12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 335 - 4775 THỨ BẢY, NGÀY 29/4/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Đường đến Sài Gòn 30 tháng 4 VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Q ua 8 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/ TU, ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy “về đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Lâm Đồng có nhiều chuyển biến tích cực. Qua thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh từng bước được chuẩn hóa, bảo đảm cả về số lượng và chất lượng; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực quản lý, điều hành, kỹ năng thực thi công vụ. Cơ cấu nguồn nhân lực tăng dần tỷ trọng ở các ngành, lĩnh vực địa phương có thế mạnh; đào tạo nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp được quan tâm. Trình độ tay nghề cũng như đạo đức, văn hóa người lao động nâng lên; có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Công tác đào tạo, đào tạo lại được thực hiện theo chương trình kế hoạch. Việc hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu lớn, có uy tín đạt những kết quả quan trọng bước đầu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng được đầu tư, nâng cấp. Sự phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đưa địa phương tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có 100% cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ đại học và cao cấp lý luận chính trị; 90% cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 98,1% công chức hành chính đạt chuẩn theo quy định; 7,67% công chức hành chính có trình độ chuyên môn trên đại học; 100% cán bộ, công chức sử dụng được vi tính trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và 73,6% có chứng chỉ tiếng Anh… Đối với công chức cấp xã, đã đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn:... Phấn đấu xây dựng Đà Lạt trở thành một trong những trung tâm phát triển nguồn nhân lực cao của cả nước TRANG 8 Từ thực tiễn kỳ vọng về Luật Du lịch (sửa đổi) 1 TUẦN CON SỐ 42 triệu USD là kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt được trong tháng 4. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Chúng tôi khát vọng đồng hành với nông dân vì nông sản Việt 3 Nhân dân Sài Gòn vui mừng đón chào chiến thắng. Ảnh: Tư liệu Du lịch nông nghiệp đang thu hút sự quan tâm của du khách. Ảnh: L.H Người Pháp và thương hiệu cà phê Lâm Đồng 6 Những người ở quanh ta 5 Truyện ký: NGUYỄN THANH HƯƠNG KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2017)

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/24150_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.4.2017.pdf · văn hóa người lao động nâng lên; có khả năng tiếp cận khoa

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 335 - 4775 THỨ BẢY, NGÀY 29/4/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Đường đến Sài Gòn 30 tháng 4

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Qua 8 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy “về đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực

tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Lâm Đồng có nhiều chuyển biến tích cực.

Qua thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh từng bước được chuẩn hóa, bảo đảm cả về số lượng và chất lượng; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực quản lý, điều hành, kỹ năng thực thi công vụ. Cơ cấu nguồn nhân lực tăng dần tỷ trọng ở các ngành, lĩnh vực địa phương có thế mạnh; đào tạo nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp được quan tâm. Trình độ tay nghề cũng như đạo đức, văn hóa người lao động nâng lên; có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Công tác đào tạo, đào tạo lại được

thực hiện theo chương trình kế hoạch. Việc hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu lớn, có uy tín đạt những kết quả quan trọng bước đầu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng được đầu tư, nâng cấp. Sự phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đưa địa phương tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có 100% cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ đại học và cao cấp lý luận chính trị; 90% cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 98,1% công chức hành chính đạt chuẩn theo quy định; 7,67% công chức hành chính có trình độ chuyên môn trên đại học; 100% cán bộ, công chức sử dụng được vi tính trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và 73,6% có chứng chỉ tiếng Anh… Đối với công chức cấp xã, đã đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn:...

Phấn đấu xây dựng Đà Lạt trở thành một trong những trung tâm phát triển nguồn nhân lực cao của cả nước

TRANG 8

Từ thực tiễn kỳ vọng về Luật Du lịch (sửa đổi)

1 TUẦN CON SỐ

42 triệu USD là kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt được trong tháng 4.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Chúng tôi khát vọng đồng hành với nông dân vì nông sản Việt

3

Nhân dân Sài Gòn vui mừng đón chào chiến thắng. Ảnh: Tư liệu

Du lịch nông nghiệp đang thu hút sự quan tâm của du khách. Ảnh: L.H

Người Pháp và thương hiệu cà phê Lâm Đồng

6

Những người ở quanh ta

5Truyện ký:

NGUYỄN THANH HƯƠNG

KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2017)

2 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Thạc sĩ 8 người; đại học, cao đẳng 327, trung cấp 1.740; cử nhân lý luận chính trị 9, cao cấp 31, trung cấp 548, sơ cấp 257...; về tin học 2.386 người; ngoại ngữ 257; tiếng dân tộc 624; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng cho 8.473 người… Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất trong xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Tuy đạt kết quả quan trọng nhưng việc đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn hạn chế. Trong đó, lưu ý là: Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương; nhiều lĩnh vực thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, quản lý giỏi và đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa sát với yêu cầu thực tiễn, nội dung chậm đổi mới; hiệu quả của việc liên kết với một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa tốt,

gây lãng phí ngân sách nhà nước; chưa tạo môi trường hấp dẫn để thu hút các chuyên gia, các nhà nghiên cứu xuất sắc, sinh viên giỏi, những giảng viên có năng lực giảng dạy tốt về công tác tại địa phương. Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế; đào tạo nghề cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, lao động nông thôn đạt tỷ lệ thấp (44% so với chỉ tiêu 45-50%); xã hội hóa trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chậm. Công tác đào tạo ở một số ngành, địa phương chưa gắn với quy hoạch; bố trí, sử dụng cán bộ, còn mang tính tự phát, chạy theo bằng cấp. Một bộ phận cán bộ, công chức hành chính tuy được đào tạo nhưng thiếu tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ cũng như đạo đức công vụ. Nhiều cán bộ xã đã qua đào tạo, đạt chuẩn nhưng việc nắm bắt, vận dụng, triển khai các chủ trương lớn của Trung ương và của địa phương còn lúng túng, hiệu quả thực hiện chưa cao…

Tiếp tục đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2017

- 2020 và định hướng đến năm 2025, Tỉnh ủy Lâm Đồng trên cơ sở khắc phục những hạn chế, yếu kém đã xây dựng và ban hành một số nhiệm vụ, giải pháp với mục tiêu chung: Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng không ngừng nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp; phát triển mạnh dịch vụ du lịch, phát triển có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực công nghiệp thế mạnh; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành một trong những trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước trên một số lĩnh vực có thế mạnh của địa phương; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa quốc gia, là đô thị của đào tạo, đô thị khoa học gắn với tăng trưởng xanh, đạt chuẩn quốc tế. LAN HỒ

Phấn đấu xây dựng Đà Lạt... TIẾP TRANG 1

Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệpĐó là nội dung hội nghị chuyên đề vừa

được Trường Đại học Đà Lạt tổ chức, với sự tham gia của hơn 300 sinh viên và một số bạn trẻ đang có dự án khởi nghiệp, đặc

biệt là sự có mặt của các diễn giả là chuyên gia cao cấp từ chương trình PUM (Hà

Lan), chuyên gia tư vấn chương trình IPP (Phần Lan) và Trung tâm hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp Lâm Đồng. Với nội dung “Làm thế nào để trở thành

một doanh nhân?/Nghệ thuật khởi tạo doanh nghiệp”, các diễn giả đã cung cấp những hiểu biết cho những thanh niên có

hoài bão khởi nghiệp và sinh viên nhà trường về vai trò của đổi mới sáng tạo và

khởi nghiệp đối với phát triển kinh tế. Qua đó, khơi gợi tinh thần sáng tạo để các bạn

trẻ cũng như sinh viên nhà trường mạnh dạn tham gia khởi nghiệp.

TUẤN HƯƠNG

Người lưu giữ “báu vật” của người Mạ ở Con ÓHiện nay, người được bà con dân tộc

thiểu số Châu Mạ ở buôn Con Ó (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh) tôn trọng gọi với cái tên thân mật “Cha già” của buôn làng không ai khác chính là già làng K’Mế. Già làng K’Mế (88 tuổi) hiện là người duy nhất đang lưu giữ những “báu vật” vô giá của người Mạ ở buôn Con Ó như ché cổ, gùi, sà gạc và cồng chiêng...

Theo già làng K’Mế, bộ cồng chiêng mà già đang lưu giữ có 11 chiếc chiêng được cha ông từ nhiều đời để lại với niên đại hàng trăm năm tuổi. “Trong những năm qua, bộ chiêng này luôn được sử dụng trong các nghi lễ của người Mạ ở Con Ó như đám cưới,

làm nhà mới, đám tang... Vì vậy, bộ chiêng này được bà con xem là “báu vật” vô giá của buôn làng” - già K’Mế nói. Ngoài cồng chiêng, hàng chục chiếc ché cổ (người Mạ gọi là Đrắp hoặc Jăng) gồm nhiều loại, nhiều màu sắc cũng được ông K’Mế cất giữ. Theo già làng K’Mế, hiện già đang lưu giữ gần 30 chiếc ché cổ, tất cả được già mua lại của những người Mạ ở khắp vùng đất Đạ Tẻh cách đây hàng chục năm. Đối với người Mạ, ché cổ không chỉ là đồ đựng gắn liền với tập quán uống rượu cần, mà còn là tài sản tích lũy của gia đình, là thước đo về sự giàu có và uy tín của gia đình với cộng đồng.

KHÁNH PHÚC

Sở VH-TT-DL Lâm Đồng vừa triển khai áp dụng Bộ “Quy tắc ứng xử văn minh du lịch” do Bộ VH-TT-DL vừa ban hành nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử văn minh của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch.

Văn hóa, văn minh du lịch là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên thương hiệu du lịch nhằm xây dựng và duy trì môi trường du lịch an toàn, thân thiện và bền vững. Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch không chỉ dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch như doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên, cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách du lịch, điểm mua sắm phục vụ du khách, điểm tham quan du lịch; mà còn áp dụng cho du khách và cộng đồng dân cư. 2 chương với 12 điều, Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch đã quy định những hành vi cụ thể đối với từng đối tượng tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch.

Theo đó, với du khách, thông điệp ứng xử được đưa ra là “văn minh, tự trọng và trách nhiệm”, thể hiện qua 20 hành vi như: phải xếp hàng trật tự, trang phục phù hợp, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, không lấy đồ không thuộc về mình, ứng xử văn minh thân thiện, vui chơi lành mạnh, lấy thức ăn đồ uống vừa đủ dùng, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ủng hộ mua các sản phẩm được sản xuất tại địa phương, không chen lấn xô đẩy gây ồn ào mất trật tự, không phá hoại môi trường cảnh quan khi đi du lịch, không mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch,

gồm 15 điều trong quy tắc ứng xử với các yêu cầu đặt ra: phải tuân thủ pháp luật kinh doanh du lịch và luật liên quan; niêm yết công khai giá dịch vụ; cung cấp dịch vụ, hàng hóa đảm bảo số lượng, chất lượng; cạnh tranh lành mạnh, giữ uy tín; thân thiện, trách nhiệm, tôn trọng khách du lịch; có trách nhiệm với môi trường và xã hội; cung cấp đầy đủ thông tin điểm đến; sẵn sàng hỗ trợ du khách; không cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; không chèo kéo, đeo bám du khách; không phân biệt đối xử với khách du lịch; không sử dụng giả mạo thương hiệu.

Với doanh nghiệp lữ hành, phải “chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng” theo 16 quy tắc cụ thể: tuân thủ pháp luật về kinh doanh lữ hành; tư vấn trung thực, đầy đủ về chương trình du lịch và các dịch vụ; tích cực hỗ trợ du khách trong tình huống xảy ra rủi ro; hướng dẫn khuyến cáo về những quy định, phong tục tập quán nơi đến trước và trong quá trình đi du lịch; sử dụng hướng dẫn viên được cấp thẻ và có kinh nghiệm; xây dựng thương hiệu lữ hàng; không để người nước ngoài lợi dụng “núp bóng” kinh doanh, không được “bỏ rơi”, thiếu trách nhiệm với du khách.

Với hướng dẫn viên du lịch phải “chuyên nghiệp, thân thiện, yêu nghề” và thực hiện 13 quy tắc ứng xử: đề cao đạo đức nghề nghiệp hướng dẫn viên, phục vụ khách đúng chương trình du lịch, thân thiện, trách nhiệm, nhiệt tình, tích cực hỗ trợ khách trong mọi trường hợp xảy ra rủi ro, khuyến cáo khách du lịch tuân thủ pháp luật và tôn trọng văn hóa, tập quán tại điểm đến.

Với cơ sở lưu trú du lịch, thông điệp “sạch

sẽ, thân thiện, đồng bộ và chuyên nghiệp” thể hiện qua 12 quy tắc: sử dụng sản phẩm, dịch vụ đảm bảo vệ sinh, an toàn phục vụ khách; trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, có bản sắc; sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường; không sử dụng thương hiệu, loại, hạng sao không đúng để quảng cáo...

Với đơn vị vận chuyển khách du lịch, thông điệp “an toàn, chuyên nghiệp, thân thiện” thực hiện 12 quy tắc: hướng dẫn khách sử dụng phương tiện, công cụ cứu nạn, kỹ năng thoát hiểm trên phương tiện; kiểm tra phương tiện trước khi khởi hành; không sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật; không tranh giành khách, không chen lấn giành đường khi tham gia giao thông; không chở quá số người quy định...

Bên cạnh đó, 10 khẩu hiệu tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch được đề ra như: Nâng cao hình ảnh du khách Việt; Du lịch có hiểu biết và có trách nhiệm; Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh; Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch; Xếp hàng là văn minh; Nói lời hay, cử chỉ đẹp; Nói không với dịch vụ kém chất lượng; Du lịch hướng tới sự chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; Ứng xử văn minh là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người; Ứng xử đúng mực, thái độ thân thiện, tinh thần tận tụy.

Việc nhanh chóng triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, sẽ nhằm nâng cao hình ảnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng trong mắt du khách và bạn bè quốc tế; thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển du lịch chất lượng cao của tỉnh Lâm Đồng.

QUỲNH UYỂN

Triển khai áp dụng “Quy tắc ứng xử văn minh du lịch” Bảo tàng Lâm Đồng trưng bày triển lãm ảnh kỷ niệm 30/4

Nhằm tiến tới lễ kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống

nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017) và Quốc tế lao động 1/5, Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng tổ chức trưng bày triển lãm ảnh với

chủ đề Việt Nam đất nước - con người.Triển lãm ảnh lần này có gần 100 tác

phẩm tranh ảnh, tư liệu tập trung giới thiệu về các nội dung như cảnh đẹp của quê

hương, đất nước; di tích lịch sử, di sản văn hóa; công trình kiến trúc tiêu biểu; các vấn đề về biển đảo; những thành tựu của Đảng

và nhân dân ta trước và sau chiến tranh trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế...

Bà Đoàn Thị Ngọ - Phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng cho biết, đây là một trong

những hoạt động nằm trong chuỗi các chuyên đề triển lãm sẽ được bảo tàng thực

hiện nhân những sự kiện lớn trong năm.Bảo tàng mở cửa trưng bày phục vụ nhân

dân từ ngày 25/4 đến hết lễ tại địa chỉ số 4 Hùng Vương, thành phố Đà Lạt.

THÀNH KHIÊM

ĐÀ LẠT: Phổ biến các quy định của pháp luật trong kinh doanh du lịch, dịch vụ

Thành phố Đà Lạt vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của

pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Trên 400 chủ cơ sở kinh doanh du lịch, nhà nghỉ,

khách sạn, kinh doanh đặc sản đã tham gia hội nghị. Trong hội nghị, các ngành chức năng đã thông tin cho các chủ cơ sở kinh

doanh du lịch, dịch vụ chủ trương phát triển du lịch chất lượng cao, chương trình xây dựng “Nhãn hiệu Xanh”, điểm mua sắm

du lịch chất lượng cao, các mức quy định về xử phạt hành chính trên lĩnh vực văn

hóa, quảng áo, du lịch. Các nội dung về an toàn thực phẩm, gian lận thương mại, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, chất

lượng hàng hóa, khách lưu trú… cũng được trao đổi cụ thể, thiết thực với người kinh

doanh. Các chủ cơ sở du lịch, dịch vụ, kinh doanh đặc sản cũng ký cam kết đảm bảo

cung cấp hàng hóa, dịch vụ đúng pháp luật, góp phần thực hiện chủ trương “phát triển

du lịch chất lượng cao, nâng cao chất lượng hoạt động thương mại và các loại hình dịch

vụ khác” của thành phố. Được biết, Đà Lạt hiện có trên 839 cơ sở kinh doanh lưu trú với gần 14 ngàn phòng, 38 đơn vị kinh

doanh lữ hành, 39 khu, điểm tham quan du lịch và hàng trăm cơ sở kinh doanh đặc sản.

