123

Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất
Page 2: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực

Nông nghiệp &An ninh Lương thực

của hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏở Đông Á và Việt Nam

Nghiên cứu được tài trợ bởi

Page 3: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực của hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở Đông Á và Việt Nam

Nghiên cứu được tài trợ bởi

ActionAid Việt NamTầng 5, tòa nhà VinaFor, số 127 Lò Đúc, Hà Nội, Việt NamActionAid Ấn ĐộR7 Hauz Khas Enclave, New Delhi 110017, Ấn Độ

ISBN 978-81-9269074-2Xuất bản lần đầu năm 2017

Ấn phẩm này được bảo hộ bởi giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 4.0. Người sử dụng được phép thay đổi, xây dựng và chia sẻ ấn phẩm với mục đích phi thương mại với điều kiện họ ghi nhận nguồn và sử dụng các điều khoản giấy phép tương tự

Xuất bản bởi

Địa chỉ đăng ký: 139, Richmond Road Bangalore - 560025 Địa chỉ hoạt động: R7 Hauz Khas Enclave New Delhi 110017 Điện thoại: +91-11-40640516 Fax: +91-80-25586284 E-mail: [email protected]

Chỉnh sửa bởi: Punam Thakur Thiết kế bởi: Mrityunjay Chatterjee

Page 4: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

Nhóm nghiên cứu

Trưởng nhóm nghiên cứu và hướng dẫn:

GS. Praveen Jha, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi

Hỗ trợ nghiên cứu

Ông Manish Kumar và ông Amit Kumar, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đai học Jawaharlal Nehru

Ông Nilachala AcharyaData

Phân tích số liệu và đóng góp cho “Chương 3: Đánh giá ưu tiên của đầu tư công cho nông nghiệp”

Nhóm điều phối tại Ấn Độ:

Ông P. Raghu và ông Byomkesh Kumar Lall, Nhà Vận động Kiến thức về đất đai & sinh kế tại ActionAid Ấn Độ

Ông G. Rajasekhar, Văn phòng vùng Andhra Pradesh & Telengana

Ông Aqeel Ahmad và ông Rajan Singh, Văn phòng vùng Uttar Pradesh và Uttarakhand

Ông Saurabh Kumar, Văn phòng vùng Bihar và Jharkhand

và ông BN Durga, văn phòng vùng Odisha, cùng tập thể ActionAid Ấn Độ.

Nhóm điều phối tại Việt Nam:

Bà Nguyễn Phương Thúy và bà Bùi Ngọc Liên, ActionAid Việt Nam

Điều phối thu thập số liệu tại Ấn Độ:

Andhra Pradesh:

Bà K Rajamma và ông K. Gattappa, Quỹ Nisarga tại Chittor

Bà G. Rani và ông P. Karunakar, Chương trình Sáng kiến Phát triển Nông thôn Adoni (AARDIP) tại Kurnool

Page 5: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

Bà S. Anseera và ông G. Narayana, Tổ chức Phát triển Tài nguyên Con người & Thiên nhiên (HANDS) tại Ananthpur

Uttar Pradesh:

Ông Sidhgopal, ông Rajeev Mishra, ông Vinay Srivastava, Tổ chức Sai Jyoti Sansthan tại Lalitpur

Jharkhand:

Bà Premika Surin, bà Indramani Kumari, ông Mandip Singh, ông Satyendra Kumar Singh, ông Nanku Kumar Singh và ông Arun Kandulna, tổ chức Vikas Sahyog Kendra, Latehar

Odisha:

Ông Fakira, tổ chức Samuhik Marudi Pratikar Udyam, Padmapur (SMPUP), Bargarh

Ông Aditya Pratap Singhdeo, dự án NIRMAN, Kandhamal

Ông Jugal Kishore Ranjit, dự án Dalit Adhikar Sangathana, Puri

Điều phối thu thập số liệu tại Việt Nam:

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM), Việt Nam

Page 6: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Lời nói đầu

Lời cảm ơn

Tóm tắt

Chương 1: Giới thiệu, Phạm vi, Mục tiêu và Khuôn khổ hoạt động của nghiên cứu

1.1. Giới thiệu

1.2. Qui mô của tình trạng đói và suy dinh dưỡng ở Nam Á và Ấn Độ

1.3. Qui mô tình trạng đói và suy dinh dưỡng ở Đông Á và Việt Nam

1.4. Mục tiêu nghiên cứu

1.5. Câu hỏi nghiên cứu

1.6. Phạm vi, cấu trúc hoạt động và phương pháp luận của nghiên cứu

1.6.1. Phạm vi nghiên cứu

1.6.2. Các hoạt động trong nghiên cứu

1.6.3. Phương pháp luận

1.7. Những hạn chế của nghiên cứu

1.8. Cấu trúc báo cáo

Chương 2: Tổng quan về Hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ và Gợi ý cho an ninh lương thực

2.1. An ninh lương thực

2.2. Các hộ sản xuất qui mô nhỏ

2.3. Hộ sản xuất quy mô nhỏ và an ninh lương thực

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . .

1

3

4

5

8

9

15

15

19

20

21

22

22

23

24

25

28

28

30

30

32

32

Page 7: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

2.4. Đầu tư công trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển

2.5. Sản xuất của hộ qui mô nhỏ và đầu tư công

2.6. Đông Á

2.6.1. An ninh lương thực và khu vực Đông Á

2.6.2. Việt Nam

Chương 3: Đánh giá các ưu tiên đầu tư công cho nông nghiệp trong bối cảnh an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ

3.1. Giới thiệu

3.2. Nguồn số liệu

3.3. Đầu tư công trong nông nghiệp

3.3.1. Đầu tư công toàn cầu cho nông nghiệp

3.3.2. Đầu tư công cho nông nghiệp ở Đông Á và Thái Bình Dương

3.3.3. Đầu tư công vào nông nghiệp ở Việt Nam

3.4. Kết luận

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực địa

4.1. Phương pháp luận

4.2. Mô tả sơ lược về nghiên cứu thực địa ở Việt Nam

4.3. Kết quả khảo sát ở Việt Nam

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách

5.1. Kết luận

5.2. Những thách thức về mặt chính sách

TÀI LIỆU THAM KHẢO

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

34

37

39

42

47

68

68

74

75

76

79

83

8486

86

89

90

100

100

102

106

Page 8: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

3

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các hình thức sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 2.2: Thực trạng an ninh lương thực (1990-2016)

Bảng 2.3: Các dịch vụ cơ bản (1990-2012)

Bảng 2.4: Thực trạng an ninh lương thực (1990-2016)

Bảng 2.5: GDP và các dịch vụ cơ bản (1990-2013)

Bảng 2.6: Cung cấp Tín dụng vi mô ở Việt Nam (tính đến năm 2010)

Bảng 3.1: Tỷ lệ chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong tổng GDP của thế giới (1980-2012) (%)

Bảng 3.2: Tỷ trọng chi tiêu nông nghiệp trong GDP nông nghiệp, tổng chi tiêu và tổng GDP giữa các khu vực của thế giới (1980-2012) (%)

Bảng 3.3: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong tổng GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (1980-2012) (%)

Bảng 3.4: Tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP nông nghiệp, tổng chi tiêu và tổng GDP của các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (1990-2012) (%)

Bảng 3.5: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong tổng GDP của Việt Nam (1990-2012) (%)

Bảng 4.1: Phân bổ theo qui mô đất (%)

Bảng 4.2: Phân bố diện tích và số mảnh đất

Bảng 4.3: Mức độ nhận biết và sử dụng hỗ trợ công (%)

Bảng 4.4: Mức độ nhận thức và sử dụng dịch vụ cung cấp tín dụng (%)

Bảng 4.5: Thu nhập bình quân đầu người (USD/ngày)

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . .

40

43

44

55

56

64

77

78

80

82

84

91

91

92

9394

Page 9: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

4

Bảng 4.6: Tỷ lệ các hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người/ngày dưới 1,25 USD (%)

Bảng 4.7: Nguồn năng lượng

Bảng 4.8: Tỷ lệ sử dụng máy móc và công cụ trong các nông hộ nhỏ (%)

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong tổng GDP của thế giới (1980-2012) (%)

Hình 3.2: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong tổng GDP của vùng (1980-2012) (%)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

95

96

97

76

80

Page 10: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

5

LỜI NÓI ĐẦU

ActionAid Quốc tế là một liên đoàn quốc tế làm việc tại hơn 40 quốc gia và có trụ sở tại Johannesburg, Nam Phi. Là thành viên của liên đoàn, ActionAid Ấn Độ và ActionAid Việt Nam hoạt động tích cực với mục tiêu chấm dứt đói nghèo trên thế giới. ActionAid mong muốn tạo ra một trật tự xã hội công bằng với sự tham gia của những người đang đấu tranh để có được quyền về phẩm giá và danh tính thông qua sự tham gia dân chủ. Để tăng cường hoạt động ở cấp cơ sở và vận động chính sách, ActionAid tiến hành các nghiên cứu với sự tham gia của các tổ chức xã hội của người dân và cộng đồng. Nghiên cứu này là một nỗ lực để tìm hiểu về tình hình đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực của hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở Ấn Độ và Việt Nam.

Mặc dù tỷ lệ tăng sản lượng lương thực toàn cầu luôn cao hơn tỷ lệ tăng trưởng dân số thế giới, khủng hoảng an ninh lương thực vẫn xảy ra ở nhiều nước đang phát triển. Hơn 800 triệu người, phần lớn sống ở các nước đang phát triển, không có đủ lương thực để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh. Hơn thế nữa, hai phần ba số người bị đói là ở các quốc gia châu Á.

Đông Á và Nam Á có cùng số người thiếu ăn trong khoảng thời gian 1990 - 1992. Nam Á là nơi có số lượng người thiếu ăn lớn nhất trên thế giới (FAO, 2015). Có 194,6 triệu người thiếu ăn ở Ấn Độ, tức là khoảng 15,2% tổng dân số nước này. Đông Á là một trong những khu vực thành công nhất trong việc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên tình trạng thiếu đói vẫn còn phổ biến trong khu vực với 220 triệu người tiếp tục bị đói (IPFRI, 2014). Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam đã giảm xuống còn 8,4% vào năm 2014. Nhưng Việt Nam vẫn là nơi có 10,3 triệu người thiếu ăn, chiếm 11% tổng dân số (FAO 2015).

Trọng tâm chính của báo cáo này là nghiên cứu các xu hướng chung và mô hình đầu tư công trong ngành nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất qui mô nhỏ trong ngành nông nghiệp của hai nước kể từ đầu những năm 2000. Do cố gắng đề cập các vấn đề trong khu vực Nam Á và Đông Á, nghiên cứu này sẽ nỗ lực thực hiện những đánh giá các chính sách liên quan đến đầu

Page 11: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

6

tư công trong nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam.

Có thể thấy rằng, mặc dù đói nghèo đã giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên tỷ lệ những người không có an ninh lương thực, chủ yếu là những người sống ở khu vực nông thôn, của các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, vẫn rất cao. Đa số trong số họ sống phụ thuộc vào nông nghiệp và là nông dân sản xuất qui mô nhỏ. Có bằng chứng cho thấy các chính sách ủng hộ tăng chi tiêu công cho nông nghiệp sẽ mang đến sự phát triển kinh tế công bằng và đóng góp đáng kể vào việc giảm tình trạng đói nghèo và suy dinh dưỡng. Vì vậy, nhà nước cần phải mở rộng các hoạt động để bảo vệ lợi ích những người sản xuất qui mô nhỏ và giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn. Mặc dù, có nhiều chương trình và chính sách cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên chúng chưa đủ để giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực và nạn đói.

Những phát hiện từ nghiên cứu thực địa cho thấy thông tin về chính sách liên quan đến trợ giá, trợ cấp, cơ sở thu mua công, hỗ trợ tín dụng, dịch vụ khuyến nông và hỗ trợ của chính phủ trong trường hợp có thiên tai cho hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ là chưa đầy đủ. Mức độ và xu hướng chi tiêu công cho nông nghiệp, đặc biệt là đối với người sản xuất qui mô nhỏ, cần phải được đặc biệt quan tâm và một cú hích mạnh mẽ về chính sách là hết sức cần thiết. Các nông hộ nhỏ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng hơn các hộ khác. Hiện còn một khoảng trống khá lớn, liên quan đến chính sách công tổng thể nhằm thúc đẩy các mối liên kết ngược và xuôi, cũng cần phải được giải quyết.

Tất cả các hộ gia đình được khảo sát tại Việt Nam, ngoại trừ ở Vĩnh Long, đều ở dưới ngưỡng nghèo quốc tế (1,25 USD/người/ngày). Trong khi đó ở Ấn Độ, tất cả các hộ gia đình được khảo sát tại bốn bang cũng đều nằm dưới chuẩn nghèo này. Cũng cần lưu ý rằng, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là âm cho hai trong số bốn tỉnh của Việt Nam và thậm chí thu nhập từ phi nông nghiệp cũng rất ít ỏi; những kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở Ấn Độ.

Vào thời điểm hiện tại, với ảnh hưởng của chế độ chính sách kinh tế vĩ mô tân tự do, những người nông dân qui mô nhỏ buộc phải cạnh tranh trong thị trường toàn cầu và họ cũng đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu,

Page 12: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

7

do đó cần phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ cần thiết để bảo vệ họ. ActionAid Ấn Độ và ActionAid Việt Nam đã tiến hành thực hiện và xuất bản nghiên cứu này nhằm đóng góp những ý kiến thảo luận ủng hộ hoạt động đầu tư công và an ninh lương thực cho các hộ sản xuất qui mô nhỏ. Trong khuôn khổ báo cáo Tiếng Việt này, các phát hiện chính và khuyến nghị được tập trung vào khu vực Đông Á và Việt Nam. Báo cáo đầy đủ về Việt Nam và Ấn Độ được xuất bản bằng tiếng Anh.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo, hướng dẫn của Giáo sư Praveen Jha và nhóm nghiên cứu của ông, các nghiên cứu sinh tiến sĩ Manish Kumar và Amit Kumar, thuộc Đại học Jawaharlal Nehru và tiến sĩ Nilachala Acharya cho nghiên cứu công phu và tỉ mỉ này.

Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện, ActionAid Việt Nam

Sandeep Chachra, Giám đốc Điều hành, ActionAid Ấn Độ

Page 13: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

8

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo nghiên cứu này sẽ không được hoàn thành nếu thiếu sự giúp đỡ và hỗ trợ của một số cá nhân và các tổ chức xã hội của người dân. Xin được ghi nhận những ý kiến đóng góp tại các hội thảo tham vấn - cơ sở tiền đề cho việc hình thành và hoàn thiện nên nghiên cứu này. Xin được cảm ơn các cơ quan truyền thông của Liên đoàn ActionAid đã hỗ trợ và cung cấp những hướng dẫn cần thiết cho việc xuất bản báo cáo.

Nghiên cứu đã được điều phối bởi Giáo sư Praveen Jha, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ông, người đã hỗ trợ và hướng dẫn ngay từ khi thiết kế khung nghiên cứu tới khi hoàn thiện báo cáo nghiên cứu này. Chúng tôi chân thành cảm ơn nghiên cứu sinh tiến sĩ Manish Kumar và Amit Kumar, từ Đại học Jawaharlal Nehru, đã phối hợp thực hiện nghiên cứu và Tiến sĩ Nilachala Acharya đã hỗ trợ xử lý số liệu và đóng góp vào chương về đầu tư trong nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của giáo sư Praveen Jha trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.

Chúng tôi xin được cảm ơn các nhân viên của Nisarga, Chittor (cụ thể là bà K Rajamma và ông, K. Gattappa), các nhân viên của AARDIP, Kurnool (cụ thể là bà G. Rani và ông P. Karunakar), các nhân viên của HANDS, Ananthpur (cụ thể là bà S. Anseera và ông G. Narayana), các nhân viên của Sai Jyoti Sansthan, Lalitpur, Uttar Pradesh (cụ thể là ông Sidhgopal, ông Rajeev Mishra, ông Vinay Srivastava), các nhân viên của Vikas Sahyog Kendra, Latehar, Jharkhand (cụ thể là bà Premika Surin, bà Indramani Kumari, ông Mandip Singh, ông Satyendra Kumar Singh, ông Nanku Kumar Singh và ông Arun Kandulna), và các nhân viên của SMPUP, Bargarh, Orissa (cụ thể là Fakira, …) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Việt Nam, đã chịu trách nhiệm thu thập số liệu trong nghiên cứu tại thực địa.

Xin chân thành cảm ơn các ông bà từ ActionAid: P. Raghu, Byomkesh Kumar Lall, Nguyễn Phương Thúy và Bùi Ngọc Liên đã tham gia điều phối và hỗ trợ các nghiên cứu viên tại thực địa, các tổ chức xã hội của người dân có liên quan và nhóm nghiên cứu quốc gia để hoàn thành nghiên cứu này. Chúng tôi xin cảm

Page 14: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

9

ơn ông Rajasekhar, ông Aqeel, ông Saurabh và ông Durga, cán bộ chương trình của ActionAid ở bốn bang của Ấn Độ: Andhra Pradesh, Uttar Pradesh, Jharkhand, và Orissa, đã phối hợp nghiên cứu với các đối tác dự án.

Xin trân trọng cảm ơn Bà Hoàng Phương Thảo -Trưởng Đại diện, ActionAid Việt Nam và ông Sandeep Chachra - Giám đốc Điều hành, ActionAid Ấn Độ vì những hỗ trợ và khuyến khích của họ dành cho nhóm nghiên cứu.

Mọi thiếu sót trong báo cáo này trách nhiệm thuộc về nhóm nghiên cứu.

Page 15: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

10

TÓM TẮT

Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về an ninh lương thực theo nghĩa toàn diện nhất của nó. Trong thực tế, các vấn đề liên quan đến nạn đói và mất an ninh lương thực đã tồn tại dai dẳng và nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được sử dụng tùy thời điểm để giải quyết vấn đề này. Theo định nghĩa của Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới (1996), an ninh lương thực là khi tất cả mọi người, tại mọi thời điểm, đều được tiếp cận với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh dưỡng để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Định nghĩa này đã trở thành một chuẩn mực trong các cuộc thảo luận về chủ đề an ninh lương thực. Cách định nghĩa này rõ ràng đã đề cập đến cả sự tiếp cận về mặt thể chất và kinh tế tới lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống cũng như sở thích của người dân.

Tuy nhiên, định nghĩa này là cực kỳ phức tạp trên cả phương diện khái niệm và thực tế hoạt động. Các tài liệu liên quan minh chứng rõ ràng rằng mặc dù tốc độ tăng sản lượng lương thực toàn cầu luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của dân số thế giới, vẫn có khủng hoảng an ninh lương thực ở nhiều nước đang phát triển. Trên thực tế, tăng sản lượng lương thực bằng cách tăng năng suất thông qua việc sử dụng các công nghệ mới và tiên tiến có thể là một trong những cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếuchỉ thiết kế và thực hiện các chính sách công nhằm tăng năng suất mà bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào khác của an ninh lương thực thì sẽ không hiệu quả trong việc giải quyết căn bệnh mãn tính này. Chính vì vậy cần thiết phải có các chính sách công một cách toàn diện và thực thi hiệu quả các chính sách này ở tất cả các cấp, vớimức đầu tư công tương xứng mới có thể giải quyết vấn đề một cách bền vững.

Có thể thấy hàng loạt vấn đề có liên quan đến quy mô và cường độ của tình trạng đói và mất an ninh lương thực đã nảy sinh như suy dinh dưỡng, thiệt hại về kinh tế, tiếp cận với đầu tư và hỗ trợ công, sức khỏe và hạnh phúc của người dân… Mức độ nghiêm trọng của vấn đề cũng rất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới và thậm chí ngay cả bên trong biên giới quốc gia. Xu hướng khủng hoảng rõ ràng là sâu sắc và trầm trọng hơn ở các khu vực

Page 16: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

11

đang phát triển và chậm phát triển của thế giới. Mặc dù những vấn đề này đã được lưu tâm, đánh giá trong các cuộc thảo luận và đối thoại chính sách toàn cầu và được cân nhắc khi thiết kế luật pháp về an ninh lương thực, song những tiến bộ này vẫn còn rời rạc, chắp vá. Do đó việc giải quyết các vấn đề một cách đồng bộ, hiệu quả nhằm đảm bảo các nhu cầu cơ bản nhất của con người vẫn sẽ tiếp tục là một yêu cầu khẩn thiết trong tương lai.

Các nước kém phát triển, đặc biệt là các nước ở Nam bán cầu luôn bị ảnh hưởng tồi tệ nhất trong hầu hết các chỉ số về mất an ninh lương thực, đói và suy dinh dưỡng. Một trong những lý do là bởi các nền kinh tế này chủ yếu gồm những người làm nông nghiệp và sống phụ thuộc vào ngành nông nghiệp. Các cộng đồng nông nghiệp tại các nước này chủ yếu là những người sản xuất qui mô nhỏ và chỉ nhận đượcđầu tư, hỗ trợ công ở mức tối thiểu. Hỗ trợ công dưới dạng đầu tư/chi tiêu công cho các liên kết ngược và xuôi là khá ít ỏi hoặc thậm chí không có. Bằng chứng cho thấy rằng các khoản đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp và phát triển nông thôn có tác động đặc biệt quan trọng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế, bên cạnh việc đảm bảo phát triển nông nghiệp và giảm tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối. Tuy nhiên, một phân tích sơ bộ các số liệu sẵn có ở nhiều nước cho thấy hỗ trợ dưới hình thức chi tiêu công cho nông nghiệp và các hoạt động liên quan khác là không tương xứng. Hơn nữa, trong tổng số đầu tư công cho ngành nông nghiệp, ưu tiên chi tiêu công cho nông dân qui mô nhỏ dường như không đáng kể. Do đó, tăng qui mô đầu tư công với mục tiêu rõ ràng hướng vào nông hộ nhỏ là rất quan trọng. Hơn nữa, cần có một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô có thể giúp giảm tình trạng đói và suy dinh dưỡng một cách bền vững. Đầu tư công có mục tiêu trong các liên kết ngược và xuôi trong ngành nông nghiệp ở các nền kinh tế này có thể thúc đẩy triển vọng tăng năng suất cũng như đảm bảo an ninh lương thực, do được hỗ trợ bởi việc cải thiện cơ sở hạ tầng và bảo hiểm cây trồng. Những kinh nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng đầu tư công cho các chiến lược giảm thiểu rủi ro là một công cụ quan trọng cả trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự tăng trưởng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này tập trung tìm ra các xu hướng chung và mô hình đầu tưcông trong ngành nông nghiệp ở Ấn

Page 17: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

12

Độ và Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng so sánh việc phân bổ đầu tư công cho nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở cấp trung ương giữa hai nước kể từ đầu những năm 2000. Nghiên cứu trình bày những xu hướng, các mô hình qua thời gian và các bằng chứng phù hợp về đầu tư công ở hai khu vực (Nam Á và Đông Á). Nghiên cứu cũng đánh giá các chính sách công liên quan đến đầu tư công trong nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam và phát triển một phương pháp thu thập số liệu đầu tư công và/hoặc số liệu chi tiêu công cho lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt tập trung vào nông hộ nhỏ.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn 280 hộ gia đình ở bốn địa điểm khác nhau ở Ấn Độ và một số lượng hộ gia đình tương tự tại bốn địa điểm khác nhau ở Việt Nam. Các hộ trong mẫu được lựa chọn dựa trên những đặc điểm kinh tế xã hội của hộ và là những hộ nông dân qui mô nhỏ. Nghiên cứu xem xét các khía cạnh quan trọng của đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào các nông hộ nhỏ và tác động của nó đối với an ninh lương thực.

Từ kết quả các nghiên cứu đã thực hiện và phân tích các số liệu sẵn có và trên cơ sở những phát hiện của chúng tôi từ các cuộc khảo sát thực địa có thể thấy có bằng chứng rằng nhà nước cần phải mở rộng hoạt động để bảo vệ lợi ích của người sản xuất nhỏ và giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn. Mặc dù có rất nhiều chính sách và các chương trình cho ngành nông nghiệp, nhưng các chính sách và chương trình này không đủ để giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực và nạn đói. Ví dụ, từ phân tích của chúng tôi cho thấy thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thậm chí còn âm cho hai trong số bốn tỉnh của Việt Nam và thu nhập từ phi nông nghiệp cũng rất ít ỏi. Các kết quả tương tự cũng được phát hiện ở Ấn Độ. Ở thời điểm hiện tại, với ảnh hưởng của chế độ chính sách kinh tế vĩ mô tân tự do, các nông hộ nhỏ buộc phải cạnh tranh trong thị trường toàn cầu và cũng phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, do đó việc xây dựngcác cơ chế, chính sách phù hợp để bảo vệ nông hộ qui mô nhỏ này là hết sức cần thiết.

Những phát hiện từ nghiên cứu thực địa cũng cho thấy thông tin về chính sách liên quan đến trợ giá, trợ cấp, cơ quan thu mua công, hỗ trợ tín dụng, dịch vụ khuyến nông và hỗ trợ của chính

Page 18: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

13

phủ trong trường hợp có thiên tai cho nông dân sản xuất nhỏ là chưa đầy đủ. Mức độ và xu hướng chi tiêu công cho nông nghiệp, đặc biệt là đối với người sản xuất nhỏ, cần phải được đặcbiệt quan tâm và cần một cú hích mạnh mẽ về chính sách. Các nông hộ nhỏ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng hơn so với các hộ khác. Hiện còn một khoảng trống khá lớn, liên quan đến chính sách công tổng thể nhằm thúc đẩy các mối liên kết ngược và xuôi, cũng cần phải được giải quyết.

Tất cả các hộ gia đình được khảo sát tại Việt Nam, ngoại trừ ở Vĩnh Long, đều ở dưới ngưỡng nghèo quốc tế (1,25 USD/người/ngày). Như vậy, mặc dù sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nông dân sản xuất qui mô nhỏ lại ở trong tình trạng không có an ninh lương thực. Vì vậy cần có những đầu tư công cần thiết để giải quyết vấn đề thu nhập thấp của nông dân nhỏ, bằng cách tăng cường các cơ chế hỗ trợ giá và các biện pháp thích hợp khác. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng củi làm nhiên liệu đun nấu là mối lo ngại lớn ở tất cả các tỉnh khảo sát của Việt Nam. Ngoài ra cần phải đầu tư vào giao thông công cộng để giúp giảm các chi phí vận chuyển và từ đó giúp giảm chi phí trồng trọt, chăn nuôi. Các vấn đề liên quan đến công trình vệ sinh và nước uống ở Việt Nam cũng là những vấn đề đáng lo ngại và cần được giải quyết thỏa đáng.

Tại Ấn Độ, tất cả các hộ gia đình được khảo sát tại bốn bang đều nằm dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 USD/người/ngày). Hầu hết nông dân bán sản phẩm của họ hoặc ở chợ địa phương hoặc qua trung gian, do đó hệ thống hỗ trợ giá rõ ràng không mang lại hiệu quả cho họ. Có một nhu cầu cấp thiết trong việc tăng cường các cơ sở thu mua công và cải thiện chức năng và hoạt động của chúng để giúp các cơ chế hỗ trợ hoạt động hiệu quả hơn. Kết quả khảo sát ở Ấn Độ cũngcho thấy nguồn thủy lợi công hầu như không có sẵn đối với các hộ nông dân. Cần phải giúp nông dân giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước trời cho tưới tiêu. Chính phủ nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi thiết yếu. Tại các khu vực chỉ có nguồn nước ngầm,việc tưới tiêu chỉ khả thi khi có điện và điện được cung cấp đầy đủ. Mặc dù có rất nhiều chương trình đầu tư công về tài chính của chính phủ, các hộ nông dân vẫn không dễ tiếp cận đến các nguồn cho vay chính thức. Hơn nữa, theo khuyến cáo của một số tổ chức, điều quan trọng là cần cho

Page 19: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

14

nông dân vay với lãi suất ưu đãi. Hệ thống bảo hiểm cây trồng chất lượng tốt cho các hộ nông dân là một lĩnh vực quan trọng khác mà các nhà làm chính sách cần quan tâm. Tại Ấn Độ, nông dân qui mô nhỏ chủ yếu thuộc vào tầng lớp bần cùng trong xã hội. Rõ ràng, nếu các chính sách công nhắm vào các đối tượng mục tiêu tốt hơn (ví dụ nông dân), khi đó chính phủ có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến những thiếu thốn xã hội, chính trị và kinh tế của họ.

Việc sử dụng củi làm nhiên liệu đun nấu là đặc biệt đáng báo động ở Jharkhand, Orissa và Uttar Pradesh. Chính phủ cần thúc đẩy việc sử dụng các nhiên liệu đun nấu hiệu quả và giúp người dân nhận thức được các vấn đề sức khỏe có liên quan. Nhiều hộ gia đình được khảo sát ở Ấn Độ sử dụng dầu hỏa để thắp sáng dù đã có điện. Cần phải cung cấp đủ điện cho các làng, khi đó sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của họ vào dầu hỏa, không chỉ để nấu ăn mà còn dùng để vận hành máy bơm tưới tiêu.

Page 20: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

15

CHƯƠNG 1Giới thiệu, Phạm vi, Mục tiêu

và Khuôn khổ hoạt động của nghiên cứu

1.1. GIỚI THIỆU

Nạn đói và suy dinh dưỡng trên diện rộng là vấn đề đã tồn tại dai dẳng ở một số nước đang phát triển trên thế giới và thu hút nhiều sự chú ý trong các bài diễn thuyết mang tính chất học thuật cũng như chính trị. Không cần phải tranh luận thêm cũng có thể thấy thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực theo nghĩa toàn diện nhất trong tương lai. Trên thực tế, các vấn đề liên quan đến tình trạng đói và mất an ninh lương thực là rất lâu dài và nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được sử dụng tùy từng thời điểm để giải quyết vấn đề này.

Theo Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới năm 1996, an ninh lương thực là khi tất cả mọi người, tại mọi thời điểm, đều được tiếp cận với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh dưỡng, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Định nghĩa này đã trở thành một chuẩn mực trong các cuộc thảo luận về chủ đề an ninh lương thực. Cách định nghĩa này rõ ràng đã đề cập đến cả sự tiếp cận về mặt vật chất và kinh tế tới thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống cũng như sở thích của người dân. Từ định nghĩa này cũng thấy rõ là ngoài sự sẵn có và khả năng chi trả cho lượng lương thực, thực phẩm đủ dinh dưỡng, còn có những vấn đề cơ bản khác (như vệ sinh, nước, chăm sóc y tế và kiến thức có liên quan…) cần được quan tâm để đảm bảo an ninh lương thực.

Điển hình là trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và tài liệu chính sách, chỉ số mức cung năng lượng trung bình của bữa ăn được xem như chỉ số cơ bản về sự sẵn có của thực phẩm hoặc ngụ ý về việc mất an ninh lương thực. Ngoài chỉ số này, một số chỉ số khác có liên quan và có thể đo lường cũng đã được nghiên cứu, sử dụng. Ví dụ, trong báo cáo về “tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới” (SoFi) của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) (2014) có đề cập đến một số chỉ số như tiếp cận về mặt

Page 21: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

16

vật lý (mật độ đường và đường sắt), tiếp cận kinh tế và các chỉ số về khả năng dễ bị tổn thương và sốc (chỉ số sức mua của người dân ở mức sống thấp nhất và chỉ số giá lương thực nội địa, chỉ số tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu, tỷ lệ đất canh tác được tưới tiêu, mức độ biến động của giá lương thực trong nước, mức thay đổi sản lượng lương thực bình quân đầu người và tỷ lệ chi tiêu dành cho lương thực của người nghèo). Các chỉ số về tiện nghi vệ sinh và tiếp cận nguồn nước uống an toàn rõ ràng có liên quan đến độ thỏa dụng, các chỉ số về mức độ thiếu hụt lương thực và chỉ số về mức độ phổ biến của lương thực (POFI) cũng được xem xét trong việc đo lường kết quả.

Tuy nhiên, định nghĩa trên đây là cực kỳ phức tạp trên cả phương diện khái niệm và thực tế hoạt động. Các tài liệu có liên quan minh chứng một cách rõ ràng rằng mặc dù tốc độ tăng sản lượng lương thực toàn cầu luôn cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của dân số thế giới, khủng hoảng an ninh lương thực ở rất nhiều nước đang phát triển vẫn xảy ra. Trong thực tế, tăng sản lượng lương thực bằng cách tăng năng suất, thông qua việc sử dụng các công nghệ mới và tiên tiến có thể là một trong những cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếu chỉ thiết kế và thực hiện các chính sách công nhằm tăng năng suất mà bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào khác của an ninh lương thực thì sẽ không thể chữa trị căn bệnh mãn tính này một cách hiệu quả. Chính vì vậy, cần thiết phải có các chính sách công một cách toàn diện, thực thi hiệu quả các chính sách này ở tất cả các cấp, với đầu tư công tương xứng mới có thể giải quyết vấn đề một cách bền vững.

Trong điều kiện những nguồn lực sẵn có đều có giới hạn, một trong những thách thức quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà tư tưởng về phát triển là làm thế nào để nuôi sống dân số thế giới đang ngày một tăng và giúp họ tiếp cận được tới mạng lưới an ninh lương thực. Như đã nêu trên, vấn đề an ninh lương thực rất phức tạp, nó đòi hỏi phải phân tích hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là vai trò của thương mại, vốn tài chính và các tập đoàn đa quốc gia, trách nhiệm và việc thực thi của chính phủ các nước, các tổ chức cộng đồng và các vấn đề về tầng lớp, giai cấp, địa vị/chủng tộc/giới tính liên quan đến nông nghiệp, các biện pháp kiểm soát ngành nông nghiệp và tiếp cận đến bảo trợ xã hội.

Page 22: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

17

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề rất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới và thậm chí ngay cả bên trong biên giới quốc gia. Xu hướng khủng hoảng rõ ràng là sâu sắc và trầm trọng hơn ở các khu vực đang phát triển và chậm phát triển của thế giới. Trong số gần 800 triệu người không có đủ lương thực để sống một cuộc sống khỏe mạnh1 , thì phần lớn đang sống ở các nước đang phát triển và hai phần ba trong số đó đang sống ở các nước ở châu Á. Do quy mô và mức độ trầm trọng của tình trạng đói và mất an ninh lương thực, cũng như các vấn đề liên quan khác (như suy dinh dưỡng, thiệt hại về kinh tế, tiếp cận với đầu tư và hỗ trợ công, sức khỏe và hạnh phúc của người dân), nhiều đánh giá, thảo luận và đối thoại chính sách toàn cầu đã được thực hiện, cố gắng đưa những vấn đề này trở thành trọng tâm khi thiết kế luật pháp về an ninh lương thực. Song, dù đã được lưu tâm thực hiện và có một số tiến bộ trong những năm gần đây, nhưng những kết quả vẫn còn rời rạc, chắp vá và khi đem nó so sánh, đối chiếu với các nhu cầu cơ bản nhất của con người, thì thấy những vấn đề này vẫn sẽ tiếp tục là một thách thức to lớn trong tương lai.

Vấn đề bất bình đẳng giới cũng thể hiện trong tình trạng đói và suy dinh dưỡng. 60% số người đang trong tình trạng đói và suy dinh dưỡng là phụ nữ. Một con số gây sốc khác là 50% số phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển không được chăm sóc ăn uống một cách đầy đủ, kết quả là có khoảng 0,24 triệu ca mẹ tử vong khi sinh con hàng năm2 . Do thức ăn và dinh dưỡng cho các bà mẹ không đầy đủ, ước tính có khoảng 146 triệu trẻ em - những “công dân toàn cầu” dễ bị tổn thương nhất ở các nước đang phát triển, phải đối mặt với tình trạng đói thường xuyên, lâu dài và thiếu cân (UNICEF, 2009). Một con số khác có thể cho thấy hậu quả rõ ràng hơn, tình trạng đói và những bệnh tật liên quan khiến thế giới mất đi một đứa trẻ trong mỗi 10 giây.

Các nước chậm phát triển, đặc biệt là các nước ở Nam bán cầu luôn bị ảnh hưởng tồi tệ nhất trong hầu hết các chỉ số về mất an ninh lương thực, đói và suy dinh dưỡng. Một trong những lý do là bởi các nền kinh tế này chủ yếu dựa vào nông nghiệp và sinh kế của khoảng 60-80% dân số, trực tiếp hoặc gián tiếp, sống phụ thuộc vào ngành nông nghiệp. Hơn nữa, cộng đồng nông nghiệp

1 https://www.wfp.org/hunger/stats.2 http://www.thp.org/knowledge-center/know-your-world-facts-about-hunger-poverty/.

Page 23: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

18

ở các nước này chủ yếu là những người sản xuất qui mô nhỏ và chỉ nhận được đầu tư, hỗ trợ công ở mức tối thiểu. Những hỗ trợ công dưới dạng đầu tư/chi tiêu công cho các liên kết ngược và xuôi là chưa tương xứng hoặc thậm chí không có. Có đủ bằng chứng cho thấy rằng mức tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ngành nông nghiệp ít nhất có hiệu quả gấp hai lần trong việc giảm nghèo so với tăng trưởng trong các ngành khác3 . Cũng có bằng chứng cho thấy rằng các khoản đầu tư từ ngân sách đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoài việc đảm bảo phát triển nông nghiệp và giảm tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối, còn có tác động quan trọng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, một phân tích sơ bộ sử dụng số liệu sẵn có ở nhiều nước cho thấy chi tiêu công cho nông nghiệp và các hoạt động liên quan khác là chưa tương xứng. Hơn nữa, trong tổng đầu tư công cho nông nghiệp, ưu tiên chi tiêu công cho nông dân sản xuất qui mô nhỏ dường như không đáng kể. Do đó, việc tăng qui mô các khoản đầu tư công, đồng thời có định hướng mục tiêu rõ ràng vào nông hộ nhỏ là rất quan trọng. Hơn nữa, cần có những chính sách kinh tế vĩ mô có thể giúp giảm tình trạng đói và suy dinh dưỡng một cách bền vững. Đầu tư công có mục tiêu trong các liên kết ngược và xuôi trong ngành nông nghiệp ở các nền kinh tế này cũng có thể thúc đẩy triển vọng tăng năng suất cũng như an ninh lương thực, do cơ sở hạ tầng và bảo hiểm cây trồng được cải thiện.

Ngoài ra đầu tư công cũng cần được tăng cường để giảm thiểu những rủi ro mà các hộ gia đình sản xuất qui mô nhỏ phải đối mặt (như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những cú sốc thời tiết ngày càng thường xuyên, suy thoái đất và tổn thất tài nguyên thiên nhiên). Các nền kinh tế đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới còn phải chịu thêm các cú sốc khác nữa như biến động giá cả. Những rủi ro này khiến những người sản xuất qui mô nhỏ khó mà biết được loại cây trồng nào có thể mang lại lợi nhuận hoặc mức thu nhập kỳ vọng cho họ. Do đó, những hộ này sẽ đặc biệt cần những công cụ có thể giúp họ đối phó với những rủi ro và bất trắc khi thực hiện đầu tư nhằm tăng sinh kế, chẳng hạn như áp dụng công nghệ mới và chuyển sang hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Những kinh nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng đầu tư

3 http://www.fao.org/investment-in-agriculture/en/

Page 24: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

19

công nhằm hỗ trợ các chiến lược giảm thiểu rủi ro là một công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự tăng trưởng đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo.

1.2. QUI MÔ CỦA TÌNH TRẠNG ĐÓI VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, trong khoảng thời gian 1990 - 1992, Đông Á và Nam Á có cùng số lượng người thiếu ăn. Nam Á cũng là nơi có số lượng người thiếu ăn lớn nhất trên thế giới (FAO, 2015). Như đã nêu trên, tính sẵn có của lương thực là bước đầu tiên để có an ninh lương thực. Trong 1/4 thế kỷ cuối cùng thế kỷ trước, Nam Á đã ghi nhận một sự gia tăng nhẹ trong cung lương thực bình quân đầu người (FAO, 2015). Sự gia tăng này cũng đồng nghĩa với việc đa dạng hơn trong tiêu dùng thực phẩm, chuyển từ kiểu thức ăn truyền thống sang ăn nhiều cá, thịt, trứng, sữa và rau hơn (Joshi et al., 2004). Tiếp cận lương thực là bước thứ hai tiến đến an ninh lương thực. Thực tế cho thấy, tiếp cận lương thực và thu nhập có mối tương quan với nhau (mặc dù còn có nhiều yếu tố khác quyết định khả năng tiếp cận lương thực như các rào cản xã hội). Tỷ lệ trẻ em gầy yếu ở Nam Á chiếm khoảng từ 6 đến 20%, cao hơn so với khu vực Đông Á. Ở Nam Á, mất an ninh lương thực cũng phụ thuộc vào mùa vụ. Vào mùa xuân, 24% dân số bị ảnh hưởng do có chế độ ăn uống không đầy đủ và 33% thiếu hụt calo (MoE Afghanistan, 2012). Tại Afghanistan, gần 80% dân số sống ở các vùng nông thôn ở vào tình trạng mất an ninh lương thực, cao hơn nhiều so với cư dân của các khu vực đô thị. Tình trạng không đa dạng trong chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến 21% dân số nông thôn và 14% của dân số đô thị. Tình trạng mất an ninh lương thực xảy ra nhiều hơn ở vùng núi và cao nguyên của Afghanistan.

Bhutan cũng ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương về an ninh lương thực khi phải nhập khẩu phần lớn thực phẩm từ Ấn Độ. Maldives thì hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm. Mất an ninh lương thực cũng xảy ra dai dẳng ở Nepal, không chỉ ở những vùng sản xuất thiếu lương thực mà còn ở những khu vực bị cách ly, dù thuộc những vùng có sản xuất lương thực dư thừa. Hàng năm, Nepal đều phải nhập khẩu lương thực ròng. Năm 2010, mức thiếu hụt lương thực trung bình của cả nước

Page 25: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

20

là 14,3%, ở khu vực đồi núi là 79% và ở đồng bằng là 7% (FAO, 2010). Mất an ninh lương thực ở khu vực nông thôn Pakistan xảy ra nhiều hơn so với khu vực đô thị. Những người dân nông thôn không đảm bảo được an ninh lương thực, cũng giống người dân ở các vùng đô thị, chủ yếu phải mua thực phẩm ở thị trường. Năm 2010, 45% trong tổng số dân cư nông thôn là những nông hộ không có đất và 30% số các hộ gia đình có đất khác đều đã phải mua thực phẩm trên thị trường (Ahmad và Farooq, 2010).

Ở Ấn Độ, có 194,6 triệu người thiếu ăn, chiếm khoảng 15,2 % tổng dân số nước này. Số lượng người thiếu ăn trong giai đoạn 2000-2002 là 185,5 triệu và đã tăng lên đến 189,9 triệu chỉ trong một thập kỷ sau đó (FAO, 2015). Ấn Độ xếp hạng thứ 94 về chỉ số đói nghèo toàn cầu trong số 119 nước trên thế giới. Theo Điều tra Quốc gia về Sức khỏe Gia đình (NFHS) năm 2005-2006, 56% phụ nữ Ấn Độ bị thiếu máu, 30% các bé được sinh ra trong tình trạng sinh thiếu cân (LBW) và 47% số trẻ em bị nhẹ cân (MSSRF, 2008).

1.3. QUI MÔ TÌNH TRẠNG ĐÓI VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở ĐÔNG Á VÀ VIỆT NAM

Nền kinh tế các nước Đông Á phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp và phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn. Chỉ vài nước trong khu vực này là quốc gia đã phát triển còn chủ yếu đều đang trong quá trình chuyển đổi. Đông Á đã phát triển nhanh nhất trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và cũng là một trong những khu vực thành công nhất trong việc xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo của IFPRI (2014),chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) của khu vực Đông Á đã giảm được 54 điểm %. Tuy nhiên tình trạng thiếu đói vẫn còn phổ biến trong khu vực với 220 triệu người tiếp tục bị đói (IPFRI, 2014).

Năm 2011, có khoảng 13,5% dân số Campuchia sống dưới chuẩn nghèo quốc gia và gần 40% trẻ em (dưới 5 tuổi) ở trong tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính, 28% bị thiếu cân, và cứ 5 phụ nữ thì có một người bị thiếu cân. Sự khác biệt trong tỷ lệ nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng được ghi nhận. Ở Indonesia, chỉ có 8,6% dân số đô thị là người nghèo, trong khi con số này ở vùng nông thôn là 15%. Ở Philippines, cứ ba trong số bốn người ở khu vực nông thôn là người nghèo. Tại Thái Lan

Page 26: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

21

16% dân số bị thiếu ăn (FAO 2011) và 8% dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia.

Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia có thành tựu tốt nhất về giảm nghèo và đã giảm đáng kể tình trạng nghèo và thiếu đói cùng cực. Việt Nam đã đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) trước thời hạn với tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia đã giảm xuống còn 8,4% vào năm 2014. Giai đoạn 1993-2008, tỷ lệ nghèo đã giảm liên tục từ 58,1% xuống 14,5%, đưa hàng triệu người thoát ra khỏi cảnh đói nghèo. Những năm tiếp theo, với việc sử dụng chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 8,4% vào năm 2014. Tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong giảm nghèo, Việt Nam hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Nghèo đói vẫn còn phổ biến trong một bộ phận lớn dân cư là người dân tộc thiểu số và ở vùng nông thôn. Tỷ lệ nghèo trung bình của nhóm dân tộc thiểu số cao hơn 32,5 điểm % so với tỷ lệ này ở người Kinh (khoảng cách này đã là 49,3 điểm % năm 2012). Mức sống của người nghèo dân tộc thiểu số cũng thấp hơn so với người Kinh trong giai đoạn 1993 đến 2012. Mặc dù khoảng cách nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị đã được thu hẹp, song nó vẫn còn là 16,7% năm 2012 (CHXHCN Việt Nam, báo cáo Quốc gia 2015).

Mặc dù Việt Nam đã chuyển từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và tình trạng đói đã giảm đáng kể, tuy nhiên tiến bộ này không xảy ra đều trên khắp các vùng. Vẫn còn có tình trạng đói ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên. Năm 2013, khoảng 15% trẻ em (dưới 5 tuổi) ở trong tình trạng suy dinh dưỡng và hơn 25% trẻ em bị còi cọc.

1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Với bối cảnh đã nêu, mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét các xu hướng chung và mô hình đầu tư công cho nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời so sánh việc phân bổ đầu tư công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất qui mô nhỏ trong ngành nông nghiệp của hai nước kể từ đầu những năm 2000. Ngoài ra, những bằng chứng và các vấn đề liên quan đến đầu tư công ở hai khu vực Nam Á và Đông Á cũng sẽ được phân tích.

Page 27: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

22

Để có cái nhìn sâu sắc hơn, việc đánh giá chính sách công liên quan đến đầu tư công trong nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam sẽ được thực hiện. Do sự đa dạng và khác biệt trong việc thực thi của chính phủ ở hai nước, thêm vào đó số liệu chi tiêu công của chính quyền địa phương (cấp tỉnh) của hai nước được nghiên cứu không được công bố rộng rãi, một phương pháp thu thập số liệu chi tiêu và/hoặc đầu tư công cho ngành nông nghiệp, đặc biệt tập trung vào những hộ sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ đã được xây dựng và phát triển trong nghiên cứu này.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

• Phân tích các ưu tiên trong chính sách công nói chung và các chính sách liên quan đến đầu tư công cho nông nghiệp tại một số nước Đông Á và Nam Á;

• Phân tích các chính sách đầu tư công cho hộ sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ và kết quả của nó đối với an ninh lương thực nói chung và nông hộ nhỏ nói riêng;

• Phân tích số liệu về đầu tư công cho nông nghiệp và cho các nông hộ nhỏ.

• Xác định hiệu quả của các chính sách và chương trình hỗ trợ cho những nông hộ sản xuất qui mô nhỏ; và

• Phát triển một phương pháp phù hợp để thu thập số liệu về chi tiêu công cho nông nghiệp ở hai nước được lựa chọn nghiên cứu.

1.5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm chính của đầu tư công cho nông nghiệp ở Ấn Độ và Việt Nam đối với các hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ?

2. Đặc điểm, xu hướng và mô hình hỗ trợ công, đặc biệt cho các hộ nông dân qui mô nhỏ?

3. Sản xuất nông nghiệp của nông dân qui mô nhỏ có phải là tự cấp tự túc không?

4. Tình trạng an ninh lương thực của hộ nông dân qui mô nhỏ ở Ấn Độ và Việt Nam?

1.6. PHẠM VI, CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

Page 28: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

23

1.6.1. Phạm vi nghiên cứu

Với 60% lực lượng lao động, đóng góp 20% vào GDP, đầu tư công cho nông nghiệp ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu4 . Việc thiếu ngân sách cho nông nghiệp dẫn đến công nghệ và các thiết bị lạc hậu, chậm mở rộng các vùng sản xuất, việc đào tạo nghề không hiệu quả và ít vốn để phát triển sản xuất cũng khiến kiến thức và kỹ năng của những người sản xuất bị hạn chế. Tất cả các lý do nêu trên dẫn đến chất lượng thấp và khả năng cạnh tranh kém của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên khi thực hiện một số hiệp định giữa các quốc gia với mục tiêu nhằm thúc đẩy một hệ thống thực phẩm hiệu quả, quản lý tài nguyên thiên nhiên và sinh kế bền vững, tăng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục công… lại có một số ảnh hưởng tiêu cực tới người nghèo và người nhập cư. Một ví dụ đáng chú ý là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 quốc gia tham gia đàm phán tính đến thời điểm hiện tại, trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia nông nghiệp, “TPP sẽ tác động nhiều đến sản phẩm nông nghiệp và nông dân sẽ là những người dễ bị tổn thương nhất. Tham gia hiệp định, Việt Nam phải mở cửa thị trường, loại bỏ tất cả thuế quan (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong khi Việt Nam lại không có vị thế thuận lợi”5 . Tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp luôn luôn là một vấn đề nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến 70% dân số Việt Nam là nông dân. Vì vậy, mong muốn giảm thuế quan tới mức ‘không’ % trong khuôn khổ TPP chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp cũng như an ninh lương thực của Việt Nam6 . Bên cạnh đó, mặc dù ASEAN đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng cộng đồng văn hóa-xã hội, người ta vẫn lo ngại rằng tốc độ phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo có thể phải chịu những tác động tiêu cực một khi hội nhập kinh tế của ASEAN được ưu tiên hơn. Ngay cả đối với nông dân, những người có thể được hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường tốt hơn do hội nhập kinh tế, thì những rủi ro hữu hình vẫn tồn tại. Cụ thể như những lợi ích như vậy có thể sẽ không kéo dài mãi và khoảng cách thu nhập

4 http://www.panpacific.vn/can-tang-cuong-von-dau-tu-cho-nong-nghiep-nong-thon-vi11065.htm#.VbVvxvmt7Dc.5 http://vccinews.com/news_detail.asp?news_id=29977.6 http://english.vietnamnet.vn/fms/business/74950/would-tpp-be-good-or-bad-to-vietnam-s-agriculture-.html

Page 29: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

24

giữa nông dân và những người sản xuất công nghiệp hay các nhà cung cấp dịch vụ sẽ ngày càng rộng ra.

Nông dân Ấn Độ đang phải đối mặt với những điều kiện cực kỳ khó khăn và cũng vì lý do này một số nông dân đã phải tự tử. Theo Cục hồ sơ tội phạm quốc gia (NCRB), hơn 3 vạn nông dân đã tự sát trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2014. Do liên tục bị thua lỗ, nông dân không còn mặn mà với nông nghiệp và nhiều người đã di cư và rời khỏi ngành nông nghiệp. Nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy những thay đổi chính sách liên quan đến trợ giá, trợ cấp, mở cửa thị trường cho hàng nhập khẩu, hỗ trợ tín dụng cho nông dân, dịch vụ khuyến nông đã góp phần vào cuộc khủng hoảng này. Đầu tư công cho nông nghiệp đã giảm từ mức 4% GDP (70 tỷ Rupi tính theo giá 1993-1994) vào đầu những năm 1980 xuống còn 1,5% (46 tỷ Rupi tính theo giá 1993-1994) vào đầu năm 2000 (Reddy and Reddy, 2007).

1.6.2. Các hoạt động trong nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực địa. Các nghiên cứu sẽ xem xét cơ sở lý thuyết dựa trên các tài liệu thứ cấp. Phần này cung cấp các thông tin về các cuộc điều tra, khảo sát của một số nước Nam Á và Đông Á, tiếp theo là các thảo luận chi tiết về Ấn Độ và Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp sẵn có từ nhiều nguồn khác nhau gồm Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc. Trên cơ sở các nguồn thông tin này, một bức tranh toàn diện về nông nghiệp về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, chỉ số an ninh lương thực, chi tiêu công cho nông nghiệp của các nước Nam Á và Đông Á sẽ được thực hiện. Nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích sâu hơn về Ấn Độ và Việt Nam, sử dụng nguồn số liệu ở cấp quốc gia của hai nước này. Trong trường hợp của Ấn Độ, số liệu do Văn phòng Điều tra Khảo sát mẫu Quốc gia cung cấp, tài liệu và số liệu về ngân sách liên bang do Văn phòng Kiểm soát viên và Tổng Kiểm toán của Ấn Độ cung cấp. Qua nghiên cứu này, đầu tư công cho nông nghiệp và đặc biệt cho nông hộ nhỏ được xem xét. Nghiên cứu về ngân sách của hai nước cũng được đem phân tích so sánh.

Nghiên cứu thực địa được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn 280 hộ

Page 30: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

25

gia đình ở bốn địa điểm khác nhau ở Ấn Độ và một số lượng hộ gia đình tương tự ở bốn địa điểm khác của Việt Nam. Phần thứ hai của nghiên cứu thực địa là những cuộc thảo luận nhóm. Khảo sát được thực hiện trên cơ sở các bảng hỏi chi tiết và định dạng thảo luận nhóm cụ thể. Các câu hỏi tập trung vào các vấn đề đầu tư công và an ninh hoặc mất an ninh lương thực.

1.6.3. Phương pháp luận

280 hộ gia đình ở Ấn Độ thuộc các bang Uttar Pradesh, Odisha, Andhra Pradesh và Jharkhand. Ở Việt Nam, cuộc khảo sát được tiến hành tại huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang, huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long và huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Do các chính sách liên quan đến nông nghiệp các bang/tỉnh khác nhau có thể khác nhau, nên cuộc khảo sát đã được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm xem xét các thuộc tính kinh tế - tự nhiên, cũng như bản chất của đầu tư công. Ở mỗi địa phương, cuộc khảo sát có hai phần: Khảo sát hộ gia đình và thảo luận nhóm.

Do đây là một cuộc khảo sát mẫu, các hộ gia đình được lựa chọn trên cơ sở đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ và là những nông hộ có ít đất. Những người thực hiện khảo sát chuẩn bị một danh sách toàn bộ các hộ trong làng với thông tin xã hội và đất đai của gia đình đó. Các cơ quan quản lý địa phương đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thu thập các dữ liệu này. Các hộ này được gộp theo các nhóm xã hội, tỷ trọng của các nhóm trong tổng thể điều tra được tính toán làm cơ sở lựa chọn mẫu, sao cho tỷ lệ số hộ trong mỗi nhóm xã hội được chọn để tiến hành điều tra bằng tỷ trọng mỗi nhóm trong mẫu. Cuối cùng chỉ những hộ sản xuất qui mô nhỏ (có ít hơn 2 ha đất) từ mỗi nhóm xã hội mới được chọn để điều tra.

Một bảng phỏng vấn có cấu trúc, tập trung vào các khía cạnh của đầu tư công và an ninh hoặc mất an ninh lương thực được sử dụng, gồm các thông tin về:

a. Bản chất và đặc điểm của đầu tư công, đặc biệt nhấn mạnh vào nông hộ qui mô nhỏ,

b. Hỗ trợ trong liên kết ngược như tín dụng, thủy lợi và các đầu vào khác,

Page 31: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

26

c. Hỗ trợ trong liên kết xuôi như tiếp thị,

d. Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai của hộ gia đình,

e. Điều kiện tài chính của các hộ gia đình, công nợ v.v…và

f. Cách thức tiêu dùng (thực phẩm và phi thực phẩm) của các hộ gia đình.

Để đảm bảo bao trùm được hết các khía cạnh này, các câu hỏi được chia thành 13 bảng hỏi. Bảng 1 gồm những câu hỏi tập trung vào các đặc điểm về dân tộc, xã hội, tôn giáo của hộ gia đình. Bảng 2 tập trung vào đặc điểm hộ gia đình, gồm những câu hỏi chủ yếu liên quan đến quyền sở hữu nhà cửa, nguồn năng lượng dùng thắp sáng và đun nấu. Bảng 3 cung cấp các thông tin chi tiết như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp của các thành viên khác trong gia đình. Bảng 4 tập hợp các câu hỏi mô tả để có thể đánh giá quan điểm của nông dân về đầu tư công. Bảng 5, gồm các câu hỏi mô tả về việc sử dụng đầu tư công của nông dân trong giai đoạn giữa tháng 9 năm 2014 tới tháng 9 năm 2015. Bảng 6 và 7 gồm các câu hỏi liên quan đến bảo hiểm cây trồng và công nợ của các hộ gia đình. Bảng 8 tập trung vào những câu hỏi về đất đai. Đầu tiên bảng hỏi liệt kê tất cả các loại đất liên quan đến hộ gia đình gồm đất thuộc quyền sở hữu của hộ, đất đi thuê, đất cho thuê, đất thế chấp, đất được người khác thế chấp và đất lấn chiếm. Phần còn lại của bảng hỏi gồm thông tin chi tiết về tất cả các loại đất. Bảng 9 xem xét phương thức canh tác và sản xuất nông nghiệp. Bảng này tập trung vào thủy lợi và quyền sở hữu đối với thủy lợi, đồng thời đánh giá phần sản phẩm dư thừa mà hộ gia đình bán ra thị trường. Các câu hỏi liên quan đến các đại lý tiếp thị cũng đã được hỏi trong phần này. Bảng 10 xem xét các nguồn thu nhập khác của các hộ gia đình ngoài nông nghiệp. Bảng 11 nghiên cứu tiêu dùng thực phẩm của hộ gia đình và cách có được những thực phẩm này. Bảng 12 tìm hiểu các chi tiêu chính của hộ gia đình. Bảng 13 đánh giá mức độ sử dụng công nghệ của các hộ gia đình trong trồng trọt.

Đối tượng của cuộc khảo sát là những nông dân sản xuất qui mô nhỏ, theo định nghĩa là những người có ít hơn 2 ha đất. Nghiên cứu này phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất của hộ. Nếu người canh tác không đăng ký quyền sở hữu đất, khi đó họ được liệt vào nhóm có quyền sử dụng. Ngoài đất thuộc

Page 32: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

27

quyền sở hữu, đất thuộc quyền sử dụng cũng gồm tất cả các loại đất đi thuê, đất lấn chiếm và đất được thế chấp. Nghiên cứu cố gắng nắm bắt các động thái xã hội của các hộ gia đình có quyền sử dụng đất qui mô lớn và nhỏ. Phần thứ hai của nghiên cứu là các cuộc thảo luận nhóm trong làng. Tại mỗi địa phương, có hai cuộc thảo luận nhóm: với các cán bộ, nhân viên hành chính hoặc những người đứng đầu được dân cử ở địa phương và với nông dân (ở cùng địa phương đó). Trong thảo luận nhóm với nông dân, những người thực hiện khảo sát đã cố gắng nhóm họ lại thành nhóm đại diện cho làng nếu có thể (lưu ý khái niệm các nhóm xã hội đã được sử dụng trong cuộc khảo sát này).

Các chủ đề sau đây sẽ được thực hiện trong thảo luận :

1) Kết cấu xã hội của làng (tôn giáo/ dân tộc/ địa vị),

2) Điều kiện khí hậu và địa hình của làng (tưới phụ thuộc vào nước trời/ đất khô hạn/ có tưới/ đồi núi/ đồng bằng/ cao nguyên/ ven biển/ rừng v.v…)

3) Các tiện nghi/dịch vụ cơ bản sẵn có:

a.Nguồn nước uống (sẵn có trong làng),

b. Vệ sinh (được đánh giá bởi các điều tra viên),

c. Điện (bao nhiêu nhà có điện, số giờ cung cấp điện trung bình, điện sử dụng cho nông nghiệp)

d. Trung tâm chăm sóc y tế (có được tiếp cận dễ dàng không, số lượng trung tâm y tế cơ sở)

e. Số kênh/giếng

f. Mức độ biết chữ, và

g. Phương tiện vận tải và dịch vụ khuyến nông.

4) Đầu tư của chính phủ cho các tiện nghi cơ bản nêu trên,

5) Chính phủ có thu mua lương thực cho nông dân không?

6) Dân làng bán sản phẩm của họ ở đâu?

7) Việc phân phối lương thực của chính phủ cho người nghèo trong điều kiện bình thường và các tình huống bất lợi

8) Nhu cầu dinh dưỡng của người dân có được đáp ứng đủ không?

Page 33: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

28

9) Trong trường hợp thiên tai (nạn đói/lũ), chính phủ đã hỗ trợ thêm những gì (ngoài lương thực) ?

10) Hệ thống cho vay chính thức/không chính thức trong làng.

1.7. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Mặc dù nghiên cứu đã cố gắng để nắm bắt được nhiều nhất thông tin có thể liên quan đến nông dân sản xuất qui mô nhỏ, đến an ninh lương thực cũng như đầu tư công, tuy nhiên nó vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tỷ trọng của các nhóm xã hội hoặc các nhóm dân tộc khác nhau trong mẫu của các bang hoặc các tỉnh khác nhau không nhất thiết phản ánh tỷ lệ chung của nhóm xã hội hoặc nhóm dân tộc của bang hay tỉnh. Điều này là do cuộc khảo sát chỉ tập trung vào các hộ sản xuất qui mô nhỏ và tiếp đó xem xét nhóm xã hội của các hộ gia đình đó. Các nghiên cứu chỉ tập trung vào những người sở hữu/sử dụng đất qui mô nhỏ ở vùng nông thôn của Ấn Độ và Việt Nam. Tại Ấn Độ, những vấn đề thay đổi trong nông nghiệp được xem xét trong bối cảnh của những thay đổi trong khu vực, việc lựa chọn các làng được thực hiện nhằm nắm bắt được sự đa dạng của các vùng nông thôn khác nhau. Tình huống tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam.

Mặc dù qui mô mẫu nhỏ và tập trung vào mục tiêu chính là các khía cạnh đầu tư công cho nông nghiệp và an ninh lương thực của hộ nông hộ nhỏ, nghiên cứu cũng cố gắng hợp nhất các vấn đề liên quan đến nông nghiệp nói chung với vấn đề liên quan đến hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ nói riêng, đồng thời khảo sát ở cấp làng cũng để hiểu được mức sống của các hộ gia đình.

Thảo luận nhóm là một nỗ lực khác để giải quyết những thiếu sót của cuộc khảo sát hộ gia đình. Thảo luận nhóm cho phép thấy được bức tranh chi tiết về đầu tư công trong kinh tế nông thôn, mặc dù nó có thể không trực tiếp liên quan đến nông nghiệp nhưng chắc chắn có ảnh hưởng đến hộ gia đình nông thôn.

1.8. CẤU TRÚC BÁO CÁO

Báo cáo được chia thành năm chương. Chương đầu tiên gồm bối cảnh và phần giới thiệu. Chương này trình bày rõ mục đích, phạm vi, mục tiêu, phương pháp luận và những hạn chế của nghiên cứu. Chương thứ hai tổng quan về đầu tư công cho nông hộ nhỏ

Page 34: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

29

và ý nghĩa của nó đối với an ninh lương thực. Chương này sẽ thảo luận ngắn gọn về an ninh lương thực và tiến trình phát triển của nó. Ngoài việc thảo luận về những điều kiện hiện tại của nông hộ nhỏ, chương này tập trung vào việc đầu tư công cho nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở Đông Á và Nam Á. Sau đó, trình bày những thảo luận và hàm ý chính sách chi tiết ở Việt Nam, bao gồm tình hình an ninh lương thực, kết cấu của cộng đồng nông nghiệp và chi tiêu công trong nông nghiệp. Một phân tích tương tự được thực hiện cho khu vực Nam Á nói chung và Ấn Độ nói riêng. Tuy nhiên phần phân tích này sẽ không được trình bày trong báo cáo tiếng Việt. Các thông tin chi tiết có thể được tìm đọc trong nghiên cứu toàn văn xuất bản bằng tiếng Anh. Chương thứ ba dựa trên các số liệu thứ cấp, trình bày các mối liên hệ định lượng giữa đầu tư công và an ninh lương thực với nông hộ qui mô nhỏ. Chương thứ tư thảo luận chi tiết về phương pháp luận và trình bày các kết quả từ nghiên cứu thực địa. Chương cuối cùng đưa ra các kết luận và các khuyến nghị chính sách cho Ấn Độ và Việt Nam.

Page 35: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

30

CHƯƠNG 2Tổng quan về Hỗ trợ hộ sản xuất nông

nghiệp qui mô nhỏ và Gợi ý cho an ninh lương thực

2.1. AN NINH LƯƠNG THỰC

Cuộc tranh luận toàn cầu về an ninh lương thực đã xảy ra trong suốt một thế kỷ qua. Ngay sau Chiến tranh thế giới I, vào năm 1930, Hội quốc liên đã thành lập một Ủy ban về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng. Ủy ban đã đề cập đến sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng tại các quốc gia nghèo trong một báo cáo vào năm 1935. Sau đó vào năm 1945, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã được thành lập. Sau Chiến tranh thế giới II, các quốc gia đã quyết định tăng cường hỗ trợ cho ngành nông nghiệp của nước mình nhằm hạn chế tình trạng mất an ninh lương thực. Pháp bắt đầu chế độ phân phối hàng hoá lương thực, thực phẩm cơ bản trong khi Canada giới thiệu một hệ thống trợ giá nông nghiệp (Shaw, 2007).

FAO bắt đầu khảo sát lương thực thế giới vào năm 1946, theo báo cáo này cuối năm 1945, 1/3 dân số thế giới bị thiếu ăn. Năm 1960, Liên hiệp quốc (LHQ) đã thành lập Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) nhằm chuyển lương thực từ những người có thừa lương thực đến cho những người thiếu lương thực thông qua hệ thống LHQ. Năm 1972, do gặp phải vấn đề khí hậu, một cuộc khủng hoảng lương thực đã xảy ra và nhiều nước phát triển và đang phát triển đã phải nhập khẩu thực phẩm.

Đến năm 1981, an ninh lương thực vẫn chỉ được cân nhắc trên khía cạnh “sự sẵn có”. Và trong năm 1983, FAO thông qua nghị quyết:

....mục tiêu cuối cùng của an ninh lương thực thế giới là đảm bảo rằng tất cả mọi người ở mọi thời điểm có thể tiếp cận cả về vật chất và kinh tế tới những lương thực cơ bản mà họ cần.

Năm 1996, FAO định nghĩa an ninh lương thực là:

An ninh lương thực tồn tại khi tất cả mọi người, ở mọi thời điểm, có thể tiếp cận cả về vật chất và kinh tế tới lương thực một cách đầy đủ, an toàn và đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu

Page 36: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

31

cầu và sở thích về ăn uống của người dân cho một cuộc sống năng động và khỏe mạnh

Năm 2002, thuật ngữ “tiếp cận xã hội” đã được thêm vào trong định nghĩa này (Simon, 2012)

Tình trạng đói nghèo và suy dinh dưỡng vẫn còn là một trong những thách thức nghiêm trọng mà cộng đồng thế giới đang phải đối mặt. Mặc dù rất nhiều thành tựu đã đạt được trong thời gian qua nhưng chặng đường trước mắt vẫn còn rất dài. Trong số 129 quốc gia được FAO theo dõi, phần lớn trong số đó (72 nước) đã đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là giảm một nửa tỷ lệ suy dinh dưỡng vào năm 2015. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới năm 1996, các nước cam kết giảm một nửa số người nghèo vào năm 2015; đến nay 29 nước đã đạt được mục tiêu này. Trong số các nước đang phát triển, mức độ nghèo đã giảm từ 43% năm 1990 xuống còn 17% trong năm 2015 (Ngân hàng Thế giới, 2015).

Tuy nhiên việc giảm nghèo và suy dinh dưỡng không đồng đều giữa các khu vực và các nước. Theo FAO gần 795 triệu người trên thế giới vẫn tiếp tục bị đói vào năm 2015 và theo Ngân hàng Thế giới (2015) khoảng 1 tỷ người đang sống trong mức nghèo cùng cực. Hầu hết những người này đều sống ở vùng nông thôn và làm nông nghiệp để kiếm sống. Nghèo cùng cực xảy ra phổ biến trong các hộ nông thôn sống dựa vào nông nghiệp hơn là các hộ nông thôn làm ngành nghề khác. Theo Ngân hàng Thế giới (2015), đến năm 2010 hơn 78% những người nghèo sống ở khu vực nông thôn.

Đói nghèo đã giảm đáng kể ở khu vực Đông Á, Châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam Á nhưng tiến độ giảm tương đối chậm ở khu vực Nam Á và các nước thuộc tiểu vùng Sahara châu Phi. Tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo cùng cực là gần 80% ở khu vực Đông Á và khu vực Thái Bình Dương năm 1980,con số này đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 13% năm 2011; tỷ lệ này là trên 50% đối với Nam Á năm 1980 và giảm còn khoảng 19% năm 2011.

Tuy nhiên, mặc dù xảy ra tình trạng đói nghèo này, hỗ trợ của chính phủ ở hầu hết các nước vẫn chưa tương xứng. Gần 65% dân số thế giới đã không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của

Page 37: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

32

chính phủ từ các chương trình/đề án bảo trợ xã hội (Ngân hàng Thế giới, 2015).

2.2. CÁC HỘ SẢN XUẤT QUI MÔ NHỎ

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân sản xuất quy mô nhỏ vẫn giữ vai trò trung tâm trong phát triển nông nghiệp và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một hệ thống lương thực hợp lý về mặt sinh thái và xã hội. Những nông dân này sản xuất cả sản phẩm lương thực và phi lương thực sử dụng những nguồn lực hạn chế sẵn có. Do ảnh hưởng bởi đặc điểm địa lý của các khu vực khác nhau, hệ thống quản trị và hình thức quản lý của mỗi nước khác nhau, nên mô hình nông dân sản xuất quy mô nhỏ và hệ thống canh tác trên thế giới là cực kỳ đa dạng.

Định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất về “hộ sản xuất qui mô nhỏ” được dựa trên qui mô 2 ha đất - đây là ngưỡng đã được FAO lựa chọn. Nhìn chung, các hộ sản xuất quy mô nhỏ thường bị gạt ra bên lề (dù ở các mức độ khác nhau) trong việc sử dụng nguồn lực, khả năng tiếp cận, thông tin, công nghệ, vốn và tài sản (Murphy, 2012).

Khoảng hơn 80% trong số 575 triệu nông trại trên thế giới có qui mô nhỏ. Gần 2,5 tỷ người đang tham gia vào hệ thống sản xuất nông nghiệp, hoặc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Trong số này, 1,5 tỷ người thuộc các nông hộ sản xuất qui mô nhỏ (IFPRI, 2014). Các nông hộ nhỏ sản xuất hầu hết các sản phẩm ở các nước đang phát triển và mức đóng góp của họ ngày càng tăng lên. Hiện nay họ đang sản xuất gần 80% lượng lương thực tiêu thụ ở châu Á và châu Phi. Cũng cần lưu ý rằng khoảng 75% người nghèo sống ở các vùng nông thôn và 60% trong số họ là các hộ sản xuất qui mô nhỏ (IFAD 2011; IFPRI, 2014).

2.3. HỘ SẢN XUẤT QUY MÔ NHỎ VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC

Theo CFS (2013), phần lớn các hộ sản xuất quy mô nhỏ đều không đảm bảo được an ninh lương thực (về chất lượng bữa ăn và chế độ dinh dưỡng) vì họ không có khả năng tiếp cận cũng như không tự cung cấp được lương thực, do thiếu thu nhập và thị trường yếu kém. Phần lớn trong số họ sống trong nghèo đói, điều đó khiến nhu cầu của họ càng bị hạn chế, và vì thế kéo theo sự hạn chế của nền kinh tế nói chung. Sản xuất qui mô nhỏ giúp hộ tự tạo ra mạng lưới an sinh và đảm bảo trong

Page 38: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

33

trường hợp thu nhập bất ổn.

Bằng cách sản xuất nhiều loại thực phẩm khác nhau với số lượng cần thiết, đủ để cho tất cả các thành viên trong gia đình có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hộ sản xuất qui mô nhỏ có thể tự giải quyết vấn đề dinh dưỡng gia đình một cách hiệu quả. Khi sản lượng cao và ổn định hơn, lúc đó hộ có thể tiếp cận và bán sản phẩm ra thị trường. Bằng cách đưa thêm nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất ở hộ gia đình và cộng đồng, sự sẵn có của lương thực, thực phẩm cũng sẽ được cải thiện (Faber và Wenhold, 2007; FAO, 1997)

Nông dân sản xuất qui mô nhỏ chiếm đa số trong những người thiếu ăn trên thế giới mặc dù họ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất lương thực toàn cầu và khu vực. Hầu hết những người sản xuất nhỏ sống trong mức nghèo tuyệt đối (IFAD, 2011). Cho đến nay không có nhiều nghiên cứu thừa nhận mối liên hệ giữa nông nghiệp và nghèo đói với vai trò của những hộ gia đình sản xuất nhỏ, tuy nhiên thực tế cho thấy họ chiếm đa số trong số những người nghèo, do đó sự phát triển của họ sẽ giúp giải quyết vấn đề đói nghèo trên thế giới.

Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ đều phải đối mặt với tình trạng đất canh tác cằn cỗi và diện tích canh tác giảm, do đó nhiều người trong số họ phải di chuyển đến các thành phố. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực và chủ quyền lương thực vì sản suất từ các trang trại lớn không đủ để bù đắp cho sinh kế của tất cả nông dân qui mô nhỏ. Việc diện tích đất bình quân đầu người giảm, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư, cũng đe dọa khả năng đảm bảo cung cấp đủ sinh kế cho mọi người (IFAD và UNEP, 2013)

Toàn cầu hóa hệ thống lương thực hiện nay cũng khiến các nông hộ nhỏ phải gánh thêm những rủi ro do giá cả biến động và không thể dự đoán. Tác động của những cú sốc này không giống nhau, tùy thuộc vào loại cây trồng, hình thức tiêu dùng, mức độ chuyên môn hóa, hoạt động của mạng lưới an sinh và chính sách thương mại quốc gia (Godfray và cộng sự, 2010;. Swinnen, 2010)

Những hộ sản xuất nhỏ không thể chờ giá thị trường cao rồi mới bán sản phẩm của mình; nhu cầu cần tiền mặt ngay lập tức khiến họ phải bán đi sản phẩm (và đôi khi cả tài sản riêng của họ) ở

Page 39: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

34

mức giá thấp hơn. Tình trạng này đẩy họ vào tình cảnh nghèo và họ khó mà thoát ra được (Deaton, 1991). Đồng thời, họ phải đối mặt với những thách thức như những người sản xuất khác, đó là với nguồn lực hạn chế, họ khó mà tăng năng suất và chờ lúc giá cao hơn (FAO, 2011), và do đó họ không thể đủ khả năng nhập khẩu lương thực, thực phẩm đắt tiền khi mất mùa do thiên tai (hạn hán, sâu bệnh...)

Thiệt hại sau thu hoạch cũng làm giảm thu nhập và ảnh hưởng đến sự sẵn có lương thực, vì thế ảnh hưởng đến an ninh lương thực và khả năng chờ bán sản phẩm với giá tốt. Cơ sở hạ tầng nông thôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tiếp cận thị trường và định giá sản phẩm. Nếu sản phẩm không thể đến được thị trường đúng thời điểm, khi đó thị trường sẽ không thể hiện được vai trò của nó.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng nếu người sản xuất nhỏ được hỗ trợ một cách tương xứng bởi các chính sách và đầu tư công, khi đó họ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực, chủ quyền lương thực, tăng trưởng của nền kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên trong khi vẫn bảo tồn được di sản văn hóa (HLPE, 2013).

2.4.ĐẦU TƯ CÔNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Phát triển nông nghiệp là yếu tố căn bản cho tăng trưởng của một nền kinh tế, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và môi trường bền vững ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, nơi mà nền kinh tế gắn liền với nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào tăng trưởng chung, thu nhập hộ gia đình và đảm bảo lương thực thiết yếu cho nhiều nước nghèo nhất. Những cải thiện trong nông nghiệp có thể mang lại những thay đổi ngoạn mục trong thu nhập của người nghèo, cung cấp lương thực, thực phẩm giá cả phải chăng và cũng kích thích sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

Do phần lớn người nghèo trên thế giới sống ở khu vực nông thôn và phụ thuộc vào nông nghiệp, nên việc thiếu đầu tư trong lĩnh vực này trong nhiều thập kỷ vừa qua đã khiến cộng đồng những người sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn khi muốn có một nghề

Page 40: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

35

nghiệp bền vững. Người ta cũng thừa nhận rằng trong thời đại của tư bản tài chính, xu hướng ưu tiên đầu tư công cho nông nghiệp trên toàn thế giới rất đáng thất vọng.

Một nghiên cứu của Fan và các cộng sự (2008) kết luận rằng tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong GDP nông nghiệp ở tất cả các khu vực trong giai đoạn 1980-2000 đều giảm và ở mức cực thấp ở các nước đang phát triển so với mức của các nước phát triển. Các nước phát triển thường dành hơn 20% GDP nông nghiệp để chi tiêu lại cho ngành, trong khi con số trung bình ở các nước đang phát triển là ít hơn 10%. Nghiên cứu cũng cho thấy chi tiêu công cho nông nghiệp ở các nước đang phát triển mặc dù tăng về số tuyệt đối, song mức chi vẫn không theo kịp với mức tăng trưởng GDP của ngành.

Kể từ những năm 1980, đầu tư công cho ngành nông nghiệp đã giảm đáng kể. Thực tế là việc bỏ mặc nông nghiệp ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế đã được thừa nhận. Kể từ giữa những năm 1980 hầu hết các ngân hàng nông nghiệp - từng được các chính phủ hỗ trợ, đã biến mất. Số lượng các dự án liên quan đến dịch vụ khuyến nông và đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu ứng dụng cũng giảm (CFS, 2013).

Năm 2005, chi tiêu công dành cho nông nghiệp được ưu tiên ở vị trí thứ tư sau giáo dục, an sinh xã hội và quốc phòng ở châu Á. Cũng trong giai đoạn đó, nông nghiệp đứng thứ tư trong phân bổ chi tiêu công sau giáo dục, y tế, quốc phòng ở tiểu vùng Sahara châu Phi. Tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng chi tiêu công ở các nước Mỹ Latinh và Caribê gần như ở mức thấp nhất, chỉ cao hơn giao thông và thông tin. Các quan sát cũng cho thấy chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng chi tiêu công ở tất cả các khu vực này đang có xu hướng giảm kể từ thập niên 1980.

Trong suốt những năm 1980 và đầu những năm 1990, châu Á đã chi tiêu cho nông nghiệp nhiều hơn gấp hai lần so với mức của tiểu vùng Sahara châu Phi. Tuy nhiên, đến năm 2005 mức chi tiêu vào nông nghiệp của hai khu vực này lại bằng nhau (Brzeska và Fan, 2009).

Hiện đã có một sự suy giảm toàn cầu về tỷ lệ tích lũy vốn cổ phần trong ngành nông nghiệp cơ bản. Vốn cổ phần trong nông nghiệp đã từng tăng ở mức 1,1% hàng năm trong giai đoạn 1975-1990;

Page 41: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

36

đến giai đoạn 1991 - 2007, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,5%. Một số quốc gia như Ấn Độ và Thái Lan, mặc dầu đầu tư vào nông nghiệp tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ lệ đầu tư tương đối lại giảm. Ở nhiều nước đang phát triển đầu tư công khá đình trệ ở khu vực nông thôn và tỷ trọng của nó so với tổng GDP nông nghiệp và tổng chi tiêu chính phủ đã giảm (Fan và Rao, 2003).

Với những dấu hiệu như trên và mối quan tâm về vai trò và hiệu quả của chi tiêu công nhằm kích thích tốc độ tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo bền vững, người ta tin rằng phát triển ngành nông nghiệp cần có một chiến lược tổng thể, bao gồm một môi trường chính sách phù hợpvà đầu tư đúng trọng tâm. Cần nêu bật một điểm là đầu tư công tương xứng có thể khiến tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp tăng và mang các công nghệ mới nhất đến cho nông dân. Ngoài khía cạnh năng suất, đầu tư công trong nghiên cứu và giáo dục trong nông nghiệp cũng có thể trực tiếp mang lại công nghệ sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, đầu tư công trong nghiên cứu và giáo dục có thể đảm bảo năng suất cao, công nghệ tốt hơn và sạch hơn trong nông nghiệp.

Nhìn vào đầu tư công trong nghiên cứu và giáo dục trong nông nghiệp, có thể thấy khả năng hoàn vốn từ nghiên cứu và giáo dục là đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp cũng như tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Đối với các nước thu nhập thấp, có nguồn lực hạn chế thường có nhu cầu đầu tư tạo ra năng suất cao nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Các nghiên cứu của IFPRI cũng cho cùng một kết luận tương tự rằng đối với các nước có thu nhập thấp, nghiên cứu nông nghiệp là đầu tư hiệu quả nhất để hỗ trợ ngành nông nghiệp, tiếp theo là các đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng và tín dụng cho đầu vào sản xuất. Ngoài ra “khi chia nhỏ tổng chi tiêu nông nghiệp thành các khoản chi cho nghiên cứu và phi nghiên cứu, kết quả cho thấy chi tiêu vào nghiên cứu có tác động tích cực vào năng suất hơn rất nhiều so với chi tiêu vào phi nghiên cứu’ (Fan và Rao, 2003). Điều này nhấn mạnh rõ tầm quan trọng của việc đầu tư vào nghiên cứu và giáo dục trong nông nghiệp. Vì vậy, đầu tư vào lĩnh vực này có thể mang lại kết quả tốt hơn trong việc nâng cao năng suất. Đó là lý do cấp thiết để đầu tư những khoản thích đáng

Page 42: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

37

trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và cho nghiên cứu và giáo dục nói riêng, để phục hồi sự phát triển của ngành và đảm bảo lương thực và giảm đói nghèo.

2.5. SẢN XUẤT CỦA HỘ QUI MÔ NHỎ VÀ ĐẦU TƯ CÔNG

Những hộ nhỏ đầu tư phần lớn vốn của họ vào sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ (FAO, 2011). Tuy nhiên, chính sách ở các nước đang phát triển thường ủng hộ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, bằng cách sử dụng các biện pháp hỗ trợ như trợ cấp tín dụng, dành quyền tiếp cận ưu đãi về đất đai, miễn giảm thuế, trợ cấp chống bảo hộ, nhập khẩu với giá rẻ và các hỗ trợ khác về cơ sở hạ tầng. Nông dân sản xuất qui mô lớn cũng ủng hộ quan điểm cho rằng các trang trại lớn là các cơ sở sản xuất hiện đại, có kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả và được tổ chức tốt, nhằm có thể vận động thêm nhiều đầu tư công. Trong nhiều trường hợp, các trang trại lớn này thuộc sở hữu của giới giàu có, những người đã được hưởng lợi từ những khoản trợ cấp và các dịch vụ khác được nhà nước cung cấp (Wiggins, 2011).

Mặt khác, các nông hộ nhỏ thường có ít quyền kiểm soát đối với đất đai và tài nguyên thiên nhiên, và do đó việc tiếp cận tín dụng và khả năng đầu tư vào hoạt động sản xuất một cách lâu dài và bền vững cũng bị ảnh hưởng. Các nông hộ nhỏ được xem như không có đủ khả năng vì họ thiếu khả năng đầu tư, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi tính kinh tế của quy mô và có công nghệ, kỹ thuật lạc hậu (Collier, 2008).

Trái ngược với quan điểm đó, rất nhiều tài liệu cho thấy các nông hộ nhỏ chứng tỏ họ tạo ra năng suất rất ấn tượng. Ví dụ, Trung Quốc có khoảng 200 triệu nông trại nhỏ, sản xuất trên 10% diện tích đất canh tác của thế giới, nhưng sản xuất ra 20% lương thực cho thế giới (HLPE, 2013). Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho thấy các nông trại nhỏ có năng suất cao hơn so với các trang trại lớn và quan điểm cho rằng chỉ có trang trại lớn mới tốt đã không còn phù hợp. (Wiggins, 2010).

Trong khi phân tích tiềm năng của các nông trại nhỏ, có thể thấy rằng cho dù họ nghèo, các nông trại này hiệu quả hơn so với các trang trại lớn. Điều đó cũng cho thấy tính phi kinh tế của quy mô (Schultz, 1964). Đó cũng là lý do vì sao các chủ đất lại cho những người sản xuất qui mô nhỏ thuê đất sản xuất. Nhìn vào cuộc điều

Page 43: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

38

tra mẫu quốc gia của Ấn Độ (NSSO), các nông trại nhỏ có năng suất cao hơn các trang trại lớn trong thế kỷ 21 mặc dù họ chủ yếu trong tình trạng nghèo (Chand et al., 2011). Trong bài diễn văn với các thống đốc bang tại Nairobi, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Robert S. McNamara, đã tuyên bố rằng mục tiêu xoá đói giảm nghèo một cách tuyệt đối và tăng trưởng kinh tế ổn định không thể đạt được nếu không đầu tư vào nông nghiệp qui mô nhỏ ở các nước đang phát triển.

Việc bảo vệ thị trường cho các nhà sản xuất nhỏ ở các nước công nghiệp phát triển đã gia tăng đáng kể từ những năm 1980, nhưng ở các nước đang phát triển, những người sản xuất qui mô nhỏ vẫn đang ở trong thế bất lợi, do chịu ảnh hưởng của các rào cản thương mại quốc tế và các khoản trợ cấp, điều này đã gây ra những khó khăn cho họ khi cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Nếu họ bị mất mùa, họ sẽ phải mua lương thực, thực phẩm để ăn với giá rất cao từ thị trường thế giới.

Chỉ có một tỷ trọng rất nhỏ nông dân đã thoát được nghèo được nhờ nông nghiệp, nguyên nhân là do các chiến lược tăng trưởng không cân đối. Trong lịch sử, chính sách phát triển của các nước đang phát triển thường không thiên vị ngành nông nghiệp và ngay trong ngành nông nghiệp, các chính sách cũng tập trung vào các trang trại lớn (Biodiversity, 2012). Các nước này đã theo chiến lược của các nước phát triển mà không tính đến những điều kiện khác biệt và nhu cầu đầu tư của nông hộ qui mô nhỏ ở nước mình. Điều chỉnh cơ cấu trong những năm 1980 dẫn đến việc phần lớn các nước đang phát triển đã giảm hỗ trợ của họ đối với nông nghiệp và kể từ đó hỗ trợ này cũng tăng rất chậm (IFAD và UNEP, 2013)

Để phát triển sản xuất của các nông hộ qui mô nhỏ, cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đầu vào. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp lớn định hướng xuất khẩu đã hỗ trợ chi phí cho các nông hộ qui mô nhỏ bằng cách giúp những người sản xuất tăng cường tiêu chuẩn và kiến thức của mình để chuyển từ sản xuất phục vụ thị trường trong nước sang phục vụ nhiều hơn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, chỉ có rất ít người sản xuất qui mô nhỏ được tham gia vào các chương trình như vậy.

Phần đầu của chương đã tổng quan một số vấn đề chung về an

Page 44: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

39

ninh lương thực và đầu tư công, về các hộ sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ và vai trò của họ trong an ninh lương thực, trong mối liên hệ với đầu tư công cho nông nghiệp. Phần tiếp theo, sẽ trình bày chi tiết hơn về một số nước Đông Á và Việt Nam. Sau khi rà soát tiến trình phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam qua một số cột mốc lịch sử quan trọng, nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích những vấn đề liên quan đến an ninh lương thực và đầu tư công cũng như các chính sách hỗ trợ đầu tư công ở Việt Nam, để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá những ưu tiên đầu tư công cho nông nghiệp Việt Nam ở những chương tiếp theo.

2.6. ĐÔNG Á

Hầu hết các nền kinh tế Đông Á phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp; chỉ có một số ít quốc gia là nước đã phát triển, còn phần lớn là đang trong quá trình chuyển đổi. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP đã giảm trong những năm gần đây ở tất cả các nước, đây có thể coi là kết quả của sự tăng trưởng của các ngành gia công và dịch vụ (ADB, 2006). Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn rất quan trọng vì nó cung cấp việc làm cho phần lớn dân số ở các nước Đông Á. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, chiếm 39% ở Campuchia, 17% ở Indonesia, 11,3% ở Trung Quốc, 18% ở Mông Cổ, 17% ở Thái Lan và 20% ở Việt Nam (FAO, 2011).

Tỷ trọng giá trị gia tăng từ nông nghiệp là 10,8% ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong khi 54,4% lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp; trong khi đó ở Nam Á, tỷ trọng giá trị gia tăng từ nông nghiệp là 18,1% và có 50,5% tổng số lao động tham gia ngành này (Ngân hàng thế giới, 2014).

Ngay cả khi tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động vẫn rất cao ở khu vực Đông Á. 64,22% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở Campuchia, con số này là 33,6% ở Trung Quốc, 38,9% ở Indonesia, 28,60% ở Mông Cổ, 11% tại Malaysia, 29% ở Philippines, 32,20% ở Thái Lan và 48% tại Việt Nam.

Trung Quốc chiếm phần lớn diện tích khu vực Đông Á, với diện tích 9.596.960 km2. Tiếp theo là Mông Cổ (1.553.556 km2), Thái Lan (510.890 km2), Malaysia (328.657 km2), Việt Nam (310.070 km2) và Philippines (298.170 km2). Ở Trung Quốc 54,7% là đất nông nghiệp, bao gồm 11,3% là đất canh tác, 1,6% đất là

Page 45: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

40

trồng cây lâu năm và diện tích còn lại là đồng cỏ. Tại Mông Cổ, phần lớn trong 72% đất nông nghiệp là đồng cỏ. Tại Thái Lan trong tổng số 41,2% là đất nông nghiệp, có 30,8% là đất canh tác, 8,8% là đất trồng cây lâu năm và chỉ có 1,6% là đồng cỏ. Philippines có 41% tổng diện tích đất là đất nông nghiệp, trong đó 20,6% là đất canh tác và 8,8% là đất trồng cây lâu năm, và phần còn lại là đồng cỏ. Việt Nam có 34,8% diện tích là đất nông nghiệp, trong đó 20,6% là đất canh tác, 12,1% là đất trồng cây lâu năm và 2,1% là đồng cỏ (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Các hình thức sử dụng đất nông nghiệp

Nước

Trung Quốc

Campuchia

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Hàn Quốc

Lào

Malaysia

Mông cổ

Tổng diện tích đất (km2)

9.596.960

176.515

120.408

96.920

230.800

328.657

1.553.556

11,31,6

41,854,722,70,98,5

32,119,51,90,4

21,815,32,20,6

18,16,20,73,7

10,62,9

19,40,9

23,20,4

071,6

72

Đất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ TổngĐất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ TổngĐất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ TổngĐất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ TổngĐất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ TổngĐất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ TổngĐất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ Tổng

Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp (%)

Page 46: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

41

Nguồn: Tổng hợp từ The World Fact Book,

https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook.

Phần lớn dân số Đông Á sống ở khu vực nông thôn. Theo FAO, năm 2014, 79% dân số Campuchia sống ở khu vực nông thôn, con số này ở Trung Quốc là 45,03%, ở Indonesia là 47%, ở Mông Cổ 28.81%, của Malaysia là 25,25%, ở Philippines là 50,45%, ở Thái Lan là 64,78% và 67,04% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn (FAO, 2014).

Ở các nước Đông Á, hơn 80 % số nông dân là những người sản xuất qui mô nhỏ. 98 % các nông trại ở Trung Quốc là các nông hộ sản xuất qui mô nhỏ (ESAP, 2009) và Việt Nam có khoảng 10 triệu nông hộ nhỏ sản xuất nông nghiệp. Trong những thập kỷ gần đây tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sản xuất nông nghiệp đã giúp xóa đói giảm nghèo, mặc dù đã có những cải thiện trong sản xuất lương thực nhưng tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn còn rất phổ biến ở Đông Á.

Một số nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ tích cực giữa nông nghiệp và giảm nghèo. Ví dụ, một nghiên cứu trên 1 nhóm nước đã ước tính rằng cứ mỗi 10% gia tăng trong sản lượng nông nghiệp, sẽ giúp giảm 7% tỷ lệ nghèo ở châu Phi và giảm hơn 5% ở châu Á (Irz et al., 2001). Tăng trưởng trong các ngành gia công và dịch vụ không cho thấy một tác động cụ thể về giảm nghèo. Một nghiên cứu trên 1 nhóm nước khác thực hiện bởi Christiaensen và cộng sự (2011) cũng cho thấy nếu GDP nông

Philippin

Thái Lan

Việt Nam

298.170

510.890

310.070

18,217,8

541

30,88,81,6

41,220.612.12.1

34.8

Đất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ TổngĐất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ TổngĐất canh tácĐất trồng cây lâu nămĐất đồng cỏ Tổng

Page 47: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

42

nghiệp bình quân đầu người tăng 1% sẽ giúp giảm khoảng cách nghèo nhiều hơn 5 lần so với mức tăng 1% trong GDP bình quân đầu người trong các lĩnh vực khác, đặc biệt đối với nhóm những người nghèo nhất. Tiềm năng giúp giảm nghèo của ngành nông nghiệp cũng vượt xa so với các hoạt động phi nông nghiệp (Lipton, 2005), dù cho có so sánh trong một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau.

Một số nghiên cứu thực địa đã chứng minh tầm quan trọng sống còn của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước đang phát triển. Các nghiên cứu này cũng cho thấy tiềm năng của ngành nông nghiệp với vai trò thay đổi và thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo trên diện rộng. Các nghiên cứu phân tích một cách chi tiết về kinh nghiệm và lịch sử của các nước phụ thuộc nông nghiệp, đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế hoặc đa dạng hóa các ngành công nghiệp ở các nước này sẽ rất khó khăn nếu đầu tiên không cải thiện cơ bản việc tăng năng suất nông nghiệp trên diện rộng (Ngân hàng Thế giới, 2008). Trong thực tế, nông nghiệp không chỉ là ngành lớn nhất ở nhiều nước đang phát triển trên khía cạnh tỷ trọng GDP và việc làm, mà còn là khu vực mà 3/4 số người nghèo trên thế giới đang sống và dựa vào vì mục tiêu sinh kế (IFPRI, 2014).

2.6.1. An ninh lương thực và khu vực Đông Á

Đông Á, ngoài việc tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, là một trong những khu vực thành công nhất trong việc giảm tình trạng đói và thiếu dinh dưỡng. Tuy vậy khu vực này vẫn đang phải đối mặt với một loạt các thách thức và mối đe dọa từ vấn đề an ninh lương thực. Bên cạnh những thách thức mới nổi lên như tỷ lệ béo phì rất cao, Đông Á vẫn chưa giải quyết hoàn toàn được vấn đề an ninh lương thực trên khía cạnh truyền thống (như vấn đề đói và thiếu dinh dưỡng) do đó các nền kinh tế này cần phải xây dựng chiến lược an ninh lương thực dựa trên dinh dưỡng. Theo Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI)7 năm 2014, Đông Á đã giảm được 54 điểm % trong bảng điểm GHI. Tuy nhiên, hơn 220 triệu người trong khu vực vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nạn đói (IFPRI, 2014). Lý do là ở các nước Đông Á, việc tiếp cận tới những người nghèo còn lại ngày càng khó khăn, do hệ thống lương thực của họ phức tạp và đa dạng. Hầu hết các nền kinh tế

7 GHI được dựa trên tỷ lệ trẻ em dưới trọng lượng, tỷ lệ người thiếu dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong trẻ em

Page 48: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

43

Đông Á cam kết thực hiện “thách thức không còn nạn đói (Zero Hunger Challenge)” ở cấp quốc gia (IFPRI, 2014) (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Thực trạng an ninh lương thực (1990-2016)

Năm

1990-921991-931992-941993-951994-961995-971996-981997-991998-001999-012000-022001-032002-042003-052004-062005-072006-082007-092008-102009-112010-122011-132012-14*2013-15*2014-16*

Tổng số dân (triệu)

452,2460,6468,8477485

493,1501

508,9516,7524,4532

539,6547,1554,5561,8569576583590

597,1604,3611,5618,8625,9633

Tỷ lệ suy dinh dưỡng

(%)

30,630

28,927,425,824,724

23,823,422,922,321,620,819,919,118,317,416,314,813,412.111,210,5109,6

Mức độ thiếu lương thực,thực phẩm

(kcal/ người/ ngày)232228218205192183177176173170165160153146140134127118107968679747068

Tỷ lệ thiếu hụt lương thực (%)

40,139,638,436,835,133,933,333,232,932,531,931,230,329,328,327,426,224,923,221,619,918,717,817,116,6

Tỷ lệ đất canh tác có tưới/có hệ thống thủy

lợi (%)24

24,625,326,126,927,528,128,829,530,231

31,631,832,433,334,234,333,833,433,133----

Nguồn: Tổng hợp từ các chỉ số an ninh lương thực của FAO.

Page 49: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

44

* Ước tính.

Trong hai thập kỷ qua đã có một số tiến bộ trong lĩnh vực an ninh lương thực ở Đông Nam Á, như mức độ thiếu lương thực, thực phẩm và tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm liên tục kể từ những năm 1990, trong khi tỷ lệ đất canh tác có tưới và có hệ thống thuỷ lợi đã tăng lên từ những năm 1990 đến nay, mặc dù tốc độ tăng chậm hơn. Tuy nhiên, thách thức vẫn còn nhiều và còn nhiều việc phải làm để cải thiện tình hình an ninh lương thực trong khu vực. Mức thiếu hụt calorie đã giảm từ 232 kcal/người/ngày trong giai đoạn 1990 -1992 xuống mức 68 kcal/người/ngày giai đoạn 2014-2016 và tỷ lệ lương thực thiếu hụt giảm từ 40,1% xuống còn 16,6% trong cùng thời kỳ. Mức độ suy dinh dưỡng là 30,6% trong giai đoạn 1990-1992 đã giảm xuống còn 9,6% trong khoảng thời gian 2014-2016. Đất canh tác tăng từ 24% giai đoạn 1990-1992, lên đến 33% trong khoảng thời gian 2010-2011 (xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Các dịch vụ cơ bản (1990-2012)

Năm

199019911992199319941995199619971998199920002001200220032004

Tỷ lệ dân số được tiếp cận với nguồn nước tốt hơn

71,271,972,673,474

74,975,876,877,778,679,680,581,482,383,1

Tỷ lệ dân số được tiếp cận với tiện nghi vệ sinh

47,649,150,151,251,952,954,155,356,557,758,960,161,362,363,4

Page 50: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

45

20052006200720082009201020112012

8484,885,686,487,187,888,589,1

64,365,366,267,268,169,169,970,7

Nguồn: Tổng hợp từ các chỉ số an ninh lương thực của FAO

Ở Đông Nam Á, tỷ lệ dân số được tiếp cận với nguồn nước tốt hơn đã tăng từ 71,2% năm 1990 lên đến 89,1% năm 2012, trong khi tỷ lệ dân số được tiếp cận với các tiện nghi vệ sinh đã tăng lên đáng kể từ mức 47,6% năm 1990 lên mức 70,7% năm 2012.

Tình trạng an ninh lương thực khá khác nhau giữa các nước. Ví dụ, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo ở Campuchia đã giảm từ 53,2% trong năm 2004 xuống còn 20,5% trong năm 2011 và Campuchia được xếp hạng 138 trong số 185 quốc gia về chỉ số phát triển con người. Tuy nhiên, một tỷ lệ đáng kể dân số vẫn còn ở rất sát ngưỡng nghèo và chỉ cần một cú sốc nhỏ làm giảm thu nhập 0,3 USD/ngày của họ cũng có thể khiến tỷ lệ nghèo tăng lên đến mức 40%. Sản xuất tại Campuchia về cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, tuy nhiên khả năng tiếp cận vẫn là một thách thức nghiêm trọng do tỷ lệ nghèo cao và việc bảo trợ xã hội cho người nghèo và dễ bị tổn thương còn hạn chế. Đồng thời, Điều tra sức khỏe nhân khẩu học gần đây nhất (CDHS, 2010) đã ghi nhận những cải tiến mạnh mẽ của hầu hết các chỉ số sức khỏe quan trọng trong những năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Campuchia vẫn duy trì ở mức cao; gần 40% trẻ em (dưới 5 tuổi) bị suy dinh dưỡng mãn (còi cọc), hơn 28% trong tình trạng nhẹ cân và 10,9% bị suy dinh dưỡng nặng. Cứ 5 phụ nữ thì lại có 1 người bị nhẹ cân.

Campuchia đặc biệt dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng của thiên tai, do những thiệt hại nghiêm trọng từ thiên tai thường ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và việc trồng lúa tại các tỉnh bị ảnh hưởng của lũ lụt. Tình trạng bất bình đẳng, không có đất và những

Page 51: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

46

nguồn tài sản chung bị hư hỏng gia tăng đã làm giảm khả năng chống chịu của người dân vốn đã ở trong tình trạng mất an toàn lương thực trong những năm gần đây. Tiếp cận một cách hạn chế của người nghèo đến các dịch vụ giáo dục và y tế, và mức độ đầu tư thấp vào cơ sở hạ tầng công cũng khiến tình trạng mất an ninh lương thực và thiếu dinh dưỡng kéo dài mãi.

Những nỗ lực giảm nghèo ở Indonesia cũng là một tiến trình rất có ý nghĩa và phù hợp với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Điều này được minh chứng bằng việc giảm tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ (theo chuẩn nghèo quốc gia) từ mức 15,10% năm 1990 xuống còn 12,49% năm 2011 (FAO, 2011). Tuy nhiên, số người sống dưới mức nghèo khổ vẫn xấp xỉ 30 triệu người. Tăng trưởng tỷ lệ GDP đã tăng từ 3,52% năm 1990 lên mức 5,04% năm 2011. Ngoài ra, tỷ lệ người bị đói cũng giảm trong khoảng giữa năm 1989 và 2010 và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ cân cũng đã giảm từ 31% xuống còn 17,9%. Tuy nhiên, mức độ đói nghèo ở nông thôn vẫn tiếp tục cao hơn so với khu vực thành thị. Muốn thay đổi tình trạng này sẽ đòi hỏi phải phát triển nông thôn mạnh mẽ hơn nữa. Trong năm 2012, tỷ lệ nghèo ở nông thôn là 14,7% so với mức 8,60% ở thành thị.

Cứ bốn người ở khu vực nông thôn của Philippines thì có ba người là người nghèo. Tại Thái Lan có 8% dân số là người nghèo và 16% dân số ở trong trình trạng thiếu ăn vào cuối năm 2007 (FAO, 2011). Ở Việt Nam có 10,3 triệu người trong tình trạng thiếu ăn, chiếm 11% dân số Việt Nam (FAO, 2015).

Mặc dù toàn cầu hóa đã mang đến cuộc cách mạng xanh và tăng thu nhập bình quân đầu người, phần lớn các nền kinh tế này vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vấn đề an ninh lương thực. Những lý do chính gồm bảo trợ xã hội dành cho người nghèo (gồm cả cho giáo dục và chăm sóc y tế) thấp hoặc chỉ ở mức tối thiểu, bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng, tốc độ tăng dân số cao, giá lương thực thế giới tăng và vấn đề bất bình đẳng giới.

Ngoài ra, hầu hết các nền kinh tế ở Đông và Nam Á cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề khác, ví dụ, thoái hóa đất đã trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nông nghiệp Trung Quốc và Ấn Độ khi 57% trong tổng diện tích đất ở các nước này

Page 52: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

47

đang bị thoái hóa nghiêm trọng (UNEP, 2006)8. Khoảng cách giữa cầu và cung nước ngày càng lớn do nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp, công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng, cũng trở thành một mối quan tâm lớn. Nông nghiệp cũng đang phải chịu ảnh hưởng đa chiều của toàn cầu hóa, ví dụ việc giảm trợ cấp nông nghiệp đã khiến các sản phẩm nông nghiệp trở nên kém cạnh tranh hơn so với nền nông nghiệp được trợ cấp cao ở các nước phát triển.

Biến đổi khí hậu đã nổi lên như một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nông nghiệp cho khu vực Đông Á, Nam Á và Thái Bình Dương. Các ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo rằng tần suất xảy ra của thảm họa thiên nhiên sẽ tăng trên toàn cầu. Sự gia tăng về mức độ thường xuyên và cường độ của những rủi ro này sẽ tác động nhiều hơn đến các nước đang phát triển nói chung và các nước phụ thuộc vào nông nghiệp nói riêng. Những mối nguy hiểm này có thể đưa đến việc mất an ninh lương thực và tình trạng nghèo tồi tệ hơn, nhiệt độ trung bình tăng, lượng mưa thay đổi, sự gia tăng của mực nước biển và kết quả gây ra ngập lụt ở các khu vực ven biển, đất và nước nhiễm mặn nhiều hơn và môi trường mới, thuận lợi hơn cho sâu bệnh và bệnh dịch; tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và sinh kế của người dân. Tuy nhiên cũng có nhiều lựa chọn về công nghệ và thể chế có thể giúp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu (ESAP, 2009).

2.6.2. Việt Nam

Tổng diện tích đất của Việt Nam là 330.951 km2,trong đó có 72% là đồi núi và chỉ có 28% diện tích đồng bằng. Lãnh thổ Việt Nam trải dài 1.650 km với 3.444 km đường bờ biển. Khí hậu đặc trưng ở phía Bắc là khí hậu cận nhiệt đới với bốn mùa khác nhau (xuân, hạ, thu, đông) và ở phía Nam là khí hậu nhiệt đới với hai mùa (khô và mưa). Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, với 89,7 triệu người, mật độ dân số là 270 người/ km2. Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam thuộc nhóm các nước thu nhập trung bình thấp và là quốc gia đã có những cải thiện rất lớn từ một nước được coi là nghèo vào giữa những năm 1980 (Ngân hàng Thế giới, 2014).

8 http://www.unep.org/pdf/annualreport/UNEP_AR_2006_English.pdf.

Page 53: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

48

Tính đến năm 2011, Việt Nam có 9.071 xã, với 80.904 thôn, bản, việc chia các đơn vị quản lý hành chính cấp xã không có nhiều thay đổi so với năm 2006. Cả nước có 15,3 triệu hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn và 32 triệu người thuộc lực lượng lao động. Giống như Trung Quốc,Việt Nam đã thực hiện quá trình chuyển đổi nông thôn mạnh mẽ thông qua việc thực hiện cải cách thể chế từ những năm 1980. Tình trạng nghèo đói đã giảm nhanh do những cải cách thể chế ban đầu của ở khu vực nông thôn nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 57% xuống còn 20% trong giai đoạn 1993-2004 (Ngân hàng Thế giới, 2005), trong đó tăng trưởng của kinh tế nông thôn được coi là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng nghèo đói giảm. Sau khi giành được độc lập vào năm 1954, cải cách và phân chia lại ruộng đất là chương trình nghị sự lớn nhất của các nhà lãnh đạo Việt Nam thời bấy giờ. Miền Bắc bước đầu đã có một nền “kinh tế hộ gia đình” với đất nông nghiệp được phân chia lại một cách tương đối công bằng giữa các hộ sản xuất. Tuy nhiên, điều này đã không kéo dài lâu. Chương trình cải cách và tái phân phối đất đai cũng đã được đưa vào thực hiện ở miền Nam trong cả hai giai đoạn trước và sau khi đất nước bị chia cắt và trong thời gian chiến tranh chống Mỹ.

Tập thể hóa sản xuất nông nghiệp

Lãnh đạo Đảng Cộng sản đã khởi xướng cải cách từ những năm cuối thập niên 1950 ở miền Bắc, bằng cách tập thể hóa sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi nền kinh tế yếu kém của Việt Nam thời gian đó thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và hiện đại hơn. Tập thể hóa nông nghiệp chủ yếu dưới hình thức hợp tác xã sản xuất nông nghiệp dưới sự kiểm soát của nhà nước. Việt Nam theo “mô hình sản xuất nông nghiệp tập thể của Trung Quốc’, với đất đai được canh tác bởi một tập thể lao động và được các cán bộ điều hành, giao việc, giám sát tiến độ và phân phối sản lượng trên cơ sở khối lượng công việc mà mỗi người đã thực hiện. Giống Trung Quốc, Việt Nam đã đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa như một phần hệ tư tưởng chính trị của mình. Đã từng có niềm tin rằng hợp tác hóa sẽ đảm bảo một xã hội không giai cấp, với vai trò trung tâm kiểm soát sẽ tạo ra thặng dư nông nghiệp và là cách tốt nhất để đảm bảo nguồn tài chính thực hiện công nghiệp hóa.

Việt Nam có điều kiện thuận lợi cả về chính trị và kinh tế để tăng

Page 54: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

49

cường sản xuất nông nghiệp theo hình thức tập thể hóa. Các nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản đã tin rằng lao động tập thể theo hình thức tập thể hóa sẽ được phân bổ hợp lý hơn và sẽ tạo ra nền kinh tế có quy mô, so với hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống của hộ gia đình. Theo phương thức sản xuất tập thể, nông dân được gắn chặt với các hợp tác xã thông qua hệ thống đăng ký hộ khẩu, qua đó các thành viên hợp tác xã được tiếp cận tới lương thực, thực phẩm và được phân công lao động, cách làm này cũng được xây dựng nhằm đảm bảo có nguồn lao động nông nghiệp lớn, ổn định, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh.

Luật Cải cách ruộng đất đã được ban hành vào tháng 12 năm 1953, theo đó đất của phú nông và địa chủ được phân phối lại cho bần cố nông, những người không có đất sản xuất. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể, sản xuất lúa bình quân đầu người hàng năm đã tăng khoảng 60% trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1958. Tiếp đó, hình thức ‘tổ đổi công’ được đem ra áp dụng nhằm hợp nhất lại các nhóm nông dân. Dưới hình thức tổ đổi công, nông dân có quyền sở hữu và kiểm soát trên diện tích đất của họ, họ cũng được khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau, đổi ngày công cho nhau vào những lúc cao điểm. Theo hình thức tổ đổi công, nông dân được trả công theo nhóm khi cùng lao động. Tuy nhiên nếu giữa năm 1965, số lượng các tổ đổi công đạt đến đỉnh điểm với hơn 150.000 tổ, thì chỉ sau một năm, con số này đã giảm xuống còn một nửa, khi các hộ gia đình chỉ đổi công trong thu hoạch cho nhau trong những ngày mùa.

Sau khi hình thức tổ đổi công thất bại, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã được hình thành. Trong các hợp tác xã, nông dân buộc phải làm việc như các xã viên hợp tác xã, và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế nông đối với nhà nước. Tuy nhiên, một số yếu tố đã làm giảm bớt sự đền bù cho nông dân khi phải lao động tập thể trong các hợp tác xã. Nông dân không được trả công trên cơ sở kỹ năng hay chất lượng công việc của họ, mà chỉ dựa trên thời gian lao động tập thể - vì đây là cách cán bộ quản lý dễ nhất. Do đó, không có sự kích thích để làm việc tốt hơn người khác. Hơn nữa, trong suốt những năm 1960, giá thu mua các loại cây trồng nông nghiệp ở miền Bắc thấp hơn nhiều so với giá thị trường và đã xảy ra tình trạng ban chủ nhiệm và cán bộ có chức

Page 55: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

50

quyền ở địa phương tham nhũng, còn nông dân chỉ nhận được tiền công sau khi hợp tác xã đã trừ hết chi phí sản xuất, nộp thuế nghĩa vụ với nhà nước. Kết quả là sản xuất lương thực bình quân đầu người liên tục giảm trong những năm 1960 và 1970.

Ở miền Bắc, nhà nước cho phép hộ gia đình được sản xuất riêng một số loại cây trồng trên diện tích đất 5% - là phần diện tích được để lại cho hộ gia đình tự sản xuất. Vào thời gian đó, sản lượng trên đất 5 % đã cao gấp 2 lần so với sản lượng trên đất hợp tác xã. Nông dân bắt đầu tránh lao động tập thể và tập trung sản xuất trên đất 5 % của mình và đây trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình họ. Trong thời gian chiến tranh ở miền Nam, nhiều thành viên của hợp tác xã ở miền Bắc là nam giới đã tham gia quân đội. Trong thời gian này, lao động nữ chiếm vị trí ưu thế trong việc điều hành hợp tác xã. Hơn nữa, các quỹ trước đây được phân bổ cho sản xuất nông nghiệp được nay đã được chuyển sang cho mục đích quân sự.

Canh tác tập thể ở Việt Nam đã khiến sản lượng nông nghiệp giảm mạnh, gây ra tình hình căng thẳng về lương thực. Từ cuối những năm 1970 và trong những năm 1980 tình trạng thiếu lương thực khá phổ biến tại Việt Nam. Trong cùng thời gian đó, chính phủ cũng phải đối mặt với vô số vấn đề khác như chiến tranh chống Mỹ, trong khi khu vực công nghiệp theo hình thức kế hoạch hóa tập trung cũng rất trì trệ. Hệ thống canh tác tập thể thiếu hiệu quả đã hạn chế các nguồn lực sẵn có giúp biến nông nghiệp trở thành trung tâm cho kế hoạch công nghiệp hóa như kế hoạch đã định và khiến tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở các khu vực đô thị trong một khoảng thời gian dài (Beresford, 1993; Kerkvliet, 1995). Những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng khiến Trung Quốc ngừng viện trợ lương thực vào năm 1978. Hơn nữa, sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia tháng 1 năm 1979, phương Tây đã ngừng viện trợ lương thực cho Việt Nam. Chỉ sau đó vài tháng, chiến tranh biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nổ ra. Trong giai đoạn đầy biến động này, nhiều tài liệu đã cho thấy những bằng chứng rằng vào năm 1979 đã có những suy nghĩ về việc cần phải thay đổi chính sách nông nghiệp (Kerkvliet, 2006).

Nông nghiệp theo hình thức hợp tác đã không còn được ưa chuộng vào những năm 1980 cho dù là các ‘hợp tác xã’ ở miền Bắc hay

Page 56: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

51

‘tổ hợp tác’ ở miền Nam. Lý do chính của việc này là canh tác theo hình thức tập thể không còn hiệu quả. Nông dân thích được sản xuất trên mảnh đất riêng của họ để có sản phẩm cho tiêu dùng hoặc bán ra thị trường hơn là lao động tập thể trong các hợp tác xã. Tập thể hóa tại Việt Nam đã phát triển trong những năm 1950, nhưng đến cuối những năm 1980 nhà nước đã buộc phải bỏ hình thức này do tình trạng thiếu lương thực, năng suất thấp và sự giảm sút liên tiếp trong sản xuất nông nghiệp. Việt Nam đã chuyển từ hình thức sản xuất tập thể có sự kiểm soát sang một nền kinh tế thị trường tự do cho các sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác xã ở miền Bắc mặc dù đã có những đóng góp ý nghĩa cho đất nước trong thời gian chiến tranh và đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho quân đội, tuy nhiên nó đã mất dần vai trò của mình sau khi thống nhất đất nước năm 1975.

Năm 1974, Đảng Cộng sản Việt Nam đã một lần nữa nỗ lực củng cố và mở rộng quy mô của hợp tác xã nhằm tái tổ chức sản xuất một cách hợp lý. Mặc dù vậy, sản xuất lúa ở miền Bắc vẫn liên tục giảm. Bất chấp những nỗ lực của Đảng Cộng sản nhằm cải thiện hình thức sản xuất tập thể, việc thiếu động cơ khuyến khích nông dân đã làm suy yếu nỗ lực tập thể hóa.

Đổi Mới và xóa bỏ hình thức hợp tác hóa nông nghiệp theo kiểu cũ

Việc chuyển đổi chính thức từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung xã hội chủ nghĩa sang một nền kinh tế định hướng thị trường ở Việt Nam đã được bắt đầu bằng công cuộc Đổi Mới năm 1986. Việt Nam đã cho phép thực hiện ‘khoán sản phẩm’, theo đó hộ gia đình ký hợp đồng và cung một số sản phẩm đặc thù cho hợp tác xã. Tuy nhiên, cách làm này thể hiện nỗ lực tăng cường hiệu quả của hợp tác xã hơn là thúc đẩy mô hình kinh tế hộ (Akram-Lodhi, 2004).

Cuối những năm 1980, Chính phủ Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh hình thức sản xuất tư nhân dựa trên kinh tế hộ gia đình, do những thiếu hụt trong nguồn cung lương thực cho nhà nước và mối đe dọa về nạn đói ngày càng tăng. Cùng với sự thay đổi này, các cải cách kinh tế khác cũng đã được khởi xướng và được biết đến với tên gọi Đổi Mới vào năm 1986. Lần đầu tiên, Chính phủ cho phép nông dân sản xuất chăn nuôi tư nhân mà không bị hạn chế.

Page 57: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

52

Cải cách thực sự xảy ra năm 1988 khi Chính phủ ban hành luật đất đai với mục đích chính là xóa bỏ hình thức hợp tác hóa nông nghiệp theo kiểu cũ. Đây là bước đổi mới quan trọng đầu tiên trong luật đất đai nhằm chuyển quyền ra quyết định đến cho hộ gia đình sản xuất và tự do hóa thị trường đầu vào, đầu ra.

Kerkvliet (2006) cho biết ở miền Bắc Việt Nam, nông dân đã tự tổ chức lại và yêu cầu những kết quả công bằng. Người ta tin rằng động cơ chính để thực hiện những cải cách nhằm xóa bỏ hình thức hợp tác hóa nông nghiệp theo kiểu cũ là do sự phản ứng của nông dân đối với hình thức sản xuất nông nghiệp tập thể, vốn đã rất phổ biến vào những năm 1980 (Beresford 1985, 1993; Kerkvliet, 1995, 2006; Selden, 1993). Ban đầu, các hợp tác xã và cán bộ địa phương đã đặt ra các định mức sản xuất và phân bổ đất đai cho các hộ cho trong một khoảng thời gian nhất định. Các hộ gia đình vẫn không có quyền chuyển nhượng, bán hoặc trao đổi diện tích đất mà họ được giao, nhưng họ đã có quyền bán phần sản phẩm dư thừa ngoài định mức sản xuất với giá thị trường. Cải cách này tương tự như ‘Khoán đến hộ gia đình’ của Trung Quốc vào cuối những năm 1970. Việt Nam bỏ hạn ngạch sản xuất vào năm 1989, còn Trung Quốc đã thực hiện một việc tương tự từ rất lâu trước đó. Từ cuối những năm 1980 đã có thay đổi trong chính sách đất đai ở Trung Quốc và Việt Nam. Cả Trung Quốc và Việt Nam đầu bắt đầu xóa bỏ hình thức hợp tác hóa theo kiểu cũ, tiếp sau đó là việc ban hành một ‘thị trường’ đất tự do hơn. Kể từ khi xóa bỏ hình thức sản xuất tập thể nông nghiệp theo kiểu cũ ở Việt Nam, năng suất nông nghiệp đã tăng đều đặn và mức độ sẵn có của lương thực bình quân đầu người đã tăng liên tục từ sau 1988 (Akram-Lodhi, 2004, 2005). Quá trình xóa bỏ hình thức hợp tác hóa theo kiểu cũ và quay lại với kinh tế hộ gia đình đã giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng lương thực của Việt Nam.

Sau Luật Đất đai năm 1988, quá trình xóa bỏ mô hình hợp tác kiểu cũ đã diễn ra nhanh chóng và được hoàn thành phần lớn vào năm 1990 (Ngô, 1993). Năm 1993, Chính phủ Việt Nam chuyển sang giai đoạn thứ hai của cuộc cải cách với việc đưa ra các cải cách về luật để hỗ trợ sự xuất hiện của thị trường đất đai. Lần đầu tiên, Luật đất đai năm 1993 cho phép ‘giao dịch’ đất đai. Đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng quyền sử dụng có

Page 58: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

53

thể được chuyển nhượng, trao đổi, thế chấp, thừa kế một cách hợp pháp. Mục đích chính của chính phủ trong việc ban hành Luật Đất đai 1993 là để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả trong sản xuất bằng cách tạo ra một thị trường quyền sử dụng đất. Mặc dù chính phủ tạo ra một thị trường tự do về quyền sử dụng đất, chính quyền địa phương vẫn còn có những quyền hạn nhất định đối với đất đai. Điều này đã cản trở quá trình cải cách ở một số vùng của Việt Nam. Hơn nữa, sau cải cách các chi phí giao dịch liên quan đến việc mua và bán quyền sử dụng đất qua các phương thức chính thống đều cao. Theo một báo cáo của Childress (2004), cả số ngày trung bình để chuyển nhượng tài sản và thuế đánh vào giao dịch đất đai ở Việt Nam nhìn chung đều cao hơn so với các nước khác ở Đông Á. Trong năm 1998 đã có một nghị quyết khác cho phép bỏ hạn điền và hạn chế trong việc thuê lao động nông nghiệp. Từ năm 1990 đến năm 1994, số hợp tác xã đã giảm nhanh chóng cả ở miền Bắc và miền Nam. Cùng thời gian đó, số cán bộ làm việc trong hợp tác xã giảm hơn 50 %.

Những tiến bộ về kinh tế sau khi thực hiện Đổi Mới

Đổi Mới đã biến Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một nước có mức thu nhập trung bình thấp và từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế hiện đại hơn, theo định hướng thị trường. Từ khi bắt đầu cải cách chính trị và kinh tế (Đổi Mới) tại Việt Nam cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng tăng đều đặn chủ yếu do mức đầu tư và xuất khẩu cao. Trong vài năm vừa qua, cả sản xuất và thương mại các sản phẩm nông nghiệp đều tăng lên. Hiện nay Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản quan trọng như gạo, hạt điều và cà phê trên thế giới. Hàng loạt các loại sản phẩm nông nghiệp đã được sản xuất tại Việt Nam, trong đó lúa là cây trồng chính, chiếm 36% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tiếp theo là cao su và cà phê. Trong những năm gần đây, sản xuất các hàng hóa nông sản chính đã tăng lên nhanh chóng, trong đó tăng trưởng của hạt điều và sắn là đặc biệt mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của hạt điều và sắn đều khoảng hơn 15% trong giai đoạn 2000 - 2011. Trong quá trình đổi mới, xuất khẩu nông nghiệp đã có một màn trình diễn ấn tượng nhờ có những cải cách quan trọng về giá nông sản và việc dỡ bỏ hạn chế đối với các quyết định sản xuất

Page 59: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

54

của nông dân. Hơn nữa, đã có sự mở rộng của những ngành gia công xuất khẩu sử dụng nhiều lao động truyền thống. Qua thời gian, Việt Nam đã đa dạng hóa một cách đáng kể trong xuất khẩu nông sản, không chỉ có xuất khẩu gạo, mà còn cả các cây trồng khác và các thực phẩm chế biến.

Tăng trưởng kinh tế vững chắc trong hơn hai thập kỷ qua đã kéo theo những thành quả giảm nghèo đầy ấn tượng. Do kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế theo định hướng thị trường, nông dân tự do sản xuất, đã khiến năng suất tăng đều đặn. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam tăng từ mức dưới 242 kg/ người lên 293 kg/ người trong khoảng từ 1987 đến 1989. Mặc dù mất mùa lớn do lũ lụt, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng gấp hơn hai lần từ mức 0,91 triệu tấn trong năm 1988 lên mức 1,95 triệu tấn năm 1992. Kể từ cuối những năm 1990, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã thường xuyên vượt quá con số 3 triệu tấn mỗi năm và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ ba trên thế giới. Trong thời gian đó, với sự giải thể của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ, sự can thiệp của chính phủ vào sản xuất nông nghiệp đã thu hẹp đáng kể. Theo FAO, sau năm 1988 tại Việt Nam, sản xuất nông nghiệp đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ những khoản đầu tư mặc dù ít ỏi của nhà nước về thủy lợi, nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông, cơ sở hạ tầng thị trường nông thôn.

Sau khi đổi mới, nông nghiệp và xuất khẩu là những điểm sáng của nền kinh tế. Khoảng thời gian giữa năm 1990 và 2000, chỉ số về độ mở thương mại của Việt Nam, đo bằng xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP, đã tăng nhanh từ 30% đến 79%. Việt Nam đã tham gia một cách tích cực vào quá trình toàn cầu hóa và kết quả thương mại của Việt Nam rất ấn tượng. Đổi Mới cũng biến Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2012. Không chỉ trở thành một nước xuất khẩu cạnh tranh hàng đầu thế giới về cà phê, gạo, cao su tự nhiên, hạt điều, sắn và hạt tiêu, từ những năm 1990, kinh tế Việt Nam cũng đã cải thiện đáng kể, với GDP tăng hơn gấp đôi trong khoảng từ năm 1990 đến năm 2000. Trong những năm qua, tăng trưởng đã kéo tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh theo. Từ năm 1990 đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP dao động trong khoảng 8% và ngành nông nghiệp tăng ở mức xấp xỉ 4% (Tổng cục Thống kê, 2011). Năm 2011, nông nghiệp là

Page 60: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

55

ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu ở mức 9 tỷ USD (Tổng cục Thống kê, 2011).

Tuy nhiên, những xu hướng tích cực này dường như khó tiếp diễn. Giá nhiều mặt hàng trên các thị trường quốc tế đã bắt đầu suy giảm trong 2-3 năm qua và có thể sẽ tiếp tục giảm hơn nữa trong những thập kỷ tiếp theo.

Các chỉ số an ninh lương thực và những yếu tố tương tương quan ở Việt Nam

Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong hầu hết các chỉ số lương thực từ năm 1990. Tỷ lệ dân số thiếu ăn đã giảm từ 32,1% trong giai đoạn 1990 -1992 xuống còn 11,4% trong giai đoạn 2012-2014 và dự kiến sẽ giảm xuống còn 10,3% giai đoạn 2014 -2016. Mức thiếu hụt calorie do thiếu lương bình quân đầu người đã giảm từ 368 kcal đến 95 kcal trong cùng thời kỳ. Ngay cả khi hầu hết các chỉ số đều tốt, 21,4% dân số vẫn không có đủ lương thực. Đất canh tác có tưới tăng từ mức 53% lên 71,7% trong giai đoạn 2010 -2012 (Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Thực trạng an ninh lương thực (1990-2016)

Năm

1990-921991-931992-941993-951994-961995-971996-981997-991998-001999-012000-022001-03

Tổng dân số (triệu)

70,471,973,374,776

77,178,279,180

80,981,782,5

Tỷ lệ dân số thiếu ăn

(%)

32,132,230,328,326,927

27,426,925

22,720,719,2

Mức độ thiếu lương thực, thực

phẩm (kcal / người / ngày)

368356319285261254254247228206188173

Tỷ lệ thiếu hụt lương thực (%)

55,655,151,948,946,847

47,546,643,439,636,333,7

Tỷ lệ đất canh tác có tưới/có hệ thống thủy

lợi (%)53,753,754

54,955,756,257,157,758,558,458,459

Page 61: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

56

2002-042003-052004-062005-072006-082007-092008-102009-112010-122011-132012-14*2013-15*2014-16*

83,484,284,985,786,687,488,289,189,990,891,792,593,4

17,816,716,115,915,414,713,712,912,211,811,410,910,3

16015014414113712911911010399958983

31,329,328,127,526,625,423,822,421.420,619,919

17,9

61,365,969,872,572,973

72,672,171.7

----

Nguồn: Tổng hợp từ các chỉ số an ninh lương thực của FAO.

* Ước tính.

Kinh tế Việt Nam cũng đã thành công trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân như tiếp cận nguồn nước uống sạch và các thiết bị vệ sinh. Tỷ lệ dân số được tiếp cận với nguồn nước được cải thiện tốt hơn đã tăng từ mức 61,5% năm 1990 lên đến 95% vào năm 2012, đồng thời, tỷ lệ dân số được tiếp cận với các công trình, thiết bị vệ sinh tăng từ 37,4% lên đến 75%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu cũng giảm, tuy nhiên con số này vẫn còn là 23,5% vào năm 2011. Ngoài ra tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em (dưới 5 tuổi) đã giảm mạnh, nhưng vẫn còn ở mức cao là 31,3% trong năm 2010-2011 (Bảng 2.5). Mặc dù rất nhiều các chỉ số an ninh lương thực đã đạt được, song chặng đường phía trước vẫn còn khá dài.

Bảng 2.5: GDP và các dịch vụ cơ bản (1990-2013)

Năm

1990

GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua

tương đương) (giá quốc tế cố định

năm 2011)1.501,1

Tỷ lệ dân số được tiếp cận

với nguồn nước tốt

hơn61,6

Tỷ lệ dân sốđược tiếp cận với công trình, tiện

nghi vệ sinh

37,4

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai

(%)

49,1

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi (%)

53,8

Page 62: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

57

Nguồn: tổng hợp từ các chỉ số an ninh lương thực của FAO

Đầu tư công tại Việt Nam

Trước khi thực hiện cải cách, nguồn duy nhất dành cho đầu tư vào nông nghiệp ở Việt Nam là thông qua ngân sách nhà nước. Kể từ những năm 1990, Chính phủ đã huy động nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các khoản vay, vốn từ khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nói chung, kể từ giữa những năm 1990 hỗ trợ của chính phủ cho lĩnh vực nông nghiệp đã tăng, ngoài ra còn có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân (Nguyễn và Grote, 2004). Với mục tiêu tăng cường hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 đã được

19911992199319941995199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010201120122013

1.561,61.666,71.770,41.894,72.041,82.197

2.339,32.436,52.514,82.649,72.778,42.919,93.085,33.278,43.484,93.687

3.907,34.084,84.260

4.486,34.717

4.912,35.124,6

63,264,866,568,169,671,272,874,375,977,479

80,582,183,685

86,588

89,490,992,393,795 -

39,140,842,544,245,947,649,250,952,654,456,157,859,561,363

64,766,468,169,971,673,375 -

48,147,146

44,943,742,441

39,638,136,635,233,932,631,430,229

27,826,625,524,423,5

--

5249,947,945,944

42,140,238,537,135,834,733,733

32,332

31,531,331,131,131,131,3

- -

Page 63: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

58

ban hành. Tiếp theo đó là sự ra đời hàng loạt các chính sách nhằm hỗ trợ và tăng cường đầu tư vào nông nghiệp. Nếu trước Nghị quyết 26, tổng vốn đầu tư bố trí cho nông nghiệp, nông thôn bình quân trong 3 năm 2006 - 2008 chỉ là 146.575 tỷ đồng (bình quân mỗi năm là 48.858 tỷ đồng), bằng 45,2% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, thì sau đó mức đầu tư cho lĩnh vực này đã tăng lên rõ rệt: Năm 2009, tổng vốn đầu tư cho khu vực này là 90.006 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2008; Năm 2010 là 94.754 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2009; Năm 2011 là 100.615 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2010. Tính chung trong 3 năm (2009-2011), tổng vốn đầu tư công bố trí cho khu vực này là 285.465 tỷ đồng, bằng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, gấp 1,95 lần so với trước khi có Nghị quyết 26. Như vậy, cả giai đoạn 2006-2011, nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn là hơn 432.000 tỷ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ9 .

Trong số 432.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2011, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp là 153.548 tỷ đồng, bằng 35,48% tổng vốn đầu tư; đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, Phần còn lại 279.240 tỷ đồng bằng 64,52% tổng vốn đầu tư, dành cho phát triển nông thôn, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn.

Đầu tư công cho nông nghiệp tăng trưởng ở mức khoảng 17% mỗi năm, trong đókhoảng 40% các khoản đầu tư công đã được phân bổ cho xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông và viễn thông. Năm 2000, đầu tư công cho nông nghiệp chiếm 12,2% trong tổng đầu tư công; con số này đã giảm xuống còn 5,9% vào năm 2010. Tuy nhiên, những con số này không cho thấy một bức tranh hoàn chỉnh vì một phần lớn các khoản đầu tư công đến từ trái phiếu chính phủ và không được tính vào ngân sách nhà nước (Anh và Thái, 2011).

Có một sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư. Trong năm 1998, chi tiêu ngân sách ở cấp trung ương chiếm 60% tổng ngân

9 http://thepangroup.vn/can-tang-cuong-von-dau-tu-cho-nong-nghiep-nong-thon-vi11065.htm#.WG5T0FN97IV

Page 64: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

59

sách nhà nước. Con số này đã giảm xuống còn 21% trong năm 2002 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). Trong giai đoạn 2006-2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ quản lý khoảng 10% tổng đầu tư công cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong khi mức này năm 1996 đã là 48% (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004, 2012). Thủy lợi được đặc biệt quan tâm và chiếm hơn 3/4 trong tổng đầu tư công vào nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 1996-2010. Chính phủ đã có những nỗ lực xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục đích. Đến năm 2010, 100 công trình thủy lợi vừa và nhỏ đã được xây dựng, trong đó có 1.967 hồ chứa với tổng công suất hơn 200.000 m3, 10.000 trạm bơm, 1.000 km kênh lớn, 5.000 công trình tưới, tiêu và thoát nước và 23.000 km đê10.

Cơ sở hạ tầng cho phát triển thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu và phát triển là những khoản đầu tư lớn nhất trong các khoản đầu tư nông nghiệp. Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chiếm 15% trong tổng đầu tư nông nghiệp. Những khoản đầu tư này chủ yếu cho cây giống, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống thú y, thuốc thú y, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, lâm nghiệp, thủy sản, trồng rừng và tái định cư. Không có nhiều cải thiện trong chi tiêu cho nghiên cứu phát triển trong tổng chi tiêu công dành cho nông nghiệp. Con số này là 68 tỷ đồng trong năm 1995 và chỉ tăng lên 248 tỷ đồng vào năm 2010.

Đầu tư cho công trình thủy lợi, đường giao thông và nghiên cứu nông nghiệp đóng góp cho cả tăng trưởng nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1992-2003, trong khi đó khả năng hoàn vốn từ đầu tư vào thủy lợi là thấp nhất và khả năng hoàn vốn từ đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp là cao nhất. Đầu tư vào thủy lợi cũng tác động ít nhất đến giảm nghèo (Fan và cộng sự, 2004).

Chính phủ đã hỗ trợ nông dân bằng cách cung cấp tín dụng với mức cho vay lên đến 70% các khoản đầu tư và tỷ lệ lãi suất cố định. Các trang trại, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được hưởng tín dụng ưu đãi để mua vật tư nông nghiệp. Các nông trại sản xuất hàng hóa có thể vay đến 500 triệu đồng mà không

10 http://www.fao.org/fileadmin/templates/tci/pdf/CorporatePrivateSector/Vietnam_-_Private_Sector_Investments_in_Agriculture__Final_Report.pdf.

Page 65: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

60

cần tài sản thế chấp.

An ninh lương thực quốc gia luôn luôn ở vị trí hàng đầu đối với chính phủ Việt Nam. Để đạt được kết quả này, nông nghiệp đã được thúc đẩy mạnh mẽ, thông qua nhiều cách hỗ trợ khác nhau và những hỗ trợ đó sẽ được thảo luận ngay sau đây.

Trợ cấp đầu vào

Thị trường phân bón Việt Nam có qui mô và tầm quan trọng cả về kinh tế và chính trị. Một phần quan trọng của thị trường bị chi phối bởi ba hoặc bốn nhà sản xuất, mặc dù tất cả có hơn 500 nhà sản xuất phân bón trong nước. Chính sách của Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước thông qua việc trợ giá điện, than và khí đốt tự nhiên. Chính phủ xác định mức giá và cho phép các công ty hóa chất lớn thuộc sở hữu nhà nước và các công ty con của họ chi trả ở mức giá đó. Ví dụ, trợ giá cho khí gas thiên nhiên đã chiếm khoảng 50% giá thị trường vào năm 2012 (Nguyễn Hằng, 2013). Để bảo vệ người sản xuất trong nước từ phân bón giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam sử dụng biện pháp thuế quan nhằm giúp các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranh được. Ví dụ, cuối năm 2013, Chính phủ đã tăng thuế nhập khẩu một số loại phân đạm từ 0 lên đến 3%. Do ngành công nghiệp dựa trên công nghệ lỗi thời, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được rằng chi phí cao và thiếu tính cạnh tranh trên thực tế có thể làm suy yếu vị thế của ngành trong tương lai gần (Viet Nam News, 2014).

Trong năm 2008, Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ vật tư và quản lý vật tư nông nghiệp (Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 31 tháng 12 năm 2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 về việc sửa đổi Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg). Theo đó, 80% chi phí đầu vào ở các vùng miền núi, cao nguyên và 70% chi phí này ở các tỉnh khác được phân bổ trong các tài khoản ngân sách trung ương. Hỗ trợ này được tính trên cơ sở các khu vực trồng trọt, chăn nuôi bị thiệt hại và dựa trên mức độ thiệt hại11.

Đối với trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 về việc Ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón,

11 http://ap.fftc.agnet.org/ap_db.php?id=195.

Page 66: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

61

nhằm tăng cường đảm bảo chất lượng phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, có những biện pháp hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân trong nhiều trường hợp cụ thể. Ví dụ, Thông tư số 205/2012/TT-BTC (ngày 23 tháng 11 năm 2012) của Bộ Tài chính đã có những hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trong trường hợp chịu thiệt hại do thiên tai. Ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ về bảo vệ cây trồng và phân bón.

Ngư dân đánh bắt ngoài khơi được nhận hỗ trợ giá nhiên liệu, với các mức tiền khác nhau từ 18 đến 60 triệu đồng tùy thuộc vào công suất tàu. Nhà nước hỗ trợ các loại thuốc thú y trong ngành chăn nuôi và chi trả phần lớn cho các địa phương có dịch bệnh vật nuôi lan tràn. Để có giống năng suất cao cho ngành chăn nuôi, nhà nước chủ trương các cơ sở sản xuất giống xã hội hóa có thể gia nhập các đơn vị nghiên cứu của nhà nước.

Chính sách giá nông nghiệp

Kiểm soát giá là một công cụ để thiết lập mức giá tối đa hoặc tối thiểu cho các sản phẩm cụ thể (Rockoff, 2008). Thông thường nó được áp dụng cho các mặt hàng thiết yếu. Can thiệp giá tại Việt Nam đã được thực hiện để tăng cường sản xuất nông nghiệp, bình ổn giá sản phẩm nông nghiệp, đạt được an ninh lương thực quốc gia và cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cần thiết cho các ngành khác của nền kinh tế. Sau đổi mới, tăng trưởng nông nghiệp khá là ấn tượng và chính sách giá của chính phủ đã tạo ra một mức giá công bằng hơn cho người tiêu dùng. Điều này cũng làm giảm tác động của các cuộc khủng hoảng do biến động của sản xuất thế giới, đặc biệt đối với các mặt hàng nhạy cảm.

Can thiệp của Nhà nước trong chính sách giá đã tập trung vào các khoản trợ cấp vận chuyển sản phẩm, miễn, giảm thuế cho phát triển thương mại miền núi và giảm sự chênh lệch giá giữa các vùng. Đã có giá sàn cho gạo, hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bình ổn giá và hỗ trợ giá cho nông dân khi bán nông sản (Bản tóm lược chính sách, 2007). Trong năm 2013, chính phủ công bố 23 mặt hàng mới sẽ được nhận tín dụng hỗ trợ xuất khẩu12.

12 http://www.vietnam-briefing.com/news/vietnam-give-23-commodities-export-credit-guarantees-2011.html

Page 67: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

62

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

Để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính phủ hỗ trợ 20% thuế đất và thuê mặt nước trong 5 năm sau khi xây dựng cơ bản, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp và khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này.

Trong năm 2013, Chính phủ đã mở rộng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp bình quân hộ gia đình và cho cá nhân từ 20 lên đến 50 năm. Lúa là cây trồng chủ lực của Việt Nam, do đó chính sách của Chính phủ đã hỗ trợ vào đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ để tăng năng suất lúa. Nếu các hộ gia đình hoặc cá nhân chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp, họ phải trả một khoản tiền, giống như tiền phạt để được phép chuyển đổi.

Trong nghiên cứu, phát triển và trong lĩnh vực công nghệ, Chính phủ hỗ trợ 70% cho nghiên cứu nếu tạo ra công nghệ mới và tài trợ 30% cho các ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất tại các dự án thí điểm. Những nỗ lực này đã khuyến khích đầu tư vào các công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ năm 2012 trở đi (trên cơ sở quyết định số 01/2012/QĐ-TTg), Chính phủ đã đầu tư, hỗ trợ 100% kinh phí điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu không khí. Chính sách này đã góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp và giúp tăng 30% giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Trong khoảng thời gian 2008 -2013 khoảng 3.930,445 tỷ đồng đã được phân bổ cho nghiên cứu và hoạt động công nghệ.

Tín dụng

Tính đến năm 2008, khoảng 6% số tiền mà người nghèo đi vay là vay từ những nguồn không chính thức và 25% vay mượn từ bạn bè và người thân. Chính phủ đã mở rộng mạng lưới và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và thiết lập hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (PCF) giúp người dân có những lựa chọn khác ngoài vay của những người cho vay nặng lãi ở nông thôn. Điều này cũng khiến các ngân hàng thương mại tập trung nhiều hơn vào khu vực thành thị và không chú trọng đến người dân nông thôn. Sự phát triển này là trái ngược với các nền kinh tế Indonesia và Philippines, nơi các ngân hàng tư nhân là một

Page 68: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

63

nguồn quan trọng cho tài chính vi mô ở nông thôn.

Hiện tồn tại các tổ chức của cả nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực tín dụng tại Việt Nam. Việc thực hiện các chính sách khác nhau (Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011, Nghị định số 54/2013/NĐ-CP; Nghị định số 75/2011/NĐ-CP và Thông tư số 52/2008/QĐ-BTC) cho phép vay đến 70% các khoản đầu tư. Tuy nhiên, phạm vi của những chính sách này vẫn còn hạn hẹp và không bao gồm tất cả các tiểu ngành của ngành nông nghiệp.

Quyết định 2009 của Chính phủ cho phép vay đến 100% giá trị của hàng hóa (nhưng ít hơn 7 triệu đồng mỗi ha) với lãi suất 4%. Chính phủ cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách cung cấp tín dụng xuất khẩu; tỷ lệ tín dụng xuất khẩu có thể lên đến mức tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu.

Tín dụng vi mô

Mạng lưới hệ thống tín dụng vi mô ở Việt Nam thuộc loại lớn nhất trên thế giới. Không giống các nước khác như Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia, tín dụng vi mô ở Việt Nam được đặc trưng bởi sự kiểm soát và các khoản trợ cấp của Chính phủ. Hiện tồn tại cả các tổ chức tín dụng của nhà nước và tư nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính vi mô được chi phối bởi các tổ chức nhà nước chủ yếu là do sự can thiệp của Chính phủ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội.

Các ngân hànghoạt động chính là Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chiếm 87% các khoản cho vay qui mô nhỏ và 88% các khoản dư nợ. Đến cuối năm 2010, Ngân hàng chính sách xã hội đã cho 7,8 triệu hộ gia đình vay, trong đó có 3,8 triệu hộ nghèo (Bảng 2.6).

Hệ thống tín dụng vi mô Việt Nam chủ yếu gồm các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức thực hiện giải ngân các khoản vay và huy động tiết kiệm với sự hỗ trợ của nhân dân. Các tổ chức như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) và Hội Nông dân Việt Nam (VFU) có mạng lưới rộng khắp và kiểm soát phần lớn hệ thống cung cấp tài chính vi mô. Các tổ chức này phần lớn hoạt động độc lập nhưng đều liên kết với các cơ quan chính phủ. Có khoảng 40 tổ chức tự nguyện tham gia vào hệ thống tài chính vi mô của Việt Nam nhưng hiện họ đang phải đối mặt với những khó khăn

Page 69: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

64

trong việc tự chuyển đổi thành các thể chế chính thức khi Chính phủ vẫn không nới lỏng các hạn chế đối với những tổ chức cho vay tư nhân (APEC, 2011)13.

Bảng 2.6: Cung cấp Tín dụng vi mô ở Việt Nam(tính đến năm 2010)

Nguồn: “Đánh giá Tài chính vi mô”, http://www.adb.org/sites/de-fault/files/linked-documents/42235-013-vie-ssa.pdf.

Chính sách tài chính vi mô được thiết kế theo hướng trợ cấp cho người nghèo, bởi trong thực tế người nghèo thường không có đủ khả năng chi trả các dịch vụ tài chính nếu không được bao cấp. Thêm nữa, những dịch vụ tài chính thuộc loại không được trợ cấp thường là các dịch vụ thương mại, không nhằm mục đích phục vụ các đối tượng nghèo trong xã hội. Vì những lý do này, việc giải ngân tín dụng cho những người nghèo được trợ cấp chủ yếu thông qua hỗ trợ lãi suất và thường tiêu tốn của chính phủ khoảng gần 200 triệu USD mỗi năm.

Mặc dù Chính phủ muốn đạt được các mục tiêu xã hội thông qua việc sử dụng tín dụng vi mô nhưng quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang một nền kinh

13 http://www.adb.org/sites/default/files/linked-documents/42235-013-vie-ssa.pdf

Tổ chức

Ngân hàng chính sách xã hộiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamQuĩ tín dụng Nhân dânCác tổ chức tín dụng vi mô/Các tổ chức phi chính phủ

Số lượng (triệu)

7,8

3,2

0,95

0,6

Tỷ lệ % so với tổng số

62

25

7

5

Tổng dư nợ (triệu USD)

4.398

3.500

1.006

75

Tỷ lệ % so với tổng số

49

39

11

1

Page 70: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

65

14 http://www.adb.org/sites/default/files/linked-documents/42235-013-vie-ssa.pdf.

tế theo hướng thị trường và sự đa dạng của các tổ chức tài chính vi mô, đã ảnh hưởng đến cách cung cấp tín dụng trong nước. Hiện nay, tài chính vi mô ở Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống theo hướng thị trường, trong đó nổi lên là hàng loạt các tổ chức tài chính vi mô phi chính phủ theo hình thức tự chủ, chuyên môn hóa, mặc dù họ vẫn kết nối với tổ chức đoàn thể liên quan đến nhà nước. Chính phủ đã xác định một số kế hoạch giảm bớt kiểm soát lãi suất, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, việc bỏ bớt các quy định định về lãi suất sẽ có tác động tiêu cực, đặc biệt vào kinh tế nông thôn. Do sản xuất nông nghiệp nhiều rủi ro, ngân hàng sẽ có xu hướng ngại cho nông dân vay. Các ngân hàng ở các khu vực nông thôn sẽ chuyển vốn của họ vào khu vực phi nông thôn, nơi họ có thể có lợi nhuận lớn hơn. Vì vậy, cần phải giám sát cẩn thận việc giải ngân tín dụng để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế nông thôn.

Giảm gánh nặng ngân sách được xem như là logic ẩn sau việc tiến đến thực hiện tài chính vi mô theo hướng thị trường, tuy nhiên hiệu quả của các khoản trợ cấp nhắm vào đối tượng là những người hưởng lợi cũng còn đặt ra nhiều câu hỏi14. 12% tổng tín dụng của ngành ngân hàng được trợ cấp lãi suất. Những khoản này phần lớn được quản lý bởi Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Người ta ước tính rằng nông thôn Việt Nam chỉ nhận được 17% tổng tín dụng ngân hàng và ít hơn 20% dân số nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức.

Có 4 lý do chính cho việc giám sát và điều tiết tài chính vi mô tại Việt Nam: (1) để theo đuổi các mục tiêu xã hội, (2) để bảo vệ người gửi tiền, (3) kiểm soát hoạt động tài chính bất hợp pháp, và (4) để ngăn chặn gian lận ẩn sau những chương trình lấy tên gọi vì mục tiêu xã hội. Để chắc chắn rằng tài chính vi mô được tập trung vào các mục đích xã hội và xóa đói giảm nghèo và để giảm bớt sự đổ vỡ, Chính phủ kiểm soát các hoạt động của các

Page 71: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

66

công ty tài chính vi mô tư nhân (các nhà đầu tư vì lợi nhuận) và của các tổ chức phi chính phủ. Các nhà đầu tư có thể đầu tư đến 50% sau khi đã cam kết tham gia vào tài chính vi mô, tuy nhiên có rất ít những nhà đầu tư vì lợi nhuận trong các doanh nghiệp tài chính làm theo cách này (sách trên đã dẫn).

Cải cách về quy định và giám sát tài chính vi mô đã được giới thiệu, vì quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng thị trường sẽ có nhiều tổ chức tài chính vi mô tư nhân hoạt động hơn. Luật mới đã được ban hành và chính sách tài chính vi mô quốc gia đã được thực hiện. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng để tạo ra một môi trường điều tiết và thuận lợi cho phát triển các tổ chức tài chính vi mô.

Thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp khi mà hơn 80% lượng mưa hàng năm xảy ra trong mùa mưa. Ở Việt Nam, dịch vụ thuỷ lợi ở cấp xã được kiểm soát bởi các hợp tác xã nông nghiệp thông qua các nhóm quản lý nước (WMGs). Chính quyền cấp tỉnh xác định mức thủy lợi phí và tiền nông dân trả được tính trên diện tích được tưới tiêu, chứ không phải dựa trên khối lượng nước sử dụng (Harris, 2006). Các công ty cung cấp các công trình thủy lợi là những tổ chức công ích, được chính phủ trợ cấp nhiều và những khoản trợ cấp này đã tăng lên trong những năm qua. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đặt ra các ưu tiên trong ngành thủy lợi nhằm mục tiêu hiện đại hóa và công nghiệp hóa ngành nông nghiệp. Đến năm 2011 đã có 16.000 trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (Tổng cục Thống kê, 2011).

Điện là yêu cầu bắt buộc cho hiện đại hóa và công nghiệp hóa ngành nông nghiệp. Phát triển một hệ thống điện cho sản xuất hiệu quả, chất lượng cao và cải thiện mức sống người nghèo nông thôn đã được đưa vào trong một nghị quyết của Trung ương (khóa IX). Chính phủ đã tập trung vào các ngành công nghiệp có tính chất định hướng ở mọi cấp để thực hiện hiệu quả các chương

Page 72: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

67

trình, đề án điện khí hóa nông thôn. Trong năm 2011, trợ cấp năng lượng chiếm 3,4% GDP; chiếm khoảng 8,6% ngân sách nhà nước năm 2010 (Tổng cục Thống kê, 2011). Tính đến năm 2011, 99,8% trong số 9.054 xã đã có điện, trong khi con số này mới chỉ đạt 89,7% vào năm 2001. Ở cấp thôn, 77,2% số thôn có điện vào năm 2001 và đã tăng lên 95,5% trong năm 2011. Nhìn vào các hộ gia đình nông thôn sẽ thấy tỷ lệ hộ gia đình có điện đã tăng đáng kể trong những năm qua, từ 79% năm 2.001 lên 94,2% năm 2006 và 98% năm 2011 (Tổng cục Thống kê, 2011).

Những nỗ lực phối hợp của Nhà nước và nhân dân đã mang đến sự tăng trưởng trong các hệ thống giao thông nông thôn cả về số lượng và chất lượng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào khu vực nông thôn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế và xã hội.

Page 73: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

68

CHƯƠNG 3Đánh giá các ưu tiên đầu tư công cho nông nghiệp trong bối cảnh an ninh lương thực

và an ninh dinh dưỡng của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ

3.1. GIỚI THIỆU

Các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, như các yếu tố quyết định phát triển nông nghiệp, vai trò của nông nghiệp trong toàn bộ quá trình chuyển đổi kinh tế, xu hướng và hình thức đầu tư công vào cơ sở hạ tầng nông thôn, giáo dục và nghiên cứu nông nghiệp, đã thu hút sự chú ý của các nhà phân tích chính sách và các học giả trong thời gian gần đây. Có một thực tế được thừa nhận là một nền nông nghiệp và các dịch vụ có liên quan tăng trưởng được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế tổng thể và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở các nước chậm phát triển.

Ở các nước này, đầu tư công được xem như một yếu tố quan trọng làm tăng nguồn vốn trong nông nghiệp và để duy trì đầu tư tư nhân. Mặc dù có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tăng chi tiêu công và tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, chưa bao giờ những khoản chi này đượcưu tiên trong ngân sách công hàng năm. Nếu xu hướng này không được thay đổi thông qua đầu tư công tương xứng, sự tăng trưởng của khu vực nông nghiệp còn xa mới đạt được trong thực tế. Do đó, đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp được coi là một trong những chiến lược quan trọng và hiệu quả nhất cho sự tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

Ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó chủ yếu là những người sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ là nguồn cung cấp sinh kế cho phần lớn dân số, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các ngành khác như công nghiệp và dịch vụ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Thế nhưng, việc phát triển các lĩnh vực này phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu thô chủ yếu của ngành nông nghiệp. Do đó, phát triển nông nghiệp sẽ không chỉ đảm bảo sự tăng trưởng chung của nền kinh tế ở các nước đang phát triển, mà còn đảm

Page 74: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

69

bảo việc cung cấp lương thực được duy trì liên tục và an toàn dinh dưỡng cho nông dân sản xuất nhỏ. Hơn nữa, các tài liệu cũng cho thấy bất kỳ nền kinh tế nào cũng chỉ có thể phát triển bền vững và lâu dài khi ngành nông nghiệp tăng trưởng mạnh.

Trong hoàn cảnh đó, có một cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp trên cả khía cạnh vật chất cũng như xã hội là rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp, thêm nữa vai trò của đầu tư công là mối quan tâm lớn vào thời điểm hiện tại. Nhưng trớ trêu là do chưa được quan tâm chưa đầy đủ trong khung chính sách tổng thể, thêm vào đó do thiếu hỗ trợ từ ngân sách, ngành nông nghiệp hiện vẫn phải đối mặt với gánh nặng rất lớn do năng suất thấp và đó là nguyên nhân khiến nông nghiệp trở thành một nghề không thể sống được.

Như đã đề cập trước đó, các tài liệu cho thấy tồn tại một mối tương quan mạnh mẽ giữa đầu tư công cho nông nghiệp và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ II. Về vấn đề này, đóng góp của W. Arthur Lewis có lẽ là một trong những đóng góp quan trọng nhất. Lewis (1954) đã đề xuất một “mô hình hai khu vực” và lập luận rằng bằng cách chuyển lao động có năng suất tương đối thấp trong lĩnh vực sản xuất “truyền thống” là ngành nông nghiệp, sang một lĩnh vực năng suất tương đối cao hơn là ngành công nghiệp, có thể giảm bớt một cách đáng kể những hạn chế trong việc tiết kiệm.

Ông lập luận rằng sử dụng nguồn thặng dư (tức là lợi nhuận) của khu vực hiện đại để tái đầu tư có thể dẫn đến việc tích lũy lâu dài và việc tăng tỷ trọng lợi nhuận trong thu nhập quốc dân cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc mở rộng hơn nữa khu vực hiện đại nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Một trong những bài đầu tiên trình bày ý tưởng mô hình Lewis một cách chính thức là phân tích của Fei và Ranis (1961), trong đó xác định rằng trong giai đoạn đầu của chuyển đổi kinh tế, ngành nông nghiệp được yêu cầu đóng góp một cách đáng kể phần thặng dư của mình. Ở giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế tiếp tục sẽ trở thành điều kiện để cải thiện công nghệ, và tăng cường đổi mới v.v…

Mô hình Lewis đã có sức ảnh hưởng rất lớn nên sau đó một số mô hình tăng trưởng hai khu vực đã đề cập đến vấn đề dòng chuyển dịch nguồn lực giữa các ngành. Tuy nhiên, tất cả các mô hình này

Page 75: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

70

đều có đặc điểm điển hình của trường phái tân cổ điển là việc làm cho mọi người được đảm bảo nhờ mức lương thực tế linh hoạt. Ví dụ, Schultz (1964)15 cho rằng bất kỳ sự chuyển dịch lao động nào từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp. Kết quả quan trọng trong nghiên cứu của Jorgenson cho thấy nếu việc thay đổi công nghệ trong nông nghiệp không đủ nhanh, ngành nông nghiệp không bao giờ có thể sản xuất dư thừa lương thực, thực phẩm hoặc chuyển số ‘lao động dôi dư’ của mình sang cho các ngành khác.

Do đó, đã có những tranh luận cho rằng các khoản đầu tư thích hợp cho nông nghiệp nói chung, cho nghiên cứu và giáo dục nông nghiệp nói riêng không chỉ giúp tăng cường sản xuất nông nghiệp mà còn thu được những hiệu ứng đa chiều lâu dài như: (i) cung cấp nhu yếu phẩm; (ii) cải thiện khả năng cung cấp vốn của nông nghiệp thông qua hoạt động ngoại thương; (iii) giúp tăng thu nhập nông thôn và tăng sức mua bằng cách tăng cường nhu cầu đối với hàng công nghiệp và phi nông nghiệp cùng với việc mở rộng việc sử dụng các công nghệ hiện đại. Những tranh luận này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên phát triển nông nghiệp để thúc đẩy mối liên kết tốt hơn giữa nông nghiệp và phần còn lại của nền kinh tế, với mức đầu tư (cả công và tư) tương xứng.

Vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, đã có nhiều nghiên cứu cho rằng nông nghiệp có thể tự nó: (a) đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, cung cấp thực phẩm và tiết kiệm cho phần còn lại của nền kinh tế; (b) là nhà cung cấp hàng loạt các nguyên liệu thô cần thiết cho nhiều ngành, bao gồm cả các ngành công nghiệp nhỏ và công nghiệp thủ công; (c) thông qua xuất khẩu thu được về ngoại tệ và được sử dụng để nhập khẩu hàng hóa vốn và máy móc quan trọng, cũng như các tiến bộ công nghiệp và quan trọng hơn (d) là thị trường nội địa rộng lớn cho các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi các ngành phi nông nghiệp (Jha, 2009).

15 Đáng lưu ý là trong bài giảng giải đoạt giải Nobel của ông (mà ông đã chia sẻ với Lewis năm 1979), ông đã tóm tắt động cơ của mình khi nghiên cứu về nông nghiệp: ‘hầu hết người dân trên thế giới là người nghèo, vì vậy nếu chúng ta biết kinh tế học của người nghèo, chúng ta sẽ hiểu về kinh tế học thực sự quan trọng. Hầu hết những người nghèo trên thế giới kiếm

Page 76: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

71

Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cho thấy tầm quan trọng sống còn của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước đang phát triển và đã cho thấy tiềm năng của ngành nông nghiệp với vai trò chuyển đổi nhằm giải quyết vấn đề đói, nghèo và suy dinh dưỡng trên diện rộng. Các kết quả phân tích chi tiết về kinh nghiệm và lịch sử của các nước phụ thuộc vào nông nghiệp cho thấy sẽ khó mà có tăng trưởng kinh tế hoặc đa dạng hóa ngành sản xuất ở các nước này nếu như trước đó không cải thiện năng suất nông nghiệp một cách cơ bản trên diện rộng (Ngân hàng Thế giới, 2008).

Trong khi chi tiêu của Chính phủ là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo thì việc đánh giá tác động của chi tiêu chính phủ vẫn còn là công việc phức tạp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ phức tạp giữa chi tiêu công và kết quả phát triển như thời gian chậm add trễ giữa các khoản đầu tư và lợi ích thu được. Tuy nhiên, việc xem xét tác động của chi tiêu công cho nông nghiệp và “hàng hóa, dịch vụ công” khác (như giáo dục, y tế, giao thông) vào tăng trưởng, phúc lợi xã hội và giảm nghèo ở một số quốc gia, cho thấy chi tiêu công cho nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực nhất vào tăng trưởng và giảm nghèo so với chi tiêu cho các hàng hóa, dịch vụ công khác (Fan và cộng sự, 2009).

Nông nghiệp là khu vực lớn nhất ở nhiều nước đang phát triển không chỉ vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) và việc làm, mà còn bởi 3/4 số người nghèo trên thế giới sống ở khu vực nông thôn và sinh kế phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên, an ninh lương thực và dinh dưỡng của đa số họ (khoảng 85 % là nông dân sản xuất qui mô nhỏ) đang bị đe dọa do sự sao lãng trong các ưu tiên đầu tư công. Ngoài ra, cấu trúc thị trường không phù hợp, cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu, đổi mới công nghệ chậm, công trình thủy lợi không được mở rộng, thiếu các chính sách trợ cấp đầu vào thích hợp và trên hết là thiếu sự chuẩn bị để đối phó với thiên tai đã làm cho nông nghiệp trở thành một ngành không có lợi nhuận. Mặc dù biết rằng “mỗi % tăng trong GDP nông nghiệp bình quân đầu người có thể làm

sống từ nông nghiệp, vì vậy nếu chúng ta biết kinh tế học nông nghiệp, chúng ta sẽ hiểu về kinh tế học của người nghèo.’

Page 77: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

72

giảm khoảng cách nghèo nhiều hơn 5 lần so với mức tăng 1% GDP trong lĩnh vực khác16”, thật đáng buồn khi các nhà hoạch định chính sách vẫn không quan tâm điều này một cách đúng mức.

Quan trọng hơn, mặc dù vai trò của nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở hầu hết các nước Nam bán cầu là rất rõ ràng trong việc đóng góp vào tổng giá trị sản lượng nông nghiệp17 (khoảng 80% đất nông nghiệp ở tiểu vùng Sahara châu Phi và châu Á được các nông hộ sản xuất qui mô nhỏ quản lý, cung cấp đến 80% lương thực, thực phẩm cho khu vực), khả năng kinh tế và đóng góp đến cảnh quan và văn hóa đa dạng của họ đang bị đe dọa bởi áp lực cạnh tranh từ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã khẳng định mối quan hệ nghịch đảo giữa quy mô nông trại và năng suất trên một hecta. Nông dân qui mô nhỏ, sử dụng ít vốn hơn, nhiều nhân công và các đầu vào khác thuộc sở hữu gia đình hơn, họ thường đa dạng hóa trong sản xuất và có chỉ số thâm canh cao hơn. Tuy nhiên, họ luôn chịu áp lực từ những người muốn chiếm đoạt đất và sự thiếu quan tâm của những người hoạch định chính sách, khiến cho họ dễ bị tổn thương hơn.

Một tỷ trọng lớn lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp18 ở các nước đang phát triển cho thấy vai trò nổi bật của ngành trong việc tạo ra sinh kế ở các nền kinh tế này. Những xu hướng này gợi ý nhu cầu cấp bách của việc theo đuổi một chiến lược tăng trưởng dựa vào nông nghiệp trong phát triển kinh tế. Có thể thấy ngay sau đó đã có sự thừa nhận ở một số nước phát triển khi xây dựng các chính sách giúp nông nghiệp trở thành trung tâm. Về cơ bản sự thừa nhận này ở cấp độ quốc tế phải đưa đến một trọng tâm chính sách toàn cầu về tăng trưởng lấy nông nghiệp làm trung tâm. Các cách tiếp cận của một chiến lược thúc đẩy tăng trưởng được điều chỉnh bởi năm nguyên tắc: (i) không có một mô hình cho nông nghiệp nào phù hợp cho mọi trường hợp; (ii) các vấn đề cơ bản phải được giải quyết bằng cách đầu tư vào tất cả mọi khâu, từ hạt giống tốt hơn cho đến các chương trình chia sẻ rủi ro,

16 Nông dân qui mô nhỏ là nhân tố chủ chốt cho cuộc cách mạng nông nghiệp mới’ (2013), http://www.ecobusiness.com/news/smallholder-farmers-key-new-agricultural-revolution/.17 Ví dụ, ở Ấn Độ đóng góp của họ vào tổng sản lượng nông nghiệp nhiều hơn 50% mặc dù họ chỉ canh tác trên 44% tổng diện tích đất canh tác.18 Thuật ngữ “lực lượng nhân công” dùng để chỉ những người được tuyển dụng để lao động.

Page 78: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

73

đặc biệt để bảo vệ nông dân qui mô nhỏ; (iii) các tác động theo cấp số nhân có thể được thực hiện khi tất cả các bên liên quan phối hợp cùng nhau làm việc ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu; (iv) chuyên môn và nguồn lực của các tổ chức đa phương nên được tận dụng tốt hơn; và (v) cam kết và trách nhiệm dài hạn nên được đảm bảo.

Do đó, các chính sách hỗ trợ đầu tư công trong nông nghiệp sẽ không chỉ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hình sự phát triển nông nghiệp chung của thế giới, mà còn vì sự phát triển kinh tế công bằng giải phóng con người khỏi tình trạng đói và suy dinh dưỡng. Điều này rất quan trọng khi mà tình trạng đói và suy dinh dưỡng rất phổ biến ở hầu hết các nền kinh tế kém phát triển. Mặt khác, một số nước đã phải trải nghiệm những hậu quả tiêu cực từ việc không ưu tiên chính sách đầu tư công cho khu vực nông nghiệp. Ví dụ, các chính sách kinh tế được thực hiện ở các nước Mỹ Latinh trong những năm 1990 được dựa trên nền tảng tự do hóa kinh tế và thương mại.

Việc này khiến kinh tế nông thôn bị ép buộc phải hoạt động theo kiểu thị trường và kết quả là đầu tư công thấp hơn ở khu vực nông thôn, khiến tỷ lệ nghèo ở nông thôn tăng lên, kèm theo sự gia tăng về tình trạng sức khỏe kém và suy dinh dưỡng. Như vậy rõ ràng cách tiếp cận tân cổ điển dựa trên ‘phản ứng giá và điều chỉnh thị trường’ sẽ không phù hợp với chuyển đổi nông nghiệp, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển có thị trường và thể chế yếu kém. Trong khi sự khuyến khích về giá có một vai trò quan trọng trong việc xác định tốc độ và chất lượng chuyển đổi nông nghiệp, cũng cần phải thấy bên cạnh đó còn có vai trò của sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố như cấu trúc kinh tế-chính trị, các tổ chức xã hội và các biện pháp can thiệp công trong một loạt các lĩnh vực. Lập luận lý thuyết này đủ rõ ràng để thấy nếu các chính sách đầu tư ngành đang theo đúng hướng, kết quả của việc chuyển dịch lao động sẽ là lý tưởng để mang đến phúc lợi tối đa cho xã hội.

Để xem xét vai trò của đầu tư công trong nông nghiệp nói chung và cho hộ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ nói riêng, nghiên cứu sẽ xem xét tình trạng của các khoản đầu tư công cho nông

Vì thế nó là một nhóm nhỏ trong “lực lượng lao động”. Số những người lao động ‘thất nghiệp’ đang tìm việc (được thể hiện bằng tỷ lệ %) trong ‘lực lượng lao động” cho biết tỷ lệ thất nghiệp.

Page 79: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

74

nghiệp từ những năm 1980, trước khi nghiên cứu các xu hướng liên quan đến chi tiêu công cho nông nghiệp và các ngành khác trên toàn cầu và trong khu vực và các ưu tiên trong chi tiêu công, nhưng trước hết cần phải trình bày thông tin về nguồn số liệu đã sử dụng cho việc phân tích.

3.2. NGUỒN SỐ LIỆU

Những phân tích trong chương này chủ yếu dựa trên những số liệu thứ cấp sẵn có (đầu tư/chi tiêu công cho khu vực nông nghiệp). Các số liệu do Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) cung cấp trong cơ sở dữ liệu thống kê có tên ‘chi tiêu công và phát triển kinh tế (SPEED)’, đã được sử dụng rộng rãi. Đối với khái niệm về ngành nông nghiệp và các lĩnh vực khác, các chỉ số liên quan về số liệu đầu tư công vào nông nghiệp, số liệu về GDP, v.v... độc giả nên tham khảo các nguồn chú thích. Trong khi phân tích số liệu cụ thể của các nước về các biến số đầu tư công, ví dụ như Ấn Độ ở Nam Á và Việt Nam ở Đông Á và Thái Bình Dương, chúng tôi cũng đã xem xét cả việc thực hiện ở các nước khác trong khu vực, tùy thuộc vào số liệu sẵn có. Hầu hết các biến số đều có dữ liệu cho giai đoạn 1980 - 2012, ngoài ra một số công cụ thống kê thích hợp đã được sử dụng để phân tích.

Liên quan đến số liệu của một nước cụ thể về đầu tư công (cụ thể là Ấn Độ) trong “ngành nông nghiệp”, nghiên cứu này đề cập đến nguồn số liệu thứ cấp sẵn có -“Thống kê Tài chính công Ấn Độ”: một ấn phẩm hàng năm của Bộ Tài chính, Chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, các phân tích ở đây được giới hạn trong khoảng thời gian 1990-1991 đến 2014-2015. Đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp được xác định là tổng số chi ngân sách cho ngành nông nghiệp và các dịch vụ gắn liền với nó (gồm chi tiêu cho trồng trọt, bảo vệ đất và nước, chăn nuôi và phát triển đàn bò sữa), hợp tác xã, trữ lương thực, thực phẩm và lưu kho (bao gồm cả trợ cấp lương thực, thực phẩm và phân bón), chi tiêu cho phát triển nông thôn và các khu vực khác có liên quan cũng như cho thủy lợi.

Theo phân loại chi tiêu từ ngân sách, tất cả những hạng mục chi tiêu này có thể được xem xét như chi tiêu công cho nông nghiệp. Hơn nữa, do bản chất của tổ chức tài khóa liên bang ở Ấn Độ, các khoản này bao gồm các chi tiêu của chính phủ (liên bang) cũng như chính quyền địa phương (tỉnh) cho các năm tương ứng. Tuy

Page 80: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

75

nhiên, chi tiêu được thực hiện bởi chính quyền địa phương cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan khác đã không được tính cùng với đầu tư của khu vực tư nhân.

Phần tiếp theo của báo cáo này sẽ tổng quan những xu hướng của đầu tư công cho nông nghiệp trên thế giới. Các phân tích về tình hình đầu tư công cho nông nghiệp ở Đông Á và Thái bình dương cũng được xem xét trước khi đi vào phân tích tình hình ở Việt Nam. Các thông tin và đánh giá về đầu tư công cho nông nghiệp ở Nam Á và Ấn Độ có thể được tham khảo trong nghiên cứu toàn văn được xuất bản bằng tiếng Anh.

3.3. ĐẦU TƯ CÔNG TRONG NÔNG NGHIỆP

Có ý kiến tranh luận rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn về bản chất là một ‘hàng hóa, dịch vụ công’ (đặc trưng bởi tính không cạnh tranh trong tiêu thụ và không thể loại trừ trong cung cấp), là một khoản chi tiêu phải thực hiện tương đối lâu dài và tốn kém trong khi thời gian minh chứng cho kết quả khá lâu. Vì vậy, việc thiếu chủ động trong chính sách của nhà nước có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng và bất lợi đối với phúc lợi của người dân và sự phát triển của ngành nông nghiệp, nơi phần lớn dân số sống của dựa vào vì sinh kế của họ19. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy đóng góp quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc áp dụng và sử dụng thành công các nghiên cứu và công nghệ cho phát triển nông nghiệp.

Ví dụ, Thirtle và cộng sự (2003) đã thực hiện một nghiên cứu sử dụng số liệu của 44 nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, thấy rằng khả năng hoàn vốn từ nghiên cứu và công nghệ nông nghiệp mang lại thường là cao tại các nước và khu vực có cơ sở hạ tầng nông thôn tốt. Ở hầu hết các nước đang phát triển thường có những thiếu hụt lớn trong cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm cả các thể chế tài chính không đầy đủ cho việc huy động tiết kiệm và giải ngân tín dụng cho nông dân (đặc biệt những nông dân qui mô nhỏ); những điều này cũng được làm sáng tỏ trong nghiên cứu. Do đó có thể thấy đầu tư thích đáng và phù hợp cho cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng và đầu tư công

19 Nói cách khác, việc thi hành các chính sách của nhà nước trong hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông thôn, ví dụ, đường giao thông nông thôn, nhà kho nông thôn và cơ sở hạ tầng tiếp thị có thể có hiệu quả hơn và có lợi cho ngành nông nghiệp.

Page 81: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

76

cho lĩnh vực nông nghiệp nói chung có thể có lợi trong việc chế ngự những thu hồi từ các khu vực nông thôn.

Có một thực tế được thừa nhận rằng trong thời đại của tư bản tài chính, xu hướng ưu tiên đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp trên toàn thế giới rất đáng thất vọng. Tuy nhiên, một số tranh luận cũng cho rằng xu hướng giảm trong chi tiêu nông nghiệp gần đây đã bắt đầu đảo chiều, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế, và tiếp theo là cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới; điều này cũng có phần đúng. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp chưa bao giờ được ưu tiên trong hệ thống chính sách ở các nước kém phát triển.

3.3.1. Đầu tư công toàn cầu cho nông nghiệp

Nhìn vào xu hướng liên quan đến chi tiêu công trong ngành nông nghiệp, giáo dục, y tế, quốc phòng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và bảo trợ xã hội trong suốt giai đoạn 1980-2012, có thể thấy rõ ràng rằng các nền kinh tế thế giới đã chi tiêu một phần rất nhỏ trong GDP cho ngành nông nghiệp. Trong thực tế, tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng GDP trên thế giới là 1,72% trong năm 1980, và giảm 0,83%, xuống còn ít hơn 1% trong năm 2012. Chi tiêu trung bình trong suốt giai đoạn 1980 - 2012 vào khoảng 1,23% (Hình 3.1 và Bảng 3.1).

Hình 3.1:

Hình 3.1: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong tổng GDP của thế giới (1980-2012) (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) (2015).

1.72 1.661.32 1.16 0.9 0.87 0.88 0.86 0.83

1.13

0

5

10

15

20

25

30

35

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2011 2012 Average(1980 to

latestavailable

year)

Page 82: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

77

Tương tự, tỷ lệ chi cho giáo dục, y tế, quốc phòng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, và bảo trợ xã hội lần lượt là 3,30%, 2,08%, 3,44%, 2,66% và 5,24 % của GDP thế giới vào năm 1980. Tỷ lệ chi vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội có tăng lên, trong khi tỷ lệ chi cho quốc phòng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc lại suy giảm trong năm 2012. Thông điệp quan trọng từ những số liệu này là xu hướng của chi tiêu ngân sách công trong tổng GDP thế giới đã không hề tăng trong giai đoạn này, thực tế là chỉ tăng với 1 tỷ lệ rất không đáng kể (tăng 5 %) trong khoảng thời gian 32 năm (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Tỷ lệ chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong tổng GDP của thế giới (1980-2012) (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) (2015).

Do đó, rõ ràng chi tiêu công vào lĩnh vực nông nghiệp được ưu tiên ít nhất trong số tất cả các ngành/lĩnh vực trong ngân sách toàn cầu. Trong một kịch bản như vậy, người ta không thể kỳ

Thế giới

Tỷ lệ chi tiêu nông nghiệp trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho y tế trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho quốc phòng trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho vận tải và thông tin liên lạc trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho bảo trợ xã hội trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu khác trong tổng GDP

Tỷ lệ tổng chi tiêu trong tổng GDP

1980

1,72

3,30

2,08

3,44

2,62

5,24

9,60

28,01

1985

1,66

3,42

2,25

3,70

2,23

5,63

11,13

30,01

1990

1,32

3,36

2,09

3,05

1,89

4,73

10,09

26,52

1995

1,16

3,81

2,51

2,47

1,65

4,97

11,42

27,99

2000

0,90

3,65

2,37

2,19

1,37

4,88

11,98

27,35

2005

0,87

3,84

2,89

1,91

1,41

5,70

11,63

28,24

2010

0,88

4,24

3,37

1,91

1,89

7,29

12,02

31,60

2011

0,86

4,12

3,33

1,97

1,70

7,45

12,40

31,82

2012

0,83

4,33

3,60

1,88

1,62

8,14

12,61

33,00

Page 83: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

78

vọng một kết quả tốt trong lĩnh vực này, trừ khi có chi tiêu công lớn, nhằm thu hút đầu tư tư nhân.

Bảng 3.2: Tỷ trọng chi tiêu nông nghiệp trong GDP nông nghiệp, tổng chi tiêu và tổng GDP giữa các khu vực của thế

giới (1980-2012) (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) (2015).

Tỷ lệ chi tiêu nông nghiệp trong GDP nông nghiệp

1990

2000

2010

2011

2012

Trung bình

Tỷ lệ chi tiêu nông nghiệp trong tổng chi tiêu

1990

2000

2010

2011

2012

Trung bình

Tỷ lệ chi tiêu nông nghiệp trong tổng GDP

1990

2000

2010

2011

2012

Trung bình

Đông Á và TBD

6,74

7,70

20,10

19,53

21,28

9,28

6,86

5,76

5,01

4,97

4,73

6,38

1,45

1,13

1,13

1,22

1,16

1,33

Khu vực Bắc Mỹ

16,81

5,96

8,75

9,87

10,31

11,83

10,51

3,94

3,19

3,06

3,18

5,57

3,69

1,01

0,99

0,89

0,98

1,75

EU

27,45

25,36

28,18

25,73

24,92

27,11

3,98

2,27

1,47

1,46

1,31

2,89

1,51

0,90

0,65

0,62

0,57

1,28

Thu nhập cao

13,62

25,59

19,37

18,78

19,76

17,85

3,15

2,02

1,90

1,87

1,94

2,56

0,71

0,39

0,46

0,47

0,51

0,59

Mỹ Latin và Caribê

3,80

7,84

9,77

8,19

10,68

8,16

4,44

2,69

2,16

2,31

2,76

3,19

0,75

0,48

0,47

0,50

0,58

0,63

Trung đông và Bắc Phi

5,19

8,06

13,75

14,81

14,39

8,03

3,70

3,30

1,73

1,71

1,64

3,19

0,96

0,91

0,52

0,54

0,49

0,93

Nam Á

4,08

3,37

5,57

5,28

2,79

3,88

6,34

4,24

5,08

5,59

5,93

7,57

1,55

1,02

0,94

0,97

1,16

1,80

Tiểu vùng Sahara

Châu Phi

4,91

9,81

0,17

0,15

2,39

13,26

7,91

4,95

5,60

4,94

4,73

7,03

1,71

1,07

1,37

1,27

1,19

1,60

Thế giới

6,53

9,78

4,97

4,76

16,39

12,15

5,55

3,66

3,34

3,17

2,98

4,76

1,32

0,90

0,88

0,86

0,83

1,23

Vùng

Page 84: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

79

Tương tự, về tỷ trọng chi tiêu công trong lĩnh vực nông nghiệp (trong tổng số GDP nông nghiệp), thế giới đã chi tiêu khoảng 6,53% vào lĩnh vực nông nghiệp vào năm 1990, con số này đã tăng lên 9,78% trong năm 2000; Tuy nhiên nó lại giảm còn 5% trong năm 2010 (Bảng 3.2). Mặc dù đến năm 2012 lại có một sự đảo chiều trong chi tiêu (16,39%), có thể thấy rằng đã có một sự bứt phá trong đầu tư công trong nông nghiệp trong những năm gần đây. Vì vậy, trung bình thế giới đang chi khoảng 12% GDP nông nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng chi tiêu nông nghiệp trong tổng chi của thế giới lại có xu hướng giảm. Thế giới đã chi khoảng 5,55% tổng số ngân sách cho nông nghiệp vào năm 1990, con số này giảm còn 3,66% vào năm 2000 và nó tiếp tục giảm còn 2,98% vào năm 2012 (chỉ còn bằng khoảng một nửa mức chi tiêu năm 1990). Tuy nhiên, chi tiêu trung bình vẫn giữ được ở mức 4,76% trong khoảng thời gian 1980 và 2012 (Bảng 3.1).

Điểm quan trọng nhất cần lưu ý ở đây là trong những năm 1990, hầu hết các quốc gia đều đã giảm can thiệp trên diện rộng vào các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp. Tuy nhiên, chi tiêu công ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương lại cho thấy một xu hướng tăng lên trong giai đoạn này, giống các nước thuộc khu vực sử dụng đồng Euro. Trong thực tế, các nước có thu nhập cao đã tăng chi tiêu cho nông nghiệp (tăng tỷ trọng của ngành trong tổng GDP). Mặt khác, khu vực tiểu vùng Sahara châu Phi và khu vực Bắc Mỹ đã dành một tỷ lệ lớn hơn trong tổng ngân sách của họ cho lĩnh vực nông nghiệp so với các nước có thu nhập cao và các nước thuộc khu vực đồng Euro. Tỷ trọng chi tiêu ở khu vực Nam Á là cao nhất (7,57%) trong số các khu vực trên thế giới (Bảng 3.2).

3.3.2. Đầu tư công cho nông nghiệp ở Đông Á và Thái Bình Dương

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đều bị chi phối bởi ngành nông nghiệp như là nguồn chính tạo ra sinh kế và việc làm, tuy nhiên những ưu tiên trong chi tiêu công cho lĩnh vực này lại không được quan sát thấy trong ngân sách vài thập kỷ vừa qua. Như đã thấy rõ từ các số liệu trong Hình 3.4, tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP của vùng là 1,98% năm 1980, giảm xuống còn 1,16% năm 2012. Trong khu vực này, ưu tiên chi tiêu được dành cho giáo dục và bảo trợ xã hội chứ không phải lĩnh vực quốc phòng, giống như trường hợp của khu vực Nam Á.

Page 85: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

80

Hình 3.2: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong tổng GDP của vùng (1980-2012) (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) (2015).

Câu chuyện liên quan đến khả năng tài khóa của khu vực này cũng không có gì khả quan khi so sánh với các khu vực khác trên thế giới, nhất là các nước thuộc khu vực đồng Euro và khu vực tiên tiến khác. Tỷ trọng của chi tiêu công trong tổng GDP của vùng là 22,45% năm 1980, tăng lên đến 24,56% năm 2012 (Bảng 3.8). Thông điệp quan trọng ở đây là cần tăng dư địa tài khóa để kỳ vọng tăng được tỷ trọng chi tiêu cho các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả nông nghiệp.

Bảng 3.3: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong tổng GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

(1980-2012) (%)

1.98 2.09

1.45

0.98 1.130.83

1.13 1.22 1.16

0

5

10

15

20

25

30

0

1

2

3

4

5

6

1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2011 2012

Đông Á và Thái Bình Dương

Tỷ lệ chi tiêu nông nghiệp trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho y tế trong tổng GDP

1980

1,98

3,40

1,53

1985

2,09

4,30

1,67

1990

1,45

3,60

1,36

1995

0,98

3,32

1,40

2000

1,13

3,95

1,56

2005

0,83

3,53

1,92

2010

1,13

4,33

1,94

2011

1,22

4,14

2,16

2012

1,16

4,84

1,95

Page 86: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

81

Nguồn: Tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) (2015).

Để xem xét những ưu tiên trong chi tiêu của mỗi nước cụ thể dành cho khu vực nông nghiệp, 11 nước đã được lựa chọn từ các khu vực Đông Á vàT Bình Dương (các nước được thực chọn tùy thuộc vào mức độ sẵn có của số liệu sơ cấp; Các ưu tiên trong chi tiêu của Việt Nam thể hiện trong cách phân bổ ngân sách công của nước này.

Tỷ trọng chi tiêu vào nông nghiệp trong tổng GDP nông nghiệp của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho thấy sự cải thiện trong thời gian này. Ví dụ, Trung Quốc đã chi 6,06% trong năm 1990, tăng lên đến 8,24% trong năm 2000 và tăng một cách mạnh mẽ lên mức 22,95% năm 2010. Tuy nhiên, chi tiêu trung bình cả giai đoạn 1980-2012 vẫn ở mức 9,65%. Tương tự như vậy, tỷ trọng đã tăng gần ba lần tại Việt Nam, với mức 2,31% năm 1990, và tăng lên đến 6,49% năm 2010. Thái Lan đứng đầu danh sách trong các nước Đông Á Thái bình dương với tỷ trọng chi tiêu trung bình cho nông nghiệp trong tổng GDP nông nghiệp ở mức 13,56%, tiếp theo là Malaysia (10,99%) và Trung Quốc (9,65%). Tỷ lệ trung bình của Việt Nam là 6,5% trong khoảng thời gian giữa 1990 và 2010 (Bảng 3.9).

Tỷ lệ chi tiêu cho quốc phòng trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho vận tải và thông tin liên lạc trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu cho bảo trợ xã hội trong tổng GDP

Tỷ lệ chi tiêu khác trong tổng GDP

Tỷ lệ của tổng chi tiêu công trong tổng GDP

3,06

2,91

0,49

9,09

22,45

2,68

3,49

0,67

8,77

23,68

2,47

2,07

0,72

10,34

22,00

2,19

1,69

1,08

8,99

19,65

1,79

1,90

1,64

10,49

22,46

1,57

1,50

1,47

12,12

22,95

1,54

1,93

2,12

10,09

23,07

1,61

1,26

2,03

12,81

25,24

1,57

1,65

1,77

11,62

24,56

Page 87: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

82

Bảng 3.4: Tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP nông nghiệp, tổng chi tiêu và tổng GDP của các quốc gia trong khu vực

Đông Á và Thái Bình Dương (1990-2012) (%)Qu

ốc g

ia

Tỷ lệ

chi

tiêu

cho

nôn

g ng

hiệp

tron

g tổ

ng G

DP n

ông

nghi

ệp

1990

2000

2010

Trun

g bì

nh

Tỷ lệ

chi

tiêu

cho

nôn

g ng

hiệp

tron

g tổ

ng c

hi ti

êu c

ông

1990

2000

2010

2011

2012

Trun

g bì

nh

Tỷ lệ

tổng

chi

tiêu

côn

g tro

ng tổ

ng G

DP

1990

2000

2010

2011

2012

Trun

g bì

nh

Trun

g Q

uốc

6,06

8,24

22,9

5

9,65

9,98

7,75

10,3

5

9,10

9,51

8,89

15,9

16,1

22,3

23,1

23,9

18,0

Fiji

10,1

6

7,74

3,45

8,13

6,75

3,74

1,12

0,84 - 4,88

26,1

30,0

30,2

35,2 - 28,5

Indo

nesia

7,27

3,06 - 5,74

7,64

2,34 - - - 6,28

16,7

20,4

15,6 - - 17,1

Mal

aysia

12,4

5

7,98

15,6

3

10,9

9

6,72

3,27

6,74

7,96

8,40

5,83

27,1

20,7

24,0

24,2

24,7

25,1

Mya

nmar

2,61

2,63

1,18

3,45

9,33

17,3

8

6,26 - -

14,2

0

16,0

8,7

6,9 - - 11,2

Papu

a Ne

w G

uine

a

8,63

2,42 4,59

7,22

2,62 - - - 4,49

34,0

31,3 - - - 31,1

Philip

pine

s

6,29

7,40

8,05

5,55

6,57

5,73

5,87

3,66

5,09

5,82

18,3

18,0

16,9

15,8

16,4

15,8

Thái

Lan

14,2

0

18,1

2

10,8

1

13,5

6

10,4

4

8,82

5,76

7,01

4,56

8,56

13,6

17,5

19,8

21,6

20,6

18,2

Tong

a

6,07

13,6

8

10,0

0

8,71

6,42

8,62

3,49

2,03

2,88

6,95

27,7

31,5

47,0

38,5

41,6

32,1

Việt

Na

m

2,31

8,48

6,49

6,50

8,43

3,94 - - 6,90

14,9

24,7

31,1 - -

23,3

Môn

g cổ -

2,47

11,2

2

3,88 -

1,93

6,37

8,95

2,41

2,55 35,1

25,2

28,3

30,9

29,2

Nguồn: Tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) (2015).

Page 88: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

83

Tổng chi tiêu công của Việt Nam cho lĩnh vực nông nghiệp trong tổng GDP nông nghiệp của cả nước là 2,31%, tăng lên đến mức 8,48% trong năm 2000, tuy nhiên nhịp độ tăng trưởng này đã không duy trì được và giảm xuống còn 6,49% vào năm 2010. Tình huống tương tự cũng quan sát được với tỷ lệ chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước. Cụ thể, Việt Nam đã chi 0,89% của tổng GDP cho ngành nông nghiệp năm 1990, con số này tăng lên đến 2,08% vào năm 2000, nhưng lại giảm còn 1,23% vào năm 2010. Do đó, ở mức trung bình chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP giai đoạn 1990-2010 chỉ là 1,54%. Trong khi đó, các nước như Tonga, Trung Quốc, Myanmar, Malaysia và Thái Lan đều đã dành một tỷ lệ cao hơn nhiều trong ngân sách của mình cho chi tiêu nông nghiệp trong giai đoạn1980 và 2012 (Bảng 3.9).

Như đã đề cập trước đó, khả năng tài chính hạn chế của khu vực đã tác động đến việc hỗ trợ cho hàng loạt lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp. Tỷ lệ chi tiêu công trong tổng GDP của cả khu vực là 22,45% năm 1980, tăng lên đến mức 24,56% năm 2012 (Bảng 3.8), nhưng sự gia tăng này trong điều kiện khả năng tài khóa hạn chế của khu vực đã không phản ánh sự gia tăng trong chi tiêu cho lĩnh vực nông nghiệp. Dư địa tài khóa hạn chế đối với nhiều nước trong khu vực cũng ảnh hưởng đến ưu tiên chi tiêu công vào lĩnh vực nông nghiệp của mỗi nước.

3.3.3. Đầu tư công vào nông nghiệp ở Việt Nam

Nếu nhìn vào xu hướng đầu tư công ở Việt Nam cho các ngành khác nhau, gồm cả nông nghiệp, có thể thấy rằng tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP đã dao động từ 0,89% - 2,08%. Tỷ trọng đã là 0,89% năm 1990, tăng lên mức 2,08% năm 2000, nhưng đã giảm còn 1,23% vào năm 2010. Tương tự, tỷ trọng chi cho giáo dục, y tế, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, và bảo trợ xã hội lần lượt là 1,74%, 0,55%, 20,07% và 1,47 % trong năm 1990 và 4,35%, 1,53%, 3,98% và 3,48 % trong năm 2010 (Bảng 3.10).

Page 89: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

84

Bảng 3.5: Tỷ trọng chi tiêu công vào các lĩnh vực khác nhau trong tổng GDP của Việt Nam (1990-2012) (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) (2015).

Thông điệp quan trọng nhất từ những số liệu này là Việt Nam đã ưu tiên dành chi tiêu công cho giáo dục và bảo trợ xã hội trong giai đoạn 1990 - 2010. Hơn nữa, không giống như nhiều nước Đông Á và Thái Bình Dương khác, khả năng tài khóa của Việt Nam đã tăng hơn 100 %. Trong thực tế, tổng chi tiêu công/tổng GDP cả nước là 14,93 % năm 1990, tăng lên đến 31,11% năm 2010. Điều này thực sự tạo điều kiện cho đất nước trong việc dành phân bổ những khoản hỗ trợ nhiều hơn cho giáo dục và bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, ưu tiên đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp đã không được nhìn thấy trong giai đoạn phân tích.

3.4. KẾT LUẬN

Phát triển nông nghiệp là hết sức cần thiết cho tăng trưởng, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững môi trường ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước kém phát triển hoặc ở những nơi được gọi là nền kinh tế nông nghiệp. Cải thiện tiến trình thực hiện của ngành nông nghiệp có thể mang lại những cải tiến đáng kể trong thu nhập của người nghèo, cung cấp lương thực, thực phẩm với giá cả phải chăng và kích thích

Việt Nam

Tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong tổng GDP

Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng GDP

Tỷ trọng chi tiêu cho y tế trong tổng GDP

Tỷ trọng chi tiêu cho quốc phòng trong tổng GDP

Tỷ trọng chi tiêu cho vận tải và thông tin liên lạc trong tổng GDP

Tỷ trọng chi tiêu cho bảo trợ xã hội trong tổng GDP

Tỷ trọng chi tiêu khác trong tổng GDP

Tỷ trọng tổng chi tiêu công trong tổng GDP

1990

0,89

1,74

0,55

0,00

2,07

1,47

8,20

14,93

1995

1,67

2,37

0,75

0,00

3,13

2,01

10,44

20,37

2000

2,08

2,87

0,78

0,00

4,43

2,43

12,08

24,67

2005

1,66

3,13

0,83

0,00

5,13

1,94

16,05

28,74

2010

1,23

4,35

1,53

0,00

3,98

3,48

16,55

31,11

Page 90: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

85

chuyển đổi cơ cấu. Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy có bằng chứng rằng tăng trưởng GDP bắt nguồn từ nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả trong việc nâng cao thu nhập của người nghèo trung bình cao gấp 2-4 lần so với hiệu quả tạo ra từ tăng trưởng trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Một lần nữa, mặc dù các tài liệu đã quan sát và tổng kết thấy rằng cơ sở hạ tầng nông thôn rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp và phúc lợi của người dân (ví dụ, Hayami và Ruttan, 1971), hầu hết các nước đang phát triển đều làm rất ít để giải quyết vấn đề này.

Với những bằng chứng và mối quan tâm về vai trò và hiệu quả của chi tiêu công trong việc kích thích tốc độ tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo như vậy, đã đến lúc sự phát triển ngành nông nghiệp phải trở thành một chiến lược tổng thể liên quan đến một môi trường chính sách hợp lý và các khoản đầu tư công chủ yếu được định hướng tốt.

Page 91: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

86

CHƯƠNG 4Kết quả nghiên cứu thực địa

4.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên tương tác với 271 hộ gia đình ở bốn bang ở Ấn Độ và 280 hộ gia đình ở bốn tỉnh của Việt Nam. Tại Ấn Độ, khảo sát được thực hiện tại bang Uttar Pradesh, Orissa, Andhra Pradesh và Jharkhand và ở 4 tỉnh Đắk Lắk, Cao Bằng, Hà Giang và Vĩnh Long của Việt Nam. Do các chính sách liên quan đến nông nghiệp có thể khác nhau ở các tỉnh/bang khác nhau, nên cuộc khảo sát được thực hiện ở các địa điểm khác nhau nhằm nắm bắt được những khác biệt về điều kiện kinh tế, vật chất và bản chất đầu tư công. Cuộc khảo sát gồm hai phần: một là điều tra hộ gia đình và hai là thảo luận nhóm.

Nghiên cứu này hoàn toàn được thực hiện với nông dân sản xuất qui mô nhỏ. Mẫu cho nghiên cứu này được thu thập trên cơ sở diện tích đất mà hộ gia đình sở hữu/sử dụng. Sau khi chọn mẫu dựa trên diện tích đất, mẫu được lựa chọn dựa trên nền tảng xã hội của các hộ. Tỷ trọng của mỗi nhóm xã hội trong làng được chọn trong mẫu là bằng nhau. Các điều tra viên đã chuẩn bị một danh sách của tất cả các hộ gia đình trong làng với những thông tin về nhóm xã hội và diện tích đất mà hộ sở hữu/sử dụng. Sau khi nhóm tất cả các hộ sản xuất qui mô nhỏ lại theo các nhóm, tỷ trọng của các nhóm xã hội khác nhau trong tổng thể đã được tính để lựa chọn mẫu. Các điều tra viên đảm bảo rằng tỷ lệ số hộ trong mỗi nhóm xã hội được chọn để tiến hành khảo sát bằng tỷ trọng mỗi nhóm trong mẫu.

Cuộc khảo sát hộ gia đình được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi có kết cấu. Khảo sát cố gắng xem xét các khía cạnh của đầu tư công và an ninh/ mất an ninh lương thực, bao gồm: thông tin về bản chất và đặc điểm của đầu tư công, đặc biệt nhấn mạnh vào các hộ nông dân qui mô nhỏ; hỗ trợ cho nông dân trong các liên kết ngược như tín dụng, thủy lợi và các đầu vào khác; các hỗ trợ trong liên kết xuôi như tiếp thị. Khảo sát cũng cố gắng trả lời những câu hỏi liên quan đến đất đai, như thu thập thông tin về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai của các hộ gia đình, điều kiện tài chính của các hộ gia đình, công nợ, nguồn vay mượn. Để đánh giá về an ninh lương thực và sức mua của các hộ gia đình,

Page 92: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

87

đã nêu ra các câu hỏi ước tính thu nhập của hộ gia đình từ nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Để có thể bao trùm được hết các khía cạnh này, các câu hỏi được chia thành 13 bảng hỏi.

Bảng 1 gồm những câu hỏi tập trung vào các đặc điểm về dân tộc, xã hội, tôn giáo của hộ gia đình. Bảng 2 tập trung vào đặc điểm hộ gia đình, gồm những câu hỏi chủ yếu liên quan đến quyền sở hữu nhà cửa, nguồn năng lượng dùng thắp sáng và đun nấu. Bảng 3 cung cấp các thông tin chi tiết như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp của các thành viên khác trong gia đình. Bảng 4 là tập hợp các câu hỏi nhằm đánh giá quan điểm của nông dân về đầu tư công. Bảng 5, gồm các câu hỏi mô tả để xem những hỗ trợ từ bên ngoài được người nông dân sử dụng trong giai đoạn giữa tháng 9 năm 2014 tới tháng 9 năm 2015. Bảng 6 và 7 gồm các câu hỏi liên quan đến bảo hiểm cây trồng và công nợ của các hộ gia đình. Bảng 8 tập trung vào những câu hỏi về đất đai. Đầu tiên bảng hỏi liệt kê tất cả các loại đất do hộ sở hữu: đất đi thuê, đất cho thuê, đất thế chấp, đất được người khác thế chấp và đất lấn chiếm. Phần còn lại của bảng hỏi gồm các câu hỏi chi tiết về tất cả các loại đất. Bảng 9 xem xét phương thức canh tác và sản xuất nông nghiệp. Bảng này tập trung vào thủy lợi và quyền sở hữu đối với thủy lợi. Nó cũng đánh giá phần sản phẩm dư thừa mà các hộ gia đình bán ra thị trường. Các câu hỏi liên quan đến các đại lý tiếp thị cũng đã được hỏi trong phần này. Bảng 10 xem xét các nguồn thu nhập khác của các hộ gia đình ngoài nông nghiệp. Bảng 11 nghiên cứu tiêu dùng thực phẩm của hộ gia đình và cách có được những thực phẩm này. Bảng 12 tìm hiểu các chi tiêu chính của hộ gia đình. Bảng 13 đánh giá mức độ sử dụng công nghệ của các hộ gia đình trong trồng trọt.

Nghiên cứu này cũng phân biệt giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Nếu người canh tác trên đất mà không có đăng ký sở hữu mảnh đất đó, khi đó người này được coi là có quyền sử dụng đối với mảnh đất. Ngoài đất sở hữu, quyền sử dụng đất cũng được xem xét trên tất cả các loại đất: đất đi thuê, đất lấn chiếm và đất được thế chấp. Nghiên cứu cũng xem xét động lực xã hội của các hộ gia đình sử dụng đất qui mô lớn và nhỏ.

Phần thứ hai của nghiên cứu là các cuộc thảo luận nhóm trong làng. Tại mỗi địa phương, có hai cuộc thảo luận nhóm; một là, với

Page 93: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

88

các cán bộ, nhân viên hành chính hoặc những người đứng đầu được dân cử ở địa phương, và hai là, với nông dân (ở cùng địa phương đó). Trong thảo luận nhóm với nông dân, những người điều tra đã cố gắng nhóm họ lại thành nhóm đại diện cho làng nếu có thể (lưu ý khái niệm nhóm xã hội đã được sử dụng trong điều tra hộ gia đình).

Các chủ đề sau đây được thực hiện trong thảo luận. Các cuộc thảo luận nhóm đầu tiên đều hỏi các thông tin về kết cấu xã hội của làng (tôn giáo/dân tộc/địa vị). Các chủ đề cũng hỏi về điều kiện khí hậu và địa hình của làng (tưới phụ thuộc vào nước trời/đất khô hạn/có tưới/đồi núi/đồng bằng/cao nguyên/ven biển/rừng v.v…). Để có thông tin về hỗ trợ, thảo luận nhóm cũng xem xét các khía cạnh về sự sẵn có của các tiện nghi và dịch vụ cơ bản như: nguồn nước uống (sẵn có trong làng), tiện nghi và điều kiện vệ sinh (do các điều tra viên đánh giá), có điện và được cung cấp điện, bao gồm điện sử dụng cho nông nghiệp, Trung tâm chăm sóc y tế (có tiếp cận dễ dàng không, số trung tâm y tế cơ sở), số kênh/giếng cho thủy lợi, mức độ biết chữ trong làng, và phương tiện vận tải và dịch vụ khuyến nông.

Các cuộc thảo luận nhóm cũng quan tâm đến những đầu tư của chính phủ cho các tiện nghi cơ bản. Liên quan đến chức năng của các cơ sở thu mua công, các cuộc thảo luận nhóm cũng đặt ra các câu hỏi xem liệu các cơ sở này có thu mua lương thực cho nông dân không. Trong trường hợp không có các cơ sở thu mua này người dân sẽ bán sản phẩm của mình ở đâu? Các cuộc thảo luận nhóm cũng quan tâm đến chức năng phân phối lương thực công của chính phủ cho người nghèo trong điều kiện bình thường và các tình huống bất lợi và liệu người dân có biết những thông tin về hỗ trợ của chính phủ (ngoài lương thực ra) trong trường hợp có thiên tai (nạn đói/ lũ) hay không .

Trong hai phần tiếp theo của chương này, thông tin mô tả về các địa điểm nghiên cứu thực địa ở Việt Nam sẽ được trình bày. Các kết quả khảo sát chính về hộ gia đình sản xuất qui mô nhỏ tại các địa bàn điều tra cũng như thông tin về tình hình sản xuất, thu nhập và tiếp cận của hộ đến đầu tư công và các chính sách hỗ trợ của chính phủ sẽ được phân tích, đánh giá. Các kết quả điều tra thực địa ở Ấn Độ không được trình bày chi tiết trong báo cáo

Page 94: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

89

tiếng Việt này, song có thể tìm đọc trong báo cáo toàn văn được xuất bản bằng tiếng Anh.

4.2. MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA Ở VIỆT NAM

Cuộc khảo sát được tiến hành tại 14 làng (xóm, buôn, ấp), thuộc 7 xã, tại 4 tỉnh của Việt Nam:

TỈNH CAO BẰNG

Khảo sát được tiến hành tại xóm Lũng Lừa, xã Đa Thông, xóm Thượng Hạ, xã Ngọc Động, huyện Thông Nông. Đây là một tỉnh miền núi nằm ở phía đông-bắc của Việt Nam. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích của tỉnh và chỉ có 10% đất canh tác. Dân số cả tỉnh là 519.000 người. Địa hình tương đối đa dạng gồm các đồi núi thấp song lại bị chia cắt bởi các thung lũng sâu, sông và suối. Do địa hình phức tạp nên có thể chia ra thành nhiều tiểu vùng, cho phép trồng trọt và chăn nuôi một cách đa dạng. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Cao Bằng tương đối rời rạc, đất nằm trên sườn dốc nên dễ bị xói mòn và rửa trôi trong mùa mưa. Tổng diện tích toàn tỉnh là 670.342 ha. Đất đai khá đa dạng với nhiều loại đất khác nhau phù hợp cho nhiều loại cây trồng. Trên diện tích rừng thuộc địa bàn tỉnh có nhiều loài thực vật quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

TỈNH VĨNH LONG

Tại Vĩnh Long, cuộc khảo sát được tiến hành ở các ấp Quang Trạch và Quang Đức - xã Trung Chánh, ấp Quang Minh và Quang Bình - xã Quới An và ấp Hai và Rạch Đội - xã Tân Quới Trung, huyện Vũng Liêm. Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu và đồng bằng sông Cửu Long. Vĩnh Long là một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất, gồm tám đơn vị hành chính và sáu huyện. Địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai phù hợp cho thâm canh, đa canh và phát triển đa dạng sinh học do điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Mưa tập trung trong suốt sáu tháng mùa mưa dẫn đến ngập lụt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân. Gần đây ngành công nghiệp và dịch vụ đã được phát triển và cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững. Nguồn nước ngầm rất hạn chế và chỉ có ở một số khu vực trong tỉnh, trong khi nguồn nước bề mặt được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Page 95: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

90

TỈNH ĐẮK LẮK

Khảo sát được tiến hành ở các buôn Tơng Sinh và Sưk, thuộc xã Ea Đar, buôn Ea Ga và Ea Knuốp, xã Cư Ni tại huyện Ea Kar. Đắk Lắk nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, có 13 huyện, 180 xã, phường, thị trấn. Tổng dân số toàn tỉnh là 1.728.380 năm 2009, trong đó chỉ có 22,5% sống ở khu vực đô thị còn lại 77,5% sống ở khu vực nông thôn. Có 44 dân tộc thiểu số sống trên địa bàn, nhưng người Kinh là nhiều nhất chiếm 70% tổng dân số. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2,nhưng sự phân bố dân cư không đều. Có 14 bệnh viện ở cấp huyện.

TỈNH HÀ GIANG

Ở Hà Giang, khảo sát được tiến hành tại thôn Lổ Thàng II, xã Thái An và thôn Đầu Cầu I, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ. Tỉnh Hà Giang nằm ở phía đông-bắc của Việt Nam và cũng được biết đến như là vùng biên giới xa nhất. Tổng diện tích toàn tỉnh là 7.945 km2, dân số 705.000 người năm 2008, phần lớn là người Việt. Hà Giang có địa hình đồi núi và là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, vì có rất ít tiềm năng phát triển nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất trong tỉnh được rừng che phủ. Các cao nguyên trung tâm trên địa bàn tỉnh rất thuận lợi để trồng mận, hồng và đào cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nông nghiệp và lâm nghiệp là những hoạt động kinh tế truyền thống của người dân trong tỉnh, nhưng thời gian gần đây đã ghi nhận thêm những tiến bộ trong các ngành công nghiệp gia công.

4.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ở VIỆT NAM

Gần 99% các hộ ở Việt Nam có ít hơn 4 ha và 94% trong số họ là các hộ qui mô nhỏ. Tình trạng những người không có đất ở Việt Nam khá phổ biến khi những cải cách về chính sách đất đai bắt đầu được thực hiện, và mặc dù đã có nhiều thay đổi song Việt Nam vẫn là một nền kinh tế với đại đa số là các nông hộ qui mô nhỏ. Hơn một nửa dân số là lao động trong nông nghiệp và do đó cần thiết phải hỗ trợ nông nghiệp giúp nó trở nên bền vững. Chỉ 4% các hộ gia đình có diện tích đất từ 2 và 4 ha. Vì vậy, bất kỳ chính sách nào liên quan đến ngành nông nghiệp trước hết cần tập trung vào hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ, vì sự bền vững của nền kinh tế.

Kết quả khảo sát của các tỉnh khác nhau không cho thấy nhiều

Page 96: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

91

sự khác biệt. Tỷ trọng các hộ gia đình có diện tích nhỏ hơn 2 ha lần lượt là 88,57%, 71,43%, 90% và 84 % ở Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Giang và Vĩnh Long (Bảng 4.1). Qui mô đất cũng sẽ giảm khi dân số tiếp tục gia tăng.

Bảng 4.1: Phân bổ theo qui mô đất (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực địa.

Các hộ gia đình được khảo sát sản xuất trên 728 mảnh đất với tổng diện tích 180,18 ha. Ở Vĩnh Long và Hà Giang số mảnh do các hộ gia đình được khảo sát sử dụng đều là 203 mảnh, nhưng diện tích trên địa bàn tỉnh Hà Giang chỉ bằng một nửa của tỉnh Vĩnh Long. Điều này cho thấy áp lực về đất đai ở Hà Giang nặng nề hơn. Tương tự, khảo sát ở Đắk Lắk được thực hiện trên 144 mảnh với tổng diện tích là 65,79 ha, trong khi đó ở Cao Bằng 178 mảnh được khảo sát có diện tích 39,87 ha. Do đó có thể thấy các mảnh đất ở Hà Giang và Cao Bằng được trải dài hơn trên địa bàn tỉnh so với các tỉnh khác và vì vậy chính phủ cần chú ý nhiều hơn trong việc đầu tư công cho nông nghiệp (Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Phân bố diện tích và số mảnh đất

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực địa

Tỉnh

Cao Bằng

Đắk Lắk

Hà Giang

Vĩnh Long

Trung bình

Không có đất (<0.02 ha)

0,00

0,00

1,43

0,00

0,36

Qui mô rất nhỏ (0.02-1 ha)

88,57

71,43

90,00

87,14

84

Qui mô nhỏ (1-2 ha)

7,14

20,00

2,86

12,86

10,68

Qui mô trung bình (2-4 ha)

4,29

7,14

5,71

1,43

4,63

Qui mô lớn (>10ha)

0,00

1,43

0,00

0,00

0,36

Tỉnh

Vĩnh Long

Hà Giang

Cao Bằng

Đắk Lắk

Tổng

Số mảnh

203

203

178

144

728

Diện tích (ha)

49,63

24,89

39,87

65,79

180,18

Page 97: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

92

Mức độ nhận thức và tiếp cận đầu tư công: Công cuộc cải cách ở Việt Nam đã giúp nông nghiệp trở thành một nhà xuất khẩu nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm trong khi trước đó còn phải nhập khẩu. Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng nhiều chương trình và chính sách nhằm phát triển ngành nông nghiệp. Những kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy các hộ gia đình nhận thức được các chương trình của chính phủ, tuy nhiên khả năng tiếp cận của họ lại là vấn đề lớn (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Mức độ nhận biết và sử dụng hỗ trợ công (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế

Trợ giá: Trung bình ở cả 4 tỉnh, 47,33% số hộ gia đình được hỏi biết về hỗ trợ giá của chính phủ, trong khi chỉ có 18,15% đã được hưởng lợi từ chương trình. Nhận thức và sử dụng những chương trình hỗ trợ này cũng khá khác biệt giữa các tỉnh. 78% và 52 % là tỷ lệ các hộ gia đình được biết về chương trình hỗ trợ giá của chính phủ ở Cao Bằng và Hà Giang. Đây cũng là những tỉnh có tỷ lệ nhận thức cao nhất. 67% các hộ gia đình ở Hà Giang đã nhận được hỗ trợ về giá trong khi không có hộ gia đình nào được được nhận ở Cao Bằng mặc dù có biết về chương trình. Các hộ gia đình ở Đắk Lắk và Vĩnh Long đều ít biết về hỗ trợ giá và hầu hết không nhận được bất kỳ sự trợ giá nào trong năm trước. Chỉ có 1,43% và 4,23 % các hộ gia đình tương ứng ở Đắk Lắk và Vĩnh Long nhận được trợ giá trên địa bàn tỉnh.

Trợ cấp: Trong khu vực nghiên cứu, 47,69% số hộ gia đình đã được biết về các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu vào và các thiết bị, máy móc trong khi chỉ có 11,39% các hộ gia đình có thể tiếp cận chương trình. Một lần nữa nhận thức và sử dụng các khoản trợ cấp của chính phủ lại cao nhất ở Cao Bằng và Hà Giang, 78% và 54% là tỷ lệ các hộ gia đình tương ứng ở các tỉnh này biết về trợ cấp, nhưng chỉ có 12% và 14% số hộ nhận được

Tỉnh

Cao Bằng

Đắk Lắk

Hà Giang

Vĩnh Long

Trung bình

Biết về hỗ trợ giá

52,86

14,29

78,57

43,66

47,33

Đã được tiếp cận hỗ trợ giá năm trước

0,00

1,43

67,14

4,23

18,15

Biết về trợ cấp

78,57

35,71

54,28

22,53

47,69

Trợ cấp nhận được năm trước

12,85

18,57

14,28

0,00

11,39

Page 98: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

93

trợ cấp đó. Trong tổng số các hộ gia đình, 35,71% ở Đắk Lắk và 22,53% ở Vĩnh Long biết về chương trình trợ cấp. Tuy nhiên, chỉ có 18% số hộ gia đình ở Đắk Lắk tiếp cận được trợ cấp này trong năm trước, trong khi tất cả các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã không nhận được lợi ích từ chương trình.

Có phần hơi khó hiểu rằng khi người dân biết về chương trình đầu tư công, họ vẫn không thể hưởng lợi từ chương trình. Điều này chỉ ra rằng có thể có những vấn đề liên quan đến hiệu quả thực hiện. Ngoài ra có khả năng cơ chế thể chế không phù hợp để cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả, hoặc thiếu quy hoạch và thiếu nguồn nhân lực để thực hiện tốt chương trình. Do đó, cần phải tăng cường các thể chế và quy trình để mọi người có thể tiếp cận các đầu tư công một cách dễ dàng.

Bảng 4.4: Mức độ nhận thức và sử dụng dịch vụ cung cấp tín dụng (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực địa

Tín dụng: Có thể thấy rằng nhà nước đã khá thành công trong việc thông báo rộng rãi đến người dân về các chương trình cung cấp tín dụng của chính phủ, 96% các hộ gia đình cho biết họ biết thông tin hỗ trợ tín dụng của chính phủ. Mức độ nhận biết cao nhất ở Cao Bằng và Đắk Lắk, với tỷ lệ tương ứng là 94% và 91%, tiếp theo là Hà Giang và Vĩnh Long. Về tiếp cận tín dụng, 65% các hộ gia đình được khảo sát đã có thể tiếp cận chương trình; 91% và 81% các hộ gia đình ở Cao Bằng và Đắk Lắk đã có tiếp cận chương trình tín dụng trong năm trước, trong khi đó tỷ lệ này đối với Hà Giang và Vĩnh Long lần lượt là 52% và 37% (Bảng 4.4).

Khoảng 22,4% số hộ trong tổng số hộ được khảo sát đã được biết về các hỗ trợ khác liên quan đến nông nghiệp, trong khi chỉ có 16,4% số hộ tiếp cận những hỗ trợ này. Tỷ lệ nhận biết cao nhất

Tỉnh

Cao Bằng

Đắk Lắk

Hà Giang

Vĩnh Long

Trung bình

Biết về dịch vụ cung cấp

tín dụng

94,29

91,43

75,71

55,71

96,44

Có tiếp cận hỗ trợ tín dụng trong năm

trước

91,43

81,43

52,86

37,14

65,77

Biết về các chương trình hỗ

trợ khác

52,86

15,71

10,00

11,43

22,42

Có sử dụng những hỗ trợ này trong năm trước

12,86

12,86

22,86

17,14

16,37

Page 99: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

94

của các hộ gia đình được khảo sát là ở Cao Bằng (52%), tiếp theo là Đắk Lắk, Hà Giang và Vĩnh Long. Về việc tiếp cận và được hưởng lợi từ những hỗ trợ này, Hà Giang đứng đầu danh sách với 22% các hộ gia đình được khảo sát, theo sau là Vĩnh Long, và cuối cùng là Cao Bằng và Đắk Lắk với cùng 12,86% số hộ gia đình được tiếp cận và hưởng lợi từ chương trình.

Thu nhập nông nghiệp: thu nhập nông nghiệp của hộ gia đình được khảo sát vào khoảng 0.77 USD/người/ngày, nghĩa là thấp hơn chuẩn nghèo quốc tế ở mức 1,25 USD mỗi người/ngày. Mức thu nhập thấp này có hậu quả nghiêm trọng về nghèo đói và thiếu dinh dưỡng. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình từ nông nghiệp là 0,21USD/người/ngày và thu nhập phi nông nghiệp bình quân đạt 0,56USD/người/ngày. Trung bình các hộ được khảo sát ở Hà Giang và Cao Bằng có mức sống thấp xa dưới mức nghèo khổ, trong khi thu nhập của người dân ở Đắk Lắk cũng ở dưới chuẩn nghèo, mặc dù không quá thấp như ở hai tỉnh kia. Tại Vĩnh Long, thu nhập bình quân đầu người/ngày ở trên ngưỡng nghèo (Bảng 4.5).

Bảng 4.5: Thu nhập bình quân đầu người (USD/ngày)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra khảo sát

Thu nhập trung bình/ngày từ nông nghiệp của các hộ gia đình được khảo sát nhỏ hơn không tại Hà Giang và Cao Bằng, trong khi thu nhập từ phi nông nghiệp lớn hơn không. Điều này chủ yếu là do các tỉnh này nằm ở khu vực miền núi và hoạt động kinh tế chính không phải là nông nghiệp. Các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu là lâm nghiệp và chăn nuôi. Ngoài ra nguyên nhân cũng do điều kiện địa hình, chất lượng đất ở đây không tốt như ở vùng đồng bằng,dịch vụ khuyến nông và cơ sở hạ tầng không phát triển như ở các vùng khác, khiến các hộ gia đình không có khả năng thu hồi lại những khoản đã chi tiêu để mua đầu vào cần thiết cho sản xuất. Do đó có nhu cầu hỗ trợ công ở các tỉnh này, khi họ ở vào những điều kiện bất

Tỉnh

Vĩnh Long

Hà Giang

Cao Bằng

Đắk Lắk

Trung Bình

Thu nhập từ nông nghiệp

0,57

-0,06

-0,01

0,34

0,21

Thu nhập từ phi nông nghiệp

0,93

0,28

0,14

0,88

0,56

Tổng

1,5

0,22

0,13

1,22

0,77

Page 100: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

95

lợi, từ đó có thể giúp nông nghiệp trở nên bền vững hơn ở những khu vực này.

Ngay cả ở Vĩnh Long phân bố thu nhập cũng rất chênh lệch. Nếu không tính 10% những hộ gia đình giàu nhất, thì thu nhập trung bình cũng nằm dưới ngưỡng nghèo khổ (1,24 USD). Tương tự, tại Đắk Lắk, nếu bỏ ra ngoài 5% số hộ gia đình có thu nhập cao nhất, thì thu nhập trung bình mỗi người/ngày cũng rơi xuống thấp hơn chuẩn nghèo quốc tế (chỉ ở mức 1,07USD/người/ngày).

Hầu hết những người sản xuất qui mô nhỏ đều tham gia các hoạt động phi nông nghiệp để bổ sung nguồn thu nhập của mình. Thu nhập từ phi nông nghiệp là 0,56USD/người/ngày tại Việt Nam. Các hoạt động phi nông nghiệp cũng có thể giúp nông dân sản xuất qui mô nhỏ thoát ra khỏi đói nghèo. Do đó, Nhà nước cần phải đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp để làm cho nó có lợi nhuận bằng cách hỗ trợ các gia đình sản xuất nhỏ. Các hộ gia đình thường thích các hoạt động phi nông nghiệp, do các yếu tố rủi ro liên quan đến nông nghiệp khá cao và cũng bởi thu nhập tạo ra từ lĩnh vực phi nông nghiệp thường cao hơn nhiều so thu nhập từ nông nghiệp. Chính phủ nên đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động phi nông nghiệp, từ đó giúp các nông hộ nhỏ có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, cần bảo vệ sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức bảo hiểm nông nghiệp và tạo ra một môi trường để người nông dân sẵn sàng sử dụng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp của họ đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp.

Bảng 4.6: Tỷ lệ các hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người/ngày dưới 1,25 USD (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực địa

Trong tổng số hộ gia đình được khảo sát, 77,58% sống dưới chuẩn nghèo quốc tế ở mức 1,25USD/người/ngày, trong khi chỉ

TỉnhVĩnh Long

Hà Giang

Cao Bằng

Đắk Lắk

Trung Bình

Dưới 1,25 USD

54,93

94,29

94,29

67,14

77,58

Page 101: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

96

có 13,5% số hộ gia đình có thu nhập hơn 2USD/người/ngày. Số hộ nghèo cao nhất là ở Hà Giang và Cao Bằng, với 94% số hộ gia đình có thu nhập ít hơn 1,25 USD/người/ngày; 54,3 % và 67,14% lần lượt là số hộ ở Vĩnh Long và tỉnh Đắk Lắk ở dưới ngưỡng nghèo (Bảng 4.6).

Nguồn năng lượng: Trong một nỗ lực để biết tình trạng sức khỏe của các thành viên hộ gia đình, các thông tin liên quan đến các nguồn năng lượng và sử dụng năng lượng của hộ đã được thu thập. Hầu hết các hộ gia đình được khảo sát đều sử dụng điện như nguồn năng lượng chính trong khi một số ít hộ gia đình ở Đắk Lắk và Hà Giang sử dụng dầu hỏa. Tỷ lệ hộ sử dụng điện như nguồn năng lượng chính cao nhất ở Hà Giang (98,57%) tiếp theo là Vĩnh Long (90,14%), Cao Bằng (90%) và Đắk Lắk (85,71%). Việt Nam đã tiến đến sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả trên phương diện đưa điện đến được với các hộ gia đình (Bảng 4.7).

Bảng 4.7: Nguồn năng lượng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực địa

Về sử dụng nhiên liệu nấu ăn, chỉ có 5,37 % số hộ gia đình được khảo sát có sử dụng gas làm nhiên liệu chính và 68,8 % của các hộ gia đình sử dụng củi, phân khô, rơm rạ làm chất đốt, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dầu hỏa là không đáng kể. Đặc biệt, ở Hà Giang và Cao Bằng tất cả các hộ gia đình được khảo sát đều sử dụng củi, phân khô, rơm rạ làm chất đốt chủ yếu, do củi ở đây khá sẵn khi phần lớn diện tích của tỉnh được bao phủ bởi rừng. Điều này phản ánh một thiếu sót trong việc phân bổ các hỗ trợ cơ bản

Nguồn năng lượng

Điện

Dầu hỏa

Khác

Nguồn nhiên liệu để nấu ăn

Dầu hỏa

Gas

Củi/phân khô/rơm rạ

Cao Bằng

90,00

0,00

10,00

0,00

0,00

100,00

Đắk Lắk

85,71

1,43

8,57

1,43

21,43

74,29

Hà Giang

98,57

1,43

0,00

0,00

0,00

100,00

Vĩnh Long

90,14

0,00

9,86

0,03

0,06

0,69

Trung bình

91,11

0,71

7,11

0,36

5,37

68,80

Tỉnh

Page 102: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

97

được nhà nước cung cấp, mà nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Chỉ có 5% các hộ gia đình được hỏi có sử dụng gas làm nhiên liệu chính để đun nấu, chủ yếu tập trung ở Đắk Lắk, tỷ lệ này không đáng kể ở các tỉnh khác. Điều này cũng cho thấy điều kiện sống của các hộ gia đình được khảo sát là rất nghèo. Quan sát mức thu nhập của họ cũng cho kết quả tương tự. Vì vậy, nhà nước cần phải tăng cường những cơ sở vật chất cơ bản nhằm giúp các hộ gia đình vượt qua bệnh tật (xảy ra do sử dụng các nguồn nhiên liệu không phù hợp để đun nấu) và giúp nâng cao mức sống.

Tình trạng cơ giới hoá nông nghiệp: Mức độ cơ giới hóa là rất thấp trong các hộ gia đình được khảo sát. Các máy được sử dụng nhiều nhất trong canh tác là máy kéo, máy cày cầm tay và máy gieo/rắc hạt. Chỉ có 33% các hộ gia đình sử dụng máy kéo trong trồng trọt, 12% sử dụng máy gieo/rắc hạt và 13,88% sử dụng máy cày cầm tay (Bảng 4.8). Việc sử dụng các máy khác trong canh tác không phổ biến. Chỉ có 3,2% của các hộ gia đình sử dụng bình phun thuốc, 2,49% sử dụng vòi phun để tưới, 1,2% sử dụng máy gieo/lấp hạt trong trồng trọt và tỷ lệ sử dụng các kỹ thuật khác (máy cấy, máy gặt và tưới nhỏ giọt) là không đáng kể trong các số hộ gia đình.

Bảng 4.8: Tỷ lệ sử dụng máy móc và công cụ trong các nông hộ nhỏ (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực địa

Máy cày cầm tay

Máy kéo/máy cày

Máy gieo/rắc hạt

Máy gieo và lấp hạt

Máy cấy

Bình phun

Thiết bị tưới nhỏ giọt

Vòi phun nước

Máy gặt/thu hoạch

Cao Bằng

1,43

21,43

14,29

1,43

0,00

2,86

2,86

1,43

0,00

Đắk Lắk

30,00

74,29

27,14

0,00

0,00

5.71

0,00

5,71

0,00

Hà Giang

0,00

8,57

4,29

0,00

0,00

0.00

0,00

0,00

0,00

Vĩnh Long

23,94

28,17

5,63

4,23

1,41

4,23

0,00

0,00

2,82

Trung bình

13,88

33,10

12,81

1,42

0,36

3,20

0,71

2,49

0,71

Tỉnh

Page 103: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

98

Tốc độ thay đổi công nghệ và cơ giới hóa không phải luôn luôn tích cực. Có thể thấy rằng thay đổi công nghệ có khả năng thu hút lao động và làm giảm sự cực nhọc, vất vả của con người và thúc đẩy việc làm bền vững. Trong một số trường hợp tin tưởng thái quá vào sự thay đổi công nghệ cũng không cần thiết. Mức độ thấp của cơ giới hóa chỉ ra rằng sản xuất nông nghiệp liên quan đến lao động nhiều hơn máy móc. Hầu hết các gia đình quy mô nhỏ sử dụng lao động của gia đình họ trên đồng ruộng, vì vậy nếu có thể tăng đầu tư công, những người làm việc trên đồng ruộng sẽ được hưởng lợi và điều này sẽ giúp họ thoát nghèo bằng cách giảm chi phí và tăng thu nhập.

Từ những kết quả này, có thể thấy rõ ràng rằng đầu tư công dưới dạng hỗ trợ giá cho sản phẩm và trợ cấp đầu vào cho nông nghiệp cần phải được tăng cường. Ngoài ra còn có một nhu cầu cấp thiết để nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của các chính sách và các chương trình của chính phủ. Hơn nữa, chính phủ cần tăng cường cơ chế, thể chế và giải quyết các vấn đề thủ tục để cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả.

Từ các cuộc thảo luận nhóm được tiến hành ở cấp xã với cán bộ và nông dân có thể thấy rằng đã có một số đầu tư công cho các hộ gia đình, đặc biệt là đối với người nghèo và người dân tộc thiểu số. Ở cấp xã, nhà nước cung cấp các hỗ trợ như giống và phân bón. Về khía cạnh an ninh lương thực, nhà nước cung cấp lương thực cho các hộ nghèo. Theo chương trình mục tiêu của chính phủ, các hộ nghèo và cận nghèo có thể nhận được một số hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật như miễn học phí cho trẻ em, thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ sử dụng điện ở mức 35.000 đồng/tháng.

Hầu hết các hộ gia đình ở tất cả các xã đều được sử dụng các thiết bị điện và tiếp cận được đến các cơ sở y tế sơ cấp ở các thôn, bản. Tất cả các làng đều có trường tiểu học, ở cấp xã, huyện có trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Những người thuộc các cộng đồng dân tộc không phải trả bất kỳ một khoản học phí nào cho học sinh mẫu giáo, nhưng phải trả tiền sách, vở và đồ dùng học tập khác.

Các công trình phục vụ nước sinh hoạt đã được xây dựng ở các tỉnh, nhưng ở xóm Ma Pan và Lũng Lừa, Cao Bằng, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt và thủy lợi đã được lấy từ sông, suối.

Page 104: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

99

Nguồn nước công cộng không có sẵn ở khu vực này và không có đường ống dẫn nước từ sông đến nhà. Không có giao thông công cộng ở các thôn khảo sát và phương tiện được sử dụng nhiều nhất là xe máy.

Hầu hết các hộ đều vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hỗ trợ tín dụng này chủ yếu dành cho các hoạt động nông nghiệp, mua đất và xây dựng nhà ở. Các khoản vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội khá dễ dàng vì không cần tài sản thế chấp; chỉ cần một xác nhận của chính quyền địa phương. Những khoản cho vay không chính thức dường như không phổ biến ở các thôn, xóm được khảo sát.

Page 105: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

100

CHƯƠNG 5Kết luận và khuyến nghị chính sách

5.1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã xem xét một vài khía cạnh quan trọng của đầu tư công cho nông nghiệp và những hàm ý của nó đối với an ninh lương thực, tập trung vào các hộ nông dân qui mô nhỏ. Cụ thể, nghiên cứu này đã đánh giá, so sánh giữa Nam Á và Đông Á, đặc biệt nhấn mạnh vào Ấn Độ và Việt Nam trong hai khu vực này. Chương đầu tiên của báo cáo giới thiệu về nghiên cứu và mô tả phạm vi, mục tiêu và khuôn khổ hoạt động của nó. Thông tin nền của nghiên cứu về hỗ trợ công cho khu vực nông nghiệp, đặc biệt là những ưu tiên trong chi tiêu công đối với hộ nông dân qui mô nhỏ đã được đề cập. Như đã biết, Nam Á là nơi có số lượng rất lớn những người thiếu ăn trên thế giới, còn ở Đông Á tình hình được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.

Chương thứ hai rà soát một số tài liệu hiện có về sản xuất nông nghiệp của hộ quy mô nhỏ và đầu tư công cho nông nghiệp và an ninh lương thực. Những phát hiện chính của các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy tỷ lệ nghèo trong các nước đang phát triển đã giảm từ 43% năm 1990 xuống còn 17% năm 2015. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân trong tình trạng mất an ninh lương thực hiện đang sống ở các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển vẫn còn rất cao. Hơn nữa, đại đa số những người trong tình trạng đói và suy dinh dưỡng lại sống ở khu vực nông thôn và trớ trêu thay có cuộc sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Ở hầu hết các nước này, nông dân qui mô nhỏ là thành phần chủ chốt của ngành nông nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một hệ thống lương thực hợp lý về mặt sinh thái và công bằng xã hội. Cũng cần lưu ý rằng nông nghiệp vẫn là một ngành đóng góp đáng kể vào tổng GDP và thu nhập của hộ gia đình trong khi cung cấp an ninh lương thực thiết yếu ở rất nhiều các nước nghèo nhất.

Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy các chính sách ủng hộ tăng chi tiêu công cho ngành nông nghiệp sẽ mang lại sự phát triển kinh tế công bằng và đóng góp đáng kể vào việc giảm tình trạng đói và thiếu dinh dưỡng. Tỷ trọng chi tiêu cho nông nghiệp trong GDP nông nghiệp đã giảm ở tất cả các khu vực từ đầu những năm 1980 và ở mức cực kỳ thấp ở các nước đang phát

Page 106: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

101

triển so với các nước phát triển. Một mặt, xu hướng đầu tư nông nghiệp đã giảm và mặt khác xu hướng bỏ mặc những người sản xuất qui mô nhỏ lại tăng lên. Điều này đã có những tác động tiêu cực đối với an ninh lương thực, đặc biệt cho các nông hộ qui mô nhỏ.

Chương ba trình bày những kết quả phân tích, sử dụng các số liệu thứ cấp sẵn có từ các nguồn khác nhau. Có thể thấy rằng ngành nông nghiệp vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ về chi tiêu công. Trong năm 2012, tỷ lệ chi tiêu nông nghiệp chỉ chiếm 4,76% trong tổng chi tiêu công trên thế giới và tỷ lệ này vẫn tiếp tục giảm theo thời gian. Đồng thời tỷ lệ chi tiêu nông nghiệp trong tổng GDP chỉ là 1,23% năm 2012. Ở các nước Nam Á, chi tiêu công cho nông nghiệp đã bị sao lãng so với hầu hết các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, quốc phòng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc và bảo trợ xã hội. Xét về tỷ trọng, chi tiêu công cho nông nghiệp đã giảm từ mức 2,37% trong tổng GDP năm 1980 xuống còn 1,16% năm 2012. Trong mọi trường hợp, tài chính cho các nước đều không tăng kể từ đầu những năm 1980. Tại Ấn Độ, chi tiêu công cho nông nghiệp chỉ chiếm 1% của GDP, trong khi chi tiêu cho quân sự là vào khoảng 2% GDP.

Ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tỷ trọng chi tiêu nông nghiệp trong tổng GDP cũng đã giảm theo thời gian từ mức 1,98% năm 1980 xuống còn 1,16% năm 2012. Một sự khác biệt quan trọng khác là ở Đông Á và Thái Bình Dương, giáo dục và bảo trợ xã hội nhận được tương đối nhiều sự quan tâm hơn so với lĩnh vực quốc phòng, còn ở Nam Á thì không.

Từ việc phân tích các tài liệu và số liệu sẵn có và từ kết quả khảo sát thực địa và thảo luận nhóm có thể thấy bằng chứng rõ ràng là nhà nước cần mở rộng hoạt động của mình để bảo vệ lợi ích của người sản xuất nhỏ và giúp cho nông nghiệp bền vững hơn. Mặc dù có rất nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp, tuy nhiên chúng vẫn chưa đủ để giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực và đói nghèo. Ví dụ, có một kết quả rõ ràng từ phân tích của chúng tôi rằng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là âm cho hai trong số bốn tỉnh của Việt Nam và thậm chí thu nhập từ phi nông nghiệp cũng rất ít ỏi; những kết quả tương tự cũng thấy ở Ấn Độ. Vào thời điểm hiện tại, với ảnh hưởng của chế độ chính sách kinh tế vĩ mô tân tự do, những người nông dân qui mô nhỏ buộc phải cạnh tranh trong thị trường toàn cầu và họ cũng

Page 107: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

102

đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, do đó cần phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ cần thiết để bảo vệ họ.

Tất nhiên, hai nước trong nghiên cứu của chúng tôi khá là khác nhau, không chỉ về điều kiện sinh thái nông nghiệp mà còn về các chính sách nông nghiệp. Tuy nhiên, giữa 2 nước cũng có những điểm tương đồng, đáng kể nhất là số lượng áp đảo của nông dân sản xuất qui mô nhỏ. Trong cuộc khảo sát ở Ấn Độ, 271 hộ gia đình quy mô nhỏ sản xuất trên 330,92 ha đất, với 366 mảnh. Còn ở Việt Nam, 280 hộ gia đình quy mô nhỏ, sản xuất trên 180,18 ha đất, chia thành 728 mảnh. Điều này cho thấy nông dân ở Việt Nam sản xuất trên diện tích phân mảnh tương đối nhỏ hơn so với nông dân ở Ấn Độ. Về đầu tư công ở hai nước, có thể thấy nhận thức của các hộ nông dân là tương đối tốt hơn ở Việt Nam, mặc dù khoảng cách giữa nhận thức và tiếp cận là một vấn đề cần quan tâm ở cả hai nước. Về thu nhập bình quân bình quân đầu người/ngày của các hộ gia đình, các con số trung bình ở Ấn Độ là 0,58USD trong khi ở Việt Nam là 0,77USD.

Đáng chú ý rằng hơn 88% số hộ được khảo sát kiếm được ít hơn 1,25USD/người/ngày (ngưỡng nghèo đói cùng cực của Ngân hàng Thế giới), trong trường hợp của Việt Nam con số là 77%. Tuy nhiên, ở hai tỉnh ở Việt Nam và hai bang ở Ấn Độ, 94% các hộ gia đình được khảo sát ở dưới ngưỡng này. Trong thực tế ở Việt Nam thu nhập bình quân bình quân đầu người/ngày (tổng từ hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp) là âm cho 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.

Liên quan đến tình trạng cơ sở hạ tầng, ở Việt Nam tình hình có vẻ tốt hơn so với Ấn Độ. Ví dụ, số hộ có điện sinh hoạt ở Việt Nam nhiều hơn. Tình hình ở Ấn Độ có vẻ ít đồng đều hơn so với Việt Nam. Liên quan đến chất đốt, ở cả hai nước, các hộ sản xuất nhỏ đều phụ thuộc vào củi, rơm rạ, v.v... Ở Việt Nam và Ấn Độ, việc sử dụng gas trong đun nấu cực kỳ thấp trừ Đắk Lắk và Andhra Pradesh.

5.2. NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MẶT CHÍNH SÁCH

Những thách thức về mặt chính sách chung đối với chính phủ Ấn Độ và Việt Nam

• Từ kết quả khảo sát có thể thấy rõ ràng thông tin về các chính sách liên quan đến trợ giá, trợ cấp, các cơ sở thu mua

Page 108: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

103

công, hỗ trợ tín dụng, dịch vụ khuyến nông và hỗ trợ của chính phủ trong trường hợp có thiên tai là không thỏa đáng đối với nông dân sản xuất qui mô nhỏ. Do đó, các chính sách này cần được nhắm vào các đối tượng mục tiêu tốt hơn để làm cho chúng hiệu quả hơn. Sự thiếu nhận thức của các hộ nông dân về hỗ trợ công hiện có và khả năng tiếp cận của họ bị suy giảm nghiêm trọng do thiếu sự hỗ trợ về mặt thể chế từ các nhà hoạch định chính sách.

• Mức độ và xu hướng chi tiêu công trong ngành nông nghiệp cần phải được đặc biệt quan tâm, đặc biệt những vấn đề liên quan đến người sản xuất qui mô nhỏ cần những cú hích mạnh mẽ về mặt chính sách.

• Nông hộ sản xuất qui mô nhỏ dường như phải chịu tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng nhiều hơn. Cần phải chú ý không chỉ để giúp họ tăng sức mua, mà còn tăng khả năng tiếp cận tài sản sản xuất và nâng cao chất lượng và năng suất đất đai và lao động thông qua việc tăng đầu tư vào đào tạo, nghiên cứu, công nghệ và dịch vụ hỗ trợ có liên quan khác để đạt được an ninh lương thực và dinh dưỡng.

• Nhìn chung, có những khoảng trống đáng kể cả trong các liên kết ngược và xuôi trong tổng thể cơ sở hạ tầng về chính sách công cần phải được giải quyết.

• Chính phủ nên áp dụng các chiến lược quốc gia ngắn hạn và dài hạn cho các hộ nông dân qui mô nhỏ và cần phải có sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả các tổ chức sản xuất nhỏ.

• Chính phủ nên công nhận quyền của cá nhân và tập thể nông hộ qui mô nhỏ để tổ chức một cách dân chủ. Trong thực tế, sự tham gia của họ vào các cuộc tranh luận về chính sách và cơ chế thực hiện cần phải được tăng cường.

Những thách thức chính sách chủ yếu đối với chính phủ Việt Nam

• Tất cả các hộ gia đình được khảo sát (trừ ở Vĩnh Long) đều ở dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25USD/người/ngày). Mức thu nhập thấp này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực. Như vậy, mặc dù có sản xuất lương thực, nông dân qui mô nhỏ lại ở trong tình trạng không có an ninh lương thực. Do đó nên có các hỗ trợ công để giải quyết vấn đề này thông qua tăng cường các cơ chế hỗ trợ

Page 109: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

104

giá và các biện pháp thích hợp khác.

• Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng củi làm nhiên liệu nấu ăn cần được đặc biệt quan tâm ở tất cả các tỉnh. Chính phủ cần thúc đẩy việc sử dụng các nhiên liệu đun nấu hiệu quả và làm cho mọi người nhận thức được các vấn đề sức khỏe liên quan.

• Đường và cơ sở hạ tầng giao thông là một lĩnh vực quan trọng cần quan tâm, bởi vì nông dân thường phải bán sản phẩm của mình cho người trung gian. Cần đầu tư vào giao thông công cộng nhằm giảm chi phí vận chuyển, từ đó giúp giảm chi phí trồng trọt.

• Các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường và nguồn nước sinh hoạt cũng là những vấn đề đáng lo ngại cần phải được giải quyết phù hợp.

Những thách thức chính sách lớn đối với chính phủ ở Ấn Độ

• Tất cả các hộ gia đình được khảo sát ở bốn bang đều ở dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25USD/người/ngày). Điều này rõ ràng thể hiện một tình trạng nghiêm trọng của vấn đề an ninh lương thực. Mặc dù đóng góp đáng kể vào việc sản xuất lương thực, những người nông dân nhỏ lại không đảm bảo được an ninh lương thực. Cần phải giải quyết vấn đề đói nghèo về thu nhập của nông dân thông qua việc tăng cường các cơ chế hỗ trợ giá và các biện pháp thích hợp khác. Tất nhiên, tăng cường hệ thống phân phối công sẽ là việc cần phải làm liên tục, lâu dài để giải quyết các vấn đề an ninh lương thực.

• Hầu hết các nông dân bán sản phẩm của họ hoặc ở chợ địa phương hoặc thông qua trung gian, do đó có thể thấy hệ thống hỗ trợ giá rõ ràng không hiệu quả. Để thực hiện cơ chế này có hiệu quả, nhất thiết phải củng cố các cơ sở thu mua công và cải thiện hoạt động của chúng một cách tổng thể. Các cơ sở thu mua công cần đặc biệt cần tập trung thu mua lương thực của các hộ nông dân qui mô nhỏ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đã có sự chậm trễ trong thanh toán khi thu mua lương thực. Thiếu sót này cũng nên được chính phủ giải quyết.

• Khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy thủy lợi hầu như không có sẵn đối với các hộ nông dân qui mô nhỏ. Cần phải giảm sự phụ thuộc trong tưới tiêu của nông dân vào nguồn nước trời. Chính phủ nên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi cần

Page 110: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

105

thiết. Tại các khu vực chỉ có nước ngầm thì nguồn nước tưới chỉ khả thi khi có nguồn điện và điện được cung cấp đầy đủ.

• Đường và cơ sở hạ tầng giao thông là một lĩnh vực quan trọng khác cần được quan tâm. Do cơ sở hạ tầng giao thông và đường yếu kém, nên nông dân buộc phải bán sản phẩm của mình qua trung gian. Do đó cần đầu tư nhiều hơn vào giao thông công cộng nhằm giúp giảm chi phí vận chuyển và từ đó giúp giảm chi phí trồng trọt.

• Hầu hết các hộ nông dân qui mô nhỏ đều dựa vào các nguồn cho vay không chính thức. Mặc dù có rất nhiều chương trình hỗ trợ tài chính của chính phủ, các hộ nông dân không dễ tiếp cận các nguồn cho vay chính thức. Hơn nữa, cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi cũng được khuyến cáo. Các chương trình bảo hiểm mùa màng có chất lượng tốt cho nông dân là một lĩnh vực quan trọng nhất thiết phải có sự quan tâm đúng mức.

• Nông dân sản xuất nhỏ chủ yếu thuộc vào tầng lớp bần cùng trong xã hội. Do đó,add nếu các chính sách công của chính phủ nhắm vào đối tượng mục tiêu tốt hơn, sẽ có thể giải quyết được vấn đề vướng mắc của các tầng lớp này trên cả lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội.

• Việc sử dụng củi làm nhiên liệu đun nấu là rất đáng báo động ở Jharkhand, Orissa và Uttar Pradesh. Chính phủ cần thúc đẩy việc sử dụng các nhiên liệu đun nấu hiệu quả và làm cho mọi người nhận thức được các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc đun nấu này.

• Nhiều hộ gia đình được khảo sát sử dụng dầu hỏa để thắp sáng dù đã có điện. Do đó cần cung cấp điện tốt hơn cho các làng đó, điều này sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào dầu hỏa (không chỉ để nấu ăn) mà còn để bơm (phục vụ tưới tiêu).

• Các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường và nước uống cũng là những vấn đề đáng lo ngại cần được giải quyết phù hợp.

Page 111: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

106

TÀI LIỆU THAM KHẢOAcharya, Nilachala (2015), ‘Public Expenditure towards Agriculture Sector with specific reference to Smallholder Agriculture and Women Farmers in Uttar Pradesh-A Study’, A report prepared for Oxfam India, New Delhi, India (Unpublished). Aguayo, V., G. Singh, and N. Badgaiyan (2014). ‘Scoring Child Nutrition in India; Measuring the Performance of States’, Economic and Political Weekly, 97-103.Ahmad, M. and U. Farooq (2010). ‘The State of Food Security in Pakistan: Future Challenges and Coping Strategies’, The Pakistan Development Review, 903-923. Akram-Lodhi. (2005). ‘Vietnam’s Agriculture: Processes of Rich Peasant Accumulation and Mechanisms of Social Differentiation’, Journal of Agrarian Change 5(1): 73-116. Akram-Lodhi and A. Haroon (2004). ‘Are ‘Landlords Taking Back the Land? An Essay on the Agrarian Transition in Vietnam’, European Journal of Development Research 16(4): 757-89. Amin, S. (2012). ‘Contemporary Imperialism and the Agrarian Question. Agrarian South’, Journal of Political Economy, 11-26. Anh, Vu Tuan and Nguyen Quang Thai (2011). Đầutưcông: thựctrạngvàtáicơcấu. Vietnam: Encyclopaedia Publishing House. Anwar, T., S.K. Qureshi, H. Ali, and M. Ahmad (2005). ‘Landlessness and Rural Poverty in Pakistan’, The Pakistan Development Review, 855-874.APEC, USA (2011). ‘Promoting Sustainable, Market Based Microfinance: Vietnam Case Study and Lessons Learned from APEC economies’, Workshop on Microfinance Best Practices, Hanoi, Vietnam, 7-8 April.Badiani, R., K.K. Jessoe, and S. Plant (2012). ‘Development and the Environment: The Implications of Agricultural Electricity Subsidies in India’, Journal of Environment & Development, 244-262.Banik, A. (2003). ‘Evolution of Rural Informal Financial Institution in South Asia’, Savings and Development, 361-375.Barker, R., C. Ringler, Nguyen Minh Tien, and M. Rosegrant (2002). ‘VN-4: Macro Policies and Investment Priorities for Irrigated Agriculture in Vietnam’, National Component Paper for

Page 112: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

107

the Project on ‘Irrigation Investment, Fiscal Policy, and Water Resource Allocation in Indonesia and Vietnam’, IFPRI Project No. 2635-000, Country Report, Vietnam, Vol.1, Asian Development Bank. Bashir, Z. and A. Ahmad (2000). ‘The Role of Agricultural Growth in South Asian Countries and the Affordability of Food: An Inter-country Analysis’, The Pakistan Development Review, 751-767.Bassi, N. (2015). ‘Irrigation and Energy Nexus; Solar Pumps Are Not Viable’, Economic and Political Weekly, 63-67.Beresford, Melanie (1985). ‘Household and Collective in Vietnamese Agriculture’, Journal of Contemporary Asia 15(1): 5-36. Beresford, Melanie (1993). ‘The Political Economy of Dismantling the Bureaucratic Centralism and Subsidy System in Vietnam’, in Southeast Asia in the 1990s: Authoritarianism, Democracy, and Capitalism (eds) K. Hewison, R. Robison, and G. Rodan. Sydney, Australia: Allen & Unwin, pp.213-236.Bhaduri, A. (1973). ‘A Study in Agricultural Backwardness Under Semi-Feudalism’, The Economic Journal, 120-137.Bioversity. (2012). “CGIAR Consortium, FAO, IFAD, IFPRI, IICA, OECD, UNCTAD, Coordination team of UN High Level Task Force on the Food Security Crisis”, WFP, World Bank and WTO.Brzeska, J. and S. Fan (2009). ‘Agricultural Public Expenditure Reviews: A Synthesis of Six Country Cases and Two CrossCountry Studies’, Mimeo.Byerlee, D., A. D. Janvry, and E. Sadou (2009). ‘Agriculture for Development: Toward a New Paradigm’, Annual Review of Resource Economics, 15-18.CDHS. (2010). ‘Cambodia Demographic and Health Survey 2010, Measure DHS ICF’, Maryland, USA: Macro Calverton.Chand, Ramesh, Prasanna, P. Lakshmi, and Aurna Singh (2011). ‘Farm Size and Productivity: Understanding the Strengths of Smallholders and Improving Their Livelihoods’, Economic and Political Weekly XLVI (26 & 27).Chandrasekhar, C. P. (2013). ‘Not a Benign Market: An Analysis of Food Price Inflation and Volatility’, Agrarian South: Journal of Political Economy, 121-159.

Page 113: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

108

Chandrasekhar, C. P. and J. Ghosh (2002). The Market that Failed, A Decade of Neoliberal Economic Reforms in India. New Delhi: Leftword Books.Christiansen, L., L. Demery, and J. Kuhl (2011). ‘The (evolving) role of agriculture in poverty reduction - An empirical perspec-tive’, Journal of Development Economics 96: 239-254.Childress, Malcolm (2004). Regional Study on Land Administration, Land Markets, and Collateralized Lending, Rural Development and Natural Resources, East Asia Region. Washington, DC: The World Bank.Clinton, H. R. (2009). ‘World Without Hunger: A New Approach to Global Food Security’, The Times of India, 17 November.Collier, Paul (2008). ‘The Politics of Hunger-How Illusion and Greed Fan the Food Crisis’, Foreign Affairs (November/December). Deaton, Angus (1991).’Saving and Liquidity Constraints’, Econometrica 59 (5): 1221-1248.Deokar, B. K. and S.L. Shetty (2014). ‘Growth in Indian Agriculture; Responding to Policy Initiatives since 2004-05’, Economic and Political Weekly, 101-105.Deokar, B. K., S.J. Pandey, and N.R. Lokhande (2013). ‘Trends in Agricultural Production’, Economic and Political Weekly, 83-85. Dev, S. M. (2012). A note on Trends in Public Investment in India. Mumbai: Indira Gandhi Institute of Development Research. Dev, S. M. and N.C. Rao (2010). ‘Agricultural Price Policy, Farm Profitability and Food Security’, Economic and Political Weekly, 174-182.Dhawan, B.D. and S.S. Yadav (1997). ‘Public Investment in Indian Agriculture: Trends and Determinants’, Economic and Political Weekly 32 (14): 710-714.ESAP. (2009). ‘International Assessment of Agricultural Knowledge’, Scienceand Technology for Development; Volume II East & South Asia & the Pacific.Faber, Mieke and Friede Wenhold (2007). ‘Nutrition in contempo-rary South Africa’, African Journals Online 33 (3): 393-400.Fan, Shenggen and N. Rao (2003). ‘Public Spending in

Page 114: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

109

Developing Countries: Trends, Determination and Impact”, International Food Policy Research Institute (IFPRI) discussion paper No. 99.Fan, Shenggen, Pham Lan Huong, and Trinh Quang Long (2004). ‘Government Spending and Poverty Reduction in Vietnam’, Draft Report Prepared for the World Bank Funded Project ‘Pro-Poor Spending in Vietnam’, by the International Food Policy Research Institute, Washington DC and the Central Institute for Economic Management, Hanoi.Fan, S., X. Zhang, and N. Rao (2004). ‘Public expenditure, growth and poverty reduction in rural Uganda’, Development Strategy and Governance Division Discussion Paper 4. Washington, DC: International Food Policy Research Institute.Fan, Shenggen, B. Yu and A. Saurkar (2008). ‘Public Spending in Developing Countries: Trends, Determination and Impact’, in Fan Shenggen (ed.), Public Expenditures, Growth, and Poverty: Lessons from Developing Countries. Johns Hopkins University Press.Fan, Shenggen, Tewodaj Mogues, and Sam Beni (2009), ‘Setting Priorities for Public Spending for Agricultural and Rural Development in Africa’, IFPRI Policy Brief No.12.FAO. (1997). Agriculture food and nutrition for Africa. A resource book for teachers of agriculture. Rome: The United Nations.FAO. (2001). Farming Systems and Poverty Improving Farmers’ Livelihood in a Changing World. Rome and Washington, DC: Food and Agriculture Organization. FAO. (2002). Small holder farmers in India: Food security and agricultural policy. Bangkok: Food and Agriculture Organization.FAO. (2010). Assessment of Food Security and Nutrition Situation in Nepal. Nepal: Food and Agricultural Organization of the United Nations.FAO. (2011). Food security and nutrition status in Thailand 2005-2011. Food and Agricultural Organization of the United Nations.FAO. (2011). Towards a Food Secure Bangladesh: Country Programming Framework 2010-2015. Dhaka: Food and Agriculture Organization. FAO. (2011). Bhutan and FAO: Achievements and Success Stories. Rome: Food and Agriculture Organization.

Page 115: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

110

FAO. (2011). Maldives and FAO: Achievements and Success Stories. Rome: Food and Agriculture Organization.FAO. (2011). The State of Food and Agriculture-Investing in ag-riculture. Rome: FAOFAO. (2011). Country Profiles. Available at https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook. FAO. (2011). ‘Vietnam and FAO Achievement and Success sto-ries’, FAO Representation in Vietnam, May 2011.FAO. (2011). Save and Grow-A policymaker’s guide to the sus-tainable intensification of smallholder crop production. Rome: The United Nations.FAO. (2014). FAOSTAT statistical database. Available at: faostat.fao.org.FAO. (2014). The State of Food and Agriculture: Innovation in Family Farming. Rome: Food and Agriculture Organization.FAO. (2015a). Regional Overview of Food Insecurity Asia and the Pacific. Bangkok: Food and Agriculture Organization.FAO. (2015b). The State of Food Insecurity in the World - Meeting the 2015 international hunger targets: taking stock of uneven progress. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations.FAO. (2015c). The State of Food and Agriculture; Social protec-tion and Agriculture: breaking the cycle of rural poverty. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations.FCI. (2015). Report of the High Level Committee on Reorienting the Role and Restructuring of Food Corporation of India. India: The Food Corporation of India.Fei, J.C. and G. Ranis (1961). ‘A Theory of Economic Development’, American Economic Review, 514: 533-565. George, P. S. (1994). ‘Food Security in South Asia: Performance and Prospects’, Economic and Political Weekly, 1092-1094.Ghosh, M. (2010). ‘Spatial Price Linkages in Regional Food Grain Markets in India’, The Journal of Applied Economic Research, 495-516.Ghosh, A. and S. K. Dey (2014). ‘How Efficiently is Chemical Fertilizer Used in Indian Agriculture?’ Agrarian South: Journal of Political Economy, 403-426.

Page 116: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

111

Godfray, H.C.J., I.R. Crute, L. Haddad, D. Lawrence, J.F. Muir, N. Nisbett, J. Pretty, S. Robinson, C. Toulmin, and R. Whiteley (2010). ‘The future of the global food system’, Philosophical Transactions of the Royal Society, B: Biological Sciences 365: 2769-2777. Government of India (2012). ‘National Water Policy, 2010, Ministry of Water Resources’, available at: http://wrmin.nic.in/writereaddata/NationalWaterPolicy/NWP2012Eng6495132651.pdfGSO. (2011). The Enterprises in Viet Nam 9 years at the begin-ning of century. Hanoi, Vietnam: General Statistical Office. GSO. (2012). Statistical data. Available at: http://www.gso.gov.vn. Harris, D.N. (2006). ‘Water management in public irriga-tion schemes in Vietnam’, Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR), Canberra, November.Harriss-White, B. (2012). ‘Capitalism and the Common Man: Peasants and Petty Production in Africa and South Asia’, Agrarian South: Journal of Political Economy, 109-160.Hayami, Y. and V. Ruttan (1971). Agricultural Development: An International Perspective. Baltimore, Maryland, USA: Johns Hopkins Press.High Level Panel of Experts on Food Security and Nutrition (HLPE). (2013). Committee on Food Security, June. Himanshu (2012). ‘How Lives Change: Six Decades in a North Indian Village,’ Paper presented at an international conference on ‘Understanding Change in Rural India: Perspectives from Longitudinal Village Studies’, 19-20 November, Jawaharlal Nehru University, New Delhi. Hugh, Rockoff (2008). ‘Great Fortunes of the Gilded Age’, NBER Working Papers 14555, National Bureau of Economic Research, Inc. Hutterer, K. L. (1983). ‘The Natural and Cultural History of Southeast Asian Agriculture: Ecological and Evolutionary Consideration’, Anthropos, 169-212.IFAD and UNEP. (2013). ‘Smallholders, food security, and the environment’, available at: http://www.ifad.org/climate/resourc-es/smallholders_report.pdf.

Page 117: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

112

IFAD. (2011). Annual Report. Rome: The International Fund for Agricultural Development (IFAD).IFPRI. (2014). Global nutrition report 2014: Actions and account-ability to accelerate the world's progress on nutrition. Washington, DC: International Food Policy Research Institute (IFPRI).IFPRI. (2014). ‘2014 Global hunger index: The chal-lenge of hidden hunger’, available at: https://www.ifpri.org/publication/2014-global-hunger-index. International Food Policy Research Institute (2014-15). Global Food Policy Report. Washington, DC: IFPRI.International Food Policy Research Institute (IFPRI) (2015). Statistics on public expenditures and economic development (SPEED). Washington, DC: International Food Policy Research Institute. Available at: http://dx.doi.org/10.7910/DVN/INZ3QK.Irz, Xavier, Lin Lin, Colin Thirtle, and Steve Wiggins (2001). ‘Agricultural Productivity Growth and Poverty Alleviation’, Development Policy Review 19(4): 449-466. Jeromi, P. D. (2007). ‘Farmers’ Indebtedness and Suicides Impact of Agricultural Trade Liberalisation in Kerala’, Economic and Political Weekly, 4 August.Jha, P. (2007). ‘Some Aspects of the Well-Being of India’s Agricultural Labour in the Context of Contemporary Agrarian Crisis’, available at:www.macroscan.org. Jha, Praveen (2009), ‘Agriculture and Rural Infrastructure’, Block-II, reading material for the Economics Department, MPhil Programme in Agricultural Economics. New Delhi: IGNOU.Jha, P. and M. Negre (2007). ‘Indian Economy in the Era of Contemporary Globalisation: Some Core Elements of the Balance Sheet’, available at: www.macroscan.org. Jha, P. and N. Acharya (2011). ‘Expenditure on the Rural Economy in India’s Budgets since the 1950s: An Assessment’, Review of Agrarian Studies, 134-156. Joshi, P. C. (1970). ‘Land Reform in India and Pakistan’, Economic and Political Weekly, A145-A152.Joshi, P. K. (1997). ‘Farmer's investments and government inter-vention in salt- affected and waterlogged soils’, in J. M. Kerr, D. K. Marothia, K. Singh, C. Ramasamy, and W. R. Bentley (eds),

Page 118: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

113

Natural Resources Economics: Concepts and Application to India. New Delhi: Oxford and IBH. Joshi, P. K. (2012). ‘Greening Agriculture in South Asia’, IFPRI Blog.Joshi, P. K., A. Gulati, P.S. Birthal, and L. Tewari (2004). ‘Agriculture Diversification in South Asia Patterns, Determinants and Policy Implications’, Economic and Political Weekly, 2457-2467. Kannan, K. P. (2000). ‘Food Security in a Regional Perspective; A View from “Food Deficit” Kerala, W.P. 304 July. Kannan, K. P. and G. Raveendran (2012). ‘Counting and Profiling the Missing Labour Force’, Economic and Political Weekly, 77-80. Kerkvliet, Benedict and J. Tria (1995). ‘Village-State Relations in Viet Nam: The Effect of Everyday Politics on De-collectivization’, Journal of Asian Studies 54(2): 396-418. Kerkvliet, Benedict and J. Tria (2006). ‘Agricultural Land in Vietnam: Markets Tempered by Family, Community, and Socialist Practices’, Journal of Agrarian Change 6(3): 285-305. Kerkvliet, Benedict, J. Tria, and Mark Selden (1998). ‘Agrarian Transformation in China and Vietnam’, China Journal 40: 37-58.Kishore, R. (2013). ‘Food grain Management Policy, FCI and Implications for Food Security’, RIS Policy Brief.Kumar, A. K. (2007). ‘Why Are Levels of Child Malnutrition Not Improving?’ Economic and Political Weekly, 1337-1345. Kurosaki, T. and K. Wada (2015). ‘Spatial Characteristics of Long-Term Changes in Indian Agricultural Production: District-Level Analysis, 1965-2007’, Review of Agrarian Studies, 1-38. Kuznets, S. (1973). ‘Modern Economic Growth: Findings and Reflections’, The American Economic Review, 247-258.Lewis, W. Arthur (1954). Economic Development with Unlimited Supplies of Labour. Manchester School of Economics. Lipton, Michal (2005). The Family Farm in a Globalizing World: The Role of Crop Science in Alleviating Poverty. Washington, DC: International Food Policy Research Institute (IFPRI).Mackie, A. B. (1964). ‘The Role of Agriculture in Economic Growth and Development’, Illinois Agricultural Economics, 1-10.MARD. (2004). Agriculture expenditure review. Vietnam:

Page 119: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

114

Department of Finance.MARD. (2009a). “Agriculture investment trends - the role of pub-lic and private sector in Vietnam’, available at: http://www.fao.org/fileadmin/templates/tci/pdf/CorporatePrivateSector/Vietnam_-_Private_Sector_Investments_in_Agriculture__Final_Report.pdf.MARD. (2009b). Decision 2194/QĐ-TTg on the approval of seed and seedling project for plantation, forestry, livestock, and fishery towards 2020. MARD. (2012). ‘Proposal on restructuring agricultural sector to-wards greater added value and sustainable development’, avail-able at: http://www.isgmard.org.vn/.Marsh, S. P., T.G. MacAulay, and P.V. Hung (2007). ‘Agricultural Development and land Policy in Vietnam’, Policy Briefs, Australian Centre for International Agricultural Research.Mathur, A. S., S. Das, and S. Sircar (2006). ‘Status of Agriculture in India: Trends and Prospects’, Economic and Political Weekly, 5327-5336. Ministry of Economy, I. R. (2012). Poverty and Food Security in Afghanistan. Ministry of Economy, Islamic Republic of Afghanistan.MoE Afghanistan (2012). Poverty and Food Security in Afghanistan: Analysis based on the National Risk and Vulnerability Assessment of 2007/08. Ministry of Economy, Islamic Republic of Afghanistan and the World Bank.Mohanty B. B. (2009). ‘Regional Disparity in Agricultural Development of Maharashtra’, Economic and Political Weekly, 44 (6).Mohanty, B. B. (2012). ‘Regional Disparity in Agricultural Development of Maharashtra’, Economic and Political Weekly, 63-69.Moyo, S., P. Jha, and Y. Yeros (2015). ‘The Agrarian Question in 21st Century’, Economic and Political Weekly, 35-41.MSSRF. (2008). Report of State of Food insecurity in Rural India. Chennai: The M S Swaminathan Research Foundation. Mullen, E. J., A. Shlonsky, S.E. Bledsoe, and J.L. Bellamy (2005). ‘From concept to implementation: Challenges facing evidence-based social work. Evidence &Po/ici’, A Journal of Research,

Page 120: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

115

Debate and Practice, 1(1): 61-84. Murphy, Sophia (2012). Changing Perspectives: Small-scale farmers, markets and globalization. London: International Institute for Environment and Development (IIED); The Hague: Hivos. Nagaraj, K. (2008). ‘Farmers’ Suicides in India: Magnitudes, Trends and Spatial Patterns’, Research Report, Madras Institute of Development Studies, Chennai.Nagpal, S. (1999). ‘Food Security in Hindukush Himalaya’, Economic and Political Weekly, 2717-2720.Ngo, Vinh Long (1993). ‘Reform and Rural Development: Impact on Class, Sectoral, and Regional Inequalities’, in William Turley and Mark Selden (eds), Reinventing Vietnamese Socialism: Doi Moi in Comparative Perspective. Boulder, CO: Westview Press, pp. 165-207.Nguyen Hang, T. (2013). ‘Fertilizers Manufacturing in Vietnam’, VietinBankSc Report. Available at: https://www.google.co.in/?gws_rd=cr#q=Fertilizers+Manufacturing+n+Vietnam.Nguyen, Hao and Ulrike Grote (2004). ‘Agricultural policies in Vietnam’, MTID Discussion Papers 79, International Food Policy Research Institute (IFPRI). Nguyen, T.D.N. (2012). Private Sector Investment in Vietnam: Agriculture Investment Trends- The role of Public and Private Sector in Vietnam. Hanoi: Agriculture University.National Sample Survey (2003) (59th Round) - Schedule 1.0 - Consumer Expenditure.NSSO (2013). Key Indicators of Situation of Agricultural Households in India. National Sample Survey Office, Ministry of Statistics & Programme Implementation, Government of India.NSSO. (2014). Key Indicators of Situation of Agricultural Households in India, NSS 70th Round. New Delhi: Ministry of Statistics and Programme Implementation. NSS. (2011-12). Key Indicators of Household Consumer Expenditure in India, 2011-12. National Sample Survey Office, Ministry of Statistics & Programme Implementation, Government of India (June 2013).Osmani, G. A. and E. Hossain (2015). ‘Market participation decisions

Page 121: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

116

of small holder farmers and its determinants in Bangladesh’, Economics of Agriculture, 163-179.Pandey, P. R. (2003). ‘Agreement on Agriculture: Issues of Market Access for South Asian Countries’, South Asia Economic Journal, 19-40.Patnaik, P. (2012). ‘The Peasant Question and Contemporary Capitalism: Some Reflections with Reference to India’, Agrarian South: The Journal of Political Economy, 27-42. Patnaik, P. (2014). ‘Imperialism and the Agrarian Question’, Agrarian South: Journal of Political Economy, 1-15.Patnaik, U. (1997). ‘Political Economy of State Intervention in Food Economy’, Economic and Political Weekly, 1105-1112. Patnaik, U. (2012). ‘Some Aspects of Contemporary Agrarian Question’, Agrarian South: The Journal of Political Economy, 233-254.Petersson, A., L. Nanayakkara, R.H. Kumarasiri, and R. Liyanapathirana (2011). Food Security in the Northern, Eastern and North Central Provinces. A Food Security Assessment Report. Sri Lanka: Food and Agriculture Organization.Ramakumar, R. (2013). ‘India’s Agricultural Debt Waiver Scheme, 2008’, Review of Agrarian Studies, 135-146.Ramakumar, R. and P. Chavan (2007). ‘Revival of Agricultural Credit in the 2000s: An Explanation’, Economic and Political Weekly, 57-63.Ramphul. (2011). ‘WTO Agreement on Agriculture and South Asia’s Farm Trade’,. South Asian Survey, 27-62.Rawal, Vikas (2008). ‘Ownership Holdings of Land in Rural India: Putting the Record Straight’, Economic and Political Weekly 43 (10).RBI. (2015). Handbook of Statistics on Indian Economy. Mumbai: The Reserve Bank of India. Reddy, V. Ratna and P. Prudhvikar Redd (2007). ‘Increasing Costs in Agriculture: Agrarian Crisis and Rural Labour in India’, The Indian Journal of Labour Economics 50 (2): 273-292.Schultz, T.W. (1964). Transforming Traditional Agriculture. New Haven, CT: Yale University Press.Selden, Mark (1993). ‘Agrarian Development Strategies in China

Page 122: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

117

and Vietnam’, in Reinventing Vietnamese Socialism: DoiMoi in Comparative Perspective, (eds) William Turley and Mark Selden. Boulder, CO: Westview Press, pp. 209-253.Shang, X. (2015). ‘What can agricultural research, extension, and input markets do for small-scale farmers in South Asia?’ IFPRI blog.Shaw, D. J. (2007). World Food Security, A History since 1945. New York: Palgrave Macmillan. Simon, G.A. (2012). Food Security: Definition, Four Dimensions, History. University of Roma Tre, Faculty of Economics. Singh, S. (2012). ‘Role of FDI in Multi-brand Retail Trade in India’, Review of Market Integration, 283-308.Singh, S. and N. Singla (2011). Fresh Food Supermarkets in India: An Analysis of their Inclusiveness and Impact on Primary Producers. Association of Asia Scholars, 65-91.Socialist Republic of Vietnam, Country Report (2015). 15 years achieving the Vietnam Millennium Development Goals. Available at: Available at: http://www.vn.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/Bao%20cao%20TIENG%20ANH%20-%20MDG%202015_trinh%20TTCP.pdf.Svedberg, P. (2010). ‘Estimates of Child Malnutrition in India’, Economic and Political Weekly, 14-18.Swaminathan, M. (2002). ‘Excluding the Needy: The Public Provisioning of Food in India’, Social Scientist, 34-58.Swaminathan, M. (2012). ‘Who Has Access to Formal Credit in Rural India? Evidence from Four Villages’, Review of Agrarian Studies, 182-195. Swinnen, J.F.M. (2010). ‘The political economy of agricultural and food policies: Recent contributions, new insights, and areas for further research’, Applied Economic Perspectives and Policy, 32: 33-58.Talat, Anwar, Sarfraz K. Qureshi, Hammad Ali, and Munir Ahmad (2004). ‘Landlessness and Rural Poverty in Pakistan’, The Pakistan Development Review, 43 (4).Talukder, R. K. (2005). ‘Food Security, Self-sufficiency and Nutrition Gap in Bangladesh’, The Bangladesh Development

Page 123: Tình hình đầu tư công trong lĩnh vực´ng-nghiệp... · Độ và Việt Nam và so sánh việc phân bổ hỗ trợ công ở cấp trung ương cho các hộ sản xuất

118

Studies, 35-62.Thapa, G. and R. Gaiha (2011). Smallholder Farming in Asia and the Pacific: Challenges and Opportunities. Rome: International Fund for Agricultural Development. The World Bank (2005). Vietnam Development Report 2006: Business. Hanoi: The World Bank. The World Bank (2008). World Development Report- Agriculture for Development. Washington, DC: The World Bank.The World Bank. (2014). World Development Indicators. Washington, DC: International Bank for Reconstruction and Development.The World Bank (2015). ‘Povcalnet’, Online analysis tool for glob-al poverty monitoring, available at: http://iresearch.worldbank.org/PovcalNet/index.htm.The World Bank (2015). ‘The State of Social Safety Nets 2015’, International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank.Thirtle C., J. Piesse, and L. Lin (2003). ‘The Impact of Research Led Productivity Growth on Poverty in Africa, Asia and Latin America’, World Development, 31 (12): 1959-1975.UNICEF. (2009). The State of the World's Children; Special Edition. New York: United Nations Children’s Fund (UNICEF).Vaddiraju, A. K. (2013). ‘Irrigation and Agrarian Change in India’, Agrarian South: Journal of Political Economy, 213-239. Venkatesh, Athreya (2013). ‘The Current Agrarian Crisis in India: An Overview’, The Marxist, XXIX (3).Viet Nam Briefing (2014). ‘Foreign Investment needed for Infrastructure and Agricultural Projects in Vietnam’, 9 May. Available at: http://www.vietnam-briefing.com/news/us60-billion-foreign-investment-needed-infrastructure-agriculture-projects-vietnam.html/.Wiggins, S. (2011). Supporting small-scale farming: Messages for the G20. Burwood East, VIC, Australia: World Vision Australia.Wiggins, Steve, Johan Kirsten, and Luis Lambi (2010). ‘The fu-ture of small farms’, World Development 38 (10): 1341-1348.