34
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU (LUẬN VĂN THẠC SỸ) TÊN ĐỀ TÀI: “TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP” Học viên Vũ Hữu Thành Giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Hà Chuyên ngành Tài chính ngân hàng Khóa MFB2 - 2009 TP. HCM 08/2011

De Cuong Quan He Ngan Hang - Vu Huu Thanh

  • Upload
    han-bui

  • View
    16

  • Download
    3

Embed Size (px)

DESCRIPTION

De Cuong Quan He Ngan Hang - Vu Huu Thanh

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

(LUẬN VĂN THẠC SỸ)

TÊN ĐỀ TÀI:

“TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP”

Học viên Vũ Hữu Thành Giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Hà Chuyên ngành Tài chính ngân hàng Khóa MFB2 - 2009

TP. HCM 08/2011

2

MỤC LỤC

I. Đặt vấn đề nghiên cứu. .......................................................................................................... 4

II. Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................................................. 5

III. Mục tiêu nghiên cứu. .......................................................................................................... 5

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................... 5

V. Kết cấu dự kiến của luận văn. ............................................................................................. 5

Vi. Cơ sở lý thuyết về quan hệ ngân hàng .............................................................................. 5

1. Giới thiệu nội dung về quan hệ ngân hàng. ............................................................................. 6

1.1. Định nghĩa về quan hệ ngân hàng. .................................................................................... 6

1.2. Các nhân tố biểu hiện quan hệ ngân hàng. ........................................................................... 7

1.2.1. Độ dài quan hệ. ............................................................................................................... 7

1.2.1. Lãi suất cho vay. ............................................................................................................. 8

1.2.2. Lượng tín dụng cho vay. ................................................................................................ 9

1.2.3. Số lượng mối quan hệ..................................................................................................... 9

1.3. Thuận lợi và bất lợi của doanh nghiệp từ mối quan hệ với ngân hàng. .............................. 10

1.3.1. Thuận lợi từ quan hệ ngân hàng. .................................................................................. 10

1.3.2. Bất lợi từ quan hệ ngân hàng. ....................................................................................... 13

1.4. Tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...................... 15

1.1.4. Tăng giá trị tài sản của cổ đông. ................................................................................... 15

1.4.2. Tác động tới đầu tư của doanh nghiệp. ........................................................................ 16

1.4.3. Tác động tới hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng. ....................................................... 16

1.5. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. ............................................................................................................................ 17

1.5.1. Weinstein và Yafeh (1998)........................................................................................... 17

1.5.2. Degryse và Ongena (2001). .......................................................................................... 18

1.5.3. Garriga (2006). ............................................................................................................. 19

1.5. 4. Castelli và các tác giả (2006). ..................................................................................... 20

3

VII. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 22

1. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................................... 22

2. Mô hình nghiên cứu. ............................................................................................................. 22

3. Giả thiết nghiên cứu. ............................................................................................................. 26

4. Dữ liệu nghiên cứu. ............................................................................................................... 27

VIII. Tài liệu tham khảo. ............................................................................................................. 29

4

I. Đặt vấn đề nghiên cứu.

Các chủ đề nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã chỉ ra rằng bên

cạnh những nhân tố như kết cấu nợ vay, tốc độ tăng trưởng, quy mô công ty và cấu trúc

tài sản thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đã có ảnh hưởng nhất định tới hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp. Nói một cách khác, hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp chịu tác động bởi mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp mà được

biểu hiện thông qua số lượng ngân hàng mà doanh nghiệp hợp tác, thời gian hợp tác,

lượng tín dụng (Peltoniemi, 2004), và số lượng các dịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp

cho doanh nghiệp (Degryse và Cayseele, 2000).

Vai trò của mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã được nhận thức sâu

rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ khá lâu bởi tác động lợi ích qua lại giữa hai

thực thể. Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, việc tạo lập được mối quan hệ tốt với ngân hàng

sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được uy tín, làm giảm khả năng rò rỉ thông tin của

doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh, làm giảm tác động tiêu cực của thông tin bất cân

xứng, làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay và làm giảm chi phí vốn vay. Điều

này dẫn đến là các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đầu tư vào các dự án mới hơn và lượng dự

trữ tiền mặt sẽ được tối ưu hóa hơn để tăng khả năng sinh lợi.

Tại Việt Nam, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán

việc niêm yết đã tạo cho các doanh nghiệp một nguồn vốn hoạt động đáng kể được huy

động thông qua quá trình phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên nguồn vốn được tài trợ từ ngân

hàng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh

nghiệp. Việc tạo dựng được mối quan hệ mật thiết đối với ngân hàng sẽ tạo ra được một

số lợi thế nhất định trong kinh doanh.

Vấn đề hiệu quả của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đã được chứng

minh thông qua rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên cụ thể tại một thị trường

như ở Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào đề cập. Cũng như nhiều nghiên cứu trước

đây, luận văn sẽ lựa chọn hướng tiếp cận định lượng tác động của mối quan hệ này tới

5

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam

để làm sáng tỏ vấn đề và thông qua đó có được những khuyến nghị đối với các thực thể

tham gia vào mối quan hệ này cũng như đưa ra được các khuyến nghị cần thiết về chính

sách.

II. Câu hỏi nghiên cứu.

Đề tài cần trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:

Mối quan hệ giữa ngân hàng tác động thế nào tới hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp?

III. Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:

(i). Xác định các yếu tố cấu thành nên quan hệ ngân hàng.

(ii). Định lượng sự tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của

các doanh nghiệp.

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu

quả hoạt động doanh nghiệp trên phạm vi các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng

khoán HOSE và HASE trong vòng 4 năm từ 2007 tới 2010. Luận văn cũng loại trừ những

doanh nghiệp là các tổ chức tài chính.

V. Kết cấu dự kiến của luận văn.

Ngoài chương mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì

luận văn được chia thành bốn chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quan hệ ngân hàng;

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;

6

Chương 3: Thực trạng về mối quan hệ giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp

trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

Chương 4: Phân tích tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

VI. Cơ sở lý thuyết về quan hệ ngân hàng.

1. Giới thiệu nội dung về quan hệ ngân hàng.

1.1. Định nghĩa về quan hệ ngân hàng.

Thuật ngữ “Quan hệ ngân hàng” (Bank relationship) đã trở nên rất phổ biến trong

nhiều thập kỷ gần đây do sự phát triển ngày càng gắn bó giữa hai thực thể và do các

nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề nêu trên ngày càng được mở rộng. Trên thực tế,

“Quan hệ ngân hàng” được chia làm hai loại quan hệ: quan hệ tiền gửi1 và quan hệ cho

vay2. Trong đó mối quan hệ tiền gửi là mối quan hệ giữa khách hàng gửi tiền và ngân

hàng nhận tiền gửi, ngược lại quan hệ cho vay là mối quan hệ giữa ngân hàng cho vay và

khách hàng nhận tiền vay. Trong phạm vi luận văn này khi sử dụng thuật ngữ “Quan hệ

ngân hàng” thì cũng chính là sử dụng thay cho thuật ngữ “Quan hệ cho vay”.

Thuật ngữ “Quan hệ ngân hàng” đã được định nghĩa một cách chính thống bởi từ

điển “Tài chính ngân hàng” (Law và Smullen, 2005) của Oxford như sau: “Quan hệ ngân

hàng là sự thiết lập mối quan hệ dài hạn giữa một ngân hàng và các khách hàng của nó.

Lợi ích chính của mối quan hệ này là nó tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển những

kiến thức sâu sắc về kinh doanh của khách hàng. Điều này giúp cho nó có khả năng đưa

ra được các quyết định đúng đắn liên quan tới các khoản vay của khách hàng. Các khách

hàng cũng kỳ vọng đạt được những lợi ích do được ngân hàng tăng cường hỗ trợ trong

suốt thời kỳ doanh nghiệp gặp khó khăn”.

1 Deposit relationship. 2 Lending relationship.

7

Trong khi đó, nghiên cứu thực nghiệm của Ongena và Smith (2000) đưa ra một

cách hiểu về thuật ngữ trên như là “sự kết nối giữa ngân hàng và khách hàng mà vượt

qua cả các giới hạn giao dịch tài chính đơn thuần”. Các tác giả muốn chỉ ra rằng ngân

hàng không chỉ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính đơn thuần cho doanh

nghiệp mà còn khai thác các yếu tố thông tin từ doanh nghiệp để phục vụ các hoạt động

mở rộng kinh doanh sau này để tăng lợi nhuận (Boot, 1999).

