard sinh ngày 5 tháng 5 năm 1813, tại Copenhague, Đan Mạch.

Ông là triết gia, nhà thần học, nhà thơ, nhà phê bình xã hội, thế kỷ 19. Thân phụ

Kierkegaard là ông Miken, một chủ tiệm tạp hoá khá giả, tính tình bi quan và độc

đoán. Ông Miken bi quan vì luôn bị ám ảnh bởi tội lỗi của mình. Khi còn nhỏ vì sống

quá nghèo khổ nên có lần ông đã ngạo mạn chửi Thiên Chúa, và hình ảnh đó đi theo

ông suốt cuộc đời. Không những thế, tư tưởng đó còn ảnh hưởng tới nhiều người trong

gia đình, nhất là cậu con trai út Soren Kierkegaard. Vì vậy, triết lý của Kierkegaard

cũng thấm đượm vẻ u buồn.

Kierkegaard là con út trong bảy người con, nên ông được cưng chiều hơn tất cả

các anh em khác. Tuy nhiên, cuộc đời của ông gặp nhiều bất hạnh, mẹ mất lúc ông

được hai mươi bốn tuổi, và một năm sau đó, thì bố ông cũng mất. Kierkegaard rất yêu

cha mình và dành hết tình cảm cho người bố, những trang nhật ký nói lên điều đó :

“Cha tôi vừa qua đời, (…). Cái chết này chẳng những không chia rẽ ngài và tôi,

Page 32: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

32

nhưng thực sự cha tôi đã chết vì tôi, ngài chết để tôi sống. Tất cả những gì tôi thừa

hưởng của ngài, nhất là hình ảnh của ngài, nay càng trở nên quý giá hơn”48.

Mất đi người thân nhất của mình, ông càng trở nên bi quan hơn. Cuộc đời của

ông cũng gặp không ít những khó khăn. Khi còn là học sinh trung học Kierkegaard bị

nhiều người khinh dể, vì ông có vóc dáng nhỏ con, ốm yếu, lưng còng và khuôn mặt

không mấy hấp dẫn, chỉ có trí khôn trổi là vượt hơn bạn bè mà thôi. Chúng bạn thường

chế nhạu ông là “con ông sãi”. Chính Kierkegaard cũng tự nhận là “không hề biết tuổi

thiếu nhi”. Trong nhật ký này, ông tự nhận là “con của tuổi già”. Vì suy nghĩ của ông

thường đi trước tuổi. Cùng với những lời nói của cha ông, hình ảnh của Chúa cứu thế

chịu đóng đinh, luôn gửi ra trước đôi mắt đầy suy tưởng của ông, làm ông đêm ngày

sống trong phiền muộn. Chính vì thế, nó đã phần nào ảnh hưởng đến con người và tư

tưởng triết học của ông sau này49.

Tình duyên cũng không phải là một ngoại lệ, nó đã ảnh hưởng rất lớn trong cuộc

đời Kierkegaard, đó là mối tình với Regina Olsen. Ông quen biết Regina từ tháng 5

năm 1837, khi cô này mới 14 tuổi, là một cô gái nhí nhảnh, hồn nhiên và can đảm,

nhưng một thời gian dài sau đó ông mới gặp lại Regina và có ý định đi tới hôn nhân.

Vì hy vọng đời sống gia đình sẽ giúp ông cải thiện đời sống. Năm 1840, ông dành một

thời gian tĩnh mạc ở quê quán của thân phụ ông để suy nghĩ và quyết định tương lai.

Một tháng sau khi trở lại thủ đô, ông ngỏ lời đính hôn với Regina. Dù đã có

người yêu khác là Fréderic Schlegel, một thanh niên tri thức, tương lai đầy hứa hẹn ;

nhưng Regina vẫn nhận lời cầu hôn của Kierkegaard. Nhưng chỉ một tuần sau khi đính

hôn, ông lại viết thư huỷ bỏ hôn ước và chính điều này đã làm cho Regina đau lòng.

Tuy vẫn còn yêu Regina nhưng ông không thể tiếp tục đời sống hôn nhân vì nhiều lý

do. Trong khoảng thời gian này, ông nộp đơn xin trình luận án tiến sĩ và lao vào việc

học để chuẩn bị bảo vệ luận án. Ngày 29/9/1841, Kierkegaard trình luận án tiến sĩ với

đề tài “Ý niệm về châm biếm luôn quy chiếu vào Socrate”.

Mùa đông năm 1841, sau khi đã dứt khoát với Regina, ông đáp tàu qua Đức, và

lưu lại Berlin một thời gian. Nơi đây, ông có dịp tiếp xúc với Schelling, tiếp cận với tư

tưởng của Hegel và dần dần định hướng cho tư tưởng triết học theo nẻo đường hiện

48 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Lịch sử triết học tây phương, Tập IV thời hiện đại, Học viện Đa Minh, Lưu hành nội

bộ, 1998, tr. 26. 49 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 83.

Page 33: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

33

sinh của mình. Kierkegaard cho đây là thời gian sung mãn nhất của ông. Tuy chịu ảnh

hưởng triết học Hegel, nhưng ông lại mạnh mẽ phê phán triết học này, vì quá để cao lý

trí mà bỏ quên con người hiện sinh. Ông muốn trả lại cho con người đúng với địa vị

của nó mà bấy lâu các triết gia đã bỏ quên. Năm 1842, ông trở về quê nhà với ước

vọng dành cả cuộc đời để phục vụ trong lãnh vực tôn giáo50.

Kierkegaard được coi là ông tổ của triết học hiện sinh, bởi ông là triết gia đầu

tiên cho con người một ý nghĩa sống. Cũng vậy, triết học hiện sinh xây trên chủ thể

tính, không coi con người là một sự vật của toàn bộ vũ trụ nữa, nhưng coi con người

như một hữu thể ở trong vũ trụ và có thể đặt cho mỗi sự vật một ý nghĩa sống tùy theo

mỗi người. Chủ thể tính của con người không phải là một sự vật, nhưng chủ thể tính

con người có khả năng hồi tưởng, suy nghĩ và dự tính. Chỉ có con người mới có đời

sống nội tâm, và chỉ con người có ý thức tự quy. Tóm lại, mỗi hành động của con

người đều nói lên một nhân vị có tự do51.

2.1.2. Con người là một nhân vị tự do

Như đã nói, Kierkegaard mạnh mẽ chống lại tư tưởng triết học của Hegel. Vì triết

học Hegel muốn thu gom tất vào trong một hệ thống hợp lý. Theo Hegel tất cả những

gì hiện hữu là hợp lý, và tất cả những gì hợp lý thì cũng hiện hữu. Với chủ trương đó,

Hegel đã bỏ qua con người tại thế, con người dự phóng và con người tự do.

Kierkegaard muốn xây dựng một con người tự do, đúng với giá trị của nó. Vậy tự do

trong triết học của Kierkigaard là gì ?

Kierkegaard không đề cập đến tự do nhiều như Nietzsche hay như J.P. Sartre,

nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy học thuyết của Ông đề cao tự do của mỗi

nhân vị. Ông lên án triết học duy tâm của Hegel, triết học duy lý của Descaters. Vì

Hegel chủ trương chỉ có những gì ở trong lý trí con người mới có thực, còn tất cả vật

chất đều là hư vô : “Đối với Hegel, chỉ duy có một thực tại đích thực và hoàn bị, đó là

toàn thể vạn vật theo tổng hợp của lý trí. Vì theo ông tất cả những gì có thực đều hợp

lý và tất cả những gì hợp lý đều có thực”52.

Như vậy, vô tình Hegel đã loại bỏ chủ thể tính của con người, và con người

không có một giá trị nào trong thế giới này. Theo Ông, mỗi người như là một khoảnh

50 X. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 26-27. 51 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 25. 52 LÊ TÔN NGHIÊM, Sđd, tr. 136.

Page 34: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

34

khắc trong diễn tiến của toàn thể vạn vật, và như vậy ông đã tách con người ra khỏi thế

giới sống, và loại bỏ tự do của con người : “Mỗi người chỉ là một khoảnh khắc của sự

hài hước, bạn là khoảnh khắc của sự trả đũa của lãng mạn thuyết, bạn là giai đoạn

của chủ thể tính, một khoảnh khắc sẽ bị vượt qua và tất nhiên luôn luôn sẽ bị vượt

qua”53.

Như thế, con người không còn chủ thể tính, không còn tự do, nhưng con người

được hòa trong dòng chảy của triết lý. Một con người được đồng hoá với những dụng

cụ máy móc, bị lãng quên trong toàn thể vạn vật và tự do của con người không còn

được tôn trọng. Cũng chính vì vậy, Kierkegaard đã mạnh mẽ lên án Hegel và nêu cao

lập trường như sau :

“Ông muốn nói gì cũng vô ích, tôi không phải một khoảnh khắc luận lý trong hệ

thống của ông. Tôi hiện hữu, tôi tự do. Tôi là tôi, một cá nhân không phải là một khái

niệm, không một ý tưởng trừu tượng nào có thể diễn tả nổi nhân cách của tôi hay thiết

định được dĩ vãng, hiện tại nhất là tương lai của tôi hay múc cạn được những khả tính

của tôi. Không một lập luận nào có thể giảng nghĩa cho tôi về chính tôi, về cuộc đời và

những sự tự do chọn lựa của tôi, hay về sự sinh sự tử của tôi.

Do đó, cần thiết triết lý phải từ bỏ những tự phủ điên cuồng của mình là muốn

nhìn mọi sự một cách hợp lý theo lý trí, để chú tâm vào người và mô tả hiện sinh của

con người theo thực trạng cụ thể của nó. Chỉ có điều đó là quan trọng, ngoài ra không

có gì đáng kể”54.

Như vậy theo Kierkegaard, con người là một nhân vị có tự do. Tự do của của con

người là tự do chọn lựa, có quyền quyết định về cuộc đời của mình. Tự do cũng chính

là vươn lên, tự chọn lựa lấy mình. Tự do là một cái gì cao cả nhất của con người, vì nó

phát xuất từ bên trong, từ chính nội tại của con người. Kierkegaard đã loại bỏ triết học

duy lý, vì nó đưa con người xa rời cuộc sống thật, và đánh mất tính hiện sinh của con

người. Cũng vậy, theo ông con người là một hữu thể còn dang dở, mà con người dang

dở thì cần phải vươn lên. Ông nói : “Dang dở là để vươn lên hoàn thiện”, nhưng để

vươn lên thì con người cần phải có tự do. Ông cũng khẳng định ai không sống đúng

với tự do, thì họ chỉ lạm dụng nhân vị của mình để sống an nhàn, để lừa dối mình và

người khác.

53 Trích lại, LÊ TÔN NGHIÊM, Sđd, tr. 137. 54 Trích lại, LÊ TÔN NHIÊM, Sđd, tr. 137.

Page 35: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

35

Con người hiện sinh phải là người không ngừng vươn lên, hay nói cách khác là

không chịu dừng bước trước những khó khăn, nhưng luôn đổi mới và hoàn thiện chính

mình. Theo Kierkegaard, hành vi tự do gắn liền với con người trong sự hiện hữu sống

động, và cần phải có tự do trước đã rồi mới có thể đem lại chân lý qua hành động.

Nhưng tự do Kierkegaard có phải là tự do vô điều kiện, nghĩa là muốn làm gì thì làm

không ?

Thưa không, vì tuy ông đề cao tự do cá nhân, nhưng là tự do có lệ thuộc, và mỗi

cú nhảy trong các giai đoạn triết lý của ông đã nói lên điều đó. Giai đoạn hiếu cảm với

lối sống buông thả, đây được coi là đỉnh cao của tự do. Nhưng rồi, ông nhận ra con

người hiện sinh không thể sống như vậy, vì sống như thế là sống không mục đích,

không có tương lai. Nhưng con người cần phải vươn lên, và hướng về với Đấng Siêu

Việt, để tìm được ý nghĩa cuộc đời.

Cũng lập trường đó, Jaspers cho rằng con người không thể trở nên hoàn thiện,

bao lâu con người chưa vượt qua chính mình. Theo ông tự do cũng chính là một hành

động mang tính cách cá nhân : “Tự do là hành động làm cho tôi trở về với mình tôi.

Tự do là chọn, nhưng đây không phải là chọn những sự vật, như người bộ hành chọn

một trong những nẻo đi. Chọn đây là tự chọn! Tôi quyết định về tôi, dấn thân. Tất

nhiên tôi không thể trực tiếp chọn mình hoặc chọn hiện sinh : Tôi có thể chọn những

mục đích nhất định và ở ngoài tôi ; nhưng nhờ hành vi đó tôi tự quyết : ‘Tôi là tôi

chọn như thế’. Như vậy, tôi trở nên một với sự chọn của tôi, và đó là tôi vươn tới cái

tôi chính thực”55. Như thế, tự do của con người là tự do chọn lựa, có quyền tự quyết,

và chịu trách nhiệm về những việc mình sẽ làm.

Trong thông điêp Tin Mưng vê sư sông Đưc Thanh Cha Gioan Phaolo II noi đến

tự do nhưng không phải tự do như các triết gia quan niệm, nhưng Ngài nói tự do của

con người đến từ trên cao nghĩa là từ Thiên Chúa. Chỉ trong Thiên Chúa con người

mới thực sự tìm được ý nghĩa của tự do : “Tự do là một ân huệ lớn lao của Đấng Tạo

Hoá bởi vì sự tự do được dùng để phục vụ con người và hoàn thành con người do

chính việc tự hiến và tiếp nhận tha nhân ; trái lại, khi chiều kích cá nhân chủ nghĩa

55 TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách ra khơi, tr. 172.

Page 36: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

36

được tuyệt đối hoá, thì tự do sẽ mất đi ý nghĩa đầu tiên của nó, rồi chính ơn gọi và

phẩm giá của nó cũng bị chối bỏ”56.

Như vậy, tự do của con người không phải là do con người tự tạo, nhưng là một

ân ban nhưng không của Thiên Chúa. Tự do của chúng ta không chỉ giữ lại cho riêng

mình, nhưng phải được trao ban cho tha nhân. Khi trao ban và phục vụ người khác, thì

tự do đó có một ý nghĩa cao quý mà không thể đo lường hay diễn được.

Kierkegaard là triết gia của thế kỷ XIX khi mà trào lưu của triết học hiện sinh

chưa thịnh hành, nhưng ông được xem là cha đẻ của triết học hiện sinh. Cũng vậy,

toàn bộ triết lý của Kierkigaard được gắn liền với chính cuộc đời của ông. Đối với ông

ba giai đoạn hiện sinh nói lên con đường mỗi người cần phải vượt qua. Ông đã mô tả

các giai đoạn đó bằng chính kinh nghiệm của mình với các cú nhảy như sau :

2.1.3. Giai đoạn hiếu mỹ

Kierkegaard là một người say mê kịch nghệ và âm nhạc nên ông có một tâm hồn

“bay bổng” thích đi tìm cái đẹp, thêm vào đó, ông sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng lãng

mạng của Mozart, nhất là hình ảnh chàng ăn chơi Don Juan. Chính vì thế, hình ảnh

chàng Don Juan sớm đi vào trong tâm hồn ông và nó chi phối cuộc đời của ông. Ông

bắt đầu đi tìm cho mình những niềm vui của khoái cảm, ông viết : “Hãy nghe những

thanh âm dịu dàng và ấm áp của đàn vĩ cầm ; hãy nghe tiếng gọi của khoái lạc và

những dao động của dục tình ; hãy nghe nỗi điên cuồng toàn thắng của lạc thú ; hãy

nghe sức thúc bách như nước vỡ bờ của đam mê ; hãy nghe nhịp thở của ái tình ! Hãy

nghe giọng rủ rỉ của cám dỗ ! Hãy nghe này, hãy nghe bản Don Juan của Mozart !”57.

Chàng Don Juan là đại diện cho những con người sống buông thả, nhằm thoả

nãm cho các đam mê xác thịt. Đối với chàng yêu chỉ sự gặp gỡ qua thân xác và nét đẹp

của mỗi cô gái cũng chỉ nhằm làm thoả nãm nhục dục mà thôi :

“Bao nhiêu thiếu nữ là bấy nhiêu cái đẹp, không bao giờ có hai vẻ đẹp giống

nhau. Khi tôi đã xem và ngắm nghía từng trăm vẻ kiều mỹ đó, nghĩa là sau khi tôi đã

cười duyên, than thở, tán tỉnh hoặc đe loi, cười, khóc, hy vọng, chán nản, được, thua

56 ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Tin Mừng về sự sống, số 19. 57 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 85.

Page 37: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

37

…, bây giờ tôi hồi tưởng lại tất cả, thì lòng tôi rạo rực và tình dục tôi bốc cháy. Đúng

rồi, tôi mê cô ấy, chính cô ta sẽ thuộc về tôi”58.

Như thế, chàng Don Juan tiêu biểu cho những chàng thanh niên ăn chơi mọi thời,

yêu chỉ là sự gặp gỡ, yêu đương trong khoảnh khắc rồi bỏ mặc người yêu cũ, để đi tìm

cô gái mới trong chốc lát và chốc lát triền niêm. Tình yêu không dựa trên hạnh phúc,

nhưng chỉ là sự thoả nãm thân xác59.

Kierkegaard phác hoạ một chàng thanh niên Don Juan suốt ngày chỉ đi tìm cho

mình những bông hoa đẹp để thoả mãn lòng mình. Nhưng thực tế chàng không bao giờ

tìm được người mình theo đuổi, vì có thể người con gái đó chỉ nằm trong ảo mộng, mà

không có thực. Cuộc đời của nhiều chàng trai cũng thế, suốt cuộc đời đi tìm cho mình

một người đàn bà lý tưởng để suốt cuộc đời họ gắn bó với người đàn bà đó. Nhưng khi

chiếm được người đó rồi, thì người con gái đó bỗng trở nên bình thường đối với

chàng: “Người đàn bà chỉ ám ảnh người đàn ông khi người đàn ông chưa chiếm được

họ”60.

Cuộc sống của Kierkegaar được gắn liền với hình ảnh của chàng Don Juan, là

một cuộc sống không có lối thoát, không có tương lai và không có mục đích. Với lối

sống đó, không đưa đến cho con người hạnh phúc đích thật, nhưng chỉ nhằm thoả nãm

xác thịt trong chốc lát mà thôi. Người phụ nữ sẽ là nạn nhân của bao nhiêu thú vui và

những khoái lạc của những con người ích kỷ, họ sẽ phải gánh chịu nỗi bất hạnh của

kiếp người, hay như thân phận Thuý Kiều mà thi sĩ Nguyễn Du đã diễn tả trong

Truyện Kiều như sau :

“Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”61.

Từ đó, Kierkegaar nhận thấy lối sống theo cảm tính tự nhiên không đưa con

người đến hạnh phúc thật sự, nhưng nó chỉ mang lại cho ông sự buồn chán và cô đơn.

Nỗi buồn đó càng lớn hơn, khi ông nhận thấy cuộc sống ăn chơi thật mau qua và làm

cho con người ngày càng sa đoạ, ông nói : “Tâm hồn tôi buồn thảm như mặt ‘biển

58 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 86. 59 LÊ TÔN NGHIÊM, Sđd, tr. 146. 60 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 87. 61 https://sites.google.com/site/khonggianketnoidqt/truyen-kieu-tron-bo

Page 38: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

38

chết’ trên đó không một bóng chim bay qua ; con người nào mạo hiểm vào đó, giữa

đường sẽ bị quật ngã và lao đầu vào cái chết và sự hoang vu”62.

Tưởng chừng như Kierkegaard rơi vào bước đường cùng của sự thất vọng, nhưng

trong những khó khăn nhất của cuộc đời, ông đã tìm được cho mình một lối thoát. Ông

nói cần phải thay đổi cuộc đời, thay đổi con người và cần phải vươn lên. Nhưng để

muốn thay đổi cuộc đời và vươn lên thì con người cần phải làm một cú nhảy, từ giai

đoạn hiếu mỹ sang giai đoạn đạo hạnh.

2.1.4. Giai đoạn đạo hạnh

Trong giai đoạn hiếu mỹ Kierkegaard không tìm thấy được ý nghĩa cuộc đời,

sống chỉ là sống cho qua ngày, hưởng bao nhiêu thú vui rồi cũng chán. Vì thế, ông đã

thay đổi cuộc sống thay đổi con người, cần phải sống có trách nhiệm với người khác

và với xã hội, nghĩa là con người cần phải ý thức được những việc mình đã hay sẽ làm

trong tương lai. Khi bắt đầu suy nghĩ về tương lai của mình, thì cũng chính là lúc con

người biết chọn lựa và định đoạt cho cuộc đời mình.

