15
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu 1 Đả Thông KKinh Bát Mch Viễn Lưu/Bạch Sĩ Email: [email protected] Website: www.bachyhuynhde.org Bài viết này để dùng trong ni bca Bch-Y-Huynh-Đệ. Các bn thân mến. Khi bn chn tu pháp môn Vô Vi trong Bch-Y-Huynh-Đệ Thin Tam Pháp là bạn đã chọn lối tu “Điển”. Đường vào ca bên tu “Điển” là dùng thanh khí đưa vào cơ thể để tẩy trược lưu thanh khai thông nhâm đốc lưỡng mch. Giống như bên Đạo gia vy. Tuy nhiên phn thiền định trong Vô Vi Pháp thì hành ginim phật “Lc TDi Đà”. Pháp thin Vô Vi đã được Đỗ và Lương Tổ Sư ghi chép và truyền li rõ ràng ri. Tài liu có thkiếm trên website: www.bachyhuynde.org . đây tôi chnhc li vài điểm chánh sau đây: - Phép thchiếu-minh và soi hồn được tp trong 6 tháng đầu tiên. Mục đích là để mNhâm mch và các đường kinh. Sau đó mới dùng pháp thPháp-Luân-Thường-Chuyn (PLTC) để mĐốc mch (khai thông Nhâm Đốc mch). - ThChiếu Minh skhôi phục được “trung khí” mà hành giả đã mất vì ham dc quá độ hay vì sanh con đẻ cái nhiu lúc còn tr. Thnhiu tchi sm áp (Điều này ám chkinh kbát mạch được đả thông). - Soi hn nhiu giúp mcột xương sống (Điều này ám chphép soi hn cùng vi PLTC sgiúp khai thông Đốc mch (Xung mch)). - Thầy Tám thường nhắc đi nhắc li là PLTC hay lắm! Đây là pháp chánh để khai thông Đốc mch trong Vô Vi Thin Pháp. - Tu phi bng Ý bng Trí. Trí là phi hiu rõ pháp môn tlý đến s. Ý là phải để tâm vào chuyện hành pháp. Ý để đâu thì khí đến đó, nhưng không dắt khí!. - Tu sao cho ngũ tạng có trt t: kim ra kim, mc ra mc, thy ra thy, ha ra ha, thra th. (Khi am tường và đả thông kinh kbát mch, bn shiểu ngũ hành và trt tca từng đường kinh mch) Như các bạn đã biết, Vô Vi Pháp có 3 pháp Soi Hn, Pháp Luân và Thiền Định. Nghe có vdghê nhưng sư thật thì không dchút nào! Nay hai Tđã ra đi, hôm nay chúng tôi mo muội đào sâu thêm về pháp thChiếu Minh này vi mục đích giúp đỡ bn nào đang gp trngi vi pháp thtrên và cũng mong khơi dậy stham gia chia xkinh nghim ca các hành giđể phát trin thêm cho pháp thin Vô Vi. Nếu bạn nào căn cơ cao đã đạt được phép thchiếu-minh và PLTC thì chuyện đọc thêm nhng gì tôi viết dưới đây chỉ là dư thừa. Tuy nhiên nếu bn nào cm thấy là mình tu đã lâu nhưng sao không thấy tiến bgì nhiu thì xin mời đọc thêm vì những điều tôi viết sau đây có thể giúp bn. PHN 1: VÀI VẤN ĐỀ VĐẢ THÔNG NHÂM ĐỐC MCH

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu - tamduyen.comtamduyen.com/wp-content/uploads/2012/03/DaThongKinhMach1.pdf · Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu 1 ... lực

Embed Size (px)

Citation preview

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

1

Đả Thông Kỳ Kinh Bát Mạch Viễn Lưu/Bạch Sĩ

Email: [email protected]

Website: www.bachyhuynhde.org

Bài viết này để dùng trong nội bộ của Bạch-Y-Huynh-Đệ.

Các bạn thân mến. Khi bạn chọn tu pháp môn Vô Vi trong Bạch-Y-Huynh-Đệ Thiền

Tam Pháp là bạn đã chọn lối tu “Điển”. Đường vào của bên tu “Điển” là dùng thanh khí

đưa vào cơ thể để tẩy trược lưu thanh khai thông nhâm đốc lưỡng mạch. Giống như bên

Đạo gia vậy. Tuy nhiên phần thiền định trong Vô Vi Pháp thì hành giả niệm phật “Lục Tự

Di Đà”. Pháp thiền Vô Vi đã được Đỗ và Lương Tổ Sư ghi chép và truyền lại rõ ràng

rồi. Tài liệu có thể kiếm trên website: www.bachyhuynde.org . Ở đây tôi chỉ nhắc lại vài

điểm chánh sau đây:

- Phép thở chiếu-minh và soi hồn được tập trong 6 tháng đầu tiên. Mục đích là để mở

Nhâm mạch và các đường kinh. Sau đó mới dùng pháp thở Pháp-Luân-Thường-Chuyển

(PLTC) để mở Đốc mạch (khai thông Nhâm Đốc mạch).

- Thở Chiếu Minh sẽ khôi phục được “trung khí” mà hành giả đã mất vì ham dục quá độ

hay vì sanh con đẻ cái nhiều lúc còn trẻ. Thở nhiều tứ chi sẽ ấm áp (Điều này ám chỉ kinh

kỳ bát mạch được đả thông).

- Soi hồn nhiều giúp mở cột xương sống (Điều này ám chỉ phép soi hồn cùng với PLTC

sẽ giúp khai thông Đốc mạch (Xung mạch)).

- Thầy Tám thường nhắc đi nhắc lại là PLTC hay lắm! Đây là pháp chánh để khai thông

Đốc mạch trong Vô Vi Thiền Pháp.

- Tu phải bằng Ý bằng Trí. Trí là phải hiểu rõ pháp môn từ lý đến sự. Ý là phải để tâm

vào chuyện hành pháp. Ý để đâu thì khí đến đó, nhưng không dắt khí!.

- Tu sao cho ngũ tạng có trật tự: kim ra kim, mộc ra mộc, thủy ra thủy, hỏa ra hỏa, thổ ra

thổ. (Khi am tường và đả thông kinh kỳ bát mạch, bạn sẽ hiểu ngũ hành và trật tự của

từng đường kinh mạch)

Như các bạn đã biết, Vô Vi Pháp có 3 pháp Soi Hồn, Pháp Luân và Thiền Định. Nghe

có vẻ dễ ghê nhưng sư thật thì không dễ chút nào! Nay hai Tổ đã ra đi, hôm nay chúng tôi

mạo muội đào sâu thêm về pháp thở Chiếu Minh này với mục đích giúp đỡ bạn nào đang

gặp trở ngại với pháp thở trên và cũng mong khơi dậy sự tham gia chia xẻ kinh nghiệm

của các hành giả để phát triển thêm cho pháp thiền Vô Vi.

Nếu bạn nào căn cơ cao đã đạt được phép thở chiếu-minh và PLTC thì chuyện đọc thêm

những gì tôi viết dưới đây chỉ là dư thừa. Tuy nhiên nếu bạn nào cảm thấy là mình tu đã

lâu nhưng sao không thấy tiến bộ gì nhiều thì xin mời đọc thêm vì những điều tôi viết sau

đây có thể giúp bạn.

PHẦN 1: VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẢ THÔNG NHÂM ĐỐC MẠCH

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

2

Nếu hành giả chưa đạt phép thở chiếu-minh thì sẽ gặp nhiều trở ngại trong lúc tập

PLTC. Bởi lý do là vì Nhâm mạch chưa thông thì kinh mạch có thể bị nghẽn. Do đó khí

lực không đầy đủ thì khó lòng thở PLTC để mở tung bộ đầu cho được.

Vì thế vấn đề then chốt là bạn làm sao khai thông các đường kinh mạch để lấy thanh khí

từ bên ngoài vào những đường kinh mạch rồi đem chứa tại tam điền nằm trên đường

Nhâm mạch. Kèm thêm ăn uống nhẹ nhàng đúng tiêu chuẩn để giảm bớt trược khí mang

vào trong người đồng thời cung cấp đủ hậu thiên khí vào Nhâm mạch để các đường kinh

mạch được tràn đầy khí lực. Rồi thì vận công làm PLTC sẽ có kết quả tốt và dễ dàng hơn

nhiều. Trong Vô Vi pháp, phép để thải trược khí ra ngoài và đem thanh khí điển vào

người hữu hiệu nhất là phép thở PLTC. Phép để đả thông Nhâm mạch và 12 đường kinh

là phép thở Chiếu Minh và Soi Hồn.

Thuật ngữ “đả thông Nhâm Đốc mạch” trong đạo học còn có tên là thuật “chiết khảm

điền ly”. Trong văn tự của quẻ Bát Quái có nghĩa là đem nước (vạch giữa) của quẻ Khảm

từ hạ điền (thận) lên làm mát trung điền (tim), đồng thời đem lửa (vạch giữa) của quẻ Ly

ở trung điền xuống làm ấm hạ điền. Sau khi hoàn thiện thì quẻ Khảm biến thành Khôn và

Ly biến thành Càn. Hai quẻ Khảm Ly nay trở thành Càn Khôn trên dưới phân minh và

hành giả đắc đạo quả! Lý là như thế nhưng Sự thì làm sao? Sự là phép mở Xung mạch

trong cột xương sống tại Vĩ Lư theo đường Đốc mạch lên tới thận. Tại đây hành giả tiếp

tục thở PLTC ép đẩy thận khí (dùng Dương khí đun nóng nước trong thận hóa khí) lên

theo cột xương sống qua giáp tích và ngọc chẩm quan tới não bộ rồi mới thông tới Nhâm

mạch hoàn tất Nhâm Đốc giao thoa. Nếu không mở Xung mạch trong xương sống thì

Đốc mạch đằng sau lưng vẫn có thể thông với Nhâm mạch như thường. Nhưng đây là

trường hợp của các Võ Sư có công lực hơn người nhưng vẫn là người phàm đầy tham sân

si khác với các đạo gia. Sự thông này không đồng với nghĩa “Nhâm Đốc giao thoa” trong

đạo học! Đây là chỗ mà thầy Tám thường nói là “phải thở nhẹ nhàng. Thở mạnh là tập võ

không phải là thiền”

Thông thường thì người ta mở Nhâm mạch trước rồi sau đó mới đả thông 12 kinh. Sau

khi Nhâm mạch và 12 kinh được đả thông thì khí lực luân chuyển đều trong thân, hành

giả lúc này có thể đem được thanh khí trời từ bên ngoài vào cơ thể để giúp bổ túc cho hậu

thiên khí lấy được từ đồ ăn. Lúc này hành giả không cần ăn nhiều ngủ nhiều mà cơ thể

tinh thần vẫn sung mãn. Rồi giai đoạn chót mới là khai thông Đốc mạch.

Đây cũng là cách khai thông Nhâm Đốc mạch chứa đựng trong hai bộ kỳ thư của người

Da Vàng là Phong Thần và Tây Du Ký. Chuyện Phong Thần mô tả sự khai mở Nhâm

mạch qua tích Khương Tử Nha nhờ binh tướng nhà Trời (Thần Tiên) từ thượng đan điền

đi xuống chinh phạt Trụ Vương hoang dâm vô độ ở hạ thừa hay bộ phận sinh dục gần

huyệt hội âm. Rồi trong truyện Tây Du Ký, trước khi Tôn Ngộ Không đưa Đường Tam

Tạng đi thỉnh kinh (nghịch hành mở Đốc mạch tại Vĩ Lư theo cột xương sống lên não bộ)

lúc còn làm Hầu Vương ở Hoa Quả Sơn, Tôn Ngộ Không đã đi học đạo được 72 phép

thần thông biến hóa của Bồ Đề Tổ Sư, đầy đủ bản lĩnh bay lên trời đại náo thiên cung

(huyệt ấn đường), xuống biển Long Hải (biển khí hải hạ thừa) quậy phá Long Vương và

đóng đô tại Thủy Liêm Động (Thận hay rốn là chỗ Nhâm mạch gặp Đới mạch và Xung

mạch). Tác giả đã hé lộ bí quyết là phải đả thông các mạch và 12 kinh trước rồi mới nên

bắt đầu cuộc hành trình khai thông Đốc mạch.

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

3

Vô Vi Thiền Pháp cũng không ngoài lệ này. Tổ đã dạy trước tiên ta dùng phép Chiếu

Minh để khai thông Nhâm mạch và 12 kinh. Rồi sau đó dùng PLTC và Soi Hồn để thông

Đốc mạch.

Câu hỏi: Làm sao để biết được là mình thở Chiếu-Minh đúng?

Khi bạn thở nhiều từ 1 tới 2 tiếng mỗi ngày hoặc hơn. Với hơi thở nhẹ nhàng và cơ thể

thả thật lỏng, sau một thời gian những đường kinh mạch ở chân sẽ bắt đầu thông trước.

Lý do là ở một người bình thường, đôi chân mạnh hơn hai tay vì mỗi ngày đôi chân phải

chịu đựng sức nặng của toàn thân. Sau đó từ từ bạn sẽ có kinh nghiệm về chân dựt hay

gân dựt. Lúc đầu còn ít và nhẹ. Sau thì sẽ dựt nhiều và mạnh. Không thể lầm lẫn được.

Tôi đã kiểm chứng điều này với Bạch Sĩ và còn nghe Bạch Sĩ kể là khi xưa lúc thầy Tám

tập thở, người thầy lắc và dựt rất nhiều.

Hết chân thông thì đến lượt tay rồi xương sống thông. Nghĩa là tay chân rồi thân mình

đều dựt hết. Khi thông hết rồi thì mới yên. Lúc đó người khỏe mạnh gân cốt cứng cáp

hơn lúc thường. Thần khí tươi tỉnh da mặt bóng láng vượng khí, tay chân ấm áp, móng

tay móng chân mập mũm mĩm bóng bẩy. Lúc này hành giả không cần ăn ngủ nhiều như

trước nữa. Khi thiền có lúc mặt ngứa như cả ngàn con kiến bò trên mặt nhất là vùng mũi,

môi và trán vì đó là chỗ hội tụ của các đường kinh mạch ở trên mặt. Đấy là lúc khí thông

lên các đường kinh trên mặt và đầu. Triệu chứng của Nhâm mạch và 12 kinh bắt đầu

thông.

Tương tự một số người cũng cảm thấy bị gân dựt hay người lắc mạnh trong lúc soi hồn

hay thiền định. Đó là lúc kinh mạch đang trên đường khai thông (còn trược). Rất tốt và

nên tiếp tục thực hành.

Câu hỏi: Nếu tôi tập thở đã lâu. Cả năm rồi nhưng chưa thấy tiến bộ gì cả, thì nên làm

gì đây?

Vậy có thể là bạn có vấn đề. Hễ có vấn đề thì mình phải tìm cách giải quyết.

Cách thứ nhất: Tập thể dục cho cơ bắp khỏe mạnh.

Thiếu thể dục làm cơ thể yếu ớt, gân cốt lỏng lẻo và khí huyệt bế tắc. Đây là vấn đề

người hành nghề bàn giấy hay người lớn tuổi về hưu ít hoạt động tay chân thường gặp

phải. Chính vì dùng đầu óc nhiều nên các đường kinh mạch ở cổ đầu và tay chân thường

bị nghẹt nhiều. Cộng thêm với sự căng thẳng, stress, ở sở làm khiến cho bắp thịt ở hai

bên cổ vai cứng lại làm cản trở khí lưu thông. Vơi những người làm công việc ngồi nhiều

trên ghế hơn di động thì đới mạch và xung mạch vì thiếu hoạt động nên bộ máy tiêu hóa

ở bụng ngày càng yếu đi. Vì thế nhiều người quá 50 tuổi hay bị chứng prostate cancer là

ví dụ điển hình. Vì vậy các bạn nào ít hoạt động thì nên bổ túc thêm cho mình phần tập

thể dục hằng ngày để các cơ bắp kinh mạch được khỏe mạnh rồi sau đó tập thở Chiếu

Minh lại thì sẽ thấy kết quả khác xưa. Nếu pháp thể dục vẫn không đem lại kết quả như ý

thì có lẽ phải thêm cách thứ hai.

Note: Thể dục ở đây là thể dục toàn bộ chứ không phải chỉ lên tread mills đi bộ khơi khơi

vài dặm mỗi ngày. Bạn có thể vào gym class ghi tên vào những lớp aerobic hay lớp tập

thể hình. Về khí công thì có thể tập dịch cân kinh, bát đoạn cẩm v.v.. Cái gì cho nặng một

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

4

tí để phát triển cơ bắp ở tay, vai, chân và cần phải tập cái bụng để mở Đới và Xung

mạch. Sau đó nên đi Sauna hay Steamed room để ra mồ hôi tẩy trược rất tốt.

Cách thứ hai: phương pháp tự kỷ ám thị.

Chỗ này thì sự việc bắt đầu phức tạp hơn nhiều. Bạn cần dành một thời gian tìm hiểu

đọc nghiên cứu về hình đồ kinh mạch có trong phần 2 của bài này. Mục đích là để cho

đầu óc hiểu về kinh mạch và ăn sâu vào tâm khảm của mình. Sau đó quay trở lại tập thở

chiếu-minh, bạn sẽ thấy kết quả khác khi trước. Đây là cách tự kỷ ám thị. Nhờ đã biết

được ngõ ngách về kinh mạch, cái tâm tự nó sẽ làm việc giúp mở khai thông kinh mạch

trong lúc mình thở Chiếu Minh. Cách này rất có hiệu quả và đã áp dụng thành công cho

nhiều người.

Cách thứ ba: phương pháp mới.

Nếu cả hai cách trên đều thất bại thì có thể bạn phải tìm một pháp nào thích hợp với

mình hơn là pháp Chiếu Minh. Cách đả thông kinh kỳ bát mạch thì có rất nhiều. Ở đây tôi

xin giới thiệu một cách đả thông kinh mạch dễ dàng của Thiền Sư N.K. Tôi đã tập qua và

đạt kết quả rất tốt. Xin đọc phần 3 bên dưới.

PHẦN 2: ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐỒ HÌNH KINH KỲ BÁT MẠCH

Tạng phủ:

KIM MỘC THỦY HỎA THỔ

Tạng Âm Phổi Can (Gan) Thận Tim Tì Màng tim

Phủ Dương Ruột già Mật Bọng đái Ruột non Lá lách Tam tiêu

Màu sắc Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng

Trên mặt Mũi Mắt Tai Lưỡi Miệng

Trong người Da/Lông Gân Xương Máu Thịt

Tâm trạng Buồn Giận Sợ Mừng Lo lắng

Vị nếm Cay Chua Mặn Đắng Ngọt

Lục Phủ hay 6 cái túi, gồm có Tiểu-Tràng(ruột non) Đại-Tràng(ruột già), Túi-Mật,

Bọng-Đái, Lá-Lách, Tam-Tiêu, là chỗ mà đồ ăn được xử lý lấy chất bổ và đẩy đi nơi

khác. Trong Đông Y lục phủ được cho là thuộc về Dương. Ngũ tạng,Tim Gan Tì Phế

Thận, là năm bộ phận quan trọng trong cơ thể. Trong Đông Y ngũ tạng được cho là thuộc

về Âm. Khi nói đến đường kinh mạch thì người ta mới bàn tới thêm một tạng nữa là

Màng-tim, pericardium (âm) đi cặp với phủ Tam-tiêu, triple burner (dương). Do đây ta có

6 cặp tạng phủ và 12 đường kinh đi liền với 6 cặp tạng phủ này cũng chia thành 6 cặp âm

dương.

12 Kinh: Kinh là các nhánh sông chính trong cơ thể nơi khí lưu thông. Cũng là nơi để

nhận khí từ bên ngoài vào cơ thể qua các lỗ chân lông trên da thịt, đốt xương. Nơi vào

nhiều nhất là 2 lòng bàn tay (huyệt lao cung) và 2 lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền).

12 kinh chia làm 6 cặp âm dương như sau:

Phổi Thủ thái âm phế kinh Ruột già Thủ dương minh đại tràng kinh

Gan Túc âm duy can kinh Mật Túc thiếu dương mật kinh

Thận Túc thiếu âm thận kinh Bàng quang Túc thái dương bàng quang kinh

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

5

Tim Thủ thiếu âm tâm kinh Ruột non Thủ thái dương tiểu tràng kinh

Tì Túc thái âm tì kinh Vị Túc dương minh vị kinh

Màng Tim Thủ âm duy tâm kinh Tam Tiêu Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

Hình Đồ Thập Nhị Kinh:

Gan:

Figure 9: Túc Âm Duy Can Kinh

Phổi:

Figure 10: Thủ Thái Âm Phế Kinh

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

6

Tim:

Figure 11: Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh

Pericardium:

Figure 12: Thủ Âm Duy Tâm Kinh

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

7

Thận:

Figure 13: Túc Thiếu Âm Thận Kinh

Tì:

Figure 14: Túc Thái Âm Tì Kinh

Vị:

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

8

Figure 15: Túc Dương Minh Vị Kinh

Ruột Non:

Figure 16: Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh

Ruột Già:

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

9

Figure 17: Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh

Túi Mật:

Figure 18: Túc Thiếu Dương Mật Kinh

Bàng Quang (bọng đái):

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

10

Figure 19: Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh

Tam Tiêu:

Figure 20: Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh

Bát Mạch: Mạch là nơi tích tụ haychứa khí, và chuyển khí lên đầu để nuôi não bộ hay

nuôi hồn theo thuật ngữ của thầy Tám. Do đó thanh khí đi từ ngoài vào12 kinh rồi từ 12

kinh đổ vào 8 mạch. Bát mạch là Nhâm, Đốc, Đới, Xung, Âm Kiều, Âm Duy, Dương

Kiều, và Dương Duy. Trong 8 mạch thì 2 mạch quan trọng nhất là Nhâm và Đốc. Nhâm

mạch chạy phía trước người từ huyệt hội âm lên đến miệng hàm dưới. Nối liền tất cả các

âm kinh, âm mạch, xung mạch, đới mạch. Còn Đốc Mạch thì chạy từ môi trên qua đầu ra

sau ót xuống cổ lưng theo đường xương sống phía bên ngoài xuống tới vĩ lư. Đốc Mạch

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

11

nối liền tất cả các đường Dương kinh. Nếu để ý kỹ sẽ thấy nhiều mạch tụ tập tại bụng và

đầu. Đó là lý do tại sao khi ăn no hay lúc khí đầy đủ hành giả thường có cảm giác rút

mạnh ở trán và đầu. Nhâm Đốc mạch khai thông có nghĩa là toàn bộ kinh mạch cũng khai

thông. Lúc này hành giả khí công trước tiên sẽ được một thân thể khỏe mạnh, không bệnh

tật với tinh thần sung mãn và an lạc. Rồi sau đó mới tính đến chuyện Chiết Khảm Điền

Ly! Thân có an rồi thì Tâm mới an!.

Hình Đồ Bát Mạch:

Figure 1: Đới Mạch Figure 2: Nhâm Mạch và Xung Mạch Figure 3: Nhâm và Đốc Mạch

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

12

Figure 4: Xung Mạch Figure 5: Hữu Dương Kiều Mạch Figure 6: Âm Kiều Mạch

Figure 7: Âm Duy Mạch Figure 8: Hữu Dương Duy Mạch

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

13

Trong các mạch kể trên thì Xung Mạch rất quan trọng cho việc tu hành. Xung mạch đi

từ lòng bàn chân lên huyệt hội âm, gặp Nhâm Đốc tại đây. Tại đây chia 2 đường. Đường

trước đi lên trongbụng gặp nhâm mạch và đới mạch tại rốn. Đường sau theo Vĩ Lư Quan

đi vào cột xương sống dọc theo đốc mạch thẳng lên tới thận. Tại đây có ngã rẽ. Một

đường theo thận đường ra rốn xuống ngoại thận. Còn đường kia đi tiếp theo cột xương

sống lên não bộ, sẽ gặp Giáp Tích Quan rồi Ngọc Chẩm Quan. Tam Quan, Vĩ Lư Giáp

Tích Ngọc Chẩm, hành giả cần hiểu và biết cách thì mới có thể qua khỏi và dắt khí lên tới

não bộ được. Ngược lại, nếu khí không vượt qua được tam quan thì sẽ theo đường còn lại

mà trở xuống hạ thừa, uổng công tu luyện! Trong đạo gia, thuật ngữ Chiết Khảm Điền

Ly, bí quyết là ở chỗ này. Đường của Xung mạch gọi là đường nước hay Khảm. Còn đốc

mạch là đường lửa hay Ly. Hai đường Ly Khảm phải quân bình và thông tới não thì mới

là “Nhâm Đốc Giao Thoa”.

Trong trường hợp gặp hỏa quá nhiều trong lúc đường Xung mạch chưa thông, hành giả

có thể dùng Xung mạch dọc theo Nhâm mạch dẫn thủy âm khí từ bụng ngược lên ngực

tới đầu để quân bình hỏa dương khí.

Tam Điền: là ba cái bồn chứa khí nằm trên đường Nhâm mạch. Hạ điền nằm nơi rún,

trung điền nằm khoảng tim, và thượng điền nằm nơi chỗ huyệt ấn đường. Trong ba điền

thì hạ điền là quan trọng nhất và cũng là bồn chứa lớn nhất. Quan trọng nhất là vì mọi

kinh kỳ bát mạch đều tụ tập ở đây. Vì vậy cái bụng là trung tâm để tu luyện vận công cho

cả võ đạo cũng như đạo học. Phật gia hay Tiên gia đều không thể bỏ qua chỗ này! Trong

pháp luyện tụ khí vào tam điền, cách dễ dàng và an toàn nhất là dẫn khí vào chứa tại hạ

điền trước. Khi hạ điền đầy khí kèm với kinh mạch khai thông thì tự động dư khí sẽ được

đưa lên trung điền rồi thượng điền. Do đó trong các pháp tu lúc sơ khởi gọi là luyện kỷ

trúc cơ (xây nền đắp móng) thường dặn là “thủ ý tại đan điền” hay “song mục tại mâu” là

chỗ này. Trong Vô Vi Pháp, thầy Tám thường dặn “tu sao cho lòng trống bụng đầy” là ý

này. Cách thở PLTC “Đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu” cũng ám chỉ rõ ràng là đem

thanh khí vào cho đầy tam điền từ hạ điền (rún), trung điền (ngực), rồi thượng điền (đầu).

PHẦN 3: CÁCH THỨC ĐẢ THÔNG KINH MẠCH:

Tôi xin trình bày phương pháp của Thiền Sư N.K . Phương pháp này rất dễ tập và kết

quả mau chóng. Nếu chuyên tâm thì có thể khai thông kinh mạch trong vài tuần lễ.

Lý thuyết (Lý):

- Cái bụng là chỗ quan trọng nhất trong cơ thể. Tất cả kinh kỳ bát mạch đều đi

ngang đây. Mọi chuyện đều lấy cái bụng làm chuẩn (cái rốn). Khi hít vào thì bụng

phình ra (khí vào bụng) và khi thở ra thì bụng xẹp xuống. Đây là lối thở của Phật

Gia.

- Huyệt Lao Cung và Dũng Tuyền nơi lòng hai bàn tay và hai bàn chân là chỗ quan

trọng thứ nhì. Khí ra vào cơ thể nhiều nhất qua bốn huyệt này, miệng mũi, và bộ

phận sinh dục. Lúc hít vào khí theo huyệt vào đường kinh dọc theo tứ chi vô

bụng. Khi thở ra khí từ bụng chuyển ra khắp tứ chi tới đầu ngón tay ngón chân.

Do đó hành giả có thể dùng 4 huyệt này để điều hòa khí lực trong cơ thể.

- THỞ BẰNG 4 HUYỆT NÀY. Nghĩa là gì? Nghĩa là khi hành giả hít vào hành giả

phải để tâm của mình (ý của mình) tại bụng và bốn chỗ này, hai lòng bàn tay và

hai lòng bàn chân. Hít vào biết bụng phình lên thì cũng phải biết lòng bàn tay bàn

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

14

chân nhúc nhích như thế nào. Khi thở ra biết bụng mình xẹp xuống thì cũng phải

biết lòng bàn tay bàn chân nhúc nhích như thế nào.

- Bắp thịt, gân cốt đầu mình tứ chi phải thả cho thật lỏng. Càng lỏng càng tốt. Hễ

cứng chỗ nào là kẹt chỗ đó.

- Hơi thở càng nhẹ, càng tĩnh thì khí càng thông.

-

Thực Hành (Sự):

- Trước tiên nên chọn tư thế nằm hay ngồi trên ghế, 2 chân để thòng cho khí dễ

chạy. Sau này khi thông nhiều rồi thì mới tập đứng rồi cuối cùng là di chuyển.

- Lúc bắt đầu thì tập từng tay hay từng chân. Sau đó mới kết hợp 2 tay rồi 2 chân.

Cuối cùng mới kết hợp cả chân lẫn tay.

- Tạp niệm phải ngưng. Thân tâm thả lỏng.

- Vì đã đọc và tìm hiểu hình ảnh các đường kinh mạch, hành giả biết rằng khi hít

vào khí sẽ đi từ bên ngoài vào huyệt Lao Cung Dũng Tuyền theo các đường kinh

mạch vô bụng. Khi thở ra thì khí theo đường kinh mạch chạy ra lòng bàn tay bàn

chân và khắp các ngón tay ngón chân. DO ĐÓ, HÀNH GIẢ KHÔNG CẦN DẪN

KHÍ vì cái tâm tự nó đã biết làm gì rồi. Nếu chưa rành chỗ này thì nên đọc, xem

lại hình đồ và định nghĩa của các đường Kinh Mạch.

- Hít vào thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Không tự mình cố gắng làm cho hơi thở dài

hơn hoặc ngắn hơn. Không tự mình cố gắng làm cho bụng phình to hơn hay xẹp

xuống nhiều hơn. Cơ thể tự nó biết thở ngắn hay dài, nông hay sâu. Nghĩa là phải

thật là tự nhiên nhẹ nhàng không dùng lực nhiều. Càng tĩnh càng tốt. Lúc đầu có

thể thở sâu một chút, sau khi thông rồi thì thả cho lỏng và thở cho nhẹ.

- Lắng tâm để ý lúc hít khí vào bụng, bụng phình lên thì đồng thời lòng bàn tay bàn

chân cũng hít vào như vậy. Khi thở ra, bụng xẹp xuống thì lòng bàn tay bàn chân

cũng thở ra như vậy.

- Làm như vậy suốt ngày đêm cho đến khi nào bạn cảm thấy có sự nối liền giữa

bụng và các điểm đó thì lúc đó bạn sẽ hiểu câu nói “THỞ BẰNG BỐN HUYỆT”.

Nếu chuyên cần thì chỉ vài tuần lễ là có thể đả thông kinh mạch.

Kiểm Soát độ thông:

- Lúc mới thông hay thông ít thì sẽ thấy hơi ấm tại hai lòng bàn tay bàn chân. Khi

khí chạy vào thân thì gân cốt bắt đầu chuyển đổi, nằm thở mà chân tay dựt, xương

kêu răng rắc. Đó là triệu chứng tốt. Kinh mạch bắt đầu thông. Lúc đầu dựt ít rồi

tăng dần.

- Khi thông nhiều xương sống cũng sẽ chuyển đổi. Khi toàn thân và tứ chi thông rồi

thì khí mới đi lên phía trên đầu, mặt sẽ ngứa như kiến bò khắp mặt.

- Thân thể cảm thấy khỏe mạnh. Ngủ ít, ăn ít, mười đầu móng tay móng chân bóng

và mập lên. Gân cốt sẽ cứng cáp hơn lúc thường. Hành giả sẽ có cảm giác lâng

lâng khi khí đầy di chuyển trong kinh mạch lúc vận công.

- Lúc ban đầu vận khí còn lâu còn chập chạp rồi sẽ lần lần nhanh lên.

- Lúc ban đầu bạn sẽ thấy một bên người trái hay phải hoặc chân trái hay chân phải

dựt nhiều hay mạnh hơn. Đó là vì hai bên não bộ (suy luận và trực giác) hoạt

động không đều, bên yếu bên mạnh. Bạn nên dùng chi tiết này để điều chỉnh sao

cho được quân bình.

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

15

- Khi khí lên tới đỉnh đầu bạn sẽ thấy lúc hít vào toàn thân hay toàn bộ có cảm giác

lâng lâng, gân cốt mạnh mẽ, tâm thần sung sướng. Tạp niệm sẽ yếu hẳn. Không

thể lầm lẫn được.

- Độ thông kinh mạch có sâu có cạn cũng giống như trình độ phát huệ của người

đắc đạo. Sư Ngộ Không có nói là việc đả thông kinh mạch cũng giống như việc

khai mương khai kinh vậy.

Note: Vài chi tiết bổ túc về cách khí chạy trong âm kinh và dương kinh (không cần thiết

phải biết)

- Ở chân, khí từ ngoài chạy vào bụng qua âm kinh và từ bụng chạy ra theo dương

kinh.

- Ở tay, khí từ ngoài chạy vào bụng qua dương kinh và từ bụng chạy ra theo âm

kinh.

PHẦN KẾT:

Trước khi có loài người thì khỏi phải thắc mắc điều gì. Khi có loài người thì đầu tiên có

Y-Đạo, sau đến Võ-Đạo, rồi nay có Giáo-Đạo. Do đó mới thấy rằng mọi tôn giáo hay

pháp môn đều xoay quanh con người và Y-Đạo là chuyện không thể bỏ qua. Các tổ đi

trước đều tinh thông không y-học thì võ-học hoặc cả hai. Chúng ta là người tầm đạo theo

sau thì cũng nên biết chút đỉnh về y-học.

Việc nạp khí vào đan điền hay khai thông kinh mạch là chuyện làm cả đời (life time

project) chứ không phải chỉ là một thời gian ngắn rồi thôi. Bạn nên nhớ hễ leo lên thang

được thì cũng có thể bị tụt xuống được. Do đó nếu không tiếp tục miên mật hành trì công

phu thì chỉ cần một chút bụi hồng trần (thức ăn và tiếp xúc với đời) mỗi ngày là đủ để

làm ô nhiễm dẫn đến giai đoạn tắt nghẽn kinh mạch.

Người xưa có câu “có công mài sắt có ngày nên kim”. Chúc bạn may mắn!.

Nếu có điều gì sơ sót, xin các vị cao minh chỉ bảo dùm.

Kính Bút,

Viễn Lưu.

Viết xong ngày 25 tháng 9 năm 2011 D.L.

Thắc mắc xin email về: [email protected]

Website: www.bachyhuynhde.org

Những hình ảnh về kinh mạch trong bài này được lấy từ website:

http://www.nutrimaxorganic.com/health_topics/meridian.html