Kết hợp giữa định nghĩa của từ điển Oxford (Law và Smullen, 2005) và của

Ongena và Smith (2000), chúng ta có định nghĩa về “Quan hệ ngân hàng” như sau:

“Quan hệ ngân hàng là sự kết nối giữa ngân hàng và khách hàng trong mối quan

hệ cung cấp tín dụng. Sự kết nối này vượt qua cả các giao dịch tín dụng đơn thuần và tạo

điều kiện cho ngân hàng phát triển những kiến thức sâu sắc về kinh doanh của khách

hàng đồng thời khai thác các yếu tố thông tin của khách hàng để đưa ra các quyết định

cho vay đúng đắn. Các khách hàng cũng kỳ vọng đạt được những lợi ích do được ngân

hàng tăng cường hỗ trợ trong suốt thời kỳ doanh nghiệp gặp khó khăn”.

1.2. Các nhân tố biểu hiện quan hệ ngân hàng.

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng được biểu hiện thông qua bốn nhân

tố chính (i) độ dài của mối quan hệ, (ii) số lượng tín dụng, (iii) lãi suất cho vay và (iv) số

lượng mối quan hệ.

1.2.1. Độ dài quan hệ.

Độ dài của mối quan hệ nói lên thời gian mà ngân hàng và doanh nghiệp tương tác

với nhau thông qua quá trình tài trợ tín dụng.

Độ dài của mối quan hệ giúp cho ngân hàng nắm bắt được nhiều thông tin hơn,

còn doanh nghiệp tạo lập được uy tín hơn thông qua hàng loạt các giao dịch. Mối quan hệ

càng dài lâu càng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối với nguồn vốn vay của

ngân hàng (Sharpe, 1990; Petersen và Rajan, 1994) và làm giảm các khoản thế chấp

(Berger và Udell, 1995). Một số nghiên cứu đưa ra các kết luận trái ngược nhau về ảnh

8

hưởng của thời hạn quan hệ đối với khoản lãi suất phải trả. Petersen và Rajan (1994)

không tìm thấy mối quan hệ giữa độ dài mối quan hệ và khoản lãi suất phải trả, trong khi

đó thì Berger và Udell (1995) lại thấy rằng lãi suất phải trả giảm trong độ dài của mối

quan hệ.

Nghiên cứu về khả năng chấm dứt độ dài mối quan hệ, Ongena và Smith (1997)

thấy rằng rằng đặc điểm của một doanh nghiệp có thể tác động tới việc kết thúc mối quan

hệ. Xác suất của việc kết thúc mối quan hệ tăng khi các hãng duy trì nhiều hơn một mối

quan hệ và khi các chỉ số như Tobin Q và nợ gia tăng. Các doanh nghiệp thường ít có

khuynh hướng kết thúc mối quan hệ khi họ trở nên lớn hơn. Những doanh nghiệp có quy

mô nhỏ, tăng trưởng trên mức trung bình của ngành thì có khuynh hướng dễ dàng kết

thúc mối quan hệ ngân hàng hơn là những doanh nghiệp lớn và có nợ ở mức thấp.

1.2.1. Lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay nhận được là kết quả của mối quan hệ của doanh nghiệp đối với

ngân hàng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã đưa ra các kết luận khác nhau về khoản lãi

suất cho vay mà doanh nghiệp phải trả.

Diamond (1984, 1991), Fama (1985), Rajan (1992), Holmstrom và Tirole (1997),

Bolton và Freixas (2000) cho rằng do các ngân hàng tích lũy được các thông tin nội bộ

của doanh nghiệp trong quá trình tài trợ tín dụng nên các các ngân hàng có thể làm giảm

chi phí vay mượn thông qua tiến trình giám sát của mình.

Xét về độ dài quan hệ, các doanh nghiệp kỳ vọng là lãi suất khoản cho vay sẽ

giảm trong suốt thời kỳ quan hệ và điều này đã được Peterson và Rajan (1994) chứng

minh. Tuy nhiên Greenbaum và các cộng sự (1989) lại thấy rằng các ngân hàng sẽ tạo

điều kiện ưu đãi trong thời gian đầu nhưng sau đó sẽ tính cao lên trong các giai đoạn sau.

Xét về khía cạnh tạo dựng mối quan hệ với một hoặc nhiều ngân hàng thì

Pertersen và Rajan (1995) thấy rằng những hãng nhỏ và trẻ có xu hướng ít ràng buộc về

mặt tín dụng và nhận được lãi suất vay mượn tốt hơn khi họ vay từ một ngân hàng. Cùng

9

với quan điểm này Ongena và Smith (2000) đã chỉ ra rằng những hãng nhỏ có xu hướng

vay mượn từ ít ngân hàng hơn các hãng lớn và họ đạt được chi phí vay mượn thấp hơn là

khi đi vay mượn với nhiều ngân hàng.

1.2.2. Lượng tín dụng cho vay.

Lượng tín dụng được vay là một biểu hiện thành công nhất mối quan hệ của doanh

nghiệp với ngân hàng. Doanh nghiệp càng dễ dàng tiếp cận tín dụng và càng nhận được

nhiều những khoản tài trợ tín dụng càng chứng tỏ ngân hàng đã có đủ các thông tin cần

thiết và tạo dựng được uy tín với ngân hàng. Hiraki và ctg (2003) cho rằng lượng tín biểu

hiện sự gắn bó giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Mối quan hệ càng tốt thì doanh nghiệp

ngày càng kỳ vọng tín dụng sẽ tăng lên hoặc dễ dàng tiếp cận hơn và điều này dẫn tới là

các doanh nghiệp sẽ nới lỏng các hạn chế về tính thanh khoản của dòng tiền, tăng cơ hội

đầu tư và giảm khó khăn về tài chính do doanh nghiệp dẫn tới là hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp tăng lên (Robert và Elston, 1996; Shen và Wang, 2005).

1.2.3. Số lượng mối quan hệ.

Số lượng mối quan hệ với ngân hàng đã được đề cập trong hầu hết các nghiên cứu.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà các doanh nghiệp sẽ quyết định là tạo

lập mối quan hệ với một ngân hàng hay nhiều ngân hàng. Nếu xét về quy mô thì doanh

nghiệp nhỏ thường theo đuổi chính sách một ngân hàng, còn doanh nghiệp lớn thì tạo lập

mối quan hệ với nhiều ngân hàng hơn (Peterson và Rajan, 1994). Nếu xét về thời gian

thành lập thì doanh nghiệp mới thành lập thường theo đuổi mối quan hệ với một ngân

hàng duy nhất trong khi đó doanh nghiệp có tuổi đời lâu năm sẽ tạo dựng mối quan hệ

với nhiều ngân hàng hơn (Diamon, 1991). Nếu xét về lĩnh vực kinh doanh thì các doanh

nghiệp trong các ngành công nghệ cao và có đầu tư lớn vào lĩnh vực nghiên cứu và phát

triển thì thường đeo đuổi mối quan hệ với một ngân hàng do khả năng bảo mật thông tin

từ một ngân hàng sẽ tốt hơn là từ nhiều ngân hàng (Bhattacharya và Chiesa, 1995). Nếu

xét theo đặc tính của hệ thống kinh tế thì những doanh nghiệp ở các nước kém phát triển

hoặc hệ thống pháp chế kém thì các doanh nghiệp sẽ tạo lập nhiều mối quan hệ để tạo ra

giải pháp cho vấn đề ngân sách mềm (Ongena và Smith, 2000). Nếu xét về hiệu quả sử

10

dụng tín dụng thì những doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng tín dụng thấp thường có xu

hướng thiết lập nhiều mối quan hệ với ngân hàng hơn các doanh nghiệp có khả năng sử

dụng tín dụng hiệu quả (Memmel và ctg, 2006).

Khi theo đuổi mối quan hệ đơn lẻ với một ngân hàng, các doanh nghiệp tạo được

lợi thế về mặt bảo mật thông tin, giảm chi phí giao dịch so với việc giao dịch với nhiều

ngân hàng cùng một lúc (Bris và ctg, 2005) và giảm chi phí đại diện cho các khoản vay

(Prowse, 1990). Nhưng đánh đổi lại, nếu doanh nghiệp tạo lập được mối quan hệ với

nhiều ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ tăng sức mạnh đàm phán và như vậy sẽ có lợi thế

được nhận các khoản tín dụng đem lại hiệu quả cao (Bolton và Scharfstein, 2006).

1.3. Thuận lợi và bất lợi của doanh nghiệp từ mối quan hệ với ngân hàng.

Việc thiết lập tốt mối quan hệ với ngân hàng một mặt tạo ra được những thuận lợi

nhất định nhưng mặt khác doanh nghiệp cũng phải đối mặt với một số chi phí bất lợi.

1.3.1. Thuận lợi từ quan hệ ngân hàng.

Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệp đã chỉ ra những thuận lợi của doanh

nghiệp khi thiết lập được mối quan hệ gần gũi với ngân hàng. Những thuận lợi có thể

chính yếu có thể được kể như sau:

Thứ nhất, làm giảm bớt vấn đề thông tin bất cân xứng để thông qua đó dễ dàng

tiếp cận hơn đối với các khoản tín dụng từ ngân hàng và giảm các chi phí vay mượn.

Thông tin bất cân xứng là một vấn đề trung tâm của thị trường tín dụng. Trong nghiên

cứu lý thuyết của Stiglitz và Weiss (1981), thông tin bất cân xứng đẩy thị trường khỏi

điểm cân bằng cạnh tranh hoàn hảo. Để giảm bớt tác động tiêu cực của thông tin bất cân

xứng thì các ngân hàng thông qua quá trình tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp đã tích lũy

được những thông tin cần thiết về nội bộ doanh nghiệp (Diamond, 1984và1991; Fama

1985; Rajan, 1992; Holmstrom và Tirole, 1997; Bolton và Freixas, 2000). Các thông tin

này được Pertersen và Rajan (1994) phân biệt thành thông tin bí mật và thông tin đại

chúng và chúng được sử dụng để sàng lọc các hãng trong quá trình tài trợ tín dụng (Streb

11

và cộng sự, 2002). Các hãng khi thiết lập được mối quan hệ gần gũi với ngân hàng thông

qua quá trình tài trợ tín dụng thì sẽ khiến cho ngân hàng nắm rõ hoạt động của doanh

nghiệp và thông qua đó dễ dàng chấp thuận các khoản tài trợ tín dụng cùng với chi phí

vay mượn thấp hơn (Houston và James, 1996; Pertersen và Rajan, 1995) .

Thứ hai, giải quyết vấn đề ràng buộc thanh khoản của dòng tiền và suy giảm đầu

tư. Đảm bảo dòng tiền ổn định là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể đảm bảo dòng tiền thông qua quá trình bán hàng, thu hồi công nợ,

tài trợ vốn cổ phần từ thị trường vốn và tài trợ tín dụng từ thị trường tín dụng. Nghiên

cứu của Fazzari và ctg (1988), Hoshi và ctg (1990), Ramirez (1995), và đặc biệt là Shen

và cộng sự (2004) đã tìm hiểu tác động của quan hệ ngân hàng đối với đầu tư của doanh

nghiệp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tạo dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng sẽ cải

tiến cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp ít bị phụ thuộc vào tính

thanh khoản của dòng tiền bên trong doanh nghiệp và từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng

đầu tư vào tài sản cố định với chi phí tư bản thấp hơn. Đồng với quan điểm trên, Fohlin

và Iturriaga (2006) cũng thấy rằng mối quan hệ gần gũi với ngân hàng sẽ giúp cho doanh

nghiệp cải thiện các ràng buộc tài chính thông qua việc cung cấp tính thanh khoản.

Thứ ba, giải quyết vấn đề người đại diện. Thông qua tiến trình tài trợ tín dụng,

ngân hàng sử dụng quyền giám sát để nhằm đảm bảo nguồn tín dụng cho vay được bảo

toàn và sử dụng đúng mục đích. Với việc sử dụng quyền giám sát thì vấn đề người đại

diện cũng bị hạn chế lại bởi vì nếu người đại diện cố tình theo đuổi các dự án hoặc các

quyết định mang tính rủi ro cao thì họ phải đối mặt với việc suy giảm tài trợ tín dụng từ

ngân hàng và điều này sẽ là giảm sút vị thế quyền lực của họ cũng như là tác động không

tốt tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Rajan, 1992). Tương tự như vậy, Stiglitz và

Weiss (1981) đã chỉ ra rằng những nguy cơ từ việc hạn chế tín dụng trong tương lai của

ngân hàng sẽ khiến cho vấn đề rủi ro đạo đức từ người đại diện trong doanh nghiệp giảm

đi. Ngân hàng có thể tăng vị thế quyền lực của mình bằng cách tham gia vào hội đồng

quản trị hoặc ban kiểm soát hoặc tham gia nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp

(Peltoniemi, 2004). Dass và Massa (2006) thông qua nghiên cứu thực nghiệm của mình

12

đã kết luận rằng quan hệ ngân hàng sẽ làm thay đổi cấu trúc quản lý doanh nghiệp3 thông

qua quyền giám sát và điều này tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vốn. Khi tạo ra được một vị thế

quan hệ gần gũi với ngân hàng thông qua nhiều lần vay vốn thì doanh nghiệp sẽ tăng

được uy tín của mình trên các kênh huy động vốn khác nhau. Điều này là do khả năng trả

nợ được coi là thước đo uy tín của bên vay. Các bên vay thường lựa chọn việc vay nợ từ

ngân hàng trước để thiết lập uy tín sau đó mới tiếp cận tới thị trường vốn khác (Diamond,

1991). Kutsuna và ctg (2003) khi nghiên cứu về tác động của quan hệ ngân hàng đối với

khả năng tiếp cận thị trường vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản đã thấy rằng khi doanh

nghiệp tạo dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng thương mại thì thì sẽ làm tăng khả năng

tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp, trong khi đó nếu doanh nghiệp tạo dựng được

mối quan hệ với ngân hàng đầu tư sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các

đợt IPO. Theo Ongena và Smith (1998) thì những bản tuyên bố về các khoản vay mượn

ngân hàng truyền đạt những thông tin mang tính tích cực tới các nhà đầu tư khác và làm

giảm chi phí vay mượn từ các nguồn đại chúng

Thứ năm, giữ bí mật hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ ngân hàng

cho phép một doanh nghiệp đạt được các thoản thuận tài trợ tài chính mà không phải tiếp

lộ các thông tin đáng giá ra ngoài công chúng. Campell (1979) là người đầu tiên nhận ra

rằng các hợp đồng vay mượn với ngân hàng được ưa thích hơn khi các nhà quản lý muốn

duy trì bí mật kinh doanh. Bhattacharya và Chiesa (1995) cho rằng tính bảo mật từ việc

vay mượn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và việc nghiên cứu và phát triển. Yosha

(1995) đưa ra kết luận rằng những doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động hiệu quả sẽ

lựa chọn tài trợ song phương với ngân hàng để tránh rò rỉ thông tin thông qua việc tài trợ

đa phương hoặc là từ thị trường chứng khoán.

3 Dass và Massa đề cập tới thuận ngữ “Coperate Governace”. Thuật ngữ này mô tả quá trình quản trị các vấn đề thượng tầng kiến trúc doanh nghiệp thông qua việc tạo ra các luật lệ hoạt động cho các nhóm lợi ích có liên quan như cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám sát và các ban chuyên môn khác, ban giám đốc và người lao động.

13

Thứ sáu, trợ giúp trong các thời kỳ khó khăn. Việc tạo dựng được mối quan hệ gần

gũi với ngân hàng sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp trải qua các thời kỳ hoạt động

khó khăn (Ongena và Smith, 1998). Suwanaporn (2003) đã nhận thấy trong hầu hết các

ngân hàng Đức thì các giám đốc chi nhánh ngân hàng đều trở thành giám đốc quan hệ

doanh nghiệp và tham gia vào việc trợ giúp các các doanh nghiệp có kích cỡ trung bình

vượt qua các thời điểm khó khăn về tài chính và kinh doanh.

Thứ bảy, tác động lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Rất nhiều các nghiên

cứu đã chỉ ra rằng quan hệ ngân hàng tác động lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,

đây cũng chính là chủ đề nghiên cứu trong luận văn này. Tác động này sẽ được phân tích

kỹ hơn trong mục 1.4.

1.3.2. Bất lợi từ quan hệ ngân hàng.

Các doanh nghiệp không chỉ nhận được các lợi ích từ việc thiết lập mối quan hệ

với ngân hàng mà còn đối mặt với các rủi ro nhất định. Các rủi ro có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu và làm cho giá cổ phiếu trở nên

ổn định hơn. Nghiên cứu của Dass và Massa (2006) về sự đánh đổi giữa tính thanh khoản

và giám sát ẩn tàng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã chỉ ra rằng

thông qua quá trình tài trợ tín dụng, ngân hàng đóng vai trò như là “người trong nội bộ”4.

Họ đóng vai trò giám sát và không khuyến khích các nhà quản lý chấp nhận đầu tư vào

các dự án mang tính rủi ro cao, điều này khiến cho lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp

sẽ không có những bước đột phá do đó giá cổ phiếu trở nên ổn định và thanh khoản của

cổ phiếu giảm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới chi phí tài trợ tại thị trường vốn tăng lên.

Thứ hai, tiết lộ các thông tin nhạy cảm. Trong quá trình xây dựng mối quan hệ bền

vững, các ngân hàng nắm được rất nhiều thông tin và đặc biệt là các thông tin nhạy cảm

và quan trọng liên quan tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này dẫn tới là các

ngân hàng vô tình hoặc cố ý sẽ tiết lộ thông tin cho đối thủ cạnh tranh. Vấn đề này sẽ

4 Insider

14

càng trầm trọng hơn nếu như doanh nghiệp có mối quan hệ với nhiều ngân hàng (Berger

và Udell, 1998).

Thứ ba, tăng chi phí chuyển đổi. Khi càng tạo dựng được mối quan hệ dài hạn thì

ngân hàng càng đòi hỏi có được các thông tin độc quyền để lợi dụng các thông tin thu

thập được trong việc thương lượng. Nó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp không thể

công bố các thông tin cho các tổ chức tài chính khác để thiết lập mối quan hệ tín dụng

hoặc vốn với họ. Điều này dẫn tới vấn đề tắc nghẽn (hold – up) và làm phát sinh chi phí

chuyển đổi cho việc tìm kiếm đơn vị cung cấp khoản vay mới và phân bổ không hiệu quả

hoặc mất đi các cơ hội đầu tư lớn (Greenbaum và ctg, 1989; Sharpe, 1990; Rajan, 1992;

Thadden, 1998).

Thứ tư, cản trở quá trình mở rộng quy mô của các doanh nghiệp nhỏ. Nhiều

nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng thay

đổi ngân hàng trong mối quan hệ tài trợ tín dụng, và rằng khi doanh nhỏ có nhiều cơ hội

tăng trưởng thì họ cũng thay đổi ngân hàng (Farinha và Santos, 2001). Để không mất

quyền lực chi phối doanh nghiệp thì ngân hàng thường có xu hướng kiềm chế các dự định

tăng trưởng của hãng nhỏ (Gambini và Zazzazo, 2009).

Thứ năm, nảy sinh vấn đề chế ước ngân sách mềm (Soft Budget Constraint). Khi

một khách hàng có mối quan hệ lâu bền thì ngân hàng thường có xu hướng tài trợ thêm

cho khách hàng khi khách hàng lâm vào hoàn cảnh khó khăn để nhằm mục đích thu hồi

các khoản vay trước đó (Boot, 2000). Điều này dẫn tới là cách doanh nghiệp sẽ ỷ lại và

thiếu nỗ lực để ngăn chặn các hậu quả xấu xảy ra do kỳ vọng rằng cuối cùng thì ngân

hàng cũng sẽ can thiệp. Trong lý thuyết trò chơi, cân bằng trong trò chơi này (sub-game

perfect equilibrium) chính là “không nỗ lực - can thiệp”. Doanh nghiệp được hành động

trước và nó sẽ có xu hướng chọn “không nỗ lực”. Khi doanh nghiệp đã chọn hành động là

“không nỗ lực”, ngân hàng chỉ có cách chọn “can thiệp” thì mới có lợi. Và cứ thế, doanh

nghiệp sẽ luôn không nỗ lực và ngân hàng luôn phải can thiệp. Giannetti (2001) thấy rằng

thật khó để phân biệt giữa “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (crony capitalism) và “mối quan

15

hệ ngân hàng”. Chủ nghĩa tư bản thân hữu xuất hiện nếu một hãng tái tài trợ những khoản

vay mới đối với những dự án không đủ khả năng trả nợ, và thông thường sẽ cộng dồn

thua lỗ cho cả hai phía. Và đó cũng chính là biểu hiện của vấn đề chế ước ngân sách

mềm.

Nói chung là các thuận lợi và bất lợi trong mối quan hệ với ngân hàng đan cài vào

nhau và thể hiện hàm ý đánh đổi. Nhưng sự đánh đổi này cuối cùng vẫn có lợi cho doanh

nghiệp khi tạo lập được mối quan hệ tốt với ngân hàng. Khi đó hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp sẽ được cải thiện.

1.4. Tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Khái niệm về hiệu quả hoạt động là một chủ đề gây tranh cãi trong tài chính bởi

do ý nghĩa rộng lớn của nó. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp xuất phát từ

lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lược (Murphy và ctg, 1996). Hiệu quả hoạt động đo

lường trên cả phương diện tài chính và tổ chức. Các nhà nghiên cứu về quản trị thường

ưa thích sử dụng các biến số tài chính như ROA (lợi nhuận trên tài sản), ROE (lợi nhuận

trên vốn cổ phần), ROI (lợi nhuận trên đầu tư) hay ROS (lợi nhuận trên doanh thu) để đo

lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó hai biến số ROA và ROE được sử

dụng phổ biến hơn cả (Pandya và Narendar, 1998). Biến số ít được sử dụng hơn đó là giá

cổ phiếu (Jame, 1987).

Tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp dưới một số

góc độ như sau:

1.1.4. Tăng giá trị tài sản của cổ đông.

Trong nghiên cứu của mình, Jame (1987) đã đưa ra kết luận rằng khi các doanh

nghiệp công bố ra công chúng về các hợp đồng vay mượn mới hay các khoản gia hạn tín

dụng của ngân hàng dành cho mình thì giá cổ phiếu tăng lên. Phát hiện này đã củng cố

nghiên cứu của Fama (1985) khi ông cho rằng các khoản cho vay của ngân hàng cung

cấp cho hãng một mức độ chắc chắn về dòng tiền trong tương lai. James và Wier (1990),

16

Slovin và Young (1990) thấy rằng những công ty có mối quan hệ vay mượn với ngân

hàng khi họ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì cổ phiếu của họ không bị định

giá thấp như những công ty không có mối quan hệ vay mượn với ngân hàng. Billett và

ctg (1995) tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động của ngân hàng và lợi nhuận

cổ phiếu của hãng vào ngày hãng công bố sự vay mượn. Họ đã ước đoán rằng nếu như

một hãng đi vay từ các ngân hàng có mức xếp hạng tốt thì giá trị của cổ phiếu sẽ tăng

nhiều hơn so với hãng đi vay từ ngân hàng có mức xếp hạng không tốt bằng. Những điều

này cho thấy rằng tài sản của cổ đông đã tăng lên khi thiết lập mối quan hệ ngân hàng.

1.4.2. Tác động tới đầu tư của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Fazzari và ctg (1988), Hoshi và ctg (1990), Ramirez (1995), và

đặc biệt là Shen và cộng sự (2004) đã tìm hiểu tác động của quan hệ ngân hàng đối với

đầu tư của doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tạo dựng mối quan hệ tốt

với ngân hàng sẽ cải tiến cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp ít

bị phụ thuộc vào tính thanh khoản của dòng tiền bên trong doanh nghiệp và từ đó doanh

nghiệp có thể dễ dàng đầu tư vào tài sản cố định với chi phí tư bản thấp hơn.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có mối quan hệ rất mật thiết với ngân hàng thì họ sẽ

bị nhiều chi phối của ngân hàng thông qua hoạt động giám sát. Các ngân hàng sẽ ít

khuyến khích doanh nghiệp ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vực rủi ro và vì vậy làm cho

việc mở rộng quy mô gặp khó khăn dẫn đến là giá cổ phiếu ít biến động (Dass và Massa,

2006). Điều này càng trở nên đúng nếu như quy mô các doanh nghiệp là nhỏ (Dass và

Massa, 2006) hoặc doanh nghiệp phụ thuộc việc tài trợ tín dụng vào một ngân hàng chính

(Gambini và Zazzazo, 2009).

1.4.3. Tác động tới hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng.

Việc tạo dựng tốt mối quan hệ với ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu

quả trong kinh doanh và trong đầu tư. Điều này là do ngân hàng làm giảm tác động của

vấn đề thông tin bất cân xứng, giải quyết vấn đề người đại diện, giải quyết vấn đề ràng

17

buộc ngân sách, tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn và giải quyết vấn đề tắc nghẽn

(hold – up) trong việc tìm nguồn tài trợ tín dụng đa phương.

Nghiên cứu của Petersen và Rajan (1994), Angelini và cộng sự (1998), Degryse và

Ongena (2001), Fok và ctg (2004), và đặc biệt là của Castelli và cộng sự (2006) đã

chứng minh rằng doanh nghiệp có thiết lập quan hệ với ngân hàng thì số lượng mối quan

hệ trong mỗi doanh nghiệp sẽ có mối quan hệ hàm bậc hai với biến số ROA và ROE.

Điều này có nghĩa là số lượng mối quan hệ ngân hàng tăng lên tác động dương tới hiệu

quả hoạt động doanh nghiệp (ROA và ROE), nhưng nếu số lượng này tăng lên quá nhiều

thì sẽ dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp bị giảm đi. Điều này được giải thích là khi theo

đuổi nhiều mối quan hệ ngân hàng, các doanh nghiệp bị tăng chi phí giao dịch so với việc

giao dịch với ít ngân hàng hơn (Bris và ctg, 2005) và tăng chi phí đại diện cho các khoản

vay (Prowse, 1990) đồng thời làm gia tăng hiệu ứng “chế ước ngân sách mềm” (Castelli

và cộng sự, 2006).

Nghiên cứu của Gambini và Zazzazo (2009) đã cho thấy các doanh nghiệp nhỏ mà

duy trì mối quan hệ ổn định với một ngân hàng chính sẽ tăng trưởng chậm hơn mức trung

bình so với các doanh nghiệp có mối quan hệ độc lập khác. Tuy nhiên đối với các doanh

nghiệp có kích cỡ trung bình lớn thì mối quan hệ lâu dài sẽ tác động dương tới tăng

trưởng của doanh nghiệp.

1.5. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

1.5.1. Weinstein và Yafeh (1998).

Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu các số liệu trên thị trường chứng khoán Tokyo

từ năm 1977 tới 1986. Kết luận được đưa ra như sau: Mối quan hệ tốt với ngân hàng sẽ

tác động dương tới hiệu quả kinh doanh tuy nhiên nếu như số lượng mối quan hệ càng

tăng lên (thiết lập được nhiều nguồn cung cấp tín dụng hơn) thì hiệu quả kinh doanh sẽ

không bằng so với việc thiết lập ít mối quan hệ hơn. Điều này hàm ý rằng việc thiết lập

18

số lượng nguồn cung tín dụng ít sẽ tốt hơn việc thiết lập nhiều nguồn cung tín dụng. Mô

hình nghiên cứu của các tác giả như sau:

Income/Sale = β1MREL + β2Dept/Sales + β3GrowthSales + β4LnSales + β5P1 + β6P2 +

β7P3 + β8P4 + ε

Trong đó:

� Income/Sale: Thu nhập hoạt động/Doanh thu;

� MREL: Đây là biến giả thể hiện số lượng mối quan hệ. Biến này sẽ bằng 1 nếu

doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với nhiều ngân hàng và bằng 0 nếu ngược lại;

� Dept/Sales: Nợ/Doanh thu;

� GrowthSales: Tỷ lệ tăng trưởng thực của doanh thu;

� P1: Phần trăm lượng cổ phiếu do các cá nhân nắm giữ;

� P2: Phần trăm lượng cổ phiếu do các cá nhân nắm giữ;

� P3: Phần trăm lượng cổ phiếu do các tổ chức tài chính nắm giữ;

� P4: Phần trăm lượng cổ phiếu do các tổ chức phi tài chính nắm giữ.

1.5.2. Degryse và Ongena (2001).

Dựa trên mô hình của Yosha (1995) và mô hình của von Rheinbaben và Ruckes

(1998), Degryse và Ongena (2001) đã nghiên cứu tác động của quan hệ ngân hàng tới

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Oslo dựa vào

3 mô hình chính. Tại luận văn này chúng ta chỉ xem xét mô hình đầu tiên.

Mô hình thứ nhất của các tác giả mô tả tác động của mối quan hệ song phương và

mối quan hệ đa phương của doanh nghiệp với ngân hàng tới hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp. Các tác giả đã đi tới kết luận rằng những doanh nghiệp có mối quan hệ tài

trợ tín dụng song phương với ngân hàng thì có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn đối

với những doanh nghiệp có mối quan hệ tài trợ tín dụng đa phương. Mô hình nghiên cứu

được cho như sau:

Yit = α + Xitβ + dRELk + ui + εit

19

Trong đó:

� Yit : Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu (operation income to sales);

� Xit : Một bộ các biến chỉ đặc tính của doanh nghiệp, bao gồm: Age (tuổi đời

của doanh nghiệp, Size (kích cỡ của doanh nghiệp được tính bằng doanh thu cuối

năm và được điều chỉnh bởi chỉ số CPI của Na Uy với năm gốc là 1979), Dept (chỉ

số giá trị nợ, bằng giá trị nợ của số sách chia cho tổng giá trị thị trường vốn cổ

phần và giá trị sổ sách của nợ), Intangibles (chỉ số giá trị tài sản vô hình, bằng

tổng giá trị sổ sách của tài sản vô hình chia cho tổng giá trị thị trường của vốn cổ

phần cộng giá trị sổ sách của nợ);

� dRELk : Biến giả thể hiện mối quan hệ ngân hàng. Biến dREL1 nhận giá trị 1

nếu doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ đa phương (nhiều hơn 1 ngân hàng) và

còn lại nhận giá trị 0. Biến dREL2 (dREL3, dREL4) nhận giá trị 1 khi hãng duy trì

mối quan hệ với hai (ba, bốn) ngân hàng và còn lại nhận giá trị 0.

� ui : Biến giả phân loại doanh nghiệp;

� εit : Sai số của mô hình.

1.5.3. Garriga (2006).

Garriga (2006) tiếp tục tìm hiểu tác động của quan hệ ngân hàng tới hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp bằng việc đo lường biến số hiệu quả hoạt động dưới tác động của

các biến số quan hệ ngân hàng và các biến số kiểm soát khác. Nghiên cứu dựa trên cỡ

mẫu bao gồm 70,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 1993 tới năm 2004 tại Tây Ban

Nha. Tác giả đưa ra kết luận rằng những doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ độc quyền

với một ngân hàng thì không thể đạt hiệu quả kinh doanh bằng các doanh nghiệp thiết lập

mối quan hệ với nhiều ngân hàng. Mô hình được mô tả như sau:

Firm Performance Measureit = β0 + β1Measure of Bank Relationshipit + β2Firmageit

+ β3Firmsizeit + β Financial Characteristicsit + µi + dt + vit

Trong đó:

20

� Firm Performance Measureit: Được đo lường bằng 5 biến: Lợi nhuận trước

thuế/Tổng tài sản; Lợi nhuận sau thuế và lãi vay/Tổng tài sản; Lợi nhuận sau thuế

và lãi vay/Vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Vốn cổ phần; Doanh

thu/Tổng tài sản;

� Measure of Bank Relationship: Thể hiện mối quan hệ ngân hàng. Biến này

được lần lượt thay thế bởi ba biến: (i) Numbers of banks (Ni – Số lượng ngân hàng

mà hãng thứ i đặt mối quan hệ tín dụng); (ii) One Bank – Biến giả thể hiện mối

quan hệ đơn lẻ với một ngân hàng hay nhiều ngân hàng, One Bank = 1 nếu Ni = 1

và One Bank = 0 nếu Ni > 1; (iii) Share by bank: được đo lường bằng 1/Ni;

� Firmage: Tuổi đời của doanh nghiệp;

� Firmsize: Kích cỡ doanh nghiệp, được đo lường bằng tổng số lượng nhân

công;

� Financial Characteristics: Các đặc điểm tài chính của doanh nghiệp. Được đo

lường bằng các biến số: Leverage (Nợ/Tổng tài sản); Liquidity (Tài sản ngắn

hạn/Nợ ngắn hạn); Tangibility (Tài sản cố định/Tổng tài sản); Activity (Hàng tồn

kho/Tổng tài sản).

� µi: Firm Fixed – Effects (các yếu tố ảnh hưởng cố định của hãng);

� dt: Year Fixed – Effects (các yếu tố ảnh hưởng cố định của năm);

� vit: Sai số của mô hình.

1.5. 4. Castelli và các tác giả (2006).

Các tác giả đã tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp tại Italy từ năm 1998 tới

2000 nhằm tìm kiếm mối quan hệ giữa các thành phần thể hiện hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp và thành phần quan hệ ngân hàng. Kết quả như sau: các biến số độc lập như

ROE hay ROA sẽ tăng nếu như xuất hiện mối quan hệ với ngân hàng. Nhưng nếu như số

lượng mối quan hệ này càng tăng lên thì ROA và ROE sẽ giảm. Tương tự như vậy, chi

phí lãi vay trên tổng tài sản sẽ tăng nếu doanh nghiệp duy trì nhiều mối quan hệ với các

ngân hàng khác nhau. Nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên hệ mạnh giữa độ dài của

mối quan hệ đối với ROA và ROE. Mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau:

21

2 21 2 3 4 5 6

19 22

71 1

ar ln ln ln ln ln

ln i i j ji j

DepV bank bank dur dur Lnsize age

age ind year

α β β β β β β

β γ δ ε= =

= + + + + + + +

+ + +∑ ∑

Trong đó:

� DepVar: Lần lượt là các biến số ROA, ROE, chi phí vay trên tổng tài sản, chi

phí không phải lãi vay/tổng tài sản và doanh thu chính phát sinh từ tài sản;

� bank: Số lượng mối quan hệ với ngân hàng;

� dur: thời gian trung bình mối quan hệ chính;

� size: Kích cỡ của doanh nghiệp tính theo doanh thu dòng;

� ind: Biến giả phân loại ngành công nghiệp;

� year: Biến giả phân loại năm.

22

VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo sử dụng trong luận văn này là phương pháp

nghiên cứu định lượng. Với phương pháp này, luận văn sử dụng mô hình hồi quy để kiểm

tra giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra. Trong đó biến số hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp là biến phụ thuộc được đo lường bởi các chỉ số ROE và ROA, các biến số độc lập

đóng vai trò là biến kiểm soát bao gồm: (i) tốc độ tăng trưởng, (ii) tuổi đời doanh nghiệp,

(iii) kích cỡ công ty, (iv) cấu trúc tài sản và (v) loại hình sở hữu doanh nghiệp. Biến số

độc lập chính là biến số đo lường mức độ mạnh yếu của mối quan hệ giữa ngân hàng và

doanh nghiệp. Luận văn sử dụng đại lượng số lượng mối quan hệ với ngân hàng (Castelli,

2006) và đại lượng số tiền vay (Shen và Wang, 2005) để tìm hiểu mối quan hệ mạnh yếu

này và từ đó tìm hiểu tác động của mối quan hệ này tới hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp.

2. Mô hình nghiên cứu.

Thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm được giới thiệu ở phần trên chúng ta

thây hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động bởi hai nhóm yếu tố chính: (i)

Nhóm yếu tố quan hệ ngân hàng, và (ii) Nhóm yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp. Luận

văn sẽ áp dụng kết hợp mô hình của Garriga (2006) và mô hình của Castelli và ctg (2006)

đồng thời thay đổi một số biến số cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Nhóm yếu tố quan hệ ngân hàng thể hiện rõ nhất ở ba yếu tố: (i) Số lượng mối

quan hệ, (ii) Lượng tín dụng được cung cấp, và (iii) Độ dài của mối quan hệ (Shen và

Wang, 2004). Các mô hình thực nghiệm giới thiệu phía trên sử dụng một trong hai yếu tố

hoặc cả hai là số lượng mối quan hệ và độ dài mối quan hệ. Trong khi các kết luận về số

lượng mối quan hệ tác động như thế nào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã trở nên

rõ ràng thì yếu tố độ dài của mối quan hệ chưa thể hiện tác động rõ ràng trong các nghiên

23

cứu thực nghiệm. Trong điều kiện thống kê hiện nay tại Việt Nam thì yếu tố độ dài mối

quan hệ là không thể thu thập được trên các báo cáo tài chính. Về mặt lý thuyết yếu tố

“lượng tín dụng cung cấp” thể hiện mức độ mạnh yếu của mối quan hệ tín dụng. Nếu một

doanh nghiệp được cung cấp tín dụng nhiều hơn thì doanh nghiệp đó có mối quan hệ tín

dụng mạnh hơn với ngân hàng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào nghiên

cứu tác động của yếu tố “lượng tín dụng cung cấp” thể hiện mức độ quan hệ mạnh yếu tới

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp5. Luận văn này sẽ sử dụng yếu tố “lượng tín dụng

cung cấp” để ước lượng vào mô hình tuy nhiên sẽ điều chỉnh như sau: sử dụng tổng số

tiền vay ngắn và dài hạn chia cho vốn cổ phần của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này lớn hơn

mức trung bình trung của tất các các doanh nghiệp được niêm yết tại Việt Nam thì sẽ

được coi là có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng mạnh hơn so với trung bình trung của

các doanh nghiệp và được ký hiệu là 1, ngược lại là có mối quan hệ yếu và được ký hiệu

là 0. Như vậy đây là một biến giả phân loại mức độ quan hệ mạnh yếu thông qua lượng

tín dụng được cung cấp.

Nhóm yếu tố các đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm: kích cỡ doanh nghiệp, tuổi

đời doanh nghiệp, tài sản hữu hình và cơ hội tăng trưởng.

Luận văn sử dụng hai mô hình nghiên cứu, mô hình thứ nhất tìm hiểu ảnh hưởng

số lượng mối quan hệ (số lượng nguồn cung tín dụng) và mức độ mạnh yếu của mối quan

hệ tín dụng ngắn hạn cũng như là dài hạn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mô

hình thứ hai tìm hiểu ảnh hưởng số lượng mối quan hệ và mức độ mạnh yếu của mối

quan hệ tín dụng tổng thể (cả mối quan hệ tín dụng ngắn hạn và dài hạn) tới hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp.

Mô hình thứ nhất được cho như sau:

5 Hiraki và ctg (2003) đã sử dụng đại lượng “lượng tín dụng của ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ chính yếu chia cho vốn cổ phần” để nói lên mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào ngân hàng chính. Kết quả ước lượng đã cho thấy nếu tỷ số này càng lớn thì có nghĩa là mức độ phụ thuộc càng cao và ROA sẽ giảm. Như vậy các tác giả đã sử dụng đại lượng này như là mức độ phụ thuộc chứ không phải là mức độ quan hệ mạnh yếu nói chung.

24

Profit = β0 + β1BankNumber + β2BankNumber2 + β3ShortRelation + β4LongRelation +

β5LnSize + β6LnAge + β7LnAge2 + β8Tang + β9Growth + β10State + 10

n

i ii

Indβ +∑ + ε

Trong đó:

� Biến phụ thuộc: Profit, lần lượt được thay thế bằng ROA và ROE;

� Biến độc lập chính:

- BankNumber: Số lượng mối quan hệ với ngân hàng. Biến số này có mối quan

hệ của hàm bậc hai tới biến phụ thuộc.

- ShortRelation: Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn ngân hàng trên vốn chủ sở hữu. Biến

này được xác định như sau, nếu tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn chia cho Vốn chủ sở

hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn chia cho Vốn chủ sở

hữu trung bình của thị trường thì bằng 1, nếu ngược lại thì bằng 0;

- LongRelation: Tỷ lệ nợ vay dài hạn ngân hàng trên vốn chủ sở hữu. Biến này

được xác định như sau, nếu tỷ lệ Nợ vay dài hạn chia cho Vốn chủ sở hữu của

một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Nợ vay dài hạn chia cho Vốn chủ sở hữu trung

bình của thị trường thì bằng 1, nếu ngược lại thì bằng 0;

� Các biến kiểm soát:

- Size: Quy mô của công ty. Biến này được đo lường bằng tổng tài sản của

doanh nghiệp. Quy mô công ty được kỳ vọng là tác động dương đến hiệu quả

hoạt động doanh nghiệp do chi phí phá sản giảm cùng với quy mô của công ty;

- Age: Tuổi đời của doanh nghiệp. Tuổi đời cao thì hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp tăng lên do doanh nghiệp đã có các trải nghiệm thị trường và có

nền tảng vững chắc về thị trường, kỳ vọng dấu (+). Nhưng nếu tuổi đời càng

cao thì tính trì trệ càng lớn, khả năng mở rộng thị trường càng giảm do vậy sẽ

làm giảm hiệu quả hoạt động, kỳ vọng dấu (-);

- Tang: Là biến số thể hiện cấu trúc của tài sản. Biến này được đo lường bằng

tổng giá trị tài sản cố định hữu hình chia cho Tổng tài sản. Tỷ trọng tổng giá trị

25

tài sản cố định hữu hình càng lớn trong tổng tài sản thì hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp càng cao. Kỳ vọng dấu (+);

- Growth: Biến số tăng trưởng của doanh nghiệp. Đối với các nền kinh tế có thị

trường chứng khoán phát triển thì biến số tăng trưởng được đo lường bằng chỉ

số Tobin’s Q, tuy nhiên theo Budia và ctg (2000) thì đối với các nền kinh tế

đang chuyển đổi có thị trường chứng khoán còn kém phát triển thì phải sử

dụng tốc độ tăng trưởng doanh thu để đo lường biến số này. Các công ty có tốc

độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, kỳ vọng dấu (+);

- State: Biến số thể hiện sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước trong các công ty

là một đặc điểm riêng của các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam. Sở hữu nhà nước là biến giả, biến này có giá trị là 1 nếu là

công ty nhà nước theo luật doanh nghiệp năm 2005 (có tỷ lệ vốn nhà nước

chiếm từ 51% trở lên), ngược lại thì có giá trị là 0. Biến này được kỳ vọng dấu

dương;

- Indi : Biến phân loại ngành. Các ngành được phân loại theo “Tiêu chí phân

ngành kinh tế” (Tổng cục thống kê, 2006). Các doanh nghiệp được phân loại

thành 4 nhóm ngành: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Thương mại-dịch vụ, Xây dựng

và Công nghiệp.

Mô hình thứ hai được cho như sau:

Profit = β0 + β1BankNumber + β2BankNumber2 + β3CreditRelation + β4LnSize +

β5LnAge + β6LnAge2 + β7Tang + β8Growth + β9State + 9

n

i ii

Indβ +∑ + ε

Trong đó: Biến số CreditRelation là tỷ lệ tổng nợ vay ngân hàng (vay ngắn hạn

ngân hàng + vay dài hạn ngân hàng) trên vốn chủ sở hữu. Biến này được xác định như

sau, nếu tỷ lệ Tổng nợ vay chia cho Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ

Tổng nợ vay ngân hàng chia cho Vốn chủ sở hữu trung bình của thị trường thì bằng 1,

nếu ngược lại thì bằng 0.

26

3. Giả thiết nghiên cứu.

Các giả thiết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H1: Số lượng mối quan hệ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp tuy nhiên số lượng mối quan hệ tăng lên quá mức sẽ làm giảm hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.

Giả thiết này dựa theo kết luận từ nghiên cứu của của Castelli và ctg (2006).

H2: Các doanh nghiệp dàn xếp tín dụng song phương sẽ hoạt động không hiệu

quả bằng các doanh nghiệp dàn xếp tín dụng đa phương.

Giả thiết này dựa theo kết luận của Garriga (2006).

H3: Thông qua quá trình tài trợ tín dụng ngắn hạn, các doanh nghiệp có mối quan

hệ tốt với ngân hàng hơn mức trung bình của thị trường sẽ hoạt động không hiệu

quả bằng các doanh nghiệp có mối quan hệ không tốt bằng mức trung bình của thị

trường.

Điều này được giải thích như sau: Mặc dù doanh nghiệp tạo được mối quan hệ tốt

với ngân hàng nhưng lại sử dụng mối quan hệ này trong việc xử lý những vấn đề

kinh doanh ngắn hạn thông qua hình thức vay nóng nhiều (vay ngắn hạn) và điều

đó sẽ có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy biến số

ShortDebt tác động âm tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

H4: Thông qua quá trình tài trợ tín dụng dài hạn, các doanh nghiệp có mối quan

hệ tốt với ngân hàng hơn mức trung bình của thị trường sẽ hoạt động hiệu quả

hơn các doanh nghiệp có mối quan hệ không tốt bằng mức trung bình của thị

trường.

Điều này được giải thích như sau: Các khoản vay dài hạn sẽ mang tính thúc đẩy

các hoạt động đầu tư dài hạn và bền vững hơn để tạo ra hiệu quả hoạt động của

27

doanh nghiệp. Như vậy biến số LongDept sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp.

H5: Quy mô của công ty tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp.

H6: Doanh nghiệp có tuổi đời hoạt động cao hơn thì hoạt động hiệu quả hơn

doanh nghiệp có tuổi đời thấp hơn nhưng nếu tuổi đời càng cao thì thì lại làm

giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

H7: Cơ hội tăng trưởng sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp.

H8: Tỷ lệ vốn của nhà nước trong công ty sẽ tác động dương tới hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp.

Điều này được giải thích như sau: Thứ nhất, do mối quan hệ trước khi công ty

được cổ phần hoá nên các chủ nợ thường sẵn sàng cho các công ty có vốn nhà

nước vay. Thứ hai, các công ty có vốn góp nhà nước thường có khả năm tiếp cận

nguồn vốn vay với chi phí rẻ hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

H9: Các doanh nghiệp ở các nhóm ngành khác nhau thì có tác động khác nhau tới

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

4. Dữ liệu nghiên cứu.

Dữ liệu nghiên cứu của luận văn bao gồm dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo

thường niên và bản cáo bạch của tất cả công ty niêm yết trên sàn HOSE và sàn HASE

(loại trừ các tổ chức tài chính) từ năm 2007 tới năm 2010. Bảng dưới đây tóm tắt việc thu

thập và tính toán các biến số nghiên cứu.

Bảng 1. Tóm tắt việc thu thập và tính toán các biến số nghiên cứu

STT Tên biến Ký hiệu Nguồn dữ liệu Phương pháp tính

28

1. Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROA Báo cáo tài chính ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE Báo cáo tài chính ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn cổ phần

3. Số lượng mối quan hệ ngân hàng

BankNumber Thuyết minh báo cáo tài chính

Tính tổng tất cả các ngân hàng cho doanh nghiệp vay trong năm báo cáo tài chính, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Các tổ chức tài chính khác như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính … không được tính vào số liệu.

4. Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn ngân hàng trên vốn chủ sở hữu.

ShortRelation Thuyết minh báo cáo tài chính.

- ShortRelation = 1 nếu tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn chia cho Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn chia cho Vốn chủ sở hữu trung bình của thị trường; - ShortRelation = 0 nếu ngược lại. - Chỉ lấy số nợ vay ngắn hạn ngân hàng để tính. Loại bỏ nợ vay ngắn hạn của cá nhân và các tổ chức tài chính khác.

5. Tỷ lệ nợ vay dài hạn ngân hàng trên vốn chủ sở hữu

LongRelation Thuyết minh báo cáo tài chính.

- LongtRelation = 1 nếu tỷ lệ Nợ vay dài hạn chia cho Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Nợ vay dài hạn chia cho Vốn chủ sở hữu trung bình của thị trường; - ShortRelation = 0 nếu ngược lại. - Chỉ lấy số nợ vay dài hạn ngân hàng để tính. Loại bỏ nợ vay dài hạn của cá nhân và các tổ chức tài chính khác.

6. Tỷ lệ tổng nợ vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu

CreditRelation

Thuyết minh báo cáo tài chính

- CreditRelation = 1 nếu tỷ lệ Tổng nợ vay ngân hàng chia cho Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Tổng nợ vay ngân hàng chia cho Vốn chủ sở hữu trung bình của thị trường; - CreditRelation = 0 nếu ngược lại.

7. Quy mô của công ty

Size Báo cáo tài chính - Size = Tổng tài sản

8. Tuổi đời của doanh nghiệp

Age Bản cáo bạch - Age = Thời gian tính toán – Thời gian thành lập

9. Cấu trúc tài sản

Tang Báo cáo tài chính Tang = Tài sản hữu hình/Tổng tài sản

10. Tăng trưởng doanh thu

Growth Báo cáo tài chính Growth = (Doanh thu năm hiện tại – Doanh thu năm trước)/Doanh thu năm trước

11. Sở hữu nhà State Báo cáo tài chính, - State = 1 nếu tỷ lệ vốn Nhà nước

29

nước Bản cáo bạch, Báo cáo thường niên

chiếm 51% trở lên; - State = 0 nếu ngược lại.

12. Phân loại ngành kinh tế

Ind Bản cáo bạch - Ind = 1 nếu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp; - Ind =2 nếu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ; - Ind = 3 nếu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Xây dựng; - Ind = 4 nếu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Công nghiệp.

VIII. Tài liệu tham khảo.

Tiếng Việt.

1. Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng

Chính phủ.

Tiếng Anh.

1. Angelini, P., Salvo, R.D. & G. Ferri. (1998) Availability and cost of credit for

small businesses: Customer relationships and credit co-operatives. Journal of

Banking Finance 22, 925–954.

2. Bhattacharya, S. & Chiesa G. (1995) Proprietary information, financial

intermediation and research incentives. Journal of Financial Intermediation, 4,

pp. 328 – 357.

3. Berger, A.N. & Udell, G.F. (1995) Relationship lending and lines of credit in

small firm finance. Journal of Business 68, 351-381.

4. Berger, A.N. & Udell, G.F. (1998) The Economics of small business finance:

the roles of private equity and debt market in the financial growth cycle. Journal

of Banking and Finance, 22, 613-673.

5. Bernanke, B.S. & Gertler, M. (1995) Inside the black box: The credit channel of

monetary policy transmission. Journal of Economic Perspectives, 9, 27-48.

30

6. Bolton, P., and Freixas, X. (2000) Equity, Bonds, and Bank Debt: Capital

Structure and Financial Market Equilibrium under Asymmetric Information.

Journal of Political Economy 108, 324-351.

7. Bolton, J., Patrick, H. & Scharfstein, D. (1996) Optimal debt structure and the

number of creditors. Journal of Political Economy 104, 1- 25.

8. Boot, A. W. A. (2000) Relationship Banking: What Do We Know? Journal of

Financial Intermediation. Vol. 9, 7-25.

9. Bris, A., Welch, I. & Zhu. N. (2005) The cost of Bankgruptcy. Yale School of

Management. Working Papers.

10. Castelli, A., Dwyer, G.P.Jr. & Hasan, I. (2006) Bank relationships and small

firms’ financial performance. Federal Reserve Bank of Atlanta. Working paper

2006-5.

11. Dass, N. & Massa, M. (2006) The Dark Side of Bank-Firm Relationships: The

(Market) Liquidity Impact of Bank Lending. Georgia Institute of Technology.

Working paper.

12. Degryse, H. & Cayseele, P.V. (2000) Relationship Lending within a Bank-Based

System: Evidence from European Small Business Data. Journal of Financial

Intermediation, 9, 90 – 109.

13. Degryse, H. & Ongena, S. (2001) Bank relationships and firm profitability.

Financial Management Spring, 9-34.

14. Diamond, D. (1984) Financial Intermediation and Delegated Monitoring.

Review of Economic Studies 51, 393-414.

15. Diamond, D. (1991) Monitoring and reputation: the choice between bank loans

and privatelyplaced debt. Journal of Political Economy, 99, 689-721.

16. Fama, E. (1985) What’s Different about Banks? Journal of Monetary Economics

15, 29-39.

17. Farinha, A.L. & Santos, A.C.J. (2001) Switching from single to multiple bank

lending relationships: Determinants and implications. Journal of Financial

Intermediation 11(2), 124-151.

31

18. Fazzari, S.M., Hubbard, R.G. & Peterson, B.C. (1988) Financing constraints

and corporate investment. Brookings Papers on Economic Activity, 141–206.

19. Gambini, A. & Zazzazo, A. (2009) Who captures who? Long-Lasting bank

relationships and growth of firms. Università Politecnica delle Marche - Faculty

of Economics. Working paper.

20. Garriga, M.J. (2006) The effect of Relationship Lending on Firm Performance.

Department of Business Economics, Universitat Autonoma de Barcelona.

Working paper.

21. Fohlin, C. & Iturriaga, J.L.F (2006) Bank Relationships, Ownership

Concentration, and Investment Patterns of Spanish Corporate Firms. Johns

Hopkins University. Working Paper.

22. Fok, C. W., Chang, Y.C. & Lee, W.T. (2004) Bank relationships and their

effects on firms performance around the asian financial crises: evidence from

Taiwan. Financial Management, Summer 2004, 89-112.

23. Giannetti, M. (2001) Bank-Firm Relationships and Contagious Banking Crises.

Ohio State University Press.

24. Greenbaum, S. I., Kanatas, G.& Venezia, I. (1989) Equilibrium loan pricing

under the bankclient relationship. Journal of Banking Finance 13, 221–235.

25. Hiraki, T., Ito, A. & Kuroki, K. (2003) Single versus Multiple Main Bank

Relationships: Evidence from Japan. Social Science Research Network.

26. Holmstrom, B., and Tirole, J. (1997) Financial Intermediation, Loanable Funds

and the Real Sector. Quarterly Journal of Economics 112, 663-691.

27. Hoshi, T., Kashyap, A. & Scharfstein, D. (1991) Corporate structure, liquidity

and investment: Evidence from Japanese industrial groups. Quarterly Journal of

Economics, 106, 33–60.

28. Houston, J. & James, C. M. (1996) Bank information monopolies and the mix of

private and public debt choices. Journal of Finance, 51, 1863–1889.

29. James, C. (1987) Some Evidence on the Uniqueness of Bank Loans. Journal of

Financial Economics 19:217-235.

32

30. Kutsuna, K., Smith, K.J. & Smith, L.R. (2003) Banking Relationships and

Access to Equity Capital Markets: Evidence from Japan’s Main Bank System.

Claremont Colleges. Working paper.

31. Law, J. & Smullen, J. (2005) Oxford Dictionary of Finance and Banking (2rd

edn),. Oxford University Press.

32. Memmel, C., Schmieder, C. & Stein, I. (2006) Relationship Banking - Empirical

Evidence for Germany, Journal of Economic Literature , classification: G21;

G32.

33. Murphy, G. B., Trailer, J. W. & Hill, R.C. (1996) Measuring performance in

entrepreneurship research. Journal of Business Research 36 (1): 15–23.

34. Ongena, S. & Smith, C. (1998) What Determines the Number of Bank

Relationships? Cross-Country Evidence. Mimeo Norwegian School of

Management. Working paper.

35. Ongena, S. & Smith, C. (2000) Bank relationship: a Survey, in Harker and

Zenios eds. The Performance of Financial Institutions, Cambridge University

Press.

36. Pandya, M.A. & Narendar V.R. (1998) Diversification and firm performance: an

emprical evaluation. Journal of Financial and Strategic Decisions, Vol 11, No 2.

37. Peltoniemi, J. (2004) The Value of Relationship Banking: Empirical evidence on

small business financing in Finnish credit markets, Faculty of Economics and

Business Administration, Department of Accounting and Finance, University of

Oulu.

38. Petersen, M. & Rajan, R. (1994) The benefits of lending relationships: Evidence

from small business data. Journal of Finance 49, 1367–1400.

39. Petersen, M. & Rajan, R. (1995) The Effect of Credit Market Competition on

Lending Relationships. Quarterly Journal of Economics 110, 406-443.

40. Prowse, S.D. (1990) Instutional invesment patterns and corporate financial

behavior in the United State and Japan. Journal of Financial Economics, 1990,

vol. 27, issue 1, pages 43-66.

33

41. Rajan, R.G. (1992) Insiders and outsiders: the choice between informed and

arm’s length debt, Journal of Finance, 47, 1367-1400.

42.

43. Robert S.C. & Elston, J.A. (1996) Banking relationships in Germany: empirical

results and policy implications. Federal Reserve Bank of Chicago, issue May,

239-255.

44. Ramirez, C. (1995) Did J.P. Morgan’s men add liquidity? Corporate investment,

cash flow, and financial structure at the turn of the twentieth century. Journal of

Finance 50, 661–678.

45. Sharpe, S.A. (1990) Asymmetric information, bank lending and implicit

contracts: a stylized model of customer relationships. Journal of Finance, 45,

1069-1087.

46. Shen, C.H. & Wang, C.A. (2004) Does bank relationship matter for a firm’s

investment and financial contraints? The case of Taiwan. Pacific Basin Financial

Journal, 13, 2009, 163 – 184.

47. Stiglitz, J. & Weiss, A. (1981) Credit rationing in markets with incomplete

information. American Economic Review, 71, 393-410.

48. Streb, M.J., Bolzico, J., Druck, P., Henke, A., Jutman, J. & Escudero, S.W.

(2002) Bank relation: Effect on availability and marginal cost of credit for firm

on Argentina. Inter-American Development Bank, Working papers.

49. Suwanaporn, C. (2003) Determinants of Bank Lending in Thailand: An

Empirical Examination for the Years 1992 to 1996. Peter Lang Publishing.

50. von Rheinbaben, J. and Ruckes, M. (1998) A Firm's Optimal Number of Bank

Relationships and the Extent of Information Disclosure. Mimeo University of

Mannheim.

51. von Thadden, E.L. (1995) Long term contracts, short term investment, and

monitoring. Review of Economic Studies, 62, 557-575.

52. Weinstein, D. & Yafeh, Y. (1998) On the Costs of a Bank-Centered Financial

System: Evidence from the Changing Main Bank Relations in Japan. Journal of

34

Finance, 53, 635-672.