8
Gặp mặt chiến sỹ đặc công năm xưa TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Rau, hoa mất trắng sau khi phun thuốc BVTV TRANG 7 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4765 - THỨ TƯ NGÀY 12/4/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 6 TRANG 4 TRANG 3 Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ. (XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, 3/1961, T.10, TR. 310, 313, 314, 315) Khi Liên minh HTX phát huy vai trò Người dân sống và sản xuất dọc tuyến đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt. Ảnh: Quý SG 25 năm xây dựng và phát triển, Liên minh HTX Lâm Ông chủ nhiệm trong vùng sâu Cát Tiên TRANG 5 KINH TẾ K’Cúc và chuyện làm giàu từ đa canh TRANG 3 DÂN SINH BÊN ĐƯỜNG CAO TỐC Lâm Đồng cần tiếp tục phát huy các sáng kiến trong tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở CÁT TIÊN: Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa Đồng đã phát huy tích cực nhiệm vụ, chức năng của mình, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội thuận lợi cho đơn vị kinh tế hợp tác chuyển đổi mô hình hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường. Chiều ngày 11/4, Đoàn Giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016. Đoàn do đồng chí Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng đoàn Giám sát cùng các thành viên của Đoàn Giám sát, đại diện của Bộ Nội vụ. Về phía Lâm Đồng có đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt cùng các huyện Đơn Dương, Lâm Hà… Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo với Đoàn Giám sát Quốc hội tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách bộ máy hành chính của Lâm Đồng giai đoạn 2011- 2016. Theo báo cáo của UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh giai đoạn 2011- 2016 là 19 đơn vị; chi cục và cấp tương đương năm 2011 có 15 đơn vị, đến cuối năm 2016 có 14 đơn vị; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh năm 2011 có 10 đơn vị, cuối năm 2016 còn 8 đơn vị;... XEM TIẾP TRANG 5 Sáng 11/4, tại huyện Cát Tiên, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Cát Tiên đã tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại huyện Cát Tiên đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, các em học sinh và nhân dân trên địa bàn huyện đến tham quan và tìm hiểu về những tư liệu lịch sử chứng tỏ hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và đây là một phần lãnh thổ không thể tách rời của nước ta. Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại huyện Cát Tiên sẽ kết thúc vào ngày 13/4. T.CHU-N.HẬU Bài toán khó giải

CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

Gặp mặt chiến sỹ đặc công năm xưa

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCRau, hoa mất trắng sau khi phun thuốc BVTV

TRANG 7

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4765 - THỨ TƯ NGÀY 12/4/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 6

TRANG 4

TRANG 3

Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ.(XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI,

3/1961, T.10, TR. 310, 313, 314, 315)

Khi Liên minh HTX phát huy vai trò

Người dân sống và sản xuất dọc tuyến đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt. Ảnh: Quý SG

25 năm xây dựng và phát triển, Liên minh HTX Lâm

Ông chủ nhiệm trong vùng sâu Cát Tiên

TRANG 5

KINH TẾ K’Cúc và chuyện làm giàu

từ đa canhTRANG 3

DÂN SINH BÊN ĐƯỜNG CAO TỐC

Lâm Đồng cần tiếp tục phát huy các sáng kiến trong tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở

CÁT TIÊN: Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa

Đồng đã phát huy tích cực nhiệm vụ, chức năng của mình, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội thuận lợi cho đơn vị kinh tế hợp tác chuyển đổi mô hình hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường.

Chiều ngày 11/4, Đoàn Giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016.

Đoàn do đồng chí Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng đoàn Giám sát cùng các thành viên của Đoàn Giám sát, đại diện

của Bộ Nội vụ.Về phía Lâm Đồng có đồng chí Đoàn Văn

Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt cùng các huyện Đơn Dương, Lâm Hà…

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo với Đoàn Giám sát Quốc hội tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cải

cách bộ máy hành chính của Lâm Đồng giai đoạn 2011- 2016.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh giai đoạn 2011- 2016 là 19 đơn vị; chi cục và cấp tương đương năm 2011 có 15 đơn vị, đến cuối năm 2016 có 14 đơn vị; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh năm 2011 có 10 đơn vị, cuối năm 2016 còn 8 đơn vị;...

XEM TIẾP TRANG 5

Sáng 11/4, tại huyện Cát Tiên, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Cát Tiên đã tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại huyện Cát Tiên đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, các em học sinh và nhân dân trên địa bàn huyện đến tham quan và tìm hiểu về những tư liệu lịch sử chứng tỏ hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và đây là một phần lãnh thổ không thể tách rời của nước ta.

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại huyện Cát Tiên sẽ kết thúc vào ngày 13/4. T.CHU-N.HẬU

Bài toán khó giải

Page 2: CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

2 THỨ TƯ 12 - 4 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Đảng bộ Phường 5 hiện có 19 chi bộ trực thuộc (trong đó: 14 chi bộ tổ dân phố, 5 chi bộ

chức năng), với tổng số 331 đảng viên (trong đó có 14 đảng viên dự bị). Trong những năm qua, Đảng bộ đã bám sát các nội dung Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 30/3/2007 về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về “Nội dung sinh hoạt chi bộ”; và Kế hoạch số 67-KH/ThU của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Lạt về thực hiện nội dung này. Trên cơ sở đó, Đảng bộ Phường 5 tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chi bộ thông qua thực hiện tốt cơ chế phát huy dân chủ trong sinh hoạt.

Những ý kiến, quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau của các đảng viên khi được đưa ra tập thể thảo luận, phân tích đã nhận được những góp ý thẳng thắn trên tinh thần xây dựng, tạo được sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo

của chi bộ. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết,

trong sinh hoạt thường kỳ, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Phường 5 đều dành 30 phút đầu giờ để thông tin đến đảng viên những thông tin thời sự mới nhất quốc tế, trong nước, tỉnh, thành phố. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến đảng viên và kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong sinh hoạt chi bộ, nhiều đảng viên đã mạnh dạn nêu ra những ý kiến đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng hoặc suy thoái tư tưởng, đạo đức của cán bộ, đảng viên ở địa phương mình. Số đảng viên thẳng thắn chỉ ra những bất cập mang tính “hình thức” trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngày càng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, trong sinh hoạt chuyên đề, bí thư chi bộ luôn khuyến khích đảng viên nói ra những suy nghĩ của mình và đóng góp ý kiến xây dựng cho các dự thảo chuyên đề đó trước khi chi bộ ban hành chính thức. Nhờ phát huy dân chủ

trong sinh hoạt, các chi bộ đã phát huy được tối đa thế mạnh, năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm của tất cả cán bộ, đảng viên đối với các nhiệm vụ, công việc của cơ quan, đơn vị mình. Do vậy, chất lượng các nghị quyết nói chung, nghị quyết chuyên đề của các chi bộ nói riêng, đặc biệt là những nghị quyết của Đảng ủy Phường 5 được nâng lên, chất lượng hơn, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của tập thể và nhân dân, bám sát tình hình của địa phương và sớm đi vào cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Văn Thạch - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Phường 5 cho biết: “Thời gian qua, Đảng ủy đặc biệt chú trọng tới việc phát huy tính dân chủ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ. Mặt khác, các đồng chí bí thư chi bộ cơ sở và đảng ủy viên được phân công về sinh hoạt tại các chi bộ tổ dân phố đã chủ động khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần tham gia góp ý của đảng viên. Qua đó, lắng nghe, bảo lưu, tiếp thu những

ý kiến đúng đắn của các đảng viên về báo cáo với Thường trực Đảng ủy để có cơ sở vận dụng vào thực tiễn tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phường. Đặc điểm của Phường 5, đa số các đảng viên sinh hoạt trong các chi bộ là cán bộ hưu trí, có quá trình công tác lâu năm, được rèn luyện và thử thách qua nhiều môi trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, nên tính dân chủ khi tham gia đóng góp ý kiến luôn được thể hiện một cách nhiệt tình, đầy trách nhiệm và hết sức thẳng thắn”.

Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cho các TCCS đảng, thời gian tới, Đảng bộ Phường 5 đề ra kế hoạch để cụ thể, từng bước khắc phục những yếu kém còn tồn tại, tạo sự nhất trí cao trong toàn Đảng bộ. Đồng thời, tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình cơ sở, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm trong nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển mạnh mẽ.

ĐỨC TÚ

ĐẢNG BỘ PHƯỜNG 5: Phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộXác định sinh hoạt chi bộ có vai trò quan trọng, quyết định đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS đảng, những năm qua, Đảng bộ Phường 5 (TP Đà Lạt) thường xuyên quán triệt việc phát huy cơ chế dân chủ, thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình đến các đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại địa phương.

Sáng 11/4, đồng chí Trần Văn Hiệp - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác Trung ương do đồng chí Vũ Trọng Lâm - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật dẫn đầu về việc khảo sát Đề án sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Theo Ban Tuyên giáo (BTG) Tỉnh ủy, qua gần 8 năm triển khai thực hiện Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn của BTG Trung ương trên địa bàn tỉnh đã góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp xã, cũng như việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đề tài sách trong Đề án đã bám sát yêu cầu của cơ sở, cập nhật những thông tin mới nhất về

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến pháp luật phục vụ kịp thời cho việc giải quyết những vấn đề đang bức xúc, thường xảy ra ở cơ sở như: quản lý đất đai, quản lý dự án đầu tư cấp xã, về tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn nhà nông làm giàu...

Sau khi có chủ trương về thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát huy “văn hóa đọc” trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, Lâm Đồng đã tiếp nhận hơn 116 ngàn đầu sách và đĩa CD được chuyển tới các cấp, các đối tượng theo quy định. Tùy theo

điều kiện cụ thể, các địa phương tiếp nhận, quản lý và sử dụng sách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của cán bộ, nhân dân trên địa bàn.

Tuy vậy, việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế như: Công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện Đề án chưa được quan tâm đúng mức; “Văn hóa đọc” chưa được hình thành bền vững, khó tuyên truyền, nhân rộng trong nhân dân; trang thiết bị phục vụ nhân dân đến đọc sách còn thiếu thốn...

