48

Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư
Page 2: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng bức trướng cho Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018-2023.

Đ/c Trần Văn Tuấn - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đ/c Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong

phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra của Đảng.

Page 3: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

THÔNG TINSINH HOẠT CHI BỘ

MỤC LỤC

Địa chỉ: 198 Bạch Đằng, Thành phố Bà RịaĐT: 0254.3852229 - 0254.3532055Email: [email protected]

Ảnh bìa 1: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh báo cáo tại Hội nghị trực tuyến với 8 địa phương trên địa bàn tỉnh để thông báo nhanh về kết quả Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

In 4.000 cuốn khổ 16 x 24 cm tại Công ty in Tuấn Nam (thành phố Hồ Chí Minh).

Giấy phép xuất bản số 07/GP-XBBT ngày 23/4/2018 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp.

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀNNgô Gia Tự - Người cộng sản lỗi lạc trong nhà tù Côn Đảo.Một số kết quả chủ yếu của Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Một số lưu ý khi kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng.Một số giải pháp thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ thành phố Bà Rịa.KINH TẾTình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh 9 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2018.VĂN HÓA - XÃ HỘINhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2018-2019.Kết quả thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.Tăng cường công tác vệ sinh, nâng cao sức khỏe nhân dân.QUỐC PHÒNG - AN NINHTuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2019.HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINHTấm gương điển hình, năng nổ, nhiệt tình trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Định hướng nội dung sinh hoạt Chỉ thị 05-CT/TW.Hỏi - đáp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.TRAO ĐỔI - HỎI ĐÁPNghiệp vụ công tác đảng viên.TIN THẾ GIỚIMột số kết quả phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam.Kết quả Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và những đóng góp của Việt Nam.Một số kết quả đáng chú ý về cuộc Hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ Năm.VĂN BẢN MỚINghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng phát triển sản xuất tại các xã xây dựng nông thôn mới ở tỉnh, giai đoạn 2018-2020.

112018

4.

7.

12.

15.

18.

20.

23.26.

29.

31.

35.

45.

39.

41.

43.

36.

38.

37.

TRẦN VĂN THÔNG

NGUYỄN VĂN XINH

NGUYỄN VĂN THẮNG

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chỉ đạo thực hiện

Biên tập:

Page 4: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

4 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Đồng chí Ngô Gia Tự sinh ngày 03/12/1908 tại

xóm Xanh, làng Tam Sơn, tổng Tam Sơn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Tam Sơn, xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), những năm hoạt động cách mạng lấy bí danh là Ngô Sĩ Quyết và Bách.

Trong giai đoạn đầu thành lập Đảng, giữa lúc phong trào đấu tranh của quần chúng ở Nam Kỳ đang cần có sự chỉ đạo sâu sát của Đảng, tối 31/5/1930, đồng chí Ngô Gia Tự bị địch bắt trong

Người cộng sản lỗi lạc trong nhà tù Côn Đảo

Đ/c Ngô Gia Tự (1908-1935)

lúc đang viết truyền đơn tại một cơ sở cách mạng ở Phú Am trên sông Thị Nghè (Sài Gòn). Biết ông là cán bộ cấp cao của Đảng, địch dụ dỗ, mua chuộc không được lại dùng cực hình tra tấn dã man, để khuất phục, nhưng cuối cùng chúng đã phải bất lực trước ý chí sắt đá kiên trung của ông.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự (03/12/1908 - 03/12/2018)

NGÔ GIA TỰ

Mới 26 tuổi đời, hơn 8 năm hoạt động trong tổ chức cách mạng, cuộc đời hoạt động của đồng chí Ngô Gia Tự đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử Đảng ta và lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc; đóng góp xuất sắc vào quá trình hình thành và thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Xứ ủy Nam Kỳ; người lãnh đạo lỗi lạc trong Nhà tù Côn Đảo; một lãnh tụ cách mạng của Đảng, một học trò trung thành và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc.

Page 5: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

5Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Trong lao tù của thực dân Pháp, phẩm chất cách mạng Ngô Gia Tự lại tiếp tục thể hiện rõ ý chí quật cường của người cộng sản. Thực dân Pháp đưa ông cùng các đồng chí Phạm Hùng, Lê Văn Lương ra phiên toà “đại hình đặc biệt”. Đồng chí Ngô Gia Tự và các chiến sĩ cộng sản đã biến phiên toà thành diễn đàn lên án thực dân Pháp. Ba năm giam giữ, bốn lần xét xử, thực dân Pháp đã khép đồng chí Ngô Gia Tự một bản án tử hình, ba bản án khổ sai chung thân và bí mật đưa đi đày ở nhà tù Côn Đảo.

Đêm 14/5/1933, con tàu ÁcMăng Rútxô chở 89 tù cộng sản trong đó có Ngô Gia Tự ra Côn Đảo1. Đồng chí Ngô Gia Tự số tù 9688 cùng những người mang án khổ sai về Banh I. Khi đồng chí Ngô Gia Tự đến, Banh I đã có Chi bộ Đảng, thành lập từ đầu năm 1932, tại khám Chỉ Tồn, đồng chí Nguyễn Hới là Bí thư. Chi bộ đang thảo luận vấn đề lãnh đạo cuộc đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo. Dù chịu nhiều cực hình, tra tấn, đồng chí Ngô Gia Tự vẫn kiên cường chiến đấu, tham gia tuyệt thực chống lại chế độ nhà tù hà khắc. Ông được cử vào Ban chi uỷ chi bộ nhà tù.

Thực hiện “biến nhà tù thành 1. Lê Minh: Người thợ máy Tôn Đức Thắng, NXB Thanh Niên, Hà Nội 1987, tr 183

trường học cộng sản”, đồng chí Ngô Gia Tự đã cùng với đồng chí Hà Huy Giáp và một số đồng chí khác dịch nhiều cuốn sách kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Tư bản, Làm gì?… tổ chức viết báo, nghiên cứu những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam, rút kinh nghiệm về đường lối lãnh đạo của Đảng. Ông thường nói với các bạn tù: “Phải biến nhà tù thành trường học, không nên bỏ phí thì giờ. Bất kỳ ở đâu, chúng ta cũng có thể hoạt động cho chủ nghĩa cộng sản được”. Tấm gương dũng cảm, kiên cường, không khuất phục trước kẻ thù của đồng chí Ngô Gia Tự và các chiến sĩ cộng sản đã cảm hoá được một số người ở đảng phái khác nhận ra lý tưởng cộng sản, tự nguyện gia nhập và chiến đấu dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Ngô Gia Tự, bằng những ý kiến xuất sắc trong cuộc tranh luận đã chiếm được cảm tình và tín nhiệm của những người tù cộng sản, được cử làm Bí thư Đảng ủy2.

2. Chi ủy lúc này đóng vai trò của một Đảng ủy, cùng với Ngô Gia Tự, nhiều cán bộ xuất sắc được cử vào Đảng ủy như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Diểu, Trần Quang Tặng, Lê Quang Sung cùng các đồng chí trong chi ủy cũ như Nguyễn Hới, Tôn Đức Thắng, Tống Văn Trân...

