22
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM BAN THƯỜNG TRỰC Số: 01/ĐA-MTTW- BTT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015 ĐỀ ÁN Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII) A. MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN: 1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã hiến định cụ thể vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó nêu rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." 3. Để xứng đáng với vai trò, vị trí nêu trên, Mặt trận phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền, vận động nhân dân như Điều 2 Luật MTTQ Việt Nam qui định: - Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân. - Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách 1

Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

UỶ BAN TRUNG ƯƠNGMẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

BAN THƯỜNG TRỰC Số: 01/ĐA-MTTW-BTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015

ĐỀ ÁN

Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai, Ủy ban Trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam khóa VIII)

A. MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN:

1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã hiến định cụ thể vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó nêu rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."

3. Để xứng đáng với vai trò, vị trí nêu trên, Mặt trận phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền, vận động nhân dân như Điều 2 Luật MTTQ Việt Nam qui định:

- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.

- Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật.

4. Để thực hiện các vai trò, nhiệm vụ trên đây Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải luôn luôn nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, cập nhật những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện những quyết sách, giải pháp lãnh đạo, điều hành, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh. Đồng thời, Mặt trận chuyển tải những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân, làm cho nhân dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện, từ đó tạo nên sự đồng thuận và thống nhất hành động của xã hội.

1

Page 2: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

Cả hai nội dung, nhiệm vụ của công tác thông tin, tuyên truyền trên đây của Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội từ trước đến nay đã làm, đang làm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi. Đề án Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được xây dựng để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới công tác Mặt trận trong tình hình và nhiệm vụ mới.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; Kết luận 62-KL/TW, ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị "Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội", Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Hiến pháp năm 2013; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội"; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành "Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT-XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền"; Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương về việc đổi mới, và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội.

2. Kết quả thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và yêu cầu về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Nghị quyết, chương trình hành động của Đại hội lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN:

1. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2019. Cụ thể hóa nội dung, giải pháp đổi mới công tác tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để kiến nghị với Đảng, Nhà nước, phục vụ nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến nhân dân.

2. Việc tập hợp ý kiến, nguyện vọng, chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân phải vừa bảo đảm tính khách quan, trung thực và xây dựng, vừa đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần tăng hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; quản lý, điều hành của các cấp chính quyền. Việc thông tin, tuyên truyền tình hình đất nước, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến nhân dân phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

2

Page 3: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

Quá trình thu thập, tập hợp ý kiến của nhân dân cũng như quá trình thực hiện thông tin, tuyên truyền đồng thời là quá trình giải thích, vận động - định hướng dư luận xã hội (DLXH) để nhân dân hiểu và thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, sát yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁNI. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN TÌNH HÌNH ĐẤT

NƯỚC, CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐẾN NHÂN DÂN VÀ TẬP HỢP Ý KIẾN, NGUYỆN VỌNG, NẮM BẮT DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG NHÂN DÂN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2009-2014

1. Về công tác thông tin, tuyên truyền1.1 Công việc cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

1.1.1 Về nội dung thông tin:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thường xuyên tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, trong đó, tập trung thông tin, tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác Mặt trận và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá IX) của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật An toàn giao thông đường bộ;…

Thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: tập trung vào việc triển khai nghị quyết, chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; kết quả tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với một số bộ ngành ở Trung ương; giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp với chính quyền cùng cấp; công tác dân tộc, tôn giáo, hoạt động đối ngoại nhân dân...

Thông tin về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại: Tập trung vào hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các sự kiện nổi bật trong nước; tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách an sinh xã hội; thực

3

Page 4: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các hoạt động đối ngoại nổi bật của Đảng, Nhà nước ta.

Thông tin tuyên truyền, phản ảnh những điển hình tiên tiến trong các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”,"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Giới thiệu những bài học kinh nghiệm và thực tiễn triển khai các cuộc vận động, những cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả với những mô hình khác nhau, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, địa phương.

1.1.2 Các phương tiện thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận và các tổ chức thành viên hiện nay:

1.1.2.1 Ở Mặt trận Trung ương: Có 2 tờ báo, 1 tạp chí, 1 tờ Thông tin công tác Mặt trận, 1 trang Thông tin điện tử Mặt trận, 2 chương trình truyền hình Mặt trận phát định kỳ trên VTV1 và VOVTV.

Báo Đại đoàn kết, ra nhật báo hằng ngày với tổng số phát hành trên dưới 20.000 tờ/số; tờ nguyệt san Tinh Hoa Việt với tổng số phát hành gần 10.000 tờ/số/tháng; đối tượng phát hành chủ yếu là cán bộ Mặt trận các cấp.

Tạp chí Mặt trận tổng số phát hành trên dưới 3.000 cuốn/số/tháng, đối tượng phát hành là cán bộ lãnh đạo Mặt trận các cấp. Chuyên đề Mặt trận và cuộc sống phát hành 2.600 cuốn/số/tháng; đối tượng phát hành là cán bộ Mặt trận ở khu dân cư.

Thông tin công tác Mặt trận tổng số phát hành 15.000 cuốn/số/tháng; đối tượng phát hành là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp từ Trung ương đến cơ sở, các vị Ủy viên Trung ương MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên ở Trung ương, thành viên các Hội đồng tư vấn ở Trung ương và lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh...

Chương trình "Truyền hình Đại đoàn kết" phát sóng từ 10.1997 thuộc Ban Chuyên đề Đài Truyền hình Việt Nam nay thuộc Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam. Thời gian phát sóng mỗi tuần 1 số 15' vào 11h 30' thứ Năm hằng tuần và phát lại 17h 15' cùng ngày.

Chương trình "Truyền hình Đoàn kết là sức mạnh" phát sóng từ 10.2012 trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOVTV. Thời gian phát sóng vào 21h 10' thứ ba tuần 1 và tuần 3 của tháng. Các tuần 2 và 4 phát lại chương trình tuần 1 và tuần 3.

1.1.2.2 Ở Mặt trận Các tỉnh, thành phố:

Có 29 tỉnh, thành phố có tờ Thông tin công tác Mặt trận cấp tỉnh phát hành 2 tháng/1số hoặc mỗi quý/số là: TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Tiền Giang, Phú Thọ, TP.Đà Nẵng, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Thái Nguyên, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

4

Page 5: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

Có 24 tỉnh, thành phố thực hiện Trang thông tin điện tử của Mặt trận: TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Tiền Giang, Phú Thọ, An Giang, Bạc Liêu, Cao Bằng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Hòa Bình, Nghệ An, Lai Châu, Lào Cai, Gia Lai, Đắc Lắc, Hải Phòng, Kon Tum.

1.1.3 Ở các đoàn thể chính trị, xã hội:

- Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam các cấp: Hiện có 5 tờ báo, hơn 70 tạp chí, bản tin, 40 trang thông tin điện tử; trong đó, Báo Lao động ra nhật báo hằng ngày với tổng số phát hành từ 6 vạn – 7 vạn tờ/số; Tạp chí Công đoàn phát hành 5.000 cuốn/2kỳ/tháng.

- Hệ thống tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp: Hiện có 3 tờ báo, 1 website và tài liệu sinh hoạt hội viên. Ở các tỉnh có tờ thông tin phụ nữ nhưng không xuất bản định kỳ.

- Hệ thống Hội cựu chiến binh Việt Nam các cấp: Hiện có 3 tờ báo chính và 58 tỉnh có ấn phẩm ra hàng tháng.

- Hệ thống Hội Nông dân Việt Nam các cấp:

+ Trung ương Hội có 4 cơ quan báo chí: - Báo Nông thôn ngày nay: có tờ Nông thôn ngày nay phát hành từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần và Dân Việt điện tử. Tạp chí Nông thôn mới: Phát hành 2 kỳ/tháng. Thông tin Công tác Hội: Phát hành tháng/kỳ. Bản tin Khoa học với Nhà nông: Phát hành 2 tháng/kỳ. Ngoài ra còn 2 trang thông tin điện tử là: Website Hội Nông dân Việt Nam và Website Khoa học cho Nhà nông.

+ Các tỉnh, thành Hội hầu hết đều có Bản tin Công tác Hội và website của Hội. Một số tỉnh, thành Hội có chuyên trang và chuyên mục hàng tháng về công tác Hội hoặc những ngày kỷ niệm trên Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình của địa phương.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Trung ương Đoàn hiện nay có 9 cơ quan báo chí trực thuộc là: Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo Sinh viên Việt Nam - Hoa học trò, Báo Thiếu niên Tiền phong, Báo Nhi đồng, Tạp chí Thanh Niên, Tạp chí Thời trang trẻ, Ban Phát thanh thanh thiếu nhi, Trung tâm Truyền hình Thanh niên.

Các cơ quan báo chí thuộc các tỉnh, thành đoàn có: Báo Tuổi trẻ Thủ đô thuộc Thành đoàn Hà Nội, Báo Tuổi trẻ TP. HCM thuộc Thành đoàn TP.HCM. Ngoài ra các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc có 56 website/ 67 đơn vị.

Ngoài ra, việc thông tin tình hình đất nước, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước còn được thực hiện qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên; công tác tuyên truyền miệng qua hệ thống báo cáo viên, qua các cuộc hội họp của Mặt trận và các tổ chức thành viên các cấp; trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

5

Page 6: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

2. Về công tác tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân:2.1 Công việc đã thực hiện cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

2.1.1 Ở Trung ương:

- Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã phối hợp tổ chức nhiều Hội nghị lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứ XI của Đảng, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

- Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều có báo cáo tập hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân trình bày tại các phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội (Trong nhiệm kỳ 2009-2014, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổng hợp 7.173 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân phản ánh tại các các kỳ họp của Quốc hội khóa XIII).

- Tổ chức các hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan về một số nội dung cụ thể trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước như: “Những vấn đề về kinh tế - xã hội”; "Phát huy vai trò của các Hội đồng tư vấn của MTTQ Việt Nam trong nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội"; Hội nghị nêu ý kiến các nhân sỹ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, các chức sắc tôn giáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Các giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Việt Nam hiện nay;...

2.1.2 Ở các địa phương:

- Tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban MTTQ các cấp đều có báo cáo tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, các tầng lớp nhân dân và công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp trình bày tại các phiên khai mạc kỳ họp.

- Hiện nay có 6 tỉnh thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Tĩnh, Ninh Bình được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố phân công cán bộ theo dõi, nắm bắt dư luận xã hội. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xây dựng mạng lưới cộng tác viên DLXH, có giao ban định kỳ để tập hợp và báo cáo cho cấp ủy Đảng, lãnh đạo Mặt trận, chính quyền về tâm tư, nguyện vọng và dư luận xã hội trong các tầng lớp nhân dân liên quan đến các chủ trương, chính sách, những vấn đề quốc kế dân sinh ở các địa phương.

- 57 tỉnh còn lại chưa có cán bộ theo dõi, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân - DLXH.

2.1.3 Các hoạt động phối hợp tập hợp ý kiến, nguyện vọng nhân dân của các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Các đoàn thể chính trị, xã hội đã chủ động trong việc thu thập, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên của mình.

6

Page 7: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

Sự phối hợp thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân của các tổ chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không thường xuyên và không chặt chẽ, còn mang tính độc lập, riêng lẻ.

3. Kết quả đạt được của công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thời gian qua:

3.1 Về công tác tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân:

Tâm tư, ý kiến, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân đã được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên thu thập, tổng hợp và phản ánh đến lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, góp phần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Việc thu thập, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nguồn thông tin phản hồi có vai trò rất quan trọng đối với quá trình ban hành, tổ chức thực hiện, bổ sung, sửa đổi các quyết định lãnh đạo, quản lý xã hội, góp phần giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước có được những quyết định đúng đắn, phù hợp với quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân về các chủ trương, đường lối, chính sách, những vấn đề quốc kế dân sinh...

Việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nắm bắt, tập hợp tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân góp phần giải tỏa một phần những vấn đề bức xúc của xã hội, sự bất cập giữa chủ trương, chính sách, pháp luật chưa phù hợp với nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội.

3.2 Về công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật… đến nhân dân:

Góp phần kịp thời cung cấp thông tin tình hình đất nước, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương đến nhân dân để hiểu và thực hiện.

Tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận về hành động trong nhân dân và xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Góp phần quan trọng vào việc thực hiện quyền được thông tin của cán bộ Mặt trận và các tầng lớp nhân dân; tăng cường các hình thức đối thoại, thảo luận dân chủ trong nhân dân; chủ động phản bác những thông tin xuyên tạc hoặc lệch lạc, gây tâm lý hoài nghi trong xã hội, phát huy thế chủ động, tiến công trên mặt trận tư tưởng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”.

4. Những yếu kém và nguyên nhân4.1 Công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận và các đoàn thể chính trị,

xã hội còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ to lớn của tổ chức mình.

7

Page 8: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

- Về nhận thức, trách nhiệm: Ủy ban MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị, xã hội từ Trung ương đến cơ sở chưa quan tâm đúng mức việc chỉ đạo, tổ chức công tác nắm bắt tâm tư, tình cảm nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và cung cấp thông tin cho nhân dân, định hướng dư luận xã hội.

Trong việc nắm bắt, tập hợp, phản ánh ý kiến nguyện vọng của nhân dân, còn nhiều Ủy ban MTTQ và các đoàn thể ở nhiều địa phương chưa thực sự khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong hệ thống chính trị của địa phương, còn dè dặt trong phối hợp; nể nang, né tránh, ngại va chạm trong giám sát, phản biện và phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Một số cán bộ lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức thành viên chưa bố trí thời gian cần thiết đề trực tiếp thông tin, đối thoại với nhân dân về lĩnh vực được giao phụ trách.

- Không ít cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam, do đó chưa có sự quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện cho việc phát huy vai trò của Mặt trận trong việc thu thập, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền.

- Cán bộ Mặt trận cấp huyện và cơ sở thường xuyên thay đổi về nhân sự làm ảnh hưởng đến công tác Mặt trận. Nhiều cán bộ Mặt trận do kiêm nhiệm nhiều công tác, thành viên nhiều Ban Chỉ đạo, Ban Vận động khác nhau nên không dành nhiều thời gian cho việc nắm bắt, tập hợp ý kiến, kiến nghị và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với các cấp ủy, chính quyền nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng và giải tỏa bức xúc trong nhân dân.

4.2 Sự phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận và các tổ chức thành viên chưa đồng bộ và hiệu quả.

- Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể thành viên còn làm riêng lẻ trong việc thu thập, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và công tác thông tin, tuyên truyền nên nhiều vấn đề trong tình hình nhân dân chưa thực sự được kịp thời và chủ động nắm bắt. Việc đăng tải thông tin trên các báo chí của Ủy ban Mặt trận, các tổ chức thành viên, báo chí Trung ương và địa phương còn trùng lắp.

- Công tác phối hợp tổ chức thăm hỏi, động viên, tiếp xúc tập hợp ý kiến, nguyện vọng, chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, với đồng bào các dân tộc, các tôn giáo mặc dù đã cố gắng song chưa thực hiện thường xuyên, đồng đều ở các cấp. Hầu hết chỉ mới thực hiện theo kỳ, theo cuộc, ngày lễ, ngày tết, tập trung vào các đoàn công tác, kiểm tra, thăm hỏi của lãnh đạo cấp trên.

- Việc tổ chức thông tin tình hình đất nước, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân trong hệ thống Mặt trận thiếu sự phân công, phối hợp đồng bộ, cụ thể. Nội dung thông tin về tình hình đất nước nói chung còn nghèo nàn, thông tin chưa thật đầy đủ, toàn diện, chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.

4.3 Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác Tuyên giáo của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

8

Page 9: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

4.3.1 Ở Trung ương:

4.3.1.1 Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ năm 2009 đến cuối năm 2014 toàn bộ lãnh đạo, chuyên viên Ban Tuyên giáo chỉ có 12 người (hiện nay 1/4/2015 có 16 người) đang duy trì khối lượng công việc rất lớn:

- Phòng Tuyên truyền chịu trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn và phối hợp công tác tuyên truyền của MTTQ Việt Nam.

- Phòng Thông tin điện tử Mặt trận duy trì hoạt động của Trang Thông tin điện tử cập nhật hằng ngày.

- Phòng Thông tin Công tác Mặt trận biên tập, trị sự, theo dõi phát hành tờ Thông tin Công tác Mặt trận hằng tháng.

- Trung tâm Truyền thông đảm nhiệm, phối hợp đưa tin truyền hình hoạt động của lãnh đạo Mặt trận trên VTV, VOVTV, VTC...

Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện chưa được bổ sung biên chế chuyên trách công tác DLXH. Với số lượng biên chế như hiện nay và khối lượng công việc đang đảm nhiệm, Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang thực sự quá tải. Cán bộ, chuyên viên thường xuyên phải làm việc ngoài giờ, làm việc trong các ngày nghỉ, lễ, tết...

4.3.1.2 Ban Tuyên giáo của các đoàn thể chính trị, xã hội:

- Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: Tổng biên chế có 17 người trong đó có: 3 đơn vị cấp phòng là: - Phòng Tuyên truyền giáo dục, - Phòng Văn hóa cơ sở và Trung tâm phòng chống các tệ nạn xã hội HIV/AIDS, ma túy. Có 1 biên chế theo dõi DLXH.

- Ban Tuyên giáo Hội Nông dân Việt Nam: Tổng biên chế có 20 người trong đó có: 3 đơn vị cấp phòng là: - TT Thông tin tuyên truyền, - TT Nghiên cứu khoa học nông vận, - bộ phận: Lịch sử truyền thống. Có 1 biên chế theo dõi DLXH.

- Ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Tổng biên chế có 17 người trong đó có: 2 bộ phận Giáo dục và Tuyên truyền. Có 1 biên chế theo dõi DLXH.

- Ban Tuyên giáo Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Tổng biên chế có 12 người. Ngoài các mảng công việc do các phó ban phụ trách còn có 1 Phòng báo chí xuất bản. Có 1 biên chế theo dõi DLXH.

- Ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Tổng biên chế có 13 người. Có 1 biên chế theo dõi DLXH.

4.3.1.3 Ban Tuyên giáo các thành viên khác trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương:

Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam có Ban Thông tin với biên chế 9 người. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam có Ban Tuyên truyền với biên chế 7 người. Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam có Ban Tuyên truyền

9

Page 10: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

với biên chế 3 người. Hội người mù Việt Nam có Ban Tuyên văn Thông tin với biên chế 6 người. Liên minh các HTX Việt Nam có Ban Tuyên truyền Thông tin với biên chế 7 người. Hội người Cao tuổi Việt Nam có Ban Tuyên truyền Thi đua với biên chế 5 người. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có Ban thông tin đối ngoại biên chế 6 người. Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có Ban Tuyên truyền với biên chế 4 người. Hội Khuyến học Việt Nam có Ban Thông tin Tuyên truyền với biên chế 2 người. Hội KHHGĐ Việt Nam có Phòng Truyền thông với biên chế 1 người. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có Ban Thông tin Tuyên truyền với biên chế 5 người. Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập có Ban Thông tin Tuyên truyền với biên chế 2 người. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có Ban Tuyên truyền biên chế 2 người. Tổng hội Y học Việt Nam có ban Tuyên truyền – Văn phòng biên chế 15 người. Hội nghề cá Việt Nam có Ban Hợp tác quốc tế và thông tin biên chế 5 người...

4.3.2 Ở địa phương:

4.3.2.1 Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Trong tổng số Ủy ban MTTQ 63 tỉnh, thành phố (cập nhật đến 1.4.2015) mới chỉ có 7 tỉnh, thành phố có Ban Tuyên giáo độc lập (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang, Thanh Hóa, Bình Phước, Bến Tre); 45 tỉnh, thành phố ghép Tuyên giáo chung với Tổ chức; 5 tỉnh ghép Tuyên giáo chung với Tổ chức - Thi đua (Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Quảng Ninh, Quảng Bình, Tây Ninh); 1 tỉnh ghép Tuyên giáo chung với Thi đua (Thái Bình)); 1 tỉnh ghép Tuyên giáo chung với Tôn giáo-Dân tộc (Quảng Trị); 2 tỉnh, thành phố ghép Tuyên giáo chung với Phong trào (Cần Thơ, Lâm Đồng); 1 thành phố (Hà Nội) có Ban Tuyên giáo chung với Đối ngoại. Riêng tỉnh Lào cai chưa có Ban Tuyên giáo mà chỉ có Ban Tổ chức huấn luyện (Xem bản phụ lục kèm theo)

Những khó khăn, bất cập về tổ chức, bộ máy làm công tác tuyên giáo của Ủy ban Mặt trận và các tổ chức chính trị, xã hội từ Trung ương đến địa phương nêu trên là những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết mới bảo đảm điều kiện cho việc đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận nói chung và việc tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân nói riêng.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TẬP HỢP Ý KIẾN, NGUYỆN VỌNG, NẮM BẮT DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG NHÂN DÂN VÀ THÔNG TIN TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC, CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐẾN NHÂN DÂN.

1. Nội dung:1.1 Xác định nội dung thu thập, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân:

- Ý kiến, nguyện vọng của nhân dân về các chủ trương, đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Ý kiến, nguyện vọng của nhân dân trên từng lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị ở các cấp, từ Trung ương đến cơ sở.

10

Page 11: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

- Ý kiến, nguyện vọng của nhân dân về năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; đạo đức, tác phong, lối sống của cán bộ, đảng viên…

- Tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số, tín đồ các tôn giáo, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài về những vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài.

- Về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1.2. Xác định nội dung thông tin cung cấp đến nhân dân:

- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thể hiện qua nghị quyết, quyết định, chỉ thị, văn bản pháp luật và các văn bản hành chính.

- Chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị ở các cấp, từ Trung ương đến cơ sở không thuộc bí mật quốc gia.

- Kết quả xử lý những vấn đề liên quan đến ý kiến, nguyện vọng của nhân dân được phản ánh qua kênh thông tin của Mặt trận và dư luận xã hội.

- Những chủ trương, chính sách mới và kết quả giải quyết những vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài.

- Về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Giải pháp:2.1 Giải pháp thu thập ý kiến, nguyện vọng nhân dân, DLXH từ

Trung ương đến cơ sở2.1.1 Thông qua việc tập hợp ý kiến của cử tri và nhân dân trước kỳ họp

của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: Ban Dân chủ và Pháp luật phối hợp với Ban Tuyên giáo Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam; Uỷ ban MTTQVN cấp tỉnh.

2.1.2 Thông qua hệ thống tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức thành viên:

a. Tổ chức mạng lưới thu thập ý kiến, nguyện vọng nhân dân của Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở:

Xây dựng đầu mối nắm bắt và cung cấp thông tin là: Uỷ ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức thành viên Mặt trận ở Trung ương, các vị Ủy viên UBTWMTTQVN, các Hội đồng Tư vấn và lực lượng cốt cán phong trào của Mặt trận các cấp. Công việc này được tiến hành tháng, hàng quý và khi có những vấn đề đột xuất. Ngoài báo cáo nhanh bằng văn bản, các đầu mối này gửi thông tin qua hộp thư điện tử về Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tập hợp thành một kênh thông tin.

11

Page 12: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

b. Tổ chức giao ban, tập hợp thông tin hàng tháng giữa Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Tuyên giáo của 5 tổ chức thành viên. Khi có những vấn đề liên quan đến các tổ chức thành viên khác (trong số 41 tổ chức còn lại) thì mời Ban Tuyên giáo của tổ chức đó cùng giao ban. Kết quả giao ban được tập hợp thành một kênh thông tin.

c. Mở chuyên mục thu thập ý kiến nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tập hợp, đặc biệt là những thời điểm có tình hình nóng bỏng xảy ra cần phải tập hợp thông tin kịp thời.

Đối với những vấn đề lớn, cần có điều tra về dư luận xã hội thì đặt hàng cho Viện Dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương để lấy kết quả làm một kênh thông tin. (theo Kết luận số 100-KL/TW ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư).

Kết quả tập hợp này thành một kênh thông tin.

2.1.3 Các thông tin từ các mục: a, b, c ở mục 2.1.2 được tổng hợp lại và báo cáo cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch Nước, Quốc hội, Chính phủ định kỳ mỗi Quý một lần (hoặc đột xuất tùy tình hình cụ thể) và đề nghị xử lý.

* Ở các tỉnh, thành phố: Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố tập hợp ở cấp mình và báo cáo với Ban Thường vụ cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý; đồng thời gửi về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành một kênh thông tin (mục a, 2.1.2) định kỳ từ ngày 22 đến 25 hằng tháng (hoặc đột xuất).

2.1.4 Kết quả xử lý các ý kiến, nguyện vọng của nhân dân được tập hợp và báo cáo, phản ánh lại với nhân dân qua các kênh:

Thông báo kết quả xử lý ý kiến, nguyện vọng của nhân dân của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố và các tổ chức thành viên;

Thông báo trên các phương tiện thông tin của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

2.2 Giải pháp thực hiện đổi mới công tác thông tin đến nhân dân2.2.1 Phối hợp với các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp

thông qua việc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và qua các chương trình tiếp xúc các tầng lớp nhân dân của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2.2.2 Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, báo chí của Đảng và Nhà nước: đưa tin, phản ánh những chủ trương, chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hoạt động của các cơ quan của Mặt trận và các tổ chức thành viên…

2.2.3 Thông qua kênh thông tin của hệ thống Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội:

12

Page 13: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

a. Phối hợp mở chuyên mục thông tin, tuyên truyền trên tất cả các công cụ truyền thông của Uỷ ban TƯMTTQ Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị xã hội:

Ban Tuyên giáo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo 5 đoàn thể chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch mở chuyên mục thông tin, tuyên truyền các nội dung nêu trên theo chủ đề hàng quý và những lúc cao điểm liên quan đến hoạt động của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị xã hội.

b. Tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi, hỏi đáp trên chuyện mục “Đại đoàn kết” VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, “Đoàn kết là sức mạnh” trên VOVTV Đài Tiếng nói Việt Nam và trên Báo Đại đoàn kết.

Ban Tuyên giáo phối hợp với các kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và VOVTV Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc toạ đàm, trao đổi, hỏi đáp… theo chuyên đề, nhiệm vụ nêu trên phát trên các chuyên mục “Đại đoàn kết” và “Đoàn kết là sức mạnh”.

Mở chuyên mục hỏi đáp, trao đổi, diễn đàn chuyên đề về các nội dung nêu trên trên Website Mặt trận, Báo Đại đoàn kết điện tử và báo điện tử của các tổ chức thành viên.

c. Tổ chức mạng lưới báo cáo viên của hệ thống Mặt trận: Ban Tuyên giáo cung cấp những thông tin mới cập nhật theo các nội dung, chuyên đề nêu trên đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố và các tổ chức thành viên để tổ chức thông tin đến nhân dân ở các địa phương, trong đoàn viên, hội viên và trong hệ thống của mỗi tổ chức.

d. Thông qua lực lượng cộng tác viên, người uy tín trong dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng các họ tộc… để xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên làm công tác tuyên truyền miệng đến các địa bàn dân cư. Mỗi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh và huyện có cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng để báo cáo, cung cấp thông tin đến các địa bàn còn khó khăn về thông tin.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam1.1 Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam có văn bản gửi đến cấp ủy, chính quyền các cấp yêu cầu phối hợp thực hiện việc thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân làm cơ sở để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện và chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp triển khai công việc.

- Xây dựng các kế hoạch, chương trình thực hiện Đề án theo từng thời gian cụ thể;

- Làm việc với Bộ Tài chính để phối hợp đề xuất cấp có thẩm quyền cấp kinh phí phục vụ các nhiệm vụ: xây dựng chế độ, chính sách cho cộng tác viên DLXH và cộng tác viên thông tin, tuyên truyền viên của Uỷ ban Trung ương Mặt

13

Page 14: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

trận và 5 đoàn thể chính trị, xã hội ở các cấp và các điều kiện tối thiểu để triển khai thực hiện Đề án (Theo tinh thần Kết luận số 100-KL/TW ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương về việc đổi mới, và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH).

- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban Mặt trận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Đề án

- Đề nghị các tổ chức thành viên hình thành bộ phận phối hợp với Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân theo tổ chức mình và hướng dẫn, phối hợp các cơ quan báo chí các tổ chức thành viên trong việc cung cấp thông tin, tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân (trong chương trình, quy chế phối hợp).

- Định kỳ tổ chức giao ban công tác phối hợp thông tin, tuyên truyền giữa các công cụ truyền thông của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan truyền thông của 5 đoàn thể chính trị, xã hội thành viên để vừa tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân vừa thống nhất nội dung, biện pháp tuyên truyền. Xác định trách nhiệm thay mặt Ban Thường trực phát ngôn, thông báo kết quả tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân là Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1.2 Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiện toàn các đơn vị tham mưu, tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền; đầu tư nâng cấp các phương tiện thông tin hiện có của Mặt trận như:

Tờ Thông tin Công tác Mặt trận: Tăng số lượng phát hành đến Ban công tác Mặt trận - khu dân cư.

Thành lập Phòng Công nghệ thông tin và Thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo đảm đủ năng lực phục vụ các hoạt động như mở diễn đàn, trao đổi hai chiều với người đọc và trong hệ thống Mặt trận, các tổ chức thành viên trong và ngoài nước;

Thành lập Phòng Tuyên truyền và Dư luận xã hội để phục vụ việc tổ chức thu thập, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.

Đầu tư, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Truyền thông của Mặt trận để có đủ năng lực phối hợp với các chuyên mục của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…

Báo Đại đoàn kết và Tạp chí Mặt trận xây dựng đề án đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền cho cán bộ làm công tác Tuyên giáo của Uỷ ban Mặt trận Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp, đặc biệt là cán bộ làm công tác tập hợp theo dõi DLXH, tuyên truyền miệng, báo chí, cộng tác viên DLXH.

14

Page 15: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

1.3 Ban Tuyên giáo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và chịu trách nhiệm trước Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập bộ phận chủ trì tổ chức thu thập, tập hợp ý kiến, nguyện vọng nhân dân và tổ chức thông tin cho nhân dân trong Ban Tuyên giáo. (Trước mắt tăng cường thêm 3 biên chế bổ sung cho Phòng Tuyên truyền đảm nhận nhiệm vụ này, sau này là đơn vị cấp Phòng của Ban Tuyên giáo).

- Tham mưu cho Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố cử thành viên trong Ban Thường trực trực tiếp chỉ đạo và thành lập bộ phận tổ chức thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, DLXH.

- Tham mưu Ban Thường trực xây dựng chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với 5 đoàn thể chính trị xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam...

1.4 Ban Dân chủ Pháp luật Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Biên soạn và cung cấp những nội dung nêu trên trong Hiến pháp, Luật đất đai, Luật Mặt trận, kết quả giám sát và phản biện xã hội những vấn đề đang triển khai…. thành tài liệu phục vụ tuyên truyền.

1.5 Ban Phong trào và các ban, đơn vị khác cung cấp thông tin, tư liệu cần thông tin thuộc nhiệm vụ chuyên môn của mình được giao để tham gia nhiệm vụ thực hiện Đề án.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh báo cáo với cấp uỷ và tổ

chức bộ phận, phân công cán bộ lãnh đạo và chuyên viên trực tiếp thực hiện việc thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân cấp mình.

- Kiện toàn Ban Tuyên giáo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo Quy định số 282-QĐ/TW, ngày 1/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện) và bộ phận chủ trì tham mưu việc tổ chức tuyên truyền và thu thập, tập hợp ý kiến, nguyện vọng nhân dân của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện; cử thành viên trong Ban Thường trực trực tiếp chỉ đạo và thành lập bộ phận tổ chức thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, DLXH.

- Xây dựng chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền giữa Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp với 5 đoàn thể chính trị xã hội là tổ chức thành viên, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan thông tin, tuyên truyền của cấp uỷ và chính quyền cùng cấp.

- Đầu tư phương tiện, thiết bị tác nghiệp thông tin như: xây dựng Tờ thông tin công tác Mặt trận, Trang thông tin điện tử, phối hợp mở các chuyên trang,

15

Page 16: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

chuyên mục trên các báo, đài ở địa phương; xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền miệng ở cấp mình để thực hiện nhiệm vụ.

3. Các đoàn thể chính trị, xã hội (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) và các tổ chức thành viên khác ở Trung ương:

Căn cứ chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, các đoàn thể chính trị, xã hội ở Trung ương thực hiện các nhiệm vụ:

- Xây dựng các kế hoạch, chương trình, triển khai thực hiện Đề án trong hệ thống của tổ chức mình theo từng thời gian cụ thể.

- Chỉ đạo Ban Tuyên giáo thuộc tổ chức mình tổ chức việc thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân theo tổ chức mình và hướng dẫn, phối hợp các cơ quan báo chí các tổ chức thành viên trong cung cấp thông tin, tuyên truyền đến đoàn viên và các tầng lớp nhân dân.

- Định kỳ tổ chức giao ban công tác phối hợp thông tin, tuyên truyền giữa các cơ quan truyền thông của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan truyền thông của 5 đoàn thể chính trị, xã hội thành viên để vừa tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân vừa thồng nhất nội dung, biện pháp tuyên truyền.

4. Kinh phí thực hiện Đề ánKinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách Nhà nước cấp cho việc triển khai

thực hiện Đề án theo phân cấp ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (trong đó công tác nắm bắt DLXH thực hiện theo tinh thần Kết luận số 100-KL/TW ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương về việc đổi mới, và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH):

- Kinh phí thực hiện Đề án từ các công việc ở Trung ương do ngân sách Trung ương bảo đảm. Hằng năm Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân lập dự toán kinh phí triển khai các nội dung công việc theo kế hoạch công tác thường xuyên trình bộ Tài chính phê duyệt vào dự toán kinh phí hằng năm của mỗi cơ quan.

- Kinh phí thực hiện Đề án từ các công việc ở địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm. Hằng năm, cùng với việc dự trù lập kinh phí thường xuyên, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện Đề án lập dự toán kinh phí triển khai các nội dung công việc của Đề án gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc phân bổ và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC PHÓ CHỦ TỊCH

* Nơi nhận: 16

Page 17: Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc

- CT Nguyễn Thiện Nhân (Để báo cáo); - BTT UBTWMTTQVN;- Các tổ chức thành viên của MT ở TƯ;- UBMTTQVN các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;- VP, các Ban đơn vị của UBTWMTTQVN; - Lưu VT, Ban TG. Lê Bá Trình

17