12

Click here to load reader

Đề cương thực tập chi tiết

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề cương thực tập chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

XÂY DỰNG HƯNG HẢI

Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp

Sơn La, năm 2013

Page 2: Đề cương thực tập chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

XÂY DỰNG HƯNG HẢI

Giảng viên hướng dẫn : Lò Thị Huyền TrangLớp : K50 ĐH Kế toánHệ : Chính quy

Sơn La, năm 2013

Page 3: Đề cương thực tập chi tiết

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006 là một tiền đề lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và các ngành nghề kinh doanh nói riêng. Theo những điều khoản đã ký kết, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường hầu hết ở các lĩnh vực, điều đó mang đến cho các DN những cơ hội kinh doanh to lớn nhưng cũng có không ít những thách thức khó khăn. Chính vì vậy, các DN phải cố gắng, không ngừng đầu tư đổi mới cho phù hợp với điều kiện của đất nước.

Để đạt được điều đó, các DN cần tích cực đổi mới kỹ thuật công nghệ đặc biệt là quan tâm đến việc sử dụng và quản lý TSCĐ vì đó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động. Hơn nữa, khi khoa học kỹ thuật phát triển liên tục, nếu TSCĐ không được sử dụng hợp lý sẽ trở lên lạc hậu và không thể đem lại hiệu quả như mong muốn. TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích lâu dài cho DN. Trong đó, TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý phù hợp và toàn diện đối với TSCĐ, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TCSĐ kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ.

Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu trong hệ thống quản lý TSCĐ của một doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Những thông tin ấy, giúp cho nhà quản lý đánh giá đúng thực trạng, từ đó đưa ra những phương hướng đầu tư cho tương lai. Chính vì vậy, bộ phận kế toán TSCĐ luôn phải hạch toán một cách chính xác theo đúng những chuẩn mực kế toán hiện hành bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, trung thực và tuân thủ những quy định của Nhà Nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán TSCĐHH và những yêu cầu cụ thể đặt ra. Em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hưng Hải” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hạch toán TSCĐHH tại công ty với mục tiêu xem xét, đánh giá những hoạt động này và đưa ra ý kiến phù hợp.2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu rõ hơn công tác kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐHH nói riêng trong Doanh nghiệp. Đồng thời cũng tìm hiểu thực tế để hạch toán chi tiết TSCĐ. Các tài khoản sử dụng kế toán TSCĐ một cách chính xác và đầy đủ, đúng

Page 4: Đề cương thực tập chi tiết

theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải, từ đó đưa ra những đánh giá, ưu, nhược điểm để đưa ra giải pháp phù hợp.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó đề xuất các phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp tại Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải.2.2. Yêu cầu nghiên cứu

Chuyên đề phải được trình bày khoa học, đúng theo quy định của khoa và bộ môn. Trong quá trình thu thập và xử lý số liệu phải trung thực khách quan.

Chuyên đề phải đảm bảo nội dung theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành quy định kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.

Thu thập các số liệu chính xác, trung thực, phản ánh đúng và đủ quá trình hạch toán TSCĐ với tình hình kế toán của doanh nghiệp.

Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với thực tế, thích hợp, kịp thời và có tính khả thi cho công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải.2.3. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Hoàn thiện kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp.Về không gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện tại Công ty

TNHH xây dựng Hưng Hải, Phường Đoàn Kết, Thị Xã Lai Châu, Tỉnh Lai Châu.Về thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng liên quan đến kế toán TSCĐHH tại

Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải trong 03 năm: 2010, 2011, 2012.3. Phương pháp nghiên cứuQuá trình nghiên cứu chuyên đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:3.1. Phương pháp thu thập số liệu3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các báo cáo, tài liệu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hưng Hải.Các sổ sách, chứng từ liên quan tới TSCĐHH.Tham khảo các tài liệu, hồ sơ liên quan tới TSCĐHH tại công ty.

3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấpLà thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các dữ liệu bên

trong doanh nghiệp bao gồm chứng từ, tài liệu tham khảo, quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm: 2010, 2011, 2012.