Page 6: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

6 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Cuối năm 1933, đồng chí Ngô Gia Tự tổ chức cho tù chính trị Banh I học tập thấu đáo các vấn đề của chủ nghĩa cộng sản, những đặc điểm giai cấp trong xã hội Việt Nam, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng ta. Đồng chí Ngô Gia Tự thường động viên anh em: “Phải tranh thủ mọi thời gian mà học tập. Bất cứ ở đâu chúng ta cũng hoạt động cho chủ nghĩa cộng sản được”3. Giữa năm 1934, các đồng chí: Ngô Gia Tự, Trần Quang Tặng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh ở kíp xe củi, đòi tăng từ 5 người lên 7 người một xe, và giảm chuyến từ 5 xuống 3 chuyến một ngày. Các kíp chở gạch từ Lò Gạch về xây Banh III, chở thóc từ Cầu Tàu về kho cũng đấu tranh đòi 7 người một xe, 3 chuyến một ngày.

Cuối năm 1934, Chi bộ nhà tù Côn Đảo quyết định cử đồng chí Ngô Gia Tự cùng 7 chiến sĩ cộng sản khác vượt biển về đất liền hoạt động. Cuộc vượt ngục được chuẩn bị khẩn trương, chu đáo, thận trọng. Tháng 11-1934, gió chướng đã nổi lên. Một buổi chiều tà hẹn trước, các đồng chí Ngô Gia Tự, Tô Chấn, Lê Quang Sung, Nguyễn 3. Nhà tù Côn Đảo (1862-1945), sđd, tr 116.

Văn Hanh, Nguyễn Văn Ó cùng một số người được Đảng ủy chỉ định đã lặng lẽ rời kíp khổ sai lên núi khiêng thuyền hạ thuỷ. Đêm ấy nhiều sao, biển êm, gió nhẹ, các đồng chí ở Côn Đảo, ai cũng hy vọng, cũng mong tin đồng chí Ngô Gia Tự đến cháy lòng, trông đợi hết ngày này đến ngày khác, nhưng vẫn không nhận được một tin tức gì, tuyệt vô âm tín. Năm ấy, đồng chí Ngô Gia Tự mới 26 tuổi, độ tuổi tràn đầy sức lực, đang nở rộ tài năng.

Đánh giá về công lao sự nghiệp cách mạng cao cả của đồng chí Ngô Gia Tự và nhiều cán bộ khác đã anh dũng hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong Đảng ta, các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã vì dân, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập”4.

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - DLXH Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, T 9, tr 284.

Page 7: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

7Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Một số kết quả chủ yếu của Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XII

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII

Từ ngày 02 - 06/10/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

đã họp Hội nghị lần thứ 8 để bàn và quyết định một số nội dung quan trọng:

(1) Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018 và nhiệm vụ năm 2019

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất ban hành Kết luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 với các nội dung cơ bản sau:

a) Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018: Năm 2018, kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng còn có rủi ro, xu hướng bảo hộ, tranh chấp thương mại gia tăng. Trong nước, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành đã quyết liệt triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục đà chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm ước tính tăng dưới 4%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt

Page 8: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

8 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

khoảng 475 tỉ USD và là năm thứ 3 liên tiếp xuất siêu. Tăng trưởng GDP dự báo vượt chỉ tiêu đề ra (6,7%). Tỉ lệ hộ nghèo còn 5,2 - 5,7%, giảm 1 - 1,5%. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu có nhiều tiến bộ. Cải cách hành chính, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo và thực hiện quyết liệt. Tiềm lực quốc phòng; an ninh được tăng cường; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Giải ngân vốn đầu tư công, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn còn chậm. Sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn. Đời sống một bộ phận nhân dân chưa được cải thiện, còn khó khăn. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội có lúc, có nơi diễn biến phức tạp.

b) Về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019: (i) Tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (ii) Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các đột

phá chiến lược. (iii) Tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. (iv) Phát triển văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. (v) Chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên, môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. (vi) Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí. (vii) Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. (viii) Làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo niềm tin và khát vọng dân tộc. (ix) Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019: Giữ vững kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; tiếp tục củng cố cơ sở thuế, tăng cường chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá. Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, chi đầu tư và giảm tỉ trọng chi thường xuyên; giảm bội chi ngân sách nhà nước; quản lý và sử dụng hiệu quả, bảo đảm

Page 9: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

9Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

an toàn nợ công. Dự kiến đến cuối năm 2019, nợ công khoảng 61,3%, nợ Chính phủ khoảng 52,2%, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 49,9% GDP.

(2) Về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như:

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030: Xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững. Kinh tế biển xanh đóng vai trò chủ đạo; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; chống sạt lở bờ biển và biển xâm thực; khoa học, công nghệ tiên tiến và những thành tựu khoa học - công nghệ mới trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

Tầm nhìn đến năm 2045: Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào các vấn đề biển và đại dương của quốc tế và khu vực, góp phần quan trọng xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về một số chủ trương: Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất 5 chủ trương lớn: (1) Phát triển kinh tế biển và ven biển: Đến năm 2030, phát triển thành công, có bước đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá; Phát triển công nghiệp đóng tàu; Phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới. (2) Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển. (3) Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai. (4) Xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển. (5) Bảo đảm quốc

Page 10: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

10 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Về các khâu đột phá: Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định 3 đột phá: (l) Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững biển, ưu tiên tạo hành lang pháp lý đổi mới mô hình phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, năng suất, chất lượng cao, cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển, hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển; (2) Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thu hút chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao; (3) Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

Về các giải pháp thực hiện: Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất 7 nhóm giải pháp chủ yếu: (1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. (2) Hoàn thiện thể chế, chính sách,

pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững biển. (3) Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển. (4) Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển. (5) Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. (6) Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển. (7) Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh.

(3) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua nội dung cơ bản Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: Sự nêu gương của cán bộ, đảng viên có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, cũng là phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 về trách nhiệm

Page 11: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

11Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 về một số việc cần làm ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện trách nhiệm nêu gương của không ít cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Việc ban hành và thực hiện hiệu quả Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ tạo sự lan toả mạnh mẽ, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhất là đối với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Do vậy, ban hành Quy định là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng tình, nhất trí cao với việc ban hành Quy định để việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nếp văn hóa; nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; góp phần quan trọng xây dựng

Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đồng thời, Quy định được ban hành sẽ có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và phòng ngừa sai phạm…

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: Từng đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn, sẽ tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào Đảng, vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Ban Chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp thu ý kiến thảo luận của Trung ương, hoàn thiện dự thảo Quy định để xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng bằng văn bản trước khi ban hành.

(4) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và thống nhất, quyết định thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng gồm: Tiểu ban

Page 12: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

12 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế - Xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động.

(5) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất cao (100%) giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV (2016 - 2021) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV; bầu bổ sung hai Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII; cho ý kiến để Bộ Chính trị xem xét, quyết định theo thẩm quyền việc giới thiệu đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông để Thủ tướng Chính phủ trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

(6) Về thi hành kỷ luật cán bộ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi

hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng bằng hình thức: Khai trừ ra khỏi Đảng.

(7) Theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét và thống nhất cao với Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 7 đến Hội nghị Trung ương 8, khoá XII; Báo cáo công tác tài chính Đảng năm 2017.

(Nguồn: Ban Tuyên giáoTrung ương)

Page 13: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

13Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Ngày 28/8/2018, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 05-QĐi/TW quy định một số điểm về kết nạp lại đối

với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng và kết nạp quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng (Quy định này thay thế Quy định số 173-QĐ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư khoá XI và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký), như sau:

(1) Tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp lại vào Đảng đối với đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình:

- Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ được xem xét, kết nạp lại vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú,

Một số lưu ý khi kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng

Trọng tâm chính sách dân số hiện nay là dân số và phát triển (ảnh minh họa)

các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân và phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày bị đưa ra khỏi Đảng đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

- Việc kết nạp lại đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình vào Đảng phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi ban thường vụ cấp ủy huyện (hoặc tương đương) quyết định kết nạp.

(2) Tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với

Page 14: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

14 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình:

- Quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân và phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày sinh con đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

- Việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng do ban thường vụ cấp uỷ huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định.

(3) Các trường hợp không xem xét kết nạp lại và kết nạp vào Đảng:

Đảng viên sau khi bị đưa ra khỏi Đảng lại vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; quần chúng đã vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

Xác định vai trò, vị trí quan trọng của nguồn nhân lực,

đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy năng lực, đóng góp tài năng, trí tuệ. Nhiều văn bản1 đã

1. Kế hoạch số 73-KH/TU, ngày 12/6/2009 về thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Quyết định số 2418/QĐ-UBND, ngày 27/10/2011 về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 358-QĐ/UBND tỉnh, ngày 03/01/2012 phê duyệt phát triển quy hoạch nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011-2020; Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2020, định hướng đến 2025; chương trình đào tạo 150 thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn ở nước ngoài giai đoạn 2011-2015; Đề án hỗ trợ 30% đối với công chức, viên chức trực tiếp phục vụ chuyên môn trong ngành y tế; Đề án đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học theo địa chỉ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Page 15: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

15Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Một số giải pháp thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới

Sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu tham gia buổi phỏng vấn tại Ngày hội việc làm do Hồ Tràm Strip tổ chức tại trường.

được ban hành nhằm thực hiện có hiệu quả việc thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với việc quan tâm đến công tác chính trị, tư tưởng, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác

được chú trọng, chỉ riêng trong giai đoạn 2011 - 2015, đã đào tạo 427 cán bộ, công chức, viên chức, gồm 4 trường hợp đào tạo trình độ tiến sĩ và 423 đào tạo trình độ thạc sĩ; bồi dưỡng 23.813 lượt cán bộ, công chức, viên chức, cấp tỉnh, cấp huyện, 1.743 lượt công chức xã; trong 2 năm 2016 - 2017 đã cử đào tạo 65 cán bộ, công

Page 16: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

16 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

chức, viên chức trình độ thạc sĩ, bồi dưỡng 18.057 cán bộ, công chức, viên chức.

Đội ngũ trí thức với nòng cốt là những người có trình độ đại học, sau đại học2 ngày càng phát huy vai trò chủ chốt trong việc chủ trì và triển khai hơn 100 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh và hàng trăm đề tài cấp cơ sở; đa số trí thức được bố trí làm công tác lãnh đạo, quản lý tốt phát huy năng lực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cấp ủy, chính quyền. Nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động, sáng tạo, thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh lực lượng trí thức nghiên cứu khoa học và chuyên gia đầu ngành còn thiếu, tuy nguồn nhân lực đã được bổ sung và tăng lên so với trước đây, còn có sự mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo, tỷ lệ đào tạo các ngành chưa hợp lý với định hướng phát triển kinh tế và định hướng đến năm 2020. Cơ

2. Năm 2016, nguồn nhân lực khoa học công nghệ có trình độ đại học là 61.818 người, 1.818 người có trình độ sau đại học, trong đó tiến sĩ 120 người, thạc sĩ 1.457, chuyên khoa I,II 241 người.

chế quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu linh hoạt, chế độ đãi ngộ chưa có tính đột phá, hấp dẫn nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số ngành mũi nhọn của tỉnh. Do đó, tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là:

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kế hoạch số 73-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bám sát và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong “Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; Quyết định số 358/QĐ-UBND, ngày 03/01/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 2616/QĐ-UBND, ngày 26/11/2014 về Kế hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh giai đoạn 2014-2020; Chương trình đào tạo 1.000 doanh nhân; Kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức khoa học và công nghệ đi làm việc và thực tập

Page 17: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

17Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

có thời hạn tại các tổ chức doanh nghiệp ở nước ngoài giai đoạn 2016-2020.

2. Thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Bổ sung, hoàn thiện kế hoạch thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có trọng tâm đối với các ngành, các lĩnh vực trọng tâm của tỉnh gắn với hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp.

3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,viên chức: Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các cơ quan hành chính sự nghiệp.

4. Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức viên chức: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh hoàn thiện danh mục vị trí việc làm gắn liền với từng vị trí, làm căn cứ khách quan cho tuyển dụng; đổi mới hình thức, nội

dung, quy trình thi tuyển công chức của tỉnh đảm bảo nguyên tắc, công khai minh bạch, rút ngắn thời gian.

5. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, sử dụng trí thức, điều động, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đúng tiêu chuẩn, quy định, phù hợp với năng lực, chuyên môn bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đào tạo các ngành nghề, thuộc lĩnh vực của địa phương; thường xuyên thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tôn vinh những trí thức giỏi, tài năng có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển của tỉnh.

(Nguồn: Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Báo cáo số 252-BC/TU, ngày 02/5/2018 Tổng kết 10 năm

thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung

ương (Khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ

đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”)

Page 18: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

18 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Bà Rịa tổ chức tập huấn hội viên cốt cán phong trào năm 2015

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ trẻ, cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

của Đảng bộ thành phố Bà Rịa

Xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, có ý

nghĩa quan trọng, thời gian qua Ban Thường vụ Thành ủy rất quan tâm đến công tác tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ của thành phố, nhằm tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ ở các cấp, các ngành trong thành phố trên cơ sở kết hợp các

độ tuổi, có tính liên tục, kế thừa và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đồng thời tạo tính chủ động về nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ và tạo cơ sở, tiền đề để công tác cán bộ trẻ, cán bộ nữ đi vào nền nếp, lâu dài.

Page 19: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

19Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Qua khảo sát thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, đồng thời căn cứ vào quy hoạch cán bộ, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Đề án phát triển nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ thành phố giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020, dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, sau đó hằng năm tiến hành xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ công chức nói chung và đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ trẻ, cán bộ nữ đã đưa vào nguồn quy hoạch. Hầu hết cán bộ đưa vào quy hoạch, cán bộ trẻ, cán bộ nữ đều được đào tạo qua chương trình bậc đại học, do đó nội dung đào tạo, bồi dưỡng được tập trung vào lĩnh vực lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học; kết hợp phương thức đào tạo tại các trường, lớp với tự đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời rèn luyện trong thực tiễn và trong phong trào quần chúng.

Trong 5 năm đã cử 5 đồng chí dưới 40 tuổi đào tạo thạc sỹ, trong đó có 3 đồng chí nữ; 38 đồng chí đào tạo cao cấp chính trị, trong đó có 15 đồng chí nữ; 89 đồng chí dưới 35 tuổi đào tạo trung cấp lý luận chính trị, trong đó có 53 đồng chí nữ; 78 đồng chí bồi dưỡng quản lý

nhà nước, trong đó có 23 đồng chí nữ, dưới 40 tuổi 35 đồng chí; hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ cấp thành phố, cấp xã. 100% các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy có trình độ chuyên môn đại học, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp, tuổi đời trung bình 47,4; 100% Ủy viên Ban Chấp hành Ðảng bộ thành phố có trình độ chuyên môn đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp chiếm đa số, tuổi đời trung bình 46,5. Ðối với đội ngũ trưởng, phó phòng, ban, ngành, 100% có trình độ chuyên môn đại học, trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên, trong đó dưới 45 tuổi chiếm 50%, dưới 35 tuổi chiếm 13%.

Đến nay thành phố đã xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như quy hoạch cán bộ có tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ khá cao, từng bước đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định cũng như yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ thành phố. Từ đó, nhiệm vụ chính trị những năm qua của Đảng bộ thành phố Bà Rịa đều được triển khai thực hiện đạt kết quả tốt bởi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành ủy Bà Rịa)

Page 20: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

20 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

KINH TẾ

Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh 9 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2018

Một số điểm nổi bật về phát triển kinh tế

Trong 9 tháng đầu năm 2018, tình hình phát triển kinh tế hầu hết tăng trưởng đạt chỉ tiêu đề ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trừ dầu thô và khí đốt ước tăng 8,46% so với cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,59%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 4,14%; ngành khai khoáng tăng 0,95%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,3 %. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, nhưng vẫn thấp hơn kế

hoạch đề ra, nguyên nhân chủ yếu do trong 9 tháng đầu năm 2018, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng lớn nên giá trị điện sản xuất tăng không đáng kể so với cùng kỳ (điện sản xuất trong 9 tháng đầu năm 2018 ước chỉ tăng 0,16% so cùng kỳ). Tuy nhiên căn cứ tình hình thị trường, quy mô công suất các cơ sở công nghiệp và năng lực mới của ngành đưa vào sản xuất, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp các ngành đối với hoạt động của doanh nghiệp, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp năm

Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Công ty TNHH Thảo Nguyên (TX. Phú Mỹ).

Page 21: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

21Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

KINH TẾ

2018 vẫn có khả năng đạt khoảng 8,58% (kế hoạch của năm là 8,56 %).

Dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics có chuyển biến tích cực, doanh thu tăng trưởng khá, vượt mức bình quân kế hoạch cả năm. Doanh thu dịch vụ cảng đạt khoảng 2.765,2 tỷ đồng, tăng 11,14% so với cùng kỳ; tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng 9 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 49,5 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ, trong đó: Hàng container trực tiếp qua cảng đạt 18,6 triệu tấn tăng 19% so cùng kỳ.

Dịch vụ du lịch có tiến bộ về nhiều mặt. Số lượt khách lưu trú 9 tháng đầu năm khoảng 2,67 triệu lượt, tăng 12,31% so với cùng kỳ, trong đó khách nước ngoài khoảng 329,5 ngàn lượt, tăng 13,56% so cùng kỳ. Các khu du lịch, cơ sở kinh doanh đã chấp hành tốt việc kê khai, đăng ký giá, niêm yết giá công khai tại nơi kinh doanh.

Một số nhiệm vụ trọng tâm của 3 tháng cuối năm 2018:

Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã được bố trí vốn khởi công mới từ vốn ngân sách nhà nước. Tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì ổn định

sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi các dự án mới đưa vào hoạt động góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tăng công suất, phát huy hiệu quả dự án.

Khẩn trương hoàn tất thủ tục trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vũng Tàu làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư và đấu giá quyền sử dụng đất các lô đất công tạo nguồn thu cho ngân sách.

Trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thông qua và ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thông qua và phê duyệt đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện Hiệp đinh CPTPP và các Hiệp định thương mại tự do khác”.

Ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 9/8/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Page 22: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

22 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

KINH TẾ

Trình HĐND tỉnh các dự thảo Nghị quyết: (i) Về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025 vào các khu, cụm công nghiệp; (ii) “Hỗ trợ khuyến khích lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên địa bàn huyện Côn Đảo”.

Ban hành: (i) Quy chế phối hợp quản lý phát triển Cụm công nghiệp; (ii) Quy chế quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về phát triển du lịch đã xác định tại: Chương trình và Nghị quyết về phát triển du lịch chất lượng cao, Đề án bảo đảm an ninh du lịch trên địa bàn tỉnh, Đề án đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch tỉnh, Bộ quy tắc ứng xử vãn minh du lịch, Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường công tác quảng bá, thu hút khách du lịch bằng tàu biển; tổ chức ký kết hợp tác phát triển du lịch với Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm về quản lý, thống kê du lịch, xúc tiến quảng bá, đầu tư phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.

Xây dựng và hoàn thành Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoan 2018 - 2023, Quy chế quản lý hoạt động khu du lịch; Quy chế quản lý bãi tắm công cộng, bãi tắm du lịch và bể bơi trong các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý vận hành các công trình dự án đầu tư bất động sản du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ban hành quy định tiêu chí xét chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại tỉnh; tiếp tục thực hiện các bước thủ tục về đất đai để triển khai các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Đề án 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; hoàn thành và phê duyệt kế hoạch phát triển các vùng trồng trọt sản xuất theo hướng hữu cơ (organic) tỉnh giai đoạn 2018 - 2020. Thực hiện các giải pháp cải thiện tiêu chí thu nhập tại các xã nông thôn mới.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; triển khai thực hiện các nội dung Đề án ngăn chặn, khắc phục tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu.

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh)

Page 23: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

23Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2018-2019

Năm học 2017-2018, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng:

255/435 trường đạt chuẩn quốc gia1, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông toàn tỉnh đạt 98,41%, 45 học sinh đạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn văn hóa toàn quốc, 6 dự án tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đều đạt giải cao2… Phát huy những kết quả đạt được,

1. Đạt tỷ lệ 58,49%.2. 02 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba và 01 giải tư.

ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018-2019 như sau:

Nhiệm vụ chung: Nâng cao chất lượng

giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học; xây dựng môi trường giáo dục

HS Trường TH Phước Thắng (TP.Vũng Tàu) tham gia trò chơi vận động sau Lễ khai giảng năm học mới 2018-2019

Page 24: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

24 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN HÓA - XÃ HỘI

an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống, bạo lực học đường; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên. Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia. Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên sau khi sáp nhập, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.

Các nhiệm vụ chủ yếu: (1) Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh. (2) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. (3) Đổi mới giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông. (4) Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. (5) Đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục. (6) Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. (7) Từng bước hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. (8) Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo. (9) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm giải pháp cơ bản:

Hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác tham gia, kiểm tra về giáo dục và đào tạo: Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm trong lĩnh vực giáo dục không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, để kịp thời sửa đổi, bổ sung bãi bỏ, hoặc thay thế. Tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật các cơ chế đã ban hành. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm gọn nhẹ, phục vụ tốt nhất cho học sinh, phụ huynh và người dân. Tổ chức thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, việc thực hiện cơ chế tự chủ, vấn đề

Page 25: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

25Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN HÓA - XÃ HỘI

dân chủ trong nhà trường, công tác thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm, an toàn trường học, đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên và giáo viên.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp: Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đạo đức lối sống đối với cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đánh giá, phân loại, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh.

Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục: Lồng ghép các nguồn vốn ngân sách tỉnh kết hợp ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Thực hiện công tác xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật; khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.

Tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục: Tăng cường hướng dẫn,

kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng đối với các cơ sở giáo dục; tiếp tục phối hợp thực hiện các chương trình đánh giá quốc gia và đánh giá quốc tế (PISA, TALIS, SEA PLM) để giám sát, cải thiện chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo: Nội dung thông tin tuyên truyền tập trung vào các chủ trương, chính sách mới của ngành, trong đó đẩy mạnh thông tin tuyên truyền kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo; về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; công tác chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền, chú trọng việc nêu gương, biểu dương, khen thưởng những người người tốt, đơn vị tốt, việc làm tốt. Tuyên truyền để mọi người thông hiểu, đồng tình với các Chủ trương đổi mới của Ngành

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo)

Page 26: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

26 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008

của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa x) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Đồng chí Lê Văn Minh – TUV, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh trao giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào thanh niên năm 2016

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy1, UBND 1. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch 72-KH/TU, ngày 12/6/2009 về thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Page 27: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

27Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN HÓA - XÃ HỘI

tỉnh2 đã ban hành văn bản, tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt kịp thời đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, và nhân dân về công tác thanh niên có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên và các phong trào của Đoàn thanh niên; củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên và phong trào thanh niên. Chính quyền các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện cho thanh niên được hưởng các chính sách về giáo dục, hỗ trợ về vốn, tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đoàn thanh niên các cấp ngày càng đóng vai trò nòng cốt trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, chăm lo đến quyền với lợi ích hợp pháp của thanh niên. Chỉ riêng trong giai đoạn 2008-2018, đoàn thanh niên các cấp đã phát triển 2. Quyết định số 90/QĐ-UBND, ngày 18/01/2010 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X); quyết định số 1035/QĐ-UBND, ngày 05/7/2012 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2012-2020.

117.282 đoàn viên, phối hợp với các ngành tổ chức 3.385 lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, 85 đợt tham quan mô hình phát triển kinh tế cho 10.630 đoàn viên thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên vay 184 tỷ đồng vốn phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Qua 10 năm triển khai thực hiện với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đời sống vật chất, tinh thần của thanh niên trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao; trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ thanh niên ngày càng cao, đáp ứng xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường. Thanh niên trên địa bàn tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo trong học tập, lao động và đạt được nhiều thanh tích, khẳng định vị trí quan trọng của thanh niên là lực lượng lao động trẻ tiềm năng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tỉnh chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương

Page 28: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

28 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đảng (Khóa X), Kế hoạch số 72-KH/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW; định kỳ tổ chức kiểm tra, sơ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, đề ra các giải pháp tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả trong thời gian tới.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến thanh niên nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; củng cố, kiện toàn xây dựng tổ chức đoàn thanh niên các cấp vững mạnh; đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thanh niên được học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp; tiếp tục

nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối kết hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với đoàn thanh niên trong việc tổ chức, vận động quần chúng nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động: Cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Vì người nghèo”, phong trào “4 đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp” và “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”… góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.

(Nguồn: Báo cáo số 288-BC/TU, ngày 20/8/2018 của BTV Tỉnh

ủy về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”)

Page 29: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

29Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tăng cường công tác vệ sinh,nâng cao sức khỏe nhân dân

Sở Y tế tỉnh phối hợp với UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” năm 2018

Nhằm tăng cường các hoạt động về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà

phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng, ngày 13/4/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 43-KH/UBND về việc triển khai phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”1 giai đoạn 2018-2021.

1. Ngày 02/7/1958, Bác Hồ đã có bài viết về

Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 98%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt 87%; trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%; 100% trường học có bồn “Vệ sinh yêu nước” đăng trên báo Nhân dân số 1572 nhằm kêu gọi toàn thể người dân tích cực tham gia các hoạt động về vệ sinh phòng bệnh với quan điểm “phòng bệnh hơn trị bệnh”. Triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời điểm hiện nay không chỉ nhằm hưởng ứng lời kêu gọi về “Vệ sinh yêu nước” của Bác mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hưởng ứng Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Chương trình xây dựng nông thôn mới do Bộ Chính trị phát động.

Page 30: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

30 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN HÓA - XÃ HỘI

rửa tay, xà phòng và nước sạch rửa tay; 100% các cơ sở y tế thực hiện thu gom và xử lý chất thải y tế đạt theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTN của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình công cộng như chợ, khu vui chơi giải trí,... không có nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh, vấn đề vệ sinh môi trường, xử lý phân-nước-rác chưa được giải quyết tốt; vẫn còn một bộ phận hộ gia đình chưa được sử dụng nước sạch; hành vi rửa tay bằng xà phòng của cộng đồng chưa thành thói quen; nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn cao,... Vì vậy, triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Theo đó, Kế hoạch đặt ra nhiều chỉ tiêu để phấn đấu đến năm 2021, trong đó đáng lưu ý như: 100% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch; 100% huyện/thành phố xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình…

Nhiều giải pháp sẽ được kết hợp để triển khai thực hiện với sự tham gia không chỉ có ngành Y tế mà còn có nhiều ngành chức

năng khác như: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thể thao, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông,…; theo kế hoạch, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi thành phần trong xã hội thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình vệ sinh, giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, nơi ở và môi trường xung quanh, đặc biệt tăng cường trong các dịp hưởng ứng: Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân (02/7), Ngày thế giới rửa tay với xà phòng (15/10), Ngày nhà tiêu thế giới (19/11).

Ngoài ra, các cơ quan chức năng của tỉnh và các đoàn thể sẽ phối hợp triển khai những mô hình điểm của một số phong trào, đợt vận động liên quan như: phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Cuộc vận động ‘‘Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; mô hình “Xây dựng nhà tiêu cho người dân vùng sâu, vùng xa khó khăn”; mô hình “Làng xã Xanh - Sạch - Đẹp”; mô hình “Ngày Chủ nhật xanh”....

(Nguồn: Kế hoạch số 43-KH/UBND, ngày 13/4/2018 của UBND tỉnh).

Page 31: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

31Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

AN NINH - QUỐC PHÒNG

Thanh niên huyện Xuyên Mộc hăng hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự

Tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũvà thực hiện nghĩa vụ tham gia công an

nhân dân năm 2019

Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hàng

năm (gọi chung là công tác tuyển quân) được cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả cao, năm 2018 toàn tỉnh đã hoàn thành cả về số lượng, chất lượng tuyển chọn và gọi 1.401 công dân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu, 156 công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đạt 91,76% chỉ tiêu Chính phủ giao. Việc triển khai thực hiện đảm bảo đúng Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Công an nhân dân và các thông tư, hướng dẫn. Các địa phương tổ chức lễ giao, nhận quân đúng hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Quân khu, trang trọng, nghĩa tình và thực hành giao quân nhanh gọn, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Dự báo chỉ tiêu Chính

phủ giao cho tỉnh tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2019 bằng hoặc cao hơn năm 2018 và dự kiến thời gian giao, nhận quân từ ngày 18/02/2019 đến ngày 28/02/2019, do đó công tác tuyển quân năm 2019 của các địa phương phải có cố gắng cao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyển quân năm 2019, tỉnh tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, lãnh đạo các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc công tác tuyển quân năm 2019 đúng theo quy định. Mỗi huyện, thị,

Page 32: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

32 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

AN NINH - QUỐC PHÒNG

thành phố phải tuyển chọn được từ 2% trở lên là đảng viên trong tổng số thanh niên nhập ngũ so với chỉ tiêu giao quân, nếu đảng viên chưa chính thức phải được kết nạp trước 06 tháng (tính đến ngày giao quân), phấn đấu các huyện, thị, thành phố có 40-50% đảng viên chính thức trong số đảng viên nhập ngũ.

