12
Gió thổi từ miền ký ức Con chữ và xác chữ 5 Truyện ngắn: CHU BÁ NAM Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 441 - 5307 THỨ BẢY, NGÀY 11/5/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở XEM TIẾP TRANG 2 1 TUẦN CON SỐ Tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại Đơn Dương trong 10 năm (2010-2019) là hơn 15.850 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Nhà nước hơn 897 tỷ đồng; vốn tín dụng hơn 14 ngàn 860 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã hơn 35 tỷ 800 triệu đồng và vốn Nhân dân đóng góp 58 tỷ 207 triệu đồng. Nguồn: UBND huyện Đơn Dương TRANG 8 Cô giáo mang khăn quàng đỏ 9 Nửa thế kỷ “Hương thầm” thao thiết mãi... 6 Phố sương Đà Lạt. Ảnh: Võ Trang T hực hiện Kết luận số 57-KL/TW, ngày 3/11/2009 về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của BCHTW Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, 10 năm qua, Lâm Đồng bên cạnh chăm lo phát triển KT-XH, đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở (HTCTƠCS). Thời gian qua, Tỉnh ủy ban hành nhiều nghị quyết, xây dựng kế hoạch nhằm “Đổi mới và nâng cao chất lượng HTCTƠCS xã, phường, thị trấn”, thực hiện Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010”, trọng tâm là xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở... Hiện Lâm Đồng có 1.585 thôn, tổ dân phố (tăng 973 thôn, tổ dân phố so với năm 2002); năm 2007 có 1.487 chi bộ. Được quan tâm nên HTCTƠCS trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được củng cố; chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) ở thôn, buôn nâng cao. Toàn tỉnh hiện có 4.480 đảng viên là đồng bào DTTS; có 98.146 đoàn viên, hội viên thuộc MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp là người DTTS. Tỉnh quan tâm lựa chọn, bồi dưỡng và phát huy vai trò của già làng, người có uy tín và nhân sĩ, trí thức; đã xây dựng được 489 người có uy tín cốt cán trong vùng đồng bào DTTS. Nhìn chung, các tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở đã nhận thức, xác định rõ hơn vị trí, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCTƠCS; trong đó, tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể. Các đảng bộ xã, phường, thị trấn quán triệt, thực hiện tốt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt,... Đà Lạt - Lâm Đồng cần có những giải pháp tăng “sức hút” cho du lịch di sản TRANG 4

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

Gió thổi từ miền ký ứcCon chữ và xác chữ5� Truyện�ngắn:�

CHU BÁ NAM

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 441 - 5307THỨ BẢY, NGÀY 11/5/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN�ĐỀ�CUỐI�TUẦN

Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở

XEM TIẾP TRANG 2

1 TUẦN CON SỐ

Tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại Đơn Dương trong 10 năm (2010-2019) là hơn 15.850 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Nhà nước hơn 897 tỷ đồng; vốn tín dụng hơn 14 ngàn 860 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, hợp tác xã hơn 35 tỷ 800 triệu đồng và vốn Nhân dân đóng góp 58 tỷ 207 triệu đồng.

Nguồn: UBND huyện Đơn Dương

TRANG 8

Cô giáo mang khăn quàng đỏ

9

Nửa thế kỷ “Hương thầm” thao thiết mãi...

6

Phố sương Đà Lạt. Ảnh: Võ Trang

Thực hiện Kết luận số 57-KL/TW, ngày 3/11/2009 về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của BCHTW

Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, 10 năm qua, Lâm Đồng bên cạnh chăm lo phát triển KT-XH, đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở (HTCTƠCS).

Thời gian qua, Tỉnh ủy ban hành nhiều nghị quyết, xây dựng kế hoạch nhằm “Đổi mới và nâng cao chất lượng HTCTƠCS xã, phường, thị trấn”, thực hiện Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010”, trọng tâm là xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở...

Hiện Lâm Đồng có 1.585 thôn, tổ dân phố (tăng 973 thôn, tổ dân phố so với năm 2002); năm 2007 có 1.487 chi bộ. Được quan tâm nên HTCTƠCS trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ngày

càng được củng cố; chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) ở thôn, buôn nâng cao. Toàn tỉnh hiện có 4.480 đảng viên là đồng bào DTTS; có 98.146 đoàn viên, hội viên thuộc MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp là người DTTS. Tỉnh quan tâm lựa chọn, bồi dưỡng và phát huy vai trò của già làng, người có uy tín và nhân sĩ, trí thức; đã xây dựng được 489 người có uy tín cốt cán trong vùng đồng bào DTTS.

Nhìn chung, các tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở đã nhận thức, xác định rõ hơn vị trí, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCTƠCS; trong đó, tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể. Các đảng bộ xã, phường, thị trấn quán triệt, thực hiện tốt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt,...

Đà Lạt - Lâm Đồng cần có những giải pháp tăng “sức hút” cho du lịch di sản

TRANG 4

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

THỨ BẢY 11 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN2 TIN TỨC - SỰ KIỆN

Không ngừng nâng cao... TIẾP TRANG 1

4 tháng, hơn 12.000 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộTheo Công an tỉnh Lâm Đồng, đến nay,

lực lượng Cảnh sát Giao thông trong toàn tỉnh đã phát hiện và xử phạt trên 12.000 trường hợp vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Trong đó, hơn 1.000 xe khách, trên 4.200 xe tải, hơn 1.000 xe con và gần 5.800 xe mô tô vi phạm với các lỗi chủ yếu như chạy quá tốc độ, nồng độ cồn, chở quá số người quy định, đón trả khách sai quy định, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm làn đường, phần đường và không có giấy phép lái xe…

Qua đó, cơ quan chức năng đã tạm giữ gần 1.100 xe mô tô, 68 xe ô tô và 4 phương tiện khác, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 8,7 tỷ đồng. Thông qua việc xử phạt, lực lượng chức năng đã tước giấy phép lái xe của 518 trường hợp.

Đặc biệt, theo thống kê đến hết tháng 4/2019, toàn tỉnh đã xảy ra gần 50 vụ tai nạn giao thông, làm 36 người chết, 30 người bị thương. Trong đó, tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra 29 vụ, làm 29 người chết; tai nạn giao thông rất nghiêm trọng xảy ra 2 vụ, làm 4 người chết và tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 1 vụ, làm 3 người chết. Theo đó, các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng phần lớn xảy ra

trên Quốc lộ 20. Trong đó, TP Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai là những địa phương xảy ra số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nhiều nhất.

Nhằm kiểm soát trật tự an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh, Công an tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Phòng Cảnh sát Giao thông và công an các huyện, TP trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định khi tham gia giao thông; đồng thời, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông (đặc biệt là các trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn); chủ động kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi tụ tập đua xe trái phép…

HẢI�ĐƯỜNG

Cảnh sát giao thông tổ chức đo nồng độ cồn.

... kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc ở cơ sở. Công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém gắn với xây dựng, củng cố HTCTƠCS có sự chuyển biến tích cực; nội dung, phương thức hoạt động của HTCTƠCS có sự đổi mới và nâng cao chất lượng. Nhiều nơi đã bổ sung, hoàn thiện Quy chế làm việc và Quy chế phối hợp giữa tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể. Hoạt động của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn có chuyển biến. Bộ máy chính quyền cơ sở bước đầu phát huy hiệu quả trong việc quản lý, điều hành theo pháp luật. Việc lãnh đạo xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (DCƠCS) được đẩy mạnh và từng bước đi vào nề nếp. Chú trọng công tác phát triển đảng viên, từ 2002 đến nay, các xã, phường, thị trấn kết nạp 4.161 đảng viên mới, nâng 37 chi bộ xã thành đảng bộ cơ sở; thành lập mới 672 chi bộ thôn, tổ dân phố;

xóa 92 thôn, tổ dân phố chưa có đảng viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn và các thôn, tổ dân phố được tập trung chỉ đạo. Cũng từ 2002 đến nay, đã đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (trung và cao cấp) cho 2.128 cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; có 14.324 lượt cán bộ chuyên trách, công chức cơ sở và những người không chuyên trách ở cơ sở được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ... Qua đó, HTCTƠCS có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng TCCSĐ nâng cao, thực hiện tốt Quy chế DCƠCS, đưa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tiếp tục đi vào cuộc sống, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, dân sinh, dân chủ ở cơ sở. Cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên tổ chức có hiệu quả việc đối thoại với Nhân dân. Cán bộ chủ chốt ở cơ sở sát dân, có trách nhiệm với dân, góp phần củng cố lòng tin, sự đồng thuận của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt

động của HTCTƠCS nhằm thực hiện tốt việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền và các địa phương cần khắc phục tốt những mặt hạn chế như: Công tác dân vận chính quyền có sự chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu và sự kỳ vọng của Nhân dân. Công tác cải cách thủ tục hành chính và thực hiện Quy chế DCƠCS còn nhiều bất cập. Hệ thống chính trị ở cơ sở chưa thật sự vững mạnh toàn diện. Năng lực, sức chiến đấu của một số TCCSĐ yếu, nhất là việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng ở địa phương. Chất lượng hoạt động của HĐND huyện, xã còn hạn chế. Việc quản lý điều hành của chính quyền cơ sở theo pháp luật còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở tuy đã có chuyển biến, nhưng nhìn chung chưa hiệu quả, chưa nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên...

LAN�HỒ

CÁT TIÊN: Tổ chức Hội thi “Tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Từ ngày 7 đến ngày 16/5, Huyện ủy Cát Tiên tổ chức Hội thi “Tìm hiểu, học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 11 Đảng bộ các xã, thị trấn trong huyện.

Hội thi “Tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được Huyện ủy Cát Tiên triển khai tổ chức trong năm nay là một hoạt động có ý nghĩa

quan trọng trong việc tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức của mỗi cán bộ, đảng viên và

quần chúng nhân dân trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh, gắn với thực hiện chủ đề học tập năm 2019 là “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Theo đó, Hội thi được tổ chức theo

hình thức sân khấu hóa, gồm có 3 phần thi là: thi hiểu biết, thi kể chuyện Bác Hồ và thi tiểu phẩm sân khấu. Các phần thi có nội dung tập

trung về tìm hiểu cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cách mạng, những tác phẩm, tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh; kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị gắn với

nhiệm vụ chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) tại các địa phương, cơ quan, đơn vị trong huyện; những tấm gương tiêu biểu,

gương người tốt việc tốt trong học tập và làm theo Bác. Hội thi cũng là dịp để phát hiện, nêu

gương, nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong

học tập và làm theo gương Bác.NGÂN�HẬU

Trên 3.400 cây thông 17 năm tuổi bị đầu độc tại Lâm Hà

Sáng ngày 8/5, UBND huyện Lâm Hà xác nhận trên địa bàn huyện mới xảy ra vụ việc các đối tượng đầu độc trên 3.400 cây thông

3 lá 17 năm tuổi thuộc Tiểu khu 292, xã Tân Thanh vào ngày 27/4.

Theo thông tin ban đầu, Ban Quản lý rừng nguyên liệu giấy Lâm Hà thuộc Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Lâm Đồng (Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai) được giao trách

nhiệm trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng trên diện tích trên 133 ha tại địa bàn xã Tân

Thanh, huyện Lâm Hà. Diện tích này đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất.Ngày 27/4, đội tuần tra của đơn vị chủ

rừng vào kiểm tra tại Tiểu khu 292 thì phát hiện tại lô B3, B4 thông có dấu hiệu lá bị

vàng. Thống kê cho thấy tổng diện tích rừng bị thiệt hại lên tới 10,785 ha, với khoảng trên

3.400 cây thông 3 lá bị khoan lỗ đổ thuốc diệt cỏ không thể cứu chữa.

Ngay sau đó, UBND huyện Lâm Hà đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với UBND

xã Tân Thanh, đơn vị chủ rừng kiểm tra hiện trường, củng cố hồ sơ chuyển qua cơ quan

điều tra lập hồ sơ xử lý hình sự.Vụ đầu độc rừng thông lần này được xác

định gây thiệt hại lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn huyện. Toàn bộ rừng thông bị đầu

độc chết trắng được doanh nghiệp trên trồng cách đây 17 năm, đường kính gốc mỗi cây

dao động từ 25-40cm.Trước đó, ngày 2/5, UBND tỉnh Lâm Đồng

đã có văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan tăng cường triển khai

công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Trong đó có việc yêu cầu các sở,

ngành, địa phương phối hợp với lực lượng công an, quân đội tăng cường tuần tra, phát hiện và kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vụ phá

rừng trên địa bàn...C.PHONG

ĐAM RÔNG: Cấp mới 2.300 thẻ bảo hiểm y tế

Vận chuyển lâm sản trái phép bị phạt đến 1 tỷ đồng

Năm 2019, Bảo hiểm Xã hội huyện Đam Rông đã cấp mới 2.300 thẻ bảo hiểm y tế, nâng tổng số người được cấp thẻ bảo hiểm y tế đang còn giá trị sử dụng đến nay lên 50.311 người, chiếm 97% dân số của

toàn huyện. Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ giúp cho người dân thuận lợi hơn trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là giảm bớt gánh nặng về chi phí khi đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh. Ngoài được cấp thẻ

bảo hiểm y tế, các đối tượng sử dụng thẻ còn được hướng dẫn hiểu rõ về chế độ và quyền lợi của người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

LÊ�TUẤN

Đây là nội dung được Chính phủ ban hành tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp ngày 25/4/2019, có hiệu lực từ ngày 10/6/2019. Theo đó, cá nhân có hành vi vận chuyển lâm sản trái phép (từ thời điểm lâm sản đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó, thì bị xử phạt như sau:

Vận chuyển động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15 triệu đồng; Gỗ thuộc loài thông thường dưới 2 m3; Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15 triệu đồng;… thì bị phạt tiền từ 5 - 15 triệu đồng. Đặc biệt, phạt tiền từ 475 - 500 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển trái phép sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 475 triệu đồng trở lên.

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính ở Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lâm nghiệp với cá nhân là 500 triệu đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực lâm nghiệp với tổ chức là 1 tỷ đồng.� ĐẠO�PHAN�

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

3 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Tại phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hôi huyện Đơn Dương tổ chức vào ngày 7/5 vừa qua, chỉ có doanh nghiệp tuyển dụng, còn người lao động thì hầu như vắng bóng.

NHẬT MINH

Tại phiên giao dịch việc làm hôm đó, có hơn 10 công ty tham gia tư vấn và tuyển chọn các vị trí

việc làm từ tư vấn xuất khẩu lao động, du học tại chỗ đến hơn 500 vị trí việc tại các công ty trong tỉnh, ngoài tỉnh được chào mời tuyển dụng.

Ban tổ chức cũng cho biết, ngoài tư vấn, giới thiệu việc làm, phiên giao dịch việc làm lần này còn nhằm mục đích tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh trên địa bàn; phổ biến các chính sách pháp luật về học nghề... Tuy nhiên, từ sáng cho đến trưa chỉ có thưa thớt vài lao động đến phỏng vấn, cũng như tìm hiểu thông tin về chính sách lao động. Chị Võ Thị Thu Hảo, đại diện Công ty TNHH Apollo cho biết, công ty chị đang cần tuyển 6 nhân viên văn phòng và 30 công nhân lao động phổ thông. Mặc dù vậy, chờ đợi cả buổi cũng chỉ có duy nhất

một lao động đến tham khảo thông tin tuyển dụng. Tương tự, tại gian hàng tuyển dụng của các Công ty Dalat Hasfarm, Công ty TNHH Thụy Hồng Quốc Tế, Công ty Sữa Việt Nam, Công ty TNHH Azuzac Đà Lạt... “may mắn” lắm mới có một vài người đến phỏng vấn; còn lại hầu như các công ty ngồi từ sáng đến trưa mà chẳng có nổi một người lao động đến tìm hiểu thông tin! Đại diện Công ty Cổ phần Quốc tế TIC cũng cho hay, công ty đang tuyển du học sinh du học tại Nhật Bản, có độ tuổi từ 18 - 35, nhưng ngồi từ sáng đến trưa không thấy người lao động nào đến tìm hiểu thông tin về du học.