Chính vì thế, Kierkegaard đã quyết định làm một cú nhảy, từ giai đoạn hiếu mỹ

sang giai đoạn đức lý hay còn gọi là giai đoạn đạo hạnh. Khi quyết định thay đổi một

điều gì đó chúng ta cần phải quyết tâm thay đổi tất cả con người từ cách suy nghĩ cho

đến những hành động cụ thể. Kierkegaard cũng không là một ngoại lệ, để chuyển qua

giai đoạn mới ông đã phải đánh đổi cả cuộc đời, từ lối sống phóng đãng ông đã chuyển

sang việc sống có trách nhiệm hơn. Nhưng ông đã sống giai đoạn đạo hạnh này như

thế nào ?

Kierkegaard mô tả một mẫu người lý tưởng cho đời sống gia đình đó chính là

chàng Wilhelm, một nhà luật sư trẻ tuổi, vừa mới lập gia đình. Ông coi Wilhelm là

một mẫu người sống có ý thức, có chọn lựa và trung thành với bổn phận của mình, bổn

phận của một người cha, một người chồng. Anh ta không bị những đam mê của xác

thịt chi phối nhưng sống có trách nhiệm và tìm ý nghĩa cao đẹp của đời sống hôn nhân

: “Anh ta khoác lấy bộ áo nhiệm vụ mà anh cho là biểu thị cái bản tính thân thiết nhất

của anh. Đã định hướng nơi chính mình như thế, anh ta đào sâu lãnh vực đức lý và sẽ

không bao giờ mòn hơi kiệt lực khi làm hết sức để chu toàn nhiệm vụ. Do đó, con

người thực sự sống đời đức lý luôn cảm thấy bình an và chắc tâm, bởi vì anh ta không

62 LÊ TÔN NGHIÊM, Sđd, tr. 147.

Page 39: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

39

có bổn phận ở bên ngoài anh, nhưng ở ngay trong chính bản thân anh. Nếu đức lý

được hiểu đúng đắn, thì nó sẽ làm cho cá nhân cực kỳ chắc tâm về chính mình”63.

Như thế, Kierkegaard rất coi trọng đời sống gia đình, vì nơi đây con người sống

có ý thức, có trách nhiệm về bổn phận của mình, không còn chạy theo các đam mê,

hay những cảm tính nhất thời của con người như trong giai đoạn hiếu mỹ nữa, ông nói:

“Tôi quyết rằng gia đình là trường dạy cho con người có đức tính”64. Vì lý do đó, ông

tiến tới hôn nhân để tìm lại ý nghĩa sống cho đời sống hiện sinh của mình. Theo ông

tình yêu của đôi vợ chồng mới đáng gọi là tình yêu đích thực và tình yêu là bản chất

của đời sống vợ chồng : “Tình yêu là yếu tố cốt tử của cuộc hôn nhân. Nhưng hôn thú

và tình yêu, cái nào sinh ra cái nào ?... Hôn thú không phát sinh ái tình, nhưng giả

thiết là đã có ái tình rồi. Tuy nhiên tình yêu đó không phải là đã qua, nhưng còn mãi

ngày nay và sau này. Rồi đời sống gia đạo mang đến cho hai người một yếu tố mới,

yếu tố không có trong tình yêu : Đó là yếu tố đạo hạnh và Tôn giáo. Chính vì thế, đời

sống gia đạo xây trên nhẫn nại, còn ái tình không biết nhẫn nại là chi”65.

Kierkegaard muốn xây dựng hạnh phúc gia đình, nhưng ông luôn bị giằng co

giữa hai con đường : Một đàng muốn tiến tới hôn nhân để tìm được hạnh phúc ; nhưng

đàng khác lại không dám dấn thân vào con đường đó, vì sợ không chu toàn được bổn

phận và trách nhiệm của mình. Vậy tại sao Kierkegaard luôn bị giằng co giữa những

quyết định như thế ?

Thiết tưởng ông có một tâm hồn quá nhạy cảm và bi quan, lại bị ám ảnh bởi tội

lỗi, nên ông luôn băn khoăn mỗi khi chọn lựa. Vả lại, ông luôn luôn suy nghĩ những

điều chưa xảy ra hay chưa ai nghĩ tới. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định đi đến hôn nhân.

Sau khi trình luận án tiến sĩ ông đã đính hôn với Regina. Kierkegaard nghĩ rằng giờ

đây ông cần phải thay đổi cuộc đời để sống cho đúng với đạo lý làm người.

Thế nhưng, cuộc sống gia đình không làm cho ông thoả mãn, vì còn bao nhiêu

khó khăn trong đời sống gia đình mà ông không nghĩ tới. Một lý do căn bản đó là việc

Regina không hoà nhập theo lối sống của ông. Regina là một người vợ lý tưởng, ngoan

ngoãn, dễ thương, đạo đức, nhưng lại không sống tốt mối tương quan với Thiên Chúa :

“Đây là đầu đuôi câu truyện. Nàng là một thiếu nữ duyên dáng và nết na, nhưng nàng

63 Trích lại, NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 36. 64 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 93. 65 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 92.

Page 40: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

40

thiếu hẳn những đức tính tôn giáo. Về phương diện tôn giáo, người ta thấy nàng coi

Thiên Chúa như một ông cậu có tuổi và quảng đại, luôn luôn chiều theo ý các cháu …

Nàng biết tôn giáo và hay nói đến Chúa. Nhưng nàng có thể yêu một người thanh niên

hơn yêu Chúa”66.

Kierkegaard muốn người yêu phải cùng chàng vươn tới giai đoạn tôn giáo. Nghĩa

là không chỉ dừng lại ở đời sống vợ chồng, nhưng biết hướng lên Thiên Chúa để tìm ý

nghĩa của cuộc sống hiện sinh. Dù cố gắng giúp nàng trong đời sống tôn giáo nhưng

cuối cùng chàng phải bất lực, vì không muốn áp đặt tư tưởng của mình lên nàng. Đây

chính là nét đặc trưng của cuộc sống hiện sinh mà Kierkegaard muốn xây dựng : “Đã

một năm rồi. Xem ra nàng không lấy một ý niệm gì về tôn giáo. Nàng cần phải được

biến cải. Nhưng khổ cho tôi, nàng cứ ngây thơ như một đứa trẻ, và những bàn giải của

tôi có ảnh hưởng gì mấy đối với nàng đâu ? Và tôi cũng không nên kèm nàng dữ quá,

kẻo trở thành ông thầy dạy đạo của nàng chăng ? Ước chi tôi thành công trong việc

nâng nàng lên, hay nói đúng hơn, ước chi nàng biết tự mình vươn lên tới mức bay

liệng trong không khí tôn giáo ; khi đó mọi sự sẽ tốt đẹp cả … Nhưng không nàng chỉ

trầm mặc khi ở yên một mình, còn hễ có ai thì nàng lại vui vẻ như thường”67.

Cũng chính vì không giúp cho Régina vươn tới giai đoạn tôn giáo, nên

Kierkegaard đã làm đơn huỷ bỏ hôn ước. Sự dứt bỏ này đã gây cho ông rất nhiều đau

khổ, bởi vì ông vẫn còn yêu Régina. Khi ta cắt đứt một phần của thân thể, thì cả con

người đều thấy đau. Cũng vậy, việc dứt bỏ người mà mình thương yêu nhất còn đau

biết chừng nào. Dù đau đớn trong lòng nhưng chàng cũng đành đoạn tuyệt với nàng, vì

nàng không muốn cùng ông vươn lên giai đoạn Tôn giáo.

Thế nhưng, tuy cắt đứt mọi liên hệ với Régina nhưng ông vẫn một lòng gắn bó

với nàng. Sự gắn bó này được thể hiện khi chàng vẫn thường xuyên liên lạc với

Régina bằng cách viết tiểu thuyết, hoặc theo lời khuyến cáo của tôn giáo, hay được

lồng vào trong những trang nhật ký. Đặc biệt tình yêu của chàng đối với Régina được

chứng thực qua chúc thư mà chàng đã để lại, khi dành hết những tài sản mà chàng có

được cho nàng : “Tôi muốn phát biểu rằng, đối với tôi, lễ đính hôn đã có và có sức

66 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 90. 67 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 91.

Page 41: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

41

mạnh bó buộc cũng như lễ thành hôn và bởi đó, người thừa kế gia sản của tôi phải là

nàng, như thế tôi đã thành hôn cùng nàng”68.

Tuy xa cách nàng về mặt pháp lý, nhưng thực tình cảm của ông đối với nàng vẫn

còn thắm thiết. Đây là tình yêu chân thật, Kierkegaard đã hy sinh cuộc đời để cho

người yêu được hạnh phúc. Không những thế, ông còn dành tất cả tài sản và sự nghiệp

cho nàng. Cũng trong một đoạn khác ông đã khẳng định : “Ý muốn của tôi, trước sau

như một, là sau khi tôi từ giã cõi đời, những tác phẩm của tôi phải được đề tặng cho

nàng và cho cha tôi. Nàng phải thuộc vào lịch sử”69.

Quả thật, ông đã dành một chỗ đặc biệt trong lòng của mình cho nàng và người

cha thân yêu. Việc làm này thể hiện một tình yêu sâu xa mà ông đã dành cho Regina

và người cha đã từng yêu thương ông. Giờ đây, sau khi cắt đứt hôn ước với Regina,

Kierkegaard đã chuyển qua giai đoạn tôn giáo, bằng một tình yêu mãnh liệt hơn đó

chính là tình yêu Thiên Chúa.

2.1.5. Giai đoạn tôn giáo

Tưởng chừng ông có thể tìm thấy được hạnh phúc thật sự khi tiến tới hôn nhân.

Thế nhưng, cuộc sống gia đình không mang lại cho ông hạnh phúc đích thực, vì nó

chưa giúp ông sống đúng với vai trò của con người hiện sinh. Chính vì thế, ông quyết

định làm một cú nhảy tiếp theo bằng giai đoạn tôn giáo và để tìm về đích điểm của đời

mình.

Theo Kierkegaard đời sống tôn giáo là sống ngược lại với những quan niệm

thông thường. Bởi vì nó không đi theo một quy luật tự nhiên nhưng nó được thể hiện

bằng đức tin, bằng sự tin tưởng tuyệt đối : “Con người ‘tín hữu’ là con người tiến

bước không ngừng, cho tới một cứ điểm không còn đường trở lui mới thôi”70.

Kierkegaard gọi giai đoạn đạo hạnh là việc sinh hoạt thông thường, sinh hoạt

trong phạm vi của phổ thông. Nói cách khác, đời sống đạo hạnh là sống hợp với luân

thường đạo lý của con người, bởi vì đạo hạnh là luân lý, mà luân lý là sống theo những

luật lệ của lương tâm. Kiergaard lấy Socrate làm mẫu gương cho đời sống đạo hạnh,

còn giai đoạn tôn giáo này, ông lấy Gióp và tổ phụ Apraham làm chuẩn mực cho đời

68 GEORDES GUSDORF, Kierkegaard người chứng của chân lý, Nxb Cao Dao – Sài Gòn, Xuất bản lần thứ I, Dịch

giả: TÔN THẤT HOÀNG, 1969, tr. 66. 69 GEORDES GUSDORF, Sđd, tr. 72. 70 LÊ TÔN NGHIÊM, Sđd, tr. 152.

Page 42: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

42

sống của người tín hữu. Cũng theo Kierkegaard con người cần phải vươn tới giai đoạn

tôn giáo thì mới mong vãn hồi được những giá trị nhân vị của mình. Tại sao thế ?

Thưa bởi vì bao lâu còn sống trong vòng đạo hạnh, con người phần nào sống trong

phóng thể. Khi đó con người sống như mọi người thôi, nghĩa là còn sống theo những

luật lệ, chứ chưa sống theo nhân vị độc đáo của mình71.

Kierkegaard muốn vươn lên giai đoạn tôn giáo, vì ông xác định đích điểm của

mình không phải là đời sống nơi trần thế, nhưng là quê hương vĩnh cửu. Trong từng

ngày sống ông đã không ngừng chiến đấu để đạt được những điều mà mình đang ấp ủ:

“Cuộc đời Kierkegaard là quê hương của chân lý của ông, cuộc đời đó là tiền đặt

cuộc thường xuyên cho trận đấu với chính mình và với Thượng Đế, trong từng ngày

một, Kierkegaard đi tìm ý nghĩa của vận mệnh mình”72.

Ông gọi giai đoạn tôn giáo là giai đoạn của những người anh hùng, vì dám sống

cho lý tưởng cao đẹp, dám đánh đổi cả cuộc đời để vươn tới Đấng Siêu Việt. Tuy

nhiên, theo ông những người như thế là những anh hùng bi đát và tổ phụ Ápraham là

một điển hình : “Con người anh hùng bi đát là con người khước từ những gì vững

chắc để tiến tới một cái gì vững chắc nhất và con mắt hướng về cái vững chắc nhất ấy

với một tấm lòng đầy tin tưởng”73.

Kierkegaard đã lấy tổ phụ Ápraham làm mẫu mực cho một đức tin, vì đã dám

đánh đổi cuộc đời của mình bằng sự kiên vững trong đức tin. Dù không biết tương lai

cuộc đời sẽ ra sao, nhưng Ápraham vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Vì thế,

Áp raham được gọi là cha của những người tin.

Theo Kierkegaard, người có đức tin là người dám sống cho lý tưởng cao đẹp, và

sống như thế là sống đúng con người hiện sinh. Nhưng đức tin dường như đi ngược

với những quy luật của tự nhiên, ông nói : “Đức tin là một điều nghịch lý vì đặt cá

nhân lên trên luật thông thường”74. Người sống đức tin là người dám đánh đổi cuộc

đời của đời sống thường nhật để sống cho một mục đích cao đẹp hơn. Cũng vậy, người

sống đức tin khước từ những đam mê trần tục để hiến dâng cả con người cho Thiên

71 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 95. 72 GEORDES GUSDORF, Sđd, tr. 44. 73 LÊ TÔN NGHIÊM, Sđd, tr. 152. 74 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 39.

Page 43: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

43

Chúa. Sống giai đoạn Tôn Giáo cũng khước từ đời sống hôn nhân để sống cho một lý

tưởng cao đẹp hơn.

Khi sống đức tin con người không chỉ sống mối tương quan với tha nhân, nhưng

từ đây con người mở ra với Đấng Siêu Việt : “Nhờ đức tin, con người nói chuyện cha

con với Thượng Đế, nối lại mối tương quan riêng với Ngài. Như thế, nhân vị con

người bước vào trạng thái được thông cảm đặc biệt với Tuyệt Đối. Đó là lãnh vực của

cô liêu thăm thẳm ; không ai có thể làm bạn đường với ta ở miền này ; không ai có thể

chỉ bảo hoặc giảng nghĩa cho ta”75.

Đặc tính của đời sống tôn giáo được thể hiện trong hai chữ độc đáo và tin yêu.

Con người tôn giáo là con người đã vãn hồi được nhân vị của mình, không còn bị trói

buộc bởi những luật lệ phổ thông của luân lý nữa. Hay nói cách khác, con người không

bị cản trở bởi định chế của xã hội những luật lệ của đời sống gia đình. Vậy bởi đâu con

người có thể biết mình là nhân vị độc đáo76?

Kierkegaard trả lời đó là khi chúng ta ý thức về tội lỗi, và tội lỗi làm cho con

người cảm thấy đơn độc, ông nói : “Chính tội lỗi là cái làm cho con người tự cảm thấy

đơn độc”77. Nhưng ông cũng cho rằng, chính tội lỗi đã đặt con người trong tương quan

với Thượng Đế. Quả vậy, tội lỗi không thuộc về phạm vi của đạo đức học, nhưng

thuộc phạm vi Tôn giáo. Lòng tin yêu của người công giáo càng làm cho con người

đối diện với Thiên Chúa một cách đích thực hơn. Như thế, khi ý thức về tội lỗi của

mình chúng ta cảm nghiệm tình yêu vô bờ của Thiên Chúa đối với chúng ta. Con

người cần phải đến với Thiên Chúa để được hoà giải với Ngài. Cũng vậy, khi con

người xa cách Thiên Chúa con người cảm thấy cô đơn, buồn chán.

Tóm lại, giai đoạn đoạn tôn giáo là giai đoạn của cuộc sống hiện sinh vì từ đây

con người không còn sống theo những khoái cảm của giai đoạn hiếu mỹ, hay bị bó

buộc như trong giai đoạn đạo hạnh, nhưng sống như những người tự do. Cũng vây, khi

con người biết khước từ mọi đam mê trần thế để hướng đến với Đấng Siêu Việt, thì

cũng là lúc con người tìm thấy giá trị của mình trong cuộc đời.

75 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 99. 76 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 96. 77 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 96.

Page 44: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

44

2.2. Gabriel Marcel

2.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp

Gabriel Marcel sinh ngày 7 tháng 12 năm 1889 tại Paris. Thời thơ ấu, Marcel là

một đứa trẻ gầy yếu và hết sức nhảy cảm. Khi Marcel được 4 tuổi thì mẹ qua đời, và

Marcel được kế mẫu là bà Ackermann chăm sóc, giáo dục. Bà kế mẫu của ông là một

người gốc Do Thái, đã trở lại đạo Tin Lành, nhưng sống phóng khoáng và rất tự do đối

với các tín điều tôn giáo. Thân phụ Marcel đã từng là cố vấn tham chính viện

Conseiller d État, và là bộ tư pháp tại Stockholm, là giám đốc trường Mỹ Thuật, giám

đốc thư viện quốc gia. Nhờ thế, ngay từ nhỏ Marcel đã được đi nhiều nơi, và được tiếp

xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau. Đây cũng là dịp để Gabriel Marcel có dịp gặp

gỡ và làm quen với các nhà văn lớn của Pháp, Đức, Anh, và đã ảnh hưởng rất lớn trên

triết lý của ông sau này.

Marcel được sống trong bầu khí yêu thương che chở của gia đình, nên cuộc sống

ông khá bình yên. Ông chịu ảnh hưởng của người cha về tinh thần ham mê nghệ thuật

và của kế mẫu về một thái độ “bất khả tri” đối với tôn giáo. Thế nhưng, ngay trong

thời niên thiếu, đã có những lúc ông bị căng thẳng nội tâm và như rơi vào tình trạng

tuyệt vọng.

Marcel là một người thông minh bẩm sinh, có nhiều tài trong nhiều lãnh vực

khác nhau : Phê bình văn chương, kịch trường, âm nhạc và triết học. Marcel từng

nghiên cứu bộ môn sân khấu, tâm lý, khoa phê bình, triết học và có một kiến thức sâu

rộng. Marcel có niềm đam mê đặc biệt đối với âm nhạc và kịch nghệ ; 8 tuổi ông đã

bắt đầu soạn những kịch bản đầu tiên của mình như Julius, Camuse.

Năm 1910, ông đậu thạc sĩ, lúc mới 21 tuổi nhưng vì làm việc quá sức, nên sau

đó ông phải đi nghỉ một năm tại Thuỵ sĩ. Chính trong thời gian này, Marcel đã thoáng

thấy những đường nét chính trong nền triết học nhân vị của mình. Sau đó, ông đi dạy

học tại nhiều nơi, nhưng không hành nghề liên tục, vì nhiều lý do. Trong thế chiến thứ

I, ông không đủ sức khoẻ để ra trận nên đã tham gia vào Hội Chữ Thập Đỏ đi tìm

những người mất tích.

Từ năm 1922, ông bỏ việc dạy học để lao vào lãnh vực phê bình văn học và kịch

nghệ, và lãnh vực xuất bản. Đặc biệt, ông đã từng xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị

và điều hành một nhà xuất bản lớn như Plon. Trong cuộc thế chiến thứ hai, ông trở lại

Page 45: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

45

việc dạy học tại trường vua Louis từ năm 1939 đến 1940 và tại Montpellier năm 1941,

nhưng là để tạm bù vào chỗ trống của một số giáo sư.

Từ khoảng đầu năm 1929, sau một thời gian tìm tòi và suy tư, ông cảm thấy được

Thiên Chúa kêu gọi, ông đã ghi lại trong nhật ký của mình như sau : “Tôi không hồ

nghi nữa, sáng hôm nay hạnh phúc lạ thường. Lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm rõ ràng

về ân sủng”78. Sau đó, ông đã lãnh nhận bí tích rửa tội gia nhập đạo Công Giáo. Ông

cũng đã dùng con đường triết học của mình để chứng minh sự hiện hữu của Thiên

Chúa. Cũng chính triết học đã giúp ông tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống hiện sinh.

Gabriel Marcel xuất bản hơn 10 tác phẩm triết học, khoảng 20 kịch bản và 100

bài báo. Một số tác phẩm triết học chính của ông là : Nhật Ký Siêu Hình đây là cuốn

quan trọng nhất, vì nó được soạn từ 1913 đến 1922 và xuất bản 1927, Hữu thể và sở

hữu (1935), Từ sự từ chối đến cầu khẩn (1940), Con người lữ khách (1940), Huyền

nhiệm hữu thể (1951-1952), Con người bí ẩn (1955)79.

Như thế, Gabriel Marcel đã để lại cho nhân loại một kho tàng kiến thức phong

phú về triết học lẫn văn hoá nghệ thuật. Ông là một triết gia hữu thần và triết lý của

ông có một chỗ đứng quan trọng trong triết học hiện sinh. Gabriel Marcel qua đời năm

1973, thọ 84 tuổi.

2.2.2. Hiện sinh và hiện hữu

Triết học của Gabriel Marcel chịu nhiều ảnh hưởng của triết học đương thời, ông

đề cập đến con người với hoàn cảnh sống của con người hiện sinh. Đối với ông con

người hiện sinh là con người cụ thể, là hữu thể đang hiện hữu trong thế giới. Tuy

nhiên, chưa bao giờ nhận mình là triết gia hiện sinh, nhưng chỉ nhận mình là người

theo trường phái “tân Socrate”. Tại sao thế ?

Thưa bởi vì trong thời đại của ông, triết học hiện sinh đang bành trướng, nó làm

sai lệch con đường của triết học hiện sinh và đi quá xa so với những điều ông suy

tưởng. Đặc biệt nhất là triết lý của J.P.Sartre và Merleau-Ponty đang ảnh hưởng rất lớn

đối với con người và xã hội thời bấy giờ, và làm lung lay nền đạo đức của Kitô-Giáo.

Triết lý của hai triết gia này mang chiều kích “chủ nghĩa hiện sinh”. Nó không đưa

con người đến hạnh phúc thật, nhưng chỉ làm cho con người thêm đau khổ và lo âu, vì

78 Trích lại, NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 118. 79 X. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 116-118.

Page 46: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

46

đã chối bỏ vai trò của Thượng Đế. Với danh hiệu là người thuộc trường phái “tân

Socrate”, Marcel nhắm theo đuổi hai mục tiêu xưa kia của triết gia Hy Lạp : Thứ nhất

về phương pháp ông luôn luôn dùng những tra vấn, để vươn lên mãi tới chỗ hoàn thiện

; Thứ hai về chủ đích thì luôn luôn nhắm tới chỗ đối diện với thực tại toàn vẹn80. Vậy

đối với Gabriel Marcel hiện sinh được hiểu như thế nào ?

Marcel chịu ảnh hưởng về tư tưởng của Husserl, nhưng ông không dùng phương

pháp “giảm trừ” như Husserl. Ngược lại, ông dùng phương pháp “mô tả” để trình bày

về hiện sinh của con người. Đối với ông, chúng ta không sở hữu một cái gì như thể

mình chiếm hữu, vì những cái đó đều nằm ngoài ta. Ông phê phán triết học cổ truyền

đặc biệt nhất là Platon, vì triết lý này bó buộc con người trong truyền thống cổ xưa và

đã chối bỏ con người hiện sinh :

“Nhìn vào khoa siêu hình học của thế kỷ này, người ta buộc lòng thú nhận rằng

các triết gia duy tâm đã thu giảm vai trò của hiện hữu đến chỗ bé nhỏ nhất. Họ chỉ

chú trọng đến tính chất rõ ràng và hợp lý của sự vật. Nhưng, điều chúng ta phải nhận

thức là : Hễ người ta càng chú trọng đến đối tượng và những thuộc tính khả niệm của

nó, người ta càng đi tới chỗ bỏ quên phương diện hiện hữu của nó”81.

Gabriel Marcel cho rằng, để vươn tới hiện sinh con người cần phải sống với thực

tại cụ thể. Nghĩa là con người sống với “cái là”, chứ không phải sống theo “cái có”.

Vì “cái có” là cái nằm ngoài ta, là cái ta đang sở hữu, là cái mà chúng ta có thể thêm

hoặc bớt, như cái nhà, cái xe, hay bằng cấp ; còn “cái là” là cái làm nên ta, là cái yếu

tính của chúng ta là cái ta đang sống. Như vậy, “cái là” mới là cái làm cho con người

có chủ thể tính để phân biệt tôi với anh. Chủ thể tính làm cho con người có giá trị hơn

bất cứ sự vật nào, nhờ có tự do và tình yêu.

Người hiện sinh là người không bám vào quá khứ, nghĩa là không dừng lại ở

“cái có” nhưng vươn tới tương lai, và sống với cái chúng ta “đang là”. Nếu chỉ sống

với “cái có” con người sẽ trở thành những đồ vật, chẳng có giá trị gì. Vì vậy, để con

người hiện hữu thì chúng ta cần phải sống với cái chúng ta đang là. Là người, là tu sĩ,

là giáo viên, là giám mục .v.v... tất cả đều nói lên con người hiện sinh. Triết học

Marcel đề cập đến từng nhân vị, là cái tôi, cái riêng tư, hay từng cá thể, vì chỉ có cá thể

mới làm cho con người hiện hữu, ông nói :

80 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 259. 81 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 261.

Page 47: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

47

“Chính suy tư về cá thể mới có thể ‘trả lại cho kinh nghiệm con người cái trọng

lượng hữu thể của nó’ và cho chúng ta biết thế nào là hiện hữu : ‘Chúng ta càng nhận

biết hữu thể cá thể theo phương diện cá thể, thì chúng ta càng hướng lần tới hữu thể

theo phương diện hữu thể”82.

Cũng thế, người hiện sinh không sống trong quá khứ và cũng không dừng lại nơi

hiện tại, nhưng biết hướng về tương lai. Con người hiện sinh là con người sống với cái

“hiện hữu” chứ không phải cái mình “sở hữu”, thể hiện sự chọn lựa, bằng tự do và

bằng sự sáng tạo để làm thăng tiến con người hiện sinh của mình. Gabriel Marcel chọn

hiện hữu như là môi trường sinh hoạt của con người khi bỏ qua những ý tưởng cao đẹp

mà triết học duy tâm đề cập đến. Ông cho rằng hiện hữu là một điều hết sức hiển nhiên

của con người : “Hiện hữu đối với tôi, là một cái chi vô cùng hiển nhiên và bất khả

nghi”83. Như vậy, hiện hữu làm thăng tiến cuộc sống của con người. Nó không dừng

lại nơi sự ích kỷ hay tính ù lì, nhưng biết vươn lên để hoàn thiện con người.

2.2.3. Hiện sinh và chiếm hữu

Gabriel Marcel là triết gia đề cập đến huyền nhiệm của con người, và triết học

của ông xoay quanh vấn đề hiện hữu và chiếm hữu, nhưng ông chỉ đề cao sự hiện hữu

của con người. Theo ông, chiếm hữu hạ thấp giá trị của con người, vì nó không đưa

con người tới hiện sinh. Khi nói chiếm hữu là nói đến lòng tham sự ích kỷ, không san

sẻ, nó thuộc về sở hữu của riêng ta. Cũng vậy, chiếm hữu nằm ngoài chúng ta, có thể

thêm hay bớt cũng được, là cái vỏ bên ngoài, là cái phù thể chứ không phải yếu tính.

Cho nên, theo G. Marcel con người hiện sinh là con người sống với cái hiện hữu, chứ

không phải cái chiếm hữu. Người hiện sinh còn là người biết chia sẻ cho tha nhân, là

người sống trong mỗi tương quan nhân vị. Vậy tại sao G. Marcel lại hạ thấp sự chiếm

hữu như thế ?

Chiếm hữu là cái người ta sở đắc không san sẻ, mang tính ích kỷ và không nghĩ

đến người khác. Chiếm hữu được đồng nghĩa với sở hữu như cái xe, cái nhà, cái

máy,… ta có quyền cho hoặc bán tùy theo sở thích của mỗi người : “Chiếm hữu bao

giờ cũng là chiếm hữu một điều gì khác với chính mình, ở ngoài mình và không trực

tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt đi con người thật của mình. Người chiếm hữu có thể

82 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr.121. 83 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 262.

Page 48: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

48

toàn quyền sử dụng vật mình chiếm hữu, phá hủy hoặc sang nhượng cho người

khác”84.

Chiếm hữu nói lên tính chất cứng đọng hiện sinh của con người. Bởi vì, nó

không phát xuất từ bản chất con người, nhưng nó được rập khuôn trong truyền thống

cổ xưa, hay ảnh hưởng bởi những ngoại tại. Khi chiếm hữu người ta chỉ giữ lại cho

mình, của cải hay ý tưởng của họ được bảo đảm. Của cải càng quý thì người ta càng

trân trọng, càng giữ kỹ và khi giữ kỹ thì chúng ta sở hữu nó và làm chủ nó mãi mãi.

Cũng vậy, khi có nhiều thiên kiến, ta càng khó nhận ra chân lý đích thực, và ta khó

đón nhận ý kiến của người khác Như vậy, chiếm hữu là chướng ngại để con người

vươn tới hiện sinh85.

Gabriel Marcel cho rằng chiếm hữu ảnh hưởng rất nhiều đến ý tưởng, niềm tin và

dĩ vãng cuộc đời ; ba lĩnh vực này đi theo suốt cuộc đời của chúng ta. Ông nói, một ý

tưởng bảo thủ là một ý tưởng suy đồi. Nó không nói lên tính chất hiện sinh của tinh

thần, nhưng như một sự vật, thuộc sở hữu của chúng ta. Khi nói “tôi có ý tưởng”, tức

là tôi để ý đến những ý tưởng đó và nó thuộc về tôi, thuộc quyền sở hữu của tôi. Như

vậy, ý tưởng của tôi trở thành phổ quát cho mọi người và mọi ý kiến nơi người khác

không còn giá trị. Theo ông, một ý tưởng như thế là một ý tưởng cứng nhắc, khó thay

đổi và nó trở thành thước đo cho chân lý.

Cũng vậy, khi ta nói “tôi có đức tin”, lúc đó đức tin của ta bị đóng khung trong

một công thức và nó là tài sản riêng của ta. Trong chiều hướng đó, đức tin trở thành

một nguyên tắc, bất động làm mất đi bản chất đích thực của nó. Ông nói thái độ này là

mầm mống của những kẻ cuồng tín gây nên sự chia rẽ giữa các tôn giáo và gây nên

các cuộc thánh chiến tàn khốc làm ảnh hưởng đến sự sống của con người86.

Ông viết : “Tôi càng coi những ý kiến và những niềm tin của tôi là những sự vật

riêng tôi, và tôi hãnh diện về chúng, thì những ý kiến đó càng đè nặng trên tôi bằng tất

cả tĩnh lực của chúng. Chúng thống trị tôi một cách bạo tàn (nghĩa là chúng bắt tôi

hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của chúng) : và đó là nguồn sinh ra tất cả mọi hình

thức cuồng tín”87.

84 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 122. 85 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 265. 86 X. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 124. 87 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 267.

Page 49: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

49

Một niềm tin như thế không còn là niềm tin đích thực nữa, vì nó đã bị những

người nhân danh tôn giáo để làm lợi cho mình. Đức tin là một điều gì cao trọng giờ

đây nó bị bó buộc trong những tư tưởng chủ quan của một số cá nhân. Trong chiều

hướng ấy, niềm tin có còn ý nghĩa nữa không, khi nó bị đóng khung trong những tư

tưởng ích kỷ, và làm mất tính chất hiện sinh của nó. Gabriel Marcel không dừng lại ở

đó, nhưng ông còn đi xa hơn là sống đức tin một cách thực thụ. Đức tin phải được lưu

truyền cho mỗi người, vì nó không phải là của riêng ai.

Ông cũng cho rằng, người hiện sinh là người không nên bám vào dĩ vãng. Bởi

khi sống với quá khứ người ta khó vươn tới hiện sinh. Người hiện sinh là người biết

vươn lên, không níu kéo với quá khứ, cũng không dừng ở hiện tại nhưng hướng đến

tương lai. Khi sống với quá khứ ta giống như một người nghe một bản nhạc, hay xem

một đoạn phim, nó kéo ta trở về với quá khứ mà bỏ quên hiện tại. Lúc đó, ta không

còn sống thực với đời sống của chúng ta nữa, nhưng nó đã bị khách thể hóa, và trở

thành những vật ở ngoài ta88.

Như vậy, hiện sinh là sống với cái hiện hữu, cái bản chất của con người. Con

người hiện sinh không dừng lại ở sự chiếm hữu, nhưng luôn biết thăng tiến nó. Triết

học của G. Marcel đề cao hiện hữu, vì hiện hữu nói đến tình yêu và tình yêu khởi

nguồn từ niềm tin. Niềm tin đưa ta đến sự dâng hiến và tự do của con người. Thế

nhưng, triết lý của ông không chỉ dừng lại ở hiện hữu và chiếm hữu nhưng là vấn đề

huyền nhiệm. Vậy huyền nhiệm của G. Marcel là gì ?

2.2.4. Con người là huyền nhiệm

Triết học của ông bàn nhiều đến vấn đề huyền nhiệm, huyền nhiệm theo

G.Marcel được bao trùm cả hữu thể. Do đó, triết lý của ông không nhằm thấu triệt hay

giải thích một chân lý khách quan nào, nhưng là biểu lộ huyền nhiệm của hữu thể.

Thay vì đi vào những khái niệm khách quan, Marcel lại chọn đường lối tiến gần đến

hiện hữu, tức là “tiếp cận cụ thể” với hữu thể. Ông gạt bỏ những cái bên lề hữu thể, để

gặp chính hữu thể nhờ thâm nhập vào những kinh nghiệm sống động của bản thân.

Như đã nói tuy chịu ảnh hưởng sâu xa về phương pháp hiện tượng học của Husserl,

nhưng triết lý của ông vẫn có những nét độc đáo riêng. Ông không dùng phương pháp

“giảm trừ” như Husserl nhưng thay vào đó là con đường “những tiếp cận cụ thể”.

88 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 270.

Page 50: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

50

Gabriel Marcel không định nghĩa chữ huyền nhiệm một cách rõ ràng, nhưng toàn

bộ triết lý của ông đã cho chúng ta thấy thế nào là huyền nhiệm. Huyền nhiệm của ông

không mang chiều kích tôn giáo, nhưng theo con đường của triết học. Theo ông huyền

nhiệm là cái bao trùm cả vũ trụ nó ở ngoài ta, nó vượt lên trên khoa học thực nghiệm.

Cũng vậy, huyền nhiệm không chỉ là tư duy, hay là một tinh thần thuần túy, nhưng nó

bao gồm cả tinh thần lẫn thể xác, cả cái tốt lẫn cái xấu, và cả thành công lẫn thất bại.

Như vậy, đối với G. Marcel tất cả con người đều là huyền nhiệm, và mỗi người có thể

khám phá huyền nhiệm nơi mình, ông nói : “Huyền nhiệm là vấn đề cuộn mình lên

chính những dữ kiện của mình”89.

Ông khẳng định thêm, mỗi người là một huyền nhiệm, nên tôi cũng là một huyền

nhiệm cho chính tôi. Huyền nhiệm, của tôi chỉ có thể được tiếp cận nhờ một kinh

nghiệm cụ thể và trực tiếp. Nhưng làm sao để tiếp cận với huyền nhiệm của chính tôi ?

Ông nói: Bản ngã tôi mang hai chiều kích đó là trung thành và dẫn thân. Tôi vừa trung

thành với quá khứ, nhưng đồng thời vẫn hướng về tương lai. Trung thành cũng có

nghĩa là sống đúng với con người thật của mình, và không bị chi phối bởi hoàn cảnh

sống hay người khác. Mỗi người có một lịch sử tính, nhưng lịch sử tính đó được kết

tinh từ quá khứ sang hiện tại và hướng tới tương lai. Khi từ chối dấn thân thì chúng ta

khước từ đời sống hiện sinh90.

Sống dấn thân chính là sống các mối tương quan giữa tôi với tha nhân, và tôi với

xã hội mà tôi đang sống. Nhưng đâu là điều kiện để chúng ta dấn thân ? Ông nói : Nhờ

có tự do mà chúng ta dám dấn thân. Sự dấn thân của tôi không đồng nghĩa với xu thời,

nhưng là kết quả của một sự chọn lựa có ý thức. Nhưng tự do mà ông muốn nói tới là

gì ?

Tự do của G. Marcel được đồng nghĩa với chính chủ thể. Tự do cũng chính là

hành vi sáng tạo của mỗi người. Tự do không phải muốn làm gì thì làm, nhưng đó là

“một sự cam kết cụ thể trong mỗi hành vi mà tôi chứng minh rằng mình không chỉ là

một tinh thần suông hay một thân xác suông, nhưng là một tinh thần nhập thể”91. Như

vậy, theo G. Marcel con người hiện sinh là con người tự do và tự do là sáng tạo. Hay

nói cách khác, tự do là chọn lấy con đường của mình để thăng tiến cuộc sống của

89 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 128. 90 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 126. 91 VP. M. DOMINICO PHẠM VĂN HIỀN, Sđd, tr. 44.

Page 51: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

51

mình. Nhưng tự do của con người không phải là tự do tuyệt đối, mà là tự do có điều

kiện. Con người góp phần với Thiên Chúa trong việc cải tạo thế giới chứ không phải

con người có khả năng sáng tạo thế giới vật chất này. Chính vì thế, con người cần mở

ra với Đấng Siêu Việt để sống tự do một cách sung mãn hơn và vươn tới cuộc sống

hiện sinh.

2.2.5. Tha nhân là huyền nhiệm

Đối với G. Marcel tha nhân có một chỗ đứng quan trọng trong triết học của ông.

Ông dùng chữ huyền nhiệm để nói về bản ngã, tha nhân và Thượng Đế. Tôi là một

huyền nhiệm, và tha nhân cũng là huyền nhiệm. Tôi có chủ thể tính, tha nhân cũng có

chủ thể tính như tôi và chủ thể tính nói lên con người độc đáo. Chủ thể tính không giữ

cho riêng tôi nhưng phải trao ban cho người khác. Tôi có tự do tha nhân cũng có tự do,

tự do nói đến sự chọn lựa và quyền tự quyết của mỗi người. Nhưng tự do đó chỉ có ích

khi chúng ta biết dấn thân. Sự dấn thân của tôi hướng về tha nhân và về Thiên Chúa,

chứ không phải một đối tượng nào khác. Tại sao ? Ông thưa : Ta không dấn thân cho

sự vật vì sự vật không đáng cho ta dấn thân. Chúng ta cũng không dấn thân cho một lý

tưởng, vì lý tưởng là một cái gì đó trừu tượng. Cũng vậy, chúng ta không dấn thân cho

chính mình, vì dấn thân cho mình là một sự ích kỷ. Nhưng sự dấn thân của ta phải đưa

đến mối tương quan trong “chúng ta”92. Vậy làm sao có “chúng ta” ?

Ông trả lời chúng ta có trước tha nhân, vì trong mỗi người đã có sử tính rồi. Sử

tính này nói đến các mối tương giao, nghĩa là chúng ta không sống một mình nhưng là

sống cùng, và sống với người khác. Gabriel Marcel trình bày mối tương quan với tha

nhân bằng sự gặp gỡ. Sự gặp gỡ này là khởi điểm phát sinh tình yêu và tình yêu nối

kết tôi với tha nhân : “Rút cục mối hòa cảm giữa tôi và tha nhân bắt nguồn trong mối

giây liên lạc cảm xúc, cho phép ta cộng thông trong một kinh nghiệm nào đó, cái kinh

nghiệm để chúng ta khám phá ra một thân phận chung, mọi chỗ đứng chung, cùng một

tình cảm”93.

Gặp gỡ là sự cảm thông giữa hai nhân vị, vì gặp gỡ là đối thoại và để chia sẻ tình

yêu. Có những lúc nói chuyện với tha nhân nhưng ta vẫn độc thoại. Tại sao thế ? Thưa

bởi vì lúc đó ta chưa coi tha nhân như là một nhân vị cần phải được tôn trọng, nhưng

92 VP. M. DOMINICO PHẠM VĂN HIỀN, Sđd, tr. 44. 93 ĐẶNG PHÙNG QUÂN, Triết học hiện sinh - Hiện hữu Tha nhân với Gabriel Marccel, Nxb Đêm Trắng, In lần

thứ I, Sài Gòn, 1969, tr. 87.