Những tài liệu thứ cấp này do phòng tổ chức hành chính và phòng kế toán - tài vụ cung cấp.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp tổng hợp số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp lại để tiến hành phân tích, so sánh từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp.

Phương pháp phân tích: Từ những số liệu đã thu thập được từ doanh nghiệp tiến hành phân tích để đưa ra đánh giá và dự báo.

Page 5: Đề cương thực tập chi tiết

Phương pháp so sánh số liệu: đối chiếu, so sánh số liệu về TSCĐHH của năm trước với số liệu năm sau xem có xảy ra biến động bất thường nào không.4. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tài sản cố định hữu hìnhChương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty

Trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hưng HảiChương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài

sản cố định hữu hình tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hưng Hải

Page 6: Đề cương thực tập chi tiết

PHẦN 2: NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1. Những vấn đề chung về TSCĐ và TSCĐHH1.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của TSCĐ, TSCĐH1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của TSCĐHH1.1.2. Phân loại TSCĐHH1.1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện1.1.2.2. Phân loại theo quyền sở hữu1.1.2.3. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng1.1.3. Đánh giá TSCĐHH1.1.3.1. Nguyên giá TSCĐHH1.1.3.2. Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐHH1.1.3.3. Giá trị còn lại của TSCĐHH1.2. Nhiệm vụ và nguyên tắc của kế toán TSCĐHH1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐHH1.2.2. Nguyên tắc của kế toán TSCĐHH1.3. Hạch toán kế toán TSCĐHH trong Doanh nghiệp1.3.1. Kế toán chi tiết TSCĐHH

1.3.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng1.3.1.2. Phương pháp hạch toán

1.3.2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐHH1.3.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng1.3.2.2. Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐHH

1.3.3. Kế toán TSCĐHH thuê ngoài1.3.3.1. Kế toán TSCĐHH thuê tài chính1.3.3.2. Kế toán TSCĐHH thuê hoạt động

1.4. Kế toán khấu hao TSCĐHH1.4.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng1.4.2. Phương pháp kế toán1.5. Kế toán sửa chữa TSCĐHH1.5.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH1.5.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng1.5.1.2. Phương pháp hạch toán1.5.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐHH1.5.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng1.5.2.2. Phương pháp hạch toán1.6.3. Kế toán sửa chữa nâng cấp TSCĐHH1.5.3.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng1.5.3.2. Phương pháp hạch toán1.6. Các hình thức sổ kế toán

Page 7: Đề cương thực tập chi tiết

1.6.1. Hình thức Nhật ký – Sổ cái1.6.2. Hình thức Nhật ký – Chứng từ1.6.2. Hình thức Nhật ký chung1.6.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ1.6.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính1.7. Báo cáo kế toán

Page 8: Đề cương thực tập chi tiết

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG HƯNG

HẢI

2.1. Vài nét tổng quan về Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải2.1.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải2.1.2. Vài nét về đặc điểm tổ chức hoạt động, quản lý và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải2.1.3. Đặc điểm hạch toán kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải2.2. Thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty TNHH Hưng Hải2.2.1. Đặc điểm, nội dung TSCĐHH tại Công ty TNHH Hưng Hải2.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐHH tại Công ty TNHH Hưng Hải2.2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng2.2.2.3. Phương pháp hạch toán2.2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐHH tại Công ty TNHH Hưng Hải2.2.3.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng2.2.2.3. Phương pháp hạch toán và báo cáo kế toán2.2.3. Kế toán khấu hao TSCĐHH2.2.3.1. Chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng2.2.3.2. Phương pháp hạch toán và báo cáo kế toán2.2.4. Kế toán sửa chữa TSCĐHH2.2.4.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH2.2.4.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐHH2.2.4.3. Kế toán sửa chữa nâng cấp TSCĐHH

Page 9: Đề cương thực tập chi tiết

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TRÁCH

NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG HƯNG HẢI

3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải 3.1.1. Ưu điểm3.1.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải3.3. Một số giải pháp cho công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải.3.3.1. Giải pháp3.3.2. Kiến nghị

PHẦN 3: KẾT LUẬN