Và không chỉ các nhà tuyển

dụng thất vọng mà người lao động đến tìm kiếm việc làm cũng thất vọng ra về vì không đáp ứng tiêu chuẩn nhà tuyển dụng. Là một trong những lao động hiếm hoi đến “mở hàng” tìm việc, chị Trần Thị Mai (thị trấn Thạnh Mỹ) mong muốn sẽ tìm được công việc văn phòng với mức lương từ 8 - 10 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi đọc thông tin tuyển dụng và bước vào phỏng vấn, chị Minh rất thất vọng. “Mình cứ nghĩ phiên giao dịch ít người, mình đến sớm sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn. Thực tế là sau khi tìm hiểu mình thấy các công việc tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông như bán hàng, nhân viên kỹ thuật... Có một số

vị trí tuyển nhân viên văn phòng nhưng lại đòi hỏi phải biết thành thạo tiếng Trung hay Anh văn, nên mình đành ra về” - chị Minh nói. Còn anh Nguyễn Văn Tình (xã Lạc Lâm) cho biết: “Thực ra hôm nay tôi có việc phải lên Đà Lạt, đi dọc đường thấy biển pano treo mới biết là sáng nay có phiên giao dịch việc làm nên vào xem thử ra sao và không thấy công việc nào thực sự phù hợp với mình!”.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đơn Dương, công tác tuyên truyền về phiên giao dịch việc làm lần này đã được các ban, ngành có liên quan của huyện chuẩn bị từ hơn nửa tháng

PHIÊN GIAO DỊCH VIỆC LÀM: Vắng người tìm việcnay, như treo pano, áp phích về ngày, giờ diễn ra phiên giao dịch; các ngành có liên quan trực tiếp gửi giấy mời cho đối tượng mà mình phụ trách; các xã, thị trấn cũng tăng cường công tác tuyên truyền về phiên giao dịch việc làm cho người dân trên địa bàn... “Chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuy nhiên, dường như người lao động vẫn còn thờ ơ với phiên giao dịch việc làm lần này” - ông Nguyễn Văn Thanh nói. Nói thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Trưởng phòng Tư vấn giới thiệu việc làm (Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh) cho biết: “Hầu như các phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại địa phương, công tác thông tin tuyên truyền là chủ yếu. Qua các phiên giao dịch việc làm như thế này, các tờ rơi thông tin tuyển dụng việc làm sẽ đến với người dân địa phương nhiều hơn và sau khi phiên giao dịch việc làm kết thúc, cũng có khá nhiều người lao động liên hệ với Trung tâm để tìm việc”.

Có thể nói, phiên giao dịch việc làm được tổ chức là cơ hội để người lao động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cũng như hiểu thêm về các chính sách dành cho người lao động hiện nay. Tuy nhiên, khi người lao động không mấy mặn mà và chưa chủ động tham gia thì chính họ đã khước từ cơ hội dành cho bản thân mình!

KHÁNH PHÚC

Buổi đầu gian truânHơn 25 năm trước, lúc mới vào

Đạ Tẻh lập nghiệp, gia đình ông Hải cũng chọn cây lúa, cây bắp, củ sắn trồng trên những diện tích đất mới vừa khai hoang để kiếm cái ăn hàng ngày. “Cũng giống như bà con, để có cái ăn chống đói, gia đình tôi đã trồng đủ các loại cây ngắn ngày như lúa, bắp, sắn… Sau khi lập gia đình, được bố mẹ chia cho gần 1,5 ha đất, tôi lại chuyển qua trồng mía, điều, cà phê. Nhưng cuộc sống gia đình cũng chỉ dừng lại ở mức thoát nghèo mà thôi” - ông Hải kể về nghiệp nông dân của mình.

Trước những khó khăn mà người dân xã Quảng Trị và gia đình chưa biết tìm cây trồng gì để thay thế cho cây mía, cà phê kém năng suất thì ông Hải cùng nhiều hộ dân đã đưa cây dâu tằm vào trồng. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2012, tuy thu nhập được cải thiện đáng kể nhưng nghề trồng dâu nuôi tằm của gia đình ông cùng nhiều hộ dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi năng suất dâu còn thấp; phương tiện nuôi tằm như nong, né tre chưa phát huy hết hiệu quả. Để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, cuối năm 2013, ông Hải cùng 3 hộ dân khác ở xã Đạ Pal đã tiên phong, mạnh dạn đầu tư mua né

gỗ về nuôi tằm. “Cùng với việc đưa giống dâu lai vào trồng trên diện tích gần 1,5 ha, tôi đã lên Bảo Lộc mua 100 né gỗ và 1 máy gỡ kén. Sau 2 lứa nuôi thử nghiệm, tôi thấy chất lượng kén nuôi tằm trên né gỗ đều và năng suất cũng cao hơn nuôi tằm bằng né tre. Đặc biệt, né gỗ đã giúp giảm công lao động rất nhiều lần. Thấy đây là hướng đi mang mại hiệu quả của nghề “ăn cơm đứng”, nên tôi quyết định tìm hiểu, học hỏi để đầu tư mở xưởng sản xuất né gỗ phục vụ nhu cầu của bà con” - ông Hải tâm sự.

Chớp lấy cơ hộilàm giàuTrong lúc nghề trồng dâu nuôi

tằm đang “hồi sinh” phát triển tại Đạ Tẻh, ông Hải chính là một trong những người đầu tiên đưa né gỗ vào sản xuất. Đặc biệt, khi nhu cầu sử dụng loại dụng cụ này của người dân 3 huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên) tăng cao, ông cũng là người đầu tiên “chớp lấy cơ hội” để mở xưởng sản xuất né gỗ phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Ông Hải cho hay: “Năm 2014,

trước nhu cầu sử dụng né gỗ nuôi tằm của người địa phương và các huyện lân cận tăng cao, tôi đã quyết định đầu tư hơn 300 triệu đồng mua sắm trang thiết bị, máy móc mở xưởng sản xuất né gỗ. Lúc xưởng mới đi vào hoạt động, có 8 công nhân và chủ yếu sản xuất né đơn (với 776 ô vuông nhỏ/né). Cứ thế, mỗi tháng tôi xuất bán được từ 3.000 - 3.500 cái cho bà con. Từ năm 2018 đến nay, tôi chuyển qua làm né đôi

(1.396 lỗ/né). Hiện, mỗi năm tôi xuất bán ra thị trường khoảng 50.000 sản phẩm (giá bán dao động từ 200 - 220 ngàn đồng/né) cung cấp cho các huyện, thành phố trong tỉnh và mở rộng ra các tỉnh khác như Đắk Lắk, Đắk Nông và Đồng Nai”.

Theo ông Hải, để vươn lên làm giàu đối với người nông dân là không khó, nhưng chỉ với sự cần cù, chịu khó là chưa đủ. “Bất cứ nghề gì, để vươn lên làm giàu thì

tự bản thân mình phải biết cách “dám nghĩ, dám làm”. Phải biết đối diện với khó khăn và thậm chí cả thất bại để vươn lên. Mỗi người phải tự ham học hỏi những cái hay, cái mới và có sự sáng tạo của riêng mình. Đặc biệt, khi có cơ hội để vươn lên thì chúng ta phải mạnh dạn đầu tư thì chắc chắn sẽ có được thành công” - ông Hải tin tưởng nói.

Hiện nay, sau khi trừ tất cả các chi phí, xưởng sản xuất né gỗ của gia đình ông Hải đang mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn 60 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, ông Hải đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 lao động, với mức thu nhập từ 5,5 - 8 triệu đồng/tháng và hơn 10 lao động thời vụ khác. Theo dự định, tới đây, ông sẽ tiếp tục đầu tư mở thêm xưởng sản xuất né gỗ ở tỉnh Đắk Nông để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập.

Ông Lê Trọng Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Trị, tâm đắc: “Ông Hải là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương. Những gì ông đang có được cho thấy, ông là một nông dân “nói đi đôi với làm”. Ngoài việc làm giàu cho gia đình, ông Hải còn có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Ông Hải xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo”.

Mỗi tháng mang lại cho gia đình nguồn lợi nhuận hơn 60 triệu đồng và tạo công ăn, việc làm ổn định cho 15 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 5,5 - 8 triệu đồng/tháng. Đó là những hiệu quả kinh tế mà xưởng sản xuất né gỗ của ông Hoàng Nam Hải (49 tuổi, ngụ tại xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh) đã và đang mang lại cho gia đình và người lao động.

Mở xưởng sản xuất né gỗ làm giàu

Ông Hoàng Nam Hải bên những chiếc né gỗ giúp ông vươn lên làm giàu. Ảnh: K.P

Nhiều doanh nghiệp ngồi từ sáng đến trưa nhưng không có nổi một lao động đến phỏng vấn tìm việc! Ảnh: N.M

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

4 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Một đám

Con chữ

và xác chữ

Thông tin từ Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cho biết: Nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2019), đơn vị xuất bản bộ sách có tên gọi “65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng chói lọi”.

Bộ sách gồm 7 đầu sách gồm: “Kể chuyện Điện Biên Phủ (1953 - 1954)” của tác giả Nguyễn Văn Khoan; “Đường tới Điện Biên Phủ”, hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện; “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, tác giả Trịnh Ngọc Nghi; “Điện Biên Phủ - Những trận đánh đi vào lịch sử”, tác giả Cao Tiến Lê; “Điện Biên Phủ - Mốc vàng thời đại”, hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện;

XEM TIẾP TRANG 11

Tùy bút: UÔNG THÁI BIỂU

Duyên nợ giữa tôi với Đà Lạt bắt đầu từ chuyến xe đò gần ba thập niên trước.

Khởi hành chiều muộn từ Sài Gòn, quá nửa đêm xe mới ì ạch lên đèo Prenn. Đó là chiếc xe chạy dầu diesel, đại diện cho nỗi thống khổ giao thông của thập niên 1980; nó như con ngựa già chân chồn gối mỏi lại phải chở trên mình sự nặng nhọc của những phận người cần lao tha phương. Hết đèo, vùng ánh sáng của đô thị tràn dài thung lũng đầy những cánh rừng thông mở ra cho tôi một khoảng không gian lạ lẫm. Cây lá trầm mặc trong màn sương ảo ảnh. Hồi đó, phố xá chưa bung vỡ như bây giờ. Những ngôi nhà cũ kỹ nép vào nhau như nương tìm sự chở che bên những triền đồi buốt giá. Tôi choàng tỉnh trong một cảm giác mới mẻ. Từ phút giây khởi đầu đó, tôi đã nghĩ mình sẽ là một phần nhỏ nhoi của đô thị này, cùng thức ngủ, buồn vui với xứ sở. Đó là nơi chốn lựa chọn lập thân sau một quãng ngắn hoa niên xê dịch.

Trong khoảng tuổi đời 126 năm thành phố Đà Lạt tính từ 1893, tôi cũng đã có gần 30 năm sống cùng xứ sở khói sương, mây gió thân thương này. Ký ức tôi dù chỉ như là chiếc lá thông mỏng mảnh vẫn là một thực thể trong không gian ký ức của đô thị. Tôi lặng lẽ thuộc về nơi này khi nào không biết và hình như hơi thở của đất đai, nước, mây, gió mưa phố núi cũng đã thuộc về tôi.

Thời gian tự nhiên đi qua. Những địa tầng quá vãng của đô thị cũng xuất lộ dần trong khao khát khám phá. Cảm xúc thì luôn dày hơn thức nhận. Với Đà Lạt gắn bó thân thiết, tôi không muốn đặt lên đó những dấu mốc để suy nghiệm; không muốn đắp những cái đập chắn ngang lưu thủy để so bì nông, sâu. Tôi không muốn khảo luận để phân kỳ lịch sử và đối chiếu những tiến trình. Tôi cảm nhận một dòng chảy xuyên suốt, không ngưng nghỉ, róc rách với thời gian. Tôi nhớ nơi này từ những hoài tưởng ngàn xưa, thời ánh trăng rừng lạc giữa miền hoang

Gió thổi từ miền ký ứclạnh. Tiếng thì thầm những ngôn ngữ huyền bí của muôn loài giữa rừng già vô chủ, khi hoang dã chưa tiếp nhận sự có mặt của con người nên cứ thế hồn nhiên. Tôi nhớ nơi này bởi tiếng hú dài vọng giữa đại ngàn của những cư dân bản địa tâm tính tinh khôi như một phần của thiên nhiên mộng mị, những thực thể tồn sinh theo lý lẽ của rừng. Cái nơi chốn lạ lẫm và chứa đầy bí mật mà những bậc thức giả từ vài ba thế kỷ trước như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Dương Văn An chưa thể đặt chân đến mà phải ngẫm suy dò đoán từ xa để đưa vào trước tác của họ những khảo luận mơ hồ. Lịch sử đô thị cũng không quên Paul Doumer, Jean Decoux. Dù hồn phách những vị quan Toàn quyền xứ Đông Dương đã hòa trong đất sâu Paris nhưng dấu ấn tham vọng của họ về một “đỉnh cao đế quốc” thì khó phai nơi đô thị cao nguyên này.

Sống giữa đô thị nhuốm màu hoài niệm, nhiều khi bất chợt rưng rưng trước những rêu phong. Một dinh thự hoang phế vẫn ánh lên vàng son quá khứ. Một bức tường đá cũ nham nhở. Một ngõ dài hun hút những khóm hồng leo. Một rặng thông già mốc thân như thách thức. Một hồi chuông giáo đường ngân lên tiếng gọi lời Chúa. Một giọng cầu kinh văng vẳng chốn Phật từ bi. Cả lời rao hủ tiếu, bánh bèo, xôi khúc trong khuya cũng như vọng về từ cõi xa xăm. Gió thổi từ miền quá vãng. Ký ức đô thị miên viễn tự kể với chính mình. Hồn phố neo đậu trong hồn cư dân phố. Tôi là thực thể của đô thị này, và tôi cũng vậy. Có những lúc mủi lòng với những thời đã qua, những người đã xa, những biến động triều chính, những mảnh vỡ lịch sử. Người Pháp thực dân đã trở về với quê nhà của họ từ rất lâu rồi. Hoàng Đế cuối cùng triều Nguyễn tha phương lưu lạc rồi gửi thân xác tàn rũ xứ người. Gia tộc họ Ngô quyền uy cũng đã trở thành bóng ma lịch sử. Sông máu núi xương chất chồng, tất cả tan vào hư vô. Trâm anh thế phiệt và lam lũ bần hàn. Lâu đài tráng lệ và những túp lều cỏ. Sang hèn gì thì cũng đã về với nẻo xa mịt mù.

Ngước lên trời cao, ngọn thông

đung đưa trước gió, hồ như rì rào kể những câu chuyện của buổi cũ, thời xưa…

* * *Tôi hoài nhớ nơi chốn này bởi

những ghi chép tả thực của Nam tước đại thần Đoàn Đình Duyệt trong Lâm Viên hành trình nhật ký. Tôi nhớ nơi chốn này từ nhật ký thám hiểm và những bản phúc trình của nhà bác học Alexandre Yersin. Tôi cũng nhớ những mô tả dấu chân dã thú, mùi khét của cọp bên triền cỏ tranh của bà Gabrielle. M.Vassal trong du ký Ba năm ở Annam khi lần đầu tiên nhà du hành này leo núi lội rừng từ bờ vịnh Nha Trang lên cao nguyên miền Thượng hồi đường sá chưa mở. Có đôi lúc thẫn thờ đi tìm những mảnh ký ức của đô thị như đi tìm chính những mảnh rời trong tâm hồn mình. Nơi nào Cựu hoàng Bảo Đại từng trao Bảo quốc Huân chương cho những nông phu xứ bắc đầu tiên vào đây mở nghề canh nông? Nơi nào Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng chủ trì Hội nghị Trù bị Fontainebleau để lo cho nền độc lập dân tộc? Nơi nào thi nhân Hàn Mặc Tử ôm trái tim rớm lệ co ro bên hồ lạnh lẽo để viết thi phẩm Đà Lạt trăng mờ? Nơi nào nữ sĩ Tương Phố khóc chồng như mưa Thu rả rích? Nơi nào thần đồng Phạm Công Thiện ngồi đếm lá thông rơi mà viết những tùy bút triết học lạ lùng? Nơi nào nhà văn Nhất Linh chơi lan rừng thổi nhạc tiêu chờ thời và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng danh ca Khánh Ly lên đồi uốn những nốt đầu tiên trong gia tài âm nhạc thăm thẳm thời gian? Và nơi nào thì Lê Uyên và Phương trao nhau nụ hôn đầu đắm đuối?...

Tôi đi tìm bóng hình của những người lừng lẫy, rồi lại đi tìm dấu chân của bao người vô danh. Chính những người không ai quen mặt nhớ tên đã làm nên ký ức nền của thành phố. Họ là dấu lặng, nốt trầm trong bản giao hưởng đa thanh của xứ sở từng trải qua lắm thăng trầm biến vi. Có những buổi hoàng hôn dần buông, tôi thả ánh mắt và tâm hồn mình về dãy núi mờ xa. Phía cuối chân núi ấy là những buôn làng Thượng. Những tộc người thiểu số đã an lành giữa chốn thiên

nhiên, nhưng tôi biết, họ nhớ lắm nơi này. Thỉnh thoảng đâu đó giữa trung tâm thành phố, tôi lại gặp đôi ba dáng hình lưng còng gùi nặng đứng lặng ngắm mặt hồ như muốn soi về ký ức của dòng suối Lat, nơi ngày xưa cha ông họ từng chôn nhau cắt rốn, khi “người lạ” chưa tới. Cảm giác như trong dòng tâm thức của những người con của núi đang có sự “trở về”. Tôi cũng đã giẫm lên dấu chân những nông phu đầu tiên từ miền xa được quan quân tuyển mộ đến đây. Buổi đầu ngơ ngác, bơ vơ giữa đất trời lạnh giá để rồi không lâu sau đã trở thành chủ nhân của xóm làng, vườn tược, đất đai, cây trồng, chợ búa, phố xá. Tôi vẫn thường lang thang vào những hẻm vắng và lặng ngắm những ngôi nhà cũ để thả hồn cho trí tưởng tượng. Những ngôi nhà từng ấm áp qua bao thế hệ với bếp củi thơm mùi gỗ ngo, siêu trà sôi tí tách, hình ảnh cha ngồi đọc sách, mẹ đan len, chị gái chơi đàn, em trai giỡn bi. Họ là những cư dân thành phố, những con người cất lên tiếng nói và hành vi ứng xử giao hòa thân thiết với nhau, gần gũi với tháng gió năm sương. Bước chân tha hương nặng tình cố xứ, cảm thức lưu dân nơi đất lạ xứ xa đã tạo nên những nét tính cách khác biệt. Đó là một phần vô cùng đáng yêu của đô thị nơi tôi đang sống.

Tôi đã gặp, đã sẻ chia và vẫn mãi đi tìm như lần lại những giá trị xưa cũ có nguy cơ nhạt phai bởi nhiều kết cấu đang diễn tiến đổi thay...

* * * Không chỉ là lữ khách, tôi đến

đây, đã ở lại nơi này. Năm tháng mới xảy ra gần thôi nhưng đi qua rồi vẫn giăng mắc trong lòng một nỗi hoài nhớ. Nỗi nhớ, trên xứ sở này, đôi khi là những thực thể hiện hữu rõ ràng, đôi khi mơ hồ như là ảo giác. Ai đã cùng tôi run run nhìn một giọt sương mai tan dần trên lá cỏ. Ai đã cùng tôi ngắm một nụ hoa không biết tên vươn lên từ thảm lá thông rụng mục dày. Ai đã cùng tôi lặng trước rặng quỳ vàng nở rạo rực bên triền núi lạ. Có đôi khi vẳng từ căn nhà gỗ lưng chừng triền dốc tiếng dương

cầm thánh thót gợi một mỹ cảm sang trọng và xao xác buồn. Những tòa tháp chuông Thánh đường, Phật đường vươn lên bầu trời, những chiếc lá thông nhọn tụ thành những tán cây hình kim. Ở xứ sở này, ngay cả tiếng chuông từ nơi dưỡng tâm hình như khởi sinh đã hướng thượng. Ânh thanh hoang liêu của chốn linh nghiệm hòa trong sắc màu thiên nhiên tạo nên điệu hoàn vũ thiện lành.

Cuộc vật đổi sao dời chóng vánh. Chỉ mới gần ba thập niên thôi mà tôi đã phải nhớ về Đà Lạt những ngày đầu đặt chân tới như nhớ về một miền ký ức. Nỗi nhớ của tôi quay về với những bữa tiệc sương tràn trề. Sương giăng mờ thung lũng Trại Hầm trước ngõ nhà tôi. Sương đọng trên mái tóc học trò. Sương đẫm mi mắt, ướt đầm má bồ quân của mấy cô bạn đồng nghiệp mỗi sáng. Sương phủ lên những rừng thông, ẩm ướt những mái nhà ngái ngủ. Cái lạnh thì tái tê. Trước ly cà phê nóng mỗi sáng, chúng tôi đan tay vào trong bít tất len mà khớp xương buốt nhức. Mùa mưa thì bớt lạnh hơn nhưng Đà Lạt đã mưa thì đến xót trời rầu đất, cả mấy tháng ngắm mưa người cứ nhũn ra. Thời đó, Đà Lạt chưa phải là vùng có nhiều dự án, chưa đào núi, ủi đồi, chặt cây, lấp hồ. Đà Lạt hồi đó nhiều xanh, bởi chưa bị bọc bởi nhà kính, nhà lưới. Đà Lạt hồi đó lưa thưa bởi công trình xây dựng chưa mọc lên điệp trùng như bây giờ. Đà Lạt hồi đó những cánh rừng nguyên sinh len cả vào nội ô, nơi nào cũng có cây và thảm cỏ. Tuyền Lâm vẫn là hồ nước long lanh trầm mặc không có tiếng động cơ. Rừng đêm tĩnh mịch, tiếng chuông Thiền viện Trúc Lâm lan qua khói sóng mặt hồ rồi tan vào hư vô. Ký ức của tôi là những buổi sáng đường phố Đà Lạt lưa thưa bóng người. Phành phạch đôi chuyến xe Lam-brơ chở rau, hoa ra chợ. Trễ nải những vòng quay xe đạp. Bước chân ai phì phò đẩy xe lên dốc...

Sương loang Đồi Cù buổi sớ m. Ảnh: Võ Trang

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

5 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Một đám

Con chữ

và xác chữ

Truyện ngắn: CHU BÁ NAM

Ngồi trên cỏ tựa lưng vào gốc cây phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn trời đất vẫn là thói quen sở thích

của nhiều người. Đằng này hắn ngồi đối diện với gốc thông chằm chặp nhìn vào nó. Có gì đâu, vẫn lớp vỏ mốc thếch, xù xì nứt nẻ. Nếu là thôi miên cũng phải dừng lại chớp mắt khi thấy đám mây mơ hồ như khói kéo đến lờn vờn. Kẻ thôi miên cũng không lặng yên nhìn lâu đến vậy. Hình như hắn thấy cả thời gian, thấy gốc thông nở dần, nở dần và lớp vỏ áo chật chội đang giãn ra nứt... nứt...

Hắn là một nhà văn miệt rừng không tên tuổi. Thời nay nghe nhà văn nhà thơ đã có cái gì không bình thường, nếu không nói là hài hước. Hắn thường lấy xị rượu đựng trong cái vỏ chai nước khoáng nhờ nhờ ở quán cóc kế bên rồi ngồi tách riêng ra, mặc cho đám đông đàm tiếu.

- Tiên tửu đấy(!). - Có kẻ lên giọng.

- Tục tửu thì có. Chủ quán nhìn hắn lắc đầu: Một

con sâu rượu. Cứ nửa buổi lại la cà vào quán. Chiếc áo khoác ngoài màu đất mua ở cửa hàng đồ cũ đã bốc mùi, lên nước sừng ở cổ, trời nóng thì đánh chiếc áo ba lỗ màu cháo lòng

đến nhấc xị rượu ghi sổ. “Lĩnh nhuận bút trả”. Hắn nói thế chứ biết bao giờ có nhuận bút. Rượu hắn mua chịu do vợ nấu bỏ mối, không cho hắn uống. Cất được mẻ nào lập tức nhét can vào tủ khóa lại. Được cái chưa bao giờ hắn tự ý phá khóa mở tủ. Chỉ có tội là thức khuya, phí tiền điện. Thơ với chả văn, chữ nghĩa làm cái gì, có gặm ra mà ăn được không. Nhiều lần vợ hắn phàn nàn với chủ quán, kết thúc câu chuyện bao giờ cũng bằng một tiếng thở dài ngao ngán.

Hắn vẫn nhìn vào gốc thông như muốn bổ nó ra bằng ánh mắt. Vầng trán nhăn như dòng kẻ nhạc, má hóp nát nhàu, da xám ngoét, thân hình mảnh khảnh gió thổi bay. Tôi ngang qua vỗ vai hắn.

- Mày là thằng biên tập chứ gì? - Hắn ngoái lại.

- Phải. - Tôi gật đầu. - Mày tả cho tao cái gốc thông Đà

Lạt. Nên nhớ là “gốc thông Đà Lạt” chứ không phải một gốc thông bất kỳ nào.

Có vấn đề rồi đây. Quả là không đơn giản. Đã có lần hắn nói với tôi, mày đã từng ở Hà Nội, vẽ cho tao cô gái Hà Nội ngồi ăn phở. Nhớ là “cô gái Hà Nội ngồi ăn phở”. Tôi lấp liếm chào thua.

Mình chưa hiểu hắn, mặc dù hàng xóm của nhau đã hơn chục năm.

Trước tết hắn đến nhà tôi, ngước lên bàn thờ rồi ngúi xuống chép chép miệng. Sau tết hắn lại đến:

- Này, tao hỏi thật, thế mày định cúng đến bao giờ?

- Cúng gì? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại.

- Cúng rượu kia kìa. Trời ạ, tôi đâu biết uống rượu.

Người ta biếu từ trước tết vẫn cứ để nguyên đấy, mà không biết còn để đến bao giờ nếu như hắn không quở.

- Anh thích hả? - Còn phải hỏi. Thằng này chẳng

tế nhị chút nào. Tôi hạ xuống dồn cả vào túi nilon

giục hắn mang về, dặn trả lại vỏ vì tôi sưu tập vỏ chai rượu. Người thích ruột kẻ thích vỏ, thế cũng là được một việc.

Vợ con, hàng xóm coi hắn là đồ bỏ, riêng tôi rất phục. Phải là người dễ dãi cho qua rất nhiều thứ mới dám khắt khe, nghiêm khắc đòi hỏi cao về một cái gì đó cho riêng mình. Cái gì cũng nghiêm túc, cũng chỉn chu đổ đồng thì e rằng khó có cái nghiêm túc thực sự.

“Đây mới là nơi làm việc”. Tôi chữa ngượng cho vợ hắn khi cô ta quơ vội chiếc chăn chiên giẻ rách thu vào một góc giường mời tôi ngồi xuống. Giá sách vây quanh mình bằng gỗ thùng không chịu nổi sức

nặng có thể sụp bất cứ lúc nào. Trên giường bản thảo bề bộn, những xấp giấy photo một mặt và tờ lịch xé nham nhở đầy chữ viết tay. Từ đây, từ cái góc bẩn thỉu này, biết đâu sẽ chẳng đẻ ra cái gì đó. Tôi thu lại tất cả vào mắt mình và bước ra. Nhiều lần đến thấy anh nằm như chết trên chiếc giường ọp ẹp kê ở xó tối đó và hằng đêm cửa sổ nhỏ không nhắm mắt.

Lại nhớ hai câu thơ của anh: “Ta muốn hồ Xuân Hương biến thành ao rượu/ Để suốt ngày ta say... say... và say!”. Nơron thần kinh phải rung động thế nào mới đẻ ra câu thơ ấy. Không thích rượu như tôi sao có cảm xúc đó. Tôi không tin rượu làm hư người, mà thường người làm hỏng rượu. Phàm những kẻ nói năng xằng bậy khi rượu vào thì lúc tỉnh cũng chẳng ra gì. Anh thắp lên ý nghĩ và đốt cháy cảm xúc bằng rượu. Anh sẽ đốt bao nhiêu xị rượu nữa để tỉnh thức, đẻ ra một cái gì…

Mấy hôm sau, hắn hớt hải đến tòa soạn.

- Yên chí. - Tôi trấn an. - Đã nhận được bản thảo, đang dựng makét.

- Ấy chết, cho tôi xin lại.Tôi đưa hắn sang phòng vi tính,

nghe đâu nhờ xóa giúp một chữ. Cô đánh máy phàn nàn khổ quá, thêm một chữ bớt một chữ có là cái gì, ai đọc, mà có đọc chưa chắc họ đã

phát hiện ra. Tác giả nào cũng cho mình là khuôn vàng thước ngọc. Mấy anh bạn của anh đến đây đều là không bình thường. Cô nói làm tôi phì cười: “Thì bình thường nó đã chẳng cầm bút”. Hình như nghe thủng lời tôi, đã khuất dạng trong khung cửa hắn quay lại trợn mắt:

- Anh vừa nói cái gì? - Tôi bảo: In thì cứ in không có

lần sửa cuối cùng đâu.- Thế thì còn được! - Hắn soi vào

mắt tôi như nhìn gốc thông nọ rồi mới chìa tay ra bắt.

Có ông bác sĩ ngồi uống nước ở “Quán cây thông” thấy nhà văn miệt rừng lắc đầu: “Trầm cảm điển hình”.

- Chữa thế nào anh? - Vợ nhà văn lo lắng.

- Bây giờ nhiều thuốc tốt, cứ đưa anh ấy đến phòng mạch của tôi.

Vợ nhà văn kể lại, tôi khuyên: “Viết là một phương pháp trị liệu. Mỗi ngày cô nên đưa cho ông ấy một xị rượu”.

Ít lâu sau có người gọi điện cho ban biên tập hỏi số điện thoại và địa chỉ của tác giả truyện ngắn “Tiếng kêu cứu của rừng”.

