35
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TT NGHIP KHÓA 4 MÔN LÝ THUYT CHUYÊN MÔN NGÀNH: ĐIỆN TÀU THY 1) Trình bày cu to, nguyên lý làm vic và đặc tính bo vvic của rơ le nhiệt kiu kim loi kép? TRLI + Cu tạo rơ le nhiệt 1. Bphận đốt nóng. 2. Tiếp điểm thường đóng. 3. Thanh kim loi kép. (có hsgiãn nnhit khác nhau). 4. Đòn by. 5. Lò xo. 6. Nút n phc hi. Gii thích Hình v+ Nguyên lý làm vic của rơ le nhiệt - Nguyên lý làm vic da vào tác dng ca dòng điện. - Bphận đốt nóng (1) đấu ni tiếp vào mạch điện chính ca thiét bcn bo v. Khi dòng điện trong mạch tăng quá mức quy định ( động cơ bị quá ti) thì nhiệt lượng tora làm cho tm kim loi kép (3) cong lên phía trên ( vphía kim loi có hsgiãn nnh). Nhlc kéo ca lò xo (5), đòn by (4) squay và mtiếp điểm (2). Mch điện tđộng mất điện. Bphận đốt nóng nguội đi -> thanh kim loi kép hết cong ->n nút n phc hi (6) đưa rơle về vtrí cũ, tiếp điểm (2) đóng.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA 4cdhanghai.edu.vn/home/wp-content/uploads/2014/08/de-cuong-tot-nghiep... · ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA 4 MÔN LÝ THUYẾT

  • Upload
    votu

  • View
    227

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA 4 MÔN LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN

NGÀNH: ĐIỆN TÀU THỦY

1) Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc tính bảo vệ việc của rơ le nhiệt kiểu

kim loại kép? TRẢ LỜI

+ Cấu tạo rơ le nhiệt

1. Bộ phận đốt nóng. 2. Tiếp điểm thường

đóng. 3. Thanh kim loại kép.

(có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau).

4. Đòn bẩy.

5. Lò xo. 6. Nút ấn phục hồi.

Giải thích

Hình vẽ

+ Nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt

- Nguyên lý làm việc dựa vào tác dụng của dòng điện. - Bộ phận đốt nóng (1) đấu nối tiếp vào mạch điện chính của thiét bị cần bảo vệ. Khi

dòng điện trong mạch tăng quá mức quy định ( động cơ bị quá tải) thì nhiệt lượng toả ra làm cho tấm kim loại kép (3) cong lên phía trên ( về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ). Nhờ lực kéo của lò xo (5), đòn bẩy (4) sẽ quay và mở tiếp điểm (2). Mạch điện tự động mất điện. Bộ phận đốt nóng nguội đi -> thanh kim loại kép hết cong ->ấn nút ấn phục hồi (6) đưa rơle về vị trí cũ, tiếp điểm (2) đóng.

t

I/ Iđm

+ Đặc tính bảo vệ của rơle nhiệt.

- Đặc tính bảo vệ của rơle nhiệt là quan hệ giữa thời gian tác động t và dòng điện tác động I.

t = f (I)

- Khi I < Iđm rơle không tác động, vì nhiệt độ thấp, độ chuyển dời của kim loại kép bé, chưa tạo ra lực cần thiết nên tiếp điểm chưa thay đổi trạng thái. Khi dòng điện càng tăng, thời gian tác động càng giảm.

2) Vẽ sơ đồ và phân tích nguyên lý làm việc mạch điện tự động chuyển đổi nguồn điện.

Yêu cầu:

Khi nguồn điện I (Nguồn điện ưu tiên) mất điện thì phụ tải được cấp bởi nguồn điện II (nguồn điện dự phòng). Khi nguồn điện I có trở lại thì nguồn điện II ngừng cấp cho phụ tải.

TRẢ LỜI

* Sơ đồ nguyên lý

- Mạch động lực

- Mạch điều khiển

* Giới thiệu mạch điện

- CB1, CB2: Áptômát

- K1, K2: Công tắc tơ

- TR: Rơle điện áp

- PT: Phụ tải

- R1, S1, T1, N1: Nguồn điện I (Nguồn ưu tiên)

- R2, S2, T2, N2: Nguồn điện II (Nguồn dự phòng)

* Nguyên lý hoạt động

- Khi nguồn điện I có điện, rơle điện áp TR có điện làm cho tiếp điểm TR1 đóng lại và TR2 mở ra. Khi đó cuộn dây công tắc tơ K1 có điện, tiếp điểm K11 đóng lại – Phụ tải được cấp bởi nguồn điện I (Nguồn ưu tiên).

PT

K1.1

K2.2

TR1

K1 TR K2

K1.2

TR2

K2.1

OB2OB1

T1

S1

R1 R2

S2

T2

- Khi nguồn I mất điện, rơle điện áp TR mất điện, cuộn dây công tắc tơ K1 mất điện, tiếp điểmTR2, K1.2 đóng lại, cuộn dây điều khiển K2 có điện. Khi K2 có điện tiếp điểm K2.1 đóng lại – Phụ tải được cấp bởi nguồn điện II (Nguồn dự phòng)

- Bảo vệ hệ thống điện bằng CB1 và CB2.

3) Nêu nguyên tắc điều khiển truyền động điện theo thời gian? Trình bày khâu mở

máy động cơ điện một chiều kích từ độc lập có 2 cấp điện trở phụ trong mạch phần ứng theo nguyên tắc thời gian và nhận xét về nguyên tắc điều khiển này?

TRẢ LỜI

Nội dung nguyên tắc điều khiển truyền động điện theo thời gian

Điều khiển theo nguyên tắc thời gian dựa trên cơ sở là thông số làm việc của mạch động lực biến đổi theo thời gian.

Những tín hiệu điều khiển phát ra theo một quy luật thời gian cần thiết để làm thay đổi trạng thái của hệ thống.

Nguyên lý hoạt động của mạch mở máy động cơ điện một chiều kích từ độc lập có 2 cấp điện trở phụ trong mạch phần ứng:

Trạng thái ban đầu sau khi cấp nguồn động lực và điều khiển thì rơle thời gian 1RTh được cấp điện mở ngay tiếp điểm thường kín đóng chậm RTh(9-11). Để khởi động ta phải ấn nút mở máy M(3-5), công tắc tơ Đg hút sẽ đóng các tiếp điểm ở mạch động lực, phần ứng động cơ điện được đấu vào lưới điện qua các điện trở phụ khởi động r1, r2.

Dòng điện qua các điện trở có trị số lớn gây ra sụt áp trên điện trở r1. Điện áp đó vượt quá ngưỡng điện áp hút của rơle thời gian 2RTh làm cho nó hoạt động sẽ mở ngay tiếp điểm thường kín đóng chậm 2RTh(11-13), trên mạch 2G cùng với sự hoạt động của rơle 1RTh chúng đảm bảo không cho các công tắc tơ 1G và 2G có điện trong giai đoạn đầu của quá trình khởi động.

4) Trình bày nguyên lý cấu tạo và hoạt động của áptômát dòng điện cực đại? Nêu

cách lựa chọn áptômát? TRẢ LỜI

a.Cấu tạo áptômát dòng cực đại

1. Nam châm điện. 2. Nắp. 3. Lò xo cản. 4. Móc răng. 5. Cần răng. 6. Lò xo kéo.

(Vẽ hình)

(Giải thích)

b. Nguyên lý hoạt động:

Áptômát dòng cực đại tự động ngắt mạch khi dòng điện trong mạch vượt quá trị số dòng chỉnh định Icđ. Khi I > Icđ, lực điện từ của nam châm điện (1) thắng lực cản của lò xo (3), nắp (2) bị kéo làm móc răng (4) và cần răng (5) bật ra, lò xo (6) kéo tiếp điểm động ra khỏi tiếp điểm tĩnh. Mạch điện bị ngắt.

Áptômát dòng cực đại dùng để bảo vệ mạch điện khi bị quá tải hay ngắn mạch.

c. Lựa chọn áptômát. Việc lựa chọn áptômát chủ yếu dựa vào:

- Dòng điện tính toán đi trong mạch điện.

- Dòng điện quá tải.

- Khả năng thao tác có chọn lọc.

- Ngoài ra còn phải căn cứ vào điều kiện làm việc của phụ tải.

1

2

3 4 5 6

i

i

5) Trình bày cấu trúc và thuật toán hoàn chỉnh của hệ thống lái tự động trên tàu thủy?

TRẢ LỜI a. Sơ đồ cấu trúc

Vì con tàu có quán tính lớn, đặc biệt con tàu có kích thước và trọng tải lớn, có tuyến hình khác nhau, có sự thay đổi đáng kể các thông số động học khi thay đổi trọng tải, loại hàng ... do vậy nếu chúng ta sử dụng sơ đồ hệ thống lái tự động cơ bản như ở trên thì chất lượng hệ thống sẽ không cao. Để nâng cao chất lượng hệ thống người ta thường đưa thêm các khâu hiệu chỉnh song song và phản hồi người ta cải thiện sơ đồ, mắc thêm các khâu hiệu chỉnh nối tiếp, song song...

Các phần tử trong sơ sơ đồ cấu trúc:

Sơ đồ cấu trúc đầy đủ hệ thống lái tự động, trong đó:

0: Góc đặt hướng đi cho trước

: Hướng đi thực của con tàu

: Độ chênh lệch giứa hướng đi cho trước và thực tế

K1 : Khối khuếch đại tỉ lệ độ lệch hướng

K2d/dt

K1 KDDDDD

TH ML CT BL

K4 K3dt

LB

K5d/dt

0 y

f

+ - -

+

KĐ: Khối khuếch đại tổng

THTG: Khối thực hiện trung gian

ML: Máy lái

: Góc bẻ lái

LB: Phân tử cảm biến hướng đi của tàu

ĐH: Khâu đặt hướng đi cho trước

CT: Đối tượng điều khiển ( con tàu )

K4: Tín hiệu phản hồi góc bẻ lái

K1: Khối tạo tín hiệu tỷ lệ góc bẻ lái.

K2d/dt: Khối tạo tín hiệu vi phân góc bẻ lái.

K3dt: Khối tạo tín hiệu tích phân góc bẻ lái.

LB: la bàn lấy tín hiệu phản hồi hướng đi thực của con tàu.

K4: Khối tạo tín hiệu tỷ lệ góc quay bánh lái.

f: Tác động của nhiễu(sóng, gió, hải lưu,…).

y: Tín hiệu điều khiển của hệ thống.

b. Phương trình thuật toán điều khiển hệ thống lái tự động:

y = K1 + K2d/dt + K3dt - K4 - K5d/dt.

* Nguyên lý điều khiển:

Khi hướng đi của con tàu trùng với hướng đi đặt trước (= 0) thì = 0.

Giả sử nhiễu tác động làm tàu lệch khỏi hướng đi cho trước ( 0), khi đó hướng đi thực tế của tàu sẽ được cảm nhận từ phản ánh về so sánh với hướng lệnh cho trước 0 xuất hiện = 0 - 0. Các tín hiệu tỷ lệ, vi phân, tích phân sau khi được đưa vào khâu khuếch đại sẽ qua khối thực hiện trung gian tác động bẻ lái đưa tàu về hướng đi ban đầu.

Khi bánh lái quay xuất hiện tín hiệu phản hồi K4 và K5d/dt làm giảm tín hiệu điều khiển y. Khi tàu trở về hướng đi đặt trước thì = 0. Trong quá trình tàu dần trở về hướng đi đặt trước, tín hiệu điều khiển đổi dấu, bánh lái được quay theo chiều ngược lại dần trở về mặt phẳng đối xứng của con tàu.

Như vậy khi mũi tàu trở về hướng đi đặt trước thì đồng thời bánh lái cũng trở về mặt phẳng đối xứng.

Do có quán tính, tàu có xu hướng dao động một vài lần sau đó tàu sẽ trở lại hướng đi ban đầu.

Đối với sơ đồ hoàn chỉnh trên :

- Giảm độ quá điều chỉnh, thời gian quá độ và số lần dao động của hệ thống do sử dụng các khâu vi phân

- Nâng cao tính chính xác do sử dụng khâu tích phân 6) Tính toán và vẽ sơ đồ trải bộ dây stato máy điện xoay chiều 3 pha rôto lồng sóc

theo kiểu đồng tâm 1 lớp dặt tập trung với số liệu sau:

Z = 24; 2p = 4; m = 3; a = 1.

TRẢ LỜI

Tính toán đúng các thông số kỹ thuật

- Tính số bối trong một tổ bối:

24 22 12

Zqpm

(rãnh)

- Tính bước cực :

24 62 4Zp

(K/rãnh)

- Tính độ lệch pha giữa hai rãnh liên tiếp:

360 360 2 3024

p xZ

(độ điện)

- Tính khoảng cách giữa các pha:

120 120 430

(K/rãnh)

1y 2*2 1 5 (khoảng rãnh)

2y 2*2 3 7 (khoảng rãnh)

7) Trình bày các bước khởi động từ xa của Diezel trên tàu thủy?

TRẢ LỜI

Để khởi động thành công và công tác tốt cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị khởi động

- Via máy: Nhằm tránh sức ì, chọn thời điểm khởi động thích hợp, kiểm tra máy có bị kẹt không, bôi trơn một số chi tiết chuyển động. Có tiếp điểm hành trình via máy để khống chế mạch khởi động và có đèn báo máy đang via, không cho phép khởi động khi máy đang via.

- Khởi động bơm dầu bôi trơn: Còn có mạch báo động và bảo vệ Pdầu thấp được ngắt ra khi khởi động.

- Bơm nước làm mát

Z A B X Y C

- Chuẩn bị mạch điện: Bật các công tắc cấp nguồn

- Chuẩn bị mạch gió khởi động và điều khiển

- Chọn trạm điều khiển

Bước 2: Khởi động máy

- Bẻ tay điều khiển theo chiều chuyển động cần thiết có tiếp điểm hành trình của tay điều khiển với mục đích:

+ Dịch trục cam theo chiều tiến

+ Dịch trục cam theo chiều lùi

Khi cam nằm đúng vị trí chuyển động cần thiết (tiến hoặc lùi) đóng tiếp điểm hành trình của trục cam để ngắt gió dịch trục cam và báo bằng đèn, trạng thái của vị trí cam nó.

- Mở gió khởi động đưa gió khởi động (20 - 30 kg/cm2) từ chai gió vào đĩa chia gió rồi tới xi lanh của động cơ để tiến hành khởi động.

- Mở khoá bộ điều tốc đưa tham số của máy về vị trí ứng với tốc độ min (0,2 nđm), hạn chế nhiên liệu đưa vào động cơ lúc khởi động.

- Kết hợp giữa gió và nhiên liệu dẫn tới quá trình cháy nổ và động cơ khởi động. Lúc này xẩy ra hai trường hợp là máy khởi động thành công hoặc không thành công:

+ Nếu diesel khởi động thành công, xuất hiện tín hiệu tốc độ, qua rơle tốc độ phản hồi về ngắt gió khởi động, ngắt thiết bị điều khiển hạn chế nhiên liệu và đưa tín hiệu bảo vệ áp lực dầu bôi trơn thấp vào hoạt động đồng thời báo khởi động thành công bằng đèn.

+ Nếu diesel khởi động không thành công cũng ngắt gió khởi động và báo trạng thái bằng đèn: Dùng rơle thời gian, khống chế thời gian KĐ

- Sau đó tiến hành KĐ lại một số lần 34 lần

Nếu lần cuối KĐ không thành công có báo động bằng đèn hoặc còn có khoảng cách thời gian khống chế các lần KĐ để nạp gió.

8) Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch điện khởi động gián tiếp động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc bằng cách tự động đổi nối Y/ có đảo chiều dùng khởi động từ và nút ấn?

TRẢ LỜI

* Nguyên lý hoạt động.

CB

R S N

F1

K1 K2

OL

K4

K3

OL

K1

STOP

FWD REV

K1.1

K2.2

F2

K2

K2.1

K1.2

K3

K2.3 K1.3

K4 TM

TM TM

K4.1 K3.1

T

- Khởi động : Đóng cầu dao mạch động lực cấp nguồn cho mạch chờ hoạt động. Khởi động theo chiều thuận nhấn FWD cuộn K1 có nguồn đóng tiếp điểm K1.1 duy trì đồng thời mở tiếp điểm K1.2 khống chế mạch điều khiển quay ngược. Cuộn K1 có nguồn đóng tiếp điểm K1 bên mạch động lực cấp nguồn cho động cơ quay thuận, đồng thời cuộn K3 có nguồn đóng tiếp điểm K3 mạch động lực động cơ khởi động chạy Y. Rơ le thời gian TM có nguồn sau thời gian đặt 5s tiếp điểm thường đóng mở chậm mở ra ngắt nguồn cuộn K3 đồng thời tiếp điểm thường mở đóng chậm đóng lại cấp nguồn cho cuộn K4, động cơ hoạt động ở chế độ . Tiếp điểm K3.1 và K4.1 khoá chéo khống chế hoạt động của K3 hoặc K4.

- Đảo chiều : Muốn đảo chiều quay động cơ phải dừng động cơ trước nhấn nút STOP sau đó nhấn REV quá trình khởi động diễn ra tương tự quá trình khởi động theo chiều thuận. Tiếp điểm thường đóng K1.2 và K2.2 khoá chéo khống chế hoạt động quay thuận và ngược đảm bảo động cơ luôn hoạt động theo 1 chiều nhất định đảm bảo an toàn.

- Dừng : Muốn dừng động cơ nhấn STOP.

- Bảo vệ: Động cơ được bảo vệ quá nhiệt nhờ Rơle nhiệt OL, bảo vệ ngắn mạch nhờ cầu chì F, các tiếp điểm khoá chéo khống chế hoạt động của động cơ theo 1 chế độ nhất định đảm bảo an toàn của động cơ

9) Nêu tác dụng khi các máy phát điện làm việc song song? Các yêu cầu và điều kiện hoà đồng bộ 2 máy phát?

TRẢ LỜI

a. Tác dụng khi các máy phát điện làm việc song song:

+ Sẽ đảm bảo cung cấp năng lượng điện cho mọi chế độ hoạt động của tầu, có thể ngắt một hay một số máy khi ít tải.

+ Có khả năng khởi động được các động cơ dị bộ có công suất lớn so với công suất của máy phát

+ Có khả năng phục hồi điện áp nhanh.

+ Khi chuyển từ máy này sang máy kia không xẩy ra hiện tượng ngắt điện (Nguồn trên thanh cái lúc nào cũng có điện).

+ Giảm được trọng lượng của các thiết bị phân phối.

b. Yêu cầu của các máy phát khi làm việc song song :

+ Cung cấp đầy đủ năng lượng điện cho mọi chế độ hoạt động của tầu.

+ Các máy phát phải làm việc ổn định với phạm vi thay đổi tải lớn.

+ Quá trình phân phối tải giữa các máy phát phải đều nhau.

+ Giá trị dòng cân bằng phải bé nhất (lý tưởng bằng không) Icb =0 ( đối với máy phát xoay chiều thì coi như r = 0 ).

c. Điều kiện hòa đồng bộ các máy phát xoay chiều.

- Điện áp máy phát bằng điện áp lưới.

- Tần số máy phát bằng tần số lưới.

- Thứ tự pha của máy phát trùng thứ tự pha của lưới.

- Pha của điện áp máy phát trùng với pha của điện áp lưới. 10) Trình bày các phương pháp mở máy động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc?

TRẢ LỜI

- Mở máy trực tiếp: Đóng trực tiếp động cơ điện vào lưới điện.

+) Ưu điểm : Đây là phương pháp mở máy đơn giản nhất.

+)Nhược điểm:

Dòng điện mở máy lớn, làm sụt điện nguồn.

Nếu công suất của máy lớn, thời gian mở máy

sẽ rất lâu, có thể làm chảy cầu chì bảo vệ.Vì thế

phương pháp này được dùng khi công suất lưới

Đ/C

C B A

CD

lớn hơn công suất động cơ rất nhiều.

- Dùng cuộn kháng nối tiếp vào mạch stato.

Điện áp mạng điện đặt vào động cơ qua cuộn kháng DK. Lúc mở máy cầu dao CD1 đóng, cầu dao CD2 mở . Nhờ có điện áp rơi trên cuộn kháng, điện áp đặt vào động cơ giảm đi k lần, mômen giảm đi k2 lần (vì mômen tỷ lệ với bình phương điện áp). Khi động cơ đã quay ổn định thì đóng cầu dao D2.

- Dùng máy biến áp tự ngẫu.

Điện áp mạng điện dặt vào sơ cấp máy biến áp tự ngẫu, điện áp thứ cấp máy biến áp tự ngẫu đặt vào động cơ. Thay đổi vị trí con chạy để lúc mở máy điện áp đặt vào động cơ nhỏ, sau đó tăng dần dần lên bằng định mức.

- Phương pháp đổi nối sao - tam giác.

Phương pháp này chỉ dùng được với những động cơ khi làm việc bình thường dây quấn stato nối hình tam giác.

Khi mở máy nối hình sao để điện áp đặt vào mỗi pha giảm 3 lần. Sau khi mở máy nối lại thành hình tam giác. Khi mở máy đóng cầu dao sang phía Y, mở máy xong đóng sang .

3P 3P

3P

11) Vẽ hình, trình bày từ trường đập mạch của động cơ một pha?

TRẢ LỜI

- Vẽ hình

Từ trường của dòng điện 1 pha là từ trường đập mạch ,từ trường này được phân bố dọc theo khe hở không khí giữa rô to và stato biên độ được biến đổi theo thời gian và cũng theo 1 quy luật hình sin như đồ thị (hình vẽ)

- Xét tại thời điểm từ ( 0 – T/2 ) dòng điện đi theo 1 chiều được xác định như (Ha) . Lúc đó từ trường hướng từ phải qua trái . Giá trị dòng điện tăng dần từ 0 đến Imax sau đó trở về 0 . tương ứng với từ trường tăng dần từ 0 đến Bmax sau đó về 0

- Xét thời điểm ( T/2 – T) . giá trị dòng điện đổi chiều (Hb) . Hướng từ trường thay đổi từ trái sang phải . Dòng điện biến thiên từ 0 đến Imin rồi về 0 tương ứng với từ trường cũng biến thiên từ 0 đến Bmin rồi trở về 0

- Nếu biểu thị từ trường B là 1 véc tơ thì véc tơ này luôn hướng theo trục của cuộn dây , trị số biểu thị từ – Bmin đến Bmax. Hai từ trường này cùng tốc độ nhưng có chiều ngược nhau : - Bmin = Bmax = B/ 2

Như vậy tổng hợp 2 từ trường quay ngược chiều nhau thành từ trường đứng yên hay còn gọi là từ trường đập mạch .

12) Trình bày các thao tác đóng và ngắt máy phát với lưới điện xoay chiều?

TRẢ LỜI

t

T

0

U,I Imax

+

-

1800 360

0 Imin T/2

N S N S

a, Thao tác đóng máy phát xoay chiều với lưới điện:

- Khởi động diesel và điều chỉnh tốc độ diesel tới tốc độ định mức (kiểm tra tần số bằng cách quan sát các đồng hồ tần số).

- Kiểm tra điện áp máy phát bằng cách kiểm tra các đồng hồ điện áp.

- Thực hiện việc hòa đồng bộ : khi thời điểm hòa thỏa mãn thì đóng aptomat nối máy phát với lưới điện.

- Thực hiện phân chia tải giữa các máy phát bao gồm:

+ Phân chia tải tác dụng bằng cách tăng lượng dầu vào máy mới hòa đồng thời giảm lượng dầu vào máy đang làm việc; quan sát các đồng hồ để điều chỉnh sao cho tần số trạm là không đổi. Quá trình phân chia tải kết thúc khi công suất của các máy tương ứng như nhau trên các đồng hồ chỉ công suất của máy phát.

+ Phân chia tải phản tác dụng bằng cách tăng điều chỉnh kích từ của các máy phát quan sát các đồng hồ để điều chỉnh sao cho dòng điện của các máy tương ứng như nhau.

b, Thao tác ngắt máy phát xoay chiều khỏi lưới điện:

- Thực hiện việc chuyển tải tác dụng từ máy phát chuẩn bị ngắt sang các máy còn làm việc bằng cách giảm lượng dầu vào máy sẽ ngắt đồng thời tăng lượng dầu vào máy đang làm việc; quan sát các đồng hồ công suất và tần số để điều chỉnh sao cho tần số trạm là không đổi. Quá trình chuyển tải kết thúc khi công suất của máy sẽ ngắt bằng 0.

- Ngắt mát phát khỏi lưới điện bằng cách ngắt aptomat máy phát.

- Giảm tốc độ diesel đến tốc độ min.

- Kiểm tra các thông số của diesel nếu đảm bảo thì dừng máy.

13) Trình bày phương pháp xác định 6 đầu dây stato động cơ không đồng bộ 3 pha bị mất dấu bằng nguồn một chiều ?

TRẢ LỜI

Bước 1:

+Dùng đồng hồ ôm đo thông mạch 3 cuộn dây stator động cơ, đánh dấu từng đôi một

+ Kiểm tra chạm vỏ với dây quấn từng pha và 3 mạch dây quấn với nhau

Bước 2:

- Dùng nguồn DC từ 6- 12V đưa vào 2 đầu bất kỳ của 1 trong 3 cặp. Nối 2 đầu dây bất kỳ của 1 cuộn vào 2 đầu của đồng hồ Vôn kế như hình vẽ

- Đóng ngắt khóa K và quan sát kim đồng hồ. Nếu kim đồng hồ lên thuận (từ trái sang phải) thì xác định cực dương của đồng hồ là cực dương của cuộn dây và cực âm của đồng hồ là cực âm của cuộn dây

Chú ý: Đồng hồ phải lên thuận thì phép thử trên mới đúng. Nếu kim đồng hồ lên nghịch thì phải đổi vị trí 2 đầu que đo cuộn dây hoặc xác định cực tính ngược lại tức là cực dương của đồng hồ là cực âm của cuộn dây và cực âm của đồng hồ là cực dương của cuộn dây. Phải làm 2 đến 3 lần để phép thử chính xác

- Xác định cực tính tương tự cho cuộn dây còn lại

- Trong động tác này ta xác định được cực tính 2 pha , còn pha thứ nhất mắc với nguồn thì xác định cực dương của nguồn là cực dương của cuộn dây và cực âm của nguồn là cực âm của cuộn dây

- Như vậy ta đã xác định được 3 đầu âm và 3 đầu dương

(Lưu ý: Cách gọi trên có thể dùng là 3 đầu đầu và 3 đầu cuối, hoặc đặt tên các đầu dây theo thứ tự A, B, C - X, Y, Z trong từng trường hợp cụ thể)

14) Trình bày các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống điện năng tàu thuỷ?

TRẢ LỜI

a,Độ tin cậy của hệ thống điện năng: Đảm bảo việc cung cấp năng lượng điện cho tất cả các phụ tải trong mọi điều kiện công tác (bình thường cũng như sự cố); Hệ thống phải có

V -U

A

X

B

Y

C

Z

+

-

+

-

k

khả năng tự động khởi động các máy phát sự cố hoặc dự trữ . Ngoài ra khi các thông số của hệ thống vượt quá giá trị cho phép thì các thiết bị bảo vệ phân đoạn phải hoạt động trong thời gian ngắn nhất.

b,Tính cơ động: Nhằm đảm bảo việc vận hành an toàn cho tàu, đảm bảo chế độ làm hàng, đảm bảo chế độ điều động cũng như chế độ làm việc bình thường; Các thiết bị an toàn phải nhanh chóng khắc phục chỗ hỏng hóc, cho phép kiểm tra để khắc phục sai sót khi vận hành gây nên. Ngoài ra tính cơ động còn thể hiện ở chỗ khắc phục hư hỏng và sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng khi ngắt nguồn.

c, Vận hành và sử dụng thuận tiện: Xây dựng sơ đồ phải đơn giản, hệ thống có cấu tạo hoàn chỉnh, thời gian sửa chữa ít, tăng thời gian vận hành thiết bị, áp dụng kĩ thuật điều khiển từ xa và tập trung, dễ phát hiện sự cố và thuận tiện cho khắc phục sự cố.

d,Tính kinh tế trong khai thác: Cho phép lấy điện bờ khi tầu cập cảng; cho phép dùng máy phát đồng trục với động cơ lai chân vịt khi tàu hành trình. Đồng thời phân chia phụ tải trên tàu thành nhóm để quản lý: phụ tải rất quan trọng (TB vô tuyến điện, Ra đa,… trong đó nguồn cung cấp phải được lấy từ 2 vị trí riêng biệt 1 từ bảng điện chính, 1 từ bảng điện sự cố); phụ tải quan trọng (neo, TB phục vụ máy chính lấy nguồn tin cậy từ bảng điện chính); phụ tải không quan trọng (bếp điện, quạt gió,.. cho phép gián đoạn hoạt động khi máy phát bị quá tải)

15) Khái niệm về từ trường đập mạch? nêu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha?

TRẢ LỜI

a/Từ trường đập mạch

Từ trường của dòng điện 1 pha là từ trường đập mạch ,từ trường này được phân bố dọc theo khe hở không khí giữa rô to và stato biên độ được biến đổi theo thời gian và cũng theo 1 quy luật hình sin như đồ thị

- Xét tại thời điểm từ ( 0 – T/2 ) dòng điện đi theo 1 chiều được xác định như (Ha) . Lúc đó từ trường hướng từ phải qua trái . Giá trị dòng điện tăng dần

từ 0 đến Imax sau đó trở về 0 . tương ứng với từ trường tăng dần từ 0 đến Bmax sau đó về 0

- Xét thời điểm ( T/2 – T) . giá trị dòng điện đổi chiều (Hb) . Hướng từ trường thay đổi từ trái sang phải . Dòng điện biến thiên từ 0 đến Imin rồi về 0 tương ứng với từ trường cũng biến thiên từ 0 đến Bmin rồi trở về 0

- Nếu biểu thị từ trường B là 1 véc tơ thì véc tơ này luôn hướng theo trục của cuộn dây , trị số biểu thị từ – Bmin đến Bmax. Hai từ trường này cùng tốc độ nhưng có chiều ngược nhau : - Bmin = Bmax = B/ 2

Như vậy tổng hợp 2 từ trường quay ngược chiều nhau thành từ trường đứng yên hay còn gọi là từ trường đập mạch .

b/ Nguyên lý làm việc của động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc

Khi đặt điện áp xoay chiều ba pha có tần số f vào ba pha dây quấn Stato, thì dòng điện xoay chiều ba pha chạy trong dây quấn sẽ sinh ra Từ trường quay, quay với

tốc độ: p

fn 601

Từ trường quay quét qua các thanh dẫn rôto sinh ra sức điện động E2. Dây quấn roto nối ngắn mạch nên E2 sinh ra dòng điện I2 chạy trong dây quấn rôto.

Chiều của E2 và I2 được xác định theo quy tắc bàn tay phải. Dòng điện I2 nằm trong từ từ rường quay sẽ chịu lực tác dụng tương hỗ, tạo thành momen M kéo rôto quay với tốc độ n theo chiều quay từ trường ( dùng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực và Momen M tác dụng lên rôto).

Tốc độ trục động cơ (n) luôn nhỏ tốc độ quay từ trường (n1),

Tốc độ trục động cơ (n) luôn nhỏ tốc độ quay từ trường (n1),

t

T

0

U,I Imax

+

-

1800 360

0 Imin

T/22

N S N S

Vì tốc độ rôto khác tốc độ trường quay nên ta gọi động cơ là động cơ không đồng bộ.

Tốc độ trên trục động cơ được tính bằng:

n = n1(1- s)

- n: Tốc độ quay của từ trường

- n1: Tốc độ quay của rôto

- s: Hệ số trượt

16) Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ? ý nghĩa của phương

pháp khởi động động cơ không đồng bộ ba pha theo phương pháp đổi nối sao tam giác và phạm vi ứng dụng của phương pháp?

TRẢ LỜI

* Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc

- Khi ta cho dòng điện ba pha vào dây quấn stato, dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường

quay với tốc độ n1. Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn rôto, cảm ứng ra các

sức điện động.

- Vì dây quấn rôto nối ngắn mạch, nên sức điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng trong

các thanh dẫn rôto. Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của máy với thanh dẫn

mang dòng điện rôto, kéo rôto quay cùng chiều quay từ trường với tốc độ n.

- Tốc độ n của máy luôn nhỏ hơn tốc độ từ trường quay n1, vì nếu tốc độ bằng nhau thì không có sự chuyển động tương đối, trong dây quấn rôto không có sđđ và dòng điện cảm ứng, lực điện từ bằng không.

Độ chênh lệch giữa tốc độ từ trường quay và tốc độ máy gọi là tốc độ trượt n2.

n2 = n1 – n

Hệ số trượt của tốc độ là:

1

1

1

2

nnn

nns

* Ý nghĩa

Khi mở máy dòng điện mở máy lớn bằng 5 7 lần dòng điện định mức. Đối với

lưới điện công suất nhỏ sẽ làm cho điện áp mạng điện tụt xuống, ảnh hưởng đến sự làm

việc của các thiết bị khác. Vì thế cần có các biện pháp giảm dòng điện mở máy.

Mở máy động cơ khồng đồng bộ ba pha rôto lồng sóc theo phương pháp đổi nối Y/

mục đích giảm điện áp stato để giảm dòng điện mở máy.

Khi mở máy ta nối hình sao để điện áp đặt vào mỗi pha giảm 3 lần, dòng điện mở máy giảm đi 3 lần Sau khi mở máy ta nối lại thành hình tam giác như đúng qui định của máy. (Thể hiện được bằng công thức Ud, Uf, Id, If)

17) Vẽ sơ đồ mạch cảm biến độ ẩm và trình bày nguyên lý hoạt động của mạch ?

TRẢ LỜI

- Sơ đồ mạch cảm biến độ ẩm

ReLay5VCOIL

+V9V

1M

10k

10k

10k

C1815

1k

10kIC741

4 2

3 7

6

Cảm biến

- Nguyên lý hoạt động của mạch

+ OP-Amp có chức năng so sánh điện áp giữa chân số 3 và chân số 2

+ Điện áp chân 3 cao hơn điện áp chân 2 thì ngõ ra chân 6 ở mức 1.

+ Ngõ ra chân 6 ở mức 0, cầu phân áp gồm 2 điện trở 10 kΩ tạo điện áp chuẩn đưa vào chân 2 của OP-Amp.

+ Điện áp chân 3 phụ thuộc vào cảm biến độ ẩm.

+ Với độ ẩm cao làm điện trở của cảm biến giảm do đó điện áp chân 3 giảm.

+ Điện áp chân 3 thấp hơn điện áp chân 2 do đó ngỏ ra chân 6 ở mức 0.

+ Transistor không được phân cực và không dẫn do đó relay không hút.

+ Với độ ẩm nhỏ, điện trở của cảm biến cao làm điện áp chân 3 cao hơn chân 2 suy ra ngõ

ra chân 6 ở mức 1. Transistor được phân cực thuận dẫn bão hòa làm relay hút.

18) Trình bày ý nghĩa và yêu cầu đối với việc bảo vệ trạm phát điện tàu thuỷ?

TRẢ LỜI

Trong quá trình vận hành khai thác hệ thống điện năng tầu thuỷ, luôn luôn có thể xẩy ra sự cố hoặc hư hỏng trong các chế độ công tác khác nhau : Hư hỏng các cuộn dây của máy phát, ngắn mạch một pha hoặc hai pha hoặc trong nội bộ các cuộn dây, mất kích từ, quá tải, quá nhiệt...làm cho dòng trong cuộn dây lớn và làm xuất hiện tia lửa điện làmhư hỏng stator, rotor, các cuộn dây máy phát. Hay máy phát có thể trở thành động cơ điện gây mất ổn định khi hệ thống làm việc song song. Do vậy bảo vệ máy phát là điều cần thiết. Bảo vệ trạm phát điện bao gồm 4 loại :Bảo vệ ngắn mạch cho máy phát; Bảo vệ quá tải cho máy phát; Bảo vệ công suất ngược cho máy phát; Bảo vệ điện áp thấp, điện áp cao cho máy phát.

a, Ý nghĩa của bảo vệ:

- Tự động ngắt mạch những phần tử bị sự cố để loại trừ phần tử đó, đảm bảo cho các phần tử khác hoạt động bình thường . Hình thức này cho phép ngăn ngừa những tác động tiếp theo của sự cố có thể dẫn tới hiện tượng ngắn mạch

- Tự động ngắt mạch một số phần tử thuộc hệ thống điện năng và dự báo các chế độ công tác khác với chế độ định mức co1 thể kể ra là :

+ Dòng điện lớn hơn định mức do quá tải.

+ Điện trở thiết bị giảm.

+ Điện áp quá thấp …

b, Các yêu cầu đối với bảo vệ:

- Tính chọn lọc : Có nghĩa là thiết bị bảo vệ chỉ ngắt những phần tử hư hỏng, sự cố, tính chất này sẽ đảm bảo tính liên tục cung cấp điện cho các phụ tải khác không bị sự cố trong mạng điện tầu

- Tính tác động nhanh : Nhờ có đặc tính này mà có thể hạ chế được những ảnh hưởng xấu đội với máy phát điện khi làm việc song song, giảm tác hại nhiệt và điện động của dòng ngắn mạch, giảm tia lửa điện, tăng nhanh khả năng phục hồi điện áp, nâng cao tính ổn định cho hệ thống điện … - Thời gian hoạt động của các TB bảo vệ này nằm trong khoảng 0,1-0,15s - Độ tin cậy : Các thiết bị bảo vệ rất ít khi hoạt động, nhưng khi xảy ra sự cố nó phải hoạt động ngay và chính xác

- Độ nhạy : đây là một đặc tính rất quan trọng của thiết bị bảo vệ, đặc trưng cho phản ứng của thiết bị bảo vệ đối với sự cố. 19) Trình bày cấu trúc và nguyên lý làm việc của mạch điện bơm theo mức nước?

(hình 1)

Hình 1: Sơ đồ mạch điện máy bơm theo mức nước

TRẢ LỜI

- Cấu trúc của hệ thống:

Hình dưới mô tả một hệ thống điều khiển bơm theo mức nước (đối với các hệ thống điều khiển theo áp lực sẽ đơn giản hơn bởi vì khi đó chỉ cần sử dụng một cảm biến mà cảm biến đó có dải điều chỉnh diffirent đủ lớn theo các giá trị áp lực yêu cầu) được sử dụng rộng rãi trên tàu thủy như các hệ thống cấp nước nồi hơi, các bơm nước ngọc và nước mặn sinh hoạt, các bơm dự phòng….. Cấu trúc của hệ thống bao gồm:

+ M; động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.

+ RT; Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ.

+ K; Contator chính.

+ B1; Công tắc 3 vị trí để chọn chế độ làm việc.

+ R rơ le trung gian.

+ D, KD; Các nút nhấn khởi động và dừng.

+ CBMT, CBMC; Các cảm biến mức (hoặc áp lực …) thấp và cao

+ DV, DX; Đèn tín hiệu màu vàng và xanh.

+ BA; Biến áp cấp nguồn tín hiệu.

- Nguyên lý làm việc của hệ thống:

+ Chế độ làm việc bằng tay: Bật công tắc chọn chế độ B1 vế vị trí HAND. ấn nút khởi động KD khi đó K và R được cấp điện đóng tiếp điểm cấp nguồn khởi động cho động cơ.

+ Chế độ làm việc tự động: Bật công tắc chọn chế độ B1 vế vị trí AUTO.Nếu mức nứơc trong két thấp hơn mức yêu cầu khi đó cảm biến mức thấp CBMT tác động đóng tiếp điểm lại khi đó K và R được cấp điện đóng tiếp điểm cấp nguồn khởi động cho động cơ.Khi mực nước cao hơn mức yêu cầu thì CBMT mở nhưng động cơ vẫn hoạt động vì có tiếp điểm tự duy trì của R. Khi mực nước đủ cao theo yêu cầu thì cảm biến mức cao CBMC mở ra, K và R mất điện ngắt điện làm động cơ dùng lại. Trong quá trình sử dụng mực nứơc giảm dần cho đến khi xuống thấp hơn mức yêu cầu khi đó cảm biến mức thấp CBMT tác động động cơ sẽ hoạt động trở lại.

- Bảo vệ trong hệ thống:

+ Bảo vệ quá tải cho động cơ dùng rơ le nhiệt RT khi động cơ bị quá tải thì RT mở ra cắt nguồn vào contactor chính dùng động cơ.

+ Bảo vệ thấp áp và bảo vệ “0” dùng tiếp điểm tự duy trì của contactor chính.

20) Vẽ sơ đồ đấu tụ cho động cơ 1 pha (1 tụ khởi động, 1 tụ làm việc). Giải thích nguyên lý hoạt động? Xác định tụ điện làm việc và tụ điện khởi động mắc cho một động cơ 1 pha có công suất 300W điện áp 220V?

TRẢ LỜI

- Sơ đồ đấu tụ

- Động cơ gồm hai cuộn dây: cuộn làm việc(LV) và cuộn khởi động (KĐ)

+ Cuộn khởi động đặt trong một số rãnh của stato sao cho sinh ra một từ thông lệnh với từ thông chính 1 góc 900 do đó dòng điện trong cuộn khởi động cũng lệch pha so với cuộn làm việc 1 góc 900 điện tạo nên mômen khởi động động cơ

- Mạch sử dụng 2 tụ điện là CLV và CKĐ.

- Tụ CKĐ chỉ làm việc trong thời gian khởi động. Khi khởi động xong thì tụ này tự được ngắt ra nhờ tiếp điểm K. Thường thì K là tiếp điểm đặt trong rơle khởi động( rơ le dòng hoặc rơ le điện áp thấp)

- Giá trị tụ làm việc có thể tính gần đúng:

1.600 , FdmLV

ICU

Giá trị CKĐ=(2,5 ÷ 3)CLV

- Điện áp định mức của tụ Udmc(1,15÷2,2) U

Trong đó :

Idm là dòng điện định mức của động cơ, A U- Điện áp lưới

Xác định tụ điện làm việc và tụ điện khởi động mắc cho một máy bơm nước có công suất 300W điện áp 220V?

300 1,36220dmI A

1,361.600 1600 9,89 F220

dmLV

ICU

CKĐ = (2,5 ÷ 3)CLV = (24,7 ÷ 29,7) F

Udmc(1,15÷2,2) U = (1,15÷2,2) 220= 250÷484V

Chọn tụ: CLV=10 F ; CKĐ=25 F ; Udmc= 500V

21) Trình bày đặc điểm và chức năng của máy lái tự động? Máy lái tự động so với máy lái điện đơn giản có những ưu điểm gì hơn?

TRẢ LỜI

* Chức năng của máy lái tự động

- Bẻ một góc lái nhất định về phía ngược lại với phía tàu lệch khỏi hướng đi

- Bẻ thêm một góc nữa nếu góc ban đầu tỏ ra chưa hiệu quả.

- Bẻ một góc ngược lại giảm bớt tốc độ quay trở lại của tàu cho tàu quay chậm, dừng lại đúng với hướng đi cũ (Phương pháp lái chặn)

* Đặc điểm máy lái tự động

- Máy lái phải đi kèm với la bàn điện

- Máy lái tự động góc bẻ lái nhỏ (0÷200)

- Độ chính xác cao và tính kinh tế

* Máy lái tự động so với máy lái tay có những ưu điểm hơn:

- Giữ tàu trên hướng đi cho trước chính xác hơn

- Giảm số lần bẻ lái trong cùng một đơn vị thời gian

- Giảm bớt công việc nặng nhọc cho thuỷ thủ

Nhờ ưu điểm trên mà tốc độ của tàu sẽ được đảm bảo, thời gian tàu hành trình sẽ giảm..

22) Vẽ sơ đồ và trình bày điều kiện để đưa các máy phát điện một chiều kích từ song song vào làm việc song song?

TRẢ LỜI

* Sơ đồ

* Điều kiện để các máy phát điện một chiều có thể công tác song song với nhau:

- Điện áp định mức phải bằng nhau.

- Có cùng kiểu kích từ.

- Đặc tính ngoài phải có dạng như nhau, điều kiện này đảm bảo sự phân phối tải tỷ lệ với công suất của từng máy.

- Điều kiện cùng cực tính, nghĩa là phải nối cực dương của máy phát 2 vào cực

dương của thanh cái, cực âm của máy phát 2 vào cực âm của thanh cái.

- Sức điện động của máy phát 2 phải bằng điện áp U trên thanh cái.

23) Cho sơ đồ điều khiển hệ thống mạch điện tự động bơm nước dùng rơle phao như hình 1.

Yêu cầu:

- Giải thích các ký hiệu trong sơ đồ

- Trình bày nguyên lý hoạt động của sơ đồ

Hình 1: Sơ đồ điều khiển hệ thống mạch điện tự động bơm nước dùng rơle phao

TRẢ LỜI

* Giải thích các ký hiệu trong sơ đồ

- CB1, CB2: Áptômát

- P: Rơle phao

- L1, L2: Đèn tín hiệu

- OL: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải động cơ

- K: Công tắc tơ

- ON, OFF: Nút nhấn thường mở và thường đóng

- M: Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc

* Nguyên lý hoạt động của sơ đồ

- Đóng CB1, CB2 cấp nguồn cho hệ thống

- Giả sử khi mức nước trong két giảm xuống đến một chiều cao tối thiểu, phao tụt xuống, tác động vào nút ”ON” làm cho cuộn dây công tắc tơ K có điện. Các tiếp điểm của K trên mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ M, bơm nước hoạt động. Đồng thời tiếp điểm thường mở K trên mạch điều khiển đóng lại để duy trì cho mạch điện và tiếp điểm thường đóng K mở ra đèn L2 tắt. Đồng thời đèn L1 sáng báo hệ thống đang hoạt động.

- Khi nước trong két lên đến một chiều cao qui định thì phao nổi lên tác động vào nút OFF làm cho cuộn dây điều khiển của công tắc tơ K mất điện. Các tiếp điểm của K mở ra ngắt mạch vào động cơ. Đèn L1 tắt và đèn L2 sáng báo hiệu động cơ dừng hoạt động.

- Bảo vệ

+ CB1, CB2 bảo vệ ngắn mạch cho hệ thống

+ OL bảo vệ quá tải cho động cơ M.

24) Thiết kế mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha quay hai chiều bằng khởi động từ và nút ấn đảo chiều gián tiếp. Yêu cầu bảo vệ qúa tải bằng rơle nhiệt, bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì, có đèn báo chạy thuận chạy ngược?

TRẢ LỜI

- Thiết kế đúng mạch động lực

- Thiết kế đúng mạch điều khiển

Nguyên lý làm việc:

- Muốn động cơ chạy theo chiều thuận trước tiên ta đóng CD lúc này nguồn điện đã nằm chờ má trên các tiếp điểm thường mở của công tắc tơ và nút ấn. Ấn MT cuộn T có điện làm đóng các tiếp điểm thường mở của nó ở mạch động lực cấp điện cho động cơ chạy theo chiều thuận đồng thời đóng tiếp điểm T(3-5) để duy trì và mở tiếp điểm thường đóng (9-11) để khóa chéo đèn 1Đ sáng.

- Muốn động cơ chạy theo chiều ngược trước tiên ta đóng CD lúc này nguồn điện đã nằm chờ má trên các tiếp điểm thường mở của công tắc tơ và nút ấn. Ấn MN cuộn N có điện làm đóng các tiếp điểm thường mở của nó ở mạch động lực cấp điện cho động cơ chạy theo chiều ngược đồng thời đóng N(3-9) để duy trì và mở N(5-7) để khóa chéo, đèn 2Đ sáng.

- Trường hợp động cơ làm việc quá tải rơle nhiệt tác động làm mở tiếp điểm thường đóng (4-6) mạch điều khiển mất điện động cơ dừng lại đồng thời đóng tiếp điểm thường mở (4-2) đèn 3D sáng. Mạch điện được bảo vệ ngắn mạch ở mạch bằng 1CC và 2CC.

H×NH 1.22: S¬ §å nguyªn lý M¹CH ®¶o CHIÒU quay gi¸n TIÕP §KB 3 PHA

3

CD

T

1Cc

®kb

A B C

N

RN

2

t

n

rn 6 1 3 5 7

9 11 3

d mt

Mn

t

n

n

t

rn

2CC

4

N

- Khi dừng ấn nút D dừng toàn mạch. Khi đang chạy theo chiều thuận muốn đảo chiều ta phải ấn nút D (thực hiện đảo chiều gián tiếp) sau đó ấn nút MN động cơ chạy ngược.

25) Vẽ và thuyết minh sơ đồ mạch điện điều khiển khởi động động cơ điện xoay

chiều 3 pha bằng phương pháp đổi nối sao/tam giác sử dụng nút bấm, khởi động

từ và rơ le thời gian?

TRẢ LỜI

Sơ đồ mạch: Mạch động lực

Mạch điều khiển

Giới thiệu thiết bị : Gồm một động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha rô to lồng sóc được cung cấp điện

bởi cầu dao CD. Công tắc tơ K, KY điều khiển cho động cơ khởi động ở chế độ sao (Y),

K?KY

1RTh

1RTh

1RTh

RN

ZYX

RN

L1 L2 L3

CC1

K1

B CAKY

CC2

L3 N

1 3 5 4 2

7 9

11 13

K?K?

KY

K1

K1

MD

công tắc tơ K điều khiển động cơ chạy ở chế độ tam giác (). RN là phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt.

Nguyên lý làm việc: Đóng cầu dao CD cung cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển. Ấn nút

mở máy M(3-5) cuộn dây K(5-4) và KY (9-4) có điện đồng thời, làm cho các tiếp điểm K và KY ở mạch động lực và điều khiển đóng lại, động cơ bắt đầu mở máy ở trạng thái đấu sao. Khi đó 1RTh cũng được cấp nguồn và bắt đầu tính thời gian duy trì cho các tiếp điểm thời gian của nó.

Hết thời gian duy trì, tiếp điểm thường đóng mở chậm 1RTh(5-7) mở ra, cuộn dây KY bị cắt, đồng thời tiếp điểm thường mở đóng chậm 1RTh(5-11) đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây K. Các tiếp điểm K động lực đóng lại, động cơ chuyển sang làm việc ở trạng thái đấu tam giác () và kết thúc quá trình mở máy.

Ấn nút D(1-3) dừng toàn bộ mạch.

Khâu liên động bảo vệ: - Mạch được bảo vệ ngắn mạch nhờ cầu chì CC1, CC2 và quá tải nhờ rơ le nhiệt

RN. - Liên động điện khóa chéo: K (7-9) và KY (11-13).

Ưu, nhược điểm: - Động cơ mở máy ở chế độ sao điện áp giảm 3 lần so với chạy ở chế độ tam giác.

- Độ cứng đặc tính cơ giảm.

- Thời gian chuyển đổi từ sao (Y) sang tam giác () phụ thuộc vào tính chất tải.

- Điều khiển đơn giản, chính vì vậy phương pháp này được ứng dụng rất rộng rãi.

26) Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, điều kiện mở và khoá Thysistor?

TRẢ LỜI

SCR được cấu tạo bởi 4 lớp bán dẫn PNPN. Như tên gọi ta thấy SCR là một diode chỉnh lưu được kiểm soát bởi cổng silicium. Các tiếp xúc kim loại được tạo ra các cực Anod A, Catot K và cổng G.

Nếu ta mắc một nguồn điện một chiều VAA vào SCR như hình phía dưới. Một dòng

điện nhỏ IG kích vào cực cổng G sẽ làm nối PN giữa cực cổng G và catot K dẫn phát khởi dòng điện anod IA qua SCR lớn hơn nhiều. Nếu ta đổi chiều nguồn VAA (cực dương nối với catod, cục âm nối với anod) sẽ không có dòng điện qua SCR cho dù có dòng điện kích IG. Như vậy ta có thể hiểu SCR như một diode nhưng có thêm cực cổng G và để SCR dẫn điện phải có dòng điện kích IG vào cực cổng.

Cơ chế hoạt động như trên của SCR cho thấy dòng IG không cần lớn và chỉ cần tồn tại trong thời gian ngắn. Khi SCR đã dẫn điện, nếu ta ngắt bỏ IG thì SCR vẫn tiếp tục dẫn điện, nghĩa là ta không thể ngắt SCR bằng cực cổng, đây cũng là một nhược điểm của SCR so với transistor.

Người ta chỉ có thể ngắt SCR bằng cách cắt nguồn VAA hoặc giảm VAA sao cho dòng điện qua SCR nhỏ hơn một trị số nào đó (tùy thuộc vào từng SCR) gọi là dòng điện duy trì IH (hodding current)

HẾT Chúc các em sinh viên thi tốt trong kỳ thi tốt nghiệp khóa 4 này nhé !!!

( GV: ĐẶNG HỒNG CƯỜNG )