Từ thực tế triển khai Đề án tại Lâm Đồng, đồng chí Trần Văn Hiệp cũng đã đề xuất với Hội đồng chỉ đạo đề án sách cần có cơ chế cụ thể để trang bị cơ sở vật chất cho xã, phường, thị trấn. Tăng số lượng sách của Đề án gửi cho xã, phường, thị trấn, trong đó nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu,

sinh động, đi sâu vào thực tế, giảm lý luận. Đặc biệt, các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, luật pháp, kiến thức về quốc phòng, an ninh nên cập nhật những mục sửa đổi, bổ sung so với luật quy định hiện hành. Công tác phát hành sách cần đảm bảo kịp thời đến với cơ sở. Cần có sự liên kết với địa phương để đưa nội dung sách phù hợp với đồng bào các dân tộc trên địa bàn…

Tại buổi làm việc, đồng chí Vũ Trọng Lâm đánh giá cao những nỗ lực của Lâm Đồng trong việc thực hiện Đề án. Đồng thời, đồng chí cũng ghi nhận những đề xuất kiến nghị của Lâm Đồng để công tác xuất bản và phát hành sách trong thời gian tới có nhiều chuyển biến hiệu quả hơn. N.NGÀ

Hơn 116 ngàn đầu sách và đĩa CD được chuyển về cơ sở

Bộ CHQS tỉnh thăm Tiểu khu Quân sự Xiêm Riệp

ĐAM RÔNG: Hơn 170 bài dự thi tìm hiểu Nghị quyết đại hội Đảng các cấp

Từ ngày 4-9/4, Đoàn công tác Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng do Đại tá Nguyễn Bình Sơn,

Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã đến

thăm và chúc mừng Tiểu khu Quân sự tỉnh Xiêm Riệp, Quân

khu 4 - Quân đội Hoàng gia Campuchia nhân dịp Tết Chol

Ch’Năm Th’Mây. Tại đây, đoàn công tác Bộ CHQS tỉnh

Lâm Đồng đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới cán bộ,

chiến sĩ Quân khu 4 nói chung và Tiểu khu Quân sự tỉnh

Xiêm Riệp nói riêng nhân dịp Tết cổ truyền của nhân dân

Campuchia. Đồng thời, hai bên đã tổ chức sơ kết công tác kết nghĩa năm 2016 và ký kết quy

chế thực hiện năm 2017 với nhiều nội dung, chương trình nhằm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước cũng

như lực lượng vũ trang của hai tỉnh, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Được

biết, trong những ngày thăm đất nước chùa tháp, đoàn công tác Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng đã được phía bạn tiếp đón chu đáo, trọng thị và được tổ chức đi tham quan một số danh lam nổi tiếng của tỉnh Xiêm Riệp.

NGUYỄN THẾ

Nhằm đưa Nghị quyết của Đảng các cấp đi vào cuộc sống,

thời gian qua, Huyện ủy Đam Rông đã tổ chức cuộc thi tìm

hiểu Nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Qua phát động, Ban tổ chức cuộc thi đã tiếp nhận

172 bài dự thi của các tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức cơ

sở đảng trên địa bàn huyện. Theo đó, Ban giám khảo cuộc thi đã chấm giải nhất cho tập thể Đảng ủy xã Liêng Srônh;

giải nhì thuộc về Đảng ủy Quân sự huyện và 2 giải ba

cho Chi bộ Trường THPT Phan Đình Phùng và Chi bộ Trường

THPT Đạ Tông. Đồng thời, trao giải nhất cá nhân cho tác

giả Nguyễn Công Long, Đảng ủy Công an huyện; giải nhì cho tác giả Trần Anh Thương, giáo

viên Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Đam Rông). Ngoài ra, Ban tổ chức còn chọn 30 bài

dự thi đạt chất lượng để tham gia hội thi cấp tỉnh.

Qua đánh giá của Ban tổ chức, nhìn chung chất lượng

các bài thi tìm hiểu nghị quyết đại hội Đảng các cấp tương đối

đồng đều, đảm bảo các nội dung theo yêu cầu, đặc biệt là có

nhiều bài đã thể hiện được tầm nhìn đối với công tác xây dựng Đảng, cũng như phát triển kinh

tế - xã hội ở địa phương.LÊ TUẤN

Chiều ngày 11/4, các đồng chí: Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (BCĐ QCDCCS); Nguyễn Thị Lệ - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ QCDCCS đã chủ trì Hội nghị BCĐ QCDCCS tỉnh gắn với tổng kết Quy chế phối hợp thực hiện công tác dân vận giữa UBND tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy năm 2016.

Theo báo cáo tại hội nghị, kết quả trong năm 2016, việc thực hiện tốt QCDCCS đã góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm

Tổng kết Quy chế phối hợp thực hiện công tác dân vận giữa UBND tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủynghèo, xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, đến cuối năm 2016, Lâm Đồng đã có 60 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và huyện Đơn Dương đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Hoạt động của chính quyền các cấp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, cải cách thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ. Khối đại đoàn kết nhân dân các dân tộc trong tỉnh được xây dựng và giữ vững, tình hình chính trị, an ninh, trật tự được giữ vững ổn định, lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước được củng cố vững chắc…

Cũng trong năm 2016, việc phối hợp hoạt động công tác dân vận giữa UBND tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy dần đi vào nề nếp, nội dung phối hợp bám sát với nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chú trọng đến các chương trình, mục tiêu trọng điểm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ dân vận của các cơ quan, đơn vị địa phương có trọng tâm, trọng điểm. Công tác dân vận của các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp đạt được những kết quả cơ bản. Việc phối hợp thực hiện quy chế dân chủ, cải cách hành chính, phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước đã giúp cho cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ quan tâm nhiều hơn đến công tác dân vận; từ đó, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của

nhân dân, giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thấu tình đạt lý, có trách nhiệm với nhân dân…

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đoàn Văn Việt đã đánh giá cao những kết quả hoạt động của BCĐ QCDCCS trong thời gian qua; đồng thời đồng chí nhấn mạnh một số nội dung cần thực hiện trong thời gian tới như: tiếp tục rà soát để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ QCDCCS; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; rà soát, bổ sung các quy chế hoạt động của BCĐ QCDCCS…

DUY NGUYỄN

Page 3: CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

3 THỨ TƯ 12 - 4 - 2017KINH TẾ

Phối hợp, hỗ trợ thiết thựcVới vai trò ủy viên Ban Chỉ đạo

xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng, tính riêng trong năm vừa qua, Liên minh HTX Lâm Đồng đã chủ trì phối hợp cùng các cơ quan liên quan tích cực tuyên truyền, vận động thành lập mới gần 30 đơn vị kinh tế hợp tác trên 10 huyện trong tỉnh, gồm các lĩnh vực nông nghiệp, công thương, giao thông vận tải, quỹ tín dụng nhân dân… Trong đó, Liên minh đã kịp thời nắm bắt, tổng hợp, rà soát, tập trung xây dựng và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần hoàn thành tiêu chí số 13 trên từng xã nông thôn mới trong tỉnh Lâm Đồng.

Đặc biệt, Liên minh còn chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng thông qua Đề án phát triển kinh tế hợp tác giai đoạn đến năm 2020. Thiết thực hơn, Liên minh đã phối hợp với các Sở Công thương, Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Lâm Đồng lựa chọn, giới thiệu những HTX tiêu biểu tham gia triển lãm, trưng bày các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Lâm Đồng đến với nhiều tỉnh, thành ở khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Kết quả, nhiều đơn vị HTX Lâm Đồng đã ký kết hợp đồng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm với hệ thống siêu thị và các doanh nghiệp lớn trong nước như: Công ty Pepsico, Công ty lúa giống Quảng Bình…

Với hoạt động hỗ trợ tín dụng, Liên minh thường xuyên hướng dẫn đơn vị kinh tế tập thể lập dự án đăng ký hỗ trợ kinh phí, sau đó tổ chức giải ngân trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Khi Liên minh HTX phát huy vai trò25 năm xây dựng và phát triển, Liên minh HTX Lâm Đồng đã phát huy tích cực nhiệm vụ, chức năng của mình, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội thuận lợi cho đơn vị kinh tế hợp tác chuyển đổi mô hình hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường.

Kết quả trong năm vừa qua, Liên minh đã giải quyết cho hơn 10 đơn vị kinh tế tập thể vay hơn 2 tỷ đồng Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX và 1,3 tỷ đồng Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.

Ngoài ra, Liên minh còn triển khai các hoạt động hỗ trợ thiết thực khác cho đơn vị kinh tế tập thể như: đầu tư 100 triệu đồng ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất; 120 triệu đồng chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; 22 triệu đồng hỗ trợ 12 tháng lãi suất vay sản xuất, kinh doanh…

Ông Bùi Quang Tùng, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Lâm Đồng đánh giá chung: “Trong năm vừa qua, Liên minh HTX Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ, toàn diện công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện hoàn

thành và vượt mức các chỉ tiêu đề ra…”.

Nhiều mô hình kinh tế hợp tác mớiThông qua các hoạt động phối

hợp, hỗ trợ tích cực trong thời gian qua, Liên minh HTX Lâm Đồng đã góp phần quan trọng để phát triển ngày càng nhiều mô hình kinh tế hợp tác mới đạt hiệu quả, đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 20 HTX hoạt động theo mô hình liên kết chuỗi giá trị tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm cho hộ gia đình thành viên để cung cấp đến hệ thống siêu thị, các cửa hàng rau sạch trong cả nước với tổng sản lượng hàng năm khoảng 47.000 tấn.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với HTX ở Lâm Đồng đã và đang phát huy hiệu quả đáng kể. Theo đó, trách nhiệm ràng buộc của doanh nghiệp

là xây dựng và mở rộng thị trường tiêu thụ, hỗ trợ đầu tư, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất nông phẩm theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Trách nhiệm HTX tổ chức cho hộ gia đình thành viên gắn kết với doanh nghiệp, tuân thủ đầy đủ những nội dung cam kết trong hợp đồng về chủng loại nông phẩm sản xuất, sản lượng thu hoạch định kỳ, chất lượng hàng hóa…

Liên minh HTX Lâm Đồng nhận định: “Trong những năm qua, hệ thống HTX hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp ở Lâm Đồng tiếp tục giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổ chức kinh tế hợp tác với kinh tế hộ gia đình thành viên. Và như vậy, kinh tế tập thể nói chung, kinh tế hợp tác xã nói riêng đã từng bước thể hiện vai trò là chỗ dựa cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Qua đó, góp phần xây dựng chiếc cầu nối giữa các nhà khoa học với nhà nông là hộ gia đình thành viên HTX và nhà doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm…”. VĂN VIỆT

Ngày càng nhiều HTX nông nghiệp ở Lâm Đồng sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị gia tăng. Ảnh:V.Việt

K’Cúc và chuyện làm giàu từ đa canh

Anh K’Cúc.

Là một hội viên Hội Nông dân sinh hoạt tại Chi hội Nông dân thôn 3, xã Đoàn

Kết, anh chăm chỉ tham gia học tại các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng điều ghép, trồng cà phê, trồng sầu riêng, cao su…, những cây trồng phù hợp với đất Đạ Huoai và có giá trị kinh tế cao. Quyết thay đổi cơ cấu cây trồng

vườn nhà, K’Cúc được Hội Nông dân đứng ra tín chấp vay nguồn vốn lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng chính sách và xã hội để hiện thực hóa cơ hội. Có vốn, có kỹ thuật, anh quyết cải tạo lại vườn điều, thay giống điều hạt năng suất thấp sang trồng 2 ha điều ghép năng suất cao, đồng thời trồng thêm trong vườn 1 ha cao su, 0,4 ha sầu riêng và 1,4 ha cà phê và gần đây đã trồng xen thêm 0,6 ha tiêu. Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào chăm sóc cây trồng, vườn nhà không phụ công người nông dân chăm chỉ. Hiện tại, với 4,8 ha đất vườn các loại, anh thu 5 tấn hạt điều, gần 30 tấn sầu riêng, 4 tấn nhân cà phê robusta…, thu nhập

gia đình đạt từ 400-500 triệu đồng/năm. Anh chia sẻ: “Cao su nhà mình tự cạo, các loại cây khác thì thuê thêm người làm. Chăm sóc tốt, năng suất ngày càng tăng, cây điều ban đầu chỉ 800 kg/ha, nay đã tăng 2.500 kg/ha, sầu riêng cũng tăng từ 10 tấn lên gần 30 tấn. Quan trọng là phải chăm sóc đúng kỹ thuật, đầu tư đúng để cây được khỏe, ăn bền”.

Làm giàu cho gia đình, K’Cúc đã trở lại hỗ trợ cho bà con xung quanh. Vườn nhà anh thuê 3 lao động thường xuyên với lương ổn định, vào mùa cao điểm thu hoạch cà phê, thu hoạch điều thuê thêm hàng chục lao động địa phương. Bốn hộ khó khăn trong thôn, anh

chia sẻ cả vốn, vật tư, kỹ thuật và kinh nghiệm để bà con phát triển sản xuất, góp phần giúp gia đình họ thoát nghèo. Các loại quỹ tại địa phương như Quỹ hỗ trợ nông dân, khuyến học khuyến tài, đền ơn đáp nghĩa… anh đều đóng góp rộng rãi với mong muốn góp chút sức cho cộng đồng. Và vừa rồi, gia đình anh K’Cúc đã hiến 325 m2 đất và đóng góp 5,5 triệu đồng xây dựng đường giao thông nông thôn. Anh là điển hình một gia đình nông dân trẻ đã biết thay đổi, làm giàu từ mô hình đa canh trên mảnh đất quê và vinh dự được vinh danh là nông dân sản xuất giỏi của Đạ Huoai và của tỉnh Lâm Đồng. DIỆP QUỲNH

Giữa vùng đất nắng gió Đạ Huoai, nhiều gương nông dân làm giàu từ đất đai quê nhà, đã cho thấy tiềm năng từ mảnh đất này. Trong đó có K’Cúc, chàng trai K’Ho không chỉ chăm chỉ, giỏi giang làm giàu cho gia đình, mà còn tích cực hỗ trợ cộng đồng.

Sản xuất công nghiệp tăng 6,8%Theo UBND tỉnh, tính đến hết quý I

năm 2017, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tuy ngành

khai khoáng giảm 13% nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%;

sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí tăng 15,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,8%. Một số sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ năm trước đó là: cao lanh và đất sét cao lanh

khác tăng 14,8%, đất sét chịu lửa tăng 20,7%; quả và hạt ướp lạnh tăng 36,2%;

rượu vang từ quả tươi tăng 34,8%; sợi xe từ sợi tơ tằm tăng 3,5%; gỗ xẻ tăng

34,7%; alumin tăng 11,4%; đặc biệt, điện sản xuất tăng 67,8% và sản xuất phân vi

sinh tăng tới 91%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm

so với cùng kỳ như đá xây dựng, giảm 25,8%; cát xây dựng giảm 19,8%;

áo khoác không tay, áo khoác da cho người lớn dệt kim hoặc đan móc giảm

18,9%, nhất là thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên giảm

mạnh lên đến 75,8%.KHẢI NHIÊN

Xuất khẩu trong quý I đạt 23,1% kế hoạch

Báo cáo của UBND tỉnh cho hay, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Lâm Đồng đều đạt mức xuất khẩu tăng

cả về số lượng và giá trị.Cụ thể, xuất khẩu alumin đạt 136,5 ngàn tấn, trị giá 43,2 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 58,2% về giá trị; hàng rau, quả đạt 2.087 tấn, trị giá 50,8 triệu USD, tăng

11,6% về lượng và tăng 8,1% về giá trị; chè chế biến đạt 2.756 tấn, trị giá 5,9

triệu USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 1,82% về giá trị; đặc biệt cà phê xuất khẩu đạt hơn 23.242 tấn, trị giá 50,8

triệu USD, tăng 33,3% về lượng và tăng 67,8% về giá trị… Theo đó, tổng kim

ngạch xuất khẩu các mặt hàng hóa trong quý I năm 2017 ước đạt 127,2 triệu USD, bằng 23,1% kế hoạch năm và tăng 35%

so với cùng kỳ.Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 32 triệu USD, đạt 35,6% kế hoạch, tăng

123,9% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu phần lớn là tư liệu sản xuất như sắt thép, sợi tơ, vải may mặc, máy

móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, phân bón và giống cây trồng…

XUÂN TRUNG

Thuốc phòng trừ bọ xít muỗi đạt hiệu lực phun xịt 78%

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, từ giữa tháng 3/2017 đến nay, 3 huyện phía Nam Lâm Đồng đã ra quân đồng loạt phun xịt thuốc Wamtox

100EC (hoạt chất Cypermethrin) phòng trừ bọ xít muỗi trên diện tích hơn 23.600

ha điều và gần 2.440 ha cây ăn trái các lọai như sầu riêng, măng cụt, chôm

chôm…, đạt hiệu lực trung bình 78%. Kế hoạch trong tháng 4/2017, Chi cục

Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng tiếp tục triển khai phun thuốc Wamtox

100EC (hoạt chất Cypermethrin) phòng trừ bọ xít muỗi đợt 2 bổ sung trên diện tích 9.800 ha điều 3 huyện phía Nam của tỉnh.

Đồng thời, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng hướng dẫn các địa

phương vận động nông dân khôi phục sản xuất sau dịch bọ xít muỗi.

VŨ VĂN

Page 4: CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

4 THỨ TƯ 12 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Cách đây đúng 50 năm, ngày 19/3/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại

tướng Võ Nguyên Giáp đã đến Trường Bổ túc Cán bộ Dân tộc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - khu vực I) để xem bộ đội trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và công bố thành lập Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt, bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt, bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng vượt qua, khắc phục cho kỳ được”.

Lúc bấy giờ binh chủng có 9 tiểu đoàn đặc công, 1 trường bổ túc cán bộ và 3 cơ quan. Phát huy truyền thống đặc công của cha ông qua mấy ngàn năm lịch sử và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cách đánh “công đồn đặc biệt” ở chiến trường Nam Bộ, cách đánh và tổ chức đặc công theo thời gian đã phát triển nhanh chóng, hình thành 3 loại lực lượng: Đặc công bộ, đặc công nước và đặc công biệt động. Bên cạnh đó, còn có lực lượng đặc nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong chiến tranh Việt Nam, bộ đội đặc công trên các chiến trường đã đánh hàng ngàn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục ngàn quân đối phương; tiêu diệt và gây thiệt hại hàng trăm cơ sở chỉ huy các cấp; phá hủy và phá hỏng hàng ngàn máy bay các loại, 1.600 pháo, giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự; hơn 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng; đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng chiến đấu… Binh chủng đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có 104 tập thể, 216 cá nhân được

Gặp mặt chiến sỹ đặc công năm xưa

phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và 16 chữ vàng truyền thống: “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”.

Với chiến trường khu VI và Lâm Đồng cũng vinh dự có một tiểu đoàn đặc công duy nhất có mặt trong binh chủng này. Tháng 2 năm 1967, từ tiền thân là Tiểu đoàn 1 Sư đoàn 305, thành Tiểu đoàn 1 thuộc Bộ Tư lệnh Đặc công. Tháng 2 năm 1968 mang phiên hiệu Đoàn 2004C được lệnh hành quân vào chiến trường miền Nam. Tháng 7 cùng năm đó (1968), đoàn đến Quân khu VI. Ngày 17 tháng 8 năm 1968, chính thức mang phiên hiệu Tiểu đoàn 200c đặc công Quân khu VI. Là tiểu đoàn cơ động của Quân khu VI đã tham gia chiến đấu hàng trăm trận lớn nhỏ trên khắp các chiến trường ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Tuy, Lâm Đồng, Tuyên Đức; tham gia chống phá bình định lập ấp chiến lược, diệt ác phá kiềm cùng các lực lượng chủ lực của Quân khu VI và các địa phương, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu và phá hủy hàng trăm phương tiện chiến tranh như máy bay, xe quân sự,

súng pháo các loại. Tiểu đoàn được thưởng 2 Huân chương Quân công, nhiều Huân chương Chiến công và nhiều danh hiệu khác. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công và các danh hiệu dũng sĩ.

Sau ngày 30/4/1975, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đặc công 200c tiếp tục phối hợp với lực lượng công an, quân đội ở địa phương làm nhiệm vụ truy quét Fulro, làm công tác dân vận, tham gia xây dựng các buôn làng vùng sâu, vùng xa.

Do yêu cầu nhiệm vụ mới, năm 1986, Tiểu đoàn 200c đặc công Quân khu VI được giải thể (Đến ngày 22 tháng 2 năm 2010, Tiểu đoàn 200c đặc công Quân khu VI đã được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân), các cán bộ, chiến sĩ vẫn tiếp tục tham gia các lực lượng quân đội, công an ở địa phương, chuyển sang các cơ quan Nhà nước và trở thành những cán bộ chỉ huy, lãnh đạo các cấp cũng như nghỉ hưu trở về địa phương lao động sản xuất, giữ vững phẩm chất của người lính Cụ Hồ.

Đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Binh chủng Đặc công Việt Nam, tại hội trường Hội

Cựu chiến binh tỉnh Lâm Đồng, Ban Liên lạc Tiểu đoàn 200c đặc công Quân khu VI - Lâm Đồng đã tổ chức buổi gặp mặt các cán bộ, chiến sĩ từng tham gia chiến đấu trong tiểu đoàn khắp nơi trong tỉnh về dự.

Tại buổi gặp mặt, các cựu chiến binh, các cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 200c đặc công Quân khu VI đã tâm sự, ôn lại những kỷ niệm một thời máu lửa, hào hùng nhưng đầy tình nghĩa; được nghe ông Lê Thanh Phong (nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), bà Hoàng Thị Thu Hồng (nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng), ông Nguyễn Đức Phúc (nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 200c), ông Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng ban liên lạc Tiểu đoàn 200c đặc công); anh Tuất (Lạc Dương), anh Ngân (Đức Trọng) - vốn là những cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 200c đặc công... phát biểu chia sẻ ý kiến về việc xây dựng nguồn quỹ tình nghĩa của ban liên lạc tiểu đoàn để có dịp đi thăm hỏi, động viên nhau những lúc khó khăn, ốm đau, bệnh tật hoặc qua đời.

Hình ảnh người lính đặc công vẫn còn sống mãi trong trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 200c như ngày nào.

TRỌNG NGHĨA

Vừa qua, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) và Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh trong công tác phối hợp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động, công tác tuyên truyền; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động; công tác mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); công tác thực hiện chính sách BHTN.

Kết quả, ba ngành đã thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình phối hợp. Cụ thể: LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo phòng, ban chức năng, công đoàn các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết

của Công đoàn cho hơn 110.000 lượt CNVCLĐ, phát hành 18.200 cuốn sổ tay, tài liệu bỏ túi và gần 30.000 tờ rơi đến tận tay người lao động với các nội dung về chế độ thôi việc, tiền lương, chấm dứt HĐLĐ, đóng BHXH, BHYT, BHTN, chế độ khám chữa bệnh BHYT... Tư vấn cho trên 500 lượt đoàn viên công đoàn, trả lời 26 thư hỏi liên quan đến Luật Lao động, Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật Công đoàn...

Sở LĐ-TBXH đã phối hợp BHXH thanh tra, kiểm tra tại 59 doanh nghiệp, đề xuất hơn 600 điểm kiến nghị, khắc phục thiếu sót, vi phạm pháp luật lao động, BHXH, BHYT, BHTN, an toàn lao động, dạy nghề, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động... Qua đó, phát hiện 17 cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 149 triệu đồng, đã thu hồi được 112 triệu đồng.

BHXH tỉnh đã phối hợp thanh tra, kiểm tra 258 đơn vị sử dụng lao động, thu hồi được 2,14 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN; truy đóng 1,09 tỷ đồng; xử phạt hành chính 37,5 triệu đồng và yêu cầu lập thủ tục đóng BHXH, BHYT, BHTN cho 244 lao động.

Ngoài ra, ba ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho CNVC-LĐ và đoàn viên công đoàn tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Qua công tác phối hợp đã thu được 4,6 tỷ đồng, truy thu 738 triệu đồng; yêu cầu truy đóng 55 triệu đồng, lập thủ tục đóng BHXH, BHYT, BHTN cho 296 lao động...

Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chương trình phối hợp năm 2017, tập trung vào các nội dung cơ bản như: Tiếp tục đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật lao động; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động, thực hiện chương trình quốc gia về lao động; chú trọng xây dựng kế hoạch phối hợp công tác hàng năm; đồng thời tăng cường phối hợp trao đổi thông tin để nâng cao hiệu quả công tác; phấn đấu giảm nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN dưới 4% kế hoạch được giao; phối hợp khởi kiện trên 3 doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài; tăng cường công tác tuyên truyền; phấn đấu 96% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thương lượng và ký kết được thỏa ước lao động tập thể; có 100% lao động đủ điều kiện trong các doanh nghiệp được ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên; đảm bảo trả lời kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

AN NHIÊN

Đánh giá 1 năm chương trình phối hợp giữa LĐLĐ tỉnh, Sở LĐ-TBXH và BHXH tỉnh

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 200c đặc công Quân khu VI - Lâm Đồng chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: T.N

Sáng 11/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết Tháng Thanh niên năm 2017 và chỉ đạo đại hội đoàn các cấp nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đồng chí Lê Quốc Phong - Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã thông qua báo cáo tổng kết Tháng Thanh niên năm 2017, báo cáo đại hội điểm, Đại hội Đoàn cơ sở…

Theo báo cáo của Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, qua tổng kết Tháng Thanh niên năm 2017, đoàn thanh niên đã đạt được nhiều kết quả. Về công tác tuyên truyền, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các huyện, thành đoàn và đoàn trực thuộc chỉ đạo 100% đoàn cơ sở thuộc các cơ quan, trường học, xã, phường, thị trấn… treo băng rôn hưởng ứng Tháng Thanh niên 2017, chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng tham gia cuộc thi Olympic các môn khoa học Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường” do Trung ương Đoàn tổ chức và đã chọn được một đội gồm 7 thành viên tham gia cụm Tây Nguyên…

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng được các cơ sở đoàn triển khai một cách hiệu quả; đặc biệt chỉ đạo các huyện, thành đoàn và đoàn trực thuộc chỉ đạo Đoàn cơ sở thuộc các cơ quan, trường học, xã, phường, thị trấn, lực lượng vũ trang đẩy mạnh việc học tập 6 bài lý luận chính trị, thực hiện “Tuổi trẻ Lâm Đồng học tập và làm theo lời Bác”, “Thiếu nhi Lâm Đồng thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”…

Nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai như thực hiện công trình thanh niên “Làm thùng rác từ lốp xe ô tô cũ”, trao tặng 200 đèn bàn cho đoàn viên, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, xóa biển quảng cáo rao vặt sai quy định; phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức mít tinh mừng ngày Quyền của người tiêu dùng, phối hợp tổ chức đối thoại “Thanh niên với khởi nghiệp và bảo vệ môi trường”…

Tại hội nghị, đồng chí Trần Thị Chúc Quỳnh, Bí thư Tỉnh Đoàn cũng quán triệt các công tác chuẩn bị tiến tới Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng dự kiến tổ chức vào tháng 9 tới đây. HỒNG THẮM

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TỔNG KẾT THÁNG THANH NIÊN NĂM 2017:Nhiều hoạt độngthiết thực

Bí thư Tỉnh Đoàn Trần Thị Chúc Quỳnh tại đầu cầu Lâm Đồng.

Page 5: CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

5 THỨ TƯ 12 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nỗ lựccủa ông chủ nhiệmKhi nói về mình, ông Lê Văn Bảy

- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) chế biến hạt điều Lê Gia vẫn cho rằng mình là nông dân chính hiệu, một nông dân ở xã vùng sâu từng quanh năm “đầu tắt mặt tối” quanh quẩn với ruộng vườn chỉ mong thoát được nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê mình.

Năm nay 61 tuổi (sinh 1956), người Bình Định, ông Lê Văn Bảy cùng gia đình đi kinh tế mới vào lập nghiệp tại Cát Tiên từ năm 1982, từ đó đến nay sinh sống tại thôn Cát An 2, xã Phước Cát 1, Cát Tiên.

Để có một HTX bài bản như hiện nay, ông Chủ nhiệm Lê Văn Bảy đã trải qua những bước thăng trầm của đời nông dân chân lấm tay bùn. Làm ruộng mãi mà vẫn nghèo, “của ruộng đắp bờ” - như cách ông nói, đến năm 1996 ông cố gắng tích cóp tạo dựng được một vườn trồng hồ tiêu rộng 2 sào. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì chỉ ít năm sau, năm 1999 và sau đó là 2000 khi những cơn lũ theo nhau về Cát Tiên đã “xóa sổ” không thương tiếc vườn tiêu này. Bao hy vọng đổi đời của ông Bảy cũng cuốn theo nước lũ, khi nước rút đi chỉ còn trơ lại cho ông mảnh vườn tan hoang xơ xác.

Không bỏ cuộc, ông thử chuyển vườn mình sang trồng cây cảnh. Những năm đó đời sống người dân nhiều nơi khá giả lên, nhu cầu cây cảnh tăng cao. Với cây cảnh ông từng bước gây dựng lại khu vườn này, tổng thu nhập gia đình từ cây cảnh sau đó đã tăng lên khoảng 120 triệu đồng/năm.

Không dừng ở đây, năm 2003, ông Bảy qua Bình Phước ven xã ông học hỏi nghề sơ chế hạt điều. Với tâm niệm họ làm được mình làm được, ông về đứng ra vay vốn ngân hàng để mua máy móc và hạt điều thô trong vùng để sản xuất ở nhà. Ban đầu gia đình ông tự làm, rồi ông dạy lại nghề cho người khác,

Ông chủ nhiệm trong vùng sâu Cát Tiên Có một hợp tác xã (HTX) trong nhiều năm nay đã đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho nhiều nông dân lúc nông nhàn ở vùng sâu Cát Tiên. Đó là HTX chế biến hạt điều Lê Gia với ông chủ nhiệm Lê Văn Bảy.

dần mở rộng sản xuất sang những hộ chung quanh.

Khi công việc chế biến hạt điều phát triển, đầu ra ổn định, ông Bảy đứng ra vận động thành lập HTX chế biến hạt điều trong năm 2008 với 3 thành viên Ban quản trị cùng khoảng 20 xã viên là những người làm ăn với ông từ ban đầu.

Cho đến nay HTX chế biến hạt điều Lê Gia vẫn đang hoạt động khá ổn định trong vùng sâu Cát Tiên, là một trong những địa chỉ đi đầu tại xã Phước Cát 1 trong việc giải quyết lao động nông nhàn cho nông dân trong vùng. Đến nay tổng vốn và tài sản của HTX đã tích lũy được trên 5 tỷ đồng, ông không ngừng cải tiến hệ thống máy móc, nâng cấp phương tiện chuyên chở.

Là chủ nhiệm, ông tích cực đi tìm nguồn nguyên liệu, tìm hợp đồng đầu ra cho sản phẩm. HTX Lê Gia từ chế biến thô trong ngày đầu đến nay đã làm ra thành phẩm hoàn chỉnh. Hiện HTX thường xuyên có việc làm cho trên 24 người trong xã với mức lương trung bình khoảng trên 3 triệu đồng/ tháng; những lúc cao điểm HTX có chừng 40 - 50 người

làm việc tại đây.“Chúng tôi là HTX nhỏ, chịu sức

ép cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn. Nhưng ưu điểm là chúng tôi gọn nhẹ, linh động, mua hạt điều trong vùng, chế biến hàng cho các đơn vị lớn theo hợp đồng. Trong sản xuất chúng tôi luôn chú ý đến chất lượng sản phẩm nên luôn có đầu ra ổn định” - ông Bảy cho biết.

Một điều ông Bảy tâm đắc nhất sau bao năm đưa HTX đi vào hoạt động chính là việc HTX đã mang lại công việc cho rất nhiều người dân ở đây. “Anh coi, vùng sâu, hầu hết người dân làm ruộng, tùy theo mùa vụ, đâu phải lúc nào cũng có việc cũng ra đồng. HTX có mặt đã cung cấp được việc làm cho bà con trong lúc nông nhàn, có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống” - ông nói.

Hướng đến cộng đồngKhông chỉ là một nông dân sản

xuất giỏi, một chủ nhiệm năng động, ông Lê Văn Bảy còn là một người luôn hướng đến cộng đồng, quan tâm đến những người chung quanh, cùng đóng góp để địa phương phát triển.

Trong nhiều năm nay ông Bảy đã

đóng góp trên 100 triệu đồng cho các hoạt động của địa phương như xóa nhà tạm, giúp đỡ người nghèo, giúp nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ địa phương làm đường giao thông nông thôn, thăm hỏi gia đình chính sách trong các dịp lễ tết, tặng quà cho các cháu trong dịp Trung thu hằng năm…

Ông còn hướng dẫn nghề và tư vấn việc làm cho nhiều người khó khăn tại địa phương, giúp nhiều trường hợp để học nghề lái xe, học nghề sửa xe cơ giới, nghề hàn tiện, học bảo trì máy móc... Ông còn giúp nhiều trường hợp vượt qua khó khăn bằng cách cho mượn tiền không tính lãi và số tiền mượn này đến nay nếu tính cũng lên đến vài tỷ đồng. Đặc biệt nhiều năm qua ông còn giúp đỡ xe cộ để phục vụ miễn phí trong vùng những dịp tang ma đưa tiễn người quá cố.

Theo ông Võ Trung Linh - Chủ tịch UBND xã Phước Cát 1, ông Lê Văn bảy chính là một tấm gương sáng của xã về nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình, một tấm gương vì cộng đồng “Xã hiện có 3 HTX hoạt động nhưng HTX Lê Gia hoạt động rất ổn định và hiệu quả, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người trong xã. Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, ông Lê Văn Bảy còn là người có uy tín trong cộng đồng, đóng góp nhiều cho công tác từ thiện nhân đạo của xã, tham gia nhiều hoạt động, đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương vùng sâu như Phước Cát 1 để xã vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2016 vừa qua”.

Nhưng với ông Bảy, ông quan niệm đơn giản, giúp người là giúp mình: “Tôi là nông dân, từ ruộng đất mà nên, hiểu được cảnh cực khổ của nông dân trong vùng. Chẳng qua mình có chút may mắn hơn thôi nên giúp người là việc cần phải làm, sống trên đời ơn qua nghĩa lại là chuyện bình thường mà” - ông cười vui.

VIẾT TRỌNG

Ông Lê Văn Bảy trong nhà xưởng chế biến hạt điều tại xã Phước Cát 1 - Cát Tiên.Ảnh: V.T

Ngày 11/4, Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng đã long trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ.

Trong 30 năm qua, Hội VHNT Lâm Đồng luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích được Đảng và nhân dân giao phó, tập hợp đội ngũ anh em văn nghệ sĩ thành một mái nhà chung, mái nhà của sáng tạo. Qua đó, cùng nhau khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào trong mỗi văn nghệ sĩ về mảnh đất, con người giàu nhân văn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng cao mang giá trị thẩm mỹ. Các sáng tác của anh chị em văn nghệ sĩ đã động viên kịp thời công cuộc đổi mới đất nước,

cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương. Đội ngũ văn nghệ sĩ Lâm Đồng không ngừng phát triển

cả về chất và lượng; từ 79 hội viên sáng lập, đến nay, Hội đã có 243 văn nghệ sĩ lao động sáng tạo ở 5 chuyên ngành, đã xây dựng được 11 chi hội.

Các văn nghệ sĩ đã đi sâu thảo luận về vấn đề nâng cao chất lượng sáng tạo văn học nghệ thuật. Với tinh thần trách nhiệm, các văn nghệ sĩ đã đưa ra nhiều ý kiến qua các tham luận: Bức tranh chấm phá về văn học Lâm Đồng (Phạm Quốc Ca), Những tác giả truyện ngắn ở Lâm Đồng (Nguyễn Thanh Hương), Nâng cao chất lượng sáng tác nhiếp ảnh trong thời kỳ số hóa (Lý Hoàng Long), Nhận diện những thử thách đối với sáng tạo văn học nghệ thuật trong thời hội nhập (Nguyễn Mộng Sinh)...

Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho Hội VHNT Lâm Đồng vì những đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương trong 5 năm (2011 - 2016), tặng bằng khen cho 2 tập thể Chi hội Nhiếp ảnh và Chi hội Mỹ thuật và 6 cá nhân xuất sắc. QUỲNH UYỂN

30 năm văn học nghệ thuật đóng góp nhiều cho xã hội

Chương trình văn nghệ biểu diễn các tác phẩm âm nhạc phổ thơ do các văn nghệ sĩ Lâm Đồng sáng tác. Ảnh: Q.U

... đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh

năm 2011 có 152 đơn vị, cuối năm 2016 còn 147 đơn vị. Cấp huyện giai đoạn 2011- 2016 có

155 phòng chuyên môn thuộc 12 huyện thành phố; đơn vị hành

chính cấp xã năm 2011 có 148 xã, phường, cuối năm 2016 còn 147 xã. So với thời điểm trước 2008,

bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn đều giảm.

Lâm Đồng cũng thực hiện nghiêm túc quy định về tuyển

dụng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng, đánh

giá, tiêu chuẩn hóa cũng như rà soát, tinh giản biên chế đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Tỉnh cũng kịp thời ban

hành các văn bản quy định về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo tính pháp lý và phù hợp quy định hiện hành,

đúng thẩm quyền và phân cấp quản lý.

Trong thời gian qua, Lâm Đồng cũng thường xuyên tiến

hành rà soát, sắp xếp lại bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị

sự nghiệp công lập theo đúng quy định của trung ương, đảm bảo

tính gọn nhẹ, nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế trong cải cách tổ chức

bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương như một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,

UBND huyện được tổ chức theo nguyên tắc quản lý đa ngành,

đa lĩnh vực song cơ cấu tổ chức bên trong có xu hướng tăng lên;

chức năng, nhiệm vụ ở một số lĩnh vực hành chính có sự tương đồng, trùng lặp; số lượng đơn vị

sự nghiệp nhiều, quy mô nhỏ, khả năng tự chủ thấp, chủ yếu dựa

vào ngân sách nhà nước; chức năng nhiệm vụ của các đơn vị

sự nghiệp ở một số lĩnh vực có sự tương đồng, trùng lắp; tại

một số cơ quan hành chính của tỉnh vẫn phải sử dụng biên chế

sự nghiệp…Trong dịp này, UBND tỉnh

Lâm Đồng đã có những kiến nghị cụ thể với Bộ Nội vụ và Quốc hội

trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Các đại biểu trong Đoàn giám sát Quốc hội cũng đặt ra các câu

hỏi cho tỉnh, đồng thời lắng nghe các ý kiến phát biểu, giải trình của

các lãnh đạo sở, ngành, lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt.

Đánh giá cao những nỗ lực của Lâm Đồng trong cải cách bộ máy

hành chính nhà nước trong thời gian qua, đồng chí Nguyễn Khắc

Định biểu dương những sáng kiến về tổ chức bộ máy hành chính cơ sở của Lâm Đồng trong nâng cao

hiệu lực và hiệu quả quản lý, đồng thời đề nghị tỉnh cần tiếp tục phát huy các sáng kiến này nhằm mục

tiêu mang lại lợi ích cho người dân. Đồng chí hoan nghênh Lâm

Đồng trong thời gian qua đã có những bước phát triển lớn trong kinh tế - xã hội, thực hiện rất tốt công tác giảm biên chế theo quy

định của trung ương. VIẾT TRỌNG

Lâm Đồng... TIẾP TRANG 1

Page 6: CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

6 THỨ TƯ 12 - 4 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Dự án đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn dài khoảng 19,2 km,

trong đó, đoạn qua địa bàn huyện Đức Trọng (qua các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp và Liên Nghĩa) dài khoảng 18,2 km với tổng vốn đầu tư trên 1.310 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ năm 2003 và đưa vào khai thác từ năm 2008, do nhà đầu tư Công ty TNHH Hùng Phát (trước kia là Công ty TNHH MTV 7/5) trực tiếp khai thác, thời gian thu phí từ tháng 9/2008 đến tháng 4/2031.

Là một trong những dự án đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam, từ khi đi vào hoạt động, đường cao tốc này đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế Lâm Đồng, đồng thời là tuyến giao thông huyết mạch, rút ngắn khoảng cách từ Sân bay Liên Khương đến Đà Lạt.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, vài năm trở lại đây xuất hiện một số vấn đề trên tuyến đường cao tốc này, gây khó khăn cho công tác quản lý và vấn đề an toàn giao thông, đó là tình trạng người dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp hai bên đường cao tốc ngày càng gia tăng.

Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, trên đoạn đường này đã xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông, làm 19 người chết, 21 người bị thương… Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến đường cắt ngang do người dân tự phá mở, đi xe máy vào đường cao tốc. Trong khi đây là đoạn đường cấm xe máy đi vào ở cả 2 chiều.

Theo kiểm tra mới nhất tại đoạn đường cao tốc Liên Khương - Prenn, ngành chức năng đã phát hiện được 82 vị trí rào chắn bằng lưới B40 để bảo vệ hành lang an toàn giao thông bị phá, 52 vị trí đấu nối trái phép đường nhánh vào đường cao tốc, 96 công trình đất ở của người dân xây dựng trái phép.

Bà Huỳnh Thị Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng

Liên quan đến vấn đề này, theo báo cáo của UBND huyện Đức Trọng về công tác quản lý đất đai, trật tự dân cư và hành lang an toàn

Dân sinh bên đường cao tốc - bài toán khó giảiHình ảnh người dân chạy xe máy, chăn thả gia súc (trâu, bò…) trên tuyến đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt đã không còn là chuyện lạ đối với các phương tiện thường xuyên lưu thông trên tuyến đường này. Vấn đề quản lý dân sinh hai bên đường cao tốc và giải quyết các hệ lụy phát sinh vẫn là câu chuyện “đau đầu”, đang là bài toán chưa có lời giải của cả nhà đầu tư và nhà quản lý.

đường cao tốc, trong quá trình đầu tư đường cao tốc thì toàn bộ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ của dự án đã bố trí hệ thống rào chắn lưới B40 để chống xâm hại công trình đường cao tốc. Ngoài ra, bố trí tôn hộ lan bảo vệ an toàn giao thông, đường cống dân sinh phục vụ qua lại hai bên đường cao tốc. Về diện tích đất, đất dọc đường cao tốc thuộc địa bàn xã Hiệp An (diện tích đất ở nông thôn là 4,6 ha, đất nông nghiệp 238,6 ha), xã Hiệp Thạnh (đất ở không có, đất nông nghiệp 3,8 ha). Về công trình xây dựng, phía bên trái đường cao tốc qua xã Hiệp An hiện có 260 công trình, xã Hiệp Thạnh có 13 công trình, xã Liên Hiệp 11 công trình và thị trấn Liên Nghĩa 13 công trình, hiện đang được phân loại, phân kỳ để xử lý theo quy định.

Thực tế, tình trạng các hộ dân làm nhà sống 2 bên đường cao tốc ngày càng tăng, nhiều hộ dân được giao đất, cho thuê đất dọc hai bên đường cao tốc nhưng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất, san ủi mặt bằng, khai thác khoáng sản trái phép… Qua kiểm tra từ tháng 8/2013 đến nay, UBND huyện Đức Trọng đã xử lý 9 trường hợp vi phạm.

Ông Hồ Đắc Tú - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hùng Phát cho biết: Nhà đầu tư thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, ngành chức năng để quản lý các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Tuy nhiên, việc lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, đấu nối các đường nhánh vào đường cao tốc, việc xây dựng trái phép,

san ủi mặt bằng vẫn còn xảy ra. Đặc biệt, tình trạng người dân phá hành lang để tạo lối đi, cắt, nhổ cây xanh, tháo cắp thiết bị chiếu sáng vẫn còn tồn tại. Riêng vấn đề các nhà dân vào đây làm nhà sinh sống, sản xuất và buộc phải ra vào đường cao tốc bằng xe máy, chăn thả gia súc bên đường… nhà đầu tư đã nhiều lần nhắc nhở nhưng vẫn không xử lý được.

Để giải quyết vấn đề này, Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng đã nghiên cứu thực hiện dự án Xây dựng hệ thống đường gom dân sinh trên đoạn đường này. Tuy nhiên, đến nay, dự án mới được đầu tư 2 đoạn đường gom và tạm dừng vì thiếu vốn. Cụ thể, mới chỉ có 2 đoạn đường gom dân sinh dọc theo tuyến đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn được đầu tư là đoạn từ Km 203+600 đến Km 207 và đoạn từ Km 219 - Km 220; còn đoạn từ Km 207 - Km 219 chưa được đầu tư đường gom mà chỉ dừng lại ở việc đầu tư 3 vị trí cống dân sinh nhưng chưa kết nối với mạng lưới giao thông Quốc lộ 20. Việc đầu tư chưa đồng bộ này đã ảnh hưởng đến việc quản lý, khai thác của đường cao tốc cũng như nhu cầu đi lại, sinh hoạt, sản xuất của người dân hai bên đường cao tốc.

Sau khi cùng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng giám sát thực tế đoạn đường cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn, ông Nguyễn Văn Triệu - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng cũng đã có ý kiến: Để giải quyết triệt để vấn đề này, trước mắt nhà đầu tư cần tiến hành che chắn lại các đoạn bị phá, dỡ bỏ, phục hồi các hạng mục xuống

cấp để đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Về lâu dài, Nhà nước cần phải tính toán lại để giải tỏa các hộ dân hai bên đường cao tốc cũng như là việc nhanh chóng xây dựng đường gom để đảo bảo an toàn cho người dân sinh sống hai bên đường.

Giải pháp sớm đầu tư hoàn chỉnh đường gom dân sinh dọc hai bên đường cao tốc Liên Khương - Prenn và đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo sự kết nối giữa đường cao tốc với Quốc lộ 20 là mong mỏi của người dân, nhà đầu tư và các cấp trực tiếp quản lý tuyến đường này. Tuy nhiên, vẫn cần hơn nữa các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, phối hợp giữa các lực lượng chức năng và địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động, xử lý nghiêm vi phạm, đặc biệt là ý thức của người dân địa phương dọc hai bên đường cao tốc. Bởi việc không đảm bảo hành lang an toàn giao thông cũng như thiếu ý thức khi tham gia giao thông sẽ làm cho nguy cơ tai nạn giao thông trên đoàn đường này luôn “rình rập”.

DIỄM THƯƠNG

Kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu

Người dân đi xe máy rẽ đường cắt ngang, ngược chiều gây mất an toàn giao thông trên đường cao tốc.

Ảnh D.Thương

Dự án đầu tư đường gom cao tốc Liên Khương - Prenn đã được UBND tỉnh Lâm Đồng đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định 2733/QĐ-UBND ngày 9/12/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, dự kiến vốn đầu tư giai đoạn 2017-2029 là 25 tỷ đồng.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công thương tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu. Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng ăn uống…) về nguồn gốc, nhãn mác, quảng

cáo, về công bố hợp quy… nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất rượu giả, sử dụng cồn công nghiệp, nguyên liệu bị cấm để pha chế rượu, góp phần ngăn chặn các vụ ngộ độc diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hướng

dẫn nhân dân nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn

đến năm 2020.Thời gian qua, trên địa bàn cả

nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến rượu, đặc biệt là vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu làm 69 người mắc, 9 người tử vong.

AN NHIÊN

ĐAM RÔNG: Thu hồi hơn 400 xe máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật

Theo thống kê của Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Đam Rông, hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng trên 2.000 xe máy tham gia giao thông không đảm bảo an toàn kỹ thuật, điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông tăng cao. Trước thực trạng này, lực lượng chức năng huyện đã tiến hành thu hồi hơn 400 xe máy; trong đó, chủ yếu là xe thay đổi kết cấu, tự lắp ráp, kéo theo thùng xe tự chế, biển số mờ, không có biển số, đèn, còi… Hiện nay, Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Đam Rông đang tiếp tục phối hợp cùng Ban công an các xã tăng cường tuần tra, xử lý những phương tiện xe mô tô, xe gắn máy không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông, qua đó góp phần giảm đến mức thấp nhất số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn.

LÊ TUẤN

Khởi tố vụ xe khách Thành Bưởi gây tai nạn làm 2 người tử vong

Sáng 11/4, Công an huyện Di Linh cho biết: Đơn vị đã ra Quyết định khởi tố vụ xe khách Thành Bưởi gây tai nạn làm 2 người tử vong vào chiều 26/3/2017. Sau khi có kết quả điều tra, Công an huyện Di Linh sẽ quyết định có khởi tố hay không khởi tố đối với tài xế Nguyễn Long Hưng (53 tuổi, ngụ tại Phường 1, TP Bảo Lộc) - lái xe Thành Bưởi gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng này.

Trước đó, như Báo Lâm Đồng đã thông tin, vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 26/3, tại Km140+100 trên Quốc lộ 20 (đoạn qua thôn 2A, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Vào thời điểm trên, xe ô tô khách Thành Bưởi BKS: 51B-207.48 do tài xế Nguyễn Long Hưng điều khiển chở 37 hành khách đang lưu thông theo hướng Đà Lạt - TP Hồ Chí Minh. Khi xe chạy tới địa điểm trên, đã xảy ra va chạm vào xe khách Phương Trang BKS: 51B-132.17 do tài xế Nguyễn Đức Hiển (47 tuổi, ngụ tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy theo hướng ngược lại.

Hậu quả của vụ ti nạn làm 2 người chết là chị Đặng Thị Hồng Dung (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, hành khách trên xe Thành Bưởi) và K’Ju Sue, 14 tuổi, thường trú thôn 3, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh đang đi bộ. Vụ tai nạn còn làm 2 nhà dân bị hư hỏng nặng. 2 xe khách liên quan vụ tai nạn bị hư hỏng nặng.

H.ĐƯỜNG - Đ.ANH

Page 7: CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

Khi lòng dân đã thuậnNhững năm trước, hệ thống giao

thông của Đơn Dương rất yếu kém, hạ tầng GTNT phần lớn là đường đất tự nhiên, chỉ có một số tuyến được đổ đất cấp phối, đất đồi nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng. Đơn Dương là một trong những vị trí trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, phương tiện cơ giới qua lại nhiều đồng nghĩa với việc nhiều công trình đường sá, cầu cống bị hư hại mỗi năm. Tuy nhiên, từ sau khi các Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các quyết định về cơ chế chính sách cụ thể đã tạo nên “cú hích” cho phong trào làm đường GTNT trên địa bàn huyện Đơn Dương.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các thôn, tổ dân phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương làm đường GTNT của huyện; đồng thời xác định rõ đây là một chủ trương lớn nhằm phát triển hệ thống đường GTNT của địa phương có quy mô

Nâng cao chất lượng giao thông nông thôn ở Đơn Dương Những con đường mới trải dài đã và đang tô điểm thêm cho “bức tranh” vùng nông thôn của huyện Đơn Dương những gam màu sáng. Đến nay, toàn huyện đã có 7/8 xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn (GTNT) và các công trình đang tiếp tục được duy trì nâng cao chất lượng.

Vườn hoa lay ơn sau khi phun thuốc Asimo super 50 WP chết nụ, thối gốc không ai mua của gia đình chị Ka Út.

và bền vững, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

Xã Lạc Lâm là một trong những điểm đi đầu về phong trào làm GTNT ở Đơn Dương. Trước đây, nhiều tuyến đường của xã là đường đất, mùa nắng bụi đất đỏ cuốn mịt mù, mùa mưa thì lầy lội khó đi, nhưng từ khi có chủ trương làm đường bê-tông, ai cũng háo hức tham gia. Và, chỉ trong chưa đầy 2 năm, các tuyến đường đã được thảm bê-tông phẳng lỳ.

Ông Nguyễn Bá Hùng (thôn Quỳnh Châu Đông, xã Lạc Lâm) cho biết: “Việc hoàn thiện hệ thống GTNT là nguyện vọng của người dân, nên khi có chủ trương, chính sách làm cầu, đường là chúng tôi nhiệt tình hưởng ứng, sẵn sàng hiến đất, đóng góp ngày công và làm bất cứ những gì có thể để hoàn thành công trình đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhất. Mỗi khi tiến hành làm một tuyến đường giao thông nông thôn nào, chúng tôi đều thỏa thuận trong cộng đồng với nhau nên

rất thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng để thi công. Cơ chế thực thi công trình thông thoáng, phát huy vai trò dân chủ của nhân dân, người dân được bàn bạc, tự quyết định, tự mua vật liệu, thuê sắm trang thiết bị phục vụ thi công, trực tiếp tham gia thi công, nên rất chủ động trong việc triển khai thực hiện, đồng thời chất lượng công trình được đảm bảo, vật tư không thất thoát, giá thành giảm xuống”.

Theo Nguyễn Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Lạc Lâm, kết quả đạt được như trên là nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân, từ đó tạo thành sức mạnh tập thể trong thực hiện nhiệm vụ. Trước khi triển khai làm đường GTNT, xã tổ chức họp dân để tuyên truyền, vận động họ hiểu rõ trách nhiệm của gia đình trong xây dựng nông thôn mới. Việc huy động đóng góp của nhân dân được công khai, minh bạch nên đã nhận được sự đồng thuận cao. Nhiều tuyến đường qua vườn nhà dân, hoặc mặt bằng không đủ rộng để thi công, người dân đã động viên nhau

tự giác tháo dỡ tường rào, cổng ngõ, chặt bỏ hàng trăm cây cối, hiến đất mà không đòi hỏi tiền đền bù, hỗ trợ.

Giữ vững và nâng cao

Đến Đơn Dương hôm nay, nhiều con đường liên huyện, liên xã, liên thôn và hàng trăm ngõ xóm đã được trải bê tông phẳng lỳ, trong đó có những đoạn đường do chính người dân tự nguyện hiến đất, góp công.

Chính sự chung tay góp sức, hiến đất làm đường GTNT của người dân đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại Đơn Dương.

Theo ông Hồ Văn Thành - Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đơn Dương cho biết: “So với các năm trước việc triển khai kế hoạch phát triển GTNT tại địa phương trong giai đoạn 2010 - 2015 có tiến độ thực hiện và công tác chuẩn bị đầu tư được thực hiện

đồng bộ, nhanh chóng hơn. Chất lượng công trình được chú trọng, hạn chế được hiện tượng giảm mác bê-tông, giảm chiều dày mặt đường. Tiêu chuẩn kỹ thuật được nâng cao, mặt đường rộng từ 2,5 - 3 m, đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển cho tương lai và hoàn thành dứt điểm từng đoạn đường, không dàn trải, dở dang”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương khẳng định: “Đơn Dương sẽ tập trung mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư hoàn thành mạng lưới đường huyện trên địa bàn. Trong đó, chú trọng phát triển bê tông GTNT, kiên cố hóa giao thông nội đồng theo kế hoạch, đảm bảo lộ trình xây dựng nông thôn mới. Và, những xã đã hoàn thành tiêu chí giao thông thì vẫn tiếp tục nâng cấp theo chuẩn mới, đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân. Đối với những xã khó khăn, huyện cũng lồng ghép các chương trình hỗ trợ của Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện. Công tác quản lý, bảo trì đường bộ cũng sẽ được chú trọng, xây dựng quy chế bảo trì phù hợp với thực tế, đảm bảo duy trì và phát huy hiệu quả cao nhất mạng lưới giao thông hiện có tại địa phương”.

HOÀNG YÊN

7 THỨ TƯ 12 - 4 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Thất thu sau phun thuốcChị Ka Út (37 tuổi), ngụ thôn

K’long C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, đưa chúng tôi ra vườn hoa lay ơn rộng gần 2.000 m2, đang trong thời kỳ cho thu hoạch nhưng toàn bộ đã bị hư hỏng, hoa chết cháy hàng loạt. Chị Út cho biết, cách đây mấy tuần, vườn hoa lay ơn của gia đình chị xuất hiện bệnh rầy đen. Như thường lệ, chị ra Cửa hàng vật tư nông nghiệp Bảo Mến, cách nhà khoảng 1 km để mua thuốc diệt rầy đen. Tại đây, chị Ka Út được bà Tạ Thị Mến bán cho loại thuốc Asimo super 50 WP của Công ty TNHH thương mại - sản xuất Thôn Trang (địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh), kèm theo lời giới thiệu là “trị bệnh hiệu quả lắm”. Về nhà, vợ chồng chị Ka Út pha nước bơm theo hướng dẫn của bà Mến và cũng được ghi trên bao bì, phun cho gần 2.000 m2 hoa lay ơn đang chuẩn bị đơm bông. Khoảng 5 ngày sau, gia đình chị Út phát hiện cây hoa lay ơn bị cháy lá, thối gốc, chị Út đã tới “khiếu nại” người bán thuốc nhưng chỉ được hứa hẹn là “để chờ công ty cho người xuống giải quyết”. Chị Ka Út ước tính lứa hoa này gia đình chị thiệt hại khoảng 70 triệu đồng do không thể thu hoạch được nữa.

Tương tự, gia đình các ông Dương Văn Ngọc, Đặng Văn Tý, Nguyễn Công Hưng, Tạ Văn Phương, đều ngụ tại thôn K’long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng,

Rau, hoa mất trắng sau khi phun thuốc BVTVNhiều hộ dân tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, đã mua thuốc BVTV hiệu Asimo super 50 WP của Công ty TNHH thương mại - sản xuất Thôn Trang (địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh), về phun trừ bệnh rầy đen trên cây hành và hoa lay ơn. Gần một tuần sau, cây trồng xuất hiện tình trạng cháy lá, thối gốc, mất trắng hoàn toàn.

khi cây hành xuất hiện rầy đen họ cũng đã tới Cửa hàng vật tư nông nghiệp Bảo Mến để mua thuốc Asimo super 50 WP về phun tiêu diệt mầm bệnh. Khi tới mua, những người này đều được chủ cửa hàng là bà Tạ Thị Mến hướng dẫn cách thức phun. Toàn bộ diện tích hành, hoa sau khi phun Asimo super 50 WP của những gia đình này đều có chung một triệu chứng là gốc bị nhũn, lá chuyển sang vàng, bị cháy, hư hỏng không thể cho thu hoạch. Diện tích hành hư hại của 4 hộ này được cơ quan chức năng thống kê là hơn 1 ha. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Bà Tạ Thị Mến, chủ Cửa hàng vật tư nông nghiệp Bảo Mến xác nhận, có 8 gia đình mua thuốc Asimo super 50 WP tại cửa hàng thuốc BVTV của gia đình bà để phun trên hoa và hành bị hư hại. Trong đó, diện tích hành bị hư hỏng là 1,3 ha, trên hoa lay ơn là 1,1 ha.

Không có cơ sở buộc nhà sản xuất bồi thườngÔng Lại Thế Hưng, Chi cục

trưởng Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết, sau khi sự việc trên xảy ra, 4 gia đình, gồm các ông: Dương Văn Ngọc, ông Đặng Văn Tý, Nguyễn Công Hưng và Tạ Văn Phương, có đơn khiếu nại tới các cơ quan chức năng. Chi cục BVTV Lâm Đồng đã cử cán bộ xuống địa phương để kiểm tra thực tế và đúng như phản ánh của bà con. Ngày 20/3/2017, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã làm việc với đại diện nhà sản xuất là Công ty TNHH thương mại - sản xuất Thôn Trang và bà Tạ Thị Mến, chủ Cửa hàng vật tư nông nghiệp Bảo Mến. Các cơ quan chức năng xác định, thuốc Asimo super 50 WP

chỉ đăng ký, hướng dẫn sử dụng trên cây lúa nhưng người dân đã mua và sử dụng phun cho hoa, hành nên Công ty TNHH thương mại - sản xuất Thôn Trang không chịu trách nhiệm. Bà Tạ Thị Mến cũng phủ nhận việc tư vấn, hướng dẫn cho người mua sử dụng trên cây hoa, hành nên không có cơ sở xem xét bồi thường. Do đó, nhà sản xuất chỉ đồng ý hỗ trợ cho 4 gia đình bị thiệt hại với mức 7,5 triệu đồng/1.000 m2 hành hoặc hoa lay ơn.

Riêng một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số cũng sử dụng thuốc Asimo super 50 WP phun trên cây hoa lay ơn bị hư hỏng toàn bộ do không biết làm đơn nên đến nay không được hỗ trợ. “Chi cục BTVT Lâm Đồng chỉ nhận được đơn khiếu nại của 4 hộ nêu trên và đã phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền lợi cho bà con” - ông Hưng nói. Riêng những người hợp như chị Ka Út, Ka Gloen… ông Hưng cho biết không thấy địa phương báo cáo lên nên không thể có cơ sở xem xét hỗ trợ.

Cũng theo ông Lại Thế Hưng, tại Lâm Đồng hiện nay đang xảy ra tình trạng người nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV không đăng ký trên cây rau, hoa để phun điều trị bệnh trên các loại cây trồng này. Điều đó rất dễ gây “ngộ độc”, hư hỏng cây trồng, nhất là vào thời điểm tháng 3, tháng 4 hằng năm, đây là giai đoạn giao mùa, cây trồng rất dễ bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại kinh tế cho chính người sử dụng thuốc BVTV mà không thể có cơ sở để buộc nhà sản xuất thuốc bồi thường vì phần sai là do người dân.

VĂN BÁU - KHẮC LỊCH

Page 8: CÁT TIÊN: Bài toán khó giải - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201704/23890_BLD_ngay_12.4.2017.pdf · Người dân sống và sản xuất dọc . tuyến đường

8 THỨ TƯ 12 - 4 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

QUỐC TẾ

° Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoÔng Nguyễn Văn Hà được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng

nhận QSDĐ số H 033230 theo Quyết định số 08/QĐ-UB ngày 13/1/1997 vào sổ theo dõi số 920/QSDĐ, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 55, tờ bản đồ số 01, diện tích 13.937 m2 (400 m2 ONT + 13.537 m2 CLN) và thửa đất số 53, tờ bản đồ số 01, thời hạn sử dụng lâu dài đối với đất ở (ONT), đến 15/10/2044 đối với đất CLN, đến 15/10/2014 đối với đất nuôi trồng thủy sản (NTS) tại xã Hòa Nam.

Năm 2003, ông Nguyễn Văn Hà chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Trần Nguyễn Anh Huy thường trú tại xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Nguyễn Văn Hà đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Trần Nguyễn Anh Huy.

Hiện nay ông Nguyễn Văn Hà ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Trần Nguyễn Anh Huy theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Vũ Quốc Quân;

- Thửa đất số 57, diện tích 779 m2 đất nông nghiệp (CLN); thửa đất số 58, diện tích 164 m2 đất nông nghiệp (CLN), tờ bản đồ số 24, xã Lộc Tân.

- Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu O 557753 đã cấp cho hộ ông (bà) Trần

Sỹ theo Quyết định số: 139/QĐ-UBND ngày 24/6/1999 của UBND huyện Bảo Lâm, số vào sổ theo dõi cấp GCNQSD đất số 00622/QSDĐ.

Năm 2004, hộ ông (bà) Trần Sỹ sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Bùi Văn Xiển. Năm 2005, ông Bùi Văn Xiển tiếp tục sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Vũ Quốc Quân, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: Hộ ông (bà) Trần Sỹ ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Vũ Quốc Quân tại các thửa đất nêu trên.

° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ;

- Thuộc thửa đất số 194, diện tích 9.973 m2; đất nông nghiệp (CLN).- Tờ bản đồ 25, xã Lộc Ngãi (bản đồ cũ).- Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Bà Nguyễn Thị Thưa được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số

hiệu AĐ 394298, số vào sổ cấp giấy H03916, ngày 18/7/2006.- Theo bản đồ địa chính đo đạc mới, phê duyệt năm 2012:Ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ sử dụng thửa số 3, diện

tích 8.117,1 m2, đất nông nghiệp (CLN) và thửa số 18, diện tích 1.224 m2, đất nông nghiệp (CLN). Tờ bản đồ 89.

Năm 2006, Bà Nguyễn Thị Thưa sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ; đồng thời giao GCN quyền sử dụng đất số hiệu AĐ 394298 cho ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: Bà Nguyễn Thị Thưa ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ tại các thửa đất nêu trên theo thông tin bản đồ địa chính mới đo đạc.

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

THƯ MỜI THAM GIA PHIÊN CHỢ ĐƯA HÀNG VIỆT

VỀ THỊ TRẤN LỘC THẮNG, HUYỆN BẢO LÂM, LÂM ĐỒNGThực hiện chỉ đạo của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công thương và UBND tỉnh Lâm Đồng, Trung

tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng trân trọng kính mời các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhân dân trên địa bàn huyện Bảo Lâm, các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng tham gia “Phiên chợ đưa hàng Việt về thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng năm 2017” với nội dung cụ thể như sau:

1. Thời gian: Diễn ra từ ngày 28/4/2017 đến ngày 3/5/2017.2. Địa điểm: Công viên Thanh Niên, TT Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.3. Quy mô: 25 gian hàng.4. Đối tượng tham gia: Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức xúc tiến thương mại.5. Ngành hàng tham gia: Sản phẩm, hàng hóa xuất xứ trong nước đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng

theo quy định.6. Chi phí tham gia: Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng cho 25 gian (mỗi doanh nghiệp tối đa 2 gian).7. Hồ sơ đăng ký gồm: Bản đăng ký; giấy chứng nhận ĐKKD; Hợp đồng.8. Thời gian đăng ký: Trước ngày 20/4/2017.

Mọi thông tin xin liên hệ:Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng02-04 Trần Quốc Toản, Phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm ĐồngĐiện thoại: (063) 3510556 hoặc (063) 901078; Fax: (063) 3811656Email:[email protected]; Website: dalat-info.vn BAN TỔ CHỨC

CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA 2017

Nga cảnh báo IS đang âm mưu tấn công tại nhiều khu vực trên thế giớiNhững kẻ cầm đầu các nhóm vũ

trang thuộc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng đang lên kế hoạch tấn công khủng bố tại các khu vực khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Nga. Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Aleksander Bortnikov đã đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp của Ủy ban chống khủng bố quốc gia LB Nga diễn ra ngày 11/4.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ông Bortnikov nhấn mạnh hiện nay có rất nhiều thông tin cho thấy những kẻ cầm đầu các nhóm vũ trang thuộc IS hoạt động tại Trung Đông đang âm mưu tiến hành các vụ tấn công tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có cả Nga. Các vụ tấn công khủng bố liên tiếp xảy ra tại Anh, Nga, Thụy Điển và Ai Cập trong những ngày gần đây là một ví dụ.

Đề cập đến vụ tấn công khủng bố nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố St Petersburg của Nga hôm 3/4, ông Bortnikov

cho biết lực lượng an ninh đã bắt giữ một nhóm khủng bố gồm 8 đối tượng đến từ Trung Á, trong đó 6 người bị bắt ở Moskva và 2 người bị bắt ở St. Petersburg. Lực lượng an ninh cũng đã thu giữ một lượng lớn vũ khí và đạn dược trong vụ bắt giữ này.

Vụ đánh bom tại St. Petersburg đã

khiến 14 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Kết quả điều tra cho thấy đối tượng đánh bom liều chết là Akbarzhon Jalilov, người Kyrgyzstan, đồng thời cũng chính là kẻ đã đặt quả bom được ngụy trang dưới dạng bình chữa cháy tại nhà ga “Quảng trường Khởi nghĩa”.

TTXVN

Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt với môi trường bên ngoài kém hỗ trợQuỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhấn

mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tăng trưởng tại các thị trường đang nổi lên và các nền kinh tế đang phát triển, vốn phải đối mặt với môi trường bên ngoài “kém hỗ trợ”.

Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo phân tích Triển vọng Kinh tế thế giới của IMF công bố ngày 10/4, theo đó các thị trường đang nổi lên và nền kinh tế đang phát triển có thể phải đối mặt với môi trường bên ngoài kém hỗ trợ hơn so với giai

đoạn dài kể từ sau năm 2000. Theo nghiên cứu của IMF, các

nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đang trở nên dễ bị tổn thương do các điều khoản về thương mại, nhu cầu và các điều kiện tài chính từ bên ngoài khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. IMF cũng đưa ra nhận định rằng các nền kinh tế này có thể sẽ tăng trưởng yếu hơn so với trước đây do nền kinh tế phục hồi chậm chạp dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu,

gia tăng nguy cơ chủ nghĩa bảo hộ kinh tế tại các nền kinh tế phát triển và việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại Mỹ.

Tuy nhiên, IMF cho rằng các nền kinh tế này có thể vẫn quản lý tăng trưởng kinh tế thông qua việc củng cố khuôn khổ thể chế, duy trì hội nhập thương mại, cho phép linh hoạt tỷ giá hối đoái và kiềm chế những điểm yếu xuất phát từ thâm hụt tài khoản và nợ công cao.

TTXVN

Cảnh sát gác tại nhà ga tàu điện ngầm Ploschad Revolyutsii ở thủ đô Moskva sau vụ tấn công khủng bố ở St.Petersburg, ngày 5/4