Page 52: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

52

ta mới coi tha nhân như một dụng cụ, một sự vật dùng vào những mục đích của riêng

ta. Đối thoại cũng chính là sự thắc mắc và quan tâm tới tha nhân :

“Bao lâu tôi chưa thắc mắc về tha nhân và chưa đợi ở tha nhân những câu trả

lời có tính cách quan trọng, thì tôi chưa coi tha nhân là anh, và mới chỉ coi là hắn

thôi. Coi là hắn, tức là coi tha nhân như một sự vật, hay ít ra cũng coi tha nhân là một

người vắng mặt, và như vậy làm sao gặp gỡ được”94.

Như thế, điều kiện của sự gặp gỡ chính là việc mở lòng ra đón nhận tha nhân với

tất cả sự kính trọng. Thắc mắc cũng chính là sự quan tâm tới nhu cầu của tha nhân,

lắng nghe ý kiến của họ. Theo G. Marcel khi coi tha nhân là hắn, thì dù tôi có hỏi han

tha nhân đi nữa, tôi cũng chưa thực sự sống mối tương quan với tha nhân. Bởi vì, lúc

đó hai người nói chuyện với nhau, nhưng không có sự cảm thông giữa hai nhân vị. Tôi

nói chuyện với tha nhân vì bắt buộc tôi phải nói, chứ tôi không có thành ý lắng nghe

họ. Trái lại, khi coi tha nhân là anh, tôi chờ đợi câu trả lời của họ, sẵn sàng đối thoại

với họ và chia sẻ vui buồn cùng họ. Mặt khác, sự gặp gỡ này nói lên mối tương quan

thân thiết giữa tôi và anh, và tạo nên danh từ “chúng ta”. Giờ đây tôi và anh không

còn là người xa lạ, nhưng như là những người anh em thực sự.

Đồng quan điểm với G. Marcel, E.M. Forster cũng đề cao mối tương quan với

tha nhân, ông nói trong Nhật ký Siêu hình rằng : “Chỉ có đời tư mới là tấm gương

phản chiếu vô hạn, chỉ có những tương giao cá nhân mới hướng về một nhân vị nằm

ngoài tầm mắt hàng ngày của chúng ta”95. Như vậy, khi chưa coi tha nhân là đối

tượng của sự gặp gỡ, chúng ta chưa sống đúng các mối tương giao. Nhưng để sự gặp

gỡ mang lại ý nghĩa thì cần phải có sự đối thoại chia sẻ với nhau. Sự gặp gỡ này theo

G. Marcel cần phải được đặt trên tình yêu.

Gặp gỡ giúp chúng ta sống tốt mối tương quan với tha nhân. Tuy nhiên, nếu chỉ

có sự gặp gỡ thì chưa đủ, nhưng chúng ta cần tiến lên cấp độ cao hơn nữa đó chính là

yêu mến. Theo G. Marcel, điều kiện để có tình yêu thì cần phải có sự “cầu khấn”. Vì

sự gặp gỡ mới chỉ là sự chờ đợi câu trả lời của tha nhân thôi. Cầu khấn không những là

một sự chờ đợi câu trả lời của tha nhân, nhưng còn nói lên sự lệ thuộc giữa tôi với tha

nhân. Khi cầu khấn ta đối diện trực tiếp với tha nhân, nói lên một thái độ cầu xin và

làm cho tha nhân xao xuyến. Trong viễn tượng đó, ta đã đặt tha nhân vào vị trí của

94 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 288. 95 ĐẶNG PHÙNG QUÂN, Sđd, tr. 22.

Page 53: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

53

người thân thuộc và tha nhân trở thành người quan trọng đối với ta. Thế nhưng, trong

mối tương quan này luôn có hai chiều, tôi hướng tới tha nhân và tha nhân hướng về

tôi96.

Tình yêu mà G. Marcel nói tới được ví như tình yêu giữa một người nam và một

người nữ. Theo ông, tình yêu hôn nhân là mẫu mực cho một tình yêu dâng hiến, đó

cũng được gọi là tình yêu vô vị lợi, hay tình yêu “Agapê”. Khi yêu nhau, hai người

càng nhận ra những đức tính tốt của nhau và người kia có thể bù đắp những khiếm

khuyết mà nơi mình không có. Khi đó, sự cầu khấn càng trở nên dịp để hai người chia

sẻ cho nhau những gì mà người kia đang cần. Cũng vậy, nhờ cầu khấn và sự tin tưởng

lẫn nhau, người yêu nhau tự cảm thấy mình phong phú và tiến triển thêm mỗi ngày.

Tin tưởng giúp chúng ta xây dựng tốt các mối tương quan và xây dựng xã hội.

Một xã hội không có niềm tin là một xã hội hỗn loạn. Lúc đó, người ta không còn

tin tưởng nhau nữa, vì ai cũng sợ bị lừa dối, sợ bị người khác lợi dụng. Ngược lại,

niềm tin giúp cho con người xích lại gần nhau hơn. Và khi tin ai thì đồng nghĩa ta cũng

đón nhận chủ thể tính của người đó. Như thế, niềm tin không bị đóng khung trong

phạm trù nào nữa, nhưng nó vượt lên trên mọi nguyên tắc không như Kant quan niệm :

“Hãy chỉ hành động theo nguyên tắc mà bạn có thể, để ngay lúc ấy nó trở thành một

luật phổ quát. Và ông nói thêm : Hãy hành động bằng cách đối xử với con người như

là cứu cánh chứ không bao giờ như là phương tiện”97.

Như thế, mỗi nhân vị là một huyền nhiệm và huyền nhiệm của tha nhân cũng

phải được tôn trọng như huyền nhiệm của chính tôi. Tôi chỉ khám phá ra huyền nhiệm

của tha nhân, khi thông hiệp với họ. Nhưng huyền nhiệm của tôi cũng phải được bổ

túc bởi huyền nhiệm của tha nhân và ngược lại. Bởi mỗi người đều chưa hoàn thiện và

còn nhiều khiếm khuyết, nên cần phải nhờ sự trợ giúp của người khác mới mong đạt

tới sự hoàn thiện. Chính vì vậy, Gabriel Marcel chủ trương người hiện sinh là người

tìm thấy được giá trị của mình, cũng như người khác. Người hiện sinh không dừng lại

nơi vật chất trần gian, nhưng biết vượt qua nó để hướng tới Đấng Siêu Việt, nhờ có tự

do.

96 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 290-291. 97 NGUYỄN ƯỚC, Đại cương Triết học Tây Phương, Nxb Tri Thức, 2009, tr. 247-248.

Page 54: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

54

2.2.6. Huyền nhiệm Thượng Đế

Triết học của Gabriel Marcel đề cập đến bản ngã huyền nhiệm, tha nhân huyền

nhiệm và cuối cùng huyền nhiệm Thượng Đế. Huyền nhiệm được ông trình bày từ gần

đến xa, từ thấp đến cao theo từng cấp độ. Nhưng ông lại đề cao huyền nhiệm của

Thượng Đế, vì trong Ngài con người tìm thấy được giá trị của mình. Theo ông Thiên

Chúa không phải là một đối tượng, vì đối tượng bao giờ cũng là vật chất. Thế mà vật

chất là cái gì tạm bợ, nay có mai không, còn Thiên Chúa là một huyền nhiệm. Khi nói

huyền nhiệm là những gì vượt ra ngoài trí hiểu của con người. Thiên Chúa không bị bó

buộc trong tư tưởng của con người, vì không thể dùng từ ngữ của con người để diễn tả

về Ngài được. Vậy chúng ta có thể chứng minh về sự hiện hữu của Ngài không ?

Ông thưa trước khi chứng minh, thì chúng ta phải tin có Thiên Chúa rồi, vì Ngài

có từ đời đời. Ngài cũng không phải là một đối tượng của vật chất nên con người

không thể dùng khoa học thực nghiệm để chứng minh về sự hiện hữu của Ngài được.

Nếu dùng lý chứng để chứng minh về sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì chúng ta đang

làm một việc vô ích đối với những người không muốn đón nhận đức tin :

“Không thể chứng minh Thượng Đế, những lý chứng về sự hiện hữu của Thượng

Đế không thể thuyết phục những người đã không tin nơi Thiên Chúa, và do đó họ

không có cần tới những bằng chứng. Bằng chứng giả thiết niềm tin chứ không đi trước

niềm tin. Mặt khác, vì Thiên Chúa không phải là một đối tượng, nên không có một

phán đoán nào về Ngài có giá trị hoàn toàn. Khi chúng ta nói về Thiên Chúa, đó

không còn đúng là Thiên Chúa nữa ; bởi vì tự yếu tính. Ngài vượt qua mọi nhận thức

khách quan”98.

Như vậy, theo G. Marcel chúng ta không thể chứng minh về sự hiện hữu của

Thiên Chúa. Vì Ngài vượt xa mọi ý tưởng và sự hiểu biết của con người. Ông cho rằng

thần học hiện sinh chỉ có thể đi vào nẻo đường “thần học phủ định” mà thôi. Vì thế,

để thông hiệp với Ngài con người có cần niềm tin. Đức tin xóa tan mọi nghi ngờ, vì

nghi ngờ dễ làm cho con người mất niềm tin. Cũng vậy, nghi ngờ làm mất đi các mối

tương quan. Không có mối tương quan, thì cũng đồng nghĩa con người không có hiện

sinh, và không có hiện sinh là một cuộc đời bế tắc, đau khổ.

98 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 133.

Page 55: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

55

Chính vì thế, đức tin là một sự dấn thân hoàn toàn của chúng ta cho Thiên Chúa.

Không những thế, đức tin còn là một sự thách đố cho những ai dám dấn thân cho Ngài.

Vì khi tin ai thì chúng ta hoàn toàn tín thác nơi họ, và phó thác cuộc đời mình trong

tay người đó.

Gabriel Marcel cũng lên án triết học duy lý, nhất là Descartes. Vì triết lý này chỉ

chú trọng đến cái tôi “tôi suy tư”, mà bỏ quên mất tha nhân. Thế mà, triết học của G.

Marcel lại đặt tha nhân lên hàng đầu, ông cũng loại bỏ “cái tôi” và thay vào đó là

danh từ “chúng ta”. Hơn nữa, cái “tôi suy tư” mang chiều kích cá nhân, nó bị đóng

khung trong cái tôi ích kỷ và khó mở ra với tha nhân. Vì thế, nó không những làm cản

trở con đường tôi đến với tha nhân, nhưng còn là một thách đố để tôi thể hiện tình yêu

dâng hiến. Nhưng tình yêu dâng hiến lại được phát triển trên tình yêu tha nhân :

“Tình yêu xét như một thực tại đối lập với nhục dục, và xét như niềm phối hiệp ta

với một thực tại siêu việt hơn ta, tình yêu đó thực là cái sâu xa nhất trong con người,

và còn là phần tinh hoa nhất của con người ; nó liên kết ta với tha nhân. Chính tình

yêu chân chính đó được tôi coi là sự kiện hữu thể học căn bản và nền tảng. Khoa siêu

hình học chỉ thoát ra khỏi ngõ bí, khi nào chúng ta truy nhận thế ưu tiên đó của tình

yêu”99.

Mặt khác, G. Marcel cho thấy khoa siêu hình học cổ truyền đã đi vào ngõ cụt, vì

quá đề cao những sự vật có định nghĩa chắc chắn, thành thử tuy nói hữu thể học mà

thực ra người ta chỉ bàn đến những sự vật. Khi đó, người ta đã giản lược con người

vào trong một ý niệm và đưa ra cho nó một định nghĩa mang tính phổ quát. Thế

nhưng, con người hiện sinh lại không bị bó buộc trong một phạm trù nào cả, vì mỗi

người là một nhân vị tự do, có hoàn cảnh và những nhu cầu riêng. Người hiện sinh

được xây dựng trên tình yêu, nhưng tình yêu thì cần phải có niềm tin. Đức tin giúp con

người xích lại gần nhau hơn, hướng tới tình yêu trọn vẹn trong Thiên Chúa.

Như vậy, con người không có khả năng để nói về một Thiên Chúa đúng với bản

tính của Ngài. Nhưng con người chỉ dùng đức tin và lòng yêu nếm để khám phá vẻ đẹp

của Ngài mà thôi. Vì Thiên Chúa là một huyền nhiệm, huyền nhiệm đó cũng khác với

huyền nhiệm của tôi và tha nhân. Tôi và tha nhân là người, mà con người thì có thân

xác và tôi có thể nhận biết tha nhân bằng giác quan. Vì thế, tôi có thể nhận biết tha

99 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 296.

Page 56: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

56

nhân một phần nào nhờ trực giác. Ngược lại, Thiên Chúa là Đấng khôn dò khôn thấu

nên con người không thể biết Ngài một cách trực tiếp, nhưng con người chỉ biết ngài

qua mạc khải và qua Thánh Kinh. Chính sự dấn thân nối kết ta với Thiên Chúa và để

tình yêu của ta được triển nở hơn nhờ tham dự vào tình yêu cao cả của Thiên Chúa.

Page 57: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

57

Chương III

Con người theo quan niệm của các triết gia vô thần

3.1. Friedrich Wihelm Nietzsche

3.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp

Friedrich Nietzsche sinh ngày 15 tháng 10 năm 1844 tại Roecken, miền trung

nước Đức. Cha ông là mục sư gốc Ba Lan thuộc dòng dõi trưởng giả. Ông được người

cha dạy dỗ rất cận thận về trí dục lẫn đức dục. Thế nhưng, lúc lên 5 tuổi thì cha ông

qua đời và gia đình ông rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Lúc còn nhỏ Nietzsche là một

đứa trẻ ngoan ngoãn, thông minh và đạo đức. Chúng bạn thường gọi cậu là “ông mục

sư nhỏ”. Ngay từ hồi đó, Nietzsche đã tỏ ra ham mê âm nhạc và có năng khiếu nghệ

thuật ; ông đã soạn nhiều bài thơ và nhiều bản nhạc để ca tụng Thiên Chúa, hoặc để ca

tụng tổ tiên ông, những “người Ba Lan hùng tráng”100.

Năm 20 tuổi tức là năm 1864, ông ghi tên theo ngành ngữ học tại đại học Bonn.

Chính trong môi trường này, ông bắt đầu xa dần đời sống tôn giáo mà cha ông đã

truyền lại. Một năm sau ông bỏ đại học Bonn để sang học ở đại học Leipzig cho đến

năm 1869. Nơi đây, ông có dịp tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng mới đặc biệt là

Schopenhauer và ông đã say mê triết lý của triết gia này. Từ đó, cuộc sống của ông đã

thay đổi hoàn toàn, vì đã chịu ảnh hưởng sâu đậm triết lý của Schopenhauer : “Tinh

thần triết học đã cùng với Schopenhauer tràn vào tâm hồn Nietzsche như một trận bão

táp lay chuyển tất cả con người ông”101. Cũng chính triết lý này đã làm khủng hoảng

đời sống tôn giáo của chàng thanh niên Nietzsche. Ông đã chạy theo nhiều luồng tư

tưởng mới cùng với phong trào vô thần đang bành trướng mạnh mẽ trong xã hội thời

đó. Nietzsche còn cho rằng mình bị đánh lừa bởi giáo lý của Kitô Giáo, và chàng đã

dần dần xa lìa đời sống tôn giáo mà bấy lâu hằng tin theo. Rồi chàng bắt đầu lao mình

vào những thú vui, ăn chơi sa đọa cùng với các bạn bè trong trường và trong các thú

vui không có điều gì mà chàng không biết đến, từ hút thuốc, uống rượu, cho đến đàn

bà .v.v... Nhưng chẳng bao lâu chàng lại chán ngán những điều đó, bởi nó không đem

lại cho chàng niềm vui thực sự.

100 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 117. 101 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 117.

Page 58: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

58

Năm 1868 lúc mới 24 tuổi, chàng xin gia nhập quân ngũ, dù đáng lẽ chàng được

miễn vì là con một góa phụ và bị cận thị. Thế nhưng, tình yêu mãnh liệt mà ông dành

cho người lính, đã lôi cuốn ông gia nhập quân ngũ. Mặt khác, hình ảnh người lính làm

ông ngưỡng mộ, vì nó thể hiện cho một sức mạnh phi thường, một ý chí sống mãnh

liệt, và một tinh thần chiến đấu. Hình ảnh đó, luôn in sâu vào tâm trí của chàng thanh

niên trẻ tuổi, và nó đã ảnh hưởng sâu đậm trên triết lý mà ông sẽ xây dựng sau này.

Năm 1870 Nietzsche nghe tin Đức và Pháp lâm chiến, ông xin gia nhập quân đội

với vai trò y tá điều dưỡng. Tại Frankford, trên đường ra trận tuyến ông gặp một đoàn

kỵ binh diễn hành với vẻ hùng tráng, ông đột nhiên cảm thấy như đó là hình ảnh triết

lý của mình, ông nói : “Lần đầu tiên tôi cảm thấy rằng ý chí muốn sống mãnh liệt nhất

và cao độ nhất, không phải là biểu thị trong một cuộc vật lộn thảm hại để sống còn,

mà trong một ý chí muốn chiến tranh, một ý chí quyền lực, một ý chí muốn khắc

phục”102. Tuy nhiên, những gì mà ông nhận thấy chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài,

nhưng đàng sau đó còn ẩn chứa bao đau khổ, bệnh tật và chết chóc. Một phần ông

không chịu đựng được máu me, lại thêm căn bệnh tả lỵ và bệnh yết hầu hành hạ ông,

nên ông được đưa về nhà điều trị.

Năm 1872 Nietzsche trở về Bale, tuy thể xác yếu nhược, nhưng tinh thần ông

bừng cháy một ý chí mãnh liệt và ông đã cho mình nhiều ước vọng, ông viết : “Tôi có

trước mắt công việc đủ để làm trong 50 năm nữa và phải canh chừng thời gian một

cách nghiêm nhặt”103. Sau đó, ông cho xuất bản tác phẩm “Nguồn Gốc Bi Kịch Hy

Lạp từ Tinh Thần Âm Nhạc”, nhằm đề cao Wagner ; tác phẩm này được dư luận khen

ngợi và coi ông như vị cứu tinh của dân tộc Đức bằng con đường âm nhạc. Một năm

sau ông cho ấn hành hai phần đầu của tác phẩm “Quan điểm Phi Thời Gian” với

những tựa đề : “David Strausse, tín đồ và nhà văn” : Về sử dụng và nguy hại của ngữ

học đối với đời sống”104.

Năm 1888, ông soạn tác phẩm “Chiều Tàn Của Thần Tượng” ; đồng thời ông

cũng dự định tổng hợp tất cả tư tưởng của mình trong một tác phẩm mang tên : “Ý chí

102 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 47. 103 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 48. 104 X. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 48.

Page 59: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

59

hùng cường”, nhưng dự định này không thành công, vì từ đầu năm 1889 ông đã phát

điên. Ngày 25 tháng 8 năm 1900, ông qua đời trong sự cô đơn105.

3.1.2. Con người của ý Chí

Cũng như Kierkegaard triết học của Nietzsche chính là cuộc đời của ông. Ông

xây dựng triết lý của mình dựa trên ý chí. Ông cũng đã sống với những gì mà ông từng

suy tưởng, ông nói : “Tôi luôn luôn đem vào trong các văn phẩm cả cuộc đời và cả

bản thân của tôi. Tôi không biết thế nào là tri thức suông”106. Tuy nhiên, Nietzsche là

một người ốm yếu, gầy gò, và có lẽ vì muốn vượt lên khỏi số phận đó, nên ông đã xây

dựng triết lý người hùng. Thế nhưng, để xây dựng triết lý của mình ông đã phá đổ tất

cả các giá trị cổ truyền ngay cả nền luân lý và đạo đức cổ xưa. Ông cho rằng cần phải

loại bỏ tôn giáo thì con người mới được tự do, và sống sung mãn hơn. Vậy tại sao

Nietzsche lại căm thù các tôn giáo như thế ?

Thưa bởi vì ông cho rằng tôn giáo là sản phẩm của những kẻ bệnh tật, yếu hèn và

những kẻ này không thể hưởng được những giá trị đích thực ở đời này, nên mới tạo ra

những giá trị ở đời sau, ông nói : “Chính những kẻ bệnh tật và những kẻ ốm yếu đã

khinh chê thân xác và trái đất này ; họ đã tạo ra những sự trên trời”107. Như vậy,

Nietzsche đã loại bỏ đời sống tôn giáo ra khỏi cuộc sống của con người và chỉ chân

nhận những giá trị ở đời này mà thôi. Cũng vậy theo ông, mỗi người phải là những

người hùng dám sống một cách mạnh mẽ, dám chiến đấu vì mục đích của mình. Cần

phải loại bỏ những con người nhút nhát, yếu nhược, vì những người này là những

người không đáng sống.

Nietzsche không tin nhận có đời sau và Thiên Chúa không còn hiện hữu trên ý

thức của ông. Như thế, ông chủ trương rằng vũ trụ này đi theo một quy luật tự nhiên

không sinh cũng như không diệt, vì nếu có ông sẽ phải tin nhận có một vị thần nào

sáng tạo ra nó. Chịu ảnh hưởng của thuyết Darwin, Nietzsche cho rằng mọi vật trong

vũ trụ đi theo một vòng tròn, nó không sáng tạo ra hoàn toàn, cũng như không bị mất

đi. Mọi vật được đi theo một quy luật gọi là “Quy Hồi Vĩnh Cửu”. Ngược lại, theo

Nietzsche con người không bị nhận chìm trong thế giới hỗn độn đó. Nhưng con người

phải là người vươn lên và phải thể hiện mình như một sức mạnh cao cả nhất. Con

105 X. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 52. 106 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 52. 107 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 131.

Page 60: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

60

ngươi phải dùng sức mạnh của vũ trụ để biến thành khả năng đi lên, và tự giải thoát

mình khỏi những khó khăn. Con người đó, là người chỉ tin vào cảm giác. Ông cũng

đồng ý với Kant khi cho rằng mọi nhận thức đều đến từ kinh nghiệm của giác quan. Vì

theo ông, giác quan không bị lừa dối, là cái mà con người biết được cách trực tiếp. Tuy

nhiên, Nietzsche lại phê bình triết lý duy nghiệm của Davit Hume108.

Để bảo vệ cho lập trường của mình, Nietzsche cho rằng chính Parménide và

Socrate đã giết chết tinh thần hùng cường và sức sống mãnh liệt của người Hy Lạp.

Hai vị thần Apollon và Dionysos, mỗi vị biểu tượng cho một khía cạnh tinh thần của

người Hy Lạp. Apollon là thần của ánh sáng, và Dionysos là là thần của sức sống

mãnh liệt.

Chưa dừng lại ở đó, Nietzsche còn phê phán nền luân lý cổ truyền. Ông cho rằng,

xã hội trong thời đại ông gồm có hai cấp đó là chủ ông và nô lệ ; chủ ông là những

người mạnh mẽ đại diện cho uy quyền, là những người đáng sống, ngược lại người nô

lệ là những người yếu nhược, là những người hèn kém, có tâm hồn nhu nhược, mệt

mỏi, không đáng sống. Họ luôn luôn sợ cái uy phong của người hùng, sợ nhân đức của

người chủ. Nói cách khác, họ là những người không có đời sống hiện sinh. Như thế,

Nietzsche đã đảo lộn trật tự giá trị của xã hội mà bấy lâu người ta đã chấp nhận nó như

một quy chuẩn của đời sống luân lý. Những gì mà trước đây người ta cho là Chân -

thiện - mỹ cũng đều bị đảo lộn.

Nietzsche quan niệm rằng, không thể có chân lý trừu tượng, không thể có sự

nhận thức tuyệt đối, một thứ trí thức hình thức, tri thức bắt buộc trăm người cùng có

một quan điểm như nhau. Tri thức như thế, chỉ mang hình thức thụ động, vì họ không

dám mở mắt để nhìn nhận những điều mới và họ sợ những ý kiến của mình không

được chấp nhận. Vì thế theo ông, mỗi người phải là chân lý cho riêng mình, và họ phải

trở thành một quy chuẩn cho riêng họ và không bị chi phối bởi người khác. Tuy nhiên,

một khi không chấp nhận ý kiến của người khác, chúng ta sẽ không có chân lý khách

quan. Chúng ta bị đóng khung trong thành kiến và quan niệm của riêng ta109.

Nietzsche phác họa hình ảnh người hùng với đầy mạnh mẽ và cương quyết. Mọi

giá trị đạo đức đều do mình đặt ra, vì mỗi người đều trở thành một quy chuẩn cho xã

hội. Ý chí hùng cường là ý chí thống trị, chúng ta không thống trị bằng vũ lực hoặc

108 X. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 54-56. 109 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 127.

Page 61: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

61

bằng mưu mô, nhưng bằng cách đặt cho vạn vật những giá trị mới. Theo ông “ý chí”

không chỉ là một cơ năng riêng biệt, nhưng bao hàm mọi sinh hoạt tâm linh : Cảm giác

bản năng, cảm xúc, đam mê, tư tưởng, cử động .v.v… trong đó, nổi bật nhất là bản

năng. Ông cho rằng có hai loại luân lý tồn tại trong xã hội : Đó là luân lý của chủ ông

và luân lý nô lệ. Những luân lý này là dây trói buộc con người trong một hoàn cảnh

của xã hội và khi ai chấp nhận nó tức là tự buộc mình trong một hệ thống luân lý nhất

định. Ông lên án xã hội sống một cách vô bổ, không có mục đích, không có động lực.

Ông gọi thời đại mà ông đang sống là thời đại “hư vô chủ nghĩa”110. Vậy tại sao ông

lại gọi như thế ?

Thưa bởi vì ông nghĩ rằng con người thời nay sống dựa dẫm vào người khác,

không biết khẳng định chính mình. Khi sống theo một quy chuẩn của xã hội họ bị lệ

thuộc vào những luật lệ, khuôn mẫu sẵn có. Quả thế, họ không còn là chính họ nữa

nhưng đã bị người khác làm tha hóa họ. Vì họ không còn sống theo lẽ tự nhiên và

những điều họ muốn nhưng theo những quy luật mà xã hội đặt ra. Cũng chính vì lẽ đó,

mà Nietzsche đã hét lên : “Thù địch của tôi là ai ? Đó là bọn người muốn bỏ bê tất cả

mọi sự và không muốn tự kiến tạo lấy mình. Chúng là những kẻ nói rằng : ‘Tất cả đều

vô ích’ và chúng không biết tạo lấy những giá trị cho mình”111.

Ngược lại, người hùng là người không sống theo một quy tắc hay luân lý nào cả.

Họ phải khước từ những giá trị đạo đức mà xã hội đã đặt ra. Mỗi người có thể là một

quy tắc sống cho chính mình và họ trở thành luật cho chính họ :

“Luân lý là gì nếu không phải là sự tuân phục những lề thói, bất cứ lề thói đó

hay dở thế nào ; sống theo luân lý là sống theo tập tục ... Trái lại, người tự do là người

vô luân, vì người tự do muốn rằng trong tất cả mọi việc, nó chỉ chịu quyền của chính

mình trong tất cả mọi việc, nó chỉ chịu quyền của chính mình mà thôi, không chịu theo

một tập tục nào hết”112.

Nếu tự do của các triết gia hữu thần là tự do có điều kiện thì tự do của Nietzsche

đi ngược lại quan niệm của các triết gia đó. Vì triết lý của ông không muốn lệ thuộc

vào bất cứ một điều gì ? Thật vậy, theo Nietzsche con người sống không cần tuân theo

một quy luật hay luân lý nào cả. Ông đưa ra một mẫu người hùng rất xa lạ với đời

110 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 135. 111 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 136. 112 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 137.

Page 62: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

62

sống xã hội, nó đã đạp đổ tất cả nền luân lý cổ truyền và quan niệm của con người thời

đó. Vì thế, người hùng của Nietzsche là con người tách ra khỏi xã hội, con người đó

không có xã hội tính. Nó bãi bỏ mọi quy tắc sống, cũng như làm đảo lộn mọi giá trị

đạo đức. Cũng vậy, mọi ý kiến của người khác sẽ trở nên thừa đối với người hùng, vì

người hùng có quyền tự quyết và đặt ra các bậc thang giá trị cho riêng mình. Vậy tại

sao ông lại đảo lộn đời sống của người đương thời như vậy ?

Thưa bởi vì con người trong thời đại của ông đi vào hư vô chủ nghĩa. Người ta

cho rằng : “Đời không đáng sống, tất cả mọi sự đều vô ích. Thôi cứ sống cho qua

ngày. Sống chờ đợi, chờ chết”113. Với lối sống này, họ đã xa rời đời sống hiện tại, và

họ coi mọi sự trên đời này đều là hư vô. Nietzsche không chấp nhận lối sống như thế,

nên ông đã thức tỉnh con người thời đó bằng việc xây dựng triết lý người hùng. Tuy

nhiên, ông đã đi quá xa vượt ra khỏi ranh giới của lề luật, vì ông cho rằng chính lề luật

kìm hãm đời sống hiện sinh của con người, không cho con người sống tự do. Cũng

chính quan điểm đó, mà triết lý của ông không được đông đảo quần chúng chấp nhận.

Nietzsche khẳng định ý chí người hùng là ý chí tự quyết. Mọi quy luật của xã hội

đã giết chết người hùng, vì người hùng bị các luật xã hội kìm hãm không còn sự tự do,

và không có khả năng sáng tạo. Người hùng phải là người dẫm đạp lên đám đông để

sống, nhưng lại bị đám đông khinh chê. Ông cho rằng kẻ nô lệ thấy mình bất lực trước

người hùng nên đã đặt ra quy luật và giá trị luân lý để dạy người ta khinh chê những

điều mà họ không đạt được. Cho nên, người hùng không nên tuân theo các quy luật đó,

không cần sống theo những gì mà người khác đặt ra, ông nói :

“Người cao thượng là người đã ý thức và tin tưởng đinh ninh rằng mình có

quyền tự nhận định, có quyền tự đặt ra những giá trị mà không cần có ai chấp nhận

hết. Cái gì họ nghĩ có hại, thì cái đó có hại, cái gì họ nghĩ là danh dự, thì đó là danh

dự : Người tự chủ là kẻ sáng tạo ra những giá trị. Đó là luân lý của người tự chủ, một

luân lý nêu cao danh dự của con người”114.

Nietzsche còn chu trương rằng, ngươi hung la ngươi dâm đap lên moi dư luân,

dam sông đung như minh nghi. Tuy nhiên theo ông, ngươi hung thương bi ngươi

đương thơi khinh ghet va căm thu, vì họ không sống theo các quy luật của xã hội.

Người đời thây minh bât lưc, không lam đươc như ngươi hung nên đăt ra nhưng gia tri

113 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 138. 114 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 139.

Page 63: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

63

luân ly mơi, đê day ngươi ta khinh chê nhưng điêu ma ho không đat đươc. Vi thê,

ngươi hung không nên sông theo cac tâp tuc đó, vì họ la ngươi co y thưc, biêt tư chu

va đê tim ra môt lôi sông mơi :

“Ngươi hung không lấy làm vinh dự khi thấy người ta cũng nghĩ như mình ; trái

lại ông thấy mất thể diện vì người khác cũng đồng ý với mình, vì như thế là mình cũng

chẳng hơn họ chi. Người hùng phải nói : “Ý kiến của tôi là ý nghĩ của tôi ; người khác

không có quyền nghi như thế”115.

Ngươi hung con la ngươi tư quyêt, dam đi ngươc lai y kiên cua quân chung, đê

tim ra môt lôi nhin mơi. Ho bo lai phia sau nhưng y kiên cua ngươi khac, vi nêu theo y

kiên cua ngươi khac ho cung trơ thanh môt ngươi nô lê cua xa hôi, nô lê cho môt y

thưc hê, hay nô lê cho môt gia tri đao đưc. Vây nên, ho đa mât tư do, không con y chi

tư quyêt vê vân mênh cua minh nưa.

Cung vây, ngươi hung không chi la ngươi tự xây dựng cuộc đời minh nhưng con

la ngươi quyêt đinh vân mênh cho thê giơi. Moi gia tri tôt xâu cua vu tru đêu do bơi

cai nhin cua ta :

“Gia tri cua vu tru ở tại cách ta nhìn và giải nghĩa nó ; tất cả các cái nhìn trước

đây đều nhắm giúp ta nâng cao giá trị của hiện sinh và gia tăng ý chí hùng cường của

ta. Tất cả những gì cao quý trong con người đều bắt buộc ta hủy bỏ những cái nhìn

hẹp hòi để đón nhận những kiểu nhìn khả dĩ mở những chân trời mới mẻ và vinh

quang hơn”116. Như thế, ta sẽ trơ thanh môt chuân mưc, va la thươc đo cho nhưng gia

tri luân ly. Người hung luc đo không con lê thuôc bơi hoan canh hay tâp tuc xa hôi

nưa. Ho thay đôi thai đô vơi đơi sông đê lam phương thê sông cho chinh minh.

Ngươi hung lây quyên tư quyêt đê sang tao nên cuôc đơi va thê giơi. Ngươi hung

pha đô nhưng gia tri cô xưa ngay ca nhưng điêu thiên va điêu ac. Ho phai la ngươi

dam vươt qua đinh mênh cua cuôc đơi đê lam ba chu thê giơi :

“(…) Con ngươi la môt cai gi phải vượt qua. Anh em ơi, ta đã phong cho anh em

quyền sáng tạo : Đối với ta, anh em là những vị sáng tạo. Không phải nguồn gốc của

anh em làm vinh hạnh cho anh em, nhưng chỉ ý chí hùng cường và bước đi của anh em

115 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 139. 116 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 140.

Page 64: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

64

mới thực là giá trị và vinh dự cho anh em thôi”117. Môt mâu ngươi hung như thê sẽ

không con co sư hiên hưu cua Thương Đê. Bơi ho la ngươi sang tao va quyêt đinh cho

chinh tương lai cua ho. Trong chiêu hương nay, Nietzsche đa phu nhân vai tro cua

Thiên Chua, vi nêu co Thiên Chua thi ho không còn tự do để làm điều mình muốn.

Thế nên, ngươi hung la ngươi biêt yêu chuông cuôc sông va châp nhân nhưng

thai đô khinh ghét của người đời. Yêu cuôc sông cung chinh la biêt dung đơi sông đê

thê hiên môt cai chi vi đai. Ngươi hung không yêu cuôc sông của chính mình cũng có

nghĩa rằng ho đang khươc tư đơi sông hiên sinh. Vi đơi sông hiên sinh la sông vơi thưc

tai nay va biêt lam cho no trơ nên co y nghia.

Nietzsche còn cho rằng, y chi cua ngươi hung con la y chi đôc đao. Ngươi hung

dam coi khinh tât ca nhưng gi co tinh cach đai chung. Ông không châp nhân môt sư

binh đăng hay “dân chu”. Vi châp nhân như thê la hoa minh vao quân chung, không

con quyên tư quyêt hay tư chu. Thê ma, theo ông nhân loai nay đang sa vao môt hô sâu

cua luât lê đê dim chêt ngươi hung. Ho trơ thanh môt đan vât không y chi sang tao,

không đi ra khỏi mình để tìm cuộc sống mới, và ho chông lai ngươi hung :

“Ngay nay, nhân loại là một đàn vật, mỗi con vật đều có quyền lãnh lấy chức vụ

và ban phát những danh dự : Sự bình quyền này chẳng qua chỉ là một sự bình đẳng để

chống lại tất cả những người hùng và những tâm hồn cao thượng. Người hùng phải

hiểu rằng : Ngày nay muốn làm người cao thượng phải dám tự chủ, sống độc đáo ;

người hùng tự chủ : ‘Người hùng nhất là người dám sống cô độc, tự chủ, ý chí mãnh

liệt’. nhưng tôi xin hỏi : Ngày nay làm gì có người hùng cường và cao thượng”118?

Với quan niệm đó, người hùng là người sông tách biệt vơi quân chung, họ sẽ bị

xã hội loại trừ và bi bo rơi. Thê nhưng, ngươi hung không cần quan tâm y kiên cua

quân chung nhưng biêt tao ra y tương đôc đao va sông theo đo. Ông con cho răng sông

theo quân chung thi đươc quân chung truy nhân va yêu mên, nhưng sông như quân

chung se trơ nên hen mat. Hen mat la không dam trơ nên cai gi đôc đao va vi sơ ngươi

khac khinh chê : “Vô đôc bât thương phu”. Nghia la ngươi lớn biêt coi khinh nhưng

điêu nho mon, dẹp bỏ những gì là tầm thường.

117 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 141. 118 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 142.

Page 65: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

65

Ngươi hung không ban be vơi quân chung, nhưng biết chấp nhận cô đơn và trung

thành với lối sống riêng của mình. Bao lâu người ta con lây lơi khen tiêng chê đê sông,

luc đo họ đa đanh mât chinh minh. Vây tai sao ông lai noi như thê ? Thưa bơi vi theo

ông, khi ta đê y đên lơi khen tiêng chê, ta đang lam nô lê cho ho, ta sông theo lơi

ngươi khac, chư chưa sông vơi con ngươi cua ta. Cung vây, khi ta sông theo quân

chung, ta chưa la ngươi nhưng chi la cai bong vât vơ, bao ngươc cung gât, bao xuôi

cung ư. Vi thê, ông manh me lên an thai đô sông đo khi noi răng : “Ơ ngoai công

trương ta noi vơi hêt moi ngươi, ma ky thưc không noi vơi ngươi nao hêt”119.

Ông nói, sông như thê la sông không muc đich không y hương, sông ùa theo

ngươi khac. Ngươi hung la ngươi sông vơi tât ca con ngươi cua minh, sông vơi nhưng

điêu minh nghi, cho du trai ngươc vơi y kiên cua quân chung. Vi vây, Nietzsche cho

răng sông như moi ngươi la sông tâm thương, chưa biêt sư dung tư do va nhân vi cua

minh.

Ngươi hung hay ngươi quân tư châp nhân sông cô đơn. Ông coi cô đơn chinh la

Đưc cua ngươi quân tư. Vi ho dam đi ngươc lai vơi y kiên cua quân chung, ho không

đê cho quân chung ap đăt lên đơi sông cua ho. Với lập trường đó, Nietzsche đa phac

hoa môt mâu ngươi hung khac vơi quan niêm cua ngươi đương thơi. Ngươi hung sông

băng y chi, va tinh tư lâp cua minh. Ngươi hung tach khoi xa hôi vi không muôn ngươi

khac ap đăt, hay chi phôi cuôc sông cua ho. Nhưng để hiểu hơn triêt ly cua ông, chung

ta cung tim hiêu con ngươi siêu nhân mà Nietzsche miêu tả.

3.1.3. Con người siêu nhân

Đê xây dưng con ngươi siêu nhân, Nietzsche không chấp nhận con người của quá

khứ, nhưng phai là con người của tương lai, con người đó không ngừng vươn lên va

vươn lên mai. Ông đa khăng đinh răng : “Con ngươi la môt cai gi phai vươt qua”120.

Nghia la chung ta không dưng lai ơ qua khư, hay hiên tai nhưng phai vươn tơi tương

lai. Ngươi hiên sinh không châp nhân nhưng gi minh co la đu, nhưng luôn cam thây

thiêu cân phải bu đăp thêm. Ngươi hiên sinh cho du có tiên tơi đâu đi chăng nữa, thì họ

luôn y thưc răng như thê chưa la gi hêt va chung ta cân phải hoàn thiện chính mình.

Nietzsche nói rằng : “Con ngươi la môt cai gi phai vươt qua”. Nhưng vươt qua cai gi

119 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 144. 120 Trich lai, TRÂN THAI ĐINH, Sđd, tr. 145.

Page 66: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

66

đây? Thưa đo la vươt qua chinh minh và bằng nỗ lực của riêng mình. Người siêu nhân

lây minh lam trung tâm cua vu tru và mọi vật đều quy hướng về nó.

Trong khi cac triêt gia hiên sinh hưu thân cho răng : Con ngươi cân phai vươn tơi

Siêu Viêt, nghia la hiên sinh cua con ngươi phai quy hương vê Chua, lây Chua lam

trung tâm va cung la đich điêm cua cuộc đời mình, thì ngươc lai Nietzsche lai xây

dưng con ngươi hiện sinh theo tiêu chuẩn cua minh và loại bỏ vai trò của Thiên Chúa.

Như vậy, con người không còn lệ thuộc vào Thiên Chúa nữa nhưng môi ngươi phai tư

vươt, tự vươn lên để sống với cuộc sống hiện sinh của chinh mình.

Ngươi siêu nhân không tìm hạnh phúc ở đời sau, cũng không hướng lên trời,

nhưng lây trai đât đê xây dưng đơi minh va trung thanh vơi no : “Hay lam như tôi, hãy

đem những nhân đức lạc đường trở về với trái đất ; hãy đem nhân đức trở về với thân

xác và cuộc sống để nhân đức của anh em làm cho trái đất có ý nghĩa, nghĩa nhân

bản.

Tự nay, nhân đức và tinh thần của anh em chỉ phụng sự ý nghĩa của trái đất thôi

: Nhờ đó, tất cả mọi sự sẽ có một giá trị mới. Tôi cậy vào anh em, anh em phải là

những vị sáng tạo”121.