D.Q

Ché cổ của già làng K’Mế.

3 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Thực hiện: Diệp Quỳnh

PV: Chương trình Đồng hành cùng hộ sản xuất của Vingroup được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng, là cầu nối giữa nông dân và thị trường. Bà có thể cho biết những kết quả ban đầu của chương trình?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Cho tới thời điểm hiện tại, chương trình đã thu hút được hơn 2.000 đơn đăng ký tham gia, gần 1.400 đơn vị đã được đánh giá, ký hợp đồng với 500 hộ sản xuất, trong đó, 300 hộ sản xuất (HSX) đã cho sản phẩm lên kệ của hệ thống phân phối Vinmart, Vinmart+ của Tập đoàn Vingroup.

VinEco đồng hành với các hộ nông dân để sản phẩm của các HSX liên kết đang ngày càng hoàn thiện hơn, không những đạt yêu cầu về quy trình sản xuất sạch, kết quả test mẫu không có dư lượng mà còn đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn về quy cách đóng gói.

Sản phẩm được dán tem QR code để người tiêu dùng tra cứu nguồn gốc sản phẩm.

PV: Xin bà cho biết, những khó khăn và thuận lợi chính của Vingroup khi triển khai chương trình?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Ở mỗi vùng miền, khó khăn cũng có mỗi khác nhau, đặc biệt giai đoạn đầu triển khai khi bà con nông

BÀ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY VINECO

Chúng tôi khát vọng đồng hành với nông dân vì nông sản Việt

Hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ nông hộ, tư vấn nâng cao chất lượng nông sản, bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định, những gương mặt nông dân thành công…, đó là dấu ấn của Chương trình Đồng hành cùng hộ sản xuất của Vingroup. Lâm Đồng là một trong những địa phương quan trọng trong chương trình liên kết này với những kết quả hợp tác nổi bật. Phóng viên Báo Lâm Đồng đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty VinEco về hiện thực và tương lai của mối hợp tác.

dân chưa hiểu rõ chương trình, còn nhiều bỡ ngỡ khi phải đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi khắt khe. Ví dụ như với vùng rau Lâm Đồng, cơ chế kiểm soát và phương pháp kiểm soát tại vườn, kiểm soát quy trình sản xuất cũng như đội bảo vệ chọn mẫu giám sát thời điểm từ lúc thu hoạch đến lúc giao hàng cho VinEco lúc đầu cũng làm cho nông dân hơi căng thẳng.

Hoặc với nông dân trái cây miền Tây thì không muốn thay đổi thói quen “giao hàng tại vườn”; chỉ muốn bán hàng “xô”; muốn bán hàng “có tiền ngay”, giá thấp một chút cũng được; nông dân trồng trọt theo kế hoạch của cá nhân chứ không theo kế hoạch rải vụ, vì thế sản phẩm cùng bị “rộ” hoặc bị “đứt” hàng.

Tuy nhiên, khi đã hiểu và xây

dựng được niềm tin thì bà con nông dân rất ủng hộ đồng tình và hưởng ứng cơ chế Hỗ trợ thu mua và thưởng cho các HSX ưu tú.

PV: Lâm Đồng là địa phương được đánh giá là vựa rau cả nước. Bà có thể cho biết, Vingroup đang đồng hành cùng khoảng bao nhiêu hộ sản xuất ở Lâm Đồng? Với khu vực này, tập đoàn có ưu tiên hỗ trợ gì hơn so với các khu vực khác hay không?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Vùng Lâm Đồng là một trong những tỉnh có nhiều nông dân trồng rau giỏi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; VinEco đang hợp tác với 120 HTX, HSX, cung cấp gần 90 sản phẩm rau và 4 sản phẩm trái cây. Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm các HSX để

tiến hành hợp tác trong thời gian tới và có kế hoạch hỗ trợ kinh phí để nông dân cải thiện cơ sở đồng ruộng, phù hợp với tiêu chuẩn của VinEco.

PV: Do Lâm Đồng tương đối xa các khu vực trung tâm, VinEco có biện pháp và phương pháp gì để bảo vệ chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển? Nếu vậy, các sản phẩm rau, củ Đà Lạt có bị tính tăng giá thành hơn so với các khu vực khác?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Lâm Đồng từ lâu đã là vùng rau lớn của Việt Nam, đã có thương hiệu và sản phẩm vẫn được nông dân chuyển đi cung cấp cho người tiêu dùng toàn quốc. Tiếp nối kinh nghiệm này, VinEco thực hiện các giải pháp vận chuyển để đảm bảo

chất lượng sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Trong đó, VinEco ký hợp đồng với SGW và sử dụng hệ thống xe lạnh, có gắn hộp đen theo dõi nhiệt độ toàn trình để đảm bảo điều kiện ổn định nhất cho nông sản.

Sản lượng rau, quả Lâm Đồng, bao gồm từ 3 Farm của VinEco và các HSX tham gia chương trình, đạt mức 40-50 tấn/ngày, góp phần tối ưu hóa chi phí vận chuyển với đội xe chuyên dụng, tuyến đường cố định và kích thước sọt hợp lý.

PV: Rau, củ quả của VinEco ngày càng nhiều hơn trên thị trường, VinEco làm thế nào để kiểm soát chất lượng và nguồn gốc nông sản, bà có thể chia sẻ với độc giả về cách đơn vị đem sản phẩm sạch tới tận tay người tiêu dùng?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Sản phẩm nông sản của VinEco đến từ 2 nguồn chính: Các Farm của VinEco và các HSX liên kết đăng ký theo chương trình Đồng Hành - Hỗ Trợ - Thúc Đẩy sản xuất nông nghiệp Việt.

Với các Farm của VinEco, 100% các sản phẩm trước khi ra thị trường đều được kiểm tra và chứng nhận VietGAP, cùng với việc kiểm soát nghiêm ngặt, đồng bộ về quy định phân bón, thuốc BVTV, hệ thống bồn pha phân nối với hệ thống tưới, chúng tôi đảm bảo sự đồng bộ trong kiểm soát sản xuất và sản phẩm cũng được lấy mẫu, kiểm tra phân tích định kỳ.

Với các HSX tham gia chương trình, sau khi được đánh giá lần đầu và đạt các tiêu chí bắt buộc về an toàn, bao gồm cả kết quả tets mẫu sản phẩm đạt yêu cầu, VinEco sử dụng ngân sách 50 tỷ đồng dành cho kiểm soát,...

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Chị Lê Thị Hòa - Định An (Đức Trọng): Hy vọng chương trình sẽ lan rộng để nông dân có cơ hội làm giàu Trước đây, sản phẩm nông nghiệp làm ra, thường phải phân thành nhiều loại để mang bán hàng chợ, sau đó lại phải tự tìm đầu ra, rất mệt cho gia đình. Từ khi liên kết với VinEco, chúng tôi không còn phải thấp thỏm cho vấn đề này, họ đảm bảo cho người trồng có được sự toàn tâm toàn ý để chăm sóc cho cây trồng, đảm bảo được các tiêu chí về sạch, an toàn và chất lượng. Liên kết với VinEco thực sự là chìa khóa mang đến sự ổn định và phát triển cho những người làm nông như chúng tôi. Hy vọng trong thời gian tới, chương trình của VinEco sẽ mở rộng hơn nữa, để giúp cho những người nông dân nghèo tại đây có cơ hội để làm giàu từ chính ruộng vườn của mình”.

Anh Trần Thiện Thanh - HTX Thiện Thanh, Lâm Đồng: Chúng tôi như rớt xuống sông mà có phao cứu hộ

VinEco là nơi khai sáng sản xuất sạch tới chúng tôi. Trước đó, nông dân sản xuất theo thói quen trôi nổi, không kiểm soát. Không có đối tác để tiêu thụ, thương lái thu mua với mức giá biến động. Nếu không có VinEco thì không có chúng tôi ngày hôm nay. VinEco làm việc có tổ chức, theo khuôn khổ, trồng cây có kế hoạch, người dân được bao tiêu nông sản với mức giá luôn tốt và ổn định so với thị trường. Chúng tôi được đi tập huấn về sản xuất nông sản sạch theo tiêu chuẩn GAP. Tất cả những điều đó làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân và cả lợi ích mình. Từ đó, chúng tôi đã thay đổi thói quen sản xuất tự do, tuân thủ các quy định về thuốc bảo vệ thực vật và ghi lại nhật ký sử dụng. Hiện tại, HTX đang có 23/33 sản phẩm nông sản cung cấp cho VinEco. Ngoài ra, số lượng các hộ nông dân có nhu cầu tham gia là rất lớn.

Chuyên gia, GS, TS Nguyễn Quang Thạch - Chủ tịch Hội Sinh lí thực vật Việt Nam: Nông dân Việt Nam có thể làm nông nghiệp công nghệ cao không thua kém gì Israel

Nhiều năm qua, chúng ta đã sản xuất đảm bảo an ninh lương thực nhưng nguồn thu ngoại tệ không được bao nhiêu, trong khi thế giới đã phát triển và thu được rất nhiều từ rau, quả. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chú trọng, tập trung sản xuất nông nghiệp áp dụng các công nghệ cao. Một điểm đáng mừng là năm qua Việt Nam đã xuất khẩu được 2,6 tỷ USD rau, quả.

Lâm Đồng là địa phương có điều kiện khí hậu tốt nhất cả nước có thể trồng rau quanh năm. Hiện bà con đã từng bước áp dụng công nghệ mới vào sản xuất khiến năng suất tăng lên đáng kể, từ 86 triệu đồng/ha/năm tăng lên 130 triệu/đồng/ha/năm. Trong đó, không ít hộ sản xuất rau, quả ở Lâm Đồng đã thu 1-3 tỷ đồng/ha/năm. Công nghệ trồng rau thủy canh là một hướng đi đầy tiềm năng khi cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo và an toàn, đảm bảo kế hoạch hóa sản xuất nông nghiệp.

Dù còn những khó khăn, nhất là vốn đầu tư lớn nhưng với sự đồng hành của những doanh nghiệp như VinEco có thể vừa hỗ trợ hộ sản xuất tiếp tục cải tiến chất lượng theo phương pháp truyền thống, vừa giúp họ tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Hiện những công nghệ như của Israel nông dân Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng vào điều kiện thực tế mà không thua kém gì họ.

Rau thủy canh tại HSX Đà Lạt. Ảnh: D.Q

XEM TIẾP TRANG 11

4 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

VỀ VIỆC PHỔ BIẾN TÁC PHẨM SÁNG TÁC TRƯỚC NĂM 1975: Cần sớm xem xét, điều chỉnh điểm “nghẽn” trong quy định

Đối với dân tộc Việt Nam, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước là một trong những chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, là bản thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh; là một trong những trang vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng lợi đó cũng đã được bè bạn quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và xem đó như một biểu tượng của tinh thần quả cảm, không chịu khuất phục và yêu chuộng hòa bình. Ngay chính phía bên kia chiến tuyến, trong cuốn hồi ký của mình S.McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời kỳ chiến tranh Việt Nam cũng phải thừa nhận đây là cuộc chiến tranh do Mỹ tự gây ra, do những sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống và coi đó là một thảm kịch.

Sự thật lịch sử cũng chỉ ra rằng, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn ác do đế quốc Mỹ gây ra không phải dễ dàng mà phải chịu nhiều đau thương, mất mát, hơn 3 triệu đồng bào, chiến sĩ của ta đã ngã xuống; hàng ngàn làng mạc, thành phố đã bị tàn phá nặng nề; đến nay nhiều di chứng của cuộc chiến tranh vẫn dai dẳng tồn tại chưa thể khắc phục xong. Có nhiều nguyên nhân tạo nên chiến thắng nhưng nguyên nhân chủ yếu mang tính quyết định là nhờ Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Đó cũng là thắng lợi của bạn bè, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đỉnh cao là Chiến thắng 30/4/1975 - một sự thật lịch sử quá rõ ràng, không thể phủ nhận, mập mờ lẫn lộn trắng đen. Thế nhưng vẫn có những kẻ cố tình xuyên tạc, phủ nhận thắng lợi vĩ đại đó. Những kẻ xuyên tạc, phủ nhận cho rằng: đó là do sự nhân nhượng của Mỹ chứ không phải là thắng lợi của Việt Nam, bởi Mỹ can thiệp vào Việt Nam là để giải phóng chứ không phải để cai trị; hay chiến tranh Việt Nam là cuộc “nội chiến” huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam - Bắc và rất nhiều luận điệu khác. Từ đó, họ kết luận một cách hồ đồ: Cuộc chiến tranh của Việt Nam

Chiến thắng 30/4 - sự thật lịch sử không thể phủ nhậnThắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân 1975, như một ky tich, một huyên thoại mang tâm voc thơi đại ơ thế ky XX. Đo là sư thât không gi co thể bác bo và phủ nhân được. Thế nhưng, hàng năm cứ đến dịp ky niệm Ngày chiến thắng 30/4, thi trên một số trang mạng xã hội lại xuất hiện những bài viết xuyên tạc, bôi nhọ, bop méo giá trị lịch sử Ngày chiến thắng.

là “không cần thiết” và hoàn toàn “có thể tránh khỏi”...

Thực tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã chứng minh những luận điệu mà họ cứ lặp đi lặp lại là hoàn toàn sai trái, bởi sự thật là: Trong suốt 21 năm chiến tranh, Mỹ đã thay đổi 5 chiến lược quân sự; huy động hơn nửa triệu quân Mỹ, cùng hàng vạn quân đồng minh trực tiếp tham chiến và làm trụ cột cho hơn 1 triệu quân nguỵ; đã sử dụng tất cả những vũ khí, kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất, kể cả vũ khí sinh học, hóa học; thậm chí khi liên tiếp sa lầy, thất bại trên chiến trường miền Nam, thì Mỹ đã phiêu lưu, mạo hiểm và hết sức vô nhân tính đưa siêu pháo đài bay B.52 ném bom hủy diệt Thủ đô Hà Nội với lời hăm dọa “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời đồ đá”. Kết quả là Mỹ đã dội xuống Việt Nam với hơn 7,8 triệu tấn, gấp hơn 3 lần số bom đạn Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên; rải khoảng 85 triệu lít chất độc hóa học (chủ yếu điôxin); tiêu tốn 676 tỷ USD cho cuộc chiến tranh Việt Nam, đưa chiến tranh Việt Nam trở thành một trong những cuộc chiến “đắt tiền” nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tính từ giữa năm 1961 đến năm 1974, đã có hơn 57.000 lính Mỹ mất mạng ở Việt Nam v.v và v.v. Sở dĩ nước Mỹ hao tốn nhiều người và của như thế không phải để giải phóng cho nhân dân Việt Nam, mà nhằm mục tiêu chiến lược là quét sạch chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam và Đông Dương, biến nơi đây thành thuộc địa - một bàn đạp chiến lược - để Mỹ thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Vì vậy, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, vô cùng tàn

bạo do đế quốc Mỹ gây ra đối với nhân dân Việt Nam, mặc dù trước đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tìm mọi cách để ngăn chặn.

Sự thật đó cũng đã được một số người Mỹ kể cả chính khách nước Mỹ thừa nhận, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Namara dưới thời các tổng thống Mỹ L.Giônxơn và R.Níchxơn. Trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, do Nhà xuất bản Random House (Mỹ) cho ra mắt tháng 4/1975, Mắc Namara đã công khai thừa nhận: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”. Đây là lời thú nhận thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Còn nhà báo E-uyn Knon (Ezwin Knoll) đã dày công sưu tập hơn 7.000 tài liệu của Lầu năm góc, trong đó phần lớn là tài liệu tuyệt mật liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Trên cơ sở những nguồn tài liệu chân thực, E-uyn Knon đã xuất bản cuốn sách “Cuộc chiến bịp bợm của Mỹ”, gây tiếng vang lớn trong dư luận xã hội Mỹ. Trong cuốn sách này, tác giả đã vạch rõ dã tâm xâm lược Việt Nam với những thủ đoạn chiến tranh hết sức tàn bạo, thể hiện bản chất hiếu chiến, phi nghĩa, vô nhân đạo của chủ nghĩa đế quốc; đồng thời, chỉ rõ Mỹ đã vấp phải ý chí quật cường, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, với nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo chiến tranh nhân dân tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại nặng nề nhất của Mỹ trong lịch sử đưa quân tham chiến ở nước ngoài (nguồn: Nguyễn Đức Thắng - Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự -

Bộ Quốc phòng - Chiến thắng 30/4/1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc). Đơn cử như vậy để phản bác lại những nhà lãnh đạo, chính khách Mỹ và các thế lực thù địch đến nay vẫn còn cay cú, cố tình bóp méo, xuyên tạc, che giấu sự thật, đưa ra nhiều lý lẽ biện minh cho mưu đồ đen tối và sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chiến tranh đã lùi xa 42 năm, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam với truyền thống nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình nên đã sẵn sàng khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta quên đi quá khứ; quên đi sự tàn bạo, phi nhân tính, tội ác của kẻ thù đã gây ra cho nhân dân Việt Nam và càng không cho phép bất cứ ai, với danh nghĩa gì để xuyên tạc, bóp méo giá trị của chiến thắng lịch sử này. Từ đó, một mặt chúng ta phải khẳng định mạnh mẽ giá trị, ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc; mặt khác kiên quyết đấu tranh, phê phán những kẻ xuyên tạc với mưu đồ đen tối, thâm độc và những ngộ nhận, mơ hồ trong sự nhìn nhận, đánh giá sự thật lịch sử này. Đúng như Đại hội IV của Đảng nhận định: “… thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. LINH NHÂN

Gặp nhau ngoài mặt trận. Tranh: Hoàng Khai

Truyện ký: NGUYỄN THANH HƯƠNG

Mấy ngày đầu tháng 4 năm 2017 đều có mưa. Bắt đầu mùa mưa ở Tây

Nguyên. Mưa thì ngại ra đường, nhất là người đã nghỉ hưu như tôi. Quanh quẩn trong nhà, cứ loay hoay tìm lấy một tập thể hoặc cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để viết bài, thì rất may, ông Hồ Quốc Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Đạ Tẻh ghé qua nhà cho tôi biết một gương tiêu biểu 5 năm qua, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tôi mừng lắm, không ngờ người ấy là bạn thân, lại cùng quê của tôi mà tôi không biết. Cũng chỉ vì về hưu rồi, không có dịp đi cơ sở xã, nên không biết cũng là điều dễ hiểu.

Và, dù trời vẫn ào ào đổ nước, tôi khoác áo che mưa phóng xe vào nhà nhân vật mà tôi cần tìm.

Vâng, đúng là ông. Thấy tôi vào đến sân, ông từ trong nhà chạy ra thềm, tươi cười hỏi:

- Mưa gió thế này mà vào đến đây, quý hóa quá, anh bạn già ạ. Đến 7 năm rồi ông mới vào nhà tôi!

Ông hơn tôi 2 tuổi, nên tôi vẫn gọi anh xưng em:

- Em mắc việc trông nhà. Bà xã nhà em về thành phố liên tục từ 10 năm nay, hết nuôi cháu nội lại đến cháu ngoại. Nay các cháu đã lớn, bà ấy mới về nhà được 4 ngày…

Sau tuần trà Blao, tôi đi thẳng vào vấn đề. Ông im lặng một lát rồi nói tôi ngại lên mặt báo lắm, chú em già ạ. Nhưng, thôi thì, cứ thong thả đã nào.

Ông bạn già cao 1m68 như tôi. Chân tay còn rắn chắc, người đậm, đi đứng nhanh nhẹn lắm. Tai vẫn thính, răng chưa bay ra ngoài một cái nào.

Sau vài câu hỏi han về các con các cháu ra sao, ông đột ngột hỏi tôi:

- Chú em già còn nhớ 26 năm

Liên quan đến việc cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975

và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài, Cục Nghệ thuật biểu diễn tiếp tục trở thành tâm điểm bức xúc trong dư luận.

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định hiện hành trong việc cấp phép phổ biến sáng tác trước năm 1975 đang gặp phải những điểm “nghẽn”, khiến người chịu trách nhiệm thực thi cũng như đơn vị, tổ chức muốn khai thác, sử dụng rơi vào hoàn cảnh khó xử.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I của Bộ VHTTDL diễn ra trung tuần tháng 4, nhiều phóng viên đã liên tục “chất vấn” lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn về thực trạng cấp phép phổ biến tác phẩm sáng

5 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬTHỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

XEM TIẾP TRANG 11

VỀ VIỆC PHỔ BIẾN TÁC PHẨM SÁNG TÁC TRƯỚC NĂM 1975: Cần sớm xem xét, điều chỉnh điểm “nghẽn” trong quy định

về trước chứ? Ngày ấy chúng ta còn trẻ, khỏe. Ngày ấy… cái ngày ấy, gian khổ mà vui.

Tôi gật đầu đồng tình với ông, và nhớ lại ngày ấy…

Tháng 10 năm 1990, tôi đưa gia đình vào lập nghiệp tại huyện Đạ Tẻh. Là phóng viên của đài TT-TH huyện, tôi được đi khắp các thôn, xã trong huyện nên quen biết nhiều người, trong đó có ông. Nhiều người vào lập nghiệp ở Đạ Tẻh những năm 84, 85 của thế kỷ 20 đã nói với tôi:

- Tại sao ông lại đưa vợ con vào cái đất này? Một năm 6 tháng nắng nóng dữ dội, 6 tháng mưa thối đất. Ở đây thuộc vùng 3 thời chống Mỹ, khí hậu khắc nghiệt lắm. Người ta vẫn truyền cho nhau câu nói “Gái vùng Ba, không bằng bà già Bảo Lộc”.

Nghe vậy, tôi hoang mang. Vào công tác tại xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh - gặp ông, lúc ấy là Chủ tịch UBND xã. Tôi đem chuyện trên hỏi ông, ông nói:

- Họ nói đúng đấy chú em ạ. Nhưng gian khổ ở đây sao bằng thời chống Mỹ mà quân và dân ta vẫn vượt qua. Nay trời đất là của ta, ta được tự do lao động, sợ gì gian khổ chứ? Vùng quê mới khai phá thì gặp nhiều khó khăn là đương nhiên.

Xong đoạn đối thoại trên, ông đưa tôi đi thăm các vườn điều, vườn hồ tiêu của các gia đình trong thôn. Chỉ tay vào những vườn cây xanh lá và bên cạnh là những vườn cây úa vàng, tàn lụi, ông nói:

- Đất tốt thế này mà người ta lại bỏ đi nơi khác.

Thấy tôi ngạc nhiên, anh kể (bây giờ xin gọi là anh - trở về thời gian trước) cho tôi nghe. Và tôi thật cảm phục khi hình dung ra những khó khăn của người nông dân huyện kinh tế mới Đạ Tẻh, trong đó có gia đình anh.

… Chú em ạ, tôi sinh năm 1951 ở Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Tây. Nhập ngũ tháng 12/1972, ở Đoàn đặc công 403, hoạt động tại Quảng Ngãi. Sau giải phóng còn làm nhiệm vụ ở biên giới Tây Nam rồi phía Bắc. Đến tháng 5/1983 xuất ngũ. Là bệnh binh 2/3, về quê, tôi định chăm lo kinh tế gia đình, không tham gia công tác. Nhưng các anh Đảng ủy xã động viên, tôi nhận làm Thường vụ Đảng ủy kiêm Trưởng Công an xã năm 1985. Đến hết tháng 11/1987 có đợt Nhà nước vận động nhân dân các tỉnh phía Bắc vào xây dựng quê mới ở Lâm Đồng, thế là tôi xung phong. Vì… lúc ấy tôi hiểu rõ, đất quê nhà chật chội lắm. Quanh năm cày cấy chỉ đủ ăn, làm gì có thừa mà sắm sửa quần áo, xe đạp!

Vào đến Đạ Tẻh bây giờ, tôi thích quá vì được cấp những 5

nêu lý do: Một hồ nước nhỏ, tốn kém quá nhiều cho xây dựng, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, phải 70 năm sau mới thu hồi được vốn…

Tôi liền chạy ra gặp lãnh đạo huyện nói rằng: Việc tính toán lời lãi tiền bạc ở cái hồ nước là sai lầm. Mà ta phải nhìn cái lớn lao và lâu dài các đồng chí ạ. Thế này nhé, có cái hồ nước, nó sẽ điều hòa khí hậu về mùa khô, khi mà nước về khắp đồng ruộng làng gần cho đến bản xa. Không khí sẽ dịu mát hẳn. Có nước, dân sẽ ở lại. Nông nghiệp, chăn nuôi sẽ phát triển, làng xóm trù phú. Nó là pháo đài, là phên giậu giữ gìn cực Nam Tây Nguyên của Tổ quốc đấy các đồng chí ạ. Và tương lai, dân ta sẽ sử dụng nước máy từ nước của cái hồ này. Vậy đằng nào lãi hơn.

Các anh ở huyện nói là do trên quyết định, tuy nhiên, huyện sẽ lắng nghe ý kiến của nhân dân để làm văn bản kiến nghị lên cấp có thẩm quyền.

Anh đưa tôi ra thăm cái hồ dở dang. Trong cái nắng mùa khô gay gắt, đáy hồ cạn trơ. Hơi nóng bốc lên ngùn ngụt phả vào da mặt bỏng rát. Mặt đập ngăn nước rải rác mấy xe ủi, xe lu đầm đất hỏng hóc nằm chỏng trơ hoen rỉ. Mấy đống cát, sỏi to như những ngôi nhà đã bị cỏ mọc xanh rì phủ lên. Nhìn cảnh này tôi thấy hoang mang, lo sợ.

May mắn quá, sau câu chuyện với anh vào giữa tháng 4/1991, lúc gần cuối mùa khô, trên đã đầu tư trở lại. Và tháng 4/1993, hồ chứa nước Đạ Tẻh được hoàn thành. Ngày ấy là ngày hội của toàn dân trong huyện, dân đến đông nghịt. Cánh phóng viên báo, đài tỉnh, huyện - trong đó có tôi, phải len lỏi vất vả để tác nghiệp. Nước về cho 2.700 hecta lúa,...

Những người ở quanh ta

hecta. Đất thì tốt, cắm hom sắn, vãi thóc xuống, không cần chăm bón nhọc công, chỉ tốn ít công làm cỏ là có thu hoạch.

Ấy nhưng, vùng này là rừng núi, là nơi sinh ra căn bệnh sốt rét. Lác đác trong xã Mỹ Đức này đã có người tử vong. Nhiều người sợ quá bỏ về quê cũ. Thêm nữa, 6 tháng mùa mưa, cỏ mọc nhanh hơn lúa, phải đội mưa mà làm cỏ. Muỗi rừng thì nhiều. Trạm y tế xã, rồi bệnh viện huyện ngày nào cũng chật bệnh nhân sốt rét. May mắn gia đình tôi - một vợ, 3 con không ai bị.

Tôi vào Đạ Tẻh tháng 12/1987 lúc huyện thành lập đã được 1 năm 6 tháng. Cán bộ xã, cán bộ huyện quá thiếu. Các anh ở huyện biết tôi từng làm việc ở xã ngoài quê, vận động tôi làm Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức, mà tôi chỉ muốn làm kinh tế, nhưng nghĩ từ chối không tiện.

Vả lại, đã là lính Cụ Hồ, là đảng viên mà thoái thác nhiệm vụ khi Đảng cần trong lúc khó khăn thì khó coi quá. Và tớ nhận lời làm Chủ tịch xã Mỹ Đức vào đầu năm 1989. Giai đoạn tôi làm Chủ tịch xã này, năm nay là năm 1991 nhỉ? Chú em mới vào được 6 tháng à? Đúng là hiện nay còn khó khăn. Lý do để nhiều gia đình bỏ về quê cũ là do vấn đề nguồn nước. Nhưng nước cho lúa, cho cây trái thì ứ thừa về mùa mưa. Còn 6 tháng mùa khô cây cối héo rũ. Lúa chỉ trồng một vụ vào mùa mưa. Năm 1986, Nhà nước đã đầu tư ngăn đập, xây dựng một hồ chứa nước ngay tại xã tôi đây. Dung lượng nước đủ tưới cho 2.700 hecta ruộng trong toàn huyện. Mùa mưa tích nước, mùa khô sử dụng. Nhân dân phấn khởi lắm. Vậy mà không hiểu vì sao, có lệnh dừng thi công. Có người

Minh họa: Phan Nhân

tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài; Tại sao có những bài hát nổi tiếng, nằm lòng qua bao thế hệ nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phép; Cơ quan quản lý có dự định công bố danh sách những ca khúc cấm và cập nhật khi cần thay vì bắt người dân phải qua cửa “xin- cho”; Có những bài hát dù chưa được cấp phép phổ biến nhưng xuất hiện trong các chương trình biểu diễn nhiều năm qua, thậm chí đưa vào sách giáo khoa âm nhạc như Nối vòng tay lớn?

Trước những bức xúc của dư luận và chất vấn của phóng viên, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã viện dẫn những điều khoản trong các Nghị định liên quan để trả lời. Tính đến thời điểm này, Sở VHTTDL ở địa phương và Cục Nghệ thuật biểu

diễn mới chỉ cấp phép được hơn 2.500 bài hát, trong khi đó theo giới chuyên môn số lượng bài hát sáng tác trước năm 1975 là rất lớn. Theo quy định muốn cấp phép phổ biến một bài hát nào đó thì đơn vị, tổ chức phải làm đơn đề nghị.

Trên cơ sở đó, Hội đồng thẩm định và Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ xem xét, trả lời. Nếu bài hát A cho dù mọi người biết, từng được vang lên ở đâu đó nhưng không có đơn vị nào làm đơn đề nghị cấp phép, Cục Nghệ thuật biểu diễn không có sơ sở cấp phép. Bởi vậy hiện Cục cũng đang rơi vào tình thế bị “kẹt”. Cái sự “kẹt” ở đây được hiểu là, quy định đã rõ ràng như trên, nếu cơ quan chức năng tự ý làm theo hướng khác nhằm đảm bảo nhu cầu của công chúng, chắc chắn sẽ bị thổi còi.

Ngoài những vấn đề nêu trên,

dư luận báo chí và giới chuyên môn cho rằng, nhằm hóa giải cơ chế “xin-cho” cấp phép cho ca khúc như hiện nay cơ quan chức năng nên có giải pháp theo hướng, những bài hát nào không đi ngược lại chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, không làm tổn hại đến phương diện nào của dân tộc thì nghiễm nhiên nó được phép phổ biến rộng rãi chứ không cần cấp phép mới được sử dụng.

Nếu cần có thể thành lập một hội đồng thẩm định cấp quốc gia để tiến hành rà soát, xem xét và thẩm định các ca khúc đó và công bố rộng rãi, bài nào được phép và ca khúc nào bị cấm. Nói cách khác, cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra danh sách những ca khúc bị cấm phổ biến trên cơ sở thẩm định của Hội đồng nghệ thuật đề xuất, thay vì các cá

nhân, đơn vị đề nghị cấp phổ biến ca khúc như quy định hiện hành.

Lý giải về điều này, ông Đào Đăng Hoàn, Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, rất khó có thể đưa ra được danh sách những bài hát bị cấm vì Cục không thể bao quát hết được số lượng tác phẩm sáng tác trước năm 1975 là bao nhiêu. Tuy nhiên, cũng theo ông Hoàn là Cục sẽ tiếp thu ý kiến này và sẽ báo cáo tổng hợp, trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

Trước sự quan tâm của dư luận xã hội về việc cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975, thiết nghĩ Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan chức năng cần sớm tiến hành rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trên cơ sở tiếp thu ý kiến của giới chuyên môn, cơ quan báo chí

để tổng hợp và kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung theo hướng thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức muốn được phổ biến ca khúc.

Một trong những điểm nhấn quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu đấy chính là quy định tại Điều 29 Phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu thuộc Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh: “Tổ chức, cá nhân muốn phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài nộp một hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn”. Hồ sơ này bao gồm đến 6 tài liệu liên quan.

Theo baovanhoa.vn

6 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Ghi chép: MINH ĐẠO

Đi theo tiếng gọicủa ký ứcMở chầm chậm tập album ảnh,

Pierre Morère giới thiệu cho chúng tôi về những người thân trong gia đình một thời định cư trên vùng đất cao nguyên Lâm Viên. Đó là vào cuối thế kỷ XIX, cụ ngoại, người từng quen biết bác sĩ A. Yersin; cụ nội - một nông gia có tiếng về trồng cà phê và nuôi gia súc tại chân dãy núi Bidoup, vùng huyện Lạc Dương bây giờ. Đó là ông ngoại Faraut, người di thực giống cà phê Arabica đến Đà Lạt; rồi người mẹ của Pierre (bà Tecla Faraut) sinh ra tại Đà Lạt - người nối nghiệp ông ngoại phát triển cây cà phê Bourbon, một trong hai loại đầu tiên của Arabica. Những tấm ảnh chất chứa sự thân thiện về cảnh vật của một thời đất Lâm Viên xưa xa đã lôi cuốn mãnh liệt Pierre...

Để lần tìm về nơi chôn nhau cắt rốn của cha mẹ ở Lâm Đồng và của mình ở Sài Gòn, năm 1999, vào tuổi 36, Pierre trở lại Việt Nam bằng đường du lịch. Năm 2007, anh quyết định ở lại hẳn tại thành phố Đà Lạt. Và hai năm sau, anh bắt tay vào triển khai dự án nghiên cứu về thiên nhiên và môi trường sống vùng xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương để phục hồi giống cà phê mà gia đình đã từng khẳng định thương hiệu cả 100 năm trước. Người làng đón nhận Pierre niềm nở và thân thiết như từng ứng xử với ông và mẹ của anh một thời. Họ là già Krajan 80 tuổi, già Hơ Sa Ha Bang 94 tuổi...vẫn nhớ nhiều về cuộc sống sung túc của gia đình ông Fauraut.

Gian nan công cuộcphục hồiLần tìm trang trại xưa của gia tộc,

Pierre phát hiện vẫn còn những gốc cà phê Arabica tồn tại nhưng đã quá già cỗi. Anh quyết định mua lại khu đất này và miệt mài “cắm buôn” với cư dân K’Ho Cill để phát triển lại. Anh tự ươm giống, thuê họ cùng chăm sóc, thu hái quả chín và tự mình chế biến. Đồng thời, anh triển khai nuôi ong ngay tại rẫy cà phê để lấy mật, vì cà phê Bourbon không sử dụng đường mà chỉ sử dụng mật ong hoặc để nguyên hương vị của nó. Anh đưa các tổ ong của mình đến khu trồng cà phê Bourbon và thu được loại mật ong đặc biệt - “mật ong cà phê”. Ban đầu là 5 tổ, sau đó phát triển gần 100 tổ. Đó là thứ mật ong không sánh đặc, màu sáng và có hương vị đặc trưng, được nhiều khách sạn lớn, nhà hàng cao cấp ưa chuộng. Khi đã có sản phẩm cà phê và mật ong, vào năm 2009, Pierre quyết định thành lập công ty với tên “Jangala”, theo tiếng Phạn là “Rừng xanh” (tiếng Pháp là Jungle). Nhằm phát triển được sức tiêu thụ của sản phẩm, Pierre xây dựng tên thương hiệu cà phê riêng là “Domaine Morere, Dasar-Vietnam”. Sản phẩm dần dần được anh giới

Người Pháp và thương hiệu cà phê Lâm ĐồngNgày cuối tuần, tại Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, tôi và dịch giả Thân Trọng Sơn đã có cuộc hội ngộ tâm giao với một công dân Cộng hòa Pháp - anh Pierre Morère. Anh rời công ty bất động sản ở Paris để 10 năm nay miệt mài với cây phê Lâm Đồng, từ sản xuất, thu hoạch đến bảo quản và chế biến thành sản phẩm công bố với thực khách thế giới. Nơi chúng tôi ngồi được anh chọn làm vị trí quảng bá sản phẩm bằng tự mình pha chế và phục vụ...

thiệu đến với những địa chỉ tiếng tăm như công ty Annam Gourmet hay đầu bếp Pierre Gagnère đang làm việc tại Pháp, Hàn Quốc và ở những khu vực ẩm thực tại Nhật Bản, Việt Nam...

Để có sản phẩm chất lượng đặc trưng như vậy, Pierre tự hào và say sưa kể: Giống cà phê Arabica chỉ thích nghi ở Lâm Đồng của Việt Nam, với độ cao trên 1.000 m, nhiệt độ từ 16 - 25°C. “Riêng Bourbon rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng những vùng cao trên 1.500 m như Đà Lạt. Nhưng quan trọng không kém là quá trình canh tác phải tuân thủ nghiêm ngặt nhiều yếu tố như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không bón phân hóa học và được sống trong vùng có rừng xanh, không có cả khói của động cơ...Vì vậy, tôi rất muốn có khu đất nào đó để cách li môi trường canh tác khác”, anh chia sẻ. Nhiều công đoạn khác cũng được thực hiện rất kỳ công, từ việc thu hoạch chỉ được chọn lọc hái từng trái chín, đến phơi khô, rửa sạch, ngâm nước, ủ, rang lửa, giã nhỏ, sàng sảy bằng thủ công... hết sức tỉ mỉ. Li cà phê phải là nguyên chất, không pha trộn với

loại cà phê khác, không có chất tạo hương vị, tạo màu, tạo độ sánh…Theo Pierre, cà phê của anh chỉ dùng cho giới thượng lưu vì giá rất cao so với cà phê trên thị trường. Pierre cho biết, ở Việt Nam, giá các loại cà phê khác trên thị trường chỉ vài trăm ngàn đồng/kg nhưng cà phê của anh lên tới 2 triệu đồng. Còn tại Pari, giá cà phê Domaine Morere, Dasar-Vietnam 300 USD/kg, tương đương khoảng 6,6 triệu đồng. Pierre giải thích giá cao vì “Đây là một trong những loại cà phê cao cấp và có số lượng ít nên hiếm. Năng suất loại cà phê này khá thấp và công đoạn chế biến được làm bằng thủ công, tốn rất nhiều công sức”.

Hướng đến không gian văn hóa cà phêKhu đất được Pierre canh tác cà

phê và kết hợp nuôi ong tại Đạ Sar rộng 2 ha. Xuống giống sau hơn 3 năm đã cho quả bói. Chàng trai Pháp lãng tử Pierre Morère ở trong một căn nhà gỗ nhỏ đơn sơ, phía trước có sân phơi, giữa nhà có bếp lửa. Xung quanh là hệ sinh thái thiên nhiên và còn đậm bản sắc văn hóa của cư dân bản địa. Anh cùng

các cộng sự người K’Ho Cill tự tay tách hạt cà phê, phơi khô, rang, xay... bằng trách nhiệm và đam mê giữ gìn truyền thống cha ông đến cháy bỏng.

Điều đặc biệt làm cho tôi cùng anh Thân Trọng Sơn bất ngờ thú vị trong buổi tao ngộ bên bờ hồ Tuyền Lâm đó là những thông điệp về văn hóa cà phê do Pierre diễn đạt. Anh nói: Ở đây không chỉ bán cà phê, bởi vì sản xuất nhỏ, mà chỉ bán những câu chuyện văn hóa cà phê, bán những câu chuyện về văn hóa rừng...Vì vậy, thực khách ưa thích phải vừa là người có tiền nhiều, vừa là người có nhu cầu thưởng thức văn hóa thông qua cà phê. Giọt cà phê Bourbon là sự tinh túy của loài Arabica, nhưng chính là phương tiện để chuyển tải những câu chuyện văn hóa rừng, văn hóa bản địa Tây Nguyên, Việt Nam.

Và càng trân quý mục đích khôi phục thương hiệu cà phê Bourbon trên đất Lâm Đồng của tác giả Pierre ở chỗ, hướng đến bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên, bảo vệ rừng và hỗ trợ sinh kế của người dân tộc thiểu số. Anh tâm sự: “Họ (đồng bào dân tộc thiểu số) xứng đáng được quan tâm đặc biệt, bởi chính họ làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên và cũng chính họ góp phần quan trọng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học”. Ý tưởng hết sức nhân văn của anh Pierre Morère cần lắm tấm lòng và nhiệt huyết từ nhiều người cùng chung tay đồng hành.

Đam mê đau đáu với “duyên” cà phê Lâm Đồng, nhưng như đã nói, điều kiện để giữ cho được giá trị của cà phê Bourbon có vị đắng của socola và hơi chua thanh; vị và hương lưu lại lâu về sau, đặc biệt chứa ít hàm lượng caffein nên uống đêm không mất ngủ... cần nhiều yếu tố khách quan. Vì vậy, sau một thời gian sản xuất cà phê tại vùng đất Đạ Sar, nhận thấy không giữ được sự tinh sạch và thuần khiết...

XEM TIẾP TRANG 11

Pierre tỉ mẩn và say sưa giải thích cách thức pha cà phê. Ảnh: M.Đ

Vị trí Pierre thuê để diễn đạt không gian văn hóa cà phê Bourbon. Ảnh: M.Đ

TRẦN NGỌC TRÁC

Sau hơn 6 tháng sưu tầm tư liệu, tập hợp các bài báo, truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết được đăng tải trên

các phương tiện thông tin đại chúng và đã xuất bản của nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch Phạm Kim Anh từng là hội viên của các hội: Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng, Hội Luật gia Việt Nam… để làm Tuyển tập thơ văn cho anh, chúng tôi thật sự bất ngờ. Một gia tài văn học với hơn 12 cuốn tiểu thuyết, tập truyện ký, truyện ngắn; hàng chục bài báo, nhiều kịch bản sân khấu… đủ thấy sức đi, sức làm việc và niềm đam mê vô tận của anh đối với những sự kiện, những vấn đề thời sự trên mảnh đất Lâm Đồng và Tây Nguyên thật đáng trân trọng. Anh từng đoạt Huy chương Vàng kịch bản sân khấu “Mối tình qua tết Lirboong”; là tác giả của nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, như: Giọt nước mắt mối tình đầu, Nỗi đau trong suốt cuộc đời, Ám ảnh một tình yêu, Hoa mimosa, Sau hai lần tân hôn, Lãng đãng mây ngàn, Đừng xa nhau nữa, Người trở về, Lời cảnh báo, Hoa và gái bán hoa, Đứa con rơi, Chuyện tình của Ha Ly…

Khi nói về nghề, Phạm Kim Anh có thể nói hằng giờ mà không biết mệt. Khi nói về đời, anh lặng lẽ như trái tim anh từng im lặng. Anh nghĩ nhiều về tính nhân văn trong văn học, nhưng cũng lưu ý đến tính nhân văn trong mọi điều ân nghĩa với cuộc đời. Trên lĩnh vực báo chí, anh như một “thư ký của thời đại” để ghi chép những sự việc, những con người cụ thể xảy ra ở cao nguyên Lâm Viên từ sau năm 1975 đến khi anh qua đời. Nhiều câu chuyện anh kể, với những dữ liệu, ngày tháng được ghi chép chính xác giúp cho người đọc hiểu hơn một giai đoạn nhiều sự việc xảy ra làm chấn động một vùng đất. Người đọc có thể hình dung ra chuyên án “F 101” bóc dỡ lực lượng Fulro trong rừng; những con người cụ thể ở các buôn làng đi theo Fulro, rồi quy hàng về với đồng bào, góp phần làm cho buôn làng bình an. Qua những bài báo, người đọc hiểu hơn một giai đoạn biết bao

Phạm Kim Anh trải lòng qua từng trang viết

Hồ sơ - Tư liệu

ĐOÀN BÍCH NGỌ

Tọa lạc trên một ngọn đồi cao tại 120 - đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 1

km về phía Tây Bắc, chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa có lịch sử xây dựng sớm nhất của thành phố Đà Lạt. Chùa được khởi công xây dựng năm 1938 và hoàn tất năm 1940. Chùa có kiến trúc theo lối truyền thống của các chùa Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi Chánh điện thờ Phật có một tượng Phật Thích ca bằng đồng nặng 1250 kg được đúc năm 1952 và một Đại hồng chung nặng 700 kg đúc vào năm 1958. Chùa Linh Sơn được biết đến không chỉ là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo gắn bó lâu đời với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân thành phố Đà Lạt anh hùng.

Trong kháng chiến, chùa Linh Sơn là một trong những nơi chở che, nuôi giấu

7 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGỌC PHÚ

Khi cánh cửa sắt của dinh Độc Lập bị húc đổ bởi những chiếc xe tăng của quân giải phóng vào

trưa ngày 30 tháng 4 cũng là lúc lịch sử đất nước mở ra trang mới hào hùng của hào khí chiến thắng. Kết thúc một chặng đường qua bao gian khó hy sinh, qua bao địa hình hiểm trở, qua bao cuộc chiến tàn khốc, qua bao khúc ngoặt của chiến trường để đến ngày toàn thắng về ta đúng như lời tiên đoán của Bác Hồ kính yêu: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

Giờ đây, trong khuôn viên của dinh Độc Lập năm xưa, chiếc xe tăng vẫn nằm đó như một chiến tích oai hùng gợi lại quá khứ của một thời oanh liệt. Cỏ đã bén xanh, lên xanh len lỏi vào từng bánh xích. Những người khách du lịch đến đây chụp ảnh kỷ niệm khi cuộc chiến đã lùi xa, nhưng âm vang của ngày 30 tháng 4 vẫn còn vọng lại. Rặng me Sài Gòn mướt nắng tháng tư, tiếng ve vẫn úp mặt vào cây như dàn nhạc mùa hè. Trời Sài Gòn chợt mưa, chợt nắng. Mưa như mưa đền cây, nắng như rút ruột mà xanh để cây như vặn mình mà biếc (Ý thơ của Thi Hoàng).

Đại lộ 30 tháng 4 mở ra những bát ngát chân trời. Thành phố mang tên Bác đang từng ngày đổi thay, công cuộc xây dựng với bao công trình mới mọc lên, với những gương mặt người rạng rỡ, với những thế hệ tương lai cùng tuổi với ngày giải phóng Sài Gòn. Chúng ta làm sao quên được đường đến Sài Gòn ngày 30 tháng 4 có thể bắt đầu từ những xóm làng xa xôi của hậu phương lớn miền Bắc. Nơi những bà mẹ giấu tờ tin báo tử của chồng, lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong để tiễn đứa con trai lên đường. Khi mà những sư đoàn từ đó ra đi: “Chiến dịch này ăn cơm không phải độn/ Mừng thì mừng thương mẹ biết bao nhiêu” như nhà thơ Hữu Thỉnh, một người lính xe tăng đã từng viết. Đường đến Sài Gòn 30 tháng 4 có thể bắt đầu từ ngổn ngang

kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long với những thuyền ba lá, những chiếc khăn rằn đặc trưng của Nam Bộ, hợp sức hiệp đồng với năm cánh quân vào giải phóng Sài Gòn như năm cánh sao của ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ tươi - Quốc kỳ Tổ quốc. Đường đến Sài Gòn 30 tháng 4 bắt đầu từ sự rung chuyển: “Chặt Buôn Mê thuật/ Rụng cả Tây Nguyên/ Quét Huế Thừa Thiên/ Đổ nhào Đà Nẵng …”. Với khí thế “Thần tốc, thần tốc hơn nữa/ Táo bạo táo bạo hơn nữa” - Chắc khi ký bản mệnh lệnh truyền lệnh quan trọng này với cái tên anh Văn thân thiết, vị Tổng Tư lệnh người anh cả quân đội ta lại nhớ tới trận Điện Biên Phủ năm nào với phương châm: “Đánh chắc, thắng chắc” thì nay “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Lịch sử có những bước đi, những cung bậc bất ngờ như thế. Những chiếc xe tăng mà cành ngụy trang rung gió cả ba miền đã hội tụ về đây, tạo thành quả đấm thép sức mạnh vô biên, phá vỡ phòng tuyến của giặc. Vẫn những vành mũ tai bèo lá sen, vẫn mang trên vai chiếc tăng “Bầu trời vuông” cánh võng chung chiêng hai đầu đất nước với đôi dép lốp cao su quen thuộc, những người lính từ cánh rừng Trường Sơn đổ xuống từ đồng bằng phía biển tràn lên. Ta lại nhớ những ngày xe đạp thồ đi chiến dịch Điện Biên, kéo pháo bằng tay “Hò dô ta nào”. . .

Đường đến Sài Gòn 30 tháng 4 là con đường mà dân tộc ta đã đi qua từ những cuộc hành quân thần tốc của Vua Quang Trung đại phá quân Thanh, của những cuộc hành binh gian khổ “Nếm mật, nằm gai” của quân Lê Lợi chiến thắng giặc Minh đã từng nối tiếp nhau như một bản hùng ca giao hưởng, tuy có mất mát, có đau thương, nhưng vô cùng vẻ vang, kiên cường và chiến thắng. Đó là Con - Đường - Sáng qua bao bóng đêm để đến với rạng rỡ bình minh khi mà: “Ôi bữa trưa nay tuyệt trần nắng đẹp/ Bác Hồ ơi tin chiến thắng về ta/ Chúng con đến xanh ngời ánh thép/ Thành phố mang tên Người rực rỡ cờ hoa”(Tố Hữu).

KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2017)

Đường đến Sài Gòn 30 tháng 4

Tản văn

TRẦN NGỌC TRÁC

Sau hơn 6 tháng sưu tầm tư liệu, tập hợp các bài báo, truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết được đăng tải trên

các phương tiện thông tin đại chúng và đã xuất bản của nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch Phạm Kim Anh từng là hội viên của các hội: Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng, Hội Luật gia Việt Nam… để làm Tuyển tập thơ văn cho anh, chúng tôi thật sự bất ngờ. Một gia tài văn học với hơn 12 cuốn tiểu thuyết, tập truyện ký, truyện ngắn; hàng chục bài báo, nhiều kịch bản sân khấu… đủ thấy sức đi, sức làm việc và niềm đam mê vô tận của anh đối với những sự kiện, những vấn đề thời sự trên mảnh đất Lâm Đồng và Tây Nguyên thật đáng trân trọng. Anh từng đoạt Huy chương Vàng kịch bản sân khấu “Mối tình qua tết Lirboong”; là tác giả của nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, như: Giọt nước mắt mối tình đầu, Nỗi đau trong suốt cuộc đời, Ám ảnh một tình yêu, Hoa mimosa, Sau hai lần tân hôn, Lãng đãng mây ngàn, Đừng xa nhau nữa, Người trở về, Lời cảnh báo, Hoa và gái bán hoa, Đứa con rơi, Chuyện tình của Ha Ly…

Khi nói về nghề, Phạm Kim Anh có thể nói hằng giờ mà không biết mệt. Khi nói về đời, anh lặng lẽ như trái tim anh từng im lặng. Anh nghĩ nhiều về tính nhân văn trong văn học, nhưng cũng lưu ý đến tính nhân văn trong mọi điều ân nghĩa với cuộc đời. Trên lĩnh vực báo chí, anh như một “thư ký của thời đại” để ghi chép những sự việc, những con người cụ thể xảy ra ở cao nguyên Lâm Viên từ sau năm 1975 đến khi anh qua đời. Nhiều câu chuyện anh kể, với những dữ liệu, ngày tháng được ghi chép chính xác giúp cho người đọc hiểu hơn một giai đoạn nhiều sự việc xảy ra làm chấn động một vùng đất. Người đọc có thể hình dung ra chuyên án “F 101” bóc dỡ lực lượng Fulro trong rừng; những con người cụ thể ở các buôn làng đi theo Fulro, rồi quy hàng về với đồng bào, góp phần làm cho buôn làng bình an. Qua những bài báo, người đọc hiểu hơn một giai đoạn biết bao

khó khăn, vất vả của thời bao cấp cũng như sự lạc quan yêu đời của lực lượng bảo vệ pháp luật; những hy sinh mất mát trong mỗi chiến dịch ra quân. Người đọc vẫn bắt gặp những tình yêu thương vô bờ bến của người thân, đồng chí, đồng đội sát cánh bên nhau, “chia sẻ ngọt bùi” để hoàn thành nhiệm vụ. Những con người cụ thể từng “vào sinh ra tử” trong kháng chiến, cũng như trong hòa bình, gắn bó, quyết liệt nhưng cũng nhân hậu, thương người.

Bên cạnh những truyện ngắn, tiểu thuyết, anh còn có nhiều bài báo đăng trên các báo, tạp chí ở địa phương và trung ương. Anh còn làm thơ và cũng có nhiều câu thơ gợi mở. Bài thơ “Đã lâu” của anh là một ví dụ: “Đã lâu không viết thơ tình,/ Bởi vì tóc chẳng còn xanh nữa rồi./ Bởi vì đơn giản em tôi,/Bây giờ cũng đã có rồi ba con./ Qua rồi cái thuở môi son,/ Quần loe, váy ngắn, guốc tròn mươi phân./ Qua rồi cái lúc tần ngần,/ Cầm hai chiếc vé đợi gần hết đêm./ Qua rồi cái lúc say mềm,/ Vì ghen nên uống cho quên nỗi sầu./ Qua rồi những lúc không đâu,/ Nửa đêm tỉnh dậy viết câu thơ buồn../ Đã lâu không viết thơ tình,/ Tự

dưng cầm bút thấy mình lại yêu./ Dù cho tóc đã muối tiêu,/ Dù cho mắt vợ có nhiều chân chim./ Bài thơ nhỏ máu tự tim,/ Anh xin dành để tặng em làm quà”.

Trong lá thư đề ngày 10/2/1990, Giáo sư Hồ Tấn Trai, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Đà Lạt gửi nhà văn Phạm Kim Anh, có đoạn “… Tôi vui mừng nhận thấy rằng một số nhà văn trẻ của chúng ta đã có thể làm cho ngòi bút của họ sắc sảo hơn, tinh tế hơn trước, có sức hấp dẫn mạnh hơn khi mà họ biết cách nắm bắt và vận dụng một số lý thuyết mới về một số ngành học mới liên quan đến khoa học về con người, chẳng hạn, ngoài lý thuyết về Duy vật lịch sử mà nhà văn ta quen vận dụng và vận dụng giỏi, người ta còn chú ý khai thác những cái hay của nhiều lý thuyết khác như Triết học Hiện sinh, Phân tâm học, Ký hiệu học… Tôi nghĩ rằng anh ở trong số nhà văn lớp trẻ có nhiều trăn trở, tìm tòi…”.

Nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch Phạm Kim Anh đã dành nhiều thời gian cho những chuyến đi thực tế, tìm hiểu nhân vật, khai thác sự kiện và chuyển tải ý tưởng trong từng câu chuyện. Sức làm việc như thế thật quý hiếm. Giá như anh không bạo bệnh qua đời, người đọc sẽ có cơ hội đọc thêm nhiều tác phẩm của anh.

Với rất nhiều cố gắng, bước đầu chúng tôi đã hoàn thành 2 “Tuyển tập thơ văn Phạm Kim Anh”. Mỗi tập có độ dày từ 518 đến 700 trang. Về Tập 1 được chia thành 4 phần. Phần 1: Giới thiệu 7 truyện ngắn, truyện ký, như: Chuyện tình Ha Ly, Lửa tình yêu, Hoa quỳnh, Người trong chuyên án, Chung dòng máu đỏ, Đôi vành trăng khuyết, Chọn đường. Phần 2: Giới thiệu 20 bài báo của Phạm Kim Anh. Phần 3: Giới thiệu 30 bài thơ anh viết. Phần 4: Giới thiệu những dòng thơ, cảm nghĩ, tâm sự của người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp văn nghệ sĩ tưởng nhớ nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch Phạm Kim Anh khi nghe tin anh qua đời vào ngày 9/11/1999 tại Đà Lạt. Riêng “Tuyển tập thơ Phạm Kim Anh tập 2”, giới thiệu đến bạn đọc hai cuốn tiểu thuyết tình báo “Hoa Mimosa” và “Ám ảnh một tình yêu”.

Phạm Kim Anh trải lòng qua từng trang viết

Bìa tập thơ văn của tác giả Phạm Kim Anh.

Hồ sơ - Tư liệu

Chùa Linh Sơn ghi dấu sự kiện một thời đấu tranh cách mạng ĐOÀN BÍCH NGỌ

Tọa lạc trên một ngọn đồi cao tại 120 - đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 1

km về phía Tây Bắc, chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa có lịch sử xây dựng sớm nhất của thành phố Đà Lạt. Chùa được khởi công xây dựng năm 1938 và hoàn tất năm 1940. Chùa có kiến trúc theo lối truyền thống của các chùa Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi Chánh điện thờ Phật có một tượng Phật Thích ca bằng đồng nặng 1250 kg được đúc năm 1952 và một Đại hồng chung nặng 700 kg đúc vào năm 1958. Chùa Linh Sơn được biết đến không chỉ là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo gắn bó lâu đời với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân thành phố Đà Lạt anh hùng.

Trong kháng chiến, chùa Linh Sơn là một trong những nơi chở che, nuôi giấu

các chiến sỹ cách mạng hoạt động trong lòng địch tại Đà Lạt; đặc biệt là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Từ năm 1966-1975, chùa Linh Sơn là trụ sở bí mật của phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân,

sinh viên - học sinh Đà Lạt, từng làm cho địch lao đao điêu đứng, ăn không ngon ngủ không yên trên mảnh đất mà chúng những tưởng yên bình và an toàn nhất miền Nam lúc bấy giờ.

Ngược dòng lịch sử vào những năm 1960-1972, khắp các đô thị lớn ở miền Nam, nhất là các đô thị lớn như Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân và học sinh-sinh viên đã diễn ra mạnh mẽ, sục sôi. Ở Đà Lạt, để phối hợp với nhân dân Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn đấu tranh, tối ngày 26/3/1966, tại Gác chuông chùa, đại diện lực lượng học sinh - sinh viên và bà con tiểu thương chợ Đà Lạt đã tổ chức một cuộc họp để thành lập “Lực lượng nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ”, bầu Ban Chấp hành và quyết định phát động đấu tranh. Từ đây “Lực lượng nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ” đã tổ chức được nhiều hoạt động, nhiều cuộc đấu tranh gây được tiếng vang lớn như sự kiện đốt Đài Phát thanh, tổ chức những đêm không ngủ, hát cho đồng bào tôi nghe, chống bầu cử độc diễn tại khu Hòa Bình - trung tâm thị xã, buộc Thị trưởng Đà Lạt phải nhận yêu sách và nhượng bộ, nới rộng các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Đỉnh cao của phong trào

là trong thời gian từ ngày 29/3 đến ngày 7/5/1966, nhân dân và học sinh, sinh viên Đà Lạt đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình, mít tinh đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi Mỹ rút về nước và không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Lực lượng đã chiếm giữ Đài Phát thanh từ 30/3 đến 4/4/1966, chiếm Hợp tác xã rau làm trụ sở hoạt động,...

Đặc biệt, trong phong trào đấu tranh có nữ sinh Đặng Thị Ngọc Tuyền đã tự thiêu tại sân chùa Linh Sơn vào ngày 23/6/1966 để phản đối chiến tranh. Trước khi tự thiêu chị đã để lại 6 bức thư gửi Tổng thống Mỹ Johnson, Tổng thống bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu, tướng Nguyễn Cao Kỳ; nhân dân Mỹ và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nội dung các bức thư chị viết ngoài việc tố cáo tội ác của Mỹ ngụy, phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ còn kêu gọi các lực lượng đấu tranh cho hòa bình và nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ Việt Nam đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc...

XEM TIẾP TRANG 11

Chùa Linh Sơn. Ảnh: Đ.B.N

8 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

LÊ HOA

Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi (DTLDL) gồm 9 chương, 83 điều. Tại các kỳ tham vấn và góp

ý trước, ngành Du lịch và UBND tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt đã có những ý kiến, đề xuất đóng góp, bổ sung, sửa đổi 30 điểm trong Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết cho phù hợp với thực tiễn phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch Lâm Đồng và hội nhập quốc tế... Trong báo cáo giải trình tiếp thu và chỉnh lý DTLDL, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp 21 điểm để chỉnh lý DTLDL. Tuy nhiên, ý kiến của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, Hiệp hội Du lịch… cho thấy DTLDL cần phải chỉnh sửa nhiều hơn nữa.

Thuật ngữ - vừa thừa lại vừa thiếuHầu như ai cũng nhận ra

DTLDL chưa hoàn thiện về mặt thuật ngữ. Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL: Luật cũ rất rõ về từ ngữ, nhưng Luật mới thiếu rất nhiều trong phần giải thích từ ngữ, nhất là trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống khác, có nhiều loại hình du lịch mới ra đời, nhiều loại hình khu điểm du lịch mới, như du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp..., mà trong DTLDL chỉ đề cập đến một loại hình du lịch cộng đồng. Hiệp hội du lịch chưa được quy định trong Luật trong khi đây là tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp về du lịch.

Cũng đồng quan điểm, ông Triệu Thế Hùng - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Lâm Đồng, Thường trực Ủy ban Văn hóa - Thanh thiếu niên & nhi đồng của QH (UBVH-TTN&NĐ), cho rằng thuật ngữ có rất nhiều cách hiểu, làm sao để thuật ngữ diễn giải được các vấn đề liên quan và sau này là cơ sở để giải quyết các tranh chấp. Riêng DTLDL có hẳn một chương về hướng dẫn viên, trong khi đó, nhân lực hoạt động trong ngành du lịch có rất nhiều vị trí như nhân viên lễ tân, nhân viên buồng/phòng, nhân viên nhà hàng, bảo vệ... lại không đề cập đến. Ngoài ra, cộng đồng dân cư là nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch hiện nay cũng không có điều khoản đưa vào DTLDL...

Nhấn mạnh việc cần thiết phải có sự liên kết để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và quản lý nhà nước, ông Hùng lấy ví dụ về chuyện những người lái đò ở Khu Du lịch (KDL) Tràng An (Ninh Bình) không khác gì một hướng dẫn viên. Họ vừa chèo đò vừa kể chuyện, giới thiệu cho khách, vớt rác trên đường đi. Thực

chất, họ chính là chủ ruộng những ruộng lúa ở Tràng An, khi chuyển đổi làm du lịch, đã được đào tạo để trở thành chủ thể của hoạt động du lịch, được bảo đảm lợi ích. Trong khi đó, ở các tỉnh phía miền núi phía Bắc, do nhà đầu tư từ nơi khác đến, lấy đất, hưởng lợi từ cộng đồng, nhưng không đem lại lợi ích cho cộng đồng, tạo nên hiện tượng trẻ con đi ăn xin, đeo bám khách du lịch rất phổ biến...

Nội dung còn chồng chéo và thiếuÔng Trần Đình Sơn - Hiệu

trưởng Trường CĐ Du lịch Đà Lạt, đưa ra vấn đề: Quy định chất lượng của phương tiện vận tải trong Luật Du lịch (sửa đổi) là không cần thiết vì đã có Luật Giao thông Đường bộ, nhưng quy định về tiêu chuẩn người điều khiển phương tiện giao thông vận tải phục vụ du lịch là cần thiết. Để người điều khiển phương tiện phục vụ khách hiểu được những nội dung cần phục vụ và ứng xử với khách du lịch... Như ở Lâm Đồng đã mở lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho tài xế taxi, xe thồ.

Có ý kiến nêu, việc hướng dẫn viên đi làm là đã như một người lao động, đã có bảo hiểm cho người lao động được quy định trong Luật Lao động rồi, nên không nhất thiết phải mua bảo hiểm riêng. Tuy nhiên, do đặc thù của nghề hướng dẫn viên, nên có chính sách bảo hiểm riêng cho hướng dẫn viên trước khi ký hợp đồng chính thức sau 13 tháng làm việc... Luật còn thiếu đề cập đến vấn đề đào tạo. Trong đó, phát triển du lịch là phát triển về hồn cốt văn hóa chứ không phải hình ảnh, nên cái quan trọng nhất của người tham gia hoạt động du lịch là được đào tạo về văn hóa. Nhưng, các môn văn hóa trong đào tạo du lịch

rất thiếu, chỉ là các chuyên đề. Đô thị du lịch, hay Khu du lịch

quốc gia ở Việt Nam chưa có thực tiễn, mà chỉ là biểu tượng, là danh hiệu, như đô thị du lịch Cửa Lò (Nghệ An), KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt (Lâm Đồng)... Nhưng là cơ hội để chính KDL và địa phương tạo thương hiệu thu hút đầu tư và đưa ra dự án để hưởng ưu đãi hơn các KDL khác. Việc đăng ký xếp hạng tiêu chuẩn phục vụ là cả một vấn đề, rất khó cho quản lý nhà nước về du lịch. Xếp hạng sao không thể bắt buộc mà là quyền tự nguyện của cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL). Các cơ sở du lịch không được tự nguyện nhận sao mà phải đạt được những quy chuẩn theo hạng sao và do cơ

quan quản lý nhà nước và hiệp hội thẩm định… Tuy nhiên, nên có chính sách ưu đãi đối với những cơ sở tham gia đăng ký xếp sao, xếp hạng.

***Luật cần hàm chứa hết nội hàm

hoạt động của các loại hình du lịch, trong đó, tính cả độ trễ của việc ban hành Luật để tránh gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Nếu ban hành Luật sửa đổi rồi thì phải nhiều năm sau mới tiếp tục được sửa đổi, chính vì vậy, sự thận trọng và công tâm của những người làm du lịch, đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện Dự thảo Luật Du lịch để Quốc hội phê chuẩn và ban hành là cần thiết.

Lâm Đồng có hơn 1.100 CSLTDL, với đủ các hạng sao và nhiều loại hình CSLTDL. Nếu có sự phân cấp trong công tác quản lý và công nhận CSLTDL, thì công tác quản lý nhà nước sẽ bớt khó khăn hơn. Du lịch thể thao mạo hiểm là loại hình du lịch đặc thù, thu hút rất mạnh mẽ ở nước ngoài, nhưng bắt đầu có ở Việt Nam, trong đó phát triển mạnh ở Lâm Đồng. Hay loại hình lưu trú du lịch đang rất phát triển và đóng góp mạnh mẽ cho các vùng sâu - xa, vùng đồng bào dân tộc là homestay… Nên có quy định riêng, cụ thể cho các loại hình này…

Từ thực tiễn kỳ vọng về Luật Du lịch (sửa đổi)Vừa qua, tại Đà Lạt, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Lâm Đồng tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi). Đây là lần thứ 3, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến tại Lâm Đồng. Và tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về Dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Luật Du lịch lập ra là để bảo vệ quyền lợi của khách du lịch và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Nhưng qua nhiều lần góp ý ở khắp cả nước, dường như đến nay, vẫn được đánh giá là còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.

Sáng bình yên ở Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt. Ảnh: L.H

Du lịch nông nghiệp đang thu hút sự quan tâm của du khách. Ảnh: L.H

Nếu quy định một dạng lữ hành thì sẽ khó quản lý, vì có lữ hành điểm đến, lữ hành gửi khách... HDV, không nên thi sát hạch mà khi có đủ tiêu chuẩn thì cấp thẻ hướng dẫn viên là đủ. Xúc tiến du lịch có 2 phương án, doanh nghiệp và nhà nước. Ở giai đoạn này, du lịch của chúng ta còn mới nên là nhà nước tham gia xúc tiến, để hình ảnh điểm đến và vai trò của nhà nước rõ nét. Sau này, khi du lịch phát triển hơn, Luật sẽ còn sửa đổi. Lúc đó có quy định cho doanh nghiệp tham gia xúc tiến du lịch...

NHẬT QUÂN (ghi)

Bà Nguyễn Thị Bích NgọcPhó Giám đốcSở VH-TT&DL

Thuật ngữ có rất nhiều cách hiểu, làm sao để thuật ngữ diễn giải được các vấn đề liên quan và sau này là giải quyết các tranh chấp. DTLDL cần tạo nên động lực mở ra cánh cửa, khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với 3 yếu tố quan trọng là nhân tài vật lực, tính liên ngành - liên vùng, quỹ phát triển du lịch. Quỹ từ ngân sách hay từ xã hội hóa và sử dụng như thế nào phải ghi rõ trong luật để thuận tiện trong việc quản lý, điều hành và sử dụng quỹ.

Ông Triệu Thế HùngĐBQH đơn vị

tỉnh Lâm Đồng, Thường trực

UBVH-TTN&NĐ

Bà Trương Thị Lan Hương

Phó Trưởng Khoa Quản trị Du lịch

(Đại học Đà Lạt)

9 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

VĂN VIỆT

Tăng hơn năm ngoái25 ha nông nghiệpcông nghệ caoGần cuối tháng 4/2017, ông

Hoàng Bá Bình, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt đưa tôi tham quan cánh đồng trồng atiso theo hướng VietGAP. Đang vào thời điểm cuối mùa thu hoạch, giá bông atiso tươi bán ra từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ước sản lượng bình quân trên mỗi hecta trồng atiso đạt chuẩn VietGAP khoảng 1,5 tấn bông tươi. Hạch toán trong một vụ mùa 9 tháng, cây atiso VietGAP ở Phường 11 (thường gọi chung là vùng Trại Mát Đà Lạt) thu hoạch toàn bộ sản phẩm bông, lá, thân, gốc, rễ với tổng thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha. Trừ tất cả chi phí thì lợi nhuận thu về khoảng 350 triệu đồng/ha.

Đến nay, với tổng số 45 ha chuyên canh atiso (tăng 5 ha so với cùng kỳ năm ngoái), vùng nông nghiệp Trại Mát đã tập trung đầu tư sản xuất theo hướng VietGAP khoảng 10 ha theo hình thức Tổ

Trại Mát với thu nhập 350 triệu đồng/ha/nămTích cực luân canh sản xuất các loại rau VietGAP trong nhà kính và ngoài trời, vùng nông nghiệp Trại Mát vừa chạm mức giá trị thu nhập 350 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 120 triệu đồng/ha/năm so với giá trị thu nhập bình quân toàn thành phố Đà Lạt.

Hợp tác liên kết tiêu thụ ổn định với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Còn lại diện tích 35 ha sản xuất 2 giống atiso trắng dùng ăn tươi như rau xanh và atiso tím phơi khô cất trữ lâu dài bán trực tiếp cho các đầu mối thu mua ở địa phương theo giá cạnh tranh, hoặc cung cấp cho các nhà máy chế biến sản phẩm dược liệu trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

Tính đến thời điểm tháng 4/2017, cộng chung diện tích atiso theo hướng VietGAP với diện tích rau phủ màng ni lông, tưới tự

động ngoài trời, hoặc luân canh cùng các loại hoa trong nhà kính, vùng nông nghiệp Trại Mát đạt tổng diện tích nông nghiệp công nghệ cao khoảng 370 ha, tăng 25 ha so với cùng kỳ. Những sản phẩm rau chủ lực chất lượng cao được nông dân Trại Mát tiếp tục đầu tư thâm canh như: ớt ngọt, lơ xanh, các loại cà chua đen, socola, picota, xà lách, bắp sú, cải thảo, bó xôi, tần ô...

Nhờ sản xuất tuân thủ theo quy trình VietGAP, nên phần lớn sản lượng các loại rau ở vùng Trại

Mát tiêu thụ khá nhanh đến hệ thống siêu thị từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng và ra tận Hà Nội. Kết quả trong một năm vừa qua, nông dân vùng nông nghiệp Trại Mát (Phường 11, Đà Lạt) thu về lợi nhuận bình quân 450 - 500 triệu đồng/ha rau nhà kính, cá biệt có diện tích trồng ớt ngọt đạt lãi từ 700 - 800 triệu đồng/ha.

Thêm nhiều hình thức liên kết ổn định đầu ra Vùng nông nghiệp Trại Mát

hiện có khoảng 20 vựa rau, hoa cho nông dân lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm thu hoạch. Bên cạnh đó, nông dân Trại Mát ngày càng mở rộng thêm các kênh tiêu thụ theo hợp đồng ổn định từng thời vụ hoặc từng năm đến hệ thống siêu thị và chợ đầu mối trong nước. “Như Tổ Hợp tác Trần Dờ với 7 thành viên sản xuất theo hợp đồng liên kết 4 ha rau VietGAP trong nhà kính từ năm 2015 đến nay, hàng ngày cung cấp cho thị trường trong nước cả tấn sản phẩm thu hoạch... Đặc biệt, 7 hộ thành viên ở đây đều đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố Đà Lạt”, Chủ tịch Hội

Nông dân Phường 11, Đà Lạt, ông Hoàng Bá Bình dẫn chứng.

Đáng nói trong năm qua, thông qua chiếc cầu nối của mình, Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nhiều nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất. Điển hình như nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 6 tỷ đồng cho hơn 330 hộ nông dân vay thời hạn từ 3 - 5 năm; Quỹ Hỗ trợ nông dân vừa giải ngân 100 triệu đồng/400 triệu đồng phân bổ cho vay 15 hộ; giải quyết vay tín chấp cho 20 hộ, mỗi hộ vay 50 triệu đồng đầu tư bổ sung vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao...

Mục tiêu từ nay đến cuối năm 2017, Phó Chủ tịch UBND Phường 11, Đà Lạt, Nguyễn Tiến Trung cho biết: “Địa phương chúng tôi tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi để tạo điều kiện nông dân chuyển đổi mới từ 15 - 20 ha diện tích trồng rau, hoa ngoài trời kém hiệu quả sang trồng trong nhà kính công nghệ cao. Đồng thời triển khai các cơ chế khuyến khích thành lập mới các mô hình liên kết hợp tác sản xuất rau, hoa công nghệ cao theo hướng ngày càng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng...”.

Những thửa vườn atiso sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở Trại Mátđạt lợi nhuận 350 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: V.Việt

BÍCH HỒNG

Thực hiện ước mơ là sân chơi kiến thức lớn dành cho các học sinh xuất sắc do Thành Đoàn TP Hồ

Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Hồ Chí Minh, Viện Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức nhằm tìm kiếm tài năng ở các lĩnh vực. Đây là cuộc thi nhằm hỗ trợ học sinh trong việc xác định và nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp tương lai, khơi dậy niềm đam mê và phấn đấu của học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời, cuộc thi cũng giúp học sinh có cơ hội tìm hiểu về ngành nghề, cọ xát thực tế với nghề nghiệp mơ ước, nhận thức đúng đắn trong việc chọn ngành nghề, xác lập mục tiêu, hoạch định tương lai nghề nghiệp của bản thân, phát huy tính năng động, sáng tạo và nhạy bén trong học sinh. Cuộc thi năm nay dành cho học sinh THPT từ lớp 10 đến lớp 12 đến từ 30 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng vào đến Cà Mau. Đặng Vũ Bảo tham gia cuộc thi với ước mơ trở thành kỹ sư sinh học, nhà nghiên cứu sinh học tế bào và phân tử. Đây là một trong số các sân chơi mới nhất và cũng là sân chơi lớn nhất mà Đặng

Vươn đến ước mơ Vượt qua 130.000 thí sinh của 76 trường THPT từ 30 tỉnh, thành trong cả nước, Đặng Vũ Bảo, học sinh lớp 11A9 Trường THPT Bảo Lộc, đã giành giải quán quân Cuộc thi Thực hiện ước mơ lần 5 vừa diễn ra ngày 23/4/2017 tại TP Hồ Chí Minh. Với kết quả đó, Bảo đã giành suất du học cử nhân 4 năm tại Úc với học bổng toàn phần trị giá 75.000 đô la Úc của Trường Đại học Western Sydney cùng nhiều giải thưởng giá trị khác.

Vũ Bảo đã và đang tham dự. Bắt đầu dự vòng loại từ tháng 10 năm 2016, sau 7 tháng tranh tài, trải qua rất nhiều nội dung thi khác nhau như: trắc nghiệm, bài luận, kiến tập, thuyết trình..., Bảo đã lần lượt vượt qua hàng ngàn thí sinh.

Để thực hiện ước mơ của mình,

Bảo đã không ngừng nỗ lực trong học tập, tiếp thu tất cả các kiến thức cơ bản mà thầy cô truyền dạy. Em dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, tham dự các cuộc thi sáng tạo trẻ, các kỳ thi KHKT và các sân chơi kiến thức để tích lũy kinh nghiệm. “Ước mơ trở

trọng nhất với mình là tích lũy kinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo” - Vũ Bảo cho biết thêm.

Bắt đầu với những kiến thức cơ bản và sự hỗ trợ hết mình của các thầy cô trong và ngoài nhà trường, Bảo luôn đề ra cho mình những mục tiêu cụ thể theo các thời hạn khác nhau và tìm mọi cách khắc phục, vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện bằng được các mục tiêu ấy. Theo cô Nguyễn Thị Thùy Phương, Hiệu trưởng Trường THPT Bảo Lộc, Bảo là học sinh giỏi toàn diện, giỏi đều các môn, không chỉ kiến thức mà cả hoạt động đoàn, đội em tham gia rất nhiệt tình. Em là người kiên trì, nhẫn nại, chưa bao giờ chùn bước trước khó khăn nào. Em là hạt nhân và niềm tự hào của nhà trường.

Với bạn học cùng trang lứa, Bảo là tấm gương sáng về sự nỗ lực học tập. Em Tiến Phát, bạn chung lớp với Bảo, tâm sự: Bảo chính là tấm gương sáng, là động lực để em cũng như các bạn học sinh trong lớp nỗ lực hơn để cùng thực hiện các ước mơ của mình”.

Giải thưởng và học bổng du học tại Trường Đại học Westen Sydney trong Cuộc thi “Thực hiện ước mơ”, chắc chắn sẽ là bước khởi đầu mới, giúp Đặng Vũ Bảo tiến gần hơn đến ước mơ trở thành kỹ sư sinh học cũng như giúp em phát huy tính năng động, sáng tạo, theo đuổi đam mê, học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Bảo kiến tập và thực hành thí nghiệmtại Trung tâm nghiên cứu sinh học TP Hồ Chí Minh. Ảnh: B.Hồng

thành kỹ sư sinh học của em đến từ khi em học lớp 6, bắt đầu tiếp xúc với bộ môn sinh học, càng tìm hiểu thì em càng đam mê. Cuộc sống hiện đại, nhưng vẫn còn quá nhiều người phải chịu tổn thương vì bệnh tật, em muốn trở thành kỹ sư sinh học, thông qua các nghiên cứu của mình để giúp đỡ cộng đồng” - Bảo chia sẻ. Đến năm học lớp 10, Bảo khởi đầu cho ước mơ trở thành kỹ sư sinh học của mình với nghiên cứu “Sự tương quan giữa collagen type 2 và tốc độ ion hóa canxi và photpho trong xương để đưa ra phương pháp tái chế xương động vật”. Đề tài đoạt giải khuyến khích các cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, đồng thời đem lại cho Bảo nhiều kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu sinh học chuyên sâu. Ngay sau đó, Bảo tiếp tục nghiên cứu và đem về giải ba cấp Quốc gia trong cuộc thi tích hợp liên môn với đề tài “Tăng giá trị cho cây cà phê Lâm Đồng”. Và gần đây nhất, năm học 2016-2017, Bảo đoạt giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo KHKT cấp thành phố, giải nhì môn Sinh học cấp tỉnh. “Nghiên cứu khoa học là con đường không dễ. Những nghiên cứu của em có thành công và cả thất bại nhưng em nghĩ điều quan

10 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

TRÚC LY

Đó là ngôi làng Bao La, nằm ở cuối đường Phan Đình Phùng, chạy dọc theo đường La Sơn Phu Tử thuộc

khu vực Phường 2 và Phường 6, Đà Lạt. Là vùng đất mới, người Huế vào lập

nghiệp ở Đà Lạt khá đông, hình thành nên những ngôi làng Huế rất đặc trưng, tiêu biểu như ấp Ánh Sáng ngay trung tâm Đà Lạt hay như vùng Thái Phiên ở Phường 12. Nhưng cộng đồng người Huế ở làng Bao La vẫn cho rằng ngôi làng của mình chính là ngôi làng Huế hình thành đầu tiên ở Đà Lạt.

Hầu hết người dân trong làng Bao La này đều đến từ một làng, đó là làng Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Khi đến đây mọi người cùng nhau tập hợp lại lấy lại tên làng của mình ở Huế, cùng đóng góp xây một ngôi đình làng ngay đầu xóm là đình Bao La nay vẫn nằm ở cuối đường Phan Đình Phùng - Đà Lạt.

Một cư dân của làng, ông Thái Đình Vức, 77 tuổi cho biết, ông vào Đà Lạt năm 1959. Năm đó, ông cùng rất đông người trong làng từ Huế vào đây để trốn quân dịch chế độ cũ. 3 năm sau, năm 1962, ông về quê cưới vợ, người đã từng hẹn ước với ông trước đó. Cưới vợ xong, ông dẫn cả gia đình vào Đà Lạt sinh sống. “Thì cũng như mọi người thôi, mình tay trắng vào đây lập nghiệp, lúc đầu cũng đi làm thuê làm mướn, làm vườn, xây nhà, ai thuê gì làm đó, mãi sau dành dụm chút vốn liếng mới mua được mảnh vườn, làm vườn trồng rau rồi sau đó mới

Có một ngôi làng Huế giữa lòng Đà LạtTừ một ngôi làng của Huế cùng vào lập nghiệp ở Đà Lạt những năm 60 thế kỷ trước, những người trong làng đến nay giữa lòng đô thị Đà Lạt nhộn nhịp vẫn giữ được tình làng nghĩa xóm và những phong tục tập quán tốt đẹp.

làm nhà được” - ông nhớ lại.Dù bao năm sinh sống nơi đây, con cháu

ông Vức đều đã thành đạt, có công ăn việc làm ổn định tại thành phố hoa này và hầu hết đều coi mình là người Đà Lạt nhưng gia đình ông Vức vẫn rất nặng tình với Huế. Hằng năm, gia đình ông đều về quê hương để thăm nhà, thăm bà con.

Và không chỉ riêng gia đình ông Vức mà các gia đình khác trong làng Bao La đều dành thời gian trong năm để về Huế thăm

bà con lối xóm quê, đặc biệt là lúc “tảo mộ” vào tháng 11 âm lịch. Về sau, mỗi nhà với mỗi nghề nghiệp khác nhau, người thì làm vườn, người thì làm thuê, người thì buôn bán, người thì làm công chức, viên chức nên không thể về chung tháng 11 âm lịch hàng năm nữa, mỗi nhà tự đổi tháng về quê tùy thuộc vào ngày rảnh rỗi của mỗi gia đình.

Một thành viên khác của làng Bao La, bà Nguyễn Thị Xíu, 87 tuổi, cho biết cũng vào Đà Lạt năm 1960 cùng

với anh chị trong gia đình của mình. So với Huế thì nơi đây khí hậu ôn hòa, con người cũng hiền hòa, thân thiện nên gia đình bà rất mừng và không ngừng nỗ lực trên vùng đất mới này. Rời làng khi mái tóc còn xanh, nay con cháu đề huề, mỗi người một việc, nhưng trong gia đình bà đến nay vẫn giữ được những nét truyền thống của một gia đình người Huế.

Đi dạo trong làng Bao La hôm nay có thể thấy một góc Huế trong lòng Đà Lạt. Đó là các ngôi nhà với trang trí kiểu Huế ngày xưa nhiều nhà vẫn giữ bên cạnh các biệt thự hiện đại mọc lên; người làng hằng năm vẫn tổ chức hai lễ lớn (xuân thu nhị kỳ) vào ngày 20 tháng 2 và 20 tháng 8 âm lịch. Những ngày đó được chuẩn bị rất kỹ, các cụ ông trong làng áo dài khăn đóng nghiêm trang lên cúng đình, người làng cùng đến dự. Nhiều phong tục tốt đẹp khác vẫn lưu giữ qua thời gian trong cúng tế, ma chay, trong cưới hỏi lẫn trong sinh hoạt đời thường, trong cách chế biến các món ăn thường ngày, làm các món bánh Huế… tất cả dường như vẫn còn vẹn nguyên gốc Huế.

Là một thành phố du lịch rộn rịp vào những ngày cuối tuần, những dịp lễ, tết, vào mùa hè nhưng Đà Lạt đến nay vẫn giữ được những nét độc đáo của một đô thị làm nông nghiệp miền núi thanh bình. Nếu chịu khó đi dạo một chút sẽ phát hiện ra rất nhiều những ngôi đình làng ở thành phố này, mỗi ngôi đình như thế ẩn chứa sau đó biết bao điều đáng nói của những cộng đồng người đến đây lập nghiệp. Trên vùng đất mới này, các cộng đồng đó trong đó có người làng Bao La - Huế đã góp phần không nhỏ để xây dựng nên một Đà Lạt tươi đẹp như hôm nay.

THU HẰNG

Gần 2 năm nay, từ ngày trở thành thư viện sách, cứ vào 9h sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, tại căn phòng

nhỏ chưa tới 15 m2 của Ban tự quản khu D chung cư Yersin (Phường 9, TP Đà Lạt) đều đông đúc người mượn, người trả sách. Chúng tôi thấy cả người già, trung niên, thiếu niên và trẻ em đến thư viện mượn sách, ở mỗi độ tuổi sẽ đọc các loại sách khác nhau. Dù đã 71 tuổi, nhưng tuần nào cô Phan Thị Hòa cũng xuống thư viện mượn sách đều đặn, cô thường đọc những sách liên quan đến vấn đề sức khỏe hay những cuốn sách thuốc. Đọc sách giúp cô có thêm kiến thức vận dụng vào cuộc sống, vừa giải trí giúp thư thái đầu óc hơn.

Khi được hỏi tại sao cô lại quyết tâm thành lập thư viện sách nhỏ ở trong chung cư này, cô Thuận mỉm cười cho hay, “Trước đây, bà con không ai biết ai, cô muốn thành lập một ngôi nhà thân thiện, làm cho bà con gần lại với nhau hơn. Xã hội hiện nay các cháu chuyên về công nghệ hóa nhiều quá, cô cũng muốn để cha mẹ đọc sách, con cái đọc sách thành một thói quen, thành văn hóa đọc”. Từ những suy nghĩ ấy, rồi cô bắt đầu liên hệ với ban quản lí chung cư xin căn phòng làm việc của ban tự quản làm nơi để sách. Thư viện tỉnh đã

Lan tỏa văn hóa đọcLà một người yêu thích đọc sách, muốn đem văn hóa đọc lan tỏa cho con cháu, cô Nguyễn Thị Thuận đã thành lập một thư viện sách nhỏ. Đến nay, thư viện đã có gần 1.000 đầu sách, căn phòng nhỏ đã trở thành nơi gắn kết những gia đình xa lạ ở khu D tại chung cư Yersin.

tặng 100 và cho mượn 300 đầu sách luân chuyển, thấy đây là việc làm có ý nghĩa, bà con trong khu nhà D cùng nhau đóng góp làm kệ sách. Sau một thời gian hoạt động, mọi người cũng nhận thấy mặt tích cực từ việc đọc sách, từ đó họ bắt đầu góp tặng những cuốn sách hay cho thư viện thay vì cất cho riêng mình. Gần 2 năm mở cửa, đã có 20 gia đình, đơn vị tặng 458 quyển sách các loại. Tiêu biểu có bà cụ 80 tuổi đã gửi

tặng cho thư viện 10 quyển sách thuốc quý mà bấy lâu nay bà luôn nâng niu, gìn giữ. Cô Thuận cho biết, cô không sợ sách bị hư hỏng hay thất lạc vì ai cũng đều có ý thức trân trọng, bảo quản sách một cách tốt nhất.

Với học sinh tiểu học và trung học có thói quen đọc sách sẽ giúp bổ trợ kiến thức cho học tập. Cô kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện xoay quanh các bé mượn sách và truyện trong căn phòng

nhỏ, có cô bé bị mẹ cấm đọc sách, cô Thuận làm công tác tư tưởng cho cả 2 mẹ con, cô cũng giúp bé lựa chọn loại sách phù hợp với sở thích, độ tuổi. Trong một buổi học, khi được hỏi vì sao nước biển mặn, chỉ duy nhất mình bé trả lời được nguyên nhân, từ đó chính mẹ bé cũng nhờ cô giới thiệu sách cho bé đọc. Có bé chỉ mê một quyển truyện, bé xin cô cho mượn tới 4 tháng. Khi nhắc đến bé Phương Ngân, cô Thuận lộ rõ niềm vui bởi mới 5 tuổi nhưng cô bé đã mê những mẩu truyện của thư viện. Khi nghe ba mẹ sắp chuyển nhà, ngày nào bé cũng bắt mẹ mượn 1 cuốn sách hay truyện về đọc mỗi tối trước khi ngủ vì sợ chuyển nhà đi nơi khác sẽ không còn được đọc sách nữa.

Bên cạnh đó, thư viện vẫn còn những hạn chế khi chưa có phòng đọc và chưa có thẻ cho mượn sách nên những khu nhà khác khó để mượn sách. Ông Hồ Thanh Hà - Giám đốc Thư viện tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Không chỉ khu D, mà những khu chung cư xung quanh người ta cũng đến để mượn nhưng khó cho người quản lí thư viện vì chúng tôi cũng chưa có đưa thẻ xuống. Còn về phương hướng sau này, sắp tới chúng tôi sẽ triển khai thêm trong các khu chung cư với điều kiện chung cư có phòng đọc và hội trường”.

Một thư viện sách nhỏ, nhưng đã góp phần lan tỏa được niềm đam mê đọc sách đến các thành viên của khu chung cư và những cuốn sách ấy chính là cầu nối 48 gia đình thành một đại gia đình khu D thân thiện, hòa đồng.

Cô Thuận tư vấn các loại sách theo sở thích, nhu cầu kiến thức cho các bé. Ảnh: Thu Hằng

Đình làng Bao La. Ảnh: Trúc Ly

11 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017CUỐI TUẦN

... và thiết lập 3 tầng kiểm soát với HSX như sau:

Đội Giám sát nguồn hàng - có mặt hàng ngày cùng bà con nông dân, đặc biệt các vườn cận ngày và đang thu hoạch để đảm bảo nguồn gốc lô hàng và không có các hoạt động phun thuốc cận ngày hoặc trong giai đoạn thu hoạch - gây ảnh hưởng đến an toàn của sản phẩm.

Đội Kiểm soát viên - đi kiểm tra vườn và hồ sơ ghi chép, quy trình sản xuất… của HSX theo chu kỳ để đảm bảo HSX hiểu và làm đúng từ gốc. Chúng tôi cũng tiến hành lấy mẫu tại vườn, phân tích dư lượng thuốc BVTV để thẩm định quy trình và độ tin cậy của việc ghi chép nhật ký sử dụng thuốc BVTV.

Đội qui chuẩn tại các điểm nhận hàng- sẽ kiểm tra hồ sơ thu hoạch từ vườn

chuyển lên, chất lượng bên ngoài của sản phẩm, và test nhanh dư lượng thuốc BVTV ngẫu nhiên theo tần suất quy định hoặc test bất thường nếu có các dấu hiệu khả nghi.

Cuối cùng, tại đầu bán hàng sẽ lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm trên kệ về các chỉ tiêu ATTP.

Song song với việc kiểm soát, VinEco thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo với các HSX để trao đổi chi tiết về các kết quả kiểm soát, phân tích mẫu, các ưu điểm cần duy trì và các điểm cần tiếp tục nỗ lực cải tiến. Chương trình cũng có gói hỗ trợ để bà con có thể đăng ký các hỗ trợ về thiết bị, kỹ thuật hoặc nhà màng, nhà lưới, vật tư bao trái… nhằm tăng cường khả năng ngăn ngừa sâu bệnh, giảm thuốc BVTV mà

vẫn đảm bảo chất lượng nông sản đầu ra. Hiện, mỗi HSX được vay không lãi số tiền không quá 300 triệu đồng để cải thiện điều kiện sản xuất.

PV: Nhiều HSX bày tỏ cảm xúc tự hào khi được cùng Vingroup lan tỏa tinh thần sản xuất sạch, nhưng cũng còn lo lắng về sự lâu dài của Chương trình đồng hành, bà có thể cho biết những hoạt động của Chương trình Đồng hành trong thời gian tới cũng như cam kết đồng hành của Tập đoàn?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Trong thời gian tới, song song với việc tiếp tục tìm kiếm, phát triển các hộ sản xuất đáp ứng được tiêu chí của chương trình để mở rộng về số lượng thì dự án cũng sẽ tập trung đẩy mạnh công tác hỗ trợ về

kỹ thuật - công nghệ cũng như hỗ trợ về tài chính theo tiêu chí của chương trình để các hộ sản xuất có thể tiếp cận được những kiến thức mới, tiến bộ kỹ thuật mới và ứng dụng được trên đồng ruộng đang canh tác của mình.

Chúng tôi cũng tập trung phát triển, mở rộng qui mô kênh phân phối qua hệ thống Vinmart, Vinmart+ cũng như tìm kiếm các cơ hội đưa được nông sản của bà con ra thị trường quốc tế. Việc này sẽ giúp tăng cao sản lượng tiêu thụ cho các hộ sản xuất đang đồng hành cùng VinEco.

Có thể nói khi nào người tiêu dùng còn cần đến nông sản sạch thì VinEco - Vingroup còn đồng hành với bà con để sản xuất và cung cấp những sản phẩm an toàn với chất lượng ngày càng tốt hơn.

Chúng tôi khát vọng... TIẾP TRANG 3

... vườn cây trong toàn huyện ngời sắc xanh, át hẳn cái nắng gay gắt trong 6 tháng mùa khô. Nhiều nhà đào ao thả cá, mùa khô nếu thiếu nước đã có nước từ hồ Đạ Tẻh theo kênh mương nội đồng dẫn vào. Nước đã về, vài tháng sau, nhiều hộ dân bỏ đi nơi khác đã quay trở lại. Điều trăn trở của anh bạn tôi lúc này là hướng cho bà con trong xã, trồng trọt, chăn nuôi thế nào? Anh đã sang Bình Phước, nghe người dân nơi đó nói: đất Đạ Tẻh nên trồng hồ tiêu và điều lộn hạt, hai loại cây này chịu được nắng nóng. Lập tức anh trở về dẫn một số chủ hộ sang tận Bình Phước tham quan. Và rồi, từ 1 đến 2 gia đình, nhân lên cả 500 gia đình trong xã đều trồng điều, trồng tiêu và cho thu hoạch cao. Nhiều người nói, may có ông Chủ tịch xã, không thì… chúng tôi chả biết làm gì nữa. Riêng ngành văn hóa huyện Đạ Tẻh ghi nhận một việc nữa là, khi làm Chủ tịch xã, anh rất quan tâm xây dựng phong trào văn nghệ. Năm nào đội văn nghệ của xã cũng tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng của huyện và giành giải cao.

Do bệnh tình tái phát, cuối năm 1995, anh xin nghỉ công tác, sau nhiều lần làm đơn mới được chấp thuận.

Mặc dù anh không còn làm Chủ tịch xã, nhưng những ngày vào công tác tôi đều ghé thăm gia đình anh. Tôi tỏ ý tiếc rằng, nếu anh cứ làm thêm một vài năm, giúp dân, giúp Đảng… thì anh chia sẻ với tôi: nhiều người cũng có ý như vậy… nhưng tôi chắc gì đã được yên! Và đúng như vậy, sau 4 năm nghỉ làm Chủ tịch UBND xã, đầu năm 2000, anh được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã cho đến năm 2008. Trong thời gian ấy, hoạt động của MTTQ xã Mỹ Đức được đánh giá là đơn vị mạnh

trong toàn huyện nhiều năm liền. Nhưng rồi lại bệnh, lại xin nghỉ, và cũng chỉ nghỉ được 2 năm. Đảng tín nhiệm, đảng viên tin tưởng, anh lại được bầu làm Bí thư Chi bộ thôn 4, xã Mỹ Đức từ năm 2010 đến nay.

Làm Bí thư giai đoạn này, dù kinh tế toàn xã đã ổn định bước đầu, nhà nào cũng có tivi màu, xe máy, có nhà xây… nhưng nỗi lo của nông dân chưa hết khi mà bỗng nhiên từ cuối năm 2008, cây hồ tiêu, cây điều, hai mũi chủ công của kinh tế hộ gia đình bỗng mắc sâu bệnh, không thuốc nào chữa nổi. Đã vậy giá cả lại tụt xuống thấp…

… Lần này vào gặp ông để viết bài, sau 7 năm gặp lại, ông tâm sự rằng, ông làm việc vì cái tâm, đã nhận là làm đến nơi đến chốn. Thôn 4 của ông gặp khó khăn vì cây điều, cây tiêu hư hại nặng. Sau nhiều ngày đêm trăn trở, ông suy nghĩ rồi quyết định nhận chức Bí thư Chi bộ thôn 4 vào đầu năm 2010. Là người lính Cụ Hồ, không ngại gian khổ, dám nghĩ dám làm, học lời dạy của Bác là: Cán bộ, đảng viên là công bộc của dân, làm việc vì dân, khổ trước dân sướng sau dân, nói phải đi đôi với làm. Mình làm trước để dân theo sau. Từ suy nghĩ đó ông đã bàn bạc với các đảng viên trong chi bộ tổ chức họp thôn. Ông nói:

- Thưa bà con cô bác, đất của chúng ta rất màu mỡ nhưng không có nghĩa là các gia đình thích trồng cây gì, nuôi con gì cũng được. Phải tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với gia đình và địa phương. Theo ý kiến của chi bộ thì thôn ta phải trồng dâu nuôi tằm và phát triển chăn nuôi. Bà con hãy tin và làm theo tôi. Đất này trồng dâu được. Tôi đã trồng 1.000 m2 và sinh trưởng tốt. Mời bà con hãy đến xem.

Sau buổi họp, nhiều người đã đến nhà ông, được thấy tận mắt vườn dâu cao lớn, xanh ngắt. Một số đảng viên và nhiều hộ dân đã nghe và làm theo ông. Rồi thì cả thôn làm theo. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình thất bại do chưa có kinh nghiệm trong việc trồng dâu nuôi tằm, đã có ý định bỏ hẳn, nhưng ông cùng các đảng viên trong chi bộ đến từng nhà kiên trì giải thích, tiếp đó vận động những gia đình khá giả giúp vốn cho họ, không lấy lãi. Từ đó, sau 2 năm, thu nhập từ trồng dâu, nuôi tằm và chăn nuôi ngày một cao. Đời sống nhân dân ổn định, nhiều hộ gia đình trong xã đã làm theo thôn 4 và đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Tính đến thời điểm này, trên 75% hộ gia đình trong toàn xã trồng dâu nuôi tằm. Riêng thôn 4 của ông, có 106 hộ thì 96 hộ khá lên nhờ cây dâu con tằm. Từ 36 hộ nghèo năm 2010, nay chỉ còn 12 hộ, giảm trên 66%. Mục tiêu của chi bộ, đến hết năm 2018, thôn sẽ không còn hộ nghèo.

Ông Hồ Thanh Sang - một hộ trong thôn, giàu lên từ cây dâu con tằm nói:

- Đảng viên đi trước, làng nước theo sau mà.

Tôi cũng đồng tình với ông Sang, vâng “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” sẽ mãi mang tính thời sự. Chi bộ thôn 4, từ lúc chỉ có 4 đảng viên nay đã tăng lên 12, thực sự là hạt nhân lãnh đạo trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Liên tục trong các năm từ 2011 đến 2016 chi bộ đều đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, có phần đóng góp quan trọng của đồng chí Bí thư chi bộ.

Tôi theo chân ông Sang đến thăm hơn một chục gia đình khác trong thôn. Nhìn những vườn dâu xanh mát mắt, tôi nghĩ

đến những lứa tằm nhả những sợi tơ vàng óng. Tơ vàng bởi có dâu xanh. Tơ vàng đã cho cuộc sống của người nông dân thôn 4 nói riêng, xã Mỹ Đức nói chung ngày một hồng hào khí sắc. Gương mặt người rạng rỡ những niềm vui. Kinh tế khá giả, nhà nào cũng cho con em đến trường. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, xã Mỹ Đức có gần 70% hộ gia đình có con em đã và đang học tại các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề. Gia đình ông có 4 con, các con ông đều thành đạt, có người làm chuyên viên Ban Tuyên giáo Thành ủy Bảo Lộc.

Huyện Đạ Tẻh thành lập năm 1986, đã được 31 năm. Từ một huyện nghèo nay đã vươn lên ổn định về mọi mặt: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng. Đó là nhờ công sức của nhân dân, của cán bộ, đảng viên, trong đó có những người tận tâm vì công việc như ông bạn già của tôi. Và tôi không quên lời ông nói năm 1991 rằng: Hồ nước Đạ Tẻh sẽ cung cấp nước sạch cho dân. Thì đúng rồi, năm 2008, huyện Đạ Tẻh đã khánh thành nhà máy nước. Nước được khai thác từ hồ Đạ Tẻh. Hiện nay, gần 10% hộ dân trong huyện được sử dụng nước máy.

Nhiều năm làm việc, ông đã được các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc từ huyện đến tỉnh khen thưởng nhiều lần. Đặc biệt, tháng 5/2016, ông đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì: “Đã có thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc”.

Ông là Nguyễn Quang Huy, hiện là Bí thư Chi bộ thôn 4 xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.

Những người ở quanh ta... TIẾP TRANG 5

... do môi trường canh tác xung quanh xâm nhập, Pierre đành bỏ lại và đã tìm đến vùng đất khác với 1.400 m2 khu vực gần núi Voi, huyện Đức Trọng. Cà phê Bourbon của Pierre đã đoạt Huy chương Đồng tại Hội chợ ở Pháp năm 2016 và vừa được đơn vị Starbucks của Mỹ lựa chọn đưa vào bán trong hệ thống cửa hàng cà phê danh tiếng của họ trên khắp thế giới. Anh cũng xây dựng một trang web để đông đảo mọi người trên thế giới hiểu biết được sản phẩm và liên lạc với chủ nhân tại địa chỉ http://www.domainemorere.com.

Pierre bộc bạch ý nguyện của mình rằng: “Tôi đảm nhận việc tìm đầu ra cho những sản phẩm của bà con, cố gắng bán được các sản phẩm đó một cách tốt nhất để giúp đỡ bà con thoát khỏi vòng luẩn quẩn của cái

nghèo. Đó là một cuộc phiêu lưu chung”. Để có thể hiểu hơn về ngôn ngữ, phong tục, tập quán của các cư dân bản địa Lâm Đồng, anh theo khóa học từ xa ngành Dân tộc học của Trường Đại học Strasbourg. Và đó cũng đang là lý do Pierre có nhu cầu và thích thú sống giữa những người dân trong buôn. “Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải đảm đương những công việc đồng hành với người dân tại nơi cha mẹ tôi đã sinh ra và những người cùng thời với ông bà”, anh chia sẻ. Pierre đang miệt mài mỗi ngày đưa văn hóa Tây Nguyên kết tinh trong văn hóa cà phê của tổ tiên ra thế giới thông qua “xa lộ thông tin” và phương tiện văn minh của “thế giới phẳng”. Tôi tin và rất mong những ý tưởng của Pierre sẽ ngày càng trở thành những hiện thực sinh động.

... Phong trào đấu tranh chính trị giai đoạn sau 1966 tiếp tục phát triển và đạt được những thành công nhất định, điển hình là cuộc đấu tranh từ ngày 29/9 đến ngày 3/10/1971 chống bầu cử độc diễn của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Phong trào đã diễn ra sôi nổi, hừng hực khí thế đấu tranh với các hoạt động như: tổ chức hội thảo “học sinh, sinh viên trước hiện tình đất nước”, đốt thẻ cử tri, bích trương cổ động bầu cử, thành lập “UBND Đà Lạt - Tuyên Đức chống bầu cử bịp bợm ngày 3/10”, tổ chức đêm không ngủ, hát những bài ca đấu tranh, rải truyền đơn, treo biểu ngữ với những nội dung “Muốn ấm no lo đuổi Mỹ - Giành độc lập, đập Thiệu Hương”, “Muốn xây nền dân chủ, không

đi không bầu”,..Có thể nói phong trào đấu tranh chính

trị của nhân dân, học sinh, sinh viên Đà Lạt đã cùng với các đô thị trên toàn miền Nam lúc bấy giờ đã tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Bốn mươi hai năm đã đi qua, kể từ khi đất nước đã hòa bình thống nhất, Đà Lạt đã chuyển mình thay đổi với nhiều khởi sắc trong thời kỳ xây dựng và phát triển đi lên cùng cả nước, nhưng chùa Linh Sơn và những địa chỉ đỏ ghi dấu những sự kiện lịch sử nơi đây vẫn mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân thành phố Đà Lạt.

Người Pháp... TIẾP TRANG 6 Chùa Linh Sơn... TIẾP TRANG 7

12 THỨ BẢY 29 - 4 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Bình minh lên trên đảo Song Tử Tây. Ảnh: Trần Đình Văn

VIẾT TRỌNG

Thêm những công trình mớiLà huyện mới của Lâm Đồng

nằm trong vùng sâu với địa hình cách trở, Đam Rông trong những năm gần đây đã từng bước xây dựng hệ thống cơ sở vật chất dành cho các hoạt động văn hóa - thể thao của mình.

Ngay trung tân huyện, sân vận động rộng 3,6 ha với tổng vốn đầu tư 5,5 tỷ đồng đưa vào sử dụng lâu nay đang được huyện sửa sang dần lại, xây hàng rào, trồng cỏ mặt sân. Về cơ bản, Đam Rông đã có thể tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao qui mô lớn ở đây “Chúng tôi cần thêm kinh phí để thêm một số hạng mục nơi đây, mở rộng thêm chỗ ngồi, hoàn thiện hệ thống thoát nước, làm thêm đường chạy tại sân” - ông Nguyễn Văn Quang - Phó Phòng Văn hóa Thông tin Đam Rông cho biết.

Trong năm vừa qua, Đam Rông đã đưa vào hoạt động Nhà Văn hóa Thanh thiếu niên huyện do Trung tâm Văn hóa Thể thao (VHTT) huyện quản lý. Với tổng kinh phí khoảng 18 tỷ đồng, Nhà Văn hóa này được xây dựng khá qui mô, có hệ thống phòng làm việc, phòng sinh hoạt nghiệp vụ cho Trung tâm, phía trước có sân bê tông có thể tổ chức các hoạt động thể thao như bóng chuyền, cầu lông.

Huyện cho biết trong năm 2017, Quân khu 7 đang xúc tiến kế hoạch giúp đỡ huyện nghèo Đam Rông xây dựng thêm một số hạng mục tại đây, cụ thể là xây một sân bóng đá mini và một sân quần vợt phía sau

Là huyện vùng sâu rất nhiều khó khăn, Đam Rông cần được đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Để thể thao Đam Rông vươn lên

cùng một khu vui chơi cho thiếu nhi huyện, tổng kinh phí khoảng 5 tỷ đồng. Khi hoàn tất, Trung tâm VHTT huyện sẽ có một hệ thống sân bãi khá hoàn chỉnh cho các bộ môn bóng đá mini, bóng chuyền, quần vợt, cầu lông, bóng bàn…

Đam Rông hiện còn có một số sân bãi do các đơn vị trên địa bàn đầu tư như các sân quần vợt tại Huyện ủy và Điện lực huyện; có thêm 7 sân bóng đá cỏ nhân tạo do các đơn vị, tư nhân đầu tư gồm 1 sân tại Trường Dân tộc nội trú huyện, 1 sân tại Huyện đội, 1 sân tại Nhà thờ Đạ Tông, 2 sân do tư nhân đầu tư (sân đôi). Hầu như mỗi sân cỏ nhân tạo này đều có các CLB bóng đá và thu hút khá đông thanh niên, học sinh đến đây vui chơi tập luyện hằng ngày.

Với cấp xã, hiện Đam Rông có 4 trong tổng số 8 xã của huyện đã có sân vận động dù hầu hết đây là những sân đất; tất cả 8/8 xã đều có

nhà văn hóa cấp xã, có thêm sân bóng chuyền phía trước để người dân trong xã có thể đến chơi thể thao mỗi ngày.

10 giải đấu cấp huyện trong năm nay Theo ông Hồ Xuân Hướng,

Giám đốc Trung tâm VHTT Đam Rông, dù kinh phí cho các hoạt động thể thao của huyện còn thấp - chừng khoảng 200 triệu đồng mỗi năm, nhưng Trung tâm vẫn cố gắng phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong huyện tổ chức càng nhiều càng tốt các hoạt động thể thao nhằm phát triển phong trào trên địa bàn.

Như trong năm 2016 vừa qua, Đam Rông đã tổ chức 8 giải thể thao cấp huyện như giải bóng chuyền nam toàn huyện (với 16 đội tham dự), giải quần vợt hạng B toàn huyện (trên 20 VĐV thi đấu), giải việt dã truyền thống 26/3

Rông hiện nay. Huyện có Đội Thông tin lưu động cùng Đội Chiếu phim lưu động đang hoạt động trong vùng sâu rất tốt, Thư viện huyện có gần 8 nghìn bản sách, hằng năm làm tốt việc luân chuyển sách đến các điểm Bưu điện Văn hóa xã ở các xã trong huyện.

Để phong trào thể thao Đam Rông đi lênCái khó nhất cho một huyện

nghèo vùng sâu cực kỳ khó khăn như Đam Rông vẫn là chuyện cơ sở vật chất. Thiếu cơ sở, đặc biệt là các cơ sở phục vụ dân sinh trong đó có sân bãi thể thao là một nỗi lo của huyện.

Như ông Nguyễn Văn Quang cho biết, do đầu tư không đồng bộ, hầu như các nhà văn hóa xã hiện có tại huyện đều thiếu trang thiết bị âm thanh ánh sáng cùng dụng cụ phục vụ cho các hoạt động thể thao của cơ sở, phần lớn các nhà văn hóa hiện chỉ dùng cho hội họp là chính. “Huyện mới, nhiều khó khăn nên chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của tỉnh và của xã hội thêm nguồn lực đồng bộ hóa hệ thống thiết chế phục vụ phát triển văn hóa - thể thao cơ sở” - ông Quang mong muốn. Trước mắt, theo ông Quang, do đặc thù huyện vùng sâu mưa nhiều quanh năm nên Đam Rông đang rất cần đầu tư một nhà thi đấu để có thể tổ chức các hoạt động trong mùa mưa.

Còn theo ông Hồ Xuân Hướng, Trung tâm VHTT huyện đang đề nghị huyện trong thời gian đến cần chú ý tạo quỹ đất để các xã đến nay chưa có sân vận động có điều kiện đầu tư sân để phục vụ cho người dân địa phương, phát triển phong trào.

(phối hợp với Huyện đoàn với trên 200 VĐV tham gia tại xã Đạ Tông); giải bóng chuyền nữ toàn huyện (phối hợp với Hội Phụ nữ huyện với 12 đội tham gia), giải bóng đá mini học sinh trong hè… Huyện còn cử 7 đoàn VĐV tham dự các giải tỉnh.

Trong các tháng đầu năm 2017, Đam Rông đã tổ chức được 3 giải thể thao lớn của huyện gồm giải bóng chuyền nam với 18 đội tham gia, giải bóng chuyền nữ dịp 8/3 với 12 đội thi đấu, giải việt dã toàn huyện dịp 26/3; tổ chức ngày chạy Olympic toàn dân trên toàn huyện.

Trung tâm VHTT huyện hằng năm còn hỗ trợ các xã trong huyện, các đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tổ chức các hoạt động cho đơn vị mình.

Theo ông Hướng, phong trào thể thao mạnh nhất của Đam Rông hiện nay chính là bóng chuyền, cả bóng chuyền nam lẫn bóng chuyền nữ. Bóng chuyền phát triển cả ở các trường học, trong vùng có người Kinh sinh sống lẫn trong các thôn buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều xã hiện nay có các đội bóng thôn, hằng năm xã tổ chức giải bóng chuyền các thôn thi đấu với nhau.

Trong năm 2017 này, theo ông Hướng, Trung tâm đã lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong huyện như Huyện đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, ngành giáo dục…, vận động thêm nguồn xã hội hóa để tổ chức khoảng 10 giải thể thao cấp huyện.

Cũng nói thêm một chút về các hoạt động văn hóa - một điểm mạnh của Trung tâm VHTT Đam

Thi trò chơi dân gian đẩy gậy tại Đam Rông. Ảnh: V. Trọng

Trong ngày thi đấu đầu tiên của đội tuyển Việt Nam tại giải cử tạ vô địch châu Á 2017, chúng ta đã giành tổng cộng 10 tấm huy chương (1 HCV, 5 HCB, 4 HCĐ).

Giải cử tạ vô địch châu Á 2017 diễn ra tại thành phố Ashgabat, Turkmenistan từ ngày 23/4 đến 29/4. Năm nay, giải có 47 VĐV nam và 28 VĐV nữ. Đoàn Việt Nam có 4 VĐV tham gia: Trần Lê Quốc Toàn, Trịnh Văn Vinh (nam) và Vương Thị Huyền, Nguyễn Thị Thuý (nữ).

Trong ngày thi đấu đầu tiên ở giải Cử tạ vô địch châu Á, đoàn Việt Nam đã thi đấu rất thành công, khởi đầu là Trần Lê Quốc Toàn giành HCV hạng cân 56 kg trong ngày mở màn mỹ mãn của ĐT Việt Nam tại giải đấu. Đây có thể coi là một tín hiệu rất tốt với cử tạ Việt Nam khi ngày khai mạc SEA Games đang cận kề. Trong ngày thi đấu đầu tiên của

đội tuyển Việt Nam, chúng ta đã giành tổng cộng 10 tấm huy chương (1 HCV, 5 HCB, 4 HCĐ). Cụ thể: Hạng cân 56 kg nam: Trần Lê Quốc Toàn: HCV cử giật 124 kg, HCĐ cử đẩy 147 kg, HCĐ tổng cử 271 kg; Hạng cân 48 kg nữ: Nguyễn Thị Thúy: HC Đồng cử giật 78 kg, HC Bạc cử đẩy 105 kg, HC Bạc tổng cử 183 kg; Vương Thị Huyền: HC Bạc cử giật 83 kg, cử đẩy 94 kg 3 lần hỏng (vì chuột rút); Hạng cân 62 kg nam: Trịnh Văn Vinh HCĐ cử giật 132 kg, HCB cử đẩy 167 kg, HCB tổng cử 299 kg.

Đô cử Trịnh Văn Vinh (hạng 62 kg) cũng có ngày thi đấu thành công khi giành HCĐ cử giật (132 kg), HCB cử đẩy (167 kg), HCB tổng cử (299 kg). So với giải châu Á năm 2016, thành tích của anh tăng 17 kg lần lượt là 124 - 158 - 282.

Theo 24h.com.vn

Cử tạ Việt Nam giành 10 huy chương giải vô địch châu Á