32
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC Câu 1: Chu kì đời sống của tôm sú: Vòng đời của tôm sú gồm 4 giai đoạn 1.1. Giai đoạn phôi Thời gian phát triển phôi phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ(28-29 0 C). Sau 12-15 giờ kể từ khi thụ tinh trứng sẽ nở, ấu trùng đầu tiên gọi là Nauplius. Giai đoạn phôi chủ yếu trải qua ở vùng biển khơi. 1.2. Giai đoạn ấu trùng: có 4 giai đoạn ấu trùng Nauplius: : 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh. Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau. Postlarvae Ấu trùng ngày thứ mấy của P thì được gọi tên theo ngày đó. Thông thường người ta đe P12-15 ương ở ao, không nuôi trong trại nữa. Giai đoạn này ấu trùng tôm bắt đầu di chuyển từ khơi vào vùng triều và cửa sông. 1.3. Thời kỳ tiền trưởng thành Tôm dần dần phát triển và có thể phân biệt đực cái. Giai đoạn này tôm di cư từ vùng triều ra khơi 1.4. Giai đoạn trưởng thành Tôm hoàn toàn thành thục sinh dục và tham gia sinh sản. Tôm chủ yếu sống ngoài khơi, nơi có độ mặn cao. Câu 2 Nguyên nhân tôm giảm, bỏ ăn Thời tiết xấu và thay đổi đột ngột

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Câu 1: Chu kì đời sống của tôm sú:Vòng đời của tôm sú gồm 4 giai đoạn

1.1. Giai đoạn phôi Thời gian phát triển phôi phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ(28-290C). Sau 12-15 giờ kể

từ khi thụ tinh trứng sẽ nở, ấu trùng đầu tiên gọi là Nauplius. Giai đoạn phôi chủ yếu trải qua ở vùng biển khơi.1.2. Giai đoạn ấu trùng: có 4 giai đoạn ấu trùng

Nauplius: : 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn

Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.

Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.

Postlarvae

Ấu trùng ngày thứ mấy của P thì được gọi tên theo ngày đó. Thông thường người ta đe P12-15 ương ở ao, không nuôi trong trại nữa.

Giai đoạn này ấu trùng tôm bắt đầu di chuyển từ khơi vào vùng triều và cửa sông.

1.3. Thời kỳ tiền trưởng thànhTôm dần dần phát triển và có thể phân biệt đực cái. Giai đoạn này tôm di cư từ vùng triều

ra khơi1.4. Giai đoạn trưởng thànhTôm hoàn toàn thành thục sinh dục và tham gia sinh sản. Tôm chủ yếu sống ngoài khơi,

nơi có độ mặn cao.Câu 2

Nguyên nhân tôm giảm, bỏ ăn Thời tiết xấu và thay đổi đột ngột Tôm lột xác Chất lượng nước xấu Đáy ao ô nhiễm Tôm bệnh

Biện pháp xử lý khi tôm giảm, bỏ ăn Thường xuyên theo giỏi hoạt động bắt mồi của tôm Quản lý các chỉ tiêu thủy lý hóa trong ao nuôi nằm trong khoảng thích hợp

tránh tôm bị sốc môi trường, đặc biệt là những lúc thời tiết xấu và thay đổi đột ngột

Định kỳ xử lý đáy ao, tránh hiện tượng ô nhiêm chủ yếu là quản lý chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Theo dõi trình trạng sức khỏe của tôm thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời khi tôm có dấu hiệu bị nhiễm bệnh

Tăng sức đề kháng cho tôm bằng vitamin, chất khoáng. Khi tôm giảm, hay bỏ ăn ta cần giảm lượng thức ăn, xác định nguyên nhân và

xử lý. Sau đó tăng dần lượng thức ăn theo nhu cầu của tôm.Câu 3 Chu kỳ đời sống cua biển và các yếu tố môi trường có lien quan đến các giai đoạn phát triển

Cua biển trải qua vòng đời gồm 5 giai đoạn1. Trứng

Cua cái ôm trứng ra biển khơi để ấp và sinh sản Thời gian ấp trứng 12-14 ngày, trứng nở thành ấu trùng Zoea và được phát tán vào

môi trường nước biểno Ấu trùng Zoea

Ấu trùng Zoea sống tự do trong môi trường nước biển Thích hợp ở độ mặn 25-30 ppt Ấu trùng Zoea trải qua 5 lần lột xác(12-14 ngày) để trở thành ấu trùng Megalopa

2. Ấu trùng megalopa Ấu trùng Megalopa phát triển nhanh ở độ mặn 21-27%0 Ấu trùng Megalopa có khuynh hướng duy chuyển vào vùng nước lợ để sinh sống Giai đoạn này ấu trùng sống sát nền đáy Chỉ trải qua một lần lột xác(7-9 ngày) để trở thành cua con

3. Cua con Cua di chuyển vào vùng rừng ngặp mặn và có thể di chuyển ngược dòng vào vùng

nước ngọt bị nhiễm mặn ( vùng cửa sông ven biển) để tìm môi trường sống và thức ăn trong suốt giai đoạn sinh trưởng của chúng

Giai đoạn này cua có thể sống được ở độ mặn 2-60%o, tốt nhất là 2-38%o4. Cua trưởng thành

Cua con trsi3 qua 16-18 lần lột xác để trở thành cua trưởng thành Giai đoạn này cua đã thành thục sinh dục và có xu hướng di cư ra vùng biển khơi để

sinh sản vào mùa sinh sản Độ mặn thích hợp là 22-32%o Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30 oC. Cua

chịu đựng pH từ 7.5-9.2 và thích hợp nhất là 8.2-8.8. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0.06 - 1.6m/s.

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Câu 4:Điểm khác nhau giữa tôm thẻ chân trắng và tôm súĐặc điểm so sánh Tôm thẻ chân trắng Tôm súCông thức răng chủy 8-9/2 7-8/3Tập tính ăn Ăn tạp thiên về thực vật Ăn tạp thiên về động vậtCơ quan sinh dục Thelycum hở Thelycum kínhHoạt động giao vĩ Xảy ra trước khi đẻ vài

giờXảy ra khi con tôm cái vừa lột xác

Kích thước Nhỏ hơn Lớn hơnMàu sắc Màu trắng, đuôi có viền

đỏMàu hơi xanh và có vân xanh den

Câu 5 Giá thành 1kg tôm sú Chi phí cho 1ha nuôi tôm sú Mật độ nuôi: 40con/m2

Tỉ lệ sống: 80%Loại chi phí Giá trị( Triệu đồng)Cải tạo ao 40Nhân công 30Nguyên nhiên liệu 120Giống 40Thức ăn 345Thu hoạch 25Chi phí khác 75Tổng 675

Nuôi đến khi tôm đạt trọng lượng 30con/kg thì thu hoạch Năng suất: 10,666 tấn Giá thành: 675M/10666 = 63000 đồng/kg

Câu 6 Giá thành 1kg tôm thẻ chân trắng Chi phí cho 1ha nuôi tôm thẻ chân trắng Mật độ nuôi: 60con/m2

Tỉ lệ sống: 80%Loại chi phí Giá trị( Triệu đồng)Cải tạo ao 20Nhân công 10Nguyên nhiên liệu 50Giống 20Thức ăn 200Thu hoạch 10Chi phí khác 20Tổng 330

Nuôi đến khi tôm đạt trọng lượng 30con/kg thì thu hoạch Năng suất: 8 tấn Giá thành: 330M/8000 = 41000 đồng/kg

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Câu 7 Những vấn đề về pH và biện pháp xử lý khi nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, pH môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh và sức khỏe của thủy sản. pH thích hợp cho nước trong ao hồ nuôi tôm sú là pH=7,2-8,8. Tốt nhất là trong khoảng 7,8 - 8,2 (pH=7,5-8,5). Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu và bỏ ăn. Nếu pH cao hay thấp kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt.

pH của nước phụ thuộc nhiều yếu tố:

Tính chất nền đất: đất phèn làm độ pH của nước thấp, pH dễ biến động. Nếu trời mưa nhiều sẽ làm phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao, xì phèn, làm giảm pH.

Tảo và vi sinh vật trong ao: tảo và vi sinh vật sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước. Tảo nhiều làm pH biến động lớn trong ngày. Tảo quá nhiều sẽ làm pH rất cao (8,8-9,1) vào buổi chiều. Nhưng khi tảo tàn lại làm giảm pH trong ao. Vùng nuôi tôm độ mặn thấp, hoặc nuôi tôm mùa mưa, rong tảo thường phát triển mạnh. Cần phải duy trì sự cân bằng giữa tảo và vi sinh vật để ổn định pH.

pH của ao thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm, vì vậy theo kinh nghiệm của Việt Linh, cần đo pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để theo dõi, nhận biết nguyên nhân biến động và xử lý kịp thời.

Một số biện pháp xử lý:

Xử lý đáy ao: Sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi. Kiểm tra pH đất đáy ao, tùy pH đất mà sử dụng lượng vôi thích hợp, nếu pH càng thấp thì càng phải dùng nhiều vôi.

Bón vôi đúng liều lượng để tăng pH đáy ao khi cải tạo ao; . Lượng vôi bón phụ thuộc vào pH đáy ao, nếu pH>6 bón 300-600kg/ha, nếu pH<5 bón 1.500-2.000kg/ha.

Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi, hoặc vôi tôi, với liều lượng 0,5-10kg/1.000m2 vào thời điểm từ 21-24giờ. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa với liều lượng 10kg/1.000m2.

Trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH>8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát với liều lượng 0,3kg/1.000m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao.

Trường hợp pH tăng cao đột ngột >9,0 vào những buổi chiều nắng to, có thể sử dụng Fomol phun xuống ao với liều lượng 3-4ml/m3 nước ao, nếu pH biến động lớn trong một ngày đêm (>0,5) chứng tỏ độ cứng (hàm lượng CaCO3 trong nước ao thấp). Tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Trường hợp này nên xử lý như sau: bón dolimit hoặc vôi với liều

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

lượng 100-200kg/ha để tăng độ cứng và tăng hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay nước để ổn định sự phát triển của tảo.

Câu 8 Những vấn đề về tảo và biện pháp xử lý Lợi ích của tảo

o Tạo thức ăn tự nhiêno Tạo Oxyo Hấp thu khí độc: NH3, H2S, CO2...o Tạo bóng mát, che khuấto Cạnh tranh vi khuẩn gây bệnh

Những lợi ích của tảo chỉ phát huy khi trong ao tảo phát triển với mật độ thích hợp. Do đó, quản lý sự phát triển của tảo trong ao nuôi ở mức ổn định về mật độ luôn là mối quan tâm lớn của người nuôi thuỷ sản. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhằm can thiệp vào chu trình sinh trưởng và phát triển của tảo để đảm bảo sự ổn định mật độ tảo. Thông qua đó giúp môi trường nuôi thuỷ sản nằm ở trong điều kiện tối ưu cho sự phát triển của động vật thuỷ sản. Hiện nay có một số biện pháp sau:

Tảo kém phát triển Có thể do trong ao thiếu dinh dưỡng vì vậy ta có thể bổ sung dinh dưỡng bằng phân

bón: phân chuồng, phân xanh và phân vô cơ ( N,P) Hạn chế thay nước nếu tảo chưa phát triển đạt yêu cầu Nếu khó gây màu nước cho ao có thể dung EDTA để tảo phát triển nhanh

Tảo phát triển quá mứcTa có thể cắt tảo bằng các phướng pháp sau:

Dùng hóa chất

Có thể dùng 1 số hoá chất có gốc chlorin như: BKC... biện pháp này có ưu điểm là thời gian tác động nhanh nhưng có nhược điểm là chi phí cao, và có thể gây sốc tôm nếu dùng không đúng cách.

Dung men vi sinh

Hiện nay, dùng chế phẩm vi sinh để quản lý tảo trong ao nuôi thuỷ sản là biện pháp kỹ thuật được ưa chuộng nhất vì tính bền vững của nó. Chế phẩm vi sinh khi đưa xuống ao nuôi sẽ làm cho số lượng và chất lượng vi sinh trong ao nuôi được cải thiện tốt lên rất nhiều. Sự phát triển ổn định của vi sinh vật trong ao sẽ đảm bảo cho tảo luôn phát triển ổn định thông qua cơ chế sinh học. Trong quá trình nuôi, do lượng vi sinh trong ao giảm nên cần định kỳ có sự bổ sung theo một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng đúng các sản phẩm vi sinh chất lượng. bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và của các nhà công ty có uy tín. một số sản phẩm vi sinh đang được người nuôi thuỷ sản tin dùng chọn mua

Dùng vôi

Khi các biện pháp trên không thực hiện được vì một số lý do nào đó thì khi nào phát triển quá dày, bị nở hoa (rớt tảo), người nuôi nên tăng cường cung cấp oxi, dùng vôi nông

Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

nghiệp để tiêu độc cho ao (vì khi tảo tàn sẽ tiết ra 1 số chất không có lợi cho hoạt động sống của ĐVTS làm ĐVTS bỏ ăn, bệnh...) và tốt nhất là có nước sạch để cung cấp cho ao nuôi. Điều nầy sẽ làm mật độ tảo, chất độc trong ao giảm đi nhanh chóng. hoạt động này có thể làm nhiều lần cho tới khi đạt yêu cầu.

Lưu ý: khi diệt tảo trong ao cần chú ý đến các vấn đề sau khi tảo chết. Đặc biệt là vần đề oxi vì khi tảo chết chìm xuống đáy ao sẽ bị phân hủy và quá trình này cần nhiêu oxi.Câu 9 Các yếu tố thủy lý hóa trong nuôi tôm sú1. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp là 25-300C( tối ưu 27-290C). Nhiệt độ dưới 200C tôm giảm ăn, giàm sức đề kháng Nhiệt độ cao hơn 300C tôm tăng trưởng nhanh nnhưng rất dể nhiễm bệnh và nếu quá

cao tôm có sẽ chết Ngoài ảnh hưởng trực tiếp, nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp đến tôm thông qua mối

quan hệ giữa nhiệt độ và khả năng hòa tan oxy, sự phân tầng nhệt độ trong ao, sự phân hủy mùn bả hữu cơ, ảnh hưởng đến hàm lượng các khí độc….

2. Độ mặn Độ măn thích hợp lá 5-30%0, tốt nhất là 10-25%0 Độ mặn giúp tôm điều hòa áp xuất thẩm thấu tế bào, nếu vượt tôm sẽ bị tress

3. pH Khoảng thích hợp cho tôm sú là 6,5-9, nhưng tốt nhất là 7,5-8,2 và biến động ngày

đêm không quá 0,5 Ảnh hưởng của pH đến tôm thường đi kèm với các yếu tố khác, trong đó mối quan hệ

giữa pH và các khí độc như NH3 và H2S là đáng quan tâm nhất. Dưới 5,5 tôm thở gấp do khả năng vận chuyển oxy thấp

pH >9 mang bị phá hủy, tôm khó thở độ độc NH3 tăng lên4. Hàm lượng oxy hòa tan

Thích hợp là >4mg/l, càng gần bảo hòa càng tốt Nếu dưới 4 tôm chậm lớn, và có thể bị sốc dẫn đến chết Nếu quá cao có thể tạo bọt khí trong máu làm tắt nghẽn hệ tuần hoàn Hàm lượng oxy trong môi trường nuôi tôm còn phụ thuộc vào nhiều sự phát triển của

thực vật thủy sinh, đặc biệt là thực vật nổi, nhiệt độ, mức độ trao đổi nước, khả năng hòa tan oxy từ không khí

5. Hợp chất nito Chủ yếu là NH3, NH3 có nguồn gốc từ sự phân hủy chất đạm do thức ăn dư thừa vá

phân tôm. Trong nước hiện diện dưới 2 thể: NH4+ ít độc, NH3 tự d rất độc, nồng độ

NH3 < 0,1ppm NH3 khi bị oxy hóa tạo ra NO2

-, rất độc cho tôm, do có thể di vào máu của tôm ngăn cảng việc vận chuyển oxy, khi chuyển thành NO3

- không còn gây độc và được phiêu sinh vật sử dụng

6. H2S Hàm lượng H2S an toàn cho tôm là <0.03 ppm, tốt nhất là <0.01ppm. Đây là khí độc được lưu ý nhất trong nuôi tôm, đặt biệt khi pH thấp KMnO4, H2O2 và các chất oxy hóa mạnh có thể oxy hóa H2S thành sunfua không độc

7. Độ cứng

Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Là hàm lượng tổng cộng của ion Ca2+ và Mg2+

Độ cứng thích hợp cho tôm là 20-150ppm Nếu độ cứng cao sẽ ảnh hưởng đến lột xác, giảm tăng trưởng

8. Độ kiềm Là hàm lượng tổng cộng của ion CO3

2- và HCO3-

Độ kiềm thích hợp là 80-120 Độ kiềm cao trong khoảng thích hợp sẽ giúp pH ổng định, thích hợp cho sinh vật nổi Để tăng độ kiềm ta thường dùng vôi

9. Độ trong Khoảng thích hợp là 30-40cm Dưới 20cm là quá đục, nguyên nhân do tảo phát triển quà dày, ao ô nhiễm nặng. Trên 45cm là quá trong, do nghèo dinh dưỡng, ánh sang xuyên qua đáy ao nếu ao cạn

làm tảo đáy phát triển, tôm không thể bắt mồi.

Câu 10 Chu kì đời sống của tôm càng xanh.

Vòng đời tôm càng xanh gồm 4 giai đoạn, mỗi một giai đoạn, đòi hỏi môi trường và điều kiện sống khác nhau.

1. Giai đoạn trứng

Khi con cái và con đực trưởng thành, ở con cái có trứng chín thì xảy ra hiện tượng lột xác, con đực và con cái tiến hành giao vỹ rồi ấp trứng. Khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sau 2-5 ngày lại lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp.

Trứng tôm càng xanh có đường kính khoảng 0,6-0,7mm. Trứng mới đẻ ra có màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu cam rồi đến màu xám rồi

chuẩn bị nở.10. Giai đoạn ấu trùng( Larvae)

Ấu trùng có kích thước rất nhỏ (khoảng 1,8-2mm) Ấu trùng trải qua 11 lần lột xác và biến đổi để có hình dạng như tôm trưởng thành Thời gian của giai đoạn này là 25-40 ngày Giai đoạn này ấu trùng chỉ sống được ở môi trường nước lợ( có độ mặn từ 8-15ppt) Trong giai đoạn này ấu trùng sống dạng trôi nổi gần mặt nước, phần đầu hướng

xuống dưới, phần đuôi hướng lên trên. Ấu trùng sống nhờ vào các loại thức ăn có kích thướng nhỏ hư Nauplius, Artemia

hoặc các loại thịt, gan trứng….11. Giai đoạn hậu ấu trùng (Post larvae) và tôm giống( Juvenile)

Hậu ấu trùng có hình dạng giống tôm trưởng thành, nhưng có kích thước rất nhỏ( khoảng 7mm). Các hậu ấu trùng có khả năng chịu được sự dao động lớn của nồng độ muối.

Chúng có khả năng bám vào nền đáy hoặc ven bờ để sống. Bắt đầu giai đoạn này tôm có khả năng sống hoàn toàn trong môi trường nước ngọt

12. Tôm sắp trưởng thành ( sub adult) và tôm trưởng thành(adult) Trong điều kiện ở miề Nam Việt Nam, từ lúc trứng nở đến lúc tôm trưởng thành và

thành thục sẽ mật khoảng 6-8 tháng

Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Tôm Càng Xanh trưởng thành ở nước ngọt, thành thục phát dục, giao vĩ và đẻ trứng ở đó, nhưng khi ôm trứng và ấp trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18 phần ngàn.

Các mô hình sản xuất giống tôm càng xanh: Mô hình nước xanh

o Thường : dung tảo chlorellao Cải tiến: cũng dung tảo nhưng không cần

Kiểm soát loài tảo Thay nước Làm vệ sinh

Mô hình nước trongo Hở ( thay nước) đang được sử dụngo Kín ( tái sử dụng nước)

Câu 11: Zeolite và Yucca11.1 ZeoliteHiệu quả

• Trong nuôi trồng thủy sản, Zeolite được dùng trong hệ thống lọc sinh học để tăng hiệu quả xử lý Ammonia của hệ thống.

• Trong nuôi tôm, Boyd (1995) đã đăt vấn đề rằng Zeolites không thể hấp thụ Ammonia trong môi trường nước mặn, nhưng vấn đề này đang có nhiều tranh luận.

• Chúng được ví như một loại “khoáng sức khoẻ” (healthy stone) dùng để xử lý nước bị ô nhiễm.

• Trong nước có độ mặn cao, mặc dù Zeolites có tác dụng ít hơn than hoạt tính, nhưng các nhà nghiên cứu này vẫn khuyến cáo sử dụng Zeolites vì chi phí thấp và không tốn nhiều thời gian như sử dụng than hoạt tính.

Phương pháp sử dụng• Trong các nước nuôi tôm ở Châu Á: Thailand, Indonesia, Philippines, India và Việt

Nam, tất cả người dân nuôi tôm công nghiệp đều có sử dụng Zeolites trong ao nuôi tôm của mình, với liều lượng từ 50 đến 300 kg/ha (tùy theo chất lượng).

• Trong thương mại thường có hai dạng Zeolites là dạng hạt và dạng bột mịn. Tuy nhiên người dân thích sử dụng loại dạng hạt nhiều hơn vì người ta cho rằng chúng dể sử dụng và chìm nhanh xuống đáy ao.

• Thông thường, khi ao cũ hoặc có điều kiện, người ta sử dụng Zeolites trước khi gây màu nước. Trong thời gian nuôi, Zeolites được sử dụng định kỳ và ngày càng tăng liều lượng khi ao càng ô nhiễm (nuôi lâu).

• Khi thấy đáy ao dơ, tôm nổi đầu do khí độc thì Zeolites là lựa chọn thích hợp cho các ao nuôi theo mô hình ít thay nước

11.2 Yucca Sử dụng làm chất bổ sung trong thức ăn cho tôm, cá:

Khi bổ sung chất chiết xuất Yucca vào thức ăn, tôm tăng trưởng tốt hơn, giảm tỷ lệ chết, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn.

Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Liều lượng sử dụng trong thức ăn thủy sản là bột chiết xuất Yucca (30% hoạt chất), 60-130g/1 tấn thức ăn.

Sử dụng làm chất xử lý nước: Hấp thụ khí độc: NH3

Kích thích sự phát triển của các loài vi khuẩn có lợi, giúp phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi

Yucca 90%:o Phòng ngừa khí độc: 1,5kg/1.000m3, 2 tuần xử lý một lần.o Xử lý độc tố: 2-2,5kg/1.000m3, 3 ngày xử lý một lần.

Yucca 95%:o Xử lý nguồn nước bể tôm giống: 7g/m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần.o Ao nuôi tôm thịt: 400g/1.000m3 nước trong 2 tháng đầu, hai tuần xử lý một lần.o Giai đoạn cuối vụ nuôi sử dụng liều gấp đôi so với 2 tháng đầu và định kỳ mỗi tuần

một lần.o Hòa chất chiết xuất Yucca vào trong nước theo tỷ lệ 1/100 (100g chế phẩm trong 10

lít nước), để yên trong 30 phút, khuấy đều rồi tạt khắp mặt ao, đồng thời mở máy quạt nước hoặc hệ thống sục khí đáy để chế phẩm phân tán đều vào nguồn nước ao (cách sử dụng này có thể khác nhau tùy theo mỗi loại sản phẩm).

o Không sử dụng đồng thời Yucca với các loại hóa chất khử trùng.Câu 12 Thức ăn12.1 Thức ăn trong nuôi tôm súCó 3 nhóm thức ăn

Thức ăn tự nhiên: sinh vật phù du, động vật phù du.Cho ăn ở giai đoạn đầu rất quan trọng nên phải làm sao cho thức ăn thật nhiều, thì tôm

mới có sức tăng trưởng nhanh. Thức ăn chế biến:

Thức ăn tươi sống Thức ăn nông dân tự chế tại địa phương.

Thức ăn viên: thức ăn  do các công ty chế biến có chất lượng cao.12.2 Phương pháp cho ăn trong nuôi tôm sú

Áp dụng nguyên tắc lượng ít, lần nhiều Cần phải chú ý không cho tôm ăn khi :

Thức ăn kém phẩm chất, bị mốc hoặc bị thối ; Nước ao bị ô nhiễm nặng; Trời đang mưa to, gió lớn; Tôm đang nổi đầu; Tôm đang lột xác.

Cho tôm ăn ít khi : Giai đoạn tôm còn nhỏ. Cho tôm ăn nhiều khi :

Giai đoạn tôm bắt đầu trưởng thành đến cuối kỳ nuôi : Trời nắng ấm, gió nhẹ; Tôm khoẻ chất nước tốt.

Cách cho ăn:

Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

o Rải thức ăn xung quanh ao hoặc những chỗ đã làm sạch bằng máy đạp nước. Nếu có hiện tượng phân đàn: Đánh giá được tỷ lệ phân đàn là bao nhiêu phần trăm và kích cỡ tôm. Khi cho tôm ăn, phải cho tôm lớn ăn trước và cách nửa giờ sau thì cho tôm cỡ nhỏ ăn.

o Trong tháng đầu tiên cho ăn nên rải đều khắp ao, theo dõi và bố trí ưu tiên những nơi tôm post tập trung nhiều (tránh hiện tượng ăn nhau). Cho ăn khoảng 1kg/100.000post 

o Dùng sàng ăn để ước đoán tỷ lệ sống, tỷ lệ thức ăn, kiểm tra sức khoẻ tôm và đáy ao.o Bố trí sàng ăn dưới nền đáy ao, chỗ sạch và khu vực tôm ăn, bố trí sàng ăn nên di

động, thường xuyên dở sàng lên để kiểm tra và phải phơi nắng sàng ăn mỗi khi tôm ăn xong.

Luôn theo giỏi hoạt động ăn mồi của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh dư thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi.Câu 13 Mô hình nuôi tôm sú tại Việt NamCó 4 hình thức nuôi chính

Nuôi quảng canh truyền thống Đây là hình thức nuôi truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên, diện tích ao

thường lớn từ vài ha đến vài chục ha và độ sâu mực nước từ 0,5-1m Các ao đầm nuôi được lấy đầy nước khi triều lên mang theo thức ăn và nguồn

giống tự nhiên. Giống và thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên hoặc nếu thả them thì rất ít từ 0,2-2 con/m2

Các ao nuôi được thu hoạch theo phương pháp thu tỉa Nuôi quảng canh cải tiến

Giống như nuôi quảng canh truyền thống nhưng đã được cải tiến Chọn các ao nuôi có diện tích nhỏ từ 1 đến vài ha Mật độ thả từ 1-5 con/m2

Bổ sung them thức ăn chế biến hoặc thức ăn nhân tạo Năng suất đạt từ 300-800kg/ha/năm

Nuôi bán thâm canh Đây là hình thức nuôi ngày càng phát triển ở nước ta Sử dụng nguồn giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu. Các ao nuôi tôm sú bán thâm canh thường xây dựng ở vùng cao triều, diện tích

từ 0,5-1ha Hệ thống ao được đầu tư nhất định để chu động cung cấp nước và được trang bị

một số thiết bị như máy bôm, máy sục khí, độ sâu mực nước từ 1,2-1,4m Mật độ thả giống từ 10-15con/m2 , năng suất đạt từ 1-5 tấn/ha/năm

Nuôi thâm canh Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có sự đầu tư lớnvề cơ sở hạ tầng và kỹ thuật,

đồng thời đòi hỏi người sản xuất có trình độ kĩ thuật tương đối cao và nhiều kinh nghiệm về thực tiễn nuôi tôm thương phẩm

Ao nuôi thường ở vùng cao triều

Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Hình thức nuôi thâm canh sử dụng hoàn toàn bẳng nguồn giống và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng để chủ động điều khiển các yếu tố môi trường

Diện tích ao từ 0,5-1ha, độ sâu từ 1,5-2m Mật độ thả giống từ 25-40con/m2, năng suất từ 3 tấn/ha/vụ trở lên.

Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Câu 14 Mô hình nuôi cua tại Việt Nam Phân theo môi trường ao nuôi

• Nuôi ao

• Nuôi ruộng lúa

• Nuôi trong rừng ngập mặn

• Nuôi lồng

Phân theo mục đích nuôi• Nuôi cua thịt

• Nuôi cua ốp thành cua chắc (fattening)

• Nuôi cua gạch son (maturing)

• Nuôi cua lột (soft shell culture)

Thời gian nuôi

• Nuôi cua thịt: không xác định

• Nuôi cua chắc: 15-20 ngy

• Nuôi cua gạch: 13-25 ngy

• Nuôi cua lột: 15-25 ngy

Con giống: chủ yếu là nguồn giống tự nhiên

• Nuôi cua thịt: nuôi từ cua nhỏ

• Nuôi cua chắc: nuôi từ cua ốp

• Nuôi cua gạch: nuôi từ cua cái

• Nuôi cua lột: nuôi từ cua chắc

Câu 15 Qui trình sản xuất giống cua biển

1 Nuôi vỗ cua bố mẹ

1.1 Tiêu chuẩn chọn cua bố mẹ

Page 13: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

CW (cm) Wob (gr)Các chỉ tiêu khác của

cua mẹ

Từ 12cm trở lên Từ 400 g trở lên

Cá thể khoẻ mạnh, không bị dập nát, chân bò và chân bơi đầy đủ, đã giao vĩ, buồng trứng phát triển từ giai đoạn

2 đến giai đoạn 4

Kích thước võ đâù ngực từ 12cm trở lên

Trọng lượng từ 400g trở lên

Cá thể khoẻ mạnh, không bị dập nát, chân bò và chân bơi đầy đủ, đã giao vĩ, buồng trứng phát triển từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 4

1.2 Kỹ thuật nuôi vỗ

a) Hồ nuôi cua mẹ :

Hồ nuôi cua mẹ làm bằng xi măng, đáy hồ nghiêng về nơi thoát nước để thuận tiện trong quá trình thay nước. Diện tích đáy mỗi hồ từ 1 - 20m2, độ sâu mức nước trong hồ từ 1,0 - 1,2m. Một phần ba đáy hồ có lớp bùn cát hoặc cát có độ dày từ 15 - 20cm.

b) Mật độ nuôi :

Mật độ cua mẹ thả nuôi từ 2 - 3 con/m2

c) Cho ăn và chăm sóc quản lý :

+ Thức ăn : thành phần thức ăn tươi sống bao gồm :

- Cá liệt (Gazza minuta) chiếm 60 - 70% khẩu phần ăn.

- Tôm, mực, nhuyễn thể chiếm 30 - 40% khẩu phần ăn.

- Thức ăn được làm giàu khoáng vi lượng và vitamin trước khi cho cua mẹ ăn.

+ Phương pháp cho ăn : Hằng ngày cho cua ăn làm 2 lần, sáng từ 5 - 7 giờ và chiều cho ăn vào lúc 17 - 18 giờ, trước mỗi lần cho ăn phải loại bỏ thức ăn dư thừa. Thường xuyên thay đổi các loại thức ăn để cua mẹ sử dụng được tối đa lượng thức ăn.

Page 14: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

+ Chế độ nước : Hằng ngày thay 1/3 nước cũ, bổ sung nước mới; sau 3 - 5 ngày thay 100% nước cũ cấp nước mới.

Khi cua mẹ có buồng trứng phát triển đạt cuối giai đoạn IV, dùng phương pháp thay đổi độ mặn để kích thích cho cua đẻ.

Trong hồ nuôi cua mẹ, cần duy trì một số yếu tố môi trường như sau :

- pH = 8,0 - 8,5

- S (độ mặn) = 30 - 35

- H2S; NH3-N; NO2 - N < 0,01 mg/lít

- Sục khí 24/24 giờ trong ngày.

+ Thời gian nuôi vỗ từ 10 - 30 ngày/1 đợt.

2.2 Cho đẻ

Ðịnh kỳ kiểm tra sự phát triển của tuyến sinh dục : 3 ngày/1 lần. Khi cua mẹ có buồng trứng phát triển vào cuối giai đoạn IV, chúng ta tiến hành kích thích cua mẹ bằng cách thay đổi độ mặn và tạo dòng nước chảy để gây hưng phấn cho cua đẻ.

2.3 ấp trứng và chăm sóc

Dùng vợt vớt cua mẹ ôm trứng ra khỏi hồ sâu, sau đó vệ sinh và chuyển qua hồ ấp trứng. Hồ ấp trứng có thể từ 100 đến 150 lít. Ðể nâng cao tỷ lệ nở và hạn chế ký sinh trùng bám vào trứng, cua mẹ ôm trứng được ấp bằng phương pháp treo. Hằng ngày cho cua mẹ ấp trứng ăn một lần/ngày và thay nước 100%. Trước khi trứng nở thành ấu trùng hai ngày, tiến hành xử lý trứng phôi và cua mẹ, đồng thời ngừng cho cua mẹ ăn. Trong thời gian ấp trứng từ 13 - 17 ngày, cần duy trì sục khí liên tục 24/24 giờ và giữ cho môi trường nước luôn trong sạch.

2.4 Thu ấu trùng Zoae

Trứng cua nở thành ấu trùng Zoae xảy ra vào lúc 6,30 giờ đến 8 giờ sáng, đôi khi quá trình này xảy ra chậm hơn nhưng hầu như toàn bộ số ấu trùng trong những lần xuất hiện chậm đều chết ở các giai đoạn Z1 và Z2. Sau khi trứng nở thành ấu trùng khoảng 30 phút, tiến hành thu ấu trùng Zoae.

Phương pháp thu : Trước khi thu ấu trùng, tắt hết sục khí, để như vậy từ 3 - 5 phút, lúc đó toàn bộ số ấu trùng Zoae có chất lượng tốt sẽ hướng quang và nổi lên trên bề mặt nước, tụ lại. Số ấu trùng kém chất lượng lắng tụ dưới đáy. Dùng ống xi phông loại bỏ toàn bộ ấu trùng kém chất lượng, thu ấu trùng đạt chất lượng ra thùng nhựa 100 lít, sau đó định lượng và chuyển vào hồ ương. Thời gian thu xong ấu trùng càng nhanh càng tốt (khoảng 10 - 15 phút).

Page 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

2.5 Kỹ thuật ương từ Zoae 1 đến cua bột

2.5.1 Kỹ thuật ương từ giai đoạn Zoae 1 - Zoae 4, 5

Quá trình ương giai đoạn này được tiến hành tuần tự theo các bước sau :

- Chuẩn bị hồ ương : Chọn hồ có thể tích từ 500 - 1000 lít dùng để ương giai đoạn ấu trùng Zoae. Hồ hình tròn, đường kính từ 1,2 - 2m, đáy hồ có dạng hình cầu, mặt bên trong trơn nhẵn, mỗi hồ sử dụng một viên đá sục khí. Tất cả hồ ương và dụng cụ liên quan được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó xử lý bằng chlorin nồng độ 200 ppm trong thời gian 24 giờ. Trước khi cấp nước để ương ấu trùng, tất cả các hồ ương phải được rửa lại bằng nước sạch, để khô sau đó cấp nước sản xuất.

- Kiểm tra và vệ sinh lại tất cả các hồ ương.

- Cấp đầy nước đạt tiêu chuẩn sản xuất.

- Lắp sục khí, mỗi hồ lắp 1 viên đá bọt.

- Ðiều khiển sục khí ở mức độ nhẹ vừa phải.

- Cấp thức ăn vào hồ ương trước khi thả ấu trùng cua.

- Thả ấu trùng Zoae 1 vào hồ ương.

- Mật độ ấu trùng ban đầu 200 - 250 con/lít.

- Thức ăn và quản lý chăm sóc ấu trùng.

+ Thức ăn và phương pháp cho ăn :

Luân trùng (Brachionus plicatilis) cho ăn ở giai đoạn Z1 và đầu giai đoạn Z2, Artemia trước khi nở (Artemia bung dù) cho ăn ở giai đoạn Z1 đến hết giai đoạn ấu trùng cua. Hằng ngày cho ấu trùng ăn từ 2 - 3 lần/ngày vào lúc 5 - 6 giờ; 15 - 18 giờ và 24 - 1 giờ. Duy trì mật độ thức ăn trong hồ ương như sau :

 

Loạithức ăn Mậtđộ thức ăn (con/ml)

Brachionus 15- 20

Artemiabung dù và Nauplius của Artemia

10- 15

+ Quản lý và chăm sóc :

Page 16: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Vào những ngày đầu của giai đoạn Zoae 1 ấu trùng chết rất nhiều (khoảng 60 - 70%) cần xi phông loại bỏ những con chết để môi trường nuôi không bị nhiễm bẩn, cuối giai đoạn Zoae 1 tiến hành xi phông đáy. Từ giai đoạn Zoae 2 đến Zoae 5, cuối mỗi giai đoạn làm vệ sinh xi phông đáy hồ ương 1 lần. Không thay cấp nước trong suốt quá trình ương nuôi. Hằng ngày kiểm tra các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá để xử lý kịp thời các yếu tố môi trường khi có những biến động xấu.

2.5.2Kỹ thuật ương từ giai đoạn Zoae 4, 5 đến cua bột

- Công việc chuẩn bị :

+Nuôi Artemia sinh khối để làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng Meagalope trước đó từ 5 - 7 ngày.

+ Chuẩn bị nước đạt tiêu chuẩn (bảng 7), nước xử lý giống như trước dùng để ương ấu trùng Zoae.

+Chọn hồ ximăng có thể tích từ 5 - 6m3, độ sâu mức nước 1,2m.

-Cấp đầy nước biển và chuẩn bị vào hồ ương

-Lắp hệ thống sục khí : 5 vòi khí/1 hồ.

-Cấp thức ăn là Artemia sinh khối và Nauplius của Artemia.

-Thu ấu trùng Zoae 4, 5

+Phương pháp thu :

Xiphông sạch toàn bộ hồ ương trước khi thu ấu trùng.

Tắtsục khí và để như vậy từ 3 - 5 phút.

Thu bằng cách xi phông toàn bộ ấu trùng Zoae 5 và Megalope vào xô để chuyển ra hồ ương Zoae 5 và Megalope.

-Chuyển số ấu trùng vừa thu vào hồ ương.

-Thả ấu trùng vào hồ ương.

-Mật độ ương ấu trùng khoảng 50 cá thể/1 lít.

-Thức ăn và quản lý chăm sóc giai đoạn ấu trùng Zoae 5 vàMegalope.

+Thức ăn và phương pháp cho ăn :

Page 17: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Nauplius của Artemia cho ăn hết giai đoạn Zoae và Megalope. Artemia sinh khối cho ấu trùng ăn 5 ngày đầu, hằng ngày cho ăn 3 lần : Sáng từ 5 - 6 giờ; chiều từ 17 - 18 giờ và tối từ 24 - 1 giờ. Mật độ Artemia cho ăn duy trì từ 20 - 25 cá thể/lít. Khoảng 2 - 3 ngày cuối của giai đoạn ấu trùng Megalope, cho ấu trùng ăn thêm thức ăn chế biến. Khi giai đoạn Megalope kết thúc, vẫn tiếp tục cho ăn Artemia sinh khối và thức ăn chế biến cho đến khi thu hoạch cua bột từ 3 - 5 ngày tuổi (C2C3).

+ Chăm sóc quản lý :

Xi phông đáy bể loại bỏ thức ăn dư thừa và những cá thể chết do không chuyển giai đoạn từ Zoae 5 sang Megalope và từ Megalope sang cua bột. Hằng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý khi các yếu tố môi trường biến động ảnh hưởng xấu đến đời sống ấu trùng.

2.3.5 Thu hoạch và vận chuyển cua bột

+ Thu cua bột :

-Rút nước trong hồ còn khoảng 20cm.

-Vớt hết vỏ sò làm nơi trú ẩn cho cua bột.

-Tháo cạn nước đồng thời thu cua bột qua lưới có kích thước 2mm.

+Kỹ thuật vận chuyển cua bột đến ao ương :

-Vận chuyển khô :

Ðểmột lớp mỏng cát mịn ở đáy dụng cụ vận chuyển như : xô, can nhựa v.v độ dày của lớp cát khoảng 1 - 1,5 cm.

-Mật độ vận chuyển khô : từ 2 - 3 con/cm2 diện tích đáy của dụng cụ vận chuyển.

Thờigian vận chuyển từ 24 - 30 giờ.

Tỷlệ sống đạt từ 90 - 99%.

-Vận chuyển có nước.

Ðổlớp nước dày khoảng 1,5cm, bỏ một lớp mỏng rong biển phủ kín toàn bộ mặt đáy của dụng cụ vận chuyển, sau đó cho cua bột vào thùng vận chuyển, mật độ khoảng 3 - 4 con/cm2.

Thờigian vận chuyển từ 2 - 3 giờ.

-Vận chuyển bằng túi bơm ôxy :

Page 18: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Mậtđộ vận chuyển từ 2000 - 5000 con/1 túi, thời gian vận chuyển khoảng 3 giờ, tỷ lệ sống đạt được rất thấp : từ 0% đến 20% vì thế không áp dụng phương pháp vận chuyển này.

Câu 1616.1 Bệnh đóng rongNguyên nhân

Bệnh do một số vi sinh vật sống bám bên ngoài cơ thể tôm như: tảo sợi, nguyên sinh động vật, nấm và cả vi khuẩn.

Bệnh thường xảy ra trong các ao tôm bị ô nhiễm, không được thay nước, có nhiều thức ăn thừa...

Biện pháp xử lý khi tôm bị đóng rong Nếu tôm bệnh nhẹ, có thể kích thích tôm lột xác để tôm thay vỏ mới bằng cách

thay nước, hoặc dùng Saponin 5-7 ppm, Nếu thấy ao quá dơ, tôm bệnh nặng thì cần tăng cường thay nước, dùng hoá

chất diệt nguyên sinh động vật, diệt tảo. Sau đó dùng Zeolite và men vi sinh để ổn định lại môi trường.

16.2 Bệnh đen mangNguyên nhân

Bệnh do các nhóm vi khuẩn Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas…. Nhóm vi khuẩn này thường có nhiều ở các ao bị ô nhiễm, chất thải hữu cơ nhiều, tảo chết liên tục,…

Các loại vi khuẩn xâm nhập vào nơi tôm bị xây xát, tổn thương khiến tôm tiết ra sắc tố để bảo vệ cơ thể vì vậy làm xuất hiện những đốm đen, nâu trên vỏ tôm.

Các loại mầm bệnh khác như nấm, protozoa… là nhóm gây bệnh cơ hội, sẽ tấn công vào cơ thể tôm ở những đốm đen bị tổn thương.

Biện pháp xử lý khi tôm bị đen mang

Tránh thả mật độ quá dày (trên 40 con/ m2). Giữ đáy ao sạch. Chuẩn bị ao thật sạch trước khi thả tôm. Cho tôm ăn với lượng vừa đủ. Nên sử dụng men vi sinh, Zeolite, thuốc diệt

khuẩn thường xuyên để hạn chế các chất ô nhiễm và cạnh tranh với các nhóm vi khuẩn gây bệnh.

Khi tôm bệnh nên tăng cường thay nước để làm sạch ao, giãm lượng thức ăn, tăng cường Vitamine, sử dụng men vi sinh. Dùng thuốc diệt khuẩn để diệt bớt vi khuẩn trong ao.

Câu 17:17.1 Bệnh mềm võNguyên nhân

Nuôi tôm trong vùng nước có độ mặn thấp, độ kiềm thấp (<80ppm) Thức ăn thiếu chất khoáng để tạo vỏ. Nguồn nước bị nhiễm thuốc trừ sâu. Nguồn thức ăn thiếu Vitamine C

Phòng và trị bệnh

Page 19: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Trong quá trình cải tạo ao và suốt vụ nuôi phải làm sạch đáy ao và tránh nguồn nước bị nhiễm thuốc trừ sâu. Sử dụng thức ăn chất lượng cao, bổ sung thêm Vitamine, men vi sinh. Thường xuyên thay nước nếu có thể.

Nếu nuôi tôm trong vùng nước có độ mặn thấp, thường xuyên bón 10 kg vôi/Dolomite cho 1000 m2 ao mỗi 10 ngày để nâng độ kiềm, độ cứng lên trong khoảng mong muốn.

Sử dụng Premix khoáng.Câu 18: Bệnh phát sangNguyên nhân

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Vibrio harveyi và một số loài Vibrio khác. Bệnh có thể lây nhiễm từ các trại giống, bệnh phát triển mạnh trong những ao

có hàm lượng chất hữu cơ cao, chất thải tích tụ nhiều dưới đáy ao. Bệnh thường thấy vào đầu mùa mưa, ở những vùng nuôi có độ mặn cao, phát

triển mạnh nhất ở độ mặn 30 - 35‰, hầu như không thấy bệnh xuất hiện ở độ mặn dưới 5‰.

Phịng v trị bệnh Giảm ô nhiễm. Khi có điều kiện nên kiểm tra lượng vi khuẩn có trong nước. Khi thấy nước trong ao, ngoài ao có phát sáng (mà tôm chưa phát sáng) thì cần:

(1) thay nước và (2) tăng cường men vi sinh Khi thấy tôm bị phát sáng thì cần xử lý nước với thuốc diệt khuẩn và cấp cho ao

nuôi một nguồn nước mới trong sạch hơn.

Câu 19 Công tác chuẩn bị trước khi thả tôm

1. Nạo vét bùn và mùn bã hữu cơ ra khỏi ao. Có thể dọn bùn đáy ao theo phương pháp tẩy dọn khô hay tẩy dọn ướt Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên, dùng men vi

sinh để giúp phân hủy trong trường hợp không nạo vét hết bùn dơ ra khỏi ao. Trường hợp không có thể nạo vét bùn trong ao ra ngoài được, nên cải thiện đáy

ao với men vi sinh như Power pack hoặc Aqua bac hoặc Super PS.

2. Bón vôi - Phơi ao

Bón vôi cải tạo đáy ao CaO, Ca(OH)2. Chú ý bón vôi quanh bờ, tăng lượng vôi ở những nơi có nước và đáy ao màu đen

Phơi ao ít nhất 1 tuần, sau đó cày, bừa và lèn đất đáy ao thật chặt

3. Lấy nước vào ao

Sau khi đầm nén kĩ, tiến hành lấy nước vào ao, rửa đáy ao vài lần nếu cần thiết. Khi lấy nước vào ao cần lọc qua túi lưới lọc với kích thước 9,5 lỗ/cm2 ( hay 89 lỗ/cm2). Để nước lắng 1-2 ngày.

Page 20: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

4. Diệt khuẩn

Có thể dung các hóa chất như: Chlorine, Formaline, KMnO4, Cleaner-80… để sát khuẩn

Sục khí để xáo trộn5. Rào lưới ngăn cua 

Làm tấm Nilông (polyethylene hoặc PE) hoặc dùng lưới 3 lớp ngăn cua khoảng 30-50cm. Hạn chế cua vào ao: Cá tươi 01kg trộn với Fos 500 EC 200cc. Nhét vào hang cua ở khu vực đáy ao, quanh ao cả bên trong và bên ngoài ao, dùng đất sét bịt miệng hang.6. Gây màu nướcCó thể dùng phân vô cơ hay phân hữu cơ

Phân vô cơ: phân đạm ((NH4)SO4, Ca(NO3) urea và amide); phân lân(Ca(H2PO4)2.H2O) hoặc phân tổng hợp NPK

Phân hữu cơ: dùng phân chuồng như: phân gà, phân heo, phân bò,cám gạo, bột hạt bong….. Tuy nhiên hiện nay trong nuôi thâm canh mật độ cao, người ta không dùng phân chuồng, ngoại trừ phân gà vì hàm lượng dinh dưỡng cao

Hiện nay người ta còn kết hợp dùng men vi sinh để gây màu nước ao 7. Diệt tạpDùng thuốc diệt cá và các sinh vật khác (saponin) nếu cần thiết8. Thả giốngThả giống sau khi lấy nước vào ao 8-10 ngày. Khi thả giống cần chú ý đến màu nước( xanh lá cây hoặc nâu vàng là tốt), độ trong khoảng 40-50cm, nước không có mùi lạ. Có thể thử tôm trước khi thả đồng loạt

Kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả Có thể kiểm tra bằng cảm quan thong qua việc quan sát hoạt động, màu sắc, phụ bộ…

của tôm giống Kiểm tra bằng cách sốc môi trường: độ mặn, formol Nếu có điều kiện và nên kiểm tra mầm bệnh bằng PCR

Câu 20 Vấn đề sản xuất và nuôi tôm càng xanh toàn đực20.1 Kĩ thuật sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước. Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái. Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản.

Từ kết quả nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể, có chế di truyền điều khiển giới tính ở tôm càng xanh, các nhà khoa học đã kết luận bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n ở tôm càng xanh là 118, tôm đực đồng giao tử cặp nhiễm sắc thể giới tính (ZZ) và tôm cái dị giao từ (WZ). Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu điều khiểu giới tính tạo tôm càng xanh toàn đực và hiện có 3 giải pháp công nghệ được coi là có triển vọng ứng dụng, đó là:

Page 21: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Kỹ thuật chuyển giới tính

Sử dụng hooc môn đực(17a -methyltestosterone) hoá trộn vào thức ăn cho tôm ăn, hoặc hoà tan thành dung dịch để ngâm, tắm tôm trong những khoảng thời gian nhất định. Ðàm tôm toàn đực kiểu hình được tạo ra gồm các cá thể tôm đực có kiểu di truyền ZZ và tôm đực có kiểu di truyền WZ chuyển giới tính. Kết quả sử dụng hooc môn chuyển giới tính tôm phụ thuộc vào một số yếu tố, như loại hooc môn, thời gian, liều lượng sử dụng, giai đoạn phát triển của tôm khi đưa vào xử lý

Tạo tôm cái giả ZZ bằng hooc môn

Khi cho tôm cái giả ZZ cho sinh sản với tôm đực thường ZZ sẽ có đàn tôm con toàn đực ZZ. Có thể tạo tôm cái giả có kiểu di truyền ZZ bằng kỹ thuật chuyển giới tính cái sử dụng hooc môn điều khiển cái hoá (Diethynylstibestrol và Ethynylestradiol).

Kỹ thuật cắt tuyến androgenic tạo tôm cái giả ZZ

Tuyến androgenic ở tôm càng xanh chi phối quá trình biệt hoá giới tính đực. Một số nhà nghiên cứu cho thấy tôm càng xanh đực ở giai đoạn 30-60 ngày thổi khi được cắt bỏ tuyến androgenic sẽ chuyển giới tính thành tôm cái, tôm cái chuyển gới tính (ZZ) do cắt bỏ tuyến androgenic khi sinh sản với tôm đực thường (ZZ) cho đàn tôm có tỷ lệ đực từ 98-100%.

20.2 Kĩ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực

Qui trình kĩ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực tương tự như nuôi tôm càng xanh chung đực và cái tuy nhiên do tôm càng xanh đực có tính “các cứ địa phương” và có thể ăn nhau nên có một số lưu ý sau:

Mật độ trong nuôi tôm càng xanh toàn đực thường thấp hơn

Tạo điều kiện cho tôm lột xác đồng loạt

o Quản lý các yếu tố môi trường nuôi thật tốt

o Cung cấp đầy đủ thức ăn

Trong ao nuôi làm các giá thể như bỏ chà rải rát khắp ao để tôm có nơi ẩn nấp khi lột xác.

Câu 21 Biện pháp quản lý ao khi tôm lột xác đồng loạt Giảm lượng thức ăn xuống từ 25-50% trong 1-2 ngày sau đó tăng dần trở lại Quản lý độ cứng, độ mặn nằm trong khoảng thích hợp cho võ tôm cứng nhanh Trong giai đoạn tôm lột xác đồng loạt, phải quản lý các yếu tố thủy lý hóa thất tốt

tránh tôm bị sốc môi trường Sau khi võ tôm cứng lại cần cung cấp đẩy đủ thức ăn cho tôm.

Câu 22 TreflanSử dụng Trifluralin trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, Trifluralin được sử dụng đầu tiên trong lãnh vực sản xuất giống tôm sú nhằm phòng trị bệnh nấm sợi trên ấu trùng tôm, liều lượng sử dụng khoảng 0,05 mg/L cho phòng bệnh và 0,1 mg/L cho trị bệnh. Hiện nay, Trifluralin được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước và diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh trong nuôi cá, đặc biệt

Page 22: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

là ương cá tra giống. Các sản phẩm thương mại của Trifluralin hầu hết có thành phần hoạt chất là 48% ở dạng dung dịch, liều lượng khuyến cáo của các nhà sản xuất là 30-40 mL/1.000 m3 cho phòng bệnh và 80-100 mL/1.000m3 cho trị bệnh.Ảnh hưởng của Trifluralin đối với thủy sinh vật

Trifluralin rất độc đối với thủy sinh vật và cả động vật lưỡng cư. Độ độc cấp tính của Trifluralin (LC50 hoặc EC50) đối với những loài nhạy cảm (sensitive species) thường nhỏ hơn 0,1 mg/L

Ngoài ra, Trifluralin cũng ức chế sự phát triển của các loài thực vật thủy sinh, ở nồng độ 0,18 mg/L Trifluralin ức chế hoàn toàn sự phát triển của tảo Scenedesmus acutus (tảo Lục nước ngọt), ở hàm lượng 2,5 mg/L Trifluralin cũng ức chế hoàn toàn sự phát triển của các loài tảo biển.

Ảnh hưởng của Trifluralin đến sức khỏe của người và động vật Hàm lượng gây độc cấp tính (LD50) của Trifluralin đối với động vật trên cạn cao hơn

(ít độc hơn) so với động vật thủy sinh Lượng Trifluralin  được hấp thụ phân bố nhiều nhất trong mô mỡ, thận, gan, tuyến

thượng thận và máuTrifluralin làm giảm hàm lượng testosterone, FSH, LH đồng thời làm giảm số lượng tế bào mầm (germinal cell) và tế bào sinh dưỡng (somatic cell) trong tinh hoàn của chuột. Trifluralin cũng làm giảm hàm lượng LH, nhưng làm tăng hàm lượng cortisol, estradiol và insulin ở cừu.

Ngoài ra, Trifluralin còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi và làm giảm sinh trưởng của thế hệ con.

Trifluralin có thể gây ung thư trên người. Đây mới là giả thuyết vì trifluralin gây ung thư trên động vật trên cạn. Do đó vấn đề này con đang nghiên cứu. Do đó, nhiều quốc gia đã cấm hoặc hạn chế sử dụng

Tóm lại, Trifluralin rất độc cho sức khỏe của người và động vật, dư lượng của chúng trong môi trường có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học. Vì vậy, không nên sử dụng loại hóa chất này trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 23 Men vi sinh trong ngành thủy sảnPhn loại

Trộn vào thức ăno Enzymeo Vi khuẩn tiu hĩa (Bacillus)

Sử dụng trong môi trường đất, nước ao nuôio Khoáng vi lượng, enzyme, acid hữu cơ…o Vi khuẩn phân hũy chất hữu cơ

Lợi ích: Tạo môi trường nước, pH ổn định Phân huỷ môi trường nền đáy thích hợp cho sự phát triển của tôm Không thải chất ô nhiễm ra môi trường Hạn chế/không dùng các loại thuốc và hoá chất khác Ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn khác Hạn chế các mầm bệnh phát triển Hạn chế các độc tố trong nước, giảm BOD, COD… Tôm nuôi có chất lượng cao, FCR thấp…

Page 23: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KĨ THUẬT NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG GIÁP XÁC

Tuy nhiên: Kết quả sử dụng MP có nhiều ý kiến khác nhau bao gồm cả có hiệu quả rỏ và chưa rỏ. Điểm chung là các thử nghiệm hiệu quả của MP chưa ở qui mô sản xuất nên chưa thể

phân tích rỏ mức độ hiệu quả của sản phẩm. Hiệu quả của MP cũng sẽ rất khác nhau theo từng hệ sinh thái và kể cả theo vùng (ôn

và nhiệt đới)Hiệu quả liệt kê của MP có lẽ có quá lớn so với khả năng thực tế của nó (Shriff 2001)Do đó:

Sử dụng MP trong nuôi tôm hay trong nuôi thuỷ sản nói chung là đã là một vấn đề sự tranh luận. Một số người lúc đầu không ủng hộ việc đưa các vi khuẩn hay các vi sinh vật vào ao nuôi.

Dần dần, cũng có sự thay đổi, những người không ủng hộ việc sử dụng MP đã thay đổi suy nghĩ và bắt đầu sử dụng với phương thức thích hợp và có hiệu quả.

Tuy nhiên, không ai có thể chứng minh được là sản phẩm MP có thể cho kết quả như một phép màu.