Nietzsche đê câp đên cuộc sống hiên sinh cua mỗi ngươi như môt điêu khân thiêt

để xây dựng đời mình. Hiện sinh đo, phai đươc xây dưng tư chinh minh va đăt cho no

môt y nghia nơi thưc tai trân gian nay. Ông hô hao dân chúng phai giup ông tai lâp

môt nên luân ly hiên sinh. Đồng thời, ông cũng lên an môt xa hôi đa coi thương sư

khôn ngoan va không muôn ôm âp nhưng hoai bao đê xây dưng cuôc đơi minh. Ông

goi ho la nhưng ngươi biêng nhac, vi không muôn thăng tiên cuôc sông nơi trân thê

nay, nhưng đăt nhưng gia tri cao quy ơ đơi sau, ông bảo rằng : “Trong nhưng ngo hem

tối tăm, bọn nhu nhược và bệnh tật dạy người đời rằng : Khôn ngoan làm chi cho nhọc

xác ! Thôi ! Cứ sống yên hàn là hơn cả, sống nhỏ nhoi đừng nuôi dưỡng hoài bão lơn

lao lam chi”122.

Ông con khăng đinh ngươi siêu nhân phải bac bo nhưng lâp trương cua thơi đai,

cư măc đương minh ma đi, cư sang tao, dam nghi như chưa tưng ai nghi. Ngươi siêu

nhân không quan tâm đên nhưng gia tri cua đơi sau nhưng quyêt tâm phat triên nhưng

121 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 146. 122 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 146.

Page 67: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

67

gia tri nơi chinh nôi tai cua minh. Ho phai lam cho cuôc đơi của minh co y nghia,

trong môi tương quan vơi trai đât.

Theo Nietzsche ngươi siêu nhân la ngươi tư giac. Nghia la ngươi đa y thưc đươc

moi viêc minh lam. Ho không bi chi phôi bơi hoan canh, hay luân ly cua xa hôi. Ngươi

siêu nhân y thưc đươc răng ho se bi xa hôi khinh khi. Tuy nhiên, ho không mang đên y

kiên cua quân chung, nhưng con giâm đâp lên quân chung ma đi. Ngươi siêu nhân la

ngươi biêt minh không bi troi buôc bơi môt quan niệm hay định chê nao khac. Ông nói

thêm, khi sông theo luân ly cô truyên ngươi ta không thây phai suy nghi chi, hê thây

ke khac lam chi thi minh cung lam, nhưng môt khi đa tư giac, đa nhân lây trach nhiêm

lam anh sang soi lây đương minh đi, ngươi ta phai tỉnh tri luôn, suy nghi luôn, đăn đo

luôn123.

Như vậy, Nietzsche đã tách người hùng ra khỏi xã hội và người hùng đi theo con

đường của riêng họ. Một mẫu người hùng như thế, chỉ làm cho xã hội này thêm hỗn

loạn mà thôi. Cũng vậy, khi quy chiếu mọi sự về chính mình người ta dễ dàng gạt

Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ. Hiểu được như thế nhưng Nietzsche vẫn đi theo

triết lý của mình đã đặt ra và đây là lý do ông xây dựng triết lý vô thần.

3.1.4. Con người loại trừ Thượng Đế

Triết học của Nietzsche được xây dựng trên ý chí, nghĩa là từ con người nội tại

của mình. Ông cho rằng con người có thể làm được tất cả mọi sự, khi họ quyết tâm

thực hiện nó. Vì thế, ông phủ nhận vai trò của Thiên Chúa và đưa ra một lập trường

của chủ nghĩa vô thần để phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Theo Ông, người siêu

nhân phải là người tự sáng tạo và đặt ra các giá trị cho đời sống của mình. Thế nhưng,

khi luân lý Ki-tô-giáo không còn thì con người bắt đầu sống vô kỷ luật, người ta không

còn nghĩ đến người khác nữa và chỉ thu tích cho chính mình mà thôi.

Nietzshe một mực căm thù Kitô giáo vì ông nghĩ chính Ki-tô-giáo đã làm cho

con người ra nhu nhược và làm cản trở con người siêu nhân. Dưới con mắt của

Nietzsche Ki-tô-giáo là một thứ thuốc mê làm tê liệt con người hiện sinh. Luân lý và

đạo đức Ki-tô-giáo dạy người ta sống khiêm nhường bác ái để mưu ích cho phần rỗi

linh hồn, nhưng Nietzsche coi đó là một tinh thần nhu nhược giết chết con người. Ông

không những lên án Ki-tô-giáo mà còn thù ghét và coi tôn giáo như mối nguy hại cho

123 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 147.

Page 68: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

68

con người, ông nói : “Tôi ghét tưởm Ki-tô-giáo đến chết được. Tôi kể Ki-tô-giáo như

là một sự quyến rũ và lừa dối tai hại nhất”124.

Không những thế, ông còn chủ trương chống lại Tin Lành và Phật Giáo vì Giáo

Lý của các tôn giáo này cũng cản trở sự phát triển của con người hiện sinh. Theo ông

khi người ta bị giới hạn trong quy tắc, hay trong một truyền thống nào thì họ không

phát triển được những khả năng của mình. Chính yếu tố này đã đưa ông đến chối bỏ

tôn giáo của mình mà bấy lâu hằng tin theo. Ông nói : “Cho tới bây giờ, người ta chưa

can đảm tấn công Ki-tô-giáo. Hơn nữa, lại tấn công không đúng chỗ. Bao lâu chưa

cảm thấy rằng luân lý Ki-tô-giáo là một tội ác căn bản đối với sự sống, thì các người

bênh vực vẫn chống trả lại dễ dàng”125. Tuy nhiên, khi loại bỏ luân lý Ki-tô-giáo thì

người ta lại càng đánh mất chính mình và thay vào đó một lối sống mới sẽ dần dần đưa

con người trở nên tồi tệ hơn.

Trong nghĩa này, người siêu nhân không cần sự trợ giúp nào nữa ngay cả thần

thánh, vì mỗi người đều là những vị thần cho chính mình rồi : “Thiên Chúa là một ức

đoán ... Hỡi các bạn, tôi muốn trút hết tâm sự của tôi cho các bạn. Nếu có thần thánh,

làm sao tôi có thể chấp nhận rằng tôi không phải là thần thánh ? Vậy không có thần

thánh nào cả”126?

Bởi vậy, đối với chủ trương của Nietzsche, Thiên Chúa là một vật cản không cho

con người vươn lên. Với chủ trương đó, ông đã phủ nhận vai trò của Thiên Chúa trên

thế giới này. Theo ông ý chí và nghị lực chính là điều kiện để xây dựng người hùng.

Bởi muốn làm người hùng phải có chí mãnh liệt, dám vượt lên trên mọi dư luận, dám

đi ngược lại ý kiến của người khác. Ông hô hào quần chúng hãy giết Thượng Đế và

như vậy con người mới được tự do. Nhưng giết bằng cách nào ? Ông nói mỗi người

phải tự mình làm Thượng Đế để chính họ sẽ là những người nắm vận mạng của lịch

sử:

“… Chúng ta chưa nghe rõ tiếng động của bọn đao phủ đào huyệt chôn Thượng

Đế đó sao ? Chúng ta chưa cảm thấy sự tan rã của thần thánh đó sao ? ... Các thần

linh cũng phải tan rã chứ ! Thượng Đế đã chết rồi ! Thượng Đế vẫn còn chết ! Và

chính chúng ta đã giết Ngài ! Làm sao chúng ta an ủi nhau được, chúng ta ấy, những

124 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 61. 125 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 61. 126 Trích lại, TƯ CÙ, Sđd, tr. 67.

Page 69: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

69

sát nhân với những sát nhân ! Cái thiêng liêng nhất và mãnh liệt nhất trên trần gian

cho đến ngày nay đã tuôn máu dưới ngọn giáo của chúng ta rồi ; ai lau sạch máu này

cho chúng ta ...”127?

Kierkegaard và Jaspers đề cao tự do của con người, nhưng tự do của các triết gia

này lệ thuộc vào Đấng Siêu Việt. Ngược lại, Nietzsche đề cập tự do nhưng là tự do

tuyệt đối, không cần sự can thiệp từ Thiên Chúa. Sự đối lập này đưa tới hai lập trường

triết lý khác nhau.

Thật vậy, một khi tách Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời con người sẽ cảm thấy cô

đơn trống rỗng, bởi chưng con người là những thụ tạo được Thiên Chúa nhào nặn lên.

Vì vậy, con người đầy dẫy yếu đuối và khiếm khuyết, khi đặt trước Đấng Toàn Năng,

Toàn Thiện. Con người không thể làm ra gió, mưa, hay sấm sét .v.v... vì nó vượt ra

khỏi khả năng của mình. Ý chí giúp con người vượt qua khó khăn, tuy nhiên nó cũng

chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó mà thôi. Rồi đến một lúc con người phải đầu hàng

trước những khó khăn đang chờ đón.

Nietzsche nghĩ rằng con người làm được mọi sự nhờ có ý chí mạnh mẽ, nhưng

ông chưa nhận ra sự yếu hèn của thân phận con người. Bởi con người chỉ có thể sống

đúng với ý nghĩa hiện sinh khi con người biết đặt những giá trị đời này nơi Đấng

Tuyệt Đối. Ông khẳng định con người là những vị thần sáng tạo ra thế giới, nhưng con

người lại bất lực trước các hiện tượng của thiên nhiên. Như vậy, người hùng mà ông

xây dựng cũng chỉ là ảo tưởng mà thôi.

Nietzsche là người khai mở cho sự bành trướng của chủ nghĩa vô thần và ông

được coi là ông tổ của ngành triết học đó. Bởi đó, sau sự xuất hiện của ông nhiều triết

gia vô thần đã nổi lên. Đặc biệt là J.P. Sartre người đã đưa nền triết học vô thần lên tới

đỉnh cao. Nhưng để hiểu hơn về con người của J.P. Sartre và triết lý của ông chúng ta

cùng nhau tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của ông.

3.2. Jean Paul Sartre

3.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp

Jean Paul Sartre sinh ngày 21 tháng 6 năm 1905 thuộc gia đình tư sản, cha là sĩ

quan hải quân. Lúc mới lên hai, ông đã mồ côi cha và một thời gian sau mẹ ông tái giá,

127 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 66.

Page 70: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

70

ông phải sống chung với ông ngoại. Jean Paul Sartre được thừa hưởng một khối lượng

tài sản đồ sộ do ông ngoại để lại. Tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng ông luôn cảm

thấy cô đơn và không được tự do, vì bị ông ngoại để ý gắt gao. Cuộc đời của ông

không tìm thấy được niềm vui vì ông nghĩ mình là kẻ bị bỏ rơi. Ông nói : “Tôi lớn lên

trong cảnh tối tăm tôi trở thành một người lớn cô đơn, không cha và không mẹ, không

nhà và không trái tim, và hầu như không có cả tên gọi và cái hệ thống này đã làm tôi

kinh hoàng”128. Những tư tưởng này đã ảnh hưởng rất lớn trên cuộc đời cũng như triết

học của ông. Chính vì muốn thoát ly khỏi việc quản lý của gia đình nên ông đã lìa xa

người thân và dần dần mất luôn đức tin.

Thủa nhỏ J.P. Sartre là một học sinh xuất sắc, là người dễ thương, dễ làm quen

và có óc khôi hài. Các bạn bè đều rất quý mến ông, vì ông sống gần gũi với họ. Chính

những yếu tố này đã dần dần đưa ông vào đường nẻo của triết học hiện sinh.

Ông là triết gia được nhiều người biết đến, vì các tác phẩm của ông rất dễ đọc và

gắn liền với đời sống thường nhật của con người. Mặt khác, ông viết một cách tự

nhiên, đơn giản, với những nét tả chân thực của đời thường và rất gần với tâm lý của

giới trẻ. Tuy nhiên, triết lý của ông lại rơi vào con đường bế tắc không lối thoát, nó

mang chiều hướng tiêu cực. Tư tưởng này cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của

người trẻ thời đó. Ông mạnh mẽ đả kích tôn giáo và những nền luân lý đạo đức ảnh

hưởng đến đời sống của con người. Vì ông cho rằng chính tôn giáo đã bóp nghẹt sự tự

do và làm cản trở sự phát triển của từng nhân vị. Ông vừa là một nhà văn sắc bén, một

tâm lý gia tài ba và là một nhà hùng biện xuất sắc.

J.P. Sartre chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học về đà sống của Henri Bergson và

hiện tượng học của Husserl. Không những thế, triết lý của ông còn mang đậm tư tưởng

của Emmanuel Kant và Martin Heidegger. Cũng nhờ những tư tưởng đó đã làm nền

tảng cho triết học hiện sinh của ông sau này. Tuy nhiên, triết học của ông lại đi theo

một đường nẻo khác, đó con đường của chủ nghĩa vô thần.

Ông hành nghề dạy học ở Le Havre và ở Lyon, và sau đó dạy ở trường trung học

Pasteur, Paris trong thời gian 1937-1939. Sau thế chiến thứ hai, ông từ chức giáo sư và

theo đuổi sự nghiệp văn chương. Ông viết khoảng hơn 30 văn phẩm đủ loại từ tiểu

thuyết, kịch phẩm, tâm lý, đến triết học. Cuối năm 1964 ông được giải thưởng Nobel

128 http://vietsciences.free.fr/biographie/artists/writers/sartre-pvt.htm.

Page 71: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

71

văn chương, nhưng ông lại từ chối nhận nó, vì sợ bị người ta đánh giá tri thức như

những đồ vật và mất đi giá trị đích thực của văn chương. Mặt khác, nhờ khối lượng tài

sản mà ông ngoại để lại nên ông không còn bận tâm về đời sống kinh tế nữa.

Ông để lại nhiều thể loại về văn học lẫn kịch nghệ có giá trị như cuốn tiểu thuyết

“Buồn nôn” và cuốn truyện “Bức tường” năm 1938, khảo cứu Đề cương “Lý thuyết

tình cảm” năm 1939, nghiên cứu tâm lý với đề tài “Cái tưởng tưởng”, nghiên cứu triết

học với đề tài “Hiện hữu và hư vô”, và vở kịch “Bầy ruồi” năm 1943.

Ngày 15 tháng 4 năm 1980 ông qua đời, và để lại một khối lượng kiến thức đồ sộ

cho nhân loại.

3.2.2. Con người của tự do

Muốn hiểu sâu về con người và triết lý của J.P. Sartre thiết tưởng cũng nên tìm

hiểu về hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ và quan niệm của ông. Thứ nhất đó là : Triết

học Âu Châu thừa hưởng di sản tinh thần của dân tộc Hy Lạp, là một nền triết học duy

tâm và đối tượng là một thế giới khách quan, khoa học. Con người như bị cuốn vào thế

giới của vũ trụ và người ta đã lãng quên thân phận con người tại thế. Con người chỉ là

một ý thức thuần túy, trong tương quan với vũ trụ và vạn vật. Cùng chiều hướng đó,

khuynh hướng duy tâm lại đưa con người tới nhị nguyên, chia đôi hồn và xác129.

Thứ hai : J.P. Sartre sống vào thời mà triết học Âu Châu đã đạt tới đỉnh cao của

trí tuệ đó là thời chuyển giao giữa triết học ánh sáng và triết học hiện sinh, đang khi

người ta đã đề cao lý trí một cách quá mức. Như vậy, triết học cổ truyền đã bỏ quên

con người tại thế, xa rời thực tế của đời sống hiện sinh. Chính trong hoàn cảnh đó, triết

lý của J.P. Sartre đã ra đời, để đưa con người về đúng với giá trị của nó. Ông tự nhận

mình là triết gia hiện sinh hay nói một cách sâu sắc hơn là hiện sinh chủ nghĩa. Nghĩa

là triết học của ông chỉ hướng về con người và đời người mà thôi. Vậy con người đó là

gì ?

Con người mà J.P. Sartre muốn nói tới là con người tại thế. Con người với những

nỗi ưu tư của kiếp người, giờ đây được ông mô tả một cách rất tinh tế và chân thực, để

làm nổi bật con người hiện sinh. Tuy nhiên, cũng vì quá đề cao con người mà ông đã

129 X. TƯ CÙ, Sđd, tr. 149.

Page 72: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

72

loại bỏ Thượng Đế và tách con người ra khỏi sự thông hiệp với Ngài. Nhưng tại sao

J.P. Sartre lại muốn loại trừ sự hiện hữu của Thượng Đế ?

Thưa vì ông cho rằng chính Thượng Đế làm cản trở sự tự do của con người. Theo

ông con người phải quay về chính mình và phải khám phá ra nơi mình quyền tự do

tuyệt đối với sự toàn thiện của chính mình, ông nói : “Con người tự xây dựng cuộc đời

theo sáng kiến của riêng mình, không chấp nhận ai có quyền sai khiến, ra lệnh phải

tuân hành. Dù có Thiên Chúa đi nữa, con người tự do cũng phải phủ nhận”130. Như

vậy, J.P. Sartre là người chủ trương vô thần, vì Thượng Đế không hiện hữu trong cuộc

đời cũng như tư tưởng của ông. Với chủ trương đó, J.P. Sartre có cùng lập trường với

Nietzsche vì cho rằng tự do của con người là tự do tuyệt đối và con người có quyền

quyết định vận mạng của đời mình. Con người không phó thác đời mình cho ai hay

một thần thánh nào hết, nhưng phải tự nhận trọng trách xây dựng đời mình.

J.P. Sartre xây dựng hiện sinh vô thần trên tự do. Theo ông con người có quyền

tự chủ, tự quyết, và tự do chính là cứu cánh của con người. Tuy nhiên, khác với tự do

của Kierkegaard và Gadriel Marcel, J.P. Sartre cho rằng tự do của con người không đi

đôi với đức tin Ki-tô-giáo, nhưng có nơi chính nội tại của con người mà thôi. Ông nói

thuyết hiện sinh không phải để chứng minh sự hiện hữu hay phủ nhận của Thiên Chúa,

nhưng là để giúp con người sống tự do hơn : “Thuyết hiện sinh không phải là một chủ

nghĩa vô thần toàn lực để chứng minh không có Thiên Chúa. Đúng hơn, thuyết hiện

sinh tuyên bố : Cho dù có Thiên Chúa đi nữa, điều đó không thay đổi gì cả”131.

Ông khẳng định chỉ có con người mới có tự do đích thực, vì sự vật là cái chi ù lì

cứng đơ, không có giá trị gì. Thật vậy, sự vật chỉ có giá trị khi con người cho nó một ý

nghĩa. Trái lại, bản tính của sự vật có trước nó, nghĩa là trước khi nó hiện hữu thì con

người có thể vẽ cho nó một khuôn mẫu theo ý của mình. Ngược lại, con người hoàn

toàn khác với bản tính của sự vật, vì con người có thể thay đổi đời sống của chính

mình và tự tạo cho mình một con đường để bước đi : “Hiện hữu của con người đi

trước yếu tính”. Hay nói cách khác, con người phải tự chọn lấy cho mình một nếp

sống và có toàn quyền sử dụng tự do để xây dựng đời mình.

Cho nên, quyền tự do giúp con người vượt qua mọi chướng ngại trong cuộc đời,

và để tìm cho mình một hướng đi mới. Theo J.P. Sartre, con người không thể cậy vào

130 NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 166. 131 TƯ CÙ, Sđd, tr. 153.

Page 73: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

73

giá trị truyền thống hay quyền lực nào để làm theo nó. Vì tự do đem lại cho con người

sự chọn lựa và nó có thể thay đổi mọi giá trị truyền thống nếu mình muốn. Nhưng nếu

lệ thuộc vào hoàn cảnh thì con người sẽ phải cho nó một ý nghĩa. Thế mà sự vật ngoại

giới thì nằm trong không gian. Chỉ riêng con người là sống trong thời gian. Quá khứ

của tôi, tôi không hủy bỏ được, nhưng tôi có thể thay đổi nó, bằng cách chấp nhận hay

phủ nhận nó132.

Mặt khác, không phải con người tự tạo cho mình quyền tự do, nhưng con người

buộc phải sử dụng sự tự do. Bởi vì, tự do như là yếu tính của con người và nó có trong

chính mỗi người. Vì thế, mỗi người đều có quyền sử dụng tự do theo ý của mình và

chính chúng ta phải có trách nhiệm làm thăng tiến cuộc sống của mình. Cũng vậy, mỗi

người đòi buộc phải sự dụng tự do của mình để sống là mình, mà không bị người khác

áp đặt hay điều khiển mình. Ông khẳng định : “Thực ra, chúng ta là một tự do để lựa

chọn, nhưng chúng ta không chọn được tự do : chúng ta bị lên án phải tự do”133.

