7
Vit Nam 1/. Tp tính loài Dê. Dê là mt trong những loài động vật được con người thuần dưỡng sm nht và chúng được nuôi tkhoảng 9.000 năm trước đây. Đầu dê vi bsng ln un cong là mt trong những hình tượng thường được khc, vtrên vách đá trong nhiều hang động có người ở, cách đây t10-20 nghìn năm. đã được nuôi hu hết các nơi trên thế giới, trong đó có khoảng 20% vùng nhit đới. Hin trên thế gii có khong 210 ging dê vi tổng đàn khoảng 450 triu con. Vit Nam hin nay, có hai ging dê khá phbiến. Ging dê ta có hình vóc nh, cao chng 50cm, nng trung bình khong 20kg, lông nhiu màu sắc (thường là màu vàng), tai đứng rt linh hot. Còn ging dê lai thì mình dài, cao chng 70cm, nng khong 40kg, mắt sâu và mí thường húp lên, tai to và cúp, lông màu trng, khoang trng vàng, trng nâu hay trắng đen. Dê thuc loài nhai lại, nó ăn được nhiu loi cây, chơn trâu bò. Vì vậy dê được chăn nuôi ở bt cchnào có lá xanh nơi các vùng đất kém màu mỡ, thường là vùng núi và bán sơn địa, ít có khnăng phát triển các ngành chăn nuôi khác. Dê có thể chăn thả để tkiếm ăn, tự ln. Thức ăn của chúng rất đa dạng tctươi, ckhô, lá non cho tới ngũ cốc. Mi ngày, một con dê trung bình ăn khoảng tna ký cho ti mt ký ht có bt, vài ký lá, cvà ung khoảng 4 lít nước. Dê có môi rt nhy biết phân bit thức ăn sạch, bn, ngon hay không hp khu vị. Chúng không ăn thức ăn dính đất cát hay cây ci bthi. Phc vviệc ăn uống, dê có 8 răng cửa hàm dưới, 24 răng hàm trên và dưới mc phía trong. Cũng như trẻ em, 8 răng cửa mc lúc nh(răng sữa) srụng đi nhường chcho 8 răng vĩnh viễn. Dê có trọng lượng tùy thuc vào tng ging, dê cái nng t10kg cho tới 100kg. Dê đực to lớn hơn, thường nng t13,5 đến 130kg. Dê đực có mt hàm râu và hàm râu srậm hơn, dài hơn cùng với thi gian. Dê đực có chùm râu cm rm và cong. Mi "chàng dê" có thkết bn bình quân t30 - 50 chdê cái. Dê đực hay dê cái đều có tuyến x(hai bên gc sng, sát ngay bphía sau) tiết ra mùi hôi riêng bit rt khó ngi ca mt loi "hoóc môn thông tin" để tìm nhau. Hoóc môn này đi vào máu, thấm qua da ri theo mhôi vương vào cây cỏ trên đường đi; nếu đã nhiễm vào tht ri thì nấu nướng món gì cũng không sao ăn được. Dê dực thường cđầu vào thân cây để gi tín hiu cho dê cái. Dê cái

Dê Vi t Nam - huongduongtxd.comhuongduongtxd.com/devn.pdf · Ở Việt Nam hiện nay, có hai giống dê khá phổ biến. Giống dê ta có hình vóc nhỏ, cao Giống dê

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Dê ở Việt Nam 1/. Tập tính loài Dê. Dê là một trong những loài động vật được con người thuần dưỡng sớm nhất và chúng được nuôi từ khoảng 9.000 năm trước đây. Đầu dê với bộ sừng lớn uốn cong là một trong những hình tượng thường được khắc, vẽ trên vách đá trong nhiều hang động có người ở, cách đây từ 10-20 nghìn năm. Dê đã được nuôi ở hầu hết các nơi trên thế giới, trong đó có khoảng 20% ở vùng nhiệt đới. Hiện trên thế giới có khoảng 210 giống dê với tổng đàn khoảng 450 triệu con. Ở Việt Nam hiện nay, có hai giống dê khá phổ biến. Giống dê ta có hình vóc nhỏ, cao

chừng 50cm, nặng trung bình khoảng 20kg, lông nhiều màu sắc (thường là màu vàng), tai đứng rất linh hoạt. Còn giống dê lai thì mình dài, cao chừng 70cm, nặng khoảng 40kg, mắt sâu và mí thường húp lên, tai to và cúp, lông màu trắng, khoang trắng vàng, trắng nâu hay trắng đen.

Dê thuộc loài nhai lại, nó ăn được nhiều loại cây, cỏ hơn trâu bò. Vì vậy dê được chăn nuôi ở bất cứ chỗ nào có lá xanh nơi các vùng đất kém màu mỡ, thường là vùng núi và bán sơn địa, ít có khả năng phát triển các ngành chăn nuôi khác. Dê có thể chăn thả để tự kiếm ăn, tự lớn. Thức ăn của chúng rất đa dạng từ cỏ tươi, cỏ khô, lá non cho tới ngũ cốc. Mỗi ngày, một con dê trung bình ăn khoảng từ nửa ký cho tới một ký hạt có bột, vài ký lá, cỏ và uống khoảng 4 lít nước.

Dê có môi rất nhạy biết phân biệt thức ăn sạch, bẩn, ngon hay không hợp khẩu vị. Chúng không ăn thức ăn dính đất cát hay cây cối bị thối. Phục vụ việc ăn uống, dê có 8 răng cửa hàm dưới, 24 răng hàm trên và dưới mọc ở phía trong. Cũng như trẻ em, 8 răng cửa mọc lúc nhỏ (răng sữa) sẽ rụng đi nhường chỗ cho 8 răng vĩnh viễn. Dê có trọng lượng tùy thuộc vào từng giống, dê cái nặng từ 10kg cho tới 100kg. Dê đực to lớn hơn, thường nặng từ 13,5 đến 130kg. Dê đực có một hàm râu và hàm râu sẽ rậm hơn, dài hơn cùng với thời gian. Dê đực có chùm râu cằm rậm và cong. Mỗi "chàng dê" có thể kết bạn bình quân từ 30 - 50 chị dê cái.

Dê đực hay dê cái đều có tuyến xạ (ở hai bên gốc sừng, sát ngay bờ phía sau) tiết ra mùi hôi riêng biệt rất khó ngửi của một loại "hoóc môn thông tin" để tìm nhau. Hoóc môn này đi vào máu, thấm qua da rồi theo mồ hôi vương vào cây cỏ trên đường đi; nếu đã nhiễm vào thịt rồi thì nấu nướng món gì cũng không sao ăn được. Dê dực thường cọ đầu vào thân cây để gửi tín hiệu cho dê cái. Dê cái

cứ theo mùi đặc trưng đó mà tìm ta "người tình" của mình. Ngược lại với sừng, dịch hoàn dê lại không có mùi hôi mà ngon và bổ nhất trong số lục phủ ngũ tạng của dê đực. Dê là loài vật hoạt bát, tò mò, độc lập và dễ gần gủi. Chúng rất thông minh, thậm chí có thể nhanh chóng học được cách tháo dây mở cửa chuồng. Dê thích và giỏi leo trèo, chạy nhảy, trườn để chui qua hàng rào. Chúng có thể nhảy vọt qua rào cao trên 1,5m. Dê cũng thích đùa. Những con dê non thường nô đùa "dọa dẫm" bạn bằng các động tác húc nhau, nhưng chúng không hề gây gổ và dùng sức mạnh, hoặc ngược lại chúng thể hiện những động tác bảo vệ như cúi đầu, giơ sừng, giơ chân trước, cúi nửa thân trước xuống. Dê non còn hay "dọa nạt" bằng những điệu nhảy chung quanh và nhảy bổ về phía bạn cùng chơi.