- Tôi là một thiền sư. Tôi đã đọc rất kỹ truyện ngắn ấy. Tả cái tiếng kêu phát ra khi cây bị đốn hạ sao mà đúng mà hay đến thế.

- Vâng vâng, xin cám ơn anh… Rất hay, rất ám ảnh.

Tôi cũng phụ họa theo chứ thực ra có nhớ gì đâu. Sau đó, vội lật lại trang tạp chí vừa ra số trước.

Hắn, nhà văn miệt rừng hàng xóm của tôi viết là:

“Ặc - ặc - ặc...! Ác!... Ác!... ác ác ác! Òa... à!”.

Độc giả, thiền sư đã mở mắt cho biên tập viên là tôi: Cây bị đốn hạ, như người bị hạ sát, tiếng “ặc ặc” khi bị chọc tiết đứt đoạn, dứt khoát. Rồi những thớ gỗ như da thịt lần lượt bị căng đứt cất tiếng tố cáo: “Ác... ác ác ác” nhỏ dần, nhỏ dần khi cây từ từ ngả xuống. Tán lá đổ òa, trút hơi thở cuối cùng của một sinh linh trở về đất mẹ.

Tôi chạy ngay đến nhà anh báo tin vui thì thấy lửa bốc lên ngùn ngụt, khói đen nghi ngút. Ngọn lửa từ lò rượu của bà vợ vô tình đã hóa vàng tủ sách của chồng, trong đó có những tác phẩm mới viết. Tôi nói với anh:

- Nếu con chữ có hồn vía thật thì nó sẽ bay lên, bằng không chỉ có xác chữ trên xenlulô thì mặc cho nó cháy.

Xuất bản bộ sách “65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng chói lọi” gồm 7 cuốn

Bộ sách “65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc vàng chói lọi”.

Chương trình nghệ thuật mang tầm quốc tế “Đại lộ di sản” số đầu tiên do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện với sự tham gia của 8 quốc gia, sẽ diễn ra vào tối 12/5. Chương trình được tổ chức tại Khu Du lịch tâm linh Tam Chúc - Hà Nam, đúng dịp diễn ra Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 tại Việt Nam.

Dự kiến, chương trình “Đại lộ di sản” có sự tham gia biểu diễn của 8 quốc gia là: Việt Nam, Bhutan, Indonesia, Nhật Bản, Srilanka, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Mỗi quốc gia sẽ mang đến một tiết mục múa, là những di sản văn hóa đặc trưng của mình.

Chương trình gồm 2 phần: Phần 1 với chủ đề “Việt Nam - Đất Phật ngàn năm”, khán giả sẽ được xem những phóng sự tài liệu nghệ thuật về di sản tín ngưỡng Việt Nam và thưởng thức những màn trình diễn được dàn

Chương trình nghệ thuật quốc tế “Đại lộ di sản”số đầu tiên hướng tới Đại lễ Vesak 2019

dựng công phu, hoành tráng tái hiện sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam.

Phần 2 với tên gọi “Đại lộ di sản”, sẽ là những màn trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của 8 quốc gia. Mở đầu là tiết mục múa của Việt Nam “Lục cúng hoa đăng” - điệu múa quan trọng nằm trong hệ thống các vũ khúc Cung đình triều Nguyễn (thuộc nhã nhạc Cung đình Huế).

Tiếp đó là các di sản văn hóa phi vật thể như: Múa Odissi của Ấn Độ; múa Awa Odori Nhật Bản; múa Cham của Bhutan…

Sau số đầu tiên, những chương trình tiếp theo của “Đại lộ di sản” sẽ tiếp tục giới thiệu đến khán giả truyền hình những di sản quý của nhiều quốc gia khác. Chương trình “Đại lộ di sản” được truyền hình trực tiếp trên VTV1. TS tổng hợp (Theo TTXVN

và hanoimoi.com.vn)

“Nếm trải Điện Biên” của nhóm tác giả; “Điện Biên Phủ (13/3 - 7/5/1954)” của Ivan Cadeau.

Trong đó, cuốn sách “Điện Biên Phủ (13/3 - 7/5/1954)” của tác giả Ivan Cadeau, Tiến sỹ Sử học, cựu sĩ quan quân đội Pháp được xuất bản, phát hành tại Việt Nam đúng dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cuốn sách có sự phối hợp của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trong việc mua bản quyền và dịch sang tiếng Việt. Sách có sử dụng tài liệu lưu trữ của Pháp chưa từng được công bố tại Việt Nam và các thông tin, hồi ký từ nhiều nhân chứng lịch sử.

Minh họa: P.Nhân

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

6 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

HỒ SƠ TƯ LIỆU

Tôi biết thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn từ lâu vì chị nổi tiếng trên bục cao thi ca với giọng điệu đặc biệt hồn hậu và qua người hàng xóm là bạn thân của chị - nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát. Khi chúng tôi còn trên giảng đường đại học, bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn chuyền tay qua những cuốn sổ yêu thơ đời sinh viên. Ấy vậy mà tròn nửa thế kỷ, “Hương thầm” mãi vấn vương và thao thiết...

PHAN TĨNH XUYÊN

Tác phẩm “Hương thầm” ra đời vào năm 1969 và cùng bài “Xóm đê” của Phan Thị Thanh Nhàn

được tặng giải nhì Cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ 1969-1970. Hoàn cảnh ra đời bài thơ nhân duyên từ chuyện có thực ngoài đời. Nhà Phan Thị Thanh Nhàn ở Yên Phụ, Hà Nội, sau vườn có cây bưởi đào. Người em trai là Phan Hữu Khải thường nhặt hoa bưởi bỏ vào túi xách của chị và “hình như” anh cũng có tình cảm với cô hàng xóm mà không dám ngỏ. Sau đó anh Khải nhập ngũ và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ... Nỗi nhớ thương em trai trở thành “kích nổ” để Phan Thị Thanh Nhàn viết nên bài thơ. Năm 1984, “Hương thầm” bước vào âm nhạc qua đồng điệu và thổi hồn của nhạc sĩ Vũ Hoàng. “Hương thầm” tiếp tục thăng hoa, nồng nàn đến tận hôm nay. Nữ thi sĩ tài hoa sinh năm 1943, đảm nhận viết báo, biên tập văn nghệ... và đã vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước Văn học nghệ thuật năm 2007.

“Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn không còn là sự giao cảm của nhà thơ về hai con người cụ thể nữa, nó vượt lên tầm khái quát về một thế hệ. Ở đó, cuộc sống đẹp, “chân nhân” bởi yêu trong thầm kín, dịu dàng, nồng nàn, lãng mạn. Bắt đầu từ cánh cửa sổ của hai nhà hàng xóm “không khép bao giờ”. Chẳng khép để hoa bưởi

gần đó đưa hương vào nhè nhẹ. Hoa bưởi đã đi vào văn chương trước đó, từ ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”, đến những dòng của thi sĩ “chân quê” Nguyễn Bính (Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng/Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng). Đến Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi trở thành đối tượng thẩm mỹ suốt trục chính bài thơ. Hương hoa bưởi là tín hiệu của khát vọng, của yêu thương, của bền chặt. Câu chuyện được nhà thơ dẫn dắt đến thật khéo:

“Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,

Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,

Bên ấy có người ngày mai ra trận”

Ai sống vào thời những năm 60-70 của thế kỷ trước ở miền Bắc thì hiểu được ý nghĩa của chiếc khăn tay mùi-soa. Đó là kỷ vật thiêng liêng mà cô gái ở hậu phương thường mang tặng khi chàng trai lên đường ra trận. Khăn là gửi gắm yêu thương, khăn là thề hẹn. Khăn cũng là nguồn động viên chia sẻ với chàng trai để vượt qua những thời khắc gian khổ chiến tranh… Chiếc khăn nhỏ nhắn, thường được

các cô gái tự tay chăm chút móc viền, rồi thêu lên đó biểu tượng, bông hoa, và cả con chữ cùng đôi chim bồ câu hòa bình - hạnh phúc. Ở bài thơ, Phan Thị Thanh Nhàn còn phát hiện chiếc khăn mà cô gái hàng xóm, cùng lớp với chàng lính trẻ khi trao tặng đã ủ hương nồng nàn hoa bưởi nữa kia. Thật ý nhị!

Việc trao tặng chiếc khăn còn biểu đạt sự e lệ của cô gái cái thời “trao lời khó trao”. Không gian giữa hai người dường quánh lại. Có lẽ, “đỉnh cao của âm thanh là không lời”. E ấp, ngập ngừng bao trùm:

“Họ ngồi im không biết nói năng chi

Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi”

Sự lúng túng giữa hai người được đẩy lên và càng tinh tế:

“Hoa bưởi thơm cho lòng bối rốiAnh không dám xin,Cô gái chẳng dám traoChỉ mùi hương đầm ấm thanh

taoKhông giấu được cứ bay dịu

nhẹ”.Không gian, thời gian như

ngừng trôi trong cái vô hình của sự thiêng. Để rồi sự thông minh

Nửa thế kỷ “Hương thầm” thao thiết mãi...

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn với hoa bưởi ở trang trạicủa NSƯT Chiều Xuân - chương trình VTV2 năm 2019 (ảnh tác giả cung cấp).

của tình yêu cháy bỏng và lãng mạn, hoa bưởi xuất hiện làm trung gian. Hoa là tín hiệu, là âm là sắc của tin yêu. Và cô gái ấy cũng chỉ tự trách yêu (anh ấy) bằng tiếng thầm thì với chính lòng mình. Tôi thực sự thán phục cái “bắt sóng” rất nhạy của nữ thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn. Thi nhân - chứng nhân của “tình cảnh bối rối”:

“Cô gái như chùm hoa lặng lẽNhờ hương thơm nói hộ tình yêu.(Anh vô tình anh chẳng biết điềuTôi đã đến với anh rồi đấy...)”... Và chỉ có khi bước chân người

con trai ra trận, lúc ấy hoa bưởi mới thực sự làm cầu nối, đồng hành và tiềm ẩn về sức mạnh tinh thần. Tinh thần ấy không còn của cô gái cụ thể nữa, mà là của hậu phương vững chắc. Hoa bưởi trở thành biểu tượng của cao cả, thiêng liêng và vĩnh cửu:

“Rồi theo từng hơi thở của anhHương thơm ấy thấm sâu vào

lồng ngựcAnh lên đườngHương thơm sẽ theo đi khắpHọ chia tayVẫn chẳng nói điều gìMà hương thầm thơm mãi bước

người đi”.Khi bài thơ được chính tác giả

Phan Thị Thanh Nhàn chia sẻ viết tặng em trai, người vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, vĩnh viễn không còn gặp người thầm yêu trộm nhớ xưa ấy, thì bài thơ đã vượt lên tầm nhân văn khác. Đó là sự bất diệt của Tình Yêu. Là sự vô giá của ý nghĩa độc lập thống nhất Đất Nước.

Bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn vì thế mãi vấn vương hương của tình yêu, lãng mạn mà cao cả. Hơn thế, đó là sự hy sinh, lòng tri ân về một thế hệ lớn lên trong chiến tranh. Nửa thế kỷ, “Hương thầm” vẫn nồng nàn, mãi thầm thì lời yêu... Xin cảm ơn thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn, người phụ nữ thông minh, dí dỏm và thanh lịch, nhưng không gặp nhiều may mắn trong cuộc đời. Chị lưu giữ một thời Tình Yêu và Hạnh Phúc ở những tháng năm dân tộc giành lại non sông bằng tượng đài bằng thơ. Tôi đã gửi bài viết này đến tác giả như một lời cảm ơn và trân quý trước khi báo lên khuôn.

Phải đến 15 năm sau “Con lắc thời gian”, La Văn Tuân mới “sinh hạ” đứa con tinh thần thứ hai - tập thơ “Lời chim ban mai” do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Thơ La Văn Tuân không cầu kỳ cấu tứ, hình thức biểu đạt mà cứ như lẽ tự nhiên của cảm xúc viết ra bởi ngôn ngữ bình dị ghi lại những rung cảm nỗi niềm quê xứ anh từng đi qua.

XUÂN TRUNG

Tôi có may mắn quen La Văn Tuân từ thuở “nhịp sống giảng đường”, của những

ngày tháng “ký túc buồn những chiều nhặt thóc/xếp thành chữ no mà nghẹn đắng giữa chừng”. Những

(TIẾP THEO)

3. Chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một chiến trường ác liệt, chiến trường tổng hợp; bộ đội Trường Sơn đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng vẻ vang, làm suy yếu kẻ thùTrong cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước, chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh thực sự là một chiến trường ác liệt, nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Những chiến sĩ trên Trường Sơn là những chiến sĩ trên mặt trận chiến đấu mặt giáp mặt với quân thù, bảo đảm cho tuyến đường thông suốt. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn đánh phá với những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh vô cùng hiện đại nhằm cắt đứt tuyến chi viện chiến lược. Trong cuộc “chiến tranh ngăn chặn” này, không quân Mỹ - ngụy đã đánh phá 151.800 trận với 733.000 lần chiếc máy bay, ném xuống tuyến đường gần 4 triệu tấn bom đạn.

Ngoài việc dùng bom đạn thông thường đánh phá hòng ngăn chặn phương tiện vận tải, phá hủy cầu đường, đường ống xăng dầu, hệ thống thông tin liên lạc... đế quốc Mỹ còn sử dụng các loại bom từ trường, bom la-de, “cây nhiệt đới”

Nhà thơ La Văn Tuân.

Phố bích họa trên dốc Nhà Làng (đường Trương Công Định - Phường 1) là một trong những dự án chương trình hưởng ứng chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 8 diễn ra vào những ngày cuối năm 2019. Ý tưởng này được thực hiện bằng nguồn đầu tư xã hội hóa của Công ty Nghệ thuật Số Bảy.

Đà Lạt với nhiều con dốc, từng in dấu chân của biết bao thế hệ đến rồi đi. Phố bích họa ở dốc Nhà Làng sẽ khắc họa một Đà Lạt ở cả tầm rộng lẫn chiều sâu với những tác phẩm nghệ thuật đường phố sinh động, một thế giới sắc màu sẽ được vẽ trên nền tường, hài hòa với từng ô cửa, mái phố. Sẽ không chỉ là một Đà Lạt núi đồi, lãng đãng khói sương, cỏ hoa và

rừng thông ẩn chứa di sản kiến trúc; mà tái hiện cả chính cuộc sống cư dân phố núi hiền hòa, thanh lịch trong không gian dốc lặng lẽ, thanh bình.

Với mong muốn nghệ thuật sẽ truyền cảm hứng sống, hướng tới những giá trị tốt đẹp, sống có trách nhiệm, phố bích họa ở dốc Nhà Làng sẽ thêm những gam màu tươi mới, tạo nên sự khác biệt, làm cho thành phố hoa thêm hấp dẫn du khách. Đồng thời gửi đi thông điệp “Hãy du lịch bằng trách nhiệm và tình yêu Đà Lạt”.

Mọi ý tưởng sáng tạo cho từng tác phẩm, việc sắp xếp bố cục cho cả con phố dài vẫn đang được hình thành. Dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu tháng 12/2019. Q.UYỂN

Chỉ một bức tường vàng của tiệm bánh mì Cối xay gió đã có sức hút với hàng ngàndu khách check-in mỗi ngày. “Tựa vào bức tường, tôi có cảm giác đang sống

giữa thanh xuân rực rỡ” - một du khách cho biết.

ĐÀ LẠT: Sẽ có phố bích họa trên dốc Nhà Làng

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

7 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Quan trọng không phải là sống lâu như thế nào,mà là sống sâu như thế nào.

Ralph Waldo Emerson

LỜI HAY - Ý ĐẸP

KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY MỞ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH - NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN (19/5/1959 - 19/5/2019)

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi là niềm tự hào của dân tộc

“Lời chim ban mai” gửi niềm quê xứnăm tháng ấy, trong cơn bĩ cực của “cơm áo không đùa với khách thơ”, song không ngăn được niềm hứng khởi đam mê thơ phú trong tâm hồn Tuân. Mỗi lần La Văn Tuân cho “ra lò” đôi ba bài thơ là y như thể anh tìm đến bầu bạn để trình làng. Thời ấy lòng nhiệt tình, nỗi niềm say men thơ đến nỗi thổi bùng xúc cảm trong anh để rồi có khi “sau một đêm trăn trở không tròn giấc” là vài bài thơ tinh khôi được Tuân viết ra.

Nhắc lại chuyện cũ để thấy từ cái thuở “tứ thơ tuôn trào” cho đến tập thơ thứ hai “Lời chim ban mai” của Tuân phát hành mới đây đã trải qua khung thời gian ngót một phần tư thế kỷ, đủ độ dài, độ chín, độ lắng “định vị” thơ mình trước bạn thơ. Có nghĩa là Tuân đến với thơ như đến với “người tình trăm năm”, rất thủy chung với “nàng”. Đọc “Lời chim ban mai” cảm nhận trong từng câu chữ như được phủ lên một “lớp sơn” của hồn vía xứ Kinh Bắc - nơi Tuân sinh ra, lớn lên - do vậy mà dù sử dụng thể thơ nào đi nữa, độ mượt mà trong ngôn từ hay âm hưởng đến thi tứ cũng vọng hội niềm da diết, mời mọc như kiểu “Mời cạn ly cho sóng lòng trùng lại”*.

Thơ La Văn Tuân viết về ngư phủ, về biển, về những vùng đất anh đã đến và trải nghiệm, về mùa đi ngút ngất, những ký ức ngái xa... và không thể thiếu em trong thực tại, ảo ảnh hay lẫn vào sâu thẳm ký ức. Đó là “Con sóng thất thểu về đâu/Vết cắt kiêu sa gối đầu trên

núi” hay “Em, cánh buồm mong manh/Giong anh qua những tháng ngày bão tố”, hoặc “Mảnh vườn cũ như cha/Và tôi, cơn gió trẻ con nô đùa trên tàn lá” và nữa “Đôi khi

gặp nhau nhớ chuyện xưa nhưng không ai dám nhắc/Chỉ nhìn những cánh hoa sẫm màu ủ kín chiếc bình thủy tinh... Đôi khi giữa đường chiều nhạt nắng/Ngỡ bước chân

mình lũng thấp đồi cao”. La Văn Tuân đến với thơ rất

sớm, từ thuở “Ngày xưa nhặt cánh phượng hồng/Từng cánh mỏng manh giữa lòng tay trĩu nặng” đến “Làm cuốc xe đò lên trên ấy” để bước vào giảng đường Đại học Đà Lạt và gia nhập làm thành viên những ngày đầu sáng lập Câu lạc bộ sáng tác trẻ Đà Lạt... cách đây hơn 20 năm. Ngần ấy thời gian trôi qua cũng là bấy nhiêu năm Tuân dành “sự nghiệp văn chương” cho thơ nên mới có được “lưng vốn” tuyển lựa in trong hai tập thơ “Con lắc thời gian” - Nhà Xuất bản Thanh Niên năm 2004 và nay là “Lời chim ban mai” ra mắt bạn bè, công chúng yêu thi ca.

Với tập “Lời chim ban mai” trải đều trên từng trang sách là 42 bài thơ, nhưng có lẽ “cái hồn thơ ấy” mang đậm “chất La Văn Tuân” gửi gắm đâu đó ở nơi mà Tuân gọi “Đôi khi ngỡ mình người Đà Lạt đi xa/chạnh lòng gió tha hương quặn về cố xứ” dù chỉ để được “cặm cụi dốc đồi/thăm lại mấy đường hoa”. Vì

để phát hiện tiếng động của người và phương tiện trên mặt đất; thả chất độc hóa học hủy diệt cây xanh, gây bệnh tật và để lại di chứng cực kỳ nguy hiểm cho con người. Hơn thế nữa, đế quốc Mỹ và quân ngụy còn huy động lực lượng lớn tiến hành hàng ngàn cuộc hành quân đánh phá, chia cắt đường Trường Sơn trong suốt những năm chiến tranh. Sự đánh phá ác liệt của Mỹ - ngụy trên Trường Sơn đến mức “rừng không còn lá, núi đá thành đất bùn”.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho các chiến trường, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã trực tiếp tổ chức đảm bảo giao thông vận tải, đánh địch tại chỗ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trên các chiến trường thực hiện nhiều chiến dịch lớn, đập tan cuộc “chiến tranh ngăn chặn” của đế quốc Mỹ.

Bộ đội Trường Sơn từ một đơn vị nhỏ bé ban đầu đã trưởng thành nhanh chóng, bao gồm đủ các lực lượng: công binh, vận tải (ô tô, đường sông, đường ống), phòng không - không quân, bộ binh, giao liên, thông tin, hóa học, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến... thực sự trở thành một chiến trường tổng hợp, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng trên quy mô lớn, đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường. Với tinh thần “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”, bộ đội và dân công hỏa tuyến Trường Sơn đã bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

Trong 16 năm, các lực lượng trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã chiến đấu trên 2.500 trận, diệt gần 17.000 tên địch, bắt 1.200 tên, gọi hàng trên 10.000 tên, bắn rơi 2.455 máy bay địch, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của địch. Để giành thắng lợi vẻ vang đó, hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hy sinh, gần 3 vạn người bị thương, hàng nghìn người bị ảnh hưởng nặng nề chất độc màu da cam của địch. Biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng bào các dân tộc đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình để giữ vững mạch máu giao thông trên con đường huyền thoại này.

Cuộc chiến đấu chống “chiến tranh ngăn chặn” của bộ đội Trường Sơn là ác liệt nhất, dài ngày nhất, quy mô nhất, hiệu quả cao nhất. Mặc cho mưa bom bão đạn và sự đánh phá hủy diệt của kẻ thù, đường Hồ Chí Minh vẫn không ngừng “vươn sâu, vươn xa”, đáp ứng yêu

cầu ngày càng nóng bỏng của tiền tuyến lớn miền Nam, chiến trường Lào và Campuchia. Đó là sức mạnh tổng họp vô cùng to lớn của chiến tranh nhân dân Việt Nam, đặc biệt là sự chiến đấu kiên cường của các đơn vị, các quân, binh chủng đứng chân trên tuyến lửa Trường Sơn và sự đóng góp của nhân dân các địa phương bảo vệ tuyến đường, đánh bại chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ và tay sai.

4. Đường Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt chống kẻ thù chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tếĐường Hồ Chí Minh ra đời và

phát triển, trước hết bắt nguồn từ nhu cầu của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn Đông Dương, đường Trường Sơn đã không ngừng được củng cố, mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng của ba nước Đông Dương. Quân và dân ba nước đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, xây dựng và bảo vệ tuyến đường chi viện chiến lược.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn, tuyến chi viện chiến lược Bắc - Nam (cả Đông và Tây Trường Sơn), đã đi qua 20 tỉnh thuộc ba nước Đông Dương, tỏa ra các chiến trường; là sợi dây liên kết các chiến trường, là “khúc ruột” nối với các tuyến vận tải của hậu phương lớn miền Bắc và các tuyến vận tải của các chiến trường ba nước Đông Dương, tạo nên một hệ thống liên hoàn bền vững. Nhân dân các dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia trên tuyến đường hành lang đi qua đã tự nguyện dời bản, chuyển nhà, góp phần xây dựng, bảo vệ con đường trong suốt những năm chiến tranh. Nhờ đó, tình đoàn kết quân dân ba nước thêm gắn bó.

Không chỉ là tuyến hậu cần chiến lược, là hậu phương trực tiếp, căn cứ của chiến trường miền Nam Việt Nam, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn còn đảm bảo chi viện đắc lực cho chiến trường Lào và Campuchia, tiêu biểu là:

- Từ năm 1959 đến năm 1964, tuyến vận tải chiến lược đã bảo đảm vận chuyển hàng và tổ chức hành quân cho các đơn vị vào chiến trường miền Nam và Lào được 10.136 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ cùng hàng nghìn tấn hàng quân sự của các nước xã hội

chủ nghĩa viện trợ cho cách mạng Việt Nam, Lào...

- Năm 1970, tuyến vận tải chiến lược đã vận chuyển trên 5.000 tấn vũ khí, đạn dược phục vụ kịp thời cho lực lượng cách mạng Campuchia phối họp với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đập tan cuộc hành quân Chen-la 1 của Mỹ - Thiệu - Lon Non.

- Trong hai năm 1973 - 1974, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia một khối lượng vật chất gấp 3,8 lần giai đoạn 1969 - 1972, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam, Lào và Campuchia tiến lên giành thắng lợi quyết định vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.

Như vậy, đường Hồ Chí Minh không chỉ là biểu hiện ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, mà còn là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt cùng chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và bạn bè quốc tế.

(CÒN NỮA)BAN TUYÊN GIÁO

TRUNG ƯƠNG - TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QĐND VIỆT NAM

thế nên thật dễ nhận ra một Đà Lạt khói sương, hoa cỏ, lũng đồi, nhân tình... cứ xoáy sâu vào hơi thở thơ Tuân nhẹ nhàng, bàng bạc, tự nhiên, đưa “Đà Lạt ngấm vào cung bậc” trong thơ anh. Có tới gần mươi bài anh viết về Đà Lạt hay chí ít cũng mang cái hồn, cái tình của miền xứ trên cao này qua những bài: Đất nhớ, Vườn dâu cũ, Xuân trọ, Giấc quỳ, Hương xưa, Trên đồi Tương Phố, Gửi Đà Lạt và em và những ngày tháng cũ, tất thảy như để tự họa một phần đời của mình “Thông anh ru cõi tình bàng bạc/Bình minh nào hong vết lạnh cằn sâu”.

Qua những sáng tác trong hai tập thơ “Con lắc thời gian” và “Lời chim ban mai”, người đọc nhận thấy La Văn Tuân đã trải hồn mình với Đà Lạt thật gần gũi, chân tình. Và tôi tin trong mạch nguồn cảm xúc của anh, miền đất một thời nuôi dưỡng niềm đam mê văn chương này sẽ còn đưa đến những tứ thơ mới trong chặng đường sáng tác tiếp theo.

(*) Trích thơ La Văn Tuân

Bìa tập thơ “Lời chim ban mai” của nhà thơ La Văn Tuân.

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

8 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được tu bổ, tôn tạo để phát huy đúng tầm giá trị của một di tích lịch sử văn hóa quốc giavà một trong 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của nhân loại trong thế kỷ 20. Ảnh: Q.Uyển

Du lịch di sản là một trong những tiềm năng, thế mạnh của Đà Lạt - Lâm Đồng cần được chú trọng bảo tồn và khai thác một cách hiệu quả, lâu dài, góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

ĐOÀN BÍCH NGỌ

Với 20 di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, với một hệ

thống di sản kiến trúc Pháp, 16 di tích cấp tỉnh, 5 bảo tàng công lập và tư nhân cùng hàng chục nhà sưu tập sở hữu một khối lượng di sản khổng lồ. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, hấp dẫn, cần có các giải pháp để khai thác có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo được sự bảo tồn và phát huy giá trị di sản với việc phát triển du lịch bền vững, song hành với việc khai thác du lịch canh nông là một trong những thế mạnh của Đà Lạt đang được chú trọng hiện nay đã và đang thu hút đối với du khách.

Trong thời gian qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để khai thác, phát huy giá trị của các di sản này trong du lịch, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa khai thác được hết và đầy đủ được tiềm năng quí giá này xứng tầm đối với một tỉnh mà du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Trên thực tế, ở Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung, số di sản được các du khách trong và ngoài nước quan tâm đưa vào các tour của các công ty du lịch lữ hành chưa được nhiều. Bởi không ít các di sản của chúng ta còn đơn điệu, thiếu các sản phẩm dịch vụ cũng như tôn tạo môi trường cảnh quan, chưa đủ sức hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và số lượng để khai thác về du lịch di sản. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên có khả năng nắm vững kiến thức để giới thiệu về văn hóa, giá trị của di sản cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Nguồn ngân sách đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di sản lịch sử văn hóa vẫn còn quá ít ỏi và khiêm tốn. Đặc

biệt là sự đầu tư tại các di sản có thu cho hoạt động bảo tồn chưa thỏa đáng, chưa phát huy được hiệu quả.

Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên, chúng ta cần phải đầu tư bảo tồn, tôn tạo và nghiên cứu sâu để khai thác các giá trị văn hóa làm tăng tính hấp dẫn của các di sản.

Mỗi di tích đều có thế mạnh riêng, vì vậy cần phải tìm những điểm nhấn đặc sắc nhất để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo đem lại ấn tượng cho du khách. Cụ thể như: Khu di tích khảo cổ học Cát Tiên, ngoài việc tổ chức tham quan các di sản vật thể (đền tháp và mộ tháp), cần tổ chức các hoạt động văn hóa như: kể chuyện truyền thuyết về các vị thần được thờ trong khu thánh địa, tái hiện lễ hội tôn giáo của chủ nhân khu thánh địa, lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc sinh sống lâu đời ở nơi đây.

Đối với các di sản kiến trúc Pháp, các dinh thự đơn lẻ của các nguyên thủ, các khu biệt thự của giới quý tộc, trung lưu người Pháp và người Việt đã từng sinh sống và làm việc tại Đà Lạt trước đây, thì ngoài việc giữ nguyên kiến trúc và tôn tạo cảnh

quan môi trường cây xanh xung quanh di tích, cần nghiên cứu tái hiện lại không gian sống của các nhân vật lịch sử cũng như chủ nhân trước đây. Từ đó, khai thác sản phẩm du lịch trải nghiệm. Ví dụ như: một đêm làm quý tộc, một đêm làm hoàng hậu, một ngày làm vua, thưởng thức ẩm thực cung đình, dạ hội quý tộc,...

Đối với di tích cách mạng kháng chiến, cần tái hiện hoạt cảnh câu chuyện trong quá khứ lồng ghép vào thuyết minh để tăng tính hấp dẫn cho di sản. Tái hiện lại không gian sống sinh hoạt của các chiến sĩ trong các chiến khu, bếp Hoàng Cầm, ngủ võng trong rừng, sinh hoạt trong hầm, trong địa đạo để cho du khách được hóa thân trải nghiệm cuộc sống của các chiến sĩ trong thời kháng chiến.

Đối với các bảo tàng và các nhà sưu tập, cần phải thường xuyên đổi mới hoạt động và nội dung cũng như nghệ thuật trưng bày bảo tàng. Chỉnh lý nâng cấp hệ thống trang thiết bị, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Quảng bá bảo tàng tới công chúng. Đẩy mạnh công tác marketing, đồng thời tạo điều kiện tối đa cho khách sử dụng các dịch vụ du lịch tại bảo tàng.

Cần có một không gian triển lãm để giúp cho các nhà sưu tập luân phiên trưng bày giới thiệu các sưu tập cổ vật, hiện vật văn

Đà Lạt - Lâm Đồng cần có những giải pháptăng “sức hút” cho du lịch di sản

hóa với công chúng và du khách. Đăc biệt là trong các dịp lễ hội Festival. Khuyến khích, tạo điều kiện cho họ xây dựng bảo tàng tư nhân, trưng bày tại chỗ, tạo điểm đến mới cho khách tham quan.

Trong quá trình khai thác du lịch di sản, cần phải gắn kết với bảo tồn giá trị truyền thống, xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng khách. Xây dựng mô hình liên kết giữa du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, du lịch về nguồn.

Đồng thời phải biết nắm bắt xu hướng du lịch của cộng đồng. Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống hối hả, bận rộn với nhiều áp lực, mệt mỏi nên người ta thường muốn tìm đến với không gian xanh, yên tĩnh, tìm về nguồn cội, hồi ức, hoài niệm về quá khứ của một thời đã qua. Do đó, du lịch nhắm tới hồi ức, ký ức cũng là một hướng gây được sự chú ý tò mò của lớp trẻ thích khám phá, người già, lớn tuổi thích trở lại với thời gian.

Người làm du lịch ngoài việc đầu tư cũng phải có sự gắn kết chặt chẽ, tương tác với cộng đồng địa phương để vừa giúp họ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Có như vậy mới thu hút được sự tham gia của cộng đồng để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

Ngành văn hóa và du lịch cần phải vạch ra những định hướng lớn và chiến lược bảo tồn di sản phục vụ phát triển bền vững, trong đó có yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu những giá trị văn hóa độc đáo của từng loại di sản để tạo ra những sản phẩm du lịch mà các “thượng đế” du lịch đang cần. Các công ty du lịch lữ hành và các bảo tàng, di tích và nhà sưu tập cần có sự phối hợp trao đổi thông tin để xây dựng được các tour du lịch di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc, có sức hấp dẫn lôi cuốn du khách trong và ngoài nước.

Các em học sinh và thầy cô giáo cùng các hướng dẫn viên du lịch chụp hình lưu niệm sau khi tham quan bảo tàng. Ảnh: Đ.B.N

Du kháchtham quanvà chụp hìnhlưu niệmtại Nhà ga Đà Lạt. Ảnh: T.Trang

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

9 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN Cô giáo mang khăn quàng đỏĐã 8 năm đảm nhận vai trò là giáo viên Tổng phụ trách (TPT) Đội tại Trường THCS Thạnh Mỹ (Đơn Dương), cô Lê Thị Vân vẫn nghĩ rằng mình đến với công tác Đội như một cái duyên. Nhờ cái duyên đó, cô Vân có được cơ hội gần gũi, tâm sự, gắn bó nhiều hơn với bao nhiêu thế hệ học sinh của nhà trường.

VIỆT QUỲNH

Sinh năm 1981, nhưng cô Lê Thị Vân nhìn trẻ hơn rất nhiều so với cái tuổi 38 của mình. Sự trẻ trung của

cô, có lẽ bởi nụ cười tươi và phong thái nhanh nhẹn, cũng có thể là vì “mình suốt ngày ở cạnh, chuyện trò, hát múa với học trò nên nhiều khi quên mất mình không còn trẻ” như chia sẻ của cô.

Trước khi về Trường THCS Thạnh Mỹ và làm TPT Đội vào năm 2011, cô Vân đã có 9 năm giảng dạy môn Địa lý tại các trường khác. Thế nên, sự bỡ ngỡ ban đầu khi mới đảm nhận công tác Đội là không thể tránh khỏi. Cô Vân đứng trước nhiều áp lực, bởi giáo viên TPT trước đó của trường đã làm quá tốt, trong khi cô lúc đó còn có con nhỏ, và mọi kỹ năng công tác Đội của cô dường

như đang ở con số 0 tròn trĩnh. Nhưng với sự nhiệt tình và tâm huyết, cô Vân dần vượt qua được những khó khăn ban đầu. Cô chia sẻ: “Thời gian đầu tôi phải tự học hỏi, mày mò, nghiên cứu, từ kiến thức đến kỹ năng mềm công tác đội. 2 năm là khoảng thời gian để tôi trang bị hoàn chỉnh mọi yếu tố cần thiết của một giáo viên TPT”.

Dưới sự dìu dắt của cô Vân mà trong những năm học qua, Liên đội Trường THCS Thạnh Mỹ đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng: 4 lần được nhận Bằng khen của Tỉnh Đoàn, 1 lần được Hội đồng Đội tỉnh công nhận Liên đội có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi, luôn giữ vững danh hiệu Liên đội mạnh cấp tỉnh.

Riêng trong năm học 2017-2018, Trường THCS Thạnh Mỹ đã đạt nhiều thành tích cao trong các hội thi như: Giải xuất sắc Hội thi “Kể chuyện theo sách” cấp tỉnh, chuẩn bị tham gia thi khu vực miền Nam vào tháng 7/2019, giải nhì Hội thi “Xếp sách nghệ thuật” cấp huyện và giải nhất Hội thi Tuyên truyền măng non huyện Đơn Dương năm 2018. Những thành tích này đều có sự gắn bó của cô Vân, với những năm tháng mệt mài hướng dẫn các em học sinh tập luyện, đưa học sinh đi thi.

Bên cạnh đó, trong năm học, cô Vân cũng tham mưu cùng nhà trường tổ chức thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh như “Truyền thống nhà trường”,

“Vui trung thu”, các phong trào “Kế hoạch nhỏ”, “Nghìn việc tốt”... đồng thời, phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ giúp học sinh vui chơi và ôn luyện kiến thức, từ đó góp phần giáo dục toàn diện và trang bị các kỹ năng sống cho học sinh trong trường.

Khi được hỏi về bí quyết để khiến học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động và phong trào, cô Vân cho biết: “Quan điểm của tôi là “nói phải đi đôi với làm”, cả cô lẫn trò đều phải cố gắng hết mình. Mọi hoạt động đều được vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường rồi đưa ra kế hoạch bài bản, giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Trong

quá trình tiếp xúc, mình phải để ý để biết được năng lực của học sinh; đồng thời nắm vững tâm lý để biết các em thích gì, giỏi gì, từ đó định hướng, giao nhiệm vụ theo đúng sở trường thì các em mới hào hứng, nhiệt tình tham gia. Sau mỗi hoạt động lại khích lệ, động viên để các em ngày càng tốt hơn”.

Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết của mình, nhiều năm liền cô Lê Thị Vân được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Tổng phụ trách Đội tài năng. Năm 2018, cô được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đơn Dương tặng Giấy khen “Gương sáng đời thường”. Nhưng hơn tất cả, điều lớn nhất mà cô Vân nhận được - như cô chia sẻ - đó là những tình cảm và kỷ niệm mà bao thế hệ học sinh đã dành cho cô trong suốt 8 năm qua.

“Mặc dù liên đội có nhiều chi đội, số đội viên rất đông, nhà trường lại tổ chức dạy cả 2 buổi, học sinh phải học cả chính khóa và phụ đạo; bên cạnh đó, Liên đội thường xuyên tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội tại địa phương và huyện nên áp lực công việc của giáo viên TPT Đội là rất lớn. Nhưng với tinh thần trách nhiệm và cả năng lực của mình, cô Lê Thị Vân vẫn luôn nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao” - cô Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Hiệu trưởng Trường THCS Thạnh Mỹ nhận xét.

THÂN THU HIỀN

Cuộc sống gắn liềnvới thổ cẩmNhững ngày cuối tháng 4, chúng

tôi có dịp trở lại Tà Nung gặp gỡ và trò chuyện cùng bà Cơ Liêng Ka Pơng - là một trong số những già làng gắn bó với nghề dệt thổ cẩm từ thời thơ ấu. Sinh ra, lớn lên trong gia đình truyền thống của đồng bào dân tộc K’Ho tại Thôn 6, xã Tà Nung, từ nhỏ bà đã quen nghe tiếng kẽo kẹt thoi đưa từ khung cửi, bà kể rằng: “Từ lúc còn nhỏ tôi đã tò mò, thích thú với hình ảnh các bà, các mẹ trong thôn ngày ngày ngồi bên khung dệt, miệt mài với từng đường tơ, sợi chỉ để làm nên những tấm vải thổ cẩm. Năm 15 tuổi, tôi bắt đầu tập dệt, sau một thời gian, khi quen dần tôi cùng mẹ thường dệt nên những hình ảnh quen thuộc của người dân bản địa vì đối với chúng tôi đó là đời sống văn hóa tâm linh của người K’Ho”.

Vải thổ cẩm của người K’Ho có nét riêng so với các vùng khác. Những tấm vải thổ cẩm K’Ho không quá nhiều màu sắc và không quá cầu kỳ, họa tiết đơn sơ, mộc mạc, thể hiện đúng bản chất con người K’Ho chân chất, gần gũi với núi rừng đại ngàn. Những tấm thổ cẩm trở nên tiện lợi hơn khi có thể sử dụng vừa làm khăn, vừa làm áo và làm váy.

Bà Ka Pơng chia sẻ: “Từ bao

đời nay, dệt thổ cẩm là biểu tượng và nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây. Người con gái K’Ho từ thuở lên bảy, lên mười đã được bà, mẹ dạy cho cách dệt vải, đến tuổi về nhà chồng phải tự may cho mình một bộ váy thật đẹp để dùng trong các dịp lễ. Đó cũng là cách thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của người con gái K’Ho”.

Dành riêng một góc nhỏ trong nhà, bà Ka Pơng vẫn còn nâng niu và gìn giữ chiếc khung cửi của mẹ để lại ngày nào. Ở cái tuổi 70, đôi chân trần mỏi mệt không còn sức để lên nương làm rẫy, nhưng bàn tay ấy vẫn còn khéo léo và cẩn thận khi dệt nên những họa tiết hoa văn truyền thống của người dân K’Ho. Sản phẩm bà dệt ra, chủ yếu là để phục vụ cho gia đình và những người thân: “Trong các dịp lễ và đặc biệt là cưới, hỏi thì tấm thổ cẩm là một điều gì đó rất thiêng liêng mà cô dâu, chú rể đều phải trân trọng và khoác lên mình trong suốt buổi lễ”, bà Ka Pơng tâm sự.

Lưu giữ về sauNgồi bên khung cửi, chúng tôi

cảm nhận được niềm hạnh phúc

lớn lao của bà Ka Pơng khi được tiếp xúc và dệt nên những tấm thổ cẩm truyền thống. Ngoài dệt để phục vụ cho người thân trong gia đình, bà Ka Pơng còn nhận dệt theo yêu cầu của các lái buôn hay những người có nhu cầu thưởng thức, bà nói: “Giờ lớn tuổi rồi, mắt mũi cũng kém đi nhiều rồi, nhưng cứ hễ thấy tấm thổ cẩm để bên góc nhà là đôi bàn tay cứ không chịu được, không có tiền để mua sợi thôi chứ có thì tôi còn dệt”.

Là gia đình có truyền thống dệt thổ cẩm từ thời bà, mẹ nên bà Ka Pơng hiểu rõ được nỗi lòng của những người đi trước là mong muốn thế hệ trẻ về sau sẽ gìn giữ và phát huy tốt nghề dệt thổ cẩm. Gia đình bà có 9 anh chị em, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại chỉ một mình bà Ka Pơng tiếp nối nghề truyền thống của mẹ để lại. Đau đáu trong lòng, bà bộc bạch: “Bọn trẻ giờ bận bịu, cũng chẳng mặn mà nhiều với nghề như thời

tôi còn trẻ. Cũng không biết là về sau con cháu nó có còn tìm kiếm và cố gắng học để dệt được những tấm thổ cẩm như thế này nữa hay không”.

Ánh mắt đượm buồn hiện rõ trên khuôn mặt, bà Ka Pơng lo sợ một mai mình già yếu thì tiếng kẽo kẹt không còn được phát ra từ khung cửi góc nhà, và những tấm thổ cẩm truyền thống liệu con cháu có còn nâng niu, gìn giữ.

Ông Lê Quang Húy - Chủ tịch UBND xã Tà Nung cho biết: “Trong đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thì dệt thổ cẩm và cồng chiêng được chú trọng và đầu tư. Theo đó, UBND xã cũng đang phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin của TP Đà Lạt để xây dựng một ngôi nhà sàn phục vụ cho đội cồng chiêng và trưng bày các sản phẩm dệt thổ cẩm nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan. Đây cũng là một trong những hướng để phát triển kinh tế cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Trước cơ chế thị trường, nhiều bạn trẻ không còn mặn mà với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, song trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đâu đó vẫn còn những nghệ nhân đang ngày đêm “giữ lửa” như bà Ka Pơng. Và có lẽ, những già làng ấy đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân K’Ho

Còn sợi là còn dệtĐó là câu nói của bà Cơ Liêng Ka Pơng (70 tuổi, Tà Nung, TP Đà Lạt) mỗi khi nhắc đến sự gắn bó từ rất lâu với nghề dệt thổ cẩm. Trong suốt 55 năm, bằng niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt, bà Ka Pơng không chỉ dệt, thêu nên những sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc mình mà còn “đi đầu” trong việc lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của người K’Ho tại địa phương.

Đứa con tinh thần vẫn được bà Cơ Liêng Ka Pơng nâng niu, gìn giữ từng ngày.Ảnh: T.T.H

Với cô Lê Thị Vân, công tác TPT Đội giúp cô có thêm nhiều kỷ niệm và gắn bó nhiều hơn với học sinh. Ảnh: V.Q

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

10 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Phóng sự: NGUYÊN THI

T rong những đêm cao điểm đợt du lịch lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, đã định từ trước nên

đồng hồ vừa điểm 11 giờ 30 phút là tôi thay vội bộ đồ màu tối đã chọn sẵn từ chiều, lấy chiếc xe số cà tàng vẫn hay dùng đi chụp ảnh chạy thẳng ra Chợ Đà Lạt, vòng quanh hồ Xuân Hương, qua khu vực Quảng trường Lâm Viên…. Phố xá đã thưa thớt bước chân du khách, chỉ còn vương lại bộn bừa rác ở khắp nơi, tôi bắt đầu tìm kiếm bóng dáng của những chiếc áo xanh bảo hộ lao động đeo dây dạ quang, trong đầu thì suy tính xem làm thế nào để hòa nhập với họ trong vai “người quét rác”.

Thâu đêm quét rácTôi quyết định dựng chiếc xe

máy của mình ở phía trước Công viên Yersin để theo chân cô công nhân quét rác có gương mặt khá xinh đang dọn rác ở khu vực này để bắt chuyện.

Sương bắt đầu phủ xuống càng lúc càng dày, dưới ánh đèn vàng, có thể thấy những hạt sương như lớp mưa bụi đang bay bảng lảng đầy ma mị, chúng phủ lên thân hình gầy gò, nhỏ bé của cô công nhân đang lầm lũi dọn rác phía sát hồ. Phía trong này, giữa bãi cỏ rộng chừng gần một ngàn mét vuông cách chỗ cô đang làm việc khoảng vài mét, là chục bạn trẻ chia làm 3 tốp nhỏ đang ngồi quây bên chiếc bếp than hồng lửa của cô bán hàng rong uống bia, ăn mực nướng và ca hát, chuyện trò râm ran.

Dường như chẳng để ý đến nhóm khách du lịch đang ăn uống hát hò phía trong, bóng của Sáu - cô công nhân quét rác vẫn thoăn thoắt di chuyển, tay liên tục lùa từng chiếc ly nhựa, bịch ni lông vứt lăn lóc trên bãi cỏ vào chiếc hốt rác nhỏ trên tay. Tôi vội chạy lại xin quét phụ, chẳng có cây chổi hay cái hốt rác nào dư nữa nên đành lẽo đẽo đi theo chân Sáu trò chuyện, thỉnh thoảng phụ cô đẩy cái xe rác nặng gấp đôi gấp 3 số cân nặng của tôi và Sáu cộng lại.

Sáu tên đầy đủ là Tống Thị Sáu, quê ở Nam Định. Cô kể: “Em học chưa hết lớp 12. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau vài năm làm nông ở quê thì bỏ quê vào Đà Lạt tìm kế sinh nhai. Năm nay em 33 rồi, cũng được 9 năm làm nghề và đã trải qua đủ mọi cung bậc vui buồn của nghề thu gom rác”.

Sáu có khuôn mặt trắng trẻo, xinh xắn với đôi mắt đẹp. Cô cho biết hiện đang sống cùng chồng và cậu con trai 10 tuổi ở đường Tô Hiến Thành, Phường 3, Đà Lạt. Khen Sáu xinh, chẳng giống kiểu phụ nữ lao động chân tay, tôi nửa đùa nửa thật hỏi: “Xinh như em thì xin được nhiều việc khác đỡ cực hơn sao lại chọn nghề này?”. Sáu bảo: “Công việc gì cũng vậy thôi chị, em còn chưa học hết lớp 12 nên có được nghề nghiệp ổn định, rồi gắn bó được

Oằn mình dọn rácCâu chuyện về môi trường và ý thức của rất nhiều du khách đến Đà Lạt vẫn đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi trên nhiều diễn đàn mạng xã hội. Bởi sau mỗi kỳ nghỉ ngơi của du khách là y như rằng để lại “bãi chiến trường ngập rác” từ các con phố đến nơi vui chơi. Và để trả lại cho thành phố vốn mệnh danh “xanh - sạch - đẹp” Đà Lạt, những phụ nữ lao công lại có những đêm trắng “oằn mình dọn rác” để cho một sớm mai trước khi mọi người thức giấc lại thấy thành phố tinh khôi.

với nghề là có duyên với cuộc đời rồi chị. Dù công việc này khá cực, thức khuya thức hôm, cũng có chút nguy hiểm vì phải tiếp xúc với mùi hôi thường xuyên, rồi thỉnh thoảng gặp tai nạn nghề nghiệp và cũng không được xã hội đánh giá cao, nhưng với em thì công việc này đến nay đã thành nghiệp gắn vào đời mình rồi, em không muốn thay đổi”.

Theo tìm hiểu của tôi thì lương trung bình của một công nhân quét rác của Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt vào khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng được hỗ trợ thêm 1 kg đường và 2 hộp sữa Ông Thọ gọi là hỗ trợ độc hại. Thế nên, cuộc sống của những công nhân như Sáu không phải dư giả gì. Ngoài công việc hàng ngày thì nhiều chị phải làm thêm rất nhiều công việc khác, để tăng thêm thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống cá nhân và gia đình.

Chia tay Sáu, 1h 30 sáng, tôi chạy vội ra khu vực Chợ đêm Đà Lạt và bắt gặp hình ảnh nhóm 6

chị em đang chia nhau ngược xuôi gom rác ở khu vực đài phun nước và dốc Lê Đại Hành. Hình ảnh Ý lầm lũi, cần mẫn nhặt nhạnh từng miếng bánh rơi vãi trên đường ngay cạnh gót chân của vị khách du lịch ở khu vực Chợ đêm Đà Lạt khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Đó là Viên Thị Ý, phụ trách tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, Đà Lạt. Ý tâm sự: “Em mới đi làm được 6 tháng. Chưa quen nên nhiều khi cũng thấy tủi thân lắm chị. Như hôm rồi, khi em vừa mới quét xong đoạn đường này thì thấy một du khách lại ném ly nước bằng nhựa ra giữa đường. Em quay lại nhặt và nhắc nhẹ “Lần sau em bỏ rác vào thùng giúp chị nhé”, thế là ngay lập tức bị cô ấy mắng “Phải có người vứt rác thì các chị mới có việc mà làm chứ!”.

Suy nghĩ nông cạn ấy đáng tiếc lại đang tồn tại ở không ít người. Có lẽ vì vậy cho nên mỗi ngày, đặc biệt là vào những ngày đông khách du lịch, Đà Lạt luôn tràn ngập rác ở khắp nơi. Trong

suốt quá trình trò chuyện với các chị làm nghề này, tôi nhận ra bên trong sự cần mẫn, chịu đựng của họ ẩn giấu một trái tim vô cùng nhạy cảm. Họ nhạy cảm không phải bởi vì công việc của họ nặng nhọc, không được đánh giá cao, mà bởi cái cách nhiều người suy nghĩ, cư xử và có hành vi không đẹp với môi trường sống xung quanh.

Trò chuyện với tôi được vài câu, Ý vội vã chạy theo các chị khác trong tổ đang cùng đẩy chiếc xe rác về phía trước Bưu điện thành phố. Trong khi những chiếc áo xanh khác đang tỏa đi các hướng để nhặt nhạnh từng miếng rác lớn nhỏ gom vào xe thì một chị lớn tuổi khác đang phải dùng hết sức vừa quét, vừa dùng chân đẩy đống cơm cháo bầy nhầy sực mùi hôi thối mà một người nào đó có lẽ mới nhậu xỉn đã ói đầy bên vệ đường. Hình ảnh tận lực của chị cứ ám ảnh tôi đến cả khi tôi đã về đến nhà. Chị như cô đơn, lạc lõng giữa phố xá mà chẳng tìm được sự đồng cảm, sẻ chia. Tôi tự hỏi, sao các chị có thể nhẫn nại với công việc này đến vậy mà gắn bó với nó, có người đã hơn 30 năm và tự động viên rằng, có lẽ mỗi đêm, khi họ quét rác, họ đã học được cách quét luôn cả nỗi buồn thân phận của mình.

Cần lắm sự chia sẻKhông cần tới những con số

thống kê lượng khách du lịch đến Đà Lạt mỗi năm từ các cơ quan chức năng thì người Đà Lạt ai cũng có thể nhận ra rằng, thành phố gần đây trở thành một địa điểm du lịch cực kỳ “nóng” và hấp dẫn du khách. Điều làm nên sự hấp dẫn ấy không chỉ là do

cảnh sắc, khí hậu, sự đa dạng về sản phẩm và địa điểm du lịch, mà còn vì môi trường của thành phố luôn được đánh giá là sạch sẽ và trong lành. Tuy nhiên, một hai năm trở lại đây, vào những ngày cuối tuần hay lễ - tết, khách đến quá đông, hàng rong theo đó cũng mọc lên tràn lan, trong khi nhiều khách du lịch lại thiếu ý thức, xả rác bừa bãi ngay tại chỗ ngồi, chỗ chơi mà chưa có ý thức gom rác bỏ vào thùng. Thậm chí thức ăn thừa họ cũng đổ bừa vào bãi cỏ, bồn hoa, gây chết hoa, cỏ... Khu vực tập trung đông người như quảng trường, công viên công cộng, chợ đêm và quanh hồ Xuân Hương, được bố trí nhiều thùng rác nhưng vẫn thường xuyên xuất hiện rác thải sinh hoạt ngổn ngang khắp nơi, trông rất phản cảm.

Tối cuối tuần, dạo một vòng quanh hồ Xuân Hương và các công viên, chúng tôi chứng kiến rất nhiều nhóm du khách tập trung ăn uống, hát karaoke bằng loa thùng và tổ chức đốt lửa ngay trên bãi cỏ hoặc nền gạch của công viên, mà không hề quan tâm đến việc mình đốt như vậy sẽ gây hư hỏng cỏ, hư hại nền nhà nghỉ chân. Thậm chí, sau khi xong, họ cũng chẳng thu gom rác bỏ vào nơi quy định mà bỏ lại cả một bãi rác giữa nền gạch rồi ra về, mặc dù ở công viên dán nội quy không xả rác ở khắp nơi. Một số thùng rác bố trí tại các điểm tập kết là thùng bằng nhựa composite và đã gắn biển cảnh báo là dễ cháy, nhưng một số trường hợp sau khi đốt lửa thì hốt luôn cả lửa, cả than đá, tro đổ vào gây cháy thùng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thu gom rác trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện hầu hết đều do Đội Môi trường Đô thị Đà Lạt thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt thực hiện. Hiện đội này có khoảng 190 lao động, chủ yếu là lao động nữ. Với lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Lạt bình quân 240 tấn/ngày, lực lượng này phải làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm. Để giữ gìn vệ sinh môi trường, sạch đẹp đô thị, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt cũng cho biết, đã bố trí 653 thùng rác loại 660 lít tại các tuyến đường, khu vực, tuy nhiên ý thức người dân trong việc thu gom rác đúng giờ đúng nơi quy định vẫn chưa tốt, mặc dù đã dùng nhiều biện pháp như tuyên truyền bằng xe loa, bảng báo, tờ rơi, bố trí công nhân nhắc nhở trực tiếp.

“Gần đây hàng rong quá nhiều, mà ý thức của khách du lịch vẫn còn kém, đặc biệt là ở những nơi đông khách như dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Quốc Toản, Quảng trường Lâm Viên, khu phố đi bộ… người ta cứ tiện tay vứt rác xuống đường chứ ít ai có ý thức đi kiếm coi cái thùng rác để ở đâu để bỏ miếng giấy, cái bịch ni lông hay ly nước nhựa vừa uống hết vào lắm...

Những người như chị Tống Thị Sáu đã góp phần giữ cho Đà Lạt luôn sạch đẹp trong lòng mọi người. Ảnh: N.Thi

Thu gom rác vào giữa đêm ở khu vực Chợ Đà Lạt. Ảnh: N.Thi

XEM TIẾP TRANG 11

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

11 THỨ BẢY 11 - 5 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Trân trọng kính mời các văn nghệ sĩ, nhà báo, những người yêu nhiếp ảnh và công dân Lâm Đồng tham dự “Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2019, chủ đề Lâm Đồng đổi mới và phát triển”. Đề tài tự do, ảnh dự thi là ảnh đơn dưới dạng kỹ thuật số, file ảnh định dạng jpg, độ phân giải 300 dpi, kích thước chiều dài tối thiểu 3.000 pixel, tối đa 7.000 pixel, dung lượng không quá 6Mb, không hạn chế số lượng ảnh dự thi. Tác giả xem Thể lệ và tự tải ảnh dự thi lên trang Web: www.anhnghethuatlamdong.com. Nhận File ảnh: từ ngày 15/4 - 15/5/2019. Chấm ảnh online (Vòng 1): từ ngày 17/5 - 19/5/2019. Ban Tổ chức, công bố trên Web Cuộc thi và thông báo đến từng tác giả phóng ảnh (cỡ 30cm x 45cm ), gửi về Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng (2 Nguyễn Du, Đà Lạt) trước ngày 25/5/2019. Chấm ảnh giấy công khai (Vòng 2): 8 giờ ngày 3/6/2019 tại Trung tâm Văn hóa TP Bảo Lộc. Khai mạc Triển lãm và trao giải: 9 giờ 30’ ngày 4/6/2019 tại Trung tâm Văn hóa TP Bảo Lộc, triển lãm kéo dài đến hết ngày 10/6/2019.

Hân hạnh phục vụ và đón tiếp quý vị! BAN TỔ CHỨC Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Lâm Đồng 2019

KÍNH MỜI THAM DỰ“Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Lâm Đồng 2019”

THÔNG BÁO GIẢI THỂ

Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Đường Đà Lạt

Địa chỉ: 73/17 Phan Chu Trinh - Phường 9 - Đà Lạt - Lâm Đồng

Mã số doanh nghiệp: 5800830792Đại diện pháp luật: Tạ Thị Bích Vân Lý do giải thể: Kinh doanh không hiệu quảCông ty đang tiến hành thủ tục giải thể.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày đăng bố cáo, yêu cầu các đơn vị, cá nhân đến giải quyết mọi vấn đề có liên quan. Quá thời hạn trên, công ty không chịu trách nhiệm về mọi khiếu nại sau này.

Oằn mình... TIẾP TRANG 10

... Người Việt còn có tâm lý nữa là, thấy trước mình có người vứt rác xuống đường rồi, thay vì lượm bỏ vào thùng, thì họ lại vứt theo. Mong rằng du khách cũng như người dân Đà Lạt sẽ cùng nhau nâng cao ý thức để bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp” - Chị Anh Thư, Phường 1, Đà Lạt bày tỏ.

Công nhân Viên Thị Ý cho biết, nhóm của chị làm việc từ 4 giờ chiều ngày 28/4 đến khoảng 1 giờ sáng ngày 29/4, chỉ tính riêng ở khu vực đường Nguyễn Thị Minh Khai và bùng binh phun nước kéo lên dốc Lê Đại Hành, đã gom được tới 28 xe rác đầy ngút ngọn, nhiều gấp 3, 4 lần so với ngày thường. “Vậy mà vẫn chưa sạch được đó chị. Khoảng 2 giờ thì mới tạm gọi là làm sạch đợt 1 thôi. Giờ chuẩn bị tụi em sẽ về nghỉ ca, đến 5 giờ sáng lại có một nhóm khác ra dọn 1 lần nữa thì sáng mai đường phố Đà Lạt mình mới sạch đẹp được như mọi người vẫn thấy mỗi ngày đó ạ” - Ý nói.

Còn Nguyễn Khánh Hoàng - một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi của Đà Lạt chia sẻ: “Mỗi tối tôi làm việc ở khu vực Chợ đêm Đà Lạt và thấy người dân, du khách có ý thức rất kém về việc bảo vệ môi trường. Cứ tiện tay là vứt rác xuống đường. Tình trạng xả rác bừa bãi còn diễn ra ở cả những nơi mà đội công nhân thu gom rác không đến được, như trong những cánh rừng thông, những điểm du lịch dã ngoại tự phát ở khu vực Đa Phú, Cây thông cô đơn, Thung lũng Vàng... Đủ các loại rác từ chai lọ, lon bia, nước ngọt, đến bịch ni lông, áo mưa các loại gây hại môi trường và rất khó

phân hủy vứt bừa bãi vô ý thức ở khắp nơi. Rác nhiều đến mức chúng tôi đi chụp hình phong cảnh thấy sốt ruột phải lên mạng xã hội kêu gọi mọi người cùng chung tay thỉnh thoảng dành ra một buổi sáng chủ nhật cùng tập hợp tại một số điểm trong rừng để gom rác đốt và chở ra ngoài trung tâm đổ”.

Một đêm thức trắng theo chân các chị, hình ảnh khiến tôi không khỏi suy nghĩ và trân trọng đó là cảnh cậu con trai 10 tuổi của chị Sáu thay vì được mẹ đưa đi chơi ở công viên hay bãi biển như bạn bè cùng trang lứa vào dịp lễ thì lại được mẹ cho theo mẹ quét rác. Cậu bé nói với tôi rằng cậu rất vui và chỉ quanh quẩn bên chiếc kinh khí cầu được đặt ở bãi cỏ bên hồ Xuân Hương nhân dịp lễ vừa rồi và chơi một mình. Thỉnh thoảng dõi theo mẹ và dùng chiếc điện thoại ghi lại hình ảnh mẹ mình đang làm việc. Cậu con trai của chị Sáu có thể chưa hiểu hết được những vất vả, nỗi niềm của mẹ trong công việc nhưng nhìn cách mẹ con họ dành thời gian cho nhau, tôi hiểu rằng, con cái, gia đình có lẽ là nguồn động viên và là động lực duy nhất hiện tại giúp họ tiếp tục gắn bó và sống trách nhiệm với nghề.

Mong rằng, mỗi ngày qua đi, mọi người sẽ càng ngày càng có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, để những người làm nghề quét rác đỡ vất vả, để hình ảnh Đà Lạt 24/24 giờ luôn đẹp trong mắt tất cả chúng ta và để những công nhân quét rác như chị Sáu, chị Ý… có thêm những điểm tựa làm tốt công việc vốn cực nhọc nhưng nhiều ý nghĩa này.

Gió thổi... TIẾP TRANG 4

... Thành phố nhỏ, dáng dắt xe đạp mỗi ngày cũng quen đến nỗi dù là người lạ mà vắng thì vẫn thấy nhớ. Ký ức của tôi còn là ngôi biệt thự đã gần như hoang phế được biến thành khu tập thể mà chúng tôi đã gửi trọn tuổi thanh xuân nơi đó. Ngôi Biệt thự số 14 trên triền đồi thông già ở đường Hùng Vương này ngày xưa là nơi ở của bà Thứ phi Mộng Điệp mà ông Cựu hoàng Bảo Đại thương yêu. Sau những bận rộn triều chính, đây là nơi mỗi khi đêm về Cựu hoàng hào hoa vẫn thường đến với một trong những người tình của mình. Bởi lịch sử

của nó, ngôi nhà này chứa trong mình nhiều câu chuyện lạ kỳ về một thời là tổ ấm của những người đặc biệt quyền quý. Còn thời tôi sống, với công năng một “khu tập thể” thì Biệt thự 14 đường Hùng Vương lại là nơi ghi dấu những năm tháng gian khó của những người làm báo tỉnh lẻ lương thấp, nhuận bút quèn nhưng ấm áp nghĩa tình, mở lòng chia sẻ. Ngôi nhà mốc rêu, sàn mục, mái dột, cửa long này cũng là nơi chúng tôi đón nhiều tao nhân mặc khách mọi miền. Có những người bây giờ danh tiếng như cồn nhưng thuở hàn vi khi xưa đến đây thì

đói quay đói quắt. Nhiều hảo hán nổi trôi hết nơi tá túc cũng từng chọn số 14 đường Hùng Vương gửi thân một quãng…

Không biết tự lúc nào tôi đã trộn lẫn đôi dòng kỷ niệm của cá nhân mình vào dòng chảy ký ức thành phố. Cũng phải thôi, vì bản thân đã tự nguyện làm kẻ vô danh dự phần vào lịch sử của đô thị này. Là một thực thể nhỏ nhoi nhưng tôi được cùng vui buồn, sướng khổ, cùng chia gió, sẻ mưa với mọi nhịp điệu đời sống của Đà Lạt thân thương.

“Và như thế tôi sống vui từng ngày…”, (Trịnh Công Sơn).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát thực tế Nhà thờ Bùi Chu

Theo Đại diện Cục Di sản văn hóa, qua kiểm tra thực tế công trình, về sơ bộ cho thấy hiện trạng công trình đã bị nứt, hỏng nhiều chỗ, do đó cần đảm bảo an toàn cho công trình cũng như người sử dụng.

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, trước thông tin Nhà thờ chánh tòa Bùi Chu ở tỉnh Nam Định, sẽ được hạ giải, ngày 7/5, đoàn khảo sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Lê Quang Tùng đã làm việc với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định; trực tiếp khảo sát thực tế,

kiểm tra sơ bộ về thực trạng của Nhà thờ Bùi Chu.

Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.

Đoàn đã đi kiểm tra thực tế hiện trạng phía trong, ngoài nhà thờ; trò chuyện và lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng của đồng bào công giáo tại Giáo xứ Bùi Chu. Cũng trong khuôn khổ buổi khảo sát, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao đổi với chính quyền, cơ quan chức năng của địa phương về một số nội dung liên quan đến thông tin đang được dư luận rất

quan tâm này.Kết thúc chương trình làm

việc, đoàn công tác có báo cáo nhanh, xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo Viện Bảo tồn di tích khẩn trương tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng cụ thể và đề xuất phương án báo cáo Bộ trưởng.

Đại diện Cục Di sản văn hóa cho biết, qua kiểm tra thực tế công trình, về sơ bộ cho thấy hiện trạng công trình đã bị nứt, hỏng nhiều chỗ. Cụ thể, cửa vào bị nứt, tòa tháp trái bị nghiêng, nhiều cửa vòm ở hai bên đều bị nứt. Nội thất bên trong bị xuống cấp, mục, mọt, nhiều vật liệu có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Công trình này không chỉ của giáo xứ mà nhiều hoạt động liên quan tới tôn giáo tín ngưỡng cũng diễn ra ở đây.

Cùng với đó, lượng khách cũng như đồng bào công giáo hằng năm tới đây tham gia các hoạt động rất đông, vì thế cần đảm bảo an toàn cho công trình cũng như người sử dụng. Việc xem xét xây dựng lại công trình này phải dựa trên thực trạng xuống cấp của di tích.

Theo báo cáo của địa phương, nhiều thành phần kiến trúc của công trình cũ sẽ được giữ lại.

Theo TTXVN

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29795_baolamdongcuoituan_ngay_11_5... · theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với

THỨ BẢY 11 - 5 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ�THAO

Du lịch miền sông nước. Ảnh: Nguyễn Văn Thương

Pha đánh đầu nâng tỷ số lên 3 - 0, đồng thời giúp Liverpool gỡ hòa 3 - 3 trước Barcelona sau hai lượt trận.Ảnh: Internet

TUẤN�LINH��

“You’ll Never Walk Alone”, ca khúc bất hủ của ban nhạc huyền thoại The Beatles luôn được người dân của thành phố cảng Liverpool xem như dược liệu tinh thần quý giá nhất để họ vượt qua nỗi đau, vượt qua nghịch cảnh, vượt qua những bất công, hơn thế là niềm tin để thay đổi số phận. “Walk on with hope in your heart and you’ll never walk alone” (Bước đi với niềm hy vọng trong tim và bạn sẽ không bao giờ phải đi một mình), trong đêm bất tận ở Alfield, trong nền nhạc mê đắm của The Beatles, trong vũ điệu cuồng si rực lửa của các cầu thủ Liverpool, người ta đã không ngừng hát về niềm tin đẹp đẽ ấy như thể ngày mai thế giới này không còn tồn tại.

Bắt đầu từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trước, sự nổi tiếng của The Beatles đã tạo ra nguồn gốc của hiện tượng Beatlemania (hiện tượng hâm mộ) không chỉ bó hẹp trong phạm vi nước Anh. Quan điểm sống và phong cách âm nhạc đã giúp cho ban nhạc có “giấy khai sinh nguyên quán” ở Liverpool trở thành hiện thân của những ý tưởng thời kỳ giải phóng xã hội.

Giống như cái cách mà tác giả Wright Thompson trong bài viết “Liverpool rising” trên ESPN đã từng mô tả quan điểm của mình về thăng trầm của người dân thành phố này: “Trong suốt ba thế kỷ, những người lao động nghèo của thành phố Liverpool đã làm những công việc nguy hiểm trên tàu, trên bờ để các nhà đầu tư và gia đình quyền lực trở nên giàu có. Họ là những người đàn ông, phụ nữ đến một sân bóng ở Hillborough, nơi mà họ thấy những kẻ cũng sở hữu quyền lực muốn xóa sổ họ khỏi thế giới. Đó là những quyết định chống lại cảnh sát, chính trị gia và báo chí (thân với giai cấp thống trị). Tầng lớp lao động Liverpool dựa trên nền tảng của một đế chế đã được xây dựng. Họ không thể quay ngược thời gian để chống lại những bất công ấy nhưng khi đó họ có thể. Khi ấy, họ đã đấu tranh và giành chiến thắng, một thành phố bị cô lập bằng cách nào đó đã trở nên gắn kết hơn bao giờ hết”.

Sự gắn kết của những con người lao động ấy, ban đầu vì những lý do chính trị đã trở thành niềm đam mê và gắn kết, tưởng như chẳng gì có thể ngăn rời. Họ rũ bỏ mồ hôi, rũ bỏ áp bức trong những công xưởng bằng cách đến sân bóng đá la hét và tận hưởng, thêm vào đó là những giai điệu mê hoặc đầy lý tưởng, có mục đích của The Beatles để họ vững tin bước tiếp.

Như những gì người Liverpool vẫn thường nói: “Không có gì ở Alfield là không thể”.

Trước đó một tuần, ở thánh địa

Ở Liverpool, Chúa không phải đức tin duy nhất, ở đó còn có The Beatles và bóng đá. Chân lý ấy thêm một lần nữa được khẳng định bởi những cảm xúc điên rồ nhất mà “Binh đoàn đỏ” tạo ra trong đêm huyền diệu ở Alfield trước Barcelona kiêu hùng.

Ở LIVERPOOL KHÔNG CÓ AI PHẢI BƯỚC ĐI MỘT MÌNH

Camp Nou, khi Leo Messi vẽ nên một tuyệt tác từ cái chân trái thần thánh của mình từ khoảng cách gần 30 m ấn định tỷ số 3-0 cho Barcelona (lượt đi), người ta đã tin rằng, danh hiệu với Liverpool ở thời điểm hiện tại vẫn còn là thứ gì đó xa xỉ. Hay, dễ hiểu hơn, hoàng kim cho ngày trở lại vẫn còn rất xa xôi.

Nhưng tuyệt nhiên, không một ai, không bất cứ một ai, kể cả những người thiếu niềm tin nhất lại đánh mất đi hy vọng vốn đã trở thành “đặc sản” của người dân thành phố cảng lớn nhất nhì châu Âu này.

Ngay sau trận thua Barcelona, âm nhạc The Beatles lại trở thành “món quà của Chúa” để người Liverpool bấu víu. “Mới hôm qua, buồn phiền trong tôi như đã bay đi, xa mãi đến hôm nay, tim còn như thấy hoan ca, tôi còn ngỡ như là ngày hôm qua...Hôm nay tôi như chẳng muốn đếm thời gian như tôi vẫn làm. Hôm nay tôi cố gắng quên thời gian sao lòng vẫn nhớ?”.

Sao phải buồn phiền cơ chứ, khi ngày hôm qua đã thành quá vãng. Liverpool có thể thua trong một trận đánh, nhưng cuối cùng, dù có phải chờ đợi bao lâu đi nữa thì Liverpool vẫn là những người chiến thắng. 14 năm trước ở Istanbul, trên thảm cỏ của Olympic Ataturk, những chiến binh của “Lữ đoàn đỏ” đã vẽ nên một trong những bức tranh nhiều sắc màu tươi đẹp nhất trong lịch sử UEFA Champions League trong cuộc đối đầu ở trận chung kết với một AC Milan đang đặt cả châu Âu dưới chân mình. Bị dẫn 0-3 ngay khi hiệp 1 kết thúc, ngay cả những kẻ mơ mộng nhất cũng dám tin rằng đoàn quân của HLV Rafael Benitez và người đội trưởng huyền thoại Steven Gerrard lại là những người cuối cùng đứng trên đỉnh vinh quang, khi liên tiếp ghi 3 bàn trong hiệp 2 và thắng trong loạt penalty định mệnh.

Đêm 7/5, trong trận bán kết lượt về với Barcelona, dù chưa phải

là đêm chung kết, nhưng một lần nữa người Liverpool lại hoan ca trong một ngày mà các cầu thủ con cưng của họ đã thật sự chiến đấu bằng tất cả niềm tin, sự tự trọng cao đẹp và tử tế nhất như bản chất của những người đàn ông quật cường vùng cảng biển đông bắc nước Anh. Sau đêm Alfield, biên sử của UEFA Champions League sẽ còn trân trọng dành thêm rất nhiều trang, nhiều dòng với những từ ngữ đẹp đẽ và tôn trọng nhất dành cho Liverpool.

Sự cao thượng và hào sảng là những điều luôn có sẵn trong huyết quản của những ai mang trong mình dòng máu Liverpool. Họ có thể cho đi rất nhiều thứ quý giá về vật chất, nhưng đừng ai dại dột đem kim tiền ra mặc cả và đánh đổi với họ về bóng đá và âm nhạc. Bởi

bóng đá là tôn giáo, còn âm nhạc là niềm tin, là thứ hàn gắn kỳ diệu những chia rẽ sâu sắc nhất.

Trong những đêm cuối tuần đầy mưa gió và sương mù của vùng biển đông bắc; Trong những ánh đèn vàng ấm cúng hắt ra từ những quán Bar bình dân đầy gần gũi, người dân Liverpool vẫn luôn trọn vẹn niềm tin về phía ngày mai tươi sáng. Bên những ly Rum nặng chát mùi men sống, những cốc bia tươi vàng sẫm nặng mùi men lúa mạch, họ hát rất nhiều về bài hát tôn vinh chức vô địch Champions League theo giai điệu của “Sloop John B” - “Chúng tôi đã vô địch 5 lần, chúng tôi đã vô địch 5 lần”.

Sao lại không thể có lần thứ 6 ở Santiago Bernabeu vào những ngày cuối tháng 5 kia chứ. Ở Liverpool người ta chưa bao giờ tắt

hy vọng kia mà.Không thể nói trước tương lai,

và không ai có thể đoán định trước vận mệnh lịch sử. Người Liverpool cũng không phải vô cớ là CLB vô địch giải đấu danh giá nhất châu Âu của nước Anh. Họ đã chờ đợi rất nhiều, trải qua rất nhiều đau thương của lịch sử để đi tìm lại ánh hào quang xưa cũ. 14 năm kể từ sau đêm Istabul huyền diệu họ mới lọt vào trận chung kết với Real Madrid. Và lịch sử bắt họ phải chờ đợi thêm 365 ngày nữa để hy vọng cầm trên tay chiếc cúp lần thứ 6 ngay tại sân đấu của chính đối thủ mà họ để thua ở mùa bóng năm trước. 29 năm kể từ mùa bóng 1990, họ mới có cơ hội để nâng chiếc cúp Premier Legue lần thứ 19 trong lịch sử CLB sau hai lần về nhì đầy tức tưởi trước một Manchester Utd hùng mạnh dưới thời của Sir.Alex Ferguson.

Nếu cứ chơi như đêm Alfield trong ngày 7/5, người Liverpool hoàn toàn có thể thỏa mãn giấc mơ đã ám ảnh họ từ rất lâu. Và nếu cứ chơi như trong đêm điên rồ ở Alfield vừa qua, dẫu có thua cuộc, dẫu không có Champions League lần thứ 6, hay chiếc cúp Fremier League lần thứ 19 thì người dân Liverpool vẫn có quyền ngẩng cao đầu, vẫn luôn hy vọng và đắm chìm trong giai điệu si mê của The Beatles, để “Yesterday” cũng chỉ là một ngày đã qua.

Bây giờ và mãi mãi về sau, trong sương mù ẩm ướt của Liverpool sẽ chẳng có ai cô đơn bởi chưa bao giờ bạn phải bước đi một mình. Mà cái đích vinh quang, ngẫm cho cùng đâu ai chạm tới nếu chỉ là kẻ lữ hành cô độc.

Góc�ảnh�đẹp