Nghĩa là cho dù chúng ta có làm gì chúng ta vẫn có tự do và không ai có quyền ngăn

cản hành động của chúng ta. Thế nhưng, khi chọn lựa mà ta còn cân nhắc đúng sai,

hơn thiệt hay tốt xấu, thì lúc đó ta đang tìm lý lẽ để biện hộ cho mình. Như vậy, chính

sự chọn đó đã xong rồi, vì việc chọn lựa là ý thức của ta về hoàn cảnh đó, mà hoàn

cảnh đó là kết quả sự nhận thức của ta. Ông nói : “Chính tôi là lý do của sự chọn đó :

Chọn hoàn cảnh đó, tôi đã ý thức như thế về sự vật, thì đó cũng chính là sự chọn của

tôi. Sự chọn và ý thức cũng là một”134.

Vậy, sự tự do như là một sự đòi buộc đối với những ai muốn sống đời sống hiện

sinh. Nhưng tự do của J. P. Sartre đưa con người tới hạnh phúc hơn chăng ? J.P. Sartre

muốn đưa ra một thứ tự do độc lập với chính mình, nghĩa là phải đem lại cho con

người hạnh phúc, và không lệ thuộc bất cứ ngoại cảnh nào, ngay cả Thiên Chúa. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy khi con người tách biệt ra khỏi mối tương quan với Thiên

Chúa, con người sẽ đi vào ngõ cụt và không thể nào tìm được ý nghĩa của đời sống

hiện sinh.

Thực tế cho thấy con người là một hữu thể chưa hoàn thiện, nên con người vẫn

còn đó những hạn chế và yếu đuối của mình. Vì chưa hoàn thiện, nên con người không

132 X. TƯ CÙ, Sđd, tr. 155. 133 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 325. 134 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 325.

Page 74: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

74

ngừng bất thỏa, nghĩa là không bao giờ chấp nhận con người hiện tại. Cũng vậy, bất

thỏa giúp ta không sống ù lì, nhưng luôn lao mình về phía trước để tìm kiếm một điều

gì đó, và tự mình tạo cho mình một dự phóng để vươn lên. J.P. Sartre cũng không là

một ngoại lệ, nhưng dự phóng của ông không phải là hướng lên Đấng Tuyệt Đối mà là

dự phóng hướng ra để rồi quay về với chính mình. Ông đưa ra ba dự phóng đó là : Dự

phóng có, dự phóng tha quy và dự phóng vãn hồi.

Vậy thế nào là dự phóng có? Thưa chính là cái mà ta đang sử dụng ở đời này như

: xe hơi, nhà cửa, vợ con .v.v… tất cả những cái đó thể hiện sự đầy đủ của mỗi người.

Theo J.P. Sartre con người không ngừng tìm kiếm nó, để thỏa mãn những đam mê của

trần thế. Nếu ai sống trên trần gian này mà không biết tận hưởng những cái đó là người

bất hạnh. Mặt khác, hiện sinh của J.P. Sartre không đặt ở đời sau nhưng ở ngay chính

đời này. Quả vậy, những gì ở trần thế này con người có quyền tận hưởng vì giá trị của

con người được quy về vật chất mà thôi.

Khi thấy thiếu cái gì, thì ta luôn muốn có được nó và nó trở thành một đối tượng

để ta tìm kiếm. Ông cho rằng bản chất con người là trống rỗng, vì là trống rỗng nên

con người có thể thâu nhận được những gì mà nó đang thiếu. Ngược lại, sự vật là cái

chi đầy ứ, nên nó không có khả năng thâu nhận được cái chi ngoài nó nữa. Bởi đó con

người luôn luôn tìm kiếm để khỏa lấp những yếu kém của mình : “Chủ thể lựa chọn,

vì chủ thể là sự thiếu ; tự do và sự thiếu đó cũng là một, vì tự do là tình trạng của sự

thiếu kia. Cái nó thiếu đó có thể là bát cơm, manh áo, có thể là xe hơi nhà lầu, có thể

là một người đẹp và có thể là sức sống tuyệt mỹ”135.

Thật vậy, con người không bao giờ cảm thấy đủ và ngày càng tích góp cho mình

nhiều hơn nữa. Nhưng nếu chỉ tìm kiếm những cái vật chất ở đời này, thì chúng ta

không bao giờ thỏa mãn được nó. Bởi lòng tham của con người là vô đáy, vì con người

không chỉ có vật chất, nhưng còn có tinh thần và đời sống tâm linh nữa. J.P. Sartre

cũng chấp nhận con người có đời sống tinh thần, cho nên ông nói : “Ước muốn của

con người thường có ý bao trùm lấy cả trời đất”136.

Con người ước mong đạt được cái vô cùng, nhưng ông lại cho rằng con người

không thể nào thực hiện được hoài vọng đó. Bởi vì, ông không chấp nhận sự hiện hữu

của Thiên Chúa. Thế mà, con người thì bất toàn, và không thể nào tự hoàn thiện chính

135 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 328. 136 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 330.

Page 75: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

75

mình nếu không có Đấng Tuyệt Đối giúp sức. Đây là khác biệt lớn nhất giữa các triết

gia hữu thần và vô thần. Cũng vậy, các triết gia hữu thần đã tìm được ý nghĩa của đời

sống hiện sinh, còn các triết gia vô thần thì hiện sinh của con người đi tới ngõ cụt và

rơi vào bế tắc. Cho nên, hiện sinh J.P. Sartre là hiện sinh phi lý.

3.2.3. Con người của sự khép kín

Để đi vào mối tương quan với tha nhân, chúng ta cùng nhau tìm hiểu dự phóng

thứ hai của J.P. Sartre đó là dự phóng tha quy. J.P Sartre không coi mối tương quan

giữa tôi và tha nhân là sự cảm thông như G. Marcel và K. Jaspers hay tương quan với

chủ thể tính. Nhưng ông lại coi tha nhân là kẻ thù của mình vì tha nhân làm cho ông

mất tự do. Ông dùng phương pháp hiện tượng học để miêu tả về tha nhân, nhưng khi

đề cập đến mối tương quan đó, ông lại dùng phương pháp suy luận. Vì thế, ông nhìn

tha nhân dưới ánh mắt căm thù hơn là tha thứ. Vậy, đối với ông tha nhân là gì ?

Tha nhân là người khác tôi, như những sự vật xung quanh, vì tha nhân ở ngoài tôi

: “Tha nhân là một cái gì tôi thấy ở trước mặt, cũng như tôi thấy hòn đá nọ, cây mít

kia. Tha nhân là thành phần của vũ trụ trước mặt tôi”137. Như vậy, tha nhân hiện diện

như là một sự vật trước mặt tôi. Nhưng ông lại nhận ra rằng, tha nhân không phải chỉ

là một đối vật như những đối vật khác, nhưng là một chủ thể có ý thức như tôi. Trong

khía cạnh này, ông nhận ra tha nhân mang hai đặc tính : Đó là tha nhân là người khác

tôi và tha nhân là một vũ trụ đóng kín.

Đối với J.P. Sartre không có mối tương quan giữa tôi và tha nhân. Tha nhân chỉ

là đối tượng để tôi sử dụng như những đồ vật và tôi cũng có thể bị người ta lợi dụng

như thế. Với cái nhìn đó, tha nhân không còn là đối tượng cho tôi tìm kiếm, nhưng

“tha nhân là địa ngục của tôi”. Ông suy luận rằng khi tôi nhìn tha nhân thì tha nhân

trở thành kẻ bị nhìn, và lúc đó hình ảnh của tha nhân được đặt dưới cái nhìn của tôi.

Nhưng nếu tha nhân nhìn lại tôi, thì tôi sẽ cũng sẽ bị tha nhân xét đoán như tôi từng

xét đoán tha nhân và tôi trở thành đối tượng cho tha nhân xoi mói. Khi tôi chấp nhận

sự hiện hữu của tha nhân thì cũng đồng nghĩa rằng tôi sẽ bị lệ thuộc vào tha nhân :

“Khi tôi thấy tha nhân nhìn tôi, cái nhìn của tôi liền biến thành cái bị nhìn ... Thành

137 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 332.

Page 76: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

76

thử chính khi tôi chấp nhận chủ thể tính của tha nhân, lúc đó tôi bị đặt trong tình

trạng hiểm nghèo”138.

Tuy cần nhờ đến tha nhân, nhưng mối liên lạc vẫn căng thẳng và tôi sẽ đối xử với

tha nhân như họ đã đối xử với tôi. Khi tha nhân nhìn tôi và lúc đó tôi cảm thấy xấu hổ,

bởi vì tha nhân vạch trần con người của tôi. Cũng vậy, tôi không hổ thẹn trước sự vật

vì sự vật không có ý thức, nhưng tôi chỉ hổ thẹn với chủ thể là con người như tôi. Với

cái nhìn đó, tha nhân trở thành một người quan tòa phán xét tôi và chờ đợi để bắt lỗi

tôi. Tuy nhiên, ông cũng công nhận rằng khi tôi để cho tha nhân nhìn tôi thì tôi cũng

có lợi phần nào, vì được người khác nhìn nhận những công việc của tôi. Khi tôi làm

công việc gì mà không có ai khen thì những công việc tôi đã làm coi như không có giá

trị ? Thành thử khi để cho tha nhân biến tôi thành kẻ bị nhìn, tôi đã khẳng định được

chủ thể tính của tôi. Nhưng cái lợi đó vẫn chưa giải quyết được mối tương quan giữa

tôi và tha nhân139.

Quả vậy, tôi và tha nhân vẫn còn một khoảng cách rất lớn vì tôi không thể thông

cảm được với tha nhân. Nên ông viết : “Đối với ý thức tôi, tha nhân chỉ hiện hữu như

một bản ngã bị từ chối. Nhưng tha nhân cũng chính là một bản ngã, nên tha nhân chỉ

bị tôi chối cho tôi, xét như tha nhân là một bản ngã đang chối tôi”140. Nếu chỉ nhìn

theo chiều hướng này tha nhân là một cái gì đáng sợ và cần phải tránh xa. Thế nhưng,

tha nhân cũng là người như tôi cũng có những niềm vui hay nỗi buồn như tôi. Vậy tại

sao ông lại nhìn tha nhân theo cái nhìn đó ?

Thiết nghĩ bởi vì ông không thấy được điều tốt tha nhân làm cho mình, nhưng chỉ

thấy toàn điều tiêu cực và tại ông đã lấy những quy chuẩn của mình áp đặt cho tha

nhân mà thôi. Ngược lại, tình yêu là cái gì đó linh thiêng cao quý và người ta cần phải

trân trọng nó, vì nó mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp. Tình yêu đó là sự cho đi, là sự

dâng hiến cho người mình yêu. Thế mà, J.P. Sartre lại không nhìn thấy những điều cao

đẹp đó của tình yêu, nhưng ông lại nhìn tình yêu dưới một góc độ hoàn toàn khác so

với quan niệm chung của mọi người. Ông đưa ra hai loại tình yêu đó là : khổ dục và

bạo dục.

138 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 334. 139 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 333-335. 140 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 335.

Page 77: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

77

Tình yêu khổ dục là sự nhượng bộ và để cho người khác chiếm lấy mình, biến

mình thành đối tượng tình yêu của họ. Lúc đó, tôi sẽ tìm thấy khoái lạc khi để cho

người ta biến tôi thành sự vật. Thật vậy, yêu là muốn được người ta yêu mình. Nhưng

để người khác yêu mình chúng ta phải làm gì ? Ông cho rằng muốn được người khác

yêu mình, chúng ta phải biến mình thành một vật đáng yêu. Nghĩa là chúng ta phải kéo

cái nhìn của tha nhân về phía mình và chiếm lấy tình cảm của họ, ông viết : “Nếu tôi

được yêu, tôi phải là tất cả ý nghĩa của vũ trụ cho tha nhân ; tôi là vũ trụ đó”141.

Cũng vậy, khi yêu ai chúng ta thường muốn người đó chú ý đến mọi hành động

của chúng ta, nên tìm cách níu kéo tha nhân về phía mình để cho tha nhân chiếm lấy

ta. Như thế, chúng ta đã chiếm được tình cảm của họ và họ trở thành tất cả cho chúng

ta. Theo nghĩa này, tôi là vũ trụ của tha nhân và ngược lại. Ông khẳng định :

“Chỉ có một cách để thực hiện sự chiếm tình yêu của tha nhân là : làm cho tha

nhân mê tôi. Như vậy, xét cho cùng, yêu ai tức là muốn họ yêu tôi, làm cho họ yêu tôi.

Nhưng đến đây nảy ra một mâu thuẫn : cả hai người cùng muốn cho bên kia yêu mình

chứ không chỉ muốn được yêu mà thôi”142.

Khi tôi muốn tha nhân yêu tôi, thì tôi phải trở thành một vật đáng yêu trước mặt

họ. Thế nhưng, điều này lại đưa tôi tới lối sống giả tạo. Mặt khác, nếu họ muốn tôi yêu

họ, tôi cũng sẽ biến họ thành cái của riêng tôi. Điều này sinh ra mâu thuẫn không thể

giải quyết được, vì ai cũng muốn mình được yêu cả và không ai chịu nhường ai. Thành

thử cả hai người sẽ mê hoặc lẫn nhau và tình yêu sẽ rơi vào khổ dục.

Như vậy, theo J.P. Sartre tình yêu cũng là một cái gì hết sức phi lý, không có lối

thoát. Bởi vì, ông chỉ nhìn tình yêu theo chiều hướng suy luận, chứ không theo hướng

hiện tượng học như các triết gia đi trước ông. Với quan niệm đó, ông đã làm cho tình

yêu trở nên khô cứng, vì đã không muốn cho đi, nhưng chỉ muốn giữ lại cho mình mà

thôi. Đó không phải là tình yêu đích thực, vì tình yêu thật là sự trao ban, dâng hiến cho

người mình yêu. Đó chỉ là cách lợi dụng để chiếm lấy tình cảm của người khác và nó

mang chiều hướng khép kín trong tương quan với tha nhân.

Trái ngược với tình yêu thứ nhất, ông đề cập đến Tình yêu thứ hai là tình yêu

theo lối bạo dục. Nghĩa là tôi phải coi tha nhân như là đồ vật, để làm thỏa mãn ham

141 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 337. 142 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 337

Page 78: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

78

muốn của tôi. Theo nghĩa này, tôi sẽ dùng mọi cách để quy phục tha nhân. Như vậy,

tôi sẽ chiếm được thân xác của tha nhân, và tôi có thể làm gì tùy theo ý muốn của tôi.

Nhưng cũng như tình yêu khổ dục, khi tôi muốn chiếm đoạt tha nhân, thì ngược lại tha

nhân cũng muốn chiếm đoạt tôi, như tôi đã chiếm đoạt tha nhân vậy. Thành thử tình

yêu này cũng thất bại như thường và rơi vào bế tắc, ông nói :

“Tình yêu bạo dục là đam mê, khô khan và lăn xả vào. Mục đích của bạo dục là

nắm lấy và nô lệ hóa tha nhân ; không những chỉ nô lệ hóa thân xác tha nhân, nhưng

còn nô lệ hóa tâm hồn tha nhân. Người bạo dục tưởng như có thể dùng bạo lực bóc lột

tâm hồn tha nhân”143.

Nhưng đều thất bại, vì người ta không thể dùng vật chất mà chế ngự được tâm

hồn. Cũng vậy, khi người ta dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tâm hồn ai đó, thì không thể

chiếm được lòng họ. Vì tuy ta chiếm được thân xác của họ, nhưng chưa chắc ta đã

chiếm được con tim của người đó. Lúc đó mắt họ mở ra sẽ lột tẩy mọi hành động của

chúng ta và ta sẽ thất bại như thường. Cái nhìn của họ sẽ oán trách những hành động

sai trái của chúng ta. Thành thử tình yêu đó cũng sẽ không đưa ta tới hạnh phúc và kết

thúc trong thất bại và khổ đau144.

Như vậy, đối với J.P. Sartre tình yêu là một cái gì hết sức phi lý, mà con người

không thể đạt tới được. Yêu cũng có thể làm cho người ta mất tự do và không làm

được điều mình muốn vì có thể người yêu không đồng ý như ta. Cho nên, ông không

tin nhận có tình yêu, vì tình yêu đối với ông chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau mà thôi. Ông

cũng không nhận được tình yêu chân thành từ tha nhân, hay cũng có thể ông không

cảm nhận được nó.

Với những phân tích đó về tha nhân cũng đủ để chúng ta hiểu được rằng J.P.

Sartre không nhìn nhận sự hiện hữu của tha nhân. Dường như đối với ông tha nhân là

cái gì ghê tởm mà ta cần phải xa lánh. Bởi thế, ông muốn tách mình ra khỏi mối tương

quan với tha nhân, để sống theo con đường triết học mà ông đã vạch ra. Ông đề cập

đến tha nhân như một vũ trụ đóng kín. Sự đóng kín này cắt đi các mối tương quan cả

chiều ngang lẫn chiều dọc. Như vậy, triết lý của J.P. Sartre là một cuộc hiện sinh dang

dở, không lối thoát.

143 Trích lại, TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 339. 144 X. TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 339

Page 79: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

79

Nhận định

Triết học được coi là kho tàng kiến thức của nhân loại, bởi nó đi tìm sự khôn

ngoan. Trải qua bao nhiêu thế hệ, có rất nhiều người đã bỏ thời gian, sức lực để tìm

kiếm lẽ khôn ngoan ấy. Các triết gia cũng thế, họ đã dành cả cuộc đời để tìm chân –

thiện – mỹ và có khi đã đánh mất tuổi thanh xuân của mình nữa. Tuy nhiên, điều ấy

chẳng là gì, nếu họ đạt được điều mà họ đã dày công tìm kiếm. Thật vậy, chỉ những

người khôn ngoan mới biết được giá trị của tri thức. Trong thông điệp “Đức tin và Lý

trí”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã nói lên khát vọng sâu xa của các triết gia ấy :

“Triết học là một cuộc tìm kiếm chân lý rất đặc biệt và đáng trân trọng vì liên

quan tới chân lý tối hậu và ý nghĩa cuối cùng của cuộc đời. Nó có thể tìm ra câu trả

lời đúng, nhưng chẳng bao giờ đầy đủ, toàn diện được do bởi giới hạn của trí khôn

con người”145.

Bởi chưng, triết học chưa thể nào làm thỏa nãm được lòng người, vì triết học

vẫn còn có những giới hạn của nó. Cũng vậy, lý trí của con người không thể thâu

nhận được tất cả những giá trị của chân lý, nhưng chỉ biết được một phần nào của

chân lý ấy mà thôi. Các triết gia hiện sinh cũng thế, tuy rất cố gắng để hoàn thiện triết

lý, nhưng họ vẫn mắc những khuyết điểm do nhấn mạnh đến một vấn đề nào đó.

4.1. Các triết gia hữu thần

4.1.1. Những điểm tích cực

Các triết gia hữu thần đã cho con người mọi thời một hướng đi mới, đó là đưa

triết lý của mình trở thành một phương châm sống cho mỗi người. Chìa khóa ấy chính

là việc nhìn nhận những giới hạn của mình và hướng lên Thiên Chúa. Chấp nhận con

người của mình cũng đồng nghĩa rằng họ đang muốn tiến lên, muốn thay đổi con

người tận căn. Bằng kinh nghiệm của mình, các triết gia hiện sinh hữu thần đã truyền

thụ cho thế hệ mai sau một nền triết lý mới, triết lý ấy mang ý nghĩa cuộc sống hiện

sinh.

Riêng đối với Kierkegaard, là người khai mở cho nền triết học hiện sinh hữu

thần. Ông đã để lại cho hậu thế một kinh nghiệm về cuộc sống thông qua mối tương

145 ĐGH GIOAN PHAOLO II, Sđd, tr. 25.

Page 80: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

80

quan với tha nhân và Thượng Đế. Ông còn thức tỉnh con người thời đại đừng ngủ say

trong những suy luận của lý trí, nhưng hãy để cho đức tin hướng dẫn đời sống của mỗi

người. Muốn vươn tới Thượng Đế chúng ta phải đi ra khỏi mình ; từ con người hiếu

mỹ sang con người đạo hạnh và tới con người tôn giáo là cả một thách đố cho mỗi

người. Đối với Kierkegaard không thể vươn tới hiện sinh, nếu vượt qua các giai đoạn

ấy. Ông đã cho mọi người hiểu rằng không thể dùng khoa học để chứng minh sự hiện

hữu của Thiên Chúa, nhưng phải dùng đến đức tin, mới có thể nhận biết Ngài. Qua

kinh nghiệm cuộc sống, Kierkegaard đã cho thấy Thượng Đế không còn là vị Chúa tể

lạnh lùng như trong triết học Hy Lạp, cũng không phải là số mệnh như nhiều người

quan niệm. Nhưng Thiên Chúa là lẽ sống của con người và đức tin là điều kiện để giúp

con người không ngừng vươn lên, ông nói : “Đức tin là đam mê cao cả nhất của con

người”146.

Kierkegaard nhận thấy rằng, Ki-tô-giáo bị bóp méo khi biến thành một hệ thống

lý thuyết. Ki-tô-giáo đích thực không phải là một giáo thuyết mà là một Tin Mừng,

nghĩa là một sứ điệp nhằm đến ơn cứu độ, một sứ điệp hiện sinh. Ông là mẫu gương

sống đạo của người tín hữu, bởi vì người Ki-tô-hữu thời đó không sống đúng với niềm

tin của mình, nhưng xem đức tin như là một mớ lý thuyết, có thể được giải thích theo

chiều hướng “luận lý”. Lối sống đó, làm cho đạo trở thành một chủ thuyết nhân bản

thuần túy, đời sống đạo của người tín hữu chỉ dựa trên nỗ lực của con người, hơn là

một thái độ tin tưởng, phó thác147.

Kế đến là Gabriel Marcel, ông là người đã có công tìm ra được khía cạnh quan

trọng trong vấn đề Thượng Đế. Bởi vì, ông đã mạnh dạn nói lên một sự thật mà nhiều

triết gia chưa ai dám nói đó là : “Tính bất tất của con người”. Đồng thời, ông cũng

cho thấy nơi con người có “tiềm ẩn một khả năng” để hướng về Siêu Việt. Là một tín

hữu, ông đã sống đức tin một cách anh hùng và đã mở con tim của mình để nhận lãnh

ân sủng. Ông đã mạnh dạn bảo vệ đức tin, chống lại mọi trào lưu triết lý vô thần đang

làm lung lay đức tin của nhiều người. G. Marcel đã cho thấy mọi suy tư của con người

có thể đưa tới lãnh vực siêu việt. Qua kinh nghiệm và nhờ những khả năng của mình,

ông đã mở cho mọi người con đường đi tới hiện sinh là sự dấn thân, cùng với lòng

trung thành.

146 TRẦN THÁI ĐỈNH, Sđd, tr. 113. 147 X. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Sđd, tr. 41-42.

Page 81: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

81

Mặt khác, ông cũng đề cập đến tự do, như là điều căn bản nhất của con người.

Theo G. Marcel, để hiện sinh có ý nghĩa, con người cần phải có tự do. Nhưng tự do ấy

phải được đặt trong sự quan phòng của Thiên Chúa mới đem lại cho con người hạnh

phúc thật.

4.1.2. Những điểm hạn chế

Bên cạnh những điểm tích cực các triết gia hữu thần, vẫn có những khuyết điểm

chưa khắc phục được. Tuy họ đã cố gắng để hoàn thiện triết lý, nhưng khi đứng trên

phương diện khác lại xuất hiện những khiếm khuyết.

Trước tiên, Kierkegaard vì quá coi trọng đến đức tin mà ông đã xem nhẹ khả

năng của lý trí. Con người chỉ nhận biết Thiên Chúa qua kinh nghiệm và đời sống của

mình. Thế nhưng, đức tin rất cần được lý trí hỗ trợ, nếu không nó sẽ làm cho người ta

trở thành những kẻ cuồng tín. Cũng thế, không có lý trí sẽ chẳng có các nhà thần học

và các học giả để nghiên cứu Kinh Thánh.

Kierkegaard có cái nhìn hơi bi quan về cuộc đời, bởi vì tuổi thơ của ông có

những lúc đi trong đêm tối của đức tin. Vả lại, triết lý của ông cũng không mấy lạc

quan, nhưng thắm đượm vẻ u buồn. Tuy nhiên, nhờ tin vào Thiên Chúa nên ông đã

vượt thắng được sự mặc cảm đó.

Cùng ý hướng đó, G. Marcel cũng có những khuyết điểm tương đối giống với

Kierkegaard. Một trong những điều quan trọng nhất đó là : Ông không để ý khai thác

khả năng của lý trí. Theo ông tin là cầu khấn, là dâng lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa.

Tuy nhiên, đó chưa phải là cốt yếu của đức tin, đành rằng tin là cam kết với Thiên

Chúa, nhưng tin cũng đòi hỏi một mức độ kiến thức nào đó, vì không thể tin một cách

mù quáng, hay do người khác xui khiến. Thật vậy, nếu chúng ta không chấp nhận khả

năng của lý trí, thì đồng nghĩa rằng chúng ta đang phủ nhận mọi giá trị của tri thức

đem lại. Trong phần mở đầu thông điệp “Đức tin và Lý trí”, Đức Thánh Cha Gioan

Phaolo II đã khẳng định “Đức tin và Lý trí” là điều kiện cần và đủ để giúp con người

tìm kiếm chân lý :

“Đức tin và Lý trí ví được như đôi cánh giúp cho trí khôn con người vươn lên

chiêm ngắm chân lý. Thiên Chúa đã đặt vào trái tim con người niềm khao khát được

biết chân lý, tựu trung là biết chính Người, ngõ hầu một khi đã biết và yêu mến Thiên

Page 82: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

82

Chúa, con người cũng có thể biết được sự thật trọn vẹn về chính mình”148. Như thế, để

giữ vững niềm tin của mình, chúng ta cần phải có một khả năng nào đó, hầu đáp ứng

được những đòi hỏi của con người thời đại.

4.2. Các triết gia vô thần

4.2.1. Những điểm tích cực

Các triết gia hiện sinh vô thần đã để lại cho con người nhiều điều bổ ích trong

cuộc sống, bởi vì họ đã thức tỉnh con người thời đại không ngủ mê trong các truyền

thống cổ xưa, nhưng hãy đi ra khỏi mình để sống có ý nghĩa hơn. Họ đã trả lại quyền

được sống, quyền tự do, quyền làm người cho mỗi người mà bấy lâu người ta đã bỏ

quên. Tuy nhiên, các triết gia ấy đã đi quá xa với những khả năng của con người. Họ

cho mình là những bậc thần thánh, là đấng sáng tạo và là người nắm vận mệnh của thế

giới. Chính vì thế, triết lý của họ đã rơi vào bế tắc và cuộc hiện sinh của họ cũng trở

nên dang dở. Nhưng, để biết được những điểm tích cực và hạn chế của từng triết gia,

chúng ta cần đi vào từng triết gia một.

Đối với Nietzsche, ông đã thức tỉnh thái độ yếu hèn, nô lệ, thụ động của con

người thời đại. Đồng thời, ông đã kêu gọi mọi người hãy sống như mình là, hãy đi

bằng đôi chân của mình, hãy nắm lấy vận mạng của thế giới và tạo lập cho mình một

cuộc sống mới. Bởi đó, Nietzsche đã chỉ cho thấy chỗ đứng của ý chí trong cuộc sống

hiện sinh, một ý chí mãnh liệt. Con người không được nại vào các truyền thống cổ

xưa, nhưng hãy đi ra khỏi mình để sống có ý nghĩa hơn. Thật vậy, triết lý của ông là

một liều thuốc cao, nhằm thức tỉnh những người tín hữu chỉ sống với cái danh của

mình. Tư tưởng của ông như một cơn bão táp làm tan biến những gì cũ kỹ, đồng thời

cũng làm lộ ra chân trời mới.

Cũng thế, J.P. Sartre đã đề cao tự do của con người và nhấn mạn đến tinh thần

trách nhiệm, chống lại mọi thứ tất định, sự hèn nhát. Sự tự do ấy còn giúp ta vượt qua

những áp lực do ngoại cảnh, tránh được những định kiến của xã hội. Ông đã mạnh mẽ

chống lại thuyết duy tâm, vì nó cô lập con người trong một ý thức thuần túy. Ông còn

cho thấy, xã hội sẽ trở nên hỗn loạn và con người sẽ trở nên tàn bạo hơn khi lòng tham

của mỗi người dâng cao. Việc sống ùa theo đám đông hay tập thể có thể trở thành một

148 ĐGH GIOAN PHAOLO II, Sđd, tr. 6.

Page 83: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

83

thứ máy móc giết chết con người hiện sinh. Tương tự, một tôn giáo lệch lạc sẽ làm cho

người tín hữu mất phương hướng, không còn tìm thấy được chân lý nữa.

4.2.2. Những diểm tiêu cực

Nếu con đường hiện sinh của các triết gia hữu thần là một cuộc hiện sinh trung

thực, đem lại ý nghĩa cuộc sống cho con người, thì ngược lại con đường hiện sinh của

các triết gia vô thần lại đẩy con người tới bước đường cùng. Khuyết điểm lớn nhất của

các triết gia ấy là phủ nhận Thiên Chúa và chỉ tin vào khả năng của mình mà thôi. Tuy

nhiên, con người là một thụ tạo bất toàn không thể tự hoàn thiện chính mình được,

nhưng cần phải nhờ một Đấng có quyền năng mới có thể giúp ta thay đổi con người

tận căn.

Nietzsche đã quá đề cao tự do của con người, cho nên ông đã loại bỏ Thiên Chúa

ra khỏi cuộc đời. Con người siêu nhân, đạp đổ tất cả để khẳng định vai trò của mình.

Con người đó, phủ nhận mọi quy tắc của xã hội, đồng thời cũng phủ nhận nền luân lý

cổ truyền và phủ nhận luôn cả Thiên Chúa. Chính yếu tố này đã làm cho triết lý của

ông đi vào bế tắc không lối thoát.

Nietzsche được coi là triết gia hiện sinh khi đề cập đến thân phận con người. Tuy

nhiên, nếu xét cho cùng triết lý của ông mang nặng ý thức thuần túy hơn là nói đến

thân phận con người. Bởi vì, ông chỉ sống bằng ý chí của mình chứ chưa nhìn nhận

những giới hạn của con người. Ông mường tượng ra một con người siêu nhân sống xa

rời với thực tế và xã hội của con người. Thế nhưng, người hiện sinh là người đang

sống giây phút hiện tại, ở đây và ngay chính đời này. Như vậy, người siêu nhân chỉ là

người trong trí tưởng của Nietzsche mà thôi.

Kế đến, J.P. Sartre bên cạnh những điểm tích cực mà ông đã để lại cho hậu thế,

thì không thiếu khuyết điểm và sai lạc nghiêm trọng dẫn đến những điều tệ hại. Điều

ấy được thể hiện trong các tác phẩm của ông. Ông phủ nhận sự hiện hữu của Thiên

Chúa, đồng thời khẳng định tính chất tuyệt đối của sự tự do. Tự do này được tiềm ẩn

dưới hình thức của sự cuồng tín, hay quá tin vào mình rồi đi đến chỗ độc tôn, tức là

mọi sự đều quy về mình. Khi đề cao tự do một cách quá mức, J.P. Sartre đã làm băng

hoại đạo đức của một thế hệ trẻ, họ sống một cách điên cuồng, bất chấp mọi luật lệ của

xã hội và khinh thường luân lý của Ki-tô-giáo.

Page 84: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

84

Phủ nhận mối tương giao với tha nhân và Thượng Đế, J.P. Sartre quay về hữu thể

tự quy, nghĩa là chỉ tin vào năng lực của mình. Trong chiều hướng đó, Thiên Chúa trở

thành một chướng ngại lớn cho con người và tha nhân là người đem đến cho ta nhiều

phiền toái. Thế mà, con người lại không thể vượt thắng chính mình, và đành chôn vùi

trong hố sâu của sự thất vọng. Đành rằng con người có tự do, và có thể vận dụng tự do

để xây dựng cuộc đời, nhưng tự do ấy lại bị giới hạn bởi các quy luật tất yếu của tự

nhiên và siêu nhiên. Ông phủ nhận quyền Siêu Việt của Thiên Chúa và chỉ chân nhận

sự tự do của mình. Như thế, mọi công trình của Thiên Chúa đều không tồn tại trên ý

thức của ông. Ngược lại, công trình sáng tạo của Thiên Chúa không phải là công việc

kỹ thuật, nhưng là dấu chứng và hệ quả của tình thương. Tình thương ngỏ lời với nhân

vị, và tôn trọng sự tự do của con người, vì tình thương mà Ngài đã cho con người được

tự do.

Với những suy luận đó, vũ trụ cũng chỉ là một cái chi bầy nhầy đáng nôn mửa.

Vũ trụ không tồn tại trong suy tưởng của ông, nó như một sự vật cứng đơ không có ý

thức. Cho nên, chỉ còn cách là quay về mình với hữu thể tự qui để tìm kiếm những giá

trị nơi bản thân trong tự do tuyệt đối. Thế nhưng, vũ trụ ở gần với mỗi người, là một

phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi vì vũ trụ giúp cho con người

nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa và làm thăng tiến đời sống của con người.

Page 85: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

85

Kết luận

Tóm lại, kiến thức là vô hạn, nhưng khả năng của con người lại có giới hạn. Và

không ai dám cho mình là đã hiểu hết mọi lẽ khôn ngoan của con người. Các triết gia

cũng rất khiêm tốn khi đề cập đến vẫn đề đó. Socrate chỉ nhận mình là hư vô khi được

người ta ca ngợi tài trí của ông, ông nói : “Tôi chỉ biết một điều, đó là tôi không biết gì

hết”149. Điều ấy không chỉ ở trên đôi môi, nhưng nó còn được thể hiện qua đời sống

của ông. Newton nhà bác học người mỹ cũng đã có những phát biểu tương tự như thế :

“Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả một đại

dương”150. Thật vậy, dù tài giỏi đến đâu chúng ta không thể nào hiểu hết được mọi lẽ

khôn ngoan của con người. Bởi kiến thức của nhân loại vô cùng to lớn nhưng sự hiểu

biết của chúng ta lại có ngần có hạn.

Hiểu được vũ trụ vạn vật đã là một điều khó, nhưng hiểu được con người lại

càng khó hơn. Cũng vậy, chúng ta không thể nào trả lời cho rốt ráo vấn đề của con

người. Bởi vì, con người không chỉ là vật chất hữu hình, nhưng còn có đời sống tâm

linh. Các triết Cổ Đại và Trung Cổ đã cố gắng nắm bắt mọi thực tại của con người,

nhưng họ lại không thể trả lời được câu hỏi : “Con người là gì”? Ngược lại, các triết

gia hiện sinh đã dùng phương pháp mô tả để có cái nhìn đúng nhất về con người. Tuy

nhiên, họ cũng chỉ đáp ứng một phần nào câu trả lời đó mà thôi. Bởi vì, chúng ta

không thể trả lời câu hỏi đó trong một thời điểm hiện tại hay trong một hoàn cảnh nào

đó. Và chúng ta chỉ có thể trả lời được câu hỏi đó, bằng chính cuộc sống của mỗi

người.

Các triết gia hiện sinh đã nhắn gửi mỗi người chúng ta là hãy xây dựng cuộc đời

bằng chính đôi tay của mình. Đặc biệt là các triết gia hữu thần đã chỉ cho mỗi người

con đường hiện sinh và cuối con đường ấy là chính Thiên Chúa. Thật vậy, cuộc hiện

sinh nào mà không có hình bóng của Thiên Chúa, thì hiện sinh ấy rơi vào bế tắc và

cuối đường là sự tuyệt vọng, đau khổ. Mỗi người đều có quyền chọn lựa cho mình

một hướng đi hoặc là đau khổ hoặc là bình an và hạnh phúc.

149 WILL DURANT, Câu chuyện triết học qua chân dung: platon, Aristote, Bacon, Kant, Spinoza, Voltaire,

Spencer, Nxb Đà Nẵng, 2000, tr. 11. 150 http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/12252/search/isaac-newton/default.aspx.

Page 86: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

86

SACH THAM KHAO

1. HÔI ĐÔNG GIAM MUC VIÊT NAM – ỦY BAN BAC A I XA HÔI, Tom lươc Hoc

Thuyêt Xa Hôi cua Giao Hôi Công Giao, Nxb. Tôn Giao, 2007.

2. HÔI ĐÔNG GIAM MUC VIÊT NAM – ỦY BAN GIAO LY ĐƯC TIN, Sách giáo lý

của Hội Thánh Công Giáo, Nxb Tôn Giáo, năm 2012.

3. BÙI ĐĂNG DUY – NGUYỄN TIẾN DŨNG, Lược thảo triết học Phương Tây hiện

đại, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, năm 2003.

4. NGUYỄN TRỌNG VIỄN, Lịch sử triết học tây phương, Tập IV thời hiện đại, Học

viện Đa Minh, Lưu hành nội bộ, 1998.

5. NGUYỄN TIẾN DŨNG, Lịch sử triết học Phương Tây, Nxb Tổng Hợp, Tp. HCM,

2006.

6. NGUYỄN ƯỚC, Đại cương Triết học Tây Phương, Nxb Tri Thức, 2009.

7. WILL DURANT, Câu chuyên Triêt Hoc, Nxb. Đa Năng, 2000.

8. LÊ TÔN NGHIÊM, Những vấn đề triết học hiện đại, Nxb Ra Khơi, In lần thứ

nhất, 1971.

9. TRÂN THAI ĐINH, Triêt hoc hiên sinh, Nxb Văn Hoc, 2005.

10. TRẦN THÁI ĐỈNH, Triết học nhập môn, Tủ sách Ra Khơi.

11. TRẦN THỊ GIỒNG, Tiến sĩ tư vấn tâm lý, Tôi không đi qua tôi để lại gì, Nxb

Phương Đông, 2013.

12. TƯ CÙ, Lịch sử triết học Tây Phương – Thời Cận đại và Hiện đại, Lưu hành nội

bộ.

13. TRÂN VĂN TOAN, Hanh trinh đi vao Triêt hoc, Nxb. Tri thức, 2009.

14. ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICO, Thông điệp Laudatosỉ, Nxb Tôn Giáo, Dịch giả:

Lm. AUGUSTINO NGUYỄN VĂN TRINH.

15. ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICO, Niềm vui Tin Mừng.

16. ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II, Thông điệp Bách Chu Niên.

17. ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Tin Mừng về sự sống.

18. ĐẶNG PHÙNG QUÂN, Triết học hiện sinh - Hiện hữu Tha nhân với Gabriel

Marccel, Nxb Đêm Trắng, In lần thứ I, Sài Gòn, 1969.

19. E. MOURIER, Nhưng chu đê Triêt hoc hiên sinh, THU NHÂN NHI NÙNG chuyên

ngư, 1970.

20. TRẦN VĂN HIẾN MINH, Triết học Tổng quát, tủ sách ra khơi, Sài Gòn, 1961.

21. Lời Chúa cho mọi người, Bản dịch của NHÓM PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH

PHỤNG VỤ, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2012.

22. M. THEOPHAN PHẠM HỮU ÁI, Nhân học Triết học, Lưu hành nội bộ.

23. GEORDES GUSDORF, Kierkegaard người chứng của chân lý, Nxb Cao Dao – Sài

Gòn, Xuất bản lần thứ I, Dịch giả: Tôn Thất Hoàng, 1969.

24. MICHEL QUOIST, dịch giả: NGUYỄN THỊ CHUNG, Xây dựng con người nhân bản,

Nxb Tôn Giáo.

Page 87: CON NGƯỜI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC TRIẾT GIA HIÊN SINḤhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Con người dưới cái nhìn của các triết... · học hiện sinh sau

87

25. P. EMONET, O.P, Dịch giả: LÂM VĂN SỸ, O.P, Triết học về con người, 2014.

26. KARL JASPERS, dịch giả: LÊ TÔN NGHIÊM, Triết học nhập môn, Nxb Ca Dao,

1974

27. HOÀNG XUÂN VIỆT, Lịch sử triết học tây phương

28. Viện Phụ M. DOMINICO PHẠM VĂN HIỀN, Triết học hiện đại Tây Phương, Lưu

hành nội bộ, 2016.

29. RENÉ DESCARTES, Dịch giả: NGUYỄN VĂN CHÂU VÀ LM. CAO VĂN LUẬN,

Phương pháp luận, Nxb. Đại Học

Nguồn Internet

30. https://dongten.net/noidung/15377.

31. http://vietsciences.free.fr/biographie/artists/writers/sartre-pvt.htm.

32. http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/12252/search/isaac-

newton/default.aspx.

33. https://sites.google.com/site/khonggianketnoidqt/truyen-kieu-tron-bo.