Những bầy dê nuôi thả trong rừng ưa chạy nhảy, thích đùa trên những vách đá cheo leo dựng đứng, và những "cú" nhảy liều mạng đôi khi dẫn đến tai nạn cho những dê con dại dột. Người ta nhận biết dê con không có một nguyên do nào mà cũng phóng như bay theo một đường tròn khá rộng, có khi theo một vòng cung, thường là chạy quanh một vật chuẩn nào đó. Rồi bỗng nhiên nó dừng lại đột ngột, và không hiểu vì sao con vật lại chạy thật nhanh như tên bắn, nhảy theo một phía. Tất cả những vận động đó đều được dê thực hiện bằng kiểu "phi nước đại", bằng những bước nhảy cóc đặc trưng cho loài, cũng có lúc nó nhảy chụm cả bốn vó bật đi rất xa.

Dê sống ở vùng núi thích chơi trò "leo núi cao". Mỗi con dê đều cố leo lên cao hơn "địch thủ", húc đầu, cụng trán, đẩy nhanh bằng lưng hoặc vai, ôm nhau xoay tại chỗ, húc vào sườn nhau, nhưng ít khi huých nhau bằng móng. Một hiện tượng thú vị là nếu một con dê giành được thắng lợi, chiếm được chỗ cao nhất thì các con khác liền bỏ trò chơi đó chuyển sang trò đùa khác, hoặc do nguyên nhân nào đó, nó không bảo vệ được "ngôi bá chủ" nữa, thì con "bá chủ" lại lao từ đỉnh cao thống trị xuống dưới và hòa cùng những con dê kia. Thông thường một trong hai con dê cùng vui đùa đều gác vào gáy hoặc cổ con dê bạn và muốn bằng cách này (có khi bằng chân trước) quật ngã hoặc đè bạn xuống đất. Trong những trường hợp khác, một con luồn đầu và cổ, có khi cả nửa thân trước vào dưới ngực của con kia, rồi nhấc bạn của mình lên, nhưng không bao giờ làm bạn bị thương.

Người ta đã nhìn thấy dê nghịch một đoạn thân cây sắn dây dài khoảng nửa mét dùng làm "dây thừng", một con dê ngậm chặt dây sắn và vung vẩy trước mặt một con dê khác. Con dê này liền chạy lại và ngậm lấy một đầu dây sắn, và sau đó bắt đầu cuộc "kéo co". Dê cũng biết nghịch ngợm như trẻ con. Người chăn dê định đi hướng này, nó lại tự ý chạy theo hướng khác. Chủ nó vỗ về, nó trở nên ngoan ngoãn. Nhưng nếu đánh nó oan, dê sẽ kêu lên ầm ĩ để phản đối. Hiểu nó mới thấy hết sức sống dồi dào, nhiều vẻ đáng yêu, đáng quý, nhiều nét vui đời của chú dê con.

Dê có tuổi thọ trung bình vào khoảng 10-12 năm. Theo Hiệp hội Dê sữa Mỹ, kỷ lục sống thọ thuộc về một con dê cái có tên rất kêu: Aphrodite của xứ England. Sở dĩ chủ nhân lấy tên của nữ thần sắc đẹp và tình yêu đặt cho con dê của mình, là vì theo thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite lúc nào cũng có một đoàn tùy tùng gồm toàn dê. Aphrodite của xứ England thọ 18 tuổi tính theo lịch của loài người. 2/. Lợi ích của dê. Dê cung cấp sữa cho trẻ em, thịt cho người lớn, da và lông dùng làm chăn ấm, áo đẹp cho người sống và khăn liệm cho người chết thời xa xưa. Thời vua Bađari khoảng 4.500 năm trước Công Nguyên, ở Ai Cập, người ta dùng da dê làm quan tài). Sừng dê được đem làm đồ mỹ nghệ. Móng dê làm keo dán. Lông còn để

làm bút vẽ, bàn chải, dệt thảm. Khăn san-pát-mi-na của Pakistan được dệt bằng lông dê, mịn nổi tiếng trên thế giới. Ruột dê làm bao xúc xích...

Dê được nuôi nhằm mục đích trước tiên là lấy sữa, bởi sữa dê là thức ăn ngon và bổ. Dê được xem là "con bò sữa" của người nghèo. Vì nuôi dê không tốn kém bao nhiêu mà vẫn thu được sữa dê đáng kể. Một con dê cái tốt giống được ăn uống đầy đủ có thể cho 900 lít sữa mỗi năm. Ấn Độ có giống dê có thể cho hơn 6 lít sữa hàng ngày. Ở nước ta có thể vắt ở mỗi con dê cái trung bình nửa lít sữa trở lên một ngày, tuy cho sữa còn ít nhưng sữa đặc sánh, béo hơn và có mùi vị thơm ngon hơn. Lập kỷ lục lượng sữa vắt được hàng năm cao nhất là một con dê giống Toggenburg được gia đình Katrina Western ở Chico (bang Texas, Mỹ) nuôi. Kỷ lục này được ghi nhận trong sách Kỷ lục Guiness là 4.068kg sữa trong 365 ngày, tức gấp đôi mức trung bình đối

với dê nuôi. Bình thường, thời gian cho sữa của một con dê được tính theo công thức tuổi thọ trừ ba năm. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Sách Kỷ lục Guiness ghi nhận con dê cái Baba của gia đình Freund-Nelson (Northport) là con dê có thời gian cho sữa dài nhất trong lịch sử. Qua đời ngày 13/10/1995 trong lúc đang được chủ vắt sữa, con Baba sống được 16 năm. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra năm dê theo công thức mà các nhà khoa học sử dụng (1 năm người bằng 8 năm dê), tuổi của Baba là 112. Chào đời năm 1979, hơn 1 năm sau Baba bắt đầu cho sữa và suốt gần 15 năm sau đó nó cho sữa mỗi ngày không nghỉ. Sau khi Baba chết, gia đình Freund-Nelson tổ chức một lễ hỏa táng rất trọng thể. Dù sao 5 đứa con của gia đình này đã lớn lên nhờ bầu vú của Baba. Ở các ốc đảo tại sa mạc Sahara (Angiêri) người dân ở đây có tập quán uống sữa dê và ăn quả chà là. Còn ở Angola, hãng hàng không nước này lại lấy con dê núi (sơn dương) làm biểu tượng cho mình. Dê còn dùng để kéo xe ở một số vùng núi cao trong dãy Himalaya. Nhiều vua chúa Trung Quốc trước đây đã dùng dê kéo để đi lại trong cung điện. Có người đã kể rằng, cung tần mỹ nữ nào muốn được vua "ngự giá" đến thăm, thường đặt lá dâu non ở cửa phòng để dê dừng lại ăn và vua sẽ nghỉ đêm tại đó. 3/. Dê trong ẩm thực.

Theo các nhà nghiên cứu, thịt dê có khoảng 17,5% prôtít; 40% lipit. Thịt dê là một món được ưa chuộng. Vào thời cổ đại ở cả phương Tây lẫn phương Đông, thịt dê là món được dành để cúng tế các vị thần, người thường không ăn thịt dê. Thịt dê được coi là đặc sản của Việt Nam với các món: tái dê, lẩu dê, nem dê, thịt dê hầm, thịt dê nướng, dê nhựa mận, thịt dê quay, sốt vang... Mỗi món ăn đều qua các cách nấu nướng khác nhau và có hương vị riêng của nó nhưng điều quan trọng là phải khử được mùi hôi khó chịu ở dê. Muốn khử “mùi dê” đó, người ta thường cho dê uống rượu mạnh rồi đuổi nó chạy quanh cho dê kêu to và thở mạnh để tháo mồ hôi ra càng nhiều càng tốt, rồi mới cắt tiết. Sau đó, cắt đầu dê để riêng, mổ moi nội tạng ra, nhét các thứ lá chát và thơm vào bụng dê, như lá sung, lá ổi, lá sả, khâu kín lại bằng dây thép rồi đem thui. Tốt nhất là thui bằng rơm. Dê càng già (nhất là dê đực già) thì càng phải làm

kỹ mới khử được mùi hôi của nó. "Mùi dê" còn được khử bằng cách dùng rượu 500ml, gừng tươi 100g sau đó cho thêm một miếng đu đủ xanh rồi ngâm vào rượu 30 phút. Lấy toàn bộ hỗn hợp này tưới đều lên thân dê, vò lá gừng xát kỹ ngoài da cho sạch cáu bẩn bám trên da, cách làm này sẽ tẩy được mùi hôi của dê và làm cho da dê có độ mềm, khi xào nấu thịt dê không nên quá lửa, vì mỡ dê bị cháy sẽ làm tăng "mùi dê" lên nhiều lần.

Thịt dê nấu chín với một số vị thuốc Bắc rất có tác dụng cho người suy nhược cơ thể. Ăn dạ dày dê chữa gầy yếu, suy nhược. Mổ thịt dê bỏ ruột, cạo lông, đun nhiều lần, sau đó lọc lấy nước trong, cô thành cao đặc, gọi là "cao dê toàn tính". Mỗi ngày uống 5 - 10 gam có thể chữa bệnh thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể. Trong huyết dê tươi có rất nhiều chất bổ và thuốc chữa bệnh. Ngâm huyết dê vào rượu 40 độ với một phần tiết, ba phần rượu rồi lắc đều. Mỗi ngày uống từ 20 - 40ml sẽ bổ máu. Tinh hoàn dê trị thận yếu ngày dùng từ 25-30g ngâm rượu uống. 4/. Dê trong thiên văn.

Dê là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao trong các vật nuôi. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của người Việt Nam. Do được thuần dưỡng từ rất sớm, sử dụng phổ biến, liên tục, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tinh thần và đời sống văn hoá nghệ thuật của người Việt Nam. Dê là một trong sáu con vật nuôi thông dụng nhất (lục súc: dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu) và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh (tam sinh: dê, lợn, bò). Trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát

triển, dê nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mùi - một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. - Giờ Mùi kéo dài từ 13 đến 15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới (giờ Mùi là thuộc dê bởi sau khi cỏ lá bị dê ăn thì vào giờ này cũng có sức tái sinh mạnh nhất). - Tháng Mùi là tháng Sáu âm lịch, thời tiết sáng sủa nhất trong năm, cây cối tươi tốt, ra hoa kết quả nhiều nhất và con người cũng vừa thu hoạch xong vụ chiêm, dồi dào sinh lực. - Năm mùi còn có quan niệm tín ngưỡng cho rằng người sinh năm dê (tuổi Mùi) thường mưu trí, nhiệt tình, năng động, tài giỏi, thành đạt và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong đời. Câu ca dao: "Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi / Riêng tôi ngậm ngùi mang lấy tuổi Thân" có ý nghĩa xuất phát từ đó. 5/. Dê trong ngôn ngữ Việt. Dê có hình ảnh xuất hiện khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý trong ngôn ngữ Việt Nam. Chúng ta gặp "dê" (dương) ở nhiều lĩnh vực ngôn từ: tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiễn. - “Máu dê" thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ. - “Râu dê" mô tả bộ râu rậm, dài, hơi cong; - "Sữa dê" nói đến sự bổ dưỡng, nguồn thu nhập lớn, mới lạ; - "Dê cụ" ám chỉ kẻ rất dâm đãng; - "Thói dê" khái quát bản tính ham chinh phục người khác giới... Dê hiện diện trong nhiều loại địa danh: từ núi đồi, sông suối, bến đảo, ga chợ đến tên lãnh thổ hành chính các cấp: làng xã Dương Xá (Hà Nội), huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), tỉnh Bình Dương v.v... Dê vốn được dùng phổ biến làm thực phẩm và dược liệu nên tên nó cũng được đặt cho nhiều loài thực vật - nhất là những cây trồng để ăn và chế thuốc: cây tiết dê, cỏ móng dê, cà dái dê, cây sừng dê, dâm dương hoắc, dương tử tô, dương đề, toả dương... Dê còn được lấy làm đối tượng cho hàng trăm câu ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao sinh động, dân dã mà thâm thuý. - "Bán bò tậu ruộng mua dê về cày" mỉa mai cách thức làm ăn trái khoáy, không biết tính toán hoặc việc bỏ vật hữu ích để chuốc lấy thứ chẳng ra gì. - "Cà kê dê ngỗng" đánh giá sự kể lể tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn.

- "Chăn dê uống tuyết" ngầm chỉ nghị lực cao, sẵn sàng chịu đựng lâu dài đói khổ, thiếu thốn, tủi nhục để giữ vững lòng trung thành hoặc thực hiện mục tiêu cơ bản của mình. - "Máu bò cũng như tiết dê" nhìn nhận coi hai chuyện, hai sự việc, sự vật chẳng khác gì nhau mấy về mọi phương diện. - "Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng" là kinh nghiệm về thời điểm chăn nuôi những con vật có ích cho điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình hoặc xác định, lựa chọn những hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh v.v... 6/. Dê trong văn học. Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu đi vào văn thơ, góp phần tạo nên những tác phẩm nổi tiếng thuộc nhiều thể loại và ở mọi thời đại. Các áng văn chính luận sắc bén chống giặc như: - Hịch tướng sĩ (thế kỷ 13) của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có câu: "Tắc lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ". - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (thế kỷ 19) của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có câu: "Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó". - Bài Dê cỏn (thế kỷ 18) của bà chúa thơ Nôm - nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thơ Ong non ngứa nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.

- Thi phẩm Cung oán ngâm khúc của văn thần Nguyễn Gia Thiều có câu: "Phải duyên hương lửa cùng nhau / Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào”, v.v... - Bài đồng dao Còn trẻ em Việt Nam khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn:

Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cửa nhà trời Lạy câu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ngồi xệp xuống đây.

7/. Dê trong trò chơi. Dê trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Phổ biến mà đặc sắc nhất vẫn là trò "bịt mắt bắt dê".

Trò chơi này thường tổ chức trong những ngày vui (hội đầu xuân, trung thu...) hoặc các cuộc chơi thể thao văn hoá dân dã, với cách khác nhau tùy thuộc đối tượng tham dự. Nếu là trẻ em, một em nhỏ bị bịt mắt phải đuổi bắt trong khu vực sân nhiều em khác giả làm dê vừa di chuyển vừa kêu "be, be...". Nếu là người lớn, trò chơi còn ngộ nghĩnh hơn vì con dê thực được thả vào sân, hai người (một nam, một nữ) bị bịt mắt đuổi bắt nó; cả ba đều khoác áo tơi, chân đeo lục lạc nên phát ra những âm thanh giống nhau khi chạy nhảy, khiến hai người khó phân biệt nổi, vì vậy nhiều lúc không bắt được dê mà lại... tóm ôm nhầm phải nhau, gây tiếng cười

sảng khoái, thích thú cho khán giả. 8/. Dê trong thi đấu.

Mọi người từng biết trò chơi "Bịt mắt bắt dê" đầy thi vị mà nhiều người ở Việt Nam thường tổ chức vào dịp Tết đến, Xuân về. Song, có lẽ ít ai biết rằng một số quốc gia phương tây lại có một tục lệ đầu xuân khá lạ lùng: Thi đấu dê. Theo các nhà nghiên cứu, tục thi đấu Dê vào dịp đầu năm mới ở một số quốc gia như Tây Ban Nha,

Pháp…đã có từ lâu đời. Song, vì sao có tục lệ lạ lùng này? Mọi người biết rằng từ xa xưa Dê là con vật được chọn là "vật hiến tế" các vị thần linh, đấng tối cao. Theo kinh thánh, dê được cung hiến cho A Phvodite. Người dân xứ Basque thuộc vùng biên giới Tây Ban Nha-Pháp thường hay tổ chức tục thi đấu dê hơn cả. Qua nghiên cứu của các sử gia và các nhà khảo cổ học, từ thời Madilen (cách đây khoảng 12.000 năm), trên các hang động ở Pháp, Tây Ban Nha như hang Lasco, Antamira, từng xuất hiện nhiều hình vẽ Dê núi với những nghi lễ kỳ bí. Theo truyền thống, Dê được chọn thi đấu phải là Dê đực và thường là những con Dê "chủ soái" trong đàn. Từng con Dê được đưa vào "sới"

và trận đấu diễn ra hết sức sôi nổi, gay cấn. Cũng như các trò chơi đá gà, chọi trâu ở Việt Nam, mỗi cuộc thi đấu Dê ở Pháp, Tây Ban Nha…thu hút rất đông người xem và tất nhiên không thiếu những tay cá độ. Và, cũng gần giống với tục chọi trâu của ta, tục đấu Dê của các quốc gia trên cũng có "thể thức thi đấu" loại từng trận, cho đến khi con Dê nào "trụ" lại cuối cùng là giành thắng lợi. Con Dê đoạt "chức vô địch" sẽ được tặng một mũ lông và được đeo 1 vòng hoa, cùng phần thưởng cho chủ nhân. Vì tính hấp dẫn của tục đấu Dê nên tục lệ này vẫn còn được người dân xứ Basque, Pháp, Tây Ban Nha duy trì đến bây giờ. 9/. Dê trong nghệ thuật tạo hình.

Dê ở một lĩnh vực khác, tĩnh lặng nhưng phong phú, bền vững, đó là hình tượng dê trong kiến trúc, tạo hình, trang trí. Dê được thể hiện khá đa dạng trên tranh, bia, miếu, đình, đền, chùa, rạp, nhà, công sở... với đủ loại chất liệu: đất, đá, vữa, bạc, đồng, gỗ, mực... và bằng nhiều kỹ thuật: tạc, đắp, nặn, xăm, chạm, khắc, đúc, nung, vẽ... - Trong lục súc (trâu, gà, chó, lợn, dê, ngựa), có lẽ dê là hình tượng tiên phong xuất hiện ở các chùa chiền cổ xưa - nơi vốn thường chỉ thấy hình ảnh các loài vật linh thiêng, cao quý (rồng, hổ...) + Chẳng hạn, tại bệ đá đặt tượng Phật của ba chùa Bối Khê, Trung, Quế Dương

ở Hà Tây (niên đại cuối thế kỷ 14) đều có khắc hình dê vui tươi, miệng ngậm cành lộc, đầu ngoảnh về phía sau. + Tại bệ đá chùa Vắp ở Yên Bái cũng khắc hình dê tương tự (nhưng miệng không ngậm gì). + Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh (niên đại đầu thế kỷ 17) hiện diện hơn 50 bức chạm nổi trên lan can đá, trong đó một bức bên trái thượng điện chạm rất tinh tế ba con dê: một con nằm nhởn nhơ trên cỏ, hai con còn lại với tư thế sinh động khác nhau đang ngẩng nhìn bầu trời cao rộng có vầng dương lấp ló sau áng mây. Cùng niên đại này, tại nhiều chùa khác, còn thấy trang trí những hình tượng dê đang đùa giỡn vui nhộn (đôi khi đến mức hài hước) trên bia và khánh đá. - Trong nhóm tượng đất, tượng gốm, tượng gỗ cổ truyền thường gặp bức Tô Vũ chăn dê ghi lại cảnh sứ giả nhà Hán không chịu hàng phục bạo chúa Hung Nô nên phải uống tuyết để đỡ đói khát, bị ép buộc đi chăn dê, chịu cực nhục gần 19 năm vẫn giữ trọn lòng trung quân ái quốc; bức Hai dê qua cầu diễn tả hai chú dê húc nhau giữa chiếc cầu cong do chẳng con nào chịu nhường đối phương; bức Mẹ con nhà dê thể hiện sự âu yếm của dê mẹ đối với đứa con hiếu động. - Tranh vẽ dê cũng xuất hiện khá sớm, đặc sắc nhất là bức Lục hợp đồng xuân của dòng tranh Hàng Trống (Hà Nội) vẽ cảnh ông già ngắm xem 6 cháu đang nô đùa với dê và bức Bịt mắt bắt dê của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) vẽ cảnh một chú dê vừa chạy trốn vừa ngoái nhìn đôi thanh niên nam nữ mắt bịt kín đang lần mò tìm bắt nó.

Những thập niên gần đây, tranh dê còn thu hút năng lực sáng tạo của không ít hoạ sĩ Việt Nam hiện đại, thuộc mọi trường phái, thể hiện dưới nhiều bút pháp. Tiêu biểu nhất là hoạ sĩ Phạm Văn Tư, đầu năm 1991, anh triển lãm 120 bức tranh vẽ toàn về dê với đủ đề tài, bằng những sáng tạo độc đáo, mới lạ, đem lại nụ cười hóm hỉnh và ấn tượng bất ngờ khó quên cho người xem. 10/. Những năm Mùi rất đáng nhớ của dân tộc Việt Nam. - Năm Đinh Mùi 767, Phùng Hưng kêu gọi toàn dân khởi nghĩa, chiếm nhiều quận huyện rồi bao vây phủ thành Tống Bình (Hà Nội), đánh đổ đô hộ của nhà Đường, giải phóng đất nước, dựng nền độc lập, tự chủ. - Năm Quý Mùi 983, Lê Hoàn tổng phản công giặc Chiêm Thành, thắng lợi rực rỡ, chiếm kinh đô (Đồng Dương - Quảng Nam ngày nay). - Năm Đinh Mùi 1247, triều Trần sửa đổi nền giáo dục, thi cử. Tháng 3, thi thái học sinh (Tiến Sĩ), lần đầu đặt ra "tam khôi" (ba bậc đỗ đứng đầu: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa), lấy 48 người đỗ để bổ nhiệm làm quan theo nhiều thứ cấp khác nhau. - Năm Quý Mùi 1283, vua Trần tổ chức tập trận thủy bộ lớn, trao quyền thống lĩnh quân cho Trần Quốc Tuấn, kiên quyết chống trả 50 vạn quân Nguyên - đế quốc hùng mạnh thế giới bấy giờ - sắp sang xâm lược nước ta. - Năm Đinh Mùi 1427, tháng 11, bằng những chiến thắng vang dội ở Chi Lăng, Xương Giang, quân ta đánh tan 20 vạn viện binh nhà Minh, buộc Vương Thông đang bị vây hãm tại Đông Quan (Hà Nội) phải xin hàng. Ngày 29-12, 10 vạn hàng binh của giặc rút khỏi nước ta, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công, giành lại độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc. - Năm Ất Mùi 1775, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng lớn mạnh, đánh đuổi Chúa Nguyễn chạy vào Nam, tạm hòa hoãn rồi tiến ra đánh tập đoàn Chúa Trịnh ngoài Bắc. - Năm Đinh Mùi 1787, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn toàn thắng, Nguyễn Huệ thống nhất lãnh thổ quốc gia và chuẩn bị lên ngôi Hoàng đế. - Năm Đinh Mùi 1907, mùa Xuân năm Đinh Mùi thành lập Đông Kinh nghĩa thục - đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Từ một trường tư thục đã được các nhà yêu nước biến thành một tổ chức hoạt động cách mạng, đặt Trụ sở tại nhà số 4 phố Hàng Đào, thành phố Hà Nội. Cử nhân Lương Văn Can, Hiệu trưởng nhà trường là người tiêu biểu cho phong trào Đông Kinh nghĩa thục, hai lần bị địch bắt và đi an trí 10 năm ở Cao - Miên (nay là Cam-pu-chia). Giáo học Nguyễn Quyền cũng bị đày đi Côn Đảo, sau đó an trí tại Bến Tre và qua đời ở Sa - Đéc. Ngoài ra còn có nhiều nhà trí thức và học giả có tiếng đương thời đã tích cực tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục như Phan Châu Trinh, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc,.v.v.v. - Năm Ất Mùi 1955, ngày 20-7-1954, Hiệp định đình chiến Giơ - ne - vơ (Thụy Sĩ) được ký kết. Quân đội Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra.