27
DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVII (NHIỆM KỲ 2010 - 2015) Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2005 - 2010. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 được thực hiện trong điều kiện có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Về thuận lợi, Cao Bằng có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng quan trọng đang được đầu tư khai thác. Định hướng và kết quả những nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh khoá trước là cơ sở vững chắc để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 5 năm 2005 - 2010. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống cách mạng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Kinh nghiệm thực tiễn, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ các cấp không ngừng được nâng lên. Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mục tiêu quốc gia được đầu tư; tỉnh thu hút được nhiều nguồn lực từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Sự đồng thuận trong xã hội và lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng vững chắc. Về khó khăn, do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên có nhiều mặt khó khăn không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, hay xảy ra nhiều thiên tai, dịch bệnh, xa các trung tâm kinh tế của đất nước. Cao Bằng chỉ duy nhất có đường bộ; sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên; tuyến biên giới dài, có nhiều điểm tranh chấp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện của một số cấp uỷ, chính quyền còn hạn chế; một bộ phận cán bộ còn thiếu năng động; thiếu cán bộ có trình độ cao, cán bộ khoa học - kỹ thuật ở một số lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và yếu, nhất là giao thông. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, suy giảm kinh tế trong nước ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân. I- NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CÁC LĨNH VỰC 1- Lĩnh vực kinh tế Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 17%/năm; tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đạt 21%. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 1.404 cơ sở năm 2006, tăng lên 1.675 cơ sở năm

DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVII

(NHIỆM KỲ 2010 - 2015)

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2005 - 2010.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 được thực hiện trong điều kiện có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.

Về thuận lợi, Cao Bằng có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng quan trọng đang được đầu tư khai thác. Định hướng và kết quả những nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh khoá trước là cơ sở vững chắc để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 5 năm 2005 - 2010. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống cách mạng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Kinh nghiệm thực tiễn, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ các cấp không ngừng được nâng lên. Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mục tiêu quốc gia được đầu tư; tỉnh thu hút được nhiều nguồn lực từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Sự đồng thuận trong xã hội và lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng vững chắc.

Về khó khăn, do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên có nhiều mặt khó khăn không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, hay xảy ra nhiều thiên tai, dịch bệnh, xa các trung tâm kinh tế của đất nước. Cao Bằng chỉ duy nhất có đường bộ; sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên; tuyến biên giới dài, có nhiều điểm tranh chấp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện của một số cấp uỷ, chính quyền còn hạn chế; một bộ phận cán bộ còn thiếu năng động; thiếu cán bộ có trình độ cao, cán bộ khoa học - kỹ thuật ở một số lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và yếu, nhất là giao thông. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, suy giảm kinh tế trong nước ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân.

I- NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CÁC LĨNH VỰC

1- Lĩnh vực kinh tế

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 17%/năm; tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế đạt 21%. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 1.404 cơ sở năm 2006, tăng lên 1.675 cơ sở năm 2010. Đã thu được 114 dự án với tổng vốn đăng ký trên 25 tỷ đồng và trên 41 triệu USD. Đến hết năm 2010, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện là 3.078 tỷ đồng, đạt trên 22% so với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Thực hiện Chương trình phát triển thuỷ điện và chế biến khoáng sản giai đoạn 2006 - 2010, sản xuất công nghiệp phát triển theo hướng chuyển từ khai thác nguyên liệu thô sang chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp được xây dựng trong giai đoạn trước tiếp tục được mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất. Trong nghiệm kỳ đã xây dựng mới được 14 nhà máy chế biến khoáng sản vừa và nhỏ, trong đó có một số nhà máy đã đi vào hoạt động như: Nhà máy sản xuất feromangan Phong Châu; Nhà máy sản xuất than cốc Việt - Trung; Nhà máy sản xuất fer-omangan Trưng Vương và nhà máy sản xuất feromangan và Đioxitmangan điện giải Tây Giang; Nhà máy sản xuất feromangan của Công ty Cổ phần khoáng sản NIKKO Việt Nam, nhà máy sản xuất sắt xốp và phôi thép của Công ty Cổ phần khoáng sản và luyện kim Việt Nam; Nhà máy gạch Tuynen Nam Phong; nhà máy sản xuất chì - kẽm Bảo Lâm. Về thuỷ điện, đã cấp giấy phép đầu tư cho 24 dự án; hoàn thành đưa vào sản xuất nhà máy thuỷ điện Bản Hoàng (Hà Quảng), dự kiến hoàn thành nhà máy thuỷ điện Bản Rạ (Trùng Khánh) công suất 18 MW vào cuối năm 2010. Tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm nghiệp đạt 2,8%. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng/ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 230 ngàn tấn, tăng bình quân 4.600 tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 33,2%. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, một số vùng sản xuất cây trồng tập trung được mở rộng và phát triển như vùng mía nguyên liệu 2.502 ha phục vụ sản xuất của nhà máy

Page 2: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

đường Phục Hoà; vùng mía xuất khẩu 420 ha tại hạ Lang; vùng thuốc lá Hoà An, Hà Quảng, Thông Nông, Trùng Khánh, Trà Lĩnh tăng từ 1.811,5 ha năm 2006 lên 3.255 ha năm 2010; vùng trúc 2.036 ha tại Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông. Một số dự án hàng hoá mới đã được đầu tư thực hiện như: Nuôi cá nước lạnh ở Phja Đén; sản xuất phân bón ở Bản Tấn; sản xuất giống lạc giống, ngô giống ở huyện Hà Quảng; trồng hoa ở huyện Trà Lĩnh...

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52%. Đã quy hoạch 3 loại rừng, trong đó rừng đặc dụng là 16.964 ha, rừng sản xuất là 233.409 ha; thu hút 7 doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng sản xuất gắn với chế biến (ván dăm, bột giấy) với diện tích đã thực hiện 2.980 ha, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận nhân dân ở vùng dự án.

Thực hiện Chương trình phát triển bò giai đoạn 2006 - 2010, tổng đạt 176.102 con, tốc độ tăng trưởng đạt 5,95 %/năm. Chương trình đã thay đổi dần phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi thả tự nhiên sang kết hợp nuôi nhốt; nhân diện tích cực trồng cỏ và chế biến thức ăn từ các sản phẩm phụ của nông nghiệp để phát triển chăn nuôi.

Hệ thống thuỷ lợi tiếp tục được xây dựng, cải tạo, nâng cấp kiên cố với 193 km mương thuỷ lợi, 12 hồ chứa nước, phục vụ cho 5.601 ha lúa vụ xuân, 14.789 ha lúa vụ mùa. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 41 dự án, cụm công trình, cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân vùng nông thôn từ 62,1% năm 2005, lên 83,2% năm 2010. Công tác ổn định dân cư nông thôn được quan tâm, đời sống nhân dân trong vùng định cư ổn định.

Hệ thống dịch vụ được mở rộng, lưu thông hàng hoá thuận lợi. Đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 78 chợ ở các vùng, góp phần đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội tăng trưởng 22,5%/năm. Tỷ trọng thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 45,6%. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được duy trì thường xuyên; các mặt hàng chính sách được phục vụ kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu, đã đầu tư cho các cửa khẩu Tà Lùng, Trà lĩnh, Sóc Giang 325,368 tỷ đồng và các cửa khẩu khác 109,371 tỷ đồng. Các cặp chợ biên giới phát triển, thủ tục hải quan có nhiều đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2010 đạt 163,918 triệu USD, tăng bình quân 27,5%/năm.

Cở sở hạ tầng dịch vụ, du lịch bước đầu được đầu tư; hoạt động xúc tiến quảng bá, phát triển du lịch, hợp tác du lịch quốc tế được đẩy mạnh. Thực hiện Chương trình phát triển các khu du lịch trọng điểm, một số dự án đã được hoàn thành, một số dự án được thực hiện. Quy hoạch tổng thể khu du lịch thác Bản Giốc đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Dự án khu di tích động Ngườm Ngao đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2006. Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Phja Oắc - Phja Đén theo tiêu chí đô thị loại 5 với quy mô 150 ha và các điểm du lịch sinh thái 190 ha. Dự án khu du lịch sinh thái hồ Thang Hen đã hoàn thành một số hạng mục phục vụ khách du lịch. Doanh thu từ du lịch tăng 17%/năm.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2010 đạt 500 tỷ đồng, tăng bình quân 20%/năm, riêng thu nội địa tăng bình quân 23%/năm. Chi ngân sách địa phương đảm bảo, đúng tiến độ.

Hoạt động ngân hàng có nhiều đổi mới, huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư tăng bình quân trên 20%/năm; tín dụng phát triển kinh tế tăng bình quân trên 35%/năm. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế và kích cầu đầu tư trong nước, hệ thống ngân hàng đã được triển khai thực hiện chương trình hộ trợ lãi xuất vốn vay cho các tổ chức kinh tế và cá nhân đạt hiệu quả cao, góp phần đưa kinh tế của tỉnh vượt qua khó khăn.

Hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư được đẩy mạnh; quan hệ hợp tác giữu Quảng Tây (Trung Quốc) được mở rộng. Đã thu hút được 13 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp, chế biến nông - lâm sản, dịch vụ, thương mại, trong đó 4 dự án đã đi vào sản xuất, 9 dự án thực hiện đầu tư.

Nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản đã được chú trọng quản lý và khai thác. Đã điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện giai đọan 2006 - 2010 và lập song quy hoạch,

Page 3: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2011 - 2020; hoàn thành việc xây dựng bản đồ đất của 5 huyện: Thông Nông, Nguyên Bình, Hạ Lanh, Thạch An, Bảo Lạc. Tiến hành lập song Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản giai đoạn 2005 - 2010, có xem xét đến năm 2020. Công tác tuyên truyền về Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường từng bước được quan tâm.

Công tác quản lý khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ từng bước được gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. đã triển khai 56 đề tài, dự án, trong đó 21 đề tài, dự án được hoàn thành. Thường xuyên quan tâm khuyến khích động viên, tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng khoa học tham gia tích cực váo sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 13 huyện, thị đến năm 2020, quy hoạch đô thị, ngành, khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch, cụm công nghiệp đã được phê duyệt và đang từng bước thực hiện. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 14.000 tỷ đồng, gấp 3,5 lần giai đoạn 2000 - 2005. Các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án theo nghị quyết 37, các Quyết định 120, 159, 134, 661,135 (giai đoạn II), Nghị quyết 30a của Chính phủ được triển khai thực hiện.

Hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường quốc lộ quan trọng với chiều dài trên 350 km và 7 tuyến đường tỉnh với chiều dài trên 185 km. Đang tiếp tực chiển khai các dự án như Đường hồ Chí Minh, quốc lộ 34, đường tỉnh 206 và một số tuyến đường khác. 200% đường đến trung tâm xã được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn. Mở mới, cải tạo, nâng cấp, nhựa hoá mặt đường huyện được 168 km; đường xã, xóm được 340 km; xây dựng 30 cầu treo dân sinh, 55 cầu bê tông cốt thép; các địa phương làm đường dân sinh được 122,7 km.

Đã có 179/199 xã, phường có điện lưới quốc gia với 84% số hộ được sử dụng điện. Hạ tầng dịch vụ bưu chính, viễn thông từng bước được đầu tư xây dựng, tỷ lệ máy điện thoại đạt 85 máy/100 dân xã được phủ sóng điện thoại di động.

16/16 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và 196/199 trạm y tế xã, phường, thị trấn được đầu tư, cải tạo nâng cấp, tăng thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư với số phòng kiên cố chiếm 59%, bàn kiên cố chiếm 31,3% (tăng 18,68% so với năm 2005), khắc phục được tình trạng thiếu phòng học, không còn phòng học 3 ca và xoá dần phòng học tạm; nhiều trường trung học phổ thông và một số trường trung học cơ sở được đầu tư thiết bị công nghệ tin học, kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, dạy và học.

Chương trình xây dựng Thị xã Cao Bằng năm 2010 đã được thực hiện đạt 46/48 tiêu chí. Theo tiêu chuẩn Nghị định số: 42/CP của Chính phủ và Thông tư số: 34/2009/TT-BXD của Bộ xây dựng, Thị xã Cao Bằng đã đạt đô thị loại III.

Tỉnh đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Đã chuyển đổi 4 doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thực hiện cổ phần hoá 17 doanh nghiệp nhà nước năm giữ trên 50% vốn điều lệ. Sau khi chuyển đổi sản xuất, kinh doanh của các công ty cổ phần có hiệu quả, doanh thu hàng năm tăng bình quân 39,5% nộp ngân sách nhà nước tăng 22,44%, đời sống người lao động từng bước được ổn định. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năm 2005 có 261 doanh nghiệp, đến năm 2010 có 701 doanh nghiệp. Ở khu vực kinh tế tập thể, năm 2005 có 90 hợp tác xã, 20 trang trại, đến 2010 có 304 hợp tác xã, 138 trang trại. Các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tích cực vào đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở địa phương.

2- Lĩnh vực văn hoá - xã hội

Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố, phát triển, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Thành lập mới được 81 trường học. 100% xã, phường, thị trấn có trường tiểu học, lớp hoặc trường mầm non, trung tâm học tập cộng đồng; 86% xã, phường, thị trấn có trường trung học cơ sở; 100% huyện, thị có trung tâm giáo dục thường xuyên. Các trường: Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tiếp tục được mở rộng và tham gia tích cực vào bồi dưỡng kiến thức văn hoá khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ cho các đối tượng lao động. Tỷ lệ huy động

Page 4: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

học sinh đi học đúng độ tuổi đạt khá: Mẫu giáo đạt 74%; tiểu học đạt 97%; trung học cơ sở đạt 79%, đảm bảo được tiêu chí phổ cập. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh.

Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Tháng 12/2008, Cao Bằng được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (hoàn thành trước thời hạn hai năm). Đến năm 2010 có 140/199 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; các trường học đảm bảo đủ phòng học, chỗ ngồi học cho học sinh. Số lượng giáo viên ở các bậc học cơ bản đã đủ theo quy định. Tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên các cấp học: Mần non 95%; tiểu học 98,9%; trung học phổ thông 99%. Năm 2006, toàn tỉnh có 4 trường đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2010 có 20 trường đạt chuẩn quốc gia.

Đội ngũ cán bộ y tế tăng cả về số lượng, chất lượng, đạt 7 bác sỹ/vạn dân, 60% số xã có bác sỹ. Đến năm 2010 có 199/199 xã, phường, thị trấn có trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế thực hiện có hiệu quả, năm 2005 tỷ lệ tử vong ở trẻ em trước 1 tuổi là 28 0/00, năm 2010 giảm xuống 240/00, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 28,5% giảm xuống còn dưới 23%. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động về công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn. Năm 2005 tỷ suất sinh là 18,620/00, năm 2010 giảm xuống 17,60/00

(giảm 0,20/00 năm). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,05%, đến năm 2010 giảm xuống 1,03%.

Các hoạt động văn hoá, thể thao được quan tâm đầu tư, phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng có bước phát triển mới. Đã tăng thêm 50 xóm, xã có nhà văn hoá, 85% cơ quan, 45% số làng xóm, khu phố, 73% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá. Các thiết chế văn hoá cơ sở tiếp tục đầu tư xây dựng. Đội ngũ văn nghệ sỹ được tạo điều kiện thuận lợi để sáng tác và biểu diễn, đã có một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị nội dung, nghệ thuật tốt được đánh giá cao, đạt giải cấp quốc gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được phát triển sâu rộng trong nhân dân; thể thao thành tích cao đạt nhiều giải ở một số môn có thế mạnh.

Thực hiện chương trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, đã sưu tầm được 6.000 hiện vật, tài liệu gốc có giá trị; thực hiện một số dự án bảo tổn và phát huy văn hoá truyền thống đặc sắc, phát triển du lịch bền vững gắn với giảm nghèo, khôi phục và nâng cao một số lễ hội. Trường năng khiếu Nghệ thuật và Thể thao đã được thành lập và đi vào hoạt động. Điều tra, khảo sát, thống kê được 226 điểm di tích, danh lam thắng cảnh; trùng tu, tôn tạo 16 di tích lịch sử, văn hoá.

Tốc độ tăng trưởng của bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông, báo chí xuất bản, truyền dẫn sóng phát thanh - truyền hình, in ấn cao hơn trước. Đến năm 2010 có 90% số hộ dân được xem truyền hình, 95% số hộ dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Cao Bằng phát hành đến 100% chi bộ, thôn xóm. Các phương tiện thông tin - truyền thông đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc trong đời sống xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí và đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí đã từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị.

Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Qua các chương trình mục tiêu quốc gia, đã đầu tư xây dựng 670 công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; hỗ trợ 79,364 lượt hộ nghèo giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ phục vụ sản xuất; hỗ trợ hộ nghèo làm 14.433 nhà ở, 433 công trình nước sạch. Sau 1 năm thực hiện Nghi quyết 30a/ CP tại 5 huyện: Hà Quảng, Thông Nông, Hạ Lang, Bảo Lạc, Bảo Lâm thuộc diện 62 huyện nghèo nhất cả nước, đã khởi công xây dựng 207 công trình. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh giảm được 22.807 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 23,96%. Đã giải quyết việc làm hơn 46.000 lao động, trong đó xuất khẩu được 5.100 lào động; đào tạo nghề trình độ trung cấp được 3.430 người, trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên được 18.806 người. Các chế độ chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công, đối tượng chính sách được thực hiện tốt. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh; công tác bảo trợ xã hội được duy trì thường xuyên; công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo quyền lợi của các đối

Page 5: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

tượng tham gia và thụ hưởng chính sách cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

3- Lĩnh vực Quốc phòng- An ninh, Đối ngoại - biên giới, Tư pháp

Thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế mạnh an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn. Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc, tạo điều kiện di giãn dân ra biên giới.

Công tác giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được triển khai tích cực, kết quả đạt tốt. Tiềm lực và thế trận quốc phòng - an ninh được tăng cường. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2009 đạt kết quả tốt.

Các lực lượng vũ trang (Quân sự, công an, biên phòng) tiếp tục xây dựng củng cố, thực sự là chỗ dựa tin cậy của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương; đã làm tốt vai trò tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; tham gia tích cực vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn.

Tình hình tôn giáo cơ bản ổn định; công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được tăng cường; điểm nhóm đồng bào theo đạo Tin lành, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

Công tác đối ngoại có chuyển biến tích cực. Hoạt động đối ngoại đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc), với một số nước và các tổ chức phi chính phủ.

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp có bước đổi mới. Việc tăng thẩm quyền xét xử cho toà án cấp huyện, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đề cao vai trò luật sư trong tố tụng được thực hiện bước đầu có kết quả. Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được đẩy mạnh. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài cơ bản đã được giải quyết, đơn thư vượt cấp giảm, không có điểm nóng, khiếu nại đông người.

4- Lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức lý luận về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối đổi mới của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của tỉnh; tích cực tuyên truyền kết quả công tác phân giới, cắm mốc, xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác phát triển; chỉ đạo tổ chức tốt các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước, của tỉnh. Triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới toàn thể cán bộ, đảng viên một cách nghiêm túc, có hiệu quả. 86% tổ chức cơ sở đảng xây dựng chuẩn mực đạo đức có chất lượng; cán bộ, đảng viên đều xây dựng chương trình tu dưỡng rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và được bổ sung theo chủ đề học tập từng năm. Công tác chính trị tư tưởng và Cuộc vận động đã có tác dụng nâng cao nhận thức tư tưởng, cải tiến tác phong, lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mở rộng dân chủ, gần gũi nhân dân, rèn luyện đạo đức phẩm chất của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh uỷ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác tổ chức - cán bộ. Đã đánh giá, bổ nhiệm 375 cán bộ; xem xét, giới thiệu 96 cán bộ ứng cử, bổ sung các chức vụ chủ chốt, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân của 13 huyện thị; luân chuyển 255 cán bộ các cấp, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có năng lực được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn. Đã đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, lý luận chính trị cho 7.048 cán bộ, trong đó có 1.638 cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ được quan tâm gắn với công tác quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ, tỷ lệ cán

Page 6: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

bộ dân tộc thiểu số ít người được tăng lên. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người, vùng có đạo và chính sách cán bộ.

Thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, các cấp ủy đảng thường xuyên được củng cố, kiện toàn, chú trọng đổi mới nội dung phương thức hoạt động theo hướng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Đã sắp xếp, kiện toàn 288 tổ chức cơ sở đảng, thành lập mới 49 tổ chức cơ sở đảng; Kết nạp được 10.120 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh lên 36.705 đồng chí; tăng thêm 606 xóm có chi bộ, 100% xóm có đảng viên ( hoàn thành kế hoạch trước một năm ).

Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp được tăng cường. Tỉnh ủy đã quán triệt triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của trung ương về công tác kiểm tra, giám sát; Ban hành Nghị quyết về lãnh đạo công tác kiểm tra, Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra; Quy chế phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng giữa Ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng và các cơ quan liên quan, với Thanh tra cùng cấp; Quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy Ủy ban kiểm tra và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp. Các cấp ủy đảng đã kiểm tra 1.614 tổ chức đảng và 3.542 đảng viên: Giám sát 295 tổ chức đảng cấp dưới và 1.440 đảng viên. Ủy ban kiểm tra các cấp đã tích cực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đã tiến hành kiểm tra được 2.359 lượt tổ chức cơ sở đảng, 41.386 lượt đảng viên. Đã giải quyết 18/18 đơn thư tố cáo đối với tổ chức đảng và 204/ 227 đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với đảng viên thuộc thẩm quyền giải quyết. Qua kiểm tra, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xử lý kỷ luật 22 tổ chức đảng, 470 đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên, giữ gìn kỷ cương của Đảng, góp phần hạn chế sai phạm.

Hệ thống tổ chức bộ máy công tác dân vận các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phương thức công tác dân vận được đổi mới. Việc xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Mô hình “Dân vận khéo” ở khu dân cư, “Năm dân vận chính quyền”, công tác tôn giáo được chỉ đạo triển khai thực hiện có kết quả. Mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân ngày càng được củng cố, nâng cao, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước luôn được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện.

Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh; Xây dựng và thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW3, Nghị quyết TW9 ( khóa X ) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Chỉ đạo phối hợp kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, cải cách hành chính, thực hiện dân chủ, công khai minh bạch trong các hoạt động. Đã tiến hành 878 cuộc thanh tra, kiểm tra, điều tra về kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, phát hiện sai phạm trị giá trên 25 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi, khắc phục hậu quả trên 19 tỷ đồng, khởi tố điều tra, xét xử 11 vụ liên quan tham nhũng. Việc xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, việc phối hợp thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng đã góp phần tích cực vào việc giáo dục, phòng ngừa, hạn chế các hành vi tham nhũng.

Các cấp ủy đảng thường xuyên chú trọng công tác xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng và thực hiện quy chế làm việc đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp ủy, vai trò quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

Đoàn đại biểu Quốc hội hoạt động tích cực, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri và nắm tình hình đời sống thực tế của nhân dân, phản ánh kịp thời những ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan liên quan và Quốc hội, góp phần giải quyết những khó khăn, bức xúc của nhân dân và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia.

Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện tốt vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; Thường xuyên đổi mới hoạt động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chuyên đề và cơ chế chính sách; Tăng cường công tác giám sát, góp phần phát triển kinh tê - xã hội.

Page 7: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, cụ thể hóa và thực hiện các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của chính phủ và của tỉnh. Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên được quan tâm củng cố và kiện toàn, đội ngũ cán bộ, công chức tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng; Các văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo thực hiện; Bước đầu tổng hợp thành bộ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Thường xuyên quan tâm công tác vận động quần chúng, tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tích cực xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy chức năng, vai trò giám sát, phản biện xã hội ; Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với nhân dân được củng cố. Các phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã hướng mạnh hoạt động về cơ sở, ngày càng phất huy vai trò to lớn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự đồng thuận xã hội. công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các đoàn thể thanh niên và lực lượng vũ trang làm công tác dân vận trên địa bàn đạt kết quả tốt.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên có nhiều phong trào hoạt động sôi nổi thu hút được thanh niên tham gia, kết nạp được nhiều thanh niên vào tổ chức; Quan tâm giao dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng.

Liên đoàn lao động thường xuyên quan tâm chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, phát triển tổ chức công đoàn trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và doanh nghiệp; Tổ chức có hiệu quả các phong trào “ Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “ Tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt”, “ Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí” góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hội nông dân phát huy tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Tích cực vận động hội viên áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi trong nông nghiệp, giúp nhau xóa đói giảm nghèo…

Hội phụ nữ thường xuyên chăm lo phát triển, xây dựng tổ chức các cấp hội vững mạnh, nâng cao nhận thức, trình độ năng lực cho phụ nữ; Tổ chức thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội và phong trào “ Phụ nữ tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Hội cựu chiến binh thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh về mọi mặt; Tích cực vận động hội viên thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước; Giúp nhau phát triển kinh tế; Tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ” trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên…

II- NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM

1. Về kinh tế.

Mức tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao; Thủ tục, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư chậm, kết quả giải ngân hàng năm đạt thấp. Thu hút vốn đầu tư phát triển từ các thành phần kinh tế còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống và phát triển kinh tế còn thiếu và yếu.

Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp chưa kịp thời. Thiết bị của một số cơ sở sản xuất công nghiệp lạc hậu. Sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển chưa vững chắc; Tiềm năng đất đai chưa được khai thác hiệu quả. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, bố trí dân cư, di dân ra biên giới triển khai còn chậm. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp, chưa ổn định.

Page 8: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản và thủy điện còn thiếu chặt chẽ, lúng túng ; Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, một số dự án, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường - sinh thái chưa kịp thời xử lý dứt điểm.

2. Về văn hóa - xã hội.

Tỷ lệ học sinh cấp tiểu học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người bỏ học còn cao; Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy - học chưa đáp ứng được yêu cầu. Số trạm y tế xã có bác sỹ đạt chưa cao, nhân viên y tế thôn bản có trình độ sơ cấp trở lên mới đạt 75%. Chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. Số làng, xóm, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa còn thấp. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có bước phát triển song chất lượng chưa đồng đều. Cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động thông tin truyền thông, hoạt động thể dục thể thao chưa đồng bộ. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề còn thấp; Tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; Kết quả tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện chưa cao.

3. Về Quốc phòng - An ninh, Đối ngoại, Tư pháp.

Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho đối tượng theo phân cấp nhất là đối tượng 5 đạt còn thấp. Tình hình an ninh biên giới, vùng dân tộc thiểu số ít người còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, vi phạm an toàn giao thông có giảm nhưng chưa vững chắc. việc thực hiện các thỏa thuận về phát triển kinh tế - xã hội với Quảng Tây ( Trung Quốc ) còn chậm; Hoạt động đối ngoại nhân dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở một số địa phương, đơn vị chưa được thường xuyên. Một số vụ việc thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai chưa kịp thời; Công tác tiếp dân kết quả chưa cao. Cơ sở vật chất phục vụ công tác cải cách tư pháp còn nhiều hạn chế.

4. Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn chậm đổi mới trên một số mặt. Chất lượng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa đồng đều. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn yếu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ chưa thật đồng bộ, kịp thời. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của một số cơ quan cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là ở vùng sâu còn thiếu; Nguồn kết nạp đảng viên mới ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người còn khó khăn.

Một số ít cấp ủy chưa nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng. Một số ủy ban kiểm tra chưa làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy cấp mình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; Việc chủ động nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm còn hạn chế.

Công tác vận động quần chúng ở một số địa phương hiệu quả còn thấp; Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở cấp ủy cơ sở còn thiếu và yếu.

Một số cấp ủy, chính quyền còn thiếu chủ động trong giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm, thiếu kiên quyết trong giải quyết những vấn đề bức xúc tại địa phương. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ. Công tác cải cách hành chính hiệu quả chưa cao.

Việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc có mặt còn hạn chế; Một số cuộc vận động chưa được duy trì thường xuyên.

III- NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được.

Cao Bằng thường xuyên được Trung ương Đảng và Chính phủ, Quốc hội quan tâm chỉ đạo giúp đỡ, các tỉnh thành và nhiều doanh nghiệp ủng hộ, đặc biệt thông báo kết luận số 158-TB/TW ngày 21/10/2004 của Ban Bí thư là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ qua. Trên địa bàn tỉnh có nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia được đầu tư; Tỉnh có điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong phú, có cửa khẩu biên giới quốc gia, đã hoàn thành biên giới cắm mốc, đó là những điều kiện thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế xã hội.

Page 9: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI có chủ trương lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Đoàn kết chặt chẽ đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chính quyền đã chủ động, tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của cấp ủy. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể và nhân dân đã làm tốt vai trò tuyên truyền, vận động; Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tin tưởng, nỗ lực tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

Nguyên nhân khách quan: Điểm xuất phát kinh tế xã hội của tỉnh ở mức thấp, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của tỉnh không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Cuộc khủng hoảng tài chình toàn cầu đã ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ qua; Kết cầu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất còn thấp kém, chưa đồng bộ; Đường giao thông, trường học, trạm xá, điện, nước phuc vụ sản xuất, sinh hoạt còn thiếu; Thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; đường biên giới dài, nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới Quốc gia phức tạp, nặng nề. Đầu tư từ các nguồn vốn Nhà nước cho các mục tiêu trọng điểm còn thấp so với nhu cầu.

Nguyên nhân chủ quan: Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của một số các cấp ủy đảng, chính quyền còn yếu, chưa chủ động tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, chưa năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo một số lĩnh vực; Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có mặt chưa tốt, chưa hiệu quả.

Việc xác định một số chỉ tiêu chủ trương phát triển kinh tế - xã hội chưa sát với nguồn lực và điều kiện thực tế của địa phương nên có đề án dự án kết quả đạt chưa cao.

Một số bộ phận cán bộ, nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và từ bên ngoài, chưa thực sự vươn lên để thoát ngèo. Công tác cải cách thủ tục hành chính còn chậm. Trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

IV- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá tổng quát

Trong nhiệm kỳ qua, với sự quan tâm phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của các tỉnh, thành trong cả nước và sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp, Cao Bằng đã đạt được những thành tựu quan trọng:

Kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trưởng 11,5%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 605 USD; Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm giần tỷ trọng nông - lâm nghiệp ( công nghiệp - xây dựng chiếm 20%; Thương mại - dịch vụ chiếm 47,7%; Nông - lâm nghiệp chiếm 32,3% ), 17 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVI đề ra. Tạo được sự khởi sắc trong phát triển công nghiệp; Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Tốc độ tăng thu ngân sách đạt khá cao ( 20,2% / năm ).

Thu hút đầu tư đạt được kết quả tốt, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công ghiệp, khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện, trồng rừng và chế biến lâm sản, vât liệu xây dựng… Hệ thống đường giao thông nông thôn, mương thủy lợi, trường học được mở rộng, nâng cao chất lượng, phát triển đến vùng sâu, vùng xa, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, xã hội tiếp tục có bước chuyển biến tiến bộ. Trình độ dân trí được nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe được tốt hơn; Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

Quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố và giữ vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; Hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc đúng tiến độ; Quan hệ đối ngoại được tăng cường và mở rộng, tạo môi trường thận lợi cho phát triển kinh tê - xã hội.

Page 10: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của các tổ chức trong hệ thống chính trị từng bước được nâng lên. Tổ chức bộ máy các cơ quan, Đảng, Chính qyền và đoàn thể các cấp tiếp tục được củng cố kiện tòa. Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên. Vai trò quản lý nhà nước, quản lý xã hội của chính quyền các cấp được tăng cường đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ngày càng được nâng cao, nhân dân luôn tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Với những thành tựu và kết quả đạt được trong 5 năm qua. Cao Bằng đã cơ bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện vẫn còn một số hạn chê, yếu kém, đó là: Kinh tế phát triển còn chậm, còn 6 chỉ tiêu chưa đạt được theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Kết quả thực hiện 9 chương trình công tác trọng tâm còn thấp. Đời sống của một số bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, chất lương hoạt động văn hóa xã hội chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, một số vấn đề nổi cộm, bức xúc chưa được giải quyết kịp thời. Cao Bằng vẫn là một trong những tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn.

2- Bài học kinh nghiệm.

Một là, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy và tổ chức đảng trên mọi lĩnh vực; Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đồng thời phải đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các cấp ủy phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp các nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành, đặc biệt là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế.

Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền và vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phải luôn đi trước một bước nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, sự đồng thuận trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh, có trình độ, năng lực lãnh đạo, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu. Đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, tăng cường cán bộ trẻ có năng lực về cơ sở; Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, có chính sách thu hút cán bộ về công tác tại tỉnh và tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Mỗi cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm tận tâm, tận lực thự hiện nhiệm vụ được phân công; Tích cực, chủ động tham gia chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh từ cơ sở; Coi trọng vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơ vị.

Phải coi công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy và tổ chức đảng, kịp thời phát hiện uốn nắn sai sót, khuyết điểm của cá nhân, tập thể trong quá trình chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.

Hai là, khơi dậy và phát huy truyền thống quê hương cách mạng; Xây dượng khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ, trong từng tổ chức và cả hệ thống chính trị.

Cao Bằng là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, đó là tài sản tinh thần vô cùng quý báu, vì vậy, cần phải khơi dậy và phát huy để trở thành động lực to lớn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Cần quan tâm làm tốt công tác giáo dục truyền thống, nhất là trong thế hệ trẻ nhằm nâng cao tinh thần tự lực tự cường, quyết tâm thoát ngheo, từng bước làm giàu.

Phải thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người dân, tạo sự bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc; Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các vùng dân tộc thiểu số ít người, vùng khó khăn; kiên quyết đạp tan mọi âm mưu chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch. Xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, tạo

Page 11: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

niềm tin vững chắc của cán bộ, đảng viên và của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Biến những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh thành nguồn lực, động lực để phát triển kinh tế xã hội.

Ba là, tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; Không ngừng nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh.

Phải coi công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, là động lực của sự phát triển, trong đó tập trung cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi lĩnh vực, kiên quyết loại bỏ những thủ tục, giấy tờ không cần thiết; Xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi làm chậm tiến độ cải cách hành chính.

Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải quyết tâm xóa bỏ những rào cản để các nguồn lực được huy động nhanh, hiệu quả vào phát triển kinh tế.

Bốn là, phải chủ động, tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Một mặt thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách của Nhà nước, mặt khác nghiên cứu ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của địa phương.

Xây dựng và thực hiện các quy hoạch trên cơ sở phân tích khoa học, đảm bảo các điều kiện về vốn, cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, từ đó xây dựng những chương trình, đề án thực sự có tác dụng phát triển kinh tế xã hội, phục vụ tốt đời sống của nhân dân.

Phải tranh thủ tối đa, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương; Sự ủng hộ và liên kết chặt chẽ của các địa phương trong cả nước; Huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHIỆM KỲ 2010 – 2015

I. DỰ BÁO BỐI CẢNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục vận động theo xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất chắc, khó lường. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau đợt khủng hoảng tài chính nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.

Thành tựu 25 năm đổi mới, nhất là của 5 năm nhiệm kỳ Đại hội X đã tạo ra thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều. Bối cảnh đó, cùng với những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua là những tiền đề quan trọng, cơ sở vững chắc cho Cao Bằng trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, cùng với những hạn chế, yếu kém chủ quan, trong 5 năm tới Cao Bằng vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chất lượng nguồn nhân lực, nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, quyết tâm chính trị của Đảng bộ và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các cấp, các ngành, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất định chúng ta sẽ vượt qua thử thách để dành nhiều thắng lợi trong nhiệm kỳ tới.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU

1. Phương hướng

Tập chung khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh; kết hợp khai thác nội lực với thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài; chú trọng chất lượng tăng trưởng; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giảm nghèo nhanh và bền vững; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; bảo vệ và cải thiện tốt môi trường sinh thái; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

2. Mục tiêu tổng quát

Page 12: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

Phát huy truyền thông cách mạng; đoàn kết, dân chủ, đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực quản lý và điều hành của chính quyền; huy động mọi nguồn lực sớm đưa Cao Bằng ra khỏi tình trạng kém phát triển.

3. Mục tiêu cụ thể

Về kinh tế

(1)- Tổng sản phẩm (GDP) năm 2015 theo giá so sánh năm 1994 đạt 5.860 tỷ đồng, gấp 1,88 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 13,5%, trong đó:

Nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5%; công nghệ và xây dựng tăng 13,5%; Dịch vụ tăng 17,5%; GDP bình quân đầu người đạt 1.100 USD.

(2)- Tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015, trong đó:

- Công nghiệp - xây dựng 26,6%;

- Nông - lâm - ngư nghiệp 24,6%;

- Dịch vụ 48,8%.

(3)- Tổng sản lượng lương thực có hạt 250 ngàn tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 25 triệu đồng/ha.

(4)- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân trên 25%/năm.

(5)- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân trên 17%/năm.

(6)- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2010 - 2015 bình quân tăng 10%/năm.

Về xã hội

(1)- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

(2)- Giảm tỷ lệ sinh trung bình hàng năm 0,2‰. Đến năm 2015 tỷ suất sinh là 16,6‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiện 1,02%.

(3)- Đến 2015, có trên 7,5 bác sỹ trên vạn dân; 85 trạm y tế có bác sỹ; 70% xã đạt chuẩn quốc gia về trạm y tế xã; 100% nhân viên y tế thôn bản đạt trình độ sơ cấp; hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

(4)- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm trung bình 0,6%/năm, đến năm 2015 giảm xuống còn 20%.

(5)- Tỷ lệ tiêu chuẩn đạt gia đình văn hoá 80%; tỷ lệ làng, xóm, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá 52%; số cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá 90%; số đơn vị cơ sở có nhà văn hoá 60%.

(6)- Tỷ lệ hộ nghèo: Giảm bình quân mỗi năm 3-5%.

(7)- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 34%, trong đó qua đào tạo nghề 23%. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thị xã, thị trấn còn dưới 4,8%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 85%; 100% đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tham gia bảo hiểm xã hội.

(8)- Thị xã Cao Bằng được công nhận thành phố trực thuộc tỉnh.

Về môi trường

(1)- Tỷ lệ che phủ rừng: 55%.

(2)- Phấn đấu đạt trên 95% dân cư thành thị và trên 90% dân cư nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Về tổ chức xây dựng Đảng

Số cơ sở đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh hành năm 75% trở lên; duy trì số xóm có đảng viên; đến năm 2015 toàn tỉnh có 100% số xóm có chi bộ. Kết nạp đảng viên mới hàng năm 1.800 đảng viên trở lên.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Page 13: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

1. Tập trung nguồn lực tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững; tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng sản suất hàng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đầu tư đúng mức cho thương mại - dịch vụ.

Phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước và xã hội cho đầu tư phát triển. Nâng cao hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong sử dụng và quản lý ngân sách nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và phát huy mọi nguồn lực vào khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả gắn với việc đảm bảo môi trường sinh thái. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng.

Tiếp tục giới thiệu, quảng bá các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh các hoạt đông xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực chưa có nhà đầu tư (chế biến nông - lân sản, du lich...); xây dựng danh mục các dự án kêu gọi, thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, giải phóng mặt bằng.

Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, đa dạng hoá về các hình thức hợp tác về khoa học - công nghệ; khuyến khích các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tài nguyên - môi trường, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh...

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và xây dựng các chương trình phát triển kinh tế. Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nông - lâm sản, công nghiệp phục vụ nông - lâm nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng. Phát triển ngành nghề thủ công có tiềm năng, lợi thế, truyền thống gắn với phát triển nông nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quan tâm đến phát triển bền vững, công nghệ sạch, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đầu tư sản xuất công nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động trên địa bàn.

Phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường. Quy hoach sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và phục vụ phát triển chăn nuôi ở từng địa phương, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính. Tập trung chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà và các loại vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, tận dụng được thức ăn sẵn có và phong tục tập quán chăn nuôi truyền thống của địa phương, kết hợp với chăn nuôi công nghiệp với thức ăn bổ sung, áp dụng chăn nuôi theo quy trình khoa học - công nghệ tiên tiến với quy mô lớn, sản xuất ra hàng hoá để tiêu thụ tại chỗ và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hoàn thiện việc giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất lâu dài, đúng Luật đất đai để nhân dân yên tâm sản xuất. Quan tâm đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn, tu sửa nâng cấp, làm mới các công trình thuỷ lợi, hồ đập chứa nước; tiếp tục quan tâm giải quyết nước uống cho đồng bào vùng cao lục Khu (huyện Hà Quảng) và các vùng tương tự khác; kết hợp với xây dựng các nhà máy thuỷ điện với việc điều hoà, tăng diện tích cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu cho Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh để chủ động nghiên cứu, chọn lọc giống, nhân giống, sản xuất giống lúa, ngô, đậu tương, thuốc lá, các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh phục vụ sản xuất nhằm tạo ra lợi ích kinh tế, đảm bảo chủ động giống tại địa phương. Khai thác thế mạnh đất đồi rừng, chuyển đất có cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh khối lớn, hiệu quả kinh tế cao như bạch đàn (giống mới), thông, sa mộc, trúc sào, cây dược liệu, các loại cây ăn quả như lê, đào (Nguyên Bình, Bảo Lạc); cam, quýt, bưởi (Hoà An, Thị xã) và chuối, na, các loại cây cảnh ở những vùng phù hợp bằng các biện pháp khoa hoc tiên tiến, thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mới...để tăng sản phẩm hàng hoá cho các nhà máy chế biến tại tỉnh và xuất khẩu. Có cơ chế chính sách khuyến khích các hình thức kinh tế hợp tác xã, trang trại, gia trại phát triển; tiếp tục vận động nhân dân đầu tư mở

Page 14: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

rộng diện tích, tăng năng suất chất lượng vùng mía, thuốc lá nguyên liệu, lạc giống trên từng địa bàn.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sản xuất và cung ứng vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư công tác thú y cho nông dân. Từng bước xây dựng nông thôn mới, bố trí, sắp xếp lại dân cư, ổn định dân cư, đặc biệt là khu vực biên giới, vùng cao.

Phát triển mạng lưới phân phối, mở rộng hệ thống bán lẻ dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, triển khai thực hiện có hiệu quả các thoả thuận đã ký kết với Quảng Tây (Trung Quốc) thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh. Xây dựng khu kinh tế mậu dịch xuyên biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc).

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử Pác Bó, khu di tích thác Bản Giốc, khu di tích sinh thái Phja Oắc - Phja Đén và các điểm văn hoá tâm linh. Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện của tỉnh.

2. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung đầu tư phát triển vùng động lực

Ưu tiên tập chung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước hết là mạng lưới giao thông, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các công trình, dự án quan trọng trong kế hoạch 5 năm 2010 - 2015, các chương trình mục tiêu quốc gia, các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo; tăng cường công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động.

Tranh thủ sự giúp đỡ và đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương đầu tư nâng cấp quốc lộ số 4, quy hoạch xây dựng sân bay Cao Bằng. Đầu tư, khai thác tốt lợi thế về kinh tế cửa khẩu; hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng và phát triển Thị xã Cao Bằng, Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh thành vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Tạo bước chuyển biến mới về chất lượng trên các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục- đào tạo; giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết tốt các chính sách xã hội, chính sách dân tộc

Tiếp tục thực hiện các chương trình trọng tâm về phát triển văn hoá - xã hội; tạo bước phát triển mới về chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Tăng cường đầu tư bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở. Khuyến khích, tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ sáng tác để tiếp tục có những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Đẩy mạnh hoạt động thể dục, thể thao cả về quy mô và chất lượng; tích cực thực hiện xã hội hoá công tác thể dục - thể thao. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tập luyện thể dục - thể thao. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động thông tin - truyền thông, bưu chính, viễn thông; tăng kỳ xuất bản của báo Cao Bằng, tăng diện phủ sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, phát triển báo điện tử đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Đổi mới công tác quản lý giáo dục và phương pháp dạy - học. Chú trọng bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi và đào tạo nguồn cán bộ cơ sở là con em dân tộc thiểu số ít người (Mông, Giao, Sán Chỉ, Lô Lô). Phát triển giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, người ở vùng đặc biệt khó khăn. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu xây dựng 75% trường nội trú huyện, tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng xã hội học tập, giảm dần khoảng cách chênh lệnh về chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền.

Kiện toàn mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện, xã. Đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã về cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Bộ y tế. Đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh xã hôi hoá công tác y tế. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Đông - Tây y kết hợp. Có cơ chế chính sách về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. Thực hiện chế độ ưu đãi, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh đối với các đối tượng chính sách. Duy trì mức

Page 15: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

giảm sinh hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, làm tốt công tác giáo dục y đức trong đội ngũ thầy thuốc.

Quan tâm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, trong đó chú trọng lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao; thu hút lực lượng lao động chất lượng cao từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo và chương trình xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt các quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em. Đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh việc tổ chức Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế. Giải quyết tốt chính sách thương binh, liệt sỹ, người có công và chính sách dân tộc.

4. Tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh công tác đối ngoại, cải cách tư pháp, cải cách hành chính

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trât tự an toàn xã hội trên địa bàn. Chủ động đấu tranh phòng, chống làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng, nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm bảo vể Tổ quốc của lực lượng vũ trang và nhân dân. Bảo đảm ngân sách quốc phòng - an ninh, xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng kế hoạch phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ chính trị và Nghi định số 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng - an ninh trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, nhất là ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp uỷ và hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác quốc phòng - an ninh.

Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại; xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị hợp tác phát triển; chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới. Đẩy mạnh cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị; quan tâm công tác cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp; tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, coi công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

5. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường hiệu lực, hiểu quả hoạt động của hội đồng nhân dân, năng lực quản lý, điều hành các uỷ ban nhân dân các cấp.

Đổi mới việc quán triệt nghị quyết, chỉ thị của đảng. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” kết hợp với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên giáo và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp.

Tiếp tục thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; củng cố, kiện toàn các tổ chức đảng theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và cả hệ thống chính trị. Giữ vững nguyên tắc tập chung dân chủ trong tổ chức sinh hoạt Đảng, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Thực hiện tốt việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Thực hiện tốt Nghị quyết TW5 (Khoá X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Nghị quyết TW6 (Khoá X) về nâng cao nâng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng

Page 16: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng quy trình đánh giá, phân loại cán bộ sát đúng làm cơ sở để bố trí, sử dụng cán bộ. Thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ; bổ sung cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số ít người, cán bộ có trình độ. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ gắn với nhiệm vụ, trách nhiệm, hiệu quả công việc được giao. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cả về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn; đào tạo cán bộ có trình độ cao; hoàn thiện chính sách thu hút năng lực và sử dụng nhân tài.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong chấp hành Cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị, Điều lệ Đảng, pháp luật của nhà nước; chú trọng kiểm tra, giám sát những nội dung, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. Kiểm tra kết luận và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật Đảng; kịp thời khen thưởng các tổ chức đảng, đảng viên có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế Dân vận của hệ thống chính trị, công tác dân vận trong cơ quan nhà nước. Mở rộng dân chủ, tích cực thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở tất cả các loại hình. Thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo và thông báo 160-TB/TW của Ban bí thư (khoá IX) về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành.

Lãnh đạo thực hiện tốt công tác bầu cử Quốc hội khoá XIII, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cường chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cường công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các ngành, các cấp; tập trung giám sát, giải quyết những vần đề bức xúc, việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực của đại biểu nhân dân các cấp.

Đổi mới phương pháp điều hành của các cấp chính quyền thực sự khoa học, hiệu quả cao. Đổi mới phong trào thi đua yêu nước và về nội dung và hình thức. Tập chung xây dựng một nền hành chính hiện đại trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực; Tăng cường hiệu lực trong bộ máy hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần tận tuỵ phục vụ dân, hướng vào dân, tôn trọng dân, phát huy sức dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Thực hiện phân cấp hợp lý gắn với nâng cao tính chủ động, năng động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm của cán bộ các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể. Cải tiến việc ban hành và phổ biến các chính sách, thủ tục hành chính, văn bản pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; thực hiên tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thường xuyên hướng hoạt động về cơ sở, thường xuyên chăm lo lợi ích hợp pháp của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; thực hiện tốt chính sách an dân, xây dựng niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng. Các cấp uỷ đảng, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò, chức năng giám sát và phản biện xã hội. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, phong trào quần chúng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên chú trọng giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, giác ngộ chính trị cho thanh niên. Liên đoàn Lao động chăm lo giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, giải quyết việc làm cho đoàn viên, công nhân lao động. Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy vai trò nòng cốt trong các phong trào hành động cách mạng quần chúng, phát huy trí tuệ, năng lực của đội ngũ trí thức, tạo mọi điều kiện cho tài nang phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, học tập Nghị quyết TW3 (khoá X), Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đưa công tác phòng, chống tham nhũng thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, các đơn vị. Tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, các ngành chức nang trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi tham nhũng. Chú trọng nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố xét xử nghiêm

Page 17: DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP …khcncaobang.gov.vn/uploads/news/2013_12/du_thao_bao_cao... · Web viewDỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH

minh, đúng quy định. Đề cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, người đứng đầu, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVII, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm có tính chất đột phá sau:

Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; nêu cao tinh thần tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến công tác đầu tư phát triển và đời sống của nhân dân...nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh, có đức, có tài, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

Ba là, huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là vùng động lực.

Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó tập trung cho công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý đầu ngành, đào tạo nghề và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở.

Năm là, tập chung giải quyết những vẫn đề bức xúc xã hội; giữ vững trật tự kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm môi trường...

Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.