54
Câu 1: Các dạng nước trong đất 1. Nước hấp phụ: là phần tử nước dạng hơi đc hạt đất hút và giữ ở bề mặt.Gồm 2 loại: - Nước hấp phụ chặt: là lớp nước sát với hạt đất, được hạt đất giữ rất chặt Ý nghĩa: Không có tác dụng đối với thực vật do TV không thể lấy ra được khỏi đất - Nước hấp phụ hờ: lớp nước cũng được giữ bởi hạt đất nhưng ở bên ngoài lớp nước hấp phụ chặt, lực nước giữ yếu hơn -> có thể chuyển động trong đât Ý nghĩa: Thực vật có thể lấy và sử dụng đc 2. Nước mao quản: Là nước giữ và chuyển động trong lòng đất chủ yếu dưới ảnh hưởng của lực mao quản, trong các khe lỗ nhỏ (đường kính < 8 micro mét, đáng kể ở nơi có 0,1- 0,001 mm) - Mao quản đế: nước có đầu dưới tiếp xúc với nước ngầm - Mao quản treo: nước không liên quan gì đến nước ngầm, được giữ trong các khe bởi sức căng bề mặt dưới và trên Ý nghĩa: nước mao quản hoàn toàn là nước dễ tiêu đối với thực vật,là nguồn dự trữ chính của nước trong đất 3. Nước trọng lực: Là nước chứa trong các lỗ hổng lớn, chuyển động xuống dưới do trọng lực

đất ơi là đất

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đất ơi là đất

Câu 1: Các dạng nước trong đất

1. Nước hấp phụ: là phần tử nước dạng hơi đc hạt đất hút và giữ ở bề mặt.Gồm 2 loại:

- Nước hấp phụ chặt: là lớp nước sát với hạt đất, được hạt đất giữ rất chặt

Ý nghĩa: Không có tác dụng đối với thực vật do TV không thể lấy ra được khỏi đất

- Nước hấp phụ hờ: lớp nước cũng được giữ bởi hạt đất nhưng ở bên ngoài lớp nước hấp phụ chặt, lực nước giữ yếu hơn -> có thể chuyển động trong đât

Ý nghĩa: Thực vật có thể lấy và sử dụng đc

2. Nước mao quản: Là nước giữ và chuyển động trong lòng đất chủ yếu dưới ảnh hưởng của lực mao quản, trong các khe lỗ nhỏ (đường kính < 8 micro mét, đáng kể ở nơi có 0,1- 0,001 mm)

- Mao quản đế: nước có đầu dưới tiếp xúc với nước ngầm

- Mao quản treo: nước không liên quan gì đến nước ngầm, được giữ trong các khe bởi sức căng bề mặt dưới và trên

Ý nghĩa: nước mao quản hoàn toàn là nước dễ tiêu đối với thực vật,là nguồn dự trữ chính của nước trong đất

3. Nước trọng lực: Là nước chứa trong các lỗ hổng lớn, chuyển động xuống dưới do trọng lực

Ý nghĩa : + là nguồn cung cấp cho nước ngầm

+ Hoàn toàn là nước dễ tiêu đối với TV, song cũng có thể gây hại chiếm hết không khí và các chất khác của đất

Câu 2: Yếu tố con người trong việc hình thành đất.Con người đã có những tác động rất sâu sắc đối với các vùng đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Page 2: đất ơi là đất

Tác động tích cực: - Bố trí cây trồng phù hợp với tính chất đất.- Xây dựng các công trình thuỷ lợi. - Đắp đê ngăn lũ và nước mặn.- Bổ sung chất dinh dưỡng trong đất bằng các loại phân bón.

Tác động tiêu cực:

- Bố trí cây trồng không phù hợp.

- Bón phân không đầy đủ.

- Chặt phá rừng làm nương rẫy.

- Không thực hiện tốt các biện pháp chống thoái hoá đất.

Tác động của xã hội loài người (thông qua các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội) tới đất ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ có một số rất ít loại đất, nhân tố con người có vai trò quan trọng trong sự hình thành chúng: đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá. Đối với chúng con người đã làm thay đổi quá trình hình thành, biến đổi nó từ loại này sang loại khác.

Đa số các loại đất khác, tác động con người chỉ ở mức hạn chế hoặc tăng cường các quá trình, các hiện tượng xảy ra trong đất.

Câu 3: Cho ví dụ và chứng minh ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật.

Đất bị ô nhiễm bởi chất bảo vệ thực vật (BVTV) như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm…(DDT, Clodan, Picloram…).

Tại TP Hồ Chí Minh, 164 mẫu đất bị dư lượng thuốc BVTV.

Tại huyện Thanh Trì, HN 2/3 số mẫu rau muống được lấy có dư lượng thuốc BVTV.

Khi phun thuốc BVTV thì 50% rơi vào đất.Ở trong đất thuốc BVTV biến đổi và phân tán theo nhiều con đường khác nhau như sau: ( Ross 1989).

Bay hơiRửa trôi

Hấp phụ bởi các khoáng sét và chất hữu cơ của đất.

Thực vật hấp thụ

Phân hủy quan hóa

Rửa trôi bê mặt và xói mòn.

Phân hủy sinh học

Chuyển hóa hóa học

Page 3: đất ơi là đất

Ở trong đất thuốc BVTV tác động vào khu hệ VSV đất, giun đất và những động vật khác làm cho hoạt động của chúng giảm, chất hữu cơ ko được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng

Câu 4. Cho các nguyên tố N, Ca, Mg, P, K, S, Fe, Mn, Cu, Mo. Hãy nêu khoảng pH thích hợp cho độ dễ tiêu của chúng đối với cây trồng

N Ca Mg P K S Fe Mn Cu Mo

pH Thấp Thấp TB cao Thấp Thấp Thấp

N: mất N do phản Nitrat hóa học pH < 5,5

P: pH thấp, đất chua: kết tủa H2PO4- do Fe3+, Al3+

pH cao H2PO4- hình thành kết tủa với Ca2+

K: Hình như dễ tiêu với mọi loại đất và pH

Nhiều vùng đất thoái hóa, chua, độ phì nhiêu suy giảm: Bón vôi là biện pháp quan trọng nhất cải thiện độ phì. Bổ sung Ca, Mg vào dd đất, phức hệ hấp phụ đất là nguyên lý cơ bản cải tạo MT đất chua

S: đất phèn (pH cao) oxy hóa Pyrit thành sunfat

Mn: pH càng cao thì tính linh động của Mn càng kém, thiếu Mn cho cây trồng. pH thấp ở đất axit có nguy cơ gây thừa Mn gây độc cho cây

Cu: pH>7 thường thiếu Cu. pH< 4,5 thừa Cu ( vì pH thấp thì tính hòa tan của Cu tăng)

Mo: đá axit giàu Mo hơn đá bazo

Zn: pH thấp tính axit, ở pH>6 thiếu Zn và nghèo chất hữu cơ

Fe: độ hòa tan của Fe phụ thuộc pH rất lớn: giảm hang tram lần khi tăng 1 đơn vị pH

5) Quá nitrat hóa trong đ t và ý nghĩa c a nó?ấ ủ

Quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO2- và NO3- bao gồm các phản ứng:

Page 4: đất ơi là đất

2 NH4+ + 2 OH- + 3 O2 => 2 H+ + 2NO2- + 4H2O + Q

NO2- + 2 O2 => 2NO3- + Q

NH4+ + 2O2 => HNO3 + H3O+ +Q

Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ảnh hưởng đến cường độ phân hủy như quần thể vi sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, pH, bản chất chất hữu cơ (tỷ lệ C/N)

Ý nghĩa của quá trình này: tạo ra NO3- (là một anion không bị giữ do keo đất, tồn tại rất linh động trong dung dịch, dễ mất khỏi đất do rửa trôi) là tiền đề cho quá trình phản nitrat hóa.

Câu 6: Độ chua trao đổi của đất: Định nghĩa, nguyên nhân gây chua, cách xác định. (trang 93sgk)

Trả lời: độ chua trao đổi (ĐCTĐ) là 1 dạng của độ chua tiềm tàng, gây nên do sự có mặt của ion H+, Al3+ nằm trên bề mặt hấp phụ của keo đất (KĐ).

(độ chua tiềm tàng của đất là độ chua được đặc trưng bằng nồng độ tổng số của axit và chất có tính axit tồn tại trong đất ở trạng thái phân ly cũng như không phân ly. Các ion H+, Al3+ hấp phụ trên keo đất, khi bị đẩy vào dung dịch đất sẽ gây nên phản ứng chua, ảnh hưởng đến cây trồng và vi sinh vật)

ĐCTĐ được thể hiện rõ khi đất bị tác động bởi dung dịch muối trung tính (KCl). Lúc này cation của muối trung tính sẽ đẩy H+ và Al3+ vào dung dịch đất và làm xuất hiện một axit mạnh.

[KĐ]H+ +KCl [KĐ]K+ +HCl

[KĐ]Al3+ + 3KCl [KĐ]3K+ + AlCl3

AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 + 3HCl

Axit tự do này được chuẩn bằng dung dịch kiềm và tính ra mgđl/100g đất.

Vì ĐCTĐ = [H+] (tự do) + [H+ + Al3+] (trao đổi) pHKCl < pHH2O

17. Thế oxi hóa khử của đất .

Page 5: đất ơi là đất

- Khái niệm : Để đặc trưng cho cường độ oxi hóa- khử của dung dịch đất , người ta xác định băng f thế oxi hóa – khử ( kí hiệu Eh ). Eh được xác định bằng điện thế kế

- Những chất oxi hóa phổ biến trong đất : O2 , NO3- , Fe3+ , Mn 4+ , Cu2+ và một số

sinh vật hiếu khí

Nhứng chất khử phổ biến trong đất : H2 , Fe2+ , Cu+ và vi sinh vật kị khí

Câu 8: Mưa axit:

Nguồn gốc:

Bắt nguồn từ việc đốt nguyên liệu hóa thạch chứa một lượng lớn các chất như C, S, N… quá trình đốt làm sinh ra các khí CO2, SO2, NO2 …

Ngoài ra các khí này còn sinh ra từ việc thải từ phương tiện giao thông.

Các khí này trong không khí kết hợp với hơi nước tạo ra các axit H2CO3, HNO3, H2SO4

Khi trời mưa các hạt axit này hòa tan vào nước mưa làm cho pH của nước mưa giảm xuống.

Nếu nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5,6 thì đc gọi là mưa axit

Tác hại: Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca) , magiê (Mg) ... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển.

Độ axit cao tác động tới nhôm linh động gây độc cho sinh vật.

ở Việt Nam kết quả phân tích thành phần hóa học của nước mưa tại các điểm Việt Trì, Láng, Cúc Phương… cho thấy sự lắng đọng ướt từ nước mưa.

Câu 11: tổng quát sự mùn hóa

Sơ đồ hình thành(hình 23 trang 67)

Phản ứng oxi hóa sinh hóa chậm tạo các chất CAO PHÂN TỬ có cấu trúc vòng thơm là cơ sở qt hình thành mùn.

Page 6: đất ơi là đất

Theo sơ đồ gồm 2 con đường chính

Đi thẳng từ xác thực vật linhin cai biên kết hợp axit amin mùn

Gián tiếp qua vi sinh vật:Sản phẩm tổng hợp xác thực vật nhờ vi sinh vật( đường, poli phenol, ) kết hợp với hợp chất axit amin

Câu 12: Nêu bản chất và nguyên nhân của sự phú dưỡng.(Tớ chả hiểu vì sao thầy lại hỏi câu này và ý thầy là gì. Vì phú dưỡng thì thường nói đến nước chứ chưa nghe phú dưỡng đất bao giờ.)

Bản chất: Là sự dư thừa chất dinh dưỡng (liên quan đến Nito, Photpho) trong môi trường.Trong đó, nồng độ chất dinh dưỡng chứa N, P cao hoặc tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N.Phú dưỡng thường xảy ra ở những vùng nước ít lưu thông (hồ, ao,...)

Nguyên nhân:Tự nhiên: Sự xói mòn N, P từ đất (đưa đất chứa N, P vào nước).

Nhân tạo: - Nước thải sinh hoạt, công nghiệp của con người chứa hàm lượng N cao.- Dư thừa từ phân bón.

Câu 18. Phản ứng

O2 + 4e + 4H = 2H2O là quá trình khử O2 tạo ra nước

Eh =Eo +59/4 lg[O2]/[H2O]

Trong chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

Câu 13: Bốc hơi nước của đất và ảnh hưởng của nó tới cây trồng và độ phì của đất.Có 2 dạng bốc hơi của nước

Sự bốc hơi vật lí của đất (bốc hơi bề mặt)

Tốc độ bốc hơi nước tăng khi độ ẩm đất tăng Nhiệt độ lớp mặt đất càng cao thì nước bốc hơi càng mạnh

Page 7: đất ơi là đất

Cường độ gió lớn, thời gian gió thổi càng lâu thì sự bốc hơi càng nhiều. Mặt đât lượn song, sẫm màu bốc hơi mạnh hơn mặt đất bằng phẳng và nhạt

màu. Độ ẩm không khí càng thấp sự bốc hơi nước càng mạnh Mặt đất không được che phủ thì bốc hơi nước càng nhiều.

Sự bốc hơi sinh học của đất

Là sự bốc hơi từ bề mặt lá do nhu cầu sinh lí của cây. Có hơn 98% lượng nước cậy lấy dung cho thoát hơi.

Thực vật hấp thụ chủ yếu nước mao quản trong đất và có thể hấp phụ nước hấp phụ hờ vì lực giữ nước yếu, dễ dàng cho cây hấp thụ nhưng cũng dễ dàng mất đi.

Sự bốc hơi và sự thấm lọc cân bằng với nhau thì đảm bảo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của sinh vật đất|- động vật đất và thực vật.

Sự bốc hơi là điều kiện đảm bảo có không khí trong đất cho hoạt động hô hấp của VSV

Sự bốc hơi quá nhiều làm đất khô, không đủ nước cung cấp cho thực vật, không đủ độ ẩm cần thiệt cho sinh vật trong đất, các chất dinh dưỡng dễ bị mất đi do bốc hơi.

Sự bốc hơi kém, đất ngập úng gây tình trạng hiếm khí, thiếu không khí nước chảy theo trọng lực mang theo dinh dưỡng hòa tan..

Câu 14. Tính chất oxy hóa khử của đất và ảnh hưởng của nó tới dinh dưỡng cây trồng

Tính chất oxy hóa- khử:

Trong đất luôn tồn tại chất oxi hóa ( O2, NO3-, Fe3+, Mn4+, Cu2+, sinh vật hiếu khí) và chất khử (H2, Fe2+, Cu+ và VSV kị khí) => Quá trình Oxy hóa khử diễn ra phổ biến: quá trình sinh học ( TV+ VSV tham gia)

Thế oxy hóa- khử (cường độ oxy hóa khử): Eh=E0 + 59 lg [Oxh]/[kh]

Yếu tố ảnh hưởng tính Oxh-k: Eh

Nồng độ chất oxh và khử

Page 8: đất ơi là đất

[O2] trong đất: hòa tan trong dd đất + bài tiết Vsv Độ ẩm (tưới tiêu): ẩm cao= khử manh= giảm Eh và ngược lại Canh tác đất: cày sâu, bón phân hữu cơ, mật độ cây đều : Eh thuân lợi cây

trồng Phản ứng của dd đất : rH2: tương quan Eh và pH

rH2= Eh/30 + 2pH

rH2 <20 22-25 27 28-34

Tính chất Đất Glay Yếm khí Đất TB Đất thoáng

Ảnh hưởng tới dd cây trồng:

Trong điều kiện oxy hóa hay khử: chất hữu cơ đều bị phân giải ( cường độ, sản phẩm phân giải khác nhau)

Câu 16: Chứng minh hợp phần không sống của hệ sinh thái đất.

Câu 21: Không khí trong đất cũng có hầu hết các khí trong khí quyển do có sự tương tác giữa khí quyển và đất. Nhưng nồng độ các chất khác nhau.

Không khí trong đất hàm lượng bao giờ cũng có hàm lượng CO2 lớn hơn khí quyển vì trong đất được bổ sung CO2 do phân giải chất hữu cơ, sự hô hấp của sinh vật đất. nồng độ khoảng 1-15%

Nito vẫn chiếm hàm lượng chủ yếu

Hàm lượng O2 nhỏ hơn trong khí quyển khoảng 8-9%.

Bên cạnh đó trong đất còn có những chất khí mà trong khí quyển có rất ít hoặc không có như H2S, NH3,CH4,…do các hoạt động phân hủy của VSV

chính vì hàm lượng CO2 nhiều như vậy mà đất có tính yếm khí hơn trong khí quyển

Câu 22: Độ kiềm của đất: Định nghĩa, nguyên nhân gây độ kiềm. Ý nghĩa.Định nghĩa: Là sự tích lũy OH- trong dung dịch đất. Đất có phản ứng kiềm khi nồng độ OH- trong dung dịch lớn hơn nồng độ H+.

Page 9: đất ơi là đất

Nguyên nhân: 5 nguyên nhân1. Phong hóa aluminosilicat:

K2Al2Si6O16 + H2O + CO2 H2Si2Al2O8 + 4SiO2 + K2CO3

K2CO3 + H2O ↔ KHCO3 +KOH2. Đất chứa CaCO3:

CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 + H2O ↔ Ca(OH)2 + H2CO3 (pH ≥ 8)

3. Đất mặn chứa soda:Na2CO3 + H2O H2CO3 + NaOH (pH ≥ 9)

4. Do Na+ hấp phụ trên keo đất.5. Trong một số trường hợp phản ứng kiềm lớn nhất do đất chứa nước soda. Sự

xuất hiện Na2CO3 có thể bằng con đướng hóa học hay sinh học:- Quá trình hóa học:

CaCO3 + 2NaCl + CO2 + H2O 2NaHCO3 + CaCl2

2 NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2Ohay do phản ứng trao đổi Na+ trong phức hệ hấp phụ với dung dịch đất chứa CO2

[KĐ]Na+Na+ + H2CO3 ↔ [KĐ]H+

H+ + Na2CO3

- Quá trình sinh họcTrong điều kiện yếm khí, do hoạt động của vi khuẩn khử sunfat và có nhiều chất hữu cơ thì sunfat bị khử Oxy và tạo thành sunfua:

Na2SO4 + 2C Na2S + CO2

Na2S + CO2 + H2O Na2CO3 + H2Shoặc

Na2S + CO2 + H2O 2NaHCO3 + H2S2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O

Ý nghĩa:Độ kiềm trong dung dịch đất là nguyên nhân gây nên các phản ứng kiềm và ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất.Khi độ kiềm lớn có thể gây độc cho cây, làm xấu lí tính của đất (dẻo, dính khi ẩm, cứng rắn khi khô), làm mùn dễ bị rửa trôi, chế độ nước và không khí trong đất không điều hòa.

Cải tạo đất kiềm:Căn cứ vào hàm lượng Na từ soda. Nếu hàm lượng Na > 0,01% thì đất cần được cải tạo. Bón thạch cao Na bị thay thế bởi Ca Hết tính kiềm.

Page 10: đất ơi là đất

Câu 23: Tính lượng Nito khoáng giải phóng ra trong thời gian 1 năm( với đất có 2% mùn tổng số).

Nito là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Có 93-99% tổng N ở dạng hữu cơ trong tang mùn đất. Sự chuyển hóa hóa học hay sinh học các hợp chất hữu cơ này để tạo thành hợp chất N dễ tiêu gọi là quá trình khoáng hóa.

Trong 1ha ~ 4.106 kg đất nhiệt đới có 1.5% mùn chứa trung bình 6% N, hệ số khoáng hóa trung bình hàng năm là 2% thì lượng N khoáng hóa giải phóng trong thời gian 1 năm là: 4.106 *0,015* 0,02* 0,06 =72kgN/ha.năm.

Câu 24. Phân tích yếu tố địa hình và thời gian trong sự tạo thành đất

Địa hình:

Xâm nhập nước, nhiệt các chất hòa tan khác nhau: địa hình cao, dốc, độ ẩm bé > thấp, trũng

Địa hình cao: rửa trôi, bào mòn Hướng dốc: ảnh hưởng nhiệt độ: Dốc phía Nam mặt gồ ghề > hướng khác,

mặt phẳng Ảnh hưởng tốc độ, hướng gió => Cường độ bốc hơi nước Hoạt động sống, chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất

Thời gian (tuổi đất):

Thời gian diễn ra quá trình hình thành đất, 1 loại đất nhất định được tạo thành

Tuổi càng cao, thời gian hình thành càng dài: sự phát triển của đất càng rõ rệt

Mức độ biến đổi lí học, hóa học, sinh học=> tc lí học, hóa học, độ phì phụ thuộc nhiều vào tuổi đất

Tuổi tuyệt đối: từ bđ sảy ra quá trình hình thành đất tới hiện tại: Tổng năng lượng quá trình sinh học: cường độ ánh sang và NLMT ( giảm khi lên Bắc bán cầu)

Tuổi tương đối: chênh lệch giai đoạn phát triển các loại đất trên cùng lãnh thổ có cùng tuổi tuyệt đối. Đánh giá tốc độ tiến triển của vòng tuần hoàn tiểu sinh học

Page 11: đất ơi là đất

25) Nêu và ch ng minh các tác đ ng ô nhi m môi tr ng đ t do ứ ộ ễ ườ ấho t đ ng nông nghi pạ ộ ệ :

Nguyên nhân:

- Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

- Sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch.

- Sự dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại.- Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.

Ảnh hưởng:

- Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.- Làm ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.- Làm mất cân bằng dinh dưỡng.- Làm xói mòn và thoái hóa đất.- Phá hủy cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của đất do sử dụng các máy

móc nặng.- Mặn hóa, chua phèn do tưới tiêu không hợp lí.

Câu 26: Tính chất khoáng Caolinit, cấu tạo, khả năng hấp thu. (trang 6sgk)

Trả lời: Khoáng Caolinit là khoáng sét có 1 lớp tứ diện liên kết với 1 lớp 8 mặt (còn gọi là khoáng 1:1)

Công thức chung: 2SiO2Al2O3.2H2O, có lượng SiO2 thấp nhất. khoảng cách giữa các lớp đơn vị kết cấu nhỏ (2,7A) hay độ dày của 1 lớp kết cấu là 7,1A, tỷ diện 8m2/g, hầu như không có hiện tượng trao đổi đồng hình trong tinh thể.

Khả năng hấp thụ: hấp phụ kém với H2O và các cation, dung tích hấp phụ thấp (5-10mđlg/100g khoáng).

Có tính lưỡng tính, độ bền cao, là sản phẩm phong hóa nhiệt đới và cận nhiệt đới, chiếm ưu thế ở đất đỏ nhiệt đới.

Câu 28: Các yếu tố khí hậu trong sự hình thành đất

Page 12: đất ơi là đất

Các yếu tố khí hậu tác động ảnh hưởng đến sự hình thành đất chủ yếu là: nhiệt độ, lượng mưa. Có tác động trực tiếp và gián tiếp

Trực tiếp: thể hiện qua các quá trình phong hóa

+ Nhiệt độ: sự thay đổi có tính chu kỳ VD ngày đêm làm cho đá bị phá vỡ do giãn nở không đều. Nhiệt thúc đẩy các quá trình hóa học,, hòa tan và tích lũy các chất hữu cơ

+Lượng mưa: ảnh hưởng tới độ ẩm, mức độ rửa trôi, pH của dung dịch đất, cung cấp nước thúc đẩy các phản ứng hóa học.

VD: vùng nhiệt đới, nắng nóng -> bốc hơi lớn->mưa nhiều-> độ ẩm đất cao, xói mòn mạnh, các chất khoáng và mùn dễ bị cuốn trôi => đất ở vùng nhiệt đới nghèo dinh dưỡng hơn ôn đới

Gián tiếp: thể hiện thông qua các sinh vật. Nơi có nhiệt độ, lượng mưa tốt -> sinh vật phát triển tốt, mà sinh vật lại chính là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất. Mỗi 1 khu vực có 1 điều kiện khí hậu khác nhau-> thảm thực vật và động vật khác nhau-> hàm lượng hữu cơ trong đất cũng khác. Vùng rừng nhiệt đới thường có lượng mùn nhiều hơn rừng ôn đơi

Câu 31: Vai trò của yếu tố sinh vật trong sự hình thành đất:

Yếu tố sinh vật gồm động vật và thực vật, trongđó:

Yếu tố thực vật là yếu tố quan trọng nhất, chúng là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất nhờ khả năng của thực vật là tổng hợp chất vô cơ của đất và khí quyển thành hữu cơ

Yếu tố động vật:

Các loài vi sinh vật phân hủy, tổng hợp chất hữu cơ.

Các loài động vật trong đất làm tơi xốp đất nhất là giun

Là nguồn cung cấp chất hữu cơ khi thành xác chết

Page 13: đất ơi là đất

Vỡ vụn theo kiểu lý hóa học bao nhiêu đi nữa thì cuối cùng cũng cho ra những hạt nhỏ li ti của các khoáng chất vô cơ mà chưa thành đất được. Vì vậy, môi trường đất chỉ xuất hiện khi có sự sống xuất hiện. Nghĩa là, môi trường đất phải có sự tham gia của thành phần hữu cơ, thành phần sinh vật. Nếu không có thành phần sinh vật, môi trường đất chỉ mới có chất khoáng vô cơ

Câu 32: Thành phần, tỷ lệ, vai trò của chất hữu cơ không đặc trưng.Chất hữu cơ không đặc trưng là chất hữu cơ có nguồn gốc từ sinh vật, chiếm 10-20% chất hữu cơ trong đất.Thành phần – Tỷ lệ (tống số 100% là chất hữu cơ không đặc trưng)Đường, axit hữu cơ, axit amin dễ hòa tan trong nước. 5-15%Các chất mỡ, sáp, nhựa, chất chát không hòa tan trong nước, chỉ hòa tan trong dung môi hữu cơ, khó phân giải hơn.

15-20%

Xenlulozo, Hemixenlulozo, pectin bị phân giải khó do vi sinh vật.

30%

Protein và chất hữu cơ dễ phân giải khác. 5-8%

Vai trò chất hữu cơ không đặc trưng:1. Tham gia vào quá trình phong hóa đá và hình thành tính chất đất.

- Cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững ảnh hưởng đến toàn bộ lý tính đất như chế độ nước (tính thấm và giữ nước tốt hơn), chế độ khí, chế độ nhiệt (sự hấp thu nhiệt và giữ nhiệt tốt hơn), các tính chất vật lý phổ biến của đất, việc làm đất cũng dễ dàng hơn.- Xúc tiến các phản ứng hoá học, cải thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất. - Làm tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.

2. Cung cấp nguyên liệu chất dinh dưỡng cho cây.3. Một số có hoạt tính sinh học.

- Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật đất.

- Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

Page 14: đất ơi là đất

- Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho thực vật.

4. Là nguồn bổ sung cho quá trình tạo thành mùn

Câu 33: Phong hóa đá là gì? Các kiểu phong hóa, cho ví dụ và kết quả của các kiểu phong hóa.

Phong hóa đá là quá trình phá hủy đá và khoáng làm biến đổi trạng thái lí hóa của chúng do tác dụng của các yếu tố môi trường nhiệt độ, nước, không khí và sinh vật

Phân loại:

Phong hóa cơ học: là sự vỡ vụn làm thay đổi kích thước, hình dạng mà không làm thay đổi thành phần, tích chất hóa học của khoáng chất trong đá.

Nguyên nhân: - Sự thay đổi nhiệt độ

- Sự thay đổi áp suất (mao quản)

- Sự đóng băng của nước trong kẽ nứt

- Sự kết tinh của muối.

(Đá có cấu tạo từ nhiều khoáng vật khác nhau hệ số dãn nở khác nhauđá bị nứt vỡ khi thay đổi nhiệt độ. Biên độ càng lớn sự phá vỡ càng cao.

Nước chảy, gió bay mang theo vật chất – tác nhân làm gây bào mòn khi va đập với nhau. Nước len vào các khe nứt, đóng băng ở 00C nứt đá ( cơ chế thay đổi khối lượng riêng của nước theo nhiệt độ)).

Đây là giai đoạn đầu của quá trình phá hủy và khoáng, biến đá gốc thành đá mẹ, sự thay đổi đặc tính, khả năng thấm nước tạo điều kiện cho phong hóa hóa học, sinh học. Phong hóa ở sa mạc xảy ra mạnh mẽ nhất.

Phong hóa hóa học:

Quá trình phá hủy đá và khoáng chất do tác động hóa học của nước và dung dịch nước. Phong hóa hóa học làm cho thành phần khoáng học và thành phần hóa học của đá thay đổi. Kết quả:

Page 15: đất ơi là đất

- Làm đá vụn xốp

- Xuất hiện khoáng thứ sinh ( khoáng mới )

- Quá trình hòa tan

Các loại muối clorua và sunfat của các cation kim loại kiềm và kiềm thổ của các khoáng dễ hòa tan.

- Quá trình hydrat hóa ( quá trình ngậm nước)

Nước là phân tử có cực, nên nếu khoáng chất có các cation và anion có hóa trị tự do sẽ hút phân tử nước và trở thành ngậm nước.

2Fe2O3 + 3H2O 2Fe2O3. 3H2O

CaSO4 + 2H2O CaSO4. 2H2O

Na2SO4 + 10H2O Na2SO4. 3H2O

Hydat hóa làm độ cứng của khoáng giảm, thể tích tăng làm đá bị vỡ vụn và hòa tan. Như vậy phong hóa hóa học không chỉ phá vỡ đá về mặt hóa học, mà còn thúc đẩy quá trình phong hóa lý học.

- Quá trình oxy hóa

Trong các khoáng chất cấu tạo đá, chứa nhiều ion hóa trị thấp như (Fe2+ , Mn2+ ), những ion này bị oxy hóa thành hóa trị cao hơn làm cho khoáng bị phá hủy và thay đổi thành phần.

2FeS2 + 2H2O + 7O2 2FeSO4 + 2H2SO4

4FeSO4 + 2H2SO4 + O2 2Fe2(SO4)3 + H2O

- Quá trình thủy phân

Nước bi phân ly thành H+ + OH– . Trong vỏ quả đất chứa nhiều khoáng silicat – đó là muối của axit yếu (axit silic: H2SiO3, axit amulosilic: H2[Al2Si6O16]). Trong các khoáng này chứa các ion kim loại kiềm và kiềm thổ, trong quá trình thủy phân, những ion H+ do nước điện ly sẽ thay thế cation này tạo khoáng vật thứ sinh, trở nên dễ tan hơn. Ở miền nhiệt đới chủ yếu là quá trình Octoclas ( nguyên sinh)kaolinit( thứ sinh).

Page 16: đất ơi là đất

K[AlSi3O8] + H+ + OH– HAlSi3O8 + KOH

Phong hóa sinh học

Là quá trình biến đổi cơ học, hóa học các loại khoáng chất và đá dưới tác dụng của sinh vật và những sản phẩm của chúng.

- Sinh vật hút những nguyên tố dinh dưỡng do các quá trình phong hóa trên giải phóng ra để tồn tại.

- Sinh vật tiết ra các axit hữu cơ ( axit axetic, malic, oxalit,…) và CO¬2 dưới dạng H2CO3 . Các axit này phá vỡ và phân giải đá và khoáng chất.

- Những vi sinh vật hoạt động do phân giải cũng sẽ giải phóng ra các axit vô cơ ( axit nitric, sunfuric…) làm tăng quá trình phá hủy đá.

- Tảo và địa y có khả năng phá hủy đá thông qua bài tiết và hệ rễ len lỏi vào khe đá.

- Tác dụng phong hóa cơ học do hệ rễ len lỏi và gây áp suất trên đá.

Sản phẩm phong hóa:

Các sản phẩm của do phong hóa đá và khoáng vật gọi chung là mẫu chất- nguyên liệu chính của đất. Bao gồm mẫu chất tại chỗ và mẫu chất bồi tụ.

Căn cứ vào khả năng di chuyển của mẫu chất thì người ta chia làm 3 loại:

Tàn tích: sản phẩm phong hóa tại chỗ.

Sườn tích: sản phẩm phong hóa bị cuốn từ trên cao xuống và tích tụ ở sườn và chân núi.

Phù sa: là loại mẫu chất min do nước lôi cuốn và vận chuyển đi xa, rồi bồi tụ dọc đường đi của nó.

Câu 34. Cho các khoáng vật Muscovit, biotit, olivine. Hãy sắp xếp các khoáng vật trên theo mức độ bền với phong hóa

Độ bền phong hóa tăng: Olivin < Biotit < Muscovit

Page 17: đất ơi là đất

35) H s cây héo đ c xác đ nh n c b gi áp l c bao nhiêu ệ ố ượ ị ướ ị ữ ở ựatm?

Hệ số cây héo là độ ẩm mà ở đó không những các lá dưới của cây bị vàng mà cả những là ở trên nữa, thực vật chỉ có thể sống lại sau vài giờ. Đó là khi khi áp lực giữ nước bằng 15 atm.

Câu 36: Cho ví dụ và giải thích các tác động của con người gây ô nhiễm môi trường đất.

Dân số tăng, đòi hỏi lương thực, thực phẩm càng nhiều vì vậy con ng đã áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và tăng cường khai thác độ phì đất:

Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… làm đảo lộn cân bằng sinh thái, làm ô nhiễm môi trường đất.

Sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thóat mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch làm mất cân bằng dinh dưỡng.

Sử dụng công cụ và kĩ thuật hiện đại phá hủy cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của đất do sử dụng máy móc nặng.

Mở rộng mạng lưới tưới tiêumặn hóa chua phèn do tưới tiêu không hợp lí.

VD: trong quá trình sản xuất con ng làm tăng đáng kể các nguyên tố kim loại nặng trong đất, các loại thuốc bảo vệ thực vật thường chứa các KL nặng như: As, Pb, Hg. Phân bón hóa học đặc biệt là phân lân chứa nhiều: As, Cd, Pb. Nước thải thành phố cũng chứa nhiều KL nặng: Pb, Cd, Bi, Hg, Sn, => đất bị ô nhiễm kim loại nặng.

Câu 38: Ô nhiễm môi trường đất

Là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởicác chất ô nhiễm

Phân loại:

Page 18: đất ơi là đất

Theo nguồn gốc: do chất thải sinh hoạt, do chất thải nông nghiệp, do chất thải công nghiệp.

Theo tác nhân ô nhiễm: do tác nhân hóa học, sinh học, vật lý.

Nguyên lí cơ bản để kiểm soát ô nhiễm đất: cân bằng lượng đầu vào và đầu ra các chất trong đất

VD: bón phân thừa(Nito) ko đi và cây mà đi vào nước gây ô nhiễm.

Câu 41: Hấp phụ trao đổi cation

Định nghĩa hấp phụ trao đổi cation: là sự thay thế của cation này bằng cation khác trên bề mặt keo âm.

Là quá trình thuận nghịch trao đổi theo đương lượng và đạt nhanh tới một cân bằng động.

Quá trình hấp phụ và trao đổi phụ thuộc vào bản chất cation và nồng độ của nó:

Hóa trị: hóa trị của ion càng cao năng lượng hấp phụ ion càng lớn M+ < M2+ < M3+

Theo bán kính: bán kính càng nhỏ năng lượng hấp thu càng lớn nhưng thực tế cation bị hidrat hóa bán kính ion bị hydrat hóa mới quyết định khả năng hấp phụ.

Cụ thể ta có: Na+ < K+ < NH4+ < Mg2+ < Ca2+ < H+ < Al3+ < Fe3+

Theo nồng độ: nồng độ các cation càng cao thì khả năng bị hấp phụ càng lớn.

Phụ thuộc vào bản chất phức hệ hấp phụ: keo âm khác nhau khoảng hấp thụ các nhau.

Phụ thuộc điều kiện môi trường pH: pH tăng lượng điện âm của keo đất tăng=> lượng hấp thụ cation cũng tăng theo, pH ảnh hưởng tới dạng tồn tại của cation

Vd: pH cao Al3+ Al(OH)3 kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ

Page 19: đất ơi là đất

Sự có mặt cảu một số ion khác ảnh hưởng đến độ pH => ảnh hưởng tới cation.

Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.

Câu 42+7: Quá trình amon hóa là gì? Ý nghĩa?Quá trình amon hóa: là quá trình chuyển hóa Nito trong chất hữu cơ (protein, chất mùn) thành Nito vô cơ (NH4

+).Đây là quá trình thủy phân xảy ra do quá trình phân hủy yếm khí do vi sinh vật xúc tác.

Ý nghĩa: Huy động Nito dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 43: Đơn vị cấu trúc cơ bản của khoáng sét. Thế nào là khoáng sét tỉ lệ 2:1 và 1:1.

Khoáng sét là hợp chất có công thức nSiO2.Al2O3.m H20 trong đó tỷ lệ H=SiO2/ Al2O3 thay đổi từ 2-5 phụ thuộc vào kiểu khoáng sét.

Đơn vị câu trúc cơ bản là tứ diện oxyt sillic ( SiO4-) và bát diện alumohydroxyl (phiến bát diện gipxit Al2O3.nH2O) ( hình vẽ) . Các đơn vị cấu trúc cơ bản liên kết với nhau tạo thành lưới với O là cầu nối.

Khoáng sét 2:1 (montmonilonit) 4SiO2.Al2O3.2H20 có 2 lớp tứ diện kẹp giữa lớp bát diện, khoãng cách giữa các lớp liên kết đơn vị kết cấu là 3.5- 14A, độ dày 1 lớp là 9,6-20 A được hình thành trong môi trường trung tính và kiềm.

Đặc điểm:

Tỉ số h=4

dung tích hấp thụ khá lớn : 80-150; có hiện tượng thay thế đồng hình khác chất nên keo tích điện âm, có khả năng hấp phụ và trao đổi cation mạnh.

Có tính trương co lớn ( khe hở giữa các tinh tầng lớn nên liên kết giữa các tinh tầng không chặt) nên đất thường bị nứt nẻ, đất có khả năng giữ nước lớn

Khoáng sét 1:1( kaolinit) 2SiO2.Al2O3.2H20 có một lớp tứ diện liên kết với 1 lớp bát diện. khoãng cách giữa các lớp liên kết đơn vị kết cấu là 2.7A, độ dày 1 lớp

Page 20: đất ơi là đất

7.1 A , H= 2; Có trính trương co kém do khe hở giữa các tinh tầng kém, liên kết giữa chúng chặt hấp phụ kém đối với H20 và cation- dung tích hấp thụ 5-15; Là sản phẩm phong hóa nhiệt đới và cận nhiệt đới, hình thành trong môi trường đất chua

Câu 44. Sơ đồ tách chất mùn và thành phần mùn của đất

Thành phần mùn:

Humin: hợp chất hữu cơ khoáng không có hoạt tính, lien kết bền vững với khoáng sét/khoáng sét quioxyt. Bền và không bị hòa tan trong kiềm [có ý nghĩa trong cấu trúc và lien kết đất]

Acid humic: acid hữu cơ polime màu tối, hòa tan trong kiềm, không tan trong acid. Chứa nhiều N, chứa các monome. Khối lượng phân tử 500,000-1,000,000. TP C( 50-62%), H (2,8-6,6%), O (31-40%), N (2-6%). Keo tích điện âm ( khi pH >3) do ion hóa nhóm chức. pH tăng, CEC tăng( giá trị tích điện âm tăng)

Acid fulvic: (vàng rơm) hòa tan trong kiềm và acid. Mđộ polime hóa > acid humic nhưng có độ acid cao hơn (pH 2,6-2,8) [Nhòm đinh chức COO- trội hơn]. TP C(40-45%), H(4-6%), O(40-48%), N(2-6%)

Page 21: đất ơi là đất

45) Không khí đ t: ngu n g c, ý nghĩa và tính ch tấ ồ ố ấ .

Nguồn gốc: có nguồn gốc là không khí và các hoạt động cảu sinh vật trong đất như hô hấp, phân hủy.

Ý nghĩa:

- Nguồn chính chứa O2 cho hô hấp rễ của cây và các vi sinh vật hao khí.- Chứ CO2 được sử dụng bởi cây trong quá trình quang hợp. Khoảng 38-72%

CO2 tổng số để tạo ra năng suất cây trồng được cây thu nhận từ đất.- Tăng hàm lượng CO2 gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây và sự

phát triển của hệ rễ. Giảm lượng oxy trong đất (đến 8-9% hay thấp hơn) thì giảm nảy mầm hạt.

- Sự trao đổi giữa không khí đất và không khí diễn ra càng nhanh và càng hoàn toàn thì càng tạo điều kiện tốt cho đời sống của cây trong đất.

Tính chất:

Page 22: đất ơi là đất

- Khác một phần với thành phần không khí: CO2 nhiều hơn (0,1-15%), ngược lại O2 nhỏ hơn. Lượng CO2 tăng do các quá trình hô hấp, hoạt động của vi sinh vật và do nhu cầu O2 trong quá trình oxy hóa khi phân hủy các chất hữu cơ đất.

- Có quá trình trao đổi liên tục với không khí để cân bằng với thành phần không khí.

- Sự trao đổi thực hiện qua hệ thống khe hở trong đất nhờ sự khuyết tán, làm thay đổi nhiệt độ, áp suất, thay đổi hàm lượng ẩm do mưa, tưới hay bốc hơi và ảnh hưởng của gió.

- Xảy ra sự tác động tương hỗ không ngừng với pha lỏng và rắn của đất. Đất hấp phụ nhiều nhất là hơi nước, khí ammoniac, hấp phụ ít hơn CO2, O2 và nhất là N2.

Câu 46: Qúa trình hyđrat hóa: ý nghĩa của quá trình này. Tại sao NH4+ bị hấp thu

mạnh hơn K+?(trang 13sgk)

1. Quá trình hyđrat hóa (quá trình ngậm nước)

Nước là 1 phân tử có cực nếu khoáng chất có những cation và anion có hóa trị tự do thi chúng sẽ hút phân tử H2O và trở thành ngậm nước.

VD: 2Fe2O3 (hematit) + 3H2O 2Fe2O3.2H2O (limonit)

Kết quả: làm độ cứng của khoáng giảm, thể tích tăng, làm đá bị vỡ vụn và hòa tan. thúc đẩy cả quấ trình phong hóa lí học.

2. Vì sao NH4+ bị hấp thu mạnh hơn K+?

Câu 48: Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ô xi hóa khử:

Nồng độ oxi (trong không khí đất, tan trong dung dịch đất, hô hấp của vi sinh vật)

Độ ẩm

Các biện pháp canh tác.

Các hệ thống Redox trong đất

Page 23: đất ơi là đất

Các phản ứng của dung dịch đất.

Các biện pháp thay đổi Eh:

Trong đất có nhiều hệ thống ox-k nồng độ chất của hệ thống nào cao hơn sẽ quyết định Eh=> điều chỉnh bằng cách bón phân.

Nồng độ oxi trong không khí đất, trong dung dịch đất và các bài tiết của vi sinh vật. oxi quyết định sự hoạt động của các vi sinh vật(kị khí, hiếu khí) và môi trường thay đổi Eh bằng cách thay đổi độ tơi xốp của đất.

Độ ẩm thay đổi làm thay đổi Eh của dung dịch đất. khi đất ảm nhiều quá trình khử mạnh, do đó Eh giảm. Ngược lại đất khô quá trình oxi hóa mạnh Eh tăng thay đổi chế độ tưới tiêu

Phản ứng của dung dịch đất

Các biện pháp canh tác khác nhau: cày sâu, bón phân hữu cơ.

Câu 51: Đá magma

Đá được thành tạo do sự đông nguội của những dung thể magma nóng chảy được đưa lên từ những phần sâu của vỏ Trái Đất. Theo sự hình thành chia thành đá xâm nhập ( kết tinh từ sâu trong long đất rồi mới đc đưa lên) và phun trào ( sau khi phun lên mặt đất mới kết tinh lại. Macma này có thể có nguồn gốc từ manti của Trái Đất hoặc từ các loại đá đã tồn tại trước đó bị nóng chảy do các thay đổi nhiệt độ áp suất cực cao.

Theo thành phần hóa học người ta lại chia thành:

Đá macma siêu axit: SiO2 > 75%

Axit: 65-75%

Trung tính 52-65%

Bazo 45-52%

Siêu bazo <45%

Page 24: đất ơi là đất

Đất được hình thành tùy thuộc vào từng loại đá macma mà có tính chất khác nhau

VD: nếu đất hình thành từ đá macma axit => hàm lượng cát lớn => đất có tính chất: màu sáng, thàm nước và khí tốt, nghèo dinh dưỡng => không tốt cho trồng cay

Đất được hình thành từ đá macma bazo cát ít, màu tối, giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm tốt

Câu 52: Thế nào là cân bằng mùn trong đất? Ý nghĩa.Cân bằng mùn trong đất: là lượng mùn được hình thành (tích lũy) và phân hủy (tiêu hao) trên một diện tích đất nhất định theo thời gian.Người ta ví quá trình cân bằng mùn trong đất như việc giữ nước trong hồ (có đầu vào, đầu ra) và cần quản lý thích hợp.Để giải quyết cân bằng, ta xác định:Lượng mùn tổng số đầu năm/Diện tích xác định

Lượng phân hủy Lượng mùn tổng số cuối năm/Diện tích xác định

40000 pounds 2% 29200 pounds2400 pounds phân chuồng 1/3: mùn hóa

2/3: khoáng hóa800 pounds

Ý nghĩa:Cần duy trì cân bằng mùn trong đất để đảm bảo tính chất đất và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng từ mùn góp phần giảm khí thải nhà kính.Vấn đề cân bằng mùn trong đất càng có ý nghĩa ở vùng đất đồi núi vùng trung du. Biện pháp: Bổ sung các chất hữu cơ để đảm bảo cân bằng mùn:- Che phủ đất bằng lớp thực bì sống/chết hạn chế tối đa xói mòn.- Bón phân hữu cơ cho đất.- Phát triển việc trồng cây họ đậu.

Câu 53: Giai thích nguyên nhân hấp thụ cation của acid mùn và dung tích hấp thu của axit mùn là bao nhiêu?

Hợp chất mùn có diện tích bề mặt riêng lớn, ưa nước, ở dạng hình cầu khi bị hydrat hóa.

Page 25: đất ơi là đất

Cấu trúc từ các monomer gồm nhân thơm, cầu nối, nhóm chức. Keo tích điện âm do sự ion hóa nhóm định chức cacboxy COOH, phenon hydroxyl –OH, cacbonyl -CO- tính chất làm cho đất có khả năng hấp thu trao đổi cation.

[KÐ]Ca2+ + (NH4)2SO4 ⇄ [KÐ]2NH4+ + CaSO4

Các acid mùn ít tồn tại ở trạng thái tự do mà kết hợp với các cation tạo thành muối humat, fulvat. Các cation bị các dung dịch muối trung tính trao đổi ra trong một thời gian nhất định là cation trao đổi như Ca, Mg, Na, Al, H, NH4… Ngược lại là cation không trao đổi. Tổng lượng những cation trao đổi gọi là cường độ trao đổi cation hay dung tích hấp phụ (CEC).

Hợp chất mùn có dung tích hấp thụ lớn nhất: acid humic 300-600; acid fulvic 120 -150;

giá trị CEC phụ thuộc chặt chẽ vào giá trị Ph, tỉ lệ thuận.

Ph 2,5 3,5 5 6 7

CEC 37 75 127 131 167

Câu 54. Tỷ trọng, dung trọng của đất: Khái niệm và ý nghĩa

Tỷ trọng thể rắn: tỷ số khối lượng thể rắn đất( không có những lỗ nhỏ)/ khối lượng nước có cùng thể tích ở 4oC

D = Pđ/Pnc

Dung trọng: tỷ số khối lượng đất khô ( kể cả lỗ hổng) với khối lượng nước cùng thể tích ở 4oC ( Khối lượng của 1 cm3 đất khô ở trạng thái TN)

dv = P/V (g/cm3)

Phụ thuộc: thành phần cơ giới, nham thạch của đất, độ hổng, số lượng chất hữu cơ

Page 26: đất ơi là đất

Dung trọng tăng lên khi xuống sâu do: giảm mùn + tăng tỷ trọng do tích lũy rữa trôi xuống, áp suất vĩnh cửu của các tầng trên, độ nén chặt

Ý nghĩa :

Tính trữ lượng nhiều nguyên tố và chuyển chúng từ % sang thể tích Đánh giá khách quan sự dịch chuyển nguyên tố trong các tầng đất Dung trọng: tính độ hổng, trữ lượng mùn, nước

55) Phương pháp ngoài đồng xác định thành phần cơ giới đất:

- Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng và có độ tin cậy cao.

- Phương pháp: làm cho đất có độ ẩm thích hợp (có trạng thái hơi dẻo có thể nặn được) rồi để trong lòng bàn tay, vê thành thỏi dài 8-9cm có đường kính 3mm, cuốn lại vòng tròn đường kính 3cm.

- Kết quả:

+Đất không vê lại được thành thỏi, đất rời rạc => đất cát

+Vê thành từng đoạn, viên rời rạc => đất cát pha

+Vê thành từng thỏi nhưng bị đứt gãy => đất thịt nhẹ

+Vêt hành thỏi nhwngkhi khoanh tròn bị đứt quãng => đất thịt trung bình

+Vê thành thỏi, bị rạn nẻ khi khoanh tròn => đất thịt nặng

+Vê thành thỏi , không bị đứt khi khoanh tròn=> đất sét

Câu 56: Trong chú giải bản đồ đất tỉ lệ 1/1triệu thì VN có bao nhiêu nhóm đất và loại đất.

Trả lời: Có 14 loại đất và 31 đơn vị đất (loại đất) được biểu diễn trên bản đồ 1/1triệu.

Tuy nhiên trên thực tế VN có >50 loại đất

2 nhóm đất chính là Feralit đỏ vàng và phù sa.

Page 27: đất ơi là đất

Câu 58: Keo Hydroxit Fe, Al

Keo lưỡng tính trong đất. Trong môi trường axit thì chúng mang điện dương, còn trong môi trường bazo thì chúng lại mang điện âm.

Vì đất nhiệt đới có tính axit nên chúng mang điện dương

Fe(OH)3 + H+[Fe(OH)2]+ + H2O

Al(OH)3 + H+ [Al(OH)2]+ + H2O

Câu 61: Dung tích trao đổi cation

Đại lượng đặc trưng cho khả năng trao đổi Cation được tính bằng tổng số cation hấp phụ (kể cả cation kiềm và không kiềm) trong 100 gam đất, tính bằng mg dl/100g đất, ký hiệu bằng chữ CEC (cation exchange capacity). ( CEC> 20meq /100g đất : cao)

CEC chịu ảnh hưởng bởi

Bản chất keo đất: VD axit mùn có lượng CEC cao : 350-400

Thành phần cơ giới đât: đất nặng, giàu sét => CEC cao

Môi trường: VD Độ pH của môi trường: pH cao => CEC cao

V% ( độ no bazo = S/T.100%) cao thì pH cao => CEC cao

Ý nghĩa: CEC là thông số quan trọng nhất đánh giá độ phì của đất, thể hiện khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng của đất.

( Al có nồng đọ 1-5 mg/l => gây độc, do cây mẫn cảm vs Al, pH nhỏ càng dễ hòa tan Al => đất chua có hại

pH cao => Fe giảm do bị kết tủa => thiếu Fe)

Câu 62: Trình bày nguyên tắc xác định mùn tổng sốCâu này t không tìm được trong sách or vở mà chỉ tìm được trên mạng thôi.

Page 28: đất ơi là đất

Về mặt số lượng chất hữu cơ, chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá là tỷ lệ % OC (Cacbon hữu cơ tổng số) hoặc tỷ lệ % mùn hoặc OM (Chất hữu cơ tổng số = OC x 1,72) so với đất khô kiệt. Giá trị các chỉ tiêu này càng cao thì đất càng tốt. W. Siderius (International Institute for Aerospace Survey and Earth Science, 1992) đã đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất (phân tích theo Walkley-Black) theo tiêu chuẩn sau:

Mức độ OC (%) OM (%)

Rất giàu > 3,50 > 6,0

Giàu 2,51 - 3,50 4,3 - 6,0

Trung bình 1,26 - 2,51 2,2 - 4,3

Nghèo 0,60 - 1,26 1,0 - 2,2

Rất nghèo < 0,60 < 1,0

Ở nước ta hàm lượng mùn trong đất (phân tích theo Tiurin) được đánh giá theo tiêu chuẩn:

Mức độ Mùn (%)

Rất giàu > 8

Giàu 4 - 8

Trung bình 2 - 4

Nghèo 1 - 2

Rất nghèo < 1

Page 29: đất ơi là đất

Ngoài ra, khi nghiên cứu phẫu diện đất người ta xem xét tầng mùn có dày hay không và trong mỗi tầng, mùn có trộn đều với phần khoáng đất hay không, màu có thẫm không? Ðó cũng là những chỉ tiêu quan trọng về hình thái có liên quan đến số lượng chất hữu cơ và mùn của đất.

Câu 63: Thành phần chính của đất, sơ đồ diễn tả, tỷ lệ, và mối quan hệ giữa chúng.

-Đất được coi là môi trường dị thể bao gồm chất hữu cơ, vô cơ, nước,không

khí -

-Thành phần rắn – bao gồm tất cả các vật liệu vô cơ (khoáng sét) và hữu cơ (mùn). Thành phần này thường chiếm 50% thể tích đất.

-Thành phần lỏng – bao gồm nước trong đất hoặc dung dịch đất, trong một môi trường lý tưởng, thành phần nước sẽ chiếm 25% thể tích.

-Thành phần hơi / khí - phần không khí trong đất sẽ chiếm khoảng 25% thể tích còn lại, bao gồm tất cả các loại khí chủ yếu như cacbonic (CO2), oxygen và nitơ (N2), trong các đất bùn có them khí metan và H2S (hyđro sulfit). Không khí trong đất chứa nhiều CO2 ( do sự phân giải các chất hữu cơ, sự hô hấp của rễ cây thải ra) và ít O2.

Lượng CO2trong đất phụ thuộc vào trạng thái của đất. Đất chặt lượng CO2

nhiều hơn đất tơi xốp . Càng xuống sâu lượng CO2 càng tăng lên. Trong đất nhiều CO2 và ít O2 thì bất lợi cho sự nảy mầm của hạt giống, cho sự hô hấp và sinh trưởng bình thường của cây trồng và các vi sinh vật.

Page 30: đất ơi là đất

Câu 64. Tại sao nói sử dụng phân khoáng có thể làm ô nhiễm đất

Phân khoáng sẽ cung cấp dinh dưỡng cho đất ở dạng vô cơ: TV không hấp thụ kịp và gây biến đổi thành phần, tính chất hóa học đất, làm ô nhiễm đất và nước do bị rửa trôi…

Khi dung phân hữu cơ, quá trình phân giải tạo chất dd diễn ra từ từ và được TV hấp thụ

Câu 66: Nêu một số tính chất của chất hữu cơ ảnh hưởng đến môi trường đất.

Chất hữu cơ là một trong 4 hợp phần cơ bản của đất: khoáng, chất hữu cơ, không khí đất, dung dịch đất.

Mùn có vai trò to lớn trong quá trình tạo thành đất, hình thành phẫu diện đất và tạo ra cấu trúc đất:

Chất mùn có vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc và duy trì độ bền cấu trúc đất: chất mùn gắn các phần tử cơ học với nhau tạo thành các đoàn lạp có độ bền với xói mòn và các ngoại lực khác tác động vào đất. Hàm lượng chất hữu cơ và độ bền cấu trúc liên quan chặt chẽ với nhau.

Tính chất tạo phức của mùn với các kim loại làm tăng cấu trúc đất, giảm độc hại của nhiều nguyên tố kim loại nặng.

VD: ở đất chua: nhiều Al trao đổi độc hại với cây trồng, chất mùn đã làm giảm rõ rệt Al linh động do cơ chế tạo phức.

Tính hấp phụ và trao đổi cation lớn của chất mùn làm tính đệm của đất cũng lớn.

Axit mùn còn có tác dụng trực tiếp trong quá trình phong hóa đá, khoáng, đối với thực vật như là chất kích thích sinh trưởng

Page 31: đất ơi là đất

Mùn có vai trò toàn diện đối với độ phì của đất, ảnh hưởng đến mọi tính chất lý hóa, sinh học của đất.

Câu 68: Hấp phụ sinh học:

Khái niệm: là khả năng hút và giữ lại các chất dinh dưỡng bởi sinh vật từ dung dịch đất, chủ yếu là cây xanh và vi sinh vật. Đây là một hình thức hấp thụ một chiều, đôi khi còn là trao đổi, vì rễ thực vật tiết ra ion H+ để trao đổi với các chất dinh dưỡng ở dạng cation.

Đặc điểm: - có tính chọn lọc, tức là mỗi loài thực vật chỉ hấp thu và giữ lại trong chúng 1 số nguyên tố hóa học nhất định.

Vai trò: do có tính chọn lọc các chất dinh dưỡng được thực vật và vi sinh vật hấp thu nên trở thành các chất hữu cơ không bị rửa trôi.

Câu 56: Trong chú giải bản đồ đất tỉ lệ 1/1triệu thì VN có bao nhiêu nhóm đất và loại đất.

Trả lời: Có 14 loại đất và 31 đơn vị đất (loại đất) được biểu diễn trên bản đồ 1/1triệu.

Tuy nhiên trên thực tế VN có >50 loại đất

2 nhóm đất chính là Feralit đỏ vàng và phù sa.

Câu 66: Nêu một số tính chất của chất hữu cơ ảnh hưởng đến môi trường đất.

Chất hữu cơ là một trong 4 hợp phần cơ bản của đất: khoáng, chất hữu cơ, không khí đất, dung dịch đất.

Mùn có vai trò to lớn trong quá trình tạo thành đất, hình thành phẫu diện đất và tạo ra cấu trúc đất:- Chất mùn có vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc và duy trì độ

bền cấu trúc đất: chất mùn gắn các phần tử cơ học với nhau tạo thành các

Page 32: đất ơi là đất

đoàn lạp có độ bền với xói mòn và các ngoại lực khác tác động vào đất. Hàm lượng chất hữu cơ và độ bền cấu trúc liên quan chặt chẽ với nhau.

- Tính chất tạo phức của mùn với các kim loại làm tăng cấu trúc đất, giảm độc hại của nhiều nguyên tố kim loại nặng.

- VD: ở đất chua: nhiều Al trao đổi độc hại với cây trồng, chất mùn đã làm giảm rõ rệt Al linh động do cơ chế tạo phức.

Tính hấp phụ và trao đổi cation lớn của chất mùn làm tính đệm của đất cũng lớn.

Axit mùn còn có tác dụng trực tiếp trong quá trình phong hóa đá, khoáng, đối với thực vật như là chất kích thích sinh trưởng

Mùn có vai trò toàn diện đối với độ phì của đất, ảnh hưởng đến mọi tính chất lý hóa, sinh học của đất.

Câu 10: Chứng minh đất như là một hệ sinh thái hoàn chỉnh (trang 156 sgk)

Như ta đã biết, một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao giờ cũng có các đặc trưng sau: các tác nhân sản xuất, tiêu thụ và phân hủy; cùng với đó là các hợp phần vô sinh. Ngoài ra, hệ sinh thái còn có khả năng tự điều chỉnh và ẩn chưa bên trong là các nhân tố sinh thái, bao gồm cả nhân tố giới hạn và không giới hạn. Đất cũng như vậy. Ta có thể coi đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh bởi đất có đầy đủ các đặc trưng của hệ sinh thái nói chung. Cụ thể:

- Tác nhân sản xuất của đất: Thực vật bậc thấp, vi sinh vật tự dưỡng; địa y, tảo rêu... các sinh vật mọc trên đất

- Tác nhân tiêu thụ và phân hủy: QUần thể vi sinh vật; động vật đất và nấm. Chỉ có điều, số lượng sinh vật và tổng sinh khối của hệ sinh thái đất không nhiều bằng các hệ sinh thái khác trên trái đất.

- Các hợp phần vô sinh trong đất: nước; khoáng hữu cơ và không khí. Giữa các hợp phần vô sinh và hợp phần hữu sinh trong đất luôn xảy ra sự trao đổi năng lượng và vật chất, phản ánh tính năng của hệ sinh thái hoàn chỉnh. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái được sử dụng qua sự tích lũy, phân hủy chc. Rồi chc lại được hình thành- thể hiện sức sản xuất của hệ sinh thái. Dòng năng lượng ở đây là một vòng tuần hoàn hở (giảm dần năng lượng sau mỗi bậc dinh dưỡng); còn vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng là vòng tuần hoàn kín.

Page 33: đất ơi là đất

- Đất có khả năng tự điều chỉnh:

+ Ở điều kiện bình thường, hệ sinh thái đất luôn ổn định và có khả năng tự lập lại cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất; giữa vòng tuần hoàn vật chất năng lượng khi có các nhân tố bên ngoài.

+ Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh cũng có giới hạn khi xảy ra ô nhiễm, làm giảm độ phì đất và tính năng sản xuất, thì lúc đó, hệ sinh thái cũng mất đi khả năng tự điều chỉnh của mình

- Các nhân tố giới hạn trong đất:

+ Nhân tố giới hạn: pH, độ muối; hàm lượng dinh dưỡng; hàm lượng độc, nhiệt độ giới hạn với cả cây trồng và sinh vật đất

+ Không giới hạn: ánh sáng, địa hình

Câu 20: Khả năng đệm của pha rắn đất (keo đất) (trang 96)Tính đệm là sự chống lại sự biến đổi pH khi tăng nồng độ của H+ hoặc OH- làm cho cây và sinh vật đất đỡ bị sốc trước sự biến thiên pH đó. Có nhiều nguyên nhân đưa tới tính đệm của đất như: do tác dụng trao đổi cation trong đất (do keo đất); đệm do axit yếu và muối; đệm do axit mùn và protein. Trong đó, đệm của keo đất là quan trọng nhất. Cụ thể: - Trong đất chứa các keo vô cơ và hữu cơ, trên bề mặt của nó háp thụ các cation kiềm như Ca+; Mg2+ và H+. - Keo đất chứa đồng thời các cation kiềm và axit nên khi có một lượng ion H+ hay OH- thêm vào dung dịch đất thì sẽ làm mật cân bằng, xảy ra sự trao đổi cation Phản ứng của dung dịch đất không thay đổi.

Page 34: đất ơi là đất

- Khả năng đệm này do keo sét gây ra. Nếu đát cso nhiều sét và mùn thì khả năng đệm càng lớn. Sức đệm của keo xếp theo thứ tự: Keo hữu cơ> Monmorilorit> Ilit> Kaolinit- Đất có khả năng đệm lớn thì dung tích hấp thụ cation (CEC) lớn.

Ví dụ:

Câu 30: Nhân tố sinh thái giới hạn là gì? Cho Ví dụ ở đất chua và đất mặn (trang 155 và trang 149 )

Nhân tố sinh thái giới hạn: là những nhân tố sinh thái nằm ở lân cận vùng gây ra ức chế hoặc tử vong của sinh hoặc những nhân tố sinh thái làm cho sinh vật lâm vào tình trạng bị ức chế hoặc tử vong. Ví dụ: Nhiệt độ (ánh sáng, độ ẩm…) quá cao hoặc quá thấp đối với hoạt động bình thường của thực vật.

Ví dụ: - Ở đất mặn, nhân tố giới hạn là nồng độ muối tan. Do đất mặn, hàm lượng muối tan trong đất lớn, làm cho các tính chất lý, hóa, sinh của đất thay đổi xấu. Cụ thể: tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất (cây sẽ khó phát triển); các ion (anion và

Page 35: đất ơi là đất

cation) phân ly, gây nên sự đối kháng các ion, không chỉ có vậy, có nhiều ion sẽ gây độc khi hết hợp với nhau. - Ở đất chua, nhân tố sinh thái giới hạn là độ pH. Xuất hiện quá nhiều ion H+ gây nên sự thay thế các ion bazo trên bề mặt keo đất và gây rửa trôi ion bazo đó; bên cạnh đó, ion H+ cũng làm một số cation kim loại (Al, Pb; Zn...) trở nên linh động hơn và tác động xấu tới cây trồng

Câu 40: Hãy kể một vài ví dụ về tác nhân sinh học ô nhiễm môi trường đấtÔ nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...).  Hầu hết các tác nhân sinh học này đều có nguồn gốc từ các bệnh truyền nhiễm từ con người, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh của con người được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều con đường, và từ đó, gây ô nhiễm đất. Đóng góp nhiều vào những điều này là chất thải từ các bệnh viện, các nhà máy chế biến thực phẩm...

Ô nhiễm do tác nhân sinh học chia làm ba nguyên nhân: - Con ng- đất- con ng- Động vật- đất- con ng- Đất- con người(con đường phát tán của các loại vi sinh vật)

Vi sinh vật gây bệnh có khả năng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư thực vật từ vụ này qua vụ khác dưới dạng bào tử hoặc các dạng tiềm sinh khác gọi là nguồn bệnh tiềm tàng. Từ nguồn bệnh tiềm tàng vi sinh vật được phát tán đi khắp nơi nhờ gió, nước mưa, dụng cụ lao động, động vật và người, đặc biệt là qua côn trùng môi giới. Qua các con đường đó nguồn bệnh lây lan sang các khoẻ và bắt đầu xâm nhiễm vào cây khi gặp điều kiện thuận lợi. Các bào tử nằm trên bề mặt cây khi gặp độ ẩm và nhiệt độ thích hợp sẽ nảy mầm và xâm nhập vào cây. Sau khi xaam nhập vào cây chúng bắt đầu sử dụng các chất của cây và tiết chất độc làm cây suy yếu hoặc chết. Qua quá trình hoạt động của vi sinh vật cây bị thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá, sau đó thay đổi về cấu tạo và hình thái tế bào cuối cùng là xuất hiện những triệu chứng bệnh như những đốm trên lá, trên thân. Nếu blệnh xuất hiện ở bó mạch thì biểu hiện triệu chứng héo lá, héo thân...Sau một thời gian phát triển vi sinh vật bắt đầu hình thành cơ quan sinh sản mọc ra ngoài bề mặt của cây và từ đó lại lan truyền đi.

Câu 50: Keo axit mùn: tính chất và ý nghĩa của nó

Page 36: đất ơi là đất

(Keo axit humic)- Keo axit mùn là một trong những loại keo hữu cơ, được hình thành do sự biến hóa xác sinh vật trong đất. - Các tính chất của keo axit mùn:

+ Là keo âm tức thời (phụ thuộc vào pH của môi trường) do chúng có các nhóm định chức (-cooh; -oh; -nh2...) có khả năng phân ly ra H+

+ Có tính ưa nước; mức độ hydrat hóa cao; màng nước bao quanh dầy+ Trong đất, cơ bản axit humic là keo ở dạng gel, nhưng chúng rất dễ bị tán

bởi các dung dịch kiềm để tạo thành dung dịch phân tử hoặc dung dịch keo. Vì ở dạng keo nên axit humic có khả năng hấp phụ cao. Dung tích hấp phụ (CEC) từ 300 - 600 lđl/100g axit humic. Trong đó nhóm COOH và OH phenol đóng vai trò quyết định. Tính đệm của axit humic cũng rất cao cho nên ở đất giàu humic thì pH đất ổn định hơn. Axit humic trong đất ít chua hơn axit fulvic vì nó ít mạch nhánh hơn mà lại nhiều nhân vòng hơn.- Ý nghĩa của keo axit mùn:

+ Một trong những yếu tố làm nên hệ đệm cho đất+ Đóng góp chính vào khả năng hấp phụ các ion và nguyên tố cần thiết cho

đất.

Câu 57: Các nguyên nhân làm dung dịch đất thay đổi. Vẽ sơ đồ

Page 37: đất ơi là đất

Câu 60: Cho ví dụ về các nhân tố tự nhiên gây ô nhiễm- Quá trình phản nitrat hóa gây phát thải các khí nhà kính vào khí quyển:

NO3 NO2 NO N2O N2 Làm mất nguồn dinh dưỡng; phát thải NOx (ảnh hưởng tầng ozon); N2O (khí nhà kính)....

- Sự rửa trôi NO3 vào nước ngầm gây nên ô nhiễm nước ngầm.- Sự phân hủy các sinh vật trong đất phát thải đáng kể CO2, CO, CH4... gây ô nhiễm không khí

Câu 67: Phân mức độ chua của đất và các yếu tố cơ bản hạn chế độ phì của đất chua* Phân mức độ chua của đất: - Độ chua hoạt tính:

+ Liên quan trực tiếp tới sự có mặt của ion H+ tự do được axit phân ly ra. Nhưng tùy thuộc vào các loại axit mà mức độ phân ly sẽ khác nhau. Thông thường, các axit vô cơ phần ly mạnh hơn axit hữu cơ, nên pH- H20 của dung dịch đất chứa axit vô cơ thấp hơn.

+ Phụ thuộc vào hàm lượng CO2 trong đất; sản phẩm phân giải trung gian chất hữu cơ và tỷ lệ CaCO3 trong đất.

+ Còn được gây nên do có mặt H+ và Al hòa tan trong đất khi bón phân vô cơ KCl và (NH4)2SO4:

Al3+ + H20 H+ + Al(OH)3 (thủy phân)

Page 38: đất ơi là đất

+ Độ chua hoạt tính tác động trực tiếp tới cây trồng ảnh hưởng tới trạng thái chất hòa tan trong đất. Ví dụ: đất chua thì nguyên tố đa lượng ít hòa tan, nguyên tố vi lượng hòa tan nhiều hơn

- Độ chua tiềm tàng:+ Là độ chua được đặc trưng bằng nồng độ tổng số của axit và chất có tính

axit tồn tại trong đất ở trạng thái phân ly cũng như không phân ly.+ Các ion H+ và Al3+ hấp thụ trên keo đất, khi bị đầy vảo dung dịch đất sẽ

gây nên phản ứng chua, ảnh hưởng đến cây trồng và vi sinh vật. + Hai loại độ chua tiềm tàng:

- Độ chua trao đổi: gây nên do sự có mặt của H+ và Al3+ nằm trên bề mặt hấp phụ của keo đất. Thể hiện rõ khi đất bị tác động bởi dung dịch muối trung tính (KCl). Lúc này, cation của muối trung tính đẩy H+ và Al3+ vào dung dịch đất, làm xuất hiện axit mạnh. (Axit tự do này sẽ được chuẩn độ bằng kiềm và tính dưới đơn vị mgđl/100g đất)

- Độ chua thủy phân: là chỉ số biểu hiện lớn nhất của H+ và Al3+ trao đổi có ở trạng thái hấp phụ trao đổi, khi ta cho đất tác động với một muối thủy phân.

* Các yếu tố giới hạn độ phì của đất chua: - Đất chua ảnh hưởng tới trạng thái các chất hòa tan trong đất. Điển hình là:

hòa tan nhiều các nguyên tố vi lượng và hòa tan ít các nguyên tố đại lượng, đây là một nghịch lý tạo ra sự không thuận lợi trong hình thành độ phì- khả năng sản xuất của đất.

- Đất chua làm mất khả năng hấp phụ và giữ chất dinh dưỡng của đất, do đó làm giảm độ phì

- Đất chua có pH cao, gây nên sự hòa tan quá nhiều các ion keo đất và chất dinh dưỡng khác.

- Đất chua: tăng nồng độ kim loại độc Al; Mn (do bị tăng độ hòa tan trong mt axit) và giảm nồng độ P (do phản ứng với Al, Fe)

Câu 70: Các hệ oxy hóa thuận nghịch và không thuận nghịch. Ý nghĩa của chúng đối với dinh dưỡng cây trồng và môi trường. * Các cặp oxi hóa khử liên hợp:

Page 39: đất ơi là đất

Oxi hóa KhửC CO2 CH4; CON NO3- NH4+P PO4 PH3S SO4 H2SFe Fe3+ Fe2+Mn Mn4+; Mn3+ Mn2+Vi sinh vật Hiếu khí Kỵ khíTrong đất luôn tồn tại cặp oxi hóa khử thuận nghịch và không thuận nghịch: + Cặp thuận nghịch: trogn quá trình biến đổi từ dạng này sang dạng khác thì chỉ làm thay đổi hàm lượng của từng dạng, nhưng tổng thì vẫn không thay đổi. Ví dụ: Fe2+ Fe3+; Mn4+ Mn2++ Cặp không thuận nghịch: thay đổi thành phần và tổng lượng. Liên quan tới việc mất khỏi đất ở dạng khí, gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Khi điện thế giảm, xảy ra phản ứng nitrat hóa – mất nito ở dạng khí

* Ý nghĩa của chúng với dinh dưỡng cây trồng và môi trường: + E thấp đất chặt, bí, tích lũy nhiều chất độc ở dạng khử điều chỉnh E

để điều chỉnh trạng thái dinh dưỡng của đất. + Đất càng ít tầng sâu thì E càng thấp+ Muốn thay đổi điện thế của đất, ta chỉ việc thay đổi nồng độ chất oxi hóa

và chất khử bằng các công việc như: Làm đất (xới, cày... làm tăng E); tưới nước (giảm E); Bón phân (hữu cơ: giảm E; khoáng: tăng E)...

+ Khi giảm E (340 220mV) thì phát thải nito dạng khí (quá trình phản nitrat hóa)69. H p ph hóa h c: Khái ni m, tính ch t, và ý nghĩa c a nó?ấ ụ ọ ệ ấ ủ

Khái ni m: Là kh năng gi l i trong đ t các ch t hòa tan d ng k t t a, ko ệ ả ữ ạ ấ ấ ở ạ ế ủtan, ít tan do k t qu c a nh ng ph n ng hóa h c x y ra trong dung d chế ả ủ ữ ả ứ ọ ả ị

Tính ch t:xu t hi n nhi u trong đ tấ ấ ệ ề ấ

Ý nghĩa: c đ nh nhi u nguyên t có l i cho cây tr ng: P, Ca, S. Tích lũy các ố ị ề ố ợ ồch t trong đ t: Fe, S, Alấ ấ

C ng đ h p ph hóa h c ph thu c vào lo i đ t : Đ t đen< đ t xám< đ t ườ ộ ấ ụ ọ ụ ộ ạ ấ ấ ấ ấpotzon đ ng c < đ t đồ ỏ ấ ỏ