13
Cầu Việt Trì II Dự án bao gồm phần cầu Việt Trì mới bắc qua sông Lô và phần đường dẫn phía Vĩnh Phúc, Phú Thọ và các cầu trên đường dẫn. Điểm đầu của Dự án kết nối vào QL2 mới thuộc địa phận xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tại lý trình Km0+00 (lý trình Dự án) cách QL2 hiện tại về bên phải khoảng 1,1km (tương ứng khoảng lý trình Km50+200 QL2);điểm cuối là tuyến vượt sông Lô bằng cầu Việt Trì mới (về phía thượng lưu cầu Việt Trì hiện tại khoảng 270m), trước mắt kết nối với đường trục chính Hùng Vương vào thành phố, giai đoạn hoàn chỉnh kết nối với đường Âu Cơ vành đai thành phố, điểm cuối Dự án sẽ kết thúc ở 2 tuyến đường nói trên. Tại đây thiết kế tổ hợp các nút giao. Tổng mức đầu tư của dự án (giai đoạn trước mắt): 1.900.548 triệu đồng trong đó chi phí xây dựng là1.104.008 triệu đồng. Giai đoạn trước mắt đầu tư xây dựng tuyến chính từ Km0+600 đến Km3+712 nối nút giao đường Hùng Vương với chiều dài tuyến 3.112m; xây dựng đoạn tuyến nhánh nối nhánh QL2 ở bờ Vĩnh Phúc với chiều dài tuyến khoảng 1.066m. Giai đoạn sau sẽ đầu tư thêm đoạn tuyến chính nối từ điểm đầu Dự án (Km0, kết nối với Dự án mở rộng Quốc lộ 2) đến Km0+600 (phía bờ Vĩnh Phúc); tuyến nối từ đường dẫn cầu Việt Trì đến đường Âu Cơ, cầu vượt và đường dẫn đầu cầu. Cầu Việt trì mới có tổng chiều dài 736,5m. Nhịp cầu chính dạng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng, nhịp cầu dẫn dạng dầm Super “T”, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép; Bề rộng cầu 22,5m (bao gồm 4 làn xe cơ giới 14,0m; hai làn xe hỗn hợp 6,0m, dải phân cách cứng

Thực tập kĩ thuật

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thực tập kĩ thuật

Cầu Việt Trì II

Dự án bao gồm phần cầu Việt Trì mới bắc qua sông Lô và phần đường dẫn phía Vĩnh Phúc, Phú Thọ và các cầu trên đường dẫn. Điểm đầu của Dự án kết nối vào QL2 mới thuộc địa phận xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tại lý trình Km0+00 (lý trình Dự án) cách QL2 hiện tại về bên phải khoảng 1,1km (tương ứng khoảng lý trình Km50+200 QL2);điểm cuối là tuyến vượt sông Lô bằng cầu Việt Trì mới (về phía thượng lưu cầu Việt Trì hiện tại khoảng 270m), trước mắt kết nối với đường trục chính Hùng Vương vào thành phố, giai đoạn hoàn chỉnh kết nối với đường Âu Cơ vành đai thành phố, điểm cuối Dự án sẽ kết thúc ở 2 tuyến đường nói trên. Tại đây thiết kế tổ hợp các nút giao.

Tổng mức đầu tư của dự án (giai đoạn trước mắt): 1.900.548 triệu đồng trong đó chi phí xây dựng là1.104.008 triệu đồng.

Giai đoạn trước mắt đầu tư xây dựng tuyến chính từ Km0+600 đến Km3+712 nối nút giao đường Hùng Vương với chiều dài tuyến 3.112m; xây dựng đoạn tuyến nhánh nối nhánh QL2 ở bờ Vĩnh Phúc với chiều dài tuyến khoảng 1.066m. Giai đoạn sau sẽ đầu tư thêm đoạn tuyến chính nối từ điểm đầu Dự án (Km0, kết nối với Dự án mở rộng Quốc lộ 2) đến Km0+600 (phía bờ Vĩnh Phúc); tuyến nối từ đường dẫn cầu Việt Trì đến đường Âu Cơ, cầu vượt và đường dẫn đầu cầu.  

Cầu Việt trì mới có tổng chiều dài 736,5m. Nhịp cầu chính dạng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng, nhịp cầu dẫn dạng dầm Super “T”, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép; Bề rộng cầu 22,5m (bao gồm 4 làn xe cơ giới 14,0m; hai làn xe hỗn hợp 6,0m, dải phân cách cứng ở giữa và dải an toàn 1,5m; gờ lan can 2 bên 1,0m). Đường dẫn hai đầu cầu và các cầu trên tuyến gồm có: chiều rộng nền đường là 24,0m (bao gồm 4 làn xe cơ giới. Hai làn xe hỗn hợp 6,0m, dải phân cách giữa và dải an toàn 3,0m; lề đất 2 bên 1,0m).

Với chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng và khuyến khích đầu tư theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, Liên danh CIENCO 1 - Yên Khánh - Thái Sơn được Bộ GTVT chỉ định làm Nhà đầu tư dự án với thời hạn khai thác hoàn vốn dự kiến 20 năm 08 tháng, Nhà đầu tư sử dụng Trạm thu phí đặt tại QL2 thuộc địa phận phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để thu phí hoàn vốn cho Dự án.

     Dự án xây dựng cầu và đường hai đầu cầu Việt Trì mới vượt sông Lô sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt trên

Page 2: Thực tập kĩ thuật

Quốc lộ 2 từ tỉnh Vĩnh Phúc đến tỉnh Phú Thọ, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh phía Tây Bắc, đồng thời tạo cơ sở hạ tầng để Thành phố Việt Trì trở thành đô thị loại 1 vào năm 2015. Dự án góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trên cầu Việt Trì hiện tại, phục vụ đồng bào cả nước và kiều bào nước ngoài hàng năm tham quan và dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích Lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng.

Cầu đông trù

Với tổng mức đầu tư là 6.661 tỷ đồng, tuyến đường 5 kéo dài (Cầu Chui – Cầu Đông Trù – Phương

Trạch – Bắc Thăng Long) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp I, tốc độ 80 km/h. Tuyến đường này

được khởi công xây dựng từ năm 2005, có độ dài toàn tuyến là 13,3km. Cầu Đông Trù là hạng mục quan

trọng trên tuyến đường này.

Page 3: Thực tập kĩ thuật

Cầu Đông Trù là hạng mục quan trọng trên tuyến đường 5 kéo dài

Cầu Đông Trù dài 1,1 km bắc qua sông Đuống, mặt cắt rộng 55 m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường

dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chínhm trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m. Cầu

Đông Trù được áp dụng công nghệ mới và là cầu vòm ống thép nhồi bê tông đầu tiên ở khu vực Đông

Nam Á. Công trình có khả năng chịu được động đất cấp 8.

Phần trên của cầu gồm 3.000 tấn vòm thép, 94 dầm ngang, 176 dầm dọc, 2.324 phiến dầm bản và 2.400

khối bê tông nhồi trong vòm thép…

Cây cầu nối với đường 5 kéo dài sẽ góp phần hoàn thiện đường vành đai 2 phía Bắc Hà Nội, thúc đẩy

phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị như Bắc Thăng Long-Vân Trì, Đông Anh-Cổ Loa, Gia Lâm-Sài

Đồng-Yên Viên. Dự án cũng sẽ góp phần giải tỏa lưu lượng phương tiện giao thông liên tỉnh và nội thành

theo các hướng Quảng Ninh, Hải Phòng đi các tỉnh Tây Bắc.

Page 4: Thực tập kĩ thuật

Sau lễ thông xe, người dân hai bên bờ Sông Đuống đã được đi trên cây cầu hiện đại, không phải đi đò

mất an toàn như trước đây

Cây cầu hoàn thành để chào mừng kỉ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô

Page 5: Thực tập kĩ thuật

Cầu Đông Trù có chiều dài 1.140m bắc qua sông Đuống, với 8 làn xe

Người dân đi từ phía xã Đông Trù, huyện Đông Anh sang phường Thượng Thanh, quận Long Biên

Page 6: Thực tập kĩ thuật

Kết cấu phần dưới cầu Đông Trù gồm 4 trụ, với 216 cọc khoan nhồi đường kính 2 m, độ sâu 40-60 m,

thân trụ đặc.

Làn đường hai bên cầu giành cho xe thô sơ, xe hai bánh

Page 7: Thực tập kĩ thuật

Hệ thống điện của cầu

Hệ thống đường dưới chân cầu

Page 8: Thực tập kĩ thuật

Điểm đỗ xe buýt dưới chân cầu

Đường nối với đường 5

Page 9: Thực tập kĩ thuật

Đường hầm dành cho người đi bộ dưới chân cầu

Page 10: Thực tập kĩ thuật

Người dân thích thú đi dạo ngắm cây cầu

Dấu ấn về công nghệ thi công 

Cầu Đông Trù là hạng mục thuộc dự án xây dựng đường 5 kéo dài được HĐND thành phố Hà Nội xếp trong danh mục 37 công trình, dự án trọng điểm giai đoạn 2011-2015. Dự án đường 5 kéo dài có tổng mức đầu tư trên 6.600 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách Nhà nước; trong đó gói thầu xây dựng cầu Đông Trù là gói thầu quan trọng nhất. Đây cũng là công trình đặc biệt ý nghĩa sẽ chính thức được thông xe đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 sắp tới. Cầu nối từ xã Đông Hội, huyện Đông Anh sang phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, cách cầu Đuống cũ khoảng 4,5km. Cầu dài 1.140m có 8 làn xe cơ giới và 2 làn đường sắt đô thị. Ngoài hệ thống đường dẫn 2 đầu, cầu gồm 3 nhịp chính; trong đó 2 nhịp biên dài 80m và nhịp giữa sông dài 120m. 

Page 11: Thực tập kĩ thuật

Toàn bộ phần vòm thép của cầu

Đông Trù đã được lắp đặt vào cuối tháng 6 vừa qua. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.

Đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Nội, cầu Đông Trù là công trình mang tầm thế kỷ còn với những cán bộ, kỹ sư, công nhân của Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1), đây là công trình của những dấu ấn về công nghệ thi công. Theo thiết kế, cầu Đông Trù với kết cấu vòm thép nhồi bê tông 3 nhịp cầu đôi liên tục, có mặt cầu rộng nhất Việt Nam. Sau khi hoàn thành các công trình tương tự gồm cầu Châu Giang – Phủ Lý (Hà Nam) và cầu Rồng (Đà Nẵng), Cienco1 được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ đảm nhiệm thi công kết cấu phần trên cầu Đông Trù từ tháng 4/2013, đồng thời giao tiến độ hoàn thành sau 18 tháng, đúng vào dịp đại lễ kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2014. 

Giám đốc Ban điều hành dự án cầu Đông Trù, ông Đặng Thanh Bình cho biết, cuối tháng 3, lô hàng thép tấm đầu tiên để sản xuất vòm ống thép về đến Việt Nam cũng đúng vào thời điểm các cơn lũ lớn của mùa lũ 2013 bắt đầu ngưng, đảm bảo để các đơn vị sản xuất vòm và thi công trên công trường tập trung các mũi thi công. Vừa sản xuất kết cấu thép, vừa thi công bê tông khối đỉnh trụ, dầm ngang đúc tại chỗ chân vòm, vừa chuẩn bị đà giáo trụ tạm và các thiết bị cẩu lắp. Ngày 24/1/2014 đoạn vòm thép đầu tiên đã được lắp dựng an toàn. Đặc biệt, trong hai ngày 10/4 và 6/5/2014 đã đánh dấu mốc quan trọng quyết định kỹ thuật thi công dự án. Hai đoạn vòm hợp long tổ hợp dài 53m, rộng 24m, nặng 280 tấn đã được lắp đặt đến cao trình gần 50m bằng hệ thống kích

Page 12: Thực tập kĩ thuật

đa hành trình đảm bảo chính xác và an toàn, đồng thời đảm bảo thời gian khống chế trong 5 giờ để trả lại lòng sông thông thuyền. Đây là lần đầu tiên Cienco1 áp dụng kỹ thuật thi công này và đã thành công. 

Nhìn lại chặng đường khó khăn, vất vả với bao ẩn số kỹ thuật khó khăn, phức tạp, ông Đặng Thanh Bình tâm sự, nhiều sáng kiến kỹ thuật đã được cán bộ kỹ sư và công nhân lao động áp dụng thành công như thay đổi phương án lắp đặt đoạn vòm tổ hợp, thiết kế cửa van đóng mở chuyển tiếp ống bê tông trên vòm; giải pháp kết hợp trụ đỡ tạm và giá nâng kích đa hành trình; thay đổi biện pháp nâng phiến dầm ngang trên mặt bệ trụ... Với quy mô lớn và yêu cầu khắt khe về mặt công nghệ, sau khi hoàn thành, cầu Đông Trù đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về tiếp thu khoa học, công nghệ mới thi công loại hình cầu vòm ống thép nhồi bê tông nhịp độ lớn của tổng công ty và là công trình tiêu biểu của ngành cầu đường Việt Nam. 

Điểm nhấn kiến trúc và hướng phát triển 

Tại cuộc kiểm tra tiến độ thi công cầu Đông Trù vào đầu tháng 5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá cao vẻ đẹp của cầu Đông Trù, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư và các sở, ngành cần đặc biệt lưu ý việc trang trí kiến trúc để tạo điểm nhấn cho khu vực phía bắc Thủ đô. 

Theo Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn (chủ đầu tư), tuyến đường 5 kéo dài, Cầu Chui – Cầu Đông Trù – Phương Trạch – Bắc Thăng Long là tuyến đường đô thị cấp 1 dài 13,32 km, bao gồm 19 gói thầu. Đến nay, ngoài gói thầu số 18 san nền các ô đất quy hoạch hai bên đường thuộc quận Long Biên vẫn phụ thuộc giải phóng mặt bằng, các gói thầu còn lại dự kiến đều hoàn thành trong tháng 9 để kịp thông xe toàn tuyến, đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10. Dự án đường 5 kéo dài và cầu Đông Trù sau khi hoàn thành sẽ là trục giao thông xuyên suốt, kết nối và mở ra hướng phát triển cho khu vực phía Bắc sông Hồng. 

Nếu như những cây cầu xây dựng trước đây như Thăng Long, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Chương Dương dường như mới đáp ứng được công năng vận tải thì cầu Đông Trù ngoài công năng trên còn là điểm nhấn cảnh quan với kiến trúc thượng tầng lộ thiên rất đẹp. Công trình này cũng đánh dấu sự thay đổi về tư duy của thành phố khi đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Giờ đây song song với cây cầu Đuống già nua xập xệ, cây cầu Đông Trù hiện đại đã thành hình nối với tuyến đường 5 kéo dài được xây dựng khang trang, thông ra trục đường Nguyễn Văn Cừ, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông phía bắc sông Hồng.