Thứ hai, theo nhiệm vụ được phân công từng thành viên của Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Hội đồng nghĩa vụ quân sự và UBND cùng cấp về công tác tuyển quân năm 2019 theo địa bàn phụ trách. Có kế hoạch theo dõi, văn bản chỉ đạo cùng ngành cấp dưới và bám sát cơ sở ngay từ đầu. Chỉ đạo các ngành trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp thực hiện tốt việc nắm nguồn trong khâu xét duyệt, sơ tuyển, khám tuyển, thực hiện bình cử, công khai, dân chủ, bảo đảm chất lượng tuyển quân với phương châm “giao người nào, chắc người đó”.

Thứ ba, cơ quan quân sự các cấp thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự, UBND cùng cấp trong công tác triển khai, điều hành, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp để tổ chức thực

hiện đạt 100% chỉ tiêu giao quân, chất lượng cao hơn năm 2018. Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện của cấp mình, hướng dẫn cơ sở thực hiện đúng các bước, đúng quy trình tuyển quân. Công tác tuyển chọn phải kết hợp với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện công bằng xã hội. Kịp thời tổng hợp kết quả báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự, đề xuất với UBND cùng cấp giải quyết.

Thứ tư, Công an tỉnh chỉ đạo Công an các địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để tham mưu cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, cung cấp nguồn xét tuyển gọi công dân nhập ngũ, bảo đảm các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức đúng theo quy định. Đồng thời theo dõi và thống nhất quy định về đăng ký NVQS và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, quản lý chặt công dân trong thời gian tổ chức khám sức khỏe và khi phát lệnh gọi công dân nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đến ngày giao quân, cùng cơ quan

Page 33: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

33Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

AN NINH - QUỐC PHÒNG

quân sự tham mưu cho UBND cùng cấp xử lý nghiêm những công dân vi phạm các quy định về công tác đăng ký NVQS, chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe, gọi nhập ngũ, đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh (nếu để lọt người không đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, tiền án, tiền sự...vào quân đội, Công an).

Thứ năm, Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, Phòng Giáo dục các huyện, thị, thành phố thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Tiến hành phúc tra, xác minh, cung cấp đầy đủ thông tin về học vấn công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ từ đủ 18 đến 25 tuổi và số công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ từ 26 đến hết 27 tuổi, báo cáo UBND cùng cấp để phục vụ công tác xét duyệt NVQS; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chất lượng học vấn trong công tác tuyển quân.

Thứ sáu, Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức khám sức khỏe

nghĩa vụ quân sự; thành lập hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, có đủ phương tiện khám sức khỏe theo quy định. Tổ chức xét nghiệm ma tuý “4 trong 1”, HIV đúng theo thông tư, hướng dẫn; chọn hết số công dân có sức khỏe loại 1, 2 đến loại 3, nhưng chú ý chọn những người có sức khỏe tốt (riêng tuyển Công an phải chọn công dân có sức khỏe loại 1, loại 2). Đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh (nếu công dân nhập ngũ bị trả về vì lý do không đủ sức khỏe).

Thứ bảy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới chuyên ngành thuộc quyền xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục; đồng thời phối hợp Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Luật Công an nhân dân năm 2014 và các văn bản liên quan bằng nhiều hình thức phong phú, gắn với tuyên truyền pháp luật, phù hợp thời gian của từng địa bàn dân cư.

Thứ tám, Tỉnh đoàn chỉ đạo Đoàn TNCSHCM các địa

Page 34: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

34 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

AN NINH - QUỐC PHÒNG

phương phối hợp với cơ quan quân sự các cấp làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp mình tổ chức “Hội trại tòng quân” nhằm giáo dục truyền thống quê hương đất nước, truyền thống địa phương, nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của đoàn viên, thanh niên đối với Tổ quốc, đồng thời tạo sự đồng thuận của nhân dân, kết hợp công tác tuyên truyền và tổ chức hội trại khí thế vui tươi, phấn khởi cho thanh niên lên đường nhập ngũ; bằng hình thức, nội dung phong phú thích hợp, thiết thực, có ý nghĩa giáo dục cao, nhưng phải thực sự tiết kiệm.

Thứ chín, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Liên đoàn Lao động tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng NVQS tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới thuộc quyền phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện tốt quy trình công tác tuyển quân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và công tác chính sách hậu phương Quân đội. Có kế hoạch phân công trách nhiệm cho từng cán bộ theo dõi nắm địa bàn, thường xuyên kiểm tra, nắm chắc mọi tình hình, kịp thời giúp đỡ địa phương thực hiện tốt công tác tuyển quân năm 2019 đạt 100% chỉ tiêu, bảo đảm số lượng, chất lượng.

(Nguồn: Chỉ thị số 05/CT-UBND, ngày 02/4/2018 của UBND tỉnh)

Thực hiện việc “Học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chi bộ Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, phường Phước Hưng, thành phố Bà Rịa đã có nhiều cá nhân điển hình, tiêu biểu là thầy Trần Minh Tuấn, giáo viên Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, một tấm gương điển hình, năng nổ, nhiệt tình trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm, năm 2008, thầy Trần Minh Tuấn được phân công về giảng dạy tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho đến nay. Với lòng yêu nghề, tinh thần hăng hái, năng động, thầy đã không ngừng phấn đấu đưa công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi của trường ngày một đi lên và giữ vững “Liên đội vững mạnh” nhiều năm liền.

Page 35: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Để thu hút học sinh tham gia nhiệt tình các phong trào, hoạt động Đội của nhà trường, thầy đã tìm hiểu tâm tư, sở thích của trẻ, đổi mới phương pháp để giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Chính vì vậy, thầy luôn sát cánh cùng học sinh, đội viên tham gia các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ, giáo dục đạo đức, lối sống cho các em và giúp các em phát triển thể lực, trí lực, tài năng. Bên cạnh đó, thầy còn tổ chức nhiều hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động về nguồn, tuyên truyền và bằng nhiều hoạt động cụ thể. Luôn đổi mới phương pháp và tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa như: Vận động đội viên tích cực tham gia phong trào “Xây dựng

Tấm gương điển hình, năng nổ, nhiệt tình trong công tác giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh

Thầy Trần Minh Tuấn, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, phường Phước Hưng,

thành phố Bà Rịa.

kế hoạch nhỏ” gây quỹ Đội nhằm giáo dục đội viên ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh môi trường; phong trào “Nuôi heo đất” giúp bạn vượt khó, giáo dục các em học sinh về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cuộc sống.

Với những thành tích đạt được, thầy Trần Minh Tuấn nhiều năm liền đạt danh hiệu Tổng phụ trách Đội giỏi, 03 năm liền là chiến sĩ thi đua cơ sở được nhận giấy khen của Ủy ban nhân dân thành phố. Năm học 2015 - 2016, Liên đội trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc được công nhận danh hiệu Liên đội mạnh cấp thành phố.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành ủy Bà Rịa)

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

35Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

Page 36: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

36 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH HƯỚNGNỘI DUNG SINH HOẠT CHỈ THỊ 05-CT/TW

Sinh hoạt chi bộ tháng 12 năm 2018, đề nghị các chi, đảng bộ quan tâm thảo luận xung quanh nội dung: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

với các nội dung sau:

- Việc xây dựng, thực hiện phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên; phong cách lãnh đạo của người đứng đầu các cấp.

- Phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị:

Page 37: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

37Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

Câu hỏi 1: Hồ Chí Minh quan niệm thế nào về vai trò của con

người mới trong sự nghiệp cách mạng?Trả lời: Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý

nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người, có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.

Con người là động lực của cách mạng, nhưng đó phải là những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Câu hỏi 2: Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về chiến lược

“trồng người”?Trả lời: Hồ Chí Minh khẳng định: “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa

lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của

sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp...

Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên...); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.

Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

?

VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINHHỎI ĐÁP

?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Page 38: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Câu hỏi: Ngày 10/8/2018, Ban Thường vụ Huyện ủy A

biểu quyết kết nạp đảng viên; ngày 12/8/2018 quần chúng nhập học theo Thông báo của trường đại học; ngày 15/8/2018 Ban Thường vụ Huyện ủy A ban hành quyết định kết nạp. Xin hỏi việc ra quyết định kết nạp của Ban Thường vụ Huyện ủy A có đúng quy định hay không?

Trả lời: Theo Mục c, Điểm 3.9 Hướng dẫn 01-HD/TW

ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nêu rõ:

- Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban hành quyết định kết nạp.

- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền (trong một đảng bộ huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp.

- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền:

+ Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi ra quyết định

kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.

+ Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền đã ra quyết định kết nạp nhưng ngày ra quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền đồng ý để người vào Đảng chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến đế xem xét, quyết định kết nạp”.

Trường hợp nêu trên, ngày 10/8/2018, Ban Thường vụ Huyện ủy A đã họp, biểu quyết đồng ý kết nạp trước ngày người vào Đảng nhập học; đến ngày 15/8/2018 Ban Thường vụ Huyện ủy A ban hành quyết định kết nạp. Như vậy, quyết định kết nạp trên là đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương.

(Nguồn: Tạp chí Xây dựng Đảng)

?

NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN

TRAO ĐỔI - HỎI ĐÁP

38 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

Page 39: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

39Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

TIN THẾ GIỚI

MỘT SỐ KẾT QUẢ PHIÊN THẢO LUẬN CHUNG CẤP CAO KHÓA 73 ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC

VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM

Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 73, Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 25/9 - 01/10/2018 tại New

York (Hoa Kỳ), với sự tham dự của 193 quốc gia đại diện các nước thành viên và 3 quan sát viên thường trực. Chủ đề của Phiên thảo luận là “Làm cho Liên hợp quốc gắn bó với tất cả người dân: Vai trò lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm chung vì xã hội hòa bình, công bằng và bền vững”. Phiên thảo luận chung đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, Phiên thảo luận chung đã phản ánh sự thừa nhận của toàn thế giới đối với vai trò của Liên hợp quốc và tầm quan

trọng của chủ nghĩa đa phương như là giải pháp khả thi duy nhất cho những thách thức mà nhân loại đang phải đối diện.

Thứ hai, Phiên thảo luận chung khẳng định Liên hợp quốc là ngôi nhà mà tại đó tất cả các quốc gia đều có thể tạo ra không gian cho riêng mình để “làm sâu sắc hơn các mối quan

Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 tại New York, Hoa Kỳ

Page 40: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

40 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

TIN THẾ GIỚI

hệ song phương và củng cố các tổ chức chính trị và khu vực”.

Thứ ba, đại diện các nước thành viên đã chia sẻ tầm nhìn và kinh nghiệm về những vấn đề quan tâm chung thông qua hơn 400 sự kiện diễn ra bên lề phiên họp.

- Tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 73, Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 27/9/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó và sự tương đồng cả về mục tiêu và hành động giữa Việt Nam và Liên hợp quốc trong hơn 70 năm qua, trên các lĩnh vực duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, hợp tác phát triển, bảo vệ và phát huy quyền con người; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong điều phối các nỗ lực chung ứng phó với các thách thức toàn cầu hiện nay…; đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ Việt Nam vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Việt Nam cam kết làm hết sức mình để đóng góp hiệu quả hơn nữa vào công việc

chung của cộng đồng quốc tế, thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc, vì một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển, một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế công bằng, dân chủ, dựa trên luật lệ, phù hợp với vị thế của đất nước và sự kỳ vọng của các nước thành viên Liên hợp quốc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với Tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nguyên thủ của các nước Cuba, Bungary, Croatia và Thủ tướng các nước Fuji, Saint Lucia... Trong thời gian rất ngắn (khoảng hơn 24 giờ đồng hồ), Đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thành công của Phiên thảo luận chung. Sự tham gia của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam lần này khẳng định nước ta là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của Liên hợp quốc và chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng các cơ chế đa phương với Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.

(Nguồn: Ban Tuyên giáoTrung ương)

Page 41: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

41Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

TIN THẾ GIỚI

KẾT QUẢ HỘI NGHỊ CẤP CAO HỢP TÁC MEKONG - NHẬT BẢN LẦN THỨ 10

VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM

Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 diễn ra từ ngày 08 - 09/10/2018 tại thủ đô

Tokyo (Nhật Bản). Hội nghị đánh giá tình hình hợp tác thời gian qua; thảo luận các phương hướng lớn của hợp tác giai đoạn mới và trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực. Hội nghị đạt được một số kết quả cụ thể sau: (1) Hội nghị ghi nhận những thành tựu hợp tác Mekong - Nhật Bản đã đạt được trong 10 năm qua; đồng thời quyết định nâng cấp hợp tác giữa các nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Nhật Bản, Thái Lan và Cố vấn Nhà nước Myanmar tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản

Mekong và Nhật Bản lên Quan hệ đối tác chiến lược. (2) Hội nghị nhất trí sẽ tổ chức “Năm giao lưu Mekong - Nhật Bản 2019” nhằm thúc đẩy hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân các nước Mekong và Nhật Bản. (3) Về các vấn đề quốc tế và khu vực, các nhà lãnh đạo tái khẳng

Page 42: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

42 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

TIN THẾ GIỚI

định cam kết chung duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. (4) Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Chiến lược Tokyo 2018, hợp tác giai đoạn 2019 - 2021 cùng ba phụ lục danh sách các dự án hợp tác Mekong - Nhật Bản.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị và phát biểu một số nội dung quan trọng: (1) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất nghiên cứu và xây dựng Mạng lưới sáng tạo Mekong - Nhật Bản nhằm tăng cường liên kết, trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu, phát minh sáng chế, trung tâm khởi nghiệp của Nhật Bản và các nước Mekong; khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước Mekong thúc đẩy hợp tác thành công hơn nữa. (2) Về phương hướng hợp tác giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu bật một số ưu tiên bao

gồm: Thúc đẩy kết nối giao thông, bao gồm cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội, giao thông đường thủy giữa Việt Nam - Campuchia; kết nối năng lượng nội khối Mekong;... (3) Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kết quả tích cực của các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều và Hàn - Triều, ủng hộ phi hạt nhân hóa toàn bộ Bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình và tuân thủ đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp cùng Nhật Bản và cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề nhân đạo, trong đó có bắt cóc con tin, lên án mọi hành động bắt cóc công dân giữa các quốc gia. Đối với vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận một số tiến triển tích cực trong trao đổi thương lượng nhưng bày tỏ quan ngại về thực tế còn diễn biến phức tạp ở Biển Đông.

Các đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được Hội nghị đánh giá cao và phản ánh trong các văn kiện của Hội nghị.

(Nguồn: Ban Tuyên giáoTrung ương)

Page 43: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

43Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

TIN THẾ GIỚI

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÁNG CHÚ ÝVỀ CUỘC HỘI ĐÀM THƯỢNG ĐỈNH LIÊN TRIỀU

LẦN THỨ NĂM

Từ ngày 18 - 20/9/2018, lãnh đạo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều

Tiên và Hàn Quốc đã gặp nhau để bàn về vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc gặp lần thứ ba trong năm 2018 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, lần thứ năm trong

lịch sử quan hệ liên Triều. Cuộc gặp lần này ghi nhận lần đầu tiên Triều Tiên tiếp đón một nhà lãnh đạo nước ngoài tại Trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.

Chuyến thăm Triều Tiên lần này của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in đã mang lại nhiều

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Page 44: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

44 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

TIN THẾ GIỚI

kết quả tích cực: (1) Hàn Quốc và Triều Tiên đã đạt được nhiều thỏa thuận, trong đó có việc ký kết “Tuyên bố chung Bình Nhưỡng Tháng 9” với 3 nội dung lớn là: Cải thiện và phát triển quan hệ liên Triều; giảm nhẹ căng thẳng quân sự giữa hai miền Triều Tiên; thúc đẩy đối thoại Mỹ - Triều nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên; (2) Bộ Quốc phòng hai nước đã ký thoả thuận hợp tác quân sự. Một ủy ban quân sự chung đã được thành lập để đánh giá việc triển khai các biện pháp giảm căng thẳng và liên lạc khẩn cấp để ngăn chặn các cuộc xung đột trong tương lai; (3) Hai bên đã đồng ý “không bao giờ sử dụng vũ lực để đối phó với nhau trong bất cứ tình huống khó khăn nào”.

Sau cuộc Hội đàm, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in tuyên bố “Chúng tôi đã nhất trí loại bỏ mọi nguồn gốc của xung đột khỏi Bán đảo Triều Tiên. Và chúng tôi lần đầu tiên nhất trí được các bước phi hạt nhân hóa cụ thể. Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên sẽ không còn xa”. Về phía Triều

Tiên, ông Kim Jong-un cũng bất ngờ tuyên bố sẽ sớm thăm thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong tương lai gần. Nếu điều này xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử một nhà lãnh đạo Triều Tiên đến thăm Hàn Quốc. Như vậy, với những nỗ lực ngoại giao của cả Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ đã có trong thời gian qua là cơ sở để kỳ vọng vào một tương lai hòa bình ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên, mặc dù rủi ro và thách thức ở phía trước còn nhiều.

Về phía Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam hoan nghênh kết quả Hội đàm Thượng đỉnh liên Triều lần 5 và việc 2 bên ký kết Tuyên bố chung, ủng hộ các bên liên quan duy trì đối thoại, tiếp xúc cấp cao, có hành động mang tính thiết thực nhằm thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới.

(Nguồn: Ban Tuyên giáoTrung ương)

Page 45: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Ngày 29/3/2018, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi

suất tín dụng phát triển sản xuất tại các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2018-2020. Nghị quyết gồm 8 Điều, dưới đây là một số nội dung cơ bản:

* Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định về chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư phát triển sản xuất cho cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là người vay vốn) tại 45 xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này thực hiện trong giai đoạn 2018-2020.

* Đối tượng áp dụng: Người vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm

NGHỊ QUYẾT BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢLÃI SUẤT TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

TẠI CÁC XÃ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH, GIAI ĐOẠN 2018-2020

Xã nông thôn mới Cù Bị

nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, phát triển ngành nghề nông thôn. Người vay vốn có hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú dài hạn (KT3) tại 45 xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Người vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo quy định của Nghị quyết này khi thực hiện vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn tỉnh, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển; Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương; Ngân hàng Chính

45Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN BẢN MỚI

Page 46: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

sách Xã hội. Các cơ quan, tổ chức có liên quan. Nghị quyết cũng chỉ rõ những đối tượng không được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo quy định của Nghị quyết.

* Nội dung hỗ trợ lãi suất: Hỗ trợ 50% lãi suất của các ngân hàng thương mại cho các khách hàng vay vốn tại các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, phát triển ngành nghề nông thôn.

Người vay vốn chỉ được hỗ trợ lãi suất vốn vay một lần với mức hỗ trợ lãi suất không quá 200 triệu đồng. Lãi suất để tính hỗ trợ lãi vay là lãi suất áp dụng đối với khoản vay ghi trên hợp đồng tín dụng theo từng thời điểm của các ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ lãi suất. Danh mục, thời gian tối đa được hỗ trợ lãi suất của từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể được Nghị quyết quy định cụ thể. Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất được áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

* Kinh phí thực hiện: Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho người vay vốn: Từ nguồn ngân sách cấp tỉnh. Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng phục vụ phát triển sản xuất tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu giai đoạn 2018-2020 là: 127,479 tỷ đồng (bằng chữ: Một trăm hai mươi bảy tỷ, bốn trăm bảy mươi chín triệu đồng), trong đó phân kỳ nguồn vốn thực hiện hỗ trợ lãi suất hàng năm cụ thể như sau: Năm 2018 (40,530 tỷ đồng); năm 2019 (42,887 tỷ đồng); năm 2020 (44,062 tỷ đồng).

Kinh phí hỗ trợ lãi suất của các dự án, phương án phát triển sản xuất, kinh doanh được ngân sách cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thành phố Bà Rịa theo phương án phân bổ hàng năm.

Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố Bà Rịa thực hiện chi trả trực tiếp phần ngân sách hỗ trợ lãi suất cho người vay vốn theo các quyết định được phê duyệt của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bà Rịa.

(Nguồn: Hội đồng nhân dân tỉnh)

46 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 11/2018

VĂN BẢN MỚI

Page 47: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Đ/c Lưu Tài Đoàn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, phát biểu kết luận Hội nghị giao ban công tác Tổ chức xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2018.

TS. Nguyễn Minh Phong - Phó Vụ trưởng, Phó Ban Tuyên truyền lý luận, Thư ký Hội đồng Khoa học nghiệp vụ Báo Nhân dân thông tin thời sự tại Hội nghị thông tin thời sự quý IV

năm 2018 đến cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.

Page 48: Đ/c Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư