321
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - Tên chương trình: Sư phạm Ngữ văn - Trình độ đào tạo: Đại học - Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn - Loại hình đào tạo: Chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ – ĐHSP, ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐHSP - ĐHTN). 1. Mục đích đào tạo: Đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông có trình độ đại học. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn cũng có khả năng làm giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở, trường trung học chuyên nghiệp; sinh viên cũng có thể chuyển vị trí làm việc sang một số nghề nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (các Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các công tác xã hội...) hoặc tiếp tục được đào tạo sau đại học để giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng. 2. Mục tiêu đào tạo * Về phẩm chất đạo đức - Chương trình giáo dục, bồi dưỡng cho sinh viên một nền tảng đạo đức tốt, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia các hoạt động chính trị xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân. - Chương trình giáo dục, bồi đắp cho sinh viên những đạo đức nghề nghiệp: lòng yêu nghề, sự gắn bó với nghề, có tinh thần học hỏi, nghiêm túc, sáng tạo, có khả năng tự bồi dưỡng tri thức 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

  • Upload
    builien

  • View
    226

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC- Tên chương trình: Sư phạm Ngữ văn

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn

- Loại hình đào tạo: Chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ – ĐHSP, ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐHSP - ĐHTN).

1. Mục đích đào tạo:

Đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông có trình độ đại học. Ngoài ra,

sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn cũng có khả năng làm giáo viên dạy môn Ngữ văn ở

các trường trung học cơ sở, trường trung học chuyên nghiệp; sinh viên cũng có thể chuyển vị trí

làm việc sang một số nghề nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (các

Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các công tác xã hội...) hoặc tiếp tục được đào

tạo sau đại học để giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng.

2. Mục tiêu đào tạo * Về phẩm chất đạo đức

- Chương trình giáo dục, bồi dưỡng cho sinh viên một nền tảng đạo đức tốt, yêu nước, yêu chủ

nghĩa xã hội, chấp hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham

gia các hoạt động chính trị xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Chương trình giáo dục, bồi đắp cho sinh viên những đạo đức nghề nghiệp: lòng yêu nghề, sự

gắn bó với nghề, có tinh thần học hỏi, nghiêm túc, sáng tạo, có khả năng tự bồi dưỡng tri thức

chuyên ngành và tri thức thực tế xã hội, có khả năng tự đổi mới không ngừng, có ý thức tổ chức kỷ

luật, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn biết giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, hiểu rõ

luật giáo dục, điều lệ quy chế của ngành và vận dụng tốt vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.

*Về kiến thức

- Chương trình giúp sinh viên chủ động tích luỹ những kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống

và hiện đại về lĩnh vực khoa học Ngữ văn và phương pháp dạy - học Ngữ văn nhằm đảm bảo cho

sinh viên sau khi hoàn thiện chương trình có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên giảng

dạy Ngữ văn trong các trường phổ thông. Ngoài ra, chương trình cũng đáp ứng được nhu cầu tiếp

1

Page 2: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

tục học ở các bậc đào tạo sau đại học về ngành Ngữ văn và các chuyên ngành gần, phù hợp với

ngành Ngữ văn.

- Chương trình trang bị cho sinh viên năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện

đạo đức của học sinh ở trường phổ thông.

- Bên cạnh đó, chương trình quan tâm trang bị cho sinh viên kiến thức thuộc các lĩnh vực văn

hoá, văn học có quan hệ chặt chẽ với nhà trường phổ thông thuộc khu vực miền núi và dân tộc.

* Về năng lực:

- Năng lực cập nhật kiến thức, kĩ năng Ngữ văn hiện đại; năng lực vận dụng thành thạo các

kiến thức Ngữ văn cơ bản đáp ứng nhiệm vụ dạy học của người giáo viên Ngữ văn.

- Năng lực tư duy sáng taọ để tổ chức tốt các hoạt động dạy - học Ngữ văn ở trường phổ

thông.

- Năng lực cảm thụ, truyền và kích thích xúc cảm thẩm mỹ ở người học; chuyển hóa các giá

trị thẩm mỹ nhân văn từ tác phẩm văn học vào thực tiễn đời sống.

- Năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, nội dung, sách giáo

khoa, phát triển chương trình ... Ngữ văn ở trường phổ thông, thích ứng tốt với những đòi hỏi của

ngành nghề trong xã hội hiện đại.

- Năng lực NCKH để tự bồi dưỡng, NCKH chuyên ngành, nâng cao năng lực giảng dạy đáp

ứng yêu cầu đào tạo.

3. Thời gian đào tạo: 4 năm

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 135 tín chỉ (không tính phần nội dung Giáo dục thể chất và

Giáo dục quốc phòng)

KL

kiến thức

toàn khóa

Khối kiến

thức GD

đại cương

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Nghiệp vụ SP Thực tập,

Luận

văn/ thay

thế

Tổng cộng Cơ sở

ngành

Kiến thức ngành

24 111 4 63 37 7

100 % 17,8 % 82,2 % 3,0 % 46,7 % 27,4 % 5,1%

5. Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo

dục & Đào tạo.

6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: căn cứ Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ

chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 1838/QĐ-ĐHSP, ngày 20 tháng

6 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm.

2

Page 3: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Điều kiện tốt nghiệp: phải tích lũy được đủ số tín chỉ, trong đó bao gồm tất cả các học phần bắt

buộc.

Khi nhận bằng tốt nghiệp SV phải có Chứng chỉ ngoại ngữ hoặc Giấy chứng nhận năng lực

ngoại ngữ đạt trình độ B1 theo khung châu Âu và Giấy chứng nhận năng lực tin học đạt theo chuẩn

IC3.

7. Thang điểm: Theo Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ,

ban hành kèm theo Quyết định số 1838/QĐ-ĐHSP, ngày 20 tháng 6 năm 2013, của Hiệu trưởng

Trường Đại học Sư phạm.

8. Nội dung chương trình

TT Mã số Môn học

Số tí

n ch

Loại giờ tín chỉ

HP

tiên

quyế

t

HP

học

trướ

c

Kỳ

học

Lên lớp

thuy

ết

Bài

tập

Thự

c

Thả

o lu

ận

1. Kiến thức giáo dục đại cương 24BẮT BUỘC 22

1 MLP151 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

5 1

2 HMC121 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 73 VCP131 Đường lối Cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam3 5

4 EDL121 Pháp luật đại cương 2 35 ENG131 Tiếng Anh 1 3 26 ENG132 Tiếng Anh 2 3 37 ENG133 Tiếng Anh 3 4 48 PHE111 Giáo dục thể chất 1 19 PHE 112 Giáo dục thể chất 2 2

10 PHE 113 Giáo dục thể chất 3 311 MIE131 Giáo dục quốc phòng 05 tuần tập trung 4

TỰ CHỌN 2/10

12 AIM 121 Quản lý hành chính Nhà nước & QL ngành

2 7

13 VIU121 Tiếng Việt thực hành 2 21 9 214 BIT121 Tin học đại cương 2 215 EAD121 Môi trường và phát triển 2 216 CAD121 Văn hóa và phát triển 2 24 2 4 2

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

2.1. Kiến thức cơ sở ngành và liên ngành 417 VCF 221 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2 24 2 4 118 SMP221 Phương pháp nghiên cứu khoa

học Ngữ văn2 24 2 4 3

3

Page 4: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

2.2. Kiến thức ngànhBẮT BUỘC 59

19 VFL241 Văn học dân gian Việt Nam 4 48 4 8 120 SCV241 Văn bản Hán văn Trung Hoa và

Việt Nam4 48 4 8 3

21 VLC 231 Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII

3 36 3 6 2

22 VLC242 Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

4 48 4 8 VLC231

3

23 VLC231 Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930

3 36 3 6 VLC242

4

24 VLC232 Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

3 36 3 6 VLC231

5

25 VLC243 Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

4 48 4 8 VLC 232

6

26 VLC224 Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975

2 24 2 4 VLC243

7

27 GAE221 Mỹ học và nguyên lý lý luận văn học

2 24 2 4 1

28 LWG232 Tác phẩm và thể loại văn học 3 36 3 6 GAE221

2

29 LIP233 Tiến trình văn học 3 36 3 6 LWG232

3

30 CNL231 Văn học Trung Quốc 3 36 3 6 431 RSL222 Văn học Nga 2 24 2 4 532 WTL253 Văn học phương Tây 5 60 5 10 633 BLG221 Cơ sở ngôn ngữ 2 24 2 4 134 VPV232 Ngữ âm - Từ vựng tiếng Việt 3 36 3 6 BLG22

12

35 VMG243 Ngữ pháp tiếng Việt 4 48 4 8 VPV232

5

36 PVS235 Ngữ dụng – Phong cách học tiếng Việt

3 36 3 6 VMG243

6

37 WRI224 Làm văn 2 24 2 4 4TỰ CHỌN 4/12

38 FLF222 Điền dã, sưu tầm văn học dân gian

2 15 15 VFL241

4

39 MVL224 Âm nhạc, nghệ thuật tạo hình với văn học

2 15 15 LIP233 4

40 IJL224 Văn học Ấn Độ và Nhật Bản 2 24 2 4 341 PML225 Văn học hậu hiện đại thế giới 2 24 2 4 CNL23

1; RSL222; WTL253

7

4

Page 5: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

42 NGL223 Thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam

2 24 2 4 VLC242

4

2.3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 37BẮT BUỘC 33

43 PSE331 Tâm lý học giáo dục 3 144 PDG341 Giáo dục học 4 245 PDC321 Giao tiếp sư phạm (Văn) 2 15 10 5 3

46DPC322 Phát triển chương trình môn

Ngữ văn ở trường phổ thông2 24 2 4 4

47 TTP333 Lý luận dạy học Ngữ văn 3 36 3 6 4

48 MDC334 Phương pháp phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh phổ thông 3 36 3 6 TTP33

3 5

49 CTP335 Phát triển năng lực dạy học Ngữ văn 3 36 3 6 TTP33

3 6

50 ITP326 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn 2 16 2 8 4 5

51 Thực hành sư phạm 1 2 10 5 10 5 352

Thực hành sư phạm 2 210 5 10 5 TTP33

3 6

53

Thực hành sư phạm 3 2

10 5 10 5 TTP333

MDC334

7

54

Thực tập sư phạm 1 2

3 tuần

TTP333 5

55Thực tập sư phạm 2

3

7 tuần

TTP333

MDC334

8

TỰ CHỌN 4/1056 ETP327

Đánh giá trong dạy học Ngữ văn 2

24 2 4 TTP33

3 7

57 EPC328Dạy học chuyên đề tự chọn môn Ngữ văn 2

24 2 4TTP33

3 7

58 TFL323 Tổ chức dạy học văn học dân gian trong nhà trường phổ thông 2 20 5 5 VFL24

1 6

59 TSV323 Dạy học từ Hán Việt ở nhà trường phổ thông 2 20 5 5 SCV24

1 7

60 A WG325

Tiếp cận tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông theo đặc trưng thể loại 2

20 5 5 VLC224 7

2.4. Khoá luận, các học phần thay thế khoá luận 7Khoá luận tốt nghiệp 7

Các môn thay thế khóa luận (chọn đủ 7 TC) 7BẮT BUỘC

5

Page 6: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

61AIT931

Nghiên cứu ứng dụng các nội dung đổi mới trong giáo dục Ngữ văn

3 36 3 6 TTP333 8

TỰ CHỌN(Chọn 1 môn Văn học, 1 môn Ngôn ngữ)

4/10

62 AFG922 Tiếp cận văn học dân gian theo đặc trưng thể loại 2 20 5 5 VFL24

1 8

63 ICM923 Tích hợp văn hoá trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại.

2 24 2 4 VLC242 8

64 VNP924 Một số vấn đề thi pháp Thơ mới Việt Nam (giai đoạn 1932 - 1945)

2 24 2 4 VLC232 8

65 NPL925 Ngôn ngữ báo chí 2 24 2 4 PVS235 8

66 CEL926 Văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc – Nhìn từ phương diện ngôn ngữ

2 24 2 4 PVS235 8

Tổng cộng 135

( Lưu ý: Đối với các môn tự chọn, sinh viên được chọn các môn học không cùng chuyên ngành)

Ghi chú: Tổng số 135 tín chỉ (không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

6

Page 7: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

9. Mô tả các môn học:

TÊN MÔN HỌC:

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(Principles of Vietnam Communist Party)

Mã học phần: VCP 131

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: VD3 Số tiết: 45 (Tổng: 45; LT: 30; Thảo luận: 15)

Loại môn học: Bắt buộc.

Các học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin Mã số:

MLP151

Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh Mã số: HCM 121

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên trang bị đầy đủ giáo trình môn học và các tài liệu tham khảo cần thiết.

- Sinh viên phải tham gia các buổi học trên lớp (sinh viên nghỉ không quá 20% số tiết theo

quy định).

- Sinh viên phải có đầy đủ 2 bài kiểm tra giữa học phần và 1 bài thi hết học phần.

Bộ môn phụ trách: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Mục tiêu của môn học:

Mục tiêu chung

- Về kiến thức: Sau khi học xong môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,

sinh viên phải:

+ Hiểu hoàn cảnh lịch sử, quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Hiểu nội dung cơ bản của mỗi đường lối và một số chính sách của Đảng trong quá trình

cách mạng.

+ Đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện mỗi đường lối.

- Về kỹ năng:

+ Rèn luyện năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu đường lối cách mạng của Đảng.

+ Vận dụng kiến thức đã học để chủ động, tích cực nhận thức những vấn đề chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

+ Có kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả nghiên cứu.

- Về thái độ:

+ Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

7

Page 8: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối cách mạng của Đảng.

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu khoa học, tự rèn luyện bản thân trở

thành người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

- Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về sự ra đời của Đảng Cộng

sản Việt Nam, về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.

- Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc

bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý

tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của

đất nước.

- Qua học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh viên có cơ sở

vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị,

văn hoá, xã hội… theo đường lối, chính sách của Đảng.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

- Providing students with basic understanding of establishment of Communist Party of

Vietnam, the Party policies, especially the policy in the reform period.

- Subject The Revolution Lines of Vietnam Communist Party has an important role in

fostering student to trust in the leadership of the Party and strive oriented goals, ideals and the

policy of the Party; enhance civic responsibility for the great tasks of nation.

- By studying subject The Revolution Lines of Vietnam Communist Party, students will be

able to applying specialized knowledge to actively and positively to deal with the economic,

politics, culture and society issues... according to guidelines and policies of the Party.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đề cương môn học Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thái Nguyên, 2014.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.

[3]. Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đề cương

bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thái Nguyên, 2014.

6. Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng trong các

trường Đại học và Cao đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

8

Page 9: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

2. Phạm Gia Đức- Lê Hải Triều, Đảng Cộng sản Việt Nam 10 mốc son lịch sử, Nxb Quân

đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

3. Nguyễn Viết Thông (Chủ biên), Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

4. Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

5. Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam (1945-2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.

6. Nguyễn Danh Tiên, Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.

7. Đinh Xuân Lý, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25

năm đổi mới (1986-2011), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2011.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Tham gia đủ 02 bài kiểm tra giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học phần.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 15%

+ Kiểm tra giữa học phần: 30%

+ Chuyên cần: 5%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

+ Hình thức thi: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và

điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

9

Page 10: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

(Principles of Marxism - Leninism)

Mã học phần: MLP151

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 5 Số tiết: 75. Tổng: 75; LT: 60, TL: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Triết học, Kinh tế chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Mục tiêu của môn học:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin,

hình thành ở sinh viên thế giới quan cách mạng, nhân sinh quan cộng sản, sống và làm việc có

nguyên tắc, có đạo đức, có tinh thần nhân văn, nhân đạo. Để từ đó, sinh viên vận dụng các kiến

thức đã học vào hoạt động nhận thức và giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước,

của thời đại đặt ra.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Đây là môn học cung cấp những kiến thức cơ sở, nền tảng nhằm trang bị cho sinh viên thế

giới quan, phương pháp luận khoa học. Từ đó sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức

của các môn khoa học.

Không kể chương mở đầu, môn học gồm có 3 phần với 9 chương. Phần thứ nhất: Thế giới

quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin, gồm 3 chương. Phần thứ hai: Học

thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: gồm 3 chương. Phần

thứ ba: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội: gồm 3 chương. Nghiên cứu môn

học này, sinh viên sẽ có những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin: Có sự hiểu biết sâu sắc

về các nguyên lý, quy luật vận động, phát triển của thế giới; nắm vững được học thuyết kinh tế của

chủ nghĩa Mác - Lênin và những vấn đề cơ bản trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Môn học này có mối quan hệ trực tiếp với môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, các môn khoa học lý luận chính trị, khoa học tự nhiên và

khoa học xã hội - nhân văn.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

10

Page 11: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

This subject that provides the knowledge base, the foundation aims to equip students

worldview, scientific methodology. From which students can easily acquire knowledge of science.

Not counting the opening chapter, subjects include 3 sections with 9 chapters. Part One:

worldview and methodology of Marxism - Leninism, 3 chapters. Part Two: Theories of Marxism -

Leninism about production mode Capitalism, 3 chapters. Part Three: Theories of Marxism -

Leninism about Socialism, 3 chapters. Studying this subject , students will have the basic

knowledge of Marxism - Leninism: Having a deep understanding of the principles, advocacy and

development rules of the world; having good grasp of the economic theories of Marxism -

Leninism and the basics in building process socialism.

This subject has a direct relationship with the subjects: Ho Chi Minh Thought, The

Revolutionary policy of the Communist Party of Vietnam, the science of political theories, natural

sciences and social sciences - humanities.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

(Dùng cho các khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội - 2009.

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng trong các trường đại

học, cao đẳng), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2004.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

không chuyên kinh tế và quản trị doanh nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng), NXB Chính trị

quốc gia Hà Nội - 2008.

[3]. Bộ Giáo dục - đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng trong các trường

đại học và cao đẳng), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2006.

[4]. Lê Văn Lực - Trần Văn Phòng (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số

chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập I, Nhà xuất bản Lý luận

chính trị, Hà Nội 2008.

[5]. Lê Danh Tốn - Đỗ Thế Tùng (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số chuyên

đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập II, Nhà xuất bản Lý luận chính trị,

Hà Nội 2008.

[6]. Phạm Công Nhất - Phan Thanh Khôi (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số

chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập III, Nhà xuất bản Lý luận

chính trị, Hà Nội 2008.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

11

Page 12: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:

- Yêu cầu cần đạt:

7.4. Phần khác (nếu có):

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 15 %

+ Kiểm tra (3 bài): 30 %

+ Chuyên cần: 5 %

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50 %

+ Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và

điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân

12

Page 13: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH(Ho Chí Minh’s Thoughts)

Mã học phần: HCM 1211.Thông tin chung về môn học: Số tín chỉ: 02    Số tiết: 30 tiết (LT: 24 tiết; TL: 6 tiết – Làm việc chung cả lớp)Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêninMôn học trước: Không cóMôn học song hành: KhôngBộ môn phụ trách: Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa Giáo dục chính trị2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức

- Hiểu được cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hiểu được những nội dung cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực cơ bản như: dân

tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam; Đảng cộng sản Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Nhà nước của dân,

do dân, vì dân; văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.

2.2. Về kỹ năng

- Giúp cho người học có nhận thức đúng đắn, logic về những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí

Minh

- Hình thành năng lực nhận diện và giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội

- Phát triển năng lực hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học

- Vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh để giải thích những vấn đề của thực tiễn hiện nay

2.3. Về thái độ

- Thấy được vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối

với cách mạng Việt Nam.

- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương, đối

tượng nghiên cứu là hệ thống những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản

của cách mạng Việt Nam. Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí

Minh như: cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, môn

học cung cấp những chuyên đề cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh như: tư tưởng về vấn đề dân tộc

và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam; tư tưởng về Đảng cộng sản Việt Nam; tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn

13

Page 14: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

kết quốc tế; tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng về văn hoá, đạo đức và xây

dựng con người mới.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: 5. Tài liệu học tập:

1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối không

chuyên ngành Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

6. Tài liệu tham khảo:

1. PGS.TS Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên): Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lý luận

chính trị, Hà Nội, 2004.

2. PGS.TS Đinh Xuân Lý - PGS.TS Phạm Ngọc Anh (Đồng chủ biên): Một số chuyên đề về tư

tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008.

3. Giáo sư Song Thành : Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.

4. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, VIII, IX, X, XI.

5. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng có liên quan

7. Nhiệm vụ của sinh viên:Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số:+ Kiểm tra giữa học phần: 30%+ Thảo luận + Bài tập: 15%+ Chuyên cần: 5%+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%+ Hình thức thi: thi viết tự luận- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

14

Page 15: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 579 /QĐ-ĐHTN ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Giám Đốc

Đại học Thái Nguyên)

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết chuẩn: 30 (Căn cứ vào số tiết chuẩn các đơn vị đào tạo phân bổ số tiết lý thuyết và số tiết

thực hành thảo luận cho phù hợp)

- Loại học phần: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không có

- Học phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Học phần học song hành: Không có

- Bộ môn (Khoa) phụ trách học phần:

2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức

- Hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản của nhà nước và pháp luật: nguồn gốc hình thành,

bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật;

- Hiểu được những kiến thức pháp lý cơ bản về: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực

hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa;

- Nắm được cấu trúc và hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật Việt Nam;

- Hiểu được khái niệm và nội dung cơ bản của một số ngành luật quan trọng trong hệ thống

pháp luật Việt Nam.

2.2. Về kỹ năng

- Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn;

- Áp dụng được những kiến thức cơ bản của một số ngành luật vào thực tiễn;

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn

mực của pháp luật;

- Hình thành kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý

cho quần chúng nhân dân, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;

- Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo tìm tòi; năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Phát triển kỹ năng sử dụng và khai thác, xử lý tài liệu của môn học một cách hiệu quả;

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

15

Page 16: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

2.3. Về thái độ

- Thấy rõ tính ưu việt của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa so với các kiểu nhà nước

và pháp luật khác, tin tưởng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam hiện nay;

- Có ý thức nâng cao hiểu biết về pháp luật; có thái độ tôn trọng pháp luật, hình thành thói

quen sống và làm việc theo pháp luật; nghiêm túc chấp hành nội quy và quy chế của nhà trường;

- Có ý thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bạn bè, người thân; biết nhận xét, lên án và

tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương, đối

tượng nghiên cứu là những vấn đề chung và cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật nói chung và

của Nhà nước và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. Cụ thể, môn học

cung cấp những kiến thức cơ bản về: nguồn gốc, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp

luật trong lịch sử; các vấn đề pháp lý cơ bản như: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện

pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật.

Đồng thời, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về một số ngành luật quan trọng trong hệ

thống pháp luật Việt Nam như: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự.

Môn học được thiết kế dành cho sinh viên các ngành đào tạo trong các trường thành viên

thuộc Đại học Thái Nguyên.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh5. Tài liệu học tập

Giáo trình chính: (Các Trường và Khoa trực thuộc tự xây dựng: Giáo trình hoặc Tập bài

giảng môn Pháp luật đại cương, tiến tới sử dụng Giáo trình Pháp luật đại cương thống nhất trong

toàn Đại học Thái Nguyên).

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2012), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb

Công an nhân dân.

[2]. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2010), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà

Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Giáo trình Pháp luật đại cương (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Giáo dục.

[4]. Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (2010), Viện Nhà nước và pháp luật - Học

viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.16

Page 17: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[5]. Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng (2011 )- Dành cho giảng viên các trường đại

học, cao đẳng, Thanh tra Chính phủ - Viện khoa học thanh tra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật:

[1]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

[2]. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

[3]. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ

sung năm 2009)

[4]. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010)

[5]. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

[6]. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012)

[7]. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

[8]. Luật khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo năm 2011

[9]. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung môn học

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự học trên lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập

- Tự học theo đúng thời gian quy định

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm: (Các Trường và Khoa trực thuộc tự xây dựng

theo đúng quy định)

17

Page 18: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

(Basic Informatics)

Mã học phần: GIF121

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2(1; 1) Số tiết: 30 (LT: 15; TH: 15)

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không.

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học: Máy chiếu dạy lý thuyết; Thực hành trên máy tính có cài

HĐH Windows 7 và Office từ phiên bản 2010 trở lên; Thực hành bắt đầu từ tuần thứ 3.

Bộ môn phụ trách: KHMT – Khoa Toán.

2. Mục tiêu của môn học:- Sử dụng tốt máy vi tính; thao tác được trên hệ điều hành Windows và một số chương trình ứng

dụng; biết cách quản lý và khai thác các thông tin trên máy vi tính một cách có hiệu quả.

- Sử dụng thành thạo Microsoft Word để soạn thảo và trình bày một văn bản hoàn chỉnh theo mẫu, sử dụng được một số công cụ phụ trợ nhằm xử lý văn bản nhanh hơn,...

- Sử dụng được Microsoft Excel để xây dựng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh nhằm giải quyết các bài toán thực tế; Sử dụng các hàm tính toán trong excel từ cơ bản đến tạp để tính toán, thống kê thông tin cần thiết.

- Sử dụng được Microsoft PowerPoint để tạo một bài báo cáo hấp dẫn và có hiệu quả.

- Biết cách khai thác, kết nối các thông tin có sẵn trên Internet nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.

- Có kỹ năng sử dụng Internet và các ứng dụng tin học văn phòng như Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint trong công tác soạn thảo và tính toán dữ liệu, xử lý các bài toán thống kê, kế toán, ...

- Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến máy tính và ứng dụng vào quá trình học các môn học khác

- Thấy được vai trò của môn học với thực tế học tập, thực tế cuộc sống nói chung và cuộc sống nghề nghiệp nói riêng.

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ IC3 ở nội dung Các ứng dụng chủ chốt tương đương mức B (580-680 điểm).

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

18

Page 19: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác khai thác một số

dịch vụ Internet phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để

thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn

bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ bảng để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề

chuyên môn; sử dụng phần mềm trình chiếu để tạo bài trình chiếu hấp dẫn, hiệu quả. Biết ứng dụng

kiến thức của môn học vào việc học tập các môn học khác

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Basic conceptions of information processing and of computer; exploiting Internet service

for learning research and teaching; skills of using operating systems for manipulating on

computer; exploiting some applicable software, typing and saving documents for official work;

using excel system for science and technical tasks; using PowerPoint for creating attractive and

effective presentations. Student can apply knowledge studied for studying some other subjects.

5. Tài liệu học tập:

[1] Bộ giáo trình IC3: Máy tính căn bản; Các ứng dụng chủ chốt; Cuộc sống trực tuyến, Ban CNTT-

ĐH Thái Nguyên phát hành, 2013 (nội dung cập nhật theo thời gian thay đổi của phiên bản phần cứng, phần

mềm).

6. Tài liệu tham khảo:

[2]. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Giáo trình Tin học cơ sở, NXB ĐHSP, 2004.

[3]. Bùi Thế Tâm, Giáo trình Tin học văn phòng, NXB Giao thông vận tải, 2010.

[4]. Nhiều tác giả, Tự học Windows 7, Word & Excel 2010, NXB Văn hóa.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Hoàn thành các bài tập thực hành được giao.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Kiểm tra thường xuyên: 0,1 + Chuyên cần: 0,1+ Kiểm tra định kỳ: 0,3 (thực hành)+ Thi kết thúc học phần: 0,5; hình thức thi: vấn đáp (trên máy tính).

Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

19

Page 20: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Educational Psychology

Mã học phần: EPS 331

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3

Số tiết: Tổng: 45 tiết LT: 22 tiết TH - TL : 21 tiết KT: 2 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Tổ Tâm lý học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức: Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những mục tiêu sau:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản của khoa học tâm lí, các phương pháp nghiên cứu

tâm lí học giáo dục.

- Nêu được các lý thuyết và các nghiên cứu hiện đại về phát triển trí tuệ con người.

- Phân tích được những đặc điểm phát triển các mặt: thể chất, tâm lí của lứa tuổi học sinh

Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông.

- Xác định được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của các lứa tuổi

học sinh.

- Mô tả được các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh.

- Phân tích được bản chất của hoạt động học và sự hình thành hoạt động học; Bản chất tâm lý

của quá trình hình thành khái niệm và cấu trúc chung cúa sự hình thành khái niệm.

- Phân tích được các tiêu chuẩn giá trị và cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.

- Phân tích được những khó khăn tâm lí của học sinh, những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng

hỗ trợ tâm lí học sinh.

2.2. Về kỹ năng:Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những mục tiêu về kĩ năng

sau:

- Kỹ năng lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân

người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập…).

- Kỹ năng xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu học sinh: Mẫu biên bản quan sát,

bảng hỏi, mẫu phỏng vấn…

20

Page 21: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Kỹ năng xử lí, phân tích thông tin thu thập được về học sinh và sử dụng kết quả tìm hiểu

người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học.

- Kỹ năng nghiên cứu quá trình hình thành tri thức (khái niệm), hình thành các phẩm chất đạo đức

trong nhân cách học sinh và biết cách điều khiển quá trình đó đạt kết quả.

- Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc đạo đức, kĩ năng hỗ trợ tâm lí cơ bản trong nhà trường,

giúp học sinh THCS, THPT vượt qua được những khó khăn tâm lí trong học tập và trong cuộc

sống.

- Kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.

2.3.Về ý thức, thái độ nghề nghiệp:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong giai đoạn mới.

- Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi.

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho người học những khái niệm, quy luật và phương pháp chung nhất

của tâm lý học giáo dục; những vấn đề lý luận về về sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS,

THPT, cơ chế, qui luật và giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân; những cơ sở tâm lý học của hoạt

động dạy học và giáo dục; mối quan hệ giữa dạy học và nhận thức, dạy học và giáo dục, các lí

thuyết tâm lí học; cơ sở tâm lí học của giáo dục đạo đức. Đặc biệt, môn học cung cấp cho người

học một số vấn đề lí thuyết về những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí trong nhà trường.

Từ đó, có thể vận dụng những tri thức đã học trong việc giảng dạy, nghiên cứu tâm lý con người,

hình thành và phát triển nhân cách học sinh, hỗ trợ học sinh THCS, THPT giải quyết những khó

khăn vướng mắc về tâm lí. Đồng thời, môn học cũng là cơ sở để nghiên cứu các môn học khác

trong chương trình đào tạo như: Giáo dục học và các chuyên ngành tâm lý học ứng dụng khác.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject gives students the concepts, rules and common methods of educational

psychology; the theoretical issues of the psychological development of high school and junior high

school students; mechanisms, rules and psychological development stage individuals; the

psychological basis of teaching activities and education; relationships between learning and

perception, learning and education, psychological theories and models of learning; psychological

basis of moral education. Special courses also give students some theoretical issues about the

ethical and psychological support skills in basic schools. From there, it is possible to apply the

knowledge learned in teaching, research and human psychology, formation and personality

development of students, school support, high resolving difficulties in psychology. At the same

21

Page 22: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

time, the subject is also the basis for studying other subjects in the curriculum, such as school

education and psychology majors other applications.

5. Tài liệu học tập:

[1] Tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng TLH giáo dục, Trường ĐHSP- ĐHTN.

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

[3] Khoa Tâm lí- Giáo dục (2013), Giáo trình tâm lí học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

[4] Dương Diệu Hoa (chủ biên) (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5] Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2008), TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.

[6] Quản Thị Lý (Chủ biên) cùng tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng Tâm lý học, Trường

ĐHSP- ĐHTN.

[7] Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển TL người, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[8] Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2008), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.

[9] Tập thể tác giả (2007), Đề cương bài giảng TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, ĐHSP- ĐHTN.

[10] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP, Hà

Nội.

[11] Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB

Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Chuyên cần: 10%

+ Kiểm tra: 20%

+ Thảo luận, thực hành: 20%

+ Thi viết cuối kì: 50%

22

Page 23: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

(CULTURE AND DEVELOPMENT)

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30 LT: 21; TL: 9; TH: 0

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm

tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc

xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự

hướng dẫn của GV.

Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học:

2. 1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh

kiến thức về văn hóa bao gồm: khái niệm cơ bản liên quan tới văn hóa và phát triển, quan

niệm về phát triển hiện nay, cách nhìn văn hóa từ góc nhìn phát triển, mối quan hệ gắn bó

chặt chẽ và tác động hai chiều giữa văn hóa và phát triển, đặc trưng cơ bản của văn hóa

Việt Nam và quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam, tác động của văn hóa Việt Nam

tới phát triển kinh tế xã hội và ngược lại.

2.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Hiện nay, văn hóa là ngành khoa học phát triển

với nhiều khuynh hướng và phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa

học được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và

hoạt động thực tiễn. Khi nắm được những tri thức cơ bản về văn hóa và phát triển, người

học có điều kiện tiếp nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên quan ngành.

- Trên cơ sở tri thức môn học, người học được hình thành năng lực vận dụng lý

23

Page 24: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển vào phân tích, đánh giá các vấn đề kinh

tế, chính trị, xã hội trong đời sống, vận dụng và liên hệ tri thức của môn học với các môn

khoa học liên ngành.

2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc, tôn trọng

sự đa dạng văn hóa, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại làm giàu vốn văn hóa

truyền thống. Củng cố và nâng cao vốn văn hóa cho bản thân, hình thành các phẩm chất tốt

đẹp của con người hiện đại.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức cơ bản, trang bị cho người học những tri thức cơ

bản liên quan tới văn hóa, phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, chỉ ra vai trò,

ảnh hưởng, tác động của văn hóa tới sự phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại. Môn học

cũng liên hệ tới văn hóa Việt Nam, nhận diện và phân tích những đặc điểm cơ bản của văn

hóa Việt Nam, vai trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam trong bối

cảnh đương đại và sự tác động của kinh tế tới sự phát triển văn hóa.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The course mentions basic knowledge concerning culture and development, the

characteristics of Vietnamese culture and the development of Vietnamese culture.

This course provides students some critical themes and concepts concerning culture

and development in general. The course aims to help students identify culture

characteristics and the relationship between culture and development in the context of

contemporary Vietnamese society.

5. Tài liệu học tập

[1]. Keesing R. & Strathern A., Cultural Anthropology: A Contemporary Perspective,

Harcourt Brace & Company, 1998

[2]. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống, loại hình, Nxb

KHXH, 2004

6. Tài liệu tham khảo

[3].Nguyễn Văn Dân, Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb KHXH,

2006

[4]. Susanne Schech and Jane Haggis. Culture and Development: A Critical Introduction,

Blackwell Publishers, March 2000.

24

Page 25: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của

giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Sinh viên chuẩn bị bài tập, dự án học tập.

- Hoàn thành các bài tập được giao

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Trình bày trên lớp theo nhóm, nộp các dự án học

tập.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung thảo luận theo yêu cầu

của giảng viên.

- Yêu cầu cần đạt: Các bài tập phải đạt yêu cầu

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1

cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểmTX + Điểm ĐK):3

25

Page 26: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TIẾNG ANH 1(English 1)

Mã học phần: ENG131

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : 45 LT:15 TH: 30 Thảo luận: 15 Bài tập: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: 0

Môn học trước: 0

Môn học song hành: 0

Các yêu cầu đối với môn học: Có từ điển, máy tính xách tay có nối mạng

Bộ môn phụ trách: Ngoại ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Kiến thức: Đạt chuẩn A2+ theo khung tham chiếu châu Âu.

2.2.Kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.

2.3.Thái độ: Coi việc học và nâng cao năng lực tiếng Anh là một nhu cầu không thể thiếu được

của cuộc sống hiện đại. Có hứng thú học ngoại ngữ và sử dụng nó làm phương tiện giao tiếp với

người nói tiếng Anh hoặc đọc sách viết bằng tiếng Anh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này rèn cho người học các kỹ năng sử dụng tiếng Anh bằng việc đưa họ vào các tình

huống giao tiếp hàng ngày. Đó là tự giới thiệu, nói chuyện về bản thân, về sở thích, kể về kinh

nghiệm bản thân, bày tỏ nhu cầu ý kiến… Qua những bài học này, người học có cơ hội học được

văn hoá của những nước nói tiếng Anh.

Sau khi học xong chương trình tiếng Anh ở phổ thông, đây là chương trình dạy kế tiếp. Sinh

viên tận dụng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp mà các em đã lĩnh hội từ trước để phát triển khả năng

ngôn ngữ và nâng cao kinh nghiệm học ngoại ngữ và kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm,

kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Qua những bài học tiếng Anh này, người học sẽ nhận thức rõ vai trò của tiếng Anh trong các

lĩnh vực của cuộc sống, trong thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Họ sẽ

suy nghĩ và có chiến lược phấn đấu trong học hành để ngày mai có tương lai tươi sáng.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject is to teach learners skills of using English by taking them into every day situations.

They are self-introducing, talking about your likes, your experience and expressing your needs and

26

Page 27: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

your opinion… Through these lessons, learners have opportunities to improve their knowledge of

culture of English speaking countries.

After the English programme at secondary school, this programme is a connection so that students

can make use of vocabulary, grammatical structures which they have known before to develop

their language competence and enhance their foreign language learning experience and self-study

skill, group-work skill, language-expressing skill.

With these English units, learners will have a clear understanding of the role of English in different

aspects of life during the period of assocciating with countries in the region and the whole world.

They will think and have strategies to strive in learning for better future.

5. Tài liệu học tập:

[1] English Unlimited Pre-Intermediate; Alex Tilbury, Theresa Clementson, Leslie Anne Hendra

& David Rea; Cambridge University Press; 2010

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Redman, Stuward with Ruth Gairns. Test your English Vocabulary in Use, Nha Xuat Ban Tre,

2001

[3] Woolard, George. Key Words for Fluency, Thomson, 2005

[4] Murphy, Raymond. Grammar in use

7. Nhiệm vụ của sinh viên:- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc trước giáo trình, nội dung bài học, tra từ điển để biết phát âm từ mới, nghĩa của từ.- Trong lớp phải tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ mà giảng viên yêu cầu.- Làm bài tập đầy đủ7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận: Nội dung đã học

- Hoàn thành các bài tập được giao. 7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Talk about yourself. Talk about your family.Talk about your likes and dislikes.Talk about how you learn English.- Yêu cầu cần đạt: Biết đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số = 50%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%.+ Hình thức thi : 4 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Anh

27

Page 28: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

28

Page 29: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TIẾNG ANH 2(English 2)

Mã học phần: ENG132

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : 45 LT:15 TH: 30 Thảo luận: 15 Bài tập: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: ENG131

Môn học trước: ENG131

Môn học song hành: 0

Các yêu cầu đối với môn học: Có từ điển, máy tính xách tay có nối mạng, giáo trình

Bộ môn phụ trách:Tổ Ngoại ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Kiến thức: Đạt chuẩn A2+ theo khung tham chiếu châu Âu.

2.2.Kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.

2.3.Thái độ: Coi việc học và nâng cao năng lực tiếng Anh là một nhu cầu không thể thiếu được

của cuộc sống hiện đại. Có hứng thú học ngoại ngữ và sử dụng nó làm phương tiện giao tiếp với

người nói tiếng Anh hoặc đọc sách viết bằng tiếng Anh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này rèn cho người học các kỹ năng sử dụng tiếng Anh bằng việc đưa họ vào các tình

huống giao tiếp hàng ngày. Đó là nói về những thói quen hiện nay, thời tiết, các phép so sánh, bày

tỏ sở thích, phỏng đoán và dự đoán, tư vấn, chỉ đường, sử lý thông tin du lịch, ngữ cảnh mua bán,

mô tả vật thể và tài sản ưa thích, diễn đạt những cảm xúc… Qua những bài học này, người học có

cơ hội học được văn hoá của những nước nói tiếng Anh.

Sau khi học xong chương trình tiếng Anh 1, đây là chương trình dạy kế tiếp. Sinh viên tận dụng

vốn từ, cấu trúc ngữ pháp mà các em đã lĩnh hội từ trước để phát triển khả năng ngôn ngữ và nâng

cao kinh nghiệm học ngoại ngữ và kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng diễn đạt

bằng ngôn ngữ.

Qua những bài học tiếng Anh này, người học sẽ nhận thức rõ vai trò của tiếng Anh trong các

lĩnh vực của cuộc sống, trong thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Họ sẽ

suy nghĩ và có chiến lược phấn đấu trong học hành để ngày mai có tương lai tươi sáng.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject is to teach learners skills of using English by taking them into every day

situations. They are talking about present habits, weather, comparisons, expressing references,

29

Page 30: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

making guesses and predictions, recommendations, giving directions, getting tourist information,

buying things, describing your favourite objects and expressing your feelings … Through these

lessons, learners have opportunities to improve their knowledge of culture of English speaking

countries.

After the English programme 1, this programme is a connection so that students can make use

of vocabulary, grammatical structures which they have known before to develop their language

competence and enhance their foreign language learning experience and self-study skill, group-

work skill, language-expressing skill.

With these English units, learners will have a clear understanding of the role of English in different

aspects of life during the period of assocciating with countries in the region and the whole world.

They will think and have strategies to strive in learning for better future.

5. Tài liệu học tập:

[1]. English Unlimited Pre-Intermediate; Alex Tilbury, Theresa Clementson, Leslie Anne Hendra

& David Rea; Cambridge University Press; 2010

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Redman, Stuward with Ruth Gairns. Test your English Vocabulary in Use, Nha Xuat Ban Tre,

2001

[3] Woolard, George. Key Words for Fluency, Thomson, 2005

[4] Murphy, Raymond. Grammar in use

7. Nhiệm vụ của sinh viên:- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc trước giáo trình, nội dung bài học, tra từ điển để biết phát âm từ mới, nghĩa của từ.- Trong lớp phải tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ mà giảng viên yêu cầu.- Làm bài tập đầy đủ7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận: Nội dung đã học

- Hoàn thành các bài tập được giao. 7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số = 50%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%.+ Hình thức thi : 4 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Anh

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

30

Page 31: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TIẾNG ANH 3(English 3)

Mã học phần: ENG133

2 Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: 60 Tổng : 60 LT:20 TH: 40 Thảo luận: 20 Bài tập: 20

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: ENG131, ENG132

Môn học trước: ENG131, ENG132

Môn học song hành: 0

Các yêu cầu đối với môn học: Có từ điển, máy tính xách tay có nối mạng, giáo trình

Bộ môn phụ trách:Tổ Ngoại ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Kiến thức: Đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu châu Âu.

2.2.Kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.

2.3.Thái độ: Coi việc học và nâng cao năng lực tiếng Anh là một nhu cầu không thể thiếu được

của cuộc sống hiện đại, sử dụng tiếng Anh làm phương tiện để tiếp cận thế giới khoa học và nâng

cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng sử dụng công cụ này trong môi trường giao tiếp cụ thể.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này rèn cho người học các kỹ năng sử dụng tiếng Anh bằng việc đưa họ vào các tình

huống giao tiếp hàng ngày. Đó là nói về nhà ở, cách thức giải quyết vấn đề, con người, quê hương và

đất nước, các thiết bị điện tử, khoa học và công nghệ và sự thay đổi… Qua những bài học này, người

học có cơ hội học được văn hoá của những nước nói tiếng Anh.

Sau khi học xong chương trình tiếng Anh 1, 2, đây là chương trình dạy kế tiếp để hoàn thành

chương trình B1. Sinh viên tận dụng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp mà các em đã lĩnh hội từ trước để

phát triển khả năng ngôn ngữ và nâng cao kinh nghiệm học ngoại ngữ và kỹ năng tự học, kỹ năng

làm việc theo nhóm, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Qua những bài học tiếng Anh này, người học sẽ nhận thức rõ vai trò của tiếng Anh trong các lĩnh

vực của cuộc sống, trong thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Họ sẽ suy nghĩ

và có chiến lược phấn đấu trong học hành để ngày mai có tương lai tươi sáng.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject is to teach learners skills of using English by taking them into every day

situations. They are talking about homes and housing, ways to solve problems, people and places

31

Page 32: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

in your countries, electronic gadgets, technology and change… Through these lessons, learners

have opportunities to improve their knowledge of culture of English speaking countries.

After the English programme 1, 2, this programme is a connection to finish B1 programme.

Students can make use of vocabulary, grammatical structures which they have learnt before to

develop their language competence and enhance their foreign language learning experience and

self-study skill, group-work skill, language-expressing skill.

With these English units, learners will have a clear understanding of the role of English in different

aspects of life during the period of assocciating with countries in the region and the whole world.

They will think and have strategies to strive in learning for better future.

5. Tài liệu học tập:

[1] English Unlimited Pre-Intermediate; Alex Tilbury, Theresa Clementson, Leslie Anne Hendra

& David Rea; Cambridge University Press; 2010

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Redman, Stuward with Ruth Gairns. Test your English Vocabulary in Use, Nha Xuat Ban Tre,

2001

[3] Woolard, George. Key Words for Fluency, Thomson, 2005

[4] Murphy, Raymond. Grammar in use

[5] PET books

7. Nhiệm vụ của sinh viên:- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc trước giáo trình, nội dung bài học, tra từ điển để biết phát âm từ mới, nghĩa của từ.- Trong lớp phải tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ mà giảng viên yêu cầu.- Làm bài tập đầy đủ7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận: Nội dung đã học

- Hoàn thành các bài tập được giao. 7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Talk about yourself. - Yêu cầu cần đạt: Biết đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số = 50%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%.+ Hình thức thi : 4 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Anh

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

32

Page 33: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂNEnvironment and development

Mã học phần: EDE1211. Thông tin về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng: 30 LT: 30 TH: 0 Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Thực vật

2. Mục tiêu của môn học

- Sinh viên có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mục tiêu phát triển bền vững, nhận

thức đầy đủ và tích cực các hoạt động thỏa mãn nhu cầu hàng ngày, thực hiện tốt chính sách dân số

- kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.

- Vận dụng những kiến thức về môi trường và con người trong quá trình học tập, trong cuộc

sống, có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển dân số và kế hoạch hóa gia đình, có ý thức và hành

động để bảo vệ môi trường.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học- Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường; cấu trúc, chức năng, tiến hóa của hệ sinh thái; sự

tác động của con người lên hệ sinh thái, sinh quyển và môi trường;

- Các khái niệm về dân số, các quá trình dân số, quan điểm về dân số học, đặc điểm phát triển

dân số thế giới và Việt Nam;

- Các hoạt động thỏa mãn nhu cầu của con người liên quan đến vấn đề môi trường;

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật…

- Thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn …

- Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và sự phát triển bền vững

toàn cầu, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

- The relationship between organisms and the environment; structure, function, evolution of

ecosystems; the impact of humans on ecosystems, the biosphere and the environment;

33

Page 34: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- The concept of population, the population process, views on demographic characteristics

developed the world's population, and Vietnam;

- The operations satisfy huma needs related to environmental issues;

- Current use of natural resources: land, water, forests, minerals, organisms ...

- The situation of environmental pollution of soil, water, air, noise ...

- Students are aware of the importance of the environment and the sustainable development of

global consciousness of environmental protection and sustainable development.

5. Tài liệu học tập

[1]. Ngô Thị Cúc (2011), Bài giảng Môi trường và phát triển, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[2]. Nguyễn Văn Hồng, Lê Ngọc Công (2012), Môi trường, dân số và phát triển bền vững, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Lê Đình Tuấn (2009), Giáo trình Giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản, Bộ Giáo dục và đào tạo

(Sách do Quỹ dân số Liên hợp quốc tài trợ).

6. Tài liệu tham khảo

[5]. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan (2010), Môi trường và con người, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

[6]. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2011), Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[7]. Lê Thị Thanh Mai (2002), Giáo trình Môi trường và con người, Nxb Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh.

[8]. Lương Đức Phẩm, Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải, Đỗ Hữu Thư (2009), Cơ sở khoa học trong

công nghệ bảo vệ môi trường (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Thế Thôn (2007), Địa lý sinh thái môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Văn Tuyên (1997), Sinh thái và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Loic Chauveau (2008), Các nguy cơ đe dọa sinh thái, Nxb Trẻ.

7. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận theo hướng dẫn của GV.34

Page 35: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Trình bày đúng bố cục, nội dung của bài tiểu luận theo yêu cầu của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần: (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Thí nghiệm, thực hành: (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)+ Hình thức thi: vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm học phần = 40% * Điểm bộ phận + 60% * Điểm kết thúc học phần

35

Page 36: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGỮ VĂNScientific research methods Literature

Mã học phần: SRL321

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 21 tiết; TL, BT: 9 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài, làm bài tập tiểu luận.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học

2.1.Về kiến thức

Môn học đòi hỏi người học nắm và trình bày được:

+ Một số vấn đề chung về khoa học, nghiên cứu khoa học, hệ thống các phương pháp

nghiên cứu khoa học và nội dung cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học.

+ Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ: phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh.

+ Các phương pháp nghiên cứu văn học: tính bình đẳng của phương pháp, một số phương

pháp như thực chứng, hình thức, ký hiệu học, tâm lí học, xã hội học, tiểu sử, so sánh, loại hình, hệ

thống.

2.2. Về kĩ năng

Vận dụng kiến thức trong môn học, người học cần:

+ Biết đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học.

+ Xây dựng được đề cương và lập được kế hoạch cho việc nghiên cứu một đề tài khoa học

ngữ văn cụ thể.

+ Xác định được các phương pháp nghiên cứu phù hợp với một đề tài khoa học ngữ văn cụ thể.

2.3.Về thái độ

+ Biết vận dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn học và lý luận văn chương vào đề xuất, tạo lập các

văn bản khoa học ngữ văn vừa đảm bảo nội dung khoa học vừa có giá trị thẩm mỹ cao.

+ Thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học ngữ văn, qua đó phát

hiện, cảm thụ được giá trị nhiều mặt của tác phẩm văn chương, trong đó có giá trị thẩm mỹ.

36

Page 37: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, có nhiệm vụ cung cấp, trau dồi phương pháp, kỹ

năng nghiên cứu khoa học nói chung, trong đó có khoa học Ngữ văn, giúp người học biết cách triển

khai các nghiên cứu khoa học như: viết bài báo khoa học, làm đề tài khoa học, viết luận văn tốt

nghiệp...theo hai chuyên ngành ngôn ngữ và văn chương.

Môn học gồm 3 chương: Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học; Phương pháp

nghiên cứu ngôn ngữ; Phương pháp nghiên cứu văn học. Chương 1 đề cập đến những vấn đề

chung về khoa học, nghiên cứu khoa học, hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học và nội

dung cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học. Nội dung của chương 2 tập trung vào phương

pháp nghiên cứu khoa học ngôn ngữ (gồm phương pháp miêu tả với 3 nhóm thủ pháp: các thủ

pháp giải thích bên ngoài, các thủ pháp giải thích bên trong, các thủ pháp logic học, toán học, ngôn

ngữ học tâm lí và phương pháp so sánh). Chương ba tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của

phương pháp nghiên cứu văn học (xác định phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu văn

học, một số yêu cầu của phương pháp nghiên cứu văn học; giới thiệu một số phương pháp nghiên

cứu văn học như phương pháp thực chứng, phương pháp hình thức, phương pháp ký hiệu học,

phương pháp tâm lí học, phương pháp xã hội học, phương pháp tiểu sử, phương pháp so sánh,

phương pháp loại hình...)

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Subject bloc specialized knowledge, is responsible for providing, hone methods, research

skills, general science, including Scientific Literature, helping people learn how to deploy

scientific research as : writing scientific papers, as scientific subjects, written thesis ... in two

specialized language and literature.

The course consists of three chapters: General issues of scientific research; Language

research methodology; Research methods literature. Chapter 1 refers to the general problem of

science, scientific research, system science research methods and content of basic scientific

research activities. Contents of Chapter 2 focuses on the scientific method of language study

(including the method described for 3 groups of counterpoint: the players outside legal

interpretation, the interpretation of counterpoint within, the logic of counterpoint, mathematical,

psychological and linguistic comparative method). Chapter three focuses on clarifying the basics of

literary research methods (methods and identify the research methodology literature, some

methods require the study of literature; introduce some methods literary studies as empirical

methods, formal methods, methods of semiotics, psychology methods, methods of sociological,

biographical method, comparative method, the method forms ... )

5. Tài liệu học tập

37

Page 38: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[1]. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội. (tái bản lần thứ nhất).

[2]. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Phương Lựu (chủ biên) - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà – La Khắc Hoà –

Thành Thế Thái Bình (2006 - tái bản), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Đỗ Lai Thuý (2011), Phê bình văn học, con vật lưỡng thể ấy, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[6]. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:

+ Bài tập cho chương 1:

Tìm 2 đề tài khoa học (ngôn ngữ và văn học):

- Xác định phương pháp thích hợp (trong số các phương pháp chung) để thực hiện đề tài đó;

- Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu cho đề tài.

+ Bài tập cho chương 2: Tìm một đề tài NCKH ngôn ngữ ở trình độ đề tài NCKH sinh viên và

xác định các phương pháp, thủ pháp phù hợp có thể vận dụng.

+ Bài tập cho chương 3: Tìm một đề tài nghiên cứu văn học và xác định phương pháp nghiên

cứu thích hợp đối với đề tài đó

- Yêu cầu cần đạt: Làm mỗi bài tập theo hình thức một tiểu luận, phông chữ Times New

Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14, dung lượng không quá 15 trang.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

38

Page 39: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3

điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung điểm TX + Điểm

ĐK):3

39

Page 40: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM(Vietnamese culture’s foundation)

Mã học phần: VCF121

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng 30 tiết; LT: 24 tiết; BT: 2, TL: 4 tiết.

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết:

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm tòi, khám

phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của

chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học:

2. 1. Về kiến thức:

Nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản: văn hóa và văn hóa học; định vị văn

hóa Việt Nam; tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn và đặc trưng nổi bật

trong từng thời kì; các thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam

trong bối cảnh xã hội hiện đại.

2.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học:

Hiện nay, văn hóa học đang là ngành khoa học phát triển với nhiều khuynh hướng và

phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa học được ứng dụng ngày càng rộng

rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và hoạt động thực tiễn. Khi nắm được những tri

thức cơ bản về văn hóa, người học có điều kiện tiếp nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên

quan chặt chẽ với Văn hóa học như Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Tâm lí học, Triết học …

- Năng lực thích nghi trong môi trường làm việc sau khi ra trường:

40

Page 41: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Với kiến thức chung về văn hóa và chuyên ngành được đào tạo, SV có thể thích nghi và làm

việc trong nhiều môi trường công việc khác nhau. SV khối ngành sư phạm sau khi tốt nghiệp có

thể công tác trong các lĩnh vực truyền thông (báo chí, truyền hình…), du lịch, nghiên cứu...

- Năng lực hợp tác:

Thông qua bài giảng và các giờ thực hành, thảo luận, hình thành cho SV năng lực hợp tác để

giải quyết vấn đề (với giáo viên và các sv khác trong quá trình học tập, trao đổi thảo luận, thực

hành...) và hợp tác thành công.

- Năng lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc:

Từ tri thức có được, mỗi SV trong quá trình học tập và công tác sẽ luôn có ý thức bảo tồn và

phát huy văn hóa dân tộc; tích hợp giáo dục tinh hoa văn hóa dân tộc cho thế hệ sau.

- Năng lực tự học suốt đời:

Biết định hướng xây dựng kế hoạch tự học; tổ chức hoạt động tự học và quản lí việc tự học

của bản thân để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

- Năng lực giao tiếp:

Thông qua bài giảng, các giờ thực hành thảo luận, trực tiếp qua modun kiến thức: Văn hóa

giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ hình thành cho SV kĩ năng giao tiếp phù hợp để đạt hiệu quả cao

nhất trong giao tiếp, dẫn tới sự thành công trong quá trình học tập hiện tại và cho công việc sau

này.

2.3. Về thái độ:

Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có thái độ khách

quan, khoa học với các hiện tượng văn hóa lạc hậu. Từ đó, giáo dục trách nhiệm bảo tồn, phát huy

tinh hoa văn hóa dân tộc trong thời kì mới; hình thành và phát triển những giá trị nhân văn ở người

học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hoá và văn hoá học, trang bị cho sinh viên những

tri thức cơ bản, quan trọng, mang tính chất đặc thù của văn hoá Việt Nam. Từ đó, góp phần làm cơ sở để

nghiên cứu khoa học Ngữ văn và các môn khoa học liên ngành.

Môn học gồm có 6 chương, ngoài những kiến thức đại cương nhằm cung cấp cho người học

cái nhìn khái quát về văn hóa và văn hóa học nói chung, nội dung chủ yếu đi sâu vào hầu hết các

vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam: định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình văn hóa Việt Nam; một

số thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam trong bối cảnh xã hội

hiện đại.

41

Page 42: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

4. Course outline:

The course provides basic knowledge about culture and cultural education, provides

students the basic important and specific knowledge of Vietnamese culture. Since then, it

contributes the background to study scientific philology and interdisciplinary science.

The course consists of six chapters which contend general knowledge, aimed at providing

students an overview of culture and cultural education in general, and mainly delve into the most

fundamental issues of Vietnamese culture: positioning Vietnamese culture; Vietnam cultural

process; some basic elements of culture; cultural areas in Vietnam; Vietnam culture in the context

of modern society.

5. Tài liệu học tập

[1]. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[2]. Trần Quốc Vượng chủ biên (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[4]. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hoá sử cương; Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[5]. Toan Ánh (2002),Văn hoá Việt Nam những nét đại cương, Nxb Văn học, Hà Nội.

[6]. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb Tp HCM.

[7]. Chu Xuân Diên (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[8]. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[9] Đức Minh (biên soạn - 2013), Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu, Nxb Thanh niên, Hà

Nội.

[10]. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[11]. Lê Như Phong(1994), Văn hoá Việt Nam, một cách tiếp cận, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[12]. Trần Ngọc Thêm, (1997) Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[13]. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mẫu người Văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ

thuật, Nxb Văn hóa Thông tin , Hà Nội

[14]. Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Thu Hiền, Phan Nhật Chiêu (1996), Đại cương văn hoá

phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của

giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

42

Page 43: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Không

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Giao bài tập nhóm

- Yêu cầu cần đạt: Nhóm thuyết trình

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

43

Page 44: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

(Vietnamese folk literature)

Mã học phần: VFL341

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 04

- Số tiết: Tổng: 60 LT: 48 tiết BT, TL: 12 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học2.1. Về kiến thức:

Giúp người học nắm vững, có khả năng trình bày sáng rõ những tri thức khoa học cơ bản về

văn học dân gian (VHDG). Đây là cơ sở giúp người học có thể nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm

VHDG theo đặc trưng thi pháp thể loại. Môn học còn giúp người học tiếp cận nền tảng kiến thức

chuyên ngành sâu và rộng qua việc tìm hiểu những tri thức liên ngành và mối quan hệ biện chứng

giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian.

2.2. Về kỹ năng: Môn học hướng đến hình thành và phát triển nhiều kỹ năng ở người học, trong đó

chú trọng:

- Kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn

Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, người học có khả năng làm sáng tỏ một số

vấn đề lý luận của khoa học chuyên ngành, những vấn đề cơ bản về các loại hình, thể loại VHDG

trong tiến trình lịch sử. Người học còn biết vận dụng kiến thức để nhận diện, giải mã các tác phẩm

VHDG theo đặc trưng thể loại; biết cách tư duy đúng và trình bày thuyết phục các vấn đề khoa học

chuyên ngành; hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa kiến thức khoa học dân gian với văn hóa dân gian và vận

dụng hiệu quả vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy.44

Page 45: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Kỹ năng cảm thụ, truyền và kích thích xúc cảm nghệ thuật ở người học

Sinh viên có khả năng cảm thụ tốt giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Môn học truyền

và kích thích xúc cảm thẩm mỹ, hình thành nhận thức thẩm mỹ tới người học qua tác phẩm VHDG,

qua các hoạt động ngoại khóa đặc trưng của VHGD.

- Kỹ năng tích hợp kiến thức Ngữ văn để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Hình thành và phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu và khả năng lý giải

thỏa đáng các vấn đề của khoa học ngữ văn dân gian trong lịch sử văn học. Sinh viên biết cách tổ

chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy vai trò của hoạt động ngoại khóa, tạo sự năng động

cho người học.

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ văn vào hoạt động thực tiễn

Biết vận dụng kiến thức chuyên ngành VHDG tham dự vào các hoạt động thực tiễn như viết

báo, phê bình, tổ chức các sự kiện văn hóa văn nghệ truyền thống.

Sáng tạo trong việc vận dụng các kiến thức khoa học chuyên ngành, liên ngành và kiến thức

thực tế vào giải quyết các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực xã hội như sưu tầm, bảo tồn, quảng bá, phát

huy giá trị văn hóa, văn nghệ… trong đời sống đương đại.

Ngoài ra sinh viên phải thành thục các kỹ năng: quan sát, ghi chép, thuyết trình, hoạt động nhóm,

ứng dụng CNTT vào học tập và giảng dạy, sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy...

2.3. Về thái độ:

Giúp sinh viên có thái độ trân trọng, tự hào về vốn văn hóa, VHDG của dân tộc. Từ đó nâng cao

ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có VHDG.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, là những kiến thức cơ bản về văn học dân

gian Việt Nam. Môn học gồm 7 chương, cung cấp tri thức khái quát về khoa học văn học dân gian

(VHDG): các khái niệm, các đặc trưng cơ bản của VHDG; mối quan hệ giữa VHDG với văn nghệ

dân gian, văn hóa dân gian, mối quan hệ giữa VHDG với văn học viết; hệ thống thể loại VHDG.

Môn học đi sâu tìm hiểu tiến trình lịch sử VHDG Việt Nam; những kiến thức hệ thống về các thể

loại cụ thể của các loại hình VHDG và VHDG các dân tộc thiểu số. Tìm hiểu môn học này, người

học sẽ có cơ sở lý luận khoa học và kĩ năng cơ bản để nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm dân gian

theo đặc trưng và thi pháp thể loại.

4. Course outline

This course is located in a specialized body of knowledge, is the basic knowledge of

folklore Vietnam. The course consists of 7 chapters provide an overview of knowledge about

science folklore: the concept, the basic characteristics of folk culture; relationship between folk to

folk art, folk culture, folk culture with the relationship between literary writing; folk genre system.

45

Page 46: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Subject insight into historical processes folk Vietnam; knowledge systems in the specific category

of folk culture and folk forms of ethnic minorities. Learn this course, students will have the

scientific rationale and basic skills for research, teaching work in accordance with typical folk

genre and poetics.

5. Tài liệu học tập

[1]. Đinh Gia Khánh (chủ biên) Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt

Nam, Nxb Giáo dục, (Tái bản lần thứ 4), Hà Nội.

[2]. Nguyễn Hằng Phương, Ngô Thị Thanh Quý (2014), Đại cương văn học dân gian, đề cương bài

giảng, NXB Đại học Thái Nguyên

[3]. Ngô Thị Thanh Quý, Nguyễn Thị Minh Thu (2014), Văn học dân gian 1, đề cương bài giảng,

NXB Đại học Thái Nguyên

[4]. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam (tập I), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam (tập II), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Đặng Nghiêm Vạn (1969), Phương pháp sưu tầm văn học dân

gian ở nông thôn, Vụ văn hoá quần chúng xuất bản, H.

[2]. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể

loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

[4]. Hội Folklore châu Á (2006), Giá trị và tính đa dạng của Folklore châu Á trong quá trình hội

nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[5]. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

[7]. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên) (1995), Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn

hóa Thông tin, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội.

[9]. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1968), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

[10]. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2000), Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

46

Page 47: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[11]. Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian - Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

[12]. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian - Những phương pháp nghiên cứu Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

[13]. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Khắc Thuần (1998), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nxb Giáo dục, (Tái bản lần thứ

4), Hà Nội.

[15]. Đỗ Bình Trị (1978). Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Nxb

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.

[16]. Đỗ Bình Trị (1992), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

[17]. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân

gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng ca dao, (tái bản lần thứ 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Viện Nghiên cứu văn hóa (2005), Folklor một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

[20]. Viện Nghiên cứu văn hóa (2002 - 2006), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

[21]. Viện Nghiên cứu văn hóa (2007 - 2010), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- SV phải tự học là chính và tham gia tích cực vào các buổi học (SV phải chuẩn bị bài trước giờ lên

lớp. SV chủ động học tập. Khuyến khích SV đưa ra những ý kiến cá nhân. Sinh viên cần thực hiện

nghiêm túc và hoàn thành các giờ kiểm tra viết và các bài thảo luận, bài tập trau dồi kỹ năng trong

quá trình học.)

- SV cần nắm những kỹ thuật căn bản về tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet hoặc trên báo, đài,

thư viện) để hoàn tất những yêu cầu của môn học.

7.2. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về Tiến trình lịch sử VHDG Việt Nam theo các tiêu

chí sau (STT, Tiến trình Lịch sử VHDG VN, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, Đặc điểm

VHDG, Thể loại và một số tác phẩm tiêu biểu)

- Yêu cầu cần đạt: (Tự hoàn thành ngoài giờ lên lớp)47

Page 48: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

SV kẻ bảng và điền đầy đủ thông tin, kiến thức chính xác, nắm được cách chia tiến trình Lịch sử

VHDG VN. SV phải chọn lựa và nêu được những hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa điển hình của

từng thời kỳ lịch sử, đặc điểm điển hình của VHDG theo tiến trình phân chia. SV đưa ra các ví dụ

cụ thể, sinh động, tiêu biểu.

BT2: Tổng thuật những công thức biểu hiện thời gian nghệ thuật trong ca dao.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT3: Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về chèo làng Khuốc - Thái Bình?

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT4: Mô tả một số hình thức diễn xướng tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi

phía Bắc Việt Nam.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.

7.3. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo định hướng của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm

(1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình điểm TX + Điểm ĐK 1

+ Điểm ĐK 2):4

48

Page 49: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TIẾP CẬN VĂN HỌC DÂN GIAN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI(Learn folk culture under specific category)

Mã học phần: AFG 922

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 , LT: 20; TH: 10 ; BT: 5

- Loại môn học: tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học dân gian Việt Nam

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

Giúp người học nắm vững những kiến thức cơ sở và cụ thể về tiếp cận vhdg theo đặc trưng

thể loại, bao gồm: Một số vấn đề về phân kỳ, phân vùng văn học dân gian, mối quan hệ của một số

thể loại văn học dân gian trong môi trường văn hóa dân gian, tiếp cận tác phẩm văn học dân gian trên

cơ sở nắm vững các đặc trưng về loại hình, thể loại.

Định hướng cho người học biết cách phát hiện và tự giải quyết được các vấn đề thuộc lĩnh vực

chuyên ngành văn học dân gian và những kiến thức thuộc các chuyên ngành có liên quan.

2.2. Về kỹ năng:

Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hành thiết kế, tổ chức các hoạt động tiếp cận

(nghiên cứu, giảng dạy) tác phẩm văn học dân gian (hình thức cá nhân hoặc hợp tác nhóm) theo

đặc trưng thể loại, thành thạo, linh hoạt trong việc lựa chọn, sử dụng những phương pháp tiếp cận,

giảng dạy.

Hình thành và có khả năng sử dụng các kỹ năng: ghi chép, quan sát, thuyết trình, hoạt động

nhóm, ứng dụng CNTT vào học tập và giảng dạy, thực tế, sưu tầm … ở mức thuần thục.

49

Page 50: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Biết vận dụng kiến thức chuyên ngành văn học dân gian tham dự vào các hoạt động thực

tiễn như viết báo, phê bình, tổ chức các sự kiện văn hóa văn nghệ truyền thống. Thành thục, sáng

tạo trong việc vận dụng các kiến thức khoa học chuyên ngành, liên ngành và kiến thức thực tế vào

giải quyết các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực xã hội như sưu tầm, bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị

văn hóa, văn nghệ, lễ hội dân gian … trong đời sống đương đại.

Có khả năng sáng tạo những ý tưởng mới trong nghiên cứu và dạy học tác phẩm vhdg trên

cơ sở những định hướng về phương pháp tiếp cận.

Hình thành nhận thức thẩm mỹ, kỹ năng cảm thụ, khả năng truyền và kích thích xúc cảm

thẩm mỹ tới người học qua phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dân gian.

2.3. Về thái độ:

Có ý thức chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo tham gia vào các hoạt động học tập đa

dạng, hiệu quả do người dạy đề xuất.

Giúp người học có thái độ trân trọng, tự hào về vốn văn hóa, văn học dân gian của dân tộc.

Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm nghiên cứu, gìn giữ, phát huy vai trò, giá trị của văn hóa truyền

thống trong đó có văn học dân gian.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học gồm 3 khối kiến thức. Thứ nhất: những kiến thức có tính chất nền tảng: phân kỳ, phân

vùng, phân loại vhdg và mối quan hệ giữa vhdg với môi trường văn hóa dân gian. Thứ hai: một số vấn

đề cụ thể về tiếp cận các thể loại văn học dân gian: đặc trưng và cách nghiên cứu, dạy học từng thể

loại. Thứ ba: thực hành, tìm hiểu vhdg theo đặc trưng thể loại.

Để đạt hiệu quả, môn học này tích hợp thêm những kiến thức về văn hóa học (chú ý hơn

phần văn hóa dân gian), lý luận văn học (lưu ý kiến thức về loại, thể loại) và ngôn ngữ học (quan tâm

đến kiến thức về thi luật, các phương thức NT, biện pháp tu từ...).

4. Course outline

The course consists of 3 bits of knowledge. First, the nature of knowledge base: divergence,

partition, folk classification and relationship between environmental folklore. Secondly, some

specific issues about access to folklore genres: features and research, teaching each category.

Thirdly, practice, learn the folklore category specificity.

To be effective, this course incorporates the knowledge of school culture (more noticeable

part of folklore), literary theory (note knowledge of the type, category) and linguistic (interested in

learn to write poetry, art methods, measures rhetoric ...).

5. Tài liệu học tập

[1]. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

50

Page 51: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[2]. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt

Nam, Nxb Giáo dục (tái bản lần thứ 4), Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[1]. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể

loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Hội Folklore châu Á (2006), Giá trị và tính đa dạng của Folklore châu Á trong quá trình hội

nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[3]. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.

[4]. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[5]. Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian - Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

[6]. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian - Những phương pháp nghiên cứu Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

[7]. Phan Diễm Phương (1998), Lục bát và song thất lục bát (lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại),

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[8]. Đỗ Bình Trị (1992), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb GD, Hà

Nội.

[9]. Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng ca dao, (tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng ca dao, (tái bản lần thứ 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1968), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

[12]. Viện nghiên cứu văn hoá (2002- 2006), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

[13]. Viện nghiên cứu văn hoá (2007- 2010), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt

Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị tốt nội dung thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu và kế hoạch của giảng viên.

- Chủ động tìm kiếm, cập nhật, nắm bắt thông tin có liên quan đến môn học từ nhiều nguồn để mở

rộng và nâng cao kiến thức.

51

Page 52: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Vận dụng phương pháp tiếp cận theo đặc trưng thể loại, phân tích

03 đơn vị tác phẩm vhdg tự chọn.

- Yêu cầu cần đạt: Vận dụng thuần thục cách tiếp cận; nội dung, hình thức triển khai đúng hướng;

thời gian thực hiện theo kế hoạch.

7.4. Phần khác

Có thể đi thực tế ngoài giờ vào khoảng cuối học kỳ, ví dụ: đi sưu tầm văn học dân gian ở một số

địa phương lân cận.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình điểm TX + Điểm ĐK):3

52

Page 53: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: ĐIỀN DÃ, SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIAN

(Fieldwork and collecting folklore)

Mã học phần: FFC222

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: 30 Tổng: LT: 15 tiết, TH: 15 tiết

- Loại môn học: tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học dân gian Việt Nam

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

Hình thành ở người học hệ thống tri thức cơ bản về công tác điền dã sưu tầm văn học dân

gian: các vấn đề lý luận và thực tế, hệ thống các phương pháp điền dã, sưu tầm, cách thức tập hợp,

đánh giá, lưu giữ, công bố tư liệu đã sưu tầm. Hình thành hiểu biết về mối quan hệ giữa văn học

dân gian với đời sống thực tế, xã hội, văn hoá, từ đó vận dụng, liên hệ vào việc giảng dạy văn học

dân gian trong nhà trường phổ thông.

2.2. Về kỹ năng:

Hình thành ở người học các kĩ năng quan trọng sau:

Kỹ năng thuyết trình hệ thống tri thức đã được cung cấp về điền dã, sưu tầm văn học dân

gian, kĩ năng chọn lựa vấn đề để nghiên cứu, thảo luận, trình bày quan điểm và báo cáo kết quả.

Kĩ năng lập kế hoạch, thiết kế và tổ chức thực hiện một công việc nói chung, công tác thực tế

chuyên môn và công tác điền dã, sưu tầm văn học dân gian nói riêng (hình thức cá nhân hoặc hợp tác

nhóm) theo các yêu cầu, hướng dẫn đã đặt ra, biết tự rút kinh nghiệm. Linh hoạt, sáng tạo trong quản lí

hoạt động của cá nhân, nhóm để đạt được nhiều thành công.

53

Page 54: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp để truyền đạt, tiếp nhận thông tin chính xác, rõ ràng

phù hợp với mục đích giao tiếp, tự tin và biết kiềm chế khi nói trước nhiều người.

Kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ văn và các kiến thức khoa học liên ngành và kiến thức

xã hội vào giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội và đời sống thực tế.

Kĩ năng cảm thụ và truyền đạt, thể hiện cảm xúc nghệ thuật, trải nghiệm năng lực diễn

xướng và đồng sáng tạo vốn văn hoá, văn học dân gian thông qua hoạt động điền dã.

2.3. Về thái độ:

Giáo dục ý thức tham gia vào các hoạt động học tập một cách chủ động. Hình thành tinh

thần, thái độ yêu quý, trân trọng và gìn giữ vốn văn học, văn hoá cổ truyền của các dân tộc Việt

Nam.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, gồm bốn chương nội dung chính.

Chương 1, chương 2 và chương 3 cung cấp những tri thức cơ bản về điền dã sưu tầm văn

học dân gian: các vấn đề lý luận và thực tế, hệ thống các phương pháp điền dã, sưu tầm, cách thức

tập hợp, đánh giá, lưu giữ, công bố tư liệu đã sưu tầm.

Chương 4 giúp sinh viên bước đầu thực hành công tác điền dã, sưu tầm, tập hợp, xử lý tư liệu, viết

báo cáo thu hoạch về các hiện tượng văn học và văn hoá dân gian. Từ đó, giúp sinh viên hiểu được

đời sống thực tế của các sáng tác văn học dân gian, mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời

sống và các sinh hoạt văn hoá, trên cơ sở đó hiểu được bản chất, đặc trưng riêng biệt của các sáng

tác văn học dân gian, tích cực góp phần vào việc bảo lưu, gìn giữ, phát huy giá trị của một bộ phận

văn học dân tộc trong bối cảnh văn hoá đương đại.

4. Course outline

This course is located in a specialized body of knowledge, including the four main chapters.

Chapter 1, Chapter 2 and Chapter 3 provides the basic knowledge about the field collecting

folklore: the theoretical issues and practical system of fieldwork methodology, collecting, how

collection, assessment, storage, publication materials were collected.

Chapter 4 helps students practice beginning fieldwork, collecting, collection, processing

materials, writing reports on the phenomenon harvested literature and folklore. From there, helping

students understand the real life of the folklore creation, the relationship between folklore with life and

cultural activities, and on that basis to understand the nature, characteristics composed of separate

folklore, actively contribute to the reserve, preserve, and promote the value of a national literature

departments in the context of contemporary culture.

54

Page 55: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

5. Tài liệu học tập

[1]. Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Đặng Nghiêm Vạn (1969) Phương pháp sưu tầm văn học

dân gian ở nông thôn, Vụ văn hoá quần chúng xuất bản, Hà Nội

[2]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

[3]. Đỗ Bình Trị (1991), “Công tác sưu tầm văn học dân gian” in trong Văn học dân gian Việt

Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Tài liệu tham khảo

[4]. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà

Nội

[5]. Hội Folklore châu Á (2006), Giá trị và tính ích dụng của Folklore châu Á trong quá trình hội

nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[6]. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2000), Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu

văn hoá, văn nghệ dân gian, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

[7]. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội

hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[8]. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9]. Ngô Đức Thịnh, FRANK PROSCHAN (đồng chủ biên) (2005), FOLKLORE một số thuật ngữ

đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[10]. Ngô Đức Thịnh, FRANK PROSCHAN (đồng chủ biên) (2005), FOLKLORE thế giới một số

công trình nghiên cứu tiêu biểu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[11]. Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian - Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

[12]. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian - Những phương pháp nghiên cứu, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Thực hành công tác chuẩn bị và tiến hành thực tế điền dã, sưu tầm văn học dân gian.

55

Page 56: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Yêu cầu: Sinh viên phải tham gia đầy đủ, có thái độ làm việc nghiêm túc, vừa độc lập vừa hợp tác

theo nhóm, có báo cáo thu hoạch sau thời gian thực tế.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Giao các câu hỏi, bài tập cho sinh viên tìm hiểu trước khu vực

điền dã

- Yêu cầu cần đạt: Nộp lại sản phẩm

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

56

Page 57: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TỔ CHỨC DẠY HỌC

VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Folklore teaching in general schools

(Mã học phần: TFL 323)

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: 30 ; LT: 20, BT:5, TH: 5

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Văn học dân gian Việt Nam

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

+ Cơ sở vật chất: Có phòng học rộng, có máy tính và máy chiếu

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian - Trung đại - Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản văn học dân gian Việt Nam

trong tổng thể văn hóa dân gian và văn học dân tộc ; một số vấn đề về chương trình VHG trong

nhà trường phổ thông từ đó có những định hướng giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường phổ

thông ở một số thể loại như : Sử thi, truyện thơ, tục ngữ.

2.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau :

Năng lực dạy học: Biết xây dựng kế hoạch dạy học môn văn học dân gian (nắm vững kiến thức

và chương trình môn học, xác định được mục tiêu bài học và xây dựng kịch bản lên lớp), thực hiện

được các hoạt động dạy học của bộ môn;Hiểu được lí luận phát triển chương trình giáo dục phổ

thông, cấu trúc chương trình môn học và mối liên hệ giữa chương trình với sách giáo khoa và các

học liệu khoa học, dự kiến được những tri thức mới cần được bổ sung vào chương trình giảng dạy.

Năng lực hoạt động giáo dục:Biết quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục thông qua môn học; Lựa

chọn được các hình thức giáo dục và vận dụng để tổ chức triển khai, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch

57

Page 58: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

giáo dục qua môn học văn học dân gian; Đánh giá được kết quả giáo dục toàn diện cả lý thuyết và

thực tiễn.

Năng lực tích hợp kiến thức Ngữ văn để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo : Người học hình

thành và phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu và có khả năng lý giải thỏa đáng

các thể loại văn học dân gian trong lịch sử văn học;Biết cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng

tạo, phát huy vai trò của hoạt động ngoại khóa, tạo sự năng động sáng tạo cho người học;

Năng lực sáng tạo:Có khả năng sáng tạo những ý tưởng mới trong dạy học; Giúp khắc phục được

những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần truyền đạt.

Năng lực hợp tác: Có kỹ năng thiết kế và tiến hành các hoạt động hợp tác, quy trình, kỹ thuật

phương pháp làm việc nhóm, học tập theo dự án. Phát huy tính chủ động của người học, nâng cao

hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú đối với người học; Lãm sống lại tác

phẩm văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức diễn bằng lời - nhạc

- vũ, làm rõ những vẻ đẹp độc đáo của văn học dân gian.

Năng lực nghiên cứu khoa học: Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên cứu

môn học. Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần, người học có thể giải mã

các tác phẩm văn học dân gian theo bản chất thể loại.

Năng lực phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu: Qua môn học có kỹ năng phát hiện năng

khiếu văn học của người học, đồng cảm và chia sẻ những sản phẩm và tiềm năng sáng tạo của

người học; lựa chọn những nội dung và phương pháp phù hợp để bồi dưỡng và phát huy năng

khiếu của người học.

Năng lực tự quản lý: Xây dựng được nguyên tắc làm việc, lập kế hoạch cá nhân, tổ chức thực hiện;

Tự giải quyết các vấn đề, khả năng làm việc độc lập, năng lực học tập suốt đời, năng lực truyền

cảm xúc cho người học thông qua công tác tổ chức dạy học văn học dân gian.

2.3. Về thái độ:

Người học biết lựa chọn những nội dung giáo dục nhân văn phù hợp trong môn học nhằm đạt

mục tiêu giáo dục tinh thần nhân văn cho người học biết yêu quý, gìn giữ vốn văn hóa, văn học dân

gian Việt Nam.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, phần tự chọn, học phần trang bị cho

người học có nền tảng kiến thức văn học dân gian, những hiểu biết cần thiết về chương trình văn

học dân gian trong trường phổ thông để giảng dạy tốt phần văn học dân gian ở trường Trung học

cơ sở và Trung học phổ thông.

Học phần được thể hiện ở 3 chương. Chương1: văn học dân gian Việt Nam trong tổng thể

văn hóa dân gian và văn học dân tộc; Chương 2: Một số vấn đề về chương trình VHDG trong nhà

58

Page 59: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

trường phổ thông phần này trình bày cấu tạo và nội dung phần văn học dân gian trong chương trình

văn học ở trường phổ thông, nhận xét đánh giá về chương trình hiện hành, định hướng phát triển

giảng dạy môn học; Chương 3 trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập văn học

dân gian ở trường phổ thông từ đó có những định hướng giảng dạy một số tác phẩm văn học dân

gian theo đặc trưng thể loại, xây dựng mô hình dạy học văn học dân gian trong trường phổ thông

theo hướng phát triển năng lực người học. Xây dựng nhóm học tập: nhóm viết, nhóm diễn, nhóm

hội thảo.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Located in the group of specialized subjects, as an optional subject,

Folklore Teaching in general Schools aims to provide learners with basic knowledge of folklore as

well as the understanding of school curriculum of folklore for the purpose of good teaching of

folklore in secondary and high schools.

The course is organised in 3 modules:

- Module 1: Vietnamese folklore within the general folklore and national literature.

- Module 2: Issues of curriculum of folklore teaching in schools. This module presents the

structure and contents of folklore teaching in schools, evaluating the current curriculum and

supplies the learners with the orientations for the teaching of folklore in schools.

- Module 3: Guidelines for teaching typical folklore literary works on the basis of the genre

based on the understanding of teaching and learning situations of folklore in schools; Models for

teaching folklore in schools in the light of developing learners’ competencies.

Group works are encouraged in this course, including writing, performance and workshop

activities.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Hằng Phương, Ngô Thị Thanh Quý (2014), Đại cương văn học dân gian, đề cương bài

giảng, NXB Đại học Thái Nguyên

[2]. Ngô Thị Thanh Quý, Nguyễn Thị Minh Thu (2014), Văn học dân gian 1, đề cương bài giảng,

NXB Đại học Thái Nguyên

[3]. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà

Nội

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam (tập I), Nxb Giáo dục, Hà Nội

[5]. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam (tập II), Nxb Giáo dục, Hà Nội

[6]. Đinh Gia Khánh, (chủ biên) Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt

Nam, Nxb Giáo dục, (tái bản lần thứ 4), Hà Nội

59

Page 60: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[8]. Đỗ Bình Trị (1992), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb GD, Hà

Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại sử thi, truyện thơ, tục

ngữ trong chương trình giảng dạy phổ thông

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Xây dựng dự án học tập

- Yêu cầu cần đạt: Sản phẩm cần có: tên dự án, nội dung triển khai, thời gian thực hiện, ngày

báo cáo sản phẩm

7.3. Phần khác: Sinh viên nộp lại biên bản tham quan thực tế, dự giờ văn học dân gian ở trường PT

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

60

Page 61: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XVII

(Vietnamese Literature From the 10th Century to the End of the 17th Century)

Mã học phần: VLC331

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng : 45 LT: 36, BT: 03, TL: 06

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: Một

số khái niệm, thuật ngữ cơ bản nhất liên quan đến văn học Việt Nam trung đại; tiến trình phát triển,

phân kì văn học, đặc điểm và thành tựu chủ yếu của mỗi giai đoạn phát triển văn học trong tiến

trình chung; đặc điểm và cấu trúc của một số thể loại tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam;

những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam thời Lý – Trần – Lê (X - XVII) bao gồm: tác giả, tác

phẩm, khuynh hướng cảm hứng sáng tác và những vấn đề lịch sử – xã hội có liên quan.

2.2. Về kĩ năng :

Hình thành và phát triển các năng lực sau :

- Năng lực nghiên cứu và tiếp nhận văn bản: Biết vận dụng kiến thức văn học sử để tiếp

nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học của giai đoạn thế kỷ X - XVII đúng hơn,

sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác

phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại. Rèn năng lực tạo lập văn bản:

Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay. 61

Page 62: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức của học phần để giải quyết các vấn đề

khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải

quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống

- Năng lực hợp tác: Biết hợp tác (với giáo viên và các sv khác trong quá trình học tập, trao

đổi thảo luận, thực hành...) và hợp tác thành công.

- Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Biết tư duy sáng tạo để có

khả năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Có kỹ năng làm việc nhóm thông qua thảo

luận, semina, chuyển thể và trình diễn kịch bản từ các tác phẩm văn học; Có kỹ năng thuyết trình

một vấn đề cụ thể về văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ X-XVII; Có kỹ năng soạn và giảng một

tác phẩm văn học thời trung đại.

- Năng lực tự học suốt đời: Biết định hướng xây dựng kế hoạch tự học; biết tổ chức họat

động tự học và quản lí việc tự học của bản thân để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Cụ thể: Có kỹ

năng tự học (đọc giáo trình, tài liệu...) theo định hướng của giảng viên; Có thể tự tìm hiểu, nghiên

cứu mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình trong sách giáo khoa, sách giáo viên và các sách tham

khảo khác để từ đó lập được kế hoạch giảng dạy văn học trung đại cho toàn năm, cho từng học kì,

từng chương... phù hợp với đối tượng giảng dạy.

2.3. Về thái độ :

Nâng cao lòng yêu quý văn học dân tộc và ý thức nghề nghiệp, cụ thể như sau:

+ Thấy được cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm văn học và của từng thể loại văn học.

+ Thấy được quá trình lao động giản khổ và đầy sáng tạo của cha ông ta trong việc xây dựng nền văn

học trung đại Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó càng trân trọng, yêu quý và say mê học văn học

trung đại Việt Nam; truyền được tình cảm đó cho các thế hệ học sinh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị một phần kiến thức cơ bản không

thể thiếu đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp họ có nền tảng kiến thức cần thiết

để giảng dạy tốt phần Văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở và Trung học phổ

thông.

Môn học gồm 03 chương: Chương 1 trang bị cho sinh viên ngành Văn những tri thức cơ bản

và khái quát về văn học Việt Nam thời trung đại, giúp người học nắm được tiến trình phát triển của

văn học thời trung đại, những vấn đề văn hoá tư tưởng, lịch sử xã hội; phương tiện biểu đạt và một

số vấn đề về thể loại, thi pháp thể loại của văn học Việt Nam trung đại. Chương 2 và chương 3

cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam thời Lý – Trần – Lê (X - XVII) bao gồm:

tác giả, tác phẩm, khuynh hướng cảm hứng sáng tác và những vấn đề lịch sử – xã hội có liên quan.

62

Page 63: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

4. Course outline

The course is one of the core, professional modules, providing students essential knowledge

of the Vietnamese medieval literature which is helpful for their future performance as teachers in

secondary and high schools.

The three main contents of the course are presented in three chapters : chapter 1 offers basic

knowledge of the Vietnamese literature in the medieval periodfrom the 10 th to 19th century.

Students are equipped with information of the historical, cultural and social background of the

period as well as of its languages, genres and poetics. Chapter 2 and 3 focuse on the development

of Vietnamese literature during the Ly, Tran and Le dynasties. Students have chances to explore

the prominent writers and their works as well as the related historical events and social problems.

5. Tài liệu học tập

[1]. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2010), Văn học trung đại Việt

Nam, tập 1,2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[2]. Dương Thu Hằng (2012), Đề cương bài giảng Tổng quan văn học trung đại Việt Nam, đề tài

NCKH cấp cơ sở, ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên.

6. Tài liệu tham khảo

[3]. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học trung cận - đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Đinh Gia Khánh (2001), Văn học việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[5]. Nguyễn Đăng Na (1999 - 2000 - 2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, 3 tập, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[7]. Nhiều tác giả (1977-1989), Thơ văn Lý - Trần, 2 tập, Nxb Khoa học, Hà Nội.

[8]. Nhiều tác giả (1998), Về con người cá nhân trong văn học Việt Nam cổ, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[9]. Nhiều tác giả (2006), Sách Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Trần Đình Sử (2000), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[11]. Bùi Duy Tân (1999-2001), Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại

Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12]. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

63

Page 64: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc tài liệu, chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm

(1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

64

Page 65: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN THẾ KỶ XVIII ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX

Vietnamese Literature From the 18th Century to the End of the 19th Century

Mã học phần: VLC 2421. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 04

- Số tiết: Tổng: 60, LT: 48, BT: 4, TL: 8

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được: Một số những tiền đề quan trọng ảnh hưởng đến sự

thay đổi, phát triển của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX như: lịch sử,

văn hóa, tư tưởng,…; các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn này như: Ngô Gia văn

phái với Hoàng Lê nhất thống chí, Hồ Xuân Hương với thơ Nôm, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị

Điểm (?) với Chinh phụ ngâm, Nguyễn Du với Đoạn trường tân thanh (còn gọi là Truyện Kiều),

Nguyễn Đình Chiểu với Truyện Lục Vân Tiên và thơ văn yêu nước, thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú

Xương.

2.2. Về kỹ năng

Giúp cho sinh viên có những kỹ năng cơ bản sau:

- Có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình trong sách

giáo khoa, sách giáo viên và một số sách tham khảo khác, để từ đó lập kế hoạch giảng dạy những

tác phẩm và những trích đoạn các tác phẩm văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa

65

Page 66: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

đầu thế kỷ XIX có trong chương trình sách giáo khoa phổ thông cho từng kỳ học phù hợp với đối

tượng giảng dạy.

- Đọc hiểu và biết vận dụng những tri thức khoa học về văn học trung đại nói chung, văn học

giai đoạn thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX nói riêng để phân tích một tác phẩm văn học (hoặc một trích

đoạn) cụ thể, từ đó giúp học sinh chuẩn bị tốt bài học trước và sau khi lên lớp.

- Có phương pháp và kỹ năng đánh giá chính xác năng lực của học sinh để cho điểm đúng

trình độ từng học sinh, đồng thời lập kế hoạch giúp học sinh nâng cao trình độ một cách đồng đều.

- Có năng lực giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh trong giờ lên lớp.

2.3. Về thái độ

Trân trọng công sức và thành quả lao động của cha ông ta trong việc xây dựng một nền văn

học Việt Nam trung đại đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó nâng cao lòng yêu quý say mê và tìm hiểu

văn học dân tộc cũng như ý thức nghề nghiệp để “truyền lửa” cho lớp lớp các thế hệ học sinh sau

này.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị một phần kiến thức cơ bản không

thể thiếu đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp họ có nền tảng kiến thức cần thiết

để giảng dạy tốt phần văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở và Trung học phổ

thông.

Môn học này gồm 11 chương: Từ chương 1 đến chương 7 trang bị cho người học những

kiến thức cơ bản về một số vấn đề lịch sử xã hội, văn hóa, tư tưởng, kinh tế và ảnh hưởng của nó

đến sự vận động phát triển của văn học giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX; đồng thời tiếp

cận những tác giả - tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn (Ví dụ: Nguyễn Du với Truyện Kiều,

thơ chữ Hán; Đoàn Thị Điểm - Đặng Trần Côn với Chinh phụ ngâm; Nguyễn Gia Thiều với Cung

oán ngâm, Hồ Xuân Hương với Thơ Nôm truyền tụng… ). Từ chương 8 đến chương 11 cung cấp

kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, bao gồm: đặc điểm, các

khuynh hướng, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này.

4. Course outline

The course is one of the core, professional modules, providing students essential knowledge

of the Vietnamese medieval literature which is helpful for their future performance as teachers in

secondary and high schools.

From chapter 1 to chapter 7, this course introduces the student to representative writers of

this period---Nguyen Du, the author of Kieu’s Story; Chinese works by Doan Thi Diem; Dang

Tran Con-author of Chinh Phu Ngam Nguyen Gia Thieu, author of Cung Oan Ngam; Ho Xuan

Huong who translated works from the Chinese to Vietnamese. From chapter 1 to chapter 7, this

66

Page 67: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

course focuses on the development of Vietnamese literature from the latter half of the 19 th century

to the present. Topics include identification of the primary writers of the period, the historical

events and social problems of this period.

5. Tài liệu học tập

[1]. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2010), Văn học trung đại Việt

Nam, tập 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Lộc (1998), Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[3]. Nguyễn Du (1976) Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Du (1976) Thơ chữ Hán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Du về tác gia, tác phẩm (1999) Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển

chọn, giới thiêu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Xuân Diệu (1961) Hồ Xuân Hương, Bà chúa thơ Nôm, Nxb Phổ thông, Hà Nội.

[7]. Ngô Văn Đức (2001) Ngâm khúc- Quá trình hình thành, phát triển và thi pháp thể loại, Nxb

Thanh Niên, Hà Nội.

[8]. Ngô Văn Đức (2002) Định giá nội dung Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[9]. Kiều Thu Hoạch (1993) Truyện Nôm - Nguồn gốc và bản chất thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

[10]. Đặng Thanh Lê (1979) Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[11]. Phương Lựu (1997) Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Văn Phú,… (1963) Hợp tuyển thơ văn

Việt Nam, tập 3 (thế kỷ XVIII- giữa thế kỷ XIX) Nxb Văn học, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Đăng Na (1999-2000-20001) Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, 3 tập, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Đăng Na (2006) Con đường giải mã Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[15]. Trần Đình Sử (1999) Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[16]. Sử quán triều Nguyễn (1957-1960) 20 tập, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản

dịch) Nxb Văn- Sử- Địa và Sử học, Hà Nội.

[17]. Trần Nho Thìn (2008) Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

67

Page 68: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập, vấn đề thảo luận:

+ Bài tập 1: Phân tích bi kịch của người cung nữ trong Cung oán ngâm.

+ Bài tập 2: Trình bày nội dung thơ văn Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ.

- Yêu cầu cần đạt:

+ Hoàn thành các vấn đề thảo luận được giao đúng hạn bằng văn bản

+ Trình bày được các vấn đề thảo luận trên lớp.

7.3. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm

(1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

68

Page 69: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM(Nom story category in Vietnam medieval literature)

Mã học phần: NML3231. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30, LT: 24, BT:2, TL: 4

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được: Khái niệm truyện Nôm; Quá trình hình thành, phát

triển của truyện Nôm; tiêu chí phân loại truyện Nôm; các tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu ở cả hai

nhánh truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học của văn học trung đại như: Đoạn trường tân

thanh (Truyện Kiều), Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang, Phạm Tải Ngọc Hoa, Thạch Sanh,…

2.2. Về kỹ năng

Giúp cho sinh viên có những kỹ năng cơ bản sau:

- Có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình trong sách

giáo khoa, sách giáo viên và một số sách tham khảo khác, để từ đó lập kế hoạch giảng dạy những

những trích đoạn tác phẩm truyện Nôm của văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa

đầu thế kỷ XIX có trong chương trình sách giáo khoa phổ thông cho từng kỳ học phù hợp với đối

tượng giảng dạy.

- Đọc hiểu và biết vận dụng những tri thức khoa học về văn học trung đại nói chung, về

truyện Nôm nói riêng để phân tích một tác phẩm văn học (hoặc một trích đoạn) cụ thể, từ đó giúp

học sinh chuẩn bị tốt bài học trước và sau khi lên lớp.

69

Page 70: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Có phương pháp và kỹ năng đánh giá chính xác năng lực của học sinh để cho điểm đúng

trình độ từng học sinh, đồng thời lập kế hoạch giúp học sinh nâng cao trình độ một cách đồng đều.

- Có năng lực giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh trong giờ lên lớp.

2.3. Về thái độ

Trân trọng công sức và thành quả lao động của cha ông ta trong việc xây dựng một nền văn

học Việt Nam trung đại đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó nâng cao lòng yêu quý say mê và tìm hiểu

văn học dân tộc cũng như ý thức nghề nghiệp để “truyền lửa” cho các thế hệ học sinh sau này.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Thể loại truyện Nôm là một trong những thể loại văn học dân tộc lớn và rất giàu thành tựu.

Đây cũng là thể loại có nhiều tác phẩm xuất sắc như: Truyện Kiều, Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang,

…và góp phần không nhỏ trong việc đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của văn học nước nhà

sau một thời gian dài tìm đường, tiếp nhận. Chính vì thế, việc tiếp cận thể loại văn học này là một

việc làm cần thiết. Học tập thể loại truyện Nôm, sinh viên không chỉ có những hiểu biết về quá

trình hình thành, phát triển, đặc trưng của thể loại qua những tác phẩm tiêu biểu mà còn giúp các

em phần nào hiểu được quá trình lao động, sáng tạo miệt mài của cha ông ta trên hành trình gian

khổ để khẳng định tiếng nói riêng của văn học dân tộc.

4. Course outline

Nom story is one of great achievement and huge national literature category. It is category

that have a lots excellent works such as Kieu story, Hoa tien story, So kinh tân trang,…

contribution in marKinh national literature development after a long time researching way.

Therefore, Acquisition this literature categories is necessary. Studying this literature categories,

student have not only typical understanding about development and formation progress of this

categories through typical works, but also help them knowing unlimit hard creation progress of

our ancestor to create own lasting memories of national literature.

5. Tài liệu học tập

[1]. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2010), Văn học trung đại Việt

Nam, tập 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Lộc (1998), Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XIX , Nxb GD,

Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[3]. Nguyễn Du (1976) Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Kiều Thu Hoạch (1993) Truyện Nôm - Nguồn gốc và bản chất thể loại, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

[5]. Đặng Thanh Lê (1979) Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

70

Page 71: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[6]. Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Văn Phú,… (1963) Hợp tuyển thơ văn Việt

Nam, tập 3 (thế kỷ XVIII- giữa thế kỷ XIX) Nxb Văn học, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Đăng Na (2006) Con đường giải mã Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[8]. Trần Đình Sử (1999) Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Sử quán triều Nguyễn (1957-1960) 20 tập, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản

dịch) Nxb Văn- Sử- Địa và Sử học, Hà Nội.

[10]. Trần Nho Thìn (2008) Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

- Tên bài tập, vấn đề thảo luận:

+ Bài tập 1: Vấn đề tình yêu trong Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang, Phan Trần.

+ Bài tập 2: So sánh kết thúc ba tác phẩm truyện Nôm: Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang, Phan Trần

+ Bài tập 3: Vấn đề Nho giáo trong Hoa tiên kí.

- Yêu cầu cần đạt:

+ Hoàn thành các vấn đề thảo luận được giao đúng hạn bằng văn bản

+ Trình bày được các vấn đề thảo luận trên lớp.

7.3. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

71

Page 72: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

72

Page 73: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC

TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI(Application of Cultural Studies in Teaching Vietnamese Medieval Literature)

Mã học phần: ATL921

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 LT: 24, BT:2, TL:4

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết:

- Môn học trước: Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: Nội

dung cơ bản của dạy học tích hợp trong xu thế giáo dục hiện nay; Tầm quan trọng và cơ sở của

việc tích hợp văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại; đặc biệt là thực

hiện việc tích hợp một số nội dung văn hóa cơ bản trong một số tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu

thời trung đại.

2.2. Về kĩ năng/năng lực: Hình thành và phát triển các năng lực sau :

Năng lực tích hợp kiến thức Ngữ văn để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

- Đóng vai/hóa thân vào nhân vật văn học để thấu cảm số phận của các nhân vật đó.

- Nhận thức, tư duy độc lập về các vấn đề của cuộc sống và con người mà các tác phẩm văn học

Việt Nam thời trung đại đã đặt ra.

Năng lực sáng tạo:

- Có khả năng sáng tạo những ý tưởng mới trong dạy học

73

Page 74: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Giúp khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng

kiến thức cần truyền đạt, có thể mở rộng hoặc đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những

vấn đề chưa được học chương trình bắt buộc.

2.3. Về thái độ

Nâng cao lòng yêu quý văn học dân tộc và ý thức nghề nghiệp, đặc biệt là trân trọng những

giá trị văn hóa truyền thống trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, phần tự chọn, trang bị cho sinh viên sư

phạm chuyên ngành Ngữ văn những hiểu biết cần thiết về tích hợp văn hóa trong dạy học tác phẩm

văn học thời trung đại, giúp họ có nền tảng kiến thức cần thiết để giảng dạy tốt phần văn học Việt

Nam trung đại ở trường trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Môn học gồm 4 chương: Chương 1 cung cấp những vấn đề lí luận về tích hợp văn hóa trong

dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại. Trên cơ sở đó, chương 2, chương 3 và chương

4 tập trung thể nghiệm việc tích hợp một số nội dung văn hóa cơ bản trong sáng tác của một số tác

gia văn học tiêu biểu thời trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến.

4. Course outline

The course is one of the options of the professional modules, providing learners with

essential knowledge to apply cultural studies in teaching medieval literature for secondary and high

school students.

The course’s content is presented in 4 chapters: Chapter 1 provides theoretical background

for applying cultural knowledge in teaching Vietnamese medieval literature; chapter 2, 3 and 4

demonstrate how to apply culture studies to analyse works of some prominent authors such as

Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến.

5. Tài liệu học tập

[1]. Dương Thu Hằng (2015), Tích hợp văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời

trung đại, ĐCBG, ĐHTN.

[2]. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2010), Văn học trung đại Việt

Nam, tập 1, 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[3] . Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[4]. Nguyễn Du (1976) Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Du (1976) Thơ chữ Hán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học trung cận - đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

74

Page 75: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[7]. Phạm Luận (2012), Quốc âm thi tập-phiên âm và chú giải, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Nhiều tác giả (1977-1989), Thơ văn Lý - Trần, 2 tập, Nxb Khoa học, Hà Nội.

[9]. Nhiều tác giả (1998), Nguyễn Trãi về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nhiều tác giả (1998), Về con người cá nhân trong văn học Việt Nam cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Du về tác gia, tác phẩm , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Khuyến về tác gia, tác phẩm , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Trần Đình Sử (2000), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Bùi Duy Tân (1999-2001), Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại

Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[15]. Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX-

những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

75

Page 76: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN BẢN HÁN VĂN TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM(China and Vietnam Sino Texts)

Mã học phần: CVT341

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 04

- Số tiết: Tổng : 60 LT: 48, BT: 4, TL: 8

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: cơ sở

ngôn ngữ văn tự Hán (kết cấu, hình thể, âm đọc, ý nghĩa, các quy tắc cơ bản về từ pháp và cú

pháp...); tri thức về văn bản một số tác phẩm Hán văn Trung Hoa (Kinh Thi, Luận ngữ, Thơ

Đường...) và văn bản Hán văn Việt Nam (thơ ca, biền văn...)

2.2. Về kĩ năng/năng lực

Hình thành và phát triển các năng lực sau :

- Năng lực NCKH: Biết học tập, nghiên cứu để nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về

ngôn ngữ văn tự Hán, về các văn bản Hán văn… từ đó có thể đi sâu tìm tòi, nghiên cứu các đề tài

khoa học theo chuyên ngành hoặc liên ngành.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Sinh viên tích lũy được vốn chữ Hán, tri thức về văn bản một

số tác phẩm Hán văn Trung Hoa và Việt Nam để từ đó có thể đi sâu tìm hiểu nguyên tác các tác

phẩm Hán văn được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn bậc phổ thông. Sinh viên biết cách đọc

hiểu văn bản (tra cứu từ ngữ, dịch nghĩa, sưu tầm và nhận xét các bản dịch thơ trên cơ sở đối chiếu

76

Page 77: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

với nguyên tác, đặt văn bản các tác phẩm trong mối tương quan so sánh, bình luận, đánh giá giá trị

của từng tác phẩm.…), từ đó sẽ dạy những tác phẩm Hán văn trong chương trình phổ thông được

tinh tế và sâu sắc hơn, khơi dậy trong người học ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức

mới, những văn bản mới. Trên cơ sở đó tự biết cách tra cứu và minh giải những văn bản chữ Hán ở

các lĩnh vực khác để từ đó góp phần giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

- Năng lực giao tiếp: Có hiểu biết về những từ ngữ gốc Hán, từ đó nâng cao năng lực sử

dụng tiếng Việt, dùng đúng những từ gốc Hán trong tiếng Việt.

- Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Sáng tạo những ý tưởng,

cách thức mới phù hợp với môn học và khơi dậy hứng thú của người học (tự dịch thơ những bài

thơ chữ Hán, sáng tác thơ Đường luật, ngâm thơ…)

2.3. Về thái độ

Biết yêu quý và trân trọng kho tàng di sản văn hóa thành văn do cha ông ta sáng tạo ra, từ

đó tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về ngôn ngữ văn tự Hán (hình thể, kết

cấu, âm đọc, ý nghĩa, các quy tắc về từ pháp và cú pháp…); cung cấp kiến thức về ngữ văn Hán

Nôm cổ, từ đó giúp cho sinh viên ngành Ngữ văn hiểu được một cách chính xác và sâu sắc hơn

những vấn đề liên quan đến từ nguyên từ nghĩa của bộ phận từ Việt gốc Hán; cảm nhận được một

cách đầy đủ và thấu đáo cái hay cái đẹp của những tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Hán chữ Nôm.

Bên cạnh đó môn học cũng sẽ giúp sinh viên có khả năng thực tế để góp phần thực hiện nhiệm vụ

kế thừa và phát huy những tinh hoa trong truyền thống lâu đời của nền văn hóa dân tộc.

Môn học này giới thiệu các văn bản tiêu biểu, thuộc các thể loại Hán văn Trung Hoa và Việt

Nam. Các đơn vị văn bản được tuyển chọn phần lớn có mặt trong chương trình môn Ngữ văn các

cấp. Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ sở, nòng cốt để từ đó tiếp nhận, xử lí

tốt nhất phần dạy học các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán trong chương trình môn Ngữ văn ở

bậc phổ thông.

4. Course outline

The course equips student with basic knowledge of Sino language (forms, phonemes,

phonetics, sematics and basic rules of syntax and lexeme); providing knowledge about ancient

Sino – nom literature, therefore, it will help students in philology department understand some

problems relating to words, word origine and meanings in separate parts of sino words in

Vietnamese correctly and thoroughly. Consequently, students will relize the beauty of works in

literary in Sino - Nom completely. Besides, this course will help students estaldish their real

abilities to inherite and develop our country’ culture and traddition.

77

Page 78: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

This course introduces significant texts, belonging China and Vietnam Sino Texts carefully

selected mainly appear in philology curriculums at schools. Also, it provides students with basic

knowledge to process and analyze works in Chinese – Vietnamese for their future teaching

curriculum at high school.

5. Tài liệu học tập

[1]. Đặng Đức Siêu (2007), Ngữ văn Hán Nôm, Tập 1, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[2]. Đặng Đức Siêu (2007), Ngữ văn Hán Nôm, Tập II, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[3].Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San (2007), Ngữ văn Hán Nôm, Tập III, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[4]. Đặng Đức Siêu (1990), Thực hành Ngữ văn Hán Nôm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[5]. Phan Văn Các (1985), Giáo trình Hán Nôm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thạch Giang (1993), Từ ngữ văn Nôm, NXB KHXH, Hà Nội.

[7]. Phạm Văn Khoái (2001), Giáo trình Hán văn Lý – Trần, NXB ĐHQG HN, Hà Nội.

[8]. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, NXB ĐHQG, TP HCM.

[9]. Ngô Đức Thọ, Trịnh Khắc Mạnh (2007), Cơ sở văn bản học Hán Nôm, NXB KHXH, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Ngọc San (chủ biên) (2010), Từ điển giải thích điển cố văn học dùng trong nhà

trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Đặng Đức Siêu (1999), Ngữ liệu văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Đặng Đức Siêu (1968), Giáo trình cổ văn, Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội.

[14]. Đinh Trọng Thanh (2005), Giáo trình ngữ pháp Hán ngữ cổ đại, NXB ĐHQG, Hà Nội.

[15]. Viện KHXH VN (2002), Ngữ văn Hán Nôm, Tập I, NXB KHXH, Hà Nội.

[16]. Viện KHXH VN (2002), Ngữ văn Hán Nôm, Tập II, NXB KHXH, Hà Nội.

[17]. Viện KHXH VN (2004), Ngữ văn Hán Nôm, Tập III, NXB KHXH, Hà Nội.

[18]. Viện KHXH VN (2004), Ngữ văn Hán Nôm, Tập 4, NXB KHXH, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc đề cương, giáo trình, tài liệu tham khảo, nghiên cứu nội dung thảo luận,

trình bày ý kiến thảo luận ngắn gọn, sáng rõ.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả, có thể tìm thêm các

dạng bài tập cho phong phú và thiết thực. Trong quá trình làm bài tập nếu nảy sinh vấn đề cần đưa

ra trao đổi và thảo luận với SV khác, với GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

78

Page 79: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 4 điểm

(1 cc, 1 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + 2 Điểm

ĐK):4

79

Page 80: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Teaching Chinese – Vietnamese lexeme at high school)

Mã học phần: TLS421

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 LT: 20, BT:5, TH: 5

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn bản Hán văn Trung Hoa và Việt Nam

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: cơ sở

lịch sử và lý thuyết của quá trình du nhập, sự hình thành và vai trò của lớp từ Hán Việt trong tiếng

Việt (quá khứ và hiện tại), phân biệt từ Hán Việt/ Tiền Hán Việt/ Hán Việt Việt hóa, cách nhận

diện, cấu tạo, giá trị phong cách… của từ Hán Việt, chương trình dạy học từ Hán Việt ở trường

phổ thông… Từ đó đề xuất những cách thức dạy học từ Hán Việt có hiệu quả cho học sinh phổ

thông.

2.2. Về kĩ năng/năng lực

Hình thành và phát triển các năng lực sau :

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề

khoa học Ngữ văn có liên quan; có khả năng sáng tạo những cách thức, giải pháp mới trong nghiên

cứu, giảng dạy từ Hán Việt để đạt hiệu quả cao nhất (tổ chức các buổi tọa đàm, các cuộc thi để

đánh giá trình độ hiểu biết và năng lực sử dụng từ Hán Việt…); ứng dụng và sáng tạo ra các

phương pháp nhằm giúp cho học sinh phổ thông có thể hiểu nghĩa, ghi nhớ và sử dụng chuẩn xác

80

Page 81: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

vốn từ Hán Việt trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, trong việc đọc hiểu và tạo lập các văn bản.

Sinh viên được cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để có thể trở thành giáo

viên, phóng viên, nghiên cứu viên hay tham gia vào các lĩnh vực văn hóa – xã hội khác.

- Năng lực giao tiếp: Nhận thức được từ Hán Việt về các mặt từ nguyên, từ nghĩa, sắc thái

tu từ, những biến động về nghĩa, phạm vi sử dụng… Trên cơ sở đó chủ động, tự tin khi giao tiếp để

đạt hiệu quả cao nhất.

2.3. Về thái độ

Biết yêu quý, trân trọng những thành quả lao động sáng tạo của cha ông, có ý thức giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học góp phần hình thành một cái nhìn lịch sử về từ Hán Việt, trình bày ngắn gọn

những điều cần thiết giúp sinh viên tìm hiểu cơ sở lịch sử và lý thuyết của quá trình du nhập, sự

hình thành và vai trò của lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt (quá khứ và hiện tại). Môn học cũng

cung cấp sự nhận thức từ Hán Việt về các mặt từ nguyên, từ nghĩa, sắc thái tu từ, những biến động

về nghĩa, phạm vi sử dụng...

Sau khi điểm qua một số cách thức, biện pháp chủ yếu liên quan đến việc dạy học từ Hán

Việt đã được đề xuất từ trước đến nay, môn học sẽ tập trung giới thiệu một số biện pháp nhằm giúp

học sinh hiểu nghĩa, ghi nhớ và sử dụng chuẩn xác vốn từ Hán Việt cần thiết cho hoạt động ngôn

ngữ của mình.

Cùng với môn học Văn bản Hán văn Trung Hoa và Việt Nam, môn học này góp phần trang

bị kiến thức về những từ gốc Hán trong tiếng Việt, từ đó giúp người học nâng cao năng lực sử

dụng ngôn ngữ (nói và viết), dùng đúng những từ Hán Việt.

4. Course outline

The course contributes to forming a thorough understanding of Chinese – Vietnamese

lexeme, briefly presenting important knowledge which helps students study the historical basis and

theory on process of importation, formation and roles of Chinese – Vietnamese lexeme in our

language in the past as well as at present. Particularly, this course provides students with

knowledge of Chinese – Vietnamese lexeme such as, word origin, word meanings, rhetorical

meanings, shifts in meanings and used ranges...

After having introduced some main methods and measures relating to teaching and studying

Chinese – Vietnamese lexeme, this course will focus on a few methods to improve effectiveness to

help students understand meanings, remember and use Chinese – Vietnamese vocabulary correctly

for the purpose of positive language use.

81

Page 82: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

The course Chinese – Vietnamese Texts aims at providing knowledge of words originating

from Chinese in Vietnamese, accordingly developing learners’ proficiency in spoken and written

language.

5. Tài liệu học tập

[1]. Đặng Đức Siêu (2001), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[2]. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, NXB VHTT, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Bảo (2008), Từ và ngữ Hán Việt, NXB Văn học, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Văn Bảo (2003), Thành ngữ - Cách ngôn gốc Hán, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Phan Văn Các (2003), Từ điển từ Hán Việt, NXB TP HCM, TPHCM.

[6]. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb ĐHQG

HN, Hà Nội.

[7]. Hoàng Dân, Nguyễn Văn Bảo, Trịnh Ngọc Ánh (1999), Mở rộng vốn từ Hán Việt, NXB

ĐHQG HN, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Công Lý (2011), Giải thích từ ngữ Hán Việt trong SGK Ngữ văn THCS, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

[9]. Phan Ngọc (2000), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[11]. Lê Xuân Thại (2005), Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn THCS,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Lê Anh Tuấn (2006), Giải thích từ Hán Việt trong SGK Văn học hệ phổ thông, NXB ĐHQG

HN, Hà Nội.

[13]. Viện Ngôn ngữ học (1991), Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, NXB KHXH, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn

gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói). Có thể nêu thêm vấn đề khác được nảy sinh trong qua trình nghiên

cứu để SV trong lớp cùng thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả, có thể làm thêm các bài

tập tương tự để rèn luyện kĩ năng; đặt câu hỏi, nêu vấn đề nảy sinh trong quá trình giải bài tập để

thảo luận.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

82

Page 83: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

83

Page 84: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930(Vietnamese Literature in the period from 1900 to 1930)

Mã học phần: VLC 231

(Mã học phần trùng với môn Văn học VN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII)

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03.

- Số tiết: Tổng: 45 LT: 36; BT, TL: 9

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: Khái quát văn học Việt Nam giai

đoạn nửa đầu thế kỷ XX (bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa, tư tưởng; các chặng đường phát triển,

đặc điểm cơ bản, thành tựu và hạn chế; sự vận động của thể loại thơ, văn xuôi); Đóng góp tiêu biểu

của các tác giả giai đoạn giao thời; Khái quát về khuynh hướng văn học yêu nước cách mạng (tiền

đề lịch sử, xã hội, đặc điểm cơ bản) và một số tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước và cách mạng

giai đoạn này. Các tác phẩm văn học tiêu biểu, các tác gia tiêu biểu của giai đoạn được chọn giảng

trong học phần.

2.2. Về kĩ năng:

Hình thành và phát triển các năng lực sau:

Năng lực nghiên cứu khoa học: Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên cứu

môn học. Biết vận dụng kiến thức văn học chuyên ngành và liên ngành để tiếp nhận (cảm nhận,

phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học của giai đoạn 1900 – 1930 đúng hơn, sâu sắc hơn; Biết 84

Page 85: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác phẩm văn

chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại. Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng,

hay.

Năng lực giải quyết vấn đề: Biết ứng dụng giảng dạy những tác giả, tác phẩm giai đoạn 1900 -

1930 được chọn giảng trong trường PT. Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn

đề khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào

giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống. Tích cực và linh hoạt trong việc vận dụng kiến thức

ngữ văn và kiến thức khoa học liên ngành để giải quyết vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội,

trong các hoạt động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ…

Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Biết tư duy sáng tạo để có khả

năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Biết tìm ra những ý tưởng mới, cách thức biện

pháp mới để tạo ra những sản phẩm sáng tạo như: tiếp nhận tác phẩm văn học bằng tranh, ảnh,

video, power point, đóng kịch; trình bày cảm nhận về nhân vật văn học; Biết chuyển thể sân khấu

các tác phẩm văn học giai đoạn này…

2.3. Về thái độ:

Hiểu, yêu văn học Việt Nam hiện đại, biết trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc ra

đời trong hoàn cảnh phức tạp, có sự ảnh hưởng giao lưu văn hoá Đông - Tây. Có thái độ NCKH

nghiêm túc, tích cực. Có ý thức rèn nghề, say mê với giảng dạy văn học. Từ đó có thái độ thẩm mĩ

lành mạnh và lối sống đúng đắn.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930 nằm trong khối kiến thức chuyên ngành,

là học phần bắt buộc, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về văn học Việt

Nam giai đoạn 1900 – 1930. Trên nền tảng kiến thức được trang bị, người học có thể giảng dạy tốt

phần Văn học Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông.

Môn học có 3 chương, bao gồm: Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ (các

chặng đường phát triển; đặc điểm cơ bản, thành tựu và hạn chế, sự vận động của thể loại thơ và

văn xuôi); Phong cách nghệ thuật, những đóng góp và vị trí của một số tác gia văn học tiêu biểu

giai đoạn giao thời: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh. Môn học cũng cung cấp cho

người học kiến thức cơ bản khái quát về khuynh hướng văn học yêu nước và cách mạng (tiền đề

lịch sử, xã hội, đặc điểm cơ bản) và một số tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước và cách mạng

như: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Từ đó người học có thể vận dụng để thực

hành, giảng dạy một số tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này có trong chương trình phổ thông.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

85

Page 86: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

“Vietnamese Literature in the period 1900 – 1930” is located in a specialized body of

knowledge, as part of compulsory education, providing students with the basic knowledge about

Vietnamese Literature in the period 1900 – 1930. On platform equipped with knowledge, learner can

to teach modern Vietnamese literature in high school.

The course consists of 3 chapters, including an overview of Vietnamese literature during

the first half of the century (the development stage; basic characteristics, achievements and

constraints, the movement of poetry and prose); influences from of the arts, and identification of

representative writers of the period: Tan Da, Hoang Ngoc Phach, Ho Bieu Chanh. The course also

provides students with basic knowledge overview of literary trends and revolutionary patriots

(antecedent historical, social, and basic features) and a number of authors of literary typical

patriotic and revolutionaries such as Phan Boi Chau, Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh. Thus,

students could practice and teach some of those outstanding art pieces belonging to this period

included in the general education programs.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nhiều tác giả (1998) Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Cao Thị Hảo – Bùi Huy Quảng (2014), Giáo trình Tổng quan văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

[3]. Cao Thị Hảo (2010), Giáo trình văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900 – 1932, Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nguyễn Huệ Chi (1996), Hoàng Ngọc Phách đường đời và đường văn, Nxb Văn học, Hà Nội.

[5]. Trịnh Bá Đĩnh - Nguyễn Đức Mậu (tuyển chọn và giới thiệu), (2000), Tản Đà về tác gia và tác

phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Cao Thị Hảo (2006), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Tạp chí

Khoa học & Công nghệ, ĐH Thái Nguyên, số 4 (40), tr 3 – 7, Thái Nguyên.

[7]. Cao Thị Hảo (2014), Nhân vật người anh hùng trong một số truyện kí của Phan Bội Châu, Tạp

chí Nghiên cứu Văn học, số 4 (506), Tr 64 – 74, Hà Nội.

[8]. Huỳnh Lý (1983) Văn thơ Phan Châu Trinh, Nxb Văn học, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Khuê (1998) (tái bản), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

[10]. Mai Quốc Liên (chủ biên) (2002) Văn học Việt Nam thế kỷ XX, quyển 1, tập 3, Nxb Văn học,

Hà Nội.

[11]. Nhiều tác giả (2005) Hồ Chí Minh tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[12]. Nhiều tác giả (1995) Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

86

Page 87: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[13]. Vũ Ngọc Phan (1998) Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.

[14]. Hoài Thanh- Hoài Chân (1995) Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

[15]. Chương Thâu, Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Phan Bội Châu về tác

gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có: Đề cương môn học, Đề cương bài giảng, Giáo trình.

- Sinh viên thuộc một số bài thơ tiêu biểu và tóm tắt được một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu

của các tác giả: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc -

Hồ Chí Minh.

- Chuẩn bị thảo luận: Chuẩn bị trước các nội dung thảo luận để có thể thuyết trình, trao đổi

ý kiến của mình trước lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: không

7.4. Phần khác: không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm

(1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

87

Page 88: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945Vietnamese Literature in the period from 1930 to 1945

Mã học phần: VLC 232

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng: 45 LT: 36; BT, TL: 9

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Nắm vững những tri thức cơ bản, chuyên sâu về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 bao gồm:

Khái quát văn học lãng mạn VN giai đoạn 1930 - 1945, Khái quát văn học hiện thực VN giai đoạn

1930 - 1945 (các tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa, tư tưởng; đặc điểm cơ bản, thành tựu và hạn chế);

Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của giai đoạn 1930 – 1945 như: Xuân Diệu, Thạch Lam,

Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (tiểu sử, con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách

nghệ thuật…). Đây là những nền tảng kiến thức làm cơ sở cho việc tìm hiểu và lý giải những vấn đề

của giai đoạn văn học 1930-1945, đồng thời cũng cung cấp những vốn hiểu biết cho công tác nghiên

cứu khoa học ngành ngữ văn và việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông.

2.2. Về kĩ năng:

Hình thành và phát triển các năng lực sau :

Năng lực nghiên cứu khoa học : Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên cứu

môn học. Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần, người học có thể phân tích,

88

Page 89: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

chứng minh sự tác động của các yếu tố lịch sử - xã hội, văn hóa – tư tưởng đến quá trình vận động,

phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ; có thể giải thích được quy luật vận động, đặc

điểm, thành tựu, hạn chế của một giai đoạn văn học đặc biệt ; đồng thời có thể vận dụng để giảng dạy

một số bài học của học phần có trong chương trình phổ thông. Biết vận dụng kiến thức văn học sử để

tiếp nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học của giai đoạn 1930 – 1945 đúng hơn,

sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác

phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại.

Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề

khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng tri thức Ngữ văn trong các hoạt động báo chí, phê

bình, sáng tác văn nghệ…; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết

các vấn đề của thực tiễn đời sống.

Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Biết tư duy sáng tạo để có khả

năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Biết tìm ra những ý tưởng mới, cách thức biện

pháp mới để tạo ra những sản phẩm sáng tạo.

Từ việc cảm thụ và hiểu sâu văn bản có khả năng lôi cuốn, kích thích xúc cảm thẩm mỹ của

người học để vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của

thực tiễn đời sống.

2.3. Về thái độ:

Hiểu và yêu văn học, biết trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. Từ đó hình thành và

phát triển những giá trị nhân văn ở người học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 sẽ trang bị cho sinh viên những tri thức

cơ bản, chuyên sâu về văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 bao gồm: Khái quát trào lưu văn

học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (những tiền đề xã hội và văn hóa làm xuất hiện trào

lưu văn học văn học lãng mạn Việt Nam; sự xuất hiện của phong trào Thơ mới và tiểu thuyết Tự

lực văn đoàn) và sự đóng góp của một số tác giả văn học lãng mạn tiêu biểu: Xuân Diệu, Thạch

Lam; Khái quát trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 (quá trình vận

động và phát triển; đặc điểm về nội dung và nghệ thuật) và những đóng góp của một số tác giả văn

học hiện thực tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Từ đó người học có thể

vận dụng để thực hành, giảng dạy một số tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn văn học này có trong

chương trình ở phổ thông.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

“Vietnamese Literature in the period from 1930-1945” gives students basic and intensive

knowledge about Vietnamese literature in the period from 1930 to 1945, including: briefing

89

Page 90: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Vietnamese romantic literature movement from 1930 to1945 (social and cultural premises which

led to establish Vietnamese romantic literature movement; the appearance of Tho moi and Tu luc

van doan novel) with typical contribution from famous authors, such as Xuan Dieu, Thach Lam;

briefing Vietnamese critical realism literature movement in the period of 1930 – 1945 (the process

of Vietnamese critical realism’s development from 1930 to 1945, characteristics of that and some

literature’s art elements) with typical contribution from authors who were Nguyen Cong Hoan, Vu

Trong Phung and Nam Cao. Thus, students could practice and teach some of those outstanding art

pieces belonging to this period included in the common training program.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nhiều tác giả (1999) Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Trần Thị Đoàn (2014) Đề cương bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 2ª, Nxb Đại học Thái Nguyên.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb ĐHSP HN, Hà Nội.

[5]. Nhiều tác giả (1989), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Nxb KHXH VN, Hà Nội.

[6]. Nhiều tác giả (2000), Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Nhiều tác giả (2000), Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Nhiều tác giả (2000), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên đọc các tuyển tập của các tác giả: Xuân Diệu, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan,

Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.

- Chuẩn bị thảo luận: Chuẩn bị trước nội dung thảo luận trước khi lên lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

90

Page 91: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm

(1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

91

Page 92: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975Vietnamese literature in the period from 1945 to 1975

Mã học phần: VLC 243

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 04

Số tiết: Tổng: 60 LT: 48; BT, TL: 12

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Người học nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: Khái quát văn học VN

giai đoạn 1945 – 1975 (bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa, tư tưởng; đặc điểm cơ bản, thành tựu và

hạn chế); Đặc điểm nội dung và nghê thuật của các thể loại tiêu biểu: thơ và văn xuôi; Các tác gia

tiêu biểu của văn học giai đoạn này (tiểu sử con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật);

Các tác phẩm văn học tiêu biểu của giai đoạn, của các tác gia văn học được chọn giảng trong học

phần...

2.2. Về kĩ năng:

Hình thành và phát triển các năng lực sau :

Năng lực nghiên cứu khoa học : Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên

cứu môn học. Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần người học có thể phân

tích, chứng minh sự tác động của các yếu tố lịch sử - xã hội, văn hóa – tư tưởng đến quá trình vận

động, phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ; có thể giải thích được quy luật vận

92

Page 93: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

động, đặc điểm, thành tựu, hạn chế của một giai đoạn văn học đặc biệt ; đồng thời có thể vận dụng

để giảng dạy một số bài học của học phần có trong chương trình phổ thông. Biết vận dụng kiến

thức văn học sử để tiếp nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học của giai đoạn

1945 – 1975 đúng hơn, sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm

hiểu và giải mã các tác phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại. Biết

cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay.

Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề

khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng tri thức Ngữ văn trong các hoạt động báo chí, phê

bình, sáng tác văn nghệ…; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết

các vấn đề của thực tiễn đời sống.

Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Môn học góp phần kích thích

niềm say mê tìm hiểu, khám phá, sáng tạo văn chương của người học. Giúp họ biết tư duy sáng tạo

để có khả năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Biết tìm ra những ý tưởng mới, cách

thức biện pháp mới để tạo ra những sản phẩm sáng tạo (Biết hát những bài hát được phổ nhạc từ

thơ cách mạng; Biết chuyển thể sân khấu các tác phẩm văn học giai đoạn này).

Năng lực dạy học Ngữ văn : Có năng lực tổ chức và định hướng dạy học các tác phẩm văn

học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 trong nhà trường phổ thông

2.3. Về thái độ:

Thông qua môn học giúp người học thêm hiểu, thêm yêu văn học cách mạng Việt Nam, biết tự

hào và trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Từ đó

hình thành và phát triển những giá trị nhân văn ở người học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị một phần kiến thức cơ bản không

thể thiếu đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp họ có nền tảng kiến thức cần thiết

để giảng dạy tốt phần Văn học Việt Nam hiện đại ở trường Trung học cơ sở và Trung học phổ

thông.

Môn học gồm có 11 chương, đi sâu vào hầu hết các vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam giai

đoạn 1945 – 1975, cả những vấn đề khái quát của giai đoạn, cả những vấn đề cụ thể về các tác giả

và tác phẩm tiêu biểu. Cùng với việc cung cấp cho người học một cái nhìn toàn cảnh, hệ thống,

khái quát, sâu rộng về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, môn học còn định hướng những

kiến thức cần đạt và phương pháp giảng dạy một số bài học của học phần có trong chương trình

phổ thông.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

93

Page 94: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

The course mentions specialized knowledge concerning Vietnamese literature in the period

from 1945 to 1975. It is necessary for philology students of teacher education program.

The course consists of 11 chapters and deals with basic issues of Vietnamese literature in the

period from 1945 to 1975. It also provieds students the detail knowledge of the writers and typical

works. Students are introduced to master the necessary knowledge and effective approachs in

teaching Vietnamese literature works in that period at schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Nguyễn Văn Long (Đồng chủ biên) (2002), Lịch sử văn học

Việt Nam, Tập III, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2]. Cao Thị Hảo – Bùi Huy Quảng (2014), Giáo trình Tổng quan văn học Việt Nam hiện đại, Nxb

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3]. Đào Thủy nguyên (Chủ biên) – Bùi Huy Quảng (2014), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện

đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nhị Ca (1983), Gương mặt còn lại - Nguyễn Thi. Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

[5]. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (1983), Nhà văn Việt Nam hiện đại 1945 - 1975 (2 tập) Nxb Đại

học và THCN.

[6]. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.

[7]. Nguyễn Văn Long (Chủ biên) (2008), Giáo trình Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng

8 năm 1945, Nxb ĐHSP.

[8]. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu ( Chuyên luận) Nxb Đại học và THCN.

[9]. Nhiều tác giả (1977), Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ – Nguỵ, Nxb Văn học, Hà

Nội.

[10]. Nhiều tác giả (1998), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[11]. Nhiều tác giả (1998), Phê bình, bình luận văn học (Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao,

Nguyễn Duy) Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[12]. Nhiều tác giả (1999), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[13]. Nhiều tác giả (2000), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[14]. Nhiều tác giả (2000), Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[15]. Nhiều tác giả ( 2000), Nguyễn Đình Thi về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[16]. Nhiều tác giả ( 2002), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[17]. Nhiều tác giả (2003), Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, Nxb Văn hóa - Thông tin.

[18]. Nhiều tác giả ( 2002), Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[19]. Hoàng Trung Thông (chủ biên) (1979), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội.

94

Page 95: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc tuyển tập của các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Nguyễn

Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa

Điềm, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, ...

- Học thuộc lòng các bài thơ của Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn

Đình Thi, các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước... được chọn giảng trong chương trình Trung

học cơ sở và Trung học phổ thông.

- Chuẩn bị thảo luận và thực hành theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Ôn lại bài cũ trước khi đến lớp.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm

(1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

95

Page 96: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU 1975

(Vietnamese Literature after 1975)

Mã học phần: VLC 224

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 LT: 24; BT, TL: 6

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

- Biết, thông hiểu những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam sau 1975: những chuyển biến

lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng và yêu cầu đổi mới văn học tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong

văn học, mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu mới; Quá trình vận động đổi mới của văn

học Việt Nam sau 1975 qua các giai đoạn; Đặc điểm cơ bản của văn học; sự vận động của các thể

loại tiêu biểu trong văn học Việt Nam sau 1975...

- Nắm vững những nét chính về tiểu sử và con người có ảnh hưởng đến sáng tác của các nhà

văn, nhà thơ giai đoạn này; Quá trình sáng tác và những nỗ lực đổi mới của mỗi nhà văn, nhà thơ

qua các chặng đường sáng tác; từ đó nhận diện được nét riêng trong phong cách nghệ thuật của

mỗi tác giả, chứng minh những đóng góp của họ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

2.2. Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức của mô đun để học tập, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm văn học

giai đoạn này, đặc biệt là những tác phẩm văn học sau 1975 trong nhà trường.

96

Page 97: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Phân tích được những khuynh hướng chính, những đổi mới cơ bản của các thể loại; chỉ ra

được thành tựu, hạn chế của văn học giai đoạn này trong tương quan so sánh với văn học Việt Nam

giai đoạn 1945 - 1975.

- Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng, kỹ năng tạo lập câu

hỏi… thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, sáng tạo, tập giảng...

- Phát huy năng lực giảng dạy và kĩ năng giao tiếp sư phạm thông qua các hoạt động định

hướng dạy đọc hiểu.- Thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài môn học, phát huy năng

lực nghề nghiệp (thiết kế các hoạt động dạy học Ngữ văn, tổ chức các hoạt động giáo dục phù

hợp, hiệu quả; linh hoạt trong việc vận dụng kiến thức ngữ văn và kiến thức khoa học liên ngành

để giải quyết vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội, vận dụng tri thức Ngữ văn trong các hoạt

động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ…).

2.3. Về thái độ:

- Hiểu, trân trọng những thành tựu đổi mới của văn học, nỗ lực đổi mới của nhà văn để từ

đó có thái độ tiếp nhận và vận dụng hiệu quả.

- Hiểu được cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn học; Biết phân tích, tổng hợp và đánh giá

các hiện tượng đời sống liên quan đến tác phẩm văn học, từ đó hình thành và phát triển những giá

trị nhân văn ở người học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ

bản về văn học Việt Nam sau 1975 (những chuyển biến lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng và yêu

cầu đổi mới văn học tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong văn học, mở ra một giai đoạn mới với

nhiều thành tựu mới; Quá trình vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 qua các giai

đoạn; Đặc điểm cơ bản của văn học; Sự vận động của các thể loại trong văn học Việt Nam sau

1975). Môn học cũng cung cấp cho sinh viên những tri thức chuyên sâu về một số tác gia tiêu biểu

của văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Duy, Lưu

Quang Vũ… Tiếp nối Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, môn học mang lại cho người học

cái nhìn khái quát về sự vận động của lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: (Course Description in English)

This course is located in a specialized body of knowledge, providing students with the basic

knowledge about Vietnamese literature after 1975 (the change history, social, cultural, ideological

and literary renewal requirements created to the profound changes in literature, opening up a new

phase with new achievements, innovation process mobilization of Vietnamese literature after 1975

through the stages; basic feature of literature, the transport of literary genres in Vietnamese after

1975).

97

Page 98: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

At the same time, provide students with in-depth knowledge of a number of authors of

literary typical Vietnamese in the period after 1975: Nguyen Minh Chau, Ma Van Khang, Nguyen

Duy, Luu Quang Vu ... Following the Vietnamese Literature in the period 1945 - 1975, the course

gives students an overview of the dynamics of the history of modern Vietnamese literature.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Cao Thị Hảo - Bùi Huy Quảng (2014), Giáo trình Tổng quan Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb

Giáo dục Việt Nam.

[2]. Đào Thủy Nguyên (chủ biên) (2014), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại 3A, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

[3]. Nguyễn Văn Long (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nhiều tác giả (1997), Văn học 1975-1985, tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[5]. Nhiều tác giả (1997) Lưu Quang Vũ thơ và đời, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[6]. Nhiều tác giả (2002) Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Nxb ĐHSP,Hà Nội.

[7]. Nhiều tác giả (2004), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[8]. Nhiều tác giả (2007), Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn

đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Văn Long - Trịnh Thu Tuyết (2007), Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn

học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm.

[11]. Bùi Huy Quảng (2010), Văn học Việt Nam sau 1975 và các tác phẩm mới được đưa vào

chương trình phổ thông, Nxb Đại học Thái Nguyên.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có đề cương môn học, giáo trình và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên đọc Tuyển tập và tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,

Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận

ngắn gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói).

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

98

Page 99: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

99

Page 100: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TIẾP CẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

(Access to literary works Vietnamese modern in school by characteristics genre)

Mã học phần: AWG 325

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 LT:20; BT,TH:10

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

- Từ lý thuyết về đặc trưng cơ bản của các thể loại trong văn học, người học hiểu được kiến

thức cần đạt ở mỗi tác phẩm trong chương trình và nắm vững nội dung tác phẩm.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy phù hợp với mỗi tác phẩm (đặc biệt là với những tác

phẩm cùng thể loại).

2.2. Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức của mô-đun để có những giải pháp thiết kế thích hợp đối với mỗi kiểu

bài đặc thù.

- Vận dụng những kiến thức thể loại để phân tích các tác phẩm cụ thể của từng thể loại, so sánh

với những tác phẩm cùng thể loại, cùng khuynh hướng trong cùng giai đoạn.

- Ứng dụng các tri thức đó để học tập, nghiên cứu, thực hành giảng dạy các tác phẩm văn

học trong chương trình phổ thông.

100

Page 101: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Phát huy năng lực giảng dạy: kỹ năng đọc kể diễn cảm, chuyển thể tác phẩm văn học

thành kịch bản, diễn xuất, đọc hiểu và ứng dụng các văn bản nhật dụng…

- Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng, kỹ năng tạo lập câu

hỏi… thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, sáng tạo, tập giảng...

- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng giao tiếp để giao tiếp hiệu quả, linh hoạt, tự tin.

- Phát huy năng lực giao tiếp sư phạm trong giảng dạy.

- Biết vận dụng tri thức để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn, tổ chức các

hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả.

2.3. Về thái độ:

- Giúp người học yêu quý và trân trọng giá trị của thể loại văn học, cái hay, cái đẹp của các

tác phẩm văn chương, mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

- Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện năng lực giảng dạy, nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu nghề

nghiệp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, là một trong những học phần lựa chọn giúp

sinh viên ứng dụng các tri thức đã học về đặc trưng cơ bản của các thể loại văn học (đặc biệt là

những thể loại được giảng dạy trong chương trình phổ thông như: thơ, truyện, kịch, kí, văn bản

nhật dụng) để học tập, nghiên cứu, thực hành giảng dạy các tác phẩm văn học trong chương trình

phổ thông. Sinh viên được thực hành để nắm vững tác phẩm và có phương pháp giảng dạy phù

hợp, biết vận dụng để phân tích, giảng dạy các tác phẩm văn học có cùng đặc trưng thể loại.

Với mục tiêu định hướng tiếp cận tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình

phổ thông theo đặc trưng thể loại, môn học giúp sinh viên vận dụng kiến thức của các học phần

liên quan (lý luận văn học, lịch sử văn học, mỹ học...) để tiếp nhận các tác phẩm văn học Việt Nam

hiện đại sâu sắc hơn, rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho

sinh viên.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: (Course Description in English)

As a self-selected subjects (alternative thesis) courses help students consolidate knowledge

of the basic characteristics of the typical genres of literature, particularly the genre is taught in the

the ordinary, such as poetry, stories, plays, letters, writing the date. At the same time, helping

people learn to apply this knowledge in the academic, research, practice teaching literature in the

program.

With a goal oriented approach literary works Vietnamese modern in school according to

program common characteristic genres, subjects help students apply knowledge of the relevant

101

Page 102: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

module (literary theory, cultural history learning aesthetics ...) to take over the literary works of

modern Vietnamese deeper, skills training, pedagogical and capacity building for student teaching.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2011), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

[2]. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lý luận văn học (tái bản lần thứ năm), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 (trọn bộ), Nxb Giáo dục.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nhiều tác giả (2002), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Bùi Huy Quảng (2010), Văn học Việt Nam sau 1975 và các tác phẩm mới được đưa vào

chương trình phổ thông, Nxb Đại học Thái Nguyên.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có đề cương môn học, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên đọc và nắm chắc các tác phẩm VHVN hiện đại trong chương trình Sách giáo

khoa Ngữ văn 10,11,12.

- Chuẩn bị thực hành: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thực hành, trình bày sản phẩm ngắn

gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói).

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: không

7.4. Phần khác: không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

102

Page 103: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

103

Page 104: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ MỚI VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 1932 – 1945)

Some poetics of Vietnamese new poetry problems

(in the period from 1932 to 1945)

Mã học phần: VNP 924

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 LT: 24; BT,TL: 6

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

- Môn học song hành: không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng

dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Biết, thông hiểu những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, đặc biệt

là Phong trào Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945; Hiểu và phân tích được các khái niệm cơ

bản của thi pháp như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ

thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ. Vận dụng được phương pháp nghiên cứu thi pháp vào nghiên

cứu văn học để học tập, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm Thơ mới tiêu biểu, đặc biệt là những

tác phẩm Thơ mới được giảng dạy trong nhà trường phổ thông.

2.2. Về kĩ năng:

Người học được rèn các năng lực sau :

Năng lực nghiên cứu khoa học : Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên

cứu môn học. Biết vận dụng kiến thức về thi pháp học để tiếp nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu)

các tác phẩm Thơ mới đúng hơn, sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để 104

Page 105: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách

thời đại. Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay.

Năng lực giải quyết vấn đề: Chỉ ra được những thành công, hạn chế và những đóng góp của các

tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới cho văn học nước nhà. Biết ứng dụng giảng dạy những

tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc phong trào Thơ mới được chọn giảng trong trường phổ thông theo

hướng thi pháp học. Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ

văn có liên quan; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề

của thực tiễn đời sống.

Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Biết tư duy sáng tạo để có khả

năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Biết tìm ra những ý tưởng mới, cách thức biện

pháp mới để tiếp nhận bài học một cách hiệu quả (tiếp nhận tác phẩm văn học bằng tranh, ảnh,

video, power point, đóng kịch… các tác phẩm văn học giai đoạn này).

2.3. Về thái độ:

Hiểu, yêu văn học Việt Nam hiện đại, biết trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc

trong bối cảnh giao lưu tiếp nhận văn hoá phương Tây. Có thái độ NCKH nghiêm túc, tích cực. Có

ý thức rèn nghề, say mê với giảng dạy văn học. Từ đó có thái độ thẩm mĩ lành mạnh và lối sống

đúng đắn.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Một số vấn đề thi pháp Thơ mới Việt Nam (giai đoạn 1932 - 1945) thuộc khối kiến

thức chuyên ngành, là một trong những học phần lựa chọn nhằm trang bị cho người học những tri

thức cơ bản, chuyên sâu về Thơ mới nhìn từ góc độ thi pháp. Từ đó mở rộng thêm cho người học

cách nghiên cứu, tiếp cận văn học Việt Nam hiện đại từ góc độ thi pháp học.

Môn học có 3 chương, bao gồm: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Thơ mới; Không gian

và thời gian nghệ thuật trong Thơ mới và Ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu nghệ thuật trong Thơ mới.

Trong đó trình bày các khái niệm lí luận cụ thể và khảo sát các biểu hiện về kiểu con người, không

gian, thời gian, đặc điểm ngôn ngữ, thể thơ và các sắc thái giọng điệu tiêu biểu trong Thơ mới nhằm

góp phần làm sáng tỏ giá trị, những đóng góp và những hạn chế nhất định của Thơ mới Việt Nam.

Trên cơ sở này, người học có thể vận dụng để thực hành, giảng dạy một số tác phẩm Thơ mới tiêu biểu

có trong chương trình phổ thông.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

“Some poetics of Vietnamese new poetry problems (in the period 1900 – 1930 )” is located

in a specialized body of knowledge, providing students with the basic knowledge about the new

poetry from the perspective of poetics. Thus, they can be applied to practice, good teaching

authors, new works of poetry in high school.

105

Page 106: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

The course has three chapters, including: concept art for the new man in Poetry ; Space and

time art in new and Language Poetry, poetry, Poetry tone of the new art. Which presents the

theoretical concepts and examines specific expression of the human type, space, time, language

characteristics, and the nuances of poetry tone typical of new poetry to contribute to clarify values,

contributions and limitations of the new poetry Vietnam. On this basis, students could practice and

teach some of those outstanding art pieces belonging to this period included in the common

training program.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Hoài Thanh- Hoài Chân (1995), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

[2]. Trần Đình Sử (1998), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3]. Đỗ Lai Thuý (1992), Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nhiều tác giả (1999), Thơ mới 1932 – 1945 tác giả và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[5]. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[6]. Nhiều tác giả (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7] Nhiều tác giả (1998) Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có: Đề cương môn học, Đề cương bài giảng, Giáo trình.

- Sinh viên thuộc một số bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Hàn Mặc

Tử, Chế Lan Viên...

- Chuẩn bị thảo luận: Chuẩn bị trước các nội dung thảo luận để có thể thuyết trình, trao đổi

ý kiến của mình trước lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: không

7.4. Phần khác: không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

106

Page 107: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

107

Page 108: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: MỸ HỌC VÀ NGUYÊN LÝ LÝ LUẬN VĂN HỌC

(Group of aesthetics and theoretical principles literary)

Mã học phần: GAE 221

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02.

Số tiết: Tổng: 30 LT:24; BT,TL: 6

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: không

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học: Máy chiếu, phòng học dành cho thảo luận

Bộ môn phụ trách: Lý luận văn học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Kiến thức

- Biết, thông hiểu những tri thức cơ bản về mỹ học (đặc trưng của mỹ học, chủ thể thẩm mỹ,

khách thể thẩm mỹ: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài) và nguyên lý chung của lý luận văn học (đặc

trưng của văn học, tính dân tộc, tính nhân dân của văn học, chức năng của văn học, nhà văn và sự sáng

tạo văn học, bạn đọc và sự tiếp nhận văn học...).

- Nắm vững biểu hiện của các loại hình chủ thể thẩm mỹ và các phạm trù thẩm mỹ trong đời

sống và trong nghệ thuật.

- Nắm vững đặc trưng của văn học để tiếp nhận tác phẩm văn học sâu sắc hơn. Hiểu được

mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn

liên quan.

- Nắm vững các khái niệm, biểu hiện và mối quan hệ giữa các yếu tố: văn hóa - văn học,

tính dân tộc - tính nhân dân để từ đó có các hướng tiếp cận khác nhau đối với tác phẩm văn học.

- Nắm vững các chức năng của văn học, mối quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc để

vận dụng trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu.

2.2. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức của mô đun để học tập, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm văn học

nói chung và tác phẩm văn học trong trường phổ thông nói riêng.

- Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng, kỹ năng tạo lập

câu hỏi… thông qua các hoạt động thảo luận, sáng tạo.

108

Page 109: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Hình thành và kết nối các ý tưởng mới để tiếp nhận bài học một cách hiệu quả (hóa thân

thành các chủ thể thẩm mỹ; minh họa biểu hiện của cái đẹp bằng tranh, ảnh, video, power point,

đóng kịch…; trình bày cảm nhận về giá trị của tác phẩm văn học..)

- Phát huy năng lực giao tiếp sư phạm trong giảng dạy.

- Biết vận dụng tri thức mỹ học và lý luận văn học để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy

học Ngữ văn, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả.

- Biết vận dụng phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ và các phương pháp khác để làm việc

nhóm.

2.3. Thái độ

- Giúp người học hướng đến cái đẹp, cái cao cả, hiểu được cái hay cái đẹp trong tác phẩm

văn học và trong cuộc sống; Biết phân tích, tổng hợp và đánh giá các hiện tượng đời sống liên

quan đến các phạm trù thẩm mỹ, từ đó hình thành thái độ thẩm mĩ lành mạnh và lối sống đúng đắn.

- Giúp người học có cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, yêu quý và trân trọng những giá

trị đáng quý của văn học, năng lực sáng tạo của nhà văn, để từ đó có thái độ tiếp nhận và vận dụng

hiệu quả.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Là học phần cơ sở, môn học cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về Mỹ học (đặc

trưng của mỹ học, chủ thể thẩm mỹ và các thành tố tạo thành chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ

và các phạm trù cơ bản của khách thể thẩm mỹ: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài...) và những

Nguyên lý chung của lý luận văn học (đặc trưng của văn học, tính dân tộc, tính nhân dân, tính nhân

loại của văn học, chức năng của văn học, nhà văn và sự sáng tạo văn học, sự tiếp nhận văn học...).

Môn học là kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp nhận các học phần khác của lịch sử văn học,

lý luận văn học và các học phần liên quan (Âm nhạc và nghệ thuật tạo hình với văn học, Cơ sở văn

hóa…).

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Learning basics, this course introduces the student to aesthetics in literary theory - the

nature of aesthetics, subject and focus of aesthetics, the ideas related to beauty, loftiness, tragedy

and comedy. Other topics include the principles of literary argument, the functions of literature in

reflecting a national and communal character, the nature of authorship and literary creation and

approachability.

This course is a foundation of knowledge to students receiving other modules of literary

history, literary theory and related modules (music and visual arts to literature, cultural facilities ...)

.

5. Tài liệu học tập:

109

Page 110: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[1]. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2009), Mĩ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Phương Lựu (chủ biên) (2012), Lí luận văn học T1 (Văn học, nhà văn, bạn đọc), Nxb Đại học

Sư phạm.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Bộ môn Mỹ học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1995), Mỹ học (Giáo trình Đại học), Nxb

Văn hóa thông tin.

[4]. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

[5]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2011), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. G.N. Pôxpêlôp(1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Đỗ Văn Khang (2008), Mỹ học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[8]. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lý luận văn học (tái bản lần thứ năm), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Một số trang web: - http://lyluanvanhoc.com/

- http://evan.vnexpress.net/News/Phe-binh/

- http://vanvn.net/

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có đề cương môn học, giáo trình và tài liệu tham khảo.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận

ngắn gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói).

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

+ SV sẽ được giao bài tập nhóm theo nội dung từng phần học

+ Sản phẩm đạt được:

- Nhóm sinh viên phải trình bày kết quả đạt được bằng P.P, Media hoặc các hoạt cảnh.

- Nhóm sinh viên sau khi hoàn thành bài tập được giao cần nộp văn bản mô tả quá trình làm việc

của các cá nhân trong nhóm.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

110

Page 111: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK): 3

111

Page 112: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC

(Literary works and literary genres)

Mã học phần: LWG 232

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng : 45 LT: 36; BT, TL: 9

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: không

- Môn học trước: Mỹ học và nguyên lý lý luận văn học

- Môn học song hành: không

- Các yêu cầu đối với môn học : Phòng học rộng, có máy chiếu

- Bộ môn phụ trách: Lý luận văn học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức

- Nắm vững các vấn đề cơ bản của tác phẩm văn học ở bình diện lý thuyết như: khái niệm tác

phẩm văn học, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm

văn học, kết cấu – nhân vật – lời văn của tác phẩm văn học.

- Nắm vững các phương diện lý thuyết về thể loại văn học như: khái niệm, sự phân chia thể loại; đặc

điểm của từng loại tác phẩm văn học: trữ tình, tự sự, kịch bản văn học, ký

2.2. Về kỹ năng

- Kỹ năng phân tích các vấn đề của lý luận văn học. Vận dụng kiến thức của môn học trong việc

định hướng thiết kế các bài học về lý luận văn học trong nhà trường phổ thông và trong các hoạt

động nghiên cứu khoa học ngành Ngữ văn.

- Kỹ năng phân tích các phương diện cơ bản của tác phẩm văn học. Hiểu được mối liên hệ giữa các

yếu tố, thành phần trong tác phẩm văn học để giải quyết các vấn đề khoa học văn học có liên quan.

Vận dụng kiến thức của môn học để lập dàn ý bài học, phân tích các vấn đề của tác phẩm văn học,

ứng dụng nó vào việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông.

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp và rút ra các vấn đề có tính quy luật của tác phẩm văn học theo đặc

trưng thể loại.

- Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng, kỹ năng tạo lập câu hỏi,

kỹ năng thuyết trình… thông qua các hoạt động thảo luận, sáng tạo. Vận dụng các kiến thức và kỹ

năng giao tiếp để giao tiếp hiệu quả, linh hoạt, tự tin. Biết lập và thực hiện kế hoạch bài học có tính

đến các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ nhận thức… của học sinh.

112

Page 113: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Hình thành và kết nối các ý tưởng mới để tiếp nhận bài học một cách hiệu quả (chuyển thể tác

phẩm thành kịch bản văn học; minh họa biểu hiện nội dung tác phẩm văn học bằng tranh, ảnh,

video, power point, đóng kịch…; trình bày cảm nhận về giá trị của tác phẩm văn học..). Phát huy

được khả năng sáng tạo của người học trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng khác nhau.

- Kỹ năng vận dụng tri thức lý luận văn học trong các hoạt động báo chí, phê bình, sáng tác văn

nghệ và các hoạt động xã hội khác.

2.3. Về thái độ:

- Giúp người học có cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, yêu quý và trân trọng giá trị của văn

học, năng lực sáng tạo của nhà văn, phát huy vai trò của chủ thể tiếp nhận.

- Bồi dưỡng tình yêu với văn học và nghề nghiệp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp cho sinh viên những tri thức lý luận văn học về tác phẩm văn học như:

khái niệm tác phẩm văn học, đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm văn học, nhân vật văn học, kết cấu

tác phẩm văn học; Các vấn đề về thể loại văn học như: Nguyên tắc phân loại tác phẩm văn học,

loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm trữ tình, loại tác phẩm kịch... Đây là hệ thống lý thuyết làm cơ

sở cho việc tìm hiểu và lý giải những vấn đề của văn học Việt Nam và văn học thế giới. Những tri

thức do môn học đem lại cũng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cho công tác

nghiên cứu khoa học ngành ngữ văn và việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students with the knowledge of literary theory about literary such as

literary concepts, topics, themes, ideas literature, literary character, structural of literary; The

problem of literary genres such as taxonomies literary, type of work narrative, type of work lyrical,

type of work dramatic ... This is the theoretical foundation as a basis for understanding and

explaining the problems of Vietnam's literature and world literature. Knowledge by giving subjects

will also provide students with the foundation knowledge for the scientific research sector

philology and later teaching in secondary schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Phương Lựu (Chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Aristote (1999) Nghệ thuật thi ca. Lưu Hiệp - Văn Tâm Điêu Long, Nxb Văn học.

[4]. M.Bakhtin (1992) Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Bản dịch) Trường viết văn Nguyễn Du.

[5]. Sylvan Barnet (1992) … Nhập môn văn học (Bản dịch) Trường viết văn Nguyễn du.

[6]. Nguyễn Văn Dân (1999) Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

113

Page 114: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[7].Đặng Anh Đào (1995) Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại , Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

[8]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. I.Lixevich (1994) Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Phương Lựu (2001) Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Giáo Dục, Trung

Tâm văn hóa Đông Tây.

[11]. G.N.Pospelov (Chủ biên) (1998) Dẫn luận nghiên cứu văn học (Bản dịch) Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

[12]. Trần Đình Sử (1996) Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn.

[13]. Từ điển văn học (Bộ mới) (2004) Nxb Thế giới.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

+ SV sẽ được giao bài tập nhóm theo nội dung từng phần học

+ Sản phẩm đạt được:

- Nhóm sinh viên phải trình bày kết quả đạt được bằng P.P, Media hoặc các hoạt cảnh.

- Nhóm sinh viên sau khi hoàn thành bài tập được giao cần nộp văn bản mô tả quá trình làm việc

của các cá nhân trong nhóm.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần):

2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

114

Page 115: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK1+ĐK2):4

115

Page 116: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: TIẾN TRÌNH VĂN HỌCLiterary process

Mã học phần: LIP 233

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng : 45 LT: 36; BT, TL: 9

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: không

- Môn học trước: Tác phẩm và thể loại văn học

- Môn học song hành: không

- Các yêu cầu đối với môn học: Phòng học rộng, có máy chiếu

- Bộ môn phụ trách: Lý luận văn học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

+ Giúp sinh viên biết, thông hiểu những tri thức cơ bản về sự hình thành và các nguyên tắc

sáng tạo của từng trào lưu văn học nghệ thuật trên thế giới như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng

mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa… Góp phần định hình tri

thức về sự hình thành các trào lưu, tri thức về sự vận động không ngừng của văn học để hướng tới

sự hoàn thiện về tư duy nghệ thuật. Môn học đồng thời cung cấp hiểu biết về sự tác động qua lại

giữa các hiện tượng văn học. Đặc biệt là sự tác động giữa văn học châu Âu và văn học Việt Nam.

2.2. Về kỹ năng:

+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề (vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các

vấn đề khoa học Ngữ văn và nghệ thuật), năng lực sáng tạo (hình thành và kết nối các ý tưởng mới

để tiếp nhận bài học một cách hiệu quả), năng lực giao tiếp (rèn luyện các kỹ năng sư phạm, phát

huy năng lực giao tiếp sư phạm trong giảng dạy...)

+ Bồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực hoạt động xã hội (giúp người học có cảm xúc, thị

hiếu thẩm mỹ lành mạnh, biết vận dụng tri thức về trào lưu văn học để thiết kế và tổ chức các hoạt

động dạy học Ngữ văn, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả, vận dụng trong các hoạt

động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ…)

+ Kĩ năng phân kì lịch sử văn học từ đó ứng dụng vào giảng dạy các bài giảng văn học sử ở

nhà trường phổ thông.

+ Kĩ năng phân tích các tác phẩm thuộc từng trào lưu theo đặc trưng về nguyên tắc sáng tạo.

Từ đó có khả năng soạn giảng các tác phẩm ứng với từng tròa lưu đó.

2.3. Về thái độ:

116

Page 117: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Hình thành thái độ sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc, có cái nhìn phê phán với các hiện

tượng xấu, hình thành lý tưởng cho thế hệ trẻ. Đồng thời môn học cũng góp phần kích thích tư duy

sáng tạo, khát khao đi tìm cái mới trong nghệ thuật và văn học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tiến trình văn học là một môn học có tính chất cơ sở, giúp người học nắm vững các vấn đề

cơ sở xã hội, cơ sở triết học, đặc điểm và nguyên tắc sáng tạo của các trào lưu văn học trên thế giới

như: Chủ nghĩa cổ điển, Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa hiện thực phê phán... Môn học còn khảo

sát sự ảnh hưởng của các trào lưu văn học đó tới văn học Việt Nam và sự giao lưu, ảnh hưởng giữa

các nền văn học trên thế giới. Đồng thời, nó cũng chỉ ra quy luật vận động của lịch sử văn học

hướng tới sự hoàn thiện về tư duy nghệ thuật.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Literary process is the basis subject to help learners understanding of social, philosophical

basis, characteristics and principles of the creative literary movement in the world such as:

classicism, romanticism, realism... The subject also surveys the influence of the literary movement

to Viet Nam literature and the exchange of literatures on the wourld. At the same time, it also

points campaign rules of literary history towards the perfection of thinking art.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995) Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Phương Lựu (chủ biên) (2006) Lý luận văn học (tâp 3), Nxb ĐHSP Hà Nội.

[3]. Trần Đình Sử (1996) Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Aristote (1999) Nghệ thuật thi ca. Lưu Hiệp. Văn Tâm Điêu Long, Nxb Văn học.

[5]. M.Bakhtin (1992) Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Bản dịch) Trường viết văn Nguyễn Du.

[6] Sylvan Barnet (1992) … Nhập môn văn học (Bản dịch) Trường viết văn Nguyễn Du.

[7]. Nguyễn Văn Dân (1999) Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Đặng Anh Đào (1995) Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[9]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1996) Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. I.Lixevich (1994) Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Phương Lựu (2001) Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Giáo Dục, Trung

Tâm văn hóa Đông Tây.

[12]. G.N.Pospelov (Chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Bản dịch) Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[13]. Từ điển văn học (Bộ mới) (2004) Nxb Thế giới.

117

Page 118: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[14]. Xavier Đarcos (1997) Lịch sử văn học Pháp (Trương Quang Địch dịch) Nxb Văn hóa thông

tin.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

+ SV sẽ được giao bài tập nhóm theo nội dung từng phần học

+ Sản phẩm đạt được:

- Nhóm sinh viên phải trình bày kết quả đạt được bằng P.P, Media hoặc các hoạt cảnh.

- Nhóm sinh viên sau khi hoàn thành bài tập được giao cần nộp văn bản mô tả quá trình làm việc

của các cá nhân trong nhóm.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK1 + ĐK2):4

118

Page 119: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: ÂM NHẠC, NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VỚI VĂN HỌC

MUSIC, ART OF PLASTIC WITH LITERATURE

Mã học phần: MVL224

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02

Số tiết: Tổng : 30 LT: 15; TH:15

Loại môn học: tự chọn

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: Mĩ học và nguyên lí lí luận văn học

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên phải có các loại tài liệu học tập, có các dụng cụ,

nguyên vật liệu cần thiết cho thực hành.

Bộ môn phụ trách: Giáo dục Nghệ thuật

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Người học có được những hiểu biết về các thuộc tính cơ bản của nghệ thuật Âm nhạc, nghệ thuật

Tạo hình, Mối liên hệ hữu cơ của hai thể loại nghệ thuật này với Văn học. Nhận diện được các thuộc

tính Âm nhạc, tính Tạo hình trong Văn học. Giúp người học sẽ có được sự hiểu biết giá trị của các

thuộc tính này trong nghệ thuật văn chương; có sự cảm nhận, cảm thụ sâu sắc hơn khi thưởng thức,

phân tích tác phẩm văn học.

2.2. Về kỹ năng:

Thông qua một số bài thực hành, người học được trải nghiệm quá trình hoạt động nghệ thuật

của hai loại hình nghệ thuật Âm nhạc, Mĩ thuật, sự cảm nhận, cảm thụ Văn học sẽ trở nên sinh

động và sâu sắc.

Phân tích được tính Âm nhạc, tính Tạo hình trong tác phẩm văn học cụ thể.

2.3. Về thái độ:

Người học có thể hiểu biết, cảm nhận được một cách sâu sắc hơn giá trị nghệ thuật tính tạo

hình, tính nhạc với mối quan hệ qua lại được thể hiện trong các loại hình nghệ thuật

Vận dụng sự hiểu biết về tính nhạc, tính tạo hình vào sáng tác văn chương của bản thân được

tốt hơn.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

119

Page 120: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Phần Nghệ thuật Âm nhạc với Văn học

Nhận thức biết, hiểu được nghệ thuật Âm nhạc.

- Nêu được khái niệm về Âm nhạc.

- Hiểu được tác dụng của Âm nhạc và giá trị nghệ thuật của loại hình nghệ thuật này.

- Nêu được các thuộc tính và từng thuộc tính của Âm nhạc, sự liên quan mật thiết với Văn học.

- Nêu được và diễn giải các khái niệm về nhịp, tiết nhịp, tiết tấu. Mối quan hệ và sự liên quan

tương tác giữa các khái niệm đó với ngôn ngữ văn học.

- Nêu được các ví dụ cụ thể để chứng minh rằng giữa 2 loại hình nghệ thuật này có mối liên hệ mật

thiết với nhau.

- Sinh viên hiểu được và tư duy Nhạc tính trong văn; Nhạc tính trong Thơ qua các ví dụ chứng

minh, phác họa cụ thể.

- Kỹ năng thực hành một số tác phẩm thơ phổ nhạc (đọc thơ, hát theo đúng yêu cầu)

Phần Nghệ thuật Tạo hình với Văn học

Biết và hiểu về nghệ thuật Tạo hình với các cơ sở tạo hình, đặc điểm, tiếng nói của ngôn ngữ tạo

hình: đường nét, hình, mảng, khối, màu sắc, đậm nhạt, sáng tối, bố cục...

- Hiểu biết khái niệm tính tạo hình trong Mĩ thuật, qua đó hiểu biết và phân tích được tính Tạo hình

trong Văn học.

- Qua thực hành vẽ tranh để người học có được sự hiểu biết hơn về nghệ thuật tạo hình, được trải

nghiệm qua quá trình sáng tạo nghệ thuật hội họa.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Content: Art and Literature Music

- Awareness and know, to understand the art of music.

- If the concept of music.

- Understand the effects of music and artistic value of this art form.

- If the attributes and each attribute is closely related to the literature through reading and language

matter.

- To outline and interpret the concept of rhythm, more rhythm, rhythm. Relationships and the

related interaction with literary concepts.

- If the specific examples to demonstrate that between the two art forms have been linked closely

together.

120

Page 121: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Students understand and compute the office thinking music; Popular Music in Poetry through

examples demonstrate, outlining specific.

- Practical Skills some poems to music (read poetry, sing as required in the art)

Content: Art and Literature Shape

    Know and understand the art of shaping and forming the basis of characteristics, the voice of the

visual language: line, shape, array, mass, color, dark, light and dark, layouts..

- Understand the concept of visual arts in the United States, through which knowledge and analysis

are shaping the Literature

- Through the practice of painting for learners to gain a better understanding of the visual arts, be

experienced through the process of creating art painting.

5. Tài liệu học tập:

[1] Trịnh Tuấn, (2014), Lý thuyết Âm nhạc cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2] Việt Nam những bài hát phổ thơ, (2000), Nxb Quân đội nhân dân.

[3]. Phạm Thị Chỉnh - Trần Tiểu Lâm, (2006), Giáo trình Mĩ thuật, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Quốc Toản,(2006), Giáo trình Mĩ thuật, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Tài liệu tham khảo:

[5]. Nguyễn Văn Tỵ, (1999), Bố cục và các loại tranh khác, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Quân, (1996), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa.

[7]. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành, (2010), Cơ sở tạo hình, Nxb Mỹ thuật

[8]. Nguyễn Duy Lẫm, Đặng Thị Bích Ngân, (2007) Màu sắc và phương pháp vẽ màu, Nxb Mỹ

thuật.

[9]. PGS-TS Trần Duy Hinh, (2010), Giáo trình Nghệ thuật học, Nxb Giao thông Vận tải.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Nghiên cứu đề cương môn học, Nghiên cứu tài liệu, làm bài tập được giao, tham gia các

hoạt động do giáo viên tổ chức,

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thực hành

- Các bài thực hành phần nội dung nghệ thuật Âm nhạc của môn học:

+ Đọc, hát các bài thơ tình phổ nhạc

+ Đọc hát các bài thơ cách mạng phổ nhạc121

Page 122: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Phân tích tính nhạc trong tác phẩm văn học cụ thể

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành:

+ Đọc diễn cảm các bài thơ phổ nhạc

+ Hát đúng tính chất của bài hát theo sự hướng dẫn của giáo viên

+ Viết tiểu luận phân tích tính Nhạc trong tác phẩm văn học cụ thể

- Các bài thực hành phần nội dung nghệ thuật Tạo hình của môn học:

+ Vẽ tranh

+ Viết tiểu luận phân tích tính Tạo hình trong tác phẩm văn học cụ thể

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

* Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận phần Nghệ thuật Âm nhạc:

Viết một bài phân tích tác phẩm Văn học (tự chọn) về tính Âm nhạc được thể hiện trong tác

phẩm ấy.

Yêu cầu cần đạt: nhận diện và thấy được vai trò và giá trị nghệ thuật của tính âm nhạc tạo

nên giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm văn học

* Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận phần Nghệ thuật Tạo hình:

Viết một bài phân tích tác phẩm Văn học (tự chọn) về tính Tạo hình được thể hiện trong tác

phẩm ấy.

- Yêu cầu cần đạt: nhận diện và thấy được vai trò và giá trị nghệ thuật của tính tạo hình tạo

nên giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm văn học

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của ðiểm ðánh giá chuyên cần, ðiểm

ðánh giá thýờng xuyên và ðiểm ðánh giá ðịnh kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK): 3

122

Page 123: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC TRUNG QUỐC(CHINESE LITERATURE)

Mã học phần: CNL231

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng : 45 LT: 36, BT: 3, TL: 4

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn

học Trung Quốc. Bao gồm: Tiến trình phát triển, các đặc trưng cơ bản, các hiện tượng và đỉnh cao

văn học; thành tựu và hạn chế; vị trí, vai trò của văn học Trung Quốc trong sự phát triển của văn

học thế giới, ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam; các tác gia, tác phẩm

tiêu biểu được chọn giảng trong học phần và các tác phẩm được chọn giảng ở trường học Việt

Nam.

2.2. Về kĩ năng:

Hình thành cho người học các năng lực: sử dụng kiến thức văn học và lý luận văn học vào tiếp

nhận tác phẩm qua bản dịch (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học nước ngoài; vận

dụng kiến thức về văn học Trung Quốc để giải mã các hiện tượng văn học cùng đặc trưng thể loại;

vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của khoa học Ngữ

văn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống, đặc biệt trong giảng dạy văn học; Biết cách tư duy

sâu và diễn đạt đúng, hay; Biết tìm những ý tưởng, cách thức biện pháp mới để tạo ra những sản

phẩm mới; Đề xuất được cách tiếp cận, giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích các tác phẩm văn học

nước ngoài tại trường học Việt Nam

2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: Khách quan trong nghiên cứu, thảo luận; Cầu thị, sáng tạo

trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng

những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học Trung Quốc, từ đó hình thành những phẩm chất tốt

đẹp của con người hiện đại, văn minh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

123

Page 124: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức cơ bản

về văn học Trung Quốc, phần kiến thức bắt buộc phải có đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành

Ngữ văn, giúp người học có nền tảng kiến thức cần thiết để học tốt phần văn học Việt Nam, giảng

dạy tốt phần Văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nước ngoài nói chung ở trường học Việt

Nam.

Môn học gồm có 9 chương, cung cấp cho người học một cái nhìn tương đối hệ thống, sâu

rộng diện mạo văn học Trung Quốc từ những vấn đề chung (đất nước, con người; những thành tựu

văn hóa tiêu biểu, tiến trình văn học…) đến những vấn đề cụ thể (các hiện tượng, tác gia, tác

phẩm); Hướng dẫn người học nghiên cứu sâu một số hiện tượng đỉnh cao và các tác giả tiêu biểu

như: Kinh thi, Lí Bạch, Đỗ Phủ, La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Lỗ Tấn, Cao Hành Kiện, Mạc

Ngôn; Định hướng kiến thức cần đạt và phương pháp giảng dạy một số tác phẩm, đoạn trích tác

phẩm văn học Trung Quốc được giảng dạy trong nhà trường Việt Nam.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students a basic, specialized and necessary knowledge of Chinese

literature which help students in learning other literatures and in teaching Chinese literature and

foreign literature at Vietnamese high schools. Its content includes nine chapters. The course

mentions general Chinese geography, history, peoples, and culture. The course focuses on

analyzing specific issues, including periods of Chinese literature, Classic of Poetry, poems of Lí

Bạch (Li Bai), poems of Đỗ Phủ (Du Fu), La Quán Trung (Luo Guanzhong), novels of Tào Tuyết

Cần (Cao Xueqin), stories of Lỗ Tấn (Lu Xun), novels of Cao Hành Kiện (Gao Xingjian), and

works of Mạc Ngôn (Mo Yan). The course deals with how to teach Chinese literature effectively at

Vietnamese high schools as well.

5. Tài liệu học tập:

[1].Trần Lê Bảo (2011), Giáo trình văn học Châu Á 1: Văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục Hà

Nội, H.

6. Tài liệu tham khảo:

[2]. Trương Chính, Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, (1992), Văn học Trung Quốc, 2 tập, Nxb

Giáo dục, H.

[3]. Trần Xuân Đề, (2000), Tác giả, tác phẩm văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, H.

[4]. Nguyễn Hiến Lê (1997), Đại cương văn học sử Trung Quốc, Nxb Trẻ.

[5]. Lê Đức Niệm (1995), Diện mạo thơ Đường, Nxb Văn hóa thông tin, H.

[6]. Nguyễn Khắc Phi (1999), Thơ văn cổ Trung Hoa - Mảnh đất quen mà lạ, Nxb Giáo dục, H.

[7]. Đường Thao- Nghiêm Gia Viên (chủ biên) (2002), Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc

(Nhiều người dịch) Nxb Giáo dục, H.

124

Page 125: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[8]. Lương Duy Thứ (2000), Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia, H.

[9]. Đặng Quyết Tiến (2014), Đề cương bài giảng Văn học Trung Quốc, Nxb Đại học Thái Nguyên.

[10]. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (1997), Lịch sử văn học Trung Quốc (Nhiều người dịch)

3 tập, Nxb Giáo dục, H.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư

viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu

của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết

7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn

bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau

dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc theo các

nội dung sau: Tiến trình Lịch sử Trung Quốc, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, Đặc điểm, Thể

loại và một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu từng giai đoạn

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản của Kinh Thi

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT3: Trình bày những hiểu biết về Thơ Đường

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT4: Tổng thuật những điểm cơ bản về tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.

BT5: Trình bày những hiểu biết về Lỗ Tấn và các tác phẩm chính của ông

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.

BT6: Trình bày những hiểu biết về văn học Hậu hiện đại Trung Quốc và hai nhà văn Cao Hành Kiện,

Mạc Ngôn.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo định hướng của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm125

Page 126: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm

(1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

126

Page 127: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC NGA(RUSSIAN LITERATURE)

Mã học phần: RSL222

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2 TL: 4

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn

học Nga bao gồm: Tiến trình phát triển, các đặc trưng cơ bản, các hiện tượng và đỉnh cao văn học;

vị trí, vai trò của văn học Nga trong sự phát triển của văn học thế giới, ảnh hưởng của văn học Nga

đối với văn học Việt Nam; các tác gia, tác phẩm tiêu biểu được chọn giảng trong học phần và các

tác phẩm được chọn giảng ở trường học Việt Nam.

2.2. Về kĩ năng:

Hình thành cho người học các năng lực: sử dụng kiến thức văn học và lý luận văn học vào để tiếp

nhận tác phẩm qua bản dịch (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học nước ngoài; vận

dụng kiến thức về văn học Nga để giải mã các hiện tượng văn học cùng đặc trưng thể loại; Biết vận

dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của khoa học Ngữ văn,

giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống, đặc biệt trong giảng dạy văn học; Biết cách tư duy sâu và

diễn đạt đúng, hay; Biết tìm ra những ý tưởng, cách thức biện pháp mới để tạo ra những sản phẩm

mới; Đề xuất được cách tiếp cận, giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích các tác phẩm văn học nước

ngoài tại trường học Việt Nam

2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: Khách quan trong nghiên cứu, thảo luận; Cầu thị, sáng tạo

trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng

những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học Nga, từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của

con người hiện đại, văn minh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức cơ bản về văn

học Nga thế kỉ XIX và XX, phần kiến thức bắt buộc phải có đối với sinh viên sư phạm chuyên

127

Page 128: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

ngành Ngữ văn, giúp người học có nền tảng kiến thức cần thiết để học tốt phần văn học Việt Nam,

giảng dạy tốt phần Văn học Nga nói riêng, văn học nước ngoài nói chung ở trường học Việt Nam.

Môn học gồm có 10 chương, cung cấp cho người học một cái nhìn tương đối hệ thống, sâu

rộng diện mạo văn học Nga từ những vấn đề khái quát chung đến những tác giả, tác phẩm cụ thể;

Hướng dẫn người học nghiên cứu sâu một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả: A.Pushkin,

F.M.Dostoevsky, L.Tolstoy, A.P.Chekhov, M.Gorky. M. Sholokhov, Mikhail Bulgakov, Boris

Pasternak, C.Aitmatov; Định hướng kiến thức cần đạt và phương pháp giảng dạy một số tác phẩm,

đoạn trích tác phẩm văn học Nga được giảng dạy trong nhà trường Việt Nam.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The course mentions specialized knowledge concerning Russian literature which is necessary

to philology students of teacher education program.

The course consists of 10 chapters and deals with basic issues of Russian literature. It also

provides students with detail knowledge of the representative works of writers: A.Pushkin,

F.M.Dostoevsky, L.Tolstoy, A.P.Chekhov, M.Gorky. M. Sholokhov, Mikhail Bulgakov, Boris

Pasternak, C.Aitmatov. Students are introduced to master the necessary knowledge and effective

approaches in teaching Rusian literature works at schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Đỗ Hải Phong, Hà Thị Hòa (2012), Giáo trình Văn học Nga, Nxb Giáo dục, H

[2]. Phạm Thị Phương (2013), Giáo trình Văn học Nga, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí

Minh, Tp Hồ Chí Minh.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, (1988), Lịch sử văn học Xô Viết, Nxb Giáo dục, H.

[4]. Nguyễn Hải Hà (1986), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, H.

[5]. Hoàng Ngọc Hiến (1987), Văn học Xô Viết đương đại, Nxb ĐH&THCN, H.

[6]. Hà Văn Lưỡng, http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c111/n871/Mot-vai-dac-diem-cua-van-

hoc-nga-duong-dai-nhin-tu-phuong-thuc-bieu-hien.html

[7]. Nguyễn Thị Vượng (2006), Thi pháp nhân vật trong Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhốp,

Nxb Giáo dục, H.

[8]. Nguyễn Thị Vượng (2010), Đề cương bài giảng Văn học Nga thế kỉ XIX, ĐHSPTN.

[9]. Nhiều tác giả (2007)(tài liệu dịch), Lịch sử văn học thế giới, tập 1, Viện Hàn lâm khoa học

Liên Xô (Viện Văn học thế giới A.M.Gorki), Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học.

[10]. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học (bộ mới) Nxb Thế giới, H.

[11]. Phùng Hoài Ngọc, http://nguvandhag.wordpress.com/2011/11/22/van-h%E1%BB%8Dc-nga/

128

Page 129: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[12]. http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c251/n9393/Thien-su-mang-suc-song-vinh-hang-cua-

nghe-thuat.html

[13]. Nguyễn Thị Như Trang (2002), Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại

qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov, LATS, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[14]. http://binhson.edu.vn/home/nghien-cuu-khoa-hoc/107-the-gioi-nhan-vat-trong-tac-pham-bac-

sy-zhivago.html

[15]. Edith W.Clowes (1995), Doctor Zhivago: A Critical Companion, Northwestern University

Press. http://books.google.com.vn/books?

id=0OBXloOorPEC&dq=Dr+Zhivago+on+Pasternak+guide+of+interpretation&lr=&hl=vi&source

=gbs_navlinks_s

[16]. Nguyễn Hải Hà (2012), Tinh hoa văn học Nga- khám phá và thưởng thức, Nxb Giáo dục, H.

[17]. Hà Thị Hòa (2011), Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục, H.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư

viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu

của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết

7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn

bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau

dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về Tiến trình lịch sử văn học Nga theo các nội dung

sau:Tiến trình Lịch sử Nga, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, Đặc điểm, Thể loại và một số tác

gia, tác phẩm tiêu biểu

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Nga thế kỷ XIX và tác phẩm của các nhà văn

A.Pushkin, F.M.Dostoevsky, L.Tolstoy, A.P.Chekhov,

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT3: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Nga thế kỷ XX và tác phẩm của các nhà văn M.Gorky.

M. Sholokhov, Mikhail Bulgakov, Boris Pasternak, C.Aitmatov

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV129

Page 130: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

130

Page 131: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY(WESTERN LITERATURE)

Mã học phần: WTL 253

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 05 Số tiết: Tổng : 75 LT: 60 BT: 5, TL: 10

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn

học các nước phương Tây. Bao gồm: Tiến trình phát triển, các đặc trưng cơ bản, các hiện tượng và

đỉnh cao văn học; thành tựu và hạn chế; vị trí, vai trò của văn học phương Tây trong sự phát triển

của văn học thế giới, ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với văn học Việt Nam; các tác gia,

tác phẩm tiêu biểu được chọn giảng trong học phần và các tác phẩm được chọn giảng ở trường học

Việt Nam.

2.2. Về kỹ năng:

Hình thành cho người học các năng lực: sử dụng kiến thức văn học và lý luận văn học vào để tiếp

nhận tác phẩm qua bản dịch (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học nước ngoài; vận

dụng kiến thức về văn học phương Tây để giải mã các hiện tượng văn học cùng đặc trưng thể loại;

Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của khoa học

Ngữ văn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống đặc biệt trong giảng dạy văn học; Biết cách tư

duy sâu và diễn đạt đúng, hay; Biết xây dựng ý tưởng, cách thức, biện pháp để tạo ra những sản

phẩm mới; Đề xuất được cách tiếp cận, giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn học nước

ngoài tại trường học Việt Nam

2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: Khách quan trong nghiên cứu, thảo luận; Cầu thị, sáng tạo

trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng

những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học phương Tây, từ đó hình thành những phẩm chất tốt

đẹp của con người hiện đại, văn minh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

131

Page 132: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức cơ bản

về văn học các nước Âu - Mỹ, phần kiến thức bắt buộc phải có đối với sinh viên sư phạm chuyên

ngành Ngữ văn, giúp người học có kiến thức cần thiết để học tốt phần văn học Việt Nam, giảng

dạy tốt phần Văn học phương Tây nói riêng, văn học nước ngoài nói chung ở trường học Việt

Nam.

Môn học gồm có 7 chương, cung cấp cho người học một cái nhìn tương đối hệ thống, sâu

rộng diện mạo văn học các phương Tây từ những vấn đề chung (thời đại, tư tưởng xã hội, thành

tựu văn học) đến những vấn đề cụ thể (các trào lưu, hiện tượng, tác gia, tác phẩm); Hướng dẫn

người học nghiên cứu sâu một số đỉnh cao văn học: Văn học cổ (Sử thi Hy Lạp), Văn học Phục

hưng (F. Rabelais, M. Cervantes, W. Shakespeare), Văn học Cổ điển (Molière), Văn học Ánh sáng

(D. Defoe, J. W. Goethe), Văn học hiện thực và lãng mạn thế kỷ XIX (G. Byron, V. Hugo, H.

Balzac), Văn học thế kỷ XX (J. London, O. Henry, F. Kafka, E. Hemingway, S. Beckett, G. G.

Marquez); Định hướng kiến thức cần đạt và phương pháp giảng dạy một số tác phẩm, đoạn trích

tác phẩm văn học phương Tây được giảng dạy trong nhà trường Việt Nam.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course mentions specialized knowledge concerning European and American literature

which is necessary to philology students of teacher education program.

The course consists of seven chapters and deals with basic issues of Western

literature, including historical, social and cultural contexts and specific writings. Students will

apply literary theory and cultural theory to interpret various Western literary works: Ancient

literature (Greek epics), Renaissance literature (novels and dramas of F. Rabelais, Cervantes M.,

W. Shakespeare), Classic Literature (Molière), Enlightment literature (D.Defoe, J.Goethe),

Realism and Romanticism in the century 19th (G.Byron, V.Hugo, H.Balzac), the twentieth-

century literature (J.London, O.Henry, F.Kafka, E.Hemingway, S.Beckett, G.Marquez). The course

guides students some effective approach to teach Western literature at Vietnamese high schools.,

5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2011), Giáo trình Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, H.

[2]. Nhiều tác giả (1996), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, H. (đã tái bản)

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê Huy Bắc chủ biên (2011), Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX, Nxb Đại học Sư phạm.

[4]. Lê Huy Bắc (2005), Văn học Mĩ, Nxb Giáo dục, H.

[5]. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Franz Kafka, Nxb Giáo dục, H.

[6]. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Márquez, Nxb Giáo dục,

H.

132

Page 133: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[7]. D. Brewster & J. Burel (2003), Tiểu thuyết hiện đại (Dương Thanh Bình dịch), Nxb Lao động.

[8]. Jean Chevalier và Alain Gheebrant, (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, (Nhóm dịch,

Phạm Vính Cư chủ biên), Nxb Đà Nẵng.

[9]. Nguyễn Văn Dân (2001), Văn học Phi lí, Nxb Văn học, H.

[10]. Đặng Anh Đào (1996), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, H.

[11]. Lê Phong Tuyết (1995), Alain-Robbe-Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, Nxb Khoa học xã hội,

H.

[12]. Phùng Văn Tửu (2003), Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ, Nxb Hội nhà văn, H..

[13]. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức.

[14]. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, H.

[15]. Nhiều tác giả (2006), Lịch sử văn học Pháp, Nxb Đại học Quốc gia, H.

[16]. Nhiều tác giả (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà

văn, H.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư

viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu

của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết

7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn

bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau

dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về Tiến trình lịch sử văn học Nga theo các nội dung

sau: Tiến trình văn học phương Tây từ Cổ đại Hi Lạp đến văn học Hậu hiện đại, hoàn cảnh lịch sử,

xã hội, văn hóa, đặc điểm, thể loại và một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Hi Lạp cổ đại, về hai sử thi Hi Lạp.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

133

Page 134: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

BT3: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Phục hưng và những điểm cơ bản về tác phẩm của các

nhà văn F. Rabelais, Cervantes M., W. Shakespeare.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT4: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Cổ điển Pháp thế kỷ XVII và những điểm cơ bản về

các tác phẩm của nhà văn Molière.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT5: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Khai sáng thế kỷ XVIII và những điểm cơ bản về tác

phẩm của các nhà văn D.Defoe, J.Goethe.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT6: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỷ

XIX; những điểm cơ bản về các tác phẩm của các nhà văn G.Byron, V.Hugo, H.Balzac.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT7: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học hiện đại và hậu hiện đại phương Tây, về các nhà văn J.

London, O. Henry, F. Kafka, E. Hemingway, S. Beckett, G. G. Marquez - Yêu cầu cần đạt: SV hoàn

thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 6 điểm

(1 cc, 2 tx, 3 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK1 + Điểm ĐK1+ Điểm ĐK1):5

134

Page 135: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC ẤN ĐỘ VÀ NHẬT BẢN(INDIAN AND JAPANESE LITERATURE)

Mã học phần: IJL224

1.Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2,TL: 4

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về hai

nền văn học Ấn Độ và Nhật Bản. Sinh viên nhận diện, phân tích và trình bày được tiến trình phát

triển, các đặc trưng cơ bản, các hiện tượng và thành tựu của văn học Ấn Độ và Nhật Bản; vị trí của

hai nền văn học này trong sự phát triển của văn học thế giới; ảnh hưởng của hai nền văn học này

đối với văn học Việt Nam. Sinh viên nhận diện, phân tích được giá trị các tác phẩm văn học Ấn

Độ, Nhật Bản được chọn giảng ở trường học Việt Nam.

2.2. Về kĩ năng:

Hình thành năng lực vận dụng tri thức tổng hợp liên môn (tri thức khoa học xã hội, lý thuyết thi

pháp, lý thuyết thể loại) vào đọc- hiểu thơ Tagore, sử thi Ấn Độ, thơ haiku và tiểu thuyết, truyện

ngắn Murakami; năng lực phân tích tác phẩm văn học trong ngữ cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa Ấn

Độ và Nhật Bản ở từng giai đoạn cụ thể; năng lực đối chiếu so sánh nguyên tác và bản dịch để thấy

được những khác biệt chi phối bởi ngôn ngữ, cá tính văn hóa dân tộc và cá tính văn hóa dịch giả;

năng lực truyền tải kích thích hứng thú thẩm mỹ tới người nghe; năng lực vận dụng tri thức văn

học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống một cách chủ động, sáng tạo. Ngoài ra, hình

thành cho sinh viên năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tạo lập văn bản và năng lực thuyết

trình.

2.3. Về thái độ:

Hình thành thái độ khách quan, độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu. Cầu thị, sáng tạo trong tiếp

nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng những giá trị

thẩm mĩ, nhân văn trong văn học Ấn Độ - Nhật Bản, từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của

con người hiện đại, văn minh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

135

Page 136: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đất

nước, con người, lịch sử, văn hóa và văn học Ấn Độ và Nhật Bản. Môn học gồm 2 chương, đề cập

tới các vấn đề chung như các yếu tố chi phối tới sự hình thành và phát triển của văn học Ấn Độ,

Nhật Bản; đặc điểm chung của văn học Ấn Độ, Nhật Bản; đặc trưng thể loại như sử thi Ấn Độ, thơ

haiku Nhật Bản; các giai đoạn phát triển của văn học Ấn Độ, Nhật Bản. Đồng thời, môn học cũng

đề cập tới những thành tựu tiêu biểu, cụ thể của hai nền văn học: sử thi Mahabharata, thơ Tagore,

thơ haiku của Matsuo Basho, tiểu thuyết và truyện ngắn hậu hiện đại của Murakami. Môn học

trang bị cho sinh viên những hướng tiếp cận phù hợp đối với các tác phẩm văn học Ấn Độ và Nhật

Bản nói riêng và các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung được giảng dạy trong trường phổ

thông Việt Nam.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students with a basic introduction to Indian and Japanese literature. It

focuses on Indian and Japanese geographical, historical and cultural issues which influenced

their literature. Students are introduced to Indian epics, poems of Tagore, haiku poems and post-

modern novels of Haruki Murakami. Students read, analyze and research diverse and significant

literary texts of Indian and Japansese literature in the context of their cultural values and historical

periods. Students are introduced to master skills in interpretation, analysis and critical evaluation

and in teaching Indian and Japanese literary works at schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nhật Chiêu (2003), Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868, Nxb Giáo dục, H.

[2]. Lưu Đức Trung (2000), Giáo trình Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo dục, H.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Cao Huy Đỉnh (1997), Văn hoá Ấn Độ, Nxb Văn học, H.

[4]. Đỗ Thu Hà (2005), Tagore văn và người, Nxb Văn hoá- thông tin, H.

[5]. Nguyễn Thị Bích Hải (2002), Văn học Châu Á trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, H.

[6]. Phan Thu Hiền (1999), Sử thi Ấn Độ (T1: Mahabharata), Nxb Giáo dục, H.

[7]. Phan Thu Hiền (2006), Thi pháp cổ điển Ấn Độ, Nxb Khoa học xã hội, H.

[8]. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (1998), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, H.

[9]. Lưu Đức Trung (1992), Thi pháp thơ Tagore, Bài giảng chuyên đề sau đại học, ĐHSPQGHN.

[10]. Lưu Đức Trung (2003), Tác gia - Tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, NXB

Giáo dục, H.

[11]. Ludwig, Theodore (2003), Những con đường tâm linh Phương Đông (Các tôn giáo khởi

nguyên từ Ấn Độ), Nxb Văn hóa - Thông tin, H.

[12]. Shuichi Kato (2005), Lịch sử văn học Nhật Bản, Viện Văn học

136

Page 137: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[13]. Nguyễn Nam Trân (2011), Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, Nxb Giáo dục, H.

[14]. Nguyễn Thị Khánh (chủ biên) (1998), Văn học Nhật Bản, Viện thông tin khoa học xã hội, H.

[15]. Sone Hiroyoshi (2000), “Nền văn học hiện đại Nhật Bản (từ sau chiến tranh thế giới lần thứ

hai đến nay), Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3.

[16]. Lưu Đức Trung- Lê Từ Hiển (2006), Haiku- Hoa thời gian, Nxb Giáo dục, H.

[17]. Matsuo Basho (1999), Lối lên miền Oku, (Vĩnh Sính dịch), Nxb Thế giới

[18]. Hà Văn Lưỡng (2008), “Một số vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy Văn học Nhật Bản ở Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 47

[19]. Lê Thị Thanh (2012), Kết cấu trong tiểu thuyết Murakami, LVThS, Trường ĐHKHXH&NV, H.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư

viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu

của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết

7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn

bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau

dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về tiến trình lịch sử văn học Ấn Độ và văn học Nhật

Bản theo các nội dung sau: Tiến trình Ấn Độ và văn học Nhật Bản, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn

hóa, đặc điểm, thể loại và một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản về thời đại sử thi Ấn Độ và những đặc điểm nội dung, nghệ thuật

của hai sử thi Mahabharata, Ramayana.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT3: Tổng thuật những điểm cơ bản về Tagore, sự nghiệp và đặc điểm thơ Tagore

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT4: Tổng thuật những điểm cơ bản về thơ haiku, sự nghiệp của Bahso và đặc điểm thơ haiku của

Bahso

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT5: Tổng thuật những điểm cơ bản về Murakami Haruki và tác phẩm của ông.137

Page 138: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

138

Page 139: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI(POSTMODERN LITERATURE)

Mã học phần: PML225

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2, TL: 4

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Trung Quốc, Văn học Nga, Văn học phương Tây

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh được lượng kiến

thức tương đối đầy đủ về lý thuyết và thực tiễn của văn học Hậu hiện đại thế giới (tiền đề dẫn đến sự

xuất hiện của văn học Hậu hiện đại, những khái niệm/ thuật ngữ cơ bản, tiến trình phát triển, những

khuynh hướng cơ bản); người học nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của văn học thế giới và

ảnh hưởng của xu thế đó đối với văn học Việt Nam, đồng thời đánh giá được đúng mức sự tiếp nhận

của văn học Việt Nam; giúp người học cách đọc hiểu tác phẩm văn học theo tinh thần hậu hiện đại.

2.2. Về kĩ năng:

Hình thành cho người học các năng lực: Biết sử dụng kiến thức văn học và lý luận văn học vào

tiếp cận tác phẩm văn học Hậu hiện đại (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu); Biết vận dụng kiến thức

về văn học Hậu hiện đại để giải mã các hiện tượng văn học; Biết vận dụng những kiến thức từ tác

phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của khoa học Ngữ văn, giải quyết các vấn đề thực tiễn

đời sống, đặc biệt trong giảng dạy văn học; Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay; Biết xây

dựng ý tưởng, cách thức, biện pháp để tạo ra những sản phẩm mới; Biết đề xuất cách tiếp cận,

giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn học Hậu hiện đại tại trường học Việt Nam.

2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: Khách quan trong nghiên cứu, thảo luận; Cầu thị, sáng tạo

trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng

những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học Hậu hiện đại thế giới, từ đó hình thành những phẩm

chất tốt đẹp của con người hiện đại, văn minh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức cơ bản

về văn học Hậu hiện đại thế giới - phần kiến thức cần thiết đối với sinh viên sư phạm chuyên

139

Page 140: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

ngành Ngữ văn, giúp người học có nền tảng kiến thức để học tốt các môn học thuộc ngành Ngữ

văn nói riêng, các môn học thuộc khối ngành khoa học xã hội nói chung ở trường học Việt Nam.

Môn học gồm có 3 chương, cung cấp cho người học cái nhìn tương đối hệ thống về văn học

Hậu hiện đại: những tiền đề dẫn đến sự xuất hiện của văn học hậu hiện đại; nội hàm của những

khái niệm/ thuật ngữ cơ bản như: hỗn độn, trò chơi, hài hước đen, liên văn bản, phân mảnh, trung

tâm/ ngoại vi, giải hoặc/ thiêng/ huyền thoại, huyền ảo, cực hạn… ; tiến trình phát triển của văn

học hậu hiện đại trong thực tiễn sáng tác (các tác giả, tác phẩm) và lý luận; những khuynh hướng

cơ bản của văn học Hậu hiện đại thế giới; sự tiếp nhận văn học Hậu hiện đại thế giới của văn học

Việt Nam. Môn học cũng định hướng đọc hiểu một số tác phẩm văn học Việt Nam theo tinh thần

hậu hiện đại

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students a specialized and necessary knowledge of postmodern world

literature which is necessary to philology students of teacher education program. Its content

includes three chapters, focusing on the historical, social and cultural context and basic

characteristics of postmodern world literature.

The course offers various terms and defines concepts such as chaos, play, black humor,

intertextuality, fragmentation, central/peripheral, magical realism, maxilism; finds out its development

progress and its basic development trends; the reception of postmodern world literature into

Vietnamese literature. The course provides a method of applying postmodern literature theory to

reading comprehension of Vietnamese literary works.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê Huy Bắc (2012), Văn học Hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, H.

6. Tài liệu tham khảo:

[2]. Lê Huy Bắc (Chủ biên) (2013), Phê bình văn học Hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà

Nội.

[3]. Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Hải Phong (tuyển chọn) (2013), Văn học Hậu hiện đại - lí

thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, H.

[4]. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honoré de Balzac, Nxb Giáo

dục, H.

[5]. Nguyễn Thành, Hồ Thế Hà, Nguyễn Hồng Dũng (Chủ biên) (2013), Văn học Hậu hiện đại

Diễn giải và Tiếp nhận, Nxb Văn học, H.

[6]. Liviu Petrescu (Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu) (2013), Thi pháp chủ nghĩa Hậu hiện đại, ,

Nxb Đại học Sư phạm, H.

140

Page 141: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[7]. Jean-Francois Lyotard (2007), Hoàn cảnh Hậu hiện đại, Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn

hiệu đính, Nxb Tri thức, H.

[8]. Phương Lựu (2012), Lí thuyết văn học Hậu hiện đại (bản in lần thứ 2), Nxb Đại học Sư phạm, H.

[9]. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn Hậu hiện đại thế giới, Nxb Hội Nhà văn - Trung tâm Văn

hóa Ngôn ngữ Đông Tây, H.

[10]. Lộc Phương Thủy (Chủ biên) (2007), Lí luận-Phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập hai,

Nxb Giáo dục, H.

[11]. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2013), Tự sự kiểu Mạc Ngôn, Nxb Văn học Trung tâm Ngôn ngữ -

Văn hóa Đông Tây, H.

[12]. Nhiều tác giả (2003),  Văn học Hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, Hội Nhà văn -

Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, H.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư

viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu

của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết

7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn

bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau

dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Tổng thuật những điểm cơ bản về hoàn cảnh/ điều kiện hậu hiện đại và một số khái

niệm/thuật ngữ cơ bản của văn học Hậu hiện đại.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản về tiến trình và những thành tựu của văn học Hậu hiện đại thế giới.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT3: Tổng thuật những điểm cơ bản của văn học Hậu hiện đại Việt Nam.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

141

Page 142: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và

điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm

(1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm

đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm

ĐK):3

142

Page 143: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: CƠ SỞ NGÔN NGỮ(Basic of language)

Mã học phần: BLG 221

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2 TL: 4

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa (Bộ

chuẩn sách Ngữ văn 10,11(2011), Nxb Giáo dục, H.)

+ Sinh viên phải chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, tìm đọc tài

liệu tham khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu

hỏi, làm bài tập trong vở bài tập)

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1 Về kiến thức :

Nắm vững và trình bày được những tri thức nền tảng của ngôn ngữ học nói chung; những vấn

đề khái quát về tiếng Việt trong tương quan với các ngôn ngữ khác nói riêng; từ đó biết vận dụng

vào việc tổ chức các hoạt động dạy học các tri thức có liên quan đến môn học trong các bài dạy ở

trường phổ thông.

2.2.Về kĩ năng:

Thuần thục các thao tác xác định cấu trúc, nhận diện, phân tích và miêu tả các đơn vị ngôn

ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ; biết áp dụng những tri thức của học phần để nghiên cứu, học tập

và giảng dạy các bài học liên quan ở trường phổ thông; biết áp dụng những tri thức của môn học

vào việc thực hành trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt.

2.3. Về thái độ:

Thông qua môn học, xây dựng cho sinh viên lòng yêu thích ngôn ngữ học nói chung và tiếng

Việt nói riêng, từ đó thấy được nét đặc thù và cái hay cái đẹp trong cách diễn đạt của người Việt; Mặt

khác, môn học cũng hướng sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi, áp dụng những

kiến thức nền tảng của ngôn ngữ để làm cơ sở trong nghiên cứu, học tập và giảng dạy ngôn ngữ nói

chung, tiếng Việt nói riêng sau này.

143

Page 144: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức chung về ngôn ngữ như:

nguồn gốc, sự phát triển, bản chất, chức năng của ngôn ngữ; đồng thời, cung cấp một số kiến thức

về từng bộ phận thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ

vựng, ngữ pháp, ngữ dụng…

Mặt khác, môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về sự phân loại các ngôn ngữ trên thế

giới để bước đầu có một cái nhìn toàn cảnh về các ngôn ngữ.

Ngoài ra, môn học còn hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên một số thao tác, kỹ năng đơn

giản như: phân tích để nhận rõ và phân biệt được hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, nhận diện và

miêu tả các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để chuẩn bị cho việc học tập những học phần tiếng

Việt thuộc khối kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành

tiếp theo.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject aims at providing students the system of general knowledge of language

including the origins, developement, nature and function of languages; as well as giving the

information about each part belonging to structure’s aspect or language usage’s aspect including

phonetics, vocabulary, grammar, usage, etc.

On the other hand, the subject provides students knowledge of how to classify language

throughout the world in order to create first overview about languages.

Also, the subject is towards training students some simple skills, such as: analysing to

identify and distinguish the system and the structure of language, identifying and describing

phonetics, vocabulary and grammar in order to prepare for approaching Vietnamese in the next

specialized sections.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb ĐH &THCN

[2]. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1995), Dẫn luận ngôn ngữ học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. ĐHQG,

Hà Nội.

[4]. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng

Việt, Nxb ĐH và THCN.

[4]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

144

Page 145: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[5]. Đoàn Thiện Thuật (1997), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN.

[6]. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng- Ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. IU. V. Rozdextvenxki (1997), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Đỗ Việt Hùng dịch,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3

điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX +

Điểm ĐK):3

145

Page 146: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: NGỮ ÂM - TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT(Vietnamese phonic - vocabulary)

Mã học phần: VPV 331

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng: 45; LT: 36; BT: 3 TL: 6

- Loại môn học:Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Cơ sở ngôn ngữ

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa (Bộ

chuẩn sách Ngữ văn 10,11(2011), Nxb Giáo dục, Hà Nội.)

+ Sinh viên phải chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, tìm đọc tài

liệu tham khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu

hỏi, làm bài tập trong vở bài tập)

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

* Phần Ngữ âm tiếng Việt

+ Nắm và trình bày được những kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt như âm tiết (khái

niệm, đặc điểm, cấu trúc và phân loại); hệ thống âm vị (hệ thống âm vị đoạn tính và hệ thống âm vị

siêu đoạn tính); một số vấn đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường (chính âm, chính tả và

chữ viết tiếng Việt hiện đại)…

+ Biết và vận dụng được phương pháp miêu tả trong ngữ âm học truyền thống.

+ Nêu được một cách hệ thống những vấn đề trong ngữ âm học nói chung, ngữ âm học tiếng

Việt nói riêng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phương ngữ học tiếng Việt.

* Phần Từ vựng tiếng Việt

+ Nắm và trình bày được những kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Việt như: đơn vị từ vựng,

nghĩa của từ, hệ thống từ vựng có quan hệ về nghĩa, hệ thống từ vựng không có quan hệ về nghĩa.

+ Biết được các nội dung kiến thức dạy học từ vựng ở trường phổ thông, từ đó có những định

hướng cụ thể về mặt phương pháp dạy học những nội dung kiến thức đó.

2.2. Về kĩ năng:

* Phần Ngữ âm tiếng Việt

146

Page 147: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Rèn luyện năng lực tư duy lí luận về ngữ âm học tiếng Việt.

+ Có kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích các hiện

tượng ngữ âm tiếng Việt và kĩ năng trình bày, thuyết trình về một vấn đề trong ngữ âm tiếng Việt.

+ Có kĩ năng vận dụng lí luận và phương pháp miêu tả của ngữ âm học truyền thống để phân

tích, nghiên cứu các vấn đề ngữ âm tiếng Việt trong thực tế xã hội Việt Nam và thế giới.

+ Có kĩ năng phát âm đúng theo chuẩn chính âm và viết theo đúng chuẩn chính tả nhằm đạt

hiệu quả giao tiếp cao.

+ Có kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học các bài học liên quan đến Ngữ âm tiếng Việt.

* Phần Từ vựng tiếng Việt

+ Rèn luyện năng lực tư duy lí luận về từ vựng học tiếng Việt.

+ Biết vận dụng tri thức từ vựng tiếng Việt để xác định được các đơn vị từ vựng, nghĩa của

từ, hệ thống từ vựng có quan hệ về nghĩa, hệ thống từ vựng không có quan hệ về nghĩa trong

những ngữ cảnh cụ thể để từ đó có thể tạo lập và sử dụng được các đơn vị ngôn ngữ chuẩn mực và

phù hợp trong giao tiếp.

+ Có kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề

về từ vựng tiếng Việt và kĩ năng trình bày, thuyết trình về một vấn đề trong từ vựng tiếng Việt.

+ Có kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học các bài học liên quan đến Từ vựng tiếng Việt.

+ Có năng lực phát triển chương trình Từ vựng tiếng Việt.

2.3. Về thái độ:

* Phần Ngữ âm tiếng Việt

+ Có thái độ nhìn nhận khách quan, đúng đắn về các vấn đề ngữ âm trong tiếng Việt, qua đó

giúp học sinh sau này cũng có thái độ khách quan khi miêu tả, phân tích các hiện tượng ngữ âm

trong thực tế.

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về những nét đẹp, khả năng biểu đạt tinh tế, uyển

chuyển của tiếng Việt và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

* Phần Từ vựng tiếng Việt

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về vốn từ phong phú, những nét đẹp, khả năng biểu đạt

tinh tế, uyển chuyển của từ tiếng Việt.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người

xung quanh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Ngữ âm - Từ vựng tiếng Việt nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, thuộc học phần bắt

buộc, giới thiệu kiến thức chuyên sâu về Ngữ âm tiếng Việt và Từ vựng tiếng Việt.

147

Page 148: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Phần Ngữ âm có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên, học viên Ngữ văn hệ thống kiến thức cơ bản về

ngữ âm tiếng Việt; kĩ năng nhận diện, sử dụng các đơn vị ấy và một số vấn đề về ngữ âm học trong nhà

trường PT. Phần này có cấu trúc gồm 3 chương:Âm tiết tiếng Việt, Hệ thống âm vị tiếng Việt, Một số vấn

đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường

Phần Từ vựng có nhiệm vụ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Việt; kĩ năng

nhận diện, sử dụng các đơn vị từ vựng; và một số gợi ý về phương pháp dạy học ngữâm ở trường PT.

Phần nàycó cấu trúc gồm 4 chương:Đơn vị từ vựng, Nghĩa của từ, Hệ thống từ vựng có quan hệ về

nghĩa, Hệ thống từ vựng không có quan hệ về nghĩa.

Thông qua những kiến thức được cung cấp trong nội dung môn học mà người học có thể nắm

được hệ thống các đơn vị ngữ âm, hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ đó có khả năng lựa chọn, sử

dụng chính xác các đơn vị đó trong giao tiếp, giảm tối đa cách diễn đạt không phù hợp. Cùng với

các tri thức về ngữ âm, từ vựng, những tri thức về nghiệp vụ sư phạm sẽ góp phần nâng cao hiệu

quả dạy học các nội dung này ở trường PT.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Vietnamese Phonetics and vocabulary in the Profesional Education group, compulsory

courses, which introduce in-depth knowledge of Vietnamese phonetics and Vietnamese

vocabulary.

Phonological component is responsible for giving students, philology students with basic

knowledge system of phonetic Vietnamese; identification skills, the unit's use and some phonetic

problems in secondary school . This section includes 3 chapters: Vietnamese Syllable, Vietnamese

phonological system, a number of issues related to phonetics in schools

Glossary part tasked equipped with basic knowledge of Vietnamese vocabulary; recognition

skills, use of lexical units; and some hints about phonics teaching methods in the secondary school.

This section includes 4 chapters: Vocabulary unit, word meaning, vocabulary system relations of

meaning, vocabulary system unrelated in meaning.

Through the knowledge provided in the course content that students can grasp the system of

phonetic units, Vietnamese vocabulary system, which has the ability to select and use the exact

units in communication, minimize inappropriate wording. Along with the knowledge of phonics,

vocabulary, knowledge of pedagogical would contribute to improving the effectiveness of teaching

this content in the secondary school.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập Đỗ Hữu Châu, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Đoàn Thiện Thuật (1999), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

148

Page 149: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[3]. Ngô Thúy Nga, Nguyễn Thu Quỳnh (2013), Đề cương bài giảng Ngữ âm - Từ vựng tiếng Việt,

Nxb ĐHTN

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh (2011), Giáo trình Tiếng Việt 2, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng

Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Quang Hồng (2001), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[9]. Vũ Bá Hùng (2000), Tiếng Việt và một số ngôn ngữ dân tộc trên bình diện ngữ âm, Nxb

KHXH, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc (2013), Hình thái học trong từ láy tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[11]. Mai Thị Kiều Phương (2008), Tiếng Việt đại cương ngữ âm, Nxb KHXH, Hà Nội.

[12]. Hữu Quỳnh, Vương Lộc (1980), Khái quát về Lịch sử tiếng Việt và Ngữ âm tiếng Việt hiện

đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Đặng Đức Siêu (1982), Chữ viết trong các nền văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Đỗ Tiến Thắng (2009), Ngữ điệu tiếng Việt - sơ khảo, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[16]. Đoàn Thiện Thuật (2007), Chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh (2004), Tiếng Việt Đại cương - Ngữ âm, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[18]. Hà Thiên Vạn (2011), Bàn về tiếng Việt hiện đại, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập (bài tập cá nhân, bài tập nhóm) được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

Điểm thành phần

149

Page 150: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5

điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX +

Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

150

Page 151: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT(Vietnamese grammar )

Mã học phần: VMG 341

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 04

- Số tiết: Tổng : 60 tiết; LT: 48 tiết; BT:4 tiết TL: 8 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Ngữ âm - từ vựng tiếng Việt (Mã HP: VPL 331)

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, đọc bài mới, tìm đọc tài liệu tham

khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm

bài tập trong vở bài tập)

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

+ Trình bày được các tiêu chuẩn, kết quả phân định từ loại; đặc trưng của từng từ loại trong

tiếng Việt và hiện tượng chuyển loại của từ tiếng Việt.

+ Phân biệt được các loại cụm từ; phân tích được sự khác biệt giữa danh ngữ, động ngữ,

tính ngữ trong tiếng Việt.

+ Trình bày được các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp và theo

mục đích nói, cách biến đổi câu trong văn bản, phân tích được cấu trúc ngữ nghĩa của câu.

+ Trình bày được đặc trưng của văn bản, phân biệt được các phép liên kết văn bản.

+ Phân tích được mức độ, trật tự những tri thức ngữ pháp được giảng dạy ở trường PT.

2.2.Về kĩ năng:

+ Nhận diện, biết cách sử dụng từ loại trong tiếng Việt.

+ Biết nhận diện đoản ngữ khi phân tích câu, xây dựng các đoản ngữ để mở rộng câu tiếng

Việt.

+ Viết được các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp và theo mục đích nói, biết biến

đổi câu trong văn bản.

+ Biết xây dựng đoạn văn và văn bản đúng về mặt ngữ pháp.

+ Biết dạy học các tri thức ngữ pháp tiếng Việt cho học sinh ở trường PT.

151

Page 152: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

2.3.Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về những nét riêng bền vững của Ngữ pháp tiếng Việt.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người

xung quanh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Ngữ pháp tiếng Việt nằm trong khối kiến thức chuyên ngành. Môn học có nhiệm vụ trang bị

cho sinh viên, học viên Ngữ văn hệ thống kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt; kĩ năng nhận

diện, sử dụng các đơn vị ấy; và một số gợi ý về phương pháp dạy học ngữ pháp ở trường PT.

Môn học có cấu trúc gồm 5 chương: Một số vấn đề chung về ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại,

Cụm từ, Câu, Văn bản.

Nhờ tập hợp các quy tắc sử dụng tiếng Việt được đề cập trong môn học mà người học có thể

nắm được cấu trúc của tiếng Việt, có khả năng sử dụng chính xác các đơn vị tiếng Việt trong giao

tiếp, giảm tối đa cách diễn đạt không phù hợp. Cùng với các tri thức ngữ pháp, những tri thức về

nghiệp vụ sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các bài ngữ pháp tiếng Việt ở trường PT.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Vietnamese grammar is a part of the major curriculum. The subject aims at providing the

students with basic knowledge of Vietnamese grammar; the skill to recognize and use such units;

and some suggestions on grammar teaching methods at high schools.

The subject consists of 5 chapters: General overview of Vietnamese grammar, Part of speech,

Group of words, Sentence, Text.

Thanks to the collection of the uses of Vietnamese mentioned in the subject, learners can

grasp the structure of Vietnamese, have the capacity to correctly utilize the units of Vietnamese

language in communicating, minimize inappropriate expressions. Along with knowledge in

grammar, knowledge in teaching skills contributes to the improvement of Vietnamese grammar

lectures at high schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Thị Nhung (2014), Ngữ pháp tiếng Việt, (Giáo trình nội bộ dành cho sinh viên ngành

ngữ văn), Nxb ĐH Thái Nguyên.

[2]. Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Diệu Thương (2013), Đề cương bài giảng Chuyên đề văn

bản, ĐHSP- ĐH Thái Nguyên.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

152

Page 153: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[5]. Diệp Quang Ban, Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Phan Mậu Cảnh (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHTH&CN, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Tài Cẩn (1996 – tái bản), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng, Từ ghép, Đoản ngữ), Nxb

ĐHQG, Hà Nội.

[9]. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo trình ngữ pháp tiếng

Việt, (Tập 2 - Cú pháp tiếng Việt), Nxb ĐHTH&CN, Hà Nội.

[10]. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb ĐHTH&CN, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Thị Lương (2009), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Thị Nhung (2010), Định tố tính từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH. Hà Nội.

[15]. Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

[16]. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb KH.

[18]. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

[19]. Trần Ngọc Thêm (1981), Ngữ pháp văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Làm bài tập trong giáo trình theo hướng dẫn của giảng viên (ở

nhà)

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Tìm hiểu nội dung và phương pháp giảng dạy phần ngữ

pháp ở trường phổ thông

- Yêu cầu cần đạt:

+ Từ chương 2, trong thời gian học mỗi chương, người học giải quyết một nội dung tương

ứng. Chẳng hạn, trong thời gian học chương 2, người học làm phần tiểu luận về nội dung, phương

pháp dạy học từ loại ở trường PT.

+ Mỗi phần tiểu luận cần trình bày được các tên bài, sự phân bố, nội dung và các phương

pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học.

153

Page 154: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Các bài tập tiểu luận được làm vào vở bài tập, là một nội dung để GV chấm điểm chuyên

cần.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5

điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX +

Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

154

Page 155: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: LÀM VĂN

WRITING

Mã học phần: WRT321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02

Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 24 tiết; BT: 2 tiết TL: 4 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

- Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, đọc bài mới, tìm đọc tài liệu tham

khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm

bài tập trong vở bài tập)

- Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.

Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ học

2. Mục tiêu của môn học

2.1.Về kiến thức:

+ Nắm được một số vấn đề lí luận cơ bản về làm văn, sơ lược về văn bản và tạo lập văn bản.

+ Trình bày được các khái niệm về văn bản (miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị

luận, hành chính công vụ), khái quát nội dung về các dạng văn bản.

+ Trình bày các bước làm một bài văn và rèn luyện kỹ năng làm văn; thực hành chữa lỗi

trên văn bản cụ thể.

+ Thực hành viết một số kiểu văn bản: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận,

hành chính công vụ,...với các dạng bài tập cụ thể.

+ Phân tích được mức độ, yêu cầu đối với các dạng văn bản được giảng dạy ở trường PT.

2.2. Về kĩ năng:

+ Viết đúng, viết hay các dạng văn bản đã học.

+ Biết trình bày một vấn đề trước đông người một cách rõ ràng, dễ hiểu;

+ Biết lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

Nâng cao năng lực giao tiếp bằng lời và giao tiếp bằng văn bản.

+ Biết tạo lập và sử dụng các kiểu văn bản theo yêu cầu giao tiếp.

155

Page 156: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Biết dạy học các tri thức, kĩ năng về Làm văn cho học sinh ở trường PT.

2.3. Về thái độ:

+ Thông qua môn Làm văn, người học được nâng cao về nhận thức chính trị, đạo đức, lối

sống (Văn nghị luận chính trị xã hội), thấy được cái đẹp của đất nước, con người (Văn miêu tả, tự

sự, nghị luận văn học), v.v…

+ Thấy được tầm quan trọng của môn làm văn trong nhà trường và trong đời sống.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có thái độ giao tiếp chuẩn mực, tác động, làm

ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Làm văn nằm trong khối kiến thức chuyên ngành. Môn học có nhiệm vụ trang bị cho sinh

viên Ngữ văn hệ thống kiến thức cơ bản về các dạng văn bản thông dụng. Đây là môn học có tính

chất thực hành tổng hợp, tích hợp kiến thức của Văn học và Tiếng Việt. Làm văn trang bị cho

người học kĩ năng tạo lập văn bản, nâng cao năng lực giao tiếp trong các hoạt động nghe, nói, đọc,

viết. Bên cạnh đó, môn học đưa ra một số gợi ý về phương pháp dạy học Làm văn ở trường PT.

Môn học có cấu trúc gồm 7 chương: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Làm văn, Một số kiểu

văn bản thường gặp: văn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công

vụ.

Nhờ tập hợp các dạng văn bản thông dụng được học trong chương trình THCS và THPT mà

người học có thể nắm được các bước làm một bài văn và rèn luyện kỹ năng làm văn; thực hành

chữa lỗi trên văn bản cụ thể. Cùng với các tri thức về tạo lập văn bản, những tri thức về nghiệp vụ

sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các dạng văn bản cụ thể ở trường PT.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

This course is highly practical and requires students to master literature and Vietnamese.

In addition, students should also have solid background. Therefore, this course plays an

important role in linguistics and literature program.

- This course provides some theoretical framework in writing including:

+ Definition of text

+ Popular texts

+ Process of composing a text

+ Writing method for some types of text, such as: description text, narrative text,

analytical text, etc.

5. Tài liệu học tập:

[1] Bảo Quyến (2007), Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, Nxb. GD, Hà Nội. 156

Page 157: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[2] Nguyễn Quốc Siêu, Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, (Tái bản lần thứ tư), Nxb GD. Hà

Nội.

[3] Nguyễn Quang Ninh (chủ biên) (2000), Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học

sinh phổ thông, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.

[4] Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2010), Dạy và học nghị luận xã hội, Nxb. GDVN, Hà Nội.

[5] Lê A – Nguyễn Trí (2001), Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP), Nxb. GD,

Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[6] Đỗ Hữu Châu (1990), Làm văn 10, Nxb. GD, Hà Nội.

[7] Phan Trọng Luận (1991), Làm văn 11, Nxb. GD, Hà Nội.

[8] Trần Đình Sử (1992), Làm văn 12, Nxb. GD, Hà Nội.

[9] Nguyễn Hữu Tuyển, Nguyễn Gia Phong (1981), Tập làm văn và ngữ pháp, Nxb. ĐH&THCN,

Hà Nội.

[10] Nguyễn Đăng Thục (...), Phương pháp nghị luận (dịch, không rõ năm xuất bản và nhà xuất

ghi: Dịch giả giữ bản quyền, HN, ngày 22-10-1952, theo lời tựa)

[11] Đình Cao – Lê A (1989), Làm văn, Nxb. GD, Hà Nội.

[12] Nguyễn Thế Phán (chủ biên) (2008), Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản Quản lý kinh tế và

Quản trị kinh doanh, Nxb. ĐHKTQD, Hà Nội.

[13] Vũ Hoa Tươi (2014), Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Lao động, Hà Nội.

[14] Tạ Hữu Ánh (2008), Những vấn đề cơ bản về soạn thảo, ban hành văn bản, Nxb. Lao động,

Hà Nội.

[15] Bộ nội vụ, Thông tư hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Số:

01/2011/TT-BNV, Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2011

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Hoàn thành chương trình thực hành của môn học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: rèn luyện kỹ năng nói đối với bài văn thuyết trình,

tường thuật và kỹ năng viết đối với các kiểu bài văn miêu tả, nghị luận, v.v… Nội dung thực hành

sẽ được GV giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên theo chương trình học.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

157

Page 158: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7.4. Phần khác

Ngoại khóa: Tập quan sát một đối tượng sau đó viết một bài văn miêu tả

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3

điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX +

Điểm ĐK):3

158

Page 159: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: NGỮ DỤNG - PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆTMã học phần: VPS 341

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng: 45 LT: 36 BT: 3 TL: 6

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Ngữ pháp tiếng Việt

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, đọc bài mới, tìm đọc tài liệu tham

khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm

bài tập trong vở bài tập)

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.

Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

Sau khi học xong môn học này, sinh viên phải đạt được các mục tiêu sau:

2.1.Về kiến thức :

* Phần Ngữ dụng

+ Nắm và trình bày được các kiến thức chung về hoạt động giao tiếp và chức năng của ngôn

ngữ trong hoạt động giao tiếp.

+ Biết vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp

nghiên cứu đặc thù của khoa học ngôn ngữ vào việc tìm hiểu những vấn đề cụ thể của ngữ dụng

học.

* Phần Phong cách học tiếng Việt

+ Nắm và trình bày được các tri thức về phong cách chức năng ngôn ngữ; đánh giá và

chứng minh được giá trị của các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt; các phong cách chức

năng tiếng Việt làm nền tảng cho việc NCKH về phong cách học tiếng Việt.

+ Biết được cách biểu hiện ngôn ngữ cho hay, cho đẹp, bồi dưỡng nên những khuôn mẫu diễn

đạt tối ưu; lí giải, chứng minh sự giàu có và khả năng tiềm tàng của tiếng Việt bằng những nhận xét

khoa học; góp phần xúc tiến việc tiêu chuẩn hóa tiếng Việt.

2.2.Về kĩ năng:

* Phần Ngữ dụng

159

Page 160: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Biết sử dụng các hành động ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp sao cho phù hợp với đối

tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp;

+ Biết tuân thủ các qui tắc hội thoại trong hoạt động giao tiếp để giao tiếp đạt hiệu quả;

+ Biết sử dụng lập luận, cách nói hàm ẩn trong giao tiếp một cách thành thạo.

+ Biết vận dụng tri thức ngữ dụng đã học và các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu vào

việc nghiên cứu và trình bày những công trình khoa học, như viết một bài báo, một đề tài nghiên

cứu khoa học, v.v… có nội dung liên quan đến ngữ dụng học nói riêng, ngôn ngữ học nói chung.

* Phần Phong cách học tiếng Việt

+ Biết vận dụng kiến thức phong cách học tiếng Việt và các kiến thức khác để thực hiện tốt

các công việc như soạn thảo văn bản hành chính, tổ chức các bài báo dưới hình thức bản tin, phóng

sự điều tra…cũng như tổ chức các công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tác phẩm văn

chương.

+ Có kĩ năng xác định và bình giá các PTTT, BPTT trong các văn bản văn học; hiểu và cảm

đúng cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khi đọc tác phẩm; biết phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh

ngôn từ; trau dồi năng khiếu thẩm văn của người giáo viên văn học.

+ Biết phân tích khả năng và tiềm năng diễn đạt của tiếng Việt trong hệ thống ngôn ngữ

cũng như vận dụng tri thức phong cách học tiếng Việt để nói và viết đúng phong cách trong mọi

hoạt động giao tiếp.

2.3.Về thái độ:

* Phần Ngữ dụng

+ Học xong phần ngữ dụng học, người học được củng cố và nâng cao lòng yêu quí tiếng

Việt, thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, từ đó có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

+ Có ý thức vận dụng lí thuyết ngữ dụng vào thực tiễn đời sống.

* Phần Phong cách học tiếng Việt

+ Biết tự học tập, bồi dưỡng phong cách học tiếng Việt qua giáo trình, tài liệu và thực tế

với phương pháp phù hợp, chủ động, tích cực tự học.

+ Có lòng yêu quý về văn hóa và ngôn ngữ Việt, tự hào về những nét đẹp, khả năng biểu đạt

tinh tế, uyển chuyển của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

+ Có thái độ tích cực, chủ động tham gia vào việc xây dựng và phát triển tiếng Việt.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức cơ sở ngành, thuộc học phần bắt buộc. Môn học có nhiệm

vụ trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về Ngữ dụng- Phong cách học tiếng Việt; kĩ

năng nhận diện, sử dụng các đơn vị ngôn ngữ; giá trị của các nguồn phương tiện tu từ, biện pháp tu

160

Page 161: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

từ dồi dào của ngôn ngữ và một số gợi ý về phương pháp dạy học những vấn đề về Ngữ dụng -

Phong cách học tiếng Việt ở trường phổ thông.

Môn học có cấu trúc gồm 2 phần: Ngữ dụng và Phong cách học tiếng Việt

Phần ngữ dụng học có cấu trúc gồm 6 chương: Ngữ dụng học và một số khái niệm nền tảng của

ngữ dụng học; Chiếu vật và chỉ xuất; Lí thuyết hành động ngôn ngữ; Lí thuyết hội thoại; Lí thuyết

lập luận; Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Phần Phong cách học tiếng Việt có cấu trúc gồm 3 chương: Khái quát về phong cách học; Các

phong cách chức năng tiếng Việt; Biện pháp tu từ tiếng Việt.

Thông qua những kiến thức được cung cấp trong nội dung môn học, người học sẽ nắm được

khả năng và tiềm năng diễn đạt của tiếng Việt đồng thời người học sẽ được rèn luyện một số kĩ

năng vận dụng những tri thức ngữ dụng – phong cách học vào việc dạy, học ngữ văn và nghiên cứu

tác phẩm văn chương.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course is located in the block industry knowledge base, compulsory part of school.

Subject tasked to equip students with basic knowledge system of language learning Vietnamese

Style -pragmatics; recognition skills, use of language units; value of the source media rhetoric,

rhetorical methods copious language and some suggestions on teaching methods used language

problems - Vietnamese Style learning in schools.

The course structure consists of two parts: language and learning Vietnamese Style

Pragmatics part structure consisting of 6 chapters: Language learning and use some of the

fundamental concepts of pragmatics; Projector and only; The theory of action language;

Theoretical conversations; Theoretical arguments; Meaning explicit and implicit meaning

Vietnamese Style section structured learning includes 3 chapters: Overview of learning

styles; The Vietnamese-style functions; Vietnamese rhetorical measures.

Through the knowledge provided in the course content, students will understand the

capabilities and potential of the Vietnamese expressions and learners will be trained to apply some

skills, knowledge in use - style learning to teach, learn philology and literary studies

5. Tài liệu học tập:

[1]. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[2]. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.

[5]. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.

161

Page 162: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[6]. Đào Thị Vân, Lê Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Hạnh Phương (2013), Đề cương bài giảng

Ngữ dụng – Phong cách học tiếng Việt, ĐHSPTN.

6. Tài liệu tham khảo:

[7]. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H.

[8]. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Ngọc Điệp, Ngữ dụng học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học

[9]. George Yule (1997), Dụng học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà

Nội, Dịch từ bản in lần thứ ba.

[10].Ferdinand de Saussure (1993), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội.

[11,12]. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập Đỗ Hữu Châu, Tập1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2010), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[14]. Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Định Trọng Lạc (1999), 300 Bài tập phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Định Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Thái Hoà (2006), Từ điển tu từ - Phong cách – Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb ĐH &THCN, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

Hoàn thành chương trình thực hành của môn học trong ĐCBG theo sự hướng dẫn của giáo

viên.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

162

Page 163: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5

điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung các điểm

TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

163

Page 164: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: VĂN HÓA CÁC DTTS KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

- NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ(Culture of ethnic minor groups in Northern mountainous areas

- A study from Linguistics viewpoint)

Mã học phần: CEL 926

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2 TL: 4

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Cơ sở văn hóa

- Môn học song hành: không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, đọc bài mới, tìm đọc tài liệu tham

khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm

bài tập trong vở bài tập).

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.

+ Sinh viên phải đi thực tế tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực

miền núi phía Bắc tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Thái Nguyên.

+ Sinh viên phải đi điền dã về ngôn ngữ, cảnh huống ngôn ngữ tại một số địa phương ở khu

vực miền núi phía Bắc có đồng bào các DTTS sinh sống.

Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

+ Nắm và trình bày được những kiến thức cơ bản có tính chất lí luận về ngôn ngữ trong văn

hóa, các đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ; những kiến thức cơ bản về khái quát văn hóa và ngôn

ngữ các DTTS khu vực miền núi phía Bắc, ngôn ngữ trong đời sống văn nghệ và trong đời sống

văn hóa thường nhật của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc; đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ với

việc bảo tồn, phát triển các thành tố văn hóa khác của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc…

+ Trình bày và vận dụng được phương pháp điền dã trong ngôn ngữ học và văn hóa học. Biết

vận dụng phương pháp miêu tả trong phân tích các đặc điểm ngôn ngữ.

+ Nêu được một cách hệ thống những vấn đề trong văn hóa học nói chung, ngôn ngữ học nói

riêng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ các DTTS.

+ Trình bày được đặc điểm về văn hóa và ngôn ngữ của học sinh người DTTS.

164

Page 165: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Biết vận dụng sự hiểu biết về người học là học sinh DTTS và môi trường giáo dục miền núi

vào quá trình giáo dục.

2.2. Về kĩ năng:

+ Rèn luyện năng lực tư duy lí luận về ngôn ngữ trong văn hóa.

+ Có kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích các hiện

tượng văn hóa, ngôn ngữ các DTTS khu vực MNPB và kĩ năng trình bày, thuyết trình về một vấn

đề trong văn hóa, ngôn ngữ các DTTS khu vực MNPB.

+ Có kĩ năng vận dụng lí luận và phương pháp điền dã của ngôn ngữ học và văn hóa học để

phân tích, nghiên cứu các vấn đề về văn hóa, ngôn ngữ các DTTS khu vực MNPB trong thực tế xã

hội Việt Nam và thế giới.

+ Có năng lực lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động dạy học trên cơ sở tri thức về văn hóa

và ngôn ngữ các DTTS khu vực miền núi phía Bắc vững chắc.

2.3. Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý về văn hóa và ngôn ngữ các DTTS, tự hào về những nét đẹp, khả năng biểu

đạt tinh tế, uyển chuyển của ngôn ngữ và văn hóa của các DTTS ở Việt Nam.

+ Biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của các DTTS ở Việt Nam.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, thuộc học phần tự chọn. Môn học có

nhiệm vụ trang bị cho sinh viên, học viên Ngữ văn hệ thống kiến thức cơ bản về văn hóa của các

DTTS khu vực miền núi phía Bắc nhìn từ phương diện ngôn ngữ, vai trò của ngôn ngữ trong việc

bảo tồn và phát triển các thành tố văn hóa khác.

Môn học có cấu trúc gồm 4

Thông qua những kiến thức được cung cấp trong nội dung môn chương: Ngôn ngữ với tư

cách một thành tố trong văn hóa các DTTS miền núi phía Bắc, Ngôn ngữ trong đời sống văn nghệ

của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc, Ngôn ngữ trong đời sống văn hóa thường nhật của các

DTTS khu vực miền núi phía Bắc, Ngôn ngữ với vấn đề bảo tồn, phát triển các thành tố văn hóa

khác của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc.học mà người học có thể nắm được những vấn đề

cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc. Người học có điều kiện đi

thực tế tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa tại một số địa phương có đồng bào các DTTS sinh sống.

Từ đó, nội dung môn học góp phần giúp người học có khả năng nhận diện và xử lí được những yêu

cầu của thực tiễn đặt ra liên quan đến công tác giáo dục ở vùng đồng bào các DTTS.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

165

Page 166: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

This course provides students a specialized and necessary knowledge of linguistics from a

cultural viewpoint. The course highlights the role of language in preserving and developing other

parts of culture.

The course includes four chapters: Language as a part of culture in Northern ethnic

mountainous areas; Language in daily art in Northern ethnic mountainous areas; Language in daily

life in Northern ethnic mountainous areas; Language and the question of preserving and enhancing

other cultural parts in Northern ethnic mountainous areas.

During the course, students have a chance to do fieldwork in Language in Northern ethnic

mountainous areas. Students will be guided to relate these cultural issues to education in these

areas.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2004), Chính sách, chiến lược sử dụng và dạy - học tiếng dân tộc,

tiếng Việt.

[2]. Nguyễn Hữu Hoành (chủ biên) (2013), Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam,

Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) (2010), Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một

số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, Nxb Đại học Thái Nguyên.

[4]. Hoàng Nam (2013), Đặc trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà

Nội.

[5]. Nguyễn Thị Bạch Nhạn (chủ biên) (2012), Tài liệu về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán

các dân tộc thiểu số cho giảng viên các trường, lớp dự bị đại học , Bộ Giáo dục & Đào tạo, Dự án

phát triển giáo viên THPT và THCN, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Từ điển

Bách khoa, Hà Nội.

[7]. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa học lí luận và ứng dụng, Nxb Văn hóa - Văn

nghệ, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[8]. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội.

[9]. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb ĐHQG, Hà

Nội.

[10]. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam

Á, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

166

Page 167: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[11]. Nguyễn Thu Quỳnh (2009), “Từ ngữ xưng gọi trong tiếng Pà Thẻn”, Kỉ yếu Ngữ học trẻ

2008, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Trường Đại học Vinh, tr. 319 - 323.

[12]. Nguyễn Thu Quỳnh (2011), “Đặc điểm ngôn từ trong bài dân ca Hmông Gà công gặp nhau”,

Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 8 (190), tr.38 - 43.

[13]. Tạ Văn Thông (chủ biên) (2009), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Nxb KHXH,

Hà Nội.

[14]. Tạ Văn Thông (2014), Bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam,

http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/23754202-bao-ton-ngon-ngu-cac-dan-toc-

thieu-so-o-viet-nam.html

[15]. Lâm Tiến (2012), “Ngôn ngữ trong văn xuôi dân tộc thiểu số”,

http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/6046-ngon-ngu-trong-van-xuoi-dan-toc-

thieu-so.html

[16]. Trần Thị Việt Trung (chủ biên) (2010), Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt

Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên

[17]. Trần Thị Việt Trung (chủ biên) (2014), Nghiên cứu lí luận phê bình Văn học dân tộc thiểu số Việt

Nam thời kì hiện đại - Diện mạo và đặc điểm, Nxb Đại học Thái Nguyên.

[18]. Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc gia (2005), Tinh tuyển văn học Việt Nam, Văn học

các dân tộc thiểu số (Văn học dân gian, văn học thành văn), Nxb KHXH, Hà Nội.

[19]. Viện Ngôn ngữ học (1993), Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà

Nội.

[20]. Viện Ngôn ngữ học (1997), Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc,

Nxb KHXH, Hà Nội..

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập (bài tập cá nhân, bài tập nhóm) được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

167

Page 168: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3

điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX +

Điểm ĐK):3

168

Page 169: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

(MEDIA LANGUAGE)

Mã học phần: NPL 925

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 24 BT: 02 TL: 04

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Ngữ dụng - Phong cách học tiếng Việt

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Về kiến thức:

Giúp người học có hệ thống kiến thức cơ bản về báo chí và ngôn ngữ báo chí. Cụ thể:

+ Những vấn đề chung: loại hình và thể loại báo chí, đặc điểm các phong cách chức năng ngôn

ngữ trong báo chí: chính luận, khoa học, hành chính (trên các phương tiện: ngữ âm- chữ viết, từ

vựng, cú pháp, cách thức diễn đạt...), cấu trúc chung của văn bản báo chí, đặc trưng, tính chất của

ngôn ngữ báo chí, chuẩn mực và “chệch chuẩn” đối với ngôn ngữ báo chí.

+ Đặc điểm ngôn ngữ của các loại hình và thể loại báo chí tiêu biểu. Sự tương đồng và khác

biệt về ngôn ngữ giữa các loại hình và thể loại.

+ Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp cho một số vấn đề cụ thể của ngôn ngữ báo chí (tít báo,

từ mới, thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, kí hiệu khoa học…).

2.2. Về kỹ năng:

+ Có kỹ năng phân tích những biểu hiện về ngôn ngữ để chứng minh một văn bản cụ thể thuộc

phong cách ngôn ngữ báo chí hay không.

+ Có kỹ năng viết (viết đúng, viết tức thời, viết hay) các tin, bài về sự kiện, sự việc, con

người... với bất cứ thể loại, loại hình báo chí nào.

+ Có kỹ năng chuyển thông tin từ loại hình báo này sang loại hình báo khác.

+ Có kỹ năng viết để đọc (dùng trong báo nói, báo hình).

+ Có kỹ năng đặt tít báo, viết sapô, đặt tiểu mục…

+ Có kỹ năng thiết kế một tổng thể trang báo hay kịch bản chương trình bằng cách kết hợp lựa

chọn ngôn ngữ phù hợp và khai thác hiệu quả kênh thông tin phi văn tự.

169

Page 170: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Có kỹ năng xử lý những vấn đề cụ thể của ngôn ngữ báo chí (như: tên riêng, ký hiệu, danh

pháp khoa học, thuật ngữ khoa học, số liệu khoa học, chữ tắt).

+ Có kỹ năng kiểm tra chất lượng các sản phẩm báo chí: biên tập bản thảo, đọc đính chính...

2.3. Về thái độ:

+ Thúc đẩy ý thức tự học, tự nghiên cứu, cho người học.

+ Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

+ Bồi dưỡng thái độ thẩm mĩ lành mạnh; truyền, kích thích thẩm mĩ tới đối tượng tiếp nhận sản

phẩm báo chí.

+ Có ý thức giữ gìn sự phong phú, trong sáng của tiếng Việt trong báo chí, đặc biệt là trong giai

đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay.

+ Rèn luyện được những phẩm chất cần có của một nhà báo.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Ngôn ngữ báo chí là môn học tự chọn dành cho sinh viên ngành ngữ văn.

Môn học gồm 3 chương: Những vấn đề chung, Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của các loại

hình và thể loại báo chí, Một số phương diện cụ thể của ngôn ngữ báo chí.

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận cơ bản về: báo chí (các loại hình

và thể loại báo chí, các phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí, kết cấu chung của văn bản báo

chí), ngôn ngữ báo chí (đặc trưng ngôn ngữ báo chí, tính chất ngôn ngữ báo chí, chuẩn mực và vấn

đề “chệch chuẩn” trong ngôn ngữ báo chí). Ngoài ra, một vài phương diện cụ thể của ngôn ngữ báo

chí (tít báo, từ mới, thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, kí hiệu khoa học, chữ tắt, số liệu…)

cũng được nghiên cứu từ sự nhìn nhận về chuẩn mực ngôn ngữ và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của

các loại hình và thể loại báo chí. Trên cơ sở ấy, hình thành các kỹ năng cần thiết như: nhận diện

các thể loại báo chí, phân tích đặc điểm ngôn ngữ, tạo lập và kiểm tra chất lượng các sản phẩm báo

chí...

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Media language is an optional subject for students of philological faculty.

The subject consist of 3 chapters: General knowledges, Characteristics of language at

media types and categories, some specific aspects of media language.

This subject provides students with basic theoretical knowledge about: media (types and

categories, the functional styles of media language, the general structure of media context), media

language (features, natures, standards and "standard deviation" of the media language). In

addition, some specific aspects of media language (title, new word, scientific nomenclature,

scientific notation, abbreviation, scientific data ...) are also studied based on common knowledge

about standard language and characteristics of language at the types and categories. Hence, the

170

Page 171: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

necessary skills such as: verifying the media categories, analysing language characteristics,

assessing works of media will be took shape ...

5. Tài liệu học tập:

[1]. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.

[2]. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí- những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Đức Dũng (1992), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.

[7]. Đức Dũng (2003), Ký văn học và ký báo chí, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.

[8]. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

[9]. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (T.1), Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

[10]. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (T.2), Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

[11]. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12] Nhiều tác giả (2005), Các thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

[13]. Nguyễn Bá Kỷ (2004), “Dạng thức nói trên truyền hình”, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ, Đại học

KHXH& NV, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[14] Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Đức Tồn (1999), “Hoạt động ngôn ngữ phát thanh và truyền hình từ cách nhìn của

tâm lý học”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 09

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

171

Page 172: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3

điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX +

Điểm ĐK):3

172

Page 173: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: GIAO TIẾP SƯ PHẠM (Văn)

Communicatinon Pedagogy (Philology Faculty)

Mã môn học: CPE 321

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 tiết; LT: 15 tiết; TH:15 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên phải chủ động, nghiêm túc trong việc học lí thuyết; mạnh dạn, tích cực trong thực hành

giao tiếp.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Giao tiếp sư phạm là môn học mang tính liên môn giữa tâm lí học và ngôn ngữ học, thuộc

khối kiến thức Giáo dục đại cương. Môn học cung cấp những hiểu biết cơ bản về giao tiếp và giao

tiếp sư phạm, giúp sinh viên nắm và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản như: nghe, đặt

câu hỏi, thuyết phục và thuyết trình. Nhờ các kỹ năng này, sinh viên sư phạm có thể thực hành

nâng cao năng lực giao tiếp bằng lời trực tiếp với cá nhân, tập thể và nâng cao năng lực giao tiếp

qua phương tiện truyền thông để phục vụ tốt cho cuộc sống và nghề nghiệp tương lai của mình.

3. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Communication Pedagogy is a interdisciplinary subject, including psychology and

linguistics, belonging to the knowledge of General Education. The course provides a basic

understanding of communication and communication pedagogy, which helps students understand

and practice the basic pedagogy communication skills of listening, questioning, persuasion and

presentation. Thanks to these skills, students can practice pedagogical capacity verbal

communication directly with individuals, teams and improve communication through the media to

serve effectively for life and their future careers.

4. Mục tiêu của môn học:

4.1.Về kiến thức:

+ Nêu được các thuật ngữ về giao tiếp và giao tiếp sư phạm; chức năng xã hội, chức năng tâm lí

của giao tiếp; vai trò của giao tiếp trong việc dạy học.

173

Page 174: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Trình bày được kết quả phân loại giao tiếp theo các tiêu chí khác nhau.

+ Nêu được vai trò, cách sử dụng ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời trong giao tiếp.

+ Nắm vững, trình bày được các phong cách và các nguyên tắc giao tiếp sư phạm.

4.2. Về kĩ năng:

+ Biết vận dụng các kiến thức ngôn ngữ để hoàn thiện và phát triển các kỹ năng giao tiếp cơ bản

trong môi trường giáo dục.

+ Có kỹ năng giao tiếp bằng lời trực tiếp với cá nhân, tập thể phù hợp với đặc điểm văn hóa giao

tiếp của người Việt trong tình huống giao tiếp sư phạm cụ thể.

+ Có khả năng giao tiếp sư phạm qua phương tiện truyền thông phù hợp với yêu cầu của xã hội

hiện đại mà vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, đảm bảo chuẩn mực văn hóa Việt Nam

4.3. Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về khả năng biểu đạt tinh tế, uyển chuyển của tiếng Việt và

những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của dân tộc.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn và phát huy những ưu điểm trong văn hóa giao

tiếp của dân tộc và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

+ Tin tưởng vào vai trò của giao tiếp đối với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, từ đó tích cực

học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Tổ Ngôn ngữ (2015), Đề cương bài giảng: Giao tiếp sư phạm, Thái Nguyên.

6. Tài liệu tham khảo:

[2]. PGS. Hoàng Anh – PGS Nguyễn Kim Thanh (1997), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[3]. PGS.TS Hoàng Anh – TS. Đỗ Thị Châu (2005), 300 tình huống giao tiếp sư phạm, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội.

[4]. Tăng Bình – Thu Huyền – Ái Phương (2012), Ứng xử sư phạm & giáo dục kĩ năng sống trong

nền giáo dục hiện nay, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

[5]. ThS. Chu Văn Đức (Chủ biên- 2005), Giáo trình kĩ năng giao tiếp, Nxb. Hà Nội.

[6]. TS. Đào Nguyên Phúc (2013), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

[7]. Hoàng Vĩ (2009), Giao tiếp để thành công, Nxb. Lao động, Hà Nội (Người dịch: Ngọc Anh).

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

174

Page 175: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Sau khi được hướng dẫn trên lớp, SV làm hết và

làm đúng các bài tập thực hành; chữa bài tập trên lớp vào giờ tiếp theo.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác (nếu có): Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình

và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học

phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3

điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần,

điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX +

Điểm ĐK):3

175

Page 176: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH SƯ PHẠM I

Pedagogical Practices I

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 10 TH: 10 TL: 5 BT: 5

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Về kiến thức: Sinh viên hiểu được tính chất của các hoạt động thực hành sư phạm.

2.2.Về kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên có được một số kỹ năng: thuyết trình, xử lí các tình

huống sư phạm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức hội thảo, sự kiện… phù hợp

với thực tiễn thực tập và công tác giảng dạy sau này.

2.3.Về tình cảm, thái độ: Bước đầu tạo cho sinh viên lòng yêu nghề sư phạm, có hứng thú nghề

nghiệp khi nghiên cứu xong học phần này.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Thực hành sư phạm I sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ

bản để dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 thực

hành rèn luyện kĩ năng diễn thuyết và xử lí tình huống sư phạm: rèn luyện kĩ năng diễn thuyết, rèn

luyện kĩ năng xử lí tình huống sư phạm. Chương 2 thực hành rèn luyện kĩ năng thiết kế và tổ chức

hoạt động trải nghiệm sáng tạo: mục đích, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp. Chương 3

thực hành rèn luyện kĩ năng tổ chức hội thảo, hội nghị và sự kiện. Để học môn này, sinh viên cần

có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogical Practices I will equip students with basic knowledge, skills to teach at high

school. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1 practice presentation skills and

pedagogical handling situations: practice presentation skills, practice pedagogical handling

situation skills. Chapter 2 Practic designing skills and organize creative experience activities: the

purpose, content, organizational forms and methods.Chapter 3 practics training workshop,

conference and event skills. To study this course, students should have basic knowledge of

pedagogical psychology, pedagogy.

176

Page 177: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

5. Tài liệu học tập:

[1] Hoàng Anh – Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư phạm, NXB Đại học sư phạm, Hà nội.

[2] Ngô Trần Ái, Nguyễn Trần Đức, Trần Quốc Toàn (2010), 99 tình huống sư phạm và những

giải pháp ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội

[3] Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT”.

[4] Đoàn Chí Thiện (2014), Kĩ năng thuyết trình, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[5] Lã Văn Mến (2005), Về các biện pháp tổ chức cho sinh viên giải quyết tình huống sư phạm, số

111-tr.14-15-13-Tạp chí Giáo dục.

[6] Vũ Mạnh Quỳnh (2012), Ứng xử sư phạm những điều cần biết, Nxb thời đại, Hà Nội

[7] Nguyễn Triệu Sơn, (2006) Tăng cường khả năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm thông qua

hoạt động ngoại khóa toán học, số 130-tr.26,28 – Tạp chí Giáo dục.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

+  Sinh viên phải lên lớp nghe giảng và thảo luận trao đổi cùng giáo viên và các sinh viên khác.

+  Giải quyết một số tình huống giao tiếp sư phạm điển hình.

+  Giải quyết các câu hỏi ôn tập sau mỗi phần lý thuyết.

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị các bài thảo luận: Sưu tầm các tài liệu học tập và giáo trình. Đọc kĩ các bài trong

SGK Ngữ văn chương trình phổ thông

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thực hành

- Yêu cầu thực hiện lên lớp nghiêm túc, đúng quy định ở các giờ thực hành

- Làm các câu hỏi thực hành được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập thực hành, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra thực hành giữa học phần: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTTHx2) + Điểm thi): 2

177

Page 178: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

5

TÊN MÔN HỌC:

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Development of curriculum in schools

Mã học phần: DPC322

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 TL: 4 BT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất:

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

Môn học hình thành năng lực nghiên cứu, phát triển chương trình môn Ngữ văn phổ thông

cho người học.

2.1. Về kiến thức:

- Trình bày, luận giải, vận dụng được những kiến thức lí luận cơ bản về chương trình Ngữ văn phổ

thông, phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn.

- Hiểu được cách xây dựng chương trình nhà trường môn Ngữ văn.

2.2. Về kĩ năng:

- Phân tích, đánh giá được bối cảnh xã hội, địa bàn nhà trường, đặc điểm đối tượng học sinh.

- Có kĩ năng phân tích mục tiêu môn học, lớp học, cấp học ở trường phổ thông, cách thức thiết kế

phát triển chương trình môn học. Nghiên cứu các tài liệu giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo.

178

Page 179: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Thành thạo trong thiết kế xây dựng chương trình môn học và xây dựng các nội dung tích hợp liên

môn.

2.3. Về thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của nhiện vụ phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ

thông.

- Có ý thức nghiên cứu, xây dựng chương trình nhà trường môn Ngữ văn phù hợp với bối cảnh văn

hóa, xã hội, địa bàn trường học nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc phổ

thông.

- Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn

nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề dạy học, nâng cao năng lực dạy học và bồi dưỡng phẩm

chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp

ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông sẽ trang bị cho người học

những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản để phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ

thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 cung cấp những kiến thức lí luận chung về

chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn: chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn,

sách giáo khoa phổ thông môn Ngữ văn, chuẩn năng lực của học sinh và định hướng đổi mới giáo

dục Ngữ văn ở phổ thông. Chương 2 cung cấp kiến thức khoa học về kĩ năng nghiên cứu năng lực

người học và chương trình Ngữ văn phổ thông: kĩ năng nghiên cứu năng lực người học và yêu cầu

phát triển năng lực người học, kĩ năng nghiên cứu chương trình Ngữ văn THPT; Chương 3 rèn

luyện các kĩ năng phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn: phân tích bối cảnh và đánh giá

nhu cầu giáo dục, thiết kế và thẩm định nội dung học tập, lập kế hoạch triển khai thực hiện, đánh

giá, điều chỉnh, hoàn thiện. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học

sư phạm, giáo dục học, tiếng Việt, văn học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Development curriculum at high schools equips students with basic knowledge, skills to

develop curriculum at high school. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1

provides general theoretical knowledge of general education courses: education programe of at

high school, high school textbooks of , the standard of student's ability and orientation change

newly education at high school. Chapter 2 provides scientific knowledge about researching skills

of learners’ capacity and program at high school: researching skills of learners’ capabilities and

requirement of developing learners’ capacity, reachering skills about programs at high school;

Chapter 3 training skills development Philology curriculum school skills: analysis of the context

179

Page 180: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

and assess educational needs, design and evaluate of learning content, planning, implementation,

evaluation, adjustment and improvement. To study this course, students should have basic

knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình Giáo dục

nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội.

[4]. Trần Bá Hoành (2013) Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường: nhận diện, tiếp cận, đổi mới, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

[6]. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB

Giáo dục Việt Nam.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn

gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói). Có thể nêu thêm vấn đề khác được nảy sinh trong quá trình nghiên

cứu để SV trong lớp cùng thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả (văn bản viết, nói), có

thể làm thêm các bài tập tương tự để rèn luyện kĩ năng. Đặt câu hỏi, nêu vấn đề nảy sinh trong quá

trình giải bài tập để thảo luận hoặc xin ý kiến chuyên gia.

7.2. Thực tế chuyên môn

- Nội dung: Tìm hiểu thực tế phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn nhằm phát triển

năng lực HS ở trường phổ thông (địa bàn nhà trường, đối tượng HS, chương trình nhà trường môn

Ngữ văn). Ví dụ: Thực trạng phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn nhằm phát triển

năng lực HS ở trường THPT Lương Ngọc Quyến (Võ Nhai, Sông Công, Phổ Yên, Chu Văn An,

Gang Thép…)

- Yêu cầu: Văn bản trình bày kết quả nghiên cứu có các phần, mục rõ ràng đáp ứng được yêu cầu

về nội dung hình thức trình bày. Nội dung nêu rõ được những điểm chính về thực trạng và giải

180

Page 181: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

pháp phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực HS ở trường phổ

thông. Thực hiện theo thời khóa biểu chính khóa, tuân thủ các quy định của trường phổ thông và

hoàn thành các nhiệm vụ do GV chuyên môn đề ra. Nghiêm túc, tích cực và có ý thức rèn luyện

nghề, bồi đắp thêm lòng yêu nghề.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Viết

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+ CC+KTx2) + Điểm thi): 2

5

181

Page 182: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: LÍ LUẬN DẠY HỌC NGỮ VĂN

Theory of teaching Philology

Mã học phần: TTP333

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng: 45 LT: 36 TL: 6 BT: 3

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất:

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học Ngữ văn. Tích cực hoàn thành các

bài tập, thực tế chuyên môn.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

Môn học hình thành năng lực nghiên cứu, giảng dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông cho

người học.

2.1.Về kiến thức:

- Trình bày, luận giải, vận dụng được kiến thức lí luận về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông:

Biết phân tích mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, quy luật của hoạt động dạy học Ngữ văn; Vận dụng

được kiến thức về nguyên tắc, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn vào việc

hiểu và lí giải các hoạt động dạy học và các kĩ năng dạy học Ngữ văn.

- Biết vận dụng kiến thức về tư duy sáng tạo để hình thành và kết nối các ý tưởng, chủ động tìm ra

những ý tưởng mới, phương pháp mới để tạo ra những sản phẩm dạy học Ngữ văn sáng tạo, hiệu

quả.

2.2. Về kĩ năng:

182

Page 183: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Biết lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung kiến

thức nhằm đạt mục tiêu bài học.

- Biết vận dụng phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học bộ môn vào thiết kế các hoạt

động dạy học Ngữ văn: hoạt động dạy học đọc hiểu, hoạt động dạy học tiếng Việt, hoạt động dạy

học làm văn đáp ứng yêu cầu và mục tiêu dạy học ở trường phổ thông.

Tự đánh giá, điều chỉnh và phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân trong mọi điều kiện,

hoàn cảnh và đối tượng khác nhau.

- Thông thạo quy trình thao tác của từng phương pháp vận dụng trong thiết kế và tổ chức các hoạt

động dạy học. Linh hoạt, sáng tạo trong việc đề xuất các ý tưởng thiết kế để hoạt động dạy học

luôn đa dạng, phong phú, hấp dẫn và hiệu quả.

- Biết vận dụng kiến thức về hợp tác vào hoạt động nghiên cứu, dạy học Ngữ văn. Chủ động đề

xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề nào đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ

văn. Đánh giá được khả năng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm, đánh giá

chất lượng của hoạt động hợp tác. Đề xuất được những phương pháp mới.

- Thành thạo trong giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết, trực tiếp và gián tiếp, song thoại hoặc đa thoại).

Biết kiềm chế và tự tin khi nói trước nhiều người.

2.3. Về thái độ:

- Nhận thức được kiến thức lí luận về dạy học Ngữ văn là cơ sở, là nền móng vững chắc để GV

tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học khoa học và hiệu quả.

- Ý thức rõ về tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức lí luận, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật

nghề, nâng cao năng lực dạy học Ngữ văn và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy học để trở

thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo

dục.

- Quan tâm, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Ngữ văn trong nhà trường

phổ thông, góp phần phát triển nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Lí luận dạy học Ngữ văn sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ

cơ bản để dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1

cung cấp những kiến thức lí luận chung về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông: Mục tiêu của

môn Ngữ văn ở trường phổ thông; Nội dung dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông; Quá trình dạy

học Ngữ văn ở trường phổ thông. Chương 2 cung cấp kiến thức lí luận về nguyên tắc và phương

pháp dạy học Ngữ văn: Các nguyên tắc chung và các nguyên tắc đặc thù; Các phương pháp chung

và các phương pháp đặc thù. Chương 3 cung cấp kiến thức lí luận về hình thức, phương tiện dạy

183

Page 184: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

học Ngữ văn. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm,

giáo dục học, tiếng Việt, văn học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Theory of teaching philology will equip students with basic knowledge, skills to teach

philology at high schools. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1 provides

general theoretical knowledge about teaching philology at high school: philology goal at high

school; teaching content at high schools; philology teaching process at high schools. Chapter 2

provides the scientific knowledge of the principles and methods of teaching teaching philology:

General principles and specific principles; the general method and the method of characteristics.

Chapter 3 provides the scientific knowledge about the form and means of teaching philology. To

study this course, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy,

Vietnamese

5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB

GD.

[2]. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ Tiểu

học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]. Nguyễn Viết Chữ, (2013), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy

học Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Trần Bá Hoành (2013) Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[7]. Phan Trọng Luận tuyển tập (2005), Nxb, Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội.

[9]. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB

Giáo dục Việt Nam.

[10]. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2003), Một số vấn đề đổi mới phương

pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

184

Page 185: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn

gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói). Có thể nêu thêm vấn đề khác được nảy sinh trong quá trình nghiên

cứu để SV trong lớp cùng thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả lời giải (văn bản viết,

nói), có thể làm thêm các bài tập tương tự để rèn luyện kĩ năng. Đặt câu hỏi, nêu vấn đề nảy sinh

trong quá trình giải bài tập để thảo luận hoặc xin ý kiến chuyên gia.

7.2. Phần thực hành

- Thực hành thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học vận dụng các kĩ thuật, phương pháp, phương

tiện, hình thức dạy học môn Ngữ văn

- Xác định được hiệu quả, sự phù hợp và tính khả thi của kĩ thuật, phương pháp, phương tiện, hình

thức dạy học, cách đánh giá đối với kiến thức của bài học và mục tiêu hình thành năng lực cho HS.

- Tiến hành đúng quy trình, thao tác, luyện tập nhiều lần nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tiêu chí

đánh giá kĩ năng: mức độ tự động hóa của thao tác, thời gian thực hiện thao tác, chất lượng của

thao tác, hiệu quả đạt được.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Thực trạng sử dụng kĩ thuật, phương pháp, phương tiện và hình

thức dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THPT Lương Ngọc Quyến

(Võ Nhai, Sông Công, Phổ Yên, Chu Văn An, Gang Thép…)

- Yêu cầu cần đạt: Văn bản trình bày kết quả nghiên cứu có các phần, mục rõ ràng đáp ứng được

yêu cầu về nội dung hình thức trình bày. Nội dung nêu rõ được những điểm chính về thực trạng và

giải pháp dạy học làm văn theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường phổ thông.

7.4. Thực tế chuyên môn

- Nội dung: Tìm hiểu thực tế dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông (kĩ thuật, phương pháp, phương tiện

và hình thức dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS, bài học, giáo án, kết quả dạy học,

chất lượng dạy học, ý kiến, quan điểm, nguyên vọng của GV và HS).

- Yêu cầu: Thực hiện theo thời khóa biểu chính khóa, tuân thủ các quy định của Trường phổ thông

và hoàn thành các nhiệm vụ do GV chuyên môn đề ra. Nghiêm túc, tích cực và có ý thức rèn luyện

nghề, bồi đắp thêm lòng yêu nghề.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

+ Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): hệ số 2

185

Page 186: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+CC+KTx2+BTLx2) + Điểm thi): 2

6

186

Page 187: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN

CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

Method of developing philology capacity for high school students

Mã học phần: MDC334

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng : 45 LT: 36 TL: 6 BT : 3

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: Lý luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu với những vấn đề GV yêu cầu, có khả năng hợp tác

với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế.

- Sinh viên phải chăm chỉ tìm hiểu, rèn luyện các phương pháp nhằm phát triển năng lực Ngữ văn

cho học sinh. Tích cực hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ thực tế chuyên môn.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Kiến thức:

Học phần Phương pháp phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh phổ thông có mục tiêu

cung cấp tri thức lí thuyết về năng lực Ngữ văn, quy trình hình thành năng lực Ngữ văn, phương

pháp phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, phương pháp phát triển năng lực đọc hiểu, phương

pháp phát triển năng lực viết văn.

2.2. Kĩ năng: Giúp cho sinh viên

- Có kĩ năng nghiên cứu, lựa chọn nội dung kiến thức, thiết kế bài học và tổ chức hoạt động dạy

học nhằm phát triển các năng lực Ngữ văn cho HS.

- Biết vận dụng kiến thức về tư duy, lôgic, sáng tạo để hình thành và kết nối các ý tưởng, chủ động

tìm ra những ý tưởng mới, phương pháp mới để tạo ra những sản phẩm dạy học Ngữ văn sáng tạo,

hiệu quả. Tự đánh giá, điều chỉnh và phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân trong mọi điều

kiện, hoàn cảnh và đối tượng khác nhau.

- Biết vận dụng kiến thức về hợp tác vào hoạt động nghiên cứu, dạy học Ngữ văn. Chủ động đề

xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề nào đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ

văn, đề xuất được những phương pháp mới.

2.3.Thái độ: 187

Page 188: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Có ý thức nghiên cứu tìm hiểu đối tượng người học, trình độ nhận thức, nhu cầu phát triển năng

lực của người học để lựa chọn mức độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp phù hợp cho từng đối

tượng người học.

- Bồi dưỡng niềm say mê, tâm huyết, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong việc thiết kế các hoạt động

dạy học nhằm phát triển năng lực người học.

- Quan tâm, chăm lo đến việc phát triển, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Ngữ văn trong

nhà trường phổ thông, góp phần phát triển nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Phương pháp phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh phổ thông sẽ cung cấp

cho sinh viên những tri thức về năng lực và hình thành năng lực Ngữ văn cho học sinh phổ thông.

Đồng thời, qua môn học, sinh viên sẽ nắm được những phương pháp để phát triển toàn diện các

năng lực Ngữ văn cho học sinh.

Nội dung của môn học Phương pháp phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh được triển khai

trong bốn chương: Năng lực Ngữ văn và hình thành năng lực Ngữ văn cho HS phổ thông; Phương

pháp phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS phổ thông; Phương pháp phát triển năng lực đọc

hiểu văn bản cho HS phổ thông; Phương pháp phát triển năng lực viết văn cho HS phổ thông. Để học

môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, Giáo dục học, tiếng Việt,

văn học, làm văn và lý luận dạy học Ngữ văn.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Method of developing philology capacity for high school students will provide students

with the knowledge of ability and form Philological capacity for high school students. At the same

time, through the course, students will understand the method to develop comprehensive

capabilities philology for students.

The content of the course method of developing philosophy capacity for students to be

deployed in four chapters: philology capacity and forming philology capacity for high school

students; Methods developed using Vietnamese capacity for high school students; Capacity

development methodology reading text comprehension for high school students; the method

developed students’writing capacity. To study this course, students should have basic knowledge

of pedagogical psychology, teaching activities in schools, principles, methods ... teaching; content

selection skills, use the right methods, means and forms of organization in order to achieve

teaching lesson objectives (theory teaching philology) ...

5. Tài liệu học tập:

[1] Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb GD.

188

Page 189: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[2] Bộ GD và ĐT (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo

định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông (lưu hành nội bộ).

[3] Hoàng Hòa Bình – chủ biên (2014), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội.

[4] Nguyễn Viết Chữ, (2013), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

[5] Nguyễn Thanh Hùng – chủ biên (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn trung học phổ thông

những vấn đề cập nhật, Nxb ĐHSP.

[6] Phan Trọng Luận – chủ biên (2011), Phương pháp dạy học Văn (tập 1,2), Nxb, Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

[7] Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (1999), Muốn viết được bài hay, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

[8] Đỗ Ngọc Thống (chủ biên, 2008), Làm văn, Nxb ĐHSP.

6. Tài liệu tham khảo:

[9] Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Thị Hoa, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Nương, Đặng Thị

Hảo Tâm (2010), Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận văn học 10, 11, 12, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số hệ

dự bị đại học, Nxb ĐH Cần Thơ.

[11] Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu

học, Nxb Giáo dục.

[12] Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb Đại học Sư phạm, H.

[13] Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ

thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

[14] Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo

dục.

[15] Nguyễn Văn Tú (2007), Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học tiếng Việt, Nxb Đại học Sư

phạm, H.

[16] Đỗ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Hồng Vân (2008),

Hệ thống đề luyện tập và kiểm tra Ngữ văn THPT, Nxb Giáo dục.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị các bài thảo luận.

189

Page 190: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Hoàn thành bài tập được giao.

7.2. Thực hành

- Hoàn thành các bài thực hành của môn học

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: SV cụ thể hoá các kĩ năng đã hướng dẫn ở phần lí

thuyết.

