14
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ TỐ LAN ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội 2014

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO GIÁO DỤC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4554/1/02050002983.pdfNgƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ TỐ LAN

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ TỐ LAN

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa

Hà Nội – 2014

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG

BÌNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 ............... 6

1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình

đối với giáo dục phổ thông ......................................................................... 6

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình .......... 6

1.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Bình trước năm 2001.............. 10

1.1.3. Chủ trương của Đảng về giáo dục - đào tạo ........................................... 14

1.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông ................................... 16

1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ............................................ 16

1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình .............................................. 21

Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐỐI VỚI GIÁO

DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ................................................ 34

2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ....................................................... 34

2.1.1. Chủ trương của Đảng về giáo dục .......................................................... 34

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ............................................ 39

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................................... 45

2.2.1. Nâng cao chất lượng ở các cấp học ........................................................ 45

2.2.2. Phát triển mạng lưới trường lớp và ổn định quy mô học sinh ............... 49

2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ............................ 54

2.2.4. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý giáo dục ....................................................................................... 58

2.2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập ...................... 63

Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................................ 68

3.1. Nhận xét ............................................................................................................ 68

3.1.1. Ưu điểm .................................................................................................. 68

3.1.2. Hạn chế ................................................................................................... 76

3.2. Một số kinh nghiệm .......................................................................................... 79

3.2.1. Vận dụng chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước phù

hợp với điều kiện của địa phương ............................................................ 79

3.2.2. Sớm đưa ra chủ trương chọn đổi mới công tác quản lý giáo dục và

phương pháp dạy học là khâu đột phá...................................................... 81

3.2.3. Hoạch định và nhất quán với chủ trương coi trọng yếu tố con người

trong nâng cao chất lượng giáo dục ......................................................... 84

3.2.4. Kịp thời đề ra các giải pháp tăng cường nguồn lực, xây dựng cơ sở

vật chất - kỹ thuật và thực hiện xã hội hóa giáo dục ................................ 86

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 94

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 104

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG BÌNH

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT : An toàn giao thông

CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CSVN : Cộng sản Việt Nam

DTNT : Dân tộc nội trú

GD : Giáo dục

GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo

GDTH : Giáo dục tiểu học

GDPT : Giáo dục phổ thông

HĐND : Hội đồng nhân dân

PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú

PTCS : Phổ thông cơ sở

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên

XHHGD : Xã hội hóa giáo dục

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

UBND : Ủy ban nhân dân

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục có vai trò trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển

của mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Lịch sử phát triển của nhân loại

ngày càng khẳng định vai trò, tác dụng của giáo dục đối với kinh tế - xã hội.

Giáo dục là điều kiện cơ bản và là động lực quan trọng bậc nhất thúc đẩy sản

xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, con người đang bước vào

thời đại của công nghệ thông tin, toàn cầu hoá, kinh tế thị trường, trong bối cảnh

đó, vấn đề giáo dục, văn hoá nổi lên hàng đầu. Ở nhiều nước, vấn đề này đã trở

thành vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển đất nước. Nhận thức rõ điều đó,

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm phát triển giáo dục. Từ khi tiến hành

đổi mới đất nước, cùng với quá trình đổi mới mọi mặt về kinh tế - xã hội, sự

nghiệp giáo dục luôn được Đảng CSVN coi là động lực để phát triển đất nước

với quan điểm chỉ đạo chung: Cùng với khoa học công nghệ, GD-ĐT là quốc

sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho

đất nước.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, GDPT được nhìn nhận

như một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, là nền tảng của toàn bộ hệ

thống, nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển

nhân cách của các lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp học sinh phát

triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm

hình thành nhân cách. Vì yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhu cầu của nhân dân

và đòi hỏi của cuộc đấu tranh chống nguy cơ tụt hậu, Đảng CSVN không ngừng

đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo, trong đó có GDPT.

Trong tình hình chung đó, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã lãnh đạo sự

nghiệp GDPT đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Nhận thức vai trò của GDPT,

Đảng bộ tỉnh Quảng Bình thường xuyên tạo điều kiện để GDPT từng bước đổi

mới và phát triển vững chắc. Thực tế cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ

tỉnh Quảng Bình, sự nghiệp GDPT của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định

2

về mở rộng quy mô, về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, về đổi mới

chương trình, giáo trình… Tuy nhiên, dưới tác động của những yếu tố khách

quan, chủ quan, GDPT của tỉnh Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

vẫn không tránh khỏi còn những hạn chế, tồn tại nhất định. Do vậy, nhìn nhận,

đánh giá một cách hệ thống, toàn diện sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình

đối với GDPT; đúc rút những kinh nghiệm phục vụ việc tiếp tục đổi mới, phát

triển giáo dục của tỉnh là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý

nghĩa thực tiễn. Trên những lý do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Đảng bộ

tỉnh Quảng Bình lãnh đạo giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2010” để

làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

GD-ĐT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đây là

lĩnh vực được nhiều tổ chức, cơ quan và các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu. Đã

có không ít những công trình nghiên cứu, những bài viết về giáo dục đào tạo, đặc

biệt là GD-ĐT thời kỳ đổi mới được công bố. Nhìn một cách khái quát các công

trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể chia thành các nhóm

chủ yếu sau:

- Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung

“35 năm phát triển giáo dục phổ thông” của tác giả Võ Thuận Nho;

“Những bài nói và viết về giáo dục” của tác giả Nguyễn Văn Huyên; “Sơ thảo về

giáo dục Việt Nam (1945-1990)” của tác giả Phạm Minh Hạc; “Phát triển Giáo

dục - Phát triển con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của

tác giả Phạm Minh Hạc; “Tri thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất

nước” của Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười… Đây là những tác phẩm thể hiện

những quan điểm chung, những nhận định chung nhất về nền giáo dục Việt Nam,

trong đó có đề cấp đến GDPT với tư cách là một bậc học cần có nhiều sự quan

tâm để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội.

- Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông

“Một số cơ hội để đánh giá thực trạng giáo dục trung học phổ thông” của

TS. Hồ Thiệu Hùng đăng trên báo tuổi trẻ ngày 10/2/2003; “Phát huy việc tự học

3

trong trường phổ thông trung học” của GS. VS. Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên

báo Giáo dục và Thời đại ngày 10/2/2003; “Chất lượng giáo dục phổ thông -

một vấn đề cấp bách” của GS. VS. Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên báo văn nghệ

ngày 11/10/2003 và 18/10/2003. Những bài viết trên đưa ra những phân tích,

nhận định về GDPT những năm đổi mới đất nước.

Nhận định về những thành tựu và hạn chế của GD-ĐT Việt Nam trong

những năm thực hiện đổi mới, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra những kiến nghị, để

giáo dục nói chung và GDPT nói riêng thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”

là những vấn đề được đề cập đến trong các bài viết: “Đổi mới có tính cách mạng

nền giáo dục và đào tạo của nước nhà” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; “Cải

cách giáo dục từ khâu đột phát nào?”của GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh; “Để

giáo dục và đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” của tác giả Phạm

Ngọc Minh; “Ngành giáo dục - đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2

(khóa VIII) và triển khai Nghị quyết Đại hội IX” của GS.TS. Nguyễn Minh

Hiển; “Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục” của

PGS.TS. Nghiêm Đình Vì…

- Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng

Bình đối với giáo dục phổ thông

Đó là những công trình nghiên cứu về giáo dục của Tỉnh Quảng Bình

được công bố trên trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình.

Những công trình nghiên cứu và bài viết được công bố đã giúp cho người

nghiên cứu hiểu được phần nào về thực trạng GD-ĐT trên cả nước nói chung và

ở các địa phương nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu

hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo

phát triển GDPT từ năm 2001 đến năm 2010.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Làm sáng tỏ chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với

GDPT từ năm 2001 đến năm 2010.

4

- Chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Quảng Bình đối với GDPT những năm 2001 - 2010; trên cơ sở đó, đúc rút một

số kinh nghiệm phục vụ hiện tại.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Quảng

Bình đối với GDPT từ năm 2001 đến năm 2010.

- Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình vận dụng

đường lối của Đảng CSVN trong lãnh đạo sự nghiệp GDPT vào điều kiện địa

phương từ năm 2001 đến năm 2010.

- Nêu lên những nhận xét thành tựu, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng

bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT; đúc rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo sự

nghiệp phục vụ hiện tại.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của luận văn là những chủ trương, biện pháp, giải pháp đối với

GDPT của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình những năm 2001 - 2010.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: những chủ trương cơ bản, những giải pháp quan trọng của

Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với GDPT.

- Về không gian: Nghiên cứu về tình hình GDPT ở địa bàn tỉnh Quảng

Bình.

- Về thời gian: Từ năm 2001 (Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ

XIII) đến năm 2010 (kết thúc nhiệm kỳ đại hội Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng

Bình lần thứ XIV).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

5.1. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và phương pháp luận sử học, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp logic -

5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2004), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Quảng Bình, Tập III, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Quảng Bình.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội

nghị lần thứ 4 (khóa VII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội

nghị lần thứ 2 (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2009), Thông báo Kết luận của Bộ

Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII),

phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Hà Nội.

5. Ban Khoa giáo Trung ương (2006), Một số văn kiện của Đảng Cộng sản

Việt Nam về công tác khoa giáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1997), Tài liệu nghiên cứu Nghị

quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới

tương lại - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành giáo dục - Đào tạo thực hiện Nghị

quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Về nhiệm vụ năm học 2002-2003, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Về nhiệm vụ năm học 2004-2005, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Về nhiệm vụ năm học 2006-2007, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày

4/5/2007 Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học,

Lưu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình.

6

13. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (1995), Niên giám thống kê 1991 - 1995,

Lưu trữ tại Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình.

14. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2000), Niên giám thống kê, Lưu trữ tại

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình.

15. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2005), Niên giám thống kê, Lưu trữ tại

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình.

16. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2010), Niên giám thống kê, Lưu trữ tại

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình.

17. Phạm Thị Dung (2010), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo thực hiện chính

sách xã hội hóa giáo dục (1996 - 2009), Luận văn Thạc sỹ khoa học Lịch

sử, Lưu tại Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

18. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Quảng

Bình lần thứ XII, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình.

19. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Quảng

Bình lần thứ XIII, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình.

20. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Quảng

Bình lần thứ XIV, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình.

21. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Quảng

Bình lần thứ XV, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Đại hội lần thứ IVcủa Đảng,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết của Trung ương 1996-

1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề Văn hóa - Giáo dục, Nxb Sự thật, Hà

Nội.

30. Phạm Văn Đồng (1999), "Giáo dục - quốc sách hàng đầu, tương lai của

dân tộc", Báo Nhân dân (10/5/1999).

31. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ

XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Phạm Minh Hạc (2003), Về giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong

những năm đầu thế kỷ XXI Việt Nam và thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát

triển giáo dục phổ thông giai đoạn 1996 - 2006, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử,

Lưu tại thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

Quốc gia Hà Nội.

36. Trương Thị Hoa (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo

dục phổ thông giai đoạn (1975 - 2005), Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Lưu tại

thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia

Hà Nội.

37. Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình (2006), Nghị quyết số52/2006/NQ-

HĐND, ngày 21/7/2006 của Hội đồng nhân dân về đẩy mạnh xã hội hóa

các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao tỉnh

Quảng Bình, Quảng Bình.

8

38. Hồ Thiệu Hùng (2003), “Một cơ hội để đánh giá thực trạng giáo dục trung

học phổ thông”, Báo Tuổi trẻ (10/2/2003).

39. Trần Quốc Hùng (sưu tầm và biên soạn) (2003), Chủ tịch Hồ Chí Minh với

sự nghiệp giáo dục Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

40. Nguyễn Văn Huyên (1990), Những bài nói và viết về giáo dục, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

41. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất

lượng nguồn nhân lực - Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

42. Nguyễn Quang Kính (2005), Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

43. Hồ Chí Minh (1996), “Đạo đức thế hệ tương lai là trách nhiệm nặng nề

nhưng rất vẻ vang (14-9-1958)”, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

44. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1930 - 2006), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

47. Quốc hội (2006), Luật Giáo dục và Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn

thi hành, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

48. Quốc hội (2006), Những quy định về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu

quả giáo dục, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

49. Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình (1990), Báo cáo tổng kết năm học

1989 - 1990, Lưu tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình.

50. Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình (1991), Báo cáo tổng kết năm học

1990 - 1991, Lưu tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình.

51. Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình (1992), Báo cáo tổng kết năm học

1991 - 1992, Lưu tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình.