187
đất quảng TẠP CHÍ SÁNG TÁC - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HỘI VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT QUẢNG NAM Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) - Xuân Quý Tỵ - 2013 Trong số này: VĂN *Người sống mãi cùng mùa xuân đất nước - Bùi Công Bính (4) *Duy Sơn Đại sư - Đỗ Nhựt Thư (17) *Nhịp điệu thời gian - Nguyễn Tấn Cả (28) *Góc tết xóm chài - Lý Thị Minh Châu (30) *Đêm giao thừa - Vĩnh Hiền (32) *Ngày xuân bói Kiều - Tường Linh (49) *Phố gần - Lương Mỹ Linh (52) *Căn nhà mùa xuân - Vũ Thị Huyền Trang (56) *Chút bùi ngùi hương tết - Phi Khanh (65) *Gói thuốc rê của ngoại - Đặng Trương Khánh Đức (69) THƠ *Nguyễn Hưng Hải *Nguyễn Bá Hòa *Nguyễn Giúp *Nguyễn Thanh Mừng *Phạm Ngọc Sinh *Nguyễn Quốc Việt *Đào Tấn Trực *Đinh Huyền *Phạm Tấn Dũng *Ngô Phú Thiện *Nguyễn Đông Nhật *Nguyễn Đức Dũng *Nguyễn Hoàng Sa *Đỗ Thượng Thế *Nguyễn Hàn Chung *Mai Thanh Vinh *Ngô Thị Thục Trang *Trần Ngọc Trác

đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

đất quảngTẠP CHÍ SÁNG TÁC - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HỘI VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT QUẢNG NAMNăm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ

Số 107 (229) - Xuân Quý Tỵ - 2013

Trong số này:VĂN

*Người sống mãi cùng mùa xuân đất nước - Bùi Công Bính (4)*Duy Sơn Đại sư - Đỗ Nhựt Thư (17)

*Nhịp điệu thời gian - Nguyễn Tấn Cả (28)*Góc tết xóm chài - Lý Thị Minh Châu (30)

*Đêm giao thừa - Vĩnh Hiền (32)*Ngày xuân bói Kiều - Tường Linh (49)

*Phố gần - Lương Mỹ Linh (52)*Căn nhà mùa xuân - Vũ Thị Huyền Trang (56)

*Chút bùi ngùi hương tết - Phi Khanh (65)*Gói thuốc rê của ngoại - Đặng Trương Khánh Đức (69)

THƠ*Nguyễn Hưng Hải *Nguyễn Bá Hòa *Nguyễn Giúp *Nguyễn Thanh Mừng

*Phạm Ngọc Sinh *Nguyễn Quốc Việt *Đào Tấn Trực *Đinh Huyền *Phạm Tấn Dũng

*Ngô Phú Thiện *Nguyễn Đông Nhật *Nguyễn Đức Dũng *Nguyễn Hoàng Sa *Đỗ Thượng Thế *Nguyễn Hàn Chung *Mai Thanh Vinh *Ngô Thị Thục

Trang *Trần Ngọc Trác *Nguyễn Tường Văn *Lê Tấn Quỳnh *Lê Thị Điểm *Phan Chí Thanh

*Nguyễn Hải Triều *Phương Dung *Nguyễn Tấn Sĩ *Nguyễn Thị Thanh Thảo *Đào Đức Tuấn *H. Man *Trương Đức Tới *Thái Bảo-Dương Đỳnh *Nguyễn Thành Giang

*Nguyễn Cường *Võ Văn Trường *Huỳnh Trương Phát

Page 2: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NHẠC*Mùa xuân hát trên cây tùng - Nhạc & lời: Vũ Đức Sao Biển (82)

*Khúc quê - Nhạc & lời: Hồ Xuân Hương (83)*Theo bước mùa xuân - Nhạc: Thanh Đính - Lời: Thơ Tố Hải (84)

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI*Bước qua năm mới (Fay Weldon-Anh) - Trầm Thiên Thu dịch (86)

DÒNG CHẢY VĂN HÓA*Từ ăn tết tháng Tý đến ăn tết tháng Dần - Lê Đức Luận (90)

NGHIÊN CỨU-LÝ LUẬN-PHÊ BÌNH*Bền bỉ những khát vọng - Huỳnh Minh Tâm (94)

*"Biến thiên" trên những vùng miền dân ca - Phan Văn Minh (103)*Thiên nhiên tươi đẹp trong nghệ thuật kiến trúc Chăm - Võ Như Diệu

(109)*Bình bài thơ "Sắm tết" của Hữu Thỉnh - Nguyễn Ngọc Phú (113)

TRÀ DƯ TỬU HẬU*Lan man chuyện văn nghệ và... rắn - Phùng Tấn Đông (115)

VĂN HỌC - HỌC VĂN*Ký ức tết quê - Hoàng Nhật Tuyên (121)

Thơ của: Lê Hồng Thiện, La Trung, Mai Hoàng HanhNHỊP SỐNG VĂN NGHỆ - HỘP THƯ

Bìa 1: Chợ Tết (Tranh sơn dầu của Lê Lộc)Phụ bản: Lê Lộc, Thái Bích Thuận, Đặng Kế Cường, Huỳnh Hà,

Đặng Kế Đức, Trần Đức, Mai Thành Chương, Vũ Trọng Anh...

Minh họa: Trần Đức, Võ Như Diệu, Đông

đất quảngXuân Quý Tỵ - 20132

Page 3: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Thân gửi bạn đọc, bạn viết!Hơn một năm qua, khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn

ra hết sức căng thẳng. Nhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng những giải pháp kịp thời, triệt để của Chính phủ, của từng cấp chính quyền, tình hình kinh tế, xã hội nước ta vẫn ổn định và phát triển khá toàn diện. Riêng với Quảng Nam, GDP năm 2012 đạt 11,5%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng với sự gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lên mức 40,9% và 38,9%... Nhờ vậy, tết Quý Tỵ 2013 này, hương sắc mùa xuân quê hương vẫn rất chan hòa và ám áp; mỗi người càng thêm tin vào tương lai, tiếp tục phấn đấu vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Trong khí sắc tân xuân nồng nàn của đất trời và những hy vọng ngập tràn ấy của lòng người, Tạp chí Đất Quảng ra mắt giai phẩm đặc biệt với sự góp mặt của nhiều tác giả ở khắp mọi miền đất nước. Bằng cách tiếp cận và những góc nhìn rất riêng, mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật trong giai phẩm này đều là một tiếng nói chân thành và đầy trách nhiệm về công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Trong đó, có cả những vấn đề lớn và rất thời sự như tái cấu trúc nền kinh tế; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiểm điểm 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tình hình thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới... Cùng với đó, còn có rất nhiều những cảm nhận tươi tắn, phấn chấn về sự phát triển của quê hương, đất nước; những rung cảm tinh tế về vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, mùa xuân lòng người; những hồi ức sâu đằm về tết xưa; những thăng hoa bất chợt trước một cuộc sống đang rạo rực...

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013 3

Page 4: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Và, tất cả những cảm xúc ấy trong giai phẩm Xuân Quý Tỵ - 2013 này cũng chính là kỳ vọng, là thông điệp mà các văn nghệ sĩ và Tạp chí Đất Quảng muốn chuyển đến mọi người, thay cho lời chúc xuân tin yêu và nồng ấm!...

Tạp chí ĐẤT QUẢNG

đất quảngXuân Quý Tỵ - 20134

Page 5: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Bùi Công Bính

Người sống mãi cùng mùa xuân đất nước

ác Hồ kính yêu của chúng ta là một nhân vật vĩ đại! Là con cháu của Bác, chúng ta có niềm tự

hào chính đáng ấy. Còn nhân dân thế giới lại gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vĩ nhân mà lịch sử loài người đã sinh ra.

BNhà thơ Cu-ba Phêlích Pita Rôđơrighết đã viết:

"Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những con người kỳ diệu ít có, những con người như những tảng đá lớn làm nền cho nhân loại!"(1).

Năm 1970, một năm sau ngày Bác mất, nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Vì sao thế giới nặng ân tìnhNhắc mãi tên Người Hồ Chí MinhNhư một niềm tin, như dũng khíNhư lòng nhân nghĩa, đức hy sinh

Hôm nay, hơn 40 năm Bác Hồ đã đi xa, nhân loại vẫn đang nói về Người, viết về Người với lòng kính yêu trân trọng.

Nhà báo Nicô Sơvác, người Urugoay kể lại: "Năm 1961, tôi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Matxcơva. Được biết tôi từ Urugoay tới, Chủ tịch hơi nheo mắt lại, vuốt chòm râu một cách khoan thai và Người bắt đầu tả về cảng Môntêviđêô, về ngọn đồi ở trong cảng và phong cảnh thủ đô ở gần cảng. 1 (?) Hồ Chí Minh, tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ -

NXB Giáo dục H.1997

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013 5

Page 6: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Tôi liền hỏi, làm sao mà Người biết được những chi tiết đó? Người trả lời:

- Bởi vì tôi đã tới đó, tới Môntêviđêô.- Đồng chí đã đến đó?- Vâng... trên một chuyến tàu hàng của Pháp.- Đồng chí làm gì trên tàu?- Làm phụ bếp. Tôi gọt khoai tây cho cả tàu.Lúc ấy, tôi thật không ngờ, vị lãnh tụ thần thoại

của nhân dân Việt Nam trong khi bôn ba trên thế giới, đã đặt chân tới tận vùng miền Nam của châu Mỹ Latinh"(1).

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lần viết: "Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thật lạ lùng, là một người Việt Nam trẻ tuổi, vừa đến thủ đô Pari không bao lâu, đã thâm nhập ngay được vào đời sống chính trị tại đó, làm những việc cực kỳ quan trọng đối với dân tộc mình, đối với các dân tộc thuộc địa, và góp phần hình thành chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân Pháp"(2).

Ông Giăng Xanhtơni người Pháp, viết: "Ngay từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên với ông Hồ Chí Minh, tôi đã có cảm tưởng rằng con người khắc khổ đó, với bộ mặt thể hiện đồng thời sự thông minh, mưu trí và tinh tế, là một nhân vật thượng đẳng.

Sự hiểu biết văn hóa rộng lớn, trí thông minh, những hoạt động phi thường và lòng vô tư tuyệt đối, đã làm cho uy tín của Người, và lòng tin của nhân dân đối với Người, không có gì so sánh nổi"(3).

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại nổi bật, vì cuộc đời trong sáng của Người gắn liền với sự giản dị và khiêm tốn, một tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời.

Tiến sĩ triết học Sacơrabôrôty, Viện nghiên cứu Tagore ở Ấn Độ, đã viết: "Cụ Hồ mặc quần áo giản dị, nói những lời giản dị, cách xử sự và tính nết giản dị, viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, xuất hiện một 1 (?) & (2) Hồ Chí Minh, tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn

từ - NXB Giáo dục H.19973 (3) Hồ Chí Minh - Con người giản dị và ý chí sắt thép, Tài

liệu lưu trữ tại Viện Hồ Chí Minh.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 20136

Page 7: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

cách giản dị, với vẻ mặt tươi cười làm tỏa ra một sự trong sáng của một tâm hồn giản dị...".

Ông còn viết tiếp: "Cụ Hồ nói bằng tiếng nói giản dị, bằng những câu ngắn gọn và rõ ràng, tránh lối nói văn hoa hay trùng lắp, mang thẳng ý nghĩa của lời nói tới tâm can người nghe. Cách nói giản dị, cởi mở là đặc tính riêng của cụ. Cụ ưa dùng cách nói ấy ở bất cứ đâu, với những người có học hay không có học"(1).

Một nhân vật nổi tiếng khác lại nói: "Nếu ai muốn tìm một vài từ có thể tóm gọn được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì đó là sự hết sức giản dị và hết sức khiêm tốn của ông"(2).

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một cộng sự gần gũi và được sống nhiều năm bên Bác, lúc kể lại lần gặp Bác đầu tiên ở Quảng Châu năm 1926, khi ông cùng mấy chục thanh niên học sinh được sang dự một lớp học ở đấy, đã nói: "Điều tôi muốn nhấn mạnh là Hồ Chí Minh lúc bấy giờ và Hồ Chí Minh lúc cuối đời cũng vẫn chỉ là một con người ấy, cũng dáng dấp ấy, một con người mà lúc gặp ngay buổi đầu ai nấy đều thấy rõ đấy là một con người giản dị, rất hiền từ, có sức hấp dẫn lạ thường với người xung quanh, và để lại cho người ta những ấn tượng sâu sắc"(3).

Thời đánh Mỹ, có một nhà báo nước ngoài đến thăm và viết về cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Bài viết ca ngợi nhân dân ta với đầu đề: "Tấm gương Việt Nam, bài học Việt Nam". Bác biết và đã thành thực góp ý với nhà báo trẻ: "Thay đầu đề đi bạn ạ. Bạn đừng gọi chúng tôi là những tấm gương, những bài học, mà nên gọi là những kinh nghiệm Việt Nam. Thế là đủ".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người phi thường và xuất chúng. Mặc dù giữ những địa vị cao, nhưng được gặp Người, ta cảm thấy ngay sự gần gũi, cởi mở và thân thiết. Đúng như nhà thơ Việt Phương đã viết: "Đến bên Người ta thở dễ

1 (?), (2) & (3) Hồ Chí Minh, tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ - NXB Giáo dục H.1997

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013 7

Page 8: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

dàng hơn". Nghĩ đến Bác, không ai nghĩ đến chức vụ cao nhất của Bác là Chủ tịch nước, hay Chủ tịch Đảng, mà chúng ta chỉ nghĩ đến một người Bác mà ta kính trọng nhất, ngưỡng mộ nhất.

"Hồ Chí Minh là một con người của chủ nghĩa nhân đạo theo ý nghĩ đầy đủ nhất" (Phạm Văn Đồng).

Người đã từng lấy áo của mình khoác lên vai một tù binh Pháp.

Với những người lầm đường theo địch, Bác bảo cần có chính sách khoan hồng. "Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn!". Năm 1948, viết thư chúc thọ cụ Phùng Lục, một người hăng hái đóng góp vào quỹ kháng chiến, nhân dịp cụ thượng thọ 90 tuổi, Hồ Chủ tịch xưng cháu: "Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ, và trân trọng chúc cụ sống lâu, mạnh khỏe, để kêu gọi con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến và kiến quốc". Trong một lần chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu tôn giáo, người ta đã đưa ra một chiếc ghế dựa, đặt ở phía trước để Bác ngồi, Bác đã mời cụ Hà Văn Quận - một giáo dân cao tuổi nhất ngồi, còn Bác đứng bên cạnh cụ để chụp ảnh.

Anh em được gần Bác kể lại: "Bất kỳ nhận được thứ quà gì gửi biếu, Bác cũng đều đem chia hết. Cái thì để biếu các bạn quốc tế, cái thì gửi cho thương binh, hay tặng các cháu mẫu giáo.

Một lần, anh em trong phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ở Pari gửi về biếu Bác một hộp kẹo ngon, trong đó có hạnh nhân. Đây là thứ kẹo hồi hoạt động ở Pháp Bác rất thích. Anh em bàn nhau quyết giữ hộp kẹo này để Bác ăn. Nhưng buổi chiều, Bác đã gọi đồng chí phụ trách lên, bảo:

- Có món quà miền Nam quý lắm, chú ạ. Chú Trần Bửu Kiếm gửi về biếu cho hộp kẹo, có hạnh nhân ngon. Anh em ta ở đây chưa được ăn hạnh nhân bao giờ. Chú đem chia cho anh em ăn.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 20138

Page 9: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Báo cáo Bác, chúng cháu đã xem rồi. Hộp kẹo không có nhiều. Anh em ở đây lại khá đông. Thôi lần này Bác giữ để dùng, rồi lần sau anh em sẽ có.

Nhưng Bác Hồ bảo: "Lần sau lại có chuyện lần sau. Quà miền Nam quý lắm, Bác muốn chia cho các chú. Nhiều thì mỗi chú một cái. Ít thì anh em chia nhau hai người một cái. Chia đều cho anh em nếm!"(1).

Bác Hồ của chúng ta là như thế đấy. Của ngon không giữ một mình! Chợt nhớ có lần Bác nói: "Chúng ta không sợ thiếu. Chỉ sợ không công bằng".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn, một nhà nhân văn lớn. Một con người yêu thiên nhiên và luôn gắn đời sống hàng ngày của mình với thiên nhiên. Khi ở trong rừng Việt Bắc cũng như khi trở về thủ đô Hà Nội, Người luôn ưa thích mái nhà sàn giản dị, phóng khoáng, với những hàng cây, ao cá, những bồn hoa do chính tay mình trồng và chăm sóc.

Và một điều ít người nói đến, là trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ở trong nước cũng như nước ngoài, Bác Hồ thật sự không có ngày nghỉ, và ngày nào cũng như ngày nào, bao giờ cũng có chương trình làm việc cụ thể. Bác chỉ có những giờ phút nghỉ ngơi ít ỏi, ấy là lúc gặp các cháu thiếu niên và nhi đồng, nhất là gặp đồng bào và chiến sĩ miền Nam trong thời chống Mỹ, hoặc những lúc xem phim vui tối thứ bảy cùng với con, cháu của các đồng chí làm việc ở chỗ Bác.

Cả cuộc đời của Hồ Chủ tịch là dành cho nhân dân. Người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, cùng với Đảng đem lại Độc lập, Tự do cho dân tộc và Hạnh phúc cho nhân dân. Người yêu quý con người, chia sẻ đau buồn với những người mất mát, bao dung độ lượng với những người lầm lỗi và hối cải, suốt đời chăm lo cho việc giáo dục người tốt, việc tốt.

Nhà thơ Yến Lan đã viết:Nghĩ về Bác, nghĩ biển trời

1 (?) Theo hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013 9

Page 10: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Muôn hòa sự sống, nắng soi tâm hồn...Nghĩ về Bác, nghĩ Hiếu TrungNhân dân vẹn nghĩa, non sông trọn tìnhNghĩ về Bác, nghĩ hy sinhKiệm Cần rất mực, Chính Liêm tuyệt vờiNghĩ hoài về Bác, Bác ơi!Mỗi lần nghĩ, một chân trời mở ra!

Bác đi xa đã hơn 40 năm, nhưng trong lòng chúng ta không lúc nào vắng Bác. Người vẫn sống mãi cùng chúng ta trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, sống mãi cùng những mùa xuân đất nước.

B.C.B

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201310

Page 11: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN HƯNG HẢI

Cuộc đời thật nhấtKhi tất cả mọi người ngay ngắn ngồi nhìn ra trước cửaBác lại đi lên từ phía cuối hội trườngNgười không muốn đến thăm theo xếp đặtĐất nước còn nghèo mà đâu đó phô trương

Rất nhiều nơi đến thăm, Người đi thẳng xuống bếpMở lồng bàn xem mỗi khẩu phần cơmKhông thể nhớ bao lần Người ngồi cùng chiến sĩLàm bóng cây che mát giữa thao trường

Người đã quen cơm nắm, muối vừngKhông muốn làm phiền ai, dù chỉ là chốc látHoa thơm nức hội trường mà không ai biếtRằng Bác đang nghĩ về những người trồng hoa

chưa đủ áo cơm

Người đã quen đi lên từ phía cuối hội trườngKhông thích đứng ở bục cao diễn thuyếtĐã có lần Người cởi áo cho cụ già đỡ rétKhi phải vì mình mà có mặt chỗ người đông

Sự xếp đặt phô trương làm Bác chẳng vui lòngVì xếp đặt phô trương thường không thậtMà đời Bác là cuộc đời thật nhất

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201311

Page 12: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Không đứng ở trên cao Người ở giữa đồng bào...

N.H.H

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201312

Page 13: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN BÁ HÒA

Bốn mùa hy vọngĐâu chỉ có mùa xuânPhố phường vui như hộiNhững tấm lòng chờ đợiHạnh phúc đến nhiều hơn

Đâu chỉ có mùa xuânTrẻ con đòi áo mớiCụ già vui khấp khởiKhăn đóng áo the thâm

Đâu chỉ có mùa xuân Nhà ai thơm nếp mớiChiều ba mươi chưa tới Đã xanh nồi bánh chưng

Đâu chỉ có mùa xuân Nụ hôn dài bất tậnQuên áo cơm lận đận Xích lại gần nhau hơn

Đâu chỉ có mùa xuân Nghĩa trang đầy hoa TếtGiữa đôi bờ sống chếtHy vọng cứ trào dâng

Đâu chỉ có mùa xuân Căng phồng bao hy vọngCả bốn mùa sôi độngĐất nước mãi mùa xuân...

N.B.H

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201313

Page 14: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN GIÚP

Bản tặng cho giấc mơVẽ giấc mơ lên láLá xanh hơn những ngón tayTừ ấy em thuộc về những gì tinh khiết ...như sương mai như môi thắm xuân thì

Khúc ca ngày sang đêm rộn rịpNgắt một chồi thơm lộc trỗiEm xôn xao áo mỏng xuống giao thừa

Khẽ một cánh chuồn vỡ mau theo nắngTôi đứng nhìn tháng giêng qua vộiNhưng nhức bãi đồng bóng mẹ căm căm

Chiều buộc vào tôi những vô hình cố xứEm mai sau còn giữ được lời nguyền?Con chim trên rừng con cá dưới sôngĐừng vội xô cây xô sóng mà lá rụng

con chim bay con cá quẫy ...ánh trăng chìm

Tháng ba, vẽ giấc mơ lên đường càyCha gieo mồ hôi mẹ gieo sợi tócSao con lại gặt một trời tha hương?

Mạ non khát khao ngày lúaLúa rạo rực mang thai và sinh dưỡng những nụ mầmVần vũ góc trời quê kiểng...

Tôi vẽ giấc mơ lên khuôn mặt của chính mình.

N.G

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201314

Page 15: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN THANH MỪNG

Trái ớt xanh ở ga Trà Kiệu

Tặng Đình Hy

Đột nhiên cây ớt trái xanhbất ngờ Trà Kiệu đã thành lưu hươnggiòn tan trong bữa cơm thườngngười trần tục lỡ độ đường phù hoa Kinh thành Sư Tử chiều tàáo xiêm vũ nữ đã xa nghìn trùnglặn vào trái ớt khoan dungđể cho lữ khách bổ sung tiếng khà Nghe môi mắt Áp-sa-ravấn vương giữa cõi ta bà long đongtrùng tu đầu lưỡi cay nồngcon tàu tịnh độ trong lòng sân ga...

N.T.M

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201315

Page 16: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

PHẠM NGỌC SINH

Thăm lại quê xưaLâu lắm rồi, về thăm lại quê xưaCây vú sữa sân nhà bao lần kết tráiMẹ già tảo tần mừng con ngày trở lạiTấm lưng còng trĩu nặng gánh chồng con

Dẫu lớn khôn đi khắp nẻo đườngCánh võng ru mẹ bây giờ vẫn giữBụi tre ngà trưa hè, nơi con thường ngủẦu ơ... ru hời... Cha dãi nắng dầm mưa

Vách tranh nghèo, nằm nghe tiếng vọng xa xưaTuổi thơ một thuở quây quần chia nhau củ sắnBài đồng dao râm ran những đêm trăng sángNhớ thương vô ngần tiếng dế gáy đêm đêm

Tết đến rồi, quê nghèo lắm phải không emLát bánh thơm, mẹ dành cho con nhỏPhút giây giao thừa, ba vẫn thường nhắc nhởĐói sạch cho thơm, không phụ đức tổ tiên mình

Đã lâu rồi về thăm lại chốn sinh thànhĐường làng rộn vui, bóng cây xanh lộc biếcBầy trẻ nhỏ tung tăng áo quần ngày TếtBạn bè ôm nhau, sống lại tháng ngày qua

Một nén nhang thơm trước vong linh ông bàThấy có lỗi: những vô tình lơ đễnh

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201316

Page 17: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Dáng quê hương trong từng bước chân khôn lớnNhớ nghe em, nơi ta khóc chào đời...

P.N.S

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201317

Page 18: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN QUỐC VIỆT

Một ngày bỗng xuânNhững chiếc lá xoay trong chiều gió cuốnTự tình nhạc khúc rong chơiQuên mùa xuân hoa cài, nắng đổLững thững chuyến mây, ngơ ngác ánh nhìn

Dìu dịu một tiếng chim chuyền cành xa vợiMà hững hờ nơi nắm giấu bàn tayTôi nằm nghiêng nghe mùa lướt qua vai áoÔ kìa! Một tán bàng non xanh

Đã hẹn mùa xuân từ cái nheo mắt rất hiềnNơi chậu hoa tôi trồng vào một đêm bão tápLấm tấm nụ cười - hoa nở biếcBàn tay tôi gieo chút xuân giữa trần

Tôi tự soi qua ô kính mờ hơi thởLà chân dung mình phác họa từ bụi đấtTôi úp mặt vọng mùa lànhTrong tiếng thở của mặt trời rất mộc

Rồi một sớm mai vươn vai thức giấcNhận ra hình hài mình bỗng nhiên đổi khácTiếng lòng ta thao thứcKhi đất trời khễnh bước vào xuân...

N.Q.V

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201318

Page 19: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ĐÀO TẤN TRỰC

Mẹ như cánh đồng đầy gióVần vũ một đời mẹ thành người thiên cổtôi ngây ngô trẻ dạiem ngây ngô trẻ dạinửa đời đắng đót ngược xuôi

thuở mẹ gánh thời giannhư người gánh đêm tối chạy về phía bình minhnhưng chỉ gặt được cánh đồng đầy giómấy mươi năm rát mặt

tôi làm cuộc hành trình khai hoang lạitừ cánh đồng tay mẹnhững đường cày phẳng phiu mang ước mơ người gieo hạtnhư dòng sông đầy nắngnhư cánh cò ca dao

hạnh ngộ của niềm vui thiếu công ơn người khai đấtkhác nào sự trống vắng không gì khỏa lấp... đầy tay!

Đ.T.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201319

Page 20: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ĐINH HUYỀN

Năm mớiThả buổi chiều xuống dòng sông trôita ngồi bên góc quánly rượu cuối ngày vơi chậmnghe xuân tràn kẽ chân

Đã bạc rồi bờ lau triền bãihuống gì ta pha sương làm sao xóa nếp nhăn ánh mắthái nụ cười trăng xanh?

Bên kia bờ mẹ đợihoa đậu lợp vàng cánh đồng khát vọngký ức xưa ùn vềvẽ chân dung thời gian

Chia chút ấm nồng mùi bánh chưng bánh tétgởi khói hương tỏa lan trời đấthạnh ngộ giao thừaxuân đâu chỉ riêng ai...

Đ.H

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201320

Page 21: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Đỗ Nhựt Thư

Duy Sơn đại sưTruyện ngắn

ổng Trung Thọ dù gà đã gáy canh năm từ lâu vẫn mờ mịt khói sương. Núi Chúa phía đông,

hòn Ngang phía bắc, núi Cà Riền phía tây như những bức bình phong án ngữ sự thông thoát, phát đạt của dân chúng xứ sơn địa này.

TẤm chè xanh chát đậm đã sang tuần thứ hai, cụ

Lê vẫn trầm tư không nói với con cháu lời nào.Lê Duy Đài thưa cha:- Nhà ta bị triều đình để ý, đày ải đến nơi thâm

sơn cùng cốc này sau việc cụ Lê Duy Lương nổi dậy, gia đình ta lại liên quan đến vụ Tân Tỉnh của cụ Hường, giờ cha lại cho anh Tú theo cụ Huỳnh, cụ Nguyễn về Huế thi Hương..., con lo sẽ tốn kém, cực khổ mà không thành...

Cụ Lê nâng bát nước chè nhìn đứa cháu trai khỏe mạnh, thông minh đĩnh ngộ, gương mặt thanh tú, vầng trán cao rộng, ánh mắt sáng ngời, đặc biệt là có linh tính bén nhạy... thấy lòng ngập tràn niềm vui:

- Cha vẫn hy vọng dòng máu hoàng tộc ta vẫn chảy, cha con ta đã truyền hết sở học cho nó, sau nhà Nguyễn Tây Sơn gia tộc ta đã biết thêm nghề thuốc làm sinh kế. Nay đang thời thuộc Pháp,

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201321

Page 22: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

hoàng thượng chắc cũng nhẹ tay, nếu không nó đâu là ông tú sau kỳ thi tam trường tại kinh đô năm Đinh Dậu...

Duy Sơn hăm hở:- Thưa cha, con được huyện đưa về tỉnh học,

được Mã Sơn tôn sư chú ý, tin rằng khoa Canh Tý này sĩ tử Quảng Nam sẽ vang danh thiên hạ. Các huynh đệ sức học đáng phục lắm đó, thưa cha.

Cụ Lê thăm dò:- Ngoài Huỳnh, Nguyễn... nghe nói tú Trần cũng

nổi tiếng lắm...- Dạ. Thưa nội, theo con Trần Thai Xuyên xuất

sắc hơn cả, huynh ấy lại có chí khí hơn người, thường phê phán những điều sai trái -giọng tú Lê bỗng trầm đầy u uất. Chúng con rất căm giận bọn Pháp đô hộ...

Cụ Lê thở dài:- Ta rất buồn các con ạ. Ngoài trời này có trời

khác, bao năm triều đình ta theo nhà Thanh tưởng rằng đất nước họ là trung tâm thiên hạ, nào ngờ bọn Tây dương dân chủ, văn minh và phát triển quá sức tưởng tượng, nhiều việc ta tưởng như chuyện thần tiên. Dòng họ ta nên góp sức mình vào trào lưu chấn hưng xã tắc.

Lời Duy Đài vẫn đầy bi quan:- Lần này tú Sơn ra kinh có lấy được cử nhân

không đây? Con lo lắm!Cụ Lê cười vang:- Anh này... không được thì nó về bốc thuốc, xem

phong thủy giúp dân làng cũng tốt vậy. Giờ nó tài giỏi hơn cả cha con mình rồi mà anh lại lo.

- Nhưng làng Trung Thọ ta nằm trong cuộc đất “phát sĩ bất phát quan” cha ạ.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201322

Page 23: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Thế thì tốt chứ sao. Anh lại quên lời thánh rồi, chẳng nhớ câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” ư?

Trời ửng nắng, cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc, đẹp mà buồn như cuộc đời những người dân chân chất nơi đây.

** *

Chánh tổng Thân đến làng Trung Thọ kiểm tra sau vụ làng không nộp đủ tô tức. Hương trưởng Năm nhăn mặt đau khổ:

- Mong cụ Chánh xem, nước thì nhờ trời lấy gì cho lúa ngô kết hạt, lại chim chuột, voi khỉ phá quá, dân làng đành thúc thủ, làng có lập tờ bẩm báo nhờ cụ sức giấy lên huyện biện bạch giùm, lũ hương mục chúng con không dám quên ơn.

Tổng Thân mặt lạnh nhìn lý trưởng Dần:- Ông lý đây nghe báo chỉ đôn đốc lấy lệ, tổng ta

bị phủ huyện chú ý sau vụ Tân Tỉnh, các ông không lo, mục gông cả đám.

Dần nhũn giọng:- Dạ bẩm cụ tổng, chúng con căng sức lắm đâu

dám trễ nãi, dân giờ cứng đầu cứng cổ lắm, mà cũng ớn -y le lưỡi, rủi gặp mấy tay văn thân như cụ Hường thì chúng ta đầu lìa khỏi cổ.

Bất giác tổng Thân đưa tay lên cổ, thời buổi nhiễu nhương quá, bọn Pháp, Nam triều lại Cần vương... Nơi đây xa xôi cách trở, rừng thiêng nước độc, đi lại khó khăn, chỉ độc đạo qua đèo Le xuống đồng bằng. Cái đèo thấp mà dài như thục đạo nan, mỗi lần xuống huyện về đến nhà là coi như một lần sống lại. Cọp beo còn nhiều dù huyện phủ đã tổ chức quân binh săn bắn mỗi năm hai bận... Lão sực tỉnh, ngó lý trưởng Dần:

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201323

Page 24: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Muốn êm vụ này thì các ông phải lo riêng gấp rưỡi năm qua đó nghe, nhất là mật ong. Mẹ nó, mấy thằng tây lại thích nhất món này tặng vợ. Cao hổ, cao khỉ thì chẳng bao giờ đủ, các quan dưới kính biếu quan trên nhặng xị. Chúng ta cũng phải bồi bổ chút chứ.

Lý Dần ngọt nhạt:- Dạ! chúng con sẽ cố. Dạ... dễ chi cụ tổng đến

làng xin kính mời quý tôn ông đến nhà dùng ly cao hổ cho giãn gân cốt.

...Rượu vài tuần, bỗng chánh Thân nhỏ giọng:- Tôi muốn đến nhà cụ Lê nhờ xem giúp thế đất

tốt để cải táng phụ thân mà cứ ngài ngại thế nào...Hương Năm giọng tôn kính:- Đúng là dòng dõi tôn quý, nghĩ cũng tội, bị đày

ải đến xứ núi này mà vẫn ung dung làm ăn, nhã nhặn với làng xóm, lại chí thú nuôi dạy con cháu, gìn giữ gia phong, chữ nghĩa kinh người, cả nhà xứng đáng được dân làng kính trọng, nhất là tú Sơn, tu thân đủ cả nhân nghĩa, lễ, trí, tín.

- Ừ. Nếu gặp thời họ xứng đáng là quan phụ mẫu của chúng dân - lý Dần tiếp lời.

Tổng Thân trầm ngâm, cuộc rượu giảm khí thế hẳn:

- Huyện quan cũng nể nang lắm, các báo cáo hàng năm của làng tổng chúng ta nên kheo khéo. Cả tổng mang ơn gia đình họ.

Hương Năm trầm giọng:- May có ông Đài chứ không cha tôi đã xuống lỗ

mấy năm rồi.- Mà giỏi thật, từ ông đến cha chừ đến tú Sơn đều

giỏi cả nho y lý bốc, cứu giúp dân làng. Tổng ta thật may mắn mấy ông ạ.

Hương Năm phấn khởi:

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201324

Page 25: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Tú Sơn năm ni mà đỗ cử nhân là tổng ta làm lễ vinh quy bái tổ thật to đấy cụ tổng nhé. Nghe anh Nguyễn nổi tiếng thế mà còn nể tài đấy.

Tổng Thân ưu tư:- Tôi sợ khí chất nho sĩ của họ qua vụ cụ Hường

sẽ làm khó cho tú Sơn.Trưa, nắng vàng nhuộm cả trời sơn cước. Dòng

sông Thu vẫn êm đềm trôi lặng lẽ, những chiếc ghe chài nhỏ bé chở nặng những con niêng, con trắm vẫn quăng lưới làm tung lên những bông hoa nắng đẹp như ngọc.

** *

Sáng ngày vọng trọng thu năm Tân Sửu ấy, gần như dân làng Trung Thọ đều tề tựu đến đình làng dự bàn việc chung. Một không khí căng thẳng xen lẫn âu lo làm gương mặt những người nông dân vốn khắc khổ thêm phần thảm não. Nắng vàng tươi làm rạng rỡ những bãi ngô bạt ngàn xanh tốt, cảnh mùa thu đẹp man mác nơi thung lũng khá nguyên sơ này vẫn không làm lòng người dịu lại đôi phần.

Vụ việc nghiêm trọng đến nỗi tri huyện Bình phải huy động lính lệ bảo vệ để vượt đường đèo nguy khó mà đến dự từ cuối giờ thìn, chức sắc của tổng, làng đều có mặt. Bọn tuần đinh căng thẳng áo đẫm mồ hôi lo giữ gìn trật tự, họ đau khổ cười khi bị các vị cao niên làng tộc mắng la.

Lễ tế thu đã xong, ba dãy bàn được bày ra trong ngôi đình rộng rãi, những cột, kèo, bàn ghế bằng gỗ lim qua thời gian lên nước đen trũi, chắc nịch. Tri huyện ngồi bàn giữa vẫn có được cái ung dung của một vị quan cai trị vùng sơn địa, phía sau là bàn viên thư lại ghi chép vụ việc, hai viên đội nghiêm trang hầu tả hữu, dãy bên hữu là các vị chức sắc của tổng, làng; bên tả là các vị tiên chỉ, những già làng đạo cao đức trọng, đặc biệt gia đình

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201325

Page 26: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

cụ Lê được trân trọng mời ngồi đầu dãy. Tú Sơn, khoảng 30, sau đận bị cấm thi khoa Canh Tý thần thái như điềm đạm hơn, thể hiện sự đạt đạo. Lê vẫn thường tâm sự, rằng việc xuất xử, bình thiên hạ đâu cần chi một vùng rộng lớn, một nhà, một làng, một tổng cũng đã khó thay, hồ chi giờ đây cả nước đang rối ren như canh hẹ.

Các vị cao niên, trung niên... phân ngồi lớp lang theo thứ bậc lệ làng trên các chiếu hoa mới rợi, ngoài sân dân làng đông nghịt đứng im tề chỉnh.

Chánh tổng Thân khúm múm đứng lên:- Kính lạy quan, kính thưa quý quan viên, các cụ

tiên chỉ và dân làng, hôm nay làng ta mở cuộc hội để giải quyết vụ việc xâm phạm đất làng gây nên bao chuyện khốn đốn cho dân chúng. Việc đã báo lên huyện, quan và cả làng đều rõ, đã làm phiền đến quan tri phải quá bộ đến giải quyết. Việc đã rõ, ty chức không nhắc lại làm mất thời giờ vàng ngọc của quan tri. Xin mời quan huấn dụ.

Huyện Bình từ tốn đứng lên, hai viên đội thét lên đầy uy dũng:

- Nghi...ê...m!Không khí như đông lại, cả đình im lặng như tờ,

nếu có ai chú ý sẽ thấy cụ Lê khẽ nhếch mép khinh bạc.

Giọng quan huyện vang ấm nhã nhặn:- Thưa cụ Lê, cụ Đài, Lê huynh, cùng dân làng.

Hôm nay bản chức đến đây không phải để thi hành chức phận quan viên mà là để thỉnh cầu Lê gia vì dân làng mà ra tay giúp đỡ, đó cũng là việc an dân trong toàn hạt. Kính mong các vị thương dân, vị nghĩa, vị tình mà cứu dân làng thoát khỏi nạn này... Bản chức tuy là huyện quan nhưng sức học có hạn, chỉ võ vẽ đôi ba chữ thánh hiền còn y lý thì đành chịu, nay cúi mình xin Lê huynh vị nhân nghĩa mà ra tay cứu độ, dùng sở học cao siêu phá giải được

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201326

Page 27: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

huyệt Kim Kê mà không động đến mộ phần, nêu cao nhân nghĩa... Hương trưởng Năm đâu, mau trình bày vắn tắt vụ việc đến nay cho mọi người cùng rõ.

Thì ra cách đây hơn năm, vụ việc bắt đầu từ chuyện gà làng không còn gáy như lệ thường, ốm o quặt quẹo, thử đem qua làng khác thì gà làng vẫn gáy, tươi tỉnh hẳn lên, dân làng mua gà nơi khác đem về làng đều không gáy. Rồi đến chó không sủa, việc làm ăn ngày càng thất bát, dân làng nhiều người mang bệnh mà không tìm được nguyên nhân, gần đây một số trẻ có triệu chứng câm điếc, ngu ngơ. Làng, tổng rồi huyện xôn xao, ra sức tìm hiểu, phòng trị đủ cách vẫn không cải thiện được tình hình.

Gia đình cụ Lê cũng bị ảnh hưởng nhất định. Bằng năng lực cao siêu, nhất là tú Sơn có giác quan thiên phú về phong thủy, đã nghiên cứu diễn biến vụ việc và họ biết chắc long mạch bị xâm phạm.

Cụ Lê giảng giải: Long mạch dưới lòng đất chẳng khác gì những xa lộ của người dương trần, thần khí của con người không thể tiếp cận lâu với ánh nắng mặt trời nên thường phải di chuyển dưới lòng đất theo các mạch khí. Chính vì vậy thầy phong thủy phải có đủ khả năng hiểu biết và tìm kiếm được mạch khí dưới lòng đất, tìm được huyệt mạch để đặt mộ, tính toán được vận khí lưu thông dưới lòng đất để biết được giá trị long mạch lớn hay nhỏ, thiện hay ác.

Cha con tú Sơn ra công lặn lội mấy tháng trời, đi khắp làng khảo tra phong thủy, xem từng huyệt mộ của làng, từng thế đất, mạch khe giữa rừng rú cỏ cây che phủ, rắn rít đầy dẫy. Hương mục cùng dân làng tự nguyện theo phục dịch với hy vọng chứa chan, họ biết chỉ có gia đình cụ Lê mới đủ sức cứu họ qua cơn hiểm họa.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201327

Page 28: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Rồi nguyên nhân cũng được khám phá, ông phát hiện một ngôi mộ chôn tại mé thấp gần chân đồi Sé, kè bằng đá ong kết dính, có bia chữ Hán, hướng chính của ngôi mộ nhìn ngay giữa làng. Ông đặt địa bàn của Trung Hoa xưa đầy những chữ Hán, nhắm các hướng viễn, cận của ngôi mộ, rồi lấy giấy bút tính toán, lý giải về thế huyệt, mọi người nín thở hồi hộp chờ đợi. Lúc sau, ông nói với mọi người: Thế huyệt mộ này gọi là Kim Kê, mộ mới được cải táng tại đây ngoài ba năm, là mộ người thân của bọn khách trú, lén cải táng vào đây, mộ đã kết phát. Làng ta ở ngay trước đầu “gà vàng” đã phát nên gà không gáy, tiếp theo là chó không sủa và nguy hại cao nhất là sẽ có nhiều người câm, uất trí không còn làm ăn, sinh hoạt được như bình thường. Ngược lại, con cháu của người nằm trong mộ sẽ làm ăn phát đạt, học hành đỗ đạt, phát quan...

Dân làng ồ lên mừng rỡ, công kênh ông lên reo hò vang dội, họ cáng ông về làng, cả làng vui như hội. Khi chùng lòng họ đòi phá ngôi mộ ấy, ông khuyên giải hết lời mà chưa ngã ngũ, việc ồn ào lan ra cả huyện. Nhiều nho sĩ vốn đầy nhân nghĩa lại khuyên ông tìm cách giải thế khó này mà không động mộ để chứng tỏ cho thầy phong thủy Tàu biết nước ta cũng có tài năng siêu việt mà đầy nhân tình.

Thế là làng tổ chức hội dân vào dịp tế thu này.Tú Sơn đứng lên:

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201328

Page 29: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Minh họa: TRẦN ĐỨC

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201329

Page 30: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Bẩm huyện quan, kính thưa các quan viên cùng dân làng, qua nhiều ngày suy ngẫm, để phá thế Kim Kê mà không động mộ nhằm tỏ rõ lòng nhân của dân ta, tôi định dùng thế Ngô công ứng phó. Ta sẽ đào một con mương bên hữu ngôi mộ có hình con tít, dẫn nước từ bàu Lớn ra sông Thu. Gà vốn thèm ăn tít nên nó sẽ ngoẹo đầu nhìn về hướng núi Chúa. Nước chảy như con tít đang sống làm gà thèm khát phải nhìn mãi. Sơn tĩnh là âm, thủy động là dương, huyệt kết phải âm dương giao hội, nay ta giảm dương thì khí mạch huyệt Kim Kê suy nhược vậy.

Mọi người òa lên một tiếng như lệnh vỡ, đồng loạt quỳ lạy tú Sơn như tế sao. Huyện Bình xúc động rưng rưng, ông bước tới trước tú Sơn bái tạ:

- Lê huynh! Thần kế! Thần kế! Xin nhận bản chức ba lạy bái sư.

** *

Tiếng gà gáy làm sinh động cả một miền sơn cước yên bình. Làng Trung Thọ lại phục hưng an ổn, lại đẹp mơ màng và buồn man mác, những tai ách hai năm trước đã lùi về quá khứ.

Huyện Bình được tú Sơn dẫn đi chỉ dẫn các thế huyệt được ông cho hình tạo từ đất, nước, đá núi, cỏ cây... trong khu vườn nhà rộng rãi, các cụm lan rừng nhiều loại được bài trí khắp nơi nở những cánh hoa tươi đẹp mê hồn, không gian tỏa một mùi hương thanh khiết, thoát tục.

- Lê huynh, dù huynh không cho ta bái sư vì khiêm cung nhưng nhận ta làm bằng hữu khiến ta cảm động tận đáy lòng. Hai năm nay thỉnh thoảng được gặp huynh, học được nhiều điều hữu ích thiết thực làm ta xấu hổ với lối học từ chương, lý thuyết của Nho gia...

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201330

Page 31: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Ấy! Nguyễn huynh! Nho giáo là đạo trị nước muôn đời. Nếu ai cũng đạt chính danh thì xã tắc sẽ thanh bình. Con ra con, cha ra cha, dân phải phận, quan xứng đáng là quan là phúc muôn đời cho trăm họ. Tiếc là...

Tiếng chó sủa gắt ngoài cổng làm tú Sơn dừng lời. Một vị khách lạ dáng như khách trú, y phục lầm bụi, mồ hôi đẫm lưng ngần ngại bước đến. Phía cổng là mấy chú khách thường lên trao đổi sản vật với dân làng thò thụt. Người khách lạ đến trước hai người, nhìn tú Sơn dò hỏi:

- Ngài là Duy Sơn đại pháp sư?- Tôi chỉ là nho sĩ Lê Duy Sơn thôi.Người khách bỗng sụp xuống lạy tú Sơn, khóc

rống:- Đại sư! Đại sư! Mong rủ lòng cứu giúp, xin dân

làng tha cho tội chết.Tú Sơn đỡ người khách đứng lên:- Xin mời ông vào nhà uống nước, ta nói chuyện.Thì ra đây là một người Tàu có nghề phong thủy,

có bà con là Hoa kiều cư trú tại Minh Hương, thường theo ghe lên bán buôn hàng hóa. Y qua nước ta theo bọn ấy tìm long mạch để cải táng phần mộ tổ phụ mong dòng họ hưng thịnh, ngôi mộ lén táng tại thế đất Kim Kê là do y. Con cháu đang phát, hai năm nay lại gặp họa, y biết ngôi mộ đã bị hóa giải và người chủ trì việc ấy phải là bậc kỳ tài.

- Đại sư! Mong ngài rủ lòng nhân thương xót, cháu con tại hạ đã có người câm điếc, mất trí, đại sư!...

- Tôi đã biết và vẫn ngóng chờ ông. Nếu tôi không giải thì làng tôi tan nát, hậu quả lớn gấp bội những tai ách của chi họ nhà ông. Lỗi là do ông tiên vi thủ. Nay ông đã sang tận đây thì xin mời

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201331

Page 32: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ông hóa giải, nhưng nếu thế độc thì dân làng không để cho các ông yên đâu.

Lão khách lắc đầu buồn bã:- Sở học tại hạ có hạn, cúi xin đại sư mở lượng

hải hà.Nhân tâm lay động, tú Sơn nhận lời.

** *

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi, làng Trung Thọ vẫn như một bức tranh thủy mặc, đẹp mà buồn. Tú Sơn giờ vang danh khắp một vùng địa linh nhân kiệt, rất nhiều kẻ xin bái sư nhưng ông chỉ nhận những người có nhân nghĩa làm đệ tử, ông sợ những gã vô lương tâm lợi dụng sở tài để làm điều trái đạo.

Lại một buổi trưa mùa thu hai năm sau đó, nắng vẫn vàng ươm trên bãi ngô xanh biếc. Mâm lễ vật của lão khách Tàu đầy sơn hào hải vị, nậm rượu Hạnh Hoa thôn đã vơi lưng nửa. Lão nâng chung rượu, giọng lễ phép:

- Đại sư! Xin nâng ly rượu quý. Rượu ngon, mỹ nhân chỉ dành cho bậc danh tướng, quân tử, tại hạ dựa hơi đại sư mà có chung này, xin mời... -lão nốc cạn. Tại hạ bao năm vẫn thán phục cách hóa giải thần sầu của đại sư. Cây đa ấy làm con Kim Kê giảm chú tâm vào con rết, hai bên đều tai qua nạn khỏi. Lại được bình thường là mừng. Mới hay được bình thường là quý nhưng ta hay vọng động gây lắm điều tai hại.

Tú Sơn cảm khái:...Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu Nhân sinh tại thế bất xứng ý Minh triêu tản phát lộng biên chu.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201332

Page 33: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

(Lý Bạch)*

Lão khách ngớ người đánh rơi chung rượu. Tú Sơn nhếch mép cười kiêu bạc.

Đ.N.T

* (*) Rút đao chém nước trôi càng mạnh/ Nâng chén tiêu sầu chẳng được vơi/ Trần thế con người chưa thỏa ý/ Sớm mai tóc xõa lướt thuyền chơi. (Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu)

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201333

Page 34: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Nguyễn Tấn Cả

Nhịp điệu thời gianTản văn

hững rộn ràng của phố phường làm bước chân ta không còn thảnh thơi, trái tim ta lại gấp gáp

nhịp đập hối hả ngày mới. Đã bao mùa rồi, ta vội vã lướt qua nhau, không kịp thâu vào mắt mình mảng rêu xanh khỏa thân trên góc tường nhà. Rêu hoang sơ tắm gội, thỏa thuê tươi tắn, chẳng cần biết cuộc sinh tồn hạn hữu. Còn ta thì mãi bận bịu với những nỗi chi chi, ôm riết bóng mình chạy lúp xúp trên đường đời vô định. Chiều xuống rồi mà bóng người thì cứ dài thượt ra...

N

Đôi khi ta muốn trở về với những ước mơ ngày thơ bé. Những mơ ước giản đơn, thánh thiện trong tâm khảm trẻ thơ luôn làm ta mủi lòng đến tội nghiệp. Rồi thời gian qua đi, ta càng nhận ra người này dễ dàng đạt được ước mơ của mình, còn người kia thì đánh đổi cuộc đời cũng không thể nào chạm vào con cá vàng mơ ước. Nhưng có hề hấn gì đâu, ta coi ước mơ là niềm khát vọng để vươn tới những cái hiện hữu, như mùa xuân là mơ ước của đất trời, hạnh phúc là mơ ước của bao người đấy thôi.

Mỗi bước chân đi bao giờ cũng vương vấn những ưu tư tạo hóa. Ta hãy lắng nghe bước thời gian chầm chậm qua cành cây khóm lá: có bước đi ngượng nghịu, e ấp của chồi non; có bước đi lao xao, miên man của tàu lá. Ta mê mẩn ghim vào lòng những sắc hoa, và lâng lâng với làn hương quyến rũ. Để rồi thấy yêu hơn cái sắc vàng hoa cúc

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201334

Page 35: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

đại đóa trong tiết lập xuân. Cúc tỏa lên nền trời màu kiêu sa, đài cát, phả lên làn da ta nụ cười thanh tao, mãn nguyện.

Có khi nào trở lại cái cảm giác ngày xưa, lòng ta vỡ òa vui sướng lẫn kinh ngạc khi bắt gặp vườn hoa vạn thọ trải dài bên vệ đường. Đôi mắt ta lúc ấy dường như khang khác, bàn tay run rẩy nâng chén hoa vạn thọ, làn môi mơn man những cánh vàng ươm ưởm đến dị thường.

Đời hoa vạn thọ kéo dài như ý nghĩa tên gọi trìu mến của hoa. Vạn thọ âm thầm cất giữ trong mình một cuộc trường sinh dâng hiến cho vạn vật. Hoa lặng lẽ nở vào cuối đông, vội vàng đơm nụ đón xuân, rồi tỏa tròn ngày hạ. Lá hoa vạn thọ ướp vào bàn tay người mùi thơm dìu dịu, quý hóa như lá đinh lăng, ân cần, thơm thảo như ngọn húng. Để mỗi lần úp mặt xuống hoa vạn thọ, lòng ta rưng rưng thương mẹ nhớ cha mà trông về quê kiểng. Cài hoa vào quá khứ, ta chợt nghe bước chân người xưa vọng về những mùa hoa bình dị, thiêng liêng!...

Chuyện kể nhà Phật có nhắc đến hoa Ưu Đàm, một loài hoa ba ngàn năm chỉ nở một lần, báo hiệu một vị Phật giáng sinh. Nhìn cây hoa bé tí trong tấm hình trên báo, ta chợt nghĩ đến hàng lông mi của mẹ. Những sợi lông mi giống như những cây hoa Ưu Đàm, linh ứng bao điềm lành mà mẹ luôn dành cho ta. Phải chăng mẹ cũng là vị Bồ Tát giáng sinh để cứu vớt, nuôi dưỡng ta thành hình hài như hôm nay?

Một sớm mai thức dậy, ta thấy vòng tuần hoàn trời đất đang chuyển dần vào xuân. Rồi đến ba ngàn năm sau, cái vòng xe luân hồi tiếp tục quay đi, chắc chắn ta sẽ không bao giờ thấy dáng mẹ ta hiện hữu trong cõi đời rất thực. Vậy thì có muộn màng gì đâu, trong đêm trừ tịch, ta nấu cho mẹ một nồi nước lá thơm, ta pha cho mẹ một chén trà gừng, ta khẽ khàng hôn lên đôi mắt mỏi mòn của mẹ. Giữa khoảnh khắc ấy, mùa xuân trào dâng lên niềm xúc động lạ kỳ. Vạn vật sinh sôi, nẩy nở, ngập tràn sự bao dung, độ lượng.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201335

Page 36: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Và cây Ưu Đàm sẽ nở hoa, nở trong sự linh diệu, viên mãn của trời đất, nở vào mắt mẹ ta những niềm vui lấp lánh. Ta thấy cuộc đời này còn nhiều ý nghĩa biết bao, đáng chiêm ngưỡng biết bao. Xin cảm tạ mùa xuân, cảm tạ mọi người đã cho ta được sống với những bước đi “nhịp điệu” vĩnh hằng của thời gian!

N.T.C

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201336

Page 37: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Lý Thị Minh Châu

Góc tết xóm chàioàng hôn trên những xóm chài dường như rất dài, đó là lúc những người con của sông mải

miết đuổi theo đàn cá chờ trăng tung tăng đớp bóng.

HKhi thiên hạ tranh nhau sắm tết, nhà nhà quây

quần bên mâm cỗ ngày cuối năm thì những người đàn bà xóm chài vẫn còn ngồi đâu đó nơi góc chợ quê để mong bán được những con cá cuối cùng do chồng bắt được. Bọn trẻ xóm chài không được người lớn cho lên thuyền thì chúng sắm cần ra câu mé sông, đôi khi bọn chúng cũng câu được những con cá lớn. Đó thật sự là niềm vui, niềm kiêu hãnh của trẻ con làng chài.

Những ngày cận tết với phụ nữ làng chài thật vất vả khi mà trong khoang thuyền của chồng đầy ắp cá, tôm. Họ tất bật gồng gánh về chợ, mồ hôi nhỏ giọt, nụ cười lo lắng trên môi. Khi tờ lịch chiều ba mươi rớt xuống, họ mới được thảnh thơi ngồi quây quần cùng gia đình bên mâm cỗ vừa tất niên, vừa rước ông bà. Sau bữa cỗ, dưới ngọn đèn leo lét vì khói bếp, khói nhang, những xấp lá dong mới được bày ra để gói tất cả đảm đang, tần tảo. Dăm ký nếp, ít thịt heo, ít đậu xanh cũng làm nên hương vị mùa xuân ngọt ngào cho cả gia đình. Khi bếp than đỏ hồng giữa những hòn đá chịu lửa, nồi bánh chưng sôi sùng sục là lúc đàn ông dàn trận ly tách,

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201337

Page 38: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

chén tạc chén thù. Đàn bà, con nít tắm gội, là phẳng áo quần chuẩn bị đón xuân. Bàn hương án của cánh dân chài thật đơn sơ, một bình bông, vài quả cây vườn, dăm nén nhang, đôi câu đối đỏ mua ở chợ. Tất cả đều được các mẹ, các chị lo từ trước.

Hồi đó, hoa rừng còn nhiều. Ngoài hoa mai, hoa rẽ quạt nở quanh năm trên những trảng cỏ ven sông. Lúc nhàn rỗi, người ta nhổ chúng lên lấy củ phơi khô để dành. Để có hoa chưng tết, người ta lấy chúng ra ngâm nước âm ấm một ngày rồi trồng; canh đúng một trăm lẻ năm ngày là hoa nở. Những năm mưa nhiều, nắng dữ hoa nở không đúng ngày người ta phải lên rừng tìm hoa mai, hoa lan...

Ở cái xóm chài bé tẹo này hình như nhà nào cũng na ná nhau, cả tiền tài, vật chất, cả lời ăn tiếng nói. Hình như khuôn đất, mạch nước làm cho mỗi địa phương có một cái gì đó rất riêng không thể trùng lặp. Ngày tết người già nhất xóm là người đạp đất đầu tiên cho mọi nhà. Lúc đầu chỉ mình ông ta, đến đâu ông cũng rủ chủ nhà đi theo nên nhà nào được chúc tết cuối cùng cũng phải chọn. Đó là căn nhà rộng rãi, đủ lớn để chứa hết cả xóm, đủ rượu để cả xóm nhâm nhi, chúc tụng. Nói thế, chứ xóm chỉ mười mấy nóc nhà, đi dăm phút là hết, thậm chí trẻ con trong xóm ai cũng thuộc tên, ai cũng sai bảo được. Có một căn nhà chung, đó là trường học của xóm, là nhà cô giáo. Cô giáo ở xa vào đây dạy học, đôi ba năm mới về thăm quê một lần. Tới lui thăm nhau riết rồi thân thiện như người trong nhà, cô giáo là thành viên không thể thiếu trong các ngày lễ hội của xóm. Ngày tết, người ta biếu cô giáo bánh mứt, hạt dưa, mắm cá - các loại mà nhà họ có, mang theo luôn trong sáng mồng một, chẳng kiêng cữ gì. Cô giáo độc thân, vui tính nên cả xóm cũng vui theo, hát hò đủ các kiểu cho tới khi trời tối mịt mới vãn tuồng. Dẫu nghèo mấy thì xóm cũng nghỉ ngơi, ăn tết đủ ba ngày. Sau đó,

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201338

Page 39: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

người ta mới dong thuyền ra sông. Mồng bốn là hết tết rồi, ai về việc nấy. Đàn ông mang theo bịch rượu lên thuyền nhâm nhi như muốn kéo dài thêm chuỗi ngày hạnh phúc bên nàng xuân. Đàn bà lại quảy lên vai quang gánh.

Mùa xuân cứ thế đến rồi đi, hoa rẽ quạt nở rồi tàn và bọn trẻ chúng tôi ngày một khôn ra.

L.T.M.C

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201339

Page 40: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Vĩnh Hiền

Đêm giao thừaTruyện ngắn

uán nửa khuya vắng vẻ, chỉ có hai người khách. Lão già ngồi ở chân bậc cấp phía đông của

quán, đàng trước là biển cả bao la rì rào tiếng sóng. Chàng nghệ sĩ ngồi bên trong quán, ở một cái bàn kê gần hàng hiên, ngay trước ghềnh đá cao có một cây cổ thụ nghiêng tán bù xù che phủ mái ngói, gần như kín cả mé tây này. Nửa đêm trừ tịch, quán không còn đón khách vãng lai. Ông chủ quán đang ngủ trên ghế bố kê ngay giữa phòng, gần hòn non bộ có ba tảng đá châu đầu lại thành thế thiên địa nhân, ôm lấy tượng Phật Di Lặc đang ngoác miệng cười vô tư. Mọi vật yên tĩnh, chìm sâu vào không gian mờ tối, hư ảo của đêm giao thừa vắng lặng.

Q

Chàng nghệ sĩ nâng ly rượu Martel lên, nhìn nghiêng, thấy đã gần cạn. Chai rượu còn hơn hai phần ba, để cạnh gói Lucky, ly nước đá và đĩa hạnh nhân đã vơi quá nửa. Chàng rót thêm rượu vào ly, đứng dậy, đi quanh quán tìm xô đá ban nãy ông chủ đã tới lấy đi. Xô đá nằm ngoài bậc cửa phía đông, chỗ lão già đang ngồi bất động. “Xin lỗi,” chàng nói khẽ, “tôi lấy chút đá”. “Ừ... đá... đá một đời rong rêu. Lăn hoài mà vẫn còn nhiều tồn sinh”. Lão già lầm bầm, bỗng cười khúc khích khi quay đầu lại nhìn chằm chằm vào chàng nghệ sĩ đang

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201340

Page 41: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ngồi xổm lấy đá bỏ vào ly soda. “Ông còn rượu không?” lão già hỏi. Chàng nghệ sĩ nhìn vào ly đá không đặt kề ly rượu đã cạn của lão già. “Ừ, còn. Trong kia,” chàng nói và đứng dậy, tay cầm theo xô đá. Chàng liếc nhìn lão già, đoạn nói: “Trời đang trở lạnh đấy. Hay ông vào trong kia ngồi uống với tôi. Rượu Remy Martel còn hơn nửa chai. Uống một mình cũng phí”. Lão già lồm cồm đứng ngay dậy, hai tay cầm hai ly không đung đưa trước mặt. “Tửu mà không phùng tri kỷ được hả? Remy Martel. Cao cấp. Tôi đang uống rượu ngọc dương đặc sản của quán. Lạt phèo như nước ốc. Bỏn xẻn một đời lão chủ”.

Hai người đi vào quán, ngồi xuống cái bàn của chàng nghệ sĩ. Rượu được rót ra ly. Nâng cốc chạm nhau. “Sắp qua năm mới. Chúc ông”, chàng nghệ sĩ nói và uống một hơi. “Chúc nhau một chén vô thường. Thường đâu thì cũng con đường long rong”, lão già nói chậm chạp, cố nốc hết ly rượu. Giữa quán ông chủ bỗng thức giấc, lục đục một đỗi rồi nói vọng lên: “Sắp giao thừa rồi. Chúc mừng năm mới hai vị”. Phía xa xa bên trên thành phố pháo hoa bỗng nổ lụp bụp, bắn những chùm ánh sáng bảy màu đẹp mắt lên bầu trời đêm tối thẫm. “Chúc mừng năm mới, ông chủ Lưu”, chàng nghệ sĩ nói và lại rót rượu vào hai ly. Im lặng. Pháo hoa càng lúc càng thi nhau bắn vọt lên trời từ đủ hướng. Không khí se lạnh xung quanh. Mái đầu cổ thụ rì rào cùng sóng biển bên dưới, xa ngoài kia. “Ông đang nghĩ gì vậy?” lão già chợt hỏi. “Tôi?”. Chàng nghệ sĩ nhìn lão già một đỗi rồi nói: “Không nghĩ gì cả”. “Ha!” lão già chồm người tới trước, nhón lấy một hạt hạnh nhân bỏ vào miệng, vừa nhai rào rạo vừa nói: “Sao ông biết ông không nghĩ gì? Con người ta sinh ra có một khối óc màu xám xù xì và một quả tim màu nâu đỏ cũng xù xì. Óc và tim không cho phép con người ta không được suy nghĩ gì. Khi ông nói ông không suy nghĩ gì là ông

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201341

Page 42: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

đang nghĩ về chuyện ông không suy nghĩ gì, phải vậy không? Óc và tim đâu có bao giờ cho phép con người không suy nghĩ gì dù chỉ trong một sát na. Ha! Vậy ông làm nghề gì?” - lão già lỏ mắt ngó chàng nghệ sĩ chăm bẳm. “Làm nghề gì để có tiền uống Remy Martel?”. Chàng nghệ sĩ xoay xoay ly rượu trong tay rồi nói, “Làm người”. Lão già bật cười, “Ha! Làm người... Tôi đi chân rụng hai hàng. Kịch đời múa máy chưa tàn canh thâu”.

Ông chủ Lưu bỗng đi ra đứng gần mái hiên, nói trổng: “Pháo hoa đẹp nhỉ!”. Lão già ngước mắt lên nhìn bầu trời đêm đang lung linh

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201342

Page 43: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Minh họa: VÕ NHƯ DIỆUnhững chùm pháo hoa đủ màu sắc. “Pháo hoa mà đẹp cái gì?” - lão nói, “Chẳng qua chỉ đủ lì xì đầu năm”. “Tôi làm nghệ sĩ hát rong”, chàng nghệ sĩ bỗng nói, “Và tôi kiếm ra tiền nhờ làm nghệ sĩ hát rong”. Chàng ngửa người ra sau lưng ghế. “Ha!” lão già nói, “Trót làm nghệ sĩ hát rong. Cho nên ông cứ thong dong có tiền!”. Ông chủ Lưu xịch đến bên bàn của họ, “Hai vị có dùng chút bánh chưng

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201343

Page 44: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

dưa món không?”. “Món nào cứ hãy chưng ra. Bằng không trong bụng xót xa cũng phiền”, lão già nói và đứng dậy. “Ngồi với nghệ sĩ chán phèo. Chẳng thà ta cút một lèo cho xong”. Chàng nghệ sĩ vươn tay ra nắm lấy tay lão già, “Ông là người ưa đi náo hoạt cuộc đời đó hả?”. “Gì?” lão già ngó xuống, hấp háy đôi mắt tinh anh sau cặp kính cận dày mo. “Ông muốn làm thơ không?” - lão hỏi giọng nhừa nhựa, “Muốn thì làm với tôi”. “Không, tôi chưa muốn làm thơ”, chàng nghệ sĩ nói, “Ít ra là lúc này... làm với ông”. “Rất hay!” lão già lại ngồi xuống ghế, nhìn chăm bẳm vào chai rượu Remy Martel, “Rất hay giữa lúc giao thừa. Bỗng dưng lại muốn làm thơ chúc đời. Chúc ông một tuổi nên người. Chúc tôi một tuổi lại mười người nên. Chúc anh chúc chị tân niên. Bà con cô bác có tiền đầy rương. Chúc tôi một cõi vô thường. Lúc về lại nhớ con đường mình đi”. Lão tự rót rượu cho mình và chàng nghệ sĩ. Lão nâng ly lên nói, “Ông may mắn có tôi trong đêm giao thừa này. Cũng như tôi may mắn có ông trong đêm giao thừa này. Ha! Ta về mộng mị ban sơ. Ra đi như thể chưa bao giờ ở đây”. Lão cụng ly vào ly chàng nghệ sĩ đánh cạch một cái, đưa ly lên miệng uống cạn rồi đứng dậy, hơi loạng choạng, đi thẳng đến giữa quán, gần cái ghế bố ông chủ Lưu đang ngồi. “Chào bạn già cả già nua”, lão nói lớn hết cỡ, “Chúc bạn năm mới te tua cái lòng. Còn tôi thì cứ long rong. Đến khi nào hết lòng thòng te tua”. Lão già đi xuống các bậc cấp, ra giữa sân, nhảy cẫng lên, hai tay vung quanh mình. “Chúc mừng hội tụ đất trời. Chúc mừng ta lại gặp người đãi ta. Đãi ta một cõi ta bà. Để rồi năm tháng còn là gì đâu”.

Lão đi thẳng xuống con đường độc đạo dẫn lên quán rượu trên đỉnh đồi. Từ xa còn nghe giọng lão loáng thoáng vọng lại: “Còn là gì đâu mà cầu? Có chăng là chút rượu bầu túi thơ...”.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201344

Page 45: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Chàng nghệ sĩ bỗng nói với ông chủ Lưu: “Tôi bỗng có một ý lạ để làm ra một cái gì đó mới mẻ hơn, ông chủ Lưu à”. “Ờ,” ông chủ Lưu nói và tự rót cho mình một ly rượu whisky pha soda.

V.H

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201345

Page 46: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

PHẠM TẤN DŨNG

Thôi mùa xuân đáy mắtCòn con nắng chiều vàng vọtTôi trở lại nơi đây Gió không hát nắng không chiếuĐảo không nóiBiển không nói gì

Còn con còng biển vô tư trôihoa lông chông không buồn nở trong đáy mắt thiếu phụ đảo nhỏquạnh vắng khung trời quạnh vắng âu thuyền

Khung trời ấy trải dài trên mặt biểnmắt môi mặn cát xa thẳm đến nơi không có đường chân trời và đôi ngực thanh xuân như hai nấm mộ gióBiển lặng lâu rồi mà sóng cứ đâu đâu

Chỉ còn tôi với chiều tà Lý Sơnhắt hiu Chùa Hang phiêu phiêu Chùa ĐụcTôi tìm hoa muống biển trong Âm Linh tự u trầmhoa không nở và mùa xuân chẳng về trên núi lửa đã tắt

Chỉ còn cánh hải âu mỏng manh chỉ đườngTôi lần tìm về phía đụn cát vàngnơi có hố mắt buồn tênh đảo xanhư ngầm chỉ căn phần không có mùa xuânBiển với tôiTôi với đảoMộ gió của người Hay mộ gió của tôi!...

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201346

Page 47: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

P.T.D

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201347

Page 48: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGÔ PHÚ THIỆN

Khoảnh khắc giao thừaChếnh choáng giữa men đời - men rượuem cùng ta nâng cốc đón giao thừađiệu nhạc nào đẫm ướt cơn mưavẫn từng giọt rót lòng ta thảnh thót

Hương đêm tan trong vị đời chua ngọtbàn tay thô chén rượu cứ bâng khuângnghe giọt đắng vơi dần theo năm cũđêm trừ tịch níu niềm riêng khắc khoảicố giấu mình sao vẫn gọi: Xuân ơi!

Em sinh ra ta đã lỡ vào đời đường gió bụi chai sần chân lãng tửvết xước cuồng siphải bao phen chế ngựđể bây giờ tỉnh tỉnh... say say.

Sao em bận lòng có mặt đêm nayđể kịp mừng xuân hay chuyển giao thế hệ?không ta sẽ nói với em vạn lần không thểkhi tóc trên đầu có bạc sợi nào đâu!

Đêm giao bôitạo hóa nhỡ cơ cầuphút linh diệu em mang tình xuân đến!

N.P.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201348

Page 49: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN ĐÔNG NHẬT

Từ biệt(gửi Lê Thị Vân Anh)

Đêm. Tôi thức dậy lúc ba giờ. Và buổi sáng ấytưởng như sờ thấy được. Khi đưa tay bật công tắc đèntôi ngỡ chạm vào mặt em lạnh giá.

Có phải đó là lần chia tay cuối cùng của chúng ta.

*Trong câu chuyện rờitôi đã nói như mêvề buổi chiều mưa xám, con đường đầy gió sông Hươngmột thân cây bị bóc trần giữa Đà Nẵng 1968nẻo đất thơm bóng xanh những giờ trốn học năm 17 tuổi...

Tất cả, là câu chuyện hơn ba mươi năm trước.

Có thể em chẳng còn nhớ gì.Nhưng em đang sống lại.Khuất sau thời gian không có chia ly.

*Và buổi sáng trên sân bay. Mùa xuânchỉ còn nơi mắt emánh phản chiếu khoảng trời nhạt vấn vươnghàng cây phố lầu cao lơ đãng mây.Lướt qua...

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201349

Page 50: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Chiếc mũ nhỏ màu xám của emđã chìm trong náo nhiệt những thân người

những chiếc va ly lớn.*Tôi sẽ tiếp tục cuộc sống nàyyên lặng đo sức căng của ngày chưa tới

và những năm tháng không cònnhư em. Như nhiều người khác.Chúng ta lướt qua gần nhauvà gởi lại bên lòng mơ hồ tiếng động. *Những tiếng ấy sẽ lớn dầntrong mỗi chúng tađể chúng ta lại gặp nhau giữa ngày ra đinhư một mùa xuân phục sinh ứa máu.

N.Đ.N

NGUYỄN ĐỨC DŨNG

Ghi chép 2 câuTóc thu rồi tôi sương mùa lên mắtGiọt trăng cổ sơ mấy rằm cũng khuyếtĐường xa lá thả nhớ rừng vân viDấu chân vừa xóa gió dời ai điChiều trôi bóng chim ngậm lời chưa hótHồi ngực trong tim nhói gì thảng thốtVai đèo cây vẫy hồn mây nhớ nhàLòng thung mắt cuội mở tròn xoáy hoaTọa thiền dáng núi quán mình vô thanhDòng sông tưởng niệm bài ca thác ghềnh...

N.Đ.D

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201350

Page 51: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN HOÀNG SA

Chạm dấu chân xuânGió cứ thổi mô đâuBỏ ngày se lạnhEm ngồi phơi phong mùa vụThơm mùi chân quê

Đường làngTím chiều xa ngáiBước hụt bước thừaBước vào đâu cũng chạm dấu chânThuở em rằmKhờ chạng vạng bới vết chân quenKhoảng cách nào neo bến thời gianĐi hoài chẳng đếnCon đường không tên dài hơn kiếp phận

Ta vềKhoác áo xuân muộnNắng chiều rớt lên vaiNgọn gió nào thổi lệch lời xuânChân lạc vào bụi cỏ gai rơm rớmThơ dại giấu đường về

Phía ngoài mùa xuân ai gọiLời thoảng hương con gáiNgan ngát bên trời tan vào xuân...

N.H.S

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201351

Page 52: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ĐỖ THƯỢNG THẾ

Người đàn bà miền ngọc lan

(Với chị H.)

Chuyến xe cuối cùng mùa đôngĐỗ sớm mai nay

Người đàn bà miền ngọc lan Cởi chiếc áo choàng đầy gióMở thắt voan cổ ngực đầy đêm

Đặt lên chiếc ghế gỗ thông cũ kĩTừng nốt mưa cực trầm Và giọng khóc câm

Bên kia lời ru đời người Câu thơ lộng vắng Bay lênĐôi cánh phiêu

Những bến bờ kiêu hãnh Ánh ngày mọc trên da thịt Thức dậy mầm chồi phấn hương Thức dậy giai điệu tro lửa

Rượu từ cuộc xuân lưng chừngCủa nhiều năm trướcNay người đàn bà một mình ngồi Uống cạn cơn say dở.

Đ.T.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201352

Page 53: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN HÀN CHUNG

Tặng khantrong giấc mơ hẻo lánh không có em bên ngàymịt mù những cơn gió trốt trốtanh xoay trong vòng xoayvề ư emgiấc mơ nào mà không bịn rịn níu tà áo em bayquấn vào chân anh mỗi cuộc 

ngựa nản chân bon hì hi làm saorêm người những cơn thấp khớpkhông có em mô tê răng rứa chọc ghẹo quấy phálưỡi nào có xương mà không vặn vẹo tò teanh liếm đằng đẵng đắng chát

quýnh quíu giấc mơ con chuồn chuồn kim đậu giàn bông bíkhông hay tuyết rơi vung vãi hành hạ chùm hoa trinh nữlẻ loi tàn tạ sau vườnđứa nào tưới thẫn thờ lên hoa nhớ em quắn lưỡi

chờ xuân sang mà sợ xuân mục nátnhìn sững những chiếc lá vàng rơi quanh cocòn kịp ngày mưa thưa dần theo đà tóc rụng?

những giấc mơ ly tan nhiều khi sum họpnhững giấc mơ ly tán nhiều khi sum vầyem như cành gai cào xước lên da rát thốn

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201353

Page 54: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ngày ngắn quá rồicòn bày đặt tày gang...

N.H.C

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201354

Page 55: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

MAI THANH VINH

Bóng xuânTrở mìnhđêm đã tàn canhbuồn vui thoáng chốcloanh quanh một đờitrăng tàn rơi giữa ngàn khơi gieo thương nhớcũng đầy vơi bóng mình

ngõ chiềukhoe nõn nà xinhmây vờn khóe mắtđẩy tình chênh chaoai như một đợt mưa ràocho xuân nẩy lộcnở bao nụ mầmmột biêng biếcđể trăm nămxuyến xao cây lá cho thăm thẳm đầy...

M.T.V

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201355

Page 56: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGÔ THỊ THỤC TRANG

Khúc ba mươiNhư một nỗi buồn đã lắng xuốngAnh vẫn trong emLắng xuống và cô đặc

Giấc hai mươi đầy hoan caĐã dời khỏi trái tim em thiếu phụMà giữa những chập chờnAnh vẫn cười với em bằng ánh mắt không hé lộ điều gì

Em là người đến nhầm lúc anh mải đauVà ra đi với đôi bàn tay nước mắt

Anh có đi tìm em?Đã bao giờ bao giờ...

Như một nỗi buồn đã lắng xuốngAnh vẫn trong emLắng xuốngLắng xuống

Và âm ỉ đốt em bằng thinh lặng.N.T.T.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201356

Page 57: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

TRẦN NGỌC TRÁC

Đánh đuNgoài trời cây đã trổ hoaMùa xuân lãng đãng cuộn qua sương mù.

Trong chùa sư tiểu tịnh tuLộc vàng bồ tát rưới từ bi tâm.

Mùa xuân em vẫn ước thầmSang năm mùa cưới đừng nhằm nhầm tôi.

Em nhầm, tôi sướng chắc rồiCòn em tan vỡ duyên trời em say.

Em say ngày tháng rộng dàiCho mùa xuân cứ ở hoài với em.

Đánh đu thế sự đã quenXin đừng gắp lửa mà nên bão bùng.

Mùa xuân rộn rã khôn cùngAnh mơ một cõi phàm trần bình yên.

T.N.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201357

Page 58: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Hoa lá bên trờiĐoái nhìn cố quận bên sôngChiều nhen bếp lửa ấm nồng mù saNón nghiêng thấp thoáng vườn càNụ tầm xuân có vượt qua bão bùng

Người đi còn giọt thủy chungĐể ai điệp khúc bi hùng khôn nguôiThuyền xưa buông mái chèo xuôiNgàn lau ngơ ngẩn chơi vơi đôi bờ

Nỗi niềm đá tảng dại khờMặc mưa nắng dội vào thơ một đờiAnh về mềm hạt sương rơiChợt nghe hoa lá bên trời sang xuân...

N.T.V

LÊ TẤN QUỲNH

MuốiBuông bàn tayLạc xốn xangBuông ánh mắtLạc ngút ngàn cõi mưaNỗi buồnĐem muối giấc mơDửng dưngĐem muối những lơ đễnh nhìnTháng năm ngậm ngọn giêng xanhDòng sông ngậm gióMuối thành cỏ thơmBuông dan díu giọt chuông ngânBỗng xưa xa nhớ

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201358

Page 59: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Bỗng tần ngầnEm...

L.T.Q

LÊ THỊ ĐIỂM

Ca dao sót lạiI.Ngó lên Hòn Kẽm Đá DừngThương nhau chẳng đặng xin đừng lí lơiQua cầu nhặt ánh nhìn rơiTương tư ướt sũng một đời... ai hay? II.Chìm trong muối mặn gừng cayLấy nhau không đặng đừng say lối vềCả đời vướng mái tóc thềPhố phường khuất nẻo trăng quê mấy rày III.Sóng đời vỗ mặn dáng gầyNgoảnh trông rỗng tháng rỗng ngày mà đauLạy trời cho đến kiếp sauTơ hồng xe thắm tình cau với trầu...

L.T.Đ

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201359

Page 60: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

PHAN CHÍ THANH

Nhiều khinhiều khi cố tình lầm tưởngrượu sẽ giúp xoa dịu những nỗi đauvà quên đi những lọc lừa phản trắccùng những thói háo danh đang nhảy múa quanh ta

nhưngrượu lại làm cho ta càng thấy cô đơnlòng càng trở nên hoang vắngtuyệt vọng cùng ta lê bước trên đường

chính lúc ấythèm được nghe ai đó gọi tên mìnhvà chợt nhớ rabữa cơm chiều đã nguộicó một người đang thức đợi chờ ta...

P.C.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201360

Page 61: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Tường Linh

Ngày xuân bói Kiều quê tôi thời trước, mấy ngày đầu xuân, ngoài việc chơi bài chòi, đổ tam hường, xem đua ghe,

hát bội..., nhiều người còn thêm cái thú bói Kiều để đoán thời vận cho năm mới. Nhưng tự mình lấy cuốn Kiều ra bói, ai cũng cho là không hay, không linh, mà phải bói qua một người chuyên làm việc này vào dịp Tết. Người đó sẽ khấn hộ “tín chủ” và sau đó là bàn, là giải.

Làng tôi thuở ấy có ba ông chuyên bói Kiều nhưng ai cũng cho người “hay” nhất là ông Cửu ở gần nhà tôi. Ông có một cuốn Kiều rất cũ như được xuất bản lần thứ nhất. Nhiều trang sách vàng ố bị rách, chủ nhân phải lấy giấy quyến dán lại. Loại giấy này dùng để quấn thuốc hút, rất mỏng, tuy dán chồng lên nhưng vẫn đọc được chữ. Bìa sách được ông bồi mấy lớp giấy dày bằng nước rễ cây sim. Khi không sử dụng, cuốn Kiều “linh thiêng” ấy được bọc trong một vuông khăn lụa điều. Ông đặt cuốn Kiều trên bàn thờ. Nàng Kiều, Kim Trọng, Từ Hải... luôn được hưởng phần hương khói. Dẫu là người thân nhất, năn nỉ hết lời cũng không bao giờ mượn được cuốn Kiều của ông.

Ông Cửu nhớ rành những ai trong thôn thích bói Kiều. Từ chiều mùng một Tết, ông mặc áo dài lương (the đen), đội khăn đóng đi chúc Tết bà con trong xóm, ưu tiên đến những nhà mà chủ nhân trông chờ ông về việc bói Kiều.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201361

Page 62: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Sau phần chúc qua chúc lại, gia chủ mời ông ngồi lại bàn có sẵn rượu, trà. Họ mở lời nhờ ông bói cho một quẻ. Ông thắp một cây hương cặm vào chiếc ly đựng gạo. Nếu ai hỏi sao không thắp ba cây hương như cách cúng vái thông thường thì được ông giải thích rằng nhân vật trong truyện Kiều nhiều lắm, thắp bao nhiêu hương cho đủ. Vậy nên ông chỉ thắp một cây hương cho nhân vật chính là nàng Kiều mà thôi.

Ông mở bọc vải lụa điều lấy cuốn Kiều ra. Ông cầm cuốn sách bằng hai tay đưa ngang trán khấn tên Vương Thúy Kiều rồi cũng khấn tiếp những nhân vật tốt như Kim Trọng, Thúy Vân, Đạm Tiên, Tam Hợp đạo cô, Giác Duyên sư nữ... Rồi ông đặt sách xuốn bàn, bìa trước cuốn sách lật lên phía trên. Đoạn ông bảo người bói đặt bàn tay trái lên sách khấn xin cho hai câu nơi dòng thứ mấy ở trang bên trái hay bên phải về gia đạo, tình duyên hay “cho” gì cũng được.

Khấn xong, cũng với bàn tay trái, người bói lật sách ra. Ông Cửu cùng người bói nhìn vào trang sách tìm hai câu đúng vị trí đã xin. Ông đọc vài lần hai câu ấy, đôi mắt lim dim như đang suy nghĩ lung lắm. Rồi ông nói lên lời bàn qua hai câu Kiều đã ứng. Phần nhiều là ứng chuyện sẽ xảy ra trong năm ấy hoặc vài ba năm sau. Nếu cô gái chưa chồng bói về tình duyên, khi lật mỏng nơi mấy trang đầu sẽ gặp cảnh nàng Kiều và Kim Trọng gặp nhau, đôi trai tài gái sắc thập phần hoan hỉ. Nếu lật vào khoảng giữa sách sẽ dễ gặp những cảnh lận đận, gian truân, hờn tủi của nàng Kiều. Còn nếu lật sâu hơn ở phần gần cuối sách sẽ dễ gặp “năm ăn năm thua” là cảnh tái hợp Kim-Kiều sau “mười lăm năm ấy”; nhưng cũng nhiều khả năng trúng nhằm cảnh... Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.

Ông Cửu chia kết quả bói Kiều của ông thành ba bậc. Bậc một là vui, tốt. Ấy là khi người bói lật trúng hồi Kim Trọng và Thúy Kiều mới gặp nhau,

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201362

Page 63: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

tiếng sét ái tình dù nổ lớn mấy cũng rất dễ chịu; lúc Kiều được vớt lên tại sông Tiền Đường hay khi nàng được tái hợp cùng Kim Trọng... Bậc hai là buồn nhưng không nặng lắm. Bậc ba là “trệ”, tức là quá buồn, như lật sách nhằm chỗ gia đình Kiều bị lũ sai nha nách thước tay đao đến xét nhà, Vương ông bị vu oan giá họa, bị bắt đi, bị đòi hối lộ ba trăm lạng, như Từ Hải chết đứng giữa trận tiền...

Ông Cửu có tài giải Kiều, bàn Kiều rất được lòng người bói. Gặp hai câu vui, ông tán rộng ra cho vui hơn. Còn như gặp hai câu buồn, ông cố tạo cho “tín chủ” một hậu vận “tiền hung hậu kiết”. Ông khuyên người bói: “Tuy số là vậy, nhưng chị (hay anh, cô) trong năm nay hãy làm những việc thiện để lập đức thì mọi sự xui xẻo sẽ qua hết, đức năng thắng số, nhân định thắng thiên”... Gặp hai câu “trệ” quá, tức là quá buồn, thấy người bói có vẻ lo, ông Cửu cầm quyển Kiều lên áp vào ngực, đôi mắt lim dim. Hồi lâu ông mới nói: Hôm nay rõ ràng là quẻ bói không linh, hãy quên đi, bữa khác tôi sẽ ghé lại.

Mẹ tôi có thuộc một số câu thơ trong truyện Kiều và rất thích bói Kiều. Cha tôi không phản đối mẹ tôi cũng như với bao người tin và thích chuyện này. Không bao giờ ông van vái, cầu khẩn “người cõi trên”. Còn tôi là cậu bé còn học ở trường làng, đâu đã biết suy nghĩ thấu đáo sự việc. Tuy tôi không nhờ ông Cửu bói nhưng cứ ngồi nghe ông giảng cho mẹ tôi và còn đi theo ông để xem ông bói cho những người khác. Tôi chưa được đọc truyện Kiều nhưng nghe câu nào cũng hay và ông bàn, ông giảng càng hay.

Có lần, trong bữa cơm gia đình đông đủ, cha tôi có ý kiến với mẹ tôi về việc bói Kiều. Ông nói:

- Truyện Kiều có đến 3.254 câu, đủ chuyện vui buồn, tan hợp, tử biệt sinh ly..., lật không trúng câu này thì cũng gặp câu khác. Lại nữa, “bà” Thúy Kiều và các nhân vật trong truyện đều không phải người có thật đã vi thần, hiển thánh cho ta bói. Mà dẫu là

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201363

Page 64: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

thần, thánh cũng đâu phải hễ vái là họ tới ngay? Truyện Kiều rất hay, đọc và thuộc là tốt, nhưng bói thì... thì...

Rồi ông cười khan chứ không nói hết ý.Vài năm sau, quê tôi cùng cả nước đứng lên làm

cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 thắng lợi. Sử nước đã sang trang, cuộc đời đã đổi mới. Tiếp theo là kháng chiến chống Pháp. Chẳng ai còn nghĩ tới việc bói Kiều. Ông Cửu là ủy viên Ban chấp hành hội Nông dân cứu quốc. Ngày đầu xuân, nếu có ai nhắc chuyện bói Kiều liền bị ông rầy: Đời bây giờ còn nói chuyện bói toán làm chi nữa?

T.L

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201364

Page 65: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Lương Mỹ Linh

Phố gầnTruyện ngắn

ụi bạn hay nhắn: Nhất mày còn gì. Chả phải chạy đây chạy đó, cứ ôm rịt lấy gốc tre làng, mà

bây giờ sống cũng chẳng thua ai. Mở mắt là phố, sau lưng là phố, quờ tay sang bên cũng là phố. Mà toàn “cỡ bự” cả, nào là đô thị loại một, di sản thế giới...

T

Di còn hồ hởi: Phố sát bên rồi. Nhà cửa, xe cộ, đường sá... Ôi, còn gì bằng!

Thi không muốn đôi co với Di. Đã bao lần như vậy rồi còn gì. Di vẫn hăng say với bao viễn cảnh, không để ý đến ánh mắt Thi nhìn Di ngày càng xa lạ. Thi biết Di không khoa trương, những đồ án, quy hoạch gì đó, là ngành của Di mà. Nhưng trong lòng Thi không muốn tin, cũng không muốn nghe ai nói đến, nhất là Di. Di càng tin chắc, càng hứng khởi, Thi càng buồn thêm. Một khoảng cách mơ hồ nào đó cứ lớn dần, đẩy Thi và Di về hai phía. Thi muốn nắm lấy tay Di thật chặt, nhưng càng níu kéo, càng bị đẩy trôi xa hơn...

Nhà Di bên kia sông, nơi ngày trước vẫn là làng với những khu vườn xanh ngắt. Con sông trong xanh lững lờ như dải lụa vắt qua làng. Nhưng với Thi và Di, đó không hề là khoảng cách. Thoáng thấy Thi la cà bên bến sông này, Di nhảy tùm xuống nước, lặn vài hơi đã hiện lên trước mắt Thi. Mùa nước buốt, con thuyền nhỏ nhà Di cứ lờn vờn ven sông, nơi vườn rau cải nhà Thi sắp sửa lên

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201365

Page 66: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ngồng. Bao ước vọng tuổi thơ, cứ như con nước dạt dào vươn ra bể lớn. Những tình cảm quấn quýt, như hạt phù sa lắng đọng đôi bờ, ươm xanh những mầm lúa, mầm hoa.

Tốt nghiệp đại học, Thi quay về quê nhà, thực hiện giấc mơ làm nghề dạy học, cùng lớp đàn em ríu rít. Di ở lại thành phố. Giữa hai đứa cũng có trận “đấu khẩu” kịch tính. Nhưng lần ấy Thi không nhường. Di phân tích bao lẽ thiệt hơn, lợi hại. Thi chỉ khăng khăng một điều: Thi là cỏ. Cỏ phải về với làng. Di là cánh chim, hãy bay đến những chân trời mơ ước!

Di thường xuyên về nhà vào cuối tuần. Cũng chẳng xa xôi gì. Cho đến một ngày, phố như con bạch tuột khổng lồ vươn vòi đến sát dòng sông. Bờ bên nhà Di nhanh chóng thành phố. Đường sá rộng thênh, nhà cửa chồng lên nhau, ngất ngưỡng. Đêm đêm, ánh đèn loang hết cả mặt sông. Di vui lắm. Di có thể đi về mỗi ngày. Di kể biết bao điều mới, bao điều sắp xảy ra. Tụi nhỏ trong làng Thi thích lắm. Khoái chí, chúng oán giận, trách cứ cả con sông hiền hòa. Tại con sông này hết cả đó, ngày trước ngăn chia làng thành hai phía, bây giờ lại như vật cản chân phố tiến qua. Chúng mong dòng nước kia cạn kiệt, bãi bồi nối cả đôi bờ, để tất cả mau mau là phố!

Thi lặng lẽ ra ngồi bến sông. Trăng cuối đông cao và lạnh. Bóng trăng loang loáng, chập chờn dưới nước. Thi không phân biệt nổi ánh trăng hay ánh sáng hắt từ bên kia bờ sông. Tiếng nhạc vọng theo con nước xập xình. Những đêm trăng yên tĩnh mơ màng theo dòng sông có lẽ chỉ là ký ức. Ngày trước, Thi cũng từng ao ước dòng sông nhỏ bé lại, đến mức Thi có thể nắm lấy bàn tay Di đang dang ra từ phía bờ bên kia. Nhưng bây giờ, Thi thèm muốn một phép màu, muốn dòng sông vỡ toạc, để trong tầm mắt Thi không còn bờ bên kia mờ ảo, để mãi mãi, trả Thi lại với những bãi bờ hồn nhiên.

- Thi buồn à! Sao lại trốn ra đây?

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201366

Page 67: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Di...- Mình biết, Thi có nhiều suy nghĩ. Nhưng Thi

không biết đó thôi, tại bên mình vừa được đầu tư xây dựng thành phố, nên có chút xô bồ. Thi cho ít thời gian, khi nào thành nề nếp, phố cũng nhiều cái hay lắm. Lần nào có việc ra phố, Thi cũng khăn mũ xùm xụp, không chịu nhìn ngắm gì cả. Rảnh rỗi, Di sẽ chở Thi đến nhiều nơi, nhất định Thi sẽ thích. Thi ưa phong cảnh hữu tình, cây cầu, hồ sen, bụi tre, bụi trúc... đều có cả đấy! Tha hồ...

Thi mỉm cười nhìn Di. Lần này Thi cũng không muốn làm Di cụt hứng. Lâu nay, Thi cứ ngỡ Di là người hiểu Thi nhiều nhất. Nhưng hình như không phải vậy. Thi có ghét bỏ gì phố đâu. Ngược lại, Thi rất cảm ơn là khác. Chẳng phải đó là nơi Thi gởi gắm ước mơ, cho Thi được trở thành cô giáo. Đó là nơi, mà rất nhiều bà con trong làng Thi, và ở những làng quê xa hơn nữa, có thể đến mưu sinh, có thể có những cơ hội đổi đời. Phố mang đến hơi thở mới, mang đến niềm

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201367

Minh họa: VÕ NHƯ DIỆU

Page 68: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

tin mới, như người làng Di đó thôi. Hơn nữa, chẳng phải cách đây không lâu, nhờ phố với những cơ sở, phương tiện hiện đại mà bà Thi thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo...

Nhưng Thi vẫn buồn. Cái buồn mông lung của loài cỏ bãi bờ. Thi nhận ra, Di thay đổi nhiều quá, bắt đầu từ khi Di không muốn quay về làng cùng Thi nữa. Di luôn mong chờ cái mới, cái đẹp, cái tiện nghi, nhưng đó là sự trông đợi từ đâu mang đến. Ước mơ xây dựng ngôi làng thật đẹp, những phác thảo hào hứng trên nền cát ướt ven sông, Di bỏ quên đâu đó mất rồi. May mà, Di còn chút nghĩa tình, còn quẩn quanh về làng, dẫu đôi lúc vô ý gieo vào đầu óc bọn trẻ những thèm muốn xa xỉ, khiến Thi giận run người. Nhưng như thế vẫn còn hơn một số bạn khác của Thi. Nói đi là đi biền biệt. Có việc cấp thiết phải quay về làng, chân e dè như sợ bụi làng bén gót, mắt cúi chào người khác mà ngực ưỡn lên như muốn vỗ ngang trời. Đã thế, còn nhan nhản rêu rao, nào nhớ quê, nào thèm quay về với bờ tre, giếng nước, với bữa đậu, bữa khoai. Thi có cảm giác, họ đang đem làng quê ra bán dần bán mòn. Chắc đến lúc không còn nguyên liệu nữa, sẽ nấu ra thành những tạp canh lỡm lờ...

Còn chuyện Di nói với Thi, những nhà, những tre, những trúc trong phố ấy, Di trẻ con thật. Những cái đó chẳng phải là dành cho những người chưa từng

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201368

Page 69: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

nếm vị quê, hay huyễn hoặc cho những người không thể, hay không muốn về quê nữa hay sao.

- Thi này!Tiếng Di cắt ngang dòng suy nghĩ của Thi.- Chắc Thi biết rồi phải không. Tết này, thành

phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa bên bờ sông để hòa cùng niềm vui khi làng được lên phố. Tụi mình sẽ chẳng mất công đi đâu, cứ ngồi bên này mà tha hồ nhìn ngắm. Thi tưởng tượng thử xem, hàng trăm sắc màu lung linh tỏa sáng trên bầu trời này. Lúc ấy, làng mình sẽ đẹp biết bao!

Thi ngước nhìn bầu trời cao vợi, nơi trăm ngàn hoa pháo sẽ bừng sáng. Bất giác, Thi buột miệng:

- Giá mà không chỉ có pháo hoa bung nở trên bầu trời trong chốc lát, mà trên khắp các khu vườn, đồng làng, nơi nào cũng tươi thắm những sắc màu. Hoa của cây cối, hoa trên gương mặt người. Đó mới thực sự là vẻ đẹp diệu kỳ!

L.M.L

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201369

Page 70: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Vũ Thị Huyền Trang

Căn nhà mùa xuân...Truyện ngắn

hị hai chín. Tôi hai bảy. Giới tính bình thường, nhan sắc có thừa, tính cách không đến nỗi quái

đản. Cũng chẳng còn ở trong độ tuổi lý tưởng để độc thân thế mà vẫn thế giới không đàn ông. Thiên hạ bảo “hai đứa này như hoa có độc”. Tôi giật mình bảo chị:

C

- Hay là thật nhỉ?Chị phá lên cười:- Khỉ gió! Hoa nào mà chả có độc. Không có độc

sao giết chết được bọn đàn ông khi trói buộc họ bằng hai từ “hôn nhân”. Chị em mình là hoa không có chút độc dược nào thì phải. Thế nên mới ế đến giờ.

Không biết những người ở độ tuổi của tôi và chị khi chưa có chồng thì thường làm những gì? Còn tôi mỗi buổi sáng thức dậy thường tự hỏi mình làm gì cho qua hết một ngày không hò hẹn, không tình yêu, không nhung nhớ. Chị thì khác tôi một chút, bởi ít ra chị vẫn còn biết chờ đợi một tình yêu đã mãi mãi ra đi. Dù người ta gọi đó là ngõ cụt, là mê muội, mù quáng thì tôi vẫn thấy cuộc đời chị ý nghĩa hơn tôi rất nhiều. Có một người để mà nhớ thương thì ít ra cũng thấy mình đang tồn tại.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201370

Page 71: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Tôi thường mò mẫm dậy lúc 5h sáng. Chẳng biết thức để làm gì vào cái giờ những người trẻ khỏe thì lăn ra ngủ còn các cụ ông, cụ bà thì chạy bộ, vươn vai ngoài đường. Tôi thường tự pha cho mình một tách cafe, ngồi nhâm nhi một mình ngoài sân thượng, nhìn một tương lai không quá xa xôi của mình trong cái sồ sề, mập mạp, nhăn nheo của những người phụ nữ trung tuổi. Họ đang cố lắc mông, xoay khớp để níu kéo tuổi xuân nhưng hình như vô vọng. Tôi nhìn những gã trai trẻ lướt nhanh trên phố một cách ơ hờ, đôi lúc cũng thấy thú vị nhưng tuyệt nhiên chẳng đọng chút cảm xúc hay một khuôn mặt nào rõ rệt. Chị bảo:

- Khi ngắm trai đẹp mà không có cảm xúc là có vấn đề rồi em ạ. Đừng bảo em thích ngắm các cô gái hơn đấy nhé!

- Phải! Em bị les nên mới bám theo chị đến tận bây giờ đấy. Chị thấy sợ chưa?

Chị phì cười, lườm tôi bảo:- Ái chà! Hoang mang quá cơ! Không theo chị

được đâu nhé. Yêu đi. Lấy chồng đi. Thế giới không đàn ông nhạt nhẽo, buồn tẻ lắm cưng ạ.

- Em còn trẻ mà. Thong thả yêu vẫn chưa muộn. Mà chị không nghe câu “muốn nhanh thì phải từ từ” à?

Chị lại lườm tôi một cái, vừa nhảy chân sáo vừa hát như con chim nhỏ trong căn nhà hai tầng, khiến buổi sáng trong tôi cũng lây phần chộn rộn. Mùi xào nấu thức ăn, tiếng cốc chén va vào nhau lách tách, tiếng chân chị nhẹ nhàng lướt đi như một con mèo nhỏ. Nhìn chị, tôi cứ tự hỏi, chị lấy đâu ra mà nhiều năng lượng sống đến vậy. Hình như chẳng bao giờ tôi thấy chị mệt mỏi hay buồn chán. Tình yêu có sức mạnh đến thế sao, dẫu cho nó chỉ là thứ tình yêu đầy mộng ảo?

Buổi sáng, tôi thường rời khỏi nhà trước chị. Dù cho cơ quan tôi gần hơn chỗ làm của chị rất nhiều.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201371

Page 72: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Tôi rất sợ, khi chị đi rồi, một mình ở lại căn phòng thiếu đi tiếng nói cười của chị thì tôi chẳng có đủ dũng khí để bắt đầu một ngày làm việc mệt nhoài. Thà đi sớm hơn nhưng lúc bước chân ra cửa vẫn còn nghe thấy tiếng chị bảo “Cưng ơi! Cưng đi làm ngoan nhé! Chiều về chị nấu món này ngon lắm...”, thì ít ra cũng thấy có một người sẽ chờ mình trong bữa cơm chiều. Một ngày vì thế mà bớt đi cái cô đơn của tuổi.

** *

Khu nhà tôi ở mới có thêm hàng xóm. Tôi nhận được thông báo ấy từ chị trong bữa cơm chiều. Vậy là căn nhà bị bỏ không cả năm trời nằm ngay bên cạnh giờ cũng đã có người đến ở. Ít ra tôi sẽ không còn cảm thấy mùi rêu cũ đang mọc lên trong căn nhà đó, và biết đâu đấy mỗi buổi sáng lại có người thức dậy và nhâm nhi cùng tôi ly cafe sữa. Tôi đã từng nói với chị rằng, nếu biết trước chỉ có hai chị em mà phải trông coi hai căn nhà rộng thênh thang này giùm bà chủ chắc tôi đã không đồng ý về đây ở. Bởi thuở nhỏ, khi thường bị bỏ ở nhà một mình, tôi rất sợ căn nhà tràn ngập bóng tối và sự lạnh lẽo. Tôi đã từng lớn lên trong những đêm dài thức trắng, co mình trong nỗi khiếp đảm bóng đêm, tiếng ếch nhái và cả những con lợn trời kêu thảm thiết trên không trung. Cha mẹ tôi vắng nhà triền miên bởi những ca làm đêm trong nhà máy gốm sứ. Tôi cũng phải tự mình lớn lên trong sợ hãi triền miên như vậy. Riết rồi tôi không còn sợ bóng đêm nữa, nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi sự đơn độc, vì thế tôi không thích những căn nhà quá rộng.

Thấy tôi có vẻ tò mò về người hàng xóm mới. Chị cười bảo:

- Là một người đàn ông trông có vẻ điềm đạm. - Chuyển đến có một mình thôi hả chị?

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201372

Page 73: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Ừ! Một mình và rất nhiều chậu hoa nhỏ. Có vẻ thích trồng cây, uống cafe và đọc sách.

- Sao chị biết?- À thì người ta mới có lời mời hai chị em mình tối

sang uống cafe đấy. Còn sách thì chị thấy chuyển về cả đống.

Hình như tôi khẽ mỉm cười. Chị vẫn líu lo như con chim nhỏ. Tôi ngồi chống

cằm nhìn bước chân chị thoăn thoắt lên xuống những bậc cầu thang. Nghe chị kể những câu chuyện công sở một cách bình thản như thể chẳng có chuyện cãi vả, chẳng có thất bại, chẳng có gì khiến ai phải phiền lòng. Chị có thể nói suốt ngày, nói từ sáng sớm khi thấy tôi ngồi buồn uống cafe, cho đến khi tôi chìm dần vào giấc ngủ vẫn còn nghe thấy tiếng chị nhẹ bẫng như những đám mây. Bởi vậy nên tôi luôn cảm thấy an toàn và bình yên bên chị. Bởi tôi biết chị sẽ không bao giờ bỏ lại tôi với căn nhà tràn ngập bóng đêm.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201373

Page 74: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Minh họa: VÕ NHƯ DIỆUTôi chạm mặt người hàng xóm của mình vào

ngay buổi sáng hôm sau. Khi tôi đang lụi cụi lau sạch bụi mấy chiếc chuông gió nhiều màu sắc thì anh đánh tiếng chào:

- Chào cô hàng xóm. Tiếng chuông gió của em đã đánh thức anh dậy sớm đấy.

Tôi đáp trả anh bằng một nụ cười có lẽ vẫn còn ngái ngủ:

- Đêm qua anh ngủ ngon chứ? Ngôi nhà mới này cũng không đến nỗi tệ đúng không?

- Anh thích nơi này mà, nó khá yên tĩnh và rất thoáng. Em thường thức dậy sớm vậy à?

Tôi trả lời anh bằng cách giơ tách cafe lên như một lời mời. Anh đáp trả hành động ấy bằng một nụ cười. Sáng đó. Hai bên ban công, hai con người, hai tách café và tiếng chuông gió leng keng bên tai không dứt. Tôi chợt thấy mùa xuân hình như đã sắp ùa về. Một cảm giác rất lạ lùng cứ nhen nhóm rồi tràn ngập lòng tôi. Tôi hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành của buổi sáng. Đã rất lâu mới có cái cảm giác thoải mái khi bắt đầu ngày mới. Một niềm vui reo lên khe khẽ trong lòng, chộn rộn, lanh canh như những tiếng chuông gió. Sao vậy nhỉ? Tự nhiên tôi bỗng giật mình...

Chị nhận ra tất cả những thay đổi dù là nhỏ nhất trong tôi. Như buổi sáng hôm nay, khi chị vươn vai thức dậy. Chị thôi líu lo như con chim nhỏ, chị nhìn tôi với ánh mắt tò mò, lém lỉnh như trẻ nhỏ. Chị không biết rằng tôi yêu chị trong giây phút ấy biết nhường nào. Chỉ muốn cả cuộc đời này cứ lẵng nhẵng bám theo chị như một cái đuôi, cứ muốn bé bỏng mãi trong vòng tay chị. Cũng may là đến tuổi này, khi không có một người đàn ông để mơ ước về một ngôi nhà và những đứa trẻ, thì tôi vẫn còn có chị để cuộc sống bớt cô đơn, nhạt nhẽo. Để sáng nay tôi thấy hơi ngượng ngùng khi bị chị tóm ngọn

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201374

Page 75: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

những suy nghĩ bắt đầu “lạc lối” của mình. Trước khi tôi rời khỏi nhà để lẫn vào dòng người ngoài kia, chị níu tay tôi lại, nói nhỏ:

- Có lẽ hôm nay chị sẽ đi siêu thị mua loại sữa tắm mới. Loại chị em mình đang dùng hình như không quyến rũ cho lắm. Ít ra thì có lẽ đàn ông họ thích một mùi thơm nồng nàn hơn.

Tôi nguýt chị một cái rồi ngượng ngùng bước vội ra khỏi cổng. Khi ngoảnh lại, ngước lên ban công, thấy anh nhìn theo tôi cười. Hôm nay đường phố dường như bớt ngột ngạt hơn nhiều. Một ngày vì thế mà cũng trôi đi một cách nhẹ nhàng. Thi thoảng một cơn gió cuối đông ùa về, khẽ co vai lại, tôi thầm ước “giá chi có một vòng tay...”. Lâu lắm rồi mới ước một điều viễn vông như vậy nên cứ tự cười mình suốt.

Căn nhà này, tôi đã thuê nó với cái giá không hề rẻ chỉ vì tôi thích chiếc ban công nhìn ra một bờ hồ nhỏ. Bà chủ có nhờ tôi trông coi luôn căn hộ bên cạnh của người em trai khi cả gia đình họ ra nước ngoài sinh sống. Hai căn nhà vốn chung lối đi, chung một mảnh sân nhỏ khiến tôi thấy nó quá rộng so với nỗi cô đơn trong mình. Khi đăng tin tìm người ở chung, chị là người đã gọi đến đầu tiên và bảo:

- Cho mình share tiền nhà với nhé!Tôi cười bảo:- Có thích uống cafe không?- Còn biết nấu ăn rất giỏi và hát mua vui cũng rất

hay nữa đó.Thế rồi thành chị em, thân thiết và khăng khít.

Nhiều lúc chị cười bảo thân nhau quá nên đến nỗi “ống chề” cũng giống nhau nốt. Những lúc ấy thấy thương chị nhiều hơn. Bố mẹ chị mất đã lâu, anh em thân thích không còn. Chị giống như con chim cứ bay qua đại ngàn bằng đôi cánh nhỏ nhoi, đơn

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201375

Page 76: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

độc nhưng lại luôn mang tiếng hót líu lo tươi vui tưới tắm cho cuộc sống. Chị yêu một người đàn ông đã có gia đình, cứ chờ đợi trong mỏi mòn mà không biết mình đang chờ đợi điều gì nữa. Mỗi lần tôi giục chị đi tìm cho mình một người mới là thể nào chị cũng bảo:

- Con người có duyên số cả. Nếu có một người đàn ông dành riêng cho chị thật thì chị cũng không thể làm gì hơn là chờ đợi.

** *

Hàng xóm mới đã biến chiếc sân chung thành một khu vườn nhỏ. Những chậu phong lan được treo lên một chiếc giàn mà anh hì hụi bao ngày mới giăng mắc xong. Cây ngọc lan nhỏ được trồng ngay trước cửa sổ phòng tôi. Còn lại quanh khu nhà là rất nhiều những chậu cây xanh tươi tốt. Anh mang về những chậu sỏi trắng tinh trải khắp sân, chỉ chừa lại lối đi nhỏ vào hai nhà. Cứ mỗi chiều khi tôi trở về, tôi lại thấy căn nhà thêm một phần đổi khác. Dần dần tôi cảm tưởng như mình đang bước vào khu vườn cổ tích, đẹp lung linh trong câu chuyện ngày xưa bà thường kể. Ngày nghỉ, chúng tôi cùng nhau chăm cây, uống cafe và cùng bình luận về một cuốn sách nào đó. Thường thì anh hay im lặng nghe tôi nói, không hiểu từ bao giờ tôi cảm thấy thật bình yên mỗi khi được ở bên anh như thế.

Chị bắt đầu làm mứt để chuẩn bị cho một cái tết không có người thân. Mùi mứt xào thơm lừng khắp cả căn nhà, quyện vào tôi cái hương vị tết ấu thơ xa lắc. Chị làm thật nhiều món mứt mà tôi thích: mứt khế, mứt dứa dẻo, mứt dâu tây, thơm mùi vani, ngậy vị đường. Chị làm khéo đến mức chỉ cần ngửi mùi thôi là có thể mường tượng được từng vị mứt đang tan trong đầu lưỡi. Tôi bỗng nhiên trở thành đứa trẻ chạy lăng xăng trong gian bếp, quanh quẩn bên chị như một con mèo nhỏ. Những

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201376

Page 77: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ngày vui đó không thể thiếu vắng anh. Anh sang đôi khi chỉ để nhìn hai chị em vui đùa tíu tít. Anh bảo:

- Giống như anh đang bước vào căn nhà không tuổi vậy. Bất cứ ai nhìn thấy cảnh tượng vui vẻ này thì họ sẽ hiểu vì sao mà hai cô nàng xinh đẹp mãi không chịu lấy chồng.

- Sống làm hoa không chủ cũng có cái thú vị của nó phải không anh?

Anh nhìn tôi cười bảo:- Thế em định làm hoa không chủ mãi đấy à?Chị đi lướt qua tôi, rồi ghé tai anh thì thầm vừa

đủ cho tôi nghe rõ:- Cho đến khi có người chịu rước nó đi. Anh có

định nhanh chân đăng kí không?- Còn để xem hoa có độc không đã chứ.Chị cười:- Thôi đừng thử em tôi. Sợ cái kiểu thử của đàn

ông các anh lắm rồi. Nó đánh gục được trái tim anh thì có nghĩa là có độc rồi còn gì nữa.

- Anh sợ không? - Tôi ngoảnh sang hỏi anh.- Càng có độc anh càng muốn hái. Khi anh nói xong câu ấy, chị mở toang tất cả các

cánh cửa sổ cho gió ùa vào nhà. Tôi ngửi thấy mùi của cỏ cây hoa lá trong khoảnh sân nhỏ, thấy ánh trăng lướt trên nền sỏi trắng. Một cảm giác bình yên tràn ngập lòng tôi. Đã rất lâu rồi, kể từ khi nội ra đi, mang theo thế giới thần tiên đầy tốt đẹp về thế giới bên kia, dường như tôi đã mất đi bến bờ bình yên nhất. Những đêm sống trong bóng đêm và sự sợ hãi khiến tôi không cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ. Dù tôi đã đủ lớn hiểu rằng họ rất yêu tôi, chỉ là do cuộc sống mưu sinh mà để lại tôi hàng đêm trong căn nhà vắng. Khi xuống thành phố học hành, lập nghiệp, tôi thành ra rất sợ

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201377

Page 78: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

trở về quê. Tôi sợ gặp lại những cảm giác năm xưa, nỗi sợ hãi trong thẳm sâu đầy ám ảnh. Khi tôi kể với anh về điều đó thì anh bảo:

- Thay vì chạy trốn, em hãy đối mặt với nỗi sợ hãi ấy. Em sẽ thấy nó không còn đáng sợ. Cũng giống như tình yêu vậy. Nếu em cứ đứng ngoài nhìn ngắm, em sẽ chỉ thấy người khác đau khổ mà thôi. Nhưng khi trái tim đã rung động, em sẽ thấy tràn ngập yêu thương. Hãy trông chị của em kìa. Chị ấy lúc nào cũng căng tràn sức sống, sự trẻ trung, yêu đời dù chị ấy đã cận kề tuổi 30 và ngay cả khi đang chờ đợi một tình yêu mỏng manh như sương khói.

- Phải! Chị ấy giống như những chiếc chuông gió vậy.

** *

Gần tết, anh đi chợ hoa đêm chở về nào đào, nào quất. Biết hai chị em rất thích mai nên anh đã lùng mua được một chậu mai rất đẹp. Khu nhà của chúng tôi chưa năm nào lại tràn ngập không khí tết đến như vậy. Chị chăm chỉ đi siêu thị sắm đồ, nào thì phong bao lì xì, câu đối đỏ, bánh kẹo... Cũng cặm cụi ngồi bóc hành cay chảy nước mắt, cũng mày mò làm thịt đông, cũng tính chuyện dự trữ đồ ăn cho mấy ngày tết. Tôi nhìn chị, lòng chực trào nỗi thương cảm. Năm nào tôi cũng về nhà đón tết cùng bố mẹ, chị ở lại một mình thui thủi, lụi cụi nấu nướng rồi lại một mình ngồi vào mâm cơm. Thế mà năm nào cũng lo sắm tết, cũng sợ thiếu thứ này thứ kia. Nghĩ mà thương chị quá!

Cận tết, đường phố thưa vắng hơn nhiều. Ba chúng tôi ngồi ngoài ban công uống cafe, tôi nhìn ra đường, thấy vắng đi dòng người đua chen tấp nập ngoài kia, chợt nghe hụt hẫng. Tôi bảo chị:

- Tết này về quê ăn tết với gia đình em đi chị. Đừng ở lại đây một mình nữa.

- Em lo chị sẽ nhớ em quá mà không ngủ được à?

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201378

Page 79: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

- Không! Em sợ chị cứ chờ đợi mãi một điều không có thực rồi sẽ càng làm chị khổ.

- Chị biết. Nhưng trái tim chị vẫn hướng về người đó, vẫn cứ đợi cho đến khi người ấy đi tìm chị. Hoặc là có một trái tim đủ yêu thương nào đó đến kéo chị đi. Còn phần em thì chị không lo tết này em buồn đâu. Hình như có người muốn theo chân em về quê ăn tết đấy - Chị vừa nói vừa liếc sang anh cười tủm tỉm. Còn tôi thì cứ tự trách mình sao bỗng nhiên bối rối.

Anh cười bảo:- Coi như em là hoa đã có chủ rồi đấy nhé!- Hồi nào thế nhỉ?- À thì tết này anh sẽ tìm về tận nơi “sản xuất”

để đăng kí quyền sở hữu.- Chưa gì đã tính chuyện xa xôi. Chắc gì em đã

cho anh theo về mà...- Ô này! Em hãy suy nghĩ cẩn thận. Không nắm

bắt cơ hội tốt, sau này đừng có tiếc đấy nhé. Tôi huých nhẹ tay anh cười, tách cafe trên tay

anh sóng sánh, tiếng chuông gió leng keng mang theo mùi vị, hương sắc của mùa xuân tràn trên mái tóc chúng tôi, tràn trong lồng ngực nhỏ và căng đầy, thổn thức. Chị nói sẽ ở lại thành phố, giữ chặt không khí xuân tràn ngập khu nhà để chờ tôi và anh trở lại...

V.T.H.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201379

Page 80: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Phi Khanh

Chút bùi ngùi hương tếtôi còn nhớ như in cái tết ấy, năm tôi lên mười ba, thằng Ân lên sáu, tháng chạp không lạnh

nhưng nhiều sương mù, se se. Buổi sáng, tôi vừa thức dậy chuẩn bị sách vở đi học thì nghe mẹ nói dì Ba qua đời. Dường như lúc ấy tôi không xúc động mấy, tôi thấy bình thường nữa là khác. Mẹ dắt tôi sang nhà dì Ba, tôi thấy thằng Ân đang ngồi bên cạnh xác mẹ, mặt nó buồn buồn, nhưng không khóc. Nó cứ nhìn mẹ nó đăm đăm… Đó là một buổi sáng hăm ba tháng chạp, mọi nhà đưa ông Táo về trời, còn thằng Ân đưa mẹ nó về trời. Nhà quạnh quẽ, chỉ có hai mẹ con, ba nó đi biệt từ khi nó chưa ra đời, nghe nói có một người đàn bà khác xinh đẹp và chịu chơi hút hồn ông ấy. Thằng Ân đưa mẹ về trời cùng những người hàng xóm và mẹ tôi. Nó không khóc nhiều, dường như thi thoảng nó có rơi nước mắt.

T

Mẹ tôi đưa thằng Ân về nhà tôi sống nhưng nó không chịu, nó đòi mẹ, nó bảo nó phải ở nhà với mẹ. Hai mẹ con tôi dọn sang ở với nó để lo cơm nước cho nó, và tối lại, tôi bày nó tập đánh vần cho đến khi nó buồn ngủ… Hồi đó, nhà nghèo, mà hình như ai cũng nghèo, cứ tết đến cả xóm chung tiền mua một con heo về mổ thịt rồi chia nhau mỗi gia

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201380

Page 81: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

đình môt miếng nhỏ về luộc cúng ông bà, cúng xong đem kho mặn để dành ba ngày tết ăn với bánh tét. Tết quê, vài nhành hoa vạn thọ, vài nhành cúc, một nhánh mai vàng ngoài vườn mang vô chưng trước bàn thờ gia tiên, một bộ quần áo mới mặc đi chơi và cho cả năm học... Chỉ ngần ấy thôi nhưng nhiều đứa trẻ nằm mơ cũng không có được.

Mẹ dắt tôi và thằng Ân ra phố. Đà Nẵng hồi đó không như bây giờ, im vắng và có chút gì đó tạo cảm giác uy nghi, bí ẩn cho một đứa trẻ nhà quê. Mùi tết thành phố hồi đó cũng khác, chỉ nghe toàn mùi cá thu, cá ngừ kho dưa cải, mùi thuốc pháo, thi thoảng mới có thêm mùi thịt nướng, mùi xào ngũ sắc.

Nhưng có lẽ cái mùi làm tôi nhớ nhất (không biết thằng Ân giờ còn nhớ không) là mùi da thuộc quyện với xăng thơm tỏa ra từ những hiệu giày. Hiệu giày Thanh Hải, tôi nhớ là vậy, mẹ dắt hai đứa vào, cho mỗi đứa chọn một đôi san-đanh. Tôi thấy thằng Ân mê mẩn nhìn hết đôi này đến đôi khác, còn tôi thì tha hồ hít lấy mùi thơm... Bất giác, thằng Ân gọi to: "Mẹ ơi!", những người thợ làm giày ngoái nhìn nó, cô nhân viên bán giày nói với mẹ tôi: "Con chị nó kêu chị kìa!". Mẹ tôi gật đầu, không nói gì, đến ôm thằng Ân vào lòng, tôi thấy nó khóc. Năm đó tôi lên mười ba, thằng Ân lên sáu.

Năm thằng Ân lên mười ba, đang học lớp bảy, ba nó quay về dọn sửa lại nhà cửa, hai mẹ con tôi trở về nhà, thằng Ân sống với ba. Mùa hè năm đó, ông dắt nó đi mà không nói một lời từ biệt mẹ con tôi. Mẹ tôi buồn và lo cho thằng Ân, không biết nó đi đâu, việc học hành sẽ ra sao...

** *

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201381

Page 82: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Mỗi dịp tết về, làng tôi tổ chức cúng làng, cúng miếu, cúng xóm trong những ngày cuối năm, và chơi bài chòi trong những ngày đầu năm. Dường như không thiếu năm nào, những người già trong xóm dắt nhau đi chúc tết, áo dài, khăn đóng, đi bộ, cười nói vui vẻ, mặc cho đám thanh niên trai trẻ "ngựa xe như nước áo quần như nêm"... Người già mỗi lúc một thưa dần, sân bài chòi mỗi tết sau thường vắng hơn tết trước đôi chút. Những ông cụ râu tóc bạc phơ đứng giữa sân vừa rung hộp thẻ bài vừa đọc vè rồi nhìn tấm thẻ ngẫu nhiên mình vừa rút ra mà đọc to: Năm Rún, Bạch Huê, Hoàng Hậu, Thái Tử, Nhì Nghèo... được thay bằng những cô gái, chàng trai trẻ trung, giọng khỏe, trong, đứng hô bài chòi mải miết, mê mệt, mặc cho hàng hàng những loại hình trò chơi, những dòng văn minh khác đang ngấp nghé ngoài sân. Nỗi đam mê bài chòi dường như có tự trong máu huyết.

Mẹ cắm mấy thanh tre làm chói cho vạt hoa cải trước sân, tôi cắt một nhành mai, đốt lửa thui phần gốc cho nó giữ nước được lâu. Tục thui gốc mai có từ lâu đời ở quê tôi, mà hình như ở đâu cũng làm vậy, không riêng gì làng tôi. Người chơi mai rất kị chuyện hoa mai héo trong ngày đầu năm vì cho rằng đó là điềm gở, chính vì vậy, khi cắt xong cành mai, chưa mang vào nhà ngay mà người ta đặt nó ngoài sân, chất lửa lên thui gốc. Làm như vậy với ý nghĩa là cho cành mai chết một lần trước, để "nó" cảm nghiệm cái chết mà không sợ chết nữa, một khi không sợ chết thì "nó" sẽ sống vui vẻ hơn, tươi tắn hơn... Còn xét về mặt khoa học thì chuyện thui gốc mai cũng có lý của nó vì làm như vậy, những giọt mủ ở chỗ bị thui sẽ vón lại, đông đặc, ngăn sự mất nước trong thân cây... đảm bảo nhành hoa sống bền hơn...

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201382

Page 83: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

** *

Nhà có khách, một người trung niên, một thanh niên, không xa lạ với tôi, hai cha con thằng Ân về thăm quê nhà, thăm mộ người thân. Giờ nó lớn ra, to con, khỏe mạnh, đẹp trai, nói giọng lơ lớ, người bốc mùi nước hoa thơm phức. Tôi đâm ra e dè khi nói chuyện với nó, tôi cảm thấy mình nhà quê làm sao trước hai cha con Việt kiều này.

Cúng ông bà, đi thăm mộ mẹ xong, thằng Ân rủ tôi đi uống cà phê, nó hỏi tôi có quán nào hay hay dắt cho nó đi chơi với. Tôi nói ở đây quê mà, chẳng có quán cà phê nào hay đâu em ơi. Nó hơi buồn, tôi dắt nó ra thành phố đi siêu thị, shopping, nó có vẻ không tha thiết gì. Nó yêu cầu tôi chở đi quanh thành phố, đi mãi một hồi, nó dắt tôi vào quán cà phê ven đường, trông mặt nó buồn buồn. "Anh hai ơi, anh còn nhớ hiệu giày Thanh Hải không? Em nhìn hoài chẳng thấy!" - nó hỏi tôi. "Ồ, người ta dẹp tiệm lâu rồi em ơi, bây giờ thanh niên chuộng giày ngoại, giày hiệu, mấy ai vô tiệm đo chân nữa, hiệu giày chuyển về vùng quê hoặc thay đổi cung cách làm ăn, dễ gì tìm thấy một hiệu giày ọp ẹp giữa phố như xưa!" - tôi trả lời nó. Thằng Ân im lặng, một lúc sau nó bảo tôi đưa về nhà.

Trên đường về, nó dắt tôi vào một quán cà phê khác, cũng ven đường, nó khen cà phê ngon, ngồi nhìn cảnh quê thấy hay hay...

Tôi im lặng không nói gì, hai mươi năm trôi qua, mọi thứ đã đổi thay, hai mươi cái tết phai mờ dần trong kí ức, mỗi người mỗi phương trời. Tôi nhìn nó, nó cũng im lặng như tôi, giọng nói nó giờ thay đổi ít nhiều. Nó đứng dậy, bảo tôi dắt nó đi chơi bài chòi, chơi tôm cua bầu cá. Tôi mỉm cười, dường như tiếng trống hội bài chòi, tiếng cười nói khi thắng

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201383

Page 84: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

cuộc, tiếng xì hơi khi thua... bầu cua tôm cá vẫn theo nó suốt hai mươi năm nay trên đất khách.

Tự dưng tôi nhớ đến hai tiếng "Mẹ ơi!" nó đã thốt lên trong hiệu giày, nghe mùi da thuộc và xăng thơm hăng hăng cay trong mũi, trên mắt...

Tết này tôi ba mươi ba!P.K

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201384

Page 85: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Đặng Trương Khánh Đức

Gói thuốc rê của ngoạiườn nhà ngoại tôi không rộng lắm, chỉ vừa đủ để trồng vài cây ổi, mấy cây mít mật có dây

trầu bao quanh bốn mùa lá xanh um và hàng cau vươn mình thẳng tắp lên trời xanh bên cái giếng đất chẳng biết ông ngoại đào từ khi nào. Ở giữa mảnh vườn xinh xắn ấy, ngoại dành một khoảnh đất nhỏ cứ mỗi độ cuối thu lại trồng hai hàng thuốc lá cho cậu tôi mời bạn bè dịp Tết. Cậu tôi là con trai cả, lại là con trai duy nhất nên được ngoại cưng chiều, dù đã vợ con đuề huề, nhưng cái gì cũng được ngoại lo chu đáo. Những năm làm ăn tập thể, hạt gạo củ khoai đã quý, những loại hàng hóa xa xỉ như thuốc lá, thuốc rê... lại càng hiếm hơn.

V

Cuối thu, nắng bắt đầu nhạt dần trên những dây trầu vườn nhà ngoại tôi. Gió heo may nhẹ nhàng lướt qua hàng cau nghe xào xạc những ban trưa có tiếng chim về khu vườn làm tổ. Ấy là lúc ngoại tôi sọ sẹ lục tìm trong ngăn tủ gỗ cũ kỹ gói hạt giống thuốc bà để dành từ mùa trước mang ra sân hong nắng. Chừng như hạt giống đã ấm hơn sau một thời gian nằm im lìm trong tủ gỗ, ngoại tôi cẩn thận đem gieo vào trạc đất có trộn lẫn phân chuồng đã chuẩn bị sẵn từ trước rồi gác nó lên cái giàn tre bên giếng. Ít ngày sau, mầm hạt thuốc bung ra, những thân cây mỏng mảnh bắt đầu trồi lên khỏi mặt đất đón ánh mặt trời. Ngoại tôi chăm trạc thuốc con rất

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201385

Page 86: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

kỹ càng. Ngày nào cũng vậy, khi con chim cu cất tiếng gáy gọi ban mai và nắng sớm xuyên qua kẽ lá trong khu vườn, tôi đã thấy dáng ngoại lom khom bên trạc thuốc con rồi. Ngoại cẩn thận vạch từng chiếc lá thuốc bé tí tìm bắt sâu. Xong đâu đó, ngoại tưới đều cho mỗi cây thuốc con bằng nước bánh dầu phụng ngâm nơi chiếc thùng bên góc giếng như thể vỗ về cho lũ thuốc con ăn ngoan chóng lớn. Nhìn cái cách ngoại nâng niu những cây thuốc lá con, tôi biết bà cũng dành tình cảm cho chúng như những đứa cháu bé bỏng của mình. Tôi nhìn vào ánh mắt và bao nhiêu cử chỉ của ngoại, thấy trong đó ngời lên niềm vui, niềm hạnh phúc khi được chăm chút từng ly, từng tý cho con cháu của mình.

Trong lũ cháu chúng tôi, ngoại thương đều hết cả, nhưng với tôi ngoại có phần ưu ái hơn. Bởi, ngoại chiều theo ý mẹ tôi gả con gái vào đúng chỗ nhà nghèo nên từ khi có thêm tôi, cuộc sống ngày càng thêm khốn khó. Mẹ tôi từ một tiểu thư con nhà khá giả, chân tay chưa biết lấm bùn đã phải nhập cuộc với nắng mưa, bùn đất. Tôi được gởi sang ở với nhà ngoại ngày càng nhiều hơn.

Đầu đông, nắng tắt, nhường chỗ cho những cơn mưa. Trạc thuốc con lúc này cũng đã xanh um những lá thuốc bằng bàn tay người lớn. Cậu tôi mang cuốc ra mảnh đất nhỏ giữa vườn xới đất thành hai luống bằng nhau theo ý ngoại. Sau khi rải phân chuồng đều tắp lự trên hai luống đất ấy, ngoại tôi bứng từng cây thuốc con khỏe khoắn trong chiếc trạc tre bên giếng rồi cẩn thận cấy vào hai luống đất. Ngoại dạy cậu tôi: cây con còn yếu, khi bứng ra khỏi chỗ cũ thể nào cũng mất sức ít nhiều nên tốt nhất bắt đầu trồng nó vào chỗ đất mới khi chưa có ánh nắng mặt trời. Quả vậy, dù cái nắng của buổi đầu đông rất hiếm hoi và yếu ớt nhưng cũng có thể làm hanh khô những cây non mới trồng. Sáng sáng, cậu tôi ra vườn nhìn hai

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201386

Page 87: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

hàng thuốc lá ngày càng lớn nhanh, lòng khấp khởi vui mừng nghĩ về sự ấm cúng trong mấy ngày xuân khi bạn bè, anh em tề tựu.

Ngoại tôi là một người hiền từ nhân hậu. Chưa bao giờ tôi thấy ngoại làm mếch lòng ai điều gì. Ông ngoại tôi mất sớm, bà ở vậy nuôi bốn người con trưởng thành đuề huề gia thất. Duy chỉ có mẹ tôi là vướng vào số cực. Ngoại chỉ buồn nhưng không giận con gái. Ngoại thường nói với mẹ tôi, mỗi người đều có số phận của mình, cái số con nó vậy thì đành chịu mà ăn ở cho đàng hoàng với người ta. Thương con, rất nhiều lần ngoại tôi giấu cậu mợ, gởi sang cho mẹ tôi một vài món đồ. Cũng chẳng nhiều nhặn gì, nhưng ngoại ngại cậu mợ biết chuyện đâm ra rầy rà. Con gái đã đi lấy chồng thì coi như người nhà người ta rồi. Máu mủ, ruột rà vẫn thế, nhưng cuộc sống phần ai nấy lo. Trong những món quà ngoại gói ghém gởi cho mẹ tôi có khi là vài lon đậu xanh, dăm quả trứng gà và ký nếp thơm mà hồi ấy chỉ nhà ngoại tôi mới có. Nhưng, có một thứ không bao giờ ngoại tôi quên gởi kèm, ấy là gói thuốc rê ngoại dành cho ba tôi. So với những người con rể khác, ba tôi được ngoại quan tâm nhiều hơn. Có lẽ vì nhà ba tôi nghèo hoặc là ngoại có ý chiều con rể để mong con gái cưng của mình được đối xử tốt hơn. Những sợi thuốc rê xắt đều đem phơi nắng giòn tan, thơm nồng đặc trưng. Ngoại tôi không biết hút thuốc, càng không khuyến khích các con mình hút thuốc lá, nhưng chuyện ngoại lọ mọ, nắn nót cho công việc gieo hạt rồi trồng thuốc mỗi độ cuối thu dường như đã trở thành nếp sinh hoạt bất biến của ngoại. Ba tôi rất hồ hởi mỗi bận nhận được quà thuốc rê của ngoại. Ông thường bảo, thuốc rê ngoại thơm và ngon hơn thuốc người ta bán ngoài chợ. Sau này lớn lên, mỗi lần nghĩ về câu nói ấy của ba, tôi chợt hiểu rằng, có lẽ thuốc rê của ngoại thơm ngon một phần vì chứa chan tình cảm của bà trong ấy. Trong gói thuốc rê ngoại gởi cho ba tôi, luôn có một thứ rất

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201387

Page 88: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

hấp dẫn tuổi thơ tôi. Đó là những viên bi chai xanh đỏ tím vàng chẳng biết ngoại mua chúng từ bao giờ lặng lẽ nằm giữa những sợi thuốc lá rồi vỡ òa trong niềm vui trẻ thơ và cứ thế lăn tròn trong ký ức tôi cho đến tận bây giờ.

Ngoại tôi về với cõi tiên rất lạ. Một chiều xuân, sau khi sai đứa cháu nội đun nồi nước sôi, để nước hâm hẩm rồi cho mớ bồ kết vừa hái trong vườn vào, ngoại gội đầu sạch sẽ, ăn bận tinh tươm đi khắp lượt xóm làng thăm thú bà con... Tối về ngoại ngủ như mọi ngày và thanh thản ra đi... Chiều nay tôi về thắp hương cho ngoại, nhìn làn khói hương bảng lảng bay, lòng lại bâng khuâng nhớ về mảnh vườn xưa của ngoại. Nhớ dáng ngoại lom khom bên hai hàng cây thuốc lá. Chợt nghe thoang thoảng đâu đây mùi thuốc lá đầu mùa.

Đ.T.K.Đ

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201388

Page 89: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN HẢI TRIỀU

Ban maiKhi sợi đêm dang tay ghì kéo mặt trờiGiấc thức trở mình ngày mớiTiếng chim khỏa bằng sông suối mai sươngGóc chợ quê cỏ non cười xanh mắt rêu tường...

Tôi gặp một ban maiVừa đi qua nhiều cuộc hẹn hò vội vãNgười ta về bằng bước chân của khách bộ hànhMột sự bắt đầu tất bậtNhững nẻo đời tất bật!...

Em kể với tôi về con đường Mặn mồ hôi thơm như hương lúa tháng mười Mẹ đếm ban mai gập ghềnh ước mơ và lửa Trên chiếc xe đạp không xích. Mỏi mòn

những buồng chuối xanhDuy nhất một niềm tin cháy bỏng nguyên lành

Để tôi biết yêu giọt nắng trổ ngồng bông cải Tiếng rao hàng khản giọngNgười bán vé số giấu nụ cười nửa miệng Nhào nặn huyễn hoặc đa nghi hy vọng Từ câu thơ tiếng gà và góc chợ quê

Em kể với tôi nơi chốn quay vềCủa tình yêu và gió bãoGóc chợ lấm lem buồng chuối

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201389

Page 90: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Ước vọng ban mai của bao cuộc đờiChỉ có tấm lòng là nhụy mật em ơi!Ban mai của riêng tôi Một góc chợ quê ngời mắt nhớNhững câu thơ không đầu không cuốiTrăm ngả về gói lấy nụ cười em!

N.H.T

PHƯƠNG DUNG

Uống rượu chiều phương NamChiều cuối năm uống rượu với đồng hươngChuyện thường tình của đàn ông xa xứTa cũng bùi ngùi chén lai chén khứ Bên bờ sông. Chiều phương Nam gió lay

Ly hương giờ này thêm ta góp chénChụm đầu bạc thếch nhớ chuyện xanh xưaĐàn ông Quảng Nam say thì đọc thơTa say ngậm ngùi uống thêm nước mắt

Chợt nghe ai hát giữa chiều tháng ChạpKhúc cũ bâng quơ mà nghe nhói lòngĐiệu lý sang sông. Con sáo một mìnhNhư ta của ngày đò không cập bến

Chiều cuối năm trời phương Nam đầy nắngTa biết bây chừ cố xứ mưa bayRót xuống dòng sông nửa ly rượu đắngUống giùm ta, cạn nỗi nhớ quê nhà...

P.DNGUYỄN TẤN SĨ 

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201390

Page 91: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Tìm xuân em hát bè trầm...Mò từ đáy biển mò lênXuân thiên thu đã bỏ quên chốn nàoNhân gian sóng gió ba đàoĐêm đêm ai với thét gào cuồng si Đi tìm từ chỗ bờ miKhóc gì cạn kiệt nỗi gì vô âmMột đôi lá rụng âm thầmÂm dương khép tán để mầm chịu đau Anh vờ vịt nửa đêm thâuBiết là xuân đến gọi nhau con đườngĐi trong hẻm phố hẻm phườngChân sinh ra để vô phương tìm người Vớt lên được một tiếng cườiNhìn trong ha hả thấy rơi lệ thầmXuân về cư ngụ tại tâmXuân không về nữa là trầm hương bay Đã sinh là nợ tháng ngàyCâu thơ là những đường cày dã tâmXéo dày. Em hát bè trầmTôi đi bè nứa lỗi lầm trăng treo

Đành thôi, có dạt cũng bèoMây trời vô tận. Trôi theo làm gì!...

N.T.S

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201391

Page 92: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

Dạ khúcCứ tưởng người không nhớ mùa xuânPhố đã cũ trơ những cành mai cũHoa cải ven sông vàng mê mảiTa loanh quanh cũng rũ áo quay về

Cứ tưởng người không còn quay quắtTrên phố xuân tay không ấm tay ngườiNgại cầm đỡ chiếc bong bóng đỏĐể qua đường đau ký ức tuổi thơ

Cứ ngỡ mặt trời không còn mọcTừ khi môi lạnh ngắt môi ngườiÁo em đỏ hay vàng không biết nữaVà ru lòng quanh quất với ba mươi

Cứ tưởng muôn đời mùa đông lạnhHoa cải vàng đâu biết cũng khoe xuânEm khoảnh khắc trở về không tiếng pháoTa điếng người cúi lượm mấy tàn bay...

N.T.T.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201392

Page 93: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ĐÀO ĐỨC TUẤN

Giấc cuốiPhía cuối con đường ngôi nhà ở đó không gian đơn giản tâm hồn neo sâu...Phía cuối bình an nhịp đời bỏ ngỏ vàng hoa sân si khuôn lòng bày tỏ...Phía cuối vô thường nhụy nhòa trang sách ngan ngát trang đời nhân gian trinh bạch...

Đ.Đ.T

H. MAN

XuânMây in trắng muốt giữa dòngĐã xanh - xanh biếc từ trong mắt ngườiChao nghiêng đầu gió hoa cườiEm thay áo mới làm tươi sắc trờiTôi loay hoay suốt một đờiNíu mùa xuân cũgọi lời yêu thươngChân mòn sợi tóc còn vươngVườn lòng kín lá trơ xương lạnh đầy

Em về làm nắng lên ngàyĐể vàng thêm cánh hoa lay cuối vườnNghiêng vai mà giũ bụi đườngMùa xuân

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201393

Page 94: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

con nướcngùi hương xuân thì...

H.M

TRƯƠNG ĐỨC TỚI

Viết bên kia đèoNgày anh về Huế có còn mưaĐèo vắng ai đưa tiễn người năm cũKý ức như rong rêu như lau thưa giữa thung sâu buồn rũTím một trời chiều thương nhớ những ngày xanh

Em khóe mắt long lanh tháng năm dài đã mỏiAnh bước phong trần trở lại sắp tàn hơiLưng dốc Ngự Bình tiếng chuông chùa thấm mệtTuổi hoa niên hò hẹn lỡ nhau rồi

Phía giang đầu có người ngồi ngắm mây trôiMây vẫn một sắc phiêu bồng thuở nọSông vẫn chảy muôn đời như thế đóCầu Bạch Hổ trăng lên sao chẳng thấy người về

Đêm gõ mạn thuyền rồng trên dòng Hương quạnh quẽMười mấy năm trôi câu hát đã gieo mìnhHỏi sóng sóng chìm hỏi nước nước lặng thinhEm biền biệt anh trở về biền biệt...

T.Đ.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201394

Page 95: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

THÁI BẢO - DƯƠNG ĐỲNH

Mùa sangThả trôi mấy sợi mây mềm Chiều nghe lá rụng bên thềm, mùa sang...Sương phớt nhẹ, nắng hanh vàng Thu theo màu nhớ giữa bàng bạc rơiNghe chừng thương nhớ bẻ đôiChút se se lạnh bên trời cô liêu...

Người đi ừ đã ít nhiều Gởi cho tôi chút quạnh hiu với mùa!

T.B-D.Đ

NGUYỄN THÀNH GIANG

Niềm xuânEm còn lạc giọng ầu ơTa tàn cuộc rượu, xuân chờ cơn sayCỏ quê thương một dấu giàyNgười quê phiêu dạt chân mây, có còn?

Ba mươi, khói bếp chon vonMẹ rong ruổi chợ, cha mòn mỏi trông...Ta nương mấy ngọn cải ngồngVề bên ngõ nhỏ, nghe lòng vương vương...

N.T.G

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201395

Page 96: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

NGUYỄN CƯỜNG

Kí ức rời"Xin đừng bất hiếu với quêMai kia còn chỗ quay về mà thương"

(Huỳnh Trương Phát)

Úp mặt vào ngực quênghe thổn thức đôi bờ dòng sông tuổi nhỏnhòe nhoẹt tôi những tâm sự không lờirưng rức tôi những nỗi niềm xưa cũ ngày tôi đi...

Gởi lại dấu chân thơ trên bãi bồi mịn mátníu lòng hoa sậy hoa lauMẹ xắn quần tất tả ngược xuôidúi vào tay những đồng tiền vay mượnthấm mặn nhọc nhằngói ghém hi vọng giục tôi đi...

Bao năm nơi phố thị được gìvẫn đau đáu đời chagieo trồng quanh năm thấp thỏm trông trời trông đấtnăm hai vụ trật trầy được mấtnơi chái bếp sau nhà khói cay mắt mẹ tôi

Trăm nỗi lo toan tất tả ngược xuôitrăng phố vuông không tròn như làng cũphòng trọ chậtchen ước mơ không đủthèm ngả lưng bộ ván ngựa giữa nhà

Đêm cuối năm văng vẳng tiếng gàủ men nhớ

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201396

Page 97: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

vọng vào tôi nhoi nhóiChắc bây chừ mẹ cha đang mòn mỏingóng ngoài xa chờ bước con về!

Nhảy lò cò men dọc đường quênhững mảnh kí ức rời theo về tận ngõtôi nhận ra bóng mình nương dây diều căng giócùng lũ bạn nghèo gởi gắm ước mong

Gió thời gian vẫn miên man triền sônglao xao chuyến đò giọng quê hiền như đấtcánh đồng sau vụ mùa thất bát nứt nẻ hết mình vẫn ăm ắp bao dung...

N.C

VÕ VĂN TRƯỜNG

Gió đêm(Viết cho những cây mạ lạc vào vườn nhà)

Có gì như thể mùa xuânChạm vào tôi, khu vườn khuya ngà ngãÁnh trăng lành lạnh, gió lùaAi đã vớt trên dòng sông quê kiểngAi đã nhặt đem về từ những thửa ruộng đêmNhững cua cáy và đen ngòm gốc rạNước mệt nhoài phèn váng trầm ngâmGió đêm thổi qua khu vườn, có mảnh đất nhỏ nhoi sót lạiGiữa phố hiếm hoi tôi nhận ra những thân mạ quê mình

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201397

Page 98: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Không theo kịp mùa xuân, không thể nào khác đượcGió đêm cưỡng bức dậy thì...Trong khu vườn trăng không hề lên tiếngNhư phía cánh đồng, sau trước những bước chânLẽ nào chạy là hết thì con gáiMà đành thức với gió đêm phụ rẫy quê nhà...

V.V.T

HUỲNH TRƯƠNG PHÁT

Cây nêuChỉ cần một cái ngoái nhìnCũng làm thổn thức con tim ngũ tuầnHình như trong cái xa gầnNụ hôn vừa rớt từ thân nêu gầy...

H.T.P

Người đưa thưAnh xin làm người đưa thưTin cho em biết bây chừ đã xuânVườn thơ trút lá mấy lầnCũng không trổ kịp một nhành giêng hai!

H.T.P

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201398

Page 99: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Mùa xuân hát trên cây tùng

Nhạc & lời: VŨ ĐỨC SAO BIỂN

đất quảngXuân Quý Tỵ - 201399

Page 100: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Khúc quê(*)

Nhạc & lời: HỒ XUÂN HƯƠNG

* (*) Giải Khuyến khích Giải thưởng VHNT năm 2012 của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013100

Page 101: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Theo bước mùa xuânNhạc: THANH ĐÍNHLời : Thơ TỐ HẢI

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013101

Page 102: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013102

Page 103: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Fay Weldon(Anh)

Bước qua năm mớiTruyện ngắn

ha mẹ cô theo lối cổ, đặt tên cô là Eve, với hy vọng cô sẽ có tố chất nữ tính thuần túy. Và đầu

tiên chắc chắn là vậy. Cô sinh vào đêm giao thừa năm 1932, kháu khỉnh và dễ thương. Cha mẹ rất yêu thương cô. Nhưng giao thừa năm 1935, một bé trai sinh ra và được gọi là Adam, với hy vọng nó đủ tố chất nam tính. Và cậu đã như vậy.

C

Eve nhìn em bé trên tay mẹ và nói: “Trả nó về cửa hàng đi, con không thích nó”. Sự thù ghét kéo dài suốt 74 năm, chính xác là giáng sinh năm 2006. Lúc đó cha mẹ cô không còn nữa nên không biết con gái mình thế nào.

Cô đặt cậu em vào chiếc nôi, cúi xuống nhìn mặt em. Cô mở vòi nước ấm khi em trai tắm. Thật ngẫu nhiên vì hai chị em sinh cùng ngày, cùng tháng. Các gia đình hạnh phúc đều mong sự ngẫu nhiên

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013103

Page 104: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Minh họa: TRẦN ĐỨCđầy ý nghĩa này. Nhưng cha mẹ của Eve có ý nghĩ khác. Họ bận rộn mở công ty ấn loát Hambeldon để làm giàu và lưu ý nhiều thứ khác.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013104

Page 105: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Khi Eve 6 tuổi, nó nhốt em trai 3 tuổi vào chiếc rương trên gác rồi ném chìa khóa đi, bỏ em trai suýt chết. Người ta hỏi nhà chiêm tinh. Chuyên gia nói rằng dù cả hai sinh với sao Thái Dương ở cung Dương Cưu, Eve có sao Thổ, sao Kim và sao Hỏa gắn kết rất mạnh ở cung Bảo Bình tại căn nhà thứ hai và “khắc” với sao Thủy của Adam, định vị tương tự, các mối quan hệ không thể cải thiện.

Cha mẹ giải quyết vấn đề bằng cách gởi Eve đến ở nhà bà con tại Canada. Thế chiến II bùng nổ. Cuộc xâm lăng của Hitler xảy ra từng phút, trẻ em được đưa ra khỏi nước Anh để tìm lối thoát. Adam được giữ lại ở nhà. Nó sẽ đi học, nhưng rồi lại đi Rugby. Một sự giáo dục tốt cho con trai. Học xong, hôn nhân là chuyện dĩ nhiên của các cô gái.

Cha mẹ mất từ lâu. Bây giờ thì quá trễ để xin lỗi với bất kỳ ai. Người ta có thể tự nguyền rủa mình hoặc đổ lỗi cho số phận.

Trễ còn hơn không bao giờ. Ngày 31/12/2006, giao thừa, sao Thái Dương ở cung Kim Ngưu, sao Hỏa và sao Thủy cũng có liên kết, một ngày tốt cho cả hai. Sinh nhật thứ 75 của Eve và sinh nhật thứ 72 của Adam. Họ mắc nợ nhau nên kết hợp tổ chức sinh nhật và tiệc mừng năm mới. Họ làm vậy để tránh xa các cổ đông. Tiền lời giảm. Người ta xì xầm rằng ngày nay làm việc theo nhóm và hợp tác là yếu tố chính để thành công trên thương trường. Người ta còn bàn tán rằng các kẽ hở trong việc quản lý không tốt cho ai hết. Tin đồn! Để tôi giải thích.

Eve 15 tuổi khi cô trở về Anh. Cô đã trưởng thành hơn khi vắng em trai. Cô học đại học và làm ở ngân hàng, xinh xắn, ngọt ngào, mặc áo cổ chữ V trông rất gợi cảm, nhưng chững chạc hẳn ra.

Cô bắt gặp cái nhìn của Adam khi vào căn nhà mới ở Esher. Trông cậu tự tin. Cậu không thông minh và cạnh tranh như chị, nhưng cậu dễ nhìn và

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013105

Page 106: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

hấp dẫn. Sao Kim ở cung Hổ Cáp mà. Cậu luôn nghĩ về điều gì đó tốt đẹp hơn có thể đang ở phía chân trời. Cậu không lập gia đình. Adam nói với Eve: “Không thể liều được”. Cô cho cậu là “bóng”. Cô hỏi: “Giả sử các đứa trẻ đều như em thì sao?”.

Cô lập gia đình, có hai con trai thông minh và đẹp trai, đều ở cung Bảo Bình. Cô không nói xấu ai, ngoại trừ... Adam! Khi cô 45 tuổi, cô làm mọi người ngạc nhiên vì cô giải phẫu thẩm mỹ nâng mũi, sửa cằm và cắt mắt.

Adam nhìn có vẻ già trước tuổi, hói đầu, không hấp dẫn với phụ nữ. Còn Eve trông càng đẹp ra. Chồng mất. Cô có tình yêu mới dù ở tuổi thất thập. Adam tham gia công ty gia đình. Người cha bị bệnh Alzheimer rồi qua đời. Người mẹ bị nứt xương hông và cũng qua đời. Adam và Eve chỉ miễn cưỡng gặp nhau ở buổi họp. Cũng như mẹ, Eve là người canh tân. Cô muốn chính các con mình điều hành công ty.

Nếu Adam chết trước, cổ phần của cậu sẽ thuộc về Eve, và rồi sẽ thuộc về các con. Nếu cô chết trước thì tất cả là của Adam. Các thư mời công ty cổ phần được gởi đi vào tháng 11/2006. Adam muốn ghi “Adam và Eve Hambeldon”, Eve muốn ghi “Eve và Adam Hambeldon”. Adam hỏi: “Sao vậy? Em ghi theo mẫu tự mà”. Eve nói: “Nhưng chị sinh trước mà”. Mỗi người một ý, không ai chịu ai. Adam nói: “Được, cứ ghi Eve và Adam Hambeldon”.

Adam đón Eve đi dự tiệc. Cô có cảm giác được quan tâm. Nhưng vừa đi một chút, cô nói: “Dừng lại, chị quên đôi giày”. Cậu nói: “Chị đang đi giày mà”. Cô nói: “Đôi giày dự tiệc kìa. Phải quay lại thôi. Chị không thể đi đôi giày này”. Adam nhìn chị. Eve nói: “Tin chị đi, chị của em mà”. Cậu nói: “Đó mới là vấn đề”.

Nhưng rồi chị em cũng thuận thảo từ sau bữa tiệc đêm giao thừa. Họ cùng đi thăm mộ cha mẹ,

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013106

Page 107: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

và cùng xin lỗi nhau. Bỏ qua hết những gì thuộc về năm cũ để bắt đầu một năm mới tốt đẹp...

Trầm Thiên Thu (dịch)(Nguyên tác A Tale for New Year’s Eve của

Fay Weldon)

Lê Đức Luận(*)

Từ ăn tết tháng Tý đến ăn tết tháng Dần

nước ta hiện nay, nhiều nơi vẫn còn lưu giữ những dấu vết cổ xưa về hệ tên tháng nguyên

thủy bắt đầu từ tháng Tý, tương ứng với tháng 11 âm lịch, là tháng đầu năm. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì đến thế kỷ XIX, người dân Bất Bạt, Mỹ Lương, tỉnh Hà Tây cũ vẫn “hằng năm lấy tháng 11 làm tháng đầu năm, hằng tháng lấy ngày mồng hai làm ngày đầu tháng, gọi là tháng lui, ngày tiến”. Theo Đặng Nghiêm Vạn, lịch của người

* (*) Tiến sĩ, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013107

Page 108: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Khơ Mú bắt đầu từ tháng 11, sớm hơn lịch Việt hiện nay 2 tháng. Lịch của người Việt hiện nay là ảnh hưởng của lịch nhà Hạ và các triều đại sau của Trung Hoa. Nhà Chu đã từng theo lịch Tết phương Nam, nên vẫn dùng tháng Tý là tháng đầu năm, sau này nhà Thương dùng tháng Sửu (tháng 12 âm lịch) làm tháng đầu năm. Ở Việt Nam cũng có thời kỳ ăn Tết vào tháng Sửu như nhà Thương và tháng Mười Một được gọi là tháng Một. Dấu vết đó thể hiện trong truyện cổ tích Tại sao sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hẹp lại. Truyện kể rằng vào thời Lý, đoạn kể về ông bà bán dầu: “Hôm đó vào ngày ba mươi tháng Một, hai vợ chồng định bụng bán mẻ dầu cho một số chùa chiền vào khoảng cuối năm, người ta cần dùng dầu để thắp Tết”. Tháng Một đây chính là tháng Mười Một vì tháng Một là tháng Giêng theo cách ăn Tết hiện nay thì là tháng đầu năm, đã qua Tết chứ không phải tháng cuối năm. Sang đến nhà Hạ thì dùng tháng Dần (tháng 1 âm lịch) làm tháng đầu năm. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ và thực hiện cho đến ngày nay.

Người xưa chọn tháng Tý, tức là tháng 11 hiện nay, chính là tháng Một - tháng đầu năm, tháng 12 gọi bằng tháng Chạp và tháng 1 gọi là tháng Giêng, đến tháng Hai mới chính thức ứng với số 2. Như vậy, thứ tự các tháng là: một, chạp, giêng, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười. Tháng Tý là tháng con chuột, biểu hiện của sự no đủ. Có lẽ con chuột là con vật ăn ngũ cốc như hạt lúa, hạt ngô, củ khoai... Thức ăn mà nó ăn đã trở thành sự gợi ý cho thức ăn của con người. Người xưa từ những hạt ngũ cốc trong tự nhiên mà chuột ăn để

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013108

Page 109: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

hái lượm, rồi tiến đến trồng trọt làm thức ăn cho mình. Thần thoại kể về việc tìm ra giống lúa của người Mường, truyện Đẻ gạo kể rằng, để có giống lúa con người phải nhờ bìm bịp, gà sống và các thứ chim, chúng đều từ chối. Cuối cùng chuột nhận lời với điều kiện là sau này được ăn lúa mới chịu lên đường. Chính vì có công lớn nên con chuột được mang tên tháng đầu giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Đó chính là tư duy của người làm nghề nông, chuột trở thành con vật mở đầu cho sự phát triển, sinh sôi. Tháng 11 (Một) là tháng mở đầu chu kỳ canh tác mới. Tháng 10 là tháng kết thúc vụ Mười, vụ lúa thứ ba sau vụ mùa và vụ chiêm, kết thúc một chu kỳ canh tác. Ca dao có câu:

Bao giờ cho đến tháng MườiNấu nồi cơm nếp vừa cười, vừa ăn

Các cư dân Đông Nam Á thường ăn tết vào dịp sau thu hoạch vụ mùa gọi là Tết mừng lúa mới, cơm mới. Lễ Ôk Ôm Bok của đồng bào Khơ-me, hàng năm tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Ada, lễ hội tạ ơn mùa của người Pakô được tổ chức vào tháng 10, tháng 11 âm lịch. Dân tộc Pà Thẻn có lễ hội nhảy lửa, được coi như lễ hội mừng lúa mới của họ. Nó bắt đầu vào giữa tháng 10 âm lịch, khi mùa vụ đã thu hoạch xong và kéo dài qua Tết Nguyên đán mới kết thúc... Mỗi năm, lịch nông nghiệp Bru-Vân Kiều gồm 10 tháng, tiếp đến thời kỳ nghỉ ngơi, chơi bời trước khi bước vào mùa rẫy mới. Như vậy, tháng 11 chính là tháng bắt đầu nghỉ Tết cơm mới. Tết cơm mới của người Kinh thường vào các ngày từ mồng 1 đến 10 tháng 10 âm lịch. Đây là tết mừng vụ thu, còn gọi là tết Hạ nguyên hay tết Thường tân.

Như vậy, phần lớn cư dân Đông Nam Á đã ăn Tết vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 (Một), kết thúc

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013109

Page 110: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

mùa vụ và một năm sản xuất. Tháng 11 (Một) âm lịch là tháng đầu năm mới là hợp lý, đúng với thời tiết phương Nam. Cuối tháng 10 và đầu tháng 11 (Một) là tiết cuối Thu đầu Đông nên thời tiết rất thuận lợi, khởi đầu cho một năm mới nghỉ ngơi cho người và gia súc, đến tháng Chạp mới bắt đầu trồng trọt, ứng với tháng Sửu, tháng con trâu là con vật gắn bó với nghề nông. Nếu ăn Tết vào tháng Sửu, tức là tháng Chạp thì qua rằm người ta cày cấy cũng thong thả, phù hợp. Hiện nay ăn tết vào cuối tháng chạp và đầu tháng giêng nên việc đồng áng và chuẩn bị Tết rất bận rộn, vất vả. Tết Hạ nguyên hay Tết Thường tân của người Kinh từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 10 âm lịch chính là dấu vết của Tết cuối năm, kết thúc một chu kỳ canh tác và tháng 11 là tháng đầu năm mới. Như vậy, tùy theo lịch thời vụ và theo từng thời kỳ, từng khu vực, cộng đồng dân cư mà có xê dịch thời điểm ăn Tết trong khoảng cuối tháng Mười đến đầu tháng Chạp âm lịch. Đây là Tết đúng thời tiết của cư dân phương Nam với nghề nông, là một cách quan niệm mang giá trị khoa học.

Ngày nay, Tết chỉ phù hợp với thời tiết 4 mùa, với tháng Dần được xem là tháng đầu xuân mở đầu một năm và tháng Chạp kết thúc mùa Đông, kết thúc chu kỳ một năm. Tuy nhiên, theo cách ăn Tết hiện nay thì vẫn thuận lợi với người phương Nam, thời tiết vào Xuân còn người phương Bắc vẫn còn tiết Đông, dù là cuối Đông.

Người Trung Hoa chú trọng đến con hổ, con vật sức mạnh, biểu tượng cho sự hùng cường và ăn tết theo lịch Âm Dương. Tuy nhiên không phải ngay từ đầu, cư dân phương Nam, trong đó có người Hoa Trung Nguyên ăn Tết vào tháng Dần mà ăn Tết thay đổi từ tháng Tý đến tháng Sửu rồi tháng Hợi, cuối cùng mới tháng Dần như hiện nay. Việc ăn Tết

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013110

Page 111: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

của người Việt Nam cũng theo sự thay đổi đó. Thời nguyên thủy, các cư dân phương Nam từ Trung Quốc và Việt Nam cho đến Triều Tiên đều ăn Tết tháng Tý. Nếu ăn Tết theo tháng Tý là ăn Tết theo chu kỳ lịch thời vụ trong một năm thì ăn Tết theo tháng Dần (tháng con Hổ) là ăn Tết theo tiết. Tháng Giêng là tháng kết thúc mùa đông mở đầu mùa xuân trong chu kỳ 4 mùa của một năm. Tháng Giêng là tháng cây cối bắt đầu ra hoa, kết trái nên là tháng sinh lộc, mà lộc là biểu trưng cho sự phát triển sinh sôi. Có thể đây là lý do vì sao cư dân Đại Việt chọn tháng Giêng (tháng Dần) là tháng đầu năm thay tháng Một (tháng Tý).

L.Đ.L

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013111

Page 112: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Huỳnh Minh Tâm

Bền bỉ những khát vọng năm kể từ khi tách tỉnh (1997-2012), so với chiều dài lịch sử một vùng đất kiên trung

như Quảng Nam thì khoảng thời gian ấy quá ngắn ngủi. Nhưng so với quá trình sáng tạo của những người cầm bút, so với những chuyển đổi các thế hệ sáng tác, kẻ ở người đi, sự đổi thay các quan niệm, các giá trị xã hội cùng với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, thì chắc rõ là dài. Những cây bút của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam đã góp mặt khá đầy đủ trong tuyển tập: Quảng Nam 15 năm một vùng văn học(*), như muốn đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa và có giới hạn, như muốn nhìn lại và vươn tới, “hướng về việc tìm tòi những cách thể hiện mới mẻ để hy vọng có thể đồng hành với sự chuyển đổi của người đọc hôm nay”. Trong tập sách này, những thế hệ cùng đồng hành, những “gu” thẩm mỹ khác nhau, các phong cách viết khác nhau, các quan niệm về chân, thiện, mỹ có thể khác nhau..., nhưng tựu

15

* (*) NXB Hội Nhả văn - 2012.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013112

Page 113: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

trung vẫn là khát vọng bền bỉ về con người, tình yêu và cái đẹp với những số phận, những tâm tư, những lo toan, những xúc cảm mang “âm hưởng” của vùng đất Quảng Nam “đầu sóng ngọn gió”.

Trong Quảng Nam 15 năm một vùng văn học, lớp cha anh có tác giả Vũ Minh. Ông sinh ngày 3/2/1924, tại Hội An, tính ra đã ngoài thất thập lâu rồi. Cách đây chừng mười năm vẫn còn thấy ông đi lại đây đó, viết lách đều. Nay thì dường đã nghỉ ngơi. Ông đã có những đầu sách ấn tượng: Âm vang lòng biển (thơ, 1984), Thơ Vũ Minh (1991), Giọt sương, Giọt trăng (thơ, 2001). Nay ông góp 2 bài trong tuyển. Thơ ông giản dị, trong sáng tình yêu về con người:

Anh cứ ngỡ yêu em từ kiếp trướcThuở mái tóc bên em còn xanh mượtTrời mùa xuân sóng nắng đuổi nhau bayVà bàn tay nắm chặt lấy bàn tayGió lốc thổi không bao giờ nghiêng ngảTình yêu chậm vội vàng chi giục giãĐể chừ đây mây trắng quyện sông trôi...

(Yêu thầm) Nhà văn Nguyễn Bá Thâm, nguyên Tổng Biên tập

Tạp chí Đất Quảng nhiều năm, đã có những tập bút ký hay: Đi dọc đường biên (2004), Đất của máu và lửa (2005). Hai tác phẩm Miền đất trung du, Làng đầu nguồn in trong tuyển tập này là mạch nguồn sáng tạo của ông viết về Quảng Nam một thời oanh liệt chống giặc và bây giờ là xây dựng đất nước. Văn của ông đầy xúc cảm, nóng hổi các sự kiện, tính nhân văn cao.

Tác giả Phạm Thông, hiện là Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật Tam Kỳ. Những năm gần đây ông viết khá nhiều, đặc biệt là bút ký và đã có những thành công nhất định. Ông đã in 2 tập bút ký: Cát đỏ (2010) và Tam Kỳ thời lửa đạn (2012). Trước đó, ông đã in 2 tập thơ: Lời của cát (2000), Xin

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013113

Page 114: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

giữ chút tình (2009). Văn ông trong sáng, mạch lạc; thơ ông có nhiều nốt duyên thầm.

Đất vùng đôngQuê tôi nghèo lắmCủ khoai congQuấn mình trong cátNgón chân mẹ giàNguệch ngoạc giữa đường trưa

(Lời của cát)Rồi còn phải kể nhà văn “lão thành” chuyên viết

bút ký Hồ Duy Lệ, với Khôn nguôi Vĩnh Trinh, Chiều cuối năm; tác giả Trương Xuân Đông góp mặt với hai bài thơ: Không đề, Có một thời như thế.

Lớp kế tiếp các tác giả kể trên, có lẽ khá đông, đã góp phần làm “dày” thêm tập sách cả hình thức lẫn nội dung. Tác giả văn xuôi Tiêu Đình đã xuất bản khá nhiều đầu sách: Phiên tòa trên cát (1997), Đội bóng nhí xóm mới (2011), Mộng du giữa ngày (2009), Ngoài tầm bão xoáy (2011)... Kể từ ngày về Hội làm công tác quản lý, dường như việc viết lách của anh không những chững lại mà còn có vẻ đều đặn hơn.

Tác giả Mai Thanh Vinh, quê Điện Bàn, cũng đã ra mắt bạn đọc 2 tập thơ: Khát trăng (2003), Góc khuất (2008). Dù chịu nhiều áp lực công việc của người mẹ, người vợ và chuyện bếp núc, chị vẫn viết sung sức, nhất là thời gian gần đây, thơ chị thêm phần góc cạnh, tiết tấu nhanh, mạnh, đặc biệt là về số phận người phụ nữ trong cuộc sống nhiều bất trắc, và nỗi cô đơn thường trực.

Ta về tạ lỗi mẹ chaBặt tăm từ thuở bỏ nhà tha hươngBa mươi năm lạc con đườngQuẩn quanh nắng gió mưa sương gánh

gồng

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013114

Page 115: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Trở về tay vẫn trắng khôngMới hay vườn cải lên ngồng từ lâuĐâu còn dò dẫm nông sâuAo làng giờ đã bạc màu thu phaiCúi xin tạ lỗi đêm dài...

(Lục bát chín câu) Tạm gọi là cùng trang lứa với Mai Thanh Vinh còn

có Lê Thị Kiều Chinh, một người luôn lặng lẽ, khiêm nhường trong cuộc sống đời thường, sinh hoạt hội họp lẫn bút pháp trong thi ca. Chị viết: “Lặng lẽ như cây chuối trong vườn/ lặng lẽ sinh con/ lặng lẽ xanh rồi chín/lặng lẽ dâng người những trái vàng ngọt lịm/ hương trong vườn có lẫn cả hương em” (Lặng lẽ). Tác giả Phương Dung, quê Tam Kỳ, có cách viết “hoạt bát” hơn, thể hiện tự ngã nhưng nhức và mãnh liệt: “Đàn ông vẫn tồn tại trên thế gian này/ làm chủ những lâu đài/ những lâu đài đều có người gác cổng/ cần mẫn và dữ dằn/ đôi khi dịu dàng/ nhưng không hề vơi lòng ngờ vực/ những người đàn ông giống nhau lạ lùng/ đều muốn bước ra khỏi lâu đài bằng đôi chân vững chãi/ nhưng lại quên mang theo linh hồn/ nên họ về nhầm” (Sự giống nhau của gió). Chị cũng đã xuất bản 2 tập thơ khá ấn tượng là: Vừng ơi (2003), Phía tàn tro (2011). Rồi Lê Thị Điểm, quê Quế Sơn, góp mặt 2 tác phẩm thơ: Gió đèo Le và Thiên sứ. “nếu được làm ngọn gió đèo Le/ Em sẽ đi tìm đôi dép lạc mang vào chân mẹ/ nâng nhẹ gánh vai cha/ và ru anh/ mỗi khi anh mỏi phố về nguồn/ có thể chỉ là bóng chim tăm cá/ gió đèo Le vẫn dịu dàng cần mẫn” (Gió đèo Le). Hay Đỗ Thị Kết với 2 bài: Chỗ rốt ráo, Tượng gỗ và nhà đất. “Anh mù/ viếng bạn vào đêm/ khi về/ gia chủ biếu cây đèn/ với tôi, đèn có như không/ dù sáng hay tối cũng đồng như nhau/ anh đâu đi giữa ban ngày/ nếu không có nó chẳng hay chút nào/ người sau, kẻ trước va vào/ thôi thì cầm lấy có sao đâu mà/ anh đi chưa được bao xa/ người từ phía trước bỗng va suýt nhào/ anh

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013115

Page 116: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

rằng: không thấy đèn sao?/ bạn ơi nến tắt tự bao giờ rồi” (Chỗ rốt ráo). Bạn đọc dường như vẫn chờ đợi những tác phẩm mới hơn của các chị.

Tác giả Lê Trâm, một cây bút “già dặn” của đất Quảng với các tập truyện như: Nghe vọng tiếng đồng (2010), Một giấc Hồ Điệp (2007), Mơ về phía chân trời (2004)... cũng góp mặt hai truyện ngắn “đặc sắc” của anh sáng tác thời gian gần đây: Một giấc Hồ Điệp, Truyện đốt theo sông. Lê Trâm, như nhiều anh em văn nghệ đất Quảng nhận xét, là cây bút văn xuôi chững chạc. Anh luôn có tư duy đổi mới, chịu học hỏi, ham đọc, ham đi thực tế và “viết thu hoạch”. Văn anh có chất biền ngẫu, giàu xúc cảm, đôi khi trào lộng, đi vào sông núi quê nhà thấm đất thấm cây, đi vào lòng bạn đọc đầy hứng khởi.

Tác giả Phùng Tấn Đông, người luôn cổ xúy cho sự đổi mới của thi ca, nhất là các trào lưu văn học những năm gần đây như thơ Tân hình thức, văn học hiện đại và hậu hiện đại, những khuynh hướng thơ hội nhập với thế giới mở. Rồi anh “lấn sang” lĩnh vực truyện ngắn, những quan niệm siêu liên kết, sự chồng chéo, đan cài các thể loại trong một văn bản, và dường như ở đây anh cũng có một số thành công. Trong tuyển này, thơ anh góp 2 bài: Diễn từ của loài hổ nanh kiếm Smilodon, Nghe những gió mồ thổi lại; ở văn, anh có truyện: Mưa suốt tháng giêng. Cả hai lĩnh vực, dường gặp nhau ở một điểm là cách viết của anh phóng khoáng, tự do, ít câu nệ hình thức truyền thống, ngôn ngữ diễn đạt có phần “Tây hóa”, cách đặt vấn đề lạ, riết róng.

Đừng vội cười tôi cũng như con người tôi không chọn cha mẹ chọn thời để sinh ra để chết

tôi có hai chân sau ngắn hơn hai chân trướctất nhiên tôi có hai răng nanh dài như hai thanh

kiếm thép

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013116

Page 117: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

(các nhà cổ sinh vật học cho rằng tuy vậy sức nhai của răng tôi yếu hơn loài hổ thường hoặc sư tử)

tôi sinh ra hoặc để chiến đấu hoặc chếtbởi hai chân sau ngắn tôi chạy chậm bởi răng

của tôi tuy dài nhưng nhai yếutôi là Smilodon-hổ nanh kiếmđánh thì quen đánh đòn cận chiến dùng hai chân

trước dài kẹp chặt đối thủ những bò mộng voi ma mút lớn xác

tấn công chớp nhoáng tôi hoặc chiến thắng hoặc chết

(Diễn từ của loài hổ nanh kiếm Smilodon)

Rồi sự góp mặt của Nguyễn Chiến với tình yêu và u ẩn: ngày mai đời hết rươu/ ta còn cái ly không/ cất lên khà một cuộc/ đã cái đời thi ngông (Thông điệp trắng). Nguyễn Tấn Sĩ với thơ trào lộng và “khinh bạc”: dài hay ngắn cũng mưa mau/ ủ chung cái lạnh như nhau nỗi buồn/ tường vôi rêu đá cuống cuồng/ phù du chẳng biết yêu suông là gì (Không khí lạnh). Huỳnh Minh Tâm với 2 bài: Bài thơ về sự kiên nhẫn, Bài thơ về sự thật: sự thật cho tôi giấc mơ về cỏ và những vì sao/ sự thật hắt hủi tôi thành loài sói hoang/ sự thật tô vẽ tôi trên bức tường/ sự thật ở bên trong/ tâm hồn tôi/ cây ngã bóng sóng soài/ hắt lên ngọn lửa (Bài thơ về sự thật) gợi những khát vọng về một cuộc sống đằng sau những giấc mơ. Phạm Tấn Dũng ấn tượng với cách thể hiện mới, hiện đại, cách suy nghĩ “táo tợn”: những dòng sông rần rật hát lời câm/ rần rật khóc khuya/ rần rật những mạch ngầm âm ỉ đi trong mình/ nhưng không thấy mình (Nghịch sông). Nguyễn Hải Triều mang đến một không khí thơ đằm thắm, nặng tình quê hương: bữa về chỉ bến và tôi/ ngẩn ngơ một cánh buồm trôi giữa dòng/ lưng chừng nắng với mênh mông/ lặng im sông chảy mà không nói gì... (Lục bát gửi sông).

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013117

Page 118: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Nguyễn Đức Dũng ám ảnh bởi những thị phi trần thế, những lo toan của đời sống, giọng thơ riết róng, tựa “lên đồng” và lạ: đàn chim nhỏ sinh ra kế thừa đường bay truyền kiếp mộng mơ/ cắt liệng tài hoa không bao giờ lặp lại/ gà vịt ngỗng ngan nhẩn nha ăn quẩn trong vườn/ ưỡn ngực đập bụi mù biểu tượng/ làm sao biết mình bi kịch loài chim (Từ tổ chim trong sân trường đại học). Nguyễn Quang Cân miên man tình quê Duy Xuyên, tình mẹ và em: em đi rồi xa ngút một màu xanh/ là kỷ niệm những tháng ngày xưa cũ/ câu hát ngắn khó giãi bày tâm sự/ anh giấu lòng sau hai tiếng hò khoan (Đi tìm câu hát hò khoan).

Riêng mảng văn, ngoài những cây bút đã nêu ở trên, còn có Cao Kim với tác phẩm Mẹ và con, Duy Hiển với Lặng thầm dáng núi, Khiếu Thị Hoài với Khúc sông, Nguyễn Tam Mỹ với Bản nhỏ vùng giáp biên, Nơi từng sống và yêu. Nhìn chung các tác phẩm này đều nóng hổi các sự kiện, chất chứa những trầm tích văn hóa của một vùng đất máu lửa cả trong chiến tranh và đời sống. Riêng Nguyễn Tam Mỹ, sau những sự vụ “gay cấn, gây hấn”, tuy các tình tiết đã không còn nhiều chất “thời sự tỉnh lẻ” nhưng bút pháp vẫn cay nồng, sâu sắc.

Trong tập sách Quảng Nam 15 năm một vùng văn học, điều tôi chú ý nhất, có lẽ là những cây bút “trẻ” (khái niệm “trẻ” ở đây được hiểu theo nghĩa: có thể trẻ tuổi đời, có thể trẻ tuổi nghề, có phong cách viết trẻ, mới vào Hội, ít chịu tác động các khuynh hướng văn học lỗi thời...). Chẳng hạn, Trương Vũ Thiên An (viết cả phê bình, thơ và văn xuôi), mặc dầu vào Hội cũng đã lâu, viết bền bỉ, nhưng những trang thơ của anh dường như mới mẻ, ấn tượng: cuối mùa, những con nước cũng rút thôi/ chào những dòng sông róc rách một đời, róc rách một thời/ chào những dòng sông tí tách một ngày, tí tách một trời/ để lại hồn nhau những đường

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013118

Page 119: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

dâu bể/ mai mốt bên bờ sông có kẻ sang sông giữa mưa nguồn chớp bể (Những dòng sông nắng thắp). Luyến láy những câu thơ tự nhiên như nhiên, trong trẻo lạ lùng. Trong khi đó, văn anh ngọt ngào và mê hoặc... Ngô Thị Thục Trang, thân nữ dặm trường trên con đường văn thơ dài dằng dặc. Dường như ở cây bút trẻ này luôn có sự mẫn tiệp, tinh tế. Trong tuyển tập, thơ có: Cafe ngã sáu, Con gái miền Trung, Mắc nợ tháng giêng; văn có: Trôi qua mùa đông, Những cơn mưa ở lại. Truyện cũng như thơ Trang thường lưu lại ở người đọc một tình tiết, một ấn tượng nào đó thật xúc cảm, dẫu chưa phải quá sâu đậm, nhưng cũng miên man xao xuyến: mắc nợ tháng giêng tóc bà mây trắng/ cổ tích ru con ngủ giữa hương trầu/ cổ tích con nghe đoạn kết nào cũng đẹp/ mà một chiều con lạc nội suốt ngàn sau (Mắc nợ tháng giêng). Nguyễn Tấn Cả chịu (hoặc số phận?) sự trôi nổi thác ghềnh của tháng ngày mà “xanh biếc” những câu thơ đầy nhiệt huyết:

Trong bề bộn gương mặt, tôi nghe những nếp nhăn cười đùa

Những tế bào da nổi cơn sốt sắc màu giới tínhThời gian đạp chân khổng lồ lên từng sợ hãiGiẫm đạp hoài nghi về nước mắt con người

(Đường bay)Rồi phải kể thêm Nguyễn Ngọc Chương với văn:

Tiếng còi tàu cuối năm, Lão Hườn; Huỳnh Thị Thu Hậu với Nhật ký cho đỉnh bình yên; Nguyễn Bá Hòa với Cái bẫy, Về với bố; Phạm Thúc Hồng: Ánh trăng u huyền; Đặng Trương Khánh Đức: Tù và gọi tung tung za za, Miền ký ức; La Trung có thơ: Nở sáng, Lá dỗ; Thái Bảo-Dương Đỳnh có Xin gửi mai sau, Nam mô, Trưa rừng, v.v... Cùng với đó là Phan Chín với hai bài thơ: Địa chỉ tình yêu, Vĩ thanh, có cách nhìn sự vật, sự việc trần trụi, đầy cảm hứng và thách thức:

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013119

Page 120: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Những cuộc tình đang bị xâm thựcthời gian lở vào đời ngườidấu chân tuổi hằn sâu lên mắtChợt trỗi dậy ý nghĩ chạy trốnlại vấp tiếng rên đắm đuối nụ hôn cuồng

(Vĩ thanh) Hai tác giả nữa, gây ấn tượng mạnh trong thời

gian gần đây là Đỗ Thượng Thế và Nguyễn Giúp. Đỗ Thượng Thế thì như nhà thiết kế (hay bị ám?) ngôn ngữ. Thơ anh đầy đặn cái tôi mạnh mẽ, quyết liệt để phản ánh hiện thực trong giấc mơ méo mó. Cái nhìn của anh về thế sự thật lạnh lùng, đôi chút hóm, mang tính ẩn dụ, phúng dụ, bắt người đọc phải “động não”, phải va đập cùng trái tim nóng hổi nhịp sống của thời đại:

Bà ơi!Ngày ngàyNgụp trong bụi phốCháu lại thấyCon sông quê mình phăm phăm về phía nghẹn

đêmĐêm vỡ ải như trạnh cày sục ruộngTừng đàn bò quày đầu bên kia bờ ào lên cơn

sập nướcLớp lớp chân non giạt những mùa giôngGiạt tiếng chim bập bềnh sương giáGiạt tàn đuốc sậy giạt thất thanh đỉnh lũ giạt

lùm lùm khuya(Niệm sông)

Còn ở Nguyễn Giúp là một phong cách thi ca vừa đơn giản thô nhám, vừa xa lạ bạo liệt:

Có tôi quay về chốn cũBãi bồi quê cha quê mẹXanh non lúa non dâuMỏng mảnh nỗi niềm sông từng hồi thứcKhuôn mặt người quen chảy dài mùa màngĐêm quê họ mỏi lòng nguồn cội

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013120

Page 121: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Tre cong đời tre gửi vào đất đai khúc chiếtLục tung nỗi nhớ nhà lại gặp sắn khoai lận đậnNửa đời không giấc mơ buổi trăngLàm sao như con bê vàng ngây ngô bú mẹLàm sao bẻ thân lau mà cờ

(Tôi & sông)Điều dễ dàng nhận thấy là ở tuyển văn - thơ này

có sự góp mặt của nhiều gương mặt mới với những phong cách khác nhau, và luôn cố gắng thoát khỏi cái bóng của những người đi trước và tránh giẫm lên dấu chân của chính mình. Dường như cách viết truyền thống, cách tư duy truyền thống, những màu sắc tượng trưng, những ẩn dụ truyền thống, nếu đã lỗi thời, được thế chỗ cho những nét mới mẻ, tinh khôi. Thể thơ tự do, cách viết phóng khoáng, ít chịu “niêm luật”, ngôn ngữ giảm bớt những “tính từ” - nguồn gốc của cảm xúc “duy tình ẻo lả”, giảm bớt những sáo ngữ. Truyện giảm bớt thời gian tuyến tính, cách kể nhiều ngôi thứ, nhân vật đan xen, truyện không nhân vật, hoặc không khắc họa tính cách nhân vật một cách thô thiển, quá rõ ràng, không thay đổi...

Những đóng góp sáng tạo bền bỉ, những khát vọng vô bờ bến của các tác giả là hội viên Hội Văn học-Nghệ thuật Quảng Nam đã tạo nên một bầu không khí nồng ấm và tin tưởng cho Quảng Nam 15 năm một vùng văn học, và cho những hy vọng mới trên tiến trình phát triển và hội nhập...

H.M.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013121

Page 122: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Phan Văn Minh

“Biến thiên” trên những vùng miền dân ca

ần giống với cách phân chia các khu vực thời tiết của ngành Khí tượng thủy văn, các nhà

nghiên cứu lý luận Âm nhạc Việt Nam cũng xác lập các vùng miền dân ca nước ta thành 6 khu vực lớn: Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, dân ca đồng bằng và trung du Bắc bộ, dân ca Bắc Trung bộ, dân ca Nam Trung bộ, dân ca đồng bằng sông Cửu Long và dân ca các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy là hai lĩnh vực khác nhau nhưng sự tương đồng này không hẳn là ngẫu nhiên.

G

Mặc dù so với nhiều quốc gia khác, nước ta có diện tích lãnh thổ thuộc hạng khiêm tốn (336.836km2, xếp thứ 66/194 nước), nhưng nếu xét theo vĩ độ thì dáng dấp cũng đạt tiêu chuẩn... “chân dài” với “chiều cao” trên 150 vĩ, tức là hơn 1/6 bán cầu. Điều đó tạo nên sự đa dạng của khí hậu trên toàn lãnh thổ và là một trong những nhân tố mạnh mẽ, bất biến, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các đặc điểm về nhân văn và bản sắc văn hóa của từng cộng đồng cư dân. Bên cạnh

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013122

Page 123: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

đó còn có sự tác động của các nhân tố khác như địa hình, lịch sử, ngôn ngữ, sắc tộc..., tất cả đã làm nên một bản đồ vùng miền văn hóa nhiều màu sắc trên dải đất hình chữ S thon thả này.

Dân ca, tuy chỉ là một bộ phận của nền âm nhạc dân gian và là một mảng nhỏ trong bức tranh di sản văn hóa cổ truyền, nhưng lại là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất và nhạy cảm hơn cả đối với các yếu tố kể trên do cấu trúc tác phẩm và phương thức diễn xướng tương đối đơn giản. Vì vậy, bản đồ vùng miền của dân ca đã được định hình khá rõ nét trên cả hai phương diện: hình thức - thể loại (bao gồm hình thức cấu trúc tác phẩm và phương thức diễn xướng) và nội dung biểu đạt (bao gồm nghệ thuật âm nhạc và ngôn ngữ). Ở đây, tôi chỉ nêu lên vài dẫn chứng nhằm gợi mở các ý niệm trong nội hàm của vấn đề đã được đặt ra.

Về hình thức, có thể nhận ra những “đồ thị biến thiên” theo các thông số sau:

- Sự hình thành các thể loại dân ca mang tính hệ thống về làn điệu có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam. Các khu vực phía Bắc tồn tại đậm đặc và đều khắp những hệ thống bài bản cùng với lề lối tổ chức diễn xướng tập thể đặc trưng đã làm nên “thương hiệu” cho từng tiểu vùng dân ca. Có thể kể ra: Ở Bắc Ninh có hát Quan họ; ở Phú Thọ có hát Ghẹo, hát Xoan; ở Nam Định có hát Chầu văn; ở vùng Hải-Hưng có hát Trống quân... Ngay cả một số dân tộc miền núi cũng có những hệ thống như thế: Người Nùng hát Sli, người Tày hát Lượn... Dọc theo dải đất miền Trung, rải rác vẫn còn một vài thể loại đại diện nhưng tính đặc trưng về làn điệu và sự chặt chẽ về qui cách diễn xướng đã giảm dần. Ở Thanh Hóa có tổ khúc Múa đèn gồm 10 bài bản độc lập hát về những công đoạn của nhà nông. Ở Nghệ Tĩnh có lối hát Dặm (hay Giặm?) với một vài qui ước về cấu trúc bài bản. Ca Huế ở Bình Trị

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013123

Page 124: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Thiên không được coi là một thể loại dân ca mà là sự tổng hợp nhiều thể loại, trong đó có sự pha trộn giữa các yếu tố dân gian và cung đình. Đến khu vực Trung Trung bộ, dân ca Bài chòi có thể xem là một thể loại mang tính hệ thống với những làn điệu cơ bản như Xuân nữ, Cổ bản, Xàng xê, Hò Quảng... Tuy nhiên, thể loại này có lẽ chưa phải là “hàng cổ” bởi lịch sử hình thành chưa đến 100 năm. Còn hát Sắc bùa và hát Bã trạo ở vùng này lại mang tính chất tập quán tín ngưỡng nhiều hơn là sự xác lập một thể loại dân ca. Vào đến cực Nam Trung bộ và Nam bộ, tính hệ thống của làn điệu và tính tập thể trong diễn xướng đã dần dần mờ nhạt rồi mất hẳn, kể cả khu vực Tây Nguyên.

- Song hành với “đồ thị” trên, có thể nhận ra một sự “biến thiên” khác đi ngược từ Nam ra Bắc với các thể loại có làn điệu độc lập và mang tính đơn diễn là chủ yếu, trong đó hai thể loại đại diện phổ biến là Hò và Lí. Hò thường xuất hiện tập trung ở những vùng đồng trũng, sông nước. Đó là một thể loại dân ca còn đơn giản về giai điệu, phần nhiều có tính đối đáp ngẫu hứng. Dường như cả khu vực Đông-Tây Nam bộ đều sở hữu chung một phong cách Hò thường gọi là Hò Đồng Tháp. Điểm chung đó chính là âm điệu của những câu hát lối thể hiện nội dung cần gởi gắm. Còn ngoài ra, sự phân biệt các “điệu hò” thường không căn cứ vào làn điệu, cấu trúc tác phẩm mà chỉ dựa vào không gian diễn xướng hoặc cách luyến láy, đưa hơi. Nếu ai đã từng nghe những câu hò dưới đây thì sẽ thấy rằng chúng có cùng giọng điệu:

+ Một câu hò Trà Vinh, miền Tây Nam bộ: Hò...ơ...ơ...ơ... Tay cắt tay sao nỡ, ruột cắt ruột sao đành! Một lời thề biển cạn non xanh. Chim kêu dưới suối, vượn hú trên nhành, qua không bỏ bậu ơ...ơ...

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013124

Page 125: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Chớ qua không bỏ bậu mà sao bậu đành bỏ qua ơ...ơ...

+ Một câu hò Đồng Nai, thuộc miền Đông Nam bộ: Hò...ơ...ơ...ơ... Nho nhỏ như em đây luôn chặt dạ bền lòng. Dẫu cho nước sông Đồng Nai có chảy cạn, đá Đồng Nai có bị mòn, thì thủy chung như nhứt, trước sau em vẫn giữ sắt son lời nguyền ờ...ơ...

Càng đi ra miền Trung, những điệu hò mang tính đơn diễn, ngẫu hứng càng thưa dần, tuy vẫn có thể kể đến một vài làn điệu khá đặc sắc như Hò chèo thuyền ở Quảng Nam, Hò mái nhì, Hò mái đẩy ở Huế... Nhưng sôi động hơn cả là những điệu hò tập thể, có giai điệu tương đối ổn định và thường được hát theo lối xướng - xô (Một giọng lĩnh xướng và nhiều giọng đồng diễn luân phiên nhau). Ở khu vực Trung Trung bộ tồn tại khá nhiều điệu hò theo kiểu này như Hò ba lý, Hò giã gạo, Hò giã vôi, Hò đua ghe, Hò mái ba, Hò tát nước... Có thể hình dung không gian của một cuộc Hò giã vôi với tiết tấu xướng-xô dồn dập sau đây:

(Xướng) Hố hò hố hụi!- (Xô) Hố ô hụi! - (Xướng) Xít hụi hò khoan!- (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) Lửa cháy núi lan - (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) A ngó lên - (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) Lửa cháy núi lan - (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) A bạn ơi mà khoan đã! - (Xô) Ớ là hố... ô khoan! - (Xướng) A lửa tàn- (Xô) Hụi hò khoan! - (Xướng) Lửa tàn hãy hay! - (Xô) Hụi hò khoan, hụi hò khoan, hụi hò khoan!...

Ra đến khu vực Bắc Trung bộ, tính hệ thống của các điệu hò tập thể lại được nâng lên một đẳng cấp mới với những tổ khúc hò liên hoàn. Chẳng hạn hệ thống Hò khoan Lệ Thủy ở Quảng Bình có 5 làn điệu cơ bản (thường gọi là mái hò): Mái chè, Mái nện, Mái xắp, Mái ba, Mái ruỗi. Tất cả đều được diễn xướng theo hình thức xướng-xô (có tài liệu

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013125

Page 126: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

ghép thêm Hò mái nhì, Hò nậu xăm, Hò khơi, Hò lĩa trâu thành một bộ Hò chín mái). Rồi dường như thể loại Hò đã dừng chân ở Thanh Hóa với “đặc sản” Hò sông Mã nổi tiếng. Đó là một tổ khúc gồm nhiều làn điệu có nội dung gắn liền với nghề lái đò dọc theo dòng sông Mã như: Hò rời bến, Hò đò ngược, Hò đò xuôi... Hò mắc cạn, Hò cập bến. Và kể từ đây, bóng dáng Hò gần như mất hút trên những cánh đồng bao la của đồng bằng Bắc bộ.

Quay sang Lí. So với các loại hình dân ca khác, Lí được xem là một thể loại ca khúc dân gian có giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao. Có thể nói đó là những viên ngọc được gọt giũa điệu nghệ hơn cả trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc. Lí chuẩn mực về điệu thức, chặt chẽ về cấu trúc, tài hoa về giai điệu và tinh tế về ca từ. Sự biến hóa giữa các cung bậc và phong cách luyến láy uyển chuyển trong giai điệu của Lí thường mang bản sắc riêng của từng vùng miền dân cư. Nhiều khi trong cùng một chủ đề lại có nhiều làn điệu mang tính địa phương rất khác nhau. Đơn cử như với nội dung liên quan đến “con sáo”, người ta đã sưu tầm được 30 điệu Lí con sáo trên khắp cả nước. Tuy nhiên, sự tồn tại của Lí cũng “biến thiên theo đồ thị” giảm dần từ Nam ra Bắc. Khu vực Nam bộ được xem là “vương quốc của Lí”. Ở đó các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được trên 300 làn điệu. Dường như trên xứ sở này, bất cứ một sự vật, hiện tượng hoặc khía cạnh tình cảm nào cũng có thể trở thành đối tượng của Lí. Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ nhận xét: “Nếu liệt kê các đề tài mà Lí đã thể hiện thì không sao kể xiết. Nó cứ ngổn ngang chồng chất tầng tầng lớp lớp, từ những sinh vật nhỏ xíu như con nhái, con cua, con cá, con cúm núm ở dưới bùn nước đến con chim quạ, con sáo, con ác là có đôi cánh nhỏ lanh lẹ; rồi con mèo lười bắt chuột, con ngựa ô của chàng trạng nguyên. Lí còn chế giễu cái máu Bùi Kiệm

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013126

Page 127: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

của ông Hương, ông Cả. Lí cảm thông cái ông đi ăn đám giỗ lấy bánh ít lận lưng đem về cho con. Lí đi dạo cảnh chùa, Lí nhai trái bắp, Lí trèo cây ổi, Lí gảy đờn tưng tưng. v.v...”.

Lí cũng có mặt ở các vùng miền khác nhưng với mật độ thưa thớt hơn. Miền Trung có Lí thương nhau, Lí con cu, Lí đi chợ, Lí năm canh, Lí hoài nam, Lí mười thương… và những dị bản của Lí con sáo, Lí ngựa ô, Lí Đồng Nai... Ở miền Bắc, ngoài bài Lí cây đa quen thuộc, các điệu lí khác như Lí giao duyên, Lí con chuột... có lẽ không được chú ý cho lắm. Ngoài ra, một số thể loại dân ca các dân tộc thiểu số cũng có thể được liệt vào Lí. Lối hát Papoăch- Panoăch của người Cơ-tu ở Quảng Nam là một ví dụ.

Trên đây là nói về sự “biến thiên” trong hình thức - thể loại dân ca. Bên cạnh đó, xét về nội dung biểu đạt, dân ca người Việt (dân tộc Kinh) cũng có sự thay đổi độ đậm nhạt theo trục Bắc - Nam ở một vài khía cạnh sau:

- Những bài bản có nội dung phản ánh tập quán, tín ngưỡng xuất hiện nhiều ở phía Bắc và giảm dần về phương Nam.

- Ngôn ngữ trong ca từ ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ chịu ảnh hưởng khá đậm nét của văn phong chặt chẽ ở chốn kinh thành, đô hội. Ngược lại, lời hát trong dân ca Nam bộ lại gần gũi với ngôn ngữ phóng khoáng của người lao động bình dân hơn.

- Khảo sát trong hệ thống điệu thức 5 âm, dân ca phía Bắc đa phần được xây dựng trên điệu Bắc (tương ứng với điệu Chủy) và điệu Huỳnh(*) (tương ứng với điệu Cung). Do đó, các làn điệu thường có * (*) Một số nhà nghiên cứu cho rằng điệu Huỳnh thực chất

là một biến thể của điệu Bắc vì chỉ lệch nhau nửa cung ở bậc III (Xang).

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013127

Page 128: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

tính chất trong sáng, vui tươi. Trong khi đó ở phía Nam, các làn điệu dân ca thường mềm mại, thấm đẫm chất trữ tình với hai điệu thức phổ biến là điệu Nam (tương ứng với điệu Vũ) và điệu Xuân (tương ứng với điệu Thương). Ngoài ra, trong dân ca Nam bộ còn có sự xuất hiện của điệu Oán. Đó là một điệu thức 5 âm đặc thù trong dân ca Việt Nam, không có mặt trong hệ thống ngũ cung của Trung Hoa. Những giai điệu được xây dựng trên điệu Oán thường biểu hiện những cảm xúc buồn da diết, vừa quyến rũ vừa xa xăm như nỗi lòng người lưu lạc. Rất dễ nhận ra điệu thức này khi nghe những bài bản quen thuộc như Lí chim quyên, Lí con sáo Gò Công, Ru con Nam bộ...

Cuối cùng, nếu những ý niệm về “đồ thị biến thiên” đã nêu trên đạt được một mức độ giá trị thực tiễn nào đó thì để giải thích điều này, có lẽ phải cần đến một quá trình nghiên cứu của nhiều học giả thuộc các lĩnh vực khác nhau. Riêng người viết bài này xin mạo muội đưa ra một giả định chủ quan rằng: Phải chăng tất cả những sự biến thiên cả về hình thức lẫn nội dung của dân ca dọc theo chiều dài đất nước, suy cho cùng, đều có nguồn gốc từ quá trình mở rộng cương vực về phương Nam? Bởi chính sự khác biệt về hoàn cảnh địa lí, về điều kiện quần cư hay du cư... đã hình thành nên những cộng đồng mới với những tiếp biến trong tập quán, trong tâm hồn con người. Điều này được biểu hiện qua các sản phẩm văn hóa tinh thần, trong đó có dân ca.

P.V.M

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013128

Page 129: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Võ Như Diệu

Thiên nhiên tươi đẹp trong nghệ thuật kiến trúc Chăm

uốt từ Quảng Trị đến Quảng Nam rồi vào tận Ninh Thuận, Bình Thuận, ở đâu cũng có thể bắt

gặp những công trình kiến trúc và điêu khắc Chăm. Hầu hết các công trình này đều mang chứa trong nó những tác phẩm nghệ thuật với nhiều dạng hoa văn trang trí từ đơn giản đến cầu kỳ khắp trên những đỉnh tháp cao chót vót, trên những góc tháp, tường tháp, đế tháp và cả ở cửa ra vào, đài thờ, bệ thờ cho đến trang phục của các nhân thần, vật thần... Ở đó, thiên nhiên tươi đẹp là một đề tài quen thuộc, với các dạng họa tiết hoa lá đơn giản và dây leo chằng chịt. Đặc biệt, các nghệ nhân Chăm đã khéo léo giản lược các yếu tố quá tự nhiên, nhằm tạo ra sự cô đọng trong từng chủ đề trang trí. Cùng với đó, họ còn biết kết hợp hài hòa giữa con người với tự nhiên; xen lẫn trong hình ảnh các vị thần, các vũ công hay các vị tu sĩ là hệ thống hoa lá và dây leo giàu yếu tố tạo hình.

S

Trong một số cột vách bằng đá tại Hà Trung - Quảng Trị, có thể nhận thấy sự tài hoa và đa dạng trong mô tả các chi tiết tạo hình, trang trí. Các họa tiết ở đây đa dạng về hình mảng; nhiều kích cỡ lớn,

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013129

Page 130: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

nhỏ, dài, ngắn và uốn lượn theo dạng dây leo - một dạng thức trang trí có ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong kiểu thức ở hình H.01, các họa tiết dạng dây leo chyển động đều về phía đầu trụ, tạo điểm nhấn cho môtíp trang trí trong các dạng cột. Trong kiểu thức ở hình H.01b, các mảng, hình trang trí có chiều hướng thay đổi nhịp và họa tiết trong khoảng 1,5m của cột đá; các loại hình trang trí như dây leo cách điệu, được chia đều trong dạng cột lục giác... Tuy nhiên, về phía trên thì lại có sự thay đổi về nhịp trang trí và các họa tiết có phần đơn giản hơn, chủ yếu có hình chữ S đơn giản nằm trong từng diện khối nổi, chạy đều. Các loại họa tiết hoa cách điệu dạng xoay chiều sắp xếp xen kẽ, rồi lại đến mảng họa tiết hình chữ S sắp xếp nhắc lại. Trong kiểu thức ở hình H.01c, các môtíp được sắp xếp chuyển động theo dạng hình sóng nước; nhịp chuyển tới thuận chiều được trả lại bởi sự uốn lượn của các họa tiết như những bông hoa cách điệu. Bên cạch sự chuyển động cầu kỳ ấy còn có một dạng môtíp chuyển động hài hòa với họa tiết đơn giản hình chữ S nối nhau theo kiểu nhắc lại... Điều thú vị là, sự thay đổi nhịp điệu, kiểu dáng, chiều hướng... có lúc đơn giản, thoáng, nhưng có lúc cũng rất chặt chẽ, dày đặc và tạo cho người xem cảm giác về một không gian tức tối, tưởng như khó thở nhưng vẫn hài hòa và đặc trưng.

H.01. Trang trí trụ cửa tại Hà Trung và H.02. Trang trí

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013130

Page 131: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Mỹ Sơn vòm cuốn Mỹ Sơn

Với kiểu thức ở hình H.01d thuộc phong cách Mỹ Sơn - một đặc trưng của phong cách muộn, có thể nhận thấy sự chuyển động của toàn bộ cột đá, có đoạn eo lại rồi nở ra về phía dưới. Ở cả hai đầu trụ đá đều có họa tiết trang trí đối xứng với hoa sen cách điệu - một trong những chủ đề trang trí phổ biến ở hầu hết các công trình kiến trúc Chăm. Cũng cần nói thêm là, nếu như tại Hà Trung - Quảng Trị, việc tạo hình trang trí tỉ mỉ, công phu, có những chỗ dày đặc, rối rắm... thì tại Mỹ Sơn - Quảng Nam, lại thấy môtíp trang trí trên cột đá có sự thoáng hơn về hình mảng, tinh tế hơn, với những họa tiết được xác định là chủ đề trọng tâm như hoa sen được đặt đúng vị trí của nó để tạo điểm nhấn.

Trong hình H 02.1 là phần trang trí cột đá thuộc phong cách Mỹ Sơn thế kỷ XI đến XIII, với sự khác biệt về phong cách tạo dựng môtíp. Ở trụ đá thế kỷ XI-XII (Mỹ Sơn D2 trong hình H02.1) thì môtíp hình cánh sen cách điệu được lồng ghép và tạo dáng với nhiều chuyển động cong thì ở thế kỷ XII-XIII (Mỹ Sơn B6 trong hình H02.1), môtíp hình cánh sen cách điệu phối hợp với đường thẳng vững chãi và đơn giản hơn.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013131

Page 132: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

H02.1. Trang trí trụ cửa tại Mỹ Sơn và Phú HưngTrong kiến trúc Chăm, cửa vòm và cột vách là

hai dạng khá quen thuộc với những đường vòng cung tạo thành một kiểu thức trang trí. Trong đó, loại vòm cửa lớn trang trí ở thân tháp, còn vòm cửa nhỏ trang trí ở chân các cột, vách và chân vách nói chung. Trang trí vòm cửa có thể chia theo từng phong cách: Phong cách cổ; chuyển tiếp từ phong cách cổ sang phong cách Hòa Lai; phong cách Đồng Dương; bước quá độ giữa phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1; phong cách Mỹ Sơn A1; chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định; phong cách muộn... Với kiểu vòm cửa nhỏ, có thể tìm thấy rất nhiều trong phong cách Đồng Dương. Chúng vẫn giữ được hình dáng kỳ lạ của lỗ cửa được nhấn mạnh bởi những đường viền kép thuộc phong cách trước đó, chỉ khác là đường cuộn đầu cùng vào bên trong đã mất đi nhưng hình dáng cửa mở có hai đường cong được duy trì. Các cửa vòm nhỏ này cũng giữ được kiểu trang trí có các nhánh song song thuộc phong cách trước đó nhưng bề ngoài kỳ lạ hơn: Cành lá, những môtíp nhỏ hình móc, hình móc kép và hình

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013132

Page 133: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

chữ S, đầu nọ nối với đầu kia và ghép vào một đường gờ mảnh, tạo ra sự uốn lượn hài hòa. Đây là kiểu tạo dáng dạng con sâu, có kiểu thức lạ và sinh động.

Riêng với vòm cửa lớn thì thường thấy trong phong cách Mỹ Sơn C1 (hình H.02.) và chỉ được dùng trên các cửa ra vào và các cửa giả, hoặc được trang trí trên phần chính của ngôi đền, giữa các cột vách. Khác với kiểu thức trang trí là hoa trên vòm cung, phong cách Mỹ Sơn C1 có hình trứng ở trên, đầu nhọn chống lên trời - một phong cách muộn hơn phong cách cửa vòm Đồng Dương.

Có thể nói, hầu hết các công trình kiến trúc Chăm được bao phủ bên ngoài một lớp trang trí hoa văn dày đặc, phong phú, lộng lẫy, nhiều kiểu dáng, như các tháp Hòa Lai, Khương Mỹ và nhiều tháp ở Mỹ Sơn... Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy cũng chính là một đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Chăm so với nhiều dân tộc ở Đông Dương và Đông Nam Á. Đáng lưu ý nữa là, để có được những hoa văn hết sức phong phú đó, các nghệ sĩ điêu khắc Chăm đã đục khắc thẳng lên chất liệu gạch tường tháp. Điều này có thể chứng minh được, bởi ở các tháp như Hòa Lai, Pô Nagar hãy còn những công trình điêu khắc dang dở, những nét chạm còn chưa xong.

V.N.D

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013133

Page 134: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

THƠ VÀ LỜI BÌNH

HỮU THỈNH

Sắm TếtBiết sắm Tết gì đâyCho người đang xa cáchMột trời hoa mở khépHoa nào cho đôi ta

Chợ gần vòng chợ xaBán mua toàn thiên hạChợ mỗi ngày mỗi giáGiá nào cho chia phôi

Biết sắm Tết gì đâyCho người đang xa cáchMua gì cho đỡ rétBán gì vơi cô đơn

Chim chớp cánh sau vườnNgày dồn toa trên lịchBiết sắm Tết gì đâyCho người đang xa cách...

Tháng 2/1993

Lời bình của NGUYỄN NGỌC PHÚ:Thường, người ta đi sắm Tết cho mình hay cho

nhà mình đó là chuyện thường tình. Nhưng ở đây nhà thơ Hữu Thỉnh lại có tứ thơ lạ: Sắm Tết cho người đang xa cách. Người đang ở xa thì biết sắm gì đây và gửi bằng cách nào? Vai trò hàng hóa của thị trường ở đây mang một nội hàm mới. Không phải là những thứ quà Tết cụ thể mà là cung bậc

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013134

Page 135: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

tình cảm xa cách về địa lý và nhớ thương gấp bội khi ngày Tết đến.

Nói đến sắm Tết thông thường người ta nghĩ đến chuyện mua hoa Tết đầu tiên như một thú vui tao nhã điểm tô cho không gian ngày xuân thêm đậm sắc màu. Nhưng ở chợ Tết này nhà thơ bỗng tần ngần lưỡng lự: "Một trời hoa mở khép/ Hoa nào cho đôi ta". Đào, mai, hay là hoa hồng? Sự tương phản của cảnh vật với tâm trạng đơn côi đã đẩy cảm xúc của nhà thơ thành cảm giác của sự thảng thốt, bất an trước cảnh: "Chợ gần vòng chợ xa/ Bán mua toàn thiên hạ/ Chợ mỗi ngày mỗi giá/ Giá nào cho chia phôi". Ở đây chữ "giá" như một định tính chứ không còn là định lượng nữa. Từ trạng thái xúc cảm đơn lẻ của riêng mình, nhà thơ đã nhìn ra cái thương trường bất ổn của chợ đời khi giá cả đã chực len vào cả tâm thế của con người. Cái giá của sự chia phôi được đẩy lên ở một cung bậc khác: "Mua gì cho đỡ rét/ Bán gì vơi cô đơn". Hai chữ "đỡ" và "vơi" đầy trực cảm, giữ lại được sự nồng ấm, bao dung và thuần hậu của một cốt cách, một tâm hồn biết lắng lại trước bao biến thiên dâu bể. Với lối nói ẩn dụ giàu tính biểu trưng này, thơ Hữu Thỉnh thành công khi viết về những sự thiếu hụt, dùng những chi tiết cụ thể của đời sống để ảo hóa, biến đổi sang một trạng thái xúc cảm khác mà vẫn giữ được nhịp tung tẩy vừa phải, tinh tế, đầy cảm thông...

Chỉ mấy câu thơ bỏ ngỏ nói về một người mà lại nói được cho nhiều người; nói về một cảnh ngộ mà chia sẻ được với bao cảnh ngộ. Khổ thơ cuối đã chớp được những nét riêng của Tết: "Chim chớp cánh sau vườn/ Ngày dồn toa trên lịch". Cái vụt đến, vụt đi dẫu sao vẫn là hi vọng. Cái dồn nén mỏng dần của thời gian trên toa - tàu - lịch lại về đến điểm xuất phát chuẩn bị cho một năm mới, khởi đầu cho một ước vọng mới. Hai câu thơ viết thật tài hoa, bừng sáng dù có phải trăn trở mỏng manh... Thì ra chuyện sắm Tết chỉ là cái cớ để thi sĩ

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013135

Page 136: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

được giãi bày tâm trạng của mình! Chính cái nhịp điệu "Biết sắm Tết gì đây/ Cho người đang xa cách" được nhắc lại ba lần với tần suất cảm xúc khác nhau lan tỏa để rồi trở lại chính mình. Bắt đầu từ hoa Tết để kết về lịch Tết chính là những định lượng cảm thức mỹ học như những nét phác họa của bức tranh Tết xa cách trên tờ giấy điệp còn nguyên mùi hồ - hương vị của cuộc đời, của tình yêu.

Nói Tết, nói cái vui để sống lại được trọn vẹn với nỗi buồn. Sắm Tết là bài thơ hay viết về nỗi buồn thật đẹp.

N.N.P

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013136

Page 137: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Phùng Tấn Đông

Lan man chuyện văn nghệ và... rắn

rong thế giới các biểu tượng (symbol - còn được dịch là tượng trưng, biểu trưng, phù hiệu, kí

hiệu), con rắn là một biểu tượng hết sức đa nghĩa, do truyền thống giải thích các biểu hiện “rắn” tùy thuộc vào “ký ức văn hóa” của con người ở từng không gian văn hóa khác nhau.

T

Trong tâm thức dân gian người Việt, con rắn là loài sinh vật máu lạnh, không chân - “Con chi không chưn đi năm rừng bảy rú/ Con chi không vú nuôi chín, mười con" (câu đố về con rắn và con gà), không lông mao, lông vũ. Con rắn là biểu hiện của sự bí ẩn, của bóng tối, của sự hiểm độc... như người ta nói về những kẻ “miệng nam mô bụng bồ dao găm” với những câu: “khẩu Phật tâm xà”, “miệng lưỡi như rắn độc”... Truyền thuyết, giai thoại dân

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013137

Page 138: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

gian cũng nói nhiều đến tính tráo trở, sự báo oán đến cùng của loài rắn. Trong truyện về con rắn tinh khôn, lẽ ra phải truyền đạt câu thần chú “người già người lột/ rắn già rắn chột” (hay “người già người lột vỏ - rắn già rắn bỏ vô săng”) đã chuyển thành “rắn già rắn lột/ người già người chột” (hay “rắn già rắn lột vỏ, người già người bỏ vô săng (hòm)” khiến con người phải chấm dứt khát vọng trường sinh bất tử, còn con rắn thì “lột da sống đời”. Còn chuyện truyền khẩu về nhà thơ Nguyễn Trãi kể rằng do ông đánh chết một con rắn đang bụng mang dạ chửa, về sau đang đêm đọc sách có một con rắn bò trên xà ngang đã nhỏ những giọt máu xuống cuốn gia phả thấm ướt cả ba trang giấy khiến về sau ông bị hàm oan trong vụ án Lệ Chi Viên khiến ba họ nhà ông bị chém (tru di tam tộc)...

Con rắn còn là ẩn dụ của chuyện gian khó, thử thách trong phương châm xử. Thần đồng Lê Quý Đôn hồi còn nhỏ nức tiếng hay chữ nhưng cũng hay tự cao, không chịu rèn luyện nên khi bị cha mẹ đánh mắng, ông làm bài thơ “tự kiểm điểm” nổi tiếng “Rắn đầu biếng học”: Chẳng phải liu điu cũng giống nhà/ Rắn đầu biếng học quyết không tha/ Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ/ Nay thét mai gầm rát cổ cha/ Ráo mép chỉ quen lời lếu láo/ Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da/ Từ rày trâu lỗ chăm nghề học/ Kẻo hổ mang điều tiếng thế gia. Bài thơ vận dụng nghệ thuật chơi chữ trên cơ sở các từ đồng âm khác nghĩa, câu nào cũng liên quan đến loài rắn (liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, trâu lỗ, hổ mang) đồng âm với “rắn đầu” - cứng đầu khó trị, khi bị đòn thì roi đánh lằn lưng...

Trong khi đó, ở Ấn Độ, rắn là “trục vũ trụ” vì: “Xét về phương diện vũ trụ vĩ mô, Kundalini - “rốn động lực vũ trụ” có rắn Ananta là đồng đẳng, nó cuộn vòng quấn lấy cái gốc của trục thế gian, được gắn với Vishnu và Siva, Ananta biểu trưng cho sự phát triển và sự tiêu hao chu kỳ nhưng với tư cách

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013138

Page 139: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

là kẻ bảo vệ, bảo đảm sự ổn định của thế giới”(1). Khi cất nhà, người Ấn đóng một chiếc cọc vào đầu con rắn Naga nằm dưới mặt đất tại vị trí thầy phong thủy đã xác định (trung tâm thế giới), đôi khi là với “những kẻ cõng thế giới” như voi, bò đực, rùa, cá sấu... nhưng đó chỉ là những vật thay thế vì có hình dạng hoang dã của rắn. Vì thế, trong tiếng Phạn “Nâga” vừa có nghĩa là voi vừa có nghĩa là rắn... Trong ngôn ngữ đi săn của người Pygmée vùng Nam Camơrun, rắn “là một đường vạch xuống đất”, rắn là con đường - con đường dẫn đến sự sống và cũng là con đường dẫn đến sự chết. Dưới góc nhìn văn hóa học, rắn là biểu tượng “thống nhất hai mặt đối lập”, nó là đực mà cũng là cái - là “song sinh trong chính nó” và, “Rắn giống như các vị thần tạo hóa vĩ đại, trong biểu hiện ban đầu của mình, luôn luôn là những con rắn vũ trụ. Như vậy rắn không biểu thị một mẫu gốc, mà biểu thị một phức cảm có tính mẫu gốc, gắn với bóng đêm lạnh lẽo nhầy nhớp và nằm sâu trong lòng đất buổi khởi nguyên... nơi tầng sâu nhất của sự sống, cội nguồn sự sống..., là biểu tượng kép của linh hồn và nhục dục”(2).

Với các nước theo đạo Kitô, con rắn đã dụ dỗ Eva, rồi Eva dụ dỗ Adam ăn trái cấm - bị kết án phải bò sát và khiến loài người bị đuổi khỏi thiên đường vì tội tổ tông. Nhưng con rắn cũng từng được Chúa Trời phái đến cắn nhiều người Israel, vì họ có lời báng bổ Chúa. Khi đó, có người đến nhờ Moise thưa lại với Chúa để người “cất những con rắn này xa khỏi chúng tôi”. Chúa Yahvé trả lời: “Con hãy bảo làm một con rắn và treo nó lên cột cờ. Ai bị rắn cắn mà nhìn lên nó thì sẽ sống". Moise bèn làm một con rắn lửa bằng đồng và treo nó lên

1 (?) Jean Chevalier, Alain Gheerbrant - Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới -NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 1997, tr.763.

2 (?) Jean Chevalier... Sđd, tr.762

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013139

Page 140: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

cột cờ. Ai bị rắn cắn, nhìn lên con rắn ấy thì sẽ được sống”(1). Đức Kitô vì thế là người tái sinh và đôi khi được thể hiện thành hình con rắn bằng đồng trên cây thập tự... Còn thần thoại Hy Lạp thì có đoạn thần Zeus chống lại Typhon, dạng tiếp tục của thần Apophis. Typhon, con của Gaia (trái đất) hay của Héra không còn là một con rắn, mà là một con rồng quái dị trăm đầu đầy rắn độc châu tuần chung quanh - hiện thân cho sức mạnh của tự nhiên hoang dã... Vai trò khởi xướng của rắn còn liên quan đến các nghi lễ thờ hai vị thần thi ca, âm nhạc, y học và thuật bói toán là thần Apollon và Dyonysos - hai cực tưởng như đối lập nhưng là sự bổ sung cho nhau để thế giới hài hòa. Nghi lễ dâng lên Apollon là sự thanh tẩy (catharsis) - vốn là công năng của nghệ thuật. Còn thiên chức lớn nhất của Dyonysos là cảm giác tự do toàn vẹn, cảm giác lên đồng - xuất thần tập thể - “là những cuộc vùng dậy của con rắn trong con người-được coi là sự trả thù của tự nhiên đối với Phép Tắc”(2).

Như vậy phần lớn nhân loại quan niệm rắn là cội nguồn của sự sống, sự nhất thể của linh hồn và nhục dục, thầy thuốc và thầy bói. Rắn là y học - biểu tượng cây gậy rắn thần được cầm trên tay. Rắn là linga và cũng là yoni khi phun dòng nước sự sống và nuôi dưỡng sự sống. Rắn nằm im giả dạng làm sợi dây thừng hay rễ cây như vật chết nhưng đột ngột vùng dậy với sức mạnh giết chóc, tạo sinh.

Văn chương đương đại cũng thường đề cập đến tính hai mặt của loài rắn. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có câu thơ về rượu rắn đầy ám ảnh: “Những con rắn được thủy táng trong rượu”. Rắn thì có nọc độc nhưng rượu rắn thì bổ “một người khỏe hai người vui”. Trong mắt nhà văn, rắn “bằng một cách 1 (?) Jean Chevalier... Sđd, tr. 7702 (?) Jean Chevalier... Sđd, tr.767

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013140

Page 141: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

cực kỳ bí ẩn và tự tin, con rắn phổ hình ảnh của nó vào tất cả các sự vật tồn tại trên thế giới này... Lịch sử đi theo hành trình của những con rắn. Tràn ngập trong đời sống chúng ta là những con rắn. Gió, sông, dải Ngân Hà, khói, những sợi dây dài vô tận và những con đường hoảng loạn túa ra mọi hướng khi nhìn từ trên cao xuống. Thế giới là thế giới của rắn, những con rắn sống động thông minh, hung hãn và bất tử. Trên cả bất tử, đó là bí ẩn. Một con rắn ngậm đuôi là một thế giới khép kín. Một con rắn di chuyển, phóng đại lên là một dòng sông, thu nhỏ lại là một mạch máu, khái quát là một nỗ lực không mệt mỏi, bền bỉ, kiên nhẫn, mưu lược. Hành trình một đời người là hành trình của một con rắn, phải lách qua những gì cần phải lách qua và phần lớn chúng ta lách qua những hệ tư tưởng mù quáng, những luật lệ khô khốc, những quan niệm cuồng tín và những kẻ có đạo đức đồi bại, bẩn thỉu. Trong đêm những con rắn lặng lẽ đi tìm chân lý cho mình. Cuộc tìm kiếm không hề được chia sẻ, không cả được chuẩn bị. Những con rắn biến thành đêm, chúng trườn bò theo tất cả hình dáng trên đường đi và bao giờ chúng cũng đạt được mục đích bởi vì cách loại trừ những vật cản không phải là chà nát, đạp đổ, chém đứt mà là uốn theo...”(1).

Rắn, với văn nghệ sĩ chính là biểu tượng của sáng tạo. Họ phải có đường đi riêng, đơn độc, vượt thoát những ngăn trở bằng tài năng cũng đầy bí ẩn của mình - để bằng sự độc sáng ấy họ sáng tạo cái mới, cứ thế luôn luôn mới, vì thế giới của rắn là không thể bằng lòng với cái cũ, cái tàn lụi, cái đã lột bỏ đầy đau đớn. Một văn bản kỳ lạ vào thế kỷ V do Rémy de Gourmont dịch, bản Sự phát sinh của tội lỗi, Prudence viết: “Các thói xấu của 1 (?) Nguyễn Văn Bình (Nguyễn Bình Phương) - Huyền

thoại và rông dài - NXB Lao Động, Hà Nội 2006, tr.29-30.

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013141

Page 142: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

chúng ta là những đứa con của chúng ta nhưng khi ta cho chúng cuộc sống thì chúng lại cho ta cái chết như việc sinh con đối với con rắn độc mẹ vipère - nó không sinh ra chúng theo những con đường tự nhiên và không thụ thai chúng bằng lối giao hợp thông thường làm giãn nở tử cung; mà, khi vừa động đực, con cái tục tĩu khêu gợi con đực, mà nó muốn uống tuột vào cái mõm mở hoác ra của nó; con đực đút cái đầu có ba lưỡi vào họng con bạn tình của nó và, kích động tột đỉnh, phóng những cái hôn vào con cái, qua cuộc giao cấu bằng mồm này phun ra nọc độc sinh sản. Bị thương vì sự mãnh liệt của khoái lạc, con cái đã thụ tinh dứt bỏ giao ước yêu đương, dùng răng cắn đứt họng con đực, và trong khi con này chết, nuốt lấy tinh dịch hãm trong nước bọt của nó. Tinh dịch bị giam hãm như vậy sẽ sát hại con mẹ: khi đã lớn lên, khi là những tiểu thể mảnh mai, lũ con bắt đầu bò trong cái hang ấm áp của chúng, khua rung cả tử cung... vì không có lối thoát nào để ra đời, các bào thai sẽ cố lao về phía ánh sáng và lòng ruột con mẹ bị xé rách sẽ mở đường cho chúng ra... Lũ bò sát nhỏ bò quanh cái xác đã sinh ra chúng, liếm cái xác, một thế hệ vừa sinh ra đã mồ côi... Các cuộc sinh đẻ tinh thần của chúng ta cũng như vậy” (GOUL, 49-50). Còn Jean Chevalier cho rằng, “Thời đại đã mang tính baroc rất lâu, trước khi từ ấy được sáng tạo ra, và phong cách baroc sẽ nở hoa trong nhiều thế kỷ bằng cách đảo ngược điều kỳ diệu... Con rắn bò giữa những bông hoa bị tẩm thuốc độc, trong tất cả cái phong cảnh dẫu bị nguyền rủa, vậy mà vẫn nhờ đó mà sự hồi sinh của cái tưởng tượng còn có được”(1).

Người nghệ sĩ cũng phải thường trực khám phá những khiếm khuyết của thế giới để “vận động” thuận chiều, bảo đảm sự tồn tại để tiếp tục sáng 1 (?) Jean Chevalier... sđd, tr.771

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013142

Page 143: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

tạo. Một câu chuyện mang tính dụ ngôn kể rằng có một thầy thổi kèn bắt rắn nổi tiếng thường cùng đi bán rắn với cậu học trò nhỏ của mình, năm nào cũng đến một hội chợ lớn, năm nào cũng vậy... Có một năm người ở hội chợ ngạc nhiên thấy chỉ độc cậu học trò đi chợ, lại bán chim mà không bán rắn. Người người xúm lại hỏi rằng thầy của cậu đâu, cậu buồn bã trả lời thầy cậu đã chết, người ta hỏi tiếp vì sao chết, cậu đáp vì bị rắn cắn chết. Lại hỏi, thầy cậu nổi tiếng với bao điệu kèn ma quái dụ rắn như thế vì sao lại chết, cậu ấy trả lời, vì gặp phải con rắn bị điếc, nó chẳng nghe được tiếng kèn...

Rắn - biểu tượng của mùa màng tươi trẻ, sự hồi sinh, sự khuấy đảo, niềm khát vọng, sự vang động khởi nguồn của quyền năng sáng tạo...

P.T.Đ

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013143

Page 144: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Hoàng Nhật Tuyên

Ký ức tết quêhi những cây mai bắt đầu rải rác xòe nụ trên những cành cây khúc khuỷu và trước sân các

nhà trong xóm, hoa vạn thọ nở rộ trong nắng vàng, ấy là khi những buổi chợ tết ở quê tôi bắt đầu.

KCái chợ nhỏ ấy nằm trên con đường rộng gần

bến sông Thu Bồn, từ mép nước đầy những khối đá lô nhô, đi lên cái dốc thoai thoải chừng vài trăm mét là tới. Hằng ngày chỉ đông đến nửa buổi sáng, nhưng vào dịp này, cả ngày từ sáng tới chiều, chợ trở nên đông đúc, náo nhiệt lạ thường và chỉ kết thúc đúng vào trưa ba mươi tết. Bao nhiêu thứ hàng hóa mà ngày thường không thấy ở chợ thì giờ đây được người ta dùng thuyền đưa từ thành phố về, bày đầy các sạp. Quần áo con trẻ, bánh mứt và bao nhiêu thứ không thể kể hết tên được giăng ra với đủ màu, đủ sắc rực rỡ. Những bà mẹ quê dù quanh năm chân lấm tay bùn, bận rộn với công việc ruộng vườn, phải chắt chiu từng đồng tiền, bát gạo, giờ đây cũng tỏ ra rộng rãi hơn, hào phóng

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013144

Page 145: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

hơn trong việc mua sắm. Vì tết mà, tết thì dù nghèo đến mấy, dù khó khăn thiếu thốn đến mấy, ai cũng muốn trong nhà có cái gì đó khác hơn, mới hơn, với mong ước ba bữa xuân mà đầm ấm thì cả năm vạn sự sẽ được tốt lành.

Từ đầu này đến đầu kia của cái chợ quê bé nhỏ, mấy ngày cuối năm, dường như chỗ nào cũng râm ran tiếng chào mời, hỏi giá. Bác thợ rèn ở cuối chợ lúc này dường như cũng bận rộn hơn vì ai cũng muốn có dao mới để chặt, để thái. Mấy cái quán hớt tóc nằm dưới hàng sầu đông trơ trụi lá cũng đông khách hơn. Bọn trẻ con trong thôn, trong xã cũng theo mẹ đến chợ nhiều hơn. Đứa đi xem những món đồ chơi vừa được bày bán, đứa lăng xăng tìm giấy màu cắt hoa trang trí trong nhà hoặc chỉ đến chợ để được đón nhận cái không khí đông vui mà ở làng quê cả năm không tìm thấy.

Tôi không còn nhớ nổi trong thời thơ ấu xa lắc, xa lơ, mình đã bao nhiêu lần theo mẹ ra chợ mua đồ tết. Dù vậy, tôi vẫn chưa quên cái cảm giác vừa sung sướng vừa ngại ngùng khi phải đứng giữa chợ mặc thử chiếc áo mới tinh, còn thơm lừng mùi hồ vải mà mẹ vừa chọn và hỏi cô bán hàng về giá cả.

Hàng hóa từ cái chợ nhỏ đã làm cho những ngôi nhà ở xóm trên, làng dưới sáng sủa hẳn. Càng sát tết thì chợ càng đông nhưng đến trưa ba mươi thì chợ trở nên vắng vẻ, vì dường như đã thành nếp, chiều ba mươi, ở quê tôi, nhà ai cũng làm cơm cúng rước ông bà.

Thú vị nhất là vào sáng mồng Một. Giống như bao đứa trẻ khác trong làng, chẳng chờ ai đánh thức, tôi dậy sớm, mặc quần áo mới, chúc mừng ông bà, cha mẹ rồi cầm chú gà trống đất, lon ton ra đường, nhập vào cuộc vui cùng đám bạn bè ngang tuổi. Cái chợ nhỏ đầy hàng hóa của ngày hôm trước giờ đây trở thành nơi rực rỡ cờ hoa và rộn rã bởi tiếng cười nói, chúc tụng, tiếng trống và tiếng hô

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013145

Page 146: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

vang vang, có vần, có vè của người cầm trò chơi bài chòi và một số trò chơi khác.

Nắng xuân vàng óng. Bọn nhỏ chúng tôi đùa nghịch, lăng xăng từ đám đông này đến đám đông khác, và những con tò he được chúng tôi mua từ mấy hôm trước, giờ đây, chốc chốc lại cất lên những âm điệu du dương lúc ngắn, lúc dài...

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết...

Tuổi thơ đi qua, tóc bây giờ đã bạc. Sáng nay, lật một tuyển tập thơ ra đọc. Đọc đến bài “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ, bất chợt nhớ chuyện ngày xưa lon ton theo mẹ đi chợ Tết. Rồi chợt giật mình: Ô hay, ngoài quê giờ này chắc mai cũng bắt đầu xòe nụ và hoa vạn thọ chắc cũng đã rộ giữa nắng vàng...

H.N.T

LÊ HỒNG THIỆN

Bốn mùa đều xuânTrong vườn có mắt: quả naCó tai mộc nhĩ, có hoa loa kènQuả mồng tơi mực tím đenCà rốt bút đỏ ai đem ra đồngQuả bí ngô: cái đèn lồngSao xanh: quả khế, ớt cong sừng bòBao nhiêu hoa trái thơm thoTrong vườn như một cái kho của đầy

Bàn tay người chăm cho cây

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013146

Page 147: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Cây cho trái chín, hoa này, nụ kiaLặng thầm đất cũng say xưaChắt chiu màu mỡ - bốn mùa đều xuân!

L.H.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013147

Page 148: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

LA TRUNG

Bức tranh tếtĐôi bướm vàng rực rỡTrẩy hội giữa vườn hoaNhững con chuồn chuồn nhỏChao nghiêng trên mái nhà

Anh em thằng cu tí Vòi vĩnh áo mới mayMắt thơ tròn đen láyMẹ nó nhìn ngất ngây

Trên đường dăm cô béChen lẫn dòng người quaMái tóc chấm đuôi gà Áo màu xanh lên mắt

Bên hiên nhà hàng xómNăm ba kẻ đứng ngồiVây quanh bàn cờ tướng Trầm trồ nước ngựa đôi

Tường nhà ai mới quétCòn thoang thoảng mùi vôiNụ mai cười trong nắng Hương xuân tỏa khắp rồi!

L.T

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013148

Page 149: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

MAI HOÀNG HANH

Gió xuânChẳng gọi là anh gióMà gọi chị gió hoài!Ai một lần nhìn thấyGió vuốt ve tóc dài?

Không gọi là chị gióGọi anh gió, đã sao!Ai một lần nhìn thấyGió khỏe như thế nào?

Biết gọi gió gì nhỉ?Những ngày Tết đã gầnGọi gió anh, gió chị?Hay gọi là... gió xuân?

M.H.H

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013149

Page 150: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

3 hội viên Hội VHNT Quảng Nam đoạt Giải thưởng của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. Ngày 12/01/2013, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam đã tổ chức trao Giải thưởng năm 2012 của Liên hiệp cho 72 tác phẩm, công trình VHNT. Các tác phẩm, công trình VHNT đoạt giải lần này được xét chọn (qua 2 vòng) từ 338 tác phẩm của các hội chuyên ngành Trung ương và 54 hội VHNT tỉnh, thành phố gửi về dự giải.

Tại Giải thưởng lần này, Hội VHNT Quảng Nam có 3 tác giả đoạt giải. Trong đó, có một giải C thuộc về tác giả Nguyễn Văn Huy với tác phẩm “Hồn đất” (nhóm tượng chân dung bằng chất liệu tổng hợp); 2 giải khuyến khích thuộc về Nguyễn Hải Triều với tập thơ “Lời ru lá cỏ” và Hồ Xuân Hương với ca khúc “Khúc quê”.

Nhạc sĩ Phan Văn Minh đoạt giải 3 Giải thưởng Âm nhạc năm 2012. Ngày 10/01/2013, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức trao Giải thưởng Âm nhạc năm 2012 khu vực phía Nam. Trong số 70 tác phẩm, nhóm tác phẩm, công trình, cụm công trình được xét trao giải lần này, lĩnh vực thanh nhạc có 41 giải; khí nhạc có 9 giải; giao hưởng có 4 giải; hợp xướng có 3 giải; chương trình biểu diễn có 1 giải và lý luận - phê bình có 12 giải. Nhạc sĩ Phan Văn Minh, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam được trao giải 3 lĩnh vực lý luận - phê bình với chùm 12 bài báo, bài phê bình âm nhạc đã

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013150

Page 151: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

đăng trong hai năm 2011-2012 (gần một nửa trong số này đã đăng trên Tạp chí Đất Quảng).

Triển lãm ảnh nghệ thuật "Nhịp sống đất Quảng". Nhân dịp năm mới 2013, tối 30/12/2012, Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Hà Đông (Tam Kỳ) đã tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề "Nhịp sống đất Quảng". Triển lãm giới thiệu hơn 50 tác phẩm ảnh nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, con người, quê hương xứ Quảng và nhịp điệu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Nam..., thu hút đông đảo công chúng đến xem. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 2 tháng kể từ ngày thành lập, đây là lần thứ 2 Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Hà Đông tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật.

Q.H & P.V

Hộp thưTrong tháng 01/2013, Đất Quảng đã nhận được bài

của các bạn:Vũ Xuân Quản (Hà Nội); Vũ Từ Sơn (Bắc Giang);

Hoàng Anh Tuấn (Lào Cai); Nguyễn Hưng Hải, Nguyễn Văn Uyển (Phú Thọ); Bùi Việt Phương (Hòa Bình); Mai Hoàng Hanh (Bắc Ninh); Ninh Đức Hậu (Ninh Bình); Lê Hồng Thiện (Hưng Yên); Quỳnh Vân, Bùi Công Bính, Phạm Minh Giang (Thái Bình); Hoàng Thị Thắm, Nguyễn Văn Dự (Thanh Hóa); Nguyễn Ngọc Phú (Hà Tĩnh); Lam Kiều, Nguyễn Đăng Việt (Nghệ An); Lê Anh Phong (Quảng Bình); Trần Đình Thành (Quảng Trị); Nguyên Tiêu, Bùi Công Toa, Nguyễn Thị Diệu Lan, Bùi Tự Tạo (Thừa Thiên-Huế); Trương Điện Thắng, H.Man, Nguyễn Ngọc Hạnh, Mai Mộng Tưởng (Đà Nẵng); Lê Hồng Khánh, Trần Hoài Hà (Quảng Ngãi); Từ Dạ Linh (Kon Tum); Phạm Tuấn Vũ (Bình Định); Lê Thành Văn (Đắc Lắc); Hoàng Nhật Tuyên, Nguyễn Văn Thanh, Cao Nhật Quyên (Khánh Hòa); Võ Hoàng Minh,

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013151

Page 152: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

Nguyễn Thị Liên Tâm, Võ Thị Hồng Tơ, Lê Nguyên Ngữ (Bình Thuận); Trần Ngọc Trác, Túy Tâm (Lâm Đồng); Trần Đình Thân, Đào Xuân Quang, Phan Thành Khương (Ninh Thuận); Huỳnh Ngọc Phước (An Giang); Đặng Quốc Hoàng (Kiên Giang); Lê Giao Văn (Bà Rịa-Vũng Tàu); Nguyễn Nguy Anh (Bình Dương); Phạm Minh Dũng, Trầm Thiên Thu, Đinh Khánh Trinh (Tp. Hồ Chí Minh) và các bạn viết trong tỉnh.

Ban Biên tập Tạp chí Đất Quảng trân trọng cảm ơn các bạn đã nhiệt tình cộng tác và mong nhận được tác phẩm mới.

Đ.Q

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013152

Page 153: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

đất quảngTẠP CHÍ SÁNG TÁC - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HỘI VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT QUẢNG NAMNăm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ

Số 107 (229) - Tháng 02 năm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bảnNGUYỄN HOÀNG BÍCHPhó Tổng Biên tập

PHAN CHÍNBiên tập

NGUYỄN HOÀNG BÍCHPHAN CHÍNTIÊU ĐÌNH

PHÙNG TẤN ĐÔNGTrị sự

CẨM HÀ

Tòa soạn05 Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

ĐT: (0510) 3859205 - 3704347 Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số: 647-GPXB, Bộ Văn hóa-Thông tin cấp ngày 14/12/2001

và số 993/BC, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 22/10/2009

Thiết kế tách màu và in tại Cty CP In - Phát hành sách và TBTH Quảng Nam

ĐT: (0510) 3859367-3812276 Fax: (0510) 3812274

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013153

Page 154: đất quảngquangnam.gov.vn/Uploaded/file/thuydung/Tap chi - Ban tin... · Web viewNhưng bằng truyền thống vượt khó, bằng nỗ lực của toàn xã hội và bằng

In xong và nộp lưu chiểu tháng 01/2013

đất quảngXuân Quý Tỵ - 2013154