7.3. Thực tế chuyên môn: Hoàn thành theo kế hoạch

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

+ Bài tập lớn, tiểu luận: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ CC+KTx2+BTLx2) + Điểm thi): 2

7

190

Page 191: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN

Application of information technology in teaching Language Arts

Mã học phần: ITP326

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: 30 LT: 16 TH : 8 TL: 4 BT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học Ngữ văn. Tích cực hoàn thành các

bài tập thực hành.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vai trò của công nghệ thông

tin trong nhà trường, kiến thức về một số phần mềm ứng dụng cơ bản.

2.2.Về kỹ năng: Sinh viên biết cách khai thác thông tin và xây dựng ngân hàng dữ liệu trong dạy

học Ngữ văn. Sinh viên hình thành kĩ năng thiết kế một giáo án điện tử.

2.3.Về tình cảm, thái độ: Sinh viên có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ thực hành, luyện tập thiết kế

giáo án điện tử và những phần bài tập mà giảng viên yêu cầu.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn sẽ trang bị cho người học những

kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở

trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 cung cấp những kiến thức lý

thuyết chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn: Vai trò của việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn; Tìm kiếm, khai thác thông tin và xây dựng ngân hàng dữ

liệu trong dạy học Ngữ văn; Một số phần mềm công nghệ thông tin ứng dụng trong dạy học Ngữ

văn. Chương 2 cung cấp những kiến thức về kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ 191

Page 192: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

văn: Lựa chọn nội dung ứng dụng trong dạy học Ngữ văn; Thiết kế các slide; Thiết kế nội dung ứng

dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học; Thiết kế bài giảng điện tử môn Ngữ văn;

Tổ chức giờ học bằng bài giảng điện tử. Chương 3 thực hành rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học Ngữ văn. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức, kĩ năng cơ bản

về công nghệ thông tin, dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Application of information technology in teaching will equip students with basic knowledge,

skills about applications of information technology in teaching philology at high school. Structure

of the course consists of three chapters. Chapter 1 provides general theoretical knowledge about

the application of information technology in teaching philology: The Role of the application of

information technology in teaching philology; Searching, mining and constructing information data

bank in teaching philology; some software applications of information technology in teaching

philology. Chapter 2 provides the knowledge of the application of information technology skills in

teaching philology: Select application content in teaching philology; the design of the slide; Design

content applications of information technology in the teaching activities; Designing philology

electronic lecture; Organizations the period of lesson with electronic lectures.Chapter 3 practics

applying information technology skills in teaching philology. To study this course, students should

have the basic knowledge, skills, information technology, teaching in high school.

5.Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Tiến Mâu (2008), Hướng dẫn thiết kế giáo án điện tử môn Ngữ văn trên powerpoint,

NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[2] Lê Công Triêm (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6.Tài liệu tham khảo:

[3] Nguyễn Duy Bỉnh (2009), Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học ở trường phổ thông, Tháng 10 số 23, tr. 43-44, 53 – Tạp chí giáo dục.

[4] Đỗ Duy Việt (2000), Hướng dẫn sử dụng Microsoft powerpoint, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

+ Sinh viên phải lên lớp nghe giảng và thảo luận trao đổi cùng giáo viên và các sinh viên

khác.

+  Sinh viên thực hành thiết kế giáo án điện tử.

+ Giải quyết các câu hỏi ôn tập sau mỗi phần lý thuyết.

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

192

Page 193: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Chuẩn bị các bài thảo luận: Sưu tầm các tài liệu học tập và giáo trình. Đọc kĩ các bài trong

SGK Ngữ văn chương trình phổ thông

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Yêu cầu thực hiện lên lớp nghiêm túc, đúng quy định ở các giờ thực hành

- Làm các câu hỏi thực hành được giao.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Yêu cầu cần đạt: sản phẩm cần có: tên bài tập, nội dung triển khai, thời gian thực hiện, ngày

báo cáo sản phẩm, các thành viên thực hiện.

7.4. Phần khác

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra thực hành giữa học phần: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTTHx2) + Điểm thi): 2

5

193

Page 194: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC NGỮ VĂN

Development of teaching philology capacity

Mã học phần: CTP335

1.Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03 Tổng : 45 LT: 36 TL: 6 BT: 3

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức

Môn học hình thành cho người học các kiến thức lí luận chung về năng lực dạy học Ngữ

văn, năng lực phát triển chương trình Ngữ văn, kiến thức về kế hoạch dạy học, nắm vững kiến thức

về lí luận hoạt động dạy học, phương pháp dạy học Ngữ văn và phương pháp dạy học hiện đại vào

thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học Ngữ văn, nắm vững kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả học

tập của HS; nắm vững kiến thức Ngữ văn, các kiến thức khoa học liên ngành và kiến thức xã hội

để tham dự vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội.

2.2. Về kĩ năng

Giúp cho sinh viên có những kỹ năng cơ bản sau:

- Kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học; lựa chọn các phương pháp dạy học hiện đại nhằm

đa dạng hóa các cách thức tiếp cận kiến thức của học sinh và tạo môi trường học tập đa dạng,

phong phú để dạy học đạt hiệu quả.

- Kĩ năng phân tích mục tiêu, thiết kế chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, lựa chọn

nội dung kiến thức, thiết kế cấu trúc bài học và nội dung hoạt động dạy học Ngữ văn đạt mục tiêu

đặt ra.

- Kĩ năng sử dụng một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập

môn học. Có kĩ năng nghiên cứu đề xuất những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng của hoạt

động giáo dục Ngữ văn trong nhà trường. Biết lựa chọn những nội dung, phương pháp hình thức

phù hợp để thiết kế và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho HS

- Thành thạo các phương pháp tiếp nhận văn học và tiếp nhận hiệu quả các tác phẩm văn

học, cảm thụ tốt các giá trị của tác phẩm văn học.

194

Page 195: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Có kĩ năng nghiên cứu phát triển năng lực Ngữ văn cho HS (nghiên cứu phát triển năng

lực sử dụng tiếng Việt, nghiên cứu phát triển năng lực đọc hiểu, nghiên cứu phát triển năng lực làm

văn) và năng lực dạy học Ngữ văn cho GV (nghiên cứu phát triển năng lực dạy đọc hiểu, dạy tiếng

Việt và dạy làm văn) - xác định đối tượng nghiên cứu, xây dựng đề cương, nghiên cứu lí luận,

nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu thực nghiệm, viết báo cáo khoa học.

2.3. Về thái độ

- Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn,

rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghiệp vụ, nâng cao năng lực dạy học Ngữ văn và bồi dưỡng phẩm chất,

đạo đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu

cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

- Hình thành thái độ thẩm mĩ lành mạnh và truyền, kích thích thẩm mĩ tới HS, khơi gợi khả

năng sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, biết đồng cảm và chia sẻ với những tiềm năng sáng tạo

của HS.

3.Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Phát triển năng lực dạy học Ngữ văn là môn học nhằm phát triển các năng lực dạy học Ngữ

văn ở trường phổ thông cho sinh viên. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 cung cấp

những kiến thức lí luận chung về năng lực dạy học Ngữ văn: khái niệm năng lực dạy học, môn

Ngữ văn và năng lực dạy học Ngữ văn, hình thành năng lực dạy học Ngữ văn. Chương 2 rèn luyện

kĩ năng phát triển năng lực xây dựng chương trình nhà trường môn Ngữ văn; năng lực lập kế hoạch

dạy - học Ngữ văn; năng lực thiết kế các hoạt động dạy - học Ngữ văn; năng lực sử dụng các

phương tiện dạy học hiện đại; năng lực tổ chức các hoạt động dạy - học Ngữ văn; năng lực cảm

thụ, truyền và kích thích xúc cảm nghệ thuật; năng lực kiểm tra, đánh giá; năng lực phát hiện, bồi

dưỡng học sinh năng khiếu. Chương 3 rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực tổ chức

các hoạt động giáo dục Ngữ văn; năng lực hoạt động nghệ thuật. Để học môn này, sinh viên cần có

những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, tiếng Việt, văn học, lí luận văn học,

âm nhạc, hội họa và lí luận dạy học Ngữ văn

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Development of teaching philology capacity will develop students’teaching philology

ability for high school students. Structure of the course consists of three chapters: the capacity of

building philology school programe; planning teaching – learning philology capacity; design

activities teaching – learning philology capacity; the capacity of using modern teaching facilities ;

ability of organizing teaching –learning philology activities; capacity of sensing, transmitting and

stimulating art emotion; testing and evaluating capacity; capabilities of detecting and fostering

gifted students; capacity for scientific research; ability of organizing educational activities

195

Page 196: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

philosophy; capacity of operational art. To study this course, students should have basic

knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese, , literary theory, music, painting

and teaching theory .

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết qủa học

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nội bộ).

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương

trình giáo dục phổ thông.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Phát triển chương trình nhà trường

[4]. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), NXB

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội.

[6]. Nguyễn Đăng Điệp (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[7]. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2005), Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

[8]. Trần Đình Sử - tuyển chọn và giới thiệu (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận

nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[9]. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Đỗ Kim Hồi (1998), Nghĩ từ công việc dạy văn - NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hội nhà báo Việt Nam, Hà

Nội.

[12]. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

[13]. Lữ Huy Nguyên (2000), Ấn tượng văn chương, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[14]. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2005), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông - những

con đường khám phá, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Chu Sơn (2008), Thơ - điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, HN.

[16]. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2003), Một số vấn đề đổi mới phương

pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

196

Page 197: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Nắm chắc lí thuyết

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Thực hành

- Hoàn thành các bài thực hành của môn học

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: SV cụ thể hoá các kĩ năng đã hướng dẫn ở phần lí

thuyết.

7.3. Thực tế: Hoàn thành theo kế hoạch

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

+ Bài tập lớn, tiểu luận: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ CC+KTx2+BTLx2) + Điểm thi): 2

6

197

Page 198: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH SƯ PHẠM 2

Pedagogical Practice 2

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 10 TH: 10 TL: 5 BT: 5

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất:

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học Ngữ văn. Tích cực hoàn thành các

bài tập, thực tế chuyên môn.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Kiến thức:

Cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết để hình thành các kĩ năng trong dạy học

Ngữ văn.

2.2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng kiến thức về kĩ năng dạy học, để thực hành rèn luyện kĩ năng; Biết khai thác và xử

lí thông tin trong dạy học Ngữ văn; Có kĩ năng viết và trình bày bảng; Có kĩ năng gợi mở, nêu vấn

đề, giảng giải, khái quát kiến thức.

- Biết vận dụng những kiến thức về tổ chức và quản lí lớp học (môi trường học tập, tập thể, nhóm,

nội dung, phương pháp…). Xây dựng và duy trì quan hệ lớp học theo hướng thân thiện, tích cực,

hiệu quả trong giờ lên lớp. Chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, kĩ

198

Page 199: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

thuật tổ chức, quản lí lớp học nhằm tạo môi trường học tập hiệu quả. Tự đánh giá và điều chỉnh

phương pháp tổ chức, quản lí lớp học.

2.3. Thái độ:

- Ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kĩ

năng, kĩ thuật nghề dạy học, nâng cao năng lực dạy học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy

học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của xã hội

trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

- Quan tâm, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Ngữ văn trong nhà trường

phổ thông, góp phần phát triển nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Thực hành sư phạm 2 sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ

bản để dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương: Chương 1 thực

hành rèn luyện kĩ năng khai thác và xử lí thông tin trong dạy học Ngữ văn: Thực hành kĩ năng khai

thác thông tin trong dạy học Ngữ văn; Thực hành kĩ năng xử lí thông tin trong dạy học Ngữ văn.

Chương 2 thực hành rèn luyện kĩ năng lên lớp: Thực hành kĩ năng viết, trình bày bảng; Thực hành

kĩ năng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học; Kĩ năng xây dựng câu hỏi và bài tập cho bài

học. Chương 3 thực hành luyện tập một số kĩ năng biểu diễn nghệ thuật tích hợp trong dạy học

Ngữ văn: Luyện tập hát các bài hát về ngành giáo dục; Luyện tập ngâm thơ, kể chuyện, diễn xướng

dân gian; Luyện tập đóng kịch. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí

học sư phạm, giáo dục học, công nghệ thông tin, tiếng Việt, văn học và lí luận dạy học Ngữ văn

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogical Practices 2 will equip students with basic knowledge, skills to teach philology at high school. Structure of the course consists of three chapters: Chapter 1 Practic exploiting and processing information skills in teaching philology: Practice exploiting information skills in teaching philology; Practical information processing skills in teaching philology. Chapter 2 Practic training on- class skills: Practice writing skills, presentation table; Practice using the methods and techniques of teaching skills; Skill of building questions and exercises for the lesson. Chapter 3 practices some art subjects: Practice singing education songs; Train recitation, storytelling, folk; Train drama). To study this course, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese, literary theory and teaching.5. Tài liệu học tập:[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB GD.[2]. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ Tiểu

học, NXB Giáo dục Việt Nam.

199

Page 200: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[3]. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy

học Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Phan Trọng Luận tuyển tập (2005), Nxb, Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000) Nghiệp vụ sư phạm: 4 kĩ năng cơ bản môn Văn – tiếng Việt

bậc THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát

triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Thúy Hồng, (2007) Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh

THCS, THPT, NXB Giáo dục.

[9]. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục,

NXB Đại học Sư phạm.

[10]. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (2008), Muốn viết được bài hay, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Hoàn thành các bài tập được giao

- Thử nghiệm đồ dùng, phương tiện dạy học, thử nghiệm kĩ thuật, phương pháp, hình thức dạy học,

thử nghiệm cách đánh giá năng lực HS.

- Tiến hành đúng quy trình, thao tác, luyện tập nhiều lần nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tiêu chí

đánh giá kĩ năng: mức độ tự động hóa của thao tác, thời gian thực hiện thao tác, chất lượng của

thao tác, hiệu quả đạt được.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận: hệ số 1

+ Bài tập: hệ số 1

+ Chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra thực hành giữa học phần: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTTHx2) + Điểm thi): 2

5

200

Page 201: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH SƯ PHẠM 3

Pedagogical Practice 3

Mã học phần:

1.Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 10 TH : 20 TL: 5 BT: 5

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn, Phương pháp phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh

phổ thông.

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học: Có đủ điều kiện để sinh viên thực hành

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức

Người học nắm được lí luận về kĩ năng soạn giáo án: kĩ năng xác định mục tiêu bài học, kĩ

năng sử dụng các phương tiện dạy học, kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học;lí luận về kĩ năng

dạy học: kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, kĩ năng tổ chức các hình thức dạy học; lí luận về

kĩ năng kiểm tra đánh giá: kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, kĩ năng đánh giá hoạt

động dạy học....

2.2. Về kĩ năng

Môn học hình thành kĩ năng giảng dạy Ngữ văn cho SV:

- Biết vận dụng kiến thức về kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học để xây dựng kế hoạch dạy

học Ngữ văn; biết lựa chọn nội dung kiến thức thiết kế cấu trúc bài học và nội dung hoạt động dạy

học để xây dựng kế hoạch dạy học bài học đạt mục tiêu đặt ra; linh hoạt trong việc lựa chọn nội

dung, phương pháp, hình thực, phương tiện dạy học và các mô hình thiết kế nhằm đa dạng hóa các

hoạt động dạy học; linh hoạt sáng tạo trong xây dựng kế học dạy học, bài học nhằm đạt hiệu quả

dạy học cao nhất

- Biết vận dụng những kiến thức về tổ chức và quản lí lớp học (môi trường học tập, tập thể,

nhóm, nội dung, phương pháp…), xây dựng và duy trì quan hệ lớp học theo hướng thân thiện, tích

cực, hiệu quả trong giờ lên lớp, chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, kĩ

thuật tổ chức, quản lí lớp học nhằm tạo môi trường học tập hiệu quả. Tự đánh giá và điều chỉnh

phương pháp tổ chức, quản lí lớp học.

2.3. Về thái độ

201

Page 202: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn

nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề dạy học, nâng cao năng lực dạy học và bồi dưỡng phẩm

chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một giáo viên Ngữ văn đáp ứng được yêu cầu của xã hội

trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Thực hành sư phạm 3 sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản

để dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 rèn

luyện kĩ năng soạn giáo án: kĩ năng xác định mục tiêu bài học, kĩ năng sử dụng các phương tiện

dạy học, kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học. Chương 2 rèn luyện kĩ năng dạy học: kĩ năng tổ

chức các hoạt động dạy học, kĩ năng lựa chọn hình thức tổ chức lớp học. Chương 3 rèn luyện kĩ

năng kiểm tra đánh giá: kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, kĩ năng đánh giá hoạt

động dạy học.... Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm,

giáo dục học, tiếng Việt, văn học và lí luận dạy học Ngữ văn.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogical Practices 3 will equip students with basic knowledge, skills to teaching

philology at high school. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1 skills trains

making lesson plan skills: identifying lesson objective skills, use of teaching facilities skills, the

design skills of teaching activities. Chapter 2 practice teaching skills: design skills of teaching

activities, organizational skills of teaching activities. Chapter 3 train assessment skills: skills

assessment of students’ learning outcomes, skills assessment activities.... To learn this subject,

students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese, literary

and theoretical teaching philology.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết qủa học

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nội bộ).

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương

trình giáo dục phổ thông.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Phát triển chương trình nhà trường

[4]. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), NXB

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội.

[6]. Nguyễn Đăng Điệp (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, H

202

Page 203: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[7]. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2005), Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

[8]. Trần Đình Sử - tuyển chọn và giới thiệu (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận

nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[9]. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Đỗ Kim Hồi (1998), Nghĩ từ công việc dạy văn - NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hội nhà báo Việt Nam, Hà

Nội.

[12]. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

[13]. Lữ Huy Nguyên (2000), Ấn tượng văn chương, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[14]. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2005), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông - những

con đường khám phá, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Chu Sơn (2008), Thơ - điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, HN.

[16]. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2003), Một số vấn đề đổi mới phương

pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Nắm chắc lí thuyết

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Thực hành

- Hoàn thành các bài thực hành của môn học

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: SV cụ thể hoá các kĩ năng đã hướng dẫn ở phần lí

thuyết.

7.3. Thực tế: Hoàn thành theo kế hoạch

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra thực hành giữa học phần: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

203

Page 204: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTTHx2) + Điểm thi): 2

5

204

Page 205: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN

Evaluation of teaching philosophy

Mã học phần: ETP327

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 24 TL: 4 BT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất:

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học làm văn. Tích cực hoàn thành các

nhiệm vụ thực hành, thực tế chuyên môn.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

Môn học hình thành năng lực đánh giá trong dạy học Ngữ văn cho người học:

2.1.Về kiến thức:

- Nắm vững lí luận về đánh giá, đánh giá trong dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng

lực. Nắm vững kiến thức về KTĐG kết quả học tập của HS.

- Nắm vững tiêu chí, quy trình, các hình thức KTĐG kết quả học tập của HS theo PISA; Có kĩ

năng đánh giá năng lực Ngữ văn của HS theo PISA.

2.2. Về kĩ năng:

- Có kĩ năng vận dụng các hình thức KTĐG, đồng thời vận dụng linh hoạt các hình thức đổi mới,

kiểm tra đánh giá.

- Có kĩ năng thiết kế các đề kiểm tra, đánh giá tự luận và trắc nghiệm. Sử dụng được một số phần

mềm thông dụng trong KTĐG kết quả học tập môn học.

205

Page 206: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Có những nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập của HS nhằm nâng cao

chất lượng dạy học Ngữ văn.

2.3. Về thái độ: Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên

môn, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề, nâng cao năng lực dạy học Ngữ văn và bồi dưỡng phẩm chất, đạo

đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu

của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Đánh giá trong dạy học Ngữ văn sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng

nghiệp vụ cơ bản để tổ chức quá trình đánh giá dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của

môn học gồm ba chương: Chương 1 cung cấp những kiến thức lí luận chung về đánh giá trong giáo

dục: Vai trò, mục đích, mục tiêu của đánh giá trong giáo dục; Khái niệm và các loại hình đánh giá

trong giáo dục. Chương 2 cung cấp kiến thức khoa học về đánh giá trong dạy học Ngữ văn: Các

phương pháp đánh giá trong dạy học Ngữ văn; Các hình thức đánh giá trong dạy học Ngữ văn;

Quy trình và kĩ thuật thiết kế đề kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Chương 3 cung cấp những kiến

thức về đổi mới đánh giá trong dạy học Ngữ văn: Yêu cầu đổi mới đánh giá của giáo dục phổ

thông; Đổi mới đánh giá dạy học Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực; Đánh giá Pisa trong dạy

học Ngữ văn. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm,

giáo dục học, tiếng Việt và lý luận dạy học Ngữ văn.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Evaluation of teaching philosophy will equip students with basic knowledge, skills to

organise evaluation process of teaching philology at high school. Structure of the course consists of

three chapters: Chapter 1 provides general theoretical knowledge about evaluation in education:

The role, purpose and objectives of the evaluation in education; Concept and types of assessment

in education. Chapter 2 provides scientific knowledge about assessment in teaching philology: The

assessment methods in teaching philology; the forms of assessment in teaching philology; Process

and technic design the test to evaluate philology. Chapter 3 provides the knowledge about

innovation in teaching evaluation philology: Request innovation assessment of general education;

Innovating of assessment teaching philology is towards capacity assessment; Evaluation Pisa in

teaching philology. To study this course, students should have basic knowledge of pedagogical

psychology, pedagogy, Vietnamese and theoretical teaching philology.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội.

206

Page 207: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[2]. Hoàng Hòa Bình - chủ biên (2014), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội.

[3]. Nguyễn Thúy Hồng, (2007) Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh

THCS, THPT. NXB Giáo dục.

[4]. Nguyễn Thúy Hồng, Khung năng lực chủ chốt của chương trình đánh giá quốc tế PISA, Tạp

chí Khoa học Giáo dục (56), NXB Giáo dục.

[5]. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục,

NXB Đại học Sư phạm.

6. Tài liệu tham khảo:

[6]. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, Hà Nội, 1985.

[7]. Phan Trọng Luận - Trương Dĩnh (2008), Phương pháp dạy học văn (tập 1,2), Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

[8]. Đỗ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Hồng Vân (2008),

Hệ Thống đề luyện tập và kiểm tra Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn

gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói). Có thể nêu thêm vấn đề khác được nảy sinh trong quá trình nghiên

cứu để SV trong lớp cùng thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả lời giải (văn bản viết,

nói), có thể làm thêm các bài tập tương tự để rèn luyện kĩ năng. Đặt câu hỏi, nêu vấn đề nảy sinh

trong quá trình giải bài tập để thảo luận hoặc xin ý kiến chuyên gia.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học:

+ Thử nghiệm đồ dùng, phương tiện dạy học, thử nghiệm kĩ thuật, phương pháp, hình thức dạy

học, thử nghiệm cách đánh giá năng lực HS.

+ Thực hành xây dựng kế hoạch bài học, thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học, vận dụng các

phương pháp, phương tiện và xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá. Thiết kế và tổ chức hoạt động

giáo dục, nghiên cứu phát triển năng lực viết văn của HS và năng lực dạy học làm văn của GV.

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành:

+ Phần thử nghiệm: Xác định được hiệu quả, sự phù hợp và tính khả thi của kĩ thuật, phương pháp,

phương tiện, hình thức dạy học, cách đánh giá đối với kiến thức của bài học và mục tiêu hình thành

năng lực cho HS.

207

Page 208: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Phần thực hành: Tiến hành đúng quy trình, thao tác, luyện tập nhiều lần nhằm hình thành kĩ

năng, kĩ xảo. Tiêu chí đánh giá kĩ năng: mức độ tự động hóa của thao tác, thời gian thực hiện thao

tác, chất lượng của thao tác, hiệu quả đạt được.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh phổ

thông theo tinh thần Pisa.

- Yêu cầu cần đạt: Văn bản trình bày kết quả nghiên cứu có các phần, mục rõ ràng đáp ứng được

yêu cầu về nội dung hình thức trình bày. Nội dung đề kiểm tra phải đánh giá được năng lực đọc

hiểu của học sinh.

7.4. Thực tế chuyên môn

- Nội dung: Tìm hiểu thực tế kiểm tra đánh giá Ngữ văn ở trường phổ thông (truyền thống nhà

trường, chương trình, SGK, bài học, giáo án, phương tiện dạy học, hoạt động dạy học, đề kiểm tra,

bài kiểm tra, kết quả dạy học, chất lượng dạy học, ý kiến, quan điểm, nguyên vọng của GV và HS).

- Yêu cầu: Thực hiện theo thời khóa biểu chính khóa, tuân thủ các quy định của Trường phổ thông

và hoàn thành các nhiệm vụ do GV chuyên môn đề ra. Nghiêm túc, tích cực và có ý thức rèn luyện

nghề, bồi đắp thêm lòng yêu nghề.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Viết

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTx2) + Điểm thi): 2

5

208

Page 209: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN MÔN NGỮ VĂN

Thematic elective philology

Mã học phần: EPC328

1.Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 24 TL: 4 BT: 2

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học làm văn. Tích cực hoàn thành các

nhiệm vụ thực hành, thực tế chuyên môn.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức: Nắm vững lí luận về phát triển năng lực ngữ văn, chuyên đề tự chọn môn ngữ

văn gồm các đơn vị kiến thức như dạy học theo chuyên đề: chuyên đề tiếng Việt (chuyên đề “Giao

tiếp tiếng Việt”, “Tôi yêu tiếng Việt”...); chuyên đề đọc hiểu (đọc hiểu về tác gia văn học, đọc hiểu

một số thể loại văn học tiêu biểu, chuyên đề nghiên cứu, tìm hiểu văn học địa phương...); chuyên

đề làm văn (rèn luyện kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn, bồi dưỡng năng lực

viết sáng tạo...); chuyên đề tích hợp và phân hoá trong dạy học Ngữ văn

2.2. Về kĩ năng

- Có kĩ năng nghiên cứu dạy học chuyên đề tự chọn nhằm phát triển năng lực ngữ văn cho HS

- Biết vận dụng kiến thức về tư duy, lôgic, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác vào hoạt động nghiên cứu,

dạy học Ngữ văn. Thành thạo trong giao tiếp. Biết kiềm chế và tự tin khi nói trước nhiều người

- Biết vận dụng kiến thức ngữ văn tham dự vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Biết lựa chọn

vấn đề thực tiễn chủ động giải quyết có hiệu quả. Linh hoạt trong việc vận dụng các kiến thức ngữ

văn và các kiến thức khoa học liên ngành và kiến thức xã hội vào giải quyết nhiều vấn đề thuộc

209

Page 210: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

nhiều lĩnh vực trong xã hội. Thành thục sáng tạo trong giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm tạo ra

những tác động tích cực cho xã hội.

2.3. Về thái độ

Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong

việc việc trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề dạy học, nâng

cao năng lực dạy học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo,

cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo

dục hiện nay.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Chuyên đề tự chọn môn Ngữ văn trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng cần

thiết để dạy học chuyên đề tự chọn môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học này

gồm ba chương. Chương 1 cung cấp những kiến thức lí luận chung: khái niệm, mục tiêu, yêu cầu,

đặc điểm của chuyên đề tự chọn môn Ngữ văn, xây dựng chuyên đề tự chọn môn Ngữ văn.

Chương 2 rèn luyện kĩ năng dạy học chuyên đề tự chọn môn Ngữ văn: chuyên đề tiếng Việt

(chuyên đề “Giao tiếp tiếng Việt”, “Tôi yêu tiếng Việt”...); chuyên đề đọc hiểu (đọc hiểu về tác gia

văn học, đọc hiểu một số thể loại văn học tiêu biểu, chuyên đề nghiên cứu, tìm hiểu văn học địa

phương...); chuyên đề làm văn (rèn luyện kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn,

bồi dưỡng năng lực viết sáng tạo...). Chương 3 rèn luyện kĩ năng dạy học chuyên đề tích hợp và

phân hoá trong dạy học Ngữ văn với những kĩ năng lựa chọn nội dung, thiết kế hoạt động dạy học,

tổ chức hoạt động dạy học, đánh giá kết quả dạy học... Để học môn này, sinh viên cần có những

kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, giáo dục học, tiếng Việt, văn học, lí luận dạy học Ngữ

văn, năng lực ngữ văn và năng lực dạy học Ngữ văn.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Thematic elective philology is an elective course in the training process bachelor's philology

pedagogy. This course has three chapters for the purpose of orienting teaching methods of elective

theme at high school with the knowledge units as learning topics: Thematic Vietnamese (thematic

"Communication English Vietnam "," I love Vietnamese "...); thematic reading comprehension

(Reading comprehension of authors, Reading comprehension literary typical types, researching

thesis, learn the local ...); thematic essay writing (training combined modes of expression in skills

and fostering creative writing ability ...); Teaching thematic integrates and differentiates in

teaching philologywith selected content, design teaching activities, organizing teaching activities,

evaluation of teaching skills.

5. Tài liệu học tập:

210

Page 211: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết qủa học

tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nội bộ).

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương

trình giáo dục phổ thông.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Phát triển chương trình nhà trường

[4]. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), NXB

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội.

[6]. Nguyễn Đăng Điệp (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[7]. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2005), Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

[8]. Trần Đình Sử - tuyển chọn và giới thiệu (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận

nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[9]. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Đỗ Kim Hồi (1998), Nghĩ từ công việc dạy văn - NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hội nhà báo Việt Nam, Hà

Nội.

[12]. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

[13]. Lữ Huy Nguyên (2000), Ấn tượng văn chương, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[14]. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2005), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông - những

con đường khám phá, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Chu Sơn (2008), Thơ - điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, HN.

[16]. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2003), Một số vấn đề đổi mới phương

pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Nắm chắc lí thuyết

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

211

Page 212: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

7.2. Thực hành

- Hoàn thành các bài thực hành của môn học

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: SV cụ thể hoá các kĩ năng đã hướng dẫn ở phần lí

thuyết.

7.3. Thực tế: Hoàn thành theo kế hoạch

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Viết

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTx2) + Điểm thi): 2

5

212

Page 213: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

TÊN MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC NỘI DUNG ĐỔI MỚI

TRONG GIÁO DỤC NGỮ VĂN

Research and apply of the content of educational innovation philology

Mã học phần: AIT931

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng: 45 LT: 36 TL: 6 BT: 3

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài

liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi,

khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn

của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học Ngữ văn. Tích cực hoàn thành cácbài

tập, thực tế chuyên môn.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức lí luận chung về nghiên cứu giáo dục Ngữ

văn ở trường phổ thông gồm: nghiên cứu phát triển năng lực giảng dạy Ngữ văn cho giáo viên;

phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh phổ thông và nghiên cứu ứng dụng một số nội dung đổi

mới trong giáo dục Ngữ văn ở trường phổ thông.

2.2. Về kĩ năng: Giúp cho sinh viên

- Có kĩ năng nghiên cứu khoa học về giáo dục Ngữ văn; kĩ năng nghiên cứu phát triển năng

lực Ngữ văn cho HS (nghiên cứu phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, nghiên cứu phát triển

năng lực đọc hiểu, nghiên cứu phát triển năng lực làm văn) và năng lực dạy học Ngữ văn cho GV

(nghiên cứu phát triển năng lực dạy đọc hiểu, dạy tiếng Việt và dạy làm văn).213

Page 214: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Biết xác định đối tượng nghiên cứu, xây dựng đề cương, nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực

tiễn, nghiên cứu thực nghiệm, viết báo cáo khoa học.

- Có kĩ năng nghiên cứu đề xuất những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động

giáo dục Ngữ văn trong nhà trường. Biết lựa chọn những nội dung, phương pháp, hình thức phù

hợp để thiết kế và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho HS. Biết vận dụng kiến thức về tư duy,

lôgic, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác vào hoạt động nghiên cứu, dạy học Ngữ văn.

2.3. Về thái độ

- Có ý thức nghiên cứu tìm hiểu đối tượng người học, người dạy; trình độ nhận thức, nhu cầu

phát triển năng lực của người học; trình độ giảng dạy, nhu cầu phát triển năng lực của người dạy để

lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp cho từng đối tượng người học, người dạy.

- Bồi dưỡng niềm say mê, tâm huyết, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu

khoa học nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục Ngữ văn trong nhà trường.

- Quan tâm, chăm lo đến việc phát triển, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Ngữ văn

trong nhà trường phổ thông, góp phần phát triển nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Nghiên cứu ứng dụng các nội dung đổi mới trong giáo dục Ngữ văn sẽ trang bị cho

người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản để nghiên cứu, dạy học Ngữ văn ở trường

phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương: Chương 1 cung cấp những kiến thức lí luận

chung về nghiên cứu giáo dục Ngữ văn ở trường phổ thông: Nghiên cứu khoa học về giáo dục Ngữ

văn; Kĩ năng nghiên cứu khoa học về giáo dục Ngữ văn. Chương 2 Nghiên cứu phát triển năng lực

giảng dạy Ngữ văn cho giáo viên và năng lực Ngữ văn cho học sinh phổ thông: Nghiên cứu phát

triển năng lực Ngữ văn cho học sinh; Nghiên cứu phát triển năng lực giảng dạy Ngữ văn cho giáo

viên phổ thông Chương 3 nghiên cứu ứng dụng một số nội dung đổi mới trong giáo dục Ngữ văn ở

trường phổ thông: Nghiên cứu ứng dụng mô hình dạy học mới nhằm phát triển năng lực HS; Nghiên cứu

ứng dụng dạy học tích hợp và phân hóa trong môn Ngữ văn. Để học môn này, sinh viên cần có những

kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, giáo dục học, tiếng Việt, văn học, lí luận dạy học Ngữ

văn, năng lực ngữ văn và năng lực dạy học ngữ văn.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Research and apply of the content of educational innovation philology will equip students

with basic knowledge, skills to research and teach philology at high school. Structure of the course

consists of three chapters: Chapter 1 provides general theoretical knowledge of educational

research philology at high school: Scientific Research on philology education; scientific research

skills of philology education. Chapter 2 Research to develop teaching philology capacity for

teachers and philology capability for high school students: Research to develope philology

214

Page 215: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

capacity for students; Research to develope teaching philology capacity develope for teachers at

high school.Chapter 3 studies to apply some innovation contents in philology education at high

school: Research to apply new teaching model to develop students’ capacity; research to apply

integrated teaching and differentiation in philology. To study this course, students should have

basic knowledge of scientific research, learning education, Vietnamese, theoretical teaching

philology, linguistics capability and teaching philology capacity.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB

GD.

[2]. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ Tiểu

học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy

học Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Phan Trọng Luận tuyển tập (2005), Nxb, Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000) Nghiệp vụ sư phạm: 4 kĩ năng cơ bản môn Văn – tiếng Việt

bậc THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Thúy Hồng, (2007) Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh

THCS, THPT, NXB Giáo dục.

[9]. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục,

NXB Đại học Sư phạm.

[10]. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (2008), Muốn viết được bài hay, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Nhiều tác giả (2005), Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB

Giáo dục Việt Nam.

[13]. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2003), Một số vấn đề đổi mới phương

pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

215

Page 216: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn

gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói). Có thể nêu thêm vấn đề khác được nảy sinh trong quá trình nghiên

cứu để SV trong lớp cùng thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả lời giải (văn bản viết,

nói), có thể làm thêm các bài tập tương tự để rèn luyện kĩ năng. Đặt câu hỏi, nêu vấn đề nảy sinh

trong quá trình giải bài tập để thảo luận hoặc xin ý kiến chuyên gia.

7.2. Phần thực hành

+ Thử nghiệm kết quả nghiên cứu ứng dụng các nội dung đổi mới, các giải pháp mới.

+ Thực hành nghiên cứu nhằm phát triển năng lực ngữ văn cho HS và năng lực dạy học Ngữ văn

cho GV.

Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành:

+ Xác định được hiệu quả, sự phù hợp và tính khả thi của kĩ thuật, phương pháp, phương tiện, hình

thức dạy học, cách đánh giá đối với kiến thức của bài học và mục tiêu hình thành năng lực cho HS.

+ Tiến hành đúng quy trình, thao tác, luyện tập nhiều lần nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tiêu chí

đánh giá kĩ năng: mức độ tự động hóa của thao tác, thời gian thực hiện thao tác, chất lượng của

thao tác, hiệu quả đạt được.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Thực trạng nghiên cứu ứng dụng các nội dung đổi mới trong giáo

dục Ngữ văn nhằm phát triển năng lực HS và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường

THPT Lương Ngọc Quyến (Võ Nhai, Sông Công, Phổ Yên, Chu Văn An, Gang Thép…)

- Yêu cầu cần đạt: Văn bản trình bày kết quả nghiên cứu có các phần, mục rõ ràng đáp ứng được

yêu cầu về nội dung hình thức trình bày. Nội dung nêu rõ được những điểm chính về thực trạng và

giải pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường phổ thông.

7.4. Thực tế chuyên môn

- Nội dung: Tìm hiểu thực trạng nghiên cứu ứng dụng các nội dung đổi mới trong giáo dục Ngữ

văn nhằm phát triển năng lực HS và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường phổ thông

(đề tài, sáng kiến kinh nghiệm).

- Yêu cầu: Thực hiện theo thời khóa biểu chính khóa, tuân thủ các quy định của trường phổ thông

và hoàn thành các nhiệm vụ do GV chuyên môn đề ra. Nghiêm túc, tích cực và có ý thức rèn luyện

nghề, bồi đắp thêm lòng yêu nghề.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, chuyên cần: hệ số 1

+ Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

216

Page 217: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNdhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-van.doc · Web viewBộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối

+ Bài tập lớn, tiểu luận: hệ số 2

+ Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

+ Hình thức thi: Viết

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi

kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+CC+KTx2+BTLx2) + Điểm thi): 2

6

217